109
TRƢỜNG ẠI HỌC CÔNG OÀN NGUYỄN THÙY DƢƠNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TỨ LỘC LUẬN VN THẠC S KẾ TOÁN MÃ SỐ: 834 03 01 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. V THÙY DƢƠNG HÀ NỘI, NM 2021

KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TỨ LỘC

  • Upload
    others

  • View
    8

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TỨ LỘC

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN

NGUYỄN THÙY DƢƠNG

KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TỨ LỘC

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN

MÃ SỐ: 834 03 01

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VŨ THÙY DƢƠNG

HÀ NỘI, NĂM 2021

Page 2: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TỨ LỘC

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ “Kế toán quản trị chi phí tại Công ty

cổ phần Tứ Lộc” là công trình nghiên cứu độc lập do tác giả thực hiện dưới sự

hướng dẫn của TS. Vũ Thùy Dƣơng. Luận văn chưa được công bố trong bất cứ

công trình nghiên cứu nào. Các số liệu, nội dung được trình bày trong luận

văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, hợp lệ và đảm bảo tuân thủ các quy

định về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.

Tôi xin chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung của luận văn thạc sĩ.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Thùy Dƣơng

Page 3: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TỨ LỘC

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban giám hiệu trường Đại học Công đoàn,

Khoa Kế Toán đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho tôi học tập, nghiên cứu và hoàn

thành luận văn này.

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ sự biết ơn chân thành và sâu sắc tới đến TS. Vũ Thùy

Dương người đã trực tiếp tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.

Xin chân thành cảm ơn quý Công ty cổ phần Tứ Lộc đã giúp đỡ, tạo điều

kiện cũng như cung cấp những thông tin cần thiết để tôi hoàn thành luận văn này.

Qua đây, tôi cũng xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã động viên,

khích lệ, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.

Xin trân trọng cảm ơn!

Page 4: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TỨ LỘC

MỤC LỤC

Lời cam đoan

Lời cảm ơn

Mục lục

Danh mục các chữ viết tắt Danh mục bảng, sơ đồ

MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1

1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................ 1

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài .......................................... 2

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................ 4

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 4

5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................... 4

6. Những đóng góp của đề tài nghiên cứu .................................................................... 5

7. Kết cấu luận văn ........................................................................................................ 5

Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP .................................................................................... 6

1.1. Một số khái niệm cơ bản về kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp ............ 6

1.2. Đặc điểm về chi phí của doanh nghiệp xây lắp ảnh hƣởng đến kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp ................................................................................... 9

1.3. Nội dung của kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp xây lắp .............. 11

1.3.1. Phân loại chi phí trong doanh nghiệp ................................................................ 11

1.3.2. Xây dựng định mức chi phí và lập dự toán chi phí trong doanh nghiệp ........... 15

1.3.3. Xác định chi phí cho các đối tượng chịu chi phí ............................................... 18

1.3.4. Phân tích thông tin kế toán quản trị chi phí phục vụ cho việc ra quyết định và kiểm soát chi phí trong doanh nghiệp ......................................................................... 20

Chƣơng 2. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TỨ LỘC .................................................................................................. 27

2.1. Tổng quan về Công ty cổ phần Tứ Lộc ............................................................ 27

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển .................................................................... 27

2.1.2. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty cổ phần Tứ Lộc ..................................... 29

2.1.3. Đặc điểm sản xuất và quy trình quản lý của Công ty cổ Phần Tứ Lộc ............. 31

2.1.4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty cổ phần Tứ Lộc ...................... 35

Page 5: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TỨ LỘC

2.2. Thực trạng kế toán quản trị chi phí tại Công ty cổ phần Tứ Lộc ................. 38

2.2.1. Thực trạng phân loại chi phí tại Công ty cổ phần Tứ Lộc ................................ 38

2.2.2. Thực trạng về xây dựng định mức chi phí và dự toán chi phí .......................... 40

2.2.3. Thực trạng xác định chi phí cho các đối tượng chịu chi phí tại Công ty cổ phần Tứ Lộc ................................................................................................................ 45

2.2.4. Thực trạng phân tích thông tin kế toán quản trị chi phí phục vụ cho việc ra quyết định và kiểm soát chi phí tại Công ty cổ phần Tứ Lộc ..................................... 50

2.3. Đánh giá thực trạng kế toán quản trị chi phí tại Công ty cổ phần Tứ Lộc .............................................................................................................................. 54

2.3.1. Ưu điểm ............................................................................................................. 54

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân ................................................................................... 55

Tiểu kết chƣơng 2 ...................................................................................................... 62

Chƣơng 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TỨ LỘC .............................................................................. 63

3.1. Định hƣớng phát triển của Công ty cổ phần Tứ Lộc ...................................... 63

3.2. Yêu cầu và nguyên tắc kế toán quản trị chi phí tại Công ty cổ phần Tứ Lộc64

3.2.1. Yêu cầu kế toán quản trị chi phí tại Công ty cổ phần Tứ Lộc .......................... 64

3.2.2. Nguyên tắc kế toán quản trị chi phí tại Công ty cổ phần Tứ Lộc ..................... 65

3.3. Giải pháp hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty cổ phần Tứ Lộc 67

3.3.1. Hoàn thiện phân loại chi phí tại Công ty .......................................................... 67

3.3.2. Hoàn thiện về lập xây dựng định mức và lập dự toán tại Công ty .................... 69

3.3.3. Hoàn thiện phương pháp xác định chi phí cho các đối tượng chịu chi phí tại Công ty ........................................................................................................................ 69

3.3.4. Hoàn thiện phân tích thông tin kế toán quản trị chi phí phục vụ cho việc kiểm soát chi phí và ra quyết định tại Công ty ..................................................................... 72

3.4. Điều kiện thực hiện giải pháp ........................................................................... 78

3.4.1. Về phía cơ quan quản lý Nhà nước ................................................................... 78

3.4.2. Về phía Công ty cổ phần Tứ Lộc ...................................................................... 79

Tiểu kết chƣơng 3 ...................................................................................................... 83

KẾT LUẬN ................................................................................................................ 84

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. 85

PHỤ LỤC

Page 6: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TỨ LỘC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

STT Chữ viết tắt Nguyên nghĩa

1 BHTN Bảo hiểm thất nghiệp

2 BHXH Bảo hiểm xã hội

3 BHYT Bảo hiểm y tế

4 CP Chi phí

5 CPBĐ Chi phí biến đổi

6 CPCĐ Chi phí cố đinh

7 CPSX Chi phí sản xuất

8 DN Doanh nghiệp

9 KPCĐ Kinh phí công đoàn

10 KTQT Kế toán quản trị

11 KTQTCP Kế toán quản trị chi phí

12 NCTT Nhân công trực tiếp

13 NSLĐ Năng suất lao động

14 NVL Nguyên vật liệu

15 NVLTT Nguyên vật liệu trực tiếp

16 PP Phương pháp

17 SXC Sản xuất chung

18 SXKD Sản xuất kinh doanh

19 TK Tài khoản

20 TNHH Trách nhiệm hữu hạn

21 TSCĐ Tài sản cố định

Page 7: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TỨ LỘC

DANH MỤC, BẢNG, SƠ ĐỒ

Bảng

Bảng 1.1. Các phương pháp xác định chi phí ............................................................ 18

Bảng 2.1. Một số thông tin tài chính của công ty ...................................................... 33

Bảng 2.2. Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu của Công ty ............................................... 34

Bảng 2.3. Định mức về lượng đối với sản phẩm xây lắp đèn tại công trình ............. 40

Bảng 2.4. Giá cả một số yếu tố đầu vào ..................................................................... 42

Bảng 2.5. Bảng chi tiết dự toán giá thành hạng mục ................................................. 43

Bảng 2.6. Bảng tổng hợp chi phí xây dựng ................................................................ 44

Bảng 2.7. Dự toán chi phí nguyên vật liệu ................................................................. 44

Bảng 2.8 Dự toán chi phí nhân công .......................................................................... 45

Bảng 2.9. Dự toán chi phí máy thi công .................................................................... 45

Bảng 2.10. Bảng tổng hợp vật tư và chênh lệch giá .................................................. 50

Bảng 2.11. Chênh lệch chi phí nhân công trực tiếp ................................................... 51

Bảng 2.12. Báo cáo tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành Quý 4/2019 .......... 54

Bảng 3.1. Phân loại chi phí theo cách ứng xử chi phí ................................................ 68

Bảng 3.2. Phân tích biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ............................... 74

Bảng 3.3. Phân tích biến động chi phí nhân công trực tiếp ....................................... 75

Bảng 3.4. Báo cáo thu nhập ....................................................................................... 77

Sơ đồ

Sơ đồ 2.1. Bộ máy tổ chức công ty cổ phần Tứ Lộc .................................................. 29

Sơ đồ 2.2. Quy trình dự án thi công nội thất tổng thể ................................................ 32

Sơ đồ 2.3. Tổ chức bộ máy kế toán của công ty cổ phần Tứ Lộc .............................. 35

Sơ đồ 3.1. Tổ chức bộ máy kết hợp kế toán quản trị - kế toán tài chính trong Công

ty ................................................................................................................. 80

Sơ đồ 3.2. Trình tự thực hiện kế toán quản trị chi phí ............................................... 81

Page 8: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TỨ LỘC

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài Trong quá trình hội nhập và xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới hiện

nay, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải có hệ thống thông tin đầy đủ,

kịp thời, chính xác phục vụ cho việc điều hành, quản lý và ra các quyết định sản

xuất kinh doanh. Một trong số đó chính là hệ thống thông tin kế toán, đóng vai trò

quan trọng trong việc cung cấp thông tin để làm căn cứ đề ra chiến lược kinh doanh.

Xuất phát từ yêu cầu và tính chất của thông tin cung cấp, thông tin kế toán

được chia thành thông tin kế toán tài chính và thông tin kế toán quản trị. Thông tin

kế toán tài chính chủ yếu cung cấp cho các đối tượng bên ngoài đơn vị sử dụng để

ra các quyết định hữu ích tuỳ từng đối tượng, còn thông tin kế toán quản trị chỉ cung

cấp cho các nhà quản trị nội bộ đơn vị để ra quyết định điều hành hoạt động sản

xuất kinh doanh. Thông tin chi phí do kế toán quản trị cung cấp có vai trò hết sức

quan trọng, là mối quan tâm hàng đầu đối với nhà quản lý, là cơ sở để nhà quản lý

đưa ra các quyết định đúng đắn. các nước phát triển, kế toán quản trị chi phí đã

được các doanh nghiệp vận dụng để giúp các nhà quản trị trong việc lập kế hoạch,

tổ chức thực hiện và kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch, từ đó đưa ra những

phương án kinh doanh tối ưu.

Tại Việt Nam, khái niệm kế toán quản trị và kế toán quản trị chi phí xuất

hiện từ đầu những năm 1990. Đến ngày 12 tháng 6 năm 2006 Bộ Tài Chính đã ban

hành thông tư số 53 2006 TT-BTC hướng dẫn về kế toán quản trị, nhưng sự hiểu

biết về kế toán quản trị còn khá mới m , áp dụng cụ thể vào từng loại hình doanh

nghiệp vẫn còn nhiều hạn chế.

Hiện nay việc triển khai và ứng dụng kế toán quản trị vào công tác quản lý

tại các doanh nghiệp xây lắp nói chung, doanh nghiệp trang trí nội, ngoại thất nói

riêng chưa được quan tâm đúng mức. Qua quá trình nghiên cứu thực tế cho thấy tổ

chức công tác kế toán tại Công ty cổ phần Tứ Lộc cũng không n m ngoài xu thế đó.

Công tác kế toán quản trị cũng còn bộc lộ những mặt hạn chế nhất định cần phải

hoàn thiện, trong đó làm thế nào để kiểm soát chi phí là một vấn đề được Công ty

đặt lên hàng đầu. Kế toán quản trị chi phí với vai trò của mình s đáp ứng những

nhu cầu về tho ng tin của quản trị trong vi c lạ p kế hoạch, tổ chức điều hành, kiểm

Page 9: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TỨ LỘC

2

tra và ra quyết định. Hiện tại nhu cầu sử dụng thông tin chi phí còn tự phát, các

công việc của kế toán quản trị chi phí chỉ được thực hiện đan xen giữa các bộ phận,

chưa có bộ phận chuyên trách. Điều này làm cho thông tin chi phí cung cấp cho nhà

quản trị chưa hợp lý, kịp thời và chính xác.

Hơn nữa, trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh việc quản lý tốt chi

phí là cơ sở để nhà quản trị đưa ra các quyết định kinh doanh hợp lý, hiệu quả nh m

mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận, tăng cường khả năng cạnh tranh của các doanh

nghiệp. Chính vì vậy, việc hoàn thiện kế toán quản trị chi phí là rất cần thiết đối với

bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn đứng vững trên thương trường.

Xuất phát từ vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác kế toán quản trị

nói chung, kế toán quản trị chi phí nói riêng cả trên phương diện lý luận và thực

tiễn, tác giả đã chọn nghiên cứu: “Kế toán quản trị chi phí tại Công ty Cổ phần Tứ

Lộc” làm đề tài luận văn thạc sĩ.

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài Cùng với sự phát triển mạnh m của nền kinh tế, các doanh nghiệp đang n

lực tìm kiếm cách thức kiểm soát, quản lý, để tối thiểu hóa chi phí, hạ giá thành sản

phẩm, nâng cao hiệu quả hoạt động và tính cạnh tranh. Muốn vậy, doanh nghiệp

không thể thiếu được sự tồn tại của kế toán quản trị chi phí. Đã có rất nhiều công

trình nghiên cứu trong và ngoài nước về kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp.

Luận văn thạc sĩ đề tài

, N năm 2015 của tác giả Đậu

Thị Mai Đức tại trường Đại học Lạc Hồng đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ

bản về kế toán quản trị chi phí. Luận văn tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng kế

toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp xây lắp tại thành phố Biên Hòa, đưa ra

các giải pháp nh m hoàn thiện và các điều kiện để thực hiện về việc kế toán quản trị

chi phí trong các doanh nghiệp xây lắp tại Thành phố Biên Hòa. Tuy nhiên, các giải

pháp chỉ đưa ra ở phạm vi tổng quát chứ chưa đi sâu vào thực tế của một đơn vị xây

lắp cụ thể.

Luận văn thạc sĩ, tác giả Vũ Thị Xuân với đề tài “

Co ổ ầ ự Lộ ”(2018) đã góp phần rất lớn cho Công ty trong việc xây dựng và vận hành một hệ thống kế toán quản trị chi phí để cung cấp

Page 10: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TỨ LỘC

3

các thông tin phù hợp, tin cậy, kịp thời cho các nhà quản trị để ra các quyết định tối

ưu. tác giả đã nghiên cứu về đặc điểm của hoạt động xây lắp ảnh hưởng đến kế

toán quản trị, đồng thời nghiên cứu cơ sở lý luận về kế toán quản trị trong doanh

nghiệp xây dựng, là cơ sở để đề xuất các giải pháp nh m hoàn thiện kế toán quản trị

chi phsi tại công ty xây dựng Hoàng Lộc. Tuy nhiên đề tài đi vào nghiên cứu doanh

nghiệp xây dựng, chưa có nhiều giải pháp có tính thực tiễn áp dụng cho doanh

nghiệp lắp như công ty cổ phần Tứ Lộc.

Luận văn thạc sĩ đề tài v s ẩm

ô ổ ầ ầ ư v X ự T ì I năm 2018 tại trường

Đại học Thương mại của tác giả Nguyễn Thị Thuỳ đã nghiên cứu và đánh giá thực

trạng kế toán quản trị chi phí tại đơn vị xây lắp, tác giả đưa ra được phương pháp

quản lý hiệu quả các khoản chi phí cấu tạo nên giá thành, định giá trong cạnh tranh

đấu thầu. Tuy nhiên đề tài chưa đề cập đến các phương pháp xây dựng định mức chi

phí phù hợp với đặc thù của lĩnh vực xây lắp.

Luạ n va n thạc sĩ: s ấ v s ẩm ô ổ ầ ô ư v ễ ô năm 2019 của tác giả

Trương Thị Linh tại trường Đại học thương mại. Đề tài phân tích chi phí sản xuất

để tìm ra nguyên nhân gây biến động của từng loại chi phí, đưa ra các giải pháp

nh m hoàn thiện kế toán quản trị chi phí sản xuất của công ty hướng đến mục tiêu

tiết kiệm chi phí sản xuất. Tuy nhiên, những giải pháp này mới được đề xuất một

cách chung chung chứ chưa cụ thể và chưa mang tính thực tiễn cao. Trong luận văn,

tác giả chỉ nghiên cứu bản chất, vai trò, mô hình cơ bản của kế toán quản trị chi phí

chứ không phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kế toán quản trị chi phí.

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về kế toán quản trị chi phí đã công bố

đều tiến hành nghiên cứu về kế toán quản trị chi phí áp dụng cho từng Công ty cụ

thể trong từng ngành, phù hợp với đặc điểm kinh doanh của từng Công ty.

Tuy nhiên, các đề tài nghiên cứu chủ yếu tập trung vào việc quản trị chi phí

cho những doanh nghiệp lớn, đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, vẫn chưa có các

nghiên cứu cụ thể về quản trị chi phí cho các doanh nghiệp này, nh m cung cấp

thông tin hữu ích cho các nhà quản lý doanh nghiệp trong điều kiện biến động của

Page 11: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TỨ LỘC

4

nền kinh tế. Do đó, học viên lựa chọn đề tài “

ô Tứ Lộ ” làm đề tài luận văn thạc sĩ là phù hợp về mặt thực tiễn và lý thuyết.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích

Mục đích nghiên cứu của luận văn là đề xuất một số giải pháp nh m hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần Tứ Lộc.

3.2. Nhiệm vụ

Nh m thực hiện mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ như sau: Mộ , Nghiên cứu vấn đề lý luận về kế toán quản trị chi phí trong doanh

nghiệp xây lắp. Hai là, Nghiên cứu thực trạng kế toán quản trị chi phí tại Công ty cổ

phần Tứ Lộc. Ba là, Đề xuất những giải pháp nh m hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại

Công ty cổ phần Tứ Lộc.

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tu ợng nghie n cứu: Luận văn nghie n cứu về kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp xây lắp.

- Phạm vi nghie n cứu: Mặc dù hoạt động trên hai lĩnh vực là thương mại và

sản xuất, công ty cổ phần Tứ Lộc không ngừng hoàn thiện và hướng tới mục đích chung là thi công, xây dựng và tư vấn thiết kế giám sát thi công để cho ra đời những công trình nội thất đèn đ p. Do vậy, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, học viên lựa chọn nghiên cứu kế toán quản trị chi phí của các công trình thi công của công ty. Số liệu nghiên cứu năm 2018, 2019.

5. Phƣơng pháp nghiên cứu

5.1. h ơng pháp thu th p d iệu

Hệ thống dữ liệu là nguồn thông tin từ các tài liệu liên quan đến vấn đề

nghiên cứu ở các nguồn khác nhau của các cơ quan, tạp chí, website...liên quan đến

kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp.

5.2. h ơng pháp d iệu

Các phương pháp chính được sử dụng bao gồm: Phương pháp thống kê,

phương pháp lấy ý kiến chuyên gia, phương pháp đối chiếu và so sánh. Thông qua

Page 12: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TỨ LỘC

5

việc nghiên cứu các tài liệu liên quan đến kế toán quản trị chi phí từ đó hệ thống

hóa các vấn đề mang tính lý luận vận dụng vào thực tế của công ty.

Đối với các dữ liệu thu thập được liên quan trực tiếp đến nội dung tổ chức

công tác kế toán, sau khi tiến hành phản ánh, đề tài s tập trung vào việc đánh giá

phân tích các điểm đạt được và tồn tại của doanh nghiệp. Việc phân tích phải dựa

trên việc so sánh với cơ sở lý luận đã được tổng hợp, trình bày nh m đưa ra những

nhận định chính xác, có cơ sở khoa học hướng tới việc đề xuất các giải pháp hợp lý

để hoàn thiện kế toán tại doanh nghiệp.

6. Những đóng góp của đề tài nghiên cứu

Về lý luận: Đề tài nghiên cứu góp phần hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp xây lắp.

Về thực tiễn: Dựa vào đặc điểm hoạt động kinh doanh và những tồn tại, hạn

chế trong công tác kế toán quản trị chi phí tại Công ty cổ phần Tứ Lộc, tác giả đưa ra

các giải pháp nh m khắc phục những tồn tại, hạn chế trong kế toán quản trị chi phí tại

công ty. Những giải pháp này s góp phần hoàn thiện kế toán quản trị chi phí nh m

cung cấp thông tin chính xác, kịp thời phục vụ cho công tác quản lý của Công ty cổ

phần Tứ Lộc.

7. Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, luận văn có kết cấu gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp xây lắp.

C ươ 2: T ự Cô Cổ ầ Tứ Lộ .

C ươ 3: G Cô Cổ

ầ Tứ Lộ .

Page 13: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TỨ LỘC

6

Chƣơng 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ

TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP

1.1. Một số khái niệm cơ bản về kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp

Trong điều kiện nền kinh tế xã hội không ngừng phát triển như hiện nay, để

đảm bảo cho doanh nghiệp có thể tồn tại và cạnh tranh được so với các doanh

nghiệp khác cùng ngành, nhiệm vụ của nhà quản lý là xây dựng được một hệ thống

thông tin kế toán hoạt động có hiệu quả, đảm bảo việc cung cấp các thông tin hữu

ích người sử dụng.

Hai chức năng của kế toán là cung cấp thông tin và kiểm tra thông tin, trong

đó, chức năng thông tin là chức năng cơ bản nhất. Điều này đặc biệt đúng khi doanh

nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường đa dạng phức tạp về quan hệ pháp lí

và quan hệ kinh tế với rất nhiều đối tượng bên trong và bên ngoài doanh nghiệp

như: cơ quan quản lí nhà nước, các nhà đầu tư, các bạn hàng, người lao động... Các

đối tượng này có mục đích và yêu cầu khác nhau khi sử dụng thông tin kế toán của

doanh nghiệp, ví dụ: cơ quan thuế khi thực hiện các chính sách thu của nhà nước về

thuế thu nhập doanh nghiệp cần các thông tin về chỉ tiêu tổng doanh thu, tổng chi

phí, tổng lợi nhuận đạt được trong kỳ, trong khi các nhà quản trị điều hành hoạt

động của doanh nghiệp cần các thông tin cụ thể chi tiết về các yếu tố cấu thành các

thông tin tổng quát và hơn nữa trên cơ sở xử lý các dữ liệu nay kế toán tiến hành

phân tích và dự đoán nh m giúp các nhà quản trị đưa ra các quyết định tối ưu. Hệ

thống kế toán của doanh nghiệp phải thoả mãn tất cả các nhu cầu này, do đó đã hình

thành nên hai bộ phận: kế toán tài chính và kế toán quản trị[13, tr.4].

Theo khoản 3, điều 4, Luật Kế toán Việt Nam, kế toán quản trị là việc “thu

thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị

và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán”[20, tr.15].

Về kế toán quản trị chi phí, hiện nay chưa có một khái niệm chính thức nào

được đưa ra. Theo Viện Kế toán quản trị Hoa Kỳ, kế toán quản trị chi phí là kỹ

thuật hay phương pháp để xác định chi phí cho một dự án, một quá trình hoặc một

sản phẩm… Chi phí này được xác định b ng việc đo lường trực tiếp, kết chuyển tuỳ

ý hoặc phân bổ một cách có hệ thống và hợp lý. kế toán quản trị (KTQT) chi phí

Page 14: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TỨ LỘC

7

cung cấp thông tin cho các nhà quản trị trong nội bộ doanh nghiệp (DN) để đánh

giá, kiểm soát quá trình hoạt động. Thông tin của KTQT chi phí hướng đến tương

lai nên có sự phân tích, đánh giá đến môi trường bên ngoài doanh nghiệp[18, tr.13].

Theo Horngen và cộng sự (2008), với quan điểm coi KTQT chi phí là một

phần của hệ thống hoạch định chiến lược và tham gia trực tiếp vào hoạt động quản

trị DN nên nội dung KTQT chi phí được xác định gồm 4 nội dung cơ bản: Dự toán

chi phí; Quá trình tập hợp chi phí; Phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi

nhuận; Ra quyết định quản lý [29]. Theo Edward J. VanDerbeck (2010), KTQT chi

phí cung cấp chi tiết thông tin chi phí theo nhu cầu của nhà quản trị để kiểm soát

hoạt động kinh doanh hiện tại và lập kế hoạch cho tương lai [30]. Dưới góc độ kế

toán tài chính, bộ phận kế toán chi phí có chức năng tính toán, đo lường chi phí phát

sinh trong DN theo đúng các nguyên tắc kế toán để cung cấp thông tin về chi phí

sản xuất sản phẩm, giá vốn hàng bán và các chi phí hoạt động trên báo cáo kết quả

kinh doanh, liên quan đến giá trị hàng tồn kho trên Bảng cân đối kế toán. Dưới góc độ

KTQT, bộ phận kế toán chi phí có chức năng đo lường, phân tích về tình hình chi phí

sản xuất kinh doanh, đo lường khả năng sinh lời của từng sản phẩm, dịch vụ, các hoạt

động và từng bộ phận của DN nh m nâng cao hiệu quả của hoạt động kinh doanh.

Như vậy, theo tác giả, kế toán quản tri chi phí có thể hiểu là một bộ phận

không thể tách rời của hệ thống kế toán doanh nghiệp, là công cụ quan trọng

cung cấp thông tin chi phí kịp thời, phù hợp, cần thiết cho các hoạt động quản trị doanh nghiệp. Bên cạnh thông tin quá khứ, thông tin chi phí do KTQT chi phí

cung cấp cần có tính định hướng (thông tin kế hoạch, dự toán), gắn với các chỉ tiêu,

bộ phận, đơn vị, cá nhân (trung tâm phát sinh chi phí) để thuận lợi cho phân tích,

đánh giá, và h trợ xây dựng các biện pháp kiểm soát chi phí.

Mục đích của KTQT chi phí là cung cấp thông tin cho nhu cầu quản trị

doanh nghiệp. KTQT chi phí phục vụ chủ yếu cho việc quản trị chi phí, ra các quyết

định quản trị. KTQT chi phí không chỉ thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin về các

nghiệp vụ kinh tế tài chính thực sự phát sinh và hoàn thành mà còn cung cấp các

thông tin phục vụ cho việc ra các quyết định tương lai trong hoạt động sản xuất kinh

doanh của doanh nghiệp. Kế toán quản trị chi phí đóng vai trò quan trọng trong

doanh nghiệp, bao gồm:

Page 15: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TỨ LỘC

8

- Cung cấp thông tin chi phí giúp các nhà quản trị đưa ra quyết định kinh

doanh. Thông tin chi phí chính xác là cần thiết cho việc ra quyết định vì chi phí

không chính xác có thể dẫn ðến quyết ðịnh sai lầm nhý việc tiếp tục sản xuất sản

phẩm không có lợi nhuận[ 19, tr.33]. Thông tin thiếu chính xác có thể đủ để đo lường

lợi nhuận cho một doanh nghiệp vì chi phí được phân bổ giữa hàng tồn kho và giá

vốn hàng bán với mức tổng hợp thay vì sản phẩm cụ thể. Nhưng thông tin này không

đủ cơ sở để đưa ra những quyết định về sản phẩm đơn l . Định giá bán sản phẩm là

quyết định thường xuyên của nhà quản trị. Để định giá sản phẩm mang lại hiệu quả

cao, thì thông tin chi phí được cung cấp phải hữu ích. Thông tin chi phí phải chính

xác, kịp thời, được phân loại, sử dụng một cách phù hợp.

- Vai trò thứ hai của kế toán quản trị chi phí là cung cấp thông tin chi phí liên

quan đến lập kế hoạch, kiểm soát và đo lường hiệu suất. Kế toán quản trị chi phí là

việc thu thập các dữ liệu về chi phí và xử lý các dữ liệu này theo một trình tự để có

thể cung cấp thông tin chi phí nh m xây dựng kế hoạch chi phí, kiểm soát chi phí từ

đó đánh giá các hoạt động và ra quyết định quản lý. Thông tin kế toán quản trị chi

phí là công cụ phục vụ lập kế hoạch và các dữ liệu chi phí là cơ sở cho việc ra quyết

định chiến lược, những quyết định này bao gồm các chính sách giá bán, cơ cấu sản

phẩm, mua sắm máy móc thiết bị, loại bỏ các hoạt động không tạo ra giá trị tăng

thêm[31, tr.21]. Tùy theo mục đích sử dụng thông tin mà kế toán quản trị chi phí s

thiết kế, cung cấp thông tin khác nhau. Với quyết định liên quan đến định giá bán,

chi phí s được nghiên cứu theo chi phí biến đổi, chi phí cố định và các phương

pháp xác định chi phí tương ứng.

Kế toán quản trị chi phí là nguồn chủ yếu cung cấp thông tin chi phí nh m

giúp nhà quản trị thực hiện toàn diện các chức năng quản trị. Thông tin được cung

cấp bởi kế toán quản trị chi phí là thông tin cho các quyết định, trong đó có quyết

định về giá thông qua phương pháp định giá trên cơ sở chi phí.

