4
y häc thùc hµnh (767) - sè 6/2011 11 - Lâm sàng din bi ến chm - Du hi u ct lp vi tính quan trng là hình nh các mng xơ hoá có ttrng phn mm ít ngm thuc cn quang bao bc các mch l n, thc qun và khí qun. Thành mch bvôi hoá hay xơ va. Không thy xâm ln vào l p niêm mc thc qun và khí qun. Lưu thông ca thc qun chbcn trnhnhàng. Không có hch và di căn các cơ quan lân cn (phi, màng phi...) Vchn đoán phân bit chúng tôi mun đặt ra đây là vi các tn thương ác tính: - Các u trung tht hay di căn hch trung tht thường có tính cht hch hay các mng có dng tchc mm vi các đặc đim nhi u thumúi bao bc các mch ln, chèn ép vào thc qun, khí qun...Có gi i hn không rõ xâm l n các cơ quan. Hơn na chúng ta có thbi ết trước u nguyên phát [4]. - Các bt thường bm sinh như giãn thc qun bm sinh, thc qun đôi, co tht tâm v...Các bnh lý này dù có mt sdu hiu tương tnhư nut nghn, hi chng u trung tht... nhưng có thchn đoán dnhcác kthut thông thường [4, 5]. KẾT LUẬN Mt căn bnh lành tính nhưng đi u trcòn nhi u khó khăn chúng tôi mun đề cp trong khuôn khbài này, nhm thông báo và đưa ra mt sdu hiu gi ý góp phn tìm hiu thêm vbnh lý vùng lng ngc- trung tht có liên quan đến mch máu, thc qun và bmáy hô hp... TÀI LI ỆU THAM KHẢO 1. Brooks AP. Computed tomography of idiopathic retroperitoneal fibrosis “periaortitis “: variant, variations, patterns and pitfalls.Clinical Radiology 1990; 42: 75-79. 2. Buthiau D et coll. Fibrose rétroperitonéale. TDM et IRM clinique 1992: 697-698. 3. Degesys GE, Dunnick NR, Silverman PM, Cohan RH, Illecas FF, Castagno A. Rétropéritonéal fibrosis: use of CT in distinguishing among poosible causes. 4. Joffre F, Cinqualbre A, Rousseau H. Imagérie des fibroses rétroperitonéales bénignes. Edictions techniques EMC 1993; 34-290 A10: 1-13. 5. Smith SJ, Bosniak MA, Megibow AJ, Hulnick DH, Smiles S and coll. CT demonstration of rapid improvement of retroperitoneal fibrosis in response to steroid therapy. Urol.Radiol 1986 ; 8: 104-107. T×NH H×NH VI£M NI£M M¹C Tö CUNG SAU §Î §IÒU TRÞ T¹I BÖNH VIÖN PHô S¶N TRUNG ¦¥NG TRONG 2 N¡M Tõ 2008-2009 NGUYN STHNH, LÊ THTHANH VÂN Bnh vin Phsn Trung Ương TÓM TẮT Mục tiêu nghiên cứu: xác định tỷ lệ vi êm niêm mạc tử cung (VNMTC) tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương (BVPSTW) và nêu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của VNMTC của 2 nhóm sau đẻ đường âm đạo và ml ấy thai. Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu hồ sơ VNMTC điều trị tại BVPSTW bao gồm cả trường hợp đẻ tại viện và đẻ tại các bệnh viện khác. Kết quả nghi ên cứu: Tỷ lệ VNMTC tại BVPSTW trong 2 năm 2008-2009 là 0,55% trong toàn bộ những trường hợp để, hay gặp hơn trong trường hợp mổ lấy thai (0,75%), cao hơn đẻ đường âm đạo l à 1,94 lần (p<0,05). Năm 2009 tỷ lệ VNMTC giảm hơn 2008(p<0,05). Đặc điểm lâm sàng của VNMTC: Tuổi trung bình 27± 4,3, lứa tuổi sinh đẻ nhiều. 50,5% ở sản phụ đẻ lần đầu ti ên. Thời gian xuất hiện bệnh chủ yếu là sau 1 tuần (84,8%), với triệu chứng chủ yếu l à sốt trên 38ºC (94,6%), tử cung co hồi chậm (94,6%), sản dịch nhiều, kéo dài (70,9%). Xét nghiệm cận lâm sàng biểu hiện nhiễm trùng qua công thức bạch cầu tăng trên 11000/mm3, CRP tăng cao trung bình 73±50,1 mg/l. Khi cấy sản dịch vi khuẩn hay gặp nhất l à E coli chi ếm 47,4%. Kết luận: Vấn đề vô khuẩn trong khi có thai và đẻ rất quan trọng. đặc biệt trong mổ lấy thai. Cần nghiên cứu thêm về yếu tố nguy cơ gây VNMTC trong đẻ để đưa ra hướng phòng bệnh có hiệu quả cao. Tkhóa: viêm niêm mạc tử cung SUMMARY Objective: Endometritis in the National Hospital of Gynecology-Obstetrics - nosometry and characterization of clinical, paraclinical symptoms of postpartum endometritis in the transvaginal delivery and abdominal delivery (partus caesareus) groups. Methods: Retrorespective documentation from the medical records in the National Hospital of Gynecology-Obstetrics, including deliveries both in the hosptal and other ones. Results: In the two years of 2008-2009, the endometritis incidence was 0.55% of the total devivery cases, higher in abdominal delivery (0.75%) which was greater than transvaginal delivery by 1.94 times (p<0.05). In 2009, the incidence was less prevalent than 2008 (p<0.05). Clinical charaterization: Age averege: 27 ± 0.43, falling in the prolific lifetime. Noticible prevalence was in primiparous puerperal women - 50.5%. The remarkable majority of occurences were a week after the dilivery (84.8) with the following symptoms: fever over 38 o C (94.6%), slow uterine involution (94.6%); profused and prolonged lochiorrhagia (70.9%). Paraclinical tests revealed infections through blood counts with increases in leucocyte (over 11,000/mm 3 ) and CRP (73 ± 50,1mg/l) with infection of E coli was the commonest (47.4%). Conclusion: Sterility is essential during the pregnanccy, especially in abdominal parturation. Further investigation on the risk factors of the postpartum endometritis is needed to propose effective measures for prevention. Keywords: Endometritis ĐẶT VẤN ĐỀ Viêm niêm mạc tử cung (NMTC) sau đẻ là một trong những hình thái sớm và hay gặp nhất của nhiễm khuẩn hậu sản. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời viêm NMTC có thể tiến triển thành những hình thái nhiễm khuẩn nặng sau đẻ như viêm tử cung toàn b, viêm phần phụ, viêm quanh tử cung dẫn đến viêm phúc mạc tiểu khung hay vi êm phúc mạc toàn thể, cuối cùng là nhi ễm khuẩn huyết là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, đặc biệt ở nước đang phát triển. Sự tiến bộ về hồi sức, phẫu thuật, kháng sinh mới đã

