27
Scanned by CamScanner

Scanned by CamScannerthcsquangtrung.pgdbaoloc.edu.vn/upload/39309/20191118/Chuyen_… · học khác do chưa có phương pháp học tập đúng đắn, việc nắm vững các

  • Upload
    others

  • View
    8

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Scanned by CamScannerthcsquangtrung.pgdbaoloc.edu.vn/upload/39309/20191118/Chuyen_… · học khác do chưa có phương pháp học tập đúng đắn, việc nắm vững các

Scanned by CamScanner

Page 2: Scanned by CamScannerthcsquangtrung.pgdbaoloc.edu.vn/upload/39309/20191118/Chuyen_… · học khác do chưa có phương pháp học tập đúng đắn, việc nắm vững các

1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

------------------

CHUYÊN ĐỀ MÔN TOÁN

Chủ đề: HƯỚNG DẪN HỌC SINH PHƯƠNG PHÁP TỰ HỌC

MÔN TOÁN THCS

Phần I – MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn chủ đề:

Nghị quyết số 29- NQ/TW của Đảng về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục

và đào tạo đã khẳng định: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học

theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến

thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ

máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để

người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ

học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động

xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông

tin và truyền thông trong dạy và học”.

Trong giáo dục, môn toán có một vị trí quan trọng. Toán học là một trong

những môn khoa học cơ bản, xuất phát từ thực tiễn đến tư duy trừu tượng và

ngược lại toán học phục vụ cuộc sống. Trong nhà trường các tri thức toán giúp

học sinh học tốt các môn học khác, trong đời sống hàng ngày thì có được các kĩ

năng tính toán, vẽ hình, đọc, vẽ biểu đồ, đo đạc, ước lượng,... từ đó giúp con

người có điều kiện thuận lợi để tiến hành hoạt động lao động trong thời kì công

nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.

Trong thực tế dạy học toán, có nhiều học sinh ngại học toán so với các môn

học khác do chưa có phương pháp học tập đúng đắn, việc nắm vững các khái

niệm, định nghĩa của học sinh còn hạn chế. Nhiều học sinh chưa thể phát biểu rõ

ràng, chính xác một khái niệm toán học nào đó, do đó việc vận dụng vào làm bài

tập, rèn kĩ năng làm bài còn gặp nhiều khó khăn.

Chính vì lý do đó, để giúp các em học sinh có khả năng tự học, tự giải

quyết vấn đề và có kĩ năng vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế, phát huy

tính tích cực, chủ động sáng tạo, tôi mạnh dạn xây dựng chuyên đề môn toán với

chủ đề: “Hướng dẫn học sinh Phương pháp tự học môn Toán THCS” như sau:

2. Mục đích nghiên cứu:

Mục đích nghiên cứu của chuyên đề là đề xuất một số phương pháp sư

phạm để giúp học sinh tự học môn toán đại số, nhằm bồi dưỡng năng lực tự học

cho học sinh, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học Toán ở trường THCS.

Page 3: Scanned by CamScannerthcsquangtrung.pgdbaoloc.edu.vn/upload/39309/20191118/Chuyen_… · học khác do chưa có phương pháp học tập đúng đắn, việc nắm vững các

2

3. Đối tượng nghiên cứu:

Học sinh cấp THCS và qua thực tiễn đã giảng dạy nhiều năm ở Trường

THCS.

4. Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp nghiên cứu: đọc tài liệu sách báo, tạp chí, Internet có nội

dung liên quan đến bồi dưỡng năng lực tự học môn Toán

- Phương pháp điều tra, quan sát: Tìm hiểu thực trạng về năng lực giải

Toán của học sinh THCS.

- Phương pháp phân tích, thực nghiệm, tổng hợp: phân tích các phương

pháp, biện pháp từ tài liệu để áp dụng vào trong giảng dạy, thảo luận cùng đồng

nghiệp. Từ đó, đúc kết kinh nghiệm.

5. Kế hoạch nghiên cứu:

Chủ đề “Hướng dẫn học sinh phương pháp tự học môn Toán THCS” là

sự đúc kết kinh nghiệm từ thực tế giảng dạy nhiều năm ở Trường THCS mà tôi đã

trực tiếp đứng lớp. Vì vậy, kế hoạch nghiên cứu của giải pháp được thực hiện qua

các bước sau:

- Lựa chọn chủ đề, xây dựng đề cương

- Tham khảo tài liệu, trao đổi với đồng nghiệp.

- Tổng hợp các kinh nghiệm và kết quả trong quá trình giảng dạy nhiều năm

- Hoàn thiện báo cáo.

Phần II – NỘI DUNG

1. Cơ sở lý luận

1.1 Cơ sở khoa học của việc dạy học tự học

a. Cơ sở triết học

Theo triết học duy vật biện chứng, mâu thuẫn là động lực thúc đẩy quá trình

phát triển. Mâu thuẫn trong học tập nảy sinh giữa yêu cầu nhận thức với tri thức,

kỹ năng còn hạn chế của người học.

b. Cơ sở tâm lý

Theo các nhà tâm lý học, chỉ tư duy tích cực khi có nhu cầu hoạt động, chỉ

có kết quả cao khi chủ thể ham thích tự giác và tích cực. Thực tế cho thấy nếu học

sinh chỉ học một cách thụ động, được nhồi nhét kiến thức, không có thói quen suy

nghĩ một cách sâu sắc thì kiến thức nhanh chóng bị lãng quên.

c. Cơ sở giáo dục học

Dạy học tự học trong hệ thống giáo dục nó phù hợp với nguyên tắc về tính

tích cực và tự giác. Nó kích thích hoạt động học tập của học sinh, hướng đích gây

hứng thú cho người học.

Những kết quả nghiên cứu của giáo dục cho thấy: đem lại kết quả giáo dục

tốt hơn nếu quá trình đào tạo được biến thành quá trình tự đào tạo, quá trình giáo

dục được biến thành quá trình tự giáo dục. Từ đó cho thấy tầm quan trọng của

việc “dạy tự học”.

Page 4: Scanned by CamScannerthcsquangtrung.pgdbaoloc.edu.vn/upload/39309/20191118/Chuyen_… · học khác do chưa có phương pháp học tập đúng đắn, việc nắm vững các

3

1.2. Thế nào là tự học:

Câu hỏi đó tưởng chừng như rất đơn giản để trả lời: Tự học là học không có

thầy chứ còn gì nữa. Trả lời như vậy thì lập tức có ngay hàng loạt câu hỏi khác.

