28
VAOHP0143 1 Vietnamese American Oral History Project, UC Irvine Narrator: NHN THNGUYN Interviewer: Thuy Vo Dang Date of interview: May 24, 2013 Location: Tustin, California Length of interview: 01:45:47 Transcriber: Giang Doan This is Thuy Vo Dang with the Vietnamese American Oral History Project at UC Irvine. Today is May 24, 2013. I will be interviewing Mrs. Nhn ThNguyn in Tustin, California. TVD: Trước hết, xin bác tgii thiu tên ca mình. NN: Tôi là Nguyn ThNhn, sinh năm 1934 làng Hình Thin, phXuân Trường, tnh Nam Định, Bc Vit, Vit Nam. TVD: Bác có nhng knim gì vnơi mà bác đã sinh trưởng hay không? NN: Tôi có nhiu knim lm. Tôi sng dưới quê, ri li di chuyn lên Hà Ni. Mi ln quê có gitthì chúng tôi là vHành Thin để dgit. Vui nht là hi còn bé 5-6 tui theo bà đi sang ăn git. Gitthì có các c, trcon thì cho mt miếng tht vi nm xôi. Ngay bên cnh nhà thì có ông bác là trưởng tc hay giết heo, ri chay đi sang xin bong bóng heo chơi. Đó là knim dưới quê ca tôi. Quê tôi thì hàng năm tháng 9 ngày rm thì có hi. Các cgià trên 60 tui thì được ngi trong mt cái võng, tđình làng cho đến chùa. Hi bt đầu tngày mng 9 đến ngày rm, có bơi chãi, ri các ccó bánh dày vi qu. Tng khu xóm, có kiu trong làng rt là vui. Tc lca làng vui lm. TVD: Bác có thnói thêm mt chút vgia đình ca bác không? Ba mbác làm nghnghip gì? NN: Gia đình tôi, riêng vbên ni, bà ni tôi có hai người con. Người con gái thnht là bác tôi, ông bác rtôi tc là clut sư Đặng PhMiết. Btôi thì làm vngành thương mi, nghgia. Btôi có mt xưởng xà phòng, gi là xà phòng Safoneta 309 Bch Mai, Hà Ni. Ri đến sau đó,

Vietnamese American Oral History Project, UC Irvine Narrator

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Vietnamese American Oral History Project, UC Irvine Narrator

VAOHP0143   1  

Vietnamese American Oral History Project, UC Irvine

Narrator: NHẠN THỊ NGUYỄN Interviewer: Thuy Vo Dang Date of interview: May 24, 2013 Location: Tustin, California Length of interview: 01:45:47 Transcriber: Giang Doan

This is Thuy Vo Dang with the Vietnamese American Oral History Project at UC Irvine. Today

is May 24, 2013. I will be interviewing Mrs. Nhạn Thị Nguyễn in Tustin, California.

TVD: Trước hết, xin bác tự giới thiệu tên của mình.

NN: Tôi là Nguyễn Thị Nhạn, sinh năm 1934 ở làng Hình Thiện, phủ Xuân Trường, tỉnh Nam

Định, Bắc Việt, Việt Nam.

TVD: Bác có những kỷ niệm gì về nơi mà bác đã sinh trưởng hay không?

NN: Tôi có nhiều kỷ niệm lắm. Tôi sống ở dưới quê, rồi lại di chuyển lên Hà Nội. Mỗi lần ở quê

có giỗ tổ thì chúng tôi là về Hành Thiện để dự giỗ tổ. Vui nhất là hồi còn bé 5-6 tuổi theo bà đi

sang ăn giỗ tổ. Giỗ tổ thì có các cụ, trẻ con thì cho một miếng thịt với nắm xôi. Ngay bên cạnh

nhà thì có ông bác là trưởng tộc hay giết heo, rồi cứ hay đi sang xin bong bóng heo chơi. Đó là

kỷ niệm dưới quê của tôi. Quê tôi thì hàng năm tháng 9 ngày rằm thì có hội. Các cụ già trên 60

tuổi thì được ngồi ở trong một cái võng, từ đình làng cho đến chùa. Hội bắt đầu từ ngày mồng 9

đến ngày rằm, có bơi chãi, rồi các cụ có bánh dày với quả. Từng khu xóm, có kiệu trong làng rất

là vui. Tục lệ của làng vui lắm.

TVD: Bác có thể nói thêm một chút về gia đình của bác không? Ba mẹ bác làm nghề nghiệp gì?

NN: Gia đình tôi, riêng về bên nội, bà nội tôi có hai người con. Người con gái thứ nhất là bác tôi,

ông bác rể tôi tức là cụ luật sư Đặng Phủ Miết. Bố tôi thì làm về ngành thương mại, nghề gia. Bố

tôi có một xưởng xà phòng, gọi là xà phòng Safoneta ở 309 Bạch Mai, Hà Nội. Rồi đến sau đó,

Page 2: Vietnamese American Oral History Project, UC Irvine Narrator

VAOHP0143   2  

khi ông bà nội tôi ở quê, cụ tôi khi ở quê với ông bà, khi lại lên Hà Nội ở với bố. Quê ngoại tôi,

ông bà ngoại tôi thì tôi không biết rõ ông ngoại tôi làm gì nhưng mà ông bà tôi mất sớm. Tôi gọi

là cụ là chánh án, làm chánh án ở Bắc Ninh. Sau đó cụ mất, bà ngoại tôi thì mất khi còn trẻ. Nhà

ở bên ngoại tôi, bà ngoại thì có ba người con trai và ba người con gái. Ông bác lớn nhất là anh

của mẹ tôi, gọi là ông cử nhất, đi du học ở Pháp. Đến khi về thì lấy vợ có con. Ông thứ hai ở nhà

cũng chỉ là trông nom vườn cây tại ông bà ngoại tôi có một cái ấp ở dưới Phan Giang, nên nhà có

ruộng ấp sống hàng ngày với gia sản đó thôi. Mẹ tôi thì mất năm tôi có một tuổi. Rồi người chị

của mẹ tôi cũng mất sớm.

TVD: Tại sao họ lại bị mất ạ?

NN: Mẹ tôi ngày xưa sanh ra rồi bị hậu sản, ốm đau rồi chết. Mấy bà kia cũng ốm lạnh, rồi chết.

Thành ra rốt cuộc còn lại hai người cậu sống được đến 60 tuổi, còn mấy người khác thì mất sớm

hết.

TVD: Trong gia đình của bác có bao nhiêu người anh chị em?

NN: Trong gia đình tôi có 15 người chị em. Mẹ tôi mất, rồi khi tôi lên 6 tuổi, bà chị của tôi lớn

hơn tôi 6 tuổi. Mẹ tôi có bốn người con, nhưng mà hai người trước chết, chỉ còn lại người đầu và

người cuối. Tôi là người cuối, và bà chị tôi hơn tôi 6 tuổi. Khi tôi lên 6 tuổi, ông bố tôi lấy bà

kế. Bà kế có tất cả 13 người con. Bây giờ tôi có 15 chị em. Chúng tôi có 4 người con trai, 11

người con gái. Kể cả hai chị em tôi vào nữa, với con bà kế thì 11 người con gái. Bây giờ tôi với

bà chị tôi sống ở Tustin, California. Có hai cô em nữa sống ở San Jose, Sacramento. Có một

người sống ở Hawaii. Còn bao nhiêu người thì ở Arizona hết.

TVD: Cả gia đình di dân qua Mỹ hết?

NN: Vâng, di dân qua Mỹ hết. Chúng tôi đi từ năm 1975, đi tháng 4 năm 1975. Đi hết, kẹt lại hai

người ở Việt Nam, sau rồi cũng bảo trợ qua được đây. Hiện tại bây giờ 15 anh chị em sống ở bên

Page 3: Vietnamese American Oral History Project, UC Irvine Narrator

VAOHP0143   3  

này hết. Chúng tôi cứ 3 năm, khi trước bà cụ còn sống, bà kế đó, chúng tôi cứ 3 năm lại tất cả

các con cháu từ các nơi về Arizona tụ họp. Sau khi bà cụ mất rồi thì chúng tôi mỗi năm một lần

giỗ bà cụ thì các nơi lại về để chị em gặp nhau.

TVD: Về tuổi thơ, bác lớn lên trong một gia đình lớn vậy, bác có những ký ức gì về mối quan hệ

với những anh chị em không?

NN: Trong gia đình của tôi, các anh chị em mặc dầu cùng cha khác mẹ nhưng mà rất thương

nhau. Đến mấy người con rể nhiều khi mới cũng không biết chúng tôi là khác mẹ. Anh chị em

vấn đùm bọc nhau, thương yêu nhau, không có gì phân biệt hết, cho đến bây giờ cũng vậy thôi.

TVD: Bác có thể kể cho Thuý nghe một chút về chuyện đi học của bác lúc còn bé không?

NN: Tôi lúc còn bé, tôi sanh ra trong lúc thời loạn. Cứ nay ở đây, mai ở đó. Tại vì ông bà nội tôi

thì ở quê bố tôi có xưởng xà phòng ở Hà Nội. Thế thì sau khi ông nội tôi mất, bà nội tôi buồn

quá bị mù. Tôi là người phải đi theo sát bà để trông nom bà. Trước năm 1945, tôi về nhà quê với

bà, tại vì lúc bấy giờ Nhật sang ném bomb phải đi tản cư. Bố tôi đưa bà tôi về quê. Tôi lại đi học

lớp nhất ở trường phủ. Đến lúc có tin Pháp đổ bộ ở dưới quê, thành ra trường học di chuyển sang

một làng khác, nên tôi phải nghỉ học luôn. Sanh trong thời loạn, học hành không đi đến đâu hết.

