299
TÀI LIỆU TẬP HUẤN TỔ CHỨC AN TOÀN VỚI TRẺ EM Tài liệu thực tiễn về Bảo vệ trẻ em cho các tổ chức Bảo vệ trẻ em làm việc tại cộng đồng

TÀI LIỆU TẬP HUẤN - ecpat.org · dịch vụ như: chăm sóc trẻ, tại các lớp học thường xuyên hoặc lớp học tình thương, các hoạt động ngoạị

  • Upload
    others

  • View
    4

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

TÀI LIỆU TẬP HUẤNTỔ CHỨC AN TOÀN VỚI TRẺ EM

Tài liệu thực tiễn về Bảo vệ trẻ emcho các tổ chức Bảo vệ trẻ em làm việc tại cộng đồng

TÀI LIỆU TẬP HUẤNTỔ CHỨC AN TOÀN VỚI TRẺ EM

Tài liệu thực tiễn về Bảo vệ trẻ emcho các tổ chức Bảo vệ trẻ em làm việc tại cộng đồng

Sinart King: Tác giả kiêm quản lý dự án

Lynne Benson: Giám đốc chương trình kiêm Cố vấn kỹ thuật

Stephanie Delaney: Cố vấn kỹ thuật

Manida Naebklang: Thiết kế và trình bày

Tháng 7 năm 2006

Tổ chức Cứu trợ trẻ em Anh

Văn phòng khu vực Đông Nam Châu Á (Vùng dự án)

Tầng 14, Toà nhà trung tâm Maneeya

518/5 Đường Ploenchit, Bangkok 10330, Thái Lan

ĐT: ++662 684 1286-88, Fax: ++ 66 02 215 8272

Email: [email protected] N T R O D U C T I O N

Tài liệu tập huấn này có thể được sử dụng để in và chế bản lại với điều kiện ghi rõ nguồn

gốc tài liệu.

Phiên bản điện tử có thể tải xuống từ các trang sau: http://www.savethechildren.org.uk

http://www.ecpat.net

http://www.unicef.org/Thailand

Nguồn ảnh: Cảnh sát Manchester (Myra Hindley), Cục xuất nhập cảnh Mỹ (Michael Lewis

Clarke), Quản lý trực tuyến (Waralongkorn Janehat) và hãng TV và CNN (Mary Kay

LeTourneau).

Xin chân thành cảm ơn Tổ chức Cứu trợ trẻ em Anh, tổ chức ECPAT quốc tế và quỹ nhi đồng

Liên hiệp quốc (UNICEF) về những đóng góp to lớn của bộ tài liệu Tổ chức An toàn với Trẻ

Em để bộ tài liệu này có thể ra đời. Trong đó, Sinart King và Lynne Benson của Tổ chức Cứu

trợ trẻ em Anh đã thiết kế bộ tài liệu, cung cấp các tham vấn và viết nội dung và chương trình

của bộ tài liệu tập huấn. Stephanie Delaney của tổ chức ECPAT quốc tế đã hỗ trợ và đóng góp

về mặt kỹ thuật và Manida Naebklang thiết kế và xuất bản bộ tài liệu và tổ chức UNICEF hỗ

trợ về mặt tài chính.

Xin chân thành cảm ơn hơn 30 tổ chức Phi chính phủ tại Thái Lan đã có sự tham gia đóng góp

của các quản lý và nhân viên để chỉnh sửa lại bộ tài liệu này. Hơn thế nữa, còn có rất nhiều

tài liệu và thông tin về Bảo vệ trẻ em được đóng góp từ các tổ chức: ChildHope, Tearfund,

NSPCC và mạng lưới Viva tại Anh, Cứu trợ trẻ em Anh và Thuỵ Điển, UNICEF, Child Wise

(ECPAT tại Úc), và quỹ Stairway tại Philippines và chính nhờ sự đóng góp này đã tạo nên sự

thành công của bộ tài liệu này. Các chính sách Bảo vệ trẻ em của rất nhiều các tổ chức phi

chính phủ Quốc tế cũng đã giúp đưa ra những đường hướng cho bộ tài liệu tập huấn này bao

gồm các chính sách Bảo vệ trẻ em của các tổ chức Cứu trợ trẻ em, ChildHope, ECPAT quốc

tế, tổ chức Tầm nhìn Thế giới, Plan Quốc Tế và Liên minh các tổ chức liên hiệp quốc về Bảo

vệ trẻ em khỏi bị bóc lột và lạm dụng tình dục.

Xin chân thành cảm ơn Deborah Muir đã biên tập lại bộ tài liệu này và có những đóng góp

quý báu cho bộ tài liệu.

LỜI CẢM ƠN

Lời tựa

Giới thiệu 1

Phần 1 5

Nâng cao nhận thức về Bảo vệ Trẻ em

Chú ý tập huấn 6

Bài tập 36

Các chú ý tập huấn bổ sung 82

Mẫu đánh giá 102

Các phần trình bày 105

Phần 2 121

Tổ chức của bạn có liên hệ trực tiếp với trẻ em vàTổ chức của bạn giải quyết các vấn đề Bảo vệ trẻ em tốt đến mức nào

Nội dung tập huấn 122

Bài tập 156

Mẫu đánh giá 194

Phần trình bày 197

NỘI DUNG

Phần 3 205

Các tổ chức có thể làm gì để cải thiện tình trạng Bảo vệ trẻ em của họ

Nội dung tập huấn 206

Các tài liệu hỗ trợ 221

Mẫu đánh giá 306

Các tài liệu tham khảo 309

LỜI TỰA

Đáp lại tình trạng khẩn cấp của các trận động đất và sóng thần đã ảnh hưởng đến các nước quanh

khu vực Ấn độ dương tháng 12 năm 2004 là sự bùng nổ hàng loạt các Tổ chức phi chính phủ,

các tổ chức dựa vào cộng đồng, các tổ chức tư nhân và nhà nước và hệ thống địa phương ra đời

và hoạt động dựa trên các vấn đề ảnh hưởng đến trẻ em ở các tỉnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng tại

Thái Lan Hầu hết các tổ chức này đều có liên hệ trực tiếp với trẻ em thông qua việc cung cấp các

dịch vụ như: chăm sóc trẻ, tại các lớp học thường xuyên hoặc lớp học tình thương, các hoạt động

ngoạị khoá và những công việc của thanh thiếu niên (bao gồm các hoạt động thể thao và văn hoá,

tập huấn kỹ năng sống hay tham vấn tâm lý). Một số những tổ chức này mới được thành lập để

giải quyết các nhu cầu cần thiết dưới sự quan tâm của các nhà hảo tâm cá nhân. Một số tổ chức

khác được thành lập lâu hơn, có nguồn tài trợ tốt hơn và đã từng làm việc về các vần đề của trẻ em

tại Thái Lan đến 20 năm. Tổ chức Cứu trợ Trẻ Em Anh đã có kinh nghiệm làm việc với các đối tác

này từ khi bắt đầu hoạt động tại Thái Lan năm 1986.

Cứu trợ Trẻ em nhận thấy rằng có rất ít các tổ chức Phi chính phủ của Thái Lan và các tổ chức Phi

chính phủ quốc tế mới thành lập nhận thức tốt về nhu cầu bảo về trong phạm vi một tổ chức (đó

là những vấn đề về tuyển dụng nhân viên, giám sát, quản lý, thái độ của nhân viên với trẻ em, và

môi trường làm việc) và cũng có rất ít tổ chức sẽ có được các phương tiện đo mức độ bảo vệ trẻ

nội bộ cũng như có một hệ thống bảo vệ trẻ làm việc được. Điều này thực sự đáng lo ngại trong

môi trường hỗ trợ khẩn cấp nơi có các trẻ em trong tình trạng dễ tổn thương có nguy cơ bị xâm

hại, xao nhãng và bóc lột.

Cụ thể, việc thiếu sự tập trung vào các tiến trình bảo vệ trẻ em trong các tổ chức có thể do những

nguyên nhân sau:

• DùđãcóđãđạoluậtHànhđộngBảovệTrẻemcủaTháiLan(2003),việchiểuvàthựchiệnđạo

luật này ở cấp địa phương còn rất yếu. Các tổ chức và nhân viên đã gặp phải những tình huống

bảo vệ trẻ em khó xử thường trở nên phức tạp hơn do yếu tố nhạy cảm mang tính địa phương

và văn hoá.

• Xâmhạitrẻemtrongtổchứcthườngđượccoilàvấnđề‘phươngtây’hơnlàvấnđềcủaĐông

Nam Á

• Thậmchíngayởcáctổchứclâunăm,vấnđềvềxửlýnhữngbàihọckinhnghiệmhayvàcác

thủ tục nhân sự thường bị thiếu hụt, và điều đó làm giảm vị thế của các tổ chức phi chính phủ

trong mảng bảo vệ trẻ em

• Ítcósựhiểubiếtchunggiữacáctổchứcvềcácvấnđềbảovệtrẻem,cáctiêuchuẩnthựchành

hay các cách hiểu riêng về các vấn đề này của từng tổ chức

• Cáctổchứcđịaphươngthườngdựanhiềuvàoviệcsửdụngtìnhnguyệnviênvàdovậyviệc

giám sát và hiểu biết về mỗi nhân viên rất hạn chế. Ở các tỉnh bị ảnh hưởng của Tsunami, một

số tổ chức gặp phải khó khăn trong việc quản lý cả tình nguyện viên trong nước và quốc tế.

Tổ chức cứu trợ Trẻ em Anh, với sự hỗ trợ từ tổ chức ECPAT quốc tế cùng với nguồn tài trợ từ

Unicef, đã đặt ưu tiên đáp ứng nhu cầu của nhiều tổ chức địa phương làm việc với trẻ em xây dựng

những phương pháp bảo vệ hiệu quả để bảo vệ trẻ em, và làm cho các tiêu chuẩn này có tính ứng

dụng thực tiễn cao cho các nhân viên, tình nguyện viên và các đối tác. Vấn đề quản lý tốt cũng rất

quan trọng trong việc duy trì uy tín và độ tin cậy của các tổ chức cá nhân và cho cả mảng chương

trình nói chung. Dự án Những tổ chức An toàn với Trẻ Em đã xây dựng chương trình tập huấn

này và bộ công cụ nhằm hỗ trợ việc xây dựng một phương pháp được chuẩn hoá cung cấp những

trợ giúp thực tế tới các tổ chức đang giải quyết những vấn đề này.

Bộ tài liệu tập huấn đã được thử nghiệm, chỉnh sửa và thử nghiệm lại với hơn 30 tổ chức làm việc

với trẻ em tại Thái Lan, với đội ngũ tình nguyện viên đến từ 6 nước trong khu vực Sông Mê Kông

và trong mẫu thu hẹp các tổ chức thành viên của ECPAT vùng Tây Phi và Châu Âu. Phản hồi từ

các tổ chức tham dự tập huấn từ tháng 12 năm 2005 cho thấy đã có một sự chuyển dịch về quan

niệm và nhận biết cũng như tính sẵn sàng về trách nhiệm của các tổ chức trong việc đảm bảo trẻ

em có khả năng nhận được sự bảo vệ tốt nhất có thể. Sau đây là một số lời trích từ phản hồi.

Tôi đã biết được rằng xâm hại trẻ em có thể xảy ra ở bất kỳ đâu, bất kỳ lúc nào, và chúng ta không thể biết trước được

Tôi sẽ áp dụng tất cả những điều tôi học được hôm nay vào trong công việc, đồng thời tôi cũng sẽ truyền đạt lại cho nhóm chúng tôi. Tôi sẽ tổ chức một cuộc họp để hướng dẫn cộng đồng bảo vệ trẻ em, và sẽ tập huấn cho các tình nguyện viên và nhóm thanh niên nguồn về bảo vệ trẻ em

Nếu mọi thành viên tham gia và các tổ chức đều cố gắng nỗ lực như vậy, chúng ta sẽ tiến gần hơn

tới mục tiêu đảm bảo mọi trẻ em về quyền được bảo vệ.

Lynne Benson

Giám đốc Chương trình hỗ trợ Tsunami

Tổ chức Cứu trợ trẻ em Anh (Thái Lan)

1

GIỚ

I TH

IỆU

GIỚI THIỆUChương trình và tài liệu hướng dẫn tập huấn tổ chức an toàn với trẻ cung cấp một khung chung để

phát triển và áp dụng thực tế của các chính sách Bảo vệ trẻ em trong các tổ chức địa phương làm

việc với trẻ em. Phần tập huấn đặc biệt tập trung vào các tổ chức địa phương và dân thường nơi họ

không có quyền lợi gì từ các đơn vị chính sách và các nhóm chuyên gia Bảo vệ trẻ em. Bộ tập huấn

chia làm bốn phần trong ba hợp phần và đã được thử nghiệm ở hơn 30 tổ chức địa phương làm việc

với trẻ em tại Thái Lan.

Mục tiêu cụ thể của tập huấn nhằm khuyến khích các tổ chức xem xét lại trong tổ chức và để họ tự

đánh giá xem họ có thể làm gì để đưa ra các thực tế Bảo vệ trẻ em. Trong khóa tập huấn, các tổ chức

cũng sẽ được bảo vệ danh tiếng của mình. Đây không phải là sách hướng dẫn về thủ tục Bảo vệ trẻ

em. Bộ tài liệu hướng dẫn này với mục tiêu làm giảm thiểu và loai các khả năng làm tổn hại đến

trẻ em hơn là cung cấp kiến thức tập huấn về Quyền trẻ em. Bảo vệ trẻ em là một Quyền nhưng nó

cũng là một nhu cầu cần thiết và cấp bách. Những bạo lực đang diễn ra mà trẻ cần sự Bảo vệ như

thể chất và trừng phạt về tinh thần, bị bắt nạt ở trường hay nhục mạ trẻ, bỏ rơi, bóc lột và xâm hại

tình dục. Tất cả các hình thức xâm hại này đều gây tác hại cho trẻ và không thể chấp nhận được.

Một trong những điều quan trọng nhất mà tôi đã học được là định nghĩa thế nào là xâm hại trẻ em. Trước đây tôi đã nghĩ xâm hại trẻ em là chỉ có xâm hại t ình dục

Phương pháp sử dụng bộ tài liệu tập huấn

Bộ tài liệu tập huấn được thiết kế để có thể dễ dàng xem cập và không đòi hỏi quá nhiều nguồn lực

khi sử dụng cuốn sách này. Bộ tài liệu này được tìm kiếm từ nhiều nguồn và nhiều nước khác nhau

để nhằm nhấn mạnh nhu cầu Bảo vệ trẻ em một cách tự nhiên trên toàn cầu trong khuôn khổ các tổ

chức. Bộ tài liệu này có thể dễ dàng áp dụng phù hợp với hàng loạt các tổ chức và tình hình văn hoá

địa phương khác nhau. Các tổ chức tham gia tập huấn đã có những tư vấn về chọn các ví dụ trong

bộ tài liệu này và hầu hết các ví dụ này đều có thể đưa ra phản hồi tích cực trong địa phương của họ.

2G

IỚI T

HIỆ

U Các phương pháp kỹ thuật được sử dụng trong tài l iệu tập huấn này là một sự kết hợp hoàn hảo về lý thuyết, sự tham gia và các bài tập t ình huống đều có l iên quan đến nội dung của tài l iệu. Điều này đã giúp tôi hiểu được vấn đề một cách rõ ràng hơn

Bộ sách tập huấn Các tổ chức an toàn với trẻ có thể được sử dụng như sau:

• Tự tóm tắt.

• Tuyển dụng và đánh giá nhân viên.

• Giới thiệu tổ chức cho nhân viên.

• Tập huấn theo dự án hay toàn bộ tổ chức.

• Tự đánh giá tổ chức và phát triển các thủ tục của tổ chức.

• Nâng cao năng lưc cho cộng đồng địa phương

• Là một khung hoạt động cho các nhà đầu tư tiếp cận tổ chức

• Để hỗ trợ các tổ chức có quy mô lớn tập huấn cho các tổ chức nhỏ hơn và có trao chứng chỉ.

Bộ tài liệu tập huấn gồm có ba phần và một hướng dẫn tự nghiên cứu. Phần 1 tập trung vào Nâng

cao nhận thức về Bảo vệ trẻ em. Phần 2 để đánh giá mối liên hệ của tổ chức bạn với trẻ em – Cách

bạn giải quyết về vấn đề Bảo vệ trẻ em như thế nào. Phần 3 cung cấp những hướng dẫn cụ thể về các

tổ chức có thể làm gì để cải thiện tình trạng Bảo vệ trẻ em. Phần hướng dẫn tự nghiên cứu trình bày

các thông tin lien quan đến bố cục của bộ tài liệu tập huấn. Phần hướng dẫn tự nghiên cứu không

bao gồm toàn bộ phần 3 như mục tiêu của phần này là để các tổ chức tự phát triển về chính sách và

hướng dẫn Bảo vệ trẻ em. Phần này giúp cho nhân viên kiểm tra lại tình trạng của tổ chức về các

vấn đề liên quan đến các thủ tục, quản lý tổ chức và chính sách bảo vệ trẻ em.

Trình tự từng bước là rất tốt vì nó không làm những người hiểu biết í t về các vấn đề để bảo vệ trẻ em bị dồn dập quá nhiều kiến thức.

Cấu trúc của bộ tài liệu tập huấn cho phép có thể tiến hành ba cuộc tập huấn khác nhau theo trình

tự thời gian hoặc một chương trình tập huấn sâu từ ba đến năm ngày. Dự kiến cho mỗi phần là một

ngày tập huấn, riêng phần 3 cần phải dành thời gian để theo dõi. Chương trình tập huấn có thể

tiến hành cùng một nhóm các tổ chức hoặc chỉ trong nội bộ một tổ chức. Tài liệu tập huấn được

viết và trình bày theo cách có thể cho phép một tổ chức và giảng viên có thể lựa chọn các nội dung

chính xác để đưa vào buổi tập huấn hoặc nội dung này sẽ được xuyên suốt cả quá trình tập huấn.

Điều này sẽ còn phụ thuộc vào các tổ chức để họ xác định và lựa chọn các nhu cầu và mục tiêu và

3

GIỚ

I TH

IỆUthời gian phù hợp cho từng mục tiêu. Trước khi tiến hành quá trình này, các tổ chức cần cân nhắc

họ sẽ làm gì với các thông tin được đưa ra trong khoá tập huấn. Đó chính là một tổ chức sẽ nên làm

gì nếu nếu kết quả cho thấy một người đang làm những hành động nguy hại tới trẻ em hay những

ai có những hành động không thể chấp nhận được trong tổ chức?

Các tổ chức cũng cần lưu tâm đến buổi tập huấn và những điều cần làm sau buổi tập huấn là một

phần của quá trình tập huấn và quá trình này cũng có thể tốn nhiều thời gian để phát triển cá nhân

con người và để tất cả các nhân viên có những hiểu biết hơn về Bảo vệ trẻ em.