Thế câu “không thầy đố mày làm nên” là chống lại việc tự học ư? Trẻ con, người

kém thông minh có tự học được không …. Tự học không phải là học không có

thầy mà ở đây vai trò của người thầy là tổ chức hướng dẫn cho người học phát

huy hết khả năng của mình, phải tự tìm tòi, phát hiện ra vấn đề cốt lõi. Bởi vì ta

thấy một thực tế rằng chỉ với nổ lực của bản thân mình thì kiến thức thu được mới

bền vững và sinh động.

Tự học là tự mình động não suy nghĩ, sử dụng năng lực trí tuệ (quan sát, so

sánh, phân tích, tổng hợp …) và có khi phải sử dụng cả cơ bắp như sử dụng: dụng

cụ, công cụ để chiếm lĩnh một lĩnh vực nào đó của nhân loại, biến lĩnh vực đó

thành sở hữu của riêng mình.

Điều đó cho thấy cốt lõi của việc học là tự học, hễ có học là có tự học vì

không ai có thể học hộ cho người khác. Học là một đặc trưng của con người,

trong đó học đóng vai trò chủ thể, và tri thức khoa học là đối tượng để chiếm lĩnh.

Hoạt động tự học là một quá trình tự giác, tích cục tự chiếm lĩnh tri thức khoa học

bằng hành động của chính mình hướng tới những mục đích nhất định.

Tuy nhiên trong quá trình tự học cần phải có sự hướng dẫn giúp đỡ của

giáo viên, đó là việc giáo viên xác định các nhiệm vụ nhận thức, trình bày nội

dung tri thức đến các bước đi và các yêu cầu kế hoạch cụ thể. Đồng thời giáo viên

thường xuyên uốn nắn giúp đỡ cho quá trình tự học của học sinh thông qua các

kiến thức kiểm tra trên giờ lên lớp. Tự học của học sinh THCS phải có sự định

hướng của giáo viên. Ngoài những giờ lên lớp giáo viên trực tiếp giảng dạy, quá

trình học tập khi không có giáo viên, người học phải chủ động tự sắp xếp kế

họach, huy động trí tuệ, kĩ năng của bản thân để học tập theo yêu cầu và hướng

dẫn của giáo viên: ôn tập, làm bài tập nâng cao… nhằm hoàn thành nhiệm vụ học

tập. Hay nói cách khác, giáo viên đã điều khiển gián tiếp quá trình tự học của học

sinh thông qua các nhiệm vụ học tập được giao về nhà sau mỗi bài giảng. Trong

dạy học, ngoài hoạt động học tập những chương trình theo quy định hiện hành,

việc học tập thường xuyên qua hoat động thực tiễn và cuộc sống thì học sinh phải

hoàn toàn tự học

Như vậy, khái niệm tự học là rất rộng, nó có thể diễn ra với người học khi

có giáo viên trực tiếp giảng day, hoặc khi có sự điều khiển gián tiếp của giáo viên.

1.3 Nhận xét từ những nghiên cứu về vấn đề tự học

Tự học là quá trình mà trong đó chủ thể người học tự biến đổi mình, luôn

tư duy, tồn tại quá trình tư duy, tự biến đổi các giá trị của mình, tự làm phong phú

giá trị của mình bằng qui trình tư duy và ý chí, nghị lực và sự say mê học tập của

cá nhân

Tự học có vai trò ý nghĩa rất lớn, không chỉ trong giáo dục nhà trường mà

cả trong cuộc sống. Trong nhà trường bản chất của sự học là tự học, cốt lõi của

dạy học là dạy việc học, kết quả của người học tỉ lệ thuận với năng lực tự học của

người học.

Page 5: Scanned by CamScannerthcsquangtrung.pgdbaoloc.edu.vn/upload/39309/20191118/Chuyen_… · học khác do chưa có phương pháp học tập đúng đắn, việc nắm vững các

4

Ngoài việc nâng cao kết quả học tập, tự học còn tạo điều kiện hình thành

và rèn luyện khả năng hoạt động độc lập, sáng tạo của mỗi người, trên cơ sở đó

tạo điều kiện và cơ hội học tập suốt đời.

Tự học là nhu cầu, một năng lực cần có của mọi người trong thời đại ngày

nay, do đó mục tiêu quan trọng nhất của nhà trường không chỉ trang bị cho người

học tri thức mà là phương pháp tự học.

1.4 Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển năng lực

tự học toán của học sinh

a. Ảnh hưởng của ý thức học tập và động cơ nhận thức của bản thân

học sinh

Ý thức học tập và động cơ nhận thức có ý nghĩa quyết định trong quá trình

hình thành và phát triển năng lực tự học của học sinh. Vì xét cho cùng chất lượng

học tập phải là kết quả trực tiếp của sự nỗ lực của chính bản thân người học. Nếu

người học không xác định được vai trò quyết định của mình trong sự thành bại

của sự học, thì không bao giờ tự học thành công. Chỉ khi đã xác định được mục

đích và động cơ học tập đúng đắn, học sinh mới có thể phát huy được “nội lực”

trong học tập, từ đó kết hợp các yếu tố “ngoại lực” khác để tổ chức các hoạt động

học tập diễn ra một cách hợp lý và thu được kết quả cao.

b. Ảnh hưởng của vốn tri thức hiện có của bản thân học sinh

Toán học là một khoa học chứng minh, những tri thức sau được xây dựng

trên những cơ sở của kiến thức kết quả có trước. Không thể học tập toán có kết

quả nếu không có các tri thức toán học đã có.

c. Ảnh hưởng của năng lực trí tuệ và tư duy

- Năng lực trí tuệ: Là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng nắm bắt

tri thức khoa học nhanh hay chậm của mỗi học sinh. Yếu tố này ảnh hưởng rất

lớn, đôi khi là quyết định đến khả năng học tập nói chung và năng lực thực hành

nói riêng. Những người có năng lực trí tuệ tốt thường có khả năng tự học rất cao,

khi có đủ vốn tri thức tối thiểu nhiều khi họ có thể độc lập làm việc một mình mà

không cần tới sự hướng dẫn của thầy.