Đến khi về Hà Nội, tôi có bà chị học ở trường Hàng Cót. Bấy giờ đi vào trường Hàng Cót học

với bà. Khi về thì đã là 16 tuổi rồi. Tôi thấy 16 tuổi mà mình đi học lớp dưới nữa, thế rồi sau đi

vào trường Xanh Pôn. Rồi đi học thêm anh văn, pháp văn, chứ cũng không có gì khác. Đó là thời

ở Hà Nội. Năm 1954 thì di cư vào trong Nam, tôi đi học Pháp Văn, học lại Anh Văn, tôi có đi

học trong một trung tâm kỷ thuật, ở đây mình gọi là pharm tech, để pha chế những loại thuốc ở

trong Pharmacy. Tôi học đó xong, tốt nghiệp ra trường thì đi lấy chồng. Sau nữa có bầu rồi thì ở

nhà luôn.

Page 4: Vietnamese American Oral History Project, UC Irvine Narrator

VAOHP0143   4  

TVD: Xin bác quay lại một chút, Thuý muốn hỏi thêm về giai đoạn thập niên 40-50. Bác nói thời

đó loạn nhưng mà là một người phụ nữ, mình có cơ hội như những người anh em trai của mình

để đi học không?

NN: Trong thời gian đó phải chạy loạn, bà tôi loà, bố tôi lại phải đưa xuống một cái ấp của một

người bà con. Ấp đó ở dưới Thanh Nhan đó. Huyện Thanh Nhan là của bà ngoại tôi. Bà ngoại tôi

cũng phải về dưới đó ở. Cậu mợ tôi cũng về dưới đó, nên tôi cũng về theo. Bà nội thì theo một

người vú già. Sau đó thì bố tôi lại đón bà tôi đi sang Pháp Diệm trong khoảng thời gian cho đến

50. Khi đó thì Tây đổ bộ, chúng tôi lại phải đi theo tàu chiến của Tây đi về tới Hải Phòng, lên tới

Hà Nội. Cơ sở Hà Nội lúc bấy giờ không còn nữa, thành ra bà tôi lại phải ở với bác tôi, bố tôi thì

ở nhờ nhà người bạn. Người bạn đó vào Nam, thành ra chúng tôi ở luôn nhà đó, gọi là số 2 Lò

Đúc. Bố tôi mới bán, đầu tiên năm 50 về dãy nhà ngõ Hàng Long, bán 7 căn đó để lấy tiền xây

lại đất ở dưới Bạch Mai. Lúc bấy giờ xưởng xà phòng bị tan rã rồi. Bố tôi có đất trống ở bên

cạnh nhà xây lên 24 căn. Thế rồi cứ đi thu tiền nhà sống. Lúc đó cũng thất bại. Sau đó cho xe

chuyên chở đất đá cho đến năm 54 thì vào Nam.

TVD: Bác nói hồi nãy rằng bác là người phải trông nom cho bà nội? Tại sao ở trong gia đình thật

lớn vậy mà bác phải làm công việc đó?

NN: Bà chị tôi thì đi lấy chồng. Tôi là người lớn, còn mấy em kia thì nhỏ. Cô mà kém ít nhất là 6

tuổi. Thành thử ra cứ phải đi theo bà. àVo trong Nam rồi bố tôi cũng làm ăn, chạy xe hàng, gọi là

xe đò từ Long Hải tới Bà Rịa. Tôi với bà tôi lại về đó với mấy người em nhỏ. Còn mấy người em

kia thì ở nhờ nhà bác để đi học. Sau khi tôi lấy chồng, bố tôi về lại Sài Gòn mở tiệm kem, cũng

thất bại, rồi cụ mở quán cơm xã hội.

TVD: Quán cơm xã hội là sao bác?

Page 5: Vietnamese American Oral History Project, UC Irvine Narrator

VAOHP0143   5  

NN: Cho những người bình dân ăn, gọi là quán cơm xã hội. Sau rồi mở tiệm tạp hoá ngay ở nhà,

sinh sống với các em tôi đi học. Tôi đi lấy chồng, theo chồng đi ra Hội An. Nhà tôi lúc bấy giờ là

tiểu bang công binh tiểu đoàn 3, đóng ở Hội An. Cho đến lúc nhà tôi lên thiếu tá thì làm liên

đoàn trưởng cả mấy vùng, coi từ Quy Nhơn đến Bến Hải. Công binh như là công chánh, đi làm

cầu với xây nhà. Đằng này là về quân đội. Đi đến đâu thì bắt cầu đến đó.

TVD: Thuý muốn hỏi thêm về bác trai sau. Trước năm 1954, trước khi gia đình của bác di tản

xuống Nam, bác khoảng 20 tuổi rồi ạ, bác có biết lý do tại sao gia đình quyết định di cư không?

NN: Tại vì vấn đề bố tôi biết cộng sản quá nhiều. Thành thử ra biết chính sách của cộng sản, nên

bố mới nói mình là một thương gia, bao nhiêu ruộng đất ở các nơi thì mất, nên bố quyết định đưa

hết gia đình vào Nam, chứ không có ở lại. Bà chị tôi thì còn ở lại. Lúc về sau trước khi Hải

Phòng tiếp thu, Hải Phòng là còn bên quân đội Pháp. Sau đó thì bà chị vào Nam luôn.

TVD: Thời gian khi sống ở miền Bắc, bác có tiếp xúc và liên hệ với Pháp hay người Nhật gì

không?

NN: Không có. Thời trước đó khi Nhật sang Việt Nam, tôi còn đi học lớp 4, 5 ở trường con gái.

Thấy Nhật tới bắt dân, bỏ ruộng cấy lúa. Lúc bấy giờ thấy người Nhật sợ lắm.

TVD: Bác và những người bạn bè, anh chị em, có những quan niệm gì về người Tây không?

NN: Trong giai đoạn đó, bác chị của bố tôi thì trước đây làm quan, kiểm sương, rồi sau ông bác

làm lên chức bố chánh ở Hà Nội, thành thử ra bác tôi ngày xưa là quan của thời Pháp thuộc. Các

anh chị tôi cũng học ở trường Pháp. Bây giờ các anh chị tôi thì đều ở bên Pháp hết.

TVD: Bác cũng có học tiếng Pháp luôn ạ?

NN: Học rồi chẳng đi đến đâu. Thời loạn thì tiếng anh cũng vậy, tiếng Pháp cũng vậy thôi. Nói

đến chuyện học hành của tôi, tôi rất buồn. Thành thử ra tôi khuyên các con tôi là phải học.

Những gì thời thơ ấu của tôi không làm được, bây giờ các con tôi hoàn tất rồi. Đó là điều bây giờ

Page 6: Vietnamese American Oral History Project, UC Irvine Narrator

VAOHP0143   6  

tôi sung sướng nhất. Tôi ham học lắm nhưng mà tôi sanh ra trong thời đó, nay ở chỗ này, mai ở

chỗ khác, thành ra chẳng đi đến đâu. Tôi rất buồn. Nhưng mà đến bây giờ, những điều tôi không

làm được thì con tôi đã làm.

TVD: Khi bác biết mình sẽ đi với gia đình mình đến miền Nam, bác có cảm xúc ra sao?

NN: Tôi rất nhớ Hà Nội. Tôi có nhiều kỷ niệm ở Hà Nội lắm. Thời đó tôi cũng đã lớn rồi. Mỗi

mùa hè đi lên Hồ Tây, trên con đường Cổ Ngư đấy, một bên Hồ Tây, một bên Hồ Trúc Bạch.

Hai bên hoa phượng vĩ nở rộ ra, rồi ve sầu, cảnh đi chơi những chùa Láng, Điển Quang Phục,

cảnh đẹp lắm. Đến năm 95 tôi về Hà Nội, tôi thất vọng. Bao nhiêu cái đẹp, ký ức thì về sau thì

thất vọng. Nó không còn cảnh thiên nhiên nữa. Con đường Cổ Ngư xây khác đi, không còn đẹp

như ngày xưa. Thời xưa đi lên đường đó ăn bánh canh Cổ Ngư chỗ nhà Thuỷ Tạ thì quá là thơ

mộng đẹp. Hà Nội ngày xưa rất là đẹp, thơ mộng lắm.

TVD: Thời tuổi thơ đó thì bác sinh hoạt với bạn bè ra sao?

NN: Chúng tôi chỉ có các anh chị em chơi với nhau thôi. Bà chị lấy chồng thì có ông anh dạy tôi

hãng xe đi Hà Nội – Hải Phòng. Mỗi lần có bà chị dẫn đi lên đường Cổ Ngư chơi, đi đây đi đó,

đi ăn uống với nhau. Đi dạo phố rồi vào các tiệm vải. ở Hà Nội có mùa đông đẹp lắm, cứ đến

Hàng Đào mua vải may vest, áo nhung cổ vịt, rồi màu mơ. Con gái Hà Nội ngày xưa thích lắm.

Mùa đông cứ mặc áo len, áo dạ, áo dài rồi thì quàng khăn sang, nhỏ mỏng. Tôi có hình ngày xưa

ở Hà Nội. Cô thấy cứ mặc áo dài nhung rồi đi trong mua phùn, thơ mộng, lãng mạn lắm.

TVD: Bác đã kể đến giai đoạn bác vào Sài Gòn. Bác nói là tiếp tục đi học những nghề cho phụ

nữ như nghề may, thêu đan hả bác?

