4
Tạp chí KH-CN Nghệ An SỐ 3/2015 [24] NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 1. Một số nội dung KH-CN cần triển khai hiệu quả tại Nghệ An 1.1. Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam: VietGAP Tiêu chuẩn VietGAP được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành từ năm 2008. Viet- GAP là cụm từ viết tắt của Vietnamese Good Agri- cultural Practices, nghĩa là thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam, dựa trên 4 tiêu chí: kỹ thuật sản xuất; an toàn thực phẩm, đảm bảo không có hóa chất nhiễm khuẩn hoặc ô nhiễm vật lý khi thu hoạch; môi trường làm việc nhằm ngăn chặn việc lạm dụng sức lao động của nông dân; truy tìm nguồn gốc sản phẩm từ sản xuất đến tiêu thụ. Cụ thể, VietGAP quy định về: đánh giá và chọn vùng sản xuất; giống và gốc ghép; quản lý đất, phân bón, chất phụ gia, nước tưới, hóa chất bao gồm thuốc bảo vệ thực vật; thu hoạch và xử lý sau thu hoạch; quản lý và xử lý chất thải; an toàn lao động; ghi chép lưu trữ hồ sơ… Ở Nghệ An, VietGAP thực hành đối với rau, quả, chè an toàn. 1.2. Phát triển nền nông nghiệp hữu cơ Nông nghiệp hữu cơ là một hình thức canh tác nông nghiệp tránh hoặc loại bỏ phần lớn việc sử dụng phân bón tổng hợp, thuốc trừ sâu, các chất điều tiết tăng trưởng của cây trồng và các chất phụ gia trong thức ăn gia súc. Đây chính là giải pháp lớn để hướng tới một nền nông nghiệp sạch, với mục tiêu hàng đầu nhằm tối đa hóa sức khỏe và năng suất của các cộng đồng độc lập về đời sống đất đai, cây trồng, vật nuôi, con người. Tổ chức Nông nghiệp hữu cơ quốc tế IFOAM ghi rõ: “Vai trò của nông nghiệp hữu cơ, dù trong canh tác, phân phối hay tiêu dùng, nhằm mục đích duy trì sức khỏe của hệ sinh thái và các sinh vật từ sinh vật có kích thước nhỏ nhất sống trong đất đến con người”. Canh tác nông nghiệp hữu cơ sẽ cải thiện và duy trì cảnh quan tự nhiên và hệ sinh thái nông nghiệp, tránh việc khai thác quá mức, gây ô nhiễm cho các nguồn lực tự nhiên; giảm thiểu việc sử dụng năng lượng và các nguồn lực không thể tái sinh; sản xuất đủ lương thực có dinh dưỡng, không độc hại, chất lượng cao… Ngoài ra, nông nghiệp hữu cơ còn đảm bảo duy trì và gia tăng độ màu mỡ lâu dài cho đất, củng cố các chu kỳ sinh học, bảo vệ cây trồng dựa trên việc phòng ngừa thay cho cứu chữa, đa dạng mùa vụ và các loại vật nuôi, phù hợp với điều kiện địa phương. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã ban hành 22 nguyên tắc canh tác nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam. Ở tỉnh ta, canh tác nông CHUYỂN GIAO , ỨNG D ỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ GẮN VỚI CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Sau 4 năm thực hiện, Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) Nghệ An đã đạt được kết quả đáng ghi nhận: nhận thức của đông đảo cán bộ và người dân được nâng lên; huy động đông đảo người dân vào cuộc, mở đầu là xã Sơn Thành - Yên Thành đạt 19/19 tiêu chí NTM và đến hết năm 2014 là 33 xã; những mô hình sản xuất, cách làm hay đang được xây dựng, nhân rộng và đúc rút kinh nghiệm. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, một số địa phương chưa tích cực vào cuộc, hầu hết đang tập trung vào các tiêu chí kết cấu hạ tầng, chưa thật coi trọng sản xuất, nâng cao thu nhập trên đơn vị diện tích, chưa quan tâm đúng mức khâu đột phá về khoa học - công nghệ (KH-CN). Trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, đạt được 19 tiêu chí là rất quan trọng, song quan trọng hơn cả và thước đo của NTM là đời sống người dân phải được nâng lên, sản xuất phát triển một cách bền vững. Bài viết đi sâu vào nội dung chuyển giao, ứng dụng tiến bộ KH-CN gắn với chương trình xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh Nghệ An. n Trần Kim Đôn

