18
Thông tin KH-CN Nghệ An SỐ 9/2013 [26] XỨ NGHỆ - ĐẤT VÀ NGƯỜI Việc xác định giá trị và lợi ích của tài nguyên vị thế được thể hiện qua 3 tiêu chí cơ bản sau đây: - Vị thế địa tự nhiên: là các giá trị và lợi thế mang lại từ vị trí không gian, hình thể, cách phân bố và sự sắp xếp. - Vị thế địa kinh tế: là các giá trị và lợi ích có được từ lợi thế của các đặc điểm vị trí địa lý mà nó tác động đến sự phát triển kinh tế của một vùng, miền, một quốc gia hay cả một khu vực. - Vị thế địa chính trị: là lợi ích tổng hợp của lợi thế không gian lên các yếu tố tự nhiên và xã hội trong một bối cảnh chính trị và kinh tế quốc tế nhất định (3) . Việc đánh giá, nhận diện tài nguyên vị thế cũng như nghiên cứu về việc khai thác nguồn tài nguyên vị thế của đô thị Vinh - thành phố Vinh nói riêng, và rộng hơn là cả tỉnh Nghệ TÌM HIỂU VIỆC KHAI THÁC TÀI NGUYÊN VỊ THẾ CỦA ĐÔ THỊ VINH - THÀNH PHỐ VINH n Ts. Nguyễn Quang Hồng An trong dòng chảy lịch sử dân tộc là một công việc hết sức cấp thiết, liên quan đến nhiều lĩnh vực khoa học, với sự tham gia của chuyên gia thuộc các ngành, nghề trong và ngoài nước, rất cần được tiến hành trong thời gian sớm nhất. Bởi việc nhận diện đúng nguồn tài nguyên vị thế của từng vùng, miền hay từng thành phố, thị xã… không còn là vấn đề xa lạ với nhiều quốc gia tiên tiến trên thế giới. Nhận diện đúng các giá trị của nguồn tài nguyên vị thế mang lại nhiều lợi ích cho việc hoạch định chiến lược phát triển bền vững cho từng vùng, miền trước mắt cũng như lâu dài và khắc phục được nhiều hạn chế đối với các nhà hoạch định chính sách. Trong phạm vi bài viết này, trên cơ sở các nguồn tài liệu có nội dung liên quan đến lịch sử hình thành và phát triển của đô thị Vinh dưới thời quân chủ từ đầu thế kỷ XIX, đến sự ra đời của trung tâm đô thị Vinh (centre ur- baine) hiểu theo nghĩa hiện đại vào năm 1899; sự sáp nhập cả ba trung tâm đô thị là: Vinh, Bến Thủy, Trường Thi để thành lập thành phố Vinh - Bến Thủy (ville) năm 1927, T heo cộng đồng châu Âu, vị thế (không gian - space) là một trong bốn dạng tài nguyên thiên nhiên: tài nguyên tái tạo, không tiêu hao; tài nguyên tái tạo có tiêu hao; tài nguyên không tái tạo, không tiêu hao; và tài nguyên không tái tạo, tiêu hao. Nếu xét về nguồn gốc, vị thế được xếp vào một trong ba nhóm cơ bản của tài nguyên thiên nhiên: sinh vật, phi sinh vật và vị thế. Xét theo quan hệ với con người, vị thế không chỉ đơn thuần là dạng tài nguyên có nguồn gốc từ thiên nhiên, mà còn mang đặc tính của dạng tài nguyên nhân văn (1) . Trên thực tế, cách hiểu về tài nguyên vị thế ở nước ta đến nay vẫn chưa thống nhất, còn gây ra những tranh luận từ góc độ khoa học, nhưng nhiều ý kiến cho rằng: tài nguyên vị thế bao hàm cả giá trị mang lại của không gian trong mối quan hệ về địa lý với các đặc thù của vùng và vùng lân cận, tạo nên sức mạnh vị thế tổng hợp liên vùng và đóng một vai trò hết sức quan trọng cho sự phát triển của một địa phương hay cả một vùng và rộng hơn là một quốc gia hay cả một khu vực. Theo Trần Đức Thạnh và Nguyễn Chu Hồi định nghĩa thì: "Tài nguyên vị thế là những tiềm năng và giá trị về vị trí địa lý và các thuộc tính không gian liên quan đến cấu trúc hình thể sơn văn và cảnh quan sinh thái có thể sử dụng cho các mục đích phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng và chủ quyền quốc gia" (2) . Kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Thành phố Vinh

TÌM HIỂU VIỆC KHAI THÁC TÀI NGUYÊN VỊ THẾ CỦA ĐÔ THỊ … XN DVN.pdf · triển của đô thị Vinh dưới thời quân chủ từ đầu thế kỷ XIX, đến

  • Upload
    others

  • View
    13

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Thông tinKH-CN Nghệ An

SỐ 9/2013 [26]

XỨ NGHỆ - ĐẤT VÀ NGƯỜI

Việc xác định giá trị và lợi ích của tàinguyên vị thế được thể hiện qua 3 tiêu chí cơbản sau đây:

- Vị thế địa tự nhiên: là các giá trị và lợithế mang lại từ vị trí không gian, hình thể,cách phân bố và sự sắp xếp.

- Vị thế địa kinh tế: là các giá trị và lợi íchcó được từ lợi thế của các đặc điểm vị trí địalý mà nó tác động đến sự phát triển kinh tế củamột vùng, miền, một quốc gia hay cả một khuvực.

- Vị thế địa chính trị: là lợi ích tổng hợpcủa lợi thế không gian lên các yếu tố tự nhiênvà xã hội trong một bối cảnh chính trị và kinhtế quốc tế nhất định(3).

Việc đánh giá, nhận diện tài nguyên vị thếcũng như nghiên cứu về việc khai thác nguồntài nguyên vị thế của đô thị Vinh - thành phốVinh nói riêng, và rộng hơn là cả tỉnh Nghệ

TÌM HIỂU VIỆC KHAI THÁC TÀI NGUYÊN VỊ THẾ CỦA ĐÔ THỊ VINH - THÀNH PHỐ VINH

n Ts. Nguyễn Quang Hồng

An trong dòng chảy lịch sử dân tộc là một công việc hếtsức cấp thiết, liên quan đến nhiều lĩnh vực khoa học, vớisự tham gia của chuyên gia thuộc các ngành, nghề trongvà ngoài nước, rất cần được tiến hành trong thời gian sớmnhất. Bởi việc nhận diện đúng nguồn tài nguyên vị thế củatừng vùng, miền hay từng thành phố, thị xã… không cònlà vấn đề xa lạ với nhiều quốc gia tiên tiến trên thế giới.Nhận diện đúng các giá trị của nguồn tài nguyên vị thếmang lại nhiều lợi ích cho việc hoạch định chiến lược pháttriển bền vững cho từng vùng, miền trước mắt cũng nhưlâu dài và khắc phục được nhiều hạn chế đối với các nhàhoạch định chính sách.

Trong phạm vi bài viết này, trên cơ sở các nguồn tàiliệu có nội dung liên quan đến lịch sử hình thành và pháttriển của đô thị Vinh dưới thời quân chủ từ đầu thế kỷXIX, đến sự ra đời của trung tâm đô thị Vinh (centre ur-baine) hiểu theo nghĩa hiện đại vào năm 1899; sự sáp nhậpcả ba trung tâm đô thị là: Vinh, Bến Thủy, Trường Thi đểthành lập thành phố Vinh - Bến Thủy (ville) năm 1927,

Theo cộng đồng châu Âu, vị thế (không gian - space) là một trong bốn dạng tài nguyên thiênnhiên: tài nguyên tái tạo, không tiêu hao; tài nguyên tái tạo có tiêu hao; tài nguyên không táitạo, không tiêu hao; và tài nguyên không tái tạo, tiêu hao. Nếu xét về nguồn gốc, vị thế được

xếp vào một trong ba nhóm cơ bản của tài nguyên thiên nhiên: sinh vật, phi sinh vật và vị thế. Xét theoquan hệ với con người, vị thế không chỉ đơn thuần là dạng tài nguyên có nguồn gốc từ thiên nhiên, màcòn mang đặc tính của dạng tài nguyên nhân văn(1).

Trên thực tế, cách hiểu về tài nguyên vị thế ở nước ta đến nay vẫn chưa thống nhất, còn gây ra nhữngtranh luận từ góc độ khoa học, nhưng nhiều ý kiến cho rằng: tài nguyên vị thế bao hàm cả giá trị manglại của không gian trong mối quan hệ về địa lý với các đặc thù của vùng và vùng lân cận, tạo nên sứcmạnh vị thế tổng hợp liên vùng và đóng một vai trò hết sức quan trọng cho sự phát triển của một địaphương hay cả một vùng và rộng hơn là một quốc gia hay cả một khu vực. Theo Trần Đức Thạnh và NguyễnChu Hồi định nghĩa thì: "Tài nguyên vị thế là những tiềm năng và giá trị về vị trí địa lý và các thuộc tínhkhông gian liên quan đến cấu trúc hình thể sơn văn và cảnh quan sinh thái có thể sử dụng cho các mụcđích phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng và chủ quyền quốc gia"(2).

Kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Thành phố Vinh

Thông tinKH-CN Nghệ An

SỐ 9/2013 [27]

XỨ NGHỆ - ĐẤT VÀ NGƯỜI

thị xã Vinh năm 1946, thành phố Vinh năm1963; chặng đường phát triển của thành phốVinh trong suốt nửa thế kỷ qua (1963-2013),để bước đầu tìm hiểu về việc khai thác tàinguyên vị thế của đô thị Vinh - thành phốVinh qua hơn hai thế kỷ, trong những hìnhthái kinh tế, chính trị - xã hội khác nhau.

1. Từ năm 1804-1884, đô thị Vinh hoàntoàn nằm dưới quyền kiểm soát, quản lý củacác vị vua triều Nguyễn. Năm 1803, trongchuyến Bắc tuần lần thứ nhất ra vùng đấtthuộc quyền kiểm soát của vương triều nhà Lêgần trọn 3 thế kỷ (1428-1789), vị vua đầutriều Nguyễn đã quyết định chuyển dời lỵ sởNghệ An từ Lam Thành - Phù Thạch về VĩnhYên và Yên Trường thuộc tổng Ngô Trường,huyện Chân Lộc. Một năm sau đó,vào tháng 5/1804, công cuộcchuyển dời lỵ sở Nghệ An đượctiến hành gấp rút. Nhưng vấn đề làở chỗ, theo tấm bản đồ vẽ vào năm1820 về thành cổ Vinh(4), thì lúcbấy giờ trấn thành Nghệ An mớichỉ là một tòa thành đắp bằng đấtđá tạm bợ, nhằm ngăn cách với hệthống làng xã và cả những vùngđất trũng ngập nước bao quanh ởphía Tây Nam, Tây Bắc, ĐôngNam mà thôi. Trong thành có mộtsố nhà cửa được dựng tạm bằngtranh tre nứa lá, dùng làm nơi làmviệc cho bộ máy quan lại của triềuđình nhà Nguyễn nhằm thay mặtnhà vua quản lý cả vùng đất rộnglớn: "Đông, Tây, Nam, Bắc, đềucách nhau 500 dặm"(5). Trong conmắt của vị vua đầu triều Nguyễn,vùng đất Vĩnh Yên và Yên Trường thực sự là"địa lợi" để có thể sớm xác lập quyền thốngtrị của dòng họ Nguyễn ở trấn Nghệ An (baogồm cả Nghệ An và Hà Tĩnh ngày nay).

Cần phải lưu ý rằng, từ cuối thế kỷ XVIII,Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ - Hoàng đếQuang Trung cũng đã quyết định chọn vùngđất ở phía Nam núi Dũng Quyết (thuộcphường Trung Đô ngày nay) để xây dựngTrung Đô Phượng hoàng thành, nhằm thựchiện ý tưởng chuyển dời kinh đô từ Phú Xuânra Nghệ An(6). Như vậy, theo cách nhìn của

Quang Trung từ cuối thế kỷ XVIII và Gia Long đầu thếkỷ XIX, vùng đất Vĩnh Yên và Yên Trường đóng một vịthế hết sức quan trọng đối với công cuộc trị nước, yên dânvà củng cố địa vị thống trị của dòng họ, ít nhất là ở lưuvực sông Lam và rộng hơn là cả đất nước.

