26
a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 24 tháng 7 năm 2017

a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1251/DB24... · Bộ, ngành 1. Chưa bãi bỏ ngay

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

a

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ

CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

ĐIỂM BÁO

Ngày 24 tháng 7 năm 2017

Bộ, ngành

1. Chưa bãi bỏ ngay nhiều thủ tục hành chính về hộ tịch, nuôi con nuôi

2. DN gửi kiến nghị tới Thủ tướng về Quy định công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm

3. Sẽ thí điểm cấp thẻ an sinh xã hội điện tử tại địa phương có điều kiện thuận lợi

4. Áp dụng chụp ảnh chân dung chính chủ đối với thuê bao di động mới

5. Tăng chỉ số đổi mới sáng tạo ở Việt Nam: Tận dụng đòn bẩy của giáo dục và sở hữu trí tuệ

6. Kiểm soát chặt hoạt động nhập khẩu phế liệu

7. DN da giày khốn đốn vì quỹ đất xưởng

8. Khó triển khai BHXH bắt buộc với lao động là người nước ngoài

Địa phương

9. Không có chuyện làm lý lịch tư pháp siêu nhanh!

10. Khó dẹp lò giết mổ thủ công dù đã "quyết tâm" hơn 10 năm

1. Chưa bãi bỏ ngay nhiều thủ tục hành chính về hộ tịch, nuôi con nuôi

Theo Bộ Tư pháp, để có thể đơn giản hóa nhiều thủ tục hành chính

theo Nghị quyết 58/NQ-CP của Chính phủ phải hoàn thành việc xây

dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (theo quy định của Luật hộ

tịch dự kiến chậm nhất đến ngày 1/1/2020).

Việc bãi bỏ nhiều thủ tục hành chính liên quan đến các lịnh vực vực lý

lịch tư pháp, hộ tịch, nuôi con nuôi, thi hành án dân sự, bồi thường nhà

nước,... theo Nghị quyết số 58/NQ-CP của Chính phủ (có hiệu lực từ

4/7/2017) sẽ tạo nhiều thuận lợi cho người dân.

Tuy nhiên, trong cuộc họp báo công tác tư pháp quý II năm 2017 mới

đây của Bộ Tư pháp, đại diện Bộ Tư pháp cho biết, hiện nay, Bộ Tư

pháp đang xây dựng kế hoạch để triển khai Nghị quyết này.

Người dân đến giao dịch tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả một cửa

liên thông hiện đại thành phố Vĩnh Long. Ảnh: Phạm Minh Tuấn/TTXVN

Để thực thi phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính theo Nghị quyết,

trước hết phải hoàn thành việc xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân

cư (theo quy định của Luật hộ tịch dự kiến chậm nhất đến ngày

1/1/2020). Đồng thời sửa đổi các quy định thủ tục hành chính trong các

văn bản quy phạm pháp luật hiện hành.

Nghị quyết số 58/NQ-CP có hiệu lực từ ngày 4/7/2017 của Chính phủ về

việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân liên quan đến

quản lý dân cư thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Tư

pháp.

Nghị quyết đã thông qua phương án đơn giản hóa đối với 109 thủ tục

hành chính thuộc 15 lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp. Trong

đó, nhiều thủ tục về lĩnh vực tư pháp, nuôi con nuôi, hộ tịch, quốc tịch,

bồi thường nhà nước... được đơn giản hóa hoặc bãi bỏ.

Cụ thể, bãi bỏ 2 thủ tục “Thông báo có quốc tịch nước ngoài” và thủ tục

“Cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân”. Sửa đổi, bổ sung theo hướng

đơn giản hóa về thành phần hồ sơ và mẫu đơn, tờ khai đối với 107 thủ

tục hành chính trên cơ sở khai thác, sử dụng 15 trường thông tin cơ bản

về công dân tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư nhằm giảm bớt giấy

tờ, các thông tin công dân phải cung cấp cho cơ quan giải quyết thủ tục

hành chính.

Theo đó, công dân khi đăng ký khai sinh cho con, cha mẹ của trẻ không

cần xuất trình đăng ký kết hôn (trường hợp cha, mẹ trẻ có đăng ký kết

hôn). Khi đăng ký kết hôn không cần xuất trình giấy tờ chứng minh nơi

cư trú.

Người xin nhập quốc tịch Việt Nam không cần xuất trình hoặc nộp các

giấy tờ như: giấy tờ tùy thân của người liên quan đến người xin nhập

quốc tịch (cha, mẹ hoặc người giám hộ trong trường hợp người đó dưới

18 tuổi); giấy chứng nhận kết hôn; giấy chứng minh nơi cư trú của cha,

mẹ hoặc người giám hộ,...

Đề thực hiện Nghị quyết trên, Chính phủ đã giao Bộ Tư pháp chủ trì,

phối hợp với các Bộ, cơ quan có liên quan nghiên cứu sửa đổi, bổ sung,

thay thế hoặc bãi bỏ thủ tục hành chính, giấy tờ công dân quy định tại 3

luật, 6 nghị định, 3 thông tư liên tịch và 20 thông tư để ban hành theo

thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành theo lộ trình phù

hợp với thời điểm Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được hoàn thành và

đưa vào vận hành.

Theo baotintuc.vn

2. DN gửi kiến nghị tới Thủ tướng về Quy định công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm

Một bức thư kiến nghị từ đại diện cộng đồng doanh nghiệp ngành

chế biến thực phẩm đã được gửi tới Thủ tướng Chính phủ Nguyễn

Xuân Phúc. Đứng đơn là một số hiệp hội doanh nghiệp trong nước

và nước ngoài, đề nghị bãi bỏ quy định công bố phù hợp quy định

an toàn thực phẩm.

Họ đã không thể kiên nhẫn hơn khi sau rất nhiều văn bản kiến nghị gửi

tới các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan, phản ánh quy định được

xác định là bất cập, không phù hợp với luật định và cả thông lệ quốc tế

nói trên của Nghị định 38/2012/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số

điều của Luật An toàn thực phẩm vẫn tồn tại. Họ càng lo khi chưa thấy

những thay đổi đáng kể về vấn đề này tại Dự thảo Nghị định sửa đổi

Nghị định 38/2012/NĐ-CP đã được Bộ Y tế trình Chính phủ.

Về cơ sở pháp lý, nội dung này không có trong Luật An toàn thực phẩm

năm 2010 cũng như Luật Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật năm 2006.

Như vậy, việc xuất hiện quy định này sẽ kéo theo các thủ tục hành chính

liên quan rơi vào tình thế phi chuẩn mực, dẫn đến sự không minh bạch,

phức tạp, rườm rà, kéo dài.

Các doanh nghiệp tính toán, nhiều khi họ phải mất tới 3-6 tháng để xin

được Giấy xác nhận phù hợp quy định an toàn thực phẩm. Có nghĩa,

doanh nghiệp phải chờ bằng đó thời gian mới được bán hàng ra thị

trường - khoảng thời gian quá lâu trong bối cảnh kinh doanh hiện tại.

Nhiều doanh nghiệp khóc dở khi các đối tác không thể chờ đợi được, đã

chuyển sang mua hàng của nhà cung cấp khác, gây ảnh hưởng đến

hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp...