GẮN VỚI CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚIngheandost.gov.vn/documents/10190/106283/2 NCTD_04.pdfTuy nhiên, trong quá trình thực hiện, một số địa phương

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: GẮN VỚI CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚIngheandost.gov.vn/documents/10190/106283/2 NCTD_04.pdfTuy nhiên, trong quá trình thực hiện, một số địa phương

Tạp chíKH-CN Nghệ An

SỐ 3/2015 [24]

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

1. Một số nội dung KH-CN cần triển khaihiệu quả tại Nghệ An

1.1. Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ởViệt Nam: VietGAP

Tiêu chuẩn VietGAP được Bộ Nông nghiệp vàPhát triển nông thôn ban hành từ năm 2008. Viet-GAP là cụm từ viết tắt của Vietnamese Good Agri-cultural Practices, nghĩa là thực hành sản xuất nôngnghiệp tốt ở Việt Nam, dựa trên 4 tiêu chí: kỹ thuậtsản xuất; an toàn thực phẩm, đảm bảo không có hóachất nhiễm khuẩn hoặc ô nhiễm vật lý khi thuhoạch; môi trường làm việc nhằm ngăn chặn việclạm dụng sức lao động của nông dân; truy tìmnguồn gốc sản phẩm từ sản xuất đến tiêu thụ. Cụthể, VietGAP quy định về: đánh giá và chọn vùngsản xuất; giống và gốc ghép; quản lý đất, phân bón,chất phụ gia, nước tưới, hóa chất bao gồm thuốcbảo vệ thực vật; thu hoạch và xử lý sau thu hoạch;quản lý và xử lý chất thải; an toàn lao động; ghichép lưu trữ hồ sơ… Ở Nghệ An, VietGAP thựchành đối với rau, quả, chè an toàn.

1.2. Phát triển nền nông nghiệp hữu cơNông nghiệp hữu cơ là một hình thức canh tác

nông nghiệp tránh hoặc loại bỏ phần lớn việc sửdụng phân bón tổng hợp, thuốc trừ sâu, các chất điềutiết tăng trưởng của cây trồng và các chất phụ gia

trong thức ăn gia súc. Đây chính là giải pháp lớnđể hướng tới một nền nông nghiệp sạch, với mụctiêu hàng đầu nhằm tối đa hóa sức khỏe và năngsuất của các cộng đồng độc lập về đời sống đấtđai, cây trồng, vật nuôi, con người.

Tổ chức Nông nghiệp hữu cơ quốc tế IFOAMghi rõ: “Vai trò của nông nghiệp hữu cơ, dù trongcanh tác, phân phối hay tiêu dùng, nhằm mục đíchduy trì sức khỏe của hệ sinh thái và các sinh vậttừ sinh vật có kích thước nhỏ nhất sống trong đấtđến con người”.

Canh tác nông nghiệp hữu cơ sẽ cải thiện vàduy trì cảnh quan tự nhiên và hệ sinh thái nôngnghiệp, tránh việc khai thác quá mức, gây ô nhiễmcho các nguồn lực tự nhiên; giảm thiểu việc sửdụng năng lượng và các nguồn lực không thể táisinh; sản xuất đủ lương thực có dinh dưỡng, khôngđộc hại, chất lượng cao… Ngoài ra, nông nghiệphữu cơ còn đảm bảo duy trì và gia tăng độ màumỡ lâu dài cho đất, củng cố các chu kỳ sinh học,bảo vệ cây trồng dựa trên việc phòng ngừa thaycho cứu chữa, đa dạng mùa vụ và các loại vật nuôi,phù hợp với điều kiện địa phương.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũngđã ban hành 22 nguyên tắc canh tác nông nghiệphữu cơ ở Việt Nam. Ở tỉnh ta, canh tác nông

