5
C. NỘI DUNG 3: I. Module TH37: Những vấn đề chung về tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu học 1. Mục tiêu: Sau khi học xong, người học đạt được các yêu cầu: - Hiểu rõ về mục tiêu, nguyên tắc, yêu cầu, tầm quan trọng của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở tiểu học. - Biết đuợc tình hình tổ chúc hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ờ tiểu học hiện nay. - Biết cách tổ chức hiệu quả hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. 2. Nội dung: 2.1. Mục tiêu, nguyên tắc, yêu cầu, tầm quan trọng của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở tiểu học: 2.1.1. Mục tiêu: - Củng cố, khắc sâu những kiến thức đã được học qua các môn học ở trên lớp. - Phát triển sự hiểu biết của học sinh trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, từ đó làm phong phú thêm vốn tri thức của các em. - Hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng ban đầu, cơ bản cần thiết phù hợp với sự phát triển chung của trẻ (kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tham gia các hoạt động tập thể, kĩ năng nhận thức,…) - Góp phần hình thành và phát triển tính tích cực, tự giác cho học sinh trong việc tham gia vào các hoạt động chính trị- xã hội. Trên cơ sở đó, bồi dưỡng cho trẻ thái độ đúng đắn với các hiện tượng tự nhiên và xã hội, thái độ có trách nhiệm đối với công việc chung. 2.1.2. Nguyên tắc tổ chức hoạt động GDNGLL ở trường Tiểu học Để thực hiện được các mục tiêu trên, việc tổ chức hoạt động GDNGLL ở trường tiểu học phải đảm bảo các nguyên tắc cơ bản sau: - Hoạt động GDNGLL phải tạo cơ hội cho HS được phát triển tối đa tiềm năng của bản thân; tạo cơ hội để các em được rèn luyện, phát triển toàn diện về các mặt: đạo đức, kĩ năng sống, thẩm mĩ, trí tuệ, thể chất, lao động, … - Nội dung và hình thức hoạt động GDNGLL phải phong phú, đa dạng, tươi vui, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi tiểu học, đáp ứng được nhu cầu hoạt động của HS, hấp dẫn thu hút HS, không mang tính chất áp đặt, nặng nề, khô cứng, gây nhàm chán cho các em. - Hoạt động GDNGLL phải đảm bảo phù hợp với đặc điểm, điều kiện, hoàn cảnh thực tế của nhà trường (thời lượng, điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ GV, công nhân viên nhà trường, khả năng tài chính, khả năng đóng góp của phụ huynh,...); phải gần gũi với cuộc sống thực tiễn của HS; phải

C. NỘI DUNG 3: I. Module TH37: Những vấn đề chung về tổ ...f2.hcm.edu.vn/Data/hcmedu/thtrunglapthuong/Attachments/BDTX/BDTX 16-17... · Hoạt động ngoài giờ lên

  • Upload
    others

  • View
    4

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: C. NỘI DUNG 3: I. Module TH37: Những vấn đề chung về tổ ...f2.hcm.edu.vn/Data/hcmedu/thtrunglapthuong/Attachments/BDTX/BDTX 16-17... · Hoạt động ngoài giờ lên

C. NỘI DUNG 3:

I. Module TH37: Những vấn đề chung về tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu học

1. Mục tiêu: Sau khi học xong, người học đạt được các yêu cầu: - Hiểu rõ về mục tiêu, nguyên tắc, yêu cầu, tầm quan trọng của hoạt động

giáo dục ngoài giờ lên lớp ở tiểu học. - Biết đuợc tình hình tổ chúc hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ờ tiểu

học hiện nay. - Biết cách tổ chức hiệu quả hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. 2. Nội dung: 2.1. Mục tiêu, nguyên tắc, yêu cầu, tầm quan trọng của hoạt động giáo

dục ngoài giờ lên lớp ở tiểu học: 2.1.1. Mục tiêu:

- Củng cố, khắc sâu những kiến thức đã được học qua các môn học ở trên lớp.

- Phát triển sự hiểu biết của học sinh trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, từ đó làm phong phú thêm vốn tri thức của các em.

- Hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng ban đầu, cơ bản cần thiết phù hợp với sự phát triển chung của trẻ (kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tham gia các hoạt động tập thể, kĩ năng nhận thức,…)

- Góp phần hình thành và phát triển tính tích cực, tự giác cho học sinh trong việc tham gia vào các hoạt động chính trị- xã hội. Trên cơ sở đó, bồi dưỡng cho trẻ thái độ đúng đắn với các hiện tượng tự nhiên và xã hội, thái độ có trách nhiệm đối với công việc chung.

