33
1 BGIAO THÔNG VN TI CNG HÒA XÃ HI CHNGHĨA VIT NAM Độc lp - Tdo - Hnh phúc Hà Ni, ngày 07 tháng 01 năm 2013 BÁO CÁO TNG KT CÔNG TÁC NĂM 2012 TRIN KHAI NHIM VKHOCH NĂM 2013 Phn thnht TNG KT CÔNG TÁC NĂM 2012 Năm 2012, khng hong kinh tế thế gii tiếp tc tác động tiêu cc đến nn kinh tế Vit Nam. Vi mc tiêu ưu tiên kim chế lm phát, n định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng mc hp lý gn vi đổi mi mô hình tăng trưởng và cơ cu li nn kinh tế, nâng cao cht lượng, hiu quvà sc cnh tranh; bo đảm phúc li xã hi, an sinh xã hi và ci thin đời sng nhân dân; givng n định chính tr, cng cquc phòng, bo đảm an ninh quc gia, trt t, an toàn xã hi; nâng cao hiu quhot động đối ngoi và hi nhp quc tế; Đảng, Quc hi, Chính phđã chđạo quyết lit các B, ngành, địa phương thc hin các nhim v, gii pháp, điu hành cho cnăm 2012. BGTVT đã tp trung chđạo kp thi và quyết lit các cơ quan, đơn vthuc Bthc hin đầy đủ Nghquyết s11/NQ-CP ngày 24/2/2011 ca Chính phvnhng gii pháp chyếu tp trung kim chế lm phát, n định kinh tế vĩ mô, đảm bo an sinh xã hi; Chths1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 ca Thtướng Chính phvtăng cường qun lý đầu tư tvn ngân sách nhà nước và trái phiếu Chính ph; trin khai chương trình hành động ca BGTVT thc hin Nghquyết s01/NQ-CP ngày 03/01/2012 ca Chính phvnhng gii pháp chyếu chđạo, điu hành thc hin kế hoch phát trin kinh tế - xã hi và dtoán ngân sách nhà nước năm 2012; Nghquyết s06/NQ-CP ngày 07/3/2012 ca Chính phban hành Chương trình hành động ca Chính phnhim k2011-2016; Nghquyết s10/NQ-CP ngày 24/4/2012 ca Chính phban hành Chương trình hành động ca Chính phtrin khai thc hin Chiến lược phát trin kinh tế - xã hi 2011 - 2020 và Phương hướng, nhim vphát trin đất nước 5 năm 2011 - 2015; Nghquyết s13/NQ-CP ngày 10/5/2012 ca Chính phvmt sgii pháp tháo gkhó khăn cho sn xut, kinh doanh, htrthtrường; Chths25/CT-TTg ngày 26/9/2012 ca Thtướng Chính phvtăng cường công tác qun lý, điu hành bình n giá nhng tháng cui năm 2012 và Nghquyết các phiên hp thường kca Chính ph; thc hin Nghquyết, kết lun ca các Hi nghln th4, th5, th6 - Ban Chp hành Trung ương Đảng khóa XI; các Nghquyết ca Khp th3, th4 - Quc hi khóa XIII; trong đó đã đưa ra các nhóm gii pháp, nhim vcthnhm thc hin hoàn thành mc tiêu nhim vca ngành. Được squan tâm chđạo sát sao ca Đảng, Quc hi, Chính ph, sphi hp ca các B, ngành, địa phương; cán b, công chc, viên chc, người lao động toàn ngành

BÁO CÁO TỔNG KẾT CÔNG TÁC NĂM 2012 TRIỂN KHAI NHIỆM …KH2013... · TỔNG KẾT CÔNG TÁC NĂM 2012 Năm 2012, khủng hoảng kinh tế thế giới tiếp tục tác

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: BÁO CÁO TỔNG KẾT CÔNG TÁC NĂM 2012 TRIỂN KHAI NHIỆM …KH2013... · TỔNG KẾT CÔNG TÁC NĂM 2012 Năm 2012, khủng hoảng kinh tế thế giới tiếp tục tác

1

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 07 tháng 01 năm 2013

BÁO CÁO TỔNG KẾT CÔNG TÁC NĂM 2012

TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ KẾ HOẠCH NĂM 2013

Phần thứ nhất TỔNG KẾT CÔNG TÁC NĂM 2012

Năm 2012, khủng hoảng kinh tế thế giới tiếp tục tác động tiêu cực đến nền kinh tế

Việt Nam. Với mục tiêu ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; bảo đảm phúc lợi xã hội, an sinh xã hội và cải thiện đời sống nhân dân; giữ vững ổn định chính trị, củng cố quốc phòng, bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế; Đảng, Quốc hội, Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt các Bộ, ngành, địa phương thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp, điều hành cho cả năm 2012.

Bộ GTVT đã tập trung chỉ đạo kịp thời và quyết liệt các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ thực hiện đầy đủ Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/2/2011 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội; Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước và trái phiếu Chính phủ; triển khai chương trình hành động của Bộ GTVT thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 03/01/2012 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2012; Nghị quyết số 06/NQ-CP ngày 07/3/2012 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2011-2016; Nghị quyết số 10/NQ-CP ngày 24/4/2012 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ triển khai thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 và Phương hướng, nhiệm vụ phát triển đất nước 5 năm 2011 - 2015; Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 10/5/2012 của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ thị trường; Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 26/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý, điều hành bình ổn giá những tháng cuối năm 2012 và Nghị quyết các phiên họp thường kỳ của Chính phủ; thực hiện Nghị quyết, kết luận của các Hội nghị lần thứ 4, thứ 5, thứ 6 - Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI; các Nghị quyết của Kỳ họp thứ 3, thứ 4 - Quốc hội khóa XIII; trong đó đã đưa ra các nhóm giải pháp, nhiệm vụ cụ thể nhằm thực hiện hoàn thành mục tiêu nhiệm vụ của ngành.

Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, sự phối hợp của các Bộ, ngành, địa phương; cán bộ, công chức, viên chức, người lao động toàn ngành

Page 2: BÁO CÁO TỔNG KẾT CÔNG TÁC NĂM 2012 TRIỂN KHAI NHIỆM …KH2013... · TỔNG KẾT CÔNG TÁC NĂM 2012 Năm 2012, khủng hoảng kinh tế thế giới tiếp tục tác

2

đã đoàn kết, thống nhất cao và nỗ lực khắc phục khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ trên hầu hết các mặt công tác, kết quả thực hiện cụ thể như sau:

I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CHỦ YẾU NĂM 2012 1. Công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật;

chiến lược, quy hoạch phát triển giao thông vận tải và các đề án nhằm đổi mới, nâng cao hiệu quả đối với các lĩnh vực công tác của ngành

a) Về công tác xây dựng và ban hành văn bản QPPL - Công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật được Bộ

GTVT ưu tiên hàng đầu và xác định đây là nhiệm vụ chính trị hết sức quan trọng, là khâu đột phá và trọng tâm của cải cách hành chính, có vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước. Công tác này tiếp tục được nâng cao về chất lượng, các đề án được đầu tư nhiều hơn về thời gian và trí tuệ, các cơ quan soạn thảo đã nghiêm túc tiếp thu ý kiến đóng góp của các Bộ, ngành, các tổ chức và cá nhân để các văn bản được ban hành đi vào thực tế cuộc sống.

- Đang khẩn trương triển khai xây dựng 03 Dự án Luật theo Nghị quyết của Quốc hội: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thuỷ nội địa; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hàng hải Việt Nam.

+ Đã trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ 10/10 dự thảo văn bản, đạt 100% kế hoạch.

+ Bộ trưởng đã ký ban hành 52 Thông tư; trong đó, ban hành 46/48 văn bản trong chương trình 2012, đạt 95,8% kế hoạch và ban hành 06 văn bản ngoài chương trình.

+ Đã trình 16/16 Thông tư liên tịch, đạt 100% kế hoạch. Đã ban hành 04 Thông tư, còn lại 12 dự thảo Thông tư chưa ban hành.

+ Đã gửi 18/19 Thông tư đề nghị Bộ, ngành khác ban hành đạt 94,7% kế hoạch. Đã ban hành 02 văn bản, còn lại 16 dự thảo văn bản chưa ban hành.

- Công tác triển khai, theo dõi thi hành pháp luật; rà soát hệ thống hoá văn bản QPPL; kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cũng đã được đẩy mạnh, có nhiều chuyển biến tích cực và nâng cao về chất lượng. Đã kiểm tra 122 văn bản, trong đó có 61 văn bản tự kiểm tra và 61 văn bản kiểm tra theo thẩm quyền. Qua kiểm tra, chỉ có 1 văn bản có nội dung chưa phù hợp nên đã được đưa vào Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật năm 2013 để sửa đổi, bổ sung. Đã rà soát và công bố danh mục 43 văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực.

b) Về công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch, đề án khác - Công tác xây dựng, điều chỉnh chiến lược, quy hoạch phát triển đã được quan

tâm triển khai tích cực, đảm bảo sát với thực tế và có tầm nhìn xa hơn làm cơ sở để đầu tư phát triển hệ thống giao thông vận tải đồng bộ, hiệu quả. Đồng thời, triển khai xây dựng và tổ chức thực hiện các đề án nhằm đổi mới, nâng cao hiệu quả đối với các lĩnh vực công tác của ngành.

- Theo chương trình công tác, Bộ phải trình Thủ tướng Chính phủ 24 đề án. Đã trình Thủ tướng Chính phủ 18/24 đề án, đạt 75% (trong đó, 14 đề án chiến lược, quy hoạch và 03 đề án khác); 06 đề án phải lùi thời hạn trình sang năm 2013. Đến hết

Page 3: BÁO CÁO TỔNG KẾT CÔNG TÁC NĂM 2012 TRIỂN KHAI NHIỆM …KH2013... · TỔNG KẾT CÔNG TÁC NĂM 2012 Năm 2012, khủng hoảng kinh tế thế giới tiếp tục tác

3

31/12/2012, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt 03 đề án, giao Bộ GTVT phê duyệt 02 đề án, còn lại 12 đề án chưa được phê duyệt.

- Theo chương trình công tác, các cơ quan phải trình Bộ trưởng 29 đề án. Các cơ quan đã trình Bộ trưởng phê duyệt: 19 đề án, đạt 65,5%; trình chậm tiến độ 03 đề án (chiếm 10,3%); điều chỉnh thời gian trình Bộ trưởng phê duyệt sang năm 2013: 07 đề án (chiếm 24,2%).

(Chi tiết tại các Phụ lục 1, Phụ lục 2 kèm theo)

2. Lĩnh vực vận tải và dịch vụ vận tải - Năm 2012, việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng của doanh nghiệp còn khó khăn do

lãi suất chưa giảm như mong đợi; giá nguyên, nhiên liệu, vật tư... đầu vào vẫn tăng, hàng tồn kho tuy có giảm ở một số ngành nhưng vẫn còn ở mức cao dẫn đến hoạt động sản xuất kinh doanh đình đốn ở nhiều lĩnh vực; từ đó đã có những tác động không nhỏ tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong lĩnh vực vận tải, đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển. Để tháo gỡ khó khăn, Bộ đã triển khai nhiều giải pháp tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo. Đã giao các cơ quan, đơn vị tăng cường công tác quản lý hoạt động vận tải, tăng cường kết nối các phương thức vận tải, kiểm soát việc thực hiện các điều kiện kinh doanh của các đơn vị vận tải; phối hợp với các lực lượng chức năng, bảo đảm giữ gìn kỷ cương, trật tự trong hoạt động vận tải; chỉ đạo các doanh nghiệp kinh doanh vận tải chủ động trong công tác dự báo, xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp với nhu cầu của thị trường, tăng cường công tác quản trị doanh nghiệp để bảo đảm sản xuất kinh doanh có hiệu quả.

- Công tác vận tải hành khách và hàng hóa năm 2012 cơ bản đáp ứng được nhu cầu vận tải trong và ngoài nước, đặc biệt là các dịp Lễ, Tết, các sự kiện quốc tế lớn được tổ chức tại Việt Nam; hạn chế được tình trạng ùn tắc hành khách, hàng hóa tại cảng hàng không, ga đường sắt, bến xe, cảng biển vào mùa vận tải cao điểm hoặc trong thời gian bị ảnh hưởng của thời tiết; công tác bảo đảm an ninh, an toàn đã được quan tâm chỉ đạo quyết liệt, đồng thời không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng phục vụ, dịch vụ vận tải.

- Vận tải hành khách năm 2012 đạt 2.874 triệu lượt khách, tăng 12,2% và 123,2 tỷ hành khách.km, tăng 9,5% so với năm 2011; vận tải hàng hóa năm 2012 đạt 941 triệu tấn, tăng 9,5% và 185,2 tỷ tấn.km, giảm 8,7% so với năm 2011.

Tình hình vận tải trong các lĩnh vực như sau: a) Đường bộ: - Để khai thác hiệu quả các tuyến quốc lộ và nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải

đường bộ, đã chỉ đạo Tổng cục Đường bộ Việt Nam xây dựng và tổ chức triển khai các đề án: Khai thác hiệu quả đường Hồ Chí Minh (đã triển khai giai đoạn 1); Đổi mới công tác quản lý vận tải đường bộ theo hướng hiện đại nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông và nâng cao chất lượng vận tải; Xây dựng quy chuẩn chất lượng dịch vụ vận tải hành khách bằng xe ô tô; Xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trạm dừng nghỉ đường bộ; Quy hoạch hệ thống trạm dừng nghỉ trên quốc lộ; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Bến xe khách. Đồng thời đã chỉ đạo các doanh nghiệp vận tải tăng cường năng lực phục vụ vận tải hành khách và hàng hóa, bình ổn giá cước vận tải.

Page 4: BÁO CÁO TỔNG KẾT CÔNG TÁC NĂM 2012 TRIỂN KHAI NHIỆM …KH2013... · TỔNG KẾT CÔNG TÁC NĂM 2012 Năm 2012, khủng hoảng kinh tế thế giới tiếp tục tác

4

- Sản lượng vận tải hàng hóa đạt 734,6 triệu tấn, tăng 11,5% và 38,6 tỷ Tkm, tăng 8,7 % so với năm 2011; vận chuyển hành khách đạt 2,646 tỷ lượt khách, tăng 13,4% và 91,698 tỷ HKkm, tăng 11,1% so với năm 2011.

b) Hàng hải: - Trong điều kiện kinh tế thế giới tăng trưởng chậm, phải cạnh tranh quyết liệt với

các hãng tàu nước ngoài, nguồn hàng khan hiếm, phần lớn các doanh nghiệp vận tải biển trong nước đều có lợi nhuận thấp hoặc thua lỗ; nhiều phương tiện chỉ vận tải hàng một chiều; do đó thu không đủ bù chi phí. Nhiều doanh nghiệp bị nợ quá hạn kéo dài, dẫn đến nguy cơ phá sản.

- Sản lượng vận tải hàng hóa đạt 43,4 triệu tấn, giảm 14% và 126,6 tỷ tấn.km, giảm 16% so với năm 2011; vận chuyển hành khách đạt 6,05 triệu lượt khách, giảm 2,4% và 347,9 triệu lượt khách.km, giảm 1,5% so với năm 2011.