Điều này càng được minh chứng một cách rõ ràng khiở gần cảng sông Bến Thủy, nhà Nguyễn cho đóng mộtđồn binh trên núi Dũng Quyết được bố trí một số súngthần công và binh lính nhằm bảo vệ cho trấn thành NghệAn trước nguy cơ bị kẻ địch tấn công về đường thủy từmặt Đông và Đông Nam. Đó là chưa tính đến con sôngđào được nhà Nguyễn huy động binh lính và cư dân ởNghệ An đào trong một khoảng thời gian ngắn nhằm phụcvụ cho công cuộc cải cách hành chính của vua MinhMạng (1831-1832) bắt nguồn từ chân núi Dũng Quyết lêntận thành Nghệ An nối thông ra sông Lam để điều hòa

mực nước trong vòng hào bao quanh thành Nghệ An màcư dân gọi là sông Vĩnh.

Trong cuộc cải cách hành chính năm 1831-1832,thành Nghệ An được xây dựng với chu vi 630 trượng, cóthành cao, hào sâu bao quanh, trên thành bố trí nhiều súngthần công, nhà cửa trong thành được dựng lại bằng gỗ,lợp ngói kiên cố. Thành được xây bằng đá ong, đá sò, theolối kiến trúc thành trì truyền thống, có kết hợp ít nhiềukiểu cấu trúc thành vaubane, gồm 4 cửa, nhưng cửa hậuluôn đóng, có hình rùa, tượng trưng cho sự bền vững, nêncòn gọi là "Quy thành"(7).

Nhìn vào bản đồ vẽ thành Nghệ An từ sau cuộc cải

Bến Thuỷ năm 1908

Thông tinKH-CN Nghệ An

SỐ 9/2013 [28]

XỨ NGHỆ - ĐẤT VÀ NGƯỜI

cách của vua Minh Mạng cho đến khi Phápchiếm Nghệ An (1831-1885), thì vị thế thànhVinh không thay đổi, tức là không gian của đôthị Vinh không có gì thay đổi so với đầu thếkỷ XIX, song nếu xét theo ba tiêu chí trên thìxem ra cả hai tiêu chí đầu (vị thế địa tự nhiênvà vị thế địa kinh tế) dường như chưa đượcnhà Nguyễn chú trọng, phát huy trong suốtkhoảng thời gian này. Chỉ có tiêu chí thứ 3 làvị thế địa chính trị thì rõ ràng Vinh đã đóngmột vị thế hết sức quan trọng trong hệ thốngchính trị mà các vị vua tiếp nối từ Gia Longđến Tự Đức đã chú trọng xây dựng, củng cố,duy trì và nó góp phần không nhỏ trên một sốvấn đề sau đây cho đất nước:

- Trấn thành (1804-1830), tỉnh thành(1831-1884) Nghệ An là một trong nhữngtrung tâm chính trị, quân sự mà các vị vuatriều Nguyễn từ Gia Long đến Tự Đức đã huyđộng quan lại, quân lính ra trấn giữ, nhằmthực thi vương pháp và vương quyền trên toànbộ không gian địa lý thuộc hai tỉnh Nghệ An,Hà Tĩnh ngày nay. Từ góc độ này, vị thế địachính trị đã được các vị vua nhà Nguyễnchính thức hóa, hợp pháp hóa ngay trên vùngđất Vĩnh Yên và Yên Trường, tức Vinh ngàynay. Vĩnh Yên và Yên Trường còn là cầu nốiđể nhà Nguyễn xác lập, củng cố vương quyềntrên vùng đất các trấn, tỉnh phía Bắc từ ThanhHóa ra tận vùng đồng bằng Bắc Bộ và rộnghơn là tới tận các trấn, tỉnh ở dọc biên giớiphía Bắc từ Móng Cái, Quảng Ninh cho đếntận Hà Giang, Lào Cai. Để thực hiện đượcđiều đó, ngoài tuyến đường biển, đường sông,nhà Nguyễn cố gắng duy trì cả một hệ thốngnhà trạm dọc theo con đường thiên lý Bắc -Nam qua các tỉnh thành để nối liền kinh đôPhú Xuân với tất cả các tỉnh, thành phía Bắc.Đô thị Vinh nằm ngay trên tuyến đường bộhuyết mạch đó.

- Tiếp đó, ngay trên vùng đất này các vịvua nhà Nguyễn đã cho thành lập trường thiHương Nghệ An, dành riêng cho học trò NghệAn, Hà Tĩnh dự thi (thời Nguyễn chỉ có NghệAn, Thanh Hóa có được ân điển này), các kỳthi Hương (ngạch văn) được tổ chức đều đặntừ khoa thi năm 1807 dưới thời Gia Long chođến những khoa thi sau đó dưới thời vua MinhMạng, Thiệu Trị, Tự Đức để bổ sung nhân tài

vào bộ máy quan lại của đất nước Đại Nam. Nhìn từ gócđộ này, nhà Nguyễn đã biến Vinh thành một trong 7 trungtâm đào tạo, tuyển chọn nhân tài bậc nhất của cả nước.

- Từ góc độ kinh tế, rõ ràng Vinh mang đầy đủ tínhchất, đặc điểm của một đô thị dưới thời quân chủ. Nhưnhiều đô thị khác ở nước ta thời bấy giờ, một khi yếu tố"thành" lấn át hẳn yếu tố "thị" và trong suốt 8 thập kỷ, ởđây chưa xuất hiện các phố thị theo đúng nghĩa của nó.Đồng thời, trên vùng đất Vĩnh Yên và Yên Trường chưahình thành một tầng lớp thương nhân chuyên buôn bán,kinh doanh các loại hàng hóa, hay các làng nghề, hoặc cơsở sản xuất có đủ khả năng tạo ra nhiều loại sản phẩmhàng hóa có giá trị cao trong hoạt động kinh doanh, buônbán. Bức tranh chung trong suốt 80 năm ấy là vành đailàng xã như bao thế kỷ trước vẫn bao trùm lên toàn bộ tòathành Nghệ An. Đô thị Vinh trong suốt thời quân chủkhông tạo ra những tác động trực tiếp để có thể phá vỡnền kinh tế tiểu nông mang tính tự cung, tự cấp trên vùngđất Nghệ An, Hà Tĩnh. Có chăng, trong một chừng mựcnhất định nào đó, hoạt động buôn bán trao đổi hàng hóaở khu vực chợ Vinh góp phần thúc đẩy quá trình giao lưu,trao đổi hàng hóa của cộng đồng dân cư ở lưu vực sôngLam. Nói cách khác, vị thế địa kinh tế của đô thị Vinhtrong 8 thập kỷ ấy chưa được phát huy đúng với tiềm năngcủa nó.

2. Từ khi Pháp chiếm thành Nghệ An (7/1885) đếnkhi cách mạng tháng Tám (1945) bùng nổ và thắng lợi,vừa trọn 6 thập kỷ dưới ách thống trị của người Pháp, thìnguồn tài nguyên vị thế của Vinh đã được chính quyềnthuộc địa mà trực tiếp là các công ty tư bản lớn, nhỏ củaPháp khai thác một cách khá triệt để, trên cả 3 tiêu chí vừanêu trên.

- Thứ nhất, ngay sau khi buộc Thương biện tỉnh vụNghệ An là Vũ Trọng Bình dâng nộp thành, chính quyềnthuộc địa đã gấp rút thành lập ngay một bộ máy cai trị hỗnhợp cho cả hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh và Vinh được chọnlàm trung tâm. Ngay sau đó, người Pháp biến Vinh, BếnThủy thành bàn đạp chiến lược, khai thác triệt để tuyếnđường thủy dọc sông Lam, sông La và các tuyến đườngbộ nối Vinh đến các phủ, huyện từ đồng bằng ven biểnđến miền núi phía Tây để huy động quân đội, tổ chức hàngtrăm cuộc càn quét lớn nhỏ nhằm dập tắt phong tràokháng Pháp dưới danh nghĩa Cần Vương (1885-1895)đang diễn ra quyết liệt trên vùng đất rộng lớn này.

- Tiếp đó, chỉ trong vòng chưa đầy 4 thập kỷ kể từ khiSô Mông (Chaumond) cùng các sĩ quan và binh lính dướiquyền đổ bộ từ Cửa Hội lên chiếm thành Nghệ An (1885),cho đến khi thành phố Vinh - Bến Thủy có diện tích20km2 với 2 vạn dân nội thành được thành lập (1927)(8),

Thông tinKH-CN Nghệ An

SỐ 9/2013 [29]

XỨ NGHỆ - ĐẤT VÀ NGƯỜI

các công ty tư bản Pháp đã triệt để tận dụngvị thế địa tự nhiên để biến cảng Bến Thủythành một trong những cảng sông nổi tiếngtrong bản đồ các cảng sông và cảng biển ởĐông Dương thời thuộc Pháp. Với số lượnghàng hóa xuất nhập khẩu bình quân mỗi nămtừ 60.000-80.000 tấn và người Pháp còn hyvọng cảng sông này có thể có khối lượng hànghóa xuất nhập khẩu bình quân mỗi năm lênđến 120.000-140.000 tấn(9). Điều quan trọnghơn là từ cảng sông Bến Thủy, các tàu thuyềncó tải trọng lớn có thể đi đến hầu hết các cảngsông, cảng biển ở nước ta cũng như nhiều hảicảng khác ở các nước châu Á, châu Âu. Từgóc độ này ta thấy, cảng sông Bến Thủy trởthành cửa ngõ thông ra đại dương của cả vùngBắc Trung Bộ và vương quốc Lào. Điều nàygiải thích vì sao các công ty vận tải đườngsông, đường biển của Pháp sớm tìm mọi cách

loại bỏ Bạch Thái Bưởi, Nguyễn Hữu Thu -vốn là những tư sản người Việt có vốn đầu tưvào cảng sông Bến Thủy, ra khỏi vùng địa lợinày, và dĩ nhiên là người Pháp độc chiếm toànbộ các hoạt động xuất nhập cảng tại đây. Sựđộc chiếm toàn bộ hoạt động xuất nhập cảngtại Bến Thủy trong suốt nhiều thập kỷ đãmang lại những nguồn lợi lớn cho các công tytư bản Pháp đổ vốn đầu tư vào vùng Bắc

Trung Bộ và cả vương quốc Lào. Mặt khác, nó còn ảnhhưởng rất lớn đến việc độc chiếm cả thị trường rộng lớncó nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và nguồnnhân công dồi dào, vốn là những yếu tố tối cần thiết chosự phát triển lâu dài của nền kinh tế thuộc địa nói chung.

- Song song với việc đầu tư, độc chiếm cảng Bến Thủy,chỉ trong một thời gian ngắn, sự đầu tư của Công ty rừngvà diêm Đông Dương cùng một số công ty tư bản khácđã hình thành một khu công nghiệp tập trung với nhà máyđiện, nhà máy cưa xẻ gỗ, nhà máy diêm… ngay dưới chânnúi Dũng Quyết. Với sản lượng hàng năm khoảng150.000.000-170.000.000 bao diêm (chủ yếu được sảnxuất tại Nhà máy diêm Bến Thủy), Công ty rừng và diêmĐông Dương đã độc chiếm toàn bộ thị trường ĐôngDương và còn đưa sản phẩm đi xuất khẩu ở nhiều nướckhác. Đó là chưa tính đến việc công ty này, mỗi năm còncung cấp hàng ngàn m3 gỗ được khai thác từ vùng rừngnúi phía Tây Nghệ An, Hà Tĩnh để xuất khẩu đi thị trườngnhiều nước, hay phục vụ cho việc xây dựng tuyến đườngsắt xuyên Đông Dương cũng như khai thác hầm mỏ ở

vùng Hòn Gai, Cẩm Phả. Vị thếđịa tự nhiên của vùng đất BếnThủy đã được tư bản Pháp khaithác khá triệt để cho việc phát triểncông nghiệp cưa xẻ gỗ, sản xuấtđồ mộc, diêm và cả việc xây dựngnhà máy điện Bến Thủy cung cấptoàn bộ điện chiếu sáng và sảnxuất trên địa bàn Vinh - Bến Thủy- Trường Thi.

- Chỉ trong một diện tích nhỏ(khoảng 10.000m2) thuộc địa phậnlàng Yên Dũng Thượng, ngay từđầu thế kỷ XX, Công ty Pháp Hỏaxa Đông Dương và Vân Nam đãđầu tư xây dựng một trong ba nhàmáy sửa chữa đại tu đầu máy toaxe lớn nhất Đông Dương, đó làNhà máy xe lửa Trường Thi, thuhút trên 1.000 công nhân vào làmviệc từ năm 1908 và đến năm

1938, số công nhân làm việc tại đây đã xấp xỉ 3.800người(10). Trên bản đồ của ngành đường sắt Đông Dươngvà Vân Nam thời thuộc Pháp, nhà máy xe lửa Trường Thitrở thành một mắt xích hết sức quan trọng. Thông quatuyến đường sắt xuyên Đông Dương và tuyến đường sắtnối Vinh - Phủ Quỳ, với Đề pô xe lửa Vinh, nhà máy xelửa Trường Thi, thành phố Vinh - Bến Thủy trở thành mộtđiểm nối quan trọng trong mạng lưới ngành công nghiệp

Thành Nghệ An năm 1926

Ảnh ngang 12 (8x11cm)

Thông tinKH-CN Nghệ An

SỐ 9/2013 [30]

XỨ NGHỆ - ĐẤT VÀ NGƯỜI

vận tải đường sắt của Pháp ở Đông Dươngvà Vân Nam.

