32
VAOHP0078 1 1 Vietnamese American Oral History Project, UC Irvine Narrator: ANTHONY LEDUC Interviewer: Thuy Vo Dang Date: May 21, 2012 Location: Garden Grove, California Sub-collection: Thuy Vo Dang Oral Histories Length: 01:43:36 Transcriber: Giang Doan TVD: Today is May 21 st , 2012. This is Thuy Vo Dang with the Vietnaemse American Oral History Project in Garden Grove. I’m going to be interviewing Mr. Anthony LeDuc. TVD: Trước hết Thúy xin mi chú tgii thiutên và h, tui của mình… ALD: Tôi tên là Anthony LeDuc, một tên có sau khi đã vào quốc tch Hoa K. Tên gc Vit là Lê Trần Đức, sinh ngày 5 tháng 10 năm 1940 tại Thành phNam Định, Bc B, Vit Nam. Cha tôi là một quân nhân tên là Lê Đình Toàn và mẹ chlà một người ni trtên Trn ThLiu, hai người đã kêt hôn vào cuối năm 1938 tại Thành phNam Định, s1 Ngõ Văn Nhân, trong ngôi nhà Ngoi tlà quan Án sát Hải Dương Trần Văn Viễn do ông ngoi ca tôi là chuyn Trn văn Quế cai quản nhưng sau này chạy loạn đã bị chính quyn Vit Minh chiếm đoạt. Ông ni ca tôi là mt công chc hồi hưu tại Hải Dương thành ra trở nên thanh bch. Nht là sau khi bà ni mt sm nên mọi người mt chda, thành thra chúng tôi phi có nhng sđánh giá mới trong cuc sống và đó chính là nguyên do cha tôi xung vào lực lượng thuộc địa Pháp tnăm 1936. Chúng tôi sng hoàn toàn da vào cuc sng của cha nên đi nhiều nơi, những nơi có thể nói là Lạng Sơn, Bắc Giang, Sơn Tây, Hà Nội, Ninh Bình, và miền Nam chúng tôi là người di cư nên đã từng Sài Gòn, đi làm việc MTho, Bến Tre, Cần Thơ, Châu Đốc, Rch giá. Tôi mun nhc li thời thơ ấu mà chúng tôi đã trải qua mc dù không dài lm, chcó vài năm thôi, ti vùng nông thôn châu thsông Hồng Hà. Đó là một làng trong huyn gi là huyn MHưng, sát bsông đáy, gần sông Ninh Cơ, là hai con sng chính ca vùng nông thôn này. Ti vì cha

VAOHP0078 1 1 Vietnamese American Oral History Project, UC

Embed Size (px)

Citation preview

VAOHP0078

1

1

Vietnamese American Oral History Project, UC Irvine

Narrator: ANTHONY LEDUC

Interviewer: Thuy Vo Dang

Date: May 21, 2012

Location: Garden Grove, California

Sub-collection: Thuy Vo Dang Oral Histories

Length: 01:43:36

Transcriber: Giang Doan

TVD: Today is May 21st, 2012. This is Thuy Vo Dang with the Vietnaemse American Oral

History Project in Garden Grove. I’m going to be interviewing Mr. Anthony LeDuc.

TVD: Trước hết Thúy xin mời chú tự giới thiệu—tên và họ, tuổi của mình…

ALD: Tôi tên là Anthony LeDuc, một tên có sau khi đã vào quốc tịch Hoa Kỳ. Tên gốc Việt là

Lê Trần Đức, sinh ngày 5 tháng 10 năm 1940 tại Thành phố Nam Định, Bắc Bộ, Việt Nam. Cha

tôi là một quân nhân tên là Lê Đình Toàn và mẹ chỉ là một người nội trợ tên Trần Thị Liễu, hai

người đã kêt hôn vào cuối năm 1938 tại Thành phố Nam Định, số 1 Ngõ Văn Nhân, trong ngôi

nhà Ngoại tổ là quan Án sát Hải Dương Trần Văn Viễn do ông ngoại của tôi là cụ huyện Trần

văn Quế cai quản nhưng sau này chạy loạn đã bị chính quyền Việt Minh chiếm đoạt. Ông nội

của tôi là một công chức hồi hưu tại Hải Dương thành ra trở nên thanh bạch. Nhất là sau khi bà

nội mất sớm nên mọi người mất chỗ dựa, thành thử ra chúng tôi phải có những sự đánh giá mới

trong cuộc sống và đó chính là nguyên do cha tôi xung vào lực lượng thuộc địa Pháp từ năm

1936. Chúng tôi sống hoàn toàn dựa vào cuộc sống của cha nên đi nhiều nơi, những nơi có thể

nói là Lạng Sơn, Bắc Giang, Sơn Tây, Hà Nội, Ninh Bình, và miền Nam chúng tôi là người di

cư nên đã từng ở Sài Gòn, đi làm việc ở Mỹ Tho, Bến Tre, Cần Thơ, Châu Đốc, Rạch giá. Tôi

muốn nhắc lại thời thơ ấu mà chúng tôi đã trải qua mặc dù không dài lắm, chỉ có vài năm thôi,

tại vùng nông thôn châu thổ sông Hồng Hà. Đó là một làng trong huyện gọi là huyện Mỹ Hưng,

sát bờ sông đáy, gần sông Ninh Cơ, là hai con sống chính của vùng nông thôn này. Tại vì cha

VAOHP0078

2

2

mất sớm nên chúng tôi gặp vào những cảnh khó khăn trong cuộc sống từ nhỏ. Đầu tiên là bà mẹ

phải gửi đi xin học trong một vài nơi quanh vùng, chúng tôi gọi là nội trú nhân dân. Bài thơ mà

tôi viết lại ngày đó là bài ―Bé có nhớ nhà không‖, viết lại hồi tưởng đó là như thế nào. Tôi có in

trong tập tôi dùng nội trú cuộc đời. Bây giờ thì có thể là nhắc lại thêm một điều quan trọng nữa,

mà chính tôi cũng hơi lang bang. Từ hồi nhỏ không có người kiểm soát mà, nên đi chăn châu thì

theo người ta đi chơi tuốt cả cánh đồng, từ sáng tới chiều. Rồi hứng lên có thể cõng em đi chơi

theo người ta. Có lần tôi rất ái ngại, tại đi theo người lớn sang đò ngang sông Đáy xem kết quả

của một tấn công của máy bay Pháp bắn xuống một con đò dọc, chở toàn cả bắp thôi. Sau đó

mãi tối mới về nhà thì bị la một trận. Lúc mình 14 tuổi, tôi nhớ còn bị bắt làm tù binh trong đêm

Việt Minh đánh đồn ―Võ Dõng‖ bên cạnh trường nội trú Trung Linh của tôi, nhưng mà tới trưa

thì họ đã thả chúng tôi về, khi làm báo tin cho biết là quê tôi ở Nam Định, mà tôi không dám

khai tôi đang là người Đồng Nghĩa, bởi vì làng Đồng Nghĩa chỉ là quê ngoại của tôi thôi, mà rất

gần cái nơi giam tôi, sợ người ta thảy tôi về đó. Đặc biệt hơn là tôi được học lớp 3 đến 3 năm,

đây là thời gian thất học đáng buồn. Tuy nhiên lại có được thú vị là chơi nhiều hơn, chứ đồ chơi

thì không được bao nhiêu ở thôn quê mà, chúng tôi chỉ có thả diều, đánh đáo, đánh bi, và đặc

biệt là đá bóng ở khắp nơi. Người đá với tôi là một đối thủ quan trọng. Mà trò chơi thấy đáng

nhất trong thời trẻ chúng tôi đó là đánh khăng, tức là một loại chơi na ná phần nào, cái luật chơi

tự nhiên như baseball ở Mỹ vậy. Ban đêm thì ở nhà sân rộng, cho nên là thường thường chơi

đuổi bắt đom đóm, hoặc là diễn một hoạt cảnh lấy câu chuyện ở trong sách Quốc Văn Giáo

Khoa Thư. Thí dụ như chuyện bắt một cọp rồi trói nó lại, tại vì nó muốn hỏi là sao con người có

gì nó khôn như vậy, khi trói con cọp xong thì nói đây là trí khôn của con người. Đó là những

câu chuyện để lại trong tâm trí của bác. Có những câu chuyện trong đêm trăng sáng ngồi hiên

nhà của bà ngoại, nghe ngoại hay mẹ kể chuyện cổ tích. Đó là những câu chuyện không thể nào

VAOHP0078

3

3

quên được như là Thạch Sanh, Ăn Khế Trả Vàng, và đặc biệt là chuyện hạnh các thánh của Đạo

Công giao (Sự tích thánh Alexu). Còn một chuyện thường xuyên được mẹ nhắc lại là chuyện

ông tổ ngoại của chúng tôi là ông Trần Ngọc Chấn, người đã quay đi ngăn mặt ở cửa Đại An

sông Đáy, và lấp bể gần làng Minh Cường. Thành tích của cụ đã được vua Minh Mạng khen

thưởng. ―Thưởng hàm bát chánh văn giai, cùng ban quạt mũ ao đai vinh hồi.‖ Đây là lời tường

thuật thành thư vú trong ngôi từ đường của gia đình. Những đồ quý giá này sau này bị người ta

lấy mất, nhà từ đường được làm rất là đẹp, được làm bằng gỗ quý thì bị Việt Minh phá, bằng đá

khen ngợi của Vua đó thì bị họ đem giày xéo xuống ao hồ. Hầu hết những chuyện này được ghi

lại ở trong những tập sanh cho gia đình, thí dụ như ―Trần Ngọc yêu dấu‖ là chuyện bên họ

ngoại của tôi. Hoặc là chuyện thời tôi còn đi học, gồm có 4 anh em cùng học một trường thôi,

đó là trường trung học Ngộ Cảnh, thì tôi viết trong truyện là ―tản mạng trung học Hồ Ngộ Cẩn,

một ngôi trường ba mươi năm.‖ Tất cả những sinh hoạt từ miền Bắc vào miền Nam đến ngày

trường đóng cửa năm 1978. Ngày mà chúng tôi vẫn còn quan tâm đến mà giờ vẫn còn là ngày

giỗ kỵ. Tuy nhiên ngày kia thì vui hơn, ăn uống nhiều hơn chứ bây giờ thì không còn nữa, họp

lại thì chỉ kể vài chuyện trong gia đình với nhau thì thôi. Nhưng mà trong vùng quê thì có ông

cụ tổ bên ngoại gọi là cố phụ, tức là phụ hào, rất là tài ba, và có lòng thương người, đám tang

của cụ đó rất là long trọng, thì đây là một việc tôi muốn nhắc lại cho vui. Đặc điểm của buổi

hôm đó là chở một tàu tây đi từ chỗ ở cho tới nghĩa trang mà bằng tàu thuê của tây đàng hoàng,

chạy trên sông gọi là đáy. Trong khi đó ban hát với ban trống kèn, thì tôi có ghi lại một số âm

thanh của nó, long bong giọng trống , y hi giọng kèn. Rồi phương pháp hạ huyệt người ta cũng

dùng ròng rọc như bên Mỹ này bây giờ. Cho nên trong cái ghi chép đó có ghi lại là ―Rì rì hai

trục bốn giây, phỏng hơn một khắc, an ngay mộ phần.‖ Đúng ra công thức của người tôn giáo

thì xưa nay vẫn là một thôi, nhưng mà vị cố phủ có được một vinh dự, là người địa phương hay

VAOHP0078

4

4

cấp trên hoãng cho cụ được chức đó. Bởi vì thông gia của cụ toàn là chủ huyện, hoặc là quan

ám sát. Thí dụ như là ông cố ngoại của tôi là thông gia của cụ này là làm quan ám sát thái

dương. Một cái điểm mà tôi không thể nào không nói là sống rất vững trong đầu óc tôi là tôi vẫn

được đi học trong nội trú, với một thầy giáo tên giáo hiệp, trong cái làng gọi là giáo phòng, sau

này anh mới đi vào Thanh Hoá, tức là khu Tư. Tôi sau này mới biết anh là Việt Minh, trong một

phong trào gọi là thanh niên tiền phong. Anh Hiệp này là một người thanh niên rất là khoẻ

mạnh, và rõ ràng thấy anh là có sự tin tưởng, cao đẹp, mà làm cho chúng tôi bị xúc động rất là

nhiều. Anh có giảng một phần nào có liên hệ tới phương pháp, những cách sống của người cộng

sản. Sau này tôi đi làm giáo chức có hiểu được như vậy. Anh Hiệp vẫn tổ chức cho chúng tôi

diễn kịch, mỗi n gười diễn trong một cái chợ, của làng gọi là giáo phòng. Làng này thực ra có

một kỷ niệm giống như giá trị rất cổ truyền, bởi vị cụ giáo chuyên về âm nhạc, là cụ giáo Phạm

âm nghị, lập ra làng này khi đi công tác giống như ông ngoại của tôi là lập những khu trên đồi,

cho nên cụ dạy rất là giáo mà về nơi ở thì chỉ là một nơi thường thôi nên cụ gọi là giáo phòng.