NN: Không, về Sài Gòn tôi không còn đi học. Tôi đi học Pháp Văn. Thời bấy giờ đang học là

thời Bình Xuyên, nổi lên nên thôi, nghỉ không đi học nữa, chuyển đổi nhà đi chỗ khác, xuống

Page 7: Vietnamese American Oral History Project, UC Irvine Narrator

VAOHP0143   7  

Long Hải. Khi trở lại Sài Gòn thì trong trung tâm kỷ thuật, tôi học về chữa viên. Xong được chữa

viên rồi thì tôi lập gia đình, đi theo chồng rồi đi luôn.

TVD: Hai người đã quen nhau bằng cách nào?

NN: Nhà tôi là biết tôi vì nhà tôi ngày xưa quê ở Sơn Tây, Hà Đông. Vì thế nên đi ra Hà Nội

học. Nhà tôi ở Lò Đúc, ở dưới bốn phòng cho trường học thuê, sáu phòng ở trên thì cho thuê.

Lúc bấy giờ nhà ở bốn phòng, còn hai phòng đằng sau cho thuê. Nên ông thuê một phòng đi trọ

học. Thế là nhà tôi thuê nhà của nhà nội tôi ở. Một dãy nhà ngang nữa cũng cho thuê. Cái nhà

lớn lắm.

TVD: Vậy thì bác trai đã quen bác gái ở Hà Nội rồi?

NN: Vâng. Về sau nhà tôi đi sỹ quan Đà Lạt. Lúc về, thì khi biết là trước năm 54, quen gia đình,

rồi di cư vào Nam, nhà tôi mới có ông anh ruột, bà chị đến nói xin cưới. Sự thật thì quen từ

trước. Ở nhà thì biết chứ cũng chẳng nói chuyện bao giờ.

TVD: Tên của bác trai là gì ạ?

NN: Thụ, Dương Đình Thụ. Tôi lấy nhà tôi thì ông là đại uý. Sau đến thiếu tá, trung tá.

TVD: Bác nói là một người anh của bác trai đến để làm nối hai người. Lúc đó bác có quen bác

trai nhiều không?

NN: Không quen, bố bảo lấy thì lấy thôi. Thời đó còn vậy. Chứ sự thật cũng không có quen biết

nhiều. Sau đó thì giới thiệu, gặp một hai lần, nói chuyện, rồi đám cưới. Sự thật hồi đó tôi cũng

không muốn đi lấy chồng vội. Tôi có một bà chị con bà bác. Tô yêu nghề bà làm lắm. Sau khi

học thì tôi muốn đi vô học nghề y tá. Thế nhưng mộng không thành. Bố bảo đi lấy chồng thì đi

thôi chứ đâu có dám nói gì. Tại vì bố tôi nói mẹ tôi có hai chị em thôi. Bố tôi cũng già rồi. Bố tôi

cũng muốn cho tôi lập gia đình cho bố tôi làm trọn bổn phận với mẹ tôi đó.

TVD: Vào lúc đó bác có thời gian quen biết nhau trước không? Cơ hội đi chơi đó?

Page 8: Vietnamese American Oral History Project, UC Irvine Narrator

VAOHP0143   8  

NN: Cũng gặp nhau mấy lần, mà đi chơi thì có các em đi theo đó, đâu có đi một mình.

TVD: Đó là năm nào vậy bác?

NN: Năm tôi làm đám cưới là năm 1955, ngày 26 tháng 10, trước đó vài tháng thôi.

TVD: Có đám hỏi không bác?

NN: Vâng, đám hỏi đám cưới đầy đủ.

TVD: Bác có thể kể cho Thuý nghe đám hỏi và đám cưới bác ra sao không? Quần áo ra sao?

Mình đãi khách ra sao?

NN: Các cụ ngày xưa lấy bánh. Ở Sài Gòn quen biết nhiều thì lấy đến mấy trăm phần. Nhà trai

phải đưa 300 phần, cúng lễ. Lễ cũng như bên đây. Đám hỏi cũng có heo quay, cũng có đãi nhà

trai ăn trong nhà. Rồi đám cưới cũng vậy, đến làm lễ, đón dâu.

TVD: Làm lễ ở đâu bác? Ở nhà?

NN: Làm lễ ở nhà thôi.

TVD: Hồi nãy khi làm survey thì Thuý có hỏi bác có tôn giáo không?

NN: Chúng tôi trước giờ là công giáo. Hai gia đình không phải là công giáo. Sau thời gian 1959,

nhà tôi lúc bấy giờ đóng ở Huế, làm liên đoàn trưởng quân binh ở Huế. Sau một lần đi công tác,

tham quan về vấn đề công trường, đi máy bay, mới bị nhào lên nhào xuống, bị ói ra máu, mới đi

về nhà thương Mang Cá. Lúc bấy giờ máu chảy ra mà không cầm được. Thành thử bác sỹ mới

nói thôi thì bà cho các cháu vô đi thôi, không thể sống được, chân bắt đầu lạnh rồi. Nhà tôi mới

nói với tôi là: “bây giờ anh nghĩ chỉ có một đấng cứu anh được.” Nhà tôi làm trong quân bin

quen các cha với thầy. Tôi mới nói bây giờ đi mời thầy đến đây. Tôi đi mời thầy Roman tới, nhà

tôi xin rửa tôi. Nhà tôi nói rằng chỉ có một đấng mới cứu được mình thôi, chứ chết nhắm mắt

không yên. Vợ thì còn trẻ, con còn dại. Đến lúc giờ sau khi nhà tôi rửa tội thì tự nhiên người

Page 9: Vietnamese American Oral History Project, UC Irvine Narrator

VAOHP0143   9  

khoẻ lại, máu không chảy ra nữa. Nhà tôi mới nói với tôi rằng tôi phải hứa nếu nhà tôi không

sống thì tôi và các con phải đi theo đạo công giáo. Chúng tôi thành ra đi theo đạo.

TVD: Vậy là từ năm 1959?

NN: Vâng.

TVD: Trong năm 1955 khi hai bác làm đám cưới thì bác chưa có đạo, vậy thì hai người làm đám

cưới trước bàn thờ tổ tiên?

NN: Vâng. Đạo đó gọi là đạo theo đấy.

TVD: Trong ngày đám cưới thì hai người mặc quần áo sao ạ?

NN: Nhà tôi mặc quần áo tây, ào dài trắng.

TVD: Bác còn hình ảnh của đám cưới không?

NN: Có.

TVD: Sau khi bác làm đám cưới xong thì bác nói là bác theo chồng?

NN: Tôi đi theo chồng ra ngoài Hội An. Tiểu đoàn của nhà tôi đóng ở đó. Ở một thời gian, nhà

tôi lên thiếu tá phải đi làm liên đoàn trưởng. Hồi trước làm tiểu đoàn trưởng thì coi chỉ có một

chỗ thôi. Sau này coi đến mấy tiểu đoàn, gọi là liên đoàn, đóng ở Mang Cá.

TVD: Sống trong khu nhà cho quân binh hay sao ạ?

NN: Hôi ở Hội An thì sống trong trại gia binh. Khi lên Huế, thì ở nhà số 11 đường Khải Định,

giờ tôi cũng quên, về sau nhà tôi lại chuyển vào Sài Gòn học lớp chỉ huy tham mưu. Khi vào Sài

Gòn, sau đó lại bắt đi làm tiểu khu trưởng Quãng Ngãi. Sau lại phải move đi ra Quãng Ngãi. Khi

nhà tôi đổi lại lên Huế, rồi tôi bảo không đi theo nữa, nên mấy mẹ con đi vào Sài Gòn, nhà người

anh ở Sài Gòn. Đến lúc về sau, nhà tôi ốm, bị phổi ra máu, thành thử tôi phải mang các cháu ra

lại ngoài đó.

TVD: Lúc nào thì bác sanh người con đầu tiên?

Page 10: Vietnamese American Oral History Project, UC Irvine Narrator

VAOHP0143   10  

NN: Người đầu tiên là sanh năm 56. Tức là lấy chồng xong có bầu luôn. Rồi đến 58 một người,

59 một người, 60, 62, 63 rồi đến 65 một người nữa, rồi cuối cùng là một người 69 và 74. Sợ

đông con quá rồi.

TVD: Vậy tổng cộng hết là 9 người con?

NN: Vâng.

TVD: Vậy bao nhiêu trai bao nhiêu gái ạ?

NN: Dạ thưa 5 trai, 4 gái.

TVD: Hồi nãy bác có cắt nghĩa cho Thuý là một người quân nhân, bác sống rất là nhiều nơi?

NN: Đầu tiên sự thật tôi không thích đời sống quân nhân. Khi tôi lấy nhà tôi, mấy người cứ bảo

là anh cũng đại uý. Về sau sống trong cái đó, tự nhiên mình thấy đời sống quân nhân cũng rất là

hay, anh em trong binh chủng sống rất là hoà hợp. Mình thấy yêu những người trong quân đội,

chứ hồi trước cũng không có cảm tình lắm.

TVD: Có những niềm vui gì hả bác?

NN: Vui là gặp trong tiểu đoàn tổ chức đi thăm những trại gia binh, hội họp nhau, ăn uống, ca

hát, vui lắm. Rồi đằng sau tôi lên Huế, thời đó ông đó làm quốc đoàn chỉ huy ngoài Huế. Cụ tôi

là vợ con quân nhân, rồi đi thăm các gia đình binh sĩ rồi tặng quà. Cứ lâu lâu gặp nhau một lần.

