58
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BQL DỰ ÁN FSPS II NGHỆ AN ---------------------------------------- BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI CẢNG CÁ LẠCH VẠN, LẠCH QUÈN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP XỬ LÝ. MÃ SỐ: FSPS-NGHEAN-POSMA- 2011- 1.3.8

Lời mở đầusonnptnt.nghean.vn/sonn_new/static/uploads/images/image... · Web viewBQL DỰ ÁN FSPS II NGHỆ ANBÁO CÁO ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Lời mở đầusonnptnt.nghean.vn/sonn_new/static/uploads/images/image... · Web viewBQL DỰ ÁN FSPS II NGHỆ ANBÁO CÁO ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNBQL DỰ ÁN FSPS II NGHỆ AN----------------------------------------

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

TẠI CẢNG CÁ LẠCH VẠN, LẠCH QUÈN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP XỬ LÝ.

MÃ SỐ: FSPS-NGHEAN-POSMA- 2011- 1.3.8

VINH, THÁNG 12 NĂM 2011

Page 2: Lời mở đầusonnptnt.nghean.vn/sonn_new/static/uploads/images/image... · Web viewBQL DỰ ÁN FSPS II NGHỆ ANBÁO CÁO ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

MỤC LỤCMỞ ĐẦU.........................................................................................................................4CHƯƠNG 1: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI KHU VỰC CẢNG CÁ LẠCH VẠN VÀ LẠCH QUÈN.............................................................................5

1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội khu vực cảng cá Lạch Vạn.....................51.1.1. Điều kiện tự nhiên.......................................................................................51.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội............................................................................6

1.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội khu vực cảng cá Lạch Quèn...................71.2.1. Điều kiện tự nhiên.......................................................................................71.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội............................................................................8

CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG VỀ CƠ SỞ HẠ TẦNG, CÁC HẠNG MỤC PHỤC VỤ SẢN XUẤT..............................................................................................................9

2.1. Hiện trạng cơ sở hạ tầng cảng cá Lạch Vạn....................................................92.2. Hiện trạng cơ sở hạ tầng cảng cá Lạch Quèn................................................112.3. Hiện trạng về quản lý môi trường tại cảng cá Lạch Vạn và Lạch Quèn....152.4. Năng lực của các cơ sở thu mua chế biến trên địa bàn huyện Diễn Châu, Quỳnh Lưu...............................................................................................................17

2.3.1. Các cơ sở thu gom nguyên liệu.................................................................172.3.2. Hệ thống các cơ sở chế biến......................................................................18

CHƯƠNG 3: HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI CẢNG CÁ LẠCH VẠN VÀ LẠCH QUÈN...............................................................................................................20

3.1. Các nguồn thải chính gây ô nhiễm môi trường cảng cá...............................203.2. Hiện trạng chất lượng môi trường tại cảng cá Lạch Vạn, Lạch Quèn.......24

3.2.1. Chất lượng môi trường không khí............................................................243.2.2. Chất lượng môi trường nước....................................................................26

3.3. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường cảng cá Lạch Vạn, Lạch Quèn......293.4. Ảnh hưởng của tình trạng ô nhiễm môi trường tại cảng cá Lạch Vạn, Lạch Quèn.........................................................................................................................30

3.3.1. Ảnh hưởng đến nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản..............................303.3.2. Ảnh hưởng đến hoạt động của cảng.........................................................313.3.3. Ảnh hưởng đến sức khoẻ và sinh hoạt của cộng đồng............................31

CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ, XỬ LÝ NHẰM HẠN CHẾ TÌNH TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG CẢNG CÁ LẠCH VẠN, LẠCH QUÈN...........................................................................................................................33

4.1. Giải pháp kỹ thuật...........................................................................................334.2. Giải pháp quản lý.............................................................................................36

4.2.1. Các giải pháp quản lý chung.....................................................................364.2.2. Các giải pháp quản lý cụ thể.......................................................................37

2

Page 3: Lời mở đầusonnptnt.nghean.vn/sonn_new/static/uploads/images/image... · Web viewBQL DỰ ÁN FSPS II NGHỆ ANBÁO CÁO ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Tàu thuyền, sản lượng khai thác hải sản Lạch Vạn.................................7Bảng 1.2: Tàu thuyền, sản lượng khai thác hải sản cửa Lạch Quèn........................8Bảng 2.1: Số lượng và công suất của các cơ sở thu gom nguyên liệu.....................18Bảng 2.2: Số lượng và công suất của các cơ sở chế biến nước mắm.......................18Bảng 2.3: Số lượng và công suất của các cơ sở chế biến hàng khô........................18Bảng 2.4: Số lượng và công suất của các cơ sở chế biến đông lạnh.......................19Bảng 2.5: Số lượng và công suất của các cơ sở chế biến hộ gia đình......................19Bảng 3.1: Nguồn và dạng chất thải phát sinh ở cảng cá..........................................20Bảng 3.2: Lưu lượng nước thải phát sinh từ cảng cá Lạch Vạn, Lạch Quèn........21Bảng 3.3: Kết quả phân tích chất lượng nước thải tại cảng cá Lạch Vạn.............22Bảng 3.4: Kết quả phân tích chất lượng nước thải tại cảng cá Lạch Quèn...........23Bảng 3.5: Tổng hợp đánh giá nhanh về chất lượng môi trường không khí...........24Bảng 3.6: Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí tại cảng cá Lạch Vạn............................................................................................................................... 25Bảng 3.7: Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí tại cảng cá Lạch Quèn..............................................................................................................................25Bảng 3.8: Tổng hợp đánh giá nhanh về chất lượng môi trường nước...................26Bảng 3.9: Kết quả phân tích chất lượng nước mặt tại cảng cá Lạch Vạn.............27Bảng 3.10: Kết quả phân tích chất lượng nước mặt tại cảng cá Lạch Quèn.........28Bảng 3.11: Chất lượng nước ngầm tại khu vực cảng cá Lạch Vạn........................29Bảng 3.12: Chất lượng nước ngầm tại khu vực cảng cá Lạch Quèn......................29Bảng 3.13: Tình hình khám chữa bệnh xã Diễn Ngọc 9 tháng năm 2011..............32

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Bản đồ khu vực Cảng cá Lạch Vạn, xã Diễn Ngọc, huyện Diễn Châu....7Hình 4.1: Sơ đồ thoát nước mưa trong khu vực cảng..............................................34Hình 4.2: Sơ đồ hệ thống thoát nước thải trong cảng..............................................35Hình 4.3: Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải của cảng cá..........................................35Hình 4.4: Hệ thống thùng thu gom chất thải rắn trong cảng..................................36Hình 4.5: Cơ cấu hệ thống quản lý môi trường tại cảng cá.....................................37

3

Page 4: Lời mở đầusonnptnt.nghean.vn/sonn_new/static/uploads/images/image... · Web viewBQL DỰ ÁN FSPS II NGHỆ ANBÁO CÁO ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

MỞ ĐẦUNghệ An nằm trong vùng Bắc Trung bộ với chiều dài bờ biển 82km, là tỉnh có

tiềm năng để phát triển nghề khai thác hải sản. Toàn tỉnh hiện có hơn 4.300 tàu thuyền khai thác với sản lượng khai thác hàng năm từ 55.000- 60.000 tấn hải sản các loại. Tuy nhiên, sự tăng trưởng nhanh chóng về số lượng tàu thuyền và sản lượng khai thác không đi đôi với sự phát triển hệ thống dịch vụ hậu cần nghề cá, đặc biệt là hệ thống cảng cá, bến cá hiện đang gây ra nhiều áp lực đối với hiện trạng môi trường của các địa phương. Vấn đề ô nhiễm môi trường dẫn đến mất an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) đã và đang làm giảm chất lượng thuỷ hải sản, ảnh hưởng đến giá trị kinh tế và tính cạnh tranh của sản phẩm hải sản trên thị trường trong nước và xuất khẩu. Việc cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường ở các hệ thống cảng cá, bến cá, phát triển hệ thống dịch vụ hậu cần nghề cá đồng bộ, hiệu quả hiện đang là vấn đề rất cấp thiết đối với sự phát triển bền vững nghề khai thác hải sản, nhằm thực hiện định hướng chiến lược phát triển kinh tế biển của cả nước nói chung và Nghệ An nói riêng.

Theo đó, việc khảo sát, đánh giá hiện trạng môi trường các cảng cá, bến cá trên địa bàn tỉnh và đưa ra các giải pháp xử lý nhằm cải thiện chất lượng môi trường là một nhiệm vụ quan trọng, là cơ sở cho các ngành, các cấp đưa ra những giải pháp và định hướng trong quản lý, đầu tư hệ thống cảng cá, bến cá nhằm phát triển ngành khai thác thủy sản bền vững.

Trong khuôn khổ hợp phần “Tăng cường năng lực sau thu hoạch và marketing (POSMA)”, hoạt động “Đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường tại Cảng cá Lạch Vạn, Lạch Quèn và đề xuất các giải pháp xử lý” (Mã số: FSPS-Nghean/POSMA/2011/1.3.8) đã được thực hiện nhằm mục đích báo cáo đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường tại Cảng cá Lạch Vạn, Lạch Quèn nhằm cung cấp thông tin đầy đủ cho ngành Nông nghiệp và PTNT; đề xuất những giải pháp xử lý để sự phát triển mang tính bền vững

Để đáp ứng những mục tiêu đã đề ra của hoạt động, nhóm tư vấn đã tiến hành điều tra khảo sát hiện trạng cơ sở hạ tầng và môi trường của hai cảng cá Lạch Vạn và Lạch Quèn, phân tích nguyên nhân và dự báo xu thế diễn biến tình hình ô nhiễm môi trường ở 2 cảng cá, từ đó đưa ra giải pháp nhằm cải thiện điều kiện môi trường khu vực cảng.

Các số liệu trong báo cáo được tổng hợp từ quá trình điều tra thực tế, lấy mẫu phân tích, các báo cáo thống kê hàng năm của Sở Nông nghiệp & PTNT, Chi cục Khai thác & BVNL thủy sản, BQL Cảng cá Nghệ An và một số tài liệu thuộc các hoạt động có liên quan của Dự án FSPS II Nghệ An. Trong quá trình thực hiện báo cáo, nhóm tư vấn đã nhận được sự hợp tác, phối hợp và giúp đỡ của các địa phương, các cán bộ, chuyên gia trong ngành thuỷ sản, y tế và môi trường. Nhóm tư vấn xin chân thành cảm ơn tất cả sự hợp tác, phối hợp, giúp đỡ và trân trọng tiếp thu các ý kiến đóng góp để hoàn thiện báo cáo này.

4

Page 5: Lời mở đầusonnptnt.nghean.vn/sonn_new/static/uploads/images/image... · Web viewBQL DỰ ÁN FSPS II NGHỆ ANBÁO CÁO ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

Chương 1ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI KHU VỰC CẢNG CÁ LẠCH

VẠN VÀ LẠCH QUÈN1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội khu vực cảng cá Lạch Vạn

Cảng cá Lạch Vạn nằm tại khu vực cửa Lạch Vạn, hạ lưu sông Bùng, thuộc địa bàn xã Diễn Ngọc, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.

1.1.1. Điều kiện tự nhiên

Huyện Diễn Châu thuộc khu vực đồng bằng ven biển Nghệ An chịu ảnh hưởng của vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, chia làm hai mùa rõ rệt :

- Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 9, chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam khô nóng, nhiệt độ trung bình 250C-300C; mưa lớn vào các tháng 7, 8, 9 chiếm 76% tổng lượng mưa cả năm.

- Mùa khô từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc; lượng mưa ít, trời rét. Nhiệt độ trung bình 150C - 200C.

Nhiệt độ trung bình năm: 23,80C.

Độ ẩm trung bình năm: 85%.

Chế độ gió:

- Các tháng 10 đến tháng 2 năm sau, hướng gió thịnh hành là gió Bắc và gió Đông Bắc, tốc độ trung bình 3 5m/s.

- Các tháng 3, 4 hướng gió thịnh hành là Đông, Đông Bắc, tốc độ trung bình 3,5m/s.

- Các tháng 5, 6 là giai đoạn chuyển tiếp nên gió Đông thịnh hành, ngoài ra có gió Tây Nam, tốc độ trung bình 3 5m/s.

- Các tháng 7, 8, 9 hướng gió thịnh hành là Tây Nam, Nam, ngoài ra có xuất hiện gió Tây có tốc độ 4 6 m/s.

Bão thường xảy ra vào các tháng 5 đến tháng 10. Tốc độ gió bão có thể lên tới 40m/s.