Phí tổn này không thể tính hết. Nhưng nếu tính phí cấp giấy này, thì

trong 4 năm hiệu lực của Nghị định 38/2012/NĐ-CP, cộng đồng doanh

nghiệp chế biến thực phẩm đã tốn kém cả ngàn tỷ đồng (chưa kể phí

phân tích mẫu). Và chưa thể ước lượng được sẽ có bao nhiêu doanh

nghiệp trong ngành không đủ sức vượt qua trở ngại trên, buộc phải thay

đổi kế hoạch kinh doanh, thậm chí có thể có tên trong danh sách các

doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động hay giải thể.

Hiện tại, thị trường đã quen với sự gia tăng hay rút lui của các doanh

nghiệp. Thậm chí, tỷ lệ doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường trên số

doanh nghiệp gia nhập trong 6 tháng đầu năm 2017 là 56,6% cũng

không gây sốc như trước. Lý do là nhu cầu doanh nghiệp rút lui do năng

lực cạnh tranh kém, do chuyển đổi kinh doanh, cơ cấu lại... đã được

nhìn nhận là đúng quy luật.

Song sẽ bất thường khi những doanh nghiệp buộc phải ra đi do các điều

kiện kinh doanh không còn phù hợp, sai lệch về bản chất quản lý nhà

nước trong nền kinh tế thị trường.

Phải nói lại rằng, than phiền về quy định công bố phù hợp quy định an

toàn thực phẩm không mới và không chỉ từ phía cộng đồng kinh doanh.

Các bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học và Công nghệ

từng kiến nghị điều chỉnh quy định này khi sửa đổi Nghị định

38/2012/NĐ-CP. Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường, trong Hội

nghị đối thoại giữa Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam

(VASEP) và các bộ, ngành do Phó thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì hồi

tháng 5/2017, cũng đồng quan điểm trên. Các đề xuất cách thức kiểm

soát khác có hiệu quả hơn, phù hợp với thông lệ quốc tế hơn cũng đã

được bàn tới.

Vậy nhưng, đến giờ, yêu cầu làm đúng luật, theo tinh thần cải thiện môi

trường kinh doanh, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, phù hợp với

thông lệ chung của thế giới mà doanh nghiệp đưa ra vẫn chưa có câu

trả lời. Chính vì vậy, doanh nghiệp lại phải trông chờ vào Thủ tướng

Chính phú.

Theo baodautu.vn

3. Sẽ thí điểm cấp thẻ an sinh xã hội điện tử tại địa phương có điều kiện thuận lợi

Trong giai đoạn 2017 - 2018, những tỉnh, thành phố có điều kiện

kinh tế xã hội thuận lợi, sẽ đăng ký và thống nhất với Bộ Lao động

Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) về kế hoạch thí điểm cấp số và

thẻ an sinh xã hội điện tử.

Đề án xây dựng CSDL quốc gia về an sinh xã hội, ứng dụng CNTT vào

giải quyết chính sách an sinh xã hội đến năm 2020, định hướng phát

triển đến 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 25/5/2017 tại

Quyết định 708 (Ảnh minh họa. Nguồn: Internet)

Bộ LĐTB&XH vừa có văn bản đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành

phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các Sở, ngành trưc thuộc triển khai

thực hiện Đề án “Xây dựng cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia về an sinh xã

hội, ứng dụng CNTT vào giải quyết chính sách an sinh xã hội đến năm

2020 và định hướng phát triển đến năm 2030”.

Được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 708 ngày

25/5/2017, Đề án “Xây dựng CSDL quốc gia về an sinh xã hội, ứng dụng

CNTT vào giải quyết chính sách an sinh xã hội đến năm 2020 và định

hướng phát triển đến năm 2030” (gọi tắt là Đề án 708) hướng tới mục

tiêu triển khai ứng dụng CNTT vào giải quyết chính sách an sinh xã hội

cho người dân, đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân; nâng

cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đổi mới về tổ chức và đẩy

mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến trong lĩnh vực an sinh xã hội,

góp phần phát triển Chính phủ điện tử.

Trong công văn mới gửi các UBND tỉnh, thành phố, Bộ LĐTB&XH đề nghị

Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo Sở LĐTB&XH phối hợp với

Sở Tài chính, Sở TT&TT, BHXH và các cơ quan chuyên môn có liên quan

tại địa phương xây dựng, trình lãnh đạo UBND tỉnh, thành phố phê duyệt

kế hoạch tổng thể thực hiện Đề án, trong đó ưu tiên một số nhiệm vụ.

Cụ thể, các địa phương cần tập trung tuyên truyền, nâng cao nhận thức

của các cấp, ngành và người dân về vai trò, tác dụng của số an sinh xã

hội, thẻ an sinh xã hội điện tử và CSDL quốc gia về an sinh xã hội.

CSDL quốc gia về an sinh xã hội bao gồm thông tin cơ bản về công dân

Việt Nam là đối tượng của các chính sách: trợ giúp xã hội, giảm nghèo,

người có công với cách mạng, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo

hiểm thất nghiệp. Định hướng đến năm 2030, mở rộng CSDL quốc gia

về an sinh xã hội bao gồm trẻ em, dạy nghề, việc làm, bình đẳng giới,

phòng chống tệ nạn xã hội và các lĩnh vực khác của an sinh xã hội theo

quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, các địa phương cũng được ưu tiên triển khai ứng dụng

CNTT trong giải quyết chính sách an sinh xã hội, quản lý và cập nhật

CSDL quốc gia về an sinh xã hội.

Cụ thể, với những tỉnh, thành phố có điều kiện về kinh tế - xã hội thuận

lợi, xây dựng, triển khai phần mềm ứng dụng CNTT trong giải quyết

chính sách an sinh xã hội, quản lý, cập nhật CSDL quốc gia về an sinh

xã hội; bảo đảm kết nối với số và thẻ an sinh xã hội điện tử chung cả

nước; ban hành quy chế tạm thời về cập nhật, quản lý, vận hành và truy

cập CSDL quốc gia về an sinh xã hội, bảo đảm kết nối liên thông, tích

hợp và chia sẻ dữ liệu với các CSDL của các bộ, ngành, địa phương liên

quan.

Cập nhật CSDL quốc gia về an sinh xã hội gồm các thông tin về đối

tượng và chính sách trợ giúp xã hội theo quy định tại Nghị định 136 ngày

21/10/2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với

đối tượng bảo trợ xã hội và các văn bản pháp luật có liên quan; các

thông tin về đối tượng và chính sách giảm nghèo theo quy định tại Quyết

định 59 ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành

chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020 và các

văn bản pháp luật liên quan; thông tin về đối tượng và chính sách ưu đãi

người có công với cách mạng được quy định tại Pháp lệnh ưu đãi người

có công với cách mạng và các văn bản pháp luật có liên quan; và thông

tin về đối tượng và chính sách bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại

Luật Việc làm và các văn bản hướng dẫn Luật.

Bộ LĐTB&XH cũng đề nghị tích hợp vào CSDL quốc gia về an sinh xã

hội các thông tin định danh công dân, thông tin về đối tượng và chính

sách BHXH cùng các thông tin về đối tượng và chính sách bảo hiểm y

tế; xây dựng hệ thống chỉ tiêu, chỉ số đầu vào, đầu ra, bảo đảm các

CSDL thành phần cập nhật, quản lý, tích hợp và trao đổi CSDL an sinh

xã hội.