Về sau tới ông trung tướng Trần Văn Đôn, bà Đôn ra rồi gọi vô đi theo bà, chạy ra binh sĩ. Tết

nhất hay có dịp lễ lạc gì thì sinh hoạt. Đến khi về Sài Gòn thì tôi không có hoạt động gì nữa.

Năm 62, nhà tôi ốm, ông trung tướng Trần Văn Đôn có phòng tư ở Đà Nẵng. Ông Đôn đổi vào

Sài Gòn thì mang chồng tôi đi theo. Tôi lại vào Sài Gòn xin cư xá ở tổng thâm miêu. Ở trong đó

thì tôi hoàn toàn không có hoạt động gì nữa. Lúc bấy giờ tôi cũng thấy trong cuộc đời nhà binh

cũng thăng trầm lắm. Thành ra tôi thấy chán. Tôi bảo bạc như dân, bất nhân như lính. Nên có

những cái va chạm thời buổi, đạo chính, làm cho mình mệt mỏi. Nên tôi không hoạt động gì nữa.

Page 11: Vietnamese American Oral History Project, UC Irvine Narrator

VAOHP0143   11  

Về sau tôi có chú mở pharmacy đường Chi Lăng, ngay chỗ gần trường trung học Lê Văn Duyệt.

Mở ra thì chú phải vào trong quân đội, tôi take care tiệm pharmacy đó luôn. Tôi làm chủ. Ở Việt

Nam mình đâu bắt buộc phải có dược sĩ ở đó đâu, thuê bằng rồi mở thôi. Thành ra tôi có

pharmacy ở đó. Tôi cũng nói rằng nếu chú đi để lại cho tôi ngàn thứ thuốc sao tôi nhớ được,

nhưng mà nghề dạy nghề cô ạ. Về sau sành lắm, nhìn toa chữ bác sỹ là đoán ra được thuốc hết.

Rồi những người trong xóm ra, con ho, con ốm, bắt thuốc. Họ cứ bảo tôi mát tay. Cho tới năm

75 đi di tản sang Mỹ, tiệm thuốc tôi bỏ lại hết. Mang theo 9 người con.

TVD: Tiệm thuốc đó bác có cả thuốc tây lẫn thuốc bắc ạ?

NN: Thuốc tây không thôi.

TVD: Mình kiếm ở đâu ra thuốc tây để bán lại?

NN: Ở Việt Nam mình có ra toa đó, những thuốc họ chế ra thì mỗi lần có thuốc mới về, họ gửi

list đến cho mình. Mỗi pharmacy có thuốc chia cho mình bao nhiêu thì mình mua được bấy

nhiêu thôi. Thuốc họ bào chế ở Việt Nam thì mình mua thả cửa, trong tiệm thuốc mình có đầy đủ

hết loại thuốc.

TVD: Không có một người dược sĩ nào để bảo quản pharmacy đó thì bác có người phụ tá khác

không?

NN: Bán hàng. Có mấy cô bán hàng. Rồi có con tôi học ở trường Lê Văn Duyệt về rồi bán thuốc.

TVD: Bác phải học hết các loại thuốc mà mình có ạ?

NN: Vâng, mình phải học hết, nhớ hết tên thuốc chứ. Mình xếp thuốc theo ABC. Tuỳ theo loại,

những loại nước thì riêng, thuốc viên riêng, rồi thuốc chích riêng. Mình phải chia từng loại một.

Nên tôi nói với cô là có bao nhiêu ngàn loại thuốc đầu tiên tôi sợ, nhưng mà nghề dạy nghề. Về

sau mình rành lắm, các con tôi cũng bán thuốc rành lắm. Những người có kinh nghiệm thì giúp

mình thêm. Mình học hỏi rồi take care được hết.

Page 12: Vietnamese American Oral History Project, UC Irvine Narrator

VAOHP0143   12  

TVD: Khi bác vào Sài Gòn thì bác ở chung với người em hả?

NN: Vâng, tôi vào thì ở chung với mấy người em của tôi, và bà chị nữa. Rồi đến khi tôi xin được

nhà ở tổng thâm miêu thì xuống đó ở.

TVD: Ở riêng với chồng và con?

NN: Vâng.

TVD: Chồng bác ở trong quân đội thì phải đi công tác hoài ạ?

NN: Khi đổi vào Sài Gòn rồi thì không phải đi công tác nữa. Tức là làm trưởng đi theo ông trung

tướng ở trong đó. Đến ngày đảo chính năm 1963 lật đổ ông Diệm, nhà tôi bắt đầu đổi đi Thủ Đức

làm ở trường Thủ Đức. Sau đó thì về nha động viên, cứ đổi quanh quanh đó thôi chứ không đi

xa.

TVD: Lúc đó bác có những người phụ trong nhà chăm sóc con không?

NN: Có hai người làm, trông em, chợ búa, cơm nước.

TVD: Khi đó có người làm trong nhà của mình như vậy thì kiếm ở đâu ạ?

NN: Mấy người đó có người từ Huế vào, có người thì ở Sài Gòn.

TVD: Khi bác quản lý pharmacy thì sao?

NN: Sáng đi, trưa về, ăn cơm xong thì 2 giờ chiều đi lên mở cửa tiệm và 7 giờ tối đóng cửa về.

Nhà có người làm.

TVD: Khi mở cửa pharmacy thì bác có bao nhiêu người con rồi?

NN: Lúc bấy giờ tôi mở pharmacy là năm 1968, sau tết Mậu Thân, có cả Vỹ rồi, tức là 7 người

rồi.

TVD: Tết Mậu Thân có ảnh hưởng gì với bác không?

NN: Tết Mậu Thân không có ảnh hưởng gì hết, ở trong tổng thâm miêu đó cô.

Page 13: Vietnamese American Oral History Project, UC Irvine Narrator

VAOHP0143   13  

TVD: Khi bác sống trong giai đoạn chiến tranh như vậy thì có một người chồng ở trong quân

đội, bác có thấy chiến tranh ảnh hưởng gì đối với cuộc sống của mình không?

NN: Thấy cũng buồn cô ạ. Sau năm 74 tôi ngồi trong tiệm thuốc, thấy dân di tản về. Thành thử

ra cũng buồn. Thấy nước Việt Nam mình, tôi nghĩ sao dân mình khổ quá. Cho đến bây giờ mình

sang đây rồi, mình nhìn lại những người còn ở lại dưới chế độ đó. Tôi cứ nghe đài tự do buổi

sáng, thấy bắt bớ, tù đầy, thấy dân mình khổ quá. Thành ra thấy thời đó thương. Mình là sỹ quan

thấy đỡ. Thời gian nhà tôi ốm nằm trong nhà thương Cộng Hoà, cứ thấy mỗi lần trực thăng chở

những thương binh về, mình thì được ở trong đó, vợ lính thì chỉ có tới giờ mới được vào thăm

thôi. Thấy rất là buồn. Thời gian đó ở trong nhà thương, thấy cảnh vậy mình không muốn sống.

Thấy đau thương quá, khổ quá. Những người thương phế binh khổ, rồi thấy những người lính, sự

chết chóc. Mình thấy đời sống, không còn ham sống nữa.

TVD: Ở trong gia đình của bác, anh chị em có người nào theo quân đội nữa không?

NN: Tôi có một người em làm y tá trong quân đội. Sau rồi về Ban Mê Thuột, vợ với con ở lại

chờ chồng nên mãi về sau mới bảo trợ vợ sang.

TVD: Bác nói là bác trai bị ốm lần thứ hai?

NN: Nhà tôi sau những lần ở Huế, đi công tác bị máy bay thì như vậy. Dạ dày trước giờ không

biết. Cứ mỗi lần bị như vậy thì hết rồi, lúc bây giờ mới chụp phổi. Nhưng mà không thấy gì hết.

Bao nhiêu lần như vậy. Sau mới kiếm ra vì nhà thương Cộng Hoà, người ta nghĩ ở trong cổ họng

có vein nào đó đứt ra máu. Thế là ông bác sỹ mới làm endoscope, soi cái mũi, rách luôn cả cuốn

họng, rồi sang phổi. Đến lúc nhà tôi làm xong, nói cho xúc miệng thì người co rún lại, trắng xoá

hết. Đến nhà mổ, hút hết nước trong phổi ra. Về sau, sống giở chết giở vì cái đó. Ăn bao nhiêu

thì nước chảy ra. Ăn uống lúc về sau mới thấy vậy, rồi còn thổi ra máu nữa. Bấy giờ 2 giờ đêm

nhà tôi bị, ông bác sỹ ở trong nhà thương Cộng Hoà họp lại nói với tôi. Bây giờ bà nghĩ sau chứ

Page 14: Vietnamese American Oral History Project, UC Irvine Narrator

VAOHP0143   14  

tôi sợ có đi mà không có về. Một hồi ông nghĩ lại, tôi bây giờ bắt buộc phải mổ cắt hết 2/3 dạ

dày. Đến giờ ăn uống thì toàn cho vào mũi, dây luồng vào mũi rồi bơm các thứ vô. Tại vì túi

họng này, kể cả sau đi ông bác sỹ Hiếu chữa nhà thương bình dân để mổ, mà ông cũng thất bại.