Tôi đã vừa học xong những điều mà tôi chưa từng nghĩ trước đây đó là những rủi ro trong thực tế của tổ chức chúng ta và nó là nguyên nhân ảnh hưởng đến cả nhân viên và trẻ em

Tập huấn và giảng viên

Giảng viên có thể trong nội bộ hay ở ngoài cũng cần phải thuộc với bộ tài liệu tập huấn này và có

hiểu biết đến các vấn đề có liên quan đến Bảo vệ trẻ em và xâm hại trẻ em và có sự chuấn bị kỹ càng

cho các tình huống gây bất đồng và khó xử có thể xảy ra. Những lưu ý của giảng viên về vấn đề này

sẽ giúp giảng viên chủ động hơn. Một người hỗ trợ bên ngoài sẽ cần thiết để tóm tắt được vị trí của

tổ chức đang ở đâu và tổ chức muốn làm gì và mong muốn đạt được những gì? Giảng viên cũng cần

rõ rang trong các vấn đề cần gĩư tính bảo mật trong khoá tập huấn và giải quyết vấn đề này bằng

cách đưa ra các luật lệ cho từng nhóm công việc. Khoá tập huấn yêu cầu một môi trường tin cậy vì

trong quá trình tập huấn cho phép tiết lộ các thông tin liên quan đến nguy cơ hoặc xâm hại trẻ em

thực tế đã xảy ra để có những hoạt động theo dõi tiếp theo. Chính vì vậy khoá tập huấn cần được

tổ chức một cách bảo mật tốt nhất và chính sách thổi còi cần được áp dụng trong trường hợp này.

Các nguyên tắc bảo mật và tiết lộ thông tin cũng cần được xây dựng một cách rõ ràng nhất vì nội

dung của buổi tập huấn có thể có một tác động tình cảm đến những người tham gia. Đối với một số

cá nhân, nội dung của buổi tập huấn có thể gợi lại những kỷ niệm và những kinh nghiệm đau buồn

trong cuôc sống trước đây của họ. Diễn đàn trong tập huấn không phải là một nơi tốt để tiết lộ các

thông tin hay điều trị tâm lý trị liệu. Vì vậy nên có một phần trong khi xây dựng nguyên tắc của buổi

tập huấn về tác hại của việc tiết lộ thông tin bảo mật và cần có những hỗ trợ và hướng dẫn cụ thể.

4G

IỚI T

HIỆ

U Trong quá trình xem xét lại tài liệu, giảng viên có thể có những thay đổi nhỏ cho phù hợp với nhu

cầu và bối cảnh của tổ chức. Giảng viên sẽ phải chuẩn bị về bối cảnh, các nguyên tắc tập huấn, phần

giới thiệu, các trò chơi và các hoạt động tiếp thêm sinh lực cho học viên. Công việc dịch thuật sang

ngôn ngữ địa phương có thể được yêu cầu.

Giảng viên cần thận trọng khuyên dùng các phần trình bày phù hợp nhất với các tổ chức liên quan

và bối cảnh của khoá tập huấn. Các tài liệu này với ý định nhằm hỗ trợ các các phần trình bày tại

Phần 1 có thể được chiếu trên màn hình trong khi các nhóm thảo luận các vấn đề và các trường

hợp xâm hại có liên quan. Trong phần tài liệu tập huấn của Phần 1, cần chú ý phần sắp xếp tài liệu

là một ý định chiến lược để chuyển học viên từ các trường hợp lớn và không thể chối cãi được của

việc xâm hại chống lại trẻ em sang các vấn đề liên quan và ít được ủng hộ hơn (ví dụ như xâm hại

tinh thần và tát mắng trẻ).

Cuối cùng, phần lớn nguồn tài liệu tập huấn được lấy từ các nguồn tài liệu đã được xuất bản sẵn có.

Các tham chiếu được cung cấp và một nguồn danh sách được đính kèm trong bộ tài liệu này. Khi

xem xét tài liệu này nếu cần hãy liên hệ với nhà xuất bản và để hiệu đính lại nếu cần thiết.

PHẦN 1Nâng cao nhận thức về bảo vệ trẻ

Nội dung tập huấn Bài tập Các chú ý bổ sung Mẫu đánh giá Phần tài liệu trình bày

NỘI DUNG TẬP HUẤN

7

PHẦN 1Nâng Cao Nhận Thức Về Bảo Vệ Trẻ Em

Mục tiêu• Để học viên có thể nhận ra được định nghĩa và các hình thức xâm hại và xao nhãng

trẻ em.

• Để học viên có thể nhận thức được xâm hại trẻ em có thể xảy ra trong tổ chức hoặc cộng đồng của mình và điều này có thể thường xuyên được ngăn chặn.

• Để học viên có thể nhận thức được với vai trò làm việc trong các tổ chức tập trung vào trẻ em, họ phải có trách nhiệm chăm sóc và bảo vệ trẻ em.

Nguồn lực / tài liệu

Xem trong Phần 1 các bài tập, phần lưu ý khi tập huấn và

phần tài liệu phát tay trong bộ tài liệu tập huấn này.

Chuẩn bị giấy AO, các mẩu giấy đề can nhỏ,bút dạ dầu và

bút dấu dòng.

Thời gian

1 ngày

Thời gian Hướng dẫn hội thảo Ghi chú cho giảng viên

25 phút Bước 1: Giới thiệu chương trình/trò

chơi

Phần trình bày số 1

Một gợi ý là giảng viên nên hỏi các học

viên để hình thành một vòng tròn/biểu

mẫu (ví dụ ai sống gần nhất địa điểm

tập huấn và ai sống xa nhất, hoặc có thể

hình thành thông qua tháng sinh nhật

từ tháng một đến tháng mười hai, hoặc

sinh từ thứ hai đến chủ nhật vv… Nên

sử dụng phương pháp không quan sát

để mọi học viên có thể tự do trao đổi với

nhau.

Hỏi các học viên tham gia tự giới thiệu

về mình. Giảng viên không được điều

phối hoạt động này mà khuyến khích

các thành viên tham gia nói chuyện

Thời gian Hướng dẫn hội thảo Ghi chú cho giảng viên

8

Bước 2: Mục tiêu khóa học

Hỏi những người tham gia phản hồi về:

• Bạn mong muốn học hỏi được những

gì từ hội thảo này?

• Cái gì đã khiến bạn tham gia khoá tập

huấn này?

Hỏi những người tình nguyện trả lời.

Đảm bảo tất cả mọi người đều có cùng

hiểu biết về mục tiêu của buổi hội thảo

và sau đó giới thiệu các chủ đề có trong

Phần 1

Phần trình bày số 2

với những người chưa quen biết hơn là

những người họ đã quen.

Mỗi người chỉ cần giới thiệu một cách

ngắn gọn về tên mình, tổ chức vàlĩnh

vực hoạt động của mình. Đại diện một tổ

chức có thể trình bày thông tin nhiều hơn

về tổ chức (như tình hình tổ chức, các dự

ánvv.)

Giới thiệu một cách ngắn gọn về tổ chức

đứng ra tổ chức buổi hội thảo hoặc tên tổ

chức của người giảng viên cũng có thể bổ

sung thêm.

Giới thiệu về giảng viên và những người

tham gia hỗ trợ.

Mục đích: Để phân loại các mục đích của

buổi hội thảo và đánh giá được sự hiểu

biết về Bảo vệ trẻ em của những người

tham gia.

Phản hồi cá nhân, không làm theo nhóm.

Những người tham gia có thể đánh giá

lại những câu hỏi sau cuối buổi hội thảo

và xem xét mong đợi của họ đã được đáp

ứng hay chưa.

Để cung cấp cách Bảo vệ trẻ em tốt hơn

chúng ta cần biết đầu tiên là trẻ em cần

được bảo vệ những gì. Kiến thức về định

nghĩa xâm hại trẻ em và các hình thức

xâm hại khác nhau sẽ giúp chúng ta phân

loại được xâm hại trẻ em khi xâm hại.

5 phút

Thời gian Hướng dẫn hội thảo Ghi chú cho giảng viên

9

Trước khi tiến hành hội thảo, giảng viên

nên sắp đặt một “nơi đặt câu hỏi khó”

vào một cái hộp hoặc vào giấy AO nơi

mọi người có thể viết câu hỏi, nhận xét

hay những quan tâm trong quá trình tập

huấn.

Hãy nói cho những người tham gia lối

thoát này. Trợ giảng có thể chọn cách trả

lời các câu hỏi nay vào cuối buổi hộ thảo.

Chú ý: Những đóng góp phản hồi sẽ có

ích để cải thiện được các khoá tập huấn

sau tốt hơn.

Giảng viên hỏi những người tham gia

về ý tưởng đưa ra những luật lệ của buổi

hội thảo hay những cam kết khi làm việc

cùng nhau trong buổi học.

xảy ra. Điều quan trọng là để nhắc nhở

các thành phần tham gia đây là hội thảo

để nâng cao nhận thức. Đây không phải

là một buổi tập huấn về Bảo vệ trẻ em.

Những người tham gia không thể mong

muốn học được tất cả mọi thứ về xâm hại

trẻ em và bảo vệ trẻ em trong một ngày

hội thảo. Nếu họ mong muốn như vậy họ

sẽ bị thất vọng.

Việc đưa ra các ý kiến bao gồm duy trì

thời gian đúng giờ, lắng nghe người khác

nói, chấp nhận những ý kiến trái ngược

nhau, tắt điện thoại di động hoặc chuyển

sang chế độ rung, nghe điện thoại bên

ngoài phòng họp.

Phân loại các vấn đề mang tính bảo mật

vào nguyên tắc chung. Buổi tập huấn yêu

cầu phải có một môi trường tin tưởng

nhưng vẫn phải cho phép các hoạt động

theo dõi tiếp theo nếu có trường hợp nào

có nguy cơ hoặc thực tế đã làm tổn hại

đến trẻ xảy ra (Xem phần giới thiệu của

bộ tài liệu).

Thời gian Hướng dẫn hội thảo Ghi chú cho giảng viên

10

Bước 3. Câu chuyện dòng sông cá sấu

(Bài tập 1)

Chuẩn bị phần tài liệu phát tay và bút

Phần trình bày số 3

Chia các thành viên tham gia thành từng

nhóm nhỏ từ 4-6 người. Dành 15 phút

cho các nhóm đọc câu chuyện và thảo

luận theo nhóm

Hỏi ý kiến phản hồi của từng nhóm.

Bài tập với mục tiêu làm những người

tham gia nhận thức được sự am hiểu

của họ về xâm hại trẻ em

Câu chuyện và thảo luận có thể gây

phẫn nộ và cảm giác mạnh trong các

thành viên tham gia. Nếu giảng viên

không chắc chắn có thể điều khiển

được cuộc thảo luận thì không nên

dung câu chuyện này. Thay vào đó

dung phần trình bày số 5 để đưa ra vấn

đề có liên quan đến xâm hại trẻ em.

Xem phần Nhũng ghi chú thêm cho

các ý kiến tranh cãi.

Câu chuyện gây tranh cãi vì vậy thảo

luận có xu hướng tranh cãi vẫn còn

tiếp diễn sau khi thời gian quy định đã

hết. Giảng viên cần chắc chắn tất cả các

thành viên tham gia phải trật tự và lắng

nghe ý kiến phản hồi của người khác.

Mọi câu trả lời đều có thể chấp nhận

được và điều này sẽ khuyến khích

tranh luận. Sắp xếp theo thứ tự không

quan trọng bằng lý do tại sao nhân vật

nên và không nên bị đổ lỗi. Thông điệp

chính là tính cách của Mai không bị

buộc tội. Hướng dẫn thảo luận là phần

kết của câu chuyện.

Thái độ của con người sẽ không thể

thay đổi trong một ngày. Giảng viên

chỉ cần cố gắng cho các thành phần

tham gia thấy được đạo đức của câu

chuyện và kết quả cuối cùng hy vọng

45 phút

Thời gian Hướng dẫn hội thảo Ghi chú cho giảng viên

11

Thảo luận: Hỏi các thành viên tham gia

nếu họ ngạc nhiên khi biết rằng Mai mới

chỉ là một bé gái 13 tuổi? Điều này sẽ

thay đổi cách nhìn nhận của các thành

viên tham gia về ai là người có lỗi nhất

trong chuyện này?

các thành viên thamn gia sẽ có nhận thức

tốt hơn về quyền trẻ em. Hãy nhớ trong

đầu là quan điểm của các thành viên tham

gia là quan điểm cá nhân và họ sẽ trở nên

phòng thủ nếu ý kiến của họ không được

tán thành. Một kỹ thuật trong tập huấn

là không nói với họ cái gì sai, cái gì đúng

nhưng để hỗ trợ thảo luận thì mỗi thành

viên tham gia bản thân họ đều có phần

kết luận của riêng mình. Để giải quyết

vấn đề này, giảng viên cần để một học

viên mà cách nhìn của họ thiên về Quyền

trẻ em để thuyết phục người khác nên cân

nhắc lại cách nhìn của họ.

Giảng viên cần phải đưa ra các nhận xét

ngụ ý đồng tình với cách cư xử không

đúng hay bạo lực như “có thể sinh hoạt

tình dục với trẻ em” hoặc “em bé nhận

được kết quả xứng đáng vì em muốn điều

này”. Nếu chuyện này xảy ra, hãy đưa ra

lý do tại sao bạn nói như vậy và khuyến

khích các thành viên khác không thừa

nhận cách nhìn nhận này.

Nhấn mạnh:

1. Xâm hại thường xảy ra trong tình

huống nơi quyền lực giữa con người

không cân bằng.

2. Xâm hại không bao giờ là lỗi của trẻ

thậm chí nếu trẻ em cư xử không đúng

(xâm hại có thể được ngăn chặn bằng

cách dạy cho trẻ thói quen tự bảo vệ

mình).

3. Một người lớn có trách nhiệm chính

để bảo vệ một đứa trẻ vì trẻ em không

có cùng mức độ hiểu biết về kinh.

Thời gian Hướng dẫn hội thảo Ghi chú cho giảng viên

12

Nghỉ giải lao

Chuyển nội dung: Giảng viên trình bày

với các thành viên tham gia về câu trả lời

và cách nhìn nhận khác nhau của họ là

bình thường. Cách nhìn nhận về xâm hại

trẻ em là khác nhau ở từng nơi. Chúng ta

cần phải nhận ra sự khác nhau trong các ý

kiến đưa ra. Vấn đề này sẽ được thảo luận

sâu hơn trong suốt quá trình hội thảo.

Bước 4: Thường xuyên, thỉnh thoảng,

Không bao giờ (Bài tập số 2).

Chuẩn bị ba tiêu đề: Thường xuyên, thỉnh

thoảng và Không bao giờ Viết phần trình

nghiệm cuộc sống hay khả năng để

quyết định như người lớn vẫn thường

làm. Xâm hại có thể được ngăn chặn

nếu người lớn chú ý đến những điều

trẻ em phàn nàn và có hành động ngăn

chặn kịp thời.

Đây cũng có thể là một bài học hữu ích

cho các tổ chức để sử dụng và để phân

loại khả năng làm việc phù hợp với trẻ

em của nhân viên. Nếu một cán bộ được

bổ nhiệm như là một người phụ trách về

Bảo vệ trẻ em sẽ cần phải theo dõi những

người chỉ trích tính cách của Mai một

cách cay nghiệt hay bày tỏ những nhận

xét không thích đáng như miêu tả ở trên.

Mục tiêu: Để nhấn mạnh các ý kiến khác

nhau về xâm hại trẻ em và khuyến khích

mọi người nghĩ về cách cư xử của mình

và mức độ xâm hại của họ được cân nhắc

như thế nào.

15 phút

50 phút

Thời gian Hướng dẫn hội thảo Ghi chú cho giảng viên

13Xem thêm phần những lưu ý thêm về

các ý kiến để hỗ trợ giảng viên trong quá

trình thảo luận.

Nếu có thể, cần có một người hỗ trợ để

có thể giữ các nhóm giữ trật tự và chú ý

khi có người đọc ra nội dung và ở các khu

vực khác nhau ở trong phòng cũng có thể

nghe thấy.

Nếu các thành viên tham gia chọn “Thỉnh

thoảng”, nó có thể dẫn tới một cuộc thảo

luận sôi động. Đừng để bị bế tắc trong

quá trình tranh luận chi tiết các nội dung.

Giảng viên chỉ nên hỏi một cách nhanh

chóng về những nhận xét về sự lựa chọn

và ngữ cảnh. Ví dụ nếu họ nghĩ có thể

thỉnh thoảng đánh trẻ em, hãy hỏi họ có

thể đánh trẻ em trong hoàn cảnh nào. Hỏi

một người khác không đồng ý với ý kiến

trên và họ cũng trình bày ngắn gọn lý do

tại sao.

bày của bài tập số 2 về xâm hại trẻ em và

bảo vệ trẻ em vào các mẩu giấy và bỏ vào

trong một cái túi hoặc một cái hộp.

Chọn 3 khoảng không khác nhau (3 góc

tường khác nhau hoặc ba ký hiệu được

dán trong phòng với các tiêu đề đề cập ở

trên). Các khoảng không cần được cách

xa nhau nhất nếu có thể vì khoảng cách

sẽ tạo được những thú vị khi được di

chuyển xung quanh phòng.

Phần trình bày số 6

Hướng dẫn những người tham gia là họ

sẽ được yêu cầu một cá nhân nhặt các

mẩu giấy ở trong túi hoặc trong hộp và

sau đó đọc nội dung trong tờ giấy cho

cả nhóm nghe. Sau khi nghe những nội

dung về xâm hại trẻ em và bảo vệ trẻ em,

các thành viên trong nhóm sẽ di chuyển

những nơi có tiêu để Thường Xuyên,

Thỉnh Thoảng và Không Bao Giờ theo

nội dung mà họ thấy áp dụng được.

Sau mỗi một nội dung, giảng viên hỏi

một số người tham gia tại sao họ chọn

Thường Xuyên, Thỉnh Thoảng và Không

Bao Giờ.

Thời gian Hướng dẫn hội thảo Ghi chú cho giảng viên

14

Bước 4: Thường xuyên, thỉnh thoảng,

Không bao giờ (Bài tập số 2).

Chuẩn bị ba tiêu đề: Thường xuyên,

thỉnh thoảng và Không bao giờ

Viết phần trình bày của bài tập số 2 về

xâm hại trẻ em và bảo vệ trẻ em vào

các mẩu giấy và bỏ vào trong một cái

túi hoặc một cái hộp.

Chọn 3 khoảng không khác nhau (3

góc tường khác nhau hoặc ba ký hiệu

được dán trong phòng với các tiêu đề

đề cập ở trên). Các khoảng không cần

được cách xa nhau nhất nếu có thể vì

khoảng cách sẽ tạo được những thú vị

khi được di chuyển xung quanh phòng.