CHUYỂN GIAO, ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆGẮN VỚI CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

Sau 4 năm thực hiện, Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới(NTM) Nghệ An đã đạt được kết quả đáng ghi nhận: nhận thức của đông đảo cán bộvà người dân được nâng lên; huy động đông đảo người dân vào cuộc, mở đầu là xãSơn Thành - Yên Thành đạt 19/19 tiêu chí NTM và đến hết năm 2014 là 33 xã; những

mô hình sản xuất, cách làm hay đang được xây dựng, nhân rộng và đúc rút kinhnghiệm. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, một số địa phương chưa tích cực vào

cuộc, hầu hết đang tập trung vào các tiêu chí kết cấu hạ tầng, chưa thật coi trọng sảnxuất, nâng cao thu nhập trên đơn vị diện tích, chưa quan tâm đúng mức khâu đột

phá về khoa học - công nghệ (KH-CN). Trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốcgia xây dựng NTM, đạt được 19 tiêu chí là rất quan trọng, song quan trọng hơn cả và

thước đo của NTM là đời sống người dân phải được nâng lên, sản xuất phát triển mộtcách bền vững. Bài viết đi sâu vào nội dung chuyển giao, ứng dụng tiến bộ KH-CN

gắn với chương trình xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

n Trần Kim Đôn

Page 2: GẮN VỚI CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚIngheandost.gov.vn/documents/10190/106283/2 NCTD_04.pdfTuy nhiên, trong quá trình thực hiện, một số địa phương

Tạp chíKH-CN Nghệ An

SỐ 3/2015 [25]

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

chuyển giao ứng dụng công nghệ cao trongtrồng trọt, chăn nuôi thú y, trong đó có trồngcỏ, nuôi bò sữa Israel, New Zealand; bảo tồnnguồn gen quý có giá trị kinh tế cao ở khucông nghệ cao Nghĩa Đàn.

2. Giải pháp chuyển giao, ứng dụng cáctiến bộ KH-CN trong nông nghiệp, xâydựng nông thôn mới tại Nghệ An

2.1. Dồn điền đổi thửa, hoàn chỉnh thủy lợigiao thông nội đồng, xây dựng cánh đồng mẫulớn. Tiếp tục đợt 2 hoàn thành dứt điểm việcdồn điền đổi thửa, đạt 1-2 thửa/hộ như TràngSơn, Trù Sơn - Đô Lương, Long Thành - YênThành, Nghi Lâm - Nghi Lộc và nhiều xã khácđã làm, từng bước tích tụ ruộng đất; hoànchỉnh bê tông hóa kênh mương tưới tiêu gắnvới đường vận chuyển trên đồng ruộng; xâydựng cánh đồng mẫu lớn 20-30ha trở lên,chuyên canh, thâm canh nông nghiệp (lúa, lạc,mía, cỏ cho bò sữa…).

2.2. Tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xâydựng NTM theo hướng nâng cao giá trị giatăng, chuỗi giá trị, phát triển bền vững… bằngviệc coi KH-CN là khâu then chốt. Tập trunglàm nông nghiệp hàng hóa, nông nghiệp côngnghệ cao, đổi mới cơ cấu giống chất lượngcao, mỗi cánh đồng chỉ gieo 1-2 giống. Ứngdụng đồng bộ các tiến bộ KH-CN ở mọi khâu:giống cây, con, bón phân, thức ăn, phòng trừsâu bệnh, thú y, cơ giới hóa, bảo quản sau thuhoạch, chế biến, chỉ dẫn địa lý thương hiệunông sản…