T×NH H×NH VI£M NI£M M¹C Tö CUNG SAU §Î §IÒU TRÞ T¹I …yhth.vn/upload/news/sinhsan.pdf · khác nhau có ý nghĩa thống kê, với p

  • Upload
    others

  • View
    4

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: T×NH H×NH VI£M NI£M M¹C Tö CUNG SAU §Î §IÒU TRÞ T¹I …yhth.vn/upload/news/sinhsan.pdf · khác nhau có ý nghĩa thống kê, với p

y häc thùc hµnh (767) - sè 6/2011

11

- Lâm sàng diễn biến chậm - Dấu hiệu cắt lớp vi tính quan trọng là hình ảnh các

mảng xơ hoá có tỷ trọng phần mềm ít ngấm thuốc cản quang bao bọc các mạch lớn, thực quản và khí quản. Thành mạch bị vôi hoá hay xơ vữa. Không thấy xâm lấn vào lớp niêm mạc thực quản và khí quản. Lưu thông của thực quản chỉ bị cản trở nhẹ nhàng. Không có hạch và di căn các cơ quan lân cận (phổi, màng phổi...)

Về chẩn đoán phân biệt chúng tôi muốn đặt ra ở đây là với các tổn thương ác tính:

- Các u trung thất hay di căn hạch trung thất thường có tính chất hạch hay các mảng có dạng tổ chức mềm với các đặc điểm nhiều thuỳ múi bao bọc các mạch lớn, chèn ép vào thực quản, khí quản...Có giới hạn không rõ xâm lấn các cơ quan. Hơn nữa chúng ta có thể biết trước u nguyên phát [4].

- Các bất thường bẩm sinh như giãn thực quản bẩm sinh, thực quản đôi, co thắt tâm vị...Các bệnh lý này dù có một số dấu hiệu tương tự như nuốt nghẹn, hội chứng u trung thất... nhưng có thể chẩn đoán dễ nhờ các kỹ thuật thông thường [4, 5].

KẾT LUẬN Một căn bệnh lành tính nhưng điều trị còn nhiều khó

khăn chúng tôi muốn đề cập trong khuôn khổ bài này, nhằm thông báo và đưa ra một số dấu hiệu gợi ý góp phần tìm hiểu thêm về bệnh lý vùng lồng ngực- trung thất có liên quan đến mạch máu, thực quản và bộ máy hô hấp...

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Brooks AP. Computed tomography of idiopathic

retroperitoneal fibrosis “periaortitis “: variant, variations, patterns and pitfalls.Clinical Radiology 1990; 42: 75-79.