Với phân tích trên, cho thấy kế toán quản trị chi phí cung cấp thông tin chi

phí phục vụ quản trị doanh nghiệp và kế toán quản trị chi phí đóng một vai trò quan

trọng trong việc kiểm soát chi phí và đo lường hiệu suất. Kế toán quản trị chi phí

cung cấp thông tin thích hợp cho nhà quản trị trong các quyết định ngắn hạn, dài

hạn và có ảnh hưởng đến chiến lược hoạt động của tổ chức.

Page 16: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TỨ LỘC

9

V ủ .

Kế toán quản trị chi phí sản xuất cung cấp hệ thống tài liệu dự toán chi phí

xây dựng từng công trình, từng dự án và tình hình thực hiện các dự toán trong

doanh nghiệp. KTQT chi phí tiến hành cụ thể hoá các kế hoạch hoạt động của

doanh nghiệp thành các dự toán xây dựng. KTQT chi phí cung cấp thông tin về chi

phí ước tính cho các sản phẩm công trình, dịch vụ hoặc các đối tượng khác theo yêu

cầu của nhà quản lý nh m giúp họ ra các quyết định quan trọng về đặc điểm của sản

phẩm, cơ cấu sản phẩm hoàn thành và phân bổ hợp lý các nguồn lực có hạn cho các

hoạt động của doanh nghiệp[18, tr.4].

Bên cạnh đó, KTQT chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp còn cung

cấp thông tin hữu ích cho các nhà quản trị doanh nghiệp để từ đó xây dựng các

chiến lược cạnh tranh b ng cách đưa ra những báo cáo định kỳ, đột xuất để thay đổi

chiến lược, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các báo cáo

định kỳ cung cấp cho nhà quản trị khả năng sinh lời của các bộ phận khác nhau

trong doanh nghiệp, như các sản phẩm, dịch vụ, các thị trường tiêu thụ nh m đảm

bảo doanh nghiệp chỉ tiến hành thực hiện các hoạt động mang lại lợi nhuận hoặc lựa

chọn sản phẩm mang lại lợi nhuận cao hơn. Kế toán quản trị chi phí cũng cung cấp

các thông tin để phân bổ các nguồn lực của doanh nghiệp cũng như quyết định cơ

cấu sản phẩm xây dựng và tiêu thụ, hay quyết định ngừng đầu tư xây dựng một cách

hợp lý. Các báo cáo đặc biệt giúp cho các nhà quản lý đưa ra các quyết định chiến

lược, như phát triển các sản phẩm và dịch vụ mới, đầu tư các thiết bị, nhà xưởng

mới, đàm phán các hợp đồng dài hạn với các nhà cung cấp và các khách hàng, chính

sách marketing phù hợp.

Vai trò của kế toán quản trị chi phí trong việc thực hiện chức năng quản lý

được thể hiện trong việc lập kế hoạch, kiểm soát quá trình kinh doanh, đánh giá các

hoạt động, đưa ra các quyết định quản lý từ đó dự đoán những ảnh hưởng tới mục

tiêu kinh doanh.

1.2. Đặc điểm về chi phí của doanh nghiệp xây lắp ảnh hƣởng đến kế

toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp

Chi phí là những tổn thất về nguồn lực kinh tế gắn liền với mục đích sản xuất

kinh doanh. Trong doanh nghiệp xây lắp, ngoài những khoản chi phí sản xuấy thông

Page 17: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TỨ LỘC

10

thường còn làm phát sinh thêm một số khoản mục chi phí như: chi phí vận chuyển

máy thi công đến công trường, chi phí huy động nhân công, chi phí lán trại cho

nhân công, chi phí kho nhà xưởng bảo quản vật tư trong quá trình thi công[16, tr.

13]... Vì vậy công tác hạch toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp rất

phức tạp, trong đó có những khoản chi phí cần phân bổ đến từng công t nh cụ thể,

cần có cách thức phân bổ phù hợp để phục vụ tốt công tác quản lý chi phí, giá thành

theo từng công trình. Sản phẩm xây lắp mang tính đơn chiếc rõ rệt, m i sản phẩm là

một công trình hay hạng mục công trình được xây lắp theo thiết kế kỹ thuật, mỹ

thuật, kết cấu, bản v thi công, phương pháp thi công, địa điểm xây dựng khác nhau,

riêng biệt theo từng hợp đồng giao nhận, đặc biệt sản phẩm được sản xuất ngay tại

nơi tiêu thụ[10, tr.13]. Do vậy việc tổ chức quản lý và tổ chức kế toán quản trị phải

căn cứ vào bản v kỹ thuật thi công và dự toán chi tiết. Điều này giúp doanh nghiệp

xây dựng có thể lên kế hoạch về nguyên nhiên vật liệu và tài chính cũng như giám

sát các chi phí phát sinh đối với từng công trình.

Chi phí thầu phụ cũng là một loại chi phí đặc thù trong xây dựng, chi phí lãi

vay, chi phí bảo hành công trình được vốn hoá vào giá thành sản phẩm xây lắp. Chi

phí nguyên vật liệu trực tiếp rất đa dạng về chủng loại, kích cỡ, dễ bị hư hỏng tuỳ

thuộc vào thời tiết, cần chú ý đến biện pháp bảo quản và kiểm soát chi phí. Chi phí

nguyên vật liệu trực tiếp thường chiếm khoản 60-70%. Chi phí nhân công trực tiếp

thường chiếm khoảng 13% - 15% trong tổng chi phí sản xuất tuỳ theo từng công

trình sử dụng nhiều lao động tay nghề cao hay thấp[16, tr.14]. Chi phí sử dụng máy

thi công chiếm tỷ kệ cao hay thấp tuỳ thuộc vào từng công trình thi công b ng máy

hay thủ công. Trong công tác kế toán chi phí cũng cần dựa vào những đặc điểm này

của chi phí để bước đầu có thể đánh giá được mức tương quan của từng khoản mục

chi phí trong giá thành sản phẩm của từng công trình để phục vụ kiểm soát chi phí

[10, tr.21].

Chi phí sản xuất chung thường chiếm khoảng 10-15% tổng chi phí sản xuất,

thường các chi phí liên quan đến đội quản lý thi công, chi phí lán trại, chi phí di

chuyển đội thi công... Các chi phí này thường có tỷ lệ nhất định được quy định theo

văn bản pháp luật hiện hành về xây dựng[16, tr.14].

Page 18: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TỨ LỘC

11

Việc tập hợp chi phí thực tế phát sinh, đối chiếu với dự toán là một công việc

thường xuyên và cần thiết của kế toán để kiểm tra chi phí phát sinh đó có phù hợp với

dự toán hay không cũng như để kiểm tra tính hiệu quả trong việc quản trị chi phí.

Đối với dịch vụ xây lắp, thời gian thi công kéo dài nên việc theo dõi chi phí

sản xuất và giá thành sản phẩm ở công ty xây dựng không chỉ dừng lại ở việc tập

hợp và theo dõi chi phí phát sinh trong năm tài chính mà còn phải theo dõi chi phí

phát sinh, giá thành và doanh thu luỹ kế qua các năm kể từ khi công trình bắt đầu

khởi công cho đến thời điểm hoàn thành. Bên cạnh đó, hoạt động xây dựng thường

diễn ra ngoài trời nên chịu nhiều ảnh hưởng của các điều kiện thời tiết, tự nhiên do

đó việc thi công xây dựng mang tính thời vụ và có nhiều rủi ro bất ngờ dẫn đến thiệt

hại trong sản xuất như phá đi làm lại, ngừng sản xuất. Những khoản thiệt hại này

phải được tổ chức theo dõi chặt ch và phải có phương pháp quản lý phù hợp với

những nguyên nhân gây ra nh m tiết kiệm chi phí. Sản xuất xây dựng không thực

hiện cố định tại một địa điểm mà luôn biến động do địa điểm xây dựng trải dài trên

một không gian rộng lớn trên nhiều địa bàn, nhiều vùng khác nhau, điều kiện địa lý

thay đổi, thiết kế thay đổi nên phương thức tổ chức thi công cũng phải luôn thay đổi

cho phù hợp. Bên cạnh đó, để nhận được công trình các doanh nghiệp xây lắp

thýờng phải trải qua khâu ðấu thầu, do ðó công tác xác ðịnh giá dự toán của công

trình phải được coi trọng để từ đó xác định mức giá bỏ thầu hợp lý đảm bảo hiệu

quả hoạt động kinh doanh xây dựng của đơn vị và khả năng trúng thầu[10, tr.15].

1.3. Nội dung của kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp xây lắp

1.3.1. hân oại chi phí trong doanh nghiệp

Trong quá trình sản xuất (SX) của DN phát sinh rất nhiều loại chi phí (CP).

Việc phân loại CP một cách khoa học và hợp lý có ý nghĩa rất quan trọng trong việc

quản lý và hạch toán CP của DN. Với mục đích cung cấp thông tin hữu ích cho

quản lý và tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kế toán, CP kinh doanh thường được

phân loại theo các cách chủ yếu như; phân loại theo nội dung (tính chất) kinh tế của

CP; phân loại theo cách thức kết chuyển chi phí...

* ộ , ấ ủ [17, tr.9]

Chi phí được phân theo yếu tố phục vụ cho việc tập hợp và quản lý chi phí

theo nội dung kinh tế ban đầu mà không xét đến địa điểm phát sinh. Cách phân loại

Page 19: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TỨ LỘC

12

này giúp cho việc xây dựng và phân tính định mức vốn lưu động cũng như việc lập,

kiểm tra và phân tích dự toán chi phí.

Theo cách phân loại này, về thực chất, chi phí sản xuất kinh doanh (SXKD)

chỉ có 3 yếu tố CP cơ bản là: CP về lao động sống, CP về đối tượng lao động và CP

về tư liệu lao động. Tuy nhiên, để cung cấp thông tin về CP một cách cụ thể hơn

nh m phục vụ cho việc xây dựng và phân tích định mức (ĐM) vốn lưu động, việc

lập, kiểm tra và phân tích dự toán CP, các yếu tố CP trên cần được chi tiết hoá theo

nội dung kinh tế cụ thể của chúng. Để chi tiết hoá phục vụ yêu cầu quản lý, toàn bộ

CP thường được chia thành các yếu tố sau:

Chi phí nguyên liệu và vật liệu: bao gồm toàn bộ giá trị nguyên, vật liệu

chính, vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, vật liệu thiết bị xây dựng cơ bản mà doanh

nghiệp đã sử dụng trong qúa trình sản xuất sản phẩm xây lắp.

- Chi phí nhân công: là toàn bộ số tiền lương (tiền công) và các khoản trích

BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN tính trên tiền lương của công nhân sản xuất, công

nhân điều khiển máy thi công và nhân viên quản lý ở các bộ phận, tổ, đội thi công.

- Chi phí khấu hao tài sản cố định (TSCĐ): Chi phí khấu hao TSCĐ máy

móc thiết bị: phản ánh tổng số khấu hao TSCĐ trong kỳ của tất cả TSCĐ sử dụng

cho hoạt động sản xuất và phục vụ sản xuất ở các tổ, đội, bộ phận thi công.

- Chi phí dịch vụ mua ngoài: phản ánh toàn bọ chi phí cho các dịch vụ mua

ngoài dùng vào SXKD;

Chi phí khác b ng tiền: phản ánh toàn bộ CP khác b ng tiền chưa phản ánh

vào các yếu tố trên dùng vào hoạt động SXKD trong kỳ;

Theo cách phân loại này thì chi phí SXKD phát sinh nếu có cùng nội dung

kinh tế thì được sắp xếp vào một yếu tố bất kể nó phát sinh ở bộ phận nào, dùng để

SX ra sản phẩm nào. Và cách phân loại này cũng cho ta biết các loại CP nào được

dùng vào hoạt động SXKD của DN với tỷ trọng của từng loại CP đó là bao nhiêu.

Cách phân loại này là cơ sở để DN xây dựng các định mức CP cần thiết, lập

dự toán CP, lập báo cáo CP theo yếu tố trong kỳ. Ngoài ra, đây cũng là cơ sở cho

việc xây dựng kế hoạch cung ứng vật tư, tiền vốn, huy động sử dụng lao động, xây

dựng kế hoạch khấu hao TSCĐ... là cơ sở để phân tích, đánh giá tình hình thực hiện

CP SXKD.

Page 20: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TỨ LỘC

13

* ô [10, tr.17]

Các phân loại theo nội dung kinh tế s giúp công ty xác định chính xác giá

thành của sản phẩm. Theo cách phân loại này, toàn bộ các khoản CP liên quan đến

quá trình sản xuất và cung ứng dịch vụ được chia như sau:

Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp: là toàn bộ những chi phí về nguyên liệu,

vật liệu trực tiếp tham gia vào việc SX, chế tạo sản phẩm.

Chi phí nhân công trực tiếp: là toàn bộ tiền lương, tiền công, trợ cấp, phụ cấp

mà DN phải trả cho người lao động trực tiếp sản xuất xây lắp.

- Chi phí sử dụng máy thi công: chi phí sử cho máy móc thi công nh m thực

hiên khối lượng công tác xây dựng b ng máy và các chi phí khác liên quan đến máy

thi công (chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp lương, tiền công của công nhân

trực tiếp điều khiển máy).

Chi phí sản xuất chung: là toàn bộ những CP phát sinh tại phân xưởng SX

trừ chi phí Nguyên vật liệu trực tiếp, CP nhân công trực tiếp. Hay nói cách khác đây

là những CP mà mục đích của nó là nh m tổ chức, quản lý, phục vụ SX ở các phân

xưởng, tổ đội sản xuất.

Phân loại CPSX theo tiêu thức này chỉ rõ chi phí doanh nghiệp bỏ ra cho

từng lĩnh vực hoạt động, từng địa điểm phát sinh chi phí, làm cơ sở cho việc tính giá

thành sản phẩm xây lắp theo khoản mục, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá

thành...

* ứ ử [16, tr.18]

Trong các doanh nghiệp xây lắp ngoài việc lập kế hoach, kiểm soát chi phí,

điều tiết chi phí khi tổ chức thi công xây lắp các công trình nh m mục đích hạ giá

thành, nâng cao năng lực cạnh quanh còn phải đưa ra các quyết định lựa chọn công

trình, dự án, hạng mục công việc nào hiệu quả nhất (lập hồ sơ dự thầu). Cách phân

loại này giúp nhà quản trị có cơ sở đưa ra quyết định tham gia bỏ thầu công trình dự

án đó không và định giá bỏ thầu phù hợp với mục tiêu, chiến lược, năng lực của

doanh nghiệp trong từng thời kỳ. Theo cách phân loại này chi phí của doanh nghiệp

được chia thành chi phí biến đổi và chi phí cố định. Chi phí biến đổi đó là các khoản

chi phí thường có quan hệ tỷ lệ với kết quả sản xuất hay quy mô hoạt động. Trong

các doanh nghiệp hoạt động chi phí biến đổi thường có các đặc điểm sau:

Page 21: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TỨ LỘC

14

- Chi phí biến đổi tính cho một đơn vị sản phẩm thường không thay đổi. Do

vậy các nhà quản trị dựa vào đặc điểm này để xây dựng định mức biến phí góp phần

kiểm soát các khoản chi phí. Xét theo tổng quy mô hoạt động thì biến phí thay đổi

và khi đó tổng chi phí biến đổi của hoạt động thường tỷ lệ với kết quả sản xuất,

trong trường hợp doanh nghiệp không hoạt động thì biến phí không phát sinh.

- Chi phí biến đổi của doanh nghiệp gồm nhiều loại khác nhau, do vậy có thể

chia thành 2 loại cơ bản đó là biến phí tỷ lệ và biến phí cấp bậc. Biến phí tỷ lệ đó là

các khoản biến phí hoàn toàn tỷ lệ thuận với kết quả sản xuất hoặc quy mô hoạt

động. Trong thực tế các khoản chi phí phát sinh hàng ngày mang tính chất biến phí

thường bao gồm khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực

tiếp và các yếu tố thuộc các khoản mục chi phí khác. Các nhà quản trị kinh doanh

muốn giảm tối thiểu các khoản chi phí cần phải biết m i yếu tố chi phí phát sinh

mang tính chất gì, từ đó có các biện pháp kiểm soát cho phù hợp.

Chi phí cố định đó là các khoản chi phí thực tế phát sinh thường không thay

đổi trong phạm vi của quy mô hoạt động. Trong thực tế chi phí cố định thường phức

tạp hơn chi phí biến đổi vì phụ thuộc vào giới hạn của quy mô hoạt động. Khi giới

hạn của quy mô hoạt động thay đổi thì chi phí cố định chuyển sang một lượng khác

đó chính là sự biến đổi lượng, chất trong quá trình biến đổi kinh tế. Chi phí cố định

thường có những đặc điểm sau:

- Xét trong tổng thể giới hạn của quy mô hoạt động thì chi phí cố định không

thay đổi, do vậy khi sản lượng sản phẩm sản xuất, tiêu thụ trong quy mô giới hạn

thay đổi thì chi phí cố định tính cho một đơn vị sản phẩm thay đổi. Các nhà quản trị

muốn cho chi phí cố định của một đơn vị sản phẩm thấp nhất cần khai thác tối đa

công suất của các tài sản đã tạo ra các chi phí cố đinh đó.

- Chi phí cố định trong doanh nghiệp cũng đa dạng và phong phú có thể chia

thành 2 dạng cơ bản đó là chi phí cố định bộ phận và chi phí cố định chung.

Chi phí h n hợp đó là các khoản chi phí bao gồm cả chi phí biến đổi và chi

phí cố định. Thông thường ở mức độ hoạt động căn bản thì chi phí h n hợp thể hiện

chi phí cố định, khi vượt khỏi mức độ hoạt động căn bản thì chi phí h n hợp bao

gồm cả chi phí biến đổi. Trong thực tế hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, chi

Page 22: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TỨ LỘC

15

phí h n hợp thường bao gồm chi phí sản xuất chung, chi phí sử dụng máy thi công,

chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp

* mứ độ ểm s [19, tr.66]

- Chi phí kiểm soát được: Là những chi phí mà các nhà quản trị ở một cấp

quản lý nào đó xác định được lượng phát sinh của nó và có thẩm quyền quyết định

về sự phát sinh chi phí đó.

- Chi phí không kiểm soát được: Là những chi phí mà nhà quản trị ở một cấp

quản lý nào đó không thể dự đoán được chính xác sự phát sinh của nó và không có

thẩm quyền quyết định đối với các khoản chi phí đó.

Thông qua cách phân loại này giúp cho các nhà quản trị ở từng cấp hoạch

định được dự toán chi phí đúng đắn hơn, hạn chế sự bị động về việc huy động

nguồn lực để đảm bảo cho các khoản chi phí. Đồng thời giúp cho các nhà quản trị

cấp cao đưa ra phương hướng để tăng cường chi phí kiểm soát được cho từng cấp

đưa ra phương hướng để tăng cường chi phí kiểm soát được cho từng cấp như mở

rộng, phát triển các quy trình sản xuất kinh doanh có tỷ lệ định phí cao hơn, phân

cấp quản lý chi tiết rõ ràng hơn về những chi phí gián tiếp phục vụ cho quản lý sản

xuất kinh doanh.

1.3.2. Xây dựng định mức chi phí và lập dự toán chi phí trong doanh nghiệp

1.3.2.1. X ự đ mứ

Định mức chi phí là khoản chi phí được định trước b ng cách lập ra những

tiêu chuẩn gắn với từng trường hợp hay từng điều kiện làm việc cụ thể. Định mức

chi phí không những chỉ ra được các khoản chi dự kiến mà còn xác định nên chi

trong trường hợp nào. Xây dựng hệ thống mức chi phí phù hợp, khoa học không chỉ

thuộc trách nhiệm của nhân viên kế toán quản trị chi phí mà là kết quả của nhiều bộ

phận với các phương pháp chuyên môn khoa học: như nghiên cứu phương pháp làm

việc, xây dựng các chỉ tiêu đánh giá từng công việc cụ thể, khảo sát thực tế, thống

kê kinh nghiệm... Để công tác định mức chi phí được tốt cần nhiều kênh thông tin

khác nhau ví dụ:

+ Tiêu chuẩn kỹ thuật (bộ phận kỹ thuật cung cấp);

+ Chi phí thực tế nhiều kỳ (bộ phận kế toán tài chính cung cấp);

+ Dự toán chi phí các kì (kế toán cung cấp);

Page 23: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TỨ LỘC

16

+ Qua khảo sát, quan sát trực tiếp, thống kê điều kiện thực tế,...

Doanh nghiệp cần định mức cả về đơn giá lẫn về lượng vì sự biến đổi của hai

yếu tố này đều tác động đến sự thay đổi của chi phí.

* Xây dựng định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (CPNVLTT) [17,

tr.48]

Để xác định mức chi phí đối với vật liệu chính cần xem xét hai yếu tố: số

lượng nguyên vật liệu xuất dùng đề hoàn thành một đơn vị chiếu sáng và đơn giá

thực tế của số vật liệu đó. Định mức về lượng: là số lượng vật liệu chính, cấu kiện

hoặc các bộ phận rời r cần để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác duy trị hệ

thống chiếu sáng.

Định mức về giá: đơn giá bình quân 1 đơn vị nguyên vật liệu (bao gồm giá

mua+ chi phí thu mua- các khoản giảm giá, chiết khấu)

* Xây dựng định mức chi phí nhân công trực tiếp CPNCTT [17, tr.49]

Trong doanh nghiệp xây lắp, chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tiền lương,

các khoản phụ cấp của công nhân trực tiếp thi công, tiền khoán trả cho lao động

thuê ngoài… Việc xây dựng định mức CPNCTT giúp cho quá trình quản lý chi phí

nhân công được tốt hơn. Trong điều kiện làm việc bình thường, doanh nghiệp xây

lắp phải căn cứ vào mức độ lành nghề trung bình của công nhân để đảm bảo việc

thực hiện định mức chi phí nhân công trực tiếp là khả thi. Vấn đề xây dựng định

mức CPNCTT tương tự như CPNVLTT đều gồm có định mức về lượng và định

mức về giá.

Định mức về thời gian: là số công thợ cần thiết để hoàn thành một đơn vị

khối lượng công tác duy trì hệ thống chiếu sáng.

Định mức về giá: phản ánh chi phí nhân công trả cho 1 công thợ hao phí

* Xây dựng định mức chi phí sử dụng máy thi công [17, tr. 50]

Định mức về giá chi phí máy theo giờ hay theo khối lượng thực hiện một

công việc được xác định căn cứ vào:

- Đơn giá ca máy theo định mức nhà nước quy định

- Định mức sử dụng nhiên liệu theo thiết kế máy của nhà sản xuất kết hợp

với kiểm tra bấm giờ tiêu hao nhiên liệu thực tế của đơn vị

- Khấu hao máy trong kỳ của doanh nghiệp

Page 24: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TỨ LỘC

17

Về thời gian thi công một hạng mục công việc được xác định như sau:

- Căn cứ vào định mức thi công của quy định

- Căn cứ vào điểm dừng kỹ thuật lập tiến độ thi công cho từng hạng mục

công việc trong bản tiến độ chung của dự án hay của công trình.

Định mức chi phí máy thi công = Định mức ca máy máy thi công x Đơn giá

ca máy dự kiến.

* Xây dựng định mức chi phí sản xuất chung (CPSXC) [16, tr.24]

Trong XDCB chi phí sản xuất chung được xác định dựa vào tỷ lệ % (5-6%

của chi phí trực tiếp) tùy thuộc vào từng công trình.

Để lập được chi phí chung của doanh nghiệp phải căn cứ vào các khoản chi

thực tế trong ký trước của doanh nghiệp như: chi phí lương, chi phí cho bộ phận

điều hành dự án, điều hành công ty, các khoản chi khác chiếm bao nhiêu phần trăm

trong XDCB trên sản lượng thực hiện để có định mức chi phí chung cho phù hợp.

Xây dựng định mức CP có vai trò rất quan trọng trong HĐKD của DN. Trên

cơ sở ĐM đã xây dựng, DN có thể tiến hành phân tích, so sánh giữa ĐM với thực

hiện để phát hiện ra những bất thường, những chỉ tiêu kém hiệu quả cần xem xét,

hay những tiềm năng cần khơi dậy... giúp các nhà quản trị DN có những giải pháp

khắc phục hay phát huy kịp thời.

1.3.2.2. Lậ ự ự

Dự toán là một trong những công cụ được sử dụng rộng rãi bởi các nhà quản

lý trong việc hoạch định và kiểm soát. Dự toán cung cấp cho DN thông tin về toàn

bộ kế hoạch kinh doanh của DN một cách có hệ thống và đảm bảo việc thực hiện

các mục tiêu đã đề ra. Ngoài ra, việc lập dự toán còn có những tác dụng khác như

sau: Xác định rõ các mục tiêu cụ thể để làm căn cứ đánh giá việc thực hiện sau này;

Lường trước những khó khăn tiềm ẩn để có phương án xử lý kịp thời và đúng đắn;

Liên kết toàn bộ các hoạt động của DN b ng cách hợp nhất các kế hoạch và mục

tiêu của các bộ phận khác nhau.

Dự toán chi phí là quá t nh tính toán chi tiết các khoản chi phí, nh m huy

động và sử dụng các nguồn lực theo các mục tiêu đã được xác định. Hệ thống mức

chi phí là cơ sở để lập dự toán chi phí. Sau khi xây dựng định mức, doanh nghiệp

tiến hành lập dự toán tổng quát bao gồm tập hợp các dự toán chi tiết cho tất cả các

Page 25: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TỨ LỘC

18

giai đoạn của quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Các dự toán chi phí đều được

lập trên cơ sở đáp ứng nhu cầu tiêu thụ và xây lắp trong kỳ.

Dự toán chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp xây lắp bao gồm [16, tr.24-

25]:

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Nh m dự kiến số lượng nguyên vật liệu

cần cho quá trình sản xuất thi công theo công thức:

Chi phí NVLTT dự toán = Khối lượng công việc theo kế hoạch x Định mức

chi phí NVLTT.

Lượng NVL cần mua dự toán = Khối lượng cần thiết cho thi công + Lượng

NVL tồn cuối kỳ - Lượng NVL tồn đầu kỳ.

- Chi phí nhân công trực tiếp: Là dự kiến số giờ công nhân trực tiếp cần thiết

để thi công hạng mục công trình theo công thức:

Chi phí NCTT dự toán = Khối lượng công việc theo kế hoạch x Định mức

chi phí NCTT.

- Chi phí sử dụng máy thi công: là dự kiến số ca máy cần thiết cho quá trình

thi công từng hạng mục công việc theo công thức:

Chi phí máy thi công dự toán = Khối lượng công việc theo kế hoạch x Định

mức chi phí máy thi công.

- Lập dự toán chi phí sản xuất chung: nh m tính toán biến phí SXC và định

phí SXC.

Chi phí SXC dự toán = Biến phí SXC + Định phí SXC.

- Lập dự toán giá thành sản phẩm xây lắp: được căn cứ vào dự toán các

khoản mục chi phí như: dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, dự toán chi phí

nhân công trực tiếp, dự toán chi phí máy thi công, dự toán chi phí sản xuất chung.

1.3.3. Xác định chi phí cho các đ i t ng chịu chi phí

Kế toán quản trị không chỉ đơn thuần là nhận diện các chi phí như kế toán tài

chính mà đó còn là sự nhận diện thông tin phục vụ cho các cấp quản lý. Vì vậy chi

phí được phản ánh có thể là những chi phí hiện tại diễn ra hàng ngày hoặc cũng có

thể đó là những chi phí ước tính, dự đoán nh m thông qua đó có thể lựa chọn được

phương án tối ưu nhất và đưa ra quyết định đúng đắn nhất.

Bảng 1.1. Các phƣơng pháp xác định chi phí

Page 26: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TỨ LỘC

19

Phƣơng pháp Nội dung Mục đích

Phương pháp chi phí trực tiếp

Xác định CPNVLTT, CPNCTT, thực tế phát sinh, CPSXC ước tính tính cho số lượng sản phẩm hoàn thành

Sử dụng trong KTQTCP để cung cấp thông tin chi phí nh m đánh giá, kiểm soát chi phí và ra quyết định

Phương pháp chi phí theo

công việc

Xác định chi phí của các nguồn lực cho đối tượng hạch toán chi phí theo giả thiết đối tượng hạch toán chi phí tạo ra hoạt động. Hoạt động hình thành mối quan hệ giữa chi phí và đối tượng hạch toán chi phí

H trợ nhà quản trị trong những quyết định liên quan đến cả CPBĐ và CPCĐ

N : Tổ ợ ủ

Để xác định chi phí trong doanh nghiệp xây lắp thường sử dụng các phương

pháp sau: phương pháp chi phí trực tiếp, phương pháp xác định chi phí theo công

việc. M i phương pháp có ưu nhược điểm riêng và có mục tiêu phục vụ quản trị

doanh nghiệp nhất định.