Đặc biệt, theo hướng dẫn của Bộ LĐTB&XH, giai đoạn 2017 - 2018, đối

với những tỉnh, thành phố có điều kiện kinh tế xã hội thuận lợi, đăng ký

và thống nhất với Bộ LĐTB&XH về kế hoạch thí điểm cấp số và thẻ an

sinh xã hội điện tử; bảo đảm cấp số và thẻ an sinh xã hội điện tử cho

công dân Việt Nam là đối tượng của an sinh xã hội giai đoạn 2019 -

2020.

Ngoài ra, các địa phương cũng được đề nghị trong kế hoạch tổng thể

thực hiện Đề án 708, cần ưu tiên một số nhiệm vụ khác như: Xây dựng

Cổng thông tin điện tử An sinh xã hội trên địa bàn tỉnh để thực hiện giải

quyết các chính sách an sinh xã hội cho người dân; cung cấp thông tin

về chính sách, đối tượng thụ hưởng chính sách an sinh xã hội; tích hợp

cung cấp dịch vụ công trực tuyến và kết nối hệ thống thông tin thống kê

về an sinh xã hội của các bộ, ngành, địa phương.

Có chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư hạ tầng kỹ thuật nhằm

tăng cường ứng dụng CNTT trong việc giải quyết chi trả chính sách, xây

dựng CSDL; lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ công bảo đảm chi trả

theo yêu cầu, thực hiện cơ chế thu hồi vốn đầu tư thông qua thu phí

cung cấp dịch vụ chi trả chính sách; hướng dẫn, hỗ trợ người dân tự

đăng ký và nhập liệu các trường thông tin cá nhân vào CSDL quốc gia

về an sinh xã hội.

Đồng thời, đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ,

viên chức, nhân viên trong việc ứng dụng, khai thác hệ thống thông tin

và CSDL về an sinh xã hội; Tăng cường giám sát, đánh giá việc thực

hiện xây dựng CSDL quốc gia về an sinh xã hội của các cấp, các ngành.

Theo hướng dẫn của Bộ LĐTB&XH, kinh phí thực hiện Đề án 708 được

bảo đảm từ nguồn vốn doanh nghiệp, chi phí dịch vụ chi trả các chính

sách an sinh xã hội, nguồn vốn ngân sách nhà nước được bố trí trong

dự toán chi thường xuyên hàng năm theo phân công của Luật ngân

sách nhà nước, nguồn huy động, tài trợ, đóng góp của các tổ chức, cá

nhân trong và ngoài nước và các nguồn hợp pháp khác theo quy định

của pháp luật.

Các địa phương được đề nghị gửi kế hoạch tổng thể thực hiện Đề án

708 về Cục Bảo trợ Xã hội, Bộ LĐTB&XH trước ngày 31/7/2017.

Theo ictnews.vn

4. Áp dụng chụp ảnh chân dung chính chủ đối với thuê bao di động mới

Các thuê bao đăng ký mới cần phải chụp ảnh chân dung, Các thuê bao

cũ, thuê bao hiện hành không cần phải chụp ảnh chân dung để bổ sung,

trừ các trường hợp bị phát hiện kê khai thông tin cá nhân không chính

xác...

Nghị định số 49/2017/NĐ-CP về quản lý thuê bao di động chính thức có

hiệu lực từ ngày mai, 24/7. Vì vậy, các nhà mạng đã bắt đầu triển khai

để thực hiện quản lý thuê bao trả trước theo các quy định mới.

Theo lãnh đạo Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và Theo dõi thi

hành pháp luật (Bộ Tư pháp), trong thời gian qua, Bộ Thông tin & Truyền

thông đã thông tin về một số nội dung được hiểu chưa đúng về Nghị

định 49. Cụ thể, không bắt buộc tất cả thuê bao di động đã đăng ký

thông tin cá nhân phải bổ sung ảnh chân dung.

Theo đó, có 2 nhóm khách hàng phải bổ sung ảnh chân dung. Cụ thể,

các thuê bao đăng ký mới cần phải chụp ảnh chân dung khi đến các

điểm giao dịch, cửa hàng của nhà mạng làm thủ tục đăng ký sử dụng

dịch vụ. Các thuê bao cũ, thuê bao hiện hành không cần phải chụp ảnh

chân dung để bổ sung, trừ các trường hợp bị phát hiện kê khai thông tin

cá nhân không chính xác, phải kê khai lại, đồng thời cũng bổ sung luôn

ảnh chụp chân dung.

Cũng theo lãnh đạo Cục Quản lý vi phạm hành chính và Theo dõi thi

hành luật, trước mắt vẫn tiếp tục thực hiện quy định các thuê bao di

động phải có ảnh chân dung cho nhà mạng theo Nghị định 49. Lý do để

đảm bảo đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước cũng như đảm bảo quản lý

xã hội và đảm bảo chính lợi ích của chủ thuê bao.

Theo Nghị định số 49/2017 sửa đổi, bổ sung Điều 15 của Nghị định số

25/2011, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật viễn thông, với thuê

bao di động có thông tin thuê bao không đúng quy định, nhà mạng phải

thông báo liên tục trong ít nhất 5 ngày, mỗi ngày ít nhất một lần yêu cầu

cá nhân, tổ chức thực hiện lại việc giao kết hợp đồng theo mẫu.

Một trong những điểm bổ sung được chú ý nhất của Nghị định 49, ngoài

thông tin về giấy tờ tùy thân, thuê bao cần phải bổ sung cả ảnh chụp

chân dung chính chủ. Nhà mạng sẽ phải thực hiện lấy những thông tin

này đối với các thuê bao đăng ký mới sau ngày 24/4/2017. Với các thuê

bao đã kích hoạt trước ngày 24/4/2017, nhà mạng có 12 tháng để bổ

sung thông tin theo quy định mới.

Các nhà mạng hiện đã có thông báo và đang triển khai việc chụp ảnh

người trực tiếp đến giao dịch và ký kết hợp đồng. Trường hợp cá nhân,

tổ chức không thực hiện theo yêu cầu, sẽ tạm dừng cung cấp dịch vụ

viễn thông một chiều sau 15 ngày và tạm dừng cung cấp dịch vụ viễn

thông hai chiều sau 15 ngày tiếp theo nếu không thực hiện.

Nghị định cũng quy định rõ, doanh nghiệp viễn thông có 12 tháng để

chuẩn hóa toàn bộ dữ liệu thuê bao, trước khi phải chịu phạt tiền nếu bị

phát hiện thông tin thuê bao sai lệch.

Như vậy, ngay từ khi Nghị định 49 của Chính phủ có hiệu lực, các nhà

mạng này đã sẵn sàng triển khai hạ tầng và nhân lực để đáp ứng đúng

quy định. Trong đó, đã có nhiều nhà mạng đã bắt đầu triển khai việc

chụp ảnh đối với người dùng đến đăng kí thuê bao di động mới.

Trước đó, tại buổi sơ kết 6 tháng đầu năm của Bộ TT&TT, lãnh đạo Bộ

cũng cho biết, từ quý III/2017, các Sở Thông tin & Truyền thông trên

toàn quốc sẽ tiến hành thanh tra diện rộng về công tác quản lý thuê bao

di động trả trước nhằm siết chặt và đẩy lùi nạn tin nhắn rác, tin nhắn

spam...