Đó là một kinh nghiệm cũng rất đáng nhớ cho tôi, đặc biệt tôi cũng nói thêm là sức học của tôi

nó cũng là điều tôi sau này muốn giữ được một sự riêng tư. Tức là học từ năm bốn tuổi cho đến

bây giờ vẫn còn học nữa. Đó là điều mà tôi cũng thích cho nên tôi vào đại học sư phạm sài gòn

rồi sau đó đi dạy ở Long Xuyên, năm 1966. Chuyện đi dạy học này cũng làm cho tôi phiền mã

rất là nhiều. Cho tới Mỹ thì tôi cũng phải trở lại ngành giáo, tức là job đầu tiên nhận được ở đây

là chuyên nghiệp, làm cho union high school district ở Huntington Beach. Thì tôi cũng đã từng

dạy ở các trường Huntington Beach High School, Fountain Valley High School, nhất là

Westminster High School. Kỷ niệm nhớ nhất ở trong này là chuyện phi thuyền của Mỹ bị hư đó,

có một cô giáo nằm trên đó, và đến khi 55 tuổi thì không còn đi làm được nữa, thì tôi quay về

nhà nghỉ ngơi một thời gian, và được bộ thương mai tuyển dụng vào làm công tác điều tra dân

VAOHP0078

5

5

số sanh suất trong năm 2000. Công việc này thì không có nặng nhọc gì cả, miễn là mình được

dạy dỗ cho đàng hoàng thì xong thôi, và rất là vui. Sau đó thì tôi quay trở lại học trường Cal

State Fullerton, mục đích là lấy lại bằng cử nhân hoá mà tôi đã mất khi còn học ở Việt Nam

thôi. Nếu mà nhìn vào bản thân của tôi thì tôi thấy là thừa hưởng những mặc tích cực của trong

gia đình họ hàng là điều xuất thân từ quang trường, hoặc là các cụ điều là những người có vị là

thầy giáo, cũng có vị là kỹ sư, thí dụ như là kỹ sư, gọi là Trần Ký, mà về sau này người ta đặc

tên là bác học. Ông là một du học sinh sang Pháp học rồi về nhà lập ra một nhà máy điện mà

miền Bắc chỉ có 3 nhà máy điện thôi, ông lập ra thêm một nhà máy điện nữa ở vùng Sơn Tây.

Thì đây là nơi mà bố tôi đã ở đó lâu. Ông tổ của tôi cũng là một người Thanh Hoá, làm quan án

sát ở Hải Dương, tên cụ là Lê Đình Tuấn, là con cháu của vua Lê Thái Tổ, họ Lê. Về đây Hải

Dương thì quan án mới lấy vợ là bà một thiếu nữ con một điền chủ giàu có tại làng Mộ Trạch

huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. Năm 2001 thì tôi có về thăm làng này, cũng giống như là đi

Hải Dương vậy đó. Và cụ chỉ có một con trai duy nhất thôi, tên là Lê Tử Thịnh. Tôi nghĩ Tử đấy

là tên lót nhưng mà nó là một phần nào liên hệ đến ngành nào đó trong hoàn tộc. Cụ này làm

nghề quan mạch và bán thuốc nam tại phố Hàng Thiết Hà Nội, và sau này chúng tôi vẫn gọi là

cụ Lang Điều. Cụ có hai bà vợ, vợ cả thì sinh được một người con trai, tên là Lê Văn Trạch,

theo nghề bố cũng làm cụ Lang, gọi là cụ Lang Nguyên, ở thành phố Hưng Yên. Nhưng mà bà

kế tiếp theo thì khôn ngoan hơn, sinh ra con cái thì học hành tử tế lắm, đều con trai thì mang họ

Lê Đình hết, con gái cả đầu tiên của hai ông bà đó tên là Lê Thị Huệ, chồng là cụ huyện Lương

Thế Vân, cũng sau này làm huyện ở trong vùng quê vùng Vũ Chu như tôi đã nói. Một cụ khác

nữa gọi là Lê Đình Thanh, quen gọi là cụ Thạc, ông nội của tôi là cụ Lê Đình Tĩnh, làm phán ở

trong toà sứ Hà Nội, và người có đuốc trong gia đình là ông Phán Khoa, làm trong nhà băng.

Tất cả chúng tôi nói tóm lại là tên Lê Đình vẫn còn lưu động, di chuyển đến cho bây giờ. Tôi

VAOHP0078

6

6

cũng có một người trong gia đình còn ở Hà Nội gọi là Lê Đình Tuấn, anh ta vẫn giữ Lê Đình,

con trai của người bác tôi là Lê Đình Yên. Mẹ tôi họ Trần, bố tôi họ Lê, cho nên đặc tên tôi là

Lê Trần Đức. Chữ Đức đó cũng có ý nghĩa, là có lẽ là liên hệ đến cuộc chiến tranh thế giới thứ

hai đó, do Đức chủ trương, nên các cụ lấy tên tôi để ghi dấu. Từ khi mẹ tôi nói chuyện Đức đó

là gần năm bố tôi chết tức là năm 1945, bố chết do cuộc oanh tạc của quân đội đồng minh

xuống một trại giam do người Nhật thiết lập, bắt những sỹ quan Pháp giam vào đó sau cuộc đảo

chánh mồng 9 tháng 3 năm 1945. Và chúng tôi thì sang Mỹ này làm việc cho nên cũng thấy là

công việc thay đổi, nhưng trong lúc tôi là ngành Hoá đó, thì cũng vui. Nhưng mà có một điều

mà tôi không được vui lắm là chúng tôi không có thể đi với nhau một lúc được, cho nên là cũng

mất một thời gian cách biệt cả mười năm. Tuy nhiên 50 năm mà kỷ niệm ngày quen nhau đầu

tiên đó thì tôi cũng làm một bài thơ, chúng tôi gọi là ―Áo dài xưa em mặc.‖ Thì có lẽ tôi cũng có

một số đoạn, thì trong đó có tám câu mà kết luận cho bài thơ đó, nói lại cuộc sống của chúng tôi

là như thế này: ―Chuyện tình hai đứa dồn mong manh, khi ta yêu trái tim ta màu xanh, khung

đàn tơ nguyệt vẫn ngân phím, ah ha tôi là sỹ Trần Thiện Thanh. Tháng năm trôi qua sao thật

quá nhanh. Năm mươi năm mối tình sư phạm kết thành. Thành ba trai hai gái cùng tám cháu.

Ông bà vui nhắc gợi ngày tuổi xanh.‖ Đó là kỷ niệm khó quên.

TVD: Rồi để tiếp tục chú có thể nói thêm về văn hoá truyền thống của chú và gia đình?

ALD: Phần này tôi cũng rất quan tâm đến, nhất là muốn bày tỏ được nỗi lòng của mình đối với

văn hoá truyền thống của nước Việt. Tôi nhớ khi mà ở Mỹ này đó, thì người bạn dược sỹ ở Việt

Nam cũng đang ở Boston nói cho tôi cách mà ông đã hướng dẫn con cái ông như thế nào, thì

ông kể là, mình vẫn phải giữ nề nếp của người Việt, cho nên tôi vẫn chủ trương là phải làm sao

khắt khe với chúng mới được. Nhưng tôi thì không nghĩ như thế. Tôi đi vào một đường lối giáo

dục phóng đạt hơn, không theo đường lối gia trưởng như ông bạn tôi. Bởi vì thật sự ra những sự

VAOHP0078

7

7

thay đổi về phương pháp giáo dục cũng là do chương trình học đại học sư phạm đã hướng dẫn

cho tôi, đó là một lối hướng dẫn mới, không còn bị ảnh hưởng của nền giáo dục cũ nữa. Bởi vậy

cho nên tôi vẫn chủ trương làm sao để mấy đứa nhở được tự do thoải mái, và nó dễ dàng bày tỏ

với mình nỗi lòng của nó. Hoặc là chúng có thể tham gia với những sinh hoạt gia đình một cách

tự nguyện. Tuy nhiên cái này cũng sẽ là trở ngại cho chúng tôi, nhất là khó chịu nếu gặp những

điều trái ý. Đặc biệt là bà vợ tôi, không thấy bà ưng ý như vậy đâu. Mặc dù bà từ trường sư

phạm ra đó, nhưng mà bà dạy lớp nhỏ nên cách bà suy nghĩ hơi khác với người dạy cho lớp lớn.

Bà cũng phải chờ coi sự thay đổi như thế nào. Nhưng mà một điều bà chấp nhận dễ dàng tức là

cố gắng giữ làm sao cha mẹ con cái có thời gian gần nhau được. Cho nên là chúng tôi có chủ

trương trong một tuần lễ cứ chiều thứ sáu thì gia đình họp lại. Con cháu đến nhà nào đó, con trai

con gái để ăn uống một bữa chung với nhau. Đó là một điều tới đây vẫn còn. Rồi có những buổi

mà lễ đặc biệt trong gia đình như giỗ, tết, bên đạo thì có Christmas, Eastern theo đạo Công giáo

chúng tôi cũng liên hoan ở nhà một con nào đó. Sự thật trước đây chúng tôi ở một nhà rộng hơn,

thì làm ở nhà tôi. Nhưng mà giờ chúng tôi muốn rút lại trong cuộc sống cho đơn giản hơn, thì

chúng tôi đổi chỗ về chỗ này, đang ở đây, nơi mà chúng ta đang nói chuyện đây. Nó vừa hợp

với tình thế của chúng tôi hơn. Đặc biệt con tôi thích đi chơi lắm. Muốn tổ chức đi nghỉ hè

chung với nhau, có thể một đôi ba ngày, có khi cả tuần lễ. Thằng con trai lớn đã có một phần

gọi là resort ở khu Ko Olina (Time shares) trong tỉnh Tripolei, hay thủđô Honolulu của Hawaii

trên đảo Oahu; cũng có khi đi đến vùng Caribbean hay những resort tại Mexico. Các cháu rủ tôi

đi thì đi cho vui. Tuy nhiên khi nào mà nghỉ ngắn thì cháu nó đi gần thôi như là Las Vegas, San

Diego, Yosemity, Newport Coast, Laguna Beach. Đợt mà đi Laguna Beach này có hơi lạ, vì

chúng tôi ở trong một nhà sát dưới biển, nên đi xuống có đứa con gái cháu của tôi, tên là

Danielle LeDuc, nó viết một bài essay về cái này, thì chúng tôi có giữ lại trong sinh hoạt của gia

VAOHP0078

8

8

đình cũng như là những tác phẩm của tôi đã viết xong. Việc giỗ chạp đối với người công giáo

rất quan trọng. Người công giáo giữ điều bốn, là thật quý cha mẹ, nên ngày giỗ cụ bao giờ cũng

nhớ đến. Việc dầu tiên là sinh lễ cầu nguyện của các cụ trong nhà thờ, rồi có thể là ăn uống

trong gia đình, nhắc nhở lại đọc bằng chút kinh, để nhắc nhở các cháu mình là người có đạo thì

phải có sự xả hiếu. Chúng tôi có thêm những sinh hoạt khác mà ít khi chúng tôi có thể lôi kéo

tụi trẻ đi theo, đó là buổi họp giỗ họ tộc. Nhưng mà bây giờ chúng tôi chỉ còn lại một buổi duy

nhất thôi, là sinh hoạt giỗ tổ hằng năm vào giữa tháng giêng vào tết nguyên đán đó, thì thường

vào khoảng tháng hai tây. Chúng tôi cố gắng lập lại những truyền thống lâu đời của gia đình họ

Trần, từ đầu thế kỷ hai mươi tại một làng, chúng tôi gọi là làng Đồng Nghĩa, huyện Nghĩa hưng,

tỉnh Nam Định. Việc tổ chức đã thay đổi không còn giống như ngày xưa. Các cụ ngày xưa có tài

sản, hương hoả, nên ăn uống ngon lành lắm, tới đây thì không còn nữa. Chúng tôi đóng góp với

nhau, mỗi người làm gì mang theo cái đó ăn. Đây là một cơ hội cho mình nhớ lại những truyền

thống cá nhân của mình. Thí dụ như là ăn phở, có thể ăn chả giò, gỏi cuốn, bánh chưng, vì sau

tết còn bánh chưng nên ăn bánh chưng, đặc biệt là ở vùng quê tôi họ ruộng nương rất là nhiều,

cho nên họ cấy được những thửa được toàn là nếp thôi, tức là sweetrice đó. Loại nếp này

thường được nấu xôi, và trong tất cả các buổi giỗ chạp đám ma, đám cưới đều có xôi hết.

