31
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG Số: 836/BC-UBND CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc An Giang, ngày 23 tháng 12 năm 2019 BÁO CÁO Đánh giá công tác chỉ đạo, điều hành và tình hình thực hiện Chương trình mục tiêu quc gia (MTQG) Giảm nghèo bền vững, Chương trình MTQG Xây dựng nông thôn mới năm 2019 và đề xuất xây dựng Chương trình công tác năm 2020 Căn cứ Công văn số 4357/BTTTT-KHTC ngày 04 tháng 12 năm 2019 của BThông tin và Truyn thông vvic báo cáo tình hình thc hiện các Chương trình MTQG năm 2019, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang báo cáo kết quả thực hiện Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững, Chương trình MTQG Xây dựng nông thôn mới năm 2019 và đề xuất xây dựng Chương trình công tác năm 2020, với những nội dung sau: A. CHƯƠNG TRÌNH MTQG GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG I. CÔNG TÁC LÃNH ĐẠO, CHĐẠO, ĐIỀU HÀNH THC HIN CHƯƠNG TRÌNH 1. Kết quả kiện toàn bộ máy chỉ đạo thực hiện Chương trình Tỉnh đã kiện toàn Ban Điều hành Chương trình MTQG Giảm nghèo tỉnh An Giang và đến tháng 8 năm 2017 UBND tỉnh sáp nhập 02 Ban điều hành Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững và Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới thành Ban chỉ đạo các Chương trình MTQG tỉnh An Giang do đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh là Trưởng Ban, Phó chủ tịch UBND tỉnh là Phó ban phụ trách Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững, Giám đốc Sở Lao động – Thương bình xã hội là Ủy viên thường trực phụ trách Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững và các sở, ban ngành là thành viên (Quyết định số 2410/QĐ-UBND ngày 08/8/2017 của UBND tỉnh An Giang) có nhiệm vụ: nghiên cứu, đề xut gii pháp vi UBND ban hành cơ chế, chính sách có liên quan để thc hin mc tiêu gim nghèo bn vng; Giúp UBND tỉnh điều phi hoạt động gia các s, ban, ngành tnh và UBND cp huyn trong vic trin khai thc hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia; Đồng thời đôn đốc các s, ban, ngành tnh và UBND cp huyn trong vic xây dng, hoàn thiện và hướng dẫn cơ chế, chính sách liên quan đến qun lý, điều hành các Chương trình MTQG giai đoạn 2016 2020; kim tra, giám sát, đánh giá, sơ kết, tng kết, khen thưởng trong quá trình thc hiện Chương trình mục tiêu quc gia. Thành lập Tổ Chuyên viên giúp việc Ban chỉ đạo Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững tỉnh (Quyết định số 3129/QĐ-UBND ngày 20/10/2017): có

ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM …qppl.angiang.gov.vn/VBPQ/vbdh.nsf... · 2019 và đề xuất xây dựng Chương trình công tác năm 2020,

  • Upload
    others

  • View
    18

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM …qppl.angiang.gov.vn/VBPQ/vbdh.nsf... · 2019 và đề xuất xây dựng Chương trình công tác năm 2020,

ỦY BAN NHÂN DÂN

TỈNH AN GIANG

Số: 836/BC-UBND

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

An Giang, ngày 23 tháng 12 năm 2019

BÁO CÁO

Đánh giá công tác chỉ đạo, điều hành và tình hình thực hiện

Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) Giảm nghèo bền vững, Chương

trình MTQG Xây dựng nông thôn mới năm 2019 và đề xuất xây dựng

Chương trình công tác năm 2020

Căn cứ Công văn số 4357/BTTTT-KHTC ngày 04 tháng 12 năm 2019 của

Bộ Thông tin và Truyền thông về việc báo cáo tình hình thực hiện các Chương

trình MTQG năm 2019,

Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang báo cáo kết quả thực hiện Chương trình

MTQG Giảm nghèo bền vững, Chương trình MTQG Xây dựng nông thôn mới năm

2019 và đề xuất xây dựng Chương trình công tác năm 2020, với những nội dung

sau:

A. CHƯƠNG TRÌNH MTQG GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

I. CÔNG TÁC LÃNH ĐẠO, CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH THỰC HIỆN

CHƯƠNG TRÌNH

1. Kết quả kiện toàn bộ máy chỉ đạo thực hiện Chương trình

Tỉnh đã kiện toàn Ban Điều hành Chương trình MTQG Giảm nghèo tỉnh An

Giang và đến tháng 8 năm 2017 UBND tỉnh sáp nhập 02 Ban điều hành Chương

trình MTQG Giảm nghèo bền vững và Chương trình MTQG xây dựng nông thôn

mới thành Ban chỉ đạo các Chương trình MTQG tỉnh An Giang do đồng chí Chủ

tịch UBND tỉnh là Trưởng Ban, Phó chủ tịch UBND tỉnh là Phó ban phụ trách

Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững, Giám đốc Sở Lao động – Thương

bình xã hội là Ủy viên thường trực phụ trách Chương trình MTQG Giảm nghèo bền

vững và các sở, ban ngành là thành viên (Quyết định số 2410/QĐ-UBND ngày

08/8/2017 của UBND tỉnh An Giang) có nhiệm vụ: nghiên cứu, đề xuất giải pháp

với UBND ban hành cơ chế, chính sách có liên quan để thực hiện mục tiêu giảm

nghèo bền vững; Giúp UBND tỉnh điều phối hoạt động giữa các sở, ban, ngành tỉnh

và UBND cấp huyện trong việc triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu

quốc gia; Đồng thời đôn đốc các sở, ban, ngành tỉnh và UBND cấp huyện trong

việc xây dựng, hoàn thiện và hướng dẫn cơ chế, chính sách liên quan đến quản lý,

điều hành các Chương trình MTQG giai đoạn 2016 – 2020; kiểm tra, giám sát,

đánh giá, sơ kết, tổng kết, khen thưởng trong quá trình thực hiện Chương trình mục

tiêu quốc gia.

Thành lập Tổ Chuyên viên giúp việc Ban chỉ đạo Chương trình MTQG

Giảm nghèo bền vững tỉnh (Quyết định số 3129/QĐ-UBND ngày 20/10/2017): có

Page 2: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM …qppl.angiang.gov.vn/VBPQ/vbdh.nsf... · 2019 và đề xuất xây dựng Chương trình công tác năm 2020,

2

trách nhiệm hướng dẫn, triển khai thực hiện kế hoạch Chương trình, hỗ trợ, hướng

dẫn kiểm tra, giám sát và định kỳ báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh và các

Bộ, ngành trung ương theo quy định.

Cùng với việc kiện toàn Ban Chỉ đạo cấp tỉnh đã củng cố các Ban điều hành

giảm nghèo cấp huyện, xã, tổ chức bộ máy cán bộ chuyên trách công tác giảm

nghèo được hình thành ở cả 3 cấp đã tạo bước đầu chuyển biến giúp công tác giảm

nghèo từ chiều rộng dần dần đi vào chiều sâu, hiệu quả và thiết thực.

Ban Chỉ đạo đã xây dựng quy chế hoạt động (Quyết định số 2465/QĐ-

UBND ngày 15/8/2017 của UBND tỉnh); tham mưu UBND tỉnh ban hành các văn

bản chỉ đạo, quy định, hướng dẫn thực hiện Ban Chỉ đạo Chương trình MTQG

Giảm nghèo bền vững theo quy định của nhà nước; định kỳ tổng hợp lập báo cáo

đánh giá tình hình và kết quả triển khai thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch 05 năm,

hàng năm đã đề ra, đề xuất các giải pháp thực hiện có hiệu quả chương trình, đồng

thời kiến nghị với Trung ương điều chỉnh, bổ sung cơ chế, chính sách phù hợp với

tình hình thực tiễn tại địa phương.

2. Ban hành các cơ chế, chính sách và văn bản hướng dẫn thực hiện

Chương trình

Tỉnh đã ban hành các văn bản tổ chức, hướng dẫn thực hiện các chế độ,

chính sách của Chương trình khá kịp thời và đầy đủ theo hướng dẫn của Trung

ương, cụ thể:

- Quyết định số 15/2016/QĐ-UBND ngày 10/3/2016 của UBND tỉnh hỗ trợ

30% mệnh giá bảo hiểm y tế cho các hộ gia đình cận nghèo từ nguồn ngân sách

tỉnh;

- Kế hoạch số 191/KH-UBND ngày 19/4/2016 của UBND tỉnh thực hiện

CTMTQG GNBV tỉnh An Giang giai đoạn 2016-2020; và Quyết định số 1745/QĐ-

UBND ngày 17 tháng 7 năm 2019 của UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung một số nội

dung Kế hoạch số 191/KH-UBND ngày 19 tháng 4 năm 2016 của UBND tỉnh về

thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững tỉnh An Giang giai đoạn

2016 - 2020;

- Quyết định số 2410/QĐ-UBND ngày 08/8/2017 của UBND tỉnh thành lập

Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG tỉnh An Giang giai đoạn 2016 – 2020;

- Quyết định số 2465/QĐ-UBND ngày 15/8/2017 của UBND tỉnh Ban hành

quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG tỉnh An Giang giai

đoạn 2016 – 2020;

- Quyết định số 39/2017/QĐ-UBND ngày 01/8/2017 của UBND tỉnh quy

định về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ ngân sách trung ương và quy định

về vốn đối ứng của địa phương đối với CTMTQG Giảm nghèo bền vững giai đoạn

2016-2020 trên địa bàn tỉnh An Giang;

- Quyết định số 2651/QĐ-UBND ngày 05/9/2017 của UBND tỉnh ban hành

danh mục loại dự án được áp dụng cơ chế đặc thù thuộc CTMTQG giai đoạn 2016-

2020 trên địa bàn tỉnh An Giang;

Page 3: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM …qppl.angiang.gov.vn/VBPQ/vbdh.nsf... · 2019 và đề xuất xây dựng Chương trình công tác năm 2020,

3

- Quyết định số 3766/QĐ-UBND ngày 18/12/2017 của UBND tỉnh ban hành

mức chi hỗ trợ mô hình giảm nghèo giai đoạn 2018-2020 địa bàn tỉnh An Giang;

- Quyết định số 26/2018/QĐ-UBND ngày 30/7/2018 của UBND tỉnh ban

hành mức chi hỗ trợ dự án phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng

mô hình giảm nghèo thuộc Chương trình 135 giai đoạn 2018-2020 địa bàn tỉnh An

Giang;

- Quyết định số 51/2019/QĐ-UBND ngày 21/10/2019 của UBND tỉnh Ban

hành Quy chế phối hợp quản lý, vận hành Cụm Thông tin cơ sở trên địa bàn tỉnh

An Giang.

3. Kết quả triển khai công tác kiểm tra, giám sát tiến độ thực hiện

Chương trình

Các cấp, các ngành theo nhiệm vụ được phân công đã tăng cường công tác

kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chính sách, dự án và sử dụng nguồn lực, bảo

đảm đúng mục tiêu, đúng đối tượng, không để xảy ra thất thoát; kiên quyết xử lý

các tổ chức, cá nhân sử dụng nguồn kinh phí của chương trình không đúng mục

đích, hiệu quả thấp.

Các địa phương đều có tổ chức hội nghị sơ kết, tổng kết để đánh giá, rút kinh

nghiệm quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện chương trình giảm nghèo; kịp

thời khắc phục những yếu kém, tồn tại để tổ chức thực hiện chương trình tốt hơn.

II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH NĂM 2019

1. Kết quả huy động và phân bổ sử dụng nguồn lực thực hiện

a) Các nguồn vốn huy động thực hiện Chương trình

Tổng kinh phí thực hiện các dự án thành phần thuộc Chương trình MTQG

Giảm nghèo bền vững năm 2019 trên địa bàn tỉnh là 46.023 triệu đồng, từ các

nguồn:

- Ngân sách trung ương: 42.401 triệu đồng (vốn đầu tư: 26.544 triệu đồng;

vốn sự nghiệp: 15.857 triệu đồng);

- Ngân sách địa phương: 3.212 triệu đồng (vốn đầu tư).

- Vốn huy động: 410 triệu đồng.

b) Giải pháp huy động nguồn lực

- Thực hiện đa dạng hóa các nguồn vốn huy động để triển khai thực hiện

chương trình này. Thực hiện lồng ghép các nguồn vốn chương trình MTQG và các

Chương trình, dự án hỗ trợ các mục tiêu trên địa bàn.

- Vốn ngân sách hỗ trợ trực tiếp.

- Vốn huy động hợp pháp từ cộng đồng và doanh nghiệp.

2. Kết quả thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ Chương trình

2.1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện Chương trình

Giảm nghèo là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, là một trong

những mục tiêu hàng đầu trong quá trình chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế -xã

Page 4: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM …qppl.angiang.gov.vn/VBPQ/vbdh.nsf... · 2019 và đề xuất xây dựng Chương trình công tác năm 2020,

4

hội của Tỉnh ủy, UBND tỉnh trong kế hoạch năm 2019. Đồng thời các sở, ngành,

các địa phương thời gian qua đã có những giải pháp phù hợp với tình hình thực tế,

đa dạng hóa các giải pháp hỗ trợ, giúp người nghèo nâng cao thu nhập.

Các cấp ủy Đảng đã tăng cường lãnh đạo giám sát nâng cao vai trò quản lý,

điều hành của chính quyền; củng cố, kiện toàn các cơ quan chuyên môn; phát huy

tính tự chủ, năng động, sáng tạo của các cấp, các ngành; xác định rõ trách nhiệm

của tập thể và cá nhân; đề cao trách nhiệm cá nhân, đặc biệt là đối với người đứng

đầu cơ quan, đơn vị; từng bước đã khắc phục được tình trạng chồng chéo, đùn đẩy

trách nhiệm; củng cố đội ngũ cán bộ, công chức hành chính có phẩm chất đạo đức

và năng lực để thực hiện công tác giảm nghèo; tăng cường công tác kiểm tra, giám

sát, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện công tác

giảm nghèo của tỉnh.

