12
Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT ª ĐT: 3822472 - 3822473 ª Fax: 3827608 E-mail: [email protected] ª www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn SỐ 371 - 4957 THỨ BẢY, NGÀY 6/1/2018 CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG CUỐI TUẦN VẤN ĐỀ CUỐI TUẦN Đà Lạt xây dựng đô thị văn minh Hoa trên núi đá TRANG 8 XEM TIẾP TRANG 2 “Người phán xử” của buôn làng 9 Công nhân Công ty Dalat Hasfarm chăm sóc các giống hoa cung ứng cho thị trường dịp Tết Nguyên đán. Ảnh: Chính Thành Lớp học xóa mù “đặc biệt” giữa rừng sâu 3 1 TUẦN CON SỐ Tổng diện tích sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao toàn tỉnh là 51.799 ha, chiếm khoảng 20% tổng diện tích đất nông nghiệp. Nguồn: UBND tỉnh Hương Thảo 5 Truyện ngắn: TẠ VIỆT ANH Lộng lẫy sắc màu hoa tết TRANG 4 Khách du lịch chụp ảnh cùng người dân bên Tam giác mạch nở rộ. N hững năm qua, Đà Lạt triển khai xây dựng đô thị văn minh đã đạt những kết quả tích cực. Tuy nhiên, với tốc độ đô thị hóa ngày càng cao, dân số biến động; các hoạt động sản xuất kinh doanh, du lịch, dịch vụ phát triển đa dạng; nhiều chương trình trọng tâm, công trình trọng điểm phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, chỉnh trang đô thị, phát triển du lịch chất lượng cao, sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tiếp tục triển khai - những vấn đề ấy đã tạo nên sự khởi sắc trên nhiều lĩnh vực, song cũng nảy sinh những tác động tiêu cực nhất định đến việc kế thừa, duy trì và phát huy phong cách, ý thức, nếp sống, sinh hoạt của người dân và sự phát triển chung của thành phố. Do vậy, xây dựng mô hình điểm “Đô thị văn minh” thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” (TDĐKXDNTM, ĐTVM) đã trở thành yêu cầu khách quan, cấp thiết nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức, trách nhiệm, khơi dậy niềm tự hào về truyền thống tốt đẹp của phong cách người Đà Lạt, tinh thần đoàn kết các tầng lớp nhân dân để cùng đồng lòng, chung sức tham gia xây dựng thành phố đô thị văn minh, phát triển bền vững. Để Cuộc vận động đạt hiệu quả thiết thực, MTTQ thành phố Đà Lạt cùng các đoàn thể thành viên ký kết Chương trình phối hợp thực hiện Cuộc vận động “TDĐKXDNTM, ĐTVM). Ngay sau đó, việc triển khai, đăng ký, cam kết xây dựng khu dân cư tự quản trên các nội dung để thực hiện mô hình điểm được tích cực tiến hành. Các cuộc vận động, phong trào thi đua, mô hình, câu lạc bộ của các tổ chức thành viên, khu dân cư duy trì hoạt động và phát huy hiệu quả. Để phù hợp với nội dung “Đô thị văn minh”, tại các phường, xã có nhiều mô hình mới được phối hợp xây dựng trên các lĩnh vực: Mô hình phường, xã xây dựng tuyến đường có camera an ninh; 16 mô hình đảm bảo ATTP; 31 mô hình liên kết phát triển kinh tế; 6 mô hình khu dân cư thực hiện “Xây dựng đô thị văn minh”; 2 mô hình “Xây dựng nông thôn mới”; 9 mô hình “Bảo vệ môi trường”;...

CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201801/26994_BLD_cuoi_tuan_ngay_6.1.2017.pdf · Khách du lịch chụp ảnh cùng người dân bên Tam giác mạch nở

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201801/26994_BLD_cuoi_tuan_ngay_6.1.2017.pdf · Khách du lịch chụp ảnh cùng người dân bên Tam giác mạch nở

Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT ª ĐT: 3822472 - 3822473 ª Fax: 3827608 E-mail: [email protected] ª www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn

SỐ 371 - 4957THỨ BẢY, NGÀY 6/1/2018CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG

CUỐI TUẦN

VẤN ĐỀ CUỐI TUẦN

Đà Lạt xây dựng đô thị văn minh Hoa trên núi đáTRANG 8

XEM TIẾP TRANG 2

“Người phán xử” của buôn làng

9

Công nhân Công ty Dalat Hasfarm chăm sóc các giống hoa cung ứng cho thị trường dịp Tết Nguyên đán. Ảnh: Chính Thành

Lớp học xóa mù “đặc biệt” giữa rừng sâu

3

1 TUẦN CON SỐ

Tổng diện tích sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

toàn tỉnh là 51.799 ha, chiếm khoảng 20% tổng diện tích đất nông nghiệp.

Nguồn: UBND tỉnh

Hương Thảo5Truyện ngắn:

TẠ VIỆT ANH

Lộng lẫy sắc màu hoa tết

TRANG 4

Khách du lịch chụp ảnh cùng người dân bên Tam giác mạch nở rộ.

Những năm qua, Đà Lạt triển khai xây dựng đô thị văn minh đã đạt những kết quả tích cực. Tuy nhiên, với tốc độ đô thị

hóa ngày càng cao, dân số biến động; các hoạt động sản xuất kinh doanh, du lịch, dịch vụ phát triển đa dạng; nhiều chương trình trọng tâm, công trình trọng điểm phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, chỉnh trang đô thị, phát triển du lịch chất lượng cao, sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tiếp tục triển khai - những vấn đề ấy đã tạo nên sự khởi sắc trên nhiều lĩnh vực, song cũng nảy sinh những tác động tiêu cực nhất định đến việc kế thừa, duy trì và phát huy phong cách, ý thức, nếp sống, sinh hoạt của người dân và sự phát triển chung của thành phố. Do vậy, xây dựng mô hình điểm “Đô thị văn minh” thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” (TDĐKXDNTM, ĐTVM) đã trở thành yêu cầu khách quan, cấp thiết nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức, trách nhiệm, khơi dậy niềm tự hào về truyền thống tốt đẹp của phong cách người Đà Lạt, tinh

thần đoàn kết các tầng lớp nhân dân để cùng đồng lòng, chung sức tham gia xây dựng thành phố đô thị văn minh, phát triển bền vững.

Để Cuộc vận động đạt hiệu quả thiết thực, MTTQ thành phố Đà Lạt cùng các đoàn thể thành viên ký kết Chương trình phối hợp thực hiện Cuộc vận động “TDĐKXDNTM, ĐTVM). Ngay sau đó, việc triển khai, đăng ký, cam kết xây dựng khu dân cư tự quản trên các nội dung để thực hiện mô hình điểm được tích cực tiến hành. Các cuộc vận động, phong trào thi đua, mô hình, câu lạc bộ của các tổ chức thành viên, khu dân cư duy trì hoạt động và phát huy hiệu quả. Để phù hợp với nội dung “Đô thị văn minh”, tại các phường, xã có nhiều mô hình mới được phối hợp xây dựng trên các lĩnh vực: Mô hình phường, xã xây dựng tuyến đường có camera an ninh; 16 mô hình đảm bảo ATTP; 31 mô hình liên kết phát triển kinh tế; 6 mô hình khu dân cư thực hiện “Xây dựng đô thị văn minh”; 2 mô hình “Xây dựng nông thôn mới”; 9 mô hình “Bảo vệ môi trường”;...

Page 2: CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201801/26994_BLD_cuoi_tuan_ngay_6.1.2017.pdf · Khách du lịch chụp ảnh cùng người dân bên Tam giác mạch nở

2 THỨ BẢY 6 - 1 - 2018 CUỐI TUẦN TIN TỨC - SỰ KIỆN

Đà Lạt xây dựng đô thị... TIẾP TRANG 1

...15 mô hình “Bảo vệ ANTQ”; 15 mô hình “Bảo đảm ATGT”; 70 mô hình “Giúp nhau giảm nghèo”… Trong năm 2017, có 7 hộ nghèo được hỗ trợ xây dựng nhà và 2 hộ nghèo, cận nghèo được hỗ trợ sửa chữa nhà Đại đoàn kết, có trên 460 hộ gia đình đăng ký sản xuất kinh doanh thực phẩm an toàn, xây dựng và phát triển 28 điểm, mô hình du lịch nông nghiệp. Các tổ chức chính trị - xã hội cũng triển khai nhiều mô hình, chương trình mới. Đặc biệt kết quả huy động các nguồn lực trong nhân dân có bước nhảy vọt, phong trào “Nhà nước và nhân dân cùng làm” hoặc do dân tự làm với 78 công trình nâng cấp hạ tầng cơ sở, hội trường sinh hoạt, bắc đèn chiếu sáng, làm mới, nâng cấp đường hẻm liên thôn, liên tổ… được thực hiện với tổng giá trị vận động lên 15,7 tỷ đồng, 2.895 ngày công lao động và hiến 360 m2 đất. Toàn thành phố có 112/249 tổ dân phố, thôn có nơi hội họp (102 nhà sinh hoạt cộng đồng). Đến nay 16 phường, xã đều chọn được 2 mô hình tiêu biểu trong các kiểu mô hình đăng ký xây dựng thực hiện từ đầu 2017. Riêng Phường 1 có mô hình “Nâng

chuẩn văn minh đô thị”. Đầu năm 2017, Đà Lạt có 98,8% gia đình đăng ký đạt chuẩn văn hóa và đạt chuẩn an toàn về ANTT; 98,7% gia đình đăng ký đạt chuẩn đảm bảo TTATGT. Dự kiến cuối năm, tỷ lệ tổ dân phố, thôn, hộ gia đình, cơ quan, trường học, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa sẽ đạt từ 95% trở lên. Hiện 12/12 phường đạt chuẩn văn minh đô thị, 4/4 xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới.

Trong những kinh nghiệm đúc rút, MTTQ thành phố Đà Lạt cho thấy mấy vấn đề quan trọng: Trước hết, phải có sự lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên của cấp ủy đảng; sự phối hợp và tạo điều kiện của chính quyền, sự phối hợp đồng bộ, hiệu quả của các tổ chức thành viên các cấp và đặc biệt là sự đồng thuận của cán bộ, các tầng lớp nhân dân. Tiếp theo, MTTQ cần thể hiện rõ vai trò, làm tốt công tác tham mưu với cấp ủy đảng, phối hợp với chính quyền, các ban, ngành, cùng các tổ chức thành viên hiệp thương xây dựng chương trình phối hợp thống nhất hành động cụ thể, sát đặc điểm tình hình, trên từng nội dung, lĩnh vực, bảo đảm phù hợp với nhiệm vụ của từng ngành, từng tổ chức,

hướng đến quyền lợi người dân và gắn với nhiệm vụ kinh tế - xã hội của địa phương. Điều thiết yếu nữa là, phải có giải pháp phát huy vai trò nòng cốt của cán bộ, đảng viên, cán bộ hưu trí, người cao tuổi, chức sắc tôn giáo, người uy tín trong đồng bào DTTS, cá nhân tiêu biểu ở cộng đồng dân cư. Trên cơ sở đó, huy động và phát huy quyền làm chủ của người dân tham gia trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội, tạo sự đồng thuận trong thực hiện quy ước cộng đồng, nếp sống văn minh, phù hợp chuẩn mực đạo đức dân tộc, góp phần giữ gìn và phát huy phong cách đặc trưng “hiền hòa, thanh lịch, mến khách” để cùng triển khai thực hiện đồng bộ, đạt kết quả vững chắc.

Phát huy những kết quả đạt được trong xây dựng “Đô thị văn minh”, Đà Lạt với vị trí là đô thị loại I, trung tâm hành chính, kinh tế - xã hội của tỉnh, thành phố trải qua 7 kỳ Festival Hoa Việt Nam và bước vào 125 năm hình thành, phát triển, sẽ tiếp tục vang danh một trong những trung tâm du lịch nghỉ dưỡng nổi tiếng xinh đẹp, thân thiện đối với người Việt Nam cũng như bạn bè thế giới.

LAN HỒ

18 ngày giải quyết hồ sơ công trình lâm sinh

Chủ tịch UBND thành phố Đà Lạt vừa ban hành mới quy trình thủ tục hành chính điều chỉnh thiết kế, dự toán công trình lâm

sinh trên địa bàn, thời gian giải quyết 18 ngày. Chủ đầu tư là cộng đồng dân cư thôn,

hộ gia đình, cá nhân. Theo đó, thành phần hồ sơ giải quyết

gồm tờ trình phê duyệt, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, dự toán, thiết kế công trình

lâm sinh tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000, quyết định phê duyệt chủ trương, dự án đầu tư…

Trong 0,5 ngày làm việc đầu tiên, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả (thuộc Trung

tâm Hành chính thành phố Đà Lạt) tiếp nhận hồ sơ, hẹn ngày trả kết quả.

7,5 ngày tiếp theo, lãnh đạo và chuyên viên Phòng Kinh tế kiểm tra sự hợp pháp

hồ sơ, báo cáo thẩm định thiết kế kỹ thuật… Lãnh đạo và chuyên viên Phòng

Tài chính - Kế hoạch, Văn phòng HĐND và UBND thành phố Đà Lạt có 8 ngày

kiểm tra hồ sơ, thẩm định dự toán, nguồn vốn công trình.

2 ngày còn lại, lãnh đạo UBND thành phố Đà Lạt ký phê duyệt, Phòng Kinh tế

vào sổ theo dõi và Bộ phận một cửa trả kết quả. MẠC KHẢI

ĐẠ TẺH: Vi phạm lâm luật giảm hơn 40% số vụ

Hạt Kiểm lâm huyện Đạ Tẻh cho biết, trong năm 2017, toàn huyện xảy ra 95 vụ

vi phạm lâm luật, giảm 69 vụ, tương đương 42,07% so với năm 2016.

Trong đó, khai thác rừng trái phép 8 vụ; phá rừng trái pháp luật 10 vụ; vận chuyển lâm sản trái phép 27 vụ; mua bán, cất giữ, tiêu thụ lâm sản trái phép 48 vụ và 2 vụ vi

phạm các quy định về bảo vệ, phát triển rừng. Tuy giảm sâu về số vụ vi phạm, nhưng năm 2017, trên địa bàn huyện Đạ Tẻh đã xảy ra một vụ phá rừng nghiêm trọng tại tiểu khu 543 (thuộc thôn Tôn K’Long, xã Quảng Trị) gây thiệt hại gần 7 ha rừng tự nhiên, tổng số

gỗ bị lâm tặc đốn hạ là hơn 1.400 cây (tương đương 440 m3). Qua đó, địa phương đã xử

lý 83 vụ, tịch thu 47 phương tiện các loại và hàng trăm m3, thu nộp ngân sách Nhà

nước hơn 725 triệu đồng. Đồng thời đã giao khoán quản lý, bảo vệ rừng cho 1.072 hộ dân

với hơn 18.500 ha rừng và việc chi trả các dịch vụ môi trường được địa phương triển khai thực hiện kịp thời, góp phần giảm số vụ vi phạm lâm luật so với các năm trước.

KHÁNH PHÚC

Công bố quyết định điều động cán bộ Hội Nhà báo tỉnh Lâm Đồng* Nhà báo Nguyễn Thanh Nhân giữ chức Chủ tịch chuyên trách

Ngày 3/1, tại Văn phòng Hội Nhà báo Lâm Đồng đã diễn ra Lễ Công bố Quyết định điều động cán bộ Hội Nhà báo tỉnh. Tham dự buổi lễ có đồng chí Trần Duy Hùng - UVBTV,

Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy; đồng chí Trần Văn Hiệp - UVBTV, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; các ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà báo tỉnh Lâm Đồng.

87% dân số nông thôn sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinhTrung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi

trường nông thôn Lâm Đồng cho biết: Đến hết năm 2017, toàn tỉnh có 87% dân số nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh. Trong năm 2018, Trung tâm sẽ phối hợp với các ngành chức năng và các địa phương đưa tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh lên 95%.

Theo thống kê, hiện toàn tỉnh Lâm Đồng có 252 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung tại các vùng nông thôn; trong đó, có 59 công trình cấp nước tự chảy, 187 công trình giếng khoan và 6 công trình khác. Tuy nhiên, trong số đó chỉ có 43 công trình hoạt động tốt, 116 công trình hoạt động trung bình, 44 công trình hoạt động kém hiệu quả và 49 công trình đã ngừng hoạt động. Vì vậy, để nâng cao chất lượng sử dụng nước sinh hoạt cho người dân, trong thời gian qua, Lâm Đồng đã triển khai đầu tư xây dựng thêm 3 nhà máy nước sạch mới tại các huyện

Tại lễ công bố, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Trần Duy Hùng đã trao quyết định về việc điều động nhà báo Nguyễn Thanh Nhân - Giám đốc Đài Phát thanh - Truyền hình Lâm Đồng giữ chức vụ Chủ tịch chuyên trách Hội Nhà báo tỉnh Lâm Đồng khóa VII, nhiệm kỳ 2017 - 2022.

Phát biểu tại buổi lễ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Trần Văn Hiệp nhấn mạnh: Chủ tịch chuyên trách Hội Nhà báo tỉnh Lâm Đồng là một nhiệm vụ hết sức nặng nề, nhưng với bề dày kinh nghiệm làm báo nhiều năm, nhà báo Nguyễn Thanh Nhân sẽ cùng tập thể cán bộ và toàn thể hội viên Hội Nhà báo hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Qua đó, nhà báo Nguyễn Thanh Nhân hứa sẽ nỗ lực rèn luyện, phát huy tinh thần đoàn kết, xây dựng Hội Nhà báo Việt Nam tỉnh Lâm Đồng vững mạnh toàn diện, trở thành mái ấm của những người làm báo ở Lâm Đồng. THÀNH NAM

Đức Trọng, Cát Tiên và Đam Rông; đồng thời, tiến hành cải tạo, sửa chữa và nâng cấp các công trình hiện có.