Thường thường người ta nấu đơn giản thôi, gọi là sôi hoa cau, gạo nếp nấu với đậu xanh cào vỏ.

Mà ngon lành hơn thì người ta có thể đem xôi nấu chung với một loại quả cây, gọi là quả ước,

thì màu của nó rất là đẹp, màu đỏ. Ở trong khu little Saigon này có bán đấy nhưng mà không có

hoàn toàn là xôi gấc, mà họ đã làm thêm màu đỏ vào chon nó đỏ lên. Đó là một vài món ăn mà

trong gia đình của tôi dù ở Việt Nam hay đây đều từng trải. Bánh giày bánh chưng thì các cụ hồi

xưa cũng nói cho chúng tôi như là kể chuyện về trời đất. Đất thì nhào bánh chưng, và bánh giày

thì một loại bánh, bành giày thì mặt tròn như là mặt trời. Các cụ gọi là nhị viên thiên địa. Nhất

VAOHP0078

9

9

mà ở trên đường Harbor ở Santa Ana này có một nhà thờ công giáo xây theo phòng thờ nhị

nguyên tên là nhà thờ đức mẹ La Vang. Nhưng khi người ta đi vào trong nhà đó thì trở thành ra

một sinh hoạt gọi là tam tài, cũng là một phần trong ngành triết lý của người Việt. Tam tài đó là

thiên địa nhân, ở trong hình dạng của bánh dày. Nhà thờ có một miếng giống như miếng dày đó.

Địa thì làm xung quanh nhà thờ đặc lại thành hình vuông, và chúng tôi là người đi đến đó gọi là

nhân. Cho nên họ nghĩ rằng thiên địa nhân sẽ hoà hợp và trở nên tốt đẹp hơn. Đó là sự ước

mong của những người thiên tưởng như vậy. Việc lấy tên nhà thờ La Vang là vì người ta muốn

kính trọng tôn vinh một tước hiệu đức mẹ La Vang, nhắc lại một sự tích mà đức mẹ đã hiện ra

tại vùng gọi là La Vang, nơi mà có rất nhiều cây gọi là lá vòng, đã giúp cho những người bị

bệnh trong thời gian đi trốn những cuộc lùng bắt của quân chống đạo, cũng đã xa rồi, mãi thời

vua gọi là Lê Chân Tôn. Nhưng mà nói đến vụ tôn giáo này thì tôi cũng nói rằng cụ tổ chúng tôi

là thanh hoá, nơi mà có những cuộc xuất hiện của các vị tiền giáo Âu Tây sớm lắm nên cụ cũng

theo đạo, và về sau này cụ ra ngoài Bắc làm quan thì cũng quan tâm đến chuyện đó, nên người

con gái rất là ngoan đạo, và cụ này có nhiều thánh tự đạo, đang được tôn thờ và giáo phận Hải

Phòng tỉnh Hải Dương có nhiều vị thánh đã được tôn vinh trong thiên chúa giáo năm 1998 ở

bên Roma. Và bên ngoại của tôi tức là cụ tổ là cụ Trần Hiền Đào, cụ Hưng Yên đã từng đi phân

tán về vùng của vị xuyên Nam Định trong một chương trình các vua chúa hồi đó là Triệu Trị và

Minh Mạng gọi là đi phân tháp. Tức là những người công giáo sẽ rời khỏi làng họ, giao lại của

cải cho những người đi lương, tức là không theo đạo đó cai quản, còn họ phải đi đến một nơi

khác như là một trại tù vậy, những người biên lương quản trị họ. Thật chẳng khác gì lý thuyết

cộng sản bây giờ họ dùng, tức là những người tù đi cải tạo về rồi vẫn bị quản thúc tại địa

phương, đó là một hình thức của cộng sản, lấy ở trong những phương pháp chấn áp từ thời vua

chúa ngày xưa. Họ cũng bắt chước nhiều những điều mà không thích hợp với thời đại hiện nay,

VAOHP0078

10

10

càng làm cho người dân khổ sở mà thôi. Chuyện này đều được ghi dấu ở trong một cuốn đặc

san mà chúng tôi vẫn quen dùng là ―Trần Ngọc yêu dấu.‖ Kỷ niệm mười năm thành lập sự thiết

hợp, chúng tôi tại Long Beach của con cháu họ Trần, chúng tôi có ra một số đặc sang đặc biệt

gọi ―Trần Ngọc yêu dấu‖ năm 2005, thì trong đó có nhiều người tham gia viết đủ thứ chuyện

về các cụ tổ cũng như những chuyện đã được truyền miệng như thế nào trong khi các cụ đi quay

đê, có thể là lấp biển, thì truyền lại cho con cháu, và hiện nay tôi cũng có giữ những cái đó trong

tủ sách của tôi. Tất cả những chuyện đó đều viết bằng Việt Ngữ cả, tuy nhiên có một vài bài báo

chúng tôi đã phải chuyển ra tiếng Anh để cho các con cháu sử dụng, thì tôi đã dich một bản

truyền kể những sinh hoạt gia đình gọi là lí lịch của tổ bằng tiếng Việt rồi chuyển sang tiếng

Anh. Đó là phương pháp song ngữ giúp cho những trẻ con bây giờ. Cũng vì muốn làm những

công tác văn hoá như vậy nên tôi cũng cố gắng viết nhiều những tập truyện mặc dù chưa chính

thức phát thành ra bên ngoài những chúng tôi có in ra cái đĩa CD. Giống như là quyến truyện

―Theo chân tổ đi Phân Tháp‖ là kể chuyện gia phả họ Trần tại Nam Định, đã thực hiện vào năm

1934. Truyện ―Giám mục Phêrô Phạm Tần, giáo phận Thanh Hoá‖ này là một người bà con

trong họ Trần. Thứ nhất vị này là một nạn nhân của chương trình rất là độc ác của cộng sản gọi

là cải cách ruộng đất. Ông là người đã bị tố khổ và đã cho ngất xỉu đêm chôn sống nhưng mà

nhờ trời mưa nên lớp đất bùn đó nhẹ đi, một con trâu dẫm lên trên đó, loài ra tấm váng bật

người ông lên, nên người cháu của ông vớ được truyện đó nên đã kể lại cho chúng tôi sau này.

Rồi khi đi ra nước ngoài chúng tôi cũng có những cuộc sôi nổi cho nên là chúng tôi có viết lại

những kỷ niệm như là trong cuộc sống của mình, từ Lạng Sơn qua tới Mỹ này. Chúng tôi ghi

trong đó gọi là ―Nổi trôi cuộc đời.‖ Còn hiện tại đang viết một chuyện giở dang gọi là ―Dấu

chân lang thang‖ thì quyển này sẽ chuyển sang Anh Ngữ hoàn toàn. Bởi vì các con cháu của tôi

sẽ dùng cái này trong tương lai. Tôi cố gắng sẽ chuyển cái này qua Anh ngữ để cho các cháu

VAOHP0078

11

11

được dùng được hiểu, mặc dù các con cháu tôi đều đi học Việt Ngữ cả, nhưng mà nó đọc nhưng

không hiểu gì hết. Một kỷ niệm mà rất là thảm khốc cho gia đình của bạn tôi là, một vợ bảy con

đã chìm ở biển cảtrong khi anh đi vượt biên đó, và tạo cho anh cuộc sống rất khổ sở. Anh có ghi

lại trong một cuốn truyện gọi là ―Cơn lôc thời đại‖ mà chính tôi là người đã từng viết cho anh.

Đây là một cuốn truyện ghi lại tâm tư tình cảm của một vị tù viên cải tạo. Ngoài những chủ

trương như vậy tôi có thể tham gia vào trong đặc sang của các hội đoàn thí dụ như là Trung học

Nguyễn Bá Tòng, Trung Học Hồ Ngọc Cẩn, những hội đoàn địa phương như tài liên kết của

vùng Bùi Chu chúng tôi ở Nam Định hay là gửi báo đăng báo chơi như là cho báo Người Việt,

hay là báo VietHeral. Tôi nhớ báo ViệtHeral viết trong dịp là tuyên dương bà mẹ tôi, chúng tôi

viết là truyện lại tình cảm của mẹ đối với cuộc đời của bà như thế nào. Sau khi tờ báo tung ra

không ngờ có rất nhiều người trong gia đình cũng như quen thuộc đọc tờ báo đó, mặc dù tôi lấy

tên là Anthony đó, nhưng tôi biết ngay là bài của tôi. Tôi kể rõ lại những chuyện đã xảy ra tại

Việt Nam, nên người ta đều nhận ra và gọi điện tôi chúc mừng. Điều đó đã làm tôi hãnh diện là

đã được có dịp giúp cho bà con nhớ lại mẹ mình. Và sau cùng tôi muốn nói trong đoạn này là

nói về sinh hoạt mà còn nhỏ, mới nhớ lại đây. Những năm chạy loạn về Nam Định từ năm

1946-1954 đó, trong làng Đồng Nghĩa, thì cũng tham gia nhiều sinh hoạt tôn giáo vì trong làng

thì 100% là công giáo, cho nên có những hội đoàn rất là đông. Tôi gọi là Công giáo tiến hành.