2.3. Tổ chức tập huấn, khuyến nông,khuyến lâm, khuyến ngư, hội thảo đầu bờ, cầmtay chỉ việc, làm cho nông dân nắm chắc vàứng dụng tốt các tiến bộ KH-CN. Lựa chọncây trồng cho từng vụ, từng đồng đất; vệ sinhan toàn thực phẩm; đi sâu thực hiện các biệnpháp KH-CN cụ thể, chẳng hạn: trồng ngô baotử, bí xanh trong vụ đông, nhân giống cây trámđen Thanh Chương, cây chùm ngây Ấn Độ;phòng trừ bệnh lùn sọc đen, sâu cuốn lá nhỏhại lúa, bọ hung đen hại mía, thối nõn dứa, bõtrị với bầu bí; vỗ béo bò; ương cá giống cáchuyện miền núi; sản xuất muối sạch theo côngnghệ trải bạt…

2.4. Liên kết với các doanh nghiệp để hợptác xã (HTX) và hộ nông dân đưa giống mớivào sản xuất và tiêu thụ sản phẩm: với Tổngcông ty Vật tư Nông nghiệp, đưa giống

nghiệp hữu cơ chưa tiến hành ồ ạt mà phải chọn lựa,chọn lọc sản phẩm theo hướng dẫn của Sở Nông nghiệpvà Phát triển nông thôn, đồng thời cần có sự hỗ trợ củaNhà nước để mở dần diện tích canh tác, cũng như tiếpcận, mở rộng thị trường.

1.3. Ứng dụng nông nghiệp công nghệ caoMấy chục năm nay, việc đưa vào sản xuất nông

nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản những giống mới đã gópphần tăng đáng kể năng suất và sản lượng nông nghiệp.Việt Nam đã nhân nhanh, sản xuất ra hàng ngàn câygiống: lúa, ngô, chuối, mía, dứa, khoai tây, cây ăn quả,cây rừng, cây dược liệu, cây cảnh… bằng công nghệ

nuôi cấy mô tế bào; nhân nhanh và sản xuất các giốnghoa, cây có múi không hạt… bằng công nghệ phôi vôtính thực vật; đưa vào sản xuất nhiều giống chất lượngcao: giống lúa BM 9855, cà chua lai số 1 C95, khoai tâyP03, vịt siêu thịt T5 (trống), T6 (mái), vịt siêu trứng CVsuper M, CV 2000, cá rô phi dòng GIFT, cá chép V, cásong chấm nâu, cá lăng chấm, cua xanh, ghẹ xanh, nuôitôm thẻ bằng phương pháp sục khí đáy…; áp dụng côngnghệ mới sản xuất thức ăn dạng viên cho 5 đối tượngtôm cá, điều chế vacxin chịu nhiệt phòng bệnh gà rù,vacxin phòng bệnh tụ huyết trùng cho trâu, bò, lợn…

Tại Nghệ An, thực tiễn ứng dụng trồng các giống lúamới, lúa lai, lợn lai, bò lai, bò sữa, hoa… trong nhữngnăm qua đã được người nông dân, các chủ trang trại tỉnhnhà tin tưởng, đánh giá cao. Mô hình nông nghiệp côngnghệ cao được thực hiện tốt ở các hộ nông dân, trang trạivà hợp tác xã, tại các cánh đồng mẫu lớn từ khâu chọngiống đến phương thức canh tác, chăm sóc bằng côngnghệ, đáp ứng các tiêu chuẩn xuất khẩu quốc gia và quốctế. Tỉnh ta cũng chuẩn bị đón nhận các kết quả triển khai

Cơ giới hóa trong nông nghiệp

Page 3: GẮN VỚI CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚIngheandost.gov.vn/documents/10190/106283/2 NCTD_04.pdfTuy nhiên, trong quá trình thực hiện, một số địa phương

Tạp chíKH-CN Nghệ An

SỐ 3/2015 [26]

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

VTNA2 và ứng phân bón đầu vụ; với Công ty TNHHVĩnh Hòa - Yên Thành, đưa giống mới AC5, thảo dượcvà tiêu thụ sản phẩm…

