41
a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 20 tháng 6 năm 2018

a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1460/DB... · Danh mục các trận bóng đá được

  • Upload
    others

  • View
    11

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

a

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ

CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

ĐIỂM BÁO

Ngày 20 tháng 6 năm 2018

Bộ, ngành

1. Danh mục các trận bóng đá được kinh doanh cá độ hợp pháp ở Việt Nam

2. Thêm 3 thủ tục thực hiện qua Cơ chế một cửa quốc gia

3. Không cải cách nửa vời

4. 10 doanh nghiệp thành lập mới thì có 6 ra đi

5. “Mở toang cửa” cho doanh nghiệp nhờ Cơ chế một cửa quốc gia

6. Gỡ rào cản xuất nhập khẩu

7. Cần hướng đến sự thuận tiện cho doanh nghiệp

8. "Xoá bỏ vài điều kiện kinh doanh không phải là cải cách kinh tế"

9. Nên xem xét bỏ khung giá đất

10. Điều kiện bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai

Địa phương

11. Cải cách hành chính để nâng cao chất lượng phục vụ

12. Hà Tĩnh đón đầu Nghị định 61 về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông

13. Thực thi nghiêm túc kỷ cương hành chính

14. 'Kết nối' dịch vụ công

15. Đau đầu với hàng ngàn container phế liệu dồn ứ tại cảng TP.HCM

1. Danh mục các trận bóng đá được kinh doanh cá độ hợp pháp ở Việt Nam

Trong 15 giải thi đấu bóng đá quốc tế được lựa chọn kinh doanh

đặt cược bóng đá quốc tế năm 2018 có World Cup và FIFA Club

World Cup.

Bắt đầu được phép cá cược bóng đá quốc tế tại Việt Nam

Theo Nghị định 06/2017/NĐ-CP về kinh doanh đặt cược đua ngựa, chó

và thí điểm đặt cược bóng đá quốc tế trên lãnh thổ Việt Nam, đặt cược

là trò chơi giải trí có thưởng mà người tham gia đặt cược thực hiện dự

đoán về kết quả có thể xảy ra trong các sự kiện thể thao, giải trí.

Kinh doanh đặt cược là hoạt động kinh doanh có điều kiện, không

khuyến khích phát triển và phải chịu sự kiểm soát chặt chẽ của cơ quan

quản lý nhà nước có thẩm quyền. Chỉ những doanh nghiệp được cấp

Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đặt cược mới được kinh

doanh đặt cược. Người chơi muốn tham gia đặt cược phải đủ 21 tuổi trở

lên và có đầy đủ năng lực hành vi dân sự...

Trên cơ sở này, Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch ban hành quyết định số

1064/QĐ-BVHTTDL có hiệu lực thi hành từ 28/3, về danh mục các trận

đấu, giải thi đấu bóng đá quốc tế được lựa chọn làm căn cứ kinh doanh

đặt cược đợt 1 năm 2018.

Không được cá cược trận đấu có yếu tố Việt Nam

Theo nghị định, 9 dạng trận đấu giao hữu quốc tế và 15 giải đấu quốc tế

tính từ tháng 4 đến hết năm được lựa chọn, tuy nhiên trừ các trận đấu

có đội tuyển bóng đá Việt Nam hoặc Câu lạc bộ bóng đá của Việt Nam

tham dự.

Cụ thể, các trận đấu bóng đá quốc tế được kinh doanh đặt cược như

sau:

- Giữa hai đội tuyển của hai liên đoàn bóng đá quốc gia thuộc hai quốc

gia khác nhau.

- Đội tuyển bóng đá quốc gia với một đội tuyển bóng đá Olympic quốc

gia thuộc hai liên đoàn bóng đá quốc gia khác nhau.

- Đội tuyển bóng đá quốc gia với một đội tuyển bóng đá trẻ thuộc hai liên

đoàn bóng đá quốc gia khác nhau.

- Đội tuyển bóng đá quốc gia với một câu lạc bộ bóng đá thuộc hai liên

đoàn bóng đá quốc gia khác nhau.

- Giữa đội tuyển bóng đá Olympic quốc gia với một đội tuyển bóng đá Olympic quốc gia thuộc hai liên đoàn bóng đá quốc gia khác nhau.

- Đội tuyển bóng đá trẻ quốc gia với một đội tuyển bóng đá trẻ quốc gia thuộc hai liên đoàn bóng đá quốc gia khác nhau.

- Câu lạc bộ bóng đá thuộc hai liên đoàn bóng đá quốc gia khác nhau.

- Đội tuyển bóng đá Olympic quốc gia với một câu lạc bộ bóng đá thuộc hai liên đoàn bóng đá quốc gia khác nhau.

- Đội tuyển bóng đá trẻ quốc gia với một câu lạc bộ bóng đá thuộc hai liên đoàn bóng đá quốc gia khác nhau.

World Cup, AFF Suzuki Cup được phép kinh doanh cá cược

Theo điều 1 quyết định này, 15 giải thi đấu bóng đá quốc tế được lựa chọn kinh doanh đặt cược bóng đá quốc tế năm 2018 bao gồm:

- Vô địch Thế giới 2018 (World Cup 2018) tổ chức tại Nga từ tháng 6-7.

- Các câu lạc bộ Thế giới (FIFA Club World Cup) tổ chức tại các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất vào tháng 12.

- Vô địch các câu lạc bộ châu Á, tổ chức tháng 11

- U20 nữ thế giới tổ chức tại Pháp vào tháng 8

- U17 nữ thế giới tổ chức tại Uruguay vào tháng 12.

- Đại hội Thể thao châu Á tổ chức, tháng 8-9.

- Vô địch Đông Nam Á 2018 (AFF Suzuki Cup).

- Vô địch nữ Đông Nam Á.

- Giải bóng đá vô địch Futsal Đông Nam Á.

- Vô địch châu Á nữ tổ chức tại Jordan, tháng 4.

- Vòng loại vô địch châu Á, tổ chức tháng 4.

- Vô địch nữ Nam Mỹ, tổ chức tại Chilê vào tháng 4.

- Giải bóng các câu lạc bộ châu Âu, tổ chức tháng 4-5.

- Giải các câu lạc bộ châu Âu, tổ chức tháng 4-5.

- Giải vô địch trong nhà nữ châu Á tổ chức tại Thái Lan vào tháng 5.

Theo Nghị định, bóng đá quốc tế được hiểu là các trận đấu, giải thi đấu bóng đá được tổ chức bên ngoài lãnh thổ Việt Nam hoặc được các tổ chức quốc tế đứng ra tổ chức trong lãnh thổ Việt Nam.

Theo vnexpress.net

2. Thêm 3 thủ tục thực hiện qua Cơ chế một cửa quốc gia

Từ 22/6, Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng thực hiện 3 thủ

tục hành chính qua Cơ chế một cửa quốc gia (NSW) gồm: Thủ tục

kiểm tra Nhà nước về đo lường đối với phương tiện đo, lượng của

hàng đóng gói sẵn khi nhập khẩu; Thủ tục phê duyệt phương tiện

đo nhập khẩu; Thủ tục cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do.

Thêm 3 thủ tục kiểm tra chất lượng thực hiện NSW. Ảnh minh họa

Tổng cục Hải quan vừa hướng dẫn các cục hải quan địa phương phân

quyền sử dụng chức năng tra cứu trên Hệ thống xử lý điện tử hải quan

(E-customs) đối với 3 thủ tục của Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất

lượng (Bộ KH&CN) sắp thực hiện NSW.

Cụ thể, từ 22/6 này, Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng sẽ thực

hiện 3 thủ tục hành chính qua NSW, gồm: Thủ tục kiểm tra Nhà nước về

đo lường đối với phương tiện đo, lượng của hàng đóng gói sẵn khi nhập

khẩu; Thủ tục phê duyệt phương tiện đo nhập khẩu; Thủ tục cấp giấy

chứng nhận lưu hành tự do.

Hiện, Bộ KH&CN mới có 1 thủ tục thực hiện NSW là Kiểm tra chất lượng

hàng hóa nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ.

Liên quan đến thực hiện NSW và Cơ chế một cửa ASEAN (ASW), đến

hết tháng 4, có 47 thủ tục hành chính của 11 bộ, ngành được kết nối

NSW (chưa tính thủ tục trong lĩnh của Bộ Tài chính) với hơn 1,1 triệu hồ

sơ của gần 21.000 doanh nghiệp.

Từ 1/1/2018, Việt Nam là một trong 5 quốc gia đầu tiên trong khu vực

thực hiện chính thức ASW cùng với Indonesia, Malaysia, Singapore và

Thái Lan. Đến cuối tháng 4, tổng số C/O Việt Nam nhận từ 4 nước nêu

trên là 22.029 C/O; tổng số C/O Việt Nam gửi tới 4 nước là 11.112 C/O.

Theo baochinhphu.vn

3. Không cải cách nửa vời

Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục cải cách mạnh mẽ

thủ tục hành chính, cắt bỏ điều kiện kinh doanh (ÐKKD) không cần thiết

để thu hút đầu tư, tạo dư địa cho tăng trưởng, Tổ công tác của Thủ

tướng Chính phủ đã tiến hành kiểm tra các bộ quản lý chuyên ngành đối

với hàng hóa xuất, nhập khẩu trong việc cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục

kiểm tra chuyên ngành (KTCN); kiểm tra các bộ, ngành có ngành nghề

đầu tư, kinh doanh có điều kiện trong việc rà soát các quy định về ÐKKD

còn chồng chéo, bất cập.

Theo đó, Tổ công tác đánh giá, thực chất mới có Bộ Công thương cắt

giảm mạnh mẽ ÐKKD, các bộ, ngành khác mới ở mức độ rà soát. Hoạt

động KTCN có chuyển biến nhất định, từ tiền kiểm chuyển sang hậu

kiểm; đã giảm cơ bản danh mục hàng hóa còn chồng chéo; đẩy mạnh

công nhận lẫn nhau, xã hội hóa công tác kiểm tra, kiểm nghiệm, không

còn tình trạng độc quyền như trước đây. Quan điểm của Tổ công tác là,

ÐKKD phải được xử lý bằng Nghị định chứ không phải "điều chuyển"

sang Thông tư để "lách luật". Có bộ giảm 11 ÐKKD ở Nghị định nhưng

lại tăng tới 115 ÐKKD ở văn bản khác.

Ðối với công tác KTCN, năm 2017, chúng ta phải bỏ ra 36 triệu ngày

công và 14.300 tỷ đồng nhưng mới chỉ phát hiện 0,06% lô hàng vi phạm.

Hơn 100 nghìn mặt hàng phải KTCN nhưng tỷ lệ phát hiện rất thấp, chi

phí tốn kém. Kết quả đạt được thời gian qua của các bộ, ngành chưa

đáp ứng yêu cầu chỉ đạo, nhiều bất cập còn tồn tại. Một số phương án

đơn giản hóa thủ tục hành chính KTCN còn mang tính hình thức để đạt

mục tiêu của Chính phủ, một số chỉ mang tính gộp cơ học. Thí dụ trước

đây, DN phải làm 10 thủ tục, nay cơ quan quản lý "gộp" thành 5, nhưng

thực tế DN vẫn làm đủ 10 thủ tục. Phương án KTCN của nhiều bộ, nhiều

đơn vị trong một bộ, có mặt hàng chịu KTCN của ba bộ. Còn tình trạng

"điện tử nửa vời" trong các thủ tục KTCN, cơ quan hải quan không có

kết nối với cổng một cửa do hải quan phụ trách; nhiều trường hợp DN

thiếu một số thủ tục phải làm lại từ đầu, mất rất nhiều thời gian. Một số

danh mục hàng hóa đã ban hành nhưng chưa có mã HS, một số chưa

có quy chuẩn, tiêu chuẩn; một số chưa ban hành danh mục hàng hóa

KTCN. Trong phương án cắt giảm ÐKKD, nhiều bộ chưa đạt tỷ lệ theo

yêu cầu, mới có chín bộ đạt yêu cầu cắt giảm ÐKKD với tỷ lệ giảm hơn

50%, nhưng nhìn chung, tiến độ thực hiện nhiệm vụ cắt giảm ÐKKD còn

chậm…

Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành cần tập trung đi

sâu vào rà soát ÐKKD và thủ tục KTCN bởi đây chính là dư địa của tăng

trưởng. Do đó, trước hết cần rà soát cắt bỏ và đơn giản hóa những thủ

tục, ÐKKD nằm trong Nghị định, Thông tư nếu cản trở gia nhập thị

trường, sức cạnh tranh của DN, sản phẩm. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn

phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng - Tổ trưởng Tổ công tác của Thủ tướng

Chính phủ cho rằng, các bộ, ngành không nên tạo ra khó khăn hơn cho

DN. Những ÐKKD này sẽ đề xuất với Chính phủ ban hành một Nghị định

sửa nhiều Nghị định. Các bộ cần nỗ lực đề xuất Chính phủ theo thủ tục

rút gọn, tạo điều kiện cho tăng trưởng trong hai quý còn lại của năm.