Thiếu nhi thánh thể thì dành cho thiếu nhi thôi, thì nghe nói trong sinh hoạt nhà thờ ở trong

Orange County đó, là thiếu nhi thánh thể mặc đồng phục có khăn quàng đàng hoàng. Hoặc là

những sinh hoạt trong hội mà chúng tôi biết được như bà chị họ thì hạng gì đội trung binh, tức

là thanh nữ hay là thanh niên công giáo do các anh họ của tôi. Đặc biệt các bà mẹ thì vào hội

gọi là hội quân đức bà. Rồi có những hội đoàn nói lên sự tôn kính luyện tập bản thân mình để

cho lên thánh. Chúng tôi gọi là hội dòng ba chẳng hạn. Ngoài ra hội đoàn sẽ tạo ra những buổi

VAOHP0078

12

12

sinh hoạt của tôn giáo trở nên có sức hấp dẫn vô cùng. Những buổi có đoàn thể lôi cuốn biết bao

nhiêu người dân ở trong địa phương đi tham gia. Thì cuộc rước kiệu đó cũng giống như là

parade thôi, đặc biệt ở trong buổi giới thiệu người ta mang những cốt kiệu đi, giống như là trong

những buổi trình diễn mồng một tháng giêng hằng năm ở trên Passadena, hội hoa hồng đó. Hội

chúng tôi là vùng Nam Định có những cốt kiệu làm bằng gỗ sơn son thiếp vàng, hai càng của nó

trạm trổ mình rồng, và giúp để mang hồ vuông những bức tượng công giáo điêu khắc, có thể

làm đông hơn. Đây là một cái hình thức là rước kiệu không chỉ là người công giáo không đâu,

người không công giáo cũng dùng được, hoặc là những người sinh hoạt ở chùa. Trên nhiều chùa

Việt Nam hiện nay vẫn con những cốt kiệu và tôi được biết là ở làng Hành Thiện trong vùng

quê tôi là một làng nổi tiếng về văn học, chúng tôi gọi là tứ trụ triều đình, ở trong đó có một ông

hiện nay vẫn còn làm tứ trụ, tức là ông cộng sản đặc biệt, gọi là ông họ Đặng. Hiện nay ông

đem tài sản ông về để cho làng sử dụng những tổ chức xây cất rất là đẹp. Tôi trở lại cái việc

rước kiệu đó thì chủ chốt là phải có cốt kiệu, và còn thêm những ban phục vụ các hội đoàn, như

hội đoàn, những đội hoa đội cờ, đội trống, đội chắc. Tất cả đều mặc đồng phục riêng, có thể là

màu sắc riêng và có những lối trình diễn riêng. Đôi khi có thêm những nơi giàu có như hội

phường chèo, và dĩ nhiên không thể nào thiếu được là hội hát, tức là những ca đoàn. Khi mà đi

rất đông như vậy thì đi trật tự nhưng có thể có những phần tử bất tuân luật lệ nên gây rối, thì sẽ

có ban trật tự, và ban trật tự này sẽ giữ cho đoàn rước cũng như là hướng dẫn cho đoàn rước đi

theo đường lối ngay thẳng, qua những vùng gọi là trống con, đánh lên tuỳ theo những hiệu lệnh

mà người ta có thể khiêng kiệu lên xuống hoặc là đi tới đi lui như thế nào đó. Hiện nay bên Mỹ

này giáo hội Rôma cũng dùng những hình thức sinh hoạt gần giống như vậy. Và chính vì vậy

mà tôi cũng muốn nhắc đến một sinh hoạt nữa trong công giáo là những nghi thức đặc biệt của

chúng mùa gọi là ---------. Những sinh hoạt này ở Mỹ cũng có nhiều người đã dùng rồi. Đặc biệt

VAOHP0078

13

13

ở Garden Grove này thì chính mục sư Schullercũng thực hiện nhữnghoạt cảnh diễnrút ra từ

những chuyện trong Bible vào mùa Christmas hay Easter thật hấp dẫn và lôi cuốn các khán giả

truyền hình vô cùng. Nay một số cộng đồng giáo Việt Orange cũng có nhiều hoạt cảnh rút ra từ

những thánh kinh phương dụng như vậy, có thể là được tiếp tục dễ dàng hơn là mục sư Schuller

bởi vì ngôi nhà thờ Crystal Cathedral đã bán mất rồi, nên việc trình diễn trở lại không còn nữa.

Nhưng mà chúng tôi hy vọng rằng các sinh hoạt ở nhà thờ tôn giáo thì vẫn còn tồn tại. Tôi vẫn

còn nhớ rằng một năm có một tuần lễ quan trọng trong tôn giáo gọi là tuần lễ thánh. Bắt đầu từ

lễ giá và kết thúc bằng lễ hồi sinh. Trong tuần lễ này có rất nhiều những lễ chung hay nghi thức

đặc biệt mà hiện nay cũng có đôi khi được dùng ở một vài nơi như nhà thờ Westminster, nhà

thờ Santa Barbara. Đó là những cuộc ngắm đứng vì chính là những cuộc đọc lại truyện của chú

Jesus trong lúc mà đi làm công việc truyền giáo của ngài ở trong trần thế. Cũng có thể kể lại

cuộc tệ nạn của ngài như thế nào cho những quân dân đi theo chúa được học hỏi về cuộc đời

của chúa, được thông cảm với cuộc đời của chúa chịu. Bởi vì chúa nói là: ―ai muốn theo ta thì

phải vác khổ đi theo ta.‖ Cho nên người công giáo rất là quan tâm đến những chủ nghĩa như thế

này. Chúng tôi cũng có dịp được tham gia, không còn là những thành viên diễn xuất như ngày

xưa, nhưng bây giờ có những thế hệ sau cũng tham gia khá lắm, đó là điều tôi rất là mừng. Tuy

nhiên có một cái cần nhắc lại là ở đây không còn sinh hoạt mấy nữa, tức là tham gia vào những

đội múa chắc, chính bản thân tôi đã từng tham gia. Thì có thể nói rằng chắc là một loại múa

dugnf trong những buổi sinh hoạt mà có thể nói là rước đi. Chắc là những thanh tre mỏng thôi,

vuốt đẹp lắm, làm sao gõ vào nhau có tiếng kêu được. Và thường đội chắc đó đi thành hai hàng,

rồi hai bên gõ lên những tiếng động đó, có thể là đối với người trên người dưới, hay là ngang

hông với nhau. Tất cả những điệu múa này đều phải theo nhịp ống sáo thổi, và tôi còn nhớ một

vài nốt như là: ―sol sol la, sol fa sol do, sol sol la, sol fa sol do.‖ Hoặc là tiếp thêm là: ―do re mi,

VAOHP0078

14

14

do re mi.‖ Còn có những đoạn khác thì không nhớ được nữa, và hiệu chắc này toàn năm được đi

biểu diễn thôi. Trong khi đó các đồng nữ thì lại biểu diễn về đội hoa, tức là hội dung hoa. Hiện

nay đang ở trong khu của giáo phật Orange này, các nhà thờ công giáo người Việt đều có đội

dung hoa để mừng thánh danh của đức mẹ Maria trong tháng năm này, gọi là tháng hoa. Đội

hoa này đặc biệt là mặc quần áo đẹp lắm, màu sắc rặc rỡ, và luôn mang hoa muôn sắc để mà

cung kính dâng cho đức mẹ. Đặc biệt là dưới hình thức múa phục vụ, sau này không hoa thì có

những khăn thế vào đó. Trong những lễ lớn của công giáo thì thường có buổi phục vụ để chứng

tỏ rằng có những sinh hoạt văn nghệ văn hoá truyền thống rất đặc biệt. Nhưng ở đây tôi muốn

giới thiệu trong cuốn đặc sang liên tiếp mà tôi đã từng tham gia tiến hành vào năm 2005, số đặc

biệt gọi là xuân dậu tại Santa Ana này, có một số bài viết liên hệ tới những bản nói lên những

sinh hoạt tôn giáo như là dâng hoa, tiếp kiệu hay là đọc sách.... Ở trong đó có giới thiệu một số

bài nhạc người ta gọi là ca vãng, cũng như là lời khen chúc bằng những bài ca, khi lên nốt nhạc

theo lối trường kì, chứ ngày xưa chỉ có truyền khẩu thôi, nhưng mà những người có con trong

việc góp này là những nhạc sĩ cũng lừng danh lắm. Thí dụ như nhạc sư Hải Linh chẳng hạn, ông

là một người rất là xuất sắc trong âm nhạc từ nhỏ, và cho đến khi ra trường cũng là thủ khoa ở

trường học âm nhạc bên Pháp. Ở Việt Nam ông đã lập ra đoàn ca, có thể gọi là đồng hợp xướng

giống như là hợp xướng của ông Lê Văn. Ngàn khơi chỉ là một hình thức tiếp theo, có đoàn gọi

là Ca đoàn hồng nước, trình diễn những bài ca có giá trị, và hoà âm rất phức tạp, không dễ dầu

những người thường có thể hát được, phải là những người bỏ công tập luyện rất là nhiều. Nhạc

xưa Hải Linh này có hướng dẫn những người thanh niên thiếu nữ để trờ thành ca trưởng. Ông

đã mất ở đây cách đây khoảng 6 năm và chôn tại Louisiana. Ông Hải Linh cũng có bạn là linh

mục là Ngô Giới Linh chẳng hạn. Ông cũng có thêm những linh mục như là Nguyễn Thanh

Bình, những ca trưởng địa phương, thích sưu tầm những bản nhạc đó khi ở trong cuốn sách này.

VAOHP0078

15

15

Tôi cũng rất là trân trọng để có dịp giới thiệu chung với tổ chức. Còn một điều tôi muốn được

nói về việc thờ kính tổ tiên. Có nhiều gia đình gặp có quan niệm rằng khi một người không còn

theo tổ tiên cũ nữa để đi vào nhập đạo thì họ không còn sự cung kính tổ tiên, mà chính bà vợ tôi

từ một gia đình không công giáo đã nhập vào công giáo, phải công nhận rằng việc thờ kính tổ

tiên vẫn còn. Cho nên trong gia đình vẫn có bàn thờ tổ tiên. Và ngày nay bên đạo công giáo

cũng giữ được những nghi thức như là nghi thức cúng thờ tổ tiên như người Việt của mình.

Cũng có bàn thờ, thờ các cụ, và trong thời kỳ của gia đình tôi thì tôi nhớ rằng nhà từ đường ở

Nam Định, có bàn thờ cụ Hán Viễn, tức là cụ tổ, có bàn thờ đẹp lắm, sơn son thiếp vàng. Bao

giờ cũng có giá để đựng binh khí mà ngày xưa người Việt Nam vẫn dùng, như là bảo vệ các cụ

vậy đó. Tuy nhiên là tính cách để như vậy còn nhỏ hẹp thôi. Nói chung người công giáo đặc vấn

đề tổ tiên là trọng trong những ngôi nhà kính trọng lắm, giống như là nhà thờ vậy đó, chúng tôi

gọi là từ đường. Từ đường này không phải chỉ có người công giáo mới có, nó là một ngôi nhà

của dân tộc mình. Tôi xin nhắc lại cái này là người công giáo cũng dùng những cái mà dân tộc

có để tôn vinh tổ tiên. Tôi nhớ từ đường là đúng nghĩa của nó, cột nhà là cột lim, sơn son thiếp

vàng rất là đẹp, bàn thờ tổ tiên được kính trọng, để tất cả các cụ trên đó, và để luôn cả những đồ

mà Vua ban cho, thí dụ như là mũ áo, và những ngày mà Tết, mười lăm tháng giêng, thì con

cháu sẽ họp về đó để đọc kinh cầu nguyện, để nghe chuyện các cụ, và cũng như là được đi ăn

giỗ.

TVD: Thì để tiếp tục chú có thể nói thêm về kinh nghiệm của chú và ký ức về chiến tranh?

ALD: Hai phần ba cuộc đời của tôi là liên hệ đến chiến tranh tại đất nước Việt Nam. Thí dụ như

là thế chiến thứ hai, cha tôi là thuỷ sỹ do cuộc công kích của phi cơ đồng binh đến trại tù binh

Pháp do quân Nhật giam dữ tại Lạng Sơn, biên giới Hoà Việt. Cuộc chiến tranh thứ hai là chiến

tranh Pháp Việt, ông ngoại tôi là nạn nhân của cuộc càn về làng Đồng Nghĩa (BC) do quân Pháp

VAOHP0078

16

16

thực hiện và một tên lính Lê dương và quân lính đã bắn một viên đạn từ trán ra phía sau gáy.