Được biết, hiện Lâm Đồng là 1 trong 21 tỉnh của cả nước được Ngân hàng thế giới tài trợ thực hiện Chương trình mở rộng

quy mô vệ sinh và nước sạch tại vùng nông thôn. Hiện, Chương trình đang được triển khai lựa chọn các công trình mới để đầu tư xây dựng; đồng thời, nâng cấp và cải tạo các công trình hiện có.

HẢI ĐƯỜNG

BẢO LÂM:Các HTX, THT hoạt động hiệu quả

Văn phòng UBND huyện Bảo Lâm cho biết, hiện nay, trên địa bàn huyện có 19 hợp

tác xã (HTX) và 12 tổ hợp tác (THT) bao gồm: 12 HTX hoạt động trong lĩnh vực

nông nghiệp, 4 HTX hoạt động trong lĩnh vực công thương, 3 HTX hoạt động trong

lĩnh vực tín dụng, 11 THT hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, 1 THT hoạt động

trong lĩnh vực phi nông nghiệp hoạt động đạt hiệu quả khá tốt. Chủ yếu các HTX và THT hoạt động theo phương thức liên kết giữa doanh nghiệp với xã viên thông qua

HTX và THT. Doanh thu bình quân của các HTX đạt 950 triệu đồng/tháng, lợi nhuận

bình quân đạt 50 triệu đồng/tháng, thu nhập bình quân của xã viên đạt khoảng 2,1 triệu đồng/tháng. Doanh thu bình quân của THT

đạt 650 triệu đồng/tháng, lợi nhuận bình quân đạt 25 triệu đồng/tháng và thu nhập bình quân của tổ viên đạt khoảng 3 triệu

đồng/người/tháng. HOÀNG KIẾN GIANG

Công trình nước tự chảy tại xã Phước Lộc (huyện Đạ Huoai) đang hoạt động hiệu quả. Ảnh: H.Đường

Nhà báo Nguyễn Thanh Nhân (ôm hoa) nhận nhiệm vụ mới. Ảnh: Thành Nam

Page 3: CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201801/26994_BLD_cuoi_tuan_ngay_6.1.2017.pdf · Khách du lịch chụp ảnh cùng người dân bên Tam giác mạch nở

3 THỨ BẢY 6 - 1 - 2018CUỐI TUẦNKINH TẾ - XÃ HỘI

NHẬT QUÂN

Liên kết để xây dựng vùng nguyên liệu bền vữngNhững ngày mưa, con đường từ Phi

Liêng qua Nam Hà đi Nam Ban trơn trượt, nhưng những chuyến xe chở hàng của Công Thành vẫn đều đặn hằng ngày vào ra vận chuyển rau củ của các hộ nông dân. Gia đình anh Nguyễn Duy Hướng (thôn Nam Hà, xã Nam Hà) mỗi ngày thu khoảng 250 tạ dưa và 1 tấn su su quả, trên diện tích 1,5 sào dưa nhà lồng và 6 sào su su chia làm 3 lốc trồng gối đầu. Mỗi lốc su su có vòng đời khoảng 7 tháng, xoay vòng để luôn có một lốc vừa tàn, một lốc đang thu và một lốc chuẩn bị thu. Còn 1,5 sào dưa leo baby vừa thu được 10 ngày, lúc rộ có thể đạt 5-6 tạ/ngày và thu trong vòng 30-40 ngày.

Nhà anh Hướng mới liên kết với HTX Su Su Công Thành từ đầu năm 2017, cũng là lần đầu tiên và là người đầu tiên của thôn Nam Hà chuyển đổi diện tích từ cà phê sang rau. Đến lúc này, anh đã chuyển đổi hết diện tích mình có để làm 6 sào su su và 3 sào nhà lồng. Trung bình mỗi tháng anh có doanh thu khoảng 50 triệu đồng. “Hơn cà phê rất nhiều! Hai vợ chồng em làm suốt từ 5 giờ sáng đến 7 giờ tối đấy. Đang ham, nên chưa thuê nhiều công!” - anh Hướng khoe.

Sát nhà anh Hướng là anh trai và ông chú vợ cũng đang chuyển đổi sang trồng rau. Anh Khuynh (anh trai anh Hướng) trồng được 1 sào dưa và 2 sào su su. Ông Nguyễn Mạnh Thương là chú vợ anh Hướng đầu tư 170 triệu đồng vào 4 sào su su rất quy mô bằng cách phủ mấy trăm xe đất đỏ và giàn sắt thép, đường nước tưới trên toàn bộ diện tích. Vườn su có độ tuổi hơn 3 tháng của ông Thương vừa hái xong một đợt được 3,5 tấn quả.

Trồng su mà đầu tư dữ vậy chú? Đất này xấu, nên tôi đổ 50 cm đất mới lên.

Sao nhà mình lại chuyển đổi sang rau ạ? Nhà có tổng cộng 3 ha cà phê. Nhiều cà quá, lại neo người. Bà con chung quanh làm nhà lồng hết, nên chúng tôi cũng làm. Bận hơn, nhưng chòm xóm học hỏi nhau, vần đổi công cho nhau. Tiền thì có lai rai… Vui lắm!

Cả một vùng Nam Hà trước đây chỉ trồng toàn cà phê, nhưng nay, nhiều hộ gia đình đã và đang dần chuyển sang trồng rau và hầu như những người “ra rau” đều hợp tác với Công Thành, trung bình khoảng 2 sào/hộ. Tính ra, đã có hơn chục hộ dân ở thôn Nam

Kiểm tra hàng nhập. Ảnh: Lê Hoa

Công Thành - thành công từ rau củ babyHợp tác xã Su Su Công Thành với các loại rau củ quả được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, được thu hái ở độ phát triển non ngọt, đậm đà, sâu chưa kịp làm tổ, vi khuẩn chưa kịp sinh sôi… đang thu hút sự quan tâm của thị trường và được người tiêu dùng lựa chọn.

Hà đang sản xuất rau cho Công Thành… Không chỉ ở Nam Hà, Công Thành còn liên kết với hàng chục hộ sản xuất khác ở vùng Nam Ban, Tân Thanh, Tân Hà, Long Lanh, Đà Lạt...

Hợp tác xã trẻ với hướng đi hợp lýHTX Su Su Công Thành (thị trấn Nam

Ban, huyện Lâm Hà) được thành lập tháng 6/2016, từ một cơ sở thu mua rau nhỏ. Ngược lại dòng lịch sử, Giám đốc HTX Su Su Công Thành - anh Nguyễn Thành Công cho biết: Dù thành lập HTX sản xuất, kinh doanh rau củ quả các loại, nhưng vẫn giữ 2 chữ su su trong tên HTX để nhắc nhớ những ngày đầu khởi nghiệp vất vả.

Ban đầu làm “nghề”, tôi cứ nghĩ mãi là phải “đi” loại hàng nào có thời gian sinh trưởng ngắn ngày và dễ trồng nhất. Thế là chọn đọt su. Nhưng, thay vì cứ bỏ cho dây bò lăn lóc, tôi hướng dẫn nông dân “úp sọt” vào gốc cây, ngọn túa lên trên, vừa tăng được diện tích tiếp xúc của dây, vừa sạch - chống sâu bệnh từ đất, không bị đất bắn lên, tư thế thu hoạch cũng thoải mái - không bị mỏi lưng, chùn gối…

Rồi tăng thêm diện tích trồng su, rồi dần dần thêm các “món” khác, công việc cứ mỗi

ngày phát triển lên. Sau 3 năm, anh Công nâng được quy mô thành HTX Su Su Công Thành… Đến nay, Công Thành có gần 50 mã hàng rau củ quả cao cấp sản xuất theo quy trình HACCP, tập trung vào các sản phẩm baby và các loại rau củ su su, dưa leo, bông bí, bí bao tử, tiêu xanh, củ cải đỏ, cà chua, mướp non, bầu đất, trà dây, xà lách thủy canh… Sản phẩm của Công Thành đủ tiêu chuẩn vào siêu thị, nhà hàng, cửa hàng tiện ích ở khu vực phía Nam, với khoảng 3-4 tấn/ngày…

Vợ chồng ông Chiểu cũng ở xã Nam Hà đang trồng 1 sào nhà lồng cà chua và 1 sào tiêu cho Công Thành, cho biết, cứ “lai rai” phá dần cà phê để chuyển sang trồng rau. Hợp tác với Công Thành rồi, nên không phải “chạy” lo đầu ra. Nhưng, trước khi trồng rau, đất phải được xử lý và đo độ pH phù hợp. Hệ thống nước tưới cũng được xử lý cẩn thận, từ nguồn nước chuyển lên hồ - hút phèn, rồi mới dùng để tưới rau…

Năm 2016, HTX Công Thành thuê đất xây dựng nhà sơ chế, đóng gói quy mô, có vách là khung kính bị xem là “hơi phí”; nhưng, chẳng bao lâu đã cho thấy sự tiện lợi và hợp lý để quy trình nhập hàng, sơ chế, đóng gói, vận chuyển hoạt động một cách chuyên nghiệp.

Do không có quỹ đất riêng, nên ngay từ ban đầu, HTX đã xây dựng mô hình các trang trại vệ tinh, hợp tác với các hộ dân. Giữ vững phương châm là mang lại lợi ích cho các hộ liên kết để gắn bó lâu dài; củng cố các thủ tục pháp lý, nhân sự, vốn, đất đai, công nghệ… để mở rộng thị trường và giữ vững niềm tin nơi khách hàng; cam kết về chất lượng và độ an toàn, định vị địa lý và dán tem truy xuất nguồn gốc trên bao bì mỗi sản phẩm…

HTX Su Su Công Thành hôm nay đã là thương hiệu có chỗ đứng trong ngành hàng rau củ quả của Lâm Đồng. Tuy nhiên, xác định, rau củ quả có biên độ hao hụt lớn, dễ dập hỏng, khô héo…; ngành rau cũng rủi ro không ít do cạnh tranh, thời tiết, rau chính vụ - trái vụ… nên Công Thành khuyến khích các hộ dân liên kết xây dựng kế hoạch sản phẩm cho mỗi giai đoạn của thị trường, với các mặt hàng và sản lượng rau hợp lý; đồng thời, tổ chức cho lao động làm việc hưởng lương khoán, đóng hàng theo đơn, có quy cách nguồn nhập, kích cỡ, định lượng… để kiểm soát chất lượng và hình thức sản phẩm từ sơ chế, đóng gói đến tay người tiêu dùng.

Định hướng cho tương laiHoạt động theo mô hình hợp tác xã kiểu

mới, theo anh Công, khó khăn đầu tiên của Công Thành cũng như của các cơ sở sản xuất - kinh doanh khác là vốn để ổn định sản xuất và tăng quy mô. Hiện Công Thành chưa có mặt bằng nhà xưởng đang phải đi thuê của tư nhân, chưa có quỹ đất canh tác tập trung mà là đất của thành viên và các hộ liên kết. “Chúng tôi mong muốn được hỗ trợ thuê khoảng 20 ha đất của nhà nước để sản xuất, cùng với các sự hỗ trợ khác về nhà xưởng, trang thiết bị”.

Từ câu chuyện liên kết sản xuất, giúp người dân chuyển đổi cây trồng hiệu quả, cho thu nhập cao hơn, Công Thành đã có những thành công bước đầu, với những ý tưởng tích cực và cách thức điều hành hợp lý, hiện đại, nắm bắt thời cơ và theo kịp thị trường. Công Thành dự định sẽ thành lập mô hình tổ hợp tác, đầu tư băng chuyền và đang xây dựng lộ trình để trong năm 2018 đưa các hạng mục dịch vụ du lịch vào hoạt động và chính thức đón tiếp du khách. Công Thành đang phát triển và sẽ thành công hơn với sự nhạy bén và tâm huyết của những người đứng đầu, sự hiểu biết và tin tưởng của các hộ liên kết; cùng với sự hỗ trợ sâu sát của các cơ quan chuyên ngành.

Lớp học xóa mù “đặc biệt” giữa rừng sâu MAI THẮNG

Chiều tối ngày đầu năm 2018, tại điểm trường Thôn 3 - Trường Tiểu học Phước Cát 2, huyện Cát Tiên, Lâm Đồng, Trung tâm Giáo dục cộng đồng của xã đã phối hợp với Trường Tiểu học Phước Cát 2 tổ chức khai giảng “Lớp học xóa mù” cho 21 học sinh là người dân tộc S’Tiêng, Châu Mạ, K’Ho sinh sống trên địa bàn xã. Đây là chủ trương trong chương trình “xây dựng nông thôn mới”, xóa mù cho người dân tộc thiểu số trên địa bàn.

Lớp học xóa mù này được coi là “lớp học đặc biệt”. Bởi 21 học sinh có độ tuổi từ 15-40 chưa từng học chữ kể từ khi chào đời. Nhiều gia đình cả đời ông, con, cháu đều không biết chữ, quanh năm chỉ sống trong rừng sâu Cát Tiên, mọi sinh hoạt hầu như “tách biệt” với thế giới bên ngoài. Phấn khởi được các cô giáo Trường Tiểu học Phước Cát 2 vượt gần chục cây số đến tận nhà mời đi học, chị Điểu Thị Máp, 38 tuổi tay dắt hai con lớn, lưng địu đứa nhỏ đến Nhà Văn hóa xã từ 2 giờ chiều chia sẻ khi tiếng Kinh chưa sõi: “Nhà em ở

xa lắm, mãi bên kia rừng kìa. Nghe được đi học em thích lắm. Ba mẹ con đi luôn. Được xã cho ăn, cho học chữ là vui cái bụng lắm”. Chị Máp cho biết thêm, bố, mẹ, chồng chị cũng không biết chữ. Gia đình nghèo khó, ở rừng sâu nên không có điều kiện đi học.

Để động viên tinh thần học tập của bà con, UBND xã Phước Cát đã tổ chức “chiêu đãi” lớp học xóa mù bữa cơm tại Nhà Văn hóa Thôn 3. Xúc động trước nghĩa cử của cán bộ xã và tinh thần học chữ của bà con trong thôn bản, cô giáo Trịnh Thị Út mắt rưng rưng khi hướng dẫn học sinh đọc, viết. “Để có lớp học này, giáo viên đến từng nhà vận động bà con. Có người nhất khoát không đi, nhưng sau nhiều lần thuyết phục, bà con hiểu ra và theo luôn về trường. 21 học sinh lớp học xóa mù này đều là những người nghèo khó, nhà ở tận rừng sâu, ít khi tiếp xúc với bên ngoài. Bằng mọi cách chúng tôi sẽ giúp bà con biết đọc, biết viết, biết đếm con số”, cô Út nói.

Thầy giáo Nguyễn Văn Nam, Phó hiệu trưởng Trường Phước Cát 2 cho biết, lớp học xóa mù này sẽ chia thành 2 lớp 4 và 5.

Không có điện, sẽ học bằng đèn dầu và đèn ắc qui. Sách bút, đèn dầu do xã hỗ trợ.

“Lớp học xóa mù” đã khởi động. Ở giữa rừng sâu núi thẳm ấy, những thầy cô giáo: Nguyễn Văn Nam, Trịnh Thị Út, Bùi Thị Anh ngoài thời gian dạy học chính khóa sáng

chiều trong tuần; tối tối, các thầy cô lại cần mẫn gieo chữ cho 21 “học sinh đặc biệt”. Ánh sáng đèn dầu trong đêm tối chỉ đủ soi con chữ trên trang giấy nhỏ, nhưng nó cũng thắp sáng tri thức cuộc đời và đem đến văn minh cho người dân bản xứ nơi đây.

Giờ học đầu tiên của “lớp học xóa mù”.

Page 4: CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201801/26994_BLD_cuoi_tuan_ngay_6.1.2017.pdf · Khách du lịch chụp ảnh cùng người dân bên Tam giác mạch nở

4 THỨ BẢY 6 - 1 - 2018 CUỐI TUẦN KINH TẾ - XÃ HỘI

THEO DÒNG SỰ KIỆN

Trao giải 32 tác phẩm báo chí về đề tài chống tham nhũng, lãng phí

Giải báo chí toàn quốc với đề tài “Báo chí với công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí” sau gần một năm phát động, đã có 1.126 tác phẩm của các tác giả trên toàn quốc gửi về tham dự giải.

Kết quả Hội đồng sơ khảo và Hội đồng chung khảo đã chọn được 32 tác phẩm để trao giải, gồm: 2 giải A, 7 giải B, 10 giải C và 13 giải khuyến khích cho các loại hình báo in, báo điện tử, truyền hình, phát thanh. Lễ trao giải đã diễn ra vào lúc 20h ngày 2/1/2018 tại Hà Nội với sự có mặt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các bộ, ban, ngành... và được truyền hình trực tiếp trên sóng VTV1- Đài THVN. Tại buổi lễ, Ủy ban MTTQ Việt Nam và Hội Nhà báo Việt Nam tiếp tục phát động Giải “Báo chí với công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí” lần thứ hai - bắt đầu từ năm 2018, tổng kết và trao giải cuối năm 2019.

Phải đến lần thứ ba, sự có mặt của ông mới làm Thảo chú ý. Ông đến, lặng lẽ ngồi vào một góc khuất nhưng lại có tầm nhìn rất rõ lên cái sân khấu nhỏ.

Ở góc ấy, bên chiếc sô pha êm ái là chiếc kệ, trên có đặt một chậu Hương thảo tỏa hương nhẹ nhàng, tinh khiết. Gọi một li đen nóng, ông ngồi trầm ngâm, mái tóc bạc rủ xuống, đắm chìm trong những giai điệu mượt mà. Việc một người khách lạ đến Hương Thảo, phòng trà ca nhạc nằm dưới bóng thông cổ thụ cuối con dốc nhỏ thường xuyên mờ trong sương, chỉ đón khách quen, cũng là sự bất thường, gây chú ý.

