28
Công ty Cổ phần Hàng hải Hà Nội Báo cáo thường niên MỤC LỤC: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2008 TRANG PHÁT BIỂU CỦA CHỦ TỊCH HĐQT MHC năm 2008: Năm chuyển đổi cơ cấu DN – Tiền đề của cơ hội mới I. LỊCH SỬ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY 5 1. Những sự kiện quan trọng 5 2. Quá trình phát triển 7 3. Định hướng phát triển 7 II. BÁO CÁO CỦA HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ 8 1. Tóm tắt những hoạt động trong năm 8 2. Những thay đổi chủ yếu trong năm 8 III. BÁO CÁO CỦA BAN TỔNG GIÁM ĐỐC 9 1. Báo cáo tình hình tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh 9 2. Báo cáo công tác tổ chức, quản lý 10 3. Kế hoạch năm 2009 11 IV. CÁC CÔNG TY CÓ LIÊN QUAN 13 1. Công ty TNHH Vận tải và Đại lý vận tải đa phương thức (Marina Logistic) 13 2. Công ty TNHH Quản lý và Kinh doanh bất động sản Hà Nội (HPM) 13 3. Các chi nhánh HP, tp. Hồ Chí Minh và Quảng Ngãi 13 V. TỔ CHỨC VÀ NHÂN SỰ 13 Trang 1

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2006marinahanoi.com/ImgEditor/bctn_2008.doc · Web view2. Công tác tổ chức, quản lý Năm 2008 Công ty đã tiến hành chuyển đổi cơ cấu

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2006marinahanoi.com/ImgEditor/bctn_2008.doc · Web view2. Công tác tổ chức, quản lý Năm 2008 Công ty đã tiến hành chuyển đổi cơ cấu

Công ty Cổ phần Hàng hải Hà Nội Báo cáo thường niên

MỤC LỤC:

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2008 TRANG

PHÁT BIỂU CỦA CHỦ TỊCH HĐQT

MHC năm 2008: Năm chuyển đổi cơ cấu DN – Tiền đề của cơ hội mới

I. LỊCH SỬ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY 5

1. Những sự kiện quan trọng 5

2. Quá trình phát triển 7

3. Định hướng phát triển 7

II. BÁO CÁO CỦA HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ 8

1. Tóm tắt những hoạt động trong năm 8

2. Những thay đổi chủ yếu trong năm 8

III. BÁO CÁO CỦA BAN TỔNG GIÁM ĐỐC 9

1. Báo cáo tình hình tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh 9

2. Báo cáo công tác tổ chức, quản lý 10

3. Kế hoạch năm 2009 11

IV. CÁC CÔNG TY CÓ LIÊN QUAN 13

1. Công ty TNHH Vận tải và Đại lý vận tải đa phương thức (Marina Logistic) 13

2. Công ty TNHH Quản lý và Kinh doanh bất động sản Hà Nội (HPM) 13

3. Các chi nhánh HP, tp. Hồ Chí Minh và Quảng Ngãi 13

V. TỔ CHỨC VÀ NHÂN SỰ 13

1. Cơ cấu tổ chức (xem phụ lục)

2. Tóm tắt lý lịch của các cá nhân trong Ban Tổng giám đốc 13

3. Thay đổi Tổng giám đốc điều hành trong năm 14

4. Quyền lợi của Ban Tổng giám đốc 14

5. Số lượng cán bộ, nhân viên và chính sách đối với người lao động 14

6. Thay đổi thành viên Hội đồng quản trị, Ban Tổng giám đốc, Ban kiểm soát và Kế toán trưởng 14

Trang 1

Page 2: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2006marinahanoi.com/ImgEditor/bctn_2008.doc · Web view2. Công tác tổ chức, quản lý Năm 2008 Công ty đã tiến hành chuyển đổi cơ cấu

Công ty Cổ phần Hàng hải Hà Nội Báo cáo thường niên

VI. THÔNG TIN CỔ ĐÔNG VÀ QUẢN TRỊ CÔNG TY 14

1. Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát và Kế toán trưởng 14

2. Các dữ liệu thống kê về cổ đông 16

VII. BÁO CÁO TÀI CHÍNH 16

1.Thông tin về Công ty 16

2. Cam kết của Ban Tổng giám đốc về Báo cáo tài chính 17

PHỤ LỤC:1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty

2. Báo cáo tài chính năm 2008 (đã kiểm toán)

Báo cáo của kiểm toán viên

Bảng cân đối kế toán hợp nhất

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất

Thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất.

PHÁT BIỂU CỦA CHỦ TỊCH HĐQTMHC năm 2008: Năm chuyển đổi cơ cấu doanh nghiệp – Tiền đề của cơ hội mới

Trang 2

Page 3: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2006marinahanoi.com/ImgEditor/bctn_2008.doc · Web view2. Công tác tổ chức, quản lý Năm 2008 Công ty đã tiến hành chuyển đổi cơ cấu

Công ty Cổ phần Hàng hải Hà Nội Báo cáo thường niên

Năm 2008 là năm có nhiều biến động của nền kinh tế thế giới, một năm đầy khó khăn và thách thức với sự suy thoái về kinh tế mang tính toàn cầu, điều này được thể hiện qua hàng loạt các tập đoàn tài chính, ngân hàng lớn và các tập đoàn Công nghiệp của của Mỹ, châu Âu và một số quốc gia được coi là cường quốc trên thế giới như Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ…đã tuyên bố phá sản hoặc rơi vào tình cảnh nợ nần, ngấp nghé bờ vực phá sản.