Đặc biệt trong cuộc chiến tranh Pháp thuộc này có ngoại quốc Lê Dương, lực lượng này tuyển

bộ gọi là lính đánh thuê, cho nên tôi muốn nhắc nhở lại một chút là như vậy. Còn cuộc chiến

tranh thứ ba quan trọng hơn mà liên hệ tới chúng tôi và rất nhiều gia đình, và hầu hết người Việt

Nam, nhất là người đi sang bên Mỹ này, đó là cuộc chiến tranh giải phóng miền Nam Việt Nam,

do cộng sản Bắc Việt thực hiện. Không có ai trong gia đình tử trận nhưng cũng có sự góp máu

của các em. Thí dụ như em Cát là phi công, bị bắn đưa mấy lần. Em Cảnh là bộ binh đã bị trúng

mìn, và có lúc đã phải mổ xẻ và đút vào trong xương mình những ống dung khí hiện nay cũng

phải chịu đựng những cơn đau đó. Riêng tôi thì không phải là một quân nhân thật sự, nhưng mà

đã đi thi hành nhiệm vụ gọi là nghĩa vụ công sự, bây giờ dung danh từ việt cộng dùng. Tức là đi

9 tuần lễ huấn luyện cho một cấp binh nhì trong quân đội Việt Nam cộng hoà. Chúng tôi là giáo

chức cho nên đi học 9 tuần lễ ở tại trung tâm huấn luyện Chi Lăng Châu Đức, giúp cho những

giáo chức thuộc miền Tây trong thời gian đó. Lúc này tôi đang dạy trường trung học Long

Xuyên. Trả lại câu hỏi chiến tranh Việt Mỹ thật không dễ dàng gì. Bởi vì anh em chúng tôi thật

sự sát cánh những người Mỹ chống cộng sản Việt Nam, và chúng tôi cũng như quân Mỹ từng

yểm trợ cho nhau. Điều này đã được chính đại uý Mỹ tên là Colin Powell, sau này lên đại tướng

gọi là Collin Powell dưới sự điều hành tài ba của tổng thống Reagan. Ông là một nhân chứng và

ông đã từng biết rõ mục tiêu chính xác của công tác của ông vào cuộc chiến ở Việt Nam. Ghi lại

trong hồi ký của ông ta tên là ―My American Journey.‖ Ông đã viết như thế này: ―…Ngo Dinh

Diem, president of South Vietnam, ……, facing communist attacks, had appealed to

President Kennedy to save Vietnam from “the forces of international communism.‖ Tổng

Thống Kennedy đã gửi thêm các cố vấn Mỹ thuộc lực lượng ―counterinsurgency advisors, all

the rage…‖ mà vào cuối năm 1961 đã có số lượng 3,205 đã nâng lên tới 11,000 cố vấn quân sự

VAOHP0078

17

17

Mỹở Việt nam. Nhưng sự thật sau năm 75 sự hiện diện của lính mỹ làm cho tôi không được vui.

Sự hiện diện của lính Mỹ từ năm 1965 không giúp chiến thắng được CS Hà Nội mà đã làm

gia tăng cường độ cuộc chiến thậm chí số lính Mỹ tử trận nhiều hơn và dĩ nhiên sinh linh

dân Việt cũng nhiều hơn. Đây là đều tôi nhớ nhiều nhất.Buồn thay! Cụm từ ―Việt- Nam-hóa

Chiến tranh‖mà Tổng Thống Hoa Kỳ Richard Nixon đã nói làm VNCH chúng tôi mất chính

nghĩa vàđặt tôi vào sự nhục nhã như CS nói nhất là sau năm 1975 vì học những lớp gọi là cải

tạo: đó là cuộc thay đổi xác chết – thây lính VNCH thay cho thây lính Mỹ mà thôi. Do đó tôi có

thể nói với Dân Mỹ rằng cuộc chiến ở Việt Nam mà Mỹ gọi làVietnam War thật sự không chính

xác cho nên mới có một hiện tượng nói rằng chuyện quân Mỹ sang Việt Nam chia đôi nhân dân

Mỹ và còn miệt thị dân Việt tại miền đất tự do Nam Việt Nam. Dĩ nhiên cuộc chiến có người

Mỹ tham gia như thếảnh hưởng tâm tư tình cảm của tôi, một người đã từng bỏ phiếu cho CSVN

bằng chân từnăm 1954 khi di cư từ miền Bắc vào miền Nam và tôi còn nhớ rằng tôi là nạn nhân

của cuộc di cư đấy, sau năm 1975 tôi đã bị trừng phạt. Và sau đó chịu đựng một cuộc chiến

tranh không cần thiết. Điển hình trên đường đi dậy học ở Long Xuyên từ Mỹ Tho hay làở Bến

Tre tôi phải liều thân đi qua một đoạn đường đầy mìn bẫy, không thiếu gì dấu vết của chiến

tranh như là hai bên đánh nhau tại Ấp Bắc chẳng hạn, và có khi còn đụng nhau giữa đường mà

chúng tôi phải cho xe dừng lại để chờ đợi cho đến khi cuộc chiến tàn đi. Thỉnh thoảng còn phải

chịu đựng trực tiếp những luồng đạn từ bên trong khu vườn nằm dọc theo Quốc Lộ 4 của đối

phương MTGPMN, đứng dưới lá cờ có sao vàng và nền nửa đỏ nửa xanh, và sau này lá cờđó

cũng biến mất đi sau năm 1975 mà chỉ còn một ngọn cờđỏ sao vàng. Rất tiếc là bóng ma

MTGPMN trở thành hiện thực do người Mỹ công nhận họ như là một chính phủ khiến cho

VMCH khốn đốn, và cả chính người Mỹ lẫn Cộng Hòa miền Nam đã bị CS Hà nội lừa bịp. Kỷ

niệm trong cuộc chiến ở Việt Nam, tôi là một người chứng kiến tỏ tưởng trước mặt mình, là

VAOHP0078

18

18

cuộc Tổng công kích Tết Mâu thân 1968 tại Sài Gòn. Gia đình tôi đang cư ngụ trong mặt trận

Quận 10, Sài gòn. Và tôi rất ngây thơ sau khi cuộc chiến đã ngưng rồi không thấy bắn thì tôi đi

thăm dò xung quyanh, tôi đã chứng kiến thấy một vài sự đổ nát cũng như là xác chết khi người

lính cán binh CS tấn công đồn cảnh sát tại ngã tư Nguyễn Kim và Nguyễn Văn Thoại trong

ngày mồng hai tết năm Mậu Thân năm 1968. Còn đánh hơn nữa là chính hai cán binh cộng sản

mang súng liên thanh đã nuốt ngay trước của nhà của tôi trước khi đi chuyển sang một địa điểm

khác. Cuộc Tông công kích Mậu Thân này còn cho thêm một lần nữa năm 1968. Lúc này tôi

đang đứng lớp tại trường trung học Thoại Ngọc Hầu Long Xuyên. Và sau đó chúng tôi đi vào

trung tập giải ngũ có xuất quân đàng hoàng. Và chính nhờ xuất quân này tôi mới đủ điều kiện

để đi vào nhập cảnh Hoa Kỳ. ở trần, mang súng liên thanh núp ngay trước cửa nhà tôi để chờ cơ

hội di chuyển thêm. Tôi bị cảnh báo sinh hoạt hè của giáo chức Sài Gòn, chế độ mới mà người

ta cho phép chúng tôi dùng. Được đặc câu hỏi là tại sao hai miền Nam Bắc không tồn tại đồng

thời như đất nước để phát triển. Mà Hà Nội phải phát dộng cuộc chiến tranh giải phóng và phải

la lo liên lạc Mỹ to hơn chính phủ Việt nam, đem được binh lực qua Việt Nam. Người ta hỏi ai

dạy anh cái đó, mà tôi buộc phải im lặng. Rồi bên Mỹ này tôi cũng phải chịu trừng phạt nữa.

Bài luận bị phê điểm D, trong lớp English 102. Tôi đã trình bày một quan điểm của tôi về chiến

tranh Việt Nam liên hệ tới tổng thống Hoa Kỳ là tổng thống Kennedy. Bởi vì bài đó viết vào

tháng 11, cho nên là có liên hệ tới hai cuộc ám sát đặc biệt, liên hệ tới tâm tư tình cảm của tôi, là

tổng thống Ngô Đình Diệm của Việt Nam, và tổng thống Kennedy của Mỹ. Thật sự ra khi mà

tổng thống Kennedy tranh cử, tôi rất là tôn trọng và kính trọng ông. Nhưng khi mà ong không

đủ can đảm cũng như là năng lực cản trở sinh hoạt của nhóm tay chân ông, đặt ra cuộc ám sát

tổng thống cộng hoà của chúng tôi là ông Ngô Đình Diệm, rồi kéo theo cuộc đổ bộ quân Mỹ

vào Việt Nam khiến cho cộng chiến tranh trở nên quan trọng hơn, và trầm trọng hơn. Tôi nghĩ

VAOHP0078

19

19

rằng nếu mà vẫn tiếp tục cuộc chiến tranh có những cố vẫn như là ông cô vấn Collin Powell thì

có lẽ chính sách của tổng thống Ngô Đình Diệm sẽ thành công. Phải chăng người Mỹ quá nóng

này, và không có đủ thời giờ kiên nhẫn để giúp đỡ người Viêt chúng tôi. Như nói ở trên, tôi

thương tiếc các chiến binh Mỹ phải hy sinh ở Việt Nam nhưng tôi vẫn thấy có nhiều cảm tình

nhiều hơn với các chiến binh Mỹ trong đoàn cố vấn quân sự Mỹ nhưông Powell chẳng hạn, vì

vai trò của họ thích hợp với ―tình hình cụ thể VN‖ như là chủ trương của ông NgôĐình Diệm

trong cách thức điều hành ―cuộc chiến tranh chống giải phóng.‖ Thời gian quân đội Mỹ ở Việt

Nam tôi cũng rất ái ngại, di chuyển thường xuyên trên các trục lộ có quân xa Mỹ do nghề

nghiệp của tôi, tôi cũng cảm thấy sựđe doạ không khác chi đối phương và thực tếđã có một

người bạn thân của tôi là giáo sư Kiều Mạnh Thi dậy Triết học ở Trung học Tân An đã là nạn

nhân của sựđùa nghịch quá trớn của ―lính Mỹ‖ trên Quốc Lộ 4. Một lính Mỹđã ngồi ở trên xe

quân sự kéo chiếc mũ trên đầu Thi mà che mắt của anh khiến Thi bị lạc tay lái mà bị chiếc xe kế

tiếp cán xe máy vàđè lên người luôn. Hồi còn nhỏ tôi đã từng thấy chiếc xe GMC được quân đội

Quốc gia Việt Nam của quân Bảo Đại sử dụng, chạy tốc độ rất cao trên những đoạn đường

trường để tránh đạn của Việt Minh bắn sẻ (trước 1954) rất dễ gây tai nạn giao thông chết người

cho nên tôi thông cảm sự di chuyển của đoàn xe quân sự Mỹ trong những năm lính Mỹ tác

chiến tại Việt Nam. Tuy nhiên là sự phẫn nộ của tôi, tôi không có làm được nhưng mà tôi rất là

buồn khi có lệnh tổng động viên các sinh viên ở Mỹđi quân dịch vàđi sang Việt Nam tham

chiến. Và một kỷ niệm khó quên, tôi cũng được sự thông cảm của bà giáo sư dạy trường đại học

Fullerton lớp American Character của tôi, rất là phiền chuyện người yêu của bà vì nhiệm vụ và

vì long yêu nước, mà bỏ cả người yêu sang Việt Nam chiến đấu để rồi bỏ xác tại Việt Nam. Bản

thân tôi đã bị bắt lính đem về trung tâm tuyển mộ Tân An nhưng được thả ra tại vì tôi là đối

tượng trong việc hoãn dịch lý do học vấn, tôi là sinh viên đại học sư phạm mà. Rồi sau đó lại

VAOHP0078

20

20

còn được hoãn dịch vì lý do công vụ khi là giáo sư dại tai high school. Quả thật tôi thấy chua

xót vô cùng khi thấy tổng thống Mỹ Richard Nixon với thành phần trẻ ở đại học sang Việt Nam

chỉ là sự phí phạm vô ích thôi. Chính vì thế tôi thương cảm cho các cô giáo dạy của tôi đó. Dĩ

nhiên tôi cũng cảm thương cho những bạn của tôi từng ngồi cùng giảng đường với nhau, có

những người đã ―đáp lời sông núi‖ đi nhập ngũ, có người đã hy sinh, có người bị thương tật, có

người sống sót trở về sau cuộc chiến, và có mặt tại đây. Họ là những người đã từng phải dấn

than vào trung tâm cải tạo, em tôi, phi công thiếu tá Lê Trần Cát, đi cải tạo trên 9 năm tại Sơn

La rồi Thanh Cẩm- Thanh Hóa, làm lao động công tác khổ sai trong khi đói ăn, và phải gánh

nước hang ngày cho nhà bếp. Còn bị hai tuần tù connex vì tội cả gan giúp các linh mục Tuyên

uý Công giáo thực hiện việc làm lễ misa, bị bắt nạt do tù nhân thi đua tên Bùi đình Thi đã gây

náo động một thời ở Little Saigon này. Người thứ hai chúng tôi là đại uý Lê Trần Cảnh mới có

7 năm tù trại Thanh Phong –Thanh Hóa,chuyên chặt cây và làm vườn trồng rau do em bị bệnh

ngoài da phải cách ly.Cũng may là ông anh của tôi ngoài Bắc tên là Trần Lộc, không phải tham

gia cuộc chiến, không phải đi vào miền Nam nên thoát khỏi cảnh gia đình chúng tôi xào xáo.