2. Buthiau D et coll. Fibrose rétroperitonéale. TDM et IRM clinique 1992: 697-698.

3. Degesys GE, Dunnick NR, Silverman PM, Cohan RH, Illecas FF, Castagno A. Rétropéritonéal fibrosis: use of CT in distinguishing among poosible causes.

4. Joffre F, Cinqualbre A, Rousseau H. Imagérie des fibroses rétroperitonéales bénignes. Edictions techniques EMC 1993; 34-290 A10: 1-13.

5. Smith SJ, Bosniak MA, Megibow AJ, Hulnick DH, Smiles S and coll. CT demonstration of rapid improvement of retroperitoneal fibrosis in response to steroid therapy. Urol.Radiol 1986 ; 8: 104-107.

T×NH H×NH VI£M NI£M M¹C Tö CUNG SAU §Î §IÒU TRÞ T¹I BÖNH VIÖN PHô S¶N TRUNG ¦¥NG TRONG 2 N¡M Tõ 2008-2009

NGUYỄN SỸ THỊNH, LÊ THỊ THANH VÂN Bệnh viện Phụ sản Trung Ương

TÓM TẮT Mục tiêu nghiên cứu: xác định tỷ lệ viêm niêm mạc tử

cung (VNMTC) tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương (BVPSTW) và nêu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của VNMTC của 2 nhóm sau đẻ đường âm đạo và mổ lấy thai. Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu hồ sơ VNMTC điều trị tại BVPSTW bao gồm cả trường hợp đẻ tại viện và đẻ tại các bệnh viện khác. Kết quả nghiên cứu: Tỷ lệ VNMTC tại BVPSTW trong 2 năm 2008-2009 là 0,55% trong toàn bộ những trường hợp để, hay gặp hơn trong trường hợp mổ lấy thai (0,75%), cao hơn đẻ đường âm đạo là 1,94 lần (p<0,05). Năm 2009 tỷ lệ VNMTC giảm hơn 2008(p<0,05). Đặc điểm lâm sàng của VNMTC: Tuổi trung bình 27± 4,3, lứa tuổi sinh đẻ nhiều. 50,5% ở sản phụ đẻ lần đầu tiên. Thời gian xuất hiện bệnh chủ yếu là sau 1 tuần (84,8%), với triệu chứng chủ yếu là sốt trên 38ºC (94,6%), tử cung co hồi chậm (94,6%), sản dịch nhiều, kéo dài (70,9%). Xét nghiệm cận lâm sàng biểu hiện nhiễm trùng qua công thức bạch cầu tăng trên 11000/mm3, CRP tăng cao trung bình 73±50,1 mg/l. Khi cấy sản dịch vi khuẩn hay gặp nhất là E coli chiếm 47,4%. Kết luận: Vấn đề vô khuẩn trong khi có thai và đẻ rất quan trọng. đặc biệt trong mổ lấy thai. Cần nghiên cứu thêm về yếu tố nguy cơ gây VNMTC trong đẻ để đưa ra hướng phòng bệnh có hiệu quả cao.

Từ khóa: viêm niêm mạc tử cung SUMMARY Objective: Endometritis in the National Hospital of

Gynecology-Obstetrics - nosometry and characterization of clinical, paraclinical symptoms of postpartum endometritis in the transvaginal delivery and abdominal delivery (partus caesareus) groups. Methods: Retrorespective documentation from the medical records

in the National Hospital of Gynecology-Obstetrics, including deliveries both in the hosptal and other ones. Results: In the two years of 2008-2009, the endometritis incidence was 0.55% of the total devivery cases, higher in abdominal delivery (0.75%) which was greater than transvaginal delivery by 1.94 times (p<0.05). In 2009, the incidence was less prevalent than 2008 (p<0.05). Clinical charaterization: Age averege: 27 ± 0.43, falling in the prolific lifetime. Noticible prevalence was in primiparous puerperal women - 50.5%. The remarkable majority of occurences were a week after the dilivery (84.8) with the following symptoms: fever over 38oC (94.6%), slow uterine involution (94.6%); profused and prolonged lochiorrhagia (70.9%). Paraclinical tests revealed infections through blood counts with increases in leucocyte (over 11,000/mm3) and CRP (73 ± 50,1mg/l) with infection of E coli was the commonest (47.4%). Conclusion: Sterility is essential during the pregnanccy, especially in abdominal parturation. Further investigation on the risk factors of the postpartum endometritis is needed to propose effective measures for prevention.

Keywords: Endometritis ĐẶT VẤN ĐỀ Viêm niêm mạc tử cung (NMTC) sau đẻ là một trong

những hình thái sớm và hay gặp nhất của nhiễm khuẩn hậu sản. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời viêm NMTC có thể tiến triển thành những hình thái nhiễm khuẩn nặng sau đẻ như viêm tử cung toàn bộ, viêm phần phụ, viêm quanh tử cung dẫn đến viêm phúc mạc tiểu khung hay viêm phúc mạc toàn thể, cuối cùng là nhiễm khuẩn huyết là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, đặc biệt ở nước đang phát triển.

