26
UBND TỈNH VĨNH PHÚC SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Vĩnh Phúc, ngày 31 tháng 12 năm 2011 BÁO CÁO TỔNG KẾT CÔNG TÁC NĂM 2011 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ NĂM 2012 Năm 2011 là năm kinh tế - xã hội có nhiều biến động, khó khăn, thử thách. Thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ về kiềm chế lạm phát, cắt giảm đầu tư công, thắt chặt tín dụng,… do đó hoạt động quản lý và sản xuất, kinh doanh của toàn ngành thông tin và truyền thông (TT&TT) gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh; sự chỉ đạo, giúp đỡ về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ TT&TT và các cơ quan trực thuộc Bộ; sự phối hợp, giúp đỡ của các sở, ban, ngành, địa phương và đặc biệt là sự nỗ lực, quyết tâm cao của cán bộ, công chức, viên chức, lao động toàn ngành, hoạt động quản lý và sản xuất, kinh doanh của ngành tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng cao, có đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và ngày càng khẳng định được vị trí, vai trò của ngành trong đời sống kinh tế - xã hội. PHẦN I KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG NĂM 2011 I. CÔNG TÁC THAM MƯU XÂY DỰNG QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH, CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH Tham mưu với UBND tỉnh trình HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 41/NQ-HĐND ngày 19/12/2011 về Hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức làm về công nghệ thông tin, viễn thông trong các cơ quan Đảng, Đoàn thể và Nhà nước tỉnh Vĩnh Phúc tại kỳ họp thứ 3, HĐND tỉnh khóa XV. Đây là chính sách cần thiết nhằm thu hút, giữ chân nguồn nhân lực có chất lượng về CNTT-TT phục vụ ứng dụng CNTT tại các cơ quan, địa phương trên địa bàn tỉnh. 1

UBND TỈNH VĨNH PHÚCsotttt.vinhphuc.gov.vn/ct/module/vbpq/Lists/VanBan/... · Web viewMạng cáp quang cơ bản đã được Bưu điện trung ương hoàn thành lắp đặt

  • Upload
    others

  • View
    9

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: UBND TỈNH VĨNH PHÚCsotttt.vinhphuc.gov.vn/ct/module/vbpq/Lists/VanBan/... · Web viewMạng cáp quang cơ bản đã được Bưu điện trung ương hoàn thành lắp đặt

UBND TỈNH VĨNH PHÚCSỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúcVĩnh Phúc, ngày 31 tháng 12 năm 2011

BÁO CÁOTỔNG KẾT CÔNG TÁC NĂM 2011

VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ NĂM 2012

Năm 2011 là năm kinh tế - xã hội có nhiều biến động, khó khăn, thử thách. Thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ về kiềm chế lạm phát, cắt giảm đầu tư công, thắt chặt tín dụng,… do đó hoạt động quản lý và sản xuất, kinh doanh của toàn ngành thông tin và truyền thông (TT&TT) gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh; sự chỉ đạo, giúp đỡ về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ TT&TT và các cơ quan trực thuộc Bộ; sự phối hợp, giúp đỡ của các sở, ban, ngành, địa phương và đặc biệt là sự nỗ lực, quyết tâm cao của cán bộ, công chức, viên chức, lao động toàn ngành, hoạt động quản lý và sản xuất, kinh doanh của ngành tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng cao, có đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và ngày càng khẳng định được vị trí, vai trò của ngành trong đời sống kinh tế - xã hội.

PHẦN IKẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG NĂM 2011

I. CÔNG TÁC THAM MƯU XÂY DỰNG QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH, CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH

Tham mưu với UBND tỉnh trình HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 41/NQ-HĐND ngày 19/12/2011 về Hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức làm về công nghệ thông tin, viễn thông trong các cơ quan Đảng, Đoàn thể và Nhà nước tỉnh Vĩnh Phúc tại kỳ họp thứ 3, HĐND tỉnh khóa XV. Đây là chính sách cần thiết nhằm thu hút, giữ chân nguồn nhân lực có chất lượng về CNTT-TT phục vụ ứng dụng CNTT tại các cơ quan, địa phương trên địa bàn tỉnh.

Tham mưu trình UBND tỉnh phê duyệt các Kế hoạch: Ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước năm 2011 và giai đoạn 2011-2015; Triển khai Đề án đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về CNTT-TT; Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia đưa thông tin về cơ sở miền núi, vùng khó khăn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2012 – 2015... để từ đó xác định các mục tiêu, nội dung và giải pháp thực hiện thúc đẩy, phát triển CNTT-TT trên địa bàn tỉnh.

Cùng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tham mưu BTV Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị về tăng cường quản lý hoạt động báo chí xuất bản trên địa bàn tỉnh.

1

Page 2: UBND TỈNH VĨNH PHÚCsotttt.vinhphuc.gov.vn/ct/module/vbpq/Lists/VanBan/... · Web viewMạng cáp quang cơ bản đã được Bưu điện trung ương hoàn thành lắp đặt

Bước đầu xúc tiến xây dựng Quy hoạch phát triển ngành Xuất bản - In - Phát hành tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020.

II. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO ĐIỀU HÀNH VÀ KẾT QUẢ HỌAT ĐỘNG CỦA NGÀNH

1. Bưu chính và chuyển phát Phát triển hạ tầng: Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 07 DN kinh doanh dịch

vụ bưu chính. Hạ tầng mạng lưới phục vụ ổn định, rộng khắp với tổng số bưu cục, điểm phục vụ là 139 điểm, bán kính phục vụ bình quân 1,68km/điểm; số dân phục vụ bình quân là gần 7.323 người/điểm, tần xuất thu gom và phát bưu gửi tối thiểu là một lần/ngày (riêng khu vực thành phố và thị xã có tần xuất phát bưu gửi 2 lần/ngày); 100% số xã có báo Nhân dân, báo Đảng bộ địa phương và báo Quân đội nhân dân đến trong ngày. An toàn, an ninh thông tin được duy trì và bảo đảm, đáp ứng tốt nhu cầu về thông tin liên lạc của các tổ chức, công dân và DN.

Hoạt động sản xuất, kinh doanh: Do tình hình kinh tế khó khăn chung và thị trường có sự cạnh tranh rất lớn, trong năm đã có DN ngừng cung cấp dịch vụ trên địa bàn tỉnh. Mặt khác, trước sự phát triển của các loại hình dịch vụ tiện ích khác như internet, điện thoại di động, dịch vụ ngân hàng,… việc trao đổi thông tin, tiền gửi qua mạng bưu chính có phần bị hạn chế. Sản lượng một số dịch vụ có mức tăng khá như: dịch vụ bưu phẩm thường đi quốc tế; bưu kiện thường đi trong nước; bưu gửi, hàng gửi chuyển phát nhanh các loại đi quốc tế,… Bên cạnh đó, sản lượng một số dịch vụ giảm đáng kể như: dịch vụ bưu phẩm thường đi trong nước; bưu gửi, hàng gửi chuyển phát nhanh các loại đến; thư, điện chuyển tiền đi, đến trong nước và quốc tế,… Tổng doanh thu năm 2011 ước đạt gần 44 tỷ đồng, đạt 110% so với kế hoạch. Tiếp tục đẩy mạnh các dịch vụ mới như phát CMND, tiền lương, thu tiền điện,…

Công tác quản lý nhà nước: Công tác thông tin báo cáo, thống kê, quản lý chất lượng theo quy định đã dần đi vào nề nếp; Sở đã thực hiện rà soát, hướng dẫn, đôn đốc các DN hoàn thiện thủ tục hành chính liên quan đến kinh doanh dịch vụ bưu chính đồng thời chấn chỉnh hoạt động đối với một số DN mới tham gia thị trường bưu chính trên địa bàn tỉnh; thẩm tra, đánh giá hiện trạng và đề xuất cơ chế hoạt động của các điểm BĐ-VHX; Khảo sát chất lượng dịch vụ bưu chính công ích trên địa bàn tỉnh; Triển khai Cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 41 trên địa bàn tỉnh,...

2. Viễn thông, Internet và tần số vô tuyến điệnPhát triển hạ tầng: Trên địa bàn tỉnh hiện có 08 DN hoạt động trong lĩnh

vực viễn thông, Internet gồm: Viễn thông Vĩnh Phúc, Viettel Vĩnh Phúc, Mobifone, Điện lực Vĩnh Phúc, Chi nhánh FPT Vĩnh Phúc, Vietnamobile, Sfone và Gtel (từ ngày 01/01/2012 Viễn thông Điện lực sát nhập vào Viettel). Công tác quản lý, hướng dẫn và chỉ đạo các DN phát triển mạng lưới viễn thông theo Quy hoạch ngành tiếp tục được được đẩy mạnh và đi vào nề nếp; công tác chỉ đạo các DN chia sẻ, dùng chung hạ tầng viễn thông. Năm 2011, đã có 372 trạm BTS được các DN xây dựng hoàn thiện, nâng tổng số trạm BTS lên 1.230 trạm (753

2

Page 3: UBND TỈNH VĨNH PHÚCsotttt.vinhphuc.gov.vn/ct/module/vbpq/Lists/VanBan/... · Web viewMạng cáp quang cơ bản đã được Bưu điện trung ương hoàn thành lắp đặt

trạm 2G và 477 trạm 3G) được xây trên 629 vị trí. Sóng thông tin di động thế hệ 3G đã phủ 100% địa bàn tỉnh. Hệ thống cột treo cáp, cống bể tiếp tục được chia sẻ, dùng chung giữa công ty Điện lực Vĩnh Phúc - các DN viễn thông và giữa các DN viễn thông với nhau; Hệ thống mạng ngoại vi, mạng truyền dẫn tiếp tục được các DN đầu tư nâng cấp, chuyển đổi (thay thế cáp đồng bằng cáp quang).