Anh em của anh Trần Lộc cũng là quân nhân, có người lên cấp bậc thiếu tá, cấp bậc trung tá, có

lẽ tôi nghĩ rằng đấy là đức của tổ để lại cho đấy. Anh Trần Lộc không phải là đảng viên của

đảng cộng sản mà là đảng viên của đảng dân chủ, chỉ là một thành phần bám vào đảng cộng sản,

nên anh không được phép đi chiến đấu vì lý do cộng sản, mà chỉ được tham gia vào lực lượng

gọi là công an. Chính vì thế anh đã từng lên làm hiêu phó trường đại học Hà Nội, sau này tôi kể

lại chuyện gia đình của anh chị, cũng như ông cụ thân sinh của anh, nếu không chạy thoát thì đã

vào tay của những lực lượng gọi là cải cách ruộng đất mà chúng tôi gọi quen là những đội. Sở dĩ

tôi làm như vậy được là vì người ta không biết tôi có gia đình, là những người trong giới quyền

chủ nghĩa là vậy. Anh nói rằng năm 54 ông cụ tôi đi sớm quá, cho nên tôi không được gặp. Và

VAOHP0078

21

21

đôi khi ông không làm hoà. Nhưng bù lại anh dùng tất cả những học trò của anh trong một đám

ma của mẹ anh rất là lớn lao. Hiện nay chúng tôi có thể nói rằng một sự việc không ngờ thành

sự thật, sau những sự tiên đoán của một cán binh cộng sản, nói chuyện với chúng tôi là những

người cải tạo, anh ta nói rằng: ―các vị lãnh đạo đầu tiên của chúng ta bây giờ, nghĩ rằng trong

vòng 20 hay 25 năm nữa, người Mỹ sẽ trở lại.‖ Như vậy là rõ rang họ không làm việc đúng như

họ đã nói, đánh nhau Mỹ quốc, đánh nhau người nhà. Mà chỉ đánh nhà nguỵ thôi, trong khi họ

cứ để cho Mỹ rút. Khẩu hiệu của họ là đánh cho Mý rút để ngày nào đó người Mỹ sẽ trở lại giúp

họ. Bởi vậy cho nên những cuộc chấn động chính trị ở đây tức là Mỹ rất khó khăng, càng ngày

càng động chạm đến biết bao nhiêu cộng đồng người Việt Nam cho nên rất là khó khăn vô

cùng. Đối với tôi thì việc làm bây giờ thật sự tốt nhất là ngoài một vài buổi tham gia chính trị

biểu dương ngoài phố Bolsa, cố gắng tích cực hơn trong việc gia nhập trong những hoạt động

của cộng đồng người Việt, quận Cam, giúp đỡ cho những cộng đồng Việt Nam. Từ những vị

cao niên đến những người bệnh tình, thí dụ như trong trung tâm VNCO, tức là trung tâm y tế Á

Châu, hoặc là giúp đỡ cho những trẻ nhỏ, cho những phụ huynh có thể gửi con em đi học được

trong những trung tâm gọi là phù đổng, và còn thêm những sinh hoạt khác nữa là giúp đỡ cho

người dân nghèo khó cần phải tranh đấu đòi lại một số quyền lợi nào đó chẳng hạn, ở trong

trung tâm gọi là trung tâm văn hoá xã hội tại thành phố Westminster. Sau này có dịp tôi sẽ nói

nhiều hơn về hội cộng đồng người Việt này.

TVD: Thì bây giờ xin mời chú nói tiếp tục về cuộc di dân của chú và cuộc sống tại Hoa Kỳ?

ALD: Mặc dù có làm việc lại với chính quyền cộng sản, nhưng mà chính lúc này không thấy

hợp với mình nữa nên mới ra đi. Có những cuộc người cộng sản làm là chuyên chính vô sản, đã

làm mất tính chất tự do dân chủ, và những cuộc khủng bố người dân thí dụ như là tổ chức

những buổi chặng đường chặng xá bắt những người tình nghi, rồi là lực lượng cờ đỏ, hoặc là

VAOHP0078

22

22

dùng những lực lượng nhỏ thôi, con nít đó, gọi là cháu nhỏ trong cuộc cải tạo thiếu niên. Cái đó

là coi như làm cuộc đánh lớn nhất tại Việt Nam gạt bỏ chương tình tư bản chủ nghĩa. Tất cả

những người giàu có đều phải mất hết tài sản, bị tịch thu. Nếu mà chú đã đi thì họ vô thu nhà,

rất nhiều người Hoa ra đi trong phong trào thuyền nhân đó để lại nhà cho họ, để họ cho phép đi.

Và chính là những lý do để chúng tôi nương cơ hội này ra đi được. Cuộc ra đi này tuy là chuẩn

bị nhưng mà không phải là dễ. Tôi đã bị mất bốn lần chi phí và tiền bạc và lần này thì không

còn gì nữa, vận động qua sự giúp đỡ của bà con. Thì mới thật sự tham gia vào một cuộc ra đi.

Cho nên chúng tôi lập một chuyến đi tương đối là ổn định nhưng mà cũng rất là nguy hiểm.

Trong cuộc đi này những chuyến đáp và điểm hẹn thất bại, cho nên phải chạy quanh trong

khoảng thời gian một ngày một đêm rất là nguy hiểm, bởi vì dễ dàng bị người ta bắt trở lại. May

mắn là đã đáp được cho nên ngày chúng tôi ra đi, tôi nhớ là đã thoát khỏi bờ biển Việt Nam

khoảng 12 giờ đêm. Và trong khoảng thời gian sau đó, chúng tôi luôn luôn theo dõi sự bất ngờ

xuất hiện của những đoàn tàu của cộng sản, chính vì vậy tàu của chúng tôi thấy ra sao đổi theo

đó, chuyển hướng liền. Chúng tôi phải đi lên hướng Bắc, từ Sài Gòn lên, rồi đi ngang ra ngoài

Hải Phòng quốc tế sau mới đi ngược trở lại, để đi vào Malaysia hoặc là Nam Dương. Nhưng

chính vì vậy mà bị lạc đường. Những ngày ở trên biển cả này, có khi thì là sóng nhỏ êm đềm

lắm, có khi là cơn sóng lớn lắm và cũng may chính những buổi cơn giông đó lại tiếp tế nước

cho chúng tôi được, nhờ đó mà không ăn gì hết mà vẫn sống được như thường, và thực phẩm

mang theo đều bị loại bỏ khi mà con tàu gọi là ----- vớt chúng tôi lên từ biển đông. Sáng ngày

15 tháng 9 năm 1980, con tàu đã đậu lại một đêm để đón chúng tôi tới, và đã vớt 91 người Việt

Nam đi trên tàu, nuôi ăn cho tới khi đưa chúng tôi xuống Okinawa, nơi mà vớt chúng tôi đó rớt

gần quần đảo trường sa, và chúng tôi đã mất 3 ngày đi trong hòn đảo đó. Chính vì thuyền phó

đã cho chúng tôi biết được những quần đảo này là thuộc lãnh thổ Việt Nam. Đây là một người

VAOHP0078

23

23

Ý gốc Pháp đã xác nhận với tôi điều đó. Trường Sa là thuộc về Việt Nam về phương diện pháp

lý rất là lâu đời. Con tàu này rất là thảo với chúng tôi. Họ đã nuôi ăn chúng tôi và thả chúng tôi

xuống Okinawa sau mười ngày nuôi dưỡng, ăn hết luôn thực phẩm của tàu. Cuộc hành trình đi

mặc dù là nguy hiểm nhưng mà cũng nhờ ơn trên giúp cho, máy có hỏng vẫn có người giúp đỡ

cho việc hoàn máy lại cho tốt để chạy, đuổi theo những tàu chiến hay tàu buôn. Năm 1980, ra

đi thật là khó khăn tại tôi đi vào mùa học, nên khi tôi đi không có thầy dạy và người ta biết liền.

Cho nên cuộc đi của tôi phải chuẩn bị chu đáo vì đi là phải ăn chắc. Chính vì vậy mà khi tới

Nhật chúng tôi được nhập một đoàn 10 người đặc biệt gồm có giáo sư, bác sỹ, luật sư lên vùng

Tokyo về trại tị nạn Kominato ở đó một thời gian. Và chúng tôi sẽ làm hồ sơ xin đi định cư tại

nhiều nước khác nhau. Trại tị nạn này chỉ gồm có 50 người thôi, và cũng giống như trại tị nạn

khác ở Nhật tại vì đất Nhật nhỏ nên trại tị nạn cũng nhỏ, chừng vài chục người thôi. Chúng tôi

gặp nhiều người đã xuất phát ra đi từ Việt Nam, như ở Cam Ranh, Nha Trang nên họ đi lọt vào

khi vực trường Sa, trong giông bão nên họ được các tàu buôn vớt rồi đem tới Nhật, sau đó đem

về trại đó ở. Trại Kominato này ở trên núi cao, sát một ngôi chùa giáo hội, hội này không được

thịnh hành lắm ở bên Nhật nhưng cũng là một hội lớn. Ông giám đốc ở đó là ông Alky, chúng

tôi gọi là ông cha, ông giúp đỡ những người Việt Nam rất là tận lực và đôi khi ông cũng kêu gọi

chủ nhân bên ngoài đến thuê chúng tôi đi làm lặt vặt để cho chúng tôi có dịp đi ra ngoài, cũng

như là kiếm thêm một số tiền xài, giúp cho chúng tôi có cuộc sống thoải mái, nên được tự do

thoải mái, cũng như mình ở trong một cư xá tự nấu ăn, tự đi chợ, tự làm việc. Chính vì vậy

trong vấn đề tôn giáo tôi rất là thoải mái. Hàng tuần chúng tôi đi dự lễ ở nhà thờ gọi là

Kamorowa, một thành phố lớn cách chỗ chúng tôi ở khoảng nửa giờ đi xe điện, và con chúng

tôi có dịp đi lên thành phố đó đi nhà thờ tham gia những sinh hoạt vui của thành phố, đi coi phố

xá cũng như đi chợ. Đi chợ là đi siêu thị, cho nên dễ dàng mua đồ ăn, rồi sau này về nhà tự nấu.

