166
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH VŨ THẾ TÙNG TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI TRÊN THẾ GIỚI HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC HÀ NỘI - 2017

TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/LA _ Vu The Tung _nop QD_.pdf · Luận án được thực hiện dựa trên

  • Upload
    others

  • View
    3

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/LA _ Vu The Tung _nop QD_.pdf · Luận án được thực hiện dựa trên

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

VŨ THẾ TÙNG

TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ

CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

TRÊN THẾ GIỚI HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

HÀ NỘI - 2017

Page 2: TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/LA _ Vu The Tung _nop QD_.pdf · Luận án được thực hiện dựa trên

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

VŨ THẾ TÙNG

TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ

CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

TRÊN THẾ GIỚI HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

Mã số: 62.22.03.08

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1. PGS.TS. NGUYỄN QUỐC PHẨM

2. PGS.TS. NGUYỄN VĂN OÁNH

HÀ NỘI - 2017

Page 3: TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/LA _ Vu The Tung _nop QD_.pdf · Luận án được thực hiện dựa trên

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan dưới đây là công trình nghiên cứu

của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là

trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ

theo quy định.

Tác giả

Vũ Thế Tùng

Page 4: TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/LA _ Vu The Tung _nop QD_.pdf · Luận án được thực hiện dựa trên

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN

ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 5

1.1. Những công trình đã công bố liên quan đến luận án 5

1.2. Giá trị, hạn chế của các công trình nghiên cứu đã công bố và hướng

nghiên cứu của luận án 25

Chương 2: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ

CỦA NHẬN THỨC VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI 28

2.1. Một số khái niệm cơ bản của luận án 28

2.2. Quan niệm của chủ nghĩa Mác - Lênin về tính phổ biến và tính đặc

thù của nhận thức về chủ nghĩa xã hội 37

2.3. Quan điểm của các đảng cộng sản về tính phổ biến và tính đặc thù của

nhận thức về chủ nghĩa xã hội thời kỳ trước cải cách, cải tổ, đổi mới 46

Chương 3: TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI

VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI TRÊN THẾ GIỚI THỜI KỲ CẢI CÁCH, ĐỔI MỚI 63

3.1. Bối cảnh tác động đến nhận thức mới về tính phổ biến và tính đặc thù

của chủ nghĩa xã hội thời kỳ cải cách, đổi mới 63

3.2. Tính phổ biến của nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội trên thế giới

thời kỳ cải cách, đổi mới 68

3.3. Tính đặc thù của nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội trên thế giới

hiện nay 105

Chương 4: Ý NGHĨA ĐỐI VỚI SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ

HỘI TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM HIỆN NAY 120

4.1. Ý nghĩa thời đại của việc quán triệt, vận dụng những giá trị phổ biến

và đặc thù trong nhận thức về chủ nghĩa xã hội trên thế giới hiện nay 120

4.2. Ý nghĩa đối với Việt Nam trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội 133

KẾT LUẬN 148

DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN

ĐẾN LUẬN ÁN 151

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152

Page 5: TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/LA _ Vu The Tung _nop QD_.pdf · Luận án được thực hiện dựa trên

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CNCS : Chủ nghĩa cộng sản

CNTB : Chủ nghĩa tư bản

CNXH : Chủ nghĩa xã hội

GDP : Tổng sản phẩm quốc nội

TBCN : Tư bản chủ nghĩa

USD : Đô la Mỹ

XHCN : Xã hội chủ nghĩa

Page 6: TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/LA _ Vu The Tung _nop QD_.pdf · Luận án được thực hiện dựa trên

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Năm 1848, chủ nghĩa Mác ra đời đánh dấu một bước chuyển biến quan

trọng trong lịch sử tư tưởng xã hội chủ nghĩa, đưa chủ nghĩa xã hội (CNXH)

từ không tưởng trở thành khoa học. Dựa trên quan niệm duy vật lịch sử,

C.Mác và Ph.Ăngghen đã đưa ra những dự báo khoa học về sự xuất hiện của

một hình thái kinh tế - xã hội mới, hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ

nghĩa với những quy luật có tính phổ biến, làm cơ sở cho các nước xây dựng

chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản (CNCS), đồng thời cũng chỉ rõ, việc vận

dụng những quy luật phổ biến đó phải luôn đặt trên “mảnh đất hiện thực”, phù

hợp với điều kiện đặc thù của từng quốc gia.

Sau cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, chủ nghĩa xã hội từ lý luận

trở thành hiện thực, những nguyên lý phổ biến của chủ nghĩa xã hội khoa học

được vận dụng trên đất nước Liên Xô và đã đạt được những thành tựu quan

trọng. Đặc biệt, từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghĩa xã hội trở thành

một hệ thống thế giới. Các nước xã hội chủ nghĩa trên con đường phát triển

đều vận dụng những quy luật phổ biến mà chủ nghĩa Mác - Lênin đã chỉ ra và

giành được những thành tựu hết sức rực rỡ trên các lĩnh vực: kinh tế, chính

trị, văn hóa, xã hội, khoa học - kỹ thuật, an ninh - quốc phòng… Riêng Liên

Xô đã vươn lên trở thành siêu cường trên thế giới, là nguồn cổ vũ to lớn đối

với phong trào giải phóng dân tộc và cách mạng xã hội chủ nghĩa, là trụ cột

giữ gìn hòa bình cho sự phát triển chung của nhân loại.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, các nước xã hội chủ

nghĩa cũng mắc phải những hạn chế trong nhận thức và xây dựng chủ nghĩa

xã hội, đó là: tuyệt đối hóa quy luật phổ biến, coi nhẹ quy luật đặc thù; coi

kinh nghiệm của Đảng Cộng sản Liên Xô trong xây dựng chủ nghĩa xã hội là

vấn đề có tính nguyên tắc đối với toàn bộ phong trào cộng sản quốc tế; những

sáng tạo, tìm tòi con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội theo cách riêng được

cho là “chủ nghĩa xét lại”, “chệch hướng”, “xa rời chủ nghĩa Mác - Lênin”.

Điều này dẫn đến vận dụng giáo điều mô hình Xô viết cho các nước xã hội

Page 7: TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/LA _ Vu The Tung _nop QD_.pdf · Luận án được thực hiện dựa trên

2

chủ nghĩa, làm suy giảm sự sáng tạo trong việc tìm tòi con đường phát

triển…, và, khi mô hình Xô viết không phù hợp với thực tế, rơi vào khủng

hoảng đã dẫn đến sự khủng hoảng của toàn bộ hệ thống.

Trước thực tế đó, Liên Xô và các nước Đông Âu tiến hành công cuộc cải

tổ. Tuy nhiên, do dần xa rời những nguyên lý phổ biến của CNXH khoa học, công

cuộc cải tổ ở Liên Xô và Đông Âu đã thất bại vào cuối thập niên 80, đầu thập niên

90 thế kỷ XX. Các nước xã hội chủ nghĩa như Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Cuba

tiến hành cải cách, đổi mới, giữ vững nguyên lý phổ biến của chủ nghĩa xã hội

khoa học, kiên trì chủ nghĩa Mác - Lênin, kết hợp hài hòa giữa tính phổ biến với

tính đặc thù, hình thành con đường phát triển riêng, đưa đất nước vượt qua khó

khăn, từng bước giành được những thành công trên con đường đi lên CNXH.

Đến nay, việc nghiên cứu về tính phổ biến và tính đặc thù của nhận

thức mới về chủ nghĩa xã hội trên thế giới là một vấn đề lý luận và thực tiễn

cấp thiết, giúp các nước xã hội chủ nghĩa thấy rõ những quy luật phổ biến và

đặc thù đang được vận dụng trong điều kiện hiện nay; quán triệt sâu sắc bài

học về sự kết hợp tính phổ biến và tính đặc thù trong nhận thức và xây dựng

chủ nghĩa xã hội; vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin vào

điều kiện cụ thể mỗi nước; tăng cường tổng kết thực tiễn, bổ sung, phát triển

lý luận, hoàn thiện hơn nhận thức về chủ nghĩa xã hội trong điều kiện mới…

Đối với Việt Nam, việc nghiên cứu tính phổ biến và tính đặc thù của

những nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội trên thế giới hiện nay sẽ giúp chúng

ta kiên định với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu độc

lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, tiếp tục vận dụng sáng tạo những quy luật

phổ biến kết hợp với tính đặc thù trong xây dựng xã hội mới. Đồng thời, tham

khảo những kinh nghiệm của các nước xã hội chủ nghĩa, các đảng cộng sản

trên thế giới để bổ sung, phát triển lý luận về chủ nghĩa xã hội; tăng cường

đấu tranh chống biểu hiện xa rời mục tiêu chủ nghĩa xã hội, “tự diễn biến”,

“tự chuyển hóa” trong Đảng; phản bác những quan điểm sai trái, thù địch, tạo

ra sự đồng thuận xã hội cùng hướng tới mục tiêu chung là xây dựng nước Việt

Nam: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Page 8: TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/LA _ Vu The Tung _nop QD_.pdf · Luận án được thực hiện dựa trên

3

Với những lý do trên, tác giả chọn vấn đề “Tính phổ biến và tính đặc

thù của nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội trên thế giới hiện nay” làm đề

tài luận án tiến sỹ chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học.

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục tiêu: trên cơ sở nghiên cứu tính phổ biến và tính đặc thù của

nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội trên thế giới, luận án rút ra ý nghĩa đối với

sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội trên thế giới và Việt Nam hiện nay.

2.2. Nhiệm vụ: để đạt được mục tiêu trên, luận án tập trung giải quyết

những nhiệm vụ cơ bản sau:

- Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án, từ đó

xác định hướng nghiên cứu của luận án;

- Làm rõ lý luận chung về tính phổ biến và tính đặc thù của nhận thức

về chủ nghĩa xã hội;

- Phân tích tính phổ biến và tính đặc thù của những nhận thức mới về

chủ nghĩa xã hội trên thế giới thời kỳ cải cách, đổi mới;

- Rút ra ý nghĩa đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội trên thế

giới và Việt Nam hiện nay.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu: những vấn đề có tính phổ biến và tính đặc

thù của nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội trên thế giới hiện nay.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Không gian: luận án tập trung nghiên cứu tính phổ biến và tính đặc thù

của nhận thức mới về CNXH ở 4 nước: Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Cuba.

Thời gian: từ khi các nước này tiến hành cải cách, đổi mới đến nay.

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

4.1. Cơ sở lý luận

Luận án được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác -

Lênin, quan điểm của các đảng cộng sản, các lãnh tụ, các nhà lãnh đạo ở các

nước xã hội chủ nghĩa.

Luận án cũng tham khảo các kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học

ở trong và ngoài nước liên quan đến chủ đề của luận án.

Page 9: TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/LA _ Vu The Tung _nop QD_.pdf · Luận án được thực hiện dựa trên

4

4.2. Phương pháp nghiên cứu

Luận án dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng

và chủ nghĩa duy vật lịch sử, kết hợp các phương pháp cụ thể như: logic - lịch

sử, phân tích, tổng hợp, so sánh…

5. Đóng góp mới về khoa học của luận án

Một là, góp phần làm rõ những vấn đề lý luận chung về tính phổ biến

và tính đặc thù của nhận thức về chủ nghĩa xã hội;

Hai là, phân tích làm rõ những vấn đề có tính phổ biến và tính đặc thù

của nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội trên thế giới thời kỳ cải cách, đổi mới.

Ba là, luận án chỉ ra ý nghĩa của việc nghiên cứu tính phổ biến và tính

đặc thù của nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội trên thế giới đối với sự nghiệp

xây dựng chủ nghĩa xã hội trên thế giới và Việt Nam hiện nay.

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu

6.1. Ý nghĩa khoa học

Luận án góp phần làm sáng tỏ hơn những vấn đề về tính phổ biến và

tính đặc thù của nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội trên thế giới. Từ đó,

cung cấp cơ sở lý luận cho việc bổ sung, phát triển và hoàn thiện nhận thức

về chủ nghĩa xã hội ở các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới và Việt Nam

hiện nay.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn

Luận án có thể làm tài liệu phục vụ cho nghiên cứu và giảng dạy những

chuyên đề: xã hội xã hội chủ nghĩa và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở

Việt Nam; chủ nghĩa xã hội hiện thực và các mô hình chủ nghĩa xã hội trên

thế giới hiện nay… trong chuyên ngành chủ nghĩa xã hội khoa học và các

chuyên ngành liên quan khác.

7. Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình đã công bố của tác

giả liên quan đến luận án và danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm 4

chương, 10 tiết.

Page 10: TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/LA _ Vu The Tung _nop QD_.pdf · Luận án được thực hiện dựa trên

5

Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1.1.1. Những công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước về

tính phổ biến và tính đặc thù của nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội

1.1.1.1. Những công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước về

tính phổ biến và tính đặc thù của nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội trên

thế giới

Nguyễn An Ninh, Về triển vọng chủ nghĩa xã hội trong hai thập niên

đầu thế kỷ XXI [72]. Trong công trình này, tác giả luận giải về triển vọng phát

triển của chủ nghĩa xã hội trong những thập niên đầu của thế kỷ XXI đầy

biến động, chỉ rõ rằng đó là một xu thế phát triển tất yếu của toàn thể nhân

loại trong thời đại ngày nay. Với cách đặt vấn đề đi từ phương pháp luận

nhận thức về triển vọng của chủ nghĩa xã hội đến phân tích một số yếu tố cơ

bản tác động đến triển vọng của chủ nghĩa xã hội và tiến trình phát triển của

chủ nghĩa xã hội trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI, tác giả đã cung cấp

cách nhìn biện chứng về xu hướng phát triển khách quan của chủ nghĩa xã

hội trong tương lai để từ đó phân tích những nhiệm vụ đặt ra cho Đảng Cộng

sản và giai cấp công nhân Việt Nam trong quá trình thực hiện sứ mệnh lịch

sử của mình.

Nguyễn Ngọc Long, Chủ nghĩa Mác - Lênin với vận mệnh và tương lai

của chủ nghĩa xã hội hiện thực [59]. Trong công trình này, tác giả đã phân

tích sự hình thành và phát triển của CNXH hiện thực thời kỳ trước cải cách,

cải tổ, đổi mới, trong đó tập trung phân tích, đánh giá về chủ nghĩa xã hội ở

Liên Xô và các nước Đông Âu với thành tựu, hạn chế, nguyên nhân và bài

học kinh nghiệm. Cũng trong công trình này, tác giả đã đi sâu phân tích về

công cuộc cải cách, xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc; công

Page 11: TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/LA _ Vu The Tung _nop QD_.pdf · Luận án được thực hiện dựa trên

6

cuộc đổi mới trên con đường “quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư

bản chủ nghĩa” ở Việt Nam; về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Cộng hòa

Cuba, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều

Tiên. Khi đánh giá về công cuộc cải cách, đổi mới, tác giả đã chỉ rõ, các nước

xã hội chủ nghĩa đã vận dụng những quy luật phổ biến của chủ nghĩa Mác -

Lênin một cách sáng tạo trên tinh thần nhận thức mới. Đồng thời, tác giả cũng

phân tích những nét đặc thù, sáng tạo của các nước trong quá trình xây dựng

xã hội mới. Từ sự phân tích trên, tác giả đưa ra những dự báo về tương lai của

chủ nghĩa xã hội, trong đó, khẳng định quá độ đi lên CNXH là xu thế khách

quan của thời đại, đồng thời, cũng khẳng định giá trị, sức sống của chủ nghĩa

Mác - Lênin trong thời đại ngày nay.

Trịnh Quốc Tuấn, Về chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc -

những vấn đề có thể tham khảo cho công cuộc đổi mới ở nước ta [103]. Đây

là công trình tập hợp nhiều bài nghiên cứu dưới những góc độ khác nhau về

chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc. Các tác giả tập trung vào bốn

nhóm nội dung lớn như: chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc là gì;

một số quan điểm lý luận về thể chế kinh tế xã hội chủ nghĩa; thể chế chính trị

xã hội chủ nghĩa; lý luận về xây dựng văn minh tinh thần xã hội chủ nghĩa;

tập trung làm rõ quá trình đổi mới nhận thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc

về CNXH và xây dựng CNXH kể từ sau Hội nghị Trung ương 3 khóa XI

(1978); phân tích quá trình hình thành, đặc trưng của CNXH mang đặc sắc

Trung Quốc, lộ trình, bước đi trong quá trình cải cách, mở cửa nhằm hướng

tới thực hiện mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc.

Đỗ Tiến Sâm, Trung Quốc với việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã

hội chủ nghĩa [90]. Đây là công trình nghiên cứu chuyên sâu về tính phổ biến

và tính đặc thù trong nhận thức về xây dựng nhà nước pháp quyền ở Trung

Quốc. Những nội dung chủ yếu được tác giả phân tích như: hoàn thiện chế độ

đại biểu nhân dân và hệ thống pháp luật; cải cách bộ máy hành chính nhà

Page 12: TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/LA _ Vu The Tung _nop QD_.pdf · Luận án được thực hiện dựa trên

7

nước và thực hiện hành chính theo pháp luật; cải cách, hoàn thiện thể chế tư

pháp và thực hiện tư pháp công bằng. Tác giả cũng chỉ rõ, để xây dựng nhà

nước pháp quyền có hiệu quả thì một nhiệm vụ quan trọng là phải cải cách,

hoàn thiện phương thức lãnh đạo, phương thức cầm quyền và nâng cao năng

lực lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Đỗ Tiến Sâm, Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc - quá trình hình

thành và phát triển [91]. Tác giả đã phân tích quá trình nhận thức của các thế

hệ lãnh đạo Trung Quốc về chủ nghĩa xã hội, từ thế hệ lãnh đạo thứ nhất do

Mao Trạch Đông làm đại biểu, đến thế hệ lãnh đạo thứ tư do Hồ Cẩm Đào

làm đại biểu. Tác giả chỉ rõ hệ thống lý luận chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung

Quốc bao gồm: “Lý luận Đặng Tiểu Bình, tư tưởng quan trọng “ba đại diện”

và quan điểm phát triển khoa học”. Tác giả cũng nêu rõ một số nội dung cơ

bản của lý luận về CNXH đặc sắc Trung Quốc biểu hiện trên các mặt như:

kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Từ sự phân tích đó, tác giả đi tới một số kết

luận: CNXH đặc sắc Trung Quốc là sản phẩm của sự kết hợp giữa những

nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác với thực tế cụ thể Trung Quốc; chủ

nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc là một mô hình CNXH hiện thực, tuy mang

tính đặc thù nhưng cũng có những giá trị phổ biến nhất định. Từ đó tác giả chỉ

ra “Việt Nam là nước láng giềng có nhiều điểm tương đồng, có thể tham khảo

những kinh nghiệm phổ biến từ sự phát triển CNXH đặc sắc Trung Quốc”.

Nguyễn An Ninh, Nguyễn Văn Quyết, Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung

Quốc [76]. Các tác giả đã phân tích tính phổ biến, tính đặc thù của nhận thức

mới về chủ nghĩa xã hội thông qua mô hình “Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung

Quốc” với các đặc trưng cơ bản như: sự lãnh đạo của đảng cộng sản, lấy chế

độ công hữu làm chủ thể, xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa… Tuy

nhiên, bên cạnh những nét phổ biến, nhận thức về CNXH hiện nay còn có

nhiều nét đặc thù phản ánh sự vận dụng sáng tạo lý luận chủ nghĩa xã hội của

chủ nghĩa Mác - Lênin để phù hợp với “mảnh đất hiện thực” ở Trung Quốc.

Page 13: TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/LA _ Vu The Tung _nop QD_.pdf · Luận án được thực hiện dựa trên

8

Trương Duy Hòa, Một số vấn đề và xu hướng chính trị - kinh tế của

Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI [40].

Cuốn sách tập trung phân tích tính phổ biến và tính đặc thù của nhận thức về

chủ nghĩa xã hội của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, với các đặc điểm cơ

bản như: vấn đề xây dựng bộ máy quyền lực nhà nước và củng cố hệ thống

chính trị, vấn đề hòa hợp dân tộc, vấn đề mở rộng dân chủ và nâng cao vai trò

của đảng cầm quyền, vấn đề cạnh tranh ảnh hưởng chính trị của một số nước

tại Lào…Đồng thời, tác giả phân tích triển vọng về chính trị đối nội và đối

ngoại của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào giai đoạn 2011 - 2020. Về mặt

kinh tế, trong cuốn sách, tác giả đã tổng quan hai kỳ kế hoạch 5 năm từ 2001 -

2010 ở Lào, dự báo về những triển vọng kinh tế nổi bật của Lào đến 2020 và

phân tích tác động của tình hình chính trị - kinh tế của Cộng hòa Dân chủ

Nhân dân Lào đối với Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020.

Lê Hữu Nghĩa, Trương Thị Thông, Mạch Quang Thắng, Nguyễn Văn

Giang, Xây dựng đảng cầm quyền trong quá trình phát triển kinh tế thị trường

định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam và nền kinh tế hàng hóa theo cơ chế

thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Lào [71]. Các tác giả đã làm rõ

những vấn đề lý luận và thực tiễn về đảng cộng sản cầm quyền và xây dựng

đảng cầm quyền trong quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội

chủ nghĩa ở Việt Nam và kinh tế hàng hóa theo cơ chế thị trường định hướng

xã hội chủ nghĩa ở Lào; phân tích về thực trạng, nguyên nhân và kinh nghiệm

về đảng và xây dựng đảng cầm quyền trong quá trình phát triển kinh tế thị

trường ở Việt Nam và Lào; đưa ra những dự báo xu hướng phát triển và tác

động tới xây dựng đảng cầm quyền, những quan điểm chỉ đạo và những giải

pháp lớn xây dựng đảng cầm quyền trong quá trình phát triển kinh tế thị trường

định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam và kinh tế hàng hóa theo cơ chế thị

trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Lào.

Page 14: TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/LA _ Vu The Tung _nop QD_.pdf · Luận án được thực hiện dựa trên

9

Vũ Trung Mỹ, Đại hội VII Đảng Cộng sản Cuba: tiếp tục hướng tới

mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội thịnh vượng và bền vững [69]. Tác giả đã

khái quát chặng đường phát triển của Cuba từ năm 1961 đến nay; phân tích

những kết quả chính trong việc thực hiện nghị quyết Đại hội VI của Đảng

Cộng sản Cuba, đồng thời, chỉ ra định hướng của Đại hội VII đối với sự phát

triển của cách mạng Cuba trong thời gian tới nhằm hướng tới mục tiêu xây

dựng nước Cuba XHCN thịnh vượng và bền vững.

Đinh Công Tuấn, Mô hình phát triển Bắc Âu [105]. Cuốn sách gồm 3

chương: ở chương 1, tác giả phân tích những vấn đề tổng quan về mô hình

Bắc Âu như nguồn gốc ra đời, nội dung và đặc trưng cơ bản và sự phát triển

của mô hình Bắc Âu; ở chương 2, tác giả phân tích đi sâu phân tích mô hình

phát triển của các nước Bắc Âu điển hình như: Thụy Điển, Phần Lan, Đan

Mạch, Na Uy, trong đó, nêu bật tính phổ biến của các mô hình này như: coi

trọng phân phối, thực hiện tốt các chính sách xã hội “hệ thống giáo dục miễn

phí”, “hệ thống chăm sóc sức khỏe gia đình và trẻ em”, “hệ thống bảo hiểm

xã hội cho người lao động” và nhiều chính sách ưu việt khác; ở chương 3, tác

giả phân tích tính đặc thù của các nước trong mô hình phát triển Bắc Âu, đánh

giá những thành công và hạn chế của mô hình này và dự báo triển vọng của

mô hình Bắc Âu trong những thập kỷ tới.

Phạm Quý Long, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên trong thập

niên đầu thế kỷ XXI [60]. Trong cuốn sách, tác giả đã khái quát những nét cơ

bản của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, những đặc điểm của khu

vực Đông Bắc Á thập niên đầu thế kỷ XXI; đánh giá sự phát triển của Cộng

hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, an ninh,

đối ngoại, văn hóa - xã hội. Từ đó, khái quát về hình ảnh một đất nước Triều

Tiên trong suốt quá trình phát triển từ 1945 đến thập niên đầu thế kỷ XXI, với

nhiều nét đặc thù, nhiều vấn đề còn đặt ra trong quá trình phát triển.

Page 15: TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/LA _ Vu The Tung _nop QD_.pdf · Luận án được thực hiện dựa trên

10

Tạ Ngọc Tấn, Những tranh luận mới của các học giả Nga về chủ nghĩa

xã hội [94]. Cuốn sách là tập hợp 28 công trình nghiên cứu của các học giả

Nga với những quan điểm, đánh giá, bình luận liên quan đến chủ nghĩa xã

hội. Nội dung cuốn sách đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau, song tập

trung chính vào một số vấn đề cơ bản như: thứ nhất: nguyên nhân sụp đổ của

mô hình chủ nghĩa xã hội Xô viết, trong đó, các tác giả tập trung nhấn mạnh

những nguyên nhân chủ quan; thứ hai: nhìn nhận, đánh giá và khẳng định tính

khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác, các tác giả cũng thống nhất rằng,

“chủ nghĩa Mác không phải là giáo điều mà là kim chỉ nam cho hành động”,

vì vậy, cần vận dụng và luôn luôn phát triển trong thực tế; thứ ba: các trào lưu

chủ nghĩa xã hội mới; thứ tư: về triển vọng và tương lai của chủ nghĩa xã hội,

các tác giả cho rằng, dù còn phải trải qua nhiều khó khăn, thách thức nhưng

triển vọng của chủ nghĩa xã hội là khả quan và CNXH là xu hướng đi tới của

nhân loại.

Nguyễn An Ninh, Về mô hình “chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI” của khu

vực Mỹ Latinh hiện nay [74]. Tác giả phân tích bối cảnh Mỹ Latinh trong

những thập niên gần đây, khái quát nội dung cơ bản của mô hình “Chủ nghĩa

xã hội thế kỷ XXI”, khái quát quá trình hiện thực hóa “chủ nghĩa xã hội thế

kỷ XXI” ở khu vực này. Tác giả cũng phân tích những vấn đề có tính phổ

biến của mô hình “Chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI”, đồng thời, chỉ rõ những nét

đặc thù, những đóng góp mới đối với nhận thức về chủ nghĩa xã hội; những

vấn đề đặt ra từ mô hình “Chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI” đối với quá trình xây

dụng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Bùi Thị Ngọc Lan, Chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI ở khu vực Mỹ Latinh -

thực trạng và triển vọng [51]. Tác giả phân tích những đặc điểm có tính phổ

biến của mô hình chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI ở Mỹ Latinh như: “công hữu

hóa những ngành kinh tế chiến lược”, mở rộng dân chủ, xây dựng hệ thống

công xã nhân dân nhằm “bảo đảm cho nhân dân là chủ thể tối thượng của

Page 16: TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/LA _ Vu The Tung _nop QD_.pdf · Luận án được thực hiện dựa trên

11

quyền lực nhà nước”, chú trọng phát triển và thực hiện các chính sách xã hội

như: xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống và đảm bảo chất lượng sống của

nhân dân, chú trọng phát triển giáo dục - đào tạo, xóa nạn mù chữ, nâng cao

dân trí; khôi phục và thúc đẩy hợp tác giữa các nước trong khu vực. Đồng

thời, tác giả cũng chỉ ra một số nét đặc thù trong mô hình này như: lấy chủ

nghĩa Mác - Lênin, kết hợp với tư tưởng tiến bộ của cách mạng Simon

Bolivar và tinh thần nhân đạo của Thiên Chúa giáo làm nền tảng tư tưởng;

giành chính quyền thông qua con đường tranh cử dân chủ, sửa đổi hiến pháp

nhằm từng bước phá bỏ bộ máy nhà nước cũ…

Nguyễn An Ninh, Tính phổ biến và đặc thù của các mô hình và con

đường đi lên chủ nghĩa xã hội hiện nay [75]. Trong công trình này, tác giả

trình bày những nhận thức về mô hình và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội

trong xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện thực, trong đó, làm rõ quan niệm về mô

hình chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội; nhận thức và

thực hiện trước đây về mô hình và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội; những

nhận thức mới về mô hình chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã

hội. Về tính phổ biến của mô hình chủ nghĩa xã hội, tác giả đã khái quát 7

điểm tương đồng thể hiện tính phổ biến, đó là: Các nước kiên định mục tiêu

xã hội chủ nghĩa đều tiến hành cải cách, đổi mới từ sự khủng hoảng của một

mô hình đã không còn phù hợp; quá trình cải cách, đổi mới của các nước đều

bắt đầu từ sự điều chỉnh quan niệm về mô hình chủ nghĩa xã hội; hầu hết các

nước đều coi lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học là nền tảng lý luận cho quá

trình đổi mới quan niệm về mô hình chủ nghĩa xã hội; các mô hình đều mang

dấu ấn từ “mảnh đất hiện thực” và chấp nhận sự khác biệt trong quan niệm về

chủ nghĩa xã hội; đa số mô hình mới qua thể nghiệm đã được thực tiễn xác

nhận và đạt được thành công nhất định; các mô hình đều phải đối diện với

một số vấn đề thực tiễn và lý luận khá giống nhau; nhận thức về đặc trưng của

mô hình chủ nghĩa xã hội thường xuyên được cải cách, đổi mới ở các nước.

Page 17: TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/LA _ Vu The Tung _nop QD_.pdf · Luận án được thực hiện dựa trên

12

Cùng với 7 điểm tương đồng về mô hình, tác giả cũng đã phân tích 7 điểm

tương đồng về biện pháp xây dựng chủ nghĩa xã hội như vấn đề về vai trò của

đảng cộng sản, về mục tiêu chủ nghĩa xã hội, về xây dựng nền kinh tế thị

trường, về công nghiệp hóa, về quan hệ sản xuất theo tư duy mới…

1.1.1.2. Những công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước về tính

phổ biến, tính đặc thù của nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Đào Duy Tùng, Quá trình hình thành con đường đi lên chủ nghĩa xã

hội ở Việt Nam [106]. Tác giả khái quát về lịch sử hình thành, phát triển của

nhận thức về con đường đi lên CNXH ở Việt Nam, phân tích và so sánh giữa

tư duy cũ và tư duy đổi mới về CNXH và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.

Tác giả cũng phân tích quá trình vận dụng và phát triển những quy luật phổ

biến kết hợp với những yếu tố đặc thù của Việt Nam để xây dựng mô hình xã

hội xã hội chủ nghĩa với 6 đặc trưng cơ bản được trình bày trong Cương lĩnh

xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (1991). Tác giả

cũng phân tích những khó khăn, phức tạp và nỗ lực của Đảng ta trong quá

trình đổi mới tư duy, thành tựu và những vấn đề đặt ra đối với cách mạng

nước ta trong tình hình mới.

Nguyễn Văn Oánh, Về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

[78]. Trong công trình này, tác giả chỉ ra một số điểm phổ biến và đặc thù về

con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, đó là: con đường đi lên

CNXH gắn bó mật thiết với củng cố nền độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc,

chủ quyền quốc gia; quá trình chuyển biến cơ cấu kinh tế theo hướng công

nghiệp hóa, hiện đại hóa và quá trình xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều

thành phần, với cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định

hướng XHCN; quá trình đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế cùng với đảm

bảo tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái; nhân dân lao

động ở vị trí trung tâm của con đường đi lên chủ nghĩa xã hội; xây dựng một

chế độ dân chủ, nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân do Đảng

Page 18: TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/LA _ Vu The Tung _nop QD_.pdf · Luận án được thực hiện dựa trên

13

Cộng sản lãnh đạo trên cơ sở liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp

nông dân và tầng lớp trí thức; con đường đi lên CNXH ở Việt Nam hòa nhập

với quá trình phát triển của nhân loại trên tinh thần hòa bình, hợp tác và hữu

nghị; sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định con đường phát triển của

nước ta theo đúng định hướng XHCN. Tác giả cũng chỉ ra rằng, cùng với việc

áp dụng những nguyên lý phổ biến của CNXH cần có sự nghiên cứu, tìm tòi,

vận dụng và phát triển sáng tạo những nguyên lý đó vào điều kiện cụ thể của

nước ta, không ngừng tổng kết thực tiễn và nghiên cứu lý luận để từng bước

hình dung ngày càng sáng tỏ về CNXH và con đường xây dựng CNXH ở

nước ta.

Nguyễn Văn Oánh, Về khái niệm định hướng xã hội chủ nghĩa [77]. Tác

giả đã phân tích tính phổ biến của chủ nghĩa xã hội thông qua việc làm rõ khái

niệm “định hướng xã hội chủ nghĩa” theo nghĩa rộng, tức là, sự định hướng

mục tiêu và con đường phát triển của đất nước theo quy luật khách quan được

chủ nghĩa Mác chỉ ra: loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội và

CNCS. Theo nghĩa hẹp hơn, định hướng xã hội chủ nghĩa “là con đường phát

triển không tư bản”, đây là khái niệm được đặt ra với các “nước kinh tế lạc

hậu”, “kém phát triển”, “các nước đang phát triển” trong bối cảnh nhân loại

đang trong thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản (CNTB) lên CNCS trên phạm vi

toàn thế giới và các nước này đã giành được chính quyền về tay nhân dân và do

đảng mácxít lêninnít lãnh đạo. Từ đó, tác giả phân tích, làm rõ cơ sở khoa học

của “định hướng xã hội chủ nghĩa”, khẳng định tính đúng đắn và niềm tin vào

sự thành công của con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Nguyễn Duy Quý, Những vấn đề lý luận về chủ nghĩa xã hội và con

đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam [85]. Trong công trình này, tác giả

phân tích quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về tính phổ biến của chủ

nghĩa xã hội thể hiện qua những đặc trưng của xã hội XHCN. Đồng thời, tác

giả cũng phân tích tính phổ biến và tính đặc thù của nhận thức về chủ nghĩa

xã hội và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam thể hiện trong sáu đặc trưng

Page 19: TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/LA _ Vu The Tung _nop QD_.pdf · Luận án được thực hiện dựa trên

14

của xã hội xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam được trình bày trong Cương lĩnh xây

dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (1991).

Trịnh Quốc Tuấn, Nguyễn Khánh Bật, Hồ Chí Minh về chủ nghĩa Mác -

Lênin, chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam [102].

Công trình bao gồm 2 nội dung lớn: Hồ Chí Minh về chủ nghĩa Mác - Lênin,

chủ nghĩa xã hội; con đường đi lên CNXH ở Việt Nam. Thông qua hai nội

dung này, các tác giả đã phân tích những quan niệm của Hồ Chí Minh về chủ

nghĩa Mác - Lênin, CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam trên cơ sở

tập trung chọn lọc những quan điểm, tư tưởng của Người từ bộ sách Hồ Chí

Minh, toàn tập. Từ góc độ lý luận, các tác giả đã phân tích quá trình vận dụng

của Đảng ta trong việc xây dụng mô hình chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam cũng

như vận dụng những nguyên lý khoa học để hiện thực hóa mô hình đó.

Phạm Đình Đảng, Tính thống nhất và tính đa dạng của chủ nghĩa xã

hội với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam [15]. Tác giả đã phân

tích, làm rõ lý luận mác xít về tính thống nhất và tính đa dạng của chủ nghĩa

xã hội; thực tiễn vận động và xu thế phát triển của chủ nghĩa xã hội hiện thực

trong tính thống nhất và tính đa dạng. Trên cơ sở đó, tác giả đi sâu phân tích

tính thống nhất và tính đa dạng của chủ nghĩa xã hội trong thực tiễn xây dựng

chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, chỉ rõ định hướng xã hội chủ nghĩa là một vấn

đề hợp quy luật khách quan của sự phát triển Việt Nam. Tác giả cũng phân

tích thực trạng và những mâu thuẫn nảy sinh trong xây dựng chủ nghĩa xã hội,

đồng thời, chỉ ra những phương hướng và 3 giải pháp chủ yếu đảm bảo tính

thống nhất và tính đa dạng của chủ nghĩa xã hội trong sự nghiệp xây dựng chủ

nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Dương Phú Hiệp, Tiến lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ

nghĩa ở Việt Nam [39]. Trong công trình này, tác giả khái quát lý luận của chủ

nghĩa Mác - Lênin về thời kỳ quá độ, đặc biệt là hình thức quá độ gián tiếp.

Trên cơ sở đó, tác giả đã đã phân tích sâu sắc tính đặc thù của con đường đi

lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, đó là, từ một nước “nông nghiệp lạc hậu

Page 20: TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/LA _ Vu The Tung _nop QD_.pdf · Luận án được thực hiện dựa trên

15

tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không phải kinh qua giai đoạn phát triển tư

bản chủ nghĩa”, từ đó, tác giả phân tích những nhiệm vụ quan trọng trên các

lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, trong đó, “nhiệm vụ quan trọng

nhất… là phải xây dựng nền tảng vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội”.

Nguyễn Quốc Phẩm, Đại hội X tiếp tục làm sáng tỏ con đường đi lên

chủ nghĩa xã hội ở nước ta [80]. Bài viết đã phân tích và làm rõ một số nhận

thức mới về CNXH và con đường đi lên CNXH ở nước ta qua 20 năm đổi

mới. Nhận thức này đã được Đại hội X của Đảng làm sáng tỏ với việc bổ

sung và phát triển một số đặc trưng mới về xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân

dân ta xây dựng so với Cương lĩnh năm 1991, đó là đặc trưng: dân giàu, nước

mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh và xây dựng Nhà nước pháp

quyền XHCN Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân dưới sự lãnh

đạo của Đảng; đồng thời, Đại hội X cũng làm rõ hơn về con đường đi lên chủ

nghĩa xã hội ở Việt Nam với 8 phương hướng cơ bản. Những đặc trưng và

phương hướng được Đại hội X nêu ra vừa thể hiện việc vận dụng những quy

luật phổ biến của chủ nghĩa xã hội vào thực tiễn đổi mới của đất nước, vừa

thể hiện đặc thù của cách mạng Việt Nam.

Nguyễn Đức Bình, Về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa

xã hội ở Việt Nam [8]. Tác giả đi sâu đánh giá về tình hình đất nước từ khi đổi

mới đến những năm đầu thế kỷ XXI, từ đó khẳng định mục tiêu và kiên định

con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đồng thời, tác giả chỉ rõ những

phương hướng và nội dung cơ bản của con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở

Việt Nam trong giai đoạn tới.

Nguyễn Trọng Phúc, Đổi mới ở Việt Nam - thực tiễn và nhận thức lý

luận [84]. Trong công trình này, tác giả đã phân tích, so sánh làm sáng tỏ một

số vấn đề về tính phổ biến và tính đặc thù của nhận thức về CNXH giai đoạn

trước và sau đổi mới. Trước đổi mới, tác giả tập trung làm rõ những nhận

thức của Đảng ta về CNXH và con đường đi lên CNXH trong điều kiện miền

Page 21: TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/LA _ Vu The Tung _nop QD_.pdf · Luận án được thực hiện dựa trên

16

Bắc tiến hành cách mạng XHCN và miền Nam tiếp tục cách mạng dân tộc

dân chủ nhân dân. Tác giả cũng phân tích những nhận thức về CNXH và thời

kỳ quá độ lên CNXH sau ngày đất nước thống nhất (30-4-1975), nhận thức đó

được thể hiện rõ trong đường lối chung được thông quan tại Đại hội IV của

Đảng với việc vận dụng những nguyên lý có tính phổ biến của CNXH vào

thực tiễn nước ta. Tuy nhiên, do chủ quan, nóng vội mà việc nhận thức và vận

dụng những quy luật này có những sai lầm dẫn đến khủng hoảng kinh tế - xã

hội. Tác giả đã phân tích những thành tựu nhận thức lý luận về chủ nghĩa xã

hội và con đường đi lên CNXH thời kỳ sau đổi mới, làm rõ sự đổi mới trong

tư duy chính trị; tư duy kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế; những chặng

đường và bước đi của thời kỳ quá độ lên CNXH; vấn đề về lợi ích của nhân

dân; về công tác xây dựng Đảng…

Trịnh Quốc Tuấn, Một số vấn đề về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội

ở nước ta [104]. Tác giả đã khái quát quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin

và tư tưởng Hồ Chí Minh về CNXH và con đường đi lên CNXH. Đồng thời,

tác giả đi sâu phân tích đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta

xây dựng được trình bày trong “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ

quá độ lên chủ nghĩa xã hội”. Tác giả cho rằng, những đặc trưng này là mô

hình chủ nghĩa xã hội ở nước ta, bởi vì đó là một kết cấu tổng thể của xã hội

ta trong thời kỳ quá độ, dựa trên sự thống nhất cơ sở kinh tế với kiến trúc

thượng tầng và toàn bộ những quan hệ xã hội chủ yếu. Tác giả cũng phân tích

về tính phổ biến của chủ nghĩa xã hội, trong đó, “trước hết và trên hết quyền

làm chủ thuộc về nhân dân, nghĩa là toàn bộ quyền lực xã hội thuộc về nhân

dân. Đó chính là đặc trưng nổi bật nhất của chế độ xã hội chủ nghĩa”.

Đỗ Thị Thạch, Mô hình (đặc trưng) chủ nghĩa xã hội trong Cương lĩnh

xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển

năm 2011) [96]. Tác giả đã phân tích một số nhận thức mới về mô hình

CNXH trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ

Page 22: TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/LA _ Vu The Tung _nop QD_.pdf · Luận án được thực hiện dựa trên

17

nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011). Tác giả cho rằng, những nhận

thức mới là thành quả của công cuộc đổi mới, trước hết là thành quả của đổi

mới nhận thức lý luận về CNXH trên cơ sở vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác

- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, phù hợp với thực tế Việt Nam trong điều kiện

hiện nay. Đó cũng chính là thành quả của sự kết hợp hài hòa giữa “cái phổ

biến” và “cái đặc thù”, cái chung và cái riêng trong thời kỳ quá độ lên CNXH

ở Việt Nam.

Nguyễn Văn Huyên, Mô hình phát triển xã hội ở Việt Nam trong thời

kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội [44]. Trên cơ sở nghị quyết Đại hội XI của

Đảng, nhất là Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ

nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011) tác giả đã phân tích, chỉ ra những

điểm mới trong nhận thức của Đảng về mô hình phát triển xã hội trong thời

kỳ quá độ. Tác giả chỉ rõ, chỉ có thể xây dựng được xã hội xã hội chủ nghĩa

với đầy đủ các giá trị và phẩm chất cơ bản trong hiện thực khi nó được đảm

bảo đầy đủ các thành phần, các yếu tố và các điều kiện tạo nên sức sống của

xã hội, cũng như xây dựng theo nguyên lý phát triển trên cơ sở các quy luật

vận động và phát triển của xã hội. Đó là một mô hình tổng thể với sự phát

triển của các yếu tố: kinh tế, chính trị, văn hóa, trình độ giải phóng con

người… Để thực hiện mô hình trên, tác giả phân tích sáu giải pháp cơ bản,

đồng thời nêu ra những nguyên tắc thực hiện để đưa nước ta phát triển nhanh

và bền vững.

Nguyễn Thị Ngân, Quan điểm của C.Mác về chủ nghĩa xã hội và nhận

thức của Đảng ta về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam [70]. Tác

giả đã làm sáng tỏ tính phổ biến của nhận thức về chủ nghĩa xã hội thông qua

việc khái quát quan điểm của chủ nghĩa Mác về chủ nghĩa xã hội. Tác giả cho

rằng, chủ nghĩa xã hội được phát triển từ CNTB và trải qua một thời kỳ quá

độ mà xét về mọi mặt của đời sống xã hội còn đan xen giữa CNTB và chủ

nghĩa xã hội. Việc chủ nghĩa xã hội phát triển kinh tế thị trường với sự đa

Page 23: TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/LA _ Vu The Tung _nop QD_.pdf · Luận án được thực hiện dựa trên

18

dạng hóa các loại hình sở hữu, chính là những bước trung gian và quá độ để

tiến tới một nền kinh tế của chủ nghĩa xã hội và CNCS trong hiện thực. Chủ

tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đã vận dụng sáng tạo chủ

nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể ở Việt Nam, đề ra đường lối đúng

đắn, hoàn thành thắng lợi cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, tạo tiền đề vật

chất và tinh thần để Việt Nam bước vào chặng đầu của thời kỳ quá độ lên chủ

nghĩa xã hội. Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ngày càng được Đảng ta

nhận thức rõ hơn, từ việc xác định “bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ

nghĩa” đến “bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa” và đó là bước chuyển biến quan

trọng trong nhận thức của Đảng. Thực chất “bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa”

là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng

tầng tư bản chủ nghĩa, đồng thời, tiếp thu những thành tựu mà nhân loại đã

đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt là về khoa học công nghệ, để

phát triển nhanh lực lượng sản xuất và xây dựng nền kinh tế hiện đại.

Nguyễn Quốc Phẩm, Đỗ Thị Thạch, Nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội

và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam [81]. Các tác giả trình bày cơ sở lý

luận và thực tiễn của nhận thức về chủ nghĩa xã hội và xây dựng chủ nghĩa xã

hội ở Việt Nam. Phân tích những điểm mới trong nhận thức của Đảng ta về

chủ nghĩa xã hội và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Các tác giả chỉ rõ những vấn

đề đặt ra, dự báo những xu hướng phát triển nhận thức về chủ nghĩa xã hội và

xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong những thập kỷ tới.

Hoàng Chí Bảo, Chủ nghĩa xã hội hiện thực và quá độ lên chủ nghĩa

xã hội ở Việt Nam [6]. Tác giả đã trình bày lịch sử hình thành của CNXH

hiện thực, những cách tiếp cận về chủ nghĩa xã hội, những đặc trưng của

CNXH hiện thực trong thế kỷ XX. Tác giả cũng đã chỉ ra những đặc trưng

được xác định là phổ biến, điển hình, thể hiện bản chất ưu việt của CNXH.

Tuy nhiên, tác giả cũng chỉ rõ tính giáo điều, chủ quan, duy ý chí, không

bám sát vào thực tiễn và đó là nguyên nhân dẫn đến sự trì trệ, khủng hoảng

Page 24: TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/LA _ Vu The Tung _nop QD_.pdf · Luận án được thực hiện dựa trên

19

của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa. Từ phân tích thực tiễn xây dựng

CNXH trên thế giới, tác giả đã chỉ rõ khả năng, điều kiện và những đặc điểm

của con đường quá độ lên CNXH ở Việt Nam và từ đó cho phép hiểu: “chủ

nghĩa xã hội ở Việt Nam như một cái có thể, cái cần thiết dựa trên một cái

tất yếu phổ biến trên con đường phát triển do thời đại quy định. Đây là

phương diện thứ nhất nhận thức cái đặc thù Việt Nam, đặt nó trong mối quan

hệ không tách rời và không thể tách rời với cái phổ biến của thế giới và thời

đại” [6, tr.109]. Phương diện thứ hai của cái đặc thù Việt Nam chính là

“nhận thức những đặc điểm của con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ

qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam” [6, tr.110]. Tác giả cũng phân tích

thời kỳ quá độ và phân kỳ thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta, mối quan hệ

giữa đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa với định hình chủ nghĩa xã

hội ở Việt Nam, giá trị của CNXH trong thế giới đương đại.