- Do vị thế đặc biệt quan trọng ấy mà chỉtrong một thời gian ngắn, kể từ khi Cơ mậtviện của triều đình Huế dâng lên vua ThànhThái bản tấu trình đề nghị nhà vua cho thànhlập ngay các trung tâm đô thị, hiểu theonghĩa hiện đại (centre urbain), trên vùng đấtTrung kỳ và lấy Vinh, Huế làm thí điểm(1898), đến trước khi chiến tranh thế giới thứnhất kết thúc, trên một phạm vi không gianchưa đầy 10km2, nếu tính từ chùa Cần Linhđến cảng sông Bến Thủy, chính quyền thuộcđịa đã phê chuẩn việc thành lập 3 trung tâmđô thị là: đô thị Vinh (1899), Bến Thủy(1914), Trường Thi (1916). Và chỉ hơn mộtthập kỷ sau khi trung tâm đô thị Trường Thiđược thành lập, toàn quyền Đông Dương kýsắc lệnh thành lập thành phố Vinh - BếnThủy trên cơ sở sáp nhập cả ba trung tâm đôthị là: Vinh, Bến Thủy, Trường Thi, với diệntích 20km2 và 2 vạn dân nội thành. Thànhphố Vinh - Bến Thủy có 10 khu phố được đặttên từ phố Đệ nhất đến phố Đệ thập thực sựtrở thành một trung tâm công nghiệp, giaothông vận tải, thương mại quy mô lớn, tậptrung và chính thức trở thành một trongnhững thành phố lớn ở Trung kỳ dưới thờithuộc Pháp(11).

Từ những trình bày trên cho thấy, chínhquyền thuộc địa và các công ty tư bản Phápđã khai thác tài nguyên vị thế của Vinh, Bến

Thủy, Trường Thi một cách khá triệt để, phục vụ hữu hiệucho công cuộc khai thác thuộc địa kéo dài và góp phầnkhông nhỏ vào việc duy trì nền thống trị của Pháp ở Trungkỳ nói riêng, Đông Dương nói chung suốt từ năm 1885 đến1945.

3. Từ năm 1945-2013, việc khai thác nguồn tài nguyênvị thế ở thị xã Vinh, thành phố Vinh lại luôn thay đổi donhững biến động dồn dập của lịch sử dân tộc. Trước hết,vào cuối năm 1946 đầu năm 1947, sau khi đã bắt sống toànbộ lực lượng quân đội Pháp đóng ở khu Ba Bò và sân bayYên Đại(12), thực hiện lệnh: "tiêu thổ kháng chiến", chỉtrong một thời gian ngắn, toàn bộ cơ sở hạ tầng của thànhphố Vinh - Bến Thủy do Pháp xây dựng trước đó đã bị sanphẳng. Dân cư trên địa bàn thành phố cũng nhanh chóngtản cư về các huyện Nam Đàn, Thanh Chương, NghĩaĐàn… Từ cảng Bến Thủy đến cầu Yên Xuân và xa hơn làđến tận vùng Thanh Chương, nhân dân đã dùng hàng vạncây tre vót nhọn để ngăn không cho tàu Pháp ngược dòngsông Lam đánh chiếm Nghệ An, Hà Tĩnh. Tình thế lịch sửkhông cho phép ta khai thác nguồn tài nguyên vị thế củaVinh để phục vụ cho sự phát triển kinh tế, văn hóa - xã hộimà chỉ tập trung vào vị thế địa chính trị, quân sự để giảmbớt nguy cơ có thể xảy ra gây bất lợi cho cuộc kháng chiếntrên địa bàn Nghệ Tĩnh.

Năm 1954, công cuộc hồi sinh thị xã Vinh được thựchiện với quyết tâm cao chưa từng thấy của Đảng bộ và nhândân Nghệ An. Kết quả là đến ngày 28/12/1961, Bộ Chínhtrị Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Namra Nghị quyết 32/NQBCT về việc quy hoạch, xây dựng thịxã Vinh thành một thành phố công nghiệp ở miền Bắc.Thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị, chỉ trong vòng 2năm, việc quy hoạch, xây dựng thành phố Vinh được tiến

Toàn cảnh nhà máyxe lửa Trường Thi

năm 1929

Thông tinKH-CN Nghệ An

SỐ 9/2013 [31]

XỨ NGHỆ - ĐẤT VÀ NGƯỜI

hành với tốc độ hết sức khẩn trương, tạo ranhững thay đổi nhanh chóng về cấu trúc, diệnmạo đô thị và không gian đô thị cũng đượcmở rộng. Ngày 10/10/1963, Hội đồng chínhphủ có quyết định số 143/CP với nội dung:“Thành lập thành phố Vinh gồm thị xã Vinhcũ và xóm Trung Nghĩa thuộc xã Hưng Đông,huyện Hưng Nguyên”(13).

Chỉ sau 10 năm xây dựng (1954-1964), thịxã Vinh - thành phố Vinh đã trở thành mộttrong những đô thị lớn của hậu phương miềnBắc và đóng một vai trò hết sức quan trọngtrong việc đào tạo nguồn lực con người, pháttriển kinh tế, văn hóa xã hội cũng như vềchính trị, quân sự.

Dưới con mắt của các cố vấn, chuyên giaquân sự Mỹ, Vinh là một trong những đầumối quan trọng bậc nhất để miền Bắc huyđộng sức người, sức của chi viện cho chiếntrường miền Nam. Thực tế lịch sử từ 1964-1972 cho thấy, không quân, hải quân Mỹ đãlàm tất cả để xóa bỏ hoàn toàn cơ sở hạtầng, vật chất kỹ thuật của thành phố Vinh.Dưới sức công phá của hàng vạn tấn bomđạn, toàn bộ thành phố Vinh bị san phẳng,và dân cư trên địa bàn thành phố buộc phảitản cư về vùng trung du. Trên địa bàn thànhphố, trong những ngày chiến tranh phá hoạiác liệt chỉ còn lại lực lượng phòng không vàlực lượng thanh niên xung phong làm nhiệmvụ chiến đấu, phục vụ chiến đấu là chủ yếu.Không quân, hải quân Mỹ muốn triệt tiêuhoàn toàn vị thế địa chính trị - quân sự củaVinh, còn quân dân ta kiên quyết bảo vệ vị

thế đó bằng bất cứ giá nào, mà kết quả là chủ nghĩa yêunước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng đã chiến thắng.

Từ sau khi Hiệp định Paris (1973) được ký kết đếnnay, cùng với sự đi lên của đất nước, diện mạo củathành phố Vinh đã hoàn toàn đổi khác từ kiến trúc đôthị, dân cư, đến không gian đô thị… Ngày 30/9/2005,Chính phủ phê duyệt đề án xây dựng và phát triển thànhphố Vinh trở thành đô thị trung tâm ở Bắc Trung Bộ.Đến ngày 5/9/2008, Thủ tướng Chính phủ ký Quyếtđịnh số 1210/QĐT-Tg công nhận Vinh là đô thị loại Itrực thuộc tỉnh Nghệ An. Thành phố Vinh có 25 đơn vịhành chính xã, phường, trong đó có 16 phường là: LêMao, Lê Lợi, Hà Huy Tập, Đội Cung, Quang Trung,Cửa Nam, Trường Thi, Hồng Sơn, Trung Đô, Bến Thủy,Đông Vĩnh, Hưng Bình, Hưng Phúc, Hưng Dũng, VinhTân, Quán Bàu và 9 xã là: Hưng Đông, Hưng Lộc,Hưng Hòa, Hưng Chính, Nghi Phú, Nghi Ân, NghiKim, Nghi Liên, Nghi Đức(14).

Tuy nhiên, trong 4 thập kỷ qua (1973-2013), xét từ gócđộ khai thác nguồn tài nguyên vị thế của thành phố Vinhtrên cả ba phương diện mà bài viết đã nêu vẫn còn nhiềubất cập, chẳng hạn như vị thế của cảng Bến Thủy hay sựgiải tán của hàng loạt các nhà máy, xí nghiệp thuộc nhiềungành công nghiệp, thương mại, giao thông vận tải trênđịa bàn thành phố vào những năm 80, 90 của thế kỷ trước,hay như vị thế của chợ Vinh, chợ Ga… trong cuộc cạnhtranh với các siêu thị, rồi việc đầu tư xây dựng các khucông nghiệp, hay đầu tư xây dựng nông thôn mới trên địabàn 9 xã của thành phố…

Vấn đề đặt ra là cần phải đánh giá đúng giá trị thực mànguồn tài nguyên vị thế của thành phố Vinh có thể manglại trước mắt cũng như lâu dài mới có thể đưa ra đượcnhững chính sách hoạch định và đầu tư có hiệu quả, tạora sự phát triển bền vững cho thành phố Vinh./.

Chú thích

(1), (2), (3) Nguyễn Chu Hồi, Cơ sở tài nguyên và môi trường biển, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội 2006; LêĐức An, Uông Đình Khanh, Nguyễn Ngọc Thành, Tài nguyên vị thế các đảo ven bờ Nam Bộ và vấn đề an ninh quốcphòng và phát triển kinh tế - xã hội, đăng trên Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển, số 4, tháng 9/2009, trang 77- 87.

(4) Nguyễn Quang Hồng, Thành phố Vinh - Quá trình hình thành và phát triển từ năm 1804 đến năm 1945, NxbNghệ An, 2003, trang 5-25.

(5) Bùi Dương Lịch, Nghệ An ký, Bản dịch của Viện Hán Nôm, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1993.(6) Hoàng Văn Lân, Vấn đề xác định năm ra đời của thành phố Vinh hiện nay, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Lịch

sử, số 1(302)(1-2),1999), trang 59-65.(7), (8), (9), (10), (11) Nguyễn Quang Hồng, Kinh tế Nghệ An từ năm 1885 đến năm 1945, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội,

2008.(12) Tỉnh ủy - HĐND - UBND - UBMTTQ tỉnh Nghệ An, Lịch sử Nghệ An (từ năm 1945 đến năm 2005), tập 2, Nxb

Chính trị Quốc gia, 2012, trang 59-80.(13), (14) Tài liệu do Văn phòng UBND thành phố Vinh cung cấp, lưu tại Văn phòng UBND thành phố.

Thông tinKH-CN Nghệ An

SỐ 9/2013 [32]

XỨ NGHỆ - ĐẤT VÀ NGƯỜI

Vinh - Bến Thủy lúc này trở thành trung tâm côngnghiệp - thương mại - giao thông lớn mạnh nhất vùng BắcTrung Bộ, với diện tích 20km2, 2 vạn dân, trong đó có8.000 công nhân, 20 nhà máy lớn và rất nhiều các hãngbuôn, nhà băng [2]. Đặc biệt, lúc này Vinh đã có những yếutố của một đô thị đa văn hóa, với trên dưới 700 người nướcngoài (Hoa, Ấn, Pháp…) thường trú. Tại thời điểm này,thành phố Vinh được quy hoạch và chia thành 3 khu vựctrung tâm với 3 công năng rõ ràng: Khu vực Vinh - trungtâm hành chính; Khu vực Trường Thi là nơi có Nhà máyxe lửa Trường Thi và một số cơ sở công nghiệp khác; Khuvực Bến Thủy là trung tâm đô thị cảng, công nghiệp sầmuất.

Qua mô tả của sử sách và các tư liệu cũ, diện mạo đôthị Vinh lúc này chủ yếu vẫn là những ngôi nhà truyềnthống, chen lẫn đồng ruộng. Tuy nhiên, trong khung cảnhchung đó, có hai sự khác biệt rất đáng kể. Thứ nhất, đó làkhu phố người Hoa gần chợ Vinh, được sách “Tổng quátAn Nam” năm 1901 mô tả là: “Khu vực người Hoa kiều ở

Nhận diện dấu ấn kiến trúc Pháp ở tHÀNH pHố ViNH đầu tHế Kỷ XX

n Linh Nhi

Cho đến năm 1804, khi vuaGia Long có chỉ dụ chuyểnlỵ sở Nghệ An về Yên

Trường (thành phố Vinh ngày nay),cùng với việc xây dựng thành NghệAn, thì Vinh vẫn là một đô thị nôngnghiệp. Từ năm 1899, năm cuối cùngcủa thế kỷ XIX, khi Toàn quyền ĐôngDương Paul Doumer ký quyết địnhchấp thuận thành lập 6 đô thị ởTrung kỳ theo Đạo dụ của vua ThànhThái, trong đó có thành phố Vinh thìVinh mới bắt đầu được xây dựng theohướng đô thị công nghiệp và thươngmại. Từ đây, Vinh bắt đầu phát triểnmột cách nhanh chóng. Chưa đầy 30năm sau, năm 1927, Toàn quyềnĐông Dương Moungillot ký Nghị địnhcho sáp nhất 3 trung tâm đô thị Vinh- Bến Thủy - Trường Thi thành thànhphố Vinh - Bến Thủy, đến lúc nàyVinh đã có dáng dấp một đô thị hiệnđại.