Về thủ tục KTCN, cần rà soát để xử lý các vấn đề tồn tại hiện nay. Liên

quan việc chồng chéo, trong phạm vi một bộ thì bộ phải chịu trách

nhiệm; nếu ba đơn vị trong bộ kiểm tra thì giao cho một đơn vị chủ trì.

Liên quan hai đến ba bộ cùng kiểm tra một sản phẩm, Văn phòng Chính

phủ báo cáo Thủ tướng Chính phủ xây dựng phương án, thống nhất với

các bộ để giao một bộ chịu trách nhiệm. Việc đơn giản hóa thủ tục KTCN

và cắt giảm ÐKKD phải thực chất, không được hình thức vì điều này

không đúng với tinh thần Chính phủ kiến tạo. Chuyển hóa bằng cải cách

thực chất, không dùng kiểu "gộp cơ học", "lách bằng câu chữ" hay

chuyển ÐKKD thành quy chuẩn, tiêu chuẩn để ở Thông tư để thực hiện.

Không nên biến ÐKKD thành tiêu chuẩn, quy chuẩn. Dù cắt giảm hay

đơn giản hóa phải bảo đảm an ninh, an toàn quốc gia, sức khỏe con

người, môi trường, nhưng cũng không vì lý do đó để gây rào cản cho

hoạt động của DN.

Theo nhandan.com.vn

4. 10 doanh nghiệp thành lập mới thì có 6 ra đi

Dù đã có nhiều cam kết hỗ trợ sự phát triển của doanh nghiệp

nhưng doanh nghiệp tư nhân vẫn có xu hướng nhỏ về quy mô, yếu

về "sức khỏe" và còn chịu nhiều thiệt thòi so với khối doanh

nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI).

Cải cách hành chính có nhiều kết quả nhưng còn chậm - Ảnh: TL

Cứ 10 doanh nghiệp thành lập mới thì có khoảng 6 doanh nghiệp rời bỏ

thị trường. Như vậy, mục tiêu đạt 1 triệu doanh nghiệp hoạt động vào

năm 2020 là rất khó thực thiện. Đây là thông tin được đưa ra tại Diễn

đàn Phát triển doanh nghiệp Việt Nam 2018 diễn ra ngày 19-6 tại Hà

Nội.

Có tới 59% doanh nghiệp trả phí không chính thức

Theo ông Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý

Kinh tế Trung ương cho hay, trong 3 năm trở lại đây, chúng ta có nhiều

chủ trương, cam kết từ cấp cao nhất về cải thiện môi trường đầu tư

kinh doanh. “Đây là lợi thế rất lớn của Việt Nam".

Kết quả đến năm 2017, năng lực cạnh tranh quốc gia tăng 5 bậc so với

năm 2016, môi trường kinh doanh tăng 14 bậc từ 82 lên 68/190 nền

kinh tế; chỉ số nộp thuế và BHXH tăng điểm và có cải thiện mạnh mẽ,

hiện đạt vị trí 86/190 quốc gia theo xếp hạng của Ngân hàng Thế giới.

Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban Pháp chế, Phòng Thương mại và

Công Nghiệp Việt Nam (VCCI) cho hay, trong hơn một năm qua,

chương trình cắt giảm điều kiện kinh doanh, cắt giảm kiểm tra chuyên

ngành được đẩy mạnh sau khi Nghị quyết 01 của Chính phủ được ban

hành năm 2018. Vừa rồi, hàng loạt bộ ngành đã ban hành chương trình

cắt giảm riêng của mình. Và điều này đã phát huy tác dụng.

Hàng năm VCCI điều tra Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) với

khoảng 10.000 doanh nghiệp tại 63 tỉnh thành và 2.000 doanh nghiệp

FDI. Kết quả cho thấy doanh nghiệp đã lạc quan hơn và cảm nhận rõ

được sự thay đổi tích cực trong cải cách thủ tục hành chính. Điều tra

PCI năm 2015 cho thấy 59% doanh nghiệp cho rằng nhà nước thân

thiện hơn trong cải cách thủ tục hành chính và con số điều tra gần nhất

là 67%.

Hay liên quan tới thanh, kiểm tra, điều tra PCI năm 2015 cho thấy có

26% doanh nghiệp phản ánh nội dung thanh tra trùng lặp nhưng con số

này đã giảm xuống còn 13% trong điều tra mới đây.

Về chi phí không chính thức, tỉ lệ doanh nghiệp nói phải trả chi phí

không chính thức là 66% trong năm 2015-2016 thì tới năm 2017 đã

giảm còn 59%. Dù vậy, đây vẫn là con số rất cao, tức trong 10 doanh

nghiệp vẫn có khoảng 6 doanh nghiệp phải trả chi phí không chính

thức.

Về kế hoạch kinh doanh trong 2 năm tới, kết quả cho thấy 52% doanh

nghiệp sẽ mở rộng hoạt động kinh doanh. Khối FDI còn lạc quan hơn

khi có tới 65% mở rộng hoạt động.

Chỉ mới có tư duy xóa bỏ rào cản

Theo ông Đậu Anh Tuấn, mặc dù đạt được thành tích như vậy nhưng

cần phải có động lực mạnh mẽ hơn nữa. Trong Nghị quyết 19 năm

2017, Chính phủ đã đặt mục tiêu đến hết năm 2017, các chỉ tiêu về môi

trường kinh doanh đạt trung bình của nhóm ASEAN 4. Nhưng dù tăng

14 bậc nhưng Việt Nam vẫn chưa thể lọt vào top 4 này. “Về phương

diện nào đó, mục tiêu này vẫn chưa đạt được”, ông Tuấn nói.

Theo ông Phan Đức Hiếu, để đạt được mức trung bình ASEAN 4, Việt

nam phải cải thiện thứ hạng hiện nay là 68 lên 40, tức cải thiện 28 bậc

nữa. Còn nếu muốn về mức trung bình ASEAN 3 thì phải vượt lên top

20. Tuy nhiên, đây là mục tiêu vô cùng tham vọng.

Theo ông Hiếu, thời gian thực hiện cải cách thủ tục hành chính cũng

quá lâu. Nghị quyết 98 tháng 8-2017 yêu cầu cắt giảm 1/3 đến một nửa

điều kiện kinh doanh nhưng tới tháng 6-2018, tức cơ bản trong vòng

một năm, các Bộ mới đang rà soát, xây dựng phương án, dự thảo Nghị

định.

Trong khi đó, tại Hàn Quốc, trong vòng 3 năm từ 1999-2002, họ đã thực

hiện dứt điểm cải cách thủ tục hành chính bằng cách rà soát 11.000 văn

bản và bãi bỏ 6.000 văn bản thuộc luật và quy định, tức một nửa số văn

bản trong vòng 3 năm.

Một rào cảnh nữa tới môi trường kinh doanh, theo ông Hiếu là chúng ta

mới chỉ có tư duy xóa bỏ rào cản, tức cái gì vướng thì gạt ra. Nhưng về

cơ bản, các nước đã bước sang một bước khác, tức ngoài xóa bỏ rào

cản còn tạo ra những yếu tố thúc đẩy phát triển. Ví dụ như phải đảm

bảo sự an toàn trong kinh doanh cho doanh nghiệp như quyền tài sản,

quyền sở hữu trí tuệ; có chính sách thúc đẩy cạnh tranh…

10 DN mới, 6 DN ra đi

Bên cạnh cải cách thủ tục hành chính, việc nuôi dưỡng và phát triển

doanh nghiệp cũng là vấn đề được bàn thảo nhiều trong diễn đàn nhằm

đề ra giải pháp để có khoảng 1 triệu doanh nghiệp hoạt động trong năm

2020.

Theo ông Đậu Anh Tuấn, tỉ lệ doanh nghiệp thành lập cao nhưng tỉ lệ

doanh nghiệp rời bỏ thị trường cũng không hề thấp. Theo báo cáo, tổng

số doanh nghiệp thành lập mới 5 tháng đầu năm 2018 khoảng hơn

52.000 doanh nghiệp và khoảng 66.000 doanh nghiệp tái hoạt động.

Nhưng cũng trong khoảng thời gian này, có khoảng 39.000 doanh

nghiệp giải thể, ngừng hoạt động. Như vậy, nhóm rời khỏi thị trường

chiếm khoảng hơn 74% so với nhóm thành lập mới. Nếu tính cả nhóm

doanh nghiệp tái hoạt động thì cứ 10 doanh nghiệp mới hoạt động, có

khoảng 6 doanh nghiệp rời khỏi thị trường.

“Liệu đã có đánh giá sâu hay chưa, bao nhiêu doanh nghiệp rời khỏi thị

trường vì rào cản thủ tục hành chính, bởi khó khăn trong quy định pháp

luật”, ông Tuấn nói.

Theo ông Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược

Thương hiệu và cạnh tranh, với tỉ lệ doanh nghiệp mới thành lập và tỉ lệ

doanh nghiệp rời thị trường như vậy thì sẽ khó đạt được mục tiêu 1

triệu doanh nghiệp trong khoảng 2,5 năm nữa như mục tiêu đề ra.

Không chỉ khó đạt về số lượng, theo điều tra của Tổng cục thống kê và

VCCI, doanh nghiệp tư nhân có xu hướng nhỏ đi về quy mô. Tỉ lệ làm

ăn có lãi vẫn thấp, xấp xỉ 40% trong nhiều năm liền. Tỉ trọng doanh

nghiệp tư nhân đóng góp vào xuất khẩu cũng giảm.

“Năm 2017, tỉ lệ đóng góp của khu vực tư nhân vào xuất khẩu thấp nhất

trong lịch sử, chiếm khoảng 28%. Có nghĩa khu vực FDI chiếm tới 72%

xuất khẩu. Rất nhiều nghiên cứu đánh giá mức độ kết nối của khu vực

tư nhân của Việt Nam vào chuỗi kinh tế toàn cầu chưa thành công”, ông

Đậu Anh Tuấn nói.

Bên cạnh đó, chủ trương, chính sách của Chính phủ thời gian qua là

giảm chi phí cho doanh nghiệp để tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt

động thuận lợi. Điều này được cộng đồng kinh doanh đánh giá rất cao.

Tuy nhiên, các dự án luật, đề xuất chính sách gần đây lại đậm nét tăng

thu như luật sửa 6 luật thuế đề xuất tăng thuế VAT, tiêu thụ đặc biệt với

nước ngọt, điều chỉnh trần thuế bảo vệ môi trường qua xăng dầu...

Không chỉ Trung ương, các địa phương cũng đặt ra một số khoản phí

như phí hạ tầng cảng biển…

Theo thesaigontimes.vn

5. “Mở toang cửa” cho doanh nghiệp nhờ Cơ chế một cửa quốc gia

Dự kiến từ 1/11/2018, Bộ GTVT sẽ hoàn thành 100% kế hoạch xây

dựng và cung cấp thủ tục hành chính (TTHC), tham gia Cơ chế một

cửa quốc gia.

“Thông” thủ tục trực tuyến, “thoáng” cho doanh nghiệp

Vừa nhấn phím “enter”, hoàn tất việc nhập dữ liệu xin cấp phép vận tải,

ông Thịnh (phụ trách dịch vụ vận tải hàng hóa bằng đường thủy tuyến

TP HCM đi Campuchia của Công ty AnphaTrans) nói: “Từ hồi có dịch vụ

cấp phép trực tuyến, việc của mình nhàn hơn hẳn. Chỉ vài phút bấm máy

tính là xong thủ tục và chờ được cấp phép. Nếu có phải bổ sung giấy tờ

gì cũng hoàn toàn qua mạng, không phải long đong, lận đận nộp hồ sơ

thủ công như trước đây”.