Phƣơng pháp chi phí trực tiếp CPSX sản phẩm, dịch vụ s được tập hợp và tính toán dựa trên các khoản

mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và CPSX chung,

thực tế phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm, dịch vụ. Các chi phí này phát

sinh, s được phản ánh lên tài khoản (TK) CPSX kinh doanh dở dang. Việc tính

toán, đo lường khoản mục CPSX chung thường phức tạp và khó khăn hơn các

khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp. Nhược

điểm của phương pháp này là tốn kém chi phí, thời gian công sức của kế toán, để

tổng hợp chi phí trực tiếp cho từng công trình, hạng mục công trình đòi hỏi kế toán

phải mở sổ theo dõi chi tiết đối với từng công trình, hạng mục công trình. Tuy

nhiên, phương pháp này lại có ưu điểm là theo dõi trực tiếp các chi phí liên quan

đến từng công trình, hạng mục công trình, phù hợp với đặc điểm và đang được sử

dụng phổ biến tại các doanh nghiệp xây lắp[22, tr.66].

Phƣơng pháp chi phí theo công việc

Page 27: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TỨ LỘC

20

Phương pháp này thường được sử dụng trong các doanh nghiệp sản xuất theo

đơn đặt hàng của khách hàng. Để áp dụng phương pháp này thì sản phẩm phải đảm

bảo ít nhất một trong các đặc điểm sau [16, tr.26]:

- Có tính độc đáo theo yêu cầu của từng đơn đặt hàng.

- Có giá trị và kích thước lớn

- Thường được đặt trước

- Mang tính đơn chiếc, duy nhất

Theo phương pháp này, đối tượng kế toán chi phí sản xuất là theo công trình

hay hạng mục công trình. Các chi phí sản xuất được tập hợp theo từng công trình,

từng hợp đồng xây dựng trên phiếu chi phí theo công trình, hạng mục công trình.

Việc tập hợp chi phí được khái quát qua các bước sau:

Bước 1: Tập hợp chi phí cơ bản có liên quan trực tiếp cho từng hạng mục

công trình, công trình.

Bước 2: Tập hợp và phân bổ CP sản xuất chung cho đối tượng liên quan.

Bước 3: Tập hợp chi phí do thầu phụ cung cấp (nếu có).

Bước 4: Xác định chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ, tính giá thành của sản

phẩm hoàn thành.

Đặc điểm nổi bật của phương pháp xác định chi phí theo công việc là việc

tính toán, phân bổ chi phí theo từng công việc cụ thể. Kế toán phải cộng dồn

CPNVLTT, CPNCTT, CPMTC, CPSXC m i công trình để người quản lý có thể

nắm được giá thành của từng công trình.

1.3.4. hân tích thông tin kế toán quản trị chi phí phục vụ cho việc ra

quyết định và kiểm soát chi phí trong doanh nghiệp

1.3.4.1. ô để ểm s

Căn cứ vào thông tin chi phí thực tế đã thu thập được, kế toán tiến hành so

sánh, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch, thực hiện dự toán chi phí sản xuất kinh

doanh. Thông qua đó có thể xác định được từng nhân tố ảnh hưởng và kết cấu chi

phí, trách nhiệm của đối tượng, bộ phận liên quan…từ đó nhà quản trị đưa ra các

giải pháp khắc phục những tồn tại, khai thác khả năng tiềm tàng để sử dụng các

nguồn lực của doanh nghiệp có hiệu quả hơn. Chi phí phát sinh thực tế có thể cao

hơn hoặc thấp hơn so với dự kiến (định mức, dự toán ban đầu), điều này tạo nên sự

Page 28: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TỨ LỘC

21

biến động chi phí. Thông thường trong doanh nghiệp khai thác cần phân tích biến

động của một số loại chi phí sản xuất chủ yếu như sau[17, tr.54]:

* Kiểm soát chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Biến động của chi phí NVL trực tiếp có thể kiểm soát thông qua 2 yếu tố giá

và lượng.

- Chênh lệch về lượng: sự chênh lệch giữa lượng NVL trực tiếp thực tế với

lượng NVL trực tiếp theo dự án để thực hiện cùng một khối lượng xây lắp. Chênh

lệch về lượng phản ánh sự tiêu hao khối lượng NVL ảnh hưởng đến chi phí NVL

trực tiếp như thế nào. Nếu chênh lệch về lượng dương thể hiện vật liệu sử dụng thực

tế nhiều hơn so với dự toán. Nguyên nhân của trưởng hợp này có thể do thay đôi

thiết kế, hoặc do trình độ công nhân sản xuất... Ngược lại nếu chênh lệch lượng âm

thể hiện vật liệu sử dụng tiết kiệm hơn so với dự toán. Các yếu tố ảnh hưởng tới

lượng NVL có thể do: sự hiện đại của công nghệ, trình độ công nhân thi công, chất

lượng NVL...

độ về ượ = G đ mứ x (Lượ ự - Lượ đ mứ )

- Chênh lệch về giá: sự chênh lệch giữa giá NVL trực tiếp thực tế với giá

NVL trực tiếp theo dự án để thực hiện cùng một khối lượng xây lắp. Nếu chênh lệch

dương thể hiện giá thực tế tăng so với giá dự toán dẫn đến làm cho tổng chi phí

tăng. Nếu chênh lệch âm thể hiện giá vật tư thực tế thấp hơn giá dự toán, đây được

coi là đánh giá tốt nếu chất lượng vật liệu vẫn được đảm bảo. Những nguyên nhân

ra biến động về giá như: giá thị trường, chi phí thu mua, chất lượng NVL...

độ về = Lượ ự x (G ự – G đ mứ )

- Biến động chi phí NVL trực tiếp: chính là tổng của chênh lệch về giá và

chênh lệch về lượng. Để kết luận biến động chi phí NVL trực tiếp do yếu tố nào cần

xác định chính xác ảnh hưởng biến động về giá, biến động về lượng. Từ những bién

động này mà nhà quản lý tìm ra nguyên nhân cụ thế làm chi phí nguyên vật liệu trực

tiếp tăng để có biện pháp kịp thời và phù hợp.

Tổ b độ C NVLTT = độ về + độ về ượ

* Kiểm soát chi phí nhân công trực tiếp

Cũng như chi phí nhân công trưc tiếp thì biến động của chi phí nhân công

trực tiếp có thể kiểm soát thông qua 2 yếu tố giá và lượng[10, tr.32].

Page 29: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TỨ LỘC

22

- Chênh lệch về lượng: phản ánh số giờ công thi công cùng một khối lượng

công việc giữa thực tế và dự toán. Nguyên nhân có thể do: trình độ của người lao

động, sự tiến bộ của công nghệ...

độ về ượ (b độ NSL ) = ơ ề ươ đ mứ

(S ờ độ ự - S ờ độ đ mứ )

- Chênh lệch về giá: phản ảnh sự thay đổi về giá của giờ công lao động xây

lắp ảnh hưởng đến chi phí nhân công trực tiếp. Nguyên nhân gây ra chênh lệch này

là do chế độ lương, cung cầu lao động... hoặc có thể do lãng phí hay tiết kiệm chi

phí nhân công. Việc kiểm soát chi phí nhân công trực tiếp còn cho phép làm rõ bộ

phận chịu trách nhiệm, làm ảnh hưởng đến công tác quản lý. Chi phí nhân công trực

tiếp tăng hay giảm được đánh giá là tốt hay không tốt phải căn cứ vào chất lượng

nhân công. Nếu giá giảm so với dự toán mà chất lượng đảm bảo thì biến động là tốt

và ngược lại.

độ về đơ (b độ đơ ề ươ ) = S ờ độ

ự ( ơ ề ươ ự - ơ ề ươ đ mứ )

Tổ b độ C NCTT = độ về ượ (b độ NSL ) +

độ về (b độ đơ ề ươ )

* Kiểm soát chi phí sử dụng máy thi công

- Chênh lệch về giá: phản ánh chênh lệch đơn giá ca máy thực tế và ca máy

dự toán. Nguyên nhân sự chênh lệch này có thể do giá cả thị trường, mùa vụ thi

công...

- Chênh lệch về lượng: phản ánh chênh lệch số ca máy thực tế và thi công

cho cùng một khối lượng công việc. Nguyên nhân sự chênh lệch này có thể do khối

lượng công việc tăng lên hoặc trình độ người công nhân máy.

* Kiểm soát chi phí sản xuất chung

Chi phí sản xuất chung biến động có thể do biến động của chi phí sản xuất

chung biến đổi và biến động chi phí chi phí sản xuất chung cố định.

- Kiểm soát biến động chi phí sản xuất chung biến đổi: Để phân tích yếu tố

này cũng cần phân tích ảnh hưởng của giá và của lượng. Nguyên nhân gây ra biến

động về giá có rất nhiều chi phí: chi phí thu mua, biến động giá cả thị trường....

Nguyên nhân gây ra biến động về lượng có thể do điều kiện máy móc[16, tr.30]...

Page 30: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TỨ LỘC

23

- Kiểm soát biến động chi phí sản xuất chung cố định: đây là chi phí phục vụ

và quản lý sản xuất, chi phí này không thay đổi theo mức độ hoạt động trong phạm

vi phù hợp. Biến động định phí sản xuất chung thường liên quan đến việc thay đổi

cấu trúc sản xuất hoặc sản xuất vượt công suất thiết kế.

1.3.4.2. m C - ượ -Lợ ậ

Kế toán quản trị đặc biệt quan tâm tới việc phân tích mối quan hệ chi phí -

khối lượng - lợi nhuận, phân tích điểm hoà vốn, phân tích chi phí cơ hội để tư vấn

cho các nhà quản trị doanh nghiệp trong việc đưa ra các quyết định như quyết định

tiếp tục hay ngừng sản xuất một sản phẩm, tự sản xuất hay thuê ngoài một công

đoạn sản xuất, một khâu công việc, một bộ phận chi tiết của sản phẩm…

Phân tích mối quan hệ Chi phí - Khối lượng - Lợi nhuận (phân tích Cost –

Volume – Profit nalysis: CVP) là xem xét mối quan hệ nội tại của các nhân tố: giá

bán, sản lượng, biến phí, định phí và kết cấu mặt hàng, đồng thời xem xét sự ảnh

hưởng của các nhân tố đó đến lợi nhuận của doanh nghiệp[31, tr 125]. Kết quả phân

tích s cung cấp cho nhà quản trị những thông tin thích hợp để ra các quyết định

như: Quyết định giao khoán, quyết định thuê thầu phụ, quyết định thay đổi phương

án thi công, quyết định chấp nhận hay từ chối hợp đồng chỉ định thầu, hay hợp đồng

có một số điều khoản bất lợi, hay quyết định loại bỏ một bộ phận kinh doanh thua

l ... Khi phân tích mối quan hệ Chi phí - Khối lượng - Lợi nhuận thường liên quan

đến các chỉ tiêu như: lợi nhuận gộp, cơ cấu chi phí, đòn bẩy kinh doanh. Vận dụng

phân tích C-V-P là cơ sở thông tin cho việc ra quyết định ngắn hạn và dài hạn một

cách đúng đắn, tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp[10, tr.35].

Dựa vào các bước ra quyết định, trên cơ sở phân tích những thông tin về chi

phí thích hợp thì doanh nghiệp có thể có các quyết định như sau: Quyết định tự sản

xuất hay mua ngoài, quyết định nên tiếp tục sản xuất hay bán ngay thành phẩm của

doanh nghiệp.

Đối với doanh nghiệp xây lắp, nhà quản trị đối mặt với việc tự sản xuất hay

mua ngoài vật liệu xây dựng. Nếu chất lượng của việc tự sản xuất và mua ngoài là

như nhau thì nguyên tắc để đi đến quyết định tự sản xuất hay mua ngoài là so sánh

chi phí giữa hai trường hợp này nếu bên nào nhỏ hơn thì nhà quản trị s lựa chọn.

Nhà quản trị phải dựa vào thông tin chi phí thích hợp để đưa ra được quyết định

Page 31: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TỨ LỘC

24

cuối cùng. Trong trường hợp tự sản xuất thường thì doanh nghiệp phải chịu các

khoản chi phí như chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí sản xuất chung biến đổi...

còn phần chi phí cố định thì tùy trong từng trường hợp để biết được r ng doanh

nghiệp có hay không phải gánh chịu khoản chi phí cố định đó. Còn trong trường

hợp mua ngoài thì doanh nghiệp không phải chịu những loại chi phí này. Như vậy,

tổng các chi phí của phương án tự sản xuất lớn hơn phương án mua ngoài thì doanh

nghiệp s quyết định mua ngoài và ngược lại s tự sản xuất.

Dựa vào phân tích về chênh lệch chi phí, hiệu quả chi phí mà nhà quản trị có

thể đưa ra quyết định ngắn hạn như[16, tr.30]:

- Quyết định bỏ thầu.

- Quyết định kinh doanh trong điều kiện nguồn lực hạn chế.

Nhìn chung các doanh nghiệp đều có các nguồn lực hạn chế, thí dụ như mặt

b ng sản xuất kinh doanh, số giờ máy, số giờ lao động trực tiếp, hoặc nguyên vật

liệu của doanh nghiệp đều có giới hạn. Trong điều kiện nguồn lực hạn chế này, các

nhà quản trị thương cân nhắc lựa chọn giữa các gói thầu hợp lý để mang lợi nhuận

tốt nhất cho doanh nghiệp và phù hợp với điều kiện nguồn lực.

- Quyết định tự thi công hay khoán lại.

Các nhà quản trị luôn cố gắng cắt giảm chi phí và tăng khả năng cạnh tranh

các sản phẩm. Trong doanh nghiệp xây lắp cũng vậy, họ luôn mong muốn chi phí

bỏ ra là tốt nhất với chất lượng sản phẩm tốt nhất. Chất lượng công trình không chỉ

là uy tín của doanh nghiệp mà còn là sự an toàn trong sử dụng. Vì thế các doanh

nghiệp xây lắp luôn cân nhắc giữa việc tự thi công hay khoán lại. Đối với việc quyết

định thi công hay khoán lại gói thầu nào đó ngoài việc xem xét khả năng của DN

nhà quản trị cần quan tâm đến các chi phí có thể tránh được và chi phí không thể

tránh được. Chi phí có thể tránh được là các chi phí doanh nghiệp s không phải

gánh chịu nữa nếu không thi công công trình, chi phí không thể tránh được là chi

phí phát sinh dù tự thi công hay khoán lại.

Không phải chi phí cố định nào cũng tránh được hoặc đều không tránh được

nếu lựa chọn khoán lại. Nếu tổng chi phí tiết kiệm được khi khoán lại lớn hơn so

với việc thi công thì doanh nghiệp quyết định mua ngoài.

Page 32: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TỨ LỘC

25

1.3.4.3. X ự b

Báo cáo KTQTCP là báo cáo phản ánh chi tiết, cụ thể tình hình chi phí xây

lắp của DN theo yêu cầu của nhà quản trị các cấp. Hệ thống báo cáo là sản phẩm

của mô hình KTQTCP nh m mục đích cung cấp được các thông tin quá khứ, hiện

tại và tương lai ra theo yêu cầu của nhà quản trị. Nội dung và kết cấu của báo cáo

KTQT phải đáp ứng được nhu cầu của nhà quản trị trong việc theo dõi, phân tích,

đánh giá quá trình xây lắp tại công trường [13, tr.36].

Báo cáo quá khứ đảm bảo cung cấp thông tin trung thực, đầy đủ, khách quan,

cập nhật thông tin kinh tế về các sự kiện kinh tế đã phát sinh. Theo các tiêu chuẩn,

yêu cầu của nhà quản trị báo cáo thể hiện ở cả dạng tổng hợp và chi tiết. Báo cáo về

quá khứ chủ yếu được sử dụng trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh

nghiệp, của các bộ phận. Các thông tin quá khứ là cơ sở quan trọng giúp nhà quản

trị đưa ra các thông tin so sánh để ra quyết định trong tương lai.

Báo cáo thông tin hiện tại giúp nhà quản trị cập nhật được tình hình hoạt

động sản xuất kinh doanh, thông tin về chi phí hiện tại so sánh với thông tin quá

khứ và thông tin từ các dự toán để đưa ra các quyết định điều chỉnh kế hoạch kinh

doanh cho phù hợp.

Báo cáo tương lai cung cấp các thông tin dự báo về tương lai như dự toán, các

phương án thi công... cho nhà quản trị doanh nghiệp nh m phục vụ cho các quyết định

kinh doanh phù hợp. Đặc thù của báo cáo tương lai là phục vụ thông tin cho nhà lãnh

đạo trong các quyết định mang tính dự báo, do đó các báo cáo phải thể hiện rõ mức độ

so sánh được của các thông tin: so sánh phương án này với phương án khác, so sánh

phương án dự báo với phương án tương tự đã diễn ra trong quá khứ (nếu có). Các báo

cáo tương lai phải gắn với dự toán, phân tích chi phí, đây là báo cáo thể hiện được vai

trò quan trọng của kế toán quản trị chi phí. Mục đích của báo cáo tương lai thường

hướng tới các dự báo để đưa ra các quyết định hướng đến tương lai.

Báo cáo quản trị CP gắn liền với phân tích chi phí, báo cáo này thể hiện rõ

nét nhất vai trò của KTQTCP trong quản trị doanh nghiệp. Các báo cáo trên được

tổng hợp từ các sổ kế toán chi tiết như: Báo cáo giá thành, Bảng tổng hợp nhập –

xuất – tồn kho, Sổ chi tiết ca xe máy, Nhật trình sử dụng máy thi công, Bảng phân

tích thông tin thích hợp.

Page 33: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TỨ LỘC

26

Tiểu kết chƣơng 1

Chương 1 của luận văn dành phần lớn nội dung đi sâu nghiên cứu bản chất

của KTQT chi phí, những đặc thù của ngành sản xuất xây lắp công trình. Luận văn

cũng khái quát qua các loại chi phí, kiểm tra và đánh giá thực hiện trung tâm chi

phí, phân tích thông tin chi phí thích hợp để quyết định kinh doanh của nhà quản trị

cũng như đánh giá kiểm soát thông qua các trung tâm chi phí.

Đây là những tiền đề lý luận cơ sở cho việc nghiên cứu thực trạng công tác

KTQT chi phí tại Công ty cổ phần Tứ Lộc.

Page 34: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TỨ LỘC

27

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ

TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TỨ LỘC

2.1. Tổng quan về Công ty cổ phần Tứ Lộc

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty cổ phần Tứ Lộc tiền thân là Doanh nghiệp đèn trang trí nội và ngoại

thất Tứ Lộc. Công ty được thành lập vào năm 1995 tại số 142 Lê Duẩn, Hà Nội. Ngày 25 tháng 10 năm 2007, hiệu đèn Tứ Lộc quyết định thay đổi mở rộng mô hình kinh doanh, thành lập công ty cổ phần Tứ Lộc [9].

Công ty cổ phần Tứ Lộc thành lập theo giấy phép thành lập số 0102398654 do sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp, thành lập vào ngày 25 tháng 10

năm 2007[9].

Là một trong những đơn vị đi đầu trong lĩnh vực đèn trang trí tại thị trường Việt Nam, cùng với sự n lực bền bỉ trong suốt 25 năm hình thành phát triển, đến nay đèn Tứ Lộc là một trong doanh nghiệp về đèn có uy tín tại Hà Nội cũng như trên khắp mọi miền đất nước.

Địa chỉ: Số 55 ngõ 1 Khâm Thiên, Đống Đa, Hà Nội. Vốn điều lệ: 800.000.000 VNĐ (Tám trăm triệu đồng). Tên giao dịch: Công ty cổ phần Tứ Lộc. Tên giao dịch quốc tế: Tu Loc Joint stock company.

Địa điểm kinh doanh: Sô 101 Tôn Đức Thắng, Đống Đa, Hà Nội. Tel: (84-4) 3.851.6883 Fax: (84-4) 3.518.7868.

Email: [email protected].

Mã số thuế: 0102398654.

Ngành nghề kinh doanh: Ngành nghề kinh doanh của Công ty: Thiết kế, sản xuất, mua bán, sửa chữa,

lắp ráp các loại đèn trang trí nội ngoại thất, đèn công nghiệp, đèn chiếu sáng công công và nguyên vật liệu xây dựng. Trang trí nội ngoại thất công trình, kinh doanh thiết bị các loại sàn sân khấu trong nhà và ngoài nhà. Xuất khẩu và làm đại lý mua, bán, ký gửi hàng hoá.

Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của thiết bị công nghệ đèn chiếu

sáng đối với sự phát triển của nền kinh tế đất nước nói chung và các doanh nghiệp

Page 35: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TỨ LỘC

28

Việt Nam nói riêng, công ty cổ phần Tứ Lộc đã và đang phấn đấu trở thành một

trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực đèn chiếu sáng và trang trí nội thất

trong nước. Cung cấp các linh kiện, thiết bị, sản phẩm, tư vấn thi công thực hiện các

công trình toàn nhà biệt thự.

Sản phẩm của công ty đa dạng với hơn 900+ mẫu mã sản phẩm hiện đến từ

hàng chục thương hiệu đèn trên thế giới hiện có tại showroom. Công ty đèn Tứ Lộc

còn cung cấp các dịch vụ tư vấn thiết kế và thi công các sản phẩm đèn nội thất,

ngoại thất theo yêu cầu[9].

Về chất lượng các mẫu đèn và chất lượng các sản phẩm thi công của công ty,

không dừng lại ở thiết kế bên ngoài, các sản phẩm của công ty đều được cam kết về

nguồn gốc xuất xứ, công năng sử dụng cũng như mức định giá phù hợp nhất với thị

trường. Công ty hướng đến mục tiêu lắng nghe và cải tiến m i ngày, nh m trao đến

khách hàng niềm tin, những giá trị về một thương hiệu phân phối đèn tốt nhất.

Trong suốt quá trình hoạt động của mình, đèn Tứ Lộc đã không ngừng kiến

tạo, cung cấp tư vấn sản phẩm cho hàng trăm công trình nhà ở, hàng chục dự án tầm

cỡ như văn phòng Chính Phủ, văn phòng Trung Ương Đảng, khách sạn

D EWWOO, Foturne, khách sạn Phú Gia - pricot, FLC.... Công ty cung cấp và

lắp đạt hệ thống đèn trang trí chiếu sáng cho các công trình có giá trị văn hóa lớn

như: Nhà hát lớn Hà Nội, nhà hát lớn Hải Phòng…Công ty còn tích cực mở rộng thị

trường về các tỉnh thành trên cả nước. tiến hành lắp hệ thống đèn cho các trung tâm

hội nghị, trụ sở ủy ban các tỉnh Thái Bình, Phú Thọ, Nghệ n…tạo được uy tín trên

toàn khu vực phía Bắc.

Hình 1.1. Hình ảnh quảng bá Công ty

N : Cô ổ ầ Tứ Lộ

Page 36: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TỨ LỘC

29

2.1.2. Tổ chức bộ máy quản của Công ty cổ phần Tứ Lộc

Sơ đồ 2.1. Bộ máy tổ chức công ty cổ phần Tứ Lộc

N : Cô ổ ầ Tứ Lộ

Công ty cổ phần Tứ Lộc có các phòng ban sau: Ban Giám đốc, Phòng Kinh

doanh – Marketing, PhòngTài chính - Kế toán, Phòng hành chính Phòng Tư vấn

thiết kế nội ngoại thất, Phòng xuất nhập khẩu và hệ thống công trường.

M i một bộ phận có chức năng nhiệm vụ riêng cụ thể như sau:

- Ban Giám đốc:

+ Giám đốc công ty là đại diện pháp nhân của công ty, chịu trách nhiệm

trước Hội đồng quản trị, trước nhà nước và trước pháp luật về việc quản lý và điều

hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

+ Phó giám đốc phụ trách Tổ chức – Hành chính và Kinh doanh: Là người

giúp việc Giám đốc quản lý và điều hành lĩnh vực Tổ chức – Hành chính và kinh

doanh của Công ty theo sự phân công và uỷ quyền của Giám đốc. Phó giám đốc

chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về nhiệm vụ mà Giám đốc phân

công và uỷ quyền.

+ Phó giám đốc Kỹ thuật: Là người giúp việc Giám đốc quản lý và điều hành

lĩnh vực Kỹ thuật của Công ty theo sự phân công và uỷ quyền của Giám đốc. Phó

giám đốc chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về nhiệm vụ mà

Giám đốc phân công và uỷ quyền.

- Phòng Kinh doanh-Marketing: Có 5 người gồm 1 Trưởng ban và 4 nhân viên.

Page 37: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TỨ LỘC

30

Giúp giám đốc xây dựng và triển khai kế hoạch kinh doanh và phát triển giai

đoạn khác nhau. Xác định nhu cầu của thị trường, kế hoạch thị trường, triển khai

các hoạt động bán hàng, chăm sóc khách hàng, xây dựng kế hoạch, chiến lược hàng

hoá - thị trường. Tham mưu cho Ban giám đốc và thực hiện giúp việc cho Giám đốc

và các Phó giám đốc trong việc quản lý, điều hành, thực hiện mọi hoạt động kinh

doanh của Công ty.

Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch tìm kiếm, khai thác các dự án. Tổ

chức khảo sát hiện trạng; lập, xem xét và trình duyệt dự án. Triển khai các thủ tục

chuẩn bị thực hiện dự án. Tham gia với các Phòng chức năng khác trong việc xây

dựng định mức nội bộ, định mức kinh tế kỹ thuật của Công ty. Chủ trì xây dựng hệ

thống kiểm soát dự án; kiểm soát các rủi ro của dự án và đề ra các biện pháp khắc

phục phòng ngừa cải tiến.

- Phòng hành chính: Có 4 người gồm 1 trưởng ban và 3 nhân viên

Có chức năng giúp Giám đốc về mô hình cơ cấu tổ chức bộ máy của Công

ty: Xây dựng mô hình tổ chức, xác định chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong

Công ty; Xây dựng các nội quy, quy chế của Công ty; Lập kế hoạch tuyển dụng,

đào tạo sử dụng nguồn nhân lực, các chính sách lao động tiền lương, tính lương

hàng tháng cho cán bộ, công nhân viên cũng như các khoản tiền thưởng, bảo hiểm

xã hội, bảo hiểm y tế; Tổ chức công tác văn thư, lưu trữ, quản lý con dấu, tiếp khách

đến giao dịch, làm việc với công ty, tổ chức bảo vệ hàng ngày.

- Phòng Tài chính - Kế toán: Có 4 người: 1 Trưởng ban - Kế toán trưởng và

3 kế toán viên. Ban Tài chính - kế toán có chức năng giúp Giám đốc quản lý, chỉ

đạo và tổ chức thực hiện công tác kế toán, thống kê và tài chính của công ty. Kế

toán trưởng điều hành và chịu trách nhiệm về hoạt động của phòng Kế toán.

Lập và ghi chép sổ kế toán, hoá đơn, chứng từ và lập báo cáo tài chính trung

thực, chính xác; Thực hiện chế độ kế toán, kiểm toán và chế độ quản lý tài chính

khác theo quy định của Nhà nước;

Đăng ký thuế, kê khai thuế, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính theo

quy định của pháp luật.

- Phòng tư vấn thiết kế nội và ngoại thất: Gồm có 5 người.

Page 38: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TỨ LỘC

31

Phòng thiết kế là phòng thực hiện chức năng tham mưu, giúp việc cho Giám

đốc Công ty trong công tác quản lý tổ chức công tác thiết kế.

Tổ chức tiếp nhận và tư vấn cho lãnh đạo về công tác thiết kế của dự án, trực

tiếp làm việc với các tư vấn thiết kế, các đối tác xây dựng về các nội dung liên quan

đến việc thiết kế. Phân công, tổ chức thực hiện, theo dõi quá trình thiết kế từ thời

điểm thiết kế ý tưởng cho đến khi hoàn tất việc trình lãnh đạo duyệt các hồ sơ thiết

kế chuẩn bị cho triển khai thi công.

Lập kế hoạch và tiến độ thực hiện thiết kế công t nh được giao qua các giai

đoạn: sơ phác, chỉnh sửa, thiết kế kỹ thuật thi công, thiết kế cấu trúc nội, ngoại thất.

Thống nhất phương án thiết kế, giao nhiệm vụ, tiến độ cho các tư vấn thiết kế để

triển khai, theo dõi và báo cáo kết quả.

Theo dõi,đánh giá và báo cáo tiến độ thiết kế của từng dự án cho Ban Giám

Đốc, đồng thời phối hợp với bộ phận quản lý dự án giải quyết các phát sinh kỹ thuật

dưới công trường.

- Hệ thống xuất nhập khẩu: Có 4 người, phụ trách các hoạt động mua bán,

xuất nhập khẩu thiết bị từ các nước châu Âu, đồng thời mở rộng mạng lưới tiêu thu

sản phẩm ra ngoài nước.

- Đội thi công: Có 6 người: 1 Trưởng ban và 5 nhân viên. Đội thi công lập

tiến độ và kế hoạch thi công chi tiết nộp cho phòng kế hoạch để theo dõi làm cơ sở

nghiệm thu thanh toán và nộp cho phòng kế toán làm cơ sở tạm ứng vốn. Định kỳ,

kế toán đội lập bảng kê chứng từ chi phí phát sinh tại công trường nộp cho phòng kế

toán qua hệ thống online. Thông tin về tiến độ và kế hoạch thi công chi tiết của kế

toán đội cung cấp cho Ban chỉ huy công trường để điều hành hoạt động xây lắp

hàng ngày;

2.1.3. Đặc điểm sản uất và quy trình quản của Công ty cổ hần Tứ Lộc

2.1.3.1. ặ đ ểm ì s ấ

Từ khi thành lập đến nay, mặc dù hoạt động trên hai lĩnh vực là thương mại

và sản xuất, công ty cổ phần Tứ Lộc không ngừng hoàn thiện và hướng tới mục

đích chung là thi công, xây dựng và tư vấn thiết kế giám sát thi công để cho ra đời

những công trình nội thất đèn đ p cho các đơn vị như nhà hàng, khách sạn. Trong

Page 39: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TỨ LỘC

32

phạm vi nghiên cứu của luận văn, học viên đi sâu vào nghiên cứu kế toán quản trị

chi phí các công trình thi công của công ty cổ phần Tứ Lộc.