2.1.2. Nguyên tắc tổ chức hoạt động GDNGLL ở trường Tiểu học

Để thực hiện được các mục tiêu trên, việc tổ chức hoạt động GDNGLL ở trường tiểu học phải đảm bảo các nguyên tắc cơ bản sau:

- Hoạt động GDNGLL phải tạo cơ hội cho HS được phát triển tối đa tiềm năng của bản thân; tạo cơ hội để các em được rèn luyện, phát triển toàn diện về các mặt: đạo đức, kĩ năng sống, thẩm mĩ, trí tuệ, thể chất, lao động, …

- Nội dung và hình thức hoạt động GDNGLL phải phong phú, đa dạng, tươi vui, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi tiểu học, đáp ứng được nhu cầu hoạt động của HS, hấp dẫn thu hút HS, không mang tính chất áp đặt, nặng nề, khô cứng, gây nhàm chán cho các em.

- Hoạt động GDNGLL phải đảm bảo phù hợp với đặc điểm, điều kiện, hoàn cảnh thực tế của nhà trường (thời lượng, điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ GV, công nhân viên nhà trường, khả năng tài chính, khả năng đóng góp của phụ huynh,...); phải gần gũi với cuộc sống thực tiễn của HS; phải

Page 2: C. NỘI DUNG 3: I. Module TH37: Những vấn đề chung về tổ ...f2.hcm.edu.vn/Data/hcmedu/thtrunglapthuong/Attachments/BDTX/BDTX 16-17... · Hoạt động ngoài giờ lên

phù hợp với đặc điểm văn hóa địa phương và yêu cầu giáo dục của từng vùng, miền, địa phương.

- Tổ chức hoạt động GDNGLL phải đảm bảo huy động được sự tham gia tích cực của HS vào tất cả các khâu của quá trình hoạt động một cách phù hợp với khả năng của các em: từ đề xuất ý tưởng hoạt động; thiết kế, lập kế hoạch hoạt động; chuẩn bị nội dung, nhân lực, trang thiết bị cần thiết cho hoạt động; đến tiến hành và đánh giá kết quả hoạt động.

- Các hoạt động GDNGLL ở trường tiểu học cần phải được bố trí, sắp xếp đan xen với việc dạy học các môn học khác, với các hoạt động giáo dục khác của nhà trường một cách hợp lí nhằm phát huy được tính tích cực học tập, giáo dục của HS, tránh gây áp lực nặng nề cho GV và HS.

- Hoạt động GDNGLL đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường như: tổng phụ trách Đội, lãnh đạo nhà trường, GV dạy nhiều môn, GV dạy môn chuyên biệt, cha mẹ HS, Ban đại diện cha mẹ HS, cán bộ các trung tâm văn hóa, các trung tâm thể dục thể thao ở địa phương, các chuyên gia, các nhà hoạt động xã hội, cộng đồng địa phương,… Tuy nhiên, tổng phụ trách Đội phải giữ vai trò chủ đạo trong việc tổ chức và quản lí các hoạt động GDNGLL theo quy mô trường. Còn GV chủ nhiệm phải là người chịu trách nhiệm chính trong việc tổ chức và quản lí các hoạt động GDNGLL theo quy mô lớp/nhóm.

- Hoạt động GDNGLL ở tiểu học phải đảm bảo liên thông với hoạt động GDNGLL ở THCS và THPT.

2.1.3. Các yêu cầu khi tổ chức giáo dục ngoài giờ lên lớp Đa dạng hóa các hình thức HĐNGLL: khắc phục tính đơn điệu lập đi lập

lại vài hình thức đã quá quen thuộc với HS. - Nắm vững nội dung hoạt động tháng, cụ thể hóa thành nội dung hoạt

động tuần. - Lựa chọn các hình thức hoạt động cho phù hợp với nội dung tuần. - Phát huy tính tích cực của HS. - GVCN cần có những kỹ năng cần thiết để tổ chức hoạt động này có hiệu quả: + Kỹ năng đề ra mục tiêu + Kỹ năng thiét kế tiến trình hoạt động + Kỹ năng triển khai hoạt động + Kỹ năng huy động các lực lượng hỗ trợ + Kỹ năng đánh giá hoạt động - Tăng cường vận dụng các thiết bị phục vụ cho hoạt động như máy vi

tính, projector… - Tổ chức các nội dung sinh hoạt giáo dục ngoài giờ lên lớp kết hợp tổ

chức giới thiệu các trò chơi dân gian trong kế hoạch thực hiện “Phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh tự giác, tích cực tham gia phong trào, các tổ khối được phân công

Page 3: C. NỘI DUNG 3: I. Module TH37: Những vấn đề chung về tổ ...f2.hcm.edu.vn/Data/hcmedu/thtrunglapthuong/Attachments/BDTX/BDTX 16-17... · Hoạt động ngoài giờ lên

xây dựng kế hoạch cần có sự chuẩn bị, đầu tư thời gian công sức thật chu đáo để các buổi sinh hoạt thật sự sôi động thu hút sự tham gia của mọi học sinh.