Chào chú, chú đến Đà Lạt du lịch hay đi công chuyện ạ! - Sau bài hát cuối, Thảo đến gần bắt chuyện cùng ông khách.

À, tôi về thăm một người bạn. - Như chợt tỉnh vì bị dứt ra khỏi dòng suy tưởng, ông khách trả lời mà mắt vẫn như nhìn vào chốn thinh không.

Cái cách ông dùng từ “về” khiến Thảo thấy có gì là lạ, cuốn hút. Cô tò mò:

Vậy bạn chú đâu mà con thấy chú chỉ đi một mình?

Người ta đã đi xa lắm rồi, lỗi tại tôi, về muộn quá…

Ôi, con xin lỗi, con đã làm chú buồn…Đến cuối tuần, thì đã thành lệ. Khi ông đến

quán, thường là lúc bắt đầu phần biểu diễn của Thảo. Nếu có ông, Thảo hay hát ca khúc “Mùa thu cho em” của Ngô Thụy Miên. Khi ông bảo, ông có một kỷ niệm sâu sắc về ca khúc này, Thảo chợt thấy rung động. Đây cũng là ca khúc sinh thời mẹ cô vô cùng yêu thích. Ngay từ hồi còn nhỏ, Thảo đã quen với những ca từ đằm sâu qua giai điệu có sức thu hút lòng người này. Có lần, khi đã vào tuổi đôi tám, lòng đã có chút rung động với những tình cảm khác giới đầu đời, Thảo hỏi mẹ:

Bộ mẹ có kỷ niệm gì về bài hát này hả mẹ?Chuyện lâu lắm rồi con à…Ngắm dáng người nghiêng nghiêng với ánh

mắt nhìn hút ra ngoài rừng thông đang chìm trong sương qua khung cửa sổ, Thảo không dám gặng tiếp vì sợ chạm vào một tâm sự sâu lắng mà mẹ không muốn sẻ chia. Cũng chính vì thế mà khác với lúc còn nhỏ, cô không hỏi bà về ba và cũng không hỏi vì sao bà không lấy ai, dù có rất nhiều người bày tỏ tình yêu. Khi vị khách lạ xuất hiện ở phòng trà, có lúc, vừa hát, Thảo vừa quan sát và chợt thấy ánh nhìn của ông có nét gì đó tương đồng với ánh mắt của mẹ cô trong buổi chiều mù sương ấy. Phát hiện ấy làm rộn lên trong cô một cảm giác lạ lùng. Cảm giác ấy không ngờ đã đưa đến một bí mật liên quan đến cuộc đời cô…

Công nhân Công ty Dalat Hasfarm chăm sóc các giống hoa cung ứng cho thị trường dịp Tết Nguyên đán. Ảnh: C.T

Công nhân Công ty Dalat Hasfarm chăm sóc các giống hoa cung ứng cho thị trường dịp Tết Nguyên đán. Ảnh: Chính Thành

Cứ độ tết về, thành phố ngàn hoa lại bước vào vũ điệu khoe sắc mới, mang tới nét quyến rũ đặc trưng của vùng đất xứ lạnh. Ngoài các mẫu hoa đẹp truyền thống như lay ơn, lyly, hồng, cúc, địa lan… được người dùng ưa chuộng, xuân về còn là dịp để các công ty trồng hoa, các nhà vườn TP Đà Lạt bổ sung những màu hoa mới, độc đáo từ bình dân tới cao cấp.

Lộng lẫy sắc màu hoa tết

C.THÀNH

Sắc màu mớiTết Nguyên đán Mậu Tuất 2018 đang

đến gần kề, tới thời điểm này, như mọi năm các đơn vị kinh doanh hoa trên địa bàn TP Đà Lạt đang hối hả chuẩn bị các loại hoa chậu, hoa cắt cành để đợi đúng dịp là tung ra ngoài thị trường.

Dẫn chúng tôi đi một vòng trong khuôn viên rộng thênh thang trồng các loại hoa màu sắc sặc sỡ với nhiều màu mới của công ty, ông Nguyễn Văn Bảo - Phó Tổng Giám đốc Công ty Dalat Hasfarm chia sẻ: Ngay từ đầu năm 2017, Dalat Hasfarm đã chuẩn bị vài chục màu hoa mới phục vụ người tiêu dùng trong và ngoài nước dịp năm mới 2018 và dịp Tết Âm lịch đang tới gần. Các màu hoa mới tập trung ở bốn giống hoa chính: vũ nữ, lan hồ điệp, cúc và thủy tiên với hơn 60 loại màu sắc khác nhau. Điều thú vị là ngay sau mỗi mùa lễ hội, dịp cuối năm công ty đều có các bước thăm dò thị trường để chọn ra các giống hoa trồng vào năm kế tiếp.

Theo ông Bảo, năm 2017 (tính tới hết tháng 11) Dalat Hasfarm đã xuất khẩu cả trăm loại hoa khác nhau với số lượng lớn nhất nhì cả nước, gồm: 175 triệu cành hoa, 3,2 triệu hoa chậu và 335 triệu ngọn giống hoa. Trong đó, thị trường xuất khẩu của công ty chiếm 80%, còn lại 20% tiêu thụ nội tiêu.

Còn Công ty Cổ phần Công nghệ sinh học Rừng Hoa Đà Lạt thông tin, năm nay ngoài các loại hoa truyền thống, hoa sấy khô, hoa đất sét, công ty cũng đưa ra thị trường nhiều màu mới hoa cẩm tú cầu chậu, lyly…Trước đó, khoảng 3 năm nay, công ty cũng nhân giống thử nghiệm thành công hoa đồng tiền hai da (hai màu sắc trộn lẫn) gồm ba màu mới là song hỷ

đỏ, song hỷ cam và song hỷ tím để sản xuất đại trà, bán giống cho người dân sản xuất tiêu thụ trong và ngoài nước. Trong đó, Rừng Hoa Đà Lạt chú trọng đưa ra thị trường các loại hoa chậu vì sức tiêu thụ lớn thời gian gần đây.

Ông Lê Đỗ Hoàng Việt - Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật lâm nghiệp tỉnh Lâm Đồng cho biết: Riêng về hoa địa lan, vài năm nay trung tâm cho ra đời một số giống mới là lan vàng hoàng hậu. Đây là giống trung tâm tìm tòi nghiên cứu để cạnh tranh với những giống mới nhập từ Hà Lan và Nhật. “Ngoài các giống hoa như: địa lan, dạ yến thảo, cúc, Goloxia, triệu chuông, ngọc thảo… đang bán giống cho người dân trồng bán mùa hoa tết, năm nay chúng tôi đã nghiên cứu thành công hai màu mới hoa địa lan. Đó là màu đỏ và màu hồng. Cả hai sau hơn 2 năm nghiên cứu, trồng thử nghiệm đã cho kết quả sinh trưởng tốt, cành cao, cho nhiều tai, bông hơn hẳn các giống địa lan cũ hứa hẹn sức tiêu thụ của người dân sẽ lớn” - ông Việt chia sẻ.

Hoa chậu đắt kháchKhông chỉ chuẩn bị hoa cắt cành cho

vụ tết như những năm trước, một số công ty chuyên sản xuất - kinh doanh hoa tại TP Đà Lạt đang chuyển hướng sang hoa chậu bên cạnh nguồn hoa cắt cành cho thị trường cuối năm. Hoa chậu Đà Lạt hiện nay có nhiều chủng loại, màu sắc như hoa cúc, sống đời, lyly, đồng tiền, trạng nguyên, hoa hồng môn... Theo khảo sát của các công ty sản xuất hoa tại Đà Lạt trong mùa hoa tết trước, do kinh tế khó khăn nên khách hàng không dành nhiều tiền để mua những chậu hoa đắt tiền mà chủ yếu chọn những chậu hoa nhỏ để trang trí ở nhiều vị trí trong nhà.

Công ty TNHH Linh Ngọc trồng vài chục ngàn chậu hoa hạnh phúc, một giống hoa mới cung ứng cho thị trường Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018. Ảnh: C.T

Tại Công ty TNHH Đức Hiệp chuyên kinh doanh hoa tươi, ông Nguyễn Văn Hiệp, Giám đốc Công ty cho hay, những ngày này công nhân đang tất bật chăm những loại hoa tươi cắt cành, hoa lyly lùn, cẩm chướng chậu để kịp giao cho các bạn hàng dưới Đồng Nai đúng ngày giáp tết. Với diện tích hơn 30.000 m2 và trồng liên kết với 20 hộ dân, ông Hiệp cho biết, năm nay công ty không đặt trọng tâm kinh doanh vào những loại hoa có giá trị cao như địa lan mà tập trung nhiều vào sản xuất lan hồ điệp loại đặt trong chậu nhỏ với khoảng 1-2 cành. Số lượng chậu hoa năm nay sẽ tăng khoảng 40% và giá bán dự kiến giảm khoảng 20%.

Cùng suy nghĩ với các công ty kinh doanh hoa, không ít nhà vườn tại Đà Lạt cũng chú ý đưa các loại hoa cắt cành vào chậu nhỏ, các loại giống cẩm tú cầu xanh, lyly, cẩm chướng nhiều màu có viền trắng chấm bi, thu hải đường đa sắc vào chậu để đa dạng hóa thị trường bên cạnh các loại hoa cắt cành, truyền thống khác. Bởi lẽ, ngoài sức tiêu thụ mạnh, người trồng hoa sẽ bớt lo bị thua lỗ nếu chẳng may ế ẩm vì giá cả hoa chậu chỉ tầm 40.000 đồng tới 200.000 đồng/chậu. Người kinh doanh thay phải vứt bỏ như một số loại hoa đặc trưng khác, họ có thể mang về chăm sóc lại và tiếp tục bán cho những ai có nhu cầu hoặc bỏ mối trang trí tại các quán cà phê, nơi ăn uống, vui chơi.

Theo một số công ty trồng hoa tại TP Đà Lạt dịp Tết năm nay hoa lan hồ điệp, địa lan cũng khá hút hàng, hầu hết các trang trại chuyên canh hồ điệp ở Đà Lạt và các vùng phụ cận chuẩn bị hàng trăm ngàn chậu lan hồ điệp được cho vào chậu có diện tích nhỏ, được bán với giá khá mềm từ 200.000 - 500.000 đồng/chậu thay vì để chậu lớn sức tiêu thụ chậm hơn. Bên cạnh đó là các loại hoa đẹp, các công ty kinh doanh hoa tại Đà Lạt cũng đưa về thị trường trong nước như hoa đuôi chồn, protea, thanh liễu, nhím biển, mai Mỹ, thiết mộc lan, banksia, hạnh phúc... với sản lượng hoa cành và chậu ước tính tăng hơn 20-25% so với cùng kỳ năm 2016.

Page 5: CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201801/26994_BLD_cuoi_tuan_ngay_6.1.2017.pdf · Khách du lịch chụp ảnh cùng người dân bên Tam giác mạch nở

5 THỨ BẢY 6 - 1 - 2018CUỐI TUẦNVĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

Minh họa: Phan Nhân

Khu di tích Anh hùng liệt sĩ Kim Ðồng (tỉnh Cao Bằng) vừa có thêm công trình tranh gốm tái hiện cuộc đời người con ưu tú của quê hương Cao Bằng.

Công trình tranh nghệ thuật ghép gốm hoành tráng do Trung ương Ðoàn TNCS Hồ Chí Minh và Tỉnh đoàn Cao Bằng đầu tư xây dựng; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo nghệ thuật; tác giả là họa

sĩ Lưu Trí Hiếu, giảng viên Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam; đơn vị thi công là Công ty cổ phần Mỹ thuật và Xây dựng Việt Nam.

Tranh gốm có độ dài 60 m, cao 6 m mô tả toàn bộ cuộc đời Anh hùng liệt sĩ Kim Ðồng. Với thủ pháp tạo hình hiện thực và đồng hiện, bức tranh đã dẫn dắt người xem qua nhiều không gian, thời gian một cách

liền mạch, lô-gích, tái hiện chân thực, sinh động những sự kiện lớn trong cuộc đời Kim Ðồng. Tất cả vẻ đẹp của thiên nhiên, non nước Cao Bằng; cảnh sinh hoạt bình dị, ấm áp của gia đình Kim Ðồng thuở nhỏ; hình ảnh chú bé liên lạc “như con chim chích” trên mọi nẻo đường, say sưa học chữ lúc canh gác cho cán bộ họp hay bé nhỏ hồn nhiên bên “ông Ké”... đều được khắc họa đậm chất nghệ thuật. Cùng với bố cục, thủ pháp đồng hiện là sắc xanh chủ đạo, giúp bức tranh gốm lớn trải dài phù hợp với không gian phía sau tượng đài Kim Ðồng (được xây dựng từ trước), tạo thành một tổng thể không gian tranh - tượng hài hòa giữa thiên nhiên núi rừng.

Người thiếu niên anh dũng Kim Ðồng (tên thật là Nông Văn Dền, 1929-1943) đã được Ðảng, Nhà nước phong tặng Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân năm 1997. Khu di tích Kim Ðồng cùng Nhà bia tưởng niệm nơi thành lập Ðội Nhi đồng cứu quốc, tiền thân của Ðội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh nằm trong quần thể Khu di tích quốc gia đặc biệt Pác Bó; được xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt năm 2012.

Giải thưởng Hội Nhà văn TP Hồ Chí Minh 2017

Hội Nhà văn TP Hồ Chí Minh vừa công bố danh sách các tác giả, tác phẩm đạt giải thưởng của Hội năm 2017. Giải thưởng chính thức được trao cho tập nghiên cứu Văn chương phương Nam - Một vài bổ khuyết (Võ Văn Nhơn, Nguyễn Thị Phương Thúy). Bảy tặng thưởng được trao cho: tập tản văn Đêm nay con có mơ không? (Trương Gia Hòa); các tập thơ Những ký âm ngân (Nguyễn Thị Thanh Long), Dưới mái nhà xanh (Tôn Nữ Thu Thủy), Thơ trắng (La Mai Gia Thi), Nghi lễ của ánh sáng (Lê Tuân); các tập lý luận phê bình Đi tìm ẩn ngữ văn chương (Trần Hoài Anh), Hoa rơi hữu ý (Lê Thiếu Nhơn).

Giải thưởng cá nhân được trao cho hai tác giả có những đóng góp cho sự nghiệp văn học là: Trần Trúc Phương (tiểu thuyết Ngàn năm biển gọi), Trần Thanh Phương (Tập biên khảo, sưu tầm, chân dung văn học Rượu với văn chương).

TS tổng hợp (Theo nhandan.com.vn và baovanhoa.com.vn)

Một đoạn tranh gốm thể hiện cảnh sinh hoạt trong gia đình Anh hùng liệt sĩ Kim Ðồng.

Bức tranh gốm độc đáo về Anh hùng liệt sĩ Kim Đồng

Một lần, khi ông trở thành khách quen mỗi bận tới Đà Lạt và chú cháu đã thân nhau, ông đã kể cô nghe về kỷ niệm gắn với bài hát, cái kỷ niệm khiến ông coi thành phố cao nguyên này như quê hương thứ hai, như một chốn đi về…

Những ngày tháng ba năm 1975, Tây Nguyên và cả miền Nam Việt Nam rung chuyển trong diễn biến bão táp của chiến tranh. Quân Giải phóng đánh chiếm Buôn Ma Thuột, Nguyễn Văn Thiệu lệnh cho Quân lực VNCH rút khỏi Tây Nguyên. Rồi một ngày đầu tháng tư, quân Giải phóng tiến vào tiếp quản Đà Lạt. Trong đoàn quân ấy, có một chàng trai Hà Nội. Ra đi từ làng hoa Ngọc Hà, suốt mấy năm chinh chiến toàn ở vùng rừng núi, bom đạn tơi bời, chàng trai luôn mơ tới ngày trở lại phố phường, về với làng hoa giữa lòng Hà Nội, nơi có căn phòng nhỏ mà anh hay cùng bạn bè đắm chìm trong tiếng nhạc phát ra từ chiếc máy quay đĩa cổ lỗ, nghe tiếng mưa xuân rắc nhẹ lên những luống hoa ngoài cửa sổ. Không ngờ cái ngày về phố lại đến sớm, nhưng là ở một thành phố tít tắp miền Nam, cách xa Hà Nội, xa làng hoa của anh hơn ngàn cây số. Trí, chàng lính trẻ người Hà Nội cùng đơn vị được giao nhiệm vụ làm công tác quân

quản, lo giữ an ninh trật tự, ổn định cuộc sống người dân đô thị mới giải phóng. Tất cả đều lạ lẫm, từ cảnh vật đến con người. Nhất là những thiếu nữ tha thướt trong các tà áo dài, măng tô khoác nhẹ trên vai. Chỉ có một điều không lạ đối với Trí, đó là hoa. Ngắm nhìn những luống dơn, cúc… nhòa trong sương chiều, Trí như thấy lại làng hoa của mình những ngày xuân mưa bụi bay. Anh gần như không cưỡng nổi mong muốn bước vào những vườn hoa ven đường, ngồi xuống bên những luống hoa để ngắm nhìn, hít hà hương hoa, hương đất, những điều mà có những đêm nằm trong chiến hào anh nhớ đến cồn cào. Trong một buổi chiều như vậy, anh đã gặp người con gái ấy.

Chào anh giải phóng!Đang mải ngắm luống cúc khoe sắc bên

đường, một giọng con gái nhè nhẹ, thanh thanh cất lên làm Trí hơi giật mình.

Vâng, chào chị, à…Ủa, bộ em già lắm sao? - Một câu trách

khéo, kèm theo nụ cười tươi tắn, cởi mở khiến chàng trai Hà Nội bạo dạn hẳn lên.