Chế độ thuỷ văn:

Sông Bùng nằm phía Bắc tỉnh Nghệ An, thuộc hai huyện Diễn Châu và Yên Thành. Lưu vực sông Bùng có diện tích 736 km2, trong đó diện tích đồi núi: 452 km2, diện tích vùng đồng bằng: 284 km2, tổng diện tích đất canh tác: 302 km2, chiều dài lòng sông: 57km (kể từ cống 10 cửa Vũng bùn đến cửa Lạch Vạn)

Đoạn sông Lạch Vạn từ cầu Bùng đến Cửa Lạch Vạn dài 12 km chảy theo hướng từ Tây Bắc - Đông Nam chia thành 3 phân đoạn như sau:

+ Đoạn từ đập tràn cầu Bùng đến cầu Đồng Kỷ: đây là khu vực dòng sông bị chặn dòng tại đập tràn cầu Bùng, dòng chảy chủ yếu chuyển về Bara Diễn Thuỷ, nên tốc độ chảy rất nhỏ, lòng sông uốn lượn liên tục, chiều rộng lòng sông trung bình

5

Page 6: Lời mở đầusonnptnt.nghean.vn/sonn_new/static/uploads/images/image... · Web viewBQL DỰ ÁN FSPS II NGHỆ ANBÁO CÁO ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

150m. Lòng sông có độ dốc ngang thoải, lạch chủ yếu chạy sát bờ hữu. Hướng dòng chảy là Tây Đông. Chiều dài đoạn từ đập tràn cầu Bùng đến cầu Đồng Kỷ là 1910 m

+ Đoạn từ cầu Đồng Kỷ đến cầu Diễn Kim: đây là khu vực lòng sông mở rộng dần, chiều rộng lòng sông trung bình 200 m, chiều dài 4060 m. Lòng sông có độ dốc ngang thoải. Hướng dòng chảy là Tây Nam - Đông Bắc. Trong đoạn này, kênh Nhà Lê nhập với sông Bùng tại khu vực Xã Diễn Vạn - Diễn Kim

+ Đoạn từ cầu Diễn Kim đến Cửa Lạch Vạn: đây là khu vực lòng sông mở rộng đều, chiều rộng lòng sông trung bình 250 m, chiều dài 6600 m. Dòng chủ chạy giữa, hướng dòng chảy là Tây Bắc – Đông Nam. Trong đoạn này, dòng chủ sông Bùng chảy qua Bara Diễn Thuỷ nhập lại với sông Bùng tại khu vực Xã Diễn Ngọc.

(Nguồn: Đài khí tượng thuỷ văn Bắc Trung Bộ)

Hình 1.1: Bản đồ khu vực Cảng cá Lạch Vạn, xã Diễn Ngọc, huyện Diễn Châu1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Nằm ở vị trí rất thuận lợi cho giao lưu và phát triển kinh tế, đặc biệt là kinh tế biển, Diễn Châu sớm trở thành một trong những trung tâm kinh tế - chính trị - xã hội của tỉnh Nghệ An. Những năm qua, cơ cấu kinh tế của Diễn Châu đã có những chuyển biến tích cực. Tốc độ tăng trưởng GDP của Huyện bình quân đạt 15,75%/năm, trong đó Công nghiệp - Xây dựng đạt 20,5%/năm, Nông - Lâm - Ngư nghiệp đạt 11%/năm, Dịch vụ - Thương mại đạt 17,7%/năm.

Với lợi thế về điều kiện tự nhiên và xã hội, ngành khai thác thuỷ sản khu vực cửa Lạch Vạn đã sớm hình thành và phát triển. Cửa Lạch Vạn là nơi ra vào của tàu

6

Page 7: Lời mở đầusonnptnt.nghean.vn/sonn_new/static/uploads/images/image... · Web viewBQL DỰ ÁN FSPS II NGHỆ ANBÁO CÁO ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

thuyền các xã Diễn Ngọc, Diễn Bích và Diễn Thành; sản lượng khai thác hải sản của huyện Diễn Châu chủ yếu tập trung ở đây.

Bảng 1.1: Tàu thuyền, sản lượng khai thác hải sản Lạch Vạn

Địa phương Tổng số

Nhóm tàu (CV) Sản lượng

<20 20<50 50<90 90<150 150<250250<400 ≥400 Tấn/năm

1 Diễn Bích 208 0 146 10 38 12 2 0 7.000

2 Diễn Ngọc 428 34 361 21 7 3 0 2 11.000

3 Diễn Thành 62 48 14 0 0 0 0 0 500

Tổng 646 82 521 31 45 15 2 2 18.500

Nguồn: Thống kê các địa phương – Chi cục Khai thác & BVNL thuỷ sản

1.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội khu vực cảng cá Lạch QuènCảng cá Lạch Quèn là cảng chính của cửa Lạch Quèn, hạ lưu sông Mai Giang,

bao gồm cảng Bắc Quèn thuộc địa bàn xã Tiến Thuỷ và cảng Nam Quèn thuộc địa bàn xã Quỳnh Thuận, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.

1.2.1. Điều kiện tự nhiên

Quỳnh Lưu có khí hậu mang đặc tính nhiệt đới gió mùa, chịu tác động trực tiếp của hai chế độ gió.

- Mùa đông chịu ảnh hưởng gió mùa Đông bắc (tháng 11 – tháng 3 năm sau), cấp độ gió từ cấp 3 đến cấp 6,7 làm khí hậu lạnh.

- Mùa hè chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam thường gió cấp 2- cấp 4, gió khan không mang theo hơi nước nên khô và nóng từ tháng 4 đến tháng 8.

Từ tháng 8 đến tháng 10 bão lụt thường xảy ra, thường kèm theo gió lớn, mưa lũ gây thiệt hại cho hoạt động sản xuất nông nghiệp.

Nhiệt độ trung bình năm là 23,80C, nhiệt độ cao nhất cao nhất vào tháng 7, thấp nhất từ tháng 1. Quỳnh Lưu có lượng mưa thấp nhất so với các huyện khác vùng ven biển của tỉnh Nghệ An. Do vậy thời gian khô nắng kéo dài từ tháng 3 đến tháng 10.

Chế độ thuỷ văn, thủy triều:

Sông Mai Giang hay còn gọi là Sông Mơ, sông Độ Ông và kênh nhà Lê thuộc địa phận huyện Quỳnh Lưu. Sông Mai Giang nằm về phía Đông của huyện. Đây là con sông nước mặn, một đầu thông ra biển tại lạch Quèn, đầu kia thông với sông Hoàng Mai và thông ra biển tại lạch Cờn, chiều dài sông tính từ Cửa Quèn đến sông Hoàng Mai là 20 km, tính từ cửa Quèn đến cửa Cờn dài 25 km, chiều rộng lòng sông trung bình 10 20 m sông có lưu vực sông 11.266 ha, độ dốc lòng sông i=0.

Sông Mai Giang có hướng hình thành Bắc Nam, nối cửa lạch Cờn và cửa lạch Quèn chịu ảnh hưởng chế độ nhật triều không đều. Biên độ thuỷ triều từ 1,5- 2m, khi

7

Page 8: Lời mở đầusonnptnt.nghean.vn/sonn_new/static/uploads/images/image... · Web viewBQL DỰ ÁN FSPS II NGHỆ ANBÁO CÁO ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

triều cao có thể đạt 3m. Thời gian triều cường và triều kiệt thường ngắn, chất lượng nước sông khi triều cường và triều kiệt không biến động nhiều.

1.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Quỳnh Lưu là một huyện đồng bằng ven biển, nằm ở Đông Bắc tỉnh Nghệ An, cách thành phố Vinh 60 km về phía Nam, có vị trí từ 19005’ – 19023’ vĩ độ Bắc và 105026’ – 105049’ kinh Đông. Diện tích đất tự nhiên của huyện là 607,705km2, dân số 381.948 (tính đến 31/12/2010);

Năm 2010, tổng giá trị sản xuất (giá so sánh 1994) đạt 4.735,437 tỷ đồng, bằng 100,9% kế hoạch, tăng 16% so với năm 2009. Trong đó: Nông-Lâm-Ngư đạt 895,722 tỷ đồng, bằng 103,9% kế hoạch, tăng 9,8%; Công nghiệp-xây dựng cơ bản đạt 3.060,905 tỷ đồng, bằng 100,2% kế hoạch, tăng 17,4 % (Công nghiệp-Tiểu thủ công nghiệp đạt 1.880,905 tỷ đồng, bằng 100,3% kế hoạch, tăng 7,5%; Xây dựng đạt 1.180 tỷ đồng, bằng 100% kế hoạch, tăng 37,9%); Dịch vụ đạt 778,810 tỷ đồng, bằng 100,4% kế hoạch, tăng 18,1% so với năm 2009.

Là một huyện có lợi thế về kinh tế biển với chiều dài đường bờ biển 34 km, Quỳnh Lưu có các xã phát triển nghề cá mạnh: Tiến Thuỷ, Quỳnh Nghĩa, Quỳnh Long, An Hoà ở khu vực Lạch Quèn và các xã Quỳnh Lập, Quỳnh Phương, Quỳnh Dị ở khu vực Lạch Cờn. Số lượng tàu thuyền và sản lượng khai thác hải sản khu vực cửa Lạch Quèn được phân bố theo bảng sau:

Bảng 1.2: Tàu thuyền, sản lượng khai thác hải sản cửa Lạch Quèn

Địa phương Tổng số

Nhóm tàu (CV) Sản lượng<20 20<50 50<90 90<150150<250250<400 ≥400 Tấn/năm

1Quỳnh

Nghĩa116 10 0 5 9 7 42 43 4.900

2 Tiến Thuỷ 350 129 53 28 34 16 68 40 9.500

3 An Hoà 60 21 1 2 31 10 0 1 1.200

4 Quỳnh Long 168 74 21 15 36 15 7 0 6.500

Tổng 694 234 75 50 110 48 117 84 22.100

Nguồn: Thống kê các địa phương – Chi cục Khai thác & BVNL thuỷ sản

8

Page 9: Lời mở đầusonnptnt.nghean.vn/sonn_new/static/uploads/images/image... · Web viewBQL DỰ ÁN FSPS II NGHỆ ANBÁO CÁO ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

Chương 2HIỆN TRẠNG VỀ CƠ SỞ HẠ TẦNG, CÁC HẠNG MỤC PHỤC VỤ SẢN

XUẤT 2.1. Hiện trạng cơ sở hạ tầng cảng cá Lạch Vạn

Cảng cá lạch Vạn được xây dựng tại xã Diễn Ngọc – huyện Diễn Châu từ nguồn kinh phí của Chương trình Biển Đông – Hải đảo. Cảng là nơi lên bến của hơn 75% sản lượng khai thác hải sản của huyện Diễn Châu.

Hiện trạng cơ sở hạ tầng cảng cá Lạch Vạn được mô tả như sau:

Các hạng mục Mô tả hiện trạng

- Diện tích khu cảng (m2)

6000m2

- Khoảng cách với khu dân cư

Khu vực cảng sát với khu dân cư

- Cầu tàu: Hình thức bến liền bờ với chiều dài 170 m, gồm: bến đứng dài 50m và bến nghiêng dài 120m. Có khả năng cho tàu thuyền công suất 500CV và tàu thuyền có trọng tải tới 40 tấn cập bến. Mặt bến làm bằng bê tông cốt thép

- Đường giao thông nội bộ cảng

Đường giao thông nội bộ cảng có chiều dài 170 m, rộng 5,5m; được rải nhựa nhưng hiện trạng mặt đường nay đã xuống cấp. Đường chạy giữa khu nhà tiếp nhận có mái che phía ngoài và và khu chợ cá phía trong). Mặt đường thấp hơn nền của khu tiếp nhận và chợ cá. Hệ thống thoát nước kém nên nước thải từ quá trình vệ sinh cảng và nước mưa chảy tràn thường xuyên ú đọng, gây ô nhiễm môi trường.

- Khu tiếp nhận, phân loại thuỷ sản

Cảng có 2 khu nhà tiếp nhận xử lý nguyên liệu:

- Khu ngoài: Kết cấu khung thép, mái tôn có diện tích 600m2 (là khu buôn bán, thu mua hải sản của các tiểu thương trong vùng). Khu nhà này không có bồn chứa nước sạch. Nước để vệ sinh khu cảng được bơm trực tiếp từ sông. Hệ thoát nước kém và không có hệ thống xử lý nước thải. Do đó, toàn bộ nước thải từ hoạt động của khu nhà này chảy tràn trực tiếp xuống sông Lạch Vạn.

- Khu trong (chợ cá): Kết cấu bê tông cốt thép có mái che, diện tích 500m2 (thường là nơi tập kết hải sản, đóng gói, cấp lạnh để vận chuyển). Có hệ thống bể chứa nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất. Nguồn nước sử dụng là nước giếng khoan do hệ thống cung cấp nước máy hiện nay không hoạt động (không rõ nguyên nhân). Hệ thống thoát nước kém. Bể xử lý nước thải có kết cấu BTCT đặt tại vị trí thượng lưu cảng. Bể xử lý nước hiện không sử dụng được nên

9

Page 10: Lời mở đầusonnptnt.nghean.vn/sonn_new/static/uploads/images/image... · Web viewBQL DỰ ÁN FSPS II NGHỆ ANBÁO CÁO ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

toàn bộ nước thải từ hoạt động của khu nhà này và nước mưa chảy tràn ra khu vực xung quanh, một phần ngấm xuống đất và một phần chảy xuống sông Lạch Vạn qua cửa xả nước ở vị trí thượng lưu bến cập tàu.

- Kho lạnh bảo quản

- Hiện nay cảng chưa có kho lạnh bảo quản.

- 01 kho bảo quản lạnh công suất 150 tấn đang xây dựng.

- Kho dụng cụ, hoá chất

Cảng không sử dụng hoá chất để tẩy rửa.

Cảng không có kho chứa dụng cụ hoá chất.

- Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải…

Hệ thống thoát nước của cảng gồm:

- Hệ thống thoát nước chạy ngầm dưới nền cảng: thu gom nước thải từ khu nhà vệ sinh, khu sản xuất nước đá và các cư sở sản xuất xung quanh.

- Hệ thống thoát nước trên bề mặt là các rãnh nhỏ, có kích thước khoảng 5x5cm. Hệ thống này hoạt động không hiệu quả nên xảy ra tình trạng nước thải chảy tràn trên nền cảng và ứ đọng cục bộ.

Hệ thống xử lý nước thải hiện không nên toàn bộ nước thải xả thẳng ra sông Lạch Vạn.

