3
Thạc sỹ Nguyễn Hiếu Tín: Hoa Thư Với sự sáng tạo độc đáo, kết hợp với những nét bút tài hoa, điêu luyện, sắc xảo, thạc sỹ Nguyễn Hiếu Tín (Trường ĐH Tôn Đức Thắng) đã tạo nên những tác phẩm họa tự ấn tượng về rồng. Đây một món quà thật sự có ý nghĩa mà nhà thư pháp tài hoa trẻ tuổi Nguyễn Hiếu Tín đã dày công sáng tạo, nhằm chia sẻ đến mọi người nhân dịp năm mới – năm Nhâm Thìn 2012 – với hy vọng rồng Việt Nam tiếp tục bay cao lên trong sự kiêu hãnh, thể hiện khí thế vươn cao và sức sống mãnh liệt của dân tộc Việt Nam – con rồng cháu tiên. NÉT BÚT TÀI HOA HỌA RỒNG Khoa học & Ứng dụng 10 Số 18 - 2012

Thạc sỹ Nguyễn Hiếu Tín: NÉT BÚT TÀI HOAold.tdt.edu.vn/images/stories/tapchikhoahocungdung/tckhud18/bai2.pdf · Thạc sỹ Nguyễn Hiếu Tín hiện đang công tác

  • Upload
    others

  • View
    31

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Thạc sỹ Nguyễn Hiếu Tín:

Hoa Thư

Với sự sáng tạo độc đáo, kết hợp với những nét bút tài hoa, điêu luyện, sắc xảo, thạc sỹ Nguyễn Hiếu Tín (Trường ĐH Tôn Đức Thắng) đã tạo nên những tác phẩm họa tự ấn tượng về rồng. Đây là một món quà thật sự có ý nghĩa mà nhà thư pháp tài hoa trẻ tuổi Nguyễn Hiếu Tín đã dày công sáng tạo, nhằm chia sẻ đến mọi người nhân dịp năm mới – năm Nhâm Thìn 2012 – với hy vọng rồng Việt Nam tiếp tục bay cao lên trong sự kiêu hãnh, thể hiện khí thế vươn cao và sức sống mãnh liệt của dân tộc Việt Nam – con rồng cháu tiên.

NÉT BÚT TÀI HOA HỌA RỒNG

Khoa học & Ứng dụng10 Số 18 - 2012

Đối với chữ Hán vốn là chữ tượng hình nên bản thân mỗi văn tự là những nét chấm, phẩy, sổ, ngang, khung, mác,… hợp thành tạo nên bức tranh sinh động, hay hình tượng cụ thể nào đó là điều đương nhiên. Nhưng đối với chữ Latinh, không có sự mô phỏng như chữ Hán, là chữ tượng thanh. Dù vậy, các nhà thư pháp Việt Nam vẫn có thể linh hoạt làm “thư pháp hóa” thành những hình tượng tuyệt vời, không kém phần nghệ thuật. Khuynh hướng sáng tác này ngày càng xuất hiện trong nhiều tác phẩm thư pháp chữ Việt. Thạc sỹ Nguyễn Hiếu Tín là một trong những người tìm tòi, sáng tạo, tìm hướng đi mới cho nghệ thuật này mà anh gọi là họa tự (vẽ chữ). Theo anh, họa tự và thư pháp tuy cùng nói về nghệ thuật của chữ viết nhưng lại có điểm khác: Trong khi thư pháp thiên về viết chữ, đòi hỏi có sự ngẫu hứng sáng tạo, thì họa tự lại thiên về vẽ chữ và cần nhiều ý tưởng sáng tạo, mang tính ước lệ nhiều hơn so với thư pháp. Chính điểm khác biệt này đã góp phần làm phong phú và độc đáo trong nghệ thuật viết chữ Việt Nam.

Cứ mỗi dịp năm mới, anh đều cho ra đời một bộ sưu tập thư pháp về linh vật trong năm đó. Chính vì vậy, ý tưởng cho

bộ sưu tập thư pháp rồng đã được anh ấp ủ cách đây hơn sáu tháng. Anh cho biết: “Trong số 12 con giáp, rồng là con vật duy nhất không tồn tại trong thế giới tự nhiên. Đấy là sản phẩm của trí tưởng tượng siêu việt từ người xưa. Trong văn hóa Việt Nam, rồng gắn liền với truyền thống dân tộc, gắn liền với nền văn minh sông nước. Rồng là con vật linh thiêng, tượng trưng cho vẻ đẹp hoàn mỹ và sức mạnh phi thường. Và hơn thế, rồng chính là biểu tượng văn hoá mang khát vọng cao cả của đất nước “con rồng cháu tiên”. Có lẽ với ý nghĩa cao quý đó, anh đã cho ra đời những tác phẩm họa tự rất ấn tượng, độc đáo về rồng.