Sự tiến bộ về hồi sức, phẫu thuật, kháng sinh mới đã

Page 2: T×NH H×NH VI£M NI£M M¹C Tö CUNG SAU §Î §IÒU TRÞ T¹I …yhth.vn/upload/news/sinhsan.pdf · khác nhau có ý nghĩa thống kê, với p

y häc thùc hµnh (767) - sè 6/2011

12

làm thay đổi một phần đặc điểm lâm sàng của nhiễm khuẩn sản khoa, đặc biệt là viêm NMTC sau đẻ. Ngày nay VNMTC hiếm gặp ở những nước có nền kinh tế phát triển, điều kiện sống và chăm sóc y tế cao như các nước ở Tây Bắc Âu, Bắc Mỹ. Nhưng ở Việt Nam hình thái VNMTC sau đẻ vẫn chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong các hình thái của nhiễm khuẩn hậu sản. Nếu chúng ta không phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì có thể dẫn đến những biến chứng nặng nề, gây vô sinh, viêm phần phụ, cuối cùng có thể gây tử vong mẹ. Mục tiêu nghiên cứu:

1. Xác định tỷ lệ viêm niêm mạc tử cung đẻ tại bệnh viện phụ sản trung ương trong 2 năm 2008-2009.

2. Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của Viêm NMTC sau đẻ tại BVPSTƯ trong 2 năm 2008-2009.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Đối tượng nghiên cứu: tất cả bệnh nhân sau đẻ tại

BVPSTƯ bị viêm NMTC, nhóm đẻ tại nơi khác để so sánh và nhận xét. Sau khi đã loại trừ những trường hợp sốt không phải do nhiễm khuẩn hậu sản.

- Cỡ mẫu: chọn mẫu không xác suất lấy tất cả bệnh nhân trong 2 năm

- Phương pháp thu thập thông tin: lấy lại hồ sơ cũ đẻ tại BVPSTƯ. Tìm hiểu những triệu chứng và yếu tố liên quan đến VNMTC. Đánh giá kết quả điều trị tại viện

- Đạo đức trong nghiên cứu: bệnh nhân được hỏi thông tin và triệu chứng có liên quan đến chẩn đoán và điều trị. Kết quả và đánh giá được giữ bí mật không làm ảnh hưởng đến kết quả điều trị và uy tín của bệnh viện chỉ được thông báo cho phòng kế hoạch tổng hợp để rút kinh nghiệm trong công tác điều trị bệnh nhân.

KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 1. Tỷ lệ viêm NMTC sau đẻ Trong 2 năm nghiên cứu có 279 sản phụ viêm

NMTC, trong đó có 209 ca đẻ tại BVPSTW, được chia làm 2 nhóm đẻ đường ÂĐ và mổ lấy thai

Bảng 1. Tỷ lệ VNMTC tại BVPSTW Cách đẻ Tổng số đẻ VNMTC % OR (95%CI)

Đẻ đường ÂĐ 21006 81 0,39 Mổ lấy thai 17078 128 0,75

1,94 (1,07-2,06)

Tổng số 38084 209 0,55 P< 0,05 Tỷ lệ VNMTC sau đẻ tại BVPSTW trong thời gian 2

năm 2008-2009 là 0,55%. Sau mổ đẻ chiếm tỷ lệ cao hơn 0,75% cao gấp 1,94 lần so với đẻ đường ÂĐ có ý nghĩa thống kê với p <0,05

Bảng 2. Tỷ lệ viêm NMTC trong từng năm Viêm NMTC

ĐÂĐ MLT Tổng số Năm

n % n % n % 2008 59 49,6 101 63,1 160 57,3 2009 60 50,4 59 36,9 119 42,7 TS 119 100 160 100 279 100 P<0,05 Năm 2009 số VNMTC sau đẻ nhiều hơn, chiếm

57,3%. Tỷ lệ sau mổ lấy thai hay đẻ thường của 2 năm khác nhau có ý nghĩa thống kê, với p<0,05, năm 2009 tỷ lệ viêm NMTC sau mổ lấy thai thấp hơn năm 2008, mặc dù tỷ lệ mổ lấy thai chung toàn viện cao hơn, phải chăng kỹ thuật mổ lấy thai tốt hơn nên tỷ lệ VNMTC giảm đi. Khi so sánh với các kết quả nghiên cứu của các tác giả khác Tỷ lệ VNMTC sau đẻ cũng như sau mổ thấp hơn nhiều, do thời gian nghiên cứu trước nghiên cứu này hơn 10 năm.