- Xử lý chất thải rắn

Chất thải rắn của cảng hiện nay không được thu gom, xử lý. Tất cả chất thải được xả thẳng ra sông, biển.

- Sân cảng Sân cảng được sử dụng như bãi đỗ xe cho các phương tiện tiếp nhận và vận chuyển thuỷ hải sản. Diện tích sân cảng khoảng hơn 3000m2, nền cứng bằng bê tông.

- Hệ thống điện chiếu sáng

Có trạm biến áp 320KVA và hệ thống điện chiếu sáng đầy đủ

- Hệ thống cung cấp nước đá

- 01 cơ sở sản xuất đá lạnh tư nhân công suất 20 tấn/ngày.

- Nguồn nước sử dụng để sản xuất đá lạnh là nước sạch của nhà máy nước Diễn Châu

- Phương tiện vận chuyển nước đá tuỳ thuộc vào chủ tàu thuyền. Đối với tàu đánh bắt xa bờ, có thể vận chuyển bằng ô tô, các tàu thuyền nhỏ vận chuyển bằng phương tiện thô sơ.

- Hệ thống cung cấp nước

Nguồn nước phục vụ cho hoạt động của cảng:

- Nước máy: hiện nay không cấp nước

- Nước giếng khoan: sử dụng để sơ chế thuỷ sản và vệ sinh khu nhà tiếp nhận phía trong cảng. Nước được chứa trong hệ thống bể bê tông (9 bể x 4m3/bể), bể không có nắp đậy.

10

Page 11: Lời mở đầusonnptnt.nghean.vn/sonn_new/static/uploads/images/image... · Web viewBQL DỰ ÁN FSPS II NGHỆ ANBÁO CÁO ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

- Nước sông: sử dụng để sơ chế thuỷ sản và vệ sinh khu nhà tiếp nhận phía ngoài cảng. Nước được bơm trực tiếp từ sông, không qua xử lý và chứa trong 2 bể đặt ở hai đầu nhà tiếp nhận (2 bể x 1,5m3).

- Nước mưa: sử dụng cho sinh hoạt của nhân viên cảng.

- Hệ thống cung cấp xăng dầu

Cảng có 01 trạm cung cấp xăng dầu cách khu nhà tiếp nhận ngoài khoảng hơn 8 m. Trạm xăng không có hệ thống đường ống dẫn dầu xuống khu vực bến cập tàu. Chủ tàu thuyền mua xăng trực tiếp tại trạm và vận chuyển bằng nhiều phương tiện khác nhau. Tình trạng xăng dầu rơi vãi xung quanh khu vực trạm xăng xảy ra phổ biến. Xăng dầu rơi vãi có thể ngấm xuống đất hoặc bị nước mưa rửa trôi xuống sông.

Hệ thống phòng cháy chữa cháy

Cảng không có hệ thống phòng cháy chữa cháy

- Tàu thuyền đăng ký + Số lượng

+ Công suất tàu

Số tàu thuyền thường xuyên ra vào bến 500 chiếc với sản lượng 18.500 tấn hải sản/năm

Hàng hoá qua cảng những ngày cao điểm tương đối lớn: Thuỷ sản 70 tấn/ngày, đá lạnh 4 tấn/ngày, 80 đôi tàu lưới kéo 48CV/ngày…

Đánh giá hiện trạng

Nhìn chung, cơ sở hạ tầng của cảng cá tương đối đầy đủ như: Trạm biến áp 320 KVA, 01 cơ sở nước đá công suất 20 tấn/ngày, hệ thống kho đông lạnh công suất 150 tấn đang được xây dựng, nhà phân loại cá, nhà quản lý, trạm xăng dầu…. Nguồn nước máy sử dụng làm đá lạnh, nước mưa dùng cho sinh hoạt và nước giếng khoan rửa khu vực trong cảng, nước sông rửa khu vực bến tiếp nhận thuỷ sản. Tuy nhiên, hệ thống thoát nước thải kém và không được xử lý trước khi thải ra sông, biển; không có hệ thống thu gom chất thải rắn, vì vậy, hai bên cánh gà của cảng là nơi chứa chất thải rắn chưa xử lý của dân cư quanh cảng. Bên cạnh đó, hoạt động của nhà máy sản xuất bột cá gây ô nhễm nghiêm trọng môi trường địa phương.

Ngoài, hệ thống luồng lạch ra vào cảng bị cạn và bồi lắng nhiều, đa số các tàu thuyền không thể ra vào khi triều xuống; hạn chế việc phát triển nghề cá địa phương.

2.2. Hiện trạng cơ sở hạ tầng cảng cá Lạch QuènCảng cá lạch Quèn được xây dựng từ nguồn kinh phí của Chương trình Biển

Đồng – Hải đảo, bao gồm cảng cá Bắc Quèn năm trên địa bàn xã Tiến Thuỷ và cảng cá Nam Quèn nằm trên địa bàn xã Quỳnh Thuận – huyện Quỳnh Lưu.

11

Page 12: Lời mở đầusonnptnt.nghean.vn/sonn_new/static/uploads/images/image... · Web viewBQL DỰ ÁN FSPS II NGHỆ ANBÁO CÁO ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

Cảng Bắc Quèn (Tiến Thuỷ)

Các hạng mục Mô tả hiện trạng

- Diện tích khu cảng (m2)

Diện tích chính 2550m2 (170m x 15 m)

- Khoảng cách với khu dân cư

Khu vực cảng sát với khu dân cư

- Cầu tàu: - Hình thức bến liền bờ với chiều dài 170 m, 02 cánh gà hai bên được tư nhân phát triển trên hệ thống kè tránh, trú bão với chiều dài 100m và 50m; tổng chiều dài cảng cập tàu là 320m.

- Mặt bến làm bằng bê tông cốt thép.

- Có khả năng cho tàu thuyền công suất 500CV và tàu thuyền có trọng tải tới 40 tấn cập bến.

- Khu tiếp nhận, phân loại thuỷ sản

Mặt bằng cảng chỉ là nơi tiếp nhận thuỷ sản và chuyển nguyên vật liệu cho chuyến biển, không có hệ thống mái che hay nhà phân loại cá, các hệ thống dịch vụ hậu cần đều nằm ở ngoài cảng chính.

- Kho lạnh bảo quản

08 kho bảo quản lạnh với tổng công suất 500 tấn.

- Kho dụng cụ, hoá chất

Cảng không sử dụng hoá chất để tẩy rửa.

Cảng không có kho chứa dụng cụ hoá chất.

- Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải…

- Cảng không có hệ thống thoát nước, bề mặt cảng thường xuyên ú đọng nước thải từ quá trình rửa cá, cấp đông và vận chuyển.

- Cảng không có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Toàn bộ nước thải từ hoạt động của cảng chảy tràn trên bề mặt và chảy xuống biển, một số chảy ngược vào đường giao thông của khu dân cư.

- Xử lý chất thải rắn

Chất thải rắn của cảng hiện nay không được thu gom, xử lý. Tất cả chất thải được xả thẳng ra sông, biển.

- Hệ thống điện chiếu sáng

Cảng không có trạm biến áp riêng mà dùng chung trạm biến áp với xã Tiến Thuỷ.

- Hệ thống cung cấp nước đá

- 06 cơ sở sản xuất đá lạnh tư nhân với tổng công suất khoảng 300 tấn/ngày.

- Nguồn nước sử dụng để sản xuất đá lạnh là nước giếng khoan đã qua lắng lọc sơ bộ.

- Phương tiện vận chuyển nước đá tuỳ thuộc vào chủ tàu thuyền. Đối với tàu đánh bắt xa bờ, có thể vận chuyển bằng ô tô, các tàu thuyền nhỏ vận chuyển bằng phương tiện thô sơ.

12

Page 13: Lời mở đầusonnptnt.nghean.vn/sonn_new/static/uploads/images/image... · Web viewBQL DỰ ÁN FSPS II NGHỆ ANBÁO CÁO ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

- Hệ thống cung cấp nước

Cảng không có hệ thống cung cấp nước sạch.

Nguồn nước phục vụ cho hoạt động của cảng là nước sông, sử dụng để sơ chế thuỷ sản và vệ sinh cảng. Nước được bơm trực tiếp từ sông, không qua xử lý

- Hệ thống cung cấp xăng dầu

Cảng có 06 trạm cung cấp xăng dầu nằm ngoài khu vực cảng chính. Các trạm xăng không có hệ thống đường ống dẫn dầu xuống khu vực bến cập tàu. Chủ tàu thuyền mua xăng trực tiếp tại trạm và vận chuyển bằng nhiều phương tiện khác nhau. Tình trạng xăng dầu rơi vãi xung quanh khu vực trạm xăng xảy ra phổ biến. Xăng dầu rơi vãi có thể ngấm xuống đất hoặc bị nước mưa rửa trôi xuống sông.

Hệ thống phòng cháy chữa cháy

Cảng không có hệ thống phòng cháy chữa cháy

Số lượng tàu thuyền và sản lượng

Tổng số tàu có thể cập cảng cùng một lúc khoảng 40 chiếc/400CV; hàng hoá qua cảng nhiều nhất trong một ngày: Thuỷ sản: 190 ÷ 200 tấn, đá lạnh: 500 tấn. Thời gian lên bến thuỷ sản từ 3h ÷ 4h đối với tàu máy ≥ 250CV, thời gian bốc đá lạnh và nhiên liệu gần 01 giờ. Sản lượng thuỷ sản qua cảng khoảng 35.000 tấn/năm

Đánh giá hiện trạng

Hiện trạng cơ sở hạ tầng cảng Bắc Quèn nhìn chung chưa hoàn thiện, không đáp ứng được những điều kiện cơ bản để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và vệ sinh môi trường của một cảng cá. Mặt bằng cảng chỉ là nơi tiếp nhận thuỷ sản và chuyển nguyên vật liệu cho chuyến biển, không có hệ thống mái che hay nhà phân loại cá, các hệ thống dịch vụ hậu cần đều nằm ở ngoài cảng chính. Đặc biệt cảng không có hệ thống cấp thoát nước, xử lý nước thải, thu gom chất thải rắn nên tình trạng nước thải và rác thải chảy tràn xuống sông gây ô nhiễm nước sông tại khu vực cửa Quèn.

Cảng Nam Quèn (Quỳnh Thuận)

Các hạng mục Mô tả hiện trạng

- Diện tích khu cảng (m2)

Diện tích chính 12.000m2 (bao gồm cả diện tích đang cho các doanh nghiệp thuê mặt bằng sản xuất)

- Khoảng cách với khu dân cư

Khu vực cảng sát với khu dân cư

- Cầu tàu: - Hệ thống cầu cảng hình chữ L nối liền bờ, chiều dài cầu cảng 50m - Mặt bến làm bằng bê tông cốt thép. - Khả năng tiếp nhận 06 tàu/400CV (Đậu 02 lớp) khi thời gian triều cường.

- Khu tiếp Cầu cảng cũng là nơi tiếp nhận thuỷ sản và chuyển nguyên vật liệu

13

Page 14: Lời mở đầusonnptnt.nghean.vn/sonn_new/static/uploads/images/image... · Web viewBQL DỰ ÁN FSPS II NGHỆ ANBÁO CÁO ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

nhận, phân loại thuỷ sản

cho chuyến biển, không có hệ thống mái che hay nhà phân loại cá.

- Đường giao thông nội bộ cảng

Đường giao thông nội bộ cảng có chiều dài 200 m, rộng 5,5m; được rải nhựa. Hiện trạng mặt đường còn tương đối tốt. Có hệ thống thoát nước mưa bằng BTCT ngầm.

- Kho lạnh bảo quản

03 kho bảo quản lạnh công suất 150 tấn

- Kho dụng cụ, hoá chất

Cảng không sử dụng hoá chất để tẩy rửa.

Cảng không có kho chứa dụng cụ hoá chất.

- Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải…

- Cảng có hệ thống thoát nước thu nước từ khu nhà hành chính của cảng, đường giao thông nội cảng và xả thẳng ra biển.

- Cảng không có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Nước thải từ hoạt động của cảng (rửa cảng, sơ chế thuỷ sản) và nước mưa chảy tràn trên bề mặt và chảy xuống biển.

- Xử lý chất thải rắn

Cảng được vệ sinh vào cuối mỗi ngày làm việc. Tuy nhiên chỉ một phần nhỏ rác thải được thu gom và xử lý bằng phương pháp đốt. Còn lại phần lớn cuốn theo nước rửa cảng ra biển.

Cảng không bố trí các thùng thu gom rác thải.

- Hệ thống điện chiếu sáng

Có trạm biến áp 250KVA và hệ thống chiếu sáng đường nội cảng, cầu tàu và khu nhà hành chính.

- Hệ thống cung cấp nước đá

- 04 xưởng đá lạnh công suất 28 tấn/ngày

- Nguồn nước sử dụng để sản xuất đá lạnh là nước giếng khoan đã qua lắng lọc sơ bộ.

- Phương tiện vận chuyển nước đá tuỳ thuộc vào chủ tàu thuyền. Đối với tàu đánh bắt xa bờ, có thể vận chuyển bằng ô tô, các tàu thuyền nhỏ vận chuyển bằng phương tiện thô sơ.

- Hệ thống cung cấp nước

Cảng không có hệ thống cung cấp nước sạch.