“Xin cấp phép qua mạng, ngồi nhà mình cũng có thể biết được hồ sơ

đang thực hiện ở khâu nào, ai giải quyết, giảm được quá nhiều thời gian,

chi phí so với thủ tục thông thường trước kia”, ông Thịnh nói và cho biết,

mỗi năm có khoảng 300 nghìn lượt phương tiện thuỷ qua lại trên tuyến

Việt Nam - Campuchia với hơn 1 triệu tấn hàng và hơn 100.000 lượt

người. Nói vậy mới biết DN đỡ được bao nhiêu công sức đi lại, nhàn

hơn đến mức nào.

Ngay trong tháng 7 tới đây, Cục Hàng hải VN sẽ triển khai thủ tục điện tử

cho tàu thuyền xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh trên Cổng thông tin một

cửa quốc gia tại toàn bộ 25 cảng vụ (Trong ảnh: Bốc xếp hàng tại cảng

Hải Phòng) - Ảnh: Tạ Tôn

Cũng được hưởng lợi rất nhiều nhờ việc làm thủ tục trực tuyến, ông Đào

Quang Tùng, Giám đốc Chi nhánh Công ty CP Vận tải và thuê tàu

Quảng Ninh (Vietfrach) nói: Việc cơ quan quản lý nhà nước tại cảng triển

khai thực hiện thủ tục trực tuyến cho tàu thuyền vừa xóa bỏ được tình

trạng người làm thủ tục phải đến hàng loạt các cơ quan biên phòng, hải

quan, kiểm dịch y tế, kiểm dịch động vật, thực vật… chỉ để xin một cái

giấy phép, vừa giúp doanh nghiệp tránh được những khoản “lộ phí đen”

trong quá trình hoàn thiện giấy tờ cho tàu.

“Hiện tại, chỉ trong khoảng 15 - 30 phút, thủ tục đã được xét duyệt cho

tàu vào cảng làm hàng. Sự tinh gọn này đã rút ngắn được thời gian, tiết

kiệm cho doanh nghiệp hàng trăm triệu tiền thuê tàu mỗi tháng”, ông

Tùng thông tin.

Làm thủ tục xuất bến tại Cảng vụ Quảng Ninh - Ảnh: Tạ Tôn

Thêm hàng loạt thủ tục sắp được triển khai

Trao đổi với Báo Giao thông, lãnh đạo Cục Đường thuỷ nội địa VN cho

biết, toàn bộ việc cấp giấy phép vận tải cho phương tiện thủy qua biên

giới đang được thực hiện theo Cơ chế một cửa quốc gia. Cơ quan này

cũng đang thí điểm để tiến tới kết nối Cơ chế một cửa quốc gia các thủ

tục cho tàu biển Việt Nam và nước ngoài xuất, nhập cảng thủy, phương

tiện thủy nước ngoài trên tuyến vào, rời cảng thủy; gia hạn thời gian cho

phương tiện thủy Campuchia ở cảng thủy Việt Nam…

Phía Cục Hàng hải VN, bà Vũ Quỳnh Anh, Phó trưởng phòng Pháp chế

cho biết, cơ quan này đang cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3

trên Cổng thông tin một cửa quốc gia đối với 3 thủ tục hành chính cho

tàu thuyền Việt Nam, nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh và quá cảnh tại

9/25 cảng vụ gồm: Quảng Ninh, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP HCM, Vũng

Tàu, Nha Trang, Quy Nhơn, Quảng Ngãi, Đồng Nai và 2 thủ tục hành

chính cho tàu biển Việt Nam hoạt động tuyến nội địa vào, rời cảng biển

tại toàn bộ 25 cảng vụ hàng hải.

“Ngay trong tháng 7 tới, Cục Hàng hải VN sẽ triển khai tiếp 11 thủ tục

hành chính (thủ tục tàu thuyền xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh tại cảng

biển; Tàu biển hoạt động tuyến nội địa vào - rời cảng biển; Tàu biển vào

- rời cảng dầu khí ngoài khơi và hoạt động trong vùng biển Việt Nam;

Thủ tục tàu biển nhập cảnh tại cảng dầu khí ngoài khơi và hoạt động

trong vùng biển Việt Nam; Tàu biển xuất cảnh tại cảng dầu khí ngoài

khơi; Tàu biển nước ngoài đã nhập cảnh, sau đó vào - rời cảng biển

khác của Việt Nam) trên Cổng thông tin một cửa quốc gia tại toàn bộ 25

cảng vụ”, bà Quỳnh Anh thông tin.

Bộ GTVT là cơ quan đầu tiên kết nối vào Cơ chế một cửa quốc

gia năm 2014 với ba thủ tục hành chính một cửa quản lý tàu biển

xuất, nhập cảnh tại cảng biển quốc tế Hải Phòng. Sau đó, năm

2015, Cơ chế một cửa quốc gia được triển khai mở rộng tại 5

cảng biển quốc tế thuộc Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng, TP

HCM và Bà Rịa - Vũng Tàu, hướng tới mở rộng tại tất cả các

cảng biển và cảng đường sông quốc tế cho toàn bộ doanh

nghiệp (DN). Hiện, gần như tất cả các lĩnh vực từ đường bộ,

hàng không, hàng hải, đường thủy nội địa, đường sắt đều đã

tham gia Cơ chế một cửa quốc gia.

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ VN Phan Thị Thu Hiền cũng

cho biết đã rà soát lần 2 danh mục thủ tục hành chính đường bộ tham

gia Cơ chế một cửa quốc gia và Cơ chế một cửa ASEAN. Theo đó, giai

đoạn 2018 - 2020, ngành Đường bộ dự kiến cung cấp 65 thủ tục, nhiều

nhất trong 5 lĩnh vực của ngành GTVT.

Đáng lưu ý, Tổng cục đã ký thống nhất quy trình nghiệp vụ giải quyết

các thủ tục hành chính tham gia Cơ chế một cửa quốc gia lĩnh vực

đường bộ với Tổng cục Hải quan.

“Bắt đầu từ 1/7, 36/65 thủ tục vận tải quốc tế sẽ được thí điểm tham gia

Cơ chế một cửa quốc gia”, bà Hiền nói và cho biết, Cơ chế một cửa

quốc gia và một cửa ASEAN có tác động rất tốt tới doanh nghiệp khi

giảm thiểu thời gian và chi phí. Trước đây, doanh nghiệp muốn xin giấy

phép vận tải đường bộ quốc tế; giấy phép liên vận; chấp thuận đăng ký

khai thác vận tải hành khách tuyến cố định quốc tế hay chấp thuận thay

thế, bổ sung phương tiện… phải cầm hồ sơ, chứng từ đến trực tiếp cơ

quan nhà nước để làm thủ tục. Hơn nữa, doanh nghiệp còn phải photo

hồ sơ, chứng từ thành nhiều bản để xác nhận. Bây giờ, doanh nghiệp

chỉ cần thực hiện một lần, trên cổng thông tin điện tử nên tạo thuận lợi

hơn rất nhiều cho hoạt động vận tải, sản xuất, kinh doanh.

Trao đổi với Báo Giao thông, ông Lê Thanh Tùng, Phó giám đốc Trung

tâm Công nghệ thông tin (Bộ GTVT) cho biết, lãnh đạo Bộ GTVT đặc

biệt quan tâm đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện Cơ chế một cửa

quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN.

“Dự kiến đến ngày 1/11/2018, Bộ GTVT sẽ hoàn thành 100% kế hoạch

xây dựng và cung cấp thủ tục hành chính của Bộ (sau khi được rà soát)

tham gia Cơ chế một cửa quốc gia theo Quyết định số 2185 ngày

26/11/2016 của Thủ tướng Chính phủ”, ông Tùng khẳng định.

Theo baogiaothong.vn

6. Gỡ rào cản xuất nhập khẩu

Mặc dù đã có nhiều chuyển biến, song theo các chuyên gia, thủ tục hải

quan và quản lý, kiểm tra chuyên ngành hiện vẫn còn nhiều vấn đề cần

cải thiện. Do đó, các bộ, ngành, địa phương cần tích cực vào cuộc tháo

gỡ các rào cản về quy định và thủ tục hành chính (TTHC) để tạo điều

kiện cho DN xuất nhập khẩu phát triển.

Kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu tại Chi cục Hải quan Sân bay quốc

tế Nội Bài. Ảnh: Hoàng Hùng

Chuyển biến tích cực

Theo Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế T.Ư Nguyễn Đình

Cung, một trong những nội dung trọng tâm, xuyên suốt của Nghị quyết

19 của Chính phủ là vấn đề thủ tục hải quan, cải cách toàn diện các quy

định quản lý và kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu

nhằm cải thiện chỉ số thương mại qua biên giới của Việt Nam. Với quyết

tâm cao của Chính phủ, sự vào cuộc của các bộ, ngành, địa phương và

sự hợp tác chặt chẽ của các hiệp hội ngành hàng, môi trường kinh

doanh, năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam được cải thiện đáng

kể.

Cụ thể, năm 2017 chỉ số năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam

tăng 5 bậc so với năm 2016 (từ 60/138 lên vị trí 55/137 nền kinh tế), chỉ

số môi trường kinh doanh tăng 14 bậc (từ 82 lên 68/190 nền kinh tế), chỉ

số đổi mới sáng tạo tăng 12 bậc (đạt thứ hạng 47/127 nền kinh tế). Đó là

những thứ hạng cao nhất mà Việt Nam đạt được cho tới nay.

Chuyên gia Dự án GIG Phạm Thanh Bình phân tích, qua thực hiện Nghị

quyết 19, nhiều vấn đề được giao cho các bộ, ngành đã có chuyển biến

tích cực. Đơn cử như mục tiêu giảm thời gian thông quan hàng hóa còn

70 giờ đối với hàng xuất khẩu và 90 giờ với hàng nhập khẩu cơ bản đạt

được, trừ thời gian thực hiện thủ tục kiểm dịch động vật. Bên cạnh đó,

hệ thống Hải quan điện tử đã cơ bản hoàn thành và vận hành hiệu quả,

được cộng đồng DN ghi nhận, đánh giá cao. Thủ tục xét miễn thuế đã

được bãi bỏ, thủ tục xác nhận hàng hóa qua khu vực giám sát hải quan

đã được điện tử hóa.

Cắt giảm các thủ tục không cần thiết

Nhiều chuyên gia nhận định, thủ tục hải quan và quản lý, kiểm tra

chuyên ngành vẫn còn nhiều vấn đề cần cải thiện. Cụ thể, việc vận hành

cơ chế hải quan một cửa quốc gia, kết nối Tổng cục Hải quan với các

bộ, ngành chưa mang lại hiệu quả như kỳ vọng. Đáng nói, số thủ tục

thực hiện qua cơ chế một cửa quốc gia còn rất nhỏ so với tổng số các

thủ tục mà DN đang phải thực hiện. Đa số các cơ quan, đơn vị đều mới

áp dụng điện tử một phần, thậm chí vừa thực hiện thủ tục điện tử vừa

yêu cầu phải nộp hồ sơ giấy.

Đánh giá việc cải cách thủ tục quản lý, kiểm tra chuyên ngành đối với

hàng hóa xuất nhập khẩu, các DN cho rằng, việc áp dụng nguyên tắc

quản lý rủi ro trên nguyên tắc đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật của

DN với lĩnh vực

ATTP, vẫn còn một số

quy định cần được

điều chỉnh. Cần xóa bỏ tình trạng một mặt hàng chịu sự

quản lý, kiểm tra chuyên ngành của nhiều cơ

quan. Đồng thời, đẩy mạnh ứng dụng công

nghệ thông tin trong quản lý, giám sát hàng

hóa. Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ

Ông Vũ Quốc Tuấn -

Đại diện Tiểu ban

Thực phẩm dinh

dưỡng của Hiệp hội

DN châu Âu

(Eurocham) nêu vấn

đề, theo Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT của Bộ NN&PTNT quy định

về kiểm dịch động vật thì các sản phẩm chế biến từ sữa thuộc diện phải

kiểm dịch động vật. Quy định này không cần thiết bởi các sản phẩm sữa

đã qua chế biến sẽ không còn khả năng gây ra dịch bệnh. Do đó, DN

kiến nghị, các cơ quan quản lý chỉ kiểm dịch động vật đối với sản phẩm

sữa tươi hoặc sơ chế để rút ngắn thời gian thông quan cho DN.