Hoạt động sản xuất, kinh doanh: Thị trường cạnh tranh khá sôi động, các dịch vụ viễn thông - Internet tiếp tục được nâng cao chất lượng, các DN đã chú trọng hơn tới công tác chăm sóc khách hàng, quản lý các thuê bao di động trả trước, quản lý đại lý. Phần lớn các chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh và phát triển dịch vụ đều đạt và vượt so với kế hoạch năm 2011. Cụ thể: Tổng số thuê bao Internet ước đạt 43.000 thuê bao bằng 110,3% kế hoạch, tăng 45.8% so với năm 2010; tổng số thuê bao điện thoại di động trả sau ước đạt 117.000 thuê bao, tăng 22.4% so với năm 2010; thuê bao dịch vụ MyTV đạt 9.000 thuê bao (tăng gần gấp đôi so với 2010), năm 2011 Viettel bắt đầu cung cấp dịch vụ IPTV. Hiện nay, do xu hướng và mức độ tiện dụng của điện thoại di động nên số thuê bao điện thoại cố định có xu hướng giảm dần, năm 2011 tổng số thuê bao điện thoại cố định ước đạt 150.000 thuê bao (bao gồm cả có dây và không dây), giảm 11.5% so với năm 2010. Tổng doanh thu của các DN ước đạt 1010 tỷ đồng đạt 105,3% so với kế hoạch và tăng 4% so với năm 2010. Chất lượng dịch vụ được nâng lên đáng kể. Tình trạng lõm sóng cơ bản được khắc phục với các mạng lớn. Hiện tượng nghẽn mạng dịp lễ tết, khu vực lễ hội căn bản được khắc phục.

Công tác quản lý nhà nước: Ngoài tập trung quản lý, chỉ đạo DN viễn thông phát triển hạ tầng mạng lưới theo quy hoạch, Sở TT&TT đã đẩy mạnh quản lý chất lượng dịch vụ và bảo vệ quyền lợi chính đáng của khách hàng. Chấn chỉnh hoạt động quản cáo sai quy định, đồng thời thông tin bằng nhiều kênh cho nhân dân biết quyền lợi của mình. Để công tác quản lý tần số vô tuyến điện (VTĐ) đi vào nề nếp, Sở đã ký thỏa thuận phối hợp với Trung tâm tần số VTĐ khu vực 1; Chủ động phối hợp, kiểm tra và hướng dẫn các thủ tục về cấp và gia hạn giấy phép sử dụng tần số cho các đài Truyền thanh, Truyền hình địa phương; Phối hợp xử lý, giải quyết hơn 20 sự vụ liên quan đến tần số VTĐ trên địa bàn tỉnh; thực hiện khảo sát thực trạng các tuyến treo cáp và mạng ngoại vi trên địa bàn tỉnh, qua đó đánh giá đúng hiện trạng phát triển hạ tầng và khả năng cung cấp, phát triển dịch vụ, tiến độ ngầm hóa hệ thống cáp,…; Chỉ đạo các DN xây dựng kế hoạch, giải pháp bảo đảm an toàn, an ninh thông tin phục vụ các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh và công tác phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn tỉnh.

Dịch vụ viễn thông công ích: Tiếp tục chỉ đạo các DN cấp dịch vụ này tại 03 huyện: Tam Đảo, Lập Thạch, Sông Lô theo chỉ đạo của Bộ TT&TT.

3. Công nghệ thông tin - điện tử3.1. Phát triển hạ tầngNăm 2011, Sở tham mưu với BCĐ CNTT và UBND tỉnh tiếp tục đầu tư,

hoàn thiện hạ tầng CNTT-TT tại các cơ quan, đơn vị nhằm bảo đảm triển khai các ứng dụng phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo điều hành và chuyên môn

3

Page 4: UBND TỈNH VĨNH PHÚCsotttt.vinhphuc.gov.vn/ct/module/vbpq/Lists/VanBan/... · Web viewMạng cáp quang cơ bản đã được Bưu điện trung ương hoàn thành lắp đặt

nghiệp vụ của CBCC. Hiện nay, toàn tỉnh đã có hơn 85% cán bộ công chức cấp tỉnh, 75% cán bộ công chức cấp huyện, 25% cán bộ công chức cấp xã được trang bị máy tính. Hầu hết các sở, ngành, UBND huyện, thị đã được đầu tư xây dựng mạng tin học cục bộ và kết nối Internet. Tuy nhiên tại một số sở, ngành trụ sở làm việc đang được mở rộng, cải tạo và nâng cấp, bên cạnh đó hệ thống mạng và trang thiết bị đã được đầu tư từ lâu, hiệu suất hoạt động đã giảm, công nghệ đã lạc hậu và cần được đầu tư nâng cấp hoàn thiện và trang bị bổ sung.

Mạng cáp quang cơ bản đã được Bưu điện trung ương hoàn thành lắp đặt nhưng chưa thuê đường truyền, chưa có thiết bị kết nối mạng WAN do vậy chưa thể kết nối các mạng LAN của các sở, ngành, địa phương tạo thành mạng diện rộng của tỉnh; Hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến đã được đưa vào vận hành hiệu quả, phục vụ các cuộc họp từ Trung ương đến cấp tỉnh và cấp huyện.

Đề xuất tỉnh xúc tiến đầu tư các dự án quan trọng nhằm đáp ứng hạ tầng, đảm bảo an toàn, an ninh thông tin và phục vụ triển khai các ứng dụng lớn của các ngành, địa phương như: dự án Xây dựng Trung tâm hạ tầng thông tin tỉnh Vĩnh Phúc; dự án Nâng cấp Cổng Thông tin Giao tiếp điện tử (TTGTĐT) tỉnh. Đến nay, Cổng TTGTĐT đã cơ bản hoàn thiện và đang được vận hành thử nghiệm tại địa chỉ http://www.vinhphuc.vn. Sau 02 tháng thử nghiệm, Cổng TTGTĐT tỉnh đã vận hành tốt, giao diện đẹp, truy cập nhanh, dễ khai thác, tra cứu.

3.2. Ứng dụng công nghệ thông tinSử dụng máy tính và mạng máy tính, Internet: Hết năm 2011, ước tính đã

có hơn 90% cán bộ công chức (CBCC) cấp tỉnh, 85% CBCC cấp huyện, 30% CBCC cấp xã biết sử dụng máy tính để soạn thảo văn bản, sử dụng mạng máy tính để truy cập Internet tìm kiếm, khai thác thông tin phục vụ tác nghiệp. Sử dụng máy tính để soạn thảo văn bản và truy cập Internet đã trở thành thói quen của số đông CBCC.

Sử dụng thư điện tử: Khoảng 80% CBCC thường xuyên sử dụng thư điện tử trong công. Bên cạnh việc sử dụng Hệ thống thư điện tử của tỉnh thì một bộ phận không nhỏ CBCC vẫn tận dụng và thường xuyên sử dụng các dịch vụ thư điện tử miễn phí (yahoo, gmail, hotmail,...). Việc chuyển tải văn bản qua hệ thống thư điện tử giữa các cơ quan, đơn vị trong tỉnh, giữa cơ quan ngành dọc và giữa các bộ, ngành trung ương với địa phương được tăng cường chủ yếu là lịch công tác, thông báo, mời họp, báo cáo, tài liệu họp UBND tỉnh,… (Năm 2011: có khoảng 45% khối lượng văn bản được chuyển theo đường điện tử).

Website và Trang thông tin điện tử phục vụ điều hành: Hiện có 10 website độc lập của các sở, ngành như: Công Thương, Nội vụ, Ngoại vụ, Báo Vĩnh Phúc, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, Văn hóa Thể thao và Du lịch, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Công an tỉnh. Các website này đã phát huy tốt cho việc quảng bá, giới thiệu các hoạt động của ngành, địa phương, phục vụ cho hoạt động quản lý và điều hành. Với mục tiêu bảo đảm kết nối đồng bộ, thuận tiện trong trao đổi thông tin, an toàn an ninh, bảo mật dữ liệu các cơ quan quản lý nhà nước cấp

4

Page 5: UBND TỈNH VĨNH PHÚCsotttt.vinhphuc.gov.vn/ct/module/vbpq/Lists/VanBan/... · Web viewMạng cáp quang cơ bản đã được Bưu điện trung ương hoàn thành lắp đặt

tỉnh, cấp huyện, Vĩnh Phúc định hướng chỉ xây dựng 01 cổng thông tin duy nhất, còn lại là các cổng thành phần. Hiện nay, Cổng TTGTĐT của tỉnh và 04 Cổng thành phần của các đơn vị (Sở TT&TT, Sở Nội vụ, TP Vĩnh Yên, huyện Tam Đảo) đã triển khai chạy thử nghiệm, dự kiến Quý I năm 2012 sẽ đưa vào vận hành chính thức và tiếp tục phát triển thêm các Cổng thành phần trong năm 2012.