Nguồn nước phục vụ cho hoạt động của cảng là nước sông, sử dụng để sơ chế thuỷ sản và vệ sinh cảng. Nước được bơm trực tiếp từ sông, không qua xử lý

- Hệ thống cung cấp xăng dầu

02 trạm cung cấp xăng dầu. Các trạm xăng không có hệ thống đường ống dẫn dầu xuống khu vực bến cập tàu. Chủ tàu thuyền mua xăng trực tiếp tại trạm và vận chuyển bằng nhiều phương tiện khác nhau. Tình trạng xăng dầu rơi vãi xung quanh khu vực trạm xăng xảy ra

14

Page 15: Lời mở đầusonnptnt.nghean.vn/sonn_new/static/uploads/images/image... · Web viewBQL DỰ ÁN FSPS II NGHỆ ANBÁO CÁO ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

phổ biến. Xăng dầu rơi vãi có thể ngấm xuống đất hoặc bị nước mưa rửa trôi xuống sông.

Hệ thống phòng cháy chữa cháy

Cảng không có hệ thống phòng cháy chữa cháy

Số lượng tàu thuyền và sản lượng

Cảng cá Nam Quèn chủ yếu tiếp nhận hàng hoá và tàu thuyền xã Quỳnh Long và cung cấp nhiên liệu, đá lạnh cho một số tàu xã Quỳnh Nghĩa và An Hoà. Cảng thường bị cạn khi triều xuống; hàng hoá qua cảng nhiều nhất là khoảng 10 tấn thuỷ sản và 100 tấn nước đá/ngày. Sản lượng thuỷ sản qua cảng khoảng 4.000 tấn/năm.

Đánh giá hiện trạng

Cảng Nam Quèn không đáp ứng đủ nhu cầu lên bến của tàu thuyền xã Quỳnh Long; các tàu có công suất máy lớn, sản lượng khai thác chuyến biển cao, đặc biệt là các tàu vây, đa số đều sang cảng Bắc Quèn để vận chuyển hải sản lên bến, mặc dù các chủ buôn thu mua là từ xã Quỳnh Long. Hiện trạng cơ sở hạ tầng của cảng Nam Quèn cũng chưa hoàn thiện, không đáp ứng được những điều kiện cơ bản để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và vệ sinh môi trường của một cảng cá. Cầu cảng chỉ là nơi tiếp nhận thuỷ sản và chuyển nguyên vật liệu cho chuyến biển, không có hệ thống mái che hay nhà phân loại cá. Đặc biệt cảng không có hệ thống xử lý nước thải, thu gom chất thải rắn nên tình trạng nước thải và rác thải chảy tràn xuống sông gây ô nhiễm nước sông tại khu vực cửa Quèn. Bên cạnh đó, nhà máy bột cá gây ô nhiễm nghiêm trọng khu vực này.

2.3. Hiện trạng về quản lý môi trường tại cảng cá Lạch Vạn và Lạch QuènCảng cá Lạch Vạn và cảng cá Lạch Quèn được xây dựng từ nguồn kinh phí của

Chương trình Biển Đông – Hải đảo. Hai cảng cá này đều trực thuộc quyền quản lý của BQL Cảng cá Nghệ An, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nghệ An. Tuy nhiên việc quản lý các cảng cá này hiện nay vẫn chưa có những quy chế, quy định cụ thể bằng các văn bản quản lý nên sự phối hợp quản lý giữa các cấp còn lỏng lẻo, đặc biệt là những quy định về bảo vệ môi trường.

Về mặt quản lý nhà nước nói chung cảng cá cũng như các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ khác đều phải tuân thủ Luật BVMT năm 2005 trong đó quy định cảng cá và các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong cảng cá phải đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường sau đây:

a) Có hệ thống kết cấu hạ tầng thu gom và xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường.

Trường hợp nước thải được chuyển về hệ thống xử lý nước thải tập trung thì phải tuân thủ các quy định của tổ chức quản lý hệ thống xử lý nước thải tập trung;

15

Page 16: Lời mở đầusonnptnt.nghean.vn/sonn_new/static/uploads/images/image... · Web viewBQL DỰ ÁN FSPS II NGHỆ ANBÁO CÁO ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

b) Có đủ phương tiện, thiết bị thu gom, lưu giữ chất thải rắn và phải thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn;

c) Có biện pháp giảm thiểu và xử lý bụi, khí thải đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường; bảo đảm không để rò rỉ, phát tán khí thải, hơi, khí độc hại ra môi trường; hạn chế tiếng ồn, phát sáng, phát nhiệt gây ảnh hưởng xấu đối với môi trường xung quanh và người lao động;

d) Bảo đảm nguồn lực, trang thiết bị đáp ứng khả năng phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường, đặc biệt là đối với cơ sở sản xuất có sử dụng hoá chất, chất phóng xạ, chất dễ gây cháy, nổ.

Tuy nhiên tại cả hai cảng cá Lạch Vạn và Lạch Quèn, những yêu cầu trên đây đều không đáp ứng được. Chính vì vậy, tình trạng ô nhiễm môi trường tại các cảng cá là không thể tránh khỏi.

Đối với các cơ sở sản xuất chế biến thuỷ sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có thông tư số 14/2009/TT-BNN ngày 12/3/2009 của Bộ nông nghiệp về hướng dẫn quản lý môi trường trong lĩnh vực chế biến thủy sản, phân cấp công tác quản lý về môi trường cho các cấp, cụ thể với những cơ sở có công suất trên 1.000 tấn sp/năm phải thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường. Còn những cơ sở có công suất dưới 1.000 tấn sp/năm phải làm Bản đăng ký cam kết bảo vệ môi trường.

Với đặc thù của ngành chế biến thủy sản Nghệ An nói chung và khu vực các cảng cá nói riêng rất đa dạng về loại hình cũng như quy mô sản xuất (cơ sở chế biến vừa, tư nhân, nhỏ lẻ, làng nghề….) nên việc áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật ở trên cho một số đối tượng, loại hình không phù hợp hoặc khó áp dụng.

So sánh điều kiện thực tế của các cơ sở thì việc bắt buộc các cơ sở áp dụng các quy chuẩn chung tại thời điểm này là quá cao do các cơ sở chế biến tư nhân, cơ sở chế biến trong làng nghề đều ở quy mô nhỏ, lẻ và dạng hộ gia đình nên chưa có kinh phí để lắp đặt hệ thống xử lý môi trường đạt chuẩn.

* Về công tác phân công và phối kết hợp

- Phân công thực hiện:

Sở Tài nguyên môi trường là đơn vị chịu trách nhiệm chung về thực hiện công tác quản lý BVMT đối các cơ sở sản xuất kinh doanh trong đó có hoạt động của cảng cá và các cơ sở chế biến thuỷ sản.

Phòng Tài nguyên môi trường cấp huyện thực hiện xác nhận bản kam kết môi trường; Kiểm tra giám sát công tác BVMT đối những cơ sở có quy mô dưới 1.000 tấn sp/năm và không phải làm báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Sở Nông nghiệp &PTNT là đơn vị chủ quản đối với các cảng cá và là đơn vị phối hợp trong việc kiểm tra đánh giá tác động môi trường; Chỉ đạo kiểm tra, thực hiện các văn bản quy phạm phát luật về BVMT trong chế biến thủy sản; Tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo tổ chức đánh giá mức độ ô nhiễm của các cảng cá và các khu

16

Page 17: Lời mở đầusonnptnt.nghean.vn/sonn_new/static/uploads/images/image... · Web viewBQL DỰ ÁN FSPS II NGHỆ ANBÁO CÁO ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

chế biến thủy sản tập trung, quy hoạch các khu chế biến thủy sản tập trung; Tuyên truyền sử dụng công nghệ ít gây ô nhiễm môi trường cho các cơ sở chế biến thủy sản.

Ban quản lý cảng cá Nghệ An là đơn vị quản lý trực tiếp hoạt động của cảng cá Lạch Vạn và Lạch Quèn, trực tiếp thực hiện các quy định về BVMT và kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về BVMT của các cơ sở chế biến thuỷ sản, cơ sở kinh doanh cung cấp các dịch vụ hậu cần nghề cá, tàu thuyền và các phương tiện trong phạm vi cảng. Tuy nhiên, việc thực hiện các nhiệm vụ nói trên của BQL cảng cá Nghệ An nói chung, cảng vụ cảng Lạch Vạn và Lạch Quèn nói riêng là chưa triệt để và nghiêm túc.

- Phối kết hợp:

Trong thời gian qua Sở Tài nguyên môi trường cũng đã chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiêp&PTNT triển khai các hoạt động kiểm tra, đánh giá tác động môi trường đối một số cơ sở chế biến thủy sản có quy mô trên 1.000 tấn sản phẩm/năm.

Với nhiệm vụ quản lý chung về thủy sản, hàng năm Sở Nông nghiệp &PTNT đã tiến hành phối hợp với chính quyền cấp huyện (Phòng Nông nghiệp, Phòng Công Thương, Phòng Tài nguyên); UBND cấp xã tiến hành kiểm tra điều kiện sản xuất kinh doanh của các cơ sở chế biển thủy sản trong đó có hạng mục kiểm tra hệ thống xử lý chất thải của cơ sở.

Sở Nông nghiệp & PTNT đã chủ trì phối hợp với Sở Công thương, Sở Tài nguyên triển khai thực hiện công tác xây dựng đề án quy hoạch khu chế biến thủy sản tập trung trên địa bàn tỉnh Nghệ An từ năm 2008.

Công tác phối kết hợp tuy đã có những vẫn còn nhiều hạn chế, chưa thường xuyên và đồng bộ, nhất là đối với cấp huyện và cấp cơ sở. Việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện BVMT tại các cảng cá cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền địa phương và BQL cảng cá thì hiện nay còn rất hạn chế.

2.4. Năng lực của các cơ sở thu mua chế biến trên địa bàn huyện Diễn Châu, Quỳnh Lưu2.3.1. Các cơ sở thu gom nguyên liệu

Các loại hình cơ sở thu gom nguyên liệu, bao gồm: Thu gom - rửa sạch - cấp đông - bảo quản; Thu gom - sơ chế - bảo quản lạnh; Thu gom về chế biến. Bảng dưới đây thể hiện số lượng các cơ sở thu gom và quy mô, công suất tương ứng trên địa bàn huyện Diễn Châu, Quỳnh Lưu

17

Page 18: Lời mở đầusonnptnt.nghean.vn/sonn_new/static/uploads/images/image... · Web viewBQL DỰ ÁN FSPS II NGHỆ ANBÁO CÁO ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

Bảng 2.1: Số lượng và công suất của các cơ sở thu gom nguyên liệu

HuyệnLoại hình (cơ sở)

Cộng(cơ sở)

Công suất thiết kế

(tấn)

Sản lượng thực tế (tấn)

Cấp đông-bảo quản

Bảo quản đá lạnh

Thu mua - chế biến

Quỳnh Lưu 27 29 86 142 25.000 19.400Diễn Châu 6 46 81 133 20.000 18.250

Tổng 33 75 167 275 45000 37650(Nguồn: Sở Nông nghiệp &Phát triển nông thôn -Báo cáo đánh giá năng lực chế biến thủy sản tỉnh Nghệ An năm 2009)

2.3.2. Hệ thống các cơ sở chế biến

Lĩnh vực chế biến thủy sản cũng diến ra dưới nhiều loại hình như: Chế biến nước mắm/mắm, hàng khô, hàng đông lạnh (kể cả kho đông), bột cá.....vv.

Chế biến nước mắm/mắm

Những cơ sở chế biến nước mắm thường kết hợp với chế biến các sản phẩm dạng mắm (ruốc, mắm tôm...).

Bảng 2.2: Số lượng và công suất của các cơ sở chế biến nước mắm

Huyện

Số cơ sở theo công suất (1000 lít/năm)

Cộng (cơ sở)

Năng lực CB nước mắm quy

loại 2(1000 lít)

Sản lượng thực tế

CB nước mắm quy

loại 2 (1000 lít)

Năng lực chế

biến mắm(tấn)

Sản lượng thực tế

mắm các loại(tấn)

>100 100-50 <50

Quỳnh Lưu 2 2 41 45 8.000 6.800 5.000 3.500Diễn Châu 19 17 36 72 8.200 7.200 4.500 2.200

Tổng 21 19 77 117 16200 14000 9500 5700(Nguồn: Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn - Báo cáo đánh giá năng lực chế biến thủy sản tỉnh Nghệ An năm 2009)Chế biến hàng khô

Bảng 2.3: Số lượng và công suất của các cơ sở chế biến hàng khô

HuyệnSố cơ sở theo công suất

(tấn/năm) Cộng (cơ sở)

Năng lực chế biến

(tấn)

Sản lượng thực tế (tấn)

>100 100-50 <50Quỳnh Lưu 2 10 5 17 2.000 1.400Diễn Châu - 4 3 7 600 500

Tổng 2 14 8 24 2600 1900

(Nguồn: Sở Nông nghiệp & PTNT- Báo cáo đánh giá năng lực chế biến thủy sản tỉnh Nghệ An năm 2009)

18

Page 19: Lời mở đầusonnptnt.nghean.vn/sonn_new/static/uploads/images/image... · Web viewBQL DỰ ÁN FSPS II NGHỆ ANBÁO CÁO ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

Chế biến đông lạnh

Bảng 2.4: Số lượng và công suất của các cơ sở chế biến đông lạnh

HuyệnSố cơ sở theo công suất

(tấn/năm)Cộng

(cơ sở)

Năng lực chế biến

(tấn)

Sản lượng thực tế (tấn)>100 100-50 <50

Quỳnh Lưu 4 2 28 34 17.000 8.000Diễn Châu - 4 - 4 3.000 1.200

Tổng 4 6 28 38 20000 9200

(Nguồn: Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn - Báo cáo đánh giá năng lực chế biến thủy sản tỉnh Nghệ An năm 2009)

Chế biến ở dạng hộ gia đình

Chủ yếu là chế biến các sản phẩm nước mắm, ruốc. Lực lượng này chiếm khá lớn, mang đặc điểm chế biến nhân dân. Người dân thường tranh thủ những thời gian nhàn rỗi thu mua nguyên liệu sẵn có trên địa bàn về chế biến. Sản phẩm tiêu thụ ở dạng bán lẻ.