Công ty cổ phần Tứ Lộc là công ty mang đặc thù của ngành xây dựng cơ bản

nên quá trình sản xuất mang tính liên tục, đa dạng, kéo dài và phức tạp, trải qua

nhiều giai đoạn khác nhau. M i công trình đều có dự toán, thiết kế riêng, địa điểm

thi công thao tác khác nhau. Do đó quy trình sản xuất kinh doanh của công ty là quá

trình liên tục khép kín từ giai đoạn thiết kế đến giai đoạn hoàn thiện và bàn giao

công trình.

Sơ đồ 2.2. Quy trình dự án thi công nội thất tổng thể

N : Cô ổ ầ Tứ Lộ

Hi n nay Co ng ty chủ yếu tạ p trung vào thi co ng các co ng trình da n dụng.

Co ng ty có mọ t quy trình sản xuất tu o ng đối đo n giản và hi u quả. Co ng ty chủ yếu

cung cấp các mặt hàng về đèn chiếu sáng và thực hiện thi co ng các hạng mục co ng trình lắp đặt đèn chiếu cho các cơ quan, các đơn vị trên địa bàn Hà Nội. Các giai

đoạn thực hiện công trình xây dựng của công ty được tiến hành tuần tự theo các

bước sau:

GI I ĐOẠN 1 Tư vấn thiết kế (Hoàn toàn miễn phí):

Khách hàng s được tư vấn thiết kế công năng (bố trí phân phòng theo nhu

cầu sử dụng), sau đó công ty s thiết kế 3D demo 01 phòng bất kỳ (nội thất hoặc

ngoại thất) theo yêu cầu của khách hàng.

GI I ĐOẠN 2 Ký hợp đồng thiết kế:

Sau khi khách hàng đã cảm thấy ưng ý với bản demo 3D thì công ty s gửi

một hợp đồng thiết kế và tiếp tục tiến hành thiết kế các hạng mục còn lại.

Khách hàng chốt toàn bộ phương án thiết kế của các hạng mục công ty s

tiến hành bổ chi tiết cũng như hoàn thiện hồ sơ thi công :hồ sơ thiết kế kiến trúc

(nội ngoại thất).

GI I ĐOẠN 3 Thi công:

Page 40: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TỨ LỘC

33

Kết thúc giai đoạn thiết kế, công ty s gửi cho khách hàng phụ lục chào thầu

thi công xây dựng (đối với ngoại thất), thi công nội thất (chọn các loại đèn và phụ

kiện hoàn thiện trang trí theo phối cảnh).

GI I ĐOẠN 4 Triển khai thi công:

Dựa vào hồ sơ thiết kế và thực tế hiện trạng công trình, kỹ thuật viên và thiết

kế s khảo sát đánh giá hiện trạng để triển khai công việc. Đáp ứng sự hoàn hảo

nhất cho công trình về chất lượng cũng như tính thẩm mỹ.

GI I ĐOẠN 5 Nghiệm thu, bàn giao thanh quyết toán:

Các hạng mục được bàn giao s có văn bản nghiệm thu theo thực tế thi công

và bàn giao với khách hàng theo đúng các hạng mục trong phụ lục được ký kết cũng

như phụ lục phát sinh trong quá trình thi công. Đại diện 2 bên s ký nghiệm thu và

thanh quyết toán theo đúng hợp đồng.

Trong quá trình thực hiện thi công, các đội chỉ tổ chức thi công còn hóa đơn,

chứng từ hạch toán s tập hợp về công ty để kế toán trên văn phòng công ty hạch toán.

- Sau khi thi công xong, công ty s tập hợp chi phí, tính ra giá thành hạng

mục công trình được giao và xuất hóa đơn cho khách hàng.

Quá trình thi công chịu sự giám sát chặt ch của phòng Kế toán về mặt tài chính,

phòng Kế hoạch và phòng Kỹ thuật về mặt kỹ thuật cũng như tiến độ thi công. M i đội

thi công đều phải lập kế hoạch sản xuất, kế hoạch tài chính gửi cho các phòng ban chức

năng, qua đó xin tạm ứng để có nguồi tài chính phục vụ thi công.

2.1.3.2. độ ủ ô ăm 2019

Bảng 2.1. Một số thông tin tài chính của công ty

Chỉ tiêu 2018 2019 Chênh lệch

Số tiền ( ) %

Tổng tài sản 13.618.881.492 20.966.873.454 7.347.991.962 53.95

Doanh thu thuần 15.608.779.503 14.999.987.354 -608.792.149 -3.90

Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh

2.232.821.555 1.809.754.111 -423.067.444 -18.95

Lợi nhuận khác 110.636.550 120.767.435 10.130.885 9.16

Lợi nhuận trước thuế 6.932.566.004 3.523.865.074 -3.408.700.930 -49.17

(N : ủ ô ổ ầ Tứ Lộ )

Page 41: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TỨ LỘC

34

Về cơ bản nội dung của các bảng số liệu cho thấy: tổng tài sản của công ty cổ

phần Tứ Lộc năm 2019 so với năm 2018 tăng lên 7.347.991.962 đồng tương ứng

với 53,95% chứng tỏ công ty đã có nhiều chiến lược mở rộng quy mô và hoạt động

kinh doanh. Tuy nhiên doanh thu thuần năm 2019 lại giảm 608.792.149 đồng, giảm

3,9% sao với năm 2018. Việc doanh thu giảm đáng kể cho thấy hoạt đông của công

ty chưa bắt kịp với việc mở rộng quy mô, dẫn đến lợi nhuận từ hoạt động kinh

doanh giảm. Mặc dù doanh thu, thu nhập từ hoạt động khác năm 2019 tăng

10.130.885 đồng, tuy nhiên các chi phí tăng dẫn đến năm 2019 công ty hoạt động

kinh doanh không có lãi.

Bảng 2.2. Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu của Công ty

ơ v :

Chỉ tiêu Năm 2018 ( ầ )

Năm 2019 ( ầ )

Chênh lệch

( ầ ) %

1. Khả năng thanh toán - Hệ số thanh toán ngắn hạn - Hệ số thanh toán nhanh

0,45 0,19

0,29 0,08

-0,16 -0,11

-55,17 -137,5

2. Cơ cấu vốn - Hệ số Nợ Tổng tài sản - Hệ số Nợ vốn chủ sở hữu

0,88 4,10

0,89 3,78

-0,01 -0,32

-1,12 -8,17

3. Năng lực hoạt động - Vòng quay hàng tồn kho - Doanh thu thuần Tổng tài sản

14,34 3,12

12,81 2,99

-1,53 -0,13

-11,94

-4,35 4. Khả năng sinh lời - Hệ số Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần - Hệ số Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu - Hệ số Lợi nhuận sau thuế Tổng tài sản - Hệ số Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh Doanh thu thuần.

0,109 0,12 0,15

0,070

0,0203 0,004 0,05

-0,098

-0,09 -0,12

-0,1 -0,17

-436,95 -2900

-200 -171,43

(N : b Cô )

Từ bảng số liệu 2.2 cho thấy các chỉ tiêu tài chính của công ty năm 2019

nhìn chung đã có sự tăng trưởng. Hệ số khả năng thanh toán của công ty năm 2019

giảm so với 2018, hệ số khả năng thanh toán năm 2019 là 0,29, giảm 0,16 lần so với

2018. Hệ số này không cao, điều này do đặc điểm kinh doanh ngành thương mại và

Page 42: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TỨ LỘC

35

xây lắp, thường thu tiền sau khi hoàn thành hợp đồng. Cơ cấu vốn có tỷ lệ nợ chiếm

tỷ trọng cao trên tổng tài sản, tỷ lệ này năm 2019 là 0,89, công ty có được một số

thuận lợi về chi phí lãi vay tuy nhiên cũng mang lại nhiều rủi ro về khả năng thanh

toán các khoản nợ của Công ty.

Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời của công ty năm 2019 giảm so với năm

2018. Tỷ lệ sinh lời ROS giảm từ 0,19 xuống 0,023, hệ số sinh lời ROE giảm từ

0,12 xuống còn 0,004. Nguyên nhân là do công ty đang trong quá trình mở rộng quy

mô, đầu tư nhiều cho tài sản của công ty, tuy nhiên, việc đầu tư mới ban đầu chưa

mang lại hiệu quả cao, dẫn đến một số chỉ tiêu tài chính của công ty sụt giảm.

Nhưng nhìn chung, năm 2019, công ty vẫn duy trì hoạt động kinh doanh ổn định.

2.1.4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty cổ phần Tứ Lộc

2.1.4.1. Tổ ứ bộ m

Với doanh nghiệp đèn trang trí nói chung và Công ty Tứ Lộc nói riêng do

đặc có các công trình thi công nên bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo

hình thức nửa tập trung nửa phân tán. Theo hình thức này, tại các đội xây dựng bố

trí nhân viên kế toán nhưng không hạch toán ở các đội thi công mà định kỳ tập hợp

hóa đơn chuyển về phòng kế toán của công ty để hạch toán. Công ty chưa có bộ

phận KTQT riêng, hiện tại công việc KTQT vẫn do cán bộ KTTC thực hiện và chưa

thực sự rõ ràng giữa hai loại hình kế toán này.

Sơ đồ 2.3. Tổ chức bộ máy kế toán của công ty cổ phần Tứ Lộc

N : Cô ổ ầ Tứ Lộ

Page 43: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TỨ LỘC

36

* Kế toán trưởng: Giúp Ban giám đốc tổ chức bộ máy kế toán toàn Công ty,

tổ chức hạch toán kinh doanh đảm bảo khoa học, tuân thủ Pháp lụât và các chính

sách, chế độ của Nhà nước. Tổ chức và thực hiện các công tác ghi sổ, lập báo cáo

tài chính, tính lương hàng tháng cho cán bộ công nhân viên và lập báo cáo nhanh

theo yêu cầu của ban giám đốc Công ty, quyết toán thuế hàng kỳ với cơ quan thuế,

tổ chức công tác lập du êt, luân chuyển và lưu trữ chứng từ, sổ sách, báo cáo kế

toán. Hướng dẫn và phổ biến các chế độ tài chính kế toán hiện hành, các kỹ năng

nghiệp vụ của từng phần hành kế toán mà các kế toán viên được phân công, đồng

thời giám sát việc thực hiện. Trực tiếp đi giao dịch với ngân hàng, vay vốn, trả nợ

theo từng hợp đồng tín dụng. Xây dựng kế hoạch tài chính, kế hoạch giá thành, kế

hoạch sử dụng vốn.

Tham mưu cho Ban giám đốc Công ty về công tác ký kết hợp đồng kinh tế,

chiến lược phát triển SXKD nh m đảm bảo tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận, ổn

định và phát triển Công ty. Theo dõi tình hình sản xuất, quản lý sản xuất. Theo dõi

và đôn đốc thu hồi công nợ phải thu, đối chiếu và thanh quyết toán công nợ phải trả.

Phân tích hoạt động kinh tế, xác định từng khoản tiết kiệm hoặc lãng phí về

vật tư, và các chi phí đầu vào khác, tính toán, cân đối, xác định tỷ lệ lợi nhuận đối

với từng mặt hàng, từng khách hàng.

* Kế toán tổng hợp: Có nhiệm vụ điều hành, kiểm tra các phần hành kế

toán, chịu trách nhiệm trước kế toán trưởng về các phần hành kế toán trong phòng

kế toán, có nhiệm vụ lập Báo cáo tài chính.

* Thủ quỹ: Thủ quỹ là người kiểm soát toàn bộ hoạt động thu chi phát sinh

trong doanh nghiệp như kiểm tra phiếu thu, phiếu chi, ký xác nhận, giao các liên, tạm

ứng… Thủ quỹ quản lý, lưu trữ toàn bộ giấy tờ liên quan khác trong quá trình này.

* Kế toán tiền mặt, tạm ứng: có trách nhiệm mở sổ, ghi chép, phản ánh tình

hình thu, chi, tạm ứng: phản ánh số hiện có và số dư tiền mặt của công ty.

* Kế toán ngân hàng và thanh toán: Giao dịch với ngân hàng để giải quyết

công tác mở tài khoản, vay tiền phục vụ cho SXKD, ghi sổ theo dõi, phản ánh tình

hình biến động các khoản tiền gửi ngân hàng và tiền vay chi tiết hàng ngày của

Công ty theo từng phần hành, theo dõi công nợ phải thu của khách hàng.

Page 44: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TỨ LỘC

37

* Kế toán thuế GTGT: Có nhiệm vụ theo dõi, ghi chép, tập hợp hoá đơn thuế

GTGT đầu vào, đầu ra được khấu trừ hàng tháng, hàng quý, hàng năm, phải báo cáo

quyết toán hoá đơn với cơ quan thuế chủ quản.

* Kế toán vật tư, chi phí, giá thành, doanh thu và xác định kết quả kinh

doanh: có nhiệm vụ theo dõi tình hình biến động tăng, giảm TSCĐ của Công ty, ghi

chép tập hợp chi phí, giá thành theo từng công trình, hạng mục công trình: lập các

báo cáo nội bộ phục vụ yêu cầu quản trị chi phí và giá thành sản phẩm.

* Kế toán ở các đội xây lắp có nhiệm vụ thực hiện việc tập hợp các chứng từ

phát sinh, chấm công ở công trường, nhập xuất vật tư sau đó chuyển chứng từ đó

cho phòng kế toán công ty theo định kỳ thường là cuối tháng, để phòng kế toán thực

hiện việc hạch toán các hoạt động kinh tế phát sinh tại các công trình và cách làm

báo cáo tài chính theo yêu cầu của Luật Kế toán.

2.1.4.2. C độ

Công ty đang áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư 200 ngày 22 12 2014

của Bộ tài chính.

* Niên độ kế toán (kỳ kế toán năm): bắt đầu từ 01 01 và kết thúc vào ngày

31 12 hàng năm.

* Đơn vị tiền tệ sử dụng ghi sổ là Đồng Việt Nam: (VNĐ).

* Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.

* Hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Hàng tồn

kho cuối kỳ theo phương pháp giá đích danh

* Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ được xác định theo phương

pháp b ng khối lượng dở dang cuối kỳ nhân với đơn giá dự toán của từng công trình

xây dựng cơ bản.

* Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao TSCĐ:

- TSCĐ được ghi nhận theo giá gốc, trong quá trình sử dụng TSCĐ được ghi

nhận theo nguyên giá, hao mòn luỹ kế và giá trị còn lại.

- Phương pháp khấu hao TSCĐ: p dụng phương pháp khấu hao đường

th ng. Thời gian khấu hao được áp dụng theo Thông tư 45 2013 TT- BTC ngày

25 4 2013 của Bộ tài chính.

Page 45: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TỨ LỘC

38

2.1.4.3. ì ứ

Hình thức sổ kế toán là hệ thống các sổ sách kế toán dùng để ghi chép, hệ thống hóa và tổng hợp các số liệu chứng từ kế toán theo một trình tự và ghi chép nhất định. Hiện nay, công ty cổ phần Tứ Lộc đang áp dụng hình thức sổ kế toán là Nhật ký chung.

- Hệ thống báo cáo kế toán gồm: + Bảng cân đối kế toán; + Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh; + Bảng cân đối số phát sinh; + Báo cáo lưu chuyển tiền tệ; + Thuyết minh báo cáo tài chính.

Phần mềm kế toán: Để bảo đảm cung cấp số liệu chính xác, kịp thời phục vụ cho yêu cầu quản lý kinh doanh, tiện kiểm tra hoạt động sản xuất của các đơn vị trực thuộc, công tác kế toán ở Công ty cổ phần Tứ Lộc đã áp dụng phần mềm chương trình kế toán trên máy vi tính. Chương trình cho phép cập nhật số liệu ngay từ các chương trình ban đầu, qua hệ thống chương trình xử lý thông tin s tự động luân chuyển vào hệ thống sổ chi tiết tài khoản, sổ Cái tài khoản, các báo cáo về tình hình công nợ... Đây là chương trình kế toán máy phần mềm kế toán MIS 2019.

2.2. Thực trạng kế toán quản trị chi phí tại Công ty cổ phần Tứ Lộc

2.2.1. Thực trạng phân oại chi phí tại Công ty cổ phần Tứ Lộc

Tại công ty cổ phần Tứ Lộc, co ng tác pha n loại chi phí mới chỉ thực hi n

pha n loại chi phí theo chức na ng (khoản mục) chi phí.

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Chi phí nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ và vật liệu sử dụng luân chuyển cần thiết để tạo thàn sản phẩm thi công xây dựng. Đây là khoản mục chiếm tỉ trọng cao trong giá thành công trình thi công (khoảng 60% đến 70%). Nguyên vật liệu cho các công trình gồm một bộ sản phẩm của hệ thống đèn chiếu sáng: bóng đèn, đế đèn, trụ đèn, chao đèn, tán đèn, dây điện, hạt trang trí, đinh ốc, vít… Nguyên vật liệu sử dụng cho hạng mục công trình nào phải tính trục tiếp cho hạng mục công trình đó trên cơ sở chứng từ gốc theo số lượng thực tế đã sử dụng và áp dụng phương pháp xuất kho theo phương pháp đích danh. Đối với khoản chi phí này thường được quản lý theo chi phí định mức của Công ty trên cơ sở định mức quy định của Công ty. Trường hợp các chi phí này

Page 46: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TỨ LỘC

39

phát sinh vượt quá định mức nếu giải trình hợp lý thì vẫn được tính vào giá thành, nếu không giải trình được s không tính vào giá thành mà phải tính th ng vào giá vốn theo quy định của chuẩn mực kế toán. Tuy nhiên, trong Công ty Tứ Lộc thực tế thực hiện tất cả chi phí phát sinh vượt định mức nếu đã được ghi nhận đều tính vào giá thành.

Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm các khoản phải trả cho người lao động trực tiếp thi công công trình thuộc danh sách quản lý của doanh nghiệp và cho lao động thuê ngoài theo từng loại công việc, như: Tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, tiền khoản trả cho lao động thuê ngoài.

Chi phí sử dụng máy thi công là toàn bộ các chi phí trực tiếp phát sinh trong quá trình thi công để thực hiện khối lượng công việc xây lắp. Tại công ty cổ phần Tứ Lộc, do việc sử dụng các máy thi công chủ yếu tập trung cho các công trình lớn, chi phí mua sắm máy cao nên công ty không đầu tư nhiều vào việc mua sắm máy thi công mà chủ yếu các máy thi công được thuê ngoài, hoặc khoán th ng theo hạng mục công t nh. Thông thường phương thức thuê là thuê trọn gói, bao gồm cả nhiên liệu và công nhân vận hành máy.

Chi phí sản xuất chung: là những chi phí sản xuất gián tiếp, thường không thay đổi theo số lượng sản phẩm sản xuất, như chi phí bảo dưỡng máy móc thiết bị, nhà xưởng… và chi phí quản lý hành chính ở tổ đội…các chi phí về điện nước, vật liệu, dụng cụ dùng chung cho đội…Chi phí sản xuất chung liên quan trực tiếp đến công trình, hạng mục công trình thì hạch toán trực tiếp vào công trình, hạng mục công trình đó. Nếu liên quan đến nhiều công trình, hạng mục công trình phải tiến hành phân bổ cho từng đối tượng theo các tiêu thức thích hợp, Công ty lựa chọn chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là tiêu thức phân bổ. Để tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất phát sinh trong phạm vi toàn tổ, đội kế toán sử dụng TK 627 - Chi phí sản xuất chung, mở chi tiết theo từng bộ phận xây lắp.

Cách phân loại chi phí theo chức năng chi phí cung cấp được số liệu một cách hợp lý để xác định giá thành các công trình thi công và tập hợp chi phí theo từng chức năng hoạt động cũng như để cung cấp thông tin cho việc lập báo cáo theo các mặt hoạt động phù hợp. Các cách phân loại này về cơ bản mới chỉ phục vụ cho công tác kế toán tài chính, chưa có phân loại theo cách ứng xử chi phí, thẩm quyền ra quyết định, các chi phí trong lựa chọn phương án đầu tư.

Page 47: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TỨ LỘC

40

Do vậy, Công ty không có số liệu và cơ sở để phân loại giá thành theo góc độ

kế toán quản trị như giá thành sản xuất theo biến phí, giá thành sản xuất có phân bổ

hợp lý định phí sản xuất.

2.2.2. Thực trạng v ây dựng định mức chi phí và dự toán chi phí

Trong kế toán kế toán quản trị chi phí doanh nghiệp muốn để kiểm soát chi

phí, giá thành được chặt ch và có hiệu quả kế toán cần phải làm tốt các khâu của

quản trị chi phí giá thành. Trong đó khâu đầu tiên và cũng là quan trọng đó là khâu

lập dự toán, lập kế hoạch chi phí.

Khi có công trình, hạng mục công trình, Giám đốc yêu cầu phòng kỹ thuật

lập dự toán về chi phí theo từng nội dung công việc của từng hạng mục công trình:

chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí máy thi công,

chi phí sản xuất chung và các chi phí khác. Các chi phí tại Công ty cổ phần Tứ Lộc

được xác định b ng cách:

- Chi phí trực tiếp được xác định dựa trên khối lượng thi công, định mức tiêu

hao và đơn giá. Định mức tiêu hao được xác định trên cơ sở định mức do Bộ xây

dựng ban hành có dựa trên năng lực, biện pháp thi công của Công ty.

- Chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước được xác định theo tỷ lệ phần

trăm quy định.

* mứ

Tại Công ty CP Tứ Lộc, hiện nay công ty chưa xây dựng hệ thống định mức

riêng, mà áp dụng hệ thống định mức chung của ngành. Cụ thể:

Bảng 2.3. Định mức về lƣợng đối với sản phẩm xây lắp đèn tại công trình

LẮP ĐẶT CÁC LOẠI ĐÈN CÓ CHAO CHỤP

Mã hiệu

Công tác xây lắp

Thành phần hao phí

Đơn vị

Các loại đèn Đèn thường có chụp

Đèn sát trần có chụp

Đèn chống nổ

Lắp đèn chống ẩm

BA.131 Lắp đặt các loại đèn có chao chụp

Vậ Đèn bộ 1 1 1 1

Chao chụp bộ 1 1 1 1 Vật liệu phụ % 5 5 5 5 Nhân công

3,5/7

công 0,10 0,12 0,17 0,15

Page 48: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TỨ LỘC

41

LẮP ĐẶT CÁC LOẠI ĐÈN CHÙM

Mã hiệu Công tác

xây lắp

Thành phần hao phí

Đơn vị Loại đèn chùm

3

bóng 5 bóng

10

bóng >10 bóng

BA.135 Lắp đặt các loại đèn chùm

Vậ

Đèn chùm

Vật liệu khác

Nhân công 3,5/7

bộ

%

công

1

0,1

0,17

1

0,1

0,20

1

0,05

0,33

1

0,03

0,35

LẮP ĐẶT ĐÈN TƢỜNG, ĐÈN TRANG TRÍ VÀ CÁC LOẠI ĐÈN KHÁC

Mã hiệu Công tác

xây lắp

Thành phần hao phí

Đơn vị

Loại đèn

Đèn tường kiểu ánh sáng hắt

Đèn đũa Đèn cổ

Đèn trang trí

nổi

Đèn trang trí

âm trần

BA.136 Lắp đặt đèn tường, đèn trang trí và các

loại đèn khác

Vậ

Đèn bộ 1 1 1 1 1

Vật liệu khác % 3 3 3 3 3

Nhân công 3,5/7 công 0,18 0,20 0,16 0,12 0,15

N : Cô ổ ầ Tứ Lộ

Định mức về lượng: công ty áp dụng hệ thống định mức do Bộ Xây dựng

ban hành.

Định mức về giá: Bộ xây dựng không ban hành định mức về giá. Khi lập dự

toán công trình, công ty áp dụng các định mức trên cơ sở giá thực tế của nguyên vật

liệu đầu vào.

+ Đối với chi phí nguyên vật liệu: Công ty Tứ Lộc giao cho phòng Vật tư

cùng với các phòng ban có liên quan xây dựng định mức giá sử dụng vật tư. Đối với

các chi phí nguyên vật liệu phụ dùng cho quá trình sản xuất, thi công, s được xây

dựng căn cứ vào đơn giá đầu vào của các yếu tố. Bên cạnh các nguyên vật liệu

chính là các bộ phận của hệ thống đèn thường đi kèm với quy cách sản phẩm, các

chi phí nguyên vật liệu phụ không xây dựng định mức. Tuy nhiên công ty có hình

thức khuyến khích tiết kiệm khi quy định rõ mức thưởng tiết kiệm vật liệu cho các

Page 49: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TỨ LỘC

42

tổ đội thi công, đồng thời có các hình thức xử phạt đối với các cá nhân, đơn vị sử

dụng vật tư quá mức cho phép.

+ Định mức chi phí chi phí nhân công: đơn giá chi phí nhân công trong được

trình bày ở phụ lục 11.

Bảng 2.4. Giá cả một số yếu tố đầu vào

STT Tên gọi Mã hiệu, chủng loại ĐVT Đơn giá

1 Sản phẩm Đèn bàn Cái 560.000

Đèn chùm 1 Cái 2.850.000

Đèn âm tường Cái 1.230.000

Đèn ngoài trời 2 Cái 950.000

2 Linh kiện Bóng đèn Quả 15.000

Dây điện Mét 10.000/1m

Đế đèn Cái 110.000

Tán đèn Cái 150.000

Dây treo Kg 90.000

Trụ đèn Cái 250.000

Ống nến Cái 50.000

Chao đèn Cái 600.000

Hạt trang trí pha lê Kg 1.100.000

Bát đèn Cái 1.200.000

N : Cô ổ ầ Tứ Lộ

Công ty giao cho phòng Kế toán tiền lương lập kế hoạch chi phí, Phòng s

căn cứ vào số lượng lao động kỳ trước, nhu cầu về nhân lực của các phòng ban,

phân xưởng, công trường, cũng như nhiệm vụ sản xuất kinh doanh năm của Công ty

để xây dựng kế hoạch về số lượng lao động, tiền lương, quỹ lương cho Giám đốc và

ở từng phòng ban.

+ Các loại chi phí khác: Các chi phí phí khấu hao máy móc thiết bị không

tiến hành xây dựng định mức. Các chi phí này thường được khoán cho từng tổ đội

thi công.

* ự :

Page 50: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TỨ LỘC

43

Công ty tiến hành lập dự toán chỉ phục vụ cho đấu thầu các công trình là

chính mà chưa đưa ra các thông tin chi tiết và cụ thể đáp ứng yêu cầu công tác kế

toán quản trị. Ch ng hạn giá thành dự toán chưa phải là cơ sở để kế toán kiểm tra,

đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành cũng như phân tích thông tin liên

quan đến nguyên nhân gây ra chênh lệch giữa dự toán và chi phí thực tế phát sinh từ

đó rút ra giải pháp nh m nâng cao hiệu quả của công tác quản lý chi phí trong đơn

vị, cũng như rút ngắn dần sự khác biệt giữa dự toán và thực tế phát sinh từ đó doanh

nghiệp có thể coi dự toán là tài liệu tin cậy cho doanh nghiệp trong việc chủ động

lập kế hoạch các điều kiện cần thiết về vốn, vật tư cho quá trình thi công.

Trong những năm vừa qua, công ty đã thực hiện nhiều công trình thi công,

trong luận văn này tác giả lựa chọn nghiên cứu công trình Clubhouse để tiến hành

phân tích, đánh giá công tác kế toán quản trị chi phí của công ty.