2.2. Các cơ chế, chính sách và hướng dẫn thực hiện Chương trình

Căn cứ Quyết định số 1722/QĐ-TTg ngày 02 tháng 9 năm 2016 của Thủ

tướng Chính phủ, Quyết định số 48/2016/QĐ-TTg ngày 31 tháng 10 năm 2016 của

Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức

phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương

thực hiện Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 – 2020, Ủy

ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số

17/2017/NQ-HĐND ngày 14 tháng 7 năm 2017 và Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành

Quyết định số 39/2017/QĐ-UBND ngày 01 tháng 8 năm 2017 Quy định về nguyên

tắc, tiêu chí, định mức phân bổ ngân sách trung ương và quy định về vốn đối ứng

của địa phương đối với Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững giai đoạn

2016-2020 trên địa bàn tỉnh An Giang và các quy định khác của Trung ương.

Bên cạnh đó, còn có văn bản hướng dẫn địa phương thực hiện Nghị định

161/2016/NĐ-CP ngày 02 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ về việc cơ chế đặc

thù trong quản lý đầu tư xây dựng đối với một số dự án thuộc các chương trình

MTQG giai đoạn 2016 – 2020, Nghị quyết số 70/NQ-CP ngày 03 tháng 8 năm

2017 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh tiến độ thực

hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công (trong Nghị quyết số 70/NQ-CP có một

số nội dung điều chỉnh Nghị định 161/2016/NĐ-CP)

Sở Kế hoạch và Đầu tư (phụ trách chung Chương trình mục tiêu quốc gia)

đã ban hành Hướng dẫn số 08/HD-SKHĐT ngày ngày 25/01/2017 về trình tự, thủ

tục lập, thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư đối với một số dự án thuộc các

chương trình MTQG giai đoạn 2016 – 2020. Theo đó đối với các dự án sử dụng

nguồn vốn ngân sách nhà nước (ngân sách trung ương và ngân sách tỉnh) thực hiện

Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, việc lập, thẩm định, phê duyệt chủ

trương đầu tư danh mục dự án được thực hiện theo quy định của Nghị định số

161/2016/NĐ-CP ngày 02/12/2016 của Chính phủ về việc cơ chế đặc thù trong

quản lý đầu tư xây dựng đối với một số dự án thuộc các chương trình MTQG giai

đoạn 2016 – 2020, việc phê duyệt quyết định đầu tư dự án được thực hiện theo quy

định của các luật hiện hành.

Page 5: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM …qppl.angiang.gov.vn/VBPQ/vbdh.nsf... · 2019 và đề xuất xây dựng Chương trình công tác năm 2020,

5

2.3. Kết quả triển khai thực hiện các chính sách về giảm nghèo

- Chính sách tín dụng ưu đãi

Từ đầu năm đến nay đã giải ngân cho trên 29.857 hộ vay, với số tiền trên

795.876 triệu đồng, trong đó: 3.636 hộ nghèo, với số tiền 83.847 triệu đồng; 7.127

hộ cận nghèo, với số tiền 199.320 triệu đồng; 2.997 hộ mới thoát nghèo, với số tiền

104.917 triệu đồng,...

- Chính sách hỗ trợ y tế

Thực hiện hỗ trợ và cấp 520.097 thẻ bảo hiểm y tế cho người thuộc hộ

nghèo, hộ cận nghèo, người dân tộc vùng khó khăn, người dân thuộc vùng đặc biệt

khó khăn, đối tượng bảo trợ xã hội, người thuộc hộ gia đình nông, lâm, ngư nghiệp

có mức sống trung bình,… với kinh phí hỗ trợ 306.119 triệu đồng.

- Chính sách hỗ trợ về giáo dục

Thực hiện miễn giảm học phí và các chi phí khác cho học sinh, sinh viên

thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ chính sách người có công, dân tộc thiểu số,... trên

địa bàn tỉnh.

- Chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo

Hỗ trợ xây dựng 186 căn nhà ở cho hộ nghèo với kinh phí trên 10,5 tỷ đồng

(trong đó: 176 hộ theo Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg, 10 căn nhà ở cho hộ nghèo

từ nguồn tài trợ của Tổng công ty Điện lực Miền Nam, với tổng kinh phí 500 triệu

đồng). Ngoài ra, Ban vận động Quỹ “vì người nghèo” các cấp đã vận động và cất

mới 1.568 căn nhà và sửa chữa 324 căn nhà cho hộ nghèo.

- Hỗ trợ điện sinh hoạt

Thực hiện chính sách hỗ trợ tiền điện cho 23.032 hộ nghèo, hộ chính sách xã

hội (trong đó: 19.989 hộ nghèo, 3.043 hộ chính sách xã hội) với kinh phí 8.499

triệu đồng.

- Chính sách đào tạo nghề và giải quyết việc làm

+ Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh đã tuyển sinh đào tạo nghề nghiệp gần

25.000 người, đạt tỷ lệ 100% kế hoạch năm gồm: Nhập học trình độ cao đẳng 1.021

sinh viên; nhập học trình độ trung cấp 1.597 học sinh; trình độ sơ cấp 8.676 học

viên và đào tạo dưới 3 tháng 13.706 học viên. Trong đó, đào tạo nghề cho lao động

nông thôn ký 420 hợp đồng, 430 lớp, 12.000 học viên (đạt tỷ lệ 100% kế hoạch

năm), kinh phí trên 9.900 triệu đồng.

+ Với các biện pháp triển khai, đến nay đã giải quyết cho trên 31.405 lao

động, đạt 105% kế hoạch, trong đó: số lao động đi làm việc tại nước ngoài theo hợp

đồng là 518 người chủ yếu tại các thị trường: Nhật Bản và Đài Loan.

- Chính sách hỗ trợ người nghèo tiếp cận các dịch vụ trợ giúp pháp lý

Thực hiện trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo, người dân tộc thiểu

số, người có công với cách mạng, người khuyết tật, người già,… tạo điều kiện cho

người nghèo hiểu biết quyền và nghĩa vụ của mình, chủ động tiếp cận các chính

sách trợ giúp Nhà nước, vươn lên thoát nghèo.

Page 6: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM …qppl.angiang.gov.vn/VBPQ/vbdh.nsf... · 2019 và đề xuất xây dựng Chương trình công tác năm 2020,

6

2.4. Kết quả thực hiện các mục tiêu, dự án thành phần của Chương trình

năm 2019

2.4.1. Tình hình hộ nghèo và thực hiện các chỉ tiêu về giảm tỷ lệ hộ nghèo

Tỉnh đã hoàn thành công tác rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo cuối năm 2019

và đạt được các chỉ tiêu theo kế hoạch đề ra về tỷ lệ hộ nghèo (Quyết định số

2897/QĐ-UBND ngày 05/12/2019 của UBND tỉnh), cụ thể:

- Toàn tỉnh còn 14.170 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 2,63%, giảm tỷ lệ hộ nghèo

1,04% so với năm 2018 (đạt Nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh – dưới 3%) và hộ

cận nghèo giảm còn 29.414 hộ, tỷ lệ 5,45% giảm 0,37% so với đầu năm.

- Hộ nghèo người DTTS có 3.178 hộ, tỷ lệ 11,7%/so tổng số hộ DTTS, giảm

4,4% so với năm 2018. Hộ cận nghèo người dân tộc thiểu số còn 1.669 hộ, tỷ lệ

6,14%.

2.4.2. Kết quả thực hiện các nhiệm vụ thuộc Chương trình

a. Dự án 2: Chương trình 135

- Tiểu dự án 1: Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng cho các xã đặc biệt khó khăn, xã

biên giới, các ấp đặc biệt khó khăn.

Tổng nhu cầu vốn thực hiện: 31.395 triệu đồng, trong đó: Ngân sách trung

ương hỗ trợ: 28.183 triệu đồng (vốn đầu tư: 26.544 triệu đồng; vốn sự nghiệp:

1.639 triệu đồng); Ngân sách địa phương: 3.212 triệu đồng (vốn đầu tư).

Bao gồm các công trình: giao thông, nâng cấp, sửa chữa, xây mới các khu

hành chính cấp xã, trường học,…

- Tiểu dự án 2: Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng

mô hình giảm nghèo các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, các ấp đặc biệt khó

khăn.

Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế

Tính đến cuối tháng 10/2019, UBND các huyện, thị xã có xã thuộc Chương

trình 135 đã phê duyệt dự án cho 23/27 xã với tổng kinh phí thực hiện 5.346 triệu

đồng (NSTW 3.843/4.538 triệu đồng; vốn dân và lồng ghép 1.533 triệu đồng).

Trong đó, có 02 xã đã trổ chức triển khai giai ngân đạt 100% chỉ tiêu kế hoạch; các

xã còn lại chỉ mới triển khai thực hiện, như sau:

* Thị xã Tân Châu: 2/2 xã (Vịnh Xương, Phú Lộc) triển khai thực hiện và

giải ngân dự án đạt 100% chỉ tiêu kế hoạch, với tổng kinh phí 373 triệu đồng

(NSTW: 254/254 triệu đồng, vốn dân: 119 triệu đồng)

* Huyện An Phú: Phê duyệt dự án cho 5/6 xã với tổng kinh phí 1.608 triệu

đồng (NSTW: 1.015/1.188 triệu đồng; vốn dân: 593 triệu đồng).

* Huyện Tịnh Biên: Đã phê duyệt dự án cho 6/9 xã với tổng kinh phí 1.409

triệu đồng (NSTW: 910/1.386 triệu đồng; vốn dân: 499 triệu đồng).

* Huyện Tri Tôn: Đã phê duyệt dự án cho 10/10 xã với tổng kinh phí 1.093

triệu đồng (NSTW: 1.634/1.682 triệu đồng; vốn dân: 321 triệu đồng).

Dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo

Page 7: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM …qppl.angiang.gov.vn/VBPQ/vbdh.nsf... · 2019 và đề xuất xây dựng Chương trình công tác năm 2020,

7

Đã triển khai thực hiện 07 mô hình giảm nghèo trên địa bàn các xã thuộc

Chương trình 135 cho 162 hộ nghèo, hộ cận nghèo tham gia với kinh phí giải ngân

là 1.623,16/1.635 triệu đồng đạt 99,28% kế hoạch. Cụ thể một số mô hình sau:

+ Mô hình chăn nuôi bò ở xã văn Giáo, xã An Cư huyện Tịnh Biên và xã

An Tức, xã Ô Lâm huyện Tri Tôn;

+ Mô hình chăn nuôi dê ở ấp Tân Đông, thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn;

+ Mô hình chăn nuôi gà ở xã Vĩnh Hội Đông, xã Khánh Bình huyện An Phú.

- Tiểu dự án 3: Nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ cơ sở các xã

đặc biệt khó khăn, xã biên giới; ấp đặc biệt khó khăn.

Đã tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực cho trên 500 cán bộ, người có

uy tín và người dân trên địa bàn với kinh phí 783 triệu đồng.

b. Dự án 3: Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô

hình giảm nghèo trên địa bàn các xã ngoài Chương trình 135

Thực hiện 16 mô hình giảm nghèo với 394 hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ

mới thoát nghèo tham gia với kinh phí 2,648 triệu đồng (ngân sách trung ương

2.480 triệu đồng, ngân sách tỉnh 168 triệu đồng), cụ thể:

+ Mô hình áp dụng máy phun xịt vào sản xuất nông nghiệp.

+ Mô hình tổ hợp tác may công nghiệp.

+ Mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm.

c. Dự án 4: Truyền thông và giảm nghèo về thông tin

- Hoạt động truyền thông

Tổ chức đối thoại chính sách cho người nghèo, người cận nghèo, phụ nữ,

dân tộc thiểu số ở 11/11 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh với kinh phí 446

triệu đồng.

- Hoạt động giảm nghèo về thông tin

+ Xây dựng cụm Thông tin đối ngoại tại cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên, màn

hình Led 40 m2 tuyên truyền đối ngoại khu vực biên giới với kính phí 3.000 triệu

đồng.

+ Xuất bản và phát hành 300.000 tờ rơi, 2.000 áp phích tuyên truyền ở cơ sở

với kinh phí 400 triệu đồng.

d. Dự án 5: Nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá thực hiện Chương

trình

- Hoạt động nâng cao năng lực

Tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực giảm nghèo các cấp và tham gia

các lớp tập huấn, hội thảo do Bộ, ngành trung ương tổ chức.

- Hoạt động kiểm tra và giám sát, đánh giá

Kiểm tra, giám sát công tác giảm nghèo tại các huyện, thị xã, thành phố và

hỗ trợ Phòng Lao động – TBXH huyện, thị xã, thành phố tổ chức giám sát, đánh

giá Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững tại các xã, phường, thị trấn và

Page 8: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM …qppl.angiang.gov.vn/VBPQ/vbdh.nsf... · 2019 và đề xuất xây dựng Chương trình công tác năm 2020,

8

khóm, ấp.

2.4.3. Dự án cán bộ làm công tác giảm nghèo

Hỗ trợ 38 xã, thị trấn có tỷ lệ hộ nghèo cao, các xã thuộc vùng khó khăn, xã

thuộc Chương trình 135… sẽ được bố trí 01 cán bộ làm công tác giảm nghèo, sẽ

được trả lương và phụ cấp như công chức cấp xã với kinh phí 1.200 triệu đồng.

3. Khó khăn, hạn chế và nguyên nhân trong thực hiện Chương trình

- Sự phối hợp giữa các cấp, ngành trong việc xây dựng, trình ban hành chính

sách giảm nghèo, công tác kiểm tra, đánh giá, giám sát và quản lý đối tượng về

giảm nghèo ở một số địa phương còn hạn chế.

- Một số địa phương chưa triển khai đồng bộ các kế hoạch giảm nghèo, chưa

đối thoại với người nghèo, để tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của họ, từ đó chưa xây

dựng được kế hoạch giảm nghèo ngắn hạn, dài hạn có tính khả thi cao. Một số địa

phương còn lúng túng để tìm các giải pháp thoát nghèo, đồng thời vẫn còn hiện

tượng thiếu quan tâm chỉ đạo, dồn sức cho công tác giảm nghèo, thậm chí trong

điều hành và triển khai kế hoạch vẫn không biết người nghèo của mình

- Thực hiện giải pháp giảm nghèo bền vững chưa đồng bộ: Ở một số địa

phương chưa tổ chức đối thoại, khảo sát nhu cầu của hộ nghèo, từ đó khi xây dựng

kế hoạch giảm nghèo chưa sát thực tế, chưa đáp ứng nguyện vọng của hộ nghèo,

chưa quan tâm đúng mức việc đầu tư cho hộ cận nghèo, dẫn đến tỷ lệ hộ cận nghèo

còn cao.