Như vậy, để đảm bảo việc triển khai thực hiện Nghị quyết 19 trong

những năm tiếp theo đạt hiệu quả cải thiện môi trường kinh doanh, đẩy

mạnh hoạt động xuất nhập khẩu, cần tạo sự chuyển đổi mạnh mẽ về

cách thức quản lý Nhà nước từ tiền kiểm sang hậu kiểm gắn với nguyên

tắc quản lý rủi ro, đánh giá đúng mức độ tuân thủ pháp luật của các DN,

tổ chức.

Theo kinhtedothi.vn

7. Cần hướng đến sự thuận tiện cho doanh nghiệp

Dự thảo Nghị định về phát triển và quản lý hạ tầng thương mại do

Bộ Công Thương xây dựng đang nhận được nhiều ý kiến đóng

góp. Có ý kiến cho rằng, một số quy định can thiệp quá sâu vào

hoạt động của doanh nghiệp, thậm chí dễ phát sinh thêm “giấy

phép con” như quy định về khuyến mãi, quảng bá, cách đặt tên

siêu thị, trung tâm thương mại…

Lo ngại việc có thêm các quy định ràng buộc

Dự thảo Nghị định về phát triển và quản lý hạ tầng thương mại quy

định: Siêu thị tiêu chuẩn phải có diện tích kinh doanh từ 250m2đến dưới

10.000m2; phải phân bố ít nhất 30% gian hàng cho các sản phẩm có

nguồn gốc từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam. Siêu thị phải

có các dịch vụ giao hàng tận nhà, bán hàng qua internet, qua bưu điện,

điện thoại... Cùng với đó, dự thảo cũng quy định siêu thị, trung tâm

thương mại phải mở cửa tất cả các ngày trong tuần, kể cả ngày nghỉ lễ,

tối thiểu từ 10 giờ đến 22 giờ. Mỗi năm, các siêu thị, trung tâm thương

mại chỉ được tổ chức 3 đợt bán hàng giảm giá được chấp thuận bởi cơ

quan có thẩm quyền, mỗi đợt giảm giá phải diễn ra trong tối thiểu 30

thống một cửa quốc gia, đảm bảo kết nối thông

tin thống nhất giữa các cơ quan quản lý, đơn vị

kiểm tra chuyên ngành và các đơn vị liên quan.

Chuyên gia Dự án GIG Phạm Thanh Bình

ngày; trong đợt giảm giá, phải có ít nhất 70% hàng hóa được bày bán tại

siêu thị, trung tâm thương mại nằm trong chương trình giảm giá…

Người dân Hà Nội mua hàng tại siêu thị Fivimart.

Góp ý cho dự thảo nghị định này, ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp

chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, nêu quan điểm: Dự

thảo hướng tới mục tiêu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng

lực cạnh tranh quốc gia, hội nhập kinh tế quốc tế về phát triển và quản lý

hạ tầng thương mại. Tuy nhiên, điều rất đáng quan tâm là nhưng quy

định dự kiến tại nghị định lại được thiết kế theo hướng có thêm những

ràng buộc trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, như quy định

về khuyến mại, quảng bá, cách đặt tên siêu thị, trung tâm thương mại…

Những quy định ấy có thể dẫn tới sự can thiệp, cản trở bất hợp lý hoạt

động của doanh nghiệp. Trong đó, quy định thời gian mở cửa siêu thị,

trung tâm thương mại là can thiệp sâu vào quyền tự chủ kinh doanh của

doanh nghiệp. Đây là vấn đề của thị trường, Nhà nước không cần,

không nên can thiệp.

Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam (AVR) góp ý, không nên quy định

“trần” diện tích cho siêu thị, bởi trường hợp các siêu thị hiện tại lớn hơn

10.000m2 mà không đủ điều kiện được xếp vào trung tâm thương mại

thì sẽ phân loại vào loại hình nào? AVR cũng đề nghị bỏ quy định siêu

thị phải có các dịch vụ giao hàng tận nhà, bán hàng qua internet, qua

bưu điện, điện thoại… vì bắt buộc như vậy là không thực tế, không nhất

thiết siêu thị nào cũng phải có mà tùy thuộc vào cách kinh doanh của

từng siêu thị. Đáng chú ý, AVR cho rằng nên cân nhắc kỹ về quy định

quản lý điểm kinh doanh tại chợ. Dự thảo quy định: Đơn vị kinh doanh

khai thác phải “lập phương án bố trí, sắp xếp ngành nghề kinh doanh,

sử dụng điểm kinh doanh tại chợ, trình ủy ban nhân dân cấp có thẩm

quyền phê duyệt” nhưng chưa quy định rõ tiêu chí và thủ tục để có được

loại giấy phép trên là gì? "Liệu quy định này có khả năng nảy sinh một

loại “giấy phép con” nữa hay không?", bà Đinh Thị Mỹ Loan, Chủ tịch

AVR băn khoăn.

Khẳng định sẽ tạo thuận lợi cho doanh nghiệp

Trước những lo ngại cho rằng nội dung chi tiết trong dự thảo Nghị

định về phát triển và quản lý hạ tầng thương mại khiến việc kinh doanh

của doanh nghiệp trở nên khó khăn hơn, ông Nguyễn Văn Hội, Phó vụ

trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết: "Mục tiêu

nghị định của Chính phủ về phát triển và quản lý hạ tầng thương mại là

tạo hành lang pháp lý và môi trường minh bạch, thuận lợi để thúc đẩy sự

phát triển đồng bộ đối với các loại hình kết cấu hạ tầng thương mại,

trong đó bao gồm chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, trung tâm mua

sắm, cửa hàng tiện lợi và các hoạt động kinh doanh có liên quan".

Bộ Công Thương cho biết, để xây dựng nghị định này, bộ đã và đang

triển khai nghiên cứu, tiếp thu có chọn lọc mô hình, cách thức quản lý và

điều hành hạ tầng thương mại của các nước có điều kiện tương đồng

với Việt Nam để xem xét, áp dụng cho phù hợp. Đồng thời, Bộ Công

Thương cũng lắng nghe, tiếp thu nhiều ý kiến đóng góp của các bộ,

ngành, địa phương, các tổ chức, cá nhân có liên quan. “Nghị định sẽ xây

dựng trên nguyên tắc không tạo thêm điều kiện kinh doanh, không làm

phát sinh các giấy phép con gây cản trở cho hoạt động kinh doanh của

các doanh nghiệp mà chỉ cắt giảm, tinh giản, hướng tới cải thiện môi

trường kinh doanh thông thoáng nhất cho doanh nghiệp, đáp ứng tốt

hơn nhu cầu của người tiêu dùng”, ông Nguyễn Văn Hội khẳng định.

Theo qdnd.vn

8. "Xoá bỏ vài điều kiện kinh doanh không phải là cải cách kinh tế"

"Chúng ta mới chỉ tư duy xoá bỏ rào cản, nhưng tất cả các nước về

cơ bản bước sang bước khác, đó là tạo lập môi trường kinh doanh.

Cải cách phải để tạo ra giá trị phát triển, chứ không chỉ đơn thuần

dỡ bỏ vài ba rào cản, điều kiện kinh doanh".

Đây là chia sẻ của ông Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng Viện Nghiên

cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) tại Diễn đàn Phát triển Doanh

nghiệp Việt Nam vừa được tổ chức sáng nay (19/6) tại Hà Nội.

Diễn đàn Phát triển Doanh nghiệp Việt Nam 2018 ghi nhận tiếng nói

phản biện từ các chuyên gia, doanh nghiệp.

Cắt vài điều kiện kinh doanh không phải là cải cách

Tham dự tại Diễn đàn, nhiều chuyên gia kinh tế đã mổ xẻ câu chuyện cải

cách, năng lực và hiệu quả thực tiễn tại Việt Nam. Theo đó, thời gian

vừa qua, Việt Nam áp dụng nhiều chính sách cải cách như Nghị định 19,

Nghị quyết 35 về cải cách môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực

cạnh tranh; cùng với đó là quyết tâm loại bỏ các điều kiện kinh doanh

(giấy phép con) cản trở doanh nghiệp, thủ tục kinh doanh.

Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở việc tháo gỡ các điều kiện kinh doanh thì

chỉ chặt bỏ các điều kiện, giấy phép của chính các bộ, ngành tự đặt ra.

Trong khi đó, cải thiện môi trường kinh doanh phải thực hiện ở mức cao

hơn là tạo lập môi trường kinh doanh thực sự tự do, cạnh tranh.

Ông Hiếu cho rằng: Vấn đề cải thiện môi trường kinh doanh hiện nay chỉ

được hiểu là sự xoá bỏ rào cản, cởi trói. "Trong vòng 3 năm vừa qua,

chúng ta có nhiều chủ trương, cam kết từ phía trung ương, đến các bộ

ngành. Khi đi tham dự các hội thảo chia sẻ kinh nghiệm quốc tế, người

ta nói cam kết nhà lãnh đạo mức cao nhất là yếu tố giúp cải cách thành

công".

"Sau nhiều năm thực hiện, chúng ta nói chúng ta không thành công thì

không đúng, bảo không thành công cũng không đúng. Còn bao nhiêu

năm mới hoàn thành mục tiêu Nghị quyết 19 đề ra? Thế giới ghi nhận

năng lực cạnh tranh, môi trường kinh doanh Việt Nam tăng hạng; thời

gian nộp thuế, bảo hiểm xã hội có bước nhảy vọt... Tuy nhiên, tôi cho

rằng nếu nói kết quả này đáng ghi nhận nhưng chưa đạt yêu cầu về cải

cách", ông Hiếu phân tích.

Theo ông Hiếu: Chúng ta mới từ tư duy xoá bỏ rào cản, nhưng tất cả

các nước về cơ bản bước sang bước khác đó là tạo lập môi trường kinh

doanh. Cải cách phải để tạo ra giá trị phát triển, chứ không chỉ đơn

thuần dỡ bỏ vài ba rào cản, điều kiện kinh doanh.

Chính quyền điện tử triệt tiêu "lót tay", chi phí "gầm bàn"

"Chúng ta mới tập trung xoá bỏ rào cản, cắt giảm điều kiện kinh doanh.

Một loạt yếu tố thúc đẩy DN rất cần mà chưa có chủ trương rõ nét. Rủi

ro pháp lý khiến DN không kinh doanh dài hạn, bền vững", ông Hiếu nói.

Bà Trần Thị Hồng Minh, Cục trưởng Cục Quản lý Đăng ký kinh doanh

(Bộ KH&ĐT) cho biết: Tôi được biết, có một đất nước châu Phi có 2 triệu

dân nhưng họ có 260.000 doanh nghiệp đang hoạt động. Còn tại Việt

Nam, số lượng doanh nghiệp cần phải cố gắng cao hơn, năm 2016

chúng ta có 110.000 DN, năm 2017 có 127.000 DN.

TS. Võ Trí Thành, chuyên gia kinh tế, nguyên Phó Viện trưởng Viện

CIEM, Chính phủ ban ngành ngày càng tích cực trong vấn đề cải thiện

môi trường đầu tư, kinh doanh. Tuy nhiên, năng lực cạnh tranh của nền

kinh tế không lên được. Nguyên nhân có thể được đo đếm là chính sách

có tích cực hay chưa, hay chính sách bị chệch hướng hoặc chưa đủ lực

hay là doanh nghiệp chưa cố gắng. Cần sớm tìm ra lời giải!

"Tôi tính nhẩm mỗi năm 120.000 doanh nghiệp được thành lập. Vậy, sau

3 năm nữa, nếu duy trì được trong số đó hơn 300.000 doanh nghiệp đã

là thành công rồi. Tuy nhiên, điều này cũng là thách thức không nhỏ",

ông Thành nói.

Theo ông Thành, đối với vấn đề chi phí không chính thức của doanh

nghiệp. Câu chuyện có thể được chúng ta đưa chính quyền điện tử vào

hoạt động. Khi có chính quyền điện tử, mọi khâu được công khai thì có

muốn hối lộ, người dân và doanh nghiệp mang phong bì đến cũng không

biết phải đưa cho ai!?