Cứ hễ lấp đi thì phải vào nhà thương để người ta xúc ra. Nó thành cái lỗ để trong nó chảy ra,

cũng phải đi làm như thường, ăn uống về sau thì thường. Nhưng mà khi nào bị kín lại thì phải

vào nhà thương làm sạch nó ra. Khi sau đi cải tạo rồi thì nhà tôi bị lại, nên kêu họ cho vào nhà

thương. Lên nhà thương Bạch Mai thì họ kêu Việt Nam không có chữa được, phải đi ngoại quốc

mới chữa được, nên nó cho về. Khi cho về thì ở lại Việt Nam đến 10 năm, thì từ 75 đến 89 nhà

tôi mới sang được đây. Đi vượt biên nhiều lần lắm nhưng mà bị kẹt cô ạ. Đi vượt biên đến 27

lần, nhưng cuối cùng không thoát. Sau đó mới đi bằng HO đó cô. Ở bên đây có cô con gái tôi ở

San Jose thuê một ông luật sư. Mỗi lần ông về Việt Nam giở hồ sơ ra, sang đây ông nói là “tôi

không ngờ bố cô lại eo ngạch như vậy. Nói ra chính quyền Cộng Sản biết hết.” Đến sau có một

cô con gái làm nurse trong nhà thương xin job tại đây, chồng của bà bác sỹ lại là thị trưởng ở

Irvine, công tác về Việt Nam.

TVD: Bác có pharmacy và bác làm đến năm 1975 thì sao?

NN: Tôi bỏ hết pharmacy cô ạ. Có 20 hộp sữa cho thằng bé ăn. Thế thì tiền cũng không có,

không có dollar. Tôi phải chạy lên bà chị, cũng là pharmacist ở trên đường Kattela. Tôi chạy lên

nói với bà là chị có tiền thì đổi cho em ít tiền em đi. Bà chị cũng kêu là sắp đi, cho $200, thế là

tôi đi cầm trên tay $200 với hộp sữa. Sự thật về vấn đề là mình cần ra khỏi Việt Nam thôi. Tôi

đang ở trên tàu hàng thì nhà tôi về nói ở trên Ban Mê Thuột có máy bay đi. Bây giờ mẹ nó về thu

xếp ngay đồ để cho các con đi. Tâm trạng bân khuân. Con thì đi học chưa về. Không biết làm sao

mà họp các con lại. Khi nó đi học về, tôi tụ họp hết, chạy taxi không có, phải đi xe honda.

TVD: Là ngày mấy vậy bác?

Page 15: Vietnamese American Oral History Project, UC Irvine Narrator

VAOHP0143   15  

NN: Ngày 20 tháng 4, năm 1975. Thế thì bác mới nhường $200 để đem về, thu thập các con và

quần áo. Mỗi người một cái bị, cái túi vải, đem trên người rồi đi. Đi chung với nhà tôi, với ông

đại tá Đỗ Ngọc Nhuận. Hồi đó ông cũng làm trong quân sự. Tôi mang được gia đình bà chị, với

hai vợ chồng người cháu đi với tôi luôn.

TVD: Khi đó là bác có 9 người con?

NN: Vâng, mang theo hết. Đứa nhỏ nhất mới có 8 tháng khi sang đến trại. Tôi sanh nó tháng 8

năm 1974, tới tháng 4 năm 75 thì đứa út mới có 8 tháng. Sắp trại ra thì được một năm.

TVD: Ngày 20 tháng 4 đó tình trạng ra sao cô?

NN: Khi tụi tôi dời nhà tổng thâm mưu, những người khác cổng binh sĩ trông buồn lắm. Mình đi

cũng thấy buồn. Tôi đi vào trong Tân Sơn Nhất, chờ máy bay đi sang Guam. Nhà tôi thì ở lại.

Nhà tôi nói sẽ đi sau. Rốt cuộc về sau nó ném bomb Tân Sơn Nhất, nhà tôi kẹt lại đâu đi được.

Thành thử ra bắt đi cải tạo.

TVD: Khi bác gái đi với 9 người con thì bác có biết mình đi luôn không?

NN: Nhà tôi cứ nói là đi đi. Rồi gọi là liên hiệp đó, khi nào liên hiệp thì về. Đi tôi nghĩ là làm sao

thoát khỏi Việt Nam chứ nhà tôi cũng có người anh ruột ở bên Pháp. Các con cái cũng ở bên

Pháp, làm bác sỹ đấy. Bên tôi cũng có mấy anh chị con ông bác, nghĩ rằng mình cứ sang bên đó,

cứ đi ra khỏi thôi. Đến lúc về sau tụi tôi sang camp Pendleton đó, chị anh ở bên Pháp thì muốn

tụi tôi đi Pháp, gửi tiền vé máy bay cho tụi tôi sang. Anh tôi nói rằng ở bên Pháp không có

chương trình nhưng ở Mỹ thì có. Nếu tụi tôi muốn đi thì anh chị cũng lo cho đi. Sang bên

Pendleton thì hai chú em nhà tôi cũng đi sau. Tôi thì đi 24, còn các chú đi sau mấy ngày. Bà chị

ruột tôi cũng đi theo tại vì bà làm cho toà đại sứ Mỹ. Nhưng bà không mang được con đi trước.

Khi tụi tôi đi, con bà đi theo. Nhưng mà về sau nó nói chỉ có tứ thân phụ mẫu, vị thành niên, nên

bà cũng không mang được tôi đi. Con bà đi với tôi. Hai vợ chồng cháu đi với tôi. Bà chị đi trước

Page 16: Vietnamese American Oral History Project, UC Irvine Narrator

VAOHP0143   16  

sang Guam gặp nhau. Thế đến lúc sang tới nơi, chúng tôi sang Camp Pendleton, ở đó. Con bà chị

có con thằng con trai, thành ra phải ở trên trại. Người bảo trợ tôi là bà volunteer. Khi nói chuyện

với bà thì biết ông chồng bà là bác sỹ, mới bảo rằng bây giờ bà bảo trợ cho tụi tôi, rồi thuê nhà

bằng tiếng Việt tụi tôi làm, không phiền gì tới bà hết. Ông bà mới làm giấy trợ tụi tôi qua nhà

thờ. Đến lúc tôi ra đây thì ông bà với tụi tôi ở ngay nhà ông bà, ở chung một tháng. Ông bà ấy

dọn lên nhà ở Tustin nên tôi thuê lại.

TVD: Bác ở trong camp Pendleton bao lâu?

NN: Ở trong Pendleton từ tháng 5 đến tháng 8, khi trường bắt đầu học thì mới ra. Ông bà mang

ra hết chứ không thôi ở trong đó 3 tháng.

TVD: Ở trong đó thời gian trôi qua sao ạ? Mình có chuẩn bị gì để hội nhập vào xã hội Mỹ

không?

NN: Thì hồi ở trong đó, hai chú em nhà tôi bảo cho Hương với Dũng, học chương trình Pháp.

Mấy bữa sau thì cho theo chương trình Anh. Ở Pháp có ông anh tôi bên đó. Đi lên trên chỗ toà

lãnh sự Pháp, họ nói mình là refugees, nếu mà muốn đi Mỹ thì không làm được nữa nên thôi.

Mấy đứa con tôi bảo không đi nữa. Chứ rồi cũng không trả lại đây được. Mẹ ở đây, tụi con ở bên

đó, nên không đi. Khi mình ở trong trại thì cũng hoang mang. Người ta phải có tiền mới đi học.

Ở đây người ta cũng sợ, nhưng mà mấy em đó nói rằng mẹ đừng lo, nếu mình có tiền thì mình đi

học. Thế thì cậu cháu tôi nói là ở lại đây với cháu, mợ đừng lo, có gì mợ cháu mình đùm bọc

nhau. Thành thử ra ở lại hết. Ông bà bảo trợ ra, vừa gia đình nhà tôi, vừa gia đình nhà bà chị.

Bảo trợ ra tất cả 17 người. Cậu cháu tôi thuê nhà ở. Ông bà cho tôi thuê. Bà chị tôi có tiền, mua

nhà ở, mua đường trên với đường dưới thôi. Thế thì cháu ở đó, còn tôi thuê lại nhà của ông bà.

Đầu tiên ông bà cho tôi thuê $300 một tháng.

TVD: Nhà đó có bao nhiêu phòng?

Page 17: Vietnamese American Oral History Project, UC Irvine Narrator

VAOHP0143   17  

NN: Nhà 4 phòng. Nhà đẹp lắm cô ạ. Nhà ở trên đồi. Nghĩa là đứng ở bếp, cô ngồi phòng ăn

cũng nhìn ra biển. Mát mẻ lắm, ở San Clemente. Mùa hè đâu cần máy lạnh đâu. Ông xin cho ra

nên xin việc cho đi làm. Hương làm ở McDonnal, Hằng cũng vậy. Ba người làm ở McDonald.

