64
TNG GIÁO PHN TP. HCM TÒA TNG GIÁM MC NĂM ĐỨC TIN CÁC BÀI GIÁO LÝ CNG ĐỒNG Tháng 6/2013 – Tháng 11/2013 6-2013

NĂM ĐỨC TIN CÁC BÀI GIÁO LÝ C ỘNG ĐỒ NGtonggiaophansaigon.com/sites/default/files/Documents/201306/Gia… · TU ẦN 2 THIÊN CHÚA LÀ CHÂN LÝ VÀ TÌNH YÊU Khai

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

TỔNG GIÁO PHẬN TP. HCM

TÒA TỔNG GIÁM M ỤC

NĂM ĐỨC TIN

CÁC BÀI GIÁO LÝ C ỘNG ĐỒNG Tháng 6/2013 – Tháng 11/2013

6-2013

2

3

LỜI MỞ ĐẦU

Tòa Tổng giám mục đã gửi đến các giáo xứ tập Hướng Dẫn Mục Vụ Năm Đức Tin, giới thiệu những chủ đề được khai triển trong suốt năm.

Để đồng hành với các giáo xứ và các hội đoàn, các nhóm trong việc khai triển chủ đề hằng tháng, Tòa Tổng giám mục tiếp tục gửi tập Các Bài Giáo Lý Cộng Đồng. Những bài giáo lý này được sắp xếp theo hằng tuần và theo sát chủ đề của mỗi tháng. Trong mỗi bài, có phần khai triển nội dung đề tài, tiếp theo là một vài câu hỏi-thưa để ghi nhớ, cuối cùng là gợi ý cầu nguyện.

Hi vọng tập sách này sẽ giúp các cộng đoàn học hỏi và sống chủ đề mỗi tháng cách tích cực hơn.

� Phêrô Nguyễn Văn Khảm

Giám mục phụ tá

4

5

Tháng 6/2013

Thông thường trong tháng 6, Hội Thánh cử hành những ngày lễ trọng như lễ Chúa Ba Ngôi, lễ Mình Máu Thánh Chúa Kitô, lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu. Vì thế, đây là thời gian giúp người Kitô hữu đào sâu mầu nhiệm Thiên Chúa.

Chúng ta sẽ tiếp cận mầu nhiệm ấy qua 4 tuần lễ :

Tuần 1: Thiên Chúa duy nhất

Tuần 2: Thiên Chúa là chân lý và tình yêu

Tuần 3: Thiên Chúa là Cha và Con và Thánh Thần

Tuần 4: Sống mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi

6

���� TUẦN 1

THIÊN CHÚA DUY NH ẤT

Khai tri ển nội dung

“Tôi tin kính một Thiên Chúa”, chúng ta bắt đầu kinh Tin Kính bằng lời tuyên xưng như thế. Cho nên niềm tin vào Thiên Chúa duy nhất là nền tảng và khởi nguyên của những lời tuyên xưng khác.

1. Niềm tin này đã được cắm rễ sâu trong Cựu Ước. Thiên Chúa tự mặc khải cho dân Israel rằng Ngài là Thiên Chúa duy nhất: “Nghe đây, hỡi Israel, Đức Chúa, Thiên Chúa chúng ta là Chúa duy nhất. Hãy yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em, hết lòng, hết dạ, hết sức anh em” (Đnl 6,4-5). Các tiên tri tiếp tục nhấn mạnh niềm tin vào Thiên Chúa duy nhất: “Trước mặt Ta, mọi người sẽ quỳ gối và mở miệng thề rằng: Chỉ một mình Đức Chúa mới cứu độ và làm cho mạnh sức” (Isaia 45,22-24).

2. Chính Chúa Giêsu cũng đề cao niềm tin vào Thiên Chúa duy nhất. Khi một kinh sư hỏi Người: “Thưa Thầy, trong mọi điều răn, điều răn nào đứng đầu?” Chúa Giêsu đã trả lời bằng cách lặp lại lời Thiên Chúa đã mặc khải cho dân Israel: “Nghe đây, hỡi Israel, Đức Chúa, Thiên Chúa chúng ta, là Chúa duy nhất” (Mc 12,29-30).

3. Nếu chúng ta thật sự tin vào Thiên Chúa duy nhất, thì phải có những tâm tình và thái độ thích hợp trong đời sống đức tin:

- Trước hết là nhận biết sự vĩ đại và quyền năng của Thiên Chúa, vì chỉ một mình Ngài là Chúa, ngoài Ngài ra, không một ai và điều gì có thể lớn lao hơn.

7

- Kế đến, phải sống trong tâm tình cảm tạ tri ân, vì tất cả những gì chúng ta có, và ngay cả bản thân chúng ta, mọi sự đều bởi Chúa: “Biết lấy chi đền đáp Chúa bây giờ, vì mọi ơn lành Ngài đã ban cho” (Tv 116,12).

- Ngoài ra, phải luôn vững tin vào Thiên Chúa, kể cả khi sống trong những khó khăn và nghịch cảnh: “Ai có Thiên Chúa, người ấy chẳng thiếu gì. Chỉ có Thiên Chúa là đã đủ” (Thánh Têrêxa Giêsu). Để ghi nhớ (Sách Toát yếu GLHTCG)

Hỏi: Tại sao Kinh Tin Kính bắt đầu bằng câu “Tôi tin kính một Thiên Chúa”?

Thưa: Vì đây là xác quyết quan trọng nhất, là nguồn gốc của mọi chân lý khác về con người, về vũ trụ và về toàn bộ đời sống của những ai tin vào Thiên Chúa (số 36).

Hỏi: Tại sao chúng ta tuyên xưng một Thiên Chúa duy nhất?

Thưa : Vì chính Thiên Chúa đã mặc khải cho dân Israel biết Ngài là Thiên Chúa duy nhất. Chính Chúa Giêsu cũng dạy chúng ta như thế (số 37).

Ý cầu nguyện:

Mọi sự đều sẽ qua đi, chỉ có Thiên Chúa không thay đổi. Kiên nhẫn sẽ được tất cả”

(Thánh Têrêxa Giêsu)

8

���� TUẦN 2 THIÊN CHÚA LÀ CHÂN LÝ VÀ TÌNH YÊU

Khai tri ển nội dung

1. Thiên Chúa là Chân lý vì Lời của Ngài không thể sai lầm và vì những lời Thiên Chúa hứa luôn được thực hiện : ‘Căn nguyên lời Ngài là chân lý, mọi quyết định công minh của Ngài tồn tại muôn năm” (Tv 119,160). Sự khôn ngoan thượng trí của Chúa được thể hiện nơi công trình tạo dựng của Ngài cũng như trong sự quan phòng của Chúa. Chân lý của Thiên Chúa được thể hiện trọn vẹn nơi Chúa Giêsu, Đấng “đến thế gian để làm chứng cho Sự Thật” (Ga 18,37). Vì Chúa là Chân lý nên chúng ta phải hoàn toàn tin tưởng và làm theo Lời Chúa, Lời dẫn đưa chúng ta trên đường sự thật và sự sống. Tội của Ađam và Eva bắt nguồn từ chỗ nghe theo lời của tên cám dỗ, sinh ra nghi ngờ Lời Chúa, nghi ngờ lòng nhân hậu và sự trung tín của Chúa. Chúng ta cũng dễ bị cám dỗ như thế, nhất là khi gặp khó khăn thử thách.

2. Thiên Chúa là Tình Yêu (1Ga 4,8.16). Kinh Thánh vận dụng nhiều hình ảnh để diễn tả tình yêu của Thiên Chúa : người cha yêu con (Hôsê 11,1); người mẹ thương đứa con bà đã mang nặng đẻ đau (Isaia 49,14-15); người chồng yêu vợ (Isaia 62,4-5). Tình yêu ấy là tình yêu cho không, tình yêu chữa lành và giải thoát, tình yêu vượt trên cả sự bất trung của con người. Tình yêu ấy tồn tại đến muôn đời : “Ta đã yêu ngươi bằng mối tình muôn thuở, nên Ta vẫn dành cho ngươi lòng thương xót” (Giêrêmia 31,3). Tình yêu của Thiên Chúa được thể hiện trọn vẹn nơi Chúa Giêsu, hồng ân vô giá mà Thiên Chúa ban cho nhân loại : “Thiên Chúa đã yêu thương thế gian đến nỗi hiến ban Con Một, để những ai tin vào Con của Ngài thì được sống muôn đời” (Ga 3,16).

9

Để ghi nhớ (Sách Toát Yếu GLHTCG)

Hỏi: Phải hiểu Thiên Chúa là Chân lý như thế nào?

Thưa: Thiên Chúa là chính Chân lý; do đó Ngài không thể lầm lẫn, cũng không thể lừa dối ai. Ngài là “Ánh sáng, nơi Ngài không có chút bóng tối nào” (1Ga 1,5). Chúa Giêsu là Người Con vĩnh cửu của Thiên Chúa, đã được sai đi vào thế gian để làm chứng cho chân lý (số 41).

Hỏi: Thiên Chúa mặc khải Ngài là Tình Yêu như thế nào?

Thưa: Thiên Chúa mặc khải cho dân Israel rằng Ngài là Đấng có tình yêu mạnh mẽ hơn cả tình yêu cha mẹ đối với con cái hoặc của vợ chồng đối với nhau. Vì yêu thương, Thiên Chúa đã ban Con Một Ngài cho thế gian, để nhờ Con của Ngài mà thế gian được cứu độ. Thiên Chúa chính là Tình Yêu và Ba Ngôi Thiên Chúa là sự trao đổi tình yêu vĩnh cửu (số 42).

Ý cầu nguyện:

Lạy Chúa, Xin cho con biết mến yêu và phụng sự Chúa trong mọi người. Xin Chúa dùng con như khí cụ bình an của Chúa.

10

���� TUẦN 3 THIÊN CHÚA

LÀ CHA VÀ CON VÀ THÁNH TH ẦN

Khai tri ển nội dung

1. Việc khẩn cầu Thiên Chúa với tước hiệu là “Cha” đã được biết đến trong nhiều tôn giáo. Trong Cựu Ước, dân Israel cũng gọi Thiên Chúa là Cha vì Ngài là Đấng tạo dựng trần gian, vì Ngài lập Giao ước với dân Israel, vì Ngài yêu thương người nghèo. Tuy nhiên, khi Chúa Giêsu gọi Thiên Chúa là Cha, tiếng gọi này mang ý nghĩa đặc biệt, chưa từng có : từ đời đời, Thiên Chúa là Cha trong tương quan với Chúa Giêsu là Người Con duy nhất. Vì thế các Tông đồ tuyên xưng Chúa Giêsu là Ngôi Lời “lúc khởi đầu, vẫn hướng về Thiên Chúa, và Ngôi Lời là Thiên Chúa” (Ga 1,1). Tiếp nối truyền thống các Tông đồ, Hội Thánh tuyên xưng Chúa Con “đồng bản thể với Chúa Cha”, nghĩa là Thiên Chúa duy nhất cùng với Chúa Cha.

2. Trước khi bước vào cuộc khổ nạn, Chúa Giêsu cho các môn đệ biết Người sẽ sai đến một “Đấng Bào chữa khác” là Chúa Thánh Thần, để dạy bảo họ và dẫn họ tới sự thật toàn vẹn. Như thế, Chúa Thánh Thần được giới thi ệu như một Ngôi vị thần linh khác. Ngài đã hoạt động trong công trình tạo dựng, đã dùng các tiên tri mà phán dạy, và Ngài tiếp tục hoạt động trong Hội Thánh Chúa Kitô. Hội Thánh tuyên xưng Chúa Thánh Thần là “Đấng ban sự sống, Ngài bởi Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con mà ra, Ngài được phụng thờ và tôn vinh cùng với Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con”.