Theo dantri.com.vn

9. Nên xem xét bỏ khung giá đất

Giá đất quy định trong bảng giá đất tại TP.HCM ban hành theo

khung giá đất của Chính phủ đang thấp hơn rất nhiều so với giá

được giao dịch trên thực tế, mức chênh lệch có khi tới 5 - 7 lần.

Người dân làm thủ tục nhà đất tại UBND Q.9, TP.HCM. Ảnh nhỏ: Rao

bán nhà đất ở Q.9, TP.HCM

Luật Đất đai 2013 bỏ hình thức lập và công bố khung giá đất hằng năm,

thay vào đó là xây dựng khung giá đất áp dụng trong thời gian 5 năm.

Tuy nhiên, việc này chỉ thay đổi cách làm nhưng về bản chất thì giá đất

được quy định trong khung giá và giá thị trường vẫn có sự chênh lệch

rất lớn.

Bất cập bảng giá

đất

Mới đây, Hiệp hội

Bất động sản

TP.HCM (HoREA) có

văn bản kiến nghị Ủy

ban Thường vụ Quốc

hội, Thủ tướng Chính

phủ và Bộ Tài

nguyên - Môi trường

(TN-MT) về những

bất cập trong luật Đất

đai, đặc biệt là liên

quan đến khung giá

đất và bảng giá đất.

Theo HoREA, giữa

khung giá đất của

Chính phủ ban hành

và bảng giá đất do các địa phương mà cụ thể là TP.HCM công bố với

giá đất thực tế trên thị trường có khoảng cách rất lớn, từ 30 - 50%.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA, dẫn chứng ba tuyến đường đắt

đỏ nhất TP là Nguyễn Huệ, Đồng Khởi và Lê Lợi theo khung giá đất chỉ

162 triệu đồng/m2. TP được phép quy định cao hơn khung giá của

Chính phủ nhưng không quá 30%. Như vậy, giá đất tối đa của 3 tuyến

đường này cũng chỉ khoảng 210 triệu đồng/m2. Con số này, theo ông

Châu là quá thấp so với giá thực tế hiện nay của khu vực này khoảng

1,2 tỉ đồng/m2. Kể cả khi áp dụng hệ số K mà TP ban hành cho cả ba

tuyến đường trên (áp dụng trong trường hợp đơn giá thuê đất hằng năm

hoặc để xác định giá khởi điểm để đấu giá) thì cũng chỉ khoảng hơn 442

triệu đồng/m2. “Vẫn còn rất thấp so với giá giao dịch thực tế trên thị

trường”, ông Châu nói.

Theo khảo sát của chúng tôi, giá đất quy định trong bảng giá đất tại

TP.HCM đang thấp hơn rất nhiều so với giá đất được giao dịch trên thực

tế, mức chênh lệch có khi tới 5 - 7 lần. Cụ thể, tại tuyến đường Cách

Mạng Tháng 8 (Q.3) đoạn từ Võ Thị Sáu đến Nguyễn Thị Minh Khai

UBND TP.HCM vừa kiến nghị với Bộ TN-MT

sớm sửa đổi luật, trong đó sớm hoàn thành đề

án “Hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về

thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để

đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng thực

hiện các dự án đầu tư”. Về giá để tính bồi

thường, đề nghị cho phép sử dụng thông tin

giao dịch thị trường thực sự làm cơ sở xác định

giá đất để tính bồi thường, thuê tư vấn khảo sát

giá đất để tính bồi thường tại thời điểm có chủ

trương thực hiện dự án có thu hồi đất. UBND

TP có thẩm quyền chấp thuận giá đất dự kiến

để tính bồi thường, giá tái định cư để lấy ý kiến

người dân.

được quy định là hơn 61 triệu đồng/m2 trong khi giá thị trường đang dao

động từ 270 - 300 triệu đồng/m2, tức gấp 5 lần. Đất mặt tiền đường

Cộng Hòa (Q.Tân Bình) theo bảng giá chỉ 26 triệu đồng/m2 nhưng thực

tế dao động từ 200 - 240 triệu đồng. Hay tại vị trí mặt tiền đường Quang

Trung (Q.Gò Vấp) trong bảng giá chỉ là 19,4 triệu đồng/m2 nhưng giá thị

trường khoảng hơn 130 triệu đồng/m2... Giá đất thực tế tại các quận

khác như 5, 8, 9, 11, Thủ Đức, Tân Phú cũng cao hơn so với giá đất quy

định trong bảng giá đất từ 5 - 7 lần.

Không có tác dụng

Từ bất cập nêu trên, HoREA kiến nghị bỏ quy định khung giá đất, đồng

thời giao thẩm quyền cho UBND cấp tỉnh ban hành bảng giá đất và giá

đất cụ thể đảm bảo phù hợp với giá đất phổ biến trên thị trường và tình

hình thực tế của địa phương. Tuy nhiên, một vấn đề phát sinh là hiện

nay một trong những trường hợp áp dụng bảng giá đất là để tính tiền sử

dụng đất. Lâu nay, người dân khi chuyển mục đích sử dụng đất, hợp

thức hóa nhà đất, đóng thuế... đều căn cứ theo bảng giá đất và thường

thấp hơn nhiều so với giá thị trường. Nếu thay đổi, số tiền sử dụng đất

người dân phải đóng rất cao. HoREA kiến nghị, nên tính tiền sử dụng

đất trong hạn mức chỉ bằng 15% hoặc một tỷ lệ nào đó so với bảng giá

đất cho hộ gia đình, cá nhân. “Bỏ quy định Chính phủ ban hành khung

giá đất định kỳ 5 năm một lần. Đồng thời xem xét đề xuất của UBND

TP.HCM nghiên cứu bỏ hẳn khái niệm “tiền sử dụng đất” mà thay thế

bằng sắc thuế sử dụng đất ở với thuế suất nhất định, đề xuất khoảng

10% hoặc 15% bảng giá đất. Như vậy vừa minh bạch, vừa dễ tính toán

và loại trừ được cơ chế xin cho. Hạn chế việc thu tiền sử dụng đất lần

đầu quá lớn mà duy trì nguồn thu bền vững, lâu dài cho nhà nước”, ông

Châu kiến nghị.

Ông Đinh Duy Trinh, Tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn bất động sản

VN, phân tích hiện việc đền bù giải phóng mặt bằng, xác định tiền sử

dụng đất, cho thuê đất kể cả của người dân và doanh nghiệp (DN) hầu

hết giao dịch bằng giá thị trường. Ngay cả đền bù, tái định cư của người

dân cũng đã theo giá thị trường nên khung giá đất thực tế không có tác

dụng.

“Trước đây mỗi năm một lần và từ khi luật Đất đai 2013 có hiệu lực, các

địa phương phải tốn khá nhiều thời gian công sức để thẩm định giá đất,

xây dựng khung giá đất ban hành 5 năm một lần. Tuy nhiên việc này kéo

theo nhiều hệ lụy cho cả người dân và DN. Do đó, Chính phủ nên bỏ

khung giá đất, giao về cho địa phương tự xác định bảng giá đất để áp

dụng cho các trường hợp”, ông Trinh kiến nghị.

Để các địa phương tự quyết

Một lãnh đạo của Sở TN-MT TP.HCM thừa nhận khung giá đất và giá

đất thực tế trên thị trường là một bất cập kéo dài trong nhiều năm qua.

Giữa khung giá đất, bảng giá đất với giá thực tế có sự khập khiễng rất

lớn, không phản ánh đúng diễn biến của thị trường. Khung giá thấp thì

bảng giá cũng thấp, kể cả bảng giá và khung giá cũng có sự chênh lệch

rất đáng kể. Khung giá đất quá thấp so với giá thị trường đã gây thất thu

cho ngân sách nhà nước trong trường hợp giao đất có thu tiền sử dụng

đất đối với các trường hợp được áp dụng theo bảng giá đất. Không

những vậy, người dân cũng thiệt hại khi được đền bù theo bảng giá đất

đối với các dự án do nhà nước thực hiện. Đồng thời chính quyền cũng

khó tháo gỡ vì giá này đã được xác định trong bảng giá đất của địa

phương, nên dễ dẫn tới tình trạng khiếu kiện tập thể kéo dài...

Một chuyên gia về đất đai nhận xét, luật Đất đai 2013 quy định khung giá

đất có thể thay đổi 5 năm một lần nếu giá đất biến động quá 20%.

Nhưng thực tế từ khi ban hành luật đến nay, khung giá đất của Chính

phủ chưa hề thay đổi lần nào. “Bỏ khung giá đất khỏi mất công thẩm

định giá đất, thuê công ty tư vấn giá đất... quá nhiêu khê. Giao cho địa

phương ban hành bảng giá đất bằng khoảng 70% giá thị trường là đã

hoàn hảo”, vị này cho hay.

Mới đây, Bộ TN-MT cũng đã có kiến nghị Chính phủ nên bỏ khung giá

đất và giao toàn quyền cho địa phương ban hành bảng giá đất, tạo điều

kiện cho UBND cấp tỉnh có thể ban hành giá đất phù hợp hơn với cơ chế

thị trường mỗi khu vực (có thể xác suất chính xác đến khoảng 90%).

Bỏ khung giá đất là cần thiết

Tốc độ đô thị hóa nhanh, nhu cầu nhà ở, đất ở tăng cao trong khi

khung giá đất lại quá lạc hậu đã phát sinh nhiều vấn đề.

Ông Nguyễn Tiến Thỏa, Chủ tịch Hội Thẩm định giá VN, trong một hội

thảo về giá đất gần đây, cho biết VN là quốc gia có tốc độ đô thị hóa

nhanh và tốc độ đô thị hóa khá cao như TP.HCM 82,13%, Đà Nẵng

87,29%, Hà Nội 48,61%, Bình Dương 77%, Hải Phòng 46,3%, Cần

Thơ 68,05%... Không những vậy, dân số tăng nhanh đã khiến nhu cầu

về đất ở, đất xây dựng công trình công cộng, hạ tầng đô thị, văn

phòng, khu công nghiệp... tăng cao trong khi nguồn cung không đáp

ứng nổi. Điều này khiến giá đất liên tục biến động khó lường và là

thách thức đối với công tác thẩm định giá đất. Khi thị trường diễn biến

không ổn định, có lúc sôi động, sốt đất, sốt giá, nhưng cũng có thời

gian trầm lắng, đóng băng; trong khi phương pháp xác định giá đất

chưa phù hợp với thực tế, nhiều nội dung không rõ ràng, việc thực

hiện còn nhiều vướng mắc, dẫn đến tình trạng xác định khung giá đất

tại các địa phương có sai sót, gây thất thoát cho ngân sách hàng ngàn

tỉ đồng. Mặt khác, do chưa có hướng dẫn về phương pháp, kỹ thuật

định giá đất hàng loạt, các thẩm định viên gặp khó khăn khi tư vấn xây

dựng khung giá đất, bảng giá đất do các tỉnh, TP quy định.

Hiện nay tồn tại 2 loại giá đất: do nhà nước quy định và giá thị trường.

Trong đó, khung giá đất do nhà nước quy định chỉ bằng 30 - 40% so

với thị trường. Tình trạng trên đã phát sinh khá nhiều rắc rối, tiêu cực

trong đền bù, giải tỏa, thực hiện nghĩa vụ tài chính và cũng là một

thách thức đối với các thẩm định viên khi thu thập, xử lý thông tin, khi

xác định hệ số K để tư vấn giá cho cơ quan quản lý nhà nước.

Theo luật sư Vân Trường, Đoàn luật sư TP.HCM, đến nay bảng giá

đất đã bộc lộ nhiều bất cập, thậm chí lạc hậu so với thị trường. Điều

này đã tạo hệ lụy không chỉ cho người dân, DN mà cả công tác quản

lý đất đai của nhà nước. Nguyên nhân là do việc xây dựng khung giá

đất, bảng giá đất tại các địa phương chủ yếu do các cơ quan tham

mưu giúp việc cho UBND các cấp thực hiện nên năng lực và thời gian

đầu tư cho hoạt động này không nhiều; việc tham gia của các tổ chức

tư vấn giá đất độc lập còn rất hạn chế; tiến độ xây dựng khung giá đất

bị chậm so với quy định. Chính vì vậy, việc bỏ khung giá đất là cần

thiết bởi nó sẽ giúp giảm một phần ngân sách của các địa phương khi

chi tiền cho công tác điều tra, thẩm định, xây dựng bảng giá đất. Thay

vì xây dựng khung giá đất, Chính phủ nên giao về cho các địa phương

tự xác định, ban hành bảng giá đất, áp dụng cho cả người dân và DN.

