27
1 BY TTRƢỜNG ĐẠI HC Y HÀ NI S: /BC - ĐHYHN CNG HÒA XÃ HI CHNGHĨA VIỆT NAM Độc l p - T do - Hnh phúc ăm 2014 DTHO BÁO CÁO Tổng kết công tác năm học 2013 - 2014 và phƣơng hƣớng hoạt động năm học 2014 - 2015 A. TỔNG KẾT CÔNG TÁC NĂM HỌC 2013 - 2014 I. TÌNH HÌNH CHUNG VT CHC VÀ NHÂN LC Tính đến tháng 9/2014, cơ cấu tổ chức của Trường gồm: - 06 đơn vị có tài khon và con du riêng: 1) Bnh vi ện Đại hc Y Hà Ni, 2) Vi ện Đào tạo Răng Hàm Mặt, 3) Vi ện Đào tạo Y hc dphòng và Y tế công c ng, 4) Vi ện Đái tháo đường và Ri lon chuyn hóa, 5) Trung tâm Đào tạo Dch vtheo nhu c u xã hi, 6) Trung tâm Ki m chun chất lượng xét nghi m y hc; - 3 Khoa: Khoa Y hc c truyn, Khoa Điều dưỡng - Hộ sinh, Khoa Kthut y hc; - 21 Phòng, Ban 07 Trung tâm khác; - 20 Bộ môn Khoa học cơ bản và Y học cơ sở; - 22 Bộ môn Y học lâm sàng. II. CÁC KẾT QUẢ CHỦ YẾU ĐÃ ĐẠT ĐƢỢC 1. CÔNG TÁC CHÍNH TRTƢ TƢỞNG Nhà trường thực hiện tốt qui chế dân chủ cơ sở, luôn quan tâm gi gìn ổn định chính trị, đoàn kết nội bộ, không ngừng bồi dưỡng nâng cao nhận thức, bn lĩnh chính trị cho CBVC, hc viên và sinh viên. Công tác chính trị tư tưởng được gắn liền với việc tăng cường học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng và pháp lut ca Nhà nước; truyn thng c a đất nước, của ngành y tế và của Trường. Nhà trường thường xuyên tiến hành các hoạt động thiết thực kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, của ngành, ca Trường. Tổ chức tốt tuần sinh hoạt đầu khóa cho sinh viên với nội dung thi ết thc, đảm bảo những yêu cầu của BGiáo dục và Đào tạo (BGD&ĐT), coi trọng giáo dục y đức trong sinh viên. Thường xuyên quán tri t tinh thn thc hành ti ết ki m, chng lãng phí.

DỰ THẢO BÁO CÁO Tổng kết công tác năm học 2013 2014 và ...hmu.edu.vn/images/2014/09/Du thao BC tong ket nam hoc DHYHN 2013-2014 14923.pdf · hoạt động giảng

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

1

BỘ Y TẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

Số: /BC - ĐHYHN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ăm 2014

DỰ THẢO BÁO CÁO

Tổng kết công tác năm học 2013 - 2014

và phƣơng hƣớng hoạt động năm học 2014 - 2015

A. TỔNG KẾT CÔNG TÁC NĂM HỌC 2013 - 2014

I. TÌNH HÌNH CHUNG VỀ TỔ CHỨC VÀ NHÂN LỰC

Tính đến tháng 9/2014, cơ cấu tổ chức của Trường gồm:

- 06 đơn vị có tài khoản và con dấu riêng: 1) Bệnh viện Đại học Y Hà

Nội, 2) Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt, 3) Viện Đào tạo Y học dự phòng

và Y tế công cộng, 4) Viện Đái tháo đường và Rối loạn chuyển hóa, 5)

Trung tâm Đào tạo Dịch vụ theo nhu cầu xã hội, 6) Trung tâm Kiểm

chuẩn chất lượng xét nghiệm y học;

- 3 Khoa: Khoa Y học cổ truyền, Khoa Điều dưỡng - Hộ sinh, Khoa Kỹ

thuật y học;

- 21 Phòng, Ban và 07 Trung tâm khác;

- 20 Bộ môn Khoa học cơ bản và Y học cơ sở;

- 22 Bộ môn Y học lâm sàng.

II. CÁC KẾT QUẢ CHỦ YẾU ĐÃ ĐẠT ĐƢỢC

1. CÔNG TÁC CHÍNH TRỊ TƢ TƢỞNG

Nhà trường thực hiện tốt qui chế dân chủ cơ sở, luôn quan tâm giữ gìn ổn

định chính trị, đoàn kết nội bộ, không ngừng bồi dưỡng nâng cao nhận thức, bản

lĩnh chính trị cho CBVC, học viên và sinh viên. Công tác chính trị tư tưởng

được gắn liền với việc tăng cường học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh,

đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; truyền thống của đất

nước, của ngành y tế và của Trường.

Nhà trường thường xuyên tiến hành các hoạt động thiết thực kỷ niệm các

ngày lễ lớn của đất nước, của ngành, của Trường. Tổ chức tốt tuần sinh hoạt đầu

khóa cho sinh viên với nội dung thiết thực, đảm bảo những yêu cầu của Bộ Giáo

dục và Đào tạo (BGD&ĐT), coi trọng giáo dục y đức trong sinh viên. Thường

xuyên quán triệt tinh thần thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

2

“Sứ mạng”, "Tầm nhìn" và “Giá trị cốt lõi” đã thực sự được tuyên truyền,

quảng bá rộng rãi, từ đó CBVC, học viên, sinh viên của Trường có thể ý thức

được trách nhiệm của mình trong công tác và học tập, giữ gìn và phát huy truyền

thống vẻ vang, nâng cao uy tín và vị thế của Nhà trường.

2. CÔNG TÁC ĐÀO TẠO

2.1. Đào tạo Đại học

2.1.1. Quy mô, chƣơng trình đào tạo và tuyển sinh

Biểu đồ 1: Quy mô đào tạo trong 3 năm gần đây

Quy mô đào tạo của Trường ổn định trong những năm gần đây. Nhà

trường đã tuyển sinh và đào tạo ngành mới cử nhân chuyên ngành Dinh dưỡng

và hệ văn bằng 2 hệ Bác sỹ Y học dự phòng.

Tổ chức tốt công tác lượng giá sinh viên, tỷ lệ tốt nghiệp đạt tỷ lệ 92,6%.

Bảng 1: Tỷ lệ xếp loại sinh viên tốt nghiệp

Xếp loại

Bác sỹ Y khoa Cử nhân

Số lượng SV % Số lượng SV %

Giỏi 72 12,7 5 2,7

Khá 412 72,4 128 69,2

0

1000

2000

3000

4000

5000

6000

7000

8000

Hệ Chính quy Hệ VHVL Hệ ĐTLT Hệ VB 2 Tổng

5412

966

263

0

6641

5275

1007

388

0

6670

5502

1352

466

51

7371

2011-2012

2012-2013

2013-2014

3

Trung bình khá 85 14,9 52 28,1

Công tác tuyển sinh sinh được tổ chức theo đúng qui chế, an toàn, không

có sai sót:

Bảng 2: Công tác tuyển sinh đại học năm học 2013- 2014

TT Tên ngành Chỉ

tiêu

Điểm

chuẩn

Trúng

tuyển

Nhập

học Tỷ lệ %

1 BS Đa khoa 550 27,5 664 625 113,6

2 BS Y học Cổ truyền 50 25,0 58 46 92

3 BS Răng Hàm Mặt 100 27,0 122 102 102

4 BS Y học Dự phòng 100 22,5 178 102 102

5 CN Điều dưỡng 100 24,0 156 93 93

6 CN Kỹ thuật Y học 50 25,0 115 49 98

7 CN Y tế Công cộng 50 22,0 87 28 56

8 CN Dinh dưỡng 50 20,0 64 45 90

Tổng cộng 1050 4 1090 103,8

2.1.2. Tài liệu, phƣơng pháp giảng dạy

Nhà trường đã xây dựng chương trình chi tiết đào tạo Cử nhân Dinh

dưỡng và Bác sỹ Răng Hàm Mặt, hoàn thiện và cập nhật chương trình chi tiết và

đề cương bài giảng chương trình đào tạo hệ Cử nhân Điều dưỡng tiên tiến.

Thẩm định xong khung chương trình đào tạo của các Trường Đại học

Thành Đô, Cao đẳng Y tế Thái Bình, Cao đẳng Y tế Bạch Mai, Đại học Cộng

đồng Đồng Nai, Đại học Chu Văn An.

Đã hoàn tất mở mã ngành đào tạo Cử nhân Khúc xạ và đang chờ Bộ

Giaops dực và Đào tạo phê duyệt. Dự kiến tuyển sinh năm 2015.

2.2. Đào tạo Sau đại học

2.2.1. Chƣơng trình, kế hoạch đào tạo và tuyển sinh

4

Bảng 3: Quy mô đào tạo Sau đại học trong 2 năm gần đây

TT Học viên 2012 - 2013 2013 - 2014

1. BS Chuyên khoa I 1.293 1035

2. BS Chuyên khoa II 218 203

3. BS Nội trú 293 287

4. Cao học 648 825

5. Nghiên cứu sinh 329 460

Tổng số 2781 2810

Ngoài ra, Nhà trường đang quản lý 10 lớp tại các địa phương, như Ninh

Bình, Quảng Ninh, Phú Thọ và Hải Dương. Bên cạnh đó một số địa phương đã

đề nghị Nhà trường mở lớp đào tạo như BV Phong Da liễu Quy Hoà, Thái

Nguyên, Nghệ An, Thanh Hoá.