Ứng dụng dùng chung trên môi trường mạng: Trên cơ sở tiếp tục triển khai các phần mềm (PM) ứng dụng phục vụ quản lý và điều hành, hiện đã có 20 đơn vị triển khai hệ thống Quản lý văn bản và Hồ sơ công việc. Tính tổng cộng khối lượng văn bản trong 20 cơ quan này: Gần 10% tỷ lệ văn bản đi/đến được chuyển hoàn toàn trên môi trường mạng (không dùng văn bản giấy) và gần 30% tỷ lệ văn bản đi/đến được chuyển song song trên môi trường mạng và qua đường công văn. Việc sử dụng còn chưa nhiều, tuy vậy bước đầu hệ thống này đã trở thành công cụ cần thiết, đem lại phương pháp làm việc khoa học, hiệu quả trong công tác quản lý, điều hành và chuyên môn nghiệp vụ của các CBCC. Các đơn vị có 100% văn bản được chuyển trên mạng là Sở TT&TT, Sở KH&CN.

Các ứng dụng và cơ sở dữ liệu chuyên ngành: Các ứng dụng và CSDL chuyên ngành phục vụ cho các nghiệp vụ chuyên môn tại các sở, ngành tiếp tục được cập nhật, nâng cấp, sử dụng và ứng dụng có hiệu quả cho hoạt động quản lý và tác nghiệp chuyên môn của CBCC. Các CSDL: CSDL nền địa lý, WebGIS tỉnh Vĩnh Phúc, GIS hạ tầng viễn thông, GIS hạ tầng thủy lợi,… đã được vận hành và đem lại hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước.

Các ứng dụng phục vụ dịch vụ công: Hiện nay, nhiều dịch vụ hành chính công và dịch vụ công đã được cung cấp trên Cổng TTGTĐT, Cổng Thông tin DN và Đầu tư đạt mức độ 3 gồm: Đăng ký học và cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ, cấp lại, cấp đổi và di chuyển giấy phép lái xe cơ giới đường bộ; Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ đăng ký kinh doanh, đăng ký mã số thuế, khắc dấu; Đăng ký thẩm định, phê duyệt phòng cháy chữa cháy trực tuyến; Đăng ký cấp phép ngành in,… đã vận hành thường xuyên phục vụ công tác chuyên môn, nghiệp vụ của CBCC và nhu cầu của các tổ chức, các nhân trong tỉnh.

Ứng dụng CNTT tại bộ phận một cửa: đã và đang được triển khai tại một số đơn vị: UBND thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên và Sở Tài nguyên và Môi trường bước đầu đã phát huy hiệu quả, minh bạch trong quá trình tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính của cơ quan Nhà nước đối với tổ chức, cá nhân.

3.3. Công nghiệp, dịch vụ CNTTCông nghiệp CNTT: Sản xuất các sản phẩm điện tử, viễn thông và CNTT

đang là lĩnh vực được ưu tiên trong định hướng phát triển công nghiệp của tỉnh. Sau thời gian khó khăn do khủng hoảng kinh tế, hiện nay các DN CNTT lớn như: Tập đoàn Compal (sản xuất máy tính xách tay, màn hình máy tính,...) đã bước đầu đi vào sản xuất và xuất xưởng những lô hàng đầu tiên; Công ty TNHH Micro Shine-Vina (sản xuất linh kiện điện tử) sản xuất với sản lượng tăng so với năm 2010;....

5

Page 6: UBND TỈNH VĨNH PHÚCsotttt.vinhphuc.gov.vn/ct/module/vbpq/Lists/VanBan/... · Web viewMạng cáp quang cơ bản đã được Bưu điện trung ương hoàn thành lắp đặt

Dịch vụ CNTT: Tình hình kinh doanh dịch vụ CNTT, máy tính, linh kiện, lắp ráp, phần mềm,... của các DN CNTT trên địa bàn tỉnh chưa có cải thiện, đột biến. Các DN vẫn gặp rất nhiều khó khăn do các yêu tố khách quan và chủ quan như: Thị trường Vĩnh Phúc là thị trường nhỏ, các DN CNTT ở Hà Nội có thế mạnh lớn. Bên cạnh đó do kinh tế vĩ mô chưa ổn định, lạm phát tăng cao, lãi suất lớn và việc vay vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh là khó khăn,... Nhiều DN hoạt động cầm chừng, một số DN tạm ngừng kinh doanh.

Công tác quản lý các DN CNTT: Tiếp tục triển khai thực hiện chế độ báo cáo, thống kê, tổng hợp tình hình sản xuất kinh doanh cho các DN CNTT-ĐT trên địa bàn tỉnh đi vào nề nếp. Bên cạnh đó, Sở tăng cường hướng dẫn, kiểm tra và giúp đỡ các DN tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và tạo điều kiện thuận lợi cho các DN đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh.

3.4. Chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng CNTT-TT Việt Nam năm 2011

Năm 2011, nhận thức chung về vai trò, vị trí ứng dụng, phát triển CNTT đã được nâng lên; Hạ tầng CNTT tiếp tục được đầu tư mở rộng; ứng dụng CNTT trong chỉ đạo, điều hành và chuyên môn, nghiệp vụ đã và đang được đầu tư nhưng vẫn còn nhiều hạn chế và còn chậm so với sự vươn lên của nhiều tỉnh bạn. Theo kết quả xếp hạng về chỉ số sẵn sàng về ứng dụng, phát triển CNTT (ICT Index) năm 2011 của Hội Tin học Việt Nam, Vĩnh Phúc xếp hạng 15/63tỉnh, thành phố giảm 6 bậc so với năm 2010. Tuy vẫn tiếp tục nằm trong nhóm các tỉnh, thành phố có độ sẵn sàng về ứng dụng, phát triển CNTT ở mức khá, nhưng có một số chỉ số giảm so với năm 2010 như: hạ tầng kỹ thuật xếp hạng 15/63 giảm 2 bậc; hạ tầng nhân lực xếp hạng 11/63 giảm 10 bậc; ứng dụng xếp hạng 26/63 giảm 6 bậc; Sản xuất, kinh doanh CNTT xếp hạng 28/63 giảm 2 bậc; môi trường tổ chức, chính sách xếp hạng 14/63 giảm 13 bậc.

4. Báo chí - xuất bản 4.1. Báo chíNăm 2011 có nhiều sự kiện lớn của tỉnh và đất nước. Hoạt động của các cơ

quan báo chí của tỉnh luôn bám sát quan điểm, đường lối của Đảng, tình hình phát triển KT-XH của tỉnh, định hướng tuyên truyền của Tỉnh uỷ; thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích hoạt động; phục vụ tốt sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh và điều hành chỉ đạo của UBND tỉnh. Ngoài nghiệp vụ tuyên truyền, hệ thống các Đài truyền thanh huyện, xã đã làm tốt vai trò là công cụ chỉ đạo của chính quyền các cấp. Hoạt động của các cơ quan Báo chí trong năm đã phát triển về cả dung lượng, kỳ xuất bản và chất lượng phát hành. Báo Vĩnh Phúc có thêm Số Thứ 7 – trở thành tờ Nhật báo; Đài Phát thanh – Truyền hình nâng thời lượng phát sóng cả phát thanh – truyền hình lên gần 20 tiếng/ngày. Cổng TTGTĐT nâng cấp về công nghệ và giao diện đảm bảo cho độc giả dễ truy cập, khai thác đồng thời tăng dung lượng cập nhật hơn 30% so với năm 2010...

Ngoài ra, Báo chí năm 2011 tiếp tục làm tốt công tác định hướng dư luận xã hội, biểu dương cổ vũ gương tốt, việc tốt; không có sai sót về chính trị - tư

6

Page 7: UBND TỈNH VĨNH PHÚCsotttt.vinhphuc.gov.vn/ct/module/vbpq/Lists/VanBan/... · Web viewMạng cáp quang cơ bản đã được Bưu điện trung ương hoàn thành lắp đặt

tưởng, gây ảnh hưởng tiêu cực trong đời sống xã hội, không bị chi phối bởi xu hướng “thương mại hóa”; thực hiện tốt chức năng vừa là cơ quan ngôn luận của Đảng, Nhà nước, vừa là diễn đàn của nhân dân. Trong năm, các trang TTĐT tổng hợp như Báo Vĩnh Phúc, Đài PT&TH tỉnh, Cổng TTGTĐT và một số trang TTĐT tổng hợp của sở, ban, ngành như Nội vụ, Khoa học và Công nghệ; các Đài Truyền thanh Vĩnh Yên, Bình Xuyên, Vĩnh Tường,… đã tổ chức tốt các hoạt động thông tin tuyên truyền.