Phần trình bày số 6

Hướng dẫn những người tham gia là

họ sẽ được yêu cầu một cá nhân nhặt

các mẩu giấy ở trong túi hoặc trong

hộp và sau đó đọc nội dung trong tờ

Mục tiêu chính là để đưa ra các ý kiến

khác nhau. Nhưng giảng viên cần đề

cập ngay lập tức các câu trả lời với ngụ

ý đồng ý xâm hại trẻ em ở bất kỳ tiêu

chuẩn hay văn hoá nào. Ví dụ, để một

cậu bé dưới 18 tuổi xem phim khiêu dâm

là không thể chấp nhận được. Cần dành

thời gian để hỗ trợ các nhóm đưa ra các

kết luận cho chính họ tại sao vấn đề này

được cân nhắc là xâm hại trẻ em.

Mục tiêu: Để nhấn mạnh các ý kiến khác

nhau về xâm hại trẻ em và khuyến khích

mọi người nghĩ về cách cư xử của mình

và mức độ xâm hại của họ được cân nhắc

như thế nào.

Xem thêm phần những lưu ý thêm về

các ý kiến để hỗ trợ giảng viên trong quá

trình thảo luận.

Nếu có thể, cần có một người hỗ trợ để

có thể giữ các nhóm giữ trật tự và chú

ý khi có người đọc ra nội dung và ở các

khu vực khác nhau ở trong phòng cũng

có thể nghe thấy.

50 phút

Thời gian Hướng dẫn hội thảo Ghi chú cho giảng viên

15

giấy cho cả nhóm nghe. Sau khi nghe

những nội dung về xâm hại trẻ em và

bảo vệ trẻ em, các thành viên trong

nhóm sẽ di chuyển những nơi có tiêu

để Thường Xuyên, Thỉnh Thoảng và

Không Bao Giờ theo nội dung mà họ

thấy áp dụng được.

Sau mỗi một nội dung, giảng viên

hỏi một số người tham gia tại sao họ

chọn Thường Xuyên, Thỉnh Thoảng

và Không Bao Giờ.

Nếu các thành viên tham gia chọn “Thỉnh

thoảng”, nó có thể dẫn tới một cuộc thảo

luận sôi động. Đừng để bị bế tắc trong

quá trình tranh luận chi tiết các nội dung.

Giảng viên chỉ nên hỏi một cách nhanh

chóng về những nhận xét về sự lựa chọn

và ngữ cảnh. Ví dụ nếu họ nghĩ có thể

thỉnh thoảng đánh trẻ em, hãy hỏi họ có

thể đánh trẻ em trong hoàn cảnh nào. Hỏi

một người khác không đồng ý với ý kiến

trên và họ cũng trình bày ngắn gọn lý do

tại sao.

Mục tiêu chính là để đưa ra các ý kiến

khác nhau. Nhưng giảng viên cần đề cập

ngay lập tức các câu trả lời với ngụ ý đồng

ý xâm hại trẻ em ở bất kỳ tiêu chuẩn hay

văn hoá nào. Ví dụ, để một cậu bé dưới

18 tuổi xem phim khiêu dâm là không

thể chấp nhận được. Cần dành thời gian

để hỗ trợ các nhóm đưa ra các kết luận

cho chính họ tại sao vấn đề này được cân

nhắc là xâm hại trẻ em.

Thời gian Hướng dẫn hội thảo Ghi chú cho giảng viên

16

Bước 5. Định nghĩa về xâm hại và sao

nhãng trẻ em.

Mặc dù chúng ta có cách nhìn khác

nhau nhưng vẫn có một số tiêu chuẩn

được thống nhất để hình thành xâm

hại và sao nhãng trẻ em. Giảng viên

giải thích cho các nhóm cần phải xem

một số định nghĩa về xâm hại và sao

nhãng trẻ em của các tổ chức quốc tế

và Luật chăm sóc và Bảo vệ trẻ em của

Việt Nam (Các định nghĩa được thể

hiện trong các phần trình bày).

Phần trình bày số 7-13

Giảng viên chiếu các phần trình bày

và giải thích ngắn gọn các định nghĩa

về xâm hại và sao nhãng trẻ em.

Chuyển nội dung: Bây giờ các nhóm

có thể đưa ra cái gì hình thành nên

quá trình xâm hại một đứa trẻ, nó sẽ

tuỳ thuộc theo hiểu biết chung của

nhóm về xâm hại trẻ em và xem xét

họ đúng hay sai.

Mục tiêu: Để các thành viên tham gia có

thể hiểu biết cái gì có thể tạo thành xâm

hại và sao nhãng trẻ em.

Giảng viên có thể chọn để giải quyết các

vấn đề mà các thành viên tham gia thảo

luận trong bài tập Thường Xuyên, Thỉnh

Thoảng và Không Bao Giờ. Sử dụng các

tiêu chuẩn có thể chấp nhận được để chỉ

ra tại sao trong một số tình huống có

trong bài tập được cân nhắc là xâm hại

trẻ em. Ví dụ, để một cậu bé 13 tuổi xem

phim khiêu dâm là hành động xâm hại

trẻ em vì những hình ảnh đó không phù

hợp với lứa tuổi của cậu bé và sẽ gây tác

hại đến sự phát triển của cậu bé sau này.

10 phút

Thời gian Hướng dẫn hội thảo Ghi chú cho giảng viên

17

Bước 6: Đồng ý và không đồng ý.

Chuẩn bị tài liệu phát tay cho bài tập

số 3.

Phát cho các thành viên tham gia tập

huấn bài tập số 3 và từng cá nhân điền

thông tin vào bài tập đã được phát.

Đề nghị một số người tình nguyện

đưa ra ý kiến phản hồi tại sao họ đồng

ý và không đồng ý với nội dung đưa

ra.

Bước 7: Đúng hay Sai?

Những tin tưởng chung xung quanh

việc xâm hại trẻ em (Bài tập số 4).

Thảo luận một số nội dung được lấy

từ bài tập số 2 và số 4. Giải thích trên

thực tế là một số giả định và hư cấu

mang tính mâu thuẫn bằng cách sử

dụng thông tin của bài tập số 3 và một

số phần trình bày trong bộ tài liệu tập

huấn.

Phần trình bày số 14-34

Nghỉ trưa

Khởi động (không bắt buộc)

10 phút

20 phút

60 phút

10 phút

Mục tiêu: Để nhấn mạnh tính hư cấu và

các giả định liên quan đến xâm hại trẻ em

Xem bài tập số 4 ghi chú về cách quản lý

thông tin được xem xét.

Ghi chú: Phần trình bày được chuẩn bị

dựa trên tính linh hoạt. Các phần trình

bày “Đúng hay Sai” sử dụng chức năng

cho phép tóm tắt lại sự nhầm lẫn, sai sót

trước khi các phần trình bày xuất hiện

trên màn hình.

Vấn đề chính cần phải nói là chúng ta

không thể đoán được đứa trẻ sẽ bị xâm hại

như thế nào. Và tại sao một tổ chức cần

đưa ra những hành động để ngăn chặn

xâm hại trẻ em. Vào buổi chiều, các hình

thức xâm hại khác nhau sẽ được thảo luận

và các tổ chức có thể làm gì để giải quyết

vấn đề xâm hại trẻ em.

Thời gian Hướng dẫn hội thảo Ghi chú cho giảng viên

18

10 phút Bước 8: Các hình thức xâm hại.

Chuẩn bị giấy A0, đề can, những mẩu

giấy nhỏ và bút.

Phần trình bày số 35

Chuẩn bị 5 tờ giấy A0 với các tiêu đề:

Xâm hại thân thể, Xâm hại tình dục,

Xâm hại tinh thần (bao gồm cả xâm

hại về lời nói), Sao nhãng, Xâm hại

mang tính chất xã hội bao gồm (nghèo

đói, xung đột và/hoặc phân biệt đối

xử). Dán các tờ giấy này xung quanh

phòng.

Giảng viên hỏi các thành phần tham

gia viết vào từng mẩu giấy nhỏ về

các ví dụ của xâm hại, ví dụ như cấu

véo hay đánh. Yêu cầu các thành viên

tham gia làm theo từng cá nhân.

Sau đó tìm kiếm sự tán thành của cả

nhóm về từng trường hợp cụ thể. Viết

các ví dụ vào một mẩu giấy và đề nghị

các thành viên tham gia dán vào phần

giấy A0 dưới mỗi tiêu đề mà họ cho là

phù hợp nhất.

Mục tiêu: Để đưa ra một cách tổng quan

các loại và các hình thức xâm hại trẻ em.

Lưu ý là xâm hại lời nói chỉ là một loại

trong xâm hại về tinh thần.

Cần lưu ý bóc lột có thể là một dạng của

xâm hại. Điểm cần nhấn mạnh là việc

kiếm lợi bằng cách xâm hại dựa trên một

vị trí quyền lực để thoả thuận cho một

quyền lợi gì đó (như tình dục). Xem ví dụ

từ bài tập ở Tây Phi.

Cần chú ý rằng “xâm hại mang tính chất

xã hội” không được cân nhắc là một hình

thức xâm hại thông thường nhưng nó vẫn

được đề cập ở đây để cho phép thảo luận

vấn đề này và được đưa vào trong buổi

tập huấn.

Thời gian Hướng dẫn hội thảo Ghi chú cho giảng viên

19

Trong quá trình thảo luận, giảng viên

sẽ kết nối các ví dụ gần giống nhau

liên quan đến xâm hại và sao nhãng.

Đề nghị 5 người tình nguyện để tóm

tắt từng biểu đồ và hỏi họ nếu thấy

cần thiết chuyển các ví dụ sang hình

thức xâm hại khác. Phần thảo luận về

các hình thức xâm hại không cần các

học viên đưa vào.

Trao đổi với các học viên rằng phần

sau sẽ là phần bài tập tình huống để

minh họa cho các hình thức xâm hại

và sao nhãng.

Bỏ các giấy A0 được gián trên tường

xuống vì phần này sẽ liên quan đến

bài học buổi chiều.

Người hỗ trợ cần đi xung quoanh phòng

và thúc giục các thành viên tham gia đưa

ra các ví dụ. Hoặc giảng viên có thể chọn

cách chuẩn bị sẵn một số câu trả lời mà

mọi người có thể chưa nghĩ ra để đưa vào

thảo luận.

Chú ý là một số hình thức xâm hại có thể

nhiều hơn một dạng xâm hại.

Thông qua một số tiêu chuẩn quốc tế, một

số thực tế văn hoá đã vi phạm quyền trẻ

em và/hoặc là nguyên nhân gây hại cho

quá trình phát triển của trẻ. Một số ngưòi

trong buổi tập huấn có thể xem thực tế

xâm hại trẻ em là bình thường và có thể

chấp nhận được. Giảng viên cần chú tâm

khi thảo luận vấn đề này và duy trì cân

bằng giữa các tiêu chuẩn bảo vệ trẻ em và

tôn trọng bản sắc văn hoá. Mặc dù vậy, họ

cũng cần phải coi quyền trẻ em là nguyên

tắc cơ bản.

Thời gian Hướng dẫn hội thảo Ghi chú cho giảng viên

20

Bước 9: Các bài tập tình huống về

xâm hại (bài tập 4b).

Chuẩn bị các tài liệu phát tay.

Đóng góp thêm các bài tập tình huống.

Chia toàn bộ lớp tập huấn thành các

nhóm nhỏ.

Giải thích cho các thành viên của các

nhóm là mỗi nhóm sẽ được giao một

bài tập khác nhau để thảo luận. Các

nhóm sẽ có nhiệm vụ phân loại hình

thức xâm hại trẻ em xuất hiện trong

bài tập tình huống của họ và sau đó

đưa ra những nhận xét của Nếu có

thời gian thì tất cả các nhóm sẽ đọc

cho cả lớp về bài tập của nhóm họ.

Mỗi nhóm sẽ trình bày một cách vắn

tắt những phát hiện và nội dung thảo

luận của nhóm.

Giảng viên sẽ hỏi các nhóm còn lại nếu

họ có những suy nghĩ khác hoặc muốn

nhận xét thêm. Sau đó trình bày các

thông tin trên màn chiếu.

Phần trình bày số 36-66

Mục tiêu: Để cung cấp các kiến thức cơ

bản về xâm hại trẻ em, sao nhãng và các

vấn đề về bóc lột trẻ em.

Xem các phần ghi chú cùng với bài tập số

4b để xem xét lại cách quản lý thông tin.

Đưa ra các câu hỏi mà các học viên có

thể dùng từ các định nghĩa được trình

bày trong bài tập 4a. Sử dụng thông tin

này cũng giúp để phân loại được các hình

thức xâm hại và để đánh giá hành động

đó có phải là xâm hại hay không.

Ghi chú: Phần trình bày đã được chuẩn

bị bằng cách dùng các hình hoạt họa. Các

hình chiếu cho các bài tập tình huống

đã dùng chức năng này để cho phép tóm

tắt các tình huống trước khi tất cả các lời

diễn giải được xuất hiện trên màn hình.

1 tiếng

45 phút

Thời gian Hướng dẫn hội thảo Ghi chú cho giảng viên

21

Nếu thời gian cho phép, giảng viên có

thể hỏi những người tham gia nếu họ

họ chưa chắc chắn để phân loại các

dạng xâm hại. Hướng dẫn thảo luận

nhóm lớn để tìm ra câu trả lời hoặc

phản hồi trực tiếp để giải thích cho

cả nhóm.

Tóm tắt lại các ý trước khi nghỉ

Giảng viên nên thu thập và sử dụng các

phần trình bày có thể áp dụng vào thực

tiễn cao nhất cho các tổ chức có liên quan

và nội dung của buổi tập huấn. Ví dụ, định

nghĩa xâm hại có thể chiếu trên màn hình

với bối cảnh giảng viên đang hướng dẫn

thảo luận về các vấn đề xâm hại và các

trường hợp bị xâm hại. Sẽ dành nhiều thời

gian cho phần này hơn nếu tất cả các phần

trình chiếu của phần này được sử dụng.

Giảng viên phải chuẩn bị kỹ càng để trả lời

những câu hỏi không mong muốn của học

viên. Giảng viên có thể tăng hoặc giảm

thời gian của mỗi bài tập tình huống tuỳ

thuộc vào mức độ hiểu biết và hứng thú

của học viên. Ví dụ sẽ cần phải dành nhiều

thời gian hơn để giải thích về trường hợp

xâm hại xã hội hơn là xâm hại thể chất.

Hãy nhớ là xâm hại tình dục chỉ là một

trong các dạng xâm hại trẻ em.

Các phân loại chỉ là hướng dẫn. Điều quan

trọng là nhận thức được các hình thức

xâm hại trẻ em khác nhau.

Tất cả các dạng xâm hại trẻ em trừ hình

thức xâm hại xã hội sẽ được xem xét sau

vì hội thảo này tập trung vào cho các tổ

chức có thể làm được gì để ngăn chặn xâm

hại trẻ em.

Xâm hại xã hội sẽ không tập trung vào sâu

hơn bởi vì nó rất khó cho các tổ chức có

thể kiểm soát được.

Thời gian Hướng dẫn hội thảo Ghi chú cho giảng viên

22

Nghỉ giải lao

Bước 10: Bạn có thể kể?

Hãy chuẩn bị các mẩu giấy để có thể

viết được.

Hãy đề nghị các học viên viết ra một

thứ về họ mà các học viên khác không

biết. Học viên gấp các tờ giấy đó lại và

đưa chúng cho giảng viên.

Hướng dẫn trước khi tiến hành viết ra

và giảng viên hoặc những người được

chỉ định lần lượt lựa chọn một vài mẩu

giấy và đọc cho cả lớp nghe. Các học

viên sẽ được hỏi để đoán xem ai viết

mẩu giấy đó. Người mà được cả nhóm

chọn chỉ được nói đúng hay sai. Nếu

thậm chí đúng thì họ cũng không bắt

buộc phải nói. Không cần thiết phải

tiết lộ ai viết mẩu giấy đó.

Giảng viên đưa ra ý kiến là mọi người

có thể có những bí mật riêng và chúng

ta không thể biết tất cả mọi thứ về

người khác. Giải thích rằng hoạt động

này sẽ giúp các học viên hiểu được

hoạt động sau tốt hơn

Chuyển nội dung: Các nhóm bây giờ

đã nắm được xâm hại và sao nhãng

trẻ em xảy ra rất nhiều trong xã hội.

Nhưng còn trong tổ chức hay cộng

đồng của chúng ta thì sao?

Mục tiêu: Đây là một hoạt động nhằm

khởi động. Nó liên quan đến hoạt động

sau và sẽ để cho các học viên bắt đầu nghĩ

về xâm hại trẻ em trong tổ chức hoặc

cộng đồng của họ.

Giảng viên cần phải dành thời gian cho

hoạt động này vì sự phỏng đoán sẽ gây

cười cho các học viên. Thỉnh thoảng họ

đoán đúng nhưng giảng viên có thể đưa

ra sự phỏng đoán đó chỉ đúng 1 lần trong

10 lần đoán.

15 phút

10 phút

Thời gian Hướng dẫn hội thảo Ghi chú cho giảng viên

23

Mục tiêu: Để nâng cao nhận thức về trách

nhiệm chăm sóc trẻ em và tầm quan trọng

cần phải có hệ thống bảo vệ trẻ em. Đây là

một mục tiêu ưu tiên của hội thảo này.

Ghi chú: Phần trình bày 67 sử dụng các

hình họa.

Nếu một học viên nói là không có hoặc

chỉ có vài trường hợp xâm hại xảy ra,

giảng viên cần hỏi lại nếu họ có thể chắc

chắn. Hãy chứng minh hoạt động trước

vừa chơi thể hiện là mọi người không thể

biết tất cả mọi thứ của người khác. Nếu

thậm chí bạn làm việc cùng với ai một

thời gian dài, bạn cũng không thể biết tất

cả mọi thứ về họ. Nếu ai đó là kẻ xâm hại

trẻ em, liệu họ có đưa thông tin này cho

công chúng biết?

Giảng viên cần phải hiểu rõ Công ước

quốc tế về quyền trẻ em và các định luật

quốc gia nơi họ đang làm việc (ví dụ như

Luật Chăm sóc và Bảo vệ trẻ em của Việt

Nam). Họ phải có khả năng diễn giải về

Công ước và luật địa phương cho các học

viên bằng ngôn ngữ dễ hiểu. Cần nhớ

nhấn mạnh các nguồn và các thông điệp

ngắn gọn.

Bước 11: Các loại xâm hại và xao

nhãng.

Các giấy A0 của bài tập 4a (các lại

xâm hại) cần dán lại lên tường.