Bảng 2.5: Số lượng và công suất của các cơ sở chế biến hộ gia đình

Huyện Số cơ sở

Chế biến nước mắm (1000 lít-Loại 2)

Chế biến mắm, ruốc (tấn)

Năng lựcSản lượng

thực tếNăng lực

Sản lượng thực tế

Quỳnh Lưu 310 1.400 1.100 450 350Diễn Châu 80 350 220 300 180

Tổng 390 1750 1320 750 530

(Nguồn: Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn - Báo cáo đánh giá năng lực chế biến thủy sản tỉnh Nghệ An năm 2009)

Chế biến bột cá

Toàn tỉnh có 4 nhà máy chế biến bột cá, với tổng công suất 4.000 tấn sản phẩm/năm (tương đương với 16.000 tấn nguyên liệu). Trong đó 01 cơ sở nằm trong cảng cá Lạch Vạn; 01 cơ sở nằm trong và 01 cơ sở nằm gần Cảng cá Lạch Quèn-Quỳnh Thuận; Các cơ sở này hiện đang là nguồn gây ô nhiễm nghiêm trọng cho khu vực hai cảng cá do hệ thống xử lý mùi và xử lý nước thải của nhà máy hoạt động không hiệu quả.

19

Page 20: Lời mở đầusonnptnt.nghean.vn/sonn_new/static/uploads/images/image... · Web viewBQL DỰ ÁN FSPS II NGHỆ ANBÁO CÁO ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

Chương 3HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI CẢNG CÁ LẠCH VẠN VÀ LẠCH QUÈN

3.1. Các nguồn thải chính gây ô nhiễm môi trường cảng cáNguồn phát sinh chất thải tại các cảng cá có thể phân thành một số nguồn chính

như sau:

- Hoạt động của tàu thuyền tại cảng

- Hoạt động thu mua, sơ chế thuỷ sản trên bờ

- Hoạt động cung cấp các dịch vụ hậu cần nghề cá.

Nguồn và dạng chất thải phát sinh ở cảng cá được tổng hợp trong bảng 3.1.

Bảng 3.1: Nguồn và dạng chất thải phát sinh ở cảng cá

Hoạt độngDạng chất thải

Khí thải/tiếng ồn Nước thải Chất thải rắn

Hoạt động của tàu thuyền

- Khí thải và tiếng ồn động cơ tàu thuyền: CO, CO2, SOX, NOX, chất hữu cơ (THC), bụi than

- Nước làm mát động cơ chứa dầu (do rò rỉ).

- Nước rửa tàu, rửa lưới chứa các chất hữu cơ.

- Nước thải sinh hoạt

- Chất thải không nguy hại: thùng xốp vỡ, lưới, ngư cụ hỏng, phế thải hữu cơ, thuỷ sản phân huỷ…

- Chất thải nguy hại: Ắc quy thải, pin, bóng đèn, can chứa dầu, ghẻ lau dính dầu…

- Chất thải sinh hoạt.

Hoạt động thu mua, sơ chế thuỷ sản ở bến

- Khí thải và tiếng ồn từ động cơ các phương tiện vận chuyển: CO, CO2, SOX, NOX, chất hữu cơ (THC), bụi than.

- Mùi hôi của chất thải thuỷ sản phân huỷ.

- Nước thải từ quá trình sơ chế thuỷ sản.

- Nước thải sinh hoạt của nhân viên cảng và những người làm việc ở cảng.

- Nước rò rỉ từ phương tiện vận chuyển thuỷ sản.

- Phế thải từ quá trình sơ chế thuỷ sản (chứa nhiều chất hữu cơ).

- Túi nilon, thùng xốp vỡ, hộp nhựa hỏng…

- Chất thải sinh hoạt của nhân viên cảng và những người làm việc ở

20

Page 21: Lời mở đầusonnptnt.nghean.vn/sonn_new/static/uploads/images/image... · Web viewBQL DỰ ÁN FSPS II NGHỆ ANBÁO CÁO ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

cảng.

Hoạt động cung cấp các dịch vụ hậu cần nghề cá.

- Khí thải từ các động cơ như máy xay đá.

- Môi chất lạnh rò rỉ từ các kho bảo quản lạnh.

- Hơi xăng, dầu tại các trạm cung cấp xăng dầu.

- Nước thải từ các cơ sở sản xuất đá lạnh (có chứa các chất hữu cơ làm sạch và điều chỉnh pH)

- Nước mưa chảy tràn cuốn theo xăng, dầu rơi vãi ở các cơ sở sửa chữa cơ khí, cung cấp xăng dầu.

- Nước thải sinh hoạt

- Chất thải không nguy hại: ngư lưới cụ hỏng, giấy, túi nilon, hộp nhựa, thùng xốp…

- Chất thải nguy hại: dụng cụ chứa xăng dầu, dầu thải, ghẻ lau dính dầu,…

- Chất thải sinh hoạt.

(Nguồn: Điều tra thực tế)

Tính toán lượng chất thải

Lượng nước thải phát sinh trong hoạt động của cảng có thể ước tính dựa vào định mức thải, lượng thuỷ sản nhập cảng, diện tích và quy mô cảng. Định mức tính toán được lấy theo điều kiện thực tế của cảng.

Bảng 3.2: Lưu lượng nước thải phát sinh từ cảng cá Lạch Vạn, Lạch Quèn

Loại nước thảiĐịnh mức

tính toán (*)

Khối lượng Lưu lượng thải (L/ngày)

Lạch Vạn Lạch Quèn Lạch Vạn Lạch Quèn

Nước thải rửa cá và sơ chế cá

1 L/kg 70.000 kg 200.000 kg 70.000 200.000

Nước thải rửa sàn

5 L/m2 1.100 m2 2250 m2 5.500 11250

Nước thải sinh hoạt của nhân viên cảng

70 L/người/ngày

5 người 7 người 350 490

Tổng (L/ngày) 75.850 211.740

Do đặc thù của cảng cá Lạch Vạn và Lạch Quèn nằm sát với khu dân cư và bên trong khu vực cảng có các nhà máy chế biến thuỷ sản (thuộc sở hữu tư nhân) nên ngoài các nguồn thải phát sinh trực tiếp từ các hoạt động của cảng, môi trường khu vực cảng còn chịu ảnh hưởng của các nguồn thải từ khu dân cư và các cơ sở chế biến thuỷ sản.

21

Page 22: Lời mở đầusonnptnt.nghean.vn/sonn_new/static/uploads/images/image... · Web viewBQL DỰ ÁN FSPS II NGHỆ ANBÁO CÁO ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

Nguồn thải từ khu dân cư

Cũng như phần lớn các khu dân cư nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An, khu dân cư xung quanh cảng cá Lạch Vạn (xã Diễn Ngọc, huyện Diễn Châu) và cảng cá Lạch Quèn (xã Quỳnh Thuận và Tiến Thuỷ, huyện Quỳnh Lưu) không có hệ thống xử lý nước thải và hệ thống thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt. Do đó, toàn bộ nước thải và rác thải sinh hoạt từ khu dân cư được xả thẳng ra sông Lạch Vạn (ở Diễn Ngọc) và sông Mai Giang (ở Tiến Thuỷ và Quỳnh Thuận). Nguồn thải này chứa nhiều chất hữu cơ và Coliform.

Nguồn thải từ các cơ sở chế biến thuỷ sản

Theo kết quả điều tra, khảo sát thực tế tại hai cảng cá Lạch Vạn và Lạch Quèn cho thấy các cơ sở chế biến thuỷ sản tại hai cảng này hiện đang là nguồn ô nhiễm lớn, đặc biệt là các cơ sở sản xuất bột cá. Nước thải của các cơ sở không qua xử lý, hoặc có xử lý nhưng không triệt để vẫn chứa nhiều hợp chất hữu cơ gây ô nhiễm môi trường tiếp nhận. Nước thải chế biến thủy sản thường có mùi hôi do sự phân huỷ chất hữu cơ hoặc các chất lẫn trong nước thải. Mùi đặc trưng của nước thải chế biến thuỷ sản đã phân hủy là mùi khí H2S-hydro sulfur. Lượng chất thải rắn phát sinh trong quá trình sản xuất cũng tương đối lớn, bao gồm: các loại bao bì, nguyên liệu rơi vãi, cát sạn, tạp chất, nội tạng, vỏ, đầu, xương, than, củi…. Khí thải của các cơ sở chế biến thuỷ sản có mùi đặc trưng của nguyên liệu, mùi gia vị ướp tẩm, khí thải của các loại chất đốt, bụi than…vv gây ô nhiễm không khí khu vực cảng cá và khu dân cư xung quanh.

Kết quả phân tích chất lượng các nguồn nước thải tại cảng cá Lạch Vạn và Lạch Quèn được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 3.3: Kết quả phân tích chất lượng nước thải tại cảng cá Lạch Vạn

TT Thông số Đơn vịKết quả QCVN

14:2008/BTNMT

QCVN 11:2008/ BTNMTNT1 NT2 NT3 NT4 NT5 NT6

1 pH - 9,45 8,64 9,7 8,78 8,92 9,05 5-9 5,5 - 92 DO mg/L 1,81 1,72 4,32 1,84 2,94 3,56 2 23 Màu - 201 276 102 198 89 112 - -

4 Mùi -Có mùi rất khó

chịu

Có mùi rất khó

chịu

có mùi rất khó

chịu

Có mùi rất khó

chịu

Có mùi khó chịu

Có mùi khó chịu

Không mùi

Không mùi

5 TSS mg/L 227 234 134 267 98 128 1006 BOD mg/L 337 345 1270 1356 212 102 50 507 COD mg/L 642 556 1531 1678 231 214 808 N tổng mg/L 38,4 35,7 123,6 136,9 19,2 20,9 50 609 P tổng mg/L 2,17 2,45 6,84 7,03 1,23 1,45 10 -

10 Dầu mỡ động vật mg/l 11,9 12,3 36,8 59,2 7,2 8,9 - 20

11 Coliform MNP/ 1.400 2340 1231 1447 712 412 5000 5000

22

Page 23: Lời mở đầusonnptnt.nghean.vn/sonn_new/static/uploads/images/image... · Web viewBQL DỰ ÁN FSPS II NGHỆ ANBÁO CÁO ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

100mlGhi chú: NT1, NT2 : nước thải khu dân cư

NT3, NT4: nước thải của các cơ sở chế biến thuỷ sản

NT5, NT6: nước thải từ cảng

Kết quả phân tích chất lượng nước thải tại cảng Lạch Vạn cho thấy: Nước thải từ các cơ sở chế biến thuỷ sản trong khu vực cảng có hàm lượng các chất ô nhiễm hữu cơ cao nhất. Hàm lượng N tổng số trong nguồn thải này cao gấp hơn 2 lần, BOD5 cao gấp 25-27 lần và COD cao gấp 19-20 lần so với tiêu chuẩn cho phép xả thải đối với nước thải chế biến thuỷ sản. Các nguồn thải từ khu dân cư cũng bị ô nhiễm bởi các chất hữu cơ (BOD5 và COD đều cao gấp 7 – 13 lần tiêu chuẩn cho phép xả thải đối với nước thải sinh hoạt). Các nguồn thải từ cảng tuy có mức độ ô nhiễm thấp hơn nhưng BOD5 và COD cũng vượt tiêu chuẩn cho phép 4-5 lần. Ngoài ra, các nguồn thải này đều có chứa Coliform với số lượng cao. Do chứa hàm lượng cao các chất hữu cơ dễ phân huỷ sinh học nên nước thải tại khu vực cảng có mùi khó chịu, độ đục cao và hàm lượng ôxy trong nước thấp, ảnh hưởng đến chất lượng nước sông và hệ sinh thái tự nhiên khu vực cửa sông.

Bảng 3.4: Kết quả phân tích chất lượng nước thải tại cảng cá Lạch Quèn

TT Thông số Đơn vịKết quả QCVN

14:2008/BTNMT

QCVN 11:2008/ BTNMTNT1 NT2 NT3 NT4 NT5 NT6

1 pH - 8,52 9,02 8,98 9,4 8,3 7,8 5-9 5,5 - 92 DO mg/L 5,14 3,25 1,03 0,98 3,23 1,78 2 23 Màu - 44,8 132 212 96,84 62,7 89,3 - -

4 Mùi - có mùi có mùicó mùi rất khó

chịu

có mùi khó chịu

có mùi khó chịu

có mùi Không mùi

Không mùi

5 TSS mg/L 162 201 224 176 98 128 1006 BOD mg/L 397 235 637 331 123 45 50 507 COD mg/L 167,2 433 1021 642,4 168 107 808 N tổng mg/L 14,7 32,5 212,4 126,6 36,9 47,7 50 609 P tổng mg/L 0,32 1,34 1,45 1,15 0,21 0,65 10 -

10 Dầu mỡ động vật mg/l 0,52 3,21 38,5 11 1,3 0,48 - 20

11 Coliform MNP/100ml 2303 3400 283 KPH 212 342 5000 5000

Ghi chú:

NT1, NT2 : nước thải khu dân cư

NT3, NT4: nước thải của các cơ sở chế biến thuỷ sản

NT5, NT6: nước thải từ cảng

QCVN 14:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt.