VAOHP0078

24

24

Mọi sự theo tự do của mình, phải trang trải, thí dị như dùng điện dùng gas để nấu ăn, bếp sưởi,

tất cả cái đó là biên nhận rồi chia nhau ra trả. Việc chúng tôi ở đây có thể gọi là thần tiên, nhưng

mà lại có vấn đề đấu tranh khó khăn. Có người rất dễ dàng, nhưng đối với tôi tự nhiên trở thành

khó. Mặc dù con tôi là Lê Tuấn Điền, giờ đang ở nhà của cậu nó bên Texas, hoàn toàn là định

cư ở Mỹ rồi, nhưng mà lúc đó cháu 3 tuổi. Khi đó tôi dựa vào hồ sơ đó để xin đi Mỹ thì người ta

báo ngay rằng đây là một việc hơi ngược với chủ trương của cao uỷ liên hiệp quốc. Cao uỷ liên

hiệp quốc chủ trương rằng đoàn tụ gia đình là chính, như vậy thì các con nhỏ phải về theo cha,

cha ở đâu thì con ở đó. Trường hợp của tôi là có điều bắt đầu là người Nhật cho định cư, cho

nên người ta sẵn sàng nhận chúng tôi là thành phần có kiến thức nhất là về khoa học, có thể làm

việc ngay tại một vài trại gọi là những trung tâm lọc dầu đó. Thì họ sẵn sàng công hiến cho

mình việc làm và cho định cư, cho nên người ta muốn giữ chúng tôi lại ở đinh cư tại Nhật. Khổ

thay rằng con tôi phải đi ngược đường, vả lại nữa là vợ tôi không có đường đi theo lối bảo lãnh,

bởi vì chương trình gọi là ra đi cho biệt thự, nó chỉ có thực hiện ở một số nước nhưng Nhật

không tham gia nên không có cách nào ở Nhật mà đem vợ con qua được. Cho nên vợ tôi phải đi

vượt biên nữa, và bà đi một lần bị bắt, trốn thoát tù mà không dám đi nữa, thành ra việc mà

tranh đấu để đi sang Mỹ cũng là một việc không phải là dễ dàng gì với tôi, phải phóng vấn đến

3 lần. Tôi mới có đủ sức dùng bản thân mình ra để làm việc đó. Không những nhờ người giúp,

ra trấn hồ sơ cho các người phỏng vấn, lần này tôi xin thẳng người bên đó là nhân viên, chúng

tôi có thể nói với nhau bằng tiếng Anh. Bà nói nếu ông có thể thì bà có thể nói chuyện với tôi,

không cần phải người thông dịch viên nữa. Cho nên lần này tôi dùng những bản năng có được

chút đỉnh về nói chút đỉnh, về viết, nếu cần thì dùng body language và bà cũng là người có thể

là sinh ngữ thì cũng dễ hiểu, cho nên cũng thông cảm được tất cả những gì mình trình bày. Thì

tôi bỏ luôn vấn đề xin đoàn tụ gia đình với con, tôi đặt vấn đề ngược trở lại là tôi qualify đủ điều

VAOHP0078

25

25

kiện để đi Mỹ. Thứ nhất tôi là một giáo chức, nhưng mà làm cho chính quyền Việt Nam Cộng

Hoà. Trong vùng quê ảnh hưởng rất nhiều đến cái sinh hoạt như chương trình của người Mỹ

làm việc. Chúng tôi có những bạn Mỹ làm việc chung với chúng tôi. Có những sinh viên trong

đoàn hoà bình chương trình IVS sang dạy anh ngữ cho chúng tôi. Mặc dầu chúng tôi không giỏi

nhưng mà chúng tôi cũng biết được vài chữ. Chúng tôi không nói được nhiều nhưng mà viết

được, và nhiều khi có hơi khác một tí là tôi có nói rằng, tôi là có bạn bè người Mỹ sang bên này

dạy học cho ông anh tôi, mở một trường anh văn ở Sài Gòn, chúng tôi vẫn còn liên lạc với ông

anh nên vẫn đi chơi với người đó. Như vậy đó bạn bè người Mỹ tôi không thiếu gì hết. Rồi thứ

hai nữa là tôi là một quân nhân không phải là sỹ quan nhưng cũng là quân nhân, tiền trả cho tôi

là cho danh sách bộ quốc phòng, chứ không phải là do bộ giáo dục. Và đặc biệt là tôi còn về

làm việc tại tổng nha cảnh sát quốc gia Sài Gòn, trong nha gọi là tâm lý chiến và hoàn toàn

hưởng quy chế của cảnh sát. Như vậy chúng tôi chỉ là một cảnh sát thôi, vừa là quân nhân vừa

là biệt phái sang cảnh sát. Như vậy tất cả những quân nhân và cảnh sát đều được đi Mỹ thì tôi

cũng phải đi thôi. Bà phỏng vấn công nhận chuyện đó, và bà cũng có hỏi trong hồ sơ ghi sẵn rồi

vì có mấy lần phỏng vấn như thế. Bà hỏi tôi rằng: ―ông là giáo chức, tại sao không vào đảng dân

chủ như bà vợ ông là giáo chức mà lại là dân chủ.‖ Đang dân chủ là một đảng ông tổng thống

Thiệu lập ra, để bảo trợ cho cuộc tranh cử của ông làm tổng thống Việt Nam Cộng Hoà. Cho

nên các giáo viên tự động biến thành đảng viên hết, còn chúng tôi, tôi trả lời cho mà biết rằng,

làm nhân viên tổng nha cảnh sát rồi không có lý do gì mà phải vào đảng dan chủ hết, tại vì

chúng tôi là quân nhân mà. Cho nên không có chuyện đó. Tất cả những chi tiết như vậy là đúng,

và chúng tôi mang theo được thẻ hành sự của cảnh sát. Và tôi còn nhớ được số quân của tôi.

Chính vì vậy mà bà cháp thuận giới thiệu cho tôi được gặp các đoàn Mỹ và chúng tôi được kiếu

sát hồ sơ đi Hoa Kỳ.Quả thật là nhân viên Hoa Kỳ đã cấp visa cho chúng tôi dễ dàng lắm, cả

VAOHP0078

26

26

bốn cha con, cho nên chuẩn bị ra đi ngay lập tức. Tôi nhứo ngà y 13 tháng 4 năm 1981, thì ông

Alky dẫn chúng tôi lên phi trường Tokyo tiễn đưa chúng tôi. Chúng tôi sau khi gặp ông xác

nhận giấy sức khoẻ đã đi khám bệnh như thế nào, đã có buổi hội họp ký giấy tờ nợ tiền vé máy

bay, hứa sẽ trả sau này. Quả thật sau này năm một ngàn chín trăm mấy đó chúng tôi đều trả

xong hết nợ, để hoàn tất xong hồ sơ bảo lãnh cho gia đình, cũng phải trả tiền cho máy bay trước.

Đó là sự cố gắng của tôi rất là lớn. Thời gian ở bên Nhật thì cũng được học nhiều thứ, ra ngoài

để quan sát, biết thêm được rất nhiều sự tiến bộ của khoa học, quả thật sang Mỹ rất là tốt cho

tôi. Chính vì những buổi sinh hoạt bên Mỹ này chugns tôi được học thêm, mà được đến trường

Santa Ana College học sinh ngữ, thì cũng có thêm buổi học bàn luận về cơ hội thảo luận chiến

tranh Việt Nam là cuộc chiến tranh chia đôi dân Mỹ đây, cũng như là nhờ vào đó mà đi vào làm

chức phụ tá thôi, nhưng mà cũng đưa đến cho tôi tiền bạc, được phép khai thuế tại vì đó là làm

tại Instructional Aid cho Union High School District, dạy trong các trường trung học như là

trường trung học Huntington Beach High School, Fountain Valley High School và Westminster

High School. Sau này chúng tôi có cơ hội đi làm việc khác sau khi tốt nghiệp, Như vậy việc tìm

việc không phải là dễ đâu, không có cơ hội và tài nản, ở trong ngành ngũ kê. Do công việc đã

làm ở đó một thời gian cho nên người ta mới nhận tôi vào làm cho một công ty khảo cứu về

thuốc, hai thứ thuốc tôi đang làm hồi lúc đấy là Glucoma, nhưng mà vì không còn cái sự giúp

đỡ nên công ty này phải bán cho một công ty khác, đó là Ethyl Corporation bên Richmond

Virginia, và chính vì vậy cuộc sống của tôi lúc đầu thì hoàn toàn dựa vào sự giúp đỡ của xã hội

trong công trình refugee assistant, sau này có cơ hội được đi làm tự túc, nuôi con đi học, học ở

trường đại học. Có 3-4 đứa đều đi học ở các trường đại học UCI. Và đứa con sau này làm dược

sỹ, là cô út của tôi đó. Mặc dầu cháu đó sang bên đây làm việc 10 năm, bỏ them 8 năm nữa đi

học thành công, chúng tôi rất là khuyến khích và vui mừng, và cũng hy vọng rằng cháu sẽ làm

VAOHP0078

27

27

nên vẻ vang nhất trong dòng tộc vì kết quả đó. Bản thân của tôi làm việc đơn giản thôi, cho nên

lương thì không cao, nhưng mà đủ để nuôi con, mà đủ để tiền bảo trợ cho hai người nữa trong

gia đình để nuôi ăn, nên sở di trú đồng ý hết. Đặc biệt trong thời gian tiêp xúc với sở di trú tôi

cũng có hiểu biết được một vài cơ hội để tốt đẹp. Làm sở thuế đàng hoàng và trả lời những câu

hỏi rất đặc biệt. Sự việc xảy ra trong phỏng vấn thì tôi có việc rất đáng tiếc, hồi xưa tôi bị sai.

Sai không phải vì tôi mà vì người ta để tên người khác mà hồ sơ tôi nằm đó, mà bà phỏng vấn

không tìm thấy tên tôi, rồi tôi khiếu nại đó, chính vì vậy tôi phải nói tiếng Anh, bà đó không cần

cả sách Anh Ngữ của tôi nữa. Bà hỏi tôi có học lịch sử hay không, ông có biết tổng thống Mỹ là

ai không, trả lời là ông Reagan. Rồi bà hỏi một câu nữa mà tôi không ngờ được, hỏi ông có phải

ông là người di cư không, tôi cứ hiểu đó như là người hành hương, tôi không hiểu, rồi sau đó bà

nói đơn giản mấy người như ông cũng là chống cộng sản, thế là tôi phải qua biết bao nhiêu

chuyện, đi là nhờ hồ sơ đi vượt biển như vậy, kêu ông đi về đi, cũng may là như thế. Tạo những

cái may mà mình không ngờ được. Thí dụ như tôi không khiếu nại bà thì bà đâu có biết, tiếng

anh tôi đủ sức đi qua cuộc phỏng vấn đó. Sau này đi làm việc thì tôi cũng mạnh dạn đi học để

lấy được bằng GE, rồi cũng có cơ hội học về thuốc men để biết them chút xíu sinh hoạt trong

gia đình. Mình có hướng đưa con mình đi học trong ngành đó, mà chính tôi muốn sang đây để

học lớp pre-pharmacist trước rồi mới học lớp cho pharmacy sau. Đặc biệt nữa là tôi có thì giờ

học thêm sinh ngữ để có thể tham dự trong những sinh hoạt khác trong cộng đồng như đi làm

jury duty, cũng 6 lần bị gọi rồi đó. Người ta bảo ông Anthony này, ông nói nhiều trường hợp

nguy hiểm quá, luật sư bảo tôi phải excuse thôi. Ông nói có khó khăn gì mấy không, tôi nói con

tôi làm mổ tai này bác sỹ làm rất là tốt. Tôi nói cám ơn ông đi về liền. Đấy là một vài việc xảy

ra cho tôi. Cũng là tình cờ, nhưng cho tôi rất nhiều kinh nghiệm sinh hoạt ở Mỹ. Chính vì thế

mà tôi ham mê hoạt động ở Mỹ hơn, tình nguyện đi làm. Thì bầu cử làm bỏ phiếu thì mệt lắm.