Không, chỉ là tôi nhớ lời thủ trưởng dặn, đối với phụ nữ phải lịch sự.

Vậy thì anh đang không làm đúng lời thủ trưởng rồi nha. Anh chắc chắn lớn

tuổi hơn em, lại gọi em là chị, có khác nào biểu em già…

Cô gái cũng đáo để không kém khiến Trí chỉ còn biết cười xòa, tếu táo:

Vâng thì tôi xin lỗi… em.Lại còn tôi nữa, anh lớn hơn thì phải xưng

anh chớ bộ.Vậy là họ chính thức quen nhau. Nói

chính thức là bởi sau này khi đã thân nhau, Hà mới tiết lộ cô đã để ý anh từ mấy hôm trước, vào những buổi chiều anh ngắm hoa trước nhà cô. Cái dáng thư sinh giấu trong bộ quân phục Tô Châu hơi rộng cùng gương mặt thông minh dưới mái tóc lượn sóng lộ ra dưới vành mũ tai bèo của chàng lính trẻ đã làm xao xuyến tâm hồn cô nữ sinh Đà Lạt vốn mộng mơ với những ca khúc của Ngô Thụy Miên, Trịnh Công Sơn, những tiểu thuyết của Quỳnh Giao, Nguyễn Thị Hoàng… Tự nhiên, trong cô gái chưa một lần yêu ấy nảy sinh những suy nghĩ vẩn vơ về một mối tình lãng mạn.

Từ sau hôm ấy, Trí trở thành khách quen của mẹ con Hà. Ông ngoại của Hà vốn là người làng hoa Ngọc Hà. Ông là một trong những người đầu tiên đến Đà Lạt vào đầu thập niên bốn mươi của thế kỷ trước, góp phần gầy dựng làng hoa đầu tiên của thành

phố cao nguyên này, làng hoa Hà Đông. Tên cô cháu ngoại cũng là do ông đặt, để nhớ về làng quê nơi từ đó ông ra đi cùng củ hoa dơn làm giống. Khi biết Trí cũng là người làng Ngọc Hà, cứ mỗi lần anh đến chơi là hai mẹ con Hà lại bắt anh kể về làng hoa mà họ chỉ được biết đến qua lời kể của ông ngoại, với con đường lát gạch đỏ viền những vườn lay ơn, cẩm chướng, thược dược….

Về phần mình, cứ lúc nào có thể là Trí lại chạy đến ngôi nhà nhỏ, nằm ven ấp Hà Đông, nơi anh có thể tha hồ đọc những tác phẩm của Tự lực văn đoàn, những Thằng Khờ, Docte Zivago… Những cuốn sách mà anh mới chỉ nghe tiếng thời còn là sinh viên ngữ văn Đại học Tổng hợp Hà Nội. Và nhạc. Lần đầu tiên Trí được nghe những giai điệu của Trịnh Công Sơn, những bản tình ca Pháp qua giọng ca Khánh Ly phát ra từ chiếc máy Akai băng cối, với dàn loa thùng trầm ấm. Và nhất là Hà, cô gái mà ngay từ lần gặp đầu tiên anh đã bị cuốn hút bởi vẻ duyên dáng với đôi mắt một mí to, rợp dưới hàng mi cong thỉnh thoảng lại ánh lên nét tinh nghịch. Cũng trong một chiều sương mù dâng nhẹ trên vạt rừng thông phía dưới ô cửa sổ phòng khách nhà Hà, lần đầu tiên Trí được nghe bản nhạc “Mùa thu cho em” của Ngô Thụy Miên.

Em có nghe mùa thu mưa giăng lá đổem có nghe nai vàng hát khúc yêu đươngVà em có nghe khi mùa thu tớimang ái ân mang tình yêu tới…em có nghe, nghe hồn thu nói mình yêu

nhau nhé… Ca từ và giai điệu bài hát mượt mà, hơi

sương lành lạnh từ rừng thông xui đôi bạn trẻ mỗi lúc một gần nhau rồi Hà nằm trong vòng tay của Trí tự lúc nào …

Hai tâm hồn đồng điệu, những chia sẻ nỗi nhớ về một làng hoa đất Hà Thành được sự toa rập của đất trời Đà Lạt, không gian lý tưởng cho những đôi lứa yêu nhau làm cho hai người trẻ quấn quýt không rời. Mải chìm trong yêu đương và bất cẩn như những đôi lứa đang yêu nhau một cách say đắm, đôi bạn trẻ không để ý đến những cặp mắt đang dõi theo, ủng hộ, vun đắp có mà ganh gét, đố kỵ cũng có. Và điều gì đến đã phải đến. Trong một buổi tổng kiểm tra quân tư trang, việc thường kỳ với những người lính mới vào tiếp quản thành phố, nơi bị coi là đầy những “viên đạn bọc đường”, trung đội trưởng phát hiện ra trong ba lô của Trí cuốn “Vòng tay học trò”...

XEM TIẾP TRANG 11

Hương ThảoTruyện ngắn:

TẠ VIỆT ANH

Page 6: CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201801/26994_BLD_cuoi_tuan_ngay_6.1.2017.pdf · Khách du lịch chụp ảnh cùng người dân bên Tam giác mạch nở

6 THỨ BẢY 6 - 1 - 2018 CUỐI TUẦN VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

TẢN VĂN

HỒ SƠ - TƯ LIỆU

KỶ NIỆM 50 NĂM CUỘC TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY XUÂN MẬU THÂN 1968

Hào khí Xuân Mậu Thân với công cuộc xây dựng đất nước

TÙY BÚT

THI LÂM

Khi cơn bão cuối cùng trong năm kéo vào đất liền thì cũng là lúc từng

hàng mai anh đào trên phố núi lần hồi trút bỏ lớp lá màu vàng nhạt còn sót lại trên thân mình, để rồi giăng phơi ra đất trời những nhánh cành phong sương mảnh dẻ. Mảnh dẻ mà dẻo dai. Hong nắng. Hong sương. Hong cả khí sắc trời đông rét căm vốn rất thất thường để bắt đầu cho một mùa khởi sắc mới...

Tình cờ bắt gặp hai phụ nữ sắc giọng miền Nam ngay đầu dốc Lê Đại Hành, cạnh Khách sạn Night Dream, các chị nhờ chụp giúp vài tấm ảnh để sáng mai mang về Mỹ vì mấy chục năm trời rồi mới trở lại Đà Lạt đúng dịp Đà Lạt lập đông. Ngỏ ý: nên chụp từ một số góc ngắm đặc trưng có nền Chợ lầu - Khu Hòa Bình - Rạp

cũ Ngọc Lan hay góc có tháp chuông Nhà thờ Con Gà Đà Lạt, cả hai mừng rỡ vào khung nhưng nhất mực phải có riêng một tấm chân dung dưới gốc hàng anh đào đang còn trơ trụi lá. Các chị rổn rảng âm giọng ngọt lành Nam Bộ: “Nghe nói dài tháng nữa anh đào nở đẹp lắm phải hôn cưng?! Tiếc quá trời, hổng được ngắm anh đào Đà Lạt nhưng tụi này sẽ mang dề bển để khoe người nhà. Đặng mai mốt có ai dìa đúng dịp, bắt phải chụp thật nhiều bức nở đầy anh đào về làm kỷ niệm...”. Nín lặng trong thoáng bâng quơ... Bởi màu hoa anh đào phố núi từ lâu đã trở thành tình yêu và sự nhắc nhở của biết bao thế hệ lữ khách. Trong thế giới thi ca hay sáng tác nghệ thuật, loài hoa đặc trưng ấy đã bước vào niềm thương nhớ, nỗi đợi của biết bao tao nhân mặc khách, thành tranh, thành ảnh, thành nhạc, thành một

phần di sản của tình yêu Đà Lạt.Ví như màu xanh bạt ngàn kiêu

hãnh của rừng thông vi vút gió. Hay màu vàng nôn nao xao động của từng vạt từng đồi hoa dã quỳ mỗi dịp vào đông… Loài hoa anh đào đặc biệt ấy cũng luôn thủy chung với đất trời và con người xứ lạnh để lại ứng sắc báo Xuân về.

Như một lẽ tự nhiên của đất trời vạn vật, bất chấp bao đợt giông bão xa ập đến hay lùi tan dần theo tháng ngày vơi cạn... loài hoa cánh nhỏ mỹ miều mà chẳng kiêu sa, thấm đượm nồng nàn mà đầy quyến rũ ấy lại dâng hiến cho đời cho người từng cõi trời mê đắm. Miệt mài hứng chịu bao nắng gió sương mưa dầu dãi suốt mấy trăm ngày trời ròng rã, để rồi bất chợt điểm hồng, ửng đỏ, rạo rực, lan tỏa cả một vùng trời hay nẻo phố. Ôi chao, đào hoa giờ đây lại bung nở thật rồi trên dốc phố, vẫy gọi bao nhiêu náo nức chực chờ,

Hoa anh đào Đà Lạt. Ảnh: Võ Trang

Lời hẹn hoa đào...

VŨ THỊ HUYỀN TRANG

Mẹ nói “trưa nay sau khi phơi lúa, mẹ sẽ đi đốt lá gói bánh rợm”. Thằng út

can “ai ăn mà gói cho vất vả mẹ ơi”. Nhưng mẹ vẫn sẽ cặm cụi đi xin lá chuối về làm. Chuối bây giờ không sẵn như ngày xưa, có khi cả làng chỉ còn vài nhà trồng chuối. Chọn những lá lành lặn, mẹ đem hơ dưới lửa đốt bằng rơm vụ mới. Ngâm gạo, đãi đỗ, nặn từng chiếc bánh bằng thứ bột nếp mịn màng. Còng lưng cả buổi mới có được rổ bánh nóng hổi, mẹ cười bảo “ăn đi con. Ngon lắm”. Tước lá bánh thành từng sợi nhỏ để bánh không bị dính, tôi nghĩ thầm mình đang ăn ký ức đây mà. Bây giờ quà bánh ê hề nên bánh trái không còn là thức quà háo hức như ngày xưa nữa. Khi tôi còn nhỏ, mỗi năm chỉ có vài dịp mẹ lúi húi làm bánh. Mỗi loại bánh gắn với một ngày tết lớn nhỏ trong năm. Bánh chưng là tết cổ truyền, bánh trôi Tết Hàn thực mồng ba tháng ba, bánh rợm Tết Đoan ngọ diệt sâu bọ mồng năm tháng năm, bánh tro vào ngày rằm tháng bảy xá tội vong nhân, Tết mồng mười tháng mười cúng cơm gạo mới. Chao ôi là mong ngóng đợi chờ để được xách tòn ten cặp bánh trên tay. Để được cắn từng miếng thơm mùi quê nhà. Món ăn trong ký ức mãi mãi là thứ quà quê ngon nhất.

Thỉnh thoảng mẹ lại làm bánh với lý do “cho đỡ nhớ”. Cứ như thể nhớ cảnh nên tới thăm, nhớ người nên

phố lại giòn vang lên những âm ba quen thuộc của bao nhịp đời thường nhật, trong mỗi bước chân hay từng vòng xe nối tiếp, qua từng ánh nhìn ngây ngất trên mỗi góc đường - đoạn phố. Khách bộ hành mải mê rảo gót săn tìm góc lạ ở quanh hồ, ven những cung đường trên từng ngõ dốc đang rực thắm màu hoa.

Và cõi lòng ta, cứ mãi xôn xao rộn rào trong một mùa ước hẹn. Khi một năm cũ đang rủ áo phong sương, dòng đời tiếp nối thêm một trời xuân phơi phới, lời hẹn đào hoa lại cất lên vang vang trên phố núi, vẫy gọi bao nhiêu giấc mơ đời. Có thể ở đâu đây nỗi vui buồn - đổi thay khi lẫn lộn khi tuổi đời đang sắp khoác thêm một vòng luân chuyển nữa, nhưng có lẽ ở ngoài vùng trời kia chỉ mỗi sắc hồng lung linh thắm đượm của đào hoa dường như vẫn còn tươi trẻ!

Phố núi, cuối đông 2017

Hưởng ứng Giải thưởng sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật và báo chí về chủ đề “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” các năm 2015-2020 (đợt 1), do Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Lâm Đồng đã ban hành Kế hoạch chỉ đạo Hội Văn học - Nghệ thuật, Hội Nhà báo Việt Nam tỉnh phát động triển khai nội dung giải thưởng đến toàn thể hội viên, VNS tham gia sáng tác, quảng bá tác phẩm theo chủ đề trên.

Tính đến tháng 10/2017, Hội Nhà báo tỉnh đã nhận được 350 tác phẩm của hội viên tham gia giải thưởng, gồm các thể loại: phát thanh, truyền hình, báo viết và báo điện tử. Hội tổ chức xét chọn được 19 tác phẩm đạt chất lượng và đúng

với chủ đề gửi về Ban Sơ khảo cấp tỉnh tham dự giải thưởng.

Hội Văn học - Nghệ thuật Lâm Đồng cũng đã tích cực triển khai giải thưởng trong hội viên, văn nghệ sĩ (VNS). Hội tổ chức các đoàn VNS đi thực tế sáng tác tại một số tỉnh khu vực Tây Nguyên; trại sáng tác theo chủ đề trên cho 20 VNS và cử hội viên tham dự một số trại sáng tác do Trung ương tổ chức. Tính đến tháng 10/2017, VNS đã sáng tác 500 tác phẩm và gửi tham gia giải thưởng, gồm các thể loại: văn thơ, âm nhạc, nhiếp ảnh, mỹ thuật, văn nghệ dân gian, văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số… Hội VHNT Lâm Đồng xét chọn 10 tác phẩm đạt chất lượng và đúng với chủ đề gửi về Ban Sơ khảo cấp tỉnh tham

dự giải thưởng.Kết thúc đợt phát động (đợt 1),

Ban Sơ khảo Giải thưởng của tỉnh (Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy) nhận được 29 tác phẩm được xét chọn từ 2 đơn vị gửi tham dự; đã tiến hành chấm và xét chọn 10 tác phẩm đạt chất lượng, đúng chủ đề của giải thưởng, trong đó có 4 tác phẩm báo chí và 6 tác phẩm VHNT. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã gửi 10 tác phẩm đạt chất lượng tham dự giải thưởng cấp Trung ương, đồng thời sẽ trao thưởng đối với các tác giả có tác phẩm đạt chất lượng tham gia Giải thưởng sáng tác, quảng bá tác phẩm VHNT và báo chí về chủ đề “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” các năm 2015-2020 (đợt 1) trên địa bàn tỉnh.

Để Giải thưởng sáng tác, quảng bá tác phẩm VHNT và báo chí về “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” thực sự tạo sức lan tỏa, đi vào chiều sâu, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy sẽ tiếp tục chỉ đạo Hội Văn học - Nghệ thuật, Hội Nhà báo tỉnh Lâm Đồng tích cực triển khai giải thưởng (đợt 2) đến toàn thể hội viên, VNS trong thời gian tới. Thông qua đó, góp phần tạo sự lan tỏa trong việc đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị trong toàn Đảng bộ; tạo sự chuyển biến trong việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức và mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh...

KIỀU NINH

10 tác phẩm đạt chất lượng tham dự Giải thưởng sáng tác, quảng bá tác phẩm VHNTvà báo chí về học tập và làm theo gương Bác

Chiến thắng của quân và dân ta trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân

1968 là sự kiện có ý nghĩa lịch sử to lớn, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta; làm phá sản chiến lược “chiến tranh cục bộ”, góp phần chấm dứt chiến tranh phá hoại miền Bắc, buộc đế quốc Mỹ phải chấp nhận đàm phán với ta tại Hội nghị Paris về việc lập lại hòa bình ở Việt Nam.

Chiến thắng Tết Mậu Thân 1968 là một thành công xuất sắc trong chỉ đạo chiến lược, điều hành chiến tranh của Ðảng ta; là biểu hiện sáng ngời của ý chí gang thép và sức mạnh quật khởi của toàn dân, toàn quân ta dưới sự lãnh đạo của Ðảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ðảng ta đã theo dõi sát và nắm bắt kịp thời mọi diễn biến tình hình liên quan tới cuộc chiến tranh, cả trên chiến trường trong nước và trên thế giới, đặc biệt là ở nước Mỹ. Với tầm nhìn chiến lược đó, sau thắng lợi giòn giã đánh bại hai cuộc phản công chiến lược của quân viễn chinh Mỹ mùa khô 1965 - 1966, 1966 - 1967, làm thất bại các mục

Page 7: CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201801/26994_BLD_cuoi_tuan_ngay_6.1.2017.pdf · Khách du lịch chụp ảnh cùng người dân bên Tam giác mạch nở

7 THỨ BẢY 6 - 1 - 2018CUỐI TUẦNVĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

KỶ NIỆM 50 NĂM CUỘC TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY XUÂN MẬU THÂN 1968

Hào khí Xuân Mậu Thân với công cuộc xây dựng đất nước

“Cuộc sống không phải để sợ, mà là để hiểu.Đây chính là lúc chúng ta cần phải tìm hiểu nhiều hơn về cuộc sống để làm vơi bớtmọi nỗi sợ hãi” Marie Curie

Ăn ký ức...

BÁ NINH

Mãi xaSao anh không nói một lờiĐể em chôn chặt đầu đời nỗi đauLy quê ngày ấy không nhauThôi anh cầm lấy chút màu thời gianPhố xưa trăng vẫn chảy trànĐám mây lưu lạc cứ ràn rạt bay.