Khu phố Hoa Kiều năm 1913

Thông tinKH-CN Nghệ An

SỐ 9/2013 [33]

XỨ NGHỆ - ĐẤT VÀ NGƯỜI

có nhiều nhà gác cao đẹp, sân xây bằng đá san sátđều nhau” [3; tr 70]. Điểm khác biệt thứ hai là dấuấn của kiến trúc Pháp qua kiểu dáng thiết kế đườngphố và hàng loạt công trình xây dựng thời kì đó, đặcbiệt là các công trình tập trung ở trung tâm Vinh vàkhu vực Bến Thủy. Rất tiếc tất cả các công trình đóhiện nay đều không còn, chúng ta chỉ có thể nhậndiện và kể cả suy đoán chúng qua những tấm ảnh cũmay mắn sưu tầm được.

Trước hết, ta có thể nhận thấy dấu ấn kiến trúcPháp qua thiết kế đường phố, vỉa hè. Những bức ảnhchụp ngã tư chợ Vinh, hay phố Disney cho ta thấythành phố Vinh thời kỳ này không khác mấy so vớicác khu phố cũ thời thuộc Pháp ở Hà Nội hiện nay.Vỉa hè rộng, có bó vỉa cao, trên hè phố dựng cột điệnvà đặc biệt, trồng rất nhiều cây xanh. Hai bên lànhững dãy nhà hai hoặc ba tầng khá đều nhau.Khung cảnh này khác hẳn với khu phố người Hoakhông có vỉa hè (giống như khu phố cổ Hà Nội), haycác làng của người Việt ở thành phố Vinh lúc đó. Cóthể nhận thấy người Pháp đặc biệt ưu tiên không gianvà cảnh quan xung quanh các khối kiến trúc. Nhữngcông trình, tòa nhà... được xây dựng với lối kiến trúcchâu Âu của những thế kỷ trước kết hợp với diệntích cảnh quan lớn như: dinh công sứ, nhà thương...tạo nên một tổng thể hài hòa, quang đãng.

Đặc biệt, qua những tấm hình về Vinh xưa, có thểthấy một quỹ kiến trúc Pháp đặc trưng đã mang lạicho Vinh vóc dáng của một đô thị được thiết kế theophong cách tân cổ điển. Đây là phong cách hàn lâmthịnh hành ở Pháp và được người Pháp phổ biến ở

nước ta trong những năm đầu thế kỷ XX. Nguyêntắc của phong cách này dựa trên quy luật đối xứngnghiêm ngặt, trong đó nhấn mạnh diện trung tâm hayhai khối nhô ở hai bên và dựa trên cách thức, chi tiếttrang trí kiến trúc theo tinh thần cổ điển. Tuy nhiên,khi vào Việt Nam, cụ thể là các tòa nhà ở Vinh nhữngnăm đầu thế kỷ XX thì đã có sự chuyển biến nhấtđịnh để phù hợp với điều kiện tự nhiên, hòa hợp vớivăn hóa bản địa, bao chứa cả tính khách quan củathời đại và cả tính chủ quan của cá nhân. Mặc dùvậy, các công trình, tòa nhà, dinh thự... thời kỳ đóvẫn mang đậm kiến trúc Pháp với một phong cáchriêng, tạo nên sự tổng quan hài hòa của đô thị Vinhthời kỳ này.

Có thể điểm diện một số dạng công trình kiếntrúc tiêu biểu ở Vinh thời kỳ này:

Dạng kiến trúc cơ quan công quyền như Dinhcông sứ, Trụ sở Tòa án. Dinh công sứ ở Vinh tiêubiểu cho phong cách kiến trúc tân cổ điển của Pháp,với tổ hợp mặt bằng, mặt đứng cân xứng với nhữngchi tiết kiến trúc thuần túy châu Âu. Bố cục cân đối,sử dụng nhiều hình thức cổ điển, mái dốc lợp ngóitây hoặc ngói đá, nhiều hình thức trang trí phong phúsử dụng cách thức, chi tiết cổ điển La Mã, Phụchưng, Baroque. Tuy nhiên, Dinh công sứ ở Vinhnhững năm đầu thế kỷ XX được thiết kế một cáchđơn giản nhất theo lối kiến trúc tân cổ điển của Pháp.Với mặt đứng của tòa nhà được thiết kế các phần vĩngang, các cột đối xứng thể hiện sự vững chắc, trangnghiêm, khỏe mạnh. Mặt trước của tòa nhà đượcnhấn mạnh bởi cửa chính với mái vòm cong nhẹ, đặc

Dinh công sứ ở Vinhnhững năm đầu thế kỷ XX

Thông tinKH-CN Nghệ An

SỐ 9/2013 [34]

XỨ NGHỆ - ĐẤT VÀ NGƯỜI

trưng của kiến trúc Pháp. Mái nhà được thiết kế theokiểu mái thu hồi, lai phong cách của châu Á, với cácđầu mái gắn cột là điểm nhấn thể hiện sự kết thúccủa ngôi nhà, khác với kiến trúc của người Việt, máinhà được thiết kế cong vút, chạm trổ hình rồng. Cửasổ của tòa nhà cũng là nét kiến trúc đặc trưng củaPháp, bên cạnh sự đối xứng, các cửa sổ này đượcthiết kế trong kính, ngoài chớp phù hợp với điều kiệnkhí hậu ở nước ta... Trụ sở tòa án cũng được thiết kếtheo lối kiến trúc tân cổ điển, nhưng đã được đơngiản hóa, mang diện mạo đường bệ, uy nghi, thể hiệnrõ sức mạnh của quyền lực.....

Dạng công trình công sở, như bưu điện, nhà ga,trụ sở một số công ty, hầu như được thiết kế theo chủnghĩa "chiết trung", lựa chọn những nét đẹp củatrường phái kiến trúc Đông - Tây kết hợp tạo nên sựhài hòa, đẹp mắt. Trên nền tảng của sự vững chắc,ổn định, kiến trúc của các công trình công sở đơngiản hơn, bớt nặng nề hơn với lối kiến trúc mở. Sựđối xứng trong các chi tiết của ngôi nhà vẫn đượcnhấn mạnh thể hiện sự khỏe khoắn. Trụ sở một côngty ở Bến Thủy dựa vào lối kiến trúc châu Âu, vớitầng một cửa sổ làm nhỏ hơn các tầng khác, nhằmlàm phong phú thêm cho mặt đứng của tòa nhà, cửasổ cũng được thiết kế kiểu mái vòm đặc trưng. Mặttrước của ngôi nhà đưa vào một số chi tiết kiến trúcđặc trưng của Pháp và biểu tượng của công ty. NhàBưu điện có kết hợp với kiến trúc Á Đông ở mái nhà,với điểm nhấn là hình sọc dọc làm sống động thêmkiến trúc. Mái dốc lợp ngói hoặc tôn, có hệ con sơnđỡ mái bằng gỗ mảnh hình tam giác, được tiện khắccông phu, với họa tiết trang trí không nhiều nhưngkhá tinh tế, vừa có tác dụng nâng đỡ mái, vừa là cáchtrang trí đẹp mắt cho ngôi nhà. Riêng bức ảnh chụpNhà ga Vinh khiến ta liên tưởng đến kiểu dáng GaHàng Cỏ (Hà Nội) trước đây. Tuy nhiên, so với HàngCỏ, Ga Vinh nhỏ và đơn giản hơn.

Dạng công trình văn hóa công cộng, vui chơi giảitrí, như Câu lạc bộ (nhà séc) ở phố Disney, nhàthương Vinh… thường theo trường phái kiến trúcGô-tích, hoặc mái vòm, kết hợp cùng với diện tíchcảnh quan lớn. Điều đặc biệt trong quy hoạch xâydựng của người Pháp là ở tuyến phố chính, tại điểm

giao nhau thường đặt các công trình mang tính biểutượng, đẹp, như công trình văn hóa - thương mạihoặc tượng đài. Phố Disney ở Vinh thời kỳ này làmột ví dụ. Tại đây họ cho xây dựng Câu lạc bộ vuichơi giải trí. Câu lạc bộ này được xây dựng với lốikiến trúc mới, hiện đại của Pháp thời kỳ đó. Vớiđiểm nhấn là sảnh vào, sảnh cong khỏe mạnh, nhẹnhàng, sử dụng những hình khối trong bố cục khônggian, các khối vuông, chữ nhật kết hợp với khối bántrụ, tạo nên lối kiến trúc hiện đại, giản dị. Thêm vàođó là các họa tiết trang trí bằng thép uốn hoặc đắpnổi xi măng, thạch cao với đường nét mềm mại làmgiảm bớt sự thô nặng của các khối chủ đạo. Đây làloại hình kiến trúc có nhiều sự cải biên phù hợp vớicông năng và điều kiện sống ở bản địa. Riêng kiếntrúc Nhà thương Vinh, người Pháp đặc biệt chú trọngvà ưu tiên không gian kiến trúc cảnh quan, môitrường xung quanh. Nhà thương được xây dựng táchhẳn môi trường ồn ào, náo động của đô thị, tạo nênmột không gian an dưỡng yên tĩnh, trong lành. Thiếtkế của nhà thương cũng được đơn giản một cách tốiđa với kiến trúc hành chính với lối vào, sảnh, cửavào mái vòm, mái có con sơn kép, có ống thông hơi,hành lang rộng...

Ngoài những công trình tiêu biểu đó, thời kỳ nàyở thành phố Vinh - Bến Thủy còn có nhiều công trìnhnhà dân, khách sạn, rạp chiếu bóng… mang đậmphong cách kiến trúc Pháp. Tuy nhiên, chúng tôi chỉbiết qua mô tả của một số tác phẩm văn học, chưasưu tầm được ảnh, nên không dám bình luận sâu.

Có thể nói, những công trình kiến trúc này khôngchỉ có giá trị lớn về nghệ thuật kiến trúc mà còn làkho tư liệu sinh động về kỹ thuật xây dựng đặc sắccủa Pháp. Tuy nhiên, do chiến tranh, do thiên tai, rấtđáng tiếc, đến nay tất cả các công trình mang dấu ấnkiến trúc Pháp đã không còn. Riêng trong cuộc "tiêuthổ kháng chiến" năm 1947 đã có 235 công sở, 324nhà cao tầng và 1.263 nhà dân bị dỡ bỏ, đập phá.Thiết nghĩ các nhà quản lý, các nhà quy hoạch, kiếntrúc, các nhà nghiên cứu lịch sử và văn hóa cũng cầncó suy nghĩ, để cho những dấu ấn kiến trúc Pháp ởVinh được lưu giữ không chỉ trong ký ức và trênsách vở./.

Tài liệu tham khảo

1. Phạm Xuân Cần, Văn hóa đô thị với thực tiễn thành phố Vinh, Nxb Nghệ An, 20082. Nguyễn Quang Hồng, Thành phố Vinh, quá trình hình thành và phát triển, Nxb Nghệ An, 2003.3. Lịch sử thành phố Vinh, tập1, Nxb Nghệ An.

Thông tinKH-CN Nghệ An

SỐ 9/2013 [35]

XỨ NGHỆ - ĐẤT VÀ NGƯỜI

Ngày 30/7/2013, Bộ Chính Trị có Nghị quyết 26/TWvề phát triển Nghệ An, trong đó xác định: “Xây dựngthành phố Vinh thành trung tâm vùng Bắc Trung Bộ vềtài chính, thương mại, khoa học - công nghệ, công nghệthông tin, công nghiệp công nghệ cao, y tế, văn hoá, thểthao, giáo dục - đào tạo; cùng với Cửa Lò phát triểnthành cực tăng trưởng kinh tế và mũi nhọn tăng trưởngcủa tỉnh”.