Bảng 2.5. Bảng chi tiết dự toán giá thành hạng mục

Hạng mục: Clubhouse ơ v :

STT Mã số Tên công tác Đơn vị

Khối lƣợng

Đơn giá Thành tiền

Hệ thống đèn chiếu

sáng cho công trình

1 PA1 Đèn chùm 5 Bộ 5 8.519.085 42.595.423

2 PA2 Đèn ốp trần 1 Bộ 4 3.523.500 14.094.000

3 V1 Đèn ngoài trời 6 Bộ 8 2.576.900 20.615.200

4 V2 Đèn thả 1 Bộ 6 893.450 5.360.700

5 TH1 Đèn tường 5 Bộ 10 1.583.000 15.830.000

6 PB Đèn tường 2 Bộ 4 1.123.187 44.92.748

7 SC1 Đèn thả 2 Bộ 2 2.192.356 4.384.712

8 SC1 Đèn tranh 1 Bộ 2 2.457.850 4.915.700

Tổng cộng 112.288.483

Làm tròn

N :

Từ dự toán tổng thể trên phòng kỹ thuật có trách nhiệm xây dựng dự toán chi

phí tổng hợp của hạng mục công trình:

Page 51: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TỨ LỘC

44

Bảng 2.6. Bảng tổng hợp chi phí xây dựng

ơ v :

STT Khoản mục chi phí Ký hiệu

Cách tính Thành tiền

I CHI PHÍ TRỰC TIẾP

1 C vậ VL A1 55.447.850

+ Theo đơn giá trực tiếp A1 Bảng dự toán hạng mục 55.447.850

2 Chi phí nhân công NC B1 28.776.424

+ Theo đơn giá trực tiếp B1 Bảng dự toán hạng mục 28.776.424

3 Chi phí máy thi công M C1 3.471.578,3

+ Theo đơn giá trực tiếp C1 Bảng dự toán hạng mục 3.471.578,3

4 C ự TT (VL+NC+M) x2% 1.753.917,05

Cô ự T VL+NC+M+TT 89.449.769,4

II CHI PHÍ CHUNG C T x 6,05% 5.411.711,05

III THU NHẬP CHỊU THUẾ TÍNH TRƯỚC

TL (T+C) x 5,5% 5.217.381,4

Chi phí ây dựng tr ớc thuế G (T+C+TL) 100.078.861,9

IV THUẾ GI TRỊ GI TĂNG GTGT G x10% 10.007.886,2

Chi phí ây dựng sau thuế Gxdcpt G+GTGT 110.086.748

V C ự , m Gxdnt Gxdcpt x2% 2.201.735

VI TỔNG CỘNG Gxd Gxdcpt+ Gxdnt 112.288.483 N :

Sau đó phòng kế toán và phòng kế hoạch cùng nhau lên bảng dự toán chi tiết

các khoản mục chi phí:

Bảng 2.7. Dự toán chi phí nguyên vật liệu

STT Tên Đvt Khối lƣợng Đơn giá ( )

Thành tiền ( )

1 Đèn tường 5 bộ 10 776.034 7.760.340

2 Đèn ốp trần 1 bộ 4 2.237.689 8.950.755

3 Đèn chùm 5 bộ 5 4.050.000 20.250.000

5 Đèn tường 2 bộ 4 4.837.625 19.350.500

..... ... ..... ....

39 K p treo đèn bộ 67 45.000 3.015.000

40 Bulong m18x250 cái 304 7.000 950.000

41 Dây đồng bọc PVC 1x10mm2

m 254,12 27.900 7.089.948

Tổng 69.443.493

N :

Page 52: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TỨ LỘC

45

Bảng 2.8 Dự toán chi phí nhân công

STT Tên Khối lƣợng (công) Đơn giá ( )

Thành tiền ( )

1 Nhân công bậc 3.0 7 76,21 270.000 20.576.700

2 Nhân công bậc 3.5 7 15,85 294.375 4.665.844

3 Nhân công bậc 4.0 7 19 3187.50 6.049.875

4 Nhân công bậc 2.5 7 16,95 249.374 4.228.031

Tổng 35.520.450

N :

Bảng 2.9. Dự toán chi phí máy thi công

STT Tên Đvt Khối lƣợng

Đơn giá (đ )

Thành tiền (đ )

1 Xe nâng chiều cao nâng tới 12 m

ca 0,2 1.494.841 298.968

2 Xe thang chiều dài thang tới 9 m

ca 1,6 1.697.424 2.715.878

2 Máy hàn 23kW ca 13,01 300.995 3.915.945

3 Máy khác ca 2,79 141.243 393.741

Tổng 7.324.540

N :

2.2.3. Thực trạng ác định chi phí cho các đ i t ng chịu chi phí tại Công

ty cổ phần Tứ Lộc

Tại Công ty CP Tứ Lộc, xuất phát từ đặc điểm riêng của ngành và sản phẩm

xây lắp có quy trình sản xuất phức tạp, thời gian xây dựng lâu dài và có quy mô lớn

cố định tại một địa điểm, nơi sản xuất cũng là nơi tiệu thụ… cho nên để đáp ứng

được nhu cầu của nhà quản lý, đối tượng chịu chi phí được công ty xác định là từng

công trình, hạng mục công trình. Chi phí sản xuất phát sinh theo công trình nào

được kế toán tập hợp chi phí theo công trình đó bao gồm: chi phí nguyên vật liệu

trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí máy thi công, chi phí sản xuất chung.

- ượ ậ ợ : Đối tượng tập hợp chí phí là từng hạng mục

công trình mà công ty tiến hành thi công, được tập hợp theo các khoản mục phát

sinh thực tế.

Page 53: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TỨ LỘC

46

Về kỳ kế toán, công ty cổ phần Tứ Lộc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá

thành sản phẩm là h ng quý. Để theo dõi quản lý hiệu quả cũng như thuận tiện

trong việc ghi chép, từng công trình s được mở sổ theo dõi riêng.

vậ ự : Nguyên vật liệu sử dụng cho xây

dựng hạng mục công trình nào phải được tính trực tiếp cho hạng mục công trình đó

trên cơ sở chứng từ gốc theo số lượng thực tế đã sử dụng và theo giá xuất kho là giá

thực tế đích danh. Do đặc điểm của ngành và đặc điểm của sản phẩm xây lắp là địa

điểm phát sinh chi phí ở nhiều nơi khác nhau, để thuận tiện cho việc thực hiện công

trình, công ty tổ chức kho vật liệu ngay tại công trình. Nguyên vật liệu chính được

xuất từ kho hàng của công ty đưa đến công trình kho vật liệu. Những vật liệu phụ

khác phát sinh s được mua trực tiếp đưa đến công trình sử dụng. Định kỳ, cuối

quý, nhân viên tập hợp chứng từ (hoá đơn, phiếu nhập kho, biên bản bàn giao vật

tư) và lập thanh toán chuyển về phòng kế toán của công ty.

- Chứng từ kế toán sử dụng: Phiếu xuất kho, hóa đơn giá trị gia tăng...

- Tài khoản kế toán sử dụng: TK 621- chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: để

theo dõi tình hình tập hợp và kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng

cho thi công xây lắp. TK 621 được mở chi tiết theo từng công trình, hạng mục công

trình. Các tài khoản liên quan như: 152, 336, 154...

Phòng kế toán, sau khi nhận đủ chứng từ, tiến hành kiểm tra, và ghi sổ kế

toán. Kế toán hạch toán nghiệp vụ trên phần mềm máy tính ghi nhận bút toán: Nợ

TK 621 Có TK 331, kết chuyển ghi sổ chi tiết tài khoản 621, sổ cái tài khoản 621.

(Phụ lục 1).

oá ô ự : Công ty thực hiện áp dụng hình thức trả

lượng theo sản phẩm (lương khoán) đối với bộ phận trực tiếp thi công xây dựng

công trình. Tuỳ thuộc vào nhu cầu nhân công thời kỳ, đội thi công chủ động điều

động nhân công hợp lý. Căn cứ vào đơn giá công làm việc, kế toán tính lương cho

m i lao động.

- Tài khoản sử dụng: TK 622: chi phí nhân công trực tiếp, để theo dõi tình

hình tập hợp và kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp thi công xây lắp. TK 622

được theo dõi chi tiết từng công trình, hạng mục công trình.

Page 54: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TỨ LỘC

47

H ng tháng, nhân viên thống kê ghi nhận tình hình lao động trên bảng chấm

công. Cuối tháng, nghiệm vụ khối lượng giao khoán để tính ra tiền lương khoán

toàn đội. Kế toán phân bổ tổng lương khoán trên tổng số công quy đổi theo hệ số.

Kế toán lập bảng tính kưowng cho bộ phạn nhân công trực tiếp và hạch toán chi phí

nhân công trực tiếp vào TK 622 (Phụ lục 2).

m ô : Công ty không mua máy thi công mà cho phép

các đội thuê ngoài máy thi công khi có nhu cầu. Việc thuê ngoài thường được thực

hiện thuê khoán gọn theo khối lượng công việc nên số tiền phải trả m i ca máy

chính là chi phí máy thi công được ghi riêng từng công trình. Máy Công ty đi thuê

gồm: máy cẩu, máy nén khí... Đối với máy đi thuê thì chi phí sử dụng máy thi công

bao gồm: chi phí thuê máy, chi phí nhân công điều khiển máy, chi phí nhiên liệu

cho máy hoạt động.

- Tài khoản sử dụng: TK 623: Chi phí sử dụng máy thi công, được mở chi

tiết từng công trình, hạng mục công trình.

Đội thi công được uỷ quyền ký hợp đồng với bên thuê máy, và lựa chọn hình

thức thanh toán b ng tạm ứng hoặc qua chuyển khoản công ty. Chi phí máy được

xem là chi phí dịch vụ mua ngoài, và được hạch toán trực tiếp vào chi phí sử dụng

máy thi công của công ty cùng các chi phí khác liên quan đến máy thi công. Căn cứ

vào hợp đồng kinh tế, biên bản thanh lý hợp đồng cùng hóa đơn GTGT về việc thuê

máy móc thi công do nhân viên kế toán xí nghiệp, đội gửi về, kế toán công ty tiến

hành hạch toán (Phụ lục 3).

Kế toán tiến hành ghi sổ kế toán với hoạt động thuê ngoài máy thi công

như sau:

Nợ TK 623 - Chi phí sử dụng máy thi công

Nợ TK-133 - Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 331 - Phải trả người bán (chi tiết theo từng công trình)

s ấ : Tại công ty cổ phần Tứ Lộc, chi phí sản xuất

chung được tập hợp theo từng hạng mục, công trình. Chi phí sản xuất chung là toàn

bộ chi phí phục vụ cho việc quản lý thi công tại công trình. Các khoản chi phí này

cũng liên tục phát sinh và nhiều khi khó tập hợp chính xác. Theo Thông tư số

Page 55: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TỨ LỘC

48

10/2019/TT-BXD ban hành ngày 26 tháng 12 năm 2019 về quản lý chi phí đầu tư

xây dựng chi phí sản xuất chung được xác định b ng 6,05% tổng chi phí trực tiếp.

Tuy nhiên chi phí lán trại được tách riêng ra khỏi các khoản mục chi phí sản

xuất. Chi phí lán trại được tính riêng b ng 2% giá trị sau thuế của giá thành sản

phẩm. Tại Công ty chi phí sản xuất chung chưa được xác định theo chi phí cố định

và chi phí biến đổi để kiểm soát chi phí tốt hơn.

- Chứng từ kế toán sử dụng: Bảng chấm công, Bảng thanh toán tiền lương,

bảng thanh toán công tác phí, phiếu chi, giấy báo nợ, hóa đơn giá trị gia tăng...

- Tài khoản kế toán sử dụng: TK 627- Chi phí sản xuất chung, tài khoản này

được kế toán mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình và cũng mở chi

tiết cho từng yếu tố chi phí: TK 6271- Chi phí nhân viên, TK 6272 - Chi phí vật

liệu, TK 6273 - Chi phí dụng cụ sản xuất, TK 6277 - Chi phí dịch vụ mua ngoài, TK

6278 - Chi phí b ng tiền khác. Các TK khác có liên quan như: TK 112, 334, 338...

* Chi phí nhân viên: Chi phí nhân viên bao gồm lương chính, lương phụ, các

khoản phụ cấp, công tác phí (nếu có) phải trả cho nhân viên quản lư đội và các

khoản trích theo lương. Tiền lương nhân viên quản lý đội được xác định theo

thời gian. H ng ngày, nhân viên thống kê đội có trách nhiệm ghi nhận tình hình

lao động từng công trình, cuối kỳ tập hợp bảng chấm công và gửi về công ty. Kế

toán có trách nhiệm tính lương cho bộ phân quản lý, nếu tham gia nhiều công

tình thì được phân bổ theo số ngày công thực tế tại công trình. Còn những nhân

viên tham gia quản lý nhưng không n m trong biên chế thì được xác định theo

mức lương khoán do đội trưởng quy định.

* Chi phí vật liệu, CCDC: Chi phí về văn phòng phẩm đội xây dựng, chi phí

chè nước, chi phí tủ, bàn ghế... tại đội xây dựng, kế toán theo dõi chi tiết tình hình

nhập xuất tồn, khi phát sinh các chi phí này phản ánh vào sổ kế toán (Phụ lục 4):

Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung.

Có TK 141 (chi tiết đội xây dựng).

* Các chi phí sản xuất chung dịch vụ mua ngoài như: Điện, nước, điện

thoại... th hạch toán:

Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung.

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 141 (chi tiết đội xây dựng).

Page 56: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TỨ LỘC

49

* Các khoản trích theo lương thì không tính vào chi phí nhân công trực tiếp

mà hạch toán vào chi phí sản xuất chung trên TK 627.

Hàng tháng, trên phòng kế toán căn cứ vào số tiền phải thu về các khoản

trích theo lương của từng đội để tiến hành định khoản kế toán như sau:

Nợ TK 627- Chi tiết công trình, đội xây dựng.

Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác.

ươ thành

- Tài khoản kế toán sử dụng: TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang,

mở chi tiết cho từng công trình, từng hạng mục công trình.

Trình tự hạch toán vào sổ kế toán: cuối niên độ, kế toán thực hiện việc kết chuyển các khoản mục chi phí sản xuất cho từng công trình. Toàn bộ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung tập hợp được phân bổ cuối kỳ, kết chuyển vào bên nợ TK 154 - Chi

phí sản xuất kinh doanh dở dang (chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình) (Phụ lục 6).

Do các công trình thường phân tán và lại ở xa nên thông thường chỉ cuối tháng kế toán đội mới gửi báo cáo và các chứng từ gốc về phòng Kế toán của Công ty. Kế toán tập hợp chi phí cho từng công trình và nhập số liệu vào máy tính.

Tính giá thành cho sản phẩm hoàn thành là công tác cuối cùng của quá trình tổng hợp chi phí sản xuất. Một trong những mục đích cơ bản nhất của công tác tập hợp chi phí sản xuất là xác định được giá thành sản phẩm một cách đúng đắn, đầy đủ nh m cung cấp thông tin kịp thời cho quản lý.

Tại công ty, giá thành sản phẩm được tính theo phương pháp giản đơn (Phụ lục 5).

Giá thành thực tế khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao trong kỳ được tính theo công thức sau:

Giá thành thực tế KLXL hoàn thành trong kỳ= CPSX thực tế dở dang đầu kỳ _ CPSX thực tế phát sinh trong kỳ - CPSX thực tế dở dang cuối kỳ

Do công ty hạch toán trực tiếp tất cả chi phí vào công trình và công trình không có số dư cuối kỳ nên giá thành của công trình chính là tổng chi phí. Và công ty cũng s làm điều chỉnh dự toán để giá thành dự toán khớp với giá thành thực tế của công trình.

Page 57: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TỨ LỘC

50

2.2.4. Thực trạng phân tích thông tin kế toán quản trị chi phí phục vụ cho

việc ra quyết định và kiểm soát chi phí tại Công ty cổ phần Tứ Lộc

2.2.4.1. ô để ểm s

Để thấy rõ tình hình thực tế về quản trị chi phí và giá thành, doanh nghiệp

phải tiến hành phân tích biến động của từng khoản mục chi phí, giữa thực hiện với

dự toán từng sản phẩm. Dựa trên việc đánh giá biến động về lượng và giá của từng

khoản mục chi phí sản xuất, kế toán phân tích nguyên nhân của việc tăng giảm chi

phí. Trong thời gian nghiên cứu, tại công ty cổ phần Tứ Lộc, công ty không tiến hành

phân tích chênh lệch cho từng yếu tố chi phí mà chỉ tiến hành lập bảng tổng hợp các

loại chi phí bao gồm chi phí vật tư, chi phí nhân công và chi phí máy thi công, chỉ xác

định chênh lệch giữa giá dự kiến và giá thực. Mặc dù có phát sinh chênh lệch nhưng

công ty không chú trọng đi vào phân tích chênh lệch, tìm ra nguyên nhân và đưa ra

giải pháp mà chỉ chú trọng vào tính toán số liệu chênh lệch giá.

* Pha ẹ nguye v ẹ u

CP NVLTT là một khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí.

Sự biến động của chi phí này có ảnh hưởng rất lớn đến giá thành sản phẩm. Do đặc

điểm nguyên vật liệu của Công ty đa dạng, nhiều chủng loại dẫn đến việc kiểm soát

chi phí này gặp khó khăn.

Bảng 2.10. Bảng tổng hợp vật tƣ và chênh lệch giá

Công trình: Nhà Clubhouse ơ v :

STT Chỉ tiêu Đơn vị Số lƣợng

Giá gốc Giá hạch

toán Chênh lệch

Ghi chú

A 1 2 3 4 5=4-3 B

1 Đèn chùm ốp trần 1

Chiếc 4 8.950.755 8.950.755 0

2 Đèn chùm 5 Chiếc 5 20.250.000 21.120.500 870.500

3 Đèn tường 2 Chiếc 4 19.350.500 20.430.500 1.080.000

… …. …. …. …. …. …. ….

47 Bulong m6x25

Chiếc 304 950.000 985.500 30.500

48 Vật liệu khác

1.135.450

Tổng 69.443.493 72.894.393 3.450.900 N :

Page 58: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TỨ LỘC

51

Từ bảng phân tích, ta thấy chi phí NVL TT thực tế tăng so với kế hoạch ban

đầu một lượng 3.450.900 đồng. Điều này cho thấy công ty được chưa thực sự quản

lý hiệu quả nguồn nguyên liệu đầu vào phục vụ cho yêu cầu sản xuất. Tuy nhiên,

bảng phân tích chưa nêu lên được nguyên nhân của sự chênh lệch này, chi phí thực

tế cao hơn có thể là do giá mua thực tế nguyên vật liệu tăng có thể do nguyên nhân

biến động giá cả thị trường, tay nghề của công nhân làm việc chưa cẩn thân, chưa

có chuyên môn khiến mức tiêu hao nguyên vật liệu tăng lên so với dự kiến ban đầu

của công ty.

* ô ự

Trong Công ty, bên cạnh CPNVLTT là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn trong

tổng chi phí thì CPNCTT cũng chiếm phần đáng kể và có ảnh hưởng lớn tới giá

thành. Với m i hợp đồng kinh tế, Phòng kế hoạch của Công ty lập dự toán chi phí

này dựa vào định mức của từng nguyên vật liệu và dựa vào đặc điểm yêu cầu kỹ

thuật của từng công trình, hạng mục công trình.

Bảng 2.11. Chênh lệch chi phí nhân công trực tiếp

ơ v :

Chỉ tiêu Dự toán Thực hiện Chênh lệch Ghi chú

A 1 2 3=2-1 B

Nhân công bậc 3.0 7 20.576.700 21.153.785 577.085

Nhân công bậc 3.5 7 4.665.844 5.211.505 545.661

Nhân công bậc 4.0 7 6.049.875 7.053.712 1.003.837

Nhân công bậc 2.5 7 4.228.031 5.749.331 1.521.300

Tổng 35.520.450 39.158.333 3.647.883

N :

Từ bảng phân tích, ta thấy chi phí NCTT thực tế tăng so với dự toán một

lượng là 3.647.883 đồng tuy nhiên nguyên nhân của sự chênh lệch cũng chưa được

chỉ ra là vì sao, chỉ thấy r ng chi phí đều tăng mà không xác định được do đơn giá

thợ hay do khối lượng công thực tế. Nguyên nhân tăng có thể là do nhu cầu sản xuất

tăng, công ty phải tăng ca cho công nhân, các khoản phụ cấp, khen thưởng, khuyến

khích công nhân tăng năng suất làm việc.

Page 59: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TỨ LỘC

52

* m ô

Đối với công trình Clubhouse không phát sinh chênh lệch chi phí máy thi

công, tuy nhiên chi phí máy thi công thay đổi có thể do giá hoặc lượng dầu máy sử

dụng thay đổi, điều đó cho thấy công ty đang quản lý có hiệu quả việc sử dụng máy

thi công hay không. Trong trường hợp công ty có chênh lệch về sử dụng máy thi

công, kế toán cũng cần làm rõ nguyên nhân chênh lệch để có các chính sách điều

chỉnh kịp thời, phù hợp

* b độ s ấ

Khoản mục CPSXC bao gồm nhiều khoản mục chi phí liên quan tới sản xuất

trong kỳ phát sinh tại phân xưởng như tiền lương cho công nhân, các khoản trích

theo lương, các khoản khấu hao...Với đặc thù của Công ty CPSXC được phân chia

làm 2 loại:

Chi phí sản xuất chung được tập hợp trực tiếp cho các hạng mục: chi phí

lương kỹ thuật, chi phí lán trại tạm.

Chi phí sản xuất chung theo dự toán là 18.711.308

Chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh là: 23.250.946

Chênh lệch chi phí sản xuất chung là 4.539.638 cho thấy chi phí phát sinh

cao hơn so với dự toán.

Tóm lại, việc phân tích chênh lệch chi phí ở công ty cổ phần Tứ Lộc chỉ

dừng lại ở mức độ kiểm tra, so sánh giá thành sản xuất thực tế với giá thành dự toán

của từng công trình, hạng mục công trình, chỉ nh m mục đích đánh giá hiệu quả của

hoạt động xây lắp mà chưa phục vụ cho mục đích ra quyết định. Qua sự phân tích

trên về chi phí giữa thực hiện và dự toán của hạng mục Clubhouse ta thấy nhìn

chung Công ty đã hoàn thành được kế hoạch đề ra tuy nhiên các chi phí phát sinh

trong kỳ cao hơn so với dự toán cho thấy công ty chưa kiểm soát tốt chi phí của

mình. Công ty cần có những chính sách kịp thời trong quản lý chi phí nh m giảm

bớt được chi phí, hạ giá thành dịch vụ nh m nâng cao lợi nhuận trong kỳ.

2.2.4.2. ô để đ

Lãnh đạo công ty thường phải đứng trước nhiều sự lựa chọn và đòi hỏi phải

có thông tin để xem xét, cân nhắc các phương án, từ đó ra quyết định đúng đắn và

Page 60: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TỨ LỘC

53

hiệu quả nhất. Vì vậy, việc kiểm soát và phân tích thông tin về các yếu tố chi phí

càng đóng vai trò quan trọng để cung cấp các thông tin cần thiết cho ban giám đốc

đưa ra quyết định. Đối với công ty cổ phần Tứ Lộc, quyết định lựa chọn tổ chức thi

công hay thuê nhà thầu phụ thì phân tích thông tin chi phí để ra quyết định là rất cần

thiết đối với ban lãnh đạo công ty.

Sản phẩm xây lắp được chia thành nhiều hạng mục công trình nên thường

phát sinh quyết định tự tổ chức thi công tất cả các hạng mục công trình hay thuê nhà

thầu phụ để thực hiện một số hạng mục nào đó. Do không đủ năng lực thi công hoặc

không đáp ứng được tiến độ của chủ đầu tư mà công ty quyết định lựa chọn thuê

nhà thầu phụ. Trong trường hợp này, để ra quyết định phù hợp, công ty cần phân

tích thông tin về doanh thu và chi phí chênh l ch giữa hai phương án so với giá dự

thầu, phương án nào có thuận lợi cao hơn s được ưu tiên. Trường hợp khi đưa ra

giá đầu thầu công trình: Sản phẩm xây lắp thường được xác định giá sau khi khảo

sát thực tế, nghiên cứu hồ sơ và giá chào của chủ đầu tư. Công ty cần phân tích và

tối thiểu hoá được các khoản chi phí phát sinh ngoài dự kiến để đưa ra giá đấu thầu

phù hợp nhất.

Tại công ty cổ phần Tứ Lộc, tổ chức kế toán tập trung chủ yếu về kế toán tài

chính, trong bộ máy kế toán thì đa phần công tác kế toán quản trị lại do bộ phận kế

toán tổng hợp xử lý, hầu hết các thông tin ứng dụng cho kế toán quản trị của bộ

phận kế toán tổng hợp phần nhiều là do các bộ phận khác cung cấp, nhiều thông tin

vẫn là thông tin quá khứ.

Tuy nhiên bộ phận kế toán tổng hợp cũng đã hợp tác với bộ phận dự toán, bộ

phận đánh giá sản xuất kinh doanh của phòng kế hoạch kinh doanh cũng đã đưa ra

một số báo cáo như: Báo cáo tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành, tình hình

biến động chi phí giữa thực hiện và dự toán. Điều này có ý nghĩa rất to lớn khi nó

cung cấp khá nhiều thông tin cho ban lãnh đạo công ty ra các quyết định liên quan

đến hoạch định và kiểm soát các hoạt động của Công ty.

Page 61: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TỨ LỘC

54

Bảng 2.12. Báo cáo tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành

Quý 4/2019

ơ v : đ

STT

Công trình sản phẩm

Chi phí sản xuất trong kỳ báo cáo Tổng chi phí

Chi phí dở dang Giá

vốn NVLTT NCTT MTC CPSXC Đầu

kỳ Cuối kỳ

1. Nhà hàng Vân Sơn

79.683 30.080 5.900 16.705 132369 - - 132369

2. Nhà Clubhouse

64.835 45.678 8.000 20.700 129215 - - 129215

… .. …. … … … …

Tổng 1.796.921 21758 57900 121406 2193810 - - 2193810

N :

Tuy nhiên tại công ty cổ phần Tứ Lộc, việc sử dụng thông tin kế toán quản

trị chi phí để đưa ra các quyết định kinh doanh vẫn chưa được thực hiện.

2.3. Đánh giá thực trạng kế toán quản trị chi phí tại Công ty cổ phần Tứ Lộc

2.3.1. Ưu điểm

- Về : Công ty CP Tứ Lộc tiến hành phân loại và tập hợp

chi phí theo nội dung kinh tế (Chi phí vật liệu, Chi phí tiền lương, Chi phí BHXH,

BHYT, KPCĐ, Chi phí KHTSCĐ, Chi phí dịch vụ thuê ngoài, Chi phí khác b ng

tiền) và theo khoản mục chi phí. Đây là cách phân loại phù hợp cho việc xây dựng

các định mức chi phí một cách sát thực trong điều kiện các danh nghiệp sản xuất

hiện nay. Công tác tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được

thực hiện tương đối khoa học, đối tượng tập hợp chi phí là các công trình, hạng mục

công trình đã phản ánh được đặc thù sản xuất kinh doanh của loại hình doanh

nghiệp xây lắp đồng thời đáp ứng được yêu cầu quản lý mà doanh nghiệp đặt ra.

Công ty đã phân loại chi phí sản xuất thành chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp.

Thông tin về chi phí trực tiếp và gián tiếp trên được sử dụng để đánh giá hiệu quả

sản xuất của từng đội xây lắp. Đồng thời cách phân loại này đã giúp nhà quản trị

kiểm soát được cơ cấu chi phí từ đó có thể đưa ra các biện pháp cải tiến nh m tiết

kiệm chi phí như việc thay đổi phương án thi công có thể tiết kiệm được CP chung

hay chi phí máy thi công.

Page 62: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TỨ LỘC

55

- Về ự đ mứ v ậ ự : Công ty đã chú trọng đến công tác

lập dự toán và kế hoạch thi công cho từng hạng mục công trình cụ thể do đó công ty

chủ động hơn trong việc đánh giá hoạt động sản xuất cũng như có biện pháp điều

chỉnh giá dự thầu thích hợp sau khi nghiên cứu kỹ về thị trường, đối thủ cạnh tranh

và tính chất kỹ thuật của từng công trình.

- Về đ chi phí đ ượ : Công ty đã thực hi n tốt việc ghi nhận chi phí và tính giá thành công trình, hạng mục công trình. Chi phí và

giá thành SX đã được xác định qua việc hạch toán chi tiết, đầy đủ các chi phí phát

sinh phù hợp với đặc điểm hoạt động xây lắp. Công ty xác định đối tượng tập hợp

chi phí và tính giá thành là các hạng mục công trình hay công trình hoàn thành là

phù hợp với thực tế. Công ty đã xây dựng được hệ thống tài khoản kế toán tổng hợp

và chi tiết phục vụ công tác kế toán chi phí sản xuất. Các khoản mục chi phí đã

được tổng hợp trên các tài khoản phục vụ thuận lợi cho việc tính giá thành, lập báo

cáo chi phí sản xuất cũng như các báo cáo tài chính.

- Về ô v v đ v ểm s

chi phí trong doanh

Công ty đã bước đầu áp dụng phương pháp so sánh giữa chi phí thực tế với

dự toán để tìm ra chênh lệch, từ đó cung cấp thông tin cho các cấp quản trị có quyết

định quản lý, điều hành thích hợp, hiệu quả.

Về hệ thống báo cáo chi phí trong Công ty: Công ty đã vận dụng tổ chức hệ

thống thông tin chi phí theo quá trình sản xuất và được tập hợp cho từng công trình

theo chi phí thực tế phát sinh, cách tổ chức này là phù hợp với đặc điểm sản xuất

kinh doanh và qui chế quản lí chi phí của Công ty hiện nay. Các hệ thống tài khoản

kế toán được mở đầy đủ, chi tiết đảm bảo cho quá trình theo dõi chí phí được chính

xác. Các báo cáo được lập để cũng cấp cho nhà quản trị các thông tin cần thiết về

chi phí cũng như giá thành của các công trình thi công của công ty. Báo cáo được

lập vào cuối m i quý.

