44
a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 03 tháng 5 năm 2018

a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1428/DB...với sự phục vụ của cơ quan hành

  • Upload
    others

  • View
    4

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1428/DB...với sự phục vụ của cơ quan hành

a

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ

CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

ĐIỂM BÁO

Ngày 03 tháng 5 năm 2018

Page 2: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1428/DB...với sự phục vụ của cơ quan hành

Bộ, ngành

1. Cải cách hành chính: Đặt sự hài lòng của người dân lên trên hết

2. Bộ Y tế xếp áp chót về chỉ số cải cách thủ tục hành chính 2017

3. Đề xuất cắt giảm 193 điều kiện KD chứng khoán, hải quan, thuế...

4. Bộ Công thương bãi bỏ và đơn giản hóa thêm 54 thủ tục hành chính

5. Giấy phép "con" có gì ngon, mà ngành chức năng thích "ôm"?

6. VCCI triển khai nhiều nhiệm vụ thực hiện Nghị quyết 35/NQ-CP

7. Phát triển taxi công nghệ: Nhận diện bất cập để quản lý

8. Thay đổi điểm tiếp nhận phù hiệu, biển hiệu cho ô tô

9. Khoảng 260.000 doanh nghiệp và 110.000 hộ kinh doanh áp dụng hóa đơn điện tử

10. Thủy sản xuất khẩu vướng Giấy chứng nhận kiểm dịch

11. Công bố tỷ lệ người dân bị công chức phiền hà, sách nhiễu

Địa phương

12. Cải cách thủ tục hành chính trong các cơ quan nhà nước: Phải thay đổi tư duy từ cấp cơ sở

13. Hà Nội: Kiểm tra công tác cải cách hành chính linh hoạt

14. Không chỉ cứ "ngồi" chờ cơ chế

Page 3: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1428/DB...với sự phục vụ của cơ quan hành

1. Cải cách hành chính: Đặt sự hài lòng của người dân lên trên hết Đây là phát biểu chỉ đạo của Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình, Trưởng Ban chỉ đạo Cải cách hành chính của Chính phủ tại Hội nghị công bố Chỉ số Cải cách hành chính năm 2017 (PAR INDEX), sáng 2/5, tại Hà Nội.

Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hoà Bình phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: VGP/Lê Sơn

Phát biểu kết luận Hội nghị, Phó Thủ tướng nêu rõ: Trong thời gian vừa qua, công tác cải cách hành chính luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm chỉ đạo quyết liệt, coi đây là một trong những nội dung quan trọng trong công cuộc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Đặc biệt, trong quá trình xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo phát triển, hành động, phục vụ nhân dân, công tác cải cách hành chính, nhất là cải cách thể chế đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hết sức coi trọng.

Theo đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều giải pháp mới, sáng tạo trong chỉ đạo điều hành nhằm đẩy mạnh triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ cải cách hành chính tại Nghị quyết số 30c/NQ-

Page 4: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1428/DB...với sự phục vụ của cơ quan hành

CP ngày 8/11/2011 của Chính phủ về ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2011 - 2020 và Quyết định số 225/QĐ-TTg ngày 4/2/2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2016 - 2020.

Chính phủ cũng đã ban hành nhiều nghị quyết về đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính trên các lĩnh vực trọng tâm, với các giải pháp mạnh mẽ, quyết liệt nhằm hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp (Nghị quyết số 35/NQ-CP); cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia (tại các nghị quyết số 19 của Chính phủ hằng năm)...

Trên cơ sở đó, Bộ Nội vụ đã xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện Đề án xác định Chỉ số cải cách hành chính của các bộ, các tỉnh để theo dõi, đánh giá một cách thực chất, khách quan kết quả triển khai cải cách hành chính hằng năm của các bộ, các địa phương trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2011 - 2020; Đề án đo lường hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước để đánh giá khách quan chất lượng cung cấp dịch vụ hành chính công của các cơ quan hành chính Nhà nước.

Nhiều chuyển biến tích cực

Thời gian qua, công tác cải cách hành chính của Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương đã có nhiều chuyển biến tích cực, cả về tổ chức triển khai và kết quả đạt được trên từng lĩnh vực, đóng góp quan trọng vào thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Trong đó, chuyển biến quan trọng nhất là về công tác xây dựng và ban hành thể chế (thể hiện ở tình trạng nợ đọng văn bản đã giảm đáng kể so với các năm trước), cải cách các quy định thủ tục hành chính (thể hiện ở Chỉ số xếp hạng môi trường kinh doanh từng bước được cải thiện) và trong thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông; ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng Chính phủ điện tử, chính quyền điện tử... góp phần từng bước nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước; xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo phát triển, quyết liệt hành động, hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân.

Những kết quả đạt được trên các lĩnh vực cải cách hành chính của các bộ, các địa phương cơ bản đã được thể hiện một cách đầy đủ tại kết quả Chỉ số cải cách hành chính năm 2017 và Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2017 được công bố hôm nay.

“Tôi nhiệt liệt biểu dương những bộ, địa phương đã thực hiện tốt công tác cải cách hành chính trong năm 2017 và đạt kết quả cao đối với các chỉ số đã công bố, như: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Thông tin và

Page 5: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1428/DB...với sự phục vụ của cơ quan hành

Truyền thông, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Bộ Công Thương, tỉnh Quảng Ninh, TP. Hà Nội, tỉnh Đồng Nai, TP. Đà Nẵng, TP. Hải Phòng…”, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình nhấn mạnh.

Còn tồn tại những hạn chế cần khắc phục

Bên cạnh sự nỗ lực, cố gắng và những kết quả tích cực đã đạt được, cần phải thẳng thắn nhìn nhận rằng công tác cải cách hành chính thời gian qua vẫn còn những tồn tại, hạn chế nhất định. Kết quả Chỉ số cải cách hành chính, Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2017 đã chỉ ra một số tồn tại, hạn chế.

Cụ thể, công tác chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính của một số bộ, ngành, địa phương chưa được quan tâm đúng mức. Vai trò trách nhiệm người đứng đầu của các cơ quan trong cải cách hành chính chưa cao, chưa quyết liệt trong triển khai cải cách hành chính. Việc triển khai các chương trình, kế hoạch cải cách hành chính hằng năm chưa hiệu quả. Việc chấp hành và thực thi các nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao chưa nghiêm, còn tình trạng quá hạn, xin lùi thời gian hoàn thành.

Phó Thủ tướng nêu rõ: Công tác cải cách thể chế là trọng tâm của cải cách, tuy nhiên, qua đánh giá năm 2017 còn thấy hạn chế như vẫn còn tình trạng chậm ban hành văn bản quy định chi tiết, chất lượng các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật chưa cao.

Cải cách thủ tục hành chính còn những hạn chế, bất cập, còn tình trạng bộ, ngành, địa phương ban hành các quy định thủ tục hành chính trái thẩm quyền; công bố, công khai thủ tục hành chính còn chậm, chưa đúng quy định; tỷ lệ giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính trễ hẹn còn phổ biến ở một số bộ, ngành và địa phương; việc thực hiện quy định xin lỗi người dân khi giải quyết thủ tục hành chính trễ hẹn còn chưa nghiêm, chưa đầy đủ…

Tổ chức bộ máy còn cồng kềnh, tầng nấc; hiệu quả hoạt động chưa cao; cơ cấu số lượng lãnh đạo tại các cơ quan, tổ chức hành chính chưa hợp lý, vẫn còn tình trạng số lượng lãnh đạo nhiều hơn công chức chuyên môn trong đơn vị, tổ chức.

Một số nơi còn bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo, quản lý khi chưa đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định; việc hoàn thiện Đề án xác định vị trí việc làm đối với viên chức trong các đơn vị sự nghiệp còn chậm.

Page 6: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1428/DB...với sự phục vụ của cơ quan hành

Ảnh: VGP/Lê Sơn

Đẩy mạnh cải cách thể chế, đơn giản hóa thủ tục hành chính

Để nâng cao chất lượng, hiệu quả cải cách hành chính, khắc phục những tồn tại, bất cập của nền hành chính, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình đề nghị các bộ, ngành, địa phương tập trung thực hiện một số nhiệm vụ.

Một là, các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố cần sử dụng hiệu quả kết quả Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính trong chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính tại bộ, ngành, địa phương, đề ra các giải pháp phù hợp để khắc phục các tồn tại, hạn chế, nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ hành chính công cho người dân, tổ chức. Căn cứ vào kết quả Chỉ số cải cách hành chính năm 2017, các bộ, ngành, địa phương cần tập trung chỉ đạo rà soát, xác định rõ những điểm mạnh cũng như những hạn chế, yếu kém trong công tác cải cách hành chính của đơn vị mình - thể hiện thông qua kết quả điểm đạt được của từng tiêu chí, lĩnh vực cải cách. Từ đó, chỉ đạo làm rõ nguyên nhân của hạn chế, yếu kém cũng như trách nhiệm của từng cá nhân, tổ chức trong triển khai từng nhiệm vụ cải cách hành chính. Đồng thời, đề ra các biện pháp cụ thể để khắc phục, bảo đảm nhiệm vụ cải cách hành chính được triển khai đúng tiến độ, kế hoạch đề ra.

Page 7: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1428/DB...với sự phục vụ của cơ quan hành

Hai là, tiếp tục đẩy mạnh cải cách thể chế, trọng tâm là rà soát, hoàn thiện thể chế về quản lý công chức, viên chức; thể chế liên quan đến doanh nghiệp, bảo đảm nguyên tắc không làm tăng thêm các điều kiện làm hạn chế cơ hội đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp trong quá trình xây dựng và hoàn thiện thể chế; khắc phục triệt để tình trạng nợ đọng việc ban hành các văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh; nâng cao chất lượng xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, bảo đảm tính hợp pháp, đồng bộ, thống nhất, khả thi của hệ thống văn bản.

Ba là, tập trung rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính, nhất là trên các lĩnh vực trọng tâm theo quy định tại Nghị quyết số 35/NQ-CP, Nghị quyết số 01/NQ-CP năm 2018 và Nghị quyết số 19; tăng tính liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp.

Bốn là, các bộ, ngành, địa phương thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Khoá XII một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; Nghị quyết số 10/NQ-CP ngày 3/2/2018 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; tiếp tục triển khai có hiệu quả các chính sách về tinh giản biên chế theo quy định tại Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị định số 108/2014/NĐ-CP của Chính phủ.

Năm là, quán triệt đầy đủ tinh thần, nội dung của Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Khoá XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập. Trên cơ sở đó, thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Nghị quyết số 08/NQ-CP ngày 24/01/2018 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW.

Sáu là, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính với nội dung trọng tâm là: Công tác tuyển dụng, bổ nhiệm và sử dụng cán bộ, công chức, viên chức; tình hình chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính; tình hình tổ chức giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp, từng bước xây dựng Chính phủ điện tử, chính quyền điện tử. Đồng thời, thực hiện đúng lời Bác Hồ dạy “Cán bộ, công chức là là công bộc của dân, phải hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân”.

Bảy là, các bộ, ngành, địa phương hoàn thiện việc ban hành Kiến trúc Chính phủ điện tử cấp bộ, cấp tỉnh theo quy định; đẩy mạnh việc xây dựng và sử dụng các phần mềm dùng chung, bảo đảm tính tương thích,

Page 8: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1428/DB...với sự phục vụ của cơ quan hành

đồng bộ và thông suốt để nâng cao hiệu quả chỉ đạo, điều hành của người đứng đầu cơ quan hành chính Nhà nước các cấp trong quá trình xử lý công việc; tăng tỷ lệ sử dụng văn bản điện tử trao đổi giữa các cơ quan Nhà nước; nâng cao hiệu quả cung cấp dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 3, 4.

“Về tình hình ứng dụng công nghệ thông tin vào cải cách hành chính, xây dựng phần mềm dùng chung, chống tư tưởng cục bộ, thiếu hợp tác và điều này đòi hỏi các bộ, ngành, địa phương có khảo sát các hệ thống, cấu trúc của Chính phủ với sự đồng bộ, liên thông. Trên cơ sở đó, phát huy tốt những điểm mạnh, phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn. Từ đó, từng bước xây dựng Chính phủ điện tử, chính quyền điện tử. Một số địa phương đang nỗ lực rất lớn xây dựng chính quyền thông minh”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Tám là, Bộ Nội vụ tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện nội dung, phương pháp đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước; tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện các tiêu chí đánh giá cải cách hành chính, bảo đảm đánh giá chính xác, khách quan và công bằng kết quả triển khai cải cách hành chính tại các bộ, các tỉnh. Tạo mọi điều kiện thuận lợi và cơ hội công bằng cho người dân và doanh nghiệp khi tiếp cận cơ quan hành chính Nhà nước.