VAOHP0078

28

28

Tôi bỏ phiếu tay bằng thư trước. Lúc đó tôi hoàn toàn tự do, làm công việc phòng phiếu. Nhất là

ông Lê Phát Lý đã đẩy cho tôi một công việc gọi là làm ít nhất 6 kỳ bầu cử sau đó thì tôi không

còn làm nữa, đến giờ họ vẫn gọi đó. Nhưng mà kỷ niệm tôi thấy hay nhất trong đời mình là đi

ngoài đường, làm công tác điều tra dân số đó. Tôi cũng tò mò thống kê là gì, bởi vì ở Việt Nam

học toán về thống kê áp dụng làm sao, chỉ học lý thuyết thôi nên phải để coi học làm sao. Qua

đây mới hiểu được làm thống kê là làm những việc này. Một vài cái mình có thể làm report cho

trên kia. Rất lợi cho tôi sau này làm việc trong inspection. Và công việc này thú vị nữa là mình

phục vụ cho chính phủ Mỹ, trước kia chỉ làm tư nhân thôi nhưng giờ sau này làm cho chính phủ

Mỹ, thì hiểu bộ thương mại là gì và chính vì vậy công việc của tôi làm gia vào sinh hoạt hội

đoàn càng nhiều càng tốt. Hội người Việt có tôi cũng tham gia, vì thứ nấht là vì trả ơn lại hội đã

giúp mình khi mới đây, phải ký giấy cho mình đi ăn trợ cấp xã hội, rồi bây giờ có những người

khác cũng cần thì mình lại vào giúp để làm việc với người ta. Rồi cũng có thể là giúp cho một

số hoạt động văn hoá như dạy Việt Ngữ chẳng hạn, chúng tôi là những người đầu tiên sinh hoạt

trong lớp Việt Ngữ, hỏi thăm cô chủ nhiệm quốc báo là biết nhóm đó. Rồi ông thay thế cho bà

hiệu trưởng là một nhân viên của ngành xã hội nhưng về hưu, nên ông gánh vác, không còn làm

giáo sư nữa, ông nghỉ hưu thì ông dành sức lực của ông về ngôn ngữ, ông là một người rất tích

cực, và tôi cũng giúp ông ấy. Nhất là bỏ thăm, để hoàn tất một chuyện gì, quyết định chung thì

mình phải hang hái, đi dự và bỏ thăm vào chỗ đó. Cho nên là những buổi sinh hoạt đặc biệt như

là sinh hoạt của hội cần giúp đỡ một vài việc, tham dự vào công tác của hội thí dụ như là đi

chữa răng, khám bệnh ở bệnh viện của hội thì mình giúp vào trong một quy chế gọi là quy chế

liên bang đó. Chúng tôi cũng mạnh dạn làm chuyện đó mà không thấy gì trở ngại cả. Phần này

tôi muốn nói thêm là chuyện vợ con tôi đến đây được cũng là một điều là nước Mỹ cũng có một

tinh thần rất là thảo, và cũng nâng đỡ người Việt Nam rất là nhiều. Đây cũng là một dịp làm

VAOHP0078

29

29

việc này để trả nợ, và tôi sự thật cũng nói là tôi đòi nợ Mỹ đấy, tại vì chính người Mỹ đã bỏ

bom nhầm cho bố tôi chết đấy, cuộc sống tôi khổ sở không cùng, mẹ goá con ngơ không biết

làm sao. Tôi bảo tôi đến đây để bắt Mỹ trả nợ, đúng là Mỹ trả nợ rồi, thì giờ con cái phải trả nợ

tiếp cho tôi, là các em đi làm đóng thuế, đó là một điều rất là vui. Còn cơ sở đầu tiên đến đây

nhớ nhất là tôi sang noi thằng con tôi ở Upland, thì ngày đi sang bên này, đi với một ông em họ

buổi chiều. Ông biết tiếng Anh dẫn đi đến làm thẻ xanh, thì ông lại biết đường đi, khi về thì

không biết đường. Đi lên xe bus ngồi, hỏi thăm ông tài xế, ông không chỉ đường cho mình,

chẳng biết đường nào đi cả, ông em họ của tôi cũng vậy, ông sơ ý chẳng biết đường nào ra cả.

Ông tài xế cũng đặc biệt quá, chẳng them nói một câu, cứ ngồi nhìn mình mà đi tới đi lui mấy

lần. Đi tới rồi đoàn tiếp đi nữa thế mà ông không bảo mình xuống, cứ để mình ngồi thôi, buồn

cười lắm. Bởi vậy chúng tôi thấy sao mình ngớ ngẩn thế, đáng lẽ phải hỏi ông là chúng tôi

muốn đi chỗ này chỗ kia. Về sau này thấy ngồi kỳ qúa đi xuống thì đậu ở bến đó, thì lên một xe

bus khác mới hỏi ông kia thì ông nói, mày phải đến chỗ này chỗ kia, tí nữa tao sẽ cho mày

xuống, lấy xe khác đi về upland chứ không phải đi thẳng được. Đó là cho nên một điều mình cứ

tưởng mình ngon lành, biết đường đi lối lại mà rốt cuộc chẳng là gì cả. Thằng em tôi sang Mỹ

trước tôi 8 tháng trời mà cũng không biết đường nào đi cả. Nhất là kinh nghiệm buồn cười ngớ

ngẩn, về nhà thì bảo sao đi lâu thế, bảo lạc đường. Học bên Mỹ này mà lạc đường, mà hồi đó

đâu có cell phone, có thì đỡ quá. Nhà lo cơm nước hết rồi, mình không có lo gì hơn được, bây

giờ phần này tôi cũng muốn nói thế này. Về vấn đề văn hoá của mình thì tôi đề nghị cần phải

bảo vệ nó. Tôi đã học lớp American Character của bà giáo dạy rằng đó là vấn đề của người di

dân, người Mỹ họ có khả năng rất là mạnh. Nếu không có thì dồn vào một chỗ hở riêng ra, giúp

đỡ. Người Mỹ thích tham gia cuộc chiến này cuộc chiến kia là như vậy, bản tính mobility, thích

hoạt động, thích làm những việc như đàn áp người dân đến như vậy. Tôi nói liệu những cộng

VAOHP0078

30

30

đồng nhỏ như thế này có giữ được tính chất của cộng đồng hay không. Bà nói cẩn thận cái sức

đồng hoá của Mỹ mạnh lắm, chức không phải thường đâu. Nên tôi nghĩ bây giờ mình phải tích

cực mạn hơn. Thí dụ như little Saigon là một trung tâm của người Việt sinh hoạt, có rất nhiều

cơ hội nên phát triển mạn hơn về văn hoá thương mại và hoạt động xã hội. Nên hoạt động cộng

đồng người Việt cũng công hiến vào chuyện đó để mà làm gì, để nâng đỡ cho các hoạt động văn

hoá, như tết. Ở vùng này đông người và nhiều người từ xa đến. Tức là thu hút những sinh hoạt

văn hoá của người Việt dù là ở xa. Mấy người ở đây chỉ bước thêm một bước nữa thôi tức là

phải vương tay ra, ôm lấy những người đó, phải liên lạc này kia. Thí dụ phải đi làm ở Seatle để

có thể hợp tác với nhau làm chương trình đồng nhất. Thí dụ ở đây phát động phong trào này thì

ở bên kia cũng phải phát động theo. Giống như vừa rồi anh Chủ hội đã làm chuyện đấy, thế là

hay lắm. Đây là số đông người Việt Nam cho nên sẽ là điểm tựa cho các em nhỏ, như cô là có

thể hướng dẫn các em biết tiếp, nó sẽ hiểu cộng đồng hơn, sẽ giữ được văn hoá mình, và phải

giữ lại món ăn. Đó là một cái mình giữ được văn hoá của mình đó. Rồi rút kinh nghiệm trong

lịch sử mình một ngàn năm nô lệ người Tàu, người Việt Nam có thái độ ăn trầu, người nào ăn

trầu họ biết người Việt. Và những người Việt nhìn với nhau bằng ký hiệu đó. Cho nên họ giữ

được một thể chế người Việt với nhau. Người Tàu đâu có đồng hoá được. Nhưng bây giờ

chuyện sẽ lớn lắm đấy chứ không phải không, người Tàu sẽ lấn qua Việt Nam bằng nhiều lối

khác. Và đây sẽ là nơi trung tâm tồn tại được văn hoá Việt Nam, những nơi nào đó cần có sự

giúp đỡ mình sẽ giúp đỡ cho người ta, ngay cả Việt Nam nếu cần. Ví dụ như hôm trước ông

Trúc Hồ làm là yêu cầu chính phủ Mỹ giúp đưa các anh Việt tham gia, đó là một công tác rất

nổi bật và đáng quý lắm. Và tôi nghĩ rằng như cô Thuý lãnh đạo có trách nhiệm trong chuyện

này cho lớp trẻ sau này, con cháu tôi giờ nó học tiếng Việt nó biết đọc, nhưng mà đọc một cuốn

sách về từ đường truyện của tôi viết, nó nói con không hiểu gì hết. Nhưng mà những bài thơ đọc

VAOHP0078

31

31

thì nói con hiểu về bài thơ đó. Có những không khích như vậy đó, nên tôi nghĩ rằng việc bảo vệ

văn hoá của người Việt ở Mỹ này có thể giữ được, tôi tin tưởng là vậy. Nhưng mà tôi là người

rất có năng khiếu, có trình độ, có gia đình giúp đỡ, có cộng đồng Việt Nam, một nơi đông đảo

như thế này. Và tôi tin rằng thành phố Westminster này nếu xây dựng little Saigon cho được tốt

đẹp hơn thì sẽ là một nơi lôi cuốn rất là mạnh, bên Tây cũng qua. Thí dụ như ông mà ký giả cho

người ở đây nói là từ chỗ khác vẫn qua đây ở, như vậy là tôi nghĩ văn hoá Việt Nam mình chắc

chắn sẽ tồn tại được. Chứ ở Việt Nam giờ tàu đè ép một cái là chết hết, đâu còn gì nữa. Tôi

nghe đài tôi biết, một ông giám đốc văn phòng gọi là viện hán học. Ông ta đọc sách và coi về tài

liệu lịch sử, coi lại những bài báo chỉ trích người Trung Hoa đó. Họ dùng biện pháp là thuê

những thành phần bất hảo đến tấn công ông ta ngay dưới chân. Thay vì ông tố cáo người ta thì

người ta tố cáo ông trước. những người trong đó hành hung người đến như vậy, gọi là những

thành phần. Cho nên họ sẽ dùng biện pháp chấn áp như vậy. Mà chữ vẫn dùng là chuyên chính

vô sản, đó là những anh đi theo đảng mà, đảng đó đàn áp những người làm văn hoá ở Việt Nam,

và có thể có những chuyện khác nữa. Cho nên bây giờ ông tung lên được tài liệu ở bên này. Nên

cô làm sao chương trình này rộng rãi ra, gôm được những tài liệu mà làm cho sự bền bỉ của

mình. Gia đình tôi có rất nhiều kỷ niệm quý giá lắm, nhưng mà giờ mất hết, còn tôi đi vượt biên

đâu có đem gì được. Nhưng sự thật là tôi đem một cái, tức là tấm hình mà vợ tôi cho tôi khi còn

ở Việt Nam. Chúng tôi khi đó còn học ở đại học sát nhau nên chúng tôi có những buổi gặp nhau

dễ dàng. Mà buổi gặp nhau dễ nhất là sau khi tan học, và ra hàng đoàn như thế, nữ sinh ra áo dài

như nhau, tìm hoài không thấy người yêu của mình, có khi đi về không. Cái đó là ten tõn đó, và

đó là kỷ niệm sâu sắc. Gia đình tôi với gia dình của cô hai bên mãi mới thuyết phục được để cho

hai người kết hợp với nhau được. Tôi mở đầu thì bà chị cũng đi theo một người công giáo và

người em thứ ba cũng đi theo công giáo. Nhưng gia đình vẫn cố giữ lại một số thành phần. Bắt

VAOHP0078

32

32

đầu gia đình cũng có sự kết hợp với nhau, hiểu hơn xã hội Việt Nam hơn, nhập vào. Bổn phận

của chúng tôi đối với các cụ cũng như là mấy chị em khác vậy thôi. Tôi nghĩ rằng vấn đề tôn

giáo cũng có căn bản giống nhau là tôn kính tổ tiên, cho nên là sự kính mến các vị tổ tiên của

mình, đó là một nét văn hoá của mình. Tuy rằng mình cứ nhắc nhở hoài, không bây giờ có ai

làm được, nhưng sau này mình có thể làm được những trung tâm, thì làm tốt. Như vậy cám ơn

cô đã cho chúng tôi một buổi nói chuyện nhé. Hy vọng chúng ta còn làm việc được với nhau

thêm nữa, chúng ta bàn thêm chương trình sau này.