Theo tổng cục thống kê, tính đến hết 6 tháng đầu năm 2017, tổng số

thuê bao điện thoại ước tính đạt 126,5 triệu thuê bao, giảm 5,3% so với

cùng kỳ năm trước, trong đó số thuê bao di động đạt 119,4 triệu thuê

bao, giảm 6,2%. Lý do cho việc giảm thuê bao di động theo Tổng Cục

thống kê đó là do các nhà mạng thực hiện thu hồi sim rác theo quy định

của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Lãnh đạo Bộ TT&TT cũng cho biết, việc quản lý sim rác, tin nhắn rác đã

có sự chuyển biến mạnh mẽ sau nhiều năm, đây là vấn nạn của xã hội.

Hiện đã có gần 24 triệu Sim rác đã bị xử lý trong thời gian qua được dư

luận xã hội đồng tình về vấn đề này là bằng chứng cụ thể nhất cho

những nỗ lực của Bộ, của doanh nghiệp thuộc ngành TT&TT trong quyết

tâm làm lành mạnh hóa thị trường viễn thông của Việt Nam.

Theo congly.vn

5. Tăng chỉ số đổi mới sáng tạo ở Việt Nam: Tận dụng đòn bẩy của giáo dục và sở hữu trí tuệ

Trong các chỉ số cần tiếp tục cải thiện như thể chế, chất lượng

nguồn nhân lực... để tăng hạng chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu

(GII) những năm tiếp theo, các chuyên gia sở hữu trí tuệ thế giới

đặc biệt lưu ý Việt Nam tận dụng đòn bẩy của giáo dục và sở hữu

trí tuệ.

Đầu tư cải thiện chỉ số GII hiệu quả cao

Việc Việt Nam tăng hạng chỉ số đổi mới sáng tạo 12 bậc so với năm

2016 khiến giới chuyên môn quốc tế rất ngạc nhiên bởi Việt Nam được

xếp vào nước có thu nhập trung bình thấp. Ông Sacha Wunsch Vincent -

chuyên gia cao cấp của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) - bày tỏ,

trong các ấn bản gần nhất của GII, Việt Nam nổi lên như một quốc gia

có hiệu quả về đổi mới sáng tạo (ĐMST).

“Điều này có nghĩa Việt Nam đã làm tốt trong việc tạo ra tri thức mới và

ĐMST từ nguồn lực hiện có. Đây là một thành công lớn khi chúng tôi

xem xét 10 nước ĐMST hiệu quả, trong đó có Trung Quốc, Hà Lan,

Đức...” - ông Vincent nói.

Vị chuyên gia của WIPO cũng đặc biệt nhấn mạnh việc Việt Nam đầu tư

cho các chỉ số đầu vào với số tiền rất khiêm tốn, nhưng kết quả đầu ra

lại cao: “Kết quả tốt trong hầu hết các lĩnh vực, trong đó có 2 chỉ số

chính là tăng trưởng năng suất (đứng đầu thế giới) và xuất khẩu công

nghệ cao (duy trì vị trí thứ tư từ năm trước). Việc nhập khẩu công nghệ

cao tốt hơn và thu hút được dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

cho thấy doanh nghiệp Việt Nam đang hội nhập vào nền kinh tế toàn

cầu”.

Nghiên cứu tại trung tâm R&D của Công ty cổ phần bóng đèn phích

nước Rạng Đông.

Ông Sacha Wunsch Vincent nhắc đến một điểm tiến bộ nữa của Việt

Nam trong thời gian qua là số đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hóa và kiểu

dáng công nghiệp tăng trưởng tốt theo thời gian. Tuy nhiên, chuyên gia

này cũng chỉ ra vài chỉ số còn hạn chế như: Chỉ số về thể chế xếp hạng

87, chỉ số môi trường kinh doanh xếp thứ 113; chỉ số thuận lợi nộp thuế

xếp thứ 115; chỉ số chất lượng nguồn nhân lực và nghiên cứu xếp thứ

70; chỉ số các công ty R&D toàn cầu xếp thứ 43 và chỉ số xếp hạng QS

các trường đại học xếp thứ 75.

Thách thức chuyển nhân lực từ viện, trường sang sản xuất

Phân tích của giới chuyên môn cho thấy, dù đạt thứ hạng tốt, Việt Nam

vẫn đang ở ngã ba giữa vị trí người lắp ráp và vị trí người sáng tạo vượt

lên, cạnh tranh với các nước láng giềng. Các chỉ số đầu ra của Việt Nam

phần lớn bị ảnh hưởng bởi những vấn đề liên quan đến dòng vốn FDI.

Một trong những nguyên nhân khiến Việt Nam có kết quả cực kỳ tốt

trong việc cải thiện chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu là do xuất khẩu và

sản xuất công nghệ cao, nhưng phần lớn các hoạt động này lại bị cầm

trịch bởi doanh nghiệp nước ngoài như Honda, Toyota, Samsung...

Làm sao để các doanh nghiệp nội địa có thể đóng góp thêm vào các

hoạt động này trong thời gian tới? Một giải pháp được ông Sacha

Wunsch Vincent đề cập là chuyển nguồn nhân lực chất lượng cao sang

khu vực sản xuất và sáng tạo chứ không chỉ tập trung ở khu vực viện,

trường; tăng cường liên kết giữa giáo dục, nghiên cứu với đổi mới sáng

tạo trong doanh nghiệp, tăng chất lượng và mối liên quan giữa nghiên

cứu với đào tạo nâng cao. Cùng với đó, Việt Nam cần tận dụng sức

mạnh của sở hữu trí tuệ, làm sao để chính sách về sở hữu trí tuệ phát

huy được tác dụng trong hệ thống chính sách về đổi mới quốc gia.

Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Quốc Khánh cho biết: “Bộ KH&CN sẽ tiếp

tục đồng hành và hỗ trợ các bộ, cơ quan, địa phương với những hoạt

động cụ thể như xây dựng sổ tay hướng dẫn chi tiết về từng chỉ số GII;

tổ chức tập huấn, hướng dẫn chung cho các bộ, cơ quan và địa phương;

tổ chức các buổi làm việc, kiểm tra tiến độ thực hiện, hướng dẫn trực

tiếp tại một số bộ, ngành, địa phương; phối hợp với chuyên gia WIPO và

các tổ chức quốc tế để học hỏi về phương pháp và giải pháp cải thiện

chỉ số GII”.

5 giải pháp cải thiện chỉ số GII mà Bộ KH&CN đề xuất

Tiếp tục đẩy mạnh hiệu quả thực thi chỉ đạo của Đảng và Chính phủ về

cải thiện thế chế, đặc biệt là Nghị quyết 01, Nghị quyết 19, Nghị quyết

35 của Chính phủ đến tất cả các bộ, ngành, địa phương.

Xây dựng, trọng dụng đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật mạnh; quan

tâm đầu tư, phát triển các trường đại học theo định hướng nâng cao

chất lượng, tăng hàm lượng nghiên cứu và hợp tác quốc tế, phát triển

các doanh nghiệp lớn có khả năng nghiên cứu và phát triển mạnh.

Tái cơ cấu các ngành nghề sản xuất, kinh doanh với định hướng nâng

cao hàm lượng nghiên cứu, phát triển và ĐMST, tạo ra nhiều việc làm

thâm dụng tri thức hơn.

Tiếp tục coi doanh nghiệp là trung tâm của hệ thống ĐMST quốc gia, có

giải pháp nâng cao năng lực ĐMST và hấp thụ công nghệ của doanh

nghiệp. Hỗ trợ, thúc đẩy các doanh nghiệp, viện, trường đăng ký sáng

chế.