Phần trình bày 67

Diapo 67

Giảng viên giải thích cho các học viên

là không có cách nào để biết được

chắc chắn xâm hại trẻ em có thể xảy

ra hay không và nếu xảy ra thì xảy ra

khi nào va như thế nào trong một tổ

chức. Là những người làm việc nhân

đạo, chúng ta cần cam kết để tạo ra

một môi trường an toàn cho trẻ em

nếu có thể và để đảm bảo tất cả quyền

của trẻ em trong sự chăm sóc của

chúng ta đều được hưởng quyền đó.

Phần trình bày 68

Bảo vệ trẻ em khỏi tất cả những tác

hại và các tình huống không lường

trước được là một phần trách nhiệm

của tổ chức để chăm sóc và bảo vệ

trẻ em. Giảng viên thảo luận về định

nghĩa của trách nhiệm chăm sóc và

trách nhiệm của tổ chức (như phần

phác thảo ở phần trình bày).

15 phút

Thời gian Hướng dẫn hội thảo Ghi chú cho giảng viên

24

Phần trình bày số 69-74

Giảng viên cần nhớ rằng các tổ chức

có thể cung cấp các dịch vụ bảo vệ trẻ

em tốt hơn nếu họ có hệ thống bảo

vệ trẻ em. Hệ thống này bao gồm các

chính sách và thủ tục đảm bảo tính

minh bạch cho tất cả các nhân viên.

Các định nghĩa sẽ được thảo luận ở

đây. (trong phần trình bày số 76-77).

Phần trình bày số 75-77

Giảng viên cần nhấn mạnh là hệ

thống Bảo vệ trẻ em sẽ bảo vệ trẻ

cũng như tổ chức và nhân viên của tổ

chức. Đặt ra những tiêu chuẩn bảo vệ

trẻ em tốt sẽ giúp tổ chức tạo ra được

trách nhiệm và những tiếng vang tốt

cho tổ chức. Một hệ thống được tiến

hành sẽ giúp tổ chức giải quyết những

sai lầm hoặc những khó khăn và các

tình huống bất ngờ xảy ra.

Thay thế phần trình bày số 74 với các dữ

liệu liên quan đến đất nước mà buổi tập

huấn đang tiến hành hoặc không sử dụng

phần trình bày này.

Giảng viên nên hiểu sự khác nhau giữa

các thủ tục và chính sách. Chính sách là

một ời tuyên bố về nhiệm vụ của một tổ

chức. Thủ tục trong đó bao gồm các quy

định cho nhân viên để nhằm đưa tổ chức

đạt được mục tiêu chính sách. Ví dụ, một

chính sách là :”Chúng tôi coi trọng tiếng

nói của mọi trẻ em” Như vậy thủ tục

phản ánh được chính sách là:”Hãy để tâm

đến những lời nói của trẻ em một cách

nghiêm trọng nếu trẻ thông báo mình bị

xâm hại”. Cần nhớ rằng một chính sách

Bảo vệ trẻ em không phải là một chương

trình bảo vệ trẻ em mà chính sách này

nhằm để cung cấp một khung làm việc tốt

hơn và giúp nhân viên làm việc có trách

nhiệm hơn trong chương trình dự án và

một cách làm việc an toàn với trẻ.

Thời gian Hướng dẫn hội thảo Ghi chú cho giảng viên

25

Phần trình bày số 78

Chuyển nội dung: Hoạt động sau sẽ

giúp các học viên hiểu được tại sao

các hệ thống bảo vệ trẻ em lại quan

trọng đối với các tổ chức tập trung

vào trẻ em.

Bước số 12: Hệ thống

Giảng viên tìm 7 người tình nguyện.

Một người đóng vai trẻ em (bé trai

hoặc bé gái) được một tổ chức chăm

sóc. Hai người sẽ đóng vai kẻ xâm

hại. Bốn người khác sẽ đóng vai nhân

viên Phi chính phủ (nhân vật chính

trong một hệ thống bảo vệ trẻ em của

một tổ chức) Không giải thích vai trò

của cả nhóm.

Giảng viên đề nghị người đóng vai

trẻ em sẽ ở giữa phòng (không cần

giải thích họ đang đóng vai gì).

Một người hỗ trợ sẽ đưa những

người đóng vai kẻ xâm hại đi ra

ngoài. Người hỗ trợ sẽ hướng dẫn

những kẻ xâm hại làm thế nào để

cố gắng đưa “đứa trẻ “ ra ngoài khỏi

phòng cùng với họ. Họ có thể cố

gắng dùng những lời lẽ thuyết phục

đứa trẻ hoặc kéo ngay trẻ ra ngoài.

Người đóng vai kẻ xâm hại có thể

không cần nghe hướng dẫn của giảng

viên đối với các thành viên còn lại

mà họ chỉ cần chắc chắn ai đóng vai

đứa trẻ.

Mục tiêu: Để minh hoạ tầm quan trọng

của một hệ thống bảo vệ trẻ em được

chính thức hoá trong một tổ chức.

Sẽ thuận tiện hơn nếu giảng viên có một

người hỗ trợ họ để tóm tắt và quản lý một

trong các nhóm.

Người đóng vai kẻ xâm hại về ý tưởng

không nên chọn những người cao hơn

hoặc khoẻ hơn người bảo vệ trẻ em để

những người tham gia sẽ có cảm giác là

họ có thể bảo vệ trẻ em và không bị bất

lực. Ví dụ, nếu có 2 người to khoẻ trong

các tình nguyện viên tham gia, giảng viên

có thể chọn một người làm kẻ xâm hại và

một người làm người bảo vệ trẻ em.

10 phút

Thời gian Hướng dẫn hội thảo Ghi chú cho giảng viên

26

Giảng viên giải thích cho 4 người

được chỉ định là người được bảo vệ

trẻ là họ có vai trò quan trọng trong

một tổ chức hoặc đơn giản là họ làm

việc cho một tổ chức làm việc về trẻ

em. Hãy để cho họ tuỳ chọn vị trí

trong phòng hoặc giảng viên có thể

chỉ định chỗ cho họ đứng. Ít nhất phải

có một người đứng gần đứa trẻ.

Thông báo cho các học viên còn lại là

sẽ có 5 người tình nguyện đóng vai trẻ

em và các cán bộ dự án phi chính phủ.

Không giải thích gì thêm về những

“kẻ xâm hại”.

Người hỗ trợ sẽ hướng dẫn cho những

“kẻ xâm hại” trà trộn vào nhóm để

có thể lôi đứa trẻ theo họ. Họ có thể

được yêu cầu nên có những nhận xét

như” tiếp cận với trẻ quả thật dễ dàng

vì không có ai để ý đến họ”. Nhận xét

này sẽ cho những quan sát viên có

một manh mối về tình hình gì đang

xảy ra (và ai đang đóng là kẻ xâm

hại). Không hướng dẫn người bảo vệ

trẻ ngăn chặn kẻ xâm hại. Ý định của

bài tập để tiết lộ cho những học viên

tham gia thấy trẻ em dễ bị tổn thương

khi thế nào khi các tổ chức Phi chính

phủ không nhận thức được vấn đề và

khi họ không có hệ thống bảo vệ trẻ

em tại địa phương.

Sau đó giảng viên để những người

tham gia về vai trò của họ và yêu cầu

họ làm một cách tốt nhất để bảo vệ trẻ

Nếu những người đóng vai bảo vệ trẻ em

hiểu được ngay ý tưởng và ngăn chặn

được những “kẻ xâm hại” thì không cần

Thời gian Hướng dẫn hội thảo Ghi chú cho giảng viên

27

em. Gợi ý cho họ tạo thành một rào

chắn xung quanh đứa trẻ và cố gắng

can thiệp khi kẻ xâm hại tiến gần đứa

trẻ.

Đề nghị “kẻ xâm hại” tiếp cận lại đứa

trẻ lần nữa. Lần này “kẻ xâm hại” sẽ

gặp nhiều khó khăn hơn khi tiếp cận

với trẻ bởi vì những người bảo vệ trẻ

em đã biết cách làm việc của họ.

Giảng viên sẽ đưa ra ý kiến là đứa trẻ

đã được bảo vệ tốt hơn khi những

người bảo vệ làm việc theo nhóm.

Giảng viên sẽ hướng dẫn thảo luận

làm thế nào để có thể làm việc cùng

nhau trong một tổ chức và cần phải

làm gì để giảm khả năng trẻ bị xâm

hại.

Giảng viên giải thích bài tập tình

huống vừa rồi đã chỉ ra không có

cách nào có thể chắc chắn khi nào,

bao giờ thì xâm hại trẻ em có thể xảy

ra. Các giả định của xã hội có thể sai.

Hoạt động “Bạn có thể kể” chỉ ra là

thậm chí khi chúng ta làm việc cùng

các đồng nghiệp hàng ngày, chúng ta

cũng không thể thường xuyên hiểu

hết được họ. Vì lý do này, điều này rất

quan trọng cho các tổ chức tạo ra một

hệ thống bảo vệ trẻ em chắc chắn để

giảm thiểu một cách tốt nhất và khả

năng xâm hại có thể xảy ra trong một

tổ chức. Khi nhân viên nhận thức

được vấn đề này và làm việc cùng

nhau, họ có thể thường xuyên ngăn

thiết phải chuyển sang phần hai của hoạt

động này.

Thỉnh thoảng “kẻ xâm hại” có thể tiếp xúc

được với “trẻ”. Giải thích cho những người

tham gia là hệ thống bảo vệ không thể

ngăn chặn được hoàn toàn các tổn hại đến

trẻ em nhưng nó phần nào giảm được các

nguy cơ về các tổn hại cho trẻ và hỗ trợ để

giảm tối thiểu các thiệt hại (chống lại một

đứa trẻ, một tổ chức và nhân viên).

Chú ý là bài tập này với chủ ý đề cập đến

xâm hại tình dục nhưng nó có thể ra với

tình huống xâm hại về tâm lý và từ ngữ

hoặc một loại xâm hại khác mà thiếu sự

quan tâm.

Thời gian Hướng dẫn hội thảo Ghi chú cho giảng viên

28

chặn được các xâm hại trẻ em.

Phần trình bày số 79

Chuyển nội dung: Kể một câu chuyện

cho thấy tại sao ngăn chặn một việc gì

xấu chuẩn bị xảy ra là một ý tưởng tốt

hơn là cố gắng giải quyết hậu quả sau

khi nó đã xảy ra rồi.

Bước: 13

Giảng viên sẽ kể câu chuyện (bài tập

số 5) và giải thích rằng ngăn chặn là

cách tiếp cận tốt nhất. Một hệ thống

bảo vệ trẻ em là một công cụ ngăn

chặn hiệu quả và công cụ này sẽ làm

giảm đáng kể khả năng trẻ em bị xâm

hại.

Các tổ chức có thể làm bước tiếp theo

là tự tạo ra hệ thống bảo vệ trẻ em của

mình. Giảng viên giới thiệu vắn tắt 2

phần tiếp theo của tập huấn.

Phần trình bày số 80-81

Ghi chú: phần trình bày số 79 sử dụng các

hình họa.

Mục tiêu: Để chuẩn bị kết thúc hội thảo

bằng cách tăng cường ý tưởng cho rằng

một hệ thống bảo vệ trẻ em là một công

cụ hiệu quả và cần thiết để ngăn chặn

xâm hại trẻ em.

Phần việc kết thúc của hội thảo này chỉ là

phần đầu tiên của ba phần tập huấn. Phần

này với mục tiêu để nâng cao nhận thức

về các hình thức xâm hại trẻ em và chỉ ra

tại sao một hệ thống bảo vệ trẻ em là cần

thiết trong các tổ chức.

Phần hai của tập huấn sẽ giúp các tổ chức

đánh giá về cách họ bảo vệ trẻ em như thế

nào và để nhận dạng các thực tế tốt của

họ.

Phần ba sẽ hướng dẫn để giúp các tổ chức

đánh giá thực tế và phát triển các chính

sách và thủ tục phù hợp. Các tổ chức

mà đã có các cơ chế hiện hành thì có thể

đánh giá làm thế nào để cải thiện các tiêu

chuẩn về bảo vệ trẻ em. Một yếu tố không

bắt buộc cho các tổ chức là có thể xem

các ví dụ về chính sách của các tổ chức

để quyết định xem có nên cho thêm nội

15 phút

Thời gian Hướng dẫn hội thảo Ghi chú cho giảng viên

29

Bước 14: Bế mạc hội thảo.

Phần trình bày số 82

Nếu thời gian cho phép, giảng viên

có thể giải quyết các vấn đề mà học

viên đưa vào mục “câu hỏi khó” hoặc

hướng dẫn hỏi và trả lời các câu hỏi.

Nếu không có câu hỏi khó nào thì

chuyển sang phần đánh giá lớp học.

Chia các biểu mẫu đánh giá hoặc có

thể phản hồi trực tiếp (những phản

hồi cần phải được ghi chép lại để báo

dung nào vào các chính sách của tổ chức

mình hay không.

Các tổ chức có thể liên hệ với tổ chức Phi

chính phủ đã có sẵn chính sách bảo vệ

trẻ em hiện hành để hỗ trợ tổ chức mình

trong quá trình xem xét, tham khảo và

đánh giá cho tổ chức. Hơn thế nữa các tổ

chức Phi chính phủ địa phương có thể cân

nhắc để thành lập một bộ máy điều phối

để theo dõi quá trình tiến hành một chính

sách bảo vệ trẻ em trong các tổ chức Phi

chính phủ. Bộ máy điều phối có thể trao

những bằng khen cho các tổ chức có tham

gia các buổi tập huấn và các tổ chức thành

lập và tiến hành các hệ thống bảo vệ trẻ

em.

Nếu đã có một bộ máy điều phối tồn tại

thì có thể trao bằng khen cho sự tham

trong hội thảo và cung cấp thông tin trong

các buổi tập huấn và tư vấn sau này.

Một biểu mẫu đánh giá được đính kèm

với bộ tài liệu tập huấn này. Giảng viên

cũng có thể chọn cách đơn giản hơn là

yêu cầu học viên nhớ lại những phản hồi

của họ trong buổi đầu trước khi tập huấn

và đánh giá xem những mong đợi của họ

đã được đáp ứng hay chưa. Một phương

pháp khác là yêu cầu các học viên xếp

thành vòng tròn. Sau đó sẽ có nhạc nổi

lên và yêu cầu các học viên chuyền tay

nhau những cái bút. Khi nhạc dừng, ai mà

có bút trong tay thì sẽ được yêu cầu hoàn

thành một câu hoàn chỉnh để đưa ra một

phản hồi cho buổi tập huấn. Ví dụ:

Thời gian Hướng dẫn hội thảo Ghi chú cho giảng viên

30

cáo hội thảo và để học hỏi thêm)

Bế mạc hội thảo và giải quyết các

vướng mắc nếu còn.

1. Hôm nay tôi học được một thứ đó là

………

2. Một nhận xét cho buổi tập huấn ngày

hôm nay là ………

3. Một bài tập tình huống mà tôi nhớ

nhất đó là ……..

4. Một bài tập tình huống làm tôi ngạc

nhiên nhất đó là ………

5. Hình thức xâm hại gây nhiều tác động

xấu nhất đó là……..

BÀI TẬP

32

Phần 1: Bài tập 1

Câu chuyện dòng sông cá sấu

Ngày xưa, có cô gái tên là Mai yêu một chàng trai tên là Tuấn. Tuấn sống ở bên kia bờ

sông còn Mai sống ở bên này bờ sông. Con sông đã chia cắt hai người chứa đầy những

con cá sấu. Mai muốn được sang bên kia bờ sông để được gặp Tuấn. Thật không may,

chiếc cầu nối qua dòng sông đã bị cuốn đi. Vì vậy Mai phải đến gặp Quang, một chủ

thuyền để nhờ Quang đưa qua sông.

Để trông thật gợi cảm trước Tuấn, Mai đã mặc một chiếc váy bó chặt và một cái áo

ngắn. Quang nói sẽ đưa cô qua sông nhưng nhìn ánh mắt của Quang làm Mai sợ.

Chính vì vậy Mai đã đến nhà Hải - bạn Mai - để giải thích về hoàn cảnh khó khăn của

mình. Hải đã không muốn dính líu vào chuyện này. Mai đã cầu xin Hải nhưng Hải vẫn

không giúp đỡ Mai. Chính vì vậy, Mai thấy chỉ còn sự lựa chọn duy nhất đó là đi bằng

thuyền sang sông cho dù Mai không tin tưởng Quang.

Sau khi rời bờ sông, Quang nói với Mai là ông ta không thể kìm chế được bản thân và

muốn có quan hệ tình dục với Mai. Khi Mai từ chối, ông ta đã đe doạ Mai là sẽ ném

Mai xuống sông. Ông ta nói nếu cô đồng ý thì ông ta sẽ đưa cô sang sông an toàn.

Mai sợ cá sấu ăn thịt và thấy mình không còn sự lựa chọn nào khác. Chính vì vậy cô

không có hành động nào kháng cự lại Quang. Cuối cùng Quang cũng đưa cô đến bờ

sông nơi Tuấn sống.

Khi Mai kể cho Tuấn nghe về chuyện xảy ra với mình, Tuấn nói rằng chuyện xảy ra

với Mai là do cách ăn mặc của cô. Tuấn thấy Mai không còn trinh trắng nữa và bỏ đi

với ánh mắt khinh bỉ. Đau khổ và cảm thấy bị bỏ rơi, Mai tìm tới một người bạn tên

là Dũng vốn là một võ sĩ karate. Dũng cảm thấy tức giận Tuấn và thông cảm với Mai.

Dũng tìm tới Tuấn và đánh Tuấn một cách hung bạo. Mai đã vui mừng khôn xiết vì

Tuấn đã phải trả món nợ của anh ta.

Khi mặt trời lặn, người ta nghe thấy Mai đang cười vào mặt Tuấn.

33

Câu hỏiAi trong số những nhân vật này có lỗi nhất cho mọi việc xảy ra với Mai?

Tại sao? (Có thể có nhiều hơn một câu trả lời.)

1. Tuấn

2. Hải

3. Mai

4. Dũng

5. Quang

34

Phần 1: Bài tập 2

Thường xuyên, Thỉnh thoảng, Không bao giờ

Bạn có nghĩ là những câu tuyên bố sau đây/cách cư xử là đúng hay không? Tại sao?

Tại sao thỉnh thoảng có thể được và trong hoàn cảnh nào?

Thường xuyên

Thỉnh thoảng

Không bao giờ

Tát không làm tổn hại trầm trọng đến trẻ và có thể thực hiện được như một hình phạt.

Trẻ em thường thêm bớt vào câu chuyện bị xâm hại tình dục để gây được sự chú ý.

Một cậu bé 13 tuổi rất người lớn và rất thích dành thời gian rỗi của mình để chơi cùng anh trai 22 tuổi và các bạn của anh. Thỉnh thoảng họ cùng nhau xem phim khiêu dâm. Anh trai cậu bé và các bạn không có hành động hoặc khiêu khích nào về tình dục xảy ra.