Là các nền kinh tế mới nổi còn khá dễ tổn thương trước biến động lớn toàn cầu, tại các quốc gia châu Á nói chung và các quốc gia trong khu vực ASEAN trong đó có Việt Nam nói riêng thì việc bị ảnh hưởng là không thể tránh khỏi. Đối với nền kinh tế của Việt Nam sự ảnh hưởng đó được thể hiện qua giá dầu, giá vàng liên tục tăng giảm thất thường, thị trường tài chính, thị trường bất động sản có lúc rơi vào giai đoạn đóng băng; Thị trường chứng khoán liên tục lập các kỷ lục về sự giảm điểm và thiếu tính thanh khoản.

Trước những khó khăn như vậy năm 2008 đối với Marina Hà Nội là năm được xác định là năm chuyển đổi cơ cấu doanh nghiệp – Tiền đề của cơ hội mới. Năm 2008 Marina Hà Nội không đặt mục tiêu là lợi nhuận cho các lĩnh vực kinh doanh, mà mục tiêu đề ra trong năm 2008 là năm “chuyển đổi cấu trúc doanh nghiệp, định hướng kinh doanh theo hướng trở thành Công ty vận tải biển và dịch vụ hàng hải”

Năm 2008, Marina Hà Nội mạnh dạn trong công tác cấu trúc lại doanh nghiệp, việc nâng hai Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh và Hải Phòng thành hai Công ty con nhằm nâng cao tính chủ động và độc lập trong kinh doanh mà trước đây các Chi nhánh còn nhiều hạn chế khi phụ thuộc vào Công ty mẹ, bên cạnh đó đối với Công ty mẹ thì việc xác định đường hướng kinh doanh trở thành một trong những Công ty vận tải biển có uy tín trên thị trường là một mục tiêu mà năm 2008 là năm được xác định là năm bản lề cho sự thay đổi đó. Xuất phát từ mục tiêu trên, Marina Hà Nội sắp xếp lại nguồn nhân lực hiện có của mình và tuyển dụng những cán bộ có trình độ, đồng thời tinh giảm một số cán bộ chưa đạt về chuyên môn. Đây được coi là tạo tiền đề và nguồn lực để doanh nghiệp tiến nhanh hơn trong những năm tiếp theo. Để đạt được thành công, Marina Hà Nội phải xác định cho được chiến lược phát triển đúng đắn, ít nhất là trong trung hạn.Theo tinh thần đó, MHC đã xác định lại bước đi và mục tiêu của Tầm nhìn đến năm 2015 là trở thành Công ty vận tải biển có thị phần ổn định bền vững lâu dài. Sang năm 2009 là năm Marina Hà Nội kỷ niệm 10 năm thành lập, đồng thời cũng là năm đẩy nhanh tiến độ thực hiện các mục tiêu đã đề ra trong năm 2008.

Năm 2009 và 2010, theo dự báo chung sẽ vẫn còn những khó khăn của nền kinh tế thế giới và trong nước. Do vậy, mục tiêu Marina Hà Nội trong giai đoạn 2009 - 2010 được đề ra là: Duy trì hoạt động của Doanh nghiệp và bảo toàn vốn của Cổ đông.

Trang 3

Page 4: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2006marinahanoi.com/ImgEditor/bctn_2008.doc · Web view2. Công tác tổ chức, quản lý Năm 2008 Công ty đã tiến hành chuyển đổi cơ cấu

Công ty Cổ phần Hàng hải Hà Nội Báo cáo thường niên

Để vượt qua được giai đoạn khó khăn này và vững bước phát triển trong tương lai, Marina Hà Nội cần phải nâng cao hơn nữa tính chuyên nghiệp trong hoạt động: Về mặt quản trị, Hội đồng quản trị sẽ được cải tổ theo hướng tăng cường, bổ sung thành viên chuyên nghiệp trên cơ sở đảm bảo sự liên tục và tính kế thừa và tiếp tục đào tạo nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ hiện có và tuyển dụng những cán bộ có trình độ chuyên môn cao. Với việc làm này, Hội đồng quản trị Marina Hà Nội tin tưởng sâu sắc rằng với sự đồng tình và ủng hộ thiết thực của cổ đông, khách hàng, đối tác và các cơ quan quản lý nhà nước đối với mục tiêu, kế hoạch hành động của Marina Hà Nội, cùng với nỗ lực không ngừng của Ban điều hành và tập thể nhân viên, kế hoạch kinh doanh giai đoạn 2009 - 2010 và các mục tiêu đề ra cho Tầm nhìn đến năm 2015 của Marina Hà Nội nhất định sẽ được hoàn thành thắng lợi.

Nguyễn Quốc DũngChủ tịch HĐQT

I. LỊCH SỬ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY1. Những sự kiện quan trọng1.1 Việc thành lập

Trang 4

Page 5: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2006marinahanoi.com/ImgEditor/bctn_2008.doc · Web view2. Công tác tổ chức, quản lý Năm 2008 Công ty đã tiến hành chuyển đổi cơ cấu

Công ty Cổ phần Hàng hải Hà Nội Báo cáo thường niên

Công ty Cổ phần Hàng hải Hà Nội (Marina Hà Nội) được thành lập theo giấy phép số 056428 do Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp lần đầu ngày 19/11/1998 và đã đăng ký thay đổi lần 10 ngày 21/7/2008. Ngày 01/01/1999, MHC chính thức đi vào hoạt động.

1.2 Niêm yếtNgày 21/3/2005- Phiên giao dịch thứ 1000, cổ phiếu Công ty Cổ phần Hàng hải

Hà Nội (Marina Hanoi-mã số chứng khoán MHC) chính thức được giao dịch tại Trung

tâm Giao dịch chứng khoán TP.HCM.