Hương làm từ 10 giờ cho đến 5 giờ chiều, rồi lấy một lớp học. Khi đó 18 tuổi rồi nên đâu đi học

ở high school được nữa nên lấy lớp ở college. Nó dạy sau giờ học mấy tiếng đồng hồ ở high

school. Mọi người phải đi xuống đón về. Dũng thì từ 7 giờ sáng đến 2 giờ rưỡi về, làm bài

homework, ăn uống xong ngủ. 2 giờ đêm đi bộ xuống McDonald đi làm quét rác, lau chùi, từ 2

giờ sáng đến 7 giờ về đi học. Làm vậy trong một thời gian. Hương thì đi làm trong đó lau chùi,

dọn dẹp, lau cầu tiêu nữa. Hương về nói với tôi, khóc “mẹ biết rằng ở Việt Nam con không phải

làm một cái gì, không thể làm một công việc mà con đang làm bây giờ.” Tôi buồn quá. Sau 2

tháng, tôi buồn quá khóc. Ông bà bảo trợ mới nói rằng nếu để bà vậy thì bị stress, thôi bây giờ

kiếm việc cho bà đi làm. Kiếm việc mà làm ở đây có người chở bà đi được thì hồi đó đâu có xe

gì đâu. Đến lúc ông hỏi bà chị tôi có vui lòng trông đứa con nhỏ cho bà để bà đi không. Ông

cũng quen một ông bác sỹ khác, ông là chủ của tiệm bikini, mua vải và may bikini. Ông mới giới

thiệu tôi qua làm trong đó. Làm vậy thì mình không cần đi carpool với ai. Làm chỉ có $1.75 một

giờ. Làm trong vòng khoang 6-7 người Việt Nam. Làm đến lúc về sau, mình có làm bao giờ đâu

nói với bác khả năng của mình làm không đủ. Bác cho một số nghỉ, còn một số thấy được thì giữ

lại. Mới đầu tôi làm, vào đặt cái máy bikini đi theo vòng cung tròn. Mình đạp nhẹ nó không đi,

mà đạp thẳng thì nó đi thẳng. Làm sao mình lượn tròn được. Tôi buồn quá khóc. Rồi bà

supervisor là người Nhật. Bà bảo rằng chịu khó đi. Tôi có thể làm tất cả khả năng của tôi để giúp

bà. Thế thì chỉ có 3 tháng sau tôi làm giỏi lắm. Có máy cắt vải, cũng sợ lắm nhưng mà về sau

làm được. Tôi làm được lên $2.10, sau nữa tôi làm được lên $8.00 một giờ. Ông chủ bà chủ cho

tôi mượn máy về nhà. Họ cần đầu, để luồn vào máy, nên cứ đêm về 1 cent, 2 cents thôi, cho

Page 18: Vietnamese American Oral History Project, UC Irvine Narrator

VAOHP0143   18  

mượn máy làm thêm. Tôi làm được 18. Rồi sau đó có mấy người làm assembler kêu đổi nghề

sang đó làm. Cô cháu tôi làm ở đây quen rồi, như người nhà biết mình nên dễ chịu chứ làm bên

kia dành nhau lắm cô ạ. Nó tranh dành nhau lắm. Cô cứ làm đây đi, đừng đổi nữa. Ông bà chủ

cũng tốt nên mình coi như người nhà. Làm có thêm 4 tuần vacations nữa mà. Tôi làm từ năm 75

đến 93.

TVD: Trong giai đoạn đó bác biết nhiều tiếng Anh không bác?

NN: Nghĩa là chỉ đủ dùng thôi. Thành ra nói cho mẹ nghe rõ chứ đừng có ghép. Hồi xưa ở Việt

Nam tôi có học quyển assembler nhưng mà chằng học hết, cứ nữa chừng xuân. Cứ đi học rồi lại

có bầu đẻ, nên không đi. Sự thật tiếng anh tôi chỉ đủ dùng thôi chứ cũng vậy. Đọc thì hiểu chứ

nói thì cũng dễ quên. Nhiều khi mình không nghĩ ra chữ đó. Sự thật là vậy. Cái gì cũng tạm tạm

vậy thôi, chứ chẳng có gì khá hay xuất sắt cả, chỉ đủ dùng. Đi đâu hay làm gì hay giấy tờ thì đủ

dùng. Có giấy tờ gì từ trường gửi về thì đọc cũng hiểu. Có đôi khi những chi tiết nhỏ thì mình

không hiểu rõ thì phải nhờ đến con chứ tôi cũng không đến nỗi nào.

TVD: Khi bác sang đây thì có 9 người con khoảng từ 1 tuổi phải không bác?

NN: Tôi nói cô gia tài tôi là 9 đứa con mà. Một mẹ 9 con. Nhưng mà nhờ ân trên. Tôi sống nhờ

vào cầu nguyện. Tất cả chỉ nhờ vào đức mẹ hết, nên cũng qua được những khó khăn. Hương thì

muốn học bác sỹ từ Việt Nam rồi. Sang bên đây được ông bà bảo trợ có ông ba là bác sĩ nữa nên

người ta cũng counselor mình nhiều lắm, chỉ cho môn nào nên lấy, môn nào không. Rồi bắt đầu

vào học ở Saddleback, đổi sang UC Irvine. Dũng thì đi Cal Pomona. Mẹ cứ làm thức ăn sẵn, cuối

tuần về lấy mang đi chung với người bạn. Rồi đến Thảo, Hằng thì học nurse. Có Hương, Thảo,

Hằng, Vỹ, Vũ, Hiền nữa, 5 người về nha. Hương thì về internal medicine, bác sỹ nội khoa tổng

quát. Rồi Thảo về những người như là physical medicine. Rồi thì Vỹ optometric, Vũ thì

anesthetic. Nhờ trời các con chịu khó học hết. Ngày nào cũng đi làm cũng có tiếng trong sở, đi

Page 19: Vietnamese American Oral History Project, UC Irvine Narrator

VAOHP0143   19  

đâu làm cũng có tiếng, đối với bệnh nhân rất là tận tâm. Người nào đi làm ở đâu cũng tỏ ra mình

làm rất là honest, có lương tâm với nghề nghiệp. Tôi rất là vui. Được thấy con cái mình như vậy,

làm ăn đàng hoàng, nên yên tâm. Bây giờ tuổi già rồi thì tôi yên tâm, không cần gì nữa.

TVD: Thuý quay lại một chút năm 1975, bác rời xa bác trai bao lâu sau thì mới liên lạc được?

NN: Cũng phải mấy năm sau. Tại vì liên lạc với ông nhà tôi thì không được, nhưng mà liên lạc

với bà chị ở Việt Nam thôi. Bà biên thư sang đây cho biết nhà tôi bị đi cải tạo. Rồi những năm

sau đó, ở bên đây cứ gửi về, họ cho gửi đồ về thì cứ đóng một thùng đồ gửi về. Bà bán đi rồi lấy

tiền tiếp tế cho nhà tôi. Nhà tôi có một chú em họ học ở bên Đức. Chú về Việt Nam thì đi ra

thăm nhà tôi ở Yên Bái vì nhà tôi đóng tù ở đó. Mang áo lạnh với nước về cho.

TVD: Lúc đó mình có biết là mình ra khỏi nước rồi mà nhận được tin tức thì có biết cải tạo là gì

chưa?

NN: Biết chứ. Khổ lắm. Phải đi làm vất vả lắm, rồi nó hành hạ đủ thứ. Thì về sau cũng có một số

người về sớm thì kể lại. Khi vào thì nó bắt mình khai, trước sau phải như một, chứ nếu mình khai

khác đi thì chết với nó.

TVD: Bác trai có cơ hội viết thư cho bác không?

NN: Không có cơ hội viết thư. Mãi về sau ra khỏi trại cải tạo mới viết thư. Chỉ viết qua người

nhà đi thăm. Nhà tôi có người đi thăm thì biết thôi. Khi ông về kể lại tôi không thể nào tưởng

tượng nổi được.

TVD: Vậy là bác trai đã đi 4 năm?

NN: Ừ, 4 năm. Sang đến đây thì ông Nguyễn Hậu lúc bấy giờ có mở một tổ chức bảo trợ cho HO

đó. Nhà tôi cộng tác làm với ông thì bảo trợ cho những người HO sang, thuê cửa, rồi mấy người

chung tiền nhau, con tôi cũng phải đóng góp tiền cho bố lấy tiền thuê nhà mang những người đó

sang, cho họ ở trong nhà đó. Sau đó đưa họ đi làm giấy tờ rồi thuê nhà cho họ ở nữa. Cứ tiếp tục

Page 20: Vietnamese American Oral History Project, UC Irvine Narrator

VAOHP0143   20  

đón người khác sang. Sau hết chương trình thì lại có chương trình hậu sự. Lúc đầu là những

người sang đây chết, không có tiền, rồi cứ kêu gọi trên radio kêu mọi người đóng góp. Nhà tôi

thấy cũng buồn. Nhà tôi mới lập ra hội hậu sự, cho những hội viên vô. Người nào hội viên thì

mình giúp. Đến khi hội viên có người nào chết thì mình góp mấy đồng lại, đủ tiên cho họ ma

chay. Đến khi nhà tôi chết, làm hội trưởng hội hậu sự. Từ năm 89 đến 90 thì bắt đầu hoạt động,

cho đến năm 99, tức là gần 10 năm. Rồi có chuyện gì thì bắt con, đứa này mấy trăm, để cho bố

hoạt động công tác xã hội.

TVD: Mà bác trai khi qua đây năm 89, là 14 năm rồi, trong thời gian đó bác sống ra sao?

NN: Nhà tôi chỉ ở nhà bà chị vậy thôi. Ở nhà bà chị cũng bị đòi tiền giữ lắm, nên phải đút lót tụi

nó. Khi ở đây thì tôi gửi tiền về để cho sống.

TVD: Khi thời gian bác trai đến đây đoàn tụ với gia đình thi bác và các người con cảm giác ra

sao?

NN: Rất là mừng vì nhà tôi sang đây được thì cả nhà được đoàn tụ. Lúc nhà tôi sang đây thì con

cái cũng đã lớn hết rồi. Mấy người ra trường đi làm hết rồi. Thành thử ra nhà tôi sang thì rất là

vui. Ở Việt Nam cũng khổ lắm. Ở bên đây mình cũng khổ nhưng mà mình còn sống được. Còn ở

Việt Nam thì khổ lắm.