Có giải pháp tăng cường các sản phẩm của Việt Nam trên thị trường

công nghiệp văn hoá toàn cầu.

Theo khoahocphattrien.vn

6. Kiểm soát chặt hoạt động nhập khẩu phế liệu

Để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, Việt Nam đã

đưa ra chủ trương cho phép các doanh nghiệp nhập khẩu phế liệu

(NKPL). Tuy nhiên, khi thực hiện đã có không ít tổ chức, cá nhân

không tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường (BVMT) khi

NKPL làm nguyên liệu sản xuất, nhất là lợi dụng NKPL để đưa rác

thải vào nước ta.

Việc NKPL nhằm bù đắp những mặt hàng, những nguyên vật liệu còn

thiếu mà trong nước chưa sản xuất được, hoặc sản xuất không đủ để

đáp ứng nhu cầu. Xuất phát từ quan điểm nêu trên, những năm qua Nhà

nước đã ban hành cơ chế, chính sách cho phép các doanh nghiệp NKPL

phục vụ sản xuất trong nước. Luật BVMT năm 2014 quy định chỉ được

phép NKPL làm nguyên liệu sản xuất và không được mua bán, kinh

doanh phế liệu nhập khẩu; đồng thời, phải ký quỹ bảo đảm đối với phế

liệu nhập khẩu. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số

73/2014/QĐ-TTg quy định Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ

nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất, bao gồm 36 chủng loại phế liệu

được phép nhập khẩu, chia thành các nhóm như: thạch cao, sắt, thép,

nhựa, giấy, thủy tinh, tơ tằm, điện tử… Đây là căn cứ pháp lý cụ thể để

Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN và MT) tiếp tục xây dựng các quy định

về quản lý phế liệu nhập khẩu trong đó có hệ thống các Quy chuẩn kỹ

thuật về môi trường đối với phế liệu nhập khẩu…

Theo thống kê của Bộ TN và MT, trong hai năm 2011 và 2012, cả nước

có khoảng 400 doanh nghiệp NKPL làm nguyên liệu sản xuất, chủ yếu là

nhóm phế liệu sắt, thép (khoảng từ 2,2 triệu tấn đến 2,5 triệu tấn/năm);

phế liệu nhựa (khoảng 800 nghìn tấn/năm); phế liệu giấy (khoảng 700

nghìn tấn/năm). Tuy nhiên, đến giai đoạn 2013 - 2015, số lượng doanh

nghiệp NKPL giảm xuống còn từ 200 đến 250 doanh nghiệp, tập trung

vào nhóm phế liệu sắt (khoảng 2,5 triệu tấn/năm); phế liệu giấy, nhựa

(khoảng từ 1,2 đến 1,5 triệu tấn/năm) và tổng các phế liệu khác khoảng

1,1 triệu tấn/năm. Các địa phương có cơ sở NKPL lớn như: TP Hải

Dương, Hải Phòng, Bắc Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu… Nguồn phế liệu này

chủ yếu được nhập khẩu từ Mỹ, Nhật Bản, Ô-xtrây-li-a, Xin-ga-po, Ca-

na-đa…

Đáng chú ý, bên cạnh một số đơn vị sử dụng phế liệu nhập khẩu thực

hiện tốt công tác BVMT như bố trí kho bãi dành riêng cho việc tập kết,

bảo đảm không để thất thoát phế liệu và không gây phát tán tạp chất đi

kèm ra môi trường chung quanh, thực hiện đăng ký chủ nguồn thải chất

thải nguy hại, ký hợp đồng xử lý chất thải nguy hại và chất thải kèm theo

trong quá trình NKPL; thực hiện giám sát môi trường định kỳ… thì còn

không ít tổ chức, cá nhân lợi dụng chính sách của Nhà nước về NKPL

để đưa các chất thải vào nước ta. Theo quy định của Luật BVMT, các

doanh nghiệp NKPL làm nguyên liệu sản xuất phải có kho bãi bảo đảm

đúng quy định. Nhưng thực tế cho thấy, một số doanh nghiệp dù đã có

kho bãi riêng nhưng kho bãi được xây dựng không đúng quy định, không

có hệ thống thoát nước mưa và không có mái che cho nên chất thải vẫn

bị phát tán ra môi trường. Công tác kiểm soát ô nhiễm trong quá trình sử

dụng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất chưa tốt, vẫn có một số doanh

nghiệp để xảy ra sự cố môi trường, xả khí thải, bụi vượt quá quy chuẩn

cho phép, chuyển giao chất thải chưa đúng quy định. Trong quản lý chất

thải nguy hại, các doanh nghiệp kê khai, lưu giữ, làm hồ sơ rất sơ sài và

không đúng quy định, nhất là chưa thật sự đánh giá đúng hiện trạng môi

trường trong khu vực hoạt động của doanh nghiệp, đã ảnh hưởng xấu

đến môi trường và sức khỏe người dân trên địa bàn.

Trước thực trạng nêu trên, Bộ TN và MT, Bộ Công thương đã phối hợp

chặt chẽ với cơ quan hải quan, sở TN và MT các tỉnh, thành phố thường

xuyên theo dõi, cập nhật tình hình nhập khẩu, sử dụng phế liệu làm

nguyên liệu sản xuất; kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật về

BVMT, phát hiện và xử lý đối với các trường hợp vi phạm. Đồng thời, tập

trung xử lý dứt điểm các công-ten-nơ phế liệu, rác thải không đáp ứng

yêu cầu về BVMT đang tồn đọng tại các cảng trên cả nước. Tuy nhiên,

để tăng cường kiểm soát hoạt động NKPL, máy móc, phương tiện, thiết

bị đã qua sử dụng, Bộ TN và MT cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan

có liên quan, nhất là lực lượng cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi

trường trong kiểm tra, giám sát việc NKPL làm nguyên liệu sản xuất.

Chấm dứt tình trạng NKPL làm nguyên liệu sản xuất, hoặc vận chuyển

chất thải qua biên giới không đúng quy định; thực hiện nghiêm các biện

pháp phòng ngừa, ngăn chặn việc đưa công nghệ, máy móc, phương

tiện, thiết bị cũ, lạc hậu gây ô nhiễm môi trường vào sử dụng… Cần tiếp

tục hoàn thiện các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phế liệu được nhập

khẩu; xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành trong việc kiểm soát hoạt

động NKPL, tránh nguy cơ nước ta trở thành bãi thải công nghiệp của

thế giới.

Các chuyên gia lĩnh vực TN và MT cũng đề nghị: Bên cạnh việc hoàn

thiện các văn bản hướng dẫn thi hành Luật BVMT năm 2014, ngành TN

và MT cần tăng cường tập huấn, phổ biến quy định về quản lý và BVMT

đối với phế liệu nhập khẩu cho các đối tượng là cán bộ quản lý môi

trường của các bộ, ngành; cán bộ quản lý môi trường địa phương; cán

bộ chuyên trách về quản lý môi trường của các doanh nghiệp sản xuất,

hoặc NKPL. Đồng thời, Việt Nam cần phải thực thi đầy đủ các nội dung

của Công ước Basel về kiểm soát chất thải xuyên biên giới và việc tiêu

hủy chúng, mà nước ta là một bên tham gia Công ước này; đẩy mạnh

trao đổi thông tin và chủ động ngăn ngừa có hiệu quả việc vận chuyển

chất thải vào Việt Nam...