23

Page 24: Lời mở đầusonnptnt.nghean.vn/sonn_new/static/uploads/images/image... · Web viewBQL DỰ ÁN FSPS II NGHỆ ANBÁO CÁO ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

QCVN 11:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp chế biến thuỷ sản.

Kết quả phân tích chất lượng nước thải tại khu cảng Lạch Quèn cũng tương tự như cảng Lạch Vạn. Các nguồn thải từ các cơ sở chế biến thuỷ sản có mức độ ô nhiễm cao nhất, đặc biệt ở các thông số như BOD5 cao gấp 6-13 lần, COD cao gấp 8 – 20 lần, N tổng số cao gấp 2 – 3,5lần tiêu chuẩn cho phép đối với nước thải chế biến thuỷ sản. Các nguồn thải từ khu dân cư cũng là nguồn gây ô nhiễm môi trường nước sông Mai Giang với BOD5 cao gấp 4,7 – 7,9 lần, TSS cao gấp 1,6 – 2,1 lần tiêu chuẩn cho phép đối với nước thải sinh hoạt.

3.2. Hiện trạng chất lượng môi trường tại cảng cá Lạch Vạn, Lạch Quèn3.2.1. Chất lượng môi trường không khí

Theo kết quả tổng hợp từ quá trình điều tra, phỏng vấn các hộ dân sống xung quanh khu vực cảng cá và những người làm việc, buôn bán tại hai cảng cá cho thấy: Tại cả hai cảng cá, phần lớn những người được hỏi cho rằng môi trường không khí khu vực cảng cá hiện đang bị ô nhiễm. Nguyên nhân chủ yếu là do hoạt động của cơ sở chế biến bột cá và một phần do phế thải từ quá trình sơ chế cá không được thu gom, bị phân hủy gây mùi. Các nguồn thải từ hoạt động của động cơ tàu thuyền và phương tiện vận chuyển nhìn chung không đáng kể, ngoại trừ bụi và tiếng ồn do phương tiện vận chuyển.

Bảng 3.5: Tổng hợp đánh giá nhanh về chất lượng môi trường không khí

Loại ô nhiễmTỷ lệ số hộ điều tra

Ghi chúLạch Vạn Lạch Quèn

Ô nhiễm môi trường không khí nói chung

97 % 100%

Mùi khó chịu 97% 100%

Do khí thải của nhà máy sản xuất bột cá, hoạt động phơi nguyên liệu của các cơ sở chế biến, rác thải phân hủy.

Bụi 50% 30% Do phương tiện vận chuyển

Tiếng ồn 30% 30%

Do phương tiện vận chuyển, máy xay đá và hoạt động buôn bán cá (chủ yếu trong thời gian tàu thuyền cập bến)

Khác 43% - Ruồi, muỗi, rác thải Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra

24

Page 25: Lời mở đầusonnptnt.nghean.vn/sonn_new/static/uploads/images/image... · Web viewBQL DỰ ÁN FSPS II NGHỆ ANBÁO CÁO ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

Bảng 3.6: Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí tại cảng cá Lạch Vạn

TT Thông số Đơn vịKết quả QCVN

05:2009/BTNMTKK1 KK2 KK3 KK4 KK5 KK6

1 Nhiệt độ 0C 30,2 31 29,8 31,5 30,7 30,6 -2 Độ ẩm % 57,7 56,2 58,2 56,5 57,1 57,3 -3 Bụi lơ lửng (µg/m3) 36 32 28 26 30 23 3004 NO2 (µg/m3) 15 20 23 27 19 12 2005 CO (µg/m3) 411 466 428 389 430 502 30.0006 SO2 (µg/m3) 38,2 30,4 27,2 27,3 31,5 27,8 350

7 Tiếng ồn dBA 63 70 65 65 57 54QCVN

26:2010/BTNMT 70dBA

Bảng 3.7: Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí tại cảng cá Lạch Quèn

TT Thông số Đơn vịKết quả QCVN

05:2009/BTNMTKK1 KK2 KK3 KK4 KK5 KK6

1 Nhiệt độ 0C 25,2 25,4 25,8 25,5 25,5 25,6 -2 Độ ẩm % 58,7 58,3 58,2 56,6 58,3 57,7 -3 Bụi lơ lửng (µg/m3) 56 72 48 36 30 33 3004 NO2 (µg/m3) 25 40 43 27 18 22 2005 CO (µg/m3) 463 566 638 489 380 432 30.0006 SO2 (µg/m3) 46,2 50,8 57,2 47,3 36,5 37,2 350

7 Tiếng ồn dBA 63 56 55 45 47 34QCVN

26:2010/BTNMT 70dBA

Ghi chú:

KK1, KK2, KK3: ở cảng Bắc Quèn (xã Tiến Thủy, huyện Quỳnh Lưu)

KK4, KK5, KK6: ở cảng Nam Quèn (xã Quỳnh Thuận, huyện Quỳnh Lưu)

Kết quả quan trắc chất lượng không khí tại cảng cá Lạch Vạn và Lạch Quèn được so sánh với QCVN 05:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh (TB 1 giờ) cho thấy các chỉ tiêu đo được đều nằm trong giới hạn cho phép. Độ ồn đo được trong khu vực dự án được so sánh với QCVN 26:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn cho thấy tiếng ồn trong khu vực cảng là xấp xỉ và nằm trong giới hạn cho phép.

25

Page 26: Lời mở đầusonnptnt.nghean.vn/sonn_new/static/uploads/images/image... · Web viewBQL DỰ ÁN FSPS II NGHỆ ANBÁO CÁO ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

Như vậy, có thể thấy rằng, chất lượng môi trường không khí tại khu vực cảng cá Lạch Vạn và Lạch Quèn hiện đang bị ô nhiễm mùi (chủ yếu do quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ trong chất thải rắn và nước thải) và không bị ô nhiễm bởi các nguồn thải do đốt nhiên liệu.

3.2.2. Chất lượng môi trường nước

Kết quả điều tra phỏng vấn cho thấy đa số người được hỏi khu vực xã Diễn Ngọc cho rằng chất lượng nước sông tại khu vực cảng cá Lạch Vạn đang bị ô nhiễm. Nước đục và có mùi khó chịu. Còn tại cảng cá Lạch Quèn, những người dân (bao gồm cả Nam Quèn và Bắc Quèn) thì 43% số người hầu hết người dân.

Bảng 3.8: Tổng hợp đánh giá nhanh về chất lượng môi trường nước

Đánh giáTỷ lệ số hộ điều tra

Ghi chúLạch Vạn Lạch Quèn

Nước mặtTốt 0% 0% Nước đục, nhiều

rác, có mùi khó chịu

Trung bình 3% 43%Không tốt 97% 57%

Nước ngầmTốt 3% 0%

Nước bị nhiễm mặn

Trung bình 33% 27%Không tốt 64% 73%

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra

Kết quả phân tích chất lượng nước mặt tại cảng cá Lạch Vạn và cảng cá Lạch Quèn đều cho thấy nước mặt ở các khu vực này đề chứa hàm lượng chất hữu cơ (BOD5, COD, N tổng số, P tổng số) và hàm lượng dầu mỡ khoáng xấp xỉ hoặc vượt tiêu chuẩn. Riêng khu vực Lạch Vạn, nước mặt còn bị ô nhiễm bởi Coliform. Điều này chứng tỏ các nguồn thải từ hoạt động của cảng cá, khu dân cư và các cơ sở chế biến thủy hải sản trong khu vực cảng đã gây ô nhiễm chất lượng nước mặt.

Nước ngầm tại cảng cá Lạch Vạn, Lạch Quèn và một số hộ dân xung quanh các cảng này cũng được tiến hành lấy mẫu và phân tích. Kết quả (Bảng 3.10 và Bảng 3.11) cho thấy nước ngầm tại khu vực cảng bị nhiễm mặn, hàm lượng Clorua vượt quá tiêu chuẩn cho phép

26

Page 27: Lời mở đầusonnptnt.nghean.vn/sonn_new/static/uploads/images/image... · Web viewBQL DỰ ÁN FSPS II NGHỆ ANBÁO CÁO ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

Bảng 3.9: Kết quả phân tích chất lượng nước mặt tại cảng cá Lạch Vạn

TT Thông số Đơn vịKết quả

QCVN 10:2008/BTNMT

QCVN 08:2008/BTNMT

NM1 NM2 NM3 NM4 NM5 NM6 Các nơi khác B1 B2

1 pH 6,42 6,22 6,35 6,65 6,50 6,32 6,5 - 8,6 5,5 - 9 5,5 - 102 TSS mg/l 12 10 14 11 12 14 50 1003 Độ màu Pt-Co 98 117 123 125 96 103 - - -4 DO mg/l 3,34 3,56 3,97 3,86 3,82 3,64 4 25 BOD5 mg/l 13 11 10 12 10 12 - 15 256 COD mg/l 19,2 18,4 16,5 15,6 17,7 15,7 - 30 507 P tổng số mg/l 0,47 0,43 0,41 0,47 0,52 0,54 - 0,3 0,58 N tổng số mg/l 12,2 14,3 10,3 12,1 8,2 5,3 - 10 159 Dầu mỡ khoáng mg/l 0,1024 0,1002 0,1052 0,043 0,1012 0,1101 0,2 0,1 0,310 Coliform MNP/100ml 1257 1391 1008 1010 900 870 1000 7500 10000

27

Page 28: Lời mở đầusonnptnt.nghean.vn/sonn_new/static/uploads/images/image... · Web viewBQL DỰ ÁN FSPS II NGHỆ ANBÁO CÁO ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

Bảng 3.10: Kết quả phân tích chất lượng nước mặt tại cảng cá Lạch Quèn

TT Thông số Đơn vịKết quả

QCVN 10:2008/BTNMT

QCVN 08:2008/BTNMT

NM1 NM2 NM3 NM4 NM5 NM6 Các nơi khác B1 B2

1 pH 8,33 8,15 8,24 8,39 8,43 8,21 6,5 - 8,6 5,5 - 9 5,5 - 102 TSS mg/l 35 43 47 27 23 18 50 100

3 Độ màu Pt-Co 35,5 24,2 31,5 24,9 23,7 25,7 - - -4 DO mg/l 4,34 3,12 3,24 3,86 4,19 3,47 4 25 BOD5 mg/l 74 89 108 102 112 96 - 15 25

6 COD mg/l 132 156 183 196 187 173 - 30 50

7 P tổng số mg/l 0,14 0,21 024 0,01 0,09 0,05 - 0,3 0,5

8 N tổng số mg/l 11,2 10,7 8,4 13,2 12,6 13,0 - 10 159 Dầu mỡ khoáng mg/l 0,16 0,13 0,26 0,13 0,11 0,09 0,2 0,1 0,310 Coliform MNP/100ml KPH 126 312 514 215 59 1000 7500 10000

Ghi chú: NM1, NM2, NM3 được lấy ở cảng Bắc Quèn

NM4, NM5, NM6 được lấy ở cảng Nam Quèn

28

Page 29: Lời mở đầusonnptnt.nghean.vn/sonn_new/static/uploads/images/image... · Web viewBQL DỰ ÁN FSPS II NGHỆ ANBÁO CÁO ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

Bảng 3.11: Chất lượng nước ngầm tại khu vực cảng cá Lạch Vạn

TT Thông số Đơn vị Kết quả QCVN 09:2008/BTNMTNN1 NN2 NN3 NN4 NN5 NN6

1 pH 7,1 7,0 7,6 7,2 7,5 6,8 5,5 - 8,52 Độ màu 6 7 5 6 5 6 -

3 Độ cứng (tính theo CaCO3)

mg/l 425 428 509 389 398 502 500

4 TSS mg/l 4 3 7 5 6 8 -5 Clorua (Cl-) mg/l 603 632 534 545 658 673 2506 Nitrat (NO3

-) mg/l 0,8 1,3 0,5 1,7 3,2 2,0 157 Sulfat (SO4

2-) mg/l 5 8 7 13 15 10 4008 Mangan (Mn) mg/l 0,6 0,6 0,7 0,4 0,7 0,4 0,59 Sắt (Fe) mg/l 0,24 0,32 0,43 0,67 0,75 0,54 5

10 Coliform MNP/100ml KPH KPH KPH KPH KPH KPH 3

Bảng 3.12: Chất lượng nước ngầm tại khu vực cảng cá Lạch Quèn

TT Thông số Đơn vị Kết quả QCVN 09:2008/BTNMTNN1 NN2 NN3 NN4 NN5 NN6

1 pH 8,1 8,0 8,6 8,2 8,5 7,8 5,5 - 8,52 Độ màu 7 3 4 6 5 3 -

3 Độ cứng (tính theo CaCO3)

mg/l 315 443 501 289 412 509 500

4 TSS mg/l 2 3 8 2 4 9 -5 Clorua (Cl-) mg/l 503 604 578 521 458 493 2506 Nitrat (NO3

-) mg/l 0,8 1,3 0,5 1,7 3,2 2,0 157 Sulfat (SO4

2-) mg/l 5 8 7 13 15 10 4008 Mangan (Mn) mg/l 0,6 0,6 0,7 0,4 0,7 0,4 0,59 Sắt (Fe) mg/l 0,24 0,32 0,43 0,67 0,75 0,54 5

10 Coliform MNP/100ml KPH KPH KPH KPH KPH KPH 3Ghi chú: NN1, NN2, NN3 được lấy ở cảng Bắc Quèn

NN4, NN5, NN6 được lấy ở cảng Nam Quèn

3.3. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường cảng cá Lạch Vạn, Lạch QuènCác nguyên nhân chính gây nên tình trạng ô nhiễm tại cảng cá Lạch Vạn và

Lạch Quèn bao gồm:

- Hiện trạng cơ sở hạ tầng cảng cá chưa hoàn thiện, đồng bộ. Theo kết quả điều tra, đánh giá về hiện trạng cơ sở hạ tầng (mô tả trong chương 2) thì cảng cá Lạch Vạn và Lạch Quèn đều chưa đạt các tiêu chí đề ra trong QCVN 02-12:2009/BNNPTNT – Cảng cá – Điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong đó quan trọng nhất là cảng không có hoặc không đủ nguồn nước sạch cấp cho quá trình sơ chế thuỷ sản và

29

Page 30: Lời mở đầusonnptnt.nghean.vn/sonn_new/static/uploads/images/image... · Web viewBQL DỰ ÁN FSPS II NGHỆ ANBÁO CÁO ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

vệ sinh cảng. Nguồn nước sử dụng cho các hoạt động này đều lấy từ nguồn nước sông hiện đang bị ô nhiễm. Cảng không có hệ thống thu gom, xử lý nước thải do đó toàn bộ nước thải chảy tràn ra sông, gây ô nhiễm nước sông. Cảng không có hệ thống thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn. Chất thải rắn của cảng chủ yếu là phế thải thuỷ sản dễ bị phân huỷ và gây mùi. Các trạm cung cấp xăng dầu tại cảng không có hệ thống vòi dẫn, việc vận chuyển thủ công từ trạm xăng đến tàu thuyền gây rò rỉ, rơi vãi xăng dầu.