2.5. Chuyển đổi mô hình HTX nông nghiệp, HTXdịch vụ theo Luật HTX năm 2011, gắn phát triển sảnxuất với tổ chức quản lý trong nông nghiệp, quan tâmchuyển đổi mô hình HTX với hoạt động thiết thực, hiệuquả. Đơn cử như Diễn Vạn - Diễn Châu tổ chức 4 HTXnông nghiệp và xây dựng 4 làng nghề, khắc phục đượcbộ máy cồng kềnh, đưa cán bộ trẻ có trình độ kỹ thuậtvào Ban quản lý HTX, liên kết với doanh nghiệp, xâydựng vốn lưu động, dự trữ đủ giống, vật tư, phân bóncho từng vụ, chỉ đạo trồng cấy, ương giống đúng thời vụ,quảng bá thương hiệu “nước mắm Vạn Phần”…

2.6. Cùng với xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng: thủylợi, đường sá, điện, nước sạch…, cần phát triển các phầnmềm điện thoại di động, fax, internet, lập các trang điệntử website… Ví dụ như: xã Quỳnh Lương - Quỳnh Lưumở website quảng bá rau cao cấp; xã Nam Xuân - NamĐàn mở rộng thị trường bán hoa ly ra Hà Nội; công nhậnchỉ dẫn địa lý “cam Vinh”; hỗ trợ bản quyền tác giả sángtạo KH-CN trong nông nghiệp…

2.7. Xây dựng các địa bàn, công trình xanh - sạch -đẹp - sáng; từng hộ gia đình, thôn xóm bản phân loại,gom rác thải, hạn chế gây ô nhiễm nguồn nước… Đặcbiệt, khuyến khích làm hầm công nghệ khí sinh học Bio-gas tiên tiến, vừa giải quyết được ô nhiễm do chất thảichăn nuôi thải ra môi trường, vừa cung cấp nguồn nănglượng rẻ, sạch phục vụ cho hộ gia đình, trang trại đunnấu, thắp sáng, sưởi ấm cho gia súc, gia cầm, giảm chiphí sinh hoạt… Điển hình ở một số xã thuộc huyện ConCuông xây dựng 89 hầm Biogas hiệu quả tốt. Ở đồngbằng, xây dựng hầm Biogas Vị Nông của Trung tâm

Khuyến viên và dịch vụ nghề vườn Việt Nam. 2.8. Quán triệt và thực hiện chính sách của

Nhà nước hỗ trợ cho nông nghiệp, nông thôn:Nghị định 282 NĐ-CP ngày 19/12/2013 củaChính phủ về hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vàonông nghiệp, nông thôn; Quyết định số62/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướngChính phủ về liên kết tạo cánh đồng mẫu lớn;Quyết định số 68/QĐ-TTg ngày 14/11/2013của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợgiảm tổn thất trong nông nghiệp; Quyết địnhsố 87/QĐ-UBND ngày 27/11/2014 của UBNDtỉnh Nghệ An về chính sách hỗ trợ cho cây lạc,cây chè, cây ăn quả, cây cao su, chuyển đổi cơcấu cây trồng, chăn nuôi lợn ngoại, tạo giốngbò, cải tiến giống trâu, trợ giá giống gốc, tiêmphòng gia súc, xây dựng cơ sở giết mổ gia súctập trung, bảo tồn quỹ gen, giống gốc; khuyếnkhích, hỗ trợ nông dân sản xuất phân hữu cơvi sinh từ phế phụ phẩm nông nghiệp, như chếphẩm Compost Maker; sử dụng máy cày đachức năng; hỗ trợ bê tông hóa kênh mươngmiền núi…

Ngành Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn đang phối hợp với các cơ quan KH-CNnghiên cứu tổng hợp để có các “gói kỹ thuậtcông nghệ” phù hợp với điều kiện cụ thể củaNghệ An.