Loại chứng khoán: Phổ thông

Mã chứng khoán: MHC

Mệnh giá: 10.000 đồng/CP

Số lượng chứng khoán niêm yết hiện nay: 11.788.087 CP

1.3 Các sự kiện khác

Năm 1999: Marina Hà Nội chính thức đi vào hoạt động, đã huy động vốn cổ đông cùng Tổng công ty Hàng hải Việt Nam đầu tư xây dựng và khai thác Tòa nhà “Trung tâm Thông tin Thương mại Hàng hải Quốc tế Hà Nội” – Ocean Park building. Góp 50% vốn cùng Tổng công ty Hàng hải Việt Nam đầu tư tàu container Phong Châu sức chở 1100 TEUS; Tham gia góp vốn (15% vốn điều lệ) với Công ty TNHH Vận tải Hàng công nghệ cao (TRANSVINA); Đầu tư đội xe chuyên dụng vận chuyển container; Đầu tư tàu lai, xà lan cẩu nổi phục vụ bốc xếp, chuyển tải tại khu vực phía Bắc.

Năm 2000: Lĩnh vực vận tải đa phương thức của Marina Hà Nội đã phát triển ổn định, thị phần, doanh thu và số lượng khách hàng đều tăng. Các chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Hải Phòng đều hoạt động hiệu quả.

Năm 2001: Đầu tư xây dựng bến tạm số 02 Dung Quất để tham gia thực hiện

việc thi công phần dưới nước đê chắn sóng Dung Quất. Văn phòng Đại diện giao dịch

của Marina Hà Nội tại Quảng Ngãi được thành lập nhằm triển khai và thực hiện kế

hoạch kinh doanh của Công ty.

Trang 5

Page 6: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2006marinahanoi.com/ImgEditor/bctn_2008.doc · Web view2. Công tác tổ chức, quản lý Năm 2008 Công ty đã tiến hành chuyển đổi cơ cấu

Công ty Cổ phần Hàng hải Hà Nội Báo cáo thường niên

Năm 2002: Đầu tư mua tầu Ocean Park (tầu chuyên chở container với sức chở 450 TEU) và bước đầu triển khai hoạt động kinh doanh vận tải bằng tầu container. Vào tháng 11 năm 2002, Công ty TNHH Quản lý và Kinh doanh Bất động sản Hà Nội được thành lập với mục đích tập trung chuyên môn hóa trong quản lý khai thác Tòa nhà OCEAN PARK.

Năm 2003: Đầu tư mua 700 container 20 feet và 150 container 40 feet để tăng

cường và phát triển dịch vụ vận chuyển container.

Năm 2004: Đầu tư thêm một số tài sản phương tiện sản xuất và vận tải. Công ty

đã thuê mua thêm 50x40HC container, và mua một xe nâng container Kalma mới.

Năm 2005: Thành lập Công ty TNHH Vận Tải và Đại lý Vận tải đa phương

thức với mục đích phát triển dịch vụ kinh doanh, đa dạng các loai hình vận tải bao

gồm đường bộ, đường biển và hàng không. Mở rộng mạng lưới đại lý ra nước ngoài

nhằm phục vụ các tuyến vận tải container quốc tế. Ngày 21/3/2005- Phiên giao dịch

thứ 1000, cổ phiếu Công ty Cổ phần Hàng hải Hà Nội (Marina Hanoi-mã số chứng

khoán MHC) chính thức được giao dịch tại Trung tâm Giao dịch chứng khoán

TP.HCM.

Năm 2006: Tháng 1-2006 khởi công xây dụng bãi container Đông Hải-Hải

phòng. Time charter tàu Noble River khai thác tuyến nội địa. Lập chi nhánh Quảng

Ngãi tái khởi động việc thi công đê chắn sóng Dung Quất. Đầu tư mua một số thiết bị

phục vụ sản xuất kinh doanh, mua thêm 300 container 20 feet, đầu tư mua đầu kéo

nâng tổng số đầu kéo của Marina lên 38 chiếc.

Năm 2007: Hoàn thành thủ tục góp vốn vào tòa nhà Ocean park với tỉ lệ 19,76% - ký kết hợp đồng với Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam về việc hợp tác khai thác Tòa nhà “Trung tâm Thông tin Thương mại Hàng hải Quốc tế Hà Nội” – Ocean Park building. Mua 01 tàu lai công suất 1200CV; Mua 01 xe nâng container; Mua 01 Xà lan sức chở 24teus phục vụ vận chuyển khu vực đồng băng song Cửu Long; Mua tầu Ocean Asia chuyên chở container sức chở 950 TEU; Nhận giấy phép của UBCKNN cấp phép tăng vốn từ 93 tỷ lên 140 tỷ.

Trang 6

Page 7: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2006marinahanoi.com/ImgEditor/bctn_2008.doc · Web view2. Công tác tổ chức, quản lý Năm 2008 Công ty đã tiến hành chuyển đổi cơ cấu

Công ty Cổ phần Hàng hải Hà Nội Báo cáo thường niên

2. Quá trình phát triển2.1 Ngành nghề kinh doanhDịch vụ cho thuê văn phòng và khu siêu thị; Vận tải đường thủy, đường bộ;

Dịch vụ giao nhận kho vận tải hàng hóa; Buôn bán, sản xuất tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng; Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hóa; Lai dắt tàu biển; Bốc xếp hàng hóa và container; Xây dựng công trình giao thông; Đại lý hàng hải; Khai thác cảng và kinh doanh bãi container; Kinh doanh vận tải đa phương thức; Khai thuê hải quan.