LÊ HÒA

Mùa thương cũChiều nay Đà Lạt của tôiXanh như ngày ấy, vẫn bồi hồi xanhVề đây nắng rộm gió lành Ấm vòng tay. Nở một nhành đào hoa

Những đường phố rộng sương saNhững yêu thương cũ bỗng òa ạt. ĐêmVòng xe chạm ánh đèn lênHồ xưa sóng gợn êm đềm. Ta trôi

Bây giờ Đà Lạt của tôiChỉ còn trăng sáng bên chồi hoa nonBàn chân chạm lối mưa mònBao mùa sương gió vẫn còn vẹn nguyên.

phải gặp. Dù biết có khi bánh sẽ ế, để lăn lóc trong nhà không ai đụng đến. Thỉnh thoảng tôi bắt gặp cái thở dài của mẹ khi cầm những chiếc bánh cứng còng trong tủ lạnh ra hấp lại. Mẹ than “bánh kẹo toàn phẩm màu, chất độc hại thì thi nhau ăn. Bánh mẹ làm vừa ngon vừa lành thì lại ế”. Có những ngày nghỉ về thăm nhà chỉ muốn thảnh thơi vui đùa cùng các cháu hoặc nằm dài trên chõng đọc sách. Nhưng mẹ lại đạp xe lọc cọc đi nghiền bột. Để mẹ làm một mình thì cực, mấy anh em đành xúm lại mỗi người mỗi việc. Có hôm xôi xong ba chõ bánh ngẩng lên nhìn đồng hồ đã mười một giờ đêm. Bột bánh dính khắp nhà, lá thừa trẻ con quăng vung vãi, xoong chậu vẫn còn bê bết bột. Út nói “lần sau muốn ăn ra chợ mua lấy chục

bánh đỡ phải cực thân”. Bánh vớt ra nóng hổi tỏa mùi thơm của lá chuối, gạo nếp nhân đỗ xanh, hạt tiêu quện với hành phi. Ăn một cái thấy ngon, đến cái thứ hai đã ngấy. Cũng đúng thôi, bởi cái đầu tiên ai cũng ăn bằng ký ức. Cái ký ức của những năm tháng gian khổ, có đêm nằm mơ thấy mẹ gói bánh rợm, mẹ nặn bánh trôi. Cắn một miếng bánh là thấy no ấm ùa về. Ít bánh dính ở lá cũng thấy ngon, thấy tiếc. Ngày ấy chẳng kịp chờ bánh nguội thằng út cũng có thể xơi hết veo bảy cái. Mẹ nói làm cực mấy đi nữa mà thấy các con ăn ngon miệng là vui. Giờ làm bánh mang chia khắp xóm…

Tôi ở phố có đôi khi quên Tết. Vì bánh rợm, bánh trôi, bánh ú, bánh tro ngày nào cũng bán. Có hôm tôi mua chúng về để thấy bớt

nhớ nhà, nhớ mẹ. Tôi từng kể với chồng “năm em mười hai tuổi, mẹ dặn ở nhà đun bánh. Em ngồi cạnh bếp sưởi, ngủ gật, lửa bén vào đuôi tóc cháy khét lẹt”. Sau này có con, tôi hay kể “ngày nhỏ mẹ thích nhất được nặn bánh trôi. Nhét vào giữa một cục mật nhỏ chờ lúc chín chúng tan trên đầu lưỡi. Ngọt đến lịm người”. Có một buổi chiều mùa hè nào đó trong đời tôi bỗng thèm bánh tro chấm mật. Chồng đèo qua chợ, dừng bên quán ven đường gọi một đĩa bánh tro. Bánh vàng trong như màu hổ phách chấm mật mía sóng sánh. Ấy thế mà lại làm tôi thất vọng. Miếng bánh tro trong ký ức của tôi không ngọt khé thế này. Mà khi thả vào miệng sẽ thấy ngay vị mát lạnh, ngọt thanh. Tựa như ăn một viên ngọc quý…

PHẠM QUỐC CA

Phần phật tiếng cờNhững người đã hy sinh Linh hồn họ không nằm dưới mộ Họ nhập vào sương, vào mây Thành cơn gió hiu hiu ngày giỗ Lẩn quất cùng ta trong cuộc đời này.Họ nhập vào màu cờ đỏ tung bay Soi bóng Thái Bình Dương Đất nước mình rạng rỡ.Họ đi về trong chiêm bao người vợ Lặng im qua cửa lớp nhìn con Mẹ chiều chiều ra ngõ mỏi mòn Họ nhập bóng cây Nhập vào gậy trúc.Những ánh mắt đau buồn Nhập vào giông, vào sét Bầy tham nhũng như sâu Đục khoét niềm tin.Nhập chớp bể mưa nguồn Không ai được lãng quên Tàu giặc ngoài khơi Dập dềnh Ẩn hiện...Tôi thấy linh hồn bao người ta thương mến Thao thức khôn nguôi Phần phật tiếng cờ.

Huyền phiêu. Ảnh: Thanh Đạm

Lời hay - Ý đẹp

tiêu chiến lược của cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc của không quân, hải quân Mỹ, gây cho địch những tổn thất nặng nề về sinh lực, tiền của và phương tiện chiến tranh, Ðảng ta nhận thấy địch đang lúng túng, bị động cả về chiến lược và chiến thuật; đang “ngày càng chuyển vào phòng ngự một cách bị động hơn trước”. Hơn nữa, Ðảng ta còn nhận định “so với mục tiêu chính trị và quân sự có hạn của chúng ở miền Nam thì những cố gắng chiến tranh của Mỹ (cùng với những thiệt hại nặng nề của chúng) ở Việt Nam đã tới đỉnh cao”. Ðây là một nhận định rất quan trọng trong việc hoạch định kế hoạch chiến lược Tết Mậu Thân. Từ đó, Ðảng ta chủ trương sử dụng một cách đánh tốt nhất là lực lượng chính trị và vũ trang, dùng binh lực và hỏa lực mạnh của ta đánh vào các binh đoàn chủ lực địch, đánh mạnh vào “Thủ đô” Sài Gòn và các đô thị, tạo điều kiện cho hàng triệu quần chúng trong vùng Mỹ - ngụy kiểm soát nổi dậy, phối hợp với lực lượng vũ trang Quân Giải phóng tiêu diệt và làm tan rã quân địch, đánh sập bộ máy đầu não của chính quyền Sài Gòn, làm tê liệt ý chí xâm

lược và rối loạn tận gốc bộ máy chiến tranh của Mỹ - ngụy, biến hậu phương chiến tranh của địch thành tiền phương của ta, làm thay đổi so sánh lực lượng một cách mau chóng và có lợi cho ta, bất lợi cho địch.

Chiến thắng Tết Mậu Thân 1968 là một thành công nổi bật trong nghệ thuật phát huy mạnh mẽ nhân tố con người, lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy chất lượng cao thắng số lượng đông, lấy trí tuệ con người Việt Nam để chiến thắng vũ khí và lực lượng quân sự Mỹ. Vì vậy, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, Tết Mậu Thân 1968 là sự kế thừa và phát huy lên một tầm cao mới truyền thống đánh giặc và nghệ thuật quân sự Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh.

Nửa thế kỷ đã qua kể từ khi nổ ra Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, đất nước ta đang trên đường đổi mới toàn diện, đồng bộ và đạt được những thành tựu to lớn trên mọi lĩnh vực: kinh tế tăng trưởng cao, chính trị - xã hội ổn định, quốc phòng, an ninh được tăng cường, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng tăng cao. Song, chúng ta cũng phải đối

mặt với không ít khó khăn, thách thức, nhất là sự chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch, bằng chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ hết sức thâm độc, nguy hiểm; tình hình dịch bệnh, thiên tai… Từ thực tế trên, âm hưởng cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968 như đang cổ vũ toàn Đảng, toàn quân và toàn dân chung sức đồng lòng phấn đấu vươn lên, thực hiện những khâu đột phá mà Đảng đề ra, đồng thời cũng để lại cho Đảng ta bài học sâu sắc về xây dựng “thế trận lòng dân”, thế trận chiến tranh nhân dân.

Trong cuộc Tổng tiến tiến công và nổi dậy Xuân năm 1968, “thế trận lòng dân” đã được triển khai và trải ra rộng khắp, vừa có diện rộng vừa có chiều sâu. Sự tham gia đông đảo và hăng hái của mọi tầng lớp nhân dân, cả người già và người trẻ, thanh niên và phụ nữ, đồng bào các dân tộc, các tôn giáo trên khắp các chiến trường trong tiến công và nổi dậy phản ánh sâu sắc diện rộng của “thế trận lòng dân”. Ý chí quyết tâm cao, lòng yêu nước nồng nàn, khát vọng độc lập tự do và thống nhất đất nước,... XEM TIẾP TRANG 11

Page 8: CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201801/26994_BLD_cuoi_tuan_ngay_6.1.2017.pdf · Khách du lịch chụp ảnh cùng người dân bên Tam giác mạch nở

8 THỨ BẢY 6 - 1 - 2018 CUỐI TUẦN DU LỊCH

N. NGÀ

“Em là con gái cao nguyên đá, gùi đất leo mây với đỉnh trời”Suốt cung đường từ TP Hà Giang ngược

lên khu vực thuộc địa phận Công viên Địa chất toàn cầu mà người ta vẫn gọi là Cao nguyên đá lần lượt đi qua cổng trời Quản Bạ, qua Yên Minh, lên Ðồng Văn, qua cung đường tình yêu Mã Pí Lèng để dừng chân nơi Mèo Vạc. Suốt cung đường đâu đâu cũng thấy “đá chồng lên đá, đá đan vào đá”. Ở nơi ấy, bà con người Mông có câu nói ‘‘sống trên đá, chết vùi trong đá”. Bởi nơi đây, họ kiên trì vật lộn với từng hốc đá tai mèo để gieo những mầm sống đúng nghĩa.

Cái mầm sống ấy chính là ngô. Từ ngàn đời nay cây ngô là cây lương thực chủ yếu. Món mèn mén được chế biến từ hạt ngô dùng để thay cơm trong bữa ăn hàng ngày. Giữa điệp trùng núi đá, những mầm ngô vẫn vươn mình xanh tốt. Trên sườn núi đá cao chon von kia người Mông đi tìm từng hốc đá để tra hạt. Hốc nào không còn đất thì gùi đất từ chân núi lên, mỗi hốc đá chỉ một vài vốc đất miễn là để cho hạt ngô nẩy mầm, bén rễ, rồi sau đó tự nó phải đâm vào mặt đá đang bị phong hóa mà hút những vi chất tồn tại. Trên đường lên Đồng Văn, chúng tôi gặp gia đình chị Ly Mý Pó xã Lũng Phìn (huyện Đồng Văn). Cũng như bao người Mông khác, chị đang gùi đất lên đổ vào từng hốc đá để trồng ngô. Chứng kiến cảnh tượng ấy, tôi chợt nhớ đến câu thơ mà ai đó đã viết: “Em là con gái cao nguyên đá, gùi đất leo mây với đỉnh trời”.

Chúng tôi lên Hà Giang đợt này, khi mà gia đình anh Vàng Mí Sì thôn Chủng Pả A, thị trấn Mèo Vạc (huyện Mèo Vạc) đang xếp đá lưng chừng núi để gùi đất đổ vào trồng cải. Vàng Mí Sì bảo “Đá xếp ở vòng ngoài để có chỗ đổ đất vào mà gieo hạt. Khi mưa xuống đất không bị rửa trôi”.

Ngoài trồng ngô, trồng cải bà con còn trồng cỏ. Cỏ trồng ven đường, cỏ trồng chân núi, trên mọi nẻo đường thôn bản. “Rừng đá không có cỏ thì dân phải trồng cỏ để nuôi trâu bò”, Vàng Mí Sì nói thêm. Chiều chiều, trên những con đường mòn về bản, bà con sau khi đi nương rẫy về đều gùi cỏ cho bò. Từng bước đi chậm rãi mà chắc chắn ngỡ như họ có thể gùi được cả trái núi trên lưng vậy. Hai tay luôn xe sợi lanh, suốt cả ngày lên rẫy, đi về nhà những người Mông không lúc nào được nghỉ chân, rỗi tay.

Sắp vào Đông nên bầu trời ở Hà Giang lúc nào cũng xám xịt như muốn nhập hẳn vào sắc xám ngoét của đá. Nhưng những chiếc váy hoa vẫn len lỏi trong rừng đá, cần mẫn mỗi ngày để bữa cơm gia đình đủ no, đủ ấm cúng. Có lẽ vậy mà ở vùng rừng đá biên cương này người ta vẫn nói rằng: “Tiềm năng lớn nhất của Hà Giang là con người”.

Bản tình ca từ đáMùa này, từ thành phố Hà Giang lên tới

Đồng Văn đâu đâu cũng nhìn thấy Tam giác mạch. Từ những khoảnh nhỏ bên đường làm cho khách xứ lạ như tôi reo lên vì sung sướng thì càng đi càng nhiều, cả một trời Tam giác mạch chạy dài dưới chân núi đá hiện ra đẹp đến ngỡ ngàng. Có lẽ không sai

Hoa trên núi đáLên với Hà Giang - nơi núi đá biên cương ấy, con người chinh phục đá để tạo dựng cuộc sống. Trong điệp trùng đá xám, những chiếc váy hoa vẫn cần mẫn gieo trồng Tam giác mạch chen với đá mạnh mẽ vươn lên nở hoa rực rỡ như sức sống tiềm tàng của con người trên miền cao nguyên đá.

khi người ta ví mùa Tam giác mạch là “bản tình ca từ đá”.

Tam giác mạch là thứ cây lương thực trọng yếu của đồng bào vùng cao. Sắc hoa tươi tắn, kỳ diệu, có thể biến đổi thành muôn màu khác nhau theo thời gian. Người Hà Giang nói: khi còn ngậm nụ, Tam giác mạch mang màu trắng xanh dịu. Tới độ bung nở, ánh nắng ấm áp phủ khắp núi đồi phủ trên muôn sắc hoa phớt hồng tươi tắn. Và khi sắp tàn, hoa lại chuyển màu tím nhẹ nhàng. Thân cây Tam giác mạch khi còn non được bà con sử dụng như một loại rau xanh. Hạt Tam giác mạch được phơi khô, xay nhỏ làm bánh. Trên đường lên với Lũng Cú sẽ dễ dàng mua bánh Tam Giác Mạch hấp hoặc chiên để nếm thử loại lương thực nảy mầm từ đá ấy. Ông Vừ Súa Vưa, thôn Há Súng, xã Lũng Táo, huyện Đồng Văn còn đãi chúng tôi - những người “bạn của bạn” từ xa tới món cháo và rượu Tam giác mạch. Đó là những món chỉ dành để đãi bạn vào mùa Thu. Bởi lẽ Tam giác mạch chỉ được trồng duy nhất vào tiết thu, vụ mùa sẽ kéo dài 3 tháng.

Nhiều tỉnh ở Tây Bắc cũng trồng được Tam giác mạch, người Lâm Đồng tận Tây Nguyên xa xôi cũng gieo mầm loài hoa này ở đôi ba mảnh vườn. Nhưng có lẽ không nơi đâu Tam giác mạch kiêu hãnh và thắm màu như vùng cao nguyên đá. Phải chăng vì sự khắc nghiệt, vì những gian nan hút dưỡng chất từ trong đá mà sắc Tam giác mạch nơi này khiến ai cũng si mê. Cái si mê ấy được chứng minh khi những lượt khách du lịch đổ về đây ngày một đông với mong muốn được tận mắt chiêm ngưỡng vẻ đẹp của loài hoa này trong lễ hội hoa Tam giác mạch nơi địa đầu của Tổ quốc. Hoa Tam giác mạch được biết đến như một loài hoa thương hiệu của Hà Giang khi mà Lễ hội Hoa Tam giác mạch được tổ chức thường niên từ 2015 đến nay đã góp phần làm diện tích loài hoa này tăng cao, lượng khách đổ về ngày một nhiều và người Mông nơi đây dần quen với việc làm du lịch và có thêm thu nhập từ du lịch.

Những “nương” Tam giác mạch hai bên đường của người dân trở thành địa điểm mà du khách tha hồ ngắm nghía và “thuê” để chụp hình. Những em bé người Mông vẫn với váy hoa rực rỡ mang những gùi, đan những vòng hoa dại hái từ triền núi cho khách du lịch thuê. Người ta mua về xuôi hạt Tam giác mạch để gieo trồng, gạo Tam giác mạch để làm bánh và vài ba hũ rượu Tam giác mạch để đãi bạn bè miền xuôi thứ “đặc sản” vùng biên ải. Không chỉ có khách trong

nước, khách ngoại quốc đến với Hà Giang ngày một đông. Những em bé người Mông, Dao, Lô Lô cũng từ đó mà sử dụng tiếng Anh thành thạo. Và nhờ thế mà mỗi ngày người dân nơi đây có thêm được nguồn thu “nho nhỏ”, đời sống dần được cải thiện.

Không chỉ có những chiếc váy hoa len qua rừng mà những triền núi đầy Tam giác mạch khoe màu cũng làm nên sức sống cho cả vùng Cao nguyên đá. Những sắc hoa trên núi đá ấy như đã sưởi ấm cho cả vùng cao nguyên đá xám xịt.

Những em bé với váy hoa rực rỡ giữa nương Tam giác mạch mới vừa ngậm nụ.

Tam giác mạch nở khắp các triền núi đá.

Khách du lịchchụp ảnhcùng người dân bên Tam giác mạch nở rộ.

Trên đường về.

Page 9: CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201801/26994_BLD_cuoi_tuan_ngay_6.1.2017.pdf · Khách du lịch chụp ảnh cùng người dân bên Tam giác mạch nở

9 THỨ BẢY 6 - 1 - 2018CUỐI TUẦNGIA ĐÌNH - ĐỜI SỐNG

NGỌC NGÀ

Điều hành bằng“Luật tục”Thôn Đam Pao là thôn lâu đời

nhất ở Đạ Đờn với hơn 400 hộ dân sinh sống và hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm hơn 50%.