Theo nhandan.com.vn

7. DN da giày khốn đốn vì quỹ đất xưởng

Nhiều DN ngành sản xuất da giày đang gặp thách thức lớn về quỹ

đất dành riêng cho việc mở xưởng sản xuất. Địa phương nào cũng

ngại cấp phép cho các DN sản xuất da giày nên ngay cả một DN

chuyên sản xuất đế giày, ít gây ô nhiễm như Minh Diệu, tìm cả năm

nay cũng không tìm được đất mở xưởng để di dời cơ sở cũ ở quận

7.

Thực tế, KCN Hiệp Phước (Nhà Bè) được thành lập năm 2002 để phục

vụ các nhà máy, DN sản xuất các ngành hóa chất, vật liệu xây dựng,

thuộc da... ở nội thành di dời ra đây, nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường.

Nhưng tới năm 2011, TP thay đổi quy hoạch, chuyển toàn bộ KCN Hiệp

Phước thành khu công nghiệp, đô thị. Chính vì thế, các DN nằm trong

diện ô nhiễm mà chưa di dời ra đây sẽ không được cấp phép vào khu

công nghiệp này nữa.

Bên cạnh đó là sự bùng nổ các khu dân cư xung quanh KCN, khiến cho

việc sản xuất của các DN trong KCN không yên ổn. Cty Minh Diệu là một

ví dụ điển hình. Trước đây, khu quận 7 thưa dân, hạ tầng hầu như

không có gì đáng kể nên chúng tôi đã hoạt động tại đây hơn 10 năm

không gây ảnh hưởng gì. Tuy nhiên, ba năm trở lại đây, nhiều dự án

chung cư, nhà phố được xây dựng tại đây kéo theo lượng dân lớn về

định cư. Khi dân đông, người ta sẽ kiến nghị việc di dời nhà máy vì sợ

ảnh hưởng tới ô nhiễm không khí, tiếng ồn. Chúng tôi chỉ là DN sản xuất

đế giày nên không gây ra ô nhiễm môi trường nhưng vì trước sau gì

cũng phải di dời theo quy định chuyển dịch của TP nên cả 1 năm qua,

chúng tôi đã đi khắp quận 7 để tìm mặt bằng mở xưởng sản xuất.

TP không cấp phép mới, nhưng đối với các DN đã tồn tại lâu rồi thì cũng

nên có chính sách hỗ trợ họ đầu tư hoàn thiện hệ thống xử lý môi

trường. Xem xét thành lập một cụm công nghiệp dành riêng cho các nhà

máy sản xuất gây ảnh hưởng nhiều đến môi trường như ngành may

mặc, giày da, dệt nhuộm để họ ổn định sản xuất là việc làm cần thiết.

Theo enternews.vn

8. Khó triển khai BHXH bắt buộc với lao động là người nước ngoài

Kinh nghiệm của nhiều nước cho thấy, việc thực hiện BHXH bắt

buộc với NLĐ nước ngoài là xu thế chung, nhưng lại không hề dễ

dàng.

Hiện nay, lao động nước ngoài làm việc tại VN đang tăng nhanh, từ

12.602 người (năm 2004) lên gần 84.000 người (năm 2016) - hầu hết là

NLĐ có trình độ, tay nghề cao, được cấp phép (lao động nữ chiếm

16,3%).

Theo Dự thảo Nghị định về BHXH bắt buộc đối với NLĐ là công dân

nước ngoài làm việc tại Việt Nam, khi tham gia BHXH, NLĐ sẽ được

hưởng 5 chế độ (ốm đau, thai sản, TNLĐ-BNN, hưu trí và tử tuất). Cơ

quan soạn thảo cũng đề xuất phương án: Từ 1/1/2018, thực hiện 3 chế

độ (ốm đau, thai sản, TNLĐ-BNN); từ 1/1/2020 thực hiện chế độ dài hạn

(hưu trí, tử tuất).

Lao động nước ngoài làm việc tại VN đang tăng nhanh, từ 12.602

người (năm 2004) lên gần 84.000 người (năm 2016).

Góp ý về việc này, nhiều DN cho rằng, các chế độ ngắn hạn rất nhân

văn, bảo vệ quyền lợi cho NLĐ trước những rủi ro trong quá trình lao

động, nên việc triển khai từ 1/1/2018 hoàn toàn phù hợp. Tuy nhiên,

nhóm chế độ dài hạn lại chưa thực sự khả thi, vì sẽ có tình trạng đóng

BHXH 2 lần. Ngoài ra, khối lượng công việc gia tăng, trong khi hệ thống

quản lý chưa thực sự đáp ứng yêu cầu; việc phải sử dụng nhiều ngôn

ngữ khác nhau trong giao dịch sẽ khiến việc thực hiện chính sách gặp

khó khăn…

Chuyên gia nước ngoài làm việc tại Cty Xi măng Hạ Long (Quảng Ninh)

Để làm được điều này, ngoài quy định luật pháp của quốc gia (đã được

quy định trong Luật BHXH 2014) còn cần phải có những hiệp định song

phương về BHXH giữa VN và các nước có NLĐ đang làm việc tại VN để

quy đổi, thực hiện chính sách BHXH liên thông, tương đồng và bình

đẳng (VN hiện đang đàm phán với Đức và Hàn Quốc về vấn đề này).

Tuy nhiên, đây là vấn đề cần rất nhiều thời gian, công sức.

BHXH Hải Dương: 50% người dân tham gia BHXH vào 2020

Theo báo cáo của BHXH Hải Dương, đến nay có hơn 8.700 người tham

gia BHXH tự nguyện, và mục tiêu đặt ra đến hết năm 2017, BHXH tỉnh

phải khai thác thêm 2.034 người mới đạt kế hoạch BHXH VN giao.

Để thúc đẩy người dân có thu nhập tham gia BHXH tự nguyện, BHYT

theo hộ gia đình ngày một tăng, đặc biệt là người dân ở các làng nghề

trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố, ngày 31/5/2017, BHXH tỉnh Hải

Dương đã ban hành công văn số 592/BHXH-KTTN về việc triển khai điểm

BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình tại các làng nghề.

Một trong những giải pháp quan trọng nhằm đẩy mạnh phát triển đối

tượng tham gia BHXH tự nguyện, BHXH tỉnh đã phát động phong trào thi

đua chuyên đề nhằm hoàn thành kế hoạch thu BHXH tự nguyện năm

2017 với chủ đề "Toàn thể cán bộ, CCVC, người lao động tích cực tuyên

truyền, vận động nhân dân tham gia BHXH tự nguyện; quyết tâmhoàn

thành chi tiêu thu BHXH tự nguyện năm 2017”.Trong đó nhấn mạnh: Mỗi

cán bộ, CCVC, người lao động thuộc hệ thống BHXH tỉnh là một tuyên

truyền viên về BHXH, BHTN, BHYT. Tập trung tuyên truyền, phổ biến các

quy định mới, các chính sách ưu đãi khi tham gia BHXH tự nguyện đến

người thân, bạn bè, anh em... và toàn thể nhân dân. Giúp người dân hiểu

được chính sách tốt đẹp của Đảng và Nhà nước đối với người tự nguyện

tham gia BHYT, khi tham gia BHXH có sự hỗ trợ của Nhà nước (về mức

đóng, quyền lợi được hưởng...)