- Năng lực tư duy: Khả năng vận dụng các thao tác tư duy cũng là một yếu

tố có ảnh hưởng lớn đến khả năng tự học của học sinh.

d. Ảnh hưởng của phương pháp dạy học của thầy

Trong dạy học người giáo viên không chỉ là người nêu rõ mục đích mà

quan trọng hơn là người tạo động cơ học tập cho học sinh. Điều này làm cho học

sinh ý thức được những mục đích đặt ra và tạo được động lực bên trong giúp học

sinh học tập tự giác, tích cực chủ động sáng tạo.

Thông qua việc dạy học của thầy, học sinh nắm vững tri thức, kỹ năng, kỹ

xảo, hình thành năng lực và thế giới quan. Từ đó mà phương pháp tự học của học

sinh được hình thành kéo theo đó là sự hình thành và phát triển năng lực tự học

của học sinh.

Hoạt động kiểm tra đánh giá của thầy ảnh hưởng đến hoạt động tự kiểm tra

đánh giá của trò. Thật vậy, trong quá trình tự tìm ra kiến thức, người học tự tạo ra

một sản phẩm ban đầu, có thể chưa chính xác, chưa khoa học. Nhưng thông qua

Page 6: Scanned by CamScannerthcsquangtrung.pgdbaoloc.edu.vn/upload/39309/20191118/Chuyen_… · học khác do chưa có phương pháp học tập đúng đắn, việc nắm vững các

5

quá trình chia sẻ, hợp tác với bạn bè và kiểm tra kết luận của thầy, người học tự

kiểm tra để sửa sai hoặc hoàn thiện sản phẩm của mình. Nếu quá trình này diễn ra

thường xuyên sẽ hình thành năng lực tự kiểm tra đánh giá của học sinh, làm cho

năng lực tự học ngày càng phát triển.

Qua hoạt động dạy học, người thầy còn hướng dẫn học sinh đọc SGK và tài

liệu tham khảo làm cho năng lực tự đọc, tự nghiên cứu của học sinh ngày càng

được hình thành và phát triển. Đây cũng là con đường quan trọng để người học

tiếp thu tri thức, để người học có thể tự học suốt đời.

e. Ảnh hưởng của phương pháp học tập của trò

“Phương pháp học tốt giúp ta phát huy được tài năng vốn có; phương pháp

học dở sẽ cản trở tài năng phát triển”. Như vậy phương pháp học tập có vai trò

rất quan trọng để người đó có thể thành công trong học tập.

2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng chuyên đề:

Đa số giáo viên thường quan niệm kiến thức là mục đích của quá trình dạy

học nên chỉ quan tâm đến phương pháp truyền thụ kiến thức của bài đúng với nội

dung SGK. Số ít giáo viên chưa đổi mới, vẫn áp dụng một cách rập khuôn, máy

móc lối dạy học "truyền thống" chủ yếu giải thích, minh hoạ sơ sài, nghèo nàn, tái

hiện, liệt kê kiến thức theo SGK là chính, ít sử dụng câu hỏi tìm tòi, tình huống có

vấn đề… coi nhẹ rèn luyện phương pháp tư duy, năng lực thực hành, ít sử dụng

các phương tiện dạy học nhất là các phương tiện trực quan để dạy học và tổ chức

cho học sinh nghiên cứu thảo luận trên cơ sở đó tìm ra kiến thức và con đường để

chiếm lĩnh kiến thức của học sinh.

Để có một tiết dạy tốt thì giáo viên chuẩn bị bài giảng phải tốt, phải dự kiến

được các tình huống, cách sử dụng các phương tiện dạy học hợp lý, giúp học sinh

dễ hiểu, dễ nhớ, mở rộng và chắt lọc kiến thức, rút ra những thông tin cần thiết

phù hợp đối với từng nội dung bài giảng. Thực tế, một số giáo viên thiết kế bài

giảng, không dám khai thác sâu kiến thức, chưa sát với nội dung chương trình,

hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức giải quyết những vấn đề từ nhỏ đến lớn

trong thực tế đời sống và sản xuất. Khi dạy thường nặng về thông báo, không tổ

chức hoạt động học tập cho các em, không dự kiến được các tình huống xuất hiện

trong tiết dạy, không hướng dẫn được phương pháp tự học. Mặt khác, phương

pháp dạy học phổ biến hiện nay vẫn theo "lối mòn", giáo viên truyền đạt kiến

thức, học sinh thụ động lĩnh hội tri thức. Thậm chí có giáo viên còn đọc hay ghi

phần lớn nội dung lên bảng cho học sinh chép nội dung SGK.

Việc dạy học như vậy gây nên ở người học tính ỷ lại, trông chờ vào người

khác mà quên đi sự nỗ lực của bản thân. Do đó dẫn đến học sinh tiếp nhận kiến

thức một cách thụ động, không hứng thú trong học tập.

Bản thân học sinh ngày càng thiếu tập trung, không chăm chỉ, không chịu

khó học tập. Bên cạnh đó, vì nhiều lý do khác nhau nên thời gian tự học ở nhà của

các em bị cắt xén. Các em không còn thời gian để tự đọc, tự nghiên cứu sách vở.

Thêm vào đó là các tiêu cực xã hội ảnh hưởng vào nhà trường càng làm cho

các em thiếu nghiêm túc trong việc học. Nhiều học sinh lười học, ỷ lại vào thầy cô

và các bạn. Bài tập thầy cô giao về nhà các em ngại suy nghĩ, lười tìm tòi, chỉ chờ

Page 7: Scanned by CamScannerthcsquangtrung.pgdbaoloc.edu.vn/upload/39309/20191118/Chuyen_… · học khác do chưa có phương pháp học tập đúng đắn, việc nắm vững các

6

thầy cô và các bạn chữa rồi chép. Như vậy khi gặp những tình huống cụ thể các

em không tự mình giải quyết được vấn đề, từ đó không phát huy được tính sáng

tạo, khả năng tự học của bản thân.

Mục đích tự học của học sinh là hoàn thành tốt những phần nào đó trong

nhiệm vụ học tập của mình mà không có thầy bên cạnh. Như vậy, tự học của học

sinh THCS luôn gắn với năng lực chủ động, tích cực, học sinh phải tự nghiên cứu

tài liệu, tự mình phát hiện kiến thức, tự mình nắm bắt một phần kiến thức. Học

sinh phải thường xuyên tự tìm tòi những tài liệu liên quan đến bài học để có sự so

sánh, đối chiếu, tự biết vận dụng chuyển hóa kiến thức bài học dưới sự định

hướng và dẫn dắt của giáo viên.

3. Giải pháp:

Năng lực tự học của học sinh THCS mới chỉ dừng lại ở mức độ hình thành

phương pháp tư duy, nhưng đây lại là cơ sở vô cùng quan trọng cho việc hình

thành năng lực tự học, tự nghiên cứu ở mức độ cao sau này. Nhà trường sẽ là nơi

tạo dựng một nền móng vững chắc cho phương pháp tự học, tự nghiên cứu thuần

thục của một nhà khoa học sau này.

- Giáo viên là người hướng dẫn, tổ chức cho học sinh tự nghiên cứu tìm ra

kiến thức và tự thể hiện mình trong lớp học, Giáo viên là một trọng tài, kết luận

trong các cuộc tranh luận đối thoại (HS – HS – GV – GV) để khẳng định kiến

thức do học sinh tìm ra và giáo viên là người kiểm tra đánh giá kết quả tự học của

học sinh.(cả động viên, nhân điển hình, tác động đến việc phát triển tư duy, tình

cảm đối với môn học)

- Học sinh tự đánh giá, tự kiểm tra lại sản phẩm ban đầu sau khi đã trao đổi,

hợp tác với bạn bè và dựa vào kết luận của giáo viên, tự sửa chữa, tự điều chỉnh,

tự hoàn thiện đồng thời tự rút kinh nghiệm về cách học, cách xử lý tình huống,

cách giải quyết vấn đề của mình, xác định được phương pháp tư duy.

Những việc giáo viên cần làm để phát triển kỹ năng tự học cho học

sinh:

- Thứ nhất, muốn học sinh có ý thức tự học thì trước hết học sinh phải yêu

thích môn học đó. Vì vậy Giáo viên cần tạo cho học sinh niềm say mê môn học.

Giáo viên có thể dùng tiết dạy để giới thiệu về môn học, về những giá trị của môn

học trong thực tiễn bằng những ví dụ minh họa cụ thể nhằm kích thích động cơ

học tập ở các em. Ví dụ ở môn Toán 9, Giáo viên có thể làm được điều này thông

qua cách đặt vấn đề bằng những câu chuyện hay đơn giản chỉ là những câu hỏi

thú vị như: “Làm thế nào để đo được chiều cao của cột điện mà không cần phải

trèo lên cột điện để đo? Hoặc làm thế nào để tìm được tâm của một hình

tròn?….”. Đó chính là điểm hấp dẫn, thú vị khi Giáo viên đưa ra câu trả lời và

giải thích.

- Thứ hai, Giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh cách xây dựng kế hoạch

học tập từ ban đầu. Ngay từ tiết học đầu tiên của môn học, Giáo viên không cần

phải dạy ngay mà cần giới thiệu sơ lược về chương trình, nội dung và phương

pháp học một cách khái quát nhất để học sinh hiểu và từ đó, tự xây dựng cho

mình kế hoạch học tập phù hợp. Giáo viên phải làm cho học sinh hiểu rõ: mọi kế

Page 8: Scanned by CamScannerthcsquangtrung.pgdbaoloc.edu.vn/upload/39309/20191118/Chuyen_… · học khác do chưa có phương pháp học tập đúng đắn, việc nắm vững các

7

hoạch phải được xây dựng dựa trên mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể và học sinh

hoàn toàn có thể phấn đấu thực hiện được từng mục tiêu nếu có kế hoạch thời

gian được xây dựng chi tiết. Chẳng hạn, trong quá trình giảng dạy mỗi chương,

Giáo viên sẽ cung cấp nội dung và thời gian học và kiểm tra để học sinh nắm rõ.

Đồng thời, Giáo viên có thể cho học sinh đánh dấu vào trong sách bài nào học

ngày nào, đến tiết nào sẽ kiểm tra. Muốn học sinh tự xây dựng kế hoạch học tập

thì Giáo viên phải là người cung cấp đầy đủ kế hoạch dạy và học của bộ môn.

- Thứ ba, Giáo viên hướng dẫn cho học sinh cách tìm và đọc sách hoặc tài

liệu liên quan đến môn học. Giáo viên cần nhấn mạnh cho học sinh thấy rằng,

kiến thức môn học không chỉ gói gọn trong nội dung SGK, trong bài giảng của

Giáo viên mà đến từ nhiều nguồn khác nhau. Do đó, Giáo viên cần giới thiệu cho

học sinh những cuốn sách hay, những tài liệu bổ ích liên quan đến môn học và

khuyến khích các em tự tìm kiếm, tự phân tích và tổng hợp kiến thức. Giáo viên

cũng có thể giới thiệu địa chỉ một số trang web chuyên ngành, hoặc các trang diễn

đàn trao đổi kinh nghiệm học tập để học sinh tham khảo thêm.

- Thứ tư, Giáo viên nên dạy cho học sinh cách cập nhật, thu thập thông tin,

ghi chép và nghe giảng vì đây là những kỹ năng học tập vô cùng quan trọng, ảnh

hưởng trực tiếp đến quá trình học tập của học sinh. Trình độ nghe và ghi chép của

người học ở mỗi môn học khác nhau là khác nhau, tùy thuộc vào đặc thù của từng

môn học và phương pháp giảng dạy của từng giáo viên. Học sinh thường mang lối

học thụ động, quen tách việc nghe và ghi chép ra khỏi nhau, thậm chí nhiều học

sinh chỉ chờ Giáo viên đọc mới có thể ghi chép được nội dung bài học, nếu ngược

lại thì bỏ trống vở. Điều này khiến học sinh có tâm lí ức chế, ảnh hưởng đến quá

trình tiếp nhận kiến thức. Để khắc phục vấn đề này này, Giáo viên nên hướng dẫn

cho học sinh bên cạnh nội dung của bài học có chừa khoảng trắng để học sinh ghi

chép những vấn đề mà Giáo viên mở rộng. Đối với các vấn đề mà học sinh còn

chưa rõ, có thể đánh dấu để hỏi lại Giáo viên hoặc tìm hiểu thêm. Giáo viên phải

rèn luyện cho học sinh cách ghi chép nhanh bằng các hình thức gạch chân, tóm

lược bằng sơ đồ hình vẽ những ý chính. Đối với các vấn đề quan trọng, Giáo viên

cần nhấn mạnh, lặp lại nhiều lần để học sinh tiếp thu dễ dàng hơn.

- Thứ năm, Giáo viên hướng dẫn học sinh tự nghiên cứu bài. Giáo viên

nên giới thiệu và hướng dẫn cho học sinh tự học theo sơ đồ tư duy, học cách phân

tích, tổng hợp, vận dụng tri thức vào từng tình huống thực tiễn, học cách nhận xét,

đánh giá, so sánh đối chiếu các kiến thức khác… Cách tự học theo sơ đồ tư duy sẽ

giúp cho học sinh có thể học được cách rèn luyện được năng lực tư duy logic, tư

duy trừu tượng và phát triển tư duy sáng tạo trong việc tìm ra những hướng tiếp

cận mới đối với các vấn đề khoa học.

- Thứ sáu, Giáo viên cần giao nhiệm vụ cụ thể định hướng cho học sinh ở

tiết học tiếp theo. Để phát huy tối đa năng lực tự học và thúc đẩy học sinh tận

dụng hết thời gian tự học, Giáo viên cần giao nhiệm vụ cụ thể cho học sinh. Có

như thế, các em mới định hướng được cụ thể các nhiệm vụ mình cần làm tiếp

theo. Sau khi đã tiếp nhận được kiến thức cũ, các em có thể tìm hiểu kiến thức

Page 9: Scanned by CamScannerthcsquangtrung.pgdbaoloc.edu.vn/upload/39309/20191118/Chuyen_… · học khác do chưa có phương pháp học tập đúng đắn, việc nắm vững các

8

mới. Khi có sự chuẩn bị trước ở nhà, việc học trên lớp sẽ trở nên nhẹ nhàng, có

hiệu quả hơn rất nhiều.

4. Minh họa cụ thể bằng tiết học hình học 6:

Chủ đề: “TRUNG ĐIỂM CỦA ĐOẠN THẲNG”

Triển khai theo các bước sau:

A. Bước xây dựng kế hoạch học tập: Giáo viên đã giới thiệu sơ lược về

chương trình, nội dung và phương pháp học một cách khái quát nhất ngay từ đầu

năm học để học sinh hiểu và từ đó, tự xây dựng cho mình kế hoạch học tập phù

hợp.

B. Bước hướng dẫn cho học sinh cách tìm và đọc sách hoặc tài liệu liên

quan đến nội dung tiết học.

- Ngay từ tiết học trước, ở phần chuẩn bị cho tiết học sau, giáo viên hướng

dẫn cho học sinh đọc và chuẩn bị trước bài “Trung điểm của đoạn thẳng”

- Giáo viên chuyển kế hoạch bài học cho học sinh và hướng dẫn học sinh

chuẩn bị. Cụ thể:

Họ và tên:_______________________ Lớp: 6A10

KẾ HOẠCH BÀI HỌC Chủ đề: TRUNG ĐIỂM CỦA ĐOẠN THẲNG

Môn Hình học - Lớp 6

Bài 1: Cho hình vẽ sau: (Em hãy điền vào chỗ chấm)

BMA

- Đo độ dài: AM = ... cm; MB = ... cm;

- So sánh MA và MB?

MA ... MB

- Nhận xét gì về vị trí của điểm M với 2 điểm A, B?

Điểm M ......................... A, B và điểm M ............................. A,B.

Bài 2: Em hãy tự làm một cái cân đơn giản như SGK trang 124.

Bài 3: Trung điểm M của đoạn thẳng AB thỏa mãn điều kiện nào?

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

Bài 4: Dự đoán: “ Điểm I là Trung điểm của đoạn thẳng MN”. Đúng hay sai? Hãy

khoanh tròn vào đáp án.

Page 10: Scanned by CamScannerthcsquangtrung.pgdbaoloc.edu.vn/upload/39309/20191118/Chuyen_… · học khác do chưa có phương pháp học tập đúng đắn, việc nắm vững các

9

Bài 5: Cho đoạn thẳng AB. Hãy thử nêu cách xác định trung điểm I của đoạn thẳng AB?

BA

Cách 1: Dùng thước thẳng có chia khoảng.

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

Cách 2: Gấp giấy. (Tận dụng một vật liệu trong suốt có thể phân hủy được để vẽ một

đoạn thẳng trên đó rồi xác định trung điểm của đoạn thẳng).

Cách 3: Dùng dây gấp. (Một sợi dây dài khoảng 0,5m; một chiếc que dài khoảng 2 gang

tay). Trình bày thử cách làm:

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

Bài 6: (Bài 63 SGK/126) Dự đoán câu trả lời đáp án nào cho ta điểm I là trung điểm của

đoạn thẳng AB.

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

Bài 7: (Bài 65 SGK/126) Dự đoán câu trả lời:

a) ..........................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

b) .........................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

c) ..........................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

Bài 8: Cho đoạn thẳng AB có độ dài bằng 4cm, điểm M nằm giữa A và B, MA = 2cm.

Tính MB. Dự đoán M có phải là trung điểm của đoạn thẳng AB không?

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

Bài 9: (Bài 60 SGK/125)

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

Page 11: Scanned by CamScannerthcsquangtrung.pgdbaoloc.edu.vn/upload/39309/20191118/Chuyen_… · học khác do chưa có phương pháp học tập đúng đắn, việc nắm vững các

10

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

Bài 10: Thiết kế một số sản phẩm có ứng dụng trung điểm của đoạn thẳng.

Bài 11: Thử vẽ trung điểm của đoạn thẳng AB bất kỳ cho trước bằng thước thẳng và

compa. (Để nguyên nét chì của compa và thước thẳng)

BA

C. Bước giới thiệu về tiết học: Giáo viên giới thiệu cho học sinh biết được

mục tiêu của tiết học cần đạt:

D. Giáo viên dạy cho học sinh cách nghe giảng, thu thập thông tin thông

qua thiết kế bài giảng của giáo viên

KẾ HOẠCH BÀI DẠY Chủ đề: TRUNG ĐIỂM CỦA ĐOẠN THẲNG

Môn Hình học - Lớp 6

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Bài 1:Cho hình vẽ sau:

BMA

? Đo độ dài AM = ?cm; MB = ?cm; So sánh MA và MB?

? Tính AB ? Nhận xét gì về vị trí của điểm M với 2 điểm A, B?

1. Kiến thức: - HS phát biểu được khái niệm trung điểm của đoạn thẳng, nhận biết được trung

điểm của đoạn thẳng, vẽ được trung điểm của đoạn thẳng.

2. Về kỹ năng:

- HS được rèn kĩ năng vẽ hình xác định trung điểm của một đoạn thẳng.

- Rèn kĩ năng trình bày giải thích trung điểm của đoạn thẳng.

- Làm các bài tập liên quan: tính độ dài đoạn thẳng, chỉ ra điểm nằm giữa, ...

3. Về thái độ:

- Tự giác tích cực, nghiêm túc trong hoạt động tập thể để phát hiện ra kiến thức.

- Thấy được mối liên hệ giữa các môn học và ứng dụng STEM vào thực tế.

- Vẽ hình, tính toán cẩn thận, tích cực tư duy lôgic.

4. Phát triển năng lực HS: Năng lực tính toán (NL sử dụng công cụ toán, NL sử dụng

ngôn ngữ toán học), năng lực hợp tác.

MỤC TIÊU

Page 12: Scanned by CamScannerthcsquangtrung.pgdbaoloc.edu.vn/upload/39309/20191118/Chuyen_… · học khác do chưa có phương pháp học tập đúng đắn, việc nắm vững các

11

Bài 2: Cho mô hình:

? Xác định điểm M như thế nào để cho cân ở trạng thái cân bằng?

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH

I. KHÁI NIỆM TRUNG ĐIỂM CỦA ĐOẠN THẲNG

1) Tiếp cận khái niệm

Dựa vào hình vẽ:

BMA

a) Nêu vị trí của điểm M đối với hai điểm A, B?

b) So sánh khoảng cách từ M đến A và từ M đến B?

c) Theo em thế nào là trung điểm của một đoạn thẳng?

2) Chốt kiến thức:

Trung điểm M của đoạn thẳng AB là điểm nằm giữa A, B và cách đều A, B.

M naèm giöõa A, BM laø trung ñieåm cuûa AB

M caùch ñeàu A, B

MA MB AB

MA MB

3) Củng cố:

Bài 3: Hãy chọn đáp án trong khẳng định sau: “ Điểm I là Trung điểm của đoạn

thẳng MN”. Đúng hay sai? Hãy giải thích? (HS thực hiện nhóm nhỏ)

? Với mỗi một đoạn thẳng cho trước, ta có thể xác định được bao nhiêu trung

điểm của đoạn thẳng đó?.

Page 13: Scanned by CamScannerthcsquangtrung.pgdbaoloc.edu.vn/upload/39309/20191118/Chuyen_… · học khác do chưa có phương pháp học tập đúng đắn, việc nắm vững các

12

II. CÁCH VẼ TRUNG ĐIỂM CỦA ĐOẠN THẲNG

1) Tiếp cận

Bài 4: Cho đoạn thẳng AB. Hãy xác định trung điểm I của đoạn thẳng AB?

2) Chốt kiến thức: Một số cách để xác định trung điểm của đoạn thẳng:

Cách 1: Dùng thước thẳng có chia khoảng.

Cách 2: Gấp giấy.

Cách 3: Dùng dây gấp.

3) Củng cố

Bài 5: (Bài 63 SGK/126)

Bài 6: (Bài 65 SGK/126) HS thực hiện nhóm nhỏ

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Bài 7: Cho đoạn thẳng AB có độ dài bằng 4cm, điểm M nằm giữa A và B, MA =

2cm. Hỏi M có phải là trung điểm của đoạn thẳng AB không?

Bài 8: (Bài 60 SGK/125) HS thực hiện theo nhóm lớn.

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Bài 9:

Quay lại giải quyết tình huống đầu bài.

Bài 10: Thiết kế một số sản phẩm có ứng dụng trung điểm của đoạn thẳng.

HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG

Bài 11: Vẽ trung điểm của đoạn thẳng AB bất kỳ cho trước bằng thước thẳng và

com pa.

Bài 12: Hãy vận dụng linh hoạt sáng tạo kiến thức “trung điểm của đoạn thẳng” và

kiến thức về Khoa học, Kỹ thuật, Công nghệ và Mỹ thuật ... để tạo ra các sản

phẩm có thể dự thi các cuộc thi liên quan đến khoa học kỹ thuật.

Page 14: Scanned by CamScannerthcsquangtrung.pgdbaoloc.edu.vn/upload/39309/20191118/Chuyen_… · học khác do chưa có phương pháp học tập đúng đắn, việc nắm vững các

13

E. Hướng dẫn học sinh tự nghiên cứu ở tiết học tiếp theo

- Chú ý phân biệt : Điểm nằm giữa, điểm chính giữa, trung điểm.

- Học bài theo bài ghi và hoàn thành các bài tập còn lại ở sgk .

- Chuẩn bị bài “ Ôn tập chương” mỗi tổ tóm tắt kiến thức bằng sơ đồ trên lịch cũ.

Bài tập: Trên đường thẳng xy lấy điểm O. Trên tia Ox lấy điểm A sao cho OA =

4cm, trên tia Oy lấy điểm B sao cho OB = 4cm.

a, Trong 3 điểm O, A, B điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại?

b, Điểm B có là trung điểm của AB không? Vì sao?

Hướng dẫn:

Theo đề bài hai tia Ox và Oy là hai tia đối nhau gốc O; A thuộc tia Ox, B thuộc tia

Oy nên điểm O nằm giữa hai điểm A, B và OA = OB (=4cm)

=> Điểm O là trung điểm của AB.

5. Hiệu quả

Qua quá trình thực hiện giải pháp được trình bày ở trên cho thấy: kết quả

học tập của các em được nâng lên rõ rệt về chất lượng lẫn kỹ năng giải toán, các

em ham học, tỷ lệ học sinh có điểm thi khá, giỏi được nâng lên đáng kể so với đầu

năm học, tỷ lệ học sinh có điểm yếu kém giảm đi, không có học sinh có điểm

kém.

Phần III – KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Tự học là một xu thế tất yếu, bởi vì quá trình giáo dục thực chất là quá trình

biến người học từ khách thể giáo dục thành chủ thể giáo dục (tự giáo dục). Tự học

giúp nâng cao kết quả học tập của học sinh và chất lượng giáo dục của nhà

trường, là biểu hiện cụ thể của việc đổi mới phương pháp dạy học ở các trường

phổ thông.

Tự học có vai trò vô cùng quan trọng, không chỉ trong giáo dục nhà trường

mà cả trong cuộc sống. Tự học không những giúp người học nâng cao kết quả học

tập mà còn góp phần bồi dưỡng khả năng làm việc độc lập và sáng tạo. Làm việc

sáng tạo chính là một phẩm chất quan trọng nhất của mỗi người trong thời đại

ngày nay.

Vì vậy, đây là là giải pháp thiết thực, dễ áp dụng để góp phần nâng cao chất

lượng học tập môn toán trong trường THCS, nó giúp học sinh nắm vững kiến

thức, tìm được niềm vui trong học tập, từ đó giúp học sinh phát huy được tính tích

cực chủ động sáng tạo.

Page 15: Scanned by CamScannerthcsquangtrung.pgdbaoloc.edu.vn/upload/39309/20191118/Chuyen_… · học khác do chưa có phương pháp học tập đúng đắn, việc nắm vững các

14

Ý nghĩa:

Chuyên đề có ý nghĩa rất quan trọng trong việc rèn kỹ năng tự học của học

sinh, các em có kỹ năng phân tích nhanh, tỏ ra hứng thú trong học môn toán. Chất

lượng học tập được tăng lên đáng kể. Điều đó chứng tỏ, áp dụng giải pháp trên có

hiệu quả trong giảng dạy, học sinh có kỹ năng tư duy tốt hơn, đặc biệt là rèn kỹ

năng cho học sinh giải toán nhanh hơn, tăng khả năng tính toán, suy luận logic,

lập luận chặt chẽ.

2. Kiến nghị

- Đề nghị nhà trường cho phổ biến và nhân rộng phương pháp tự học để

giáo viên trao đổi và học hỏi lẫn nhau. Đồng thời chỉ đạo các tổ, khối chuyên môn

hướng dẫn học sinh tự học trong từng tiết dạy và đều khắp trong năm học.Tạo

mọi điều kiện về cơ sở vật chất để nâng cao chất lượng dạy và học.

- Đối với các đồng nghiệp: Trong mỗi tiết dạy, giáo viên sử dụng phương

pháp dạy học phù hợp theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Đặc biệt

quan tâm đến việc bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh nhằm phát huy tính

sáng tạo, tích cực của các em. Giáo viên cần kiên trì, hướng dẫn học sinh một

cách cụ thể, luôn chia sẻ và động viên học sinh áp dụng phương pháp tự học.

- Đối với học sinh: biết xây dựng cho mình mục tiêu học tập, cố gắng vươn

lên để đạt được kết quả tốt nhất, biết chia sẻ, giúp đỡ bạn cùng vươn lên.

- Đối với phụ huynh học sinh: cần quan tâm đến việc học tập của con em

mình, theo dõi, quản lý chặt chẽ quỹ thời gian ngoài giờ lên lớp, cho phép con em

khai thác các kênh thông tin có lợi cho việc học tập của học sinh, tránh các tác hại

ngược.

Bảo Lộc, Ngày 5 tháng 10 năm 2019

Người xây dựng chuyên đề

Hoàng Thị Minh Tâm

Page 16: Scanned by CamScannerthcsquangtrung.pgdbaoloc.edu.vn/upload/39309/20191118/Chuyen_… · học khác do chưa có phương pháp học tập đúng đắn, việc nắm vững các

15

Phần IV – Tài liệu tham khảo

1. Tài liệu về đổi mới phương pháp dạy học

2. Phương pháp dạy học đại cương môn Toán

3. Giáo trình phương pháp dạy học những nội dung cụ thể môn Toán. NXB

ĐHSP Hà Nội 2008.

4. Quá trình dạy tự học. NXB GD Hà Nội 1998.

5. Kỹ năng tự học. Viện nghiên cứu giáo dục – ĐHSP TP Hồ Chí Minh

6. Các giải pháp hữu ích, sáng kiến kinh nghiệm của các đồng nghiệp.

Page 17: Scanned by CamScannerthcsquangtrung.pgdbaoloc.edu.vn/upload/39309/20191118/Chuyen_… · học khác do chưa có phương pháp học tập đúng đắn, việc nắm vững các

Trường THCS Quang Trung Kế hoạch dạy học theo chủ đề Hình học 6

GV: Lưu Quý Định

Chủ đề: “TRUNG ĐIỂM CỦA ĐOẠN THẲNG”

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Bài 1:Cho hình vẽ sau:

BMA

? Đo độ dài AM = ?cm; MB = ?cm; So sánh MA và MB?

? Tính AB ? Nhận xét gì về vị trí của điểm M với 2 điểm A, B?

1. Kiến thức:

- HS phát biểu được khái niệm trung điểm của đoạn thẳng, nhận biết được trung

điểm của đoạn thẳng, vẽ được trung điểm của đoạn thẳng.

2. Về kỹ năng:

- HS được rèn kĩ năng vẽ hình xác định trung điểm của một đoạn thẳng.

- Rèn kĩ năng trình bày giải thích trung điểm của đoạn thẳng.

- Làm các bài tập liên quan: tính độ dài đoạn thẳng, chỉ ra điểm nằm giữa, ...

3. Về thái độ:

- Tự giác tích cực, nghiêm túc trong hoạt động tập thể để phát hiện ra kiến thức.

- Thấy được mối liên hệ giữa các môn học và ứng dụng STEM vào thực tế.

- Vẽ hình, tính toán cẩn thận, tích cực tư duy lôgic.

4. Phát triển năng lực HS: Năng lực tính toán (NL sử dụng công cụ toán, NL sử dụng

ngôn ngữ toán học), năng lực hợp tác.

MỤC TIÊU

Page 18: Scanned by CamScannerthcsquangtrung.pgdbaoloc.edu.vn/upload/39309/20191118/Chuyen_… · học khác do chưa có phương pháp học tập đúng đắn, việc nắm vững các

Trường THCS Quang Trung Kế hoạch dạy học theo chủ đề Hình học 6

GV: Lưu Quý Định

Bài 2: Cho mô hình:

? Xác định điểm M như thế nào để cho cân ở trạng thái cân bằng?

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH

I. KHÁI NIỆM TRUNG ĐIỂM CỦA ĐOẠN THẲNG

1) Tiếp cận khái niệm

Dựa vào hình vẽ:

BMA

a) Nêu vị trí của điểm M đối với hai điểm A, B?

b) So sánh khoảng cách từ M đến A và từ M đến B?

c) Theo em thế nào là trung điểm của một đoạn thẳng?

2) Chốt kiến thức:

Trung điểm M của đoạn thẳng AB là điểm nằm giữa A, B và cách đều A, B.

M naèm giöõa A, BM laø trung ñieåm cuûa AB

M caùch ñeàu A, B

MA MB AB

MA MB

3) Củng cố:

Bài 3: Hãy chọn đáp án trong khẳng định sau: “ Điểm I là Trung điểm của đoạn thẳng MN”.

Đúng hay sai? Hãy giải thích? (HS thực hiện nhóm nhỏ)

Page 19: Scanned by CamScannerthcsquangtrung.pgdbaoloc.edu.vn/upload/39309/20191118/Chuyen_… · học khác do chưa có phương pháp học tập đúng đắn, việc nắm vững các

Trường THCS Quang Trung Kế hoạch dạy học theo chủ đề Hình học 6

GV: Lưu Quý Định

? Với mỗi một đoạn thẳng cho trước, ta có thể xác định được bao nhiêu trung điểm của

đoạn thẳng đó?.

II. CÁCH VẼ TRUNG ĐIỂM CỦA ĐOẠN THẲNG

1) Tiếp cận

Bài 4: Cho đoạn thẳng AB. Hãy xác định trung điểm I của đoạn thẳng AB?

2) Chốt kiến thức: Một số cách để xác định trung điểm của đoạn thẳng:

Cách 1: Dùng thước thẳng có chia khoảng.

Cách 2: Gấp giấy.

Cách 3: Dùng dây gấp.

3) Củng cố

Bài 5: (Bài 63 SGK/126)

Bài 6: (Bài 65 SGK/126) HS thực hiện nhóm nhỏ

C. LUYỆN TẬP

Bài 7: Cho đoạn thẳng AB có độ dài bằng 4cm, điểm M nằm giữa A và B, MA = 2cm. Hỏi M

có phải là trung điểm của đoạn thẳng AB không?

Bài 8: (Bài 60 SGK/125) HS thực hiện theo nhóm lớn.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Bài 9:

Quay lại giải quyết tình huống đầu bài.

Bài 10: Thiết kế một số sản phẩm có ứng dụng trung điểm của đoạn thẳng.

E. HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG

Bài 11: Vẽ trung điểm của đoạn thẳng AB bất kỳ cho trước bằng thước thẳng và com pa.

Page 20: Scanned by CamScannerthcsquangtrung.pgdbaoloc.edu.vn/upload/39309/20191118/Chuyen_… · học khác do chưa có phương pháp học tập đúng đắn, việc nắm vững các

Trường THCS Quang Trung Kế hoạch dạy học theo chủ đề Hình học 6

GV: Lưu Quý Định

Bài 12: Hãy vận dụng linh hoạt sáng tạo kiến thức “trung điểm của đoạn thẳng” và kiến thức

về Khoa học, Kỹ thuật, Công nghệ và Mỹ thuật ... để tạo ra các sản phẩm có thể dự thi

các cuộc thi liên quan đến khoa học kỹ thuật.

HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC:

- Chú ý phân biệt : Điểm nằm giữa, điểm chính giữa, trung điểm.

- Học bài theo bài ghi và hoàn thành các bài tập còn lại ở sgk .

- Chuẩn bị bài “ Ôn tập chương” mỗi tổ tóm tắt kiến thức bằng sơ đồ trên lịch cũ.

Bài tập: Trên đường thẳng xy lấy điểm O. Trên tia Ox lấy điểm A sao cho OA = 4cm, trên

tia Oy lấy điểm B sao cho OB = 4cm.

a, Trong 3 điểm O, A, B điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại?

b, Điểm B có là trung điểm của AB không? Vì sao?

Hướng dẫn:

Theo đề bài hai tia Ox và Oy là hai tia đối nhau gốc O; A thuộc tia Ox, B thuộc tia Oy nên

điểm O nằm giữa hai điểm A, B và OA = OB (=4cm)

=> Điểm O là trung điểm của AB.

Page 21: Scanned by CamScannerthcsquangtrung.pgdbaoloc.edu.vn/upload/39309/20191118/Chuyen_… · học khác do chưa có phương pháp học tập đúng đắn, việc nắm vững các

Cô Hoang Thi Minh Tâm – Tô trương tô Toan – Tin khai mac chuyên đê

Page 22: Scanned by CamScannerthcsquangtrung.pgdbaoloc.edu.vn/upload/39309/20191118/Chuyen_… · học khác do chưa có phương pháp học tập đúng đắn, việc nắm vững các

Thây Lưu Quy Đinh day minh hoa

Page 23: Scanned by CamScannerthcsquangtrung.pgdbaoloc.edu.vn/upload/39309/20191118/Chuyen_… · học khác do chưa có phương pháp học tập đúng đắn, việc nắm vững các

Hoc sinh tham gia cac hoat đông trong tiêt hoc

Page 24: Scanned by CamScannerthcsquangtrung.pgdbaoloc.edu.vn/upload/39309/20191118/Chuyen_… · học khác do chưa có phương pháp học tập đúng đắn, việc nắm vững các

Hoc sinh đươc trai nghiêm trong tiêt hoc

Page 25: Scanned by CamScannerthcsquangtrung.pgdbaoloc.edu.vn/upload/39309/20191118/Chuyen_… · học khác do chưa có phương pháp học tập đúng đắn, việc nắm vững các

Thây cô thao luân, rut kinh nghiêm sau chuyên đê

Page 26: Scanned by CamScannerthcsquangtrung.pgdbaoloc.edu.vn/upload/39309/20191118/Chuyen_… · học khác do chưa có phương pháp học tập đúng đắn, việc nắm vững các

Thây cô thao luân, rut kinh nghiêm sau chuyên đê

Page 27: Scanned by CamScannerthcsquangtrung.pgdbaoloc.edu.vn/upload/39309/20191118/Chuyen_… · học khác do chưa có phương pháp học tập đúng đắn, việc nắm vững các

Cô Vo Thi Kim Thoa – Pho hiêu trương nhân xet, đanh gia chuyên đê.

Thây Vo Trong Ha – Hiêu trương phat biêu nhân xet, đanh gia chuyên đê