3. Nhân rộng mô hình ứng dụng tiến bộKH-CN hiệu quả cao

Năm 2015, tỉnh Nghệ An nỗ lực phấn đấucó 90 xã, chiếm 20% tổng số xã trong tỉnh đạt19/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Trướchết, tập trung chuyển giao, ứng dụng các tiếnbộ KH-CN trong nông nghiệp, nông thôn, đạtsớm 4 tiêu chí trong nhóm kinh tế và tổ chứcsản xuất: số 10 (thu nhập nông dân), số 11(giảm hộ nghèo), số 12 (cơ cấu lao động nôngthôn), số 13 (hình thức tổ chức sản xuất), gópphần tái cơ cấu nông nghiệp, xây dựng nềnnông nghiệp hàng hóa, tính cạnh tranh cao vàphát triển bền vững.

Trong tỉnh hiện nay đã có hàng trăm môhình tốt cần được nhân rộng, lan tỏa. Có thểkể ra một số mô hình tiêu biểu như sau:

3.1. Trồng trọt - Xây dựng 5 cánh đồng thu nhập cao, đạt

giá trị 180-200 triệu đồng/ha/năm ở xã HưngTân - Hưng Nguyên.

- Xây dựng cánh đồng mẫu lớn tạo bước

Mô hình chăn nuôi gà thịt theo hướng an toàn sinh họctại Nam Thịnh - Nam Đàn

Page 4: GẮN VỚI CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚIngheandost.gov.vn/documents/10190/106283/2 NCTD_04.pdfTuy nhiên, trong quá trình thực hiện, một số địa phương

Tạp chíKH-CN Nghệ An

SỐ 3/2015 [27]

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

3.2. Chăn nuôi- Nuôi bò Úc tại một số xã ở Nghi Lộc.- Sử dụng quỹ hỗ trợ 65 hộ nông dân nuôi 80 con

bò lai sind, lãi 1,6 tỷ đồng/năm ở 3 xã Nghi Long,Nghi Vạn, Nghi Trung - Nghi Lộc.

- Nuôi lợn thịt với 3 lợn sinh sản, 9 lứa lợn trongnăm, xuất chuồng 10 tấn lợn thịt/năm, thu 90 triệuđồng ở xã miền núi Thạch Ngàn - Con Cuông.

- Nuôi lợn sinh sản, lợn thịt, dê, gà thả vườn thunhập 300 triệu đồng/năm ở xã Lạng Sơn - Anh Sơn.

- Nuôi gà Mông an toàn sinh học ở phường NghiThu - thị xã Cửa Lò, số lượng 1000 con, trọng lượngxuất chuồng 1,3kg/con.

- Nuôi gà Kabir số lượng 1200 con, trọng lượngxuất chuồng 2,2kg/con ở phường Nghi Hương - thịxã Cửa Lò.

- Nuôi tằm ăn lá sắn làm thực phẩm với giống tằmmình có chấm đen ở Tân Kỳ, Anh Sơn.

3.3. Nuôi trồng thủy sản- Ương nuôi cá giống cấp 2 ở xã miền núi Bảo

Thắng - Kỳ Sơn. - Nuôi chạch sú ở Diễn Châu. - Mô hình nuôi tôm theo VietGAP 4ha, sản lượng 27

tấn/năm, doanh thu 4,3 tỷ đồng, lãi ròng 2 tỷ đồng củagia đình ông Ngô Xuân Đại ở Diễn Trung - Diễn Châu.

- Nuôi thành công loài cá Hồng Mỹ, cá vược ở xãNghi Hợp - Nghi Lộc.

- Nuôi tôm thẻ chân trắng đạt năng suất 6-8tấn/ha, lãi 0,5-1 tỷ đồng/năm ở các xã Nghi Yên,Nghi Quang, Phúc Thọ - Nghi Lộc.

- Nuôi trên 200 lồng cá trắm đen ở hồ thủy điệnBản Vẽ - Tương Dương.

- Đóng mới và cải hoán tàu thuyền công suất lớnđể vươn khơi ở Quỳnh Lập - thị xã Hoàng Mai, SơnHải - Quỳnh Lưu.