“Hiện nay như ở TP.HCM đang áp dụng hệ số điều chỉnh giá đất, tức

hệ số K, cho người dân, hệ số K này có thể dùng để xác định tiền sử

dụng đất cho cả DN. Như vậy tránh phải lập hội đồng thẩm định giá

đất, công ty thẩm định giá đất... rất rườm rà, mất thời gian, phát sinh

nhũng nhiễu lại không chính xác”, luật sư Trường kiến nghị.

Theo thanhnien.vn

10. Điều kiện bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai

Qua Hệ thống tiếp nhận, trả lời kiến nghị của doanh nghiệp, Công

ty CP Mỹ Việt đề nghị xem xét việc Công ty không phải thông báo

cho cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh về việc đủ điều kiện được bán,

cho thuê mua nhà theo quy định của LuậtKinh doanh bất động sản.

Công ty CP Mỹ Việt đã được UBND tỉnh Quảng Nam quyết định việc đầu

tư, đã giao đất, ký hợp đồng thuê đất để đầu tư xây dựng dự án Phát

triển và kinh doanh dịch vụ du lịch, khách sạn và biệt thự ven sông tại xã

Điện Dương thuộc Khu Đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc, tỉnh Quảng

Nam với các công trình dịch vụ, vui chơi giải trí với đầy đủ cơ sở hạ tầng

và các biệt thự nghỉ dưỡng để bán, cho thuê dài hạn hoặc ngắn hạn

trước ngày hiệu lực của Luật Kinh doanh bất động sản.

Ban Quản lý phát triển Đô thị mới Điện Nam- Điện Ngọc chấp thuận tại

tờ trình số 30/BQL ngày 21/2/2014 và được Chủ tịch UBND tỉnh Quảng

Nam đồng ý tại công văn số 618/UBND-KTN ngày 26/2/2014.

Vì lý do trên, Công ty kiến nghị Sở Xây dựng tỉnh Quảng Nam xem xét

việc Công ty không phải thông báo đủ điều kiện được bán, cho thuê mua

nhà tại Điều 55 của Luật Kinh doanh bất động sản, nhưng đến nay vẫn

chưa có kết quả trả lời. Công ty đề nghị Bộ Xây dựng, các cơ quan quản

lý xem xét giúp nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư thuận lợi

cũng như góp phần xây dựng cùng phát triển cho khu vực.

Về vấn đề này, Bộ Xây dựng trả lời như sau:

Khoản 2 Điều 16 Nghị định số 76/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày

10/9/2015 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bất

động sản 2014 quy định: “Các dự án đầu tư kinh doanh bất động sản đã

được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định việc đầu tư, đã được

giao đất, cho thuê đất, đã có văn bản cho phép chuyển nhượng dự án và

các hợp đồng chuyển nhượng, bán, cho thuê, cho thuê mua bất động

sản đã ký trước ngày 1/7/2015 thì không phải làm lại thủ tục theo quy

định của Luật Kinh doanh bất động sản số 66/2014/QH13”.

Khoản 2 Điều 55 Luật Kinh doanh bất động sản 2014 quy định: “Trước

khi bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai, chủ đầu tư phải

có văn bản thông báo cho cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh về việc nhà ở

đủ điều kiện được bán, cho thuê mua”.

Khoản 4 Điều 3 Luật Kinh doanh bất động sản 2014 quy định: “Nhà,

công trình xây dựng hình thành trong tương lai là nhà, công trình xây

dựng đang trong quá trình xây dựng và chưa được nghiệm thu đưa vào

sử dụng”.

Căn cứ các quy định nêu trên, trường hợp chủ đầu tư dự án kinh doanh

bất động sản nếu bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê mua bất

động sản trong dự án đó sau ngày 1/7/2015 (ngày có hiệu lực của Luật

Kinh doanh bất động sản 2014) thì phải thực hiện theo các quy định của

Luật Kinh doanh bất động sản 2014 và Nghị định số 76/2015/NĐ-CP

(không phụ thuộc vào thời điểm của dự án được chấp thuận đầu tư, giao

đất, cho thuê đất trước hay sau ngày 1/7/2015). Đối với bất động sản là

nhà ở hình thành trong tương lai thì phải đáp ứng các điều kiện theo quy

định tại Điều 55 Luật Kinh doanh bất động sản và pháp luật khác có liên

quan.

Theo baochinhphu.vn

11. Cải cách hành chính để nâng cao chất lượng phục vụ

Quán triệt quan điểm chỉ đạo của Thành ủy Hà Nội về triển khai

thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TƯ của Bộ Chính trị về tăng cường

sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y

tế giai đoạn 2012-2020, những năm qua, công tác bảo hiểm xã hội,

bảo hiểm y tế trên địa bàn Hà Nội đã có chuyển biến tích cực. Trong

đó, công tác cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ

thông tin vào các hoạt động nghiệp vụ của ngành đã được đẩy

mạnh, tạo hiệu quả tích cực.

“Một cửa điện tử”

Hà Nội có số đơn vị và đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội (BHXH), Bảo

hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) rất lớn, thường xuyên

biến động; lượng khách giao dịch nhiều, thường xuyên quá tải. Trước

đây, khi thực hiện công việc theo cách thủ công, thường có tình trạng

khiếu nại về việc thất lạc hồ sơ, giải quyết hồ sơ chậm, muộn (tỷ lệ hồ

sơ chậm, muộn là 20%). Năm 2012, UBND thành phố đã đầu tư dự án

ứng dụng công nghệ thông tin cho bộ phận một cửa tại BHXH Hà Nội và

BHXH các quận, huyện, thị xã. Từ dự án này, trụ sở BHXH Hà Nội và 30

quận, huyện, thị xã đã có hệ thống một cửa được trang bị đầy đủ cơ sở

vật chất, phần mềm phục vụ việc tiếp nhận, trả kết quả hồ sơ cho các tổ

chức, cá nhân, tạo thuận lợi cho khách đến giao dịch. Việc tiếp nhận và

giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa mang lại sự thuận

tiện cho người dân, bảo đảm công khai, minh bạch về thủ tục hành

chính, ngăn chặn tình trạng sách nhiễu khi thực thi công vụ. Người dân

chỉ phải nộp hồ sơ và nhận lại kết quả tại một đầu mối.

Từ năm 2016, BHXH thành phố được BHXH Việt Nam giao nhiệm vụ

phối hợp với các vụ, ban nghiệp vụ BHXH Việt Nam triển khai, hoàn

thiện các phần mềm nghiệp vụ trước khi triển khai trên phạm vi toàn

quốc. 100% thủ tục hành chính đã được tiếp nhận và trả kết quả thông

qua hệ thống phần mềm “Một cửa điện tử”. Hồ sơ được luân chuyển

giữa các phòng nghiệp vụ và BHXH các địa phương theo quy trình khép

kín, rõ tiến độ, trách nhiệm giải quyết hồ sơ của từng cán bộ. Tỷ lệ hồ sơ

trả chậm chỉ khoảng 3% (năm 2013 là 20%), không còn tình trạng thất

lạc hồ sơ.

Đến nay, theo BHXH thành phố, đã có 53.458 đơn vị sử dụng lao động

thực hiện giao dịch hồ sơ điện tử (89,4% số đơn vị tham gia BHXH,

BHYT), chủ yếu là các doanh nghiệp; số doanh nghiệp có hơn 10 lao

động thực hiện giao dịch điện tử đạt tỷ lệ 98,7% với tổng số gần 3 triệu

lượt giao dịch, gần 10 triệu hồ sơ. Việc thực hiện giao dịch hồ sơ điện tử

giúp giảm chi phí hành chính cho các doanh nghiệp.

Kết nối để nâng cao chất lượng phục vụ

Sự phối hợp với các cơ quan chức năng giữ vai trò quan trọng trong việc

nâng cao chất lượng phục vụ người dân. BHXH Hà Nội phối hợp với

Bưu điện Hà Nội xây dựng quy trình liên thông giữa hệ thống quản lý

bưu phẩm của bưu điện với hệ thống tiếp nhận và trả kết quả “Một cửa

điện tử” của BHXH thành phố. Từ khi thực hiện quy trình liên thông,

lượng hồ sơ nhận và gửi tăng nhanh; việc tiếp nhận và quyết toán giữa

hai đơn vị bảo đảm nhanh chóng, chính xác.

BHXH thành phố và Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn

(NN&PTNT) chi nhánh Bắc Hà Nội cũng đã thực hiện thí điểm việc kết

nối dữ liệu với hệ thống phần mềm kế toán của BHXH thành phố đối với

392 đơn vị, doanh nghiệp. Việc kết nối giúp tiết kiệm nhân lực, tạo thuận

lợi cho công tác tổng hợp số liệu thu, nợ BHXH, BHYT, BHTN của các

đơn vị sử dụng lao động. Từ thành công bước đầu này, BHXH thành

phố sẽ tiếp tục triển khai kết nối với các ngân hàng thương mại, kho bạc

nơi cơ quan BHXH mở tài khoản thu BHXH, BHYT, BHTN, phấn đấu

thực hiện giao dịch điện tử mức độ 4 về kê khai, thu nộp BHXH, BHYT.

BHXH thành phố cũng đã triển khai thử nghiệm việc kết nối phần mềm

xét duyệt các chế độ ngắn hạn với hệ thống quản lý thu của các đơn vị

viễn thông và hệ thống thông tin giám định BHYT để kiểm soát việc giải

quyết chế độ ốm đau, thai sản, xác định đối tượng có đi khám chữa

bệnh, sinh con hay có được cấp thẻ BHYT trẻ em dưới 6 tuổi hay không.

Từ kết quả thử nghiệm, BHXH thành phố đã xây dựng quy trình, hướng

dẫn ứng dụng công nghệ thông tin để ngăn chặn tình trạng lạm dụng

quỹ ốm đau, thai sản. Đến nay, toàn bộ 695 điểm khám chữa bệnh

BHYT đã được kết nối với hệ thống thông tin giám định BHYT, thực hiện

giám định chi phí khám chữa bệnh trên phần mềm giám định điện tử.

Trong thời gian tới, theo Giám đốc BHXH thành phố Nguyễn Đức Hòa,

ngành sẽ tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính và ứng dụng công nghệ

thông tin trong công tác quản lý và các hoạt động chuyên môn, nghiệp

vụ; tiếp tục thực hiện tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành

chính qua dịch vụ bưu chính... Đó là cơ sở quan trọng để BHXH thành

phố đạt mục tiêu đề ra: Đạt tỷ lệ bao phủ BHYT ở mức 85,3% và có hơn

80% số doanh nghiệp trên địa bàn tham gia BHXH, BHYT; quyết liệt

giảm nợ BHXH xuống dưới 3,5%, kiểm soát chặt chẽ quỹ BHYT.

Theo hanoimoi.com.vn

12. Hà Tĩnh đón đầu Nghị định 61 về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông

”Hệ thống một cửa, một cửa liên thông của Hà Tĩnh hiện nay đã cơ

bản đáp ứng được các nội dung của Nghị định 61 của Chính phủ về

thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ

tục hành chính” - ông Nguyễn Đình Tuấn, Trưởng phòng Kiểm soát

thủ tục hành chính - Văn phòng UBND tỉnh khẳng định

Đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở

Nghị định 61/2018/NĐ-CP về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên

thông trong giải quyết thủ tục hành chính được Chính phủ ban hành

ngày 23/4/2018 và sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 21/6/2018.

Nghị định ra đời với mục tiêu giải quyết thủ tục hành chính kịp thời,

nhanh chóng, thuận tiện, đúng pháp luật, công bằng, bình đẳng, khách

quan, công khai, minh bạch và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ

quan có thẩm quyền; lấy sự hài lòng của người dân, các tổ chức, doanh

nghiệp làm thước đo chất lượng và hiệu quả phục vụ của cán bộ, công

chức, viên chức và cơ quan có thẩm quyền từ trung ương đến tận các

xã, phường.