Hiện nay, tỉnh đã và đang tổ chức nghiên cứu, điềuchỉnh quy hoạch chung thành phố Vinh đến năm 2030,tầm nhìn đến năm 2050. Đồ án quy hoạch đang được thựchiện bởi Niken Sekkei, một công ty tư vấn của Nhật Bản.Theo đó, vùng nghiên cứu phát triển thành phố Vinh códiện tích khoảng 250km2; ranh giới quy hoạch như sau:Phía Bắc giáp đường Nam Cấm - Cửa Lò và sông Cấm;Phía Nam giáp đường Quốc lộ 1A tránh Vinh và sôngLam; Phía Đông giáp sông Lam, Cửa Hội và biển Đông;Phía Tây giáp xã Nam Giang và sông Kẻ Gai.

Cho đến nay, qua quá trình nghiên cứu, các nhà tư vấnđã đề ra mục tiêu chung và 6 mục tiêu cụ thể. Trong đó,6 mục tiêu cụ thể chính là những định hướng phát triển

n Phạm Xuân Cần

quan trọng của Vinh, bao gồm: 1/ Đô thịtăng trưởng bền vững với vai trò là trungtâm của vùng Bắc Trung Bộ và một trongnhững cực phát triển trọng điểm của miềnTrung Việt Nam; 2/ Đô thị thấm đượmtruyền thống lịch sử dựng nước, giữ nướcvà vốn văn hóa đa dạng; 3/ Liên kết cácchức năng đô thị với công cuộc đào tạonhân lực chất lượng cao; 4/ Đô thị có nền ytế phát triển hiện đại, toàn diện, gắn kết vớikhu vực; 5/ Đô thị cộng sinh với môi trườngdựa trên ưu thế của rừng và nước; 6/ Đô thịsống an toàn, vững mạnh trước thiên tai vớinền tảng môi trường sạch.

Bài viết muốn lưu ý đến mục tiêu thứ 5,đó là “Đô thị cộng sinh với môi trường dựatrên ưu thế của rừng và nước”. Mục tiêunày được diễn giải cụ thể như sau: “Cânnhắc tới các điều kiện tự nhiên khắc nghiệtcủa vùng và hiện tượng đảo nhiệt do đô thịhóa để hình thành một đảo mát (Cool is-

VINH LÀ THÀNH PHỐ BIỂN

Thông tinKH-CN Nghệ An

SỐ 9/2013 [36]

XỨ NGHỆ - ĐẤT VÀ NGƯỜI

land) cho đô thị với rừng - cây xanh - hồ nước. Tạo dựngmạng lưới nước - rừng tạo cảm giác trong lành, mát mẻvà thư thái hướng tới một đô thị cộng sinh với môitrường”.

Về phương án cấu trúc đô thị, sau khi cân nhắc cácphương án: cấu trúc đô thị dạng đảo, cấu trúc đô thị dạngtrục, cấu trúc đô thị dạng đa cực - vệ tinh, các nhà tư vấnđã lựa chọn phương án cấu trúc đô thị dạng đa cực - vệtinh. Theo phương án này sẽ có ba khu vực đô thị chính:Vinh, Hưng Nguyên; Cửa Lò và Quán Hành, với nhữngchức năng đô thị khác nhau. Khoảng giữa trục Vinh - CửaLò sẽ xây dựng một trung tâm đô thị mới. Trục đô thị chủđạo là trục Cửa Lò - Vinh - Hưng Nguyên. Đây là trục đôthị biểu tượng của thành phố Vinh mở rộng, vừa có vaitrò là trục giao thông, vừa là biểu tượng phát triển đô thị,thực hiện liên kết 4 yếu tố: kết nối đô thị, kết nối các đầumối, kết nối cây xanh và kết nối con người.

Có thể nhận thấy các nhà tư vấn đã tôn trọng tối đahiện trạng hạ tầng và các phân khu chức năng đô thị hiệncó của thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò, cũng như của cáckhu vực liên quan của hai huyện Hưng Nguyên và NghiLộc. Đồ án quy hoạch mới cũng cơ bản dựa theo quyhoạch hiện có, đồng thời nương theo các ý tưởng pháttriển của Vinh, Cửa Lò đã được diễn đạt trong các văn bảncó tính quy hoạch khác. Vì vậy khi tiếp cận đồ án quyhoạch này, người ta cảm thấy quen thuộc, dễ chấp nhận,vì vẫn có thể phát triển mà không phải phá bỏ hay xáotrộn nhiều các giá trị hiện có.

Tuy nhiên, đó cũng chính là nhược điểm, làm cho bảnđồ án này thiếu tính sáng tạo, đột phá, thiếu một cái “tứ”rõ ràng, dứt khoát cho “bài thơ” đô thị Vinh trong tươnglai gần.

Trong nghiên cứu về đô thị hiện nay theo quan điểmChiến lược đô thị (CDS), Liên hiệp quốc khuyến cáo mỗiđô thị cần phải tìm ra định nghĩa của mình, định nghĩa đóphải được mô tả ngắn gọn trong một mệnh đề. Qua mệnhđề đó, người ta biết được bản sắc của đô thị đó, hoặc biếtđược mục tiêu mà đô thị đó đang hướng tới. Rất tiếc, phầnlớn các đô thị ở Việt Nam chúng ta hiện nay chưa tìmđược định nghĩa của mình, do đó trên thực tế cũng nhưtrong định hướng vẫn chỉ có thể xác định chung chung làcông nghiệp, thương mại và dịch vụ. Với thành phố Vinhcũng như vậy, ngay cả với bản đồ án quy hoạch lần này,chúng ta vẫn chưa thể định danh Vinh một cách thật cụthể và khúc chiết. Kiến trúc là một ngành nghệ thuật. Đồán quy hoạch cho một đô thị cũng là một tác phẩm nghệthuật. Việc chưa gọi tên chính xác thành phố Vinh là đô

thị gì đã làm cho “bài thơ” đô thị Vinh chưacó một cái “tứ” xuyên suốt, cho nên dù cónhiều hình ảnh, xúc cảm, vần điệu hay, nóvẫn chưa thật sự chinh phục tình cảm và lýtrí người xem.

Có thể nói các nhà tư vấn đã cố gắngkhắc họa sự khác biệt của Vinh trong tươnglai gần (đến 2020) qua 6 mục tiêu nói trên.Trong bản đồ án cũng nhiều lần đề cập Vinhsẽ là đô thị đại học, đô thị chữa bệnh, đô thịcông nghệ cao, trung tâm tài chính, trungtâm thương mại… Trong mục tiêu thứ 5,các nhà tư vấn đã nói đến yếu tố rừng vànước như là một yếu tố có tính lợi thế vàkhác biệt của Vinh trong tương lai chỉ 7năm nữa. Thế nhưng, rất tiếc, trong lúc nóinhiều đến các hồ nước đã có hoặc chưa có,các nhà tư vấn lại chưa khai thác các dòngsông đã, đang và sẽ làm nên diện mạo Vinh,như sông Lam, sông Vinh, sông Cấm… Đặcbiệt, chỉ 7 năm nữa, thành phố Vinh sẽ baogồm cả thị xã Cửa Lò, thế nhưng người tagần như quên mất biển Đông! Theo tôi, cầnkhẳng định một cách thật quả quyết Vinh làthành phố biển! Trước hết đó là một thựctế. Hiện nay cũng đã có thể nói như thế, nếunhư chúng ta tạm quên đi ranh giới hànhchính (một thứ ranh giới không có nhiều ýnghĩa trong không gian đô thị hiện đại).Hiện tại từ điểm xa nhất của Vinh đến CửaLò cũng chỉ chưa đầy 20 cây số, với giaothông thuận tiện, nhanh chóng, thì việc nóiVinh có biển cũng không sai. Huống hồ chỉ7 năm nữa, mọi ranh giới hành chính khôngcòn, Vinh đương nhiên là thành phố biển.Nhưng điều quan trọng hơn, việc xác địnhVinh là thành phố biển có ý nghĩa vô cùngquan trọng cho các nhà quy hoạch hiện nay.Theo đó, cả thành phố Vinh sẽ lấy biển làmmặt tiền, hướng về biển mà phát triển. Theođó, từ chỗ không nghĩ đến biển, nay ngườita phải lấy biển làm trung tâm, làm cái đíchđể hướng tới, lấy biển làm cảm hứng, làmthi tứ cho các sáng tạo về phong cách kiếntrúc, cảnh quan, xây dựng.

Đặc biệt, khi xác định Vinh là thành phốbiển, sẽ có định hướng rõ rệt trong việc

Thông tinKH-CN Nghệ An

SỐ 9/2013 [37]

XỨ NGHỆ - ĐẤT VÀ NGƯỜI

phân định chức năng của các phân khu đô thị. Theo đó,có thể thấy Vinh trong tương lai có ba phân khu chứcnăng lớn: Khu vực thành phố Vinh hiện nay là trung tâmhành chính - chính trị, tài chính, văn hóa, thương mại;Cửa Lò là trung tâm du lịch, dịch vụ, các hoạt động vuichơi, giải trí; Quán Hành, gắn với Khu Kinh tế ĐôngNam là trung tâm công nghiệp. Theo đó, các trung tâmvăn hóa, thể dục, thể thao, vui chơi, giải trí… sẽ đượcquy hoạch ở Cửa Lò. Đô thị đại học tương lai cũng nênquy hoạch trên trục đường Vinh - Cửa Lò (đường 46hiện nay) về phía Cửa Lò. Người dân cũng như dukhách đến Vinh sẽ nghĩ ngay: làm việc ở Vinh, vui chơi,giải trí ở Cửa Lò. Đây cũng là cách tốt nhất để khắcphục tình trạng “một mùa” của du lịch biển Cửa Lò hiệnnay.

Cũng trên cơ sở xác định Vinh là thành phố biển, cầnvà nên cân nhắc lại phương án chọn về cấu trúc đô thị.Xu hướng phát triển đô thị hiện nay trên thế giới là theomô hình Hạt nhân - Vệ tinh. Tuy nhiên, xu hướng nàychủ yếu là để giảm tải cho các siêu đô thị, đồng thời tạora các đô thị thân thiện với môi trường, bảo tồn cảnhquan thiên nhiên. Với thành phố Vinh, diện tích quyhoạch khoảng 250km2, khoảng cách giữa hai cực xa nhấtcũng chỉ trên dưới 20km, dân số dự ước tối đa 900 ngànngười, liệu có nên đặt vấn đề đa cực - hạt nhân? Liệuphương án đó có làm vụn quy hoạch của thành phố, mộtquy hoạch vốn đã bị “băm nát”? Trên thực tế, cũng nhưnhiều đô thị khác, trong quá trình phát triển, Vinh cũngđã và sẽ hình thành các “trung tâm”, các “điểm nhấn”do phát triển không đều. Nhưng chỉ nên coi đó như lànhững bước quá độ, tạo nên nhịp điệu phát triển đô thịtheo thời gian, không nên coi đó là cấu trúc đô thị đượcđịnh hình từ đầu trong quy hoạch. Ví dụ trên trục chínhVinh - Cửa Lò dài khoảng 8km, dự định xây dựng mộttrung tâm đô thị mới. Cũng chỉ nên coi đó là một nhịptrong quá trình phát triển đô thị trên trục này, không nêncoi đó là một “cực”. Tương tự các điểm khác cũng nhưvậy. Nếu có quá nhiều “cực”, sẽ là không có cực nào cả,hoặc là đô thị sẽ nhạt nhòa, không bản sắc, hoặc là đôthị sẽ vị vỡ vụn, không điểm nhấn.

Theo tôi, từ cái tứ chính thành phố biển, cần quy hoạchVinh theo mô hình hai cực, một trục. Hai cực đó là Vinh(hiện nay) và Cửa Lò (hiện nay) với chức năng như đã nóiở trên. Hai cực này được nối với nhau bằng trục Vinh -Cửa Lò. Trên cơ sở hiện tại có thể triển khai trục Vinh -Cửa Lò theo 5 tuyến chính (nên chăng gọi là Kim, Mộc,Thủy, Hỏa, Thổ), bao gồm: đường ven sông Lam; đường

Vinh - Cửa Hội; đường Vinh - Cửa Lò (làtuyến đường mới xuất phát từ Quán Bàu, đóngvai trò là tuyến biểu tượng); đường 46; đườngNam Cấm - Cửa Lò.

Thực ra định hướng phát triển thành phốVinh bao gồm cả Cửa Lò đã được khẳng địnhtừ Quyết định 239 phê duyệt Đề án phát triểnthành phố Vinh của Chính phủ năm 2005. Thếnhưng, trong triển khai quy hoạch, cũng nhưthực hiện nhiều công trình cụ thể ở Cửa Lò vàVinh đã không thể hiện được sự nhất quántheo định hướng này, đặc biệt chưa nghĩ đếnviệc biến Vinh thành đô thị biển. Ranh giớihành chính vô hình chung vẫn là cái vòng kimcô kìm hãm sự khai phóng về tư duy của cácnhà kiến trúc và quy hoạch. Đó cũng là mộttrong những nguyên nhân ảnh hưởng đến tốcđộ và phương hướng phát triển của Vinh, CửaLò và các vùng phụ cận.