2.2. Tình hình tổ chúc hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ờ tiểu học hiện nay:

Hoạt động ngoài giờ lên lớp ở tiểu học trong những năm qua đã có nhiều sự chuyển biến rõ nét, đã được các cấp quản lý giáo dục, các trường, đội ngũ giáo viên cũng như cộng đồng quan tâm và có các giải pháp tích cực nhằm nâng cao chất lượng hoạt động. Hệ thống văn bản chỉ đạo cũng đã đề cập nhiều đến việc tổ chức Hoạt động ngoài giờ lên lớp, đặc biệt là khi Bộ GD-ĐT phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” thì việc đầu tư cho Hoạt động ngoài giờ, việc gắn giáo dục với cộng đồng đã được chú trọng nhiều hơn.

Song, bên cạnh đó, với tình hình hiện nay nội dung hoạt động ngoài giờ lên lớp chưa thực sự đáp ứng nhu cầu thực tế , chương trình còn đơn điệu, cứng nhắc.

Vẫn còn Cán bộ quản lý nhà trường và giáo viên chưa thực sự quan tâm hoặc chưa quan tâm đúng mức đến hoạt động Ngoài giờ lên lớp, gần như cho rằng đó là nhiệm vụ , là hoạt động cuả tổ chức đoàn thể nhất là Chi đoàn và Tổng phụ trách Đội .

Việc định hướng nội dung, hình thức về hoạt động ngoài giờ lên lớp ở một số trường chưa có sự sáng tạo, hầu như vẫn còn lệ thuộc nhiều vào sự chi phối của công văn 811/CV-SGD ngày 23/8/2004 v/v hướng dẫn hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở bậc Tiểu học. Lãnh đạo một số trường chưa có biện pháp cụ thể, năng lực tổ chức hoạt động ngoài giờ còn của một số giáo viên vẫn còn hạn chế.

Khá nhiều giáo viên thường dành thời gian của Hoạt động ngoài giờ lên lớp để ôn kiến thức,kĩ năng , giải quyết các phần việc về lĩnh vực dạy học . Nhiều trường ít chú ý đầu tư thời gian cho HĐNGLL bởi thường mất nhiều thời gian, nếu tổ chức không tốt không những không mang lại lợi ích gì mà còn ảnh hưởng chất lượng hoạt động dạy và học trên lớp, tốn kém kinh phí mà không có nguồn tài chính hỗ trợ , có quan điểm còn cho đây là họat động vui chơi nên không quan trọng, không cần thiết.

Nhìn chung, hoạt động NGLL vẫn còn chưa phát huy được hết ý nghĩa thực chất của nó đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chưa thực sự được các cấp quản lý và giáo viên đầu tư đúng nghĩa. Trong toàn ngành thực hiện chưa được đồng bộ thống nhất , chưa có chiều sâu.

Page 4: C. NỘI DUNG 3: I. Module TH37: Những vấn đề chung về tổ ...f2.hcm.edu.vn/Data/hcmedu/thtrunglapthuong/Attachments/BDTX/BDTX 16-17... · Hoạt động ngoài giờ lên

VẬN DỤNG MODULE 37:

Yêu cầu: Thiết kế giáo án hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

BÀI LÀM

Chủ đề TẬP HÁT HÒ KHOAN LỆ THỦY

I. Mục tiêu:

- HS hiểu được Hò khoan là một nét văn hóa đặc sắc của người dân xứ Lệ.

- HS có ý thức bảo vệ, giữ gìn và phát huy giá trị của Hò khoan Lệ Thủy.

- Trân trọng, yêu mến, tự hào nét văn hóa quê hương.

II. Chuẩn bị: Bài hát hò khoan ở tài liệu giáo dục địa phương.

III. Hoạt động học:

A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

1. Hoạt động khởi động:

- GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu

- HS nhắc lại mục tiêu.

2. Tìm hiểu về các làn điệu của Hò khoan.

- Trao đổi với bạn nội dung:

+ Bạn đã nghe hát Hò khoan chưa ? Theo bạn Hò khoan là nét văn hóa đặc

sắc của vùng nào?

+ Bạn hát Hò khoan được không?

- Nhận xét ý kiến của bạn.

- NT cho các bạn chia sẻ trong nhóm.

- Nhận xét, bổ sung ý kiến.

Page 5: C. NỘI DUNG 3: I. Module TH37: Những vấn đề chung về tổ ...f2.hcm.edu.vn/Data/hcmedu/thtrunglapthuong/Attachments/BDTX/BDTX 16-17... · Hoạt động ngoài giờ lên

- Ban HT cho cả lớp chia sẻ .

- GV kết luận và giới thiệu về Hò khoan Lệ Thủy.

B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

- GV tập cho HS hát một bài trong ài liệu giáo dục địa phương.

- Ban HT cho cả lớp chia sẻ trước lớp

C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG

- Hát Hò khoan cho mọi người ở gia đình nghe. Tuyên truyền, vận

động mọi người cùng giữ gìn và phát huy bản sắc của quê hương.