3. Trong những thế kỷ đầu, Hội Thánh đã cố gắng trình bày đức tin của mình một cách rõ ràng hơn, vừa để đào sâu sự hiểu biết đức tin, vừa để bảo vệ đức tin khỏi những học thuyết

11

sai lầm. Từ những nỗ lực đó, tín điều về Ba Ngôi chí thánh dần dần được xác định như chúng ta đọc trong Kinh Tin Kính. Nội dung chính yếu của tín điều về Chúa Ba Ngôi là :

- Chúng ta không tuyên xưng ba Thiên Chúa, nhưng tuyên xưng một Thiên Chúa duy nhất có Ba Ngôi, gọi là Tam Vị Nhất Thể.

- Các Ngôi Vị Thiên Chúa thật sự phân biệt với nhau qua các tương quan về nguồn gốc.

- Các Ngôi Vị Thiên Chúa có tương quan mật thiết với nhau.

Để ghi nhớ (Sách Toát Yếu GLHTCG)

Hỏi: Hội Thánh diễn tả đức tin vào Thiên Chúa Ba Ngôi như thế nào?

Thưa: Hội Thánh tuyên xưng một Thiên Chúa duy nhất và Ngài có Ba Ngôi : Cha, Con, và Thánh Thần. Ba Ngôi vị thần linh chỉ là một Thiên Chúa duy nhất, vì mỗi Ngôi vị đều có trọn vẹn bản thể duy nhất và không thể phân chia của Thiên Chúa (số 48).

Hỏi: Các Ngôi vị Thiên Chúa hoạt động như thế nào?

Thưa: Ba Ngôi có cùng một hoạt động duy nhất. Tuy nhiên, trong hoạt động duy nhất này, mỗi Ngôi vị hiện diện theo cách riêng của mình trong Ba Ngôi (số 49). Ý cầu nguyện

Lạy Ba Ngôi con tôn thờ, xin ban bình an cho linh hồn con, xin biến linh hồn con thành thiên đàng của Chúa, thành ngôi nhà và nơi nghỉ ngơi của Chúa.

12

���� TUẦN 4

SỐNG MẦU NHIỆM CHÚA BA NGÔI

Khai tri ển nội dung

1. Người Kitô hữu không chỉ tuyên xưng mà còn cử hành và sống đức tin của mình. Đối với mầu nhiệm Ba Ngôi cực thánh cũng thế, sau khi tìm hiểu nội dung tín điều Chúa Ba Ngôi, chúng ta được mời gọi cử hành và sống mầu nhiệm ấy.

2. Trong cử hành phụng vụ, luôn luôn có hai chiều: từ trên xuống và từ dưới lên. Một đàng, Chúa Cha đổ tràn phúc lành của Ngài xuống trên chúng ta qua Người Con nhập thể, đã chịu chết và sống lại vì chúng ta, và tuôn đổ Chúa Thánh Thần vào lòng chúng ta. Đàng khác, chúng ta chúc tụng Chúa Cha qua việc tôn thờ, ca tụng, tạ ơn và cầu xin Chúa Cha ban hồng ân quý giá là Chúa Con và Chúa Thánh Thần cho chúng ta. Vì thế, tham dự những cử hành phụng vụ cách tích cực và sống động là sự thể hiện niềm tin vào Chúa Ba Ngôi cách cụ thể và hữu ích nhất.

3. Sống mầu nhiệm Ba Ngôi chí thánh chính là sống yêu thương vì Thiên Chúa là Tình Yêu, và sự sống nội tại nơi Thiên Chúa chính là sự trao đổi yêu thương vĩnh hằng giữa Ba Ngôi Vị Thiên Chúa. Con người được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa, vì thế càng sống yêu thương, chúng ta càng nên giống Thiên Chúa và càng sống trọn vẹn phẩm giá con người của mình : “Làm người có nghĩa là được mời gọi hiệp thông giữa người với người, vì được làm hình ảnh của Thiên Chúa Ba Ngôi và giống Thiên Chúa Ba Ngôi, đó chính là nền tảng cho toàn thể nền đạo đức của con người” (Giáo huấn xã hội, số 33).

Hơn thế nữa, tình yêu ấy còn là sức mạnh biến đổi thế giới và cả lịch sử này : “Yêu thương nhau chính là cách để

13

chúng ta sống đời sống của Thiên Chúa Ba Ngôi trong Giáo Hội, Nhiệm thể của Đức Kitô, và là cách để chúng ta làm thay đổi l ịch sử cho đến khi lịch sử ấy hoàn thành trong Giêrusalem thiên quốc” (Giáo huấn xã hội, số 32).

Để ghi nhớ (Sách Toát Yếu GLHTCG)

Hỏi: Tại sao chúng ta tôn thờ Thiên Chúa Ba Ngôi trong cử hành phụng vụ?

Thưa: Vì trong phụng vụ, Chúa Cha đổ tràn phúc lành của Ngài cho chúng ta trong Người Con nhập thể, đã chết và sống lại vì chúng ta, và Ngài tuôn đổ Chúa Thánh Thần vào lòng chúng ta (số 221).

Hỏi: Chúng ta phải làm gì để thể hiện niềm tin vào Thiên Chúa Ba Ngôi?

Thưa: Chúng ta phải yêu thương nhau và yêu thương mọi người, vì Thiên Chúa là Tình Yêu và Chúa Giêsu đã lấy điều răn yêu thương làm điều răn mới, là sự viên mãn của Lề luật (số 388). Ý cầu nguyện

Sáng danh Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con và Đức Chúa Thánh Thần. Như đã có trước vô cùng, và bây giờ, và hằng có, và đời đời chẳng cùng. Amen.

14

15

Tháng 7/2013

Trong 6 tháng đầu năm, chúng ta đã tìm hiểu về Thiên Chúa và công trình cứu độ của Ngài. Trong 6 tháng còn lại của năm 2013, chúng ta sẽ tập trung vào đời sống và sứ vụ của Giáo Hội, vì Giáo Hội vừa là con đường vừa là mục đích trong kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa. Cách riêng trong tháng 7-2013, chúng ta sẽ tìm hiểu về Giáo Hội, cộng đoàn thờ phượng qua những đề tài :

Tuần 1 : Mầu nhiệm Giáo Hội

Tuần 2 : Phụng vụ

Tuần 3 : Bí tích

Tuần 4 : Cầu nguyện

16

���� TUẦN 1 MẦU NHIỆM GIÁO H ỘI

Khai tri ển nội dung

1. Nhìn từ bên ngoài, Giáo Hội Chúa Kitô cũng giống như những tổ chức xã hội khác, với hệ thống tổ chức chặt chẽ từ trên xuống dưới và những luật lệ quy định cụ thể. Tuy nhiên Giáo Hội không chỉ là như thế, vì Giáo Hội vừa là một xã hội có tổ chức theo phẩm trật, vừa là Thân Thể mầu nhiệm của Đức Kitô; vừa là một tập thể hữu hình vừa là một cộng đoàn thiêng liêng; vừa có những của cải trần thế vừa có những của cải thiêng liêng. Tóm lại, nơi Giáo Hội, cả hai yếu tố nhân loại và thần linh kết hợp với nhau thật chặt chẽ và hài hòa. “Trong Giáo Hội, yếu tố nhân loại quy hướng về yếu tố thần linh và tùy thuộc vào đó; yếu tố hữu hình quy hướng về yếu tố vô hình, yếu tố hoạt động quy hướng về yếu tố chiêm niệm, và hiện tại quy hướng về thành đô tương lai mà chúng ta đang tìm kiếm” (Hiến chế Phụng Vụ, số 2).

2. Vì thế, Giáo Hội được gọi là bí tích phổ quát của ơn cứu độ. Giáo Hội là bí tích, nghĩa là dấu chỉ và dụng cụ của sự kết hợp mật thiết con người với Thiên Chúa và giữa nhân loại với nhau. Mục đích đầu tiên và ưu tiên của Giáo Hội là phục vụ sự kết hợp mật thiết của con người với Thiên Chúa : “Toàn bộ cơ cấu của Giáo Hội đều hướng về sự thánh thiện của các chi thể Đức Kitô”. Không bao giờ được phép quên điều này, nếu không, chúng ta sẽ biến Giáo Hội thành một tổ chức thuần túy nhân loại. Chính khi chúng ta kết hợp mật thiết với Chúa, chúng ta cũng được hiệp nhất với nhau, vì sự hiệp nhất nhân loại được bắt rễ từ sự hiệp nhất với Thiên Chúa. Giáo Hội được Đức Kitô sử dụng như dụng cụ để biểu lộ và thực hiện mầu nhiệm tình yêu của Thiên Chúa đối với con người, nghĩa là cứu

17

chuộc mọi người. Do đó Giáo Hội được gọi là bí tích phổ quát của ơn cứu độ.

3. Đức Maria trổi vượt tất cả chúng ta về sự thánh thiện. Mẹ là hình ảnh của Giáo Hội, một Hiền Thê không tỳ ố, không vết nhăn. Vì vậy, Giáo Hội dành cho Đức Maria sự tôn kính đặc biệt, và các tín hữu công giáo Việt Nam có lòng yêu mến cách riêng đối với Mẹ của Đức Kitô, Mẹ của Giáo Hội.

Để ghi nhớ (Sách Toát Yếu GLHTCG)

Hỏi: Giáo Hội là một mầu nhiệm theo nghĩa nào?

Thưa: Giáo Hội là mầu nhiệm bởi vì trong thực tại hữu hình của Giáo Hội, có một thực tại thần linh đang hiện diện và hoạt động, mà chỉ con mắt đức tin mới có thể nhận ra (số 151).

Hỏi: Tại sao Giáo Hội được gọi là bí tích phổ quát của ơn cứu độ?

Thưa: Vì Giáo Hội là dấu chỉ và khí cụ cho sự hiệp thông toàn thể nhân loại với Thiên Chúa, cũng như cho sự hợp nhất toàn thể nhân loại (số 152). Ý cầu nguyện

Lạy Chúa Giêsu Kitô, xin đừng chấp tội chúng con nhưng xin nhìn đến đức tin của Hội Thánh Chúa. Xin ban cho Hội Thánh ơn hợp nhất và bình an theo thánh ý Chúa.

18

���� TUẦN 2 PHỤNG VỤ

Khai tri ển nội dung

1. Phụng vụ là việc phục vụ nhân danh Dân Chúa và vì ích lợi của Dân Chúa. Qua phụng vụ, Đức Kitô, Đấng Cứu chuộc và Thượng tế của chúng ta, tiếp tục công trình cứu chuộc chúng ta trong Giáo Hội, với Giáo Hội và nhờ Giáo Hội của Chúa. Phụng vụ được xem là việc thực thi chức năng tư tế của Chúa Giêsu Kitô , là công trình của Đức Kitô tư tế và của Thân thể Người là Giáo Hội. Vì thế, mọi cử hành phụng vụ đều là hành động thánh thiêng tuyệt hảo, không có hành động nào khác của Giáo Hội hữu hiệu bằng, xét cả về danh hiệu lẫn đẳng cấp.