Trung tâm Hành chính công Hà Tĩnh sớm được thành lập, đáp ứng nhu

cầu giải quyết các TTHC của người dân, doanh nghiệp

Theo ông Nguyễn Đình Tuấn, chỉ còn vài ngày nữa là Nghị định 61 sẽ có

hiệu lực thực hiện, song trên thực tế các nội dung trong nghị định đã

được Hà Tĩnh triển khai đồng bộ từ tỉnh đến tận cơ sở trong thời gian

qua.

Đối với cấp tỉnh, Nghị định 61 quy định phải thành lập trung tâm phục vụ

hành chính công, thì đến nay Trung tâm Hành chính công tỉnh Hà Tĩnh

đã vận hành hiệu quả, giúp người dân và doanh nghiệp giải quyết các

thủ tục hành chính. Đã có 17 đơn vị trực thuộc UBND tỉnh và Công an

tỉnh có điểm giao dịch tại Trung tâm Hành chính công tỉnh; tổng số thủ

tục đưa vào giao dịch đạt 1.306/tổng số 1.446 thủ tục.

Ở cấp huyện, theo quy định của Nghị định 61 phải thành lập bộ phận

tiếp nhận và trả kết quả. Tại Hà Tĩnh, từ hiệu quả thực tế của Trung tâm

Hành chính công cấp tỉnh, 7 huyện, thị xã, thành phố đã thành lập trung

tâm hành chính công; 6 địa phương còn lại đã hoàn thiện đề án trình tỉnh

và đang gấp rút hoàn thiện cơ sở vật chất để hoạt động trong thời gian

sớm nhất.

"Không chỉ mạnh dạn thành lập trung tâm hành chính công cấp huyện,

Hà Tĩnh còn liên kết đưa các giao dịch ngành thuế, BHXH, công an vào

trung tâm hành chính công cấp huyện nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí

cho người dân. Đây là điểm nổi bật của Hà Tĩnh" - ông Tuấn cho biết

thêm.

Còn đối với cấp xã, dựa theo quy định của Nghị định 61, đến nay 262

xã, phường trên địa bàn tỉnh đều có bộ phận một cửa tiếp nhận và trả

kết quả các thủ tục hành chính. Điều đặc biệt là, các bộ phận tiếp nhận

và trả kết quả ở cấp xã đều đã được quản lý bằng phần mềm dịch vụ

công trực tuyến, do đó tỉnh, huyện hoàn toàn có thể nắm bắt được tình

hình giải quyết thủ tục hành chính ở cấp xã, từ đó có sự đôn đốc, thậm

chí là xử lý nếu vi phạm.

Đáp ứng về nhân lực

Cơ sở vật chất, con người và việc quản lý hệ thống một cửa, một cửa

liên thông ở Hà Tĩnh cũng đáp ứng được yêu cầu theo Nghị định 61.

Theo tìm hiểu, hiện nay Trung tâm Hành chính công cấp tỉnh và huyện

đều trực thuộc văn phòng UBND cùng cấp và được quản lý, theo dõi bởi

một bộ phận hành chính. Cán bộ giao dịch mà các đơn vị cử sang trung

tâm hành chính công đều là những người có chuyên môn vững vàng và

có kinh nghiệm nhiều năm công tác mới có thể đáp ứng nhiệm vụ.

Theo Phó Giám đốc Sở Nội vụ Phan Thị Tố Hoa, để đáp ứng được yêu

cầu nhiệm vụ, hàng năm sở đều phối hợp với các đơn vị, nhất là Học

viện Hành chính quốc gia tổ chức nhiều lớp bồi dưỡng kiến thức, kỹ

năng tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế “một cửa”, “một cửa liên

thông” cho cán bộ chuyên trách cấp huyện, cấp xã.

Tại các buổi tập huấn, các học viên được trang bị kiến thức, thông tin về

việc tiếp nhận và trả kết quả giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính; các kỹ

năng cơ bản của công chức làm việc tại bộ phận tiếp nhận và trả kết

quả; áp dụng quản lý theo kết quả trong thực hiện cơ chế một cửa, một

cửa liên thông. Đặc biệt, hướng dẫn, trang bị kỹ năng về giao tiếp và

cách ứng xử khi giao dịch với người dân, doanh nghiệp.

Theo baohatinh.vn

13. Thực thi nghiêm túc kỷ cương hành chính

Đầu tháng 6-2018, tại các cuộc tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ sáu,

HĐND TP Hà Nội khóa XV, nhiều cử tri ghi nhận sự chuyển biến tích

cực trong chấp hành nhiệm vụ, chức tránh được giao của đội ngũ

cán bộ, công chức.

Tuy vậy, bên cạnh đó vẫn còn một số trường hợp làm việc chưa hết

trách nhiệm, chưa tận tình hướng dẫn công dân trong thực hiện các thủ

tục hành chính. Đây là cơ sở để nhiều cử tri băn khoăn: Cần làm gì để

“Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động

trong các cơ quan thuộc TP Hà Nội” thấm sâu hơn, đủ để chuyển hóa

thành hành động thực sự?

Tiếp thu, trả lời vấn đề cử tri nêu, đại biểu các sở, ngành của TP Hà Nội

cho biết, năm 2017, thành phố chọn chủ đề là “Năm kỷ cương hành

chính” nhằm tạo sự đột phá về kỷ cương hành chính, hướng tới nền

hành chính hành động và phục vụ. Để tiếp tục đề cao kỷ cương hành

chính, tháng 4-2018, UBND thành phố đã có Chỉ thị số 06/CT-UBND

ngày 16-4-2018 về tiếp tục siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính trong

các cơ quan, đơn vị thuộc thành phố năm 2018. Một trong 7 nội dung

trọng tâm là xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức từ thành

phố đến cơ sở có thái độ giao tiếp, ứng xử chuẩn mực; có năng lực và

tính chuyên nghiệp cao trong thực thi công vụ, nhiệm vụ được giao.

Để thực hiện nội dung nêu trên, UBND thành phố xác định các giải pháp

chủ yếu đó là quy định rõ người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải chịu

trách nhiệm cá nhân trước UBND thành phố, Chủ tịch UBND thành phố

về toàn bộ công việc thuộc trách nhiệm và thẩm quyền của mình; đánh

giá hiệu quả và chất lượng công việc của cán bộ, công chức, viên chức,

người lao động định kỳ hằng tháng, quý, năm; tiếp tục thí điểm thực hiện

nhất thể hóa chức danh bí thư Đảng ủy, chủ tịch UBND cấp xã ở một số

xã có đủ điều kiện; chuẩn hóa các chức danh cán bộ, công chức lãnh

đạo, quản lý các cấp... UBND thành phố còn chỉ đạo các cơ quan, đơn vị

đổi mới phương thức tuyển dụng công chức, viên chức; thực hiện Đề án

“Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức,

viên chức TP Hà Nội giai đoạn 2016-2020”.

Với những giải pháp quyết liệt, đồng bộ trên, chất lượng cũng như tinh

thần, thái độ phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức Thủ đô

sẽ được nâng lên, đáp ứng yêu cầu cử tri đặt ra.

Theo hanoimoi.com.vn

14. 'Kết nối' dịch vụ công

Cứ vào sáng thứ bảy (cách tuần), có cả ngàn người dân tại Đà

Nẵng được các tình nguyện viên tạo tài khoản công dân điện tử để

tiếp cận với các dịch vụ công trực tuyến.

Hỗ trợ người dân tạo tài khoản để kết nối với các dịch vụ công trực tuyến

Từ sáng sớm, rất nhiều người dân tìm đến Trung tâm Hỗ trợ cộng đồng

- Ecocenter (P.Hòa Minh, Q.Liên Chiểu, Đà Nẵng) để được hỗ trợ thông

tin, đăng ký dịch vụ. Đây là 1 trong 5 điểm hỗ trợ người dân tiếp cận với

các dịch vụ công trực tuyến ở Q.Liên Chiểu trong chương trình Ngày thứ

bảy tình nguyện. Đa phần họ là cán bộ hưu trí, người dân kinh doanh tự

do… và đều mong muốn được tương tác dịch vụ công nhanh chóng,

thuận tiện, minh bạch.

Tại bàn hỗ trợ kết nối dịch vụ công, các đoàn viên, thanh niên đến từ Sở

TT-TT Đà Nẵng đang lấy thông tin cá nhân và tạo tài khoản công dân

cho những người có nhu cầu. Ông Nguyễn Thành Sơn (60 tuổi, ngụ tại

chung cư Kinh Dương Vương, P.Hòa Minh, Q.Liên Chiểu) bảo rất muốn

tìm hiểu thông tin về các thủ tục hành chính công trên website của thành

phố. “Tôi muốn tự mình xem, tìm hiểu về chính sách lương bổng, hưu

trí, chính sách người có công… “Bắt” đầu óc hoạt động tí cho minh mẫn

và cũng có thông tin chân xác”, ông Sơn nói. Sau khi được các thanh

niên tình nguyện tạo tài khoản công dân điện tử, ông thao tác ngay trên

máy tính trang bị tại chỗ.

Người trẻ “tiếp sức” người già

Anh Nguyễn Duy Minh, Bí thư Thành đoàn Đà Nẵng, cho hay các bạn

trẻ vào cuộc hỗ trợ để giúp người dân tương tác với các dịch vụ hành

chính công một cách chủ động hơn. “Chúng tôi khởi động chương trình

tiếp cận dịch vụ công trực tuyến song song với hoạt động hướng dẫn

người dân về thủ tục hành chính để làm phong phú, thiết thực thêm

Chương trình Ngày thứ bảy tình nguyện. Các đoàn viên, thanh niên

chuyên trách sẽ tư vấn một số lĩnh vực, dịch vụ công khi người dân

chưa có điều kiện nắm bắt hết”, anh Minh nói.

Tại mỗi điểm tư vấn, hỗ trợ thông tin Ngày thứ bảy tình nguyện đều có

các cán bộ chuyên trách trẻ thuộc lĩnh vực hộ tịch, tư pháp, địa chính…

sẵn sàng tư vấn trực tiếp cho người dân khi có nhu cầu. “Đa số các nội

dung tư vấn và hỗ trợ người dân trong Ngày thứ bảy tình nguyện liên

quan đến thủ tục cấp đổi hộ khẩu, chứng minh nhân dân, xác nhận tình

trạng hôn nhân, làm giấy khai sinh, khai tử, thẻ bảo hiểm y tế, đất đai…”,

chị Lê Thị Giang, cán bộ Tư pháp, hộ tịch P.Hòa Minh cho biết. Chị

Giang là người tham gia Ngày thứ bảy tình nguyện suốt hơn 2 năm qua.

Sau khi đăng nhập hệ thống thông tin chính quyền điện tử TP.Đà Nẵng

bằng tài khoản cá nhân, người dân sẽ được cập nhật những thông tin

về tất cả các lĩnh vực, tham gia góp ý về vấn đề trật tự, an ninh, vệ sinh

môi trường đô thị, trật tự giao thông, điện chiếu sáng… Trong đó, có

hơn 400 dịch vụ công trực tuyến tại UBND các quận, huyện (đăng ký

hộ kinh doanh, cấp giấy phép kinh doanh, các thủ tục liên quan đến hộ

tịch, giấy phép xây dựng, sử dụng vỉa hè, kinh doanh dịch vụ ăn

uống…); các dịch vụ công trực tuyến tại sở, ngành (cấp giấy phép kinh

doanh ẩm thực, dịch vụ du lịch, sử dụng lao động nước ngoài…).

Theo thanhnien.vn

15. Đau đầu với hàng ngàn container phế liệu dồn ứ tại cảng TP.HCM

Hàng ngàn container chứa phế liệu tồn đọng quá 90 ngày tải các

cảng khiến cho Việt Nam phải đau đầu trước viễn cảnh trở thành

bãi chứa rác của các quốc gia khác.

Tính đến giữa tháng 6-2018, có khoảng 3.220 container phế liệu chưa

làm thủ tục hải quan đang được lưu giữ tại các cảng biển TP.HCM, Cục

Hải quan TP.HCM cho biết.

Trong số đó, chỉ tính riêng lượng container phế liệu chưa làm thủ tục hải

quan tồn đọng quá 90 ngày đã lên đến 2.255 container.

