12
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC KHÚC VĂN HÀO TẬN DỤNG ƢU THẾ PHƢƠNG PHÁP ĐỌC SÁNG TẠO VÀO DẠY HỌC “TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP” CỦA HỒ CHÍ MINH Ở LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN HÀ NỘI - 2014

TẬN DỤNG ƢU THẾ PHƢƠNG PHÁP ĐỌC SÁNG TẠO VÀO DẠY …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/8770/1/05050002053.pdf · trƢỜng ĐẠi hỌc giÁo dỤc khÚc vĂn

  • Upload
    others

  • View
    9

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

KHÚC VĂN HÀO

TẬN DỤNG ƢU THẾ PHƢƠNG PHÁP

ĐỌC SÁNG TẠO VÀO DẠY HỌC

“TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP” CỦA HỒ CHÍ MINH

Ở LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN

HÀ NỘI - 2014

2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

KHÚC VĂN HÀO

TẬN DỤNG ƢU THẾ PHƢƠNG PHÁP

ĐỌC SÁNG TẠO VÀO DẠY HỌC

“TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP” CỦA HỒ CHÍ MINH

Ở LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN

CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC

(BỘ MÔN NGỮ VĂN)

Mã số: 60 14 01 11

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Viết Chữ

HÀ NỘI - 2014

i

Lời cảm ơn!

Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ, giảng viên trường Đại học

Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo mọi điều kiện, giúp đỡ tôi trong

khóa học và suốt quá trình hoàn thành luận văn.

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tơi PGS. TS.

Nguyễn Viết Chữ - Đại học Sư phạm Hà Nội - Người thầy đã tận tình hướng

dẫn tôi trong quá trình thực hiện đề tài.

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường THPT Kiến An – Hải

Phòng đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu.

Xin gửi lời biết ơn chân thành đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn

ở bên tôi, động viên chia sẻ cùng tôi trong suốt thời gian qua, cho tôi niềm tin và

sự quyết tâm để tôi vượt qua mọi khó khăn trên con đường học tập.

Do những điều kiện khách quan và chủ quan, chắc chắn luận văn sẽ

không tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi rất mong muốn nhận được sự chỉ

bảo, những ý kiến đóng góp của các thầy giáo, cô giáo và các bạn.

Trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, tháng 11 năm 2014

Tác giả

Khúc Văn Hào

ii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Viết tắt Viết đầy đủ

GS Giáo sư

GV Giáo viên

HS Học sinh

Nxb Nhà xuất bản

PGS Phó giáo sư

THPT Trung học phổ thông

TS Tiến sĩ

iii

MỤC LỤC

Trang

Lời cảm ơn ...................................................................................................... i

Danh mục viết tắt ............................................................................................ ii

Mục lục ............................................................................................................ iii

Danh mục các bảng ......................................................................................... v

MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1

Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN ...................................................................... 8

1.1. Vấn đề phương pháp dạy học văn. ........................................................... 8

1.1.1. Vấn đề tiếp cận tác phẩm văn chương .................................................. 8

1.1.2. Các phương pháp dạy học văn .............................................................. 9

1.1.3. Phương pháp đọc sáng tạo .................................................................... 10

1.2. Ưu thế của phương pháp đọc sáng tạo trong tương quan với các

phương pháp khác của dạy học Ngữ văn ........................................................

19

1.3. Đọc sáng tạo với tác phẩm chính luận - Tuyên ngôn Độc lập ................. 21

1.3.1. Đặc trưng của tác phẩm chính luận ....................................................... 21

1.3.2. Đặc trưng văn chính luận của Hồ Chí Minh ......................................... 23

1.3.3. Đặc trưng của tác phẩm “Tuyên ngôn Độc lập” ................................... 24

1.3.4. Ưu thế của phương pháp đọc sáng tạo trong dạy học tác phẩm

Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh ...........................................................

28

Chƣơng 2: THỰC TRẠNG DẠY HỌC “TUYÊN NGÔN ĐỘC

LẬP” VÀ NHỮNG BIỆN PHÁP THÍCH HỢP .........................................

36

2.1. Đối tượng, tư liệu và quá trình khảo sát thực trạng dạy học tác

phẩm “Tuyên ngôn Độc lập” trong nhà trường ..............................................