2.3. Công tác Khảo thí và Đảm bảo chất lƣợng giáo dục

Trong năm học vừa qua, Trung tâm Khảo thí và Đảm bảo chất lượng giáo

dục đã tích cực triển khai, thực hiện nhiều hoạt động theo Đề án thành lập Trung

tâm và các hoạt động khác theo sự phân công của Nhà trường một cách có hiệu

quả, góp phần giữ vững và nâng cao chất lượng đào tạo của Trường.

2.3.1. Về hoạt động Khảo thí

Trung tâm đã xây dựng và triển khai đến tất cả các Bộ môn trong toàn

Trường kế hoạch Khảo thí Đại học cho các môn lý thuyết theo lộ trình từ năm

2010 - 2014.

Xây dựng đề thi, nhân bản đề thi, giám sát thi, chấm thi bằng máy chuyên

dụng cho 37.424 lượt với 38 bộ môn và 68 môn thi. Tổ chức thi trắc nghiệm trên

máy tính cho 9.144 lượt sv/hv với 25 bộ môn và 40 môn thi.

2.3.2. Về hoạt động Đảm bảo chất lƣợng

Trung tâm đã tổ chức lấy ý kiến phản hồi của sinh viên và học viên về

hoạt động giảng dạy lý thuyết của học viên. Đã thu nhận phản hồi bài giảng lý

thuyết của 454 giảng viên của 53 bộ môn/khoa. Tiếp tục các hoạt động đảm bảo

chất lượng khác như bình chọn giảng viên được sinh viên yêu thích, phản hồi

thực hành cộng đồng, phản hồi môn học.

Tham gia xây dựng 05 quy trình theo Hệ thống quản lý chất lượng theo

tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008.

5

Lập kế hoạch đánh giá chương trình tiên tiến đào tạo củ nhân điều dưỡng

của Nhà trường theo tiêu chuẩn AUN.

3. CÔNG TÁC KHOA HỌC CÔNG NGHỆ

Công tác quản lý giám sát tiến độ đề tài các cấp được thực hiện tốt nên đã

kịp thời tổ chức nghiệm thu các đề tài, dự án kết thúc.

Biểu đồ 2: Số lượng các đề tài NCKH do Trường quản lý trong 3 năm gần

đây

Để tăng cường nguồn kinh phí cho nghiên cứu khoa học, các cán bộ của

Nhà trường đã đăng ký 27 đề xuất đề tài cấp Bộ năm 2014 và 04 đề tài cấp Nhà

nước. Ngoài ra, Trường còn tìm kiếm các nguồn kinh phí NCKH bằng các dạng

hợp đồng trong và ngoài kế hoạch, vận động và đăng ký đề tài các cấp bổ sung

trong năm 2013. Năm 2013 Bộ Y tế không dành kinh phí cho đề tài NCKH cấp

cơ sở, trường đã dành 200 triệu từ nguồn tự cân đối ngân sách cho hoạt động

NCKH.

Trung tâm nghiên cứu Gen-Protein tiếp tục phát triển vững mạnh, là thế

mạnh về khoa học - công nghệ của Nhà trường. Trung tâm hiện đang triển khai

03 đề tài cấp Nhà nước, 03 đề tài cấp Bộ.

Tạp chí Nghiên cứu Y học được đánh giá là một trong những tạp chí Y

học hàng đầu Việt Nam, đã có nhiều thay đổi quan trọng nhằm từng bước đưa

Tạp chí hội nhập quốc tế. Tính đến tháng 9/2014, Tạp chí Nghiên cứu Y học đã

xuất bản được 7 số, đăng tải 140 bài báo của các cán bộ ngành y tế, trong đó có

cán bộ của Nhà trường.

0

10

20

30

40

50

60

70

80

90

100

Cấp Nhà nước Cấp Bộ Cấp cơ sở NAFOSTED

4

17

71

7 6

18

35

4 8

16

92

4

2011-2012

2012-2013

2013-2014

6

Nhà trường cũng đã tổ chức và tham gia xuất bản Tạp chí Y Dược Việt

Nam bằng tiếng Anh với 4 số được đăng và 40 bài báo.

4. CÔNG TÁC HỢP TÁC QUỐC TẾ

Tính đến tháng 9/2014 Nhà trường đã đón tiếp 190 đoàn khách quốc tế

thuộc hơn 28 nước; 356 lượt khách đến thăm, trao đổi hợp tác, giảng dạy và học

tập tại Trường.

Bảng 4: Số lượng sinh viên trao đổi học tâp và thực tập của Nhà trường

Pháp

Thuỵ

Điển Úc Nhật

Thái

Lan

Hàn

Quốc

Singapore Đan

Mạch

Đức

SV đến

Trường

thực tập

110 60 30 10 0 0 5 4 3

SV Nhà

trường đi

thực tập

3 2 19 4 10 6 0 0 0

Tiếp tục triển khai và ký kết mới các chương trình và dự án Hợp tác quốc

tế về đào tạo, nghiên cứu, trao đổi giảng viên, sinh viên với các đối tác. Tiếp tục

triển khai các hoạt động của phân khoa Pháp ngữ chuyên ngành y kết hợp với tổ

chức các trường đại học khối Pháp ngữ. Hợp tác với trường Đại học Y và Bệnh

viện trường Đại học của Cộng hòa Pháp tổ chức các khóa đào tạo sau đại học

DIU, DU về giải phẫu bệnh và phẫu thuật tạo hình.

Kết hợp với các dự án HTQT tổ chức các hội thảo, hội nghị quốc tế với sự

tham gia của nhiều khách Quốc tế như: Hội thảo Nhi khoa Pháp Việt, Hội thảo

Đạo đức nghiên cứu y học, Hội thảo về HIV/AIDS, Hội nghị Sản - Phụ khoa…

Thực hiện các hoạt động triển khai dự án Bệnh viện Đại học Y Hà Nội do

Pháp tài trợ.

Phối hợp với phòng QL. KHCN tổ chức xét duyệt và phong tặng danh

hiệu giáo sư danh dự cho các giáo sư nước ngoài đã có nhiều cống hiến cho

Trường.

5. CÔNG TÁC TỔ CHỨC CÁN BỘ VÀ THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH

Trong năm học vừa qua, Công tác tuyển dụng viên chức và hợp đồng lao

động: thực hiện đúng quy trình, theo quy định của pháp luật, đã làm thủ tục tiếp

nhận 17 viên chức bằng hình thức xét tuyển đặc cách, tuyển mới 40 hợp đồng

lao động.

7

Làm thủ tục nghỉ hưu 29 viên chức, chấm dứt hợp đồng làm việc 06 viên

chức, tử tuất 01 viên chức, chấm dứt hợp đồng lao động 01 lao động.

Lập hồ sơ trình Bộ Y tế kéo dài thời gian công tác đối với 53 giáo sư, phó

giáo sư đến và quá tuổi nghỉ hưu theo quy định của Nghị định 71/2000/NĐ-CP;

Quyết định cho 41 nữ CBVC nghỉ thai sản và 05 viên chức đi làm trước

thời hạn nghỉ thai sản.

Nâng bậc lương trước thời hạn đối với 143 viên chức, nâng bậc lương

thường xuyên đối với 294 viên chức và nhân viên hợp đồng, tăng phụ cấp thâm

niên vượt khung đối với 70 viên chức; nâng bậc lương và tăng phụ cấp thâm

niên nhà giáo đối với 18 viên chức đã có thông báo nghỉ hưu.

Điều chỉnh phụ cấp chức vụ 20 CBVC được bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo,

quản lý; 41 CBVC được hưởng chế độ độc hại lần đầu.

Thay đổi chức danh nghề nghiệp của 27 viên chức, trình Bộ Y tế nâng

ngạch 02 viên chức đã có thông báo nghỉ hưu và nâng lương 01 viên chức có

thời gian đi chuyên gia y tế ở nước ngoài.

Công tác Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế: đăng ký và cấp đầy đủ thẻ

BHYT năm 2014 cho CBVC và người lao động; làm thủ tục cấp mới 54 thẻ, cấp

đổi 15 thẻ; xác nhận thời gian tham gia BHXH 242 lao động; cấp mới 81 sổ

BHXH; dự toán và quyết toán kinh phí đóng BHXH, BHYT, BHTN từng quý

kịp thời; điều chỉnh tăng, giảm lương và phụ cấp lương 1736 lượt lao động.

Giải quyết đầy đủ, kịp thời thủ tục cho CBVC đi công tác, học tập ở nước

ngoài và trong nước: 335 lượt CBVC đi công tác nước ngoài ngắn hạn, 35 lượt

CBVC đi học tập nước ngoài dài hạn và 50 CBVC đi học tập, bồi dưỡng chuyên

môn nghiệp vụ trong nước.