Trần Thành, Chủ nghĩa xã hội Việt Nam - những quan điểm lý luận cơ

bản [97]. Trong công trình này, tác giả đã làm rõ tính đặc thù của nhận thức về

chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam thông qua việc phân tích, làm rõ cơ sở kinh tế của

chủ nghĩa xã hội Việt Nam trong những thập niên đầu thế kỷ XXI với những

đặc trưng về lực lượng sản xuất, về chế độ sở hữu, chế độ phân phối và kinh tế

thị trường; phân tích kiến trúc thượng tầng chính trị với nền tảng lý luận, vai trò

của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; tác giả

cũng đã phân tích những đặc trưng văn hóa với vai trò là nền tảng tinh thần của

xã hội, phân tích kết cấu xã hội giai cấp của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Lưu Ngọc Khải, Về tính phổ biến và tính đặc thù trong đổi mới chủ

nghĩa xã hội hiện nay [48]. Trong công trình này, tác giả đã đi sâu phân tích

làm rõ lý luận về tính phổ biến và tính đặc thù của chủ nghĩa xã hội trong thời

kỳ đổi mới. Về bản chất của mối quan hệ giữa tính phổ biến và tính đặc thù,

tác giả cho rằng, đó là: “sự phản ánh khách quan mối liên hệ giữa đặc trưng

chung của chủ nghĩa xã hội với những mô hình xã hội xã hội chủ nghĩa cụ thể

Page 25: TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/LA _ Vu The Tung _nop QD_.pdf · Luận án được thực hiện dựa trên

20

vốn rất đa dạng, phong phú” [48]. Cụ thể, về nội dung tính phổ biến của chủ

nghĩa xã hội, đó là: “cái chung nhất, cái đặc trưng bản chất về chủ nghĩa xã

hội; tính phổ biến của chủ nghĩa xã hội hiện thực biểu hiện tập trung ở bản

chất, đặc trưng và mục tiêu của nó” [48], còn về tính đặc thù, đó là: “phản ánh

cái riêng, đặc trưng cụ thể được vận dụng ở các quốc gia, dân tộc sau khi giai

cấp công nhân giành được chính quyền và lãnh đạo tiến hành cách mạng xã

hội chủ nghĩa trên cơ sở vận dụng những quy luật chung” [48]. Việc giải

quyết đúng đắn mối quan hệ giữa tính phổ biến và tính đặc thù của chủ nghĩa

xã hội có liên quan trực tiếp đến vận mệnh, tương lai của chủ nghĩa xã hội

trong đổi mới, cải cách. Từ sự phân tích đó, tác giả đã nêu ra một số vấn đề cơ

bản đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay.

Nguyễn Hữu Đổng, Phạm Thế Lực, Tính phổ biến và đặc thù của con

đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam [32]. Các tác giả đã chỉ ra một số

vấn đề lý luận về tính phổ biến và tính đặc thù: Khái niệm, nội dung về tính

phổ biến và tính đặc thù; các nguyên lý, quan điểm cơ bản có giá trị bền vững

của các nhà kinh điển Mác - Lênin về con đường đi lên CNXH, luận điểm

sáng tạo của Hồ Chí Minh về CNXH và con đường đi lên CNXH. Trên cơ sở

lý luận đó, các tác giả phân tích nội dung chủ yếu của sự vận dụng và phát

triển các nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin trong xây dựng CNXH ở Việt

Nam, một số thành tựu, hạn chế và bài học kinh nghiệm rút ra. Đồng thời, các

tác giả cũng nêu ra một số phương hướng và giải pháp tiếp tục vận dụng tính

phổ biến và tính đặc thù trong xây dựng CNXH ở Việt Nam những thập niên

đầu thế kỷ XXI.

Tạ Ngọc Tấn, Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam - những vấn đề lý luận từ

công cuộc đổi mới [95]. Trong công trình này, các tác giả đã khái quát những

thành tựu nghiên cứu và phát triển lý luận của Đảng Cộng sản Việt Nam qua

30 năm đổi mới. Các tác giả đã phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn của quá

trình hình thành, phát triển lý luận về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong thời

Page 26: TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/LA _ Vu The Tung _nop QD_.pdf · Luận án được thực hiện dựa trên

21

kỳ đổi mới, đi sâu phân tích lý luận về mô hình, con đường đi lên chủ nghĩa

xã hội ở Việt Nam, phân tích những vấn đề lý luận cơ bản về xây dựng chủ

nghĩa xã hội trên các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc

phòng, an ninh, đối ngoại. Qua đó cho thấy, trong 30 năm đổi mới, Đảng đã

vận dụng và phát triển sáng tạo những vấn đề có tính phổ biến của chủ nghĩa

xã hội vào thực tiễn nước ta, đồng thời, có những sáng tạo của Đảng tạo nên

tính đặc thù trong nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội.

1.1.2. Những công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài về

tính phổ biến và tính đặc thù của nhận thức về chủ nghĩa xã hội

Một là, một số công trình nghiên cứu tính phổ biến, tính đặc thù của

nhận thức về chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc, tiêu biểu như: Trương Lôi

Khắc, Tự Lập Bình, Lịch sử, hiện trạng, tương lai chủ nghĩa xã hội [47];

Chu Thượng Văn, Chu Cẩm Uy, Trần Tích Hỷ, Chủ nghĩa xã hội là gì? Xây

dựng chủ nghĩa xã hội như thế nào [110]; Trần Lập Tân, Trần Tuyết Cường,

Ba phát triển trọng đại về lý luận giai đoạn đầu của chủ nghĩa xã hội [93];

Đổng Liên Tường, Cải cách xã hội Trung Quốc và những sáng tạo, đổi mới

trong xây dựng đảng cơ sở [107]; Vương Ngọc Giác, Tư duy chiến lược

“bốn toàn diện” - phát triển mới của hệ thống lý luận chủ nghĩa xã hội đặc

sắc Trung Quốc [34];…

Trong các công trình nghiên cứu trên, các tác giả đã phân tích và chỉ ra

tính phổ biến trong nhận thức về chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc như: Về

chính trị, để xây dựng chủ nghĩa xã hội, tất yếu phải xây dựng chế độ dân chủ

nhân dân; đảm bảo sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng Cộng sản với nhà nước và

xã hội; kiên trì nền tảng tư tưởng của đảng là chủ nghĩa Mác - Lênin, kiên trì

nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và sinh hoạt đảng… Về kinh tế,

tính tất yếu của giải phóng lực lượng sản xuất trong giai đoạn đầu của chủ

nghĩa xã hội “Nhiệm vụ cơ bản của chủ nghĩa xã hội là phát triển sức sản xuất

xã hội. Trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa xã hội phải đặt lên hàng đầu việc

Page 27: TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/LA _ Vu The Tung _nop QD_.pdf · Luận án được thực hiện dựa trên

22

tập trung lực lượng phát triển sức sản xuất xã hội”; đặc trưng cơ bản của chủ

nghĩa xã hội là chế độ công hữu các tư liệu sản xuất chủ yếu “đa dạng hóa

hình thức sở hữu trong đó lấy sở hữu nhà nước và tập thể là chủ đạo”; thực

hiện nhiều hình thức phân phối trong đó phân phối theo lao động là chủ

yếu;… Về văn hóa, trong xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đảng Cộng sản Trung

Quốc tôn trọng và đề cao sức mạnh của văn hóa, thực hiện phương châm “văn

hóa vừa là động lực vừa là trí lực cho sự phát triển đất nước”, kết hợp hài hòa

giữa tiếp thu tinh hoa văn hóa thời đại với văn hóa truyền thống Trung

Quốc… Về xã hội, thực hiện chế độ “cùng xây cùng hưởng, làm cho thành

quả phát triển đất nước đến với mọi tầng lớp nhân dân”, xoá bỏ phân cực giàu

nghèo để tiến tới cùng giàu có…

Bên cạnh kiên trì những quan điểm có tính nguyên tắc thể hiện tính phổ

biến của nhận thức về chủ nghĩa xã hội, Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng xác

định rõ tính đặc thù trong xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc như: Về

chính trị, cùng với kiên trì chủ nghĩa Mác - Lênin, Đảng Cộng sản Trung

Quốc kết hợp “tư tưởng Mao Trạch Đông”, “lý luận Đặng Tiểu Bình”, “thuyết

Ba đại diện”, “quan điểm phát triển khoa học” làm nền tảng tư tưởng và kinh

chỉ nam cho hành động. Trong quản lý xã hội, Đảng Cộng sản Trung Quốc

chủ trương “kết hợp đức trị và pháp trị”, xây dựng “một đất nước hai chế

độ”… Về kinh tế, trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa xã hội, Trung Quốc chủ

trương “một bộ phận nhân dân giàu lên trước” - có nghĩa là chấp nhận có sự

phân hóa xã hội trong mức độ cho phép; thừa nhận sở hữu tư nhân như một

động lực của phát triển kinh tế… Đây là những điểm rất đặc thù, xuất phát từ

đặc điểm, yêu cầu của nhân dân Trung Quốc, lý luận này được gọi là “Chủ

nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc”.

Hai là, một số công trình nghiên cứu tính phổ biến, tính đặc thù của

nhận thức về chủ nghĩa xã hội ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, tiêu biểu

Page 28: TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/LA _ Vu The Tung _nop QD_.pdf · Luận án được thực hiện dựa trên

23

như: Chương Xổm Bun Khẳn, Tiếp tục đổi mới là sự nghiệp, nhiệm vụ và

trách nhiệm cao cả của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào [14]; Sinlavông

Khutphaithun, Các yếu tố chủ yếu đảm bảo sự thành công của việc đổi mới

kinh tế [92]; Chalơn Diapaohơ, Củng cố quyền lực Nhà nước ở Cộng hòa Dân

chủ Nhân dân Lào [12]; Bosẻngkhăm Vôngđala, Một số điểm nổi bật về đổi

mới văn hóa - xã hội tại nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào [11]…

Trong các công trình nghiên cứu trên, các tác giả đã chỉ ra những đặc

điểm có tính phổ biến trong nhận thức về chủ nghĩa xã hội ở Lào như: sự lãnh

đạo tuyệt đối của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào trong xây dựng đất nước,

đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng tư tưởng; sự cần thiết phải xây

dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, thực hiện chế độ dân chủ nhân

dân…, thực hiện chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu, phân phối

theo lao động, tính tất yếu khách quan của phát triển lực lượng sản xuất, công

nghiệp hóa, hiện đại hóa…

Bên cạnh tính phổ biến, Đảng Nhân dân Cách mạng Lào cũng xác định

tính đặc thù trong nhận thức về chủ nghĩa xã hội như: kết hợp chủ nghĩa Mác

- Lênin với tư tưởng Cay-xỏn Phôn-vi-hản làm nền tảng tư tưởng của Đảng;

sự chuyển đổi từ nền kinh tế tự nhiên sang nền kinh tế hàng hóa; sự chuyển

đổi hình thức và cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch, bình quân, quan liêu, bao

cấp sang kinh tế thị trường; tập trung phát huy sức mạnh của các thành phần

kinh tế; mở rộng hợp tác và hội nhập kinh tế…; tính đặc thù trong phát triển

văn hóa của nhân dân các bộ tộc Lào…

Ba là, một số công trình nghiên cứu về tính phổ biến, tính đặc thù của

nhận thức về chủ nghĩa xã hội ở Cộng hòa Cuba, tiêu biểu như: Admi

Valhuerdi Cepero, Đại hội VI Đảng Cộng sản Cuba và công cuộc cập nhật

hóa mô hình kinh tế Cuba [2]; Rosario Pentón Diaz, Về vai trò của Đảng

Cộng sản Cuba trong cuộc cập nhật mô hình xã hội chủ nghĩa Cuba - quá

trình lịch sử [87]; Maria De Jesús Calderius Fernández, Vai trò lãnh đạo và

Page 29: TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/LA _ Vu The Tung _nop QD_.pdf · Luận án được thực hiện dựa trên

24

kiểm tra của Đảng đối với Nhà nước và khu vực kinh tế ngoài quốc doanh

[65]; Salvador Valdés Mesa, Hoàn thiện chủ nghĩa xã hội, con đường duy

nhất để củng cố vững chắc nền độc lập, tự do, phát triển, phúc lợi, sự công

bằng và công lý xã hội [89]…

Trong các công trình nghiên cứu trên, các tác giả đã chỉ ra tính phổ biến

của nhận thức về chủ nghĩa xã hội ở Cuba như: khẳng định vai trò lãnh đạo

tối cao của Đảng Cộng sản đối với Nhà nước và xã hội, kiên trì chủ nghĩa

Mác - Lênin; thực hiện chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất, khẳng định sự

quản lý của nhà nước đối với nền kinh tế, đảm bảo nguyên tắc phân phối xã

hội chủ nghĩa; thực hiện tốt các chính sách xã hội hướng tới xây dựng xã hội

xã hội chủ nghĩa “phồn vinh và bền vững”.

Tính đặc thù của nhận thức về chủ nghĩa xã hội chính là nhận thức đặc

điểm và bối cảnh Cuba xây dựng chủ nghĩa xã hội, trong đó, nổi lên một số

vấn đề căn bản: “Đảng Cộng sản Cuba là thành quả của cách mạng; được hình

thành trên cơ sở sáp nhập tất cả các lực lượng cách mạng đã tham gia đấu

tranh chống lại đế chế độc tài Batista, bảo vệ chủ quyền quốc gia và độc lập

dân tộc”, nền tảng lý luận của Đảng dựa trên chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng

Hô-xê Mác-ti, có bổ sung thêm những hoạt động thực tiễn của lãnh tụ lịch sử

Phi-đen Cát-tơ-rô; Cuba xây dựng chủ nghĩa xã hội trong bối cảnh đất nước

còn lạc hậu, sự bao vây, cấm vận còn kéo dài, kế hoạch hóa vẫn sẽ được ưu

tiên nhưng sẽ tính đến các xu hướng phát triển của thị trường, sẽ tác động vào

thị trường và có tính đến những đặc điểm của thị trường; thừa nhận và thúc

đẩy các hình thức khác như đầu tư nước ngoài, hợp tác xã, nông dân cá thể,

những người thuê đất… Hiện nay, Đảng Cộng sản Cuba tiếp tục cập nhật mô

hình phát triển kinh tế - xã hội, thông qua chính sách kinh tế vĩ mô, chính

sách thí điểm thành lập hợp tác xã trong hoạt động phi nông nghiệp, thừa

nhận và thúc đẩy các hình thức khác như đầu tư nước ngoài, hợp tác xã, nông

dân cá thể, những người thuê đất… Nhà nước tiếp tục bảo đảm các dịch vụ

giáo dục và y tế không mất tiền cho toàn dân.

Page 30: TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/LA _ Vu The Tung _nop QD_.pdf · Luận án được thực hiện dựa trên

25

Những công trình nghiên cứu trên đã làm sáng tỏ một số nhận thức mới

về tính phổ biến và tính đặc thù trong xây dựng chủ nghĩa xã hội ở một số

quốc gia hiện nay.

1.2. GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ CỦA CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ

CÔNG BỐ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN

1.2.1. Giá trị của các công trình nghiên cứu đã công bố liên quan

đến đề tài luận án

Thứ nhất, về tính phổ biến của nhận thức về chủ nghĩa xã hội, một số

công trình nghiên cứu trên đã chỉ ra nhận thức mới có tính phổ biến của chủ

nghĩa xã hội như: Về chính trị, khẳng định sự lãnh đạo tuyệt đối của các đảng

cộng sản, đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng tư tưởng, xây dựng

nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, xây dựng và hoàn thiện nền chính trị

dân chủ xã hội chủ nghĩa…; Về kinh tế, đẩy mạnh phát triển lực lượng sản

xuất, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; thiết lập chế độ công

hữu các tư liệu sản xuất chủ yếu, thực hiện chế độ phân phối theo lao động

kết hợp với các hình thức phân phối khác, phát triển kinh tế thị trường có sự

quản lý của nhà nước xã hội chủ nghĩa…; Về văn hóa - xã hội, xây dựng nền

văn hóa mới kết tinh những giá trị dân tộc và nhân loại, thực hiện tốt các

chính sách xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội… Những vấn đề có

tính phổ biến của nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội vừa là sự vận dụng sáng

tạo những nguyên lý bền vững của chủ nghĩa Mác - Lênin, vừa là sự bổ sung,

phát triển chủ nghĩa xã hội khoa học trong điều kiện mới.

Thứ hai, về tính đặc thù trong nhận thức về chủ nghĩa xã hội, có một số

công trình nghiên cứu đã chỉ ra những nhận thức riêng biệt của các đảng cộng

sản về mô hình, đặc trưng, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở từng quốc gia,

dân tộc. Về thực chất, đây là sự vận dụng, cụ thể hóa lý luận của chủ nghĩa

Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của mỗi nước. Đồng thời, phản ánh sự sáng

tạo của các đảng cộng sản trong việc tìm tòi, xây dựng bước đi, giải pháp phát

triển riêng, phù hợp với điều kiện và đặc điểm của mỗi quốc gia.

Page 31: TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/LA _ Vu The Tung _nop QD_.pdf · Luận án được thực hiện dựa trên

26

Thứ ba, một số công trình đã có sự so sánh, đối chiếu nhằm làm rõ sự

khác nhau trong nhận thức về chủ nghĩa xã hội giai đoạn trước và sau cải

cách, đổi mới. Đó là sự so sánh về đặc trưng bản chất của chủ nghĩa xã hội

được thể hiện trên các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội và con

đường đi lên chủ nghĩa xã hội giai đoạn trước và sau đổi mới, từ đó, chỉ ra

những điểm mới trong nhận thức của các đảng cộng sản. Ví dụ: nhận thức về

chế độ công hữu với hai thành phần kinh tế là nhà nước, tập thể ở Trung

Quốc, Việt Nam giai đoạn trước cải cách, đổi mới với nền kinh tế nhiều thành

phần, trong đó, kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể giữ vai trò chủ đạo giai

đoạn sau cải cách, đổi mới. Đây thực chất là làm rõ tính quy luật của quá trình

nhận thức, sự phát triển lý luận của các đảng mác-xít.

Thứ tư, ở những mức độ khác nhau, các công trình đã chỉ ra ý nghĩa của

việc nghiên cứu về tính phổ biến, tính đặc thù của nhận thức về chủ nghĩa xã

hội đối với Việt Nam nói riêng và cách mạng thế giới nói chung.

Thứ năm, mặc dù nhiều công trình, tài liệu nghiên cứu được công bố ở

thời điểm chủ nghĩa xã hội trên thế giới đang lâm vào khủng hoảng, thoái trào

nhưng các tác giả vẫn có sự nhất trí cao khi phân tích về tính phổ biến và tính

đặc thù của nhận thức về chủ nghĩa xã hội, về tương lai của chủ nghĩa xã hội.

Những kết quả nghiên cứu này có giá trị tham khảo tốt cho tác giả

trong quá trình thực hiện luận án. Chúng tôi trân trọng kế thừa, tiếp thu có

chọn lọc những kết quả nghiên cứu trên để phục vụ cho thực hiện mục tiêu

nghiên cứu của luận án.

1.2.2. Hạn chế về góc độ tiếp cận của những công trình đã công bố

Những công trình nghiên cứu trên đều là những công trình khoa học có

giá trị lý luận và thực tiễn cao. Tuy nhiên, xét về góc độ tiếp cận các công

trình còn một số hạn chế:

Một là, các công trình khi nghiên cứu về tính phổ biến và tính đặc thù

của nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội, chỉ tập trung vào một lĩnh vực cụ thể

Page 32: TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/LA _ Vu The Tung _nop QD_.pdf · Luận án được thực hiện dựa trên

27

như tính phổ biến và tính đặc thù của kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, nhà

nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa… mà chưa có sự nghiên cứu toàn diện

những nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế,

chính trị, văn hóa, xã hội…

Hai là, có một số công trình khoa học nghiên cứu tính phổ biến và tính

đặc thù của nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội, song mới chỉ dừng lại ở trong

phạm vi một quốc gia cụ thể, một mô hình riêng biệt, chưa có sự nghiên cứu

rộng ở các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới, chưa có sự phân tích, so sánh

những vấn đề có tính phổ biến và tính đặc thù.

Như vậy, mặc dù có những công trình nghiên cứu về chủ nghĩa xã hội,

tính phổ biến và tính đặc thù của chủ nghĩa xã hội, các mô hình về chủ nghĩa

xã hội trên thế giới, nhưng, chưa có công trình nào nghiên cứu về tính phổ

biến và tính đặc thù của những nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội trên thế

giới hiện nay.

1.2.3. Hướng nghiên cứu của luận án

Một là, luận án tập trung nghiên cứu, hệ thống hóa quan điểm của chủ

nghĩa Mác - Lênin về tính phổ biến, tính đặc thù của nhận thức về chủ nghĩa

xã hội; phân tích về tính phổ biến và tính đặc thù của nhận thức về chủ nghĩa

xã hội thời kỳ trước cải cách, đổi mới.

Hai là, phân tích, làm rõ tính phổ biến và tính đặc thù của những nhận

thức mới về chủ nghĩa xã hội ở các nước Trung Quốc, Việt Nam, Cuba, Lào

trong thời kỳ cải cách, đổi mới.

Ba là, luận án rút ra ý nghĩa đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã

hội thế giới và Việt Nam hiện nay.

Page 33: TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/LA _ Vu The Tung _nop QD_.pdf · Luận án được thực hiện dựa trên

28

Chương 2

LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ

CỦA NHẬN THỨC VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

2.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA LUẬN ÁN

2.1.1. Khái niệm tính phổ biến và tính đặc thù

Tính phổ biến và tính đặc thù là những phạm trù triết học thể hiện

những mối quan hệ khách quan của thế giới, cũng như trình độ nhận thức

những quan hệ ấy. Những phạm trù này được hình thành trong tiến trình phát

triển của hoạt động nhận thức và thực tiễn của con người.

Trong triết học, “tính phổ biến” và “tính đặc thù” còn được gọi là “cái

phổ biến” và “cái đặc thù”, chúng có mối quan hệ mật thiết với cặp phạm trù

cái chung và cái riêng. Vì vậy, để làm rõ khái niệm tính phổ biến và tính đặc

thù cần làm rõ những phạm trù có liên quan này.

Theo quan điểm mácxít, “cái riêng” là phạm trù “được dùng để chỉ

một sự vật, một hiện tượng, một quá trình riêng lẻ nhất định” [43, tr.237]. Cái

riêng tồn tại với tư cách là một chỉnh thể trong mối quan hệ độc lập tương đối

với những cái khác, nó bao gồm nhiều mặt, nhiều thuộc tính cấu thành nên.

Tuy nhiên, những mặt, thuộc tính tạo nên cái riêng lại có mức độ phổ biến

khác nhau: có những mặt, thuộc tính chỉ tồn tại ở một cái riêng mà không lặp

lại ở bất kỳ cái riêng nào khác; có những mặt, thuộc tính lặp lại ở một nhóm

nhỏ các sự vật, hiện tượng; có những mặt, thuộc tính có ở tất cả các đối tượng

được xét đến.

Những mặt, yếu tố chỉ tồn tại ở một cái riêng mà không có sự lặp lại ở

những cái khác được gọi là cái đơn nhất. Theo quan điểm duy vật biện chứng,

“cái đơn nhất” là phạm trù “dùng để chỉ những nét, những mặt, những thuộc

tính… chỉ có ở một kết cấu vật chất nhất định và không được lặp lại ở bất cứ

một kết cấu vật chất nào khác” [43, tr.238]. Cái đơn nhất là tiêu chí để tạo

nên sự khác biệt giữa cái riêng này với cái riêng khác.

Page 34: TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/LA _ Vu The Tung _nop QD_.pdf · Luận án được thực hiện dựa trên

29

Những mặt, thuộc tính tồn tại ở nhiều sự vật, hiện tượng khác nhau được

gọi là cái chung. “Cái chung” là phạm trù “dùng để chỉ những mặt, những

thuộc tính chung không những có ở một kết cấu vật chất nhất định, mà còn

được lặp lại trong nhiều sự vật, hiện tượng hay quá trình riêng lẻ khác” [43,

tr.238]. Cái chung là kết quả trừu tượng và khái quát của tư duy về sự giống

nhau, tương đồng mang tính tương đối giữa các thuộc tính nhất định của các sự

vật, hiện tượng. Cái chung của các sự vật, hiện tượng có thể là về thuộc tính vật

lý, hóa học, sinh học… hay những phẩm chất trong lĩnh vực xã hội.

Cái chung lại có thể phân thành cái phổ biến và cái đặc thù. Cái chung

có ở tất cả các sự vật, hiện tượng được nghiên cứu thì được gọi là cái phổ

biến. Cái chung chỉ có ở một loại sự vật hoặc một nhóm nhỏ sự vật mà không

xuất hiện ở những sự vật khác thì được gọi là cái đặc thù.

Theo Từ điển Triết học:

Mỗi sự vật riêng lẻ đều được lĩnh hội như là một cái đơn nhất.

Những cái đơn nhất cũng có những đặc trưng chung, những nét

và đặc tính chung vốn chỉ có ở những nhóm nhỏ các sự vật thì khi

đó chúng là cái đặc thù, còn những nét đặc tính chung ấy vốn có

ở tất cả các sự vật và hiện tượng, thì khi đó chúng là cái phổ biến

[49, tr.190-191].

Theo các tác giả Nguyễn Hữu Đổng, Phạm Thế Lực: “Cái có sự lặp lại

ở nhiều sự vật, hiện tượng khác nhau được gọi là cái chung. Cái chung có mặt

xuất hiện ở một số sự vật, nhưng không xuất hiện ở những sự vật khác được

gọi là cái đặc thù. Cái chung có ở mọi sự vật được gọi là cái chung nhất hay

cái phổ biến” [32, tr.10-11].

Từ những quan niệm trên cho thấy, trong mỗi sự vật, hiện tượng riêng

lẻ đều có những đặc tính chung, những đặc tính chung có ở hầu hết (hoặc tất

cả) các sự vật, hiện tượng được xét đến thì được gọi là tính phổ biến, những

đặc tính chung chỉ có ở một loại sự vật hoặc những nhóm nhỏ sự vật, hiện

tượng được gọi là tính đặc thù.

Page 35: TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/LA _ Vu The Tung _nop QD_.pdf · Luận án được thực hiện dựa trên

30

Mối quan hệ giữa tính phổ biến và tính đặc thù: tính phổ biến và tính

đặc thù luôn có mối quan hệ khăng khít, không tách rời nhau, quy định lẫn

nhau, chúng là một bộ phận của cái riêng, tồn tại trong cái riêng và thông qua

cái riêng, chúng phản ánh tính thống nhất khách quan của các sự vật, hiện

tượng của thế giới, trong sự tồn tại, vận động, phát triển của các sự vật, hiện

tượng đó gắn với điều kiện lịch sử cụ thể. Sự giống nhau cơ bản của các sự

vật, các quá trình chỉ là biểu hiện của mối quan hệ khách quan sâu sắc đó.

Hình thức của tính phổ biến trong tự nhiên, - Ăng-ghen viết, - đó là quy

luật… Hình thức của tính phổ biến là hình thức của sự hoàn chỉnh bên trong

và, do đó, là hình thức của tính vô hạn; nó là sự liên kết nhiều sự vật hữu hạn

thành cái vô hạn. Vì vậy, cái phổ biến thể hiện sự phong phú của cái đặc thù,

cái cá thể, cái riêng lẻ.

Mối quan hệ giữa cái phổ biến và cái đặc thù còn thể hiện ở chỗ, cái

này lấy cái kia làm tiền đề cho sự tồn tại và phát triển của mình. Trong Từ

điển Triết học có viết: “Phép biện chứng của cái đơn nhất, cái đặc thù, cái phổ

biến nằm trong mối liên hệ của chúng, ở chỗ cái đơn nhất không thể tồn tại

nếu không có cái phổ biến, cái phổ biến không thể tồn tại nếu không có cái

đơn nhất và trong điều kiện nào đó, cái đơn nhất có thể chuyển hóa thành cái

đặc thù và cái phổ biến, v.v…”.

Sự chuyển hóa giữa cái đơn nhất, cái phổ biến và cái đặc thù gắn liền

với quá trình vận động, phát triển của các sự vật, hiện tượng; với sự hình

thành cái mới và sự mất đi của cái cũ. Sự chuyển hóa đó diễn ra theo một cơ

chế nhất định, thông qua cái đặc thù, cái đơn nhất có thể chuyển hóa dần dần

thành cái phổ biến và ngược lại, cũng thông qua cái đặc thù, cái phổ biến có

thể chuyển hóa thành cái đơn nhất. Trong tự nhiên và xã hội, cái mới khi xuất

hiện lần đầu nó chỉ là cái đơn nhất, nếu cái đơn nhất này là tiến bộ, phù hợp,

nó sẽ dần chuyển thành cái đặc thù và phát triển lên trở thành cái phổ biến.

Cái cũ khi không còn phù hợp thì nó sẽ chuyển dần thành cái đặc thù, cái đơn

Page 36: TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/LA _ Vu The Tung _nop QD_.pdf · Luận án được thực hiện dựa trên

31

nhất rồi mới mất hẳn. Trong xã hội, sự chuyển hóa cái mới từ cái đơn nhất

thành cái đặc thù, cái phổ biến là một quá trình lâu dài, phức tạp, với nhiều

bước quá độ, trung gian, nhiều khi có cả những thất bại tạm thời.

Việc nghiên cứu về mối quan hệ giữa tính phổ biến và tính đặc thù có ý

nghĩa quan trọng trong nhận thức và cải tạo thế giới, đặc biệt, trong quá trình

xây dựng chủ nghĩa xã hội, việc phân tích về mối liên hệ biện chứng này sẽ

làm rõ được những quy luật chung của chủ nghĩa xã hội và sự thể hiện đặc

thù, độc đáo, sáng tạo những quy luật ấy ở từng quốc gia riêng lẻ.

2.1.2. Khái niệm chủ nghĩa xã hội

Chủ nghĩa xã hội là một khái niệm xuất hiện trước sự ra đời của chủ

nghĩa Mác. Theo Từ điển Tân Anh ngữ cho các nguồn gốc lịch sử (A New

English Dictionary on Historical Principles) xuất bản năm 1888 của Oxford

thì khái niệm về chủ nghĩa xã hội lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại

được ông Pielơrut xơ (Pierre Leroux, 1797 - 1871) đưa ra năm 1832 trên tờ

báo Le Globe.

Chủ nghĩa xã hội là một khái niệm rộng bao gồm nhiều nghĩa khác

nhau, khái niệm này đã được nhiều nhà khoa học, nhiều công trình khoa học

đề cập tới. Tuy nhiên, tùy từng cách tiếp cận có thể đưa ra quan điểm khác

nhau về chủ nghĩa xã hội. Có một số cách tiếp cận cơ bản sau:

Theo Từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê (chủ biên), chủ nghĩa xã hội

được hiểu là: “Giai đoạn đầu, giai đoạn thấp của chủ nghĩa cộng sản, theo chủ

nghĩa Marx” [83, tr.173].

Theo Chủ nghĩa cộng sản khoa học Từ điển, chủ nghĩa xã hội là:

Chế độ xã hội thay thế chủ nghĩa tư bản. Một chế độ xã hội mà đặc

điểm là chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, không có tình trạng

người bóc lột người, có nền sản xuất xã hội kế hoạch hóa trong

phạm vi toàn xã hội; là giai đoạn đầu của hình thái kinh tế - xã hội

cộng sản chủ nghĩa [1, tr.400].

Page 37: TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/LA _ Vu The Tung _nop QD_.pdf · Luận án được thực hiện dựa trên

32

Những cách tiếp cận trên cho thấy, chủ nghĩa xã hội được hiểu là giai

đoạn đầu của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa, là một chế độ xã

hội ra đời thay thế cho CNTB với những đặc trưng là chế độ công hữu về

những tư liệu sản xuất, xóa bỏ áp bức, bóc lột, thực hiện bình đẳng, giải

phóng con người…

Theo Từ điển Bách Khoa Việt Nam (1995), chủ nghĩa xã hội được hiểu

theo hai nghĩa: thứ nhất, chủ nghĩa xã hội là “trào lưu tư tưởng, học thuyết

chính trị” [42, tr.517], trào lưu này được hình thành và phát triển qua hai trình

độ là chủ nghĩa xã hội không tưởng và chủ nghĩa xã hội khoa học; thứ hai, chủ

nghĩa xã hội được hiểu là một chế độ xã hội hiện thực, “xã hội xã hội chủ nghĩa

được xây dựng trong thực tế” [42, tr.517], chế độ này xuất hiện từ sau thắng lợi

của Cách mạng Tháng Mười Nga 1917 và sau đó phát triển thành một hệ thống

trên thế giới.

Theo quan điểm của PGS.TS. Nguyễn Đức Bách, khái niệm chủ nghĩa

xã hội được trình bày với 5 nội dung cơ bản sau: (1) Chủ nghĩa xã hội là những

nhu cầu và hoạt động thực tiễn của nhân dân trong sản xuất và thực thi dân chủ

(quyền lực của dân); (2) Chủ nghĩa xã hội là những phong trào thực tiễn của

nhân dân đấu tranh chống chế độ tư hữu, áp bức, bóc lột; giành dân chủ; (3)

Chủ nghĩa xã hội là ước mơ, lý tưởng của nhân dân về xã hội không còn chế độ

tư hữu, không có giai cấp, không có áp bức, bóc lột; nhân dân làm chủ, hạnh

phúc…; (4) Chủ nghĩa xã hội là những tư tưởng, học thuyết về giải phóng con

người và xã hội, (trước Mác là “Chủ nghĩa xã hội không tưởng”, từ Mác là Chủ

nghĩa xã hội khoa học); (5) Chủ nghĩa xã hội là chế độ xã hội hiện thực, do

nhân dân mỗi nước xây dựng dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân thông

qua đảng của nó [4, tr.154-172].

Kế thừa từ những quan niệm trên, tác giả luận án cho rằng, thuật ngữ chủ

nghĩa xã hội được nhận thức theo những nghĩa cơ bản sau:

Page 38: TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/LA _ Vu The Tung _nop QD_.pdf · Luận án được thực hiện dựa trên

33

Một là, chủ nghĩa xã hội là một phong trào thực tiễn, đó là những phong

trào đấu tranh của quần chúng nhân dân lao động chống lại giai cấp thống trị,

chống lại mọi sự áp bức, bóc lột, bất công, đòi lại quyền bình đẳng, quyền dân

chủ để nhân dân được hoàn toàn giải phóng. Những phong trào hiện thực này

bắt đầu xuất hiện từ trong xã hội chiếm hữu nô lệ, phản ánh cuộc đấu tranh của

giai cấp nô lệ và nhân dân lao động chống giai cấp chủ nô và kéo dài trong các

xã hội còn tồn tại giai cấp và áp bức giai cấp.

Hai là, chủ nghĩa xã hội với tư cách là mơ ước, lý tưởng, khát vọng của

nhân dân lao động về một xã hội tốt đẹp, không còn giai cấp, áp bức, bóc lột,

nghèo nàn lạc hậu, chiến tranh và tội ác…, con người được giải phóng, có

quyền dân chủ - quyền lực của dân.

Ba là, chủ nghĩa xã hội với ý nghĩa là tư tưởng, lý luận, học thuyết về

giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội, giải phóng con người khỏi chế độ tư

hữu, áp bức, bóc lột, bất công; về xây dựng một xã hội mới dựa trên chế độ

công hữu, không còn giai cấp và đối kháng giai cấp, một xã hội dân chủ, văn

minh, con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển

toàn diện. Chủ nghĩa xã hội với ý nghĩa là tư tưởng, lý luận, học thuyết trải qua

hai thời kỳ phát triển (từ thế kỷ XVI đến trước khi chủ nghĩa Mác ra đời được

gọi là chủ nghĩa xã hội không tưởng; từ khi chủ nghĩa Mác ra đời (1848) được

gọi là chủ nghĩa xã hội khoa học).

Bốn là, chủ nghĩa xã hội với ý nghĩa là chế độ xã hội hiện thực, đó là

một chế độ chính trị - kinh tế - xã hội được thiết lập trên thực tế sau khi giai

cấp công nhân, dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản, giành được chính quyền,

từ đó xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật của xã hội với kiến trúc thượng tầng về

chính trị, tư tưởng, văn hoá phù hợp, theo những nguyên lý, quy luật của chủ

nghĩa xã hội khoa học kết hợp với điều kiện lịch sử cụ thể của từng quốc gia.

Chủ nghĩa xã hội hiện thực trên thế giới ra đời từ sau thắng lợi của Cách mạng

Page 39: TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/LA _ Vu The Tung _nop QD_.pdf · Luận án được thực hiện dựa trên

34

xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga năm 1917, trở thành hệ thống trên thế giới

từ sau năm 1945 và trải qua nhiều giai đoạn phát triển.

Như vậy, có nhiều cách tiếp cận khác nhau về chủ nghĩa xã hội. Tuy

nhiên, trong luận án này, khi đề cập đến “tính phổ biến và tính đặc thù của

nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội trên thế giới hiện nay” thì khái niệm “chủ

nghĩa xã hội” được sử dụng chủ yếu với hai nghĩa: một là, chủ nghĩa xã hội với

ý nghĩa là tư tưởng, lý luận, học thuyết; hai là, chủ nghĩa xã hội với ý nghĩa là

một chế độ xã hội hiện thực.

2.1.3. Khái niệm nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội

Khái niệm, bản chất của nhận thức: theo quan điểm của chủ nghĩa duy

vật biện chứng, nhận thức là quá trình phản ánh tích cực, tự giác, sáng tạo hiện

thực khách quan vào trong đầu óc con người trên cơ sở thực tiễn, nhằm sáng

tạo ra những tri thức về hiện thực khách quan đó. Nhận thức là một quá trình

biện chứng, đó là quá trình đi từ chưa biết đến biết, từ biết ít đến biết nhiều, từ

chưa đầy đủ đến đầy đủ hơn. Do đó, việc thay đổi, bổ sung và phát triển nhận

thức là một quá trình diễn ra liên tục.

Thực tiễn là cơ sở, động lực chủ yếu và trực tiếp nhất của nhận thức, là

mục đích của nhận thức, đồng thời là tiêu chuẩn của chân lý. Với vai trò đó, khi

thực tiễn vận động, thay đổi, nó đòi hỏi nhận thức cũng phải có sự thay đổi

theo, những nhận thức cũ không phù hợp sẽ bị loại bỏ và mất đi, nhận thức mới

tiến bộ sẽ ra đời thay thế cho nhận thức cũ lạc hậu. Tuy nhiên, nhận thức mới

không phải là sự phủ định sạch trơn đối với những nhận thức cũ mà là sự kế

thừa, bổ sung, phát triển và sáng tạo tri thức mới cho phù hợp với bối cảnh lịch

sử đó.

Nhận thức về chủ nghĩa xã hội thực chất là quá trình phản ánh các quy

luật, đặc trưng, bản chất, cách thức xây dựng chủ nghĩa xã hội vào đầu óc con

người. Nhận thức về chủ nghĩa xã hội có thể chia làm bốn thời kỳ chính: thời

kỳ những nhà CNXH không tưởng nhận thức về chủ nghĩa xã hội; thời kỳ các

Page 40: TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/LA _ Vu The Tung _nop QD_.pdf · Luận án được thực hiện dựa trên

35

nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin nhận thức về chủ nghĩa xã hội; thời

kỳ các đảng cộng sản nhận thức về chủ nghĩa xã hội giai đoạn trước cải cách,

cải tổ, đổi mới; thời kỳ các đảng cộng sản nhận thức về chủ nghĩa xã hội giai

đoạn cải cách, đổi mới (hay là nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội).

Nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội là nhận thức của các đảng cộng sản

về bản chất, đặc trưng, con đường, biện pháp xây dựng chủ nghĩa xã hội, hình

thành trong quá trình cải cách, đổi mới. Đó là những nhận thức đúng quy luật,

phù hợp với thực tiễn; có sự bổ sung, phát triển những nguyên lý khoa học,

cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên

chủ nghĩa xã hội; có sự khác biệt với nhận thức của các đảng cộng sản thời kỳ

trước cải cách, đổi mới; có sự kết hợp hài hòa giữa tính phổ biến và tính đặc

thù; phù hợp với điều kiện, đặc điểm của mỗi quốc gia và phản ánh xu thế phát

triển chung của thời đại.

Cơ sở để xác định nhận thức “mới” về chủ nghĩa xã hội căn cứ vào hai

tiêu chí sau: Một là, căn cứ vào thời gian, nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội là

những nhận thức xuất hiện trong thời kỳ cải cách, đổi mới (dùng để phân biệt

với nhận thức truyền thống về chủ nghĩa xã hội - giai đoạn trước cải cách, đổi

mới). Hai là, căn cứ vào nội dung, những nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội là

những nhận thức có sự bổ sung, phát triển so với quan điểm của các nhà kinh

điển của chủ nghĩa Mác - Lênin và quan điểm của các đảng cộng sản giai đoạn

trước cải cách, đổi mới.

Nguyên tắc của những nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội: khi bước vào

cải cách, đổi mới, các nước xã hội chủ nghĩa đã nêu ra những nguyên tắc cơ

bản, định hướng cho toàn bộ quá trình cải cách, đổi mới nói chung và “nhận

thức mới về chủ nghĩa xã hội” nói riêng. Ở Trung Quốc, đó là bốn nguyên tắc

cơ bản chỉ đạo quá trình xây dựng “chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc”; ở

Việt Nam, Hội nghị Trung ương VI khóa VI (1989) đề ra 6 nguyên tắc cơ bản

Page 41: TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/LA _ Vu The Tung _nop QD_.pdf · Luận án được thực hiện dựa trên

36

cho sự nghiệp đổi mới… Các nguyên tắc này được hoàn thiện trong quá trình

cải cách, đổi mới, nhưng có thể khái quát chung là:

Một là, nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội không phải là từ bỏ mục tiêu

chủ nghĩa xã hội mà là “kiên trì” và làm cho chủ nghĩa xã hội được nhận thức

đúng đắn, đầy đủ, sáng tạo hơn và được xây dựng có hiệu quả hơn.

Hai là, cải cách, đổi mới không phải là xa rời mà là nhận thức đúng, vận

dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin trong điều kiện cụ thể ở mỗi

quốc gia dân tộc.

Ba là, cải cách, đổi mới là phải kiên trì, bảo đảm sự lãnh đạo của đảng

cộng sản, đó là nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc cải cách, đổi mới

đất nước. Không ngừng hoàn thiện hệ thống chính trị, mở rộng dân chủ trong

nhân dân.

Bốn là, nhận thức mới về CNXH không phải là quá trình phủ định sạch

trơn những nhận thức trước đó mà là quá trình nhận thức toàn diện, đồng bộ, có

kế thừa, có bước đi, hình thức và cách làm phù hợp. Phải đổi mới từ nhận thức,

tư duy đến hoạt động thực tiễn; từ kinh tế, chính trị, văn hóa đến tất cả các lĩnh

vực của đời sống xã hội; từ hoạt động lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà

nước đến hoạt động cụ thể trong từng bộ phận của hệ thống chính trị. Đổi mới

tất cả các mặt của đời sống xã hội nhưng phải có trọng tâm, trọng điểm, có

những bước đi thích hợp.

Năm là, nhận thức mới về CNXH trên cơ sở lợi ích của nhân dân, dựa

vào nhân dân, phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của nhân dân, xuất phát từ

thực tiễn, nhạy bén với cái mới. Cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, vì nhân

dân và do nhân dân. Dựa vào nhân dân, xuất phát từ thực tiễn và thường xuyên

tổng kết thực tiễn, phát hiện nhân tố mới, từng bước tìm ra quy luật phát triển.

Phát huy cao độ nội lực, đồng thời ra sức tranh thủ ngoại lực, kết hợp sức mạnh

dân tộc với sức mạnh thời đại trong điều kiện mới.

Page 42: TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/LA _ Vu The Tung _nop QD_.pdf · Luận án được thực hiện dựa trên

37

2.2. QUAN NIỆM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN VỀ TÍNH PHỔ BIẾN

VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

2.2.1. Quan niệm của chủ nghĩa Mác - Lênin về tính phổ biến của

nhận thức về chủ nghĩa xã hội

Theo quan điểm duy vật lịch sử, tính phổ biến của nhận thức về chủ

nghĩa xã hội là nhận thức chung về những vấn đề có tính quy luật, những

giá trị bền vững được chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ ra, phản ánh những nét

đặc trưng, bản chất của chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã

hội mà các quốc gia có thể vận dụng vào trong quá trình xây dựng chủ

nghĩa xã hội.

2.2.1.1. Trên lĩnh vực chính trị

Thứ nhất, bảo đảm sự lãnh đạo của giai cấp công nhân thông qua đội

tiên phong của mình là đảng cộng sản.

Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ rõ, giai cấp công nhân

chỉ có thể hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình khi có chính đảng cách mạng,

để tập hợp và lãnh đạo toàn thể giai cấp công nhân, nhân dân lao động chống

lại giai cấp tư sản. Bàn về vai trò của Đảng trong sự nghiệp cách mạng của giai

cấp công nhân, trong tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (1848), C.Mác

và Ph.Ăngghen chỉ rõ:

Về mặt thực tiễn, những người cộng sản là bộ phận kiên quyết nhất

trong các đảng công nhân ở tất cả các nước, là bộ phận luôn thúc đẩy

phong trào tiến lên, về mặt lý luận, họ hơn bộ phận còn lại của giai

cấp vô sản ở chỗ là họ hiểu rõ những điều kiện, tiến trình và kết quả

chung của phong trào vô sản [62, tr.614-615].

V.I.Lênin đã kế thừa quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen về đảng

cộng sản, bổ sung, phát triển lý luận đó, nêu ra quan điểm về xây dựng đảng

kiểu mới, theo đó, đảng vô sản kiểu mới là đội tiên phong giác ngộ và có tổ

chức của giai cấp công nhân, đồng thời đoàn kết những đại biểu tiên tiến nhất

Page 43: TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/LA _ Vu The Tung _nop QD_.pdf · Luận án được thực hiện dựa trên

38

của các giai cấp, tầng lớp lao động đứng trên lập trường của giai cấp công

nhân. V.I.Lênin đã chỉ rõ vai trò của lý luận cách mạng: “Không có lý luận

cách mạng thì không thể có phong trào cách mạng”; luận chứng một cách khoa

học các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng, trong đó, tập trung dân chủ là

nguyên tắc tổ chức quan trọng nhất của xây dựng đảng kiểu mới và nêu tiêu

chuẩn của đảng viên. Đây là điều kiện để xây dựng đảng thành một tổ chức

chặt chẽ, là tiền đề vô cùng quan trọng để giai cấp công nhân hoàn thành sứ

mệnh lịch sử toàn thế giới của mình.

Thứ hai, xây dựng và hoàn thiện nhà nước chuyên chính vô sản trên nền

tảng liên minh giữa giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và các tầng lớp

nhân dân lao động khác. Nhà nước chuyên chính vô sản là nhà nước kiểu mới,

nhà nước do đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo nhân dân tổ chức ra. Chủ

yếu thông qua nhà nước mà đảng lãnh đạo xã hội về mọi mặt, nhân dân lao

động thực hiện quyền lực và lợi ích của mình trên mọi phương diện của xã hội,

ngày càng tham gia vào công việc của nhà nước. Sự liên minh giữa giai cấp

công nhân, giai cấp nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động là cơ sở chính

trị - xã hội của nhà nước chuyên chính vô sản

Nhà nước xã hội chủ nghĩa không còn là nhà nước nguyên nghĩa mà là

“nhà nước nửa nhà nước” với chức năng cơ bản là tổ chức xây dựng xã hội mới

cao hơn CNTB, tính tự giác, tự quản cao của nhân dân, thể hiện quyền làm chủ

và lợi ích của mình ngày càng rõ.

Thứ ba, mở rộng và phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa trong nhân

dân. Dân chủ xã hội chủ nghĩa là một giá trị cốt lõi của chủ nghĩa xã hội, bởi

vậy, C.Mác và Ph.Ăngghen cho rằng, “bước thứ nhất trong cuộc cách mạng

công nhân là giai cấp vô sản biến thành giai cấp thống trị, là giành lấy dân

chủ”, đó là cuộc cách mạng đưa nhân dân lao động từ địa vị làm thuê trở

thành người làm chủ, đứng ra tổ chức, quản lý và xây dựng xã hội mới. Nền

dân chủ XHCN do đảng cộng sản lãnh đạo, dựa trên chế độ công hữu về

Page 44: TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/LA _ Vu The Tung _nop QD_.pdf · Luận án được thực hiện dựa trên

39

những tư liệu sản xuất chủ yếu và dựa trên nền tảng lý luận chủ chủ nghĩa

Mác - Lênin để xây dựng nền văn hóa mới, con người mới. Dân chủ xã hội

chủ nghĩa là dân chủ của số đông và tạo điều kiện cho số đông ngày càng

tham gia nhiều vào công việc của nhà nước và xã hội, dân chủ gắn bó chặt

chẽ với chuyên chính.

2.2.1.2. Trên lĩnh vực kinh tế

Thứ nhất, phát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện

đại. Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ rõ, giai cấp công nhân

khi trở thành giai cấp thống trị, thì nhiệm vụ quan trọng nhất là phải “tăng thật

nhanh số lượng những lực lượng sản xuất”, xây dụng nền kinh tế hiện đại với

năng suất lao động xã hội cao, bởi: “xét đến cùng, thì năng suất lao động là cái

quan trọng nhất, chủ yếu nhất cho thắng lợi của chế độ xã hội mới” [56, tr.25].