2.2 Tình hình hoạt động

Trong 9 năm hoạt động, Marina Hà Nội đã luôn giữ vững được sự tăng trưởng và ổn định. Trên cơ sở đó đã lập hồ sơ gia nhập thị trường chứng khoán và trở thành một Công ty đại chúng năm 2005 tạo cơ hội tăng vốn điều lệ từ dưới 70 tỷ khi thành lập nên trên 100 tỷ năm 2007, bên cạnh đó đã đầu tư mua sắm trang thiết bị phục vụ kinh doanh như mua thêm tàu, salan, xe nâng… đảm bảo cho việc kinh doanh được chủ động và hiệu quả.

Đã sử dụng nguồn vốn từ kinh doanh có lãi, cùng với uy tín của Công ty để vay vốn của các Ngân hàng lớn để sử dụng vào việc đầu tư vào các dự án trong và ngoài nước.

Trên thị trường vận tải Công ty cũng đã tạo dựng cho mình trở thành một Công ty có uy tín và chất lượng về dịch vụ, có thương hiệu trong ngành Hàng hải. Những kết quả như vậy là cả một sự nỗ lực của toàn thể lãnh đạo, cán bộ công nhân viên của Công ty.

3. Định hướng phát triểnSau một thập kỷ hình thành và phát triển Marina Hà Nội xác định trở thành một

Công ty vận tải biển có thị phần ổn định, bền vững, có uy tín ở trong nước và một số quốc gia trong khu vực Châu Á. Bên cạnh đó MHC chú trọng đầu tư vào các lĩnh vực dịch vụ mang tính ổn định và lâu dài đó là đầu tư xây dựng và khai thác bến, bãi và cảng biển. Ngoài ra Marina Hà Nội còn đầu tư và phát triển các dịch vụ về quản lý và kinh doanh bất động sản, đầu tư, góp vốn đầu tư với các đối tác trong và ngoài nước về các lĩnh vực có liên quan.

Trong giai đoạn trước mắt 2009 – 2010 Marina Hà Nội xác định là giai đoạn khó khăn do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, do đó Công ty tập trung lên kế hoạch khai thác phù hợp với tình hình thị trường cho đội tàu đang khai thác; Quản lý các Công ty con trên cơ sở giao vốn, khoán lãi; Mở rộng dịch vụ quản lý bất động

Trang 7

Page 8: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2006marinahanoi.com/ImgEditor/bctn_2008.doc · Web view2. Công tác tổ chức, quản lý Năm 2008 Công ty đã tiến hành chuyển đổi cơ cấu

Công ty Cổ phần Hàng hải Hà Nội Báo cáo thường niên

sản; Đẩy mạnh và phát triển hoạt động giao nhận vận tải, với kế hoạch đã đề ra Công ty dự kiến kế hoạch về tài chính năm 2009 như sau:

Tổng doanh thu: 160 tỷ đồng, trong đó: Doanh thu vận tải nội địa 100 tỷ đồng; Vận tải bộ 15 tỷ đồng; vận tải đường sông 15 đến 20 tỷ đồng; Lai dắt 15 tỷ đồng; Quản lý bất động sản 6 tỷ đồng.

Mở rộng tìm kiếm các đối tác chiến lược về kinh doanh, tài chính để tạo cơ hội tăng vốn và phát triển dịch vụ.

II. BÁO CÁO CỦA HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ1. Tóm tắt những hoạt động trong nămNăm 2008 là một năm có nhiều biến động bất thường, do vậy HĐQT đã tổ chức

12 phiên họp định kỳ và bất thường để thảo luận, quyết định những vấn đề về hoạt động và sản xuất kinh doanh trong đó:

- Về tài chính: Phê duyệt và triển khai dự án xây dựng Tòa nhà văn phòng cho thuê tại Hải An – Hải Phòng; Mua tàu Acheiver; Chủ trương thoái vốn tại các khoản mục đầu tư tài chính; Cân đối lại các nguồn vốn đầu tư cho các dự án; Tạm dừng các dự án ngoài khả năng kiểm soát về tài chính của Công ty.

- Về tổ chức, quản lý và nhân sự: HĐQT quyết định việc thành lập hai Chi nhánh tại Hải Phòng và thành phố Hồ Chí Minh thành hai Công ty TNHH một thành viên để tiến hành giao vốn khoán lãi; Bầu Chủ tịch và bổ nhiệm Tổng giám đốc mới; Bổ nhiệm Giám đốc các Công ty con mới thành lập đồng; Tổ chức sắp xếp lại về mô hình, nhân sự tại Văn phòng hội sở chính, cân đối lập thay đổi về chế độ lương mới.

2. Đánh giá kết quả hoạt động trong nămTổng doanh thu 229.888.416.666 đồng, lợi nhuận sau thuế 81.476.107 đồng đạt

0,56% kế hoạch. Năm 2008 được đánh giá là năm kinh doanh kém hiệu quả của Công ty, lý giải cho kết quả kinh doanh này HĐQT đã phân tích và đưa ra các lý do như sau:

- Sự tác động của thị trường dầu mỏ thế giới ảnh hưởng mạnh và trực tiếp tới thị trường dầu mỏ Việt Nam trong đó có các doanh nghiệp trực tiếp sử dụng nguồn nhiên liệu này và đặc biệt là các doanh nghiệp vận tải.

- Thị trường hàng hóa suy giảm do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế dẫn tới lưu lượng hàng hóa vận chuyển giảm đã ảnh hưởng tới việc không đảm bảo thời gian khai thác của các tàu – tàu nghỉ nhưng các chi phí cho tàu vẫn phải thực hiện.

- Một sự ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của Công ty được xem là phổ biến và khó kiểm soát nhất nữa là: sự hỏng hóc bất thường của tàu. Năm 2008 Công ty đã chi phí cho việc sửa chữa các tàu mà hiện Công ty đang sở hữu là quá lớn.

- Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái giá VNĐ/USD.