Bằng những động tác nhẹ nhàng, bút lực mạnh mẽ, đường nét điêu luyện và sắc xảo từ đầu ngọn bút lông mềm mại, uyển chuyển, phối hợp cương và nhu, lúc thì thanh thoát, lúc lại trầm bổng tự nhiên, đã giúp anh tạo ra những tác phẩm hình tượng con rồng với nhiều dáng vẻ phong phú, vừa tinh vi, vừa khoáng đạt và mang đầy cá tính của rồng Việt. Điểm đặc biệt là hình ảnh con rồng được anh kết hợp một cách độc đáo, tài tình, khéo léo và sáng tạo chỉ với 4 ký tự L-O-N-G và 2012, để tạo nên 12 tác phẩm rồng đặc sắc

Hình 4

Hình 5

Khoa học & Ứng dụng 11Số 18 - 2012

Thạc sỹ Nguyễn Hiếu Tín hiện đang công tác tại Trường ĐH Tôn Đức Thắng với vai trò là Trưởng Bộ môn ngành Việt Nam học – Khoa KHXH&NV. Anh được Thành Đoàn TP.HCM bình chọn là Nhà Giáo Trẻ Tiêu biểu trong suốt 3 năm liền (2009 – 2011). Ngoài là một giảng viên trẻ đầy nhiệt huyết, năng động, Hiếu Tín còn được biết đến là một nhà sưu tập tem “có hạng”, bởi anh đạt được gần 20 giải thưởng cao trong và ngoài nước, và là người đầu tiên đứng ra tổ chức 2 lần Triển lãm tem cá nhân. Nhưng có lẽ, nhiều người biết đến anh lại là một nhà thư pháp trẻ tài hoa với nhiều công trình nghiên cứu về lĩnh vực này. Đặc biệt, với luận văn thạc sỹ về thư pháp chữ Việt mà anh đã bảo vệ xuất sắc tại Trường ĐH KHXH&NV (2006), sau đó xuất bản thành sách với tên gọi “Thư pháp là gì?” (NXB Văn Nghệ, 2007) đã được giới chuyên môn đánh giá rất cao. Năm 2010 vừa qua, anh cũng cho ra mắt quyển sách thư pháp độc bản lớn nhất về chủ đề “Bác Tôn của chúng ta” được trưng bày trang trọng tại Trường ĐH Tôn Đức Thắng. Thiên khiếu, cùng lòng đam mê, sự tìm tòi, sáng tạo, khổ luyện bút pháp, xuất phát từ lòng yêu nghệ thuật, yêu văn hóa Việt Nam đã giúp anh miệt mài sáng tác và mang lại nhiều tác phẩm thư pháp có giá trị nghệ thuật cao.

tượng trưng 12 tháng trong năm: Chữ Long biến hóa thành hình rồng mang dáng thon thả, uyển chuyển của rồng thời Lý (hình 1); chữ Long tạo thành hình thế giáng long (hình 2); chữ Long thể hiện hình rồng đang ở thế thăng long (rồng bay), với dáng uốn lượn thoăn thoắt, tròn trịa (hình 3); hay hình con rồng trong điệu bộ đang phun nước với nét phi bạch tạo thành vòi rồng trong chữ Long, vừa mang dáng vẻ của chữ Hán lại là chữ Long thuần Việt (hình 4)... Đặc biệt hơn, để chào đón năm rồng, nhà thư pháp trẻ Nguyễn Hiếu Tín còn sáng tạo ra hình con rồng với thế ngồi uy nghi trước cổng thành (long môn) đầy ấn tượng (hình 5), cùng với sự kết hợp rất ý nghĩa từ chữ “Nhâm Thìn” tạo ra đầu rồng và số “2012” tạo thành thân rồng đang ngồi như chờ đợi mùa xuân mà mình “đăng cai”… Hình ảnh rồng qua những nét bút của Hiếu Tín đều thể hiện sự linh hoạt của rồng lúc bay, lúc ẩn, lúc hiện, khi ở mặt đất, lúc trên không, dưới nước… Và tất cả sự linh hoạt đó như toát lên ước muốn chân thiện hóa, mang phúc lành cho một năm mới, được thể hiện ở những màu sắc tươi vui, rực rỡ của mùa xuân.

Nằm trong khu vực của một nền văn minh lúa nước lâu đời, rồng Việt đã trải qua rất nhiều chặng đường để lột xác dần. Dù hình rồng trải qua các triều đại Lý, Trần, Lê, Mạc, Nguyễn với những đặc điểm khác nhau, song rồng Việt đều giữ đặc thù xuất phát là thuộc giống thủy tộc, chứ không phải là một loài thú trên cạn như rồng Trung Hoa. Những họa tự về rồng của anh cũng thể hiện phần nào bản sắc rồng Việt. Hình tượng con rồng muôn vàn dáng vẻ, màu sắc rực rỡ, đã từng xuất hiện trong thơ ca, văn học, hội họa, điêu khắc và kiến trúc chùa chiền của các thời đại. Nay, hình ảnh rồng lại xuất hiện trong thư pháp Việt với những nét đột phá, cách tân. Có thể nói, Hiếu Tín đã thành công trong sự mạnh dạn khai phá nền thư pháp cổ điển để mở ra một hướng đi mới, một phong cách mới: họa tự Việt Nam. Quả thật, những nét bút tài hoa của anh đã hóa nên rồng phụng. Trước ngưỡng cửa năm mới, hy vọng con rồng Việt Nam bay lên đẹp đẽ và kiêu hãnh, thể hiện khí thế vươn mình và sức sống mãnh liệt của dân tộc Việt Nam. Đó cũng là thông điệp mà “ông đồ trẻ” Nguyễn Hiếu Tín muốn chia sẻ trong năm Nhâm Thìn - 2012 qua họa tự con rồng.

Hình 1

Hình 2

Hình 3

Khoa học & Ứng dụng12 Số 18 - 2012