Thiết nghĩ đã chín muồi (nếu không nói làmuộn) cho sự định danh Vinh là thành phốbiển. Với định hướng và định danh mới đó,chắc chắn các nhà tư vấn sẽ có một mục tiêu,một tư tưởng, một tư duy, một “thi tứ” rõ ràng,dứt khoát hơn cho “bài thơ” đô thị Vinh trongtương lai không xa./.

Bản đồ quy hoạch phát triểnkhông gian đô thị TP Vinh đến năm 2020

Thông tinKH-CN Nghệ An

SỐ 9/2013 [38]

XỨ NGHỆ - ĐẤT VÀ NGƯỜI

Võ Văn Đồng sinh ngày 15/1/1911, quê ở xã NgưHải, Tân Hợp (nay là xã Nghi Xuân, huyện Nghi Lộc,tỉnh Nghệ An), thân phụ là ông Võ Văn Hiếu, thân mẫulà bà PhanThị Khiếng (Võ Văn Đồng là con út của bàvợ hai). Năm 1917, khi mới lên 6 tuổi thì cha mẹ quađời, Võ Văn Đồng phải chịu cảnh côi cút, thiếu tìnhthương và sự chăm sóc của cha mẹ. Nhà Võ Văn Đồngđông anh chị em nên họ đã thay nhau nuôi và chăm sócngười em côi cút, lo cho em được đến trường học chữHán, chữ Quốc ngữ. Khi học ở trường Pháp - Việt,huyện Nghi Lộc, Võ Văn Đồng học thêm cả tiếngPháp. Võ Văn Đồng là người sáng dạ, ham học hỏi,hay giúp đỡ mọi người, khảng khái, ghét bọn xu nịnh,thích nghe những người cao tuổi kể chuyện đánh Tâycủa các cụ Trần Tấn, Đặng Như Mai, Phan ĐìnhPhùng, Nguyễn Xuân Ôn và phong trào vận động xuấtdương do cụ Phan Bội Châu khởi xướng. Phong tràoxuất dương của thanh niên huyện Nghi Lộc thời ĐôngDu lên cao, Võ Văn Đồng say mê đọc và thuộc lòngcác bài thơ của cụ Phan, mong ước một ngày nào đócũng được đi xuất dương như Đặng Thái Thuyến (contrai cụ Đặng Thái Thân) và những thanh niên khác của

Năm 1960, nhân kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Đảng, 30 năm Xô viết Nghệ Tĩnh(1930-1960), Bảo tàng Xô viết Nghệ Tĩnh được thành lập tại thành phố Vinh -thành phố Đỏ anh hùng. Một trong những người có công lớn nhất trong công tác

nghiên cứu, sưu tầm tài liệu, hình ảnh và hiện vật để xây dựng Viện Bảo tàng Xô viết Nghệ Tĩnhkhang trang, phục vụ hàng triệu lượt khách trong nước và quốc tế đến Vinh để nghiên cứu, thamquan, học tập là đồng chí Võ Văn Đồng, một chiến sỹ cộng sản kiên cường trong cao trào cáchmạng 1930-1931, cũng là người đầu tiên được Tỉnh ủy Nghệ An giao nhiệm vụ làm Chủ nhiệmViện Bảo tàng Xô viết Nghệ Tĩnh (3/2/1960). Nhân kỷ niệm 83 năm ngày Xô viết Nghệ Tĩnh(1930-2013) và 50 năm thành phố Vinh, bài viết này xin giới thiệu đôi nét về đồng chí Võ VănĐồng - người có công truyền ngọn lửa Xô viết Nghệ Tĩnh cho muôn đời sau.

Đồng chí Võ Văn Đồngvới phong trào Xô viết nghệ tĩnh 1930-1931

n Trương Quế Phương

Ảnh dọc 18(7x9cm)

Đồng chí Võ Văn Đồng

Thông tinKH-CN Nghệ An

SỐ 9/2013 [39]

XỨ NGHỆ - ĐẤT VÀ NGƯỜI

Phan Bội Châu về nước, truy điệu cụ Phan Chu Trinh, sựhoạt động của Đảng Tân Việt, phong trào tẩy chay ngoạihoá, phong trào giảng sách, đọc báo, những ảnh hưởng trênđã gây thêm cho tôi một tinh thần dân tộc rất cao, rất thathiết với cách mạng giải phóng dân tộc, tôi ao ước được đixuất dương du học…”.

Năm 1927, dưới sự lãnh đạo của Đảng Tân Việt, phongtrào cách mạng ở huyện Nghi Lộc phát triển mạnh. Biết VõVăn Đồng là một thanh niên có tinh thần yêu nước, canđảm, đã từng tham gia trong các cuộc vận động cách mạngtrước đây, đồng chí Nguyễn Thức Mẫn(1), Hoàng VănTâm(2), Nguyễn Thị Nhã, Nguyễn Thị Xân(3) đã gần gũi,tuyên truyền và giác ngộ. Họ đã đưa cho Võ Văn Đồng đọcnhững loại sách báo của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, đặc biệtlà các tờ “Báo Thanh niên”, “Đường Kách mệnh” từ nướcngoài, theo con đường bí mật chuyển về Nghệ An để tuyêntruyền vận động cách mạng. Đi đôi với việc giác ngộ, VõVăn Đồng bắt đầu được giao nhiệm vụ và hướng dẫn côngviệc, tham gia hoạt động cách mạng trong tổ chức của ĐảngTân Việt.

Năm 1929, sau khi Đông Dương Cộng sản Đảng ra đời,dưới sự lãnh đạo của Xứ ủy Trung kỳ, các đồng chí NguyễnPhong Sắc, Trần Văn Cung rất chú trọng xây dựng và pháttriển phong trào cách mạng ở huyện Nghi Lộc. Nhân kỷniệm lần thứ 12 cách mạng tháng Mười Nga (7/11/1917-7/11/1929), Đông Dương Cộng sản Đảng đã chủ trương vậnđộng nhân dân treo cờ đỏ búa liềm, rải truyền đơn để ủnghộ phong trào đấu tranh của công nông Nga do Đảng Bôn-sơ-vích lãnh đạo. Theo sự hướng dẫn, Võ Văn Đồng thamgia rải truyền đơn ở những địa điểm tụ họp đông người, treocờ đỏ búa liềm ở các nóc đình làng và những nơi có cây cổthụ cao để mọi người được nhìn rõ(4). Sau các phong tràođấu tranh phản đối đế quốc chiến tranh (1/8/1929) và kỷniệm Cách mạng tháng Mười Nga (7/11/1929), Võ VănĐồng khao khát được làm những công việc có ích cho dân,cho xã hội, góp phần vào cuộc cách mạng vô sản để đánhđuổi thực dân Pháp xâm lược. Tình cảm và nguyện vọngtham gia hoạt động cách mạng đã được Võ Văn Đồng ghilại trong bản tự thuật: “…Nguyện vọng khao khát ấy của tôiđã đạt được khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. … Tháng5/1930, đồng chí Hoàng Đức Bình, Bí thư Chi bộ đầu tiênở Song Lộc tìm đến nhà tuyên truyền Chủ nghĩa cộng sảnvà Học thuyết Mác - Lênin cho tôi… Khi được đọc nhữngtài liệu của đồng chí Nguyễn Ái Quốc, chẳng khác nào trờiđang nắng hạn gặp trận mưa rào. Trong lòng hừng hực hẳnlên, tôi vui mừng khôn xiết. Từ đó, tôi dấn thân vào conđường cách mạng của Đảng, hoạt động liên tục mãi từ ngàycó Đảng ra đời cho đến ngày nay”.

Sau ngày Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (3/2/1930),đồng chí Hoàng Đức Bình, Bí thư Chi bộ ghép và đồng chí

huyện Nghi Lộc. Năm 1925, khi Phan Bội Châu bị bắt ở

Trung Quốc và bị giải về nước để kết án tửhình, một phong trào đấu tranh dấy lên khắpcả nước đòi thực dân Pháp phải giảm án chocụ. Tại Nghệ Tĩnh, dưới sự lãnh đạo của HộiPhục Việt, hàng vạn người dân đã tham giamít tinh, biểu tình, diễn thuyết, đấu tranh, lấychữ ký gửi Toàn quyền Đông Dương đòi ânxá cho Phan Bội Châu. Ngoài lực lượng đấutranh của công nông, thợ thuyền, dân buônbán, một lực lượng tham gia đấu tranh có tổchức kỷ luật và rất hiệu quả, đó là tầng lớptrí thức, giáo viên và học sinh của các trường:Quốc học Vinh, Cao Xuân Dục, NguyễnTrường Tộ ở thành phố Vinh và các trườngPháp - Việt ở các huyện. Các thầy giáo nhưTrần Phú, Hà Huy Tập, Trần Văn Tăng, BùiKhắc Minh (Hiệu trưởng trường Pháp - Việt,huyện Nghi Lộc) tham gia trong tổ chức HộiPhục Việt đều là những thành viên trong Banlãnh đạo cuộc đấu tranh. Đã từ lâu, Võ VănĐồng luôn tìm đọc thơ văn yêu nước, thamgia các buổi bình thơ văn của cụ Phan BộiChâu. Nay được đứng trong đội ngũ của hàngngàn người đi đấu tranh và đưa yêu sách đểbảo vệ sự sống cho cụ Phan Bội Châu, VõVăn Đồng rất tự hào và hãnh diện, tràn ngậpniềm tin vào sức mạnh của quần chúng nhândân. Phong trào đấu tranh đòi giảm án cho cụPhan Bội Châu thắng lợi làm nức lòng nhândân Nghệ Tĩnh. Trước khi bị đưa vào giamlỏng ở Bến Ngự, Huế, cụ Phan có ghé vềthăm quê. Nhân dân thành phố Vinh và cáchuyện Nghi Lộc, Nam Đàn đã nô nức đếnđón chào, thăm hỏi. Đối với Võ Văn Đồng,sự kiện đó đã trở thành một kỷ niệm đẹp củacuộc đời, mở đầu cho những ngày tranh đấutiếp theo. Năm 1926, Võ Văn Đồng tham giamít tinh, biểu tình truy điệu cụ Phan ChuTrinh và phong trào đấu tranh phản đối thựcdân Pháp đuổi thầy giáo Hà Huy Tập khỏitrường Cao Xuân Dục, chỉ vì thầy đã lãnhđạo các cuộc đấu tranh chống thực dân Pháptại thành phố Vinh.

Những hoạt động yêu nước của nhân dânNghệ An lúc bấy giờ đã tác động mạnh mẽđến ý thức và con đường cách mạng của VõVăn Đồng sau này. Trong tập hồi ký cáchmạng của mình, Võ Văn Đồng đã viết: “...Cụ

Thông tinKH-CN Nghệ An

SỐ 9/2013 [40]

XỨ NGHỆ - ĐẤT VÀ NGƯỜI

Đồng vinh dự được kết nạp vào Đảng Cộng sản. Sau khivào Đảng, để giữ bí mật trong công tác hoạt động cáchmạng, Võ Văn Đồng thường dùng các tên bí danh: Lân,Quang, Tinh.

Sau các cuộc đấu tranh liên tiếp của nhân dân huyệnNghi Lộc từ 20-28/9/1930, kẻ địch tung mật thám lùng sục,nhiều đồng chí trong cấp ủy bị bắt. Với sự tín nhiệm củaĐảng và các tổ chức quần chúng, đồng chí Võ Văn Đồngđược bổ sung vào Ban chấp hành Tổng bộ, phụ trách côngtác tuyên truyền, vận động, Tự vệ đỏ. Đồng chí tổ chức vàmở các lớp học chữ Quốc ngữ cho nhân dân trong các làngxã. Được lãnh đạo Huyện ủy Nghi Lộc quan tâm, quầnchúng nhân dân giúp đỡ, chỉ một thời gian ngắn, Võ VănĐồng đã vận động được hàng trăm nam, nữ thanh niên gianhập Đoàn thanh niên và đội Tự vệ. Lực lượng cách mạngcủa huyện Nghi Lộc phát triển nhanh, các cuộc đấu tranhcàng mạnh. Tuổi trẻ nhiệt tình, xông xáo, lăn lộn trong cáccuộc đấu tranh của quần chúng, Võ Văn Đồng đã nhanhchóng trưởng thành, tích lũy nhiều kinh nghiệm về tuyêntruyền và phương pháp vận động quần chúng.