Trang 8

Page 9: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2006marinahanoi.com/ImgEditor/bctn_2008.doc · Web view2. Công tác tổ chức, quản lý Năm 2008 Công ty đã tiến hành chuyển đổi cơ cấu

Công ty Cổ phần Hàng hải Hà Nội Báo cáo thường niên

- Các phát sinh ngoài kiểm soát trong quá trình tái cấu trúc mô hình tổ chức.- Ngoài ra còn một yếu tố chủ quan mà HĐQT đánh giá là cần khắc phục và đặc

biệt lưu ý, đó là: Khả năng nhìn nhận và phản ứng với thị trường còn chậm dẫn tới các quyết định đưa ra không đạt được hiệu qủa như mong muốn.

Đây là những nguyên nhân chủ quan và khách quan diễn ra trong năm 2008 đã ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả kinh doanh của Công ty.

III. BÁO CÁO CỦA BAN TỔNG GIÁM ĐỐC

1. Báo cáo tình hình tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh

Tổng doanh thu đạt được: 229.888.416.666 đồng

Công ty duy trì khai thác 03 tàu với tổng doanh thu đạt 88 tỷ đồng

Hoạt động Đội xe container tại Hải Phòng doanh thu 6 tỷ đồng.

Hoạt động lai dắt thực hiện doanh thu 10,6 tỷ đồng.

Hoạt động đội xe container tại tp Hồ Chí Minh doanh thu 7.8 tỷ đồng.

Hoạt động vận tải đường sông SG-CTO doanh thu đạt 13,8 tỷ đồng.

Năm 2008, trong lộ trình chuyển đổi cơ cấu Công ty sang mô hình Công ty vận

tải biển, chuyên sâu về vận tải container, Công ty trong năm 2007 – 2008 đã đầu tư 02

tàu container chuyên dụng 900 TEU/01tàu. Tuy nhiên do chi phí sửa chữa bất thường

lớn ngoài dự kiến (xuất phát từ trình độ quản lý tàu còn nhiều bất cập, trình độ thuyền

viên vận hành yếu và thiếu, giá vật tư phụ tùng tăng cao…) nên doanh thu ngày tàu

giảm so với kế hoạch.

Ngoài ra, hoạt động trực tiếp khai thác tàu (tuyến vận tải nội địa) cũng gặp rất

nhiều khó khăn do giá dầu tăng liên tục, chi phí nhiên liệu chiếm tới 30 – 40% giá

cước dẫn tới hiệu quả kinh doanh không cao.

Các tháng cuối năm, do khủng hoảng kinh tế thế giới, các hãng vận tải thu hẹp

vận xuất, các tàu cho thuê phải ngừng hoạt động và mất doanh thu, trong khi các chi

phí duy trì kỹ thuật và trả nợ vốn vay vẫn rất lớn. Đây là những nguyên nhân dẫn tới

Trang 9

Page 10: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2006marinahanoi.com/ImgEditor/bctn_2008.doc · Web view2. Công tác tổ chức, quản lý Năm 2008 Công ty đã tiến hành chuyển đổi cơ cấu

Công ty Cổ phần Hàng hải Hà Nội Báo cáo thường niên

việc sản xuất kinh doanh năm 2008 không đem lại hiệu quả về lợi nhuận mặc dù

doanh thu vẫn đạt kế hoạch.

2. Công tác tổ chức, quản lý

Năm 2008 Công ty đã tiến hành chuyển đổi cơ cấu về mô hình quản lý, nâng

Chi nhánh tại Hải phòng, Tp Hồ Chí Minh thành Công ty TNHH một thành viên, trở

thành Công ty hạch toán độc lập, nâng tổng số Công ty con là 4 Công ty. Các chi

nhánh tại Quảng ninh, Quảng Ngãi hiện đã giảm biên chế do hoàn thành dự án và hoạt

động không có hiệu quả. Đã ban hành các Quyết định bổ nhiệm cán bộ quản lý và

Quy chế hoạt động của các Ban, phòng chức năng trực thuộc Ban tại nhiệm sở chính.

Đối với việc tổ chức lại bộ máy quản lý tàu diễn ra rất chậm do gặp khó khăn

về tuyển dụng nhân sự.

2.1. Về lao động

Tính đến 31/12/2008 Tổng số lao động của Công ty 277 người.

2.2. Hoạt động đầu tư

Công ty đã và đang triển khai các dự án :

+ Dự án khu vực Hải an – Hải Phòng: Xây kho CFS và Tòa nhà văn phòng cho

thuê.

+ Đầu tư 01 xà lan bổ xung tuyến HCM-CTO.

Tạm dừng, chưa thức hiên các dự án:

+ Dự án đầu tư đóng mới tàu 752 TEU

+ Dự án ICD Bình Dương.

+ Thành lập Công ty CP cảng Dung Quất

2.3. Quan hệ cổ đông

Trang 10

Page 11: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2006marinahanoi.com/ImgEditor/bctn_2008.doc · Web view2. Công tác tổ chức, quản lý Năm 2008 Công ty đã tiến hành chuyển đổi cơ cấu

Công ty Cổ phần Hàng hải Hà Nội Báo cáo thường niên

Công bố thông tin: Công ty thực hiện nghiêm túc việc công bố thông tin định

kỳ và bất thường thông qua các web của SGDCK, web site của Công ty và báo chuyên

ngành.

Diễn biến giao dịch Cổ phiếu: (năm 2007)

- Giá đầu năm: 50.500 đ/cp

- Giá cuối năm: 7.800 đ/cp

Tổng số lượng chứng khoán đã phát hành : 11.788.087 cổ phiếu

Vốn cổ đông: 117.880.870.000VND.

3. Kế hoạch năm 2009

Thực tế những biến động của kinh tế trong năm 2008 diễn ra hoàn toàn bất lợi.