Phối hợp với Phòng Tài chính kế toán thực hiện chế độ, chính sách khác

đối với người lao động theo quy định của Nhà nước và quy chế chi tiêu nội bộ

của Nhà trường.

Thực hiện tốt công tác Bảo vệ chính trị nội bộ, công tác Quốc phòng toàn

dân và công tác Dân quân tự vệ.

6. CÔNG TÁC HÀNH CHÍNH TỔNG HỢP

Công tác hành chính tổng hợp từng bước được nâng cao và hoàn thiện

hơn nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo Nhà trường

cũng như hoạt động kiểm tra, giám sát thực hiện kế hoạch của các đơn vị.

Công tác tổng hợp, thống kê, báo cáo được thực hiện tốt, đáp ứng kịp thời

các yêu cầu về các văn bản báo cáo của các cơ quan cấp trên. Thực hiện tốt công

8

tác thư kí các cuộc họp, truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Ban Giám hiệu tới các đơn

vị qua Thông báo kết luận, Thư công tác…

Xây dựng và ban hành Kế hoạch hoạt động chủ yếu trong năm của

Trường, giúp các đơn vị chủ động trong việc xây dựng kế hoạch công tác, bố trí

được nguồn lực hợp lý đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Lịch tuần của Trường được đăng đều đặn trên website, thuận lợi cho các

đơn vị, cá nhân cập nhật các hoạt động chính trong tuần một cách kịp thời.

Công tác văn thư lưu trữ, thông tin liên lạc cũng từng bước được củng cố.

Quy trình luân chuyển văn bản trong và ngoài Trường, công văn trình ký Ban

Giám hiệu đã đi vào nề nếp, được quản lý chặt chẽ và đôn đốc thực hiện kịp

thời.

Các hoạt động lễ tân, khánh tiết, đối ngoại trong nước, bảo mật được thực

hiện tốt.

Việc bố trí, sắp sếp hệ thống kho lưu trữ chung của Nhà trường đạt yêu

cầu theo quy định đang được hoàn thiện và đưa vào sử dụng, phục vụ nhu cầu

tra cứu tài liệu lưu trữ của các đơn vị và các nhân cán bộ viên chức nhà trường.

05 quy trình của công tác hành chính tổng hợp được xây dựng và đạt tiêu

chuẩn theo Hệ thống quản lý chất lượng tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008.

Công tác Thi đua - Khen thưởng được thực hiện tốt. Trường đã biên tập

cuốn sách “Hệ thống các văn bản về công tác Thi đua - Khen thưởng, áp dụng

tại Trường Đại học Y Hà Nội”, là cuốn sách tập hợp các văn bản hướng dẫn

thực hiện công tác TĐKT của cấp trên và của Trường, giúp các đơn vị và cá

nhân thuận tiện trong việc tra cứu và thực hiện. Ngoài ra, Phòng HCTH đã viết

quy trình xử lý hồ sơ thi đua khen thưởng được Hiệu trưởng phê duyệt thực hiện

và được Tổng cục quản lý chất lượng chứng nhận đạt TCVN ISO 9001:2008.

Năm học vừa qua đã có 417 CBVC được tặng thưởng danh hiệu CSTĐ

cấp cơ sở, 62 tập thể và cá nhân được tặng Giấy khen của Hiệu trưởng; 86 đơn

vị được tặng danh hiệu Tập thể Lao động xuất sắc, 14 CBVC được tặng danh

hiệu Chiến sỹ thi đua cấp Bộ, 51 tập thể và cá nhân được tặng thưởng Bằng

khen của Bộ Y tế; 20 cá nhân được phong tặng danh hiệu Thầy thuốc Nhân và

Thầy thuốc Ưu tú; 05 CBVC được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng

Ba.

7. CÔNG TÁC TÀI CHÍNH

Tổ chức công tác kế toán của Trường 3 cấp đã ổn định và đang phát huy hiệu

quả tốt, công tác lập dự toán và quyết toán ngân sách hàng năm kịp thời, chất

lượng. Hệ thống cơ chế tài chính được xây dựng đồng bộ, Nhà trường đã xây

9

dựng và ban hành 6 quy trình ISO về quản lý tài chính thống nhất thực hiện

trong toàn trường. Quy chế chi tiêu nội bộ hàng năm được rà soát sửa đổi, bổ

sung kịp thời, công tác thanh toán đã chuẩn hóa hệ thống mẫu biểu chứng từ và

thực hiện thanh toán kịp thời quy trình thanh toán ISO.

Công tác chi đầu tư phát triển, trong năm đã cân đối đảm bảo nguồn kinh phí để

thanh toán cho công trình xây dựng Ký túc xá 15 tầng và cơ bản đã chi trả xong

tiền đề bù GPMB dự án xây dựng Bệnh viện cơ sở 2 tại quận Hoàng Mai.

Tình hình thực hiện dự toán NSNN của các đơn vị cụ thể như sau:

Bảng 5: Tình hình chung các đơn vị:

Đơn vị: triệu đồng

STT Đơn vị

Thực hiện

năm 2013

Dự kiến

năm 2014

Thu Chi Thu Chi

1 Trường Đại học Y Hà Nội 285.985 228.927 280.183 277.683

2 Viện Đào tạo Răng Hàm mặt 21.875 19.599 19.350 17.296

3 Viện YHDP &YTCC 18.069 15.863 17.150 13.755

4 Viện Đái tháo đường &

RLCH 1.965 1.596 1.758 1.680

5 Bệnh viện ĐHYHN 581.199 484.722 620.497 513.163

6 Trung tâm đào tạo theo NCXH

6.400 6.100 8.052 7.500

Tổng 913.422 756.807 946.990 831.077

Bảng 6: Tình hình thực hiện chi tiết của Nhà trường (đơn vị cấp 3)

STT Nội dung Thực hiện Năm 2013

Dự kiến Năm 2014

A Số thu 285.985 280.183

I Hoạt động thƣờng xuyên 229.156 203.270

1 Ngân sách nhà nƣớc cấp 116.790 114.673

2 Học phí 44.549 44.674

3 Thu hoạt động dịch vụ và thu sự

nghiệp khác. 67.817 43.923

10

II Hoạt động không thƣờng xuyên 56.829 76.913

Ngân sách nhà nước cấp 56.829 76.913

B Số chi: 227.927 277.683

a) Chi thường xuyên: 172.098 200.770

b) Chi không thường xuyên: 56.829 76.913

C Chênh lệch 57.058 2.500

8. CÔNG TÁC CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ QUẢN TRỊ, TRANG THIẾT BỊ

8.1. Về xây dựng cải tạo và quản trị

8.1.1. Các hạng mục đã triển khai

Xây dựng cải tạo nhà A3: Diện tích xây dựng: 1.855 m2 (chưa bao gồm

diện tích cải tạo). Đã xây dựng, cải tạo toàn bộ mặt đứng công trình nhà A3, cải

tạo khu nhà A gồm 2 giảng đường. Diện tích sàn cải tạo toàn bộ khối nhà A là

625m2. Các tầng 1, 2, 3 khu nhà B và C được giữ nguyên hiện trạng và chỉ cải

tạo mặt đứng kiến trúc và nâng thêm 01 tầng bằng các vật liệu nhẹ thành các

phòng làm việc, labo nghiên cứu. Diện tích sàn cải tạo nâng thêm 1 tầng (tầng 4)

là 1.230m2.

Tu bổ và mở rộng cơ sở 48 Tăng Bạt Hổ: Tu bổ công trình hiện trạng: tu

bổ bên trong, mặt đứng công trình.

Cải tạo mở rộng cơ sở thực tập thực hành khoa điều dưỡng và nữ hộ sinh,

viện đào tạo y học dự phòng và y tế công cộng: Diện tích sàn xây dựng: 3000

m2

Xây dựng mở rộng cơ sở thực tập, labo thực hành Viện đào tạo Răng Hàm

Mặt: Diện tích sàn xây dựng: 3000 m2

Cải tạo nội thất các bộ môn y học cơ sở, y học cơ bản và khoa điều dưỡng

hộ sinh (bên trong nhà A3): Cải tạo, nâng cấp toàn bộ cơ sở đào tạo, labo thực

tập, thực hành cho câc bộ môn: Vi sinh, Sinh học di truyền, Mô phôi thai, Toán

tin, Giáo dục quốc phòng…

Dự án xây dựng, cải tạo và mở rộng nhà A5 ( nguồn quỹ phát triển hoạt

động sự nghiệp của Bệnh viện): Xây dựng khối nhà phía sau thành các phòng

làm việc đáp ứng nhu cầu sử dụng của các bộ môn, bệnh viện, với quy mô 4

tầng, diện tích sàn xây dựng: 2000m2.

11

Dự án Xây dựng, cải tạo, mở rộng nhà KTX E3: Cải tạo mở rộng nhà E3

gồm 2 khối nhà với quy mô 4 tầng, diện tích sàn xây dựng 624m2 và 880m2,

diện tích xây dựng: 163m2 và 218m2

Xây dựng, cải tạo mở rộng nhà A7 thành trung tâm đào tạo dịch vụ theo

yêu cầu xã hội: Diện tích sàn xây dựng 1.800m2

Đã hoàn thành xong hạng mục Cải tạo nhà làm việc Ban 10-80. Đã hoàn

thành xong hạng mục Hành lang cầu nối nhà B4 và khu giảng đường Hồ Đắc Di.