Tổ già làng tự quản được thành lập tháng 4/2015 theo chủ trương của xã nhằm phát huy vai trò của già làng, người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS ở đây gồm 10 trưởng họ đại diện cho cả ba thành phần dân tộc Cil, Mạ, K’Ho và là những chức sắc, chức việc tại các tôn giáo trên địa bàn. Họ điều hành và giải quyết mọi vấn đề của buôn, làng bằng “hệ thống” luật tục.

Ông Nguyễn Minh Thu - Trưởng thôn Đam Pao cho biết: Tổ già làng tự quản có chức năng vận dụng những phong tục tập quán của đồng bào DTTS kết hợp với chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước để giải quyết những vấn đề phức tạp nảy sinh trong đời sống bà con. Đồng thời nắm bắt những tâm tư, tình cảm, nguyện vọng chính đáng, những khó khăn, vướng mắc tại cộng đồng dân cư để phản ánh với cấp ủy, chính quyền từng bước cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho bà con một cách tự nguyện.

Hơn hai năm qua, Tổ già làng tự quản đã hòa giải được 37 vụ mâu thuẫn, 13 vụ tranh chấp lớn liên quan đến đồng bào DTTS. Đơn cử vụ việc đầu năm 2017, hai nhóm

“Người phán xử” của buôn làng Ở Tây Nguyên nói chung, các buôn làng từng có một thiết chế xã hội bền vững và quy củ được điều hành bằng “Hội đồng già làng” - tập hợp những người hiền minh nhất của cộng đồng. Thiết chế đó đã không còn nhưng có thể cảm nhận phần nào ở thôn Đam Pao, xã Đạ Đờn (Lâm Hà) với tên gọi “Tổ già làng tự quản”. Họ là những “người phán xử” công minh đối với những vụ việc liên quan đến đời sống của bà con, góp phần giữ buôn làng bình yên và phát triển.

thanh niên gồm 14 người, là con em hai dân tộc K’ Ho và Cil đánh nhau liên tục hai ngày trời mà nguyên nhân mâu thuẫn do uống rượu say. Già Kră Jăn Nhang kể: “Đầu tiên chúng tôi tìm hiểu xem đó là những thanh niên thuộc dòng họ nào. Sau đó cử trưởng các dòng họ đó xuống trò chuyện, tìm hiểu nguyên nhân, rồi họp lại, phân tích ai đúng ai sai cho nhóm thanh niên. Sau đó, Tổ trưởng Tổ già làng đứng ra tổ chức cho hai nhóm thanh niên trên bắt tay giảng hòa. Nhóm thanh niên gây sự trước bị

phạt con “heo ba gang” (heo có độ dài bằng 3 gang tay) làm lễ giảng hòa cho hai bên”. Những việc lớn như vậy mới có sự vào cuộc của cả Tổ già làng, còn những việc nhỏ thì các trưởng họ có trách nhiệm tự giải quyết như vụ việc gia đình ông Kră Jăn Ha Nam và Kơ Să Ha Tư ném đá vào nhà nhau vì tranh chấp mương thoát nước, hay vợ chồng anh Ha Chàng và Chị Ka Then đã đứng sát bên bờ vực của sự đổ vỡ gia đình được già Long Dinh Ha Pròng hòa giải thành công. Chuyện là Ha Chàng

nhiều lần không làm việc, đi nhậu say về còn “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay” với Ka Then. Ka Then uất ức nhất quyết đòi “đổ gạo” (li hôn) với Ha Chàng. Già Ha Pròng đã cất công nhiều ngày trời để giúp Ha Chàng hiểu cái sai của mình và giúp Ka Then nguôi giận. Già nhắc nhớ cả hai vợ chồng về sự cấm kỵ chuyện “đổ gạo” trong phong tục của người DTTS mình. Đó cũng là một tội lỗi trong tôn giáo để bát gạo của “Ka Then” không đổ xuống, để cuộc hôn nhân của Ha Chàng và Ka Then vẫn được giữ vững.

Còn trường hợp Ha Xom sẽ không cưới được người con gái Đơng Gur Phương Hoa xinh đẹp bởi bố mẹ Phương Hoa thách cưới quá cao, có bán hết trâu, hết cà phê vừa thu hoạch cũng không đủ nếu không có già Mi chel Tiểu và già Đơng Gur Ha Lơng hóa giải sẽ không đến được với nhau.

“Ngày xưa ông già mình cũng là già làng. Họ giải quyết các vấn đề của bà con có cả cái tốt nhưng vẫn còn những cái hủ tục. Nay mình phải lựa cái tốt phù hợp với pháp luật của nhà nước, giữ cho buôn làng bình yên”, già Long Dinh Ha Pròng nói.

Để Đam Paoluôn là Suối MơTheo trưởng thôn Đam Pao, tổ

già làng tự quản không chỉ là lực lượng nòng cốt trong giải quyết các vụ việc mà còn là những người dẫn đầu, đóng góp lớn trong sự phát triển của Đam Pao.

Tổ già làng thường xuyên cập nhật thông tin thông qua các văn bản, tài liệu hướng dẫn, các cuộc họp thôn, từ đó xây dựng kế hoạch phối hợp với chính quyền địa phương các cấp tuyên truyền, vận động nhân dân, đặc biệt là bà con DTTS trong thôn chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương và vận động con em trong dòng tộc chấp hành noi theo...

XEM TIẾP TRANG 11

CHUYÊN MỤC THANH NIÊN

CHÍNH THÀNH

Tới vườn cà phê của Phúc vào ngày đầu năm 2018, chúng tôi chứng kiến anh

đang tất bật cùng 10 nam nhân công đang thu hái cà phê vào đợt cuối mùa vụ. Vườn cà phê này rộng gần 5 ha trên đồi cao hình bát úp và lổn nhổn đá sỏi được Phúc mua tại Thôn 10 (xã Lộc Nam) khoảng nửa năm nay. “Mình mua miếng đất xa khu dân cư, đá nhiều là có lý do. Ngoài giá khá mềm, sắp tới mình sẽ chọn nơi đây để chuyển các trang trại gà, heo rừng về nuôi, vừa bảo đảm môi trường chăn nuôi sạch sẽ vừa có diện tích tiếp tục các dự định lớn hơn” - Phúc chia sẻ. Phúc kể: Năm 2006, anh thi đậu vào Trường Đại học Kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh nhưng học được hơn một năm thì bỏ dở giữa chừng bởi lý do khá đơn giản: “Ở nhà không có ai làm việc nặng thay ba mẹ”. Nhưng về nhà làm vườn tại xã Lộc Thành được 5 năm, lấy vợ rồi sinh con, tới năm 2010, anh vẫn loay hoay với các dự định khởi nghiệp làm giàu của riêng mình. “Công việc vẫn là làm vườn quanh nhà, thu nhập cả năm mới chỉ đủ ăn, không dư dả bao nhiêu. Thấy bức bí quá ba mẹ cho vợ chồng mình ra ở riêng, chia cho 1 ha đất

có cả cà phê và chè để tự làm. Sau đó, mình vay bạn bè được 60 triệu đồng rồi xây nhà. Xây nhà xong, số gạch còn thừa mình tự làm chuồng rộng khoảng 30 m2 và vay thêm tiền để mua gà giống nuôi thử” - Phúc chia sẻ ý tưởng rất tình cờ với mô hình nuôi gà ta bán công nghiệp của mình.

Thế nhưng, nuôi gà không phải là công việc dễ dàng, anh đã gặp không ít khó khăn do không tìm được đầu ra và đàn gà nhiều lần bị dịch bệnh. Tự tham khảo kỹ thuật, kinh nghiệm trên sách, báo, Internet…, anh còn lặn lội tìm đến các trại gà ở Đồng Nai để học hỏi kỹ thuật, cách chữa bệnh. Nhờ sự chịu khó học hỏi và biết cách áp dụng kiến thức vào làm nghề, anh đã có những thành công bước đầu. Sau hai năm, gà ta bán công nghiệp do Phúc nuôi đã có đầu ra ổn định tại thị trường trong tỉnh Lâm Đồng. Tới năm 2016, Phúc tiếp tục liên kết với các đoàn viên, thanh niên trong xã Lộc Thành nuôi gia công gà với số lượng từ 100 tới 300 con. Trong đó, giống, thức ăn, thuốc và nơi tiêu thụ do anh chịu trách nhiệm nên đã thu hút nhiều thanh

niên tại địa phương tham gia. Từ thành công ban đầu, anh tiếp tục mở thêm 3 trang trại gà ta nuôi bán công nghiệp với số lượng 3.000 con tại địa bàn huyện Đạ Tẻh nhằm tranh thủ lợi thế về nguồn thức ăn rẻ hơn. Với giá bán gà khoảng 80.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, anh thu nhập khoảng hơn 800 triệu đồng/năm. Ngoài nuôi gà, Phúc cũng xây thêm chuồng trại nuôi hơn 10 con heo rừng sinh sản. Hiện, với 10 con heo nái trên anh

thu lãi trên 100 triệu đồng/năm sau khi trừ các chi phí phát sinh khác. Trang trại gà, heo và vườn cà phê của Phúc đã tạo công ăn việc làm ổn định cho khoảng 15 lao động với mức lương khoảng 4,5 tới 5 triệu đồng/tháng.

Chia sẻ về hướng đi sắp tới, Phúc cho biết: Thị trường nuôi gà, heo bán công nghiệp hiện nay đang có chiều hướng giảm giá, đặc biệt là người tiêu dùng đang ưa chuộng các loại gia súc, gia cầm sạch.

Chính vì vậy, anh đang xây dựng kế hoạch chuyển các trang trại gà từ huyện Đạ Tẻh, heo rừng về nuôi tại trang trại mới theo hình thức truyền thống, nuôi tự nhiên 100%. Nói về bí quyết khởi nghiệp thành công, Phúc khiêm tốn: “Mình nghĩ ngoài may mắn thì chịu khó học hỏi, tìm tòi và không sợ thất bại là yếu tố để dẫn tới nhiều việc thành công”. Chị Võ Thị Viết Kha, Bí thư Huyện Đoàn Bảo Lâm cho biết: Anh Lê Phan Uy Phúc là thanh niên làm kinh tế tiêu biểu của huyện trong năm 2017. Ngoài kinh doanh giỏi từ số vốn ít ỏi, hiện anh Phúc còn tạo việc làm cho một số thanh niên tại địa phương. Ngoài ra, Phúc còn tích cực tham gia các hoạt động ở cơ sở, là tấm gương sáng cho các đoàn viên, thanh niên địa phương học tập, noi theo. Theo Tỉnh Đoàn Lâm Đồng, Giải thưởng Lương Định Của lần thứ XII năm 2017 vừa qua, anh Lê Phan Uy Phúc là thanh niên duy nhất tại địa bàn tỉnh Lâm Đồng được Trung ương Đoàn trao tặng giấy khen do có thành tích đặc biệt xuất sắc trong sản xuất, kinh doanh, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ, phát triển ngành nghề, bảo vệ môi trường và xây dựng nông thôn mới, có đóng góp tích cực vào hoạt động Đoàn, Hội ở địa phương và đơn vị.

Bỏ đại học “về vườn” khởi nghiệpTừ bỏ Trường Đại học Kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh về phụ giúp ba mẹ làm vườn, nhưng chàng thanh niên Lê Phan Uy Phúc (33 tuổi, xã Lộc Thành, huyện Bảo Lâm) không hề hối tiếc khi đã chọn cách “về vườn” để khởi nghiệp.

Lê Phan Uy Phúc làm việc tại vườn cà phê rộng gần 5 ha, là nơi anh dự địnhchuyển đổi chăn nuôi gà, heo rừng trong năm 2018. Ảnh: C.T

Cũng như nhiều già làng khác trong tổ,nhà của giàLong DinhHa Pròngthường là nơigiải quyếtcác mâu thuẫn trong xóm,trong dòng họ.Ảnh: N.N

BÀI DỰ THI “DÂN VẬN KHÉO”

Page 10: CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201801/26994_BLD_cuoi_tuan_ngay_6.1.2017.pdf · Khách du lịch chụp ảnh cùng người dân bên Tam giác mạch nở

10 THỨ BẢY 6 - 1 - 2018 CUỐI TUẦN TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC

NHỊP CẦU NHÂN ÁI

Mọi sự hỗ trợ xin gửi về: Phòng Bạn đọc (Báo Lâm Đồng). Địa chỉ: Số 38 Quang Trung, Phường 9, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. ĐT: 063.3811383

Hoặc: Hội Chữ thập đỏ tinh Lâm Đồng. Địa chỉ: Số 01 Hoàng Diệu, Phường 5, TP Đà Lạt, tỉnh

Lâm Đồng. ĐT: 063.3561357Tên tài khoản: TINH HÔI CHƯ THÂP ĐO LÂM ĐÔNGSố tài khoản: 102010000337988. Ngân hàng Công thương

chi nhánh Lâm Đồng - VietinBank. PHÒNG BẠN ĐỌC

Con em biết còn ai nương nhờ…?

Cán bộ Hội Chữ thập đỏ thị trấn Di Linh đến thăm và động viên chị Vy.

Chị Lê Thị Tường Vy (SN 1984, thường trú tại Tổ dân phố 11, thị trấn Di Linh, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng) đang lâm vào hoàn cảnh hết sức bi đát, tiền mất, tật mang, con thơ bơ vơ không nơi nương tựa.

Ngoài hai mươi tuổi, chị Vy lập gia đình như bao người con gái khác. Nhưng, hạnh phúc chẳng tày gang, hôn nhân tan vỡ khi hai người đã kịp có với nhau một cậu con trai, nay cháu đã là học sinh lớp 4 Trường Tiểu học Võ Thị Sáu (thị trấn Di Linh).

Tuy chẳng có nghề nghiệp gì, nhưng với bản năng làm mẹ, chị Vy đã tần tảo sớm hôm, thức khuya dậy sớm, ai thuê gì làm nấy cũng kiếm đủ để trả tiền thuê nhà và trang trải sinh hoạt phí cho hai mẹ con. “Những tưởng cuộc đời cứ thế trôi đi, mẹ con sớm tối nương tựa vào nhau mơ về một ngày mai tươi sáng. Bây giờ em thế này, con em biết còn ai nương nhờ…?” - chị Vy nghẹn ngào.

Chuyện là thế này: Vào ngày 3/11/2017, trên đường đi làm về, chị Vy gặp tai nạn giao thông và bị thương rất nặng. Sau khi được sơ cứu tại bệnh viện huyện, chị Vy

được chuyển về Bệnh viện Chợ Rẫy (TP Hồ Chí Minh). Qua thăm khám, bác sỹ cho biết, chị Vy bị đa chấn thương: gãy xương đùi, gãy xương ống chân, dập nát bàn chân trái (có nguy cơ bị hoại tử) và chấn thương thần kinh thị giác nên mắt nhìn không rõ…

Sau hơn 40 ngày điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy, ngày 14/12/2017, chị Vy xuất viện về nhà, được mẹ ruột đưa về chăm sóc. Được biết, mẹ chị Vy cũng đã góa chồng cách đây hơn 20 năm, gia cảnh rất khó khăn, đã ngoài 60 tuổi nhưng vẫn phải đi làm mướn để kiếm sống.

Theo chỉ định của bác sỹ, ngày 14/1/2018, chị Vy phải tái nhập viện để điều chỉnh nẹp inox ống chân, rút ghim sắt và ghép xương nhân tạo bàn chân trái, điều trị chấn thương mặt… Tuy nhiên, hiện kinh tế gia đình chị đã khánh kiệt. Qua chuyên mục Nhịp cầu nhân ái (Báo Lâm Đồng), chị Vy rất mong nhận được sự giúp đỡ của các nhà hảo tâm, các mạnh thường quân để chị có thêm nghị lực vượt qua khó khăn này. Chị vô cùng biết ơn!

AN NHIÊN

Ở nơi “bệnh viện là nhà” Bệnh nhân Vũ Mỡ, 56 tuổi, bị u phổi di căn

lên não, ở Nam Ban - Lâm Hà lên BVĐK Lâm Đồng điều trị từ tháng 2/2017. Người vợ luôn đi cùng ông trong mỗi đợt nằm viện cho biết: “Đợt nằm lâu nhất là 4 tháng nay, cứ về nhà 2 - 3 ngày lại lên nằm ở đây. Trước đây, nhà tôi không ốm đau bao giờ, làm vườn khỏe lắm, rồi một đêm đau đầu, hôm sau bị tai biến liệt nửa người, được đưa đi nhập viện tại BVĐK tỉnh, chụp CT. Scanner kết quả u não nên chuyển đi Chợ Rẫy. Ở đây, bác sĩ quyết định phẫu thuật khối u nhưng gia đình lo sợ nên không đồng ý, rồi về nhà. Khi nghe ở Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) có phương pháp mổ bằng dao gamma hiện đại, gia đình đưa ông ra đấy, do thể trạng yếu nên chỉ xạ trị rồi về. Bây giờ, lên nằm đây yên tâm có bác sĩ nhiệt tình chăm sóc. Thường thì nằm 1 tuần rồi về nhưng đợt này, ông mệt nhiều nên ở bệnh viện nhiều hơn”.

Người nhà bệnh nhân cho biết thêm: “Từ khi phát hiện bệnh nhân bị ung thư tại BVĐK tỉnh, chuyển BV Chợ Rẫy, rồi ra BV Bạch Mai, về nhà, rồi xuống BV Ung Bướu TP HCM, đến nay đã 16 tháng. Dù có thẻ BHYT, nhưng đợt ra Hà Nội chi phí tiền túi hết khoảng 50 triệu đồng cả thuốc men, ăn uống các thứ trong 1 tháng; đợt ở BV Chợ Rẫy 15 ngày hết hơn chục triệu đồng; thời gian nằm ở BVĐK Lâm Đồng tiết kiệm hơn vì ông đã ở thời điểm ung thư di căn rồi, giai đoạn cuối, được hưởng BHYT 100%, cơm nước có bếp cơm từ thiện, chi tiêu thêm sữa, trái cây, ăn uống thêm buổi sáng, còn không có chi phí gì nữa, được bác sĩ chăm sóc nâng đỡ”.