Trên cơ sở đó, các bộ, ngành nghiên cứu bổ sung các tiêu chí của Bộ chỉ số này gắn với cải cách hành chính công, đánh giá cơ quan, tổ chức đó có làm tốt việc phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, lãng phí hay không, Phó Thủ tướng đặt vấn đề và yêu cầu chống cho được tính hình thức trong việc đánh giá của Bộ tiêu chí. Muốn vậy, phải đặt sự hài lòng của người dân lên trên hết trong công tác cải cách hành chính hiện nay. Đem lại lợi ích thiết thực cho người dân với việc ứng dụng công nghệ cao, loại bỏ những thủ tục không cần thiết, làm sao để người dân không phải tiếp xúc qua “cửa quan” khi giải quyết công việc với chính quyền một cách trực tuyến.

Các bộ, ngành tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Trung ương Hội Cựu Chiến binh Việt Nam và các cơ quan liên quan trong triển khai đánh giá kết quả cải cách hành chính hằng năm và đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước, bảo đảm chất lượng, hiệu quả.

Lê Sơn

Theo chinhphu.vn

Page 9: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1428/DB...với sự phục vụ của cơ quan hành

2. Bộ Y tế xếp áp chót về chỉ số cải cách thủ tục hành chính 2017 Bộ Y tế từ thứ hạng 11 trên 19 đơn vị được xếp hạng năm 2016 tụt xuống hạng 18 trong kết quả Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX) 2017 của các bộ, cơ quan ngang bộ.

Chỉ số cải cách hành chính năm 2017 của các bộ, cơ quan ngang bộ (trái) và các

tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư. ẢNH LÊ HIỆP

Theo kết quả chỉ số cải cách hành chính vừa được Bộ Nội vụ công bố sáng nay, 2.5, điểm số cải cách hành chính của Bộ Y tế từ 79,69% năm 2016 giảm xuống còn 72,40%, giảm 7,29%.

Bộ Kế hoạch - Đầu tư cũng có sự sụt giảm về điểm số và thứ hạng trong kết quả chỉ số cải cách hành chính năm 2017 so với năm trước. Bộ này đã tụt từ thứ hạng 9/19 năm 2016 xuống thứ 17/19, chỉ trên Bộ Y tế 1 bậc. So với năm 2016, điểm số của Bộ Kế hoạch - Đầu tư đã giảm tới 7,98% (từ 80,59% xuống 72,61%).

Cơ quan ngang bộ xếp cuối cùng trong kết quả chỉ số cải cách hành chính năm 2017 là Ủy ban dân tộc, với điểm số 72,13%.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục có chỉ số cải cách hành chính cao nhất với kết quả đạt 92,36%. So với đơn vị đạt kết quả thấp nhất, khoảng cách điểm số lên tới 20,23%.

Kết quả chỉ số cải cách hành chính năm 2017 của các bộ ngành chia làm 2 nhóm. Nhóm thứ nhất gồm 12 bộ, cơ quan ngang bộ có chỉ cải cách hành chính trên 80%, gồm: Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Bộ Thông tin - Truyền thông, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Bộ Công thương,

Page 10: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1428/DB...với sự phục vụ của cơ quan hành

Bộ Ngoại giao, Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học - Công nghệ, Bộ Nội vụ, Bộ Tài nguyên - Môi trường, Bộ Giáo dục - Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Nhóm thứ 2 gồm 7 bộ có kết quả từ 70-80%, gồm: Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch, Bộ Giao thông vận tải, Thanh tra Chính phủ, Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch - Đầu tư, Bộ Y tế, Ủy ban dân tộc.

Theo đánh giá của Bộ Nội vụ, giá trị trung bình chỉ số cải cách hành chính của 19 bộ, cơ quan ngang bộ đạt được là 79,92%. Không có bộ nào có kết quả chỉ số cải cách hành chính dưới 70%. Có 12 bộ, cơ quan ngang bộ có chỉ số cải cách hành chính năm 2017 trên mức trung bình.

So với năm 2016, năm nay, có 9 đơn vị tăng điểm số, gồm: Bộ Thông tin - Truyền thông, Bộ Tư pháp, Bộ Công thương, Bộ Ngoại giao, Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn, Bộ Nội vụ, Bộ Tài nguyên - Môi trường, Bộ Giáo dục - Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Trong đó, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có giá trị điểm số tăng cao nhất, 8,09% (từ 71,91% năm 2016 lên 80% năm 2017). Tuy nhiên, chỉ số cải cách hành chính năm 2017 giảm 0,32% điểm số so với năm 2016.

Theo Bộ Nội vụ, các bộ còn nhiều tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện nội dung công bố, công khai thủ tục hành chính và tỷ lệ thủ tục hành chính được giải quyết đúng hạn theo quy định. Tỷ lệ điểm số trung bình mà các bộ nhận được qua điều tra xã hội học chỉ ở mức 70,05%.

Quảng Ninh đứng đầu về chỉ số cải cách hành chính năm 2017

Kết quả PAR INDEX 2017 của các tỉnh, thành phố cho thấy có những thay đổi đáng kể so với năm 2016. Trong năm 2017, tỉnh Quảng Ninh đã xuất sắc vượt lên vị trí dẫn đầu bảng xếp hạng chỉ số cải cách hành chính với kết quả điểm số 89,45/100, cao hơn với đơn vị đứng vị trí thứ 2 là Hà Nội tới 3,99%. Năm 2016, tỉnh Quảng Ninh xếp thứ 6 với điểm số 82,73%.

Tỉnh Đồng Nai là đơn vị xếp vị trí thứ 3 với kết quả điểm số là 84,52 điểm. Hai địa phương còn lại trong nhóm 5 đơn vị dẫn đầu lần lượt là Đà Nẵng và Hải Phòng.

Theo đánh giá của Bộ Nội vụ, đây đều là những đơn vị tiên phong, có nhiều sáng kiến trong triển khai nhiệm vụ cải cách hành chính những năm gần đây và được trung ương đánh giá cao, nhiều địa phương khác đến nghiên cứu học tập.

Trong nhóm 5 địa phương đứng cuối bảng xếp hạng, tỉnh Quảng Ngãi là đơn vị có chỉ số cải cách hành chính 2017 thấp nhất, chỉ đạt 59,69%. Đây cũng là đơn vị duy nhất trong bảng xếp hạng có kết quả đạt dưới

Page 11: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1428/DB...với sự phục vụ của cơ quan hành

60%. Các tỉnh, thành xếp ở nhóm 5 địa phương cuối bảng ngoài Quảng Ngãi còn có Bình Định, Trà Vinh, Thanh Hóa và Bến Tre.

Theo Bộ Nội vụ, giá trị trung bình của chỉ số cải cách thủ tục hành chính năm 2017 của các tỉnh, thành phố là 77,72%, cao hơn giá trị trung bình năm 2016 là 3,09%. Tuy nhiên, khoảng cách giữa tỉnh dẫn đầu và tỉnh cuối bảng lên tới gần 30%.

Đáng nói, chỉ số cải cách hành chính năm 2017 có sử dụng chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) như một chỉ số thành phần, chiếm tới 12% tổng số điểm tối đa để đánh giá tác động của cải cách hành chính tại các tỉnh, thành phố.

Theo thanhnien.vn

3. Đề xuất cắt giảm 193 điều kiện KD chứng khoán, hải quan, thuế... Bộ Tài chính đề xuất cắt giảm, đơn giản hóa 193 điều kiện kinh doanh trong 7 lĩnh vực: bảo hiểm, chứng khoán, giá, hải quan, kiểm toán, tài chính ngân hàng, thuế.

Theo kết quả rà soát của Bộ Tài chính, Bộ hiện đang có 370 điều kiện kinh doanh. Thực hiện yêu cầu của Chính phủ, Bộ đề xuất bãi bỏ 99 điều kiện và đơn giản hóa 94 điều kiện, cụ thể như sau:

STT Lĩnh vực

Tổng

số điều

kiện ban

đầu

Số điều

kiện đề

xuất cắt

giảm

Số điều

kiện đề

xuất đơn

giản

Tổng số

đề xuất

cắt giảm,

đơn giản

1 Tài chính

ngân hàng 64 14 15 29

2 Hải quan 31 01 15 16

3 Chứng

khoán 148 38 40 78

4 Bảo hiểm 54 21 07 28

Page 12: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1428/DB...với sự phục vụ của cơ quan hành

5 Kế toán -

kiểm toán 50 17 02 19

6 Giá 21 07 14 21

7 Thuế 02 01 01 02

TỔNG CỘNG 370 99 94 193

Chẳng hạn trong kinh doanh các dịch vụ về thuế, Bộ đề xuất bỏ điều kiện về nhân lực “có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có phẩm chất, đạo đức tốt, trung thực, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật”.

Trong kinh doanh bảo hiểm, Bộ đề xuất bỏ quy định phải góp vốn bằng tiền vì hiện nay Luật Doanh nghiệp cho phép chủ đầu tư góp vốn bằng các hình thức đa dạng (không chỉ bằng tiền).

Thay vào đó, chỉ quy định về nguyên tắc, theo đó chủ đầu tư phải sử dụng vốn góp của chính mình để góp vốn; đảm bảo việc góp vốn không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và đáp ứng các quy định của pháp luật chuyên ngành.

Đối với doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm dự kiến được thành lập, đề nghị cắt giảm điều kiện: Có loại hình doanh nghiệp, điều lệ công ty (đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm), quy chế tổ chức và hoạt động (đối với chi nhánh nước ngoài) phù hợp với quy định…

Về điều kiện thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn bảo hiểm, với cá tổ chức của Việt Nam, Bộ đề xuất bỏ điều kiện doanh nghiệp phải hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm. Lý do là để tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư hoạt động trong các lĩnh vực khác đầu tư vào thị trường bảo hiểm Việt Nam.

Tương tự với tổ chức nước ngoài, Bộ đề xuất bỏ quy định phải là doanh nghiệp bảo hiểm, với lý do nhằm thu hút nhiều hơn các nhà đầu tư tham gia vào thị trường.

Về điều kiện thành lập công ty cổ phần bảo hiểm, Bộ Tài chính đề xuất bãi bỏ quy định trong thời hạn 3 năm kể từ ngày được cấp giấy phép, các cổ đông sáng lập phải cùng nhau sở hữu tối thiểu 50% số cổ phần phổ thông được quyền chào bán của công ty cổ phần bảo hiểm.

Trong lĩnh vực chứng khoán, Bộ cho biết hiện đang được giao chủ trì xây dựng Luật Chứng khoán sửa đổi. Theo kế hoạch, Luật này được đưa vào Chương trình xây dựng Luật 2018, trình Quốc hội xem xét

Page 13: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1428/DB...với sự phục vụ của cơ quan hành

thông qua vào 2019. Do vậy, việc thực thi phương án đơn giản hóa, bãi bỏ các điều kiện sẽ được nghiên cứu đầy đủ trong quá trình soạn thảo Luật và văn bản hướng dẫn thi hành.

Tuy nhiên, qua rà soát, Bộ cũng nhắc tới hàng loạt điều kiện kinh doanh như để thành lập công ty kinh doanh chứng khoán phải có 100 tỷ đồng (nếu tự doanh chứng khoán) hay 165 tỷ (nếu bảo lãnh phát hành chứng khoán). Cùng với đó là các điều kiện về nhân sự như có năng lực hành vi dân sự đầy đủ…; điều kiện về trụ sở làm việc, cơ sở vật chất, trang thiết bị…

Trong lĩnh vực hải quan, dự kiến không còn yêu cầu nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan phải có trình độ cao đẳng trở lên trong các ngành kinh tế, luật, kỹ thuật, mà chỉ cần có trình độ cao đẳng trở lên trong bất cứ ngành nào.