Một cậu bé 14 tuổi mang cô em gái của mình vào trong nhà tắm và thủ dâm trước mặt cô bé. Cậu bé không hề đụng chạm và có quan hệ tình dục với em mình. Cô bé càng cảm thấy tò mò và thích thú hơn là sợ hãi. Cô bé mới chỉ có 8 tuổi.

Một đứa trẻ hỏi giáo viên tình nguyện của mình giúp đỡ làm bài tập về nhà. Cô giáo nói sẽ làm nhưng với điều kiện đứa trẻ phải cắt cỏ cho cô giáo.

Một thầy giáo nói với một học sinh nữ của mình là sẽ cho điểm cao bài kiểm tra nếu cô bé đồng ý quan hệ tình dục.

Bác của một cô bé 10 tuổi bắt cô bé bán hoa một mình cho khách du lịch ở trước khu vực quán rượu trong một khu du lịch cao cấp từ sang sớm đến nửa đêm, nhưng điều này rất tốt vì có thể giúp đỡ gia đình cô bé kiếm tiền.

Bố đề nghị cô con gái 10 tuổi giúp đỡ lau nhà để ô tô hàng tuần.

35

Thường xuyên

Thỉnh thoảng

Không bao giờ

Làm những việc mà không thèm quan tâm đến việc trẻ đánh giá sự việc.

Nếu một đứa trẻ bị lạnh và đói vì bố mẹ quá nghèo thì được coi là xâm hại.

Một cô bé có nước da đen và răng khấp khểnh. Trong lớp học, giáo viên trêu trọc em là em cần phải đi phẫu thuật tạo hình hoặc nếu không thì không ai lấy em.

Một tình nguyện viên nước ngoài làm việc tai cộng đồng và mua bia cho một bé trai 15 tuổi uống khi em đề nghị mua.

Một nhà báo phỏng vấn một trẻ mồ côi tại một ngôi lều tạm bợ. Ngày hôm sau, bức ảnh của cậu bé được in hình ở trang nhất của một tờ báo với tiêu đề “Ngôi nhà bị tàn phá chỉ còn là đống gạch đổ nát, cả hai bố mẹ bị sóng thần giết chết trong chốc lát”. Khi cậu bé nhìn thấy tờ báo, cậu cảm thấy rất thất vọng.

Báo cáo xâm hại giống như làm nhục một đứa trẻ thậm chí còn hơn thế, vì vậy tốt hơn là giữ im lặng và để lãng quên nó đi.

Ở đây không hề có một hệ thống pháp luật chính xác vậy thì tại sao lại phải thông báo mọi thứ.

Tôi sẽ không tin tưởng cảnh sát khi để họ làm những việc liên quan đến thông báo các trường hợp bị xâm hại.

36

Phần 1: Bài tập 3

Đồng ý hay không đồng ý?

Bạn có đồng ý hay không đồng ý với các câu tuyên bố sau đây không? Tại sao?

Đồng ý Không đồng ý

1. Trẻ em bị khuyết tật nên tách riêng ra khỏi trẻ em khác vì vậy chúng không gây thương tổn những điều không may mắn của mình sang trẻ khác.

2. Những trẻ khó bảo cần bị phạt một cách gay gắt.

3. Trẻ em khuyết tật ít bị xâm hại hơn.

4. Xâm hại trẻ em không phải là vấn đề ở cộng đồng của tôi mà nó xảy ra ở chỗ khác.

5. Giáo viên và bố mẹ có quyền đánh trẻ khi họ cảm thấy chúng có những hành động chưa tốt.

6. Hầu hết kẻ xâm hại đều không có ý định hành động và sự việc xảy ra đều do phấn khích trong chốc lát.

7. Kẻ xâm hại đã bị xâm hại khi còn nhỏ. Vì vậy họ không thể kiềm chế được bản thân

8. Kẻ xâm hại thường xuất thân từ tầng lớp thấp và trong gia đình không được giáo dục.

9. Thỉnh thoảng các nạn nhân là người có lỗi nhất vì họ tự rước hoạ và thân.

10. Các bé trai thực sự không bị rủi ro về xâm hại tình dục.

11. Kẻ xâm hại tình dục thường là những ông già bẩn thỉu.

12. Phụ nữ không bao giờ xâm hại tình dục trẻ em.

13. Người lạ là mối đe dọa lớn nhất đối với trẻ em.

37

Đồng ý Không đồng ý

14. Giáo viên không bao giờ xâm hại trẻ em.

15. Bạn có thể thường xuyên nói rằng ai là người an toàn cho trẻ.

16. Nhân viên được tuyển dụng làm việc với trẻ em sẽ không xâm hại trẻ em.

38

Phần 1: Bài tập 4

Đúng hay sai: Những tin tưởng chung xung

quanh việc xâm hại trẻ em

Những ghi chú này cung cấp những thông tin cho giảng viên để hỗ trợ quá trình thảo luận nhóm.

Các số của phần trình bày tuân theo các tuyên bố liên quan đến bài tập 3. Sau đó có một vài ví dụ

và dụng cụ giải thích được sử dụng nếu cần thiết để phân loại các điểm chính với học viên. Giảng

viên không nên đưa ra hết tất cả các thông tin này.

Phần trình bày 15-16

Trẻ khuyết tật là vô hại và các em ít có nguy cơ bị xâm hại (Số 1).

Sai

Theo kết quả báo cáo của trung tâm Quốc gia về ngăn chặn tội ác với trẻ em của Anh

(NSPCC) và nhóm làm việc Quốc Gia về Bảo vệ trẻ em và trẻ khuyết tật thì trẻ khuyết

tật có nguy cơ bị xâm hại tình dục, xâm hại thể chất, tinh thần và sang nhãng cao gấp

bốn lần so với trẻ không bị khuyết tật. Trong báo cáo nói rằng, thông thường người ta

tin rằng trẻ khuyết tật không bị xâm hại. Báo cáo cũng khẳng định rằng trẻ khuyết tật

thường thiếu các kỹ năng cần thiết để thông báo về việc bị xâm hại. Hầu hết mọi người

đều thất bại khi tư vấn với trẻ về kinh nghiệm và cảm xúc của chúng. Hệ thống bảo vệ

trẻ em và thực tế đã không tính đến các hoàn cảnh đặc biệt và nhu cầu của trẻ khuyết

tật đã bị xâm hại.1

______________________________

1 Xem trong NSPCC 2003. Điều này không xảy ra với trẻ khuyết tật: Bảo vệ trẻ em và trẻ khuyết tật. Luân đôn, nước Anh. NSPCC và Nhóm là việc cấp Quốc gia về Bảo vệ trẻ em và trẻ khuyết tật.

39

Phần trình bày số 17-18

Người lạ là mối đe dọa lớn nhất đối với trẻ em (Số 13).

Sai

Trong 501 trường hợp xâm hại tình dục được báo cáo cho cảnh sát Philippines và Sở Bảo

hiểm xã hội và Phát triển trong năm 2000, có bốn nhóm xâm hại đó là: quen biết sơ sài

(22%), hang xóm (21%), bố (19%), và bác (11%). Chỉ có 5% kẻ xâm hại tình dục là người

lạ. (Thống kê ở phần trình bày số 18).

Phần trình bày số 19-20

Bạn có thể luôn nói được ai là người an toàn với trẻ (Số. 15).

Sai

Hỏi các thành viên tham gia nếu họ biết ai là kẻ xâm hại trẻ em trong số ba bức ảnh

được chiếu. Khuyến khích mọi người đoán và hỏi lý do tại sao họ lại trả lời như vậy.

Không nói câu trả lời cho người tham gia nhưng các câu tuyên bố khác sẽ được đánh

giá đầu tiên và họ tiết lộ câu trả lời. (Cả ba đều là kẻ xâm hại) (Số 15).

Phần trình bày số 21

Phụ nữ không bao giờ xâm hại trẻ em. Kẻ xâm hại tình dục trẻ em là những ông già

bẩn thỉu. (Số. 11-12).

Phần trình bày số 22

40

Myra Hindley và Ian Brady đã giết bốn trẻ em trong năm 1963 và 1964 và chôn thân

thể các em gần Manchester, miền Bắc nước Anh. Nạn nhân là Lesley Ann Downey 10

tuổi, John Kilbride 12 tuổi, Keith Bennett 12 tuổi và Pauline Reade 16 tuổi đã bị hiếp

dâm trước khi bị chết.

Hindley và Brady đã bị bắt giữ sau khi chúng giết Edward Evans 17 tuổi tại nhà riêng

và anh rể Hindley đã có mặt lúc đó và anh này đã báo lại cho cảnh sát. Anh đã nói với

cảnh sát là anh nghe thấy tiếng Brady nói chuyện về những vụ giết người và chôn thi

thể họ nhưng anh ta đã không tin.

Hindley và Brady đã chối tội của chúng tại phiên toà xét xử năm 1966. Chứng cứ được

đưa ra tạo toà là một băng ghi âm do Hindley và Brady ghi lại về một nạn nhân của

chúng trong lúc chúng tra tấn và hiếp nạn nhân trước khi chúng bóp cổ nạn nhân đến

chết.

Cả hai đều bị kết tội đã giết Lesley Ann Downey và Edward Evans trong khi Brady cũng

bị kết án giết John Killbride. Bọn chúng đã bị kết án tù chung thân. Thi thể của Keith

Bennett và Pauline Reade đã không được tìm thấy trong thời gian xử án nhưng đến

năm 1980, Hindley và Brady đã nhận tội giết người.2

Phần trình bày số 23

Mary Kay LeTourneau, một giáo viên đã bị buộc tội tại Seattle ở Mỹ năm 1997 về tội

hiếp dâm một trong những học sinh của mình. Cô ta 35 tuổi và thời điểm đó cậu học

sinh mới 13 tuổi. Cô ta đã bị buộc tội và nhận một án tù treo với điều kiện là không

được tiếp xúc với các bé trai và phải triệt để chấp hành các yêu cầu pháp luật dành cho

______________________________

2 Xem tin tức của đài phát thanh của Anh (BBC). “Những vụ giết người man rợ” . Anh Quốc, BCC 28 tháng 2 Nguồn ảnh: Ảnh của Myra Hindley do cảnh sát Manchester cung cấp.

41

kẻ xâm hại tình dục trẻ em.

Năm 1998, LeTourneau đã bị xử án lại sau khi vi phạm các quy định trong thời gian thử

thách khi tiếp tục gặp gỡ một bé trai 14 tuổi. Sau đó cô ta đã bị xử án 7 năm tù.

Trong thời gian bị bắt giữ, LeTourneau đã mang bầu với cậu bé bị xâm hại. Cô ta cũng

đã lập gia đình và có 4 con.

LeTourneau lần đầu tiên gặp cậu bé khi cậu đang là học sinh lớp hai của mình. Cậu bé

và LeTourneau vẫn gìn giữ mối quan hệ. Cô ta cũng là giáo viên của cậu bé khi cậu học

lớp sáu. Mối quan hệ được báo cáo trở thành quan hệ tình dục khi cậu lên lớp bảy vào

năm 1996.

Sự nghi ngờ bắt đầu xuất hiện khi chồng của LeTourneau phát hiện ra thư tình của vợ

viết cho cậu bé khi cậu lên 13 tuổi và chồng của Le Tourneau đã kể chuyện với một

người họ hàng để liên lạc với dịch vụ bảo vệ trẻ em địa phương. Chồng của LeTourneau

đã li dị và chuyển các con đến sống ở một bang khác. Trường học nơi LeTourneau dạy

học đã buộc cô ta thôi việc và không trả lương trợ cấp.

Mẹ cậu bé hiện nay đang chăm sóc đứa trẻ của con trai mình và LeTourneau. Sau khi

nghe toà tuyên án, bà nói LeTourneau nên nhận lòng khoan dung của toà án. Bà đã

phải thốt lên rằng: “LeTourneau sinh ra là một con người nhưng đã mắc một sai lầm

khủng khiếp”.

Cậu bé đã nói trong một cuộc phỏng vấn là mối quan hệ của mình và LeTourneau

là một “tình yêu thực sự” và trong mọi trường hợp cậu không nghĩ mình là một nạn

nhân.3

______________________________

3 Xem CourtTV.com.1998. Washington v. LeTourneau: Bản án gốc từ ngày 14 tháng 11 năm 1997. Mạng lưới phòng xử án trên truyền hình 18 tháng 3.

Nguồn ảnh: Ảnh của Mary Kay LeTourneau được Toà án truyền hình và mạng lưới tin tức truyền hình cáp (CNN) cung cấp.

42

Kết luận

Tội ác của Hindley và LeTourneau - người trong bức ảnh giống như bao phụ nữ hoàn hảo khác

cho thấy rằng phụ nữ cũng có khả năng xâm hại tình dục trẻ em. Kẻ xâm hại tình dục có thể

không phải là “những ông già bẩn thỉu”.

Phần trình bày số 24

Hầu hết các trường hợp xâm hại trẻ em là không chủ định và xảy ra một cách bột phát

(Số . 6).

Các bé trai thực sự không có rủi ro bị xâm hại tình dục (Số. 10).

Sai

Hindley đã hành hạ nhiều lần rất nhiều trẻ em. LeTourneau đã xâm hại học sinh của

mình không chỉ một lần. Các bé trai đã là nạn nhân của cả hai phụ nữ này. Sau đây là

ví dụ của một kẻ xâm hại tình dục các bé trai nhiều lần.

Phần trình bày số 25

Theo luật mới ban hành, người đầu tiên bị khởi tố và buộc tội với án tù 8 năm tại

Seattle năm 2004 vì đã đi du lịch nước ngoài để quan hệ tình dục với trẻ em, luật này

với mục tiêu nhằm giảm số lượng công dân Mỹ đi du lịch nước ngoài để có quan hệ

tình dục với trẻ em.

Michael Lewis Clark, một trung uý cảnh sát 70 tuổi đã về hưu đã từng sống tại Căm

pu chia không thường xuyên trong vòng bảy năm và đã bị bắt ở Phnom Penh năm 2003.

43

Ông ta đã bị toà án Mỹ buộc tội có quan hệ tình dục với hai em trai 10 và 13 tuổi người

Căm pu chia. Theo các tài liệu tại toà án, Clark đã khai với điều tra viên là ông ta đã

từng quan hệ tình dục với khoảng 50 em trai từ 10 đến 18 tuổi và mỗi lần ông ta chỉ

phải trả 2 đô la Mỹ. Thẩm phán viên cấp quận của Mỹ - Robert Lasnik nói rằng những

em bị Clark bóc lột tình dục đã cực kỳ rủi ro chỉ vì nghèo đói.

Clark là người đầu tiên ở Mỹ bị buộc tội theo luật mới được ra đời năm 2003. Luật này

được biết đến như là một biện pháp chống khiêu dâm trẻ em, cho phép buộc tội những

người Mỹ đi du lịch nước ngoài với mục tiêu để tìm kiếm quan hệ tình dục với trẻ em.

Luật này là một phần của việc tăng cường khả năng chống lại bóc lột tình dục trẻ em ở

các nước nghèo trên toàn thế giới cho các chính phủ, các tổ chức Phi chính phủ và các

tổ chức bảo trợ trẻ em.

Vào tháng 6 năm 2004, sáu người đàn ông đã bị buộc theo luật mới bao gồm Gary Evan

Jackson 56 tuổi, người đã bị buộc tội có quan hệ tình dục với ba cậu bé người Căm pu

chia ở độ tuổi 10, 14 và 15.

Trong quá trình bào chữa, Clark và Jackson đã dùng quyền được nghi ngờ về hiến pháp

của luật. Luật sư của Clark nói rằng, luật đã vượt quá thẩm quyền của chính phủ Mỹ.

Các luật sư của Mỹ nói rằng bản án chống lại Clark hơi cay nghiệt và bản án này nên là

bản án dành cho kẻ lợi dụng quyền hạn để xâm hại tình dục.4

______________________________

4 Xem Clarridge C 2004. “8 năm tù trong lần đầu tiên truy tố theo luật xâm hại tình dục trẻ em mới ra đời” Tin tức Seattle 26 tháng 6

Nguồn ảnh: Ảnh của Michael Clarke do Cục xuất nhập cảnh Mỹ cung cấp.

44

Kết luận

Hai hình thức của kẻ xâm hại tình dục trẻ em là phạm tội do hoàn cảnh đưa đẩy và có chủ

ý. Những kẻ phạm tội do hoàn cảnh đưa đẩy không có ý định có quan hệ tình dục với trẻ

em nhưng lợi dụng tình thế để xâm hại trẻ. Ban đầu họ chỉ có ý định xâm hại tình dục trẻ

em một lần. Thỉnh thoảng, họ lại thích có quan hệ tình dục hơn và bắt đầu lặp lại hành

động xâm hại. Kẻ xâm hại tình dục chủ ý có chủ ý quan hệ tình dục với trẻ em ngay từ

ban đầu. Rất nhiều người có chủ ý sẽ thiết lập một thời gian dài để có thể có quan hệ tình

dục với trẻ em bao gồm họ lên kế hoạch để gặp gỡ các em và phải đi xa để thu hút trẻ em

(họ thường đi đến các nước khác hay các thành phố khác chứ không chọn địa điểm là nơi

họ sống). Hình thức quan hệ tình dục với trẻ là hình thức ép buộc.

Mặc dù hầu hết các xâm hại tình dục đều là các em gái nhưng các em trai cũng là nạn

nhân của các xâm hại tình dục. Các em trai có thể nhận được ít thông cảm hơn các em

gái và đôi khi các em trai cảm thấy khó khăn hơn khi tiết lộ bị xâm hại tình dục - bởi

một người đàn ông hay phụ nữ nào đó. Một bé trai khi bị xâm hại tình dục bởi một phụ

nữ có thể sẽ không báo cáo mình bị xâm hại bởi vì cậu luôn phải đối đầu với ý tưởng –

trong nhiều nền văn hoá- kinh nghiệm tình dục là một cách để thể hiện đàn ông đến tuổi

trưởng thành và đàn ông luôn thừa nhận tình dục. Các em trai có thể không thừa nhận

là mình đã từng bị xâm hại. Nếu một cậu bé bị xâm hại tình dục bởi một người đàn ông

thì cậu sẽ luôn lo sợ phải đối mặt với các bệnh xã hội về đồng tính mà quan hệ đồng tính

là một điều tối kị ở một số nền văn hoá.5

______________________________

5 UNICEF 2001. Lợi nhuận có từ bóc lột. Geneva UNICEF

45

Phần trình bày số 26

Xâm hại trẻ em không phải là một vấn đề tại cộng đồng của tôi. Xâm hại thường xảy

ra ở một nơi nào khác. (Số. 4).

Sai

Phần trình bày số 27

Đưa thêm các số liệu cụ thể nếu cần thiết.

Dịch vụ bóc lột tình dục ở Thái Lan

Một số lượng lớn trẻ em ở Thái Lan đang bị rủi ro vì bị xâm hại và bóc lột tình dục.