Bệnh nhân Nguyễn Lợi, 71 tuổi, ở nhà trọ đường Hùng Vương - Đà Lạt điều trị ung thư phổi từ tháng 8/2017, trước đây hóa trị tại BV Phạm Ngọc Thạch TP HCM. Người nhà cho biết: “Gần 2 tháng ở BV Phạm Ngọc Thạch, chi phí 1 đợt trên 50 triệu đồng, còn về đây cũng đã chục triệu đồng, giờ vợ chồng tôi ăn cơm từ thiện của bệnh viện hàng ngày. Bệnh ở giai đoạn cuối rồi nên di căn tùm lum, được an ủi, yên tâm có bác sĩ, điều dưỡng hàng ngày chăm sóc điều trị nhiệt tình”.

Bệnh nhân nằm lâu nhất ở Khoa Ung bướu này là ông Hứa Văn Ngôn, 52 tuổi, người dân tộc Nùng, ở Lâm Hà bị bướu dạ dày. Từ khi phát hiện bệnh đến nay đã gần 2 năm và đúng 1 năm điều trị tại BVĐK tỉnh. Bệnh nhân cho biết: “Trước đây tôi không điều trị

Ghi nhận ở Khoa Ung bướu Lâm Đồng Tròn 1 năm mở ra Khoa Ung bướu tại Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) Lâm Đồng, chúng tôi trở lại khoa, mới thấy việc phát triển bệnh viện vệ tinh chuyên ngành ung bướu tại địa phương là bước đi đúng đắn đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân địa phương để đối phó với căn bệnh của thời đại: ung thư.

ở đâu cả, khi xuống Sài Gòn khám thì nghe bác sĩ nói không mổ xẻ gì được. Cứ một tháng nằm viện 1 - 2 tuần, chi phí tốn kém, có thẻ BHYT rồi, một tháng nếu lên đây nằm 3 - 4 lần thì cũng tốn kém hơn chục triệu đồng. Nằm ở đây được bác sĩ chăm sóc tử tế, giảm đau phần nào nên tôi rất hài lòng”.

BS Đặng Văn Tân - BS chuyên khoa sơ bộ về ung bướu là BS điều trị của khoa gắn bó qua 1 năm với bệnh nhân kể từ khi thành lập Khoa ung bướu của bệnh viện cho biết: “Có bệnh nhân ở Đơn Dương do làm ăn thất bại và mắc bệnh ung thư giai đoạn cuối nên phải bán nhà, lên khoa nằm 3 tháng. Vì hoàn cảnh họ như thế nên bệnh viện tạo điều kiện cho nằm điều trị, cả 2 vợ chồng ở đây đến khi quá nặng thì đưa bệnh nhân về nhà thờ rồi mất”.

Chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân ung thưBS Tân cho biết thêm: “Nằm thường

xuyên 20 - 30 bệnh. Bệnh viện triển khai gói chăm sóc giảm nhẹ, tới giờ này hoàn toàn tự chủ gói kỹ thuật này, chỉ 3 tháng đầu được hỗ trợ hướng dẫn về mặt chuyên môn của BV Ung Bướu TP HCM. Vấn đề cốt lõi của gói chăm sóc giảm nhẹ là giúp bệnh nhân cải thiện về mặt sức khỏe, cảm thấy khỏe hơn, ăn uống ngon miệng hơn, bệnh nhân đau đớn thì làm cho bệnh nhân giảm bớt đau đớn, thoải mái về tinh thần. Có những

bệnh nhân nặng tưởng mất nhưng nhờ chăm sóc giảm nhẹ đã kéo dài thời gian sống hơn, họ biết là bệnh không chữa được nhưng mình chăm sóc tốt thì họ thoải mái, gần qua đời thấy vui vẻ tinh thần, làm cho họ chấp nhận bệnh tật trong tinh thần thoải mái”.

Qua quá trình điều trị, BS Tân cho biết thêm: Bệnh nhân mắc 3 loại ung thư gan, dạ dày, phổi nhiều nhất; ung thư đại tràng, tử cung, gặp hầu hết các loại ung thư. Độ tuổi mắc từ 50 trở lên; trẻ hơn cũng có mắc ung thư não, ung thư hạch; vài trường hợp trẻ em ung thư điều trị ở TP HCM chuyển về đây điều trị hỗ trợ thiếu máu, bù đắp do suy kiệt. Giới tính nam nữ chênh lệch không đáng kể, ung thư gan nam mắc nhiều hơn. Bệnh nhân ở ngoài tỉnh đến điều trị cũng có vì có người nhà ở đây, như trường hợp 1 bệnh nhân quê ở Bình Định bị ung thư dạ dày giai đoạn cuối điều trị ở đây 6 tháng, đến lúc yếu quá rồi về. Số bệnh nhân ở các huyện trong tỉnh đa số chiếm 2/3 lượng bệnh nhân ở khoa.

Gói chăm sóc giảm nhẹ cho đa số bệnh nhân bị ung thư giai đoạn 3 - 4. Trong tương lai, khi triển khai thêm gói hóa trị, xạ trị và phòng khám chuyên khoa ung bướu thì giải quyết triệt để được tình trạng bệnh nhân Lâm Đồng lên tuyến trên, đáp ứng điều trị ung thư tại chỗ.

Hiện nay, khoa chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối và cho đối tượng bệnh nhân đang hóa trị và xạ trị tại

các BV tuyến trên như: BV Ung Bướu, Chợ Rẫy, Từ Dũ, 115, Đại học Y Dược, tất cả bệnh nhân ung thư từ giai đoạn 2 - 4 đều có. Số bệnh nhân đang hóa trị, xạ trị chiếm 1/4, nằm thời gian ngắn từ 5 ngày - 1 tuần để hỗ trợ về mặt giảm tác dụng phụ khi dùng thuốc, hóa chất điều trị. Còn lại nằm thường xuyên là bệnh nhân ung thư giai đọan cuối, cứ nằm từ 1 - 2 tháng, đa số có BHYT, còn một số không có BHYT thì cho điều trị 1 đợt 10 ngày cho ra vì nằm lâu sẽ chi phí tốn kém. Phần lớn bệnh nhân khó khăn, điều trị đến giai đoạn này đã kiệt quệ về kinh tế và sức khỏe, rất khó khăn, chi phí đi lại liên tục, 1 bệnh kèm theo 1 người nhà.

Nỗ lực phát triển chuyên ngành ung bướu tại địa phươngBS Nguyễn Đức Thuận - Giám đốc BVĐK

Lâm Đồng cho biết: Khoa Ung bướu của bệnh viện ra đời nhờ triển khai Đề án bệnh viện vệ tinh chuyên ngành ung bướu của BV Ung Bướu TP HCM. Khoa Ung bướu BVĐK Lâm Đồng được thành lập và triển khai trong bối cảnh bệnh ung thư ngày càng gia tăng, các bệnh viện tuyến trên quá tải.

Khoa Ung bướu xây dựng xong với quy mô 40 giường bệnh và triển khai từ đầu năm 2017 đến nay. Hiện, về cơ sở vật chất và trang thiết bị cơ bản đã có, bao gồm 37 giường bệnh, các phương tiện hỗ trợ điều trị như máy đo SPO2, máy hút dịch, bơm tiêm điện và một số trang thiết bị khác. Khoa Ung bướu cũng được trang bị hệ thống máy xạ trị áp sát suất liều cao theo dự án JICA.

Thời gian thực hiện Đề án bệnh viện vệ tinh chuyên khoa Ung bướu từ năm 2016 đến hết năm 2020 và được chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn I từ năm 2016 đến hết 2017 với các nội dung: Kiện toàn nhân sự cho Khoa Ung bướu; đầu tư trang thiết bị; cử cán bộ đi đào tạo; điều trị nội khoa và chăm sóc giảm nhẹ; tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật xạ trị nạp nguồn sau. Giai đoạn II từ năm 2018 đến hết 2020 với các nội dung: tiếp tục kiện toàn nhân sự cho Khoa Ung bướu; cử cán bộ đi đào tạo; điều trị nội khoa và chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối; tiếp nhận chuyển giao phẫu thuật ung thư đầu cổ - tuyến giáp, ung thư vú, xạ trị ngoài, ung thư đường tiêu hóa, ung thư phụ khoa.

Đánh giá hoàn thành giai đoạn I của Đề án bệnh viện vệ tinh, BVĐK Lâm Đồng đã kiện toàn Khoa Ung bướu gồm 9 cán bộ: 2 bác sĩ (hiện bổ sung thêm 1 BS), 5 điều dưỡng, 2 kỹ sư vật lý...

BS Đặng Văn Tân phụ trách điều trị ở Khoa Ung bướu BVĐK Lâm Đồng là người gắn bó với bệnh nhân từ ngày đầu mới thành lập khoa đến nay.Ảnh: D.Hiền

XEM TIẾP TRANG 11

Page 11: CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201801/26994_BLD_cuoi_tuan_ngay_6.1.2017.pdf · Khách du lịch chụp ảnh cùng người dân bên Tam giác mạch nở

11 THỨ BẢY 6 - 1 - 2018CUỐI TUẦN

... Không những thế, trong cuốn nhật ký của anh, còn có tấm hình của Hà với dòng chữ con gái: Tặng anh yêu thương để nhớ mãi những phút giây mình bên nhau! Kí tên Em gái Đà Lạt.

Vậy là đã rõ. Những phần tử “diều hâu” buộc tội Trí tàng trữ văn hóa phẩm đồi trụy, thêm tội quan hệ tình cảm với con gái vùng mới giải phóng. Chỉ một trong hai tội ấy đã đủ để chàng lính trẻ bị kỷ luật thật nặng, thậm chí bị tước quân tịch. Chuyện được đưa lên Ban chỉ huy đại đội. May cho Trí, đại đội trưởng của anh vốn là một ông giáo cấp III. Ông hiểu và tìm cách gỡ cho người lính trẻ mà ông có phần yêu mến. Vừa lúc đó, có yêu cầu bổ sung quân cho một đơn vị làm nhiệm vụ chốt giữ các đảo xa, ông liền đưa Trí vào danh sách. Trước ngày rời Đà Lạt, Trí được mấy cậu lính Hà Nội tạo điều kiện vượt rào đến với Hà. Trong những giờ phút quý báu đó, họ đã trao nhau tất cả những gì đẹp đẽ nhất của tuổi thanh xuân. Trước lúc chia tay, Trí trao cho Hà sợi dây chuyền mỏng manh, vật kỷ niệm mẹ anh đưa trước lúc vào Nam chiến đấu, như một kỷ vật làm tin…

- Thế chú còn nhớ sợi dây chuyền đó không ạ? - Thảo thảng thốt.

- Làm sao quên được con. Nó như tấm bùa hộ mệnh giúp chú tránh mũi tên hòn đạn, là vật kỷ niệm chú trao người yêu đầu đời…

- Có phải đây không chú? - Thảo run run đưa sợi dây chuyền được chế tác tinh xảo cho ông Trí. Như có một luồng điện thật nhanh chạy qua làm ông thoáng sững sờ rồi thì thào:

- Làm sao con có nó?- Thì là của mẹ con mà chú ơi… Dường như có một mối giao cảm nào đó

khiến Hương Thảo có ý nghĩ ông Trí nhất định là người có liên hệ nào đó với cuộc đời cô. Kể từ khi ông năng đến phòng trà, cô luôn mang theo sợi dây chuyền mà mẹ cô trao cho trước lúc qua đời với lời dặn: Đây là kỷ vật của ba con. Về phần mình, ông Trí cũng mường tượng ngay từ lần gặp đầu tiên, ông đã cảm thấy ở Thảo những nét thân quen của mẹ cô gần bốn mươi năm trước.

Ngay chiều đó, Thảo đưa ông Trí ra thăm mộ bà Hà, dưới một gốc thông cổ thụ trên vạt đồi mà hai người từng đi dạo, trao nhau những nụ hôn đầu tiên. Ông ngồi lặng bên

mộ người yêu, hồi tưởng những kỷ niệm đẹp đẽ, những gian truân của cuộc đời người lính làm nhiệm vụ đặc biệt mà vì nó, suốt mấy chục năm qua ông không thể về lại vùng đất này…

Ít lâu sau lúc ba con nhận nhau, ông Trí đưa Thảo về thăm Hà Nội, về làng Ngọc Hà, dù bây giờ làng đã khác xưa, chẳng còn vết tích gì của một làng hoa khi xưa. Như để lưu giữ một kỷ niệm về làng hoa xưa, ông mua một mảnh đất ven Hồ Tây, dựng căn nhà nhỏ, trồng ít luống hoa. Ông bảo, ông đang cố giữ gìn giống cúc đại đóa, giống cúc quý của Hà Nội xưa. Và nếu Thảo muốn, cô có thể ra đây, mở phòng trà ca nhạc… chỉ như là một thú chơi. Ơn trời, sau bao nhiêu năm vất vả, ông có điều kiện để hai cha con sống theo ý muốn...

Trước khi về lại Đà Lạt, Thảo hứa sẽ suy nghĩ và quyết định sớm. Khoảng nửa tháng sau, ông Trí nhận được thư của Thảo:

Đà Lạt, 18/12/2012!Ba thương yêu!Chắc Ba thấy lạ vì sao con lại viết thư,

trong khi chỉ cần bấm máy là ba con mình có thể chuyện trò thoải mái. Thật lòng, con sợ phải nói trực tiếp với Ba.

Ba ơi, dù con vô cùng yêu Ba (với con, Ba giờ gần như là người thân duy nhất) nhưng con vẫn xin phép Ba cho con ở lại Đà Lạt. Hà Nội là quê nội, quê ngoại của con, con rất hạnh phúc và tự hào khi biết điều đó. Hà Nội có Ba. Nhưng Đà Lạt là nơi con được sinh ra. Nơi Mẹ con đã chờ đợi Ba cho đến lúc từ giã thế gian, phù hộ cho Ba con mình gặp nhau.

Ở đây còn có phần mộ của Mẹ con. Cũng chỉ ở đây, với thông reo, sương mù với đất trời cao nguyên, với bạn bè… con mới hát được. Và xem ra có chút định mệnh gì đó Ba ơi. Tên của con là Hương Thảo, loài cỏ thơm mà Ba yêu quý. Mà hình như khóm Hương Thảo con mang ra Hà Nội cho Ba không tỏa hương như ở Đà Lạt…

Lâu lâu con sẽ ra Hà Nội thăm Ba. Ba con mình sẽ đi thăm những nơi chốn ghi kỷ niệm thời trai trẻ của Ba, những chỗ mà Ba chưa kịp đưa Mẹ con đi. Rồi chắc Ba cũng sẽ năng vô đây, vì ở đây còn có phần mộ Mẹ con phải không Ba…”.

Đà Lạt - Hà Nội 2017

... Trong tổ, có già làng từng là chủ tịch xã đã về hưu như Mi Chel Tiểu, có giáo viên về hưu như Cil Mup Ha Pa, có nông dân đi đầu sản xuất giỏi như Bon Dơng Ha Chàng... nên tùy vào các vấn đề cần vận động mà mỗi cá nhân sẽ được giao trách nhiệm chính.

Trong sản xuất kinh tế, già Ha Chàng đi đầu thực hiện và tuyên truyền, vận động bà con thực hiện chương trình tái canh, ghép cải tạo cà phê. Gia đình ông cùng bà con tham gia tổ hợp tác sản xuất rau, hoa theo hướng công nghệ cao, tổ hợp tác chăn nuôi bò vàng tập trung, tổ hợp tác mây tre đan… Các già làng còn vận động những hộ lười lao động, thường xuyên uống rượu không lo làm ăn tham gia lao động cải thiện cuộc sống. Do đó, tỷ lệ hộ nghèo trong vùng đồng bào DTTS thôn Đam Pao giảm xuống còn 3,14%. Tính đến cuối năm 2016, thu nhập bình quân đầu người ở Đam Pao đạt trên 50 triệu đồng/người/năm.

“Đặc biệt trong phong trào xây dựng nông thôn mới, tổ già làng tự quản luôn có mặt trong tất cả các đợt vận động bà con hiến đất làm đường giao thông”, Trưởng thôn Đam Pao khẳng định. Bởi thế, trong 4.950 m đường bê tông, 1 nhà sinh hoạt cộng đồng, 6.500 m hệ thống

điện chiếu sáng, hệ thống camera an ninh tại 6 khu dân cư… với tổng số tiền huy động nhân dân đóng góp trên 1,2 tỷ đồng và 1.250 ngày công lao động đều có sự chung sức đồng lòng của bà con vùng DTTS. Đến nay thôn Đam Pao là một trong những thôn đầu tiên của xã Đạ Đờn hoàn thành 19/19 tiêu chí về xây dựng nông thôn mới.

“Đam Pao theo tiếng đồng bào nghĩa là Suối Mơ. Ngoài việc đặt theo tên con suối chảy qua thôn, ông bà mình còn bảo đặt tên Suối Mơ để cuộc sống của bà con mình ở đây tốt đẹp như mơ. Bởi thế những người uy tín, được bà con tin tưởng phải có trách nhiệm làm đầu tàu, gương mẫu, giúp đỡ bà con có cuộc sống khấm khá, có thế Đam Pao mình mới đẹp được như mơ”, già Kră Jăn Nhang đã nói. Ông Phạm Thanh Hùng - Chủ tịch UBMTTQVN xã Đạ Đờn nói thêm: “Tổ Già làng tự quản thôn ĐamPao là mô hình điểm để xã triển khai nhân rộng tại 7/7 thôn có đồng bào DTTS trên địa bàn xã năm 2018”.

Từ thành tích đạt được, Tổ Già làng tự quản thôn Đam Pao là 1 trong 16 tập thể được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen về thành tích trong công tác dân vận năm 2017.