TVD: Trong 14 năm, như một người mẹ single mother.

NN: Vâng, tôi vừa là một người mẹ, vừa là một người cha cô ạ. Sống sang đây cứ phải dặn con

đi học quen biết ai cũng phải cẩn thận, mình phải biết gốc gác. Sang đây cũng tạp chủng lắm.

Người nào thế nào đâu biết. Sự thật mình quen biết ai cũng phải cẩn thận. Điều tôi dặn các con

tôi là quen biết những nơi có vợ có chồng thì đừng có dính vô. Tôi cũng sợ. Con cái sang đây, đi

học mình đâu có biết đằng sau được, nằm ngoài tầm tay của mình rồi. Giờ cũng phải dặn con cái

như vậy. Các con cũng lớn rồi. Được cái cũng may, các con cũng biết thương mẹ, cộng tác giúp

Page 21: Vietnamese American Oral History Project, UC Irvine Narrator

VAOHP0143   21  

đỡ mẹ, chịu khó học hành. Bây giờ cũng có nghề nghiệp, chẳng giàu có bằng ai, nhưng mà sống

tốt.

TVD: Khi bác trai sang Mỹ, bác trai có làm gì?

NN: Nhà tôi sang đây đi làm. Tôi đi làm chung với một bà đó người Ý. Người Ý cũng có tinh

thần gia đình giống mình lắm. Bà nói chuyện với tôi rằng, mình là đàn bà, mình ở nhà thì được,

chứ đàn ông mà ở nhà thì không chịu đâu. Mình phải kiếm việc cho ông đi làm chứ ở nhà không

được. Trong lúc đó, làm thuốc cho bác sỹ. Có một ông kia có hãng làm về điện tử, đường gần

đây. Hương hỏi ông nên ông kia hỏi bố cô làm được gì. Có việc gì được thì ông cứ cho bố tôi

làm. Như là assembler đó. Làm trong đó rồi còn mang vô được cả mười mấy người HO vào luôn,

xin việc cho người ta vào làm trong đó luôn.

TVD: Bác dọn từ San Clemente sang Tustin khi nào?

NN: Năm 93, từ San Clemente lên đây. Cô kia có đứa con gái cần tôi đi lên đây. Tôi nghỉ làm

luôn để lên trông cháu. Nhà tôi đi làm gần đây, trưa về nhà ăn cơm.

TVD: Bác gái có bằng lái xe không?

NN: Vâng. Tôi có thi bằng lái xe. Mới đầu học lái xe lên đồi, xuống đồi nên thằng con trai út tôi

bảo rằng mẹ sợ gì, cứ thi thôi. Thì cũng lái xe cô ạ.

TVD: Huấn luyện cho bác lái xe ạ?

NN: Mấy em dạy chứ đâu có đi học trường nào đâu.

TVD: Vậy con của bác lái trước, rồi sau đó là bác.

NN: Sau 73, Dũng có bằng lái xe, rồi học lái automatic, mà khi mua xe lại mua stick shift. Hồi

đó sang, USCC, catholic charity cho mỗi người được 300. Nhà tôi 10 người thì được 3 ngàn.

Ông văn sơ cứ lãnh dần cho đi chợ, còn lại ít ông lấy hết ra mua cho Hương chiếc xe hơi.

TVD: Xe gì vậy bác, bác có nhớ không?

Page 22: Vietnamese American Oral History Project, UC Irvine Narrator

VAOHP0143   22  

NN: Xe Toyota màu xanh. Mà học automatic mà mua xe lại mua stick shift. Còn Dũng thì bà bảo

trợ có chiếc xe cũ, cho đâu $350 trả dần mỗi tháng. Về sau Hương với Dũng không làm

McDonnal nữa, đi làm cho nhà thương San Clemente. Hương làm trong đó đi lấy menu cho mấy

người trong nhà thương.

TVD: Năm nào bác mới lấy bằng lái của bác?

NN: Lấy bằng lái chắc trước khi lên đây mấy năm.

TVD: Khi mà bác lấy bằng lái có lái lên freeway không?

NN: Không cô ơi, đường trong không ạ. Lần đầu tiên lái freeway là lái lên trên này tại mình phải

lái xe của mình lên. Cho đến bây giờ tôi không lái freeway, tôi chỉ lái đường trong thôi, không

lái lên khu Việt Nam đâu, đông xe sợ lắm. Mình lái bây giờ khi nào cần mới đi, chợ gần đây với

đi nhà thờ. Với lại hồi trước đưa đón các cháu đi học. Bây giờ nó đi học trường xe rồi thì tôi

không cần phải đưa nữa. Mấy cô không cho lái nữa, mình thì phản ứng chậm nên ngại lắm, chỉ

lái quanh quẩn gần đây thôi.

TVD: Bác có vào quốc tịch Mỹ không bác?

NN: 5 năm sau thì vào quốc tịch.

TVD: Làm cách nào mình vào quốc tịch? Bác có đi học không?

NN: Không. Mình xin những tờ giấy học quốc tịch rồi về nhà học lấy ở nhà.

TVD: Bằng tiếng Việt hay bằng tiếng Anh?

NN: Bằng tiếng Anh. Đến khi tôi đi thi quốc tịch thì đi vào bà Mỹ đen nói với tôi. Bà cũng quay

tôi giữ lắm đấy. Nhưng 5 phút sau bà nói với tôi rằng “tôi rất lấy làm hãnh diện là người

interview bà”. Bà nói với tôi vậy. Bà quay tôi quá chừng. Nói chuyện lưu loát với tôi rồi thì bà

gọi con gái tôi vào nói vậy.

TVD: Làm sao bác quyết định vào quốc tịch tại sống bên Mỹ lâu lắm rồi?

Page 23: Vietnamese American Oral History Project, UC Irvine Narrator

VAOHP0143   23  

NN: Vào quốc tịch để bảo trợ nhà tôi qua.

TVD: Khi bác thành công thì nhớ người dưới 18 tuổi có vào quốc tịch hết không?

NN: Một người út với hai người trên thì phải chờ đến 18 tuổi thì tự nó đi thi. Còn mấy đứa kia là

vào quốc tịch hết.

TVD: Rồi bác có nói là bác trai mất vào năm 99. Vì sao ạ?

NN: Bị cancer gan.

TVD: Vậy cũng là vấn đề bên Việt Nam đã biết.

NN: Vâng. Bên đó là biết trước 3 tháng rồi.

TVD: Sau đó bác sống trên đây với ai?

NN: Lên đây với cậu con thứ bảy.

TVD: Tại nhà này luôn ạ?

NN: Vâng, tại đây. Vĩ cũng ra trường đi làm nên ở đây luôn. Bây giờ cậu lấy vợ rồi thì ở đây với

tôi luôn. Ở đây có 3 mẹ con tôi, tôi với vợ chồng Vĩ và 4 đứa cháu, babysit 4 đứa.

TVD: Tất cả bác có bao nhiêu người cháu?

NN: Tôi có 12 người, sắp sửa có thêm 13. Có mấy người không có con. Có người thì có hai, có

một, người bốn, người ba. Con thì đông, cháu thì hiếm cô ạ.

TVD: Thuý đang nghĩ đến những người cháu của bác, có nhiều người chắc không biết nội ngoại

của mình. Bác có những kỷ niệm về bác trai mà bác muốn lưu giữ?

NN: Dạ có. Nhà tôi có tiểu sử về gia đình họ hàng. Tôi có viết lại cho các em giữ lại nếu sau nó

muốn tìm về nguồn gốc.

TVD: Khi nghĩ đến bác trai, bác có thể nói nội dung bác trai là người ra sao không?

NN: Ông là một người rất là tốt, một người giúp rất nhiều người. Làm giúp người ta không nghĩ

đến người ta sẽ trả lại cho mình. Nhà tôi đi làm trước ở trong tiểu đoàn, mỗi lần đi công tác thì

Page 24: Vietnamese American Oral History Project, UC Irvine Narrator

VAOHP0143   24  

dưới quyền làm vất vả thì lại móc tiền túi cho họ. Thế rồi người nào khó khăn thì giúp đỡ. Nhà

tôi rất là tốt, rất được lòng mọi người. Ai cần nhà tôi giúp đỡ thì giúp hết. Có nhiều người mình

giúp mà đến khi trả lại là phản mình luôn đó. Biết người ta phản mình thì mà sau này nhờ cũng

giúp. Tính nhà tôi rất có hậu. Đối với anh em trong gia đình rất là trung hậu.

TVD: Bác đi làm 18 năm rồi về hưu. Sinh hoạt trong một ngày của bác ra sao?

NN: Trông các cháu, rồi cơm nước, rồi work.

TVD: Cháu của bác lứa tuổi nào?

NN: Một tháng, rồi đến cháu nội cũng một tháng. Rồi mấy đứa cháu ngoại cũng thế. Mấy đứa

sau cô con gái tôi thuê người. Sáng vát đến đây, cả người làm lẫn con đến đây, nên không phải

bồng bế gì nhiều. Còn con của hai cậu này, cô này thì tôi phải trông một tháng cho đến lúc lớn.

Chứ mấy đứa cô kia thì mướn người đến nên tôi cũng không phải bế ẵm gì nhiều. Nấu bột cho

cháu ăn, cơm nước, rồi chơi với cháu.

TVD: Bác có những món ăn đặc biệt nào hay nấu cho gia đình không?