Công tác quản lý nhà nước tiếp tục được đẩy mạnh: Sở đã khảo sát chế độ chính sách, tổ chức hoạt động của Đài truyền thanh xã, thôn trên địa bàn tỉnh phục vụ việc xây dựng các quy định về chức danh và chế độ phụ cấp cho cán bộ truyền thanh cơ sở; Thẩm định và hướng dẫn cấp, đổi Thẻ Nhà báo thời hạn 2011-2015 cho 35 nhà báo, cấp mới 04 thẻ cho phóng viên; Cho phép Báo Xây dựng mở văn phòng đại diện tại Vĩnh Phúc.

Hướng dẫn, thẩm định hồ sơ và đề nghị cấp phép hoạt động cho 05 Trang thông tin điện tử tổng hợp, cấp bổ sung Giấy phép xuất bản Báo Vĩnh Phúc cuối tuần và phụ trang quảng cáo; Thường xuyên rà roát, theo dõi và chấn chỉnh hoạt động của các Trang thông tin điện tử (TTĐT) trên địa bàn.

4.2. Xuất bản, in, phát hànha) Xuất bản:Tổ chức xuất bản và phát hành 4 số với 16.000 bản ấn phẩm “Thông tin

và Truyền thông Vĩnh Phúc” tới tận khu dân cư và các cơ quan, đơn vị thuộc 3 cấp xã, huyện, tỉnh; Thẩm định và cấp 75 giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh với tổng số 219.220 bản; 17.973.600 trang in; Cấp 14 giấy phép nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh, thẩm định: 3710 tạp chí, catalogue tiếng nước ngoài (Anh, Italy, Nhật Bản, Thụy Điển), 47 đĩa CD-ROM.

Công tác theo dõi, tổ chức kiểm tra lưu chiểu báo chí, xuất bản trên địa bàn được tiến hành thường xuyên, kịp thời chấn chỉnh và xử lý các vi phạm; Tổ chức kiểm tra, khảo sát hoạt động xuất bản bản tin và xuất bản phẩm không kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

b) In, phát hành: Hoạt động in, phát hành trên địa bàn cơ bản ổn định và có tăng trưởng.

Công tác quản lý, thực hiện chế độ báo cáo đối với các cơ sở in, phát hành đã dần đi vào nề nếp; Chưa phát hiện có ấn phẩm sai phạm nghiêm trọng phải thu hồi, xử lý. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp Nhà sách có những hoạt động tiếp thị gây phiền hà cho các đối tượng khách hàng.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 12 cơ sở in lớn, 242 cơ sở in nhỏ lẻ. Trong năm, đã thẩm định và cấp mới 04 giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm trên địa bàn tỉnh. Sản lượng in năm 2011 đạt hơn 3.070 đầu sản phẩm với 34.066.050 bản in (trong đó: 920 đầu xuất bản phẩm với 9.880.200 bản in; gần 300 đầu bao bì với 6.311.000 bản in; nhãn mác, hóa đơn,..).Tổng doanh thu đạt hơn 150 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước hơn 7 tỷ đồng; thu nhập bình quân: 2.650.000 đồng/người/tháng.

7

Page 8: UBND TỈNH VĨNH PHÚCsotttt.vinhphuc.gov.vn/ct/module/vbpq/Lists/VanBan/... · Web viewMạng cáp quang cơ bản đã được Bưu điện trung ương hoàn thành lắp đặt

Trên địa bàn tỉnh hiện có 75 cơ sở phát hành. Tổng số sách nhập: 28.000 đầu sách với 915.880 bản; tổng số sách bán ra: 24.400 đầu sách với 855.720 bản. Doanh thu đạt gần 19 tỷ đồng; nộp ngân sách nhà nước gần 300 triệu đồng; thu nhập bình quân đầu người: 1.600.000đồng/người/tháng.

5. Công tác thanh tra, kiểm tra và tuyên truyền, phổ biến pháp luật 5.1. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật chuyên ngànhTiếp tục duy trì, cập nhật thường xuyên Chuyên mục Hỏi - Đáp pháp luật,

dịch vụ về TT&TT trên Cổng TT-GTĐT tỉnh. Bên cạnh việc cung cấp đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành, Sở đã đăng tải, trả lời kịp thời, thỏa đáng các thắc mắc của người dân về các lĩnh vực TT&TT.

Tổ chức tuyên truyền pháp luật chuyên ngành về TT&TT (tần số VTĐ, quản lý thuê bao di động trả trước,...) cho các phòng VHTT, Đài truyền thanh cấp huyện, cấp xã, các DN trong ngành, các tổ chức liên quan và nhân dân mang lại hiệu quả thiết thực.

Ngoài ra, công tác tuyên truyền pháp luật chuyên ngành còn được lồng ghép trong xuất bản bản tin TT&TT Vĩnh Phúc, trong phối hợp với các Báo, Đài. Đặc biệt là trong thanh tra, kiểm tra và in gần 100.000 tờ gấp tuyên truyền về pháp luật và dịch vụ TT&TT.

5.2. Công tác thanh tra, kiểm traThực hiện 08 cuộc kiểm tra về các lĩnh vực Viễn thông, Truyền hình trả tiền,

tần số VTĐ, CNTT và Xuất bản. Kết quả kiểm tra cho thấy vẫn còn hiện tượng DN chưa tuân thủ các quy định về thủ tục, chức năng quản lý, chế độ báo cáo và quy định của pháp luật. Ngoài nhắc nhở, chấn chỉnh các vi phạm; thực hiện tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện pháp luật xử phạt, nộp ngân sách gần 30 triệu đồng. Cụ thể:

- Viễn thông: Kiểm tra việc xây dựng trạm thu, phát sóng thông tin di động của Vietnamobile; Việc thực hiện quy định trong cung cấp dịch vụ Viễn thông công ích tại 04 DN; Việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý thuê bao di động trả trước tại 03 DN và 30 điểm giao dịch cung cấp Sim trên địa bàn tỉnh.

- Truyền hình trả tiền: Tổ chức kiểm tra việc cung cấp dịch vụ truyền hình cáp (CATV) và truyền hình giao thức Internet (IPTV) đối với 03 DN.

- Tần số VTĐ: Phối hợp với Trung tâm Tần số VTĐ khu vực 1 kiểm tra 4 đài truyền thanh các xã.

- Công nghệ thông tin: Kiểm tra các công ty kinh doanh thiết bị CNTT tại thành phố Vĩnh Yên và thị xã Phúc Yên; Kiểm tra hiệu quả đầu tư các dự án về CNTT được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước.

- Xuất bản: Kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật trong lĩnh vực in, phát hành xuất bản phẩm (XBP) tại 4 cơ sở in và 9 cơ sở phát hành XBP trên địa bàn tỉnh.

8

Page 9: UBND TỈNH VĨNH PHÚCsotttt.vinhphuc.gov.vn/ct/module/vbpq/Lists/VanBan/... · Web viewMạng cáp quang cơ bản đã được Bưu điện trung ương hoàn thành lắp đặt

6. Công tác thẩm định, kế hoạch - tài chính và đầu tư xây dựng cơ bảnSở đã chủ động hướng dẫn các ngành, địa phương triển khai các chương

trình, dự án thuộc kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước năm 2011. Mặt khác, tăng cường hỗ trợ, đôn đốc, giám sát các Chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án CNTT bảo đảm hiệu quả, tiết kiệm theo chủ trương Nghị quyết số: 11/NQ-CP ngày 24/2/2011 của Chính phủ. Năm 2011, ước giải ngân đạt 100% kế hoạch. Các dự án do Sở, đơn vị sự nghiệp làm chủ đầu tư được triển khai đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng

Công tác thẩm định dự án: đã thẩm định và tham gia ý kiến thẩm định hơn 20 đầu dự án CNTT, từ đó làm căn cứ để cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định đầu tư, bảo đảm tiết kiệm và hiệu quả.

Thực hiện Chương trình hành động số: 586/CTHĐ-UBND ngày 04/3/2011 của UBND tỉnh và Nghị quyết số: 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 của Chính phủ, Sở đã rà soát, điều chỉnh, sắp xếp lại các nhiệm vụ chi, thực hiện tiết kiệm 10% chi thường xuyên; Công tác quản lý tài sản công được thực hiện theo đúng quy định, trong năm đã rà soát, kiểm kê và tổ chức mua sắm bổ sung tài sản, phương tiện làm việc, trang thiết bị, bảo đảm điều kiện làm việc tốt nhất cho CBCC.

7. Chỉ đạo hoạt động sự nghiệp7.1. Hoạt động thông tin, tuyên truyền và dịch vụ hành chính côngChỉ đạo công tác tuyên truyền trên Cổng TTGTĐT tỉnh luôn bám sát định

hướng của Tỉnh ủy.Trong đó, tập trung phản ánh các sự kiện chính trị, kinh tế - xã hội nổi bật của tỉnh và các ngành, địa phương; hoạt động chỉ đạo, điều hành của các lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh; Tuyên truyền theo các chuyên đề về kết quả phát triển kinh tế, xã hội; các phong trào thi đua yêu nước; gương tốt - việc tốt.