Nhiều lô hàng đã qua sử dụng, thậm chí thuộc diện cấm nhập khẩu

nhưng vẫn lọt vào VN - Ảnh: N.B.

Nhập khẩu tăng, tồn đọng nhiều

Theo Tổng cục Hải quan, tính đến hết tháng 5-2018, cả nước nhập khẩu

hơn 2 triệu tấn sắt thép phế liệu. Ngoài ra, một số phế liệu khác cũng

được nhập khẩu về Việt Nam như tàu thuyền cũ, lốp ôtô, giấy...

Hiện phần lớn hàng tồn đọng tại cảng Cát Lái do Chi cục hải quan cửa

khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1 quản lý, với 2.181 container.

Ngoài ra có 38 container tồn đọng tại các cảng Phước Long - Thủ Đức...

Cũng tại cảng Cát Lái, có 965 container phế liệu nhập khẩu chưa làm

thủ tục.

Lãnh đạo Cục Hải quan TP.HCM cho biết để xử lý các container phế liệu

tồn đọng quá 90 ngày tại các cảng biển, cục đã chỉ đạo các chi cục hải

quan nơi có phế liệu tồn đọng chủ trì phân loại, báo cáo hội đồng xử lý

hàng hóa tồn đọng để thực hiện việc xác lập quyền sở hữu nhà nước

theo quy định.

Chiều 18-6, trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Sỹ Tráng - Phó cục

trưởng Cục Hải quan TP Hải Phòng - cho biết thời gian qua, các lô hàng

nhựa phế liệu vận chuyển vào cảng Hải Phòng cũng tăng nhanh.

Một lô hàng phế liệu nhập vào VN - Ảnh: N.BÌNH

Hiện có khoảng 960 container phế liệu nhập khẩu đang tồn đọng tại

cảng Hải Phòng do một số doanh nghiệp không tuân thủ quy định về

kinh doanh, nhập khẩu phế liệu.

Có trường hợp doanh nghiệp khai báo hàng hóa là bao tải dứa đã qua

sử dụng nhưng qua xác minh phát hiện đó là phế liệu nhựa từ vỏ các

thiết bị điện tử. Đây là mặt hàng không đủ điều kiện nhập khẩu.

Nguy cơ Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á có thể trở thành điểm

đến của các mặt hàng là rác thải, phế liệu đã được cơ quan hải quan

đưa ra cảnh báo từ đầu năm nay, khi Trung Quốc thực hiện chính sách

cấm nhập khẩu rác thải, phế liệu từ nhựa, nilông.

Do chính sách lỏng lẻo?

Theo đại diện Công ty Tân Cảng Sài Gòn, số lượng phế liệu nhập khẩu

về cảng Cát Lái tồn đọng nhiều đang gây ùn ứ cục bộ tại cảng, ảnh

hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của cảng,

hãng tàu...

Nhiều doanh nghiệp cần nhập nguyên liệu, hàng hóa về sản xuất đang

gặp khó do cảng không còn đủ diện tích để tiếp nhận.

Đại diện Công ty Tân Cảng Sài Gòn đánh giá với hàng phế liệu, nhiều

doanh nghiệp có nhu cầu nhập về để sản xuất thực sự, nhưng cũng

không ít doanh nghiệp nhập về bán lại.

Thời gian qua còn xuất hiện lý do nhập phế liệu về Việt Nam vì chi phí

giải quyết cho một container nhựa phế liệu ở các nước khác rất lớn,

trong khi ở Việt Nam chính sách thoáng hơn.

"Họ sẵn sàng bỏ ra 100 USD cước vận chuyển, thêm 1.000 USD đặt cọc

vỏ container của tàu để đưa về Việt Nam. Theo quy định, nếu trong thời

gian 90 ngày không có người nhận, Việt Nam sẽ là nước phải xử lý

container đó. Thủ tục để xử lý những trường hợp như vậy rất nhiêu khê,

đặc biệt là vấn đề môi trường" - đại diện Tân Cảng Sài Gòn cho biết.

Mạnh tay xử lý

Ông Nguyễn Văn Cẩn, tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, cho biết hiện

cơ quan hải quan đang kiểm soát hàng phế liệu.

Trước thực tế có khoảng 3.000 container chứa mặt hàng trên tại tất cả

cảng biển ở Việt Nam, ông Cẩn khẳng định hải quan sẽ phối hợp với

Tổng cục Cảnh sát tiến hành khởi tố, điều tra sâu vì đã có tình trạng làm

giả giấy phép.

"Việc làm giả giấy phép là cấu thành đủ tội danh kinh doanh hàng cấm.

Cố gắng trong quý 2 sẽ phong tỏa mấy nghìn container này và kiến nghị

về chính sách đối với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ" - ông Nguyễn

Văn Cẩn nói.

Để ngăn chặn nhập khẩu phế liệu có nguy cơ gây ô nhiễm, ảnh hưởng

đến môi trường, Tổng cục Hải quan vừa có văn bản yêu cầu các cục hải

quan tỉnh, thành phố tăng cường quản lý phế liệu nhập khẩu vào Việt

Nam.

Cục Hải quan Hải Phòng cũng vừa có văn bản đề nghị đại lý hãng tàu,

đại lý giao nhận chủ động có biện pháp kiểm soát việc ký kết hợp đồng

vận chuyển các lô hàng phế liệu từ nước ngoài vào Việt Nam.

Tuy nhiên ông Đặng Vũ Thành, Phó chủ tịch Hiệp hội Dịch vụ logistics

Việt Nam, cho rằng câu chuyện phế liệu tồn đọng tại các cảng hiện nay

cần chính sách quốc gia, làm sao để kịp thời ngăn hàng phế liệu vào

Việt Nam, trước nguy cơ Việt Nam trở thành bãi chứa rác của các nước.

Ngưng nhận để "giải cứu" cảng Cát Lái

Để giảm áp lực phế liệu nhập khẩu về cảng Cát Lái, từ đầu tháng 6-

2018, Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn ngưng tiếp nhận toàn bộ lô hàng

nhựa phế liệu nhập khẩu trực tiếp tại hai cảng Tân Cảng Cát Lái và Tân

Cảng Hiệp Phước, mặt hàng giấy phế liệu vẫn được cho phép theo quy

định. Quy định này kéo dài đến ngày 30-9.

Ngoài ra, hai cảng này cũng áp dụng quy định chỉ cho thực hiện dỡ hàng

từ tàu sau khi khách hàng xuất trình đủ giấy phép nhập khẩu của lô hàng

được cơ quan có thẩm quyền cấp còn hiệu lực và văn bản cam kết thời

gian nhận hàng cụ thể...

Theo tuoitre.vn

17. Quận Tây Hồ gắn biển nhận diện 10 cửa hàng kinh doanh trái cây an toàn

Sáng 19/6, quận Tây Hồ đã gắn biển nhận diện các cửa hàng kinh

doanh trái cây an toàn trên địa bàn quận đợt 4 cho 10 cửa hàng

thuộc địa bàn phường Thụy Khuê và phường Bưởi, hoàn thành

việc gắn biển nhận diện cho 100% các cửa hàng kinh doanh trái cây

trên địa bàn.

Lãnh đạo quận Tây Hồ và Sở Công Thương gắn biển nhận diện cho

cửa hàng kinh doanh trái cây an toàn

Triển khai quyết định số 5848/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội về phê

duyệt Đề án “Thí điểm quản lý các cửa hàng kinh doanh trái cây trên địa

bàn các quận nội thành của TP Hà Nội”, các văn bản triển khai của

UBND TP, hướng dẫn của Sở Công Thương; UBND quận Tây Hồ đã

ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Thí điểm quản lý các cửa

hàng kinh doanh trái cây trên địa bàn các quận nội thành của TP Hà

Nội”.

Để triển khai Đề án có hiệu quả, quận đã đề ra các mục tiêu: Tất cả các

cơ sở kinh doanh đều có giấy phép kinh doanh theo quy định; 100%

người kinh doanh được đào tạo, tập huấn kiến thức về an toàn thực

phẩm, đảm bảo sức khỏe và các điều kiện cần thiết theo quy định. Đến

hết quý II/2018, 100% cửa hàng trái cây trên địa bàn có biển nhận diện

và đầy đủ trang thiết bị, phương tiện phục vụ kinh doanh, bảo quản trái

cây đảm bảo chất lượng.

Theo kết quả điều tra, khảo sát, đến nay trên địa bàn quận có 38 cửa

hàng kinh doanh trái cây. Sau khi rà soát đánh giá và kiểm tra cụ thể với

38 cơ sở kinh doanh chuyên doanh và tổng hợp có trái cây, cùng với 10

cơ sở kinh doanh trái cây trên địa bàn phường Thụy Khuê và phường

Bưởi được gắn biển nhận diện cửa hàng kinh doanh trái cây an toàn đợt

này, quận Tây Hồ đã hoàn thành việc gắn biển nhận diện cửa hàng trái

cây an toàn cho các cơ sở kinh doanh trái cây hiện có trên các phường.

10 cơ sở kinh doanh trái cây đảm bảo ATTP thuộc 2 phường là Thụy

Khuê và phường Bưởi được gắn biển gồm các Siêu thị Vinmart + (số 7

khu tập thể quận đội Trích Sài, 250 Lạc Long Quân, 387 Thụy Khuê, Lô

só 2-628 Hoàng Hoa Thám, 55 Thụy Khuê, 219 Thụy Khuê, 133 Thụy

Khuê, 426 Hoàng Hoa Thám), Công ty TNHH Trái cây Ngọc Châu (54

Lạc Long Quân), Công ty TNHH Tư vấn và thương mại quốc tế Duy Hiếu

(tầng 1 tòa nhà HIPT số 152 Thụy Khuê).

Để tiếp tục triển khai có hiệu quả Đề án trên địa bàn quận trong thời gian

tới, Phó Chủ tịch UBND quận Tây Hồ Nguyễn Đình Khuyến cho biết,

UBND quận sẽ chỉ đạo các phòng, ban, ngành, UBND các phường tiếp

tục xây dựng các nội dung tuyên truyền, triển khai thực hiện tuyên

truyền, hướng dẫn vận động đến từng tổ chức, cá nhân, cửa hàng kinh

doanh trái cây trên địa bàn chấp hành nghiêm các quy định của đề án.

Quận cũng sẽ tiếp tục rà soát, cập nhật các cơ sở dữ liệu, thực trạng

hoạt động của các cửa hàng kinh doanh trái cây trên địa bàn; hướng

dẫn, hỗ trợ các cửa hàng bổ sung, hoàn thiện các thủ tục để được cấp

đăng ký kinh doanh, cấp các loại giấy tờ về ATTP. Chỉ đạo các lực lượng

chức năng đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát hàng hóa trái cây vận

chuyển, lưu thông trên thị trường nhằm phát hiện kịp thời, có biện pháp

phòng ngừa, ngăn chặn và khắc phục sự cố về ATTP; tăng cường thực

hiện truy xuất nguồn gốc trái cây, thu hồi và xử lý đối với hành vi kinh

doanh trái cây không đảm bảo an toàn quy định. Trong quá trình kiểm

tra, kiểm soát tuyên truyền, hướng dẫn, vận động các cơ sở kinh doanh

trái cây thực hiện các thủ tục đảm bảo ATTP theo quy định.

Đồng thời, công khai thông tin các cửa hàng đã được cấp biển nhận

diện, các cửa hàng vi phạm quy định trên Cổng thông tin điện tử của

quận và gửi đến các cơ quan thông tấn báo chí để tuyên truyền rộng rãi

đến toàn thể người tiêu dùng Thủ đô. Tiếp tục triển khai nhân rộng việc

xây dựng tuyến phố không kinh doanh trái cây dưới lòng đường vỉa hè,

nơi công cộng. Rà soát lại quỹ đất còn trống nhất là tại các chợ dân sinh

để giới thiệu, bố trí các hộ kinh doanh trên lòng đường, vỉa hè vào kinh

doanh theo đúng quy định đảm bảo ATTP.

Tiếp tục nắm bắt các khó khăn, vướng mắc của các cơ sở kinh doanh

trái cây trong quá trình thực hiện đề án để tổng hợp báo cáo cơ quan

cấp trên. Tăng cường phối hợp trong công tác kiểm tra, giám sát hoạt

động kinh doanh trái cây.

Theo kinhtedothi.vn