- Cảng chưa có quy chế về quản lý vệ sinh môi trường đối với chủ tàu thuyền, tiểu thương, người cung cấp các dịch vụ hậu cần nghề cá.

- Các cơ sở chế biến thuỷ sản trong khu vực cảng không đầu tư hệ thống xử lý nước thải, khí thải hoặc có đầu tư nhưng vận hành không hiệu quả nên nước thải, khí thải ra môi trường chưa đạt tiêu chuẩn cho phép, gây ô nhiễm môi trường khu vực cảng và khu dân cư xung quanh.

- Các nguồn thải từ khu dân cư: Khu dân cư xung quanh cảng cá Lạch Vạn và Lạch Quèn đều không có hệ thống xử lý nước thải. Toàn bộ nước thải của khu dân cư theo mương dẫn nước đổ trực tiếp ra sông, gây ô nhiễm nước sông. Các khu dân cư này không có tổ thu gom, vận chuyển chất thải rắn, xã Diễn Ngọc (huyện Diễn Châu) và xã Tiến Thuỷ, Quỳnh Thuận (huyện Quỳnh Lưu) đều không có bãi tập trung rác thải sinh hoạt, do đó rác thải của khu dân cư khu vực này đều thải ra sông.

- Ý thức bảo vệ môi trường của người dân, chủ tàu thuyền và chủ các cơ sở chế biến thuỷ sản còn thấp cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường cảng cá.

3.4. Ảnh hưởng của tình trạng ô nhiễm môi trường tại cảng cá Lạch Vạn, Lạch Quèn3.3.1. Ảnh hưởng đến nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản

Việc xả nước thải không đạt tiêu chuẩn đối với nước thải xả ra các con sông, lạch là một phần nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước phục vụ cho nuôi trồng thủy sản (tập trung Sông Mai Giang-Quỳnh Lưu). Bên cạnh đó một phần nước thải được xả trực tiếp ra vùng đất là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước ngầm, làm ảnh hưởng đến nguồn nước tưới tiêu cho nông nghiệp.

Tuy nhiên, theo đánh giá sơ bộ dựa trên kết quả điều tra cho thấy nhìn chung tác động của tình trạng ô nhiễm môi trường tại hai cảng cá đối với sản xuất nông nghiệp là không đáng kể, do một số yếu tố sau:

+ Cảng cá Lạch Vạn và Lạch Quèn đều nằm ở hạ lưu của các dòng sông (sông Bùng và sông Mai Giang) xa khá xa khu vực sản xuất nông nghiệp nên ít ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp.

+ Nguồn tiếp nhận nước thải chủ yếu là các sông, lạch (nước mặn) không sử dụng cho sản xuất nông nghiệp.

30

Page 31: Lời mở đầusonnptnt.nghean.vn/sonn_new/static/uploads/images/image... · Web viewBQL DỰ ÁN FSPS II NGHỆ ANBÁO CÁO ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

- Đối với nuôi trồng thủy sản:

Bên cạnh ô nhiễm các chỉ tiêu về vật lý, hóa học thì một trong những môi nguy lớn tác động đến nuôi trồng thủy sản đó là mầm bệnh có trong nước thải của cảng và các cơ sở thu mua, chế biến thủy sản.

3.3.2. Ảnh hưởng đến hoạt động của cảng

Các tác động của tình trạng ô nhiễm môi trường đối với hoạt động của cảng cá bao gồm:

- Ảnh hưởng đến chất lượng thuỷ sản: rác thải, nước thải không được thu gom, xử lý mà thải thẳng xuống sông, gây ô nhiễm nguồn nước sông và nguồn nước đó cũng chính là nguồn nước được sử dụng để rửa và sơ chế nguyên liệu tại cảng. Điều này đã ảnh hưởng đến chất lượng thuỷ sản nhập cảng, và nguy cơ gây nên tình trạng mất an toàn vệ sinh thực phẩm tại các cảng cá.

- Ảnh hưởng đến hoạt động của tàu thuyền ra vào cảng: Rác thải rắn và nước thải chứa hàm lượng chất rắn lơ lửng cao có thể gây bồi lắng lòng sông, cản trở sự lưu thông của tàu thuyền. Ngoài ra, các loại rác thải rắn kích thước lớn có thể cuốn vào chân vịt, gây cản trở hoạt động của tàu thuyền.

3.3.3. Ảnh hưởng đến sức khoẻ và sinh hoạt của cộng đồng

Các tác động của tình trạng ô nhiễm môi trường đối với sức khoẻ và sinh hoạt của cộng đồng bao gồm:

- Mùi hôi do nước thải, rác thải không được thu gom, xử lý, khí thải của các cơ sở chế biến bột cá không được xử lý hoặc xử lý mùi chưa triệt để hiện đang là vấn đề nghiêm trọng nhất tại cảng cá Lạch Vạn, Lạch Quèn.

- Tình trạng ngập úng, lầy lội mất vệ sinh do hệ thống thoát nước kém, mặt đường khu dân cư thấp hơn mặt bằng của cảng nên thường xuyên bị ứ đọng nước khi vệ sinh cảng, khi trời mưa, và nước rò rỉ từ phương tiện vận chuyển thuỷ sản ướp đá.

- Ô nhiễm và nhiễm mặn nước ngầm: Kết quả điều tra phỏng vấn các hộ dân sống xung quanh cảng cá Lạch Vạn và Lạch Quèn cho thấy, người dân khu vực này hiện đang gặp khó khăn về nguồn nước ngọt sinh hoạt. Một phần do đặc trưng của vùng ven biển, nguồn nước ngầm thường bị nhiễm mặn, một phần do nước thải của các các cơ sở chế biến thuỷ sản trong khu vực không xử lý mà đổ trực tiếp ra môi trường, ngấm vào đất và ảnh hưởng đến chất lượng nước ngầm. Đặc biệt với những hộ gia định sử dụng giếng khoan ở tầng nông.

Một số vấn đề sức khoẻ thường gặp của người dân là các bệnh ngoài da, tiêu chảy…do điều kiện vệ sinh môi trường kém (chủ yếu là ở Lạch Vạn và Bắc Quèn), đau đầu, mất ngủ, viêm đường hô hấp do mùi hôi (chủ yếu là do hoạt động của các nhà máy sản xuất bột cá).

31

Page 32: Lời mở đầusonnptnt.nghean.vn/sonn_new/static/uploads/images/image... · Web viewBQL DỰ ÁN FSPS II NGHỆ ANBÁO CÁO ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

Bảng 3.13: Tình hình khám chữa bệnh xã Diễn Ngọc 9 tháng năm 2011

STT Tên bệnh Tổng sốMắc Chết

1 Các bệnh tiêu chảy 38

2 Thuỷ đậu 7

3 Viêm hô hấp trên 798

4 Viêm phế quản 31

5 Viêm phổi 282

6 Cảm cúm 157

7 Tai nạn giao thông 4

8 Tai nạn lao động 20

9 Chấn thương khác 59(Nguồn: Báo cáo Thống kê y tế xã Diễn Ngọc, 9 tháng đầu năm 2011)

32

Page 33: Lời mở đầusonnptnt.nghean.vn/sonn_new/static/uploads/images/image... · Web viewBQL DỰ ÁN FSPS II NGHỆ ANBÁO CÁO ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

Nước mưa chảy tràn, nước mái Song chắn rác Hố ga, giếng

thămCống thoát nước

Mương thoát nước chung của khu cảng

Chương 4ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ, XỬ LÝ NHẰM HẠN CHẾ TÌNH TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG CẢNG CÁ LẠCH VẠN, LẠCH QUÈN

4.1. Giải pháp kỹ thuậtĐể giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường tại các cảng cá, việc từng bước

nâng cấp, cải tạo hệ thống cơ sở hạ tầng cảng cá là nhu cầu cấp thiết. Việc nâng cấp cảng cá cần phải đảm bảo các tiêu chí theo QCVN 02-12:2009/BNNPTNT – Cảng cá – Điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong đó, việc nâng cấp, cải tạo phải đặc biệt chú trọng đến các hạng mục: hệ thống cung cấp nước sạch, hệ thống thu gom, xử lý nước thải, chất thải rắn để hạn chế những tác động tiêu cực của cảng cá đối với môi trường. Các biện pháp cụ thể để giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường ở cảng cá như sau:

- Đối với mùi hôi: Sử dụng Clorin để tẩy rửa

- Đối với nước mưa: Hệ thống thu gom, thoát nước bao gồm các rãnh thu nước quanh các công trình, mương bê tông có tấm đan thu nước mưa trên mặt bằng và mương bê tông hộp thoát nước chính.

Nước mưa sau khi được thu từ các mái nhà, mặt bằng sẽ tập trung vào hệ thống cống chính và thoát ra hệ thống thoát nước chung của cảng. Trên cống có bố trí các hố ga vừa để thu nước mưa đồng thời lắng đất cát. Hệ thống thoát nước mưa được cải tạo sẽ giải quyết tình trạng úng ngập, lầy lội mất vệ sinh mỗi khi trời mưa.

Hình 4.1: Sơ đồ thoát nước mưa trong khu vực cảng- Đối với nước thải: Hệ thống thu gom và xử lý nước thải phải được xây dựng

phù hợp với tính toán và dự báo tải lượng thải theo định hướng phát triển cảng trong tương lai.

Sơ đồ hệ thống thoát nước thải ở cảng cá được mô tả trong hình 4.2.

33

Page 34: Lời mở đầusonnptnt.nghean.vn/sonn_new/static/uploads/images/image... · Web viewBQL DỰ ÁN FSPS II NGHỆ ANBÁO CÁO ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

Hình 4.2: Sơ đồ hệ thống thoát nước thải trong cảng Nước thải cảng cá chủ yếu là từ quá trình rửa nguyên liệu, vệ sinh cảng và nước

thải sinh hoạt... mức độ ô nhiễm không cao như các loại nước thải của các cơ sở chế biến thủy sản. Do đó, phương pháp thường được áp dụng cho hệ thống xử lý nước thải tập trung của cảng cá là xử lý sơ bộ (tách rác, lắng cát) và xử lý sinh học kị khí sau đó khử trùng trước khi xả ra nguồn nước.

Hình 4.3: Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải của cảng cá- Đối với chất thải rắn:

Chất thải rắn phát sinh từ hoạt động của cảng cá có thể phân thành 3 loại và mỗi loại phải được thu gom và xử lý riêng biệt

+ Chất thải rắn dễ phân hủy (phế thải từ quá trình sơ chế thủy sản): Lượng chất thải phát sinh không nhiều, có thể thu gom bằng các thùng kín, xử lý trực tiếp bằng chế phẩm vi sinh để vừa khử mùi vừa thúc đẩy quá trình phân hủy tạo thành phân bón vi sinh.

Nước thải từ bãi phân loại, khu rửa thùng cá, chợ cá

Nước thải từ nhà vệ sinh

Bể tự hoại ba ngăn

Hệ thống thoát nước

Hệ thống xử lý nước thải tập trung

Cống thải ra sông

Nước thải

Hệ thống mương thu gom nước thải kết hợp chắn rác

Hệ thống xử lý sơ bộ(bể lắng vật lý)

Bể xử lý sinh học kị khí

Bể lắng trong, kết hợp xử lý hoá chất khử trùng

(clorine)

Sông hồ không dùng cấp nước sinh hoạt, vùng nước ven biển

34

Page 35: Lời mở đầusonnptnt.nghean.vn/sonn_new/static/uploads/images/image... · Web viewBQL DỰ ÁN FSPS II NGHỆ ANBÁO CÁO ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

+ Chất thải vô cơ không nguy hại: những phế thải có thê tái chế, tái sử dụng có thể thu gom và bán cho những người thu mua phế liệu. Còn phần không thể bán có thể xử lý trực tiếp bằng phương pháp đốt, hoặc chuyển cho các tổ thu gom rác thải sinh hoạt.

+ Chất thải nguy hại: ắc quy thải, dầu thải, các dụng cụ chứa dầu, ghẻ lau dính dầu… phải được thu gom bằng các thùng chuyên dụng và định kỳ liên hệ với cơ quan có chức năng đê vận chuyển và xử lý.