Đã hoàn thành xong hạng mục Hội trường quốc tế nhà A1, bể nước

ngầm, lắp đặt hệ thống đèn sân vườn.

Đã hoàn thành việc đo vẽ hiện trạng với tỷ lệ 1/500 tại Tôn Thất Tùng và

đã được Sở Tài nguyên và Môi trường phê duyệt.

Nhà trường đã lập định mức mua và cấp phát văn phòng phẩm, tài sản cố

định và các vật tư cho cá nhân và đơn vị trong toàn trường theo Quy chế Chi

tiêu nội bộ và Nghị định 43 nên đã hạn chế lãng phí và tăng nguồn ngân sách

cho Trường.

8.1.2. Các hạng mục đang tiếp tục triển khai

Dự án Xây dựng nhà KTX 15 tầng: Xây dựng khối nhà ở ký túc xá sinh

viên cao 15 tầng đáp ứng cho khoảng 2500 sinh viên, với diện tích khu đất:

7.700m2, diện tích xây dựng: 1.900m2, tổng diện tích sàn xây dựng: 26.300 m2

và chiều cao công trình: 15 tầng nổi và 01 tầng hầm.

Đang tiếp tục thực hiện các hạng mục: Cải tạo trạm Y tế ( cơ bản xong),

xây dựng nhà để xe, hàng rào; Sân đường hạ tầng kỹ thuật khu vực cống hóa

mương thoát nước.

Dự án xây dựng viện Đào tạo Răng Hàm Mặt: Đến nay công tác đền bù

giải phóng mặt bằng cho các hộ dân đã cơ bản hoàn thành, số hộ dân đã nhận

được tiền đền bù là 377/386 hộ với số tiền là 99.168.714.156đ, dự kiến trong

tháng 7/2014 Nhà trường sẽ phối hợp với đơn vị tư vấn UDIC cùng với các cấp

chính quyền phường Yên Sở chi trả tiếp cho 07 phương án với số tiền là

1.195.862.053 đồng.

8.2. Về đầu tƣ trang thiết bị

8.2.1. Cung ứng thiết bị

Năm học qua Nhà trường đã hoàn thành đấu thầu các gói thầu đợt 1 cung

cấp thiết bị từ dự án ADB, bổ sung và trang bị mới nhiều thiết bị thực tập cho tất

cả các bộ môn Y học cơ sở, cơ bản và một số bộ môn lâm sàng. Đặc biệt đã bổ

sung và lắp mới thiết bị trình chiếu, âm thanh cho tất cả các Giảng đường chung

12

và tại các Bộ môn trong toàn Trường. Hiện cơ bản đã xây dựng xong danh mục

đợt 2 và đợt 3 để trình Ban Quản lý dự án Bộ Y tế xem xét và tổ chức đấu thầu.

Đã hoàn thành phần việc lắp đặt, nghiệm thu cho các dự án Trung tâm từ

các năm trước tồn tại như Trung tâm Gen-Protein, Trung tâm Kiểm chuẩn

CLXNYH, dự án của Bộ môn Sinh lý bệnh… và bàn giao cho các đơn vị.

8.2.2. Cung ứng vật tƣ tiêu hao, súc vật cho thực tập và thí nghiệm

Việc cung cấp vật tư, súc vật thí nghiệm luôn được đảm bảo tốt cho thực

tập và nghiên cứu khoa học của Nhà trường. Tổng giá trị vật tư tiêu hao, súc vật

thí nghiệm trong năm qua là 3.157 triệu đồng.

Đã phối hợp với các đề tài dự án tổ chức mua sắm vật tư tiêu hao cho các

đề tài đảm bảo chất lượng và đúng quy định dự án, không dự án nào kinh phí

không giải ngân được.

8.2.3. Công tác sửa chữa

Về cơ bản Nhà trường đáp ứng được nhu cầu sửa chữa, bảo dưỡng trang

thiết bị theo yêu cầu của các đơn vị. Đã triển khai bảo trì và chỉnh trang lại toàn

bộ hệ thống máy điều hòa nhiệt độ của Nhà trường

Duy trì và đảm bảo hoạt động cho các phòng thực tập kính hiển vi do

phòng quản lý và ở tại các Bộ môn. Hoàn thành chuyển 02 phòng thực tập kính

hiển vi từ nhà B3 sang nhà A4.

Đã chuẩn bị điều kiện các phòng để tiếp nhận, lắp đặt các thiết bị của dự

án ADB tại các Bộ môn y học cơ sở.

9. HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM DỊCH VỤ TỔNG HỢP

Trung tâm đã làm tốt việc đưa các hoạt động sử dụng giảng đường, hội

trường vào nề nếp, hạn chế được việc bỏ giờ, để trống giảng đường; bố trí, xắp

xếp lịch giảng đường hợp lý và đảm bảo công tác vệ sinh môi trường học đường.

Trung tâm đã tiến hành đặt tên các khu giảng đường theo mô hình mới tiện dụng

dễ nhận biết và khoa học, ngoài ra cũng đang lập phương án nâng cao công

năng, bổ sung và trang bị mới tiện nghi phục vụ giảng đường cũ và mới.

Khai thác sử dụng cơ sở vật chất giảng đường, hội trường, phòng học

ngoài giờ giảng của giảng viên Nhà trường bằng việc ký hợp đồng cho thuê, hợp

đồng liên kết tổ chức đào tạo với trường Trung cấp Y dược Phạm Ngọc Thạch.

Về công tác in ấn phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học: sản lượng in dịch vụ

trong năm học đạt hơn 800 triệu đồng.

Các hoạt động kinh doanh dịch vụ trong năm học 2013- đạt trên 7 tỷ

đồng, cao hơn năm học 2012-2013 khoảng 216 triệu đồng:

13

Bảng 7: Tổng hợp các nguồn thu của TTDVTH

Đơ vị: triệu đồng

TT Dịch vụ khai thác 2012-2013 2013-2014

1 Giảng đường, hội trường, phòng

họp

692,9 462,2

2 Thể thao: sân bóng, nhà thi đấu 1.949,5 1.900,5

3 Nhà xe: ô tô, xe máy, xe đạp 2.913,5 3.095,6

4 Thư quán, ki-ốt, địa điểm 1.367,3 1.380,3

5 In ấn 851,2 425,4

Tổng cộng: 7.047,5 7.264,1

10. CÔNG TÁC QUỐC PHÒNG VÀ GIỮ GÌN AN NINH TRẬT TỰ

Nhà trường luôn quán triệt và thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở, việc

tiếp dân được lãnh đạo Nhà trường thực hiện thường xuyên. Công tác bảo vệ

chính trị nội bộ, quốc phòng và quân sự địa phương được thực hiện nghiêm

chỉnh; an ninh trật tự, an toàn trong Trường về cơ bản được giữ gìn ổn định, kịp

thời phát hiện và ngăn chặn nhiều đối tượng bên ngoài gây mất trật tự trong

khuôn viên Nhà trường.

11. CÔNG TÁC ĐOÀN THỂ VÀ XÃ HỘI

11.1. Công tác Đảng

Đảng ủy luôn luôn giữ được vai trò lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối. Sự

thống nhất cao giữa Đảng ủy, Ban Giám hiệu và các tổ chức đoàn thể tạo thành

khối đoàn kết vững chắc trong Nhà trường.

Duy trì họp Ban Thường vụ, BCH Đảng bộ, Bí thư chi bộ thường kỳ theo

quy định của Điều lệ Đảng. Các chi bộ tiến hành sinh hoạt Đảng thường xuyên

với nội dung sinh hoạt đổi mới, chất lượng ngày càng nâng cao hơn.

14

Xây dựng kế hoạch tăng cường tuyên truyền, hưởng ứng cuộc vận động

học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh giai đoạn từ nay đến năm

2015 của Bộ Chính trị.

Tính đến tháng 8/2014, Đảng bộ có tổng số gần 800 Đảng viên trong đó

có gần 200 đảng viên là học viên sinh hoạt tại 52 chi, đảng bộ trược. Đã kết nạp

mới gần 50 đảng viên, xét công nhận chính thức cho hơn 70 đảng viên; tiếp nhận

đảng viên chuyển đến và làm thủ tục chuyển đi được thực hiện thường xuyên

với tinh thần trách nhiệm cao.

11.2. Công tác Công đoàn và đời sống

Trong năm vừa qua, các phong trào hoạt động công đoàn có nhiều đổi

mới, thiết thực, hiệu quả. Công đoàn đã tổ chức tốt các hoạt động thể thao, văn

nghệ chào mừng các ngày lễ 8/3, 20/10, 26/3 giúp nâng cao sức khoẻ và tinh

thần cho cán bộ đoàn viên công đoàn. Công đoàn đã tổ chức tập huấn cho mạng

lưới tổ trưởng công đoàn, tổ trưởng tổ nữ, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho

đoàn viên công đoàn, tổ chức đều đặn hội nghị khoa học nữ. Ngoài ra, Công

đoàn cũng phối hợp cùng các đơn vị trong toàn Trường đã tổ chức thành công

các hoạt động chào mừng kỷ niệm ngày thành lập Trường và ngày thành lập

Công đoàn.