Sự suy giảm của thị trường chứng khoán làm kết quả phát hành tăng vốn của Công ty

chỉ đạt được 51,18% kế hoạch. Ảnh hưởng của lạm phát và các chính sách thắt chặt

tín dụng của Ngân hàng đã ngày càng làm gia tăng khó khăn cho các doanh nghiệp.

Công ty Cổ phần Hàng hải Hà Nội giai đoạn 2008-2009 đang thực hiện quá

trình tái cấu trúc lại doanh nghiệp vì vậy ảnh hưởng khó khăn của khách quan còn

lớn hơn các doanh nghiệp đã ổn định.

Sau khi phân tích các biến động của nền kinh tế và tình hình thị trường, tình

hình thực tế của doanh nghiệp kế hoạch của Công ty trong giai đoạn tới như sau:

3.1. Hoạt động sản xuất kinh doanh

- Tập trung quản lý lên kế hoạch khai thác phù hơp với tình hình thị trường cho

đội tàu đang khai thác.

- Quản lý các Công ty con trên cơ sở đã giao vốn, khoán lãi.

- Mở rộng dịch vụ quản lý bất động sản.

- Đẩy mạnh và phát triển hoạt động giao nhận vận tải.

Trang 11

Page 12: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2006marinahanoi.com/ImgEditor/bctn_2008.doc · Web view2. Công tác tổ chức, quản lý Năm 2008 Công ty đã tiến hành chuyển đổi cơ cấu

Công ty Cổ phần Hàng hải Hà Nội Báo cáo thường niên

3.2. Kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản

Trong năm 2008, Công ty đã tiến hành đầu tư xây dựng Tòa nhà văn phòng cho

thuê tại Hải An – Hải Phòng với tổng mức đầu tư 41 tỷ đồng, dự kiến tháng 7/2009 sẽ

đưa vào khai thác.

Với Dự án kho CFS với mức đầu tư khoảng 13 tỷ đồng, dự kiến tháng 5/2009

sẽ triển khai Dự án và Quý 3 năm 2009 sẽ hoàn thành Dự án đưa vào khai thác.

Tiếp tục triển khai Dự án thành lập công ty Cổ phần xếp dỡ Hải an Hải An.

3.3. Công tác tổ chức quản lý

- Duy trì hoạt động của Công ty theo mô hình đã chuyển đổi, tổ chức quản lý có

hiệu quả.

3.4. Kế hoạch tài chính

Tổng doanh thu : 160 tỷ đồng

- Doanh thu VTND: 100 tỷ khai thác tàu OP và mua chỗ

- Vận tải bộ: 15 tỷ

- Vận tải đường sông: 15-20 tỷ

- Lai dắt: 15 tỷ

- Doanh thu dịch vụ quản lý nhà: 6 tỷ

Tổng lợi nhuận sau thuế: Dự kiến cân bằng thu chi, bảo toàn vốn.

Mở rộng tìm kiếm các đối tác chiến lược về kinh doanh, tài chính để tạo cơ hội

tăng vốn và phát triển dịch vụ.

IV. CÁC CÔNG TY CÓ LIÊN QUAN

1. Công ty TNHH Vận tải và Đại lý vận tải đa phương thức (Marina

Logistic)

Trang 12

Page 13: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2006marinahanoi.com/ImgEditor/bctn_2008.doc · Web view2. Công tác tổ chức, quản lý Năm 2008 Công ty đã tiến hành chuyển đổi cơ cấu

Công ty Cổ phần Hàng hải Hà Nội Báo cáo thường niên

Công ty TNHH Vận tải và Đại lý vận tải đa phương thức (Marina Logistic) đạt

kết quả doanh thu 37,59 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 50 triệu đồng;

2. Công ty TNHH Quản lý và Kinh doanh bất động sản Hà Nội (HPM)

Công ty TNHH Quản lý và Kinh doanh bất động sản Hà Nội (HPM) đạt kết quả

doanh thu 6.48 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 1,5 tỷ đồng.

3. Các chi nhánh Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh và Quảng NgãiCác chi nhánh: Hải Phòng, Tp. Hồ Chí Minh đã thực hiện tốt các nhiệm vụ

được giao trong 6 tháng đầu năm 2008, trong tháng 7 năm 2008 các Chi nhánh này

thực hiện chuyển đổi cơ cấu trở thành Công ty TNHH một thành viên hoạt động và

hạch toán độc lập.

Chi nhánh Quảng Ngãi thực hiện tinh giảm biên chế khi đã hoàn thành nhiệm

vụ dự án Đê chắn sóng theo đúng kế hoạch. Công ty vẫn đang tiếp tục kêu gọi việc

triển khai Dự án xây dựng bến số 2 thành cảng Tổng hợp số 2 bằng việc lập Dự án đầu

tư mời gọi các đối tác tham gia góp vốn thành lập Công ty Cổ phần cảng Dung Quất.

V. TỔ CHỨC VÀ NHÂN SỰ1. Cơ cấu tổ chức (Phụ lục đính kèm Bản báo cáo này)2. Tóm tắt lý lịch của các cá nhân trong Ban Tổng giám đốcBan Tổng giám đốc gồm 03 thành viên- Ông Nguyễn Quang Phúc – Ủy viên HĐQT, Tổng Giám đốcNăm sinh: 28/4/1964Trình độ chuyên môn: Cử nhân - Ông Trần Khắc Nguyên – Phó tổng Giám đốcNăm sinh: 07/01/1964Trình độ chuyên môn: Kỹ sư - Ông Vũ Thanh Hải – Phó tổng Giám đốcNăm sinh: 12/9/1973

Trang 13

Page 14: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2006marinahanoi.com/ImgEditor/bctn_2008.doc · Web view2. Công tác tổ chức, quản lý Năm 2008 Công ty đã tiến hành chuyển đổi cơ cấu

Công ty Cổ phần Hàng hải Hà Nội Báo cáo thường niên

Trình độ chuyên môn: Kỹ sư 3. Thay đổi Tổng giám đốc điều hành trong nămTại Đại hội cổ đông thường niên Ngày 20/6/2008 Hội đồng quản trị có sự thay

đổi về nhân sự như sau: Ông Vũ Ngọc Sơn sinh năm 1948 được bổ nhiệm vào HĐQT thay ông Nguyễn Văn Tiềm.