- Một số hộ nghèo ý thức chưa cao, còn thụ động, trông chờ vào sự hỗ trợ

của Nhà nước và cộng đồng, chưa tìm ra hoặc không nắm bắt cơ hội để vươn lên

thoát nghèo.

III. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP VÀ ĐỊNH HƯỚNG THỰC

HIỆN CHƯƠNG TRÌNH NĂM 2020

1. Mục tiêu

a. Mục tiêu chung

Thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, hạn chế tái nghèo; góp phần thực

hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện đời sống, tăng

thu nhập của người dân, đặc biệt là ở các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, vùng

đồng bào dân tộc thiểu số, tạo điều kiện cho người nghèo, hộ nghèo tiếp cận thuận

lợi các dịch vụ xã hội cơ bản (y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt và vệ sinh, tiếp

cận thông tin), góp phần hoàn thành mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh theo

Nghị quyết đề ra.

b. Mục tiêu cụ thể

- Góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh cuối năm 2020 còn dưới 2% theo

chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 – 2020 (còn dưới 1% tỷ

lệ hộ nghèo đã trừ hộ nghèo thuộc chính sách bảo trợ xã hội);

Page 9: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM …qppl.angiang.gov.vn/VBPQ/vbdh.nsf... · 2019 và đề xuất xây dựng Chương trình công tác năm 2020,

9

- Thực hiện đồng bộ, có hiệu quả cơ chế, chính sách giảm nghèo để cải thiện

điều kiện sống và tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người

nghèo;

- Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội ở các xã đặc biệt khó khăn, ấp đặc biệt khó

khăn được tập trung đầu tư đồng bộ theo tiêu chí nông thôn mới, trước hết là hạ

tầng thiết yếu như giao thông, trường học, trạm y tế, thủy lợi nhỏ, nước sinh hoạt;

tạo điều kiện để người dân tham gia thực hiện các hoạt động của Chương trình để

tăng thu nhập thông qua tạo việc làm công nhằm phát huy hiệu quả các công trình

cơ sở hạ tầng thiết yếu được đầu tư, góp phần giảm rủi ro thiên tai, thích ứng với

biến đổi khí hậu, cải thiện tiếp cận thị trường.

2. Nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu

- Cần xây dựng và tổ chức thực hiện tốt kế hoạch giảm nghèo ở từng địa

phương. Ngay từ đầu năm từng xã cần khảo sát lập danh sách hộ có khả năng thoát

nghèo trong năm tập trung hỗ trợ để thoát nghèo, chủ yếu hỗ trợ đào tạo nghề, giải

quyết việc làm, phương tiện sản xuất, vốn tín dụng để hộ nghèo có việc làm và tăng

thu nhập. Cần tổ chức đối thoại nắm rõ nhu cầu từng hộ nghèo để có kế hoạch hỗ

trợ phù hợp và hiệu quả. Từng địa phương có phương án lồng ghép có hiệu quả các

chính sách phát triển kinh tế, phát triển sản xuất nông lâm ngư nghiệp, tiểu thủ

công nghiệp với chương trình giảm nghèo.

- Tăng cường đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động, giáo dục nâng cao

nhận thức của cán bộ, đảng viên và khơi dậy ý chí, quyết tâm vượt nghèo, vươn lên

của người dân; tạo được sự chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động của

các cấp, các ngành, cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về vai trò, ý nghĩa

của công tác giảm nghèo.

- Tập trung dồn sức xóa dứt điểm từng hộ nghèo. Tăng nguồn vốn đầu tư cho

xã có tỷ lệ hộ nghèo cao, hộ nghèo thuộc các xã đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng

xa, vùng dân tộc thiểu số,…

- Tạo cơ hội về phát triển sản xuất, để người nghèo tự lực vươn lên, thông

qua các chính sách trợ giúp, phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ dân sinh và tiếp cận

các chính sách an sinh xã hội; giảm rủi ro cho người nghèo thông qua nâng cao

năng lực phòng chống rủi ro, thiết kế cụ thể các khung chính sách hỗ trợ và kèm

theo các định hướng. mục tiêu xoá nghèo bền vững.

- Thường xuyên kiểm tra, giám sát đánh giá tác động của các chính sách, rút

ra bài học kinh nghiệm để xây dựng các giải pháp thực hiện có hiệu quả các chính

sách giảm nghèo phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của từng địa

phương, đơn vị; thực hiện lồng ghép có hiệu quả các chính sách, đẩy mạnh xã hội

hóa huy động nguồn lực từ các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân và phát huy vai trò

chủ động của người dân trong việc tham gia thực hiện các chính sách giảm nghèo.

- Tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, thực hiện phân cấp,

phân quyền gắn với trách nhiệm với cá nhân, tổ chức, nhất là trách nhiệm của

Page 10: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM …qppl.angiang.gov.vn/VBPQ/vbdh.nsf... · 2019 và đề xuất xây dựng Chương trình công tác năm 2020,

10

người đứng đầu trong việc xác định đối tượng thụ hưởng các chính sách cho phù

hợp.

- Xây dựng hệ thống chỉ tiêu giám sát, đánh giá công tác giảm nghèo của các

cấp, đặc biệt là cấp huyện, xã, huy động mọi người dân tham gia, trong đó người

nghèo có trách nhiệm chủ động tham gia thực hiện kế hoạch giảm nghèo. Các địa

phương đã cố gắng tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của hộ nghèo để xây dựng kế

hoạch giảm nghèo có hiệu quả. Hàng năm cấp tỉnh thực hiện giám sát, đối thoại ở

các huyện, một số xã điển hình và hộ nghèo. Các huyện đã đối thoại với người

nghèo, hầu hết các nhu cầu và nguyện vọng của người nghèo đều được ghi nhận

xem xét hỗ trợ. Qua những cuộc đối thoại đã tạo điều kiện cho địa phương triển

khai các chủ trương, chính sách của Nhà nước đối với người nghèo có hiệu quả

thiết thực hơn.

- Về huy động nguồn lực

Đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa các hoạt động về giảm nghèo bằng mọi

nguồn lực khác có thể huy động được trên địa bàn qua các phong trào “Đền ơn đáp

nghĩa”, “Ngày vì người nghèo”. Thực hiện hiệu quả việc huy động nguồn lực tại

chỗ. Lồng ghép các Chương trình phát triển kinh tế xã hội, giảm nghèo. Khuyến

khích các hoạt động tự nguyện, nhân đạo vì người nghèo.

Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện phong trào xã, phường làm tốt công tác chăm

sóc, giúp đỡ hỗ trợ các gia đình có hoàn cảnh khó khăn để góp phần thực hiện mục

tiêu giảm nghèo bền vững và chống tái nghèo.

3. Kiến nghị, đề xuất

a. Đề xuất về đổi mới cơ chế, chính sách, điều hành Chương trình

Do số hộ nghèo theo chuẩn đa chiều theo Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg

ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ có khó khăn về nhà trên địa bàn tỉnh An

Giang khá lớn (hơn 5.800 hộ), hiện nay những hộ này đang thật sự khó khăn về nhà

ở có nhu cầu vay vốn để xây dựng mới hoặc sửa chữa nhà ở, kiến nghị Đoàn Đại

biểu Quốc hội ghi nhận trình Chính phủ sớm được triển khai thực hiện chính sách

hỗ trợ về nhà ở để những hộ này được cải thiện nhà ở có nơi ở ổn định, tập trung

sản xuất để tăng thu nhập, nâng cao đời sống, góp phần vươn lên thoát nghèo bền

vững.

b. Đề xuất về tổ chức thực hiện Chương trình

- Trung ương cần có cơ chế phân bổ vốn hỗ trợ sớm về cho địa phương để

địa phương triển khai thực hiện được kịp thời.

- Định hướng giảm nghèo trong giai đoạn tới cần tập trung giải quyết các

nguyên nhân chính để người nghèo vươn lên thoát nghèo như:

+ Tập trung nguồn lực để nâng cao dân trí, tay nghề và đảm bảo việc làm

cho người nghèo.

+ Nguồn kinh phí phân bổ tập trung cho địa phương, không dàn trãi, chia

nhỏ... để địa phương chủ động điều chỉnh cho phù hợp.

Page 11: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM …qppl.angiang.gov.vn/VBPQ/vbdh.nsf... · 2019 và đề xuất xây dựng Chương trình công tác năm 2020,

11

B. CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

I. CÔNG TÁC LÃNH ĐẠO, CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH THỰC HIỆN

CHƯƠNG TRÌNH

1. Kết quả kiện toàn bộ máy chỉ đạo thực hiện Chương trình

a) Thành lập, kiện toàn bộ máy Ban chỉ đạo thực hiện

Thực hiện Quyết định số 41/QĐ-TTg ngày 10/10/2016 của Thủ tướng

Chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý thực hiện các Chương trình MTQG;

UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2410/QĐ-UBND ngày 08/8/2017 về việc

thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG tỉnh An Giang giai đoạn 2016-

2020 trên cơ sở sáp nhập hai Ban Chỉ đạo Chương trình MTQG (Giảm nghèo bền

vững và xây dựng nông thôn mới); theo đó Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng Ban

Chỉ đạo, 01 Phó Chủ tịch làm Phó trưởng ban phụ trách Chương trình MTQG xây

dựng nông thôn mới, 01 Phó chủ tịch làm Phó trưởng ban phụ trách Chương trình

MTQG Giảm nghèo bền vững.

b) Kiện toàn Văn phòng Điều phối

Thực hiện Quyết định số 1920/QĐ-TTg ngày 5/10/2016 của Thủ tướng

Chính phủ về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy và biên

chế của Văn phòng Điều phối nông thôn mới các cấp, UBND tỉnh đã ban hành

Quyết định số 1668/QĐ-UBND ngày 01/6/2017 kiện toàn Văn phòng Điều phối

xây dựng nông thôn mới cấp tỉnh; UBND cấp huyện đã kiện toàn bộ máy Văn

phòng Điều phối cấp huyện. Tuy nhiên, đối với cấp xã chưa bố trí cán bộ chuyên

trách theo dõi Chương trình, hầu hết là do các công chức xã phụ trách kiêm nhiệm

như Văn phòng - Thống kê, Nông nghiệp - Xây dựng và Môi trường, Văn hóa - Xã

hội.

- Cấp huyện: Văn phòng Điều phối gồm: Chánh Văn phòng do Phó Chủ tịch

UBND cấp huyện kiêm nhiệm; 02 Phó Chánh Văn phòng do lãnh đạo Phòng Nông

nghiệp & PTNT và Phòng Tài Chính - Kế hoạch cấp huyện kiêm nhiệm. Các thành

viên khác là các cán bộ kiêm nhiệm ở các phòng ban chuyên môn cấp huyện, trong

đó phân công 01 cán bộ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phụ trách công

việc chuyên trách.

- Cấp xã: Do tình hình biên chế khó khăn nên 119/119 xã chưa bố trí cán bộ

hoặc công chức chuyên trách theo dõi thực hiện Chương trình MTQGxây dựng

nông thôn mới. Phần lớncán bộ nông thôn mới các xã do các chức danh công chức

ở xã kiêm nhiệm, tập trung nhiều ở một số chức danh: Văn phòng - Thống kê,

Nông nghiệp - Xây dựng và Môi trường. Ngoài công tác chuyên môn được Lãnh

đạo UBND xã phân công thêm nhiệm vụ tổng hợp báo cáo, theo dõi tiến độ thực

hiện Chương trình nông thôn mới trên địa bàn xã.

2. Ban hành các cơ chế, chính sách và văn bản hướng dẫn thực hiện

Chương trình

a. Cơ chế, chính sách và các văn bản hướng dẫn thực hiện chương trình

Page 12: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM …qppl.angiang.gov.vn/VBPQ/vbdh.nsf... · 2019 và đề xuất xây dựng Chương trình công tác năm 2020,

12

- Căn cứ Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính

phủ phê duyệt Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 -2020

và Chương trình hành động số 04-CTr/TU ngày 18/7/2016 của Tỉnh ủy về thực

hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020; ngày 21/11/2016,

UBND tỉnh đã có Quyết định số 3310/QĐ-UBND về việc ban hành Kế hoạch thực

hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020, trong đó

đã đề ra mục tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch giải pháp đẩy nhanh việc thực hiện xây dựng

nông thôn mới.

- Để nâng cao vai trò của cấp ủy đảng trong xây dựng nông thôn mới, Ban

Tổ chức tỉnh ủy đã chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu Ban

Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Quyết định số 244-QĐ/TU ngày 11/8/2016 của Tỉnh

ủy về việc phân công các đồng chí Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh phụ trách

huyện xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020.

- Căn cứ Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 của Thủ tướng

Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn

2016-2020. Ngày 28/11/2016 Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số

3379/QĐ-UBND về việc ban hành Bộ tiêu chí xã nông thôn mới tỉnh An Giang giai

đoạn 2016 - 2020 gồm 19 tiêu chí và 49 chỉ tiêu; trong đó, đã phân công 16 sở,

ngành tỉnh phụ trách từng tiêu chí, chỉ tiêu. Trên cơ sở các Văn bản hướng dẫn của

các Bộ, ngành Trung ương, UBND tỉnh cũng đã banh hành Quyết định số 948/QĐ-

UBND ngày 27/3/2017 ban hành hướng dẫn phương pháp xác định, đánh giá mức

độ đạt tiêu chí nông thôn mới giai đoạn 2016-2020.

- Ngoài ra, căn cứ Quyết định số 558/QĐ-TTg ngày 05/4/2016 của Thủ

tướng Chính phủ về việc ban hành tiêu chí huyện nông thôn mới và quy định thị xã,

thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và

Thông tư số 35/2016/TT-BNNPTNT ngày 26/12/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát

triển nông thôn về việc hướng dẫn thực hiện tiêu chí huyện đạt chuẩn nông thôn

mới giai đoạn 2016-2020. Ngày 24/8/2017, UBND tỉnh đã có Quyết định số

2548/QĐ-UBND về việc ban hành hướng dẫn thực hiện tiêu chí huyện đạt chuẩn

nông thôn mớitỉnh An Giang giai đoạn 2016 - 2020.