“Người phán xử”... TIẾP TRANG 9

Hương Thảo... TIẾP TRANG 5

Mới đây, Hội đồng nhân dân tỉnh Lâm Đồng thông qua Nghị quyết 65/2017/NQ-HĐND ngày 8/12/2017 về quy định mức hỗ trợ đóng BHYT cho một số đối tượng tham gia Bảo hiểm y tế (BHYT) do ngân sách địa phương bảo đảm trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng từ ngày 1/1/2018.

Theo đó, bên cạnh mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh Lâm Đồng nêu rõ, nhóm người thuộc hộ gia đình cận nghèo còn lại theo quy định tại điểm C khoản 1 điều 3 Nghị định số 105/2014/NĐ-CP ngày 15/11/2014 của Chính Phủ tiếp tục được hỗ trợ thêm 30% mức đóng BHYT; người thuộc hộ gia đình nông, lâm, ngư nghiệp có mức sống trung bình theo quy định hiện hành được hỗ trợ thêm 40% mức đóng BHYT; học sinh, sinh viên là người đồng bào dân tộc thiểu số không sống trong vùng kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn được hỗ trợ thêm 70%.

Như vậy, trong năm 2018, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, người thuộc hộ cận nghèo và học sinh, sinh viên là người đồng bào dân tộc thiểu số không sống trong vùng kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí; hộ gia đình nông, lâm nghiệp có mức sống trung bình chỉ phải đóng 30% khi mua thẻ BHYT.

Để được hưởng chính sách nêu trên, đối với đối tượng là người thuộc hộ nông, lâm nghiệp có mức sống trung bình, sau khi được Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt danh sách thì đến các đại lý BHYT, BHXH tự nguyện trên địa bàn để mua thẻ BHYT năm 2018 (30% mức đóng tương đương 210.600 đồng/năm)

Nghị quyết trên đã thể hiện sự quan tâm của tỉnh Lâm Đồng trong thực hiện chính sách BHYT với người dân, từ đó tạo điều kiện thuận lợi để người dân trong tỉnh được chăm sóc sức khỏe và khám chữa bệnh BHYT cho bản thân và gia đình, nâng cao chất lượng cuộc sống, góp phần đóng góp vào an sinh xã hội của đất nước.

BHXH LÂM ĐỒNG

BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH LÂM ĐỒNG

Hỗ trợ đóng BHYT cho một số nhóm đối tượngTHÔNG BÁO

... Cho đến nay, BV Ung Bướu TP HCM đã cử cán bộ đến BVĐK Lâm Đồng chuyển giao thành công gói kỹ thuật chăm sóc giảm nhẹ, điều trị giảm đau cho bệnh nhân ung thư. Sắp tới sẽ tiếp tục chuyển giao về các gói kỹ thuật phẫu thuật ung bướu và xạ trị áp sát. Bệnh viện cũng đang dự thảo kế hoạch ký kết với BV Ung Bướu TP HCM để hợp tác chuyển các bệnh nhân từ bệnh viện ung bướu có địa chỉ tại Lâm Đồng về địa phương để điều trị xạ trị áp sát.

Bệnh viện triển khai thành công gói kỹ thuật về thực hành chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân ung thư, chăm sóc nâng đỡ cho các bệnh nhân đang điều trị hóa trị và xạ trị ở tuyến trên chuyển về địa phương để chăm sóc chờ đợt điều trị kế tiếp. Trong năm 2017, Khoa Ung bướu điều trị chăm sóc giảm nhẹ cho hơn 840

lượt bệnh nhân ung thư (trung bình 20 bệnh nhân/ngày), chuyển bệnh nhân tuyến trên điều trị 86 lượt. Tuy chưa thành lập được phòng khám chuyên khoa nhưng Khoa Ung bướu cũng đã phối hợp được với các khoa lâm sàng tiếp nhận các bệnh nhân thuộc chuyên khoa, khám chẩn đoán và tư vấn cho bệnh nhân các phương thức điều trị ung thư hiện nay, để từ đó các bệnh nhân hiểu rõ hơn và chọn lựa phương thức điều trị khi được chuyển lên tuyến trên. Khoa Ung bướu đã phối hợp với Đơn vị Tim mạch can thiệp và Khoa Chẩn đoán hình ảnh để thực hiện tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật “Chụp nút mạch điều trị ung thư gan (TACE)” cho các bệnh nhân, đến nay đã thực hiện thành công kỹ thuật này cho 4 bệnh nhân với sự hỗ trợ chuyên môn của tuyến trên.

Ghi nhận ở Khoa Ung bướu... TIẾP TRANG 10

... lòng căm thù giặc sâu sắc, tinh thần quyết tâm khắc phục mọi khó khăn, ác liệt của quần chúng nhân dân là “độ sâu”, “độ chắc”, là nguồn sức mạnh to lớn của “thế trận lòng dân”, của chiến tranh nhân dân Việt Nam trong Tổng tiến công và nổi dậy. Chiều sâu, diện rộng của “thế trận lòng dân” không những là chỗ dựa vững chắc cho các đơn vị lực lượng vũ trang ta tiến công địch, là chỗ dựa cho sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị, kết hợp giữa tiến công và nổi dậy; mà còn trực tiếp gây cho Mỹ - ngụy những khó khăn to lớn ngay tại cơ sở, sào huyệt của chúng, làm cho chúng hoang mang, dao động, lúng túng khi phải đối phó với chiến tranh nhân dân Việt Nam, với đòn Tổng tiến công và nổi dậy của quân dân ta và phải chịu tổn thất nặng nề.

Thực tiễn Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1968 chỉ ra rằng, thực chất xây dựng “thế trận lòng dân” là quá trình khơi dậy, quy tụ và phát huy cao độ sức mạnh chính trị - tinh thần của mọi tầng lớp nhân dân trong một thế trận chung, đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ chiến tranh chống xâm lược. Xây dựng “thế trận lòng dân” là nét đặc sắc trong nghệ thuật giữ n ước, chống ngoại xâm của dân tộc ta, phản ánh bản

chất và sức mạnh của chiến tranh nhân dân Việt Nam.

Những kinh nghiệm về nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh, nghệ thuật dùng binh trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 không những có giá trị dự báo, hoạch định chiến lược bảo vệ Tổ quốc Việt Nam trong tình hình mới, trong định hướng xây dựng lực lượng, thế trận và các tiềm lực của nền quốc phòng toàn dân, của khu vực phòng thủ (các cấp) để tạo nên sức mạnh tổng hợp to lớn có khả năng phòng chống “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch một cách hiệu quả; sẵn sàng đánh bại mọi quy mô, mọi kẻ thù xâm lược trong cuộc chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc (nếu xảy ra), mà còn có ý nghĩa rất thiết thực đối với toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta trong công cuộc xây dựng đất nước ở thời kỳ mới; nhất là trong cuộc chiến chống thiên tai, dịch bệnh, chống nghèo nàn, lạc hậu, chống “tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong nội bộ, cũng như giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, góp phần xây dựng cuộc sống ấm no và hạnh phúc cho toàn dân.

(Theo Tạp chí Xây dựng Đảng)

Hào khí Xuân Mậu Thân... TIẾP TRANG 7

Page 12: CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201801/26994_BLD_cuoi_tuan_ngay_6.1.2017.pdf · Khách du lịch chụp ảnh cùng người dân bên Tam giác mạch nở

THỨ BẢY 6 - 1 - 2018 CUỐI TUẦN12

GIAÙ3.500ñ

ª PHOÙ TOÅNG BIEÂN TAÄP PHUÏ TRAÙCH: HOÀ THÒ LAN ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT)ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

THỂ THAO

Mộng mơ Đà Lạt. Ảnh: Hà Hữu Nết

VIẾT TRỌNG

Có mặt 12/12 huyện, thành trong tỉnh Một ưu thế của Võ cổ truyền

(VCT) Lâm Đồng lâu nay mà ít có bộ môn võ thuật nào trong tỉnh có được chính là phát triển rất nhanh và rộng khắp trong tỉnh. Không chỉ là vùng đô thị, các trung tâm huyện lỵ nơi tập trung dân cư đông đúc mà các phòng tập bộ môn này còn có mặt tận các xã nghèo, trong vùng sâu, vùng xa của tỉnh.

Thống kê của Liên đoàn Võ thuật Cổ truyền Lâm Đồng cho biết, toàn tỉnh Lâm Đồng hiện nay có 37 võ đường, phòng tập với tổng cộng trên 3.300 môn sinh tập luyện hằng ngày. Con số này có lên xuống theo các tháng trong năm, đông nhất vẫn là những tháng hè, khi đa số môn sinh là sinh viên, học sinh các khối học đi tập võ; vào năm học số lượng người tập có giảm xuống chút ít.

Địa phương có nhiều phòng tập nhất tại các huyện, thành trong tỉnh hiện nay chính là Đà Lạt với 9 võ đường, kế đến là Bảo Lộc và Đức Trọng với 5 võ đường. Bảo Lâm hiện có 4 võ đường, Đơn Dương có 3 võ đường; tất cả các huyện còn lại đều có 1 - 2 võ đường; ngay cả tại Lạc Dương - một vùng thuần cộng đồng dân tộc thiểu số sinh sống cũng có 1 võ đường đang hoạt động.

Để huấn luyện cho lượng môn sinh trên, toàn tỉnh hiện nay có 184

Trong 5 năm gần đây, chỉ tính riêng bộ môn võ thuật cổ truyền đã mang về cho Thể thao Lâm Đồng trên 200 huy chương từ các giải đấu khu vực, quốc gia và quốc tế.

võ sư, huấn luyện viên, trong đó có 1 đại võ sư quốc tế 10 đẳng, 13 võ sư cao cấp 7 đẳng, 22 võ sư 6 đẳng, 13 võ sư chuẩn 5 đẳng, còn lại là các huấn luyện viên từ 1 đến 4 đẳng.

Để tạo tính thống nhất trong hệ thống thi đấu quốc gia do VCT có nhiều môn phái, lâu nay Liên đoàn Võ thuật Cổ truyền Việt Nam đã có những qui định cụ thể và được Liên đoàn Võ thuật Cổ truyền Lâm Đồng tuân thủ nghiêm ngặt. Việc thi nâng đẳng của võ sư và môn sinh được tổ chức rất chặt chẽ, thi đấu quyền thuật tất cả các môn sinh bên cạnh các bài tự chọn của môn phái mình phải trình diễn những bài võ theo qui định chung; thi đấu đối kháng trên đài được áp dụng theo Luật thi đấu của Tổng cục TDTT.

Theo võ sư Trương Văn Bảo, Chủ tịch Liên đoàn VCT Lâm Đồng, Liên đoàn tỉnh trong những năm gần đây đã không ngừng nỗ lực phát huy vai trò của mình nhằm phát triển bộ môn, duy trì sự đoàn kết trong nội bộ các phòng tập, võ đường; phát huy tinh thần trách nhiệm của từng võ sư, huấn

luyện viên; vận động môn sinh tích cực tham gia công tác xã hội địa phương.

Đến nay, Liên đoàn đã hoàn thiện hệ thống thi đấu hằng năm của bộ môn mình, bên cạnh giải vô địch cấp tỉnh, Liên đoàn còn có thêm nhiều giải trong các dịp lễ, tết; thường xuyên tổ chức tập huấn chuyên môn, tập huấn trọng tài, thi thăng đai hằng năm theo quy chế. Thông qua các giải thi đấu, Liên đoàn đã kịp thời phát hiện, bồi dưỡng các khuôn mặt mới vào đội tuyển tỉnh thi đấu các giải khu vực, quốc gia và quốc tế hằng năm.

Đặc biệt, trong những năm gần đây, VCT Lâm Đồng luôn duy trì được thành tích của mình trong các giải quốc gia và quốc tế hằng năm. Thực tế, đây là một trong số ít bộ môn có thế mạnh của tỉnh, mang không ít huy chương (HC) về cho Thể thao Lâm Đồng từ các giải quốc gia và quốc tế.

Cụ thể, từ năm 2013 đến nay, đội tuyển VCT Lâm Đồng đã mang về cho Thể thao tỉnh 192 HC từ các giải khu vực và quốc gia, trong đó có 54 HC Vàng. Như năm 2017 này

VÕ THUẬT CỔ TRUYỀN:

Để tiếp tục là thế mạnh của Thể thao Lâm Đồng

VCT đã giành được 33 HC, trong đó có 12 Vàng, 13 Bạc, 8 Đồng. Bộ môn này cũng giành được 10 HC từ các giải quốc tế trong đó có 3 Vàng. Đó là chưa kể khi cử VĐV tham dự các giải Kick - boxing quốc gia (một môn gần giống với VCT) cũng giành được 47 HC trong đó có 4 Vàng, 10 Bạc và 33 Đồng.

Để tiếp tục là thế mạnh của tỉnh Vẫn còn rất nhiều tồn tại mà

Liên đoàn Võ Cổ truyền tỉnh chỉ ra trong nhiệm kỳ 5 năm vừa qua. Đó là rất nhiều võ đường trong tỉnh dù có vị trí thuận lợi trong vùng đô thị, tập trung lượng sinh viên, học sinh đông nhưng vẫn chưa thu hút được nhiều môn sinh đến với mình. Nhiều võ đường đông nhất cũng chỉ 120 môn sinh, có điểm tập chỉ có vài người. Cùng đó, vẫn còn không ít võ sư, huấn luyện viên bảo thủ, ít chịu khó nghiên cứu, học hỏi để nâng tầm; trình độ chuyên môn thi đấu của các võ sĩ Lâm Đồng nhìn chung chỉ ở mức trung bình khá.

Theo võ sư Bảo, tự thân những người huấn luyện cần có nhận thức

tích cực hơn trong hoạt động, tham gia các cuộc tập huấn, thi nâng đai hằng năm để nâng cao trình độ chuyên môn, lý luận võ học; tích cực mở rộng phong trào đến những nơi chưa có, đồng thời nên nghiên cứu, biên dịch, biên soạn các tài liệu khoa học võ thuật, ứng dụng khoa học kỹ thuật hiện đại vào võ thuật cổ truyền trên cơ sở bảo tồn những đặc trưng cơ bản của Võ thuật cổ truyền Việt Nam.

Trước mắt, Liên đoàn yêu cầu các võ sư, huấn luyện viên bộ môn tại các điểm tập tăng cường công tác tuyên truyền, vận động để thu hút những người yêu thích VCT tham gia tập luyện nhằm tăng số lượng hội viên và võ sinh, thông qua đó giáo dục tinh thần “Đức - Trí - Dũng” cho môn sinh, góp phần giữ gìn an ninh - trật tự địa phương; chú ý đến việc giao lưu học hỏi giữa các đơn vị huyện, thị, thành với nhau; phấn đấu tham gia tất cả các hoạt động phong trào và chuyên môn trong tỉnh, thi đấu quốc gia và quốc tế có thành tích.

Liên đoàn VCT Lâm Đồng cũng đề nghị ngành Thể thao Lâm Đồng trong thời gian đến tiếp tục hỗ trợ VCT Lâm Đồng phát triển tuyến 2 cho đội tuyển để có lực lượng kế thừa. Đồng thời Liên đoàn cũng đề nghị tỉnh sớm đưa VCT vào chương trình giáo dục thể chất trong học đường các cấp học phổ thông phù hợp với điều kiện thực tiễn địa phương theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Giáo dục Đào tạo cũng đã có công văn trong năm 2015 về vấn đề này. Hiện Tổng cục TDTT đã phối hợp với các địa phương tổ chức tập huấn toàn quốc chương trình võ thuật cổ truyền trong học đường nhưng đến nay Lâm Đồng vẫn chưa tham gia và chưa triển khai.

Góc ảnh đẹp

Các thành viên trong đội tuyển Võ thuật Cổ truyền Lâm Đồng. Ảnh: V.Trọng

Thanh Trung đoạt Quả bóng vàng, Công Phượng được yêu thích nhất năm 2017

Hai danh hiệu được chú ý nhất là Quả bóng vàng nam và Cầu thủ được yêu thích nhất lần lượt thuộc về tiền vệ Đinh Thanh Trung (CLB Quảng Nam) và tiền đạo Nguyễn Công Phượng (HAGL).

Gala trao giải Quả bóng vàng Việt Nam năm 2017 do Báo Sài Gòn giải phóng tổ chức.

Kết quả, tiền vệ Đinh Thanh Trung (CLB Quảng Nam) đã xuất sắc vượt qua hai đồng nghiệp Nguyễn Anh Đức (CLB Bình Dương, Quả bóng bạc nam) và Nguyễn Quang Hải (CLB Hà Nội, Quả bóng đồng nam) để lần đầu sở hữu danh hiệu cao quý này.

Mùa giải 2017, Thanh Trung đeo băng đội trưởng là chỗ dựa vững chắc cả về tinh thần lẫn chuyên môn, ghi 10 bàn, giúp CLB Quảng Nam lần đầu tiên

giành chức vô địch V-League sau 20 năm chờ đợi. Ở cấp độ ĐTQG, Thanh Trung cũng ít nhiều để dấu ấn trong thành tích giành vé dự VCK Asian Cup 2019 của ĐT Việt Nam.

Đáng chú ý ở hạng mục Cầu thủ được yêu thích nhất năm, tiền đạo Nguyễn Công Phượng của HAGL là người được xướng danh. Tuy nhiên, do đang bận làm nhiệm vụ cùng U23 Việt Nam tại VCK châu Á nên tiền đạo HAGL không thể có mặt tại gala nhận thưởng.

Đây là một động lực quan trọng với Công Phượng trước khi cùng các đồng đội ở đội tuyển U23 Việt Nam bước vào hành trình khó khăn tại VCK U23 châu Á 2018 tổ chức tại Trung Quốc diễn ra tới đây.

Theo THETHAO247