Sau cuộc đấu tranh của nhân dân huyện Nghi Lộc vàongày 8/10/1930, Tri huyện Tôn Thất Hoàn tập trung binhlính đi khắp các làng xã lùng sục, càn quét, bắt bớ nhằm tiêudiệt hết lực lượng cộng sản, nhiều đồng chí đảng viên bị bắt.Để bổ sung cán bộ cho Đảng, Huyện ủy Nghi Lộc đã bổsung đồng chí Võ Văn Đồng vào Ban chấp hành, phụ tráchNông hội Đỏ và trực tiếp chỉ đạo phong trào đấu tranh củanhân dân các tổng vùng Đông - Nam huyện Nghi Lộc (TânHợp, Phượng Cương, Cổ Bái, Phúc Lợi, Cổ Đan…). VõVăn Đồng đã chỉ huy đội Tự vệ đỏ phá nhà xi nhan ở CửaHội, đập phá ty rượu, trấn áp bọn phản cách mạng, vận độngnhân dân quyên góp tiền để mua sắm thêm vũ khí, luyện tậpquân sự để bảo vệ xóm làng.

Ngày 2/1/1931, khi cán bộ Huyện ủy Nghi Lộc đang họpvới cán bộ Tổng ủy tại Cổ Bái thì Tri huyện Tôn Thất Hoàncho lính kéo đến bao vây làng. Đồng chí Võ Văn Đồng đãnổi trống ngũ liên, huy động lực lượng Tự vệ đỏ và quầnchúng nhân dân các làng đến giải vây cho các đồng chí cánbộ về dự họp. Tri huyện Tôn Thất Hoàn ra lệnh cho bọn línhbắn vào đoàn biểu tình. Căm thù sôi sục, Võ Văn Đồng cùngcác đồng chí Quế, Bạng, Hồng, Cận, Hiến, Cư, Nhượngtrong Ban chấp hành của các Tổng ủy đã chia nhau đến cáclàng xã đánh trống ngũ liên, tập hợp các đội Tự vệ đỏ, kêugọi quần chúng nhân dân kéo đến đồn Song Lộc bao vâybọn lính. Trước sức mạnh như thế chẻ tre của quần chúngcách mạng, tri huyện và bọn lính thất thế chạy vào đìnhChính Vị để chờ quân tiếp viện đến cứu. Thừa thắng xônglên, Tự vệ đỏ đã giết tên Tri huyện Tôn Thất Hoàn và 5 tênlính tại cây đa Chính Vị(6) rồi quẳng xác chúng xuống sôngLam. Sau cuộc đấu tranh đó, Tri huyện Tôn Thất Kiều về

Nguyễn Hữu Cơ (tức Khuê Tròn)(5) trực tiếpgiao nhiệm vụ cho Võ Văn Đồng phụ tráchtổ chức Nông hội Đỏ làng Tân Hợp. Tổ chứcNông hội đỏ phát triển ngày càng mạnh, VõVăn Đồng được điều lên tổng, phụ trách Banchấp hành liên xã Nông hội Đỏ, đi đến cáclàng Phúc Lợi, Cổ Bái, Phượng Cương vậnđộng đồng bào lương, giáo đoàn kết, hăng háitham gia tổ chức. Tháng 4/1930, Huyện ủyNghi Lộc tổ chức Đại hội huyện Đảng bộ bầura Ban chấp hành Huyện ủy, đồng chíNguyễn Thức Mẫn được bầu làm Bí thư, VõVăn Đồng được giao phụ trách tổ chức Nônghội đỏ và Ban vận động tuyên truyền. BiếtVõ Văn Đồng có tài tổ chức, khéo vận động,được quần chúng nhân dân tin yêu, nên cácđồng chí Nguyễn Thức Mẫn, Lê Huy Điệp,Nguyễn Thị Nhã đã giao cho Võ Văn Đồngnhiệm vụ phát triển lực lượng Đoàn Thanhniên và xây dựng lực lượng đội Tự vệ đỏ đểlàm nòng cốt, chỗ dựa tinh thần cho phongtrào bảo vệ quần chúng nhân dân tham giađấu tranh.

Ngày 2/6/1930, dưới sự lãnh đạo củahuyện Đảng bộ, Võ Văn Đồng tham gia cuộcđấu tranh của nhân dân 3 tổng Thượng Xá,Đặng Xá và Kim Nguyên. Đoàn biểu tìnhkéo lên huyện đường Nghi Lộc yêu cầu trihuyện Tôn Thất Hoàn thả những người bị bắttrong cuộc biểu tình ngày 1/5/1930 vừa qua,đòi bồi thường cho các gia đình có người hisinh và bị thương khi đi biểu tình. Phong tràocách mạng càng phát triển mạnh, Võ VănĐồng càng hăng hái hoạt động, uy tín càngđược nhân lên trong quần chúng nhân dân.

Ngày 25/6/1930, dưới sự lãnh đạo củaHuyện ủy, Võ Văn Đồng tham gia trong Banchấp hành Nông hội đã tổ chức, vận độngnông dân các tổng tham gia cuộc mít tinh tạiCồn mả nường (Nghi Trường). Tri huyện TônThất Hoàn đã điều binh lính đến định giải tán,nhưng khi thấy khí thế đấu tranh của hàngngàn người, trong tay có vũ khí giáo mác, gậygộc nên đành nuốt giận, ra lệnh cho bọn línhquay trở về huyện đường để chuẩn bị một dịpđàn áp khác.

Đầu tháng 9/1930, phong trào Xô viếtNghệ Tĩnh phát triển đến đỉnh cao và Chínhquyền Xô viết ra đời ở một số làng xã. Từtrong cao trào cách mạng sục sôi ấy, Võ Văn

Thông tinKH-CN Nghệ An

SỐ 9/2013 [41]

XỨ NGHỆ - ĐẤT VÀ NGƯỜI

đổi đi nơi khác, Trần Mậu Trinh về thay thế. Đồng chí LêViết Thuật, Bí thư Xứ ủy Trung kỳ lại cử đồng chí Võ VănĐồng trở về huyện Nghi Lộc hoạt động cùng đồng chí LêViết Hanh và Đăng Ngọ, lãnh đạo nhân dân tiếp tục đấutranh chống khủng bố trắng, duy trì hoạt động của phongtrào, bảo vệ thành quả cách mạng.

Thời gian này, cơ sở ấn loát của Xứ ủy Trung kỳ đóng ởlàng Yên Lưu (Hưng Hòa) bị địch khủng bố truy lùng ráoriết. Đồng chí Chu Văn Biên bị địch đón lõng, bắt trênđường vận chuyển tài liệu trở về. Đồng chí Nguyễn ThịPhúc(7) chuyển cơ sở ấn loát từ làng Yên Lưu về Tổng ĐặngXá (huyện Nghi Lộc) sáp nhập cùng cơ sở làm việc củađồng chí Võ Văn Đồng. Đến đầu tháng 9/1931, kẻ địch mởcuộc càn quét với quy mô lớn hòng tiêu diệt toàn bộ cơ quancủa Huyện ủy và bộ phận ấn loát của Xứ ủy Trung kỳ. Cácđồng chí Võ Văn Đồng, Nguyễn Sinh Diên, Nguyễn Thị

Phúc, Lê Huy Điệp, Nguyễn ThịThước bị bắt, nhưng họ đã nhanhtrí đánh lạc hướng kẻ địch để chomột số đồng chí khác chạy thoátkhỏi vòng vây. Sau khi bị bắt, tạihuyện đường Nghi Lộc, Tri huyệnTrần Mậu Trinh đã dùng đủ mọi âmmưu thủ đoạn nham hiểm, từ muachuộc, dụ dỗ, đến tra tấn cực hình.Không lấy được lời khai, bọn línhđã áp giải Võ Văn Đồng vào nhàlao Vinh giam giữ. Tại phiên toà,Võ Văn Đồng đã ngẩng cao đầu, tốcáo tội ác dã man của thực dânPháp và bọn cai ngục đối với nhândân và tù chính trị trong nhà laoVinh, bác bỏ mọi lời buộc tội củachúng. Tòa án Nam triều Nghệ Anđã kết án Võ Văn Đồng 7 năm tùgiam, đày đồng chí lên giam và laođộng khổ sai tại đồn Kim Nhan,

Phủ Anh Sơn cùng với đồng chí Nguyễn Đức Dương vànhiều đồng chí khác đã tham gia đấu tranh trong cao tràoXô viết Nghệ Tĩnh.

Năm 1935, Mặt trận nhân dân Pháp lên nắm chínhquyền, yêu cầu thực dân Pháp ở Đông Dương phải thả cáctù chính trị đang bị giam giữ. Phong trào đấu tranh đòi dânchủ dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản lên cao. Nhân dịpnày, hàng trăm chiến sỹ cộng sản bị bắt trong phong tràoXô viết Nghệ Tĩnh, đang bị giam cầm ở các nhà tù trong cảnước, chưa hết hạn tù cũng được thả về địa phương. Tại đồnKim Nhan, Võ Văn Đồng và Nguyễn Đức Dương(8) cùngnhiều đồng chí khác đã được thả về nhưng bị bọn quan lạihuyện Nghi Lộc quản thúc.

thay thế. Để trả thù cho Tôn Thất Hoàn và uyhiếp tinh thần đấu tranh của nhân dân huyệnNghi Lộc, y đã mở cuộc đàn áp khủng bốphong trào cách mạng trong máu và lửa.Hàng trăm chiến sỹ cách mạng bị bắt, bị giết,tù đày. Làng Song Lộc và nhiều làng quanhvùng bị thiêu trụi. Để tránh tổn thất cho cáchmạng, Xứ ủy Trung kỳ quyết định điều độngsố cán bộ của huyện Nghi Lộc đã bị lộ,chuyển đi địa phương khác hoạt động, trongđó có Võ Văn Đồng.

Tháng 2/1931, đồng chí Võ Văn Đồngđược điều lên làm việc trong bộ phận ấn loátcủa cơ quan Xứ ủy Trung kỳ, cùng các đồngchí Chu Văn Biên, Mai Trọng Tín, Phụng,Thước. Sự việc này được đồng chí Võ Văn

Đồng ghi lại trong hồi ký như sau: “… Sauvụ này xảy ra, bọn đế quốc Nam triều phongkiến kéo lính về khủng bố, đốt phá, bắt bớcán bộ cách mạng. Tôi cũng có tên trongdanh sách chúng đang ráo riết tầm nã.Huyện ủy Nghi Lộc giới thiệu tôi lên cơ quanXứ ủy Trung kỳ làm ấn loát trong Ban tuyêntruyền vận động của Xứ ủy…”.

Đến tháng 6/1931, Huyện ủy Nghi Lộc dođồng chí Nguyễn Duy Trinh làm Bí thư, vẫnkiên cường bám trụ, tiếp tục lãnh đạo quầnchúng đấu tranh. Tri huyện Tôn Thất Kiều bấtlực, không dẹp nổi “nạn cộng sản” nên đã bị

Cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh 1930-1931

Thông tinKH-CN Nghệ An

SỐ 9/2013 [42]

XỨ NGHỆ - ĐẤT VÀ NGƯỜI

Văn Đồng, những kỷ vật đó là tài sản vô giá, là chứng tíchlịch sử từ ngày đầu theo Đảng làm cách mạng. Trân trọngvà cảm động trước tình cảm chân thành của người con rể,hai vợ chồng ông bà Hùng đã giao lại cho các con tất cảnhững kỷ vật của gia đình đã dùng phục vụ Đảng trongnhững ngày Võ Văn Đồng và cơ quan Tỉnh ủy Nghệ An vềhoạt động, đóng tại xã Xuân Trường, huyện Thanh Chươngđể làm kỷ niệm(9).

Thời kỳ Mặt trận dân chủ, Đảng chủ trương lãnh đạonhân dân đấu tranh đòi các quyền tự do dân chủ. Võ VănĐồng đã tham gia các hoạt động tuyên truyền, mở các lớphọc bình dân, dạy chữ Quốc ngữ; vận động nhân dân thựchiện nếp sống văn hóa, xóa bỏ các hủ tục ma chay, cưới hỏilạc hậu của thời phong kiến, đấu tranh chống sưu cao thuếnặng, thành lập các hội ái hữu tương thân tương ái, thamgia các hoạt động của xã hội, tự do hội họp; mở các đợt xổsố để quyên góp tiền quỹ cho Đảng hoạt động; học tập vàtuyên truyền tác phẩm “Họa chiến tranh và vấn đề phòngthủ Đông Dương” của đồng chí Siêu Hải; vận động nhândân đón tiếp Gôđa và đưa bản dân nguyện với hàng ngànchữ ký của quần chúng đòi các quyền dân sinh, dân chủ.