2. Cử hành phụng vụ được dệt bằng các dấu chỉ và biểu tượng. Vì nơi con người có cả yếu tố thể xác và tinh thần, nên con người diễn tả và cảm nhận những thực tại tinh thần qua các dấu chỉ và biểu tượng. Trong tương quan giữa con người với Thiên Chúa cũng thế. Thiên Chúa nói với con người qua những dấu chỉ hữu hình. Trong Cựu Ước, có thể nhớ đến những dấu chỉ như việc cắt bì, việc xức dầu và thánh hiến các vua và tư tế, việc đặt tay, những hy lễ, nhất là lễ Vượt Qua. Tất cả đều là những dấu chỉ phụng vụ thời Cựu Ước. Chúa Giêsu cũng thế, khi giảng dạy, Người thường xuyên sử dụng những dấu chỉ tự nhiên để giúp người ta khám phá mầu nhiệm Nước Thiên Chúa. Từ sau lễ Ngũ Tuần, Chúa Thánh Thần thực hiện việc thánh hóa qua các dấu chỉ bí tích của Giáo Hội. Do đó, một trong những điều quan trọng là phải hiểu được ý nghĩa của những dấu chỉ và biểu tượng trong cử hành phụng vụ, nhờ việc học giáo lý.

19

3. Để cử hành phụng vụ thật sự mang lại hoa trái trong đời sống các tín hữu, thì việc rao giảng Tin Mừng, đức tin và sự hối cải phải đi trước. Chỉ khi đó, phụng vụ mới có thể đưa chúng ta vào đời sống mới theo Chúa Thánh Thần, thúc đẩy chúng ta dấn thân cho sứ vụ của Giáo Hội và phục vụ sự hiệp nhất trong Giáo Hội. Để ghi nhớ (Sách Toát Yếu GLHTCG)

Hỏi: Phụng vụ là gì?

Thưa: Phụng vụ là việc cử hành Mầu nhiệm Đức Kitô, nhất là cử hành Mầu nhiệm Vượt Qua của Người. Tất cả Thân thể nhiệm mầu của Đức Kitô, nghĩa là Đầu và các chi thể, thực thi việc thờ phượng công khai dành cho Thiên Chúa (số 218).

Hỏi: Phụng vụ có vị trí nào trong đời sống Hội Thánh?

Thưa: Phụng vụ là chóp đỉnh mà hoạt động của Hội Thánh hướng tới, đồng thời là nguồn mạch phát sinh mọi năng lực trong đời sống của Hội Thánh (số 219).

Ý cầu nguyện

Cầu xin cho mọi tín hữu công giáo biết tham dự phụng vụ cách đầy đủ, ý thức và tích cực.

20

���� TUẦN 3 BÍ TÍCH

Khai tri ển nội dung

1. Bí tích là hành động của Đức Kitô vì chính Đức Kitô thiết lập và chính Người hiện diện, hoạt động nơi các bí tích. Công đồng Triđentinô tuyên xưng rằng : “Tất cả các bí tích của Luật Mới đều do Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta thiết lập”. Những mầu nhiệm trong cuộc đời Đức Kitô là nền tảng cho những gì Người ban phát trong các bí tích nhờ các thừa tác viên của Giáo Hội. Vì chính Đức Kitô hành động trong Giáo Hội nên hiệu quả của bí tích là hiệu quả do sự (ex opere operato), chứ không lệ thuộc sự thánh thiện riêng của thừa tác viên.

2. Bí tích cũng là hành động của Giáo Hội. Theo dòng thời gian, chính Giáo Hội xác định trong số các cử hành phụng vụ, có bảy cử hành là những bí tích do Chúa thiết lập. Đồng thời, Giáo Hội được xây dựng nhờ các bí tích, vì các bí tích biểu lộ và thông ban cho con người sự sống hiệp thông của Thiên Chúa Ba Ngôi.

3. Bí tích còn được gọi là bí tích đức tin, nghĩa là để cử hành bí tích, phải có đức tin trước đã, đồng thời các bí tích nuôi dưỡng đức tin của Dân Chúa. Đức tin của Giáo Hội có trước đức tin của mỗi cá nhân tín hữu. Khi cử hành các bí tích, Giáo Hội tuyên xưng đức tin đã lãnh nhận từ các Tông đồ. Vì vậy, không một nghi thức bí tích nào có thể được sửa đổi hay tùy tiện thêm bớt theo sở thích của thừa tác viên hay cộng đoàn.

4. Các bí tích trong Giáo Hội là bí tích của ơn cứu độ, nghĩa là bí tích thông ban ân sủng mà chúng biểu lộ. Chính Đức Kitô hành động trong các bí tích để truyền thông ân sủng mà bí tích biểu lộ. Giáo Hội khẳng định rằng, đối với các tín

21

hữu, các bí tích của Giao Ước mới là cần thiết cho ơn cứu độ. Do đó, trong các bí tích của Đức Kitô, Giáo Hội nhận được bảo chứng gia tài của mình, được dự phần vào đời sống vĩnh cửu, đang khi trông chờ niềm hi vọng hồng phúc và Ngày Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, ngự đến.

Để ghi nhớ (Sách Toát Yếu GLHTCG)

Hỏi: Bí tích là gì?

Thưa: Bí tích là những dấu chỉ khả giác và hữu hiệu của ân sủng, do Đức Kitô thiết lập và ủy thác cho Hội Thánh; qua các bí tích, sự sống thần linh được thông ban cho chúng ta (số 224).

Hỏi: Có mấy bí tích?

Thưa: Có bảy bí tích : Rửa tội, Thêm sức, Thánh thể, Thống hối, Xức dầu bệnh nhân, Truyền chức thánh, và Hôn phối (số 224).

Hỏi: Ân sủng bí tích là gì?

Thưa: Ân sủng bí tích là ân sủng của Chúa Thánh Thần, được Đức Kitô trao ban, mỗi bí tích theo một cách. Ân sủng này giúp người tín hữu trên đường nên thánh, và cũng giúp Hội Thánh tăng trưởng trong đức ái và chứng tá của mình (số 231).

Ý cầu nguyện

Cầu xin cho các tín hữu biết đón nhận bí tích với ý thức đức tin, để ân sủng bí tích phát huy mạnh mẽ trong đời sống mỗi người.

22

���� TUẦN 4

CẦU NGUYỆN

Khai tri ển nội dung

1. Cầu nguyện là nâng tâm hồn lên cùng Chúa, Đấng dựng nên và cứu độ chúng ta. Thật ra, chính Chúa đi bước trước, Ngài đi tìm chúng ta trước khi chúng ta tìm kiếm Ngài. Cho nên có thể nói cầu nguyện là sự gặp gỡ giữa sự khao khát của Thiên Chúa và nỗi khát khao của con người. Khi cầu nguyện, chúng ta được dẫn vào mối tương quan sống động của con cái Thiên Chúa với Người Cha vô cùng nhân hậu của mình, nhờ Đức Giêsu Kitô và trong tác động của Chúa Thánh Thần.

2. Khiêm nhường phải là thái độ nền tảng của cầu nguyện. Thánh Augustinô dạy : trước mặt Thiên Chúa, con người chỉ là kẻ ăn xin. Vì thế, ai kiêu căng, người ấy không thể đi sâu vào đời sống cầu nguyện. Đồng thời, việc cầu nguyện đích thực không thể chỉ là những lời nói, cử chỉ bên ngoài, nhưng phải phát xuất từ con tim. Trái tim là nơi thầm kín mà lý trí của chúng ta cũng như người ngoài không thể biết được. Trái tim cũng là nơi của chân lý, nơi gặp gỡ Thiên Chúa cách chân thành và sâu xa nhất.

3. Việc cầu nguyện được diễn đạt qua nhiều hình thức khác nhau:

����Chúc tụng và thờ lạy : Chúng ta nhìn nhận mình là thụ tạo trước mặt Chúa là Đấng Tạo Hóa, vì thế dâng lời chúc tụng, tán dương sự cao cả, vĩ đại của Chúa và những công trình kỳ diệu của Ngài.

����Cầu xin : Là những thụ tạo, chúng ta không tự mình mà có, không làm chủ được những nghịch cảnh. Là Kitô hữu, chúng ta còn ý thức mình là tội nhân. Vì thế, dâng

23

lời cầu xin là thái độ rất tự nhiên của tín hữu, và mọi nhu cầu đều có thể trở thành đối tượng của lời cầu xin.

����Tạ ơn : Nhìn nhận rằng tất cả những gì chúng ta có, ngay cả bản thân mình, đều là do Chúa ban; vì thế thánh Phaolô khuyên “Hãy tạ ơn trong mọi hoàn cảnh”.

����Chuyển cầu : Cầu xin cho người khác là đặc điểm của những tâm hồn hòa nhịp với lòng nhân hậu của Chúa. Trong lời kinh chuyển cầu, chúng ta quan tâm đến nhu cầu và tìm ích lợi cho người khác, kể cả người làm hại mình.

Để ghi nhớ (Sách Toát Yếu GLHTCG)

Hỏi: Cầu nguyện là gì?

Thưa: Cầu nguyện là nâng tâm hồn lên cùng Thiên Chúa, dâng lời cầu lên Chúa để xin những ơn lành phù hợp với Thánh ý Ngài (số 534).

Hỏi: Các hình thức chính yếu của kinh nguyện Kitô giáo là gì?

Thưa: Đó là chúc tụng và thờ lạy, xin ơn và chuyển cầu, tạ ơn và ca ngợi. Thánh Lễ chứa đựng và diễn tả tất cả các hình thức cầu nguyện này (số 550).

Ý cầu nguyện

“Anh em hãy siêng năng cầu nguyện; hãy tỉnh thức mà cầu nguyện và tạ ơn” (Cl 4,2).

24

25

Tháng 8/2013

Sau khi tìm hiểu về Giáo Hội như cộng đoàn thờ phượng, chúng ta dành tháng 8 để tìm hiểu về Giáo Hội như cộng đoàn hiệp nhất trong yêu thương.

Chủ đề này sẽ được khai triển trong 4 tuần :

Tuần 1: Giáo Hội duy nhất

Tuần 2: Sống hiệp nhất trong Hội Thánh

Tuần 3: Đức Mến

Tuần 4: Gia đình, cộng đoàn tình yêu

26

���� TUẦN 1 GIÁO HỘI DUY NHẤT

Khai tri ển nội dung

1. Giáo Hội là duy nhất vì nhiều lý do :

- Cội nguồn và khuôn mẫu duy nhất của Giáo Hội là sự hợp nhất trong Ba Ngôi Thiên Chúa;

- Chúa Giêsu, Đấng sáng lập Giáo Hội, đã tái lập sự hợp nhất của mọi người trong một dân tộc và một thân thể. Người tha thiết cầu xin cho sự hợp nhất giữa các môn đệ.

- Chúa Thánh Thần là linh hồn của Giáo Hội và là nguyên lý hợp nhất của Giáo Hội.

2. Trong chiều dài lịch sử Giáo Hội, ngay từ buổi đầu, đã xuất hiện một số rạn nứt mà các thánh Tông đồ nặng lời khiển trách. Trong những thế kỷ sau đó, còn phát sinh những xung đột trầm trọng hơn, và có những cộng đoàn đã tách biệt khỏi sự hiệp thông đầy đủ với Giáo Hội công giáo. Chắc chắn những đoạn tuyệt này đã làm tổn thương sự duy nhất của Thân Thể Đức Kitô, và gây ảnh hưởng xấu đối với chứng tá đức tin Kitô giáo : “Để tất cả nên một, như Cha ở trong Con và Con ở trong Cha, để họ cũng ở trong chúng ta. Như vậy, thế gian sẽ tin rằng Cha đã sai Con” (Ga 17,21).

3. Mọi Kitô hữu đều có trách nhiệm giữ gìn và xây dựng sự hợp nhất trong Giáo Hội. Cách cụ thể :

- Theo gương Chúa Giêsu, cầu nguyện cho sự hợp nhất giữa các Kitô hữu;

27

- Canh tân đời sống để ngày càng trung thành hơn với ơn gọi Kitô hữu của mình;

- Hối cải tận đáy lòng, vì chính sự bất trung với ân sủng Đức Kitô là nguyên nhân gây chia rẽ giữa các chi thể trong Thân Mình mầu nhiệm của Chúa;

- Hiểu biết và tôn trọng những anh chị em trong các cộng đoàn Kitô khác, hợp tác với họ trong các lãnh vực khác nhau để phục vụ con người.

Để ghi nhớ (Sách Toát Yếu GLHTCG)

Hỏi: Hội Thánh duy nhất nghĩa là gì?

Thưa: Hội Thánh có một đức tin duy nhất, một đời sống bí tích duy nhất, một chuỗi kế nhiệm tông truyền duy nhất, cùng chung một niềm hi vọng và cùng một đức mến (số 161).

Hỏi: Phải làm gì để xây dựng sự hiệp nhất trong Hội Thánh?

Thưa: Phải sám hối tận đáy lòng, cầu nguyện, hiểu biết nhau với tình anh em và đối thoại chân thành (số 164).

Ý cầu nguyện

Cầu cho sự hiệp nhất giữa các Kitô hữu trên toàn thế giới.

28

���� TUẦN 2

SỐNG HIỆP NHẤT TRONG HỘI THÁNH

Khai tri ển nội dung

1. Hội Thánh được gọi là Dân Thiên Chúa. Thiên Chúa không thuộc riêng một dân tộc nào, nhưng Ngài thiết lập một dân từ các dân tộc trên trần gian, là “giống nòi được tuyển chọn, là hàng tư tế vương giả, là dân thánh” (1Pr 2,9). Chúng ta trở nên phần tử của Dân này, không nhờ sự sinh ra theo máu huyết, nhưng nhờ sự sinh ra bởi “ơn trên”, “bởi Nước và Thần Khí” (Ga 3,3-5), nghĩa là nhờ đức tin vào Đức Kitô và nhờ bí tích Rửa tội.

2. Dân này có Luật là điều răn yêu thương : “Đây là điều răn của Thầy: anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em” (Ga 15,12); “Nếu Thầy là Chúa, là Thầy, mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau” (Ga 13,14). Luật ấy là Luật mới của Chúa Thánh Thần : “Hoa quả của Thần Khí là bác ái, hoan lạc, bình an, nhẫn nhục, nhân hậu, từ tâm, trung tín, hiền hòa, tiết độ… Nếu chúng ta sống nhờ Thần Khí thì cũng hãy nhờ Thần Khí mà tiến bước. Chúng ta đừng tìm hư danh, đừng khiêu khích nhau, đừng ganh tị nhau” (Gal 5,22-26).

3. Các Kitô hữu đầu tiên ở Giêrusalem đã sống điều răn yêu thương rất cụ thể. Sách Công vụ các Tông đồ ghi nhận : “Các tín hữu chuyên cần nghe các Tông đồ giảng dạy, luôn luôn hiệp thông với nhau, siêng năng tham dự lễ bẻ bánh, và cầu nguyện không ngừng” (4,42). Họ yêu thương nhau đến nỗi “Tất cả các tín hữu hợp nhất với nhau và để mọi sự làm của chung. Họ đem bán đất đai của cải, lấy tiền chia cho mỗi người tùy theo nhu cầu” (4,44-45).

29

Các Kitô hữu đầu tiên trên đất Thăng Long (Hà Nội) cũng sống điều răn yêu thương như thế, đến nỗi lúc đó người ta gọi thứ “Đạo mới” này là “Đạo yêu nhau”.

Để ghi nhớ (Sách Toát Yếu GLHTCG)

Hỏi : Tại sao Hội Thánh là Dân Thiên Chúa?

Thưa : Hội Thánh là Dân Thiên Chúa vì Ngài muốn thánh hóa và cứu độ mọi người bằng cách thiết lập họ thành một Dân duy nhất, được quy tụ trong sự hợp nhất của Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần (số 153).

Hỏi : Dân Thiên Chúa có những đặc tính gì?

Thưa : Dân Thiên Chúa có cội nguồn là Thiên Chúa Cha, có Thủ lãnh là Đức Giêsu Kitô, có địa vị là phẩm giá và sự tự do của con cái Thiên Chúa, có lề luật là điều răn yêu thương, có sứ vụ là trở thành muối cho đời và ánh sáng cho trần gian, có cùng đích là Nước Thiên Chúa, đã được khởi đầu trên trần thế (số 154).

Ý cầu nguyện

“Xin đừng chấp tội chúng con, nhưng xin nhìn đến đức tin của Hội Thánh Chúa. Xin ban cho Hội Thánh ơn hiệp nhất và bình an”.

30

���� TUẦN 3

ĐỨC MẾN

Khai tri ển nội dung

1. Đức Mến là nhân đức đối thần, nhờ đó chúng ta yêu mến Thiên Chúa trên hết mọi sự vì chính Ngài, và vì yêu mến Thiên Chúa, chúng ta yêu mến người lân cận như chính mình. Thánh Phaolô đã mô tả tuyệt vời về đức mến : “Đức mến thì nhẫn nhục, hiền hậu, không ghen tương, không vênh vang, không tự đắc, không làm điều bất chính, không tìm tư lợi, không nóng giận, không nuôi hận thù, không mừng khi thấy sự gian ác, nhưng vui khi thấy điều chân thật. Đức mến tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, hi vọng tất cả, chịu đựng tất cả” (1Cor 13,4-7).

2. Đức mến cao trọng hơn mọi nhân đức, và đứng đầu các nhân đức đối thần : “Hiện nay, đức tin, đức cậy, đức mến, cả ba đều tồn tại, nhưng cao trọng hơn cả là đức mến” (1Cor 13,13). Đức mến là mối dây liên kết và phối hợp các nhân đức, là nguồn mạch và cùng đích của việc thực hành các nhân đức. Khi chúng ta thực hành đời sống luân lý bằng đức mến, thì chúng ta không còn sợ hãi Thiên Chúa như kẻ nô lệ, nhưng là người con đáp lại tình yêu của Thiên Chúa, Đấng đã yêu thương chúng ta trước. Thánh Basiliô Cả dạy rằng : “Nếu chúng ta xa lánh điều xấu vì sợ hình phạt, chúng ta sẽ sống trong tâm trạng của người nô lệ; nếu chạy theo sự cám dỗ của phần thưởng, chúng ta sẽ giống như người làm thuê; nhưng nếu xa lánh điều xấu vì sự đáng kính và vì tình yêu của Đấng ban hành Lề luật, thì chúng ta thật sự sống trong tâm tình của con cái”.

3. Đức mến thúc đẩy người Kitô hữu làm điều tốt cho tha nhân và sửa lỗi cho nhau trong tình huynh đệ. Đức mến khơi dậy sự tương thân tương ái, không tìm tư lợi, nhưng sống

31

quảng đại. Đức mến mang lại niềm vui, sự bình an và lòng thương xót nơi tâm hồn. Thánh Augustinô dạy : “Yêu thương là sự hoàn tất mọi công việc của chúng ta. Đó là mục đích: chúng ta chạy vì đó, chúng ta chạy đến đó. Và khi tới đó, chúng ta sẽ được yên nghỉ”.

Để ghi nhớ (Sách Toát Yếu GLHTCG)

Hỏi: Đức Mến là gì?

Thưa: Đức Mến là nhân đức đối thần, nhờ đó chúng ta yêu mến Thiên Chúa trên hết mọi sự, và vì yêu mến Thiên Chúa, chúng ta yêu thương người khác như chính mình (số 388).

Hỏi: Đức Mến quan trọng như thế nào?

Thưa: Chúa Giêsu lấy đức mến làm điều răn mới, là sự viên mãn của Lề luật. Đức Mến là mối dây liên kết và là nền tảng của các nhân đức khác (số 388).

Ý cầu nguyện

“Xin cho con biết mến yêu và phụng sự Chúa trong mọi người”

(Thánh Phanxicô Assisi)

32

���� TUẦN 4

GIA ĐÌNH, CỘNG ĐOÀN TÌNH YÊU

Khai tri ển nội dung

1. Người nam và người nữ kết hợp với nhau trong hôn nhân, cùng với con cái họ, tạo thành một gia đình. Khi tạo dựng người nam và người nữ, Thiên Chúa đã thiết lập gia đình và đặt nền tảng căn bản cho gia đình. Hôn nhân và gia đình được sắp xếp hướng về thiện ích của đôi phối ngẫu, về việc sinh sản và giáo dục con cái.

2. Gia đình công giáo bày tỏ và thể hiện cách đặc biệt sự hiệp thông trong Hội Thánh, vì thế phải được gọi là Hội Thánh tại gia. Gia đình công giáo là sự hiệp thông yêu thương giữa các nhân vị, là dấu chỉ và hình ảnh của sự hiệp thông giữa Chúa Cha và Chúa Con trong Chúa Thánh Thần. Vì thế, hơn bất cứ nơi nào khác, gia đình phải là mái ấm của tình yêu, ngôi trường đầu tiên dạy con người biết sống yêu thương và phục vụ.

3. Tình yêu này được thể hiện qua sự tôn kính cha mẹ. Điều răn thứ tư đề cao đặc biệt bổn phận này : “Ngươi hãy thờ cha kính mẹ để được sống lâu trên đất mà Chúa, Thiên Chúa của ngươi, ban cho ngươi” (Xh 20,12). Thiên Chúa muốn chúng ta phải tôn kính cha mẹ, là những vị chúng ta phải chịu ơn về sự sống, và là những vị đã lưu truyền cho cho chúng ta sự nhận biết Thiên Chúa. Sự tôn kính cha mẹ (lòng hiếu thảo) được bày tỏ qua sự ngoan ngoãn và vâng phục chân thành. Khi đã trưởng thành, con cái phải nhớ đến trách nhiệm của họ đối với cha mẹ, trợ giúp cho cha mẹ về vật chất và tinh thần, bao nhiêu có thể, trong những năm tháng của tuổi già hoặc khi đau yếu. Lòng hiếu thảo còn củng cố sự hài hòa trong toàn bộ đời sống gia đình, giữa anh chị em với nhau.

33

4. Điều răn thứ tư còn hàm chứa bổn phận của cha mẹ đối với con cái, cách riêng trong việc giáo dục đạo đức và đào tạo thiêng liêng cho con cái. Cha mẹ phải dạy cho con biết đặt những gì là vật chất và tự nhiên phụ thuộc những gì thuộc nội tâm và tinh thần. Trong công việc giáo dục này, điều quan trọng nhất là cha mẹ phải nêu gương tốt cho con cái.

Để ghi nhớ (Sách Toát Yếu GLHTCG)

Hỏi: Gia đình có ý nghĩa gì trong kế hoạch của Thiên Chúa?

Thưa: Hôn nhân và gia đình được Chúa sắp xếp hướng đến thiện ích của đôi vợ chồng, việc sinh sản và giáo dục con cái. Trong Đức Kitô, gia đình trở thành một Hội Thánh tại gia, vì đó là một cộng đoàn đức tin, đức cậy và đức mến (số 456).

Hỏi: Cha mẹ giáo dục đức tin cho con cái như thế nào?

Thưa: Cha mẹ giáo dục đức tin cho con cái chủ yếu bằng gương sáng, kinh nguyện, dạy giáo lý trong gia đình và tham gia vào đời sống Giáo Hội (số 461).

Ý cầu nguyện

Cầu cho các gia đình công giáo sống đúng với ơn gọi và sứ vụ của mình, góp phần vào việc loan báo Tin Mừng Chúa Giêsu.

34

35

Tháng 9/2013

Tiếp nối chủ đề về Giáo Hội, chúng ta dành tháng 9 để tìm hiểu về Giáo Hội như Cộng đoàn loan báo Tin Mừng.

Chủ đề này được khai triển trong 4 tuần lễ :

Tuần 1: Sứ mạng loan báo Tin Mừng

Tuần 2: Những nẻo đường truyền giáo

Tuần 3: Gia đình và sứ mạng loan báo Tin Mừng

Tuần 4: Giáo Hội công giáo và các tôn giáo khác.

36

���� TUẦN 1

SỨ MẠNG LOAN BÁO TIN M ỪNG

Khai tri ển nội dung

1. Lệnh truy ền của Đức Kitô. Trước khi về trời, Chúa Giêsu truyền cho Hội Thánh “hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép Rửa cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em” (Mt 28,19-20). Lệnh truyền này bắt nguồn từ Thiên Chúa Ba Ngôi. Chúa Giêsu đã đón nhận lệnh truyền này từ Chúa Cha và nay, Người truyền lại cho Hội Thánh : “Như Chúa Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai anh em” (Ga 20,22). Vì thế, sứ mạng truyền giáo gắn liền với bản chất của Hội Thánh, làm nên lý do hiện hữu của Hội Thánh trong lịch sử nhân loại.

2. Mục đích tối hậu của việc truyền giáo là làm cho loài người được tham dự vào sự hiệp thông giữa Chúa Cha và Chúa Con trong Thánh Thần tình yêu. Để thực hiện mục đích này, Chúa Cha đã muốn tập họp tất cả nhân loại vào Hội Thánh của Con Ngài. Hội Thánh là nơi nhân loại tìm lại được sự hiệp nhất và ơn cứu độ. Hội Thánh là con tàu “được căng buồm bằng Thánh giá của Chúa, theo luồng gió của Chúa Thánh Thần, an toàn vượt biển trần gian”. Nói theo một hình ảnh quen thuộc khác trong Sách Thánh, Hội Thánh được hình dung bằng con tàu của ông Nôê, con tầu duy nhất cứu mọi người khỏi cơn lụt đại hồng thủy. Do đó, Hội Thánh có bổn phận, đồng thời là quyền thánh thiêng, phải rao giảng Tin Mừng cho tất cả mọi người.

3. Động lực của việc truyền giáo là chính tình yêu của Thiên Chúa dành cho tất cả mọi người. Thiên Chúa “muốn cho mọi người được cứu độ và nhận biết chân lý” (1Tm 2,4). Chân lý cứu độ này đã được ủy thác cho Hội Thánh, vì thế Hội

37

Thánh phải mang chân lý cứu độ ấy đến cho mọi người. Càng cảm nghiệm tình yêu của Thiên Chúa bao nhiêu, càng yêu thương anh chị em mình bao nhiêu, người Kitô hữu càng tha thiết đem Tin Mừng cứu độ của Chúa đến cho họ bấy nhiêu. Chính vì thế, thánh Phaolô kêu lên : “Tình yêu Đức Kitô thôi thúc chúng tôi” (2Cor 5,14), và Chân phước Gioan Phaolô II xem nhiệt tâm truyền giáo như thước đo của đời sống Kitô hữu đích thực.

Để ghi nhớ (Sách Toát Yếu GLHTCG)

Hỏi: Tại sao Hội Thánh phải loan báo Tin Mừng cho toàn thế giới?

Thưa: Vì đây là lệnh truyền của Đức Kitô : “Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép Rửa cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần” (Mt 28,19) (số 172).

Ý cầu nguyện

Cầu cho các vị thừa sai đang làm việc trong những hoàn cảnh khó khăn.

38

���� TUẦN 2

NHỮNG NẺO ĐƯỜNG TRUYỀN GIÁO

Khai tri ển nội dung

Hội Thánh được trao phó sứ mệnh loan báo Tin Mừng cho tất cả mọi người, và mỗi Kitô hữu đều được mời gọi góp phần vào việc thi hành sứ mệnh. Vậy chúng ta có thể tham gia bằng cách nào?

1. Bằng cầu nguyện : Thánh nữ Têrêxa Hài Đồng Giêsu là gương mẫu điển hình. Chị nữ tu nhà kín, suốt đời không bước chân ra khỏi đan viện, lại được chọn làm thánh Bổn mạng các xứ truyền giáo. Vì tất cả cuộc sống của chị đã trở thành lời cầu nguyện cho việc truyền giáo, như Chúa Giêsu đã dạy : “Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt thì ít. Các con hãy xin chủ ruộng sai thợ đến gặt lúa”.

2. Bằng sám hối và canh tân : Hội Thánh cảm nghiệm “khoảng cách giữa sứ điệp mà Hội Thánh phải rao giảng và sự yếu đuối nhân loại nơi những người được ủy thác việc loan báo Tin Mừng”. Mỗi Kitô hữu cũng ý thức khoảng cách đó trong đời sống của mình. Vì thế, sám hối và canh tân là đòi hỏi thường xuyên trong đời sống Kitô hữu, để có thể trở nên chứng nhân của Chúa và loan báo Tin Mừng cách thuyết phục cho những người chưa biết Chúa.

3. Bằng sự hiệp nhất, yêu thương : Sự chia rẽ giữa các Kitô hữu là một gương xấu và phản chứng của Tin Mừng. Làm sao người ta có thể đón nhận Tin Mừng Đức Kitô khi các môn đệ của Đức Kitô lại chia rẽ, hận thù, ghen ghét nhau? Chúa Giêsu đã thấy trước mối nguy hiểm này nên Người đã tha thiết cầu nguyện cho sự hiệp nhất “Xin cho chúng nên một”. Vì thế,

39

phải nỗ lực xây dựng sự hiệp nhất, yêu thương trong cộng đoàn giáo xứ, và cầu nguyện cho sự hiệp nhất giữa các Kitô hữu.

4. Bằng sự đối thoại chân thành : Hội Thánh xem bất cứ điều gì tốt đẹp và chân thật có thể gặp được trong các tôn giáo, như một sự chuẩn bị cho việc đón nhận Tin Mừng. Vì thế, người Kitô hữu phải đến với những anh chị em trong các tôn giáo khác trong tinh thần đối thoại, cởi mở và chân thành. Muốn được như thế, bản thân các Kitô hữu cũng phải vững vàng về giáo lý và đời sống đức tin.

Để ghi nhớ (Sách Toát Yếu GLHTCG)

Hỏi: Người Kitô hữu có thể thi hành sứ mệnh loan báo Tin Mừng bằng cách nào?

Thưa: Chúng ta có thể góp phần vào việc loan báo Tin Mừng bằng lời cầu nguyện, bằng gương sáng đời sống, bằng tình yêu thương hiệp nhất, và bằng sự đối thoại chân thành.

Ý cầu nguyện

Cầu cho những giáo điểm truyền giáo của giáo phận được phát triển mạnh mẽ hơn.

40

���� TUẦN 3

GIA ĐÌNH VÀ SỨ MỆNH LOAN BÁO TIN M ỪNG

Khai tri ển nội dung

1. Gia đình công giáo tham gia vào sứ mệnh truyền giáo, trước hết, bằng việc loan báo Tin Mừng cho con cái. Trong mái ấm gia đình, cha mẹ là “những người đầu tiên truyền dạy đức tin cho con cái mình, cũng như cổ võ ơn gọi riêng của từng đứa con, đặc biệt quan tâm đến ơn gọi thánh thiêng” (Hiến chế Giáo Hội, số 11). Chính cha mẹ khai tâm cho con cái về các mầu nhiệm đức tin ngay từ lúc đầu đời, chính họ là những sứ giả đầu tiên của đức tin nơi con cái mình. Bằng cách đó, gia đình là trường học đầu tiên về đời sống Kitô hữu và là trường học dạy những đức tính nhân bản. Trong lịch sử Giáo Hội, biết bao vị thánh, biết bao vị thừa sai đã được hun đúc trong bầu khí đạo đức của gia đình, nhờ đó sau này trở thành những nhà truyền giáo đích thực. Do đó, việc giáo dục đức tin cho con cái có tầm ảnh hưởng rất lớn đến sứ mệnh loan báo Tin Mừng, nhất là ngày nay khi con cái phải sống trong một môi trường xa lạ, thậm chí thù nghịch với đức tin Kitô giáo.

2. Các bậc cha mẹ chu toàn sứ mệnh này bằng cách nào? Việc giáo dục đức tin cho con cái phải được cha mẹ bắt đầu từ khi con cái còn thơ ấu. Cha mẹ phải dạy cho con cái cầu nguyện và khám phá ơn gọi làm con Thiên Chúa. Việc dạy giáo lý trong gia đình vừa đi trước, vừa đồng hành và làm phong phú những hình thức khác của việc giáo dục đức tin. Chính trong gia đình, người ta học được sự kiên nhẫn và niềm vui của lao động, tình yêu thương huynh đệ, sự tha thứ quảng đại, thậm chí tha thứ nhiều lần, và nhất là việc phụng thờ Thiên Chúa qua kinh nguyện và sự hiến dâng cuộc đời. Dĩ nhiên giáo xứ là trung tâm đời sống phụng vụ và là nơi tốt nhất để dạy

41

giáo lý cho các bậc cha mẹ và con cái của họ; tuy nhiên các bậc cha mẹ phải cộng tác tích cực với giáo xứ trong việc dạy giáo lý cho con cái mình.

3. Gương sáng của cha mẹ là bài dạy giáo lý tốt nhất. Cách sống của gia đình có thể nuôi dưỡng những tâm tình đức tin tốt đẹp, những tâm tình đó chính là sự chuẩn bị và nâng đỡ đích thực cho đời sống đức tin của con cái suốt cuộc đời. Cha mẹ siêng năng lãnh nhận các bí tích, cầu nguyện, sống thánh thiện, hi sinh, có lòng bác ái yêu thương… tất cả là những bài học âm thầm nhưng sống động và đầy sức thuyết phục trong việc giáo dục đức tin.

Để ghi nhớ (Sách Toát Yếu GLHTCG)

Hỏi: Gia đình công giáo tham gia vào sứ mệnh loan báo Tin Mừng bằng cách nào?

Thưa: Cha mẹ là những người đầu tiên có trách nhiệm giáo dục con cái, và cũng là những người đầu tiên loan báo Tin Mừng cho con cái (số 460).

Hỏi: Cha mẹ loan báo Tin Mừng cho con cái bằng cách nào?

Thưa: Cha mẹ loan báo Tin Mừng cho con cái chủ yếu bằng gương sáng, kinh nguyện, dạy giáo lý trong gia đình và tham gia vào đời sống Giáo Hội (số 461).

Ý cầu nguyện

Cầu cho các bậc cha mẹ công giáo ý thức và chu toàn trách nhiệm giáo dục đức tin cho con cái.

42

���� TUẦN 4

GIÁO HỘI CÔNG GIÁO

VÀ CÁC TÔN GIÁO KHÁC

Khai tri ển nội dung

Người công giáo Việt Nam sống và làm việc chung với những anh chị em thuộc các tôn giáo khác. Vậy chúng ta có cần “truyền giáo” cho họ không, và phải có thái độ nào cho xứng hợp?

1. Mối liên hệ của chúng ta với các anh chị em thuộc các tôn giáo khác, trước hết, phát xuất từ chỗ tất cả nhân loại đều có chung một nguồn gốc và một mục đích : “Mọi dân tộc họp thành một cộng đoàn, có chung một nguồn gốc, vì Thiên Chúa đã cho toàn thể nhân loại sinh sống trên khắp mặt địa cầu; họ cũng có cùng một mục đích tối hậu là chính Thiên Chúa, Đấng trải rộng sự quan phòng, lòng nhân hậu và kế hoạch cứu độ của Ngài đến tất cả mọi người” (Tuyên ngôn về Đối thoại với các tôn giáo, số 1).

2. Giáo Hội công giáo nhìn nhận các anh chị em trong các tôn giáo khác cũng đang tìm kiếm vị Thiên Chúa chưa được biết đến nhưng gần gũi với họ, vì chính Ngài ban cho mọi người sự sống, hơi thở và mọi sự, và vì Ngài muốn tất cả mọi người đều được cứu độ. Do đó, Giáo Hội trân tr ọng những gì là tốt đẹp và chân thật trong các tôn giáo khác, xem đó như sự chuẩn bị cho việc đón nhận Tin Mừng Chúa Giêsu. Đồng thời, cũng phải nói rằng, trong cách thực hành tín ngưỡng tôn giáo của họ, nhiều người biểu lộ những giới hạn và sai lầm, làm méo mó hình ảnh Thiên Chúa đích thực. Vì thế, Giáo Hội

43

vẫn có bổn phận và có quyền rao giảng Tin Mừng cho tất cả mọi người.

3. Giáo Hội dạy rằng: “Những người không biết đến Tin Mừng Đức Kitô và Hội Thánh Người mà không do lỗi của họ, nhưng vẫn thành tâm tìm kiếm Thiên Chúa, và dưới tác động của ân sủng, cố gắng chu toàn thánh ý Chúa bằng các công việc theo sự hướng dẫn của lương tâm, thì họ có thể đạt được ơn cứu độ muôn đời” (Hi ến chế Giáo Hội, số 16).

Để ghi nhớ (Sách Toát Yếu GLHTCG)

Hỏi: Người công giáo có mối liên hệ nào với những anh chị em thuộc các tôn giáo khác?

Thưa: Tất cả mọi người đều có chung mối liên hệ về nguồn gốc và cứu cánh. Chúng ta nhìn nhận những gì là tốt lành và chân thật trong các tôn giáo khác đều phát xuất từ Thiên Chúa (số 170).

Hỏi: Nếu không gia nhập Giáo Hội công giáo thì có được cứu độ không?

Thưa: Những ai không phải vì lỗi của họ mà không biết Tin Mừng Đức Kitô và Hội Thánh Người, nhưng chân thành đi tìm Thiên Chúa và cố gắng chu toàn thánh ý Thiên Chúa theo sự hướng dẫn của lương tâm, thì vẫn có thể đạt được ơn cứu độ muôn đời (số 171).

Ý cầu nguyện

Cầu nguyện cách riêng cho một người hoặc một gia đình ngoài công giáo mà chúng ta biết.

44

45

Tháng 10/2013

Sau 3 tháng tìm hiểu về Giáo Hội, chúng ta dành tháng 10, tháng Mân Côi, để chiêm ngắm Đức Maria. Đức Maria là Mẹ Đức Kitô và cũng là Mẹ của Giáo Hội. Vì thế chúng ta tập trung vào chủ đề Sống đức tin theo gương Mẹ Maria qua 4 tuần lễ :

Tuần 1: Cùng với Mẹ, vâng phục Lời Chúa;

Tuần 2: Cùng với Mẹ, yêu thương phục vụ;

Tuần 3: Cùng với Mẹ, chia sẻ đau khổ với Chúa Giêsu;

Tuần 4: Cùng với Mẹ, loan báo Tin Mừng.

46

���� TUẦN 1

CÙNG VỚI MẸ, VÂNG PHỤC LỜI CHÚA

Khai tri ển nội dung

1. “Khi Đức Giêsu đang giảng dạy, thì giữa đám đông có một người phụ nữ lên tiếng thưa với Người : “Phúc thay người mẹ đã cưu mang và cho Thầy bú mớm”. Nhưng Người đáp lại : “Đúng hơn, phải nói rằng : Phúc thay kẻ lắng nghe và tuân giữ Lời Thiên Chúa” (Lc 11,27-28). Khi tuyên bố như thế, Chúa Giêsu không hề có ý phủ nhận hoặc làm giảm giá trị cao quý của Đức Mẹ là người đã cưu mang và cho Ngài bú mớm, nhưng đúng hơn, Chúa Giêsu chỉ cho mọi người thấy vẻ đẹp đích thực của Đức Maria, vẻ đẹp của người lắng nghe và tuân giữ Lời Thiên Chúa. Thật vậy, bà Elisabeth đã ca tụng Đức Maria : “Em thật có phúc, vì đã tin rằng Chúa sẽ thực hiện những gì Người đã nói với em” (Lc 1,45). Chính vì đức tin này mà Đức Maria được mọi đời khen là diễm phúc.

2. Đức Trinh Nữ Maria thể hiện cách trọn hảo sự vâng phục của đức tin. Trong đức tin, Mẹ đón nhận lời sứ thần Gabriel loan báo và đoan hứa, vì Mẹ tin rằng “đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được” (Lc 1,37), và Mẹ bày tỏ lòng vâng phục tuyệt đối : “Vâng, tôi đây là nữ tì của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói” (Lc 1,38). Không chỉ trong ngày Truyền tin, nhưng trong suốt cuộc đời, kể cả những khi bị thử thách đến tột cùng, khi Chúa Giêsu chịu chết trên thánh giá, đức tin của Mẹ vẫn không hề lay chuyển. Mẹ luôn tin rằng lời Chúa sẽ được thực hiện. Vì vậy Giáo Hội tôn kính Đức Maria là người đã thể hiện đức tin cách tinh tuyền nhất.

47

3. Theo gương Mẹ Maria, chúng ta ghi nhớ lời Chúa Giêsu : “Phúc thay kẻ lắng nghe và tuân giữ Lời Thiên Chúa”. Lắng nghe Lời Chúa trong cử hành phụng vụ, lắng nghe Lời Chúa khi đọc Sách Thánh, lắng nghe Lời Chúa qua những biến cố cuộc đời. Không chỉ lắng nghe mà thôi nhưng còn tuân giữ và đem ra thực hành. Chỉ có Chúa mới có Lời ban sự sống đời đời; chỉ có Lời Chúa mới vững bền mãi mãi. Cho nên trong mọi hoàn cảnh, Lời Chúa phải là ánh sáng soi đường, là chuẩn mực cho chúng ta chọn lựa : “Dù ai nói ngả nói nghiêng, ta đây tin vững lời thiêng của Thầy”.

Để ghi nhớ

Hỏi: Tại sao Đức Maria được xưng tụng là người có phúc hơn mọi người nữ?

Thưa: Đức Trinh Nữ Maria được xưng tụng là người có phúc vì trong suốt cuộc đời, Mẹ đã sống trọn vẹn sự vâng phục của đức tin : “Xin Chúa thực hiện cho tôi như lời sứ thần truyền” (Sách Toát Yếu GLHTCG, số 26).

Ý cầu nguyện

“Xin M ẹ dạy con hai tiếng Xin Vâng,

Hôm nay, tương lai, và suốt đời”.

48

���� TUẦN 2

CÙNG VỚI MẸ,

YÊU THƯƠNG VÀ PHỤC VỤ

Khai tri ển nội dung

1. Trong ti ệc cưới Cana, mọi người đều lo ăn uống, nói cười thật vui vẻ. Đúng là “ăn cưới”. Giữa đám đông ồn ào ấy, chỉ có một người nhạy bén nhận ra nỗi âu lo của chủ nhân : sắp hết rượu rồi. “Nhạy bén trước nhu cầu của người khác là nét tinh tế nhất của tình yêu”, một nhà tư tưởng nói thế. Và Đức Maria chính là con người nhạy bén ấy. Không chỉ nhạy bén mà thôi, Mẹ còn mau mắn tìm cách can thiệp và gỡ rối. Mẹ chạy đến với Chúa Giêsu và nói nhỏ : “Người ta sắp hết rượu rồi”. Và Chúa Giêsu đã “ra tay”. Gia đình chủ tiệc vui mừng. Niềm vui của đôi tân hôn được thăng hoa như nước lã biến thành rượu ngon.

2. Không chỉ ở tiệc cưới Cana nhưng trong suốt chiều dài lịch sử Giáo Hội, người tín hữu Chúa Kitô – và cả người ngoài công giáo nữa – đều cảm nhận được tình yêu nhạy bén và quyền năng chữa lành nơi Đức Maria. Chẳng phải tự nhiên mà những địa danh như Fatima, Lộ Đức, La Vang… trở thành nổi tiếng. Chẳng phải tự nhiên mà biết bao đền thờ nguy nga được xây dựng để tôn vinh Mẹ Maria. Chẳng phải tự nhiên mà Đức Maria được xưng tụng là Mẹ hằng cứu giúp. Tất cả đều mang dấu ấn tình yêu nhạy bén và quyền năng chữa lành mà bao thế hệ tín hữu cảm nhận được nơi Đức Mẹ, như chính Giáo Hội nhìn nhận : “Từ những thời rất xa xưa, Đức Trinh Nữ diễm phúc đã được tôn kính dưới tước hiệu “Mẹ Thiên Chúa”, và các tín hữu đã khẩn cầu cùng ẩn náu dưới sự che chở của Mẹ trong mọi cơn gian nan khốn khó” (Hiến chế Giáo Hội, số 66).

49

3. Người công giáo Việt Nam có lòng yêu mến, sùng kính Đức Trinh Nữ Maria cách đặc biệt. Đã hẳn là điều nên làm và cần nuôi dưỡng. Nhưng sẽ thật khiếm khuyết nếu chỉ đến với Mẹ để lãnh nhận hồng ân mà không học với M ẹ lối sống của tình yêu nhạy bén và chữa lành. Hãy học với Mẹ tình yêu nhạy bén ấy ngay trong gia đình khi mọi thành viên biết quan tâm đến nhau và chăm sóc cho nhau, thay vì mỗi người chỉ nghĩ đến mình và những nhu cầu của bản thân. Khi đó, thứ nước lã của tính ích kỷ sẽ biến thành rượu ngon của tình yêu đích thực và sẽ đem lại niềm vui chan chứa cho gia đình, rồi lan tỏa đến mọi người chung quanh.

Để ghi nhớ

Hỏi: Đức Maria trợ giúp Hội Thánh như thế nào?

Thưa: Sau khi Chúa Giêsu về trời, Đức Maria đã giúp đỡ Hội Thánh lúc khởi đầu bằng lời cầu nguyện, và cả sau khi đã được lên trời, Mẹ vẫn tiếp tục chuyển cầu cho con cái mình, vẫn là mẫu gương cho mọi người về đức tin và đức ái, tạo ảnh hưởng cứu độ trên họ (GLHTCG số 197).

Ý cầu nguyện

“Tìm an ủi người hơn được người ủi an; tìm hiểu biết người hơn được người hiểu biết; tìm yêu mến người hơn được người mến yêu” (Thánh Phanxicô Assisi).

50

���� TUẦN 3

CÙNG VỚI MẸ,

CHIA SẺ ĐAU KHỔ VỚI CHÚA GIÊSU

Khai tri ển nội dung

1. Thánh Luca kể lại rằng khi Đức Maria và Thánh Cả Giuse đem hài nhi Giêsu lên Đền thánh, ông Simêon đã ẵm lấy hài nhi trên tay, chúc phúc cho hai ông bà, rồi nói với Đức Maria : “Một lưỡi gươm sẽ đâm thấu tâm hồn bà” (2,27-35). Lời tiên tri ấy đã ứng nghiệm hoàn toàn nơi Đức Maria khi chúng ta đọc lại toàn bộ đời sống của Mẹ. Giáo Hội đã tóm kết hành trình đức tin gian khổ ấy bằng những lời lẽ thật sâu sắc : “Đức Trinh Nữ diễm phúc đã tiến bước trong cuộc lữ hành đức tin, và Mẹ đã trung thành gìn giữ sự hợp nhất với Con mình cho đến tận thập giá. Mẹ đứng đó không ngoài kế hoạch của Thiên Chúa, Mẹ đã cùng chịu đau khổ cách khủng khiếp với Người Con một của mình và liên kết mình với hy lễ của Người bằng tình mẫu tử, đồng thuận cách yêu thương với lễ phẩm bị sát tế do lòng Mẹ sinh ra; và cuối cùng, Mẹ được chính Đức Kitô Giêsu đang hấp hối trên thập giá ban làm mẹ người môn đệ bằng những lời này : Thưa Bà, đây là con của Bà” (Hiến chế Giáo Hội, số 58).

2. Theo Tin Mừng Gioan, khi Chúa Giêsu nói với Đức Mẹ về Gioan “Đây là con của Bà”, thì Người cũng nói với Gioan về Đức Mẹ : “Đây là Mẹ của anh”. Và từ lúc ấy, người môn đệ đem Mẹ về nhà mình. Nối bước thánh Gioan, các tín hữu Chúa Kitô cũng “rước Mẹ Maria về nhà” để yêu thương, tôn kính cách đặc biệt. Hơn thế nữa, chúng ta còn phải học nơi Đức Mẹ bài học hiệp thông với những đau khổ của Chúa Giêsu, những đau khổ có giá trị cứu độ. Người công giáo thực

51

hiện điều này cách cụ thể khi dâng Thánh Lễ : “Trong bí tích Thánh Thể, hy tế của Đức Kitô cũng trở thành hy tế của các chi thể trong Thân Mình Người. Đời sống của các tín hữu, lời ca ngợi, sự đau khổ, lời cầu nguyện, việc lao động của họ, được kết hợp với cùng những khía cạnh đó trong đời sống của Đức Kitô và với toàn bộ lễ tế của Người, và như vậy chúng có một giá trị mới. Hy tế của Đức Kitô hiện diện trên bàn thờ đem lại cho mọi thế hệ Kitô hữu khả năng được kết hợp với lễ tế của Người” (GLHTCG số 1368).

Để ghi nhớ

Hỏi: Hội Thánh tham dự vào hy tế Thánh Thể bằng cách nào?

Thưa: Trong bí tích Thánh Thể, hy tế của Đức Kitô cũng trở thành hy tế của các chi thể trong Thân Mình Người. Đời sống của các tín hữu, lời ca ngợi, sự đau khổ, lời cầu nguyện, việc lao động của họ được kết hợp với Đức Kitô và có một giá trị mới (GLHTCG số 281).

Ý cầu nguyện

“Tôi hoàn tất những gì còn thiếu trong cuộc khổ nạn của Chúa Kitô để sinh ơn ích cho Thân Thể Người là Hội Thánh”.

52

���� TUẦN 4

CÙNG VỚI MẸ,

LOAN BÁO TIN M ỪNG CHÚA GIÊSU

Khai tri ển nội dung

1. Khi truy ền tin cho Đức Maria, sứ thần Gabriel cũng báo cho Đức Mẹ biết : “Bà Elisabeth, người họ hàng với bà, tuy già rồi mà cũng đã cưu mang một người con trai; bà ấy vẫn bị mang tiếng là hiếm hoi mà nay đã có thai được sáu tháng. Vì đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được” (Lc 1,36-37). Sau đó, Đức Mẹ “vội vã lên đường, đến miền núi” để thăm bà Elisabeth, ở lại với bà độ ba tháng để giúp đỡ bà, rồi mới trở về nhà.

2. Đã hẳn câu chuyện ấy làm nổi bật tấm lòng yêu thương phục vụ của Đức Mẹ. Nhưng còn hơn thế nữa. Trong Tuần Bát nhật trước lễ Giáng Sinh, cùng với trình thuật “Thăm Viếng” trên, Hội Thánh đọc lại bài sách Diễm Ca với những vần thơ thật tình tứ : “Tiếng người tôi yêu văng vẳng đâu đây, kìa chàng đang tới, nhảy nhót trên đồi, tung tăng trên núi… Người yêu của tôi lên tiếng bảo : Dậy đi em, bạn tình của anh, người đẹp của anh, hãy ra đây nào! Tiết đông giá lạnh đã qua, mùa mưa đã dứt đã xa lắm rồi” (2,8-11). Bài sách Diễm Ca mở ra một chân trời mới của trình thuật Thăm Viếng : Thiên Chúa nhập thể trong cung lòng thanh khiết của Đức Trinh Nữ Maria đang vội vã lên đường đến với con người. Mùa đông lạnh lẽo của tội lỗi và xa cách đã qua, nhường bước cho mùa Xuân ấm áp của tình yêu nối kết. Hài nhi Gioan – đại diện cho toàn thể nhân loại – nhảy mừng đón nhận Tin Mừng cứu độ. Bàn chân của Đức Maria vội vã trên núi đồi trở thành bàn chân tuyệt mỹ của sứ giả loan báo Tin Mừng cho nhân thế.

53

3. Lòng sùng kính Đức Trinh Nữ Maria thúc đẩy các tín hữu noi gương Mẹ để trở thành người loan báo Tin Mừng Chúa Giêsu cho những anh chị em chưa biết Chúa, và đem tinh thần Phúc Âm thấm nhập vào môi trường sống : “Người giáo dân chu toàn sứ vụ tiên tri của mình bằng việc phúc âm hóa, nghĩa là loan báo Đức Kitô bằng chứng từ đời sống và bằng lời nói. Nơi người giáo dân, việc phúc âm hóa này mang một sắc thái đặc thù và hiệu quả đặc biệt vì được thực hiện trong những hoàn cảnh bình thường của đời sống” (GLHTCG số 905).

Để ghi nhớ

Hỏi: Người giáo dân tham gia sứ vụ tiên tri của Đức Kitô như thế nào?

Thưa: Họ tham gia vào sứ vụ tiên tri của Đức Kitô khi đón nhận trong đức tin Lời của Đức Kitô và loan báo Lời đó cho thế giới bằng chứng từ đời sống của họ, cũng như qua lời nói, hoạt động rao giảng Tin Mừng và huấn giáo. Việc rao giảng Tin Mừng này đạt được hiệu quả đặc biệt, vì việc này được thực hiện trong các hoàn cảnh bình thường nơi trần thế (số 190).

Ý cầu nguyện

Cầu cho việc tông đồ giáo dân được phát triển.

54

55

Tháng 11/2013

Trong tháng 11, Hội Thánh nhắc chúng ta nhớ đến những người đã ra đi trước chúng ta. Trong số đó, có những vị đã được thưởng công trên Nước Trời và hằng chuyển cầu cho chúng ta. Cách riêng, chúng ta hãnh diện và tự hào về Các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Vì thế chúng ta cùng tìm hiểu về việc Sống Đức Tin theo gương Các Thánh Tử Đạo Việt Nam qua 4 tuần lễ.

Tuần 1: Cộng tác vào việc truyền giáo

Tuần 2: Làm chứng đức tin

Tuần 3: Phục vụ con người

Tuần 4: Xây dựng Hội Thánh

56

���� TUẦN 1

NOI GƯƠNG CÁC THÁNH T Ử ĐẠO

CỘNG TÁC VÀO VI ỆC TRUYỀN GIÁO

Khai tri ển nội dung

1. Theo Khâm Định Việt Sử, năm 1533, một thừa sai Tây phương tên là Inikhu đã lén theo đường biển vào truyền giáo tại làng Ninh Cường và Trà Lũ. Tiếp theo là dấu chân rao giảng của các linh mục dòng Đaminh như cha Gaspar De Santa Cruz và Luis de Fonseca, các cha dòng Phanxicô như cha Bartôlômêô Ruiz, rồi các cha dòng Tên như cha Buzomi và cha Đắc Lộ. Tin Mừng Chúa Kitô đã được gieo vãi trên đất nước Việt Nam và nhanh chóng trổ sinh hoa trái.

2. Không thể quên được điều này : ngay từ đầu, các tín hữu công giáo Việt Nam đã cộng tác đắc lực với các vị thừa sai trong sứ mệnh loan báo Tin Mừng. Cách riêng phải nói đến đội ngũ đông đảo các thầy giảng (lớp đầu tại Kẻ Chợ năm 1630; tại Cửa Hàn, Quảng Nam năm 1643). Các thầy là những tín hữu hiến toàn thân cho việc tông đồ. Các thầy tuyên khấn độc thân, để tài sản chung và vâng lời Bề Trên. Các thầy đã trợ giúp các thừa sai trong việc giảng dạy giáo lý, điều hành và duy trì các cộng đoàn Dân Chúa, khi các thừa sai bị trục xuất hoặc vắng mặt. Ngoài ra, khi nói đến việc hội nhập Tin Mừng vào văn hóa Việt Nam, cũng phải thấy sự đóng góp rất lớn của các tín hữu Việt Nam. Ngoài việc giúp các thừa sai học tiếng Việt, nhiều tín hữu ngày xưa còn phiên dịch kinh sách và giáo lý ra chữ Nôm để phổ biến. Sử sách vẫn còn nhắc đến tên tuổi một số vị như cụ Nghè Giuse, sư cụ Manuel giúp cha Pina ở Quảng Nam, cụ Gioakim giúp cha Đắc Lộ ở An Vực (Thanh Hóa).

57

3. Cha Đắc Lộ đã dành những lời ca tụng đặc biệt khi nhắc đến các tín hữu Việt Nam thời ấy : “Điều làm tôi cảm động hơn hết là thấy ở xứ này, bao nhiêu người công giáo là bấy nhiêu thiên thần, và ơn Phép Rửa đã ban cho họ một tinh thần mà chúng ta gặp thấy ở các Tông Đồ và các vị Tử Đạo tiên khởi”.

Để ghi nhớ

Hỏi: Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô được loan báo trên đất nước Việt Nam khi nào?

Thưa: Vào năm 1533, vị thừa sai đầu tiên đã đến giảng đạo tại Vi ệt Nam, và năm nay, chúng ta kỷ niệm 480 năm hạt giống Tin Mừng được gieo vãi trên quê hương Việt Nam.

Hỏi: Các tín hữu Việt Nam đã góp phần thế nào trong sứ mệnh loan báo Tin Mừng?

Thưa: Các tín hữu Việt Nam đã góp phần tích cực vào việc loan báo Tin Mừng bằng nhiều cách như cầu nguyện, giúp đỡ các thừa sai, cộng tác với các ngài trong việc truyền giáo.

Ý cầu nguyện

Tạ ơn Chúa vì hạt giống Tin Mừng đã được gieo vãi trên quê hương chúng ta.

58

���� TUẦN 2

NOI GƯƠNG CÁC THÁNH T Ử ĐẠO

LÀM CH ỨNG ĐỨC TIN

Khai tri ển nội dung

1. Những chứng nhân đức tin đầu tiên. Tại Đàng Ngoài, năm 1630, anh Phanxicô, dù bị chủ là một hoàng thân cấm đoán, vẫn tiếp tục chôn xác người chết, nên bị giam giữ, rồi bị tra tấn và giết chết. Tại Đàng Trong, năm 1644, thầy Anrê Phú Yên bị bắt tại nhà cha Đắc Lộ. Dù bị quan quân đe dọa, thầy không bỏ Đạo, nên bị chém đầu, trên môi còn mấp máy Danh Chúa Giêsu.

2. Dưới thời nhà Nguyễn, triều đình đã dùng những điều luật hà khắc để trừng trị mọi hành vi bị coi là chống đối, và thi hành những chính sách cấm Đạo Gia Tô rất ngặt nghèo. Đã có 14 chỉ dụ cấm đạo trong khoảng thời gian từ năm 1833 đến 1862. Chính trong bối cảnh khó khăn đó, niềm tin của người công giáo được thanh luyện và phát triển. Theo Đạo không những không đem lại lợi lộc vật chất nào mà còn phải đối diện với đủ thứ khó khăn và đe dọa; thế nhưng con số người theo Đạo vẫn gia tăng mạnh mẽ : từ 320.000 người vào năm 1800 lên đến 426.000 người vào năm 1855. Số các địa phận cũng tăng lên : từ 3 địa phận thành 8 địa phận vào năm 1850, và thành 13 địa phận năm 1933.

- Tại Đàng Ngoài: Vinh (1864), Bùi Chu (1848), Bắc Ninh (1833), Hưng Hóa (1895), Phát Diệm (1901), Lạng Sơn (1913), Thanh Hóa (1932).

- Tại Đàng Trong: Năm 1844, địa phận Đàng Trong được tách làm hai địa phận : Đông Đàng Trong (Quy Nhơn) và Tây

59

Đàng Trong (Sàigòn); rồi tiếp tục tách thêm các địa phận khác là Huế (1850), Nam Vang (1850) và Kontum (1932).

3. Trong số các tín hữu đã đổ máu đào minh chứng cho đức tin, có 117 vị được tuyên phong Chân phước trong 4 đợt : Đức Lêô XIII tuyên phong 64 vị năm 1900; Đức Piô X tuyên phong 8 vị năm 1906, và 20 vị khác năm 1909; Đức Piô XII tuyên phong 25 vị năm 1951. Thành phần gồm 8 giám mục, 50 linh mục, 1 chủng sinh, 14 thầy giảng, 44 giáo dân. Tất cả đã được Đức Chân phước giáo hoàng Gioan Phaolô II tuyên phong Hiển Thánh ngày 19 tháng 6 năm 1988.

Để ghi nhớ

Hỏi: Tử đạo là gì?

Thưa: Tử đạo là làm chứng cho đức tin, và cách làm chứng thuyết phục nhất là dám hi sinh mạng sống vì Danh Chúa.

Hỏi: Giáo Hội Việt Nam mừng kính Các Thánh Tử Đạo Việt Nam vào ngày nào?

Thưa: Hằng năm Giáo Hội Vi ệt Nam mừng kính Các Thánh Tử Đạo vào ngày 24 tháng 11. Đây cũng là ngày kỷ niệm Đức Thánh Cha Gioan XXIII thiết lập Hàng giáo phẩm Việt Nam.

Ý cầu nguyện

Cầu cho các tín hữu công giáo có can đảm làm chứng cho Chúa trong mọi hoàn cảnh.

60

���� TUẦN 3

NOI GƯƠNG CÁC THÁNH T Ử ĐẠO

PHỤC VỤ CON NGƯỜI

Khai tri ển nội dung

1. Đạo Công giáo là Đạo yêu thương. Tin vào Chúa Giêsu Kitô là sống điều răn mới của Chúa : “Thầy ban cho anh em một điều răn mới, là anh em hãy yêu thương nhau như chính Thầy yêu thương anh em. Người ta cứ dấu này mà nhận biết anh em là môn đệ của Thầy, là anh em yêu thương nhau” (Ga 13). Tình yêu thương ấy không chỉ giới hạn giữa những người công giáo, nhưng còn lan rộng ra bên ngoài. Vì thế, trong suốt chiều dài lịch sử Giáo Hội Vi ệt Nam, người công giáo đã tích cực tham gia vào việc xây dựng một xã hội lành mạnh, nhân bản, và quan tâm đến những người cần sự giúp đỡ nhất.

2. Trong lãnh vực giáo dục và xã hội, hầu như mọi nhà thờ và tu viện đều có trường học và các cơ sở bác ái từ thiện, những lớp học miễn phí, những nhà thương và trạm xá. Con số thống kê năm 1960 tại miền Nam Việt Nam cho thấy :

- 1.030 trường tiểu học, với 345.756 học sinh (khoảng 25% ngoài công giáo);

- 226 trường trung và tiểu học, với 152.928 học sinh (khoảng 46% không công giáo);

- 41 bệnh viện với 7.000 giường;

- 239 trạm phát thuốc, 36 nhà hộ sinh, 29 nhà dưỡng lão;

- 9 trại phong với 2.500 bệnh nhân;

- 82 cô nhi viện chăm sóc 11.000 em.

61

3. Những con số trên đây cho thấy dù chỉ chiếm tỷ lệ 7% dân số cả nước, nhưng người công giáo đã tham gia tích cực vào việc phục vụ con người. Ngày nay, dù chính quyền nắm độc quyền trong lãnh vực giáo dục và y tế, nhưng người công giáo vẫn tiếp tục âm thầm đóng góp cho các công tác bác ái, từ thiện, nhất là đối với những người nghèo khổ nhất : những lớp tình thương, trạm phát thuốc, chăm sóc người có HIV… Sống tình yêu thương và phục vụ như thế chính là cách thể hiện và làm chứng đức tin Kitô giáo, tin vào Đấng Thiên Chúa là Tình Yêu và giầu lòng thương xót.

Để ghi nhớ

Hỏi: Tại sao Đạo Công giáo được gọi là Đạo yêu thương?

Thưa: Đạo Công giáo được gọi là Đạo yêu thương vì Chúa Giêsu ban bố cho các môn đệ Người điều răn mới : “Các con hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương các con”.

Hỏi: Chúng ta phải làm gì để sống Đạo yêu thương?

Thưa: Chúng ta phải quan tâm giúp đỡ mọi người, nhất là những người nghèo khó và bị bỏ rơi.

Ý cầu nguyện

Xin Chúa dùng con như khí cụ tình yêu của Chúa. Để con đem yêu thương vào nơi oán thù, đem thứ tha vào nơi lăng nhục, đem an hòa vào nơi tranh chấp, đem chân lý vào chốn lỗi lầm.

62

���� TUẦN 4

NOI GƯƠNG CÁC THÁNH T Ử ĐẠO

XÂY DỰNG HỘI THÁNH

Khai tri ển nội dung

1. Thiết lập Hàng giáo phẩm Việt Nam. Qua Tông sắc Venerabilium Nostrorum, ngày 24-11-1960, Đức giáo hoàng Gioan XXIII tuyên bố thiết lập ba giáo tỉnh Hà Nội, Huế, Sàigòn; thiết lập thêm 3 giáo phận mới là Đà Lạt, Mỹ Tho, Long Xuyên. Với Tông sắc này, Giáo Hội tại Vi ệt Nam năm 1960 gồm 20 giáo phận, được phân chia như sau : Hà Nội 10, Huế 4, Sàigòn 6. Đứng đầu ba giáo tỉnh là 3 Tổng giám mục Giuse Trịnh Như Khuê, Phêrô Ngô Đình Thục, và Phaolô Nguyễn Văn Bình. Từ năm 1960 đến nay, Giáo Hội tiếp tục phát triển mạnh mẽ. Cho đến nay, đã có 26 giáo phận (Hà Nội 10, Huế 6, Sàigòn 10)

2. Sự đóng góp của nhiều thế hệ tín hữu. Việc thiết lập Hàng giáo phẩm quả là bước ngoặt đáng ghi nhớ, đánh dấu bước trưởng thành của Giáo Hội Vi ệt Nam. Hạt giống Tin Mừng được gieo trồng suốt 4 thế kỷ, nay đơm bông kết trái dồi dào. Trong tiến trình phát triển lâu dài đó, có sự đóng góp của cộng đoàn đông đảo các tín hữu. Đóng góp bằng máu đào của Các Thánh Tử Đạo như câu nói nổi tiếng của Tertulianô : “Máu các vị tử đạo là hạt giống làm nảy sinh các Kitô hữu”. Đóng góp bằng đời sống đức tin kiên trì trong mọi hoàn cảnh. Đóng góp bằng đời sống đạo đức gương mẫu theo giáo huấn của Tin Mừng. Đóng góp bằng những hi sinh âm thầm nhỏ bé trong cuộc sống hằng ngày. Tất cả góp phần làm nên mùa gặt mới của Giáo Hội.

63

3. Nhìn lại l ịch sử Giáo Hội, người tín hữu Việt Nam cất cao lời ngợi khen và tạ ơn Thiên Chúa, vì khi quay nhìn về quá khứ bằng cặp mắt đức tin, chúng ta nhận ra Chúa luôn hiện diện và đồng hành với Dân của Ngài trong từng bước đi, dù lúc thành công hay khi thất bại, dù lúc chan hòa ánh sáng hay khi tối tăm vây bọc. Nhìn lại l ịch sử, chúng ta cũng ý thức rằng đức tin mà mình đã lãnh nhận, được gieo trồng và vun xới bằng mồ hôi và nước mắt, hơn nữa bằng cả máu đào của tiền nhân. Vì thế, phải hết sức trân trọng, giữ gìn và phát huy đức tin ấy bằng cả cuộc đời. Đồng thời, phải tiếp tục công trình của cha ông trong nỗ lực truyền giáo, để quê hương Việt Nam được phát triển theo định hướng Nước Trời, Nước công chính, yêu thương, và bình an trong Thánh Thần.

Để ghi nhớ

Hỏi: Hàng giáo phẩm Việt Nam được thiết lập khi nào?

Thưa: Hàng giáo phẩm Việt Nam được Đức giáo hoàng Gioan XXIII thiết lập năm 1960, gồm 20 giáo phận, thuộc 3 giáo tỉnh Hà Nội, Huế và Sàigòn.

Ý cầu nguyện

Cầu cho Giáo Hội Vi ệt Nam luôn phát triển theo định hướng Giáo Hội mầu nhiệm, hiệp thông, và sứ vụ.

64