- Hàng thông qua cảng biển năm 2012 đạt 286,5 triệu tấn, tăng 0,1% so với năm 2011. Trong đó: Hàng khô tăng 0,8%, container tăng 8,6%, hàng lỏng giảm 3,4%, hàng quá cảnh giảm 13,1 %.

c) Hàng không: - Thị trường vận tải hàng không gặp nhiều khó khăn do khủng hoảng kinh tế, tuy

nhiên với nhiều giải pháp tích cực nhằm tiếp tục thực hiện chính sách hội nhập quốc tế về vận tải hàng không, thị trường vận tải hàng không Việt Nam tiếp tục tăng trưởng, đặc biệt là thị trường quốc tế. Các hãng hàng không nước ngoài khai thác ổn định và tăng tần suất khai thác, mở các đường bay mới tới Việt Nam. Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) duy trì và tích cực tăng năng lực khai thác mạng đường bay hiện có. Trong khai thác nội địa, Vietnam Airlines thực sự đóng vai trò trụ cột, duy trì sự phát triển ổn định, bền vững mạng đường bay, đáp ứng nhu cầu đi lại của xã hội; Jetstar Pacific có nỗ lực lớn trong việc nâng cao năng lực khai thác an toàn tàu bay, duy trì các đường bay chính; Air Mekong chủ động, tích cực trong việc mở đường bay mới tới các cảng hàng không địa phương và Vietjet Air đã và đang tạo dựng hình ảnh tốt trên thị trường nội địa. - Sản lượng thông qua các cảng hàng không đạt 310 nghìn lần hạ cất cánh, tăng 5,1% ; 37,4 triệu lượt hành khách, tăng 4,79%; 649 nghìn tấn hàng hoá, bưu kiện, tăng 6,32% so với năm 2011. - Tổng thị trường vận chuyển đạt 25,3 triệu lượt hành khách, tăng 6,5%; 527 nghìn tấn hàng hoá, tăng 10,9% so với năm 2011 (Quốc tế: 13,2 triệu khách, tăng 11,2%; 404 nghìn tấn hàng hóa, tăng 17% so với năm 2011. Nội địa: 12,1 triệu khách, tăng 1,8%; 122 nghìn tấn hàng, giảm 5% so với năm 2011). - Sản lượng vận chuyển của các hãng hàng không Việt Nam đạt 17,5 triệu lượt hành khách, tăng 5,2%; xấp xỉ 201 nghìn tấn hàng hoá, tăng 1,98% so với năm 2011. (Quốc tế: 5,3 triệu khách, tăng 13,9%; 78,9 nghìn tấn hàng, tăng 15,2% so với năm 2011. Nội địa: 12,2 triệu khách, tăng 1,8%; 122 nghìn tấn hàng, giảm 5% so với năm 2011). Thị phần của các hãng hàng không Việt Nam về hành khách đạt 40,4%, tăng 0,9 điểm; hàng hoá quốc tế đạt 19,5%, giảm 0,3 điểm so cùng kỳ.

d) Đường thuỷ nội địa:

Page 5: BÁO CÁO TỔNG KẾT CÔNG TÁC NĂM 2012 TRIỂN KHAI NHIỆM …KH2013... · TỔNG KẾT CÔNG TÁC NĂM 2012 Năm 2012, khủng hoảng kinh tế thế giới tiếp tục tác

5

- Năm 2012, vận tải đường thuỷ tiếp tục phát triển theo hướng đổi mới nâng cao chất lượng tuyến luồng. Từng bước kiềm chế, tiến tới giảm tai nạn giao thông thuỷ và giảm tác động xấu tới môi trường. Sản lượng vận tải hành khách giảm, sản lượng vận tải hàng hóa vẫn tăng nhưng ở mức thấp.

- Sản lượng vận tải hàng hóa đạt 155,2 triệu tấn, tăng 6,8% và 15,5 tỷ T.km, tăng 5,7% so với năm 2011; vận chuyển hành khách đạt 183,8 triệu lượt hành khách, giảm 3,4% và 4,04 tỷ HKkm, giảm 3,7% so với năm 2011.

đ) Đường sắt: - Ngành đường sắt đã thực hiện nhiều biện pháp để nâng cao chất lượng dịch vụ

vận tải hàng hoá, có chính sách điều chỉnh giá cước vận tải linh hoạt, tổ chức chạy thêm nhiều tàu hàng, đầu tư đóng mới thêm nhiều toa xe hàng, tăng cường năng lực vận chuyển container bằng đường sắt. - Sản lượng vận tải hàng hóa đạt 7,0 triệu tấn, giảm 3,9% và 4,02 tỷ T.km, giảm 3,4% so với năm 2011; vận chuyển hành khách đạt 12,2 triệu lượt hành khách, tăng 2% và 4,6 tỷ lượt HK.km, tăng 0,7% so với 2011. 3. Công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, giảm ùn tắc giao thông

a) Công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông - Công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông được Bộ GTVT xác định là nhiệm

vụ cấp bách, toàn ngành phải quyết liệt thực hiện để đẩy lùi tai nạn giao thông. Thực hiện “Năm An toàn giao thông”, Bộ đã triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp trên các mặt công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông theo Nghị quyết số 88/NQ-CP ngày 24/8/2011 của Chính phủ; Nghị quyết số 21/2011/QH13 của Quốc hội và Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 04/9/2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông, cụ thể như sau:

+ Đẩy mạnh việc xây dựng mới, bổ sung, hoàn chỉnh hệ thống văn bản QPPL, chiến lược quốc gia và các đề án về bảo đảm trật tự an toàn giao thông: Đã trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 71/2012/NĐ-CP ngày 19/09/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 02/4/2010 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ; Chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 (Quyết định số 1586/QĐ-TTg ngày 24/10/2012); Quy hoạch tổng thể Trạm kiểm tra tải trọng xe trên hệ thống đường bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (Quyết định số 1502/2012/QĐ-TTg ngày 11/10/2012); Đề án phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2020 (Quyết định 280/QĐ-TTg ngày 08/3/2012); Quy chế tìm kiếm cứu nạn hàng không (Quyết định số 33/2012/QĐ-TTg ngày 06/08/2012)…Ban hành theo thẩm quyền các Thông tư: Quy định trách nhiệm và xử lý vi phạm trong công tác quản lý đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ (số 06/2012/TT-BGTVT ngày 08/3/2012); quy định về tổ chức và hoạt động của Trạm kiểm tra tải trọng xe trên đường bộ (số 10/2012/TT-BGTVT ngày 12/4/2012); quy định về vận tải hành khách bằng tàu khách cao tốc trên các tuyến đường thuỷ nội địa, tuyến ven biển, tuyến từ bờ ra đảo và tuyến nối giữa các đảo (số 14/2012/TT-

Page 6: BÁO CÁO TỔNG KẾT CÔNG TÁC NĂM 2012 TRIỂN KHAI NHIỆM …KH2013... · TỔNG KẾT CÔNG TÁC NĂM 2012 Năm 2012, khủng hoảng kinh tế thế giới tiếp tục tác

6

BGTVT ngày 27/4/2012); quy định về sử dụng áo phao, dụng cụ nổi trên đường thuỷ nội địa (số 15/2012/TT-BGTVT ngày 10/5/2012)…

- Việc ban hành kịp thời các văn bản quy định, hướng dẫn đã tạo cơ sở pháp lý cho công tác xây dựng, triển khai thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch bảo đảm trật tự an toàn giao thông, giảm thiểu tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật nhìn chung đã cơ bản đáp ứng nhu cầu quản lý nhà nước về bảo đảm TTATGT. Bộ GTVT cũng thường xuyên thực hiện việc kiểm tra, đôn đốc các địa phương xây dựng và ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành các Luật chuyên ngành giao thông vận tải thuộc thẩm quyền của địa phương.

- Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an toàn giao thông trên tất cả các lĩnh vực, cụ thể như:

+ Tổ chức thực hiện Đề án đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về an toàn giao thông.

+ Tuyên truyền về quy tắc giao thông; bảo vệ hành lang an toàn giao thông đường bộ, đường sắt; quy định về nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện cơ giới (đã tổ chức đợt cao điểm về tuyên truyền, phổ biến pháp luật TTATGT trong Năm An toàn giao thông với chủ đề “Phòng chống uống rượu, bia đối với người điều khiển phương tiện giao thông”); đạo đức nghề nghiệp của người lái xe; trách nhiệm thi hành công vụ của cán bộ công chức làm công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông; phối hợp với các tổ chức quốc tế (WHO, UNICEF, JICA, AIPF…) tổ chức nhiều đợt tuyên truyền, phổ biến pháp luật về ATGT thông qua hình thức hội nghị, hội thảo, phát động tuyên truyền, băng rôn, biểu ngữ, VIDEO clip phát sóng kêu gọi mọi người tham gia giao thông hành động vì “Năm An toàn giao thông”; phối hợp với các cơ quan truyền thông xây dựng các phóng sự chuyên đề về an toàn giao thông trên đường ngang đường sắt, an toàn giao thông học đường, văn hóa giao thông phát sóng trên VOV Đài Tiếng nói Việt Nam, VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam.

+ Tổ chức Hội nghị biểu dương những tấm gương quần chúng tiêu biểu tham gia xây dựng giao thông và bảo đảm trật tự an toàn giao thông; tổ chức các hoạt động hưởng ứng “Ngày thế giới tưởng niệm các nạn nhân tử vong vì tai nạn giao thông” của Liên Hợp quốc tại Việt Nam năm 2012.

- Tăng cường quản lý, kiểm tra, theo dõi việc thực hiện công tác đăng kiểm phương tiện cơ giới; đào tạo sát hạch cấp giấy phép lái xe, chứng chỉ người điều khiển; kiểm tra các điều kiện hoạt động kinh doanh vận tải... Đã phê duyệt và triển khai thực hiện Đề án Nâng cao chất lượng công tác đăng kiểm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và phương tiện thủy nội địa góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông và ô nhiễm môi trường; Đề án nâng cao chất lượng đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe góp phần giảm thiểu tai nạn và ùn tắc giao thông; Đề án Đổi mới quản lý Giấy phép lái xe...; Kế hoạch thực hiện các đề án đã được triển khai đến các Sở GTVT của 63 tỉnh, thành và toàn bộ các cơ sở đào tạo, trung tâm sát hạch lái xe trên toàn quốc.

- Đã hoàn thành cơ bản hệ thống giám sát an toàn hàng không theo tiêu chuẩn của ICAO; công tác giám sát, thanh tra, điều tra, xử lý sự cố hàng không được tiến hành kịp thời, chặt chẽ, đúng quy định.

Page 7: BÁO CÁO TỔNG KẾT CÔNG TÁC NĂM 2012 TRIỂN KHAI NHIỆM …KH2013... · TỔNG KẾT CÔNG TÁC NĂM 2012 Năm 2012, khủng hoảng kinh tế thế giới tiếp tục tác

7

- Kiểm tra 1.624 lượt tàu nước ngoài tại các cảng biển Việt Nam, lưu giữ 37 lượt tàu. Kiểm tra 972 lượt tàu Việt Nam hoạt động tuyến nội địa, phát hiện 932 lượt tàu có khiếm khuyết; 1.435 lượt tàu hoạt động tuyến quốc tế, phát hiện 1.276 lượt tàu có khiếm khuyết. Kiểm tra 937 lượt tàu biển Việt Nam của các cảng biển nước ngoài, phát hiện 567 lượt tàu biển có khiếm khuyết, lưu giữ 57 lượt tàu, hầu hết các tàu biển bị lưu giữ là do lỗi kỹ thuật trang thiết bị của tàu…

- Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trong ngành và phối hợp với Lãnh đạo các tỉnh, thành phố nâng cao vai trò của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể trong công tác chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, đôn đốc thực hiện nhiệm vụ an toàn giao thông; đưa nội dung công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông vào trong nội dung sinh hoạt Đảng ở các cấp đặc biệt là các cơ sở Đảng ở cấp phường, xã.

- Đẩy mạnh đầu tư phát triển hạ tầng giao thông cũng như tăng cường duy tu, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông. Đẩy mạnh thực hiện Kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt theo Quyết định số 1856/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; đồng thời phối hợp với các lực lượng chức năng tăng cường ra quân tuần tra, kiểm soát, xử lý các hành vi vi phạm. Nhờ vậy, kết quả công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông đã chuyển biến mạnh mẽ so với năm 2011, tai nạn giao thông năm 2012 giảm sâu cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết, bị thương, vượt chỉ tiêu giảm tai nạn giao thông được Quốc hội giao, đặc biệt trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Kể từ năm 2001, năm 2012 là năm có số người chết do tai nạn giao thông giảm xuống dưới 10.000 người/năm. Các vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng đã giảm so với cùng kỳ 2011, số người chết và số người bị thương vẫn còn ở mức cao. Cụ thể về tai nạn giao thông (tính theo số liệu từ 16/11/2011 đến 15/11/2012) như sau:

-Toàn quốc xảy ra 36.376 vụ, làm chết 9.838 người, bị thương 38.060 người. So sánh với năm 2011, giảm 7.446 vụ (16,99%), giảm 1.614 người chết (14,09%), giảm 9.529 người bị thương (20,02%). Trong đó:

+ Đường bộ: Xảy ra 35.804 vụ, làm chết 9.509 người, bị thương 37.736 người. So với năm 2011: giảm 7.330 vụ (-16,9%), giảm 1.528 người chết (-13,8% ), giảm 9.477 người bị thương (-20,07%). Có 86 vụ tai nạn giao thông đường bộ đặc biệt nghiêm trọng, làm chết 289 người, bị thương 264 người.

+ Đường sắt: Xảy ra 454 vụ, làm chết 221 người, bị thương 312 người, trong đó có 03 vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng. So với năm 2011: giảm 83 vụ (-15,5%), giảm 48 người chết (-17,8%), giảm 39 người bị thương (-11,1%).

+ Đường thuỷ nội địa: Xảy ra 118 vụ, làm chết 108 người, bị thương 12 người, chìm 132 phương tiện thủy. So với năm 2011: giảm 53 vụ (30,9%), giảm 38 người chết (26%), giảm 13 người bị thương (52%).

+ Hàng hải: Xảy ra 33 vụ, làm chết 11 người, bị thương 4 người. So với năm 2011, giảm 24 vụ (-42,11%), giảm 33 người chết (-75,00%), tăng 2 người bị thương (+100%).

+ Hàng không: Không có tai nạn. Sự cố hàng không: Xảy ra 224 vụ việc liên quan đến khai thác tàu bay như kỹ thuật tàu bay, yếu tố con người và nguyên nhân khách quan khác (thời tiết, chim va đập vào tàu bay…); 08 sự cố, sự vụ uy hiếp đến bảo đảm an toàn

Page 8: BÁO CÁO TỔNG KẾT CÔNG TÁC NĂM 2012 TRIỂN KHAI NHIỆM …KH2013... · TỔNG KẾT CÔNG TÁC NĂM 2012 Năm 2012, khủng hoảng kinh tế thế giới tiếp tục tác

8

hoạt động bay; 45 sự cố trong lĩnh vực khai thác cảng hàng không, sân bay. Sự cố giảm 40 vụ, giảm 15,2% so với năm 2011. Tuy nhiên, tỷ lệ sự cố có nguy cơ uy hiếp an toàn cao và sự cố nghiêm trọng tăng so với năm 2011.

b) Công tác khắc phục ùn tắc giao thông Đã phối hợp chặt chẽ với thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh trong việc

tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 16/2008/NQ-CP của Chính phủ về từng bước khắc phục ùn tắc giao thông tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Đã triển khai các biện pháp khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông như: điều chỉnh giờ học, giờ làm việc để giảm lưu lượng phương tiện trong những giờ cao điểm; tổ chức lại việc phân luồng giao thông, tăng cường quản lý lòng đường, vỉa hè; xây dựng hệ thống cầu vượt tại một số nút giao và trục hướng tâm; tập trung đầu tư xây dựng và kịp thời đưa vào khai thác các tuyến đường vành đai; triển khai thực hiện các đề án: Phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, đề án phát triển hợp lý các phương thức vận tải tại các thành phố; đề án tổ chức khai thác có hiệu quả đường Hồ Chí Minh nhằm giảm ùn tắc cho Quốc lộ 1; đề án tổ chức vận tải container bằng đường sắt nhằm giảm tải cho hệ thống đường bộ… Nhờ đó, số vụ, số điểm ùn tắc giao thông đều giảm: Năm 2011, thành phố Hà Nội có 124 điểm ùn tắc, hiện nay, còn 67 điểm, giảm 46%; năm 2011, thành phố Hồ Chí Minh có 120 điểm ùn tắc, đến nay còn 76 điểm, giảm 36,6%.