Về thay đổi Tổng giám đốc: Ông Nguyễn Quang Phúc được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc thay ông Nguyễn Quốc Dũng được bầu làm Chủ tịch HĐQT.

4. Quyền lợi của Ban Tổng giám đốcĐược hưởng lương, thưởng, các khoản bảo hiểm y tế, xã hội và các chế độ khác

theo quy định của Công ty và đúng pháp luật.5. Số lượng cán bộ, nhân viên và chính sách đối với người lao độngTổng số cán bộ công nhân viên tính đến hết tháng 12/2008 là 277 người.Đối với các chính sách và chế độ cho người lao động: Được hưởng lương theo

kết quả làm việc và các khoản thưởng theo kết quả kinh doanh, hưởng các trợ cấp về bảo hiểm y tế, xã hội các chế độ khác theo quy định của Công ty và đúng pháp luật.

6. Thay đổi thành viên Hội đồng quản trị, Ban Tổng giám đốc, Ban kiểm soát và Kế toán trưởng

- HĐQT: Có thay đổi Chủ tịch HĐQT; Bổ sung thành viên HĐQT.- Ban TGĐ: Có thay đổi TGĐ- Kế toán trưởng: Không thay đổi KTT năm 2008.THÔNG TIN CỔ ĐÔNG VÀ QUẢN TRỊ CÔNG TY1. Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Kế toán trưởng1.1 Hội đồng quản trịHội đồng quản trị MHC hiện nay có 07 thành viên gồm: - Ông Nguyễn Quốc Dũng – Chủ tịch HĐQTNăm sinh: 27/01/1964Trình độ chuyên môn: Đại học - Ông Mai Đình Hùng – Phó chủ tịch HĐQTNăm sinh: 01/01/1951Trình độ chuyên môn: Kỹ sư - Ông Vũ Ngọc Sơn – Phó chủ tịch HĐQTNăm sinh: 08/5/1948

Trang 14

Page 15: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2006marinahanoi.com/ImgEditor/bctn_2008.doc · Web view2. Công tác tổ chức, quản lý Năm 2008 Công ty đã tiến hành chuyển đổi cơ cấu

Công ty Cổ phần Hàng hải Hà Nội Báo cáo thường niên

Trình độ chuyên môn: Kỹ sư- Ông Nguyễn Quang Phúc – Thành viên, Tổng Giám đốcNăm sinh: 28/4/1964Trình độ chuyên môn: Cử nhân - Ông Nguyễn Hồng Minh – Thành viênNăm sinh: 27/7/1970Trình độ chuyên môn: Kỹ sư- Ông Nguyễn Xuân Phương – Thành viênNăm sinh: 09/4/1967Trình độ chuyên môn: Kỹ sư - Ông Nguyễn Thanh Hoàn – Thành viênNăm sinh: 10/8/1973Trình độ chuyên môn: Cử nhân1.2 Ban Kiểm soátBan kiểm soát gồm 05 thành viên- Ông Nguyễn Trung Dũng – Trưởng Ban Năm sinh: 01/01/1957Trình độ chuyên môn: Cử nhân - Ông Đỗ Thành Đĩnh – Phó trưởng BanNăm sinh: 27/01/1955Trình độ chuyên môn: Cao đẳng Hải Quan- Bà Nguyễn Thị Hải Yến – Thành viênNăm sinh: 02/3/1971Trình độ chuyên môn: Cử nhân- Ông Nguyễn Văn Dũng – Thành viênNăm sinh: 20/8/1966Trình độ chuyên môn: Kỹ sư - Bà Nguyễn Minh Ngọc – Thành viênNăm sinh: 04/04/1977 Trình độ chuyên môn: Cử nhân

Trang 15

Page 16: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2006marinahanoi.com/ImgEditor/bctn_2008.doc · Web view2. Công tác tổ chức, quản lý Năm 2008 Công ty đã tiến hành chuyển đổi cơ cấu

Công ty Cổ phần Hàng hải Hà Nội Báo cáo thường niên

1.3 Kế toán trưởng- Ông Hoàng Duy AnhNăm sinh: 20/8/1968Trình độ chuyên môn: Cử nhân 2. Các dữ liệu thống kê về cổ đôngCổ đông trong nước nắm giữ: 11.165.062 CP 94,71 %Cổ đông nước ngoài nắm giữ: 623.025 CP 5,28 %VII. BÁO CÁO TÀI CHÍNH1.Thông tin về Công tyCông ty Cổ phần Hàng hải Hà Nội (MHC) được thành lập theo giấy phép số

056428 do Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp lần đầu ngày 19/11/1998 và đã đăng ký thay đổi lần 10 ngày 21/7/2008. Ngày 01/01/1999 MHC chính thức đi vào hoạt động. Thời hạn hoạt động của MHC là 50 năm kể từ ngày của giấy phép đầu tiên.