Xâm hại tình dục không chỉ xảy ra ở các nước phương Tây mà cũng là một vấn đề của

địa phương mà tất cả chúng ta cần phải nhận thức được.

Mỗi năm, một số lượng lớn các khách du lịch tình dục đã đến các nước Đông Nam

Á để xâm hại tình dục trẻ em. Các thành phố lớn ở Thái Lan như Bangkok, Pattaya,

Phuket và Chiang Mai là những điểm đến chính cho những kẻ xâm hại nước ngoài khi

đến Thái Lan.6

Những kẻ xâm hại tình dục cũng có thể là những người sống ở cộng đồng hoặc ở đâu

đó trong nước.

______________________________

6 Cùng trong cuốn sách trên

46

Phần trình bày số 28

Cần tăng cường thêm ý nghĩ cho các thành viên tham gia là xâm hại tình dục trẻ em

ở rất gần với chúng ta chứ không như mọi người nghĩ. Cũng cần phải nhớ thêm rằng

các dạng xâm hại tình dục không trực tiếp khác cũng có thể mang tính chất xâm hại

ngang bằng với xâm hại về mặt thân thể.

Các trang web khiêu dâm ở Thái Lan

Theo báo cáo của tổ chức ECPAT quốc tế về Bạo lực chống lại trẻ em ở các điểm

Internet thì Thái Lan là một trong những nước có hầu hết các trang web khiêu dâm trẻ

em miễn phí được tìm thấy trêm mạng.

Theo tổ chức ECPAT, tại Nga và Liên Xô cũ, Mỹ, Tây Ba Nha, Nhật Bản và Nam Triều

Tiên là những nước hầu hết đều có những trang Web miễn phí được chào mời. Một

nửa trong số các hình ảnh xâm hại tình dục trẻ em được rao bán trực tuyến từ Mỹ và

một phần tư số còn lại được rao bán từ Nga. Mỹ và Nga cũng là những nước dẫn đầu về

các trang web thương mại khiêu dâm trẻ em, sau đó là đến Tây Ba Nha và Thụy Điển.

Báo cáo cũng nói rằng, hầu hết các hình ảnh khiêu dâm trẻ em được trao đổi miễn phí

trên mạng nhưng cũng có một thế giới ngầm buôn bán với trị giá hàng tỉ đô la và có tới

hàng triệu bức ảnh về xâm hại tình dục trẻ em. Nó cũng cảnh báo các công nghệ mới

đang chạy ra ngoài vòng kiểm soát của luật pháp về khả năng ngăn chặn các hình ảnh

khiêu dâm trẻ em trên mạng.

Tổ chức ECPAT kêu gọi luật pháp quốc gia cần cứng rắn hơn và có các hành động phối

hợp liên ngành để bảo vệ trẻ em khỏi thông qua các công nghệ thông tin mới. Thậm

chí kể cả cá nước nghèo ở Châu Phi và Châu Á nơi mà công nghệ thông tin còn hạn chế

nhưng vẫn có làn sóng các hình ảnh khiêu dâm bằng cách dung máy ảnh điện thoại để

chụp các hình ảnh xâm hại tình dục trẻ em và gửi đi trên toàn thế giới. Các dịch vụ tin

47

nhắn cũng có thể trở thành một diễn đàn cho những kẻ để gặp gỡ trẻ em.

Cũng theo ECPAT, trong một nghiên cứu toàn cầu của Liên Hợp Quốc về Bạo lực

chống lại trẻ em thì loại này tràn lan khắp nơi và nó gây ảnh hưởng nặng nề và lâu dài

về mặt thể chất và làm tổn thường về mặt tâm lý cho các nạn nhân trẻ em, hành động

này bỏ ngoài tai các cơ quan chức năng thực thi pháp luật.

Báo cáo cũng nêu bật “sự dễ dãi với những vấn đề mà những người có ý định gây tổn

hại tới trẻ em có thể lợi dụng để tung hoành giữa thế giới thực và thế giới ảo nhằm bóc

lột trẻ em”.7

Phần trình bày số 29

Một số người tham gia có thể cảm thấy rằng xâm hại tình dục trẻ em chỉ có thể

xảy ra ở văn hoá phương Tây. Trường hợp của Waralongkorn Janehat ở Thái

Lan có thể chứng minh các giả định như vậy là hoàn toàn sai. Xâm hại tình dục

trẻ em là một hiện tượng xảy ra trên toàn thế giới và những kẻ xâm hại có thể

có bất cứ một quốc tịch nào.

Tháng 8 năm 2005, một toà án tại tỉnh Udon Thani của Thái Lan đã kết án 48

năm tù cho Waralongkorn Janehat (Kru Nong), một cựu thư ký của một quỹ

người Thái vì tội xâm hại tình dục trẻ em dưới sự giám sát của mình. Luật sư

của ông ta đã kháng án.

Kru Nong 38 tuổi chịu trách nhiệm quản lý một nhà trọ cho trẻ em đường

phố. Ông ta đã bị buộc tội xâm hại tình dục trẻ em dưới 15 tuổi (được sự chấp

thuận và không được sự chấp thuận của trẻ em), và bị buộc tội xâm hại tình

______________________________

7 Theo cơ quan báo chí của Pháp năm 2005. “Thái Lan là một trong những quốc gia có hấu hết các trang web miễn phí”. Bangkok, Thái Lan: Theo Bang kok Post. 12 tháng 11

Xem them Muir, D 2005. Bạo lực chống lại trẻ em trong các điểm Internet. Bang kok, Thái Lan: Tổ chức ECPAT quốc tế.

48

dục với trẻ em trên 15 tuổi, không được sự đồng thuận và dùng hình thức áp

buộc với trẻ mà mình đang phải chịu trách nhiệm chăm sóc.

Cảnh sát đã đưa ra lời buộc tội sau khi điều tra các đơn kiện của văn phòng

cấp tỉnh của Bộ Phát triển Xã hội và An ninh con người sau khi thấy các em

từ nhà trọ có thái độ không bình thướng và liên quan đến các vụ chạy trốn, ăn

cắp vặt và đánh nhau. Vụ điều tra phát hiện ra Kru Nong đã xâm hại tình dục

hai trẻ em trong thời gian các em ở tại nhà trọ. Việc xâm hại xảy ra rất nhiều

lần cho đến khi các em trốn mất. Các em cũng đưa ra chứng cứ rằng rất nhiều

các bạn khác cũng đã từng bị xâm hại tình dục.

Sáu em có độ tuổi từ 14 đến 17 đã bị xâm hại trước khi trốn khỏi các nhà trọ

của Chính phủ và Phi chính phủ. Các em nói rằng đã bị xâm hại tình dục từ

bốn đến sáu lần tại những thời gian và địa điểm khác nhau.

Sau khi lệnh bắt giữ được ban hành cho Kru Nong vào tháng 2 năm 2004, uỷ

ban thành lập quỹ đã đóng cửa quỹ. Kru Nong vào thời điểm đó vẫn chịu trách

nhiệm quản lý nhà trọ mặc dù ông ta đã được chỉ định không được chăm sóc

đứa trẻ nào.8

Phần trình bày số 30

Nhân viên được tuyển dụng để làm việc với trẻ em không thể xâm hại trẻ em (Số. 16).

Sai

Waralongkorn Janehat (Kru Nong) đã sử dụng quyền lực của mình trong nhà trọ với mục tiêu

bảo vệ trẻ em để bóc lột trẻ em. Mary Kay LeTourneau là một giáo viên, người mà học sinh tin

tưởng nhưng đã quyền hạn của mình để xâm hại một bé trai.______________________________

8 Quản lý trên đường dây nóng 2005. “48 năm tù cho Kru Nong, kẻ đã xâm hại tình dục trẻ em” Nguồn ảnh: Ảnh của Waralongkorn Janethat được cung cấp bởi Quản lý trên đường dây nóng

49

Mối quan hệ giữa trẻ và người chăm sóc trẻ hay một nhân viên nhân đạo cần được chặn lại bởi

vì quyền lực giữa họ không ngang bằng nhau. Ví dụ như nhân viên viện trợ, là một vị trí cao

hơn vì họ có các nguồn hỗ trợ. Những người có ý định xâm hại có thể sử dụng khả năng hỗ

trợ như là một công cụ để mặc cả cho lợi ích riêng của mình. Hãy cân nhắc thêm ở câu chuyện

Dòng sông cá sấu khi Quang có quyền lực hơn Mai (tượng trưng là chiếc thuyền) đã lạm dụng

nó để làm tổn thương Mai.

Phần trình bày số 31

Các nhân viên viện trợ bóc lột tình dục trẻ em tị nạn

Nhu cầu bảo vệ trẻ em tị nạn và trẻ bị bỏ rơi từ các nhân viên nhân đạo không được sự

chú ý cho đến năm 2002, khi báo cáo về Bóc lột và Bạo lực tình dục : Một kinh nghiệm

về trẻ em tị nạn ở Guinea, Liberia và Sierra Leone của Tổ chức Cứu trợ Trẻ Em Anh và

Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) đưa ra những phát hiện về vấn đề này.

Dựa vào số lượng lớn các chứng cứ thu thập được của trẻ em trong chuyến đi 40 ngày

đến vùng tị nạn từ tháng 10 đến tháng 11 năm 2001, nhóm nghiên cứu đã có báo cáo

các bằng chứng về các hiện tượng bóc lột tình dục trẻ em tị nạn tại Liberia, Guinea và

Sierra Leone, rất nhiều bằng chứng khẳng định kẻ xâm hại tình dục là các nhân viên

địa phương được các tổ chức Phi chính phủ quốc tế và quốc gia tuyển dụng cũng như

tổ chức Liên hợp quốc bao gồm cả UNHCR.

Trong ba nước trên, theo nhóm nghiên cứu báo cáo, các nhân viên được báo cáo là đã

sử dụng “nguồn tài trợ và dịch vụ nhân đạo với ý định lợi dụng để làm công cụ bóc lột

người tị nạn”.

Một phần ghi chép cho các đối tác tiến hành hoạt động về bóc lột và bạo lực tình dục

trẻ em tị nạn ở Tây Phi nói rằng hầu hết kẻ bóc lột được công bố là các nhân viên nam

cấp quốc gia đã có quan hệ với các em gái dưới 18 tuổi để đổi lại các em sẽ được phân

50

phối các mặt hàng hỗ trợ nhân đạo (như bánh quy, xà phòng, thuốc và giấy dầu) và

các dịch vụ khác. Ghi chép cũng nói rằng thực tế này xuất hiện nhiều kể từ khi có các

chương trình viện trợ trong các trại tị nạn của người Guinea và Liberia.

Khi mẹ nhờ cháu đi ra suối để rửa bát đĩa, một nhân viên gìn giữ hoà bình đã yêu cầu cháu cởi quần áo để chụp ảnh. Khi cháu đề nghị trả t iền thì ông ta nói với cháu là trẻ con thì không có t iền mà chỉ có bánh quy thôi.

Thêm vào đó, báo cáo cũng chỉ ra các dẫn chứng về nạn bóc lột tình dục trẻ em không

những của các nhân viên viện trợ mà còn có các nhà gìn giữ hoà bình quốc tế và các

lãnh đạo địa phương. Trong số đó, có hơn 40 các tổ chức và cơ quan với gần 70 cá nhân

được ghi nhận là có chứng cứ.

Sau khi báo cáo được phát hành, Uỷ ban đại diện các cơ quan Liên Hợp Quốc đã thành

lập một nhiệm vụ đặc biệt để Bảo vệ trẻ em khỏi bị bóc lột và xâm hại tình dục trong

các khủng hoảng nhân đạo. Báo cáo của nhiệm vụ đặc biệt tháng 6 năm 2002 đã đưa ra

các nguyên tắc và điều lệ cho các nhân viên nhân đạo. Trong các quy định này bao gồm

cấm quan hệ tình dục với các trẻ em dưới 18 tuổi, cấm trao đổi hàng hoá, dịch vụ hay

hỗ trợ nào để có quan hệ tình dục; và một yêu cầu cho các nhân viên là phải báo cáo

những hành động có liên quan và nghi ngờ. Nhiệm vụ cũng đưa ra rất nhiều các gợi ý

liên quan tới các vấn đề trong trại của chính phủ và việc hỗ trợ nhân đạo như: cần phải

tăng số lượng nhân viên nữ; các nhân viên giám sát phải thường xuyên đi thăm địa bàn;

và phát triển thủ tục báo cáo bảo mật.9

______________________________

9 Theo thông tin từ Naik , A 2002 “Bảo vệ trẻ em khỏi các nhân viên bảo vệ trẻ em. Một bài học từ Tây Phi” Trong cuốn”Kiểm tra di cư bắt buộc” Oxford, Anh Số 15. Tháng 10 trang 16-19

Xem thêm trong báo cáo của UNHCR và tổ chức Cứu trợ trẻ em Anh 2002 Bóc lột và bạo lực tình dục: Một kinh nghiệm của trẻ em tị nạn tại Guinea, Liberia và Sierra Leone. UNHCR và tổ chức Cứu trợ trẻ em Anh

51

Phần trình bày số 32

Giảng viên cần đưa ra một vài ví dụ lấy từ các nguyên tắc và điều lệ của các

nhân viên nhân đạo (kết quả từ báo cáo của Tây Phi). Ví dụ như: cấm có quan

hệ tình dục giữa nhân viên cứu trợ và người hưởng lợi dưới 18 tuổi hoặc bổn

phận của nhân viên là phải báo cáo những quan tâm và nghi ngờ liên quan đến

xâm hại tình dục của đồng nghiệp.

Trường hơp này chỉ ra rằng thậm chí cả nhân viên nhân đạo cũng có thể và

bóc lột trẻ em. Đây không phải là để ám chỉ toàn bộ nhân viên/người chăm sóc

trẻ sẽ xâm hại trẻ em. Trong một số trường hợp hiếm có thì dù sao các chính

sách bằng văn bản cũng là cần thiết để các cơ quan viên trợ có thể tham khảo.

Phần trình bày số 33

Bạo lực tình dục trong các trường học

Theo báo cáo Nỗi sợ hãi trong trường học: Bạo lực tình dục với các học sinh nữ ở các

trường học tại Nam Phi của tổ chức Bảo vệ Quyền con người, trong các trường học ở

Nam Phi, hàng nghìn các cô gái ở tất cả các tầng lớp và nhóm kinh tế đang phải đối đầu

với bạo lực và quấy rối tình dục và tệ nạn này đã ngăn cản họ tiếp cận đến giáo dục.

Các quan chức trong trường học rất ít khi nghi ngờ các thủ phạm và rất nhiều học sinh

nữ đã bị ảnh hưởng đến việc học tập hoặc phải nghỉ học hoàn toàn vì họ cảm thấy bị

tổn thương vì bị xâm hại tình dục. Erika George, tác giả của báo cáo nói rằng: “Các

quan chức Nam Phi nói rằng họ cam kết cho cân bằng giáo dục. Nếu họ có ý định đó thì

họ phải giải quyết không được chậm trễ các vấn đề bạo lực tình dục trong trường học”.

Bác cáo dựa trên các cuộc phỏng vấn nạn nhân, bố mẹ nạn nhân, giáo viên và các nhà

quản lý trường học, tài liệu cho thấy các em gái đã bị các bạn nam cùng lớp, thậm chí

cả thầy giáo cưỡng hiếp, xâm hại tình dục, quấy rối tình dục và hành hạ. Các giáo viên

52

quyền hạn của họ để xâm hại tình dục các em gái, thỉnh thoảng họ yêu cầu bắt buộc

quan hệ tình dục và đe dọa hành hạ thân thể hoặc hứa sẽ cho học ở các lớp tốt hơn hoặc

nếu quan hệ thì họ sẽ cho tiền.

Báo cáo cũng kể một câu chuyện của PC 15 tuổi, khi được phỏng vấn, em đã nghĩ là sẽ

định bỏ học vào tháng 3 năm 2000. PC đã phải rất chật vật trong học tập sau khi bị thầy

giáo mình cưỡng hiếp tại một trường học tên là Johannesburg.

Em đã rất tin tưởng thầy giáo của mình và mọi việc đã đảo lộn hoàn toàn khi thay vì

giúp đỡ em làm bài tập ở nhà thì thầy giáo lại đề nghị em một “mối quan hệ hẹn hò” và

đề nghị em có quan hệ tình dục. Em nói: “Ông ấy đã đề nghị em cởi áo”.

Giáo viên đó đã cưỡng hiếp em trước khi bố mẹ em kịp tới trường đón em về. “Em đã

nói ông ta phải dừng lại. Em đã nói là đã đến giờ bố mẹ em đến đón. Bố mẹ em đã đến

sau đó 10 phút… Em đã không đến trường một tháng sau đó…. mọi thứ đều gợi nhớ

cho em những gì đã xảy ra.”

Mặc dù giáo viên của PC đã phải nghỉ dạy sau khi bản báo cáo được công bố nhưng việc

chậm trễ xét xử tội ác của ông ta sẽ gây ra các vụ hiếp dâm học sinh khác, PC đã rất sợ

hãi và vẫn cảm thấy không thoải mái khi tới trường.

Em không muốn tới trường. Em không quan tâm gì nữa. Em đã nghĩ mình cần phải chuyển trường nhưng tại sao? Nếu nó có thể xảy ra ở đây thì nó cũng có thể xảy ra ở bất kỳ nơi nào. Em không muốn quay lại trường học nữa.

53

Việc báo cáo các trường hợp xâm hại tình dục ở Nam Phi là bắt buộc nhưng các em gái

báo cáo lại các trường hợp bị xâm hại thì thường bị các nhà quản lý trường học thù

ghét hoặc không quan tâm. Theo báo cáo đưa ra thì các trường học thường hứa sẽ giải

quyết nội bộ và thúc giục gia đình các em gái không báo cáo lại cho cảnh sát hoặc sẽ

đưa công khai cho thiên hạ biết vấn đề này.

Tổ chức Bảo vệ Quyền con người thúc giục chính phủ chấp nhận và phổ biến về bộ

tiêu chuẩn về hướng dẫn chủ đạo thủ tục làm thế nào để các trường học giải quyết các

trường hợp bạo lực tình dục và hướng dẫn cho các trường học đối xử với các nạn nhân

và kẻ của các vụ bạo lực.10

Phần trình bày số 34

Điểm cần chú ý trong phần kết luận là chúng ta không thể bao giờ đoán được đứa trẻ

bị như thế nào và các dạng rất đa dạng. Đó chính là tại sao các tổ chức cần có một hệ

thống bảo vệ trẻ em để ngăn chặn nó.