4. Công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ: Thường xuyên chỉ đạo sát sao các cơ quan, đơn vị trực thuộc thực hiện các quy

định của pháp luật về an toàn vệ sinh lao động. Đã có nhiều văn bản hướng dẫn, chỉ đạo, đôn đốc các cơ quan, đơn vị nhằm thực hiện tốt hơn công tác này, đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ tại các dự án, công trình xây dựng,...ngăn ngừa và hạn chế tối đa để xảy ra tai nạn lao động, đặc biệt là tai nạn lao động chết người. Trong năm 2012, đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị phát động lễ hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia về An toàn - vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ lần thứ 14 năm 2012. Đồng thời, đã phối hợp với Uỷ ban Quốc phòng An ninh của Quốc hội và Công đoàn Giao thông vận tải Việt Nam kiểm tra công tác phòng cháy chữa cháy tại một số đơn vị có nhiều nguy cơ gây cháy nổ như Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất, Hầm đường bộ Hải Vân, Cảng Sài Gòn....; Phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội kiểm tra công tác an toàn vệ sinh lao động tại dự án xây dựng cầu Nhật Tân và đường nối cầu Nhật Tân - Sân bay quốc tế Nội Bài; chỉ đạo các cơ quan, đơn vị tăng cường thực hiện công tác an toàn vệ sinh lao động trong dịp tết Nguyên đán Quý Tỵ năm 2013 và chuẩn bị cho lễ phát động hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia về An toàn lao động - vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ lần thứ 15 năm 2013.

5. Công tác đầu tư, xây dựng a) Kế hoạch giao Việc giao kế hoạch vốn bảo đảm thời gian theo quy định của Thủ tướng Chính

phủ, phân bổ đúng danh mục, mức vốn được giao. Cụ thể: Nguồn ngân sách nhà nước (NSNN):

- Giao đầu năm 2012: 7.949 tỷ đồng, trong đó: + Vốn nước ngoài: 3.818 tỷ đồng

Page 9: BÁO CÁO TỔNG KẾT CÔNG TÁC NĂM 2012 TRIỂN KHAI NHIỆM …KH2013... · TỔNG KẾT CÔNG TÁC NĂM 2012 Năm 2012, khủng hoảng kinh tế thế giới tiếp tục tác

9

+ Vốn trong nước: 4.131 tỷ đồng, bao gồm đối ứng 2.542 tỷ đồng. - Giao ứng trước kế hoạch 2013: 4.380 tỷ đồng, trong đó: + Vốn đối ứng 2.500 tỷ đồng + Vốn NSNN 1.880 tỷ đồng Nguồn trái phiếu Chính phủ (TPCP): + Giao đầu năm 2012: 9.584 tỷ đồng + Giao ứng truớc kế hoạch 2013: 5.747,7 tỷ đồng b) Kết quả đạt được Nguồn vốn NSNN: - Giao đầu năm: Thực hiện 15.990/7.949 tỷ đồng, đạt 201%; giải ngân

16.782,1/7.949 tỷ đồng, đạt 211%, gồm: +Vốn nước ngoài: Thực hiện 12.476/3.818 tỷ đồng, đạt 326,8%; giải ngân

13.055/3.818 tỷ đồng, đạt 342%. + Vốn đối ứng ODA: Thực hiện 2.056,8/2.542 tỷ đồng, đạt 81%; giải ngân

2.309,3/2.542 tỷ đồng, đạt 91%. + Vốn cho các dự án khác: Thực hiện 1.458/1.589 tỷ đồng, đạt 91,7%; giải ngân

1.417,8/1.589 tỷ đồng, đạt 89,2%. - Ứng trước kế hoạch 2013: + Vốn đối ứng ODA: Thực hiện 1.313,4/2.500 tỷ đồng, đạt 52,5%; giải ngân

1.313,5/2.500 tỷ đồng, đạt 52,5%. + Vốn cho các dự án khác: Thực hiện 1.750,2/1.880 tỷ đồng, đạt 93,9%; Giải

ngân 1.563,1/1.880 tỷ đồng, đạt 83,1%. Nguồn TPCP - Giao đầu năm: Thực hiện 5.364,5/9.584 tỷ đồng, đạt 56%; giải ngân 7.413/9.584

tỷ đồng, đạt 77,3%. - Ứng trước kế hoạch 2013: Thực hiện 4.496/5.747,7 tỷ đồng, đạt 78,2%; giải

ngân 4.496/5.747,7 tỷ đồng, đạt 78,2%. Nguồn ngoài NSNN: Khối lượng thực hiện đạt 8.005 tỷ đồng, giải ngân đạt

7.957,2 tỷ đồng. Tổng cộng toàn ngành (do Bộ GTVT trực tiếp quản lý) thực hiện 36.919,1 tỷ đồng,

giải ngân 39.524,9 tỷ đồng. Riêng vốn NSNN và TPCP thực hiện 28.914 tỷ đồng, đạt 164% và giải ngân 31.567 tỷ đồng, đạt 182% so với kế hoạch giao đầu năm.

- Năm 2012, Bộ GTVT được giao vốn chậm so với các năm trước, mức vốn được giao thấp so với nhu cầu. Tuy vậy, nhờ sự chủ động, điều hành quyết liệt của Bộ GTVT, nỗ lực của các chủ đầu tư, các nhà thầu, sự phối kết hợp chặt chẽ của các Bộ, ngành, địa phương, nhiều công trình đã đảm bảo và vượt tiến độ, một số dự án trọng điểm hoàn thành góp phần tăng năng lực vận tải và giảm thiểu ùn tắc giao thông. Trước những khó khăn về vốn, Bộ đã chủ động báo cáo và được Thủ tướng Chính phủ cho ứng trước KH 2013, tạo điều kiện để tập trung đẩy nhanh tiến độ sớm hoàn thành một số dự án đưa vào khai thác sử dụng; đặc biệt là đáp ứng đủ vốn đối ứng cho các dự án ODA theo tiến độ Hiệp định đã ký với nhà tài trợ.

- Trong năm 2012, đã khởi công 38 công trình do Bộ quản lý (đường bộ: 26;

Page 10: BÁO CÁO TỔNG KẾT CÔNG TÁC NĂM 2012 TRIỂN KHAI NHIỆM …KH2013... · TỔNG KẾT CÔNG TÁC NĂM 2012 Năm 2012, khủng hoảng kinh tế thế giới tiếp tục tác

10

đường sắt: 11; hàng không: 01); 80 công trình giao thông của các địa phương. Hoàn thành 76 công trình do Bộ quản lý (đường bộ: 61, hàng không: 01, hàng hải: 02, đường sắt: 12); 131 công trình giao thông của các địa phương.

- Thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 16/01/2012 của Hội nghị Trung ương 4, Ban Chấp hành trung ương Đảng Khóa XI; Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 08/6/2012 của Chính phủ về xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, Bộ GTVT đã xây dựng đề án Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 và ban hành chương trình hành động của Bộ GTVT thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW (Quyết định số 560/QĐ-BGTVT); đề án Tái cơ cấu đầu tư công của ngành. Tập trung chỉ đạo điều chỉnh chiến lược và các quy hoạch phát triển chuyên ngành; quy hoạch chi tiết hiện đại hóa tuyến đường sắt Bắc - Nam…Đặc biệt đã khẩn trương triển khai các dự án Mở rộng QL1A. Đến nay hầu hết các dự án đã hoàn thành báo cáo cuối kỳ hoặc đã được phê duyệt, xác định được nhà đầu tư tham gia và có dự án đã được khởi công như Hầm đường bộ qua Đèo Cả, mở rộng QL 1 đoạn Nam cầu Bến Thuỷ - tuyến tránh thị xã Hà Tĩnh. - Đã phối hợp với Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, Ban Chỉ đạo Tây Bắc, Ban Chỉ đạo Tây Nguyên tổ chức triển khai nhiệm vụ phát triển kết cấu hạ tầng giao thông tại các vùng; đã trình Thủ tướng Chính phủ: Kế hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải (KCHT GTVT) vùng đồng bằng sông Cửu Long, vùng Tây Nguyên, vùng trung du và miền núi phía Bắc, vùng Đông Nam Bộ và đang khẩn trương xây dựng để trình Thủ tướng Chính phủ: Kế hoạch phát triển KCHT GTVT vùng duyên hải Miền Trung, vùng đồng bằng sông Hồng và Đông Bắc Bộ. c) Công tác quản lý chất lượng, tiến độ công trình giao thông

Hiện nay, trên toàn quốc đang triển khai thực hiện 142 công trình dự án (dự án thành phần) do Bộ GTVT phê duyệt đầu tư, với tổng mức đầu tư hơn 709.000 tỷ đồng (gồm: 29 dự án, TMĐT 130.338 tỷ đồng do Bộ làm chủ đầu tư; 84 dự án, TMĐT 331.932 tỷ đồng do Bộ ủy quyền chủ đầu tư; 05 dự án BT, TMĐT 29.978 tỷ đồng; 20 dự án BOT, TMĐT 99.867 tỷ đồng; 04 dự án PPP, TMĐT 117.223 tỷ đồng).

Ngay từ đầu năm, Bộ GTVT đã chỉ đạo và triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo chất lượng các dự án; tổ chức ra quân và ký cam kết về tiến độ, chất lượng tại các dự án trọng điểm; xác định năm 2012 là “Năm chất lượng công trình” và tiếp tục thực hiện các kế hoạch, đề án tăng cường chất lượng công trình giao thông. Cụ thể như sau:

- Thực hiện rà soát, hoàn chỉnh thể chế quản lý đầu tư xây dựng. Rà soát lại chức năng nhiệm vụ của các cơ quan tham mưu Bộ trong công tác quản lý đầu tư xây dựng, đặc biệt là đối với các nội dung về nhiệm vụ, quyền hạn, phân cấp, ủy quyền để bổ sung, sửa đổi phù hợp, đảm bảo hiệu quả trong hoạt động và chỉ đạo, điều hành. Thực hiện rà soát, bổ sung hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình, quy phạm trong xây dựng công trình giao thông. Đã ban hành Quy định đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của chủ đầu tư, Ban QLDA các dự án do Bộ trưởng Bộ GTVT quyết định đầu tư (Quyết định số 2605/QĐ-BGTVT ngày 24/10/2012); ban hành cơ chế phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các Bộ, ngành, tập đoàn, doanh nghiệp

Page 11: BÁO CÁO TỔNG KẾT CÔNG TÁC NĂM 2012 TRIỂN KHAI NHIỆM …KH2013... · TỔNG KẾT CÔNG TÁC NĂM 2012 Năm 2012, khủng hoảng kinh tế thế giới tiếp tục tác

11

khi thực hiện quản lý đầu tư xây dựng và quản lý sử dụng kết cấu hạ tầng giao thông (Quyết định số 1748/QĐ-BGTVT ngày 25/7/2012); công khai, minh bạch thông tin các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng GTVT (văn bản số 10774/BGTVT-QLXD ngày 20/12/2012); Đề án Hoàn thiện cơ chế quản lý và công tác tổ chức quản lý chất lượng, tiến độ, giá thành xây dựng công trình giao thông (Quyết định số 3048/QĐ-BGTVT ngày 26/11/2012). Đang xây dựng đề án Thành lập Trung tâm giám định, kiểm định chất lượng công trình xây dựng giao thông; Quy định tiêu chí đánh giá, xếp hạng năng lực các tổ chức Tư vấn thiết kế, Tư vấn giám sát ngành GTVT và Quy định tiêu chí đánh giá, xếp hạng năng lực nhà thầu tham gia các dự án xây dựng giao thông do Bộ trưởng Bộ GTVT quyết định đầu tư; Quy định về kiểm tra, kiểm soát tiến độ, chất lượng công trình.

- Lãnh đạo Bộ đã tập trung chỉ đạo và tăng cường kiểm tra hiện trường; trực tiếp làm việc với UBND các tỉnh, thành phố để tháo gỡ các vướng mắc trong công tác GPMB; trực tiếp làm việc với các Chủ đầu tư và các nhà thầu để giải quyết những khó khăn, vướng mắc. Yêu cầu các chủ đầu tư, Ban QLDA công trình trọng điểm tập trung chỉ đạo quyết liệt, yêu cầu nhà thầu huy động tối đa nguồn lực, thi công liên tục kể cả các ngày Chủ nhật, Lễ, Tết để đảm bảo tiến độ dự án theo kế hoạch. Lãnh đạo Bộ đã trực tiếp làm việc với các Nhà tài trợ, Đại sứ quán nhiều nước tại Việt Nam; Hiệp hội Nhà thầu nước ngoài như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc..., Lãnh đạo cấp cao của các Nhà thầu nước ngoài để đôn đốc tiến độ thực hiện các dự án như: Đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, Đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, Đường cao tốc TP.Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây để có giải pháp đẩy nhanh tiến độ.

- Nhờ tăng cường chỉ đạo, điều hành nên công tác đầu tư, xây dựng đạt kết quả đáng ghi nhận, nhiều công trình, dự án tiến độ đạt và vượt kế hoạch như đường vành đai 3 (giai đoạn 2) TP.Hà Nội, đường cao tốc Giẽ - Ninh Bình, Cảng quốc tế Cái Mép - Thị Vải, Cầu Nhật Tân (gói thầu số 1), Cầu Bến Thủy II, cầu Rạch Chiếc, các cầu vượt nhẹ tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, Cảng hàng không Phú Quốc... Đã từng bước khắc phục tình trạng chậm tiến độ các dự án: Đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, Đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, Đường QL3 mới Hà Nội - Thái Nguyên, Dự án mở rộng QL51...

- Ngoài nguyên nhân giải phóng mặt bằng chậm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến độ, tại một số công trình công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành của các chủ đầu tư, các Ban QLDA chưa bảo đảm yêu cầu; một số gói thầu, năng lực nhà thầu yếu nhưng chưa có giải pháp xử lý kịp thời.

- Chất lượng công trình đã được cải thiện rõ rệt, các công trình thực hiện cơ bản đảm bảo yêu cầu chất lượng; các dự án có tồn tại về chất lượng của các năm trước đã được sửa chữa khắc phục, duy trì khai thác ổn định. Tuy nhiên, năng lực của một số nhà thầu xây lắp, tư vấn thiết kế, giám sát tại một số dự án yếu, thể hiện sự thiếu chặt chẽ trong quá trình lựa chọn nhà thầu của các chủ đầu tư, ảnh hưởng đến việc bảo đảm chất lượng công trình và an toàn lao động, cần được khắc phục trong thời gian tới.