Năm 2011, Cổng TT-GTĐT đăn tải gần 1.600 tin, bài viết của phóng viên, hơn 600 tin, bài của các cộng tác viên; bổ sung toàn bộ dữ liệu về điều kiện tự nhiên, lịch sử, văn hoá, du lịch, kinh tế, cơ chế chính sách, môi trường đầu tư của tỉnh; xây dựng mới 15 chuyên mục: Chuyên trang Tết Tân mão; Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011 – 2016; Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới; Tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn, thủy sản năm 2011; Vĩnh Phúc – Chương trình hành động phát triển KT-XH; Hướng tới Đại hội đại biểu phụ nữ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XIII, phong trào toàn dân tham gia phòng cháy, chữa cháy; Tìm hiểu cuộc thi viết thư Quốc tế UPU lần thứ 41,… Phục vụ kỳ họp lần thứ 2, HĐND tỉnh khoá XV, Cổng TT-GTĐT đã xây dựng chuyên mục: “Lấy ý kiến nhân dân dự thảo các Nghị quyết chuyên đề HĐND tỉnh khóa XIV” qua đó tạo kênh thông tin, tổng hợp ý kiến nhân dân tham gia góp ý dự thảo, báo cáo UBND tỉnh làm tài liệu phục vụ kỳ họp, được UBND tỉnh và các đại biểu HĐND tỉnh đánh giá tốt.

Tiếp tục duy trì các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và cung cấp gần 1.200 dịch vụ công trực tuyến mức độ 2 trên Cổng TTGTĐT tỉnh.

7.2. Hoạt động đào tạo và ứng cứu CNTT

9

Page 10: UBND TỈNH VĨNH PHÚCsotttt.vinhphuc.gov.vn/ct/module/vbpq/Lists/VanBan/... · Web viewMạng cáp quang cơ bản đã được Bưu điện trung ương hoàn thành lắp đặt

Tổ chức 16 lớp Tin học ứng dụng các loại cho 430 học viên là cán bộ, công chức, viên chức trong tinh. Trong đó: 05 lớp bồi dưỡng kiến thức tin học ứng cho 141 học viên; 08 lớp Tin học ứng dụng trình độ B cho 207 học viên; 03 lớp phần mềm mã nguồn mở cho 82 học viên là cán bộ của các sở, ban ngành.

Tổ chức đào tạo và cấp chứng chỉ về: Lập và Quản lý dự án CNTT; Giám sát thi công dự án CNTT; Lập dự toán chi phí đầu tư ứng dụng CNTT cho 03 khóa với tổng số 89 học viên là cán bộ chuyên trách CNTT thuộc các sở, ngành, địa phương và các tỉnh lân cận.

Tiếp tục duy trì hoạt động hỗ trợ, dịch vụ như: ứng cứu sự cố máy tính cho lãnh đạo các sở, ban, ngành và các huyện, thành phố, thị xã gần 100 trường hợp; Hướng dẫn sử dụng phần mềm Edocman cho các cơ quan, đơn vị; Tổ chức các dịch vụ thi công mạng LAN, sửa chữa, bảo trì bảo dưỡng thiết bị máy tính, hỗ trợ kỹ thuật và nâng cấp phần mềm,... cho các đơn vị, địa phương.

8. Công tác chỉ đạo, phối hợp QLNN tại cấp huyệnHoạt động quản lý về TT&TT tại cấp huyện đã có nhiều chuyển biến tích

cực. Một số nội dung QLNN về TT&TT tại một số địa phương đã được chủ động thực hiện, bước đầu khẳng định vai trò, vị trí của công tác QLNN về TT&TT. Công tác chỉ đạo, phối hợp giữa Sở và các phòng VHTT đã đạt được một số kết quả ban đầu, tạo tiền đề để nâng cao hiệu quả QLNN tại địa phương, cụ thể:

- Đề xuất với UBND tỉnh báo cáo, trình HĐND tỉnh tại kỳ họp thứ 2, HĐND tỉnh khóa XV phân bổ cho mỗi huyện 01 chỉ tiêu biên chế QLNN về CNTT.

- Phối hợp, chỉ đạo công tác quản lý tần số VTĐ, thuê bao di động trả trước, viễn thông công ích, báo chí, xuất bản và quản lý ngành in.

- Phối hợp trong công tác thanh tra, kiểm tra lĩnh vực CNTT, xây dựng trạm BTS, Internet, Gameonline, viễn thông công ích.

- Phối hợp tổ chức, thực hiện cuộc điều tra, khảo sát như: Thực trạng hoạt động của đài truyền thanh cơ sở, Chất lượng dịch vụ bưu chính công ích, Hạ tầng và ứng dụng CNTT địa phương,...

- Bước đầu phối hợp triển khai ứng dụng CNTT tại một số địa phương.9. Công tác khácCông tác cải cách hành chính: Tiếp tục duy trì thực hiện và cải tiến theo tiêu

chuẩn ISO 9001:2008; thực hiện kiểm soát, rà soát và sửa đổi bổ sung thủ tục hành chính (rà soát 15 thủ tục, bãi bỏ 10 thủ tục và công bố mới 01 thủ tục); triển khai thực hiện tốt việc tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế “một cửa” thuộc 3 lĩnh vực quản lý của ngành.

Công tác tổ chức: Chủ động giải quyết kịp thời chế độ tiền lương, các chính sách, chế độ đãi ngộ và các chế độ, chính sách khác cho CBCCVC và LĐHĐ. Trong năm đã bổ nhiệm 04 cán bộ lãnh đạo cấp phòng, tuyển dụng 03 viên chức, 01 hợp đồng theo Nghị định 68; Tiếp tục tăng cường 04 cán bộ hỗ trợ công tác

10

Page 11: UBND TỈNH VĨNH PHÚCsotttt.vinhphuc.gov.vn/ct/module/vbpq/Lists/VanBan/... · Web viewMạng cáp quang cơ bản đã được Bưu điện trung ương hoàn thành lắp đặt

quản lý ở cấp huyện, cử CBCCVC tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng về chính trị, QLNN, chuyên môn nghiệp vụ,… Công tác xây dựng Đảng được quan tâm theo hướng thiết thực, hiệu quả, gắn liền với nghiệp vụ chuyên môn của ngành. Trong năm, Đảng bộ Sở đã kết nạp 04 Đảng viên mới. Các tổ chức Công đoàn, Đoàn Thanh niên hoạt động có hiệu quả thiết thực.

Các công tác khác: Công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo; công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí luôn được chú trọng, giải quyết kịp thời; Công tác thi đua, khen thưởng được quan tâm và đổi mới theo hướng đảm bảo chất lượng, hiệu quả. Năm 2011, đề xuất 01 cá nhân được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen, Sở được Bộ TT&TT tặng Bằng khen; 01 đơn vị thuộc Sở được UBND tỉnh tặng cờ thi đua xuất sắc, 05 tập thể được tặng danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc và 01 tập thể, 13 cá nhân được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen; xét tặng giấy khen cho 15 tập thể và 32 cá nhân; Tổ chức liên hoan Tiếng hát ngành TT&TT lần thứ nhất gây ấn tượng tốt.

III. Đánh giá chung hoạt động của ngành năm 2011 1. Đánh giá chungNăm 2011, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn thách thức nhưng với những nỗ

lực quyết tâm vượt khó của từng đơn vị và toàn ngành, ngành TT&TT đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, khẳng định được vai trò, vị trí quan trọng, tác động mạnh vào sự phát triển của tất cả các lĩnh vực KT-XH khác.

- Cơ sở hạ tầng, tổ chức bộ máy tiếp tục được kiện toàn, củng cố. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của CBCCVC không ngừng được nâng cao, từng bước đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ được giao.

- Công tác tham mưu cho UBND tỉnh trong việc ban hành kế hoạch, cơ chế chính sách và các văn bản chỉ đạo liên quan đến lĩnh vực TT&TT có bước đột phá, tạo nền tảng để triển khai thực hiện công tác QLNN và là cơ sở, định hướng thực hiện các chỉ tiêu phát triển của ngành giai đoạn 2011-2015.

- Xác định rõ những khó khăn, Sở TT&TT đã chủ động đối thoại, giải quyết khó khăn, vướng mắc, đồng hành cùng DN, tạo điều kiện thuận lợi cho các DN triển khai các hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Kết quả kinh doanh các dịch vụ TT&TT tiếp tục duy trì tốc độ phát triển, một số dịch vụ phát triển nhanh như Internet, dịch vụ điện thoại di động,...Tổng doanh thu toàn ngành ước đạt hơn 2700 tỷ đồng.