______________________________

10 Theo tổ chức Bảo vệ Quyền con người 2001. “Nam Phi: Bạo lực tình dục tràn lan trong các trường học” Johannesburg, Nam Phi: Bảo vệ Quyền con người 27 tháng 3

Cũng xem trong Bảo vệ Quyền con người 2001. Nỗi sợ hãi trong trường học: Bạo lực tình dục với các học sinh nữ ở các trường học tại Nam Phi

54

Phần 1: Bài tập 4a

Các hình thức xâm hại, bóc lột và sao nhãng

Xâm hại không chỉ giới hạn ở những hình thức được liệt kê sau:

1. thể chất

• Trừng phạt một đứa trẻ một cách quá

đáng.

• Tát, véo, đánh, đá, lắc, làm bỏng, vồ ,

xô đẩy.

• Dùng một vật đánh vào người trẻ

• Để trẻ ở trong một tình thế không

thoải mái/không được coi trọng trong

một thời gian dài hoặc trong điều kiện

môi trường nghèo nàn.

• Bắt buộc trẻ phải làm việc trong điều

kiện tồi tàn, hoặc làm việc không phù

hợp với độ tuổi của trẻ trong một thời

gian dài.

• Bạo lực theo hệ thống.

• Dùng quyền lực để làm hại trẻ.

• Bắt nạt trẻ.

• Đe dọa làm hại ai đó.

2. tinh thần

• Cô lập hoặc tẩy chay trẻ

• Sỉ nhục trẻ.

• Đối xử với trẻ là nạn nhân như một kẻ

lừa dối (lập đi lập lại câu hỏi và điều

tra nhiều lần).

• Không tạo được cho trẻ sống trong

môi trường được cảm thông .

• Làm cho trẻ cảm thấy thiếu tự tin (ví

dụ như chỉ trích trẻ quá cân).

• Người chăm sóc trẻ không quan tâm

đến nhu cầu tình cảm của trẻ.

• Bóc lột một đứa trẻ.

• Đối xử với trẻ hoặc nhìn trẻ một cách

thiếu tôn trọng trẻ, khinh bỉ hay bôi

xấu trẻ.

• Các hình thức làm giảm uy tín, bôi

xấu, đổ lỗi, đe dọa, phân biệt đối xử,

nhạo báng.

• Đồn thổi về trẻ.

• Hăm doạ hay tống tiền trẻ.

• Tự quyết định mà không cho trẻ lựa

chọn.

• Đe doạ và gạ gẫm quan hệ tình dục

với trẻ.

55

3. Xâm hại tình dục

Bắt trẻ đứa trẻ quan hệ tình dục mà trẻ không hiểu hết, hay trẻ không có khả năng

từ chối hoặc trẻ không có sự chuẩn bị bao gồm:

Trực tiếp

• Hôn hoặc ôm trẻ theo quan điểm tình

dục.

• Sờ và mơn chớn bộ phận sinh dục.

• Bắt đứa trẻ sờ vào bộ phận sinh dục

của người khác.

• Giao hợp vào âm đạo hay hậu môn

hoặc có hoạt động tình dục khác.

• Cắn vào bộ phận sinh dục của trẻ.

• Loạn luân.

• Quan hệ tình dục với động vật.

• Bóc lột tình dục liên quan đến

thương mại tình dục trẻ em (để có

tiền hay hàng hoá).

• Du lịch tình dục trẻ em khi kẻ đi đến

vùng khác để có quan hệ tình dục với

trẻ em.

Gián tiếp

• Gọi điện thoại khiêu dâm hoặc có

các hình ảnh khiêu dâm trên máy

tính hay điện thoại hoặc viếtnhững

lời tục tĩu .

• Quan hệ tình dục ảo.

• Gạ gẫm và xem hình ảnh quan hệ

tình dục trên mạn.

• Xem tranh ảnh khiêu dâm

• Phô dâm.

• Phơi bày các hình ảnh khiêu dâm

hoặc thường xuyên khiêu dâm.

• Có các câu hỏi hoặc nhận xét bừa

bãi về tình dục.

• Bị bắt buộc thủ dâm hoặcbắt xem

người khác thủ dâm.

• Bóc lột tình dục và du lịch tình dục

trẻ em cũng có thể là không cần

trực tiếp (ví dụ, một nhà điều hành

du lịch hay lái xe taxi sắp xếp các

chuyến du lịch và trẻ em cho các

khách du lịch để có quan hệ tình

dục cũng là kẻ bóc lột tình dục trẻ

em).

56

4. xao nhãng

Xao nhãng cũng gây tổn thương cho trẻ mặc dù sao nhãng thể hiện sự thiếu tích

cực và thiếu quan tâm hơn là các hình thức trước mà các hình thức này thực tế dễ

thấy hơn. xao nhãng có thể bao gồm:

• Không tập trung/chểnh mảng trong việc chăm sóc trẻ

• Không có khả năng trông coi và bảo vệ trẻ khỏi tổn thương.

• Để trẻ ở nhà một mình trong một thời gian dài mà chăm nom và chăm sóc trẻ.

• Để trẻ đi đến một nơi mà không chắc chắn trẻ có được án toàn và vui vẻ hay

không.

• Không đảm bảo đủ chất dinh dưỡng phù hợp cho trẻ (bố mẹ có thể đưa tiền

cho trẻ mua thức ăn nhưng không giám sát xem trẻ có ăn đủ chất dinh dưỡng

không, bố mẹ cũng có thể không đưa thức ăn cho trẻ).

• Không đảm bảo điều kiện cho trẻ đi học (bố mẹ và/hoặc thầy cô giáo).

• Không theo dõi hoặc báo cáo những vết thâm tím hoặc bị bỏng trên người trẻ

(ví dụ: tình nguyện viên y tế cộng đồng).

• Hứa với trẻ mọi điều vì đây là sự lựa chọn dễ nhất nhưng không thèm để ý đến

ảnh hưởng lợi ích tới của sự phát triển của trẻ.

• Không dành thời gian để giám sát các hoạt động của trẻ một cách hợp lý và dễ

dẫn trẻ gặp những rủi ro.

• Không đảm bảo một môi trường an toàn cho trẻ (để những vật nguy hiểm

trong tầm với của trẻ như: dược phẩm, súng, dao, các tranh ảnh khiêu dâm

v.v.).

5. Do yếu tố xã hội (nghèo đói)

Đây không phải thực sự là một hình thức xâm hại trẻ em nhưng vẫn được coi

như là một hình thức để có thể phân biệt sự khác nhau giữa xâm hại, xao nhãng

và các hoàn cảnh xã hội và tất cả các hình thức này đều có thể gây tổn thương

cho trẻ.

Chú ý là thể chất, xao nhãng và xâm hại tình dục cũng là tinh thần

57

• Không nhà cửa/ không có quốc tịch.

• Bị mất nhà cửa do chiến tranh/thiên tai.

• Bắt buộc trẻ tham gia vào quân đội.

• Bất ổn chính trị.

• Thiếu kinh tế.

• Bị luật pháp phủ nhận các quyền cơ bản (ví dụ: khi trẻ phạm tội dưới 18 tuổi

nhưng toà án vẫn xét xử như là người lớn).

• Thói quen kết hôn sớm làm tổn thương đến bộ phận sinh dục của cả nam và nữ,

lựa chọn giới tính trẻ và nạo thai nếu là nữ.

• Bày tỏ thái độ rõ rệt trẻ em là sở hữu của người lớn (bố mẹ và chồng) và các em

gái chỉ là vật sở hữu và vị trí xã hội thấp hơn các bé trai.

• Cách nhìn và quyền của trẻ em cũng chỉ bằng một nửa so với người lớn.

• Sự phổ biến cao tình hình bạo lực trên các phương tiện thông tin đại chúng.

• Các chiến dịch chính trị khuyến khích các cuộc vây bắt trẻ em đường phố.

58

Bài tập 4b

Các bài tập tình huống về các hình thức và xao nhãng

Thảo luận các ghi chú sau đây về năm bài tập tình huống dưới đây.

Bài tập tình huống số 1

Nạn nhân của điện thoại tuổi vị thành niên đã bị ép đến chết khi trong tay vẫn cầm điện thoại

Một em học sinh nữ người Anh đã bị chết với chiếc điện thoại di động trong tay sau

khi uống thuốc giảm đau với rượu cồn, đây là một cái chết bất thường. Danielle Goss,

15 tuổi đã để lại hai lời nhắn cho gia đình và lời nhắn này được viết sau khi cô bé đã

sử dụng quá liều thuốc giảm đau. Một đoạn nhắn viết:” Nếu con sống, con xin lỗi.

Con yêu tất cả mọi người. Yêu rất nhiều. Hy vọng là con sống. Yên cả nhà, Dani” Sau

đó cô bé đã chết trong đêm đó tại căn hộ của bà cô.

Mẹ của Danielle, bà Diane Gos 38 tuổi nói với toà án rằng:” Một lần có một cô bé theo

đuổi Danielle và gọi em là mẹ già. Họ thường gọi điện thoại quấy rối Danielle và sau

đó giập máy” . Theo mẹ của Danielle thì kẻ hành hạ cô bé thường săn đuổi em qua

điện thoại và bà cũng nói thêm rằng: “Tôi nghĩ là con gái tôi đã cố gắng để có thể gạt

bỏ mọi thứ. Khi tôi xem trong máy điện thoại của con gái tôi còn lưu lại thì có rất

nhiều số điện thoại di động gọi đến và từ một điểm điện thoại công cộng vào đêm

con gái tôi chết. Con gái tôi có mọi thứ trên đời để có thể sống nhưng những cú điện

thoại đó đã đẩy con tôi đến bên bờ vực thẳm. Thậm chí khi con bé chết thì điện thoại

vẫn đang cầm trong tay”

Bà Gross cũng đã cói hai đứa con khác và nói thêm rằng: “Tôi nghĩ là con bé đã kêu

cứu nhưng tôi đã không nghe thấy”. Theo mẹ của Danielle thì cái chết của con gái bà

là một lời cảnh báo cho các bậc cha mẹ. “Khi con bạn đang thất vọng và cố gắng lảng

59

tránh bạn thì bạn nên cố gắng tìn hiểu mọi thứ.”

Danielle đã nói với tôi và chúng tôi nói chuyện rất cởi mở với nhau về hầu hết mọi

chuyện nhưng tôi đã không nhận ra sự thực đau khổ mà Danielle đã cảm nhận và

làm thế nào mà những kẻ kia lại quấy rối con gái tôi. Tôi đã không thấy các dấu hiệu

cảnh báo đó. Tôi đã tìm hiểu tại sao nhưng không xem xét sự việc. Thỉnh thoảng các

thanh niên thường dấu cảm xúc của mình. Họ không thích cởi mở về cách họ đang

bị đối xử”.

Các bạn của Danielle nói với ban thẩm vấn là Danielle đã bị đe doạ rất nhiều lần và

bị đe doạ vì tội còn nợ một khoản tiền nhỏ của một bạn gái lớn tuổi hơn. Thầy hiệu

trưởng miêu tả Danielle là một em gái ít nói dễ thương và nhạy cảm” và nói với phiên

toà là “Khi xem qua các sổ ghi chép thành tích học tập thì tôi không thấy có gì cả và

chỉ có những nhận xét tốt về Danielle.”

Theo kết quả cuộc điều tra thì Danielle đã uống uống quá liều thuốc giảm đau và một

lượng rượu cồn đủ để cô vượt quá giới hạn cho phép. Nhân viên điều tra nói rằng ông

ta đã tin rằng cô bé đã có những hành động để cầu cứu. Điều tra viên cũng nói thêm

rằng “Tôi thấy những lời nhắn để lại đã thể hiện sự thất vọng của cô bé”, “cô bé đã viết

những lời nhắn để lại sau khi dung thuốc phiện để bày tỏ những suy nghĩ của mình.

Cô bé đã không có ý định chết”.

Nhận định: đây là một vụ tai nạn.

Nguồn: Stokes P2000. Nạn nhân của điện thoại tuổi vị thành niên đã bị ép đến chết khi

trong tay vẫn cầm điện thoại . Anh: Theo điện báo 19 tháng 8.

60

Bài tập tình huống số 2

Một điều không mong muốn?

Trừng phạt thân thể đã bị cấm tại các trường học ở Thái Lan hơn 5 năm nay nhưng

điều đó không có nghĩa là nó không xảy ra. Trên thực tế thì hình như con số này

nhiều hơn thực tế mong muốn.

Một giáo viên giấu tên cho biết: ”Trong vòng ba năm qua, tôi đã thấy rất nhiều học

sinh bị đánh bằng roi”. “Một giáo viên nữ nổi tiếng vì dùng roi đánh học sinh đến mức

một học sinh lớp 6 sau khi chuyển đi đã tặng cho cô giáo đó một chiếc roi mới với lời

nhắn là cô nên thay cái roi cũ.”

Không chỉ có một mình giáo viên kia làm vậy, vì không ai hỏi đến vấn đề này nên việc

trừng phạt thân thể dường như sẽ được chấp nhận. Nhiều người đã làm thế nhưng dù

sao cũng phải giải thích về việc này.

Một giáo viên nói rằng: “Thực tế cho thấy giáo viên phải quản lý một số lượng lớn

học sinh trong một lớp học, họ đã không có thời gian để hài hước và tán gẫu với học

sinh. Họ sẽ phải giữ cho lớp học ổn định hoặc là không”.

“Để an toàn cho tất cả mọi người và nếu môi trường học tập có vấn đề gì, các giáo

viên sẽ phải đánh những em nào ngỗ ngược. Nếu tảng lờ những hành động xấu của

học sinh điều đó đơn giản là để cho phép học sinh lớn lên sẽ trở thành những người

đáng ghét và tôi nghĩ đó chính là sao nhãng trẻ em”.

Tất nhiên không ai muốn tán thành cho việc lờ đi những cử chỉ xấu nhưng có rất

nhiều cách giáo viên có thể lựa chọn để phạt học sinh. Giáo viên có thể trách mắng

học sinh, cho học sinh tham gia các hoạt động ngoại khoá, cho thời gian thử thách,

cuối cùng có thể đình chỉ và đuổi học.

61

Nhưng ở trong các trường học ở Thái Lan thực hiện có vẻ khó khăn, đơn giản vì giáo

viên không thể có thời gian để chọn các hình thức trừng phạt khác. Quy mô của một

lớp học vô cùng lớn và phần lớn thái độ của học sinh làm cho việc tiến hành phạt với

giải pháp sáng tạo là không thực tế.

Một giáo viên giấu tên cho hay:”Có một hôm, có một lớp học cả lớp trốn tiết và tôi

thấy các em đang ở xung quanh trong trường để trốn tôi. Sau đó tôi đã báo với giáo

viên phụ trách.

Thầy giáo phụ trách nhanh chóng tìm được tất cả các em học sinh (55 em) và trước

mặt các học sinh khác ở khu vực sân chơi, thấy cầm một cái que to và đánh thật mạnh

vào tất cả học sinh đó.”

Tôi chắc chắn rằng học sinh lớp học Matayom 2 sẽ không bao giờ dám trốn tiết của

tôi nữa.

Nguồn: Leppard, M 2006 “Có cần có roi dự phòng … để đánh đứa trẻ hư? Trừng phạt

thân thể ở Thái Lan và vượt ra ngoài phạm vi” Bangkok Thái Lan: Theo báo Bangkok,

báo Giáo dục. 2-10 tháng 4

Xem thêm: Bunnag S2000. “Cấm giáo viên đánh học sinh, một đòn đánh vào lòng tự

trọng của họ”

62

Bài tập tình huống số 3

Khách du lịch tình dục bị bắt giam

Một khách du lịch tình dục đã bị tù it nhất là sáu năm sau khi xâm hại trẻ em khó

khăn ở Châu Phi. Alexander Kilpatrick, 56 tuổi đã tiếp tục đến Châu Phi để xâm hại

trẻ em nghèo đói khi ông ta đến thăm một trong số các con trai là nhân viên cứu trợ

“đáng kính” tại Ghana.

Quan toà đã nói với ông Kilpatrick ‘Ông đã đến Ghana và xâm hại hai trẻ em một cách

có hệ thống cả hai em mới chỉ 13 đến 15 tuổi. Các em đã bị tổn thương vì còn quá nhỏ

và vì hoàn cảnh khó khăn của các em. Đây là một hiện tượng du lịch tình dục và điều

này quá ghê tởm. Ông đã lợi dụng sự nghèo đói khốn khổ và hoàn cảnh khó khăn của

các em ở Châu Phi và các nước nghèo đói khác. Ông đã cho các em ăn, uống rượu và

thết đãi các em và sau đó xâm hại tình dục làm các em kinh sợ ”. Thời kỳ tung hoành

loạn luận ghê tởm của Kilpatrick đã đi đến hồi kết thúc khi một người Pháp đi nghỉ

mát đã thấy ông đưa đồ chơi cho trẻ em ở Ghana một cách bất thường. Ông ta đã bị

bắt giữ sau khi trở về Anh và các hải quan đã tìm thấy 4000 bức ảnh và các băng hình

trong máy tính xách tay có chứa các bức ảnh xâm hại tình dục trẻ em (khiêu dâm trẻ

em). Theo luật lệ mới thì ông Kilpatrick sẽ là người đầu tiên bị bắt giữ vì luật pháp

mới cho phép các nhà chức trách có thể can thiệp trên phạm vi toàn thế giới để bắt

những kẻ xâm hại tình dục người Anh ra hầu toà.

Tại thời điểm ông Kilpatrick bị bắt giữ, ông ta cũng đang chuẩn bị xâm hại một cậu bé

tại Anh. Toà án Luân đôn cho hay, nếu ông ta không bị bắt giữ, câu bé cũng sẽ chuẩn

bị nằm trong tầm ngắm của Kilpatrick và bị xâm hại tình dục.

Theo phiên toà xét xử thì cậu bé sẽ khó có khả năng thoát được vụ xâm hại tình dục.

Cậu bé và mẹ cậu đã có quen biết Kilpatrick và khi ông ta đến thăm họ thì cả hai mẹ

63

con đều đã không chút ngờ vực tiếp đón ông. Vì có được sự tin tưởng, Kilpatrick đã

được phép mang cậu bé ra chiếc xe tải của mình, trong xe được trang bị cả giường

ngủ, bếp và nhà vệ sinh. Trên đường ra xe tải, cậu bé đã bị ốm vì bị chuốc rất nhiều

rượu và mẹ cậu đã rất tức giận.

Việc bắt giữ Kilpatrick đã ngăn chặn mối liên hệ với cậu bé.

Kilpatrick sẽ bị quản lý là kẻ xâm hại tình dục cho đến hết đời và bị cấm không bao

giờ được làm việc cùng với trẻ em hoặc làm việc ở các công ty liên quan trừ khi được

uỷ quyền và cấm không được đến Châu Phi, Thái Lan và một loạt các điểm du lịch

tình dục khác.