Cũng trong lĩnh vực hải quan, Bộ đề xuất sửa đổi quy định về phần mềm. Hiện các phần mềm của doanh nghiệp phải đáp ứng các tiêu chí về quản lý hàng nhập, lưu giữ, tồn của các loại hình kinh doanh kho bãi, địa điểm theo từng mặt hàng, đối tượng mua hàng, tờ khai hải quan… Nay Bộ cho rằng các phần mềm này chỉ cần đáp ứng kết nối trực tiếp với hệ thống xử lý dữ liệu điện tử Hải quan để cung cấp thông tin.

Với kinh doanh dịch vụ đòi nợ, Bộ đề xuất cắt giảm các điều kiện có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, không có tiền án với người quản lý, giám đốc chi nhánh và người lao động…

Bộ cũng đề xuất đơn giản hóa nhiều điều kiện trong lĩnh vực kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài, kinh doanh casino, kinh doanh đặt cược đua ngựa, đặt cược đua chó…

Thanh Hằng

Theo chinhphu.vn

4. Bộ Công thương bãi bỏ và đơn giản hóa thêm 54 thủ tục hành chính

NDĐT - Bộ trưởng Công thương vừa phê duyệt Phương án tổng thể

đơn giản hóa thủ tục hành chính (TTHC) thuộc phạm vi chức năng

quản lý nhà nước của Bộ Công thương năm 2018. Trong đó, thêm

nhiều thủ tục được đơn giản, nhiều quy định được bãi bỏ, giảm tối

đa thời gian thực hiện thủ tục nhằm tạo thuận lợi nhất cho các

doanh nghiệp.

Page 14: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1428/DB...với sự phục vụ của cơ quan hành

Bớt thủ tục và thời gian chờ đợi

Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh vừa ký Quyết định 1408/QĐ-BCT phê duyệt Phương án tổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính (TTHC) thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Công thương năm 2018. Theo quy định của Bộ Công thương, nhiều hồ sơ, thủ tục sẽ được dỡ bỏ khi DN muốn xác nhận đăng ký thực hiện khuyến mại theo hình thức mang tính may rủi thực hiện trên địa bàn một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, hoặc từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.

Đơn cử, bãi bỏ thành phần hồ sơ: hình ảnh hàng hóa khuyến mại và hàng hóa dùng để khuyến mại; mẫu vé số dự thưởng đối với chương trình khuyến mại có phát hành vé số dự thưởng. Thay thế Giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa, dịch vụ khuyến mại và hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại theo quy định của pháp luật bằng Bản sao giấy tờ về chất lượng của hàng hóa khuyến mại theo quy định của pháp luật. Bãi bỏ quy định về việc thông báo yêu cầu thương nhân hoàn chỉnh, bổ sung hồ sơ khi hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ. Thời gian thực hiện đăng ký khuyến mại sẽ giảm từ bảy ngày làm việc hiện nay xuống năm ngày làm việc trước khi triển khai hoạt động khuyến mại.

Các hoạt động xác nhận đăng ký, thay đổi, bổ sung tổ chức Hội chợ,

Page 15: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1428/DB...với sự phục vụ của cơ quan hành

Triển lãm thương mại ở nước ngoài; xác nhận đăng ký tổ chức và thay đổi bổ sung nội dung đăng ký tổ chức Hội chợ, Triển lãm thương mại tại Việt Nam cũng được cắt giảm mạnh với thời gian đăng ký thực hiện khuyến mại giảm xuống còn bảy ngày, thay vì 10 ngày như trước đây.

Đối với lĩnh vực an toàn thực phẩm (ATTP), theo Quyết định 1408/QĐ-BCT, cơ sở kinh doanh thực phẩm muốn được Bộ Công thương hoặc Sở Công thương cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm (quy định tại Thông tư số 58/2014/TT-BCT) sẽ được bãi bỏ tài liệu trong hồ sơ Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm gồm: Bản sao có xác nhận của cơ sở Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký DN hoặc Giấy chứng nhận đầu tư có ngành nghề kinh doanh thực phẩm.

Tương tự, cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm muốn được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm sẽ được bãi bỏ tài liệu trong hồ sơ như: Bản sao có xác nhận của cơ sở Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư có ngành nghề kinh doanh thực phẩm. Đồng thời, bỏ nội dung “diện tích nhà xưởng”, “hệ thống thông gió”, “hệ thống chiếu sáng”.

Đặc biệt, lĩnh vực xuất nhập khẩu (XNK), Bộ đã bãi bỏ thủ tục cấp Giấy phép nhập khẩu (NK) thuốc lá để kinh doanh hàng miễn thuế. Đồng thời, giảm thời hạn thực hiện từ năm ngày xuống ba ngày làm việc với thủ tục cấp và cấp lại Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) đối với sản phẩm, hàng hoá xuất khẩu XK và NK thuộc quyền quản lý của Bộ Công thương.

Với hoạt động cấp Giấy phép gia công XK có yếu tố nước ngoài quy định tại Thông tư số 04/2014/TT-BCT, bãi bỏ Văn bản xác nhận của Bộ quản lý chuyên ngành. Việc xin ý kiến của Bộ chuyên ngành chuyển từ trách nhiệm của thương nhân sang trách nhiệm trao đổi ý kiến giữa các cơ quan Nhà nước. Đồng thời giảm thời gian thực hiện thủ tục từ 10 ngày làm việc xuống năm ngày làm việc.

Bộ Công thương cũng giảm thời gian thực hiện TTHC từ 15 ngày làm việc xuống 10 ngày làm việc với doanh nhân muốn cấp lại, điều chỉnh nội dung Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh XK gạo quy định tại Nghị định số 109/2010/NĐ-CP.

Bên cạnh đó, nhiều TTHC trong các lĩnh vực khác như quản lý cạnh tranh, kỹ thuật an toàn, kinh doanh rượu, năng lượng, điện, tiêu chuẩn đo lường cũng được cơ quan này cắt giảm mạnh mẽ.

Lộ trình rõ ràng, bước đi cụ thể

Thông tin tại Hội nghị công bố Chỉ số CCHC (ParIndex) của các Bộ, cơ

Page 16: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1428/DB...với sự phục vụ của cơ quan hành

quan ngang Bộ do Văn phòng Ban chỉ đạo CCHC của Chính phủ tổ chức ngày 2-5-2018, Thứ trưởng Công thương Trần Quốc Khánh cho biết, công tác đơn giản hóa thủ tục hành chính (TTHC), cắt giảm điều kiện đầu tư – kinh doanh, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp giai đoạn 2016-2018 của Bộ Công thương được tiến hành theo lộ trình rõ ràng, cụ thể. Đó là, Quyết định số 4846/QĐ-BCT (ngày 9-12-2016) về Phương án tổng thể đơn giản hóa TTHC trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công thương năm 2017; Quyết định số 3610a/QĐ-BCT ngày 20-9-2017 về Phương án cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công thương giai đoạn 2017 – 2018. Và gần đây nhất là Quyết định số 1408/QĐ-BCT (ngày 27-4-2018) về Phương án tổng thể đơn giản hóa TTHC năm 2018 của Bộ Công thương.

Thứ trưởng Trần Quốc Khánh cho biết thêm, một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác CCHC được Bộ Công thương hết sức coi trọng là công tác tiếp nhận, xử lý phản ánh kiến nghị của người dân, tổ chức. Bộ Công thương xác định đây là một “đầu vào” quan trọng để chấn chỉnh hoạt động công chức, công vụ; kịp thời điều chỉnh các quy định hành chính bất hợp lý; tiếp thu các sáng kiến cải cách từ người dân, nâng cao chất lượng xây dựng thể chế, Bộ đã xây dựng nhiều kênh tiếp nhận phản hồi, phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp thông qua: văn thư, email, Cổng thông tin điện tử, hơn 10 đường dây điện thoại nóng về TTHC, về thủ tục xuất nhập khẩu cũng như của các đơn vị chuyên môn khác. Bộ Công thương cũng đẩy mạnh cung cấp các dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) mức độ cao cho người dân, doanh nghiệp. Tính đến thời điểm hiện tại, tất cả 296 TTHC cấp Trung ương thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công thương đã được triển khai DVCTT mức độ 2 trở lên; trong đó, có 35 DVCTT mức độ 4, 118 DVCTT mức độ 3 và tất cả 153 DVCTT này đều đã được tích hợp trên Cổng DVCTT của Bộ để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp. Bộ đã thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia đối với 06 TTHC ở mức độ 4.

Những cải cách thủ tục hành chính của Bộ Công thương đã được ghi nhận,. Xếp hạng ParIndex 2017 của Bộ Công thương đứng thứ 5/19; Năm 2016 là 12/19 và năm 2015 là 18/19.

Theo Quyết định số 1408/QĐ-BCT, sẽ có 54 TTHC nằm trong diện bãi bỏ, đơn giản hóa. Trong đó, bãi bỏ 12 thủ tục và đơn giản hóa 42 thủ tục đối với 10 lĩnh vực, tại 19 văn bản quy phạm pháp luật, gồm 10 Thông tư, một Thông tư liên tịch, một Quyết định của Thủ tướng và bảy Nghị định.

XUÂN BÁCH

Theo nhandan.com.vn

Page 17: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1428/DB...với sự phục vụ của cơ quan hành

5. Giấy phép "con" có gì ngon, mà ngành chức năng thích "ôm"? Không tổ chức một cách “rầm rộ” như các bộ, ngành khác nhưng thời gian qua, Bộ NNPTNT đã triển khai khá hiệu quả việc cắt giảm các điều kiện kinh doanh nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp (DN). Tuy vậy, vẫn còn một số tồn tại khiến DN bức xúc.

Cắt giảm 131 điều kiện kinh doanh

Bà Nguyễn Thị Kim Anh - Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ NNPTNT), cho biết, theo Luật Đầu tư thì ngành NNPTNT có 33 ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và qua rà soát có 345 điều kiện kinh doanh. Để tháo gỡ khó khăn cho DN, Bộ trưởng Bộ NNPTNT đã thành lập tổ công tác, các thủ trưởng đơn vị trực tiếp chỉ đạo việc giảm bớt các thủ tục hành chính trên tinh thần phải đổi mới tư duy và thực hiện một cách triệt để.

Việc xin quá nhiều giấy phép trong nhập khẩu nguyên liệu gây khó khăn cho các DN

sản xuất thuốc thú y (ảnh minh họa). Ảnh: T.L

"Với 345 điều kiện kinh doanh, sẽ cắt giảm 241 điều kiện, chiếm 69,8%... Chúng tôi sẽ tập trung cắt giảm điều kiện đầu tư kinh doanh trong 5 lĩnh vực: Thú y, thức ăn chăn nuôi, sản phẩm biến đổi gen, bảo vệ và kiểm dịch thực vật, quản lý chất lượng”.

Bà Nguyễn Thị Kim Anh

Page 18: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1428/DB...với sự phục vụ của cơ quan hành

“Chúng tôi đề xuất với 345 điều kiện kinh doanh này, có điều kiện thì bãi bỏ, có những điều kiện phải cắt giảm. Theo đó, sẽ cắt giảm 241 điều kiện. Riêng với lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, chúng tôi dự kiến sửa đổi trong Luật Trồng trọt, chăn nuôi năm 2018. Ngoài ra, sẽ tập trung cắt giảm điều kiện đầu tư kinh doanh trong 5 lĩnh vực: Thú y, thức ăn chăn nuôi, sản phẩm biến đổi gene, bảo vệ và kiểm dịch thực vật, quản lý chất lượng” - bà Kim Anh nói.

Theo ông Đậu Anh Tuấn - Trưởng ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, cắt giảm điều kiện kinh doanh trong nhiều lĩnh vực sản xuất là hết sức cần thiết, không chỉ riêng lĩnh vực nông nghiệp. Nhờ đó, sẽ tạo điều kiện và không gian phát triển cho DN, góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng và thuận lợi. Đây chính là yếu tố cần thiết để tăng cường thu hút đầu tư.

“Quá trình cải cách điều kiện kinh doanh không chỉ nỗ lực từ một phía từ cơ quan quản lý nhà nước mà phải chính từ góp ý của các DN. Chỉ khi có những tương tác xây dựng thì mới có thể cắt giảm điều kiện kinh doanh phù hợp nhất, sát với thực tế nhất, thiết thực nhất cho các DN cũng như thúc đẩy môi trường kinh doanh” - ông Tuấn nói.