- Ngày 22 tháng 4 năm 2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định

số 12/2017/QĐ-TTg ban hành quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn

ngân sách Trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện

chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020, Ủy ban nhân

dân tỉnh tham mưu Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 25/NQ-HĐND

ngày 8/12/2017 quy định về mục tiêu, nhiệm vụ, phương án phân bổ vốn Chương

trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh An

Giang.

- Đối với các xã nông thôn mới nâng cao: UBND tỉnh ký Quyết định số

1005/QĐ-UBND ngày 22/5/2018 ban hành Bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao

giai đoạn 2018-2020 gồm 19 tiêu chí và 35 chỉ tiêu; Ngày 28/5/2019, Ban chỉ đạo

tỉnh đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Công văn số 2542/VPUBND-KTN, theo đó

Page 13: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM …qppl.angiang.gov.vn/VBPQ/vbdh.nsf... · 2019 và đề xuất xây dựng Chương trình công tác năm 2020,

13

thống nhất triển khai xây dựng 14 xã nông thôn mới nâng cao trong giai đoạn 2018

- 2020.

- Đối với ấp nông thôn mới: Căn cứ Quyết định 1385/QĐ-TTg ngày

21/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án hỗ trợ thôn, bản, ấp

thuộc các xã đặc biệt khó khăn khu vực biên giới, vùng núi, vùng bãi ngang ven

biển và hải đảo xây dựng nông thôn mới gắn với giảm nghèo bền vững giai đoạn

2018 - 2020; UBND tỉnh An Giang đã ban hành Kế hoạch số 1166/QĐ-UBND

ngày 16/5/2019 về việc Ban hành Kế hoạch thực hiện xây dựng nông thôn mới gắn

với giảm nghèo bền vững tại các ấp thuộc các xã khó khăn, xã biên giới tỉnh An

Giang giai đoạn 2018 - 2020; theo đó, trong giai đoạn 2018-2020 UBND tỉnh đã

chọn 25 ấp điểm để hỗ trợ thực hiện ấp nông thôn mới theo Bộ tiêu chí “Ấp nông

thôn mới” Ban hành kem theo Quyết định số: 1237/QĐ-UBND ngày 23/5/2019.

- Về xã nông thôn mới kiểu mẫu: Theo Quyết định số 691/QĐ-TTg của TTg

của Thủ tướng Chính Phủ ngày 5/6/2018 ban hành bộ tiêu chí xã nông thôn mới

kiễu mẫu giai đoạn 2018-2020, Ban Chỉ đạo tỉnh đã dự thảo Bộ tiêu chí xã nông

thôn mới kiểu mẫu tỉnh An Giang và Kế hoạch thực hiện, dự kiến Ủy ban nhân dân

sẽ ký ban hành để tổ chức thực hiện trong tháng 9/2019.

b. Đánh giá hiệu quả, tác động của các chính sách

- Kết cấu hạ tầng được đầu tư đồng bộ, kinh tế - xã hội được quan tâm; áp

dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất được đẩy mạnh, chuyển dịch cơ cấu

kinh tế theo hướng tích cực. Đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp

theo hướng tăng cường liên kết sản xuất hàng hoá, kết hợp với đẩy mạnh phát triển

công nghiệp, du lịch, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; cơ

cấu kinh tế của tỉnh chuyển biến tích cực theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông, lâm

nghiệp; tăng nhanh tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ; từ đó thu

nhập, đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện và nâng

cao, tỷ lệ hộ nghèo giảm bền vững qua từng năm.

- Chất lượng giáo dục, y tế, văn hóa, môi trường ngày càng được nâng cao,

bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và ngày càng phát triển; môi trường sinh thái

được bảo vệ; an ninh chính trị được giữ vững; trật tự xã hội được đảm bảo; hệ thống

tổ chức chính trị ngày càng vững mạnh, dân chủ ở cơ sở được phát huy.

- Trong thực hiện Chương trình MTQG Xây dựng nông thôn mới tỉnh đã sử

dụng hiệu quả các nguồn vốn lồng ghép, trong đó có huy động sự đóng góp của

Doanh nghiệp, mạnh thường quân và người dân. Việc đầu tư các hạng mục công

trình trong xây dựng nông thôn mới luôn đảm bảo hiệu quả, tránh lãnh phí, không

để nợ đọng xây dựng cơ bản.

3. Kết quả triển khai công tác kiểm tra, giám sát tiến độ thực hiện

Chương trình

- Thành viên Ban Chỉ đạo nông thôn mới tỉnh phối hợp chặt chẽ với các đồng

chí Tỉnh ủy viên được phân công phụ trách địa bàn xã nông thôn mới, thường xuyên

kiểm tra đôn đốc tình hình thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu tại các xã; đồng thời, phổ

Page 14: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM …qppl.angiang.gov.vn/VBPQ/vbdh.nsf... · 2019 và đề xuất xây dựng Chương trình công tác năm 2020,

14

biến những cách làm hay, sáng tạo để nhân rộng, đảm bảo đạt chuẩn đúng lộ trình kế

hoạch đề ra. Lãnh đạo UBND tỉnh tiếp tục duy trì công tác kiểm tra xây dựng nông

thôn mới ở các huyện, các xã. Thực hiện chế độ khen thưởng kịp thời đối với tổ chức,

cá nhân có công lao đóng góp xây dựng nông thôn mới.

- Định kỳ hằng năm và giai đoạn Ban Chỉ đạo tỉnh tổ chức sơ kết, tổng kết đánh

giá tiến độ thực hiện công tác xây dựng nông thôn mới, rút ra những mặt hạn chế,

nguyên nhân, bài học kinh nghiệm để xây dựng kế hoạch, giải pháp thực hiện tốt hơn

cho những năm tiếp theo. Tổ chức ký kết giao ước thi đua giữa các huyện với tỉnh, gắn

trách nhiệm, nội dung xây dựng nông thôn mới của cấp ủy chính quyền, địa phương

với công nhiệm vụ, công việc thường xuyên. Đưa nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới

vào chỉ tiêu thi đua khen thưởng và đáng giá cán bộ hằng năm.

II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

1. Kết quả huy động và phân bổ sử dụng nguồn lực thực hiện

a. Tổng các nguồn vốn huy động cho thực hiện từng chương trình

Tổng nguồn vốn đầu tư huy động thực hiện Chương trình:Tổng nguồn vốn

huy động thực hiện chương trình MTQG Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 -

2019 là: 14.788.698 triệu đồng, cụ thể:

- Vốn ngân sách TW là: 2.807.770 triệu đồng, chiếm: 18,99%

+ Vốn sự nghiệp kinh tế là: 259.918 triệu đồng.

+ Vốn đầu tư phát triển là: 2.351.852 triệu đồng.

+Vốn Trái phiếu Chính phủ là:196.000 triệu đồng.

- Vốn ngân sách địa phương là: 3.916.402 triệu đồng, chiếm: 26,48%.

- Vốn lồng ghép các CT, DA là: 2.117.697 triệu đồng, chiếm: 14,32%.

- Vốn vay tín dụng là: 2.347.725 triệu đồng, chiếm: 15,88%.

- Vốn huy động từ DN là: 1.896.251 triệu đồng, chiếm: 12,82%.

- Vốn cộng đồng dân cư đóng góp là:1.477.579 triệu đồng, chiếm: 9,99%

- Vốn huy động khác là: 225.274 triệu đồng, chiếm: 1,52%

(Chi tiết xem biểu 1,2 đính kèm)

b. Giải pháp huy động nguồn lực áp dụng tại địa phương

- Đối với nguồn vốn doanh nghiệp: Triển khai thực hiện Đề án tạo quỹ đất,rà

soát, quy hoạch quỹ đất công tại các địa phương để săn sàng tạo điều kiện thuận lợi

trong việc thực hiện kêu gọi doanh nghiệp đầu tư vào tỉnh An Giang; vận dụng có

hiệu quả các chính sách hỗ trợ đầu tư của Trung ương, của tỉnh phù hợp với nhu

cầu thực tiễn nhằm thu hút mạnh các doanh nghiệp đầu tư. Đa dạng hóa các hình

thức huy động vốn để đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn, đặc biệt chú trọng

đến phát triển kinh tế hạ tầng nông thôn, giao thông nông thôn phục vụ tái cơ cấu.

Khuyến khích huy động nguồn vốn đầu tư từ thành phần doanh nghiệp để đầu tư hạ

tầng nông thôn theo hình thức xây dựng - khai thác - chuyển giao (BOT) nhằm

hướng đến hình thành mạng lưới giao thông nông thôn thông suốt nối liền các

Page 15: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM …qppl.angiang.gov.vn/VBPQ/vbdh.nsf... · 2019 và đề xuất xây dựng Chương trình công tác năm 2020,

15

tuyến quốc lộ, đường tỉnh, về đến địa bàn xã ấp tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận

chuyển hàng hóa nông sản.

- Đối với nguồn vốn huy động xã hội hóa: Từng địa phương trước hết cần

đẩy mạnh công tác vận động, tuyên truyền tạo đồng thuận trong việc toàn dân

chung tay xây dựng nông thôn mới; thực hiện tốt cơ chế huy động theo hướng "Nhà

nước và nhân dân cùng làm"; đa dạng hóa các khoản huy động: Bằng tiền mặt,

công lao động, vật liệu, máy móc thiết bị, hiến đất… để đầu tư Chương trình nông

thôn mới.

c. Về nợ đọng xây dựng cơ bản trong thực hiện Chương trình

Tổng nguồn vốn huy động thực hiện chương trình MTQG Xây dựng nông

thôn mới giai đoạn 2010 - 2019 là: 14.788.698 triệu đồng, trong đó: Vốn ngân sách

Trung ương là: 2.807.770 triệu đồng, (nguồn sự nghiệp kinh tế là: 259.918 triệu

đồng, nguồn đầu tư phát triển là: 2.351.852 triệu đồng, nguồn trái phiếu Chính phủ

là: 196.000 triệu đồng), vốn ngân sách địa phương là: 3.916.402 triệu đồng và các

nguồn huy động hợp pháp khác là 8.064.526 triệu đồng. Tính đến thời điểm báo

cáo An Giang không có nợ đọng xây dựng cơ bản trong xây dựng nông thôn mới.

2. Kết quả thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ

2.1. Tình hình thực hiện tiêu chí nông thôn mới tại địa phương

2.1.1. Công tác ban hành văn bản, hướng dẫn thực hiện tiêu chí tại địa

phương

- Được sự chỉ đạo và kiểm tra sát sao tiến độ thực hiện xây dựng nông thôn

mới ở các cấp trong tỉnh của các cấp ủy, chính quyền. Qua đó, đã tạo điều kiện

thuận lợi cho các xã có lộ trình xây dựng nông thôn mới tháo gỡ những khó khăn,

vướng mắc trong quá trình thực hiện chương trình.

- Công tác chỉ đạo, điều hành ở nhiều địa phương được thực hiện quyết liệt,

sâu sát hơn; các sở, ban, ngành đoàn thể cấp tỉnh, các phòng chuyên môn cấp huyện

đã chủ động hơn trong chỉ đạo, phân công nhiệm vụ thực hiện các nội dung, tiêu

chí nông thôn mới, qua đó kịp thời hướng dẫn các xã tháo gỡ khó khăn vướng mắc

đẩy nhanh tiến độ thực hiện các tiêu chí nông thôn mới.

- Cơ quan liên quan tỉnh thường xuyên phối hợp với các huyện, thị xã, thành

phố và UBND các xã khảo sát, hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các

địa phương.

2.1.2. Phân loại xã đạt chuẩn theo nhóm tiêu chí (tính đến 12/2019)

- Có 60/119 xã đạt 19 tiêu chí, đạt 50,42% (trong đó, có 54/119 xã đã có

Quyết định công nhận của UBND tỉnh).

- Có 04/119 xã đạt từ 15-18 tiêu chí, đạt 3,36%

- Có 49/119 xã đạt từ 10-14 tiêu chí, đạt 41,18%

- Có 06/119 xã đạt 9 tiêu chí, đạt 5,04%

Bình quân toàn tỉnh đạt 15,29 tiêu chí/xã (tăng 9,03 tiêu chí/xã so với

giai đoạn 2010-2015).

Page 16: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM …qppl.angiang.gov.vn/VBPQ/vbdh.nsf... · 2019 và đề xuất xây dựng Chương trình công tác năm 2020,

16

2.1.3. Kết quả đạt chuẩn nông thôn mới

- Có 03 đơn vị cấp huyện hoàn thành Chương trình MTQG xây dựng nông

thôn mới; trong đó có 01 huyện nông thôn mới (huyện Thoại Sơn), 02 thành phố

hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (TP. Châu Đốc và TP. Long Xuyên)

được Thủ tướng Chính phủ công nhận;

- Có 54/119 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới đạt tỷ lệ 45,38%, ước đến cuối

tháng 12/2019, toàn tỉnh có thêm 07 xã đạt chuẩn, nâng tổng số lên 61/119 xã

đạt chuẩn xã nông thôn mới, đạt tỷ lệ 51,26%; tăng 48 xã so với giai đoạn

(2011-2015) và hoàn thành mục tiêu Chương trình sớn hơn 01 năm so với lộ

trình, kế hoạch của tỉnh;

- Bình quân toàn tỉnh đạt 15,29 tiêu chí/xã (tăng 9,03 tiêu chí/xã so với

giai đoạn 2010-2015).

- Toàn tỉnh không còn xã dưới 09 tiêu chí.

2.2. Kết quả thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới (tính đến tháng

12/2019)

2.2.1. Công tác lập quy hoạch và tổ chức thực hiện quy hoạch - Tiêu chí 1

- Xác định công tác lập quy hoạch chung xây dựng xã là cơ sở ban đầu để

triển khai các bước thực hiện xây dựng nông thôn mới và định hướng phát triển kinh

tế - xã hội của địa phương.Công tác lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng

nôn thôn mới được thực hiện đúng quy định và được công bố công khai quy hoạch

đúng thời hạn, 100% số xã trên địa bàn tỉnh hoàn thành tiêu chí quy hoạch từ năm

2011 đến nay. Qua thời gian thực hiện Chương trình, để phù hợp với tình hình thực tế

địa phương, giai đoạn 2016-2019 các xã đã rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát

triển hạ tầng kinh tế - xã hội - môi trường trong đồ án quy hoạch xây dựng, đến thời

điểm này các xã đã cơ bản hoàn thành công tác điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng

và được cấp thẩm quyền phê duyệt theo quy định.