Nguồn: Tin tức và Ngôi sao 2006. “Khách du lịch tình dục truỵ lạc bị bắt giam”. Anh:

Tin tức và Ngôi sao. 7 tháng 1

64

Bài tập tình huống số 4

Bố mẹ phải chịu trách nhiệm về cái chết của con gái 7 tuổi

Cảnh sát đã tìm thấy cô bé Jessica 7 tuổi sau khi mẹ em đã gọi điện cho cảnh sát. Sau

khi thân thể cô bé được mang đi, cảnh sát đã bắt giam bố mẹ cô bé vì các công tố viên

bắt đầu chắp nối được các tình tiết về trường hợp này.

Bố mẹ Jessica đã kể với cảnh sát là cô bé đã bị nôn và sau khi cố bò đến giường của

bố thì cô bé đã bị hôn mê. Kết quả xét nghiệm tử thi cho thấy em đã bị tắc khí quản

trong khi nôn, nguyên nhân là do bị tắc ruột sau một thời gian bị bỏ đói.

Sau đó cảnh sát đã nói rằng bố mẹ đã nhốt em trong phòng tối không có lò sưởi và

không có nước hoặc nhà vệ sinh. Theo báo cáo của một tạp chí Đức nói rằng các điều

tra viên đã tiết lộ người bố đã cố gắng tạo một cái bẫy để giết cô bé.

Theo nghiên cứu của các chuyên gia tâm thần học thì bố mẹ em hiện nay đang nghiện

rượu nặng và hồi nhỏ cũng phải chịu đựng các vấn đề về mặt tâm lý và có một tuổi

thơ không êm đẹp. Bố mẹ em cũng đã phủ nhận về việc gây ra cái chết của con gái và

nói với các điều tra viên là Jessica là một cô gái khó bảo.

Jessica hình như cũng không có một người bạn nào và chưa bao giờ tham gia lớp mẫu

giáo hay trường học nào. Hàng xóm nói rằng họ rất it khi trông thấy cô bé mà chỉ thấy

bố mẹ vẫn ra vào căn hộ.

Trong trường hợp của Jessica, các nhà chức trách của trường học Hamburg đã cử

người đến căn hộ để xem chuyện gì xảy ra nhưng họ đã không có tác động gì để giải

65

quyết vấn đề này. Mặc dù các nhà chức trách đã gửi thông báo cho bố mẹ Jessica để

phạt họ vì đã không đưa con đi học nhưng họ đã không thông báo cho các cơ quan

bảo vệ trẻ em có liên quan. Nếu bị buộc tội thì cả hai vợ chồng có thể bị phạt tù đến

15 năm.

Nguồn: Deutsche Welle. 2005. ‘Bắt đầu xét xử trường hợp bố mẹ vì tội xao nhãng con’

Nước Đức: Deutsche Welle. 24 tháng 8.

66

Bài tập tình huống số 5

Trẻ em Mae Yao ở Chiang Rai

Giống như các dân tộc miền núi khác ở Thái Lan, trẻ em Mae Yao phải đối mặt với

một tình huống đầy thách thức trong tình trạng xã hội. Khoảng 50 % người dân tộc

ở Thái Lan không có quốc tịch. Một công dân Thái Lan sẽ được cấp quốc tịch nếu

như đứa trẻ hoặc bố mẹ chúng sinh ra ở Thái Lan và các trường hợp được cân nhắc

khi ai đó sống ở Thái Lan từ ba năm trở lên. Những ai không có quốc tịch sẽ không

đủ điều kiện để nhận trợ cấp xã hội. Nếu bằng tốt nghiệp của một trẻ 15 tuổi có đóng

dấu không có quốc tịch có nghĩa là toàn bộ các chi phí cho việc học hành của trẻ sẽ

phải tự trả và số tiền này vượt quá khả năng của một gia đình dân tộc miền núi bình

thường. Các công dân Thái Lan bình thường sẽ phải trả một mức phí chung là 30 Bath

cho mỗi lần khám chữa bệnh tại các bệnh viện của nhà nước, nhưng nếu một người

sống ở Thái Lan mà không có quốc tịch Thái Lan sẽ phải trả toàn bộ mọi chi phí liên

quan. Không có quốc tịch điều đó có nghĩa là bạn không có quyền bầu cử, mua đất,

đi ra ngoài quận huyện của bạn, làm việc một cách hợp pháp hay thậm chí không thể

sở hữu một phương tiện đi lại. Một người không có quốc tịch có nghĩa là một người

không tồn tại.

Trải qua nhiều năm, chính sách của Thái Lan trong hệ thống trường học đã được thay

đổi thậm chí với cả các dân tộc thiểu số. Thế hệ trẻ em dân tộc miền núi là thế hệ đầu

tiên có cơ hội đi học và đạt được những thành tựu trên thế giới, một cơ hội tuyệt vời

để đạt được các kỹ năng có ích trong thế giới hiện đại. Đây là cơ hội cho rất nhiều trẻ

em dân tộc miền núi đã không có khả năng để chi trả các chi phí học tập khi không có

quốc tịch và phải thôi học khi 15 tuổi. Hơn thế nữa, một số giáo viên còn xem thường

học sinh dân tộc, vì vậy rất nhiều em vẫn còn xấu hổ về văn hoá và nhà mình vì các

em coi đó là thời kỳ nguyên thuỷ. Thay vì đi về nhà, rất nhiều em đi đến các thành

phố để kiếm việc và bước chân vào vòng của sự bóc lột.

67

Khi đã một lần bước chân lên các thành phố lớn, những người dân tộc miền núi rất dễ

bị các chủ lao động bóc lột và họ lợi dụng những người ở nông thôn không có quốc

tịch. Thậm chí một số người dân tộc miền núi có quốc tịch Thái Lan vẫn bị bóc lột

sức lao động do thiếu kiến thức về quyền lợi của mình và hệ thống thi hành lụât pháp

của Thái Lan. Xâm hại tình dục, bóc lột tài chính, lao động trẻ em, nạn mãi dâm hoặc

kết hợp cả bốn hình thức trên đều là vấn đề đối với những người dân tộc tại thành

phố Chiang Rai.

Cho đến khi vấn đề về quốc tịch được giải quyết thì vẫn không chắc chắn trẻ em dân

tộc miền núi được an toàn và đối xử công bằng.

Nguồn: Nhóm dân tộc phản chiếu. ‘Người Mae Yao – Vấn đề của dân tộc miền núi’.

Thailand: The Mirror Art Group.

68

Bài tập 4b

Bài tập tình huống về các hình thức xâm hại

và xao nhãng: Các ghi chú thảo luận

Phần trình bày số 36

Câu hỏi hướng dẫn cho các thảo luận nhóm: Các hình thức nào hoặc hình thức và

sao nhãng nào xảy ra trong các bài tập tình huống?

Phần trình bày số 37-41

Bài tập tình huống 1 (tinh thần/lời nói)

Trường hợp này chỉ ra lời nói có thể dễ dàng chuyển thành tinh thần, và có thể có

những tác động xấu hơn đến nạn nhân.

Nhấn mạnh ba yếu tố sẽ chuyển từ lời nói thành lạm dụng tinh thần (Phần trình bày

40). Đưa thêm cho những người tham gia các ví dụ. Ví dụ: Nếu bạn thân của bạn

và một người lạ làm bạn bẽ mặt thì ai sẽ làm bạn cảm thấy tổn thương hơn? Ví dụ:

Tình huống nào sẽ làm bạn thất vọng hơn nếu một người bạn có một lần chế giễu

bạn hoặc một người bạn liên tục chế giễu bạn trong một ngày?

Xem thêm ví dụ của một cô bé bị răng khấp khểnh trong bài tập Thường xuyên,

Thỉnh thoảng và Không bao giờ (bài tập số 2). Bạn có thể vẽ ranh giới giữa bạn bè

chòng ghẹo nhau và nhạo báng nhau ở đâu? Trẻ em có các cơ chế khác nhau. Một

đứa trẻ hay xấu hổ có thể không bày tỏ sự bối rối. Chúng ta cần phải thường xuyên

nhận thức được chúng ta đang nói gì và làm gì để tránh làm tổn thương đến tâm lý

của trẻ.

69

Bài tập tình huống này là một ví dụ về việc sử dụng các công nghệ mới có thể là

nguyên nhân làm tổn thương trẻ như thế nào. Các học viên tham gia nên nhận thức

các hình thức mới này và cố gắng hết sức để ngăn chặn trong khuôn khổ tổ chức

hoặc một cộng đồng nơi họ làm việc. Ví dụ, khi biết việc một chiếc điện thoại di

động có thể được dùng chụp ảnh trẻ em thì tổ chức nên cân nhắc để đưa vào trong

hướng dẫn như: cấm khách đến thăm dùng điện thoại di động để chụp ảnh cũng

như máy ảnh.

Phần trình bày số 42-49

Bài tập tình huống số 2 (thể chất)

Thảo luận nhóm lớn dựa vào bức ảnh (phần trình bày số 42) chỉ ra cho thấy các bức

tranh của các em đang nói về trừng phạt thân thể.

Biểu đồ trong phần trình bày số 43 chỉ ra cho thấy các phát hiện trong nghiên cứu của

Mongolia về số trẻ em không tránh khỏi bất cứ hình thức trừng phạt nào.11 Tổng số

595 trẻ em đã tham gia vào cuộc điều tra. Hầu hết các em đều bị trừng phạt thân thể.

Ví dụ này và ví dụ ở Thái Lan trong phần trình bày số 44 có thể thay thế thông tin của

nước đang diễn ra khoá tập huấn.

Cần nhấn mạnh thể chất có thể là kết quả của thực tế hoặc tiềm năng làm tổn thương

trẻ. Các tổn thương này liên quan đến các hành động có ý thức mà có thể do tự phát

hoặc chủ ý. thể chất thông thường là một hành động hiếu thắng như đánh một đứa

trẻ, đẩy đứa trẻ vào hoàn cảnh hoặc môi trường bị đau đớn về thể xác trong một thời

gian dài, hoặc đẩy đứa trẻ vào ô tô.

Chủ đề về trừng phạt thận thể có thể gây tranh cãi trong những người tham gia.

Không nên quá gây tranh cãi hoặc mong đợi người tham gia thay đổi ý nghĩ của họ

trong vòng một ngày. Hãy đưa ra sự khác nhau giữa cách phạt và nguyên tắc. Nguyên

70

tắc nhằm vào một hành vi ứng xử chứ không phải đứa trẻ. Trẻ nên thường xuyên nhận

được sự giải thích tại sao chúng phải chấp hành kỷ luật. Chúng ta phải kỷ luật trẻ chứ

không phải phạt trẻ. Gợi ý cho những người tham gia cân nhắc theo hướng ủng hộ

tích cực thay vì trừng phạt thân thể trẻ em. (Xem phần trình bày số 48). Nên khen

thưởng một đứa trẻ khi chúng làm được việc tốt. Nếu trẻ làm sai thì từ chối những gì

chúng thích hoặc sử dụng phương pháp “Quá giờ” (Thời gian sử dụng phương pháp

“Quá giờ” phải phù hợp với độ tuổi của trẻ và giải thích tại sao việc đó lại xảy ra) Hai

trích dẫn phản ánh tác động về tâm lý của trẻ khi bị trừng phạt thân thể (xem phần

trình bày số 49-50).12 Những trẻ em phải chịu đựng trừng phạt thân thể vì những em

đó sợ bị đau một cách không cần thiết vì các em hiểu rằng tốt hơn là nghe lời người

lớn.13

Phần trình bày số 50-59

Bài tập tình huống sô 3 (Xâm hại tình dục)

Xâm hại tình dục ban đầu được cân nhắc là một dạng của thể chất. một cách tự nhiên

nhưng bây giờ xâm hại tình dục được hiểu theo cách phức tạp hơn. Các công nghệ

mới được sử dụng để và bóc lột trẻ em mà trong đó có thể xuất hiện xâm hại tình

dục mặc dù không hề có gì liên quan đến thể chất (ví dụ sử dụng internet để chụp và

truyền bá hình ảnh xâm hại tình dục trẻ em, hoặc sử dụng điện thoại di động để chụp

ảnh xâm hại trẻ em…) Mặc dù vậy, xâm hại tình dục là một dạng là tổn thương khác

biệt và có liên quan đến trực tiếp và gián tiếp. Một phần trích dẫn của phần trình bày

số 59 chỉ ra rằng gián tiếp có thể là nguyên nhân gây tác động xấu cho trẻ giống như

xâm hại tình dục thể chất bởi vì sự không chỉ là hành vi về thể chất mà nó sẽ phơi bày

bản chất xấu xa.14

______________________________

11 Tổ chức Cứu trợ trẻ em Anh 2005. Trừng phạt thâm thể trẻ em:”Cách nhìn của trẻ trong một số trường học, trường mẫu giáo và các tổ chức từ thiện. Ulaan Baatar, Mông Cổ: Cứu trợ trẻ em Anh.

12 Tổ chức Cứu trợ trẻ em Anh 2005. Chấm dứt trừng phạt thân thể và nhạo báng trẻ em: Hãy làm điều đó thành hiện thực. Tổ chức Cứu trợ trẻ em Anh.

13 Ahmed, S.,Bwana, J., Guga, E., Kitunga., D., Mgulambwa, A., Mtambalike., P., Mtunguja, L. và Mwandayi,E 1998. Phạm vi trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn: Một nghiên cứu của Tanzania, Điều khoản làm việc tại địa phương, Phần II. Dar es Salaam: UNICEF

14 Engelbrecht, L., Ray, M., Calingacion, B. và Jorgensen, L. 2003. Con gái; Một câu chuyện loạn luân. Miền Đông Mindoro, Philippines: Quỹ Stairway.

71

Những kẻ chuyên nghiệp tên tuổi thường nhanh chóng lợi dụng trẻ em đang trong

tình trạng bị đặc biệt tổn thương, ví dụ như ở các nước kém phát triển và các nước

đang phát triển và trong các tình huống khẩn cấp. Thông thường những trẻ em này là

nhóm ưu tiên trong các hoạt động của các tổ chức Phi chính phủ. Vì lý do này, kiến

thức về du lịch tình dục trẻ em và những hình thức khác có thể áp dụng trong các lĩnh

vực hoạt động của các tổ chức Phi chính phủ. Khi nhân viên quản lý nhân lực được

cảnh báo về vấn đề này thì họ sẽ có sự chuẩn bị tốt hơn để ngăn chặn những kẻ trong

quá trình tuyển dụng hoặc dễ dàng nhận biết việc nếu xảy ra. Những nhân viên làm

việc tại cộng đồng được cảnh báo về kẻ xâm hại tình dục có thể có các can thiệp sớm

để ngăn chặn việc xảy ra.

Dụ dỗ là một quá trình quyến rũ hoặc gạ gẫm một đứa trẻ để có quan hệ tình dục.

Chu trình có thể tiếp diễn vì kẻ sử dụng các mưu kế như hứa hẹn, đe doạ hay ép buộc

để trẻ giữ bí mật về chuyện bị xâm hại. Đối với trẻ thì việc báo cáo việc bị rất khó vì

kẻ thông thường trước mặt người khác tỏ ra là một người tốt bụng nên chính vì vậy

trẻ rất sợ không ai tin mình. 15

Phần trình bày số 60-61

Bài tập tình huống số 4 (xao nhãng)

Xao nhãng là việc không cung cấp cho trẻ sự phát triển cần thiết như: chăm sóc, yêu

thương, quan tâm đến trẻ, hướng dẫn trẻ, cho trẻ có nơi nương tựa, cung cấp đầy đủ

dinh dưỡng, giáo dục trẻ…Một đứa trẻ sống trong cảnh giàu sang, xa xỉ và có tài sản

đầy đủ có thể vẫn bị xao nhãng nếu như trẻ thiếu sự chăm sóc, yêu thương, động viên

và quan tâm. Đây chính là sự thất bại vì mặc dù đã cung cấp đầy đủ vật chất nhưng

vẫn xao nhãng trẻ. Ví dụ, bố mẹ có thể nuông chiều trẻ với các vật dụng xa xỉ nhưng

không có thời gian chăm sóc cho trẻ. Sự thất bại trong trường hợp này là nhu cầu cần

quan tâm của trẻ bị xao nhãng bởi vì sự thất bại này đã cản trở sự phát triển xã hội

của trẻ.

______________________________

15 Finkelhor, D1984, Xâm hại tình dục trẻ em: Nghiên cứu và lý thuyết mới. New York: Phát hành miễn phí

72

Xao nhãng cũng bao gồm việc không đảm bảo cho trẻ một môi trường an toàn và bền

vững kể cả khi người chăm sóc trẻ lơ đễnh (chủ ý hoặc không chủ ý) và không chú ý

đến sự an toàn của trẻ. Ví dụ, người chăm sóc trẻ có thể bị nghiện rượu hoặc ma tuý

và trẻ có thể bị tổn thương do bị bỏng trên bếp, đi trên đường giao thông nguy hiểm,

hoặc không được sự chăm sóc về y tế khi cần thiết.

Vấn đề xao nhãng trẻ thường hay gây tranh cãi, đặc biệt liên quan đến sự phân vai

mang tính chất quyết tâm – đây là vấn đề chủ ý hay chẳng may? Một lời khuyên đối

với người hướng dẫn là không nên tranh cãi về vấn đề này mà cần tập trung vào kết

quả là đứa trẻ bị hoặc có thể bị tổn thương.

Phần trình bày số 62 – 66

Bài tập tình huống số 5 (xã hội)

Cần nhớ rõ là xã hội không phải là một hình thức chính thức nhưng vẫn bao gồm

trong các hình thức để tăng sự hiểu biết về hoàn cảnh xã hội và để nhận biết được

vấn đề mà người tham gia đưa ra.

Giải thích khái niệm về xâm hại trẻ em thông qua việc nhấn mạnh quan điểm nguồn

gốc gây tổn thương cho trẻ xuất phát nhiều từ xã hội hơn là từ cá nhân. Ví dụ trẻ em

dẽ bị tổn thương sau khi gặp thiên tai, các điều kiện vật chất bị hạn chế, xung đột

chính trị, khủng hoảng kinh tế.,, Trong phần được trình bày trên đây, việc không được

chấp nhận trong xã hội là yếu tố làm cho trẻ dễ bị tổn thương như việc không có giấy

khai sinh và quốc tịch, trẻ bị từ chối tiếp cận các dịch vụ xã hội như giáo dục, chăm

sóc y tế và được bảo vệ.

Trong một số phần, các thành viên tham gia có thể thể hiện các hình thức bằng cách

đổ lỗi cho xã hội. Ví dụ, các thành viên tham gia trong một tập huấn thử nghiệm về

bộ tài liệu tập huấn này kể một câu chuyện về một người lớn đã nhờ trẻ đi mua thuốc

phiện vì rủi ro của trẻ nếu bị phát hiện thì sẽ chỉ bằng một nửa án tù so với người lớn.

Một số nguời tham gia phân loại tình huống này là xã hội vì sự liên quan đến pháp

luật. Dù sao đây không phải là trường hợp mà trách nhiệm của người lớn sẽ không

73

được bