180
1 Compendium OF THE CATECHISM OF THE CATHOLIC CHURCH Part One The Profession of Faith Section One “I believe” – “We believe” 1. What is the plan of God for man? 1-25 God, infinitely perfect and blessed in himself, in a plan of sheer goodness freely created man to make him share in his own blessed life. In the fullness of time, God the Father sent his Son as the Redeemer and Savior of mankind, fallen into sin, thus calling all into his Church and, through the work of the Holy Spirit, making them adopted children and heirs of his eternal happiness. CHAPTER ONE Man's Capacity for God “You are great, O Lord, and greatly to be praised [...] You have made us for yourself and our heart is restless until it rests in you.” (Saint Augustine) 2. Why does man have a desire for God? GIÁO LÝ CủA HỘI THÁNH CÔNG GIÁO PHẦN I: TUYÊN XƯNG ÐứC TIN ÐOẠN THỨ NHẤT: "TÔI TIN - CHÚNG TÔI TIN" 1. Ý định của Thiên Chúa dành cho con người là gì? Thiên Chúa tự bản thể là Ðấng vô cùng hoàn hảo và hạnh phúc. Theo { định nhân hậu, Ngài đã tự { tạo dựng con người, để cho họ được thông phần sự sống hạnh phúc của Ngài. Khi thời gian đến hồi viên mãn, Thiên Chúa Cha đã cử Con Ngài đến làm Ðấng Cứu Thế chuộc tội cho nhân loại đã sa ngã trong tội lỗi, để kêu gọi họ vào trong Hội thánh Ngài, và nhờ tác động của Chúa Thánh Thần, đón nhận họ làm dưỡng tử, và được thừa hưởng hạnh phúc vĩnh cửu của Ngài. Chương Một Con Người "Có Khả Năng" Ðón Nhận Thiên Chúa "Lạy Chúa, Chúa vĩ đại và đáng ca tụng... Chúa đã dựng nên chúng con cho Chúa, và tâm hồn của chúng con luôn xao xuyến cho đến khi được yên nghỉ trong Chúa" (Thánh Augustinô). 2. Tại sao con người khát khao Thiên Chúa?

GIÁO LÝ OF THE CATECHISM GIÁO OF THE CATHOLIC CHURCH …mfvietnam.org/data/news/6390/GIAO LY ANH VIET.pdf · draw man to himself because only in God will he find and live the fullness

  • Upload
    others

  • View
    5

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

1

Compendium OF THE

CATECHISM OF THE

CATHOLIC CHURCH

Part One The Profession of Faith

Section One “I believe” – “We believe”

1. What is the plan of God for man? 1-25 God, infinitely perfect and blessed in himself, in a plan of sheer goodness freely created man to make him share in his own blessed life. In the fullness of time, God the Father sent his Son as the Redeemer and Savior of mankind, fallen into sin, thus calling all into his Church and, through the work of the Holy Spirit, making them adopted children and heirs of his eternal happiness.

CHAPTER ONE Man's Capacity for God

“You are great, O Lord, and greatly to be praised [...] You have made us for yourself and our heart is restless until it rests in you.” (Saint Augustine) 2. Why does man have a desire for God?

GIÁO LÝ

CủA HỘI THÁNH CÔNG GIÁO

PHẦN I:

TUYÊN XƯNG ÐứC TIN

ÐOẠN THỨ NHẤT:

"TÔI TIN - CHÚNG TÔI TIN"

1. Ý định của Thiên Chúa dành cho con người là gì?

Thiên Chúa tự bản thể là Ðấng vô cùng hoàn hảo và hạnh phúc. Theo { định nhân hậu, Ngài đã tự { tạo dựng con người, để cho họ được thông phần sự sống hạnh phúc của Ngài. Khi thời gian đến hồi viên mãn, Thiên Chúa Cha đã cử Con Ngài đến làm Ðấng Cứu Thế chuộc tội cho nhân loại đã sa ngã trong tội lỗi, để kêu gọi họ vào trong Hội thánh Ngài, và nhờ tác động của Chúa Thánh Thần, đón nhận họ làm dưỡng tử, và được thừa hưởng hạnh phúc vĩnh cửu của Ngài.

Chương Một

Con Người "Có Khả Năng" Ðón Nhận Thiên Chúa

"Lạy Chúa, Chúa vĩ đại và đáng ca tụng... Chúa đã dựng nên chúng con cho Chúa, và tâm hồn của chúng con luôn xao xuyến cho đến khi được yên nghỉ trong Chúa" (Thánh Augustinô).

2. Tại sao con người khát khao Thiên Chúa?

2

God himself, in creating man in his own image, has written upon his heart the desire to see him. Even if this desire is often ignored, God never ceases to draw man to himself because only in God will he find and live the fullness of truth and happiness for which he never stops searching. By nature and by vocation, therefore, man is a religious being, capable of entering into communion with God. This intimate and vital bond with God confers on man his fundamental dignity.

3. How is it possible to know God with only the light of human reason? Starting from creation, that is from the world and from the human person, through reason alone one can know God with certainty as the origin and end of the universe, as the highest good and as infinite truth and beauty. 4. Is the light of reason alone sufficient to know the mystery of God? 37-38 In coming to a knowledge of God by the light of reason alone man experiences many difficulties. Indeed, on his own he is unable to enter into the intimacy of the divine mystery. This is why he stands in need of being enlightened by God’s revelation, not only about those things that exceed his understanding, but also about those religious and moral truths which of themselves are not beyond the grasp of human reason, so that even in the present condition of the human race, they can be known by all with ease, with firm certainty and with no admixture of error.

Khi tạo dựng con người theo hình ảnh mình, chính Thiên Chúa đã khắc ghi vào trong tâm hồn họ sự khát khao nhìn thấy Ngài. Cả khi họ không nhận ra sự khát khao này, Thiên Chúa vẫn không ngừng lôi kéo họ đến với mình, vì chỉ nơi Thiên Chúa, họ mới sống và tìm được chân l{ và hạnh phúc viên mãn mà họ luôn tìm kiếm. Vì vậy, tự bản chất và do ơn gọi của mình, con người là một hữu thể tôn giáo, có khả năng bước vào sự hiệp thông với Thiên Chúa. Dây liên hệ mật thiết và sống động này với Thiên Chúa đem lại cho con người phẩm giá căn bản của mình.

3. Với ánh sáng tự nhiên của lý trí, con người có thể nhận biết Thiên Chúa không?

Khởi từ công trình tạo dựng, nghĩa là từ thế giới vật chất và con người, con người có thể chỉ dùng l{ trí cũng nhận biết cách chắc chắn có Thiên Chúa là nguồn gốc và cùng đích của vũ trụ, là sự thiện hảo tuyệt vời, là chân l{ và vẻ đẹp vô cùng vô tận.

4. Chỉ với ánh sáng tự nhiên của lý trí, con người có đủ khả năng để nhận biết mầu nhiệm Thiên Chúa hay không?

Chỉ với ánh sáng của l{ trí, con người sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc nhận biết Thiên Chúa. Hơn nữa, tự mình, con người không thể nào bước vào mầu nhiệm sâu thẳm của Thiên Chúa. Vì thế, con người cần được Mạc khải của Thiên Chúa soi dẫn, không những về những gì vượt quá sự hiểu biết nhân loại, mà cả về những chân l{ tôn giáo và luân l{, tự chúng vốn không vượt quá khả năng của l{ trí, để mọi người trong tình trạng hiện thời của nhân loại có thể biết được một cách dễ dàng, chắc chắn và không sai lầm.

3

5. How can we speak about God? By taking as our starting point the perfections of man and of the other creatures which are a reflection, albeit a limited one, of the infinite perfection of God, we are able to speak about God with all people. We must, however, continually purify our language insofar as it is image-bound and imperfect, realizing that we can never fully express the infinite mystery of God.

CHAPTER TWO

God Comes to Meet Man The Revelation of God

6. What does God reveal to man? 50-53 68-69 God in his goodness and wisdom reveals himself. With deeds and words, he reveals himself and his plan of loving goodness which he decreed from all eternity in Christ. According to this plan, all people by the grace of the Holy Spirit are to share in the divine life as adopted “sons” in the only begotten Son of God. 7. What are the first stages of God's Revelation? From the very beginning, God manifested himself to our first parents, Adam and Eve, and invited them to intimate communion with himself. After their fall, he did not cease his revelation to them but promised salvation for all their descendants. After the flood, he made a covenant with Noah, a covenant between himself and all living beings.

5. Chúng ta có thể nói về Thiên Chúa thế nào? Chúng ta có thể nói về Thiên Chúa cho tất cả mọi người, khởi đi từ những nét hoàn hảo của con người và của những thụ tạo khác, đó là một phản ánh, dù rất hạn hẹp, về sự hoàn hảo vô tận của Thiên Chúa. Tuy nhiên, chúng ta phải không ngừng thanh luyện ngôn ngữ của chúng ta vì nó bất toàn và bị lệ thuộc vào hình ảnh, phải { thức rằng chúng ta không bao giờ có thể diễn tả đầy đủ mầu nhiệm vô tận của Thiên Chúa.

CHƯƠNG HAI THIÊN CHÚA ÐẾN GẶP CON NGƯỜI

MẠC KHẢI CỦA THIÊN CHÚA 6. Thiên Chúa mạc khải cho con

người điều gì? Với lòng nhân hậu và sự khôn ngoan,

Thiên Chúa tự mạc khải chính mình cho con người. Qua các hành động và lời nói, Thiên Chúa tự mạc khải chính Ngài cũng như { định của lòng nhân hậu, mà Ngài đã hoạch định tự muôn đời trong Ðức Kitô. Ý định này nhằm đón nhận tất cả mọi người trở thành nghĩa tử trong Người Con duy nhất của Ngài nhờ ân sủng của Chúa Thánh Thần và cho họ tham dự vào sự sống của Thiên Chúa.

7. Những giai đoạn đầu tiên của Mạc khải là gì?

Từ nguyên thủy, Thiên Chúa tỏ mình ra cho nguyên tổ của chúng ta, là ông Ađam và bà Evà, và mời gọi họ bước vào sự hiệp thông mật thiết với Ngài. Sau khi họ sa ngã, Ngài đã không chấm dứt việc Mạc khải, nhưng đã hứa ban ơn cứu độ cho tất cả miêu duệ của họ. Sau cơn lụt đại hồng thủy, Ngài đã k{ kết với ông Noe một Giao ước giữa Ngài với tất cả các sinh linh.

4

8. What are the next stages of God's Revelation? God chose Abram, calling him out of his country, making him “the father of a multitude of nations” (Genesis 17:5), and promising to bless in him “all the nations of the earth” (Genesis 12:3). The people descended from Abraham would be the trustee of the divine promise made to the patriarchs. God formed Israel as his chosen people, freeing them from slavery in Egypt, establishing with them the covenant of Mount Sinai, and, through Moses, giving them his law. The prophets proclaimed a radical redemption of the people and a salvation which would include all nations in a new and everlasting covenant. From the people of Israel and from the house of King David, would be born the Messiah, Jesus. 9. What is the full and definitive stage of God's Revelation? The full and definitive stage of God’s revelation is accomplished in his Word made flesh, Jesus Christ, the mediator and fullness of Revelation. He, being the only-begotten Son of God made man, is the perfect and definitive Word of the Father. In the sending of the Son and the gift of the Spirit, Revelation is now fully complete, although the faith of the Church must gradually grasp its full significance over the course of centuries. “In giving us his Son, his only and definitive Word, God spoke everything to us at once in this sole Word, and he has no more to say.” (Saint John of the Cross)

8. Những giai đoạn tiếp theo của Mạc khải của Thiên Chúa là gì?

Thiên Chúa chọn ông Abraham, khi gọi ông rời bỏ quê hương để làm cho ông trở thành "cha của vô số dân tộc" (St 17,5) và hứa qua ông sẽ chúc lành cho "mọi gia tộc trên mặt đất" (St 12,3). Con cháu của ông Abraham là những kẻ thừa hưởng các lời Thiên Chúa đã hứa với tổ phụ họ. Thiên Chúa đã lập Israel làm dân Ngài tuyển chọn, cứu thoát họ khỏi ách nô lệ Ai Cập, k{ kết với họ Giao ước Sinai và, qua ông Môsê, Ngài ban cho họ Lề luật của Ngài. Các tiên tri đã loan báo một ơn cứu chuộc toàn diện cho dân Chúa cũng là ơn cứu độ dành cho tất cả mọi dân tộc, trong một Giao ước mới và vĩnh cửu. Chúa Giêsu, Ðấng Mêsia, đã được sinh ra từ dân Israel, và từ dòng dõi Vua Ðavít.

9. Giai đoạn Mạc khải trọn vẹn và dứt khoát của Thiên Chúa là gì?

Giai đoạn Mạc khải trọn vẹn và dứt khoát của Thiên Chúa được thực hiện nơi Ngôi Lời nhập thể, là Ðức Giêsu Kitô, Ðấng là trung gian và là viên mãn của Mạc khải. Chúa Giêsu, Con duy nhất của Thiên Chúa, đã làm người, là Lời hoàn hảo và dứt khoát của Chúa Cha. Mạc khải đã được hoàn tất cách trọn vẹn qua việc Thiên Chúa Cha sai Con Ngài và ban tặng Thánh Thần, mặc dù đức tin của Hội thánh phải dần dần trải qua bao thế kỷ mới nhận biết { nghĩa đầy đủ của Mạc khải.

"Từ khi Thiên Chúa ban cho chúng ta Con Ngài, Ðấng là Lời duy nhất và dứt khoát của Ngài, Thiên Chúa đã nói với chúng ta một lần duy nhất trong Lời này và Ngài không còn gì để nói thêm nữa" (Thánh Gioan Thánh Giá).

5

10. What is the value of private revelations? While not belonging to the deposit of faith, private revelations may help a person to live the faith as long as they lead us to Christ. The Magisterium of the Church, which has the duty of evaluating such private revelations, cannot accept those which claim to surpass or correct that definitive Revelation which is Christ. The Transmission of Divine Revelation 11. Why and in what way is divine revelation transmitted? 74 God “desires all men to be saved and to come to the knowledge of the truth” (1 Timothy 2:4), that is, of Jesus Christ. For this reason, Christ must be proclaimed to all according to his own command, “Go forth and teach all nations” (Matthew 28:19). And this is brought about by Apostolic Tradition. 12. What is Apostolic Tradition? Apostolic Tradition is the transmission of the message of Christ, brought about from the very beginnings of Christianity by means of preaching, bearing witness, institutions, worship, and inspired writings. The apostles transmitted all they received from Christ and learned from the Holy Spirit to their successors, the bishops, and through them to all generations until the end of the world.

10. Các mạc khải tư có gía trị gì?

Mặc dầu các mạc khải tư không thuộc về kho tàng đức tin, nhưng chúng có thể giúp chúng ta sống đức tin, với điều kiện chúng có một liên hệ chặt chẽ với Ðức Kitô. Huấn quyền Hội thánh, có thẩm quyền để phân định các mạc khải tư đó, không thể chấp nhận những mạc khải tư nào vượt qua hay muốn sửa đổi Mạc khải dứt khoát là chính Ðức Kitô.

LƯU TRUYỀN MẠC KHẢI CỦA THIÊN CHÚA

11. Tại sao phải lưu truyền Mạc khải của Thiên Chúa và lưu truyền bằng cách nào?

Thiên Chúa "muốn cho mọi người được cứu độ và nhận biết chân l{" (1 Tm 2,4), nghĩa là nhận biết Ðức Giêsu Kitô. Vì thế, phải rao giảng Ðức Kitô cho mọi người, như chính lời Người dạy: "Hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ" (Mt 28,19). Ðiều này đã được thực hiện bởi Truyền thống các Tông đồ, gọi tắt là Truyền thống tông đồ.

12. Truyền thống tông đồ là gì?

Truyền thống tông đồ là việc chuyển đạt sứ điệp của Ðức Kitô, đã được thực hiện ngay từ lúc khởi đầu Kitô giáo, qua việc rao giảng, làm chứng, các cơ chế, phụng tự, và các sách được linh ứng. Các Tông đồ đã chuyển đạt mọi điều các ngài đã lãnh nhận từ Ðức Kitô và học hỏi từ Chúa Thánh Thần cho những người kế nhiệm các ngài, là các giám mục, và qua họ, cho mọi thế hệ đến tận thế.

6

13. In what ways does Apostolic Tradition occur? Apostolic Tradition occurs in two ways: through the living transmission of the word of God (also simply called Tradition) and through Sacred Scripture which is the same proclamation of salvation in written form. 14. What is the relationship between Tradition and Sacred Scripture? Tradition and Sacred Scripture are bound closely together and communicate one with the other. Each of them makes present and fruitful in the Church the mystery of Christ. They flow out of the same divine well-spring and together make up one sacred deposit of faith from which the Church derives her certainty about revelation. 15. To whom is the deposit of faith entrusted? The Apostles entrusted the deposit of faith to the whole of the Church. Thanks to its supernatural sense of faith the people of God as a whole, assisted by the Holy Spirit and guided by the Magisterium of the Church, never ceases to welcome, to penetrate more deeply and to live more fully from the gift of divine revelation. 16. To whom is given the task of authentically interpreting the deposit of faith? The task of giving an authentic interpretation of the deposit of faith has been entrusted to the living teaching office of the Church alone, that is, to the successor of Peter, the Bishop of Rome, and to the bishops in communion with him. To this Magisterium, which in the service of the Word of God enjoys the certain charism of truth, belongs also the task of defining dogmas which are formulations of the truths contained in divine Revelation. This authority of the Magisterium also extends to those truths necessarily connected with Revelation.

13. Truyền thống tông đồ được thực hiện như thế nào?

Tông truyền được thực hiện bằng hai cách: qua việc chuyển đạt sống động Lời Chúa (được gọi cách đơn sơ là Thánh truyền) và qua Thánh Kinh, trong đó cùng một lời rao giảng ơn cứu độ được ghi lại thành chữ viết.

14. Tương quan giữa Thánh truyền và Thánh Kinh như thế nào?

Thánh truyền và Thánh Kinh liên kết và giao lưu mật thiết với nhau. Thật vậy, cả hai làm cho mầu nhiệm Ðức Kitô được hiện diện và sung mãn trong Hội thánh và cả hai cùng xuất phát từ một cội nguồn là Thiên Chúa. Cả hai làm nên một kho tàng đức tin duy nhất, nơi Hội thánh nhận được sự đảm bảo chắc chắn về tất cả những chân l{ được mạc khải.

15. Kho tàng đức tin đã được ủy thác cho ai?

Từ thời các thánh Tông đồ, kho tàng đức tin đã được ủy thác cho toàn thể Hội thánh. Nhờ Chúa Thánh Thần hỗ trợ và nhờ Huấn quyền hướng dẫn, với cảm thức siêu nhiên của đức tin, toàn thể dân Chúa đón nhận Mạc khải của Thiên Chúa, hiểu biết mỗi ngày một sâu xa hơn, và cố gắng sống Mạc khải đó. 16. Ai có thẩm quyền để giải nghĩa kho tàng đức tin?

Chỉ có Huấn quyền sinh động của Hội thánh, nghĩa là vị kế nhiệm thánh Phêrô làm Giám mục Rôma và các Giám mục hiệp thông với ngài, mới có đủ thẩm quyền giải thích kho tàng đức tin. Huấn quyền, trong việc phục vụ Lời Chúa, được hưởng đặc sủng về chân l{, có trách nhiệm xác định các tín điều, nghĩa là những công thức trình bày các chân lý chứa đựng trong Mạc khải của Thiên Chúa; thẩm quyền này cũng áp dụng trên các chân l{ có liên hệ thiết yếu với Mạc khải.

7

17. What is the relationship between Scripture, Tradition and the Magisterium? Scripture, Tradition, and the Magisterium are so closely united with each other that one of them cannot stand without the others. Working together, each in its own way, under the action of the one Holy Spirit, they all contribute effectively to the salvation of souls.

SACRED SCRIPTURE 18. Why does Sacred Scripture teach the truth? Because God himself is the author of Sacred Scripture. For this reason it is said to be inspired and to teach without error those truths which are necessary for our salvation. The Holy Spirit inspired the human authors who wrote what he wanted to teach us. The Christian faith, however, is not a “religion of the Book”, but of the Word of God – “not a written and mute word, but incarnate and living” (Saint Bernard of Clairvaux). 19. How is Sacred Scripture to be read? Sacred Scripture must be read and interpreted with the help of the Holy Spirit and under the guidance of the Magisterium of the Church according to three criteria: 1) it must be read with attention to the content and unity of the whole of Scripture; 2) it must be read within the living Tradition of the Church; 3) it must be read with attention to the analogy of faith, that is, the inner harmony which exists among the truths of the faith themselves. 20. What is the Canon of Scripture? The Canon of Scripture is the complete list of the sacred writings which the Church has come to recognize through Apostolic Tradition. The Canon consists of 46 books of the Old Testament and 27 of the New.

17. Ðâu là mối tương quan giữa Thánh truyền, Thánh Kinh và Huấn quyền? Thánh Kinh, Thánh Truyền và Huấn quyền liên hệ chặt chẽ với nhau, đến độ thực thể này không hiện hữu nếu không có hai thực thể kia. Dưới tác động của cùng một Chúa Thánh Thần, cả ba góp phần cách hữu hiệu vào ơn cứu độ loài người, mỗi thực thể theo cách thức riêng của mình.

THÁNH KINH

18. Tại sao Thánh Kinh lại có thể dạy chân lý?

Bởi vì chính Thiên Chúa là tác giả của Thánh Kinh. Thánh Kinh là quyển sách được linh ứng và dạy dỗ cách không sai lạc những chân l{ cần thiết cho ơn cứu độ chúng ta. Thật vậy, Chúa Thánh Thần linh ứng cho các tác giả phàm nhân để họ viết ra những điều Thiên Chúa muốn dạy dỗ chúng ta. Tuy nhiên, đức tin Kitô giáo không phải là một "tôn giáo của sách vở", nhưng là của Lời Thiên Chúa, "không là một ngôn từ được viết ra và câm lặng, nhưng là Ngôi Lời nhập thể và sống động" (thánh Bênađô Clairvaux).

19. Chúng ta phải đọc Thánh Kinh như thế nào? Thánh Kinh phải được đọc và giải thích dưới sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần, và phải theo sự hướng dẫn của Huấn quyền Hội thánh, theo ba tiêu chuẩn: (1) phải chú { đến nội dung và sự duy nhất của toàn bộ Thánh Kinh; (2) phải đọc Thánh Kinh trong Thánh truyền sống động của Hội thánh; (3) phải chú { đến tính tương hợp của đức tin, nghĩa là đến sự liên hệ hài hòa giữa các chân l{ đức tin với nhau. 20. Quy điển (Canon) của các Sách Thánh là gì? Quy điển các Sách Thánh là danh mục đầy đủ về các Sách Thánh, mà Tông truyền đã phân định rõ ràng cho Hội thánh. Quy điển này gồm có bốn mươi sáu tác phẩm Cựu Ước và hai mươi bảy tác phẩm Tân Ước.

8

21. What is the importance of the Old Testament for Christians? Christians venerate the Old Testament as the true word of God. All of the books of the Old Testament are divinely inspired and retain a permanent value. They bear witness to the divine pedagogy of God's saving love. They are written, above all, to prepare for the coming of Christ the Savior of the universe. 22. What importance does the New Testament have for Christians? The New Testament, whose central object is Jesus Christ, conveys to us the ultimate truth of divine Revelation. Within the New Testament the four Gospels of Mathew, Mark, Luke and John are the heart of all the Scriptures because they are the principle witness to the life and teaching of Jesus. As such, they hold a unique place in the Church. 23. What is the unity that exists between the Old and the New Testaments? Scripture is one insofar as the Word of God is one. God’s plan of salvation is one, and the divine inspiration of both Testaments is one. The Old Testament prepares for the New and the New Testament fulfills the Old; the two shed light on each other. 24. What role does Sacred Scripture play in the life of the Church? Sacred Scripture gives support and vigor to the life of the Church. For the children of the Church, it is a confirmation of the faith, food for the soul and the fount of the spiritual life. Sacred Scripture is the soul of theology and of pastoral preaching. The Psalmist says that it is “a lamp to my feet and a light to my path” (Psalm 119:105). The Church, therefore, exhorts all to read Sacred Scripture frequently because “ignorance of the Scriptures is ignorance of Christ” (Saint Jerome).

21. Ðâu là tầm quan trọng của Cựu Ước đối với các người Kitô hữu?

Người Kitô hữu tôn kính Cựu Ước như là Lời đích thực của Thiên Chúa. Tất cả các tác phẩm của Cựu Ước được Thiên Chúa linh ứng nên có một giá trị trường tồn. Cựu Ước là bằng chứng cho thấy nghệ thuật giáo dục bằng tình yêu cứu độ của Thiên Chúa. Và nhất là, các tác phẩm Cựu Ước được viết ra để chuẩn bị cho việc Ðức Kitô, Ðấng Cứu Ðộ muôn loài, ngự đến.

22. Ðâu là tầm quan trọng của Tân Ước đối với các người Kitô hữu? Trung tâm của Tân Ước là Ðức Giêsu Kitô. Tân Ước dạy chúng ta chân l{ dứt khoát được Thiên Chúa mạc khải. Trong Tân Ước, bốn quyển Phúc Âm - Matthêu, Marcô, Luca và Gioan - là những chứng từ chính yếu về đời sống và về lời giảng dạy của Chúa Giêsu; bốn quyển sách này tạo thành trung tâm của tất cả Sách Thánh và có một vị trí độc nhất trong Hội thánh.

23. Ðâu là sự thống nhất giữa Cựu Ước và Tân Ước? Thánh Kinh chỉ là một, vì chỉ có một Lời Chúa duy nhất, một chương trình cứu độ duy nhất của Thiên Chúa và một linh ứng duy nhất của Thiên Chúa cho cả Cựu Ước lẫn Tân Ước. Cựu Ước chuẩn bị cho Tân Ước và Tân Ước hoàn thành Cựu Ước: cả hai soi sáng cho nhau.

24. Thánh Kinh giữ vai trò nào trong đời sống Hội thánh?

Thánh Kinh đem lại sự hỗ trợ và sức mạnh cho đời sống Hội thánh. Ðối với con cái Hội thánh, Thánh Kinh là sự củng cố đức tin, là lương thực và nguồn mạch của đời sống tinh thần. Thánh Kinh là linh hồn của các môn thần học và giảng thuyết mục vụ. Thánh Vịnh gọi Thánh Kinh là "đèn soi cho con bước, là ánh sáng chỉ đường con đi" (Tv 118 *119+,105). Vì thế, Hội thánh khuyến khích chúng ta thường xuyên đọc Thánh Kinh, vì "không biết Thánh Kinh là không biết Ðức Kitô" (thánh Giêrônimô).

9

CHAPTER THREE

MAN'S RESPONSE TO GOD I BELIEVE

25. How does man respond to God who reveals himself? Sustained by divine grace, we respond to God with the obedience of faith, which means the full surrender of ourselves to God and the acceptance of his truth insofar as it is guaranteed by the One who is Truth itself. 26. Who are the principal witnesses of the obedience of faith in the Sacred Scriptures? There are many such witnesses, two in particular: One is Abraham who when put to the test “believed in God” (Romans 4:3) and always obeyed his call. For this reason he is called “the Father of all who believe” (Romans 4:11-18). The other is the Virgin Mary who, throughout her entire life, embodied in a perfect way the obedience of faith: “Let it be done to me according to your word” (Luke 1:38). 27. What does it mean in practice for a person to believe in God? It means to adhere to God himself, entrusting oneself to him and giving assent to all the truths which God has revealed because God is Truth. It means to believe in one God in three Persons, Father, Son, and Holy Spirit. 28. What are the characteristics of faith? Faith is the supernatural virtue which is necessary for salvation. It is a free gift of God and is accessible to all who humbly seek it. The act of faith is a human act, that is, an act of the intellect of a person - prompted by the will moved by God - who freely assents to divine truth. Faith is alsocertain because it is founded on the Word of God; it works “through charity” (Galatians 5:6); and it continually grows through listening to the Word of God and through prayer. It is, even now, aforetaste of the joys of heaven.

Chương Ba LỜI ÐÁP TRẢ CỦA CON NGƯờI VỚI THIÊN

CHÚA - TÔI TIN

25. Con người đáp trả như thế nào với Thiên Chúa, Ðấng tự mạc khải? Ðược ân sủng của Thiên Chúa nâng đỡ, con người đáp lời Thiên Chúa bằng việc vâng phục đức tin, bao gồm việc tin tưởng trọn vẹn vào Thiên Chúa và đón nhận chân l{ của Ngài, chân l{ được Thiên Chúa bảo đảm vì chính Ngài là Chân Lý. 26. Trong Thánh Kinh, ai là những nhân chứng chính yếu cho việc vâng phục đức tin? Có rất nhiều chứng nhân, nhưng đặc biệt là hai vị: - Ông Abraham, dù bị thử thách, "vẫn vững tin vào Thiên Chúa" (Rm 4,3) và luôn vâng phục tiếng gọi của Ngài; vì thế ông trở thành "tổ phụ của tất cả những người tin" (Rm 4,11.18); - Ðức Trinh Nữ Maria, trong suốt cuộc đời đã thể hiện một cách tuyệt vời sự vâng phục đức tin: "Fiat mihi secundum verbum tuum - xin Chúa làm cho tôi như lời sứ thần nói" (Lc 1,38). 27. Tin vào Thiên Chúa có ý nghĩa cụ thể gì cho con người? Tin vào Thiên Chúa có nghĩa là gắn bó với chính Thiên Chúa, tin tưởng phó thác bản thân cho Ngài và chấp nhận tất cả những chân l{ do Ngài mạc khải vì Ngài chính là Chân l{. Ðiều này có nghĩa là tin vào Thiên Chúa duy nhất trong Ba Ngôi Vị: Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. 28. Ðức tin có những đặc điểm gì?

Ðức tin là một hồng ân nhưng không của Thiên Chúa, được trao ban cho tất cả những ai cầu xin với lòng khiêm hạ; đó là nhân đức siêu nhiên cần thiết để được cứu độ. Hành vi đức tin là một hành vi nhân linh, nghĩa là một hành động của l{ trí con người, dưới tác động của Chúa Thánh Thần, tự do gắn bó với chân l{ của Thiên Chúa. Ngoài ra, đức tin còn có đặc tính chắc chắn, vì được đặt nền tảng trên Lời Chúa; đức tin có đặc tính năng động "nhờ Ðức ái" (Gl 5,6); đức tin luôn tăng triển, đặc biệt nhờ lắng nghe Lời Chúa và cầu nguyện. Trong hiện tại, đức tin cho chúng ta nếm trước niềm vui trên trời.

10

29. Why is there no contradiction between faith and science?

159 Though faith is above reason, there can never be a contradiction between faith and science because both originate in God. It is God himself who gives to us the light both of reason and of faith. “I believe, in order to understand; and I understand, the better to believe.”(Saint Augustine)

WE BELIEVE

30. Why is faith a personal act, and at the same time ecclesial? 166-169 181 Faith is a personal act insofar as it is the free response of the human person to God who reveals himself. But at the same time it is an ecclesial act which expresses itself in the proclamation, “We believe”. It is in fact the Church that believes: and thus by the grace of the Holy Spirit precedes, engenders and nourishes the faith of each Christian For this reason the Church is Mother and Teacher. “No one can have God as Father who does not have the Church as Mother.”(Saint Cyprian) 31. Why are the formulas of faith important? 170-171 The formulas of faith are important because they permit one to express, assimilate, celebrate, and share together with others the truths of the faith through a common language

29. Tại sao không có mâu thuẫn giữa đức tin và khoa học?

Dù đức tin vượt lên trên l{ trí, nhưng không bao giờ có mâu thuẫn giữa đức tin và khoa học, vì cả hai đều có cùng một cội nguồn là Thiên Chúa. Chính Thiên Chúa ban ánh sáng lý trí và đức tin cho con người.

"Tôi tin để hiểu và tôi hiểu để tin" (Thánh Augustinô).

CHÚNG TÔI TIN

30. Tại sao đức tin là một hành vi cá nhân nhưng đồng thời cũng là hành vi mang tính giáo hội?

Ðức tin là một hành vi cá nhân, vì đó là sự đáp trả tự do của con người đối với Thiên Chúa, Ðấng tự mạc khải. Nhưng đồng thời đó cũng là một hành vi mang tính giáo hội, tính chất này được bày tỏ trong lời tuyên xưng đức tin: "Chúng tôi tin." Thật vậy, chính Hội thánh tin: qua đó, nhờ ân sủng của Chúa Thánh Thần, Hội thánh đi bước trước, sinh ra và nuôi dưỡng đức tin của mỗi người. Vì thế, Hội thánh là Mẹ và là Thầy.

"Không ai có thể có Thiên Chúa là Cha, mà lại không có Hội thánh là Mẹ." (Thánh Cyrianô)

31. Tại sao những công thức đức tin lại quan trọng?

Những công thức đức tin là quan trọng vì chúng giúp ta diễn tả, đồng hóa, cử hành và cùng chia sẻ với những người khác các chân l{ đức tin, khi sử dụng một ngôn ngữ chung.

11

32. In what way is the faith of the Church one faith alone? The Church, although made up of persons who have diverse languages, cultures, and rites, nonetheless professes with a united voice the one faith that was received from the one Lord and that was passed on by the one Apostolic Tradition. She confesses one God alone, Father, Son, and Holy Spirit, and points to one way of salvation. Therefore we believe with one heart and one soul all that is contained in the Word of God, handed down or written, and which is proposed by the Church as divinely revealed.

SECTION TWO THE PROFESSION OF THE CHRISTIAN FAITH

THE CREED

The Apostles’ Creed I believe in God the Father almighty, Creator of heaven and earth. And in Jesus Christ, His only Son, our Lord, Who was conceived by the Holy Spirit, born of the Virgin Mary, suffered under Pontius Pilate, was crucified, died, and was buried. He descended into hell; the third day He rose again from the dead; He ascended into heaven, and sits at the right hand of God the Father almighty, from thence He shall come to judge the living and the dead. I believe in the Holy Spirit, the holy Catholic Church, the communion of saints, the forgiveness of sins, the resurrection of the body and life everlasting. Amen.

32. Phải hiểu như thế nào về đức tin duy nhất của Hội thánh?

Dù được hình thành do nhiều người khác nhau về ngôn ngữ, văn hóa và phong tục, Hội thánh đồng thanh tuyên xưng một đức tin duy nhất, được lãnh nhận từ một Chúa duy nhất và được chuyển đạt qua một Truyền thống tông đồ duy nhất. Hội thánh tuyên xưng một Thiên Chúa duy nhất - Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần - và dạy một con đường cứu độ duy nhất. Vì thế, chúng ta, cùng một lòng một {, tin những gì chứa đựng trong Lời Chúa, được truyền đạt hay được viết ra và được Hội thánh xác định là do Thiên Chúa mạc khải.

ĐOẠN THỨ HAI TUYÊN XƯNG ĐỨC TIN KITÔ GIÁO

KINH TIN KÍNH

Kinh Tin Kính các Thánh Tông đồ Tôi tin kính Đức Chúa Trời là Cha phép tắc vô cùng dựng nên trời đất. Tôi tin kính Đức Chúa Giêsu Kitô là Con Một Đức Chúa Cha cùng là Chúa chúng tôi. Bởi phép Đức Chúa Thánh Thần mà Người xuống thai, sinh bởi bà Maria đồng trinh, chịu nạn đời quan Phongxiô Philatô, chịu đóng đinh trên cây thánh giá, chết và táng xác, xuống ngục tổ tông, ngày thứ ba bởi trong kẻ chết mà sống lại, lên trời ngự bên hữu Đức Chúa Cha phép tắc vô cùng, ngày sau bởi trời lại xuống phán xét kẻ sống và kẻ chết. Tôi tin kính Đức Chúa Thánh Thần. Tôi tin có Hội thánh hằng có ở khắp thế này, các Thánh thông công. Tôi tin phép tha tội. Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại. Tôi tin hằng sống vậy. Amen.

12

The Nicene-Constantinopolitan Creed I believe in one God, the Father, the Almighty, maker of heaven and earth, of all that is, seen and unseen. I believe one Lord, Jesus Christ, the only Son of God, eternally begotten of the Father, God from God, Light from Light, true God from true God, begotten, not made, one in Being with the Father. Through Him all things were made. For us men and for our salvation, He came down from heaven: by the power of the Holy Spirit He was born of the Virgin Mary, and became Man. For our sake He was crucified under Pontius Pilate; He suffered, died, and was buried. On the third day He rose again in fulfillment of the Scriptures; He ascended into heaven, and is seated at the right hand of the Father. He will come again in glory to judge the living and the dead, and His kingdom will have no end. I believe in the Holy Spirit, the Lord, the Giver of life, Who proceeds from the Father and the Son. With the Father and the Son He is worshiped and glorified. He has spoken through the prophets. I believe in one, holy, catholic, and apostolic Church. I acknowledge one Baptism for the forgiveness of sins. I look for the resurrection of the dead, and the life of the world to come. Amen.

Kinh Tin Kính Nicea-Constantinopoli Tôi tin kính một Thiên Chúa là Cha toàn năng, Đấng tạo thành trời đất, muôn vật hữu hình và vô hình. Tôi tin kính một Chúa Giêsu Kitô, Con Một Thiên Chúa, sinh bởi Đức Chúa Cha từ trước muôn đời. Người là Thiên Chúa bởi Thiên Chúa, Ánh sáng bởi Ánh sáng, Thiên Chúa thật bởi Thiên Chúa thật, được sinh ra mà không phải được tạo thành, đồng bản thể với Đức Chúa Cha : nhờ Người mà muôn vật được tạo thành. Vì loài người chúng ta và để cứu độ chúng ta, Người đã từ trời xuống thế. Bởi phép Đức Chúa Thánh Thần, Người đã nhập thể trong lòng Trinh Nữ Maria và đã làm người. Người chịu đóng đinh vào thập giá vì chúng ta, thời quan Phongxiô Philatô; Người chịu khổ hình và mai táng, ngày thứ ba Người sống lại như lời Thánh Kinh. Người lên trời, ngự bên hữu Đức Chúa Cha, và Người sẽ lại đến trong vinh quang để phán xét kẻ sống và kẻ chết, Nước Người sẽ không bao giờ cùng.

Tôi tin kính Đức Chúa Thánh Thần là Thiên Chúa và là Đấng ban sự sống, Người bởi Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con mà ra. Người được phụng thờ và tôn vinh cùng với Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con : Người đã dùng các tiên tri mà phán dạy.

Tôi tin Hội thánh duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền.

Tôi tuyên xưng có một Phép Rửa để tha tội. Tôi trông đợi kẻ chết sống lại và sự sống đời sau. Amen.

13

CHAPTER ONE

I BELIEVE IN GOD THE FATHER THE SYMBOLS OF FAITH

33. What are the symbols of faith? The symbols of faith are composite formulas, also called “professions of faith” or “Creeds”, with which the Church from her very beginning has set forth synthetically and handed on her own faith in a language that is normative and common to all the faithful. 34. What are the most ancient symbols (professions) of faith? The most ancient symbols of faith are the baptismal creeds. Because Baptism is conferred “in the name of the Father, and of the Son, and of the Holy Spirit” (Matthew 28:19), the truths of faith professed at Baptism are articulated in reference to the three Persons of the Most Holy Trinity. 35. What are the most important symbols of the faith? They are the Apostles' Creed which is the ancient baptismal symbol of the Church of Rome and theNicene-Constantinopolitan Creed which stems from the first two ecumenical Councils, that of Nicea (325 A.D.) and that of Constantinople (381 A.D.) and which even to this day are common to all the great Churches of the East and the West. “I believe in God the Father Almighty, Creator of heaven and earth.” 36. Why does the Profession of Faith begin with the words, “I believe in God”? The Profession of Faith begins with these words because the affirmation “I believe in God” is the most important, the source of all the other truths about man and about the world, and about the entire life of everyone who believes in God.

CHƯƠNG MỘT TÔI TIN KÍNH ĐỨC CHÚA TRỜI LÀ CHA

Những bản tuyên xưng đức tin

33. Những bản tuyên xưng đức tin là gì ? Đó là những công thức ngắn gọn, còn được gọi là “những bản tuyên xưng đức tin” hay “Kinh Tin Kính,” qua đó Hội thánh, ngay từ thuở ban đầu, đã diễn tả đức tin của mình một cách tổng hợp và chuyển đạt đức tin ấy bằng một ngôn ngữ chuẩn hoá và chung cho mọi tín hữu.

34. Những bản tuyên xưng đức tin cổ nhất là những bản nào ?

Những bản tuyên xưng đức tin cổ xưa nhất là những Kinh Tin Kính khi cử hành Bí tích Rửa tội. Vì Bí tích Rửa tội được ban “nhân danh Cha, và Con và Thánh Thần” (Mt 28,19), nên các chân lý đức tin mà các người lãnh nhận Bí tích Rửa tội tuyên xưng, được phân chia theo ba Ngôi vị của Thiên Chúa Ba Ngôi.

35. Những bản tuyên xưng đức tin quan trọng nhất là những bản nào ? Những bản quan trọng nhất là : - Kinh Tin Kính của các Thánh Tông đồ, là

bản tuyên xưng đức tin cổ xưa nhất dùng khi cử hành Bí tích Rửa tội của Giáo hội Rôma;

- Kinh Tin Kính Công Đồng Nicea-Constantinopoli, là kết quả của hai Công Đồng Chung đầu tiên, tại Nicea (năm 325) và tại Constantinopoli (năm 381).

Hai bản này vẫn còn là hai bản chung cho tất cả các Giáo hội lớn của Đông phương và Tây phương.

“TÔI TIN KÍNH ĐỨC CHÚA TRỜI LÀ CHA PHÉP TẮC VÔ CÙNG,DỰNG NÊN TRỜI ĐẤT”

36. Tại sao bản tuyên xưng đức tin được khởi đầu bằng “Tôi tin kính Đức Chúa Trời” ?

Bởi vì xác quyết “Tôi tin kính Đức ChúaTrời” là điều quan trọng nhất. Xác quyết này là nguồn gốc của mọi chân lý khác về con người, về vũ trụ và về toàn bộ đời sống của những ai tin Thiên Chúa.

14

37. Why does one profess belief that there is only one God? Belief in the one God is professed because he has revealed himself to the people of Israel as the only One when he said, “Hear, O Israel, the Lord our God is one Lord” (Deuteronomy 6:4) and “there is no other” (Isaiah 45:22). Jesus himself confirmed that God is “the one Lord” (Mark12:29). To confess that Jesus and the Holy Spirit are also God and Lord does not introduce any division into the one God. 38. With what name does God reveal Himself? God revealed himself to Moses as the living God, “the God of Abraham, the God of Isaac, the God of Jacob” (Exodus 3:6). God also revealed to Moses his mysterious name “I Am Who I Am (YHWH)”. Already in Old Testament times this ineffable name of God was replaced by the divine title Lord. Thus in the New Testament, Jesus who was called Lord is seen as true God. 39. Is God the only One who “is”? 2112-213 Since creatures have received everything they are and have from God, only God in himself is the fullness of being and of every perfection. God is “He who is” without origin and without end. Jesus also reveals that he bears the divine name “I Am” (John 8:28).

37. Tại sao chúng ta tuyên xưng một Thiên Chúa duy nhất ? Bởi vì Thiên Chúa đã mạc khải cho dân Israel biết rằng Ngài là Thiên Chúa Duy Nhất, khi Ngài nói : “Nghe đây, hỡi Israel, Đức Chúa, Thiên Chúa chúng ta, là Đức Chúa duy nhất” (Đnl 6,4). “Ta là Thiên Chúa, chẳng còn chúa nào khác” (Is 45,22). Chính Chúa Giêsu cũng xác nhận điều này : Thiên Chúa là “Đức Chúa duy nhất” (Mc 12,29). Tuyên xưng Chúa Giêsu và Chúa Thánh Thần là Thiên Chúa và là Đức Chúa, không hề đưa đến sự chia cắt nào nơi Thiên Chúa duy nhất. 38. Thiên Chúa tự mạc khải với danh thánh

nào ? Thiên Chúa đã mạc khải chính mình cho Môsê là Thiên Chúa hằng sống, “Thiên Chúa của Ábraham, Thiên Chúa của Isaác, Thiên Chúa của Giacóp” (Xh 3,6). Ngài cũng mạc khải Danh Thánh huyền nhiệm của Ngài cho ông : “Ta là Đấng Hằng Hữu” (YHWH). Ngay từ thời Cựu Ước, Danh Thánh của Thiên Chúa không được phép đọc lên, nên phải thay thế bằng thuật ngữ Đức Chúa. Như vậy trong Tân Ước, Chúa Giêsu được người ta gọi là Đức Chúa, tức là được nhìn nhận là Thiên Chúa thật. 39. Có phải chỉ một mình Thiên Chúa “hiện

hữu” không ? Trong khi tất cả mọi thụ tạo đều lãnh nhận từ Thiên Chúa tất cả những gì chúng có và hiện hữu, chỉ Thiên Chúa mới tự mình hiện hữu một cách trọn vẹn và tuyệt hảo. Ngài là “Đấng hằng hữu,” không có khởi đầu và cũng chẳng có cùng tận. Chúa Giêsu cũng mạc khải rằng Người mang Danh Thánh : “Ta là Đấng hằng hữu” (Ga 8,28).

15

40. Why is the revelation of God's name important? In revealing his name, God makes known the riches contained in the ineffable mystery of his being. He alone is from everlasting to everlasting. He is the One who transcends the world and history. It is he who made heaven and earth. He is the faithful God, always close to his people, in order to save them. He is the highest holiness, “rich in mercy” (Ephesians 2:4), always ready to forgive. He is the One who is spiritual, transcendent, omnipotent, eternal, personal, and perfect. He is truth and love. “God is the infinitely perfect being who is the most Holy Trinity.” (Saint Turibius of Montenegro) 41. In what way is God the truth? God is Truth itself and as such he can neither deceive nor be deceived. He is “light, and in him there is no darkness” (1 John 1:5). The eternal Son of God, the incarnation of wisdom, was sent into the world “to bear witness to the Truth” (John 18:37). 42. In what way does God reveal that he is love? 218-221 God revealed himself to Israel as the One who has a stronger love than that of parents for their children or of husbands and wives for their spouses. God in himself “is love” (1 John 4: 8.16), who gives himself completely and gratuitously, who “so loved the world that he gave his only Son so that the world might be saved through him” (John 3:16-17). By sending his Son and the Holy Spirit, God reveals that he himself is an eternal exchange of love.

40. Tại sao việc Mạc khải Danh Thánh Thiên Chúa là điều quan trọng ? Qua việc Mạc khải Danh Thánh, Thiên Chúa cho thấy sự phong phú chất chứa trong mầu nhiệm khôn lường của Ngài. Chỉ mình Ngài hiện hữu từ muôn thuở và cho đến muôn đời. Ngài siêu việt trên vũ trụ và lịch sử. Chính Ngài là Đấng tạo thành trời đất. Ngài là Thiên Chúa trung tín, luôn gần gũi với dân để cứu độ họ. Ngài là Đấng Thánh tuyệt hảo, “giàu lòng nhân hậu” (Ep 2,4), luôn sẵn sàng tha thứ. Ngài là Hữu Thể thiêng liêng, siêu việt, toàn năng, vĩnh cửu, ngôi vị, trọn hảo. Ngài là chân lý và tình yêu. “Thiên Chúa là Hữu Thể tuyệt hảo vô tận, là Ba Ngôi cực thánh.” (thánh Turibius thành Montenegro) 41. Phải hiểu “Thiên Chúa là chân lý”

như thế nào ? Thiên Chúa là chính Chân lý; và do đó, Ngài không tự dối gạt mình cũng không dối gạt ai. Ngài là “Ánh sáng, nơi Ngài không có một chút bóng tối nào” (1 Ga 1,5). Con vĩnh cửu của Thiên Chúa, là sự Khôn Ngoan nhập thể, đã được sai đi vào thế gian “để làm chứng cho sự thật” (Ga 18,37). 42. Thiên Chúa mạc khải Ngài là Tình Yêu

như thế nào ? Thiên Chúa tự mạc khải cho dân Israel rằng Ngài là Đấng có một tình yêu mạnh mẽ hơn tình yêu của cha mẹ đối với con cái hoặc của vợ chồng đối với nhau. Tự bản chất, Thiên Chúa “là Tình Yêu” (1 Ga 4, 8.16), Ngài tự hiến ban mình cách trọn vẹn và nhưng không, Ngài “yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, *…+ để nhờ Con Ngài, mà thế gian được cứu độ” (Ga 3,16-17). Khi sai phái Con Ngài và Chúa Thánh Thần, Thiên Chúa mạc khải chính Ngài là sự trao đổi tình yêu vĩnh cửu.

16

43. What does it mean to believe in only one God? To believe in the one and only God involves coming to know his greatness and majesty. It involves living in thanksgiving and trusting always in him, even in adversity. It involves knowing the unity and true dignity of all human beings, created in his image. It involves making good use of the things which he has created. 44. What is the central mystery of Christian faith and life? The central mystery of Christian faith and life is the mystery of the Most Blessed Trinity. Christians are baptized in the name of the Father and of the Son and of the Holy Spirit. 45. Can the mystery of the Most Holy Trinity be known by the light of human reason alone? God has left some traces of his trinitarian being in creation and in the Old Testament but his inmost being as the Holy Trinity is a mystery which is inaccessible to reason alone or even to Israel’s faith before the Incarnation of the Son of God and the sending of the Holy Spirit. This mystery was revealed by Jesus Christ and it is the source of all the other mysteries. 46. What did Jesus Christ reveal to us about the mystery of the Father? 240-242 Jesus Christ revealed to us that God is “Father”, not only insofar as he created the universe and the mankind, but above all because he eternally generated in his bosom the Son who is his Word, “ the radiance of the glory of God and the very stamp of his nature” (Hebrews 1:3).

43. Niềm tin vào Thiên Chúa duy nhất bao hàm những gì ? Niềm tin vào Thiên Chúa duy nhất bao hàm việc nhận biết sự vĩ đại và quyền năng của Ngài, sống trong sự cảm tạ, luôn tin tưởng vào Ngài, cả khi gặp nghịch cảnh, nhận biết sự hợp nhất và phẩm giá đích thực của mọi người, đã được sáng tạo theo hình ảnh Thiên Chúa, và sử dụng cách đúng đắn những gì Thiên Chúa đã dựng nên. 44. Mầu nhiệm trung tâm của đức tin và

đời sống Kitô giáo là gì ? Mầu nhiệm trung tâm của đức tin và đời sống Kitô giáo là mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi chí thánh. Các người Kitô hữu được Rửa tội nhân danh Cha và Con và Thánh Thần. 45. Chỉ dùng lý trí, con người có thể nhận

biết mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi hay không ?

Thiên Chúa đã để lại những dấu vết về thực thể Ba Ngôi của Ngài trong công trình tạo dựng và trong Cựu Ước, nhưng đời sống nội tại của Ba Ngôi chí thánh vẫn là một mầu nhiệm mà lý trí thuần túy của con người không thể nào đạt đến được, và ngay cả đức tin của Israel cũng không thể biết mầu nhiệm đó, trước thời Con Thiên Chúa nhập thể và Chúa Thánh Thần được gởi đến. Mầu nhiệm này đã được Đức Giêsu Kitô mạc khải và là nguồn gốc của tất cả các mầu nhiệm khác. 46. Chúa Giêsu đã mạc khải cho chúng ta

điều gì về mầu nhiệm Chúa Cha ? 240-242 Đức Giêsu Kitô mạc khải cho chúng ta Thiên Chúa là “Cha”, không những vì Ngài là Đấng sáng tạo vũ trụ và con người, nhưng trên hết, từ đời đời Ngài đã sinh ra Chúa Con tự lòng mình, Đấng là Ngôi Lời, là “phản ánh vẻ huy hoàng, là hình ảnh trung thực của bản thể Thiên Chúa” (Dt 1,3).

17

47. Who is the Holy Spirit revealed to us by Jesus Christ? The Holy Spirit is the third Person of the Most Blessed Trinity. He is God, one and equal with the Father and the Son. He “proceeds from the Father” (John 15:26) who is the principle without a principle and the origin of all trinitarian life. He proceeds also from the Son (Filioque) by the eternal Gift which the Father makes of him to the Son. Sent by the Father and the Incarnate Son, the Holy Spirit guides the Church “to know all truth” (John 16:13). 48. How does the Church express her trinitarian faith? The Church expresses her trinitarian faith by professing a belief in the oneness of God in whom there are three Persons: Father, Son, and Holy Spirit. The three divine Persons are only one God because each of them equally possesses the fullness of the one and indivisible divine nature. They are really distinct from each other by reason of the relations which place them in correspondence to each other. The Father generates the Son; the Son is generated by the Father; the Holy Spirit proceeds from the Father and the Son. 49. How do the three divine Persons work? Inseparable in their one substance, the three divine Persons are also inseparable in their activity. The Trinity has one operation, sole and the same. In this one divine action, however, each Person is present according to the mode which is proper to him in the Trinity. “O my God, Trinity whom I adore...grant my soul peace; make it your heaven, your beloved dwelling, and the place of your rest. May I never abandon you there, but may I be there, whole and entire, completely vigilant in my faith, entirely adoring, and wholly given over to your creative action.” (Blessed Elizabeth of the Trinity)

47. Chúa Thánh Thần, mà Chúa Giêsu đã mạc khải cho chúng ta, là ai ? Ngài là Ngôi thứ ba trong Ba Ngôi cực thánh. Ngài là Thiên Chúa, hợp nhất và đồng hàng với Chúa Cha và Chúa Con. Ngài “xuất phát từ Chúa Cha” (Ga 15,26), Đấng là nguyên lý không có khởi đầu, là nguồn gốc trọn vẹn cuộc sống của Ba Ngôi Thiên Chúa. Chúa Thánh Thần cũng xuất phát từ Chúa Con (Filioque), vì Chúa Cha đã trao ban Ngài cho Chúa Con như Ân ban vĩnh cửu. Được Chúa Cha và Chúa Con nhập thể sai phái, Chúa Thánh Thần hướng dẫn Hội thánh đến sự nhận biết “Chân lý trọn vẹn” (Ga 16,13).

48. Hội thánh diễn tả đức tin vào Thiên Chúa Ba Ngôi như thế nào ? Hội thánh diễn tả đức tin vào Thiên Chúa Ba Ngôi khi tuyên xưng một Thiên Chúa duy nhất mà Ngài có Ba Ngôi : Cha, Con và Thánh Thần. Ba Ngôi vị thần linh chỉ là một Thiên Chúa duy nhất, vì mỗi Ngôi vị đều có trọn vẹn bản thể duy nhất và không thể phân chia của Thiên Chúa. Ba Ngôi thực sự phân biệt giữa nhau qua các liên hệ tương quan với nhau. Chúa Cha sinh Chúa Con; Chúa Con được Chúa Cha sinh ra; Chúa Thánh Thần xuất phát từ Chúa Cha và Chúa Con.

49. Các Ngôi vị Thiên Chúa hoạt động như thế nào ? Ba Ngôi vị thần linh không thể tách rời nhau trong cùng một bản thể duy nhất, thì cũng không thể tách rời trong các hoạt động của mình. Ba Ngôi có cùng một hoạt động duy nhất . Tuy nhiên, trong hoạt động thần linh duy nhất này, mỗi Ngôi vị hiện diện theo cách đặc thù của mình trong Ba Ngôi. “Lạy Thiên Chúa của con, Lạy Ba Ngôi con tôn thờ . . . xin ban bình an cho linh hồn con, xin biến linh hồn con thành thiên đàng của Chúa, nơi trú ngụ dễ mến và nơi yên nghỉ của Chúa. Không bao giờ con muốn bỏ mặc Chúa một mình, nhưng con sẽ trọn vẹn ở đó, tỉnh thức trong đức tin, hoàn toàn thờ lạy, và hoàn toàn phó thác vào hoạt động sáng tạo của Chúa.” (Chân phước Elisabeth Chúa Ba Ngôi)

18

50. What does it mean to say that God is almighty? God reveals himself as “the strong One, the mighty One” (Psalm 24:8), as the One “to whom nothing is impossible” (Luke 1:37). His omnipotence is universal, mysterious and shows itself in the creation of the world out of nothing and humanity out of love; but above all it shows itself in the Incarnation and the Resurrection of his Son, in the gift of filial adoption and in the forgiveness of sins. For this reason, the Church directs her prayers to the “almighty and eternal God” (“Omnipotens sempiterne Deus...”). 51. What is the importance of affirming “In the beginning God created the heavens and the earth” (Genesis 1:1)? The significance is that creation is the foundation of all God’s saving plans. It shows forth the almighty and wise love of God, and it is the first step toward the covenant of the one God with his people. It is the beginning of the history of salvation which culminates in Christ; and it is the first answer to our fundamental questions regarding our very origin and destiny. 52. Who created the world? The Father, the Son, and the Holy Spirit are the one and indivisible principle of creation even though the work of creating the world is particularly attributed to God the Father. 53. Why was the world created? The world was created for the glory of God who wished to show forth and communicate his goodness, truth and beauty. The ultimate end of creation is that God, in Christ, might be “all in all” (1 Cor 15:28) for his glory and for our happiness. “The glory of God is man fully alive; moreover man’s life is the vision of God.”(Saint Irenaeus)

50. Thiên Chúa toàn năng nghĩa là gì ? Thiên Chúa tự mạc khải chính Ngài là “Đấng mạnh mẽ, oai hùng” (Tv 23 [24],8), Đấng “không có gì là không thể làm được” (Lc 1,37). Sự toàn năng của Ngài là phổ quát, và mầu nhiệm. Sự toàn năng này được biểu lộ trong việc sáng tạo vũ trụ từ hư vô và sáng tạo con người vì tình yêu, nhưng nhất là trong mầu nhiệm Nhập thể và trong sự Phục sinh Con của Ngài, trong hồng ân đón nhận chúng ta làm nghĩa tử và thứ tha tội lỗi. Vì thế, Hội thánh dâng lời cầu nguyện lên “Thiên Chúa toàn năng và vĩnh cửu” (“Omnipotens sempiterne Deus…”).

51. Tại sao việc khẳng định rằng : “Lúc khởi đầu, Thiên Chúa dựng nên trời và đất” (St 1,1) lại rất quan trọng ?

Bởi vì việc tạo dựng là nền tảng cho tất cả dự định cứu độ của Thiên Chúa. Tạo dựng là việc biểu lộ tình yêu toàn năng và khôn ngoan của Thiên Chúa; đó là bước đầu tiên hướng đến Giao ước của Thiên Chúa duy nhất với dân Ngài; đó là khởi điểm của lịch sử cứu độ, lịch sử này đạt tới chóp đỉnh nơi Chúa Giêsu; đó là câu trả lời đầu tiên cho các vấn nạn căn bản của con người về nguồn gốc và cùng đích của mình.

52. Ai đã tạo dựng vũ trụ ? Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần là nguyên lý duy nhất và không thể phân chia của việc tạo dựng, mặc dù công trình tạo dựng vũ trụ được đặc biệt gán cho Chúa Cha.

53. Vũ trụ được dựng nên để làm gì ? Vũ trụ được dựng nên để tôn vinh Thiên Chúa, Đấng đã muốn biểu lộ và thông ban lòng nhân hậu, chân lý và vẻ đẹp của Ngài. Mục đích tối hậu của việc tạo dựng là để Thiên Chúa, trong Đức Kitô, “có toàn quyền trên muôn loài” (1 Cr 15,28), vì vinh quang của Ngài và hạnh phúc của chúng ta. “Vinh quang của Thiên Chúa là con người sống và sự sống của con người là được nhìn thấy Thiên Chúa” (Thánh Irênê).

19

54. How did God create the universe? 295-301 317-320 God created the universe freely with wisdom and love. The world is not the result of any necessity, nor of blind fate, nor of chance. God created “out of nothing” (ex nihilo) (2 Maccabees 7:28) a world which is ordered and good and which he infinitely transcends. God preserves his creation in being and sustains it, giving it the capacity to act and leading it toward its fulfillment through his Son and the Holy Spirit. 55. What is divine providence? 302-306 321 Divine Providence consists in the dispositions with which God leads his creatures toward their ultimate end. God is the sovereign Master of his own plan. To carry it out, however, he also makes use of the cooperation of his creatures. For God grants his creatures the dignity of acting on their own and of being causes for each other. 56. How do we collaborate with divine Providence? 307-308 323 While respecting our freedom, God asks us to cooperate with him and gives us the ability to do so through actions, prayers and sufferings, thus awakening in us the desire “to will and to work for his good pleasure” (Philippians 2:13).

54. Thiên Chúa đã sáng tạo vũ trụ như thế nào ?

295-301 317-320 Thiên Chúa đã sáng tạo vũ trụ cách tự do, bằng sự khôn ngoan và tình yêu. Vũ trụ không phải là sản phẩm của một luật tất yếu nào đó, của một định mệnh mù quáng hoặc bởi ngẫu nhiên. Thiên Chúa đã sáng tạo “từ hư vô” (ex nihilo; 2 Mcb 7,28), một thế giới được sắp xếp trật tự và tốt lành, nhưng Ngài vô cùng cao cả siêu việt trên mọi loài. Ngài gìn giữ vạn vật trong sự hiện hữu, nâng đỡ và ban cho nó khả năng hoạt động và hướng dẫn nó đến sự trọn hảo nhờ Chúa Con và Chúa Thánh Thần. 55. Sự Quan phòng của Thiên Chúa là gì ? 302-306 321 Sự Quan phòng của Thiên Chúa là những sắp xếp nhờ đó Thiên Chúa hướng dẫn các thụ tạo của mình đến chỗ hoàn hảo mà Ngài đã định cho chúng. Thiên Chúa là tác giả tối cao của kế hoạch Ngài; nhưng để thực hiện kế hoạch đó, Ngài cũng sử dụng sự cộng tác của các thụ tạo. Đồng thời, Ngài ban cho chúng phẩm giá là tự hoạt động và trở thành nguyên nhân cho nhau. 56. Con người cộng tác vào sự Quan phòng

của Thiên Chúa như thế nào ? 307-308 323 Tuy tôn trọng tự do của con người, nhưng Thiên Chúa ban cơ hội và đòi hỏi con người cộng tác với Ngài qua hành động, kinh nguyện và cả sự đau khổ của họ, khi gợi lên trong họ “ước muốn cũng như hành động theo lòng nhân hậu của Ngài” (Pl 2,13).

20

57. If God is omnipotent and provident, why then does evil exist? To this question, as painful and mysterious as it is, only the whole of Christian faith can constitute a response. God is not in any way - directly or indirectly - the cause of evil. He illuminates the mystery of evil in his Son Jesus Christ who died and rose in order to vanquish that great moral evil, human sin, which is at the root of all other evils. 58. Why does God permit evil? Faith gives us the certainty that God would not permit evil if he did not cause a good to come from that very evil. This was realized in a wondrous way by God in the death and resurrection of Christ. In fact, from the greatest of all moral evils (the murder of his Son) he has brought forth the greatest of all goods (the glorification of Christ and our redemption).

HEAVEN AND EARTH 59. What did God create? Sacred Scripture says, “In the beginning, God created the heavens and the earth” (Genesis 1:1). The Church in her profession of faith proclaims that God is the Creator of everything, visible and invisible, of all spiritual and corporeal beings, that is, of angels and of the visible world and, in a special way, of man. 60. Who are the angels? The angels are purely spiritual creatures, incorporeal, invisible, immortal, and personal beings endowed with intelligence and will. They ceaselessly contemplate God face-to-face and they glorify him. They serve him and are his messengers in the accomplishment of his saving mission to all.

57. Nếu Thiên Chúa toàn năng và quan phòng, tại sao lại có sự dữ ?

Chỉ có toàn bộ đức tin Kitô giáo mới có thể trả lời cho câu hỏi vừa bi thảm vừa mầu nhiệm này. Thiên Chúa không bao giờ là nguyên nhân của sự dữ, dù trực tiếp hay gián tiếp. Ngài làm sáng tỏ mầu nhiệm sự dữ nhờ Con Ngài là Đức Giêsu Kitô, Đấng đã chết và đã sống lại để chiến thắng sự dữ luân lý to lớn là tội lỗi của con người, nguồn gốc của tất cả những sự dữ khác. 58. Tại sao Thiên Chúa lại cho phép sự dữ xuất hiện ? Đức tin giúp chúng ta xác tín rằng Thiên Chúa đã không cho phép sự dữ xuất hiện, nếu Ngài không làm phát sinh điều thiện hảo từ chính sự dữ đó. Điều này Thiên Chúa đã thực hiện cách tuyệt vời trong cái chết và sự sống lại của Đức Kitô. Thật vậy, từ sự dữ luân lý lớn nhất, là cái chết của Con Ngài, Ngài đã rút ra những điều thiện hảo vĩ đại nhất, đó là việc tôn vinh Đức Kitô và là ơn cứu độ chúng ta.

TRỜI VÀ ĐẤT 59. Thiên Chúa đã tạo dựng những gì ? Thánh Kinh nói : “Lúc khởi đầu Thiên Chúa sáng tạo trời đất” (St 1,1). Trong bản tuyên xưng đức tin, Hội thánh công bố Thiên Chúa là Đấng Sáng Tạo muôn vật hữu hình và vô hình, mọi loài thiêng liêng và vật chất, nghĩa là các thiên thần và thế giới hữu hình, và đặc biệt nhất là con người. 60. Các thiên thần là ai ? Các thiên thần là những thụ tạo thiêng liêng, không có thân xác, vô hình và bất tử; đó là những hữu thể có ngôi vị, có lý trí và ý chí. Họ không ngừng chiêm ngắm Thiên Chúa diện đối diện và tôn vinh Thiên Chúa; các ngài phục vụ Thiên Chúa và là những sứ giả của Ngài để thực hiện sứ vụ cứu độ loài người.

21

61. In what way are angels present in the life of the Church? The Church joins with the angels in adoring God, invokes their assistance and commemorates some in her liturgy. “ Beside each believer stands an angel as a protector and shepherd leading him to life.” (Saint Basil the Great) 62. What does Sacred Scripture teach about the creation of the visible world? 337-344 Through the account of the “six days” of creation Sacred Scripture teaches us the value of the created world and its purpose, namely, to praise God and to serve humanity. Every single thing owes its very existence to God from whom it receives its goodness and perfection, its proper laws and its proper place in the universe. 63. What is the place of the human person in creation? The human person is the summit of visible creation in as much as he or she is created in the image and likeness of God. 64. What kind of bond exists between created things? There exist an interdependence and a hierarchy among creatures as willed by God. At the same time, there is also a unity and solidarity among creatures since all have the same Creator, are loved by him and are ordered to his glory. Respecting the laws inscribed in creation and the relations which derive from the nature of things is, therefore, a principle of wisdom and a foundation for morality.

61. Các thiên thần hiện diện trong đời sống của Hội thánh như thế nào ?

Hội thánh liên kết với các thiên thần để tôn thờ Thiên Chúa; Hội thánh kêu cầu sự trợ giúp của các ngài và trong phụng vụ, Hội thánh kính nhớ một số vị trong các ngài. “Bên cạnh mỗi tín hữu đều có một thiên thần như Đấng bảo trợ và mục tử, hướng dẫn họ đến sự sống” (Thánh Basiliô cả). 62. Thánh Kinh dạy gì về việc tạo dựng

thế giới hữu hình ? 337-344 Qua chuyện kể “sáu ngày” tạo dựng, Thánh Kinh cho chúng ta biết giá trị của thế giới thụ tạo, và mục đích của nó là để tôn vinh Thiên Chúa và phục vụ con người. Mọi vật hiện hữu là nhờ Thiên Chúa, tất cả đều lãnh nhận từ Thiên Chúa sự tốt lành và hoàn hảo, lề luật và vị trí của mình trong vũ trụ. 63. Đâu là vị trí của con người trong công

trình tạo dựng ? 343-344 353 Con người là chóp đỉnh của các thụ tạo hữu hình, vì được dựng nên theo hình ảnh và giống Thiên Chúa. 64. Các thụ tạo liên hệ với nhau như thế

nào ? Giữa các thụ tạo có mối liên hệ với nhau và một phẩm trật theo ý Thiên Chúa. Đồng thời cũng có một sự hợp nhất và liên đới giữa các thụ tạo, vì tất cả đều có cùng một Đấng Sáng Tạo, tất cả đều được Ngài yêu mến và được sắp xếp để tôn vinh Ngài. Vì thế, tôn trọng những lề luật đã được khắc ghi trong công trình tạo dựng và những mối tương quan phát xuất từ bản tính của mọi vật, là một nguyên tắc khôn ngoan và là một nền tảng của luân lý.

22

65. What is the relationship between the work of creation and the work of redemption? The work of creation culminates in the still greater work of redemption, which in fact gives rise to a new creation in which everything will recover its true meaning and fulfillment.

MAN 66. In what sense do we understand man and woman as created “in the image of God”? The human person is created in the image of God in the sense that he or she is capable of knowing and of loving their Creator in freedom. Human beings are the only creatures on earth that God has willed for their own sake and has called to share, through knowledge and love, in his own divine life. All human beings, in as much as they are created in the image of God, have the dignity of a person. A person is not something but someone, capable of self-knowledge and of freely giving himself and entering into communion with God and with other persons. 67. For what purpose did God create man and woman? God has created everything for them; but he has created them to know, serve and love God, to offer all of creation in this world in thanksgiving back to him and to be raised up to life with him in heaven. Only in the mystery of the incarnate Word does the mystery of the human person come into true light. Man and woman are predestined to reproduce the image of the Son of God made Man, who is the perfect “image of the invisible God” (Colossians 1:15).

65. Đâu là mối liên hệ giữa công trình sáng tạo và công trình cứu chuộc ? Công trình sáng tạo đạt tới tột đỉnh trong một công trình còn vĩ đại hơn nữa, là công trình cứu chuộc. Thật vậy, công trình cứu chuộc là khởi điểm cho công trình sáng tạo mới, trong đó tất cả sẽ tìm được ý nghĩa trọn vẹn và sự viên mãn của mình.

CON NGƯỜI 66. Phải hiểu “Con người được dựng

nên theo hình ảnh Thiên Chúa” theo nghĩa nào ?

Con người được dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa theo nghĩa họ có khả năng nhận biết và yêu mến một cách tự do Đấng Sáng Tạo nên mình. Trên mặt đất, chỉ có con người là thụ tạo đã được Thiên Chúa dựng nên cho chính họ và mời gọi họ tham dự vào đời sống thần linh của Ngài nhờ nhận biết và yêu thương. Vì được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa, con người có phẩm giá của một ngôi vị; họ không phải là một sự vật, nhưng là một con người có khả năng nhận thức về bản thân mình, tự hiến mình cách tự do và đi vào sự hiệp thông với Thiên Chúa và với tha nhân. 67. Thiên Chúa dựng nên con người với

mục đích gì ? Thiên Chúa đã dựng nên tất cả cho con người, nhưng con người được dựng nên để nhận biết, phục vụ và yêu mến Thiên Chúa; hầu ở trần gian, họ dâng lên Thiên Chúa mọi thụ tạo mà tạ ơn Ngài, nhờ đó họ sẽ được nâng lên trời sống với Thiên Chúa. Chỉ trong mầu nhiệm của Ngôi Lời Nhập thể mà mầu nhiệm về con người mới thực sự được sáng tỏ. Con người được tiền định để phản ánh hình ảnh của Con Thiên Chúa làm người, Đấng là “hình ảnh trọn hảo của Thiên Chúa vô hình” (Cl 1,15).

23

68. Why does the human race form a unity? All people form the unity of the human race by reason of the common origin which they have from God. God has made “from one ancestor all the nations of men” (Acts 17:26). All have but one Savior and are called to share in the eternal happiness of God. 69. How do the soul and body form a unity in the human being? The human person is a being at once corporeal and spiritual. In man spirit and matter form one nature. This unity is so profound that, thanks to the spiritual principle which is the soul, the body which is material, becomes a living human body and participates in the dignity of the image of God. 70. Where does the soul come from? The spiritual soul does not come from one’s parents but is created immediately by God and is immortal. It does not perish at the moment when it is separated from the body in death and it will be once again reunited with the body at the moment of the final resurrection. 71. What relationship has God established between man and woman? Man and woman have been created by God in equal dignity insofar as they are human persons. At the same time, they have been created in a reciprocal complementarity insofar as they are masculine and feminine. God has willed them one for the other to form a communion of persons. They are also called to transmit human life by forming in matrimony “one flesh” (Genesis 2:24). They are likewise called to subdue the earth as “stewards” of God.

68. Tại sao loài người tạo thành một sự thống nhất ? Tất cả mọi người tạo thành sự thống nhất của dòng giống loài người, vì họ có cùng một nguồn gốc, được lãnh nhận từ nơi Thiên Chúa. Hơn nữa, Thiên Chúa, “đã tạo thành toàn thể nhân loại từ một người duy nhất” (Cv 17,26). Tất cả đều có một Đấng Cứu Độ duy nhất. Tất cả đều được mời gọi dự phần vào hạnh phúc vĩnh cửu của Thiên Chúa. 69. Trong con người, linh hồn và thân xác

tạo thành một sự thống nhất như thế nào ?

Con người là một hữu thể vừa thể xác, lại vừa tinh thần. Trong con người, tinh thần và vật chất tạo thành một bản thể duy nhất. Sự thống nhất này rất sâu xa đến độ, nhờ nguyên lý tinh thần là linh hồn mà thể xác, vốn là vật chất, trở thành một thân xác con người sống động, và được dự phần vào phẩm giá “là hình ảnh của Thiên Chúa.” 70. Ai ban linh hồn cho con người ? Linh hồn thiêng liêng và bất tử không đến từ cha mẹ, nhưng được Thiên Chúa tạo dựng cách trực tiếp. Linh hồn lìa khỏi thân xác lúc người ta chết, nhưng linh hồn không chết. Linh hồn sẽ tái hợp với thân xác trong ngày sống lại sau hết. 71. Thiên Chúa đã thiết lập mối liên hệ

nào giữa người nam và người nữ? Người nam và người nữ được Thiên Chúa dựng nên với một phẩm giá ngang nhau là những nhân vị, và đồng thời họ bổ túc cho nhau trong tư cách là nam và nữ. Thiên Chúa đã muốn tạo dựng họ cho nhau, làm nên một sự hiệp thông các bản vị. Cả hai cùng được mời gọi truyền lại sự sống con người trong hôn nhân, khi cả hai trở nên “một xương một thịt” (St 2,24) và làm chủ trái đất như những “người quản l{” của Thiên Chúa.

24

72. What was the original condition of the human person according to the plan of God? 374-379 384 In creating man and woman God had given them a special participation in his own divine life in holiness and justice. In the plan of God they would not have had to suffer or die. Furthermore, a perfect harmony held sway within the human person, a harmony between creature and Creator, between man and woman, as well as between the first human couple and all of creation. THE FALL 73. How should we understand the reality of sin? 385-389 Sin is present in human history. This reality of sin can be understood clearly only in the light of divine revelation and above all in the light of Christ the Savior of all. Where sin abounded, he made grace to abound all the more. 74. What was the fall of the angels? 391-395 414 This expression indicates that Satan and the other demons, about which Sacred Scripture and the Tradition of the Church speak, were angels, created good by God. They were, however, transformed into evil because with a free and irrevocable choice they rejected God and his Kingdom, thus giving rise to the existence of hell. They try to associate human beings with their revolt against God. However, God has wrought in Christ a sure victory over the Evil One.

72. Tình trạng nguyên thủy của con người theo kế hoạch của Thiên Chúa là gì ?

374-379 384 Khi sáng tạo người nam và người nữ, Thiên Chúa đã cho họ tham dự cách đặc biệt vào đời sống thần linh của Ngài, trong sự thánh thiện và công chính. Trong kế hoạch của Thiên Chúa, con người sẽ không phải đau khổ, cũng không phải chết. Ngoài ra, có một sự hài hòa tuyệt hảo nơi chính con người, giữa thụ tạo với Đấng Sáng tạo, giữa người nam với người nữ, cũng như giữa đôi vợ chồng đầu tiên với toàn thể thụ tạo.

SỰ SA NGÃ 73. Làm thế nào để hiểu được thực tại

của tội lỗi ? 385-389 Tội lỗi hiện diện trong lịch sử loài người. Một thực tại như thế chỉ được hiểu biết cách đầy đủ dưới ánh sáng Mạc khải của Thiên Chúa, và nhất là dưới ánh sáng của Đức Kitô, Đấng Cứu Độ mọi người, Đấng tuôn đổ ân sủng thật sung mãn bất cứ nơi nào tràn đầy tội lỗi. 74. Sự sa ngã của các thiên thần là gì ? 391-395 414 Với cách diễn tả này, người ta muốn nói rằng Satan và các ma quỉ khác, được Thánh Kinh và Thánh truyền nói đến, vốn là các thiên thần tốt lành do Thiên Chúa dựng nên, nhưng đã trở thành ác xấu, bởi vì, qua việc chọn lựa tự do và dứt khoát, chúng từ chối Thiên Chúa và Vương quyền của Ngài và như thế làm phát sinh ra hỏa ngục. Chúng cố gắng lôi kéo con người vào cuộc nổi loạn chống lại Thiên Chúa; nhưng trong Đức Kitô, Thiên Chúa xác nhận chiến thắng chắc chắn của Ngài trên Ác thần.

25

75. What was the first human sin? 396-403 415-417 When tempted by the devil, the first man and woman allowed trust in their Creator to die in their hearts. In their disobedience they wished to become “like God” but without God and not in accordance with God (Genesis 3:5). Thus, Adam and Eve immediately lost for themselves and for all their descendants the original grace of holiness and justice. 76. What is original sin? 404 419 Original sin, in which all human beings are born, is the state of deprivation of original holiness andjustice. It is a sin “contracted” by us not “committed”; it is a state of birth and not a personal act. Because of the original unity of all human beings, it is transmitted to the descendants of Adam “not by imitation, but by propagation”. This transmission remains a mystery which we cannot fully understand. 77. What other consequences derive from original sin? 405-409 418 In consequence of original sin human nature, without being totally corrupted, is wounded in its natural powers. It is subject to ignorance, to suffering, and to the dominion of death and is inclined toward sin. This inclination is called concupiscence.

75. Tội đầu tiên của con người cốt tại điều gì ?

Con người, bị ma quỷ cám dỗ, đã dập tắt trong trái tim mình sự tin tưởng vào những liên hệ với Đấng Sáng Tạo của mình. Khi không tuân phục Thiên Chúa, con người muốn trở nên “như Thiên Chúa,” không nhìn nhận Thiên Chúa và không còn căn cứ vào Thiên Chúa nữa (St 3,5). Như thế, Ađam và Evà lập tức đánh mất ân sủng của sự thánh thiện và sự công chính nguyên thủy cho bản thân và tất cả con cháu họ. 76. Tội tổ tông truyền là gì ? Mọi người đều bị sinh ra trong nguyên tội. Nguyên tội là tình trạng thiếu vắng ơn thánh sủng và sự công chính nguyên thủy. Đó là một tội mà chúng ta “vướng mắc” chứ không phải là một tội mà chúng ta vấp phạm ; đó là tình trạng lúc chào đời chứ không phải là một hành vi cá nhân. Do sự thống nhất của toàn thể loài người, tội này được truyền lại cho con cháu của Ađam trong bản tính loài người, “không phải do bắt chước, nhưng là qua truyền sinh.” Việc truyền đạt này là một mầu nhiệm mà chúng ta không thể hiểu được cách trọn vẹn. 77. Những hậu quả khác do nguyên

tội gây nên là gì ? Sau khi tổ tông đã phạm tội, bản tính con người không hoàn toàn bị hủy hoại, nhưng bị thương tật trong các sức lực tự nhiên của mình, chịu sự u mê, đau khổ và nằm dưới quyền lực sự chết; bản tính con người bị nghiêng chiều về tội lỗi. Sự nghiêng chiều này được gọi là dục vọng (concupiscentia).

26

78. After the first sin, what did God do? After the first sin the world was inundated with sin but God did not abandon man to the power of death. Rather, he foretold in a mysterious way in the “Protoevangelium” (Genesis 3:15) that evil would be conquered and that man would be lifted up from his fall. This was the first proclamation of the Messiah and Redeemer. Therefore, the fall would be called in the future a “happy fault” because it “gained for us so great a Redeemer” (Liturgy of the Easter Vigil).

CHAPTER TWO I BELIEVE IN JESUS CHRIST, THE ONLY

SON OF GOD 79. What is the Good News for humanity? It is the proclamation of Jesus Christ, the “Son of the living God” (Matthew 16:16), who died and rose from the dead. In the time of King Herod and the Emperor Caesar Augustus, God fulfilled the promises that he made to Abraham and his descendants. He sent “his Son, born of a woman, born under the law, to redeem those who were under the law, so that we might receive adoption as sons” (Galatians 4:4-5). 80. How is the Good News spread? From the very beginning the first disciples burned with the desire to proclaim Jesus Christ in order to lead all to faith in him. Even today, from the loving knowledge of Christ there springs up in the believer the desire to evangelize and catechize, that is, to reveal in the Person of Christ the entire design of God and to put humanity in communion with him.

78. Thiên Chúa đã làm gì sau tội đầu tiên của con người ? Sau tội đầu tiên, thế gian đã bị tràn ngập tội lỗi, nhưng Thiên Chúa đã không bỏ rơi con người dưới quyền lực sự chết. Trái lại, Ngài đã tiên báo cách mầu nhiệm – trong “Tiền Tin Mừng” (x. St 3,15)– rằng sự dữ sẽ bị đánh bại và con người sẽ được nâng dậy khỏi sự sa ngã của họ. Đó là lời tiên báo đầu tiên về Đấng Mêsia cứu chuộc. Vì thế, chúng ta đã gọi sự sa ngã là “tội hồng phúc” (felix culpa), vì “nhờ có ngươi, ta mới có được Đấng Cứu Chuộc cao cả dường này” (Phụng Vụ đêm Vọng Phục sinh).

CHƯƠNG HAI TÔI TIN KÍNH ĐỨC CHÚA GIÊSU KITÔ,

CON MỘT THIÊN CHÚA 79. Tin Mừng cho con người là gì ? Tin Mừng là lời loan báo về Đức Giêsu Kitô, “Con Thiên Chúa hằng sống” (Mt 16,16), Đấng đã chết và đã sống lại. Vào thời vua Hêrôđê và Hoàng Đế Xêdarê Augustô, Thiên Chúa đã thực hiện những lời Ngài đã hứa với Ábraham và dòng dõi qua việc Ngài đã sai “Con Mình tới, sinh làm con một người nữ và sống dưới lề luật, để chuộc những ai sống dưới lề luật, hầu chúng ta nhận được ơn làm nghĩa tử” (Ga 4,4-5). 80. Tin Mừng này được loan truyền

như thế nào ? Ngay từ đầu, các môn đệ tiên khởi đã khao khát loan báo Đức Giêsu Kitô, nhằm làm cho mọi người tin vào Người. Ngày nay cũng thế, sự hiểu biết say mê Đức Kitô làm nẩy sinh nơi các tín hữu niềm khao khát rao giảng Tin Mừng và dạy giáo lý, nghĩa là giúp mọi người nhận thấy tất cả kế hoạch của Thiên Chúa trong con người Chúa Giêsu và dẫn đưa nhân loại đến hiệp thông với Người.

27

“AND IN JESUS CHRIST, HIS ONLY SON

OUR LORD” 81. What is the meaning of the name“Jesus”? Given by the angel at the time of the Annunciation, the name “Jesus” means “God saves”. The name expresses his identity and his mission “because he will save his people from their sins” (Matthew1:21). Peter proclaimed that “there is no other name under heaven given to men by which we can be saved” (Acts 4:12). 82. Why is Jesus called “Christ”? “Christ” in Greek, “Messiah” in Hebrew, means the “anointed one”. Jesus is the Christ because he is consecrated by God and anointed by the Holy Spirit for his redeeming mission. He is the Messiah awaited by Israel, sent into the world by the Father. Jesus accepted the title of Messiah but he made the meaning of the term clear: “come down from heaven” (John 3:13), crucified and then risen , he is the Suffering Servant “who gives his life as a ransom for the many” (Matthew 20:28). From the name Christ comes our name of Christian. 83. In what sense is Jesus the Only Begotten Son of God? Jesus is the Son of God in a unique and perfect way. At the time of his Baptism and his Transfiguration, the voice of the Father designated Jesus as his “beloved Son”. In presenting himself as the Son who “knows the Father” (Matthew 11:27), Jesus affirmed his singular and eternal relationship with God his Father. He is “the Only Begotten Son of God” (1 John 4:9), the second Person of the Blessed Trinity. He is the central figure of apostolic preaching. The apostles saw “his glory as of the Only Begotten of the Father” (John 1:14).

“TÔI TIN KÍNH ĐỨC CHÚA GK, LÀ CON MỘT ĐỨC CHÚA CHA, CÙNG LÀ CHÚA C. TÔI” 81. Danh thánh “Giêsu” nghĩa là gì ? Danh thánh Giêsu, được thiên thần gọi ngay từ lúc Truyền tin, có nghĩa là “Thiên Chúa cứu độ”. Danh thánh này nói lên căn tính và sứ mạng của Chúa Giêsu, vì “chính Người sẽ cứu dân mình khỏi tội” (Mt 1,21). Thánh Phêrô khẳng định rằng “dưới gầm trời này không có danh nào khác đã được ban cho nhân loại, để chúng ta nhờ vào Danh đó mà được cứu độ” (Cv 4,12). 82. Tại sao Chúa Giêsu lại được gọi là “Đấng Kitô” ? “Kitô” là tiếng Hy Lạp, còn “Mêsia” là tiếng Hypri, có nghĩa là “được xức dầu”. Chúa Giêsu là Đấng Kitô vì Người được Thiên Chúa thánh hiến, được xức dầu bằng Chúa Thánh Thần để đảm nhận sứ mạng cứu chuộc của Người. Người là Đấng Mêsia mà dân Israel mong đợi, được Thiên Chúa Cha sai đến trần gian. Chúa Giêsu đã chấp nhận tước hiệu Mêsia, nhưng đã xác định rõ ràng ý nghĩa tước hiệu này : “từ trời xuống” (Ga 3,13), chịu đóng đinh và rồi sống lại, Người là Tôi Trung Đau Khổ, “hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người” (Mt 20,28). Từ tước hiệu Kitô này, chúng ta được mang danh hiệu là người Kitô hữu. 83. Chúa Giêsu là “Con Một Thiên Chúa” theo ý nghĩa nào ? Chúa Giêsu là “Con Một Thiên Chúa” theo một ý nghĩa duy nhất và trọn hảo. Vào lúc Người chịu phép rửa và trong cuộc Hiển Dung, tiếng của Chúa Cha cho thấy Chúa Giêsu là “Con yêu dấu” của Ngài. Khi Chúa Giêsu tự giới thiệu mình là Con, chỉ mình Người “biết Chúa Cha” (Mt 11,27), Người khẳng định mối tương quan duy nhất và vĩnh cửu của mình với Thiên Chúa là Cha của Người. “Người là Con duy nhất của Thiên Chúa” (1 Ga 4,9), là Ngôi Hai trong Ba Ngôi. Người là trung tâm của lời rao giảng của các thánh Tông đồ : các Tông đồ đã thấy “vinh quang của Người, vinh quang mà Chúa Cha ban cho Người, là Con Một” (Ga 1,14).

28

84. What is the meaning of the title “Lord”? In the Bible this title regularly designates God as Sovereign. Jesus ascribed this title to himself and revealed his divine sovereignty by his power over nature, over demons, over sin, and over death, above all by his own Resurrection. The first Christian creeds proclaimed that the power, the honor, and the glory that are due to God the Father also belong to Jesus: God “has given him the name which is above every other name” (Philippians 2:9). He is the Lord of the world and of history, the only One to whom we must completely submit our personal freedom. “JESUS CHRIST WAS CONCEIVED BY THE POWER OF THE HOLY SPIRIT, AND WAS

BORN OF THE VIRGIN MARY” 85. Why did the Son of God become man? For us men and for our salvation, the Son of God became incarnate in the womb of the Virgin Mary by the power of the Holy Spirit. He did so to reconcile us sinners with God, to have us learn of God’s infinite love, to be our model of holiness and to make us “partakers of the divine nature” (2 Peter 1:4). 86. What does the word “Incarnation” mean? The Church calls the mystery of the wonderful union of the divine and human natures in the one divine Person of the Word the “Incarnation”. To bring about our salvation the Son of God was made “flesh” (John 1:14) and became truly man. Faith in the Incarnation is a distinctive sign of the Christian faith.

84. Tước hiệu “Đức Chúa” có ý nghĩa gì Trong Thánh Kinh, thường tước hiệu này để chỉ Thiên Chúa tối cao. Chúa Giêsu tự nhận cho mình tước hiệu này và mạc khải quyền tối thượng thần linh của Người qua quyền năng của Người trên thiên nhiên, trên ma quỉ, trên tội lỗi và trên cái chết, và nhất là qua cuộc phục sinh của Người. Những tuyên xưng đầu tiên của các người Kitô hữu công bố quyền năng, danh dự và vinh quang dành cho Thiên Chúa Cha cũng thuộc về Chúa Giêsu, Đấng mà Thiên Chúa “đã ban tặng danh hiệu trổi vượt trên mọi danh hiệu” (Pl 2,9). Người là Đức Chúa của trần gian và của lịch sử, là Đấng duy nhất mà mọi người, với sự tự do của mình, phải hoàn toàn tùng phục. “BỞI PHÉP ĐỨC CHÚA THÁNH THẦN MÀ NGƯỜI XUỐNG THAI SINH BỞI BÀ MARIA ĐỒNG TRINH” 85. Tại sao Con Thiên Chúa làm người ? Con Thiên Chúa đã nhập thể trong lòng Trinh Nữ Maria bởi phép Chúa Thánh Thần, vì loài người chúng ta và để cứu rỗi chúng ta, có nghĩa là để chúng ta, là những kẻ tội lỗi, được giao hòa với Thiên Chúa, để cho chúng ta biết được tình thương vô bờ bến của Ngài, để trở nên mẫu gương cho chúng ta về sự thánh thiện và để làm cho chúng ta trở thành những người “được thông phần bản tính Thiên Chúa ( 2 Pr 1,4). 86. Hai tiếng “Nhập Thể” có nghĩa là gì

? Hội thánh dùng từ “Nhập Thể” để gọi mầu nhiệm của sự kết hợp tuyệt vời của thần tính và nhân tính trong Ngôi vị thần linh duy nhất của Ngôi Lời. Để thực hiện công cuộc cứu rỗi chúng ta, Con Thiên Chúa đã hóa thành “xác thể” (Ga 1,14), trở thành con người thật. Đức tin vào mầu nhiệm Nhập thể là dấu chỉ phân biệt của niềm tin Kitô giáo.

29

87. In what way is Jesus Christ true God and true ma Jesus is inseparably true God and true man in the unity of his divine Person. As the Son of God, who is “begotten, not made, consubstantial with the Father,” he was made true man, our brother, without ceasing to be God, our Lord. 88. What does the Council of Chalcedon (in the year 451) teach in this regard? The Council of Chalcedon teaches us to confess “one and the same Son, our Lord Jesus Christ, perfect in his humanity, true God and true man, composed of rational soul and body, consubstantial with the Father by his divinity, and consubstantial with us by his humanity, ‘like us in all things but sin’ (Hebrews 4:15), begotten from the Father before all ages as to his divinity, and in these last days, for us and for our salvation, born of Mary, the Virgin and Mother of God, as to his humanity.” 89. How does the Church set forth the Mystery of the Incarnation? The Church confesses that Jesus Christ is true God and true man, with two natures, a divine nature and a human nature, not confused with each other but united in the Person of the Word. Therefore, in the humanity of Jesus all things - his miracles, his suffering, and his death - must be attributed to his divine Person which acts by means of his assumed human nature. “O Only-begotten Son and Word of God you who are immortal, you who deigned for our salvation to become incarnate of the holy Mother of God and ever Virgin Mary (...) You who are one of the Holy Trinity, glorified with the Father and the Holy Spirit, save us!” (Byzantine Liturgy of Saint John Chrysostom)

87. Đức Giêsu Kitô vừa là Thiên Chúa thật, vừa là người thật như thế nào ? Chúa Giêsu là Thiên Chúa thật và là người thật, không thể tách rời nhau trong sự duy nhất của Ngôi vị Thiên Chúa của Người. Chính Người là Con Thiên Chúa, là Đấng “được sinh ra mà không phải được tạo thành, đồng bản thể với Đức Chúa Cha”, Người thật sự trở thành con người, trở thành anh em của chúng ta, tuy không ngừng là Thiên Chúa, là Đức Chúa của chúng ta. 88. Công đồng Chalcedonia (năm 451) dạy gì về vấn đề này ? Công đồng Chalcedonia dạy chúng ta phải tuyên xưng : “một Chúa Con duy nhất, là Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta, Người hoàn hảo trong thần tính, Người cũng hoàn hảo trong nhân tính, thật sự là Thiên Chúa và thật sự là người, có một linh hồn có lý trí và một thân xác, đồng bản thể với Chúa Cha theo thần tính mà cũng đồng bản thể với chúng ta theo nhân tính, “giống chúng ta về mọi phương diện ngoại trừ tội lỗi” (Dt 4,15), sinh bởi Đức Chúa Cha theo thần tính từ trước muôn đời, và trong những ngày cuối cùng này, vì chúng ta và để cứu rỗi chúng ta, Người được sinh ra theo nhân tính từ Trinh Nữ Maria, Mẹ Thiên Chúa.” 89. Hội thánh diễn tả mầu nhiệm Nhập thể như thế nào ? Hội thánh diễn tả mầu nhiệm này khi xác quyết rằng Đức Giêsu Kitô là Thiên Chúa thật và là người thật, với hai bản tính là thần tính và nhân tính, không lẫn lộn, nhưng kết hợp trong Ngôi Lời. Vì thế, trong nhân tính của Chúa Giêsu, tất cả – các phép lạ, đau khổ và cái chết – đều được qui về Ngôi vị thần linh của Người, Đấng hoạt động qua nhân tính mà Ngôi vị này

đảm nhận. “Ôi Con duy nhất và là Ngôi Lời của Thiên Chúa, dù bất tử, nhưng để cứu rỗi chúng con, Chúa đã nhập thể nơi Đức Maria, Mẹ rất thánh của Thiên Chúa và mãi mãi đồng trinh… Chúa là Một trong Ba Ngôi chí thánh, được tôn vinh cùng với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần, xin cứu độ chúng con!” (Phụng vụ Byzantin của thánh Gioan Kim Khẩu).

30

90. Did the incarnate Son of God have a soul with human knowledge? 470-474 482 The Son of God assumed a body animated by a rational human soul. With his human intellect Jesus learned many things by way of experience; but also as man the Son of God had an intimate and immediate knowledge of God his Father. He likewise understood people’s secret thoughts and he knew fully the eternal plans which he had come to reveal. 91. How did the two wills of the incarnate Word cooperate? Jesus had a divine will and a human will. In his earthly life the Son of God humanly willed all that he had divinely decided with the Father and the Holy Spirit for our salvation. The human will of Christ followed without opposition or reluctance the divine will or, in other words, it was subject to it. 92. Did Christ have a true human body? 476-477 Christ assumed a true human body by means of which the invisible God became visible. This is the reason why Christ can be represented and venerated in sacred images. 93. What does the heart of Jesus exemplify? 478 Jesus knew us and loved us with a human heart. His Heart, pierced for our salvation, is the symbol of that infinite love with which he loves the Father and each one of us.

90. Có phải Con Thiên Chúa làm người có một linh hồn với tri thức nhân loại không ?

Con Thiên Chúa đã đón nhận một thân xác được một linh hồn nhân loại có tri thức làm cho sinh động. Với tri thức nhân loại, Chúa Giêsu đã học hỏi nhiều qua kinh nghiệm. Nhưng cũng với tư cách là con người, Con Thiên Chúa có một sự hiểu biết thâm sâu và trực tiếp về Thiên Chúa, Cha của Người. Người cũng nhìn thấu những tư tưởng thầm kín của con người và hiểu biết đầy đủ các ý định muôn thuở mà Người đến để mạc khải. 91. Hai ý muốn nơi Ngôi Lời nhập thể hợp

tác với nhau như thế nào ? Chúa Giêsu có một ý muốn của Thiên Chúa và một ý muốn của con người. Trong cuộc sống nơi trần gian, Con Thiên Chúa đã muốn làm theo con người điều mà Người đã quyết định theo thần tính với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần về ơn cứu độ chúng ta. Ý muốn nhân loại của Đức Kitô luôn theo ý muốn thần linh, không miễn cưỡng, không đối kháng, và hơn nữa, ý muốn nhân loại của Người đã tùng phục ý muốn thần linh. 92. Đức Kitô có một thân xác con người

thật không ? Đức Kitô đã đón nhận một thân xác thật sự của con người, qua đó Thiên Chúa vô hình đã trở nên hữu hình. Vì thế, Đức Kitô có thể được trình bày và tôn kính qua các ảnh tượng thánh. 93. Trái tim của Đức Kitô nói lên điều gì ? Đức Kitô biết và yêu thương chúng ta bằng một trái tim của con người. Trái tim của Người bị đâm thâu để cứu độ chúng ta, là biểu trưng cho tình yêu vô biên của Người đối với Chúa Cha và đối với tất cả mọi người.

31

94. What is the meaning of the expression “conceived by the power of the Holy Spirit...”? This expression means that the Virgin Mary conceived the eternal Son in her womb by the power of the Holy Spirit without the cooperation of a man. The angel told her at the Annunciation that “the Holy Spirit will come upon you” (Luke 1:35). 95. “...Born of the Virgin Mary”: Why is Mary truly the Mother of God? Mary is truly the Mother of God because she is the Mother of Jesus (John 2:1, John 19:25). The One who was conceived by the power of the Holy Spirit and became truly her Son is actually the eternal Son of God the Father. He is God himself. 96. What does the “Immaculate Conception” mean? God freely chose Mary from all eternity to be the Mother of his Son. In order to carry out her mission she herself was conceived immaculate. This means that, thanks to the grace of God and in anticipation of the merits of Jesus Christ, Mary was preserved from original sin from the first instantof her conception. 97. How does Mary cooperate in the divine plan of salvation? By the grace of God Mary was kept free from every personal sin her whole life long. She is the one who is “full of grace” (Luke 1:28), “the all holy”. When the angel announced to her that she would give birth to “the Son of the Most High” (Luke 1:32), she freely gave her consent with “the obedience of faith” (Romans 1:5). Mary thus gave herself entirely to the person and work of her Son Jesus, espousing wholeheartedly the divine will regarding salvation.

94. Câu “Bởi phép Đức Chúa Thánh Thần mà Người xuống thai…” có ý nghĩa gì ? Câu này muốn nói lên rằng Đức Trinh Nữ Maria đã thụ thai trong lòng mình Người Con Vĩnh Cửu là bởi tác động của Chúa Thánh Thần chứ không có sự cộng tác của một người nam : “Thánh Thần sẽ ngự xuống trên Bà” (Lc 1,35), đó là lời thiên thần đã nói với Đức Maria lúc Truyền tin. 95. “… sinh bởi Bà Maria Đồng Trinh” : tại sao Đức Maria thực sự là Mẹ Thiên Chúa ? Đức Maria thật sự là Mẹ Thiên Chúa bởi vì là Mẹ của Chúa Giêsu (Ga 2,1; 19,25). Thật vậy, Đấng mà Mẹ đã cưu mang bởi tác động của Chúa Thánh Thần và đã thực sự là con của Mẹ, chính là Con hằng hữu của Thiên Chúa Cha. Chính Người là Thiên Chúa. 96. “Vô Nhiễm Nguyên Tội” nghĩa là gì ? Từ muôn thuở và một cách hoàn toàn nhưng không, Thiên Chúa đã chọn Đức Maria làm Mẹ của Con mình. Để chu toàn sứ mạng này, Mẹ đã được ơn vô nhiễm ngay từ lúc được thụ thai. Điều này có nghĩa là, nhờ ân sủng của Thiên Chúa và đón nhận trước công nghiệp của Đức Giêsu Kitô, Đức Maria đã được gìn giữ khỏi tội nguyên tổ ngay từ lúc được thụ thai. 97. Đức Maria đã cộng tác vào kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa như thế nào ? Nhờ ân sủng của Thiên Chúa, Đức Maria, suốt đời vẫn tinh tuyền không hề phạm một tội riêng nào. Mẹ là “Đấng đầy ân phúc”(Lc 1,28), “Đấng rất thánh.” Khi Thiên Thần báo tin rằng Mẹ sẽ sinh “Con Đấng Tối cao” (Lc 1,32), Mẹ đã tự do chấp nhận trong “sự vâng phục của đức tin” (Rm 1,5). Đức Maria tự hiến hoàn toàn cho con người và công trình của Chúa Giêsu, Con của Mẹ, và với trọn tâm hồn Mẹ chấp nhận ý định cứu độ của Thiên Chúa.

32

98. What does the virginal conception of Jesus mean? The virginal conception of Jesus means that Jesus was conceived in the womb of the Virgin solely by the power of the Holy Spirit without the intervention of a man. He is the Son of the heavenly Father according to his divine nature and the Son of Mary according to his human nature. He is, however, truly the Son of God in both natures since there is in him only one Person who is divine. 99. In what sense is Mary “ever Virgin”? Mary is ever virgin in the sense that she “remained a virgin in conceiving her Son, a virgin in giving birth to him, a virgin in carrying him, a virgin in nursing him at her breast, always a virgin” (Saint Augustine). Therefore, when the Gospels speak of the “brothers and sisters of Jesus”, they are talking about the close relations of Jesus, according to the way of speaking used in Sacred Scripture. 100. In what way is the spiritual motherhood of Mary universal? 501-507 511 Mary had only one Son, Jesus, but in

him her spiritual motherhood extends

to all whom he came to save.

Obediently standing at the side of the

new Adam, Jesus Christ, the Virgin is

the new Eve, the true mother of all the

living, who with a mother's love

cooperates in their birth and their

formation in the order of grace. Virgin

and Mother, Mary is the figure of the

Church, its most perfect realization

98. Việc mang thai Chúa Giêsu một cách đồng trinh có ý nghĩa gì ? Điều này có nghĩa là Chúa Giêsu được thụ thai trong lòng Đức Trinh Nữ chỉ do quyền năng của Chúa Thánh Thần mà thôi, không có sự can thiệp của người đàn ông. Người là Con Thiên Chúa trên trời theo thần tính, là Con của Đức Maria theo nhân tính, nhưng thực sự là Con Thiên Chúa trong hai bản tính, cùng hiện diện trong một Ngôi vị duy nhất, là ngôi vị thần linh. 99. Câu “Đức Maria trọn đời đồng trinh” có ý nghĩa gì ? “Đức Maria trọn đời đồng trinh” có nghĩa là Mẹ “vẫn còn đồng trinh khi thụ thai Con mình, đồng trinh khi sinh Con, đồng trinh khi bồng ẵm Người, đồng trinh khi cho Người bú mớm, là người mẹ đồng trinh, vĩnh viễn đồng trinh” (thánh Augustinô). Khi các Phúc Âm nói về “anh chị em của Chúa Giêsu,” thì đó là những người bà con họ hàng gần của Chúa Giêsu, theo như cách nói thông thường trong Thánh Kinh. 100. Bằng cách nào tình mẫu tử thiêng liêng của Đức Maria mang tính phổ quát ? Đức Maria chỉ có một người Con duy nhất, là Chúa Giêsu, nhưng trong Người, tình mẫu tử thiêng liêng của Mẹ nới rộng cho hết mọi người đã được Chúa Giêsu cứu độ. Vâng phục bên cạnh Ađam mới là Đức Giêsu Kitô, Đức Trinh Nữ là bà Evà mới, bà mẹ đích thực của chúng sinh. Với tình yêu từ mẫu, Mẹ cộng tác vào việc sinh hạ và nuôi dưỡng họ trong trật tự ân sủng. Vừa là Trinh Nữ vừa là Mẹ, Đức Maria là hình ảnh của Hội thánh, là sự thể hiện toàn hảo nhất của Hội thánh.

33

101. In what sense is the life of Christ a Mystery? The entire life of Christ is a revelation. What was visible in the earthly life of Jesus leads us to theinvisible mystery of his divine sonship: “whoever has seen me has seen the Father” (John 14:9). Furthermore, even though salvation comes completely from the cross and the resurrection, the entire life of Christ is a mystery of redemption because everything that Jesus did, said, and suffered had for its aim the salvation of fallen human beings and the restoration of their vocation as children of God. 102. How did God prepare the world for the mystery of Christ? God prepared for the coming of his Son over the centuries. He awakened in the hearts of the pagans a dim expectation of this coming and he prepared for it specifically through the Old Testament, culminating with John the Baptist who was the last and greatest of the prophets. We relive this long period of expectancy in the annual liturgical celebration of the season of Advent. 103. What does the Gospel teach about the mysteries of the birth and infancy of Jesus? At Christmas the glory of heaven is shown forth in the weakness of a baby; the circumcision of Jesus is a sign of his belonging to the Hebrew people and is a prefiguration of our Baptism; theEpiphany is the manifestation of the Messiah King of Israel to all the nations; at the presentation in the temple, Simeon and Anna symbolise all the anticipation of Israel awaiting its encounter with its Savior; the flight into Egypt and the massacre of the innocents proclaim that the entire life of Christ will be under the sign of persecution; the departure from Egypt recalls the exodus and presents Jesus as the new Moses and the true and definitive liberator.

101. “Cả cuộc đời Đức Kitô là một Mầu nhiệm” nghĩa là gì ? Cả cuộc đời của Đức Kitô là một sự kiện mạc khải. Điều có thể thấy được trong cuộc đời trần thế của Người dẫn chúng ta đến Mầu nhiệm vô hình , nhất là Mầu nhiệm Con Thiên Chúa của Người : “Ai thấy Tôi là thấy Chúa Cha” (Ga 14,9). Đàng khác, mặc dù ơn cứu độ đã được hoàn thành trọn vẹn qua thập giá và cuộc phục sinh, nhưng trọn cuộc đời của Đức Kitô là Mầu nhiệm cứu độ, vì tất cả những gì Chúa Giêsu đã làm, đã nói và đã chịu đau khổ đều có mục đích là để cứu độ loài người sa ngã và để tái lập ơn gọi làm con Thiên Chúa của chúng ta.

102. Các mầu nhiệm của Chúa Giêsu đã được chuẩn bị như thế nào ? Trước hết, đã có một thời gian hy vọng lâu dài hằng bao thế kỷ, mà chúng ta cảm nhận lại khi cử hành Phụng vụ mùa Vọng. Ngoài sự chờ đợi lờ mờ mà Thiên Chúa đã đặt để trong tâm hồn các người ngoại giáo, Thiên Chúa đã chuẩn bị cho việc Con Ngài ngự đến qua Giao ước cũ, cho đến thời ông Gioan Tẩy Giả, là người cuối cùng, nhưng lại vĩ đại nhất trong số các tiên tri.

103. Tin Mừng về mầu nhiệm Giáng sinh và thời thơ ấu của Chúa Giêsu dạy chúng ta điều gì ? Vào lúc Giáng sinh, vinh quang thiên quốc được tỏ lộ trong sự yếu đuối của Hài Nhi. Việc cắt bì Chúa Giêsu đã lãnh nhận là dấu chỉ Người thuộc về dân Do Thái và tượng trưng cho Bí tích Rửa tội của chúng ta. Hiển Linh là việc Vua-Mêsia của Israel tỏ mình ra cho tất cả muôn dân. Lúc dâng Chúa vào trong Đền Thờ, người ta nhận ra nơi ông Simeon và bà Anna sự chờ đợi của dân Israel, nay đến gặp gỡ Đấng Cứu Độ của mình. Cuộc trốn sang Ai Cập và sự kiện tàn sát trẻ vô tội báo trước cả cuộc đời của Đức Kitô sẽ chịu nhiều bách hại.Việc Người rời bỏ Ai Cập để trở về nhắc lại cuộc xuất hành và giới thiệu Đức Kitô như ông Môsê mới : Người là Đấng giải phóng đích thực và tối hậu.

34

104. What does the hidden life of Jesus in Nazareth teach us? In the course of his hidden life in Nazareth Jesus stayed in the silence of an ordinary existence. This allows us to enter into fellowship with him in the holiness to be found in a daily life marked by prayer, simplicity, work and family love. His obedience to Mary and to Joseph, his foster father, is an image of his filial obedience to the Father. Mary and Joseph accepted with faith the mystery of Jesus even though they did not always understand it. 105. Why did Jesus receive from John the “baptism of repentance for the forgiveness of sins” (Luke 3:3)? To inaugurate his public life and to anticipate the “Baptism” of his death, he who was without sin accepted to be numbered among sinners. He was “the Lamb of God who takes away the sin of the world” (John 1:29). The Father proclaimed him to be “his beloved Son” (Matthew 3:17) and the Spirit descended upon him. The baptism of Jesus is a prefiguring of our baptism. 106. What do we learn from the temptations of Jesus in the desert? The temptations of Jesus in the desert recapitulate the temptation of Adam in Paradise and the temptations of Israel in the desert. Satan tempts Jesus in regard to his obedience to the mission given him by the Father. Christ, the new Adam, resists and his victory proclaims that of his passion which is the supreme obedience of his filial love. The Church unites herself to this mystery in a special way in the liturgical season of Lent.

104. Quãng đời ẩn dật của Chúa Giêsu tại Nazareth dạy chúng ta điều gì ? Suốt cuộc sống ẩn dật ở Nazareth, Chúa Giêsu đã âm thầm sống một cuộc sống bình thường. Như vậy, Người cho phép chúng ta hiệp thông với Người trong sự thánh thiện của đời sống thường ngày được dệt bằng lời cầu nguyện, sự đơn sơ, lao động, tình yêu gia đình. Việc vâng phục của Người đối với Đức Maria và thánh Giuse, cha nuôi của Người, là hình ảnh của sự vâng phục con thảo đối với Chúa Cha của Người. Với đức tin, Đức Maria và thánh Giuse đón nhận mầu nhiệm của Chúa Giêsu, dù rằng không phải lúc nào các ngài cũng hiểu được mầu nhiệm ấy. 105. Tại sao Chúa Giêsu lãnh nhận phép rửa của ông Gioan để “sám hối hầu được ơn tha tội” (Lc 3,3) ? Để khởi đầu quãng đời công khai và để tham dự trước vào Phép rửa là cái chết của mình, Chúa Giêsu, dù không có tội lỗi nào, và là “Chiên Thiên Chúa, Đấng xoá tội trần gian” (Ga 1,29), cũng chấp nhận liệt mình vào hàng các tội nhân. Chúa Cha tuyên bố Người là “Con yêu dấu” của mình (Mt 3,17) và Thánh Thần ngự xuống trên Người. Phép rửa của Chúa Giêsu là hình ảnh báo trước Bí tích Rửa tội của chúng ta. 106. Những cơn cám dỗ của Chúa Giêsu

trong sa mạc nói lên điều gì ? Những cám dỗ Chúa Giêsu phải chịu trong sa mạc thu tóm cơn cám dỗ của Ađam trong vườn địa đàng và những cơn cám dỗ của Israel trong sa mạc. Satan cám dỗ Chúa Giêsu về sự vâng phục sứ vụ mà Chúa Cha đã trao phó. Đức Kitô, Ađam mới, đã chống lại cơn cám dỗ, và chiến thắng của Người báo trước chiến thắng của cuộc khổ nạn, là sự vâng phục tuyệt đối trong tình yêu con thảo của Người. Trong thời gian Phụng vụ Mùa Chay, Hội thánh kết hợp với Mầu nhiệm này cách đặc biệt.

35

107. Who is invited to come into the Kingdom of God proclaimed and brought about by Jesus? All are invited by Jesus to enter the Kingdom of God. Even the worst of sinners is called to convert and to accept the boundless mercy of the Father. Already here on earth, the Kingdom belongs to those who accept it with a humble heart. To them the mysteries of the Kingdom are revealed. 108. Why did Jesus manifest the Kingdom by means of signs and miracles? Jesus accompanied his words with signs and miracles to bear witness to the fact that the Kingdom is present in him, the Messiah. Although he healed some people, he did not come to abolish all evils here below but rather to free us especially from the slavery of sin. The driving out of demons proclaimed that his cross would be victorious over “the ruler of this world” (John 12:31). 109. In the Kingdom, what authority did Jesus bestow upon his Apostles? Jesus chose the twelve, the future witnesses of his Resurrection, and made them sharers of his mission and of his authority to teach, to absolve from sins, and to build up and govern the Church. In this college, Peter received “the keys of the Kingdom” (Matthew 16:19) and assumed the first place with the mission to keep the faith in its integrity and to strengthen his brothers.

107. Ai được mời gọi tham dự vào Nước Thiên Chúa được Chúa Giêsu loan báo và thực hiện ?

Chúa Giêsu mời gọi mọi người tham dự vào Nước Thiên Chúa. Cả kẻ xấu xa nhất trong các tội nhân cũng được mời gọi sám hối và đón nhận lòng thương xót vô biên của Chúa Cha. Ngay trên mặt đất này, Nước Thiên Chúa đã thuộc về những ai đón nhận với tâm hồn khiêm tốn. Những mầu nhiệm của Nước Thiên Chúa được mạc khải cho những người này. 108. Tại sao Chúa Giêsu biểu lộ Nước

Trời bằng các dấu chỉ và phép lạ ? Chúa Giêsu làm các dấu chỉ và phép lạ kèm theo lời của Người, để chứng tỏ rằng Nước Trời đang hiện diện nơi Người, là Đấng Mêsia. Mặc dù đã chữa lành một số bệnh nhân, Người không đến để loại trừ mọi cái xấu ra khỏi trái đất, nhưng trước hết là để giải phóng con người khỏi ách nô lệ tội lỗi. Cuộc chiến đấu chống lại ma quỉ báo trước rằng thập giá của Người sẽ chiến thắng “thủ lãnh thế gian” (Ga 12,31). 109. Trong Nước Trời, Chúa Giêsu đã

trao quyền hành nào cho các Tông đồ của Người ?

Chúa Giêsu chọn Nhóm Mười Hai, những chứng nhân tương lai cho cuộc phục sinh của Người. Người cho họ tham dự vào sứ vụ và quyền hành của Người để dạy dỗ, tha thứ tội lỗi, xây dựng và điều khiển Hội thánh. Trong Nhóm này, thánh Phêrô lãnh nhận “chìa khóa Nước Trời” (Mt 16,19) và chiếm địa vị thứ nhất, có sứ mạng gìn giữ đức tin được toàn vẹn và củng cố các anh em mình.

36

110. What is the meaning of the Transfiguration? Above all the Transfiguration shows forth the Trinity: “the Father in the voice, the Son in the man Jesus, the Spirit in the shining cloud” (Saint Thomas Aquinas). Speaking with Moses and Elijah about his “departure” (Luke 9:31), Jesus reveals that his glory comes by way of the cross and he anticipates his resurrection and his glorious coming “which will change our lowly body to be like his glorious body” (Philippians 3:21). “You were transfigured on the mountain and your disciples, as much as they were capable of it, beheld your glory, O Christ our God, so that when they should see you crucified they would understand that your passion was voluntary, and proclaim to the world that you truly are the splendor of the Father.”(Byzantine Liturgy) 111. How did the messianic entrance into Jerusalem come about? At the established time Jesus chose to go up to Jerusalem to suffer his passion and death, and to rise from the dead. As the Messiah King who shows forth the coming of the Kingdom, he entered into his city mounted on a donkey. He was acclaimed by the little children whose shout of joyful praise is taken up in the Sanctus of the Eucharistic liturgy: “Blessed is He Who comes in the name of the Lord! Hosanna (save us!)” (Matthew 21:9). The liturgy of the Church opens Holy Week by celebrating this entry into Jerusalem.

110. Việc Hiển Dung có ý nghĩa gì ? Trước hết, Thiên Chúa Ba Ngôi xuất hiện trong cuộc Hiển Dung : “Chúa Cha trong lời nói, Chúa Con trong nhân tính của mình, Chúa Thánh Thần trong đám mây sáng chói” (thánh Tôma Aquinô). Khi gợi lên cho ông Môsê và ông Êlia về cuộc “ra đi của mình” (Lc 9,31), Chúa Giêsu cho thấy rằng vinh quang của Người phải kinh qua thập giá; và Người sống trước cuộc phục sinh và cuộc trở lại trong vinh quang của Người, lúc Người “sẽ biến đổi thân xác yếu hèn của chúng ta nên giống thân xác vinh hiển của Người” (Pl 3,21). “Chúa đã hiển dung trên núi và các môn đệ chiêm ngắm vinh quang Người tùy khả năng, để mai sau khi thấy Người chịu đóng đinh thập giá, họ hiểu rằng Người đã tự nguyện chịu khổ hình. Rồi họ sẽ loan báo cho muôn dân biết Người chính là vinh quang Chúa Cha chiếu tỏa” (Phụng Vụ Byzantin). 111. Chúa Giêsu vào thành Giêrusalem

với tư cách là Đấng Mêsia như thế nào ?

557-560 569-570 Vào thời gian đã định, Chúa Giêsu quyết lên Giêrusalem để chịu khổ nạn, chịu chết và sống lại từ cõi chết. Với tư cách là Đức Vua-Mêsia, Đấng loan báo Vương quốc của Thiên Chúa đến, Người đi vào thành của Người, cỡi trên một con lừa. Những kẻ bé mọn đón rước Người bằng lời tung hô mà về sau được đưa vào kinh “Thánh! Thánh! Thánh!” trong Thánh Lễ : “Chúc tụng Đấng ngự đến nhân danh Chúa” (Mt 21,9). Phụng vụ Hội thánh khởi đầu Tuần Thánh bằng việc cử hành biến cố này.

37

“JESUS CHRIST SUFFERED UNDER PONTIUS

PILATE WAS CRUCIFIED, DIED, AND WAS BURIED.”

112. What is the importance of the Paschal Mystery of Jesus? The Paschal Mystery of Jesus, which comprises his passion, death, resurrection, and glorification, stands at the center of the Christian faith because God's saving plan was accomplished once for all by the redemptive death of his Son Jesus Christ. 113. What were the accusations by which Jesus was condemned to death? Some of the leaders of Israel accused Jesus of acting against the law, the temple in Jerusalem, and in particular against faith in the one God because he proclaimed himself to be the Son of God. For this reason they handed him over to Pilate so that he might condemn him to death. 114. How did Jesus conduct himself in regard to the Law of Israel? Jesus did not abolish the Law given by God to Moses on Mount Sinai but he fulfilled it by giving it its definitive interpretation. He himself was the divine Legislator who fully carried out this Law. Furthermore, as the faithful Servant, he offered by means of his expiatory death the only sacrifice capable of making atonement for all the “transgressions committed by men under the first Covenant” (Hebrews 9:15). 115. What was the attitude of Jesus toward the temple in Jerusalem? Jesus was accused of hostility to the temple. On the contrary, he venerated it as “the house of his Father” (John 2:16); and it was there that he imparted an important part of his teaching. However, he also foretold its destruction in connection with his own death and he presented himself as the definitive dwelling place of God among men.

“ĐGK ĐÃ CHỊU NẠN ĐỜI QUAN PHONGXIÔ PHILATO, CHỊU ĐÓNG ĐINH TRÊN CÂY THÁNH GIÁ, CHẾT VÀ TÁNG XÁC”

112. Mầu nhiệm Vượt qua của Chúa Giêsu có tầm quan trọng nào ?

Mầu nhiệm Vượt qua của Chúa Giêsu, bao gồm cuộc khổ nạn, cái chết, sự phục sinh và tôn vinh của Người, là trung tâm của đức tin Kitô giáo. Vì ý định cứu độ của Thiên Chúa được hoàn tất một lần thay cho tất cả nhờ cái chết cứu độ của Con Thiên Chúa là Đức Giêsu Kitô.

113. Chúa Giêsu bị kết án vì những lời buộc tội nào ?

Một số thủ lãnh Israel đã kết án Chúa Giêsu chống lại Lề Luật, chống lại Đền thờ Giêrusalem và đặc biệt chống lại niềm tin vào Thiên Chúa duy nhất, bởi vì Người tự tuyên bố mình là Con của Thiên Chúa. Chính vì thế họ đã nộp Người cho quan Philatô, để Người bị kết án tử hình.

114. Đâu là thái độ của Chúa Giêsu đối với Lề luật Israel ?

Chúa Giêsu không hủy bỏ Lề luật do Thiên Chúa trao ban cho ông Môsê trên núi Sinai, nhưng Người đã làm cho Lề luật nên trọn bằng cách đem lại cho Lề luật lời giải thích tối hậu. Người là Đấng ban hành Lề luật của Thiên Chúa, Đấng chu toàn Lề luật cách viên mãn. Ngoài ra, qua cái chết đền tội trong vai trò Người Tôi Trung, Người hiến dâng hy tế duy nhất có khả năng cứu chuộc tất cả “tội lỗi người ta đã phạm trong thời Giao ước đầu tiên” (Dt 9,15).

115. Đâu là thái độ của Chúa Giêsu đối với Đền thờ Giêrusalem ?

Chúa Giêsu bị kết án là có thái độ thù nghịch với Đền thờ. Thực ra, Người đã tôn trọng Đền thờ như là “nhà của Cha mình” (Ga 2,16). Chính tại đó Người đã giảng dạy một phần giáo huấn quan trọng của Người. Nhưng Người cũng báo trước Đền thờ sẽ bị tàn phá, trong liên hệ với cái chết của Người. Người tự giới thiệu mình là nơi cư ngụ vĩnh viễn của Thiên Chúa giữa loài người.

38

116. Did Jesus contradict Israel's faith in the one God and savior? 587-591 594 Jesus never contradicted faith in the one God, not even when he performed the stupendous divine work which fulfilled the messianic promises and revealed himself as equal to God, namely the pardoning of sins. However, the call of Jesus to believe in him and to be converted makes it possible to understand the tragic misunderstanding of the Sanhedrin which judged Jesus to be worthy of death as a blasphemer. 117. Who is responsible for the death of Jesus? 595-598 The passion and death of Jesus cannot be imputed indiscriminately either to all the Jews that were living at that time or to their descendants. Every single sinner, that is, every human being is really the cause and the instrument of the sufferings of the Redeemer; and the greater blame in this respect falls on those above all who are Christians and who the more often fall into sin or delight in their vices. 118. Why was the death of Jesus part of God's plan? 599-605 619 To reconcile to himself all who were destined to die because of sin God took the loving initiative of sending his Son that he might give himself up for sinners. Proclaimed in the Old Testament, especially as the sacrifice of the Suffering Servant, the death of Jesus came about “in accordance with the Scriptures”.

116. Chúa Giêsu có chống lại niềm tin của Israel vào Thiên Chúa duy nhất và là Đấng cứu độ hay không ? Chúa Giêsu không bao giờ chống lại niềm tin vào Thiên Chúa duy nhất, cả khi Người hoàn tất công trình của Thiên Chúa cách trọn hảo, chu toàn các lời hứa về Đấng Mêsia và đồng thời mạc khải Người ngang hàng với Thiên Chúa : đó là việc tha thứ các tội lỗi. Người mời gọi chúng ta phải tin vào Người và phải sám hối, giúp chúng ta nhận ra sự hiểu lầm bi thảm của Công nghị đã kết án Người đáng phải chết vì lý do phạm thượng. 117. Ai chịu trách nhiệm về cái chết của Chúa Giêsu ? Không thể qui trách nhiệm cuộc khổ nạn và cái chết của Chúa Giêsu một cách không phân biệt cho mọi người Do Thái thời đó, cũng như cho con cháu họ sau này. Mỗi tội nhân, nghĩa là mọi người, thực sự là nguyên nhân và công cụ gây nên những đau khổ của Đấng Cứu Chuộc. Chịu trách nhiệm nặng nề hơn nữa là những người, đặc biệt nhất là các người Kitô hữu, thường xuyên sa ngã phạm tội và vui thoả trong những điều xấu xa. 118. Tại sao cái chết của Chúa Giêsu lại nằm trong kế hoạch của Thiên Chúa ? Để tất cả chúng ta, là những kẻ đáng chết, được giao hòa trong Đức Kitô, Thiên Chúa đã đưa ra một kế hoạch tràn đầy tình yêu là sai Con mình đến phó mình chịu chết vì những kẻ tội lỗi. Cái chết của Đức Kitô đã được loan báo trong Cựu Ước, đặc biệt như hy tế của Người Tôi Tớ chịu đau khổ, và đã xảy ra “theo như lời Thánh Kinh.”

39

119. In what way did Christ offer himself to the Father? The entire life of Christ was a free offering to the Father to carry out his plan of salvation. He gave “his life as a ransom for many” (Mark 10:45) and in this way he reconciled all of humanity with God. His suffering and death showed how his humanity was the free and perfect instrument of that divine love which desires the salvation of all people. 120. How is Jesus’ offering expressed at the Last Supper? At the Last Supper with his apostles on the eve of his passion Jesus anticipated, that is, both symbolized his free self-offering and made it really present: “This is my Body which is given for you” (Luke 22:19), “This is my Blood which is poured out...” (Matthew 26:28) Thus he both instituted the Eucharist as the “memorial” (1 Corinthians 11:25) of his sacrifice and instituted his apostles as priests of the new covenant. 121. What happened in the Agony in the Garden of Gethsemane? Despite the horror which death represented for the sacred humanity of Jesus “who is the Author of Life” (Acts 3:15), the human will of the Son of God remained faithful to the will of the Father for our salvation. Jesus accepted the duty to carry our sins in his Body “becoming obedient unto death” (Philippians 2:8). 122. What are the results of the sacrifice of Christ on the cross? Jesus freely offered his life as an expiatory sacrifice, that is, he made reparation for our sins with the full obedience of his love unto death. This love “to the end” (John 13:1) of the Son of God reconciled all of humanity with the Father. The paschal sacrifice of Christ, therefore, redeems humanity in a way that is unique, perfect, and definitive; and it opens up for them communion with God.

119. Đức Kitô đã dâng hiến mình cho Chúa Cha như thế nào ? Đức Kitô đã tự do dâng hiến mình cho Chúa Cha, để chu toàn ý định cứu độ. Người đã trao ban sự sống “làm giá chuộc cho nhiều người” (Mc 10,45). Nhờ đó, Người giao hòa toàn thể nhân loại với Thiên Chúa. Sự đau khổ và cái chết của Người cho thấy nhân tính của Người là dụng cụ tự do và hoàn hảo để Thiên Chúa, Đấng muốn cứu độ mọi người, thể hiện tình yêu của Ngài. 120. Việc dâng hiến của Chúa Giêsu được diễn tả như thế nào trong Bữa Tiệc Ly ? Trong Bữa Tiệc Ly với các Tông đồ vào buổi tối truớc cuộc Khổ nạn, Chúa Giêsu đã tham dự trước, nghĩa là Người ám chỉ và thực hiện trước, việc tự nguyện dâng hiến chính mình : “Đây là Mình Thầy bị nộp vì anh em” (Lc 22,19); “Đây là Máu Thầy, máu đổ ra…” (Mt 26,28). Như thế, Người vừa thiết lập Bí tích Thánh Thể như việc “tưởng nhớ” (1 Cr 11,25) đến hy tế của Người, vừa thiết lập các Tông đồ của Người thành những tư tế của Giao ước mới. 121. Điều gì đã xảy ra trong cơn hấp hối nơi vườn Giếtsêmani ? Mặc dầu nhân tính rất thánh của Đấng là “Tác giả sự sống” (Cv 3,15) đã khiếp sợ sự chết, nhưng ý chí nhân loại của Con Thiên Chúa vẫn tùng phục thánh ý Chúa Cha : để cứu độ chúng ta, Chúa Giêsu chấp nhận gánh lấy tội lỗi chúng ta trong thân xác mình, Người “vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết” (Pl 2,8). 122. Hiệu quả hy tế của Đức Kitô trên thập giá là gì ? Chúa Giêsu tự nguyện hiến dâng mạng sống mình làm hy lễ đền tội, nghĩa là Người sửa lại tội lỗi chúng ta bằng sự vâng phục trọn vẹn của Người vì tình yêu cho đến chết. Tình “Yêu thương đến cùng” (Ga 13,1) của Con Thiên Chúa đã giao hòa toàn thể nhân loại với Thiên Chúa. Như vậy, Hy lễ Vượt qua của Đức Kitô cứu chuộc mọi người cách độc nhất vô nhị, hoàn hảo và tối hậu, và mở lối cho họ vào sự hiệp thông với Thiên Chúa.

40

123. Why does Jesus call upon his disciples to take up their cross? 618 By calling his disciples to take up their cross and follow him Jesus desires to associate with his redeeming sacrifice those who are to be its first beneficiaries. 124. In what condition was the body of Christ while it lay in the tomb? 624-630 Christ underwent a real death and a true burial. However, the power of God preserved his body from corruption. “JESUS CHRIST DESCENDED INTO HELL;

ON THE THIRD DAY HE ROSE AGAIN FROM THE DEAD.”

125. What is the “hell” into which Jesus descended? 632-637 This “hell” was different from the hell of the damned. It was the state of all those, righteous and evil, who died before Christ. With his soul united to his divine Person Jesus went down to the just in hell who were awaiting their Redeemer so they could enter at last into the vision of God. When he had conquered by his death both death and the devil “who has the power of death” (Hebrews 2:14), he freed the just who looked forward to the Redeemer and opened for them the gates of heaven. 126. What place does the Resurrection of Christ occupy in our faith? 631, 638 The Resurrection of Jesus is the crowning truth of our faith in Christ and represents along with his cross an essential part of the Paschal Mystery.

123. Tại sao Chúa Giêsu kêu gọi các môn đệ vác lấy thập giá của họ ?

618 Khi kêu gọi các môn đệ vác thập giá mình mà theo Người, Chúa Giêsu muốn những người đầu tiên hưởng nhờ hy tế cứu độ của Người được kết hợp vào hy tế ấy. 124. Thân xác của Chúa Giêsu ở trong

tình trạng nào khi Người nằm trong mồ ?

Đức Kitô đã chết thật sự và đã được mai táng thật sự. Nhưng quyền năng Thiên Chúa đã gìn giữ thân xác Người khỏi bị hư nát. “ĐỨC GIÊSU KITÔ XUỐNG NGỤC TỔ TÔNG, NGÀY THỨ BA BỞI TRONG KẺ CHẾT MÀ SỐNG LẠI” 125. “Ngục tổ tông” mà Chúa Giêsu đi xuống là gì ? 632-637 “Ngục tổ tông” – khác với hỏa ngục của án phạt – là tình trạng của những người chết trước thời của Chúa Giêsu, dù họ lành thánh hay xấu xa. Với linh hồn được kết hợp với Ngôi vị thần linh, Chúa Giêsu xuống với những kẻ công chính trong ngục tổ tông, là những người đang mong chờ Đấng Cứu Chuộc họ, để cuối cùng họ có thể đạt được sự hưởng kiến Thiên Chúa. Sau khi nhờ cái chết của Người, Chúa Giêsu đã chiến thắng cả sự chết lẫn ma quỉ là “lãnh chúa của sự chết” (Dt 2,14), Người giải thoát những người công chính đang mong chờ Đấng Cứu Chuộc, và Người mở cửa trời cho họ. 126. Cuộc Phục sinh của Chúa Giêsu có vị trí nào trong đức tin của chúng ta ? 631,638 Cuộc Phục sinh là chân lý cao cả nhất của đức tin chúng ta vào Đức Kitô. Với thập giá, cuộc Phục sinh là phần thiết yếu của mầu nhiệm Vượt qua.

41

127. What are the signs that bear witness to the Resurrection of Jesus? Along with the essential sign of the empty tomb, the Resurrection of Jesus is witnessed to by the women who first encountered Christ and proclaimed him to the apostles. Jesus then “appeared to Cephas (Peter) and then to the Twelve. Following that he appeared to more than five hundred of the brethren at one time” (1 Corinthians 15:5-6) and to others as well. The apostles could not have invented the story of the resurrection since it seemed impossible to them. As a matter of fact, Jesus himself upbraided them for their unbelief. 128. Why is the Resurrection at the same time a transcendent occurrence? While being an historical event, verifiable and attested by signs and testimonies, the Resurrection, insofar as it is the entrance of Christ's humanity into the glory of God, transcends and surpasses history as a mystery of faith. For this reason the risen Christ did not manifest himself to the world but to his disciples, making them his witnesses to the people. 129. What is the condition of the risen body of Jesus? 645-646 The Resurrection of Christ was not a return to earthly life. His risen body is that which was crucified and bears the marks of his passion. However it also participates in the divine life, with the characteristics of a glorified body. Because of this the risen Jesus was utterly free to appear to his disciples how and where he wished and under various aspects.

127. Những “dấu chỉ” nào làm chứng cho cuộc Phục sinh của Chúa Giêsu ? Ngoài dấu chỉ chính yếu là mồ trống, cuộc Phục sinh của Chúa Giêsu được làm chứng bởi một số phụ nữ ; họ là những người đầu tiên đã gặp gỡ Người và đã báo tin cho các Tông đồ. Tiếp đó, Chúa Giêsu đã “hiện ra với Kêpha” (tức là thánh Phêrô), rồi với Nhóm Mười Hai. Sau đó, Người đã hiện ra cùng một lúc với hơn năm trăm anh em (1 Cr 15,5-6) và còn nhiều người khác nữa. Các Tông đồ đã không thể bày đặt ra chuyện Phục sinh, vì Phục sinh đối với họ là chuyện không thể có được. Quả thật, Chúa Giêsu cũng đã trách cứ sự cứng lòng tin của họ. 128. Tại sao Phục sinh cũng là một biến

cố siêu việt ? Tuy là một sự kiện mang tính lịch sử, có thể xác định và chứng thực qua các dấu chỉ và chứng cớ, nhưng vì là việc nhân tính của Đức Kitô bước vào vinh quang của Thiên Chúa, nên Phục sinh cũng siêu việt và vượt quá lịch sử, thực sự là Mầu nhiệm đức tin. Chính vì thế, Đức Kitô Phục sinh không tỏ mình ra cho thế gian, nhưng chỉ cho các môn đệ Người, làm cho họ trở thành những chứng nhân của Người trước mặt dân chúng. 129. Thân xác phục sinh của Chúa Giêsu ở

trong tình trạng nào ? Sự Phục sinh của Đức Kitô không phải là một cuộc trở lại đời sống trần thế. Thân xác phục sinh của Người, cũng chính là thân xác đã chịu đóng đinh, và vẫn mang vết tích của cuộc khổ nạn, nhưng từ lúc Phục sinh, thân xác này được tham dự vào đời sống thần linh với những đặc điểm của một thân xác vinh hiển. Vì thế, Đức Giêsu Kitô Phục sinh tuyệt đối tự do khi hiện ra với các môn đệ Người, theo cách thức và nơi chốn như Người muốn, dưới nhiều hình dạng khác nhau.

42

130. How is the Resurrection the work of the Most Holy Trinity? The Resurrection of Christ is a transcendent work of God. The three Persons act together according to what is proper to them: the Father manifests his power; the Son “takes again” the life which he freely offered (John 10:17), reuniting his soul and his body which the Spirit brings to life and glorifies. 131. What is the saving meaning of the Resurrection? The Resurrection is the climax of the Incarnation. It confirms the divinity of Christ and all the things which he did and taught. It fulfills all the divine promises made for us. Furthermore the risen Christ, the conqueror of sin and death, is the principle of our justification and our Resurrection. It procures for us now the grace of filial adoption which is a real share in the life of the only begotten Son. At the end of time he will raise up our bodies. “JESUS ASCENDED INTO HEAVEN AND IS SEATED AT THE RIGHT HAND OF GOD THE FATHER ALMIGHTY” 132. What does the Ascension mean? After forty days during which Jesus showed himself to the apostles with ordinary human features which veiled his glory as the Risen One, Christ ascended into heaven and was seated at the right hand of the Father. He is the Lord who now in his humanity reigns in the everlasting glory of the Son of God and constantly intercedes for us before the Father. He sends us his Spirit and he gives us the hope of one day reaching the place he has prepared for us.

130. Sự Phục sinh là công trình của Ba Ngôi Cực Thánh theo cách nào ? Sự Phục sinh của Đức Kitô là một hành động siêu việt của Thiên Chúa. Cả Ba Ngôi cùng hoạt động chung theo tính cách riêng biệt của mỗi Ngôi : Chúa Cha bày tỏ quyền năng của mình; Chúa Con “lấy lại” sự sống mà Người đã tự do dâng hiến (Ga 10,17) bằng cách kết hợp linh hồn và thân xác mình, mà Chúa Thánh Thần làm cho sống động và tôn vinh. 131. Đâu là ý nghĩa và ảnh hưởng của cuộc Phục sinh đối với ơn cứu độ ? Phục sinh là chóp đỉnh của mầu nhiệm Nhập Thể, xác nhận thần tính của Đức Kitô cũng như tất cả những gì Người đã làm và đã giảng dạy. Cuộc Phục sinh thực hiện tất cả các lời hứa của Thiên Chúa vì lợi ích của chúng ta. Hơn nữa, Đấng Phục sinh, Đấng chiến thắng tội lỗi và cái chết, là nguyên lý cho việc công chính hóa và sự phục sinh của chúng ta. Ngay từ bây giờ, Phục sinh mang lại cho chúng ta ơn được làm nghĩa tử Thiên Chúa, khiến chúng ta được thực sự tham dự vào sự sống của Con duy nhất, Đấng sẽ làm cho thân xác chúng ta được sống lại vào ngày tận thế.

“CHÚA GIÊSU LÊN TRỜI NGỰ BÊN HỮU ĐỨC CHÚA CHA PHÉP TẮC VÔ CÙNG”

132. Việc Đức Kitô lên trời có ý nghĩa gì ? Trong vòng bốn mươi ngày, Đức Kitô hiện ra với các tông đồ dưới hình dạng con người bình thường, che giấu vinh quang của Đấng Phục sinh, sau đó Người lên trời và ngự bên hữu Thiên Chúa Cha. Người là Chúa, từ nay với nhân tính của Người, Người cai trị trong vinh quang vĩnh cửu của Con Thiên Chúa và không ngừng chuyển cầu cho chúng ta nơi Thiên Chúa Cha. Người cử Thánh Thần của Người đến với chúng ta và ban cho chúng ta niềm hy vọng một ngày kia sẽ được theo Ngườiù, đến nơi Người đã dọn sẵn cho chúng ta.

43

“FROM THENCE HE SHALL COME TO JUDGE THE LIVING AND THE DEAD” 133. How does the Lord Jesus now reign? As the Lord of the cosmos and of history, the Head of his Church, the glorified Christ mysteriously remains on earth where his kingdom is already present in seed and in its beginning in the Church. One day he will return in glory but we do not know the time. Because of this we live in watchful anticipation, praying “Come, Lord” (Revelation 22:20). 134. How will the coming of the Lord in glory happen? After the final cosmic upheaval of this passing world the glorious coming of Christ will take place. Then will come the definitive triumph of God in the parousia and the Last Judgment. Thus the Kingdom of God will be realized. 135. How will Christ judge the living and the dead? 678-679 681-682 Christ will judge with the power he has gained as the Redeemer of the world who came to bring salvation to all. The secrets of hearts will be brought to light as well as the conduct of each one toward God and toward his neighbor. Everyone, according to how he has lived, will either be filled with life or damned for eternity. In this way, “the fullness of Christ” (Ephesians 4:13) will come about in which “God will be all in all” (1 Corinthians 15:28).

CHAPTER THREE I BELIEVE IN THE HOLY SPIRIT

136. What does the Church mean when she confesses: “I believe in the Holy Spirit”? 683-686 To believe in the Holy Spirit is to profess faith in the Third Person of the Most Holy Trinity who proceeds from the Father and the Son and “is worshipped and glorified with the Father and the Son”. The Spirit is “sent into our hearts” (Galatians 4:6) so that we might receive new life as sons of God.

“NGÀY SAU BỞI TRỜI LẠI XUỐNG PHÁN XÉT KẺ SỐNG VÀ KẺ CHẾT” 133. Hiện tại, Chúa Giêsu thống trị như thế nào ? Là Đức Chúa của vũ trụ và lịch sử, là Thủ lãnh Hội thánh của Người, Đức Kitô vinh hiển vẫn hiện diện một cách mầu nhiệm trên trần gian, nơi Vương quốc của Người đã hiện diện như hạt giống và đã khởi đầu trong Hội thánh. Một ngày kia, Người sẽ trở lại trong vinh quang, nhưng chúng ta không biết được ngày nào giờ nào. Vì thế, chúng ta sống tỉnh thức trong cầu nguyện : “Lạy Chúa, xin hãy đến” (Kh 22,20). 134. Việc Chúa ngự đến trong vinh quang sẽ diễn ra như thế nào ? Sau cơn rung chuyển cuối cùng trong vũ trụ của thế giới sẽ qua đi này, Đức Kitô sẽ ngự đến vinh quang với chiến thắng tối hậu của Thiên Chúa trong cuộc quang lâm và với cuộc phán xét cuối cùng. Như thế Nước Thiên Chúa sẽ được hoàn thành. 135. Đức Kitô sẽ phán xét kẻ sống và kẻ chết như thế nào ? Đức Kitô sẽ phán xét với quyền năng mà Người đã thu nhận được như Đấng Cứu Chuộc trần gian, đã đến để cứu độ loài người. Những điều kín nhiệm trong tâm hồn cũng như thái độ của mỗi người đối với Thiên Chúa và tha nhân sẽ được tỏ ra. Mỗi người sẽ đón nhận sự sống hay bị kết án đời đời tùy theo các công việc họ đã làm. Như thế “sự viên mãn của Đức Kitô” (Ep 4,13) được thành tựu, trong đó “Thiên Chúa có toàn quyền trên muôn loài” (1 Cr 15,28). CHƯƠNG BA

“TÔI TIN KÍNH ĐỨC CHÚA THÁNH THẦN” 136. Hội thánh muốn nói gì khi tuyên xưng “Tôi tin kính Đức Chúa Thánh Thần” ? Tin vào Chúa Thánh Thần là tuyên xưng rằng Ngài là Ngôi Thứ Ba của Ba Ngôi Cực Thánh; Ngài xuất phát từ Chúa Cha và Chúa Con, và Ngài “được phụng thờ và tôn vinh cùng với Chúa Cha và Chúa Con”. Chúa Thánh Thần được “sai đến . . . trong lòng chúng ta” (Gl 4,6) để chúng ta có thể nhận lãnh sự sống mới như những người con của Thiên Chúa.

44

137. Why are the missions of the Son and the Holy Spirit inseparable? In the indivisible Trinity, the Son and the Spirit are distinct but inseparable. From the very beginning until the end of time, when the Father sends his Son he also sends his Spirit who unites us to Christ in faith so that as adopted sons we can call God “Father” (Romans 8:15). The Spirit is invisible but we know him through his actions, when he reveals the Word to us and when he acts in the Church. 138. What are the names of the Holy Spirit? 691-693 “The Holy Spirit” is the proper name of the third Person of the Most Holy Trinity. Jesus also called him the Paraclete (Consoler or Advocate) and the Spirit of Truth. The New Testament also refers to him as the Spirit of Christ, of the Lord, of God - the Spirit of Glory and the Spirit of the Promise. 139. What symbols are used to represent the Holy Spirit? 694-701 There are many symbols of the Holy Spirit: living water which springs from the wounded Heart of Christ and which quenches the thirst of the baptized; anointing with oil, which is the sacramental sign of Confirmation; fire which transforms what it touches; the cloud, dark or luminous, in which the divine glory is revealed; the imposition of hands by which the Holy Spirit is given; the dovewhich descended on Christ at his baptism and remained with him. 140. What does it mean that the Spirit “has spoken through the prophets”? The term “prophets” means those who were inspired by the Holy Spirit to speak in the name of God. The Spirit brings the prophecies of the Old Testament to their complete fulfillment in Christ whose mystery he reveals in the New Testament.

137. Tại sao sứ vụ của Chúa Con và sứ vụ của Chúa Thánh Thần không thể tách rời nhau ? Trong Ba Ngôi không thể phân chia, Chúa Con và Chúa Thánh Thần phân biệt với nhau, nhưng không tách rời nhau. Thực vậy, từ khởi đầu cho đến cùng tận thời gian, khi Chúa Cha sai Con Ngài, thì cũng sai Thánh Thần của mình, Đấng kết hợp chúng ta với Đức Kitô trong đức tin, để với tư cách là dưỡng tử, chúng ta có thể gọi Thiên Chúa là “Cha” (Rm 8,15). Chúa Thánh Thần vô hình, nhưng chúng ta nhận ra Ngài qua tác động của Ngài, khi Ngài mạc khải Ngôi Lời cho chúng ta và khi Ngài hoạt động trong Hội thánh. 138. Những tên gọi khác của Chúa Thánh Thần là gì ? “Chúa Thánh Thần” là Danh xưng của Ngôi Ba. Đức Kitô cũng gọi Chúa Thánh Thần là Đấng An Ủi (Parakletos - Trạng sư) và Thần Chân Lý. Tân Ước còn gọi Ngài là Thánh Thần của Đức Kitô, của Đức Chúa, của Thiên Chúa, Thánh Thần của Vinh quang, Thánh Thần của Lời hứa. 139. Những biểu tượng về Chúa Thánh Thần là gì ? Có rất nhiều biểu tượng về Chúa Thánh Thần : nước hằng sống tuôn trào từ trái tim bị đâm thâu của Đức Kitô và giải cơn khát cho những người đã được Rửa tội; việc xức dầu, đó là dấu chỉ của Bí tích Thêm sức; lửa biến đổi tất cả những gì lửa bén tới; áng mây, mờ tối hay rạng ngời, trong đó vinh quang Thiên Chúa được tỏ hiện; việc đặt tay thông ban Chúa Thánh Thần; chim bồ câu đã ngự xuống và ở lại trên Đức Kitô lúc Người chịu phép rửa. 140. “Chúa Thánh Thần đã dùng các tiên tri mà phán dạy” nghĩa là gì ? Từ “Các tiên tri” ở đây được dùng để chỉ những người được Chúa Thánh Thần linh ứng để họ nói nhân danh Thiên Chúa. Chúa Thánh Thần đã làm cho các lời tiên tri trong Cựu Ước được ứng nghiệm hoàn toàn nơi Đức Kitô; cũng chính Chúa Thánh Thần mạc khải mầu nhiệm Đức Kitô trong Tân Ước.

45

141. What did the Holy Spirit accomplish in John the Baptist? 717-720 The Spirit filled John the Baptist, who was the last prophet of the Old Testament. Under his inspiration John was sent to “prepare for the Lord a people well disposed” (Luke 1:17). He was to proclaim the coming of Christ, the Son of God, upon whom he saw the Spirit descend and remain, the one who “baptizes with the Spirit” (John 1:33). 142. What is the work of the Spirit in Mary? The Holy Spirit brought to fulfillment in Mary all the waiting and the preparation of the Old Testament for the coming of Christ. In a singular way he filled her with grace and made her virginity fruitful so that she could give birth to the Son of God made flesh. He made her the Mother of the “whole Christ”, that is, of Jesus the Head and of the Church his body. Mary was present with the twelve on the day of Pentecost when the Holy Spirit inaugurated the “last days” with the manifestation of the Church. 143. What is the relationship between the Spirit and Christ Jesus in his earthly mission? Beginning with his Incarnation, the Son of God was consecrated in his humanity as the Messiah by means of the anointing of the Spirit. He revealed the Spirit in his teaching, fulfilled the promises made to the Fathers, and bestowed him upon the Church at its birth when he breathed on the apostles after the Resurrection.

141. Hoạt động của Chúa Thánh Thần nơi thánh Gioan Tẩy Giả như thế nào ? Chúa Thánh Thần đổ tràn trên thánh Gioan Tẩy Giả, vị tiên tri cuối cùng của Cựu Ước. Dưới tác động của Thánh Thần, ông được sai đi để “chuẩn bị một dân cho Chúa” (Lc 1,17) và để loan báo việc Đức Kitô, Con Thiên Chúa, ngự đến ; đó là Đấng mà ông đã thấy Thánh Thần ngự xuống và ở lại trên Người, Đấng “sẽ làm phép rửa trong Thánh Thần” (Ga 1,33). 142. Đâu là công trình của Chúa Thánh Thần nơi Đức Maria ? Mọi mong chờ việc Đức Kitô đến và sự chuẩn bị cho Người trong Cựu Ước được Chúa Thánh Thần hoàn thành tất cả nơi Đức Maria. Một cách độc nhất vô nhị, Chúa Thánh Thần đã đổ tràn ân sủng trên Đức Maria và làm cho đức trinh khiết của Mẹ nên phong phú, để Mẹ sinh hạ Người Con của Thiên Chúa trong thân xác. Chúa Thánh Thần đã làm cho Đức Maria trở thành Mẹ của “Đức Kitô toàn thể,” nghĩa là của Đức Kitô là Đầu và của Hội thánh là thân thể Người. Đức Maria hiện diện giữa nhóm Mười Hai ngày lễ Hiện Xuống, khi Thánh Thần khai mở “thời đại cuối cùng” với việc xuất hiện của Hội thánh. 143. Trong sứ vụ trần thế, Đức Giêsu Kitô có liên hệ gì với Chúa Thánh Thần ? Từ khi nhập thể, Con Thiên Chúa được thánh hiến trở thành Đức Kitô trong nhân tính của Người nhờ việc xức dầu bằng Chúa Thánh Thần. Đức Kitô mạc khải Chúa Thánh Thần trong giáo huấn của Người, hoàn thành lời hứa đã được ban cho các tổ phụ. Người trao ban Thánh Thần cho Hội thánh vừa khai sinh khi thổi hơi trên các Tông đồ sau khi Người Phục sinh.

46

144. What happened at Pentecost? 731-732 738 Fifty days after the Resurrection at Pentecost the glorified Jesus Christ poured out the Spirit in abundance and revealed him as a divine Person so that the Holy Trinity was fully manifest. The mission of Christ and of the Spirit became the mission of the Church which is sent to proclaim and spread the mystery of the communion of the Holy Trinity. “We have seen the true Light, we have received the heavenly Spirit, we have found the true faith: we adore the indivisible Trinity, who has saved us.”(Byzantine Liturgy, Troparion of Vespers of Pentecost) 145. What does the Spirit do in the Church? The Spirit builds, animates and sanctifies the Church. As the Spirit of Love, he restores to the baptized the divine likeness that was lost through sin and causes them to live in Christ the very life of the Holy Trinity. He sends them forth to bear witness to the Truth of Christ and he organizes them in their respective functions so that all might bear “the fruit of the Spirit” (Galatians 5:22). 146. How do Christ and his Spirit act in the hearts of the faithful? 738-741 Christ communicates his Spirit and the grace of God through the sacraments to all the members of the Church, who thus bear the fruits of the new life of the Spirit. The Holy Spirit is also the Master of prayer.

144. Điều gì dã xảy ra trong ngày lễ Ngũ tuần ? Năm mươi ngày sau cuộc Phục sinh, vào lễ Ngũ tuần, Đức Giêsu Kitô vinh hiển đã đổ tràn Thánh Thần và mạc khải Ngài là một Ngôi Vị Thiên Chúa, qua đó Ba Ngôi cực thánh được mạc khải trọn vẹn. Sứ vụ của Đức Kitô và của Chúa Thánh Thần trở thành sứ vụ của Hội thánh, được sai đi công bố và loan truyền mầu nhiệm hiệp thông của Chúa Ba Ngôi. “Chúng con đã thấy ánh sáng thật, chúng con đã lãnh nhận Thánh Thần Thiên Chúa, chúng con đã tìm được đức tin chân chính : chúng con tôn thờ Ba Ngôi bất khả phân ly, vì chính Ba Ngôi đã cứu độ chúng con” (Phụng vụ Byzantin, Điệp ca lễ Hiện Xuống). 145. Chúa Thánh Thần làm gì trong Hội

thánh ? Chúa Thánh Thần xây dựng, linh hoạt và thánh hóa Hội thánh : Là Thánh Thần Tình Yêu, Ngài làm cho những người đã lãnh nhận Bí tích Rửa tội nhận lại được ơn giống Thiên Chúa đã bị đánh mất vì tội lỗi; Ngài giúp họ sống trong Đức Kitô bằng chính Sự sống của Ba Ngôi cực thánh. Người sai họ đi làm chứng cho Chân lý của Đức Kitô và cắt đặt họ vào trong các phận vụ hỗ tương, để mọi người đem lại “hoa trái của Thánh Thần” (Ga 5,22). 146. Đức Kitô và Thánh Thần của

Người hoạt động như thế nào trong tâm hồn các tín hữu ?

Nhờ các Bí tích, Đức Kitô thông truyền Thánh Thần của Người và ân sủng của Thiên Chúa cho các chi thể trong thân thể Người. Ân sủng này mang lại hoa trái của đời sống mớitheo Thánh Thần. Cuối cùng, Thánh Thần là Thầy dạy cầu nguyện.

47

“I BELIEVE IN THE HOLY CATHOLIC CHURCH” The Church in the Plan of God 147. What does the word Church mean? The word Church refers to the people whom God calls and gathers together from every part of the earth. They form the assembly of those who through faith and Baptism have become children of God, members of Christ, and temples of the Holy Spirit. 148. Are there other names and images with which the Bible speaks about the Church? In Sacred Scripture we find many images which bring out various complementary aspects of the mystery of the Church. The Old Testament favors those images that are bound to the people of God. The New Testament offers images that are linked to Christ as the Head of this people which is his Body. Other images are drawn from pastoral life (sheepfold, flock, sheep), from agriculture (field, olive grove, vineyard), from construction (dwelling place, stone, temple), and from family life (spouse, mother, family). 149. What is the origin and the fulfillment of the Church? The Church finds her origin and fulfillment in the eternal plan of God. She was prepared for in the Old Covenant with the election of Israel, the sign of the future gathering of all the nations. Founded by the words and actions of Jesus Christ, fulfilled by his redeeming death and Resurrection, the Church has been manifested as the mystery of salvation by the outpouring of the Holy Spirit at Pentecost. She will be perfected in the glory of heaven as the assembly of all the redeemed of the earth.

“TÔI TIN CÓ HỘI THÁNH CÔNG GIÁO” Hội thánh trong kế hoạch của Thiên Chúa 147. Hai tiếng Hội thánh có nghĩa là gì ? Hội thánh là dân được Thiên Chúa kêu gọi và qui tụ từ khắp nơi trên thế giới, gồm những người, nhờ đức tin và Bí tích Rửa tội, trở thành con cái Thiên Chúa, chi thể của Đức Kitô và đền thờ của Chúa Thánh Thần. 148. Trong Thánh Kinh, có những danh hiệu và hình ảnh nào khác để chỉ Hội thánh không ? Trong Thánh Kinh chúng ta tìm thấy nhiều hình ảnh làm nổi bật những phương diện khác nhau của mầu nhiệm Hội thánh. Cựu Ước dành ưu tiên cho những hình ảnh liên kết với dân Thiên Chúa ; Tân Ước bằng những hình ảnh gắn liền với Đức Kitô như là đầu và dân là chi thể của Người; cũng có những hình ảnh khác rút từ đời sống thôn quê (chuồng chiên, đàn chiên, con chiên), đời sống đồng áng (ruộng vườn, cây Ôliu, vườn nho), từ nhà cửa (nhà ở, viên đá, đền thờ) và từ cuộc sống gia đình (người vợ, người mẹ, gia đình). 149. Đâu là khởi đầu và hoàn thành của Hội thánh ? Cả khởi đầu và sự hoàn thành của Hội thánh đều nằm trong kế hoạch vĩnh cửu của Thiên Chúa. Hội thánh đã được chuẩn bị trong Giao ước cũ qua việc tuyển chọn Israel, dấu chỉ cuộc tập họp trong tương lai gồm tất cả các dân tộc. Hội thánh được đặt nền tảng trên lời nói và việc làm của Đức Giêsu Kitô, và đặc biệt được hiện thực nhờ cái chết và cuộc phục sinh cứu độ của Người. Rồi Hội thánh được tỏ hiện như mầu nhiệm cứu độ bằng việc tuôn đổ Thánh Thần trong ngày lễ Hiện xuống. Hội thánh sẽ hoàn thành vào ngày tận thế như cuộc tập họp thiên quốc của tất cả những người được cứu chuộc.

48

150. What is the mission of the Church? The mission of the Church is to proclaim and establish the Kingdom of God begun by Jesus Christ among all peoples. The Church constitutes on earth the seed and beginning of this salvific Kingdom. 151. In what way is the Church a mystery? The Church is a mystery in as much as in her visible reality there is present and active a divine spiritual reality which can only be seen with the eyes of faith. 152. What does it mean to say that the Church is the universal sacrament of salvation? This means that she is the sign and instrument both of the reconciliation and communion of all of humanity with God and of the unity of the entire human race. THE CHURCH: PEOPLE OF GOD, BODY OF CHRIST, TEMPLE OF THE SPIRIT 153. Why is the Church the ‘people of God’? The Church is the ‘people of God’ because it pleased God to sanctify and save men not in isolation but by making them into one people gathered together by the unity of the Father and the Son and the Holy Spirit. 154. What are the characteristics of the people of God? One becomes a member of this people through faith in Christ and Baptism. This people has for itsorigin God the Father; for its head Jesus Christ; for its hallmark the dignity and freedom of the sons of God; for its law the new commandment of love; for its mission to be the salt of the earth and the light of the world; and for its destiny the Kingdom of God, already begun on earth.

150. Sứ mạng của Hội thánh là gì ? Sứ mạng của Hội thánh là rao truyền Nước Thiên Chúa mà Đức Giêsu Kitô đã khởi đầu và thiết lập Nước ấy giữa mọi dân tộc. Hội thánh thiết lập trên trái đất mầm giống và khởi điểm của Vương quốc cứu độ này. 151. Hội thánh là mầu nhiệm theo nghĩa nào ? Hội thánh là mầu nhiệm bởi vì, trong thực tại hữu hình của mình, Hội thánh diễn tả và thực hiện một thực tại thiêng liêng, thần linh, chỉ có thể nhận ra bằng con mắt đức tin. 152. “Hội thánh là bí tích phổ quát của ơn cứu độ” có nghĩa là gì ? Câu này muốn nói Hội thánh là dấu chỉ và khí cụ cho việc giao hòa và hiệp thông toàn thể nhân loại với Thiên Chúa cũng như cho sự hợp nhất nhân loại.

HỘI THÁNH : DÂN THIÊN CHÚA, THÂN THỂ ĐỨC KITÔ, ĐỀN THỜ CHÚA THÁNH THẦN 153. Tại sao Hội thánh là Dân Thiên Chúa ? Hội thánh là Dân Thiên Chúa, bởi vì Ngài muốn thánh hóa và cứu độ mọi người không phải cách riêng rẽ, nhưng thiết lập họ thành một Dân duy nhất, được qui tụ trong sự hợp nhất của Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. 154. Đâu là những đặc tính của Dân Thiên Chúa ? Dân Thiên Chúa mà chúng ta là thành phần nhờ đức tin vào Đức Kitô và nhờ Bí tích Rửa tội, có cội nguồn là Thiên Chúa Cha, có Thủ lãnh là Đức Giêsu Kitô, có địa vị là phẩm giá và sự tự do của con cái Thiên Chúa, có Lề luật là giới răn mới của tình yêu, có sứ vụ là trở thành muối và ánh sáng của thế giới, có cùng đích là Nước Thiên Chúa, đã được khởi đầu trên trần thế.

49

155. In what way does the people of God share in the three functions of Christ as Priest, Prophet and King? The people of God participate in Christ's priestly office insofar as the baptized are consecrated by the Holy Spirit to offer spiritual sacrifices. They share in Christ’s prophetic office when with a supernatural sense of faith they adhere unfailingly to that faith and deepen their understanding and witness to it. The people of God share in his kingly office by means of service, imitating Jesus Christ who as King of the universe made himself the servant of all, especially the poor and the suffering. 156. In what way is the Church the body of Christ? The risen Christ unites his faithful people to himself in an intimate way by means of the Holy Spirit. In this way, those who believe in Christ, in as much as they are close to him especially in the Eucharist, are united among themselves in charity. They form one body, the Church, whose unity is experienced in the diversity of its members and its functions. 157. Who is the Head of this body? Christ “is the Head of the body, the Church” (Colossians 1:18). The Church lives from him, in him and for him. Christ and the Church make up the “whole Christ” (Saint Augustine); “Head and members form, as it were, one and the same mystical person” (Saint Thomas Aquinas). 158. Why is the Church called the “Bride of Christ”? She is called the “Bride of Christ” because the Lord himself called himself her “Spouse” (Mark2:19). The Lord has loved the Church and has joined her to himself in an everlasting covenant. He has given himself up for her in order to purify her with his blood and “sanctify her” (Ephesians5:26), making her the fruitful mother of all the children of God. While the term “body” expresses the unity of the “head” with the members, the term “bride” emphasizes the distinction of the two in their personal relationship.

155. Dân Thiên Chúa thông dự như thế nào vào ba phận vụ của Đức Kitô là Tư tế, là Tiên tri và là Vương đế ? Dân Thiên Chúa được dự phần vào phận vụ Tư tế của Đức Kitô, vì các người Kitô hữu được Chúa Thánh Thần thánh hiến để dâng các hy lễ thiêng liêng. Họ được tham dự vào phận vụ Tiên tri vì, nhờ cảm thức siêu nhiên của đức tin, họ gắn bó cách dứt khoát với đức tin, đào sâu để hiểu biết đức tin và trở thành chứng nhân cho đức tin. Họ được tham dự vào phận vụ là Vương đế qua việc phục vụ, noi gương Đức Kitô Giêsu, Vua vũ trụ, Đấng tự trở thành tôi tớ cho mọi người, nhất là cho những người nghèo túng và đau khổ. 156. Hội thánh là Thân thể của Đức Kitô theo cách nào ? Nhờ Chúa Thánh Thần, Đức Kitô, đã chết và đã phục sinh, kết hợp các tín hữu với chính Người một cách mật thiết. Như thế những ai tin vào Đức Kitô, vì được kết hợp chặt chẽ với Người, nhất là trong Bí tích Thánh Thể, thì cũng kết hợp với nhau nhờ đức ái, tạo thành một thân thể duy nhất là Hội thánh, hợp nhất với nhau trong sự đa dạng của các chi thể và các phận vụ. 157. Ai là đầu của thân thể này ? Đức Kitô là “Đầu của thân thể, nghĩa là của Hội thánh” (Cl 1,18). Hội thánh sống nhờ Người, trong Người và cho Người. Đức Kitô và Hội thánh tạo thành “Đức Kitô toàn thể” (thánh Augustinô). “Có thể nói được là, Đầu và các chi thể làm nên cùng một con người huyền nhiệm” (Thánh Tôma Aquinô). 158. Tại sao Hội thánh được gọi là Hôn thê của Đức Kitô ? Hội thánh được gọi là Hôn thê của Đức Kitô bởi vì chính Chúa đã tự xưng là “Hôn phu” (Mc 2,19), Đấng đã yêu thương Hội thánh, đã kết ước với Hội thánh bằng một Giao ước vĩnh cửu. Người đã phó nộp mình vì Hội thánh, để thanh tẩy Hội thánh bằng Máu của Người, để làm cho Hội thánh “trở nên thánh thiện” (Ep 5,26) và làm cho Hội thánh thành mẹ của tất cả các con cái của Thiên Chúa. Nếu hai chữ “Thân thể” cho thấy sự hợp nhất giữa “Đầu” và các chi thể, thì hai chữ “Hôn thê” làm nổi bật sự phân biệt giữa đôi bên trong một quan hệ liên vị.

50

159. Why is the Church called the temple of the Holy Spirit? She is so called because the Holy Spirit resides in the body which is the Church, in her Head and in her members. He also builds up the Church in charity by the Word of God, the sacraments, the virtues, and charisms. “What the soul is to the human body, the Holy Spirit is to the members of Christ, that is, the body of Christ, which is the Church.” (Saint Augustine) 160. What are charisms? Charisms are special gifts of the Holy Spirit which are bestowed on individuals for the good of others, the needs of the world, and in particular for the building up of the Church. The discernment of charisms is the responsibility of the Magisterium.

THE CHURCH IS ONE, HOLY, CATHOLIC, AND APOSTOLIC

161. Why is the Church one? The Church is one because she has as her source and exemplar the unity of the Trinity of Persons in one God. As her Founder and Head, Jesus Christ re-established the unity of all people in one body. As her soul, the Holy Spirit unites all the faithful in communion with Christ. The Church has but one faith, one sacramental life, one apostolic succession, one common hope, and one and the same charity. 162. Where does the one Church of Christ subsist? The one Church of Christ, as a society constituted and organized in the world, subsists in (subsistit in) the Catholic Church, governed by the Successor of Peter and the bishops in communion with him. Only through this Church can one obtain the fullness of the means of salvation since the Lord has entrusted all the blessings of the New Covenant to the apostolic college alone whose head is Peter.

159. Tại sao Hội thánh được gọi là Đền thờ Chúa Thánh Thần ? Bởi vì Chúa Thánh Thần ngự trong thân thể là Hội thánh, trong “Đầu” và trong “các chi thể” của Hội thánh; hơn nữa, Ngài xây dựng Hội thánh trong đức mến, nhờ Lời Chúa, các Bí tích, các nhân đức và các đặc sủng. “Linh hồn tương quan với chi thể thế nào thì Chúa Thánh Thần cũng như thế đối với các chi thể của Đức Kitô và thân thể Người là Hội thánh.” (Thánh Augustinô). 160. Đặc sủng là gì ? Đặc sủng là những ân huệ đặc biệt của Chúa Thánh Thần được ban tặng cho một số người vì lợi ích của con người, vì những nhu cầu của thế giới và đặc biệt là để xây dựng Hội thánh. Chỉ có Huấn quyền của Hội thánh mới có thẩm quyền nhận định các đặc sủng.

HỘI THÁNH DUY NHẤT, THÁNH THIỆN, CÔNG GIÁO VÀ TÔNG TRUYỀN

161. Tại sao Hội thánh có đặc tính duy nhất ? Hội thánh có đặc tính là duy nhất, vì Hội thánh có nguồn gốc và khuôn mẫu là sự duy nhất của một Thiên Chúa trong Ba Ngôi; có Đấng sáng lập và làm Đầu là Đức Giêsu Kitô, Đấng qui tụ mọi dân tộc trong sự duy nhất của một thân thể ; có Chúa Thánh Thần như linh hồn, Đấng hợp nhất tất cả các tín hữu vào sự hiệp thông trong Đức Kitô. Hội thánh có cùng một đức tin, một đời sống Bí tích, một chuỗi kế nhiệm tông truyền duy nhất, cùng một niềm hy vọng chung và cùng một đức mến.

162. Hội thánh duy nhất của Đức Kitô tồn tại ở đâu ? Với tính cách là một cộng đoàn được thiết lập và tổ chức ở trần gian, Hội thánh duy nhất của Đức Kitô tồn tại (subsistit in) trong Hội thánh Công giáo, được điều hành do vị kế nhiệm thánh Phêrô và do các Giám mục hiệp thông với ngài. Chỉ nhờ Hội thánh này người ta mới có thể đạt được cách đầy đủ các phương tiện cứu độ, vì Chúa đã trao phó tất cả những gì thiện hảo của Giao ước Mới cho tập thể tông đồ duy nhất, có thánh Phêrô đứng đầu.

51

163. How are non-Catholic Christians to be considered? In the churches and ecclesial communities which are separated from full communion with the Catholic Church, many elements of sanctification and truth can be found. All of these blessings come from Christ and lead to Catholic unity. Members of these churches and communities are incorporated into Christ by Baptism and we so we recognize them as brothers.

164. How does one commit oneself to work for the unity of Christians? The desire to restore the unity of all Christians is a gift from Christ and a call of the Spirit. This desire involves the entire Church and it is pursued by conversion of heart, prayer, fraternal knowledge of each other and theological dialogue. 165. In what way is the Church holy? The Church is holy insofar as the Most Holy God is her author. Christ has given himself for her to sanctify her and make her a source of sanctification. The Holy Spirit gives her life with charity. In the Church one finds the fullness of the means of salvation. Holiness is the vocation of each of her members and the purpose of all her activities. The Church counts among her members the Virgin Mary and numerous Saints who are her models and intercessors. The holiness of the Church is the fountain of sanctification for her children who here on earth recognize themselves as sinners ever in need of conversion and purification. 166. Why is the Church called “Catholic”? The Church is catholic, that is universal, insofar as Christ is present in her: “Where there is Christ Jesus, there is the Catholic Church” (Saint Ignatius of Antioch). The Church proclaims the fullness and the totality of the faith; she bears and administers the fullness of the means of salvation; she is sent out by Christ on a mission to the whole of the human race.

.163. Phải nhìn các người Kitô hữu không thuộc công giáo như thế nào ? Trong các Giáo hội và các Cộng đoàn giáo hội , đã tách rời khỏi sự hiệp thông trọn vẹn với Hội thánh Công giáo, chúng ta cũng gặp được nhiều yếu tố thánh hóa và chân lý. Tất cả các yếu tố này xuất phát từ Đức Kitô và đều hướng đến sự hợp nhất công giáo. Các thành viên của các Giáo hội và các cộng đoàn này được hội nhập vào Đức Kitô nhờ Bí tích Rửa tội; vì vậy chúng ta nhìn nhận họ như anh em. 164. Làm thế nào để dấn thân cho sự hợp nhất ? Lòng khao khát muốn tái lập sự hợp nhất giữa tất cả các người Kitô hữu là một hồng ân của Đức Kitô và là một lời kêu gọi của Chúa Thánh Thần. Khao khát này liên quan đến toàn thể Hội thánh và được thực hiện bằng việc sám hối tận đáy lòng, cầu nguyện, nhìn nhận lẫn nhau là anh em và đối thoại thần học.

165. Hội thánh có đặc tính là thánh thiện theo nghĩa nào ? Hội thánh có đặc tính thánh thiện, vì Thiên Chúa chí thánh là tác giả của Hội thánh. Đức Kitô đã tự nộp mình vì Hội thánh, để thánh hóa Hội thánh và làm cho Hội thánh có khả năng thánh hóa. Chúa Thánh Thần ban sự sống cho Hội thánh bằng tình yêu. Trong Hội thánh có tất cả các phương tiện cứu độ. Sự thánh thiện là ơn gọi của từng người trong Hội thánh và là mục đích của mọi hoạt động của Hội thánh. Trong Hội thánh có Đức Trinh Nữ Maria và rất nhiều vị thánh là gương mẫu và là những đấng chuyển cầu cho Hội thánh. Sự thánh thiện của Hội thánh là suối nguồn cho sự thánh hóa các con cái mình, những người đang sống trên trần gian, tất cả đều tự nhận mình là kẻ tội lỗi và luôn cần sám hối và thanh tẩy. 166. Tại sao Hội thánh được gọi là công giáo ? Hội thánh có đặc tính là công giáo, nghĩa là phổ quát, vì Đức Kitô hiện diện trong Hội thánh. “Ở đâu có Đức Kitô Giêsu, ở đó có Hội thánh Công giáo” (Thánh Inhaxiô Antiôkia). Hội thánh loan báo sự toàn diện và toàn vẹn của đức tin. Hội thánh gìn giữ và quản lý tất cả các phương tiện cứu độ. Hội thánh được sai đến với mọi dân tộc ở mọi thời đại và mọi nền văn hóa của họ.

52

167. Is the particular Church catholic? Every particular Church (that is, a diocese or eparchy) is catholic. It is formed by a community of Christians who are in communion of faith and of the sacraments both with their Bishop, who is ordained in apostolic succession, and with the Church of Rome which “presides in charity” (Saint Ignatius of Antioch). 168. Who belongs to the Catholic Church? All human beings in various ways belong to or are ordered to the Catholic unity of the people of God. Fully incorporated into the Catholic Church are those who, possessing the Spirit of Christ, are joined to the Church by the bonds of the profession of faith, the sacraments, ecclesiastical government and communion. The baptized who do not enjoy full Catholic unity are in a certain, although imperfect, communion with the Catholic Church. 169. What is the relationship of the Catholic Church with the Jewish people? The Catholic Church recognizes a particular link with the Jewish people in the fact that God chose them before all others to receive his Word. To the Jewish people belong “the sonship, the glory, the covenants, the giving of the law, the worship, the promises, and the patriarchs; and of their race, according to the flesh, is the Christ” (Romans 9:4, 5). The Jewish faith, unlike other non-Christian religions, is already a response to the revelation of God in the Old Covenant.

167. Giáo hội địa phương có phải công giáo không ? 832-835 Mỗi Giáo hội địa phương (nghĩa là một giáo phận hoặc giáo khu) đều là công giáo, được hình thành bởi cộng đoàn các người Kitô hữu, cùng hiệp thông trong đức tin và trong các Bí tích với Giám mục của họ, là người được tấn phong trong chuổi kế nhiệm tông truyền, và với Giáo hội Rôma là giáo hội “đứng đầu về mặt đức ái” (thánh Ignatio Antiôkia). 168. Ai thuộc về Hội thánh Công giáo ? 836-838 Tất cả mọi người, dưới nhiều hình thức khác nhau, đều thuộc về hay hướng đến sự hợp nhất công giáo của dân Thiên Chúa. Người hoàn toàn thuộc về Hội thánh Công giáo là người, nhận được Thánh Thần của Đức Kitô, kết hợp với Hội thánh bằng các dây liên kết là việc tuyên xưng đức tin, các Bí tích, sự hướng dẫn của giáo phẩm và sự hiệp thông. Những người đã được Rửa tội nhưng không thực hiện đầy đủ sự hợp nhất công giáo thì cũng hiệp thông một cách nào đó, tuy là hiệp thông không trọn vẹn, với Hội thánh Công giáo. 169. Hội thánh Công giáo liên hệ với dân Do Thái như thế nào ? 839-840 Hội Thánh Công giáo công nhận liên hệ của mình với dân Do Thái vì Thiên Chúa đã tuyển chọn dân này, trước tất cả mọi dân khác, để đón nhận Lời Ngài. Chính dân Do Thái “được Thiên Chúa nhận làm con, được Ngài cho thấy vinh quang, ban tặng các Giao ước, lề luật, một nền phụng tự và các lời hứa; họ là con cháu các tổ phụ, và chính Đức Kitô, xét theo huyết thống, cũng cùng một nòi giống với họ” (Rm 9,4-5). Khác với các tôn giáo khác không thuộc Kitô giáo, đức tin Do Thái đã là lời đáp trả cho Mạc khải của Thiên Chúa trong Giao Ứơc Cũ.

53

170. What is the bond that exists between the Catholic Church and non-Christian religions? There is a bond between all peoples which comes especially from the common origin and end of the entire human race. The Catholic Church recognizes that whatever is good or true in other religions comes from God and is a reflection of his truth. As such it can prepare for the acceptance of the Gospel and act as a stimulus toward the unity of humanity in the Church of Christ. 171. What is the meaning of the affirmation “Outside the Church there is no salvation”? This means that all salvation comes from Christ, the Head, through the Church which is his body. Hence they cannot be saved who, knowing the Church as founded by Christ and necessary for salvation, would refuse to enter her or remain in her. At the same time, thanks to Christ and to his Church, those who through no fault of their own do not know the Gospel of Christ and his Church but sincerely seek God and, moved by grace, try to do his will as it is known through the dictates of conscience can attain eternal salvation. 172. Why must the Church proclaim the Gospel to the whole world? The Church must do so because Christ has given the command: “Go therefore and make disciples of all nations, baptizing them in the name of the Father and of the Son and of the Holy Spirit” (Matthew 28:19). This missionary mandate of the Lord has its origin in the eternal love of God who has sent his Son and the Holy Spirit because “he desires all men to be saved and to come to the knowledge of the truth” (1 Timothy 2:4).

170. Liên hệ giữa Hội thánh Công giáo với các tôn giáo ngoài Kitô giáo như thế nào ? 841-845 Trước hết, đó là mối liên hệ về nguồn gốc và cứu cánh chung của toàn thể nhân loại. Hội thánh Công giáo nhìn nhận những gì tốt lành và chân thật trong các tôn giáo khác đều xuất phát từ Thiên Chúa. Đó là một tia phản chiếu chân lý của Ngài. Điều này có thể chuẩn bị cho việc đón nhận Tin Mừng và thúc đẩy đến sự hợp nhất nhân loại trong Hội thánh của Đức Kitô. 171.Câu khẳng định “Ngoài Hội thánh không có ơn cứu độ” có nghĩa gì ? 846-848 Câu này muốn nói rằng ơn cứu độ xuất phát từ Đức Kitô-là-Đầu thông qua trung gian là Hội thánh, thân thể Người. Những ai biết rằng Hội thánh được Đức Kitô thiết lập và cần thiết cho ơn cứu độ mà không muốn bước vào hay không muốn gắn bó với Hội thánh, thì sẽ không được cứu độ. Ngoài ra, nhờ Đức Kitô và Hội thánh Người, những người, không vì lỗi mình mà không biết Tin Mừng của Đức Kitô và Hội thánh Người, nhưng chân thành đi tìm Thiên Chúa và dưới ảnh hưởng của ân sủng, cố gắng thực hiện ý Thiên Chúa qua sự hướng dẫn của lương tâm, vẫn có thể đạt được ơn cứu độ muôn đời. 172. Tại sao Hội thánh phải loan truyền Tin Mừng cho toàn thế giới ? 849-851 Bởi vì Đức Kitô đã truyền cho Hội thánh : “Anh em hãy đi đến với muôn dân, làm phép rửa cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần” (Mt 28,19). Mệnh lệnh này của Chúa có cội nguồn là tình yêu vĩnh cửu của Thiên Chúa, Đấng đã sai phái Con và Thánh Thần Ngài, vì Ngài “muốn cho mọi người được cứu độ và nhận biết chân l{” (1 Tm 2,4).

54

173. In what sense is the Church missionary? 852-856 The Church, guided by the Holy Spirit, continues the mission of Christ himself in the course of history. Christians must, therefore, proclaim to everyone the Good News borne by Christ; and, following his path, they must be ready for self-sacrifice, even unto martyrdom. 174. Why is the Church apostolic? The Church is apostolic in her origin because she has been built on “the foundation of the Apostles” (Ephesians 2:20). She is apostolic in her teaching which is the same as that of the Apostles. She is apostolic by reason of her structure insofar as she is taught, sanctified, and guided until Christ returns by the Apostles through their successors who are the bishops in communion with the successor of Peter. 175. In what does the mission of the Apostles consist? 858-861 The Word “Apostle” means “one who is sent”. Jesus, the One sent by the Father, called to himself twelve of his disciples and appointed them as his Apostles, making them the chosen witnesses of his Resurrection and the foundation of his Church. He gave them the command to continue his own mission saying, “As the Father has sent me, so I also send you” (John 20:21); and he promised to remain with them until the end of the world. 176. What is apostolic succession? 861-865 Apostolic succession is the transmission by means of the sacrament of Holy Orders of the mission and power of the Apostles to their successors, the bishops. Thanks to this transmission the Church remains in communion of faith and life with her origin, while through the centuries she carries on her apostolate for the spread of the Kingdom of Christ on earth.

173. Thế nào là Hội thánh truyền giáo ? Được Chúa Thánh Thần hướng dẫn, suốt dòng lịch sử, Hội thánh tiếp tục sứ vụ của chính Đức Kitô. Vì vậy, các người Kitô hữu phải loan báo cho mọi người Tin Mừng đã được Đức Kitô mang đến, khi bước theo cùng một con đường như Người, tức là sẵn sàng hy sinh, thậm chí đến chỗ tử đạo.

174. Tại sao Hội thánh có đặc tính tông truyền ? Hội thánh có đặc tính tông truyền căn cứ vào nguồn gốc của mình, vì Hội thánh được “xây dựng trên nền tảng các Tông đồ” (Ep 2,20); căn cứ vào giáo lý là giáo huấn của các thánh Tông đồ; và căn cứ vào cơ cấu của mình, vì Hội thánh được xây dựng, thánh hóa và hướng dẫn cho đến ngày Chúa lại đến, bởi các thánh Tông đồ, nhờ những vị kế nhiệm các ngài là các Giám mục hiệp thông với vị kế nhiệm thánh Phêrô.

175. Sứ vụ của các thánh Tông đồ hệ tại ở đâu ? Tông đồ có nghĩa là người được sai đi. Chúa Giêsu, Đấng được Chúa Cha sai đến, đã kêu gọi và tuyển chọn mười hai người trong số các môn đệ và đặt họ làm Tông đồ của Người, khi làm cho họ thành những chứng nhân cho cuộc Phục sinh của Người và làm nền tảng cho Hội thánh của Người. Người truyền cho họ phải tiếp tục sứ vụ của Người, khi Người nói với họ : “Như Chúa Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai anh em” (Ga 20,21), và Người hứa ở với họ cho đến ngày tận thế.

176. Kế nhiệm tông truyền là gì ? Kế nhiệm tông truyền là chuyển giao sứ vụ và quyền hạn của các Tông đồ cho những người kế vị các ngài, là các Giám mục, qua Bí tích Truyền chức thánh. Chính nhờ việc chuyển giao này mà Hội thánh vẫn duy trì được sự hiệp thông trong đức tin và đời sống với nguồn gốc của mình, trải qua bao thế kỷ, Hội thánh thực hành việc tông đồ của mình là làm lan toả Vương quốc của Đức Kitô trên trần gian.

55

The Faithful: hierarchy, laity, consecrated life 177. Who are the faithful? 871-872 The Christian faithful are those who, inasmuch as they have been incorporated in Christ through Baptism, have been constituted as the people of God; for this reason, since they have become sharers in Christ’s priestly, prophetic and royal office in their own manner, they are called to exercise the mission which God has entrusted to the Church. There exists a true equality among them in their dignity as children of God. 178. How are the people of God formed? 873 934 Among the faithful by divine institution there exist sacred ministers who have received the sacrament of Holy Orders and who form the hierarchy of the Church. The other members of the Church are called the laity. In both the hierarchy and the laity there are certain of the faithful who are consecrated in a special manner to God by the profession of the evangelical counsels: chastity or celibacy, poverty, and obedience. 179. Why did Christ institute an ecclesiastical hierarchy? 874-876 935 Christ instituted an ecclesiastical hierarchy with the mission of feeding the people of God in his name and for this purpose gave it authority. The hierarchy is formed of sacred ministers,; bishops, priests, and deacons. Thanks to the sacrament of Orders, bishops and priests act in the exercise of their ministry in the name and person of Christ the Head. Deacons minister to the people of God in thediakonia (service) of word, liturgy, and charity.

CÁC NGƯờI KITÔ HữU : PHẨM TRẬT, GIÁO DÂN, ĐỜI SỐNG THÁNH HIẾN 177. Các tín hữu là ai ? 871-872 Các tín hữu là những người được tháp nhập vào Đức Kitô nhờ Bí tích Rửa tội, được trở nên thành phần của dân Thiên Chúa. Trở thành những người được dự phần vào các phận vụ Tư tế, Tiên tri và Vương đế của Đức Kitô, tùy theo điều kiện riêng của mình, họ được mời gọi thực thi sứ vụ được Thiên Chúa trao phó cho Hội thánh. Giữa họ, có một sự bình đẳng thực sự do phẩm giá của họ là con cái Thiên Chúa. 178. Dân Thiên Chúa được hình thành

như thế nào ? 873 934 Theo sự xếp đặt của Thiên Chúa, trong Hội thánh có những thừa tác viên được hiến thánh, đã được lãnh nhận Bí tích Truyền chức thánh và tạo thành phẩm trật của Hội thánh. Những người khác được gọi là giáo dân. Trong cả hai thành phần này, có những tín hữu được thánh hiến một cách đặc biệt cho Thiên Chúa qua việc khấn giữ các lời khuyên Phúc Âm : khiết tịnh trong đời sống độc thân, khó nghèo và vâng phục. 179. Tại sao Đức Kitô lại thiết lập phẩm

trật trong Hội thánh ? 874-876 935 Đức Kitô đã thiết lập phẩm trật trong Hội thánh để chăn dắt dân Thiên Chúa nhân danh Người; và vì thế Người đã trao ban quyền hành cho họ. Phẩm trật bao gồm các thừa tác viên đã được thánh hiến : các giám mục, linh mục, phó tế. Nhờ Bí tích Truyền chức thánh, các Giám mục và linh mục, khi thực thi thừa tác vụ của mình, hoạt động nhân danh và trong cương vị của Đức Kitô-là-Đầu. Các Phó tế phục vụ dân Chúa trong việc phục vụ (diakonia) lời Chúa, Phụng vụ và việc bác ái.

56

180. How is the collegial dimension of Church ministry carried out? 876-877 After the example of the twelve Apostles who were chosen and sent out together by Christ, the unity of the Church’s hierarchy is at the service of the communion of all the faithful. Every bishop exercises his ministry as a member of the episcopal college in communion with the Pope and shares with him in the care of the universal Church. Priests exercise their ministry in the presbyterate of the local Church in communion with their own bishop and under his direction. 181. Why does ecclesial ministry also have a personal character? 878-879 Ecclesial ministry also has a personal character in as much as each minister, in virtue of the sacrament of Holy Orders, is responsible before Christ who called him personally and conferred on him his mission . 182. What is the mission of the Pope? 880-882 936-937 The Pope, Bishop of Rome and the Successor of Saint Peter, is the perpetual, visible source and foundation of the unity of the Church. He is the vicar of Christ, the head of the College of bishops and pastor of the universal Church over which he has by divine institution full, supreme, immediate, and universal power. 183. What is the competence of the college of bishops? 883-885 The college of bishops in union with the Pope, and never without him, also exercises supreme and full authority over the Church.

180. Chiều kích tập thể của thừa tác vụ trong Hội thánh được thực hiện như thế nào?

Theo gương nhóm mười hai Tông đồ, được Đức Kitô tuyển chọn và sai đi chung với nhau, sự kết hợp của các thành phần phẩm trật trong Hội thánh là để phục vụ sự hiệp thông của tất cả các tín hữu. Mỗi Giám mục thực thi thừa tác vụ của mình như thành viên của Giám mục đoàn, trong sự hiệp thông với Đức Giáo hoàng, dự phần với ngài vào việc chăm lo cho Hội thánh phổ quát. Các linh mục thực thi thừa tác vụ của mình trong linh mục đoàn của Hội thánh địa phương trong sự hiệp thông với Giám mục và dưới sự hướng dẫn của ngài. 181. Tại sao thừa tác vụ trong Hội thánh

cũng có đặc tính cá nhân ? 878-879 Thừa tác vụ trong Hội thánh cũng có đặc tính cá nhân, bởi vì, nhờ hiệu năng của Bí tích Truyền chức thánh, mỗi người đều chịu trách nhiệm trước Đức Kitô, Đấng đã kêu gọi họ một cách cá nhân khi trao phó cho họ một sứ vụ. 182. Sứ vụ của Đức Giáo hoàng là gì ? 881-882 936-937 Đức Giáo hoàng, vừa là Giám mục Rôma vừa là vị kế nhiệm Thánh Phêrô, là nguyên lý và nền tảng trường tồn và hữu hình cho sự hợp nhất của Hội thánh. Ngài là vị đại diện Đức Kitô, đứng đầu Giám mục đoàn và là mục tử của toàn thể Hội thánh. Vì do Chúa thiết lập, ngài có quyền trọn vẹn, tối cao, trực tiếp và phổ quát trên Hội thánh. 183. Nhiệm vụ của Giám mục đoàn là gì ? 883-885 Giám mục đoàn, hiệp thông với Đức Giáo hoàng và luôn phải có ngài, cũng thực thi trên Hội thánh một quyền tối cao và trọn vẹn.

57

184. How do the bishops carry out their mission of teaching? 888-890 939 Since they are authentic witnesses of the apostolic faith and are invested with the authority of Christ, the bishops in union with the Pope have the duty of proclaiming the Gospel faithfully and authoritatively to all. By means of a supernatural sense of faith, the people of God unfailingly adhere to the faith under the guidance of the living Magisterium of the Church. 185. When is the infallibility of the Magisterium exercised? 890-891 Infallibility is exercised when the Roman Pontiff, in virtue of his office as the Supreme Pastor of the Church, or the College of Bishops, in union with the Pope especially when joined together in an Ecumenical Council, proclaim by a definitive act a doctrine pertaining to faith or morals. Infallibility is also exercised when the Pope and Bishops in their ordinary Magisterium are in agreement in proposing a doctrine as definitive. Every one of the faithful must adhere to such teaching with the obedience of faith. 186. How do Bishops exercise their ministry of sanctification? 893 Bishops sanctify the Church by dispensing the grace of Christ by their ministry of the word and the sacraments, especially the Holy Eucharist, and also by their prayers, their example and their work. , il loro esempio e il loro lavoro.

184. Các Giám mục thực thi sứ vụ giảng dạy của mình như thế nào ? 888-890 939 Trong sự hiệp thông với Đức Giáo hoàng, các Giám mục có bổn phận loan báo Tin Mừng cho mọi người cách trung thành và có thẩm quyền. Với thẩm quyền của Đức Kitô, các ngài là chứng nhân đích thực của đức tin tông truyền. Nhờ cảm thức siêu nhiên của đức tin, Dân Thiên Chúa, được Huấn quyền sống động của Hội thánh hướng dẫn, gắn bó cách kiên vững với đức tin. 185. Sự bất khả ngộ của Huấn quyền thể

hiện lúc nào ? 891 Sự bất khả ngộ thể hiện khi Đức Giáo hoàng, căn cứ vào thẩm quyền là Mục tử tối cao của Hội thánh, hay Giám mục đoàn trong sự hiệp thông với Đức Giáo hoàng, nhất là khi các ngài họp Công đồng chung, công bố một giáo lý có liên quan đến đức tin hay luân lý bằng một hành động dứt khoát, hoặc khi Đức Giáo hoàng và các Giám mục, trong Huấn quyền thông thường của các ngài, đồng thanh tuyên bố một tín điều dứt khoát. Tất cả các tín hữu đều phải gắn bó với giáo huấn này trong sự vâng phục đức tin. 186. Các Giám mục thực thi sứ vụ thánh

hóa như thế nào ? 893 Các Giám mục thánh hóa Hội thánh khi trao ban ân sủng của Đức Kitô bằng việc rao giảng và cử hành các Bí tích, đặc biệt là Bí tích Thánh Thể. Các ngài cũng thánh hóa Hội thánh bằng lời cầu nguyện, gương mẫu và việc làm của mình.

58

187. How do the Bishops exercise their function of governing? 894-896 Every bishop, insofar as he is a member of the college of bishops, bears collegially the care for all particular Churches and for the entire Church along with all the other bishops who are united to the Pope. A bishop to whom a particular Church has been entrusted governs that Church with the authority of his own sacred power which is ordinary and immediate and exercised in the name of Christ, the Good Shepherd, in communion with the entire Church and under the guidance of the Successor of Peter. 188. What is the vocation of the lay faithful? 897-900 940 The lay faithful have as their own vocation to seek the Kingdom of God by illuminating and ordering temporal affairs according to the plan of God. They carry out in this way their call to holiness and to the apostolate, a call given to all the baptized. 189. How do the lay faithful participate in the priestly office of Christ? 901-903 They participate in it especially in the Eucharist by offering as a spiritual sacrifice “acceptable to God through Jesus Christ” (1 Peter 2:5) their own lives with all of their works, their prayers, their apostolic undertakings, their family life, their daily work and hardships borne with patience and even their consolations of spirit and body. In this way, even the laity, dedicated to Christ and consecrated by the Holy Spirit, offer to God the world itself.

187. Các Giám mục thực thi sứ vụ cai quản như thế nào ?

894-896 Mỗi Giám mục, với tư cách là thành viên của Giám mục đoàn, phải quan tâm cách tập thể đối với mọi Giáo hội địa phương và Hội thánh toàn cầu, trong sự hợp nhất với các Giám mục khác kết hợp với Đức Giáo hoàng. Giám mục, được ủy thác một Giáo hội địa phương, sẽ điều khiển Giáo hội ấy với thẩm quyền do chức thánh, riêng biệt, thông thường và trực tiếp, nhân danh Đức Kitô, vị Mục tử Nhân lành, trong sự hiệp thông với toàn thể Hội thánh và dưới sự dẫn dắt của Đấng kế nhiệm thánh Phêrô. 188. Ơn gọi của người tín hữu giáo dân là

gì ? 897-900 940 Người tín hữu giáo dân có ơn gọi riêng để tìm kiếm Nước Thiên Chúa, bằng việc soi sáng và sắp xếp các thực tại trần gian theo ý muốn của Thiên Chúa. Làm như vậy là họ thực hiện ơn gọi nên thánh và hoạt động tông đồ, một ơn gọi được trao ban cho mọi người đã lãnh Bí tích Rửa tội. 189. Người tín hữu giáo dân tham gia

vào sứ vụ tư tế của Đức Kitô như thế nào ?

901-903 Họ tham gia vào sứ vụ tư tế này, khi dâng hiến – như hy lễ thiêng liêng “dâng lên Thiên Chúa nhờ Đức Giêsu Kitô” ( 1 Pr 2,5), nhất là trong Thánh lễ – cuộc sống riêng của họ, cùng với tất cả các hoạt động, lời cầu nguyện và dấn thân truyền giáo, cuộc sống gia đình và lao động hằng ngày, những khó khăn trong cuộc sống mà họ chịu đựng cách kiên nhẫn và những lúc thư giãn thân xác và tinh thần. Bằng cách đó, người giáo dân, dấn thân cho Đức Kitô và được Chúa Thánh Thần thánh hiến, sẽ dâng lên Thiên Chúa cả thế giới.

59

190. How does the laity participate in the prophetic office? 904-907 942 They participate in it by welcoming evermore in faith the Word of Christ and proclaiming it to the world by the witness of their lives, their words, their evangelizing action, and by catechesis. This evangelizing action acquires a particular efficacy because it is accomplished in the ordinary circumstances of the world. 191. How do they participate in the kingly office? 908-913 943 The laity participate in the kingly function of Christ because they have received from him the power to overcome sin in themselves and in the world by self-denial and the holiness of their lives. They exercise various ministries at the service of the community and they imbue temporal activities and the institutions of society with moral values. 192. What is the consecrated life? 914-916 The consecrated life is a state of life recognized by the Church. It is a free response to a special call from Christ by which those consecrated give themselves completely to God and strive for the perfection of charity moved by the Holy Spirit. This consecration is characterized by the practice of the evangelical counsels. 193. What can the consecrated life give to the mission of the Church? 931-933 945 The consecrated life participates in the mission of the Church by means of a complete dedication to Christ and to one’s brothers and sisters witnessing to the hope of the heavenly Kingdom.

190. Họ tham dự vào sứ vụ tiên tri của Đức Kitô như thế nào ?

904-907 942 Họ tham dự vào sứ vụ tiên tri này của Đức Kitô khi luôn đón nhận trong đức tin Lời của Đức Kitô và loan báo Lời đó cho thế giới bằng chứng từ đời sống của họ, cũng như qua lời nói, hoạt động rao giảng Tin Mừng và dạy giáo lý. Việc rao giảng Tin Mừng như vậy đạt được hiệu quả đặc biệt vì việc này được thực hiện trong các hoàn cảnh thông thường nơi trần thế. 191. Họ tham dự vào sứ vụ Vương đế của

Đức Kitô như thế nào ? Người giáo dân tham dự vào sứ vụ Vương đế của Đức Kitô khi đón nhận từ nơi Người quyền năng chiến thắng tội lỗi, nơi chính họ và trong thế giới, qua việc từ bỏ bản thân và sống đời sống thánh thiện. Họ thực hành nhiều tác vụ khác nhau để phục vụ cộng đoàn và ghi dấu ấn trên các hoạt động trần thế của con người và các cơ chế xã hội bằng giá trị luân lý. 192. Đời sống thánh hiến là gì ? 914-916 944 Là một bậc sống được Hội thánh công nhận. Đó là lời tự nguyện đáp trả tiếng gọi đặc biệt của Đức Kitô, qua đó những người được thánh hiến hoàn toàn tự hiến cho Thiên Chúa và hướng tới sự hoàn hảo của đức ái dưới tác động của Chúa Thánh Thần. Đặc tính của sự thánh hiến là việc thực hành các lời khuyên Phúc Âm. 193. Đời sống thánh hiến đóng góp gì cho

sứ vụ của Hội thánh ? Đời sống thánh hiến dự phần vào sứ vụ của Hội thánh, bằng việc tự hiến trọn vẹn cho Đức Kitô và các anh em của Người, khi làm chứng cho niềm hy vọng về Nước Trời.

60

I believe in the communion of saints 194. What is the meaning of the “communion of saints”? 946-953 960 This expression indicates first of all the common sharing of all the members of the Church in holy things (sancta): the faith, the sacraments, especially the Eucharist, the charisms, and the other spiritual gifts. At the root of this communion is love which “does not seek its own interests” (1 Corinthians 13:5) but leads the faithful to “hold everything in common” (Acts 4:32), even to put one’s own material goods at the service of the most poor. 195. What else does “the communion of saints” mean? 954-959 961-962 This expression also refers to the communion between holy persons (sancti); that is, between those who by grace are united to the dead and risen Christ. Some are pilgrims on the earth; others, having passed from this life, are undergoing purification and are helped also by our prayers. Others already enjoy the glory of God and intercede for us. All of these together form in Christ one family, the Church, to the praise and glory of the Trinity.

MARY, MOTHER OF CHRIST, MOTHER OF THE CHURCH

196. In what sense is the Blessed Virgin Mary the Mother of the Church? 963-964 973 The Blessed Virgin Mary is the Mother of the Church in the order of grace because she gave birth to Jesus, the Son of God, the Head of the body which is the Church. When he was dying on the cross Jesus gave his mother to his disciple with the words, “Behold your mother” (John 19:27).

TÔI TIN CÁC THÁNH THÔNG CÔNG 194. “Các thánh thông công” có ý nghĩa gì

? Câu nói “các thánh thông công” trước hết nói lên sự tham dự chung của tất cả các thành phần Hội thánh vào những thực tại thánh (sancta) : đức tin, các Bí tích, đặc biệt là Bí tích Thánh Thể, các đặc sủng và những ân huệ thiêng liêng khác. Cội nguồn của sự hiệp thông là đức ái “không tìm tư lợi” (1 Cr 13,5), nhưng thúc đẩy các tín hữu đặt “mọi sự là của chung” (Cv 4,32), kể cả của cải vật chất của họ, nhằm phục vụ những người nghèo khổ hơn. 195. Câu nói “các thánh thông công” còn

mang ý nghĩa nào khác nữa ? Câu này còn nói lên sự hiệp thông giữa những người thánh (sancti), nghĩa là những ai, nhờ ân sủng, được kết hợp với Đức Kitô chịu chết và sống lại. Một số còn lữ hành trên trần gian; một số khác, đã rời bỏ đời này, hiện đang được thanh luyện, và cũng được trợ giúp bằng lời cầu nguyện của chúng ta; sau hết, một số khác nữa, đã được hưởng vinh quang Thiên Chúa và đang chuyển cầu cho chúng ta. Tất cả cùng nhau làm thành một gia đình duy nhất trong Đức Kitô, là Hội thánh, để ca ngợi và tôn vinh Chúa Ba Ngôi.

ĐỨC MARIA : MẸ ĐỨC KITÔ, MẸ HỘI THÁNH

196. Đức Trinh Nữ Maria diễm phúc là

Mẹ Hội thánh theo nghĩa nào ? Đức Trinh Nữ Maria diễm phúc là Mẹ Hội thánh trong trật tự ân sủng bởi vì Mẹ đã sinh ra Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa, là Đầu của Thân Thể Người là Hội thánh. Khi sắp chết trên thánh giá, Chúa Giêsu đã trối Đức Maria làm mẹ của môn đệ Người bằng những lời này : “Đây là mẹ của anh” (Ga 19,27).

61

197. How does the Virgin Mary help the Church? 965-970 974-975 After the Ascension of her Son, the Virgin Mary aided the beginnings of the Church with her prayers. Even after her Assumption into heaven, she continues to intercede for her children, to be a model of faith and charity for all, and to exercise over them a salutary influence deriving from the superabundant merits of Christ. The faithful see in Mary an image and an anticipation of the resurrection that awaits them and they invoke her as advocate, helper, benefactress and mediatrix. 198. What kind of devotion is directed to the holy Virgin? 971 It is a singular kind of devotion which differs essentially from the cult of adoration given only to the Most Holy Trinity. This special veneration directed to Mary finds particular expression in the liturgical feasts dedicated to the Mother of God and in Marian prayers such as the holy Rosary which is a compendium of the whole Gospel. 199. In what way is the Blessed Virgin Mary the eschatological icon of the Church? 972 Looking upon Mary, who is completely holy and already glorified in body and soul, the Church contemplates in her what she herself is called to be on earth and what she will be in the homeland of heaven.

197. Đức Maria trợ giúp Hội thánh như thế nào ?

967-970 Sau khi Con mình về trời, Đức Maria đã giúp đỡ Hội thánh lúc khởi đầu bằng lời cầu nguyện, và cả sau khi đã được lên trời, Mẹ vẫn tiếp tục chuyển cầu cho con cái mình, vẫn là mẫu gương cho mọi người về đức tin và đức ái, tạo ảnh hưởng cứu độ trên họ, ảnh hưởng này xuất phát từ sự dư đầy các công nghiệp của Đức Kitô. Các tín hữu nhìn Mẹ như nguyên ảnh và sự tham dự trước vào cuộc phục sinh đang chờ đón họ ; họ kêu cầu Mẹ dưới các tước hiệu là Trạng sư, Đấng phù trợ, Đấng bảo trợ và Đấng trung gian. 198. Đức Trinh Nữ rất thánh được tôn

kính như thế nào ? 971 Mẹ được sùng kính cách đặc biệt, nhưng khác hẳn với việc tôn thờ chỉ dành riêng cho Ba Ngôi cực thánh. Việc sùng kính đặc biệt này được diễn tả một cách độc đáo trong các ngày lễ phụng vụ dành kính Mẹ Thiên Chúa cũng như trong các kinh nguyện tôn kính Đức Mẹ, như kinh Mân Côi, được xem là bản tóm lược toàn bộ Tin Mừng. 199. Đức Trinh nữ Maria diễm phúc là

hình ảnh cánh chung của Hội thánh như thế nào ?

972 974-975 Khi nhìn lên Đức Maria, hoàn toàn thánh thiện và đã được tôn vinh cả hồn lẫn xác, Hội thánh chiêm ngắm nơi Mẹ điều Hội thánh được kêu gọi để sống trên trần gian và điều Hội thánh sẽ trở thành trên quê hương thiên quốc.

62

“I BELIEVE IN THE FORGIVENESS OF SINS” 200. How are sins remitted? 976-980 984-985 The first and chief sacrament for the forgiveness of sins is Baptism. For those sins committed after Baptism, Christ instituted the sacrament of Reconciliation or Penance through which a baptized person is reconciled with God and with the Church. 201. Why does the Church have the power to forgive sins? 981-983 986-987 The Church has the mission and the power to forgive sins because Christ himself has conferred it upon her: “Receive the Holy Spirit, if you forgive the sins of any, they are forgiven; if you retain the sins of any, they are retained” (John 20:22-23). “I BELIEVE IN THE RESURRECTION OF THE BODY” 202. What is the meaning of the term “body” (or “flesh”) and what importance does it have? 990 1015 The resurrection of the flesh is the literal formulation in the Apostles Creed for the resurrection of the body. The term “flesh” refers to humanity in its state of weakness and mortality. “The flesh is the hinge of salvation” (Tertullian). We believe in God the Creator of the flesh; we believe in the Word made flesh in order to redeem flesh; and we believe in the resurrection of flesh which is the fulfillment of both the creation and the redemption of the flesh.

“TÔI TIN PHÉP THA TỘI” 200. Tội lỗi được tha thứ như thế nào ? 976-980 984-985 Bí tích đầu tiên và căn bản để tha tội là Bí tích Rửa tội. Đối với những tội phạm sau khi lãnh nhận Bí tích Rửa tội, Đức Kitô đã thiết lập Bí tích Hòa giải hay Thống hối, nhờ đó người đã được Rửa tội được giao hòa với Thiên Chúa và với Hội thánh. 201. Tại sao Hội thánh có quyền tha tội ? 981-983 986-987 Hội thánh có sứ vụ và quyền năng để tha các tội lỗi, bởi vì chính Đức Kitô đã trao ban cho Hội thánh quyền ấy : “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha; anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ” (Ga 20,22-23). “TÔI TIN XÁC LOÀI NGƯỜI NGÀY SAU SỐNG LẠI” 202. Hai chữ “thân xác” có ý nghĩa gì ?

Đâu là sự quan trọng của nó ? 990 1015 Hai chữ “thân xác” chỉ con người trong tình trạng yếu đuối và phải chết. “Thân xác là then chốt của ơn cứu độ” (Tertullien). Thật vậy, chúng ta tin Thiên Chúa, Đấng tạo dựng nên thân xác; chúng ta tin Ngôi Lời mặc lấy thân xác để cứu chuộc thân xác; chúng ta tin vào sự sống lại của thân xác, đó là hoàn tất việc tạo dựng và cứu chuộc thân xác.

63

203. What is meant by the “resurrection of the body”? 990 This means that the definitive state of man will not be one in which his spiritual soul is separated from his body. Even our mortal bodies will one day come to life again. 204. What is the relationship between the Resurrection of Christ and our resurrection? 998 1002-1003 Just as Christ is truly risen from the dead and now lives forever, so he himself will raise everyone on the last day with an incorruptible body: “Those who have done good will rise to the resurrection of life and those who have done evil to the resurrection of condemnation” (John 5:29). 205. What happens to our body and our soul after death? 992-1004 1016-1018 After death, which is the separation of the body and the soul, the body becomes corrupt while the soul, which is immortal, goes to meet the judgment of God and awaits its reunion with the body when it will rise transformed at the time of the return of the Lord. How the resurrection of the body will come about exceeds the possibilities of our imagination and understanding. 206. What does it mean to die in Christ Jesus? 1005-1014 1019 Dying in Christ Jesus means to die in the state of God's grace without any mortal sin. A believer in Christ, following his example, is thus able to transform his own death into an act of obedience and love for the Father. “This saying is sure: if we have died with him, we will also live with him” (2Timothy 2:11).

203. “Xác sống lại” có nghĩa là gì ? 990 Điều này muốn nói đến tình trạng vĩnh viễn của con người không phải chỉ là linh hồn thiêng liêng tách biệt khỏi thân xác, nhưng thân xác phải chết của chúng ta cũng được gọi để một ngày kia sẽ sống lại. 204. Đâu là mối liên hệ giữa cuộc Phục

sinh của Đức Kitô với việc sống lại của chúng ta ?

998 1002-1003 Cũng như Đức Kitô đã thực sự sống lại từ cõi chết và sống mãi, cũng vậy, Người sẽ làm cho tất cả chúng ta sống lại trong ngày sau hết, với một thân xác không còn hư nát, “Ai đã làm điều lành, thì sẽ sống lại để được sống; ai đã làm điều dữ, thì sẽ sống lại để bị kết án” (Ga 5,29). 205. Khi chúng ta chết, điều gì sẽ xảy ra

cho linh hồn và thân xác chúng ta ?

992-1004 Khi chết, linh hồn và thân xác sẽ tách rời nhau, thân xác sẽ bị huỷ hoại, trong khi linh hồn, vì là bất tử, sẽ chịu sự phán xét của Thiên Chúa và chờ đợi ngày được kết hợp lại với thân xác khi thân xác được biến đổi vào ngày Chúa trở lại. Việc tìm hiểu sự sống lại diễn ra như thế nào vượt quá khả năng của trí tưởng tượng và sự hiểu biết của chúng ta. 206. “Chết trong Đức Kitô Giêsu” có

nghĩa là gì ? Điều này có nghĩa là chết trong ân sủng của Chúa, lúc không có tội trọng. Ai tin vào Đức Kitô và theo gương Người, sẽ có thể biến đổi cái chết của mình thành một hành vi vâng phục và yêu mến đối với Chúa Cha. “Đây là lời đáng tin cậy : Nếu ta cùng chết với Người, ta sẽ cùng sống với Người” (2 Tm 2,11).

64

“I BELIEVE IN LIFE EVERLASTING” 207. What is life everlasting? 1020 1051 Eternal life is that life which begins immediately after death. It will have no end. It will be preceded for each person by a particular judgment at the hands of Christ who is the Judge of the living and the dead. This particular judgement will be confirmed in the final judgment. 208. What is the particular judgment? 1021-1022 1051 It is the judgment of immediate retribution which each one after death will receive from God in his immortal soul in accord with his faith and his works. This retribution consists in entrance into the happiness of heaven, immediately or after an appropriate purification, or entry into the eternal damnation of hell. 209. What is meant by the term “heaven”? 1023-1026 1053 By “heaven” is meant the state of supreme and definitive happiness. Those who die in the grace of God and have no need of further purification are gathered around Jesus and Mary, the angels and the saints. They thus form the Church of heaven, where they see God “face to face” (1 Corinthians13:12). They live in a communion of love with the Most Blessed Trinity and they intercede for us. “True and subsistent life consists in this: the Father, through the Son and in the Holy Spirit, pouring out his heavenly gifts on all things without exception. Thanks to his mercy, we too, men that we are, have received the inalienable promise of eternal life.” (Saint Cyril of Jerusalem)

“TÔI TIN HẰNG SỐNG VẬY” 207. Đời sống vĩnh cửu là gì ? Đời sống vĩnh cửu là đời sống bắt đầu ngay sau khi chết. Đời sống này không có kết thúc. Mỗi người, khi bắt đầu bước vào đời sống vĩnh cửu, sẽ phải nhận một cuộc phán xét riêng do chính Đức Kitô, vị Thẩm Phán của kẻ sống và kẻ chết; đời sống này sẽ được đóng ấn trong cuộc phán xét chung. 208. Phán xét riêng là gì ? Là cuộc phán xét thưởng phạt tức khắc mà mỗi người, ngay sau khi chết, phải lãnh nhận từ Thiên Chúa trong linh hồn bất tử của mình, liên quan đến đức tin và các việc làm của mình. Sự phân định thưởng phạt này gồm có việc được vào hưởng hạnh phúc thiên đàng, tức khắc hoặc sau một cuộc thanh luyện thích hợp, hay là phải chịu phạt muôn đời trong hỏa ngục. 209. “Thiên đàng” là gì ? “Thiên đàng” là tình trạng hạnh phúc tối thượng và vĩnh viễn. Ai chết trong ân sủng của Thiên Chúa và ai không cần bất cứ sự thanh luyện cuối cùng nào, sẽ được qui tụ quanh Chúa Giêsu và Đức Maria, các thiên thần và các thánh. Như vậy các ngài tạo thành Hội thánh thiên quốc, nơi các ngài được chiêm ngắm Thiên Chúa “mặt giáp mặt” ( 1 Cr 13,12); các ngài sống trong sự hiệp thông tình yêu với Chúa Ba Ngôi và chuyển cầu cho chúng ta. Sự sống thật và theo bản chất cốt tại điều này : Thiên Chúa Cha, nhờ Chúa Con và trong Chúa Thánh Thần, đổ tràn hồng ân thiên quốc trên tất cả không trừ ai. Nhờ lòng nhân hậu của Ngài, cả chúng ta nữa, chúng ta đã lãnh nhận lời hứa không thể mai một là được sống đời đời” (thánh Cyrillô thành Giêrusalem).

65

210. What is purgatory? 1030-1031 1054 Purgatory is the state of those who die in God’s friendship, assured of their eternal salvation, but who still have need of purification to enter into the happiness of heaven. 211. How can we help the souls being purified in purgatory? 1032 Because of the communion of saints, the faithful who are still pilgrims on earth are able to help the souls in purgatory by offering prayers in suffrage for them, especially the Eucharistic sacrifice. They also help them by almsgiving, indulgences, and works of penance. 212. In what does hell consist? 1033-1035 1056-1057 Hell consists in the eternal damnation of those who die in mortal sin through their own free choice. The principal suffering of hell is eternal separation from God in whom alone we can have the life and happiness for which we were created and for which we long. Christ proclaimed this reality with the words, “Depart from me, you cursed, into the eternal fire” (Matthew 25:41). 213. How can one reconcile the existence of hell with the infinite goodness of God? 1036-1037 God, while desiring “all to come to repentance” (2 Peter 3:9), nevertheless has created the human person to be free and responsible; and he respects our decisions. Therefore, it is the human person who freely excludes himself from communion with God if at the moment of death he persists in mortal sin and refuses the merciful love of God.

210. Luyện ngục là gì ? 1030-1031 1054 Luyện ngục là tình trạng của những người chết trong tình thân với Thiên Chúa, nhưng, dù đã được đảm bảo ơn cứu độ vĩnh cửu, họ còn cần thanh luyện trước khi được hưởng hạnh phúc thiên đàng. 211. Bằng cách nào chúng ta có thể giúp

đỡ các linh hồn đang được thanh luyện nơi luyện ngục ?

1032 Nhờ sự “các thánh thông công” các tín hữu còn lữ hành trên trần gian, có thể giúp đỡ các linh hồn nơi luyện ngục, bằng cách dâng lời cầu khẩn, đặc biệt là Thánh lễ, và cả những việc bố thí, ân xá và những việc hãm mình để cầu cho họ. 212. Hoả ngục hệ tại điều gì ? Hoả ngục hệ tại án phạt đời đời dành cho những ai, do sự lựa chọn tự do của mình, chết trong tình trạng có tội trọng. Hình phạt chính yếu của hỏa ngục là xa cách đời đời khỏi Thiên Chúa. Chỉ nơi Ngài con người mới có sự sống và hạnh phúc; con người được tạo dựng là để hưởng những điều ấy và họ luôn khao khát những điều ấy. Đức Kitô diễn tả thực tại hoả ngục bằng những lời này : “Quân bị nguyền rủa kia, đi đi cho khuất mắt Ta mà vào lửa đời đời” (Mt 25,41). 213. Thiên Chúa là Đấng nhân hậu vô

biên, làm sao Ngài lại để có hỏa ngục ?

Thiên Chúa muốn “cho mọi người ăn năn hối cải” (2 Pr 3,9), nhưng vì Ngài đã tạo dựng con người có tự do và có trách nhiệm, nên Ngài tôn trọng các quyết định của họ. Vì thế, nếu cho đến lúc chết, con người vẫn còn nằm trong tội trọng, từ chối tình yêu nhân từ của Thiên Chúa, thì chính họ, với sự tự lập hoàn toàn, tự ý loại mình ra khỏi sự hiệp thông với Thiên Chúa.

66

214. In what does the final judgment consist? 1038-1041 1058-1059 The final or universal judgment consists in a sentence of happiness or eternal condemnation, which the Lord Jesus will issue in regard to the “just and the unjust” (Acts 24:15) when he returns as the Judge of the living and the dead. After the last judgment, the resurrected body will share in the retribution which the soul received at the particular judgment. 215. When will this judgment occur? 1040 This judgment will come at the end of the world and only God knows the day and the hour. 216. What is the hope of the new heavens and the new earth? After the final judgment the universe itself, freed from its bondage to decay, will share in the glory of Christ with the beginning of “the new heavens” and a “new earth” (2 Peter 3:13). Thus, the fullness of the Kingdom of God will come about, that is to say, the definitive realization of the salvific plan of God to “unite all things in Christ, things in heaven and things on earth” (Ephesians 1:10). God will then be “all in all” (1 Corinthians 15:28) in eternal life. “Amen” 217. What is the meaning of the word “Amen” with which we conclude our profession of faith? 1061-1065 The Hebrew word “Amen”, which also concludes the last book of Sacred Scripture, some of the prayers of the New Testament, and the liturgical prayers of the Church, expresses our confident and total “yes” to what we professed in the Creed, entrusting ourselves completely to him who is the definitive “Amen” (Revelation 3:14), Christ the Lord.

214. Phán xét cuối cùng hệ tại điều gì ? Sự phán xét cuối cùng (phán xét chung) hệ tại sự phán quyết về cuộc sống hạnh phúc hay án phạt đời đời, mà Chúa Giêsu, khi Người trở lại như vị Thẩm phán của kẻ sống và kẻ chết, sẽ tuyên bố cho “những người công chính cũng như kẻ có tội” (Cv 24,15), qui tụ tất cả trước mặt Người. Sau cuộc phát xét cuối cùng, thân xác sống lại sẽ tham dự vào sự thưởng phạt mà linh hồn đã lãnh nhận trong cuộc phán xét riêng. 215. Khi nào cuộc phán xét này sẽ xảy ra ? Cuộc phán xét này sẽ xảy ra vào ngày tận thế mà chỉ mình Thiên Chúa mới biết được ngày nào giờ nào. 216. “Hy vọng trời mới đất mới” nghĩa là

gì ? Sau cuộc phán xét cuối cùng, chính vũ tru,ï được giải thoát khỏi nô lệ sự hư nát, sẽ được dự phần vào vinh quang của Đức Kitô với việc khai mạc “trời mới đất mới” (2 Pr 3,13). Như thế sự viên mãn của Nước Thiên Chúa sẽ đạt đến đích điểm, nghĩa là ý định cứu độ của Thiên Chúa được hoàn thành vĩnh viễn : “Qui tụ muôn loài trong trời đất dưới quyền một thủ lãnh là Đức Kitô” (Ep 1,10). Khi ấy Thiên Chúa sẽ “có toàn quyền trên muôn loài” (1 Cr 15,28), trong cuộc sống đời đời. “AMEN” 217. Tiếng Amen, kết thúc Kinh Tin Kính,

có nghĩa là gì ? 1061-1065 Tiếng Do Thái Amen –cũng được dùng để kết thúc quyển sách cuối cùng của Thánh Kinh, cũng như một số lời cầu nguyện của Tân Ước và các lời cầu nguyện phụng vụ của Hội thánh– diễn tả lời ‘Thưa vâng” đầy tin tưởng và trọn vẹn của chúng ta đối với những gì chúng ta đã tuyên xưng trong Kinh Tin Kính, chúng ta hoàn toàn phó mình cho Đấng là AMEN tối hậu (Kh 3,14), tức là Đức Kitô.

67

PARTE SECONDA

Part Two The Celebration of the Christian Mystery

Section One The Sacramental Economy

218. What is the liturgy? 1066-1070 The liturgy is the celebration of the mystery of Christ and in particular his paschal mystery. Through the exercise of the priestly office of Jesus Christ the liturgy manifests in signs and brings about the sanctification of humankind. The public worship which is due to God is offered by the Mystical Body of Christ, that is, by its head and by its members. 219. What place does the liturgy occupy in the life of the Church? 1071-1075 The liturgy as the sacred action par excellence is the summit toward which the activity of the Church is directed and it is likewise the font from which all her power flows. Through the liturgy Christ continues the work of our redemption in, with and through his Church. 220. In what does the sacramental economy consist? 1076 The sacramental economy consists in the communication of the fruits of Christ’s redemption through the celebration of the sacraments of the Church, most especially that of the Eucharist, “until he comes” (1 Corinthians 11:26).

PHẦN II CỬ HÀNH MẦU NHIỆM KITÔ GIÁO

ĐOẠN THỨ NHẤT

NHIỆM CỤC BÍ TÍCH

218. Phụng vụ là gì?

Phụng vụ là việc cử hành mầu nhiệm Ðức Kitô, đặc biệt là cử hành Mầu nhiệm Vượt qua của Người. Trong Phụng vụ, qua trung gian việc thực thi phận vụ tư tế của Ðức Giêsu Kitô, sự thánh hóa con người được biểu lộ và thực hiện qua các dấu chỉ. Thân thể nhiệm mầu của Ðức Kitô, nghĩa là Ðầu và các chi thể, thực thi việc thờ phượng công khai dành cho Thiên Chúa.

219. Phụng vụ có vị trí nào trong đời sống Hội thánh?

1071-1075

Là hành động tuyệt đối thánh thiêng, Phụng vụ là chóp đỉnh mà mọi hoạt động của Hội thánh đều hướng tới, đồng thời là nguồn mạch phát sinh mọi năng lực của đời sống Hội thánh. Qua Phụng vụ, Ðức Kitô tiếp tục công trình cứu chuộc chúng ta trong Hội thánh, với Hội thánh và nhờ Hội thánh của Người.

220. Nhiệm cục bí tích cốt tại điều gì?

1076

Nhiệm cục bí tích cốt tại việc thông chuyển các hiệu quả ơn cứu chuộc của Ðức Kitô qua việc cử hành các Bí tích của Hội thánh, đặc biệt là Bí tích Thánh Thể, "cho tới khi Chúa lại đến" (1 Cr 11, 26).

68

CHAPTER ONE

The Paschal Mystery in the Age of the Church

THE LITURGY - WORK OF THE MOST HOLY TRINITY

221. In what way is the Father the source and the goal of the liturgy? 1077-1083 1110 Through the liturgy the Father fills us with his blessings in the Word made flesh who died and rose for us and pours into our hearts the Holy Spirit. At the same time, the Church blesses the Father by her worship, praise, and thanksgiving and begs him for the gift of his Son and the Holy Spirit. 222. What is the work of Christ in the liturgy? 1084-1090 In the liturgy of the Church, it is his own paschal mystery that Christ signifies and makes present. By giving the Holy Spirit to his apostles he entrusted to them and their successors the power to make present the work of salvation through the Eucharistic sacrifice and the sacraments, in which he himself acts to communicate his grace to the faithful of all times and places throughout the world. 223. How does the Holy Spirit work in the liturgy of the Church? 1091-1109 1112 The very closest cooperation is at work in the liturgy between the Holy Spirit and the Church. The Holy Spirit prepares the Church to encounter her Lord. He recalls and manifests Christ to the faith of the assembly. He makes the mystery of Christ really present. He unites the Church to the life and mission of Christ and makes the gift of communion bear fruit in the Church.

CHƯƠNG MỘT MẦU NHIỆM VƯỢT QUA TRONG ĐỜI

SỐNG CỦA HỘI THÁNH

PHỤNG VỤ - CÔNG TRÌNH CỦA THIÊN CHÚA BA NGÔI

221. Chúa Cha là nguồn mạch và cùng đích của Phụng vụ theo nghĩa nào?

Trong Phụng vụ, Chúa Cha đổ tràn các phúc lành của Ngài cho chúng ta trong Người Con nhập thể, đã chết và đã sống lại vì chúng ta, và Ngài tuôn đổ Chúa Thánh Thần vào lòng chúng ta. Ðồng thời Hội thánh chúc tụng Chúa Cha qua việc tôn thờ, ca tụng, tạ ơn, và cầu xin Ngài ban hồng ân là Chúa Con và Chúa Thánh Thần.

222. Công trình của Ðức Kitô trong

Phụng vụ là gì? Trong Phụng vụ Hội thánh, Ðức Kitô biểu

lộ và hoàn thành mầu nhiệm Vượt qua của Người. Khi trao ban Thánh Thần cho các Tông đồ, Người trao ban cho họ và những người kế nhiệm họ quyền thực hiện công trình cứu độ qua hy tế Thánh Thể và qua các Bí tích, nơi chính Người hoạt động để trao ban ân sủng của Người cho các tín hữu trong mọi thời và trên toàn thế giới.

223. Chúa Thánh Thần hoạt động như

thế nào trong Phụng vụ của Hội thánh? Trong Phụng vụ, Chúa Thánh Thần hoạt

động cách chặt chẽ nhất với Hội thánh. Chúa Thánh Thần chuẩn bị cho Hội thánh gặp gỡ Chúa của mình. Ngài nhắc nhớ và làm tỏ hiện Ðức Kitô cho đức tin của cộng đoàn. Ngài làm cho hiện diện và hiện tại hóa mầu nhiệm của Ðức Kitô; Ngài kết hợp Hội thánh vào đời sống và sứ vụ của Ðức Kitô, làm cho hồng ân hiệp thông được sinh hoa kết quả nơi Hội thánh.

69

THE PASCHAL MYSTERY IN THE SACRAMENTS OF THE CHURCH

224. What are the sacraments and which are they? 1113-1131 The sacraments, instituted by Christ and entrusted to the Church, are efficacious signs of grace perceptible to the senses . Through them divine life is bestowed upon us. There are seven sacraments: Baptism, Confirmation, Holy Eucharist, Penance, Anointing of the Sick, Holy Orders, and Matrimony. 225. What is the relationship of the sacraments to Christ? 1114-1116 The mysteries of Christ’s life are the foundations of what he would henceforth dispense in the sacraments, through the ministers of his Church. “What was visible in our Savior has passed over into his mysteries.” (Saint Leo the Great) 226. What is the link between the sacraments and the Church? 1117-1119 Christ has entrusted the sacraments to his Church. They are the sacraments “of the Church” in a twofold sense: they are “from her” insofar as they are actions of the Church which is the sacrament of Christ’s action; and they are “for her” in as much as they build up the Church.

MẦU NHIỆM VƯỢT QUÁ TRONG BÍ TÍCH CỦA HỘI THÁNH

224. Các Bí tích là gì ? Ðó là những

Bí tích nào? 1113-1131 Các Bí tích là những dấu chỉ khả giác

và hữu hiệu của ân sủng, do Ðức Kitô thiết lập và ủy thác cho Hội thánh; qua các Bí tích, sự sống thần linh được trao ban cho chúng ta. Có bảy Bí tích: Rửa tội, Thêm sức, Thánh Thể, Thống hối, Xức dầu bệnh nhân, Truyền chức thánh và Hôn phối.

225. Ðâu là mối liên hệ giữa các Bí

tích với Ðức Kitô? 1114-1116 Các mầu nhiệm trong đời sống Ðức

Kitô là nền tảng cho những gì mà ngày hôm nay, qua các thừa tác viên của Hội thánh, Ðức Kitô trao ban trong các Bí tích.

"Ðiều hữu hình nơi Ðấng cứu độ chúng ta được chuyển vào trong các Bí tích " (thánh Lêo Cả).

226. Ðâu là sự liên kết giữa các Bí

tích với Hội thánh? 1117-1119 Ðức Kitô đã ủy thác các Bí tích cho

Hội thánh của Người. Các Bí tích này là "của Hội thánh" theo hai nghĩa: các Bí tích là "do Hội thánh," vì các Bí tích là hoạt động của Hội thánh, (mà Hội Thánh) là Bí tích của hoạt động Ðức Kitô; các Bí tích là "cho Hội thánh," theo nghĩa là các Bí tích xây dựng Hội thánh.

70

227. What is the sacramental character? 1121 It is a spiritual “seal” bestowed by the sacraments of Baptism, Confirmation, and Holy Orders. It is a promise and guarantee of divine protection. By virtue of this seal the Christian is configured to Christ, participates in a variety of ways in his priesthood and takes his part in the Church according to different states and functions. He is, therefore, set apart for divine worship and the service of the Church. Because this character is indelible the sacraments that impress it on the soul are received only once in life. 228. What is the relationship between the sacraments and faith? 1122-1126 1133 The sacraments not only presuppose faith but with words and ritual elements they nourish, strengthen, and express it. By celebrating the sacraments, the Church professes the faith that comes from the apostles. This explains the origin of the ancient saying, “lex orandi, lex credendi,” that is, the Church believes as she prays. 229. Why are the sacraments efficacious? 1127-1128 1131 The sacraments are efficacious ex opere operato (“by the very fact that the sacramental action is performed”) because it is Christ who acts in the sacraments and communicates the grace they signify. The efficacy of the sacraments does not depend upon the personal holiness of the minister. However, the fruits of the sacraments do depend on the dispositions of the one who receives them.

227. Ấn tín Bí tích là gì? 1121 Là một dấu ấn thiêng liêng được thông

ban trong các Bí tích Rửa tội, Thêm sức và Truyền chức. Ấn tín này là lời hứa và bảo đảm cho sự che chở của Thiên Chúa. Nhờ ấn tín, người Kitô hữu trở nên đồng hình đồng dạng với Ðức Kitô; họ được tham dự vào chức tư tế của Người theo nhiều cách. Họ là thành phần trong Hội thánh theo những bậc sống và phận vụ khác nhau; như thế, ơn gọi của họ là phụng thờ Thiên Chúa và phục vụ Hội thánh. Vì ấn tín không thể xóa đi được, nên ba Bí tích trao ban ấn tín, chỉ được nhận một lần trong đời.

228. Ðâu là mối liên hệ giữa các Bí tích

với đức tin? 1122-1126 1133 Không những các Bí tích giả thiết phải có

đức tin, mà các Bí tích còn nuôi dưỡng, củng cố và diễn tả đức tin, bằng lời đọc và những nghi thức. Qua việc cử hành các Bí tích, Hội thánh tuyên xưng đức tin tông truyền. Từ đó có câu thành ngữ cổ "lex orandi, lex credendi", điều này muốn nói: Hội thánh tin như Hội thánh cầu nguyện.

229. Tại sao các Bí tích hữu hiệu? 1127-1128 1131 Các Bí tích hữu hiệu "ex opere operato"

(do chính hành động được hoàn tất). Thực vậy, chính Ðức Kitô hoạt động trong các Bí tích và thông ban ân sủng mà các Bí tích biểu lộ, không lệ thuộc vào sự thánh thiện bản thân của thừa tác viên; tuy nhiên, các hoa trái của Bí tích cũng tùy thuộc vào sự chuẩn bị nội tâm của người lãnh nhận.

71

230. For what reason are the sacraments necessary for salvation? 1129 For believers in Christ the sacraments, even if they are not all given to each of the faithful, are necessary for salvation because they confer sacramental grace, forgiveness of sins, adoption as children of God, conformation to Christ the Lord and membership in the Church. The Holy Spirit heals and transforms those who receive the sacraments. 231. What is sacramental grace? 1129, 1131 1134, 2003 Sacramental grace is the grace of the Holy Spirit which is given by Christ and is proper to each sacrament. This grace helps the faithful in their journey toward holiness and so assists the Church as well to grow in charity and in her witness to the world. 232. What is the relationship between the sacraments and everlasting life? 1130 In the sacraments the Church already receives a foretaste of eternal life, while “awaiting in blessed hope, the appearing in glory of our great God and saviour Christ Jesus” (Titus 2:13).

CHAPTER TWO The Sacramental Celebration of the Paschal

Mystery CELEBRATING THE LITURGY OF THE

CHURCH Who celebrates? 233. Who acts in the liturgy? 1135-1137 1187 In the liturgy it is the whole Christ (Christus Totus) who acts, Head and Body. As our High Priest he celebrates with his body, which is the Church in heaven and on earth.

230. Tại sao các Bí tích cần thiết cho ơn cứu độ?

Mặc dù không phải tất cả các Bí tích đều được ban cho từng người Kitô hữu, các Bí tích đều cần thiết cho những ai tin vào Ðức Kitô, bởi vì chúng trao ban các ân sủng Bí tích, ơn tha thứ tội lỗi, ơn được làm nghĩa tử của Thiên Chúa, ơn nên đồng hình đồng dạng với Ðức Kitô và ơn được thuộc về Hội thánh. Chúa Thánh Thần chữa lành và biến đổi những ai lãnh nhận các Bí tích.

231. Ân sủng Bí tích là gì? 1129; 1131 1134; 2003 Ân sủng Bí tích là ân sủng của Chúa

Thánh Thần, được Ðức Kitô trao ban, mỗi Bí tích theo một cách. Ân sủng này giúp người tín hữu trên bước đường nên thánh, và cũng giúp Hội thánh tăng trưởng trong đức ái và trong chứng từ của mình.

232. Ðâu là mối liên hệ giữa các Bí tích

với đời sống vĩnh cửu? 1130 Trong các Bí tích, Hội thánh đã được

tham dự trước vào đời sống vĩnh cửu, đang khi "chờ đợi ngày hồng phúc, ngày Ðức Giêsu Kitô là Thiên Chúa cao cả và là Ðấng cứu độ chúng ta, xuất hiện vinh quang" (Tt 2, 13).

CHƯƠNG HAI

CỬ HÀNH MẦU NHIỆM VƯỢT QUA

CỬ HÀNH PHỤNG VỤ CỦA HỘI THÁNH

AI CỬ HÀNH? 233. Ai hoạt động trong Phụng vụ? Chính "Ðức Kitô toàn thể" (Christus

Totus), gồm Ðầu và Thân thể, hoạt động trong Phụng vụ. Với tư cách là vị Thượng tế, Ðức Kitô cử hành cùng với Thân thể Người là Hội thánh trên trời và Hội thánh ở trần gian.

72

234. Who celebrates the heavenly liturgy? 1138-1139 The heavenly liturgy is celebrated by the angels, by the saints of the Old and New Testament, particularly the Mother of God, by the Apostles, by the martyrs, and by the “great multitude which no one could number from every nation, race, people, and tongue.” (Revelation 7:9). When we celebrate the mystery of our salvation in the sacraments we participate in this eternal liturgy. 235. How does the Church on earth celebrate the liturgy? 1140-1144 1188 The Church on earth celebrates the liturgy as a priestly people in which each one acts according to his proper function in the unity of the Holy Spirit. The baptized offer themselves in a spiritual sacrifice; the ordained ministers celebrate according to the Order they received for the service of all the members of the Church; the bishops and priests act in the Person of Christ the Head. How is the liturgy celebrated? 236. How is the liturgy celebrated? 1145 The celebration of the liturgy is interwoven with signs and symbols whose meaning is rooted in creation and in human culture. It is determined by the events of the Old Testament and is fully revealed in the Person and work of Christ.

234. Ai cử hành Phụng vụ trên trời? 1138-1139 Phụng vụ trên trời được cử hành do

các thiên thần, các thánh của Cựu Ước và Tân Ước, đặc biệt là Mẹ Thiên Chúa, các thánh Tông đồ, các thánh tử đạo và "một đoàn người thật đông" không tài nào đếm nổi, "thuộc mọi dân, mọi chi tộc, mọi nước và mọi ngôn ngữ" (Kh 7,9). Khi cử hành mầu nhiệm cứu độ trong các Bí tích, chúng ta được dự phần vào Phụng vụ vĩnh cửu này.

235. Hội thánh ở trần gian cử hành

Phụng vụ như thế nào? Hội thánh ở trần gian cử hành

Phụng vụ với tư cách là dân tư tế, trong đó mỗi người hoạt động tùy theo phận vụ riêng của mình, trong sự hợp nhất của Chúa Thánh Thần. Các người đã lãnh nhận Bí tích Rửa tội hiến dâng chính mình trong hy lễ thiêng liêng, các thừa tác viên có chức thánh cử hành theo thánh chức mà họ đã lãnh nhận để phục vụ tất cả các chi thể của Hội thánh; các Giám mục và linh mục hoạt động trong cương vị Ðức Kitô, là Thủ lãnh.

CỬ HÀNH THẾ NÀO?

236. Phụng vụ được cử hành thế nào?

1145 Việc cử hành Phụng vụ được kết

thành bằng các dấu chỉ và biểu tượng. Ý nghĩa của những dấu chỉ và biểu tượng này được bắt nguồn trong công trình tạo dựng và trong các nền văn hóa nhân loại, được xác định trong các biến cố của Cựu Ước và được hoàn tất trọn vẹn trong Con Người của Ðức Kitô và trong các hoạt động của Người.

73

237. From where do the sacramental signs come? 1146-1152 1189 Some come from created things (light, water, fire, bread, wine, oil); others come from social life (washing, anointing, breaking of bread). Still others come from the history of salvation in the Old Covenant (the Passover rites, the sacrifices, the laying on of hands, the consecrations). These signs, some of which are normative and unchangeable, were taken up by Christ and are made the bearers of his saving and sanctifying action. 238. What is the link between the actions and the words in the celebration of the sacraments? Actions and words are very closely linked in the celebration of the sacraments. Indeed, even if the symbolic actions are already in themselves a language, it is necessary that the words of the rite accompany and give life to these actions. The liturgical words and actions are inseparable both insofar as they are meaningful signs and insofar as they bring about what they signify. 239. What are the criteria for the proper use of singing and music in liturgical celebrations? Since song and music are closely connected with liturgical action they must respect the following criteria. They should conform to Catholic doctrine in their texts, drawn preferably from Sacred Scripture and liturgical sources. They should be a beautiful expression of prayer. The music should be of a high quality. Song and music should encourage the participation of the liturgical assembly. They should express the cultural richness of the People of God and the sacred and solemn character of the celebration. “He who sings, prays twice” (Saint Augustine).

237. Các dấu chỉ Bí tích bắt nguồn từ đâu?

1146-1152 Một số dấu chỉ bắt nguồn từ công trình

tạo dựng (ánh sáng, nước, lửa, bánh, rượu, dầu); một số khác từ đời sống xã hội (tẩy rửa, xức dầu, bẻ bánh); một số khác từ lịch sử cứu độ thời Cựu Ước (các nghi thức Vượt qua, các hy lễ, việc đặt tay, việc thánh hiến). Những dấu chỉ này, có một số được qui định và bất biến, đã được Ðức Kitô sử dụng và trở thành những phương tiện chuyển thông hoạt động cứu độ và thánh hóa của Người.

238. Ðâu là mối liên hệ giữa cử chỉ và

lời nói trong việc cử hành Bí tích? 1153-1155 1190 Trong việc cử hành Bí tích, cử chỉ và lời

nói liên hệ với nhau chặt chẽ. Thật vậy, dù các cử chỉ tượng trưng tự chúng đã là một thứ ngôn ngữ, nhưng vẫn cần có các lời thuộc nghi thức kèm theo và làm cho chúng sinh động. Trong Phụng vụ, lời đọc và cử chỉ không thể tách rời nhau vì chúng vừa là dấu chỉ vừa là giáo huấn; chúng cũng không thể tách rời nhau vì chúng thực hiện điều chúng biểu thị.

239. Bài ca và âm nhạc có vai trò trong

việc cử hành Phụng vụ theo những tiêu chuẩn nào?

1156-1158 1191 Bài ca và âm nhạc liên kết chặt chẽ với

hành vi Phụng vụ. Vì vậy, phải tôn trọng các tiêu chuẩn sau đây: các bản văn phải phù hợp với giáo l{ công giáo, ưu tiên rút từ Thánh Kinh và các nguồn Phụng vụ; vẻ đẹp diễn cảm của lời cầu nguyện; phẩm chất âm nhạc; sự tham gia của cộng đoàn; sự phong phú về văn hóa của dân Thiên Chúa; đặc điểm thánh thiêng và trang trọng của việc cử hành. "Hát là cầu nguyện hai lần" (thánh Augustinô).

74

240. What is the purpose of holy images? 1159-1161 1192 The image of Christ is the liturgical icon par excellence. Other images, representations of Our Lady and of the Saints, signify Christ who is glorified in them. They proclaim the same Gospel message that Sacred Scripture communicates by the word and they help to awaken and nourish the faith of believers. When is the liturgy celebrated? 241. What is the center of the liturgical season? The center of the liturgical season is Sunday which is the foundation and kernel of the entire liturgical year and has its culmination in the annual celebration of Easter, the feast of feasts. 242. What is the function of the liturgical year? 1168-1173 1194-1195 In the liturgical year the Church celebrates the whole mystery of Christ from his Incarnation to his return in glory. On set days the Church venerates with special love the Blessed Virgin Mary, the Mother of God. The Church also keeps the memorials of saints who lived for Christ, who suffered with him, and who live with him in glory. 243. What is the Liturgy of the Hours? 1174-1178 1196 The Liturgy of the Hours, which is the public and common prayer of the Church, is the prayer of Christ with his body, the Church. Through the Liturgy of the Hours the mystery of Christ, which we celebrate in the Eucharist, sanctifies and transforms the whole of each day. It is composed mainly of psalms, other biblical texts, and readings from the Fathers and spiritual masters.

240. Mục đích của các ảnh tượng thánh là gì?

Ảnh tượng Ðức Kitô là ảnh tượng phụng vụ cách tuyệt hảo; các ảnh tượng thánh khác trình bày Ðức Trinh Nữ và các thánh, biểu lộ Ðức Kitô được tôn vinh nơi các ngài. Các ảnh tượng này công bố chính sứ điệp Tin Mừng mà Thánh Kinh chuyển đạt bằng lời. Các ảnh tượng thánh góp phần khơi dậy và nuôi dưỡng đức tin của các tín hữu.

PHỤNG VỤ ĐƯỢC CỬ HÀNH KHI NÀO?

241. Trung tâm của thời gian Phụng vụ

là gì? Trung tâm của thời gian Phụng vụ là

ngày Chúa Nhật, nền tảng và cốt lõi của cả năm Phụng vụ. Năm Phụng vụ có chóp đỉnh là lễ Phục sinh, ngày "lễ của các ngày lễ."

242. Ý nghĩa của năm Phụng vụ là gì? Trong năm Phụng vụ, Hội thánh cử hành

toàn thể Mầu nhiệm Ðức Kitô, từ lúc Người nhập thể cho đến ngày Người lại đến trong vinh quang. Trong một số ngày, Hội thánh tôn kính Ðức Trinh Nữ Maria diễm phúc, Mẹ Thiên Chúa, với một lòng trìu mến đặc biệt; Hội thánh cũng kính nhớ các thánh là những người đã sống cho Ðức Kitô, đã chịu đau khổ với Người và hiện đang ở với Người trong vinh quang.

243. Các Giờ kinh Phụng vụ là gì? 1174-1178 1196 Các Giờ kinh Phụng vụ - Kinh nguyện

công khai và thường xuyên của Hội thánh - là lời cầu nguyện của Ðức Kitô cùng với Thân Thể Người. Nhờ Các Giờ kinh Phụng vụ, Mầu nhiệm của Ðức Kitô, mà chúng ta cử hành trong Thánh lễ, thánh hóa và làm thay hình đổi dạng thời gian của mỗi ngày. Các Giờ kinh Phụng vụ được kết thành chủ yếu từ các Thánh Vịnh, các bản văn khác của Thánh Kinh, cũng như những bài đọc của các Giáo phụ và các tôn sư linh đạo.

75

Where is the liturgy celebrated? 244. Does the Church need places in order to celebrate the liturgy? The worship “in spirit and truth” (John 4:24) of the New Covenant is not tied exclusively to any place because Christ is the true temple of God. Through him Christians and the whole Church become temples of the living God by the action of the Holy Spirit. Nonetheless, the people of God in their earthly condition need places in which the community can gather to celebrate the liturgy. 245. What are sacred buildings? 1181 1198-1199 They are the houses of God, a symbol of the Church that lives in that place as well as of the heavenly Jerusalem. Above all they are places of prayer in which the Church celebrates the Eucharist and worships Christ who is truly present in the tabernacle. 246. What are the privileged places inside sacred buildings? They are: the altar, the tabernacle, the place where the sacred Chrism and other holy oils are kept, the chair of the bishop (cathedra) or the chair of the priest, the ambo, the baptismal font, and the confessional. LITURGICAL DIVERSITY AND THE UNITY OF THE MYSTERY 247. Why is the one Mystery of Christ celebrated by the Church according to various liturgical traditions? 1200-1204 1207-1209 The answer is that the unfathomable richness of the mystery of Christ cannot be exhausted by any single liturgical tradition. From the very beginning, therefore, this richness found expression among various peoples and cultures in ways that are characterized by a wonderful diversity and complementarity.

PHỤNG VỤ ĐƯỢC CỬ HÀNH Ở ĐÂU? 244. Hội thánh có cần những nơi chốn

để cử hành Phụng vụ không? Việc thờ phượng "trong Thần Khí và sự

thật" (Ga 4,24) của Giao ước Mới không bị lệ thuộc vào bất cứ nơi nào đặc biệt, vì Ðức Kitô là Ðền Thờ đích thực của Thiên Chúa; nhờ Người, các người Kitô hữu và toàn thể Hội thánh, dưới tác động của Chúa Thánh Thần, cũng trở thành đền thờ của Thiên Chúa hằng sống. Tuy nhiên, Dân Thiên Chúa, trong hoàn cảnh trần thế, cần đến những nơi chốn để cộng đoàn có thể qui tụ cử hành Phụng vụ...

245. Các "thánh đường" là gì? Ðó là những ngôi nhà của Thiên Chúa,

biểu tượng của Hội thánh đang sống tại đó cũng như biểu trưng nơi cư ngụ thiên quốc. Ðó là những nơi cầu nguyện trong đó Hội thánh cử hành đặc biệt là Thánh lễ và tôn thờ Ðức Kitô thực sự hiện diện trong nhà tạm.

246. Những nơi nào là ưu tiên bên

trong các thánh đường? 1182-1186 Những nơi ưu tiên là: bàn thờ, nhà tạm,

nơi cất giữ Dầu thánh (myron), ngai Giám mục (cathedra) hay linh mục, giảng đài, giếng rửa tội, tòa giải tội.

SỰ ĐA DẠNG CỦA PHỤNG VỤ SỰ DUY NHẤT CỦA MẦU NHIỆM 247. Tại sao mầu nhiệm duy nhất của

Ðức Kitô lại được cử hành theo nhiều truyền thống Phụng vụ khác nhau?

Mầu nhiệm của Ðức Kitô phong phú khôn lường nên không một truyền thống Phụng vụ nào diễn tả trọn vẹn được. Vì vậy, ngay từ ban đầu, sự phong phú này đã được thể hiện nơi các dân tộc và các nền văn hóa khác nhau, qua những cách diễn tả đa dạng và bổ túc cho nhau cách kz diệu.

76

248. What is the criterion that assures unity in the midst of plurality? 1209 It is fidelity to the Apostolic Tradition, that is, the communion in the faith and in the sacraments received from the apostles, a communion that is both signified and guaranteed by apostolic succession. The Church is Catholic and therefore can integrate into her unity all the authentic riches of cultures. 249. Is everything immutable in the liturgy? 1205-1206 In the liturgy, particularly in that of the sacraments, there are unchangeable elements because they are of divine institution. The Church is the faithful guardian of them. There are also, however, elements subject to change which the Church has the power and on occasion also the duty to adapt to the cultures of diverse peoples.

SECTION TWO THE SEVEN SACRAMENTS OF THE CHURCH

The seven sacraments are: Baptism Confirmation Holy Eucharist Penance Anointing of the Sick Holy Orders Matrimony 250. How are the sacraments of the Church divided? The sacraments are divided into: the sacraments of Christian initiation (Baptism, Confirmation, and Holy Eucharist); the sacraments of healing (Penance and Anointing of the Sick);, and the sacraments at the service of communion and mission (Holy Orders and Matrimony). The sacraments touch all the important moments of Christian life. All of the sacraments are ordered to the Holy Eucharist “as to their end” (Saint Thomas Aquinas).

248. Có tiêu chuẩn nào bảo đảm cho tính duy nhất trong sự đa dạng này?

Ðó là sự trung thành với Truyền thống Tông đồ, nghĩa là sự hiệp thông trong đức tin và trong các Bí tích đã lãnh nhận từ các Tông đồ; sự hiệp thông này được biểu lộ và bảo đảm bằng sự liên tục kế nhiệm tông đồ. Hội thánh là công giáo: do đó, Hội thánh có thể hội nhập tất cả những sự phong phú đích thực của các nền văn hóa khác nhau vào sự duy nhất của mình.

249. Trong Phụng vụ, có phải tất cả đều

bất biến không? Trong Phụng vụ, nhất là trong Phụng vụ

các Bí tích, có những yếu tố bất biến vì là thể chế thiên định, được Hội thánh trung thành gìn giữ. Ngoài ra, cũng có những yếu tố có thể thay đổi mà Hội thánh có quyền và đôi khi có bổn phận thích nghi với các nền văn hóa của các dân tộc khác nhau.

ĐOẠN THỨ HAI BẢY BÍ TÍCH CỦA HỘI THÁNH

Bảy Bí tích của Hội thánh là : Rửa tội, Thêm sức, Thánh Thể, Thống hối, Xức dầu bệnh nhân, Truyền chức, Hôn phối 250. Các Bí tích của Hội thánh được phân loại thế nào ? 1210-1211 Người ta phân loại : các Bí tích khai tâm Kitô giáo (Rửa tội, Thêm sức và Thánh Thể), các Bí tích chữa lành (Thống hối và Xức dầu bệnh nhân), các Bí tích phục vụ cho sự hiệp thông và sứ vụ (Truyền chức thánh và Hôn phối). Bảy Bí tích liên quan đến những thời điểm quan trọng trong đời sống Kitô hữu. Tất cả các Bí tích đều hướng về Bí tích Thánh Thể “như mục đích đặc thù của mình” (thánh Tôma Aquinô).

77

CHAPTER ONE

THE SACRAMENTS OF CHRISTIAN INITIATION

251. How is Christian initiation brought about? 1212 1275 Christian initiation is accomplished by means of the sacraments which establish the foundations of Christian life. The faithful born anew by Baptism are strengthened by Confirmation and are then nourished by the Eucharist. THE SACRAMENT OF BAPTISM 252. What names are given to the first sacrament of initiation? 1213-1216 1276-1277 This sacrament is primarily called Baptism because of the central rite with which it is celebrated. To baptize means to “immerse” in water. The one who is baptized is immersed into the death of Christ and rises with him as a “new creature” (2 Corinthians 5:17). This sacrament is also called the “bath of regeneration and renewal in the Holy Spirit” (Titus 3:5); and it is called “enlightenment” because the baptized becomes “a son of light” (Ephesians 5:8). 253. How is Baptism prefigured in the Old Covenant? 1217-1222 In the Old Covenant Baptism was pre-figured in various ways: water, seen as source of life and of death; in the Ark of Noah, which saved by means of water; in the passing through the Red Sea,which liberated Israel from Egyptian slavery; in the crossing of the Jordan River, that brought Israel into the promised land which is the image of eternal life.

CHƯƠNG MỘT

CÁC BÍ TÍCH KHAI TÂM KITÔ GIÁO 251. Việc khai tâm Kitô giáo được thực hiện thế nào ? 1212 1275 Việc khai tâm Kitô giáo được thực hiện qua ba Bí tích đặt nền tảng cho đời sống Kitô hữu. Các tín hữu được tái sinh nhờ Bí tích Rửa tội, được củng cố nhờ Bí tích Thêm sức, và được nuôi dưỡng nhờ Bí tích Thánh Thể. BÍ TÍCH RỬA TỘI 252. Các tên gọi của Bí tích đầu tiên trong việc khai tâm Kitô giáo là gì ? 1213-1216 1276-1277 Đầu tiên, người ta gọi Bí tích này là Rửa tội theo nghi thức chính yếu của việc cử hành. Rửa tội muốn nói việc “dìm xuống” nước. Người được Rửa tội được dìm vào trong sự chết của Đức Kitô và sống lại với Người như một “thụ tạo” mới (2 Cr 5,17). Người ta còn gọi Bí tích này là “tắm tái sinh và đổi mới trong Chúa Thánh Thần” (Tt 3,5), hay là “ơn soi sáng” vì người được Rửa tội trở thành “con cái sự sáng” (Ep 5, 8). 253. Bí tích Rửa tội được diễn tả bằng những hình ảnh tượng trưng nào trong Cựu Ước ? 1217-1222 Trong Cựu Ước, người ta gặp nhiều hình ảnh tượng trưng khác nhau về Bí tích Rửa tội : nước, được coi như nguồn gốc của sự sống và sự chết; tàu Nôe cứu thoát con người nhờ nước; cuộc vượt qua Biển Đỏ giải phóng dân Israel khỏi ách nô lệ Ai Cập; việc băng qua sông Giođan tiến vào đất hứa, là hình ảnh của sự sống đời đời.

78

254. Who brought to fulfillment those prefigurations? 1223-1224 All the Old Covenant prefigurations find their fulfillment in Jesus Christ. At the beginning of his public life Jesus had himself baptized by John the Baptist in the Jordan. On the cross, blood and water, signs of Baptism and the Eucharist, flowed from his pierced side. After his Resurrection he gave to his apostles this mission: “Go forth and make disciples of all nations, baptizing them in the name of the Father and of the Son and of the Holy Spirit” (Matthew 28:19). 255. Starting when and to whom has the Church administered Baptism? 1226-1228 From the day of Pentecost, the Church has administered Baptism to anyone who believes in Jesus Christ. 256. In what does the essential rite of Baptism consist? 1229-1245 1278 The essential rite of this sacrament consists in immersing the candidate in water or pouring water over his or her head while invoking the name of the Father and the Son and the Holy Spirit. 257. Who can receive Baptism? 1246-1252 Every person not yet baptized is able to receive Baptism. 258. Why does the Church baptize infants? 1250 The Church baptizes infants because they are born with original sin. They need to be freed from the power of the Evil One and brought into that realm of freedom which belongs to the children of God.

254. Ai đã kiện toàn những hình ảnh tượng trựng đó ? 1223-1224 Những hình ảnh tượng trưng trong Cựu Ước được hoàn thành trong Đức Giêsu Kitô, Đấng ngay lúc khởi đầu đời sống công khai, đã để cho Gioan Tẩy giả làm phép rửa cho mình tại sông Giođan. Trên thập giá, từ cạnh sườn của Người bị đâm thâu, máu và nước đã tuôn trào, là dấu chỉ của Bí tích Rửa tội và Thánh thể. Sau khi Phục sinh, Người đã ủy thác cho các Tông đồ sứ vụ sau đây : “Anh em hãy đi giảng dạy muôn dân, làm phép rửa cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần” (Mt 28,19-20). 255. Hội thánh ban Bí tích Rửa tội cho những ai và từ bao giờ ? 1226-1228 Từ ngày lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, Hội thánh ban Bí tích Rửa tội cho những ai tin vào Đức Giêsu Kitô. 256. Nghi thức chính yếu của Bí tích Rửa tội là gì ? 1229-1245 1278 Nghi thức chính yếu của Bí tích này gồm việc dìm ứng viên xuống nước hay đổ nước trên đầu họ trong khi kêu cầu : nhân Danh Cha và Con và Thánh Thần. 257. Ai có thể lãnh nhận Bí tích Rửa tội ? 1246-1252 Mọi người chưa lãnh nhận đều có thể lãnh nhận Bí tích Rửa tội. 258. Tạo sao Hội thánh Rửa tội cho các em bé ? 1250 Bởi vì các em bé được sinh ra trong tội nguyên tổ, nên cần được giải thoát khỏi quyền lực Ác thần và đưa dẫn vào Vương quốc của sự tự do của con cái Thiên Chúa.

79

259. What is required of one who is to be baptized? 1253-1255 Everyone who is to be baptized is required to make a profession of faith. This is done personally in the case of an adult or by the parents and by the Church in the case of infants. Also the godfather or the godmother and the whole ecclesial community share the responsibility for baptismal preparation (catechumenate) as well as for the development and safeguarding of the faith and grace given at baptism. 260. Who can baptize? The ordinary ministers of Baptism are the bishop and the priest. In the Latin Church the deacon also can baptize. In case of necessity any person can baptize provided he has the intention of doing what the Church does. This is done by pouring water on the head of the candidate while saying the Trinitarian formula for Baptism: “I baptize you in the name of the Father and of the Son and of the Holy Spirit”. 261. Is Baptism necessary for salvation? 1257 Baptism is necessary for salvation for all those to whom the Gospel has been proclaimed and who have had the possibility of asking for this sacrament. 262. Is it possible to be saved without Baptism? 1258-1261 1281-1283 Since Christ died for the salvation of all, those can be saved without Baptism who die for the faith (Baptism of blood). Catechumens and all those who, even without knowing Christ and the Church, still (under the impulse of grace) sincerely seek God and strive to do his will can also be saved without Baptism (Baptism of desire). The Church in her liturgy entrusts children who die without Baptism to the mercy of God.

259. Hội thánh đòi hỏi gì nơi người sắp lãnh Bí tích Rửa tội ? Hội thánh đòi hỏi người sắp nhận Bí tích Rửa tội phải tuyên xưng đức tin; trong trường hợp là một người trưởng thành thì việc tuyên xưng này phải do chính bản thân họ, nhưng nếu là một em bé, thì việc tuyên xưng do cha mẹ và Hội thánh. Cha mẹ đỡ đầu và cả cộng đoàn giáo hội đều có trách nhiệm phần nào trong việc chuẩn bị Bí tích Rửa tội (cho người dự tòng) cũng như trong việc phát triển đức tin và ân sủng của Bí tích Rửa tội . 260. Ai có thể ban Bí tích Rửa tội ? Thừa tác viên thông thường của Bí tích Rửa tội là các Giám mục và linh mục; trong Giáo hội Latinh còn có cả các phó tế. Trong trường hợp cần thiết, mọi người đều có thể ban Bí tích Rửa tội, miễn là họ có ý làm điều Hội thánh làm. Người ban Bí tích Rửa tội đổ nước trên đầu ứng viên và đọc công thức Ba Ngôi khi Rửa tội : “Tôi Rửa tội cho *…+ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần.” 261. Bí tích Rửa tội có cần thiết cho ơn cứu độ không ? 1257 Bí tích Rửa tội cần thiết cho ơn cứu độ đối với những người đã được nghe rao giảng Tin Mừng và những người có khả năng xin lãnh nhận Bí tích này. 262. Người không lãnh Bí tích Rửa tội có thể được cứu rỗi không ? Vì Đức Kitô đã chết để cứu độ tất cả mọi người, nên những người sau đây có thể được cứu độ dù không lãnh nhận Bí tích Rửa tội : những ai chết vì đức tin (Rửa tội bằng máu), những người dự tòng và cả những người, dưới tác động của ân sủng, dù không biết Đức Kitô cũng như Hội thánh của Người, nhưng đã thành tâm tìm kiếm Thiên Chúa và cố gắng chu toàn thánh ý Người (Rửa tội bằng lòng ước ao). Về phần các trẻ em chết mà không được Rửa tội, Hội thánh trong Phụng vụ phó thác các em cho lòng nhân từ của Thiên Chúa.

80

263. What are the effects of Baptism? 1262-1274 1279-1280 Baptism takes away original sin, all personal sins and all punishment due to sin. It makes the baptized person a participant in the divine life of the Trinity through sanctifying grace, the grace of justification which incorporates one into Christ and into his Church. It gives one a share in the priesthood of Christ and provides the basis for communion with all Christians. It bestows the theological virtues and the gifts of the Holy Spirit. A baptized person belongs forever to Christ. He is marked with the indelible seal of Christ (character). 264. What is the meaning of the Christian name received at Baptism? The name is important because God knows each of us by name, that is, in our uniqueness as persons. In Baptism a Christian receives his or her own name in the Church. It should preferably be the name of a saint who might offer the baptized a model of sanctity and an assurance of his or her intercession before God. THE SACRAMENT OF CONFIRMATION 265. What place does Confirmation have in the divine plan of salvation? In the Old Testament the prophets announced that the Spirit of the Lord would rest on the awaited Messiah and on the entire messianic people. The whole life and mission of Jesus were carried out in total communion with the Holy Spirit. The apostles received the Holy Spirit at Pentecost and proclaimed “the great works of God” (Acts 2:11). They gave the gift of the same Spirit to the newly baptized by the laying on of hands. Down through the centuries, the Church has continued to live by the Spirit and to impart him to her children.

263. Bí tích Rửa tội mang lại những hiệu quả nào ? Bí tích Rửa tội tha thứ nguyên tội, mọi tội cá nhân và các hình phạt do tội. Bí tích Rửa tội cho tham dự vào đời sống của Thiên Chúa Ba Ngôi nhờ ơn thánh hóa, nhờ ơn công chính hóa giúp tháp nhập vào Đức Kitô và Hội thánh Người. Bí tích này cho tham dự vào chức tư tế của Đức Kitô và tạo nền tảng cho sự hiệp thông với tất cả các người Kitô hữu. Bí tích này trao ban các nhân đức đối thần và các hồng ân của Chúa Thánh Thần. Người lãnh nhận Bí tích Rửa tội thuộc về Đức Kitô luôn mãi : họ được đóng ấn không thể xóa được của Đức Kitô (ấn tín).

264. Đâu là ý nghĩa của “tên thánh” khi lãnh Bí tích Rửa tội ? Mọi tên gọi đều là quan trọng vì Thiên Chúa biết tên gọi của từng người, nghĩa là biết tính cách độc đáo của mỗi người. Khi lãnh nhận Bí tích Rửa tội, người Kitô hữu nhận một tên gọi đặc biệt trong Hội Thánh, ưu tiên nên chọn tên của một vị thánh, vị này là gương mẫu thánh thiện cho người nhận tên, và ngài sẽ chuyển cầu cho họ nơi Thiên Chúa.

BÍ TÍCH THÊM SỨC

265. Bí tích Thêm sức có vị trí nào trong Nhiệm cục Cứu độ ?

Trong Giao ước cũ, các tiên tri đã loan báo việc tuôn đổ Thánh Thần của Chúa trên Đấng Mêsia đang được mong đợi, và trên toàn dân của Đấng Mêsia. Trọn đời sống và sứ vụ của Đức Kitô diễn ra trong sự hiệp thông trọn vẹn với Chúa Thánh Thần. Các Tông đồ nhận lãnh Chúa Thánh Thần trong ngày lễ Ngũ tuần và loan báo “những kz công của Thiên Chúa” (Cv 2, 11). Qua việc đặt tay, các ngài trao ban cho các người mới lãnh nhận Bí tích Rửa tội hồng ân của chính Chúa Thánh Thần. Qua bao thế kỷ, Hội thánh liên tục sống nhờ Chúa Thánh Thần và thông ban Chúa Thánh Thần cho con cái mình.

81

266. Why is this sacrament called Chrismation or Confirmation? 1289 It is called Chrismation (in the Eastern Churches: Anointing with holy myron or chrism) because the essential rite of the sacrament is anointing with chrism. It is called Confirmation because it confirms and strengthens baptismal grace. 267. What is the essential rite of Confirmation? 1290-1301 1318 1320-1321 The essential rite of Confirmation is the anointing with Sacred Chrism (oil mixed with balsam and consecrated by the bishop), which is done by the laying on of the hand of the minister who pronounces the sacramental words proper to the rite. In the West this anointing is done on the forehead of the baptized with the words, “Be sealed with the gift of the Holy Spirit”. In the Eastern Churches of the Byzantine rite this anointing is also done on other parts of the body with the words, “The seal of the gift of the Holy Spirit”. 268. What is the effect of Confirmation? 1302-1305 1316-1317 The effect of Confirmation is a special outpouring of the Holy Spirit like that of Pentecost. This outpouring impresses on the soul an indelible character and produces a growth in the grace of Baptism. It roots the recipient more deeply in divine sonship, binds him more firmly to Christ and to the Church and reinvigorates the gifts of the Holy Spirit in his soul. It gives a special strength to witness to the Christian faith.

266. Tại sao Bí tích này được gọi là Bí tích Dầu thánh hay Thêm sức ? Người ta gọi Bí tích này là Bí tích Dầu thánh (trong các Giáo hội đông phương : Chrismation là việc xức bằng dầu myron, nghĩa là Dầu thánh), bởi vì nghi thức chính yếu của Bí tích này là việc xức dầu. Người ta gọi Bí tích này là Bí tích Thêm Sức, vì Bí tích này kiên cường và củng cố ân sủng của Bí tích Rửa tội. 267. Nghi thức chính yếu của Bí tích Thêm sức là gì ? Nghi thức chính yếu của Bí tích Thêm sức là việc xức Dầu thánh (dầu pha hương liệu đã được Giám mục thánh hiến), kèm theo việc đặt tay của thừa tác viên, ngài sẽ đọc các lời thuộc Bí tích dành riêng cho nghi thức. Ở Phương Tây việc xức dầu được ghi trên trán của những người đã được Rửa tội, kèm theo lời này : “Hãy lãnh nhận ấn tín ơn Chúa Thánh Thần”. Trong các Giáo hội Đông Phương theo nghi thức Byzantin, việc xức dầu còn ghi trên nhiều phần thân thể, với công thức : “Tôi ghi dấu cho anh bằng hồng ân của Chúa Thánh Thần.” 268. Bí tích Thêm sức có những hiệu quả nào ? Hiệu quả của Bí tích Thêm sức là việc đổ tràn Chúa Thánh Thần cách đặc biệt, như trong ngày lễ Ngũ Tuần. Việc đổ tràn này ghi một ấn tín không thể tẩy xoá trong linh hồn người lãnh nhận, và gia tăng ân sủng của Bí tích Rửa tội. Việc tuôn tràn Thánh Thần giúp chúng ta tiến sâu hơn vào ơn làm con cái Thiên Chúa, kết hợp chúng ta chặt chẽ hơn với Đức Kitô và với Hội thánh của Người. Bí tích này củng cố trong tâm hồn chúng ta các hồng ân của Chúa Thánh Thần và trao ban cho chúng ta một sức mạnh đặc biệt để làm chứng cho đức tin Kitô giáo.

82

269. Who can receive this sacrament? 1306-1311 1319 Only those already baptized can and should receive this sacrament which can be received only once. To receive Confirmation efficaciously the candidate must be in the state of grace. 270. Who is the minister of Confirmation? 1312-1314 The original minister of Confirmation is the bishop. In this way the link between the confirmed and the Church in her apostolic dimension is made manifest. When a priest confers this sacrament, as ordinarily happens in the East and in special cases in the West, the link with the bishop and with the Church is expressed by the priest who is the collaborator of the bishop and by the Sacred Chrism, consecrated by the bishop himself. THE SACRAMENT OF THE EUCHARIST 271. What is the Eucharist? 1322-1323 1409 The Eucharist is the very sacrifice of the Body and Blood of the Lord Jesus which he instituted to perpetuate the sacrifice of the cross throughout the ages until his return in glory. Thus he entrusted to his Church this memorial of his death and Resurrection. It is a sign of unity, a bond of charity, a paschal banquet, in which Christ is consumed, the mind is filled with grace, and a pledge of future glory is given to us. 272. When did Jesus Christ institute the Eucharist? 1323 1337-1340 Jesus instituted the Eucharist on Holy Thursday “the night on which he was betrayed” (1 Corinthians 11:23), as he celebrated the Last Supper with his apostles.

269. Ai có thể lãnh nhận Bí tích Thêm sức ? Tất cả những ai đã nhận Bí tích Rửa tội đều có thể và phải nhận Bí tích Thêm sức và chỉ một lần duy nhất. Để lãnh nhận cho có hiệu quả, người đã được Rửa tội phải ở trong tình trạng ân sủng. 270. Ai là thừa tác viên của Bí tích Thêm sức ? Thừa tác viên nguyên thủy của Bí tích Thêm sức là Giám mục. Đây là cách làm nổi bật sự liên kết giữa người được Thêm sức với Hội thánh trong cơ cấu tông truyền. Khi linh mục trao ban Bí tích này – điều này thông thường ở Đông Phương và trong những hoàn cảnh đặc biệt ở Tây Phương – mối dây liên kết với Giám mục và với Hội thánh được biểu lộ qua linh mục, là cộng sự viên của Giám mục, và qua Dầu thánh được chính Giám mục thánh hiến.

BÍ TÍCH THÁNH THỂ 271. Bí tích Thánh Thể là gì ? 1322-1323 1409 Bí tích Thánh Thể là chính hy tế Mình và Máu của Chúa Giêsu, mà Người đã thiết lập để lưu tồn hy tế thập giá của Người qua bao thế kỷ cho đến khi Người lại đến. Như thế, Người ủy thác cho Hội thánh việc tưởng nhớ cái Chết và cuộc Phục sinh của Người. Bí tích Thánh Thể là dấu chỉ hợp nhất, dây bác ái, bữa tiệc vượt qua, nơi chúng ta lãnh nhận Đức Kitô, linh hồn được tràn đầy ân sủng và được bảo đảm cho đời sống vĩnh cửu. 272. Chúa Giêsu đã thiết lập Bí tích Thánh thể khi nào ? 1323 1337-1340 Người đã thiết lập Bí tích Thánh Thể vào ngày Thứ Năm tuần thánh, “trong đêm bị trao nộp” (1 Cr 11, 23), khi Người ăn bữa tiệc cuối cùng với các Tông đồ của Người.

83

273. How did he institute the Eucharist? 1337-1340 1365, 1406 After he had gathered with his apostles in the Cenacle, Jesus took bread in his hands. He broke it and gave it to them saying, “Take this and eat it, all of you; this is my Body which will be given up for you”. Then, he took the cup of wine in his hands and said, “Take this and drink of this, all of you. This is the cup of my Blood, the Blood of the new and everlasting covenant. It will be shed for you and for all so that sins may be forgive. Do this in memory of me”. 274. What does the Eucharist represent in the life of the Church? 1324-1327 1407 It is the source and summit of all Christian life. In the Eucharist, the sanctifying action of God in our regard and our worship of him reach their high point. It contains the whole spiritual good of the Church, Christ himself, our Pasch. Communion with divine life and the unity of the People of God are both expressed and effected by the Eucharist. Through the eucharistic celebration we are united already with the liturgy of heaven and we have a foretaste of eternal life. 275. What are the names for this sacrament? 1328-1332 The unfathomable richness of this sacrament is expressed in different names which evoke its various aspects. The most common names are: the Eucharist, Holy Mass, the Lord’s Supper, the Breaking of the Bread, the Eucharistic Celebration, the Memorial of the passion, death and Resurrection of the Lord, the Holy Sacrifice, the Holy and Divine Liturgy, the Sacred Mysteries, the Most Holy Sacrament of the Altar, and Holy Communion.

273. Người đã thiết lập Bí tích Thánh Thể như thế nào ? Sau khi qui tụ các Tông đồ trong nhà Tiệc ly, Chúa Giêsu cầm lấy bánh trong tay, bẻ ra và trao cho các ông mà nói : “Anh em hãy nhận lấy mà ăn : này là Mình Thầy bị nộp vì anh em”. Rồi Người cầm trong tay chén đầy ruợu và nói với họ : “Anh em hãy nhận lấy mà uống: này là chén Máu Thầy, Máu Giao ước mới và vĩnh cửu, đổ ra cho anh em và nhiều người được tha tội. Anh em hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy”. 274. Bí tích Thánh Thể có ý nghĩa gì trong đời sống của Hội thánh ? Bí tích Thánh Thể là nguồn mạch và tột đỉnh của toàn bộ đời sống Kitô giáo. Thánh Thể là tột đỉnh hoạt động thánh hóa của Thiên Chúa đối với chúng ta và là tột đỉnh của hoạt động phượng tự chúng ta dâng lên Ngài. Bí tích Thánh Thể chứa đựng tất cả của cải thiêng liêng của Hội thánh, đó chính là Đức Kitô, Đấng là Chiên Vượt qua của chúng ta. Việc hiệp thông vào sự sống của Thiên Chúa và sự hợp nhất của dân Thiên Chúa được diễn tả và thực hiện nhờ Bí tích Thánh Thể. Qua việc cử hành Thánh lễ, chúng ta được kết hợp với Phụng vụ trên trời và tham dự trước vào đời sống vĩnh cửu. 275. Bí tích này còn được gọi bằng những tên gọi nào ? 1328-1332 Nguồn phong phú vô tận của Bí tích này được diễn tả qua nhiều tên gọi khác nhau, gợi lên những khía cạnh đặc biệt. Những tên gọi thông dụng nhất là: Thánh Thể, Thánh lễ, Bữa tiệc của Chúa, lễ Bẻ Bánh, Cử hành Thánh Thể, Tưởng nhớ cuộc khổ nạn, cái chết và sự phục sinh của Chúa, Hy lễ thánh, Phụng vụ thánh và Thần linh, Mầu nhiệm thánh, Bí tích thánh nơi bàn thờ, Hiệp lễ.

84

276. Where does the Eucharist fit in the divine plan of salvation? 1333-1344 The Eucharist was foreshadowed in the Old Covenant above all in the annual Passover meal celebrated every year by the Jews with unleavened bread to commemorate their hasty, liberating departure from Egypt. Jesus foretold it in his teaching and he instituted it when he celebrated the Last Supper with his apostles in a Passover meal. The Church, faithful to the command of her Lord, “Do this in memory of me” (1 Corinthians 11:24), has always celebrated the Eucharist, especially on Sunday, the day of the Resurrection of Jesus. 277. How is the celebration of the Holy Eucharist carried out? 1345-1355 1408 The Eucharist unfolds in two great parts which together form one, single act of worship. The Liturgy of the Word involves proclaiming and listening to the Word of God. The Liturgy of the Eucharist includes the presentation of the bread and wine, the prayer or the anaphora containing the words of consecration, and communion. 278. Who is the minister for the celebration of the Eucharist? 1348 1411 The celebrant of the Eucharist is a validly ordained priest (bishop or priest) who acts in the Person of Christ the Head and in the name of the Church. 279. What are the essential and necessary elements for celebrating the Eucharist? 1412 The essential elements are wheat bread and grape wine.

276. Đâu là vị trí của Bí tích Thánh Thể trong Nhiệm cục cứu độ ? 1333-1344 Trong Giao ước cũ, Bí tích Thánh Thể đặc biệt được tượng trưng bằng bữa ăn Vượt qua, được Người Hi-pri cử hành hàng năm với bánh không men, để ghi nhớ ngày ra đi vội vã và giải phóng khỏi đất Ai Cập. Chúa Giêsu đã báo trước về Bí tích này trong giáo huấn của Người, và Người đã thiết lập Bí tích này khi cử hành bữa tiệc ly với các Tông đồ, trong khung cảnh bữa tiệc Vượt qua. Trung thành với lệnh truyền của Chúa : “Hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy” (1 Cr 11, 24), Hội thánh luôn cử hành Bí tích Thánh Thể, nhất là vào ngày chúa nhật, ngày Phục sinh của Chúa Giêsu. 277. Bí tích Thánh Thể được cử hành thế nào ? 1345-1355 1408 Bí tích Thánh Thể được cử hành gồm hai phần chính, hợp thành một hành vi phụng tự duy nhất : Phụng vụ Lời Chúa gồm việc công bố và lắng nghe Lời Chúa, và Phụng vụ Thánh Thể gồm việc tiến dâng bánh rượu, kinh nguyện thánh thể (hay anaphore) và hiệp lễ. 278. Ai là thừa tác viên của Bí tích Thánh Thể ? 1348 1411 Thừa tác viên Bí tích Thánh Thể là vị tư tế (Giám mục hay linh mục) đã được truyền chức thành sự; vị này cử hành trong cương vị (in Persona) Đức Kitô – Thủ lãnh và nhân danh Hội thánh. 279. Các chất liệu chính yếu và cần thiết của Bí tích Thánh Thể là gì ? 1412 Các chất liệu đó là bánh mì và rượu nho.

85

280. In what way is the Eucharist a memorial of the sacrifice of Christ? 1362-1367 The Eucharist is a memorial in the sense that it makes present and actual the sacrifice which Christ offered to the Father on the cross, once and for all on behalf of mankind. The sacrificial character of the Holy Eucharist is manifested in the very words of institution, “This is my Body which is given for you” and “This cup is the New Covenant in my Blood that will be shed for you” (Luke 22:19-20). The sacrifice of the cross and the sacrifice of the Eucharist are one and the same sacrifice. The priest and the victim are the same; only the manner of offering is different: in a bloody manner on the cross, in an unbloody manner in the Eucharist. 281. In what way does the Church participate in the eucharistic sacrifice? 1368-1372 1414 In the Eucharist the sacrifice of Christ becomes also the sacrifice of the members of his Body. The lives of the faithful, their praise, their suffering, their prayers, their work, are united to those of Christ. In as much as it is a sacrifice, the Eucharist is likewise offered for all the faithful, living and dead, in reparation for the sins of all and to obtain spiritual and temporal benefits from God. The Church in heaven is also united to the offering of Christ. 282. How is Christ present in the Eucharist? 1373-1375 1413 Jesus Christ is present in the Eucharist in a unique and incomparable way. He is present in a true, real and substantial way, with his Body and his Blood, with his Soul and his Divinity. In the Eucharist, therefore, there is present in a sacramental way, that is, under the Eucharistic species of bread and wine, Christ whole and entire, God and Man.

280. Tại sao nói Bí tích Thánh Thể là việc tưởng niệm hy tế của Đức Kitô ? 1362-1367 Bí tích Thánh Thể là việc tưởng niệm theo nghĩa làm cho hiện diện và hiện tại hoá hy tế thập giá mà Đức Kitô đã dâng lên Chúa Cha, một lần thay cho tất cả, vì nhân loại. Đặc tính hy tế của Bí tích Thánh Thể được biểu lộ trong chính những lời thiết lập : “Đây là Mình Thầy, bị nộp vì anh em” và “Chén này là Giao ước mới trong Máu Thầy, sẽ đổ ra vì anh em” (Lc 22,19-20). Hy tế thập giá và hy tế Thánh Thể là một hy tế duy nhất. Hiến vật và người dâng là một, chỉ khác biệt về cách tiến dâng : cách đổ máu trên thập giá, cách không đổ máu trong Bí tích Thánh Thể. 281. Hội thánh tham dự vào hy tế Thánh Thể theo cách nào ? Trong Bí tích Thánh Thể, hy tế của Đức Kitô cũng trở thành hy tế của các chi thể trong Thân Thể Người. Đời sống của các tín hữu, lời ca ngợi, hoạt động, cầu nguyện, lao động của họ được kết hợp với Đức Kitô. Vì là hy tế, Bí tích Thánh Thể cũng được dâng lên thay cho tất cả các tín hữu, người còn sống cũng như kẻ đã qua đời, như của lễ đền tội cho tất cả mọi người, để đón nhận được từ Thiên Chúa những ích lợi thiêng liêng và trần thế. Hơn nữa, Hội thánh trên trời cũng hiện diện trong lễ dâng của Đức Kitô. 282. Chúa Giêsu hiện diện trong Bí tích Thánh Thể như thế nào ? Đức Giêsu Kitô hiện diện trong Bí tích Thánh Thể một cách độc nhất vô nhị và không thể so sánh được. Thật vậy, Người hiện diện cách đích thực, thực sự và theo bản thể: với Mình và Máu Người, với linh hồn và thần tính của Người. Trong Bí tích Thánh Thể, Đức Kitô trọn vẹn, vừa là Thiên Chúa vừa là con người, hiện diện theo cách Bí tích, nghĩa là dưới hình bánh và hình rượu.

86

283. What is the meaning of transubstantiation? 1376-1377 1413 Transubstantiation means the change of the whole substance of bread into the substance of the Body of Christ and of the whole substance of wine into the substance of his Blood. This change is brought about in the eucharistic prayer through the efficacy of the word of Christ and by the action of the Holy Spirit. However, the outward characteristics of bread and wine, that is the “eucharistic species”, remain unaltered. 284. Does the breaking of the bread divide Christ? 1377 The breaking of the bread does not divide Christ. He is present whole and entire in each of the eucharistic species and in each of their parts. 285. How long does the presence of Christ last in the Eucharist? 1377 The presence of Christ continues in the Eucharist as long as the eucharistic species subsist. 286. What kind of worship is due to the sacrament of the Eucharist? The worship due to the sacrament of the Eucharist, whether during the celebration of the Mass or outside it, is the worship of latria, that is, the adoration given to God alone. The Church guards with the greatest care Hosts that have been consecrated. She brings them to the sick and to other persons who find it impossible to participate at Mass. She also presents them for the solemn adoration of the faithful and she bears them in processions. The Church encourages the faithful to make frequent visits to adore the Blessed Sacrament reserved in the tabernacle.

283. Biến đổi bản thể nghĩa là gì ? 1376-1377 1413 Biến đổi bản thể nghĩa là sự biến đổi trọn vẹn bản thể bánh thành bản thể Mình Thánh Đức Kitô, và biến đổi trọn vẹn bản thể rượu thành bản thể Máu Thánh Người. Sự biến đổi này được thực hiện trong Kinh Nguyện Thánh Thể, nhờ tính hữu hiệu của lời Đức Kitô và tác động của Chúa Thánh Thần. Tuy nhiên, những đặc tính khả giác bên ngoài của bánh và rượu, nghĩa là các “hình bánh rượu,” vẫn không thay đổi. 284. Việc bẻ bánh có phân chia Đức Kitô không ? 1377 Việc bẻ bánh không phân chia Đức Kitô. Người hiện diện trọn vẹn và toàn phần trong mỗi hình dạng Thánh Thể, và trong mỗi phần nhỏ của cả hai hình dạng đó. 285. Sự hiện diện của Đức Kitô trong Bí tích Thánh Thể kéo dài bao lâu ? 1377 Sự hiện diện của Đức Kitô kéo dài bao lâu hình bánh ruợu đã truyền phép còn tồn tại. 286. Phải tôn thờ Bí tích Thánh Thể cách nào ? 1378-1381 1418 Đó là sự tôn thờ “latria”, nghĩa là sự tôn thờ chỉ dành riêng cho một mình Thiên Chúa, dù trong Thánh lễ, dù ngoài Thánh lễ. Hội thánh bảo quản bánh rượu đã truyền phép một cách cẩn thận tối đa; Hội thánh mang Thánh Thể cho các bệnh nhân, cho những người không có khả năng tham dự Thánh lễ. Hội thánh trưng Thánh Thể cho các tín hữu tôn thờ cách long trọng ; mang Thánh Thể đi rước kiệu và mời gọi mọi người thường xuyên kính viếng và thờ lạy Bí tích cực thánh này, được gìn giữ trong Nhà tạm.

87

287. Why is the Holy Eucharist the paschal banquet? 1382-1384 1391-1396 The Holy Eucharist is the paschal banquet in as much as Christ sacramentally makes present his Passover and gives us his Body and Blood, offered as food and drink, uniting us to himself and to one another in his sacrifice. 288. What is the meaning of the altar? 1383 1410 The altar is the symbol of Christ himself who is present both as sacrificial victim (the altar of the sacrifice) and as food from heaven which is given to us (the table of the Lord). 289. When does the Church oblige her members to participate at Holy Mass? 1389 1417 The Church obliges the faithful to participate at Holy Mass every Sunday and on holy days of obligation. She recommends participation at Holy Mass on other days as well. 290. When must one receive Holy Communion? 1389 The Church recommends that the faithful, if they have the required dispositions, receive Holy Communion whenever they participate at Holy Mass. However, the Church obliges them to receive Holy Communion at least once a year during the Easter season.

287. Tại sao Bí tích Thánh Thể là tiệc Vượt qua ? 1382-1384 1391-1396 Bí tích Thánh Thể là tiệc Vượt qua vì khi làm cho cuộc Vượt qua của Người hiện diện một cách Bí tích, Đức Kitô ban cho chúng ta Mình và Máu Người làm của ăn thức uống. Người kết hợp chúng ta với Người và với nhau trong hy tế của Người. 288. Bàn thờ có ý nghĩa gì ? 1383 1410 Bàn thờ là biểu tượng của chính Đức Kitô, Đấng đang hiện diện như của lễ hiến tế (bàn thờ - hy tế thập giá) và như lương thực thần thiêng được ban tặng cho chúng ta (bàn thờ – bàn tiệc Thánh Thể). 289. Hội thánh đòi buộc chúng ta phải tham dự Thánh lễ khi nào ? 1389 1417 Hội thánh đòi buộc các tín hữu phải tham dự Thánh lễ vào các ngày Chúa nhật và các lễ buộc. Hội thánh cũng khuyên chúng ta tham dự Thánh lễ vào các ngày khác nữa. 290. Khi nào chúng ta phải rước lễ ? 1389 Hội thánh khuyên các tín hữu, nếu có đủ điều kiện cần thiết, nên rước lễ mỗi khi tham dự Thánh lễ. Hội thánh buộc chúng ta rước lễ một năm ít là một lần trong mùa Phục sinh.

88

291. What is required to receive Holy Communion? 1385-1389 1415 To receive Holy Communion one must be fully incorporated into the Catholic Church and be in the state of grace, that is, not conscious of being in mortal sin. Anyone who is conscious of having committed a grave sin must first receive the sacrament of Reconciliation before going to Communion. Also important for those receiving Holy Communion are a spirit of recollection and prayer, observance of the fast prescribed by the Church, and an appropriate disposition of the body (gestures and dress) as a sign of respect for Christ. 292. What are the fruits of Holy Communion? 1391-1397 1416 Holy Communion increases our union with Christ and with his Church. It preserves and renews the life of grace received at Baptism and Confirmation and makes us grow in love for our neighbor. It strengthens us in charity, wipes away venial sins and preserves us from mortal sin in the future. 293. When is it possible to give Holy Communion to other Christians? 1398-1401 Catholic ministers may give Holy Communion licitly to members of the Oriental Churches which are not in full communion with the Catholic Church whenever they ask for it of their own will and possess the required dispositions. Catholic ministers may licitly give Holy Communion to members of other ecclesial communities only if, in grave necessity, they ask for it of their own will, possess the required dispositions, and give evidence of holding the Catholic faith regarding the sacrament.

291. Phải có những điều kiện nào để rước lễ ? 1385-1389 Để rước lễ, chúng ta phải hoàn toàn thuộc về Hội thánh Công giáo và sống trong tình trạng ân sủng, nghĩa là phải ý thức mình không có tội trọng. Ai ý thức mình đã phạm một tội trọng, phải lãnh nhận Bí tích Thống hối trước khi rước lễ. Cũng cần phải có sự tịnh tâm và cầu nguyện, giữ sự chay tịnh do Hội thánh qui định và có những thái độ bên ngoài xứng đáng (cử chỉ, cách ăn mặc) biểu lộ lòng tôn kính đối với Đức Kitô. 292. Việc rước lễ đem lại những hiệu quả gì ? 1391-1397 1416 Việc rước lễ làm tăng triển sự hiệp thông của chúng ta với Đức Kitô và với Hội thánh Người, bảo toàn và canh tân đời sống ân sủng đã nhận được khi lãnh Bí tích Rửa tội và Bí tích Thêm sức, giúp tăng triển tình yêu đối với tha nhân. Việc rước lễ làm chúng ta nên mạnh mẽ trong đức ái, xoá bỏ các tội nhẹ và gìn giữ chúng ta, trong tương lai, khỏi các tội trọng. 293. Khi nào có thể trao ban Bí tích Thánh Thể cho các người Kitô hữu không công giáo? 1398-1401 Các thừa tác viên công giáo chỉ được phép trao ban Bí tích Thánh Thể cho những người thuộc các Giáo hội Đông Phương, dù không hiệp thông trọn vẹn với Hội thánh Công giáo, nếu như chính họ tự ý xin và có đủ các điều kiện cần thiết. Còn đối với những người thuộc các cộng đoàn giáo hội khác, các thừa tác viên công giáo được phép trao ban Bí tích Thánh Thể cho họ, khi có lý do quan trọng, và do chính họ tự ý xin và có đủ các diều kiện cần thiết, và họ cũng phải biểu lộ đức tin công giáo đối với Bí tích Thánh Thể.

89

294. Why is the Eucharist a “pledge of future glory”? 1402-1405 The Eucharist is a pledge of future glory because it fills us with every grace and heavenly blessing. It fortifies us for our pilgrimage in this life and makes us long for eternal life. It unites us already to Christ seated at the right hand of the Father, to the Church in heaven and to the Blessed Virgin and all the saints. In the Eucharist, we “break the one bread that provides the medicine of immortality, the antidote for death and the food that makes us live forever in Jesus Christ.” (Saint Ignatius of Antioch)

CHAPTER TWO THE SACRAMENTS OF HEALING

295. Why did Christ institute the sacraments of Penance and the Anointing of the Sick? 1420-1421 1426 Christ, the physician of our soul and body, instituted these sacraments because the new life that he gives us in the sacraments of Christian initiation can be weakened and even lost because of sin. Therefore, Christ willed that his Church should continue his work of healing and salvation by means of these two sacraments. THE SACRAMENT OF PENANCE AND RECONCILIATION 296. What is the name of this sacrament? 1422-1424 It is called the sacrament of Penance, the sacrament of Reconciliation, the sacrament of Forgiveness, the sacrament of Confession, and the sacrament of Conversion.

294. Tại sao Thánh Thể là “bảo chứng cho vinh quang mai sau” ? Vì Bí tích Thánh Thể đổ tràn trong chúng ta tất cả mọi ân sủng và sự chúc lành của trời cao, nên Bí tích này củng cố chúng ta nên mạnh mẽ trên đường lữ hành trần gian, và làm cho chúng ta thêm lòng khao khát đời sống vĩnh cửu, khi đã liên kết chúng ta với Đức Kitô, Đấng đang ngự bên hữu Thiên Chúa Cha, với Hội thánh thiên quốc, với Đức Trinh Nữ Maria diễm phúc và với tất cả các thánh. Trong Bí tích Thánh Thể, chúng ta bẻ cùng một tấm bánh là phương dược trường sinh bất tử và của ăn đem lại sự sống muôn đời trong Đức Kitô” (Thánh Ignatio Antiokia).

CHƯƠNG HAI CÁC BÍ TÍCH CHỮA LÀNH

295. Tại sao Đức Kitô lập Bí tích Thống hối và Xức dầu bệnh nhân ? 1420-1421 1426 Đức Kitô là thầy thuốc chữa lành linh hồn và thể xác, Người đã lập các Bí tích này vì đời sống mới do Người ban cho chúng ta qua các Bí tích khai tâm Kitô giáo, có thể bị suy yếu và thậm chí bị mất đi do tội lỗi. Vì thế, Người muốn rằng Hội thánh tiếp tục công trình chữa lành và cứu độ của Người qua hai Bí tích chữa lành. BÍ TÍCH THỐNG HỐI HAY GIAO HÒA 296. Bí tích này được gọi như thế nào ? 1422-1424 Bí tích này được gọi là Bí tích Thống hối, Giao hòa, Tha thứ, Xưng tội và Sám hối.

90

297. Why is there a sacrament of Reconciliation after Baptism? 1425-1426 1484 Since the new life of grace received in Baptism does not abolish the weakness of human nature nor the inclination to sin (that is, concupiscence), Christ instituted this sacrament for the conversion of the baptized who have been separated from him by sin. 298. When did he institute this sacrament? 1485 The risen Lord instituted this sacrament on the evening of Easter when he showed himself to his apostles and said to them, “Receive the Holy Spirit. If you forgive the sins of any, they are forgiven; if you retain the sins of any, they are retained.” (John 20:22-23). 299. Do the baptized have need of conversion? 1427-1429 The call of Christ to conversion continues to resound in the lives of the baptized. Conversion is a continuing obligation for the whole Church. She is holy but includes sinners in her midst. 300. What is interior penance? 1430-1433 1490 It is the movement of a “contrite heart” (Psalm 51:19) drawn by divine grace to respond to the merciful love of God. This entails sorrow for and abhorrence of sins committed, a firm purpose not to sin again in the future and trust in the help of God. It is nourished by hope in divine mercy.

297. Tại sao lại có một Bí tích Giao hòa sau Rửa tội ? 1425-1426 1484 Vì đời sống mới trong ân sủng, được lãnh nhận khi lãnh Bí tích Rửa tội, không tiêu hủy sự yếu đuối của bản tính con người, cũng như sự hướng chiều theo tội lỗi (có nghĩa là dục vọng, concupiscentia), nên Đức Kitô đã thiết lập Bí tích Giao hoà để những người đã lãnh nhận Bí tích Rửa tội có thể ăn năn trở lại một khi họ xa lìa Người vì tội lỗi. 298. Đức Kitô thiết lập Bí tích này khi nào ? 1485 Đức Kitô sống lại đã thiết lập Bí tích này khi Người hiện ra với các Tông đồ vào chiều ngày Phục sinh và nói với họ : “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần; anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha; anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ” (Ga 20,22-23). 299. Những người đã lãnh nhận Bí tích Rửa tội có cần phải hoán cải hay không ? 1427-1429 Lời kêu gọi hoán cải của Đức Kitô luôn vang vọng trong đời sống những người đã lãnh Bí tích Rửa tội. Việc hoán cải này là một cuộc chiến đấu liên tục của toàn thể Hội thánh, tuy có đặc điểm là thánh thiện, nhưng lại bao gồm các tội nhân. 300. Thống hối nội tâm là gì ? 1430-1433 1490 Là biểu hiện của “tâm hồn tan nát” (Tv 50 [51],19), được ân sủng thần linh thúc đẩy để đáp lại tình yêu thương xót của Thiên Chúa. Lòng thống hối bao hàm sự đau khổ và quay lưng lại với tội lỗi đã phạm, quyết tâm trong tương lai sẽ không phạm tội nữa và tin tưởng vào sự trợ giúp của Thiên Chúa. Lòng thống hối được dưỡng nuôi bằng niềm hy vọng vào sự thương xót của Thiên Chúa.

91

301. What forms does penance take in the Christian life? 1434-1439 Penance can be expressed in many and various ways but above all in fasting, prayer, and almsgiving. These and many other forms of penance can be practiced in the daily life of a Christian, particularly during the time of Lent and on the penitential day of Friday. 302. What are the essential elements of the sacrament of Reconciliation? 1440-1449 The essential elements are two: the acts of the penitent who comes to repentance through the action of the Holy Spirit, and the absolution of the priest who in the name of Christ grants forgiveness and determines the ways of making satisfaction. 303. What are the acts of the penitent? 1450-1460 1487-1492 They are: a careful examination of conscience; contrition (or repentance), which is perfect when it is motivated by love of God and imperfect if it rests on other motives and which includes the determination not to sin again; confession, which consists in the telling of one’s sins to the priest; and satisfaction or the carrying out of certain acts of penance which the confessor imposes upon the penitent to repair the damage caused by sin. 304. Which sins must be confessed? 1456 All grave sins not yet confessed, which a careful examination of conscience brings to mind, must be brought to the sacrament of Penance. The confession of serious sins is the only ordinary way to obtain forgiveness.

301. Việc thống hối trong đời sống người Kitô hữu được diễn tả dưới những hình thức nào ? 1434-1439 Việc thống hối được thể hiện qua nhiều hình thức khác nhau, đặc biệt qua việc ăn chay, cầu nguyện, bố thí. Các hình thức thống hối này, và nhiều hình thức khác, có thể được người Kitô hữu thực hành trong đời sống hằng ngày của họ, đặc biệt trong Mùa Chay và ngày thứ sáu là ngày sám hối. 302. Các yếu tố chính yếu của Bí tích Giao hòa là gì ? 1440-1449 Có hai yếu tố chính : hành vi của người sám hối, dưới tác động của Chúa Thánh Thần, và lời xá giải của linh mục, nhân danh Đức Kitô, trao ban ơn tha thứ và xác định cách đền tội. 303. Hối nhân phải có những hành vi nào ? 1450-1460 1487-1492 Những việc hối nhân phải làm là : xét mình cẩn thận; ăn năn tội cách trọn khi phát xuất từ lòng yêu mến Chúa và cách không trọn khi dựa vào những động lực khác, và quyết tâm không tái phạm nữa; xưng tội, tức là xưng thú tội lỗi với linh mục; đền tội, tức làm một số việc thống hối mà cha giải tội ấn định để đền bù những hậu quả do tội gây ra. 304. Phải xưng những tội nào ? 1456 Chúng ta phải xưng tất cả các tội trọng nhớ được mà chưa xưng sau khi đã xét mình cẩn thận. Việc xưng thú các tội trọng là phương tiện thông thường duy nhất để được ơn tha tội.

92

305. When is a person obliged to confess mortal sins? 1457 Each of the faithful who has reached the age of discretion is bound to confess his or her mortal sins at least once a year and always before receiving Holy Communion. 306. Why can venial sins also be the object of sacramental confession? 1458 The confession of venial sins is strongly recommended by the Church, even if this is not strictly necessary, because it helps us to form a correct conscience and to fight against evil tendencies. It allows us to be healed by Christ and to progress in the life of the Spirit. 307. Who is the minister of this sacrament? 1461-1466 1495 Christ has entrusted the ministry of Reconciliation to his apostles, to the bishops who are their successors and to the priests who are the collaborators of the bishops, all of whom become thereby instruments of the mercy and justice of God. They exercise their power of forgiving sins in the name of the Father and of the Son and of the Holy Spirit. 308. To whom is the absolution of some sins reserved? 1463 The absolution of certain particularly grave sins (like those punished by excommunication) is reserved to the Apostolic See or to the local bishop or to priests who are authorized by them. Any priest, however, can absolve a person who is in danger of death from any sin and excommunication.

305. Khi nào phải xưng thú các tội trọng ? 1457 Mọi tín hữu khi đến tuổi khôn buộc phải xưng các tội trọng của mình ít nhất một năm một lần và, trong mọi trường hợp, phải xưng các tội trọng trước khi rước lễ. 306. Tại sao khi xưng tội cũng nên xưng thú các tội nhẹ ? 1458 Hội thánh tha thiết khuyên chúng ta xưng thú các tội nhẹ, mặc dầu điều này không phải là cần thiết theo nghĩa hẹp, bởi vì việc xưng thú như vậy giúp tạo nên lương tâm ngay thẳng và giúp chiến đấu chống lại những hướng chiều về đàng xấu, để chúng ta được Đức Kitô chữa lành và được tiến triển trong đời sống theo Thánh Thần. 307. Ai là thừa tác viên Bí tích này ? 1461-1466 1495 Đức Kitô đã ủy thác thừa tác vụ Giao hòa cho các Tông đồ của Người, cho các Giám mục kế nhiệm các ngài, và cho các linh mục, là những cộng tác viên của Giám mục. Như vậy, tất cả các vị ấy trở thành khí cụ của lòng thương xót và sự công chính của Thiên Chúa. Các ngài thực thi quyền tha thứ các tội lỗi nhân danh Cha, Con và Thánh Thần. 308. Việc tha thứ một số tội được dành riêng cho ai ? 1463 Việc xá giải một số tội đặc biệt nghiêm trọng (như những người bị vạ tuyệt thông) được dành riêng cho Tòa thánh hay vị Giám mục sở tại hay một số linh mục được các ngài ủy nhiệm. Trong trường hợp nguy tử, bất kz linh mục nào cũng có thể xá giải bất cứ tội lỗi hay vạ tuyệt thông nào.

93

309. Is a confessor bound to secrecy? 1467 Given the delicacy and greatness of this ministry and the respect due to people every confessor, without any exception and under very severe penalties, is bound to maintain “the sacramental seal” which means absolute secrecy about the sins revealed to him in confession. 310. What are the effects of this sacrament? 1468-1470 1496 The effects of the sacrament of Penance are: reconciliation with God and therefore the forgiveness of sins; reconciliation with the Church; recovery, if it has been lost, of the state of grace; remission of the eternal punishment merited by mortal sins, and remission, at least in part, of the temporal punishment which is the consequence of sin; peace, serenity of conscience and spiritual consolation; and an increase of spiritual strength for the struggle of Christian living. 311. Can this sacrament be celebrated in some cases with a general confession and general absolution? 1480-1484 In cases of serious necessity (as in imminent danger of death) recourse may be had to a communal celebration of Reconciliation with general confession and general absolution, as long as the norms of the Church are observed and there is the intention of individually confessing one’s grave sins in due time.

309. Cha giải tội có bị ràng buộc với bí mật tòa giải tội hay không ? 1467 Vì sự tế nhị và cao cả của thừa tác vụ này và vì phải tôn trọng những người xưng tội, mọi cha giải tội buộc phải giữ “ấn tín tòa giải tội,” nghĩa là phải bí mật tuyệt đối về những tội lỗi người ta đã xưng thú cho ngài trong tòa giải tội. Vấn đề giữ ấn tín tòa giải tội không có luật trừ, ai vi phạm sẽ bị những hình phạt rất nặng. 310. Hiệu quả của Bí tích này là gì ? 1468-1470 1496 Hiệu quả của Bí tích Thống hối là : được giao hòa với Thiên Chúa, và như vậy, được tha thứ tội lỗi; được giao hòa với Hội thánh; được trở lại tình trạng ân sủng nếu như đã mất; được tha thứ hình phạt đời đời đáng phải chịu vì các tội trọng đã phạm và, ít nhất một phần, những hình phạt tạm là hậu quả của tội; được bình an thư thái trong lương tâm và được an ủi; được gia tăng sức mạnh thiêng liêng để chiến đấu trong cuộc lữ hành. 311. Trong một số trường hợp, có thể cử hành Bí tích này bằng việc xưng tội chung và xá giải tập thể không ? 1480-1484 Trong những trường hợp thật sự khẩn cấp (như có nguy cơ sắp chết) người ta có thể cử hành chung Bí tích Giao hòa, gồm có việc xưng tội chung và xá giải tập thể, nhưng vẫn phải tuân giữ các luật lệ của Hội thánh và với quyết tâm sẽ xưng riêng các tội trọng vào thời gian sớm nhất.

94

312. What are indulgences? 1471-1479 1498 Indulgences are the remission before God of the temporal punishment due to sins whose guilt has already been forgiven. The faithful Christian who is duly disposed gains the indulgence under prescribed conditions for either himself or the departed. Indulgences are granted through the ministry of the Church which, as the dispenser of the grace of redemption, distributes the treasury of the merits of Christ and the Saints. THE SACRAMENT OF ANOINTING OF THE SICK 313. How was sickness viewed in the Old Testament? 1499-1502 In the Old Testament sickness was experienced as a sign of weakness and at the same time perceived as mysteriously bound up with sin. The prophets intuited that sickness could also have a redemptive value for one’s own sins and those of others. Thus sickness was lived out in the presence of God from whom people implored healing. 314. What is the significance of Jesus’ compassion for the sick? 1503-1505 The compassion of Jesus toward the sick and his many healings of the infirm were a clear sign that with him had come the Kingdom of God and therefore victory over sin, over suffering, and over death. By his own passion and death he gave new meaning to our suffering which, when united with his own, can become a means of purification and of salvation for us and for others.

312. Ân xá là gì ? 1471-1479 1498 Ân xá là việc tha thứ trước mặt Thiên Chúa khỏi những hình phạt tạm đáng chịu vì những tội lỗi đã phạm, dù đã được tha thứ. Với những điều kiện được Hội thánh quy định, người tín hữu có thể lãnh nhận ơn tha thứ này cho chính mình hay cho những người đã qua đời, nhờ thừa tác vụ của Hội thánh, như là người phân phát ơn cứu chuộc và chia sẻ kho tàng công phúc của Đức Kitô và các thánh. BÍ TÍCH XỨC DẦU BỆNH NHÂN 313. Trong Cựu Ước, người ta quan niệm thế nào về bệnh tật ? 1499-1502 Trong Cựu Ước, con người, trong khi bị đau yếu, cảm nghiệm được sự hữu hạn của mình, đồng thời cũng nhận ra bệnh tật có liên hệ cách bí nhiệm với tội lỗi. Các tiên tri đã thoáng nhận ra rằng bệnh tật cũng có thể có một giá trị cứu chuộc các tội lỗi cá nhân của mình và của người khác. Vì thế người ta đón nhận bệnh tật trước tôn nhan Thiên Chúa và kêu cầu Ngài chữa lành. 314. Lòng trắc ẩn của Chúa Giêsu đối với các bệnh nhân có ý nghĩa gì ? 1503-1505 Lòng trắc ẩn của Chúa Giêsu đối với các bệnh nhân và nhiều việc chữa lành Người đã thực hiện là một dấu chỉ chứng tỏ, nơi Người, Nước Thiên Chúa đã đến, và như vậy, đã đến lúc chiến thắng tội lỗi, đau khổ và cái chết. Bằng cuộc khổ nạn và cái chết của Người, Chúa Giêsu đem lại cho đau khổ một ý nghĩa mới, đó là, nếu được kết hợp với sự đau khổ của Người, thì đau khổ có thể trở thành một phương tiện thanh luyện và cứu độ cho chúng ta và cho những người khác.

95

315. What is the attitude of the Church toward the sick? 1506-1513 1526-1527 Having received from the Lord the charge to heal the sick, the Church strives to carry it out by taking care of the sick and accompanying them with her prayer of intercession. Above all, the Church possesses a sacrament specifically intended for the benefit of the sick. This sacrament was instituted by Christ and is attested by Saint James: “Is anyone among you sick? Let him call in the presbyters of the Church and let them pray over him and anoint him with oil in the name of the Lord” (James 5:14-15) . 316. Who can receive the sacrament of the anointing of the sick? 1514-1515 1528-1529 Any member of the faithful can receive this sacrament as soon as he or she begins to be in danger of death because of sickness or old age. The faithful who receive this sacrament can receive it several times if their illness becomes worse or another serious sickness afflicts them. The celebration of this sacrament should, if possible, be preceded by individual confession on the part of the sick person. 317. Who administers this sacrament? 1516 1530 This sacrament can be administered only by priests (bishops or presbyters).

315. Hội thánh đối xử thế nào đối với các bệnh nhân ? 1506-1513 1526-1527 Khi nhận nơi Chúa mệnh lệnh chữa lành các bệnh nhân, Hội thánh cố gắng chăm sóc và cầu nguyện cho các bệnh nhân. Đặc biệt, Hội thánh có một Bí tích đặc biệt dành cho các bệnh nhân, do chính Đức Kitô thiết lập và thánh Giacôbê chứng nhận : “Ai trong anh em đau yếu ư ? Người ấy hãy mời các kz mục trong Hội thánh đến và họ sẽ cầu nguyện cho người ấy, sau khi xức dầu nhân danh Chúa,” (Gc 5, 14-15). 316. Ai có thể lãnh nhận Bí tích Xức dầu bệnh nhân ? 1514-1515 1528-1529 Mọi tín hữu đều có thể lãnh nhận Bí tích này, khi họ bắt đầu lâm cơn nguy tử do bệnh tật hay già yếu. Chính người đó có thể lãnh nhận Bí tích này nhiều lần nữa, khi bệnh trở nặng hay mắc phải một cơn bệnh nặng khác. Nếu có thể được, nên cho bệnh nhân xưng tội riêng, trước khi cử hành Bí tích này. 317. Ai ban Bí tích này ? 1516 1530 Chỉ có các tư tế (Giám mục hay linh mục) mới có thể trao ban Bí tích này.

96

318. How is this sacrament celebrated? 1517-1519 1531 The celebration of this sacrament consists essentially in an anointing with oil which may be blessed by the bishop. The anointing is on the forehead and on the hands of the sick person (in the Roman rite) or also on other parts of the body (in the other rites) accompanied by the prayer of the priest who asks for the special grace of this sacrament. 319. What are the effects of this sacrament? 1520-1523 This sacrament confers a special grace which unites the sick person more intimately to the Passion of Christ for his good and for the good of all the Church. It gives comfort, peace, courage, and even the forgiveness of sins if the sick person is not able to make a confession. Sometimes, if it is the will of God, this sacrament even brings about the restoration of physical health. In any case this Anointing prepares the sick person for the journey to the Father’s House. 320. What is Viaticum? 1524-1525 Viaticum is the Holy Eucharist received by those who are about to leave this earthly life and are preparing for the journey to eternal life. Communion in the body and blood of Christ who died and rose from the dead, received at the moment of passing from this world to the Father, is the seed of eternal life and the power of the resurrection.

318. Bí tích này được cử hành thế nào ? 1517-1519 1531 Việc cử hành Bí tích này chính yếu là việc xức dầu, nếu có thể được là dầu do Giám mục làm phép, trên trán và hai bàn tay của bệnh nhân (trong nghi thức Rôma) và trên các phần thân thể khác (trong các nghi thức khác). Việc xức dầu có kèm theo lời nguyện của vị tư tế cầu xin ân sủng đặc biệt của Bí tích này. 319. Bí tích này mang lại những hiệu quả gì ? 1520-1523 Bí tích này mang lại một ân sủng đặc biệt, giúp bệnh nhân được kết hợp chặt chẽ hơn với cuộc khổ nạn của Đức Kitô, để mưu ích cho bản thân và cho toàn thể Hội thánh. Ân sủng này mang lại cho bệnh nhân sức mạnh, bình an, can đảm và ơn tha thứ tội lỗi nếu bệnh nhân không thể xưng tội được. Đôi khi, nếu Thiên Chúa muốn, Bí tích này cũng đem lại sự chữa lành thân xác. Dầu sao đi nữa, Bí tích Xức dầu bệnh nhân chuẩn bị cho một cuộc vượt qua để tiến về Nhà Cha. 320. Của Ăn đàng là gì ? 1524-1525 Của Ăn đàng là Bí tích Thánh Thể được trao ban cho những người sắp rời bỏ cuộc sống trần gian và đang chuẩn bị cho cuộc vượt qua tiến vào đời sống vĩnh cửu. Được lãnh nhận vào lúc sắp rời bỏ thế gian để về với Chúa Cha, việc rước Mình và Máu Đức Kitô tử nạn và phục sinh là mầm giống cho đời sống vĩnh cửu và sức mạnh phục sinh.

97

CHAPTER THREE

THE SACRAMENTS AT THE SERVICE OF COMMUNION AND MISSION

321. What are the sacraments at the service of communion and mission? 1533-1535 Two sacraments, Holy Orders and Matrimony, confer a special grace for a particular mission in the Church to serve and build up the People of God. These sacraments contribute in a special way to ecclesial communion and to the salvation of others. THE SACRAMENT OF HOLY ORDERS 322. What is the sacrament of Holy Orders? 1536 It is the sacrament through which the mission entrusted by Christ to his apostles continues to be exercised in the Church until the end of time. 323. Why is this sacrament called Holy Orders? 1537-1538 Orders designates an ecclesial body into which one enters by means of a special consecration (ordination). Through a special gift of the Holy Spirit, this sacrament enables the ordained to exercise a sacred power in the name and with the authority of Christ for the service of the People of God.

CHƯƠNG BA CÁC BÍ TÍCH PHỤC VỤ CHO SỰ HIỆP

THÔNG VÀ CHO SỨ VỤ 321. Các Bí tích nào dành cho việc phục vụ sự hiệp thông và sứ vụ ? 1533-1535 Có hai Bí tích, Truyền chức thánh và Hôn phối, đem lại một ân sủng riêng cho một sứ vụ đặc biệt trong Hội thánh, để phục vụ việc xây dựng dân Thiên Chúa. Cả hai đóng góp một cách đặc biệt cho sự hiệp thông trong Hội thánh và cho ơn cứu độ của những người khác.

BÍ TÍCH TRUYỀN CHỨC THÁNH 322. Bí tích Truyền chức thánh là gì ? 1536 Là Bí tích qua đó, sứ vụ Đức Kitô đã ủy thác cho các Tông đồ của Người, được tiếp tục thực thi trong Hội thánh, cho đến ngày tận thế. 323. Tại sao gọi là Bí tích Truyền chức thánh (Ordo) ? 1537-1538 Từ Ordo chỉ một phẩm trật của Hội thánh; người gia nhập vào phẩm trật đó phải được thánh hiến đặc biệt (Ordinatio). Nhờ hồng ân đặc biệt của Chúa Thánh Thần, việc thánh hiến này cho phép người thụ phong được thực thi một quyền thánh chức nhân danh và với thẩm quyền của Đức Kitô để phục vụ Dân Thiên Chúa.

98

324. What place does the sacrament of Holy Orders have in the divine plan of salvation? 1539-1546 1590-1591 This sacrament was prefigured in the Old Covenant in the service of the Levites, in the priesthood of Aaron, and in the institution of the seventy “Elders” (Numbers 11:25). These prefigurations find their fulfillment in Christ Jesus who by the sacrifice of the cross is the “one mediator between God and man” (1 Timothy 2:5), the “High Priest according to the order of Melchizedek” (Hebrews5:10). The one priesthood of Christ is made present in the ministerial priesthood. “Only Christ is the true priest, the others being only his ministers.” (Saint Thomas Aquinas) 325. What are the degrees that make up the sacrament of Holy Orders? 1554 1593 The sacrament of Holy Orders is composed of three degrees which are irreplaceable for the organic structure of the Church: the episcopate, the presbyterate and the diaconate. 326. What is the effect of episcopal ordination? 1557-1558 Episcopal ordination confers the fullness of the sacrament of Holy Orders. It makes the bishop a legitimate successor of the apostles and integrates him into the episcopal college to share with the Pope and the other bishops care for all the churches. It confers on him the offices of teaching, sanctifying, and ruling.

324. Bí tích Truyền chức thánh có vị trí nào trong kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa ? 1539-1546 1590-1591 Trong Cựu Ước, có những hình ảnh tượng trưng về Bí tích này : việc phục vụ của chi tộc Lêvi, cũng như chức tư tế của ông Aaron và thể chế bảy mươi kz lão (x. Ds 11,25). Các hình ảnh này được kiện toàn nơi Đức Kitô Giêsu, nhờ hy tế thập giá, là “Đấng Trung gian duy nhất giữa Thiên Chúa và loài người” (1 Tm 2,5), là “vị thượng tế theo phẩm trật Melkisedec” (Dt 5, 10). Chức tư tế duy nhất của Đức Kitô được hiện diện qua chức tư tế thừa tác. “Đức Kitô là vị Tư tế đích thực duy nhất, người này kẻ khác chỉ là những thừa tác viên của Người” (Thánh Tôma Aquinô). 325. Các cấp bậc khác nhau của Bí tích Truyền chức thánh là những cấp bậc nào ? 1554 1593 Bí tích Truyền chức thánh gồm có ba cấp bậc, không thể thay thế trong cơ cấu tổ chức của Hội thánh, đó là chức Giám mục, chức linh mục và chức phó tế. 326. Việc truyền chức Giám mục có hiệu quả gì ? 1557-1558 1594 Việc truyền chức Giám mục trao ban sự viên mãn của Bí tích Truyền chức. Bí tích này làm cho Giám mục trở thành người kế nhiệm hợp pháp của các Tông đồ và hội nhập ngài vào Giám mục đoàn, chia sẻ với Đức Giáo hoàng và các Giám mục khác sự quan tâm chăm sóc cho toàn thể Hội thánh. Bí tích này trao ban cho Giám mục trách vụ giảng dạy, thánh hóa và cai quản.

99

327. What is the office confided to a Bishop in a particular Church? 1560-1561 The bishop to whom the care of a particular Church is entrusted is the visible head and foundation of unity for that Church. For the sake of that Church, as vicar of Christ, he fulfills the office of shepherd and is assisted by his own priests and deacons. 328. What is the effect of ordination to the priesthood? 1562-1567 1595 The anointing of the Spirit seals the priest with an indelible, spiritual character that configures him to Christ the priest and enables him to act in the name of Christ the Head. As a co-worker of the order of bishops he is consecrated to preach the Gospel, to celebrate divine worship, especially the Eucharist from which his ministry draws its strength, and to be a shepherd of the faithful. 329. How does a priest carry out his proper ministry? 1568 A priest, although ordained for a universal mission, exercises his ministry in a particular Church. This ministry is pursued in sacramental brotherhood with other priests who form the “presbyterate”. In communion with the bishop, and depending upon him, they bear responsibility for the particular Church. 330. What is the effect of the ordination to the diaconate? 1569-1571 1596 The deacon, configured to Christ the servant of all, is ordained for service to the Church. He carries out this service under the authority of his proper bishop by the ministry of the Word, of divine worship, of pastoral care and of charity.

327. Đâu là nhiệm vụ của Giám mục trong Giáo hội địa phương được uỷ thác cho ngài ? Trong một Giáo hội địa phương được uỷ thác cho ngài, Giám mục là nguyên lý hữu hình và là nền tảng cho sự hợp nhất của Giáo hội đó; với tư cách là người đại diện Đức Kitô, vị Giám mục chu toàn trách nhiệm mục vụ đối với giáo hội này, với sự giúp đỡ của các linh mục và phó tế của ngài. 328. Việc truyền chức linh mục có hiệu quả gì ? Việc xức dầu bằng Chúa Thánh Thần ghi nơi linh mục một ấn tín thiêng liêng không thể tẩy xóa, khiến ngài nên đồng hình đồng dạng với Đức Kitô-Tư Tế, và trao cho ngài khả năng hoạt động nhân danh Đức Kitô-Thủ Lãnh. Là cộng sự viên của hàng Giám mục, linh mục được thánh hiến để loan báo Tin Mừng, cử hành việc phụng thờ Thiên Chúa, nhất là Bí tích Thánh Thể; từ đó ngài rút được sức mạnh cho thừa tác vụ của mình và cho nhiệm vụ là mục tử của các tín hữu. 329. Linh mục thi hành thừa tác vụ của mình thế nào ? Dù được truyền chức cho một sứ vụ phổ quát, linh mục thực thi sứ vụ này trong một Giáo hội địa phương, liên kết trong tình huynh đệ với các linh mục khác, cùng nhau làm thành linh mục đoàn; các vị này, hiệp thông với Giám mục và thuộc quyền ngài, chịu trách nhiệm về Giáo hội địa phương đó. 330. Việc phong chức phó tế có hiệu quả gì ? Được đồng hình đồng dạng với Đức Kitô-tôi tớ cho mọi người, vị Phó tế được truyền chức để phục vụ Hội thánh. Dưới quyền Giám mục mình, phó tế thực thi việc phục vụ trong thừa tác vụ Lời Chúa, việc phụng thờ Thiên Chúa, trong trách nhiệm mục vụ và bác ái.

100

331. How is the sacrament of Holy Orders celebrated? The sacrament of Holy Orders is conferred, in each of its three degrees, by means of theimposition of hands on the head of the ordinand by the Bishop who pronounces the solemn prayerof consecration. With this prayer he asks God on behalf of the ordinand for the special outpouring of the Holy Spirit and for the gifts of the Spirit proper to the ministry to which he is being ordained. 332. Who can confer this sacrament? 1575-1576 1600 Only validly ordained bishops, as successors of the apostles, can confer the sacrament of Holy Orders. 333. Who can receive this sacrament? 1577-1578 1598 This sacrament can only be validly received by a baptized man. The Church recognizes herself as bound by this choice made by the Lord Himself. No one can demand to receive the sacrament of Holy Orders, but must be judged suitable for the ministry by the authorities of the Church. 334. Is it necessary to be celibate to receive the sacrament of Holy Orders? 1579-1580 1599 It is always necessary to be celibate for the episcopacy. For the priesthood in the Latin Church men who are practicing Catholics and celibate are chosen, men who intend to continue to live a celibate life “for the kingdom of heaven” (Matthew 19:12). In the Eastern Churches marriage is not permitted after one has been ordained. Married men can be ordained to the permanent diaconate.

331. Bí tích Truyền chức thánh được cử hành thế nào ? Cho cả ba cấp bậc, Bí tích Truyền chức thánh được trao ban qua việc Giám mục đặt tay trên đầu tiến chức, rồi long trọng đọc lời nguyện truyền chức. Qua lời nguyện này, Giám mục cầu xin Thiên Chúa đổ tràn Chúa Thánh Thần với các hồng ân của Ngài một cách đặc biệt trên tiến chức, giúp thực thi thừa tác vụ mà tiến chức phải đảm nhận. 332. Ai có thể cử hành Bí tích Truyền chức thánh ? Chỉ có các Giám mục đã được tấn phong thành sự, với tư cách là người kế nhiệm các Tông đồ, mới có quyền tấn phong ba cấp bậc của Bí tích Truyền chức thánh. 333. Ai có thể lãnh nhận Bí tích Truyền chức thánh ? Chỉ có những người nam đã lãnh nhận Bí tích Rửa tội mới có thể lãnh nhận thành sự Bí tích Truyền chức. Hội thánh biết mình bị ràng buộc với sự chọn lựa của chính Chúa. Không ai có quyền đòi hỏi được lãnh nhận Bí tích Truyền chức. Nhưng chỉ có thẩm quyền của Hội thánh mới đưa ra phán quyết về khả năng của các ứng viên. 334. Người lãnh nhận Bí tích Truyền chức thánh có buộc phải sôÙng độc thân không ? 1599 Hàng Giám mục luôn bị buộc phải sống độc thân. Đối với hàng linh mục, trong Giáo hội La tinh, theo cách thông thường chỉ chọn các tín hữu phái nam đang sống độc thân và muốn giữ luật độc thân “vì Nước Trời” (Mt 19, 12). Trong các Giáo hội Đông Phương, một người sau khi đã được truyền chức linh mục thì không được phép kết hôn. Những người đã lập gia đình có thể lãnh nhận chức phó tế vĩnh viễn.

101

335. What are the effects of the sacrament of Holy Orders? 1581-1589 This sacrament yields a special outpouring of the Holy Spirit which configures the recipient to Christ in his triple office as Priest, Prophet, and King, according to the respective degrees of the sacrament. Ordination confers an indelible spiritual character and therefore cannot be repeated or conferred for a limited time. 336. With what authority is the priestly ministry exercised? 1547-1553 1592 Ordained priests in the exercise of their sacred ministry speak and act not on their own authority, nor even by mandate or delegation of the community, but rather in the Person of Christ the Head and in the name of the Church. Therefore, the ministerial priesthood differs essentially and not just in degree from the priesthood common to all the faithful for whose service Christ instituted it. THE SACRAMENT OF MATRIMONY 337. What is the plan of God regarding man and woman? 1601-1605 God who is love and who created man and woman for love has called them to love. By creating man and woman he called them to an intimate communion of life and of love in marriage: “So that they are no longer two, but one flesh” (Matthew 19:6). God said to them in blessing “Be fruitful and multiply” (Genesis 1:28).

335. Bí tích Truyền chức thánh có những hiệu quả nào ? Bí tích Truyền chức thánh đem lại sự tràn đầy ân sủng đặc biệt của Chúa Thánh Thần, Đấng làm cho người được thánh hiến – thích ứng với từng cấp bậc của Bí tích – nên đồng hình đồng dạng với Đức Kitô trong phận vụ của Người là Tư tế, Tiên tri và Vương đế. Bí tích Truyền chức thánh trao ban một ấn tín thiêng liêng không thể tẩy xóa, vì vậy không thể tái ban, cũng như không thể chỉ trao ban (để thi hành) trong một khoảng thời gian giới hạn. 336. Chức tư tế thừa tác được thực thi với thẩm quyền nào ? 1547-1553 1592 Trong việc thực thi thừa tác vụ thánh, các tư tế được truyền chức nói và làm, không phải do thẩm quyền riêng tư, cũng không phải do mệnh lệnh hoặc sự uỷ thác của cộng đoàn, nhưng trong cương vị của Đức Kitô – Thủ lãnh và nhân danh Hội thánh. Vì thế, chức tư tế thừa tác hoàn toàn khác biệt, chứ không chỉ khác biệt theo mức độ, với chức tư tế chung của tất cả các tín hữu; chính để phục vụ cho các tín hữu, Đức Kitô đã thiết lập chức tư tế thừa tác.

BÍ TÍCH HÔN PHỐI 337. Ý định của Thiên Chúa đối với người nam và người nữ là gì ? Thiên Chúa là tình yêu, và đã tạo dựng con người từ tình yêu. Ngài kêu gọi con người yêu thương. Khi tạo dựng họ có nam có nữ, Người kêu gọi họ sống đời hôn nhân trong một hiệp thông thân mật của sự sống và tình yêu với nhau, “vì lẽ đó, họ không còn là hai, nhưng là một thân thể” (Mt 19, 6). Khi chúc lành cho họ, Thiên Chúa nói : “Hãy sinh sôi nảy nở” (St 1,28).

102

338. For what ends has God instituted Matrimony? 1659-1660 The marital union of man and woman, which is founded and endowed with its own proper laws by the Creator, is by its very nature ordered to the communion and good of the couple and to the generation and education of children. According to the original divine plan this conjugal union is indissoluble, as Jesus Christ affirmed: “What God has joined together, let no man put asunder” (Mark 10:9). 339. How does sin threaten marriage? 1606-1608 Because of original sin, which caused a rupture in the God-given communion between man and woman, the union of marriage is very often threatened by discord and infidelity. However, God in his infinite mercy gives to man and woman the grace to bring the union of their lives into accord with the original divine plan. 340. What does the Old Testament teach about marriage? 1609-1611 God helped his people above all through the teaching of the Law and the Prophets to deepen progressively their understanding of the unity and indissolubility of marriage. The nuptial covenant of God with Israel prepared for and prefigured the new covenant established by Jesus Christ the Son of God, with his spouse, the Church.

338. Thiên Chúa đã thiết lập hôn nhân nhằm mục đích gì ? 1659-1660 Sự kết hợp hôn nhân giữa người nam và người nư,õ được đặt nền tảng và được sắp xếp theo các luật lệ của Đấng Sáng Tạo, tự bản chất được hướng tới sự hiệp thông và thiện ích của các đôi vợ chồng, cũng như việc sinh sản và giáo dục con cái. Theo ý định ngay từ ban đầu của Thiên Chúa, sự kết hợp hôn nhân là bất khả phân ly, như Đức Giêsu Kitô đã xác nhận : “Sự gì Thiên Chúa đã liên kết, loài người không được phân ly” (Mt 19,6). 339. Tội lỗi đe dọa hôn nhân như thế nào ? 1606-1608 Vì nguyên tội đã gây đổ vỡ cho sự hiệp thông, được Đấng Sáng Tạo ban tặng, giữa người nam và người nữ, nên sự kết hợp hôn nhân luôn bị đe dọa bởi bất hoà và sự không chung thuỷ. Tuy nhiên, với lòng nhân từ vô bờ bến, Thiên Chúa ban cho người nam và người nữ ân sủng để họ thực hiện sự kết hợp đời sống của họ theo đúng ý định nguyên thủy của Ngài. 340. Cựu Ước dạy gì về hôn nhân ? 1609-1611 Đặc biệt qua việc giáo dục của Lề luật và các tiên tri, Thiên Chúa giúp đỡ dân Ngài dần dần trưởng thành trong ý thức về tính duy nhất và sự bất khả phân ly của hôn nhân. Hôn ước giữa Thiên Chúa với Israel chuẩn bị và tượng trưng cho Giao ước mới, được Con Thiên Chúa là Đức Giêsu Kitô hoàn thành với Hội thánh là Hiền thê của Người.

103

341. What new element did Christ give to Matrimony? 1612-1617 1661 Christ not only restored the original order of matrimony but raised it to the dignity of a sacrament, giving spouses a special grace to live out their marriage as a symbol of Christ’s love for his bride the Church: “Husbands, love your wives as Christ loves the Church” (Ephesians 5:25). 342. Are all obliged to get married? 1618-1620 Matrimony is not an obligation for everyone, especially since God calls some men and women to follow the Lord Jesus in a life of virginity or of celibacy for the sake of the Kingdom of Heaven. These renounce the great good of Matrimony to concentrate on the things of the Lord and seek to please him. They become a sign of the absolute supremacy of Christ’s love and of the ardent expectation of his glorious return. 343. How is the sacrament of Matrimony celebrated? 1621-1624 Since Matrimony establishes spouses in a public state of life in the Church, its liturgical celebration is public, taking place in the presence of a priest (or of a witness authorized by the Church) and other witnesses. 344. What is matrimonial consent? Matrimonial consent is given when a man and a woman manifest the will to give themselves to each other irrevocably in order to live a covenant of faithful and fruitful love. Since consent constitutes Matrimony, it is indispensable and irreplaceable. For a valid marriage the consent must have as its object true Matrimony, and be a human act which is conscious and free and not determined by duress or coercion.

341. Đức Kitô đem lại điều mới mẻ nào cho hôn nhân ? Đức Giêsu Kitô không những tái lập quy định từ ban đầu do Thiên Chúa muốn, mà Người còn ban ân sủng để con người có thể sống hôn nhân trong phẩm giá mới của Bí tích, là dấu chỉ về tình yêu phu thê của Người đối với Hội thánh : “Người làm chồng hãy yêu thuơng vợ mình như Đức Kitô đã yêu thương Hội thánh” (Ep 5, 25). 342. Có buộc tất cả mọi người phải kết hôn hay không ? Hôn nhân không phải là một sự bắt buộc cho hết mọi người. Đặc biệt, Thiên Chúa kêu gọi một số người nam và người nữ, để theo Chúa Giêsu trong đời sống khiết tịnh và độc thân vì Nước Trời, giúp họ từ bỏ thiện ích to lớn của hôn nhân để lo toan những công việc của Chúa và tìm cách làm đẹp lòng Người. Như thế, họ trở thành dấu chỉ cho sự ưu tiên tuyệt đối của tình yêu Đức Kitô và sự sốt sắng mong chờ ngày Người đến trong vinh quang. 343. Bí tích Hôn phối được cử hành thế nào ? Vì hôn nhân làm cho các người phối ngẫu sống một bậc sống công khai trong Hội thánh, nên việc cử hành Phụng vụ của Bí tích này cũng công khai, dưới sự chứng kiến của vị tư tế (hay của người chứng hôn được Hội thánh ủy thác) và các nhân chứng khác 344. Sự ưng thuận kết hôn là gì ? Sự ưng thuận kết hôn là ý muốn do người nam và người nữ bộc lộ, để tự hiến cho nhau một cách dứt khoát, với mục đích sống một giao ước tình yêu chung thủy và sung mãn. Vì chính sự ưng thuận làm thành Bí tích Hôn phối, nên sự ưng thuận là điều không thể thiếu và cũng không thể thay thế được. Để Bí tích Hôn phối thành sự, sự ưng thuận phải có đối tượng là hôn nhân đích thực; và sự ưng thuận đó phải là một hành vi nhân linh ý thức và tự do, không do bị ép buộc hay vì sợ hãi một quyền lực nào.

104

345. What is required when one of the spouses is not a Catholic? 1633-1637 A mixed marriage (between a Catholic and a baptized non-Catholic) needs for liceity the permission of ecclesiastical authority. In a case of disparity of cult (between a Catholic and a non-baptized person) a dispensation is required for validity. In both cases, it is essential that the spouses do not exclude the acceptance of the essential ends and properties of marriage. It is also necessary for the Catholic party to accept the obligation, of which the non-Catholic party has been advised, to persevere in the faith and to assure the baptism and Catholic education of their children. 346. What are the effects of the sacrament of Matrimony? 1638-1642 The sacrament of Matrimony establishes a perpetual and exclusive bond between the spouses. God himself seals the consent of the spouses. Therefore, a marriage which is ratified and consummated between baptized persons can never be dissolved. Furthermore, this sacrament bestows upon the spouses the grace necessary to attain holiness in their married life and to accept responsibly the gift of children and provide for their education. 347. What sins are gravely opposed to the sacrament of Matrimony? 1645-1648 Adultery and polygamy are opposed to the sacrament of matrimony because they contradict the equal dignity of man and woman and the unity and exclusivity of married love. Other sins include the deliberate refusal of one’s procreative potential which deprives conjugal love of the gift of children and divorce which goes against the indissolubility of marriage

345. Phải làm gì khi một trong hai người phối ngẫu không phải là công giáo ? 1633-1637 Để hợp pháp, các hôn nhân hỗn hợp (giữa người công giáo và người đã Rửa tội ngoài công giáo) cần có sự cho phép của thẩm quyền Giáo hội. Các hôn nhân khác đạo (giữa người công giáo và người không Rửa tội), để thành sự, cần phải có phép chuẩn. Trong mọi trường hợp, điều chính yếu là đôi hôn phối phải ý thức chấp nhận những mục đích và đặc tính căn bản của hôn nhân; và về phần người công giáo, phải chấp nhận những cam kết là giữ đức tin và bảo đảm việc Rửa tội cũng như giáo dục công giáo cho con cái, cũng phải báo cho người phối ngẫu biết những điều ấy. 346. Bí tích Hôn phối có những hiệu quả nào ? 1638-1642 Bí tích Hôn phối tạo nên một mối dây liên kết vĩnh viễn và độc nhất giữa hai người phối ngẫu. Chính Thiên Chúa đã xác nhận sự ưng thuận của những người kết hôn. Như thế, hôn nhân thành sự và hoàn hợp giữa những người đã được Rửa tội không bao giờ có thể tháo gỡ được. Mặt khác, Bí tích cũng trao ban cho đôi vợ chồng ân sủng cần thiết để họ đạt tới sự thánh thiện trong đời sống lứa đôi, cũng như trong việc sinh con có trách nhiệm và giáo dục con cái. 347. Các tội nghịch lại Bí tích Hôn phối một cách nghiêm trọng là các tội nào ? 1645-1648 Đó là các tội : ngoại tình và đa thê vì đi ngược lại với phẩm giá bình đẳng của người nam và người nữ, ngược lại với tính duy nhất độc hữu của tình yêu hôn nhân; từ chối sinh con, vì loại bỏ khỏi hôn nhân hồng ân con cái; ly dị, vì đi ngược lại với tính bất khả phân ly của hôn nhân.

105

348. When does the Church allow the physical separation of spouses? The Church permits the physical separation of spouses when for serious reasons their living together becomes practically impossible, even though there may be hope for their reconciliation. As long as one’s spouse lives, however, one is not free to contract a new union, except if the marriage be null and be declared so by ecclesiastical authority. 349. What is the attitude of the Church toward those people who are divorced and then remarried? The Church, since she is faithful to her Lord, cannot recognize the union of people who are civilly divorced and remarried. “Whoever divorces his wife and marries another, commits adultery against her; and if she divorces her husband and marries another, she commits adultery” (Mark 10:11-12). The Church manifests an attentive solicitude toward such people and encourages them to a life of faith, prayer, works of charity and the Christian education of their children. However, they cannot receive sacramental absolution, take Holy Communion, or exercise certain ecclesial responsibilities as long as their situation, which objectively contravenes God's law, persists. 350. Why is the Christian family called a domestic church? The Christian family is called the domestic church because the family manifests and lives out the communal and familial nature of the Church as the family of God. Each family member, in accord with their own role, exercises the baptismal priesthood and contributes toward making the family a community of grace and of prayer, a school of human and Christian virtue and the place where the faith is first proclaimed to children.

348. Khi nào Hội thánh chấp nhận việc vợ chồng ly thân ? Hội thánh chấp nhận việc vợ chồng ly thân khi việc họ chung sống, vì những lý do nghiêm trọng, đã trở nên không thể được trong thực tế, mặc dù Hội thánh vẫn mong muốn họ hòa giải với nhau. Nhưng bao lâu người phối ngẫu còn sống, không ai trong đôi vợ chồng được tự do tái hôn; trừ khi hôn phối của họ là không thành sự và được thẩm quyền Hội thánh tuyên bố điều đó. 349. Hội thánh có thái độ nào đối với những người đã ly dị lại tái hôn ? Trung thành với Chúa, Hội thánh không thể công nhận hôn nhân của những người đã ly dị lại kết hôn theo luật dân sự. “Ai rẫy vợ mà cưới vợ khác là phạm tội ngoại tình đối với vợ mình; và ai bỏ chồng để lấy chồng khác, thì cũng phạm tội ngoại tình” (Mc 10.11-12). Đối với họ, Hội thánh giữ một thái độ chăm sóc ân cần, mời gọi họ duy trì đời sống đức tin, cầu nguyện, thực hành các việc bác ái và chăm lo việc giáo dục con cái theo Kitô giáo. Nhưng bao lâu tình trạng như thế của họ kéo dài, vì rõ ràng trái với luật Chúa, họ không được xưng tội, rước lễ, cũng như đảm nhiệm một số trách nhiệm trong Hội thánh. 350. Tại sao gia đình Kitô hữu được gọi là Hội thánh tại gia ? Gia đình Kitô hữu được gọi là Hội thánh tại gia vì gia đình biểu lộ và sống bản chất “hiệp thông và gia đình” của Hội thánh như gia đình của Thiên Chúa. Mọi thành viên trong gia đình, tùy theo vai trò riêng của mình, thực thi chức tư tế được lãnh nhận từ Bí tích Rửa tội, góp phần xây dựng gia đình thành một cộng đoàn ân sủng và cầu nguyện, một trường dạy các đức tính nhân bản và Kitô giáo, là nơi đầu tiên đức tin được loan truyền cho con cái.

106

CHAPTER FOUR

Other Liturgical Celebrations THE SACRAMENTALS

351. What are the sacramentals? 1667-1672 1677-1678 These are sacred signs instituted by the Church to sanctify different circumstances of life. They include a prayer accompanied by the sign of the cross and other signs. Among the sacramentals which occupy an important place are: blessings, which are the praise of God and a prayer to obtain his gifts, the consecration of persons and the dedication of things for the worship of God. 352. What is an exorcism? 1673 When the Church asks with its authority in the name of Jesus that a person or object be protected against the power of the Evil One and withdrawn from his dominion, it is called an exorcism. This is done in ordinary form in the rite of Baptism. A solemn exorcism, called a major exorcism, can be performed only by a priest authorized by the bishop. 353. What forms of popular piety accompany the sacramental life of the Church? 1674-1676 1679 The religious sense of the Christian people has always found expression in the various forms of piety which accompany the sacramental life of the Church such as the veneration of relics, visits to sanctuaries, pilgrimages, processions, the stations of the cross and the rosary. The Church sheds the light of faith upon and fosters authentic forms of popular piety.

CHƯƠNG BỐN NHỮNG CỬ HÀNH PHỤNG VỤ KHÁC

CÁC Á BÍ TÍCH

351. Các á Bí tích là gì ? 1667-1672 1677-1678 Đó là những dấu chỉ thánh thiêng do Hội thánh thiết lập để thánh hóa một số hoàn cảnh trong cuộc sống. Các á Bí tích gồm một lời cầu nguyện, kèm theo là dấu thánh giá và những dấu chỉ khác. Trong số các á Bí tích, quan trọng nhất là các phép lành. Các phép lành này là một lời ca ngợi Thiên Chúa và một lời khẩn nguyện để kêu xin những hồng ân của Thiên Chúa; cũng có những việc thánh hiến con người cũng như các đồ vật được dùng vào việc thờ phượng Thiên Chúa. 352. Nghi thức Trừ tà là gì ? 1673 Người ta gọi là nghi thức Trừ tà, khi Hội thánh, với thẩm quyền của mình, nhân danh Chúa Giêsu, kêu xin để một người hay một vật được Thiên Chúa bảo vệ khỏi ảnh hưởng của Ác thần và giải thoát khỏi ách thống trị của nó. Trong cử hành Bí tích Rửa tội, có một nghi thức Trừ tà đơn giản. Nghi thức Trừ tà trọng thể chỉ được thực hiện bởi một linh mục, với sự cho phép của Giám mục. 353. Đâu là những hình thức đạo đức bình dân kèm theo đời sống Bí tích của Hội thánh ? Cảm thức tôn giáo của dân Kitô giáo trong mọi thời đại đều có những cách diễn tả lòng đạo đức của mình qua nhiều hình thức khác nhau luôn đi kèm theo đời sống Bí tích của Hội thánh, như việc tôn kính các di tích thánh, kính viếng các đền thánh, những cuộc hành hương, những cuộc rước kiệu, chặng đàng thánh giá, kinh Mân côi. Dưới ánh sáng đức tin, Hội thánh soi sáng và cổ võ những hình thức chính đáng của lòng đạo đức bình dân.

107

CHRISTIAN FUNERALS

354. What is the relationship between the sacraments and the death of a Christian? 1680-1683 The Christian who dies in Christ reaches at the end of his earthly existence the fulfillment of that new life which was begun in Baptism, strengthened in Confirmation, and nourished in the Eucharist, the foretaste of the heavenly banquet. The meaning of the death of a Christian becomes clear in the light of the death and Resurrection of Christ our only hope. The Christian who dies in Christ Jesus goes “away from the body to be at home with the Lord” (2 Corinthians 5:8). 355. What do funeral rites express? Although celebrated in different rites in keeping with the situations and traditions of various regions, funerals express the paschal character of Christian death in hope of the resurrection. They also manifest the meaning of communion with the departed particularly through prayer for the purification of their souls. 356. What are the main moments in funerals? Usually, funeral rites consist of four principal parts: welcoming the body of the deceased by the community with words of comfort and hope, the liturgy of the Word, the Eucharistic Sacrifice, and the farewell in which the soul of the departed is entrusted to God, the Source of eternal life, while the body is buried in the hope of the resurrection.

LỄ NGHI AN TÁNG THEO KITÔ GIÁO 354. Có tương quan nào giữa các Bí tích và cái chết của người Kitô hữu ? 1680-1683 Người Kitô hữu, chết trong Đức Kitô, khi kết thúc cuộc đời trần thế của mình, đạt đến sự viên mãn của đời sống mới được bắt đầu nơi Bí tích Rửa tội, được củng cố bằng Bí tích Thêm sức và được nuôi dưỡng bằng Bí tích Thánh Thể, là tham dự trước vào bàn tiệc thiên quốc. Ý nghĩa cái chết trong Kitô giáo được biểu lộ dưới ánh sáng sự Chết và sự Phục sinh của Đức Kitô, niềm hy vọng duy nhất của chúng ta. Người Kitô hữu chết trong Đức Kitô, là ra đi để “cư ngụ nơi Chúa” ( 2 Cr 5,8). 355. Lễ nghi an táng diễn tả ý nghĩa gì ? Dù được cử hành theo nhiều nghi thức khác nhau tùy theo hoàn cảnh và truyền thống địa phương, lễ nghi an táng của Kitô giáo luôn làm nổi bật đặc tính Vượt qua của cái chết theo Kitô giáo trong niềm hy vọng sống lại, cũng như ý nghĩa của sự hiệp thông với người đã qua đời, đặc biệt là trong lời cầu nguyện cho linh hồn họ được thanh luyện. 356. Những giai đoạn chính của lễ nghi an táng là gì ? Lễ nghi an táng thường gồm bốn phần chính : cộng đoàn đón tiếp quan tài với những lời an ủi và hy vọng, Phụng vụ Lời Chúa, Hy tế Thánh Thể, và lễ nghi từ biệt, trong đó linh hồn người quá cố được phó dâng lên Thiên Chúa, Đấng là nguồn sống vĩnh cửu, trong khi thân xác được an táng trong niềm hy vọng phục sinh.

108

PART THREE

LIFE IN CHRIST

SECTION ONE MAN'S VOCATION: LIFE IN THE SPIRIT

357. How is the Christian moral life bound up with faith and the sacraments? 1691-1698 What the symbol of faith professes, the sacraments communicate. Indeed, through them the faithful receive the grace of Christ and the gifts of the Holy Spirit which give them the capability of living a new life as children of God in Christ whom they have received in faith. “O Christian, recognize your dignity.” (Saint Leo the Great)

CHAPTER ONE The Dignity of the Human Person

MAN THE IMAGE OF GOD

358. What is the root of human dignity? 1699-1715 The dignity of the human person is rooted in his or her creation in the image and likeness of God. Endowed with a spiritual and immortal soul, intelligence and free will, the human person is ordered to God and called in soul and in body to eternal beatitude.

PHẦN III ĐỜI SỐNG TRONG ĐỨC KITÔ

ĐOẠN THỨ NHẤT

ƠN GỌI CỦA CON NGƯỜI : ĐỜI SỐNG TRONG CHÚA THÁNH THẦN 357. Đời sống luân lý của người Kitô hữu được nối kết với đức tin và các Bí tích như thế nào ? 1691-1698 Điều mà Kinh Tin Kính tuyên xưng, các Bí tích tiếp tục trao ban. Qua các Bí tích, các tín hữu đón nhận ân sủng của Đức Kitô và hồng ân của Chúa Thánh Thần. Nhờ đó, họ có khả năng sống đời sống mới với tư cách là con cái Thiên Chúa trong Đức Kitô, Đấng họ đã đón nhận trong đức tin. “Hỡi người Kitô hữu, hãy ý thức phẩm giá của bạn” (Thánh Lêô Cả).

CHƯƠNG MỘT PHẨM GIÁ CON NGƯỜI

Con người, hình ảnh của Thiên Chúa 358. Nền tảng phẩm giá con người là gì

? 1699-1715 Phẩm giá của con người bắt nguồn trong việc con người được tạo dựng theo hình ảnh và giống Thiên Chúa. Được phú bẩm một linh hồn thiêng liêng và bất tử, lý trí và ý chí tự do, con người được qui hướng về Thiên Chúa và được mời gọi hưởng hạnh phúc vĩnh cửu cả hồn lẫn xác.

109

OUR VOCATION TO BEATITUDE 359. How do we attain beatitude? 1716 We attain beatitude by virtue of the grace of Christ which makes us participants in the divine life. Christ in the Gospel points out to his followers the way that leads to eternal happiness: the beatitudes. The grace of Christ also is operative in every person who, following a correct conscience, seeks and loves the true and the good and avoids evil. 360. Why are the beatitudes important for us? 1716-1717 1725-1726 The beatitudes are at the heart of Jesus’ preaching and they take up and fulfill the promises that God made starting with Abraham. They depict the very countenance of Jesus and they characterize authentic Christian life. They reveal the ultimate goal of human activity, which is eternal happiness. 361. What is the relationship between the beatitudes and our desire for happiness? 1718-1719 The beatitudes respond to the innate desire for happiness that God has placed in the human heart in order to draw us to himself. God alone can satisfy this desire. 362. What is eternal happiness? 1720-1724 It is the vision of God in eternal life in which we are fully “partakers of the divine nature” (2 Peter 1:4), of the glory of Christ and of the joy of the trinitarian life. This happiness surpasses human capabilities. It is a supernatural and gratuitous gift of God just as is the grace which leads to it. This promised happiness confronts us with decisive moral choices concerning earthly goods and urges us to love God above all things.

ƠN GỌI ĐƯỢC HẠNH PHÚC

359. Làm thế nào con người đạt tới hạnh phúc ? Con người đạt được diễm phúc nhờ ân sủng của Đức Kitô, ân sủng này cho họ được tham dự vào đời sống của Thiên Chúa. Trong Phúc Âm, Đức Kitô chỉ cho các môn đệ của mình con đường dẫn tới hạnh phúc vĩnh cửu : đó là các Mối phúc. Ân sủng của Đức Kitô cũng hoạt động trong tất cả những ai, dựa theo lương tâm ngay thẳng, tìm kiếm và yêu mến chân lý và điều thiện, và tránh điều ác. 360. Tại sao các Mối phúc lại quan trọng đối với chúng ta ? Các Mối phúc nằm ở trung tâm lời rao giảng của Chúa Giêsu. Chúng nhắc lại các lời hứa mà Thiên Chúa đã trao ban từ thời ông Ábraham và hoàn thành các lời hứa. Các Mối phúc diễn tả chính diện mạo của Chúa Giêsu, nêu lên những đặc tính đích thực của đời sống người Kitô hữu và mạc khải cho con người cùng đích hoạt động của họ : đó là hạnh phúc đời đời.

361. Đâu là mối liên hệ giữa các Mối phúc và lòng khao khát hạnh phúc của con người ? Các mối phúc đáp lại lòng khao khát bẩm sinh về hạnh phúc mà Thiên Chúa đã đặt để trong tâm hồn con người để lôi kéo họ về với Ngài và chỉ mình Ngài mới có thể lấp đầy lòng khao khát ấy.

362. Hạnh phúc đời đời là gì ? Đó là việc chiêm ngưỡng Thiên Chúa trong đời sống vĩnh cửu, ở đó chúng ta sẽ được trọn vẹn “thông phần bản tính Thiên Chúa” (2 Pr 1,4), thông phần vinh quang của Đức Kitô và niềm vui của đời sống Ba Ngôi. Hạnh phúc đời đời vượt quá khả năng con người. Đó là một hồng ân siêu nhiên và nhưng không của Thiên Chúa, cũng như ân sủng dẫn đưa chúng ta đến đó. Hạnh phúc được hứa ban đặt chúng ta trước những chọn lựa luân lý quan trọng về của cải trần thế, thúc đẩy chúng ta yêu mến Thiên Chúa trên hết mọi sự.

110

MAN'S FREEDOM 363. What is freedom? 1730-1733 1743-1744 Freedom is the power given by God to act or not to act, to do this or to do that, and so to perform deliberate actions on one's own responsibility. Freedom characterizes properly human acts. The more one does what is good, the freer one becomes. Freedom attains its proper perfection when it is directed toward God, the highest good and our beatitude. Freedom implies also the possibility of choosing between good and evil. The choice of evil is an abuse of freedom and leads to the slavery of sin. 364. What is the relationship between freedom and responsibility? 1734-1737 1745-1746 Freedom makes people responsible for their actions to the extent that they are voluntary, even if the imputability and responsibility for an action can be diminished or sometimes cancelled by ignorance, inadvertence, duress, fear, inordinate attachments, or habit. 365. Why does everyone have a right to exercise freedom? 1738 1747 The right to the exercise of freedom belongs to everyone because it is inseparable from his or her dignity as a human person. Therefore this right must always be respected, especially in moral and religious matters, and it must be recognized and protected by civil authority within the limits of the common good and a just public order.

SỰ TỰ DO CỦA CON NGƯỜI 363. Tự do là gì ? 1730-1733 1743-1744 Tự do là khả năng Thiên Chúa ban cho con người để hành động hay không hành động, để làm việc này hay việc khác, và như vậy, tự mình đưa ra những quyết định một cách ý thức. Tự do là nét đặc trưng của các hành vi nhân linh. Càng làm điều thiện, người ta càng tự do hơn. Tự do hướng đến sự hoàn hảo khi quy hướng về Thiên Chúa, Đấng là sự thiện tối thượng và là hạnh phúc của chúng ta. Tự do cũng bao hàm khả năng lựa chọn giữa điều tốt và điều xấu. Sự lựa chọn điều xấu là một lạm dụng tự do, đưa chúng ta vào vòng nô lệ tội lỗi. 364. Đâu là mối tương quan giữa tự do và trách nhiệm ? 1734-1737 1745-1746 Vì có tự do, con người phải chịu trách nhiệm về các hành vi của mình theo mức độ các hành vi này do chính họ muốn, cả khi việc qui trách và trách nhiệm về một hành động có thể bị giảm thiểu hoặc đôi khi bị loại bỏ, vì lý do thiếu hiểu biết, không chú ý, do áp lực, do sợ hãi, do xúc động thái quá, hoặc do các thói quen. 365. Tại sao mọi người có quyền thực thi tự do của mình ? 1738 1747 Mỗi người đều có quyền sử dụng tự do của mình, vì tự do không thể tách rời khỏi phẩm giá con người. Vì thế quyền này phải luôn được tôn trọng, đặc biệt trong lãnh vực luân lý và tôn giáo. Quyền tự do này phải được luật dân sự công nhận và bảo vệ, trong các giới hạn của công ích và trật tự công cộng chính đáng.

111

366. What place does human freedom have in the plan of salvation? 1739-1742 1748 Our freedom is weakened because of original sin. This weakness is intensified because of successive sins. Christ, however, set us free “so that we should remain free” (Galatians 5:1). With his grace, the Holy Spirit leads us to spiritual freedom to make us free co-workers with him in the Church and in the world. 367. What are the sources of the morality of human acts? 1749-1754 1757-1758 The morality of human acts depends on three sources: the object chosen, either a true or apparent good; the intention of the subject who acts, that is, the purpose for which the subject performs the act; and the circumstances of the act, which include its consequences. 368. When is an act morally good? 1755-1756 1759-1760 An act is morally good when it assumes simultaneously the goodness of the object, of the end, and of the circumstances. A chosen object can by itself vitiate an act in its entirety, even if the intention is good. It is not licit to do evil so that good may result from it. An evil end corrupts the action, even if the object is good in itself. On the other hand, a good end does not make an act good if the object of that act is evil, since the end does not justify the means. Circumstances can increase or diminish the responsibility of the one who is acting but they cannot change the moral quality of the acts themselves. They never make good an act which is in itself evil.

366. Sự tự do của con người nằm ở vị trí nào trong nhiệm cục cứu độ ? Sự tự do của chúng ta bị suy yếu vì tội nguyên tổ. Sự suy yếu này càng trầm trọng hơn vì các tội lỗi sau đó. Nhưng “chính để chúng ta được tự do mà Đức Kitô đã giải thoát chúng ta” (Gl 5,1). Nhờ ân sủng của Người, Chúa Thánh Thần hướng dẫn chúng ta đến sự tự do thiêng liêng, để làm cho chúng ta thành những cộng tác viên tự do của Người, trong Hội thánh và trong thế giới. 367. Đâu là nguồn gốc luân lý của hành vi nhân linh ? 1749-1754 Tính chất luân lý của hành vi nhân linh dựa trên ba nguồn : - Đối tượng được lựa chọn, nghĩa là một

điều thiện đích thực hay có vẻ như thế. - Ý hướng của chủ thể hành động, nghĩa

là mục đích khiến cho chủ thể hành động.

- Các hoàn cảnh của hành động, bao gồm cả các hậu quả của hành động.

368. Khi nào hành vi là tốt xét về phương diện luân lý ? Xét về phương diện luân lý, hành vi tốt phải có cùng lúc đối tượng, ý hướng và các hoàn cảnh đều tốt. Đối tượng được chọn tự nó có thể làm cho hành vi trở thành xấu, dù có ý hướng tốt. Không được phép làm một điều xấu để đạt được một điều tốt. Một mục đích xấu có thể hủy hoại hành vi, cho dù đối tượng tự nó là tốt. Ngược lại, một mục đích tốt không thể làm cho một hành động mà đối tượng của nó là xấu, trở thành tốt được, vì mục đích không biện minh cho các phương tiện. Các hoàn cảnh có thể làm giảm thiểu hay gia tăng trách nhiệm của tác giả hành vi, nhưng chúng không thể làm thay đổi phẩm chất luân lý của chính các hành vi. Hoàn cảnh không bao giờ có thể làm cho một hành vi tự nó là xấu trở thành tốt được.

112

369. Are there acts which are always illicit? 1756 1761 There are some acts which, in and of themselves, are always illicit by reason of their object (for example, blasphemy, homicide, adultery). Choosing such acts entails a disorder of the will, that is, a moral evil which can never be justified by appealing to the good effects which could possibly result from them. THE MORALITY OF THE PASSIONS 370. What are the passions? 1762-1766 1771-1772 The passions are the feelings, the emotions or the movements of the sensible appetite - natural components of human psychology - which incline a person to act or not to act in view of what is perceived as good or evil. The principal passions are love and hatred, desire and fear, joy, sadness, and anger. The chief passion is love which is drawn by the attraction of the good. One can only love what is good, real or apparent. 371. Are the passions morally good or bad? 1767-1770 1773-1775 The passions insofar as they are movements of the sensible appetite are neither good nor bad in themselves. They are good when they contribute to a good action and they are evil in the opposite case. They can be taken up into the virtues or perverted by the vices.

369. Có phải có những hành vi luôn luôn không được phép làm hay không ? 1756, 1761 Có những hành vi, mà sự lựa chọn chúng luôn luôn là không được phép, vì đối tượng của chúng (chẳng hạn lộng ngôn, sát nhân và ngoại tình). Việc lựa chọn những hành vi này đã có một lệnh lạc của ý chí, nghĩa là một điều xấu luân lý; điều xấu này không thể biện minh bằng việc xét đến những điều tốt có thể rút ra từ những hành vi đó. TÍNH LUÂN LÝ CỦA CÁC ĐAM MÊ 370. Các đam mê là gì ? 1762-1766 1771-1772 Đam mê là những cảm xúc, những rung động hay những chuyển biến của sự nhạy cảm – đó là những yếu tố tự nhiên của tâm lý con người – chúng thúc đẩy con người hành động hay không hành động, theo điều được cảm nhận là tốt hoặc xấu. Những đam mê căn bản là yêu và ghét, ước muốn và sợ hãi, vui buồn và phẫn nộ. Đam mê quan trọng nhất là tình yêu, được h?p d?n b?i điều thiện. Người ta chỉ yêu điều thiện hảo, hoặc là điều thiện hảo thực sự hoặc là điều người ta tưởng là thiện hảo. 371. Xét về khía cạnh luân lý, đam mê tốt hay xấu ? 1767-1770 1773-1775 Vì là những rung động của khả năng cảm thụ, đam mê tự chúng không tốt và cũng chẳng xấu. Đam mê tốt khi đưa đến những hành động tốt, và là xấu trong trường hợp nghịch lại. Các đam mê có thể được thăng hoa thành các nhân đức hay thoái hóa thành các nết xấu.

113

THE MORAL CONSCIENCE 372. What is the moral conscience? 1776-1780 1795-1797 Moral conscience, present in the heart of the person, is a judgment of reason which at the appropriate moment enjoins him to do good and to avoid evil. Thanks to moral conscience, the human person perceives the moral quality of an act to be done or which has already been done, permitting him to assume responsibility for the act. When attentive to moral conscience, the prudent person can hear the voice of God who speaks to him or her. 373. What does the dignity of the human person imply for the moral conscience? 1780-1782 1798 The dignity of a human person requires the uprightness of a moral conscience (which is to say that it be in accord with what is just and good according to reason and the law of God). Because of this personal dignity, no one may be forced to act contrary to conscience; nor, within the limits of the common good, be prevented from acting according to it, especially in religious matters. 374. How is a moral conscience formed to be upright and truthful? 1783-1788 1799-1800 An upright and true moral conscience is formed by education and by assimilating the Word of God and the teaching of the Church. It is supported by the gifts of the Holy Spirit and helped by the advice of wise people. Prayer and an examination of conscience can also greatly assist one’s moral formation.

LƯƠNG TÂM LUÂN LÝ

372. Lương tâm luân lý là gì ? 1776-1780 1795-1797 Hiện diện trong sâu thẳm lòng người, lương tâm luân lý là một phán đoán của lý trí, vào lúc cần thiết, thúc đẩy con người làm lành lánh dữ. Nhờ lương tâm luân lý, con người nhận thức được phẩm chất luân lý của một hành vi sẽ làm hay đã làm, và đảm nhận trách nhiệm về hành vi đó. Khi lắng nghe tiếng nói của lương tâm luân lý, con người khôn ngoan có thể nghe được tiếng Thiên Chúa nói với mình. 373. Phẩm giá con người đòi buộc điều gì đối với lương tâm luân lý ? 1780-1782 1798 Phẩm giá con người đòi hỏi sự ngay thẳng của lương tâm luân lý, có nghĩa là lương tâm phải phù hợp với điều công chính và tốt lành dựa theo lý trí và Lề luật của Thiên Chúa. Căn cứ vào phẩm giá nhân vị như thế, con người không thể bị ép buộc phải hành động nghịch lại với lương tâm mình, cũng như không thể bị ngăn cản, trong các giới hạn của công ích, hành động theo lương tâm mình, nhất là trong lãnh vực tôn giáo. 374. Làm sao đào tạo lương tâm ngay thẳng và chân thật ? 1783-1788 1799-1800 Lương tâm luân lý ngay thẳng và chân thật được đào tạo qua giáo dục, qua việc thấm nhu?n Lời Chúa và các giáo huấn của Hội thánh. Lương tâm luân lý được các hồng ân Chúa Thánh Thần nâng đỡ và được các lời khuyên bảo của những người khôn ngoan trợ giúp. Ngoài ra, cầu nguyện và xét mình cũng đóng góp rất nhiều vào việc đào tạo luân lý.

114

375. What norms must conscience always follow? 1789 There are three general norms: 1) one may never do evil so that good may result from it; 2) the so-called Golden Rule, “Whatever you wish that men would do to you, do so to them” (Matthew7:12); 3) charity always proceeds by way of respect for one’s neighbor and his conscience, even though this does not mean accepting as good something that is objectively evil. 376. Can a moral conscience make erroneous judgments? 1790-1794 1801-1802 A person must always obey the certain judgment of his own conscience but he could make erroneous judgments for reasons that may not always exempt him from personal guilt. However, an evil act committed through involuntary ignorance is not imputable to the person, even though the act remains objectively evil. One must therefore work to correct the errors of moral conscience. THE VIRTUES 377. What is a virtue? 1803 1833 A virtue is an habitual and firm disposition to do the good. “The goal of a virtuous life is to become like God” (Saint Gregory of Nyssa). There are human virtues and theological virtues. 378. What are the human virtues? The human virtues are habitual and stable perfections of the intellect and will that govern our actions, order our passions and guide our conduct according to reason and faith. They are acquired and strengthened by the repetition of morally good acts and they are purified and elevated by divine grace.

375. Đâu là những quy tắc mà lương tâm luôn phải theo ? 1789 Có ba qui tắc căn bản : 1) Không bao giờ được làm điều xấu để đạt tới điều tốt; 2) Luật vàng: “Tất cả những gì anh em muốn người ta làm cho mình thì chính anh em cũng hãy làm cho người ta” (Mt 7,12); 3) Đức ái Kitô giáo luôn đòi hỏi tôn trọng tha nhân và lương tâm của họ, mặc dù điều đó không có nghĩa là chấp nhận một điều xấu khách quan như là một điều tốt. 376. Lương tâm có thể đưa ra những phán đoán sai lầm không ? Con người phải luôn tuân theo phán đoán chắc chắn của lương tâm mình; nhưng lương tâm cũng có thể đưa ra những phán đoán sai lầm, vì không phải lúc nào người ta cũng tránh được lầm lỗi của mình. Tuy nhiên, người ta không thể qui trách nhiệm cho người thực hiện điều xấu vì sự thiếu hiểu biết ngoài ý muốn, cả khi đó là một điều xấu khách quan. Chính vì thế, con ngu?i ph?i v?n d?ng h?t m?i kh? nang d? giúp lương tâm luân lý tránh kh?i những sai lầm.

CÁC NHÂN ĐỨC

377. Nhân đức là gì ? Nhân đức là một xu hướng thường xuyên và kiên trì để làm điều thiện. “Mục đích của một đời sống nhân đức là trở nên giống Thiên Chúa” (thánh Grêgôriô thành Nyssa). Có những đức tính nhân bản và những nhân đức đối thần. 378. Các d?c tính nhân bản là gì ? Các d?c tính nhân bản là xu hướng thường xuyên và kiên trì của lý trí và ý chí nhằm điều chỉnh hành vi của chúng ta, điều tiết các đam mê và hướng dẫn nếp sống chúng ta cho phù hợp với lý trí và đức tin. Nhờ đạt được và củng cố thường xuyên bằng các hành vi luân lý tốt, các d?c tính nhân bản được ân sủng Thiên Chúa thanh luyện và nâng cao.

115

379. What are the principal human virtues? 1805 1834 The principal human virtues are called the cardinal virtues, under which all the other virtues are grouped and which are the hinges of a virtuous life. The cardinal virtues are: prudence, justice, fortitude, and temperance. 380. What is prudence? 1806 1835 Prudence disposes reason to discern in every circumstance our true good and to choose the right means for achieving it. Prudence guides the other virtues by pointing out their rule and measure. 381. What is justice? 1807 1836 Justice consists in the firm and constant will to give to others their due. Justice toward God is called “the virtue of religion.” 382. What is fortitude? 1808 1837 Fortitude assures firmness in difficulties and constancy in the pursuit of the good. It reaches even to the ability of possibly sacrificing one’s own life for a just cause. 383. What is temperance? 1809 1838 Temperance moderates the attraction of pleasures, assures the mastery of the will over instincts and provides balance in the use of created goods.

379. Các đức tính nhân bản chính là gì ? 1805 1834 Đó là các đức tính được gọi là các đức tính “căn bản.” Tất cả các nhân đức khác đều qui tụ quanh các đức tính này và tạo thành nền tảng cho đời sống đạo đức. Đó là : khôn ngoan, công bằng, can đảm và tiết độ. 380. Khôn ngoan là gì ? Khôn ngoan là đức tính giúp lý trí sẵn sàng trong mọi hoàn cảnh phân định điều thiện đích thực và chọn lựa những phương tiện thích hợp để đạt tới điều thiện đó. Sự khôn ngoan hướng dẫn các đức tính khác, bằng cách chỉ ra cho chúng luật lệ và mức độ của chúng. 381. Công bằng là gì ? Công bằng là đức tính luân lý thể hiện qua quyết tâm trả cho Thiên Chúa những gì thuộc về Thiên Chúa và trả cho tha nhân những gì thuộc về tha nhân. Công bằng đối với Thiên Chúa được gọi là “nhân đức thờ phượng”. 382. Can đảm là gì ? Can đảm là đức tính luân lý giúp chúng ta kiên trì và quyết tâm theo đuổi điều thiện giữa những khó khăn trong đời; can đảm có thể đưa đến khả năng dám hy sinh chính mạng sống để bảo vệ một điều công chính. 383. Tiết độ là gì ? 1809 1838 Tiết độ là đức tính luân lý giúp ta điều tiết sức lôi cuốn của những lạc thú, sử dụng chừng mực các của cải trần thế, giúp ý chí làm chủ các bản năng và kiềm chế các ham muốn trong giới hạn chính đáng.

116

384. What are the theological virtues? 1812-1813 1840-1841 The theological virtues have God himself as their origin, motive and direct object. Infused with sanctifying grace, they bestow on one the capacity to live in a relationship with the Trinity. They are the foundation and the energizing force of the Christian’s moral activity and they give life to the human virtues. They are the pledge of the presence and action of the Holy Spirit in the faculties of the human being. 385. What are the theological virtues? 1813 The theological virtues are faith, hope, and charity. 386. What is the virtue of faith? 1814-1816 1842 Faith is the theological virtue by which we believe in God and all that he has revealed to us and that the Church proposes for our belief because God is Truth itself. By faith the human person freely commits himself to God. Therefore, the believer seeks to know and do the will of God because “faith works through charity” (Galatians 5:6). 387. What is hope? 1817-1821 1843 Hope is the theological virtue by which we desire and await from God eternal life as our happiness, placing our trust in Christ's promises and relying on the help of the grace of the Holy Spirit to merit it and to persevere to the end of our earthly life.

384. Các nhân đức đối thần là gì ? 1812-1813 1840-1841 Các nhân đức đối thần là những nhân đức có chính Thiên Chúa là nguồn gốc, động lực và đối tượng trực tiếp. Các nhân đức này được phú bẩm trong con người cùng với ân sủng thánh hóa, giúp con người có khả năng sống tương quan với Thiên Chúa Ba Ngôi. Các nhân đức đối thần tạo nền móng và động lực cho hành vi luân lý của người Kitô hữu, làm sinh động các đức tính nhân bản. Chúng là bảo chứng cho sự hiện diện và hoạt động của Chúa Thánh Thần trong các khả năng của con người. 385. Các nhân đức đối thần là những nhân đức nào ? 1813 Các nhân đức đối thần gồm có : đức tin, đức cậy và đức mến. 386. Đức tin là gì ? 1814-1816 1842 Đức tin là nhân đức đối thần, nhờ đó chúng ta tin vào Thiên Chúa và tất cả những gì Ngài đã mạc khải cho chúng ta và những gì Hội thánh dạy chúng ta tin, bởi vì Thiên Chúa là chính Chân lý. Bằng đức tin, con người phó thác bản thân mình một cách tự do cho Thiên Chúa. Vì thế người tin tìm kiếm để nhận biết và thi hành ý muốn của Ngài, vì “đức tin hoạt động nhờ đức ái” (Gl 5,6). 387. Đức cậy là gì ? 1817-1821 1843 Đức cậy là nhân đức đối thần giúp chúng ta khao khát và mong chờ Thiên Chúa ban cho chúng ta đời sống vĩnh cửu là hạnh phúc của chúng ta, khi tin tưởng vào các lời hứa của Đức Kitô và cậy dựa vào sự trợ giúp của ơn Chúa Thánh Thần để xứng đáng hưởng đời sống vĩnh cửu và kiên trì cho đến hết cuộc đời trần thế.

117

388. What is charity? 1822-1829 1844 Charity is the theological virtue by which we love God above all things and our neighbor as ourselves for the love of God. Jesus makes charity the new commandment, the fullness of the law. “It is the bond of perfection” (Colossians 3:14) and the foundation of the other virtues to which it gives life, inspiration, and order. Without charity “I am nothing” and “I gain nothing” (1 Corinthians13:1-3). 389. What are the gifts of the Holy Spirit? 1830-1831 1845 The gifts of the Holy Spirit are permanent dispositions which make us docile in following divine inspirations. They are seven: wisdom, understanding, counsel, fortitude, knowledge, piety, and fear of the Lord. 390. What are the fruits of the Holy Spirit? 1832 The fruits of the Holy Spirit are perfections formed in us as the first fruits of eternal glory. The tradition of the Church lists twelve of them: charity, joy, peace, patience, kindness, goodness, generosity, gentleness, faithfulness, modesty, self-control, and chastity (Galatians 5:22-23, Vulgate). SIN 391. What does the acceptance of God’s mercy require from us? 1846-1848 1870 It requires that we admit our faults and repent of our sins. God himself by his Word and his Spirit lays bare our sins and gives us the truth of conscience and the hope of forgiveness.

388. Đức ái là gì ? Đức ái là nhân đức đối thần giúp chúng ta kính mến Thiên Chúa trên hết mọi sự và bởi tình yêu đối với Thiên Chúa, chúng ta yêu thương người khác như chính mình. Chúa Giêsu lấy đức ái làm giới răn mới, là sự viên mãn của Lề luật. Đức ái là “mối dây liên kết tuyệt hảo” (Cl 3,14), là nền tảng của các nhân đức khác mà nó làm cho sinh động, gợi hứng và ra lệnh. Không có đức ái, “tôi sẽ chẳng là gì cả và . . . chẳng ích gì cho tôi” (1 Cr 13,1-3). 389. Các ơn Chúa Thánh Thần là gì ? Các ơn Chúa Thánh Thần là những xu hướng thường trực giúp cho con người ngoan ngoãn theo những linh ứng của Thiên Chúa. Có bảy ơn Chúa Thánh Thần : khôn ngoan, thông minh, mưu lược, dũng cảm, hiểu biết, hiếu thảo và kính sợ Thiên Chúa. 390. Những hoa trái của Chúa Thánh Thần là gì ? 1832 Những hoa trái của Chúa Thánh Thần là những điều thiện hảo được khắc ghi trong chúng ta như hoa quả đầu mùa của vinh quang vĩnh cửu. Truyền thống Hội thánh đưa ra mười hai hoa trái của Chúa Thánh Thần : “Bác ái, hoan lạc, an bình, kiên nhẫn, quảng đại, nhân từ, từ tâm, khoan dung, trung tín, khiêm nhu, tiết độ và thanh khiết” (Gl 5,22-23).

TỘI LỖI 391. Để đón nhận lòng thương xót của Thiên Chúa, chúng ta phải làm gì ? Để có thể đón nhận lòng thương xót của Thiên Chúa, chúng ta phải nhìn nhận và thống hối các tội lỗi của mình. Chính Thiên Chúa, qua Lời và Thánh Thần của Ngài, giúp chúng ta thấy rõ tội lỗi của mình, ban cho chúng ta lương tâm ngay thẳng và niềm hy vọng vào ơn tha thứ.

118

392. What is sin? 1849-1851 1871-1872 Sin is “a word, an act, or a desire contrary to the eternal Law” (Saint Augustine). It is an offense against God in disobedience to his love. It wounds human nature and injures human solidarity. Christ in his passion fully revealed the seriousness of sin and overcame it with his mercy. 393. Is there a variety of sins? 1852-1853 1873 There are a great many kinds of sins. They can be distinguished according to their object or according to the virtues or commandments which they violate. They can directly concern God, neighbor, or ourselves. They can also be divided into sins of thought, of word, of deed, or of omission. 394. How are sins distinguished according to their gravity? 1854 A distinction is made between mortal and venial sin. 395. When does one commit a mortal sin? 1855-1861 1874 One commits a mortal sin when there are simultaneously present: grave matter, full knowledge, and deliberate consent. This sin destroys charity in us, deprives us of sanctifying grace, and, if unrepented, leads us to the eternal death of hell. It can be forgiven in the ordinary way by means of the sacraments of Baptism and of Penance or Reconciliation.

392. Tội là gì ? Tội là “một lời nói, hành vi hoặc ước muốn trái nghịch với Luật vĩnh cửu” (thánh Augustinô). Tội là một sự xúc phạm đến Thiên Chúa, không vâng phục tình yêu của Người. Tội gây thương tích cho bản tính của con người và làm thương tổn đến tương quan giữa con người. Qua cuộc Tử nạn, Đức Kitô cho thấy rõ ràng tích chất trầm trọng của tội và đã chiến thắng nó bằng lòng thương xót của Người. 393. Có nhiều loại tội hay không ? 1852-1853 Có rất nhiều loại tội. Các tội có thể được phân biệt theo đối tượng của chúng hoặc theo các nhân đức hay các giới răn, mà tội đối nghịch. Người ta còn có thể phân biệt tội theo tương quan trực tiếp của chúng với Thiên Chúa, với tha nhân hoặc với chính bản thân. Ngoài ra, người ta cũng có thể phân biệt tội trong tư tưởng, lời nói, việc làm và việc bỏ sót không làm. 394. Người ta phân biệt tội theo tính chất trầm trọng của chúng như thế nào ? 1854 Người ta phân biệt tội trọng và tội nhẹ. 395. Khi nào người ta phạm tội trọng ? 1855-1861 1874 Người ta phạm tội trọng khi cùng lúc có chất liệu nặng, ý thức đầy đủ, và tự ý ưng thuận. Tội trọng phá huỷ đức mến trong chúng ta, cướp đi ân sủng thánh hoá và dẫn chúng ta đến cái chết đời đời trong hỏa ngục nếu không sám hối. Tội trọng được tha thứ cách thông thường nhờ Bí tích Rửa tội và Bí tích Thống hối, còn gọi là Bí tích Hòa giải.

119

396. When does one commit a venial sin? 1862-1864 1875 One commits a venial sin, which is essentially different from a mortal sin, when the matter involved is less serious or, even if it is grave, when full knowledge or complete consent are absent. Venial sin does not break the covenant with God but it weakens charity and manifests a disordered affection for created goods. It impedes the progress of a soul in the exercise of the virtues and in the practice of moral good. It merits temporal punishment which purifies. 397. How does sin proliferate? 1865 1876 Sin creates a proclivity to sin ; it engenders vice by repetition of the same acts. 398. What are vices? 1866-1867 Vices are the opposite of virtues. They are perverse habits which darken the conscience and incline one to evil. The vices can be linked to the seven, so-called, capital sins which are: pride, avarice, envy, anger, lust, gluttony, and sloth or acedia. 399. Do we have any responsibility for sins committed by others? 1868 We do have such a responsibility when we culpably cooperate with them. 400. What are structures of sin? 1869 Structures of sin are social situations or institutions that are contrary to the divine law. They are the expression and effect of personal sins.

396. Khi nào người ta phạm tội nhẹ ? 1862-1864 1875 Khác biệt cách triệt để với tội trọng, người ta phạm tội nhẹ khi chất liệu là nhẹ, hoặc thậm chí chất liệu là nặng, nhưng không có đầy đủ ý thức hay không hoàn toàn ưng thuận. Tội nhẹ không cắt đứt tương quan với Thiên Chúa, nhưng làm suy yếu đức mến. Tội nhẹ biểu lộ lòng quyến luyến lệch lạc đối với của cải trần thế, ngăn cản sự tiến triển của linh hồn trong việc thực hành nhân đức và trong việc thực thi điều thiện luân lý. Tội nhẹ đáng chịu những hình phạt tạm thời để thanh luyện. 397. Tội sinh sôi nảy nở nơi chúng ta như thế nào ? 1865, 1876 Tội tạo nên xu hướng về tội, và do việc lặp đi lặp lại cùng một hành vi, sẽ tạo nên thói xấu. 398. Các thói xấu là gì ? 1866-1867 Đối nghịch với các nhân đức, các thói xấu là những thói quen lệch lạc làm mờ tối lương tâm và hướng chiều về điều xấu. Các thói xấu có thể ghép lại thành bảy mối tội đầu : kiêu ngạo, hà tiện, ganh tị, nóng giận, dâm dục, mê ăn uống, và lười biếng. 399. Chúng ta có trách nhiệm gì đối với tội người khác không ? 1868 Chúng ta có trách nhiệm đối với tội của người khác, khi chúng ta cộng tác cách có lỗi vào tội đó. 400. Các cơ cấu của tội là gì ? 1869 Các cơ cấu của tội là những hoàn cảnh xã hội hay những tổ chức nghịch lại với Luật Thiên Chúa; chúng là những biểu lộ và là hậu quả của các tội cá nhân.

120

CHAPTER TWO

The Human Community

THE PERSON AND SOCIETY 401. In what does the social dimension of man consist? 1877-1880 1890-1891 Together with the personal call to beatitude, the human person has a communal dimension as an essential component of his nature and vocation. Indeed, all are called to the same end, God himself. There is a certain resemblance between the communion of the divine Persons and the fraternity that people are to establish among themselves in truth and love. Love of neighbor is inseparable from love for God. 402. What is the relationship between the person and society? 1881-1882 1892-1893 The human person is and ought to be the principle, the subject and the end of all social institutions. Certain societies, such as the family and the civic community, are necessary for the human person. Also helpful are other associations on the national and international levels with due respect for the principle of subsidiarity. 403. What is the principle of subsidiarity? 1883-1885 1894 The principle of subsidiarity states that a community of a higher order should not assume the task belonging to a community of a lower order and deprive it of its authority. It should rather support it in case of need.

CHƯƠNG HAI CỘNG ĐỒNG NHÂN LOẠI

CÁ NHÂN VÀ XÃ HỘI

401. Chiều kích xã hội của con người hệ tại điều gì ? 1877-1880 1890-1891 Con người không những được kêu gọi theo từng cá nhân để hưởng hạnh phúc, nhưng còn có một chiều kích xã hội, tạo thành một yếu tố căn bản của bản chất cũng như ơn gọi của mình. Thật vậy, tất cả mọi người đều được kêu gọi đến cùng một mục đích là chính Thiên Chúa. Có một sự tương tự nào đó giữa sự hiệp thông các Ngôi Vị Thiên Chúa với tình huynh đệ mà con người phải thiết lập với nhau, trong chân lý và tình yêu. Tình yêu đối với tha nhân không thể tách rời khỏi tình yêu đối với Thiên Chúa. 402. Đâu là mối tương quan giữa cá nhân với xã hội ? 1881-1882 1892-1893 Nguyên lý, chủ thể và mục đích của tất cả các định chế xã hội là và phải là con người . Một số cộng đồng, chẳng hạn như gia đình và tập thể dân sự, rất cần thiết cho con người. Các hiệp hội khác cũng hữu ích cho con người, cả trên bình diện quốc gia cũng như trên bình diện quốc tế, nhưng phải tôn trọng nguyên tắc hỗ trợï. 403. Nguyên tắc hỗ trợ là gì ? 1883-1885 1894 Nguyên tắc này có nghĩa là một cộng đồng ở cấp độ cao hơn không được thâu tóm các phận vụ thuộc cộng đồng ở cấp độ thấp hơn, đến độ cướp mất thẩm quyền của cộng đồng cấp thấp này. Đúng hơn, cộng đồng cấp cao phải nâng đỡ cộng đồng cấp thấp trong trường hợp cần thiết.

121

404. What else is required for an authentic human society? 1886-1889 1895-1896 Authentic human society requires respect for justice, a just hierarchy of values, and the subordination of material and instinctual dimensions to interior and spiritual ones. In particular, where sin has perverted the social climate, it is necessary to call for the conversion of hearts and for the grace of God to obtain social changes that may really serve each person and the whole person. Charity, which requires and makes possible the practice of justice, is the greatest social commandment. PARTICIPATION IN SOCIAL LIFE 405. What is the foundation of the authority of society? 1897-1902 1918-1920 Every human community needs a legitimate authority that preserves order and contributes to the realization of the common good. The foundation of such authority lies in human nature because it corresponds to the order established by God. 406. When is authority exercised in a legitimate way? 1901-1904 1921-1922 Authority is exercised legitimately when it acts for the common good and employs morally licit means to attain it. Therefore, political regimes must be determined by the free decision of their citizens. They should respect the principle of the “rule of law” in which the law, and not the arbitrary will of some, is sovereign. Unjust laws and measures contrary to the moral order are not binding in conscience. e le misure contrarie all'ordine morale non sono obbliganti per le coscienze.

404. Một cộng đồng nhân loại đích thực còn đòi buộc điều gì khác nữa ? 1886-1889 Cộng đồng nhân loại đích thực đòi buộc phải tôn trọng sự công bằng, một bậc thang giá trị đúng đắn, các chiều kích thể lý và bản năng phải phụ thuộc các chiều kích nội tâm và tinh thần. Đặc biệt, nơi nào tội lỗi làm băng hoại môi trường xã hội, phải kêu gọi sám hối tâm hồn và kêu cầu đến ân sủng của Thiên Chúa, để có thể thay đổi xã hội hầu thực sự phục vụ cho tất cả mọi người và từng cá nhân. Đức ái là giới răn cao cả nhất mang tính xã hội, vì đòi buộc sự công bằng và giúp thực hiện sự công bằng.

THAM DỰ VÀO ĐỜI SỐNG XÃ HỘI 405. Quyền bính trong xã hội được đặt trên nền tảng nào ? 1897-1902 1918-1920 Mọi cộng đồng nhân loại đều cần có một quyền bính hợp pháp để bảo đảm trật tự và góp phần vào việc phục vụ công ích. Quyền bính này đặt nền tảng trên bản tính con người, vì phù hợp với trật tự được Thiên Chúa thiết lập. 406. Khi nào quyền bính được thực thi hợp pháp ? 1901 1903-1904 1921-1922 Quyền bính được thực thi cách hợp pháp khi hoạt động vì công ích và sử dụng các phương tiện hợp pháp về mặt luân lý để đạt được công ích ấy. Vì thế, các thể chế chính trị phải được thiết lập do quyết định tự do của các công dân và họ phải tuân giữ nguyên tắc “Nhà nước pháp chế,” trong đó luật pháp là tối thượng chứ không phải ý muốn độc đoán của một số người. Các luật lệ bất công và các biện pháp trái nghịch với trật tự luân lý không bó buộc lương tâm con người.

122

407. What is the common good? 1905-1906 1924 By the common good is meant the sum total of those conditions of social life which allow people as groups and as individuals to reach their proper fulfillment. 408. What is involved in the common good? 1907-1909 1925 The common good involves: respect for and promotion of the fundamental rights of the person, the development of the spiritual and temporal goods of persons and society, and the peace and security of all. 409. Where can one find the most complete realization of the common good? 1910-1912 1927 The most complete realization of the common good is found in those political communities which defend and promote the good of their citizens and of intermediate groups without forgetting the universal good of the entire human family. 410. How does one participate in bringing about the common good? 1913-1917 1926 All men and women according to the place and role that they occupy participate in promoting the common good by respecting just laws and taking charge of the areas for which they have personal responsibility such as the care of their own family and the commitment to their own work. Citizens also should take an active part in public life as far as possible.

407. Công ích là gì ? 1905-1906 1924 Công ích được hiểu là toàn thể những điều kiện của đời sống xã hội cho phép các nhóm và các cá nhân đạt tới sự hoàn hảo của mình. 408. Công ích bao gồm những điều gì ? 1907-1909 1925 Công ích bao gồm : sự tôn trọng và cổ võ các quyền lợi căn bản của con người, việc phát triển các lợi ích tinh thần và vật chất của con người cũng như của xã hội, hoà bình và an ninh cho tất cả mọi người. 409. Ở đâu công ích được thực hiện một cách đầy đủ nhất ? 1910-1912 1927 Công ích được thực hiện cách đầy đủ nhất trong các cộng đồng chính trị nào biết bảo vệ và cổ võ thiện ích cho các công dân và các tổ chức trung gian, mà không quên thiện ích phổ quát của gia đình nhân loại. 410. Con người tham gia vào việc thực hiện công ích như thế nào ? 1913-1917 1926 Tuz theo địa vị và vai trò đảm nhận, mỗi người phải góp phần vào việc cổ võ công ích : bằng việc tôn trọng các luật công bằng, và dấn thân vào những lãnh vực mà cá nhân họ có trách nhiệm, như chăm sóc gia đình và dấn thân trong công việc của mình. Trong khả năng của mình, các công dân cũng phải tích cực tham gia vào đời sống công cộng.

123

SOCIAL JUSTICE 411. How does society ensure social justice? 1928-1933 1943-1944 Society ensures social justice when it respects the dignity and the rights of the person as the proper end of society itself. Furthermore, society pursues social justice, which is linked to the common good and to the exercise of authority, when it provides the conditions that allow associations and individuals to obtain what is their due. 412. On what is human equality based? 1934-1935 1945 All persons enjoy equal dignity and fundamental rights insofar as they are created in the image of the one God, are endowed with the same rational soul, have the same nature and origin, and are called in Christ, the one and only Savior, to the same divine beatitude. 413. How are we to view social inequalities? 1936-1938 1946-1947 There are sinful social and economic inequalities which affect millions of human beings. These inequalities are in open contradiction to the Gospel and are contrary to justice, to the dignity of persons, and to peace. There are , however, differences among people caused by various factors which enter into the plan of God. Indeed, God wills that each might receive what he or she needs from others and that those endowed with particular talents should share them with others. Such differences encourage and often oblige people to the practice of generosity, kindness and the sharing of goods. They also foster the mutual enrichment of cultures.

CÔNG BẰNG XÃ HỘI 411. Làm thế nào xã hội bảo đảm được công bằng xã hội ? 1928-1933 1943-1944 Xã hội bảo đảm công bằng xã hội khi tôn trọng phẩm giá và những quyền lợi con người; đó chính là mục đích thực sự của xã hội. Ngoài ra, xã hội tìm kiếm công bằng xã hội, là điều liên hệ đến công ích và việc thực thi quyền hành, khi xã hội tạo điều kiện để các hiệp hội và các cá nhân đạt được những gì thuộc về quyền lợi của họ. 412. Đâu là nền tảng sự bình đẳng giữa người với người ? Mọi người đều được hưởng sự bình đẳng về phẩm giá và những quyền lợi căn bản, vì họ được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa duy nhất và được ban cho một linh hồn có lý trí. Họ có chung một bản tính và một nguồn gốc, và được mời gọi chung hưởng hạnh phúc với Thiên Chúa trong Đức Kitô là Đấng Cứu Độ duy nhất. 413. Chúng ta đánh giá những bất bình đẳng giữa con người như thế nào ? Có những sự bất bình đẳng về mặt kinh tế và xã hội ảnh hưởng trên hàng triệu con người. Những bất bình đẳng này đi ngược lại cách công khai với Phúc Âm và đối nghịch với công bằng, với phẩm giá con người và với hòa bình. Nhưng cũng có những khác biệt giữa con người, do những nhân tố khác nhau thuộc kế hoạch của Thiên Chúa. Thật vậy, Thiên Chúa muốn rằng người này nhận ở người kia những gì họ cần thiết và những ai có những “nén bạc” đặc biệt, nên chia sẻ với những người khác. Những sự khác biệt này khuyến khích và thường bắt buộc con người phải sống hào hiệp, nhân từ và chia sẻ. Chúng thúc đẩy các nền văn hóa làm phong phú lẫn nhau.

124

414. How is human solidarity manifested? 1939-1942 1948 Solidarity, which springs from human and Christian brotherhood, is manifested in the first place by the just distribution of goods, by a fair remuneration for work and by zeal for a more just social order. The virtue of solidarity also practices the sharing of the spiritual goods of faith which is even more important than sharing material goods.

CHAPTER THREE GOD'S SALVATION: LAW AND GRACE

THE MORAL LAW

415. What is the moral law? 1950-1953 1975-1978 The moral law is a work of divine Wisdom. It prescribes the ways and the rules of conduct that lead to the promised beatitude and it forbids the ways that turn away from God. 416. In what does the natural moral law consist? 1954-1960 1978-1979 The natural law which is inscribed by the Creator on the heart of every person consists in a participation in the wisdom and the goodness of God. It expresses that original moral sense which enables one to discern by reason the good and the bad. It is universal and immutable and determines the basis of the duties and fundamental rights of the person as well as those of the human community and civil law.

414. Tình liên đới nhân loại được biểu lộ như thế nào ? 1939-1942 Xuất phát từ tình huynh đệ nhân bản và Kitô giáo, tình liên đới trước hết được biểu lộ trong việc phân phối hợp lý các của cải, trong việc trả lương lao động một cách công bằng và trong việc dấn thân cho một trật tự xã hội công bằng hơn. Nhân đức liên đới được thực hiện qua việc chia sẻ các của cải tinh thần của đức tin, điều này còn quan trọng hơn là các của cải vật chất.

CHƯƠNG BA ƠN CỨU ĐỘ CỦA THIÊN CHÚA : LỀ LUẬT VÀ

ÂN SỦNG

LUẬT LUÂN LÝ 415. Luật luân lý là gì ? 1950-1953 1975-1978 Luật luân lý là công trình khôn ngoan của Thiên Chúa, chỉ cho con người những con đường và qui luật sống, dẫn đến hạnh phúc Thiên Chúa đã hứa, và ngăn cấm những nẻo đường đưa con người xa lìa Thiên Chúa. 416. Luật luân lý tự nhiên hệ tại điều gì ? 1954-1960 1978-1979 Được Đấng Sáng Tạo khắc ghi trong tâm hồn mọi người, luật tự nhiên hệ tại việc tham dự vào sự khôn ngoan và lòng nhân từ của Thiên Chúa. Luật tự nhiên diễn tả cảm thức luân lý nguyên thủy, giúp con người sử dụng lý trí để phân định điều tốt điều xấu. Luật tự nhiên mang tính phổ quát và bất biến, đặt nền tảng cho các quyền lợi và nghĩa vụ căn bản của con người, cũng như của cộng đồng nhân loại và của chính luật dân sự.

125

417. Is such a law perceived by everyone? 1960 Because of sin the natural law is not always perceived nor is it recognized by everyone with equal clarity and immediacy. For this reason God “wrote on the tables of the Law what men did not read in their hearts.” (Saint Augustine) 418. What is the relationship between the natural law and the Old Law? 1961-1962 1980 The Old Law is the first stage of revealed Law. It expresses many truths naturally accessible to reason and which are thus affirmed and authenticated in the covenant of salvation. Its moral prescriptions, which are summed up in the Ten Commandments of the Decalogue, lay the foundations of the human vocation, prohibit what is contrary to the love of God and neighbor, and prescribe what is essential to it. 419. What place does the Old Law have in the plan of salvation? 1963-1964 1982 The Old Law permitted one to know many truths which are accessible to reason, showed what must or must not be done and, above all, like a wise tutor, prepared and disposed one for conversion and for the acceptance of the Gospel. However, while being holy, spiritual, and good, the Old Law was still imperfect because in itself it did not give the strength and the grace of the Spirit for its observance.

417. Mọi người có nhận thức được luật tự nhiên không ? 1960 Vì tội lỗi, mọi người không thể nhận thức luật tự nhiên cách rõ ràng và trực tiếp như nhau. Vì vậy, “Thiên Chúa đã viết trên các bảng Luật, tất cả những gì mà con người không đọc nổi trong tâm hồn họ” (thánh Augustinô). 418. Tương quan giữa luật tự nhiên và Luật Cựu Ước như thế nào ? 1961-1962 1980 Luật Cựu Ước là cấp độ đầu tiên của Luật mạc khải, trình bày nhiều chân lý mà lý trí tự nhiên có thể đạt tới; những chân lý này được củng cố và chính thức hóa trong các Giao ước cứu độ. Các qui định luân lý của chúng được tóm lại trong Mười điều răn, đặt nền tảng cho ơn gọi của con người. Các qui định này ngăn cấm những gì nghịch lại tình yêu đối với Thiên Chúa và đối với tha nhân, và ấn định những đòi hỏi căn bản của tình yêu ấy. 419. Luật Cựu Ước có vị trí nào trong kế hoạch cứu độ ? 1963-1964 1982 Luật Cựu Ước giúp chúng ta nhận biết nhiều chân lý mà lý trí có thể đạt được. Luật Cựu Ước chỉ cho thấy điều người ta phải làm hay không được phép làm, và nhất là, như một nhà sư phạm khôn ngoan, chuẩn bị con người sám hối để đón nhận Tin Mừng. Tuy nhiên, dù thánh thiện, thiêng liêng và tốt lành, Luật Cựu Ước vẫn bất toàn, vì tự nó không ban sức mạnh và ân sủng của Chúa Thánh Thần để giúp người ta tuân giữ nó.

126

420. What is the New Law or the Law of the Gospel? 1965-1972 1983-1985 The New Law or the Law of the Gospel, proclaimed and fulfilled by Christ, is the fullness and completion of the divine law, natural and revealed. It is summed up in the commandment to love God and neighbor and to love one another as Christ loved us. It is also an interior reality: the grace of the Holy Spirit which makes possible such love. It is “the law of freedom” (Galatians 1:25) because it inclines us to act spontaneously by the prompting of charity. “The New Law is mainly the same grace of the Holy Spirit which is given to believers in Christ.” (Saint Thomas Aquinas) 421. Where does one find the New Law? 1971-1974 1986 The New Law is found in the entire life and preaching of Christ and in the moral catechesis of the apostles. The Sermon on the Mount is its principal expression. GRACE AND JUSTIFICATION 422. What is justification? 1987-1995 2017-2020 Justification is the most excellent work of God's love. It is the merciful and freely-given act of God which takes away our sins and makes us just and holy in our whole being. It is brought about by means of the grace of the Holy Spirit which has been merited for us by the passion of Christ and is given to us in Baptism. Justification is the beginning of the free response of man, that is, faith in Christ and of cooperation with the grace of the Holy Spirit.

420. Luật Mới hay Luật Tin Mừng là gì ? 1965-1972 1983-1985 Luật Mới hay Luật Tin Mừng được Đức Kitô rao giảng và thực hiện, là sự viên mãn và hoàn thành Luật Thiên Chúa, tự nhiên và mạc khải. Luật Mới được tóm kết trong giới răn mến Chúa yêu người, “yêu thương nhau như Đức Kitô đã yêu thương chúng ta”. Luật Mới cũng là một thực tại trong thâm tâm con người, đó là ân sủng của Chúa Thánh Thần giúp chúng ta có thể thực hiện một tình yêu như thế. Đó là “luật tự do” (Gc 1,25), hướng dẫn chúng ta mau mắn hành động dưới sự thúc đẩy của tình yêu. “Trước tiên, Luật Mới là ân sủng của Chúa Thánh Thần, được ban cho các tín hữu trong Đức Kitô” (thánh Tôma Aquinô). 421. Chúng ta gặp được Luật Mới ở đâu ? 1971-1974 1986 Chúng ta gặp được Luật Mới trong suốt cuộc đời và lời rao giảng của Đức Kitô, cũng như trong huấn giáo luân lý của các Tông đồ. Bài giảng trên núi là cách diễn tả chính yếu của luật này. ÂN SỦNG VÀ CÔNG CHÍNH HOÁ 422. Công chính hoá là gì ? Công chính hoá là công trình tuyệt hảo của tình yêu Thiên Chúa. Đó là hành động nhân từ và nhưng không của Thiên Chúa, Đấng tha thứ tội lỗi cho chúng ta và làm cho chúng ta nên công chính, thánh thiện trong con người chúng ta. Điều đó được thực hiện bằng ân sủng của Chúa Thánh Thần, ân sủng đó được dành sẵn cho chúng ta nhờ cuộc khổ nạn của Đức Kitô, và được trao ban cho chúng ta qua Bí tích Rửa tội. Việc công chính hóa mở đường cho lời đáp trả tự do của con người, nghĩa là cho đức tin vào Đức Kitô và cho sự cộng tác với ân sủng của Chúa Thánh Thần.

127

423. What is the grace that justifies? That grace is the gratuitous gift that God gives us to make us participants in his trinitarian life and able to act by his love. It is called habitual, sanctifying or deifying grace because it sanctifies and divinizes us. It is supernatural because it depends entirely on God’s gratuitous initiative and surpasses the abilities of the intellect and the powers of human beings. It therefore escapes our experience. 424. What other kinds of grace are there? Besides habitual grace, there are actual graces (gifts for specific circumstances), sacramental graces (gifts proper to each sacrament), special graces or charisms (gifts that are intended for the common good of the Church) among which are the graces of state that accompany the exercise of ecclesial ministries and the responsibilities of life. 425. What is the relationship between grace and human freedom? 2001-2002 Grace precedes, prepares and elicits our free response. It responds to the deep yearnings of human freedom, calls for its cooperation and leads freedom toward its perfection. 426. What is merit? 2006-2010 2025-2026 In general merit refers to the right to recompense for a good deed. With regard to God, we of ourselves are not able to merit anything, having received everything freely from him. However, God gives us the possibility of acquiring merit through union with the love of Christ, who is the source of our merits before God. The merits for good works, therefore must be attributed in the first place to the grace of God and then to the free will of man.

423. Ân sủng công chính hóa chúng ta là gì ? Ân sủng là hồng ân nhưng không Thiên Chúa ban giúp chúng ta tham dự vào đời sống của Thiên Chúa Ba Ngôi và có khả năng hành động vì tình yêu dành cho Ngài. Ân sủng được gọi là ơn thường sủng, ơn thánh hóa hay ơn thần hóa, vì ân sủng thánh hóa và thần hóa chúng ta. Ân sủng siêu nhiên, vì tùy thuộc hoàn toàn vào sáng kiến nhưng không của Thiên Chúa và vượt quá mọi khả năng của lý trí và sức lực con người. Vì vậy, ân sủng vượt khỏi kinh nghiệm của chúng ta. 424. Các loại ân sủng khác là gì ? Ngoài ơn thường sủng, còn có ơn hiện sủng (ân sủng tùy hoàn cảnh), các ơn Bí tích (ân sủng đặc biệt của mỗi Bí tích), các ân sủng đặc biệt hay đặc sủng (có mục đích là sự thiện ích của Hội thánh), trong đó có ơn chức phận, là ơn đi kèm theo việc thi hành các thừa tác vụ trong Hội thánh và các trách nhiệm của đời sống. 425. Đâu là tương quan giữa ân sủng với tự do con người ? 2001-2002 Ân sủng dọn đường, chuẩn bị và khơi dậy lời đáp trả tự do của con người. Ân sủng thỏa mãn những khát vọng thâm sâu của sự tự do con người, mời gọi tự do cộng tác, và hướng dẫn tự do đến sự toàn thiện. 426. Công phúc là gì ? Công phúc là điều đem lại quyền được thưởng cho một hành động tốt. Trong những liên hệ với Thiên Chúa, con người tự mình không có gì được gọi là công phúc, vì họ lãnh nhận tất cả từ Thiên Chúa. Tuy nhiên, Thiên Chúa cho con người khả năng lập công nhờ kết hợp vào đức ái của Đức Kitô, nguồn mạch các công phúc của chúng ta trước mặt Thiên Chúa. Vì vậy, công phúc của những việc lành trước hết là do ân sủng của Thiên Chúa, thứ đến mới do ý chí tự do của con người.

128

427. What are the goods that we can merit? 2010-2011 2027 Moved by the Holy Spirit, we can merit for ourselves and for others the graces needed for our sanctification and for the attainment of eternal life. Even temporal goods, suitable for us, can be merited in accordance with the plan of God. No one, however, can merit the initial grace which is at the origin of conversion and justification. 428. Are all called to Christian holiness? 2012-2016 2028-2029 All the faithful are called to Christian holiness. This is the fullness of Christian life and the perfection of charity and it is brought about by intimate union with Christ and, in him, with the most Holy Trinity. The path to holiness for a Christian goes by way of the cross and will come to its fulfillment in the final resurrection of the just, in which God will be all in all. THE CHURCH MOTHER AND TEACHER 429. How does the Church nourish the moral life of a Christian? 2030-2031 2047 The Church is the community in which the Christian receives the Word of God, the teachings of the “Law of Christ” (Galatians 6:2), and the grace of the sacraments. Christians are united to the Eucharistic sacrifice of Christ in such a way that their moral life is an act of spiritual worship; and they learn the example of holiness from the Virgin Mary and the lives of the Saints.

427. Chúng ta có thể lập công để lãnh nhận những điều thiện hảo nào ? Dưới tác động của Chúa Thánh Thần, chúng ta có thể lập công để lãnh nhận, cho chính mình và cho người khác, những ân sủng hữu ích cho việc thánh hoábản thân và cho việc đạt tới đời sống vĩnh cửu, cũng như của cải vật chất cần thiết cho chúng ta, theo kế hoạch của Thiên Chúa. Tuy nhiên, không ai có thể lập công để lãnh nhận ân sủng đầu tiên, là ân ban lúc khởi đầu để sám hối và được nên công chính. 428. Có phải mọi người đều được mời gọi tiến đến sự thánh thiện Kitô giáo không ? 2012-2016 2028-2029 Mọi tín hữu đều được mời gọi tiến đến sự thánh thiện Kitô giáo. Sự thánh thiện này là sự viên mãn của đời sống Kitô hữu, sự toàn hảo của tình yêu, được thực hiện trong việc kết hợp mật thiết với Đức Kitô và, trong Người, với Thiên Chúa Ba Ngôi. Con đường nên thánh của người Kitô hữu, sau khi kinh qua thập giá, sẽ được hoàn thành trong cuộc phục sinh chung cuộc của những người công chính, trong đó “Thiên Chúa có toàn quyền trên mọi loài.”

GIÁO HỘI, MẸ VÀ THẦY 429. Hội thánh nuôi dưỡng đời sống luân lý của người Kitô hữu như thế nào ? 2030-2031 2047 Hội thánh là cộng đoàn các người Kitô hữu. Trong Hội thánh, họ đón nhận lời Chúa và những giáo huấn về “Luật của Đức Kitô” (Gl 6,2), lãnh nhận ân sủng các Bí tích, kết hợp bản thân vào hy lễ Thánh Thể của Đức Kitô, để đời sống luân lý của họ trở thành một phượng tự thiêng liêng. Trong Hội thánh, họ học gương thánh thiện của Đức Trinh Nữ Maria và của các thánh.

129

430. Why does the Magisterium of the Church act in the field of morality? 2032-2040 2049-2051 It is the duty of the Magisterium of the Church to preach the faith that is to be believed and put into practice in life. This duty extends even to the specific precepts of the natural law because their 431. What purpose do the precepts of the Church have? 2041 2048 The five precepts of the Church are meant to guarantee for the faithful the indispensable minimum in the spirit of prayer, the sacramental life, moral commitment and growth in love of God and neighbor. 432. What are the precepts of the Church? 2042-2043 They are: 1) to attend Mass on Sundays and other holy days of obligation and to refrain from work and activities which could impede the sanctification of those days; 2) to confess one's sins, receiving the sacrament of Reconciliation at least once each year; 3) to receive the sacrament of the Eucharist at least during the Easter season; 4) to abstain from eating meat and to observe the days of fasting established by the Church; and 5) to help to provide for the material needs of the Church, each according to his own ability. 433. Why is the Christian moral life indispensable for the proclamation of the Gospel? 2044-2046 Because their lives are conformed to the Lord Jesus, Christians draw others to faith in the true God, build up the Church, inform the world with the spirit of the Gospel, and hasten the coming of the Kingdom of God.

430. Tại sao Huấn quyền Hội thánh can thiệp vào lãnh vực luân lý ? 2032-2040 2049-2051 Trách nhiệm của Huấn quyền Hội thánh là rao giảng đức tin để mọi người tin và áp dụng vào đời sống cụ thể. Trách nhiệm này cũng bao gồm cả những giới luật đặc thù của luật tự nhiên, bởi vì tuân giữ những giới luật đó rất cần thiết cho ơn cứu độ. 431. Các điều răn của Hội thánh có mục đích gì ? 2041 2048 Năm điều răn của Hội thánh có mục đích bảo đảm cho người tín hữu những điều tối thiểu thiết yếu về tinh thần cầu nguyện, đời sống Bí tích, dấn thân luân lý và tăng trưởng tình yêu đối với Thiên Chúa và tha nhân. 432. Năm điều răn của Hội thánh là gì ? 2042-2043 Năm điều răn của Hội thánh là : (1) tham dự Thánh lễ Chúa nhật cũng như các ngày lễ buộc, kiêng việc xác và những hoạt động có thể cản trở việc thánh hoá những ngày đó; (2) xưng tội để lãnh nhận Bí tích Giao hoà ít là mỗi năm một lần; (3) Rước lễ ít là trong mùa Phục sinh; 4) Kiêng thịt và giữ chay trong những ngày Hội thánh quy định; (5) Mỗi người theo khả năng, đóng góp cho các nhu cầu vật chất của Hội thánh. 433. Tại sao đời sống luân lý của người Kitô hữu rất cần thiết để loan báo Tin Mừng ? Nhờ đời sống luân lý phù hợp với Chúa Giêsu, các người Kitô hữu lôi kéo mọi người tin vào Thiên Chúa thật; họ xây dựng Hội thánh; đem tinh thần Phúc Âm vào giữa lòng đời và chuẩn bị cho Nước Thiên Chúa đến.

130

A Traditional Catechetical Formula 1. I am the LORD your God: you shall not have strange Gods before me. 2. You shall not take the name of the LORD your God in vain. 3. Remember to keep holy the LORD’S day. 4. Honor your father and your mother. 5. You shall not kill. 6. You shall not commit adultery. 7. You shall not steal. 8. You shall not bear false witness against your neighbor. 9. You shall not covet your neighbor’s wife. 10. You shall not covet your neighbor’s goods. 434. “Teacher, what good must I do to have eternal life?” (Matthew 19:16). 2052-2054 2075-2076 To the young man who asked this question, Jesus answered, “If you would enter into life, keep the commandments”, and then he added, “Come, follow Me” (Matthew 19:16-21). To follow Jesus involves keeping the commandments. The law has not been abolished but man is invited to rediscover it in the Person of the divine Master who realized it perfectly in himself, revealed its full meaning and attested to its permanent validity. 435. How did Jesus interpret the Law? 2055 Jesus interpreted the Law in the light of the twofold yet single commandment of love, the fullness of the Law: “You shall love the Lord your God with all your heart and with all your soul and with all your mind. This is the greatest and first commandment. And the second is like it: you shall love your neighbor as yourself. On these two commandments depend all the Law and the Prophets” (Matthew 22:37-40).

ĐOẠN THỨ HAI MƯỜI ĐIỀU RĂN

Đạo Đức Chúa Trời có mười điều răn Thứ nhứt, thờ phượng Đức Chúa Trời và kính mến Ngài trên hết mọi sự. Thứ hai, chớ kêu tên Đức Chúa Trời vô cớ. Thứ ba, giữ ngày Chúa Nhật, Thứ bốn, thảo kính cha mẹ, Thứ năm, chớ giết người, Thứ sáu, chớ làm sự dâm dục, Thứ bảy, chớ lấy của người, Thứ tám, chớ làm chứng dối, Thứ chín, chớ muốn vợ chồng người, Thứ mười, chớ tham của người 434. “Thưa Thầy, tôi phải làm điều gì tốt để được hưởng sự sống đời đời ?” (Mt 19,16) 2052-2054 Khi người thanh niên hỏi câu này, Chúa Giêsu trả lời : “Nếu anh muốn vào cõi sống, thì hãy giữ các điều răn,” rồi Người thêm : “Hãy đến theo Tôi” (Mt 19, 16-21). Việc theo Chúa Giêsu bao gồm cả việc tuân giữ các điều răn. Lề luật không bị phá bỏ, nhưng chúng ta được mời gọi tìm lại Lề luật nơi Con người của Vị Tôn sư thần linh của mình, Đấng thực thi trọn vẹn Lề luật nơi chính mình, Đấng mạc khải trọn vẹn ý nghĩa của Lề luật, và chứng nhận tính trường tồn của Lề luật. 435. Chúa Giêsu giải thích Lề luật thế nào ? Chúa Giêsu giải thích Lề luật dưới ánh sáng của giới răn yêu thương duy nhất nhưng có hai vế, là sự viên mãn của Lề luật : “Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi. Đó là điều răn quan trọng nhất và là điều răn thứ nhất. Còn điều răn thứ hai, cũng giống điều răn ấy, là : ngươi phải yêu người thân cận như chính mình. Tất cả Luật Môsê và các sách tiên tri đều tùy thuộc vào hai điều răn ấy” (Mt 22,37-40).

131

436. What does “Decalogue” mean? Decalogue means “ten words”(Exodus 34:28). These words sum up the Law given by God to the people of Israel in the context of the Covenant mediated by Moses. This Decalogue, in presenting the commandments of the love of God (the first three) and of one's neighbor (the other seven), traces for the chosen people and for every person in particular the path to a life freed from the slavery of sin. 437. What is the bond between the Decalogue and the Covenant? The Decalogue must be understood in the light of the Covenant in which God revealed himself and made known his will. In observing the commandments, the people manifested their belonging to God and they answered his initiative of love with thanksgiving. 438. What importance does the Church give to the Decalogue? The Church, in fidelity to Scripture and to the example of Christ, acknowledges the primordial importance and significance of the Decalogue. Christians are obliged to keep it. 439. Why does the Decalogue constitute an organic unity? The Ten Commandments form an organic and indivisible whole because each commandment refers to the other commandments and to the entire Decalogue. To break one commandment, therefore, is to violate the entire law. 440. Why does the Decalogue enjoin serious obligations? It does so because the Decalogue expresses the fundamental duties of man towards God and towards his neighbor.

436. “Mười điều răn” nghĩa là gì ? 2056-2057 “Mười điều răn” có nghĩa là “mười lời” (Xh 34, 28), tóm tắt Lề luật do Thiên Chúa ban cho dân Israel trong bối cảnh của Giao ước qua trung gian Môsê. Khi trình bày các giới răn về tình yêu đối với Thiên Chúa (ba giới răn đầu) và đối với tha nhân (bảy giới răn sau), Mười điều răn vạch ra cho dân Chúa và từng người con đường dẫn đến cuộc sống được giải thoát khỏi ách nô lệ tội lỗi . 437. Liên hệ giữa Mười điều răn với Giao ước như thế nào ? 2058-2063 Mười điều răn phải được hiểu dưới ánh sáng của Giao uớc; trong ánh sáng đó Thiên Chúa tự mạc khải và cho biết ý muốn của Ngài. Bằng việc tuân giữ các giới răn, dân Chúa muốn nói lên sự lệ thuộc của mình vào Thiên Chúa và đáp lại sáng kiến yêu thương của Ngài với lòng biết ơn. 438. Hội thánh dành cho Mười điều răn tầm quan trọng nào ? 2064-2068 Trung thành với Thánh Kinh và với gương của Chúa Giêsu, Hội thánh nhìn nhận Mười điều răn có tầm quan trọng và ý nghĩa hàng đầu. Các người Kitô hữu buộc phải tuân giữ Mười điều răn. 439. Tại sao Mười điều răn tạo thành một thể thống nhất ? 2069 2079 Mười điều răn tạo thành một thể thống nhất và không thể phân chia, vì mỗi giới răn đều liên kết với các giới răn khác và với toàn thể Mười điều răn. Vì vậy, vi phạm một giới răn là vi phạm toàn bộ Lề luật. 440. Tại sao Mười điều răn đòi buộc một cách nghiêm trọng ? Bởi vì Mười điều răn trình bày những trách nhiệm căn bản của con người đối với Thiên Chúa và đối với tha nhân.

132

441. Is it possible to keep the Decalogue? 2074 2082 Yes, because Christ without whom we can do nothing enables us to keep it with the gift of his Spirit and his grace.

CHAPTER ONE “You Shall Love the Lord Your God With All Your Heart, With All Your

Soul, and With All Your Mind”

THE FIRST COMMANDMENT: I AM THE LORD YOUR GOD,

YOU SHALL NOT HAVE OTHER GODS BEFORE ME

442. What is implied in the affirmation of God: “I am the Lord your God” (Exodus 20:2)? 2083-2094 2133-2134 This means that the faithful must guard and activate the three theological virtues and must avoid sins which are opposed to them. Faith believes in God and rejects everything that is opposed to it, such as, deliberate doubt, unbelief, heresy, apostasy, and schism. Hope trustingly awaits the blessed vision of God and his help, while avoiding despair and presumption. Charity loves God above all things and therefore repudiates indifference, ingratitude, lukewarmness, sloth or spiritual indolence, and that hatred of God which is born of pride.

441. Chúng ta có khả năng tuân giữ Mười điều răn không ? 2074 2082 Thưa có, vì Đức Kitô, Đấng mà không có Người chúng ta không thể làm được việc gì, ban cho chúng ta có khả năng tuân giữ Mười điều răn, nhờ hồng ân Thánh Thần và ân sủng của Người.

CHƯƠNG MỘT “NGƯƠI PHẢI YÊU MẾN ĐỨC CHÚA,

THIÊN CHÚA CỦA NGƯƠI HẾT LÒNG, HẾT LINH HỒN VÀ HẾT TRÍ

KHÔN NGƯƠI”

ĐIỀU RĂN THỨ NHẤT : TA LÀ ĐỨC CHÚA, THIÊN CHÚA CỦA

NGƯƠI. NGƯƠI KHÔNG ĐƯỢC CÓ THẦN NÀO

KHÁC . 442. Lời tuyên bố của Thiên Chúa : “Ta là Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi” (Xh 20,2) bao hàm điều gì ? 2083-2094 2133-2134 Đối với người tín hữu, câu này buộc phải giữ và thực hành ba nhân đức đối thần, tránh các tội nghịch lại những nhân đức ấy. - Đức tin giúp tin tưởng vào Thiên Chúa và loại trừ những gì trái ngược, chẳng hạn như cố tình nghi ngờ, cứng tin, lạc giáo, bội giáo, ly giáo. - Đức cậy giúp tin tưởng chờ đợi sự hưởng kiến Thiên Chúa và ơn phù trợ của Ngài, tránh sự ngã lòng và tự phụ. - Đức mến giúp yêu mến Thiên Chúa trên hết mọi sự, và phải loại trừ tội lãnh đạm, vô ơn, nguội lạnh, lười biếng hoặc uể oải tinh thần, và tội oán ghét Thiên Chúa phát sinh từ kiêu ngạo.

133

443. What is the meaning of the words of our Lord, “Adore the Lord your God and worship Him alone” (Matthew 4:10)? 2095-2105 2135-2136 These words mean to adore God as the Lord of everything that exists; to render to him the individual and community worship which is his due; to pray to him with sentiments of praise, of thanks, and of supplication; to offer him sacrifices, above all the spiritual sacrifice of one’s own life, united with the perfect sacrifice of Christ; and to keep the promises and vows made to him. 444. In what way does a person exercise his or her proper right to worship God in truth and in freedom? 2104-2109 2137 Every person has the right and the moral duty to seek the truth, especially in what concerns God and his Church. Once the truth is known, each person he has the right and moral duty to embrace it, to guard it faithfully and to render God authentic worship. At the same time, the dignity of the human person requires that in religious matters no one may be forced to act against conscience nor be restrained, within the just limits of public order, from acting in conformity with conscience, privately or publicly, alone or in association with others.

443. Lời Chúa truyền “Ngươi phải thờ phượng một mình Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, và phải thờ phượng một mình Ngài mà thôi” gồm những điều gì ? 2095-2105 2135-2136 Câu này buộc phải thờ lạy Thiên Chúa là Chúa tể của tất cả những gì hiện hữu; phải tôn thờ Ngài xứng đáng với tư cách cá nhân hay tập thể; phải cầu nguyện bằng những lời ca ngợi, tạ ơn và cầu khẩn; phải dâng lên Ngài những lễ tế, nhất là lễ tế thiêng liêng của cuộc đời chúng ta, kết hợp với hy lễ tuyệt hảo của Đức Kitô; phải giữ những lời hứa và lời khấn đã dâng lên Thiên Chúa. 444. Bằng cách nào con người thực hiện quyền lợi của mình, là được thờ phượng Thiên Chúa trong chân lý và tự do ? 2104-2109 2137 Mỗi người đều có quyền và bổn phận luân lý phải tìm kiếm chân lý, đặc biệt là những gì liên quan đến Thiên Chúa và Hội thánh của Ngài. Và một khi đã nhận biết Ngài, mỗi người đều có quyền và bổn phận luân lý phải đón nhận Ngài, trung thành với Ngài, bằng việc dâng lên Ngài một sự thờ phượng đích thực. Đồng thời, phẩm giá con người đòi hỏi về phương diện tôn giáo không ai có thể bị ép buộc hành động trái với lương tâm, và cũng không ai được ngăn cản họ hành động theo lương tâm, riêng tư cũng như công khai, một mình hay chung với những người khác, trong ranh giới của trật tự công cộng.

134

445. What does God prohibit by his command, “You shall not have other gods before me” (Exodus 20:2)? 2110-2128 2138-2140 This commandment forbids:

Polytheism and idolatry, which divinizes creatures, power, money, or even demons.

Superstition which is a departure from the worship due to the true God and which also expresses itself in various forms of divination, magic, sorcery and spiritism.

Irreligion which is evidenced: in tempting God by word or deed; in sacrilege, which profanes sacred persons or sacred things, above all the Eucharist; and in simony, which involves the buying or selling of spiritual things.

Atheism which rejects the existence of God, founded often on a false conception of human autonomy.

Agnosticism which affirms that nothing can be known about God, and involves indifferentism and practical atheism.

446. Does the commandment of God, “You shall not make for yourself a graven image” (Exodus 20:3), forbid the cult of images? 2129-2132 2141 In the Old Testament this commandment forbade any representation of God who is absolutely transcendent. The Christian veneration of sacred images, however, is justified by the incarnation of the Son of God (as taught by the Second Council of Nicea in 787AD) because such veneration is founded on the mystery of the Son of God made man, in whom the transcendent God is made visible. This does not mean the adoration of an image, but rather the veneration of the one who is represented in it: for example, Christ, the Blessed Virgin Mary, the Angels and the Saints.

445. Thiên Chúa cấm đoán điều gì khi Ngài ra lệnh : “Ngươi không được có thần nào khác đối nghịch với Ta” (Xh 20, 2) ? Giới răn này cấm : - tội đa thần và thờ ngẫu tượng là thần

thánh hóa một thụ tạo, quyền lực, tiền bạc hay cả ma quỉ.

- tội mê tín là một lệch lạc trái với việc tôn thờ Thiên Chúa đích thực. Mê tín biểu lộ dưới những hình thức khác như : bói toán, ma thuật, phù thủy và chiêu hồn;

- tội vô đạo biểu hiện bằng hành động thử thách Thiên Chúa, trong lời nói hay trong hành động; bằng việc phạm thượng, nghĩa là xúc phạm đến người hay đồ vật đã thánh hiến, nhất là Bí tích Thánh Thể; mại thánh, nghĩa là muốn mua bán những thực tại linh thiêng;

- tội vô thần là loại trừ sự hiện hữu của Thiên Chúa, thường phát xuất từ một quan niệm sai lạc về quyền tự lập của con người;

- chủ thuyết bất khả tri là cho rằng con người không thể nào biết về Thiên Chúa, và bao gồm chủ trương lãnh đạm tôn giáo và vô thần thực hành.

446. Giới răn của Thiên Chúa : “Ngươi không đựơc tạc tượng, vẽ hình . . .”, có phải là cấm việc tôn thờ ảnh tượng không ? Trong Cựu Ước, giới răn này cấm trình bày Thiên Chúa, Đấng tuyệt đối siêu việt, bằng bất cứ hình thức nào. Nhưng khởi từ mầu nhiệm Nhập thể của Con Thiên Chúa, việc tôn kính ảnh tượng thánh của người Kitô hữu được xác nhận (qua Công đồng Nicea II, năm 787), vì việc tôn kính này được đặt nền tảng trên mầu nhiệm Con Thiên Chúa làm người, qua đó Thiên Chúa siêu việt trở nên hữu hình. Đây không phải là việc thờ lạy ảnh tượng, nhưng là việc tôn kính Đấng được trình bày qua ảnh tượng : Đức Kitô, Đức Trinh Nữ, các thiên thần và các thánh.

135

THE SECOND COMMANDMENT:

YOU SHALL NOT TAKE THE NAME OF THE LORD YOUR GOD IN VAIN

447. How does one respect the holiness of the Name of God? One shows respect for the holy Name of God by blessing it, praising it and glorifying it. It is forbidden, therefore, to call on the Name of God to justify a crime. It is also wrong to use the holy Name of God in any improper way as in blasphemy (which by its nature is a grave sin), curses, andunfaithfulness to promises made in the Name of God. 448. Why is a false oath forbidden? It is forbidden because one calls upon God who is truth itself to be the witness to a lie. “Do not swear, whether by the Creator or by any creature, except truthfully, of necessity and with reverence.” (Saint Ignatius of Loyola) 449. What is perjury? 2152-2155 Perjury is to make a promise under oath with the intention of not keeping it or to violate a promise made under oath. It is a grave sin against God who is always faithful to his promises.

THE THIRD COMMANDMENT: REMEMBER TO KEEP HOLY THE LORD'S DAY 450. Why did God “bless the Sabbath day and declare it sacred” (Exodus 20:11)? 2168-2172 2189 God did so because on the Sabbath day one remembers God’s rest on the seventh day of creation, and also the liberation of Israel from slavery in Egypt and the Covenant which God sealed with his people.

ĐIỀU RĂN THỨ HAI

NGƯƠI KHÔNG ĐƯỢC KÊU TÊN THIÊN CHÚA CÁCH BẤT XỨNG

447. Chúng ta phải tôn kính thánh Danh Thiên Chúa như thế nào ? Chúng ta tôn kính thánh Danh Thiên Chúa bằng việc kêu cầu, chúc tụng, ca ngợi và tôn vinh Ngài. Vì vậy, cấm không được kêu đến Danh Ngài để làm chứng cho một tội ác, và không được sử dụng cách bất xứng Danh thánh Ngài, như lộng ngôn, điều này tự bản chất là một tội trọng, cũng như chửi thề và bất trung với những lời hứa nhân Danh Thiên Chúa. 448. Tại sao cấm thề gian ? Vì người ta nại đến Thiên Chúa, Đấng là chính Chân lý, để làm chứng cho một lời nói dối. “Đừng thề nhân danh Đấng Sáng Tạo, cũng đừng thề nhân danh thụ tạo, trừ khi ta nói thành thật và cần thiết với lòng tôn kính” (thánh Inhaxiô Loyola). 449. Bội thề là gì ? Bội thề khi đưa ra một lời hứa kèm theo một lời thề, nhưng cố ý không tuân giữ hay sau đó sẽ phá bỏ. Đó là một tội trọng phạm đến Thiên Chúa vì Ngài là Đấng luôn trung tín với những lời Ngài đã hứa.

ĐIỀU RĂN THỨ BA NGƯƠI PHẢI THÁNH HÓA NGÀY CỦA ĐỨC

CHÚA 450. Tại sao Thiên Chúa “đã chúc phúc cho ngày sabát và coi đó là ngày thánh” (Xh 20, 11) ? Trong ngày sabát, dân Do Thái tưởng nhớ việc Thiên Chúa nghỉ ngơi vào ngày thứ bảy theo như trình thuật Tạo dựng, cũng như nhớ đến việc giải thoát Israel khỏi ách nô lệ Ai Cập và nhớ đến Giao ước được Thiên Chúa thiết lập với dân Ngài.

136

451. How did Jesus act in regard to the Sabbath? 2173 Jesus recognized the holiness of the Sabbath day and with divine authority he gave this law its authentic interpretation: “The Sabbath was made for man, and not man for the sabbath” (Mark2:27). 452. For what reason has the Sabbath been changed to Sunday for Christians? 2174-2176 2190-2191 The reason is because Sunday is the day of the Resurrection of Christ. As “the first day of the week” (Mark 16:2) it recalls the first creation; and as the “eighth day”, which follows the sabbath, it symbolizes the new creation ushered in by the Resurrection of Christ. Thus, it has become for Christians the first of all days and of all feasts. It is the day of the Lord in which he with his Passover fulfilled the spiritual truth of the Jewish Sabbath and proclaimed man’s eternal rest in God. 453. How does one keep Sunday holy? 2177-2185 2192-2193 Christians keep Sunday and other days of obligation holy by participating in the Eucharist of the Lord and by refraining from those activities which impede the worship of God and disturb the joy proper to the day of the Lord or the necessary relaxation of mind and body. Activities are allowed on the Sabbath which are bound up with family needs or with important social service, provided that they do not lead to habits prejudicial to the holiness of Sunday, to family life and to health.

451. Chúa Giêsu xử sự thế nào đối với ngày sa-bát ? 2173 Chúa Giêsu công nhận sự thánh thiêng của ngày sabát và Người dùng thẩm quyền thần linh để đưa ra giải thích đích thực về ngày này : “Ngày sabát được lập ra vì loài người chứ không phải loài người vì ngày sabát” (Mc 2, 27). 452. Lý do nào người Kitô hữu thay thế ngày sabát bằng ngày Chúa nhật ? 2174-2176 2190-2191 Ngày Chúa nhật là ngày Phục sinh của Đức Kitô. Là “ngày thứ nhất trong tuần” (Mc 16,2), ngày Chúa nhật gợi lại cuộc sáng tạo lần thứ nhất; là “ngày thứ tám” tiếp sau ngày sabát, ngày Chúa nhật biểu trưng một cuộc sáng tạo mới được khởi đầu bằng cuộc Phục sinh của Đức Kitô. Như thế, đối với các người Kitô hữu, ngày Chúa nhật trở thành ngày thứ nhất của mọi ngày và của tất cả mọi ngày lễ : ngày của Chúa; trong ngày này, nhờ cuộc Vượt qua, Đức Kitô hoàn tất ý nghĩa thiêng liêng ngày sabát của người Do Thái và loan báo sự an nghỉ đời đời của con người trong Thiên Chúa. 453. Phải thánh hóa ngày Chúa nhật thế nào ? Các người Kitô hữu thánh hóa ngày Chúa nhật và các ngày lễ buộc khác bằng việc tham dự tiệc Thánh Thể của Chúa và tránh mọi hoạt động làm ngăn trở việc thờ phượng Thiên Chúa, hay làm xáo trộn niềm vui đặc thù trong ngày của Chúa, cũng như việc nghỉ ngơi cần thiết cho tinh thần và thân xác. Tuy nhiên, trong ngày Chúa nhật, các người Kitô hữu có thể làm những việc liên quan đến nhu cầu gia đình hay phục vụ cho những lợi ích quan trọng của xã hội, với điều kiện những hoạt động này không tạo thành những thói quen có hại cho việc thánh hóa ngày Chúa nhật, cho cuộc sống gia đình hay cho sức khỏe.

137

454. Why is the civil recognition of Sunday as a feast day important? 2186-2188 2194-2195 It is important so that all might be given the real possibility of enjoying sufficient rest and leisure to take care of their religious, familial, cultural and social lives. It is important also to have an opportune time for meditation, for reflection, for silence, for study, and a time to dedicate to good works, particularly for the sick and for the elderly

CHAPTER TWO “You Shall Love Your Neighbour as

Yourself” THE FOURTH COMMANDMENT:

HONOR YOUR FATHER AND YOUR MOTHER

455. What does the fourth commandment require? 2196-2200 2247-2248 It commands us to honor and respect our parents and those whom God, for our good, has vested with his authority. 456. What is the nature of the family in the plan of God? 2201-2205 2249 A man and a woman united in marriage form a family together with their children. God instituted the family and endowed it with its fundamental constitution. Marriage and the family are ordered to the good of the spouses and to the procreation and education of children. Members of the same family establish among themselves personal relationships and primary responsibilities. In Christ the family becomes the domestic church because it is a community of faith, of hope, and of charity.

454. Tại sao phải đấu tranh để luật dân sự công nhận ngày Chúa nhật là ngày lễ nghỉ ? 2186-2188 2194-2195 Để cho tất cả mọi người đều có thể nghỉ ngơi đầy đủ và có được một thời gian rảnh rỗi để chăm lo việc tôn giáo, gia đình, văn hóa và xã hội; tìm được thời gian thuận tiện để suy niệm, suy tư, yên tĩnh và học tập; để làm những việc thiện ích, đặc biệt là việc phục vụ những người bệnh tật và già yếu.

CHƯƠNG HAI “NGƯƠI PHẢI YÊU THƯƠNG NGƯỜI THÂN

CẬN NHƯ CHÍNH MÌNH”

ĐIỀU RĂN THỨ TƯ NGƯƠI HÃY THỜ CHA KÍNH MẸ

455. Điều răn thứ tư dạy điều gì ? 2196-2200 2247-2248 Điều răn thứ tư dạy chúng ta phải tôn kính và chăm sóc cha mẹ và những ai được Thiên Chúa trao ban quyền hành để mưu ích cho chúng ta. 456. Bản chất của gia đình trong kế hoạch của Thiên Chúa như thế nào ? 2201-2205 2249 Người nam và người nữ kết hợp với nhau qua hôn nhân, cùng với con cái tạo thành một gia đình. Thiên Chúa đã thiết lập gia đình và đặt nền tảng căn bản cho gia đình. Hôn nhân và gia đình được sắp xếp hướng về thiện ích của đôi vợ chồng, về việc sinh sản và giáo dục con cái. Giữa các thành viên trong gia đình có những mối liên hệ cá nhân và những trách nhiệm hàng đầu. Trong Đức Kitô, gia đình trở thành một Hội thánh tại gia, vì đó là một cộng đoàn đức tin, đức cậy và đức mến.

138

457. What place does the family occupy in society? 2207-2208 The family is the original cell of human society and is, therefore, prior to any recognition by public authority. Family values and principles constitute the foundation of social life. Family life is an initiation into the life of society. 458. What are the duties that society has toward the family? 2209-2213 2250 Society, while respecting the principle of subsidiarity, has the duty to support and strengthen marriage and the family. Public authority must respect, protect and foster the true nature of marriage and the family, public morality, the rights of parents, and domestic prosperity. 459. What are the duties of children toward their parents? 2214-2220 2251 Children owe respect (filial piety), gratitude, docility and obedience to their parents. In paying them respect and in fostering good relationships with their brothers and sisters, children contribute to the growth in harmony and holiness in family life in general. Adult children should give their parents material and moral support whenever they find themselves in situations of distress, sickness, loneliness, or old age.

457. Gia đình có vai trò gì trong xã hội ? 2207-2208 Gia đình là tế bào nguyên thủy của xã hội loài người, có trước bất kz sự công nhận nào của chính quyền. Các nguyên tắc và giá trị của gia đình tạo thành nền tảng cho đời sống xã hội. Đời sống gia đình là khởi điểm của đời sống xã hội. 458. Xã hội có trách nhiệm gì đối với gia đình ? 2209-2213 2250 Xã hội có trách nhiệm nâng đỡ và củng cố hôn nhân và gia đình, nhưng vẫn tôn trọng nguyên tắc hỗ trợ. Các chính quyền phải tôn trọng, bảo vệ và cổ võ bản chất đích thực của hôn nhân và gia đình, đạo đức chung, các quyền của cha mẹ và sự thịnh vượng của các gia đình. 459. Con cái có những bổn phận nào đối với cha mẹ ? 2214-2220 2251 Con cái phải hiếu thảo, biết ơn, ngoan ngoãn và vâng phục cha mẹ. Nhờ những tương quan tốt đẹp với anh em, con cái góp phần làm tăng thêm sự hòa thuận và thánh thiện của toàn bộ đời sống gia đình. Khi cha mẹ nghèo túng, bệnh tật, cô đơn hay già yếu, con cái đã trưởng thành phải trợ giúp các ngài về vật chất và tinh thần.

139

460. What are the duties of parents toward their children? Parents, in virtue of their participation in the fatherhood of God, have the first responsibility for the education of their children and they are the first heralds of the faith for them. They have the duty to love and respect their children as persons and as children of God and to provide, as far as is possible, for their physical and spiritual needs. They should select for them a suitable school and help them with prudent counsel in the choice of their profession and their state of life. In particular they have the mission of educating their children in the Christian faith. 461. How are parents to educate their children in the Christian faith? Parents do this mainly by example, prayer, family catechesis and participation in the life of the Church. 462. Are family bonds an absolute good? Family ties are important but not absolute, because the first vocation of a Christian is to follow Jesus and love him: “He who loves father or mother more than me is not worthy of me; whoever loves son or daughter more than me is not worthy of me” (Matthew 10:37). Parents must support with joy their children's choice to follow Jesus in whatever state of life, even in the consecrated life or the priestly ministry. 463. How should authority be exercised in the various spheres of civil society? Authority should always be exercised as a service, respecting fundamental human rights, a just hierarchy of values, laws, distributive justice, and the principle of subsidiarity. All those who exercise authority should seek the interests of the community before their own interest and allow their decisions to be inspired by the truth about God, about man and about the world.

460. Cha mẹ có những trách nhiệm nào đối với con cái ? Vì được tham dự vào tình phụ tử của Thiên Chúa, cha mẹ là những người đầu tiên có trách nhiệm giáo dục con cái, và cũng là những người đầu tiên giáo dục đức tin cho con cái. Họ có nhiệm vụ yêu thương và tôn trọng con cái, là những nhân vị và con cái của Thiên Chúa; Họ có nhiệm vụ cung cấp cho con cái, theo hết khả năng mình, những nhu cầu vật chất và tinh thần, chọn cho chúng những trường học thích hợp, và với những lời khuyên khôn ngoan, giúp chúng chọn lựa nghề nghiệp hay bậc sống. Đặc biệt, cha mẹ có sứ vụ giáo dục đức tin Kitô giáo cho con cái. 461. Làm thế nào cha mẹ giáo dục đức tin Kitô giáo cho con cái ? Cha mẹ giáo dục đức tin Kitô giáo cho con cái chủ yếu bằng gương sáng, kinh nguyện, dạy giáo lý trong gia đình và tham dự vào đời sống giáo hội. 462. Các mối liên hệ trong gia đình có giá trị tuyệt đối không ? Các mối liên hệ trong gia đình, dù rất quan trọng, nhưng không phải tuyệt đối, bởi vì ơn gọi tiên quyết của người Kitô hữu là bước theo Đức Kitô bằng cách yêu mến Người : “Ai yêu cha mẹ hơn Thầy thì không đáng làm môn đệ Thầy. Ai yêu con trai con gái mình hơn Thầy thì không đáng làm môn đệ Thầy” (Mt 10,37). Cha mẹ phải vui mừng giúp đỡ con cái bước theo Chúa Giêsu trong tất cả các bậc sống, kể cả trong đời sống thánh hiến hay thừa tác vụ linh mục. 463. Quyền bính phải được thực thi thế nào trong những lãnh vực khác nhau của xã hội dân sự ? Quyền bính phải được thực thi như một sự phục vụ, nhờ tôn trọng các quyền lợi căn bản của con người, một bậc thang giá trị đúng đắn, các luật lệ, sự công bằng phân phối và nguyên lý hỗ trợ. Khi thực thi quyền hành, mỗi người phải tìm lợi ích cho tập thể chứ không phải cho bản thân. Các quyết định của họ phải dựa trên chân lý về Thiên Chúa, về con người và về thế giới.

140

464. What are the duties of citizens in regard to civil authorities? 2238-2241 2255 Those subject to authority should regard those in authority as representatives of God and offer their loyal collaboration for the right functioning of public and social life. This collaboration includes love and service of one's homeland, the right and duty to vote, payment of taxes, the defense of one's country, and the right to exercise constructive criticism. 465. When is a citizen forbidden to obey civil authorities? 2242-2243 2256 A citizen is obliged in conscience not to obey the laws of civil authorities when they are contrary to the demands of the moral order: “We must obey God rather than men” (Acts of the Apostles 5:29).

THE FIFTH COMMANDMENT:

YOU SHALL NOT KILL 466. Why must human life be respected? 2258-2262 2318-2320 Human life must be respected because it is sacred. From its beginning human life involves the creative action of God and it remains forever in a special relationship with the Creator, who is its sole end. It is not lawful for anyone directly to destroy an innocent human being. This is gravely contrary to the dignity of the person and the holiness of the Creator. “Do not slay the innocent and the righteous” (Exodus 23:7).

464. Người công dân có những bổn phận nào đối với chính quyền dân sự ? 2238-2241 2255 Công dân phải coi cấp trên như những người đại diện Thiên Chúa, góp phần cộng tác cách chính trực với họ để đời sống công cộng và xã hội được hoạt động tốt đẹp. Điều này bao gồm cả tình yêu và việc phục vụ tổ quốc, quyền lợi và bổn phận bầu cử, đóng thuế, bảo vệ tổ quốc và quyền phê phán mang tính chất xây dựng. 465. Khi nào người công dân không được vâng phục chính quyền dân sự ? 2242-2243 2256 Theo lương tâm, người công dân không được vâng phục những mệnh lệnh của chính quyền dân sự, khi chúng đi ngược lại các đòi hỏi của trật tự luân lý : “Phải vâng lời Thiên Chúa hơn vâng lời loài người” (Cv 5,29).

ĐIỀU RĂN THỨ NĂM NGƯƠI KHÔNG ĐƯỢC GIẾT NGƯỜI

466. Tại sao phải tôn trọng sự sống con người ? Vì sự sống con người là điều linh thánh. Ngay từ đầu, sự sống cần đến một tác động sáng tạo của Thiên Chúa và sự sống mãi mãi nằm trong một liên hệ đặc biệt với Đấng Sáng Tạo, là cùng đích duy nhất của mình. Không ai được phép trực tiếp huỷ hoại một con người vô tội, vì điều này đối nghịch cách nghiêm trọng với phẩm giá con người và với sự thánh thiện của Đấng Sáng Tạo. “Ngươi không được giết người vô tội và người công chính” (Xh 23,7).

141

467. Why is the legitimate defense of persons and of society not opposed to this norm? 2263-2265 Because in choosing to legitimately defend oneself one is respecting the right to life (either one’s own right to life or that of another) and not choosing to kill. Indeed, for someone responsible for the life of another, legitimate defense can be not only a right but a grave duty, provided only that disproportionate force is not used. 468. What is the purpose of punishment? 2266 A punishment imposed by legitimate public authority has the aim of redressing the disorder introduced by the offense, of defending public order and people’s safety, and contributing to the correction of the guilty party. 469. What kind of punishment may be imposed? 2267 The punishment imposed must be proportionate to the gravity of the offense. Given the possibilities which the State now has for effectively preventing crime by rendering one who has committed an offense incapable of doing harm, the cases in which the execution of the offender is an absolute necessity “are very rare, if not practically non-existent.” (Evangelium Vitae). When non-lethal means are sufficient, authority should limit itself to such means because they better correspond to the concrete conditions of the common good, are more in conformity with the dignity of the human person, and do not remove definitively from the guilty party the possibility of reforming himself.

467. Tại sao bảo vệ con người và xã hội một cách hợp pháp không đối nghịch với luật tuyệt đối này ? 2263-2265 Qua việc bảo vệ hợp pháp, người ta chọn sự tự vệ và bảo vệ mạng sống cho bản thân hay cho người khác, chứ không phải chọn việc giết người. Đối với những người có trách nhiệm về mạng sống của người khác, việc bảo vệ hợp pháp không những là một quyền mà còn là một nhiệm vụ quan trọng. Tuy nhiên, không được sử dụng bạo lực vượt quá những gì cần thiết. 468. Hình phạt có mục đích gì ? 2266 Hình phạt được chính quyền dân sự hợp pháp đề ra có mục đích để sửa chữa những xáo trộn do lỗi lầm gây nên, để bảo vệ trật tự công cộng và an ninh cho mọi người, và để góp phần cải hóa phạm nhân. 469. Người ta có thể đề ra những hình phạt nào ? 2267 Hình phạt được chính quyền dân sự đề ra phải tương xứng với tính chất trầm trọng của hành vi tội ác. Ngày nay với những khả năng Nhà Nước có thể sử dụng để dẹp được tội ác bằng cách vô hiệu hoá kẻ phạm tội, những trường hợp tuyệt đối cần thiết phải sử dụng án tử hình “từ nay sẽ hiếm đi, nếu như trong thực tế có thể nói là không còn tồn tại nữa” (Evangeliun vitae). Nếu các phương tiện không gây đổ máu là đủ, thì chính quyền phải sử dụng các phương tiện này, vì chúng tương ứng hơn với những điều kiện cụ thể của công ích, chúng phù hợp hơn với phẩm giá con người và không xoá sổ cách vĩnh viễn khả năng sửa sai của kẻ phạm tội.

142

470. What is forbidden by the fifth commandment? 2268-2283 2321-2326 The fifth commandment forbids as gravely contrary to the moral law:

direct and intentional murder and cooperation in it;

direct abortion, willed as an end or as means, as well as cooperation in it. Attached to this sin is the penalty of excommunication because, from the moment of his or her conception, the human being must be absolutely respected and protected in his integrity;

direct euthanasia which consists in putting an end to the life of the handicapped, the sick, or those near death by an act or by the omission of a required action;

suicide and voluntary cooperation in it, insofar as it is a grave offense against the just love of God, of self, and of neighbor. One’s responsibility may be aggravated by the scandal given; one who is psychologically disturbed or is experiencing grave fear may have diminished responsibility.

471. What medical procedures are permitted when death is considered imminent? 2278-2279 When death is considered imminent the ordinary care owed to a sick person cannot be legitimately interrupted. However, it is legitimate to use pain-killers which do not aim at in death and to refuse “over-zealous treatment”, that is the utilization of disproportionate medical procedures without reasonable hope of a positive outcome.

470. Điều răn thứ năm cấm những gì ? 2268-2283 2321-2326 Điều răn thứ năm cấm những tội trái ngược cách nghiêm trọng với luật luân lý : - tội giết người cố ý và trực tiếp, cũng như

việc đồng lõa trong tội đó; - tội phá thai trực tiếp, có ý coi đó là mục

đích hay phương tiện, cũng như việc cộng tác vào tội này. Hội thánh đã ra vạ tuyệt thông cho người phạm tội này, bởi vì những con người, ngay từ lúc được thụ thai, phải được bảo vệ và che chở một cách tuyệt đối trong sự toàn vẹn của nó;

- tội an tử trực tiếp, có mục đích chấm dứt sự sống của những người tật nguyền, đau yếu hay hấp hối, bằng một hành động hay bỏ không làm một hành động cần kíp;

- tội tự sát và chủ ý cộng tác vào việc tự sát, tội này là một xúc phạm nghiêm trọng đến tình yêu chính đáng đối với Thiên Chúa, đối với chính mình và đối với tha nhân. Về phần trách nhiệm, tội tự sát có thể nghiêm trọng hơn khi gây gương xấu, nhưng cũng có thể giảm thiểu vì những rối loạn tâm lý đặc biệt hoặc vì những sợ hãi trầm trọng.

471. Những chữa trị y dược nào được phép khi cái chết như sắp gần kề ? 2278-2279 Việc cắt ngang những chăm sóc thường xuyên cho bệnh nhân không thể coi là hợp pháp được. Tuy nhiên, được phép sử dụng các thuốc giảm đau nào không có mục đích làm cho chết, và được phép từ chối “việc trị liệu khắc nghiệt,” nghĩa là việc chữa trị quá tốn kém, nhưng không đem lại chút hy vọng nào để đạt được kết quả tích cực.

143

472. Why must society protect every embryo? The inalienable right to life of every human individual from the first moment of conception is a constitutive element of civil society and its legislation. When the State does not place its power at the service of the rights of all and in particular of the more vulnerable, including unborn children, the very foundations of a State based on law are undermined. 473. How does one avoid scandal? Scandal, which consists in inducing others to do evil, is avoided when we respect the soul and body of the person. Anyone who deliberately leads others to commit serious sins himself commits a grave offense. 474. What duty do we have toward our body? We must take reasonable care of our own physical health and that of others but avoid the cult of the body and every kind of excess. Also to be avoided are the use of drugs which cause very serious damage to human health and life, as well as the abuse of food, alcohol, tobacco and medicine. 475. When are scientific, medical, or psychological experiments on human individuals or groups morally legitimate? They are morally legitimate when they are at the service of the integral good of the person and of society, without disproportionate risks to the life and physical and psychological integrity of the subjects who must be properly informed and consenting.

472. Tại sao xã hội có trách nhiệm phải bảo vệ mọi thai nhi ? 2273-2274 Quyền sống của con người, ngay từ lúc được thụ thai, là một yếu tố làm thành xã hội dân sự và luật pháp của xã hội. Khi Nhà Nước không cố gắng phục vụ cho các quyền lợi của mọi người, và đặc biệt cho những người yếu đuối nhất, trong số đó có các em béù đã được thụ thai mà chưa được sinh ra, thì chính những nền tảng của Nhà Nước pháp quyền đã bị xói mòn. 473. Làm thế nào để tránh gương xấu ? 2284-2287 Gương xấu hệ tại ở việc dẫn người khác đến chỗ phạm tội. Người ta phải loại bỏ gương xấu vì tôn trọng linh hồn và thể xác con người. Nếu ai cố ý dẫn dắt người khác phạm một điều xấu nặng nề, thì chính người dẫn dắt đã phạm một tội nghiêm trọng. 474. Chúng ta có trách nhiệm nào đối với thân xác ? 2288-2291 Chúng ta phải chăm sóc sức khỏe thân xác của mình và của tha nhân cách hợp lý, nhưng phải tránh xa việc tôn thờ thân xác và mọi thứ thái quá. Ngoài ra còn phải tránh việc sử dụng ma túy, vì nó gây nên sự hủy hoại trầm trọng cho sức khỏe và đời sống con người, cũng phải tránh sự lạm dụng các thứ như thực phẩm, rượu, thuốc hút và các thứ thuốc men. 475. Khi nào các thí nghiệm khoa học, y khoa hay tâm lý, trên con người hay nhóm người, là hợp pháp về mặt luân lý ? 2292-2295 Về mặt luân lý, các thí nghiệm ấy là hợp pháp nếu chúng phục vụ cho lợi ích toàn vẹn của cá nhân và xã hội, mà không gây ra những rủi ro không cân xứng cho sự sống và sự toàn vẹn thể lý hay tâm lý của các cá nhân; những người nhận thí nghiệm phải được thông báo trước, và đã ưng thuận.

144

476. Are the transplant and donation of organs allowed before and after death? 2296 The transplant of organs is morally acceptable with the consent of the donor and without excessive risks to him or her. Before allowing the noble act of organ donation after death, one must verify that the donor is truly dead. 477. What practices are contrary to respect for the bodily integrity of the human person? 2297-2298 They are: kidnapping and hostage taking, terrorism, torture, violence, and direct sterilization. Amputations and mutilations of a person are morally permissible only for strictly therapeutic medical reasons. 478. What care must be given to the dying? 2299 The dying have a right to live the last moments of their earthly lives with dignity and, above all, to be sustained with prayer and the sacraments that prepare them to meet the living God. 479. How are the bodies of the deceased to be treated? 2300-2301 The bodies of the departed must be treated with love and respect. Their cremation is permitted provided that it does not demonstrate a denial of faith in the resurrection of the body.

476. Trước và sau khi chết, có được phép hiến tặng và ghép các bộ phận hay không ? 2296 Về mặt luân lý, việc ghép các bộ phận cơ thể có thể được chấp nhận với sự ưng thuận của người cho và không gây nguy hiểm quá đáng cho người đó. Hiến tặng các bộ phận sau khi chết là một hành vi cao quý, nhưng trước khi lấy các bộ phận đó, phải xác định người hiến tặng chắc chắn đã chết. 477. Những việc nào đối nghịch với việc tôn trọng sự toàn vẹn thể lý của con người ? 2297-2298 Những việc đó là : bắt cóc, bắt người làm con tin, khủng bố, tra tấn, bạo lực, trực tiếp làm người ta vô sinh. Việc cắt bỏ một phần thân thể của một người chỉ được chấp nhận về mặt luân lý nếu mục đích là để chữa bệnh cho chính người đó. 478. Phải chăm sóc những người hấp hối như thế nào ? 2299 Những người hấp hối có quyền được sống xứng đáng với phẩm giá vào những giây phút cuối cùng của đời sống trần thế, nhất là được nâng đỡ bằng lời cầu nguyện và các Bí tích, giúp họ chuẩn bị gặp gỡ Thiên Chúa hằng sống. 479. Phải đối xử với thân xác kẻ chết như thế nào ? 2300-2301 Thi hài người quá cố phải được đối xử với lòng tôn trọng và bác ái. Hội thánh cho phép hỏa táng, nếu việc này không gây rắc rối cho đức tin về sự phục sinh thân xác.

145

480. What does the Lord ask of every person in regard to peace? The Lord proclaimed “Blessed are the peacemakers” (Matthew 5:9). He called for peace of heart and denounced the immorality of anger which is a desire for revenge for some evil suffered. He also denounced hatred which leads one to wish evil on one’s neighbor. These attitudes, if voluntary and consented to in matters of great importance, are mortal sins against charity. 481. What is peace in this world? Peace in this world, which is required for the respect and development of human life, is not simply the absence of war or a balance of power between adversaries. It is “the tranquility of order” (Saint Augustine), “the work of justice” (Isaiah 32:17) and the effect of charity. Earthly peace is the image and fruit of the peace of Christ. 482. What is required for earthly peace? Earthly peace requires the equal distribution and safeguarding of the goods of persons, free communication among human beings, respect for the dignity of persons and peoples, and the assiduous practice of justice and fraternity. 483. When is it morally permitted to use military force? 2307-2310 The use of military force is morally justified when the following conditions are simultaneously present:

the suffering inflicted by the aggressor must be lasting, grave and certain;

all other peaceful means must have been shown to be ineffective;

there are well founded prospects of success;

the use of arms, especially given the power of modern weapons of mass destruction, must not produce evils graver than the evil to be eliminated.

480. Chúa đòi hỏi mỗi người điều gì về vấn đề hòa bình ? 2302-2303 Đức Kitô, Đấng đã tuyên bố “phúc cho ai xây dựng hòa bình” (Mt 5, 9), đòi hỏi sự bình an của tâm hồn và kết án thái độ giận dữ, là muốn báo thù vì điều xấu đã phải gánh chịu, và lòng thù ghét, là ao ước điều xấu cho tha nhân. Những thái độ này, nếu cố ý và ưng theo trong những vấn đề rất quan trọng, đều là những tội trọng nghịch lại với đức ái. 481. Hòa bình trên thế giới là gì ? 2304-2305 Hòa bình trên thế giới cần thiết để đời sống con người được tôn trọng và phát triển. Hòa bình không chỉ là vắng bóng chiến tranh hay là sự cân bằng các thế lực đối lập, nhưng là sự “ổn định trật tự” (thánh Augustinô), “thành quả của công l{” (Is 32, 17) và hiệu quả của đức ái. Hòa bình trần thế là hình ảnh và hoa trái bình an của Đức Kitô. 482. Hòa bình trên thế giới đòi buộc điều gì ? 2304; 2307-2308 Hòa bình trên thế giới đòi buộc sự phân phối cách công bằng và bảo vệ tài sản của con người, sự tự do giao tiếp giữa con người, sự tôn trọng phẩm giá con người và các dân tộc, sự kiên trì thực hiện công bằng và tình huynh đệ. 483. Về mặt luân lý, khi nào được phép sử dụng sức mạnh quân sự ? Việc sử dụng sức mạnh quân sự chỉ được biện minh về mặt luân lý khi hội đủ những điều kiện sau đây : chắc chắn về sự thiệt hại phải chịu là trầm trọng và kéo dài; tất cả các giải pháp hòa bình đều thất bại; những điều kiện quan trọng để thành công; việc loại bỏ những thiệt hại lớn nhất, sau khi đã cân nhắc về sức tàn phá của những phương tiện chiến tranh hiện đại.

146

484. In danger of war, who has the responsibility for the rigorous evaluation of these conditions? 2309 This responsibility belongs to the prudential judgment of government officials who also have the right to impose on citizens the obligation of national defense. The personal right to conscientious objection makes an exception to this obligation which should then be carried out by another form of service to the human community. 485. In case of war, what does the moral law require? 2312-2314 2328 Even during a war the moral law always remains valid. It requires the humane treatment of noncombatants, wounded soldiers and prisoners of war. Deliberate actions contrary to the law of nations, and the orders that command such actions are crimes, which blind obedience does not excuse. Acts of mass destruction must be condemned and likewise the extermination of peoples or ethnic minorities, which are most grievous sins. One is morally bound to resist the orders that command such acts. 486. What must be done to avoid war? 2315-2317 2327-2330 Because of the evils and injustices that all war brings with it, we must do everything reasonably possible to avoid it. To this end it is particularly important to avoid: the accumulation and sale of arms which are not regulated by the legitimate authorities; all forms of economic and social injustice; ethnic and religious discrimination; envy, mistrust, pride and the spirit of revenge. Everything done to overcome these and other disorders contributes to building up peace and avoiding war.

484. Trong trường hợp có nguy cơ chiến tranh, ai có quyền phán đoán về những điều kiện đó ? 2309 Quyền này tùy thuộc vào sự phán đoán khôn ngoan của những vị cầm quyền, những vị này cũng có quyền đề ra cho công dân nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc. Những ai vì lý do lương tâm không thi hành nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc, phải phục vụ xã hội bằng những hình thức khác. 485. Trong trường hợp chiến tranh, luật luân lý đòi buộc điều gì ? 2312-2314 2328 Ngay cả trong trường hợp chiến tranh, luật luân lý vẫn luôn có hiệu lực. Luật này đòi buộc phải xử sự cách nhân đạo với những người không chiến đấu, các chiến binh bị thương và các tù binh. Các hành động cố ý đi ngược với quyền lợi của các dân tộc và các mệnh lệnh buộc thi hành các hành động đó, đều là những tội ác mà sự vâng phục tối mặt không đủ để chạy tội. Phải kết án những sự huỷ diệt hàng loạt, cũng như việc tiêu diệt một dân tộc hay một sắc tộc thiểu số. Đó là những tội rất nặng nề. Về mặt luân lý, phải chống lại các mệnh lệnh buộc thi hành các tội ác như thế. 486. Chúng ta phải làm gì để tránh chiến tranh ? Vì chiến tranh gây ra những sự dữ và bất công, nên chúng ta phải làm tất cả những gì hợp lý để ngăn chận chiến tranh bằng bất cứ giá nào. Đặc biệt phải tránh việc tích trử và buôn bán vũ khí không do các chính quyền hợp pháp qui định; phải tránh những bất công về mặt kinh tế và xã hội; tránh việc kz thị chủng tộc và tôn giáo; phải tránh ganh ghét, thách thức, kiêu căng và tinh thần báo thù. Tất cả những gì được thực hiện để khắc phục các tệ hại này và những xáo trộn khác, đều giúp xây dựng hòa bình và đẩy xa chiến tranh.

147

THE SIXTH COMMANDMENT:

YOU SHALL NOT COMMIT ADULTERY

487. What responsibility do human persons have in regard to their own sexual identity? 2331-2336 2392-2393 God has created human beings as male and female, equal in personal dignity, and has called them to a vocation of love and of communion. Everyone should accept his or her identity as male or female, recognizing its importance for the whole of the person, its specificity and complementarity. 488. What is chastity? 2337-2338 Chastity means the positive integration of sexuality within the person. Sexuality becomes truly human when it is integrated in a correct way into the relationship of one person to another. Chastity is a moral virtue, a gift of God, a grace, and a fruit of the Holy Spirit. 489. What is involved in the virtue of chastity? 2339-2341 The virtue of chastity involves an apprenticeship in self-mastery as an expression of human freedom directed towards self-giving. An integral and continuing formation, which is brought about in stages, is necessary to achieve this goal. 490. What are the means that aid the living of chastity? 2340-2347 There are many means at one's disposal: the grace of God, the help of the sacraments, prayer, self-knowledge, the practice of an asceticism adapted to various situations, the exercise of the moral virtues, especially the virtue of temperance which seeks to have the passions guided by reason.

ĐIỀU RĂN THỨ SÁU NGƯƠI KHÔNG ĐƯỢC NGOẠI TÌNH

487. Con người có bổn phận gì đối với phái tính của mình ? 2331-2336 2392-2393 Thiên Chúa đã dựng nên con người có nam có nữ, có cùng một phẩm giá nhân bản. Ngài đã khắc ghi ơn gọi yêu thương và hiệp thông nơi mỗi người. Mỗi người phải chấp nhận phái tính riêng của mình và nhận ra tầm quan trọng của nó đối với toàn thể con người, tính đặc thù của mỗi phái tính và việc hai phái tính bổ túc cho nhau. 488. Khiết tịnh là gì ? 2337-2338 Khiết tịnh là sự hoà nhập phái tính trong con người của mình cách thành công. Tính dục thực sự nhân bản khi được hoà nhập cách đúng đắn trong liên hệ giữa người và người. Khiết tịnh là một nhân đức luân lý, một ơn huệ của Thiên Chúa, một ân sủng, một hoa trái của Chúa Thánh Thần. 489. Nhân đức khiết tịnh đòi hỏi những gì ? 2339-2341 Nhân đức khiết tịnh đòi hỏi sự rèn luyện để làm chủ bản thân, như cách biểu lộ sự tự do nhân bản, hướng đến việc tự hiến bản thân. Để đạt được mục đích này, cần phải có sự giáo dục đầy đủ và thường xuyên, được thực hiện qua từng giai đoạn tăng trưởng. 490. Có những phuơng tiện nào giúp chúng ta sống khiết tịnh ? 2340-2347 Có nhiều phuơng tiện như ân sủng Thiên Chúa, sự trợ giúp của các Bí tích, việc cầu nguyện, sự tự biết mình, việc thực hành khổ chế tùy theo những hoàn cảnh khác nhau, việc thực hành các nhân đức luân lý, đặc biệt là nhân đức tiết độ, nhằm để lý trí hướng dẫn các đam mê.

148

491. In what way is everyone called to live chastity? 2348-2350 2394 As followers of Christ, the model of all chastity, all the baptised are called to live chastely in keeping with their particular states of life. Some profess virginity or consecrated celibacy which enables them to give themselves to God alone with an undivided heart in a remarkable manner. Others, if they are married live in conjugal chastity, or if unmarried practise chastity in continence. 492. What are the principal sins against chastity? 2351-2359 2396 Grave sins against chastity differ according to their object: adultery, masturbation, fornication, pornography, prostitution, rape, and homosexual acts. These sins are expressions of the vice of lust. These kinds of acts committed against the physical and moral integrity of minors become even more grave. 493. Although it says only “you shall not commit adultery” why does the sixth commandment forbid all sins against chastity? 2336 Although the biblical text of the Decalogue reads “you shall not commit adultery” (Exodus 20:14), the Tradition of the Church comprehensively follows the moral teachings of the Old and New Testaments and considers the sixth commandment as encompassing all sins against chastity.

491. Tất cả những người đã lãnh nhận Bí tích Rửa tội được mời gọi sống đức khiết tịnh theo cách nào ? 2348-2350 2394 Các người Kitô hữu luôn nhìn Đức Kitô là khuôn mẫu đời sống khiết tịnh; họ được mời gọi sống khiết tịnh tuz theo bậc sống của mình : những người sống bậc đồng trinh hay độc thân của đời thánh hiến, là cách sống trổi vượt để sẵn sàng hiến mình cho Thiên Chúa với trọn tâm hồn; những nguời lập gia đình được mời gọi sống khiết tịnh theo bậc vợ chồng; những người không lập gia đình cũng đuợc mời gọi sống khiết tịnh bằng cách tiết dục. 492. Những tội chính phạm đến đức khiết tịnh là những tội nào ? 2351-2359 2396 Những tội nặng phạm đến đức khiết tịnh, tùy theo bản chất của từng đối tượng, đó là ngoại tình, thủ dâm, tà dâm, khiêu dâm, mại dâm, hiếp dâm, các hành vi đồng tính luyến ái. Các tội này là biểu hiện của đam mê dâm đãng. Nếu phạm các tội này với các trẻ vị thành niên, thì sẽ xúc phạm cách nặng nề hơn vào sự toàn vẹn thể lý và luân lý của các em. 493. Tại sao giới răn thứ sáu “Ngươi không được ngoại tình” lại ngăn cấm tất cả các tội lỗi nghịch với đức khiết tịnh ? 2336 Dù trong bản văn Thánh Kinh về Mười điều răn, chúng ta chỉ đọc “Ngươi chớ phạm tội ngoại tình” (Xh 20,14), nhưng Truyền thống Hội thánh vẫn theo sát các giáo huấn luân lý của Cựu Ước và Tân Ước, luôn xem giới răn thứ sáu như bao gồm tất cả các tội phạm đến đức khiết tịnh.

149

494. What is the responsibility of civil authority in regard to chastity? 2354 Insofar as it is bound to promote respect for the dignity of the person, civil authority should seek to create an environment conducive to the practice of chastity. It should also enact suitable legislation to prevent the spread of the grave offenses against chastity mentioned above, especially in order to protect minors and those who are the weakest members of society. 495. What are the goods of conjugal love to which sexuality is ordered? 2360-2361 2397-2398 The goods of conjugal love, which for those who are baptized is sanctified by the sacrament of Matrimony, are unity, fidelity, indissolubility, and an openness to the procreation of life. 496. What is the meaning of the conjugal act? 2362-2367 The conjugal act has a twofold meaning: unitive (the mutual self-giving of the spouses) and procreative (an openness to the transmission of life). No one may break the inseparable connection which God has established between these two meanings of the conjugal act by excluding one or the other of them. 497. When is it moral to regulate births? 2368-2369 2399 The regulation of births, which is an aspect of responsible fatherhood and motherhood, is objectively morally acceptable when it is pursued by the spouses without external pressure; when it is practiced not out of selfishness but for serious reasons; and with methods that conform to the objective criteria of morality, that is, periodic continence and use of the infertile periods.

494. Đâu là trách nhiệm của chính quyền dân sự đối với đức khiết tịnh ? 2354 Chính quyền có trách nhiệm cổ võ sự tôn trọng phẩm giá con người, cũng có trách nhiệm góp phần tạo ra một môi truờng xã hội thuận lợi cho đức khiết tịnh. Nhờ những luật lệ thích hợp, chính quyền phải ngăn chận việc bành trướng các trọng tội nghịch đức khiết tịnh đã kể trên, đặc biệt để bảo vệ các trẻ vị thành niên và những người yếu đuối. 495. Tình yêu hôn nhân, gồm cả tính dục được Thiên Chúa định hướng vào hôn nhân, có được những điều tốt lành nào ? Đối với những người đã được rửa tội, những điều tốt lành của tình yêu hôn nhân, một tình yêu đã được thánh hoá bằng Bí tích Hôn phối, đó là sự duy nhất, chung thủy, tính bất khả phân ly và sẵn sàng đối với việc truyền sinh. 496. Hành vi vợ chồng có ý nghĩa gì ? 2362-2367 Hành vi vợ chồng có hai ý nghĩa : sự kết hợp (là hành vi hiến thân cho nhau của đôi vợ chồng), và việc truyền sinh (là hành vi mở ngỏ cho việc sinh sản con cái). Không ai được phép phá vỡ sự liên kết bất khả phân ly, do Thiên Chúa thiết lập, giữa hai ý nghĩa đó của hành vi vợ chồng, bằng cách loại bỏ một trong hai ý nghĩa đó. 497. Khi nào việc điều hòa sinh sản là phù hợp với luân lý ? Việc điều hòa sinh sản là một trong những phương diện của trách nhiệm làm cha làm mẹ. Việc làm này phù hợp cách khách quan với luật luân lý, khi được chính đôi vợ chồng thực hiện, mà không bị một áp lực bên ngoài, cũng không do ích kỷ, nhưng vì những lý do chính đáng và bằng những phương pháp phù hợp với những tiêu chuẩn khách quan của luân lý, nghĩa là nhờ việc tiết dục định kz và sử dụng những thời kz không thể thụ thai.

150

498. What are immoral means of birth control? 2370-2372 Every action - for example, direct sterilization or contraception - is intrinsically immoral which (either in anticipation of the conjugal act, in its accomplishment or in the development of its natural consequences) proposes, as an end or as a means, to hinder procreation. 499. Why are artificial insemination and artificial fertilization immoral? 2373-2377 They are immoral because they dissociate procreation from the act with which the spouses give themselves to each other and so introduce the domination of technology over the origin and destiny of the human person. Furthermore, heterologous insemination and fertilization with the use of techniques that involve a person other than the married couple infringe upon the right of a child to be born of a father and mother known to him, bound to each other by marriage and having the exclusive right to become parents only through each another. 500. How should children be considered? 2378 A child is a gift of God, the supreme gift of marriage. There is no such thing as a right to have children (e.g. “a child at any cost”). But a child does have the right to be the fruit of the conjugal act of its parents as well as the right to be respected as a person from the moment of conception.

498. Đâu là những phương pháp điều hòa sinh sản không phù hợp với luân lý ? 2370-2372 Những hoạt động sau đây phải coi là không phù hợp với luân lý, đó là trực tiếp triệt sản hoặc ngừa thai, được thực hiện trước hoặc trong khi giao hợp, hoặc trong quá trình dẫn đến kết quả tự nhiên của việc giao hợp, nhằm mục đích hay tạo phương thế để ngăn cản sự truyền sinh. 499. Tại sao thụ tinh và thụ thai nhân tạo không hợp với luân lý ? 2373-2377 Thụ tinh và thụ thai nhân tạo không thể chấp nhận về mặt luân lý, vì tách rời việc sinh sản với sự giao hợp, trong hành động này đôi vợ chồng trao hiến cho nhau, và như vậy, đặt kỹ thuật lên trên nguồn gốc và vận mệnh của con người. Hơn nữa, việc thụ tinh và thụ thai do người khác, tức là có một người thứ ba can thiệp vào hành vi vợ chồng nhờ qua kỹ thuật; hành động này vi phạm quyền của đứa bé được sinh ra từ người cha và người mẹ của nó, hai người được liên kết với nhau bằng hôn nhân và có độc quyền là chỉ nhờ nhau mà cả hai mới được làm cha, làm mẹ. 500. Người ta phải nhìn em bé như thế nào ? 2378 Em bé là một tặng phẩm của Thiên Chúa, tặng phẩm tuyệt hảo nhất của hôn nhân. Không có một quyền nào để có những đứa con (theo nghĩa là được quyền có con với bất cứ giá nào). Trái lại, đứa con có quyền là hoa trái của hành vi hôn nhân của cha mẹ em, cũng như có quyền được tôn trọng là một nhân vị ngay từ lúc em được thụ thai.

151

501. What can spouses do when they do not have children? 2379 Should the gift of a child not be given to them, after exhausting all legitimate medical options, spouses can show their generosity by way of foster care or adoption or by performing meaningful services for others. In this way they realize a precious spiritual fruitfulness. 502. What are the offenses against the dignity of marriage? 2380-2391 2400 These are: adultery, divorce, polygamy, incest, free unions (cohabitation, concubinage), and sexual acts before or outside of marriage.

THE SEVENTH COMMANDMENT: YOU SHALL NOT STEAL

503. What is set forth by the seventh commandment? 2401-2402 The seventh commandment requires respect for the universal destination and distribution of goods and the private ownership of them, as well as respect for persons, their property, and the integrity of creation. The Church also finds in this Commandment the basis for her social doctrine which involves the correct way of acting in economic, social and political life, the right and the duty of human labor, justice and solidarity among nations, and love for the poor. 504. Under what conditions does the right to private property exist? 2403 The right to private property exists provided the property is acquired or received in a just way and that the universal destination of goods for the satisfaction of the basic needs of all takes precedence.

501. Ðôi vợ chồng có thể làm gì nếu họ không có con? 2379 Nếu không được Thiên Chúa ban tặng con cái, sau khi đã tận dụng mọi trợ giúp chính đáng của y khoa, đôi vợ chồng có thể sống quảng đại qua việc bảo trợ hay nhận con nuôi, hay tham gia những công tác phục vụ tha nhân. Như vậy họ thực hiện một sự sinh sản quý giá về mặt thiêng liêng. 502. Những tội nào phạm đến phẩm giá của hôn nhân? 2380-2391 2400 Những tội phạm đến phẩm giá của hôn nhân là: ngoại tình, ly dị, đa thê, loạn luân, tự do sống chung (chung sống không hôn nhân, nhân tình), hành vi tính dục trước hôn nhân hay ngoài hôn nhân. ĐIỀU RĂN THỨ BẢY: NGƯƠI KHÔNG ÐƯỢC TRỘM CẮP 503. Ðiều răn thứ bảy nói lên điều gì? 2401-2402 Ðiều răn này nói lên sự xác định và phân phối của cải cách phổ quát, nói về quyền tư hữu, việc tôn trọng con người và tài sản của họ, việc tôn trọng tính toàn vẹn của công trình tạo dựng. Hội Thánh nhìn giới răn này là nền tảng cho giáo huấn xã hội của mình, để xét đến hành động đúng đắn trong lãnh vực kinh tế, trong đời sống xã hội và chính trị, trong quyền lợi và trách nhiệm lao động của con người, trong công bằng và tình liên đới giữa các quốc gia, trong tình thương đối với người nghèo. 504. Ðâu là những điều kiện của quyền tư hữu? 2403 Người ta có quyền tư hữu với điều kiện là tài sản đó đạt được hay nhận được một cách chính đáng, và việc sử dụng của cải là nhằm thỏa mãn những nhu cầu căn bản của mọi người.

152

505. What is the purpose of private property? 2404-2406 The purpose of private property is to guarantee the freedom and dignity of individual persons by helping them to meet the basic needs of those in their charge and also of others who are in need. 506. What does the seventh commandment require? 2407 2450-2451 The seventh commandment requires respect for the goods of others through the practice of justice and charity, temperance and solidarity. In particular it requires respect for promises made and contracts agreed to, reparation for injustice committed and restitution of stolen goods, and respect for the integrity of creation by the prudent and moderate use of the mineral, vegetable, and animal resources of the universe with special attention to those species which are in danger of extinction. 507. What attitude should people have toward animals? 2416-2418 2457 People must treat animals with kindness as creatures of God and avoid both excessive love for them and an indiscriminate use of them especially by scientific experiments that go beyond reasonable limits and entail needless suffering for the animals.

505. Mục đích của quyền tư hữu là gì? 2404-2406 Tài sản riêng có mục đích bảo đảm sự tự do và phẩm giá của các cá nhân, giúp họ thoả mãn những nhu cầu căn bản cho những người mà họ có trách nhiệm, và cho cả những ai đang sống thiếu thốn. 506. Ðiều răn thứ bảy quy định những gì? 2407 2450-2451 Ðiều răn thứ bảy buộc phải tôn trọng tài sản của người khác, qua việc thực thi công bằng và bác ái, sống tiết độ và liên đới. Ðặc biệt, điều răn này đòi buộc: - tôn trọng các lời hứa và các hợp đồng đã cam kết; - đền bù những điều bất công đã gây ra và hoàn trả những gì đã trộm cắp; - tôn trọng sự toàn vẹn của công trình sáng tạo, bằng cách sử dụng khôn ngoan và chừng mực những tài nguyên khoáng chất, thực vật và động vật trong vũ trụ, đặc biệt quan tâm đến những loài có nguy cơ bị tuyệt chủng. 507. Con người phải có thái độ nào đối với các động vật? 2416-2418 2457 Con nguời phải đối xử tốt đẹp với các động vật vì chúng là những thụ tạo của Thiên Chúa, tránh cách yêu thương thái quá hoặc sử dụng mù quáng, nhất là với các thí nghiệm khoa học vượt quá giới hạn hợp lý và gây đau đớn vô ích cho chúng.

153

508. What is forbidden by the seventh commandment? 2408-2413 2453-2455 Above all, the seventh commandment forbids theft, which is the taking or using of another’s property against the reasonable will of the owner. This can be done also by paying unjust wages; by speculation on the value of goods in order to gain an advantage to the detriment of others; or by the forgery of checks or invoices. Also forbidden is tax evasion or business fraud; willfully damaging private or public property ; usury; corruption; the private abuse of common goods; work deliberately done poorly; and waste. 509. What is the content of the social doctrine of the Church? 2419-2423 The social doctrine of the Church is an organic development of the truth of the Gospel about the dignity of the human person and his social dimension offering principles for reflection, criteria for judgment, and norms and guidelines for action. 510. When does the Church intervene in social areas? 2420 2458 The Church intervenes by making a moral judgment about economic and social matters when the fundamental rights of the person, the common good, or the salvation of souls requires it. 511. How should social and economic life be pursued? 2459 It should be pursued according to its own proper methods within the sphere of the moral order, at the service of the whole human being and of the entire human community in keeping with social justice. Social and economic life should have the human person as its author, center, and goal.

508. Điều răn thứ bảy cấm những điều gì ? Điều răn thứ bảy cấm : - trộm cắp, đó là việc chiếm đoạt tài sản

người khác trái với ý muốn hợp lý của họ.

- trả lương không công bằng, - lũng đoạn giá trị của cải để từ đó rút ra lợi

nhuận cho mình mà làm thiệt hại cho người khác,

- việc giả mạo các thương phiếu hay hóa đơn.

- trốn thuế hoặc buôn bán gian lận, cố ý phá hoại tài sản cá nhân cũng như công cộng,

- đầu cơ, tham nhũng, lạm dụng tài sản công làm của riêng, cố ý làm sai trái trong lao động, lãng phí.

509. Nội dung Học thuyết xã hội của Hội thánh là gì ? Học thuyết xã hội của Hội thánh, là sự khai triển có hệ thống các chân lý của Tin Mừng về phẩm giá con nguời và chiều kích xã hội của con nguời, đề ra những nguyên tắc để suy tư, qui định những tiêu chuẩn để phán đoán, và trình bày những qui luật và định huớng để hành động. 510. Khi nào Hội thánh can thiệp vào lãnh vực xã hội ? Hội thánh can thiệp khi các quyền căn bản của con nguời, thiện ích chung hoặc phần rỗi các linh hồn bị vi phạm. Hội thánh can thiệp bằng việc đưa ra một phán đoán luân lý trong lãnh vực kinh tế và xã hội. 511. Đời sống kinh tế và xã hội phải được thực hiện như thế nào ? Đời sống kinh tế và xã hội phải được thực hiện theo những phương pháp riêng của mình, trong vòng trật tự luân lý, để phục vụ con người trong sự toàn vẹn của họ và phục vụ cho toàn thể cộng đồng nhân loại, trong sự tôn trọng công bằng xã hội. Đời sống kinh tế và xã hội phải lấy con nguời làm đối tượng, trung tâm và cùng đích của nó.

154

512. What would be opposed to the social doctrine of the Church? 2424-2425 Opposed to the social doctrine of the Church are economic and social systems that sacrifice the basic rights of persons or that make profit their exclusive norm or ultimate end. For this reason the Church rejects the ideologies associated in modern times with Communism or with atheistic and totalitarian forms of socialism. But in the practice of capitalism the Church also rejects self centered individualism and an absolute primacy of the laws of the marketplace over human labor. 513. What is the meaning of work? 2426-2428 2460-2461 Work is both a duty and a right through which human beings collaborate with God the Creator. Indeed, by working with commitment and competence we fulfil the potential inscribed in our nature, honor the Creator’s gifts and the talents received from him, provide for ourselves and for our families, and serve the human community. Furthermore, by the grace of God, work can be a means of sanctification and collaboration with Christ for the salvation of others. 514. To what type of work does every person have a right? 2429 2433-2434 Access to secure and honest employment must be open to all without unjust discrimination and with respect for free economic initiative and fair compensation. .

512. Điều gì đi nguợc với Học thuyết xã hội của Hội thánh ? 2424-2425 Đi ngược với Học thuyết xã hội của Hội thánh là các hệ thống kinh tế và xã hội chủ trương hy sinh những quyền lợi căn bản của con người, hay coi lợi nhuận là quy luật tuyệt đối và mục đích tối hậu của chúng. Do đó, Hội thánh phi bác các ý thức hệ trong thời đại mới dưới hình thức “chủ nghĩa cộng sản”, hay dưới những hình thức vô thần và độc tài khác của “chủ nghĩa xã hội”. Ngoài ra, trong việc thực hành “chủ nghĩa tư bản”, Hội thánh phi bác chủ nghĩa cá nhân và quan niệm coi luật thị trường có vị trí tuyệt đối trên lao động của con nguời. 513. Lao động có ý nghĩa gì đối với con người ? 2426-2428 2460-2461 Đối với con người, lao động vừa là nghĩa vụ vừa là quyền lợi, nhờ đó con người cộng tác với Thiên Chúa là Đấng Sáng Tạo. Thật vậy, bằng lao động cách cẩn trọng và tinh thông, con nguời phát huy những khả năng đã được ghi khắc trong bản tính của mình, biểu lộ những hồng ân của Đấng Sáng Tạo và những tài năng mà họ đã lãnh nhận; thỏa mãn những nhu cầu của bản thân và những người thân cận; cũng như phục vụ cộng đồng nhân loại. Ngoài ra, với ân sủng của Thiên Chúa, lao động có thể là một phương tiện để thánh hóa và cộng tác với Đức Kitô để cứu độ những người khác. 514. Mọi nguời đều được quyền gì về vấn đề lao động ? Mọi người đều được quyền có một việc làm ổn định và luơng thiện, không bị kz thị bất công, được quyền tự do chọn lựa về mặt kinh tế và được quyền hưởng đồng lương công bằng.

155

515. What responsibility does the State have in regard to labor? 2431 It is the role of the State to guarantee individual freedom and private property, as well as a stable currency and efficient public services. It is also the State’s responsibility to oversee and direct the exercise of human rights in the economic sector. According to circumstances, society must help citizens to find work. 516. What is the task of business management? 2432 Business managers are responsible for the economic and ecological effects of their operations. They must consider the good of persons and not only the increase of profits, even though profits are necessary to assure investments, the future of the business, employment, and the good progress of economic life. 517. What are the duties of workers? 2435 They must carry out their work in a conscientious way with competence and dedication, seeking to resolve any controversies with dialogue. Recourse to a non-violent strike is morally legitimate when it appears to be the necessary way to obtain a proportionate benefit and it takes into account the common good. 518. How is justice and solidarity among nations brought about? 2437-2441 On the international level, all nations and institutions must carry out their work in solidarity and subsidiarity for the purpose of eliminating or at least reducing poverty, the inequality of resources and economic potential, economic and social injustices, the exploitation of persons, the accumulation of debts by poor countries, and the perverse mechanisms that impede the development of the less advanced countries.

515. Nhà Nước có trách nhiệm gì với lao động ? Nhà Nước có trách nhiệm bảo đảm sự tự do cá nhân và quyền tư hữu, cũng như giá trị tiền tệ ổn định và những việc phục vụ xã hội có hiệu quả, phải trông coi và hướng dẫn việc thực thi các quyền con người trong lãnh vực kinh tế. Thích ứng với hoàn cảnh, xã hội phải trợ giúp các công dân tìm được việc làm. 516. Những nguời lãnh đạo xí nghiệp có trách nhiệm gì ? Những người lãnh đạo xí nghiệp phải chịu trách nhiệm về hậu quả kinh tế và môi sinh do các công việc của họ. Họ phải chú tâm đến thiện ích của con người chứ không chỉ nhắm làm gia tăng các lợi nhuận, mặc dầu lợi nhuận cũng cần thiết để bảo đảm các cuộc đầu tư, tương lai của xí nghiệp, việc làm, và sự phát triển tốt đẹp của đời sống kinh tế. 517. Các công nhân có trách nhiệm gì ? Họ phải chu toàn các công việc của mình một cách có lương tâm, thành thạo và nhiệt tình, tìm cách giải quyết các tranh chấp bằng đối thoại. Việc sử dụng đình công bất bạo động là hợp pháp về mặt luân lý khi đó là một phương cách cần thiết để đạt được quyền lợi chính đáng, nhưng phải nhắm đến công ích. 518. Làm thế nào thực hiện sự công bằng và tình liên đới giữa các quốc gia ? Trên bình diện quốc tế, tất cả các quốc gia và các cơ chế phải hoạt động trong tình liên đới và nguyên tắc hỗ trợ, nhằm mục đích loại bỏ hay ít là giảm thiểu sự khốn cùng, sự bất bình đẳng về tài nguyên và các phương tiện kinh tế, các bất công kinh tế và xã hội, việc bóc lột con người, sự gia tăng mức nợ của các nước nghèo, những chủ thuyết máy móc bất nhân gây chướng ngại cho sự phát triển của các quốc gia chậm tiến.

156

519. In what way do Christians participate in political and social life? 2442 The lay faithful take part directly in political and social life by animating temporal realities with a Christian spirit and collaborating with all as authentic witnesses of the Gospel and agents of peace and justice. 520. By what is love for the poor inspired? 2443-2449 2462-2463 Love for the poor is inspired by the Gospel of the Beatitudes and by the example of Jesus in his constant concern for the poor. Jesus said, “Whatever you have done to the least of my brethren, you have done to me” (Matthew 25:40). Love for the poor shows itself through the struggle against material poverty and also against the many forms of cultural, moral, and religious poverty. The spiritual and corporal works of mercy and the many charitable institutions formed throughout the centuries are a concrete witness to the preferential love for the poor which characterizes the disciples of Jesus.

THE EIGHTH COMMANDMENT: YOU SHALL NOT BEAR FALSE WITNESS

AGAINST YOUR NEIGHBOR 521. What is one’s duty toward the truth? 2464-2470 2504 Every person is called to sincerity and truthfulness in acting and speaking. Everyone has the duty to seek the truth, to adhere to it and to order one’s whole life in accordance with its demands. In Jesus Christ the whole of God’s truth has been made manifest. He is “the truth”. Those who follow him live in the Spirit of truth and guard against duplicity, dissimulation, and hypocrisy.

519. Các người Kitô hữu tham gia vào đời sống chính trị và xã hội như thế nào ? 2442 Các người Kitô hữu giáo dân trực tiếp tham gia vào đời sống chính trị và xã hội bằng cách làm cho tinh thần Kitô giáo thấm nhập vào các thực tại trần thế, cộng tác với mọi người, như những chứng nhân đích thực của Tin Mừng và là những người kiến tạo hòa bình và công lý. 520. Tình yêu đối với người nghèo dựa trên nền tảng nào ? 2443-2449 2462-2463 Tình yêu đối với người nghèo dựa trên nền tảng Tin Mừng của các Mối phúc và theo gương của Chúa Giêsu, Đấng luôn quan tâm đến người nghèo. Chúa Giêsu đã nói : “Mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé mọn nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy” (Mt 25,40). Tình yêu đối với kẻ nghèo thể hiện qua việc dấn thân chống lại sự nghèo khổ về vật chất và rất nhiều hình thức nghèo đói về văn hoá, luân lý và tôn giáo. Các việc bác ái, tinh thần hay vật chất, và nhiều tổ chức từ thiện đã xuất hiện trải qua bao thế kỷ, là một chứng từ cụ thể về tình yêu ưu tiên dành cho người nghèo, là nét đặc trưng của các môn đệ Chúa Giêsu.

ĐIỀU RĂN THỨ TÁM NGUƠI KHÔNG ĐUỢC LÀM CHỨNG GIAN

521. Con nguời có bổn phận nào đối với chân lý ? Mọi người đều được kêu gọi phải thành thật và trung thực trong hành động cũng như trong lời nói, buộc phải tìm kiếm và gắn bó với chân lý, hướng cuộc đời mình theo các đòi hỏi của chân lý. Trong Đức Giêsu Kitô, chân lý về Thiên Chúa được tỏ hiện cách trọn vẹn. Người là Chân Lý. Ai bước theo Người, phải sống trong Thánh Thần chân lý và tránh xa lối sống hai mặt, dối trá và giả hình.

157

522. How does one bear witness to the truth? 2471-2474 2505-2506 A Christian must bear witness to the truth of the Gospel in every field of his activity, both public and private, and also if necessary, with the sacrifice of his very life. Martyrdom is the supreme witness given to the truth of the faith. 523. What is forbidden by the eighth commandment? 2475-2487 2507-2509 The eighth commandment forbids:

false witness, perjury, and lying, the gravity of which is measured by the truth it deforms, the circumstances, the intentions of the one who lies, and the harm suffered by its victims;

rash judgment, slander, defamation and calumny which diminish or destroy the good reputation and honor to which every person has a right;

flattery, adulation, or complaisance, especially if directed to serious sins or toward the achievement of illicit advantages.

A sin committed against truth demands reparation if it has caused harm to others. 524. What is required by the eighth commandment? 2488-2492 2510-2511 The eighth commandment requires respect for the truth accompanied by the discretion of charity in the field of communication and the imparting of information, where the personal and common good, the protection of privacy and the danger of scandal must all be taken into account; in respecting professional secrets which must be kept, save in exceptional cases for grave and proportionate reasons; and also in respecting confidences given under the seal of secrecy.

522. Người Kitô hữu làm chứng cho chân lý như thế nào ? Người Kitô hữu phải làm chứng cho chân lý Tin Mừng trong mọi lãnh vực của hoạt động công khai và riêng tư, dù phải hy sinh mạng sống mình, nếu cần thiết. Tử đạo là chứng từ cao cả nhất cho chân lý đức tin. 523. Điều răn thứ tám cấm những gì ? Điều răn thứ tám cấm: - làm chứng dối, thề thốt và dối trá; mức độ

nặng nhẹ căn cứ trên sự sai lệch của sự thật, trên những hoàn cảnh, trên những { hướng của kẻ nói dối và mức độ thiệt hại mà các nạn nhân phải gánh chịu;

- phán đoán hồ đồ, nói xấu, vu khống, bôi nhọ, là những tội làm giảm hay phá hoại uy tín và danh dự mà mỗi người có quyền hưởng.

- nịnh hót, tâng bốc và xu nịnh, nhất là khi nhằm mục đích phạm tội trọng hay thủ lợi bất chính.

Tất cả tội phạm nghịch với sự thật buộc phải đền bù lại nếu gây tai hại cho kẻ khác. 524. Điều răn thứ tám đòi buộc những gì ? Điều răn thứ tám đòi buộc chúng ta phải tôn trọng sự thật, kèm theo sự tế nhị của đức ái: trong lãnh vực truyền thông và thông tin, phải biết đánh giá lợi ích riêng và lợi ích chung, bảo vệ đời sống riêng tư, tránh gây gương xấu. Phải luôn bảo vệ các bí mật nghề nghiệp, trừ những trường hợp ngoại lệ, và vì những lý do nghiêm trọng và cân xứng. Cũng phải tôn trọng những chuyện tâm sự mà chúng ta đã hứa giữ bí mật.

158

525. How is one to use the means of social communication? The information provided by the media must be at the service of the common good. Its content must be true and – within the limits of justice and charity – also complete. Furthermore, information must be communicated honestly and properly with scrupulous respect for moral laws and the legitimate rights and dignity of the person. 526. What relationship exists between truth, beauty and sacred art? The truth is beautiful, carrying in itself the splendour of spiritual beauty. In addition to the expression of the truth in words there are other complementary expressions of the truth, most specifically in the beauty of artistic works. These are the fruit both of talents given by God and of human effort.Sacred art by being true and beautiful should evoke and glorify the mystery of God made visible in Christ, and lead to the adoration and love of God, the Creator and Savior, who is the surpassing, invisible Beauty of Truth and Love.

THE NINTH COMMANDMENT: YOU SHALL NOT COVET YOUR NEIGHBOR'S

WIFE 527. What is required by the ninth commandment? The ninth commandment requires that one overcome carnal concupiscence in thought and in desire. The struggle against such concupiscence entails purifying the heart and practicing the virtue of temperance. 528. What is forbidden by the ninth commandment? 2517-2519 2531-2532 The ninth commandment forbids cultivating thoughts and desires connected to actions forbidden by the sixth commandment.

525. Phải sử dụng những phuơng tiện truyền thông xã hội thế nào ? Thông tin bằng các phương tiện truyền thông phải phục vụ ích lợi chung; về nội dung, thông tin phải luôn đúng sự thật và trong giới hạn của công lý và bác ái, phải mang tính chất toàn vẹn. Mặt khác, thông tin phải được diễn tả cách chân thật và thích hợp, cẩn thận tuân giữ các luật luân lý, các quyền lợi chính đáng và phẩm giá con nguời. 526. Đâu là tuơng quan giữa chân lý, vẻ đẹp và mỹ thuật thánh ? Chân lý tự bản chất là đẹp. Chân lý bao gồm sự huy hoàng của vẻ đẹp tinh thần. Ngoài lời nói, còn có nhiều cách diễn tả chân lý, đặc biệt là các tác phẩm nghệ thuật. Chúng là hoa trái của một tài năng được Thiên Chúa trao ban, và cố gắng của con người. Mỹ thuật thánh được xem là chân thật và đẹp đẽ, phải gợi lên và tôn vinh mầu nhiệm Thiên Chúa được mạc khải trong Đức Kitô, phải dẫn đến tình yêu của Thiên Chúa và thờ lạy Ngài là Đấng Sáng Tạo và Cứu Độ, là Vẻ đẹp tối cao của Chân lý và Tình yêu.

ĐIỀU RĂN THỨ CHÍN NGƯƠI KHÔNG ĐƯỢC HAM MUỐN VỢ

NGƯỜI TA 527. Điều răn thứ chín đòi buộc điều gì ? Điều răn thứ chín đòi buộc phải chiến thắng đam mê xác thịt trong tư tưởng cũng như trong ước muốn. Cuộc chiến đấu chống lại dục vọng phải cần đến việc thanh luyện tâm hồn và thực hành đức tiết độ. 528. Điều răn thứ chín cấm điều gì ? Điều răn thứ chín cấm nuôi dưỡng những ý tưởng và ước muốn về những hành vi bị giới răn thứ sáu cấm đoán.

159

529. How does one reach purity of heart? 2520 In the battle against disordered desires the baptised person is able, by the grace of God, to achieve purity of heart through the virtue and gift of chastity, through purity of intention, purity of vision (both exterior and interior), discipline of the imagination and of feelings and by prayer. 530. What are the other requirements for purity? 2521-2527 2533 Purity requires modesty which, while protecting the intimate center of the person, expresses the sensitivity of chastity. It guides how one looks at others and behaves toward them in conformity with the dignity of persons and their communion. Purity frees one from wide-spread eroticism and avoids those things which foster morbid curiosity. Purity also requires a purification of the social climateby means of a constant struggle against moral permissiveness which is founded on an erroneous conception of human freedom.

THE TENTH COMMANDMENT: YOU SHALL NOT COVET YOUR NEIGHBOR’S

POSSESSIONS 531. What is required and what is forbidden by the tenth commandment? 2534-2540 2551-2554 This commandment, which completes the preceding commandment, requires an interior attitude of respect for the property of others and forbids greed, unbridled covetousness for the goods of others, and envy which is the sadness one experiences at the sight of another’s goods and the immoderate desire to acquire them for oneself.

529. Làm thế nào để đạt tới sự thanh sạch của tâm hồn ? 2520 Với ơn Chúa, trong cuộc chiến đấu chống lại các ước muốn sai trái, người tín hữu đạt được sự thanh sạch của tâm hồn nhờ nhân đức và hồng ân khiết tịnh, nhờ sự trong sáng nơi ý hướng, nơi cái nhìn bên ngoài và bên trong, nhờ chế ngự các giác quan và trí tưởng tượng, và nhờ cầu nguyện. 530. Sự thanh sạch còn có những đòi buộc nào khác nữa không ? 2521-2527 2533 Sự thanh sạch đòi hỏi phải có nết na; gìn giữ những gì thầm kín của con nguời, diễn tả sự tế nhị của đức khiết tịnh, kiểm soát cái nhìn và cử chỉ cho phù hợp với phẩm giá của con người và những giao tế của họ. Sự thanh sạch đòi buộc phải ngăn chặn thói khiêu dâm đang lan tràn và tránh xa những gì đưa đến sự tò mò không lành mạnh. Điều này còn đòi buộc phải thanh tẩy môi trường xã hội, bằng cuộc chiến đấu chống lại sự suy thoái phong hóa dựa trên một quan niệm sai lạc về tự do của con nguời.

ĐIỀU RĂN THỨ MƯỜI NGƯƠI KHÔNG ĐUỢC HAM MUỐN TÀI SẢN

CỦA NGƯỜI TA 531. Điều răn thứ mười đòi buộc điều gì và cấm điều gì ? 2534-2540 2551-2554 Điều răn này bổ túc cho điều răn truớc, buộc phải có thái độ tôn trọng tài sản của kẻ khác. Điều răn này cấm : tham lam và ham muốn bất chính tài sản của người khác; cấmganh tị, nghĩa là cảm thấy buồn phiền khi thấy nguời khác có tài sản, và ước ao vô độ muốn chiếm đoạt tài sản đó.

160

532. What does Jesus call for in poverty of spirit? 2544-2547 2556 Jesus calls his disciples to prefer him to everything and everyone. Detachment from riches – in the spirit of evangelical poverty – and self-abandonment to divine providence free us from anxiety about the future and prepare us for the blessedness of the “poor in spirit, for theirs is the kingdom of heaven” (Mathew 5:3). 533. What is the greatest human desire? 2548-2550 2557 The greatest desire of the human person is to see God. “I want to see God” is the cry of our whole being. We realize our true and full happiness in the vision and beatitude of the One who created us out of love and draws us to himself with infinite love. “Whoever sees God has obtained all the goods of which he can conceive.” (Saint Gregory of Nyssa)

PART FOUR CHRISTIAN PRAYER

SECTION ONE PRAYER IN THE CHRISTIAN LIFE

534. What is prayer? 2558-2565 2590 Prayer is the raising of one’s mind and heart to God, or the petition of good things from him in accord with his will. It is always the gift of God who comes to encounter man. Christian prayer is the personal and living relationship of the children of God with their Father who is infinitely good, with his Son Jesus Christ, and with the Holy Spirit who dwells in their hearts.

532. Chúa Giêsu đòi buộc điều gì khi dạy tinh thần nghèo khó ? 2544-2547 2556 Chúa Giêsu đòi buộc các môn đệ yêu mến Nguời trên hết mọi sự và mọi nguời. Việc từ bỏ sự giàu sang trong tinh thần khó nghèo theo Tin Mừng và phó thác vào sự quan phòng của Thiên Chúa, Đấng giải thoát chúng ta khỏi những âu lo của ngày mai, sẽ chuẩn bị cho chúng ta hưởng mối phúc của “những người nghèo khó trong tinh thần, vì Nước Trời đã thuộc về họ” (Mt 5, 3). 533. Khao khát lớn nhất của con người là gì ? Khao khát lớn nhất của con người là được nhìn thấy Thiên Chúa. Tiếng kêu khát vọng của con người là : “Tôi muốn nhìn thấy Thiên Chúa.” Thật vậy, con người chỉ có thể tìm được hạnh phúc đích thực và trọn vẹn của mình trong sự hưởng kiến và hạnh phúc nơi Đấng đã dựng nên họ vì tình yêu và cũng là Đấng lôi kéo họ về với Ngài trong tình yêu vô tận. “Ai thấy Thiên Chúa thì đã đạt được mọi phúc lộc mà nguời ta có thể nghĩ tuởng ra đuợc” (thánh Grêgôriô thành Nysse).

PHẦN THỨ TƯ KINH NGUYỆN KITÔ GIÁO

ĐOẠN THỨ NHẤT

KINH NGUYỆN TRONG ĐỜI SỐNG KITÔ HỮU 534. Cầu nguyện là gì ? Cầu nguyện là nâng tâm hồn lên cùng Thiên Chúa hay là dâng lời cầu lên Thiên Chúa để xin những ơn lành phù hợp với thánh ý của Ngài. Cầu nguyện luôn là một hồng ân của Thiên Chúa, Đấng đến gặp gỡ con người. Cầu nguyện theo Kitô giáo là một liên hệ cá nhân và sống động của con cái với Cha là Thiên Chúa vô cùng nhân lành, với Con của Ngài là Đức Giêsu Kitô và với Chúa Thánh Thần, Đấng ngự trong tâm hồn họ.

161

CHAPTER ONE

THE REVELATION OF PRAYER 535. Why is there a universal call to prayer? 2566-2567 Because through creation God first calls every being from nothingness. Even after the Fall man continues to be capable of recognizing his Creator and retains a desire for the One who has called him into existence. All religions, and the whole history of salvation in particular, bear witness to this human desire for God. It is God first of all, however, who ceaselessly draws every person to the mysterious encounter known as prayer.

THE REVELATION OF PRAYER IN THE OLD TESTAMENT

536. How is Abraham a model of prayer? 2570-2573 2592 Abraham is a model of prayer because he walked in the presence of God, heard and obeyed him. His prayer was a battle of faith because he continued to believe in the fidelity of God even in times of trial. Besides, after having received in his own tent the visit of the Lord who confided his plan to him, Abraham dared to intercede for sinners with bold confidence. 537. How did Moses pray? 2574-2577 2593 The prayer of Moses was typical of contemplative prayer. God, who called to Moses from the burning bush, lingered in conversation with him often and at length, “face to face, like a man with his friend” (Exodus 33:11). In this intimacy with God, Moses attained the strength to intercede tenaciously for his people: his prayer thus prefigured the intercession of the one mediator, Christ Jesus.

CHƯƠNG MỘT MẠC KHẢI VỀ CẦU NGUYỆN

535. Tại sao mọi người đều được mời gọi cầu nguyện ? 2566-2567 Chỉ vì Thiên Chúa đã sáng tạo mọi sự từ hư không và vì con người, sau khi phạm tội, vẫn còn khả năng nhận biết Đấng Sáng Tạo của mình, nên vẫn khao khát hướng về Đấng đã tạo dưng nên mình. Mọi tôn giáo, và đặc biệt trong toàn bộ lịch sử cứu độ, làm chứng cho sự khao khát Thiên Chúa nơi con người. Nhưng chính Thiên Chúa đã đi bước trước, không ngừng lôi kéo mỗi người đến gặp gỡ Ngài cách huyền nhiệm trong việc cầu nguyện.

MẠC KHẢI VỀ CẦU NGUYỆN TRONG CỰU ƯỚC

536. Ông Ábraham là mẫu gương về cầu nguyện như thế nào ? 2570-2573 2592 Ông Ábraham là mẫu gương về cầu nguyện bởi vì ông bước đi trước nhan Thiên Chúa, Đấng ông lắng nghe và vâng phục. Lời cầu nguyện của ông là một cuộc chiến đấu của đức tin, vì ngay khi bị thử thách, ông vẫn xác tín vào sự trung thành của Thiên Chúa. Ngoài ra, sau khi đón tiếp Chúa trong lều của mình và được Ngài cho biết các kế hoạch, ông cả dám chuyển cầu cho các kẻ tội lỗi với một lòng tin tưởng táo bạo. 537. Ông Môsê đã cầu nguyện thế nào ? Lời cầu nguyện của ông Môsê tiêu biểu cho lời cầu nguyện chiêm niệm. Thiên Chúa, Đấng đã gọi ông từ Bụi Gai bốc cháy, thường xuyên tiếp xúc lâu giờ với ông, “mặt giáp mặt như hai người bạn với nhau” (Xh 33,11). Trong tình thân mật với Thiên Chúa, ông Môsê rút được sức mạnh để kiên trì chuyển cầu cho dân mình : như vậy, lời cầu nguyện của ông tượng trưng cho lời chuyển cầu của Đấng Trung Gian duy nhất là Đức Giêsu Kitô.

162

538. In the Old Testament, what relationship do the king and the temple have to prayer? 2578-2580 2594 The prayer of the People of God developed in the shadow of the dwelling place of God – the Ark of the Covenant, then the Temple – under the guidance of their shepherds. Among them there was David, the King “after God’s own heart,” the shepherd who prayed for his people. His prayer was a model for the prayer of the people because it involved clinging to the divine promise and a trust filled with love for the One who is the only King and Lord. 539. What is the role of prayer in the mission of the prophets? The prophets drew from prayer the light and strength to exhort the people to faith and to conversion of heart. They entered into great intimacy with God and interceded for their brothers and sisters to whom they proclaimed what they had seen and heard from the Lord. Elijah was the father of the prophets, of those who sought the face of God. On Mount Carmel he achieved the return of the people to the faith, thanks to the intervention of God to whom he prayed: “Answer me, O Lord, answer me!” (1 Kings 18:37). 540. What is the importance of the Psalms in prayer? The Psalms are the summit of prayer in the Old Testament: the Word of God become the prayer of man. Inseparably both personal and communal, and inspired by the Holy Spirit, this prayer sings of God’s marvelous deeds in creation and in the history of salvation. Christ prayed the Psalms and brought them to fulfillment. Thus they remai n an essential and permanent element of the prayer of the Church suited to people of every condition and time.

538. Trong Cựu Ước, nhà vua và đền thờ có liên quan gì đến cầu nguyện ? Kinh nguyện của Dân Thiên Chúa được phát triển dưới bóng Nhà Chúa – bên Hòm bia Giao ước, rồi nơi Đền thờ – nhờ sự hướng dẫn của các vị Mục tử. Trong số đó, có Đavít, là vị vua “được đẹp lòng Thiên Chúa”, là người mục tử cầu nguyện cho dân của mình. Lời cầu nguyện của ông là mẫu mực cho kinh nguyện của dân, vì lời này luôn gắn bó với lời hứa của Thiên Chúa, được dâng lên với lòng tin tưởng yêu kính đối với Đấng là Vua và là Chúa duy nhất. 539. Cầu nguyện có vai trò gì trong sứ vụ của các tiên tri ? Nhờ cầu nguyện, các tiên tri tìm được ánh sáng và sức mạnh để thúc đẩy dân chúng tin tưởng và hoán cải tâm hồn. Các ngài sống trong sự thân mật sâu xa với Thiên Chúa và chuyển cầu cho anh em của mình, là những người được các ngài loan báo điều họ đã thấy và đã nghe từ nơi Thiên Chúa. Ông Êlia là tổ phụ các tiên tri, nghĩa là những người tìm kiếm Tôn nhan Thiên Chúa. Trên đỉnh Carmel, ông đã giúp cho dân chúng quay về với đức tin, nhờ sự can thiệp của Thiên Chúa, Đấng ông cầu khẩn : “Xin đáp lời con, lạy Chúa, xin đáp lời con” (1 V 18,37). 540. Các Thánh Vịnh có tầm quan trọng thế nào trong kinh nguyện ? Các Thánh Vịnh là tột đỉnh của kinh nguyện Cựu Ước : Lời Thiên Chúa đã trở thành lời cầu nguyện của con người. Vừa mang tính cá nhân, vừa mang có tính cộng đoàn, các Thánh Vịnh được Thánh Thần linh ứng, ca ngợi những kz công của Thiên Chúa trong công trình tạo dựng và trong lịch sử cứu độ. Đức Kitô đã cầu nguyện bằng các Thánh Vịnh và đã đưa chúng đến mức toàn hảo. Vì thế, các Thánh Vịnh là một yếu tố chính yếu và thường xuyên trong kinh nguyện của Hội thánh; chúng thích hợp cho con người trong mọi hoàn cảnh và qua mọi thời gian.

163

PRAYER IS FULLY REVEALED AND REALIZED IN JESUS 541. From whom did Jesus learn how to pray? 2599 2620 Jesus, with his human heart, learned how to pray from his mother and from the Jewish tradition. But his prayer sprang from a more secret source because he is the eternal Son of God who in his holy humanity offers his perfect filial prayer to his Father. 542. When did Jesus pray? 2600-2604 2620 The Gospel often shows Jesus at prayer. We see him draw apart to pray in solitude, even at night. He prays before the decisive moments of his mission or that of his apostles. In fact, all his life is a prayer because he is in a constant communion of love with the Father. 543. How did Jesus pray during his passion? 2605-2606 2620 The prayer of Jesus during his agony in the garden of Gethsemani and his last words on the cross reveal the depth of his filial prayer. Jesus brings to completion the loving plan of the Father and takes upon himself all the anguish of humanity and all the petitions and intercessions of the history of salvation. He presents them to the Father who accepts them and answers them beyond all hope by raising his Son from the dead.

TRONG CHÚA GIÊSU, VIỆC CẦU NGUYỆN ĐÃ ĐƯỢC MẠC KHẢI VÀ THỰC HIỆN CÁCH

TRỌN VẸN 541. Chúa Giêsu đã học cầu nguyện với ai ? 2599 Trong nhân loại, Chúa Giêsu đã học cầu nguyện từ Mẹ Người và từ truyền thống Do Thái. Nhưng lời cầu nguyện của Người còn phát xuất từ một nguồn mạch sâu thẳm hơn nữa, vì Người là Con vĩnh cửu của Thiên Chúa. Trong nhân tính thánh thiện, Chúa Giêsu dâng lên Cha của Người lời kinh tuyệt vời trong tình con thảo. 542. Chúa Giêsu cầu nguyện khi nào ? 2600-2604 2620 Tin Mừng cho thấy Chúa Giêsu thường xuyên cầu nguyện. Người thường lui vào nơi hoang vắng, kể cả lúc ban đêm. Người cầu nguyện trước những thời điểm quyết định cho sứ vụ của mình hay của các tông đồ. Thực ra, cả cuộc đời của Người là cầu nguyện, vì Người luôn sống trong sự hiệp thông tình yêu với Cha của mình. 543. Chúa Giêsu cầu nguyện như thế nào trong suốt cuộc khổ nạn ? 2605-2606 2620 Trong cơn hấp hối nơi vườn Ghếtsêmani, cũng như qua các lời cuối cùng trên Thánh giá, lời cầu nguyện của Chúa Giêsu mạc khải chiều sâu thẳm của lời cầu nguyện trong tình con thảo của Người. Chúa Giêsu chu toàn ý định yêu thương của Chúa Cha và mang lấy trên mình Người tất cả âu lo của nhân loại, tất cả mọi lời van xin và chuyển cầu của lịch sử cứu độ. Người dâng lên Chúa Cha, Đấng đón nhận những lời cầu nguyện ấy và đáp lại một cách vượt quá sự chờ mong, bằng cách làm cho Chúa Giêsu từ cõi chết sống lại.

164

544. How does Jesus teach us to pray? 2608-2614 2621 Jesus teaches us to pray not only with the Our Father but also when he prays. In this way he teaches us, in addition to the content, the dispositions necessary for every true prayer: purity of heart that seeks the Kingdom and forgives one’s enemies, bold and filial faith that goes beyond what we feel and understand, and watchfulness that protects the disciple from temptation. 545. Why is our prayer efficacious? 2615-2616 Our prayer is efficacious because it is united in faith with the prayer of Jesus. In him Christian prayer becomes a communion of love with the Father. In this way we can present our petitions to God and be heard: “Ask and you will receive that your joy may be full” (John 16:24). 546. How did the Virgin Mary pray? Mary’s prayer was characterized by faith and by the generous offering of her whole being to God. The Mother of Jesus is also the new Eve, the “Mother of all the living”. She prays to Jesus for the needs of all people. 547. Is there a prayer of Mary in the Gospel? 2619 Along with the prayer of Mary at Cana in Galilee, the Gospel gives us the Magnificat (Luke 1:46-55) which is the song both of the Mother of God and of the Church, the joyous thanksgiving that rises from the hearts of the poor because their hope is met by the fulfillment of the divine promises.

544. Chúa Giêsu dạy chúng ta cầu nguyện như thế nào ? Chúa Giêsu dạy chúng ta cầu nguyện không những với lời kinh Lạy Cha, nhưng còn dạy chúng ta cầu nguyện ngay cả lúc Người cầu nguyện. Với cách thức này, Người cho chúng ta thấy, bên cạnh nội dung của lời cầu nguyện, còn có những thái độ cần thiết cho việc cầu nguyện đích thực : tâm hồn thanh sạch đang tìm kiếm Nước Trời và sẵn sàng tha thứ cho kẻ thù của mình; sự tin tưởng mạnh mẽ, đầy tình con thảo, vượt quá những gì chúng ta có thể cảm nghiệm và thấu hiểu; sự tỉnh thức giúp người môn đệ tránh được cơn cám dỗ. 545. Tại sao lời cầu nguyện của chúng ta mang lại hiệu quả ? Lời cầu nguyện của chúng ta mang lại hiệu quả, vì được kết hợp với lời cầu nguyện của Chúa Giêsu trong đức tin. Trong Người, lời cầu nguyện Kitô giáo trở thành sự hiệp thông tình yêu với Chúa Cha. Lúc đó, chúng ta có thể dâng những lời cầu xin lên Thiên Chúa và sẽ được nhậm lời : “Anh em hãy xin, anh em sẽ được, để niềm vui của anh em nên trọn vẹn” (Ga 16,24). 546. Đức Trinh Nữ Maria đã cầu nguyện thế nào ? Kinh nguyện của Đức Maria phát xuất từ niềm tin và việc quảng đại hiến dâng cuộc đời cho Thiên Chúa. Mẹ của Chúa Giêsu cũng là bà Eva Mới, là “Mẹ của chúng sinh”. Mẹ đã cầu xin Chúa Giêsu, Con của Mẹ, cho những nhu cầu của loài người. 547. Trong Tin Mừng, có lời cầu nguyện nào của Đức Maria không ? Ngoài lời chuyển cầu của Đức Maria tại Cana miền Galilê, Tin Mừng còn ghi lại kinh Magnificat (Lc 1,46-55), là lời ca tụng của Mẹ Thiên Chúa và Mẹ Hội thánh, là lời tạ ơn trong hân hoan xuất phát từ tâm hồn của những người nghèo khó, vì niềm hy vọng của họ sẽ trở thành hiện thực khi Thiên Chúa thực hiện các lời hứa của Ngài.

165

PRAYER IN THE AGE OF THE CHURCH 548. How did the first Christian community in Jerusalem pray? 2623-2624 At the beginning of the Acts of the Apostles it is written that in the first community of Jerusalem, educated in the life of prayer by the Holy Spirit, the faithful “devoted themselves to the teaching of the apostles and to the communal life, to the breaking of the bread, and to the prayers” (Acts 2:42). 549. How does the Holy Spirit intervene in the Church’s prayer? 2623 2625 The Holy Spirit, the interior Master of Christian prayer, forms the Church in the life of prayer and allows her to enter ever more deeply into contemplation of and union with the unfathomable mystery of Christ. The forms of prayer expressed in the apostolic and canonical writings remain normative for Christian prayer. 550. What are the essential forms of Christian prayer? 2643-2644 They are blessing and adoration, the prayer of petition and intercession, thanksgiving and praise. The Eucharist contains and expresses all the forms of prayer. 551. What is “blessing”? 2626-2627 2645 The prayer of blessing is man’s response to God’s gifts: we bless the Almighty who first blesses us and fills us with his gifts.

KINH NGUYỆN TRONG THỜI HỘI THÁNH

548. Cộng đoàn Kitô hữu tiên khởi tại Giêrusalem đã cầu nguyện như thế nào?

2623-2624

Khởi đầu sách Công Vụ Tông Ðồ có ghi lại, trong cộng đoàn tiên khởi tại Giêrusalem được Thánh Thần dạy cho biết cầu nguyện, "các tín hữu chuyên cần nghe các Tông đồ giảng dạy, luôn hiệp thông với nhau, siêng năng tham dự lễ Bẻ Bánh và cầu nguyện không ngừng" (Cv 2, 42).

549. Chúa Thánh Thần can thiệp như thế nào trong kinh nguyện của Hội thánh?

2623; 2625

Chúa Thánh Thần, bậc thầy nội tâm của kinh nguyện Kitô giáo, dạy Hội thánh đời sống cầu nguyện; Ngài hướng dẫn Hội thánh luôn đi sâu vào việc chiêm ngắm và kết hợp với mầu nhiệm khôn lường của Ðức Kitô. Các hình thức cầu nguyện, như được trình bày trong các tác phẩm thời các Tông đồ và Tân Ước, vẫn luôn là mẫu mực cho kinh nguyện Kitô giáo.

550. Các hình thức chính yếu của kinh nguyện Kitô giáo là gì?

2643-2644

Ðó là chúc tụng và thờ lạy, xin ơn và chuyển cầu, tạ ơn và ca ngợi. Thánh lễ chứa đựng và diễn tả tất cả các hình thức cầu nguyện này.

551. Lời kinh chúc tụng là gì?

Lời kinh chúc tụng là lời con người đáp lại các hồng ân của Thiên Chúa. Chúng ta chúc tụng Ðấng Toàn Năng, Ðấng đã chúc lành cho chúng ta trước và ban tràn đầy hồng ân của Ngài cho chúng ta.

166

552. How can adoration be defined? 2628 Adoration is the humble acknowledgement by human beings that they are creatures of the thrice-holy Creator. 553. What are the different forms of the prayer of petition? 2629-2633 2646 It can be a petition for pardon or also a humble and trusting petition for all our needs either spiritual or material. The first thing to ask for, however, is the coming of the Kingdom. 554. In what does the prayer of intercession consist? 2634-2636 2647 Intercession consists in asking on behalf of another. It conforms us and unites us to the prayer of Jesus who intercedes with the Father for all, especially sinners. Intercession must extend even to one’s enemies. 555. When is thanksgiving given to God? 2637-2638 2648 The Church gives thanks to God unceasingly, above all in celebrating the Eucharist in which Christ allows her to participate in his own thanksgiving to the Father. For the Christian every event becomes a reason for giving thanks. 556. What is the prayer of praise? 2639-2643 2649 Praise is that form of prayer which recognizes most immediately that God is God. It is a completely disinterested prayer: it sings God’s praise for his own sake and gives him glory simply because he is.

552. Việc thờ lạy là gì?

2628

Việc thờ lạy là sự phủ phục của con người, tự nhận mình là thụ tạo trước Ðấng Sáng Tạo muôn trùng chí thánh của mình.

553. Những hình thức khác nhau của lời kinh xin ơn là gì?

2629-2633, 2646

Ðây có thể là một lời xin ơn tha thứ hay còn là một lời khiêm tốn và tin tưởng xin ơn cho tất cả mọi nhu cầu tinh thần lẫn vật chất của chúng ta. Nhưng điều trước hết phải nài xin, là cầu cho Nước Thiên Chúa mau đến.

554. Lời kinh chuyển cầu là gì?

2634-2636, 2647

Kinh chuyển cầu là lời cầu nguyện xin ơn cho một người khác. Lời kinh này giúp chúng ta nên giống Chúa Giêsu, kết hợp chúng ta với kinh nguyện của Người, Ðấng chuyển cầu lên Thiên Chúa cho tất cả mọi người, đặc biệt cho những người tội lỗi. Lời kinh chuyển cầu cần phải mở rộng đến cả kẻ thù của chúng ta.

555. Khi nào chúng ta dâng lên Thiên Chúa lời kinh tạ ơn?

2637-2638, 2648

Hội thánh không ngừng tạ ơn Thiên Chúa, nhất là khi cử hành Thánh lễ, trong đó Ðức Kitô cho Hội thánh tham dự vào hành động tạ ơn của Người dâng lên Thiên Chúa Cha. Ðối với người Kitô hữu, mọi biến cố trong đời sống đều trở thành chất liệu để tạ ơn.

556. Lời kinh ca ngợi là gì?

2639-2643, 2649

Lời kinh ca ngợi là kinh nguyện công nhận Thiên Chúa là Chúa một cách trực tiếp. Lời kinh này hoàn toàn vô vị lợi: ca ngợi Thiên Chúa vì chính Ngài, và tôn vinh Ngài vì Ngài hiện hữu.

167

CHAPTER TWO

The Tradition of Prayer

557. What is the importance of Tradition in regard to prayer? 2650-2651 In the Church it is through living Tradition that the Holy Spirit teaches the children of God how to pray. In fact prayer cannot be reduced to the spontaneous outpouring of an interior impulse; rather it implies contemplation, study and a grasp of the spiritual realities one experiences. AT THE WELLSPRINGS OF PRAYER 558. What are the sources of Christian prayer? They are: the Word of God which gives us “the surpassing knowledge” of Christ (Philippians 3:8); the Liturgy of the Church that proclaims, makes present and communicates the mystery of salvation; the theological virtues; and everyday situations because in them we can encounter God. “I love you, Lord, and the only grace I ask is to love you eternally. … My God, if my tongue cannot say in every moment that I love you, I want my heart to repeat it to you as often as I draw breath.” (The Curé of Ars, Saint John Mary Vianney) THE WAY OF PRAYER 559. In the Church are there different ways of praying? 2663 In the Church there are various ways of praying that are tied to different historical, social and cultural contexts. The Magisterium of the Church has the task of discerning the fidelity of these ways of praying to the tradition of apostolic faith. It is for pastors and catechists to explain their meaning which is always related to Jesus Christ.

557. Truyền thống có tầm quan trọng nào đối với việc cầu nguyện ? 2650-2651 Trong Hội thánh, qua Thánh truyền sống động, Chúa Thánh Thần dạy cho con cái Thiên Chúa biết cầu nguyện. Thật vậy, kinh nguyện không hạn hẹp vào một sự bộc phát nội tâm, nhưng bao gồm cả việc chiêm niệm, học hỏi và tiến sâu vào những thực tại thiêng liêng mà con người có thể cảm nghiệm được. NHỮNG NGUỒN MẠCH CỦA KINH NGUYỆN 558. Kinh nguyện Kitô giáo có những nguồn mạch nào ? Đó là : - Lời Chúa trao ban cho chúng ta “khoa học

siêu việt” về Đức Kitô (Pl 3, 8); - Phụng vụ của Hội thánh loan báo, hiện tại

hoá và thông truyền mầu nhiệm cứu độ; - Các Nhân đức đối thần ; - Những hoàn cảnh thường ngày, trong đó

chúng ta có thể gặp gỡ Thiên Chúa. “Lạy Chúa, con yêu mến Ngài, và ân sủng duy nhất mà con cầu xin là cho con được yêu mến Ngài mãi mãi *…+ Lạy Thiên Chúa của con, nếu miệng lưỡi con không thể lúc nào cũng lập lại rằng con yêu mến Ngài, con muốn rằng tim con luôn lặp lại lời đó với Chúa theo từng nhịp thở của con” (thánh Gioan Maria Vianney).

CON ĐƯỜNG CẦU NGUYỆN

559. Hội thánh có nhiều con đường cầu nguyện không ? Hội thánh có nhiều con đường cầu nguyện khác nhau, tùy theo môi trường lịch sử, xã hội và văn hóa. Chỉ Huấn quyền mới có quyền nhận định những con đường này có trung thành với đức tin tông truyền hay không; các vị mục tử và giáo lý viên có trách nhiệm giải thích ý nghĩa của các con đường này; ý nghĩa đó phải luôn gắn bó với Đức Giêsu Kitô.

168

560. What is the way of our prayer? 2664 2680-2681 The way of our prayer is Christ because prayer is directed to God our Father but reaches him only if we pray – at least implicitly – in the name of Jesus. His humanity is in effect the only way by which the Holy Spirit teaches us to pray to our Father. Therefore liturgical prayers conclude with the formula: “Through our Lord Jesus Christ.” 561. What is the role of the Holy Spirit in prayer? 2670-2672 2680-2681 Since the Holy Spirit is the interior Master of Christian prayer and “we do not know how to pray as we ought” (Romans 8:26), the Church exhorts us to invoke him and implore him on every occasion: “Come, Holy Spirit!” 562. How is Christian prayer Marian? 2673-2679 2682 Because of her singular cooperation with the action of the Holy Spirit, the Church loves to pray to Mary and with Mary, the perfect ‘pray-er’, and to “magnify” and invoke the Lord with her. Mary in effect shows us the “Way” who is her Son, the one and only Mediator. 563. How does the Church pray to Mary? 2676-2678 2682 Above all with the Hail Mary, the prayer with which the Church asks the intercession of the Virgin. Other Marian prayers are the Rosary, the Akathistos hymn, the Paraclesis, and the hymns and canticles of diverse Christian traditions.

560. Con đường cầu nguyện của chúng ta là con đường nào ? Con đường cầu nguyện của chúng ta là chính Đức Kitô. Lời cầu nguyện chúng ta dâng lên Thiên Chúa, Cha chúng ta, nhưng chỉ lên tới Ngài khi chúng ta cầu nguyện nhân danh Chúa Giêsu, ít nhất là cách mặc nhiên. Nhân tính của Chúa Giêsu là con đường duy nhất, qua đó Chúa Thánh Thần dạy chúng ta cầu nguyện lên Cha của chúng ta. Vì thế các lời kinh Phụng vụ đều kết thúc bằng công thức : “Nhờ Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng con”. 561. Chúa Thánh Thần có vai trò gì trong việc cầu nguyện của chúng ta ? 2670-2672 2680-2681 Chúa Thánh Thần là bậc Thầy nội tâm của kinh nguyện Kitô giáo và “chúng ta không biết cầu nguyện thế nào cho phải” (Rm 8,26), nên Hội thánh khuyến khích chúng ta kêu cầu và van nài trong mọi hoàn cảnh : “Lạy Chúa Thánh Thần, xin ngự đến!” 562. Kinh nguyện Kitô giáo dâng lên Đức Maria nhằm ý hướng gì ? Vì sự cộng tác độc đáo của Đức Maria vào hoạt động của Chúa Thánh Thần, nên Hội thánh yêu thích kêu cầu Mẹ và cùng cầu nguyện với Mẹ, vì Mẹ là người cầu nguyện tuyệt hảo, nhờ đó cùng với Mẹ chúng ta tôn vinh và kêu cầu Chúa. Thật vậy, Đức Maria chỉ “đường” cho chúng ta, con đường ấy chính là Con của Mẹ, Đấng Trung Gian duy nhất. 563. Hội thánh cầu nguyện với Đức Maria như thế nào ? Hội thánh cầu nguyện với Đức Maria trước tiên là bằng kinh Kính Mừng Maria, nhờ lời kinh đó Hội thánh van xin sự chuyển cầu của Đức Trinh Nữ. Còn nhiều kinh khác để dâng lên Đức Maria, trong đó có chuỗi Mân Côi, các kinh cầu Đức Bà cũng như các thánh thi và thánh ca theo nhiều truyền thống Kitô giáo khác nhau.

169

GUIDES FOR PRAYER 564. How are the saints guides for prayer? 2683-2684 2692-2693 The saints are our models of prayer. We also ask them to intercede before the Holy Trinity for us and for the whole world. Their intercession is their most exalted service to God’s plan. In the communion of saints, throughout the history of the Church, there have developed different types ofspiritualities that teach us how to live and to practice the way of prayer. 565. Who can educate us in prayer? 2685-2690 2694-2695 The Christian family is the first place of education in prayer. Daily family prayer is particularly recommended because it is the first witness to the life of prayer in the Church. Catechesis, prayer groups, and “spiritual direction” constitute a school of and a help to prayer. 566. What places are conducive to prayer? 2691 2696 One can pray anywhere but the choice of an appropriate place is not a matter of indifference when it comes to prayer. The church is the proper place for liturgical prayer and Eucharistic adoration. Other places also help one to pray, such as a “prayer corner” at home, a monastery or a shrine.

CÁC LINH ĐẠO CẦU NGUYỆN 564. Các thánh là những người dẫn đường cầu nguyện như thế nào ? 2683-2684 2692-2693 Các thánh là những mẫu gương cho chúng ta về cầu nguyện và chúng ta cũng van xin các ngài chuyển cầu cho chúng ta và cho toàn thế giới nơi Thiên Chúa Ba Ngôi. Lời chuyển cầu của các ngài là việc các ngài phục vụ một cách cao cả nhất cho kế hoạch của Thiên Chúa. Trong mầu nhiệm các thánh thông công, đã có nhiều đường hướng linh đạo phát sinh suốt dòng lịch sử Hội thánh, để dạy chúng ta cách sống và thực hành việc cầu nguyện. 565. Ai có thể dạy chúng ta cầu nguyện ? 2685-2690 2694-2695 Gia đình Kitô hữu là nơi đầu tiên để dạy cầu nguyện. Hội thánh đặc biệt khuyến khích các gia đình nên cầu nguyện hằng ngày, vì đó là chứng từ đầu tiên của đời sống cầu nguyện của Hội thánh. Việc huấn giáo, những nhóm cầu nguyện, việc linh hướng tạo thành một trường học và một sự nâng đỡ cho việc cầu nguyện. 566. Những nơi nào thuận tiện cho việc cầu nguyện ? 2691 2696 Chúng ta có thể cầu nguyện ở bất cứ nơi nào, nhưng việc chọn một nơi thích hợp sẽ giúp ích hơn cho việc cầu nguyện. Nhà thờ là nơi dành riêng cho kinh nguyện Phụng vụ và việc tôn thờ Thánh Thể. Những nơi khác cũng có thể giúp chúng ta cầu nguyện, chẳng hạn “một góc cầu nguyện” trong gia đình, một tu viện, một đền thánh.

170

CHAPTER THREE

THE LIFE OF PRAYER 567. What times are more suitable for prayer? 2697-2698 2720 Any time is suitable for prayer but the Church proposes to the faithful certain rhythms of praying intended to nourish continual prayer: morning and evening prayer, prayer before and after meals, the Liturgy of the Hours, Sunday Eucharist, the Rosary, and feasts of the liturgical year. “We must remember God more often than we draw breath.” (Saint Gregory of Nazianzus) 568. What are the expressions of the life of prayer? 2697-2699 Christian tradition has preserved three forms for expressing and living prayer: vocal prayer, meditation, and contemplative prayer. The feature common to all of them is the recollection of the heart.

EXPRESSIONS OF PRAYER 569. How can vocal prayer be described? 2700-2704 2722 Vocal prayer associates the body with the interior prayer of the heart. Even the most interior prayer, however, cannot dispense with vocal prayer. In any case it must always spring from a personal faith. With the Our Father Jesus has taught us a perfect form of vocal prayer.

CHƯƠNG BA ĐỜI SỐNG CẦU NGUYỆN

567. Thời gian nào thích hợp nhất cho việc cầu nguyện ? 2697-2698 2720 Mọi thời điểm đều thích hợp cho việc cầu nguyện. Nhưng Hội thánh đề nghị cho các tín hữu những chu kz cố định để nuôi đưỡng việc cầu nguyện liên tục : kinh sáng và kinh chiều, trước và sau khi dùng cơm, Các Giờ kinh Phụng vụ, Thánh lễ ngày Chúa nhật, kinh Mân Côi, các lễ mừng trong năm Phụng vụ. “Chúng ta phải nhớ đến Chúa, thường hơn là chúng ta hít thở” (thánh Grêgôriô thành Nazianze) 568. Có mấy hình thức diễn tả đời sống cầu nguyện ? 2697-2699 Truyền thống Kitô giáo đã lưu giữ ba hình thức chính để diễn tả và sống việc cầu nguyện : khẩu nguyện, suy niệm và cầu nguyện chiêm niệm. Đặc điểm chung của cả ba hình thức này là tập trung tâm trí.

NHỮNG HÌNH THỨC CẦU NGUYỆN 569. Khẩu nguyện có đặc tính gì ? 2700-2704 2722 Khẩu nguyện liên kết thân xác chúng ta với lời cầu nguyện nội tâm. Ngay cả lời cầu nguyện thầm kín nhất cũng phải cần đến khẩu nguyện. Trong mọi trường hợp, khẩu nguyện phải luôn xuất phát từ đức tin của bản thân người cầu nguyện. Chúa Giêsu đã dạy cho chúng ta một công thức tuyệt hảo của khẩu nguyện, đó là kinh Lạy Cha.

171

570. What is meditation? 2705-2708 2723 Meditation is a prayerful reflection that begins above all in the Word of God in the Bible. Meditation engages thought, imagination, emotion and desire in order to deepen our faith, convert our heart and fortify our will to follow Christ. It is a first step toward the union of love with our Lord. 571. What is contemplative prayer? 2709-2719 2724 2739-2741 Contemplative prayer is a simple gaze upon God in silence and love. It is a gift of God, a moment of pure faith during which the one praying seeks Christ, surrenders himself to the loving will of the Father, and places his being under the action of the Holy Spirit. Saint Teresa of Avila defines contemplative prayer as the intimate sharing of friendship, “in which time is frequently taken to be alone with God who we know loves us.” THE BATTLE OF PRAYER 572. Why is prayer a “battle”? 2725 Prayer is a gift of grace but it always presupposes a determined response on our part because those who pray “battle” against themselves, their surroundings, and especially the Tempter who does all he can to turn them away from prayer. The battle of prayer is inseparable from progress in the spiritual life. We pray as we live because we live as we pray.

570. Suy niệm là gì ? 2705-2708 2723 Suy niệm là suy tư trong cầu nguyện. Việc suy tư này phải bắt đầu từ Lời Chúa trong Thánh Kinh. Suy niệm vận dụng lý trí, trí tưởng tượng, tình cảm, ước muốn, để đào sâu đức tin, hoán cải tâm hồn và củng cố ý chí muốn bước theo Đức Kitô. Đây là bước khởi đầu tiến đến việc kết hợp với Chúa trong tình yêu. 571. Cầu nguyện chiêm niệm là gì ? 2709-2719 2724 2739-2741 Chiêm niệm là đơn sơ chiêm ngắm Thiên Chúa, trong thinh lặng và trong tình yêu. Đó là một hồng ân của Thiên Chúa, một khoảnh khắc của đức tin thuần túy trong đó người cầu nguyện tìm kiếm Đức Kitô, phó thác mình cho ý định yêu thương của Chúa Cha và đặt mình dưới tác động của Chúa Thánh Thần. Thánh Têrêsa Avila định nghĩa chiêm niệm như “một cuộc trao đổi thân tình giữa bạn hữu, một mình bên Đấng mà chúng ta biết là Ngài yêu thương ta.”

CUỘC CHIẾN ĐẤU CỦA CẦU NGUYỆN 572. Tại sao cầu nguyện lại là một cuộc chiến đấu ? 2725 Cầu nguyện là một quà tặng của ân sủng, nhưng trước đó phải có một lời đáp trả dứt khoát từ phía chúng ta. Ai cầu nguyện cũng “phải chiến đấu” chống lại chính bản thân mình, chống lại những gì chung quanh và nhất là chống lại tên cám dỗ, là kẻ làm tất cả để ngăn chận việc cầu nguyện. Cuộc chiến đấu trong cầu nguyện phải gắn liền với sự tấn tới trong đời sống thiêng liêng. Chúng ta cầu nguyện như chúng ta sống, bởi vì chúng ta sống như chúng ta cầu nguyện.

172

573. Are there objections to prayer? 2726-2728 2752-2753 Along with erroneous notions of prayer, many think they do not have the time to pray or that praying is useless. Those who pray can be discouraged in the face of difficulties and apparent lack of success. Humility, trust and perseverance are necessary to overcome these obstacles. 574. What are the difficulties in prayer? 2729-2733 2754-2755 Distraction is a habitual difficulty in our prayer. It takes our attention away from God and can also reveal what we are attached to. Our heart therefore must humbly turn to the Lord. Prayer is often affected by dryness. Overcoming this difficulty allows us to cling to the Lord in faith, even without any feeling of consolation. Acedia is a form of spiritual laziness due to relaxed vigilance and a lack of custody of the heart. 575. How may we strengthen our filial trust? 2734-2741 2756 Filial trust is tested when we think we are not heard. We must therefore ask ourselves if we think God is truly a Father whose will we seek to fulfill, or simply a means to obtain what we want. If our prayer is united to that of Jesus, we know that he gives us much more than this or that gift. We receive the Holy Spirit who transforms our heart.

573. Có những chướng ngại nào cản trở việc cầu nguyện không ? 2726-2728 2752-2753 Có nhiều quan niệm sai lệch về cầu nguyện. Nhiều người cho rằng họ không có thời giờ để cầu nguyện hay cầu nguyện là vô ích. Người cầu nguyện có thể nản lòng trước những khó khăn và những điều xem ra thất bại. Để thắng vượt những chướng ngại này, chúng ta cần sự khiêm nhường, tin tưởng và kiên trì. 574. Đâu là những khó khăn trong việc cầu nguyện ? 2729-2733 2754-2755 Lo ra (chia trí) là khó khăn thường xuyên của việc cầu nguyện. Lo ra tách sự chú ý của chúng ta ra khỏi Thiên Chúa, và cũng có thể cho thấy chúng ta đang quyến luyến điều gì. Lúc đó tâm hồn chúng ta phải khiêm tốn quay về với Chúa. Lời cầu nguyện còn thường bị sự khô khan tấn công. Ai muốn chiến thắng sự khô khan, phải gắn bó với Thiên Chúa bằng đức tin, cho dù không cảm thấy một sự an ủi nào. Sự nguội lạnh là một hình thức lười biếng về mặt thiêng liêng do lơ là việc tỉnh thức và do sự chểnh mảng của tâm hồn. 575. Làm thế nào để củng cố lòng tin tưởng hiếu thảo của chúng ta ? Lòng tin tưởng của người con hiếu thảo bị thử thách khi nghĩ rằng chúng ta không được Thiên Chúa nhậm lời. Lúc đó, phải tự vấn xem, đối với chúng ta, Thiên Chúa thực sự là một người Cha mà chúng ta đang cố gắng thực thi ý Ngài, hay Ngài chỉ là phương tiện để chúng ta đạt được điều mong muốn. Nếu kết hợp lời cầu nguyện của chúng ta với lời cầu nguyện của Chúa Giêsu, chúng ta biết rằng Thiên Chúa ban cho chúng ta còn nhiều ơn hơn chúng ta cầu xin : đó là chúng ta được lãnh nhận Chúa Thánh Thần, Đấng thay đổi tâm hồn chúng ta.

173

576. Is it possible to pray always? 2742-2745 2757 Praying is always possible because the time of the Christian is the time of the risen Christ who remains “with us always” (Matthew 28:20). Prayer and Christian life are therefore inseparable: “It is possible to offer frequent and fervent prayer even at the market place or strolling alone. It is possible also in your place of business, while buying or selling, or even while cooking.” (Saint John Chrysostom) 577. What is the prayer of the Hour of Jesus? 2604 2746-2751 2758 It is called the priestly prayer of Jesus at the Last Supper. Jesus, the High Priest of the New Covenant, addresses it to his Father when the hour of his sacrifice, the hour of his “passing over” to him is approaching.

SECTION TWO THE LORD’S PRAYER: “OUR FATHER”

Our Father Our Father who art in heaven, hallowed be thy name. Thy kingdom come. Thy will be done on earth, as it is in heaven. Give us this day our daily bread, and forgive us our trespasses, as we forgive those who trespass against us, and lead us not into temptation, but deliver us from evil.

576. Có thể cầu nguyện trong mọi lúc hay không ? 2742-2745 2757 Chúng ta có thể cầu nguyện luôn luôn, vì thời gian của người Kitô hữu là thời gian của Đức Kitô phục sinh, Đấng “ở với chúng ta mọi ngày” (Mt 28,20). Cầu nguyện không thể tách rời khỏi đời sống của người Kitô hữu. “Bạn có thể cầu nguyện thường xuyên và sốt sắng, khi ở ngoài chợ hay khi đi dạo một mình, khi đang ngồi ở cửa hàng hay khi đang mua bán, và ngay cả khi làm bếp”(thánh Gioan Kim Khẩu). 577. Kinh nguyện của Chúa Giêsu trong Giờ của Người là gì ? 2604 2746-2751 2758 Người ta gọi kinh nguyện này là “lời nguyện tư tế” của Chúa Giêsu trong bữa tiệc cuối cùng. Chúa Giêsu, vị Thượng tế của Giao ước mới, dâng lời cầu nguyện này lên Cha của Người khi Giờ của “cuộc vượt qua” , Giờ Hy tế của Người, đã đến.

PHẦN HAI CẦU NGUYỆN CỦA CHÚA

CHA CỦA CHÚNG TÔI

Kinh Lạy Cha Lạy Cha chúng con ở trên trời; Chúng con nguyện Danh Cha cả sáng; Nước Cha trị đến, Ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời Xin Cha cho chúng con, hôm nay lương thực hằng ngày; Và tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con. Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ; nhưng cứu chúng con cho khỏi sự Dữ.

174

578. What is the origin of the Our Father? 2759-2760 2773 Jesus taught us this Christian prayer for which there is no substitute, the Our Father, on the day on which one of his disciples saw him praying and asked him, “Lord, teach us to pray” (Luke 11:1). The Church’s liturgical tradition has always used the text of Saint Matthew (6:9-13). “THE SUMMARY OF THE WHOLE GOSPEL ” 579. What is the place of the Our Father in the Scriptures? 2761-2764 2774 The Our Father is the “summary of the whole Gospel” (Tertullian), “the perfect prayer” (Saint Thomas Aquinas). Found in the middle of the Sermon on the Mount (Matthew 5-7), it presents in the form of prayer the essential content of the Gospel. 580. Why is it called the “Lord’s Prayer”? 2765-2766 2775 The Our Father is called the “Oratio Dominica”, that is, the Lord’s Prayer because it was taught to us by the Lord Jesus himself 581. What place does the Our Father have in the prayer of the Church? 2767-2772 2776 The Lord’s Prayer is the prayer of the Church par excellence. It is “handed on” in Baptism to signify the new birth of the children of God into the divine life. The full meaning of the Our Father is revealed in the eucharist since its petitions are based on the mystery of salvation already accomplished, petitions that will be fully heard at the coming of the Lord. The Our Father is an integral part of the Liturgy of the Hours.

578. Ðâu là nguồn gốc của kinh Lạy Cha? Chúa Giêsu đã dạy chúng ta lời kinh

không thể thay thế được của Kitô giáo, đó là kinh Lạy Cha, khi một môn đệ thấy Người cầu nguyện, đã xin Người "dạy chúng con cầu nguyện" (Lc 11, 1). Truyền thống Phụng vụ Hội thánh luôn dùng bản văn của thánh Mátthêu (6, 9-13).

“BẢN TÓM LƯỢT TOÀN BỘ TIN MỪNG”

579. Kinh Lạy Cha có vị trí nào trong Sách Thánh?

2761-2764 2774 Kinh Lạy Cha là "bản tóm lược toàn bộ Tin

Mừng" (Tertullianô), là "lời cầu nguyện tuyệt hảo" (thánh Tôma Aquinô). Kinh Lạy Cha nằm ở trung tâm Bài giảng trên núi (Mt 5-7), và lấy lại nội dung chính yếu của Tin Mừng dưới hình thức một kinh nguyện.

580. Tại sao kinh này được gọi là "lời kinh của Chúa"?

2765-2766 2775 Kinh Lạy Cha được gọi là "lời kinh của

Chúa," vì do chính Chúa Giêsu đã dạy cho chúng ta.

581. Kinh Lạy Cha giữ vị trí nào trong

kinh nguyện của Hội thánh? 2767-2772 2776 Kinh Lay Cha là lời kinh tuyệt hảo của Hội

thánh. Kinh này chỉ được "trao" cho những người con của Thiên Chúa vào lúc lãnh nhận Bí tích Rửa tội để nhấn mạnh việc tái sinh vào đời sống thần linh. Bí tích Thánh Thể mạc khải { nghĩa tròn đầy của lời kinh này: những lời cầu xin của kinh này, dựa trên mầu nhiệm cứu độ đã được thực hiện, sẽ được nhậm lời cách trọn vẹn khi Chúa đến. Kinh Lạy Cha là thành phần chính yếu của Các giờ kinh Phụng vụ.

175

“OUR FATHER WHO ART IN HEAVEN” 582. Why can we dare to draw near to God in full confidence? 2777-2778 2797 Because Jesus, our Redeemer, brings us into the Father’s presence and his Spirit makes us his children. We are thus able to pray the Our Father with simple and filial trust, with joyful assurance and humble boldness, with the certainty of being loved and heard. 583. How is it possible to address God as “Father”? 2779-2785 2789 2798-2800 We can invoke the “Father” because the Son of God made man has revealed him to us and because his Spirit makes him known to us. The invocation, Father, lets us enter into his mystery with an ever new sense of wonder and awakens in us the desire to act as his children. When we pray the Lord’s Prayer, we are therefore aware of our being sons of the Father in the Son. 584. Why do we say “our” Father? 2786-2790 2801 “Our” expresses a totally new relationship with God. When we pray to the Father, we adore and glorify him with the Son and the Holy Spirit. In Christ we are “his” people and he is “our” God now and for eternity. In fact, we also say “our” Father because the Church of Christ is the communion of a multitude of brothers and sisters who have but “one heart and mind” (Acts 4:32).

“LẠY CHA CHÚNG CON Ở TRÊN TRỜI” 582. Tại sao chúng ta có thể "dám tin

tưởng đến gần" Chúa Cha? 2777-2778 2797 Vì Chúa Giêsu, Ðấng Cứu độ, hướng dẫn

chúng ta đến trước Tôn Nhan Chúa Cha, và vì Thánh Thần của Người đã làm cho chúng ta trở thành con cái Thiên Chúa. Như thế, chúng ta có thể cầu nguyện bằng kinh Lạy Cha với sự tin tưởng đơn sơ và hiếu thảo, với sự vui mừng an tâm, sự can đảm khiêm hạ và trong sự xác tín được Thiên Chúa yêu thương và nhậm lời.

583. Làm sao chúng ta có thể gọi Thiên

Chúa là "Cha"? 2779-2785 2789 2798-2800 Chúng ta có thể gọi Thiên Chúa là Cha, vì

Con Thiên Chúa làm người đã mạc khải cho chúng ta và Thánh Thần của Ngài đã giúp chúng ta nhận biết điều đó. Việc kêu cầu Thiên Chúa Cha đưa chúng ta vào mầu nhiệm của Ngài, với lòng thán phục luôn mới mẻ, và gợi lên trong chúng ta sự ước muốn sống đời con thảo. Như vậy với kinh Lạy Cha, chúng ta phải { thức rằng chính chúng ta là con Thiên Chúa, trong Người Con chí ái của Ngài.

584. Tại sao chúng ta gọi Thiên Chúa là

Cha "chúng con"? 2786-2790 2801 Thuật ngữ "chúng con" diễn tả một tương

quan hoàn toàn mới mẻ với Thiên Chúa. Khi cầu nguyện với Chúa Cha, chúng ta thờ lạy và tôn vinh Ngài cùng với Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Trong Ðức Kitô, chúng ta là Dân "của Ngài" và Ngài là Thiên Chúa "của chúng ta", bây giờ và mãi mãi. Thật vậy, chúng ta gọi Ngài là Cha "chúng con" vì Hội thánh của Ðức Kitô là sự hiệp thông gồm đông đảo anh em, tạo nên "một trái tim và một linh hồn " (Cv 4,32).

176

585. With what spirit of communion and mission do we pray to God as “our” Father? 2791-2793 2801 Since praying to “our” Father is a common blessing for the baptized, we feel an urgent summons to join in Jesus’ prayer for the unity of his disciples. To pray the “Our Father” is to pray with all people and for all people that they may know the one true God and be gathered into unity. 586. What does the phrase “Who art in heaven” mean? 2794-2796 2802 This biblical expression does not indicate a place but a way of being: God transcends everything. The expression refers to the majesty, the holiness of God, and also to his presence in the hearts of the just. Heaven, or the Father’s house, constitutes our true homeland toward which we are moving in hope while we are still on earth. “Hidden with Christ in God” (Colossians 3:3), we live already in this homeland. THE SEVEN PETITIONS 587. What is the structure of the Lord’s Prayer? 2803-2806 2857 It contains seven petitions made to God the Father. The first three, more God-centered, draw us toward him for his glory; it is characteristic of love to think first of the beloved. These petitions suggest in particular what we ought to ask of him: the sanctification of his Name, the coming of his Kingdom, and the fulfillment of his will. The last four petitions present to the Father of mercies our wretchedness and our expectations. They ask him to feed us, to forgive us, to sustain us in temptations, and to free us from the Evil One.

585. Chúng ta cầu nguyện Lạy Cha "chúng con" với tinh thần hiệp thông và truyền giáo nào?

Kinh Lạy Cha "chúng con" là gia sản chung của tất cả những người đã được lãnh nhận Bí tích Rửa tội, nên họ phải cảm nhận lời kêu gọi khẩn thiết cùng với Chúa Giêsu cầu nguyện cho sự hợp nhất của các môn đệ Người. Cầu nguyện bằng kinh "Lạy Cha chúng con," tức là cầu nguyện với và cho tất cả mọi người, để họ nhận biết một Thiên Chúa thật và phải hợp nhất với nhau.

586. Thuật ngữ "ở trên trời" có nghĩa là gì?

"Ở trên trời" là một cách diễn tả theo Thánh Kinh, không muốn chỉ một vị trí, nhưng muốn nói lên một cách hiện hữu: Thiên Chúa vượt quá và vượt trên tất cả. Thuật ngữ này diễn tả sự uy nghi, sự thánh thiện của Thiên Chúa, cũng như sự hiện diện của Ngài trong tâm hồn những người công chính. Trời, hay Nhà Cha, là quê hương đích thực mà lòng chúng ta hằng hướng đến trong niềm hy vọng, ngay khi chúng ta còn đang sống trên mặt đất này. Là những người "hiện đang tiềm tàng với Ðức Kitô nơi Thiên Chúa" (Cl 3,3), chúng ta đã sống trên trời.

BẢY LỜI CẦU XIN

587. Lời kinh của Chúa được cấu tạo

như thế nào? Lời kinh của Chúa có bảy lời cầu xin dâng

lên Thiên Chúa là Cha. Ba lời đầu tiên, có tính đối thần, hướng chúng ta về Thiên Chúa, vì vinh quang của Ngài: lời kinh này tự bản chất thuộc về tình yêu và trước tiên nghĩ đến Ðấng chúng ta yêu. Ba lời đó cho thấy những điều mà chúng ta đặc biệt cầu xin: sự thánh hóa Danh Thiên Chúa, việc Vương quốc sẽ đến và việc thi hành Ý của Ngài. Bốn lời cầu xin cuối trình bày với Cha nhân từ những thống khổ và những chờ đợi của chúng ta. Chúng ta van xin Người lương thực, sự tha thứ, sự trợ giúp trong các cơn cám dỗ và sự giải thoát khỏi thần Dữ.

177

588. What does “Hallowed be thy Name” mean? To hallow or make holy the Name of God is above all a prayer of praise that acknowledges God as holy. In fact, God revealed his holy Name to Moses and wanted his people to be consecrated for him as a holy nation in which he would dwell. 589. How is the Name of God made holy in us and in the world? 2813-2815 To make holy the Name of God, who calls us “to holiness” (1 Thessalonians 4:7) is to desire that our baptismal consecration animate our whole life. In addition, it is to ask –with our lives and our prayers – that the Name of God be known and blessed by every man. 590. What does the Church ask for when she prays “Thy Kingdom come”? The Church prays for the final coming of the Kingdom of God through Christ’s return in glory. The Church prays also that the Kingdom of God increase from now on through people’s sanctification in the Spirit and through their commitment to the service of justice and peace in keeping with the Beatitudes. This petition is the cry of the Spirit and the Bride: “Come, Lord Jesus” (Revelation22:20).

588. Lời cầu xin "Nguyện danh Cha cả sáng" có ý nghĩa gì?

2807-2812 2858 "Danh Cha cả sáng" trước hết là một lời

ca ngợi công nhận Thiên Chúa là Ðấng Thánh. Thật vậy, Thiên Chúa đã mạc khải Danh Thánh của Ngài cho Môsê và Ngài muốn cho dân Ngài được thánh hiến dành riêng cho Ngài, là một dân tộc thánh thiện mà Ngài yêu thích cư ngụ nơi họ.

589. Danh Thiên Chúa được thánh hóa

nơi chúng ta và trên thế giới như thế nào? 2813-2815 Thiên Chúa buộc chúng ta phải "nên

thánh" (1 Ts 4,7). Câu "Danh Thiên Chúa được thánh hoá" muốn nói lên đòi hỏi việc hiến thánh của Bí tích Rửa tội phải làm sinh động cả cuộc đời chúng ta; ngoài ra còn mang { nghĩa, chúng ta phải chăm sóc cuộc đời và lời cầu nguyện của chúng ta như thế nào để Danh Thiên Chúa được mọi người nhận biết và chúc tụng.

590. Hội thánh xin gì khi cầu nguyện

"Nước Cha trị đến"? 2816-2821 2859 Hội thánh xin cho Nước Thiên Chúa trị

đến một cách dứt khoát qua việc Ðức Kitô trở lại trong vinh quang. Nhưng Hội thánh cũng cầu xin cho vương quyền của Thiên Chúa ngày càng lớn lên trong hiện tại qua việc thánh hóa con người trong Chúa Thánh Thần, và nhờ sự cố gắng của họ trong việc phục vụ công l{ và hòa bình theo các Mối phúc. Lời cầu xin này là tiếng kêu của Chúa Thánh Thần và của Hiền thê: "Lạy Chúa Giêsu! xin hãy đến" (Kh 22,20).

178

591. Why pray “Thy will be done on earth as it is in heaven”? The will of the Father is that “all men be saved” (1 Timothy 2:4). For this Jesus came: to perfectly fulfill the saving will of his Father. We pray God our Father to unite our will to that of his Son after the example of the Blessed Virgin Mary and the saints. We ask that this loving plan be fully realized on earth as it is already in heaven. It is through prayer that we can discern “what is the will of God” (Romans 12:2) and have the “steadfastness to do it” (Hebrews 10:36). 592. What is the sense of the petition “Give us this day our daily bread”? 2828-2834 2861 Asking God with the filial trust of children for the daily nourishment which is necessary for us all we recognize how good God is, beyond all goodness. We ask also for the grace to know how to act so that justice and solidarity may allow the abundance of some to remedy the needs of others. 593. What is the specifically Christian sense of this petition? 2835-2837 2861 Since “man does not live by bread alone but by every word that comes from the mouth of God” (Matthew 4:4), this petition equally applies to hunger for the Word of God and for the Body of Christ received in the Eucharist as well as hunger for the Holy Spirit. We ask this with complete confidence for this day – God’s “today” – and this is given to us above all in the Eucharist which anticipates the banquet of the Kingdom to come.

591. Tại sao chúng ta cầu xin: "Ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời"?

2822-2827 Ý muốn của Cha chúng ta là "tất cả mọi

người được cứu độ" (1 Tm 2,3). Vì thế, Chúa Giêsu đã đến để chu toàn cách trọn hảo { định cứu độ của Cha. Chúng ta cầu xin Thiên Chúa là Cha kết hợp { muốn của chúng ta vào { muốn Con của Ngài, theo gương của Ðức Trinh Nữ rất Thánh và của các thánh. Chúng ta cầu xin cho { định của tình yêu nhân hậu của Ngài được thực hiện trọn vẹn dưới đất như đã được thực hiện trọn vẹn trên trời. Chính nhờ lời cầu nguyện này mà chúng ta có thể "nhận ra { muốn của Thiên Chúa" (Rm 12,2) và "kiên trì thi hành thánh ý" (Dt 10,36).

592. Lời cầu "xin Cha cho chúng con hôm

nay lương thực hằng ngày" có nghĩa gì? Với lòng phó thác tin tưởng của phận làm con, chúng ta xin Thiên Chúa ban lương thực hằng ngày để mọi người được sống và chúng ta công nhận Ngài là Cha chúng ta, Ðấng tốt lành vượt quá mọi sự tốt lành. Chúng ta cũng xin Ngài cho biết phải hoạt động thế nào để công l{ và tình liên đới buộc những ai dư đầy biết giúp đỡ các nhu cầu của những kẻ thiếu thốn.

593. Lời cầu xin này có ý nghĩa đặc thù

nào cho người Kitô hữu? 2835-2837 2861 Vì "người ta sống không chỉ nhờ cơm

bánh, nhưng còn nhờ mọi Lời miệng Thiên Chúa phán ra" (Mt 4,4), lời cầu xin này cũng bao hàm cả cơn đói khát Lời Chúa và Mình Thánh Chúa trong Bí tích Thánh Thể, cũng như đói khát Chúa Thánh Thần. Chúng ta cầu xin những điều này với lòng tin tưởng tuyệt đối cho ngày hôm nay của Thiên Chúa. Những điều này được ban cho chúng ta đặc biệt trong Bí tích Thánh Thể, một sự tham dự trước vào bàn tiệc của Vương quốc sẽ đến.

179

594. Why do we say “Forgive us our trespasses as we forgive those who trespass against us”? 2838-2839 2862 By asking God the Father to pardon us, we acknowledge before him that we are sinners. At the same time we proclaim his mercy because in his Son and through the sacraments “we have redemption, the forgiveness of sins” (Colossians 1:14). Still our petition will be answered only if we for our part have forgiven first. 595. How is forgiveness possible? 2840-2845 2862 Mercy can penetrate our hearts only if we ourselves learn how to forgive – even our enemies. Now even if it seems impossible for us to satisfy this requirement, the heart that offers itself to the Holy Spirit can, like Christ, love even to love’s extreme; it can turn injury into compassion and transform hurt into intercession. Forgiveness participates in the divine mercy and is a high-point of Christian prayer. 596. What does “Lead us not into temptation” mean? 2846-2849 2863 We ask God our Father not to leave us alone and in the power of temptation. We ask the Holy Spirit to help us know how to discern, on the one hand, between a trial that makes us grow in goodness and a temptation that leads to sin and death and, on the other hand, between being tempted and consenting to temptation. This petition unites us to Jesus who overcame temptation by his prayer. It requests the grace of vigilance and of final perseverance.

594. Tại sao chúng ta nói "xin tha nợ chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con"?

2838-2839 2862 Khi xin Thiên Chúa là Cha tha thứ cho

chúng ta, chúng ta nhận biết mình là kẻ tội lỗi trước mặt Ngài. Nhưng đồng thời chúng ta cũng tuyên xưng lòng thương xót của Ngài, vì trong Chúa Con và qua các Bí tích, "chúng ta được ơn cứu chuộc, được thứ tha tội lỗi" (Cl 1, 14). Tuy nhiên, lời cầu xin của chúng ta chỉ có thể được nhậm lời, với điều kiện là, về phần chúng ta, chúng ta phải tha thứ trước.

595. Làm sao có thể tha thứ được?

2840-2845 2862 Lòng thương xót chỉ có thể đi vào tâm

hồn, nếu như chính chúng ta biết tha thứ cho cả kẻ thù của mình. Dù đối với con người, điều này xem ra không thể thực hiện được, nhưng một trái tim rộng mở cho Chúa Thánh Thần sẽ có khả năng, như Chúa Giêsu, yêu thương cho đến cùng, biến đổi thương đau thành lòng trắc ẩn, và sự xúc phạm thành lời chuyển cầu. Tha thứ chính là tham dự vào lòng khoan dung của Thiên Chúa và là một trong những đỉnh cao của kinh nguyện Kitô giáo.

596. "Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ" nghĩa là gì?

Chúng ta xin Thiên Chúa là Cha chúng ta,

đừng để chúng ta đơn độc dưới quyền lực của cơn cám dỗ. Chúng ta cầu xin Chúa Thánh Thần để biết nhận định, một đàng, giữa thử thách giúp ta tăng trưởng trong sự lành và sự cám dỗ dẫn đến tội lỗi và sự chết, và đàng khác, giữa bị cám dỗ và thuận theo cơn cám dỗ. Lời cầu xin này kết hợp chúng ta với Chúa Giêsu, Ðấng đã chiến thắng cám dỗ bằng lời cầu nguyện của Người. Lời cầu này cũng van xin ơn tỉnh thức và bền đỗ đến cùng.

180

597. Why do we conclude by asking “But deliver us from evil”? 2850-2854 2864 “Evil” indicates the person of Satan who opposes God and is “the deceiver of the whole world” (Revelation 12:9). Victory over the devil has already been won by Christ. We pray, however, that the human family be freed from Satan and his works. We also ask for the precious gift of peace and the grace of perseverance as we wait for the coming of Christ who will free us definitively from the Evil One. 598. What is the meaning of the final Amen? 2855-2856 2865 “At the end of the prayer, you say ‘Amen’ and thus you ratify by this word that means ‘so be it’ all that is contained in this prayer that God has taught us.”(Saint Cyril of Jerusalem)

597. Tại sao chúng ta lại kết thúc bằng lời cầu xin "nhưng cứu chúng con cho khỏi sự Dữ"?

2850-2854 2864 Sự Dữ muốn ám chỉ một nhân vật là

Satan, kẻ đối nghịch với Thiên Chúa, "kẻ chuyên mê hoặc toàn thể nhân loại" (Kh 12,9). Ðức Kitô đã chiến thắng ma quỷ. Nhưng chúng ta cầu xin cho cả gia đình nhân loại được giải thoát khỏi Satan và mọi việc làm của nó. Chúng ta cũng cầu xin hồng ân quí giá là sự bình an và ân sủng để kiên trì chờ đợi Ðức Kitô lại đến, Ðấng giải thoát chúng ta khỏi sự Dữ cách dứt khoát.

598. Chữ "Amen" cuối cùng có nghĩa là gì?

2855-2856 2865 "Sau khi đọc kinh xong, bạn đọc Amen,

nhấn mạnh lời Amen, nghĩa là 'xin Chúa cứ làm cho con như vậy', chúng ta quyết tâm đón nhận tất cả những điều Chúa dạy trong lời kinh này" (thánh Xyrilô thành Giêrusalem).