Doanh nghiệp vẫn bức xúc

Mặc dù ghi nhận những nỗ lực của Bộ NNPTNT trong quá trình cắt giảm điều kiện kinh doanh, nhưng các DN vẫn bức xúc về các thủ tục hành chính.

Bà Tú Anh - đại diện Công ty An Đô kinh doanh trong lĩnh vực thuốc bảo vệ thực vật lấy ví dụ việc công bố hợp quy hợp chuẩn thuốc bảo vệ thực vật. Dù đã được Cục Bảo vệ thực vật kiểm tra kỹ, DN cũng thuê một đơn vị đánh giá công bố hợp quy hợp chuẩn, nhưng DN vẫn phải mang hồ sơ lên Chi cục Bảo vệ thực vật để tiếp nhận công bố hợp quy hợp chuẩn một lần nữa. “Dù Cục đã có kiểm tra chuyên ngành, mọi quy chuẩn rõ ràng, nhưng khi nộp lên Chi cục có khi phải sửa đi sửa lại mấy lần mới được công nhận, đây là một sự chồng chéo không cần thiết” - bà Tú Anh nói.

Liên quan đến kiểm dịch thực vật, đại diện một DN cho biết, đã kiến nghị sửa đổi nhiều lần mà không có chuyển biến, riêng thủ tục kiểm dịch thực vật ở cảng Hải Phòng phải mất 48 giờ, nếu là ngày nghỉ có thể lên đến 72 giờ, gây rất nhiều khó khăn, tăng chi phí cho DN. Vị này kiến nghị giảm thời gian kiểm dịch xuống dưới 12 giờ.

Ông Trần Văn Thiên - Hiệp hội Sản xuất kinh doanh thuốc thú y cũng bức xúc. “Ví dụ về vấn đề nhập khẩu nguyên liệu cho sản xuất thuốc thú y, trước năm 2016, DN được chủ động nhập khẩu, sản xuất, nhưng từ khi có Thông tư 13/2016/TT-BNNPTNT thì phải có giấy phép nhập

Page 19: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1428/DB...với sự phục vụ của cơ quan hành

khẩu, khi về cảng phải có cơ quan nhà nước lấy mẫu, đạt yêu cầu mới được sản xuất. Trong khi Bộ Y tế đã cho phép DN được chủ động nhập khẩu nguyên liệu miễn là nguyên liệu đó được phép lưu hành mà không phải xin bất kỳ một giấy phép nào thì tại sao chúng ta lại tự trói, ôm lấy phần việc của DN” - ông Thiên đặt câu hỏi.

Ngoài ra, theo ông Thiên, việc phải lưu mẫu kiểm nghiệm đến khi hết thời gian thuốc lưu hành là không khả thi vì không phải DN nào cũng có điều kiện để xây dựng kho chứa đủ lớn.

Ông Tạ Văn Tường - Phó Giám đốc Sở NNPTNT TP.Hà Nội cho rằng, cần khẩn trương ban hành các quy chuẩn kỹ thuật, quy trình sản xuất an toàn, bảo đảm cụ thể, rõ ràng để DN tuân thủ và phục vụ cho việc chuyển đổi phương thức quản lý từ tiền kiểm sang hậu kiểm. “Khi đó các DN sẽ có trách nhiệm hơn với chất lượng sản phẩm của mình. Cơ quan quản lý cũng sẽ giảm tải những công việc hành chính, giấy tờ” - ông Tường nói.

Theo ông Nguyễn Văn Sơn - Chủ tịch Hiệp hội Thuốc bảo vệ thực vật, việc quy định nhà xưởng phải được bố trí trong khu công nghiệp là không hợp lý. “Rất nhiều nhà máy đã được cấp phép xây dựng, đầu tư hàng chục, hàng trăm tỷ giờ phải di dời vào khu công nghiệp liệu có khả thi không, có cần thiết không hay sẽ gây “nguy hiểm” cho sự sống còn của các DN?” - ông Sơn bức xúc.

Cũng theo ông Sơn, nếu còn giữ những quy định như: Chủ DN kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật phải là người có bằng cấp về bảo vệ thực vật thì DN còn khổ sở rất nhiều.

Theo danviet.vn

6. VCCI triển khai nhiều nhiệm vụ thực hiện Nghị quyết 35/NQ-CP Từ đầu năm đến nay, VCCI đã cùng các bộ, ngành và địa phương triển khai nhiều hoạt động góp phần cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp

Theo báo cáo tổng hợp từ Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), từ đầu năm đến nay, VCCI đã cùng các bộ, ngành và địa phương triển khai nhiều hoạt động góp phần cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp; tạo dựng môi trường phát triển để hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo.

Page 20: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1428/DB...với sự phục vụ của cơ quan hành

VCCI triển khai nhiều nhiệm vụ thực hiện Nghị quyết 35/NQ-CP.

Ảnh minh họa: TTXVN

Cùng với đó, VCCI tham gia vào tiến trình bảo đảm quyền kinh doanh, quyền bình đẳng tiếp cận các nguồn lực và cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp; qua đó, giảm chi phí kinh doanh cho doanh nghiệp và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp.

VCCI đã tiến hành lấy ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp, góp ý xây dựng nhiều dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật quan trọng như: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính; Luật Quản lý đô thị; Luật Giáo dục đại học sửa đổi … cùng nhiều văn bản dưới luật, chính sách khác của các bộ, ngành liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp.

Ngoài ra, VCCI còn phối hợp với các đơn vị tổ chức nhiều diễn đàn, hội nghị, hội thảo, đối thoại quan trọng nhằm thảo luận đề xuất các chính sách, pháp luật với Đảng, Nhà nước liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện môi trường kinh doanh đầu tư và hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp phát triển.

Đáng chú ý như Hội thảo khoa học “Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế: Cơ sở lý luận, kinh nghiệm quốc tế và hàm ý chính sách cho Việt Nam”. Sự kiện nằm trong khuôn khổ đề án nghiên cứu “Nâng cao năng

Page 21: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1428/DB...với sự phục vụ của cơ quan hành

lực cạnh tranh của nền kinh tế” do Hội đồng Lý luận Trung ương giao VCCI chủ trì thực hiện. Hội thảo đã tập trung thảo luận 6 vấn đề quan trọng là thể chế chính sách, chính sách công nghiệp và sự phát triển của các thị trường, sự chuyển giao dịch vụ công, cổ phần hoá và tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước, sự chuyển dịch các hoạt động trong nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ và sự chuyển đổi hộ kinh doanh cá thể thành doanh nghiệp…

Sự kiện công bố Báo cáo Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2017 cũng là 1 trong những hoạt động được đánh giá là điểm sáng ấn tượng của VCCI kể từ đầu năm tới nay. Báo cáo được xây dựng từ kết quả khảo sát 10.245 doanh nghiệp tư nhân tại 63 tỉnh, thành phố, trong đó có 2.003 doanh nghiệp mới thành lập năm 2016 và 2017 và 1.765 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đến từ 47 quốc gia đang hoạt động tại 21 tỉnh, thành phố của Việt Nam.

“Hội nghị lắng nghe khó khăn vướng mắc và đề xuất giải pháp tháo gỡ về cơ chế, chính sách liên quan đến đầu tư, xây dựng cơ bản” cũng là sự phối hợp thành công giữa VCCI và Bộ Xây dựng. Hội nghị đã thu thu hút đông đảo các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng tham gia.

Hội thảo đã tổng hợp được nhiều ý kiến phản ánh về những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện các dự án liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản; sự chồng chéo, thiếu hợp lý của nhiều quy định pháp luật dẫn đến quá trình thực thi dự án gặp nhiều khó khăn như; thực trạng chưa có hành lang pháp lý cho condotel; chưa thể chế hoá quy định bảo lãnh thanh toán trong hợp đồng xây dựng; tình trạng quy hoạch treo, điều chỉnh quy hoạch tuỳ tiện vẫn diễn ra; thiếu tính liên thông thủ tục hành chính với các lĩnh vực khác như đất đai, phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường…

VCCI cũng đã phối hợp với các bộ, ngành và địa phương tổ chức nhiều hoạt động nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp như: Hội thảo lấy ý kiến hồ sơ xây dựng Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư; Hội thảo lấy ý kiến doanh nghiệp Danh mục rà soát điều kiện kinh doanh lĩnh vực giao thông vận tải; Hội nghị đối thoại với doanh nghiệp về chính sách thuế, thủ tục hành chính thuế và hướng dẫn quyết toán thuế 2017 tỉnh Thanh Hóa…/.

Thạch Huê

Theo bnews.vn

Page 22: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1428/DB...với sự phục vụ của cơ quan hành

7. Phát triển taxi công nghệ: Nhận diện bất cập để quản lý Sau hơn 2 năm thí điểm taxi công nghệ tại Việt Nam mà mới đây là sự thâu tóm của hãng Grab với Uber tại thị trường Đông Nam Á, đang đặt ra yêu cầu tạo điều kiện cho loại hình này phát triển.

Nằm trong xu thế chung của việc ứng dụng khoa học công nghệ trong kinh doanh vận tải tại Việt Nam, sự phát triển của các loại hình dịch vụ “taxi công nghệ” đã và đang làm thay đổi nhận thức về một loại hình dịch vụ không chỉ từ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ, người sử dụng dịch vụ mà còn từ các ngành quản lý.

Tuy nhiên, sau hơn 2 năm thực hiện thí điểm taxi công nghệ tại Việt Nam mà mới đây là sự thâu tóm của hãng Grab với Uber tại thị trường Đông Nam Á, đang đặt ra yêu cầu cùng với việc tạo điều kiện cho loại hình này phát triển trong tình hình hiện nay thì cần thiết lập một môi trường cạnh tranh bình đẳng.

*Thay đổi thị trường vận tải

Thời điểm trước khi Uber, Grab vào Việt Nam, taxi truyền thống đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là tại các thành phố lớn với nhiều hãng taxi hoạt động.

Số liệu từ Bộ Giao thông Vận tải cho thấy, năm 2014, trước khi ứng dụng taxi công nghệ nở rộ, tổng lượng xe taxi truyền thống trên toàn quốc vào khoảng 50.000 xe. Riêng tại Hà Nội, năm 2015 có tới 20.000 xe taxi hoạt động.

Bà Phan Thị Thu Hiền, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam thông tin, chỉ trong thời gian ngắn, Uber, Grab vào thị trường Việt Nam, số xe tham gia đã lên tới hơn 60.000 xe. Con số này bằng cả quá trình phát triển của các doanh nghiệp taxi truyền thống trong nhiều năm.

Đặc biệt, Uber, Grab được người dân đón nhận ngay lập tức và nguồn nhân lực cũng được huy động rất nhanh chóng.

“Với góc độ là người tiêu dùng, người dân lựa chọn đi Uber hay Grab vì thuận tiện do phần mềm mang lại, kết nối dễ dàng, nhanh chóng, nhưng quan trọng hơn nữa là vì giá cả. Grab và Uber rất linh hoạt, có chế độ giá cả cho giờ cao điểm và thấp điểm trong khi taxi hiện chưa thực hiện được”, bà Hiền phân tích.

Page 23: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1428/DB...với sự phục vụ của cơ quan hành

Trước khi Uber, Grab vào Việt Nam, taxi truyền thống đang trong giai đoạn phát triển

mạnh. Ảnh minh họa: TTXVN

Ông Trần Bảo Ngọc, Vụ trưởng Vụ Vận tải (Bộ Giao thông Vận tải) đánh giá, trong xu thế đẩy mạnh tiếp cận và làm chủ ứng dụng khoa học công nghệ, đẩy mạnh công nghệ thông tin vào quản lý, khai thác, vận hành hệ thống kết cấu hạ tầng thì việc ứng dụng thí điểm đối với xe kinh doanh vận tải khách theo hợp đồng điện tử là một yếu tố tất yếu, phù hợp với chỉ đạo của Chính phủ trong quá trình thực hiện cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.

“Sau hơn 2 năm thực hiện thí điểm theo Quyết định 24/QĐ-BGTVT ngày 7/1/2016 của Bộ Giao thông Vận tải về ứng dụng khoa học công nghệ quản lý vận tải hành khách theo hợp đồng, taxi công nghệ đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân, đem lại những lợi ích trực tiếp và thiết thực, được nhân dân ủng hộ”, ông Ngọc đánh giá.