- Việc thực hiện các quy hoạch nông thôn mới, góp phần hoàn chỉnh hệ

thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của người

dân từ đó góp phần thúc đẩy thay đổi diện mạo nông thôn có nhiều khởi sắc, đổi

mới; đời sống của người dân được cải thiện.

2.2.2. Xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu

a. Về Giao thông - Tiêu chí 2

- Giai đoạn 2010-2015 toàn tỉnh có 36/119 xã đạt về tiêu chí 2 giao thông;

đến nay đã có 83/119 xã đạt tiêu chí giao thông, cụ thể như sau:

- Giai đoạn 2010 - 2019, đã đầu tư 1.430 tuyến đường (dài 2.733km)trong đó

106 tuyến đường từ xã và đường từ trung tâm xã đến huyện (dài 539km); đầu tư

430tuyến đường liên ấp (dài 693km), đầu tư 350 tuyến đường dân sinh, nội bộ (dài

280km) và 544 tuyến đường trục chính nội đồng (dài 1.221km); xây dựng 781cây

cầu giao thông nông thôn (trong đó 385 cầu bê tông cốt thép, 150 cầu treo và 195

cầu sắt và 51 cầu gỗ) và nhiều cầu trên các tuyến kênh nội đồng đảm bảo cho nhân

dân đi lại thuận tiện, không còn đường lầy lội vào mùa mưa. Bình quân khu vực

Page 17: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM …qppl.angiang.gov.vn/VBPQ/vbdh.nsf... · 2019 và đề xuất xây dựng Chương trình công tác năm 2020,

17

nông thôn có 83/119 xã đạt tiêu chí 2 về Giao thông chiếm tỷ lệ 69,75%.

b. Về Thủy lợi- Tiêu chí 3

- Qua thực hiện các chính sách của Trung ương, chủ trương của tỉnh đến năm

2019, toàn tỉnh có khoảng 9.456 công trình thủy lợi, trong đó giai đoạn 2010-2019 đã

đầu tư nạo vét, duy tu sửa chữa và đầu tư tổng số 4.103 công trình, chiều dài 5.436,2

km với khối lượng 26,9 triệu m3. Cụ thể, đã đầu tư nạo vét 1.548 công trình kênh, gia

cố 1.387 công trình đê bao kiểm soát lũ, duy tu, sửa chữa 1.005 công trình cống bọng,

đầu tư 244 trạm bơm điện;

- Công tác phòng, chống thiên tai (PCTT) luôn được các địa phương quan

tâm, chỉ đạo. Hằng năm các xã đều chủ động xây dựng phương án ứng phó thiên tai

và tìm kiếm cứu nạn, thực hiện tốt công tác 4 tại chỗ (Chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại

chỗ; trang thiết bị và phương tiện tại chỗ; Hậu cần tại chỗ). Chủ động trang bị

phương tiện, thiết bị phục vụ công tác PCTT và tìm tiếm cứu nạn (TKCN); Thường

xuyên tuyên truyền công tác PCTT đến các địa phương, các cán bộ được tập huấn

nâng cao năng lực công tác PCTT và TKCN nhằm đảm bảo chủ động phòng chống

và hạn chế đến mức thấp nhất những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu và thiên

tai gây ra.

- Tính đến năm 2019 toàn tỉnh 119/119 xã có diện tích sản xuất nông nghiệp

được tưới và tiêu nước chủ động và đảm bảo đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu dân sinh

theo yêu cầu phòng chống thiên tai tại chổ đạt tỷ lệ 100%.

c. Về Điện - Tiêu chí 4

- Trong những năm qua ngành điện đã cải tạo, nâng cấp, mở rộng hệ thống

lưới điện nông thôn nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất điện sinh hoạt và sản xuất ngày

càng tăng của người dân trên địa bàn toàn tỉnh, cũng như tại các xã trong lộ trình

xây dựng nông thôn mới. Giai đoạn 2011-2019 ngành điện đã đầu tư phát triển

mạng lưới điện với 333,1km đường dây trung thế, 700,9km đường dây hạ thế, tổng

dung lượng các trạm biến áp là 47.015KVA.Công tác truyền thông về sử dụng tiết

kiệm điện, hướng dẫn sử dụng điện an toàn, hiệu quả nhằm nâng cao nhận thức cho

người dân, hướng dẫn chọn lựa thiết bị điện tiết kiệm như: Dùng đèn com-pắc thay

thế đèn sợi đốt, tắt bớt bóng đèn khi không có nhu cầu, dùng bình nước nóng năng

lượng mặt trời thay bình nước nóng dùng điện.

- Số xã đạt tiêu chí 4 là 100/119 xã đạt tỷ lệ 84,03%, tăng 81 xã so với thời

điểm năm 2011.

d. Về Trường học - Tiêu chí 5

- Công tác đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất và trang bị thiết bị dạy học (theo

các chương trình, đề án), công tác xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia được

quan tâm thực hiện. Ngoài việc chú trọng đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo công

lập, tỉnh tiếp tục tạo cơ chế chính sách, ưu đãi thu hút và kêu gọi đầu tư, phát triển

trường ngoài công lập, đặc biệt là các trường mầm non tư thục; trường trong khu

công nghiệp dần đã có sự quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển nguồn nhân

lực trẽ của địa phương.

Page 18: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM …qppl.angiang.gov.vn/VBPQ/vbdh.nsf... · 2019 và đề xuất xây dựng Chương trình công tác năm 2020,

18

- Toàn tỉnh có 206 trường học các cấp đạt chuẩn quốc gia, chiếm tỷ lệ 28,81%

(trong đó Mầm non có 52 trường, Tiểu học có 83 trường, THCS có 53 trường, THPT

có 18 trường).Riêng trên địa bàn 119 xã có 111/641 trường học các cấp đạt chuẩn

quốc gia; trong đó, trên địa bàn 61 xã nông thôn mới có 201 trường học đã được đầu

tư đạt chuẩn về cơ sở vật chất (MG có 54 trường, tiểu học có 85 trường, THCS có 58

trường và THPT có 4 trường).

- Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới tỉnh An Giang,

đến nay bình quân khu vực nông thôn có 60/119 xã đạt tiêu chí 5 về Giáo dục chiếm

tỷ lệ 50,42%.

đ. Cơ sở vật chất văn hóa- Tiêu chí 6

Giai đoạn 2010- 2019 địa phương đầu tư xây dựng mới 55 nhà văn hóa, khu

thể thao xã, trong đó có 17 Trung tâm Văn hóa và Học tập cộng đồng xã theo Đề án

511 của UBND tỉnh), các nhà văn hóa đều có diện tịch theo quy định (2.000m2 cho

hoạt động thể thao và 500m2 cho hoạt động văn hóa, văn nghệ).

- Sau khi được đầu tư các Trung tâm văn hóa được sử dụng và khai thác rất

hiệu quả, phục vụ các hoạt động như: Tổ chức Hội thi văn nghệ, hội nghị, tổ chức

sinh hoạt câu lạc bộ đờn ca tài tử, ở lớp dạy võ thuật, câu lạc bộ dưỡng sinh; đặc

biệt là các lớp tập huấn kỹ thuật, lớp dạy nghề, tổ chức hội thảo, tập huấn chuyên

đề; các cuộc tuyên truyền do các ngành, đoàn thể tổ chức.

- Ngoài ra các địa phương còn xã hội hóa để khai thác và duy trì các hoạt động

thể thao như: Bóng đá mini, bóng chuyền, cầu lông…Công tác xã hội hóa các hoạt

động văn hóa, thể thao đã huy động được nhiều tổ chức, cá nhân và các thành phần xã

hội tham gia, phục vụ có hiệu quả nhu cầu vui chơi giải trí trong nhân dân.

Kết quả đến nay có 78/119 xã đạt tiêu chí 6 về cơ sở vật chất văn hóa đạt tỷ

lệ 65,55%; tăng 61 xã so với năm 2010.

e. Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn - Tiêu chí 7

- Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh An Giang có 202 chợ đạt tiêu chí phân hạng

và 30 điểm nhóm họp chợ. Trong tổng số chợ, theo khu vực có: 30 chợ thành thị,

172 chợ nông thôn; Phân theo hạng có: 08 chợ hạng 2, 194 chợ hạng 3 (trong đó:

có 02 chợ chuyên doanh). Ngoài ra, còn có 104 tụ điểm kinh doanh.

- Nhìn chung các chợ có hình thành Ban/Tổ quản lý đã đi vào nề nếp trong thực

hiện việc sắp xếp hoạt động kinh doanh của các hộ buôn bán có trật tự, vệ sinh tạo mối

quan hệ tốt giữa người mua và người bán, đảm bảo công tác PCCC, vệ sinh môi

trường, các chợ có sự quan tâm sâu sát của địa phương thì hoạt động tốt hơn. Bình

quân địa bàn nông thôn có 106/119 xã đạt tiêu chí 7 về hạ tầng thương mại nông

thôn chiếm tỷ lệ 89,08%, tăng 27 xã so với năm 2010.

g. Thông tin và truyền thông – Tiêu chí 8

- Các ấp trên địa bàn xã có khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng ít nhất một

trong hai loại dịch vụ điện thoại: Trên mạng viễn thông cố định mặt đất hoặc trên

mạng viễn thông di động mặt đất và ít nhất một trong hai loại dịch vụ truy nhập

internet: Băng rộng cố định mặt đất hoặc trên mạng viễn thông di động mặt đất.

Page 19: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM …qppl.angiang.gov.vn/VBPQ/vbdh.nsf... · 2019 và đề xuất xây dựng Chương trình công tác năm 2020,

19

- Đài Truyền thanh hữu tuyến hoặc vô tuyến được thiết lập đáp ứng các quy

định về thiết bị truyền thanh, phát xạ vô tuyến điện, tương thích điện từ và sử dụng

tần số vô tuyến điện theo quy định của cơ quan có thẩm quyền ban hành.

- Về ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành: 100%

xã đều ứng dụng phần mềm văn phòng điện tử trong quản lý văn bản và điều hành;

100% xã được cấp và sử dụng hệ thống thư điện tử chính thức của tỉnh An Giang

(angiang.gov.vn) và ứng dụng hệ thống một cửa điện tử trong giải quyết thủ tục

hành chính.

- Đánh giá 119/119 xã đều đạt tiêu chí 8 về Thông tin và truyền thông.

h. Về nhà ở dân cư – Tiêu chí 9

- Trong các năm qua tỉnh cùng với các địa phương đã quan tâm, triển khai

tốt các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế và các chương trình chính sách hỗ

trợ nhà ở trên địa bàn nên đời sống người dân được tăng lên, điều kiện sống tốt

hơn, hạ tầng nhà ở dân cư ngày càng được người dân đầu tư, xây mới khang trang

đáp ứng cho đời sống sinh hoạt. Thực hiện lồng ghép các Chương trình hỗ trợ nhà

ở, đất ở của Chính phủ như Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg Quyết định số

167/2008/QĐ-TTg, Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg; Chương trình xây dựng nhà

“Đại đoàn kết” của Ủy ban MTTQVN các cấp; Chương trình xây dựng nhà tình

bạn, nhà nhân ái, nhà tình thương của các đoàn thể.Tổng số là 47.712 căn nhà,

trong đó: Hỗ trợ cất mới: 38.538 căn, sửa chữa: 9.174 căn. Đồng thời, cũng tuyên

truyền, vận động, hướng dẫn các hộ gia đình quan tâm, tự chỉnh trang sửa chữa, xây

mới nhà ở đạt chuẩn theo quy định.

- Hiện nay có 95/119 xã đạt tiêu chí nhà ở dân cư và tỷ lệ nhà tạm trên địa

bàn khu vực nông thôn chỉ còn 1,14%.

2.2.3. Kinh tế và Tổ chức sản xuất

a. Thu nhập - Tiêu chí 10

- Thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn các xã tăng lên qua các năm. Kết

quả điều tra, thống kê năm 2018, mức TNBQ/người của người dân trên địa bàn tỉnh

An Giang đạt 42 triệu đồng/năm; trong đó TNBQ/người khu vực nông thôn là: 40,7

triệu đồng/người/năm, tương đương gấp 3 lần so với năm 2010. Có 85/119 xã đạt

tiêu chí 10 thu nhập, tỷ lệ 71,43%; có 5/11 huyện, thị, thành có tỷ lệ xã đạt 100% số

xã về thu nhập là Chợ Mới, Thoại Sơn, Châu Phú, TP. Long xuyên và TP. Châu Đốc.

Có 03 huyện có số lượng xã đạt tiêu chí thu nhập dưới mức 50% là: An Phú 3/12 xã

(25,0%), Tịnh Biên 5/11 xã (45,45%) và Tri Tôn 6/13 xã (46,15%).

- Với chuẩn quy định TNBQ/người 41 triệu đồng, qua điều tra năm 2018 có

85/119 xã đạt tiêu chí 10 thu nhập chiếm tỷ lệ 71,43%, Có 9 xã vượt tiêu chí trên

20%; đặc biệt có xã Thoại Giang (H. Thoại Sơn) có mức TNBQ/người cao nhất, đạt

57,2 triệu đồng; Có 8 xã vượt tiêu chí từ 10% - dưới 20%; vượt tiêu chí dưới 10%

Có 31 xã.

b. Về hộ nghèo - Tiêu chí 11: Công tác truyền thông phổ biến chính sách pháp

luật về giảm nghèo luôn được quan tâm nhằm tuyên truyền đến người dân, làm

Page 20: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM …qppl.angiang.gov.vn/VBPQ/vbdh.nsf... · 2019 và đề xuất xây dựng Chương trình công tác năm 2020,

20

chuyển biến và nâng cao ý thức thực hiện các mục tiêu về giảm nghèo và ý chí vươn

lên thoát nghèo. Bên cạnh việc cụ thể hóa nhiều chính sách hướng tới người nghèo,

người cận nghèo, các đối tượng bảo trợ xã hội; địa phương đã dành nguồn lực ưu tiên

cho công tác giảm nghèo tiến tới giảm nghèo bền vững,thực hiện các mô hình xóa

đói giảm nghèophù hợp với điều kiện phát triển của người dân nông thôn như: May

công nghiệp; mô hình làm mộc, mô hình thủ công mỹ nghệ, mô hình trồng trọt, chăn

nuôi các loại, các mô hình phát triển tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề nông thôn; tập

trung giải quyết vốn tín dụng, đào tạo nghề, giải quyết việc làm và giúp người

nghèo tự tạo việc làm, có nguồn thu nhập từng bước ổn định cuộc sống và vươn lên

thoát nghèo.Đặc biệt, thông qua cuộc vận động “Ngày vì người nghèo" và hoạt

động của Quỹ “Vì người nghèo” các cấp đã huy động mọi nguồn lực xã hội cùng

với Nhà nước giúp các hộ nghèo, người nghèo, cộng đồng nghèo vươn lên thoát

nghèo bền vững.Qua đó, góp phần làm giảm đáng kể tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn

tỉnh.