- Hoạt động báo chí phát triển mạnh, đúng định hướng, không có những sai sót về chính trị - tư tưởng, gây ảnh hưởng tiêu cực trong đời sống xã hội. Báo chí đã góp phần quan trọng về ổn định chính trị tư tưởng, cổ vũ gương tốt, việc tốt, định hướng dư luận xã hội, phát triển KT-XH, bảo đảm an ninh, quốc phòng; giới thiệu sâu đậm hình ảnh Đất và Người Vĩnh Phúc với đông đảo độc giả trong và ngoài tỉnh; trong nước, ngoài nước.

- Công tác quản lý nhà nước về TT&TT được tăng cường trên tất cả các mặt, được tổ chức triển khai đồng bộ và theo sát với thực tế phát triển của ngành

11

Page 12: UBND TỈNH VĨNH PHÚCsotttt.vinhphuc.gov.vn/ct/module/vbpq/Lists/VanBan/... · Web viewMạng cáp quang cơ bản đã được Bưu điện trung ương hoàn thành lắp đặt

qua đó đã khẳng định được hiệu quả QLNN cũng như thể hiện được vai trò, vị trí của các cơ quan QLNN chuyên ngành.

2. Tồn tại, hạn chế- Nhiều nội dung quản lý chưa được thực hiện sâu. Nhất là công tác thanh

tra, kiểm tra; quản lý về chất lượng dịch vụ; quản lý về báo chí xuất bản.- Một số cán bộ còn bất cập về trình độ, thiếu kinh nghiệm, phương pháp

quản lý chưa khoa học gây ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng công việc.- QLNN ở cấp huyện vẫn còn hạn chế, bất cập so với chức năng nhiệm vụ;

Nhiều phòng VHTT chưa phải là hạt nhân ứng dụng CNTT-TT tại cấp huyện, lúng túng trong tham mưu và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về TT-TT.

-Phát triển hạ tầng TT&TT có chiều hướng phát triển chững lại do các DN gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện các thủ tục chuẩn bị đầu tư, huy động vốn,...; một số dịch vụ đã có dấu hiệu phát triển chững lại hoặc tụt giảm so với 2010 như: Điện thoại cố định, bưu chính,...

- Các DN chưa phối hợp tốt trong việc dùng chung hạ tầng viễn thông, một số DN phát triển hạ tầng còn tuỳ tiện, chưa chấp hành đúng quy định của pháp luật và còn gặp khó khăn trong khi triển khai xây dựng một số trạm BTS. Tiến độ ngầm hóa cáp viễn thông chậm; Việc quản lí thuê bao di động trả trước, game online của các DN vẫn còn lỏng lẻo và bất cập; hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh giữa các DN trong việc phát triển thị trường vẫn còn xảy ra.

- Một số cơ quan có hoạt động mang tính báo chí và xuất bản còn vi phạm các quy định về Báo chí, Xuất bản; Việc xây dựng Quy hoạch Xuất bản – In – Phát hành chậm tiến độ.

- Một số DN, cơ quan, đơn vị chưa chấp hành nghiêm quy định của pháp luật về tần số; việc thực hiện các thủ tục xin cấp và gia hạn giấy phép sử dụng tần số VTĐ còn chậm và thụ động;

- Việc triển khai ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước và trong thực hiện cải cách hành chính còn nhiều bất cập. Một số lãnh đạo cơ quan đảng, nhà nước chưa gương mẫu trong việc ứng dụng CNTT vào quản lý, điều hành và chuyên môn nghiệp vụ. Kinh phí đầu tư cho CNTT còn hạn chế, hiệu quả đầu tư chưa cao.

- Công tác đào tạo tin học ứng dụng phần lớn mới tập trung cho đối tượng là CBCCVC, chưa tổ chức rộng rãi đến đối tượng CBNV các DN và nhân dân; Ứng cứu dự cố máy tính cho các cơ quan, địa phương chưa làm được nhiều, chất lượng chưa cao; Tổ chức dịch vụ CNTT còn mỏng, chủ yếu ở mức đơn giản.

3. Nguyên nhân- Tình hình kinh tế vĩ mô gặp khó khăn, lạm phát và lãi suất tăng cao, các

DN gặp nhiều khó khăn trong vay vốn, sản xuất, kinh doanh.- Các lĩnh vực TT&TT phức tạp, công nghệ thay đổi nhanh, có rất nhiều

văn bản điều chỉnh. Mặt khác hệ thống các văn bản chính sách, văn bản quy

12

Page 13: UBND TỈNH VĨNH PHÚCsotttt.vinhphuc.gov.vn/ct/module/vbpq/Lists/VanBan/... · Web viewMạng cáp quang cơ bản đã được Bưu điện trung ương hoàn thành lắp đặt

phạm pháp luật về TT&TT chưa đầy đủ và đồng bộ; một số văn bản hướng dẫn chưa cụ thể, chưa phù hợp với tình hình thực tế.

- Nhiều lãnh đạo cơ quan, địa phương còn ngại sử dụng máy tính, không muốn thay đổi thói quen làm việc lạc hậu dựa trên văn bản giấy, xử lý công việc thủ công.

- Biên chế QLNN về TT&TT cấp tỉnh, cấp huyện còn thiếu so với chức năng nhiệm vụ được giao; Năm lực, trình độ QLNN chuyên ngành của cán bộ (đặc biệt là cán bộ cấp huyện) còn hạn chế; Thiếu cán bộ có trình độ, chuyên môn cao và kinh nghiệm quản lý.

- Kinh phí chi cho hoạt động quản lý nhà nước ở cấp tỉnh, cấp huyện còn hạn chế; trang thiết bị đặc chủng chuyên ngành còn nhiều thiếu thốn, thu nhập của cán bộ còn nhiều khó khăn.

- Các DN, đơn vị trong ngành chưa tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật về TT&TT; chưa thực hiện tốt trách nhiệm, nghĩa vụ của mình trong tổ chức sản xuất, kinh doanh và phát triển hạ tầng; Còn đề cao việc phát triển thị phần, coi nhẹ việc quản lí chất lượng dịch vụ và giữ thương hiệu; nhiều DN được nhắc nhở, đôn đốc liên tục vẫn chậm, thiếu báo cáo;

- Một số bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý trong ngành thường chưa thường xuyên nghiên cứu, cập nhật kỹ năng, kiến thức mới về TT&TT; chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện còn chung chung, thiếu cụ thể, chưa sát thực tế.

- Nhận thức của nhân dân về pháp luật chuyên ngành còn hạn chế.

PHẦN IIPHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ NĂM 2012

I. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM1. Tiếp tục xây dựng, kiện toàn bộ máy tổ chức theo chức năng, nhiệm vụ

được giao đối với các đơn vị QLNN, sự nghiệp và sản xuất, kinh doanh. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức khoa học công nghệ, nghiệp vụ chuyên môn, năng lực quản lý cho CB, nhân viên để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

2. Tập trung xây dựng hoàn thiện và tổ chức thực hiện có hiệu quả các Quy hoạch, Kế hoạch, Đề án và Cơ chế chính sách của ngành, tạo cơ sở pháp lý triển khai các hoạt động QLNN, tạo môi trường pháp lý thu hút và thúc đẩy hoạt động của ngành TT&TT phát triền bền vững.

3. Đẩy mạnh triển khai ứng dụng CNTT trong các cơ quan Đảng, Nhà nước phấn đấu đạt và vượt các chỉ tiêu hàng năm đã đặt ra trong chương trình, đề án về ứng dụng CNTT của tỉnh năm 2012. Tăng cường sử dụng hộp thư điện tử, luân chuyển văn bản điện tử, quản lý hồ sơ công việc qua mạng. Đẩy mạng triển khai hoàn thiện các dự án trọng điểm, kết nối ứng dụng CNTT trên địa bàn;

13

Page 14: UBND TỈNH VĨNH PHÚCsotttt.vinhphuc.gov.vn/ct/module/vbpq/Lists/VanBan/... · Web viewMạng cáp quang cơ bản đã được Bưu điện trung ương hoàn thành lắp đặt

Thực hiện quản lý đầu tư các hoạt động ứng dụng CNTT đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả.

4. Duy trì chế độ giao ban và tăng cường đối thoại với các DN, phối hợp giải quyết khó khăn, vướng mắc; chỉ đạo và tạo điều kiện để các DN trong ngành tiếp tục đổi mới, nâng cao năng lực cạnh tranh, duy trì tốc độ phát triển bằng và cao hơn năm 2011. Đặc biệt chú trọng tới phát triển mạng lưới hạ tầng, dịch vụ bưu chính, viễn thông, xây dựng cơ sở hạ tầng mạng bảo đảm năng lực phục vụ nhu cầu và yêu cầu phát triển KT-XH của tỉnh.

5. Tiếp tục tập trung chỉ đạo tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về công tác QLNN ở cấp huyện, hướng dẫn các phòng VHTT thực hiện tốt các nhiệm vụ QLNN bức xúc trước mắt về TT&TT.

6. Tăng cường quản lý nội dung thông tin trên Internet, các sản phẩm BCXB trên địa bàn.

7. Giữ vững kỷ cương, đoàn kết hợp lực xây dựng ngành TT&TT trên địa bàn tỉnh không ngừng lớn mạnh, tạo đà phát triển cao hơn cho những năm sau.