Hội đồng Quản trị:Dưới đây là danh sách các thành viên của Hội đồng Quản trị đã được Đại hội

Cổ đông ngày 20/6/2008 thông qua với các thành viên sau:Ông Nguyễn Quốc Dũng - Chủ tịchÔng Mai Đình Hùng - Phó Chủ tịchÔng Vũ Ngọc Sơn - Phó chủ tịchÔng Nguyễn Quang Phúc, Tổng Giám đốc - Ủy viênÔng Nguyễn Hồng Minh - Ủy viên Ông Nguyễn Xuân Phương - Ủy viên Ông Nguyễn Thanh Hoàn - Ủy viênBan Tổng Giám đốc:Dưới đây là các thành viên của Ban Tổng Giám đốc trong năm và đến ngày lập

báo cáo hợp nhất này gồm có:Ông Nguyễn Quang Phúc – Tổng Giám đốcÔng Vũ Thanh Hải - Phó Tổng Giám đốcÔng Trần Khắc Nguyên - Phó Tổng Giám đốcTHÔNG TIN VỀ NGÀNH NGHỀ HOẠT ĐỘNG

Dịch vụ cho thuê văn phòng và khu siêu thị;Trang 16

Page 17: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2006marinahanoi.com/ImgEditor/bctn_2008.doc · Web view2. Công tác tổ chức, quản lý Năm 2008 Công ty đã tiến hành chuyển đổi cơ cấu

Công ty Cổ phần Hàng hải Hà Nội Báo cáo thường niên

Vận tải đường thủy, đường bộ;

Dịch vụ giao nhận kho vận tải hàng hóa;

Buôn bán, sản xuất tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng;

Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hóa;

Lai dắt tàu biển;

Bốc xếp hàng hóa và container;

Xây dựng công trình giao thông;

Đại lý hàng hải;

Khai thác cảng và kinh doanh bãi container;

Kinh doanh vận tải đa phương thức;

Khai thuê hải quan.

Trụ sở chính: Tầng 7 tòa nhà Ocean Park, số 1 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà NộiĐiện thoại: (84-4) 35770810Fax: (84-4) 35770814Email: [email protected]; [email protected]: www.marinahanoi.com

Kiểm toán viên: Nguyễn Diệu TrangCông ty dịch vụ tư vấn Tài chính kế toán và Kiểm toán (Việt Nam).ĐC: 01 Lê Phụng Hiểu, Hà Nội, Việt NamĐT: 04.3.8241990 FAX: 04.3.82539732. Cam kết của Ban Tổng Giám đốc về Báo cáo tài chínhTRÁCH NHIỆM CỦA BAN TỔNG GIÁM ĐỐC ĐỐI VỚI CÁC BÁO CÁO

TÀI CHÍNH HỢP NHẤT:Ban Tổng Giám đốc chịu trách nhiệm lập các báo cáo tài chính hợp nhất trình

bày hợp lý tình hình tài chính của Công ty tại ngày 31 tháng 12 năm 2008 và kết quả hoạt động kinh doanh và lưu chuyển tiền tệ của năm tài chính kết thúc ở ngày đó. Trong việc soạn lập các báo cáo tài chính hợp nhất này, Ban Tổng Giám đốc được yêu cầu phải:

• chọn lựa các chính sách kế toán phù hợp và áp dụng chúng một cách nhất quán;

Trang 17

Page 18: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2006marinahanoi.com/ImgEditor/bctn_2008.doc · Web view2. Công tác tổ chức, quản lý Năm 2008 Công ty đã tiến hành chuyển đổi cơ cấu

Công ty Cổ phần Hàng hải Hà Nội Báo cáo thường niên

• thực hiện các phán đoán và ước lượng một cách hợp lý và thận trọng; • soạn lập các báo cáo tài chính hợp nhất trên cơ sở doanh nghiệp hoạt động liên

tục dựa trên đánh giá thực tế của mình.Chúng tôi, Ban Tổng Giám đốc chịu trách nhiệm bảo đảm rằng các sổ sách kế

toán đúng đắn đã được thiết lập và duy trì để thể hiện tình hình tài chính của Công ty với độ chính xác hợp lý tại mọi thời điểm và để làm cơ sở để soạn lập các báo cáo tài chính hợp nhất phù hợp với chế độ kế toán được nêu ở Thuyết minh sau đây cho các báo cáo tài chính hợp nhất. Ban Tổng Giám đốc chịu trách nhiệm bảo đảm việc tuân thủ các Chuẩn mực Kế toán Việt Nam và các quy định hiện hành áp dụng cho doanh nghiệp Cổ phần hoạt động tại nước CHXHCN Việt Nam. Ban Tổng Giám đốc cũng chịu trách nhiệm đối với việc bảo vệ các tài sản của Công ty và thực hiện các biện pháp hợp lý để phòng ngừa và phát hiện các gian lận và các sai phạm quy định khác.

PHÊ CHUẨN CÁC BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT:Theo đây, chúng tôi phê chuẩn các báo cáo tài chính hợp nhất đính kèm bản

Báo cáo thường niên năm 2008 này. Các báo cáo tài chính hợp nhất này trình bày trung thực và hợp lý tình hình tài

chính của Công ty tại ngày 31 tháng 12 năm 2008 và kết quả hoạt động kinh doanh và lưu chuyển tiền tệ của Công ty cho năm tài chính kết thúc vào thời điểm đó, phù hợp với các Chuẩn mực Kế toán Việt Nam và các quy định hiện hành áp dụng cho doanh nghiệp Cổ phần hoạt động tại nước CHXHCN Việt Nam.

TỔNG GIÁM ĐỐC

Nguyễn Quang Phúc

Trang 18

Page 19: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2006marinahanoi.com/ImgEditor/bctn_2008.doc · Web view2. Công tác tổ chức, quản lý Năm 2008 Công ty đã tiến hành chuyển đổi cơ cấu

Công ty Cổ phần Hàng hải Hà Nội Báo cáo thường niên

19