Với tư cách là đơn vị có trên 2.000 thành viên đang hợp tác cùng Grab, ông Nguyễn Xuân Tuấn, Giám đốc Hợp tác xã Giao thông vận tải Toàn Cầu nhận định: Xu hướng ứng dụng khoa học, công nghệ là tất yếu; trong đó có cả lĩnh vực vận tải.

Từ khi Grab, Uber vào Việt Nam, với cách làm mới đã tiếp cận khách hàng nhanh chóng, chỉ trong thời gian ngắn thu hút được đông đảo khách hàng sử dụng. Bên cạnh đó, sự có mặt của Uber, Grab đã thúc đẩy các hãng taxi truyền thống buộc phải thay đổi”.

Page 24: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1428/DB...với sự phục vụ của cơ quan hành

Tuy nhiên, theo đại diện Hiệp hội Taxi Tp. Hồ Chí Minh, hoạt động của Grab và Uber phát triển rầm rộ trên địa bàn thành phố thời gian qua khiến thị trường taxi bị đảo lộn, hoạt động của các doanh nghiệp taxi truyền thông bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Hệ quả là nhiều công ty taxi đã giải thể hoặc sáp nhập. Hiện nay, số lượng đầu xe taxi chỉ còn 8.900 xe, giảm hơn 3.000 xe so với năm 2010.

Có thể nói doanh nghiệp taxi công nghệ nước ngoài với tiềm lực tài chính mạnh đã nhanh chóng trở thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp với taxi truyền thống. Nhiều hãng nhỏ nhanh chóng bỏ cuộc vì mất khách, mất nhân lực về tay đối thủ.

Các hãng lớn trụ được thì cũng lao đao vì thị phần giảm sút. Đỉnh điểm là năm 2017, Vinasun đã thông báo sa thải 8.000 nhân viên để tinh giản đội ngũ. Mai Linh cũng mất 6.000 nhân viên dưới áp lực cạnh tranh của những ông lớn taxi công nghệ.

Theo Bộ Giao thông Vận tải, hiện nay đã có 4 địa phương chính thức tham gia thí điểm theo Quyết định 24/QĐ- BGTVT ngày 7/1/2016 về ứng dụng hợp đồng điện tử cho các doanh nghiệp gồm: Hà Nội, Quảng Ninh, Khánh Hòa và Tp. Hồ Chí Minh, 9 đơn vị (sau khi Uber sáp nhập vào Grab) cung cấp phần mềm ứng dụng để thực hiện Hợp đồng vận tải điện tử gồm (Công ty TNHH Garbtaxi, Công ty cổ phần Ánh Dương Việt Nam (V.Car), Công ty cổ phần Sun Taxi (S. Car), Công ty TNHH Uber Việt Nam (Uber đã sáp nhập vào Grab ngày 8/4/2018)…..

Ngoài ra, Bộ Giao thông Vận tải đã nhận được đề xuất của 7 công ty có đề án gửi về Bộ Giao thông Vận tải.

* Cần giải pháp tổng thể

Sau hơn 2 năm thực hiện thí điểm taxi công nghệ, nhiều chuyên gia giao thông cho rằng, các cơ quan quản lý nhà nước đã có đủ dữ liệu để có thể xây dựng hành lang pháp lý hoàn thiện. Qua đó tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh và môi trường đầu tư kinh doanh được thuận lợi.

TS. Trần Hữu Minh, Phó Chánh văn phòng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cho rằng, loại hình dịch vụ vận tải như Uber, Grab đã làm thay đổi không nhỏ thị trường vận tải. Tuy nhiên, việc quản lý loại hình này vẫn là đề tài tranh cãi tại nhiều nước.

Có quốc gia cho phép hoạt động, có nơi cho phép một phần nhưng cũng có nơi cấm. Do đó, các cơ quan chức năng cần phải xem xét tổng thể về lợi ích kinh tế - xã hội cũng như các vấn đề bất cập của loại hình này để đưa ra giải pháp quản lý.

Page 25: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1428/DB...với sự phục vụ của cơ quan hành

Không chỉ Uber, Grab, sắp tới có thể nhiều hãng khác cũng áp dụng công nghệ.

Ảnh minh họa: TTXVN

Ông Tạ Long Hỷ, Chủ tịch Hiệp hội taxi Tp. Hồ Chí Minh đánh giá, với dự thảo mới nhất về Nghị định sửa đổi Nghị định 86/2014/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô (Nghị định 86) vừa trình Chính phủ; trong đó có những nội dung quản lý khá chặt, nếu thực hiện được sẽ tạo ra sự cân bằng về điều kiện kinh doanh.

Phải nhận thức rằng, không thể cấm được taxi công nghệ, đó là sự phát triển tự nhiên của thị trường. Không chỉ Uber, Grab, sắp tới có thể nhiều hãng khác cũng áp dụng công nghệ.

Giám đốc Hợp tác xã Giao thông vận tải Toàn cầu, Nguyễn Xuân Tuấn cho hay, gần đây xảy ra một số vụ việc lái xe Grab hành hung, dọa nạt hành khách hoặc nhiều trường hợp mất đồ trên xe không khiếu nại giải quyết được... Do đó, việc quản lý taxi công nghệ sẽ phải có giải pháp để giải quyết được vấn đề trên, giúp hành khách tiếp cận dịch vụ này được an toàn hơn.

“Việc yêu cầu các hãng taxi công nghệ đăng ký danh sách người lái, phương tiện, cam kết chất lượng và sự an toàn cho hành khách; hạn chế đi vào phố cấm, giờ cấm để giảm ùn tắc giao thông và cả việc minh bạch nghĩa vụ thuế với nhà nước là việc cần làm ngay của cơ quan

Page 26: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1428/DB...với sự phục vụ của cơ quan hành

chức năng để đảm bảo công khai, minh bạch, bình đẳng giữa các loại hình vận tải….”, ông Tuấn đề xuất.

Dưới góc độ địa phương thực hiện thí điểm ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý vận tải hành khách theo hợp đồng, ông Vũ Hà, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cho biết, thời gian qua, Sở đã nghiên cứu đưa ra nhiều quy định để làm sao quản lý loại hình taxi công nghệ.

“Chúng tôi cho rằng, ứng dụng khoa học công nghệ là rất tích cực, tuy nhiên cần phải quản lý để hạn chế tiêu cực. Không thể thả nổi loại hình này, đặc biệt trong điều kiện giao thông của thành phố vẫn đang quá tải và thường xuyên xảy ra ùn tắc”, ông Hà cho hay.

Luật sư Lê Cao Cường (Công ty Luật An Viên – Đoàn Luật sư Hà Nội) cho rằng, taxi công nghệ có kết nối thông minh, hiện đại, quy mô hơn thì cần được khuyến khích.

Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở đây là vì sao các doanh nghiệp taxi truyền thống không thay đổi chính mình, ứng dụng công nghệ mới mà lại phản ứng mạnh mẽ lại loại hình taxi công nghệ như thời gian vừa qua.

Nhận xét về thương vụ Uber sáp nhập vào Grab hồi đầu tháng Tư, Luật sư Cường cho rằng các hãng taxi truyền thống sẽ chỉ còn lại một đối thủ lớn.

Đây sẽ là cơ hội để các doanh nghiệp taxi truyền thống “lật lại thế cờ” nếu phát huy được những điểm mạnh, tinh giản lại bộ máy, áp dụng khoa học công nghệ và cạnh tranh vào những điểm mà Grab còn yếu.

Bà Phan Thị Thu Hiền, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho hay, dự thảo sửa đổi Nghị định 86 mà Bộ Giao thông Vận tải đang chủ trì xây dựng đã tiếp thu nhiều ý kiến, đặc biệt là nhiều vấn đề thực tiễn xảy ra vừa qua.

Quan điểm của ngành là đưa ra các quy định để hài hoà lợi ích của các bên liên quan đến hoạt động vận tải, gồm khách hàng, doanh nghiệp, người lao động và lợi ích của quản lý Nhà nước từ lợi ích thuế đến quản lý vận tải.

“Tuy nhiên, trong tinh thần lợi ích đa chiều, cơ quan quản lý Nhà nước xác định xây dựng khung chính sách để phát triển kinh tế - xã hội và tạo điều kiện cho người dân đi lại.

Hiện dự thảo sửa đổi Nghị định 86 có một nội dung rất mới sẽ điều chỉnh toàn bộ hoạt động kinh doanh vận tải, đó là định nghĩa kinh doanh vận tải là gì.

Page 27: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1428/DB...với sự phục vụ của cơ quan hành

Theo đó thì taxi truyền thống, taxi công nghệ hay đơn vị kinh doanh vận tải hợp đồng đối chiếu theo định nghĩa đó sẽ biết mình thuộc loại hình nào”. Về vấn đề rất được nhiều người quan tâm hiện nay là quản lý thuế, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam Phan Thị Thu Hiền khẳng định, các cơ quan quản lý Nhà nước sẽ đưa vào dự thảo sửa đổi Nghị định 86 để tạo thành một mặt bằng chung, đưa khung chính sách chung để đảm bảo thuận lợi cho doanh nghiệp, công bằng, không thất thoát thuế của nhà nước.

Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Lê Đình Thọ cho biết, hoạt động vận tải xe hợp đồng là lĩnh vực hoạt động kinh doanh vận tải liên quan đến tính mạng con người, vì vậy cần tạo môi trường kinh doanh có điều kiện và tuân thủ nghiêm ngặt các điều kiện đó để đảm bảo an toàn, tính mạng cho người sử dụng.

Hiện nay, ranh giới giữa hai loại hình vận tải xe hợp đồng và vận tải taxi còn chưa rõ ràng, điều kiện đặt ra để quản lý còn chưa phù hợp, cần đưa ra các quy định rõ ràng hơn trong thời gian tới.

“Các doanh nghiệp vận tải đã tham gia thí điểm cần đẩy mạnh truyền thông nhằm nhân rộng các mô hình này, phổ biến cho nhiều người dân được biết, khẳng định đây là hướng đi, là xu thế tất yếu của sự phát triển”, Thứ trưởng Thọ đề nghị.

TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia kinh tế cho rằng, giải pháp phát triển hài hòa giữa taxi công nghệ và truyền thống phải nhìn từ cả 3 phía là doanh nghiệp, khách hàng và Nhà nước.

Trong đó, phía Nhà nước cần sớm đưa ra quy định cụ thể về tính chất pháp lý, trách nhiệm, vai trò, nghĩa vụ… của từng doanh nghiệp trên với đặc thù riêng. Grab hay các công ty cung cấp ứng dụng công nghệ kết nối vận tải phải chịu sự quản lý, tuân thủ theo quy định của Nhà nước./.

Theo bnews.vn

8. Thay đổi điểm tiếp nhận phù hiệu, biển hiệu cho ô tô Từ ngày 1-5, Sở GTVT TP.HCM cho thay đổi địa điểm tiếp nhận và trả kết quả cấp các loại thủ tục, biển hiệu cho xe ô tô tham gia kinh doanh vận tải.

Page 28: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1428/DB...với sự phục vụ của cơ quan hành

Theo đó, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho ngtải hoạt động trên địa btiếp nhận và trả kết quả cấp các loạikinh doanh vận tải, Sở GTVTnhận và trả kết quả cấp các loại phkinh doanh vận tải.

Từ ngày 1-5, Sở GTVT đã thay

Trước đây, các thủ tục nthông công cộng TP.HCM thChánh, phường Nguyễn Csơ nộp tại Sở GTVT trong thángThời gian thực hiện thay đổi n

Trong quá trình thực hiện các thủ tục hhỗ trợ nào khác, ngưthoại: 02838.222.825 (Văn phVận tải đường bộ, Sở GTVT) để đ

9. Khoảng 260.000 doanh nghiệp vdoanh áp dụng hóa đ

Sau một thời gian triển khai thí điểmnhận thấy, những ưu đi

ằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp vận ịa bàn thành phố thực hiện thủ tục hành chính trong

ả kết quả cấp các loại phù hiệu, biển hiệu cho ô tô tham gia ận tải, Sở GTVT TP.HCM thông báo thay đổi địa điểm tiếp

ả kết quả cấp các loại phù hiệu, biển hiệu cho ô tô tham gia

ã thay đổi địa điểm tiếp nhận cấp các loại phù hi

ớc đây, các thủ tục này được thực hiện tại Trung tâm Quộng TP.HCM thì nay sẽ chuyển qua địa chỉ: 27 Phạm Viết

ờng Nguyễn Cư Trinh, quận 1, TP.HCM. Riêng độp tại Sở GTVT trong tháng 4-2018 thì sẽ được trả tại Sở

ời gian thực hiện thay đổi này là từ ngày 1-5-2018.