36

2.2. Kết quả khảo sát ....................................................................................... 36

2.2.1. Kết quả khảo sát từ phía giáo viên ........................................................ 36

2.2.2. Kết quả điều tra từ phía học sinh .......................................................... 48

2.2.3. Kết luận về thực trạng .......................................................................... 50

2.3. Phân tích nguyên nhân ............................................................................. 50

2.4. Những biện pháp tận dụng ưu thế của phương pháp đọc sáng tạo

trong dạy học Tuyên ngôn Độc lập .................................................................

52

2.4.1. Những yêu cầu có tính nguyên tắc khi tận dụng ưu thế của

phương pháp đọc sáng tạo trong dạy học Tuyên ngôn Độc lập. .....................

52

iv

2.4.2. Các biện pháp tận dụng ưu thế của phương pháp đọc sáng tạo

trong dạy học Tuyên ngôn Độc lâp của Hồ Chí Minh ....................................

55

2.4.3. Xây dựng quy trình dạy học Tuyên ngôn Độc lập với việc tận

dụng ưu thế của đọc sáng tạo ..........................................................................

78

Chƣơng 3 : THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ................................................... 81

3.1. Mục đích thực nghiệm ............................................................................ 81

3.2. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm. .......................................................... 81

3.3. Nội dung thực nghiệm ............................................................................. 81

3.4. Các bước tiến hành thực nghiệm .............................................................. 104

3.5. Kết quả thực nghiệm ................................................................................ 105

KẾT LUẬN ................................................................................................... 107

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 109

PHỤ LỤC ....................................................................................................... 111

v

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 2.1. Các hình đọc mà giáo viên thường sử dụng trong các tiết học

Tuyên ngôn Độc lập .................................................................................................

47

Bảng 2.2. Các cách thức tiến hành khi giảng dạy Tuyên ngôn Độc lập .................. 48

Bảng 2.3. Tỉ lệ học sinh đọc trước tác phẩm trước khi vào học bài ........................ 48

Bảng 2.4. Mức độ được gọi đọc diễn cảm trong tiết học Tuyên ngôn Độc lập ................ 49

Bảng 2.5. Mức độ tham gia của học sinh trong tiết học Tuyên ngôn Độc lập .................. 49

Bảng 3.1. Kết quả thực nghiệm ................................................................................ 105

vi

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

“Tuyên ngôn Độc lập” là một kiệt tác văn chương gắn liền với cuộc đời vĩ

đại, sự nghiệp vẻ vang và tên tuổi của Hồ Chí Minh - danh nhân văn hóa, anh hùng

dân tộc, là một tác phẩm có ý nghĩa lịch sử đặc biệt - đánh dấu kỉ nguyên độc lập

của dân tộc ta sau hàng trăm năm nô lệ, đồng thời là tác phẩm mở đầu cho nền văn

học cách mạng kháng chiến. Ở nhà trường THPT đây là tác phẩm đặc biệt có giá trị

tiêu biểu về nhiều phương diện.

Trong nhà trường phổ thông Việt Nam hiện nay không có một tác phẩm văn

chương nào mà lại được sự chú ý và quan tâm của nhiều lĩnh vực như là Tuyên

ngôn Độc lập: hầu như không một thước phim nào về Hồ Chí Minh mà không gắn

với Tuyên ngôn Độc lập, không có một ngành nghệ thuật nào mà chưa từng đề cập

tới Bác và tuyên ngôn của Người, không một người công dân Việt Nam nào lại

không thuộc quốc ca, không biết đến Tuyên ngôn Độc lập ngày mùng 2 tháng 9

năm 1945 tại Ba Đình lịch sử.

Trước đến nay, chúng ta đã có nhiều cách thức, con đường dạy học Tuyên

ngôn Độc lập như: dạy học theo hướng đối thoại, con đường trực tuyến internet, con

đường dạy học nêu và giải quyết vấn đề, con đường dạy học hồ sơ, dạy học dự án…

Rất nhiều con đường mới trong dạy học đã được thể hiện với tác phẩm này nhưng

hầu như chưa có một cách học nào đạt hiệu quả tối ưu, nguyên nhân chính chúng tôi

cho rằng đó là do chúng ta chưa tận dụng hết được những lợi thế mà tác phẩm này

có được. Trong toàn bộ chương trình từ THCS đến THPT không có một tác phẩm

trữ tình – chính luận nào mà có nhiều lợi thế của phương pháp đọc sáng tạo để hỗ

trợ cho việc tiếp nhận như là Tuyên ngôn Độc lập. Tình trạng hiện nay dạy học áng

văn chương này vẫn nặng về phân tích văn bản, tình trạng chia đoạn, nghiêng nhiều

về việc tìm luận chứng, luận cứ của bài văn nghị luận mẫu mực, có thêm trữ tình

nhưng cũng chỉ thấy bóng dáng Hồ Chí Minh ở một số điểm, hầu như không bận

tâm đến việc phải làm thật rõ hoàn cảnh lịch sử của tác phẩm, tình trạng xa rời loại

thể, không nắm được tất cả những lợi thế mà tác phẩm có được.

“Tuyên ngôn Độc lập” là một tác phẩm đặc biệt, nhưng chúng ta chủ yếu đi

vào tìm hiểu văn bản này như là một tác phẩm nghị luận bình thường. Thực tế cho

2

thấy chưa có một tác phẩm nào mà lại được các hoạt động liên môn, liên ngành, các

tư liệu, các tri thức hỗ trợ nhiều như là Tuyên ngôn Độc lập. Chưa có một tác phẩm

nào mà lợi thế của đọc sáng tạo lại phong phú, có sức mạnh đặc biệt như ở tuyên

ngôn độc lập. Mà nếu chúng ta không tận dụng những lợi thế đó trong dạy học

tuyên ngôn thì quả là một điều đáng tiếc. Đã có nhiều cách thức, con đường dạy học

Tuyên ngôn Độc lập, nhưng chúng ta chưa tận dụng được những lợi thế của đọc

sáng tạo. Vì quan niệm đọc sáng tạo, người ta vẫn bị nặng nề bởi chữ “đọc”, việc

“đọc”. Trong các phương pháp dạy học không có phương pháp nào có nhiều lợi thế

với Tuyên ngôn Độc lập như là đọc sáng tạo. Do đó mà việc giảng dạy tác phẩm

đặc biệt này vẫn chưa đạt được hiệu quả tối ưu.

Giáo dục cho học sinh lòng yêu nước là mục tiêu giáo dục không bao giờ là

sai, là thừa ở bất cứ một quốc gia nào. Dạy học Tuyên ngôn Độc lập là cơ hội tốt

nhất để giáo dục lòng yêu nước, giáo dục lòng kiêu hãnh, tự hào về dân tộc cho thế

hệ trẻ. Tác phẩm này nằm trong hệ những áng văn chương bất hủ về chủ nghĩa yêu

nước, nó là chương hồi của chủ nghĩa yêu nước vằng vặc xưa nay. Điều này thật có

giá trị nếu như chúng ta biết tận dụng tốt những lợi thế của đọc sáng tạo trong dạy

học Tuyên ngôn Độc lập.

Trước đây khi dạy học Tuyên ngôn Độc lập, chúng ta chủ yếu truyền dạy

kiến thức để người học đối phó với các kì thi. Ngày nay việc dạy học tác phẩm này

đòi hỏi phải chú ý đến việc hình thành và phát triển các năng lực tiếp nhận Tuyên

ngôn Độc lập cho học sinh một cách sáng tạo. Các năng lực tiếp nhận này cũng rất

đa dạng: năng lực so sánh, năng lực liên tưởng, tưởng tượng, năng lực cảm xúc

nhân văn… Để phát triển cho học sinh những năng lực ấy khi dạy học Tuyên ngôn

Độc lập, thì việc tận dụng lợi thế của những hoạt động dạy học sáng tạo xung quanh

việc đọc diễn cảm, hỗ trợ để đạt hiệu quả tối ưu trong việc chiếm lĩnh văn bản, đây

là cách làm hiệu quả nhất.

Có thể khẳng định rằng: việc tìm hiểu Tuyên ngôn Độc lập chủ yếu trên

phương diện khai thác văn bản đã được làm rất tốt, nhưng nếu hỗ trợ được cho

những phần phân tích văn bản ấy bằng lợi thế của đọc sáng tạo thì việc tìm hiểu

Tuyên ngôn Độc lập sẽ đạt được những hiệu quả tốt hơn.

3

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê A (2009), Để học tốt Ngữ văn 12, tập một. Nxb Giáo dục, Hà Nội.

2. Lê Bảo (2009), Cảm nhận vẻ đẹp tác phẩm văn học Ngữ văn 12. Nxb Giáo dục,

Hà Nội.

3. Văn Chính (1999), “Ba bản tuyên ngôn độc lập ở ba thời điểm lịch sử”, Thời

báo tài chính Việt Nam.

4. Nguyễn Viết Chữ (2010), Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương trong

nhà trường. Nxb Giáo dục, Hà Nội.

5. Trần Cƣ (1986), “Tầm nhìn chiến lược của Bác Hồ trong Tuyên ngôn Độc lập”,

Tạp chí lịch sử quân sự ( 3)

6. Huy Đức (1990), “Tuyên ngôn Độc lập pháp lí thực tiễn và lí luận”, Báo Nhân

Dân ( 2)

7. Hà Minh Đức (1985), Tác phẩm văn của Chủ tich Hồ Chí Minh. Nxb Khoa học

xã hội

8. Trịnh Vƣơng Hồng (1986), Mấy ý kiến nhỏ góp vào bài “Tầm nhìn chiến lược

của Bác Hồ trong Tuyên ngôn Độc lập”. Tạp chí quân sự ( 4)

9. Tạ Đức Hiền (2009), Để học tốt Ngữ văn 12. Nxb Hà Nội.

10. Nguyễn Huy Hùng (1990), “Hồ Chí Minh với Tuyên ngôn Độc lập, những

dòng tư tưởng nhân văn”, Báo Nhân Dân (4)

11. Nguyễn Thanh Hùng (2002), Đọc và tiếp nhân văn chương. Nxb Giáo dục, Hà

Nội.

12. Nguyễn Thanh Hùng (2000), Hiểu văn, dạy văn. Nxb Giáo dục, Hà Nội.

13. Nguyễn Thị Thanh Hƣơng (1999), Phương pháp tiếp nhận tác phẩm văn học

ở trường THPT. Nxb Giáo dục, Hà Nội.

14. Nguyễn Thị Thanh Hƣơng (2001), Dạy học văn ở trường phổ thông. Nxb Đại

học Quốc gia Hà Nội.

15. Nguyễn Lai (1996), Ngôn ngữ với sáng tạo và tiếp nhận. Nxb Giáo dục, Hà

Nội.

16. Nguyễn Xuân Lạn (2001), Thơ văn Nguyễn Ái Quốc –Hồ Chí Minh trong

nghiên cứu phê bình. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

4

17. Nguyễn Đình Lễ (1996), “Về ý nghĩa đoạn trích trong Tuyên ngôn Độc lập

của Hồ Chí Minh”, Tạp chí lịch sử (2)

18. Phan Trọng Luận (2008), Ngữ văn 12, tập một. Nxb Giáo dục, Hà Nội.

19. Phan Trọng Luận (2008), Ngữ văn 12. Sách giáo viên. Nxb Giáo dục, Hà Nội.

20. Phan Trọng Luận (2010), Dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ

văn 12. Nxb Đại học sư phạm.

21. Phan Trọng Luận (2000), “Tiếp cận đồng bộ tác phẩm văn chương trong nhà

trường”, Tạp chí nghiên cứu giáo dục.

22. Phan Trọng Luận (1999), Đổi mới giờ học tác phẩm ở trường phổ thông. Nxb

Giáo dục, Hà Nội.

23. Phan Trọng Luận (2002), Xã hội – văn học – nhà trường. Nxb Đại học Quốc

Gia Hà Nội.

24. Phan Trọng Luận (2001), Phương pháp dạy học văn. Nxb Giáo dục, Hà Nội.

25. Phan Trọng Luận (1993), Cảm thụ văn học – giảng dạy văn học. Nxb Giáo

dục, Hà Nội.

26. Phƣơng Lựu (1987), Giáo trình lí luận văn học. Nxb Giáo dục, Hà Nội.

27. Nguyễn Đăng Mạnh (1997), Những bài văn bình giảng hay trong nhà trường

phổ thông trung học. Nxb trẻ.

28. Nguyễn Thành (1990), “Tìm lại bản chính do Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc ngày

2/9/1945”, Tạp chí cộng sản (9).

29. Trần Nho Thìn (2008), Phân tích tác phẩm Ngữ văn 12. Nxb Giáo dục, Hà

Nội.

30. Nguyễn Quốc Túy (1990), “Tuyên ngôn Độc lập- một nghệ thuật viết văn

nghệ thuật mẫu mực dân tộc và hiện đại”, Tạp chí văn học (3).

31. Trần Đình Sử - Phan Huy Dũng (1997), Phân tích và bình giảng tác phẩm

văn học lớp 12. Nxb Giáo dục, Hà Nội.