Thứ hai, từng bước xóa bỏ chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư

liệu sản xuất, thiết lập và hoàn thiện chế độ công hữu về những tư liệu sản xuất

chủ yếu; tổ chức lao động mới; thực hiện phân phối theo lao động. C.Mác và

Ph.Ăngghen khẳng định: Đặc trưng của chủ nghĩa cộng sản không phải là xóa

bỏ chế độ sở hữu nói chung mà là xóa bỏ chế độ sở hữu tư sản. Trong Tuyên

ngôn của Đảng Cộng sản, các ông viết:

Đặc trưng của chủ nghĩa xã hội không phải là xoá bỏ chế độ sở hữu

nói chung, mà là xoá bỏ chế độ sở hữu tư sản.

Nhưng chế độ tư hữu tư sản hiện thời, lại là biểu hiện cuối cùng và

đầy đủ nhất của phương thức sản xuất và chiếm hữu sản phẩm dựa

trên những đối kháng giai cấp, trên cơ sở những người này bóc lột

của những người kia.

Theo ý nghĩa đó, những người cộng sản có thể tóm tắt lý luận của mình

thành một luận điểm duy nhất là: xóa bỏ chế độ tư hữu [62, tr.615-616].

Xóa bỏ chế độ tư hữu tư bản là nhu cầu khách quan của sự phát triển lực

lượng sản xuất ngày càng xã hội hóa và mâu thuẫn gay gắt với quan hệ sản

Page 45: TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/LA _ Vu The Tung _nop QD_.pdf · Luận án được thực hiện dựa trên

40

xuất tư bản chủ nghĩa (TBCN). Xóa bỏ chế độ tư hữu tư bản không phải là

đồng nghĩa với xóa bỏ sở hữu cá nhân do lao động, từ thành quả lao động của

mỗi người, trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, C.Mác và Ph.Ăngghen viết:

“Điều chúng tôi muốn, là xóa bỏ tính chất bi thảm của các phương thức chiếm

hữu nó khiến cho người công nhân chỉ sống để làm tăng thêm tư bản và chỉ

sống trong chừng mực mà lợi ích của giai cấp thống trị đòi hỏi” [62, tr.617].

Thủ tiêu chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa, xác lập chế độ công hữu về

những tư liệu sản xuất chủ yếu là nhằm tạo ra cơ sở kinh tế để xây dựng một xã

hội công bằng, bình đẳng, tiến bộ. Tuy nhiên, đây là một quá trình lâu dài, khó

khăn, phức tạp, không thể ngay lập tức được. Trong Những nguyên lý của chủ

nghĩa cộng sản, khi trả lời câu hỏi: Liệu có thể thủ tiêu ngay lập tức chế độ tư

hữu được không? Ăngghen viết:

Không, không thể được cũng y như không thể làm cho lực lượng sản

xuất hiện có tăng lên ngay lập tức đến mức cần thiết để xây dựng

một nền kinh tế công hữu. Cho nên cuộc cách mạng của giai cấp vô

sản đang có tất cả những triệu chứng là sắp nổ ra, sẽ chỉ có thể cải

tạo xã hội hiện nay một cách dần dần, và chỉ khi nào đã tạo nên được

một khối lượng tư liệu sản xuất cần thiết cho việc cải tạo đó thì khi

ấy mới thủ tiêu được chế độ tư hữu [62, tr.469].

Về tổ chức lao động mới, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin

rất quan tâm và coi trọng việc tổ chức lao động và kỷ luật lao động nhằm khắc

phục những tàn dư của tình trạng lao động bị tha hóa trong xã hội cũ và tạo ra

một kiểu tổ chức lao động cao hơn so với chủ nghĩa tư bản. V.I.Lênin chỉ rõ:

chuyên chính vô sản không phải chỉ là bạo lực và chủ yếu là bạo lực, cơ sở

kinh tế của chuyên chính vô sản chính là việc giai cấp vô sản đưa ra được và

thực hiện được kiểu tổ chức lao động xã hội cao hơn so với chủ nghĩa tư bản.

Các nhà kinh điển nhấn mạnh, chỉ có tổ chức hết sức chặt chẽ và kỷ luật

lao động nghiêm ngặt mới dẫn tới chủ nghĩa xã hội. Lao động được tổ chức có

Page 46: TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/LA _ Vu The Tung _nop QD_.pdf · Luận án được thực hiện dựa trên

41

kế hoạch, kỷ luật chặt chẽ theo quy định chung của pháp luật, pháp chế xã hội

chủ nghĩa, vừa có tính tự nguyện, tự giác là đặc trưng của chủ nghĩa xã hội.

Thực hiện phân phối theo lao động, chủ nghĩa xã hội thực hiện hình thức

phân phối theo lao động. Đây là nguyên tắc phân phối cơ bản trong chủ nghĩa

xã hội. Theo nguyên tắc này, trong quá trình lao động cụ thể, sau khi đã trừ đi

những khoản đóng góp chung cho xã hội để tái sản xuất và cho phúc lợi xã hội

mỗi người lao động sẽ nhận được từ xã hội một số lượng sản phẩm tiêu dùng

trị giá tương đương số lượng, chất lượng và hiệu quả lao động mà họ cung cấp

cho xã hội được lượng hóa bằng giá trị hoặc vật phẩm. Nguyên tắc này thể hiện

sự công bằng dưới chủ nghĩa xã hội, nó phù hợp với tính chất và trình độ phát

triển của lực lượng sản xuất trong giai đoạn này.

2.2.1.3. Trên lĩnh vực văn hóa - xã hội

Thứ nhất, chủ nghĩa xã hội có nền văn hóa phát triển cao, kết tinh những

giá trị văn hóa dân tộc và nhân loại. Khi nghiên cứu về sự thay đổi của các

phương thức sản xuất, C.Mác đã kết luận rằng: chính sự thay đổi của phương

thức sản xuất mà trước hết do sự thay đổi của lực lượng sản xuất sẽ quyết định

sự biến đổi của đời sống tinh thần, quyết định sự chuyển biến từ một nền văn

hóa này sang một nền văn hoá cao hơn.

Khi CNXH ra đời thay thế cho CNTB, tất yếu ra đời nền văn hóa mới -

"nền văn hoá vô sản" hay “nền văn hoá xã hội chủ nghĩa”. Đây là nền văn hóa

kế thừa, kết tinh những giá trị văn hóa mà nhân loại đã tạo ra qua mọi thời đại,

đồng thời, là nền văn hóa của mỗi quốc gia mang đậm dấu ấn dân tộc với sự

tham gia của toàn thể nhân dân và vì lợi ích nhân dân. V.I.Lênin viết:

… văn hoá vô sản không phải bỗng nhiên mà có, nó không phải do

những người tự cho mình là chuyên gia về văn hoá vô sản phát minh

ra. Đó là điều ngu ngốc. Văn hoá vô sản phải là sự phát triển hợp quy

luật, của tổng số kiến thức mà loài người đã tích luỹ được dưới ách

thống trị của xã hội tư bản, xã hội của bọn địa chủ, xã hội của bọn

quan liêu [57, tr.361].

Page 47: TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/LA _ Vu The Tung _nop QD_.pdf · Luận án được thực hiện dựa trên

42

Để xây dựng chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản, cần phải có những

người cộng sản và theo V.I.Lênin thì "người ta chỉ có thể trở thành người cộng

sản khi biết làm giàu trí óc của mình bằng sự hiểu biết tất cả những kho tàng tri

thức mà nhân loại đã tạo ra" [57, tr.362].

Thứ hai, chủ nghĩa xã hội thực hiện giải phóng con người, tạo điều kiện

cho con người phát triển toàn diện. Giải phóng con người là mục tiêu cao nhất

của chủ nghĩa xã hội, CNCS, đó là một sự giải phóng toàn diện đối với con

người trên các mặt: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, đời sống vật chất và đời

sống tinh thần để tạo điều kiện cho con người phát triển toàn diện. Mục tiêu đó

thể hiện bản chất nhân văn, nhân đạo cao cả của chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa

cộng sản.

Trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, C.Mác và Ph.Ăngghen đã dự

báo về xã hội tương lai: “thay cho xã hội tư sản cũ, với những giai cấp và

đối kháng giai cấp của nó, sẽ xuất hiện một liên hợp, trong đó sự phát triển

tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi

người” [62, tr.628].

2.2.2. Quan niệm của chủ nghĩa Mác - Lênin về tính đặc thù của

nhận thức về chủ nghĩa xã hội

Khi bàn đến tính đặc thù của nhận thức về chủ nghĩa xã hội, các nhà

kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ nêu những vấn đề có tính phương

pháp luận cho quá trình nhận thức và xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa. Đây là

những định hướng hết sức quan trọng để trên cơ sở đó, các đảng cộng sản ở các

nước xã hội chủ nghĩa vận dụng linh hoạt các vấn đề có tính phổ biến vào điều

kiện cụ thể từng nước để tìm ra con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội riêng,

phù hợp với dân tộc mình. Đồng thời, tránh việc nhận thức giản đơn về chủ

nghĩa xã hội; tránh sự dập khuôn máy những mô hình và con đường đi lên chủ

nghĩa xã hội của nước này cho nước khác; tránh sự đề cao tính phổ biến, coi

nhẹ tính đặc thù và ngược lại.

Page 48: TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/LA _ Vu The Tung _nop QD_.pdf · Luận án được thực hiện dựa trên

43

Một là, khi áp dụng những nguyên lý phổ biến của chủ nghĩa xã hội

khoa học phải căn cứ vào tính đặc thù của từng quốc gia, dân tộc

Cùng với việc chỉ rõ và phân tích những vấn đề có tính phổ biến của

nhận thức về chủ nghĩa xã hội, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin

cũng nhấn mạnh rằng: các vấn đề phổ biến này lại được biểu hiện một cách

khác nhau trong những điều kiện đặc thù ở từng quốc gia riêng biệt với trình độ

phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, truyền thống lịch sử, đặc điểm dân tộc…

không giống nhau. Đó là biểu hiện tính đặc thù và nó đòi hỏi việc vận dụng

những nguyên lý của CNXH khoa học cần phải phù hợp với điều kiện của từng

quốc gia cụ thể. Trong Lời tựa cho bản viết bằng tiếng Đức Tuyên ngôn của

Đảng Cộng sản viết năm 1872, C.Mác và Ph. Ăngghen nhấn mạnh: “…Chính

ngay trong Tuyên ngôn cũng đã giải thích rõ rằng bất cứ ở đâu và bất cứ lúc

nào, việc áp dụng những nguyên lý đó cũng phải tùy theo hoàn cảnh lịch sử

đương thời, và do đấy, không nên quá câu nệ vào những biện pháp cách mạng

nêu ra ở cuối chương II” [63, tr.128].

Trong tác phẩm Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội từ không tưởng đến

khoa học, Ph.Ăngghen viết: “Muốn làm cho chủ nghĩa xã hội thành một khoa

học thì trước hết phải đặt chủ nghĩa xã hội trên một cơ sở hiện thực” [64,

tr.293]. Tới năm 1891, Ph.Ăngghen tiếp tục nhắc nhở: Biện pháp nào là cần

thiết trước hết, điều đó còn tùy thuộc vào điều kiện không gian và thời gian, về

vấn đề này không thể nói gì trước được và nói chung không thể nói gì được.

Kế thừa những quan điểm của chủ nghĩa Mác về tính phổ biến và tính

đặc thù trong nhận thức và xây dựng chủ nghĩa xã hội, năm 1916, trong tác

phẩm Về một sự biếm họa chủ nghĩa Mác, V.I.Lênin chỉ ra quy luật chung của

lịch sử loài người là tiến lên CNXH, đồng thời cũng nhấn mạnh tính đặc thù

của nhận thức về chủ nghĩa xã hội:

Tất cả các dân tộc đều sẽ đi đến chủ nghĩa xã hội, đó là điều không

tránh khỏi, nhưng tất cả các dân tộc đều tiến tới chủ nghĩa xã hội

Page 49: TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/LA _ Vu The Tung _nop QD_.pdf · Luận án được thực hiện dựa trên

44

không phải một cách hoàn toàn giống nhau; mỗi dân tộc sẽ đưa đặc

điểm của mình vào hình thức này hay hình thức khác của chế độ dân

chủ, vào loại này hay loại khác của chuyên chính vô sản, vào nhịp độ

này hay nhịp độ khác của việc cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với các

mặt khác nhau của đời sống xã hội [53, tr.160].

Như vậy, V.I. Lênin đã chỉ ra quy luật chung của lịch sử nhân loại là các

quốc gia sẽ đi lên chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, V.I. Lênin cũng nhấn mạnh

rằng, mỗi quốc gia, trên cơ sở đặc điểm dân tộc mình, sẽ có những cách thức,

biện pháp đi lên chủ nghĩa xã hội khác nhau, tạo lên sự đa dạng của các mô

hình và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Các quốc gia khi đi lên chủ nghĩa

xã hội cần phải áp dụng linh hoạt những nguyên lý có tính phổ biến như: xây

dựng chuyên chính vô sản, chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa… Đồng thời, dựa

trên đặc điểm dân tộc mà có các hình thức chế độ dân chủ hay loại hình chuyên

chính vô sản khác nhau. Tránh việc dập khuôn máy móc, áp dụng nguyên mô

hình và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước này cho nước khác, bởi

điều này có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với phong trào cộng

sản và công nhân quốc tế.

Hai là, trong nhận thức và xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện thực, các

đảng cộng sản không chỉ vận dụng sáng tạo mà còn phải bổ sung, phát triển

chủ nghĩa Mác phù hợp với điều kiện đặc thù để tìm con đường phát triển phù

hợp cho dân tộc mình

Trong tác phẩm Cương lĩnh của chúng ta, khi bàn về công cuộc xây

dựng chủ nghĩa xã hội ở nước Nga, V.I.Lênin chỉ rõ, cần phải sáng tạo, phát

triển chủ nghĩa Mác trong điều kiện mới và khi vận dụng chủ nghĩa Mác cũng

phát xét kỹ đến điều kiện cụ thể của từng quốc gia, Người viết:

Những người cộng sản chủ nghĩa ở Nga đặc biệt phải cần tự mình

phát triển hơn nữa những lý luận của Mác, vì lý luận này chỉ đề ra

những nguyên lý chỉ đạo chung, còn việc áp dụng những nguyên lý

Page 50: TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/LA _ Vu The Tung _nop QD_.pdf · Luận án được thực hiện dựa trên

45

ấy thì, xét riêng từng nơi, ở Anh không giống ở Pháp, ở Pháp không

giống ở Đức, ở Đức không giống ở Nga [52, tr.232].

Sau Cách mạng Tháng Mười, đặc biệt từ mùa xuân năm 1918, khi bước

vào xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước Nga, với muôn vàn khó khăn, thách

thức của công cuộc kiến tạo vĩ đại, nhiệm vụ đặt ra là phải tìm ra con đường

riêng cho sự phát triển của Nga, V.I. Lênin đã kêu gọi toàn đảng: “Chúng ta

cần nghiên cứu những đặc điểm của đoạn đường mới vô cùng gay go đang dẫn

tới chủ nghĩa xã hội” [54, tr.219], ông cũng chỉ rõ thêm: “cần phải xem xét

những điều kiện đặc thù của cách mạng Nga, con đường phát triển đặc thù của

nó” [55, tr.323].

V.I. Lênin đã dành nhiều thời gian và công sức để nghiên cứu về “con

đường phát triển đặc thù”, đồng thời, ông cũng luôn nhấn mạnh, phải luôn kết

hợp giữa tính phổ biến và tính đặc thù trong nhận thức và xây dựng chủ nghĩa

xã hội:

… nhiệm vụ của những người cộng sản là phải biết áp dụng những

nguyên tắc phổ biến và cơ bản của chủ nghĩa cộng sản vào đặc điểm

của những mối quan hệ giữa các giai cấp và các đảng, vào đặc điểm

của sự phát triển khách quan hướng tới chủ nghĩa cộng sản, những

đặc điểm riêng của mỗi nước, mà chúng ta phải biết nghiên cứu, phát

hiện và dự đoán [57, tr.93].

Khi bàn về tính phố biến và tính đặc thù trong nhận thức về chủ nghĩa xã

hội, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin cũng phê phán hai quan điểm

có xu hướng trái ngược nhau: Một là, tuyệt đối hóa tính phổ biến, không tính

đến những yếu tố đặc thù của các dân tộc, coi quy luật đặc thù chỉ là biểu hiện

của quy luật phổ biến (những người giáo điều). Hai là, chỉ tập trung vào quy

luật đặc thù mà coi nhẹ những quy luật mang tính phổ biến (những người theo

chủ nghĩa xét lại).

Page 51: TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/LA _ Vu The Tung _nop QD_.pdf · Luận án được thực hiện dựa trên

46

2.3. QUAN ĐIỂM CỦA CÁC ĐẢNG CỘNG SẢN VỀ TÍNH PHỔ BIẾN VÀ

TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI THỜI KỲ TRƯỚC

CẢI CÁCH, CẢI TỔ, ĐỔI MỚI

2.3.1. Bối cảnh tác động đến nhận thức về tính phổ biến và tính đặc

thù của chủ nghĩa xã hội thời kỳ trước cải cách, cải tổ, đổi mới

Thứ nhất, sự ra đời của Liên Xô và hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa -

nhân tố quyết định nhất đối với sự hình thành tính phổ biến và tính đặc thù của

nhận thức về chủ nghĩa xã hội

Sau Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917, nhà nước xã hội chủ nghĩa

Xô viết ra đời là một dấu mốc quan trọng đưa CNXH từ lý luận trở thành thực

tiễn. Đồng thời, mở ra một thời đại mới trong lịch sử phát triển của nhân loại -

“thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế

giới”. Do ảnh hưởng của Cách mạng Tháng Mười, phong trào giải phóng dân

tộc trên thế giới phát triển mạng mẽ, tiến công vào dinh lũy của chủ nghĩa thực

dân, đế quốc. Đặc biệt là sau Chiến tranh thế giới thứ hai năm 1945, nhiều quốc

gia trên thế giới sau khi giành được độc lập đã lựa chọn con đường đi lên chủ

nghĩa xã hội. Từ đây, chủ nghĩa xã hội trở thành một hệ thống trên thế giới.

Tính từ năm 1945 đến năm 1991, ở châu Âu có 9 quốc gia đi theo con

đường xã hội chủ nghĩa, đó là: Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xôviết

(Liên Xô), Cộng hòa Dân chủ Đức, Cộng hòa Nhân dân Ba Lan, Cộng hòa

Nhân dân Hunggari, Cộng hòa Nhân dân Bungari, Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa

Rumani, Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Tiệp Khắc, Cộng hòa Nhân dân Anbani,

Cộng hòa Liên bang Xã hội chủ nghĩa Nam Tư. Ở châu Á, có các nước xã hội

chủ nghĩa: Cộng hòa Nhân dân Mông Cổ, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa,

Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều

Tiên, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Ở châu Mỹ, có một nước xã hội chủ

nghĩa là Cộng hòa Cuba. Các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa chiếm

30,7% diện tích và 34,4% dân số thế giới.

Page 52: TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/LA _ Vu The Tung _nop QD_.pdf · Luận án được thực hiện dựa trên

47

Sự ra đời của chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô và các nước xã hội

chủ nghĩa trên thế giới chính là “mảnh đất hiện thực” quan trọng nhất, trực tiếp

để các đảng cộng sản vận dụng những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin

vào thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội, đồng thời, tổng kết, phát triển và sáng

tạo lý luận, từ đó hình thành nên những mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực, là

cơ sở để khái quát tính phổ biến và tính đặc thù của nhận thức về chủ nghĩa xã

hội trên thế giới.

Thứ hai, vai trò và ảnh hưởng của Liên Xô đối với nhận thức về tính phổ

biến và tính đặc thù của chủ nghĩa xã hội trên thế giới

Khi bàn đến nhận thức về chủ nghĩa xã hội thời kỳ trước cải cách, cải tổ,

đổi mới, không thể không nhắc đến vai trò và ảnh hưởng của Liên Xô với tư

cách là một nước tiên phong, là nước có ảnh hưởng to lớn trong phong trào

cộng sản và công nhân quốc tế.

Xét về mặt lịch sử, Liên Xô là nước đầu tiên trên thế giới bước vào xây

dựng chủ nghĩa xã hội. Sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội là một sự nghiệp

vĩ đại nhưng cũng vô cùng khó khăn, phức tạp và chưa hề có tiền lệ trong lịch

sử. Vì vậy, với tư cách là một nước đi tiên phong, Liên Xô đã rất chủ động

trong việc vận dụng những vấn đề có tính phổ biến và đặc thù của chủ nghĩa xã

hội mà chủ nghĩa Mác - Lênin đã chỉ ra trong xây dựng mô hình xã hội mới.

Thực tiễn cho thấy, sau khi áp dụng mô hình này vào hiện thực, sự nghiệp xây

dựng chủ nghĩa xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Liên Xô đã thu

được những thành tựu hết sức rực rỡ trên các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn

hóa, xã hội, quốc phòng…, đưa Liên Xô trở thành siêu cường trên thế giới.

Liên Xô trở thành trụ cột của hòa bình, giúp đỡ nhiều nước xã hội chủ nghĩa

anh em, giúp đỡ phong trào giải phóng dân tộc trên tinh thần quốc tế cộng sản.

Những thành tựu rực rỡ mà Liên Xô đã đạt được và tính ưu việt của chế độ xã

hội mới đã tạo ra sức cổ vũ to lớn và niềm tin của các nước vào sự nghiệp xây

dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô. Mô hình, tri thức, kinh nghiệm của Liên Xô

Page 53: TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/LA _ Vu The Tung _nop QD_.pdf · Luận án được thực hiện dựa trên

48

trong xây dựng chủ nghĩa xã hội trở nên có ý nghĩa và ảnh hưởng rất quan

trọng đối với nhận thức về chủ nghĩa xã hội của các nước trong hệ thống.

Tuy nhiên, trên thực tế, sự ảnh hưởng của Liên Xô đối với các nước xã

hội chủ nghĩa cũng diễn ra theo hai chiều hướng: thứ nhất, các nước trong hệ

thống xã hội chủ nghĩa, trên cơ sở nhận thức rõ những thành tựu rực rỡ mà

Liên Xô đã đạt được, đã tự nguyện học tập, mô phỏng theo mô hình Xô viết,

tiếp thu những giá trị tiến bộ của mô hình này trong xây dựng mô hình ở quốc

gia mình; thứ hai, trong thời kỳ trước cải cách, cải tổ, đổi mới cũng đã xuất

hiện một khuynh hướng áp đặt mô hình Xô viết đối với các nước khác, coi đó

là mô hình mẫu mực mà các nước khác phải noi theo. Những sự sáng tạo khác

mô hình Xô viết đều bị cho là xa rời chủ nghĩa Mác, là rơi vào chủ nghĩa xét

lại. Điều này, trên thực tế, đã làm cho nhận thức về chủ nghĩa xã hội ở nhiều

nước trở lên máy móc, giáo điều, xơ cứng, xa rời những nguyên lý và thiếu tính

sáng tạo.

Thứ ba, vai trò của Quốc tế Cộng sản và các tổ chức quốc tế của các

đảng cộng sản với việc hình thành tính phổ biến và tính đặc thù của nhận thức

về chủ nghĩa xã hội trên thế giới

Những thập niên đầu thế kỷ XX, các đảng cộng sản và công nhân quốc

tế tham gia Quốc tế thứ hai có sự phân liệt, chia rẽ sâu sắc. Trong bối cảnh đó,

Lênin và Đảng Bônsêvích đã thúc đẩy quá trình tập hợp các lực lượng cách

mạng vô sản chân chính để tiến tới thành lập một tổ chức mới có tính chất quốc

tế của giai cấp vô sản. Tháng 3 - 1919, Quốc tế Cộng sản (hay Quốc tế ba) đã

ra đời với tư cách là tổ chức quốc tế của giai cấp công nhân ở các nước xã hội

chủ nghĩa, tư bản chủ nghĩa và các nước thuộc địa, phụ thuộc. Trong suốt quá

trình tồn tại và phát triển (3/1919 - 5/1943), Quốc tế Cộng sản đã đóng vai trò

rất quan trọng trong việc tập hợp lực lượng cách mạng chân chính, phổ biến

chủ nghĩa Mác - Lênin, đặc biệt là những nguyên lý của chủ nghĩa xã hội khoa

Page 54: TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/LA _ Vu The Tung _nop QD_.pdf · Luận án được thực hiện dựa trên

49

học vào phong trào công nhân, cổ vũ tinh thần đấu tranh của công nhân và các

dân tộc bị áp bức, góp phần quan trọng trong việc ra đời các đảng cộng sản ở

các nước; định hướng cho phong trào cộng sản và công nhân quốc tế đi theo

mục tiêu cao cả là xây dựng chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản.

Sau khi Quốc tế Cộng sản giải thể (5-1943), Đảng Cộng sản Liên Xô có

sáng kiến thành lập tổ chức mới của các đảng cộng sản. Tháng 9-1947, Cục

Thông tin quốc tế (KOMINFORM) ra đời. Trong quá trình hoạt động (9/1947 -

4/1956), tổ chức này đã tiếp tục góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy sự

phát triển của phong trào công nhân quốc tế, đoàn kết của các đảng cộng sản,

góp phần tác động đến sự trưởng thành về chính trị, tư tưởng, tổ chức của các

đảng cộng sản. Trong những năm 1957, 1960, 1969, KOMINFORM đã tổ chức

các Hội nghị đại biểu các Đảng Cộng sản và công nhân quốc tế đã góp phần

quan trọng trong việc tập hợp lực lượng cách mạng, thống nhất nhận thức

chung của các nước xã hội chủ nghĩa về những vấn đề có tính phổ biến của chủ

nghĩa xã hội, làm cơ sở cho các nước trong quá trình xây dựng đường lối cách

mạng, đưa đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội.

Thứ tư, cục diện thế giới hai cực, chiến tranh lạnh kéo dài ảnh hưởng

đến nhận thức về tính phổ biến và tính đặc thù của nhận thức về chủ nghĩa xã

hội trên thế giới

Sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Mỹ và Liên Xô nổi lên với

vai trò là những siêu cường thế giới. Trật tự thế giới hai cực dần được hình

thành, Mỹ là siêu cường đứng đầu phe tư bản chủ nghĩa, Liên Xô là siêu cường

đứng đầu phe xã hội chủ nghĩa. Do sự khác nhau về ý thức hệ, về sự ảnh hưởng

trên thế giới… những xung đột giữa hai phe đã diễn ra căng thẳng, nhất là về

chính trị và quân sự. Từ năm 1947, một giai đoạn lịch sử được biết đến với tên

gọi “Chiến tranh lạnh” trên thế giới bắt đầu và kéo dài đến năm 1991. Chiến

tranh lạnh có tác động toàn diện đến các mặt đời sống chính trị, kinh tế, văn

hóa, xã hội cả các nước tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.

Page 55: TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/LA _ Vu The Tung _nop QD_.pdf · Luận án được thực hiện dựa trên

50

Riêng đối với các nước xã hội chủ nghĩa, trong điều kiện chiến tranh

lạnh kéo dài, với cuộc đấu tranh ý thức hệ gay gắt, các nước xã hội chủ nghĩa

đều áp dụng phổ biến những nguyên lý của chủ nghĩa xã hội, coi mô hình Xô

viết là mô hình chuẩn mực mà các nước cần noi theo, không chấp nhận những

gì thuộc về chủ nghĩa tư bản, kể cả những thành tựu nhân loại đạt được dưới

chủ nghĩa tư bản, đồng nghĩa kinh tế thị trường với con đường phát triển tư

bản chủ nghĩa… Những sáng tạo, lý luận mới đã không được chấp nhận; các

nước xã hội chủ nghĩa đều chỉ tập trung phát triển hai thành phần kinh tế là

kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể, phủ nhận kinh tế thị trường, kinh tế tư

nhân, hạn chế sản xuất nhỏ; những hợp tác về kinh tế, chính trị, văn hóa, quân

sự, ngoại giao chủ yếu chỉ diễn ra giữa các nước trong phe xã hội chủ nghĩa.

Thứ năm, nỗ lực của các nước xã hội chủ nghĩa trong việc tìm kiếm mô

hình phù hợp với quốc gia, dân tộc mình

Ngoài sự tác động của bối cảnh quốc tế, các nước xã hội chủ nghĩa

cũng đã có nhiều nỗ lực trong việc tìm kiếm mô hình phù hợp với quốc gia,

dân tộc mình. Nhiều đảng cộng sản đã vận dụng sáng tạo và phát triển chủ

nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn đất nước, phù hợp với yêu cầu của cách

mạng, tăng cường tổng kết thực tiễn, bổ sung và phát triển lý luận làm phong

phú thêm kho tàng tư tưởng xã hội chủ nghĩa; nhiều nhà tư tưởng, lý luận

cũng đã xuất hiện ở các nước với những quan điểm và hệ thống lý luận thể

hiện sự vận dụng sáng tạo những quy luật phổ biến, đặc thù ở quốc gia mình.

Điều này phản ánh sự nỗ lực và mong muốn chính đáng của mỗi nước xã hội

chủ nghĩa trong việc tìm kiếm một con đường phát triển riêng, phù hợp để

đưa đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội.

2.3.2. Tính phổ biến của nhận thức về chủ nghĩa xã hội thời kỳ trước

cải cách, cải tổ, đổi mới

Trên lĩnh vực chính trị, các nước xã hội chủ nghĩa đều khẳng định vai

trò lãnh đạo của đảng cộng sản - đội tiên phong của giai cấp công nhân đối

Page 56: TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/LA _ Vu The Tung _nop QD_.pdf · Luận án được thực hiện dựa trên

51

với Nhà nước và xã hội. Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng tư

tưởng từ đó xây dựng đường lối, cương lĩnh cách mạng; xây dựng và hoàn

thiện nhà nước chuyên chính vô sản, trên nền tảng liên minh giữa giai cấp

công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác, Nhà nước

chuyên chính vô sản thực hiện chức năng tổ chức xây dựng và bạo lực trấn

áp. Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và mở rộng và phát huy dân chủ

trong nhân dân…

Trên lĩnh vực kinh tế, khi bước vào xây dựng nền kinh tế mới xã hội chủ

nghĩa, các nước đều vận dụng những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa xã hội

khoa học, xóa bỏ chế độ tư hữu, thiết lập chế độ công hữu về những tư liệu sản

xuất chủ yếu với hai thành phần kinh tế là kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể,

xây dựng nền kinh tế có kế hoạch, quản lý của nhà nước, cải tạo nông nghiệp,

thực hiện công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, thực hiện chế độ phân phối theo

lao động…

Trên lĩnh vực văn hóa - xã hội, các nước xã hội chủ nghĩa đều thực hiện

cách mạng trên lĩnh vực tư tưởng - văn hóa, tập trung xây dựng nền văn hóa

mới, con người mới xã hội chủ nghĩa, coi trọng công tác giáo dục nhất là đào

tạo đội ngũ trí thức trung thành với sự nghiệp cách mạng; thực hiện tốt các

chính sách xã hội; thực hiện bình đẳng giữa các dân tộc, xây dựng tinh thần

đoàn kết trên cơ sở tinh thần quốc tế của giai cấp công nhân

Như vậy, trong thời kỳ trước cải cách, cải tổ, đổi mới, các nước xã hội

chủ nghĩa đều quán triệt và vận dụng những nguyên lý cơ bản mà chủ nghĩa

Mác - Lênin đã chỉ ra vào thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội của mỗi nước từ

đó hình thành nên những vấn đề có tính phổ biến của chủ nghĩa xã hội. Năm

1957, Hội nghị đại biểu các Đảng Cộng sản và công nhân quốc tế họp ở

Mátxcơva đã ra tuyên bố trong đó khái quát 09 quy luật phổ biến của chủ nghĩa

xã hội trên thế giới, đó là:

Page 57: TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/LA _ Vu The Tung _nop QD_.pdf · Luận án được thực hiện dựa trên

52

Sự lãnh đạo của giai cấp công nhân mà hạt nhân là Đảng mácxít-

lêninnít đối với quần chúng lao động trong sự tiến hành cuộc cách

mạng vô sản dưới hình thức này hay hình thức khác, và trong sự kiến

lập nền chuyên chính vô sản dưới hình thức này hay hình thức khác;

sự liên minh của giai cấp công nhân với quần chúng cơ bản trong

nông dân và các tầng lớp lao động khác; sự thủ tiêu chế độ tư hữu tư

bản chủ nghĩa và kiến lập chế độ sở hữu công cộng về những tư liệu

sản xuất cơ bản; sự cải tạo dần dần nền nông nghiệp theo chủ nghĩa

xã hội; sự phát triển nền kinh tế nhân dân một cách có kế hoạch,

hướng vào chỗ xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản,

vào chỗ nâng cao mức sống của những người lao động; thực hiện

cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực tư tưởng và văn hoá,

đào tạo một tầng lớp trí thức đông đảo trung thành với giai cấp công

nhân, với nhân dân lao động, với sự nghiệp xã hội chủ nghĩa; xoá bỏ

sự áp bức dân tộc và xây dựng sự bình đẳng và tình hữu nghị anh em

giữa các dân tộc; bảo vệ những thành quả của chủ nghĩa xã hội

chống sự phá hoại của các kẻ thù bên ngoài và bên trong; sự đoàn kết

của giai cấp công nhân nước này với giai cấp công nhân tất cả các

nước khác, tức là chủ nghĩa quốc tế vô sản [27, tr.23-24].

Thực chất, Tuyên bố của Hội nghị đại biểu các Đảng Cộng sản và công

nhân các nước xã hội chủ nghĩa đó mang tính chất của một Tuyên ngôn, đúc kết

những điều phổ biến mà tất cả các nước đang xây dựng chủ nghĩa xã hội cần

tuân theo. Việc áp dụng những vấn đề có tính phổ biến ở các nước XHCN đã

giúp các nước xã hội chủ nghĩa tránh được tình trạng mò mẫm, định hướng

chung cho các nước trong quá trình xây dựng cương lĩnh, đường lối cách mạng

của mình.

Việc vận dụng những quy luật phổ biến ở các nước xã hội chủ nghĩa đã

giúp các nước thu được những thành tựu rất quan trọng:

Page 58: TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/LA _ Vu The Tung _nop QD_.pdf · Luận án được thực hiện dựa trên

53

Trên lĩnh vực chính trị: hệ thống chuyên chính vô sản từng bước được

hoàn thiện, trong đó, trung tâm là nhà nước XHCN, để thông qua nhà nước đó,

đảng thực hiện vai trò lãnh đạo và cũng thông qua nhà nước nhân dân thực hiện

quyền làm chủ của mình. Nhà nước xã hội chủ nghĩa ngay từ khi mới ra đời đã

thể hiện rõ tính ưu việt, đó là giải phóng nhân dân, đưa nhân dân lao động từ

địa vị bị thống trị trở thành người làm chủ xã hội mới, để mỗi người có cuộc

sống ấm no, tự do, hạnh phúc và tốt đẹp hơn.

Trên lĩnh vực kinh tế, mặc dù hầu hết các nước XHCN khi bước vào thời

kỳ quá độ đều ở trình độ thấp nhưng tính đến năm 1970, chỉ riêng các nước xã

hội chủ nghĩa ở châu Âu đã chiếm 40% sản lượng công nghiệp thế giới, 1/3 giá

trị xuất khẩu toàn thế giới; có 4 nước được xếp trong số 20 nước phát triển của

thế giới là: Liên Xô, Cộng hòa Dân chủ Đức, Ba Lan, Tiệp Khắc, trong đó Liên

Xô đã vươn lên trở thành một trong hai siêu cường của thế giới (Liên Xô -

Mỹ). Từ năm 1950 đến 1980, các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa tăng 13

lần tiềm lực kinh tế; 14 lần tổng sản lượng công nghiệp và 30% tổng sản phẩm

toàn cầu hằng năm.

Trên lĩnh vực xã hội, tất cả các nước XHCN đều thực hiện tốt chính sách

xã hội - chính sách vì con người mà trước hết là công nhân, nông dân và các

tầng lớp nhân dân lao động khác. Chính sách xã hội được thực hiện gồm: chính

sách lao động việc làm; chính sách giáo dục miễn phí; chính sách y tế khám

chữa bệnh miễn phí; nhà ở; chính sách với trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ… đã

thể hiện bản chất ưu việt của CNXH. Thực hiện bình đẳng đoàn kết giữa các

dân tộc. Hệ thống xã hội chủ nghĩa đã ủng hộ và góp phần to lớn vào thắng lợi

của cuộc đấu tranh chống đế quốc, giành độc lập của nhân dân các nước Á, Phi,

Mỹ Latinh, đồng thời, đóng góp lớn cho hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và

chủ nghĩa xã hội của nhân loại trong thế kỷ XX.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, trong thời kỳ này,

công tác xây dựng Đảng ở nhiều nước còn nhiều hạn chế, bất cập

Page 59: TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/LA _ Vu The Tung _nop QD_.pdf · Luận án được thực hiện dựa trên

54

Trên lĩnh vực chính trị, nhận thức về chủ nghĩa Mác - Lênin còn xơ

cứng, máy móc, giáo điều, đề cao tính phổ biến, coi nhẹ tính đặc thù dân tộc,

làm mất đi tính khoa học, tính sáng tạo vốn có của chủ nghĩa Mác - Lênin; vai

trò, phương thức lãnh đạo… của đảng cầm quyền chưa thực sự được quan tâm

làm rõ; chưa có sự phân định giữa vai trò lãnh đạo của đảng và chức năng quản

lý của nhà nước, điều này dẫn đến đảng tiếm quyền, lạm quyền, làm thay, bao

biện công việc của nhà nước, những nguyên tắc xây dựng đảng kiểu mới mà

nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ không được thực hiện nghiêm túc dẫn đến

tình trạng mất dân chủ trong đảng, tình trạng quan liêu, tham nhũng, suy thoái

tư tưởng trong cán bộ, đảng viên diễn ra với mức độ ngày càng trầm trọng ở

nhiều nước. Nhà nước chưa thực sự phát huy được vai trò của mình trong quản

lý xã hội và trong việc bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân. Tình trạng mất

dân chủ diễn ra ở nhiều đảng cộng sản trong thời gian dài dẫn đến mất dân chủ

ngoài xã hội…

Trên lĩnh vực kinh tế, nhận thức về mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất

và quan hệ sản xuất còn mang tính chủ quan, áp đặt, thiếu tôn trọng quy luật

khách quan, các nước xã hội chủ nghĩa đều nhấn mạnh đặc trưng công hữu về

tư liệu sản xuất với hai hình thức là sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể, xóa bỏ

các thành phần kinh tế ngoài công hữu coi đó là nguyên tắc bất biến, bất chấp

trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Sự phát triển của chế độ công hữu

được coi là thước đo cho sự hoàn thiện của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa.

Thực hiện chế độ quản lý kế hoạch hóa tập trung cao độ trong thời gian dài,

phủ nhận kinh tế thị trường, gắn kinh tế thị trường với con đường phát triển tư

bản chủ nghĩa…

2.3.3. Tính đặc thù của nhận thức về chủ nghĩa xã hội thời kỳ trước

cải cách, cải tổ, đổi mới

Sau khi hệ thống xã hội chủ nghĩa ra đời, đa phần các nước đều tiếp thu

và nhận thức về chủ nghĩa xã hội theo mô hình Liên Xô, xây dựng thể chế kinh

Page 60: TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/LA _ Vu The Tung _nop QD_.pdf · Luận án được thực hiện dựa trên

55

tế, chính trị tập trung cao độ. Mô hình này đã phát huy tác dụng không thể phủ

nhận trong việc lãnh đạo nhân dân đập tan những cuộc bạo loạn vũ trang phản

cách mạng, chống lại sự đe dọa can thiệp bằng vũ lực của các thế lực phản

động nước ngoài, củng cố chính quyền cách mạng non trẻ, ổn định chính trị,

phát triển sản xuất, hàn gắn vết thương chiến tranh… Tuy nhiên, những hạn

chế của mô hình này cũng nhanh chóng bộc lộ, đó là: quyền lực quá tập trung,

thể chế xơ cứng đã trói buộc tính chủ động, tích cực của các xí nghiệp; sự can

thiệp quá sâu của nhà nước vào kinh tế làm nảy sinh nhiều hiện tượng méo mó;

cơ chế quản lý nhà nước phình to, cồng kềnh, tệ quan liên phát triển…

Trước thực tế đó, nhiều nhà lãnh đạo của các nước ở các nước xã hội

chủ nghĩa như: Brốtgiơ Titô, Etuốt Cácđen của Nam Tư, Gômunca của Ba

Lan… đã sớm nhận thức rõ rằng, phải tìm ra mô hình riêng, bởi: “không có

mô hình xây dựng chủ nghĩa xã hội nào áp dụng vào đâu cũng đúng” [Dẫn theo

58, tr.177], “Ba Lan phải đi theo con đường xã hội chủ nghĩa thích hợp với tình

hình cụ thể của mình”… Nhiều nước cũng đã nghiên cứu, học tập chủ nghĩa

Mác, vận dụng những quy luật phổ biến kết hợp với đặc thù của từng quốc

gia để sáng tạo, tìm kiếm những mô hình riêng đưa đất nước đi lên chủ nghĩa

xã hội.

Từ cuối những năm 40, đầu những năm 50 thế kỷ XX, trên thế giới đã

xuất hiện những nhận thức, mô hình khác nhận thức và mô hình của Liên Xô,

điều này thể hiện rõ tính đặc thù, riêng có của các nước, tiêu biểu nhất là lý

luận tự quản xã hội chủ nghĩa của Nam Tư gồm: lý luận chính trị tự quản và

kinh tế tự quản xã hội chủ nghĩa.

Lý luận chính trị tự quản của Nam Tư bao gồm nhiều nội dung như: lý

luận về nhà nước và chuyên chính vô sản, lý luận về chính đảng và các tổ chức

chính trị xã hội, lý luận về thể chế chính trị dân chủ tự quản…

Trong Lý luận về nhà nước và chuyên chính vô sản, các nhà sáng lập chế

độ tự quản ở Nam Tư cho rằng, trong giai đoạn vừa mới giành được chính

quyền, không thể không thực hiện thể chế chính trị tập trung cao độ. Tuy nhiên,

Page 61: TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/LA _ Vu The Tung _nop QD_.pdf · Luận án được thực hiện dựa trên

56

sau khi kết thúc thời kỳ quản lý theo mô hình nhà nước tập trung trung ương,

khi lực lượng sản xuất phát triển thì phải thực hiện thể chế quản lý phân cấp và

quản lý xã hội đối với mọi ngành trong xã hội, dựa trên tiền đề công dân tham

gia rộng rãi vào quản lý xã hội, có đầy đủ quyền quản lý mọi công việc trong

xã hội, khiến cho nhà nước thống nhất với xã hội trên cơ sở dân chủ của nhân

dân, và đó là bước đầu cho sự tiêu vong của nhà nước và thay vào đó là chế độ

tự quản với các hình thức khác nhau của người lao động. Trong chế độ tự quản,

công dân sẽ liên hợp lại theo phương thức dân chủ để giải quyết những vấn đề

chung, chứ không áp dụng biện pháp cưỡng chế của nhà nước hoặc rất hạn chế

sử dụng những biện pháp đó. Nam Tư cho rằng, chế độ chính trị tự quản là

hình thức đặc thù của chuyên chính vô sản, nó không đồng nghĩa với chuyên

chính và bạo lực mà là một chế độ nhà nước, trong đó, những lợi ích trực tiếp

nhất và lâu dài của giai cấp công nhân và đông đảo nhân dân lao động giữ vai

trò thống trị.

Trong Lý luận về đảng và các tổ chức chính trị xã hội, Nam Tư cho rằng,

trong thời kỳ đầu cách mạng, chính đảng vô sản phải nắm chính quyền trong tay,

nhưng về sau, khi chính quyền thực sự về tay nhân dân thì đảng cầm quyền

không nên hòa làm một với bộ máy quản lý nhà nước để tránh đẻ ra chủ nghĩa

quan liêu. Đảng Cộng sản Nam Tư đổi tên thành Liên đoàn Những người Cộng

sản Nam Tư, họ cho rằng, trên thực tế đây không phải là chính đảng mà là “thể

liên hợp của những người nhất trí về tư tưởng”, mục tiêu cuối cùng của họ là xây

dựng chủ nghĩa cộng sản. Liên đoàn Những người Cộng sản Nam Tư với tư cách

là bộ phận giác ngộ nhất trong quần chúng công nhân đấu tranh để nhà nước

không trở thành quan liêu, thoái hóa, biến chất, ngoài ra, họ không có bất kỳ đặc

quyền hay độc quyền chính trị, họ liên kết với các tổ chức chính trị khác và căn

cứ thực tiễn của Nam Tư để vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin.

Trong Lý luận về thể chế chính trị dân chủ tự quản, Nam Tư cho rằng,

thể chế dân chủ tự quản là thể chế được xây dựng trên cơ sở chức năng nhà

nước dần tiêu vong, giao quyền quản lý xã hội cho chính những người trực tiếp

Page 62: TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/LA _ Vu The Tung _nop QD_.pdf · Luận án được thực hiện dựa trên

57

sản xuất ra của cải. Lý luận về thể chế chính trị dân chủ tự quản cũng yêu cầu

phải chấp hành kỷ luật, kỷ cương, pháp chế, tránh dân chủ vô tổ chức, dân chủ

cực đoan.

Lý luận về kinh tế tự quản xã hội chủ nghĩa của Nam Tư cũng bao gồm

nhiều nội dung như: lý luận về chế độ sở hữu xã hội, lý luận về tự quản và lao

động liên hợp, lý luận về kế hoạch và thị trường xã hội chủ nghĩa...

Trong Lý luận về chế độ sở hữu xã hội, Nam Tư cho rằng, chế độ sở hữu

nhà nước tập trung cao độ ở Liên Xô là hình thức thấp nhất của chế độ công

hữu, nó phù hợp với thời điểm sau khi giành chính quyền, nhưng đã không

khắc phục được tình trạng người công nhân không thực sự trở thành người chủ

thực sự của lao động. Để khắc phục hạn chế đó, cần thực hiện chế độ sở hữu xã

hội về tư liệu sản xuất - hình thức cao nhất của chế độ công hữu.

Trong Lý luận về tự quản và lao động liên hợp, Nam Tư cho rằng, việc

thực hiện chế độ sở hữu xã hội về tư liệu sản xuất sẽ xóa bỏ được mọi hình

thức độc quyền của chế độ sở hữu về tư liệu sản xuất. Khi đó, lao động của

những người sử dụng tư liệu sản xuất thực sự là cơ sở duy nhất để họ quản lý

tư liệu sản xuất, quyết định việc tổ chức, quản lý sản xuất và chiếm hữu thành

quả lao động.

Trong Lý luận về kế hoạch và thị trường xã hội chủ nghĩa, Nam Tư công

nhận quan hệ hàng hóa, tiền tệ trong chủ nghĩa xã hội, lấy kinh tế thị trường

làm tiền đề nhưng không phủ nhận vai trò của kế hoạch. Kế hoạch không

những không phủ định thị trường mà phải chỉ đạo thị trường. Những quan điểm

này của Nam Tư rất khác với quan niệm của Liên Xô cho rằng không có quan

hệ hàng hóa - tiền tệ trong xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Trên thế giới thời kỳ này cũng xuất hiện những tư tưởng thể hiện sự kết

hợp giữa tính phổ biến và tính đặc thù dân tộc, tiêu biểu như ở Việt Nam với

quy luật đặc thù về sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam; đặc thù trong giải

quyết mâu thuẫn ở một nước thuộc địa nửa phong kiến với mâu thuẫn dân tộc

Page 63: TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/LA _ Vu The Tung _nop QD_.pdf · Luận án được thực hiện dựa trên

58

được đặt lên hàng đầu; vấn đề công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa ở các nước

kinh tế chưa phát triển; tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ cách mạng ở hai

miền, xây dựng chế độ làm chủ tập thể XHCN…

Những lý luận này thể hiện tính đặc thù, tìm tòi, sáng tạo và những

bước đi đầu tiên trong công cuộc cải cách chủ nghĩa xã hội. Những sáng tạo,

tìm kiếm cách đi riêng, mô hình riêng lẽ ra cần được đánh giá khách quan,

tổng kết và khích lệ. Tuy nhiên, trên thực tế, trong thời kỳ trước cải cách, đổi

mới, việc nhận thức về mối quan hệ giữa tính phổ biến và tính đặc thù của chủ

nghĩa xã hội còn nhiều bất cập. Đa số các nước trong hệ thống đều bị ảnh

hưởng của khuynh hướng tuyệt đối hóa quy luật phổ biến mà coi nhẹ quy luật

đặc thù. Điều này đã dẫn đến việc dập khuôn từ lý thuyết cơ bản cho đến biện

pháp, cách thức xây dựng chủ nghĩa xã hội. Hội nghị quốc tế lần thứ hai của

các Đảng Cộng sản và công nhân quốc tế (tháng 11-1960) đã khẳng định:

“Kinh nghiệm của Đảng Cộng sản Liên Xô trong công cuộc xây dựng chủ

nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản, có ý nghĩa nguyên tắc đối với toàn bộ

phong trào cộng sản quốc tế” [108, tr.74]. Những cố gắng của bất kỳ cá nhân

hoặc quốc gia nào muốn tìm con đường đi riêng hoặc tìm quy luật riêng xuất

phát từ đặc thù của dân tộc mình đều bị phê phán là “chủ nghĩa xét lại”, bị coi

là chệch hướng…

Việc tuyệt đối hóa tính phổ biến, coi nhẹ tính đặc thù đã gây ra nhiều hệ

lụy đối với nhiều nước xã hội chủ nghĩa, nhiều cách làm cứng nhắc, hoàn toàn

áp dụng theo mô hình Xô viết dẫn đến không ít những việc sai lầm, chủ quan,

duy ý chí, bất chấp quy luật khách quan, những khác biệt về lịch sử và văn hoá;

thực hiện cơ chế kế hoạch hoá tập trung cao độ, chế độ phân phối theo lao động

mà thực chất là phân phối bình quân, đặc biệt là thiết lập chế độ sở hữu toàn

dân và tập thể, tiến hành việc cải tạo quan hệ sản xuất để thiết lập càng nhanh

càng tốt quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa mà không chú trọng đến sự khác

biệt về trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; xoá bỏ kinh tế thị trường để

Page 64: TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/LA _ Vu The Tung _nop QD_.pdf · Luận án được thực hiện dựa trên

59

sớm có chủ nghĩa xã hội, do đó, làm triệt tiêu động lực phát triển, nhiều nước

rơi vào trì trệ, tụt hậu.

Điều này đã dẫn đến những bất đồng ngày càng nghiêm trọng về quan

điểm, tư tưởng, đường lối, phương pháp cách mạng giữa các đảng cộng sản,

phong trào cộng sản và công nhân quốc tế những năm 60 thế kỷ XX. Đã có

những tiếng nói phê phán đối với Đảng Cộng sản Liên Xô và mô hình Xô viết

từ phía Đảng Cộng sản Nhật Bản, từ một số đảng cộng sản ở các nước tư bản

châu Âu và phương Tây. Tuy nhiên, những phê phán này đã không được xem

xét và đối thoại một cách nghiêm túc khiến cho những bất đồng ngày càng

nghiêm trọng.

Ngay cả quan hệ giữa Liên Xô và Trung Quốc, giữa hai Đảng Cộng sản

cầm quyền ở hai nước XHCN lớn nhất lúc bấy giờ cũng ngày càng xấu đi,

những bất đồng quan điểm giữa hai đảng dần trở thành những mâu thuẫn, xung

đột trong quan hệ và chính sách giữa hai nhà nước, làm ảnh hưởng nghiêm

trọng đến vị thế, hình ảnh, uy tín, ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội trong bản

thân các nước XHCN cũng như trong đời sống chính trị thế giới.

Việc hệ thống XHCN “khai trừ” Nam Tư ra khỏi hệ thống vào năm

1948; sự can thiệp của các thế lực thù địch vào Hunggari (1956), ở Tiệp

Khắc (1968), xung đột Xô - Trung vào những năm 60 của thế kỷ XX, có thể

được coi là những cuộc khủng hoảng cục bộ. Từ giữa những năm 1970,

trong hệ thống XHCN đã xuất hiện tình trạng trì trệ, tình trạng này chậm

được khắc phục, dẫn đến khủng hoảng nghiêm trọng trong hệ thống các

nước xã hội chủ nghĩa.

Trước thực tế đó, một số nước xã hội chủ nghĩa như Liên Xô, Trung

Quốc, Việt Nam đã bắt đầu tìm tòi để cải cách, cải tổ, đổi mới từ những năm 70

- 80 của thế kỷ XX. Trung Quốc là nước tiến hành cải cách sớm nhất, từ cuối

năm 1978, sau đó là cải tổ ở Liên Xô, Đông Âu, đổi mới ở Việt Nam, Lào vào

giữa thập niên 80 thế kỷ XX...

Page 65: TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/LA _ Vu The Tung _nop QD_.pdf · Luận án được thực hiện dựa trên

60

Một trong những điểm khởi đầu của cải tổ, cải cách, đổi mới là thay đổi

tư duy, nhận thức lại cho đúng về chủ nghĩa xã hội. Trong quá trình này, bên

cạnh sự phê phán những tư tưởng trì trệ, bảo thủ trước đây, còn xuất hiện một

xu hướng mới và dần trở thành xu hướng chủ đạo, đó là “nhận thức mới về

chủ nghĩa xã hội”. Điều này được biểu hiện thông qua việc “tư duy mới về

chủ nghĩa xã hội” của Đảng Cộng sản Liên Xô; “giải phóng tư tưởng” của

Đảng Cộng sản Trung Quốc và “đổi mới tư duy” của Đảng Cộng sản Việt

Nam. Dù tên gọi khác nhau, nhưng về mục đích thì đây là quá trình đấu tranh

loại bỏ những nhận thức sai lệch, lạc hậu, lỗi thời trong quan niệm về chủ

nghĩa Mác - Lênin, chủ nghĩa xã hội, từ đó nhận thức lại một cách khoa học,

vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể

của mỗi nước.

Tuy nhiên, do nhận thức và những cách làm khác nhau, công cuộc cải

tổ ở Liên Xô và Đông Âu đã dần xa rời định hướng xã hội chủ nghĩa, xa rời

những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin và dẫn đến thất bại. Những mảng

lớn trong hệ thống xã hội chủ nghĩa dần đổ vỡ và sự kiện lớn nhất là sự thất

bại của Liên bang Xô Viết vào đầu những năm 90 của thế kỷ XX.

Trong bối cảnh đó, những nước XHCN còn lại như Việt Nam, Trung

Quốc, Lào, Cuba… tiếp tục kiên trì cải cách, đổi mới và không ngừng bổ

sung, phát triển lý luận về chủ nghĩa xã hội, từ đó hình thành nên những

“nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội”, đưa đất nước tiếp tục phát triển trên con

đường mà lịch sử và nhân dân đã lựa chọn.

Page 66: TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/LA _ Vu The Tung _nop QD_.pdf · Luận án được thực hiện dựa trên

61

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Tính phổ biến và tính đặc thù là những phạm trù triết học, thể hiện

những mối quan hệ khách quan của thế giới, cũng như trình độ nhận thức

những quan hệ ấy. Tính phổ biến là đặc tính chung của hầu hết hoặc tất cả các

sự vật, hiện tượng trong lĩnh vực mà ta nghiên cứu; Tính đặc thù là những nét

đặc tính chung của một loại sự vật hoặc một nhóm nhỏ sự vật thuộc lĩnh vực

nói trên. Tính phổ biến và tính đặc thù có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, chúng

tác động, chi phối và có thể chuyển hóa lẫn nhau.

Chủ nghĩa xã hội là khái niệm được nhận thức theo nhiều nghĩa: chủ

nghĩa xã hội là một phong trào thực tiễn; là mơ ước, lý tưởng, khát vọng của

nhân dân lao động về một chế độ xã hội tốt đẹp không còn áp bức, bóc lột, bất

công…; là tư tưởng, lý luận, học thuyết về giải phóng giai cấp, giải phóng xã

hội, giải phóng con người; là một chế độ xã hội hiện thực trên thực tế. Trong

luận án, CNXH được hiểu với ý nghĩa là tưởng, lý luận, học thuyết và chế độ

xã hội hiện thực.

Nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội là những nhận thức về quy luật, bản

chất, đặc trưng, biện pháp xây dựng chủ nghĩa xã hội, xuất hiện trong thời kỳ

cải cách, đổi mới. Đó là những nhận thức đúng quy luật, trung thành với

những nguyên lý khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, có sự kết

hợp hài hòa giữa tính phổ biến và tính đặc thù, có giá trị hiện thực, phù hợp

với điều kiện, đặc điểm của mỗi quốc gia, phản ánh xu thế phát triển chung

của thời đại. Nhận thức mới về CNXH không phải là sự phủ định sạch trơn

những nhận thức trước đó mà là quá trình nhận thức mới toàn diện, đồng bộ,

có kế thừa, có phát triển.

Vận dụng những quan điểm duy vật biện chứng trong nghiên cứu xã hội,

các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin đã chỉ ra những vấn đề có tính

phổ biến của CNXH, đó là những đặc trưng phản ánh bản chất của xã hội mới.

Page 67: TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/LA _ Vu The Tung _nop QD_.pdf · Luận án được thực hiện dựa trên

62

Đồng thời, các ông cũng chỉ rõ khi vận dụng những quy luật phổ biến phải căn

cứu vào đặc thù của từng quốc gia dân tộc.

Sau cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, CNXH từ lý luận trở thành

thực tiễn, những nguyên lý phổ biến và đặc thù của CNXH có điều kiện được

áp dụng trên mảnh đất hiện thực của Liên Xô. Đặc biệt, sau Chiến tranh thế

giới thứ hai, CNXH trở thành một hệ thống trên thế giới, các nước đã vận

dụng những nguyên lý phổ biến trong xây dựng CNXH và đạt được những

thành tựu rực rỡ, thể hiện bản chất tốt đẹp của CNXH, là nguồn cổ vũ và động

viên to lớn đối với phong trào giải phóng dân tộc và giải phóng nhân dân lao

động trên thế giới.

Bên cạnh những thành tựu đạt được, trong quá trình nhận thức và xây

dựng xã hội mới, các nước XHCN cũng mắc phải không ít sai lầm, hạn chế

như: tuyệt đối hóa tính phổ biến, dập khuôn mô hình Xô viết, coi nhẹ tính đặc

thù… và điều đó đã dẫn đến những hệ quả nghiêm trọng, làm cho CNXH hiện

thực suy yếu, khủng hoảng có tính hệ thống và thất bại.

Từ sự thất bại của CNXH hiện thực ở Liên Xô và Đông Âu, các nước

XHCN khác tiến hành công cuộc cải cách, đổi mới đất nước, mở ra một giai

đoạn phát triển mới của CNXH hiện thực.

Page 68: TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/LA _ Vu The Tung _nop QD_.pdf · Luận án được thực hiện dựa trên

63

Chương 3

TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ

CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

TRÊN THẾ GIỚI THỜI KỲ CẢI CÁCH, ĐỔI MỚI

3.1. BỐI CẢNH TÁC ĐỘNG ĐẾN NHẬN THỨC MỚI VỀ TÍNH PHỔ BIẾN

VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI THỜI KỲ CẢI CÁCH, ĐỔI MỚI

Thứ nhất, sự khủng hoảng và sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và

Đông Âu

Từ đầu thập niên 80 của thế kỷ XX, thế giới có những biến đổi to lớn

và sâu sắc. Các nước tư bản chủ nghĩa đã thích ứng và sử dụng những thành

tựu của khoa học công nghệ để phát triển lực lượng sản xuất, đổi mới phương

thức quản lý, điều chỉnh các chính sách xã hội… nên đã vượt qua những khó

khăn và thu được những thành tựu quan trọng. Trong khi đó, các nước xã hội

chủ nghĩa lâm vào thời kỳ khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng.

Để khắc phục khủng hoảng, nhiều nước đã tiến hành công cuộc cải

cách, cải tổ, đổi mới, nhằm đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng và bước vào

giai đoạn phát triển mới. Tuy nhiên, do những nguyên nhân chủ quan từ phía

các đảng cầm quyền với những sai lầm nghiêm trọng trong đường lối cải tổ,

kết hợp với những nguyên nhân khách quan từ sự chống phá của các thế lực

thù địch, nên cuối những năm 80 đầu những năm 90 thế kỷ XX, chế độ xã hội

chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ.

Đây là một sự kiện làm thay đổi cục diện thế giới và tác động to lớn

đến hầu hết các quốc gia, đặc biệt là đối với các nước xã hội chủ nghĩa còn

lại, nó đặt ra yêu cầu bắt buộc với các đảng cộng sản cầm quyền ở các nước

xã hội chủ nghĩa phải tiếp tục đẩy mạnh cải cách, đổi mới, nhận thức lại và

nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội, tôn trọng quy luật khách quan, loại bỏ

những nhận thức sai lầm, xơ cứng, lạc hậu, không còn phù hợp; phát huy

những nhận thức đúng, vận dụng sáng tạo những quy luật phổ biến kết hợp

Page 69: TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/LA _ Vu The Tung _nop QD_.pdf · Luận án được thực hiện dựa trên

64

với yếu tố đặc thù; bổ sung, phát triển những nhận thức mới về chủ nghĩa xã

hội; xây dựng những mô hình phù hợp với điều kiện cụ thể của từng quốc gia.

Thứ hai, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, kinh tế tri thức

Công cuộc cải cách, đổi mới ở các nước xã hội chủ nghĩa diễn ra trong

bối cảnh trong nước và thế giới có nhiều thay đổi: cuộc cách mạng khoa học và

công nghệ, kinh tế tri thức, phát triển vô cùng mạnh mẽ, sự bùng nổ công nghệ

thông tin đã và đang tác động sâu sắc đến tất cả các quốc gia, dân tộc, khoa học

công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, làm tăng nhanh lực lượng sản

xuất xã hội. Những thành tựu của khoa học và công nghệ ngày càng nhiều về

số lượng, đa dạng về loại hình, rộng lớn về các lĩnh vực ứng dụng đã và đang

tác động đến tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, tạo ra những điều kiện và

cơ hội cho những quốc gia biết nắm bắt và vận dụng khoa học và công nghệ có

thể phát triển nhanh chóng hoặc có thể “đi tắt đón đầu”; nó thúc đẩy những yếu

tố mới của văn minh và tiến bộ xã hội, làm thay đổi những quan niệm trong cấu

trúc xã hội, quản lý và phát triển xã hội. Trong bối cảnh đó, các nước xã hội

chủ nghĩa phải nhận thức rõ về vai trò của khoa học công nghệ, nhất là cuộc

cách mạng công nghiệp lần thứ 4 hiện nay đối với sự nghiệp xây dựng chủ

nghĩa xã hội, với sự phát triển của lực lượng sản xuất, để từ đó có những chính

sách phù hợp, khai thác và phát triển khoa học và công nghệ trong nước, tạo

tiền đề cho sự phát triển nhanh và bền vững của quốc gia mình.

Thứ ba, xu hướng toàn cầu hóa ngày càng mạnh mẽ, sâu rộng

Sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất trên thế giới đã thúc đẩy

xu thế toàn cầu hóa diễn ra nhanh chóng và lôi cuốn các quốc gia, dân tộc tham

gia. Toàn cầu hóa có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự hợp tác, trao đổi,

buôn bán, giao lưu giữa các quốc gia, các nền văn minh, tạo cho các quốc gia

khai thác được thế mạnh của mình trong chuỗi giá trị toàn cầu… Tuy nhiên,

toàn cầu hóa cũng tồn tại không ít mặt trái, đó là sự chi phối của các nước lớn,

các nước tư bản phát triển đối với các nước nhỏ, các nước chậm phát triển; là

Page 70: TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/LA _ Vu The Tung _nop QD_.pdf · Luận án được thực hiện dựa trên

65

sự xói mòn những giá trị văn hóa, thách thúc chủ quyền quốc gia dân tộc, làm

cho những xung đột lợi ích ở nhiều khu vực trên thế giới diễn ra gay gắt…

Khi bước vào công cuộc cải cách, đổi mới, các nước xã hội chủ nghĩa

đã nhận thức rõ phải tham gia vào quá trình toàn cầu hóa một cách chủ động,

tích cực. Qua đó, thay đổi nhận thức, từ phát triển nền kinh tế thị trường, đến

cải cách hành chính, điều chỉnh hệ thống luật pháp, mở rộng giao lưu, hợp tác

cả với các nước xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa. Quá trình hội nhập

quốc tế vừa tạo ra những điều kiện, cơ hội cho các nước xã hội chủ nghĩa phát

triển, mặt khác cũng tạo ra không ít khó khăn, thách thức, đó là quá trình vừa

hợp tác, vừa đấu tranh, khai thác những mặt tích cực, hạn chế những mặt tiêu

cực để thực hiện mục tiêu tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Thứ tư, xu thế chung và những diễn biến phức tạp, khôn lường của tình

hình thế giới

Hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế

lớn. Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế tiếp tục được đẩy mạnh. Hợp

tác, cạnh tranh, đấu tranh và sự tùy thuộc lẫn nhau giữa các nước, nhất là các

nước lớn ngày càng tăng. Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ tiếp tục phát

triển mạnh mẽ, tạo ra thời cơ và thách thức đối với mọi quốc gia.

Tình hình chính trị - an ninh thế giới thay đổi nhanh chóng, diễn biến

phức tạp, khó lường; tình trạng xâm phạm chủ quyền quốc gia, tranh chấp

lãnh thổ và tài nguyên, xung đột sắc tộc, tôn giáo, can thiệp lật đổ, khủng bố,

chiến tranh cục bộ… tiếp tục diễn ra gay gắt ở nhiều khu vực

Cục diện thế giới thay đổi theo xu hướng đa cực, đa trung tâm diễn ra

nhanh hơn. Các nước lớn điều chỉnh chiến lược, vừa hợp tác, vừa cạnh tranh,

thỏa hiệp, đấu tranh, kiềm chế lẫn nhau, tác động mạnh đến cục diện thế giới

và các khu vực. Những biểu hiện của chủ nghĩa dân tộc cực đoan, chủ nghĩa

cường quyền áp đặt, chủ nghĩa thực dụng ngày càng nổi lên trong quan hệ

quốc tế…

Page 71: TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/LA _ Vu The Tung _nop QD_.pdf · Luận án được thực hiện dựa trên

66

Các vấn đề toàn cầu như an ninh tài chính, an ninh năng lượng, an ninh

nguồn nước, an ninh lương thực, an ninh mạng, biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch

bệnh… diễn biến ngày càng phức tạp. Các thách thức an ninh phi truyền thống

ngày càng lớn, đặc biệt là an ninh mạng và các hình thái chiến tranh kiểu mới.

Khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có khu vực Đông Nam Á, tiếp

tục là trung tâm phát triển năng động. Đồng thời, đây là khu vực cạnh tranh chiến

lược giữa một số nước lớn, có nhiều nhân tố bất ổn. Tranh chấp lãnh thổ, chủ quyền

biển, đảo trong khu vực và Biển Đông tiếp tục diễn ra gay gắt, phức tạp…

Sự thay đổi nhanh chóng và diễn biến phức tạp của tình hình thế giới

khiến các nước xã hội chủ nghĩa phải tăng cường công tác dự báo, kịp thời ứng

phó với những biến đổi mau lẹ của tình hình khu vực và thế giới; linh hoạt trong

cách thức, biện pháp xây dựng chủ nghĩa xã hội, tăng cường hợp tác với các

nước, thể hiện rõ trách nhiệm trong việc cùng giải quyết những vấn đề toàn cầu.

Thứ năm, sự xuất hiện mô hình xã hội mới có tính chất xã hội chủ nghĩa

Sau sự khủng hoảng và sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông

Âu, không chỉ các nước xã hội chủ nghĩa phải tiến hành cải cách, đổi mới để

tìm ra con đường phát triển phù hợp, mà cả các nước tư bản cũng đã có sự

điều chỉnh, thay đổi mạnh mẽ để giải quyết những mâu thuẫn nội tại trong

lòng CNTB. Trong quá trình giải quyết mâu thuẫn đó, đã có sự thay đổi có

tính chất cách mạng, với xu hướng vượt ra khỏi khuôn khổ của CNTB, hình

thành nên mô hình mới có tích chất xã hội chủ nghĩa, trong đó, điển hình là sự

hình thành, phát triển của “Chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI” ở Mỹ Latinh.

Sự xuất hiện của “Chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI” không phải là một

phong trào đấu tranh đơn thuần trong khuôn khổ CNTB mà xét về thực chất,

đó là phương án thay thế cho mô hình TBCN đã tồn tại lâu dài ở Mỹ Latinh

mà đến nay không còn phù hợp, bộc lộ nhiều hạn chế và khủng hoảng. Thực

tiễn đòi hỏi phải có một mô hình mới, cách thức tổ chức, vận hành xã hội mới

tiến bộ hơn và theo quy luật sẽ phải tiến lên một xã hội cao hơn.

“Chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI” ở Mỹ Latinh không giống với mô hình

chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô trước đây, cũng không sao chép với các mô hình

Page 72: TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/LA _ Vu The Tung _nop QD_.pdf · Luận án được thực hiện dựa trên

67

hiện nay mà là một mô hình mới, hướng tới những giá trị tiến bộ, ưu việt của

CNXH, kết hợp hài hòa giữa tính phổ biến của CNXH và tính đặc thù của Mỹ

Latinh. Theo Tổng thống Vênêxuêla, ông Hugo Chavez, người khởi xướng

mô hình “Chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI”: “Chúng ta không sao chép mô hình

các nước khác, thời đại khác. Chúng ta cần có năng lực và khả năng sáng tạo

để đưa ra mô hình riêng của mình, một mô hình hợp với thực tế, điều kiện lịch

sử và truyền thống của mình…” [Dẫn theo 74, tr.29].

Cùng với sự xuất hiện “Chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI” ở Mỹ Latinh,

trên thế giới hiện nay còn những mô hình có tính chất XHCN như mô hình xã

hội dân chủ ở Bắc Âu, các kibbutz ở Israel.

Sự xuất hiện, tồn tại của mô hình có tính chất xã hội chủ nghĩa, một

mặt, góp phần củng cố niềm tin, khẳng định sức sống, giá trị bền vững chủ

nghĩa xã hội, nhất là trong bối cảnh chủ nghĩa xã hội trên thế giới đang trong

giai đoạn khủng hoảng, thoái trào như hiện nay. Mặt khác, với sự đa dạng của

các mô hình phát triển sẽ giúp các nước XHCN có thêm tri thức, kinh nghiệm,

cách thức, biện pháp mới để nhận thức và xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Thứ sáu, sự nỗ lực, kiên trì, sáng tạo của các nước xã hội chủ nghĩa

trong việc xây dựng mô hình phát triển phù hợp với quốc gia mình

Khi bước vào cải tổ, cải cách, đổi mới, các nước xã hội chủ nghĩa đều

trong tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng, lạm phát tăng rất

cao, đời sống nhân dân vô cùng khó khăn. Đất nước thống nhất nhưng chiến

tranh vẫn diễn ra ở một số nước. Các nước đế quốc tiếp tục thực hiện bao vây,

cấm vận đối với Việt Nam, Cuba.

Trước muôn vàn khó khăn và thách thức, các nước xã hội chủ nghĩa

Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Cuba... tiếp tục kiên trì với con đường đi lên chủ

nghĩa xã hội, kiên định với chủ nghĩa Mác - Lênin, vận dụng và phát triển sáng

tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn cách mạng đất nước, không ngừng tổng

kết thực tiễn, phát triển lý luận và đã hình thành những nhận thức, mô hình mới

về chủ nghĩa xã hội như: mô hình chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, chủ

nghĩa xã hội Việt Nam, chủ nghĩa xã hội Lào, chủ nghĩa xã hội Cuba…

Page 73: TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/LA _ Vu The Tung _nop QD_.pdf · Luận án được thực hiện dựa trên

68

Công cuộc cải cách, đổi mới ở các nước xã hội chủ nghĩa thu được

những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, đưa đất nước từng bước thoát khỏi

khủng hoảng kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, nâng cao đời sống nhân dân,

củng cố vững chắc an ninh quốc phòng, mở rộng quan hệ đối ngoại và nâng

cao vị thế trên trường quốc tế. Những thành tựu đó góp phần củng cố niềm tin

của nhân dân trong nước và thế giới vào tương lai của chủ nghĩa xã hội.

Tuy nhiên, hiện nay, các nước xã hội chủ nghĩa cũng phải đối mặt với

những vấn đề hết sức khó khăn, thách thức, đó là nền kinh tế tăng trưởng

chậm lại và thiếu bền vững, thu nhập bình quân đầu người còn thấp và nguy

cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình, nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa;

nguy cơ tụt hậu xa hơn với các nước trong khu vực và trên thế giới; tình trạng

tham ô, tham nhũng, lãng phí, vấn đề diễn biến hòa bình và tự diễn biến; sự

cạnh tranh khốc liệt trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng, sự chống

phá của các thế lực thù địch…

Tình hình thế giới và trong nước nêu trên tạo ra cả những thuận lợi và

thách thức đan xen; đặt ra nhiều yêu cầu mới to lớn hơn, khó khăn, phức tạp

hơn đối với các nước xã hội chủ nghĩa, thôi thúc các nước tiếp tục tiếp tục giữ

vững mục tiêu, đẩy mạnh cải cách, đổi mới, đưa đất nước vững bước đi lên

chủ nghĩa xã hội.

3.2. TÍNH PHỔ BIẾN CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

TRÊN THẾ GIỚI THỜI KỲ CẢI CÁCH, ĐỔI MỚI

3.2.1. Tính phổ biến của nhận thức mới trong lĩnh vực chính trị

3.2.1.1. Tính phổ biến của nhận thức mới về đảng cộng sản

Thứ nhất, các nước xã hội chủ nghĩa đều kiên định nguyên tắc chung về

vai trò lãnh đạo của đảng cộng sản, tập trung làm sâu sắc hơn lý luận về

đảng cầm quyền và phân định rõ vai trò lãnh đạo của đảng với chức năng

quản lý của nhà nước

Từ quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về vai trò của đảng cộng sản

với sự nghiệp cách mạng; từ thực tiễn lịch sử khi đảng cộng sản ra đời; từ

Page 74: TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/LA _ Vu The Tung _nop QD_.pdf · Luận án được thực hiện dựa trên

69

những bài học thành công, thất bại của CNXH hiện thực trên thế giới; từ yêu

cầu của quá trình cải cách, đổi mới…, các nước XHCN trong quá trình cải

cách, đổi mới đều nhận thức và khẳng định rõ vai trò lãnh đạo của đảng cộng

sản là một trong những vấn đề có tính “nguyên tắc” của sự nghiệp cách mạng.

Đảng Cộng sản Trung Quốc khẳng định “Phải kiên trì sự lãnh đạo của Đảng.

Đảng Cộng sản Trung Quốc là hạt nhân lãnh đạo của sự nghiệp xã hội chủ

nghĩa đặc sắc Trung Quốc” [20, tr.33]. Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định:

“Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội”

[25, tr.88], “sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định

thắng lợi của cách mạng Việt Nam” [25, tr.66]. Đảng Nhân dân Cách mạng

Lào khẳng định: “sự lãnh đạo của Đảng là yếu tố quyết định mọi thành công

của sự nghiệp cách mạng ở Lào” [30, tr.32]. Đảng Cộng sản Cuba khẳng định:

“Đảng Cộng sản Cuba là lực lượng lãnh đạo tối cao của xã hội, của Nhà nước,

là thành quả chân chính của cách mạng, đồng thời là lực lượng tiên phong có tổ

chức, cùng nhân dân bảo đảm sự kế thừa lịch sử” [Dẫn theo 41, tr.29]. Các

nước đều cho rằng, nếu xa rời sự lãnh đạo của Đảng cách mạng tất yếu dẫn tới

thất bại.

Để đảm bảo vai trò lãnh đạo của đảng cộng sản trong cải cách, đổi mới,

các nước xã hội chủ nghĩa đều tập trung làm sâu sắc hơn lý luận về đảng cầm

quyền, phân định rõ vai trò lãnh đạo của đảng với chức năng quản lý của nhà

nước nhằm khắc phục những hạn chế, bảo đảm cho đảng vươn lên, hoàn

thành sứ mệnh lãnh đạo của mình.

Ở Trung Quốc, trước những yêu cầu của quá trình cải cách, Đảng

Cộng sản Trung Quốc đã có những thay đổi quan trọng trong việc xác định

mục tiêu, phương thức cầm quyền, phân định rõ chức năng, nhiệm vụ giữa

Đảng lãnh đạo và Nhà nước quản lý. Về mục tiêu cầm quyền, Đảng Cộng sản

Trung Quốc xác định: “cầm quyền vì dân” [20, tr.33] và phải “dựa vào dân

mà cầm quyền”; Về phương thức cầm quyền, Đảng Cộng sản Trung Quốc

xác định rõ, phải “cầm quyền khoa học, cầm quyền dân chủ, cầm quyền theo

Page 75: TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/LA _ Vu The Tung _nop QD_.pdf · Luận án được thực hiện dựa trên

70

pháp luật” [20, tr.34]. Cầm quyền khoa học là trên cơ sở nắm bắt quy luật

khách quan, dùng tư tưởng khoa học, chế độ khoa học, phương pháp khoa

học để lãnh đạo sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc;

Cầm quyền dân chủ là kiên trì cầm quyền vì dân, cầm quyền dựa vào dân,

ủng hộ và đảm bảo cho nhân dân làm chủ; cần phát huy chức năng chỉnh đốn

xã hội, tôn trọng lợi ích của đa số nhân dân, dùng phương thức dân chủ để

điều hòa lợi ích các bên trong xã hội tạo dựng cục diện xã hội phát triển

đồng đều…; Đảng cầm quyền theo pháp luật là thay đổi phương thức từ

“chủ yếu dựa vào chính sách và dùng biện pháp hành chính, mệnh lệnh hành

chính để lãnh đạo, quản lý công việc đất nước như trước kia, chuyển sang

chủ yếu dựa vào biện pháp pháp luật, dựa vào trình tự pháp luật để quản lý

công việc của đất nước.

Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng phân định rõ hơn giữa đảng lãnh đạo

và nhà nước quản lý, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, kiện

toàn chế độ tổ chức cơ quan quyền lực nhà nước, thúc đẩy toàn diện quản lý

nhà nước bằng pháp luật…

Đảng Cộng sản Việt Nam trong quá trình lãnh đạo công cuộc đổi mới

đã từng bước làm rõ hơn lý luận về đảng cầm quyền, về mối quan hệ giữa

Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội khác. Về phương thức lãnh

đạo, trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa

xã hội” (bổ sung, phát triển 2011), Đảng ta chỉ rõ:

Đảng lãnh đạo bằng cương lĩnh, chiến lược, các định hướng về chính

sách và chủ trương lớn; bằng công tác tuyên truyền, thuyết phục, vận

động, tổ chức, kiểm tra, giám sát và bằng hành động gương mẫu của

đảng viên. Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội

ngũ cán bộ… Đảng lãnh đạo thông qua tổ chức Đảng và đảng viên

hoạt động trong các tổ chức của hệ thống chính trị, tăng cường trách

nhiệm của cá nhân, nhất là người đứng đầu [22, tr.88-89].

Page 76: TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/LA _ Vu The Tung _nop QD_.pdf · Luận án được thực hiện dựa trên

71

Mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo và Nhà nước quản lý cũng từng bước

được Đảng ta làm rõ: Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị, đồng thời là bộ phận

của hệ thống ấy; Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, tôn trọng và phát huy

quyền làm chủ của nhân dân, dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng, chịu sự

giám sát của nhân dân, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.

Mặt khác, cần khắc phục tình trạng Đảng bao biện, làm thay hoặc buông lỏng

lãnh đạo các cơ quan quản lý nhà nước; Đổi mới phương thức lãnh đạo của

Đảng đối với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân; Đổi mới phong

cách, lề lối làm việc của các cơ quan lãnh đạo của Đảng từ trung ương đến cơ

sở; Đổi mới cách ra nghị quyết, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện,

kiểm tra, sơ kết, tổng kết việc thực hiện nghị quyết của Đảng; Đẩy mạnh cải

cách thủ tục hành chính trong Đảng, khắc phục tình trạng rườm rà, bất hợp lý

về thủ tục…

Đảng Nhân dân Cách mạng Lào trong quá trình lãnh đạo cách mạng đã

từng bước có sự thay đổi quan trọng trong nhận thức về mục tiêu và phương

thức cầm quyền của Đảng. Về mục tiêu cầm quyền, Đảng Nhân dân Cách

mạng Lào xác định: Đảng “cầm quyền vì nhân dân, vì thịnh vượng của đất

nước” [31, tr.6]. Về phương thức cầm quyền: “tăng cường phương thức lãnh

đạo sâu sát với thực tiễn, có tính khoa học, có tính dân chủ” [31, tr.7].

Đảng Nhân dân Cách mạng Lào cũng nhận thức rõ cần tách biệt giữa

vai trò lãnh đạo của Đảng với chức năng quản lý của Nhà nước, tập trung

nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, không ngừng hoàn thiện nhà nước pháp

quyền xã hội chủ nghĩa, thay đổi phương thức lãnh đạo của Đảng đối với nhà

nước và các tổ chức trong hệ thống chính trị.

Ở Cuba, trong những năm gần đây, đặc biệt là từ Đại hội VI của Đảng,

Đảng Cộng sản Cuba đã có những thay đổi quan trọng trong nhận thức về

phương thức cầm quyền với yêu cầu khách quan, khoa học. Hội nghị toàn

quốc lần thứ nhất của Đảng Cộng sản Cuba (khóa VI) chỉ rõ: Điều quan trọng

Page 77: TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/LA _ Vu The Tung _nop QD_.pdf · Luận án được thực hiện dựa trên

72

nhất trong đời sống chính trị của Đảng hiện nay là phải thay đổi tư duy, kiên

quyết loại bỏ chủ nghĩa giáo điều và các quan điểm lỗi thời.

Về mối quan hệ giữa Đảng và Nhà nước, Đảng Cộng sản Cuba chỉ rõ:

Đảng chỉ nên tập trung vào những nhiệm vụ chính trị của mình, theo nguyên

tắc là Đảng lãnh đạo và kiểm tra, chứ không phải là quản lý; cần chú trọng

nhiều hơn vào công tác giáo dục chính trị tư tưởng đối với các đối tượng xã

hội khác nhau.

Thứ hai, các nước xã hội chủ nghĩa đều khẳng định lấy chủ nghĩa Mác

- Lênin làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của đảng. Đồng

thời, nhận thức một cách khoa học, khách quan hơn về chủ nghĩa Mác -

Lênin; bổ sung, phát triển lý luận nền tảng tư tưởng của đảng cho phù hợp

với bối cảnh mới

Trong quá trình cải cách, đổi mới, các nước xã hội chủ nghĩa đều nhận

thức rõ vai trò đặc biệt quan trọng của chủ nghĩa Mác - Lênin đối với sự nghiệp

cách mạng, khẳng định những giá trị bền vững, tính khoa học, cách mạng và

sức sống mạnh mẽ của chủ nghĩa Mác - Lênin. Đảng Cộng sản Trung Quốc

cũng luôn khẳng định “lấy chủ nghĩa Mác - Lênin… làm kim chỉ nam cho hành

động của mình” [20, tr.105], Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng nêu rõ:

Chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ rõ quy luật phát triển của lịch sử loài

người, nguyên lý cơ bản của nó là đúng đắn, có sức sống mạnh mẽ.

Lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, lý tưởng cao nhất mà những người

cộng sản Trung Quốc theo đuổi chỉ có thể thực hiện được trên cơ sở

xã hội xã hội chủ nghĩa phát triển đầy đủ và phát triển cao độ… Kiên

trì nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, đi con đường mà

toàn thể nhân dân Trung Quốc đã tự nguyện lựa chọn, phù hợp với

tình hình Trung Quốc, sự nghiệp xã hội chủ nghĩa của Trung Quốc

nhất định sẽ giành thắng lợi [20, tr.106].

Page 78: TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/LA _ Vu The Tung _nop QD_.pdf · Luận án được thực hiện dựa trên

73

Đảng Cộng sản Việt Nam trong lãnh đạo sự nghiệp đổi mới cũng luôn

khẳng định: “Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền

tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động, lấy tập trung dân chủ làm nguyên

tắc cơ bản” [25, tr.88], “trong bất kỳ điều kiện và tình huống nào, phải kiên trì

và thực hiện đường lối và mục tiêu đổi mới, kiên định và vận dụng sáng tạo,

phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định mục tiêu

độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội” [25, tr.315]. Đảng Nhân dân Cách mạng

Lào, Đảng Cộng sản Cuba cũng khẳng định lấy chủ nghĩa Mác - Lênin là nền

tảng tư tưởng, kim chủ nam cho hành động của Đảng.

Cùng với việc khẳng định vai trò của chủ nghĩa Mác - Lênin đối với sự

nghiệp cách mạng, các đảng cộng sản cầm quyền ở các nước xã hội chủ nghĩa

đã nhận thức khoa học và khách quan hơn về chủ nghĩa Mác - Lênin, khẳng

định tính đúng đắn và giá trị bền vững của các quy luật được chủ nghĩa Mác -

Lênin nêu ra, đồng thời, cũng chỉ ra những vấn đề cần tiếp tục bổ sung, phát

triển cho phù hợp với bối cảnh trong nước và thời đại hiện nay; những vấn đề

đã bị lịch sử vượt qua. Các đảng cộng sản cũng chỉ rõ, cần vận dụng sáng tạo,

căn cứ vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể của từng quốc gia và thời đại mà vận

dụng sáng tạo, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin cho phù hợp, tránh những tư

tưởng chủ quan, duy ý chí, xơ cứng, giáo điều… khi nhận thức và vận dụng

học thuyết này.

Các đảng cộng sản đều có sự bổ sung những tư tưởng, lý luận mới làm

phong phú thêm nền tảng tư tưởng của đảng. Những tư tưởng, lý luận mới này

là kết quả của sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin vào

điều kiện của mỗi quốc gia; là sự tổng kết thực tiễn cải cách, đổi mới; là sự

tìm tòi, nghiên cứu lý luận nhằm đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn.

Việc bổ sung những tư tưởng, lý luận mới làm phong phú thêm nền

tảng tư tưởng của Đảng là vấn đề có tính phổ biến, tuy nhiên, mỗi quốc gia lại

có những tư tưởng, lý luận của riêng mình, đây lại là một vấn đề mang tính

đặc thù ở mỗi nước xã hội chủ nghĩa hiện nay.

Page 79: TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/LA _ Vu The Tung _nop QD_.pdf · Luận án được thực hiện dựa trên

74

Thứ ba, các đảng cộng sản ở các nước xã hội chủ nghĩa đều nhận thức

rõ về tầm quan trọng của công tác xây dựng đảng trong điều kiện mới; đấu

tranh chống quan liêu, tham nhũng và suy thoái trong đảng

Trước những yêu cầu, đòi hỏi thường xuyên của công cuộc cải cách,

đổi mới, trước những tác động, nhất là tác động của cơ chế thị trường, mở cửa

và hội nhập…, một trong những vấn đề được các đảng cộng sản đặc biệt quan

tâm là công tác xây dựng đảng nhằm không ngừng nâng cao trình độ năng lực

cầm quyền của đảng, mặt khác tăng cường đấu tranh chống quan liêu, tham

nhũng, thoái hóa, biến chất trong đội ngũ cán bộ, đảng viên.

Đảng Cộng sản Trung Quốc khẳng định: “Không ngừng nâng cao trình

độ lãnh đạo và trình độ cầm quyền của Đảng, nâng cao năng lực chống tham

nhũng ngừa biến chất và chống đỡ rủi ro, là bài toán lớn mà Đảng phải giải

quyết để củng cố địa vị cầm quyền, thực hiện sứ mệnh cầm quyền” [20, tr.91].

Để thực hiện nhiệm vụ đó, Đảng Cộng sản Trung Quốc xác định: toàn Đảng

cần tăng cường tinh thần nhiệt huyết và tinh thần trách nhiệm; nắm chắc

đường hướng chính là tăng cường xây dựng năng lực cầm quyền, xây dựng

tính tiên tiến và tính trong sạch của Đảng; kiên trì giải phóng tư tưởng, cải

cách sáng tạo, kiên trì Đảng quản lý Đảng, quản lý Đảng phải nghiêm; tăng

cường toàn diện xây dựng tư tưởng, xây dựng tổ chức, xây dựng tác phong,

xây dựng liêm chính chống tham nhũng, xây dựng chế độ của Đảng; tăng

cường tự làm sạch, tự hoàn thiện, tự đổi mới, tự nâng cao năng lực; xây dựng

đảng cầm quyền mácxít theo kiểu học tập, kiểu phục vụ, kiểu sáng tạo; bảo

đảm Đảng luôn là hạt nhân lãnh đạo kiên cường của sự nghiệp xã hội chủ

nghĩa đặc sắc Trung Quốc.

Đảng Cộng sản Việt Nam luôn coi công tác xây dựng Đảng là vấn đề

“then chốt”, quyết định thành công của sự nghiệp cách mạng. Hiện nay, Đảng

đang đúng trước nhiều khó khăn, thách thức, công tác xây dựng Đảng được

đặt ra là một vấn đề “cấp bách”, nhiều Nghị quyết bàn về công tác xây dựng

Page 80: TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/LA _ Vu The Tung _nop QD_.pdf · Luận án được thực hiện dựa trên

75

Đảng đã ra đời như: Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI: Một số vấn đề cấp

bách về xây dựng Đảng hiện nay; Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về tăng

cường xây dựng Đảng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư

tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển

hóa” trong nội bộ. Để đảm đương được vai trò lãnh đạo trong giai đoạn cách

mạng tới:

Đảng phải vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức; thường

xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn, ra sức nâng cao trình độ trí tuệ, bản

lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức và năng lực lãnh đạo. Giữ vững

truyền thống đoàn kết thống nhất trong Đảng, tăng cường dân chủ

và kỷ luật trong hoạt động của Đảng. Thường xuyên tự phê bình và

phê bình, đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa cơ hội, tệ

quan liêu, tham nhũng, lãng phí và mọi hành động chia rẽ, bè phái.

Đảng chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên trong sạch, có

phẩm chất, năng lực, có sức chiến đấu cao theo tấm gương đạo đức

Hồ Chí Minh; quan tâm bồi dưỡng, đào tạo lớp người kế tục sự

nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc [25, tr.89-90].

Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm

chủ của nhân dân, dựa vào dân để xây dựng Đảng, “chịu sự giám sát của nhân

dân, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật” [25, tr.89]. Chăm lo

xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên trong sạch, đổi mới phong cách làm việc

của cán bộ, gia tăng trách nhiệm cá nhân nhất là cá nhân người đứng đầu.

Nhận diện rõ và ngăn chặn những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị,

suy thoái về đạo đức lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong

nội bộ Đảng.

Đảng Nhân dân Cách mạng Lào cho rằng, phải xây dựng Đảng là Đảng

đoàn kết thống nhất, có ý chí và hành động mạnh mẽ, quản lý chặt chẽ, có kỷ

luật nghiêm minh; là Đảng trong sạch, kiên quyết trong phòng chống tham

Page 81: TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/LA _ Vu The Tung _nop QD_.pdf · Luận án được thực hiện dựa trên

76

nhũng và các hiện tượng tiêu cực trong bộ máy Đảng, Nhà nước và trong

hàng ngũ cán bộ, đảng viên.

Đảng Cộng sản Cuba khi bàn về công tác xây dựng đảng cầm quyền

trong điều kiện hiện nay, về vai trò của lãnh đạo của Đảng và nhà nước trong

thời gian tới, Hội nghị toàn quốc lần thứ nhất của Đảng Cộng sản Cuba (khóa

VI) chỉ rõ:

Điều quan trọng nhất trong đời sống chính trị của Đảng hiện nay là phải

thay đổi tư duy, kiên quyết loại bỏ chủ nghĩa giáo điều và các quan điểm lỗi

thời; Đảng chỉ nên tập trung vào những nhiệm vụ chính trị của mình, theo

nguyên tắc là Đảng lãnh đạo và kiểm tra, chứ không phải là quản lý; cần trú

trọng nhiều hơn vào công tác giáo dục chính trị tư tưởng đối với các đối

tượng xã hội khác nhau.

Trong việc củng cố vai trò của Đảng thì việc khắc phục những sai lầm

và yếu kém hiện nay trong công tác chính sách cán bộ là mang tính quyết

định; đổi mới phong cách làm việc của cán bộ, gia tăng trách nhiệm cá nhân,

nâng cao tính sáng tạo, củng cố mối quan hệ chặt chẽ với quần chúng, đấu

tranh chống lại những vi phạm, ý thức vô kỷ luật và biểu hiện tham nhũng,

xóa bỏ phương thức lãnh đạo quan liêu, nâng cao tính gương mẫu của mỗi

cán bộ, đảng viên.

3.2.1.2. Tính phổ biến của nhận thức mới về nhà nước - xây dựng

nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

Trong quá trình cải cách, đổi mới, vấn đề “xây dựng nhà nước pháp

quyền xã hội chủ nghĩa” dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản là một nội dung

nhận thức mới có tính phổ biến ở các nước XHCN. Về bản chất, đây là hình

thức của nhà nước chuyên chính vô sản, với đặc trưng cơ bản là đề cao tính

nghiêm minh của pháp luật trong quản lý xã hội.

Ở Trung Quốc, vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền được chính thức

đưa vào Văn kiện Đại hội lần thứ XV của Đảng Cộng sản Trung Quốc (1997).

Đại hội này chỉ rõ:

Page 82: TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/LA _ Vu The Tung _nop QD_.pdf · Luận án được thực hiện dựa trên

77

Sự phát triển đi sâu cải cách thể chế kinh tế và công cuộc hiện đại

hóa xã hội chủ nghĩa xuyên thế kỷ đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục

đẩy tới cải cách thể chế chính trị…, mở rộng hơn nữa nền dân chủ

xã hội chủ nghĩa, quản lý đất nước bằng luật pháp, xây dựng nhà

nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa [18, tr.55-56].

Từ đó đến nay, Đảng Cộng sản Trung Quốc không ngừng phát triển lý

luận về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Đại hội XVIII của

Đảng Cộng sản Trung Quốc (2012) tiếp tục khẳng định: “Cần phải kiên trì sự

thống nhất giữa Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ và quản lý đất nước theo

pháp luật… đẩy nhanh xây dựng pháp quyền xã hội chủ nghĩa” [20, tr.50].

Theo Đảng Cộng sản và các nhà nghiên cứu Trung Quốc, Nhà nước

pháp quyền xã hội chủ nghĩa Trung Quốc có những đặc trưng cơ bản: Pháp luật

tối thượng - nguyên tắc lý luận của nhà nước pháp quyền; lập pháp dân chủ là

nội dung chủ yếu của dân chủ, là phương diện quan trọng không thể thiếu của

nhà nước pháp quyền; pháp luật hoàn chỉnh - điều kiện quan trọng của nhà

nước pháp quyền; tư pháp công bằng - yêu cầu cơ bản của nhà nước pháp

quyền; hạn chế quyền lực - tiêu chí quan trọng của nhà nước pháp quyền; bảo

đảm lợi ích - giá trị pháp luật của nhà nước pháp quyền [Dẫn theo 90, tr.41-51].

Hiện nay, trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Đảng

Cộng sản Trung Quốc tập trung “kiện toàn chế độ tổ chức cơ quan quyền lực

nhà nước”, thúc đẩy toàn diện quản lý đất nước bằng pháp luật, coi “pháp trị

là phương thức cơ bản quản lý đất nước và quản lý chính quyền”, muốn vậy,

phải thúc đẩy lập pháp một cách khoa học, hoàn thiện hệ thống pháp luật xã

hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc… Đi sâu cải cách thể chế hành chính, xây

dựng chính phủ theo mô hình “phục vụ với chức năng khoa học, kết cấu ưu

hóa, trong sạch, hiệu quả cao và nhân dân hài lòng”. Xây dựng và hoàn thiện

hệ thống khống chế và giám sát vận hành quyền lực, kiên trì chế độ quản lý

quyền lực, quản lý công việc và quản lý con người, bảo đảm nhân dân có

Page 83: TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/LA _ Vu The Tung _nop QD_.pdf · Luận án được thực hiện dựa trên

78

quyền được biết, quyền tham gia, quyền bày tỏ, quyền giám sát, là bảo đảm

quan trọng vận hành quyền lực đúng đắn…

Ở Việt Nam, tư tưởng về nhà nước pháp quyền thấm đẫm trong tư tưởng

Hồ Chí Minh, trong quá trình Người lãnh đạo nhân dân ta xây dựng chính

quyền non trẻ và xây dựng đất nước. Tuy nhiên, cụm từ “Nhà nước pháp quyền

xã hội chủ nghĩa” lần đầu tiên được sử dụng tại Hội nghị giữa nhiệm kỳ khóa

VII (1994), trong đó, Đảng ta chỉ rõ: “Tiếp tục xây dựng và từng bước hoàn

thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam. Đó là nhà nước của nhân dân, do nhân

dân, vì nhân dân quản lý mọi mặt đời sống xã hội bằng pháp luật” [21, tr.56].

Tại Đại hội X của Đảng (2006), vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền

xã hội chủ nghĩa đã trở thành một trong 8 đặc trưng của xã hội xã hội chủ

nghĩa mà nhân dân ta xây dựng. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ

quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011), khi nói về những

đặc trưng cơ bản của xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng đã

khẳng định: “Có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do

nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo” [25, tr.70]. Trên cơ sở lý

luận và thực tiễn xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

thời kỳ đổi mới, Cương lĩnh đã nêu ra những đặc trung cơ bản của Nhà nước

pháp quyền XHCN ở Việt Nam, đó là:

Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì

nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên

minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, do

Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự

phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các

quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp; Nhà nước ban hành pháp luật, tổ chức,

quản lý xã hội bằng pháp luật và không ngừng tăng cường pháp chế xã hội

chủ nghĩa; Nhà nước phục vụ nhân dân, gắn bó mật thiết với nhân dân, thực

hiện đầy đủ quyền dân chủ của nhân dân, tôn trọng, lắng nghe ý kiến của

Page 84: TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/LA _ Vu The Tung _nop QD_.pdf · Luận án được thực hiện dựa trên

79

nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân; Có cơ chế và biện pháp kiểm

soát, ngăn ngừa và trừng trị tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, vô trách

nhiệm, lạm quyền, xâm phạm quyền dân chủ của công dân; giữ nghiêm kỷ

cương xã hội, nghiêm trị mọi hành động xâm phạm lợi ích của Tổ quốc và

của nhân dân; Tổ chức và hoạt động của bộ máy theo nguyên tắc tập trung

dân chủ, có sự phân công, phân cấp, đồng thời bảo đảm sự chỉ đạo thống

nhất của Trung ương.

Ở Lào, xây dựng nhà nước pháp quyền cũng là mục tiêu, nhiệm vụ

quan trọng trong thời gian tới. Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung

ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào khóa VIII tại Đại hội đại biểu toàn

quốc lần thứ IX của Đảng chỉ rõ:

Tiếp tục hoàn thiện nhà nước dân chủ nhân dân, xây dựng Nhà

nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân phù hợp với sự phát

triển kinh tế theo cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế. Tiếp tục

kiện toàn các cơ quan trong hệ thống chính quyền Nhà nước tinh

gọn, vững mạnh hơn, xác định lại vai trò quản lý nhà nước cho phù

hợp đi đôi với việc tăng cường hiệu lực, hiệu quả và sự minh bạch

trong việc quản lý hành chính Nhà nước [30, tr.26].

Để từng bước hoàn thiện Nhà nước Dân chủ Nhân dân thành Nhà nước

pháp quyền của dân, do dân và vì dân, Đảng Nhân dân Cách mạng Lào nêu ra

phương hướng xây dựng nhà nước pháp quyền trong thời giai tới, đó là:

Cần tăng cường pháp lý, đảm bảo tính hiệu lực của pháp luật trong việc

quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội làm cho xã hội sinh sống dưới hiến

pháp và pháp luật một cách nghiêm minh; Tiếp tục nâng cao hơn nữa vai trò

của Quốc hội với tư cách là đại diện cơ quan quyền lực và lợi ích của nhân

dân các bộ tộc, là cơ quan lập pháp có quyền quyết định các vấn đề quan

trọng, cơ bản của đất nước, giám sát tối cao đối với các hoạt động của các cơ

quan hành pháp và tư pháp được quy định trong Hiến pháp và Luật pháp.

Page 85: TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/LA _ Vu The Tung _nop QD_.pdf · Luận án được thực hiện dựa trên

80

Kiện toàn tổ chức bộ máy của Quốc hội mạnh mẽ hơn cho tương xứng với vị

thế, chức năng của mình; Kiện toàn cơ quan hành pháp theo hướng tinh gọn,

hợp lý và hiệu quả, tiếp tục kiện toàn bộ máy tổ chức các bộ, cơ quan ở cấp

Trung ương để có thể thực hiện chức năng một cách linh hoạt, kiện toàn bộ

máy ở cấp địa phương mạnh mẽ hơn, có thể chủ động trong việc thực hiện kế

hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương; Tòa án nhân dân và cơ quan

kiểm sát cần tiếp tục kiện toàn hệ thống tổ chức và nhân sự của mình vững

mạnh, có hiệu quả, phù hợp với mức độ phát triển kinh tế - xã hội của đất

nước trong giai đoạn mới.

Ở Cuba, mặc dù chưa đưa ra quan điểm về xây dựng nhà nước pháp

quyền, tuy nhiên, Đảng Cộng sản và Nhà nước Cuba luôn đề cao tính nghiêm

minh của pháp luật, xây dựng nhà nước phục vụ nhân dân, giải quyết tốt

những chính sách xã hội, tạo sự công bằng, bình đẳng cho mọi người.

3.2.1.3. Dân chủ hóa đời sống xã hội, tạo cơ chế để quyền lực thuộc

về nhân dân

Trong quá trình cải cách, đổi mới, các nước xã hội chủ nghĩa đều coi

dân chủ hóa đời sống xã hội, tạo cơ chế cho nhân dân tham gia và thực thi

quyền lực trên thực tế là một nhiệm vụ, mục tiêu, một giá trị có tính phổ biến.

Thứ nhất, các nước XHCN đều nhận thức rõ vai trò đặc biệt quan trọng

của dân chủ trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội

Đảng Cộng sản Trung Quốc trong quá trình cải cách, mở cửa, đã khẳng

định rõ: “Phát triển nền chính trị dân chủ xã hội chủ nghĩa là mục tiêu phấn

đấu trước sau như một của Đảng ta. Không có dân chủ thì không có chủ nghĩa

xã hội, không có hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa” [18, tr.56]. Theo Đảng Cộng

sản Trung Quốc: “Bản chất của dân chủ xã hội chủ nghĩa là nhân dân làm

chủ. Mọi quyền lực đều thuộc về nhân dân” [18, tr.56].

Ở Việt Nam, trong quá trình đổi mới đất nước, Đảng Cộng sản Việt

Nam luôn khẳng định, dân chủ xã hội chủ nghĩa là một đặc trưng quan trọng,

Page 86: TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/LA _ Vu The Tung _nop QD_.pdf · Luận án được thực hiện dựa trên

81

bản chất của chế độ XHCN, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển

đất nước. Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ

nghĩa xã hội (1991) có viết: “Toàn bộ tổ chức và hoạt động của hệ thống

chính trị nước ta trong giai đoạn mới là nhằm xây dựng và từng bước hoàn

thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân”

[23, tr.327]. Hiến pháp năm 1992 cũng khẳng định: tất cả quyền lực nhà nước

thuộc về nhân dân và phải được thể chế hóa quyền lực đó bằng pháp luật,

được pháp luật bảo hộ.

Hiện nay, Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục khẳng định: “Dân chủ xã

hội chủ nghĩa là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của

sự phát triển đất nước, xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa

bảo đảm dân chủ được thực hiện trên thực tế cuộc sống ở mỗi cấp, trên tất cả

các lĩnh vực” [25, tr.84-85].

Đảng Nhân dân Cách mạng Lào trong quá trình đổi mới đã chỉ rõ, dân

chủ gắn với bản chất chế độ, là mục tiêu, là nhiệm vụ cần hiện thực hóa trên

thực tế: “Chế độ của chúng ta là chế độ mà nhân dân làm chủ, tất cả là vì lợi

ích và cuộc sống ấm lo, hạnh phúc của nhân dân. Đó không chỉ là mục tiêu,

mà còn cần phải tổ chức thực hiện cho trở thành hiện thực”.

Ở Cuba, vấn đề phát huy dân chủ được quan tâm và được mở rộng hơn

trên thực tế, thông qua các quyền về kinh tế, chính trị, quyền con người… Với

sự đổi mới trong nhận thức, sự cập nhật hóa mô hình phát triển kinh tế - xã

hội của Đại hội VI (4-2011) và Đại hội VII (4-2016), đã tạo điều kiện và cơ

hội cho người dân tham gia nhiều hơn, chủ động hơn vào các hoạt động sản

xuất, kinh doanh, dịch vụ; tham gia quản lý đất nước và bảo đảm ngày càng

tốt hơn những điều kiện vật chất và tinh thần của nhân dân, những sự thay đổi

đó đang hứa hẹn sẽ tạo điều kiện, cơ hội đưa Cuba bước sang một giai đoạn

phát triển mới.

Page 87: TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/LA _ Vu The Tung _nop QD_.pdf · Luận án được thực hiện dựa trên

82

Thứ hai, thực hiện dân chủ hóa đời sống xã hội gắn liền với quá trình

xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính trị, tạo ra cơ chế để quyền lực thuộc

về nhân dân

Quá trình thực hiện dân chủ ở các nước XHCN gắn liền với việc xây

dựng và hoàn thiện hệ thống chính trị, trước hết là xây dựng đảng cộng sản

trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực cầm quyền của đảng, phát huy dân

chủ trong đảng là hạt nhân để phát huy đầy đủ dân chủ trong xã hội. Xây

dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN, hoàn thiện Hiến pháp, hệ

thống pháp luật, khẳng định rõ quyền con người, quyền công dân về chính trị,

dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội, gắn quyền công dân với nghĩa vụ và trách

nhiệm đối với xã hội. Nâng cao ý thức về quyền và nghĩa vụ, năng lực làm

chủ của nhân dân. Xây dựng, nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức

chính trị - xã hội, các đoàn thể nhân dân.

Thành tựu quan trọng của thời kỳ cải cách, đổi mới ở các nước xã hội

chủ nghĩa là đẩy mạnh dân chủ hóa đời sống xã hội, từng bước khắc phục tình

trạng mất dân chủ còn tồn tại trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội, tạo

được cơ chế để nhân dân được thực hiện quyền làm chủ của mình trên thực tế

trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội trong đó đặc biệt là

trên lĩnh vực kinh tế…

Thời kỳ trước cải cách, đổi mới, do cơ cấu kinh tế tập trung chủ yếu

vào thành phần kinh tế công hữu, xóa bỏ các hình thức “phi công hữu”, bởi

vậy, chưa phát huy được quyền làm chủ, năng lực, sức mạnh của nhân dân

trong phát triển kinh tế. Thời kỳ cải cách, đổi mới, các đảng cộng sản nhận

thức lại về cơ cấu kinh tế, phát triển nền kinh tế thị trường với đa dạng các

thành phần kinh tế, tạo điều kiện mạnh mẽ để cách thành phần kinh tế phát

triển, từ đó, khai thác, phát huy được sức mạnh, tiềm năng, tính tích cực…

của các thành phần kinh tế đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội. Do đó,

dân chủ trong lĩnh vực kinh tế được phát huy mạnh mẽ hơn.

Page 88: TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/LA _ Vu The Tung _nop QD_.pdf · Luận án được thực hiện dựa trên

83

Một điểm mới cũng thể hiện rõ tinh thần dân chủ hóa đời sống xã hội

trong quá trình cải cách, đổi mới đó là quan tâm, phát huy dân chủ ở cơ sở.

Quy chế dân chủ ở cơ sở, pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn

nhằm… đã ra đời nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của mọi người dân, tăng

cường tiếng nói, ý kiến đóng góp, sự kiểm tra, giám sát… của nhân dân và sự

phát triển chung của cộng đồng, xã hội.

Các đảng cộng sản cũng chủ trương đa dạng hóa các hình thức dân chủ,

cả trực tiếp và gián tiếp để bảo đảm cho nhân dân được thực hiện bầu cử dân

chủ, quyết sách dân chủ, giám sát dân chủ, đảm bảo cho nhân dân được

hưởng quyền lợi, tôn trọng và bảo đảm nhân quyền, thực hiện dân chủ rộng

rãi hơn, đầy đủ hơn và kiện toàn hơn. Bảo đảm kỷ luật, kỷ cương, nâng cao

năng lực làm chủ của nhân dân, phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của nhân

dân, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Phát huy tốt vai trò

của các tổ chức đoàn thể nhân dân trong việc giám sát và phản biện xã hội,

trong bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân.

3.2.2. Trên lĩnh vực kinh tế

3.2.2.1. Các nước xã hội chủ nghĩa đều nhận thức rõ “lấy phát triển

kinh tế làm trung tâm”, tập trung phát triển lực lượng sản xuất, xây dựng

nền kinh tế hiện đại

Khi bước vào quá trình cải cách, đổi mới, các nước XHCN đều có

“điểm xuất phát rất thấp về kinh tế”, “trình độ phát triển của lực lượng sản

xuất còn lạc hậu rất xa so với các nước phát triển”, đời sống nhân dân gặp

nhiều khó khăn, “mâu thuẫn chủ yếu nhất của xã hội là mâu thuẫn giữa nhu

cầu vật chất, văn hóa ngày càng tăng của nhân dân với sức sản xuất xã hội lạc

hậu”… Để giải quyết những vấn đề đó, một trong những thành tựu quan trọng

của đổi mới tư duy ở các nước xã hội chủ nghĩa chính là “lấy phát triển kinh

tế làm trung tâm”.

Page 89: TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/LA _ Vu The Tung _nop QD_.pdf · Luận án được thực hiện dựa trên

84

Việc xác định lấy phát triển kinh tế làm trung tâm là sự thay đổi quan

trọng trong nhận thức của các nước xã hội chủ nghĩa, đáp ứng đòi hỏi của

thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội, “là điều cốt yếu để chấn hưng đất

nước” [20, tr.40], là sự trở lại đúng với những nguyên lý của chủ nghĩa

Mác - Lênin coi hoạt động sản xuất vật chất, hoạt động kinh tế là tiền đề cơ

bản của sự tồn tại và phát triển xã hội loài người mà bất kỳ chế độ xã hội

nào trong lịch sử cũng đều phải thực hiện. Chính sự thay đổi nhận thức

quan trọng này là tiền đề cho sự thành công của công cuộc cải cách, đổi

mới kinh tế cũng như sự thành công của toàn bộ sự nghiệp cải cách, đổi

mới ở các nước xã hội chủ nghĩa.

Các nước xã hội chủ nghĩa cũng nhận thức lại một cách khách quan,

khoa học về mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, trong

đó, lấy phát triển lực lượng sản xuất là nền tảng, là đặc trưng quan trọng nhất

của chủ nghĩa xã hội. Đặng Tiểu Bình và Đảng Cộng sản Trung Quốc chỉ rõ:

“Bản chất của chủ nghĩa xã hội là giải phóng sức sản xuất, phát triển sức sản

xuất, tiêu diệt bóc lột, xóa bỏ sự phân hóa hai cực, cuối cùng đạt được đích

cùng nhau giàu có” [109, tr.396], “Nhiệm vụ cơ bản của chủ nghĩa xã hội là

phát triển sức sản xuất xã hội. Trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa xã hội phải

đặt lên hàng đầu việc tập trung lực lượng phát triển sức sản xuất xã hội” [18,

tr.32]. Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ ra rằng, xã hội xã hội chủ nghĩa là xã hội

“Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại”. Theo

Đảng Nhân dân Cách mạng Lào: “trong việc phát triển kinh tế, vấn đề cơ bản

nhất vẫn là tích cực phát triển lực lượng sản xuất” [29, tr.16]… Phát triển lực

lượng sản xuất là nhằm xây dựng nền tảng vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã

hội - yếu tố quyết định sự thành công của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã

hội. Phát triển lực lượng sản xuất đi đôi với xây dựng và củng cố quan hệ sản

xuất mới xã hội chủ nghĩa…

Page 90: TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/LA _ Vu The Tung _nop QD_.pdf · Luận án được thực hiện dựa trên

85

Để phát triển lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại, các

nước xã hội chủ nghĩa đều xác định công nghiệp hóa, hiện đại hóa là “nhiệm

vụ trung tâm”, xuyên suốt nhằm tạo ra nền tảng vật chất, kỹ thuật của chủ

nghĩa xã hội. Nhận thức mới về công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở các nước

XHCN hiện nay, đó là: công nghiệp hóa gắn với hiện đại hóa gắn với phát

triển kinh tế tri thức; gắn với phát triển kinh tế thị trường với nhiều thành

phần kinh tế, nhiều hình thức sở hữu nhằm khai thác hết tiềm năng của các

thành phần kinh tế, đóng góp cho sự phát triển của lực lượng sản xuất xã

hội. Do đặc thù của các nước XHCN đi lên từ những nước nông nghiệp lạc

hậu nên vai trò của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn

được đặc biệt coi trọng; lấy phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản

cho sự phát triển nhanh và bền vững; coi phát triển khoa học và công nghệ là

nền tảng, là động lực công nghiệp hóa, hiện đại hóa, “sáng tạo khoa học

công nghệ là trụ cột chiến lược nhằm nâng cao sức sản xuất của xã hội và

sức mạnh tổng hợp của quốc gia”; tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện

tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường tự nhiên, bảo tồn đa dạng

sinh học.

3.2.2.2. Nhận thức mới về xây dựng quan hệ sản xuất xã hội chủ

nghĩa trên cả ba mặt (sở hữu, quản lý và phân phối)

Thứ nhất, về sở hữu đối với tư liệu sản xuất, các nước XHCN đều kiên

trì thực hiện chế độ công hữu về những tư liệu sản xuất chủ yếu, làm rõ hơn

về vai trò, chức năng chế độ công hữu; đồng thời, phát triển các thành phần

kinh tế “phi công hữu”, đa dạng hóa các hình thức sở hữu, đặc biệt trong thời

kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

Trong quá trình cải cách, đổi mới, các nước xã hội chủ nghĩa đều kiên

trì chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, coi đó là “đặc trưng bản chất của chủ

nghĩa xã hội, là nền tảng của quan hệ kinh tế xã hội chủ nghĩa”. Nếu không có

Page 91: TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/LA _ Vu The Tung _nop QD_.pdf · Luận án được thực hiện dựa trên

86

công hữu làm chủ thể thì không thể có sự khác nhau về bản chất của chủ

nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản. Thực chất của các chủ thể đó là: giai cấp

công nhân và quần chúng nhân dân cùng chiếm hữu tư liệu sản xuất. Thực

hiện chế độ công hữu là công hữu những tư liệu sản xuất chủ yếu.

Đảng Cộng sản Trung Quốc khẳng định:

Cần kiên trì không dao động củng cố và phát triển thành phần kinh

tế công hữu, mở rộng nhiều hình thức thực hiện chế độ công hữu, đi

sâu cải cách doanh nghiệp nhà nước, thúc đẩy nguồn vốn nhà nước

đầu tư nhiều hơn vào những ngành quan trọng và lĩnh vực then chốt

liên quan đến an ninh quốc gia và huyết mạch của kinh tế quốc dân,

không ngừng tăng cường sức sống, sức kiểm soát, ảnh hưởng của

kinh tế nhà nước [20, tr.41-42]

Trong quá trình cải cách, Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng “nhận thức

một cách toàn diện hàm nghĩa công hữu” [18, tr.39], theo đó, “Kinh tế công

hữu không những bao gồm kinh tế quốc hữu và kinh tế tập thể, mà còn bao

gồm thành phần quốc hữu và thành phần tập thể trong kinh tế có chế độ sở

hữu hỗn hợp” [18, tr.39].

Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng chỉ rõ vai trò và chức năng của chế

độ công hữu, đó là:

Vai trò trụ cột: kinh tế công hữu nắm giữ những mạch máu chủ yếu của

kinh tế quốc dân, có sức mạnh vật chất, kỹ thuật hiện đại, là nguồn thu nhập

tài chính chủ yếu của nhà nước, là cơ sở vật chất chủ yếu của nhà nước điều

hành vĩ mô toàn bộ kinh tế, xã hội. Chỉ có giữ vững công hữu là chủ thể, công

cuộc hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa mới có cơ sở vững chắc và lực lượng vật

chất hùng hậu, mới có thể đảm bảo kinh tế xã hội phát triển đồng bộ, để đạt

tới mục đích toàn thể người lao động cùng giàu.

Vai trò đảm bảo: vai trò chủ thể của công hữu là tiền đề bảo đảm cho

các thành phần kinh tế khác phát huy vai trò tích cực của chúng. Hiện nay,

Page 92: TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/LA _ Vu The Tung _nop QD_.pdf · Luận án được thực hiện dựa trên

87

các thành phần kinh tế khác như cá thể, tư nhân, vốn nước ngoài có tác dụng

hai mặt đối với sự phát triển kinh tế xã hội chủ nghĩa, tức là vừa tích cực, vừa

tiêu cực. Chỉ có lấy công hữu làm chủ thể phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế

công hữu, nhà nước mới có thực lực kinh tế hùng hậu, để chủ yếu sử dụng

biện pháp kinh tế hướng dẫn các thành phần kinh tế ngoài công hữu theo nhu

cầu của nền kinh tế quốc dân, nhằm phát huy vai trò cần thiết của chúng trong

phát triển kinh tế nước ta, bảo đảm nền kinh tế phát triển lành mạnh.

Chức năng dẫn đường: công hữu là thích ứng với sản xuất lớn xã hội

hóa, tiêu biểu cho phát triển kinh tế. Quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính

chất, trình độ phát triển lực lượng sản xuất; sự phát triển của xã hội hóa sản

xuất đòi hỏi tư liệu sản xuất phải thuộc sở hữu của xã hội. Đó là quy luật

khách quan của sự phát triển kinh tế xã hội, không phụ thuộc ý chí con người.

Sự xuất hiện và phát triển của chế độ công hữu xã hội chủ nghĩa là đã đáp ứng

yêu cầu phát triển sản xuất lớn xã hội hóa; từ đó, giải quyết một cách căn bản

mâu thuẫn giữa sở hữu tư liệu sản xuất và sản xuất lớn xã hội hóa, một mâu

thuẫn mà chế độ tư hữu tư liệu sản xuất không thể giải quyết. Chế độ công

hữu có vai trò hướng dẫn nền kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Ở Việt Nam, trong quá trình đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn

khẳng định vai trò nền tảng của chế độ công hữu trong xây dựng quan hệ

sản xuất mới XHCN. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII Đảng Cộng

sản Việt Nam (1991) thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời

kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Cương lĩnh chỉ ra đặc trưng kinh tế của xã

hội xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, đó là: “Có nền kinh tế phát triển cao dựa

trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về những tư liệu sản

xuất chủ yếu”. Đại hội XI (2011) thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước

trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011),

Cương lĩnh này tiếp tục khẳng định nền kinh tế nước ta là nền kinh tế thị

trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều thành phần kinh tế, nhưng

Page 93: TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/LA _ Vu The Tung _nop QD_.pdf · Luận án được thực hiện dựa trên

88

trong đó, “Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Kinh tế tập thể không

ngừng được củng cố và phát triển. Kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập

thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân” [25,

tr.73-74]. Đại hội XII (2016) của Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục khẳng

định: “kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là một động

lực quan trọng của nền kinh tế” [26, tr.103].

Đảng Nhân dân Cách mạng Lào luôn đặc biệt quan tâm đến xây dựng

chế độ công hữu, củng cố và phát triển kinh tế nhà nước ngày càng vững

mạnh. Văn kiện Đại hội IX Đảng Nhân dân Cách mạng Lào viết:

Trong những năm trước mắt cần củng cố nền kinh tế nhà nước, nhất

là kinh tế quốc doanh vững mạnh, để tạo sức mạnh kết hợp các

thành phần kinh tế khác trong việc phát triển kinh tế - xã hội của đất

nước; xây dựng quốc doanh hiện đại bằng cách chuyển sang hình

thức liên doanh, liên kết và cổ phần hóa là trọng tâm [30, tr.16].

Ở Cuba, trong quá trình cập nhật hóa mô hình kinh tế, được xác định

trong đường lối của Đại hội VI Đảng Cộng sản Cuba đã nêu bật một số quan

điểm mới so với trước đây về xây dựng quan hệ sản xuất: hệ thống kinh tế mà

Cuba xây dựng sẽ tiếp tục dựa trên nguyên tắc sở hữu xã hội chủ nghĩa của

toàn dân đối với tư liệu sản xuất chính và nguyên tắc phân phối xã hội chủ

nghĩa “làm theo năng lực, hưởng theo lao động”. Đại hội VI xác định: những

tư liệu sản xuất chính vẫn tiếp tục thuộc sở hữu toàn dân và các doanh nghiệp

nhà nước xã hội chủ nghĩa sẽ là hình thức quản lý cơ bản trong nền kinh tế

quốc gia.

Phát triển các thành phần kinh tế “phi công hữu”, đa dạng hóa các

hình thức sở hữu. Cùng với việc khẳng định vai trò nền tảng của chế độ công

hữu, các nước XHCN đều chủ trương khuyến khích, ủng hộ, dẫn dắt kinh tế

phi công hữu phát triển, bảo đảm cho các thành phần kinh tế được bình đẳng

trong sử dụng yếu tố sản xuất, tham gia cạnh tranh thị trường một cách công

Page 94: TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/LA _ Vu The Tung _nop QD_.pdf · Luận án được thực hiện dựa trên

89

bằng, nhận được sự bảo vệ công bằng của pháp luật. Cùng với đó, các nước

XHCN cũng chủ trương đa dạng hóa các hình thức sở hữu: sở hữu toàn dân,

sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, các hình thức sở hữu hỗn hợp… Thể chế hóa

quyền tài sản (quyền sở hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt và hưởng lợi)

của nhà nước, tổ chức và cá nhân nhằm giải quyết đúng đắn, hài hòa các lợi

ích, khuyến khích và tạo động lực để các thành phần kinh tế hợp tác, đầu tư

cùng xây dựng và phát triển nền kinh tế.

Thứ hai, về chế độ quản lý nền kinh tế, các nước XHCN đều thực hiện

sự chuyển đổi từ chế độ tập trung quan liêu bao cấp với cách tổ chức, quản lý

bằng kế hoạch, mệnh lệnh áp đặt từ trên xuống, sang chế độ nhà nước thực

hiện chức năng điều tiết vĩ mô, điều hành nền kinh tế, vừa tuân theo quy luật

của kinh tế thị trường, vừa đảm bảo tính định hướng xã hội chủ nghĩa. Đảng

Cộng sản Trung Quốc chỉ rõ: “Nhiệm vụ chính của điều tiết vĩ mô là đảm bảo

sự cân bằng chung của nền kinh tế, kiềm chế lạm phát, thúc đẩy việc hoàn hảo

các kết cấu kinh tế lớn, thực hiện kinh tế tăng trưởng ổn định. Việc điều tiết vĩ

mô chủ yếu vận dụng các biện pháp kinh tế và pháp luật” [18, tr.46-47]. Đảng

Cộng sản Việt Nam khẳng định:

Thị trường đóng vai trò chủ yếu trong huy động và phân bổ có hiệu

quả các nguồn lực phát triển… Nhà nước đóng vai trò định hướng,

xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế, tạo môi trường cạnh tranh

bình đẳng, minh bạch và lành mạnh; sử dụng các công cụ, chính

sách và các nguồn lực của Nhà nước để định hướng và điều tiết nền

kinh tế, thúc đẩy sản xuất kinh doanh và bảo vệ môi trường; thực

hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng

chính sách phát triển. Phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong

phát triển kinh tế - xã hội [26, tr.103]…

Như vậy, trong quá trình chuyển đổi sang cơ chế quản lý mới, các

nước XHCN đều khẳng định vai trò của nhà nước là điều tiết vĩ mô nền kinh

Page 95: TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/LA _ Vu The Tung _nop QD_.pdf · Luận án được thực hiện dựa trên

90

tế là đảm bảo sự cân bằng chung của nền kinh tế, kiềm chế lạm phát, thúc đẩy

các kết cấu kinh tế lớn, thực hiện kinh tế tăng trưởng ổn định. Nhà nước đóng

vai trò định hướng, xây dựng, kiến tạo và hoàn thiện thể chế kinh tế, hoàn

thiện hệ thống pháp luật, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch và

lành mạnh; sử dụng các công cụ, chính sách và các nguồn lực của nhà nước

để định hướng và điều tiết nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và bảo

vệ môi trường; phân định rõ chức năng quản lý nhà nước đối với sản xuất

kinh doanh và chức năng quản lý của các đơn vị sản xuất kinh doanh, thực

hiện chế độ tự chủ của đơn vị kinh tế trong sản xuất kinh doanh và phải thực

hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội

trong từng bước và từng chính sách phát triển. Phát huy vai trò làm chủ của

nhân dân trong phát triển kinh tế - xã hội. Thị trường đóng vai trò chủ yếu

trong huy động và phân bổ có hiệu quả các nguồn lực phát triển, là động lực

chủ yếu để giải phóng sức sản xuất.

Thứ ba, về chế độ phân phối, cùng với việc nhất quán thực hiện chế độ

công hữu những tư liệu sản xuất chủ yếu, các nước XHCN cũng luôn quán

triệt nguyên tắc “phân phối theo lao động”, “lấy phân phối theo kết quả lao

động và hiệu quả kinh tế là chủ yếu”, coi đó là đặc trưng bản chất, là nguyên

tắc phân phối cơ bản của chủ nghĩa xã hội.

Ngoài ra, các nước XHCN cũng thực hiện nhiều hình thức phân phối

khác như: phân phối theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác, phân

phối thông qua hệ thống an sinh xã hội và phúc lợi xã hội… Nhà nước tiến

hành chính sách điều tiết phân phối bảo đảm lợi ích cho mọi thành phần kinh

tế, nhất là đối với người lao động, lợi ích của những người tham gia sản xuất -

kinh doanh, lợi ích của nhà nước, tập thể; nhà nước đóng vai trò phân phối lại

để ngăn chặn sự phân hóa giàu nghèo có khoảng cách khá lớn; tạo điều kiện

để toàn thể nhân dân được hưởng thụ nhiều hơn, công bằng hơn thành quả của

phát triển.

Page 96: TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/LA _ Vu The Tung _nop QD_.pdf · Luận án được thực hiện dựa trên

91

Đảng Cộng sản Trung Quốc chỉ rõ:

Cần kiên trì chế độ kinh tế và chế độ phân phối cơ bản xã hội chủ

nghĩa, điều chỉnh cục diện phân phối thu nhập quốc dân, tăng

cường điều tiết tái phân phối, cố gắng giải quyết tình trạng chênh

lệch khá lớn trong phân phối thu nhập, để toàn thể nhân dân được

hưởng thụ nhiều hơn, công bằng hơn thành quả của phát triển, vững

bước đi theo hướng cùng giàu có [20, tr.32].

Theo Đảng Cộng sản Việt Nam “Thực hiện chế độ phân phối chủ yếu

theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, đồng thời theo mức đóng góp vốn

cùng các nguồn lực khác và phân phối thông qua hệ thống an sinh xã hội và

phúc lợi xã hội” [25, tr.74]. Đảng Nhân dân Cách mạng Lào nêu rõ, tiến hành

chính sách điều tiết phân phối bảo đảm lợi ích thỏa đáng cho mọi thành phần

kinh tế, nhất là đối với người lao động, lợi ích của những người tham gia sản

xuất - kinh doanh, lợi ích của nhà nước, tập thể; Nhà nước phân phối lại một

cách thích đáng để ngăn chặn ngay từ đầu sự phân hóa giàu nghèo có khoảng

cách khá lớn; tạo điều kiện cho đại đa số nhân dân được hưởng lợi ích thích

đáng những công trình phát triển. Đảng Cộng sản Cuba khẳng định, lao động

đồng thời là quyền lợi và nghĩa vụ của mọi công dân và sẽ được trả lương tùy

theo số lượng và chất lượng của lao động.

3.2.2.3. Các nước xã hội chủ nghĩa đều phát triển nền kinh tế thị

trường có sự quản lý của nhà nước xã hội chủ nghĩa

Phát triển kinh tế thị trường là nội dung nhận thức mới của các nước xã

hội chủ nghĩa được hình thành trong quá trình cải cách, đổi mới đất nước, trở

thành vấn đề có tính phổ biến trong nhận thức và hành động của các đảng

cộng sản trong quá trình lãnh đạo đất nước xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Ở Trung Quốc, vấn đề về phát triển kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa

được đặt ra ngay từ đầu quá trình cải cách. Tháng 11 năm 1979, Đặng Tiểu

Bình đưa ra quan điểm cho rằng:

Page 97: TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/LA _ Vu The Tung _nop QD_.pdf · Luận án được thực hiện dựa trên

92

Nói đến kinh tế thị trường mà chỉ hạn chế ở xã hội tư bản chủ nghĩa

là hoàn toàn không chính xác. Tại sao chủ nghĩa xã hội không thực

hiện được kinh tế thị trường, không nên cho rằng chỉ có chủ nghĩa

tư bản mới có kinh tế thị trường. Chúng ta lấy kinh tế kế hoạch là

chính nhưng cũng kết hợp với kinh tế thị trường. Nhưng đó là kinh

tế thị trường xã hội chủ nghĩa [Dẫn theo 58, tr.1167].

Đến Đại hội XIV, Đảng Cộng sản Trung Quốc (1992), lý luận về kinh

tế thị trường xã hội chủ nghĩa mới được chính thức đưa vào nghị quyết.

Tháng 10 năm 1992, Báo cáo chính trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc lần

đầu tiên đưa ra khái niệm “xây dựng thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ

nghĩa”, trong đó chỉ rõ: “Mục tiêu cải cách thể chế kinh tế của nước ta là xây

dựng thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa”.

Đại hội XV của Đảng Cộng sản Trung Quốc (1997) đã phát triển quan

điểm này và chỉ ra những tư tưởng cơ bản về “xây dựng nền kinh tế xã hội

chủ nghĩa mang đặc sắc Trung Quốc”, đó là:

Phát triển kinh tế thị trường, không ngừng giải phóng và phát triển

sức sản xuất trong điều kiện xã hội chủ nghĩa. Điều đó có nghĩa là

phải kiên trì và hoàn thiện chế độ kinh tế cơ bản lấy chế độ công hữu

xã hội chủ nghĩa làm chủ thể, kinh tế nhiều thành phần sở hữu cùng

phát triển; kiên trì và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ

nghĩa làm cho thị trường đóng vai trò cơ sở đối với sự phân bổ tài

nguyên dưới sự điều tiết, khống chế vĩ mô của Nhà nước; kiên trì

hoàn thiện nhiều hình thức phân phối lấy phân phối theo lao động

làm chủ thể, cho phép một số khu vực, một số người giàu lên trước,

kéo theo và giúp đỡ những người khác cùng giàu lên, từng bước tiến

tới cùng giàu có; kiên trì và hoàn thiện cải cách mở cửa, tích cực

tham gia vào hợp tác và cạnh tranh kinh tế quốc tế, bảo đảm cho nền

Page 98: TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/LA _ Vu The Tung _nop QD_.pdf · Luận án được thực hiện dựa trên

93

kinh tế quốc dân phát triển liên tục nhanh và lành mạnh, nhân dân

cùng hưởng thành quả phồn vinh kinh tế [18, tr.35].

Như vậy, đến Đại hội XV, quan điểm về phát triển kinh tế thị trường

xã hội chủ nghĩa ở Trung Quốc được hình thành về cơ bản, tạo cơ sở quan

trọng cho kinh tế Trung Quốc phát triển.

Đại hội XVI, XVII của Đảng Cộng sản Trung Quốc tiếp tục hoàn

thiện thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa. Đặc biệt, tại Đại hội XVIII

của Đảng (2012), vấn đề đẩy nhanh hoàn thiện hệ thống kinh tế thị trường xã

hội chủ nghĩa đã được chỉ rõ, đó là: đi sâu toàn diện cải cách thể chế kinh tế,

trong đó, cốt lõi là:

Xử lý tốt quan hệ giữa chính quyền và thị trường, phải tôn trọng

quy luật thị trường hơn nữa, phát huy tốt hơn vai trò của chính

quyền. Cần kiên trì không dao động củng cố và phát triển thành

phần kinh tế công hữu, mở rộng nhiều hình thức thực hiện chế độ

công hữu, đi sâu cải cách doanh nghiệp nhà nước, hoàn thiện hệ

thống quản lý các loại hình tài sản nhà nước, thúc đẩy vốn nhà

nước đầu tư nhiều hơn vào những ngành quan trọng và lĩnh vực

then chốt liên quan đến an ninh quốc gia và huyết mạch của kinh

tế quốc dân, không ngừng tăng cường sức sống, sức ảnh hưởng

của kinh tế nhà nước [20, tr.42].

Đồng thời, Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng nhấn mạnh “kiên trì

không dao động khuyến khích, ủng hộ, dẫn dắt kinh tế phi công hữu phát

triển, đảm bảo các thành phần kinh tế được bình đẳng trong sử dụng yếu tố

sản xuất, tham gia cạnh tranh một cách công bằng, nhận được sự bảo vệ

công bằng của pháp luật” [20, tr.42], kiện toàn hệ thống thị trường hiện đại,

đẩy nhanh cải cách hệ thống tài chính - thuế. Xây dựng cơ chế phân phối lợi

ích hợp lý từ việc sử dụng tài nguyên công cộng, đẩy nhanh phát triển các cơ

quan tài chính dân doanh…

Page 99: TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/LA _ Vu The Tung _nop QD_.pdf · Luận án được thực hiện dựa trên

94

Ở Việt Nam, khi bước vào công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, Đảng

khẳng định “xóa bỏ tập trung quan liêu, bao cấp, xây dựng cơ chế mới phù

hợp với quy luật khách quan, với trình độ phát triển của nền kinh tế” [23,

tr.65], “chuyển hóa nền kinh tế còn nhiều tính chất tự cấp, tự túc thành nền

kinh tế hàng hóa” [23, tr.65], tính kế hoạch là đặc trưng số một, sử dụng đúng

đắn quan hệ hàng hoá - tiền tệ là đặc trưng thứ hai; phát triển nền kinh tế

nhiều thành phần với những hình thức kinh doanh phù hợp; quản lý bằng các

phương pháp kinh tế là chủ yếu, với động lực thúc đẩy là sự kết hợp hài hoà

lợi ích của toàn xã hội, lợi ích của tập thể và lợi ích riêng của người lao động.

Đại hội VII của Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 6-1991), thông qua

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội,

trong đó chỉ rõ định hướng phát triển của nền kinh tế ở Việt Nam, đó là:

“Phát triển một nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã

hội chủ nghĩa”, đó là nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị

trường có sự quản lý của Nhà nước bằng pháp luật, kế hoạch, chính sách và

các công cụ khác.

Đặc biệt, tại Đại hội IX (4-2001), Đảng Cộng sản Việt Nam chính

thức đưa ra khái niệm “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”,

trong đó chỉ rõ: “Đảng và Nhà nước ta chủ trương thực hiện nhất quán và

lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận

động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã

hội chủ nghĩa; đó chính là nền kinh tế thi trường định hướng xã hội chủ

nghĩa”. Theo quan điểm của Đại hội IX, kinh tế thị trường định hướng xã

hội chủ nghĩa ở Việt Nam là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận

động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước nhằm mục tiêu dân

giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Kinh tế thị trường

định hướng xã hội chủ nghĩa có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần

kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo; kinh tế nhà nước cùng

Page 100: TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/LA _ Vu The Tung _nop QD_.pdf · Luận án được thực hiện dựa trên

95

với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc. Nhà nước quản

lý nền kinh tế bằng pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách,

sử dụng cơ chế thị trường, áp dụng các hình thức kinh tế và phương pháp

quản lý của kinh tế thị trường để kích thích sản xuất, giải phóng sức sản

xuất… Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thực hiện phân phối

chủ yếu theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế, đồng thời phân phối theo

mức đóng góp vốn, nguồn lực khác vào sản xuất, kinh doanh và thông qua

phúc lợi xã hội. Tăng trưởng kinh tế gắn liền với bảo đảm tiến bộ và công

bằng xã hội ngay trong từng bước phát triển. Tăng trưởng kinh tế đi đôi với

phát triển văn hóa và giáo dục.

Đại hội XI của Đảng Cộng sản Việt Nam (2011) khẳng định và phát

triển một số quan điểm gắn với việc giải quyết các nhiệm vụ cấp bách của

nền kinh tế. Đại hội chỉ rõ:

Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta là

nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị

trường có sự quản lý của Nhà nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng

Cộng sản; vừa vận động theo những quy luật của kinh tế thị

trường, vừa được dẫn dắt, chi phối bởi các nguyên tắc và bản chất

của chủ nghĩa xã hội [25, tr.34].

Tại Đại hội lần thứ XII (2016), Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục bổ

sung, phát triển những nhận thức mới về nền kinh tế thị trường định hướng

XHCN, trong đó chỉ rõ:

Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam là

nền kinh tế vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế

thị trường, đồng thời bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa phù

hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước. Đó là nền kinh tế

thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế; có sự quản lý của Nhà

nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam

Page 101: TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/LA _ Vu The Tung _nop QD_.pdf · Luận án được thực hiện dựa trên

96

lãnh đạo, nhằm mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công

bằng, văn minh” [26, tr.102].

Văn kiện Đại hội XII khái quát những nội dung quan trọng về các bộ

phận cấu thành, vai trò của thị trường, vai trò của nhà nước, vai trò của các

thành phần kinh tế trong phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội

chủ nghĩa, đó là:

Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quan

hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất;

Có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế

nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của

nền kinh tế;

Các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh

tranh theo pháp luật;

Thị trường đóng vai trò chủ yếu trong huy động và phân bổ có hiệu quả

các nguồn lực phát triển, là động lực chủ yếu để giải phóng sức sản xuất;

Các nguồn lực nhà nước được phân bổ theo chiến lược, quy hoạch, kế

hoạch phù hợp với cơ chế thị trường. Nhà nước đóng vai trò định hướng, xây

dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, minh

bạch và lành mạnh;

Sử dụng các công cụ, chính sách và các nguồn lực của Nhà nước để

định hướng và điều tiết nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất kinh doanh và bảo vệ

môi trường;

Thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội trong từng bước, từng chính sách phát

triển. Phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong phát triển kinh tế - xã hội.

Như vậy, so với những Đại hội trước đó, Đại hội XII của Đảng Cộng

sản Việt Nam đã có những nhận thức mới về kinh tế thị trường, như làm rõ

hơn về định hướng xã hội chủ nghĩa với năm điểm cơ bản, đó là: vai trò chủ

đạo của kinh tế nhà nước; có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội

Page 102: TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/LA _ Vu The Tung _nop QD_.pdf · Luận án được thực hiện dựa trên

97

chủ nghĩa; do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; phát huy vai trò làm chủ

của nhân dân trong phát triển kinh tế - xã hội và thực hiện tiến bộ và công

bằng xã hội trong từng bước và từng chính sách phát triển. Đại hội cũng đưa

ra những quan điểm mới trong nhận thức về nền kinh tế thị trường như: “Đó

là nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế”, “kinh tế tư nhân là

một động lực quan trọng của nền kinh tế”...

Ở Lào, những tư tưởng đổi mới của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào

đã bước đầu được hình thành từ Hội nghị Trung ương 7 khóa II năm 1979. Ý

tưởng này được Chủ tịch Cay-xỏn Phôm-vi-hản khởi xướng. Ông chỉ rõ:

Đất nước chúng ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội trong điều kiện kinh

tế về cơ bản là kinh tế sản xuất nhỏ mang đầy tính tự nhiên; trong

thời kỳ quá độ chúng ta còn tồn tại 5 thành phần kinh tế (kinh tế nhà

nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế cá thể và kinh

tế tư nhân), trong đó, kinh tế nhà nước và tập thể là làm chủ và dẫn

đường. Quan điểm của Đảng ta đối với việc xây dựng và cải tạo kinh

tế là sử dụng tất cả các thành phần kinh tế nhằm phát triển lực lượng

sản xuất… Về quản lý kinh tế phải nắm vững và biết vận dụng các

quy luật kinh tế, biết sử dụng thị trường, mở rộng kinh tế hàng hóa,

phá kinh tế tự nhiên, mở rộng quan hệ kinh tế đối nội giữa các tỉnh

và kinh tế đối ngoại; thực hiện cơ chế quản lý cân đối và có lãi đối

với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, kiên quyết xóa bỏ chế độ phân

phát hành chính… [Dẫn theo 59, tr.305].

Năm 1986, Đại hội IV của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào được coi

là dấu mốc quan trọng trong sự nghiệp đổi mới của Lào. Đại hội IV đã đề ra

đường lối đổi mới đất nước một cách toàn diện, trước hết là đổi mới tư duy,

nhất là tư duy kinh tế. Tiếp đó, các Hội nghị Trung ương và Đại hội đại biểu

toàn quốc của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào tiếp tục bổ sung và phát triển

Page 103: TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/LA _ Vu The Tung _nop QD_.pdf · Luận án được thực hiện dựa trên

98

quan điểm về đổi mới kinh tế. Nội dung đổi mới kinh tế ở Lào gồm những

vấn đề cơ bản sau:

Đổi mới kinh tế là từng bước tiến hành chuyển đổi từ nền kinh tế chủ

yếu dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất với hai hình thức sở hữu

nhà nước và sở hữu tập thể sang nền kinh tế nhiều thành phần, đa dạng hóa

về hình thức sở hữu, chuyển từ kinh tế vật phẩm sang kinh tế hàng hóa, từ

kinh tế vật đổi vật sang kinh tế có sự trao đổi thông qua tiền tệ và thị trường.

Thông qua quan hệ hàng hóa - tiền tệ để thúc đẩy sản xuất phát triển, thúc

đẩy phân công lao động xã hội, thúc đẩy cải tiến kỹ thuật và năng suất lao

động. Lấy thương mại làm mắt xích nhằm chuyển kinh tế tự nhiên từng bước

trở thành kinh tế sản xuất hàng hóa.

Về cơ cấu kinh tế, từng bước chuyển đổi cơ cấu kinh tế phù hợp với

tình hình thực tế của đất nước, chuyển từ nền kinh tế đóng cửa sang một nền

kinh tế mở với cơ cấu kinh tế nhiều thành phần và nhiều hình thức sở hữu,

có cơ cấu kinh tế ngành, kinh tế vùng, cơ cấu kinh tể mở trong nội bộ cùng

với hợp tác và phân công quốc tế.

Đại hội IX của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (2011) đã đánh dấu

mốc quan trọng khi đưa ra quan điểm về phát triển kinh tế thị trường định

hướng xã hội chủ nghĩa. Báo cáo chính trị tại Đại hội chỉ rõ: “Kiên định lấy

việc phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, nhằm phát triển vững mạnh

lực lượng sản xuất, chuyển từ nền kinh tế tự nhiên sang nền kinh tế hàng

hóa, hoàn thiện việc xây dựng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ

nghĩa” [30, tr.16].

Để thực hiện mục tiêu đó, Đảng Nhân dân Cách mạng Lào chỉ rõ một

số nhiệm vụ cơ bản sau:

Trong những năm trước mắt cần củng cố kinh tế nhà nước, nhất là

kinh tế quốc doanh vững mạnh, để tạo sức mạnh kết hợp với các thành phần

kinh tế khác trong việc phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Page 104: TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/LA _ Vu The Tung _nop QD_.pdf · Luận án được thực hiện dựa trên

99

Xây dựng quốc doanh hiện đại bằng cách chuyển sang hình thức liên

doanh, liên kết và cổ phần hóa là trọng tâm. Nghiên cứu thành lập quốc

doanh trong một số ngành có điều kiện, năng lực và có hiệu quả nhất.

Tiếp tục khuyến khích kinh tế hợp tác của nhân dân, kinh tế hộ gia

đình và doanh nghiệp nhỏ và vừa một cách mạnh mẽ hơn nữa, làm cho đơn

vị kinh tế đó vững mạnh và hoạt động linh hoạt trong nền kinh tế quốc dân,

thực hiện đầy đủ chế độ chính sách đối với các thành phần kinh tế trên, nhất

là tạo điều kiện xúc tiến nguồn vốn, nguồn thông tin và công nghệ mới, vừa

hỗ trợ về thông tin và thị trường...

Ở Cuba, nền kinh tế Cuba vẫn là nền kinh tế kế hoạch, tuy nhiên,

trong những năm gần đây, nhất là từ Đại hội VI của Đảng Cộng sản Cuba

họp vào tháng 4 năm 2011, những xu hướng phát triển của thị trường đã

được bàn tới trong quá trình cập nhật hóa mô hình kinh tế dưới sự lãnh đạo

của Đảng Cộng sản Cuba. Quá trình cập nhật hóa có một số đặc điểm cơ

bản sau:

Hệ thống kinh tế mà Cuba xây dựng sẽ tiếp tục dựa trên nguyên tắc sở

hữu xã hội chủ nghĩa của toàn dân đối với những tư liệu sản xuất chính và

nguyên tắc phân phối xã hội chủ nghĩa “làm theo năng lực, hưởng theo lao

động”; kế hoạch hóa vẫn sẽ được ưu tiên nhưng sẽ tính đến các xu hướng phát

triển của thị trường, sẽ tác động vào thị trường đồng thời có tính đến những đặc

điểm riêng của thị trường; Những tư liệu sản xuất chính vẫn tiếp tục thuộc sở

hữu toàn dân và các doanh nghiệp nhà nước xã hội chủ nghĩa sẽ là hình thức

quản lý cơ bản trong nền kinh tế quốc gia. Ngoài ra, mô hình quản lý cũng thừa

nhận và thúc đẩy các hình thức khác nhau như đầu tư nước ngoài, hợp tác xã,

nông dân cá thể, những người thuê đất, người thuê công nhân, người làm kinh

tế tự doanh và các hình thức khác; việc phát triển kinh tế ngoài quốc doanh sẽ

tạo điều kiện dễ dàng hơn cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội bởi nó cho

phép Nhà nước có thể rảnh tay với những hoạt động kinh tế không chiến lược

đối với đất nước và những khu vực mà nhà nước không thể thực hiện có hiệu

Page 105: TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/LA _ Vu The Tung _nop QD_.pdf · Luận án được thực hiện dựa trên

100

quả và chất lượng cần thiết nếu áp dụng hình thức quản lý nhà nước; trong hình

thức quản lý phi nhà nước, không cho phép việc tập trung sở hữu vào các pháp

nhân và cá nhân; việc phân định rõ vai trò đối với nền kinh tế của các cơ quan

nhà nước và các doanh nghiệp chính là phân định chức năng nhà nước và chức

năng doanh nghiệp [Dẫn theo 2, tr.169-170].

Tại Đại hội VII (tháng 4 năm 2016), Đảng Cộng sản Cuba tiếp tục

hướng tới mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội thịnh vượng và bền vững. Về

kinh tế, Đại hội VII xác định, sẽ tiếp tục mô hình kinh tế kế hoạch, kinh tế

nhà nước là chủ đạo, từng bước xóa bỏ bao cấp, phát triển kinh tế tự doanh,

mở cửa thị trường nội địa, coi trọng hợp tác và đầu tư nước ngoài… Mặc dù

trong Văn kiện Đại hội, Đảng Cộng sản Cuba chưa đề cập đến phát triển

kinh tế thị trường, tuy nhiên, việc cập nhật hóa mô hình phát triển kinh tế -

xã hội cho thấy Cuba đang có những bước chấp nhận những yếu tố của kinh

tế thị trường. Đây là một xu thế khách quan và hứa hẹn mở ra cho Cuba một

giai đoạn phát triển mới và hội nhập với thế giới.

3.2.3. Tính phổ biến của những nhận thức mới trên lĩnh vực văn

hóa - xã hội ở các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới hiện nay

3.2.3.1. Xây dựng nền văn hóa mới kết tinh những giá trị văn hóa

truyền thống của dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, đề cao sức mạnh

của văn hóa, gắn phát triển văn hóa với phát triển kinh tế, tiến bộ và công

bằng xã hội

Thứ nhất, các nước xã hội chủ nghĩa tiếp tục khẳng định xây dựng nền

văn hóa mới, trong đó kế thừa giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, tiếp

thu tinh hoa văn hóa nhân loại

Cùng với xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng

trên cách lĩnh vực của đời sống xã hội, hội nhập văn hóa cũng là một xu

hướng tất yếu. Hiện nay, các nước xã hội chủ nghĩa đều cho rằng, xây dựng

nền văn hóa xã hội chủ nghĩa, một mặt phải “kế thừa văn hóa truyền thống

Page 106: TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/LA _ Vu The Tung _nop QD_.pdf · Luận án được thực hiện dựa trên

101

ưu tú, phát huy truyền thống văn hóa ưu tú” [20, tr.63]; “kế thừa và phát huy

những truyền thống văn hóa tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc” [25, tr.76],

“Vừa bảo tồn giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc, vừa mang tính kế thừa và

phát huy ngày càng phong phú hơn” [31, tr.3]…

Mặt khác, phải “tích cực tiếp thu học tập thành quả văn hóa ưu tú

nước ngoài” [20, tr.63], tiếp thu “tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân

loại” [25, tr.76], xây dựng văn hóa xã hội chủ nghĩa dân tộc, khoa học, đại

chúng, hướng tới hiện đại hóa, hướng tới thế giới, hướng tới tương lai,

“xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thống nhất trong

đa dạng, thấm nhuần tinh thần nhân văn, dân chủ, tiến bộ” [25, tr.76], làm

giàu thêm nền văn hóa của mỗi dân tộc trong bối cảnh mới, hướng tới xây

dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, vì lợi ích chân chính và

phẩm giá con người, với trình độ tri thức, đạo đức, thể lực và thẩm mỹ

ngày càng cao.

Thứ hai, trong cải cách, đổi mới, các nước xã hội chủ nghĩa đã đề cao

sức mạnh của văn hóa, gắn kết chặt chẽ giữa phát triển văn hóa với phát triển

kinh tế, tiến bộ và công bằng xã hội

Trong quá trình cải cách, đổi mới, các đảng cộng sản ở các nước XHCN

đã nhận thức lại một cách đúng đắn và khoa học hơn về văn hóa, đề cao sức

mạnh của văn hóa, coi văn hóa là “huyết mạch của dân tộc, là ngôi nhà tinh

thần của nhân dân” [20, tr.59]; “Văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần

vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển

bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân

chủ, công bằng, văn minh” [26, tr.126], “Phát triển lĩnh vực văn hóa - xã hội

tương xứng với kinh tế đảm bảo hài hòa và bền vững” [31, tr.5]…

Xây dựng và phát triển nền văn hóa gắn bó chặt chẽ với phát triển kinh

tế, với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, làm cho văn hóa thấm sâu vào

Page 107: TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/LA _ Vu The Tung _nop QD_.pdf · Luận án được thực hiện dựa trên

102

toàn bộ đời sống xã hội, trở thành nền tảng tinh thần vững chắc, sức mạnh nội

sinh quan trọng của phát triển, thúc đẩy toàn diện văn minh tinh thần, văn

minh vật chất xã hội chủ nghĩa, phát triển văn hóa, xã hội phải hài hòa với

phát triển kinh tế, bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội trong từng bước và

từng chính sách phát triển.

3.2.3.2. Xác định vị trí trung tâm của con người trong phát triển xã hội

Giải phóng con người, tạo điều kiện cho con người phát triển toàn diện

là mục tiêu cao nhất, bao trùm nhất, đồng thời là sự phản ánh bản chất của

chủ nghĩa xã hội. Chính vì vậy, trong quá trình cải cách, đổi mới, các nước xã

hội chủ nghĩa đều khẳng định quan điểm con người làm trung tâm, chủ thể

cho quá trình phát triển.

Đảng Cộng sản Trung Quốc chỉ rõ “ Cần phải coi việc lấy con người

làm gốc là lập trường cốt lõi …luôn luôn coi việc thực hiện tốt, giữ gìn tốt lợi

ích căn bản của đông đảo nhân dân là điểm xuất phát và đích đến trong mọi

công tác của Đảng và Nhà nước” [20, tr.22]; Đảng Cộng sản Việt Nam coi

“Con người là trung tâm của chiến lược phát triển, đồng thời là chủ thể phát

triển” [25, tr.76], “đổi mới phải luôn luôn quán triệt quan điểm “dân là gốc”,

vì lợi ích của nhân dân, dựa vào dân, phát huy vai trò làm chủ, tinh thần trách

nhiệm, sức sáng tạo và mọi nguồn lực của nhân dân” [26, tr.69];… Từ đó, các

nước XHCN đều đặc biệt quan tâm phát triển toàn diện con người, chăm lo

xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa giàu lòng yêu nước, có ý thức làm

chủ, trách nhiệm công dân, trách nhiệm xã hội, trách nhiệm gia đình; có lý

tưởng, có tri thức, có đạo đức cách mạng, có sức khỏe, lao động giỏi, sáng

tạo; sống có văn hóa, nghĩa tình, có tình hữu nghị với bạn bè quốc tế…

Đồng thời, các nước xã hội chủ nghĩa đều khẳng định quan điểm tôn

trọng và bảo vệ quyền con người, gắn với hoàn thiện hệ thống pháp luật, gắn

quyền con người với quyền và lợi ích dân tộc, đất nước và quyền làm chủ của

nhân dân, tôn trọng tinh thần đi đầu và sáng tạo của nhân dân. Mặt khác,

Page 108: TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/LA _ Vu The Tung _nop QD_.pdf · Luận án được thực hiện dựa trên

103

trong quá trình cải cách, đổi mới với sự phát triển mạnh của kinh tế đã tạo ra

những điều kiện quan trọng để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của

nhân dân, chăm lo lợi ích nhân dân, giải quyết nỗi lo của nhân dân; phát huy

tối đa nhân tố con người, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trọng dụng

nhân tài, thực hiện công bằng xã hội… đảm bảo nhân dân được hưởng thành

quả phát triển, thúc đẩy sự phát triển toàn diện con người.

3.2.3.3. Thực hiện tốt các chính sách xã hội với con người

Thực hiện tốt các chính sách xã hội vì con người là một nội dung được

các nước xã hội chủ nghĩa đặc biệt quan tâm trong quá trình cải cách, đổi mới.

Đây là nội dung quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững của xã hội, đồng

thời là sự thể hiện rõ ràng nhất bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa.

Chính sách xã hội đúng đắn, công bằng vì con người là động lực mạnh mẽ

phát huy mọi năng lực sáng tạo của nhân dân trong xây dựng và bảo vệ Tổ

quốc. Bảo đảm công bằng, bình đẳng về quyền và nghĩa vụ công dân; kết hợp

chặt chẽ, hợp lý phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, xã hội; phát triển hài

hòa đời sống vật chất và đời sống tinh thần. Bảo đảm cho mỗi người dân “cần

học thì có dạy, lao động thì có thu nhập, ốm đau thì có chữa trị, già thì có nuôi

dưỡng, ở thì có nhà”, để nhân dân có cuộc sống tốt đẹp hơn.

Về giáo dục và đào tạo: trong thực hiện các chính sách xã hội, các

nước xã hội chủ nghĩa đề dành sự quan tâm đặc biệt, ưu tiên phát triển giáo

dục và đào tạo, coi giáo dục và đào tạo là “hòn đã tảng của chấn hưng dân tộc

và tiến bộ xã hội” [20, tr.66], là “quốc sách hàng đầu” [25, tr.77] nhằm đào

tạo ra những con người phát triển toàn diện về đức - trí - thể - mỹ, phục vụ sự

nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Để đạt được điều đó, hiện nay, các nước xã hội chủ nghĩa đã đầu tư cho

giáo dục, thực hiện “chấn hưng giáo dục”, “đổi mới căn bản và toàn diện giáo

dục và đào tạo” nhằm nâng cao chất lượng, đáp ứng yêu cầu xây dựng con

người và nguồn nhân lực chất lượng cao trong điều kiện mới; thúc đẩy sự

công bằng trong giáo dục, chú trọng đầu tư về vùng nông thôn, vùng sâu vùng

Page 109: TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/LA _ Vu The Tung _nop QD_.pdf · Luận án được thực hiện dựa trên

104

xa, vùng nghèo khó, vùng dân tộc thiểu số, hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó

khăn, bảo đảm cho trẻ em trong độ tuổi đến trường đều được đi học; đẩy

mạnh xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội và điều kiện cho mọi công dân được

học tập suốt đời.

Về việc làm cho người dân: các nước xã hội chủ nghĩa đều xác định vấn

đề việc làm cho người dân là vấn đề hết sức quan trọng, “Việc làm là cái gốc

của dân sinh” [20, tr.67], vì vậy, trong phát triển kinh tế, phải quan tâm tới

yêu cầu chuyển dịch cơ cấu lao động, giải quyết việc làm cho người lao động.

Tăng cường và nâng cao chất lượng đào tạo nghề, quán triệt phương châm

người lao động tự chủ làm việc, chính quyền xúc tiến việc làm, tạo điều kiện

để giải quyết ngày càng nhiều việc làm, khuyến khích sáng tạo lập thân, lập

nghiệp; khắc phục những bất hợp lý về tiền công, tiền lương, trợ cấp xã hội;

chăm lo bảo hộ lao động, cải thiện điều kiện làm việc, kiểm tra, xử lý nghiêm

các vi phạm pháp luật lao động; xây dựng quan hệ lao động ổn định, hài hòa,

tiến bộ.

Về vấn đề y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân: Sức khỏe là đòi hỏi tất

yếu thúc đẩy phát triển toàn diện con người. Kiên trì phương hướng phục vụ

sức khỏe của nhân dân, chú ý nhiều hơn đến công tác y tế dự phòng, củng cố

và hoàn thiện mạng lưới y tế khám chữa bệnh, bảo đảm dịch vụ y tế, y tế công

cộng, cung ứng dược phẩm, thể chế giám sát, cung cấp cho quần chúng dịch

vụ y tế công cộng và khám chữa bệnh an toàn, hiệu quả, thuận tiện, giá tốt.

Tăng cường đầu tư của nhà nước, đồng thời, đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt

động y tế. Làm tốt công tác chăm sức sức khỏe đối với những gia đình có

hoàn cảnh khó khăn, đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc

thiểu số, từng bước đảm bảo cho mọi người có được điều kiện chăm sóc sức

khỏe tốt, bảo đảm sức khỏe nhân dân, đồng thời góp phần thực hiện tốt các

Mục tiêu Thiên niên kỷ.

Bảo đảm an sinh xã hội: an sinh xã hội là một chế độ cơ bản bảo đảm

cuộc sống nhân dân và điều tiết phân phối xã hội, đây là vấn đề được các

Page 110: TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/LA _ Vu The Tung _nop QD_.pdf · Luận án được thực hiện dựa trên

105

nước xã hội chủ nghĩa đặc biệt quan tâm, đồng thời, cũng là nội dung phản

ánh rõ bản chất tốt đẹp của chủ nghĩa xã hội. Cùng với mỗi bước phát triển về

kinh tế, các nước xã hội chủ nghĩa đều gắn với việc thực hiện tiến bộ và công

bằng xã hội, xây dựng hệ thống an sinh xã hội bao phủ rộng khắp, toàn diện,

bảo đảm cơ bản, nhiều tầng nấc và bền vững.

3.3. TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

TRÊN THẾ GIỚI HIỆN NAY

3.3.1. Tính đặc thù của nhận thức mới trên lĩnh vực chính trị

3.3.1.1. Tính đặc thù của nhận thức mới về Đảng

Thứ nhất, chế độ hợp tác đa đảng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản

và hiệp thương dân chủ - nét đặc thù ở Trung Quốc

Các nước xã hội chủ nghĩa như: Việt Nam, Cuba, Lào đều khẳng định

vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản và duy trì chế độ một đảng. Tuy nhiên,

Trung Quốc có hệ thống các tổ chức đảng bao gồm Đảng Cộng sản và 8 tổ

chức và chính Đảng dân chủ: Ủy ban cách mạng Đảng Quốc dân Trung Quốc,

Đồng minh dân chủ Trung Quốc, Hội Kiến quốc dân chủ Trung Quốc, Hội

Xúc tiến dân chủ Trung Quốc, Đảng Dân chủ công nông Trung Quốc, Đảng

Chí công Trung Quốc, Cửu Tam học xã, Đồng minh tự trị dân chủ Đài Loan.

Hiến pháp Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa quy định: Đảng Cộng sản

Trung Quốc là chính đảng chấp chính duy nhất, 8 đảng còn lại được gọi là đảng

phái dân chủ (hay đảng tham chính). Các đảng phái dân chủ tham gia chính trị

thông qua Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc, phát huy vai

trò giám sát và phụ tá Đảng Cộng sản Trung Quốc chấp chính. Chủ tịch các

đảng này thường kiêm nhiệm phó ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội

đại biểu Nhân dân toàn quốc hoặc phó chủ tịch Hội nghị Hiệp thương Chính trị

Nhân dân Trung Quốc. Phương châm hợp tác cơ bản giữa Đảng Cộng sản

Trung Quốc và 8 đảng phái dân chủ được xác định là: "Trường kỳ cộng tồn, hỗ

Page 111: TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/LA _ Vu The Tung _nop QD_.pdf · Luận án được thực hiện dựa trên

106

tương giám đốc, can đảm tương chiếu, vinh nhục dữ cộng" (cùng tồn tại lâu

dài, giám sát lẫn nhau, đối xử chân thành với nhau, vinh nhục có nhau).

Thứ hai, các đảng cộng sản đã bổ sung vào nền tảng tư tưởng của mình

bằng những tư tưởng, lý luận khác nhau

Trong quá trình cải cách, đổi mới, các đảng cộng sản ở các nước xã hội

chủ nghĩa đều khẳng định lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng tư tưởng,

kim chỉ nam cho hành động. Đây là những vấn đề có tính phổ biến. Tuy

nhiên, cùng với chủ nghĩa Mác - Lênin, mỗi quốc gia đều có những nhà tư

tưởng, lý luận của riêng mình.

Ở Trung Quốc, từ khi thành lập, Đảng Cộng sản đã xác lập lấy chủ

nghĩa Mác - Lênin là tư tưởng chỉ đạo của mình. Đến Đại hội lần thứ VII,

Đảng xác định tư tưởng thống nhất giữa lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và

thực tiễn cách mạng Trung Quốc - tư tưởng Mao Trạch Đông là tư tưởng chỉ

đạo của Đảng.

Trong quá trình tiến hành cải cách, mở của, Đảng Cộng sản Trung

Quốc đã không ngừng tổng kết thực tiễn, bổ sung và phát triển lý luận về

chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc. Kể từ Hội nghị Trung ương 3 khóa XI

(1978), lý luận về chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc chính thức ra đời và

từng bước phát triển với vai trò “sáng lập” của Đặng Tiểu Bình. Tại Đại hội

XV (1997), Đảng Cộng sản Trung Quốc đã khẳng định vai trò chỉ đạo của lý

luận Đặng Tiểu Bình với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc

Trung Quốc. Văn kiện Đại hội XV chỉ rõ: “Thực tiễn chứng minh rằng, lý

luận Đặng Tiểu Bình kế thừa và phát triển tư tưởng Mao Trạch Đông, là lý

luận đúng đắn chỉ đạo nhân dân Trung Quốc thực hiện thắng lợi hiện đại hóa

xã hội chủ nghĩa trong cải cách, mở cửa. Ở Trung Quốc hiện nay, chỉ có lý

luận Đặng Tiểu Bình, một sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác với thực tiễn

Trung Quốc hiện nay và đặc trưng của thời đại chứ không có lý luận nào

khác có thể giải quyết được vấn đề tiền đồ và vận mệnh của chủ nghĩa xã

Page 112: TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/LA _ Vu The Tung _nop QD_.pdf · Luận án được thực hiện dựa trên

107

hội. Lý luận Đặng Tiểu Bình là chủ nghĩa Mác ở Trung Quốc ngày nay, là

giai đoạn phát triển mới của chủ nghĩa Mác ở Trung Quốc” [18, tr.21-22].

Từ đó, trong Điều lệ Đảng Cộng sản Trung Quốc được thông qua tại Đại hội

XV nêu rõ: “Đảng Cộng sản Trung Quốc lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư

tưởng Mao Trạch Đông, lý luận Đặng Tiểu Bình làm kim chỉ nam cho hành

động của mình” [18, tr.93].

Tại Đại hội XVI (2002), trên cơ sở kế thừa các thành tựu lý luận và

xuất phát từ thực tế, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã nhận thức sâu sắc hơn về

Đảng Cộng sản cầm quyền và hình thành tư tưởng quan trọng “Ba đại diện”.

Đây là sự kế thừa và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Mao Trạch

Đông, lý luận Đặng Tiểu Bình.

Tại Đại hội XVII (2007), Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đưa ra quan

điểm phát triển khoa học, lấy con người làm trung tâm, xác định mục tiêu xây

dựng xã hội hài hòa xã hội chủ nghĩa. Quan điểm phát triển khoa học là lý

luận khoa học chung một dòng với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Mao

Trạch Đông, lý luận Đặng Tiểu Bình và tư tưởng quan trọng “Ba đại diện”,

vừa tiến cùng thời đại, là sự thể hiện tập trung thế giới quan và phương pháp

luận của chủ nghĩa Mác về phát triển, là thành quả mới nhất của Trung Quốc

hóa chủ nghĩa Mác, là kết tinh trí tuệ của Đảng Cộng sản Trung Quốc, là tư

tưởng chỉ đạo cần phải kiên trì và quán triệt trong phát triển chủ nghĩa xã hội

đặc sắc Trung Quốc.

Đại hội XVIII (2012) nhấn mạnh, “Đảng Cộng sản Trung Quốc lấy chủ

nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Mao Trạch Đông, lý luận Đặng Tiểu Bình, tư

tưởng quan trọng “Ba đại diện” và quan điểm phát triển khoa học làm kim chỉ

nam cho hành động của mình” [20, tr.105]. Gần đây, Tập Cận Bình đề xuất

thêm quan điểm “Bốn toàn diện”(Quan điểm “Bốn toàn diện” bao gồm: xây

dựng xã hội khá giả toàn diện, cải cách sâu sắc toàn diện, quản lý đất nước

bằng pháp luật toàn diện, quản lý đảng nghiêm khắc toàn diện), coi đó là yếu

tố sống còn của sự nghiệp “phục hưng Trung Quốc vĩ đại”.

Page 113: TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/LA _ Vu The Tung _nop QD_.pdf · Luận án được thực hiện dựa trên

108

Ở Việt Nam, trong thời kỳ đổi mới đất nước, cùng với việc trung thành,

vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, Đảng Cộng sản Việt

Nam cũng khẳng định vai trò của tư tưởng Hồ Chí Minh với tư cách là hệ

thống tư tưởng lý luận giữ vai trò nền tảng tư tưởng của Đảng. Cương lĩnh

xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được thông qua

tại Đại hội VII (1991) đã khẳng định: “Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư

tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động”.

Đến Đại hội IX (2001), Đảng Cộng sản Việt Nam đã lần đầu tiên đưa ra

khái niệm về tư tưởng Hồ Chí Minh:

Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và

sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết

quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin

vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị

truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân

loại. Đó là tư tưởng về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp,

giải phóng con người; về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã

hội, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; về sức mạnh

của nhân dân, của khối đại đoàn kết dân tộc; về quyền làm chủ của

nhân dân... [23, tr.633].

Đại hội chỉ rõ: khẳng định lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí

Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động là bước phát triển

quan trọng trong nhận thức và tư duy lý luận của Đảng ta.

Đại hội XI của Đảng (2011) tiếp tục khẳng định: “Đảng lấy chủ nghĩa

Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam

cho hành động”. Trong giai đoạn cách mạng mới, Đảng Cộng sản Việt Nam

chỉ rõ, Đảng phải kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh,

vận dụng sáng tạo và góp phần phát triển vào điều kiện cụ thể hiện nay của

đất nước và bối cảnh thời đại, tăng cường tổng kết thực tiễn nhằm giải đáp

Page 114: TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/LA _ Vu The Tung _nop QD_.pdf · Luận án được thực hiện dựa trên

109

những vấn đề đang đặt ra nhất là vấn đề về đảng cầm quyền, về chủ nghĩa xã

hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội...

Ở Lào, trong quá trình đổi mới, Đảng Nhân dân Cách mạng Lào luôn

khẳng định kiên trì với chủ nghĩa Mác - Lênin, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm

nền tảng tư tưởng. Đến Đại hội X của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (2016),

Đảng đã bổ sung tư tưởng Cay-xỏn Phôm-vi-hản vào nền tảng tư tưởng của

mình. Trong số 7 bài học được rút ra, Đảng Nhân dân Cách mạng Lào chỉ rõ:

Kiên định đường lối đổi mới toàn diện và có nguyên tắc của Đảng, tiếp tục

phát huy tính sáng tạo trên cơ sở kiên định mục tiêu CNXH và độc lập dân

tộc, vận dụng và phát triển lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Cay-xỏn

Phôm-vi-hản, kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc gắn với

việc tiếp thu tinh hoa của nhân loại.

Ở Cuba, trước đây, cùng với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hô-

xê Mác-ti được Đảng Cộng sản Cuba khẳng định là nền tảng lý luận của

Đảng. Hiện nay, Đại hội Đảng lần thứ VI Đảng Cộng sản Cuba và Hội

nghị toàn quốc lần thứ nhất của Đảng đã thông qua nhiều vấn đề quan

trọng về phát triển kinh tế - xã hội và công tác xây dựng Đảng. Hội nghị

toàn quốc lần thứ nhất thông qua những cơ sở cho phép Đảng Cộng sản

Cuba điều chỉnh chức năng, phương cách và phương pháp công tác chính

trị tư tưởng, phù hợp với yêu cầu của tình hình mới. Về những tư tưởng

chỉ đạo ở Cuba, Hội nghị toàn quốc lần thứ nhất của Đảng nhấn mạnh,

nền tảng lý luận của Đảng dựa trên chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng

Hô-xê Mác-ti, có thể bổ sung thêm những hoạt động thực tiễn của lãnh tụ

lịch sử Phi-đen Cát-xtơ- rô - Người đã để lại cho Đảng và nhân dân Cuba

quan niệm về cách mạng, phản ánh sự tổng hợp phong phú của một nhà

chiến lược, một nhà chính trị, khi khẳng định không có xã hội tốt đẹp hơn

nếu không có con người tốt hơn.

Page 115: TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/LA _ Vu The Tung _nop QD_.pdf · Luận án được thực hiện dựa trên

110

Tư tưởng cách mạng của Phi-đen Cát-xtơ- rô, đó là:

Cách mạng là cảm nhận được thời khắc lịch sử; là thay đổi tất cả

những gì cần thay đổi; là bình đẳng và hoàn toàn tự do; là được đối

xử và đối xử với những người khác như những con người; là tự giải

phóng bằng chính những nỗ lực của chúng ta; là đấu tranh chống

các thế lực thống trị hùng mạnh ở cả bên trong, ngoài xã hội và đất

nước; là bảo vệ bằng bất cứ giá nào những giá trị mà chúng ta tin

tưởng; là sự khiêm tốn, vô tư, lòng vị tha, tình đoàn kết và chủ

nghĩa anh hùng; là đấu tranh một cách khôn khéo, thông minh và

thực tế; là không dối trá và vi phạm những nguyên tắc đạo đức; là

sự tin tưởng sâu sắc rằng không có thế lực nào trên thế giới có thể

chà đạp được sức mạnh của sự thật và tin tưởng. Cách mạng là đoàn

kết, là độc lập, là đấu tranh vì những ước mơ công lý cho Cuba và

cả thế giới; và đó chính là cơ sở của chủ nghĩa yêu nước, của chủ

nghĩa xã hội và chủ nghĩa quốc tế của chúng ta [Dẫn theo 86].

3.3.1.2. Tính đặc thù của nhận thức mới về nhà nước

Thứ nhất, “Một nước hai chế độ” - nét đặc thù của chủ nghĩa xã hội

đặc sắc Trung Quốc

Đại hội XIV của Đảng Cộng sản Trung Quốc đề ra ý tưởng sáng tạo

“một nước hai chế độ”. Trong điều kiện một nước Trung Quốc, chủ thể nhà

nước là chế độ xã hội chủ nghĩa, Hồng Kông, Ma Cao vẫn được giữ nguyên

chế độ tư bản chủ nghĩa vốn có một cách lâu dài. Theo đề nghị này, mỗi khu

vực có thể tiếp tục hệ thống chính trị riêng, các vấn đề pháp lý, kinh tế và tài

chính, bao gồm cả các hiệp định thương mại và văn hóa với nước ngoài sẽ

được hưởng một số quyền nhất định.

Ngày nay, Đảng Cộng sản Trung Quốc khẳng định “quán triệt toàn diện

và chuẩn xác phương châm “một nước hai chế độ”, “người Hồng Kông quản

lý Hồng Kông”, “người Ma Cao quản lý Ma Cao”, tự trị cao độ” [20, tr.81];

Page 116: TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/LA _ Vu The Tung _nop QD_.pdf · Luận án được thực hiện dựa trên

111

Kiên trì nguyên tắc một nước với tôn trọng sự khác biệt của hai chế

độ, giữa bảo vệ quyền lực trung ương với việc bảo đảm quyền tự trị

cao độ của Đặc khu hành chính, giữa việc phát huy vai trò hậu

thuẫn vững chắc của nội địa Tổ quốc với việc nâng cao sức cạnh

tranh tự thân của Hồng Kông, Ma Cao không được thiên lệch bất kỳ

lúc nào [20, tr.81-82].

Chính phủ Trung Quốc kiên định ủng hộ Trưởng Đặc khu hành chính

điều hành, quản lý công việc theo pháp luật, dẫn dắt nhân sĩ các giới của

Hồng Kông và Ma Cao tập trung sức lực phát triển kinh tế, thiết thực cải thiện

dân sinh một cách hiệu quả, tuần tự tiệm tiến thúc đẩy dân chủ; bao dung hỗ

trợ lẫn nhau thúc đẩy hài hòa; làm sâu sắc thêm quan hệ kinh tế, thương mại

giữa nội địa với Hồng Kông, Ma Cao; thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực;

phòng ngừa và ngăn chặn các thế lực bên ngoài can dự vào công việc của

Hồng Kông và Ma Cao.

Đối với vấn đề Đài Loan, Đảng Cộng sản Trung Quốc khẳng định:

“thực hiện thống nhất hoàn toàn Tổ quốc, là tiến trình lịch sử không gì có thể

ngăn cản. Hòa bình thống nhất là phù hợp nhất với lợi ích căn bản của dân tộc

Trung Hoa, trong đó có đồng bào Đài Loan” [20, tr.83], “Chúng ta cần trước

sau như một kiên trì nguyên tắc một Trung Quốc đại lục và Đài Loan tuy

chưa thống nhất nhưng sự thật về việc hai Bờ cùng thuộc một nước Trung

Quốc chưa bao giờ thay đổi; lãnh thổ và chủ quyền quốc gia chưa bao giờ bị

chia cắt và cũng không được phép chia cắt” [20, tr.81].

Để thực hiện hòa bình và thống nhất, Đảng Cộng sản Trung Quốc cho

rằng, trước hết cần đảm bảo chắc chắn quan hệ hai Bờ phát triển hòa bình.

Phải kiên trì phương châm “hòa bình thống nhất, một nước hai chế độ”; quán

triệt toàn diện tư tưởng quan trọng về phát triển hòa bình quan hệ hai Bờ;

củng cố và làm sâu sắc thêm cơ sở chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội cho sự

phát triển hòa bình quan hệ hai Bờ; tạo điều kiện đầy đủ hơn cho sự thống

Page 117: TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/LA _ Vu The Tung _nop QD_.pdf · Luận án được thực hiện dựa trên

112

nhất hòa bình; tiếp tục thúc đẩy giao lưu hợp tác giữa hai Bờ. Làm sâu sắc

thêm hợp tác kinh tế, vun đắp lợi ích chung. Mở rộng giao lưu văn hóa, tăng

cường sự đồng cảm của dân tộc. Thắt chặt giao lưu nhân dân, thúc đẩy đồng

bào hai Bờ đoàn kết phấn đấu; kiên quyết phản đối mưu đồ ly khai “Đài Loan

độc lập”.

Nguyên nhân của tính đặc thù này là do những phần lãnh thổ của Trung

Quốc trước đây, sau khi hết hạn với Anh và Bồ Đào Nha đã tái thống nhất trở

về với Trung Quốc. Các Đặc khu hành chính Hồng Kông và Ma Cao đã lần

lượt được chính thức thành lập vào ngày 01 tháng 7 năm 1997 và ngày 20

tháng 12 năm 1999, ngay lập tức sau khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa

(Trung Quốc) đảm nhận chủ quyền đối với khu vực tương ứng.

Thứ hai, quan điểm về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

của các nước có khác nhau.

Trong quá trình cải cách, đổi mới, Trung Quốc, Việt Nam, Lào đã nhận

thức và đưa ra quan điểm về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Cuba trong quá trình Cập nhật mô hình phát triển kinh tế - xã hội mặc dù

khẳng định vai trò đặc biệt quan trọng của pháp luật trong quản lý xã hội,

khẳng định xây dựng bộ máy nhà nước của nhân dân… tuy nhiên, Đảng Cộng

sản Cuba chưa khẳng định về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ

nghĩa trong văn kiện của mình.

3.3.2. Tính đặc thù của nhận thức mới về đặc trưng kinh tế

3.3.2.1. Tính đặc thù của nhận thức về kinh tế thị trường

Thứ nhất, sự khác nhau về tên gọi loại hình kinh tế thị trường

Mặc dù cùng có quan điểm về phát triển kinh tế thị trường, tuy nhiên,

tên gọi của các nước về kinh tế thị trường có sự khác nhau: Trung Quốc gọi là

“kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa”, Việt Nam và Lào gọi là “kinh tế thị

trường định hướng xã hội chủ nghĩa”.

Page 118: TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/LA _ Vu The Tung _nop QD_.pdf · Luận án được thực hiện dựa trên

113

Sự khác nhau này là do khi bước vào cải cách, Trung Quốc xác định

nước này đang ở “giai đoạn đầu của chủ nghĩa xã hội”, chính vì vậy, nền kinh

tế xây dựng là “kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa”, còn Việt Nam và Lào khi

bước vào đổi mới xác định đất nước đang trong “thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa

xã hội”, vì vậy, nền kinh tế được gọi tên là “kinh tế thị trường định hướng xã

hội chủ nghĩa”.

Thứ hai, sự khác nhau về cấp độ chủ động, tích cực trong phát triển

kinh tế thị trường

Trung Quốc, Việt Nam, Lào tích cực, chủ động thúc đẩy phát triển kinh

tế thị trường; Cuba vẫn là kinh tế kế hoạch, tuy nhiên từng bước chấp nhận

những yếu tố của kinh tế thị trường.

Khi bước vào cải cách, Trung Quốc là nước đi đầu và sớm nhận thức

được vai trò của kinh tế thị trường đối với xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đặng

Tiểu Bình cho rằng, “giữa chủ nghĩa xã hội và kinh tế thị trường không hề tồn

tại mâu thuẫn cơ bản” và “chủ nghĩa xã hội cũng có thị trường”. Từ Đại hội

XIV, Đảng Cộng sản Trung Quốc chính thức nêu trong Nghị quyết, mục tiêu

cải cách thể chế kinh tế ở Trung Quốc là “xây dựng thể chế kinh tế thị trường

xã hội chủ nghĩa”. Từ đó đến nay, Trung Quốc tích cực, chủ động trong hoàn

thiện thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, “dốc sức kích thích sức sống

mới để phát triển các chủ thể thị trường”, tạo cơ sở để Trung Quốc hội nhập

kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng. Những thành tựu về phát triển kinh tế thị

trường xã hội chủ nghĩa ở Trung Quốc là vô cùng to lớn, góp phần quan trọng

đưa Trung Quốc từ một nền kinh tế lạc hậu, khó khăn trở thành nền kinh tế

đứng thứ 2 thế giới.

Ở Việt Nam, khi bước vào đổi mới toàn diện đất nước sớm thừa nhận

tồn tại khách quan của sản xuất hàng hóa và thị trường. Đại hội VII của Đảng

(1991) đã đưa ra quan điểm: “phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành

phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vận hành theo cơ chế thị trường có sự

quản lý của nhà nước”. Đến Đại hội IX (2001), Đảng Cộng sản Việt Nam nêu

Page 119: TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/LA _ Vu The Tung _nop QD_.pdf · Luận án được thực hiện dựa trên

114

ra quan điểm về “phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”,

coi đó là đường lối chiến lược nhất quán, là mô hình kinh tế tổng quát trong

suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Sự chuyển biến này là

một bước tiến quan trọng cả trong nhận thức và thực tiễn ở Việt Nam. Hiện

nay, Việt Nam đang đẩy mạnh hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định

hướng xã hội chủ nghĩa, coi đó là một trong ba khâu đột phá quan trọng đưa

Việt Nam phát triển và hội nhập ngày càng sâu rộng với thế giới.

Ở Lào, trong quá trình đổi mới đã từng bước thực hiện sự chuyển từ

kinh tế vật phẩm sang kinh tế hàng hóa, từ kinh tế vật đổi vật sang kinh tế có

sự trao đổi thông qua tiền tệ và thị trường. Đại hội IX của Đảng Nhân dân

Cách mạng Lào (2011) đã nêu ra quan điểm về chuyển từ nền kinh tế tự

nhiên sang nền kinh tế hàng hóa, hoàn thiện việc xây dựng kinh tế thị trường

định hướng xã hội chủ nghĩa. Hiện nay, Lào đang tích cực, chủ động phát

triển kinh tế thị trường, tạo điều kiện để các thành phần kinh tế phát huy hết

tiềm năng của mình, góp phần xây dựng nền kinh tế vững mạnh và hoạt

động linh hoạt.

Ở Cuba, hiện nay đang trong “quá trình cập nhật hóa mô hình kinh

tế”. Trong quá trình này, quan điểm của Đảng Cộng sản Cuba là: “Hệ thống

kế hoạch hóa xã hội chủ nghĩa tiếp tục là phương thức chủ yếu cho việc chỉ

đạo nền kinh tế quốc dân” [17, tr.7], tuy nhiên, cần phải thay đổi về mặt

phương pháp, tổ chức và kiểm soát. Kế hoạch hóa cần phải tính đến thị

trường, gây ảnh hưởng đối với thị trường và xem xét những đặc điểm của thị

trường. Có thể thấy, quan điểm của Đảng Cộng sản Cuba đối với kinh tế thị

trường có những thay đổi quan trọng so với trước, không phủ nhận mà chấp

nhận những yếu tố của kinh tế thị trường. Tuy nhiên, sự chấp nhận này còn

khá thận trọng, tiếp cận từng bước với quan điểm “không vội vã nhưng cũng

không chậm chễ”.

Page 120: TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/LA _ Vu The Tung _nop QD_.pdf · Luận án được thực hiện dựa trên

115

3.3.2.2. Sự khác nhau trong quan điểm của các nước xã hội chủ

nghĩa về phát triển kinh tế tư nhân

Thống nhất trong việc khẳng định vai trò chủ đạo của thành phần kinh

tế công hữu trong nền kinh tế, coi đó là vấn đề có tính nguyên tắc trong xây

dựng chủ nghĩa xã hội, các nước xã hội chủ nghĩa lại có những quan điểm

khác nhau về phát triển kinh tế tư nhân.

Ở Trung Quốc, Đảng Cộng sản Trung Quốc kiên trì “khuyến khích,

ủng hộ, dẫn dắt” các thành phần kinh tế phi công hữu trong đó có kinh tế tư

nhân, bảo đảm cho thành phần kinh tế này được bình đẳng, cạnh tranh thị

trường một cách công bằng, được sự bảo vệ của pháp luật.

Ở Việt Nam, kinh tế tư nhân từ chỗ “được phát triển, đặc biệt là trong

lĩnh vực sản xuất, theo sự quản lý, hướng dẫn của Nhà nước”, đến nay được

khẳng định rõ “là động lực quan trọng của nền kinh tế”, Nhà nước hoàn thiện

cơ chế, chính sách để phát triển mạnh các loại hình kinh tế tư nhân theo quy

hoạch và quy định của pháp luật, thúc đẩy hình thành các tập đoàn kinh tế tư

nhân, khuyến khích tư nhân góp vốn vào các tập đoàn kinh tế nhà nước.

Ở Lào, thực hiện khuyến khích “một cách mạnh mẽ hơn nữa” đối với

kinh tế hợp tác của nhân dân, kinh tế hộ gia đình, doanh nghiệp nhỏ và vừa để

làm cho các đơn vị kinh tế này ngày càng vững mạnh, linh hoạt. Nhà nước tạo

điều kiện về vốn, thông tin, công nghệ, thị trường… để các thành phần kinh tế

hoạt động hiệu quả, đóng góp cho sự phát triển của nền kinh tế.

Ở Cuba, trong quá trình cập nhật mô hình kinh tế, bên cạnh doanh

nghiệp nhà nước - hình thức chủ yếu trong nền kinh tế quốc dân - Cuba còn

công nhận và khuyến khích các phương thức đầu tư nước ngoài được luật

pháp cho phép, các hợp tác xã, các tiểu nông, những người sử dụng đất, người

thuê các cơ sở, những người lao động cá thể và các hình thức khác. Tuy

nhiên, trong mô hình kinh tế mới, “không cho phép việc tập trung tài sản của

những đối tượng có tư cách pháp nhân hoặc cá nhân trong các hình thức quản

lý kinh tế ngoài quốc doanh” [17, tr.7].

Page 121: TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/LA _ Vu The Tung _nop QD_.pdf · Luận án được thực hiện dựa trên

116

3.3.2.3. Sự khác nhau trong nhận thức của các nước xã hội chủ

nghĩa về mở cửa, hội nhập quốc tế

Trung Quốc ngay khi tiến hành cải cách đã đề ra chính sách mở của,

hội nhập với quốc tế. Hiến pháp Trung Quốc thông qua tại kỳ họp thứ 5 Quốc

hội khóa V (12 - 1982) chỉ rõ: Trung Quốc kiên trì chính sách đối ngoại độc

lập tự chủ, kiên trì 5 nguyên tắc chung sống hòa bình… phát triển quan hệ

ngoại giao và kinh tế với các nước. Từ đó đến nay, Trung Quốc kiên trì con

đường cải cách mở cửa, hợp tác ngày càng sâu rộng với các nước và các nền

kinh tế trên thế giới. Hiện nay, quan điểm của Đảng Cộng sản Trung Quốc là:

“nâng cao toàn diện trình độ nền kinh tế mở”, tích cực và chủ động hơn trong

việc đối phó với tình hình mới trong xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế; hoàn

thiện hệ thống kinh tế mở cùng có lợi, cùng thắng, cân bằng đa nguyên, an

toàn, hiệu quả. Đẩy nhanh chuyển đổi phương thức phát triển kinh tế đối

ngoại. Thúc đẩy mở cửa chuyển dịch theo hướng tối ưu hóa cơ cấu, phát triển

chiều sâu và nâng cao hiệu quả. Với đường lối đó, Trung Quốc tăng cường

thu hút đầu tư và đẩy mạnh đầu tư ra rất nhiều nước trên thế giới, làm cho

tiềm lực kinh tế và vị thế của Trung Quốc không ngừng được nâng cao.

Việt Nam trong quá trình đổi mới cũng sớm đưa ra quan điểm về mở

rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại. Đại hội VI của Đảng Cộng sản

Việt Nam (1986) đã nhấn mạnh: “Muốn kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức

mạnh của thời đại, nước ta phải tham gia sự phân công lao động quốc tế”. Tới

Đại hội VII, Đảng ta định hướng “đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ với

các quốc gia, các tổ chức kinh tế". Tại Đại hội VIII, thuật ngữ “hội nhập” bắt

đầu được đề cập trong các văn kiện của Đảng: “Xây dựng một nền kinh tế

mở, hội nhập với khu vực và thế giới”. Đại hội IX của Đảng nhấn mạnh việc

“chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa

nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập tự chủ và định

hướng xã hội chủ nghĩa”. Ngày 27-11-2001, Bộ Chính trị khóa IX đã ban

Page 122: TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/LA _ Vu The Tung _nop QD_.pdf · Luận án được thực hiện dựa trên

117

hành Nghị quyết số 07-NQ/TW “Về hội nhập kinh tế quốc tế”. Tại Đại hội X,

Đảng ta đã nhấn mạnh chủ trương “chủ động và tích cực hội nhập kinh tế

quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác trên các lĩnh vực khác”. Đại hội đại biểu

toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra đường lối đối

ngoại của Việt Nam trong thời kỳ phát triển mới, trong đó có chủ trương rất

quan trọng là “chủ động và tích cực hội nhập quốc tế”. Từ “hội nhập kinh tế

quốc tế” của các kỳ đại hội trước, chuyển sang “hội nhập quốc tế” một cách

toàn diện là một phát triển quan trọng về tư duy đối ngoại của Đảng ta tại Đại

hội XI. Tại Đại hội XI, Đảng Cộng sản Việt Nam cũng xác định:

Phát huy nội lực và sức mạnh dân tộc là yếu tố quyết định, đồng

thời tranh thủ ngoại lực và sức mạnh thời đại là yếu tố quan trọng

để phát triển nhanh, bền vững và xây dựng nền kinh tế độc lập, tự

chủ. Phải không ngừng tăng cường tiềm lực kinh tế và sức mạnh

tổng hợp của đất nước để chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu

rộng và có hiệu quả [25, tr.102].

Lào “kiên trì quan điểm chủ động và có thái độ tích cực” trong việc mở

cửa, hội nhập kinh tế với các nước. Lào nhất quán duy trì đường lối đối ngoại

hòa bình, độc lập, hữu nghị, hợp tác và rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa,

đa hình thức, đa cấp độ trong quan hệ với các nước và các vùng trên thế giới,

trên cơ sở nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau, đôi bên cùng có lợi; đồng thời, hoạt

động đối ngoại, hợp tác kinh tế phải tạo môi trường bên ngoài thuận lợi cho

phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc.

Ở Cuba, sự bao vây, cấm vận kinh tế, thương mại và tài chính khốc liệt

do Mỹ áp đặt liên tục trong hơn nửa thế kỷ đã làm cho khả năng hội nhập kinh

tế của Cuba gặp rất nhiều khó khăn và thiệt hại về kinh tế là rất lớn. Từ cuối

năm 2004, Đảng Cộng sản Cuba đã tận dụng những khả năng mới cho hội nhập

quốc tế của Cuba mở ra trong khuôn khổ Liên minh Bolivar dành cho các dân

tộc Châu Mỹ. Đồng thời, quan hệ kinh tế, tài chính đối với các quốc gia khác

Page 123: TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/LA _ Vu The Tung _nop QD_.pdf · Luận án được thực hiện dựa trên

118

cũng tăng đáng kể, tiêu biểu là Trung Quốc, Việt Nam, Nga, Angola, Iran,

Brasil và Algeri. Hiện nay, trong quá trình hội nhập kinh tế, Cuba ưu tiên tham

gia Liên minh Bolivar cho các dân tộc châu Mỹ (ALBA), thực hiện nghiêm túc

và tích cực trong việc phối hợp, hợp tác và tương trợ kinh tế ngắn, trung và dài

hạn nhằm đạt và làm sâu sắc hơn các mục tiêu kinh tế, xã hội và chính trị mà

ALBA thúc đẩy. Đồng thời, Cuba cũng tích cực tham gia vào hội nhập kinh tế

Mỹ Latinh và Caribe, coi đây là mục tiêu chiến lược; duy trì sự tham gia vào

các cơ chế hội nhập thương mại khu vực mà Cuba đã tham gia: Hiệp hội Hội

nhập Mỹ Latinh (ALADI), Cộng đồng Caribe (CARICOM), Hiệp hội các nước

vùng Caribe (AEC)…

Gần đây, việc Mỹ và Cuba bình thường hóa quan hệ, nới lỏng và xóa bỏ

các biện pháp bao vây kinh tế đang tạo ra cho Cuba những thời cơ thuận lợi,

từng bước hội nhập sâu rộng hơn vào kinh tế quốc tế.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Trong quá trình cải cách, đổi mới, các nước XHCN đã vận dụng sáng

tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, kết hợp với điều kiện cụ thể của mỗi

nước để hình thành những nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội. Nhận thức mới

về chủ nghĩa xã hội trên thế giới hiện nay là sự thống nhất biện chứng giữa

tính phổ biến và tính đặc thù, là thành quả kết hợp vận dụng lý luận Mác -

Lênin với thực tiễn cải cách, đổi mới ở các nước xã hội chủ nghĩa.

Những vấn đề có tính phổ biến của CNXH chính là những nguyên lý

bền vững của chủ nghĩa Mác - Lênin được vận dụng sáng tạo trong bối cảnh

mới, kết hợp với những giá trị, xu hướng chung của thời đại được các nước

XHCN cập nhật. Những đặc trưng có phổ biến đó là: vai trò lãnh đạo của

Đảng Cộng sản; là nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân;

mở rộng và phát huy dân chủ; tập trung phát triển lực lượng sản xuất, từng

Page 124: TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/LA _ Vu The Tung _nop QD_.pdf · Luận án được thực hiện dựa trên

119

bước hoàn thiện quan hệ sản xuất mới trên cả ba mặt, xây dựng chế độ công

hữu đối với những tư liệu sản xuất chủ yếu; phát triển kinh tế thị trường

XHCN (hay kinh tế thị trường định hướng XHCN); phát triển văn hóa, xây

dựng con người… Những giá trị phổ biến này là những đặc trưng cơ bản,

phản ánh bản chất tốt đẹp của CNXH, là những giá trị, mục tiêu mà các nước

XHCN và nhân loại hướng tới.

Bên cạnh những giá trị phổ biến, sự nghiệp xây dựng CNXH hiện nay

còn chứa đựng nhiều yếu tố đặc thù, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tế

của mỗi quốc gia, dân tộc. Đó là vấn đề hợp tác đa đảng dưới sự lãnh đạo của

Đảng Cộng sản ở Trung Quốc; nền tảng tư tưởng của Đảng ngoài chủ nghĩa

Mác - Lênin còn có những yếu tố khác nhau; “một nước hai chế độ” ở Trung

Quốc; quan điểm của các nước đối với kinh tế thị trường, đối với phát triển

kinh tế tư nhân, đối với vấn đề mở cửa, hội nhập cũng khác nhau…

Về mối quan hệ giữa tính phổ biến và tính đặc thù, đã được các nước

XHCN nhận thức một cách đúng đắn, khoa học, trong quá trình cải cách, đổi

mới các nước xã hội chủ nghĩa đã có sự kết hợp hài hòa hơn giữa tính phổ

biến và tính đặc thù, giữa cái chung và cái riêng tạo nên sự khác nhau giữa

các mô hình chủ nghĩa xã hội, từ đó, các nước XHCN trong đó có Việt Nam

có thể nghiên cứu, học tập và rút ra ý nghĩa đối với sự nghiệp xây dựng chủ

nghĩa xã hội trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.

Page 125: TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/LA _ Vu The Tung _nop QD_.pdf · Luận án được thực hiện dựa trên

120

Chương 4

Ý NGHĨA ĐỐI VỚI SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM HIỆN NAY

4.1. Ý NGHĨA THỜI ĐẠI CỦA VIỆC QUÁN TRIỆT, VẬN DỤNG NHỮNG

GIÁ TRỊ PHỔ BIẾN VÀ ĐẶC THÙ TRONG NHẬN THỨC VỀ CHỦ NGHĨA XÃ

HỘI TRÊN THẾ GIỚI HIỆN NAY

4.1.1. Ý nghĩa lý luận

4.1.1.1. Trong nhận thức về chủ nghĩa xã hội, cần kết hợp giữa tính

phổ biến và tính đặc thù để tìm ra con đường đúng đắn, phù hợp với từng

quốc gia, dân tộc

Thứ nhất, kiên định và vận dụng sáng tạo những vấn đề có tính phổ

biến của chủ nghĩa xã hội được chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ ra

Học thuyết Mác - Lênin là một học thuyết khoa học và cách mạng, chỉ

ra những quy luật chung về sự phát triển xã hội loài người. Khi nghiên cứu

lịch sử xã hội, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ rõ, sự thay thế

của các hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên. Hình thái

kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa mà giai đoạn đầu là xã hội xã hội chủ

nghĩa tất yếu thay thế cho xã hội tư bản chủ nghĩa. Từ sự tổng kết, chắt lọc

những tri thức của nhân loại về quy luật phát triển của xã hội loài người, từ

thực tế nghiên cứu sâu sắc về chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa Mác - Lênin đã chỉ

ra những quy luật phổ biến cho xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Trải qua những giai đoạn lịch sử, đến nay, nhiều vấn đề có tính phổ

biến được chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ ra vẫn giữ nguyên giá trị, là nền tảng lý

luận quan trọng cần được quán triệt và vận dụng trong sự nghiệp xây dựng

chủ nghĩa xã hội hiện nay. Những vấn đề có tính phổ biến đó là: giữ vững

mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản; bảo đảm sự lãnh đạo

của Đảng Cộng sản - đội tiên phong của giai cấp công nhân và nhân dân lao

động; xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa - nhà nước mang bản chất giai cấp

Page 126: TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/LA _ Vu The Tung _nop QD_.pdf · Luận án được thực hiện dựa trên

121

công nhân, tính nhân dân và dân tộc; mở rộng và phát huy dân chủ xã hội chủ

nghĩa; tập trung phát triển lực lượng sản xuất, nâng cao năng suất lao động;

xây dựng chế độ công hữu về những tư liệu sản xuất chủ yếu; thực hiện phân

phối theo lao động; xây dựng nền văn hóa mới, con người mới xã hội chủ

nghĩa; thực hiện công bằng, bình đẳng xã hội…

Qua nghiên cứu về tính phổ biến và tính đặc thù của nhận thức mới về

chủ nghĩa xã hội trên thế giới thời kỳ cải cách, đổi mới, cho thấy, các nước xã

hội chủ nghĩa đã quán triệt những vấn đề có tính phổ biến trong xây dựng chủ

nghĩa xã hội và đã thu được những kết quả quan trọng. Tuy nhiên, vẫn còn

những nhận thức chưa đúng đắn, chưa khoa học, chưa khai thác được hết

những giá trị của chủ nghĩa Mác - Lênin, còn có những cách hiểu sai, máy

móc, giáo điều, xơ cứng, đơn giản hóa chủ nghĩa Mác - Lênin… dẫn đến

những sai lầm trong thực tiễn và để lại những hậu quả ở các mức độ khác

nhau. Vì vậy, để sự nghiệp cải cách, đổi mới diễn ra thành công, các nước xã

hội chủ nghĩa hiện nay cần tiếp tục nghiên cứu sâu sắc, khách quan và khoa

học hơn quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về tính phổ biến của chủ nghĩa

xã hội, làm rõ, bổ sung những cơ sở lý luận và thực tiễn của những quy luật

phổ biến đó trong điều kiện mới, bảo vệ, bổ sung và phát triển chủ nghĩa Mác

- Lênin, đấu tranh chống lại những quan điểm sai trái, thù địch.

Cùng với việc quán triệt những nguyên lý có tính phổ biến của chủ

nghĩa xã hội, cần quán triệt những quan điểm có tính nguyên tắc mà chủ nghĩa

Mác - Lênin đã chỉ ra khi vận dụng những nguyên lý đó vào thực tiễn, đó là:

“Muốn làm cho chủ nghĩa xã hội thành một khoa học thì trước hết phải đặt

chủ nghĩa xã hội trên một cơ sở hiện thực”; việc áp dụng những nguyên lý

“phải tùy theo hoàn cảnh đương thời”; chủ nghĩa xã hội mà chúng ta xây dựng

hoàn toàn không phải là cái gì đó nhất thành bất biến, mà cũng như mọi chế

độ xã hội khác, nó cần phải được xem xét như một xã hội được thay đổi và cải

tạo thường xuyên, lấy thực tiễn để kiểm tra chân lý.

Page 127: TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/LA _ Vu The Tung _nop QD_.pdf · Luận án được thực hiện dựa trên

122

Thứ hai, bổ sung, “cập nhật” những giá trị phổ biến mới, tiến bộ của

nhân loại, làm phong phú thêm lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi

lên chủ nghĩa xã hội trong điều kiện mới hiện nay

Đây là một yêu cầu khách quan của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã

hội hiện nay. Những thành tựu của khoa học và công nghệ, kinh tế tri thức,

bùng nổ thông tin, xu thế chuyển đổi phương thức phát triển từ chiều rộng

sang chiều sâu của nhiều nước, xu thế toàn cầu hóa, những vấn đề mới của

chính trị đương đại, những lý thuyết khoa học hiện đại… đã cung cấp thêm

những cơ sở, tư liệu để bổ sung, phát triển, làm phong phú thêm lý luận của

chủ nghĩa xã hội khoa học. Chẳng hạn, lý luận về kinh tế thị trường định

hướng xã hội chủ nghĩa (hay kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa), quan niệm

về công nghiệp hóa, hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa…

Mặc khác, từ phát triển của nhân loại, từ thực tiễn cải cách, đổi mới ở

các nước xã hội chủ nghĩa đã hình thành những giá trị phổ biến mới như phát

triển kinh tế tri thức, phát triển bền vững… Các giá trị này cần được các nước

xã hội chủ nghĩa thường xuyên nghiên cứu, cập nhật trong xây dựng mô hình

và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.

Thứ ba, kết hợp chặt chẽ giữa tính phổ biến với tính đặc thù của chủ

nghĩa xã hội ở từng quốc gia dân tộc, để tìm ra con đường phát triển phù hợp

với dân tộc mình

Mỗi quốc gia dân tộc có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, trình độ phát

triển kinh tế - xã hội, truyền thống lịch sử, văn hóa, phong tục tập quán…

khác nhau. Vì vậy, việc vận dụng những vấn đề có tính phổ biến của chủ

nghĩa xã hội vào thực tiễn mỗi nước cũng khác nhau. Cần quán triệt những

quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về mối liên hệ giữa tính phổ biến và

tính đặc thù của chủ nghĩa xã hội: “Tất cả các dân tộc đều sẽ đi đến chủ nghĩa

xã hội, đó là điều không tránh khỏi, nhưng tất cả các dân tộc đều tiến tới chủ

nghĩa xã hội không phải một cách hoàn toàn giống nhau” [53, tr.160], điều

Page 128: TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/LA _ Vu The Tung _nop QD_.pdf · Luận án được thực hiện dựa trên

123

này luôn đòi hỏi sự sáng tạo trước hết là của các đảng cộng sản cầm quyền,

biết kết hợp giữa tính phổ biến, với cái đặc thù dân tộc, hình thành mô hình và

con đường đi lên chủ nghĩa xã hội riêng, phù hợp với thực tiễn mỗi nước và

xu thế của thời đại.

Cùng với sự sáng tạo về lý luận, cách thức vận dụng cần linh hoạt, chủ

động, giải quyết hài hòa giữa cái “bất biến” và cái “vạn biến”, giữa cái phổ

biến và cái đặc thù, tránh tư tưởng cứng nhắc, dập khuôn, giáo điều… trong

nhận thức và xây dựng chủ nghĩa xã hội

4.1.1.2. Thông qua nghiên cứu tính phổ biến và tính đặc thù của

nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội trên thế giới hiện nay, các Đảng Cộng

sản có thể học tập, nghiên cứu, trao đổi, rút kinh nghiệm để hoàn thiện

hơn nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội

Từ khi tiến hành công cuộc cải cách, đổi mới đến nay, các nước xã hội

chủ nghĩa đã không ngừng vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác -

Lênin vào điều kiện cụ thể mỗi nước. Đồng thời, tăng cường tổng kết thực

tiễn, bổ sung và phát triển lý luận, từ đó hình thành hệ thống lý luận mới làm

cơ sở cho quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội: lý luận chủ nghĩa xã hội đặc

sắc Trung Quốc, chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, chủ nghĩa xã hội ở Cộng hòa

Dân chủ Nhân dân Lào, chủ nghĩa xã hội ở Cuba… Đây là sự kết tinh của bản

lĩnh, trí tuệ, sức sáng tạo, kinh nghiệm xây dựng chủ nghĩa xã hội của các

đảng cộng sản, các nước xã hội chủ nghĩa, từ đó làm sâu sắc và phong phú

thêm lý luận về mô hình và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.

Việc nghiên cứu về tính phổ biến và tính đặc thù của những nhận thức

mới về chủ nghĩa xã hội trên thế giới hiện nay có ý nghĩa quan trọng, giúp các

nước xã hội chủ nghĩa có thể học tập, trao đổi, rút kinh nghiệm lẫn nhau.

Thông qua đó, nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn dần được làm sáng tỏ và

khẳng định như những đặc trưng phổ biến mới của chủ nghĩa xã hội: vai trò

kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa trong xây dựng xã hội chủ nghĩa; vai trò

Page 129: TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/LA _ Vu The Tung _nop QD_.pdf · Luận án được thực hiện dựa trên

124

của thành phần kinh tế tư nhân trong nền kinh tế nhiều thành phần; tầm quan

trọng mở rộng quan hệ đối ngoại, hợp tác quốc tế và tham gia chuỗi giá trị

toàn cầu; kinh nghiệm giải quyết các vấn đề quốc tế… Nhiều vấn đề có tính

đặc thù cũng được các nước nghiên cứu, tham khảo. Thông qua việc nghiên

cứu về tính phổ biến và tính đặc thù của chủ nghĩa xã hội thời kỳ cải cách, đổi

mới, các nước xã hội chủ nghĩa hiện nay cũng có thể rút ra những kinh

nghiệm như: không để cho kinh tế phát triển quá nóng; biết khai thác có hiệu

quả, hợp lý tài nguyên thiên nhiên gắn với bảo vệ môi trường; kết hợp hài hòa

giữa tăng trường kinh tế với đổi mới chính trị, phát triển văn hóa và giải quyết

tốt các vấn đề xã hội… Từ đó, có thể tránh được những sai lầm, rủi ro, hệ lụy

trong quá trình phát triển.

4.1.2. Ý nghĩa thực tiễn

4.1.2.1. Việc kết hợp giữa tính phổ biến và tính đặc thù trong xây

dựng chủ nghĩa xã hội thời kỳ cải cách, đổi mới đã giúp các nước xã hội

chủ nghĩa đạt được những những thành tựu hết sức quan trọng củng cố

niềm tin của đảng và nhân dân vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội

Những thành tựu đạt được ở các nước xã hội chủ nghĩa trong quá trình

cải cách, đổi mới

Trên lĩnh vực chính trị

Trong quá trình cải cách, đổi mới, các nước xã hội chủ nghĩa từng bước

vượt qua những khó khăn, khủng hoảng, thách thức ở trong nước và sự tác

động lớn từ sự thất bại của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu cũng như

từ diễn biến phức tạp của tình hình thế giới để luôn giữ vững được sư ổn định

chính trị, tạo ra môi trường và điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế,

văn hóa, xã hội, củng cố an ninh quốc phòng.

Các nước xã hội chủ nghĩa không ngừng xây dựng và hoàn thiện hệ

thống chính trị, bảo đảm và giữ vững sự lãnh đạo của đảng cộng sản, bổ sung

và phát triển lý luận về đảng cầm quyền trong điều kiện mới, nâng cao năng

Page 130: TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/LA _ Vu The Tung _nop QD_.pdf · Luận án được thực hiện dựa trên

125

lực, trình độ cầm quyền khoa học để đảng có thể hoàn thành sứ mệnh lãnh

đạo dân tộc; tiếp tục hoàn thiện, đổi mới tổ chức, hoạt động nhằm nâng cao

hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước, hướng tới xây dựng nhà

nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, quản lý đất nước theo pháp luật; phát huy

vai trò của các tổ chức chính trị xã hội, các đoàn thể nhân dân trong xây dựng

xã hội; tăng cường quan hệ đối ngoại, kết hợp sức mạnh dân tộc và thời đại.

Hầu hết các nước xã hội chủ nghĩa đã tăng cường mở rộng và phát huy

dân chủ trong đảng và ngoài xã hội. Thành quả của cải cách, đổi mới chính là

tạo ra những điều kiện, cơ chế để nhân dân thực hiện quyền làm chủ của

mình, tức là làm cho dân chủ ngày càng thực chất hơn, đúng với bản chất của

nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.

Trên lĩnh vực kinh tế

Trong quá trình cải cách, đổi mới các nước xã hội chủ nghĩa đã thoát ra

khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, đi vào xây dựng nền kinh tế mới. Thành

quả phát triển kinh tế của mỗi nước là khác nhau, song hầu hết nền kinh tế

của các nước xã hội chủ nghĩa đều phát triển mạnh cả về quy mô và trình độ,

những kết quả mà các nước đạt được là hết sức quan trọng và ý nghĩa.

Trung Quốc là quốc gia điển hình thành công trong phát triển kinh tế,

tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc rất ấn tượng, nhiều năm dẫn đầu thế

giới về tốc độ tăng trưởng kinh tế và đạt tốc độ 10% trong suốt 3 thập kỷ qua

Năm 2010, Trung Quốc vượt qua Nhật Bản để trở thành nền kinh tế

thứ 2 thế giới với giá trị nền kinh tế đạt 5800 tỷ USD (Nhật là 5474 tỷ

USD), GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4500 USD; năm 2014, theo

Báo cáo Thống kê phát triển kinh tế - xã hội nước Cộng hòa Nhân dân Trung

Hoa năm 2014 công bố ngày 26-2-2015 của Cục Thống kê Nhà nước Trung

Quốc, tính toán sơ bộ năm 2014, GDP của Trung Quốc đạt 63646,3 tỷ nhân

dân tệ (NDT), tăng trưởng 7,4% [Dẫn theo 38, tr.12]. Tuy mức tăng trưởng

này là mức thấp nhất trong vòng 24 năm qua nhưng đây là lần đầu tiên vượt

Page 131: TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/LA _ Vu The Tung _nop QD_.pdf · Luận án được thực hiện dựa trên

126

ngưỡng 60 nghìn tỉ NDT (tương đương 10 nghìn tỉ USD), và nó đưa Trung

Quốc trở thành thành viên thứ hai trên thế giới bước vào “câu lạc bộ 10

nghìn tỉ USD cùng với Mỹ. Theo thống kê của Ngân hàng thế giới (WB),

năm 2014, quy mô nền kinh tế Trung Quốc đạt 10350 tỷ USD [99] tiếp tục

là nền kinh tế đứng thứ 2 thế giới. GDP bình quân đầu người của Trung

Quốc năm 2014 đạt khoảng 7400 USD [Dẫn theo 38, tr.14].

Lào cũng đạt được những thành tựu nổi bật trong phát triển kinh tế,

“trong những năm 1986-1990 tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng trung bình

4,8% năm. Từ 1991-1995 tăng 6,4% năm” [28, tr.2]. Trong những năm 1996-

2000, trước khủng hoảng kinh tế - tài chính khu vực, Lào giữ được tốc độ tăng

trưởng bình quân 6,2% năm. Trong thời gian 2001 - 2005, GDP của Lào tăng

khoảng 6,2% năm. Từ 2006-2011, GDP Lào tăng bình quân 7,9%, GDP bình

quân đầu người đạt 8,7 triệu kíp tương đương với 1069 USD [30, tr.2]. Theo

Ngân hàng thế giới, năm 2014, quy mô nền kinh tế Lào đạt khoảng 12 tỷ

USD. Theo Báo cáo Chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của

Đảng Nhân dân Cách mạng Lào năm 2016, GDP của Lào những năm qua liên

tục phát triển, thu nhập bình quân đầu người trong năm 2015 đạt 1970 USD,

vượt 16 lần so với năm 1985, tăng trưởng đạt 7,9%/năm.

Cuba gặp không ít khó khăn, thách thức do sự bao vây kinh tế của Mỹ

kéo dài hơn nửa thế kỷ. Tuy nhiên, gần đây, kinh tế Cuba cũng có những thay

đổi đáng kể, Năm 2001, theo thống kê của Ngân hàng thế giới (WB), quy mô

nền kinh tế Cuba đạt 31,68 tỷ USD; năm 2005 là 42,64 tỷ USD; năm 2011 là

68,990 tỷ USD và năm 2013 nền kinh tế Cuba đạt khoảng 77,15 tỷ USD

[100]. Năm 2011, GDP bình quân đầu người của Cuba đạt khoảng 6000 USD.

Trên lĩnh vực văn hóa, xã hội

Các nước xã hội chủ nghĩa đều rất quan tâm đến phát triển văn hóa - xã

hội, nhiều thành tựu quan trọng đạt được đã góp phần nâng cao đời sống vật

chất và tinh thần của nhân dân và được thế giới đánh giá cao.

Page 132: TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/LA _ Vu The Tung _nop QD_.pdf · Luận án được thực hiện dựa trên

127

Ở Trung Quốc, trong quá trình cải cách, mở cửa, Đảng Cộng sản Trung

Quốc đã quan tâm đến các vấn đề văn hóa - xã hội. Thành công trong cải cách

chính trị và kinh tế đã góp phần quan trọng để Trung Quốc thực hiện tốt hơn

phát triển xã hội, nâng cao đời sống nhân dân. Theo Công báo Thống kê tình

hình phát triển kinh tế và xã hội quốc dân nước CHND Trung Hoa năm 2014,

tính đến cuối năm tổng dân số toàn quốc trong Đại lục là 1,36782 tỉ người,

tăng thêm 7,1 triệu người so với năm trước, trong đó, dân số cư trú ở thành thị

là 749,16 triệu người, chiếm tỉ trọng 54,77% dân số. Dân số đông đặt ra

không ít khó khăn và thách thức đối với Trung Quốc trong việc thực hiện các

chính sách phát triển văn hóa và xã hội. Tuy nhiên, trong quá trình cải cách,

Trung Quốc đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, nhất là trong giáo dục, y

tế và an sinh xã hội.

Sự nghiệp giáo dục của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa phát triển tương

đối nhanh, quy mô giáo dục ngày càng lớn. Năm 2014, Trung Quốc tuyển sinh

621.000 nghiên cứu sinh, số người đang học nghiên cứu sinh là 1,848 triệu

người, số đã tốt nghiệp là 536.000 người. Số lượng tuyển sinh vào các cơ sở

giáo dục đại học, cao đẳng phổ thông chính quy là 7,214 triệu học sinh, số

lượng đang theo học là 254,77 triệu học sinh, đã tốt nghiệp là 6,594 triệu học

sinh. Số lượng tuyển sinh vào phổ thông trung học là 7,966 triệu học sinh, đang

theo học là 24,005 triệu học sinh, tốt nghiệp là 7,996 triệu học sinh. Tuyển sinh

trung học cơ sở là 14,478 triệu học sinh, đang theo học là 43,846 triệu học sinh,

đã tốt nghiệp là 14,135 triệu học sinh. Tuyển sinh tiểu học là 16,584 triệu học

sinh, đang theo học là 94,511 triệu học sinh, tốt nghiệp là 14,766 triệu học sinh.

Số trẻ em đang học mẫu giáo là 40,507 triệu trẻ [Dẫn theo 35, tr.85].

Sự nghiệp y tế và dịch vụ xã hội không ngừng được cải thiện. Tính đến

cuối năm 2014, Trung Quốc có tổng cộng 982.443 cơ sở y tế, trong đó, có

25.865 bệnh viện, 36.899 viện y tế xã thôn, 34.264 trung tâm (trạm) dịch vụ y

tế cộng đồng, 188.415 phòng khám bệnh (phòng y tế, trạm xá), 646.044

phòng y tế thôn, 3491 trung tâm dự phòng khống chế dịch bệnh, 2.975 cơ sở

Page 133: TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/LA _ Vu The Tung _nop QD_.pdf · Luận án được thực hiện dựa trên

128

kiểm nghiệm giám sát y tế. Cả nước có 2,82 triệu bác sĩ, 2,92 triệu hộ lý, 6,52

triệu giường, viện y tế xã thôn có 1,17 triệu giường [Dẫn theo 36, tr.85]. Cả

năm cứu trợ cho 13,109 triệu lượt quần chúng khó khăn ở thành thị tham gia

bảo hiểm y tế, cứu trợ cho 41,189 triệu lượt quần chúng khó khăn ở nông thôn

tham gia y tế hợp tác nông thôn kiểu mới.

Số lượng người có việc làm tiếp tục tăng. Tính đến cuối năm 2014, số

lượng người có việc làm trong cả nước là 772,53 triệu người, trong đó người

có việc làm ở thành thị là 393,01 triệu người. Số việc làm tăng mới ở thành

thị trong cả nước là 13,22 triệu người. Số lượng nông dân cả nước năm 2014

là 273,95 triệu người.

Công tác an sinh xã hội có nhiều tiến bộ mới, tính đến cuối năm 2014,

Trung Quốc có 341,15 triệu người tham gia bảo hiểm dưỡng lão. Số người

tham gia bảo hiểm y tế cơ bản là 597,74 triệu người. Số người tham gia bảo

hiểm thất nghiệp là 170,43 triệu. Số người tham gia bảo hiểm tai nạn lao

động là 206,21 triệu người. Số người tham gia bảo hiểm thai sản là 170,35

triệu người [Dẫn theo, 35, tr.84].

Ở Lào, quá trình đổi mới cũng đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đời

sống nhân dân không ngừng được tăng lên, thu nhập bình quân đầu người

trong năm 2015 đạt 1970 USD, vượt 16 lần so với năm 1985. Giáo dục và y tế

được quan tâm. Việc làm được cải thiện. Tỉ lệ hộ nghèo trong toàn quốc liên

tục giảm từ 27,7% vào năm 2003 xuống còn 20,4% vào năm 2010 [30, tr.2].

Đặc biệt, với chính sách đổi mới ngày càng mạnh mẽ, tỉ lệ hộ nghèo ở Lào

giai đoạn 2010 - 2015 đã giảm mạnh, cuối năm 2015, tỷ lệ hộ nghèo ở Lào

còn 6,59%, tỉ lệ hộ gia đình tiêu thụ điện trên phạm vi toàn quốc chiếm 89%,

100% các huyện trên phạm vi toàn quốc sử dụng điện thoại, hơn 51.597 km

đường giao thông.

Ở Cuba, cải cách kinh tế ở luôn gắn liền với việc ổn định xã hội. Trong

tình hình kinh tế khó khăn nhất, Chính phủ Cuba vẫn khẳng định: “quyết

Page 134: TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/LA _ Vu The Tung _nop QD_.pdf · Luận án được thực hiện dựa trên

129

không để cho một ai phải lang thang ngoài đường kiếm sống” [101], “không

ai bị bỏ rơi trong xã hội xã hội chủ nghĩa của Cuba”. Trong quá trình cải cách

kinh tế, Cuba vẫn đảm bảo chế độ miễn phí toàn dân đối với giáo dục, y tế và

bảo hiểm xã hội. Việc cải cách doanh nghiệp nhà nước đã làm cho nhiều công

nhân mất việc. Để đảm bảo cuộc sống cho họ, chính phủ quy định: “những

công nhân mất việc được hưởng 60% lương gốc 4 năm và khi họ kiếm được

việc làm thì mức lương mới không được thấp hơn 80% lương gốc của họ

trước đây” [101]. Có thể coi đây là một kỳ tích, một nét rất độc đáo trong quá

trình cải cách kinh tế của Cộng hòa Cuba.

Hơn 50 năm qua, ngành giáo dục và y tế Cuba đã có bước tiến vượt bậc

về số lượng và chất lượng, được nhiều nước và các tổ chức quốc tế đánh giá

cao. Sau khi cách mạng thành công, từ một quốc gia có tới 30% số dân không

biết đọc, biết viết, ngày nay Cuba trở thành điểm sáng về giáo dục ở khu vực

và trên thế giới với tỷ lệ người mù chữ chỉ còn 0,2% trong tổng số 11,2 triệu

dân. Giáo dục ở Cuba là miễn phí và 100% số trẻ em trong độ tuổi đi học đều

được cắp sách đến trường. Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên

Hiệp Quốc (UNESCO) đã công nhận Cuba là nước đầu tiên ở Mỹ Latinh hoàn

thành chỉ tiêu chương trình "Giáo dục cho mọi người" do Liên Hiệp Quốc đề

ra tại diễn đàn thế giới tổ chức tại Đắc-ca (Băng-la-đét) năm 2000 và xếp

nước này đứng thứ 23 trên thế giới về thành tích giáo dục. Chính phủ Cuba

luôn ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục. Ngân sách đầu tư giáo dục của nước

này chiếm tới 13,8% tổng sản phẩm quốc nội (GDP), trong khi nhiều nước

Mỹ Latinh tỷ lệ này chỉ khoảng 5%. Cuba đang tiến hành cách mạng giáo dục

nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo ở các bậc học và thực hiện nhiều

biện pháp cải tiến giảng dạy và học tập ở trung học cơ sở. Nhiều trường đại

học của Cuba rất có uy tín trên thế giới và được nhiều sinh viên nước ngoài

theo học như các trường y, dược. Với 10.300 tiến sĩ và 45.000 thạc sĩ, Cuba là

một trong những nước đứng hàng đầu khu vực Mỹ Latinh và Ca-ri-bê về đào

Page 135: TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/LA _ Vu The Tung _nop QD_.pdf · Luận án được thực hiện dựa trên

130

tạo sau đại học. Trung bình, mỗi năm có khoảng 500 người nhận bằng tiến sĩ

và thạc sĩ tại nước này [50].

Cùng với giáo dục, thành tựu y tế của Cuba cũng rất đáng tự hào. Nhờ

có định hướng đúng đắn và chính sách ưu tiên phát triển y tế của Đảng và

Nhà nước Cuba, từ năm 1959 đến nay, Cuba đã đào tạo được hơn 75 nghìn

bác sĩ trong đó hơn 60 nghìn bác sĩ có bằng thạc sĩ. Hệ thống y tế và mạng

lưới các trường y, dược không ngừng được mở rộng, nâng cấp và hiện đại

hóa. Cuba hiện có hơn 300 bệnh viện, 12 viện nghiên cứu y tế, nhiều trung

tâm dưỡng lão và hơn 20 trường đại học với tỷ lệ bình quân một bác sĩ cho

khoảng 150 người, một tỷ lệ cao trên thế giới. Mặc dù kinh tế còn khó khăn,

nhưng Chính phủ Cuba vẫn duy trì và không ngừng cải thiện điều kiện an sinh

xã hội, mọi dịch vụ y tế đều được miễn phí [50].

Như vậy, những thành tựu mà các nước xã hội chủ nghĩa đã đạt được,

khẳng định tính đúng đắn của đường lối cải cách, đổi mới, từ đó giúp củng cố

niềm tin, tiếp tục đẩy mạnh toàn diện công cuộc cải cách, đổi mới, đưa đất

nước vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội.

4.1.2.2. Góp phần đấu tranh chống những quan điểm sai trái trong

nhận thức và giải quyết mối quan hệ giữa tính phổ biến và tính đặc thù của

chủ nghĩa xã hội trên thế giới hiện nay

Thứ nhất, đấu tranh chống quan điểm sai trái, thù địch phủ nhận chủ

nghĩa Mác - Lênin về những giá trị phổ biến của chủ nghĩa xã hội

Trong công cuộc cải cách, đổi mới, các nước xã hội chủ nghĩa luôn

phải đối mặt với những tư tưởng chống đối, thù địch phủ nhận chủ nghĩa Mác

- Lênin về giá trị phổ biến của chủ nghĩa xã hội. Đặc biệt, từ sau sự thất bại

của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu, các thế lực thù địch càng đẩy

mạnh việc chống phá, cho rằng chủ nghĩa Mác - Lênin đã “lỗi thời”, “lạc

hậu”, đề cao “đấu tranh giai cấp”, chỉ phù hợp với điều kiện thế kỷ XIX,

không còn phù hợp với bối cảnh hiện nay… Các thế lực thù địch cũng phủ

Page 136: TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/LA _ Vu The Tung _nop QD_.pdf · Luận án được thực hiện dựa trên

131

nhận những giá trị phổ biến của chủ nghĩa xã hội, trong đó, tập trung phủ

nhận sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân gắn với vai trò lãnh đạo của

Đảng Cộng sản; phủ nhận học thuyết hình thái kinh tế - xã hội; phủ nhận chế

độ công hữu về những tư liệu sản xuất chủ yếu; phủ nhận sự kết hợp giữa chủ

nghĩa xã hội và kinh tế thị trường…

Tuy nhiên, chính từ thực tiễn cải cách, cải tổ, đổi mới ở các nước xã hội

chủ nghĩa cho thấy, những nước xã hội chủ nghĩa đã kiên định với chủ nghĩa

Mác - Lênin, với những nguyên lý phổ biến của chủ nghĩa xã hội, vận dụng

và phát triển sáng tạo những nguyên lý đó vào thực tiễn mỗi nước đã giành

được những thành tựu quan trọng có ý nghĩa lịch sử, đưa đất nước vượt qua

khó khăn, khủng hoảng để phát triển. Ngược lại, Liên Xô và các nước Đông

Âu xa rời chủ nghĩa Mác - Lênin, xa rời những vấn đề có tính phổ biến của

chủ nghĩa xã hội nên bị thất bại, đổ vỡ. Như vậy, thực tiễn là thước đo, là câu

trả lời rõ nhất cho thấy chủ nghĩa Mác - Lênin, nguyên lý phổ biến của chủ

nghĩa xã hội vẫn còn nguyên giá trị và sức sống trong thời đại hiện nay. Đó

vẫn là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của các Đảng Cộng sản

để thực hiện sứ mệnh lãnh đạo dân tộc mình. Chủ nghĩa Mác - Lênin về chủ

nghĩa xã hội trong thời đại mới cần phải được tiếp tục được bảo vệ, nghiên

cứu, bổ sung, phát triển để tiếp thêm nguồn năng lượng, sức sống mới.

Thứ hai, đấu tranh chống quan điểm cực đoan mới đề cao tính đặc thù

của các quốc gia, coi nhẹ tính phổ biến và ngược lại

Nếu thời kỳ trước cải cách, đổi mới, các nước xã hội chủ nghĩa thường

tập trung nhấn mạnh tính phổ biến mà coi nhẹ tính đặc thù, dẫn đến những hệ

quả nghiêm trọng đối với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, thì hiện

nay, trong quá trình cải cách, đổi mới ở các nước xã hội chủ nghĩa lại đang

diễn ra một xu hướng ngược lại, đó là, tập trung nhấn mạnh cái đặc thù và coi

nhẹ cái phổ biến. Khuynh hướng này thậm chí coi lý luận của chủ nghĩa Mác

- Lênin, chủ nghĩa xã hội khoa học chỉ còn là vấn đề phương pháp luận, tham

Page 137: TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/LA _ Vu The Tung _nop QD_.pdf · Luận án được thực hiện dựa trên

132

khảo mà không chú ý đầy đủ đến những nguyên lý, nội dung khoa học của

học thuyết này. Đồng thời, khuynh hướng này tuyệt đối hóa cái riêng, cái đặc

thù, cho rằng hoàn toàn có thể dựa vào đó để xây dựng con đường, hướng đi

riêng cho dân tộc mình.

Khuynh hướng này đã xuất hiện ở một số nước xã hội chủ nghĩa thời

gian qua và đã có những biểu hiện tiêu cực như: phủ nhận những giá trị phổ

biến, đề cao quá mức tính đặc thù dẫn đến tư tưởng bài ngoại, chủ nghĩa dân

tộc cực đoan, coi thường quan hệ quốc tế nhất là quan hệ quốc tế của giai cấp

công nhân.

Trái ngược với khuynh hướng đề cao tính đặc thù, vẫn còn khuynh

hướng tuyệt đối hóa tính phổ biến và ngần ngại hoặc từ chối bổ sung và phát

triển lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học từ những thành tựu khoa học và lý

luận hiện đại. Khuynh hướng này thể hiện sự bảo thủ, trì trệ, làm mất đi tính

khoa học, tính cách mạng và tính thực tiễn của chủ nghĩa xã hội khoa học.

Từ thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội, nghiên cứu tính phổ biến và

tính đặc thù của chủ nghĩa xã hội trên thế giới hiện nay cho thấy, khuynh

hướng tuyệt đối hóa tính phổ biến hay tính đặc thù đều là những khuynh

hướng cực đoan, sai lầm. Khuynh hướng này đã, đang và có thể gây ra những

hệ quả nghiêm trọng đối với các nước xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, trong nhận

thức về mô hình và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội cũng như trong giải

quyết mối quan hệ giữa tính phổ biến và tính đặc thù của chủ nghĩa xã hội

trên thực tế, các nước xã hội chủ nghĩa cần kiên quyết đấu tranh chống lại

những khuynh hướng đó, chống lại chủ nghĩa cực đoan mới, phê phán loại bỏ

tư tưởng dân tộc chủ nghĩa hẹp hòi; đấu tranh chống những tư tưởng trì trệ,

bảo thủ, không chịu tìm tòi, đổi mới và xa rời thực tiễn… Từ đó, kết hợp chặt

chẽ, hài hòa giữa tính phổ biến và tính đặc thù, quán triệt những nguyên lý

phổ biến nhưng phải sáng tạo và linh hoạt cho phù hợp với thực tiễn đất nước

và bối cảnh thời đại.

Page 138: TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/LA _ Vu The Tung _nop QD_.pdf · Luận án được thực hiện dựa trên

133

4.2. Ý NGHĨA ĐỐI VỚI VIỆT NAM TRÊN CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ

NGHĨA XÃ HỘI

4.2.1. Ý nghĩa lý luận

4.2.1.1. Góp phần khẳng định rõ nhận thức của Đảng Cộng sản Việt

Nam về chủ nghĩa xã hội trong quá trình đổi mới là đúng đắn, vừa mang

tính phổ biến vừa mang tính đặc thù

Trong quá trình đổi mới đất nước, Đảng Cộng sản Việt Nam đã căn cứ

vào những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,

thực tiễn đất nước, kinh nghiệm của các đảng cộng sản và bối cảnh thời đại

để phát triển lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã

hội nhằm giải đáp những vấn đề cấp thiết mà thực tiễn đổi mới đã đặt ra.

Qua 30 năm đổi mới, nhận thức về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam từng bước

được làm rõ.

Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ

nghĩa xã hội do Đại hội VII của Đảng thông qua (6-1991), Đảng Cộng sản

Việt Nam đã xác định sáu đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân

ta xây dựng, đó là xã hội:

Do nhân dân lao động làm chủ. Có nền kinh tế phát triển cao dựa

trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu

sản xuất chủ yếu. Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân

tộc. Con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công,

làm theo năng lực, hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự

do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân. Các dân

tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến

bộ. Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân tất cả các nước

trên thế giới [24, tr.17-18].

Mô hình xã hội xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam với những đặc trưng cơ

bản đã bao quát các lĩnh vực của đời sống xã hội, phản ánh sự vận dụng và

phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực

Page 139: TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/LA _ Vu The Tung _nop QD_.pdf · Luận án được thực hiện dựa trên

134

tiễn cách mạng nước ta. Đây là mục tiêu vươn tới, là định hướng có ý nghĩa

đặc biệt quan trọng cho hoạt động của toàn Đảng, toàn dân hướng tới xây

dựng thành công chủ nghĩa xã hội.

Tổng kết 25 năm đổi mới và 20 năm thực hiện Cương lĩnh 1991, Đại

hội XI của Đảng (2011) đã thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong

thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011). Trong

Cương lĩnh này, Đảng ta đã xác định rõ 8 đặc trưng của xã hội xã hội chủ

nghĩa ở Việt Nam là:

Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân

làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất

hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; có nền văn hóa tiên

tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do,

hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng

đồng Việt Nam bình đẳng đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng

phát triển; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân,

do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ

hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới [25, tr.70].

Để thực hiện thành công mục tiêu, mô hình của xã hội xã hội chủ

nghĩa, tạo cơ sở để Việt Nam trở thành một nước xã hội chủ nghĩa ngày càng

phồn vinh, hạnh phúc, Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011) đã đề ra 8

phương hướng cơ bản. Một là, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất

nước gắn với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên, môi trường. Hai là,

phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Ba là, xây dựng

nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng con người, nâng cao

đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. Bốn là, bảo đảm

vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội. Năm là,

thực hiện đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và

phát triển; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế. Sáu là, xây dựng nền dân

Page 140: TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/LA _ Vu The Tung _nop QD_.pdf · Luận án được thực hiện dựa trên

135

chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc, tăng cường và mở

rộng mặt trận dân tộc thống nhất. Bảy là, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã

hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tám là, xây dựng

Đảng trong sạch, vững mạnh.

Đại hội XI của Đảng nhấn mạnh:

Trong quá trình thực hiện các phương hướng cơ bản đó, phải đặc

biệt chú trọng nắm vững và giải quyết tốt 8 mối quan hệ lớn: quan

hệ giữa đổi mới, ổn định và phát triển; giữa đổi mới kinh tế và đổi

mới chính trị; giữa kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ

nghĩa; giữa phát triển lực lượng sản xuất và xây dựng, hoàn thiện

từng bước quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa; giữa tăng trưởng kinh

tế và phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; giữa

xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa;

giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế; giữa Đảng lãnh đạo, Nhà

nước quản lý, nhân dân làm chủ [25, tr.72-73].

Đại hội XI đã chỉ ra 08 mối quan hệ lớn và đến Đại hội XII, Đảng Cộng

sản Việt Nam đã bổ sung, phát triển, nêu rõ 09 mối quan hệ cần nắm vững và

giải quyết, đó là:

Quan hệ giữa đổi mới, ổn định và phát triển; giữa đổi mới kinh tế

và đổi mới chính trị; giữa tuân theo các quy luật thị trường và đảm

bảo định hướng xã hội chủ nghĩa; giữa phát triển lực lượng sản xuất

và xây dựng, hoàn thiện từng bước quan hệ sản xuất; giữa nhà nước

và thị trường; giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa, thực

hiện tiến bộ và công bằng xã hội; giữa xây dựng chủ nghĩa xã hội

và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; giữa độc lập, tự chủ và hội

nhập quốc tế; giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm

chủ [26, tr.17-18].

Page 141: TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/LA _ Vu The Tung _nop QD_.pdf · Luận án được thực hiện dựa trên

136

Như vậy, qua 30 năm đổi mới, việc nhận thức về mô hình và con

đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đã có những bước phát triển quan

trọng, với nhiều nội dung nhận thức mới, nhiều nội dung được làm sáng tỏ

hơn. Việc nghiên cứu tính phổ biến và tính đặc thù của nhận thức mới về

CNXH trên thế giới hiện nay góp phần khẳng định, nhận thức mới của Đảng

Cộng sản Việt Nam về CNXH là đúng đắn, đó vừa là sự vận dụng sáng tạo

chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và thực tiễn nước ta, vừa là sự

tổng kết thực tiễn đổi mới gắn với bối cảnh thời đại, là kết quả của sự kết hợp

giữa những nguyên lý có tính phổ biến của chủ nghĩa xã hội khoa học, của

CNXH hiện thực trên thế giới với tính đặc thù của dân tộc Việt Nam.

4.2.1.2. Việc nghiên cứu về tính phổ biến và tính đặc thù của nhận

thức mới về chủ nghĩa xã hội trên thế giới hiện nay góp phần bổ sung, phát

triển, hoàn thiện hơn lý luận về mô hình và con đường đi lên chủ nghĩa xã

hội ở Việt Nam

Thứ nhất, từ những bài học của chủ nghĩa xã hội hiện thực trong thế

kỷ XX; từ những thành tựu của sự nghiệp cải cách, đổi mới của các nước xã

hội chủ nghĩa trên thế giới giúp chúng ta củng cố niềm tin, kiên định mục

tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội - con đường mà lịch sử và nhân dân

ta đã lựa chọn. Trong giai đoạn hiện nay, việc giữ vững độc lập, chủ quyền,

thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ đang trở thành một vấn đề thực tiễn cấp

thiết, điều đó đòi hỏi cần tiếp tục giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ

nghĩa xã hội, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tranh thủ sự đồng

tình, ủng hộ của nhân dân thế giới để bảo vệ vững chắc nền độc lập, tạo môi

trường hòa bình và điều kiện để đưa nước ta tiếp tục vững bước đi lên chủ

nghĩa xã hội.

Thứ hai, trong xây dựng mô hình và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội

ở Việt Nam, cần giữ vững những quy luật có tính phổ biến của chủ nghĩa xã

Page 142: TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/LA _ Vu The Tung _nop QD_.pdf · Luận án được thực hiện dựa trên

137

hội khoa học, kết hợp với tư tưởng Hồ Chí Minh, thực tiễn cách mạng Việt

Nam và thế giới.

Kết hợp chặt chẽ chủ nghĩa Mác - Lênin với tư tưởng Hồ Chí Minh,

Bởi lẽ, tư tưởng Hồ Chí Minh chính là sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ

nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện, hoàn cảnh thực tiễn của Việt Nam. Đó là tư

tưởng về xây dựng chủ nghĩa xã hội ở một nước phải trải qua chiến tranh với

hai nhiệm vụ ở hai miền Bắc - Nam; là tư tưởng về xây dựng chủ nghĩa xã hội

ở “một nước nông nghiệp lạc hậu, không kinh qua giai đoạn phát triển tư bản

chủ nghĩa”…

Khi áp dụng chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn nước ta, cần quán

triệt những quan điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh về việc bổ sung những cơ sở

lịch sử có tính đặc thù cho học thuyết này. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “dù

sao thì cũng không thể cấm bổ sung “cơ sở lịch sử” của chủ nghĩa Mác bằng

cách đưa thêm vào đó những tư liệu mà Mác ở thời mình không thể có được.

Mác đã xây dựng học thuyết của mình trên một triết lý nhất định của lịch sử,

nhưng lịch sử nào? Lịch sử châu Âu. Mà châu Âu là gì? Đó chưa phải là toàn

thể nhân loại…”; Vì vậy, cần “xem xét lại chủ nghĩa Mác về cơ sở lịch sử của

nó, củng cố nó bằng dân tộc học phương Đông” [66, tr.465].

Bàn về mối quan hệ giữa tính phổ biến và tính đặc thù của chủ nghĩa xã

hội, tư tưởng Hồ Chí Minh chỉ rõ:

Không chú trọng đến đặc điểm của dân tộc mình trong khi học tập

kinh nghiệm của các nước anh em là sai lầm nghiêm trọng, là phạm

phải chủ nghĩa giáo điều. Nhưng nếu quá nhấn mạnh đặc điểm dân

tộc để phủ nhận giá trị phổ biến của những kinh nghiệm lớn, cơ bản

của các nước anh em, thì sẽ mắc phải sai lầm nghiêm trọng của chủ

nghĩa xét lại. Vì vậy, song song với việc nhấn mạnh sự quan trọng

của học tập lý luận, chúng ta phải luôn luôn nhấn mạnh nguyên tắc

lý luận liên hệ với thực tế [68, tr.499].

Page 143: TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/LA _ Vu The Tung _nop QD_.pdf · Luận án được thực hiện dựa trên

138

Khi miền Bắc bước vào xây dựng chủ nghĩa xã hội, một lần nữa, Người

lại nhắc nhở rằng, “tiến lên chủ nghĩa xã hội không thể một sớm một chiều”

do “ta không giống Liên Xô, vì Liên Xô có phong tục tập quán khác, có lịch

sử khác… Ta có thể đi con đường khác để tiến lên chủ nghĩa xã hội” [68,

tr.227-228]. Vì vậy, “Làm trái với Liên Xô, đó cũng là mácxít” [67, tr.572].

Những khẳng định đó của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn có những giá trị lý luận

và thực tiễn trong thời đại ngày nay, tiếp tục gợi cho chúng ta suy nghĩ

nghiêm túc và sâu sắc khi bàn đến tính phổ biến và tính đặc thù, cái chung và

cái riêng của chúng ta trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước theo

định hướng xã hội chủ nghĩa.

Kết hợp chặt chẽ giữa chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh

với thực tiễn đất nước và xu thế thời đại, thường xuyên bổ sung, phát triển

chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cho phù hợp với điều kiện

hiện nay.

Thứ ba, kiên trì thực hiện đường lối, mục tiêu đổi mới toàn diện đất

nước, không ngừng sáng tạo, lấy thực tiễn là tiêu chuẩn kiểm tra tính đúng

đắn của nhận thức chân lý, không ngừng tổng kết thực tiễn, bổ sung phát triển

lý luận, nghiên cứu những giá trị, xu hướng tiến bộ của đất nước, thời đại, để

làm phong phú thêm lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ

nghĩa xã hội.

Thứ tư, việc nghiên cứu tính phổ biến và tính đặc thù của những

nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội trên thế giới giúp Việt Nam tham khảo

những kinh nghiệm hay, sự sáng tạo, những khảo nghiệm thành công của

các nước xã hội chủ nghĩa, các đảng cộng sản để từ đó bổ sung và phát

triển lý luận về mô hình và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Đồng thời,

cũng nhận thức rõ những tồn tại, hạn chế trong nhận thức và mô hình chủ

nghĩa xã hội trên thế giới hiện nay để tránh mắc phải những sai lầm, khuyết

Page 144: TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/LA _ Vu The Tung _nop QD_.pdf · Luận án được thực hiện dựa trên

139

điểm; loại bỏ dần những nhận thức bảo thủ, giáo điều, không còn phù hợp

với điều kiện hiện nay.

4.2.2. Ý nghĩa thực tiễn

4.2.2.1. Việc kết hợp giữa tính phổ biến và tính đặc thù trong quá

trình đổi mới giúp Việt Nam đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa

lịch sử, từ đó, củng cố niềm tin, ý chí quyết tâm của Đảng và Nhân dân vào

con đường đi lên chủ nghĩa xã hội

Qua 30 năm đổi mới đất nước, nhờ việc kết hợp giữa những vấn đề có

tính phổ biến với tính đặc thù của dân tộc, Việt Nam đã đạt được những thành

tựu hết sức to lớn và có ý nghĩa lịch sử.

Thành tựu trên lĩnh vực chính trị

Trong quá trình đổi mới, Việt Nam thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã

hội, phá thế bao vây, cấm vận, giữ vững được sự ổn định chính trị, tạo điều

kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội… Không ngừng xây

dựng và hoàn thiện hệ thống chính trị, bảo đảm và giữ vững sự lãnh đạo của

Đảng Cộng sản, tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh; tiếp tục

hoàn thiện, đổi mới tổ chức, hoạt động, nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả

hoạt động của bộ máy nhà nước, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ

nghĩa; phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội,

các đoàn thể nhân dân tích cực đóng góp cho sự phát triển xã hội; tăng cường

mở rộng và phát huy dân chủ trong Đảng và ngoài xã hội.

Thành tựu rên lĩnh vực kinh tế

Việt Nam là quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong suốt quá

trình đổi mới, làm cho diện mạo đất nước có nhiều thay đổi, tiềm lực và quy

mô nền kinh tế tăng lên, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện. Khi

bước vào đổi mới (1986-1990), GDP bình quân hàng năm của Việt Nam tăng

4,4%. Gần 20 năm sau, Việt Nam đã có mức độ tăng trưởng rất ấn tượng: giai

Page 145: TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/LA _ Vu The Tung _nop QD_.pdf · Luận án được thực hiện dựa trên

140

đoạn 1991-1995, GDP bình quân tăng 8,2%/năm; giai đoạn 1996-2000, mặc dù

chịu tác động của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực, thiên tai nghiêm trọng

xảy ra liên tiếp, nhưng Việt Nam vẫn giữ được tốc độ tăng GDP đạt 7%/năm;

giai đoạn 1991-2000 GDP tăng 7,6%/năm. Giai đoạn 2001-2005 GDP tăng

bình quân 7,34%/năm; giai đoạn 2006-2010, do suy giảm kinh tế toàn cầu, Việt

Nam vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 6,32%/năm; giai đoạn

2011-2015, GDP (ước) tăng bình quân 5,9%/năm [46, tr.102].

Quy mô của nền kinh tế tiếp tục tăng: năm 2012, quy mô nền kinh tế

đạt khoảng 153,3 tỷ USD; năm 2014, đạt khoảng 186,2 tỷ USD [100]; năm

2015, quy mô nền kinh tế Việt Nam đạt 41,92 nghìn tỷ đồng, tương đương

193,5 tỉ USD.

GDP bình quân đầu người tăng, đưa Việt Nam thoát khỏi nước kém

phát triển, trở thành nước có thu nhập trung bình. Năm 1992, GDP bình quân

đầu người Việt Nam chỉ ở mức 140 USD. Năm 2003, GDP bình quân đầu

người mới đạt 471 USD/năm (theo giá cố định năm 1993). Đến năm 2009,

GDP bình quân đầu người của Việt Nam đã vượt ngưỡng 1000 USD/năm, bắt

đầu bước vào nhóm nước có thu nhập trung bình. Theo số liệu của Tổng cục

Thống kê công bố ngày 26-12-2015, tăng trưởng GDP Việt Nam tăng 6,68%,

đạt mức cao nhất trong 5 năm qua, GDP bình quân đầu người của Việt Nam

ước đạt 45,7 triệu đồng, tương đương 2.109 USD. Như vậy, so với năm 1992,

GDP bình quân đầu người của Việt Nam đã tăng 15 lần.

Thành tựu rên lĩnh vực văn hóa - xã hội

Trong 30 năm đổi mới, Việt Nam đã luôn kết hợp chặt chẽ, hợp lý phát

triển kinh tế và phát triển văn hóa - xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã

hội ngay trong từng bước và từng chính sách, phát triển hài hòa đời sống vật

chất và tinh thần của nhân dân. Những kết quả của Việt Nam trong phát triển

văn hóa, xã hội là hết sức quan trọng, được nhân dân trong nước và thế giới

đánh giá cao.

Page 146: TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/LA _ Vu The Tung _nop QD_.pdf · Luận án được thực hiện dựa trên

141

Giáo dục và đào tạo của Việt Nam trong 30 năm đổi mới đã thu được

nhiều thành tựu quan trọng, quy mô, số lượng, chất lượng giáo dục được tăng

lên. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính đến cuối năm 2015, cả nước có

37/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm

non cho trẻ em 5 tuổi; 63/63 tỉnh, thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu

học đúng độ tuổi, trong đó, 12 tỉnh, thành phố được công nhận đạt chuẩn phổ

cập giáo dục tiểu học mức độ 2. Tại thời điểm đầu năm học 2015 - 2016, số

giáo viên mẫu giáo là 231 nghìn người; số giáo viên phổ thông trực tiếp giảng

dạy là 829 nghìn người, bao gồm: 365 nghìn giáo viên tiểu học; 313 nghìn

giáo viên trung học cơ sở và 151 nghìn giáo viên trung học phổ thông. Trong

năm học này, cả nước có 3,9 triệu trẻ em đi học mẫu giáo; 7,7 triệu học sinh

tiểu học; 5,1 triệu học sinh trung học cơ sở và 2,4 triệu học sinh trung học phổ

thông. Tính đến tháng 7 năm 2014, cả nước có 472 trường đại học và cao

đẳng, với trên 2 triệu sinh viên.

Lĩnh vực chăm sóc sức khỏe nhân dân cũng có nhiều tiến bộ. Hệ thống

cơ sở y tế được hình thành trong cả nước; số bác sỹ, số giường bệnh trên một

vạn dân tăng nhanh. Hệ thống dịch vụ y tế được nâng cao về chất lượng. Tuổi

thọ trung bình của dân số cả nước năm 2015 là 73,3 tuổi, trong đó của nam là

70,7 tuổi và của nữ là 76,1 tuổi.

Trong 30 năm đổi mới, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã có những

chính sách giảm nghèo bền vững đi đôi với khuyến khích làm giàu hợp pháp.

Tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm bình quân 1,5 - 2%/năm; năm 1993, tỷ lệ hộ

nghèo cả nước còn 58,1%, đến năm 2011, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 9,5%, năm

2013 còn 7,8% và năm 2015 còn 6% [46, tr.179]. Thành tựu về giảm nghèo

của Việt Nam đã được Liên Hợp Quốc và cộng đồng quốc tế công nhận và

đánh giá cao.

Trong lĩnh vực lao động - việc làm cũng đạt được nhiều kết quả quan

trọng. Mỗi năm bình quân tạo ra 1,6 triệu việc làm mới. Tính đến thời điểm

01/01/2016, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của cả nước là 54,61 triệu

Page 147: TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/LA _ Vu The Tung _nop QD_.pdf · Luận án được thực hiện dựa trên

142

người; lực lượng lao động trong độ tuổi lao động là 48,19 triệu. Tỷ lệ thất

nghiệp của lao động trong độ tuổi năm 2015 là 2,31%, trong khu vực thành

thị là 3,29%, khu vực nông thôn là 1,83%. Tỷ lệ lao động thiếu việc làm trong

độ tuổi lao động năm 2015 là 1,82%.

Về chính sách ưu đãi người có công, hiện Việt Nam có khoảng 8,8

triệu người có công, chiếm khoảng 10% dân số và khoảng 1,4 triệu người

được hưởng trợ cấp thường xuyên. Tính đến ngày 12-1-2015, đã có 95,04%

người có công được hưởng đầy đủ chế độ, chính sách; 96% gia đình có công

đạt mức sống trung bình trở lên so với mức sống chung của địa phương nơi

họ cư trú.

Hệ thống an sinh xã hội cũng được mở rộng và ngày càng hiệu quả,

trong đó có sự quan tâm đặc biệt đến những người có hoàn cảnh đặc biệt khó

khăn, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, biên giới,

hải đảo. Đến năm 2014, cả nước có hơn 11 triệu người tham gia bảo hiểm xã

hội bắt buộc, 190 nghìn người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, hơn 9

triệu người tham gia bảo hiểm thất nghiệp và hơn 64 triệu người tham gia bảo

hiểm y tế (chiếm gần 70,72% dân số). Tổng chi cho an sinh xã hội chiếm gần

12% GDP, có 2,7 triệu người được hưởng chính sách trợ cấp tiền mặt thường

xuyên tại cộng đồng. Số đối tượng được nuôi dưỡng, chăm sóc tại cơ sở bảo

trợ xã hội là trên 41,4 nghìn người.

Như vậy, những thành tựu mà Việt Nam đã đạt được qua 30 năm đổi

mới là hết sức to lớn và có ý nghĩa lịch sử, điều đó đã minh chứng cho việc

kết hợp giữa tính phổ biến và tính đặc thù trong nhận thức về chủ nghĩa xã

hội, chứng minh sự nghiệp đổi mới ở nước ta thời gian qua là đúng đắn. Điều

đó góp phần củng cố niềm tin của Đảng, của nhân dân vào con đường đi lên

chủ nghĩa xã hội, từ đó nâng cao quyết tâm chính trị, tiếp tục đẩy mạnh toàn

diện, đồng bộ sự nghiệp đổi mới nhằm xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội

- con đường mà lịch sử và nhân dân ta đã lựa chọn.

Page 148: TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/LA _ Vu The Tung _nop QD_.pdf · Luận án được thực hiện dựa trên

143

4.2.2.2. Góp phần đấu tranh phê phán những quan điểm sai trái, thù

địch trong nhận thức và giải quyết mối quan hệ giữa tính phổ biến và tính

đặc thù của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay

Ở Việt Nam hiện nay, trong nhận thức và giải quyết mối quan hệ giữa

tính phổ biến và tính đặc thù của chủ nghĩa xã hội còn tồn tại những khuynh

hướng, quan điểm trái ngược nhau, phản ánh những tư tưởng tả khuynh, hữu

khuynh, cực đoan, sai trái, phản động cần đấu tranh, phê phán

Thứ nhất, khuynh hướng tuyệt đối hóa chủ nghĩa Mác - Lênin, đòi áp

dụng nguyên những nguyên lý phổ biến của chủ nghĩa xã hội khoa học vào

thực tiễn đất nước. Đây là tư tưởng bảo thủ, ngại sự thay đổi, ngại sáng tạo,

ngại tìm kiếm những nét đặc thù, không chịu chấp nhận việc bổ sung cho học

thuyết Mác - Lênin những thành quả lý luận và khoa học hiện đại, kiên trì với

xu hướng nhận thức cũ, xơ cứng, lạc hậu.

Thứ hai, khuynh hướng nhân danh “sáng tạo”, “tư tưởng đột phá”

nhằm phủ nhận, đòi thoát ly chủ nghĩa Mác - Lênin, từ bỏ những nguyên lý

phổ biến của chủ nghĩa xã hội để tìm ra con đường riêng dựa trên đặc thù

dân tộc. Khuynh hướng này biểu hiện ở một số luận điểm cơ bản sau:

Phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với tư cách

là nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Những quan điểm này

cho rằng, chính chủ nghĩa Mác - Lênin là nguyên nhân dẫn đến sự thất bại

của chủ nghĩa xã hội hiện thực; chủ nghĩa Mác - Lênin là những tư tưởng

“ngoại lai, bắt nguồn từ phương Tây nên không còn phù hợp đối với Việt

Nam”; “học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của Mác là sai lầm, lỗi thời”;

“Đảng Cộng sản Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí

Minh làm nền tảng tư tưởng là sai lầm, bảo thủ, giáo điều”; hoặc cũng có

quan điểm cho rằng, ở Việt Nam chỉ cần tư tưởng Hồ Chí Minh, không cần

chủ nghĩa Mác - Lênin…

Page 149: TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/LA _ Vu The Tung _nop QD_.pdf · Luận án được thực hiện dựa trên

144

Phủ nhận chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở

Việt Nam. Các thế lực thù địch cho rằng, “chủ nghĩa tư bản là vĩnh hằng, là

chế độ cuối cùng trong lịch sử”; “Việt Nam lựa chọn con đường độc lập

dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội là sai lầm lịch sử; nhà nước nào, chế độ

nào cũng được miễn là dân giàu, nước mạnh”; “chủ nghĩa xã hội là ảo

tưởng, không bao giờ thực hiện được”; “Việt Nam tiến lên chủ nghĩa xã hội

bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là trái với tự nhiên và quy luật khách quan,

là duy ý chí”…

Phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đòi thực

hiện đang nguyên chính trị, đa đảng đối lập: những quan điểm này tập

trung đòi xóa bỏ điều 4 Hiến pháp Nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt

Nam, điều này quy định: Đảng Cộng sản Việt Nam “là lực lượng lãnh đạo

Nhà nước và xã hội”; phê phán bản chất giai cấp công nhân của Đảng, cho

rằng: “giai cấp công nhân không thể lãnh đạo cách mạng trong điều kiện

ngày nay, chỉ có trí thức mới lãnh đạo được”, cho rằng, chỉ có đa nguyên

chính trị, đa đảng đối lập mới dân chủ…

Đòi thay đổi bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước xã hội chủ nghĩa

Phủ nhận vai trò của kinh tế thị trường đối với xây dựng chủ nghĩa

xã hội, cho rằng, “kinh tế thị trường không thể đi đôi với định hướng xã hội

chủ nghĩa, như nước với lửa”; hoặc không thể có “kinh tế thị trường định

hướng xã hội chủ nghĩa”…

Phủ nhận vai trò nền tảng của chế độ công hữu trong xây dựng quan

hệ sản xuất mới xã hội chủ nghĩa, đòi xóa bỏ vai trò chủ đạo của kinh tế nhà

nước trong nền kinh tế quốc dân, thay vào đó là vai trò của kinh tế tư nhân…

Đồng thời với việc phủ nhận những nguyên lý phổ biến, phủ nhận

con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, những người theo khuynh hướng này

thường nhấn mạnh cái đặc thù, cho rằng cần dựa trên điều kiện cụ thể của

đất nước để xây dựng con đường đi riêng, một số lực lượng còn đưa ra ưu

Page 150: TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/LA _ Vu The Tung _nop QD_.pdf · Luận án được thực hiện dựa trên

145

sách chính trị đòi “cách mạng Việt Nam ngày nay phải chuyển hẳn sang

đường lối dân tộc và dân chủ”… mà theo cách giải thích của họ là con

đường TBCN.

Những khuynh hướng chính trị này thường lợi dụng những dịp sinh

hoạt chính trị: thông qua góp ý Văn kiện Đại hội Đảng, góp ý sửa đổi Hiến

pháp… sử dụng các phương tiện truyền thông, đặc biệt là mạng Internet…

để đưa ra những quan điểm của mình.

Việc nghiên cứu về tính phổ biến và tính đặc thù của những nhận

thức mới về chủ nghĩa xã hội trên thế giới hiện nay cho chúng ta những cơ

sở lý luận và thực tiễn quan trọng để đấu tranh chống lại những khuynh

hướng đó. Đồng thời, chính sự thất bại của Liên Xô và Đông Âu trong quá

trình cải tổ đã cho thấy rằng, việc xa rời những nguyên lý phổ biến là một

sai lầm nghiêm trọng của các Đảng Cộng sản, nhưng nếu áp dụng máy

móc, giáo điều những nguyên lý phổ biến đó mà không tính đến yếu tố đặc

thù thì cũng gây ra những hậu quả khôn lường.

Việt Nam trong quá trình đổi mới tiếp tục giữ vững con đường đi lên

chủ nghĩa xã hội, giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, vận dụng

và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, những nguyên lý phổ biến

của chủ nghĩa xã hội khoa học đã thu được nhiều thành quả to lớn, có ý

nghĩa lịch sử đã giúp chúng ta củng cố niềm tin, khẳng định tính đúng đắn

của con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, khẳng định vai trò lãnh đạo của

Đảng Cộng sản là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt

Nam, khẳng định giá trị khoa học, cách mạng và thực tiễn của những

nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin trong thời đại ngày nay. Mặt khác,

hiện nay, chủ nghĩa tư bản cũng đang lâm vào khủng hoảng ở hàng loạt

nước: các cuộc khủng hoảng tài chính, nợ công ở nhiều nước tư bản; vấn

đề chiến tranh, khủng bố, phân hóa giàu nghèo… đã chứng minh những

mâu thuẫn vốn có của CNTB là không thể khắc phục được, nó không thể là

Page 151: TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/LA _ Vu The Tung _nop QD_.pdf · Luận án được thực hiện dựa trên

146

“chế độ vĩnh hằng”, “chế độ cuối cùng trong lịch sử”, lịch sử phát triển của

nhân loại nhất định sẽ đi tới xã hội xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa

tiến bộ hơn.

Qua thực tiễn cải cách, đổi mới, nhiều vấn đề lý luận cũng dần được

làm sáng tỏ và trở thành những vấn đề có tính phổ biến như: xây dựng nhà

nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa - nhà nước của nhân dân, do nhân dân

và vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản; vấn đề phát triển kinh

tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều thành phần kinh tế,

nhiều hình thức sở hữu, trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo,

kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng trong nền kinh tế; vấn đề đảng

viên được làm kinh tế tư nhân… Những nhận thức mới này đã phát huy

những tác dụng to lớn, đóng góp vào thành công của sự nghiệp cải cách,

đổi mới thời gian qua. Đó cũng là minh chứng rõ nhất, phản bác lại những

quan điểm sai trái, thù địch đòi thay đổi bản chất nhà nước; phủ nhận vai

trò của kinh tế thị trường trong chủ nghĩa xã hội…

TIỂU KẾT CHƯƠNG 4

Việc nghiên cứu về tính phổ biến và tính đặc thù của CNXH trên thế

giới hiện nay có ý nghĩa quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa

xã hội trên thế giới nói chung và sự nghiệp xây dựng CNXH ở Việt Nam

nói riêng.

Đối với sự nghiệp xây dựng CNXH trên thế giới: ý nghĩa lý luận của

việc nghiên cứu về tính phổ biến và tính đặc thù chỉ ra rằng, trong quá trình

xây dựng chủ nghĩa xã hội, các nước cần kết hợp giữa tính phổ biến và tính

đặc thù để tìm ra con đường đúng đắn, phù hợp với từng quốc gia dân tộc,

trong đó phải kiên định và vận dụng sáng tạo những nguyên lý phổ biến của

chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của mỗi nước; bổ sung, “cập

Page 152: TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/LA _ Vu The Tung _nop QD_.pdf · Luận án được thực hiện dựa trên

147

nhật” những giá trị phổ biến mới, tiến bộ của nhân loại, làm phong phú thêm

lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội trong điều

kiện mới hiện nay; Trên cơ sở nghiên cứu về tính phổ biến và tính đặc thù của

chủ nghĩa xã hội trên thế giới hiện nay, các nước xã hội chủ nghĩa có thể trao

đổi, học tập, rút kinh nghiệm… Về mặt thực tiễn, việc quán triệt và vận dụng

những giá trị phổ biến và đặc thù trong nhận thức và xây dựng CNXH trên thế

giới đã giúp sự nghiệp cải cách, đổi mới ở các nước XHCN thu được những

thành tựu quan trọng có ý nghĩa lịch sử, điều đó càng củng cố niềm tin và

thúc đẩy các nước XHCN tiếp tục đẩy mạnh công cuộc cải cách, đổi mới, đưa

đất nước vững bước đi lên CNXH. Đồng thời, đấu tranh chống những quan

điểm sai trái trong nhận thức và giải quyết mối quan hệ giữa tính phổ biến và

tính đặc thù trên thế giới

Đối với sự nghiệp xây dựng CNXH ở Việt Nam: việc nghiên cứu tính

phổ biến và tính đặc thù của nhận thức mới về CNXH trên thế giới có ý nghĩa

quan trọng đối với việc xây dựng mô hình và con đường đi lên CNXH, giúp

chúng ta củng cố niềm tin, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã

hội; giữ vững những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí

Minh, kết hợp với thực tiễn cách mạng Việt Nam và thế giới; kiên trì thực

hiện đường lối, mục tiêu đổi mới toàn diện đất nước, tham khảo những kinh

nghiệm hay, những nét sáng tạo, những khảo nghiệm thành công của các

nước xã hội chủ nghĩa, các Đảng Cộng sản để từ đó bổ sung và phát triển lý

luận về mô hình và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Đồng thời, giúp Việt

Nam đấu tranh phê phán những quan điểm sai trái, thù địch trong nhận thức

và giải quyết mối quan hệ giữa tính phổ biến và tính đặc thù của chủ nghĩa xã

hội ở Việt Nam hiện nay.

Page 153: TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/LA _ Vu The Tung _nop QD_.pdf · Luận án được thực hiện dựa trên

148

KẾT LUẬN

Trong quá trình cải cách, đổi mới, các nước như Trung Quốc, Việt

Nam, Lào, Cuba đều kiên định mục tiêu, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.

Tuy nhiên, các nước đã có những thay đổi quan trọng trong nhận thức về mô

hình và con đường xây dựng xã hội mới, hình thành những nhận thức mới về

chủ nghĩa xã hội

Nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội không phải là sự phủ nhận sạch trơn

đối với những nhận thức trước cải cách, đổi mới là mà sự kế thừa, bổ sung và

phát triển cho phù hợp với điều kiện mới, là kết quả của quá trình vận dụng và

phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của mỗi nước,

là sự tổng kết thực tiễn và phát triển lý luận đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của sự

nghiệp cải cách, đổi mới đặt ra.

Nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội bao gồm những vấn đề có tính phổ

biến được các đảng cộng sản ở các nước nhận thức, bổ sung, phát triển trên

nền tảng của chủ nghĩa Mác - Lênin. Đó là, về vị trí, vai trò lãnh đạo của đảng

cộng sản; xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do

nhân dân, vì nhân dân; mở rộng và phát huy dân chủ; về phát triển lực lượng

sản xuất; về xây dựng quan hệ sản xuất mới xã hội chủ nghĩa trên cả 3 mặt sở

hữu, tổ chức quản lý và phân phối; về xây dựng nền văn hóa kết tinh những

giá trị của dân tộc và nhân loại… và những quy luật phổ biến mới, được các

đảng cộng sản rút ra trong quá trình cải cách, đổi mới như: phát triển kinh tế

thị trường có sự quản lý của nhà nước xã hội chủ nghĩa; công nghiệp hóa,

hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức… Nhận thức mới về chủ nghĩa

xã hội cũng bao gồm những vấn đề có tính đặc thù thể hiện sự tìm tòi, sáng

tạo của các đảng cộng sản trong việc xác định con đường phát triển riêng, phù

hợp với đặc điểm mỗi nước.

Việc vận dụng những quy luật phổ biến và đặc thù trong quá trình cải

cách, đổi mới đã giúp các nước xã hội chủ nghĩa vượt qua nhiều khó khăn,

Page 154: TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/LA _ Vu The Tung _nop QD_.pdf · Luận án được thực hiện dựa trên

149

thách thức, đạt được những thành tựu quan trọng có ý nghĩa lịch sử, nâng cao

vị thế của đất nước, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm và phát huy quyền

làm chủ của nhân dân, phát triển mạnh nền kinh tế, xây dựng nền văn hóa

mới, con người mới; mở rộng quan hệ đối ngoại, kết hợp sức mạnh dân tộc và

sức mạnh thời đại tạo tiền đề quan trọng cho đất nước bước vào một giai đoạn

phát triển mới.

Hiện nay, sự nghiệp cách mạng vĩ đại đang đặt ra những nhiệm vụ

quan trọng đối với các nước xã hội chủ nghĩa, đòi hỏi mỗi nước phải tiếp

tục đẩy mạnh công cuộc cải cách, đổi mới, đưa đất nước phát triển đất

nước toàn diện, đồng bộ về chính trị, kinh tế, văn hóa, quốc phòng, đối

ngoại… Để đạt được điều đó, các nước xã hội chủ nghĩa, các đảng cộng

sản tiếp tục đổi mới mạnh mẽ tư duy, vận dụng sáng tạo, phát triển chủ

nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn đất nước; tăng cường tổng kết thực tiễn,

trao đổi lý luận giữa các đảng cộng sản; bổ sung, phát triển nhận thức mới

về chủ nghĩa xã hội. Đặc biệt, cần phải nắm vững bài học về kết hợp chặt

chẽ giữa tính phổ biến và tính đặc thù trong nhận thức và xây dựng chủ

nghĩa xã hội, phát huy trí tuệ của Đảng, sức mạnh của nhân dân, đưa đất

nước vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội.

Đối với Việt Nam, những thành tựu quan trọng của 30 năm đổi mới

giúp chúng ta giữ vững niềm tin, kiên định mục tiêu và con đường đi lên chủ

nghĩa xã hội, kiên định sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước. Hiện nay, đất

nước ta đang đứng trước những thời cơ đan xen với những khó khăn, thách

thức, để hoàn thành nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới, về mặt lý luận

phải nghiên cứu sâu sắc, toàn diện hơn về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng

Hồ Chí Minh, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư

tưởng Hồ Chí Minh phù hợp với điều kiện đặc thù của dân tộc, mặt khác, phải

tăng cường tổng kết thực tiễn, trao đổi kinh nghiệm với các đảng cộng sản,

Page 155: TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/LA _ Vu The Tung _nop QD_.pdf · Luận án được thực hiện dựa trên

150

hoàn thiện hơn lý luận về chủ nghĩa xã hội. Về mặt thực tiễn, cần tăng cường

công tác xây dựng Đảng để Đảng ta ngày càng trong sạch, vững mạnh; xây

dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì

nhân dân; xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện đại đoàn kết toàn

dân tộc; đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước gắn với phát triển

kinh tế tri thức; phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,

xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; xây dựng con người;

bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội;

thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hữu nghị, hợp tác và

phát triển… hướng tới xây dựng nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, dân

chủ, công bằng, văn minh”.

Page 156: TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/LA _ Vu The Tung _nop QD_.pdf · Luận án được thực hiện dựa trên

151

DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ

LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Vũ Thế Tùng (2015), "Chủ nghĩa xã hội dân chủ ở Bắc Âu - lý luận, thực

tiễn và ý nghĩa đối với Việt Nam", Tạp chí Thông tin khoa học lý luận

chính trị, 3(4), tr.35-41.

2. Nguyễn Quốc Phẩm, Vũ Thế Tùng (2015), "Bàn thêm về vận dụng lý luận

mácxít về hình thái kinh tế - xã hội trong xây dựng chủ nghĩa xã hội ở

Việt Nam hiện nay", Tạp chí Lịch sử Đảng, (293), tr.44-46.

3. Nguyễn Quốc Phẩm, Vũ Thế Tùng (2015), "Quan niệm mới của các học

giả Nga về chủ nghĩa xã hội", Tạp chí Tuyên giáo, (4), tr.19-22.

4. Vũ Thế Tùng (2015), "Những điểm tương đồng và khác biệt trong nhận

thức về chủ nghĩa xã hội trên thế giới hiện nay", Kỷ yếu Hội thảo khoa

học Nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội Việt Nam - những vấn đề lý

luận và thực tiễn, cơ quan chủ trì: Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí

Minh, tr.83-95.

5. Đỗ Thị Thạch, Vũ Thế Tùng (2015), "Giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc

và chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước",

trong cuốn Đại thắng mùa xuân 1975 sức mạnh đoàn kết thống nhất

non sông, cơ quan chủ trì: Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh,

Nxb Lý luận chính trị, tr.16-25.

6. Vũ Thế Tùng, Trịnh Văn Hiệp (2016), "Một số quan điểm của Đảng về chủ

nghĩa xã hội (1976-2011)", Tạp chí Lịch sử Đảng, (302), tr.61-66.

7. Vũ Thế Tùng (2016), "Quan điểm của các nước xã hội chủ nghĩa về phát

triển kinh tế thị trường", Tạp chí Lý luận chính trị điện tử, (12).

Page 157: TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/LA _ Vu The Tung _nop QD_.pdf · Luận án được thực hiện dựa trên

152

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. A. M. Ru-mi-an-txép (1986), Chủ nghĩa cộng sản khoa học Từ điển, Nxb

Sự thật, Hà Nội.

2. Admi Valhuerdi Cepero (2013), “Đại hội VI Đảng Cộng sản Cuba và

công cuộc cập nhật hóa mô hình kinh tế Cuba”, Đảng Cộng sản lãnh

đạo quá trình đổi mới ở Việt Nam cập nhật mô hình phát triển kinh tế

- xã hội tại Cuba - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị

quốc gia - Sự thật, Hà Nội, tr.166-178.

3. Trần Thị Phúc An (2014), Tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường đi lên chủ

nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

4. Nguyễn Đức Bách (2005), "Một số vấn đề lý luận về mục tiêu - con

đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam cần được làm rõ hơn",

Nhìn lại quá trình đổi mới tư duy lý luận của Đảng 1986 - 2005, Nxb

Lý luận Chính trị, Hà Nội, tập 1, tr.154-172.

5. Hoàng Chí Bảo (chủ biên) (2010), Bản chất khoa học và cách mạng của

chủ nghĩa Mác - Lênin, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

6. Hoàng Chí Bảo (2012), Chủ nghĩa xã hội hiện thực và quá độ lên chủ

nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

7. Hoàng Chí Bảo (2012), Giá trị bền vững và sức sống của chủ nghĩa Mác -

Lênin và chủ nghĩa xã hội khoa học, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

8. Nguyễn Đức Bình (chủ biên) (2003), Về chủ nghĩa xã hội và con đường đi

lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội.

9. Nguyễn Đức Bình (chủ nhiệm) (2006), Về chủ nghĩa xã hội và con đường

đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Tổng quan đề tài KX 01-01,

Hà Nội.

10. Nguyễn Đức Bình (2010), Vững bước trên con đường xã hội chủ nghĩa,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Page 158: TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/LA _ Vu The Tung _nop QD_.pdf · Luận án được thực hiện dựa trên

153

11. Bosẻngkhăm Vôngđala (2013), “Một số điểm nổi bật về đổi mới văn hóa

- xã hội tại nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào”, Hội động Lý

luận Trung ương, Một số vấn đề lý luận và thực tiễn chủ yếu trong

quá trình đẩy mạnh công cuộc đổi mới ở Việt Nam và Lào, Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội.

12. Chalơn Diapaohơ (2013), “Củng cố quyền lực Nhà nước ở Cộng hòa

Dân chủ Nhân dân Lào”, Hội động Lý luận Trung ương, Một số vấn

đề lý luận và thực tiễn chủ yếu trong quá trình đẩy mạnh công cuộc

đổi mới ở Việt Nam và Lào, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

13. Nguyễn Trọng Chuẩn, Hồ Sĩ Quý và Phạm Văn Đức (1997), Những

quan điểm của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin về chủ nghĩa xã hội và

thời kỳ quá độ, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

14. Chương Xổm Bun Khẳn (2013) “Tiếp tục đổi mới là sự nghiệp, nhiệm

vụ và trách nhiệm cao cả của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào”, Hội

động Lý luận Trung ương, Một số vấn đề lý luận và thực tiễn chủ yếu

trong quá trình đẩy mạnh công cuộc đổi mới ở Việt Nam và Lào,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

15. Phạm Đình Đảng (2000), Tính thống nhất và tính đa dạng của chủ nghĩa

xã hội với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Luận án

tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

16. Đảng Cộng sản Cuba (1997), Điều lệ Đảng Cộng sản Cuba (được sửa

đổi và thông qua tại Đại hội V, tháng 10/1997), Bản dịch của Ban

Đối ngoại Trung ương.

17. Đảng Cộng sản Cuba (2011), Nghị quyết về định hướng chính sách kinh

tế, xã hội của Đảng và Cách mạng, Đại hội VI Đảng Cộng sản Cuba,

bản dịch của Ban Đối ngoại Trung ương.

18. Đảng Cộng sản Trung Quốc (1998), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần

thứ XV Đảng Cộng sản Trung Quốc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Page 159: TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/LA _ Vu The Tung _nop QD_.pdf · Luận án được thực hiện dựa trên

154

19. Đảng Cộng sản Trung Quốc (2003), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần

thứ XVI Đảng Cộng sản Trung Quốc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

20. Đảng Cộng sản Trung Quốc (2013), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ XVIII Đảng Cộng sản Trung Quốc, Nxb Chính trị quốc gia,

Hà Nội.

21. Đảng Cộng sản Việt Nam (1994), Văn kiện Hội nghị toàn quốc giữa

nhiệm kỳ khóa VII, Hà Nội.

22. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

23. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Văn kiện thời kỳ đổi mới (Đại hội VI,

VII, VIII, IX), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

24. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

25. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

26. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ XII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

27. Đảng Cộng sản và Công nhân các nước xã hội chủ nghĩa (1958), Cương

lĩnh của chúng ta, Nxb Sự thật, Hà Nội.

28. Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (1996), Báo cáo chính trị của Ban Chấp

hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào tại Đại hội lần

thứ VI, Bản dịch của Ban Đối ngoại Trung ương, Hà Nội.

29. Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (2001), Báo cáo chính trị của Ban Chấp

hành Trung ương tại Đại hội VII Đảng Nhân dân Cách mạng Lào,

Bản dịch của Ban Đối ngoại Trung ương, Hà Nội.

30. Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (2011), Báo cáo chính trị của Ban Chấp

hành Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào khóa VIII tại Đại

hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, bản dịch của Ban Đối

ngoại Trung ương.

Page 160: TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/LA _ Vu The Tung _nop QD_.pdf · Luận án được thực hiện dựa trên

155

31. Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (2011), Nghị quyết Đại hội đại biểu

toàn quốc lần thứ IX, Bản dịch của Ban Đối ngoại Trung ương.

32. Nguyễn Hữu Đổng, Phạm Thế Lực (đồng chủ biên) (2013), Tính phổ

biến và đặc thù của con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

33. Gennady Zyuganov (2016), "Nhân loại hướng tới chủ nghĩa xã hội - một

xu hướng không thể cưỡng lại", Tạp chí Lý luận Chính trị, (2), tr.3-12.

34. Vương Ngọc Giác (2015), “Tư duy chiến lược “bốn toàn diện”: phát

triển mới của hệ thống lý luận chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc”,

Thông tin những vấn đề lý luận, (12), tr.32-43.

35. Nguyễn Thanh Giang (2015), "Công báo thống kê tình hình phát triển

kinh tế và xã hội quốc dân nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm

2014, Nghiên cứu Trung Quốc, (7), tr.83-87.

36. Nguyễn Thanh Giang (2015), "Công báo thống kê tình hình phát triển

kinh tế và xã hội quốc dân nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm

2014", Nghiên cứu Trung Quốc, (8), tr.85-88.

37. Vũ Văn Hiền (2014), Việt Nam và thế giới đương đại, Nxb Chính trị

quốc gia, Hà Nội.

38. Nguyễn Thị Thu Hiền, Võ Thị Minh Lệ (2015), “Kinh tế Trung Quốc

năm 2014 và triển vọng 2015”, Nghiên cứu Trung Quốc, 4 (164),

tr.12-19.

39. Dương Phú Hiệp (chủ biên) (2001), Tiến lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế

độ tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

40. Trương Duy Hòa (2012), Một số vấn đề và xu hướng chính trị - kinh tế

của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào trong hai thập niên đầu thế kỷ

XXI, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

41. Hội đồng Lý luận Trung ương (2013), Đảng Cộng sản lãnh đạo quá

trình đổi mới ở Việt Nam, cập nhật hóa mô hình phát triển kinh tế -

xã hội tại Cuba Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị

quốc gia, Hà Nội.

Page 161: TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/LA _ Vu The Tung _nop QD_.pdf · Luận án được thực hiện dựa trên

156

42. Hội đồng quốc gia chỉ đạo biên soạn từ điển Bách Khoa Việt Nam

(1995), Từ điển Bách Khoa Việt Nam 1, Trung tâm biên soạn Từ điển

Bách Khoa, Hà Nội.

43. Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các môn

khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh (1999), Giáo trình triết

học Mác - Lênin, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

44. Nguyễn Văn Huyên (2011), "Mô hình phát triển xã hội ở Việt Nam trong

thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội", Tạp chí Lý luận chính trị, (8).

45. Nguyễn Văn Huyên (2012), Giải phóng, đổi mới phát triển vì chủ nghĩa

xã hội, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

46. Đinh Thế Huynh và các cộng sự (2015), 30 năm đổi mới và phát triển ở

Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

47. Trương Lôi Khắc, Tự Lập Bình (1997), Lịch sử, hiện trạng, tương lai

chủ nghĩa xã hội”. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

48. Lưu Ngọc Khải (2013), "Về tính phổ biến và tính đặc thù trong đổi mới

chủ nghĩa xã hội hiện nay", Tạp chí Triết học, (1).

49. Không rõ tên (1986), Từ điển triết học, Nxb Tiến bộ Matxcơva.

50. Không rõ tên (2012), Những thành tựu giáo dục và y tế nổi bật ở Cuba,

tại trang http://www.baomoi.com, [truy cập ngày 20/10/2015].

51. Bùi Thị Ngọc Lan (2015), "Chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI ở khu vực Mỹ

Latinh - thực trạng và triển vọng", Thông tin khoa học Lý luận chính

trị, tr.48-52.

52. V.I.Lênin (1978), Toàn tập, tập 4, Nxb Tiến bộ Matxcơva.

53. V.I.Lênin (1981), Toàn tập, tập 30, Nxb Tiến bộ Matxcơva.

54. V.I.Lênin (1978), Toàn tập, tập 36, Nxb Tiến bộ Matxcơva.

55. V.I.Lênin (1978), Toàn tập, tập 37, Nxb Tiến bộ Matxcơva.

56. V.I.Lênin (1979), Toàn tập, tập 39, Nxb Tiến bộ Matxcơva.

57. V.I.Lênin (1978), Toàn tập, tập 41, Nxb Tiến bộ Matxcơva.

Page 162: TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/LA _ Vu The Tung _nop QD_.pdf · Luận án được thực hiện dựa trên

157

58. Trang Phúc Linh (chủ biên) (2004), Lịch sử chủ nghĩa Mác, tập 4, Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội.

59. Nguyễn Ngọc Long (chủ biên) (2009), Chủ nghĩa Mác - Lênin với vận

mệnh và tương lai của chủ nghĩa xã hội hiện thực, Nxb Chính trị

quốc gia, Hà Nội.

60. Phạm Quý Long (2009), Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên trong

thập niên đầu thế kỷ XXI, Nxb Từ điển Bách Khoa, Hà Nội.

61. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia,

Hà Nội.

62. C.Mác và Ph.Ăngghen (2002), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia,

Hà Nội.

63. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 18, Nxb Chính trị quốc gia,

Hà Nội.

64. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 19, Nxb Chính trị quốc gia,

Hà Nội.

65. Maria De Jesús Calderius Fernández (2013), “Vai trò lãnh đạo và kiểm tra

của Đảng đối với Nhà nước và khu vực kinh tế ngoài quốc doanh”,

Đảng Cộng sản lãnh đạo quá trình đổi mới ở Việt Nam cập nhật mô

hình phát triển kinh tế - xã hội tại Cuba - Một số vấn đề lý luận và

thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, tr.207-218.

66. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

67. Hồ Chí Minh (1995), Biên niên tiểu sử, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia,

Hà Nội.

68. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

69. Vũ Trung Mỹ (2016), “Đại hội VII Đảng Cộng sản Cuba: tiếp tục hướng

tới mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội thịnh vượng và bền vững”,

Tạp chí Cộng sản, (883).

70. Nguyễn Thị Ngân (2011), “Quan điểm của C.Mác về chủ nghĩa xã hội và

nhận thức của Đảng ta về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt

Nam”, Tạp chí Tuyên Giáo, (5).

Page 163: TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/LA _ Vu The Tung _nop QD_.pdf · Luận án được thực hiện dựa trên

158

71. Lê Hữu Nghĩa và các cộng sự (2013), Xây dựng đảng cầm quyền trong

quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở

Việt Nam và nền kinh tế hàng hóa theo cơ chế thị trường định hướng

xã hội chủ nghĩa ở Lào, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

72. Nguyễn An Ninh (chủ biên) (2006), Về triển vọng chủ nghĩa xã hội trong

hai thập niên đầu thế kỷ XXI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

73. Nguyễn An Ninh (2010), Những nhân tố mới tác động đến triển vọng

của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

74. Nguyễn An Ninh (2012), Về mô hình “chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI” của

khu vực Mỹ la tinh hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

75. Nguyễn An Ninh (2015), “Tính phổ biến và đặc thù của các mô hình và

con đường đi lên chủ nghĩa xã hội hiện nay”, Tạp chí Thông tin Lý

luận chính trị, (3), tr.10-17.

76. Nguyễn An Ninh, Nguyễn Văn Quyết (2015), “Chủ nghĩa xã hội đặc sắc

Trung Quốc”, Tạp chí Thông tin Lý luận chính trị, (3), tr.42-47.

77. Nguyễn Văn Oánh (1996), “Về khái niệm định hướng xã hội chủ nghĩa”,

Tạp chí Cộng sản, (4), tr.16-19.

78. Nguyễn Văn Oánh (1996), “Về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt

Nam”, Tạp chí Công tác tư tưởng - văn hóa, (5).

79. Nguyễn Văn Oánh (2015), Chủ nghĩa xã hội - Lịch sử và hiện đại. Ý

nghĩa đối với Việt Nam, Hội thảo khoa học Nhận thức mới về chủ

nghĩa xã hội Việt Nam những vấn đề lý luận và thực tiễn, Học viện

Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, tr.1-9.

80. Nguyễn Quốc Phẩm (2006), “Đại hội X tiếp tục làm sáng tỏ con đường

đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta”, Tạp chí Lý luận chính trị, (5).

81. Nguyễn Quốc Phẩm, Đỗ Thị Thạch (2012), Nhận thức mới về chủ nghĩa

xã hội và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc

gia, Hà Nội.

Page 164: TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/LA _ Vu The Tung _nop QD_.pdf · Luận án được thực hiện dựa trên

159

82. Nguyễn Quốc Phẩm, Nguyễn Chí Dũng (2015), Những vấn đề cấp bách

trong vận dụng, phát triển lý luận về hình thái kinh tế - xã hội ở Việt

Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

83. Hoàng Phê (1994), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

84. Nguyễn Trọng Phúc (2007), Đổi mới ở Việt Nam thực tiễn và nhận thức

lý luận, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

85. Nguyễn Duy Quý (chủ biên) (1998), Những vấn đề lý luận về chủ nghĩa

xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nxb Chính

trị quốc gia, Hà Nội.

86. Roberto Montesino Perez (2014), “Cập nhật hóa mô hình kinh tế - xã hội

và tăng cường công tác tư tưởng của Đảng Cộng sản Cuba”, Tạp chí

Lý luận và thực tiễn.

87. Rosario Pentón Diaz (2013), “Về vai trò của Đảng Cộng sản Cuba trong

cuộc cập nhật mô hình xã hội chủ nghĩa Cuba quá trình lịch sử”.

Đảng Cộng sản lãnh đạo quá trình đổi mới ở Việt Nam cập nhật mô

hình phát triển kinh tế - xã hội tại Cuba - Một số vấn đề lý luận và

thực tiễn. Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, tr.67-77.

88. Tô Huy Rứa (2010), Bổ sung, phát triển Cương lĩnh năm 1991 của Đảng

- Cơ sở lý luận và thực tiễn, Đề tài KX.04.01/06-10, Cơ quan chủ trì:

Hội đồng Lý luận Trung ương.

89. Salvador Valdés Mesa (2014), “Hoàn thiện chủ nghĩa xã hội, con đường

duy nhất để củng cố vững chắc nền độc lập, tự do, phát triển, phúc lợi,

sự công bằng và công lý xã hội”, Tạp chí Lý luận và thực tiễn, (16).

90. Đỗ Tiến Sâm (chủ biên) (2008), Trung Quốc với việc xây dựng Nhà

nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

91. Đỗ Tiến Sâm (2009), “Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc - quá trình

hình thành và phát triển”, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, (12).

Page 165: TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/LA _ Vu The Tung _nop QD_.pdf · Luận án được thực hiện dựa trên

160

92. Sinlavông Khutphaithun (2013), “Các yếu tố chủ yếu đảm bảo sự thành

công của việc đổi mới kinh tế”, Hội đồng Lý luận Trung ương, Một

số vấn đề lý luận và thực tiễn chủ yếu trong quá trình đẩy mạnh công

cuộc đổi mới ở Việt Nam và Lào, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

93. Trần Lập Tân, Trần Tuyết Cường (1997), “Ba phát triển trọng đại về lý

luận giai đoạn đầu của chủ nghĩa xã hội”, Tạp chí Lý luận và cải cách.

94. Tạ Ngọc Tấn (chỉ đạo biên soạn) (2013), Những tranh luận mới của các

học giả Nga về chủ nghĩa xã hội, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

95. Tạ Ngọc Tấn (chủ biên) (2015), Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam - những

vấn đề lý luận từ công cuộc đổi mới, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.

96. Đỗ Thị Thạch (2011), “Mô hình (đặc trưng) chủ nghĩa xã hội trong

Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

(bổ sung, phát triển năm 2011)”, Tạp chí Khoa học chính trị, (2).

97. Trần Thành (2013), Chủ nghĩa xã hội Việt Nam - những quan điểm lý

luận cơ bản, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

98. The World Bank (2015), tại trang http://data.worldbank.org/country/cuba,

[truy cập ngày 12/8/2015].

99. The World Bank (2015), tại trang http://data.worldbank.org/en/country/china,

[truy cập ngày 12/8/2015].

100. The World Bank (2015), tại trang http://data.worldbank.org

/indicator/NY.GDP.MKTP.CD, [truy cập ngày 10/9/2015].

101. Thông tấn xã Việt Nam (2013), "Về quá trình cải cách và mở cửa ở

Cuba", Tin tham khảo chủ nhật, ngày 12/1/2013.

102. Trịnh Quốc Tuấn, Nguyễn Khánh Bật (đồng chủ biên) (1998), Hồ Chí

Minh về chủ nghĩa Mác - Lênin, chủ nghĩa xã hội và con đường đi

lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

103. Trịnh Quốc Tuấn (Chủ nhiệm) (2001), Về chủ nghĩa xã hội mang đặc

sắc Trung Quốc - những vấn đề có thể tham khảo cho công cuộc đổi

mới ở nước ta. Kỷ yếu đề tài khoa học cấp Bộ.

Page 166: TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ …hcma.vn/Uploads/2017/5/4/LA _ Vu The Tung _nop QD_.pdf · Luận án được thực hiện dựa trên

161

104. Trịnh Quốc Tuấn (2008), Một số vấn đề về con đường đi lên chủ nghĩa

xã hội ở nước ta, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.

105. Đinh Công Tuấn (2011), Mô hình phát triển Bắc Âu, Nxb Từ điển Bách

khoa, Hà Nội.

106. Đào Duy Tùng (1994), Quá trình hình thành con đường đi lên chủ

nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

107. Đổng Liên Tường (2010), Cải cách xã hội Trung Quốc và những sáng tạo,

đổi mới trong xây dựng Đảng cơ sở, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

108. Văn kiện Hội nghị các Đảng Cộng sản và công nhân quốc tế tại

Mátxcơva (1961), Nxb Sự thật, Hà Nội.

109. Văn tuyển Đặng Tiểu Bình (1995), quyển 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

110. Chu Thượng Văn, Chu Cẩm Uy và Trần Tích Hỷ (1999), Chủ nghĩa xã

hội là gì? Xây dựng chủ nghĩa xã hội như thế nào?

111. Xỉlửa BunKhăm (2004), Xây dựng và phát triển nền văn hóa thẩm mỹ ở

Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

112. Nguyễn Như Ý (chủ biên) (1998), Đại từ điển Tiếng Việt, Nxb Văn hóa

- Thông tin, Hà Nội.