Theo enternews.vn

9. Không có chuyện làm lý lịch tư pháp siêu nhanh!

Sở Tư pháp TP.HCM đặt bảng thông báo tại cổng vào để cảnh báo

người dân không cả tin mà mất số tiền lớn oan uổng.

Nội dung thông báo được viết bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh, đề nghị

người dân có nhu cầu giải quyết hồ sơ thì vào thẳng văn phòng, gặp

công chức của Sở, tuyệt đối không tin và không giao dịch với những

người bên ngoài cơ quan, tự nhận có thể làm hồ sơ “siêu nhanh” với

mức phí cao.

Tốn tiền mà chẳng được gì

Ngày 13-6, ông Phan Minh Hoàng (Trưởng ban Pháp chế Công ty Tâm

Nhân Đức) cùng ông VTT (Chủ tịch hội đồng thành viên công ty trên)

đến Sở Tư pháp làm thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp (LLTP) số 2. Cán

bộ Sở cấp biên nhận, hẹn ngày trả kết quả là ngày 4-7.

Tuy nhiên, do ông T. cần giấy gấp nên ông Hoàng đến Công ty V. (quận

3) yêu cầu dịch vụ làm nhanh phiếu trong 10 ngày, mức phí 4,2 triệu

đồng. Đến ngày hẹn, bên dịch vụ lại cho biết do công ty ông T. từng vi

phạm hành chính, phải bổ sung giấy tờ nên hẹn sớm nhất phải 2-3 tuần

mới xong. Sau đó, Sở cũng có thông báo hồ sơ ông T. vẫn đang chờ

xác minh, chưa có kết quả và chưa biết khi nào có.

Người dân làm thủ tục lý lịch tư pháp tại Sở Tư pháp TP.HCM. Ảnh:

HOÀNG GIANG

Trường hợp khác, bà Phạm Thị Bích (quận Bình Tân) đến Sở làm thủ

tục cấp phiếu LLTP (phiếu số 1). Vừa đến cổng đã có người giới thiệu

bà dịch vụ “làm nhanh” 10 ngày, giá 3 triệu đồng. “Lúc đầu tôi cũng định

làm theo nhưng nghĩ mình tới đây rồi và nghe nói là sở này nghiêm lắm

nên tôi yên tâm tự làm” - bà Bích nói.

Không kiên quyết như bà Bích, ông Phạm Văn Q. (quận 6) dù không có

nhu cầu làm nhanh nhưng nghe “cò” dọa nào thiếu hồ sơ, nào chưa hợp

lệ… sẽ phiền phức. Ông Q. trả 500.000 đồng cho người này để nghe

hướng dẫn nhưng đến khi vào làm mới hối hận vì “biết dễ vậy tôi đâu có

mất tiền. Mình đủ hồ sơ thì cán bộ nhận chứ có gây khó dễ gì đâu”.

Sở không có làm nhanh, chậm mà chỉ làm đúng

Trao đổi với chúng tôi, bà Hoàng Thị Hương Lan, Trưởng phòng LLTP,

cho biết hồ sơ của ông T. hẹn trả kết quả ngày 4-7 nhưng tới ngày đó

Sở chưa nhận được kết quả xác minh từ cơ quan có thẩm quyền, không

thể trả phiếu đúng hẹn. Đến ngày 17-7, Sở có kết quả xác minh đã liên

hệ để ông T. đến nhận phiếu ngay.

Sở không có trách nhiệm trong việc ông T. tốn phí cho dịch vụ làm

nhanh, cũng như không hề có chuyện lấy tiền làm nhanh. Tất cả thủ tục

đều phải tuân thủ pháp luật và đúng quy trình, thời gian theo bộ thủ tục

hành chính đã được chuẩn hóa công bố công khai tại trụ sở và trên

trang web của cơ quan. Đối với những trường hợp chậm có kết quả, Sở

sẽ gửi tin nhắn hoặc thông báo cho người yêu cầu biết.

Bà Lan lưu ý người dân khi đến làm thủ tục hành chính tại Sở không nên

tiếp xúc với người ngoài mà hãy vào bên trong, gặp trực tiếp cán bộ tại

bộ phận một cửa. Sở không có chuyện làm nhanh, làm chậm mà chỉ có

làm đúng quy định về cả thời gian và mức lệ phí.

Thủ tục cấp phiếu LLTP số 1, số 2 cho cá nhân

Bước 1: Người yêu cầu cấp phiếu LLTP nộp hồ sơ trực tiếp cho bộ phận

tiếp nhận và trả kết quả Sở Tư pháp (số 141-143 Pasteur, phường 6,

quận 3) trong giờ làm việc, qua dịch vụ bưu chính hoặc đăng ký trực

tuyến tại website https://lltptructuyen.moj.gov.vn.

Bước 2: Sở tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ. Nếu hợp lệ sẽ được cấp biên

nhận; nếu cần bổ sung, công chức của Sở sẽ hướng dẫn bằng văn bản

cho người dân.

Bước 3: Trong thời hạn một ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ,

Sở gửi phiếu xác minh thông tin LLTP kèm một bộ hồ sơ đến các cơ

quan có thẩm quyền. Trường hợp từ chối sẽ có thông báo bằng văn bản

nêu rõ lý do.

Bước 4: Sau khi có kết quả xác minh, Sở sẽ tra cứu, đối chiếu thông tin

LLTP tại cơ sở dữ liệu của Sở và cấp phiếu LLTP cho người dân.

Trường hợp kết quả xác minh là có án tích, tiền sự hoặc thông tin chưa

rõ ràng, Sở mời người có tên trong hồ sơ để bổ sung, làm rõ hoặc tiếp

tục xác minh tại các cơ quan khác.

Bước 5: Người dân đến ngày hẹn đem biên nhận đến Sở nhận phiếu

hoặc nhận qua bưu điện theo đăng ký.

Theo plo.vn

10. Khó dẹp lò giết mổ thủ công dù đã "quyết tâm" hơn 10 năm

Việc chậm xây dựng các nhà máy giết mổ công nghiệp đã ít nhiều

cản trở ngành chăn nuôi phát triển khi phần lớn thịt hiện nay "ra lò"

từ các cơ sở giết mổ thủ công

Theo quy hoạch hệ thống cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm của TP HCM

giai đoạn 2016-2020 và định hướng đến năm 2025, tất cả cơ sở giết mổ

hiện hữu phải chấm dứt hoạt động vào cuối năm 2017, trừ 2 cơ sở tại

huyện Cần Giờ cung cấp sản phẩm cho người dân địa phương. Theo

đó, toàn bộ hoạt động giết mổ heo sẽ được đưa vào 6 nhà máy quy mô

công nghiệp hiện đại trên địa bàn 2 huyện Hóc Môn và Củ Chi, với tổng

công suất giết mổ 10.000-15.000 con/ngày.

Chưa có nhà máy hiện đại

Cuối năm 2015, TP HCM có 21 cơ sở giết mổ có giấy phép hoạt động.

Đến nay, chỉ còn 12 cơ sở đang hoạt động, trong đó 11 cơ sở giết mổ

heo với sản lượng khoảng 8.000 con/ngày, cung cấp sản phẩm động vật

đã qua kiểm soát của cơ quan thú y cho người tiêu dùng nhưng chưa có

nhà máy giết mổ công nghiệp nào đi vào hoạt động.