- Giai đoạn 2016 - 2019 (chuẩn nghèo đa chiều): Theo số liệu điều tra chuẩn

nghèo mới đa chiều năm 2016, toàn tỉnh có 45.789 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 8,45%; đến

cuối năm 2018 toàn tỉnh còn 19.989 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 3,67%, giảm 4,78% so với

năm 2015.

Đến tháng 9/2019 khu vực nông thôn có 85/119 xã đạt chuẩn nông thôn mới

về Tiêu chí 11 Tỷ lệ hộ nghèo chiếm tỷ lệ 71,83%.

c. Lao động có việc làm - Tiêu chí 12

- Công tác giải quyết việc làm cho người lao động được Tỉnh ủy - UBND tỉnh

xác định là điều kiện cần để tạo ra nguồn thu nhập ổn định, đảm bảo nâng cao đời

sống của người dân, thúc đẩy sự phát triển kinh tế của xã hội, giảm nghèo bền vững

và giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn các xã. Tỉnh đã tập

trung công tác tuyên truyền sâu rộng trong quần chúng nhân dân về chủ trương,

chính sách về việc làm, thông qua nhiều hình thức như truyền thanh, hội nghị, tờ rơi,

tranh ảnh,... tạo điều kiện cho người lao động tiếp cận với những thông tin về việc

làm trong, ngoài nước, để người lao động có thể lựa chọn cho mình một việc làm

thích hợp.

- Bình quân khu vực nông thôn có 114/119 xã đạt tiêu chí 12 về Lao động việc

làm chiếm tỷ lệ 95,8%. Tỷ lệ lao động có việc làm khu vực nông thôn đạt 92,78%.

d. Tổ chức sản xuất- Tiêu chí 13

- Tính đến tháng 9/2019 toàn tỉnh có 135 hợp tác xã nông nghiệp (tăng 40

hợp tác xã so với 2010) với 11.851 thành viên (tăng 2.976 thành viên so với năm

2010). Trong đó, có 118 hợp tác xã đang hoạt động và tổ chức theo luật hợp tác xã

2012 và 17 hợp tác xã ngưng hoạt động đang trong giai đoạn chờ giải thể. Tổng

diện tích hợp tác xã tham gia phục vụ khoảng 45.980 ha (trong thành viên 11.567

ha chiếm 25% diện tích phục vụ ngoài thành viên là 34.413 hachiếm 75% diện tích

phục vụ). Từ năm 2010 đến nay đã hỗ trợ thành lập mới 53 hợp tác xã nông nghiệp;

hợp nhất, sáp nhập 06 hợp tác xã.

Page 21: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM …qppl.angiang.gov.vn/VBPQ/vbdh.nsf... · 2019 và đề xuất xây dựng Chương trình công tác năm 2020,

21

- Theo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các hợp tác xã nông

nghiệp tính đến cuối năm 2018: Tổng doanh thu hợp tác xã là 320.884 tỷ đồng;

trong đó: Doanh thu bình quân một hợp tác xã nông nghiệp là 2.499 triệu đồng

(tăng 811 triệu đồng so với năm 2010), lợi nhuận bình quân một hợp tác xã là 198

triệu đồng; thu nhập bình quân của thành viên, lao động hợp tác xã là 25 triệu

đồng, (tăng 9,4 triệu đồng so với năm 2010).

- Giai đoạn 2011 - 2019 ngành nông nghiệp đã tổ chức126 lớp tập huấn, bồi

dưỡng lĩnh vực hợp tác xã cho 3.432 lượt người, chủ yếu là các cán bộ quản lý điều

hành, cán bộ chuyên môn các hợp tác xã, tổ hợp tác. Hỗ trợ 09 hợp tác xã trả lương

cho 09 nhân sự có trình độ chuyên môn từ cao đẳng trở lên về làm việc có thời hạn

tại hợp tác xã để hỗ trợ hợp tác xã trong quản lý điều hành và kỹ thuật; hỗ trợ hợp

tác xã quảng bá sản phẩm đến người tiêu dùng thông qua hội chợ, hội thảo; hỗ trợ

đầu tư kết cấu hạ tầng cho 04 hợp tác xã nông nghiệp xây dựng trụ sở, nhà kho, cửa

hàng vật tư nông nghiệp.

- Tính đến cuối năm 2019, bình quân khu vực nông thôn có 80/119 xã đạt

tiêu chí về tổ chức sản xuất, chiếm tỷ lệ 67,23%.

2.2.4. Về phát triển giáo dục, y tế, văn hóa và bảo vệ môi trường

a. Về giáo dục - Tiêu chí 14

-Công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi quan tâm,bảo đảm hầu

hết trẻ em 5 tuổi ở các địa phương trên địa bàn toàn tỉnh được đến lớp để thực hiện

chăm sóc, giáo dục 02 buổi/ngày, nhằm chuẩn bị tốt về thể chất, tâm lý sẵn sàng

vào lớp 1. Tỷ lệ học sinh trong độ tuổi đi học tiểu học duy trì đạt 100% kế hoạch

hàng năm, tỷ lệ người từ 15 đến 35 tuổi biết chữ đạt trên 90%. Trên địa bàn 119 xã

tỷ lệ đạt tiêu chuẩn về xóa mù chữ, phổ cập mầm non trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục

tiểu học đạt 100%, phổ cập giáo dục THCS đạt 99,16 %;

- Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở được tiếp tục học trung học (phổ

thông, bổ túc, học nghề) đạt từ 84,39% trở lên.

- Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn được thực hiện bằng nhiều

hình thức phong phú đã tạo điều kiện thuận lợi để người lao động đăng ký tham gia

học nghề. Nhiều lao động học nghề xong đã tự tạo được việc làm tại địa phương hoặc

được tư vấn giới thiệu việc làm ở các doanh nghiệp trong, ngoài tỉnh. Toàn tỉnh tổ

chức 3.852 lớp, đào tạo nghề cho 115.309 học viên, kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề

trên 96.752 triệu đồng. Trong đó lĩnh vực phi nông nghiệp tổ chức 2.408 lớp, đào

tạo nghề cho 72.173 học viên, kinh phí hỗ trợ trên 68.459 triệu đồng; lĩnh vực nông

nghiệp tổ chức 1.444 lớp, đào tạo nghề cho 43.136 học viên, kinh phí hỗ trợ trên

28.293 triệu đồng. Tổng số lao động có việc làm sau đào tạo là 81.230 lao động, đạt

tỷ lệ 77,29%. Trong đó số lao động được doanh nghiệp, đơn vị tuyển dụng là

12.689 lao động, đạt 15,62%; số lao động được doanh nghiệp, đơn vị bao tiêu sản

phẩm là 4.335 lao động, đạt 5,33%; số lao động tiếp tục gắn với việc làm cũ và số

tự tạo việc làm là 63.482 lao động, đạt 78,15%; số lao động thành lập tổ hợp tác,

hợp tác xã, doanh nghiệp là 724 lao động, đạt 0,89%.

Page 22: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM …qppl.angiang.gov.vn/VBPQ/vbdh.nsf... · 2019 và đề xuất xây dựng Chương trình công tác năm 2020,

22

- Bình quân khu vực nông thôn có 95/119 xã đạt tiêu chí 14 về Giáo dục,

chiếm tỷ lệ 79,83%.

b. Y tế - Tiêu chí 15

- Giai đoạn 2010-2015: Toàn tỉnh có 1.403.340 người tham gia BHYT, tỷ lệ

bao phủ đạt 82,41% dân số, tăng 22,49% (257.640 người) so với năm 2011;

- Giai đoạn 2016 - 2019: Toàn tỉnh có 1.649.348 người tham gia BHYT, tỷ

lệ bao phủ đạt 82,41% so dân số; tăng 17,53% (246.008 người) so với năm 2015 và

tăng 43,96% (503.648 người) so với năm 2011;

- Về y tế xã: Chất lượng khám chữa bệnh tiếp tục được nâng lên, cơ sở vật chất y

tế từng bước hiện đại hóa trang thiết bị, hoàn thiện và nâng cao năng lực khám chữa

bệnh toàn diện. Đảm bảo đầy đủ cơ số thuốc về chất và lượng. Nghiên cứu và ứng dụng

khoa học, kỹ thuật vào công tác khám chữa bệnh. Đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng, trang

thiết bị phục vụ cho công tác chẩn đoán và điều trị. Kết hợp chặt chẽ với các ban ngành,

đoàn thể đẩy mạnh hoạt động chăm sóc sức khỏe nhân dân góp phần cải thiện đáng kể

các chỉ số sức khoẻ cộng đồng. Đến tháng 9/2019, toàn tỉnh có 115/119 xã đạt chuẩn

quốc gia về y tế xã. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng dưới 20%. Tỷ lệ người dân

tham gia BHYT đạt 87,84%, có 89/119 xã dạt chỉ tiêu.

- Bình quân khu vực nông thôn có 84/119 xã đạt tiêu 15 về Y tế, chiếm tỷ lệ

70,59%.

c. Văn hóa - Tiêu chí 16

- Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao quần chúng được đẩy mạnh, gắn

xây dựng ấp văn hoá với Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới.Phong trào

thể dục thể thao ở địa phương tiếp tục phát triển và ngày càng thu hút nhiều người

tham gia luyện tập nhằm nâng cao sức khỏe. Duy trì trên 38,45 % số người tham gia

tập luyện thể thao trên toàn tỉnh.

- Trên cơ sở tiếp tục nâng cao chất lượng cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết

xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” gắn với xây dựng nông thôn mới đã động

viên, khơi dậy tinh thần đoàn kết giúp nhau phát triển kinh tế, chung sức xây dựng

nông thôn mới trong các tầng lớp nhân dân. Phong trào xây dựng xã văn hóa, ấp văn

hóa, gia đình văn hóa ngày càng phát triển sâu rộng. 100% ấp đã hoàn thành xây

dựng và triển khai thực hiện tốt các tiêu chuẩn quy ước phù hợp với thực tế của từng

địa phương.

- Các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể thao quần chúng được đẩy mạnh và

ngày càng đa dạng. Nhiều hoạt động bảo vệ và phát huy văn hóa truyền thống được

đẩy mạnh. Sinh hoạt cộng đồng đã được quan tâm thực hiện và từng bước đi vào nền

nếp. 100% xã có ít nhất 01 điểm sinh hoạt và 01 câu lạc bộ đờn ca tài tử hoạt động

thường xuyên, có quy chế sinh hoạt và kế hoạch cụ thể.

- Trong phát triển xây dựng nếp sống văn hóa - nông thôn mới: Đến nay, toàn

tỉnh có 863 khóm/ấp văn hóa, đạt 97,18% so tổng số ấp; 118/119 xã đạt chuẩn xã

văn hóa chiếm tỷ lệ 99,16%.

d. Môi trường và An toàn thực phẩm - Tiêu chí 17

Page 23: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM …qppl.angiang.gov.vn/VBPQ/vbdh.nsf... · 2019 và đề xuất xây dựng Chương trình công tác năm 2020,

23

- Trong thời gian qua, UBND tỉnh đã quan tâm đầu tư hệ thống nước sạch

phục vụ tốt nhu cầu của người dân. Đến tháng 9/2019, toàn tỉnh có 521.767 nguồn

cấp nước phục vụ sinh hoạt hộ gia đình, trong đó nguồn nước máy là chủ yếu,

chiếm 91,25% (tăng 9,58% so năm 2015), còn lại các nguồn cấp nước nhỏ lẻ và các

nguồn nước khác, chiếm 8,75%; tỷ lệ hộ dân nông thôn sử dụng nước Hợp vệ sinh

đạt 99,06%, tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch theo quy định đạt 87,89%, tỷ lệ hộ có

nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh đảm bảo 3 sạch đạt 86,13%;

tỷ lệ hộ chăn nuôi có chuồng trại đảm bảo vệ sinhmôi trường đạt 80,9%.

- Cảnh quan xanh, sạch, đẹp: Các hội đoàn thể các cấp thường xuyên phối hợp

với các địa phương tổ chức vệ sinh môi trường, phát quang bụi rậm, cỏ dại ven

đường, vận động người dân trồng hoa, cây xanh và làm hàng rào để tạo cảnh quan

xanh - sạch - đẹp. Phát động thực hiện nhiều tuyến đường hoa trên các tuyến tỉnh lộ,

hương lộ, đường liên xã, liên ấp để tạo vẽ mỹ quan, tạo điểm nhấn cho xã nông thôn

mới. Đến tháng 9/2019 toàn tỉnh đã có 84/119 xã đạt chỉ tiêu 17.3 về xây dựng

cảnh quan môi trường xanh sạch đẹp, an toàn (chiếm tỷ lệ 70,59%).

- UBND các huyện, thị xã khi phê duyệt quy hoạch chung xây dựng xã nông

thôn mới đã có quỹ đất dành cho xây dựng nghĩa trang nhân dân cho xã hoặc cụm

xã theo quy định. Bên cạnh đó, các địa phương đã thực hiện việc mai táng bảo đảm

theo đúng quy định và phù hợp với quy hoạch.

- Tổng số cơ sở sản xuất – kinh doanh (kể cả cơ sở nuôi trồng thủy sản)

thuộc đối tượng phải lập thủ tục hành chính về môi trường là 5.046 cơ sở. Trong

đó, có 4.685 cơ sở đã được xác nhận, phê duyệt hồ sơ môi trường, đạt tỷ lệ 93,44%.