Công đoàn cùng với chính quyền tổ chức khám sức khoẻ cho CBVC của

Nhà trường, giải quyết đúng chế độ chính sách cho cán bộ nghỉ hưu và các chế

độ khác: trợ cấp khó khăn, hiếu hỉ, thăm, viếng; xét chi hỗ trợ cho đoàn viên

Công đoàn tiền nghỉ hè với mức 700.000 đồng/người. Tổ chức tặng quà cho 936

các cháu nhân ngày Tết Trung thu với số tiền 836 triệu; tuyên dương, trao

thưởng 562 cháu học sinh giỏi là con của CBVC với tổng số tiền là 136 triệu

đồng.

Công đoàn đã tổ chức rà soát lại toàn bộ các dịch vụ trong Trường, điều

chỉnh mức đóng góp cho phù hợp hơn. Đồng thời, Công đoàn đã cùng chính

quyền rà soát và điều chỉnh Quy chế chi tiêu nội bộ, qua đó các vấn đề về chế độ

của cán bộ viên chức được cải thiện rõ rệt. Thu nhập tăng thêm, tiền lương

ABC, tiền chi các ngày lễ tết, tiền trợ cấp ốm đau, hiếu hỷ… đã được xem xét

điều chỉnh. Đặc biệt một số chế độ đối với khối cán bộ quản lý, phục vụ đã được

thực hiện như phụ cấp ngành giáo dục, phụ cấp thâm niên…

11.3. Công tác Hội Cựu chiến binh

Trong năm học vừa qua, Hội đã tổ chức thăm chiến trường xưa để ôn lại

truyền thống , tổ chức các ngày kỷ niệm ôn lại truyền thống của Cựu chiến binh,

ngày kỷ niệm truyền thống như ngày thành lập Quân đội nhân dân 22/12, ngày

Quốc phòng toàn dân, ngày thương binh liệt sĩ 27/7…

15

Hội cũng đã tổ chức thăm hỏi, động viên các cựu chiến binh gặp khó khăn

về kinh tế và sức khỏe các đồng chí là thương bệnh binh, gia đình chính sách,

tạo sự tin tưởng, gắn bó giữa các hội viên.

11.4. Công tác Đoàn Thanh niên và hội sinh viên

Công tác giáo dục chính trị tư tưởng đối với sinh viên luôn là vấn đề quan

tâm hàng đầu của Đảng ủy, Ban Giám hiệu vì vậy Đoàn Thanh niên cùng với

các phòng, ban khác trong Trường thường xuyên tiến hành phổ biến Nghị quyết

của Đảng đến sinh viên dưới các hình thức như: tổ chức sinh hoạt đầu khóa cho

sinh viên trong Trường đầu năm học, giới thiệu Đoàn viên ưu tú đi học lớp nhận

thức về Đảng, học tập Nghị quyết của Đảng, mở các lớp bồi dưỡng cho cán bộ

Đoàn, Hội...

Tổ chức nhiều hoạt động vì môi trường, phòng chống các tệ nạn xã hội, tổ

chức sinh viên nội trú hưởng ứng hoạt động “Giờ trái đất”... Tham gia Hội diễn

Văn nghệ 26/3, Hội khỏe của Thành đoàn Hà Nội, Hội thao toàn Trường. Tổ

chức hiến máu nhân trên xe bus, chương trình hiến máu “Nhựa sống xanh” và

“thứ 5 đỏ”; phong trào tình nguyện “Vì một dân tộc khỏe mạnh và phát triển”

tiếp tục được mở rộng với 09 đoàn tình nguyện đến các địa phương tham gia

khám bệnh, phát thuốc, tư vấn cho hơn 14.000 người dân xây 10 nhà tình nghĩa,

trao quà bằng tiền mặt hơn 500 triệu và tổng kinh phí cho các đợt tình nguyện là

trên 4 tỷ đồng.

Phối hợp với Tổng Cục VI – Bộ Công an, Đài truyền hình Việt Nam thực

hiện phong trào “Vì biển đảo thân yêu” quyên góp ủng hộ đồng bào và các chiến

sĩ ở Huyện đảo Lý Sơn.

12. HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC ĐƠN VỊ CÓ TÀI KHOẢN VÀ CON DẤU RIÊNG

Các đơn vị có tài khoản và con dấu riêng đã đi vào hoạt động ổn định, phát

triển và có những đóng góp đáng kể cho sự phát triển của Nhà trường cả về quy

mô cũng như chất lượng các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, các hoạt

động dịch vụ phục vụ bệnh nhân, phục vụ cộng đồng, từ đó tăng thêm nguồn thu

cho Nhà trường.

12.1. Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Trong năm học vừa qua, Bệnh viện đã triển khai nhiều hoạt động mang lại

hiệu quả cao, các số liệu về hoạt động lâm sàng và cận lâm sàng tăng lên so với

năm trước. Nhiều CBVC ở các bộ môn trong Trường cũng tham gia làm công

tác chuyên môn tại bệnh viện vừa đóng góp thêm nguồn nhân lực trình độ cao

cho bệnh viện vừa góp phần vào sự phát triển chung của Nhà trường.

16

Năm học vừa qua, tổng số bệnh nhân đến khám: 303.532 lượt người (tăng

14%), số bệnh nhân nội trú: 15.019 lượt người (tăng 7.6%). Bệnh viện đã phẫu

thuật: 6257 ca, can thiệp Tim mạch: 1352 ca, tổng số thủ thuật, dịch vụ nội soi:

35.610 ca, tổng số xét nghiệm: 1.365.190 ca.

Bệnh viện đã Đưa vào sử dụng khu cấp cứu. Hoàn thành cải tạo khu vực

phòng mổ hữu trùng, Hoàn thành việc xây hàng rào ngăn cách khu dân cư, Cải

tạo nhà A5, tiếp nhận khu khám sức khỏe cộng đồng, hoàn thành trạm cung cấp

điện 750 KVA. Nhiều khoa phòng của Bệnh viện đang được nâng cấp, cải tạo để

phục vụ cho công tác khám chữa bệnh được tốt hơn như: Phòng mổ hữu trùng;

Khoa Hồi sức cấp cứu mới đi vào hoạt động, đang cải tạo mở rộng khu điều trị

cho Trung tâm Can thiệp tim mạc; mở thêm 2 quầy thuốc ... Hiện nay việc cải

tạo, mở rộng nhà A5 đang hoàn thành sẽ chuyển đổi công năng thành khu khám

và điều trị, giảm tải cho nhà A2 của Bệnh viện.

Đưa vào sử dụng các thiết bị thuộc gói thầu trang thiết bị cuối năm 2013:

kính hiển vi phẫu thuật, máy siêu âm, máy gây mê, máy thở, máy theo dõi bệnh

nhân…

Bệnh viện cũng tích cực triển khai các hoạt động đào tạo và nghiên cứu

khoa học như: Tổ chức thành công 2 Hội thảo khoa học về phẫu thuật cột sống,

điện quang và ung bướu. Phê duyệt 41 đề tài cấp cơ sở năm 2014 và nghiệm thu

20 đề tài cấp cơ sở năm 2013, đăng 06 bài báo trên tạp chí Y học. Số lượng

sinh viên và học viên đến bệnh viện học ngày càng tăng lên. Bên cạnh đó

Bệnh viện cũng đã công khai cơ sở dữ liệu đề tài NCKH cấp cơ sở năm 2011 và

2013.

Công tác hợp tác quốc tế, giao lưu trao đổi sinh viên trong và ngoài

nước đến thăm và học tập ở nhiều chuyên khoa cũng được đẩy mạnh. Các

hoạt động của Công đoàn, Đoàn Thanh niên được duy trì thường xuyên và

đem lợi những màu sắc mới cho hoạt động của Bệnh viện, giúp CBVC của

Bệnh viện yên tâm công tác và cống hiến cho sự phát triển chung của Nhà

trường.

Về tài chính:

Đơn vị: triệu đồng

Năm Tổng thu Tổng chi Chuyển về Trƣờng

Ghi chú Chênh lệch

thu - chi Khấu hao

2011 315.000 260.000 28.800 10.200

2012 476.000 386.000 49.500 12.4000 tỷ lệ 60%

17

2013 581.000 484.722 43.690 17.221 tỷ lệ 50%

Dự kiến

2014 620.497 513.163 47.772 16.450

50%

12.2. Viện Đào tạo Y học dự phòng và YTCC

Viện đã hoàn thành tốt chương trình giảng dạy cho sinh viên đại học với

tổng giờ giảng: 9901 giờ chuẩn. Hướng dẫn 81 sinh viên bảo vệ thành công khóa

luận tốt nghiệp, trong đó 13 sinh viên đạt loại xuất sắc, 66 đạt loại giỏi và 2 đạt

loại khá.

Khung chương trình đào tạo Cao học đã được chỉnh sửa phù hợp cho các

đối tượng của viện được Hội đồng khoa học đào tạo nhà trường thông qua và

chính thức được áp dụng từ năm học 2014-2015. Theo khung chương trình

chỉnh sửa đã được thông qua, thời gian đào tạo cao học YTCC, Dinh dưỡng,

Dịch tễ và Quản lý bệnh viện còn 1,5 năm; cao học YHDP còn 1 năm.Hoạt động

giảng dạy thực tế cộng đồng cho sinh viên tại các tỉnh được điều phối tốt, có sự

kết hợp chặt chẽ giữa Nhà trường và địa phương giúp công tác dạy và học luôn

đảm bảo và đạt hiệu quả cao.

Tổng giờ giảng sau đại học trong năm học 2013-2014 là: 10407.6 giờ

chuẩn. Năm học 2013- 2014 có 51 học viên sau đại học bảo vệ thành công luận

văn/tiểu luận tốt nghiệp và đang hướng dẫn 69 học viên làm luận văn/tiểu

luận/luận án tốt nghiệp..

Đã chủ trì và tham gia 38 đề tài NCKH các cấp trong đó có 17 đề tài cấp

cơ sở, 4 đề tài cấp Bộ và tương đương, 02 đề tài cấp Nhà nước, 15 đề tài hợp tác.

Trong năm học tổng cộng cán bộ viện đã chủ trì và tham gia 147 bài báo trong

nước và quốc tế với 18 bài báo quốc tế và 129 bài báo trong nước. Viện tiếp tục

hợp tác với các tổ chức trong và ngoài nước tổ chức một số hội thảo tại Hà Nội;

triển khai các dịch vụ đào tạo, NCKH và phục vụ xã hội trong lĩnh vực

YHDP&YTCC.

Về tài chính, năm học 2013 - 2014: Tổng thu của Viện là 18,069 tỷ đồng

và tổng chi là 15,863 tỷ đồng.

12.3. Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt

Hiện nay Viện đang chịu trách nhiệm đào tạo môn Răng Hàm Mặt cho

hơn 500 sinh viên hệ Bác sĩ đa khoa. Về đào tạo đại học: có 16 học viên lớp

BSCK định hướng hệ 2 năm năm thứ 2, 97 sinh viên Y4 , 104 sinh viên Y5 và

118 sinh viên Y6

18

Viện đã hoàn thành tốt nhiệm vụ đào tạo. Tổng số sinh viên tốt nghiệp

trong năm học là 109, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp loại giỏi 19%, loại khá 73%,

Hoàn thiện nhanh chóng và đúng tiến độ việc chuyển đổi toàn bộ trụ sở

làm việc từ nhà A4 về nhà A7.1, triển khai lắp đặt hệ thống labo, phòng Tiền

lâm sàng phục vụ công tác giảng dạy và học tập.

Khoa Răng Hàm Mặt tại Bệnh viện Đại học Y, Trung tâm Nha khoa 225

Trường Chinh hợp tác với Viện Y học Hàng không, Trung tâm Kỹ thuật cao

Khám chữa bệnh Răng Hàm Mặt đã đi vào hoạt động ổn định góp phần nâng

cao chất lượng hoạt động đào tạo cũng như tăng nguồn thu cho Viện, cải thiện

đời sống cho cán bộ viên chức.

Viện đã đảm bảo nguồn kinh phí trả các khoản thu nhập cho người lao

động tương đương với mức chi trả của nhà trường và đã đã đóng góp vào quỹ

chung của nhà trường số tiền là: 737.331.569 đồng.

Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt là một thành viên chủ chốt trong việc tổ

chức Hội nghị Phẫu thuật khe hở môi vòm miệng quốc tế (ICPF 2013) tổ chức

tại Hà Nội vào tháng 11/2013, một trong những hoạt động quan trọng nhân dịp

kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam- Nhật Bản. Trường Đại

học Strasbourg, Bordeaux II, Lille… của Cộng hòa Pháp cũng đã cử các chuyên

gia sang thăm, làm việc và có buổi giảng cho học viên và sinh viên của Viện. Ký

kết thêm các ghi nhớ hợp tác với trường Đại học Niigata, Nhật bản và trường

Đại học Okayama, Nhật Bản trong việc hợp tác đào tạo đại học và sau đại học.

12.4. Viện Đái tháo đƣờng và Rối loạn chuyển hóa

Bước đầu Viện đã bắt đầu tổ chức khám chữa bệnh tại các cơ sở: 42C Lý

thường Kiệt – Hoàn Kiếm - Hà Nội, tại số 6-8 Sala – Hà Đông – Hà Nội và tại

nhà A5 Trường Đại học Y Hà Nội

Viện đã thiết lập được quan hệ hợp tác với một số đối tác trong nước cũng

như quốc tế để thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn. Viện đã có 02 dự án hợp tác

quốc tế được tài trợ và đang hoạt động: Dự án Nghiên cứu phòng chống đái tháo

đường tại Ninh Bình đã hoạt động được 02 năm và đạt kết quả khả quan. Dự án

đái tháo đường Bàn chân do Viện đề xuất đã được Liên đoàn Đái tháo đường

Quốc tế xét duyệt tài trợ trong thời gian 03 năm từ 01/12/2012 đến hết

01/01/2016 với tổng kinh phí tài trợ là 147.700 USD.

Viện đang xúc tiến một số hợp tác quốc tế nhằm đẩy mạnh công tác

nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ trong khám chữa bệnh Nội tiết –

Đái tháo đường.

12.5. Trung tâm Đào tạo dịch vụ theo nhu cầu xã hội

19

Trung tâm là đơn vị có tài khoản và con dấu riêng thuộc Trường

ĐHYHN, được thành lập theo QĐ số 1825/QĐ-BYT ngày 07/06/2011 của Bộ

trưởng Bộ Y tế với chức năng tham mưu, giúp Hiệu trưởng tiếp thị, khai thác,

quản lý, tổ chức thực hiện và điều phối các hoạt động dịch vụ về đào tạo, tư vấn,

chuyển giao kỹ thuật trong lĩnh vực y học cho cán bộ, viên chức y tế và các đối

tượng có nhu cầu, theo các quy định của phát luật hiện hành. Trung tâm chính

thức đi vào hoạt động tử năm 2012 với nhiều loại hình đào tạo và dịch vụ và đến

năm 2013 được chính thức giao đào tạo Định hướng chuyên khoa (theo QĐ Số

1590/QĐ-ĐHYHN ngày 16/5/2013)

Loại dịch vụ Đã v đa r ển khai

ăm học 2012-2013 ăm học 2013-2014

1. Đào tạo định hướng chuyên

khoa

02 khóa (Mắt, Giải

phẫu bệnh) (34 học

viên)

21 khóa với tổng số 477

học viên (tính đến tháng

6/2014)

2. Đào tạo bồi dưỡng công chức,

viên chức của Bộ Y tế

- 09 khóa (407 học

viên) 18 khóa (đã tổ chức

được 18 khóa với 825

học viên)

3. Khóa học theo đơn đặt hàng của

đối tác trong nước

- 05 khóa - 13 khóa

4. Khóa học theo đặt hàng của đối

tác nước ngoài hoặc các DA

HTQT

- 04 khóa - 12 khóa (không quyết

toán qua Trung tâm)

5. Khóa học trực tuyến cho Tây

Nguyên (qua DA Hà Lan)

- 04 khóa - 06 khóa (không quyết

toán qua Trung tâm)

6. Phát triển các dự án HTQT - 02 dự án - 03 dự án

7. Tổ chức thi kiểm tra ngoại ngữ

trình độ phiên dịch cho cả

người Việt và người nước ngoài

0 - Đã tổ chức thi: 50

người Việt, 3 người

nước ngoài, xét cấp

chứng chỉ cho 8 người

Trung tâm đã hoàn thiện trang web riêng để quảng bá và giới thiệu hình

ảnh của Trung tâm cũng như các khoá đào tạo mà Trung tâm tổ chức và cấp

chứng chỉ.

Năm 2013, Trung tâm đã nộp về trường 777 triệu đồng kinh phí từ hoạt

động đào tạo định hướng chuyên khoa và các hoạt động đào tạo khác. Dự kiến

năm 2014, Trung tâm nộp về Nhà trường 1.200 triệu đồng.

20

Trung tâm đã được Trường tạo điều kiện cho chuyển sang khu nhà mới

A7, hiện nay Trung tâm đã và đang triển khai đầu tư các vật tư, trang thiết bị tối

thiểu để phục vụ công việc và tổ chức giảng dạy.

12.6. Trung tâm Kiểm chuẩn chất lƣợng xét nghiệm y học

Là đơn vị mới được thành lập tuy nhiên trong năm học 2013 - 2014 Trung

tâm đã hoạt động tích cực và thu được nhiều kết quả trong lĩnh vực đảm bảo và

nâng cao chất lượng xét nghiệm y học như: thực hiện 04 chương trình ngoại

kiểm, tiếp tục mở rộng các chương trình ngoại kiểm với số lượng đơn vị tham

gia lớn; mở rộng hoạt động đào tạo về quản lý chất lượng và tăng cường năng

lực quản lý chất lượng cho các phòng xét nghiệm chất lượng cho các phòng xét

nghiệm; triển khai các dịch vụ về nâng cao chất lượng phòng xét nghiệm y học:

hiệu quả chỉnh pipet, kỹ thuật viết các quy trình chuyên môn trong phòng xét

nghiệm, khoa học quản lý phòng xét nghiệm... Phối hợp với Khoa Kỹ thuật y

học xuất bản 06 cuốn sách giáo khoa đào tạo cử nhân kỹ thuật y học, chuẩn bị

nghiệm thu và đưa vào giảng dạy.