Bảng 3. Tỷ lệ VNMTC theo một số tác giả Tên tác giả Năm MLT ĐÂĐ

Sweet và Ledger 1973 1983

20,8 13,5

2,6 1,3

Gibbs và CS 19991 38,5 1,2 Chử Quang Độ 2002 1,2 -

Nguyễn Thị Phương Liên 2005 1,3 0,3 Tác giả 2008

2009 0,75 0,39

Các tác giả đều thống nhất nhận định rằng: Tỷ lệ VNMTC sau mổ lấy thai cao hơn rõ rệt so với đẻ đường ÂĐ, cũng giống với những nghiên cứu khác. Như vậy MLT là một trong những yếu tố nguy cơ của VNMTC sau đẻ.

So sánh với những nghiên cứu tại bệnh viện PSTW, tỷ lệ VNMTC giảm rõ rệt từ 1,2-1,3% xuống 0,75%.

Tuổi trung bình của 279 sản phụ VNMTC sau đẻ là 27±4,3 tuổi, thấp nhất là 17 tuổi và cao tuổi nhất là 44 tuổi.

Bảng 4. Tuổi đối tượng nghiên cứu

Tuổi n % <20 18 6,5

20-24 52 18,6 25-29 129 46,2 30-34 66 24,7 ≥35 14 3,9 TS 279 100

Trung bình 27 ± 4,3 Lứa tuổi mắc bệnh cao nhất từ 25-29 tuổi (46,2%),

phù hợp với tuổi sinh đẻ nhiều nhất. Công tác vệ sinh trong sinh đẻ, hậu sản chưa tốt, đẻ càng nhiều tỷ lệ nhiễm trùng càng cao.

Bảng 5. Nghề nghiệp đối tượng nghiên cứu Viêm NMTC

ĐÂĐ MLT Tổng số Nghề

nghiệp N % n % n %

Cán bộ 52 43,7 75 46,9 127 45,5 Công nhân 20 16,8 24 15 44 15,8 Nông dân 9 7,6 5 3,1 14 5 Nhân dân 38 31,9 56 35 94 33,7

TS 119 100 160 100 279 100 P > 0,05 Nghề nghiệp đối tượng nghiên cứu không có sự

khác nhau giữa nhóm đẻ đường ÂĐ hay nhóm mổ lấy thai. Do bệnh viện ở Hà Nội, số bệnh nhân thành phố HN cao (64,5%), nên tỷ lệ cán bộ cũng cao nhất (45,5%), số bệnh nhân là nông dân thấp nhất chỉ có 5%.Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Phương Liên, phân bố nghề nghiệp giữa các nhóm là tương đương nhau. Lý giải cho sự khác nhau này là do đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là VNMTC, một hình thái nhẹ của NKHS nên họ được điều trị tại cơ sở, chỉ lên viện khi bệnh nặng hơn, như viêm toàn bộ cơ tử cung, viêm phúc mạc.

Bảng 6. Số lần có thai và sinh con Viêm MNTC sau đẻ

ĐÂĐ MLT Tổng số

Số lần sinh n % n % n %

Lần 1 63 52,9 78 48,8 141 50,5 Lần 2 26 21,8 34 21,3 60 21,5 Lần 3 13 10,9 25 15,6 38 13,6 Lần 4 10 8,4 14 8,8 24 8,6 Lần 5 7 5,9 9 5,6 16 5,7

TS 119 100 160 100 279 100 Số lần mang thai trung bình là 2,01±1,35, cao nhất là

nhóm có thai lần 1, chiếm 50,5%. lần 2 là 21,5%. Giữa 2

Page 3: T×NH H×NH VI£M NI£M M¹C Tö CUNG SAU §Î §IÒU TRÞ T¹I …yhth.vn/upload/news/sinhsan.pdf · khác nhau có ý nghĩa thống kê, với p

y häc thùc hµnh (767) - sè 6/2011

13

nhóm không có sự khác biệt. Hiện nay chính sách dân số mỗi gia đình chỉ có 1-2

con nên tỷ lệ đẻ cao ở 2 nhóm 1-2 con nên VNMTC cũng tập trung cao ở 2 nhóm đấy.

Bảng 7. Thời gian xuất hiện VNMTC Viêm NMTC

ĐÂĐ MLT Tổng số Thời gian

(ngày) n % n % n %

1-2 6 5 6 3,8 12 4,5 3-7 13 10,9 9 5,6 22 7,7

8-15 100 84,1 145 90,6 245 87,8 TS 119 100 160 100 279 100

P>0,05 Thời gian phát hiện bệnh thường sau 1 tuần chiếm tỷ

lệ 87,8%. Thời gian xuất hiện nhiễm khuẩn sớm 1-2 ngày sau

đẻ 4,5%. Những trường hợp này thường liên quan tới nhiễm khuẩn trước và trong chuyển dạ vì vậy sau đẻ 1-2 ngày đã xuất hiện dấu hiệu sốt, sản dịch hôi gọi là VNMTC sớm, thường triệu chứng nặng và xuất hiện trong vòng 24 h đầu.