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

Bên cạnh các kết quả đạt được, về kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần

Tứ Lộc vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định:

Page 63: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TỨ LỘC

56

* Hạn chế: - Về

Về phân loại chi phí chưa đảm bảo yêu cầu quản trị chi phí: Phân loại chi phí

tại công ty chưa phục vụ thiết thực cho công tác kế toán quản trị, đặc biệt trong việc

làm tiền đề cho công tác phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận,

hoặc cung cấp thông tin cần thiết cho việc vận dụng các công cụ của công tác

KTQT trong hoạt động quản trị doanh nghiệp, ví dụ ra quyết định lựa chọn đầu tư,

hoặc ra quyết định trong điều hành sản xuất kinh doanh của Công ty: thuê ngoài hay

không thuê ngoài để tổ chức thi công tất cả các hạng mục của công trình… Công ty

chưa xây dựng và chưa triển khai mô hình kế toán quản trị chi phí, do đó hệ thống

thông tin về chi phí sản xuất phục thuộc vào các báo cáo của bộ phận kế toán tài

chính. Các khoản chi phí trong Công ty Cổ phần Tứ Lộc hầu hết được phân loại

theo khoản mục chi phí chứ chưa được phân loại theo cách ứng xử của chi phí.

Công ty chưa thực hiện phân loại chi phí sản xuất theo yêu cầu của việc lập kế

hoạch, kiểm tra để ra các quyết định kinh doanh. Do đó, nhà quản trị không có các

thông tin về chi phí chênh lệch, chi phí cơ hội, chi phí chìm... làm cơ sở lựa chọn

phương án kinh doanh. Mặt khác, các thông tin về chi phí hiện tại được tổng hợp từ

nguồn dữ liệu của kế toán tài chính nên thông tin về chi phí quá khứ đó ít có giá trị

cho các quyết định điều hành sản xuất của nhà quản trị.

Việc không phân loại chi phí theo mức độ ứng xử cũng ảnh hưởng đến việc

xác định giá thành phục vụ cũng cấp thông tin cho kế toán quản trị. Việc tập hợp chi

phí chưa nhanh và chưa chính xác. Nguyên nhân là do có những khoản phí hạch

toán chưa đúng nội dung, phân bổ chưa chính xác và hiện tại chưa có một hệ thống

báo cáo kế toán quản trị phù hợp với yêu cầu lãnh đạo doanh nghiệp.

- Về ự đ mứ v ậ ự

Việc đánh giá kết quả thực hiện chi phí định mức chưa được quan tâm, thực

hiện. Hệ thống dự toán trong công ty mặc dù ở m i công trình đều có, tuy nhiên

chưa chi tiết thành từng nội dung công việc cụ thể, từng khoản mục chi phí cũng

như từng giai đoạn vì vậy chưa giúp được các nhà quản trị nắm được khái quát về

tình hình chi phí và giá thành công trình, từ đó lập kế hoạch sản xuất cũng như huy

động các nguồn lực cần thiết. Hầu hết các dự toán của công ty đều do phòng Kỹ

Page 64: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TỨ LỘC

57

thuật trong công ty lập với mục đích phục vụ cho công tác đấu thầu trong công ty,

chưa phục vụ cho công tác kế toán quản trị. Vì vậy hệ thống dự toán trong công ty

không được sử dụng để phân tích đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành

của công ty.

- Về đ đ ượ

Việc phân bổ chi phí sản xuất chung, chi phí sử dụng máy thi công có liên

quan đến nhiều công trình, hạng mục công trình… chỉ chọn một tiêu chuẩn phân bổ

duy nhất như chi phí nhân công trực tiếp, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho tất cả

các yếu tố chi phí sản xuất chung và chi phí máy thi công (do chưa tổ chức hạch

toán chi tiết các chi phí này theo yếu tố). Việc làm này s làm cho giá thành của các

công trình, hạng mục công trình được tập hợp không chính xác bởi vì chi phí sản

xuất chung, chi phí máy thi công bao gồm nhiều nội dung (yếu tố) khác nhau, chịu

ảnh hưởng của nhiều hoạt động khác nhau và bản thân chúng lại bao gồm cả các

yếu tố về biến phí và định phí cho nên nếu chỉ lấy một tiêu thức phân bổ s không

phản ánh chính xác chi phí máy thi công, chi phí sản xuất chung phân bổ cho từng

công trình, hạng mục công trình.

Hiện nay công ty chưa tiến hành các xác định các đối tượng chịu chi phí

theo góc độ kế toán quản trị. Nguyên nhân là do công ty chưa có bộ phận kế toán

quản trị cụ thể và hệ thống tài khoản áp dụng cho việc xác định đối tượng chịu

chi phí phục vụ cho kế toán quản trị.

- Về ô v v

đ v ểm s

- Phân tích mối quan hệ chi phí phục vụ ra quyết định: Nhà quản trị doanh

nghiệp chưa sử dụng việc phân tích thông tin chi phí cho quá trình ra quyết định

một cách triệt để. Công ty mới chỉ tập trung vào việc xác định doanh thu, giá vốn

hàng bán để xác định tỷ lệ lợi nhuận gộp mà chưa phân tích mối quan hệ chi phí -

khối lượng - lợi nhuận. Như vậy kế toán QTCP chưa thực sự là công cụ đắc lực cho

nhà quản trị trong việc quản trị chi phí và tìm ra giải pháp quản trị chi phí. Điểm

hạn chế này đến từ nguyên nhân sau:

Thứ nhất, việc phân loại chi phí của Công ty chỉ đơn thuần để lập các báo

cáo tài chính và xác định lợi nhuận. Kế toán không quan tâm nghiên cứu và phân

Page 65: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TỨ LỘC

58

loại chi phí phục vụ trực tiếp cho nhu cầu quản trị doanh nghiệp. Vì vậy, kế toán chi

phí và tính giá thành sản phẩm chưa phát huy được tác dụng trong việc giúp lãnh

đạo công ty lựa chọn các phương án sản xuất kinh doanh tối ưu.

Thứ hai, việc xây dựng định mức chi phí phù hợp đặc điểm ngành xây lắp tại

Công ty là chưa có. Việc đánh giá kết quả thực hiện chi phí định mức chưa được

quan tâm, thực hiện. Do vậy, lãnh đạo công ty hạn chế trong việc đánh giá mức độ

hoạt động hiệu quả của doanh nghiệp trong tương lai.

Thứ ba, dự toán chi phí sản xuất kinh doanh là cơ sở để thực hiện các

phương pháp xác định giá phí sản xuất sản phẩm và đánh giá hiệu quả hoạt động

phục vụ mục đích quản trị công ty. Nhưng việc lập dự toán tại Công ty mới chỉ

phục vụ cho đấu thầu các công trình là chính do vậy dự toán sản xuất được lập còn

hạn chế về mặt cung cấp thông tin giúp lãnh đạo công ty quản lý và kiểm soát chi

phí sản xuất kinh doanh.

Thứ tư, về phân tích chênh lệch chi phí tại Công ty, kế toán chưa lập các báo

cáo phân tích chênh lệch chi phí nên chưa đưa ra các chênh lệch bất lợi để lãnh đạo

công ty kịp thời đưa ra quyết định xử lý.

Trong các báo cáo đã lập, Công ty chưa thật sự đi vào phân tích và chỉ ra

nguyên nhân một cách sâu sắc mà mới chỉ dừng lại ở việc liệt kê các khoản chênh

lệch, chưa đưa ra các chênh lệch bất lợi để lãnh đạo công ty kịp thời đưa ra quyết

định xử lý.

* Nguyên nhân:

Những điểm tồn tại của công ty cổ phần Tứ Lộc xuất phát từ những nguyên

nhân sau:

- N ủ

- Tổ chức công tác kế toán tại công ty cổ phần Tứ Lộc đặt trọng tâm vào kế

toán tài chính: Kinh nghiệm tổ chức kế toán quản trị chi phí hiệu quả của các doanh

nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp khai thác nói riêng rất ít. Bản thân

hệ thống kế toán hiện nay đang áp dụng cho các doanh nghiệp Việt Nam là hệ thống

kế toán gồm cả kế toán tài chính và một phần kế toán quản trị. Nhưng các phần

hành chủ yếu là kế toán tài chính nên tổ chức bộ máy kế toán được các doanh

nghiệp đặt trọng tâm vào thu thập, cung cấp thông tin kế toán tài chính, việc thu

Page 66: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TỨ LỘC

59

thập cung cấp thông tin kế toán quản trị hầu như chưa được quan tâm đúng mức. Bộ

máy kế toán hiện nay tại Công ty CP Tứ Lộc đặt trọng tâm vào công tác kế toán tài

chính. Công ty đã thực hiện công tác kế toán quản trị nhưng chưa thành một hệ

thống độc lập. Có thể nói một phần hoạt động kế toán quản trị chi phí đã được thực

hiện trong Công ty do các bộ phận chức năng khác như Phòng kinh doanh, Phòng tư

vấn thiết kế, Phòng tài chính – kế toán thực hiện. Tại phòng kế toán thực hiện kế

toán quản trị chi phí kết hợp với kế toán tài chính trong bộ máy kế toán của công ty.

Hệ thống kế toán chi phí trong công ty được tổ chức theo từng công trình, kế toán

tài chính tập hợp chi phí cho các công đoạn sản xuất theo chi phí thực tế và theo dơi

trên các sổ sách kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết. Kế toán quản trị chi phí tập

hợp chi phí theo định mức kết hợp với thực tế phát sinh và ước tính, do đó thông tin

của kế toán quản trị và kế toán tài chính chưa thực sự liên hệ, h trợ.

- Về tổ chức bộ máy kế toán: Mặc dù bộ máy kế toán của công ty cổ phần Tứ

Lộc tập trung vào kế toán tài chính, tuy nhiên đã có bộ phận kế toán tập hợp chi phí

và tính giá thành sản phẩm. Đây là bộ phận cốt lõi làm căn cứ để xây dựng mô hình

kế toán quản trị cho công ty. Bộ máy kế toán gọn nh , các phần hành kế toán phối

hợp với nhau tương đối chặt ch , đồng bộ đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời cho

việc xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, công ty cổ phần

Tứ Lộc chưa xây dựng và triển khai mô hình tổ chức KTQTCP phù hợp để kiểm

soát chi phí dẫn đến tỷ lệ thất thoát trong xây dựng còn ở mức cao. Công ty đang sử

dụng thông tin về chi phí sản xuất và giá thành do bộ phận kế toán tài chính cung

cấp. Bộ máy kế toán bao gồm các kế toán với chức năng và nhiệm vụ chủ yếu thực

hiện công tác kế toán tài chính. Chưa quy định cụ thể việc kiêm nhiệm công tác kế

toán tài chính và kế toán quản trị chi phí cho các nhân viên. Năng lực chuyên môn

của kế toán viên không đồng đều, việc tiếp nhận thông tin về chi phí SX của phòng

kế toán từ các công trường khá thụ động.

- Nhận thức về vai trò của kế toán quản trị của ban lãnh đạo cũng như bộ

phận kế toán của công ty còn thấp: Cũng như các doanh nghiệp khác trong Công ty

CP Tứ Lộc đã có thời gian dài quen với nền kinh tế bao cấp thiếu tính chủ động

trong sản xuất kinh doanh. Ngay cả hiện tại, sản phẩm chính của Công ty là đèn

trang trí, một mặt hàng chiến lược của nền kinh tế, ràng buộc về sản xuất kinh

Page 67: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TỨ LỘC

60

doanh. Vì vậy, việc áp dụng thông tin kế toán quản trị vào việc hoạch định chiến

lược cho công ty vẫn còn chưa được chú trọng, thiếu sự định hướng. Các nhà quản

lý Công ty CP Tứ Lộc thừa nhận việc ra quyết định hầu hết đều dựa trên kinh

nghiệm và thói quen quản lý, chưa có thói quen sử dụng các thông tin chi phí được

phân tích b ng các kĩ thuật, phương pháp khoa học, do vậy nhu cầu sử dụng thông

tin kế toán quản trị chi phí hạn chế.

- Trình độ hiểu biết về nội dung kế toán quản trị của nhân viên bộ phận kế

toán chưa đầy đủ. Nhận thức về công tác kế toán quản trị chi phí trong Công ty của

các cán bộ công nhân viên c n rất mơ hồ, thậm chí có kế toán viên cho r ng “không

cần phải tổ chức kế toán quản trị chi phí vì đã có hệ thống kế toán hiện nay cung

cấp thông tin rồi”. Trong suy nghĩ của nhiều nhân viên kế toán và nhà quản trị còn

đánh đồng kế toán quản trị với kế toán chi tiết.

- Về cơ sở vật chất và ứng dụng CNTT trong quản trị chi phí của Công ty:

Các phòng ban trong Công ty CP Tứ Lộc đều đã được trang bị máy vi tính có nối

mạng, sử dụng tin học trong công tác chuyên môn tuy nhiên hiệu quả không cao.

Thu thập, lưu trữ và cung cấp thông tin thường được làm theo thói quen và kinh

nghiệm. Do vậy, dữ liệu chi phí được lưu trữ ở nhiều bộ phận khác nhau, và đôi khi

còn không đồng nhất. Hiện nay có rất nhiều phần mềm quản trị chi phí trong doanh

nghiệp cung cấp cho nhà quản trị một công cụ quản lý chi phí hiệu quả như ERP,

Sinnova, Misa. Tuy nhiên, hiện nay các tiện ích này chưa thực sự được khai thác do

nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có cả nguyên nhân xuất phát từ nhà quản trị

không có các nhu cầu thông tin chi phí, hoặc do trình độ hạn chế của nhân viên kế

toán, do thói quen cập nhật, lưu trữ thông tin theo cách “bán thủ công”, …Đây cũng

chính là nguyên nhân dẫn đến việc thông tin kế toán quản trị chi phí trong Công ty

chưa có điều kiện phát triển.

- N ủ

Một trong những nguyên nhân khiến cho tổ chức kế toán quản trị tại công ty

cổ phần Tứ Lộc còn nhiều hạn chế đó chính là do thiếu sự định hướng của nhà

nước: Mặc dù Bộ tài chính đã ban hành thông tư số 53 2006 TT-BTC về áp dụng kế

toán quản trị vào doanh nghiệp, tuy nhiên chỉ mang tính hướng dẫn chứ không bắt

buộc dẫn đến đa phần các doanh nghiệp vừa và nhỏ không áp dụng KTQT. Các

Page 68: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TỨ LỘC

61

doanh nghiệp mới chỉ thành lập mang tính đối phó, do đó, hiệu qủa hoạt động

không cao. Bên cạnh đó, chưa có các văn bản cụ thể hướng dẫn cho doanh nghiệp

các nội dung cơ bản cho kế toán quản trị. Các DN chưa có sự h trợ của Nhà nu ớc

về các mảng nhu : Đào tạo nha n lực, nghie n cứu triển khai, phát triển KTQT, để

KTQT là mọ t nọ i dung kho ng thể thiếu trong h thống kế toán DN.

Page 69: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TỨ LỘC

62

Tiểu kết chƣơng 2

Chương 2 luận văn đã tập trung phản ánh khái quát lịch sử hình thành của

công ty cổ phần Tứ Lộc, đồng thời phản ánh thực trạng về kế toán quản trị chi phí

tại Công ty Cổ phần Tứ Lộc về các nội dung: phân loại chi phí; xây dựng định mức

và lập dự toán chi phí sản xuất; xác định chi phí cho các đối tượng chịu chi phí;

phân tích biến động chi phí để kiểm soát chi phí sản xuất; phân tích thông tin chi

phí để ra quyết định. Qua đó, luận văn đã đưa ra những đánh giá về thực trạng kế

toán quản trị chi phí sản xuất tại Công ty Cổ phần Tứ Lộc nh m đưa ra các giải

pháp hoàn thiện trong chương 3.

Page 70: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TỨ LỘC

63

Chƣơng 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ

TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TỨ LỘC

3.1. Định hƣớng phát triển của Công ty cổ phần Tứ Lộc

Sự phát triển của Công ty n m trong xu hướng phát triển chung của ngành

Sản xuất đèn trang trí với những nội dung chủ yếu sau:

+ Phát triển ngành sản xuất đèn trên cơ sở khai thác, chế tạo, sử dụng có hiệu

quả và tiết kiệm nguồn tài nguyên của đất nước; đóng góp tích cực vào việc bảo

đảm an ninh năng lượng quốc gia; ưu tiên đáp ứng nhu cầu trong nước; bảo đảm

việc xuất, nhập khẩu hợp lý theo hướng giảm dần xuất khẩu, các biện pháp điều tiết

khác phù hợp với cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước và các cam kết

quốc tế của Việt Nam.

+ Đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, đầu tư ra nước ngoài để đáp ứng đủ các

loại đèn cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

+ Đảm bảo phát triển bền vững, đáp ứng lâu dài cho nhu cầu sử dụng trong

nước; phát triển ngành sản xuất đèn chiếu sáng hiệu quả, đồng bộ và phù hợp với sự

phát triển chung của các ngành kinh tế; đa dạng hóa phương thức đầu tư và kinh

doanh. Phát huy tối đa nội lực (vốn, khả năng thiết kế, chế tạo thiết bị trong

nước...) kết hợp mở rộng hợp tác quốc tế để nghiên cứu, triển khai, ứng dụng công

nghệ tiến bộ trong thăm dò, sản xuất và sử dụng đèn chiếu sáng; áp dụng các giải

pháp kỹ thuật và quản lý tiên tiến để giảm tỷ lệ tổn thất trong sản xuất đèn chiếu

sáng; đầu tư hợp lý cho công tác bảo vệ môi trường, an toàn lao động, quản trị tài

nguyên, quản trị rủi ro trong sản xuất đèn chiếu sáng.

+ Thực hiện kinh doanh đèn chiếu sáng theo cơ chế thị trường có sự quản lý

của Nhà nước, hài hòa với thị trường đèn chiếu sáng thế giới.

+ Phát triển ngành Đèn chiếu sáng gắn liền với bảo vệ, cải thiện môi trường

sinh thái; đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội; gắn với nhiệm

vụ củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh trên địa bàn; đảm bảo an toàn trong

sản xuất.

Mục tiêu chung của Công ty: Phấn đấu sản xuất kinh doanh với mục tiêu: n

toàn - Đổi mới - Hiệu quả. Tăng năng suất lao động, thiết bị, cải thiện điều kiện làm

Page 71: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TỨ LỘC

64

việc, đời sống cho người lao động. Bên cạnh đó Công ty đặt ra những mục tiêu cụ

thể phát triển như sau:

+ Đạt chỉ tiêu về lượng tiêu thụ, đảm bảo chất lượng đèn ổn định, đáp ứng

nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu theo chỉ đạo của Công ty.

+ Xây dựng văn hoá doanh nghiệp: Văn hóa công ty Tứ Lộc với đội ngũ

CBCNVC có đủ trình độ kỹ thuật, làm chủ được thiết bị công nghệ sản xuất, có tác

phong công nghiệp, có tư chất đạo đức tốt, gắn bó với công ty trong suốt quá trình

phát triển, cùng nhau xây dựng công ty ngày càng ổn định và phát triển.

3.2. Yêu cầu và nguyên tắc kế toán quản trị chi phí tại Công ty cổ phần

Tứ Lộc

3.2.1. Yêu cầu kế toán quản trị chi phí tại Công ty cổ phần Tứ Lộc

- Kế toán quản trị chi phí trong Công ty CP Tứ Lộc phải có tính kế thừa và

tiếp thu kinh nghiệm: Khung pháp lý về kế toán của Việt Nam đang được xây dựng

và hoàn thiện, từng bước tiến gần đến các thông lệ quốc tế. Nội dung công tác kế

toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp cũng đang trong quá trình hội nhập, hoàn

thiện. Do vậy, cần tiếp thu những kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới, của

các doanh nghiệp trong nước và quốc tế vào điều kiện Công ty để hoàn thiện.

- Kế toán quản trị chi phí phải phù hợp với đặc điểm của Công ty. Các đặc

điểm về môi trường kinh doanh, loại hình doanh nghiệp, tổ chức sản xuất, tổ chức

quản lí, cơ chế quản lí điều hành, trình độ và nhận thức của nhân sự làm công tác kế

toán quản trị, luôn là những nhân tố ảnh hưởng đến qui mô, nội dung kế toán quản

trị chi phí trong doanh nghiệp. Công ty Tứ Lộc n m trong chu i dây chuyền các

công đoạn sản xuất kinh doanh sản xuất đèn chiếu sáng. Hoạt động sản xuất kinh

doanh của Công ty được thực hiện theo cơ chế quản lí điều hành thống nhất trong

toàn Công ty.

- Kế toán quản trị chi phí trong Công ty phải đảm bảo hiệu quả kinh tế. Công

ty khi tiến hành hoàn thiện công tác này s cân đối giữa chi phí bỏ ra với lợi ích mang

lại trong quá trình vận dụng các giải pháp hoàn thiện công tác kế toán quản trị.

- Kế toán quản trị chi phí trong mối quan hệ hài hòa với kế toán tài chính. Kế

toán quản trị và kế toán tài chính là hai bộ phận hợp thành hệ thống kế toán hoàn

chỉnh của doanh nghiệp, do đặc điểm “sinh sau”, nên kế toán quản trị chi phí được

Page 72: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TỨ LỘC

65

thực hiện trên cơ sở sự kết hợp với kế toán tài chính đã vận hành tương đối hoàn

chỉnh, do vậy cần có sự kết hợp hài hòa với kế toán tài chính đảm bảo tính linh hoạt,

không trùng lặp.

- Kế toán quản trị chi phí có tính “mở”: Nội dung cơ bản của kế toán quản trị

chi phí là phối hợp với các bộ phận chức năng trong Công ty để cung cấp thông tin

chi phí phục vụ cho nhu cầu quản trị doanh nghiệp ngày càng đa dạng, phức tạp. Do

vậy, kế toán quản trị cần có tính “mở”, dễ dàng phối hợp với các chức năng khác,

linh hoạt thay đổi, cũng đảm bảo vận dụng các công cụ, thành tựu khoa học công

nghệ và quản lý vào hoạt động thu nhận, sản xuất và cung cấp thông tin chi phí.

- Kế toán quản trị chi phí trong Công ty nh m đáp ứng tốt nhất các yêu cầu

thông tin chi phí phục vụ công tác quản trị doanh nghiệp. Nhu cầu của hoạt động

quản trị doanh nghiệp s quyết định tính chất, nội dung, cách thức thông tin chi phí

được hệ thống kế toán quản trị chi phí cung cấp.

3.2.2. Nguyên tắc kế toán quản trị chi phí tại Công ty cổ phần Tứ Lộc

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế, sự cạnh tranh giữa các

doanh nghiệp ngày càng gay gắt. Để có được vị thế vững vàng trong cạnh tranh,

công ty Tứ Lộc một mặt phải đầu tư nâng cao năng lực thi công, đảm bảo tiến độ và

chất lượng công trình.

Mặt khác, công ty cần phải nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong

điều kiện nguồn lực ngày càng khan hiếm. Mô hình kế toán quản trị chi phí là một

công cụ vô cùng quan trọng để thu thập, xử lý và cung cấp thông tin quan trọng

giúp các nhà quản trị ra quyết định. Thông tin về chi phí xây lắp gắn liền với hầu

hết các quyết định của các nhà quản trị trong quá trình lập kế hoạch, kiểm soát và

đánh giá hiệu quả hoạt động.

Đối với việc lập kế hoạch, nhà quản trị cần có các thông tin về định mức chi

phí cho m i công việc, m i hoạt động làm căn cứ cho việc lập dự toán CP xây lắp.

Dự toán CP xây lắp là công cụ để các nhà quản trị kiểm soát, đảm bảo cho các hoạt

động của DN được thực hiện theo kế hoạch nh m đạt được mục tiêu xác định. Bên

cạnh đó dự toán CP xây lắp còn là cơ sở để đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch,

tìm ra các nguyên nhân làm tăng chi phí so với dự toán để từ đó có các biện pháp

điều chỉnh.

Page 73: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TỨ LỘC

66

Có thể nói, thông tin được cung cấp từ mô kế toán quản trị chi phí đóng vai

trò vô cùng quan trọng trong việc ra các quyết định của các nhà quản trị và là một

công cụ không thể thiếu được để h trợ cho các nhà quản trị trong việc ra các quyết

định. Do đó việc hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần Tứ

Lộc cần đáp ứng được các yêu cầu sau:

Thứ nhất, kế toán quản trị chi phí phải đáp ứng được yêu cầu thông tin cho

quản trị DN: mục đích chính của KTQT nói chung và kế toán quản trị chi phí nói

riêng là cung cấp thông tin cho quản trị DN. Hệ thống kế toán quản trị chi phí sau

khi hoàn thiện nếu không đáp ứng được yêu cầu này thì cũng trở nên vô nghĩa. Vì

vậy, yêu cầu đầu tiên của hệ thống kế toán quản trị chi phí sau khi hoàn thiện là

phải đạt được yêu cầu này.

Thứ hai, kế toán quản trị chi phí phải phù hợp với đặc điểm kinh doanh công

ty. Do vậy, khi hoàn thiện kế toán quản trị chi phí cần phải căn cứ vào những đặc

điểm kinh doanh của DN để đưa ra các giải pháp hoàn thiện phù hợp.

Thứ ba, các giải pháp hoàn thiện kế toán quản trị chi phí phải tiết kiệm và

hiệu quả, không được làm xáo trộn và ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của

DN: Việc hoàn thiện kế toán quản trị chi phí nh m mục đích cung cấp được đầy đủ,

tin cậy và kịp thời cho các nhà quản trị trong việc ra quyết định là cần thiết. Tuy

nhiên, cần tránh làm xáo trộn, tăng biên chế của bộ phận kế toán quá lớn và không

làm ảnh hưởng đến hệ thống kế toán tài chính cũng như hoạt động KD của các DN.

Với những quan điểm đó, việc hoàn thiện kế toán quản trị chi phí cần thực

hiện theo các nguyên tắc sau:

Một là, nguyên tắc phù hợp: kế toán quản trị chi phí phải đảm bảo tính khoa

học, phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh, phù hợp với năng lực của đội ngũ

kế toán, nhu cầu thông tin của nhà quản trị và xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế.

Hai là, nguyên tắc hiệu quả: hoàn thiện kế toán quản trị chi phí phải đảm bảo

nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả. Việc hoàn thiện kế toán quản trị chi phí cần có

những thay đổi phù hợp nh m đáp ứng được nhu cầu thông tin nhưng không làm

xáo trộn hoạt động của DN. Đồng thời hoàn thiện xây dựng mô hình kế toán quản

trị chi phí cần tận dụng và làm tăng nhân lực bộ máy kế toán, hạn chế sự gia tăng

lớn về nhân sự của bộ phận kế toán.

Page 74: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TỨ LỘC

67

3.3. Giải pháp hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty cổ phần

Tứ Lộc

3.3.1. Hoàn thiện phân oại chi phí tại Công ty

Việc phân loại chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp xây lắp có thể thực

hiện theo nhiều tiêu thức khác nhau. M i cách phân loại chi phí có ý nghĩa và tác

dụng khác nhau đến hoạt động quản trị. Đứng ở m i góc độ khác nhau, nhà quản trị

cần những thông tin khác nhau về chi phí sản xuất. Vì vậy việc đa dạng hoá phân

loại chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp là cần thiết nh m đáp ứng được yêu

cầu của kế toán quản trị.

Nh m đáp ứng các nhu cầu quản trị chi phí trong Công ty Tứ Lộc, luận văn

đề xuất một số cách phân loại chi phí đáp ứng các nhu cầu khác nhau về thông tin

chi phí của Công ty như sau:

+ Phân loại chi phí theo mối quan hệ với mức độ hoạt động (cách ứng xử của

chi phí). Theo cách phân loại này chi phí của doanh nghiệp được phân thành định

phí, biến phí và chi phí h n hợp (gồm cả định phí, biến phí và cần được phân tách).

Vấn đề đặt ra trong công tác kế toán quản trị chi phí tại Công ty hiện nay là chuyển

cách theo dõi chi tiết và hạch toán chi phí ở hệ thống kế toán tài chính sang hệ

thống kế toán quản trị.

Làm được điều này đòi hỏi: Hệ thống chứng từ ghi nhận nghiệp vụ phải được

xử lí theo yêu cầu kế toán quản trị (xây dựng và sử dụng các mẫu chứng từ tự thiết

kế phù hợp yêu cầu tập hợp chi phí theo định phí và biến phí,). Phân tích và ghi

nhận chi phí phát sinh vào sổ chi tiết chi phí theo nhận diện định phí, biến phí. Cung

cấp thông tin về chi phí dưới dạng các báo cáo bộ phận (là các trung tâm chi phí).

Trong điều kiện hiện nay, hệ thống kế toán quản trị trong Công ty chưa hoàn

chỉnh, không thể cung cấp thông tin về định phí, biến phí b ng hệ thống báo cáo kế

toán quản trị thì có thể sử dụng cách sau:

Bước 1: Nhận diện chi phí theo khối lượng hoạt động thành định phí, biến

phí và chi phí h n hợp.

Page 75: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TỨ LỘC

68

Bảng 3.1. Phân loại chi phí theo cách ứng xử chi phí

Khản mục chi phí Tài khoản

Biến phí Định phí Chi phí hỗn hợp

Ghi chú

1. Chi phí NVLTT 621 x

2. Chi phí NCTT 622 x

3. Chi phí máy thi công 623 x

3.1. Nhân công 6231 x

3.2. Nhiên liệu 6232 x

3.3 Chi phí khác b ng tiền 6238 x Chi phí thuê máy thi công

4. Chi phí sản xuất chung 627

4.1. Tiền lương 6271 x

4.2. Chi phí NVL 6272 x

4.3, Chi phí CCDC 6273 x

4.4. Khấu hao TSCĐ 6274 x

4.5.Chi phí dịch vụ mua ngoài 6277 x Chi phí điện, nước, điện thoại…

4.6. Chi phí khác b ng tiền 6278 x N : ề ấ ủ

Bước 2: Tách chi phí h n hợp thành định phí, biến phí b ng phương pháp

cực đại - cực tiểu.