3.4. Trồng rừng- Trồng mét lấy măng, trồng keo nguyên liệu, thu

120 triệu đồng/năm ở xã Nghĩa Bình - Tân Kỳ. - Chăm sóc rừng thâm canh theo dãy xoan, lát và

cây lâm sản ngoài gỗ ở Quỳ Hợp. - Trồng keo tai tượng Úc diện tích 30ha ở xã Bắc

Thành, Xuân Thành - Yên Thành. - Canh tác sau nương rẫy và nông - lâm kết hợp ở

Tương Dương, Quế Phong…./.

đột phá về cơ cấu giống lúa sau dồn điền đổi thửaở xã Long Thành - Yên Thành.

- Đưa giống lúa Thiên ưu 8 vào sản xuất tại xãHậu Thành - Yên Thành.

- Trồng lúa giống Gạo đỏ Nam Đàn hàm lượngdinh dưỡng cao ở xã Thanh Phong - ThanhChương, diện tích 50ha, năng suất 45,6 tạ/ha.

- Sản xuất lạc giống mới bằng biện pháp thâmcanh tổng hợp phủ nilon, năng suất 5 tấn/ha ởnhiều xã thuộc huyện Diễn Châu, Nghi Lộc.

- Trồng chè công nghiệp giống LDP1, LDP2đạt năng suất 17 tấn/ha ở xã Hùng Sơn - Anh Sơn.

- Tưới nước nhỏ giọt cho cây mía theo côngnghệ Israel kết hợp bón phân qua nước, đạt năngsuất 120 tạ/ha so với đại trà 55-60 tạ/ha ở NghĩaXuân - Quỳ Hợp.

- Tưới nước nhỏ giọt cho cây cam Phủ Quỳ tạihuyện Quỳ Hợp.

- Trồng cam, giống V2 theo VietGAP ở ConCuông.

- Thâm canh cam sạch theo VietGAP quy mô4ha ở Minh Hợp - Quỳ Hợp.

- Công ty nông nghiệp Xuân Thành - Quỳ Hợpđưa vào trồng mới 2 giống cam thơm, ngon, ngọt:cam Xã Đoài đạt 132 quả/cây, năng suất 94 tạ/ha;cam V2 đạt 147 quả/cây, năng suất 104,9 tạ/ha.

- Nhân giống và trồng cây chanh leo thươngphẩm theo công nghệ Đài Loan ở xã Tri Lễ, ThôngThụ - Quế Phong.

- Trồng gừng ở một số xã thuộc huyện Kỳ Sơn. - Trồng bí xanh vụ đông ở Nghĩa Tân - Nghĩa

Đàn, Tân An - Tân Kỳ. - Ươm giống cây trám đen bằng phương pháp

ghép ở xã Thanh Liên - Thanh Chương. - Trên đất màu trồng 2 vụ lạc, dưa hấu đỏ, vừng

vàng V6 hè thu ở Diễn Kỷ - Diễn Châu. - Trồng rau an toàn vụ hè thu ớt cay chỉ thiên,

cải thảo, bí đỏ Nhật ở Nghi Ân, Nghi Kim, NghiLiên - thành phố Vinh.

- Trồng cây thanh long ruột đỏ ở Diễn Châu. - Trồng dưa chuột giống Chìatai 937 Thái Lan

đạt năng suất 34 tấn/ha ở Xuân Lâm - Nam Đàn. - Trồng nấm rơm tại nhiều xã ở Yên Thành. - Nhân giống cây rễ hương ở Quỳ Châu.

Tài liệu tham khảo

1. Báo cáo tổng kết Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM Nghệ An năm 2014, Nguyễn Hồ Lâm. 2. Báo cáo tổng kết công tác ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nghệ An, 2014, Hồ Ngọc Sỹ, Phan Nguyên Hùng.3. Báo cáo kết quả hoạt động KH-CN Nghệ An năm 2014, Trần Quốc Thành, Nguyễn Thị Minh Tú. 4. Tập san Khuyến nông Nghệ An, 12 số năm 2014.