Bảng 8. Triệu chứng sốt sau đẻ Viêm NMTC

ĐÂĐ MLT Tổng số Thời gian

(ngày) n % n % n %

1- 3 11 9,2 10 6,3 21 7,4 4-7 21 17,6 33 20,6 54 19,3

8-10 25 21 46 28,7 71 25,4 >10 62 52,2 71 44,4 133 47,9 TS 119 100 160 100 279 100

Sốt thường là triệu chứng đầu tiên, báo hiệu có nhiễm khuẩn sau đẻ. Muốn đánh giá đúng tình trạng sốt, phải theo dõi nhiệt độ nhiều lần trong ngày.

Nhiệt độ trung bình là 38,8º ± 0,7. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu khác của Alan Decherney (1990), Beckmann (2002). Tất cả đều cho rằng sốt là dấu hiệu rất có giá trị trong chẩn đoán VNMTC, đặc biệt khi các sản phụ có kèm theo các yếu tố nguy cơ. Tuy nhiên cần phải loại trừ các trường hợp sốt do những nguyên nhân khác như viêm phổi, viêm đường tiết niệu, căng vú sau đẻ. 64,9% có nhiệt độ 38º C – 39º C, 27,9% cao trên 40º C. Thời gian sốt sau đẻ 10 ngày chiếm tỷ lệ cao nhất 47,9%. Triệu chứng sốt không có sự khác biệt giữa 2 nhóm với p> 0,05

Bảng 9. Triệu chứng lâm sàng Viêm NMTC

ĐÂĐ MLT Tổng số Triệu chứng lâm

sàng n % n % n %

Sốt >38 ºC 111 93,2 153 95,6 264 94,6 Co hồi chậm

114 95,7 150 93,8 264 94,6 Tử cung

Di động đau

73 61,3 92 57,5 165 59,1

nhiều 86 72,3 112 70 198 70,9 hôi 69 57,9 91 56,8 160 57,3

Sản dịch

lẫn mủ 0 0 5 3,1 5 1,8 Triệu chứng VNMTC điển hình khi sau đẻ có sốt

(94,6%), tử cung co hồi chậm (94,6%), di động tử cung đau (59,1%), sản dịch ra nhiều, kéo dài (70,9%) có mùi hôi (57,3%).

Tử cung co hồi chậm là triệu chứng rất điển hình, chiếm tỷ lệ rất cao. Khi bị viêm NMTC thường hay gặp trong những trường hợp sót rau, sót màng, bế sản dịch (đặc biệt trong mổ lấy thai chủ động). Từ đó dẫn đến

đặc điểm của sản dịch nhiều, kéo dài, nếu lâu nữa sẽ có mùi hôi và tử cung viêm lâu sẽ đau khi khám. Tùy từng triệu chứng có thể đánh giá mức độ bệnh nặng hay nhẹ, chúng ta phát hiện muộn hay sớm. Khi sản dịch có mủ là những trường hợp nhiễm trùng nặng và kéo dài và ở nhóm mổ lấy thai là chủ yếu. Nếu những sản phụ này không được điều trị tích cực bệnh sẽ tiến triển nặng hơn. Cuningham (1993) cũng có nhận xét tương tự về triệu chứng sản dịch bẩn.

Bảng 10. Xét nghiệm máu ĐÂĐ MLT Tổng số Kết quả xét nghiệm

n % n % n % SLBạch cầu (x 103/mm3)

119 100 160 100 279 100

<11 37 31,1 52 32,5 89 31,9 11- <20 78 65,5 99 61,8 177 63,5

≥ 20 4 3,4 9 5,7 13 4,6 Số lượng Hb(g/l) 119 100 160 100 279 100

<70 3 2,5 3 2,2 6 2,2 70-110 42 35,3 47 29,4 89 31,9 >110 74 62,2 110 68,7 184 65,9

Nồng độ CRP(mg/l) 119 100 160 100 279 100 6- 48 61 51,2 66 41,2 127 45,5 49-96 30 25,2 57 35,6 87 31,2

97-192 22 18,5 27 16,9 49 17,5 >192 6 5,1 10 6,3 16 5,8

Trung bình 70±54,7 77±55,2 73,5±50,1 Xét nghiệm máu biểu hiện nhiễm khuẩn rõ rệt. Công

thức bạch cầu tăng cao trêm 11000/mm³, CRP dương tính 100%, hàm lượng trung bình là 73,5±50,1mg/l. Bệnh rất nặng khi CRP >97mg/l chiếm 23,3%. Thực tế CRP có giá trị trong theo dõi điều trị bệnh.

VNMTC chỉ là thể nhẹ trong NKHS, ít ảnh hưởng đến tình trạng thiếu máu, chỉ có 2,2 % có Hb< 70g/l.