8. Tổ chức diễn tập phòng thủ khu vực ngành TT&TT năm 2012 đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm, đạt kết quả tốt.

II. CÁC NHIỆM VỤ CỤ THỂ1. Công tác tham mưuTham mưu với UBND tỉnh ban hành Quyết định để thực hiện Nghị quyết

số 41/2011/NQ-HĐND ngày 19/12/2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh về hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức làm về công nghệ thông tin, viễn thông tại các cơ quan Đảng, Đoàn thể và Nhà nước tỉnh Vĩnh Phúc; Tổ chức thực hiện sau khi có Quyết định của UBND tỉnh.

Hoàn thiện và báo cáo, trình Tỉnh ủy, UBND tỉnh Quy hoạch phát triển ngành Xuất bản - In - Phát hành tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; Quy chế phối hợp giữa Sở TT&TT – Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy – Hội Nhà báo; Hoàn thiện công tác chuẩn bị đầu tư xây dựng quy hoạch phát triển hạ tầng viễn thông thụ động trên địa bàn tỉnh;

Tham mưu với UBND tỉnh ban hành Chỉ thị về việc dùng chung hạ tầng viễn thông; ngầm hóa mạng cáp ngoại vi viễn thông tại các khu vực đô thị và khu công nghiệp mới; Quy chế cung cấp thông tin trên Cổng TTGTĐT của tỉnh và các Cổng thành phần; Chỉ thị về việc tăng cường ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước…

2. Về bưu chínhTiếp tục tăng cường quản lý đối với các DN bưu chính; giúp đỡ và tạo điều

kiện thuận lợi để các DN bưu chính tháo gỡ khó khăn trong sản xuất, kinh doanh; đầu tư chiều sâu để tăng sản lượng và doanh thu dịch vụ bưu chính, đặc biệt là các dịch vụ về phát CMND, trả tiền lương, thu tiền điện qua mạng bưu chính.

14

Page 15: UBND TỈNH VĨNH PHÚCsotttt.vinhphuc.gov.vn/ct/module/vbpq/Lists/VanBan/... · Web viewMạng cáp quang cơ bản đã được Bưu điện trung ương hoàn thành lắp đặt

Khảo sát, đánh giá một số chỉ tiêu liên quan tới chất lượng phục vụ của DN bưu chính.

3. Về viễn thông, Internet, tần số vô tuyến điệnTăng cường quản lý việc triển khai xây dựng hạ tầng viễn thông theo quy

hoạch và các quy định của pháp luật. Chú trọng quản lý việc xây dựng các trạm BTS và mạng lưới cáp viễn thông trong khu vực nội thị, đẩy mạnh việc sử dụng chung hạ tầng viễn thông và ngầm hóa hệ thống cáp.

Tăng cường quản lý về chất lượng dịch vụ viễn thông, Internet và quản lý thuê bao di động trả trước. Tạo một bước mới trong việc chấn chỉnh quản lý thông tin thuê bao di động trả trước, chấn chỉnh thuê bao quảng cáo rác làm mất mỹ quan, gây phản cảm.

Tiếp tục cùng các DN tháo gỡ vướng mắc trong quá trình sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho các DN phát triển mạng lưới hạ tầng, sản xuất kinh doanh.

4. Về công nghệ thông tinThực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ của cơ quan thường trực BCĐ CNTT tỉnh.

Tham mưu UBND, BCĐ CNTT tỉnh quản lý, điều phối tập trung, thống nhất các chương trình, dự án CNTT, nhất là các chương trình dự án nguồn ngân sách tập trung của tỉnh, đảm bảo chất lượng, hiệu quả.

Tiếp tục triển khai phần mềm điều hành tác nghiệp tại các cơ quan, đơn vị; Đề xuất giải pháp thực hiện liên thông giữa các đơn vị sử dụng mạng Wan của Cục Bưu điện TW; đưa vào vận hành chính thức Cổng TTGTĐT và xây dựng 10-15 Cổng thành phần cho các sở, ban, ngành, huyện, thành thị; đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án xây dựng Trung tâm hạ tầng thông tin tỉnh Vĩnh Phúc,…

Xây dựng bộ tiêu chí phù hợp đánh giá toàn diện về hạ tầng, ứng dụng và nguồn nhân lực CNTT trong các quan nhà nước; Tổ chức hướng dẫn, giúp đỡ các ngành, địa phương được giao làm chủ đầu tư triển khai các dự án ứng dụng CNTT, phấn đấu hoàn thành 100% kế hoạch.

Tập trung phát triển các dịch vụ CNTT-TT theo đặc thù của các cơ quan nhà nước. Trước mắt chú trọng phát triển các dịch vụ, ứng dụng ở mức độ đơn giản và trung bình để làm tiền đề triển khai các dịch vụ phức tạp.

Đẩy mạnh hoạt động đào tạo, bồi dưỡng về CNTT-TT cho CBCCVC các sở, ban, ngành, huyện, thành, thị, mở rộng đào tạo đến cán bộ cấp xã, phường, thị trấn; đào tạo cán bộ, nhân viên các DN và nhân dân trên địa bàn. Cải tiến nội dung, hình thức, phương pháp phù hợp với nhu cầu thực tế; Phối hợp thực hiện đào tạo, chuyển giao các khoá đào tạo chuyên sâu cho cán bộ quản trị mạng, cán bộ chuyên trách về CNTT các cơ quan, địa phương của tỉnh. Khảo sát, nghiên cứu thực tế để tổ chức các khoá đào tạo nghề trong lĩnh vực CNTT-TT.

Tăng cường công tác kiểm tra tình hình sản xuất kinh doanh của các DN CNTT-ĐT; đưa việc báo cáo của các DN CNTT đi vào nề nếp.

5. Về báo chí, xuất bản15

Page 16: UBND TỈNH VĨNH PHÚCsotttt.vinhphuc.gov.vn/ct/module/vbpq/Lists/VanBan/... · Web viewMạng cáp quang cơ bản đã được Bưu điện trung ương hoàn thành lắp đặt

Tiếp tục xuất bản ấn phẩm "Thông tin Truyền thông Vĩnh Phúc" theo hướng thiết thực với người đọc để ấn phẩm trở thành một kênh hướng dẫn dịch vụ TT&TT và là một kênh tuyên truyền pháp luật về TT&TT có hiệu quả. Từng bước xã hội hóa việc xuất bản bản tin TT&TT.

Kiểm tra, khảo sát các đơn vị có hoạt động xuất bản, bản tin và các trang thông tin điện tử trên địa bàn tỉnh; kiểm tra các cơ sở in ấn, cơ sở phát hành xuất bản phẩm,...; theo dõi và tổng hợp thông tin trên Báo, Đài và Trang thông tin điện tử trên địa bàn.

Tổ chức tập huấn quản lý nhà nước về lĩnh vực báo chí, xuất bản cho cán bộ Phòng Văn hóa - Thông tin cấp huyện, các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực báo chí, xuất bản; tập huấn hướng dẫn nghiệp vụ về đăng tải thông tin lên các trang TTĐT, đài truyền thanh cấp xã và các Cổng thành phần đã đưa vào sử dụng.

6. Công tác thanh tra, kiểm traXây dựng và triển khai Kế hoạch thanh tra năm 2012 với lộ trình thực hiện

cụ thể đúng trọng tâm trọng điểm, tập trung vào những vấn đề bức xúc trong dư luận xã hội.

Năm 2012, tạo bước đột phá trong kiểm tra, thanh tra. Tiến hành sâu, thí điểm ở một số nội dung nổi cộm về viễn thông, Internet, in, xuất bản.

Xây dựng và triển khai kế hoạch Thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và PCTN; Tiến hành thực hiện thanh kiểm tra đột xuất 2-3 cuộc thuộc lĩnh vực quản lý của ngành.

7. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luậtĐẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật chuyên ngành trên các

phương tiện thông tin đại chúng; các thông tin tạp chí của các ngành, đoàn thể, nhất là bản tin TT&TT. Tận dụng tối đa Cổng TTGTĐT để tuyên truyền pháp luật chuyên ngành. Tập trung tuyên truyền về Luật Tần số VTĐ, Luật Viễn thông, Luật Bưu chính, Luật Công nghệ thông tin,… và các Nghị định hướng dẫn thi hành, các quy định về quản lý thuê bao di động trả trước, game online…;

Duy trì, mở rộng chuyên mục “Hỏi đáp pháp luật và dịch vụ BCVT&CNTT” để đáp ứng nhu cầu của nhân dân; gắn trách nhiệm của DN trong việc trả lời trên Cổng TTGTĐT về những thắc mắc của khách hàng,...;

Tổ chức các hội nghị phổ biến pháp luật chuyên ngành cho các cán bộ quản lý cấp huyện, DN, đại lý.

8. Hoạt động của Cổng TTGTĐT Vĩnh PhúcCập nhật hoàn thiện, bổ sung dữ liệu, các thủ tục hành chính trên Cổng

TTGTĐT mới, phục vụ cải cách hành chính của tỉnh; Đưa Cổng TTGTĐT mới vào hoạt động chính thức. Cập nhật dữ liệu Cổng thành phần mới xây dựng.

Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của các địa

16

Page 17: UBND TỈNH VĨNH PHÚCsotttt.vinhphuc.gov.vn/ct/module/vbpq/Lists/VanBan/... · Web viewMạng cáp quang cơ bản đã được Bưu điện trung ương hoàn thành lắp đặt

phương, đơn vị. Tăng cường giới thiệu các điển hình thực hiện tốt cuộc vận động; triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV; tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 03/TU của Tỉnh ủy về “Nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống nông dân”; chương trình xây dựng nông thôn mới; Tuyên truyền sâu rộng các hoạt động KT-XH diễn ra hàng ngày và kỷ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc, địa phương;

Cập nhật bổ sung đầy đủ, kịp thời thông tin và cơ sở dữ liệu của tỉnh và các địa phương phục vụ nhu cầu độc giả; Cập nhật dữ liệu trang tin liên kết vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ;

Xây dựng đề án Giao tiếp trực tuyến của lãnh đạo các ngành, địa phương với tổ chức, công dân trên Cổng TTGTĐT tỉnh.

9. Chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ công tác quản lý nhà nước cấp huyệnHướng dẫn các nội dung QLNN trọng tâm và trước mắt phù hợp với biên

chế và khả năng quản lý; Tiếp tục tổ chức các buổi làm việc, trao đổi, tập huấn, giao ban giữa cơ quan quản lý cấp tỉnh với cơ quan quản lý cấp huyện.

Chỉ đạo các chi nhánh DN trên địa bàn báo cáo đơn vị quản lý cấp huyện; tổ chức kiểm tra, xử lý nghiêm các đơn vị vi phạm.

Chỉ đạo, hướng dẫn các phòng VHTT cấp huyện thực hiện chế độ báo cáo tháng, quí với Sở TT&TT qua đường điện tử.

PHẦN IIIKIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT

I. Với Bộ TT&TT1. Về bưu chính, chuyển phát- Yêu cầu Tổng công ty Bưu chính Việt nam chỉ đạo các đơn vị thành viên

thực hiện nghiêm chế độ tiền công của lao động Bưu điện Văn hóa xã và bưu tá phát xã theo Quyết định số 65/2008/QĐ-TTg ngày 22/5/2008 của Thủ tướng Chính phủ;

- Chỉ đạo Tổng công ty Bưu chính Việt Nam cấp mã bưu chính quốc gia cho thị trấn Hoa Sơn, huyện Lập Thạch (thị trấn Hoa Sơn mới được chia tách từ xã Liễn Sơn); Củng cố tổ chức mạng lưới bưu chính công ích và xem xét thành lập bưu cục cấp II tại huyện Sông Lô;

- Hướng dẫn QLNN đối với các chi nhánh bảo hiểm Bưu điện đang hoạt động trên địa bàn tỉnh.

2. Về viễn thông, Internet - Sớm ban hành các văn bản pháp quy, các tiêu chuẩn ngành về việc sử

dụng chung cơ sở hạ tầng viễn thông; các quy định về việc cấp phép xây dựng đối với các công trình hạ tầng viễn thông;

17

Page 18: UBND TỈNH VĨNH PHÚCsotttt.vinhphuc.gov.vn/ct/module/vbpq/Lists/VanBan/... · Web viewMạng cáp quang cơ bản đã được Bưu điện trung ương hoàn thành lắp đặt

- Ban hành hoặc phối hợp ban hành khung đơn giá thuê hạ tầng giữa các DN; Chỉ đạo các Tổng công ty, Tập đoàn viễn thông ký kết hợp đồng trong việc sử dụng chung cơ sở hạ tầng viễn thông, tránh tình trạng ép giá, gây khó khăn lẫn nhau giữa các DN.

- Đề nghị Bộ TT&TT có quy định quản lý thuê bao di động trả trước giống như thuê bao di động trả sau.

- Yêu cầu các DN Viễn thông chấm dứt việc khuyến mại vào SIM mới kích hoạt, chỉ khuyến mại vào thẻ nạp.

3. Về công nghệ thông tin- Tham mưu, đề xuất với Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành Trung ương

khẩn trương xây dựng và hoàn thiện các CSDL quốc gia kết nối dữ liệu ngành dọc theo hệ thống đến tỉnh, huyện để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ phục vụ quản lý nhà nước theo chuyên ngành, đặc biệt và CSDL về dân cư.

- Tham mưu ban hành sửa đổi Nghị định số 102/2009/NĐ-CP ngày 06/11/2009 của Chính phủ về quản lý đầu tư ứng dụng CNTT sử dụng vốn ngân sách nhà nước cho phù hợp với tình hình thực tế ứng dụng CNTT-TT tại các đơn vị, địa phương; Ban hành kịp thời các văn bản hướng dẫn để các địa phương có căn cứ triển khai thực hiện.

4. Về báo chí, xuất bản- Phân cấp cho các địa phương cấp phép trang TTĐT tổng hợp.- Hướng dẫn, phân định rõ về trách nhiệm và phạm vi quản lý của các tổ

chức, cơ quan hiện tại có chức năng thông tin như: Trung tâm Văn hoá Thông tin tỉnh, Hệ thống Thư viện;

- Ban hành cơ chế và hướng dẫn cụ thể về việc thẩm định nội dung xuất nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh.

5. Các vấn đề khác- Xem xét, đề xuất, kiến nghị với Chính phủ điều chỉnh chức năng, nhiệm

vụ của một số Bộ (TT&TT, VH-TT-DL, KH&CN...) để khỏi trùng chéo, phân tán trong quản lý về: Quảng cáo, bản quyền, quản lý Thư viện, phát hành....

- Tổ chức các hội thảo, khóa tập huấn nhằm giúp các Sở TT&TT các tỉnh nâng cao công tác QLNN và chuyên môn nghiệp vụ ngành TT&TT.

II. Với UBND tỉnh - Bổ sung biên chế QLNN, sự nghiệp của Sở TT&TT và phòng VHTT cấp

huyện để đáp ứng yêu cầu quản lý; Cho thành lập Trung tâm Hạ tầng thông tin tỉnh Vĩnh Phúc và Phòng Pháp chế.

- Tăng cường nguồn lực nhằm bảo đảm triển khai ứng dụng CNTT trong các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt các dự án ứng dụng CNTT trọng điểm của tỉnh như: xây dựng Trung tâm hạ tầng thông tin tỉnh Vĩnh

18

Page 19: UBND TỈNH VĨNH PHÚCsotttt.vinhphuc.gov.vn/ct/module/vbpq/Lists/VanBan/... · Web viewMạng cáp quang cơ bản đã được Bưu điện trung ương hoàn thành lắp đặt

Phúc; xây dựng các Cổng thông tin điện tử thành phần của các đơn vị, địa phương,...

- Trong phân bổ kinh phí chương trình CNTT tỉnh hằng năm, đề nghị UBND tỉnh dành khoảng 10-15% nguồn lực cho các hoạt động không phải lập dự án như: Tuyên truyền, bổ sung thay thế thiết bị, phí thuê đường truyền lớn, đào tạo ứng dụng CNTT cho cán bộ,...

- Ban hành văn bản chỉ đạo về tăng cường ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước, giao trách nhiệm cho Thủ trưởng các cơ quan nhà nước phải chịu trách nhiệm về ứng dụng CNTT trong đơn vị mình; trách nhiệm trả lời các tổ chức, công dân hỏi về những vấn đề liên quan đến cơ quan mình trên Cổng TTGTĐT…;

- Đề nghị UBND tỉnh xem xét, sửa đổi, bổ sung Quyết định số 30/2010/QĐ-UBND ngày 18/10/2010 về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 05/QĐ-UB ngày 13/01/1997 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc thành lập Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh cho phù hợp với khoản 2 Điều 1 Thông tư liên tịch số 17/2010/TTLT-BTTTT-BNV, ngày 27/7/2010 của Bộ TT&TT - Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Đài Phát thanh và Truyền hình thuộc UBND cấp tỉnh và Nghị định số 13/2008/NĐ-CP của Chính phủ quy định chức năng nhiệm vụ các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

- Hiện tại 100% kinh phí thực hiện xuất bản bản tin và xuất bản phẩm không kinh doanh trên địa bàn tỉnh là nguồn kinh phí của Nhà nước dàn trải cho từng đơn vị. Đề nghị UBND, HĐND tỉnh thành lập Quỹ hộ trợ xuất bản, đồng thời giao Quỹ cho cơ quan QLNN về lĩnh vực này quản lý, thẩm định và đề xuất UBND tỉnh phân bổ kinh phí đến từng cơ quan đơn vị để đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm nguồn lực.

- Chỉ đạo, bắt buộc phải ngầm hóa cáp ở Khu Đô thị mới, tuyến phố chính ở TP. Vĩnh Yên, TX. Phúc Yên; Văn bản về dùng chung hạ tầng (ăngten, cột thông tin,...).

SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

19