Trung tâm đã tổ chức tổ chức Hội thảo tổng kết các chương trình ngoại

kiểm 2012-2013, Hội thảo giới thiệu chương trình ngoại kiểm Vi sinh 2014 ...

Phối hợp với Khoa Kỹ thuật y học xây dựng chương trình đào tạo liên tục

về hệ thống quản lý chất lượng (QMS) và xuất bản 02 sách giáo khoa về Hệ

thống quản lý chất lượng (QMS)

III. NHỮNG KHÓ KHĂN VÀ TỒN TẠI

1. CÔNG TÁC ĐÀO TẠO

1.1. Công tác Đào tạo Đại học

Chưa cập nhật được khung chương trình và chương trình chi tiết dựa trên

năng lực cho các hệ đào tạo, chưa chuyển đổi sang đào tạo theo tín chỉ.

1.2. Công tác đào tạo Sau đại học

Quy mô đào tạo ngày một tăng, số lượng học viên tăng nên cũng gây ra

một số kho khăn cho công tác Sau đại học như xét duyệt hồ sơ, quản lý học viên,

chất lượng luận văn luận án.

Quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Y tế thay đổi liên tục, còn

nhiều điểm chưa phù hợp, chưa rõ ràng và không bắt kịp tình hình thực tế nên

gây ra nhiều khó khăn trong việc triển khai các quy chế này.

Một số bộ môn chưa thực hiện đúng theo kế hoạch giảng dạy tại địa

phương do Phòng đã đề ra nên gây ra một số khó khăn trong việc tổ chức học

tập tại địa phương.

21

2. CÔNG TÁC QUẢN LÝ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

Chưa có giải pháp thoả đáng để giải quyết dứt khoát các tồn tại của các đề

tài các cấp, có đề tài kéo dài thời gian thực hiện nhưng vẫn chưa hoàn thành.

Việc giải ngân các đề tài còn chậm. Số lượng các đề tài được phê duyệt chưa

tương xứng với tiềm của Nhà trường đặc biệt là số lượng đề tài cấp nhà nước.

3. CÔNG TÁC HỢP TÁC QUỐC TẾ

Việc quản lý các dự án Hợp tác Quốc tế chưa đạt hiệu quả cao, đặc biệt

trong công tác quản lý các đoàn khách quốc tế đến làm việc với các trung tâm

dự án, đơn vị trong trường do các đơn vị không thực hiện chế độ báo cáo.

Công tác quản lý việc ký kết các dự án hợp tác quốc tế mới còn chưa chặt

chẽ, chưa có chế tài bắt buộc các đơn vị báo cáo và tuân thủ các nghĩa vụ đối với

Nhà trường.

4. CÔNG TÁC TỔ CHỨC CÁN BỘ & THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH

Công tác phân loại, đánh giá cán bộ của các đơn vị trong Nhà trường đã

triển khai nhưng chưa lưu đầy đủ phiếu trong hồ sơ cán bộ.

Công tác kê khai tài sản và thu nhập của một số CBVC còn chậm,

chưa đúng mẫu biểu quy định nên phải chỉnh sửa nhiều.

Hồ sơ cán bộ của một số CBVC còn thiếu một số giấy tờ, bằng,

chứng chỉ cần phải bổ sung đầy đủ.

Công tác giám sát về kỷ luật lao động, an toàn và vệ sinh lao động chưa

thường xuyên.

5. CÔNG TÁC HÀNH CHÍNH TỔNG HỢP

Chưa có sự phối hợp tích cực của các đơn vị trong việc cung cấp kịp thời

thông tin, số liệu cần thiết.

Văn bản chuyển đến Trường từ các đơn vị cấp trên và các đơn vị ngoài

trường nhiều khi còn chậm hoặc đôi khi không tới bộ phận văn thư của Trường,

đặc biệt là những văn bản khẩn, hỏa tốc, gây khó khăn cho việc triển khai, thực

hiện các hoạt động theo yêu cầu một cách đầy đủ và kịp thời.

Việc ứng dụng Công nghệ thông tin vào công tác văn thư, lưu trữ và quản

lý văn bản chưa được triển khai, do vậy mức độ đáp ứng về kết quả và chất

lượng của công tác hành chính với yêu cầu của Nhà trường còn hạn chế.

6. CÔNG TÁC TÀI CHÍNH, TRANG THIẾT BỊ

Nhà nước mới ban hành một số quy chế trong công tác quản lý tài chính,

vật tư nên gây khó khăn cho công tác triển khai một số hoạt động.

22

Kinh phí cấp cho mua sắm trang thiết bị và vật tư tiêu hao ít, không đáp

ứng đủ nhu cầu của đơn vị.

Một số công trình sửa chữa tại bộ môn chưa hoàn thiện nên gây khó khăn

cho việc lắp đặt một số trang thiết bị do dự án ADB tài trợ.

7. CÔNG TÁC ĐOÀN THỂ VÀ XÃ HỘI

Công tác Đảng chưa được quan tâm đúng mức ở một số chi bộ, hầu hết

các đồng chí làm công tác Đảng là kiêm nhiệm nên công việc chưa đạt hiệu quả

cao và đôi lúc còn chưa kịp thời trong thủ tục chuyển sinh hoạt đảng cho đảng

viên nghỉ hưu, chuyển công tác, chuyển đảng chính thức cho đảng viên dự bị.

Sự tham gia của đoàn viên công đoàn vào một số hoạt động tập thể còn

hạn chế và công đoàn chưa có nhiều hình thức hoạt động thi đua để khuyến

khích các đơn vị và cá nhân tham gia. Công tác vận động các nguồn tài trợ kinh

phí cho hoạt động đoàn thể còn chưa chủ động và tích cực.

Công tác đời sống còn thiếu những giải pháp có tính đột phá để cải thiện

hơn nữa đời sống cho CBVC. Đời sống của một số bộ phận CBVC, nhất là cán

bộ các Phòng, Ban và các bộ môn Cơ sở cơ bản còn chưa được cải thiện đáng

kể.

23

B. PHƢƠNG HƢỚNG NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2014 - 2015

1. CÔNG TÁC ĐÀO TẠO

1.1. Đào tạo Đại học

1.1.1. Đào tạo đại học

Triển khai kế hoạch học tập của năm học mới 2014-2015 đến các bộ môn

theo đúng khung chương trình đào tạo do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

Ứng dụng và hoàn chỉnh phần mềm công nghệ thông tin trong quản lý đào

tạo. Tiếp tục ổn định quy mô, tập trung nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo,

Tiến hành đào tạo theo tín chỉ.

Hoàn thành xây dựng chương trình chi tiết cho tất các các ngành đào tạo.

Chuẩn bị xây dựng chương trình chi tiết dựa trên năng lực cho các mã

ngành.

Hoàn chỉnh các giáo trình điện tử, xây dựng các cơ sở dữ liệu phục vụ cho

học tập và nghiên cứu của sinh viên.

1.2. Đào tạo Sau đại học

Xây dựng và hoàn thiện quy trình quản lý cho từng loại đối tượng phù

hợp với quy định và quy chế mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế.

Tăng cường hơn nữa các loại hình đào tạo sau đại học tại địa phương,

theo nhu cầu, liên kết đào tạo, đào tạo từ xa.

Tiếp tục hoàn chỉnh để có thể xuất bản cuốn “Quy định đào tạo Sau đại

học” tập 2 giành cho đối tượng CKI. CKII, BSNT.

Chủ động tham gia lộ trình ISO của Nhà trường. Tiếp tục nâng cao và ứng

dụng việc quản lý học viên và lưu trữ số liệu bằng công nghệ thông tin.

Tăng cường sự trao đổi thông tin giữa các phòng/ban chức năng khác của

Nhà trường

1.3. Công tác Khảo thí và Đảm bảo chất lƣợng giáo dục

Tiếp tục thực hiện tốt các hoạt động về công tác khảo thí và đảm bảo chất

lượng. Thực hiện tốt công tác làm đề, chấm thi và phân tích kết quả thi trắc

nghiệm.

Nâng cao năng lực cho các thành viên Trung tâm thông qua việc tham dự

các lớp tập huấn, tham gia trực tiếp để triển khai công việc.

24

Xây dựng quy trình thu thập thông tin hàng năm về tình hình việc làm của

sinh viên tốt nghiệp.

Tiếp tục tiến hành các hoạt động lấy ý kiến phản hồi của sinh viên về

công tác giảng dạy của giảng viên sau mỗi môn học, giảng viên được sinh viên

yêu quý năm học 2013 - 2014.

2. CÔNG TÁC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Tổ chức thực hiện các đề tài cấp nhà nước, cấp bộ, NAFORTED nghiên

cứu cơ bản và các đề tài dự án đúng tiến độ về nội dung cũng như giải ngân.

Tổ chức thực hiện đề tài các cấp đúng tiến độ về nội dung và giải ngân..

Tìm kiếm, mở rộng các nguồn kinh phí nghiên cứu khoa học bằng các

dạng hợp đồng trong và ngoài kế hoạch, vận động và đăng ký đề tài các cấp bổ

sung trong năm 2014 - 2015 nhằm tăng nguồn kinh phí, trang bị cơ sở vật chất

cho các phòng thí nghiệm nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa

học.