Bảng 11. Kết quả GPBL ĐÂĐ MLT Tổng số GPBL

n % n % n % Viêm NMTC 8 6,7 9 5,6 17 6,1

Màng rụng thoái hóa

9 7,6 10 6,3 19 6,8

Hoại tử huyết 11 9,2 6 3,8 17 6,1 Hoại tử mô 0 0 2 1,3 2 0,7 Không làm 91 76,5 133 83,1 224 80,3

TS 119 100 160 100 279 100 Trong số bệnh nhân nghiên cứu chỉ có 55 trường hợp

có kết quả GPBL, trong đó có 17 ca VNMTC (30,8%), còn lại chỉ là hoại tử huyết hay màng rụng thoái hóa

Bảng 12. Xét nghiệm vi khuẩn Viêm NMTC

ĐÂĐ MLT Tổng số Vi khuẩn gây

bệnh n % n % n %

Cấy sản dịch 49 100 64 100 113 100 Âm tính 23 46,9 22 34,4 45 39,8

Dương tính 26 51,3 42 65,6 68 60,2 Chlamydia 78 100 110 100 188 100

Âm tính 26 33,3 60 54,5 86 45,7 Dương tính 52 66,7 50 45,5 102 54,3

Cấy máu âm tính 17 100 21 100 38 100 Không có trường hợp nào cấy máu dương tính, nếu

cấy máu dương tính là bệnh đã rất nặng, là thể nhiễm khuẩn huyết.

Cấy sản dịch 113 ca chiếm 40,5%, có vi khuẩn gây bệnh 68 ca chiếm tỷ lệ 60,2%. Xác định được vi khuẩn gây bệnh hay gặp là E coli (47,4%), Chlamydia dương tính 102 ca (54,3%). Cấy sản dịch là một xét nghiệm cần

Page 4: T×NH H×NH VI£M NI£M M¹C Tö CUNG SAU §Î §IÒU TRÞ T¹I …yhth.vn/upload/news/sinhsan.pdf · khác nhau có ý nghĩa thống kê, với p

y häc thùc hµnh (767) - sè 6/2011

14

thiết, cần phải làm trước khi điều trị kháng sinh. KẾT LUẬN Viêm niêm mạc tử cung sau đẻ tại Bệnh viện Phụ

sản Trung ương trong 2 năm 2008-2009 chiếm tỷ lệ 0,55%, hay gặp hơn ở nhóm mổ lấy thai cao hơn nhóm đẻ dường âm đạo 1,94 lần có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Tỷ lệ bệnh giảm khá nhiều so với thập niên trước, nhưng vẫn chú ý vì gặp nhiều hơn ở nhóm mổ lấy thai vì tỷ lệ mổ lấy thai tại các bệnh viện ngày càng tăng, gặp ở những sản phụ đẻ lần đầu (50,5%). Triệu chứng lâm sàng khá điển hình với các đặc điểm

- Thời gian xuất hiện chủ yếu sau 1 tuần (84,8%) - Những triệu chứng điển hình: Sốt trên 38độ C

(94,6%), Tử cung co hồi chậm (94,6%) và sản dịch nhiều, kéo dài (70,9%).

Khi xét nghiệm máu cho thấy: - CRP cao trong tất cả các trường hợp, trung bình

73,5±50,1mg/l. - Bạch cầu đa nhân trung tính trên 11 nghìn ở 68,1% - Thiếu máu trung bình với Hg < 11g/l gặp trong

31,9%. Trong 55 trường hợp nạo NMTC có kết quả giải

phẫu chỉ thấy VNMTC ở 30,8% trường hợp. Khi cấy sản dịch E. coli là vi khuẩn hay gặp cao nhất

(47,4%), sau đó là tụ cầu vàng 26,6%. Vấn đề vô khuẩn trong khi có thai và đẻ vẫn là yếu tố

quan trọng, cần chú ý để giảm tỷ lệ VNMTC đặc biệt ở những người đẻ con so, đề phòng những viêm nhiễm nặng nề và gây vô sinh sau đẻ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Tuấn Anh (2000), Nghiên cứu lâm sàng

những trường hợp nhiễm khuẩn hậu sản điều trị tại Viện BVBM&TSS trong 3 năm 6/1999-6/2000. Luận văn thạc sĩ. Trường ĐHY Hà Nội.

2. Phan Kim Anh (1986, Một vài nhận xét về vi khuẩn gây nhiễm khuẩn huyết trong sản phụ khoa. Hội nghị tổng kết nghiên cứu khoa học và điều trị nam 1986. VBVBMTSS, tr 76-77.