ực hiện các thủ tục hành chính, nếu cần thông tin hoặc ào khác, người dân xin vui lòng liên h

(Văn phòng Sở GTVT) hoặc02838.292.184ờng bộ, Sở GTVT) để được hướng dẫn.

THÁI NGUYÊN

ảng 260.000 doanh nghiệp và 110.000 hụng hóa đơn điện tử

ển khai thí điểm hóa đơn điện tử (HĐĐT) có thưu điểm nổi bật đó là tiết giảm chi chí, ph

ời dân, doanh nghiệp vận ành chính trong

ển hiệu cho ô tô tham gia ổi địa điểm tiếp

ệu, biển hiệu cho ô tô tham gia

ù hiệu, biển hiệu.

Trung tâm Quản lý giao ịa chỉ: 27 Phạm Viết Riêng đối với các hồ ợc trả tại Sở GTVT.

ếu cần thông tin hoặc liên hệ số điện 38.292.184 (Phòng

THÁI NGUYÊN

Theo plo.vn

à 110.000 hộ kinh

(HĐĐT) có thể ết giảm chi chí, phòng

Page 29: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1428/DB...với sự phục vụ của cơ quan hành

chống được gian lận, đồng thời nâng cao hiệu quả công tác quản lý. Chính vì vậy, Bộ Tài chính đã đề xuất ban hành Nghị định về HĐĐT để tạo hành lang pháp lý, triển khai nhân rộng trong toàn quốc.

Cần thiết phải có nghị định về hóa đơn điện tử

Theo thống kê của Tổng cục Thuế, trong năm 2017 Tập đoàn Điện lực đã sử dụng 289 triệu HĐĐT; Tập đoàn Bưu chính Viễn thông (VNPT) khoảng 96 triệu hoá đơn/năm; Tập đoàn viễn thông Quân đội (Viettel) và 63 chi nhánh tỉnh, TP đã sử dụng trung bình 3,5 triệu số hóa đơn/tháng, tương đương với 42 triệu số/năm.

Số lượng HĐĐT của Tổng công ty hàng không Việt Nam là 2 triệu hóa đơn/năm. Việc triển khai HĐĐT và thí điểm áp dụng HĐĐT có mã xác thực của cơ quan thuế đã góp phần giảm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp, hạn chế các hành vi gian lận về hoá đơn.

Bên cạnh đó, khách hàng có thể truy cập vào website của bên bán để xem và tải hóa đơn khi cần, do đó không phải lưu trữ, bảo quản. Đối với doanh nghiệp sử dụng HĐĐT có mã xác thực của cơ quan thuế, ưu điểm dễ nhận thấy là không phải làm thủ tục đăng ký mẫu hóa đơn, rút ngắn thời gian thực hiện thông báo phát hành hóa đơn, sử dụng ngay hóa đơn khi đăng ký.

Mặc dù đã đem lại những kết quả tích cực, song hành lang pháp lý hiện hành về hoá đơn (Nghị định số 51/2010/NĐ-CP và Nghị định 04/2014/NĐ-CP về hoá đơn) sau 7 năm đã bộc lộ những hạn chế. Đó là, quy định về in, phát hành, sử dụng hóa đơn được xây dựng chủ yếu để áp dụng quản lý đối với hóa đơn giấy đã không còn phù hợp trong bối cảnh triển khai thủ tục hành chính điện tử.

Theo đó, 2 nghị định này chưa tạo điều kiện pháp lý đầy đủ cho việc triển khai rộng rãi HĐĐT trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử, cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Ngoài ra, việc sử dụng hoá đơn giấy phổ biến đã tạo kẽ hở để một số đối tượng lợi dụng sự thông thoáng của chính sách, để thành lập nhiều doanh nghiệp, hoặc mua lại doanh nghiệp nhằm mua bán hoá đơn và gian lận tiền hoàn thuế.

Để khắc phục những bất cập này, Bộ Tài chính đã đề xuất ban hành nghị định quy định về HĐĐT khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ. Việc ban hành nghị định về HĐĐT sẽ đảm bảo các yêu cầu về cải cách thủ tục hành chính thuế, hướng đến quản lý hóa đơn thống nhất, dễ thực hiện hơn, đồng thời hạn chế được việc sử dụng hóa đơn bất hợp pháp để gian lận, trốn thuế.

Doanh nghiệp, hộ cá nhân nào phải áp dụng hóa đơn điện tử?

Page 30: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1428/DB...với sự phục vụ của cơ quan hành

Theo đề xuất của Bộ Tài chính, các hộ, cá nhân kinh doanh có doanh thu năm trước liền kề từ một (01) tỷ đồng trở lên phải sử dụng HĐĐT. Ước tính, cả nước hiện có khoảng 110.000 hộ, cá nhân kinh doanh và 260.000 doanh nghiệp có doanh thu/năm trên 1 tỷ đồng.

Riêng đối với hộ, cá nhân kinh doanh trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn, bán lẻ thuốc tân dược, bán lẻ hàng tiêu dùng, cung cấp dịch vụ trực tiếp đến người tiêu dùng có doanh thu năm trước liền kề từ một (01) tỷ đồng trở lên phải sử dụng HĐĐT có mã xác thực của cơ quan thuế, được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối với cơ quan thuế, hoặc được khởi tạo từ thiết bị thanh toán không dùng tiền mặt có kết nối với ngân hàng. Đối với hộ, cá nhân kinh doanh có doanh thu năm trước liền kề dưới một (01) tỷ đồng nếu có nhu cầu, có thể đăng ký sử dụng HĐĐT.

Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán (trừ hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán có doanh thu năm dưới một (01) tỷ đồng) phải lập HĐĐT để giao cho người mua theo định dạng, chuẩn dữ liệu mà cơ quan thuế quy định và phải ghi đầy đủ nội dung, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.

Việc đăng ký, quản lý, sử dụng HĐĐT trong giao dịch bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ phải tuân thủ các quy định của pháp luật về giao dịch điện tử, kế toán, thuế. Dữ liệu HĐĐT khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ sẽ dành phục vụ công tác quản lý thuế và cung cấp thông tin HĐĐT cho các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Việc cấp mã của cơ quan thuế trên HĐĐT dựa trên thông tin của doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh, hộ, cá nhân kinh doanh lập trên hóa đơn. doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh, hộ, cá nhân kinh doanh chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin trên hóa đơn.

Đối với tổ chức, cá nhân ở những địa bàn khó khăn hoặc không có điều kiện để thực hiện lập HĐĐT, cơ quan thuế có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện việc khởi tạo để sử dụng HĐĐT, hoặc phải mua hoá đơn giấy do cơ quan thuế phát hành để quản lý, sử dụng (trong thời gian 18 tháng kể từ ngày nghị định này có hiệu lực thi hành).

Đại diện Bộ Tài chính cho biết, thực tế hiện nay các doanh nghiệp trong các lĩnh vực điện, viễn thông, hàng không, ngân hàng, bảo hiểm… đã thực hiện giao dịch điện tử với khách hàng. Chính vì vậy, Bộ Tài chính đề xuất để các doanh nghiệp này tiếp tục sử dụng HĐĐT.

Dự thảo nghị định cũng quy định khi áp dụng HĐĐT thì doanh nghiệp, hộ kinh doanh truy cập vào cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế để đăng ký. Không áp dụng hình thức đăng ký thủ công bằng cách gửi văn bản giấy tới cơ quan thuế. Trong thời hạn 1 ngày, cơ quan thuế phải có phản hồi gửi doanh nghiệp.

Page 31: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1428/DB...với sự phục vụ của cơ quan hành

Một vấn đề được các doanh nghiệp quan tâm đó là, nếu sử dụng HĐĐT sẽ phải phải giải trình thế nào khi bị kiểm tra hàng hóa lưu thông trên thị trường. Để giải quyết vấn đề này, dự thảo nghị định quy định, cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền truy cập vào cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế để tra cứu thông tin về HĐĐT để phục vụ công tác quản lý, không yêu cầu cung cấp hóa đơn giấy.

Trung Kiên

Theo tapchithue.com.vn

10. Thủy sản xuất khẩu vướng Giấy chứng nhận kiểm dịch Việc không quy định rõ Giấy chứng nhận kiểm dịch đối với các lô hàng thủy sản xuất khẩu của Cục Thú y -Bộ NN&PTNT khiến cho cả cơ quan Hải quan và DN xuất khẩu thủy sản đang gặp vướng.

Đóng gói thủy sản xuất khẩu. Ảnh: T.H

Từ phản ánh của các DN xuất khẩu thủy sản, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) đã có văn bản gửi Cục Thúy y- Bộ NN&PTNN giải quyết vướng mắc về quy định yêu cầu các lô hàng thủy sản xuất khẩu phải có giấy chứng nhận kiểm dịch

Theo VASEP, trước đây, giấy Chứng nhận kiểm dịch theo Quyết định 3408/QĐ-BNN-QLCL ngày 20/12/2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển

Page 32: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1428/DB...với sự phục vụ của cơ quan hành

nông thôn sẽ do Cục Quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản (NAFIQAD) cấp.

Theo quy định tại khoản 2, Điều 53, Luật Thú y 2015, các lô hàng thủy sản XK cần có giấy Chứng nhận kiểm dịch kèm theo nếu nước nhập khẩu hoặc chủ hàng có yêu cầu bắt buộc, còn với các nước không có yêu cầu bắt buộc và chủ hàng không yêu cầu thì các lô hàng thủy sản XK không nhất thiết phải có giấy này mới được phép thông quan.

Trước đây, NAFIQAD đã ban hành công văn số 442/QLCL-CL1 ngày 20/3/2014 thông báo 7 thị trường có yêu cầu phải cấp giấy Chứng nhận kiểm dịch. Tuy nhiên, công văn này ban hành dựa trên Pháp lệnh Thú y 2003 và Thông tư 06/2010/TT-BNNPTNT ngày 2/2/2010 của Bộ NN&PTNT quy định trình tự, thủ tục kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản.

Hiện nay, cả hai văn bản này đều đã hết hiệu lực và được thay thế bằng Luật Thú y 2015 và Thông tư 26/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 của Bộ NN&PTNT, đồng thời từ 2014 đến nay, các yêu cầu của các thị trường nhập khẩu cũng đã có nhiều thay đổi. Do đó, công văn 442/QLCL-CL1 hiện nay không còn hiệu lực.

Tuy nhiên, hiện tại Bộ NN&PTNT chưa ban hành văn bản nào quy định thị trường nào yêu cầu bắt buộc các lô hàng thủy sản XK phải có Giấy chứng nhận kiểm dịch kèm theo (trường hợp số 2 nêu trên). Do đó, cơ quan Hải quan không có căn cứ để xác định đối với thị trường XK nào thì lô hàng bắt buộc phải có Giấy chứng nhận kiểm dịch kèm theo mới được XK.

Điều này không chỉ chưa đúng với quy định hiện hành, mà còn gây lãng phí về thời gian, chi phí, nhân lực… cho cả cơ quan Hải quan và các DN do phải thực hiện thêm một thủ tục hành chính phát sinh.

Để thực hiện đúng các quy định hiện hành, giúp DN giảm bớt chi phí và các thủ thục hành chính không đáng có, tạo thuận lợi cho các bên, VASEP đề nghị Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) sớm xem xét giải quyết giúp ngay các bất cập trên và tham mưu lãnh đạo Bộ NN&PTNT ban hành văn bản quy định thị trường nào có yêu cầu bắt buộc các lô hàng thủy sản XK phải có Giấy chứng nhận kiểm dịch kèm theo để các đơn vị quản lý nhà nước và DN thực hiện cho thuận lợi.