Phương pháp cực đại- cực tiểu được thực hiện qua các bước sau:

Khảo sát chi phí h n hợp ở nhiều mức độ hoạt động khác nhau trong thực tế

với các chi phí h n hợp có dạng tổng quát: Y = a + b.X

Trong đó: Y: Chi phí h n hợp

X: Mức độ hoạt động a: tổng định phí b: Hệ số biến phí trên một đơn vị mức độ hoạt động.

Chọn hai điểm có mức độ hoạt động nhỏ nhất và lớn nhất trong các điểm đã

khảo sát. Xác định Hệ số biến phí trên một đơn vị mức độ hoạt động (b).

Xác định tổng định phí trong chi phí h n hợp:

Thay giá trị của b vừa tìm được vào phương trình Y = a + b.X để tìm trị số

của a.

Tổng định phí = Chi phí h n hợp - (Hệ số biến phí x Mức độ hoạt động)

Page 76: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TỨ LỘC

69

3.3.2. Hoàn thiện v p ây dựng định mức và p dự toán tại Công ty

Để đạt được mục tiêu quản trị chi phí cho doanh nghiệp, công ty cần xây dựng hệ thống dự toán chi phí bao gồm dự toán tổng thể cho toàn công ty và dự toán chi phí cho từng công trình.

Dự toán tổng thể là dự toán thể hiện mục tiêu của tất cả các bộ phận trong doanh nghiệp, như sản xuất, marketing, tài chính... Dự toán tổng thể định lượng kỳ vọng của nhà quản lý về thu nhập, các luồng tiền và vị trí tài chính trong tương lai. Dự toán tổng thể là tổ hợp của nhiều dự toán của mọi hoạt động của doanh nghiệp. Tại công ty cổ phần Tứ Lộc, công ty cần xây dựng dự toán năm cho hoạt động của công ty, nh m kiểm soát chi phí được hiệu quả. Các dự toán mà công ty cần lập bao gồm dự toán hoạt động và dự toán tài chính, bao gồm: Dự toán sản xuất, dự toán chi phí vật tư, dự toán lao động trực tiếp, dự toán chi phí sản xuất chung, dự toán vốn b ng tiền…

Để xây dựng dự toán tổng thể hợp lý, công ty cần tổng hợp số liệu thông tin của nhiều kỳ trước về tổng biến phí sản xuất, định phí sản xuất, tổng doanh thu, tổng khối lượng công trình hoàn thành… Sau đó tổ chức phân tích chi tiết dữ liệu biến phí, định phí quá khứ và cập nhập thông tin hiện hành để so sánh, xét đến yếu tố giá cả biến động của vật liệu, điện, nước, sự thay đổi chính sách tiền lương... để dự kiến mức tăng, giảm trong dự toán.

Trong xây lắp, ngoài dự toán ban đầu giao thầu còn có dự toán điều chỉnh sau này nếu nhà thầu thấy đơn giá thay đổi và cần điều chỉnh. Mặc dù đây chỉ là yếu tố chủ quan về phía nhà thầu nhưng nếu bên thi công chứng minh được đơn giá tăng làm chi phí thi công tăng thì nhà thầu buộc phải có biên bản điểu chỉnh đơn giá vật tư.

Tóm lại, để xây dựng được định mức chi phí nguyên vật liệu trong xây lắp hiện nay còn phụ thuộc vào văn bản pháp luật và đơn giá tại m i thời điểm. Chi tiết về bảng giá vật tư làm căn cứ xây dựng định mức giá trình bày tại phụ lục 9,10.

3.3.3. Hoàn thiện ph ơng pháp ác định chi phí cho các đ i t ng chịu

chi phí tại Công ty Tại Công ty CP Tứ Lộc để đáp ứng nhu cầu thông tin quản lý chi phí sản

xuất kinh doanh, công tác hạch toán kế toán xác định: Đối tượng tập hợp chi phí, thông tin về chi phí thực tế được thực hiện theo 2 cấp độ. Tại Công ty Cổ phần Tứ

Page 77: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TỨ LỘC

70

Lộc, trung tâm chi phí sản xuất được tổ chức theo mô hình các đội thi công. Đội trưởng đội thi công công trình trực tiếp kiểm soát và chịu trách nhiệm về các khoản chi phí sản xuất. Trung tâm chi phí sản xuất có nhiệm vụ lập kế hoạch, tiến độ thi công và thực hiện thi công theo dự toán các công trình đã cam kết tiến độ với chủ đầu tư; theo dơi và quản lư vật tư, nhân công, máy, thiết bị một cách hiệu quả và tiết kiệm. Để tập hợp được các chi phí như trên thì công ty cần theo dõi các chi phí theo tài khoản nhưng theo dõi riêng chi phí cố định và chi phí biến đổi. Công ty nên kết hợp kế toán tài chính và kế toán quản trị dựa vào các tài khoản của kế toán tài chính và phân loại chi phí theo chi phí biến đổi và chi phí cố định.

Hiện nay, tại Công ty CP Tứ Lộc, kế toán hầu hết chỉ sử dụng các chứng từ

thông thường mà chưa có chứng từ nào có thể ghi nhận thông tin chi phí theo các

cách nhận diện của kế toán quản trị. Do vậy cần thiết kế bổ sung các chứng từ có

khả năng cung cấp thông tin chi phí cho cả kế toán tài chính và kế toán quản trị.

Ví dụ: Các chứng từ phản ánh chi phí vật liệu: Trong quá trình thực hiện sản xuất kinh doanh mặc dù Công ty đã xác định chi phí vật liệu sát thực tế song vẫn có

thể xảy ra trường hợp vượt mức vật liệu đã đề ra. Việc vượt mức vật liệu có thể do lãng phí trong sản xuất hoặc do biến động về giá cả thị trường hoặc do thay đổi điều kiện khai thác, thay đổi thiết bị so với tính toán khoán… Để đáp ứng yêu cầu kế toán quản trị chi phí cần có chứng từ phản ánh nguyên nhân của sự thay đổi định mức đó. Do vậy kế toán có thể lập các chứng từ như: “Phiếu lĩnh vật tư vượt định mức”, “Phiếu báo thay đổi định mức vật liệu”... để phản ánh chênh lệch chi phí theo từng nguyên nhân và kế toán quản trị có thể tập hợp và hạch toán được khoản chi phí chênh lệch vượt định mức.

Mẫu 1 PHIẾU LĨNH VẬT TƢ VƢỢT ĐỊNH MỨC Số: .............. Ngày ..........tháng.............năm Bộ phận sử dụng: Lý do nhận: Xuất tại kho:

Tt Tên vật tƣ Đvt ĐG ĐM TT Chênh lệch Ghi

chú SL GT

Cộng

Duyệt của Giám đốc Phụ trách bộ phận sử dụng Thủ kho

N : ề ấ ủ

Page 78: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TỨ LỘC

71

Mẫu 2 PHIẾU BÁO THAY ĐỔI ĐỊNH MỨC VẬT TƢ

Số: ............... Ngày..........tháng.............năm

Loại công việc có thay đổi định mức vật liệu........ Kí hiệu, mã số......

Lý do thay đổi định mức: .....................

Ngày bắt đầu thực hiện định mức mới........................

TT Loại vật liệu thay đổi Định mức Đơn giá

Chênh lệch thay đổi ĐM

Tên Mã ĐVT ĐM cũ

ĐM mới

ĐG cũ

ĐG mới SL GT

Xác nhận của Giám đốc Trưởng phòng kỹ thuật (cơ điện)

N : ề ấ ủ

Với các chi phí là biến phí (chi phí vật liệu, nhiên liệu…) có thể tiến hành

phân tích biến động chi phí trên cơ sở các nhân tố tác động như do thay đổi về giá,

do thay đổi về sản lượng sản xuất thực tế so với kế hoạch.

Đối với giá thành sản phẩm, cần nắm rõ tỷ trọng các khoản mục chi phí trong

tổng giá thành là bao nhiêu, do đó, kế toán có thể lập báo cáo chi phí sản xuất kinh

doanh theo khoản mục như sau:

Mẫu 3. BÁO CÁO CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH THEO KHOẢN MỤC

Tháng, quý, năm

ơ v :

Công trình,

HMCT

Giá thành thực tế

Chia theo các khoản mục Chi phí NVLTT

Chi phí NCTT Chi phí máy

thi công Chi phí SXC

Giá trị Tỷ trọng

Giá trị Tỷ trọng

Giá trị Tỷ trọng

Giá trị Tỷ trọng

N , , ăm

Ngƣời lập biểu N : ề ấ ủ

Page 79: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TỨ LỘC

72

- Hoàn thiện hệ thống tài khoản kế toán: Công ty nên thiết kế tài khoản kế

toán quản trị chi phí sản xuất kết hợp với một số tài khoản tổng hợp của kế toán tài

chính. Hệ thống tài khoản kế toán được thiết kế sao cho các tài khoản đó phản ánh

được chi phí sản xuất theo cách ứng xử của chi phí, tức là tài khoản kế toán quản trị

chi phí sản xuất phải nhận diện được biến phí và định phí nh m kiểm soát, phân

tích, quản lý chi phí có hiệu quả.

Tài khoản kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần Tứ Lộc được xây dựng

theo cách ứng xử chi phí cho từng hạng mục công trình có thể thiết lập như sau:

TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (TK cấp 1)

TK 621.1. Chi phí NVL chính trực tiếp (Theo khoản mục chi phí)

TK 621.1.1. Chi phí NVL chính - Sảnh chính (Theo từng hạng mục)

TK 621.1.2. Chi phí NVL chính - Vườn (Theo từng hạng mục)

....

TK 627: Chi phí sản xuất chung (TK cấp 1)

TK 627.1. Chi phí vật liệu (Theo khoản mục chi phí)

TK 627.1.1. Chi phí vật liệu hạng mục sảnh chính (Theo từng hạng mục)

TK 627.1.1.1. Biến phí (Theo cách ứng xử chi phí)

TK 627.1.1.2. Định phí (Theo cách ứng xử chi phí)

......

3.3.4. Hoàn thiện phân tích thông tin kế toán quản trị chi phí phục vụ cho

việc kiểm soát chi phí và ra quyết định tại Công ty

3.3.4.1. v ô để ểm s

Kiểm soát chi phí là một vấn đề quan trọng đối với các doanh nghiệp xây

lắp cũng như các nhà quản trị. Công ty Cổ Tứ Lộc s nâng cao được chất lượng, hạ

thấp giá thành hạng mục công trình nhờ việc kiểm soát chi phí một cách hợp lý.

Ngoài ra, kiểm soát tốt chi phí thể hiện năng lực điều hành, quản lý của Ban giám

đốc nh m chống lãng phí và thất thoát tài sản của Công ty.

Công ty cổ phần Tứ Lộc phải tiến hành phân tích, tìm ra nguyên nhân biến

động của các chi phí gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực

tiếp, chi phí sử dụng máy thi công.

Page 80: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TỨ LỘC

73

* Hoàn thiện việc phân tích biến động để kiểm soát chi phí nguyên vật liệu

trực tiếp

Phân tích nguyên nhân chênh lệch chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là tìm ra

các tác nhân ảnh hưởng đến biến động của chi phí này. Biến động chi phí nguyên

vật liệu trực tiếp thường gắn với biến động về lượng và biến động về giá.

Biến động về lượng có thể do nguyên nhân khách quan là sự thay đổi hoặc

bổ sung, điều chỉnh thiết kế. Hoặc, nguyên nhân chủ quan là do phá đi làm lại, sửa

chữa, gia cố công trình theo yêu cầu kỹ thuật, đây là nguyên nhân thuộc về bản thân

công ty. Biến động về sự hao hụt nguyên vật liệu còn có thể do các nguyên nhân:

trình độ, thái độ trách nhiệm của công nhân xây dựng; do tổ chức quản lý thi công

công trình, do chất lượng vật liệu cung cấp, mất mát trong quá trình sản xuất do sử

dụng lãng phí... Tuy nhiên, khi phân tích biến động về lượng nguyên vật liệu trực

tiếp cần phải quan tâm đến chất lượng và kết cấu công trình.

Biến động về giá nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh vào giai đoạn mua hàng nên

các nguyên nhân có thể là do biến động giá trên thị trường, cước vận chuyển gia tăng.

Từ việc phân tích nguyên nhân gây ra những biến động về chi phí nguyên vật

liệu trực tiếp, Công ty cần đưa ra các giải pháp nh m kiểm soát và hạn chế những

biến động tiêu cực liên quan đến chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, như sau:

- Kiểm soát việc lựa chọn nhà cung cấp: Khi lựa chọn nhà cung cấp công ty

phải xác định rõ ràng những trýờng hợp nào bộ phận mua hàng lựa chọn nhà cung

cấp, những trýờng hợp nào cần ðấu thầu ðể lựa chọn ðýợc những nhà cung cấp với

giá cả thấp nhýng chất lýợng tốt.

- Kiểm soát việc mua nguyên vật liệu: Các tổ, ðội thi công khi có nhu cầu về

nguyên vật liệu cần lập phiếu ðề nghị mua nguyên vật liệu. Phiếu ðề nghị mua

nguyên vật liệu phải ðýợc phòng kỹ thuật – thi công và phòng vật tư công nghiệp

xét duyệt dựa trên cơ sở xem xét nhu cầu và lựa chọn nhà cung cấp, tiền hành ký kết

hợp đồng (lập đơn đặt hàng) và gửi cho nhà cung cấp. Đơn đặt hàng phải được ban

giám đốc phê duyệt.

- Kiểm soát việc giao nhận nguyên vật liệu: Khi nhận hàng, phòng vật tư

công nghiệp phải tiến hành kiểm tra về mẫu mã, chất lượng, số lượng, thời gian đến

và các điều kiện khác theo hợp đồng (đơn đặt hàng) sau đó lập báo cáo giao – nhận

Page 81: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TỨ LỘC

74

nguyên vật liệu. Đối với nguyên vật liệu nhập kho, thủ kho và bộ phận nhận hàng

cùng ký xác nhận phiếu nhập kho; đối với nguyên vật liệu không qua kho phải có

hoá đơn bán hàng và biên bản nhận hàng.

- Kiểm soát việc xuất nguyên vật liệu: Khi xuất kho nguyên vật liệu để xây

dựng, phòng kinh tế - kế hoạch và phòng vật tư công nghiệp cần phối hợp để phân tích

và kiểm soát chênh lệch giữa số nguyên vật liệu thực tế xuất dùng so với dự toán.

- Kiểm soát dữ trữ và bảo quản nguyên vật liệu: Công ty cần xây dựng định

mức hao hụt nguyên vật liệu, xây dựng hệ thống nhà kho đảm bảo cho việc bảo

quản nguyên vật liệu.

Bảng 3.2. Phân tích biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

STT Tên ĐVT Thực tế Dự toán Chênh lệch

Khối lƣợng

Đơn giá

Khối lƣợng

Đơn giá

CL giá

CL lƣợng

Thành tiền

1 Đèn chùm ốp trần 1

2 Đèn chùm 5

3 Đèn tường 2

4 ….

39 K p treo đèn

40 Bulong m18x250

41 Dây đồng bọc PVC 1x10mm2

Tổng N : ề ấ ủ

* Hoàn thiện việc phân tích biến động để kiểm soát chi phí nhân công trực tiếp

Phân tích biến động chi phí nhân công trực tiếp nh m đảm bảo hiệu quả việc

quản lư thời gian lao động, số lượng cũng như chất lượng lao động. Để tìm hiểu

nguyên nhân của sự biến động chi phí nhân công trực tiếp cần phải tiến hành phân

tích sự biến động của hai nhân tố: đơn giá lao động trực tiếp và năng suất lao động

trực tiếp.

Biến động về năng suất lao động trực tiếp có thể do kỹ thuật và sự phối hợp

điều hành trong quá trình xây dựng công trình, do trình độ tay nghề của công nhân,

Page 82: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TỨ LỘC

75

do kinh nghiệm của công nhân trực tiếp xây lắp, cũng có thể do tính kịp thời của

các yếu tố đầu vào, do trách nhiệm thái độ của công nhân...

Biến động về đơn giá nhân công trực tiếp là nhân tố ít thay đổi và những biến

động thường là do việc tính lương và chính sách phân bổ lương của Công ty.

Sau khi phân tích được nguyên nhân của sự biến động về chi phí nhân công

trực tiếp, công ty cần đưa ra các biện pháp để kiểm soát những biến động đó như:

- Cần có tiêu chí tuyển dụng lao động rõ ràng để tránh tuyển chọn những

người có năng lực, phẩm chất kém.

- Có phương pháp quản lý, thường xuyên đánh giá công nhân và điều chỉnh

mức lương thích hợp.

- Công ty cần thiết lập chính sách để điều chỉnh mức lương, bậc lương nh m

kiểm soát các trường hợp tăng, giảm lương.

Bảng 3.3. Phân tích biến động chi phí nhân công trực tiếp

STT Tên ĐVT Thực tế Dự toán Chênh lệch

Khối lƣợng

Đơn giá

Khối lƣợng

Đơn giá

CL giá

CL lƣợng

Thành tiền

1 Nhân công bậc 3.0/7 công

2 Nhân công bậc 3.5/7 công

3 Nhân công bậc 4.0/7 công

4 Nhân công bậc 2.5/7 công

Tổng N : ề ấ ủ

* Hoàn thiện việc phân tích biến động để kiểm soát chi phí sử dụng máy thi công

Khối lượng công tác xây lắp thực hiện b ng máy thường ít có biến động vì

công ty thường lập phương án thi công công trình trước khi khởi công.

Việc tăng số ca máy thực hiện một đơn vị khối lượng xây lắp thường do các

nguyên nhân: kỹ thuật tổ chức, thi công công trình, không đảm bảo đầy đủ vật liệu,

nhiên liệu nên không tận dụng hết được công suất của máy móc, chất lượng máy

móc, thiết bị chưa cao, thiếu công nhân vận hành.

Nếu tổ chức tốt thông tin kế toán quản trị nói chung và kế toán quản trị chi phí nói

riêng là công cụ h trợ đắc lực, tăng hiệu quả công tác quản trị doanh nghiệp.

Page 83: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TỨ LỘC

76

Hiện tại, Công ty cũng đã tiến hành phân tích chi phí, lập các báo cáo so sánh

chi phí song chỉ mới so sánh về tổng số chênh lệch mà không tách biệt các chênh

lệch đó là do yếu tố nào tác động, với mức độ là bao nhiêu, do vậy cần thiết đề xuất

xây dựng một số mẫu báo cáo phân tích chi phí cho Công ty.

Đối với chi phí sản xuất chung, do tính chất là chi phí h n hợp (gồm cả định

phí và biến phí) nên có thể sử dụng mẫu báo cáo xây dựng theo mẫu 4.

Mẫu 4 BẢNG PHÂN TÍCH CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG Đơn vị: .................. Thời gian phân tích: ..................

TT Khoản mục chi phí sản

xuất chung Tổng chi phí định mức

Chi phí thực tế phát sinh

Chênh lệch

Nguyên nhân

I Biển phí

1 Công cụ dụng cụ

2 Chi phí dịch vụ thuê ngoài

3 Chi phí phụ trợ

4 Chi phí nhiên liệu

5 Điện nước phục vụ sx

.....

Cộng

II Định phí

1 Chi phí nhân viên quản lý công trình

2 Các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý

3 Khấu hao TSCĐ

4 Chi phí điện, nước, điện thoại

....

Chi phí cố định khác

Cộng

Tổng cộng

N : ề ấ ủ

3.3.4.2. v v v đ

Đây là công cụ hữu ích giúp nhà quản trị doanh nghiệp đưa ra các quyết định

liên quan đến việc lựa chọn phương án với lợi nhuận tối ưu. Căn cứ vào các nguồn

lực hiện có mà doanh nghiệp lựa chọn các yếu tố đầu vào như thế nào để đạt được

mức lợi nhuận kỳ vọng cho trước. Căn cứ vào kết quả phân tích, bộ phận kế toán

Page 84: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TỨ LỘC

77

quản trị s cung cấp những thônh tinh dự báo về sự thay đổi của lãi thuần khi các

yếu tố giá cả vật liệu, tiến độ thi công, phương án thi công có sự biến động. Báo cáo

chi tiết theo từng công trình giúp xác định mức độ lợi nhuận công trình hay hạng

mục công trình đó đóng góp vào lợi nhuận chung toàn công ty. Từ đó xác định được

công trình hay hạng mục công trình đó có mang lại lợi nhuận hay thua l để có

những quyết định về sau. p dụng cho hạng mục: Thi công công trình Clubhouse

như sau:

Bảng 3.4. Báo cáo thu nhập

Hạng mục: Công trình Clubhouse

TT Chỉ tiêu Tổng cộng Trong đó

Lắp hệ thống đèn cho Clubhouse

Hạng mục

1 Doanh thu 185.230.345 185.230.345 ....

2 Biến phí 95.361.076 95.361.076 ....

3 Lãi góp (1-2) 85.869.269 85.869.269 ....

4 Định phí 33.859.073 33.859.073 ....

5 Lãi thuần 56.010.196 56.010.196 ....

N : T ổ ợ

Việc phân tích mối quan hệ Chi phí - Khối lượng - Lợi nhuận s giúp nhà

quản trị lựa chọn phương án thi công tối ưu nhất. Kết quả xử lý và phân tích thông

tin KTQTCP cần được tổng hợp thành các báo cáo quản trị.

Báo cáo kế toán quản trị chi phí là phương tiện trình bày thông tin về chi phí

đã được xử lý, phân tích, đánh giá phục vụ cho quá trình ra quyết định. Hiện nay

công ty đã thực hiện các báo cáo kế toán chi phí thực hiện như: Th tính giá thành

công trình (phụ lục 5), báo cáo chi phí sản xuất theo yếu tố. Ngoài ra, các báo cáo

phục vụ kiểm soát chi phí và báo cáo phục vụ việc ra quyết định của nhà quản trị

chưa được lập. Do đó, để hoàn thiện hệ thống báo cáo KTQTCP của mô hình, tác

giả đề xuất bổ sung Báo cáo thu nhập của các đội xây lắp theo số dư đảm phí, báo

cáo chi phí để kiểm tra được tình hình thực hiện dự toán chi phí, đánh giá việc tiết

kiệm hay lãng phí chi phí ở từng đơn vị nội bộ để đưa ra các biện pháp tiết kiệm chi

phí, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh. Báo cáo chi phí có thể được lập theo mẫu

sau:

Page 85: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TỨ LỘC

78

Mẫu 5. BÁO CÁO CHI PHÍ Đội thi công:…… Phần I. Chi phí dự toán chi tiết

Yếu tố chi phí

Công trình, hạng mục công trình X Công trình, hạng mục công trình X …..

Dự toán Thực hiện

Chênh lệch

Dự toán Thực hiện

Chênh lệch

A 1 2 3=2-1 4 5 6=5-4

Tông

N : T ổ ợ

Phần II. Chi phí dự toán chung

Loại chi phí Dự toán Thực hiện Chênh lệch

A 1 2 3=2-1

Tổng

N : ề ấ ủ

Báo cáo này được lập cho từng đơn vị nội bộ để kiểm soát tình hình thực

hiện dự toán của từng bộ phận đó và có kết cấu tương ứng với phương pháp xây

dựng dự toán của từng bộ phận.

3.4. Điều kiện thực hiện giải pháp

3.4.1. V phía cơ quan quản Nhà n ớc

Trong điều kiện đèn chiếu sáng tiêu thụ trong nước và xuất khẩu giảm, giá

bán thấp và giá xuất khẩu giảm thì các chính sách thuế, phí đối với ngành sản xuất

đèn chiếu sáng lại ngày càng cao, do dó nhà nước cần có cơ chế chính sách điều

chỉnh giảm kịp thời một số loại thuế và các loại phí, tạo điều kiện cho các doanh

nghiệp khả năng tích lũy vốn đầu tư phát triển.

Nhà nước cần ban hành những quy định mang tính hướng dẫn, định hướng

về tổ chức kế toán quản trị đối với các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp

xây lắp nói riêng. Mặc dù, tổ chức kế toán quản trị phải tùy thuộc vào đặc điểm hoạt

động sản xuất kinh doanh, tổ chức quản lý của doanh nghiệp, tuy nhiên với đặc

điểm nền kinh tế thị trường Việt Nam là nền kinh tế thị trường có sự quản lý của

Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, kế toán quản trị là lĩnh vực còn nhiều

mới m , các doanh nghiệp chưa nhận thức đầy đủ vai trò của kế toán quản trị, mặt

Page 86: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TỨ LỘC

79

khác trình độ đội ngũ cán bộ kế toán, điều kiện trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật

phục vụ cho công tác kế toán còn nhiều hạn chế. Do đó cần thiết phải có hướng dẫn

định hướng của Nhà nước về tổ chức kế toán quản trị bao gồm: nội dung; phương

pháp và mô hình tổ chức cho các loại hình doanh nghiệp theo ngành, theo quy mô. -

Sau khi đã định hướng cho các doanh nghiệp về tổ chức kế toán quản trị, Nhà nước

cần ban hành các văn bản hướng dẫn tổ chức kế toán quản trị nói chung và tổ chức

kế toán quản trị chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm nói riêng cho từng loại hình

doanh nghiệp.

Để đáp ứng yêu cầu hội nhập của nền kinh tế, Nhà nước cần xây dựng và

thống nhất nội dung giảng dạy kế toán quản trị trong các trường đại học, cao đ ng

chuyên ngành kế toán nh m mục tiệu xây dựng được nguồn nhân lực về kế toán

quản trị, nh m h trợ cho các doanh nghiệp trong quá t nh triển khai áp dụng kế

toán quản trị trong đơn vị.

3.4.2. V phía Công ty cổ phần Tứ Lộc

- Thay đổi nhận thức của bộ phận quản lý về vai trò của kế toán quản trị: Sự

tồn tại của hệ thống kế toán quản trị chi phí trong m i doanh nghiệp xuất phát từ

nhu cầu thông tin của các nhà quản trị doanh nghiệp. Hiện nay, việc hoạch định các

chiến lược kinh doanh cũng như việc ra các quyết định quản trị điều hành doanh

nghiệp của các nhà quản trị thường không dựa trên các thông tin do hệ thống kế

toán cung cấp mà chủ yếu dựa vào bản lĩnh, kinh nghiệm và thói quen của các nhà

quản lý. Các nhà quản trị hiện nay thường cho r ng vai trò quan trọng nhất của hệ

thống kế toán là thực hiện những gì mà chế độ kế toán, cơ quan thuế của Nhà nước

yêu cầu. Quan niệm sai lầm này đã hạn chế các chức năng h trợ kiểm soát chi phí

của hệ thống kế toán. Đồng thời, thông tin chi phí được thu thập, theo dõi, lưu trữ ở

nhiều bộ phận khác nhau trong Công ty vừa không thống nhất, vừa kém hiệu quả

khi cung cấp thông tin. Do vậy, tổ chức bộ phận kế toán quản trị chi phí trong Công

ty CP Tứ Lộc s đóng vai trò là trung tâm phối hợp với các bộ phận chức năng khác

thu thập, cung cấp thông tin chi phí cho hoạt động quản trị doanh nghiệp. Chính vì

vậy, tác giả cho r ng cần thay đổi nhận thức của các nhà quản trị trong Công ty về

tầm quan trọng của hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí. Khi đã có những

nhận thức về vai trò của hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí, các nhà quản trị

Page 87: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TỨ LỘC

80

Công ty s có những định hướng đúng đắn và cần thiết cho việc xây dựng kế toán

quản trị chi phí trong doanh nghiệp mình. Hệ thống kế toán quản trị chi phí s có

địa vị rõ ràng trong Công ty và được bố trí về nhân sự cũng như được trang bị cơ sở

vật chất tương xứng.

- Tổ chức bộ máy kế toán bao gồm kế toán tài chính và kế toán quản trị: Tại

Công ty CP Tứ Lộc với qui trình sản xuất nhiều công đoạn. Yêu cầu thông tin chi

phí đáp ứng nhu cầu quản trị chi phí tương đối phức tạp, do vậy cần thiết phải tổ

chức nhân sự kế toán quản trị chi phí riêng biệt, còn các nội dung kế toán quản trị

khác có thể tổ chức kết hợp lồng ghép trong các phần hành kế toán khác. Do vậy,

nên tổ chức bộ máy kế toán kết hợp giữa kế toán quản trị và kế toán tài chính.

Trong đó kế toán quản trị giữ vai trò trung tâm trong công tác thu nhận, sản xuất,

cung cấp thông tin chi phí trên cơ sở có sự phối hợp với các bộ phận chức năng

khác trong Công ty như phòng thiết kế, phòng kinh doanh, phòng Kế toán… trong

quá trình xây dựng định mức, lập dự toán chi phí sản xuất kinh doanh…Tổ chức

nhân sự bộ máy kế toán quản trị theo hướng kết hợp giữa kế toán quản trị và kế toán

tài chính trong hệ thống kế toán của Công ty được thể hiện trên sơ đồ 3.1.