3. Bộ Y tế (2005)Sốt sau đẻ hứng dẫn chuẩn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, tr 202-211

4. Trần Ngọc Can (1978). Nhiễm khuẩn hậu sản - sản phụ khoa. Nhà xuất bản y học tr 295-302.

5. Nguyễn Cảnh Chương (1999)Tình hình nhiễm khuẩn sản phụ khoa tại khoa sản 3 VBVBMTSS năm 1996. Tạp chí thông tin Y dược chuyên đề sản phụ khoa 12/1999 tr 203-206.

6. Chử Quang Độ (2002). Góp phần nghiên cứu các hình thái lâm sàng và những yếu tố liên quan gây nhiễm khuẩn sau mổ đẻ tại VBVBMTSS từ 1/2000- 6/2002. luận văn tốt nghiệp thạc sĩ y khoa, trường ĐHY HN.

7. Nguyễn Thị Phương Liên (2005). Tình hình viêm nội mạc tử cung sau đẻ tại BV PSTW từ tháng 6/2004- 5/2005. Luận văn tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp II Trường đại học Y Hà Nội

8. Nguyễn Viết Tiến (1986) Nhận xét 68 trường hợp viêm phúc mạc Sản khoa tại VBVBMTSS. Luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú trường ĐHYHN.

9. Lê Thanh Tùng (2001) xác định giá trị CRP trong chẩn đoán nhiễm khuẩn ối ở ối vỡ non. Luận văn thạc sỹ Y khoa trường ĐHY HN.

10. Charles R.B Backmann (2002), Postpartum infection. Obstetrics and gynecology, fourth edition. Lipiscott William & Willkins New York, pp 182-190.

NGHI£N CøU §ÆC §IÓM L¢M SµNG, NåNG §é IMMUNOGLOBULIN G Vµ CHøC N¡NG HµNG RµO M¸U N·O ë BÖNH NH¢N §éT QUþ CH¶Y M¸U N·O TR£N LÒU TIÓU N·O GIAI §O¹N CÊP

Tr­¬ng TuÊn Anh, Đại học ĐDNĐ

NguyÔn V¨n Ch­¬ng, Phan ViÖt Nga. Học Viện Quân y-103

ĐẶT VẤN ĐỀ Đột quỵ não là nhóm bệnh lý chiếm tỷ lệ cao trong

lâm sàng thần kinh và là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở nhiều quốc gia. Theo Tổ chức Y tế thế giới, năm 1990 tỷ lệ tử vong do đột quỵ não chiếm hàng thứ ba sau bệnh ung thư và các bệnh tim mạch. Chảy máu não là một thể của đột quỵ não chiếm tỷ lệ từ 18–35% tổng số bệnh nhân đột quỵ não. Tỷ lệ hiện mắc ở Trung quốc là 259,93/100.000 dân; ở Việt nam dao động trong khoảng từ 117– 425,5/100.000. Tỷ lệ tử vong trong 30 ngày đầu từ 30–40%, tỷ lệ chảy máu tái phát từ 4–10%; 50%, bệnh nhân sống sót là gánh nặng cho gia đình và xã hội. Hệ thống hàng rào máu não vừa là rào cản vật lý vừa là hệ thống vận chuyển tế bào. Khi hàng rào máu não bị tổn thương, tế bào nội mô bị lỏng lẻo thậm chí bị phá vỡ. Các ion, Protein và thành phần hữu hình xâm nhập tế bào não gây phù tổ chức não là yếu tố tiên lượng nặng cho bệnh nhân đột quỵ não. Vì vậy việc nghiên cứu đánh giá chức năng hàng rào máu não là rất quan trọng. Chúng tôi thực hiện đề tài nhằm mục tiêu:

1. Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng và hình ảnh chụp cắt lớp vi tính ở bệnh nhân đột quỵ chảy máu

não trên lều tiểu não giai đoạn cấp. 2. Xác định nồng độ ImmunoglobulinG trong dịch

não tuỷ, huyết thanh; đánh giá chức năng hàng rào máu não ở bệnh nhân đột quỵ chảy máu não trên lều tiểu não giai đoạn cấp.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu Gồm 32 bệnh nhân đột quỵ não giai đoạn cấp điều trị

tại khoa đột quỵ não Bệnh viện 103 từ tháng 4/2009 đến 5/2010.

2. Phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu, cắt ngang, mô tả có phân tích. Căn cứ vào tiêu chuẩn lâm sàng, chụp cắt lớp vi tính sọ não, làm các xét nghiệm phục vụ nghiên cứu. Xét nghiệm huyết thanh và dịch não tuỷ cùng thời điểm với nhau.

3. Phương pháp thống kê và xử lý số liệu. Các kết quả được thống kê và xử lý bằng các thuật

toán thích hợp phục vụ cho mục đích nghiên cứu. Xử lý số liệu trên phần mềm SPSS 16.0 và EPI-INFO 6.04.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Bảng 1. Phân bố theo tuổi của bệnh nhân trong

nghiên cứu.