Toàn tỉnh có 29 làng nghề được UBND tỉnh phê duyệt làng nghề tiểu thủ công

nghiệp, làng nghề truyền thống với 3.264 hộ, giải quyết việc làm cho 11.149 lao

động. Đã có 14/29 làng nghề được phê duyệt và tổ chức thực hiện Phương án bảo

vệ môi trường làng nghề theo quy định. Khu vực nông thôn có 99/119 xã đạt chỉ

tiêu 17.2.

- Bình quân trên toàn tỉnh, đã tổ chức thực hiện thu gom, xử lý rác thải sinh

hoạt tập trung với khối lượng khoảng 726 tấn/ngày, đạt tỷ lệ 63%. Đối với rác thải

bảo vệ thực vật giai đoạn 2018-2019 đã xây dựng tổ chức 19 mô hình thu gom, vận

chuyển và xử lý vỏ, bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng trên địa bàn các xã

điểm xây dựng nông thôn mới của tỉnh với tổng lượng rác thu gom, xử lý theo quy

định khoảng 78,24 tấn.

- Về tỷ lệ hộ gia đình và cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm tuân thủ các

quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm: Công tác quản lý nhà nước về an toàn

thực phẩm đã được quan tâm, nghiêm túc triển khai kế hoạch để thực hiện về an

toàn thực phẩm; công tác tuyên truyền giáo dục, phổ biến pháp luật về an toàn thực

phẩm được thực hiện thường xuyên. Công tác kiểm tra, giám sát về an toàn thực

phẩm được duy trì thường xuyên và được tổ chức thành các đợt cao điểm hàng năm

trong các ngày lễ, ngày tết, tháng hành động vì an toàn thực phẩm.

- Có 73/119 xã đạt tiêu chí 17 về Môi trường và an toàn thực phẩm, chiếm tỷ

lệ 61,34%.

Page 24: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM …qppl.angiang.gov.vn/VBPQ/vbdh.nsf... · 2019 và đề xuất xây dựng Chương trình công tác năm 2020,

24

2.2.4. Hệ thống chính trị

a. Hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật

- Cán bộ công chức đều đạt chuẩn về học vấn, về chuyên môn nghiệp vụ, về

trình độ lý luận chính trị, bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước theo chức danh.

- Đối với tiêu chí về các tổ chức chính trị xã hội: có đầy đủ các tổ chức đảng,

chính quyền và các đoàn thể chính trị xã hội. Kết quả đánh giá đảng bộ, chính

quyền hàng năm đều đạt từ hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên. Các đoàn thể, chính trị,

xã hội hàng năm đạt từ khá trở lên, chiếm tỷ lệ 100% các đơn vị đạt chuẩn theo quy

định.

- Các xã thường xuyên tuyên truyền cho người dân về các chính sách, pháp

luật trên các phương tiện thông tin đại chúng và trang bị tủ sách pháp luật để người

dân nghe, đọc tìm hiểu tiếp cận với chính sách pháp luật phục vụ trong đời sống xã

hội. Tính đến nay 113/119 xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.

- Địa phương đã chỉ đạo và triển khai đồng bộ các kế hoạch hành động bình

đẳng giới, kế hoạch vì sự tiến bộ phụ nữ. Bên cạnh đó, công tác thông tin, giáo dục,

tuyên truyền được tăng cường cả về chất lượng, số lượng và hình thức đã góp phần

nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các ngành, các cấp; các tầng lớp nhân dân trong

cộng đồng; của các gia đình và toàn xã hội đối với công tác bình đẳng giới; quan

tâm, chăm lo cho hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ.

- Bình quân khu vực nông thôn có 95/119 xã đạt tiêu chí 18 về hệ thống

chính trị và tiếp cận pháp luật, chiếm tỷ lệ 79,83%.

b. Về Quốc phòng và An ninh - Tiêu chí 19

* Xây dựng lực lượng dân quân “vững mạnh, rộng khắp’’ và hoàn thành chỉ

tiêu quốc phòng

- Các xã triển khai thực hiện công tác tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ,

tuyển quân chặc chẽ, đúng quy định ; thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở và chính

sách quân đội, hậu phương quân đội, giao quân đạt 100% chỉ tiêu. Tổ chức thực hiện

chặt chẽ công tác đăng ký, quản lý quân nhân dự bị và phương tiện kỹ thuật nền kinh

tế quốc dân; quân nhân dự bị xếp nguồn vào các đơn vị dự bị động viên đạt trên 97%

và huy động tập huấn, huận luyện đạt từ 98% trở lên.

- Xây dựng lực lượng dân quân đạt 100% chỉ tiêu. Tổ chức huấn luyện, diễn

tập đúng quy định, quân số tham gia đạt trên 98%. Công tác xây dựng lực lượng

sẳn sàng chiến đấu và hoạt động phối hợp theo Nghị định 133 của Chính phủ thực

hiện nghiêm túc. Hệ thống văn kiện sẳn sàng chiến đấuđược xây dựng đầy đủ, phê

duyệt đúng quy định.

- Công tác giáo dục Quốc phòng, an ninh được chú trọng, tổ chức thực hiện

tốt. Hàng năm tổ chức chiêu sinh, bồi dưỡng kiến thức Quốc phòng - An ninh các

đối tượng đúng phân cấp, đạt 100% chỉ tiêu. Thường xuyên thực hiện tốt công tác

phổ biến, giáo dục kiến thức Quốc phòng - An ninhtoàn dân trên địa bàn.

Có 118/119 xã đạt chỉ tiêu xây dựng lực lượng dân quân “vững mạnh, rộng

khắp’’ và hoàn thành chỉ tiêu quốc phòng, đạt tỷ lệ 99,16%.

Page 25: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM …qppl.angiang.gov.vn/VBPQ/vbdh.nsf... · 2019 và đề xuất xây dựng Chương trình công tác năm 2020,

25

* Về an ninh, trật tự

- Thực hiện tích cực đấu tranh phòng chống tội phạm, phòng chống ma túy,

bài trừ tệ nạn xã hội, thực hiện tốt các quy định về phòng cháy, chữa cháy, luật giao

thông đường bộ, đường thủy, bảo vệ môi trường... Tình hình trật tự an toàn xã hội

trên địa bàn các xã ổn định, hạn chế không xảy ra trọng án và các vi phạm pháp luật

làm ảnh hưởng đến an ninh trật tự trên địa bàn. Các loại tội phạm, tệ nạn xã hội hàng

năm đều giảm so với các năm trước. Lực lượng Công an xã được củng cố, kiện toàn

đảm bảo về số lượng và chất lượng, hàng năm đều hoàn thành tốt nhiệm vụ, không

có cá nhân nào vi phạm kỷ luật. Có 84/119 xã đạt chỉ tiêu về an ninh, trật tự, tỷ lệ

70,59%.

- Thực hiện tiếu chí Quốc phòng và an ninh đến hiện tại có 112/119 xã đạt

tiêu chí, chiếm tỷ lệ 94,12%.

2.3. Tình hình triển khai thực hiện Chương trình

a. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện Chương trình tại

địa phương.

Vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự quản lý điều hành của chính quyền

địa phương ngày càng được chú trọng; nhất là sự quyết tâm chính trị và tinh thần

trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, UBND là yếu tố quyết định, then chốt, đột

phá.

Chính quyền và đoàn thể cấp cơ sở đẩy mạnh, thực hiện đồng bộ công tác

tuyên truyền, giáo dục, vận động; từ đó, làm chuyển biến nhận thức và hành động

trong đội ngũ cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân để có sự đồng thuận cao

của cả hệ thống chính trị và người dân trong quá trình thực hiện xây dựng nông

thôn mới. Hình thức, nội dung đa dạng, phong phú. Bên cạnh đó là phát huy dân

chủ cơ sở, nâng cao vai trò giám sát, phản biện xã hội của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc

Việt Nam và các đoàn thể làm tăng tính minh bạch trong tổ chức thực hiện.

Từng đơn vị đã có kế hoạch thực hiện thật cụ thể, có phân công, phân nhiệm

rõ ràng; đồng thời lồng ghép trong các cuộc họp, tiến hành kiểm tra đánh giá kết

quả thực hiện; từ đó các vướng mắc, có biện pháp tháo gở, điều chỉnh cách làm kịp

thời; rút kinh nghiệm, phát huy các ý tưởng hay để có kết quả tốt cuối cùng.

b. Kết quả thực hiện các nội dung thành phần của Chương trình

- Phát triển liên kết sản xuất -xây dựng cánh đồng lớn

Thực Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 về Chính sách khuyến

khích phát triển hợp tác liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ, xây dựng cánh đồng lớn

(nay là Quyết định số 98/2018/QĐTTg); Hội đồng nhân dân tỉnh đã có Nghị quyết số

13/2015/NQ-HĐND, ngày 10/12/2015 về quy định mức hỗ trợ để thực hiện chính

sách theo quy định. Trong đó đã sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn hỗ trợ bảo vệ và

phát triển trồng lúa nhằm tập trung duy tu, hoàn thiện các công trình đê, hệ thống

giao thông nội đồng phục vụ phát triển sản xuất.

Kết quả trong giai đoạn 2010-2019, có khoảng 6-10% sản lượng lúa và các

loại nông sản chủ lực khác của tỉnh được các doanh nghiệp và các tổ chức đại diện

Page 26: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM …qppl.angiang.gov.vn/VBPQ/vbdh.nsf... · 2019 và đề xuất xây dựng Chương trình công tác năm 2020,

26

của nông dân thực hiện liên kết tiêu thụ thông qua hợp đồng. mỗi năm trung bình

có 20 doanh nghiệp tham gia ký hợp đồng liên kết tiêu thụ nông sản với nông dân,

khoảng 25 tổ chức đại diện nông dân (hợp tác xã và tổ hợp tác) tham gia thực hiện

liên kết. Riêng đối với năm 2019, ước thực hiện hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu

thụ lúa với diện tích 40.244 ha đạt khoảng 6% diện tích gieo trồng cả tỉnh (dự kiến

đến năm 2020 tăng lên 50.000 ha).

Các chuỗi giá trị lúa gạo, rau màu và thủy sản đã hình thành và phát triển

cùng với các hình thức liên kết sản xuất trong chuỗi có sự tham gia của các ngân

hàng góp phần từng bước ổn định trong lĩnh vực nuôi và chế biến thủy sản, mô

hình “cánh đồng lớn” đang đi vào thực chất.

- Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Giai đoạn 2016 - 2019 tỉnh đã tăng cường hỗ thực hiện trên 360 mô hình

phát triển sản xuất theo hướng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (định mức hỗ

trợ không quá 200 triệu đồng/mô hình) tại các địa phương, tập trung vào các nhóm

sản phẩm chủ lực để hỗ trợ người dân thí điểm áp dụng các giải pháp khoa học kỹ

thuật, công nghệ, công nghệ cao, công nghệ mới, hiện đại vào sản xuất nông nghiệp

theo hướng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, góp phần cung cấp thông tin

tham khảo có giá trị khi người dân lựa chọn các giải pháp công nghệ, qua đó tạo

động lực thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.Giá trị

sản xuất nông nghiệp/ha tăng hằng năm từ 120 triệu đồng/ha năm 2015, năm 2017

là 158 triệu đồng/ha; 2018 là 173 triệu đồng/ha, ước đến cuối năm 2019 đạt 183

triệu đồng/ha.

Hoạt động thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp đặc biệt là nông nghiệp

ứng dụng công nghệ cao luôn được chú trọng nhằm huy động các nguồn lực cho

phát triển, đồng thời giúp tăng cường năng lực kinh tế, hướng tới sự phát triển hiệu

quả, bền vững và hội nhập. Tính từ năm 2016 - 2019, đã có 69 dự án đầu tư vào

lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn được UBND tỉnh Quyết định chủ trương đầu tư

với tổng số vốn hơn 17.730.000 triệu đồng.

- Thực hiện các cơ chế, chính sách hỗ trợ tái cơ cấu nông nghiệp

Thực hiện nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013về chính sách

khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Qua 05 năm thực hiện

UBND tỉnh tỉnh đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 54 dự án đầu tư vào nông nghiệp,

nông thôn, với tổng số vốn đầu tư 4.745 tỷ đồng; Quyết định hỗ trợ đầu tư 05 dự án

với tổng mức đầu tư là 567 tỷ đồng.

Triển khai Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngáy 14/11/2013, theo đó các

doanh nghiệp, hợp tác xã, nông dân được hỗ trợ lãi suất để đầu tư mua máy móc thiết

bị, dây chuyền máy nhằm làm giảm tổn thất trong nông nghiệp.

Thực hiện nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Thủ tướng Chính

phủ về hỗ trợ tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn, Tỉnh đã trình danh

mục dự án nông nghiệp ứng dụng CNC, nông nghiệp sạch, danh mục công nghệ cao

ứng dụng trong nông nghiệp. Bên cạnh đó, tỉnh đã triển khai tốt các chính sách cho

Page 27: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM …qppl.angiang.gov.vn/VBPQ/vbdh.nsf... · 2019 và đề xuất xây dựng Chương trình công tác năm 2020,

27

vay khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch

theo Nghị quyết số 30/NQ-CP, ngày 07/3/2017 của Chính phủ.

Trước khi ban hành đề án tái cơ cấu năm 2013, tỷ trọng nông nghiệp, lâm

nghiệp và thủy sản của tỉnh An Giang chiếm 33,65%, TNBQ/người đạt 32,58 triệu

đồng, đến năm 2017, tỷ trọng lĩnh vực này giảm còn 29,34%, năm 2018

còn28,90%, và TNBQ/người người 2017 tăng lên 34,33 triệu đồng; 2018 là 40,7

triệu đồng/người/năm. Sản xuất trồng trọt đã có sự chuyển dịch rõ nét, cụ thể diện

tích gieo trồng lúa năm 2013 từ 641.340 ha, đến năm 2018 giảm còn 623.070 ha và

năm 2019 ước khoảng 620.000 ha.