Sơ đồ 3.1. Tổ chức bộ máy kết hợp kế toán quản trị - kế toán tài chính

trong Công ty

N : ề ấ ủ

Page 88: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TỨ LỘC

81

Như vậy, từng phần hành kế toán ngoài thực hiện kế toán tài chính cũng thực

hiện một phần nội dung kế toán quản trị b ng cách theo dõi phản ánh từng phần

hành kế toán một cách chi tiết theo yêu cầu của kế toán quản trị. Riêng bộ phận kế

toán chi phí giá thành, khoán chi phí, kế toán tổng hợp s thực hiện các phần hành,

kế toán quản trị kết hợp với kế toán tài chính, thực hiện theo trình tự chung của kế

toán tài chính: Từ các ghi chép ban đầu, kế toán tiến hành phân loại để phản ánh lên

hệ thống sổ chi tiết, tài khoản (sổ cái) của kế toán quản trị và sản phẩm cuối cùng là

lập các báo cáo kế toán quản trị chi phí. Trình tự này được biểu diễn trên sơ đồ 3.2.

Sơ đồ 3.2. Trình tự thực hiện kế toán quản trị chi phí N : ề ấ ủ

Bộ phận kế toán chi phí của kế toán tài chính, căn cứ vào các chứng từ, hạch

toán chi phí sản xuất phát sinh của doanh nghiệp theo từng yếu tố chi phí, cung cấp

số liệu lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và thuyết minh báo cáo tài chính,

còn kế toán quản trị hạch toán chi tiết chi phí theo từng công trình, hạng mục công

trình, khối lượng công tác xây lắp hay từng đơn vị, đội thi công..., xác định kết quả

hoạt động theo từng đơn vị, đội thi công và phân tích chi phí thành chi phí bất biến,

chi phí khả biến, xây dựng các định mức, dự toán chi phí cho từng công trình, hạng

mục công trình... trong doanh nghiệp.

Để thực hiện quá trình thiết kế, xây dựng các báo cáo thích hợp cho từng đối

tượng quản trị khác nhau trong doanh nghiệp cần phải quan tâm đào tạo, bồi dưỡng

cán bộ kế toán có năng lực, bố trí nhân viên kế toán quản trị hợp lý. Tổ chức đào

tạo, tự đào tạo và đào tạo lại nh m nâng cao nhận thức và hiểu biết cho đội ngũ cán

bộ quản lý những kiến thức về kinh tế thị trường, các văn bản pháp quy về quản lý

nói chung và về chi phí, giá thành nói riêng.

Page 89: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TỨ LỘC

82

- Tạo điều kiện về trang thiết bị, các điều kiện vật chất để giúp kế toán nâng

cao khả năng thu nhận, xử lý kiểm soát và cung cấp thông tin. Thông tin của kế toán

quản trị là hướng về tương lai và rất linh hoạt, để giải quyết kịp thời những vấn đề cấp

bách phục vụ cho hoạt động quản trị diễn ra hàng ngày trong doanh nghiệp, doanh

nghiệp cần tổ chức trang bị và ứng dụng những thành tựu tin học vào công tác kế toán

quản trị. Đặc biệt là cần ứng dụng khai thác tối đa năng lực của chương trình kế toán

trên máy vi tính. Nó đáp ứng được lượng thông tin lớn và yêu cầu xử lý thông tin

nhanh. Đối với các doanh nghiệp đã có phần mềm kế toán để xử lý, cung cấp thông tin

đảm bảo được tính kịp thời, chính xác cho quá trình ra quyết định.

Page 90: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TỨ LỘC

83

Tiểu kết chƣơng 3

Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng về kế toán quản trị chi phí trong Công ty

Cổ phần Tứ Lộc, luận văn đã kh ng định được sự cần thiết phải hoàn thiện kế toán

quản trị chi phí trong Công ty Cổ phần Tứ Lộc. Đồng thời luận văn cũng nêu lên

nguyên tắc, yêu cầu và nội dung hoàn thiện. Ngoài ra luận văn cũng trình bày các

giải pháp chủ yếu nh m hoàn thiện kế toán quản trị trong các doanh nghiệp xây lắp

hiện nay. Các nhóm giải pháp đưa ra gồm có:

(1) Hoàn thiện phân loại chi phí tại công ty cổ phần Tứ Lộc;

(2) Hoàn thiện về các dự toán chi phí của công ty cổ phần Tứ Lộc;

(3) Hoàn thiện phương pháp xác định chi phí cho các đối tượng chịu chi phí

tại Công ty cổ phần Tứ Lộc;

(4) Hoàn thiện khâu phân tích thông tin chi phí để kiểm soát chi phí và quyết

định kinh doanh tại Công ty cổ phần Tứ Lộc.

Ngoài, tác giả đưa ra những khuyến nghị với cơ quan quản lý cấp trên nh m

mang lại điều kiện thuận lợi cho những giải pháp có tính khả thi.

Page 91: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TỨ LỘC

84

KẾT LUẬN

Ngành đèn chiếu sáng là ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam, thời gian

qua, ngành đèn chiếu liên tục gặp nhiều khó khăn do sản xuất linh kiện còn yếu, chi

phí sản xuất và thuế tăng cao, tiêu thụ hàng chậm dẫn đến tồn kho lớn… Trải qua

quá trình sản xuất, việc sản xuất đang càng ngày càng khó khăn, bởi điều kiện sản

xuất của các linh kiện hiện nay đã xuống sâu và phải nhập khẩu từ Trung Quốc.

Trong tình hình chung như vậy đặt ra vấn đề với các Công ty trong ngành sản xuất

trong đó có Công ty Cổ phần Tứ Lộc tầm quan trọng của công tác kế toán quản trị

chi phí nh m quản lý tốt chi phí, giá thành sản xuất kinh doanh và gia tăng hiệu quả

hoạt động. Luận văn đã giải quyết được 3 nội dung lớn:

Thứ nhất, hệ thống hóa cơ sở lý luận về kế toán quản trị chi phí trong các

doanh nghiệp sản xuất.

Thứ hai, phân tích thực trạng của công tác kế toán quản trị chi phí tại Công

ty Cổ phần Tứ Lộc hiện nay, từ đó đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế

và nguyên nhân.

Thứ ba, đề xuất những giải pháp nh m hoàn thiện công tác kế toán quản trị

chi phí tại Công ty CP Tứ Lộc trên cơ sở định hướng phát triển chung của ngành

đèn chiếu sáng Việt Nam và những yêu cầu nguyên tắc đặt ra.

Luận văn nhìn chung đã đáp ứng được yêu cầu cơ bản của mục tiêu đã đề ra.

Tuy nhiên, những đề xuất trong luận văn được rút ra từ thực tế, nhưng với sự phát

triển không ngừng của nền kinh tế quốc dân nói chung và ngành xây lắp nói riêng,

chắc chắn còn nhiều vấn đề mới phát sinh cần được tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện.

Kế toán quản trị nói chung và kế toán quản trị chi phí sản xuất nói riêng là

một vấn đề mới m và phức tạp ở nước ta. Bản chất, chức năng, nội dung và

phương pháp của kế toán quản trị đang được nghiên cứu và vận dụng ở nước ta, vì

vậy khi nghiên cứu tác giả ðã gặp nhiều khó khăn về lý luận và thực tiễn, cho nên

không tránh khỏi những thiếu sót hạn chế nhất định. Học viên rất mong sự đóng góp

ý kiến, bổ sung, chỉ dẫn hội đồng để luận văn hoàn thiện và phong phú hơn.

Page 92: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TỨ LỘC

85

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt 1. Bộ Tài chính (2002), N ữ đ ề ầ b về ý đầ ư

ự ơ b , NXB Tài chính, Hà Nội.

2. Bộ Tài chính (2006), Q đ s 15/2006/Q -BTC ngày 20/3/2006 ban hành

độ .

3. Bộ Tài chính (2006), T ô ư s 53/2006/TT-BTC ngày 12/6/2006 - ướ ẫ

.

4. Bộ Tài chính (2014), T ô ư s 200/2014/TT- TC 22/12/2014 ướ

ẫ độ .

5. Bộ Tài chính (2016), T ô ư s 133/2016/TT- TC 26/8/2016 ướ ẫ

độ ỏ v vừ .

6. Bộ Xây dựng (2019), T ô ư 10/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019 Ban hành

đ mứ ự

7. Chính phủ (2005), N đ s 16/2005/N -CP ngày 7/2/2005 về ý ự

đầ ư ự .

8. Chính phủ (2016), N đ s 174/2016/N -C đ mộ s đ ề

ủ L ậ 2015.

9. Công ty cổ phần Tứ Lộc (2018-2019), T , sổ v

, Nộ .

10. Hoàng Bích Diệp (2017), “Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí sản xuất tại Công

ty cổ phần Xây dựng số 4 Thăng Long”, L ậ vă sĩ, Trường Đại học Lao

động – Xã hội, Hà Nội.

11. Nguyễn Thị Dung (2009), “Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí sản xuất và giá

thành sản phẩm trong các doanh nghiệp cơ khí thuộc Tổng công ty cơ khí xây

dựng” , L ậ vă sĩ, Trường Đại học Lao động – Xã hội, Hà Nội.

12. Lê Việt Hùng (2010), “Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty Cổ phần

xây dựng giao thông Thái Nguyên”, L ậ vă sĩ, Trường Đại học Lao

động – Xã hội, Hà Nội.

Page 93: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TỨ LỘC

86

13. Đ Nguyên Kì (2014), “Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp

xây dựng tại Thành phố Hồ Chí Minh”, L ậ vă sĩ , Trường Đại học

Công nghệ TP. Hồ Chí Minh.

14. Trương Thị Linh (2019), Kế toán quản trị chi phí sản xuất và giá thành sản

phẩm tại công ty cổ phần công nghiệp Bưu chính viễn thông, L ậ vă sĩ,

Trường đại học Thương mại , Hà Nội.

15. Nhà xuất bản Trường Đại học Lao động – Xã hội (2014), G ì

, Hà Nội.

16. Trần Thị Bích Phương (2016), “Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản

phẩm xây lắp theo yêu cầu quản trị doanh nghiệp tại công ty TNHH đầu tư và

xây dựng Vĩnh Phúc”, L ậ vă sĩ , Trường Đại học Lao động-Xã

hội , Hà Nội.

17. Nguyễn Quỳnh Phương (2016), “Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành

xây lắp tại Công ty cổ phần thiết bị và vật liệu xây dựng Hanconrp”, Trường

Đại học Lao động – Xã hội, Hà Nội.

18. Nguyễn Ngọc Quang (2014), G ì , Nhà xuất bản

Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

19. Đoàn Ngọc Quế, Đào Tất Thắng, TS. Lê Đình Trực (2013), ,

NXB Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.

20. Quốc hội (2015), L ậ s 88/2015/QH13

21. Đào Văn Tài, Võ Văn Nhị, Trần nh Hoa (2003),

V N m, NXB Tài chính, Hà Nội.

22. Đoàn Xuân Tiên (2007), G ì p, NXB tài

chính, Hà Nội.

23. Trương Bá Thanh (2008), G ì , NXB Giáo dục, Hà Nội.

24. Đinh Mai Thảo (2013), “Kế toán quản trị chi phí tại Công ty TNHH MTV Cảng

Quy Nhơn”, L ậ vă sĩ , Trường Đại học Đà Nẵng.

25. Nguyễn Thị Thuỳ (2018), “Kế toán quản trị chi phí và giá thành sản phẩm xây

lắp tại công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Thái Bình Idico”, L ậ vă

sĩ, Trường đại học Thương mại , Hà Nội.

26. Vũ Thị Xuân (2018), “Kế toán quản trị chi phí tại Công ty cổ phần xây dựng

Page 94: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TỨ LỘC

87

Hoàng Lộc”, L ậ vă sĩ, Trường đại học Thương mại , Hà Nội.

27. Website của Bộ Tài chính: www.mof.gov.vn

28. Website của Học viện Tài chính: www.hvtc.edu.vn

Page 95: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TỨ LỘC

88

Tiếng Anh

29. A. Atkinson, R.D.Banker, R.S.Kaplan, S.M.Young. Management Accounting–

Prentice Hall, 2001

30. C.T.Horngren, A.Bhimani, S.M.Datar, G.Foster. Management and Cost

Accounting –– Prentice Hall, 2002.

31. Edward J. VanDerbeck (2010), „Principles of Cost ccounting‟, 15th Edition,

South-Western Cengage Learning.

Page 96: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TỨ LỘC

PHỤ LỤC

Phụ lục 1. Sổ chi tiết TK 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Đơn vị: Công ty cổ phần Tứ Lộc Địa chỉ: 55 ngõ 1, Khâm Thiên, Đống Đa, HN

SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 621

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Công trình: Clubhouse

Quý 4 năm 2019

ơ v :

Ngày

tháng

ghi sổ

Chứng từ

Diễn giải

Nhật ký chƣng

TKĐƢ Số phát sinh

SH NT Trang

sổ

STT

Dòng Nợ Có

1 2 3 4 5 6 7 8 9

Dư đầu kỳ - -

13/10 PXK 01345 13/10 Đèn chùm 5 156 8.950.755

15/10 PXK 01349 15/10 Đèn ngoài trời 156 20.430.500

………

5/11 HĐGTGT456 5/11 Mua hạt trang trí pha lê theo HĐ GTGT456

331 435.450

31/12 PKT254 31/12 Kết chuyển chi phí NVL vào giá thành

công tình

154 60. 578.943

Cộng số phát sinh 60. 578.943 60. 578.943

Dƣ cuối kỳ - -

Ngày 31 tháng 12 năm 2019

Người lập biểu

(ký, họ tên) Kế toán trưởng

(ký, họ tên) Giám đốc

(ký, họ tên, đóng dấu)

Page 97: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TỨ LỘC

Phụ lục 1. Sổ chi tiết TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp Đơn vị: Công ty cổ phần Tứ Lộc Địa chỉ: 55 ngõ 1, Khâm Thiên, Đống Đa, HN

SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 622

Chi phí nhân công trực tiếp

Công trình: Clubhouse

Quý 4 năm 2019

ơ v :

Ngày

tháng

ghi sổ

Chứng từ

Diễn giải

Nhật ký chƣng

TKĐƢ

Số phát sinh

SH NT Trang

sổ

STT

Dòng Nợ Có

1 2 3 4 5 6 7 8 9

Dư đầu kỳ - -

19/10 PKT 96 19/10 Tính ra tiền công phải trả cho hạng mục phòng ăn

334 5.430.120

19/10 PKT 96 19/10 Tính ra các khoản trích theo lương cho hạng mục phòng ăn

338 3.626.078

30/10 PKT 118 30/10 Tính ra tiền công phải trả cho hạng mục vườn, bếp

334 10.150.900

30/10 PKT 118 30/10 Tính ra các khoản trích theo lương cho hạng mục vườn

338 4.735.462

………

31/12 PKT 256 31/12 Kết chuyển chi phí NVL vào giá thành

công tình

154 39.158.333

Cộng số phát sinh 39.158.333 39.158.333

Dƣ cuối kỳ - -

Ngày 31 tháng 12 năm 2019

Người lập biểu

(ký, họ tên) Kế toán trưởng

(ký, họ tên) Giám đốc

(ký, họ tên, đóng dấu)

Page 98: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TỨ LỘC

Phụ lục 3. Sổ chi tiết TK 623- Chi phí máy thi công Đơn vị: Công ty cổ phần Tứ Lộc Địa chỉ: 55 ngõ 1, Khâm Thiên, Đống Đa, HN

SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 623

Chi phí máy thi công

Công trình: Clubhouse

Quý 4 năm 2019

ơ v :

Ngày

tháng

ghi sổ

Chứng từ

Diễn giải

Nhật ký chƣng

TKĐƢ Số phát sinh

SH NT Trang

sổ

STT

Dòng Nợ Có

1 2 3 4 5 6 7 8 9

Dư đầu kỳ

13/10 HĐGTGT 345 13/10 Thuê máy nâng

331 2.800.000

15/10 HĐGTGT 349 15/10 Máy khoan tay

331 1.500.000

………

31/12 PKT257 31/12 Kết chuyển chi phí máy thi công

vào giá thành

công tình

154 7.324.540

Cộng số phát sinh

7.324.540 7.324.540

Dƣ cuối kỳ - -

Ngày 31 tháng 12 năm 2019

Người lập biểu

(ký, họ tên) Kế toán trưởng

(ký, họ tên) Giám đốc

(ký, họ tên, đóng dấu)

Page 99: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TỨ LỘC

Phụ lục 4. Sổ chi tiết TK 627- Chi phí sản xuất chung Đơn vị: Công ty cổ phần Tứ Lộc Địa chỉ: 55 ngõ 1, Khâm Thiên, Đống Đa, HN

SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 627

Chi phí sản xuất chung

Công trình: Clubhouse

Quý 4 năm 2019

ơ v :

Ngày

tháng

ghi sổ

Chứng từ

Diễn giải

Nhật ký chƣng

TKĐƢ Số phát sinh

SH NT Trang

sổ

STT

Dòng Nợ Có

1 2 3 4 5 6 7 8 9

Dư đầu kỳ

13/10 HĐGTGT 0134

13/10 Mua bánh, k o nước bồi dưỡng cho thợ thi công

331 770.000

14/10 PXK 01350 14/10 Xuất CCDC cho công trình

3.600.000

30/10 PKT120 30/10 Tính lương phải trả tháng 10 cho công nhân quản lý

334 13.837.143

30/10 PKT120 30/10 Tính các khoản trích theo lương cho công nhân quản lý

338 1.357.013

………

31/12 PKT258 31/12 Kết chuyển chi phí SXC vào giá thành

công tình

154 23.250.946

Cộng số phát sinh 23.250.946 23.250.946

Dƣ cuối kỳ - -

Ngày 31 tháng 12 năm 2019

Người lập biểu

(ký, họ tên) Kế toán trưởng

(ký, họ tên) Giám đốc

(ký, họ tên, đóng dấu)

Page 100: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TỨ LỘC

Phụ lục 5. Thẻ tính giá thành sản phẩm Đơn vị: Công ty cổ phần Tứ Lộc Địa chỉ: 55 ngõ 1, Khâm Thiên, Đống Đa, HN

Thẻ tính giá thành dịch vụ

Công trình: Clubhouse

Quý 4 năm 2019

ơ v :

Chỉ tiêu Tổng số tiền Chia theo khoản mục Nguyên liệu,

vật liệu Nhân công trực tiếp

Máy thi công

Chi phí SXC

A 1 2 3 4 5 1. Chi phí SXKD dở dang đầu kỳ

- - - - -

2. Chi phí SXKD phát sinh trong kỳ

129.220.149

60. 578.943 39.158.333 7.324.540 23.250.946

3. Giá thành dịch vụ trong kỳ

129.220.149

60. 578.943 39.158.333 7.324.540 23.250.946

4. Chi phí XSKD dở dang cuối kỳ

- - - - -

Ngày 31 tháng 12 năm 2019

Người lập biểu

(ký, họ tên) Kế toán trưởng

(ký, họ tên) Giám đốc

(ký, họ tên, đóng dấu)

Page 101: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TỨ LỘC

Phụ lục 6. Sổ chi tiết TK 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

Đơn vị: Công ty cổ phần Tứ Lộc Địa chỉ: 55 ngõ 1, Khâm Thiên, Đống Đa, HN

SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 154

Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

Quý 4 năm 2019

ơ v :

Ngày

tháng

ghi sổ

Chứng từ

Diễn giải

Nhật ký chƣng

TKĐƢ Số phát sinh

SH NT Trang

sổ

STT

Dòng Nợ Có

1 2 3 4 5 6 7 8 9

Dư đầu kỳ 820.230.123

30/11 PKT 125

30/11 Kết chuyển và phân bổ chi phí SXC CT nhà hàng Vân Sơn

627 23.770.000

31/12 PKT 256

31/12 Phân bổ và kết chuyể chi phí NVLTT CT Clubhouse

621 60. 578.943

31/12 PKT257 31/12 Phân bổ và kết chuyể chi phí NCTT CT Clubhouse

622 39.158.333

31/12 PKT258 31/12 Kết chuyển chi phí máy thi công CT Clubhouse

623 7.324.540

………

31/12 PKT

261

31/12 Phân bổ và kết chuyển chi phí SXC

CT Clubhouse

627 23.250.946

31/12 PKT287 31/12 Giá vốn CT Clubhouse

632 129.220.149

Cộng số phát sinh 1.266.897.200 1.834.456.520

Dƣ cuối kỳ 649.473.323 -

Ngày 31 tháng 12 năm 2019

Người lập biểu

(ký, họ tên) Kế toán trưởng

(ký, họ tên) Giám đốc

(ký, họ tên, đóng dấu)

Page 102: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TỨ LỘC

Phụ lục 7. Bảng tính đơn giá nhân công xây dựng trực tiếp

STT Mã số Tên nhân công Đơn vị

Hệ số lƣơng

Lƣơng tối thiểu vùng

Lƣơng CB

Đơn giá nhân

công

1 N003

Bậc thợ3.5 7

Nhóm I Công 2.355 3.250.000 7.653.750 294.375

2 N001

Bậc thợ 4 7

Nhóm I Công 2.55 3.250.000 8.287.500 318.750

3 N2004 Công nhân 4/7 Công 2.55 3.250.000 8.287.500 318.750

4 N2005 Công nhân 5/7 Công 3.01 3.250.000 9.782.500 376.250

5 N24.0001

Nhân công

2,5/7 Công 1.995 3.250.000 6.483.750 249.375

6 N24.0005 Nhân công 3/7 Công 2.16 3.250.000 7.020.000 270.000

7 N24.0008

Nhân công

3,5/7 Công 2.355 3.250.000 7.653.750 294.375

Page 103: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TỨ LỘC

Phụ lục 8. Bie n bản nghi m thu khối lu ợng xa y lắp hoàn thành Đơn vị: Công ty cổ phần Tứ Lộc Công trình: …..

BI N BẢN NGHIỆM THU KHỐI LƢỢNG XÂY LẮP HOÀN THÀNH Ngày tháng năm 2019

Họ và tên đội trưởng đội xây dựng: Họ và tên nhân viên kỹ thuật: Phạm Quang Thắng- Nhân viên kỹ thuật Xác nhận khối lượng xây lắp hoàn thành trong tháng quý STT Nội dung công việc Đơn vị Khối lƣợng Đơn giá Thành tiền

1

2

3

4

Tổng cộng

Đội trưởng đội xây dựng

(ký, họ tên) Nhân viên kỹ thuật

(ký, họ tên)

Page 104: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TỨ LỘC

Phụ lục 9. Bảng giá vật liệu cho hoạt động thi công hệ thống đèn chiếu sáng trang trí.

BẢNG GIÁ VẬT LIỆU (Giá chưa có thuế giá trị gia tăng)

ơ v tính: VND

STT Te n vạ t tu Đo n vị Đo n giá đồng

1 Bàn chải sắt cái 4.5

2 Bảng đi n cửa cọ t cái 38

3 Ba ng dính cuọ n 4

4 Ba ng vải cuọ n 4

5 Ba ng vải cách đi n cuọ n 10

6 Bọ điều khiển nhấp nháy 4 ke nh bọ 200

7 Bọ điều khiển nhấp nháy 2-3 ke nh bọ 150

8 Bóng đèn ống 1,2m cái 10

9 Bóng đèn sợi tóc cái 3.636

10 Bulo ng M18x250 cái 7

11 Cát đổ be to ng m3 306.364

12 Cần đèn chữ S, L 2,8m bọ 300

13 Cần đèn chữ S, L 3,2m bọ 360

14 Cần đèn D60, L 2,8m bọ 300

15 Cần đèn D60, L 3,2m bọ 360

16 Cần đèn D60, L 3,6m bọ 390

17 Cần đèn D60, L 3,8m bọ 420

18 Cần đèn D60, L 4,4m bọ 480

19 Cần đèn D60, L 4m bọ 450

20 Cần đèn D60, L 6m bọ 600

21 Cần đèn sợi tóc D48, L 2,5m bọ 240

22 Cần đèn sợi tóc D48, L 1,5m bọ 120

23 Cần đèn sợi tóc D48, L 2,5m bọ 200

24 Cần đèn sợi tóc D48, L 2m bọ 150

25 Cáp đồng bọc PVC, 4 ruọ t (3x14+1x11) m 180

26 Cáp đồng bọc PVC, 4 ruọ t (3x22+1x11) m 255.9

27 Cáp tiết di n 26-50mm2 m 94.8

28 Cáp tiết di n 6-25mm2 m 41.2

Page 105: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TỨ LỘC

2

29 Cáp treo 16mm2 m 35

Page 106: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TỨ LỘC

30 Cầu chì đuo i cá cái 12

31 Chấn lu u đèn ống cái 39.8

32 Chóa đèn huỳnh quang bọ 30

33 Chóa đèn sợi tóc bọ 5

34 Chổi so n cái 5

35 Cọ t đèn sa n vu ờn cọ t 2.450.000

36 Cửa cọ t cái 16

37 Đá 1x2 m3 325.455

38 Đi n kwh 1.242

39 Diezen lít 18.545

40 Đầu cốt cái 4

41 Đầu cốt đồng bọ 4

42 Đầu da y 1,5mm m 2

43 Da y bọc 1x1,5 m 4.76

44 Da y buọ c 1x1,5 m 2.5

45 Da y đi n 1x1 m 3.41

46 Da y đồng 1,2mm † 2mm m 6.09

47 Da y đồng 2,5mm2 m 7.48

48 Da y đồng bọc PVC 1x10mm2 m 27.9

49 Da y đồng bọc PVC 1x16mm2 m 42.4

50 Da y đồng bọc PVC 1x25mm2 m 66.7

51 Da y đồng bọc PVC 1x6mm2 m 16.69

52 Da y nho m lõi thép ( C) 1x16mm2 m 7.6

53 Da y nho m lõi thép ( C) 1x25mm2 m 10.59

54 Da y thép Ф1,5 kg 12.764

55 Da y thép Ф6 m 3.117

56 Da y va ng Ф4 m 2.106

57 Đèn bóng 3W trang trí ca y (100 bóng) da y 100

58 Đèn bóng ốc 10-25W bóng 2

59 Đèn cầu treo bọ 550

60 Đèn chiếu sáng thảm cỏ bọ 280

61 Đèn da y rắn m 25

62 Đèn lồng bọ 1.000.000

63 Đèn nấm bọ 500

Page 107: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TỨ LỘC

2

64 Đèn ống viền khẩu hi u, biểu tu ợng m 80

Page 108: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TỨ LỘC

65 Ghíp k p da y (ốc xiết cáp) cái 14

66 Giá đỡ tủ đi n bọ 90

67 Giấy nhám tờ 800

68 Gi lau kg 55

69 Họ p nối cáp ngầm họ p 54

70 Kép lốp (chóa đèn) đo n cái 156

71 K p treo đèn bọ 45

72 Khung hoa va n kích thu ớc 1mx2m bọ 350

73 Khung hoa va n kích thu ớc 1mx2m bọ 250

74 Lèo đèn ba bọ 250

75 Lèo đèn đo i bọ 180

76 Lốp (chóa đèn) cái 280

77 Lu ới bảo v 40x50 m2 40

78 Ma ní cái 8

80 Néo ch ng bọ 350

81 Nhựa bitum kg 16.1

82 Quả cầu nhựa 500 quả 200

83 Quả cầu thủy tinh quả 300

84 Que hàn kg 13.636

85 Sắt Ф4 m 2.106

86 So n bóng kg 86.06

87 So n chống rỉ kg 65.454

88 So n đen kg 51.363

89 So n trắng kg 51.363

93 Tắc te cái 4

Page 109: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TỨ LỘC

Phụ lục 10. Bảng giá ca máy và thiết bị

BẢNG GIÁ CA MÁY VÀ THIẾT BỊ

STT Te n máy và thiết bị Đo n vị Đo n giá đồng 1 Máy hàn 14kW ca 263.033

2 Máy hàn 23KW ca 300.995

3 Xe na ng chiều cao na ng tới 12m ca 1.494.841

4 Xe na ng chiều cao na ng tới 18m ca 1.766.548

5 Xe na ng chiều cao na ng tới 24m ca 2.020.584

6 Xe thang chiều dài thang tới 9m ca 1.697.424

7 Xe thang chiều dài thang tới 12m ca 2.042.509

8 Xe thang chiều dài thang tới 18m ca 2.319.458

Phụ lục 11. Bảng giá nhân công

STT Mã số Tên nhân công Đơn vị

Hệ số lƣơng

Lƣơng tối thiểu vùng

Lƣơng CB

Đơn giá nhân

công

1 N003

Bậc thợ 3.5/7

Nhóm I Công 2.355 3.250.000 7.653.750 294.375

2 N001

Bậc thợ 4 7

Nhóm I Công 2.55 3.250.000 8.287.500 318.750

3 N2004 Công nhân 4/7 Công 2.55 3.250.000 8.287.500 318.750

4 N2005 Công nhân 5/7 Công 3.01 3.250.000 9.782.500 376.250

5 N24.0001

Nhân công

2,5/7 Công 1.995 3.250.000 6.483.750 249.375

6 N24.0005 Nhân công 3/7 Công 2.16 3.250.000 7.020.000 270.000

7 N24.0008

Nhân công

3,5/7 Công 2.355 3.250.000 7.653.750 294.375