Từ tháng 9/1939, chuẩn bị cho cuộc đại chiến thế giớilần thứ hai, thực dân Pháp trở mặt, tuyên bố cấm mọi hoạtđộng văn hóa xã hội mà cách mạng đã giành được trong thờikỳ Mặt trận dân chủ. Chúng ngăn sông, cấm chợ, cấm tự dohội họp, lệnh đóng cửa các lớp học bình dân, các hiệu sách,xưởng dệt. Để rảnh tay tập trung vào cuộc đại chiến, thựcdân Pháp đã ra lệnh cho bọn tri huyện các địa phương truybắt tất cả chiến sỹ cộng sản đã được thả. Đầu năm 1940,đồng chí Võ Văn Đồng cùng hàng trăm chiến sỹ tham giaphong trào Xô viết Nghệ Tĩnh đã bị bắt trở lại. Từ nhà laoVinh, đồng chí Võ Văn Đồng bị đưa vào giam ở nhà lao LyHy (chốn rừng xanh nước độc của tỉnh Thừa Thiên).

Sau gần 6 năm bị giam cầm và lao động khổ sai, mãi đếnngày Nhật đảo chính Pháp (9/3/1945), Võ Văn Đồng và cácchiến sỹ cách mạng bị giam ở các nhà tù mới được thả. Trởvề quê hương, Võ Văn Đồng cùng các đồng chí vừa đượcra tù như Lê Huy Điệp, Nguyễn Thị Thiu, Nguyễn Thị Nhã,Trần Văn Quang… được bổ sung ngay vào Ban lãnh đạoViệt Minh, trực tiếp tham gia lãnh đạo nhân dân huyện NghiLộc cướp chính quyền.

Sau khi nước nhà giành được độc lập, đồng chí Võ VănĐồng tham gia hoạt động trong Ban Thường vụ Huyện ủyNghi Lộc, phụ trách công tác tuyên truyền, dân vận, giữchức Phó Chủ tịch Liên Việt huyện Nghi Lộc; tháng 7/1951,làm Bí thư Huyện ủy Nghi Lộc; tháng 6/1953, được Tỉnhủy điều lên làm Phó Ban Thanh tra của Tỉnh ủy Nghệ An.

Để phát huy truyền thống cách mạng và niềm tự hào củaquê hương Xô viết Nghệ Tĩnh, nhằm động viên tinh thần vàlấy lại lòng tin cho quần chúng nhân dân sau những sai lầm

Vừa mới ra tù, mặc dù sức khoẻ còn yếuvì bị sốt rét ác tính nhưng hễ dứt cơn sốt làVõ Văn Đồng lại đi đến các cơ sở hoạt độngcũ trong tỉnh để tìm anh em, đồng chí, chắpnối đường dây, khôi phục lại phong trào trongthời kỳ Mặt trận dân chủ. Khi trở lại mảnhđất thời kỳ hoạt động của Xứ ủy Trung kỳ vàTỉnh ủy Nghệ An đóng ở xã Thanh Trường,huyện Thanh Chương thăm các gia đình đãnuôi giấu và che chở hoạt động trong thời kỳXô viết Nghệ Tĩnh, Võ Văn Đồng vui mừngđược gặp lại những người thân trong gia đìnhông Nguyễn Quang Hùng và bà Nguyễn ThịTích. Gia đình ông bà là cơ sở nuôi dưỡngcán bộ Xứ ủy và Tỉnh ủy Nghệ An. Các concủa ông bà đều tham gia hoạt động từ phongtrào Đông Du của cụ Phan Bội Châu đến khiĐảng Cộng sản ra đời. Năm 1931, khi VõVăn Đồng lên đây hoạt động, những ngườitrong gia đình ông Nguyễn Quang Hùng mỗingười một việc, đều là những chiến sỹ cáchmạng kiên cường, hăng say hoạt động trênmọi lĩnh vực. Cô con gái của ông bà Hùng làNguyễn Thị Nậy, hàng ngày giúp mẹ cơmnước phục vụ cán bộ, tham gia các cuộc míttinh, biểu tình, làm liên lạc và canh gác khicó các cuộc họp. Khi Võ Văn Đồng trở lạithăm gia đình thì cô Nậy đã đến tuổi dậy thì,nhanh nhẹn, nhiệt tình, hăng hái tham giacông tác của Đoàn Thanh niên Dân chủ. BiếtVõ Văn Đồng là chàng trai thanh niên canđảm, thuỷ chung, sống trọn vẹn nghĩa tình,chưa xây dựng gia đình, ông bà Hùng rất mếnđức và tài, vui lòng gả cô Nậy cho anh. Từtình cảm cách mạng, Võ Văn Đồng vàNguyễn Thị Nậy đã đẹp duyên nên vợ, nênchồng.

Sau lễ cưới, ông bà Hùng gợi ý muốn chocác con một số của cải, tài sản khi họ ra ởriêng. Võ Văn Đồng ngỏ ý muốn cha mẹ chođược giữ lại tất cả những kỷ vật của gia đìnhtrong những năm 1930-1931. Đó là những kỷvật gắn bó với cuộc đời hoạt động cách mạngcủa Võ Văn Đồng trong thời kỳ về huyệnThanh Chương hoạt động, đã ở trong gia đìnhông bà Hùng. Những kỷ vật như mâm thau,nồi đồng, bát đĩa, ấm tích bằng sứ, bộ sưu tậphiện vật mà ông bà đã sử dụng phục vụ nuôicán bộ Xứ ủy Trung kỳ và Tỉnh ủy Nghệ Antừ ngày đầu cách mạng. Đối với đồng chí Võ

Thông tinKH-CN Nghệ An

SỐ 9/2013 [43]

XỨ NGHỆ - ĐẤT VÀ NGƯỜI

truyền vận động nhân dân sưu tầm thêm nhiều tư liệu, hìnhảnh và hiện vật, làm phong phú cho nội dung trưng bày vàbổ sung thêm nhiều tài liệu hiện vật cho kho lưu trữ. Sauđợt phục vụ trưng bày ở các huyện trong tỉnh trở về, đồngchí Võ Văn Đồng được Tỉnh ủy giao nhiệm vụ cùng vớiđồng chí Nguyễn Văn Phúc(10) và đồng chí Triêm nghiêncứu tư liệu để viết cuốn Sơ thảo lịch sử thời kỳ Xô viết NghệTĩnh lần đầu tiên.

Sau đợt tổng kết của Tỉnh ủy về việc chỉ đạo công táctrưng bày và tuyên truyền thời kỳ Xô viết Nghệ Tĩnh, thấyrõ hiệu quả to lớn trong công tác tuyên truyền tinh thần cáchmạng cho mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ, đồngthời thể theo nguyện vọng của hàng triệu nhân dân hai tỉnhNghệ Tĩnh, đồng chí Võ Thúc Đồng, Bí thư Tỉnh ủy NghệAn đã họp Ban Thường trực Tỉnh ủy bàn về việc đệ trìnhlên Trung ương Đảng và Bộ Văn hoá xin xây dựng ViệnBảo tàng Xô viết Nghệ Tĩnh tại thành phố Vinh.

Năm 1960, nhân kỷ niệm nhiều sự kiện lịch sử trọng đạicủa đất nước và dân tộc (30 năm Đảng Cộng sản Việt Namra đời, 30 năm Xô viết Nghệ Tĩnh,15 năm đất nước độc lập),Đảng và Chính phủ đã đồng ý cho hai tỉnh Nghệ - Tĩnh xâydựng Viện Bảo tàng Xô viết Nghệ Tĩnh tại thành phố Đỏanh hùng. Đồng chí Võ Văn Đồng được Tỉnh ủy Nghệ Anvà Hà Tĩnh bổ nhiệm làm vị Chủ nhiệm đầu tiên của ViệnBảo tàng Xô viết Nghệ Tĩnh.

Có thể nói, đồng chí Võ Văn Đồng không chỉ xứng danhlà một chiến sỹ cộng sản kiên cường trong thời kỳ Xô viếtNghệ Tĩnh mà còn là một chiến sỹ không biết mệt mỏi trênmặt trận văn hóa, góp công không nhỏ trong việc giữ gìn,bảo tồn và phát huy nét đẹp truyền thống văn hóa đậm đàbản sắc của con người xứ Nghệ./.

của cải cách ruộng đất, tháng 8/1956, Tỉnhủy Nghệ An điều động một số cán bộ trongđoàn chỉ đạo sửa sai chuyển sang làm côngtác nghiên cứu sưu tầm tư liệu, hình ảnh, hiệnvật và các di tích lịch sử thời kỳ Xô viết NghệTĩnh. Đồng chí Võ Văn Đồng là một đảngviên hoạt động trên lĩnh vực tuyên truyềntrong những năm 1930-1931, lại có năngkhiếu về văn hóa, hiểu biết nhiều nhân chứnglịch sử, đam mê công việc nghiên cứu, sưutầm nên được Tỉnh ủy chỉ định phụ tráchnhiệm vụ đó. Sau 3 tháng sưu tầm tư liệu,hiện vật, đồng chí Võ Văn Đồng được giaonhiệm vụ biên soạn Lịch sử thời kỳ Xô viếtNghệ Tĩnh và tổ chức một đợt trưng bày tạihội quán Hoa Kiều thuộc thành phố Vinh đểphục vụ quần chúng nhân dân các vùng lâncận. Sau thắng lợi trong những ngày trưngbày tại Vinh, bộ trưng bày được đồng chí VõVăn Đồng bổ sung thêm tư liệu, hình ảnh vàhiện vật ở các huyện rồi đem đi phục vụ quầnchúng nhân dân ở các địa phương trong toàntỉnh. Bộ trưng bày triển lãm phong trào Xôviết Nghệ Tĩnh tuy đơn sơ, nhưng đi đến đâucũng được nhân dân các địa phương nhiệt liệthoan nghênh, gây ấn tượng tốt trong công tácgiáo dục tinh thần yêu nước, giúp ổn định tưtưởng, lấy lại niềm tin cho nhân dân sau cảicách ruộng đất. Trong thời gian đi phục vụtrưng bày lưu động, đồng chí Võ Văn Đồngcùng anh em trong đoàn công tác đã tuyên

Chú thích

(1) Nguyễn Thức Mẫn là cháu đích tôn cụ Nguyễn Thức Tự, Bí thư Huyện ủy Nghi Lộc 1930-1931. (2) Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An, Trưởng ban Tuyên truyền của Đảng thời kỳ Xô viết Nghệ Tĩnh. (3) Người huyện Nghi Lộc, là những nữ chiến sỹ đi gieo mầm cách mạng tiêu biểu của tỉnh Nghệ An. (4) Truyền đơn và cờ đỏ búa liềm kỷ niệm Cách mạng tháng Mười Nga năm 1929 hiện đang trưng bày tại Bảo tàng Xô viết Nghệ Tĩnh.(5) Người làng Tri Lễ, Phủ Anh Sơn, được Tỉnh ủy lâm thời Nghệ An điều về phụ trách phong trào huyện Nghi Lộc.(6) Đây là nơi diễn ra cuộc đấu tranh của nhân dân các tổng vùng Đông - Nam huyện Nghi Lộc, nơi thực dân Pháp đã thủ tiêu

đồng chí Nguyễn Phong Sắc, Bí thư Xứ ủy Trung kỳ. Di tích đình Chính Vị nay thuộc xã Nghi Xuân, huyện Nghi Lộc đã được BộVăn hóa Thông tin xếp hạng là Di tích Văn hóa cấp Quốc gia.

(7) Người xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc, được Nguyễn Thị Minh Khai giác ngộ, năm 1928 vào Đảng Tân Việt, cán bộ ấn loátcủa Xứ ủy Trung kỳ, nhà báo, nhà thơ cách mạng. Bị bắt giam tại nhà lao Vinh, đồng chí được bầu làm Bí thư Chi bộ nhà lao.Nguyễn Thị Phúc hy sinh trong nhà lao vào năm 1941.

(8) Quê ở xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc, vào Đảng Tân Việt năm 1928; năm 1938, là Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An; năm 1939, làXứ ủy Trung kỳ; năm 1945 ra tù, làm Bí thư Ban cán sự 4 tỉnh cực Nam Trung bộ; Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, huy hiệu 60 năm tuổiĐảng, Huân chương Hồ Chí Minh.

(9) Những kỷ vật nêu trên đã được vợ chồng đồng chí Võ Văn Đồng tặng lại cho Bảo tàng Xô viết Nghệ Tĩnh trưng bày để phụcvụ khách tham quan trong và ngoài nước nhằm giáo dục truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân Nghệ An từ những nămđầu cách mạng.

(10) Quê ở phố Đệ Thập, nay là phường Bến Thủy, cán bộ Xứ ủy Trung Kỳ năm 1930.