NN: Cứ quen theo. Ngày xưa ông bố tôi ở nhà thích ăn gì thì tôi cứ ăn theo như vậy. Làm những

món cơm thường Việt Nam. Các cháu cũng theo thế. Các cháu ăn gì thì mình cái đó. Nhiều khi

thích ăn chả trứng, thịt kho trứng, canh, đồ xào cà chua, cháu thích thì mình ăn theo, chứ cũng

chả kể gì nữa. Chứ nấu theo mình nhiều thứ nó không thích. Có đứa không ăn rau. Tôi cứ phải

cho ăn salad. Cứ thay đổi, cháu thích ăn canh gì thì cho cháu ăn đấy. Canh đậu phụng nấu cà

chua, thích lắm. Thích ăn chicken nugget thì làm cho cháu ăn. Chứ bây giờ già rồi thì cũng ăn ít

cô ạ.

TVD: Thì hồi nãy bác có nói là gia đình của bác tụ họp lại một reunion hàng năm. Ngoài reunion

đó, gia đình của bác có dịp gì, tradition gì nữa không?

Page 25: Vietnamese American Oral History Project, UC Irvine Narrator

VAOHP0143   25  

NN: Ngoài ra anh chị em có đám cưới nào đó thì lại gặp. Ở bên đây, các con đám cưới thì lại tập

trung. Ở bên đó có đám cưới thì bên đây lại sang.

TVD: Bác có làm giỗ cho bác trai không?

NN: Dạ có cô ạ, mỗi năm làm giỗ và đọc kinh, mời mấy người bạn thân đến để đọc kinh cầu

nguyện. Mới giỗ xong hôm thứ bảy. Con cái về đầy hết, rồi mới đi hết rồi. Mấy đứa cháu nội đi

thì lại nhớ.

TVD: Bác có những cơ hội chia sẻ cho những người con và cháu của bác cuộc sống không?

NN: Nhiều khi các con đến đây ăn chơi nói chuyện thì mỗi người có một chuyện gì thì kể cho

mẹ nghe, tâm sự nói chuyện với nhau, cái đó thường xuyên cô ạ. Nhiều khi có gì thấy thì nói

chuyện với mẹ con với nhau, rồi mình cũng giải thích.

TVD: Bác nói bác có tiểu sử phải không bác?

NN: Tôi kể chuyện lại cho các cháu. Chẳng hạn như bên tôi, tôi có ông bà ngoại tôi, rồi những

người con, rồi những người con khác nữa. Biết những người nào ở Việt Nam, ở đây, rồi bên nhà

nội tôi nữa. Kể đại khái cô này có bao nhiêu con để các cháu biết. Tôi gọi là một chút. Còn sự

thật cô nghĩ sang đây rồi, gia đình con cái người lấy chồng Mỹ, người lấy vợ Mỹ, rồi cũng chả

còn gì nữa. Gọi là một chút vậy thôi. Họ hàng ở Việt Nam thì đâu có biết. Ngay cả mấy cô em

tôi ở bên Arizona, các con tôi hỏi cô chú này là gì. Thế đấy, tại vì xa xôi quá, gặp nhau lâu lâu

mới có một dịp.

TVD: Cô có về Việt Nam lần nào chưa?

NN: 95 Tôi có về.

TVD: Vậy về rất là sớm.

NN: Vâng. Đi theo cô em về.

TVD: Trong chuyến đi đó, bác phải đi những nơi nào?

Page 26: Vietnamese American Oral History Project, UC Irvine Narrator

VAOHP0143   26  

NN: Chỉ có đi về miền Bắc, Hành Thiện đó, tìm lại mồ mã. Mồ mã tìm không ra. Tại mấy người

lên Hà Nội đó, nên nghèo, về để mà cải tán. Bên nội tôi thì họ hàng khá giả, về xây dựng. Tôi có

hai người anh, người anh và người chị giữa chết đấy. Tôi về có đi đến thăm. Người ta xây xi

măng đàng hoàng lắm rồi trong một vùng. Nhà thì phá hết, tại họ đến ở. Nhà tây cao to bị phá

hết. Tự nhiên về chỉ còn lại cái cổng, nhận ra vì thấy có cái miếu. Cây cối cũng phá hết, nhà cửa

phá hết. Bên ngoại tôi cũng thế. Nhờ thờ to lớn cũng bị phá luôn. Vào chẳng còn gì nữa. Họ vào

ở chiếm hết rồi. Mình đi đâu còn ai ở nhà đâu, bị chiếm hết rồi. Thành thử về phải có người quen

dẫn đi chứ những cái mình nhận diện nhà này nhà kia không giống ngày xưa nữa.

TVD: Chuyến đi đó bác chỉ đi chung với một người em thôi hả?

NN: Vâng.

TVD: Vậy không có bác trai hay con ạ?

NN: Các con tôi không có về.

TVD: Từ 95 đến giờ bác có đi về nữa không ạ?

NN: Không về nữa. Tại giờ về đi cũng ngại lắm. Đi mệt lắm cô ạ nên cũng ít đi.

TVD: Con bác có ai về Việt Nam không ạ?

NN: Cũng có về một lần. Có người về. Hương với Hiền, Vũ nữa, có 3 người về.

TVD: Trong cuộc sống của mình, là nửa cuộc đời rồi ở bên Mỹ. Bác có còn những hy vọng gì,

những gì mà bác muốn đạt trong cuộc sống nữa không?

NN: Tôi nói là tôi mãn nguyện. Tức là thấy các con cháu giỏi, không bằng ai nhưng mà cũng đủ.

Tôi không có một ao ước gì hơn, chỉ mong là con cái hạnh phúc, các cháu ngoan ngoãn học hành

giỏi, là tôi mừng rồi.

TVD: Thuý xin phép hỏi một câu cuối nữa là mai sau này khi bác không còn đây nữa, bác có

muốn những ký ức gì, di sản tinh thần gì cho các thế hệ sau?

Page 27: Vietnamese American Oral History Project, UC Irvine Narrator

VAOHP0143   27  

NN: Tôi bây giờ tất cả những gì nữ trang của tôi thì tôi chia hết, chia người này người kia, để lại

giấy hết rồi. Món nào món kia thì chia hết, theo giá trị của nó. Còn tiền thì ma chay có sẵn rồi, để

ra riêng. Tiền của tôi, khi nào tôi chết làm ma chay của tôi, còn dư bao nhiêu thì chia cho các

cháu.

TVD: Còn những di sản không phải về vật chất, mà về tin thần.

NN: Bây giờ chỉ có ao ước là các con hãy thương nhau, đùm bọc nhau, các anh chị em giúp đỡ

lẫn nhau. Đó là một điều tôi mong ước. Cũng không mong con cái sẽ giàu hơn hay gì, chỉ cần

nhất là anh chị em thương yêu nhau. Tôi còn đây thì về tụ họp hết. Bao giờ tôi đi khỏi thì cô

Hương sẽ là người tụ họp anh em lại. Bây giờ cứ ở đây, cứ giỗ nhà tôi thì về hết. Một năm thì về

hết, một năm thì có người không về tại vì chia ra bên chồng bên vợ đó. Có năm thì

Thanksgiving, có năm về tết, chia như vậy. Chứ không thể nào nhà mình vơ hết được.

TVD: Bác có gì mà chưa có cơ hội để kể. Trong cuộc phỏng vấn này bác muốn để giữ lại cho thế

hệ sau?

NN: Tôi phải nói là quê tôi Hành Thiện đẹp lắm. Chung quanh có sông bao bọc. Đường bên này

đi tuốt sang sông bên kia. Đẹp lắm!

TVD: Bác có muốn thế hệ cháu của bác thế nào?

NN: Các cháu như con cái của Hương, cháu sống với tôi, trông cháu từ bé. Cháu có nói về bà

ngoại của cháu. Rồi cháu đi sang bên Nam Mỹ, Phi Châu, người ta bảo cháu viết một thư từ. Họ

giữ lại, một năm sau họ cho cháu. Cháu để ra ngoài tôi mới đọc. Cháu nói thương bà, nói tình

thương của bà cháu không hiểu nhiều nhưng thương bà, thành ra tôi mãn nguyện lắm. Thấy các

cháu, con mình thương mình, lo lắng cho mình thì hạnh phúc đầy đủ lắm cô ạ. Thấy bà có trật

chân hay gì thi hỏi bà, các cháu dễ thương lắm. Tôi giờ có các cháu ở đây thì tôi vui lắm rồi. Đa

số thứ bảy tôi nấu món gì thì vui. Chứ giờ không ai đến đây thì chắc tôi buồn lắm. Tuổi già chỉ

Page 28: Vietnamese American Oral History Project, UC Irvine Narrator

VAOHP0143   28  

có vui với con cháu. Thỉnh thoảng gặp bạn bè thì đi chơi, đi hành hương, đi nhà thờ. Các con hỏi

mẹ thích đi đâu thì mẹ chỉ thích đi nhà thờ thôi. Thế là vui rồi cô ạ. Chẳng còn ao ước gì. Đâu

còn bao năm nữa đâu cô, kể ra tuổi ta cũng 80 rồi. Mình chỉ lo giữ sức khoẻ của mình thôi. Bà

mong rằng khi mình đi làm sao thì khoẻ, chứ không nằm một chỗ làm cho các con cháu khổ. Chỉ

mong sao ngày giờ chúa gọi về thì cho đi go in peace vậy thôi. Chứ cho con cháu phục vụ mình

thì đâu khổ lắm. Đi một cách nhẹ nhàng.

TVD: Thuý cũng cám ơn bác đã chia sẻ cuộc sống của bác.

NN: Cám ơn cô nhiều lắm.

--End of Transcript--