Những cơ sở đang hoạt động trong tình trạng chờ di dời, đóng cửa nên

thiếu sự đầu tư, nâng cấp. Do đó, theo nhận định từ cơ quan quản lý,

hiện việc tuân thủ các quy định của các cơ sở giết mổ về giảm thiểu mùi

hôi, tiếng ồn, vệ sinh thú y, an toàn vệ sinh thực phẩm còn nhiều hạn

chế, gây khó khăn trong quản lý.

Trong đợt khủng hoảng thừa heo vừa qua, việc lò mổ không đạt chuẩn

đã được nhắc đến như một điểm yếu của ngành chăn nuôi khiến cho bài

toán tạm trữ gặp khó. Do lò mổ thủ công giết mổ trong nhiệt độ bình

thường, chủ yếu bán thịt tươi hoặc chế biến ngay, nếu đưa vào cấp

đông thời hạn sử dụng ngắn (khoảng 3-6 tháng), không được 1-2 năm

như các nước tiên tiến.

TP HCM khó hoàn thành kế hoạch chấm dứt hoạt động của các cơ sở

giết mổ thủ công vào cuối năm nay

Theo quy hoạch, 6 nhà máy giết mổ heo hiện đại của Công ty CP Chế

biến thực phẩm Hóc Môn (công suất 2.000 con/ngày), HTX Tân Hiệp

(công suất 2.000 con/ngày), Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn - TNHH

MTV (công suất 2.000 con/ngày), Công ty TNHH Dịch vụ An Hạ (công

suất 3.000 con/ngày), Công ty TNHH Thực phẩm Lộc An (công suất

2.000 con/ngày), Công ty CP Nhị Tân (công suất 1.000 con/ngày) nhưng

hầu hết khó hoàn thành vào cuối năm 2017. Trong đó có nhà máy vẫn

chưa có quyết định đầu tư vì đang trong giai đoạn xin chuyển đổi mục

đích sử dụng đất.

Dự án của HTX Tân Hiệp thực hiện cách đây 10 năm nhưng mới cơ bản

hoàn thiện thủ tục pháp lý (Báo Người Lao Động đã phản ánh), đến nay

lại bế tắc do không có đường vào nhà máy. Theo ông Bạch Đăng

Quang, Giám đốc HTX Tân Hiệp, cam kết ban đầu thì đường vào nhà

máy do ngân sách đầu tư nhưng nay vẫn chưa có trong quy hoạch,

trong khi HTX không thể chi cả trăm tỉ đồng để làm con đường này.

Nguyên nhân nhà máy giết mổ của Công ty CP Việt Nam Kỹ nghệ súc

sản (VISSAN) tại Long An chậm tiến độ, theo bà Đặng Thị Phương Ninh,

Phó Tổng Giám đốc VISSAN, là do khi cổ phần hóa phải làm lại các thủ

tục đầu tư. Vì vậy, thời gian hoàn thành phải kéo dài thêm 1 năm, đến

cuối năm 2018 mới xong. Như vậy, đến đầu năm 2019 mới chuyển được

hoạt động giết mổ của VISSAN từ nhà máy ở TP HCM về tỉnh Long An.

Do nhà máy hiện hữu đã là quy mô công nghiệp nên VISSAN xin cơ

quan chức năng được tiếp tục duy trì hoạt động trong thời gian chờ xây

xong nhà máy mới, thay vì ngưng theo lộ trình.

Dự án được đánh giá khả thi nhất, có thể hoạt động vào cuối năm 2017

là của Công ty CP Chế biến thực phẩm Hóc Môn khi đang thẩm định dây

chuyền giết mổ công nghiệp để lắp đặt thiết bị.

Trao đổi với phóng viên, ông Lê Văn Mỵ, Chủ tịch HĐQT Công ty CP

Thương mại Hóc Môn (chủ quản Công ty CP Chế biến thực phẩm Hóc

Môn), cho biết đã quá vất vả khi trải qua chặng đường 7 năm với tổng

vốn bỏ ra khoảng 220 tỉ đồng cho dự án này. "Khó nhất là thủ tục hành

chính khi để xây được nhà máy giết mổ, công ty phải hoàn thiện 44 hồ

sơ pháp lý vô cùng phức tạp nên những dự án mới khởi động gần đây

không thể nào xong trong vài tháng theo lộ trình" - ông Mỵ lý giải.

Nhiều bất lợi cho nhà máy công nghiệp

Theo ông Lê Văn Mỵ, nếu chỉ có một nhà máy công nghiệp đi vào hoạt

động, trong khi các lò mổ thủ công vẫn duy trì thì cơ sở hiện đại sẽ

không cạnh tranh được. Lý do là chi phí giết mổ gia công tại nhà máy

hiện đại dự kiến đắt gấp đôi giá của lò mổ thủ công. Đó là chưa kể thịt

mổ theo quy trình công nghiệp sạch, bảo đảm an toàn thực phẩm nhưng

về cảm quan lại không hợp thị hiếu người tiêu dùng hiện nay.

Ông Văn Đức Mười, chuyên gia ngành chăn nuôi, đánh giá lộ trình

chuyển đổi từ giết mổ thủ công sang công nghiệp như kế hoạch là không

khả thi do thủ tục nhiêu khê và thiếu giải pháp đồng bộ. "Để chuyển sang

giết mổ công nghiệp phải gắn với quy hoạch chăn nuôi tập trung, vùng

an toàn dịch bệnh và đi vào hoạt động đồng loạt. Nếu lấy mục tiêu bảo

đảm an toàn thực phẩm lên hàng đầu thì không thể để giết mổ thủ công

cùng tồn tại mà phải có phương án chuyển nghề cho người làm công ở

đây và những người bán thịt nhỏ lẻ. Đây không phải lần đầu TP HCM

đưa ra "tối hậu thư" chấm dứt giết mổ thủ công. Lần đầu, lộ trình đưa ra

là các cơ sở giết mổ thủ công chỉ được hoạt động tạm thời đến cuối năm

2006 trong quy hoạch năm 2005, sau đó dời đến cuối năm 2013. Lúc

làm tổng giám đốc VISSAN, tôi buộc phải chọn cách nhận khuyết điểm

chậm tiến độ xây dựng nhà máy giết mổ công nghiệp hơn là cố làm

đúng tiến độ nhưng sẽ lãnh khuyết điểm lớn hơn là bị lỗ" - ông Mười

nói.

Lo heo chuyển về tỉnh giết mổ

Dù hiện trạng giết mổ của TP HCM còn nhiều hạn chế nhưng so với các

tỉnh thì việc tổ chức kiểm soát của TP vẫn chặt chẽ hơn. Đó là nhận xét

mới đây của đoàn đại biểu Quốc hội sau khi tổ chức giám sát diện rộng

tình hình thực thi an toàn thực phẩm của cả nước năm 2016.

Theo nhận định của nhiều người, khi TP HCM siết chặt quản lý, thương

lái chuyển heo về giết mổ ở các tỉnh giáp ranh rồi mang đến TP tiêu thụ,

gây khó khăn cho việc kiểm soát. Trong khi ở các tỉnh, ngoài những

điểm giết mổ hợp pháp, vẫn có tình trạng mổ lậu mất vệ sinh, là nơi "hóa

kiếp" của nhiều heo bệnh, chứa chất cấm, thuốc mê…

Theo nld.com.vn