Tổ chức Hội nghị khoa học Tuổi trẻ, Hội nghị Nghiên cứu sinh, Hội nghị

khoa học Nữ và các hoạt động khác; hội thảo, hội nghị trong và ngoài nước

nhằm nâng cao năng lực và cơ hội cho các cán bộ khoa học tiếp cận với khoa

học công nghệ tiên tiến của thế giới và khu vực.

Phối hợp đăng cai tổ chức Hội nghị KHTT của Trường, Hội nghị báo cáo

khoa học và các hội nghị khác.

3. CÔNG TÁC HỢP TÁC QUỐC TẾ

Kiện toàn các quy định, hướng dẫn về hợp tác quốc tế cả bằng tiếng Anh

và tiếng Việt. Hoàn thiện bộ tài liệu và trang web giới thiệu Trường.

Tích cực mở rộng các hình thức hợp tác chủ động, trao đổi giảng viên và

sinh viên, hợp tác phát triển thêm các dự án, các khoá đào tạo ngắn hạn.

Liên kết với các bộ môn trong việc tăng cường nhận giảng dạy sinh viên,

đẩy mạnh việc giảng dạy có thu học phí để tạo thêm nguồn thu cho Trường.

Hoàn thiện bộ tài liệu giới thiệu về Trường và website tiếng Anh về hợp

tác quốc tế, xây dựng nội dung phần mềm quản lí hợp tác quốc tế và quy trình

ISO.

4. CÔNG TÁC TỔ CHỨC CÁN BỘ & THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH

Tiếp tục thực hiện kiện toàn về tổ chức bộ máy, bổ nhiệm và bổ nhiệm lại

cán bộ lãnh đạo quản lý. Thực hiện công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo quản lý

theo yêu cầu của Bộ Y tế; xây dựng chỉ tiêu biên chế cho các đơn vị trong toàn

25

Trường nhằm xây dựng kế hoạch hoạt động của đơn vị cho phù hợp. Tăng

cường quán triệt các nội qui, qui chế của Nhà trường.

Giải quyết chế độ, chính sách đối với CBVC, người lao động về tiền

lương, phụ cấp, BHXH, BHYT, đi học tập… kịp thời, đúng chế độ, đảm bảo

quyền lợi của CBVC.

5. CÔNG TÁC HÀNH CHÍNH TỔNG HỢP

Tiếp tục củng cố, duy trì và nâng cao chất lượng hoạt động của công tác

hành chính, tổng hợp, lễ tân, khánh tiết, văn thư, lưu trữ, thông tin liên lạc, đảm

bảo thông tin thông suốt, kịp thời.

Tiếp tục triển khai công tác chỉnh lý tài liệu tại kho Lưu trữ chung của

Trường với đầy đủ các điều kiện nhằm bảo quản tốt các tài liệu lưu trữ.

Rà soát và hoàn thiện Quy chế về công tác Lập hồ sơ công việc; công tác

Thi đua - Khen thưởng đối với CBVC cho phù hợp hơn với điều kiện thực tế và

đặc thù công tác của Trường.

Ứng dụng phần mềm quản lý văn bản, lưu trữ, Thi đua - Khen thưởng.

6. CÔNG TÁC TÀI CHÍNH

Triển khai thực hiện lập tổng hợp dự án thu chi ngân sách năm 2015 của

Trường trình Bộ Y tế phê duyệt.

Tiếp tục nghiên cứu, điều chỉnh bổ sung quy chế chi tiêu nội bộ theo

hướng kích thích phát triển, đảm bảo lợi ích người lao động, tang nguồn phúc lợi

và đầu tư phát triển.

Tập trung nguồn kinh phí, đảm bảo cân đối thu chi và có chênh lệch thu

chi để trích lập các quỹ và chi thu nhập tang thêm cho người lao động.

Tiếp tục đổi mới công tác quản lý và tổ chức thu học phí đảm bảo quản lý

chặt chẽ và minh bạch công khai đến toàn thể học viên và sinh viên.

7. CÔNG TÁC QUẢN TRỊ, TRANG THIẾT BỊ

Nhà trường có kế hoạch phù hợp nhằm đáp ứng đủ các nhu cầu về súc vật

thực tập, hóa chất, y dụng cụ vật tư tiêu hao cho hoạt động chuyên môn của các

đơn vị.

Hoàn thành việc kiểm kê, đánh giá lại tài sản để chuyển cho phòng Quản

trị quản lý. Kết hợp với các bộ phận chức năng ổn định việc quản lý và khai thác

tốt các thiết bị của các đơn vị, dự án. Hoàn thành dứt điểm việc kiểm kê và điều

chỉnh sai lệch trong quản lý tài sản.

26

Phối hợp cùng Ban Quản lý dự án và các đơn vị chuẩn bị điều kiện cơ sở

để triển khai tiếp nhận và bàn giao thiết bị dự án ADB nguồn vốn vay dự án do

Bộ Y tế tổ chức mua sắm đợt 2 năm 2014.

8. CÔNG TÁC ĐOÀN THỂ VÀ XÃ HỘI

8.1. Công tác Đảng

Chủ động tích cực tham mưu, giúp việc cho cấp uỷ trong công tác tuyên

truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ đảng viên trong toàn Trường.

Xây dựng kế hoạch triển khai học tập Nghị quyết của Ban chấp hành

Trung ương Đảng khoá XI, kiểm tra đôn đốc thực hiện cuộc vận động “Học tập

và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

Tăng cường công tác xây dựng Đảng nói chung và công tác phát triển

Đảng nói riêng.

Tham mưu và đôn đốc các chi bộ thực hiện tổ chức tốt Đại hội nhiệm kỳ

mới, hướng tới Đại hội Đại biểu Đảng bộ nhiệm kỳ XXX (2016-2021)

8.2. Công tác Công đoàn và Đời sống

Công đoàn tạo mọi điều kiện thuận lợi và động viên các đoàn viên công

đoàn hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn, nghiệp vụ, tham gia tích cực NCKH,

phục vụ cộng đồng và các hoạt động xã hội khác. Quán triệt đoàn viên công

đoàn triệt để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Kiện toàn lại Ban Đời sống theo hướng: tinh gọn và hiệu quả; đưa ra các

định hướng, giám sát và trực tiếp tổ chức hoạt động dịch vụ của Trường có hiệu

quả và tuân thủ pháp luật.

Mở rộng thêm các hoạt động vừa mang lại nguồn thu ổn định vừa góp

phần đảm bảo được an ninh, trật tự của trường như: phòng họp, hội trường,

giảng đường; dự án, thuê địa điểm đặt văn phòng giao dịch (Ngân hàng); mở

thêm các kiốt phục vụ các hoạt động của sinh viên...

8.3. Công tác Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên

Phối hợp có hiệu quả với các đơn vị khác thực hiện tốt các công tác chung

của Nhà trường trong các hoạt động như học tập, nghiên cứu khoa học, văn hoá,

văn nghệ, thể thao …

Tiếp tục bồi dưỡng phát triển đảng cho các đoàn viên ưu tú, phối hợp chặt

chẽ với các chị bộ để có được đánh giá chính xác và khách quan.

Đẩy mạnh các hoạt động tình nguyện hướng về cộng đồng, triển khai các

hoạt động thăm khám chữa bệnh, tư vấn sức khoẻ và cấp phát thuốc miễn phí.

27

8.4. Công tác hội Cựu chiến binh

Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng tổ chức và hiệu quả hoạt động của

Hội; tăng cường đoàn kết, vận động hội viên phát huy bản chất truyền thống “bộ

đội cụ Hồ” tiềm năng tri thức của cựu chiến binh, xây dựng tổ chức hội thật sự

trong sạch vững mạnh, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết đại hội Cựu

chiến binh thành phố lần IV.

C. KẾT LUẬN CHUNG

Với sự đoàn kết, nhất trí cao của Đảng ủy, Ban Giám hiệu Nhà trường; sự

phối hợp chặt chẽ của Ban chấp hành Công đoàn, Đoàn Thanh niên và Hội sinh

viên, cùng với sự nỗ lực phấn đấu của toàn thể CBVC, học viên và sinh viên,

Trường Đại học Y Hà Nội đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ chủ yếu của năm học

2013-2014.

Tiếp tục triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Nhà trường lần thứ 29,

phát huy truyền thống và các thế mạnh sẵn có, từng bước khắc phục các tồn tại

và khó khăn, toàn thể CBVC, sinh viên và học viên của Trường Đại học Y Hà

Nội đoàn kết, lao động hiệu quả, sáng tạo và trách nhiệm, cố gắng phấn đấu thực

hiện tốt các mục tiêu, phương hướng và nhiệm vụ của năm học 2014-2015 để

luôn xứng đáng là một Trường Đại học trọng điểm quốc gia, từng bước hội nhập

quốc tế.

Nơi nhận: - Ban Giám hiệu; - Bộ GD&ĐT, BYT. - Ban TVĐU, TVCĐ ; - Các đơn vị trong toàn trường; - Lưu: VT, HCTH.

HIỆU TRƢỞNG

Nguyễn Đức Hinh