6. Công tác quản lý nhà nước giao thông địa phương - Trên cơ sở Chiến lược, Quy hoạch phát triển chuyên ngành được duyệt, Bộ tiếp tục phối hợp với các địa phương hoàn chỉnh Quy hoạch phát triển GTVT và giao thông

Page 12: BÁO CÁO TỔNG KẾT CÔNG TÁC NĂM 2012 TRIỂN KHAI NHIỆM …KH2013... · TỔNG KẾT CÔNG TÁC NĂM 2012 Năm 2012, khủng hoảng kinh tế thế giới tiếp tục tác

12

nông thôn (GTNT) trên địa bàn địa phương; phối hợp với các địa phương báo cáo Thủ tướng Chính phủ cân đối nguồn lực phát triển giao thông địa phương; tham gia ý kiến và định kỳ làm việc với các địa phương để giải quyết các vấn đề liên quan đến giao thông địa phương; tiếp tục huy động, tìm kiếm nguồn vốn ODA để bố trí thêm cho các địa phương. - Thực hiện chương trình của Chính phủ về xây dựng nông thôn mới, trong đó GTNT là kết cấu hạ tầng có tính xương sống thúc đẩy các lĩnh vực khác phát triển, Bộ đã xây dựng và ban hành Chiến lược phát triển GTNT, hướng dẫn các địa phương tổ chức thực hiện; đã tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm phát triển GTNT, triển khai Chiến lược, phát động phong trào phát triển GTNT và bảo đảm trật tự an toàn giao thông. - Năm 2012, các địa phương tiếp tục đẩy mạnh phong trào xây dựng GTNT với nhiều nguồn vốn khác nhau, cụ thể:

+ Nguồn vốn trong nước: Đã mở mới được 5.442km; Nâng cấp 21.195 km (trong đó đường nhựa 5.185 km; BTXM 6.817 km; đá dăm 628 km; cấp phối 7.550 km; gạch hoặc đất 1.015 km); xây dựng 2696 cầu/92.766 mét dài (trong đó: 2.195c/46.119 md cầu bê tông, 232c/33.307 md cầu liên hợp, 217c/2.775md cầu sắt, 190c/7.236 md cầu treo, 135c/3.329md cầu gỗ); 36.634 md cống các loại. Tổng kinh phí huy động xây dựng GTNT là 19.734,4 tỷ đồng trong đó: ngân sách TW hỗ trợ 3.243,3 tỷ; ngân sách tỉnh 8.025.5 tỷ; ngân sách huyện 3.403,3 tỷ; nguồn khác 2.839,8 tỷ; dân đóng góp 2.222,5 tỷ và 14,5 triệu ngày công lao động. + Nguồn ODA: Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Dự án GTNT3 tại 33 tỉnh miền Bắc, miền Trung và Duyên hải Nam Trung Bộ với TMĐ 197 triệu USD. Đã hoàn thành 2.350 km đường GTNT cấp VI; bảo trì được 16.535 km. Bộ GTVT đã làm việc với nhà tài trợ (WB) để bổ sung thêm 97 triệu USD cho các tỉnh.

7. Công tác quản lý hạ tầng giao thông; phòng, chống lụt bão, khắc phục hậu quả thiên tai

a) Công tác quản lý hạ tầng giao thông: - Trước tình hình kinh phí hàng năm cho công tác bảo trì kết cấu hạ tầng giao

thông không đáp ứng được nhu cầu thực tế, Bộ đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị triển khai các biện pháp sử dụng nguồn vốn hiện có một cách hiệu quả, đồng thời xây dựng các đề án khai thác hiệu quả hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, xây dựng cơ chế huy động nguồn lực cho công tác bảo trì.

- Đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị nghiên cứu và xây dựng các đề án Đổi mới toàn diện công tác quản lý, bảo trì hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông; đề án Vận chuyển Container bằng đường sắt nhằm giảm tải cho hệ thống giao thông đường bộ; các đề án nâng cao hiệu quả và chất lượng quản lý, khai thác kết cấu hạ tầng hàng hải, hàng không, đường sắt, đường bộ, đường thủy nội địa.

- Đã tổ chức Hội nghị Nâng cao chất lượng công tác bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; đã đưa ra các giải pháp cụ thể trong quản lý bảo trì, xã hội hóa bảo trì, xây dựng hệ thống thông tin để quản lý và bảo trì đường bộ, quản lý hành lang ATGT đường bộ và đấu nối; đồng thời yêu cầu các Sở GTVT rà soát, tham mưu UBND tỉnh,

Page 13: BÁO CÁO TỔNG KẾT CÔNG TÁC NĂM 2012 TRIỂN KHAI NHIỆM …KH2013... · TỔNG KẾT CÔNG TÁC NĂM 2012 Năm 2012, khủng hoảng kinh tế thế giới tiếp tục tác

13

thành phố ban hành Quy định về quản lý, bảo trì đường địa phương theo các quy định hiện hành của Bộ và đặc thù của từng địa phương.

- Đã chỉ đạo các cơ quan đơn vị tích cực triển khai các nội dung có liên quan về thực hiện Nghị định số 18/2012/NĐ-CP ngày 13/3/2012 của Chính phủ về Quỹ bảo trì đường bộ.

b) Công tác phòng chống lụt bão, khắc phục hậu quả thiên tai: - Năm 2012, tình hình thời tiết ở nước ta có nhiều diễn biến bất thường, số lượng

cơn bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng đến nước ta nhiều hơn so với trung bình nhiều năm. Bộ GTVT đã có Chỉ thị số 03/CT-BGTVT ngày 13/3/2012 về công tác Phòng, chống thiên tai, lụt, bão và Tìm kiếm cứu nạn năm 2012 của ngành GTVT; chỉ đạo các Cục, Tổng cục chuyên ngành, các Sở GTVT, các chủ đầu tư, Ban QLDA, các doanh nghiệp chủ động xây dựng kế hoạch phòng chống lụt bão của đơn vị, bảo đảm hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống thiết bị cảnh báo và tổ chức ứng trực 24/24 giờ khi có thông tin bão, lũ hoặc ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, huy động lực lượng triển khai các công tác phòng chống lũ lụt, đảm bảo thông xe nhanh sau khi bão lụt, an toàn cho người, phương tiện, vật tư, thiết bị và kết cấu hạ tầng GTVT... hạn chế thấp nhất thiệt hại do mưa, lũ gây ra.

- Đã chỉ đạo các đơn vị trong toàn ngành kiện toàn bộ máy, cơ cấu tổ chức hoạt động theo hướng chuyên trách để đảm bảo hoạt động TKCN mang tính ổn định, lâu dài và chuyên nghiệp.

- Đã sơ kết 5 năm thực hiện Chiến lược quốc gia phòng chống và giảm nhẹ thiên tai giai đoạn 2007-2012 của ngành GTVT.

8. Lĩnh vực sản xuất công nghiệp giao thông vận tải - Năm 2012, các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp GTVT tiếp tục gặp nhiều khó

khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh do khó tiếp cận được nguồn vốn, giá nguyên vật liệu đầu vào tăng, sức cầu của thị trường giảm cộng với sự cạnh tranh quyết liệt của các doanh nghiệp trong và ngoài nước, sản phẩm tồn kho nhiều không tiêu thụ được... khiến doanh thu và lợi nhuận tiếp tục sụt giảm sâu so với năm 2011. Trước tình hình đó, Lãnh đạo Bộ đã trực tiếp làm việc với lãnh đạo các doanh nghiệp để tìm cách hỗ trợ, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trước mắt và định hướng từng bước tái cơ cấu doanh nghiệp cho phù hợp với nhu cầu phát triển của ngành trong giai đoạn từ nay đến năm 2020.

- Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 8.772,5 tỷ đồng , đạt 103,1% KH năm, giảm 25% so năm 2011; doanh thu 8.179,5 tỷ đồng, đạt 104,8% KH năm, giảm 34,4% so với năm trước. Trong đó:

+ Tổng công ty Công nghiệp ô tô Việt Nam: GTSX đạt 3.466,9 tỷ đồng, đạt 110,3% KH năm, giảm 14,3% so với năm 2011; doanh thu 3.728,4 tỷ đồng, đạt 112,9% KH năm, giảm 16,1% so với năm 2011. Sản phẩm chủ yếu: Sản xuất, lắp ráp 1.716 xe khách và xe buýt, 1.945 ô tô tải các loại, 225 ô tô con, 11.000 xe gắn máy... Tổng công ty đã điều chỉnh giảm kế hoạch sản xuất kinh doanh để phù hợp với tình hình thực tế.

+ Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam: Cuối năm đã điều chỉnh giảm kế

Page 14: BÁO CÁO TỔNG KẾT CÔNG TÁC NĂM 2012 TRIỂN KHAI NHIỆM …KH2013... · TỔNG KẾT CÔNG TÁC NĂM 2012 Năm 2012, khủng hoảng kinh tế thế giới tiếp tục tác

14

hoạch sản xuất kinh doanh để phù hợp với tình hình thực tế. GTSX đạt 4.800,9 tỷ đồng, đạt 98,7% KH năm, giảm 33,2% so với năm 2011; doanh thu đạt 4.076,2 tỷ đồng, đạt 98,7% KH năm, giảm 46,3% so với năm 2011. Hoàn thành bàn giao 23 tàu và sà lan các loại có giá trị 134 triệu USD, trong đó xuất khẩu 12 tàu giá trị 85,6 triệu USD.

9. Công tác tổ chức cán bộ; đào tạo nguồn nhân lực a) Công tác tổ chức: - Trình Chính phủ ban hành Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20/12/2012 quy

định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải và triển khai thực hiện (thay thế Nghị định số 51/2008/NĐ-CP ngày 22/4/2008).

- Quyết định thành lập: Nhà khách Giao thông vận tải trực thuộc Văn phòng Bộ; 02 Phòng thuộc Vụ Tổ chức cán bộ; Ban Quản lý đầu tư các dự án đối tác công - tư trực thuộc Bộ; Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ của Bộ Giao thông vận tải; Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam trên cở sở tổ chức lại các Tổng công ty cảng hàng không miền Bắc, miền Trung, miền Nam.

- Sáp nhập Trường Trung cấp nghề GTVT Đường thuỷ vào Trường Cao đẳng nghề GTVT Đường thuỷ I; chuyển Ban QLDA An toàn giao thông trực thuộc Uỷ ban ATGTQG về trực thuộc Bộ GTVT, Báo Bạn đường vào Báo Giao thông vận tải, Văn phòng Quản lý đường cao tốc từ Bộ Giao thông vận tải về Tổng cục Đường bộ Việt Nam; điều chỉnh nhiệm vụ của một số cơ quan tham mưu giúp việc Bộ trưởng; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng Quỹ. Đồng thời, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách Hội đồng quản lý Quỹ bảo trì đường bộ Trung ương.

- Kiện toàn lực lượng Thanh tra giao thông vận tải theo Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày 09/02/2012 của Chính phủ quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành; điều chuyển chỉ tiêu biên chế thanh tra của Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam, Cục Đường sắt Việt Nam về Thanh tra Bộ.

- Nhằm tạo điều kiện cho những Ban QLDA thực sự có năng lực phát triển, đồng thời đảm bảo sự ổn định cần thiết, Bộ Giao thông vận tải đã có văn bản trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương chung về việc chuyển đổi các Ban Quản lý dự án thuộc Bộ, Tổng cục Đường bộ Việt Nam và các Cục thành doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Hiện nay các cơ quan tham mưu của Bộ đang nghiên cứu, xây dựng phương án chuyển đổi Ban QLDA đường Hồ Chí Minh thành doanh nghiệp.

- Thực hiện việc giao chỉ tiêu biên chế, điều chuyển chỉ tiêu biên chế theo quy định và hướng dẫn các đơn vị việc xây dựng cơ cấu và vị trí việc làm của công chức, viên chức. Thực hiện việc sơ tuyển cử công chức, viên chức dự thi nâng ngạch năm 2011-2012.

b) Công tác cán bộ: Thực hiện rà soát quy hoạch cán bộ giai đoạn 2011 - 2016; điều chỉnh Quy định phân cấp quản lý cán bộ thuộc Bộ Giao thông vận tải; trình Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm lại 01 đồng chí Thứ trưởng; Bộ trưởng bổ nhiệm 71 cán bộ, bổ nhiệm lại 11 cán bộ, kéo dài thời gian giữ chức vụ cho đến tuổi nghỉ hưu đối với 07 cán bộ. Tổ chức kiểm điểm và phân loại cán bộ, công chức năm 2012.

Page 15: BÁO CÁO TỔNG KẾT CÔNG TÁC NĂM 2012 TRIỂN KHAI NHIỆM …KH2013... · TỔNG KẾT CÔNG TÁC NĂM 2012 Năm 2012, khủng hoảng kinh tế thế giới tiếp tục tác

15

c) Công tác đào tạo nguồn nhân lực Tiếp tục thực hiện Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ngành Giao

thông vận tải giai đoạn 2011-2015, đồng thời Phê duyệt Kế hoạch thu hút, đào tạo, sử dụng nhân tài ngành giao thông vận tải đến năm 2015; Kế hoạch xây dựng đội ngũ trí thức ngành GTVT đến năm 2015; thực hiện Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ cán bộ khoa học - công nghệ ngành Giao thông vận tải đến năm 2015; thực hiện Đề án Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ngành Giao thông vận tải phục vụ hội nhập quốc tế đến năm 2015; Phê duyệt 18 Chiến lược phát triển nhân lực của các trường thuộc Bộ GTVT đến năm 2020; phê duyệt Đề án “Nâng cao ý thức trách nhiệm, đạo đức công vụ của cán bộ, công chức, viên chức ngành Giao thông vận tải”; ban hành Quy định về trách nhiệm của công chức thuộc Bộ GTVT trong thi hành nhiệm vụ; Tổ chức thi tuyển được 177 công chức theo hình thức cạnh tranh. Năm 2012, Bộ GTVT đã cử 56 cán bộ, công chức tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài; cử 2.663 lượt người tham gia các khóa đào tạo trong nước (bồi dưỡng lý luận chính trị - 666 lượt người, bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước - 486 lượt người, bồi dưỡng chuyên môn nghiệm vụ - 573 lượt người, các khóa đào tạo tin học, ngoại ngữ, kỹ năng lãnh đạo, quản lý - 934 lượt người và an ninh quốc phòng - 31 người.

10. Công tác đổi mới và quản lý doanh nghiệp a) Tái cơ cấu doanh nghiệp: Đã tổ chức triển khai và ban hành kịp thời các văn bản

để thực hiện Nghị quyết của Đảng và chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. - Đã tổ chức thẩm định, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về Đề án tái cơ cấu: Tập

đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, Tổng công ty Hàng không Việt Nam, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam.

- Đã phê duyệt Đề án tái cơ cấu của 12 Tổng công ty thuộc Bộ. Bộ GTVT đã hoàn thành Đề án tái cơ cấu doanh nghiệp 100% vốn nhà nước và Phương án tổ chức lại các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước ngành GTVT, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

- Tổ chức sơ kết, đánh giá và báo cáo Thủ tướng Chính phủ về mô hình hoạt động của Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam và Tổng công ty Đầu tư phát triển và QLDA tầng giao thông Cửu Long.

- Đã chỉ đạo Tập đoàn Vinashin thực hiện tái cơ cấu mô hình tổ chức, sản xuất kinh doanh, giảm được thiệt hại và hạn chế đến mức thấp nhất việc chủ tàu hủy các đơn hàng, ổn định được sản xuất, duy trì được ngành đóng tàu, ổn định được tư tưởng; củng cố được niềm tin cho cán bộ, người lao động; khắc phục dần tình trạng nợ lương, bảo hiểm xã hội.