Kinh phí để thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải trong cảng được trích từ phí vệ sinh môi trường do các chủ tàu thuyền, tiểu thương,… đóng góp theo quy định của ban quản lý cảng.

Hình 4.4 giới thiệu các loại thùng rác chuyên dụng để thu gom chất thải rắn nguy hại và không nguy hại phát sinh trong quá trình hoạt động của cảng.

Hình 4.4: Hệ thống thùng thu gom chất thải rắn trong cảngNgoài ra, cảng còn phải trạng bị xcc thiết bị kỹ thuật ứng cứu sự cố cháy nổ,

tràn dầu gồm có:

+ Hệ thống chống sét trong khu dịch vụ.

+ Bình bọt chống cháy.

+ Hệ thống phao nổi ngăn dầu loang.

+ Tàu thuyền để xử lý dầu loang

+ Tấm hút dầu loang.

+ Các loại hóa chất cần thiết như các chất hấp thụ, tẩy rửa dầu, các dụng cụ để gom dầu trên bờ như cuốc, xẻng,... và trang bị bảo hộ cho người thu dọn dầu loang như: ủng, găng tay, quần áo bảo hộ,...

Thùng chứa ắc quy chì

thải

Thùng chứa chất thải nguy hại khác

Thùng chứa chất thải vô cõ

không nguy hại

Thùng chứa dầu

thải

Thùng chứa chất

thải hữu cõ

35

Page 36: Lời mở đầusonnptnt.nghean.vn/sonn_new/static/uploads/images/image... · Web viewBQL DỰ ÁN FSPS II NGHỆ ANBÁO CÁO ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

4.2. Giải pháp quản lý4.2.1. Các giải pháp quản lý chung

- Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật

+ Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về BVMT đối với cảng cá và cơ sở chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An nói chung và khu vực cảng cá Lạch Vạn, Lạch Quèn nói riêng, trong đó quy định rõ trách nhiệm của địa phương, các ngành liên quan hoạt động khai thác và chế biến thủy sản.

+ Xây dựng các quy định phân cấp trách nhiệm cho các tổ chức, cá nhân liên quan đến BVMT làng nghề chế biến thủy sản.

+ Xây dựng hướng dẫn các thông số môi trường cần quan trắc đối với loại hình hoạt động của cảng cá và các cơ sở chế biến và các quy chuẩn môi trường cần đáp ứng.

+ Ban hành văn bản cấm sử dụng công nghệ, phương pháp thủ công lạc hậu gây ô nhiễm môi trường.

+ Xây dựng các quy định về vệ sinh môi trường tại cảng cá và chế biến thủy sản, cụ thể hoá thành các hương ước, cam kết bảo vệ môi trường của chính địa phương.

- Hoàn thiện hệ thống quản lý môi trường ở cảng cá với sự phối hợp của chính quyền địa phương

Hình 4.5: Cơ cấu hệ thống quản lý môi trường tại cảng cá

UBND xã

Cán bộ chuyên trách TN&MT xã

BQLCảng cá Nghệ An

Cán bộ thôn

Tàu thuyền/Tiểu thương

Cơ sở chế biến TS trong cảng

Cảng vụ cảngLạch Vạn/Lạch Quèn

Cơ sở chế biến TS ngoài cảng

Hộ gia đình

Các cơ sở dịch vụ hậu cần

Cán bộ VSMT cảng

36

Page 37: Lời mở đầusonnptnt.nghean.vn/sonn_new/static/uploads/images/image... · Web viewBQL DỰ ÁN FSPS II NGHỆ ANBÁO CÁO ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

4.2.2. Các giải pháp quản lý cụ thể

Tình trạng ô nhiễm môi trường khu vực các cảng cá Lạch Vạn, Lạch Quèn không chỉ xuất phát từ hoạt động của cảng mà còn do các nguồn thải từ khu dân cư và các cơ sở chế biến thuỷ sản. Do đó, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa BQL cảng với chính quyền địa phương để từng bước giải quyết các nguồn thải.

- Đối với các nguồn thải từ cảng:

+ Huy động các nguồn vốn khác nhau như: ngân sách trung ương hỗ trợ, ngân sách địa phương, vốn của các thành phần kinh tế trong nước, vốn đầu tư, tài trọ từ nước ngoài để nâng cấp cơ sở hạ tầng các cảng cá.

+ Tập trung thực hiện các giải pháp kỹ thuật xây dựng hệ thống cấp thoát nước, thu gom và xử lý rác thải, nước thải..., tại cảng cá trong quá trình xây dựng, nâng cấp.

+ Hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong các cảng cá, bến cá.

+ Tăng cường tuyên truyền về bảo vệ môi trường cho cộng đồng ngư dân ngay tại cảng cá, bến cá và bằng nhiều hình thức ngắn gọn, dễ hiểu.

+ Phân công cụ thể trách nhiệm chủ trì, phối hợp quản lý giữa các cơ quan chức năng của địa phương trong việc chỉ đạo, giám sát các hoạt động bảo vệ môi trường; tăng cường kiểm tra, kiểm soát, xử phạt hành chính đối với các hành vi gây ô nhiễm môi trường.

- Đối với nguồn thải từ khu dân cư:

+ UBND các huyện hỗ trợ cho UBND các xung quanh khu vực hai cảng cá Lạch Vạn, Lạch Quèn trong việc thành lập và duy trì hoạt động của các tổ thu gom rác thải sinh hoạt và xây dựng bãi rác tập trung theo đúng quy định.

+ Chính quyền địa phương phối hợp với BQL cảng cá và các đơn vị liên quan khắc phục tình trạng ô nhiễm khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, có biện pháp thu gom và xử lý số rác sinh hoạt còn ứ đọng tại khu vực xung quanh và trong cảng cá. Có biện pháp xử lý nghiêm và triệt đệ đối với những trường hợp vi phạm về công tác bảo vệ môi trường tại khu vực xung quanh và trong cảng cá.

+ Tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành nghiêm túc các quy định về bảo vệ môi trường, đổ rác thải và xả thải đúng quy định; Kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm và tái vi phạm. Đối với những trường hợp vượt thẩm quyền thì phải có báo cáo với UBND huyện và các cơ quan chức năng để giải quyết. Bố trí các biển báo điểm cấm đổ rác và có điểm thu gom rác cho khu vực, nhất là khu vực cảng cá, tuyên truyền nhân dân làm tốt công tác bảo vệ môi trường;

37

Page 38: Lời mở đầusonnptnt.nghean.vn/sonn_new/static/uploads/images/image... · Web viewBQL DỰ ÁN FSPS II NGHỆ ANBÁO CÁO ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

- Đối với nguồn thải từ các cơ sở chế biến thuỷ sản

+ Cần phải quy hoạch các cụm/khu chế biến thủy sản tập trung để di dời các cơ sở gây ô nhiễm ra khỏi khu vực dân cư, đồng thời tại các khu này phải có hệ thống xử lý nước thải, thu gom chất thải rắn…

+ Đối với các cơ sở sản xuất tại hộ gia đình không có điều kiện di dời phải cải thiện điều kiện sản xuất và cải thiện vệ sinh môi trường, hạn chế tối đa việc cơi nới, gắn với du lịch quảng bá sản phẩm đặc trưng vùng. Tập trung vào nâng cấp và cải tạo hệ thống thoát nước, xử lý nước thải ở quy mô nhỏ.

+ Tăng cường kiểm tra bắt buộc các cơ sở chế biến thủy sản phải tuân thủ các qui định của pháp luật về BVMT. Đối với các hành vi thải, đổ chất thải ra môi trường vượt quá quy chuẩn cho phép, gây tác động xấu tới sức khoẻ cộng đồng, chính quyền địa phương cần đề ra thời gian xử lý và phải được xử phạt theo qui định của nhà nước và địa phương. Triển khai áp dụng các công cụ kính tế như phí BVMT đối với nước thải, khí thải, chất thải rắn đối với làng nghề chế biến.

+ Xây dựng cơ chế chính sách tạo điều kiện cho các cơ sở chế biến thủy sản, làng nghề chế biến vay vốn ưu đãi để phát triển sản xuất, thay đổi công nghệ theo hướng thân thiện với môi trường, áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn, các công nghệ đơn giản để xử lý nước thải, khí thải, chất thải rắn. Có cơ chế chính sách hỗ trợ nghiên cứu, áp dụng công nghệ thân thiện môi trường, các công nghệ xử lý chất thải phù hợp làng nghề chế biến thủy sản.

+ Tổ chức các lớp đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn về môi trường cho các cán bộ quản lý môi trường các cấp, các lớp tập huấn về xử lý chất thải cho các cán bộ chuyên môn thuộc các cơ sở chế biến nhằm nâng cao chất lượng xử lý chất thải trước khi thải ra môi trường.

+ Tăng cường giáo dục tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cộng đồng và cho các cơ sở chế biến về: Luật BVMT, các chính sách liên quan đến BVMT làng nghề, các quy chuẩn về môi trường của Việt Nam; Hoạt động chế biến thủy sản, các chất thải phát sinh, mức độ ô nhiễm so với quy chuẩn môi trường. Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường tới sức khoẻ cộng đồng; Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường áp dụng cho các cơ sở, làng nghề.

38

Page 39: Lời mở đầusonnptnt.nghean.vn/sonn_new/static/uploads/images/image... · Web viewBQL DỰ ÁN FSPS II NGHỆ ANBÁO CÁO ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊTình trạng ô nhiễm môi trường tại cảng cá Lạch Vạn và Lạch Quèn được đánh

giá là khá nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt, sức khỏe của người dân địa phương và mục tiêu phát triển bền vững ngành thủy sản của tỉnh. Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng ô nhiễm tại các cảng cá nói trên. Do đó để giải quyết tình trạng ô nhiễm, các giải pháp từ quy hoạch, chính sách, đào tạo và tuyên truyền nâng cao nhận thức cũng như vấn đề thu hút các nguồn đầu tư cho việc bảo vệ môi trường phải được thực hiện thường xuyên, liên tục, đồng bộ và lâu dài với sự phối kết hợp chặt chẽ giữa BQL các cảng cá Nghệ An, chính quyền địa phương và các cơ quan liên quan trong lĩnh vực BVMT. Trong đó cần tập trung vào một số vấn đề sau:

1. Huy động các nguồn vốn để nâng cấp cơ sở hạ tầng các cảng cá gắn với bảo vệ môi trường (chú trọng đầu tư hệ thống cấp nước, thoát nước và xử lý nước thải).

2. Sớm ban hành cơ chế chính sách quản lý BVMT đối với hoạt động của cảng cá và các cơ sở chế biến thủy sản.

3. Hỗ trợ địa phương thành lập các tổ VSMT thu gom chất thải sinh hoạt và xây dựng bãi chứa rác thải tập trung để hạn chế nguồn thải tư khu dân cư ảnh hưởng đến môi trường cảng.

4. Xây dựng hệ thống quản lý môi trường tại cơ sở với sự phối hợp chặt chẽ giữa BQL cảng và chính quyền địa phương.

5. Tăng cường kiểm tra, giám sát và xử lý triệt để các hành vi gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

6. Tổ chức các lớp tập huấn nâng cao nhận thức về BVMT cho cộng đồng địa phương và những người làm việc trong cảng.

39

Page 40: Lời mở đầusonnptnt.nghean.vn/sonn_new/static/uploads/images/image... · Web viewBQL DỰ ÁN FSPS II NGHỆ ANBÁO CÁO ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ NN&PTNT. Hướng dẫn đánh giá tác động môi trường trong chế biến thủy sản (Kèm theo Quyết định số: 4085/QĐ-BNN-KHCN ngày 22 tháng12 năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

2. Bộ NN&PTNT. QCVN 02-12:2009/BNNPTNT – Cảng cá – Điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

3. Bộ TNMT. Thông tư số 08/2010/TT ngày 18 tháng 3 năm 2010 của bộ tài nguyên và môi trường quy định việc xây dựng Báo cáo môi trường quốc gia, Báo cáo tình hình tác động môi trường của nghành, lĩnh vực và Báo cáo hiện trạng môi trường cấp tỉnh).

4. Cục Thống kê Nghệ An. Niên giám thống kê tỉnh Nghệ An 2010

5. Hoàng Đức Liên, Tống Ngọc Tuấn. Kỹ thuật và thiết bị xử lý chất thải bảo vệ môi trường. NXB Nông nghiệp. Hà Nội 2000

6. Trần Văn Nhân, Ngô Thị Nga. Giáo trình công nghệ xử lý nươc thải. NXB Khoa học và kỹ thuật. Hà Nội 2005

7. Sở Nông nghiệp & PTNT Nghệ An. Báo cáo đánh giá năng lực chế biến thủy sản tỉnh Nghệ An năm 2010

8. Trung tâm quan trắc và kỹ thuật môi trường Nghệ An. Báo cáo kết quả quan trắc môi trường tổng hợp trên địa bàn tỉnh Nghệ An năm 2005-2009. Chi cục Bảo vệ môi trường Nghệ An

9. Trung tâm Môi trường và Phát triển nông thôn, Đại học vinh. Báo cáo tổng hợp kết quả hoạt động “Đánh giá tác động, ảnh hưởng của nước sông Mai Giang tới hoạt động nuôi trồng thủy sản” .

10. Ben Koopman. Advanced Wastewater Treatment Operations University of Florida 2007

11. Mark T. Borwn. Environmental Engineering Sciences. Univetsity of Florida 2006

12. J.A. Sciortino. Fishing harbour planning, construction and management, FAO, 2010

13. Ministry of Environment & Forests of India. Environmental Impact Assessment Guidance Manual Ports & Harbors

40