Lê Thu

Theo baohaiquan.vn

Page 33: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1428/DB...với sự phục vụ của cơ quan hành

11. Công bố tỷ lệ người dân bị công chức phiền hà, sách nhiễu Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính (SIPAS) năm 2017 Bộ Nội vụ vừa công bố sáng nay, 2.5, cho thấy tình trạng phiền hà, sách nhiễu của công chức vẫn tồn tại ở hầu hết các địa phương.

Có hơn 3% người dân, tổ chức được hỏi khẳng định công chức vẫn gây phiền hà,

sách nhiễu trong quá trình giải quyết thủ tục. ẢNH LÊ HIỆP

Theo kết quả SIPAS 2017, trung bình cả nước có 36,08% số người được hỏi không giải quyết công việc tại bộ phận một cửa và tỷ lệ này ở 63 tỉnh thành là từ 16,7 - 71,1%.

Bên cạnh đó, những năm gần đây, mặc dù 63 tỉnh, thành triển khai mạnh mẽ chương trình xây dựng chính quyền điện tử và cung ứng dịch vụ công trực tuyến, thậm chí lên cấp độ 3 và 4, song kết quả SIPAS 2017 cho thấy, chỉ có 5,17% số người được hỏi trong cả nước tiếp cận thông tin về việc cung ứng dịch vụ hành chính công qua mạng internet. Trong khi đó, số người tiếp cận thông tin qua chính quyền xã là 71,92%.

Theo báo cáo, việc người dân đi lại nhiều lần để giải quyết công việc đã giảm đáng kể, thể hiện qua 78,09% số người được hỏi khẳng định chỉ cần đi lại 1 - 2 lần trong quá trình giải quyết công việc; 16,94% đi lại 3 - 4 lần.

Tuy nhiên, cũng vẫn còn có người dân, tổ chức phải đi lại nhiều lần để giải quyết công việc, với 2,42% số người được hỏi đi lại 5 - 6 lần và 2,47% đi lại từ 7 lần trở lên.

Khi xem xét từng tỉnh trong cả nước, có tỉnh đạt 95,36% số người được hỏi chỉ cần đi lại 1 - 2 lần để giải quyết công việc. Tuy nhiên, có tỉnh có

Page 34: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1428/DB...với sự phục vụ của cơ quan hành

16,90% số người được hỏi phải đi lại 5 - 6 lần và có tỉnh có 7,3% số người được hỏi đi lại 7 lần trở lên.

Đáng nói, 3,35% số người được hỏi trong cả nước khẳng định công chức gây phiền hà, sách nhiễu trong quá trình giải quyết công việc.

Tỉnh có số người được hỏi khẳng định công chức gây phiền hà, sách nhiễu nhiều nhất là 7,3%, thấp nhất là 0,2%.

Một nửa số tỉnh có tỷ lệ người dân, tổ chức được hỏi khẳng định công chức gây phiền hà, sách nhiễu nằm trong khoảng 0,2 - 2,99%; một nửa số tỉnh có tỷ lệ này nằm trong khoảng 2,99 - 7,3%.

Ngoài ra, 1,85% số người được hỏi trong cả nước khẳng định công chức gợi ý người dân, tổ chức nộp thêm tiền ngoài phí/lệ phí theo quy định. Tỉnh xảy ra tình trạng công chức gợi ý nộp thêm tiền ngoài nhiều nhất là 4,30%.

Kết quả SIPAS 2017 cũng cho thấy, 91,7% số người dân, tổ chức được hỏi trả lời đã nhận được kết quả cung ứng dịch vụ của cơ quan hành chính nhà nước đúng hẹn, chỉ 5,9% trễ hẹn. Tuy nhiên, trong số này, chỉ 32,7% nhận được thông báo của cơ quan về sự trễ hẹn, 11,09% nhận được xin lỗi của cơ quan về sự trễ hẹn.

Mặc dù tỷ lệ trễ hẹn không lớn nhưng kết quả SIPAS 2017 cho thấy, có tỉnh không thực hiện bất kỳ thông báo nào về sự trễ hẹn trả kết quả, và không thực hiện bất kỳ lời xin lỗi nào về sự trễ hẹn trả kết quả với người dân, tổ chức.

Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính cả nước là 80,90%

Báo cáo SIPAS 2017 cũng cho hay, chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính của cả nước là 80,90%. Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính của tỉnh cao nhất là 95,75%, tỉnh thấp nhất là 67,70%.

Page 35: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1428/DB...với sự phục vụ của cơ quan hành

Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2017 của cả nước và các lĩnh vực

ẢNH LÊ HIỆP

Cụ thể, 6 tỉnh có chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính chung ở mức trên 90%, 12 tỉnh trong khoảng 85 - 90%, 13 tỉnh trong khoảng 80 - 85%, 19 tỉnh trong khoảng 75 - 80% và 13 tỉnh dưới 75%.

Khoảng cách chênh lệch về chỉ số của tỉnh cao nhất và tỉnh thấp nhất trong cả nước là 28%.

Theo cấp hành chính địa phương, chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính của các cơ quan cấp tỉnh, huyện, xã nằm trong khoảng 80,34 - 81,93%, chênh lệch hơn 1%. Trong đó, cơ quan hành chính cấp xã có chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính cao nhất, cơ quan hành chính cấp huyện có chỉ số thấp nhất.

Page 36: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1428/DB...với sự phục vụ của cơ quan hành

Báo cáo SIPAS 2017 cũng cho thấy, có tới 74,72% số người được hỏi mong muốn tiếp tục đơn giản hóa thủ tục hành chính; 56,22% số người được hỏi mong muốn mở rộng các hình thức thông tin; 41,49% số người được hỏi mong muốn rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính.

Kết quả SIPAS 2017 được thực hiện dựa trên việc khảo sát với hơn 30.000 người ở 63 tỉnh, thành phố.

Theo thanhnien.vn

12. Cải cách thủ tục hành chính trong các cơ quan nhà nước: Phải thay đổi tư duy từ cấp cơ sở Được sự quan tâm, chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC) trong quý I-2018 tiếp tục đạt nhiều kết quả tốt trên tất cả các lĩnh vực. Tuy nhiên, để công tác này tiếp tục phát huy hiệu quả, chúng ta cần phải thay đổi tư duy từ cơ sở…

Từ cơ sở, từng cán bộ “một cửa” phải góp phần làm cho chính quyền ta ngày càng

thân thiện hơn. Trong ảnh: Cán bộ một cửa UBND phường An Thạnh, TX.Thuận An

tiếp người dân làm TTHC

Hiệu quả từ những cách làm hay

Năm 2017 và quý I-2018, toàn tỉnh đã xuất hiện nhiều mô hình, cách làm hay. Cụ thể, tại TX.Thuận An, từ bộ phận “một cửa” cấp thị đến các bộ phận “một cửa” các xã, phường đều sẵn sàng đón tiếp người dân làm TTHC với nhiều cách làm hay, như tổ chức tư vấn cho người dân; giúp

Page 37: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1428/DB...với sự phục vụ của cơ quan hành

người dân thực hiện liên thông thủ tục, giảm đi lại nhiều nơi, nhiều lần. Tương tự, tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của UBND huyện Bắc Tân Uyên và 10 xã đã được đầu tư xây dựng mới, trang thiết bị phục vụ cho công tác văn phòng. Tất cả các cơ quan, các xã, phường, thị trấn đã được trang bị máy vi tính nối mạng internet và máy photocopy, ưu tiên cho những nơi trực tiếp tiếp xúc với người dân và doanh nghiệp để giải quyết TTHC được nhanh chóng, kịp thời, thông suốt và tiện lợi cho người dân, doanh nghiệp.

Theo Sở Nội vụ, các cơ quan cấp huyện luôn chú trọng việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), ứng dụng hiệu quả những phần mềm xử lý văn bản. Trong năm 2017, số lượng văn bản được phát hành, luân chuyển trên phần mềm xử lý văn bản là 534.749 văn bản, giúp giảm đáng kể thời gian điều hành, xử lý công việc của các cơ quan, nâng cao chất lượng công việc, giải quyết TTHC. Tỉnh đã triển khai các dự án ứng dụng CNTT như: Dự án “Xây dựng hệ thống thông tin địa lý và các phần mềm chuyên ngành xây dựng giai đoạn 2” nhằm phục vụ công tác quản lý quy hoạch và hạ tầng đô thị cho 9 đơn vị hành chính cấp huyện; dự án “Nâng cao phần mềm quản lý cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Bình Dương”, dự án “Số hóa tài liệu lưu trữ từ nguồn vốn sự nghiệp…”. Sự thành công từ những mô hình này đã tác động tích đến công tác cải cách TTHC.

Sở Nội vụ cho biết nhiều mô hình hay ở TX.Thuận An, TX.Dĩ An, TX.Bến Cát, huyện Bàu Bàng… đã thể hiện rõ sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền trong công tác cải cách TTHC. Cụ thể là hiệu quả trong triển khai thực hiện mô hình “Chính quyền, công sở thân thiện” vì nhân dân phục vụ. Qua mô hình, cán bộ, công chức làm việc tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp xã, phường, thị trấn đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, tính chuyên nghiệp, sẵn sàng hỗ trợ, hướng dẫn, phục vụ cá nhân, tổ chức đến giao dịch hành chính. Mô hình đã phát huy hiệu quả tích cực trong công tác cải cách TTHC tại nhiều địa phương, được người dân, doanh nghiệp đồng tình và đánh giá rất cao.

Cụ thể tại UBND phường Vĩnh Phú, TX.Thuận An, khi áp dụng triển khai mô hình, số điện thoại cán bộ lãnh đạo đã được công khai. Còn ở UBND TX.Tân Uyên, tất cả số điện thoại từ Chủ tịch UBND thị xã đến các phòng, ban đều được công khai, tạo nhiều điều kiện cho người dân, tổ chức…

Phải thay đổi nhận thức và tư duy

Mặc dù trong năm qua và các tháng đầu năm 2018 công tác cải cách TTHC của tỉnh đạt nhiều kết quả tốt, song nhìn thực tiễn từ cơ sở vẫn còn nhiều hạn chế cần phải thay đổi từ nhận thức đến tư duy. Trong đó, điểm nhấn quan trọng là từ cơ sở, phải thay đổi nhận thức và tư duy để

Page 38: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1428/DB...với sự phục vụ của cơ quan hành

nhận biết điều chưa làm được và đã làm được. Cụ thể là trong xây dựng mô hình “Chính quyền, công sở thân thiện”, nhiều nơi vẫn còn “ngại” công khai số điện thoại lãnh đạo tiếp nhận phản ánh, kiến nghị. Đâu đó trên địa bàn tỉnh, nhiều địa phương vẫn còn “hành dân” trong làm TTHC. Theo Bộ phận phụ trách phản ánh, kiến nghị về TTHC của Văn phòng UBND tỉnh, trong thời gian gần đây, nhiều phản ánh, kiến nghị nói về thái độ “hách dịch” của cán bộ phụ trách bộ phận “một cửa”. Có trường hợp làm giấy CMND thay đổi tên lót phải mất gần 50 ngày ngược xuôi. Có trường hợp đã có giấy tờ để trả cho tổ chức, cá nhân nhưng cán bộ “một cửa” giữ lại để “làm luật”. Có trường hợp người dân cần nộp tiền nợ thuế đất, nhưng khi đến chi cục thuế hỏi bao nhiều tiền để chuẩn bị đóng cho ngân sách Nhà nước cũng bị “hạch sách”…

Nói như vậy để thấy rằng, khi có chuyển động, có chủ trương đúng thì từ cơ sở phải làm tốt. Nói cách khác là phải đồng bộ từ trên xuống dưới, trên dưới đồng thuận, làm sạch nội bộ, không để “con sâu làm rầu nồi canh” trong cải cách TTHC. Khi đó, công tác cải cách của tỉnh mới đạt hiệu quả cao. Trong những cuộc họp gần đây, ông Trần Thanh Liêm, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, UBND cấp xã triển khai thực hiện hiệu quả các kế hoạch trọng tâm về cải cách TTHC của tỉnh; rà soát, đơn giản hóa TTHC trên tất cả các lĩnh vực, nhất là lĩnh vực thành lập doanh nghiệp, đất đai, môi trường; đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền về cải cách TTHC; tổ chức thực hiện nghiêm túc, có kết quả công tác kiểm soát TTHC, giảm TTHC rườm rà, không hợp lý, góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, đầu tư. Cùng với đó, tăng cường ứng dụng CNTT, nâng cao chất lượng công tác cán bộ phụ trách bộ phận “một cửa”…

Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng đẩy mạnh cải cách hành chính, đề cao trách nhiệm của cán bộ, công chức trong thực thi công vụ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà Đảng, Nhà nước ta đang ra sức thực hiện nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Chủ tịch UBND tỉnh nhìn nhận, chất lượng thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông ở một số cơ quan, đơn vị, địa phương còn thấp, nhất là cấp xã. Việc thực hiện các TTHC trên một số lĩnh vực như đất đai, xây dựng… còn gặp khó khăn, hồ sơ bổ sung nhiều lần, giải quyết không đúng hẹn làm người dân phải đi lại nhiều lần, gây bức xúc cho người dân. Nhiều cơ quan, địa phương hồ sơ quá hạn nhưng không có thư xin lỗi và hẹn ngày trả người dân theo quy định.

Từ những hạn chế này, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã quyết liệt hơn nữa trong chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính; nêu cao vai trò, trách nhiệm người đứng đầu trong triển khai thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông. Tăng

Page 39: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1428/DB...với sự phục vụ của cơ quan hành

cường công tác đối thoại với doanh nghiệp về cơ chế, chính sách, TTHC; kịp thời loại bỏ những thủ tục đang là rào cản trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống của người dân. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về cải cách hành chính, TTHC trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong đó tập trung tuyên tuyền về quy trình, cách thức thực hiện các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4, việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết qua dịch vụ bưu chính công ích để người dân biết thực hiện.

Chủ tịch UBND tỉnh cũng nói đến cách thức biểu dương các điển hình tiên tiến trong tổ chức thực hiện giải quyết TTHC cũng như phản ánh về những thủ tục còn rườm rà, phức tạp; kiên quyết xử lý những tổ chức, cá nhân có biểu hiện gây phiền hà, sách nhiễu, làm khó người dân, doanh nghiệp trong thực hiện TTHC và những cán bộ, công chức bảo thủ, gây cản trở quá trình cải cách tại cơ quan, đơn vị và địa phương. Từ những chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh, thiết nghĩ, từ cơ sở phải thay đổi nhận thức và tư duy theo hướng khi bộ máy tốt chuyển động thì từng bộ phận của nó cũng phải tốt và chuyển động tốt để góp phần làm cho bộ máy chuyển động hiệu quả theo hướng tích cực, hiện đại.

Để tiện việc liên hệ cũng như trả lời những phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp liên quan cụ thể đến TTHC, Phòng Kiểm soát TTHC - Văn phòng UBND tỉnh Bình Dương đề nghị người dân khi gửi đơn kiến nghị cần ghi rõ địa chỉ nơi ở, số điện thoại liên lạc và tóm tắt ngắn gọn nội dung cần kiến nghị. Mọi phản ánh, kiến nghị về quy định, TTHC xin liên hệ theo địa chỉ: Phòng Kiểm soát TTHC; ĐT: (0274) 3.835.029; địa chỉ email: [email protected]

HỒ VĂN

Theo baobinhduong.vn

13. Hà Nội: Kiểm tra công tác cải cách hành chính linh hoạt Ngày 2-5, UBND TP Hà Nội ban hành Kế hoạch số 100/KH-UBND về kiểm tra việc thực hiện cải cách hành chính (CCHC) từ tháng 5 cho đến hết năm 2018.

Theo đó, hoạt động kiểm tra đảm bảo đúng pháp luật, chính xác, khách quan và trung thực; không làm cản trở hoạt động chuyên môn bình thường của cơ quan, tổ chức và cá nhân là đối tượng được kiểm tra.

Page 40: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1428/DB...với sự phục vụ của cơ quan hành

Việc kiểm tra sẽ không làm cản trở hoạt động chuyên môn của cơ quan, tổ

chức, cá nhân được kiểm tra. Ảnh minh hoạ

Hình thức kiểm tra linh hoạt, cách thức tổ chức đoàn kiểm tra cơ động, gọn nhẹ. Nội dung kiểm tra bám sát vào các nhiệm vụ được thành phố giao. Thời gian kiểm tra sẽ diễn ra từ tháng 5 đến hết tháng 12-2018.

Việc kiểm tra sẽ có báo trước và cả đột xuất nhiều lần tại trụ sở cơ quan, đơn vị, các địa điểm giải quyết thủ tục hành chính, địa điểm tiếp công dân; các phòng, ban, bộ phận, đơn vị trực thuộc của đơn vị được kiểm tra. Nội dung kiểm tra tập trung vào việc tổ chức triển khai và kết quả thực hiện Kế hoạch CCHC năm 2018 của cơ quan, đơn vị; việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, kế hoạch, chỉ thị được thành phố ban hành.

Sở Nội vụ là cơ quan thường trực kế hoạch kiểm tra công tác CCHC của thành phố; tổng hợp, báo cáo UBND thành phố kết quả kiểm tra vào cuối năm 2018. Trong trường hợp cần thiết, Đoàn kiểm tra có trách nhiệm báo cáo, tham mưu UBND thành phố xử lý, chấn chỉnh kịp thời các cơ quan, đơn vị trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ và các cá nhân trong thực thi công vụ.

B. Hân

Theo hanoimoi.com.vn

14. Không chỉ cứ "ngồi" chờ cơ chế Triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa XII) về phát triển kinh tế tư nhân (KTTN), với vai trò đầu tàu kinh tế của khu vực

Page 41: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1428/DB...với sự phục vụ của cơ quan hành

Đồng bằng sông Cửu Long, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các cấp ở Cần Thơ đã chủ động, có nhiều giải pháp tạo điều kiện, hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân (DNTN) phát triển.

Phát triển nhanh nhưng chưa mạnh

Hiện, toàn TP Cần Thơ có 8.000 doanh nghiệp (DN) và 72.000 cơ sở kinh tế cá thể hoạt động. Những năm qua, cộng đồng DN, hộ kinh doanh có nhiều đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) của thành phố. Bình quân hằng năm, KTTN đóng góp hơn 73% GRDP của thành phố; giải quyết việc làm cho gần 140.000 lao động. Cộng đồng DN còn góp phần quan trọng trong huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu ngân sách Nhà nước, cải thiện đời sống nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội…

Sản xuất cá thát lát tại Công ty TNHH MTV Phạm Nghĩa T&N, TP Cần Thơ.

(Ảnh: Nam Hương)

Theo nhận định của Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) TP Cần Thơ, những năm gần đây, các DNTN tăng nhanh về số lượng, số vốn đăng ký kinh doanh và hoạt động đa dạng trong các lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh, như: Công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, dịch vụ… Những KTTN dần hình thành với quy mô, tiềm lực ngày càng lớn mạnh, không chỉ khẳng định thương hiệu trong nước mà còn vươn ra

Page 42: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1428/DB...với sự phục vụ của cơ quan hành

thế giới, từng bước khẳng định vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Ví như Công ty Cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Trung An; Công ty TNHH Thủy sản Biển Đông.. là những DNTN điển hình.

Mặc dù được đánh giá là khu vực kinh tế năng động có giá trị gia tăng khá cao, song KTTN ở Cần Thơ vẫn tồn tại nhiều yếu kém. Các DNTN chủ yếu có quy mô nhỏ và vừa hoặc siêu nhỏ nên năng lực rất hạn chế. Nhiều DN sử dụng dây chuyền sản xuất, thiết bị lạc hậu, thường đi sau các nước trong khu vực 2-3 thế hệ, làm mất đi sức cạnh tranh với DN ngoại. Trình độ quản lý của DNTN cũng bộc lộ không ít bất cập, vì một bộ phận không nhỏ chủ DN vận hành hoạt động sản xuất, kinh doanh theo cảm tính và kinh nghiệm tự tích lũy nên khó chống đỡ khi gặp phải những vấn đề nghiêm trọng, nhất là liên quan đến pháp luật hoặc xử lý tranh chấp thương mại; đội ngũ nhân sự chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn, thiếu vốn, năng lực cạnh tranh yếu, thiếu tính liên kết, chưa tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu…

Nhận định về điều này, bà Nguyễn Mỹ Thuận, Phó chủ tịch Hiệp hội DN TP Cần Thơ cho rằng: “Nhược điểm chung của chủ DNTN ở Cần Thơ hiện nay là ít kiến thức và thiếu kinh nghiệm quản lý kinh doanh; kinh nghiệm thương trường và xúc tiến thương mại, chậm đổi mới về tư duy kinh tế. Do vậy, quá trình hội nhập kinh tế thế giới, khi xuất hiện những tình huống phải xử lý để giữ vững hoạt động sản xuất, kinh doanh, chủ DN gặp nhiều khó khăn. Ví dụ, quý I-2018, trên địa bàn thành phố có 302 DN đăng ký kinh doanh trên các loại hình, nhưng lại có tới 39 DN giải thể mà phần lớn DN giải thể thuộc khu vực KTTN".

Trợ lực cho KTTN phát triển

Để thúc đẩy sự phát triển của KTTN, thời gian qua, lãnh đạo TP Cần Thơ thường xuyên theo sát diễn biến hoạt động của cộng đồng DN; lắng nghe, tìm hiểu tình hình và sẵn sàng đối thoại, tìm biện pháp tháo gỡ khó khăn, đáp ứng nhu cầu phát triển của DN. Thành phố cũng thành lập Trung tâm Hỗ trợ DN nhỏ và vừa với mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh của DN; thành lập đường dây nóng của UBND thành phố để tiếp nhận và xử lý nhanh những kiến nghị, phản ánh của DN, nhà đầu tư. Ngoài ra, để cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, tạo thuận lợi cho DN, theo ông Nguyễn Văn Hồng, Giám đốc Sở KH&ĐT TP Cần Thơ: Thành phố đã đẩy mạnh cải cách hành chính; triển khai thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hành chính Nhà nước; nâng cao trách nhiệm đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong thi hành công vụ. “Các cơ quan chức năng thành phố rút ngắn thời gian đăng ký thành lập DN giảm từ 5 ngày xuống còn 3 ngày; thời gian cấp giấy phép xây dựng trong các khu chế xuất và công nghiệp rút ngắn còn 10 ngày; cấp giấy phép tại Sở Xây

Page 43: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1428/DB...với sự phục vụ của cơ quan hành

dựng rút ngắn còn 15 ngày so với quy định là 30 ngày…”, ông Hồng thông tin.

Kiểm tra chất lượng thịt cá thát lát sau quá trình chế biến tại Công ty TNHH MTV

Phạm Nghĩa T&N, TP Cần Thơ. (Ảnh: THÚY AN)

Đối với những DN trong giai đoạn ươm tạo ý tưởng khởi nghiệp, vai trò hỗ trợ từ ngành chức năng là rất quan trọng. Hiểu được vấn đề này, thời gian qua, Vườn ươm Công nghệ Công nghiệp Việt Nam-Hàn Quốc (KVIP) có nhiều chính sách ưu đãi cho DN trong giai đoạn ươm tạo. Ông Phạm Minh Quốc, Giám đốc KVIP nói: “Để hỗ trợ DN khởi nghiệp, KVIP đã hỗ trợ chi phí đào tạo đối với cán bộ và công nhân của DN ươm tạo; hỗ trợ chi phí mua thiết bị, vật tư phục vụ nghiên cứu ươm tạo cho các dự án khởi nghiệp; đồng thời miễn thuế nhập khẩu đối với trang thiết bị phục vụ ươm tạo trong nước chưa sản xuất được…”.

Ông Phạm Trọng Nghĩa, Giám đốc Công ty TNHH MTV Phạm Nghĩa T&N nhận xét: “KTTN được Đảng, Nhà nước xác định là động lực phát triển kinh tế. Đây là bước đột phá rất lớn tạo điều kiện để KTTN phát triển. Tuy nhiên, hiệu quả của việc phát triển không chỉ phụ thuộc vào cơ chế mà vấn đề quyết định nằm ở tính năng động của từng DN. Hay nói cách khác, DN không chỉ cứ "ngồi chờ" cơ chế...".

THÚY AN - NAM HƯƠNG

Theo qdnd.vn

Page 44: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1428/DB...với sự phục vụ của cơ quan hành