- Kết quả thực hiện Chương trình OCOP

Thực hiện Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 7/5/2018 của Thủ tướng Chính

phủ về phê duyệt Chương trình Mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018-2020, tỉnh đã

xây dựng Đề án Mỗi xã một sản phẩm tỉnh An Giang giai đoạn từ nay đến năm

2020 và định hướng đến năm 2030, gọi tắt OCOP_AG và được UBND tỉnh phê

duyệt tại Quyết định số 1625/QĐ-UBND ngày 03/7/2019; theo đó có 10 sản phẩm

được đề xuất tham gia Đề án giai đoạn từ nay đến năm 2020, ở giai đoạn này các

sản phẩm được xác định, lựa chọn chủ yếu dựa trên phương pháp hoàn thiện/nâng

cấp, phát triển các sản phẩm hiện có theo hướng chuỗi giá trị, giai đoạn sau đến

năm 2025 sẽ được thực hiện theo đúng chu trình OCOP của Bộ Nông nghiệp và

Phát triển nông thôn.

Để triển khai Chương trình tỉnh đã tổ chức Hội nghị triển khai Đề án

OCOP_AG cấp tỉnh. Lựa chọn sản phẩm tham gia Hội chợ quốc tế OCOP 2019 tại

thành phố Hồ Chí Minh và Bến Tre để triển lãm và trưng bày các sản phẩm đặc

sản, đặc trưng OCOP của tỉnh. Bên cạnh đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông

thôn cũng thông tin, giới thiệu đến Phòng Kinh tế, Phòng Nông nghiệp các huyện,

thị xã, thành phố về việc tham gia gian hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm tại Hội

chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2019.

Việc triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm sẽ là yếu tố quan trọng

trong việc nâng cao thu nhập cho người dân; khai thác, phát huy tối đa tiềm năng,

lợi thế để phát triển các sản phẩm đặc trưng của địa phương, đưa Chương trình

MTQG xây dựng nông thôn mới đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững.

d. Tình hình giải ngân thực hiện Chương trình

Tổng nguồn Ngân sách Trung ương hỗ trợ cho Chương trình MTQG xây

dựng nông thôn mới năm 2019 là 216,1 tỷ đồng , trong đó:

+ Nguồn hỗ trợ trung hạn từ Chương trình nông thôn mới năm 2019 là 170,3

tỷ đồng (trong đó, nguồn vốn dự phòng là 28,8 tỷ đồng). Tính đến tháng 12/2019

đã giải ngân được 111,46 tỷ đồng (đạt tỷ lệ 65,46% tiến độ), ước hoàn thành giải

ngân thanh toán 100% nguồn vốn đến tháng 06/2020.

+ Nguồn vốn sự nghiệp phân bổ cho Chương trình nông thôn mới năm 2019

là 45,8 tỷ đồng. Tính đến tháng 12/2019, vốn sự đã giải ngân được 35,99 tỷ đồng

Page 28: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM …qppl.angiang.gov.vn/VBPQ/vbdh.nsf... · 2019 và đề xuất xây dựng Chương trình công tác năm 2020,

28

(đạt 78,59% tiến độ), ước hoàn thành giải ngân thanh toán 100% nguồn vốn ngày

31/12/2019.

đ) Định hướng thực hiện các mục tiêu của Chương trình đến năm 2020.

Tạo sự chuyển biến thực sự về nhận thức, trách nhiệm, nghĩa vụ và hành

động cụ thể của các cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể, địa phương và

các tầng lớp nhân dân trong xây dựng nông thôn mới.

Xây dựng các xã nông thôn mới có kinh tế - xã hội phát triển, kết cấu hạ tầng

từng bước hiện đại. Thu nhập, đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông

thôn ngày càng được nâng cao. Cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất

hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn;

gắn phát triển nông thôn với phát triển đô thị theo quy hoạch. Các công trình thiết

yếu phục vụ yêu cầu phát triển sản xuất và đời sống của dân cư nông thôn cơ bản

được hoàn thành. Xây dựng xã hội nông thôn dân chủ, văn minh, giàu bản sắc văn

hóa dân tộc. Môi trường sinh thái được bảo vệ. An ninh - chính trị, trật tự xã hội

được giữ vững. Hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.

3. Hạn chế, nguyên nhân trong thực hiện Chương trình

3.1. Hạn chế

- Tiến độ xây dựng nông thôn mới thời gian qua còn gặp nhiều khó khăn do

nguồn vốn ngân sách trung ương phân bổ chương trình còn hạn chế trong khi nhiều

xã có rất nhiều chỉ tiêu cần vốn hỗ trợ của Nhà nước. Một số chỉ tiêu tuy đạt nhưng

tỷ lệ chưa cao hoặc thiếu bền vững như: Bảo hiểm y tế, môi trường, thu nhập, hộ

nghèo.

- Chuyển dịch cơ cấu lĩnh vực nông nghiệp chưa thật sự đột phá. Việc thực

hiện liên kết trong sản xuất giữa doanh nghiệp và nông dân đã được hình thành

bước đầu đã đem lại những kết quả nhất định. Tuy nhiên, mối liên kết này vẫn còn

thiếu tính bền vững, nhất là khi giá bán sản phẩm trên thị trường biến động theo

hướng giảm thì phần thiệt hại luôn thuộc về người nông dân trực tiếp sản xuất, nên

việc đầu tư tái sản xuất mở rộng quy mô còn hạn chế.

- Vẫn còn một bộ người dân chưa thông hiểu được chủ trương, chính sách

của Đảng, pháp luật của Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, chưa

nhiệt tình tham gia tổ chức thực hiện, còn tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ

của Nhà nước. Việc huy động nguồn lực trong dân có lúc gặp không ít khó khăn.

- Điều kiện hạ tầng kinh tế - xã hội trước khi thực hiện Chương trình, tỷ lệ

đạt chuẩn thấp, thiếu sự đồng đều giữa các địa phương, đặc biệt là hệ thống đường

giao thông nông thôn, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, môi trường, cần nguồn

lực đầu tư lớn.

3.2. Nguyên nhân hạn chế

- An Giang có vị trí tâm điểm vùng Tứ giác Long Xuyên nền kinh tế phát triển

chủ yếu dựa trên nền tảng nông nghiệp. Tỷ trọng nông nghiệp chiếm phần lớn trong cơ

cấu kinh tế, chủ yếu vẫn còn ở quy mô sản xuất vừa và nhỏ, giá trị sản xuất và hiệu

quả kinh tế chưa cao, thiếu ổn định. Các lĩnh vực thế mạnh của huyện chưa được đầu

Page 29: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM …qppl.angiang.gov.vn/VBPQ/vbdh.nsf... · 2019 và đề xuất xây dựng Chương trình công tác năm 2020,

29

tư đúng mức nên chưa khai thác hết tiềm năng kinh tế, nguồn thu còn nhiều khó khăn

chưa đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển ở địa phương.

- Doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp nông thôn còn quá ít. Đồng

thời, các yếu tố khách quan như giá cả các mặt hàng nông sản, thủy sản thiếu ổn

định, thị trường đầu ra đôi lúc gặp khó khăn, tình hình dịch bệnh diễn biến phức

tạp, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, gây khó khăn cho quá trình chuyển dịch cơ

cấu nội ngành.

- Kinh tế tập thể tuy được chú trọng phát triển nhưng hiệu quả chưa cao,

kinh tế trang trại, gia trại ở quy mô nhỏ; Việc thu hút đầu tư của các doanh nghiệp

vào nông thôn còn hạn chế, nguồn lực đầu tư cho nông thôn mới chưa đáp ứng nhu

cầu.

- Công tác tuyên truyền đã đi vào chiều sâu nhưng vẫn còn tính một chiều,

chưa liên tục để tạo thành thói quen trong người dân. Đa số các xã không có cán bộ

chuyên trách về xây dựng nông thôn mới nên khó khăng trong công tác tham mưu

về xây dựng nông thôn mới.

III. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP VÀ ĐỊNH HƯỚNG THỰC HIỆN

CHƯƠNG TRÌNH NĂM 2020

1. Mục tiêu

- Phấn đấu có 14 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao theo Quyết định

1005/QĐ-UBND ngày 08/5/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang.

- Hỗ trợ thực hiện hoàn thành 26 ấp thuộc xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới

trên địa bàn tỉnh xây dựng “Ấp nông thôn mới” theo Kế hoạch số 1166/KH-UBND

ngày 16/5/2019 của UBND tỉnh.

- Tiếp tục chỉ đạo, hỗ trợ các xã nông thôn mới, huyện nông thôn mới duy

trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí, chỉ tiêu thuộc Bộ tiêu chí xã nông thôn mới,

huyện nông thôn mới. Đồng thời, hỗ trợ 02 xã Mỹ An và Long Giang - huyện Chợ

Mới, phấn đấu hoàn thành nông thôn mới trong năm 2020.

- Đến năm 2020 bình quân các xã đạt 15,5 tiêu chí/xã.

- Thu nhập bình quân khu vực nông thôn của các xã nông thôn mới đạt từ50

triệu đồng/người/năm trở lên.

- Mức giảm tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều bình quân 1,5%/năm.

- Tỷ lệ bảo hiểm y tế toàn dân đến năm 2020 đạt 85%.

- Tỷ lệ hộ dân nông thôn được sử dụng nước sạch 90%, nước HVS: 100%.

2. Nhiệm vụ, giải pháp

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới trên

địa bàn, triển khai sâu rộng và thiết thực phong trào thi đua xây dựng nông thôn

mới trên địa bàn nhằm biểu dương, khích lệ tập thể, cá nhân, tạo sự lan tỏa trong

nhân dân, cộng đồng và xã hội; khuyến khích, thu hút doanh nghiệp đầu tư trong

lĩnh vực nông nghiệp nông thôn.

Page 30: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM …qppl.angiang.gov.vn/VBPQ/vbdh.nsf... · 2019 và đề xuất xây dựng Chương trình công tác năm 2020,

30

- Duy trì và phát triển các hoạt động văn hóa cộng đồng, phát huy bản sắc

văn hóa đặc thù của từng vùng miền nhằm duy trì và phát huy tốt các tiêu chí về

văn hóa của địa phương.

- Cấp ủy Đảng, chính quyền cấp huyện, xã cần quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo,

tăng cường công tác, kiểm tra, rà soát lại thực chất, củng cố, bổ sung xây dựng kế

hoạch cụ thể công tác duy trì, nâng chất theo bộ tiêu chí mới.

- Rà soát nguyên nhân chủ quan, khách quan trong việc duy trì và nângchất

các tiêu chí; đề xuất khen thưởng, phê bình trách nhiệm người đứng đầucấp ủy,

chính quyền các cấp trong việc tổ chức thực hiện.

- Khuyến khích huy động nguồn vốn đầu tư từ thành phần doanh nghiệp để

đầu tư hạ tầng nông thôn theo hình thức xây dựng - khai thác - chuyển giao (BOT)

nhằm hướng đến hình thành mạng lưới giao thông nông thôn thông suốt nối liền

các tuyến quốc lộ, đường tỉnh, về đến địa bàn xã ấp tạo điều kiện thuận lợi cho việc

vận chuyển hàng hóa nông sản.

- Nguồn vốn huy động xã hội hóa: Từng địa phương trước hết cần đẩy mạnh

công tác vận động, tuyên truyền tạo đồng thuận trong việc toàn dân chung tay xây

dựng nông thôn mới; thực hiện tốt cơ chế huy động theo hướng "Nhà nước và nhân

dân cùng làm"; đa dạng hóa các khoản huy động: Bằng tiền mặt, công lao động, vật

liệu, máy móc thiết bị, hiến đất… để đầu tư Chương trình nông thôn mới.

3. Kiến nghị, đề xuất

- Cần ban hành cơ chế chính sách cũng như phân bổ nguồn lực để thực hiện

xã nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn tiếp theo sau khi

đã đạt chuẩn xã nông thôn mới; tiếp tục tăng cường nguồn vốn ngân sách Trung

ương hỗ trợ để thực hiện các tiêu chí có liên quan đến đầu tư xây dựng nhằm góp

phần nâng cao tính khả thi, đảm bảo nguồn lực thực hiện Chương trình, kế hoạch.

- Phân bổ nguồn vốn dự phòng trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 từ Chương

trình (vốn dự phòng năm 2020) để các địa phương triển khai các nhiệm vụ, dự án

theo quy định.

- Cần điều chỉnh Quyết định số 12/2017/QĐ-TTg cho phù hợp theo hướng

không nên quy định cứng nhắc về hệ số phân bổ vốn đầu tư phát triển cho các xã.

Sớm phân bổ đủ nguồn vốn ngân sách Trung ương Chương trình nông thôn mới

năm 2020 (kể cả vốn đầu tư phát triển và vốn sự nghiệp) theo kế hoạch trung hạn

để địa phương sớn triển khai thực hiện.

- Sớm ban hành quyết định phê duyệt Chương trình MTQG xây dựng nông

thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 để địa phương có định hướng xây dựng Nghị

quyết, Kế hoạch thực hiện chương trình cho giai đoạn sau. Ban hành Bộ tiêu chí

quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 để các địa phương định hướng

nội dung thực hiện cho giai đoạn sau.

- Xác định Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới là một nhiệm vụ

chính trị quan trong và lâu dài, không có điểm dừng, đề nghị Bộ Nông nghiệp và

Phát triển nông thôn phối hợp Bộ, ngành có liên quan tham mưu Thủ tướng Chính

Page 31: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM …qppl.angiang.gov.vn/VBPQ/vbdh.nsf... · 2019 và đề xuất xây dựng Chương trình công tác năm 2020,

31

phủ ban hành Nghị định, quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của

Văn phòng Ban Điều phối nông thôn mới cấp tỉnh, đảm bảo tính thống nhất và

đồng bộ trên cả nước

Trên đây là báo cáo kết quả thực hiện Chương trình MTQG Giảm nghèo bền

vững, Chương trình MTQG Xây dựng nông thôn mới năm 2019 và đề xuất xây

dựng Chương trình công tác năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang./

Nơi nhận:

- Bộ TT&TT;

- TT UBND tỉnh;

- Các sở, ban, ngành tỉnh;

- UBND huyện, thị xã, thành phố;

- Lãnh đạo VP.UBND tỉnh:

- Các phòng: KGVX, KTN;

- Lưu: VT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN

CHỦ TỊCH

Nguyễn Thanh Bình