- Đã hoàn thành việc tổ chức lại doanh nghiệp (chia, tách, hợp nhất) các Tổng công ty: Cảng hàng không Việt Nam, Bảo đảm an toàn hàng hải miền Bắc, Bảo đảm an toàn hàng hải miền Nam. Hoàn thành việc chuyển 22 doanh nghiệp thuộc lĩnh vực quản lý, khai thác và bảo trì đường bộ từ Tổng cục Đường bộ Việt Nam về các Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 1, 4, 5, 6.

b) Công tác cổ phần hóa doanh nghiệp: Đã phê duyệt phương án cổ phần hóa 03 doanh nghiệp: Công ty Nạo vét đường thủy 2 thuộc Tổng công ty Xây dựng đường thủy, Công ty Xây dựng công trình 136 thuộc Tổng công ty XDCT giao thông 1, Công ty

Page 16: BÁO CÁO TỔNG KẾT CÔNG TÁC NĂM 2012 TRIỂN KHAI NHIỆM …KH2013... · TỔNG KẾT CÔNG TÁC NĂM 2012 Năm 2012, khủng hoảng kinh tế thế giới tiếp tục tác

16

Đường 126 thuộc Tổng công ty XDCT công trình giao thông 1. Phê duyệt danh sách doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa và quyết định thành lập Ban Chỉ đạo cổ phần hóa 27 doanh nghiệp.

c) Hoàn thành chương trình giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động đối với tất cả các doanh nghiệp thuộc Bộ

11. Công tác cải cách hành chính và cải cách thủ tục hành chính a) Công tác cải cách hành chính: - Đã ban hành Chương trình CCHC nhà nước giai đoạn 2011-2020 trong lĩnh vực

GTVT; hướng dẫn, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện Chương trình CCHC nhà nước giai đoạn 2011-2020 và xây dựng kế hoạch CCHC năm 2013 theo các nhiệm vụ được phân công; quy định chế độ và đề cương báo cáo CCHC định kỳ; kiện toàn Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Bộ GTVT; ban hành Quy chế làm việc của Ban Chỉ đạo CCHC nhà nước của Bộ GTVT; ban hành Kế hoạch cải cách hành chính năm 2013 của Bộ GTVT. Công tác báo cáo CCHC định kỳ bảo đảm đúng về thời gian và nội dung theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ.

- Công tác tham mưu về lĩnh vực cải cách hành chính ở hầu hết các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ còn chưa đáp ứng được yêu cầu về tiến độ, chất lượng và nội dung, các báo cáo còn chậm, hầu hết chưa chỉ ra được những tồn tại, yếu kém trong thực hiện nhiệm vụ CCHC, nguyên nhân và biện pháp khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả CCHC. Chưa xây dựng, ban hành được kế hoạch cải cách hành chính năm 2012 và kế hoạch cải cách hành chính từng giai đoạn theo quy định làm căn cứ, định hướng triển khai công tác CCHC.

b) Công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC): - Đã được triển khai thực hiện quyết liệt, thu được kết quả bước đầu. Tuy nhiên,

một số các cơ quan, đơn vị triển khai chưa đáp ứng được mục tiêu, vẫn còn một số TTHC rườm rà, phức tạp, thành phần hồ sơ không thực sự cần thiết hoặc không hợp lý làm lãng phí thời gian và tăng chi phí thực hiện thủ tục hành chính; việc kiểm soát TTHC mới chỉ thực hiện được trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, chưa đi sâu vào công tác rà soát và kiểm tra quá trình thực hiện TTHC trên thực tế; việc rà soát TTHC sau khi được ban hành theo quy định tại Nghị định số 63/2010/NĐ-CP của Chính phủ còn nhiều hạn chế.

12. Công tác y tế giao thông vận tải - Bộ đã chỉ đạo Cục Y tế GTVT hướng dẫn các đơn vị tăng cường chỉ đạo hoạt

động y tế cơ sở, tổ chức giao ban y tế cơ sở kết hợp với tập huấn chuyên môn nghiệp vụ về chăm sóc sức khỏe ban đầu, vệ sinh phòng dịch, vệ sinh lao động, vệ sinh an toàn thực phẩm, dân số kế hoạch hoá gia đình, phòng chống sốt rét, phòng chống HIV/AIDS cho cán bộ y tế cơ sở tại khu vực được phân công phụ trách.

- Các đơn vị y tế trong ngành đã chủ động tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh, đặc biệt là dịch cúm A(H5N1) với các nội dung: tuyên truyền và hướng dẫn các biện pháp phòng chống dịch bệnh, vệ sinh môi trường cho toàn thể cán bộ công chức lao động của đơn vị đặc biệt là công nhân làm việc tại các công trường đang thi công; thực hiện công tác kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm tại 186 bếp ăn tập thể. Phun thanh khiết

Page 17: BÁO CÁO TỔNG KẾT CÔNG TÁC NĂM 2012 TRIỂN KHAI NHIỆM …KH2013... · TỔNG KẾT CÔNG TÁC NĂM 2012 Năm 2012, khủng hoảng kinh tế thế giới tiếp tục tác

17

môi trường 12.755.000 m2; kiểm tra 125 mẫu nước sinh hoạt; cấp 220 lít hoá chất phòng chống dịch cho các đơn vị.

- Đã tổ chức khám bệnh cho 115.712 lượt người; khám sức khỏe phát hiện bệnh nghề nghiệp 6.748 người; đào tạo vệ sinh viên 1.657 người; kiểm định môi trường lao động 105 đơn vị.

13. Công tác thanh tra, kiểm tra; giải quyết khiếu nại tố cáo a) Công tác thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch Thanh tra Bộ GTVT đã tiến hành 30 cuộc thanh tra, kiểm tra, trong đó có 4 cuộc

chuyển tiếp từ năm 2011 sang; 21 cuộc theo Kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm 2012; 05 cuộc thanh tra, kiểm tra đột xuất. Qua kiểm tra, thanh tra đã:

- Kiến nghị thu hồi trên 2.060,95 triệu đồng; - Yêu cầu các Chủ đầu tư giảm trừ thanh toán trên 48.266 triệu đồng; - Xử phạt vi phạm hành chính trong quá trình tiến hành thanh tra trên 431,5 triệu

đồng; - Yêu cầu không tính vào giá trị dự án khi tính hoàn vốn đối với Dự án BOT: 63.443

triệu đồng; b) Hoạt động thanh tra chuyên ngành. Công tác thanh tra chuyên ngành được tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực nhạy

cảm, bức xúc được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm, đồng thời chỉ đạo lực lượng Thanh tra thuộc các Tổng cục, Cục thuộc Bộ và Thanh tra các Sở GTVT cùng triển khai thực hiện, trong đó công tác thanh tra đối với hoạt động vận tải hành khách tuyến cố định liên tỉnh, thanh tra trong công tác quản lý đầu tư xây dựng và quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông được đồng loạt triển khai trên diện rộng.

Kết quả hoạt động của lực lượng thanh tra chuyên ngành (bao gồm Thanh tra các Tổng cục, Cục thuộc Bộ và Thanh tra các Sở GTVT) như sau:

- Tiến hành 29.820 cuộc thanh tra, kiểm tra; phát hiện, lập biên bản 60.691 vụ vi phạm;

- Quyết định xử phạt 57.926 vụ (bao gồm cả các vụ vi phạm chuyển từ năm trước sang) với tổng số tiền: 76.277,552 triệu đồng. Trong đó:

+ Lĩnh vực Đường bộ: Quyết định xử phạt 56.704 vụ với số tiền 75.004,142 triệu đồng;

+ Lĩnh vực Đường thuỷ nội địa: Quyết định xử phạt 950 vụ với số tiền 721,4 triệu đồng;

+ Lĩnh vực Đường sắt: Quyết định xử phạt 203 vụ với số tiền 40,36 triệu đồng; + Lĩnh vực Hàng hải: Quyết định xử phạt 40 vụ với số tiền 218,55 triệu đồng. + Lĩnh vực Hàng không: Quyết định xử phạt 29 vụ với số tiền 293,1 triệu đồng. c) Công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư KNTC - Đã tiếp 158 lượt/ 231 người, trong đó có 03 vụ khiếu kiện đông người; nội dung

khiếu nại, khiếu kiện chủ yếu về chế độ, chính sách đền bù giải phóng mặt bằng. Các vụ việc khiếu kiện đông người đã được Bộ tập trung giải quyết, đến nay không còn khiếu kiện. Đối với các trường hợp khác, Thanh tra Bộ đã có văn bản hoặc hướng dẫn công dân đến các cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.

Page 18: BÁO CÁO TỔNG KẾT CÔNG TÁC NĂM 2012 TRIỂN KHAI NHIỆM …KH2013... · TỔNG KẾT CÔNG TÁC NĂM 2012 Năm 2012, khủng hoảng kinh tế thế giới tiếp tục tác

18

- Tổng số đơn nhận được, tính đến ngày 15/12/2012 là 554 đơn, tăng 137 đơn so với cùng kỳ năm 2011 (chủ yếu là đơn thư trùng lặp về công tác giải phóng mặt bằng của các địa phương). Trong đó có 210 đơn tố cáo (có danh: 106, nặc danh: 104), 91 đơn khiếu nại và 253 đơn có nội dung phản ánh, kiến nghị. Kết quả phân loại có 12 đơn KNTC thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ. Các đơn thư thuộc thẩm quyền giải quyết đã được giải quyết dứt điểm. Đối với các đơn thư không thuộc thẩm quyền giải quyết, đã chuyển đơn hoặc hướng dẫn công dân gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo đúng quy định.

14. Thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng; Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

- Công tác phòng chống tham nhũng (PCTN) và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là một trong những nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng được Bộ GTVT và các cơ quan đơn vị triển khai nghiêm túc, có chất lượng.

- Đã chỉ đạo tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục về phòng chống tham nhũng theo tinh thần Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 12/5/2009 của Chính phủ về Chiến lược quốc gia PCTN đến năm 2020 và Chương trình hành động của Bộ GTVT thực hiện theo Luật PCTN ban hành theo Quyết định số 350/QĐ-BGTVT ngày 9/2/2006 của Bộ GTVT, chỉ đạo thực hiện gắn với việc thực hiện Chỉ thị của Bộ Chính trị về “Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, Nghị quyết Hội nghị TW lần thứ 4 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”; tăng cường thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng như: Công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức; xây dựng và thực hiện các chế độ, định mức tiêu chuẩn; thực hiện quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp; chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ công chức, viên chức; minh bạch tài sản thu nhập...; triển khai xây dựng và tổ chức thực hiện: Quy định về thực hiện chế độ trách nhiệm của công chức thuộc Bộ Giao thông vận tải trong thi hành nhiệm vụ, công vụ; đề án nâng cao trách nhiệm đạo đức của cán bộ, công chức, viên chức ngành GTVT; đề án “Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng trong ngành GTVT”.

- Đã tổ chức Hội nghị Tổng kết 5 năm thực hiện Luật PCTN và sơ kết giai đoạn 1 Chiến lược quốc gia PCTN đến năm 2020. Qua kết quả tổ chức Hội nghị, các cơ quan, đơn vị đã nhận thức rõ trách nhiệm của cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện pháp luật về PCTN và lựa chọn được các biện pháp, giải pháp có hiệu quả tiếp tục triển khai công tác PCTN tại cơ quan, đơn vị.

- Đã chỉ đạo các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước trong ngành tiết giảm 5-10% chi phí quản lý giảm giá thành sản phẩm, theo tinh thần Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 03/01/2012 của Chính phủ. 20 doanh nghiệp nhà nước trong ngành cam kết về việc tiết giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh với tổng số tiền cam kết tiết giảm 901 tỷ đồng. Đến hết năm 2012, các đơn vị đã tiết kiệm được 970,697 tỷ đồng, trong đó có một số doanh nghiệp đã tiết kiệm được nhiều hơn so với đăng ký như: Tổng công ty Hàng không Việt Nam đạt 570,28 tỷ đồng, vượt 40%; Tổng

Page 19: BÁO CÁO TỔNG KẾT CÔNG TÁC NĂM 2012 TRIỂN KHAI NHIỆM …KH2013... · TỔNG KẾT CÔNG TÁC NĂM 2012 Năm 2012, khủng hoảng kinh tế thế giới tiếp tục tác

19

công ty Xây dựng CTGT 5 đạt 44,705 tỷ đồng, vượt 5%, Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam đạt 9 tỷ đồng, vượt 79% ...

15. Công tác khoa học công nghệ và môi trường a) Công tác khoa học công nghệ:

- Công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ được Bộ GTVT xác định là yếu tố then chốt trong việc thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành GTVT. Bộ đã chỉ đạo cơ quan, đơn vị trong ngành đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng, sản xuất công nghiệp; đẩy mạnh công tác nội địa hoá sản phẩm, đánh giá kết quả thí điểm các công nghệ, ban hành quy trình công nghệ, thúc đẩy nhân rộng, khuyến khích chuyển giao công nghệ, ứng dụng công nghệ mới vào hoạt động của các trung tâm sát hạch lái xe, các trạm thu phí; phê duyệt và tổ chức thực hiện Đề án Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá ngành GTVT đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 (Quyết định số 702/QĐ-BGTVT ngày 03/4/2012).

- Đã thực hiện một khối lượng lớn công tác chuyển đổi Tiêu chuẩn ngành (TCN) thành Tiêu chuẩn Việt Nam (công bố 03 Tiêu chuẩn cơ sở, trình công bố 13 Tiêu chuẩn Việt Nam, 02 Quy chuẩn quốc gia). Các Tiêu chuẩn, Quy chuẩn này đã phục vụ thiết thực cho công tác Đăng kiểm cấp giấy chứng nhận, xây dựng các công trình giao thông và công tác quản lý các lĩnh vực chuyên ngành.

- Đã phê duyệt danh mục soát xét chuyển đổi, xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và các nhiệm vụ xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật năm 2012 của Bộ gồm: xây dựng mới 38 TCVN, 07 TCCS, 05 QCVN, soát xét chuyển đổi 09 TCN về các lĩnh vực phương tiện giao thông và xây dựng công trình giao thông thành TCVN; xuất bản 05 tập tiêu chuẩn kỹ thuật công trình giao thông (bao gồm 02 QCVN và 73 TCVN ban hành và công bố năm 2011).

- Đã phối hợp tốt với các Bộ Xây dựng thực hiện Chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường sử dụng xi măng trong xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông vận tải; xây dựng mới, điều chỉnh, bổ sung hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn, đơn giá, định mức trong xây dựng công trình giao thông. b) Công tác môi trường: - Đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị tập trung xây dựng các văn bản pháp luật có liên quan làm căn cứ đẩy mạnh triển khai thực hiện 02 đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt về công tác môi trường ngành GTVT: Đề án Kiểm soát ô nhiễm môi trường trong hoạt động giao thông vận tải (Quyết định số 855/QĐ-TTg ngày 06/6/2011), Đề án kiểm soát khí thải xe mô tô, xe gắn máy tham gia giao thông tại các tỉnh, thành phố (Quyết định số 909/QĐ-TTg ngày 17/6/2010); đồng thời xây dựng kế hoạch, chương trình thực hiện các dự án trong các 02 Đề án.

- Triển khai thực hiện các dự án “Tập huấn, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong GTVT”; dự án BVMT “Điều tra, khảo sát, lập báo cáo tình hình tác động môi trường do hoạt động cảng biển giai đoạn 1”; đề án “Khảo sát, xây dựng ứng dụng các giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho phương tiện vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt tại thành phố lớn”; triển

Page 20: BÁO CÁO TỔNG KẾT CÔNG TÁC NĂM 2012 TRIỂN KHAI NHIỆM …KH2013... · TỔNG KẾT CÔNG TÁC NĂM 2012 Năm 2012, khủng hoảng kinh tế thế giới tiếp tục tác

20

khai thực hiện Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của Bộ GTVT giai đoạn 2011 - 2015.

- Triển khai thực hiện Quyết định số 512/QĐ-TTg ngày 29/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao dự toán ngân sách trung ương thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2012, Bộ đã thẩm định và phê duyệt danh mục các đề án, dự án thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

- Triển khai công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong hoạt động xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông theo đúng quy định. 16. Lĩnh vực hợp tác quốc tế

Bộ GTVT tiếp tục bám sát vào mục tiêu và phương hướng hợp tác kinh tế quốc tế và hội nhập của Đảng và Chính phủ, thực hiện tốt công tác đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế. Cụ thể như sau:

- Đã đề xuất và được Chính phủ đồng ý về việc ký 6 điều ước quốc tế danh nghĩa Chính phủ trong lĩnh vực GTVT bao gồm: Hiệp định sửa đổi Hiệp định Vận tải Hàng không Việt Nam - Hoa Kỳ, Hiệp định và Nghị định thư giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ nước CHND Trung Hoa về xây dựng cầu đường bộ II qua sông Bắc Luân, Nghị định thư sửa đổi Hiệp định vận chuyển hàng không giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ nước CH Séc; Hiệp định Vận tải hàng không Việt Nam - Sri Lanka; Hiệp định Hàng không Việt Nam - Ca-dắc-xtan. Bộ GTVT cũng đã ký 4 thỏa thuận quốc tế trong đó đáng lưu ý là Thỏa thuận giữa Bộ GTVT Việt Nam và Bộ GTVT Trung Quốc về chế độ Giấy phép Vận tải đường bộ quốc tế; Bản ghi nhớ giữa Bộ GTVT Việt Nam và Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng, GTVT và Du lịch Nhật Bản về Hợp tác trong lĩnh vực đường bộ.

- Đã đẩy mạnh hợp tác về chiều sâu quan hệ hợp tác song phương với các nước láng giềng truyền thống như Lào, Campuchia, Trung Quốc, tăng cường hợp tác với các đối tác quan trọng như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Pháp...và đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận như: tiến hành thông xe vận tải đường bộ giữa Việt Nam - Trung Quốc vào tháng 8/2012- đánh dấu lần đầu tiên việc Việt Nam và Trung Quốc cho phép xe vận tải từ điểm tới điểm đi sâu vào lãnh thổ của hai nước; hỗ trợ giúp Lào xây dựng và hoàn thành đường 2E theo đúng kế hoạch; trình và được Thủ tướng Chính phủ đồng ý đưa Đức trở thành đối tác chiến lược về hợp tác trong lĩnh vực GTVT. Bên cạnh đó, Bộ GTVT đã trao đổi đổi cấp Bộ trưởng với các nước Đức, Pháp, Nhật Bản, Thái Lan, Lào, Mô-dăm-bíc về thúc đẩy hợp tác song phương trong lĩnh vực GTVT. Ngoài ra, trong năm 2012, Bộ GTVT cũng đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Ngoại giao và các Bộ, ngành có liên quan đóng góp tích cực về nội dung đề án chuẩn bị cho chương trình làm việc của các đoàn lãnh đạo cấp cao của nước ta đi thăm và làm việc tại các nước, cũng như đề án đón lãnh đạo các nước sang thăm, làm việc tại Việt Nam.

- Trong năm 2012, hợp tác GTVT trong khuôn khổ CLMV, ASEAN, GMS, APEC, IMO, ICAO... cũng đã được đẩy mạnh. Đã tham dự Hội nghị Bộ trưởng GTVT các nước ASEAN lần thứ 18 tại Inđonêxia để thúc đẩy kết nối GTVT trong ASEAN nhằm hướng tới thực hiện Cộng đồng kinh tế ASEAM vào 2015, tham dự Hội nghị Bộ

Page 21: BÁO CÁO TỔNG KẾT CÔNG TÁC NĂM 2012 TRIỂN KHAI NHIỆM …KH2013... · TỔNG KẾT CÔNG TÁC NĂM 2012 Năm 2012, khủng hoảng kinh tế thế giới tiếp tục tác

21

trưởng GTVT APEC tại Nga, tiến hành xây dựng đề án tham gia tranh cử Hội đồng IMO Nhóm C để xin chủ trương của Chính phủ; thành lập Ban chỉ đạo và Tổ công tác của Bộ GTVT về Cơ chế một cửa ASEAN và Cơ chế hải quan một cửa quốc gia...

- Trong năm 2012, đã phối hợp chặt chẽ với các tổ chức tài chính quốc tế như WB, ADB, JICA, Korean Eximbank...để duy trì nguồn tín dụng ưu đãi cho các dự án kết cấu GTVT. Mối quan hệ giữa Bộ GTVT với các tổ chức tài chính quốc tế này ngày càng được mở rộng. Bộ cũng đã tập trung vào cải cách các thủ tục đấu thầu, xây lắp, giải ngân, quản lý có hiệu quả các dự án và chỉ đạo quyết liệt hoàn thành và đẩy nhanh việc triển khai một số dự án trọng điểm như dự án đường vành đai 3 Hà Nội, Nhà ga T2 sân bay quốc tế Nội Bài, qua đó tạo dựng và củng cố niềm tin của các nhà tài trợ, được các nhà tài trợ đánh giá cao. Bên cạnh đó, Bộ GTVT cũng đã phối hợp với các cơ quan hữu quan tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư vào cơ sở hạ tầng GTVT tại Séc, Đài Loan, Australia, Hàn Quốc.

17. Công tác báo chí, xuất bản, thông tin tuyên truyền - Tiếp tục thực hiện cởi mở, công khai với báo chí, tôn trọng và lắng nghe dư luận

xã hội. Định kỳ hàng quý hoặc khi có yêu cầu, Bộ trưởng và các Thứ trưởng chủ trì họp báo để thông tin cho báo chí các hoạt động của ngành và giải đáp các vấn đề được báo chí quan tâm thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ GTVT. Thực hiện kịp thời việc thông cáo báo chí về các vấn đề mới hoặc nổi cộm mà dư luận xã hội quan tâm. Duy trì đều đặn các báo cáo tổng hợp thông tin báo chí hàng ngày; các vấn đề dư luận quan tâm do các phương tiện thông tin đại chúng đặt ra đã nhanh chóng được Lãnh đạo Bộ chỉ đạo xử lý.

- Đối với hệ thống báo chí trong ngành, nhìn chung các báo và tạp chí đã bám sát những sự kiện chính trị, những diễn biến thời sự quan trọng của đất nước, của ngành GTVT và của các đơn vị để đưa tin, tuyên truyền trong đó chú trọng đến chuyên đề ATGT, góp phần tuyên truyền để giảm thiểu TNGT và ùn tắc giao thông.

- Nhằm tăng cường công tác phối hợp trong việc triển khai các hoạt động GTVT, nghiên cứu khoa học xã hội trong giai đoạn 2012 – 2015 và chương trình phối hợp cung cấp thông tin cho báo chí, Bộ GTVT đã ký Thỏa thuận hợp tác với Bộ Thông tin và Truyền thông và Viện Khoa học xã hội Việt Nam.

18. Lĩnh vực bảo đảm việc làm, đời sống, hoạt động xã hội và thực hiện các phong trào thi đua

- Ngay từ đầu năm, Bộ trưởng và Chủ tịch Công đoàn GTVT Việt Nam đã có Chỉ thị liên tịch yêu cầu lãnh đạo các cơ quan, doanh nghiệp chủ động phối hợp với Công đoàn cùng cấp thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và tổ chức phong trào thi đua yêu nước thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI.

- Năm 2012, mặc dù việc làm cho công nhân lao động hết sức khó khăn, có lúc toàn ngành có gần một vạn công nhân lao động thiếu việc làm, lãnh đạo các doanh nghiệp cùng công đoàn đã có nhiều giải pháp tạo thêm việc làm cho người lao động. Thu nhập bình quân toàn ngành đạt 4.500.000 đồng/người/tháng. Trong đó, những doanh nghiệp vẫn giữ được thu nhập cao là các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh của ngành hàng không, tư vấn thiết kế, dịch vụ vận tải, du lịch, thương mại, bảo đảm an toàn hàng

Page 22: BÁO CÁO TỔNG KẾT CÔNG TÁC NĂM 2012 TRIỂN KHAI NHIỆM …KH2013... · TỔNG KẾT CÔNG TÁC NĂM 2012 Năm 2012, khủng hoảng kinh tế thế giới tiếp tục tác

22

hải… và những doanh nghiệp có thu nhập thấp hơn mức bình quân toàn ngành là các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực Công nghiệp ô tô, quản lý và sửa chữa đường bộ, các Tổng công ty xây dựng các công trình giao thông. Các cấp công đoàn thông qua các đợt kiểm tra đã kiến nghị với lãnh đạo các doanh nghiệp có các giải pháp kịp thời, khắc phục dần được tình trạng công nhân lao động phải nghỉ chờ việc dài ngày, chậm lương, nợ BHXH và các chế độ khác của người lao động ở các doanh nghiệp.

- Mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng cán bộ, công nhân lao động toàn ngành đã tích cực tham gia quyên góp ủng hộ đồng bào lũ lụt, giúp đỡ các gia đình thương binh liệt sỹ, công nhân lao động có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; nâng cấp các nghĩa trang của ngành, xây mới bia và nhà tưởng niệm các liệt sỹ ngành GTVT và TNXP tại ngã ba Đồng Lộc, Hà Tĩnh; phối hợp với tỉnh Nghệ An, Trung ương Đoàn phát động phong trào quyên góp, ủng hộ để triển khai dự án tu bổ, tôn tạo khu tưởng niệm chiến thắng lịch sử Truông Bồn tại Nghệ An; trao 200 sổ tiết kiệm (trị giá 3 triệu đồng/sổ) cho các cựu nữ TNXP có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; phụng dưỡng trên 200 mẹ Việt Nam anh hùng, giúp 185 công nhân lao động nghèo có nhà ở mới với số tiền trên 25 tỷ đồng.

- Thực hiện chương trình phối hợp tổ chức các phong trào thi đua yêu nước do lãnh đạo Bộ và Công đoàn ngành phát động, trong năm 2012, các đơn vị trong ngành đã phát động nhiều đợt thi đua phù hợp với đặc điểm của từng chuyên ngành và nhiệm vụ của các đơn vị để thực hiện mục tiêu chung của toàn ngành là “Kỷ cương, chất lượng, hợp tác, an toàn, hiệu quả”. Chủ đề chỉ đạo của năm 2012 là “Năm nâng cao chất lượng, tiến độ, an toàn”, trong năm đã có những công trình, sản phẩm được hoàn thành vượt tiến độ đưa vào sử dụng có giá trị KT-XH cao ... Công tác thi đua đã được triển khai kịp thời gắn với việc tuyên truyền giáo dục pháp luật, năm An toàn giao thông - 2012, hưởng ứng thập kỷ ATGT đường bộ đến 2020 của Liên Hiệp quốc tại Việt Nam và cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, quán triệt thực hiện Nghị quyết TW4 (khoá XI).

Cuộc vận động và các phong trào thi đua đã thu hút đông đảo CNVCLĐ tham gia, trong năm toàn ngành đã có 374 công trình, sản phẩm đăng ký chào mừng các ngày lễ kỷ niệm trọng đại của đất nước và của ngành; có 22 cá nhân được tặng Bằng Lao động sáng tạo; có 725 sáng kiến, đề tài nghiên cứu, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, đổi mới công tác quản lý, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ của từng CB CNVCLĐ, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kế hoạch năm 2012 của toàn ngành.

II. ĐÁNH GIÁ CHUNG 1. Về những kết quả nổi bật đạt được trong năm 2012 (1) Công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông đã có những chuyển biến rõ rệt, tai

nạn giao thông so với năm 2011 đã giảm sâu ở cả ba tiêu chí và vượt so với chỉ tiêu Quốc hội giao. Lần đầu tiên từ sau năm 2001 đến nay, số người chết vì tai nạn giao thông đã giảm dưới 10.000 người. Công tác khắc phục ùn tắc giao thông ở các đô thị lớn như thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh bước đầu thu được kết quả khả quan, hạn chế ùn tắc giao thông đô thị, được nhân dân và xã hội đánh giá cao.

Page 23: BÁO CÁO TỔNG KẾT CÔNG TÁC NĂM 2012 TRIỂN KHAI NHIỆM …KH2013... · TỔNG KẾT CÔNG TÁC NĂM 2012 Năm 2012, khủng hoảng kinh tế thế giới tiếp tục tác

23

(2) Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật đạt kết quả cao nhất từ trước đến nay, đặc biệt là các văn bản trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Việc tổ chức xây dựng văn bản quy phạm pháp luật đã dần dần đi vào chuyên môn hoá, chất lượng và tính khả thi của văn bản đã được nâng cao. Công tác tổ chức triển khai, theo dõi thi hành pháp luật có nhiều tiến bộ, Lãnh đạo các cơ quan, đơn vị đã có sự quan tâm đến công tác này.

(3) Công tác quản lý đầu tư, xây dựng - Công tác xây dựng, rà soát chiến lược, quy hoạch phát triển GTVT được cập nhật

kịp thời phù hợp với thực tế phát triển KT-XH của cả nước nói chung, vùng miền và địa phương nói riêng.

- Công tác huy động vốn ngoài ngân sách để đầu tư hạ tầng giao thông được chú trọng, rất nhiều dự án nhà đầu tư trong nước thực hiện hoặc đăng ký tham gia theo hình thức BOT, BT..., góp phần giảm gánh nặng cho NSNN.

- Bộ GTVT đã nghiêm túc triển khai thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong việc phân bổ kế hoạch, đã tập trung cho các dự án hoàn thành 2012, 2013, không bố trí vốn dàn trải, sớm hoàn thành dự án đưa vào khai thác sử dụng, phát huy hiệu quả đầu tư. Ngoài ra, Bộ GTVT đã rà soát, lựa chọn một số dự án có nhu cầu cấp bách nhưng phải tạm dừng, dãn tiến độ, kêu gọi đầu tư những dự án này bằng các hình thức đầu tư khác để góp phần phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an toàn giao thông. Một số dự án được điều chỉnh phân kỳ đầu tư hoặc chỉ thi công những hạng mục trọng điểm liên quan đến an toàn giao thông. Đối với các dự án được bố trí vốn, chỉ thi công theo kế hoạch được giao, do vậy đã giảm được nợ khối lượng hoàn thành; việc ứng vốn cũng được thực hiện nghiêm túc theo Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ, do đó khối lượng thực hiện ngoài công trường tương ứng với vốn đã giao, không để tình trạng chiếm dụng vốn như các năm trước.

- Thực hiện năm chất lượng các công trình giao thông, công tác bảo đảm chất lượng công trình thi công đã được chú trọng và cải thiện rõ rệt, các công trình khởi công, hoàn thành trong năm bảo đảm chất lượng yêu cầu.

- Kế hoạch 2012, nhà nước giao vốn chậm so với các năm trước, mức vốn được giao thấp; tuy vậy, bằng sự chủ động, điều hành quyết liệt của Bộ GTVT, sự nỗ lực của các chủ đầu tư, các nhà thầu, sự phối kết hợp chặt chẽ của các Bộ, ngành, các địa phương, nhiều công trình, dự án thi công đã đảm bảo tiến độ, một số dự án trọng điểm đã vượt tiến độ và góp phần tăng năng lực vận tải và giảm thiểu ùn tắc giao thông.

(4) Công tác tái cơ cấu, sắp xếp đổi mới doanh nghiệp nhà nước, công tác giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đã được triển khai thực hiện quyết liệt và đã thu được một số kết quả bước đầu; kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp trong quản lý, điều hành và tổ chức sản xuất kinh doanh có hiệu quả.

(5) Công tác hợp tác quốc tế, hội nhập quốc tế ngành GTVT đã được đẩy mạnh, đặc biệt là công tác xúc tiến kinh tế đối ngoại; đạt được nhiều cam kết, thỏa thuận trong hỗ trợ vốn để phát triển kết cấu hạ tầng giao thông; mở rộng được thị trường vận tải quốc tế...

Page 24: BÁO CÁO TỔNG KẾT CÔNG TÁC NĂM 2012 TRIỂN KHAI NHIỆM …KH2013... · TỔNG KẾT CÔNG TÁC NĂM 2012 Năm 2012, khủng hoảng kinh tế thế giới tiếp tục tác

24

(6) Công tác bảo đảm việc làm, thu nhập cho người lao động trong toàn ngành đã được quan tâm chỉ đạo tích cực, kết quả tốt hơn so với năm 2011; công tác xã hội tiếp tục được đẩy mạnh, nhận được sự hưởng ứng tích cực tham gia của toàn ngành.

2. Những tồn tại, hạn chế Bên cạnh những thành tựu nổi bật trong năm qua, vẫn còn một số tồn tại, hạn chế

trong một số lĩnh vực công tác: (1) Công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông năm 2012 đã chuyển biến mạnh

mẽ so với năm 2011; tuy nhiên, tình hình trật tự an toàn giao thông vẫn còn diễn biến phức tạp. Kiềm chế tai nạn giao thông chưa thật sự bền vững, tình hình tai nạn giao thông những tháng cuối năm 2012 có xu hướng tăng trở lại, số người bị chết, bị thương do tai nạn giao thông vẫn còn ở mức cao, tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng vẫn còn xảy ra.

(2) Công tác quản lý đầu tư, xây dựng - Năm 2012, Bộ GTVT được giao vốn ngân sách nhà nước và trái phiếu Chính phủ

ở mức thấp và chậm (tháng 4/2012), chưa đáp ứng nhu cầu, do vậy nhiều dự án thiếu vốn. Mặc dù được ứng trước kế hoạch 2013 nhưng thời gian giao vốn ứng chậm (Quý III/2012), do vậy một số dự án chưa giải ngân hết kế hoạch giao.

- Việc nâng cao chất lượng, tiến độ các dự án công trình xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông tuy đã có nhiều tiến bộ nhưng vẫn cần phải tiếp tục quan tâm chỉ đạo về tổ chức thi công khoa học, bảo đảm ATGT và vệ sinh môi trường, ứng dụng công nghệ mới; nâng cao vai trò chủ đầu tư, Ban QLDA và tăng cường công tác bảo đảm an toàn lao động. Vốn cho đầu tư xây dựng còn thiếu và các giải pháp huy động vẫn chưa mang lại kết quả cao, chưa đáp ứng được các mục tiêu xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đã đề ra.

- Công tác giải phóng mặt bằng tại nhiều dự án bị chậm trễ, ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng công trình xây dựng.

(3) Do thiếu vốn dành cho công tác duy tu, sửa chữa định kỳ, ảnh hưởng lớn đến chất lượng của hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông và giảm năng lực khai thác. Đặc biệt, đối với đường bộ do tình trạng xe chở quá tải không được kiểm soát chặt chẽ trên diện rộng, nên hệ thống quốc lộ nhiều nơi đang bị hư hỏng, đi lại rất khó khăn và mất an toàn. Chất lượng công tác quản lý bảo trì KCHT nói chung và đường bộ nói riêng tuy đã có nhiều cố gắng nhưng nhìn chung chưa đảm bảo yêu cầu.

(4) Công tác cải cách hành chính đã được đẩy mạnh, nhưng chưa thực sự hiệu quả, chưa đáp ứng được yêu cầu về tiến độ, chất lượng và nội dung; việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành còn nhiều hạn chế, thiếu tính chuyên nghiệp, đồng bộ; nhiều thủ tục hành chính còn rườm rà, phức tạp; ở một số cơ quan, đơn vị còn tình trạng giải quyết công việc chậm, chất lượng giải quyết công việc chưa đáp ứng được yêu cầu do thiếu sự phối kết hợp, trách nhiệm, năng lực của một số cán bộ, công chức chưa cao.

(5) Công tác đào tạo nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, số lượng công chức tuy có tăng lên trong những năm gần đây, nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu công việc; nhiều công chức còn hạn chế về năng lực làm việc, còn yếu về ngoại ngữ,

Page 25: BÁO CÁO TỔNG KẾT CÔNG TÁC NĂM 2012 TRIỂN KHAI NHIỆM …KH2013... · TỔNG KẾT CÔNG TÁC NĂM 2012 Năm 2012, khủng hoảng kinh tế thế giới tiếp tục tác

25

các kỹ năng mềm; công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức còn nặng về lý thuyết, thiếu thực hành. Cơ sở vật chất của một số cơ sở đào tạo còn hạn chế.

(6) Tiến độ thực hiện công tác cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ngành GTVT chậm so với yêu cầu. Tái cơ cấu, sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp nhà nước là rất quan trọng và cấp bách, Bộ và các doanh nghiệp đã khẩn trương triển khai nhưng kết quả đạt được vẫn còn thấp. Việc tái cơ cấu Vinashin và Vinalines vẫn đang rất khó khăn, cần được tiếp tục tập trung chỉ đạo.

(7) Khủng hoảng kinh tế đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất của ngành, nhất là lĩnh vực vận tải và sản xuất công nghiệp; vận tải sụt giảm nhất là vận tải biển; nhu cầu đóng tàu sụt giảm, sản phẩm ngành công nghiệp ôtô bị tồn kho nhiều, sức mua thị trường giảm mạnh; giá cả các nguyên, nhiên vật liệu đầu vào tiếp tục tăng , đặc biệt là giá xăng dầu đã làm giảm đáng kể hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung, đặc biệt là doanh nghiệp vận tải và sản xuất công nghiệp ngành GTVT.

Page 26: BÁO CÁO TỔNG KẾT CÔNG TÁC NĂM 2012 TRIỂN KHAI NHIỆM …KH2013... · TỔNG KẾT CÔNG TÁC NĂM 2012 Năm 2012, khủng hoảng kinh tế thế giới tiếp tục tác

26

Phần thứ hai CÁC NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

CỦA KẾ HOẠCH NĂM 2013

Trước tình hình kinh tế thế giới và trong nước năm 2013 dự báo còn nhiều biến động phức tạp và tiếp tục khó khăn hơn so với năm 2012; cán bộ, công nhân viên chức ngành giao thông vận tải cần phải xác định rõ trách nhiệm của mình, tiếp tục đoàn kết, nhất trí vượt qua mọi thử thách, phấn đấu đảm bảo tăng trưởng trên các lĩnh vực vận tải, công nghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, tiếp tục giảm thiểu tai nạn giao thông một cách bền vững, chống ùn tắc giao thông tại các đô thị lớn... góp phần cùng cả nước đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô; duy trì tốc độ tăng trưởng hợp lý, bền vững; giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng và trật tự, an toàn xã hội; tạo điều kiện thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2011-2015.

I. CÁC CHỈ TIÊU CHỦ YẾU 1. Vận tải Phấn đấu cả năm 2013 vận tải hàng hoá tăng trưởng 8 - 9%; vận tải hành khách

tăng 9 - 10% so với năm 2012. 2. Công nghiệp giao thông vận tải Công nghiệp ô tô: phấn đấu tăng trưởng 12% về giá trị sản xuất và 7% về doanh

thu. Công nghiệp tàu thuỷ: Phấn đấu giữ vững thị trường truyền thống, chú trọng nâng

cao năng lực công nghiệp sửa chữa và dịch vụ kỹ thuật. 3. Kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản Tiếp tục thực hiện “Năm kỷ cương, chất lượng, tiến độ công trình giao thông”. Hoàn thành kế hoạch giải ngân tất cả các nguồn vốn được giao. Trong đó, dự kiến:

nguồn ngân sách nhà nước 6.277,7 tỷ; nguồn TPCP 13.000 tỷ (theo dự kiến được giao: ngân sách nhà nước đáp ứng được 25% nhu cầu và TPCP đáp ứng được 85% nhu cầu).

4. Bảo đảm an toàn giao thông và khắc phục ùn tắc giao thông Tiếp tục thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp trước mắt và lâu dài để kiềm

chế tai nạn giao thông trên cả ba tiêu chí, giảm từ 5-10% số vụ tai nạn, số người chết, bị thương do tai nạn giao thông so với năm 2012. Lấy "Năm an toàn giao thông - 2013" là năm "Nâng cao tinh thần trách nhiệm của người thực thi công vụ và ý thức tự giác của người tham gia giao thông”.

II. CÁC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NĂM 2013 1. Về xây dựng và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến

lược, quy hoạch phát triển, đề án khác và các chương trình công tác chủ yếu - Tập trung xây dựng các dự án luật sửa đổi, bổ sung các Luật chuyên ngành như:

Luật Giao thông đường thuỷ nội địa, Luật Hàng không dân dụng Việt Nam và Bộ Luật hàng hải Việt Nam theo kế hoạch; xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh các hoạt động giao thông vận tải đảm bảo đáp ứng kịp thời những yêu cầu đặt ra với ngành.

Page 27: BÁO CÁO TỔNG KẾT CÔNG TÁC NĂM 2012 TRIỂN KHAI NHIỆM …KH2013... · TỔNG KẾT CÔNG TÁC NĂM 2012 Năm 2012, khủng hoảng kinh tế thế giới tiếp tục tác

27

- Tiếp tục rà soát, cập nhật các chiến lược, quy hoạch và hoàn chỉnh các quy hoạch chuyên ngành cho phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Xây dựng, ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật chuyên ngành phục vụ tốt các hoạt động quản lý nhà nước và hoạt động của các tổ chức, cá nhân.

- Triển khai xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các đề án năm 2013 theo các Quyết định của Bộ trưởng Bộ GTVT (Chi tiết tại Phụ lục 3, Phụ lục 4).

2. Về đầu tư xây dựng và quản lý kết cấu hạ tầng giao thông a) Công tác đầu tư xây dựng - Tập trung rà soát, đề xuất bổ sung điều chỉnh các cơ chế, chính sách phù hợp với

thực tế, đặc biệt các cơ chế, chính sách thông thoáng để khuyến khích nhà đầu tư tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông; xây dựng và rà soát, cập nhật, ban hành các định mức, đơn giá phù hợp với nội dung thực tiễn.

- Tiếp tục thực hiện tốt Chỉ thị 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ thông qua việc rà soát danh mục đầu tư, phân bổ vốn đầu tư cho từng dự án đúng tiêu chí.

- Tổ chức thực hiện “Năm kỷ cương, chất lượng, tiến độ công trình giao thông” , tập trung chỉ đạo các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thực hiện, tiến độ giải ngân các dự án đã có nguồn vốn, đặc biệt các dự án có khả năng hoàn thành trong 2013, các công trình trọng điểm quốc gia, các dự án quan trọng của ngành. Tăng cường phối hợp với các địa phương để đẩy nhanh công tác GPMB và triển khai thi công.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, xử lý ngay những vấn đề vướng mắc liên quan đến tiến độ và chất lượng công trình, xử lý kịp thời những tồn tại về chất lượng, sự cố công trình; nghiêm khắc xử lý trách nhiệm của những tập thể, cá nhân có liên quan; tiếp tục đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng trong đầu tư xây dựng. Tiếp tục chấn chỉnh nâng cao năng lực của các chủ đầu tư, các tổ chức tư vấn thiết kế, giám sát, rà soát để loại bỏ ngay các nhà thầu có năng lực yếu kém ra khỏi các dự án của ngành.

- Huy động tối đa mọi nguồn lực, tạo mọi điều kiện, thuận lợi để thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, từ nhiều thành phần kinh tế, dưới nhiều hình thức: ngân sách nhà nước (bao gồm cả ODA), phát hành trái phiếu, BOT, PPP, chuyển nhượng quyền kinh doanh khai thác, khai thác quỹ đất và các dịch vụ liên quan... để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông. Trong đó, tập trung vào các dự án mở rộng Quốc lộ 1 và Quốc lộ 14 đoạn qua Tây Nguyên theo nội dung Nghị quyết 16/NQ-CP ngày 08/6/2012 của Chính phủ để phấn đấu hoàn thành vào năm 2016.

- Rà soát chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ có liên quan đến công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng; đảm bảo nguyên tắc phân cấp, ủy quyền trong quản lý đầu tư xây dựng hiện nay theo hướng gắn việc phân cấp, ủy quyền

Page 28: BÁO CÁO TỔNG KẾT CÔNG TÁC NĂM 2012 TRIỂN KHAI NHIỆM …KH2013... · TỔNG KẾT CÔNG TÁC NĂM 2012 Năm 2012, khủng hoảng kinh tế thế giới tiếp tục tác

28

với quy định trách nhiệm cụ thể trong công tác quản lý, thực hiện các dự án; điều chỉnh lại những lĩnh vực phân công, ủy quyền kém hiệu quả.

- Thực hiện đánh giá, công bố năng lực các chủ đầu tư, tư vấn, kết quả thực hiện của các nhà thầu. Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các dự án đầu tư của ngành.

- Tiếp tục đẩy mạnh phát triển giao thông nông thôn, phối hợp với các Bộ, ban, ngành Trung ương và các địa phương đẩy mạnh phong trào thi đua xây dựng GTNT để đạt được mục tiêu đề ra tại Chiến lược phát triển GTNT Việt Nam góp phần thực hiện thắng lợi chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới, chương trình Nghị quyết 30a. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Dự án GTNT3 tại 33 tỉnh. Tổ chức hội nghị biểu dương các xã thực hiện tốt phong trào GTNT (dự kiến tháng 5/2013) qua đó nhân rộng mô hình và khuyến khích xây dựng đường bê tông xi măng để giải quyết khó khăn về nguồn vốn và kích cầu cho ngành công nghiệp xi măng cả nước.

b) Công tác quản lý kết cấu hạ tầng giao thông - Đẩy mạnh phân cấp, xã hội hóa quản lý duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa kết cấu hạ

tầng giao thông. Năm 2013 thực hiện đổi mới công tác quản lý, bảo trì KCHT, trước hết là đường bộ. Sử dụng có hiệu quả kinh phí duy tu, sửa chữa hạ tầng giao thông.

- Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ lập lại trật tự hành lang ATGT đường bộ, đường sắt theo Quyết định 1856/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

- Xây dựng, ban hành các cơ chế, chính sách và tổ chức thực hiện các đề án nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác kết cấu hạ tầng giao thông.

3. Về công tác vận tải - Tiếp tục tăng cường công tác quản lý vận tải; chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên

quan, các tỉnh, thành phố và các doanh nghiệp thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao năng lực và chất lượng dịch vụ vận tải, xếp dỡ; đẩy mạnh vận tải đa phương thức, vận tải khách công cộng ở các thành phố và vận tải khách liên tỉnh.

- Xây dựng và thực hiện chiến lược cạnh tranh vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải toàn ngành.

- Ban hành cơ chế giá hợp lý; kiến nghị Chính phủ có chính sách giãn nợ và giảm lãi suất tiền vay ngân hàng cho các doanh nghiệp hoạt động vận tải.

4. Công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông và giảm ùn tắc giao thông - Xây dựng và triển khai kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị 18-CT/TW ngày

04/9/2012 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông; Kế hoạch triển khai Chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 trong toàn ngành GTVT.

- Nâng cao năng lực hiệu quả quản lý nhà nước trong các công tác: chỉ đạo, điều hành; xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật; xây dựng cơ chế, chính sách; nâng cao trách nhiệm cá nhân của người làm công tác bảo đảm trật tự ATGT; thực hiện tốt công tác quy hoạch GTVT; tăng cường kiểm tra, giám sát công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe, đăng kiểm phương tiện giao thông, bằng chứng chỉ chuyên môn.

Page 29: BÁO CÁO TỔNG KẾT CÔNG TÁC NĂM 2012 TRIỂN KHAI NHIỆM …KH2013... · TỔNG KẾT CÔNG TÁC NĂM 2012 Năm 2012, khủng hoảng kinh tế thế giới tiếp tục tác

29

- Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác truyên truyền phổ biến pháp luật về trật tự an toàn giao thông theo các chủ đề trọng tâm: an toàn trong hoạt động vận tải; bảo đảm an toàn giao thông trên các công trình thi công; an toàn giao thông đường ngang đường sắt; người đi đò mặc áo phao; bảo vệ hành lang an toàn giao thông.

- Tập trung hoàn thiện và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về bảo đảm TTATGT: Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông hàng không; hàng hải, đường thủy nội địa; đường bộ và đường sắt để hướng dẫn Luật xử lý vi phạm hành chính.

- Tăng cường phối hợp với lực lượng chức năng thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm quy định về trật tự an toàn giao thông.

- Tiếp tục triển khai các giải pháp đồng bộ để giảm ùn tắc giao thông tại các thành phố lớn.

5. Công tác tổ chức cán bộ, đào tạo nguồn nhân lực - Kiện toàn tổ chức bộ máy hành chính của Bộ (Bộ, các Cục, Tổng cục) theo

hướng quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và có cơ cấu tổ chức phù hợp với nhiệm vụ được giao.

- Hoàn chỉnh quy hoạch cán bộ; bố trí, sử dụng hợp lý đội ngũ cán bộ; nâng cao chất lượng cán bộ, công chức của Bộ.

- Tăng cường triển khai các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực của ngành; thực hiện hiệu quả Chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo, triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục, đào tạo.

6. Công tác cải cách hành chính - Đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 32/CT-TTg ngày 07/12/2012 của Thủ tướng

Chính phủ về loại bỏ những rào cản và hoàn thiện cơ chế, chính sách để nâng cao hiệu quả đầu tư.

- Tiếp tục triển khai chương trình hành động của Chính phủ về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước, ban hành và chỉ đạo thực hiện Chương trình cải cách hành chính giai đoạn 2011-2020 của Bộ.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các thủ tục hành chính; đồng thời tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung, loại bỏ các thủ tục hành chính không cần thiết để đảm bảo tính thống nhất, chặt chẽ, tránh trùng lặp, chồng chéo, tuân thủ thực hiện đơn giản, tiện lợi. Công bố, công khai, minh bạch đầy đủ, kịp thời thông tin, thủ tục hành chính đến các cơ quan, đơn vị, tổ chức, người dân... - Hoàn thiện việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 theo Quyết định số 118/2009/QĐ-TTg ngày 30/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ tại các cơ quan, đơn vị của Bộ. Đồng thời tiếp tục tiến hành áp dụng cơ chế một cửa trong quản lý nhà nước của ngành.

7. Công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước: - Triển khai thực hiện Kết luận số 50-KL/TW ngày 29/10/2012 của Ban Chấp

hành Trung ương Đảng về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước; Nghị định số 99/2012/NĐ-CP ngày 15/11/2012 của Chính phủ về phân công,

Page 30: BÁO CÁO TỔNG KẾT CÔNG TÁC NĂM 2012 TRIỂN KHAI NHIỆM …KH2013... · TỔNG KẾT CÔNG TÁC NĂM 2012 Năm 2012, khủng hoảng kinh tế thế giới tiếp tục tác

30

phân cấp thực hiện các quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp.

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác cổ phần hóa các doanh nghiệp theo Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011 của Chính phủ.

- Thực hiện giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp theo Quyết định số 224/2006/QĐ-TTg ngày 06/10/2006 của Thủ tướng Chính phủ; thực hiện giám sát đặc biệt và có biện pháp xử lý đối với công ty thành viên hoạt động sản xuất kinh doanh thua lỗ, không có hiệu quả.

- Trong năm 2013, tập trung vào một số nội dung sau: + Trong tháng 01 năm 2013, trình Chính phủ các Nghị định Điều lệ tổ chức và

hoạt động của Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam và các Tổng công ty: Hàng không Việt Nam, Hàng hải Việt Nam, Đường sắt Việt Nam. Trong tháng 02 năm 2013, hoàn thành việc phê duyệt Điều lệ tổ chức, hoạt động của các Tổng công ty thuộc Bộ.

+ Hoàn thành cổ phần hóa 10 Công ty mẹ của các Tổng công ty thuộc Bộ và các doanh nghiệp thuộc các trường theo đúng kế hoạch đã được phê duyệt.

+ Chỉ đạo, triển khai thực hiện tái cơ cấu Tập doàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam và Tổng công ty Hàng hải Việt Nam theo đúng Đề án được phê duyệt.

+ Tổ chức tổng kết, đánh giá hiệu quả việc tổ chức lại doanh nghiệp (chia, tách, hợp nhất, điều chuyển) thời gian qua.

+ Nâng cao chất lượng công tác giám sát, đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

+ Hướng dẫn Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh hoàn thành Đề án chuyển đổi thành doanh nghiệp.

+ Xây dựng, trình Bộ trưởng ký quyết định ban hành Quy chế Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp

8. Công tác khoa học công nghệ - Xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ trọng

điểm cấp nhà nước trong nghiên cứu cơ bản, đặc biệt là các lĩnh vực có nhu cầu và tiềm năng phát triển; thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ khoa học và công nghệ trọng điểm phục vụ quốc phòng, an ninh, ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển kinh tế biển, chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

- Tiếp tục nghiên cứu áp dụng công nghệ mới trong xây dựng công trình ngầm, xử lý nền đất yếu, công trình cầu vượt sông lớn, mặt đường cấp cao; nghiên cứu sử dụng vật liệu mới trong xây dựng đường giao thông phù hợp với điều kiện Việt Nam. Xây dựng, điều chỉnh, bổ sung, chuyển đổi quy trình, tiêu chuẩn kỹ thuật, các định mức trong xây dựng cơ bản ngành giao thông vận tải phục vụ công tác quản lý của Bộ Giao thông vận tải.

- Tiếp tục nghiên cứu ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn hệ thống ITS, nghiên cứu định hướng công nghệ cơ bản áp dụng chung cho hệ thống ITS trên các tuyến đường cao tốc trong cả nước và các thành phố lớn để phục vụ công tác quản lý, điều hành giao thông của Bộ Giao thông vận tải trong lĩnh vực đường bộ và đảm bảo an toàn giao thông trong quá trình khai thác.

Page 31: BÁO CÁO TỔNG KẾT CÔNG TÁC NĂM 2012 TRIỂN KHAI NHIỆM …KH2013... · TỔNG KẾT CÔNG TÁC NĂM 2012 Năm 2012, khủng hoảng kinh tế thế giới tiếp tục tác

31

- Tăng cường công tác quản lý kiểm tra đánh giá hiệu quả của hoạt động khoa học công nghệ sử dụng vốn ngân sách nhà nước theo Quy chế quản lý các đề tài, dự án khoa học công nghệ, quản lý tiêu chuẩn, qui chuẩn kỹ thuật.

9. Công tác bảo vệ môi trường; phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu

- Tiếp tục tổ chức triển khai các đề án, kế hoạch hành động đã được Chính phủ và Bộ phê duyệt bao gồm:

+ Đề án “Kiểm soát ô nhiễm môi trường trong hoạt động giao thông vận tải” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 855/QĐ-TTg ngày 06/6/2011;

+ Đề án “Kiểm soát khí thải xe mô tô, xe gắn máy tham gia giao thông tại các tỉnh, thành phố lớn” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 909/QĐ-TTg ngày 17/6/2010;

+ Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2012-2015 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1427/QĐ- TTg ngày 02/10/2012.

+ Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2012-2015 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1183/QĐ-TTg ngày 30/8/2012;

+ Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của Bộ Giao thông vận tải giai đoạn 2011 - 2015 được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phê duyệt tại Quyết định số 199/QĐ-BGTVT ngày 26/01/2011.

- Hoàn thiện cơ sở pháp lý làm cơ sở triển khai lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối với xe ô tô, xe mô tô hai bánh sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 49/2011/QĐ-TTg ngày 01/9/2011.

- Chỉ đạo các đơn vị xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực GTVT; kiểm tra việc triển khai thực hiện và thi hành các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường GTVT.

- Tiếp tục triển khai Luật Người khuyết tật, Luật Người cao tuổi trong lĩnh vực giao thông vận tải.

10. Công tác hợp tác quốc tế - Trình Chính phủ về việc đàm phán, ký 15 điều ước quốc tế trong lĩnh vực

GTVT; đề xuất gia nhập 4 điều ước quốc tế danh nghĩa Chính phủ, 2 điều ước quốc tế danh nghĩa Nhà nước; ký 3 thỏa thuận quốc tế trong lĩnh vực GTVT. Bên cạnh đó sẽ đẩy mạnh hơn nữa việc thực hiện các cam kết quốc tế trong lĩnh vực giao thông vận tải để phát huy các hiệu quả của điều ước quốc tế trong lĩnh vực GTVT mà Việt Nam đã tham gia. - Tiếp tục chú trọng duy trì và mở rộng mối quan hệ hợp tác giao thông vận tải song phương với các nước láng giềng truyền thống như Lào, Cămpuchia, Trung Quốc ; xây dựng và triển khai các kế hoạch cụ thể hợp tác giao thông vận tải với các đối tác quan trọng như với Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, EU, Nga. Tham gia sâu hơn vào hoạt động của các tổ chức quốc tế như Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO), Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) trong đó tính đến phương án cử cán bộ giỏi của ngành

Page 32: BÁO CÁO TỔNG KẾT CÔNG TÁC NĂM 2012 TRIỂN KHAI NHIỆM …KH2013... · TỔNG KẾT CÔNG TÁC NĂM 2012 Năm 2012, khủng hoảng kinh tế thế giới tiếp tục tác

32

làm việc tại các tổ chức quốc tế này cũng như cử cán bộ của Bộ thường trú tại các nước để theo dõi thường xuyên về các hoạt động của tổ chức ICAO, IMO. - Đẩy mạnh thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng như các nguồn ODA và nguồn vốn vay kém ưu đãi (OCR, IBRD...). Bên cạnh đó, Bộ GTVT sẽ tập trung nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế để thu hút nguồn lực mới không chỉ về tài chính mà còn về khoa học công nghệ, phát triển nguồn nhân lực, mở rộng thị trường.... để góp phần thực hiện thành công một trong ba khâu đột phá đột phá chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011 – 2020 đó là xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, với một số công trình hiện đại, tập trung vào hệ thống giao thông và hạ tầng đô thị lớn.

11. Về công tác thanh tra, kiểm tra và phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra hành chính và chuyên ngành GTVT về các mặt: chất lượng công trình giao thông; an toàn thi công, an toàn lao động; chấp hành các điều kiện kinh doanh của các doanh nghiệp vận tải; công tác đào tạo, sát hạch lái xe cơ giới đường bộ tại các cơ sở đào tạo, đặc biệt là lái xe khách và xe tải nặng; chống tiêu cực trong công tác đăng ký, đăng kiểm phương tiện.

- Hoàn thiện Nghị định thay thế Nghị định số 136/2004/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động thanh tra chuyên ngành GTVT để trình Chính phủ phê duyệt; xây dựng các Thông tư liên quan đến công tác tổ chức và hoạt động của lực lượng Thanh tra chuyên ngành GTVT sau khi Chính phủ ban hành Nghị định về tổ chức và hoạt động thanh tra chuyên ngành GTVT; tổ chức sắp xếp ổn định lực lượng thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ GTVT.

- Xây dựng, ban hành và triển khai thực hiện các Đề án : “Đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động thanh tra của Bộ GTVT”, Đề án “Nâng cao năng lực, hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng trong ngành giao thông vận tải” ; xây dựng và ban hành các quy định về trình tự, nội dung tiến hành các cuộc thanh tra có đặc thù riêng: Thanh tra công tác đầu tư XDCB, thanh tra tài chính, các lĩnh vực thanh tra chuyên ngành … đế áp dụng chung trong hoạt động thanh tra GTVT.

- Hướng dẫn đôn đốc các đơn vị thuộc Bộ xác định các chỉ tiêu tiết kiệm cụ thể trong từng lĩnh vực và báo cáo thường xuyên kết quả thực hiện.

- Các tổ chức Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể các cấp tiếp tục đẩy mạnh thực hiện học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; thực hiện nghiêm túc, quyết liệt Nghị quyết, Kết luận của các Hội nghị Trung ương lần thứ 4, thứ 5, thứ 6 - Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XI.

12. Về bảo đảm việc làm, đời sống; công tác xã hội và tổ chức các phong trào thi đua: Tiếp tục thực hiện các giải pháp bảo đảm việc làm, nâng cao đời sống mọi mặt cho người lao động toàn ngành. Tích cực tham gia các hoạt động xã hội. Phát động và tổ chức tốt các phong trào thi đua thiết thực để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như nâng cao hiệu quả, hiệu lực của các cơ quan hành chính.

III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỚI QUỐC HỘI, CHÍNH PHỦ, THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VÀ CÁC BỘ, NGÀNH

Page 33: BÁO CÁO TỔNG KẾT CÔNG TÁC NĂM 2012 TRIỂN KHAI NHIỆM …KH2013... · TỔNG KẾT CÔNG TÁC NĂM 2012 Năm 2012, khủng hoảng kinh tế thế giới tiếp tục tác

33

Thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước đến năm 2020 và Nghị quyết 13-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng về phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020, nhiệm vụ của ngành GTVT rất nặng nề. Để thực hiện được mục tiêu đòi hỏi nguồn lực rất lớn, trong khi đó nguồn NSNN hàng năm phân bổ cho ngành GTVT rất hạn chế. Bộ GTVT đề nghị Quốc hội, Chính phủ và các Bộ, ngành quan tâm nghiên cứu để có được một số giải pháp cụ thể về thể chế, chính sách cũng như tạo nguồn lực giúp Bộ GTVT hoàn thành được nhiệm vụ, cụ thể:

1. Giao các Bộ, ngành liên quan sớm hoàn chỉnh các thể chế, chính sách về đầu tư, như ban hành Luật đất đai sửa đổi; hoàn chỉnh thể chế về đầu tư PPP, BOT, sửa đổi Thông tư 90/2004/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ;...

2. Bố trí ngân sách hàng năm cho Bộ GTVT đủ để đối ứng các dự án ODA và tham gia các dự án PPP, BOT; giao Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính phối hợp, giúp đỡ Bộ GTVT phát hành trái phiếu mở rộng Quốc lộ 1 và nâng cấp Quốc lộ 14.

3. Chỉ đạo các Bộ, ngành sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các thể chế chính sách về sắp xếp đổi mới doanh nghiệp; có biện pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp nhà nước thực hiện có hiệu quả tái cơ cấu sau khi đề án được phê duyệt.

4. Tiếp tục chỉ đạo các Bộ, ngành hoàn thành tái cơ cấu Vinashin và Vinalines theo đúng tiến độ và mục tiêu.

5. Xem xét việc giảm mức thuế GTGT từ 10% xuống 5% đối với vận tải biển nội địa.

6. Chỉ đạo các địa phương tích cực thực hiện công tác giải phóng mặt bằng để bảo đảm tiến độ, chất lượng xây dựng công trình giao thông. Chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương, đặc biệt là Bộ Tài chính, UBND thành phố Hồ Chí Minh đẩy nhanh tiến độ thực hiện quy hoạch di dời các cảng biển trên sông Sài Gòn và nhà máy đóng tàu Ba Son. Trong đó, Bộ Tài chính cho ứng vốn, bố trí vốn để tập hoàn thành cơ sở hạ tầng kết nối kết nối các cảng phục vụ di dời (tuyến đường D3 vào cảng Hiệp Phước, đường liên cảng Cái Mép - Thị Vải); UBND thành phố Hồ Chí Minh hoàn thành quy hoạch chi tiết khu vực di dời, chuyển đổi công năng.

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI