13
63 SỰ CẦN THIẾT PHẢI BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC THẢM THỰC VẬT RỪNG NGẬP MẶN KHU VỰC XÃ LONG SƠN, THÀNH PHỐ VŨNG TÀU Lê Xuân Tuấn, Nguyễn Xuân Tùng, Nguyễn Đức Tuấn, Mai Sỹ Tuấn Trung tâm Nghiên cu Hsinh thái Rng ngp mn, Đại học Sư phạm Hà Ni Đào Văn Tấn Trung Tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, Đại hc Quc gia Hà Ni Abstract The biologically high-yielding mangrove ecosystem, which is characteristic in tropical and subtropical waters, not only brings economic benefits, but also plays a major role in regulating climate. It does this by saving and decomposing pollutants, thereby cleaning the marine environment, by acting as a bulwark against wind and storms, by limiting erosion and maintaining silt, thereby mitigating the effects of rising sea levels or even creating conditions for land encroachment into the sea. Like in many other coastal localities of Vietnam, mangrove vegetation in the area of Long Son commune, Vung Tau City, is strongly affected by the pressure of population, economic activities, industrial waste and, above all, the uncontrolled development of shrimp ponds. Lying in the region are many industries, and disputes often occur regarding the benefits or otherwise of the exploitation of natural resources, so the mangroves here are at risk of disruption and decline both in terms of quality and area, and attracts very little investment and interest. In this report, we provide information related to biodiversity, the mangrove flora in Long Son commune and threats to this ecosystem. Some very rare mangrove species, at risk of disappearing from the region, have also been discovered in the mangrove ecosystem of Long Son commune. ĐẶT VẤN ĐỀ Long Sơn là một xã đảo, nằm ở phía Bắc Thành phố Vũng Tàu, cách Thành phố Vũng Tàu khoảng 40 km. Xã Long Sơn được bao bọc 4 bề bởi kênh rạch, sông biển, phía Đông giáp sông Dinh, phía Bắc giáp sông Ràng, phía Nam và Tây giáp biển. Xã đảo Long Sơn gồm mt đảo chính nằm men theo triền của núi Nứa, là đoạn cuối của dãy núi Phước Hòa đâm ra biển và đảo nhỏ là đảo Gò Găng. Xã gồm 11 thôn với tổng diện tích đất là 92 km 2 , trong đó, diện tích đất đã được sử dụng tính đến năm 2003 là 57 km 2 , còn lại là diện tích đất mặn. Số nhân khẩu: 13.558 nhân khẩu. Sn xut ca các ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt doanh thu khoảng 29 tỷ đồng. Long Sơn cũng là điểm đến của nhiều khách du lịch. Nơi đây nổi tiếng với di tích Nhà Lớn. Với đặc điểm về địa hình và dòng chảy như vậy, nên nơi đây có một hệ sinh thái rừng ngập mặn (RNM) chịu ảnh hưởng xâm mặn của biển và đẩy mặn của sông, phong phú về thành phần loài. Tại vùng RNM, có các loại cây điển hình như: Mắm, Đước, Dà, Vẹt. Vào sâu hơn là nước lợ, nước ngọt có quần thể Dừa nước, Năng, Chà là, Ô rô, Ráng... Ngoài lợi ích kinh tế lớn, RNM của tỉnh còn có chức năng chống xói mòn đất, ngăn

SỰ CẦN THIẾT PHẢI BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC THẢM …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/10201/1/06 Bao ton DDSH thuc... · những nơi có hệ thực vật

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: SỰ CẦN THIẾT PHẢI BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC THẢM …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/10201/1/06 Bao ton DDSH thuc... · những nơi có hệ thực vật

63

SỰ CẦN THIẾT PHẢI BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC THẢM THỰC VẬT

RỪNG NGẬP MẶN KHU VỰC XÃ LONG SƠN, THÀNH PHỐ VŨNG TÀU

Lê Xuân Tuấn, Nguyễn Xuân Tùng, Nguyễn Đức Tuấn, Mai Sỹ Tuấn

Trung tâm Nghiên cứu Hệ sinh thái Rừng ngập mặn,

Đại học Sư phạm Hà Nội

Đào Văn Tấn

Trung Tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường,

Đại học Quốc gia Hà Nội

Abstract

The biologically high-yielding mangrove ecosystem, which is characteristic in tropical and

subtropical waters, not only brings economic benefits, but also plays a major role in

regulating climate. It does this by saving and decomposing pollutants, thereby cleaning the

marine environment, by acting as a bulwark against wind and storms, by limiting erosion and

maintaining silt, thereby mitigating the effects of rising sea levels or even creating conditions

for land encroachment into the sea.

Like in many other coastal localities of Vietnam, mangrove vegetation in the area of Long Son

commune, Vung Tau City, is strongly affected by the pressure of population, economic

activities, industrial waste and, above all, the uncontrolled development of shrimp ponds.

Lying in the region are many industries, and disputes often occur regarding the benefits or

otherwise of the exploitation of natural resources, so the mangroves here are at risk of

disruption and decline both in terms of quality and area, and attracts very little investment

and interest. In this report, we provide information related to biodiversity, the mangrove flora

in Long Son commune and threats to this ecosystem. Some very rare mangrove species, at risk

of disappearing from the region, have also been discovered in the mangrove ecosystem of

Long Son commune.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Long Sơn là một xã đảo, nằm ở phía Bắc Thành phố Vũng Tàu, cách Thành phố Vũng Tàu

khoảng 40 km. Xã Long Sơn được bao bọc 4 bề bởi kênh rạch, sông biển, phía Đông giáp

sông Dinh, phía Bắc giáp sông Ràng, phía Nam và Tây giáp biển. Xã đảo Long Sơn gồm một

đảo chính nằm men theo triền của núi Nứa, là đoạn cuối của dãy núi Phước Hòa đâm ra biển

và đảo nhỏ là đảo Gò Găng. Xã gồm 11 thôn với tổng diện tích đất là 92 km2, trong đó, diện

tích đất đã được sử dụng tính đến năm 2003 là 57 km2, còn lại là diện tích đất mặn. Số nhân

khẩu: 13.558 nhân khẩu. Sản xuất của các ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt doanh thu

khoảng 29 tỷ đồng. Long Sơn cũng là điểm đến của nhiều khách du lịch. Nơi đây nổi tiếng

với di tích Nhà Lớn. Với đặc điểm về địa hình và dòng chảy như vậy, nên nơi đây có một hệ

sinh thái rừng ngập mặn (RNM) chịu ảnh hưởng xâm mặn của biển và đẩy mặn của sông,

phong phú về thành phần loài. Tại vùng RNM, có các loại cây điển hình như: Mắm, Đước,

Dà, Vẹt. Vào sâu hơn là nước lợ, nước ngọt có quần thể Dừa nước, Năng, Chà là, Ô rô,

Ráng... Ngoài lợi ích kinh tế lớn, RNM của tỉnh còn có chức năng chống xói mòn đất, ngăn

Page 2: SỰ CẦN THIẾT PHẢI BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC THẢM …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/10201/1/06 Bao ton DDSH thuc... · những nơi có hệ thực vật

64

việc đất đai bị rửa trôi ra biển và có khả năng tự làm sạch môi trường. Trong báo cáo này,

chúng tôi cung cấp những thông tin liên quan đến đa dạng sinh học khu hệ thực vật RNM xã

Long Sơn và những nguy cơ đe dọa đến hệ sinh thái này. Một số loài thực vật ngập mặn quý

hiếm, có nguy cơ biến mất khỏi nơi cư trú cũng được phát hiện và được đề cập trong khu hệ

thực vật RNM Long Sơn.

1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu được tiến hành trong 2 năm 2008 và 2009, với 4 đợt khảo sát tại khu vực xã Long

Sơn và vùng lân cận. Điều tra thành phần loài, phân loại các kiểu quần xã thực vật theo

phương pháp điều tra theo tuyến nghiên cứu, theo phương pháp của S. Aksornkoae và cs.

(1987); mẫu thực vật được lấy và định loại dựa trên tài liệu của Phan Nguyên Hồng và cs.

(1999), Phạm Hoàng Hộ (1999), Tomlison (1986), Chapman (1975), Sheue và cs. (2003).

Công dụng các loài cây được phân loại theo các tài liệu của Võ Văn Chi và Trần Hợp (1999),

Phan Nguyên Hồng (1991, 1999, 2003), kết hợp với điều tra nhanh ngoài thực địa.

2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

2.1. Hệ thực vật

Nghiên cứu của nhóm nghiên cứu đã ghi nhận 119 loài thực vật, thuộc 62 họ thực vật (Phụ lục

1, Bảng 1). Các cây ngập mặn chủ yếu có 28 loài thuộc 13 họ. Trong đó, ngành Dương xỉ

(Polypodiophyta) 1 loài, thuộc 1 họ; ngành Hạt kín (Angiospermae) có 27 loài, lớp Hai lá

mầm (Dicotyledoneae) có 26 loài thuộc 12 họ, lớp Một lá mầm (Monocotyledoneae) có 1 loài

thuộc 1 họ. Số lượng các cây ngập mặn thực sự ở đây khá phong phú, chiếm gần 80% tổng số

loài thực vật ngập mặn thực sự ở Việt Nam. Có thể kể đến một số loài cây ngập mặn điển

hình như Đước đôi (Rhizophora apiculata), Mắm trắng (Avicennia alba), Dà quánh (Ceriops

decandra), Dà vôi (Ceriops tagal), Vẹt dù (Bruguiera gymnorrhiza), Vẹt đen (Bruguiera

sexangula), Vẹt trụ (Bruguiera cylindrica), Cóc trắng (Lumnitzera racemosa), Dừa nước

(Nypa fructican), Giá (Excoecaria agallocha)... Trong số các cây ngập mặn chủ yếu, đã phát

hiện được hai loài cây ngập mặn hiếm gặp là Cóc đỏ (L. littorea), và Sú đỏ (A. floridum). Cóc

đỏ là loài được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (2000). Số lượng cá thể loài này rất ít, còn sót lại

một số cá thể ở Cần Giờ và Vườn Quốc gia Côn Đảo.

Bảng 1. Thống kê số lượng các loài, họ thực vật tại vùng rừng ngập mặn xã Long Sơn

Taxon Số họ Số loài

Ngành Dương xỉ (Pteridophyta) 4 4

Ngành Hạt kín (Magnoliophyta) 58 115

Lớp Hai lá mầm (Dicotyledoneae) 48 87

Lớp Một lá mầm (Monocotyledoneae) 10 28

Các cây tham gia vào RNM có 40 loài thuộc 24 họ, hoàn toàn là các đại diện thuộc ngành Hạt

kín (Angiospermae), trong đó, lớp Hai lá mầm (Dicotyledoneae) có 30 loài thuộc 20 họ; lớp

Một lá mầm (Monocotyledoneae) có 10 loài thuộc 4 họ. Số lượng các loài cây tham gia ngập

Page 3: SỰ CẦN THIẾT PHẢI BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC THẢM …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/10201/1/06 Bao ton DDSH thuc... · những nơi có hệ thực vật

65

mặn được tìm thấy tương tự như ở Vườn Quốc gia Đất Mũi. Nếu dựa vào thành phần loài cây

ngập mặn thực sự và nhóm cây tham gia rừng ngập mặn, có thể nói Long Sơn là một trong

những nơi có hệ thực vật rừng ngập mặn đa dạng nhất ở Việt Nam.

Các cây di cư vào RNM gồm 52 loài thuộc 25 họ: ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) có 3 loài

thuộc 3 họ, ngành Hạt kín (Magnoliophyta) có 49 loài thuộc 22 họ, trong đó, lớp Hai lá mầm

(Dicotyledoneae) có 31 loài, thuộc 17 họ, lớp Một lá mầm (Monocotyledoneae) có 17 loài

thuộc 5 họ.

Chúng tôi phân chia các loài RNM thành 7 dạng: thân bụi (B); thân cỏ (C); thân gỗ (G): bao

gồm các cây gỗ nhỏ, trung bình và lớn; dạng sống khác (H); thân leo, trườn, bò (L); thủy sinh

(T); ký sinh (K).

Hai dạng sống chiếm tỷ lệ cao nhất là cây thân gỗ (37,31%) và cây thân cỏ (46,73%). Đây là

hai dạng sống điển hình của thảm thực vật RNM (Hình 1).

Đánh giá phần nào giá trị của thực vật RNM xã Long Sơn, chúng tôi chia các loài thực vật tại

đây thành 7 nhóm công dụng khác nhau: (i) nhóm cây có giá trị về dược liệu; (ii) nhóm cây

cho gỗ, củi; (iii) nhóm cây ăn được; (iv) nhóm cây làm thức ăn cho gia súc; (v) nhóm cây

chắn sóng và bảo vệ; (vi) nhóm cây trồng làm cảnh; và (vii) nhóm cây công dụng khác. Số

lượng các loài được thống kê ở Bảng 2. Như vậy, tiềm năng các loài cây cho dược liệu là khá

lớn, chúng tôi đã tổng hợp được 53 loài (44,54%) trong số 119 loài cây ở đây có giá trị làm

dược liệu. Hầu hết các cây ngập mặn thực sự như Vẹt dù, Bần trắng, Đước… đều có hàm

lượng tanin lớn trong các bộ phận của cây như vỏ thân, cành, lá và rễ. Một số loài có chứa

chất kháng khuẩn như Ô rô, Cốc kèn.

Cây ngập mặn chủ yếu tỏ ra đa dụng: chúng vừa là những loài có tiềm năng cung cấp dược

liệu, vừa là loài bảo vệ đê biển, chắn sóng, cho gỗ củi, hay nuôi ong lấy mật. Dù cho các loài

có thể sử dụng để nuôi ong lấy mật không lớn, chủ yếu là các cây ngập mặn thực sự như

Hình 1. Phổ các dạng sống của các loài thực vật RNM Long Sơn

30%

5%3%19%

39%1% 3%

Thân gỗ

Thân bụi

Leo hoạc trườn

Thân cỏ

Thủy sinh

Kí sinh, bán kí sinh

Dạng khác

Page 4: SỰ CẦN THIẾT PHẢI BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC THẢM …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/10201/1/06 Bao ton DDSH thuc... · những nơi có hệ thực vật

66

Đước đôi, Sú…, chúng là những loài ưu thế trong vùng RNM ở đây và do đặc điểm ra hoa

khá tập trung, nên chúng là những nguồn lợi rất to lớn cho việc cho nuôi ong lấy mật.

Hai loài cây có giá trị kinh tế lớn nhất có thể kể ở đây là Đước đôi (R. apiculata) và Dừa nước

(N. fruticans). Đước đôi được trồng và khai thác để lấy gỗ cho xây dựng, vì chất lượng gỗ khá

tốt. Ngoài ra, loài này được sử dụng làm than hầm cho nhiệt lượng cao và đây cũng chính là

nguy cơ gây ra sự khai thác quá mức đối với loài này. Cây dừa nước là cây có thể khai thác

được hầu hết các bộ phận của cây. Thân và lá được sử dụng để xây dựng nhà, lợp mái và

nhiều đồ gia dụng khác. Quả dừa nước ăn được mát và bổ. Nhựa dừa nước từ cuống cụm hoa

có thể sử dụng vào việc sản xuất đường và nhiên liệu sinh học. Chính vì thế, dừa nước thường

rơi vào tình trạng khai thác quá mức, làm giảm khả năng sinh trưởng của cây, thậm chí cản trở

rất nhiều khả năng tái sinh tự nhiên của cây.

Bảng 2. Số lượng các loài theo các nhóm công dụng

Nhóm Công dụng Số lượng Tỷ lệ %

1 Nhóm cây làm thuốc 53 44,5

2 Nhóm cây cho gỗ, củi 26 21,9

3 Nhóm cây ăn được 17 14,3

4 Nhóm cây làm thức ăn cho gia súc 37 31,1

5 Nhóm cây bảo vệ đê và chắn sóng, gió, xói mòn đất 44 37,0

6 Nhóm cây trồng làm cảnh 6 5,0

7 Nhóm cây có công dụng khác: cho sợi, làm đồ thủ

công mỹ nghệ, nuôi ong...

37 31,1

2.2. Các quần xã thực vật

Hệ sinh thái rừng ngập mặn Long Sơn có các kiểu quần xã điển hình trên các vùng ngập triều,

địa hình và cơ lý đất khác nhau. Các quần xã này khá phức tạp, vừa phát triển tự nhiên với các

cây bản địa, vừa xen lẫn với các loài nhập cư đang dần dần ổn định, có một số kiểu quần xã

thực vật rừng ngập mặn điển hình như sau:

Quần xã Đước đôi (R. apiculata). Đước là loài chiếm ưu thế gần tuyệt đối trong kiểu quần xã

này. Đây cũng là kiểu quần xã rất điển hình ở xã Long Sơn. Kiểu quần xã này phân bố ở vùng

đất cao, các loài khác bắt đầu xâm chiếm như Mắm đen (A. officinalis), Vet tách (B.

paviflora)… Đây là kiểu quần xã có trữ lượng gỗ lớn nhất, sự cạnh tranh về ánh sáng diễn ra

rất mãnh liệt, hiện tượng tỉa cành diễn ra mạnh mẽ. Kiểu quần xã này bao gồm nhiều cây gỗ

thân thẳng, có chiều cao có thể lên tới 20 m.

+ Quần xã Đước đôi – Mắm trắng (R. apiculata – A. alba) phân bố trên đất mới bồi, bùn

lỏng, mọc hỗn giao với Bần trắng (Sonneratia alba), Mắm đen (Avicennia officinalis).

Kiểu quần xã này chiếm ưu thế là các cây gỗ lớn, quá trình diễn thế diễn ra khá mạnh.

+ Quần xã Mắm trắng – Bần trắng (A. alba – S. alba) phân bố ở các cửa sông Dinh, hoặc

ven các rạnh sông, bùn nơi có độ mặn cao. Sú đỏ (A. floridum), là một loài quý hiếm, được

Page 5: SỰ CẦN THIẾT PHẢI BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC THẢM …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/10201/1/06 Bao ton DDSH thuc... · những nơi có hệ thực vật

67

tìm thấy trong kiểu quần xã này. Trong đợt khảo sát vừa qua, chúng tôi phát hiện được 4

cá thể Sú đỏ phân bố trong kiểu quần xã này. Xen lẫn trong quần xã này, có thể tìm thấy

các quần thể Mắm biển (A. marina). Đây là kiểu quần xã đặc thù cho vùng đất mới bồi tụ,

có thể nền mềm, chưa ổn định và có độ mặn cao. Kiểu quần xã này dần dần sẽ được thay

thế bởi các loài cây khác di cư đến như Đước (Rhizophora).

+ Quần xã Bần chua – Mắm trắng (S. caseolaris – A. alba). Đây là kiểu quần xã đặc trưng

cho các vùng đất mới bồi dọc theo sông nước lợ.

+ Quần xã Cóc trắng – Dà – Rau sam biển (Lumitzera racemosa – Ceriops – Sesuvium

portulacastrum): phân bố trên vùng đất cao, sét chặt, ngập triều cao, hoặc trên ruộng muối

bỏ hoang. Độ che phủ của kiểu quần xã này không cao, chủ yếu là các cây gỗ nhỏ, phân

cành nhiều, chủ yếu là Dà (Ceriops) và Cóc trắng (L. racemosa) mọc xen lẫn nhau. Các cá

thể Cóc đỏ (L. littorea) được tìm thấy trong kiểu quần xã này, nhưng chúng tôi chỉ phát

hiện được 2 cá thể Cóc đỏ trong đợt khảo sát này. Các loài cây ngập mặn khác như Vẹt dù

(B. gymnorhiza), Vẹt trụ (B. cylindrica) Vẹt đen (B. sexangula) cũng được tìm thấy trong

kiểu quần xã này. Những nơi đất trống, Sam biển (Sesuvium portulacastrum) phát triển

thành từng đám, mọc xen lẫn với một số cây thân cỏ khác.

+ Quần xã Chà là – Ráng – Rra làm chiếu (Phoenix padulosa – A. aureum – H. tiliaceus):

phân bố trên đất cao, sét chặt, ít ngập triều. Đây là kiểu quần xã bao gồm các cây bụi và

thân gỗ nhỏ. Thành phần loài và các dạng sống trong kiểu quần xã này khá đa dạng. Đây

cũng là nơi ưa thích cho các loài chim bụi trú ngụ và kiếm ăn.

+ Quần xã Dừa nước – Ô rô (Nypa fruticans – Acanthus): phân bố dọc theo kênh rạch, có

nồng độ muối thấp, đất phù sa bồi tụ đã bắt đầu ổn định, chặt. Kiểu quần xã này rất nhạy

cảm với độ mặn và mức độ ngập triều. Đây cũng là kiểu quần xã cần được bảo vệ tốt, vì

nó đang đứng trước nguy cơ khai thác quá mức.

+ Quần xã Quao nước – Ráng (D. spathacea – A. aureum): phân bố vùng đất khá cao, ít

ngập triều.

Một kiểu quần xã RNM tự nhiên khác, nhưng thường xuyên chịu tác động của con người, đó

là các quần xã RNM trong các đầm nuôi thủy sản. Việc giữ nước, đắp bờ nuôi hải sản đã làm

cho nhiều quần xã cây ngập mặn chết do ngập nước thường xuyên, làm suy giảm đáng kể

hoặc biến mất, như quần xã Mắm biển.

Ngoài ra, còn một số kiểu quần xã khác ở trạng thái chuyển tiếp, không ổn định, hoặc trên

diện tích rất nhỏ.

3. NHỮNG NGUY CƠ ĐE DỌA VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

Trong khoảng 30 năm qua, 6.000 ha rừng ngập mặn của Vũng Tàu, trong đó có cả Long Sơn

đã mất hết 5.000 ha. Đa dạng sinh học ở đây có nguy cơ bị giảm xuống nhanh chóng do tác

động của nước thải công nghiệp chưa qua xử lý của một số vùng lân cận xâm nhập. Cần xử lý

triệt để nguồn nước thải từ các nhà máy trước khi thải ra nguồn nước chung của RNM, bảo

đảm nguồn nước cho nuôn trồng thủy hải sản.

Page 6: SỰ CẦN THIẾT PHẢI BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC THẢM …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/10201/1/06 Bao ton DDSH thuc... · những nơi có hệ thực vật

68

Hiện nay, RNM xã Long Sơn vẫn còn sót lại một vài cá thể Cóc đỏ (L. littorea). Đây là loài

đã được ghi vào Sách Đỏ Việt Nam 2000. Hiện nay, loài Cóc đỏ trong hệ thực vật RNM Việt

Nam chỉ còn một vài cá thể, ở Khu Dự trữ Sinh quyển Cần Giờ và Vườn Quốc gia Côn Đảo.

Ngoài Cóc đỏ ra, một số loài hiếm gặp khác như Sú đỏ (A. floridum) cũng được tìm thấy ở

đây. Chúng tôi cho rằng có thể còn có một số loài hiếm gặp khác như Cóc kèn 5 lá (Deris

indica). Vì vậy, việc thành lập một khu bảo tồn sinh thái RNM tại Long Sơn là rất cần thiết.

Cần có biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt loài Cóc đỏ ở đây như dùng máy định vị để xác định

chính xác vị trí của loài này trong hệ sinh thái RNM Long Sơn, tạo điều kiện cho loài này tái

sinh tự nhiên tốt. Có thể áp dụng biện pháp bảo tồn nguyên vị, kết hợp với việc làm vườn

ươm giống hạt Cóc đỏ, chủ động trồng trên những vùng đất cao, ít ngập triều và những vùng

có cây Cóc đỏ trưởng thành còn sót lại.

Với đặc điểm thổ nhưỡng, khí hậu, thủy văn và đặc điểm địa lý như ở Long Sơn, có thể còn

nhiều loài cây ngập mặn ở đây và vùng lân cận vẫn chưa được phát hiện. Cần có những đợt

khảo sát trên phạm vi rộng hơn và sâu hơn để phát hiện những loài hiếm ở Việt Nam, tạo cơ

sở cho quản lý và giám sát đa dạng sinh học vùng RNM.

Cũng giống như nhiều nơi ở vùng RNM phía Nam, Đước đôi (R. apiculata) và Dừa nước (N.

fruticans) là hai loài cây có giá trị kinh tế cao và luôn luôn trong tình trạng bị khai thác quá

mức để lấy gỗ, hầm than, làm các sản phẩm gia dụng, làm nhà, lấy nhựa. Vì vậy, cần có

những quy định cụ thể trong việc khai thác hai loài này. Trước nguy sức ép của sự khai thác

quá mức, cần phải có chiến lược bảo vệ rõ ràng những khu vực Dừa nước tái sinh tự nhiên và

mở rộng diện tích trồng Đước.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Blasco, E., Saenger and Janodet, E., 1996. Mangroves as Indicators of Coastal Change

Mangrove. CATENA 27: 167-178.

2. Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, 2000. Sách Đỏ Việt Nam (tái bản). NXB Khoa

học và Kỹ thuật, 396 trang.

3. Chapman, V.J., 1975. Mangrove Vegetation. Auckland University, New Zealand: 247.

4. Võ Văn Chi và Trần Hợp, 1999. Cây cỏ có ích ở Việt Nam. NXB Giáo dục, Hà Nội.

5. FAO, 1994. Mangrove Forest Mannagement Guidelines: Plant in Mangroves. Published

by Chalongrat Co., LTD. Thailand.

6. Phạm Hoàng Hộ, 1999. Cây cỏ Việt Nam. 3 tập. NXB Trẻ.

7. Phan Nguyên Hồng, 1991. Đặc điểm sinh thái, phân bố thực vật và thảm thực vật ven

biển Việt Nam. Luận án cấp II, Đại học Sư Phạm Hà Nội I.

8. Phan Nguyên Hồng, 2003. Phương pháp điều tra rừng ngập mặn. Sổ tay hướng dẫn giám

sát điều tra đa dạng sinh học. Hà Nội: 315-331.

9. Phan Nguyên Hồng và ctv., 1999. Rừng ngập mặn Việt Nam. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

10. Tomlinson, P.B., 1986. The Botany of Mangroves. Cambridge University Press.

Page 7: SỰ CẦN THIẾT PHẢI BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC THẢM …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/10201/1/06 Bao ton DDSH thuc... · những nơi có hệ thực vật

69

Phụ lục 1. Danh lục thực vật rừng ngập mặn Long Sơn – Vũng Tàu

TT Tên khoa học Tên Việt Nam Dạng

sống

CÁC LOÀI CÂY NGẬP MẶN CHỦ YẾU

PTERIDOPHYTA NGÀNH DƯƠNG XỈ

Pteridaceae Họ Cỏ seo gà

1 Acrostichum aureum L. Ráng biển H

ANGIOSPERMAE NGÀNH HẠT KÍN

DICOTYLEDONEAE LỚP HAI LÁ MẦM

Acanthaceae Họ Ô rô

2 Acanthus eberacteatis Vahl. Ô rô C

3 Acanthus ilicifolius L. Ô rô C

Avicenniaceae Họ Mắm

4 Avicennia marina (Forsk.) Veirh Mắm biển G

5 Avicennia alba Bl. Mắm trắng G

6 Avicennia officinalis L. Mắm lưỡi đồng, Mắm đen G

Bignoniaceae Họ Quao

7 Dolichandrone spathacea (L.f.) K. Schum. Quao nước G

Combretaceae Họ Bàng

8 Lumnitzera racemosa (Gaud.) Presl. Cóc vàng G

9 Lumnitzera littorea (Jack.) Voigt Cóc đỏ

Euphorbiaceae Họ Thầu dầu

10 Excoecaria agallocha L. Giá G

Meliaceae Họ Xoan

11 Xylocarpus granatum Koen. Xu ổi G

12 Xylocyrpus moluccensis (Lamk.) Roem. Xu nhỏ G

Mysinaceae Họ Đơn nem

13 Aegiceras corniculatum (L.) Blanco Sú G

14 Aegiceras floridum Roem and Schult Sú đỏ G

Rhizophoraceae Họ Đước

15 Bruguiera cylindrica (L.) Blume. Vẹt trụ G

Page 8: SỰ CẦN THIẾT PHẢI BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC THẢM …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/10201/1/06 Bao ton DDSH thuc... · những nơi có hệ thực vật

70

TT Tên khoa học Tên Việt Nam Dạng

sống

16 Bruguiera gymnorrhiza (L.) Lam. Vẹt dù G

17 Bruguiera sexangula (Lour.) Poir. in Lamk. Vẹt đen G

18 Ceriops decandra (Griff.) Ding Hou. Dà quánh G

19 Ceriops tagal (Perr.) C.B. Rob. Dà vôi G

20 Kandelia candel (L.) Druce. Trang G

21 Rhizophora apiculata Bl. Đước đôi G

22 Rhizophora mucronata Poir. In Lamk. Đưng, đước bộp G

Rubiaceae Họ Cà phê

23 Scyphiphora hydrophyllacea Gaertn. F. Côi G

Sonneratiaceae Họ Bần

24 Sonneratia alba J.E. Bần trắng G

25 Sonneratia caseolaris (L.) Engl. Bần chua G

26 Sonneratia ovata Bak. Bần ổi G

Sterculiaceae Họ Trôm

27 Heritiera littoralis Dry. Cui biển G

MONOCOTYLEDONEAE LỚP MỘT LÁ MẦM

Arecaceae Họ Cau

28 Nypa fruticans Wurmb. Dừa nước H

CÁC LOÀI CÂY THAM GIA NGẬP MẶN

ANGIOSPERMAE NGÀNH HẠT KÍN

DICOTYLEDONEAE LỚP HAI LÁ MẦM

Acanthaceae Họ Ô rô

29 Ruellia tuberosa L. Quả nổ C

30 Hygrophila phlomoides Nees. Đình lịch lông trắng C

Aizoaceae Họ Rau đắng đất

31 Sesuvium portulacastrum L. Sam biển C

Amaranthaceae Họ Rau dền

32 Alternanthera repens (L.) Kuntze Rau dệu C

Annonaceae Họ Na

Page 9: SỰ CẦN THIẾT PHẢI BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC THẢM …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/10201/1/06 Bao ton DDSH thuc... · những nơi có hệ thực vật

71

TT Tên khoa học Tên Việt Nam Dạng

sống

33 Annona glabra L. Na biển G

Asclepiadaceae Họ Thiên Lý

34 Gymnanthera nitida R. Br. Lõa hùng L

35 Sarcolobus globosus Wall Dây cám L

Asteraceae Họ Cúc

36 Lactuca indica L. Bồ công anh C

37 Pluchea indica (L.) Lees Cúc tần C

38 Pluchea pteropoda Hemsl. Sài hồ Nam C

39 Wedelia biflora (L.) DC. Cúc hai hoa C

40 Gynura procumbens (Lour.) Merr. Kim thất C

Boraginaceae Họ Vòi voi

41 Cordia cochinchinensis Gagn. Tâm mộc Nam Bộ G

Chenopodiaceae Họ Rau muối

42 Suaeda maritima (L.) Dum Rau muối biển C

Convovulaceae Họ Khoai lang

43 Ipomoea pes-caprae (L.) Br. Muống biển L

Euphorbiaceae Họ Thầu dầu

44 Glochidion littorale Bl. Bọt ếch B

Fabaceae Họ Đậu

45 Canavalia. lineata (Thunb.) A.P. de Cand. Đậu cộ L

46 Derris trifoliata Lour. Cốc kèn L

47 Dalbergia candenatensis (Dennst.) Prain Me nước L

Loranthaceae Tầm gửi

48 Dendrophtoe pentandra (L.) Miq. Tầm gửi K

49 Viscum orientale Willd. Tầm gửi lá dày K

Malvaceae Họ Bông

50 Hibiscus tiliaceus L. Tra G

51 Thespesisa populnea (L.) Soland ex. Correa Tra lâm vồ G

Myrtacecae Họ Sim

Page 10: SỰ CẦN THIẾT PHẢI BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC THẢM …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/10201/1/06 Bao ton DDSH thuc... · những nơi có hệ thực vật

72

TT Tên khoa học Tên Việt Nam Dạng

sống

52 Melaleuca cajuputi Powell Tràm G

Portulacaceae Họ Rau sam

53 Portulaca oleracea L. Rau sam C

Rubiaceae Họ Cà phê

54 Psychotria serpens L. Lìm kìm/Dây vuốt L

Salvadoraceae Họ Gai me

55 Azima sarmentosa (Bl.) Benth. & Hook. Chùm lé L

Styraceae Họ Bồ đề

56 Styrax agrestis (Lour.) G. Don. Méc G

Verbenaceae Họ Cỏ roi ngựa

57 Clerodendron inerme (L.) Gaertn. Vạng hôi/Ngọc nữ biển B

Vitaceae Họ Nho

58 Cayratia trifolia (L.) Domin Dây giác L

MONOCOTYLEDONEAE LỚP MỘT LÁ MẦM

Arecaceae Họ Cau dừa

59 Phoenix paludosa Roxd Chà là H

Cyperaceae Họ Cói

60 Cyperus malaccensis Lam. Cói, lác C

61 Scirpus kimsonensis K. Khoi Cỏ ngạn C

62 Cyperus tagetiformis Roxb Cói chiếu C

63 Fimbristylis littoralis Gand. Cỏ lông tượng C

64 Fimbristylis miliacea (L.) Vahl. Cỏ chác C

Flagellariaceae Họ Mây nước

65 Flagellaris indica L. Mây nước L

Poaceae Họ Lúa

66 Cynodon dactylon (L.) Pers. Cỏ gà C

67 Sporobolus virginicus (L.) Kunth Cỏ cáy C

68 Paspalum vaginicum Swort. Cỏ san sát C

CÂY DI CƯ VÀO RỪNG NGẬP MẶN

Page 11: SỰ CẦN THIẾT PHẢI BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC THẢM …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/10201/1/06 Bao ton DDSH thuc... · những nơi có hệ thực vật

73

TT Tên khoa học Tên Việt Nam Dạng

sống

PTERIDOPHYTA NGÀNH DƯƠNG XỈ

Dennstaedtiaceae Họ Ráng đăng tiết

69 Pteridum aquilinum (L.) Kuhn Ráng cánh to H

Parkeriaceae Họ Gạc nai

70 Ceratopteris thalictroides (L.) Brongn Ráng gạc nai H

Pteridaceae Họ Chân xỉ

71 Stenochlaena palustris (Burm.f.) Bedd. Dây choại H

ANGIOSPERMAE NGÀNH HẠT KÍN

DICOTYLEDONEAE LỚP HAI LÁ MẦM

Aizoaceae Họ Rau đắng

72 Glinus oppositifolius L.Dc. Rau đắng C

Amaranthaceae Họ Rau dền

73 Alternanthera sessilis L. DC. Rau rệu không cuống C

74 Amaranthus spinosus L. Dền gai C

Apiaceae Họ Hoa tán

75 Centella asiatica (L.) Urb. Rau má C

Asclepiadaceae Họ Thiên lý

76 Finlaysonia obovata Wall. Dây mủ/Phin lai sơn L

77 Oxystelama esculenta (L.f) F.A. Schult Dây cù mai L

78 Tylophora indica (Burm. f.) Merr. Đầu đài ấn L

79 Tylophora tenius Bl. Đầu đài mảnh L

80 Zygostelma benthami Baill. L

Asteraceae Họ Cúc

81 Artemisia vulgaris L. Ngải cứu C

82 Eclipta prostrata (L.) Hassk. Nhọ nồi C

83 Eupatorium odoratum L. Cỏ lào C

Convovulaceae Họ Khoai lang

84 Ipomoea obscura L. Ker-Gawl Bìm bìm L

Cucurbitaceae Họ Bầu bí

Page 12: SỰ CẦN THIẾT PHẢI BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC THẢM …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/10201/1/06 Bao ton DDSH thuc... · những nơi có hệ thực vật

74

TT Tên khoa học Tên Việt Nam Dạng

sống

85 Gymnopetalum cochinchinese (Lour.)Kurz Cứt quạ L

86 Gymnopetalum integrifolium (Roxb.) Kurz Cứt quạ L

87 Zehneria indica Keyr. Chùm thẳng L

Cuscutaceae Họ Tơ hồng

88 Cuscuta chinensis Lam. Dây tơ hồng K

Euphorbiaceae Họ Thầu dầu

89 Antidesma ghaesembilla Gaertn. Chòi mòi G

Fabaceae Họ Đậu

90 Alysicarpus vaginalis (L.) A.P.de Cand. Hàn the, Đậu vẩy ốc C

91 Sesbania cannabina (Retz.) Piers Điền thanh B

92 Sesbania sesban (L.) Merr. Điền thanh tía, Điên điển B

Meliaceae Họ Xoan

93 Melia azedarach L. Xoan G

Passifloraceae Họ Lạc tiên

94 Passifloara foetida L. Lạc tiên L

Polygonaceae Họ Rau răm

95 Rumex maritimus L. Chút chít C

Rhamnaeceae Họ Táo ta

96 Zizyphus oenoplia(L.) Mill. Táo dại G

Solanaceae Họ Cà

97 Datura metel L. Cà độc dược B

98 Physalis angulata L. Tầm bóp C

Verbenaceae Họ Cỏ roi ngựa

99 Gmelina elliptica Sm Lõi thọ G

100 Lantana camara L. Thơm ổi, Ngũ sắc B

101 Premna integrifolia L. Vọng cách G

Vitaceae Họ Nho

102 Cissus vitiginea Lour. (non L.) Chìa vôi L

MONOCOTYLEDONEAE LỚP MỘT LÁ MẦM

Page 13: SỰ CẦN THIẾT PHẢI BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC THẢM …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/10201/1/06 Bao ton DDSH thuc... · những nơi có hệ thực vật

75

TT Tên khoa học Tên Việt Nam Dạng

sống

Araceae Họ Ráy

103 Cryptocoryne ciliata Wydler. Mái dầm T

Arecaceae Họ Cau dừa

104 Cocos nucifera L. Dừa H

Commelinaceae Họ Thài lài

105 Commelina diffusa Burm. f. Trai C

Cyperaceae Họ Cói

106 Cyperus castaneus Willd. Cú rơm C

107 Cyperus exaltatus Retz. U du cao C

108 Cyperus pumilis L. Cú nhỏ C

109 Fimbristylis caesia Miq. Mao thư sát C

110 Fimbristylis squarosa Vahl. Cỏ lông bò C

111 Scirpus littoralis Schrab. Hến biển C

Poaceae Họ Lúa

112 Chloris barbata Sw. Lục lông C

113 Dactyloctenium aegyptiacum (L.) Willd. Cỏ chân gà C

114 Echinochloa colonum (L.) Link Cỏ nước mặn C

115 Echinochloa crusgalli (L) P. Beauv. Cỏ lồng vực C

116 Eleusine indica (L.) Gaertn. Cỏ mần trầu C

117 Panicum maximum Jacq. Kê to C

118 Panicum repens L. Cỏ ống C

119 Phragmitea karka (L.) Veldk. Sậy C

Chú giải:

Thân gỗ: G Thân bụi: B Thân leo, trườn, bò: L Thân cỏ: C

Ký sinh: K Thủy sinh: T Dạng sống khác: H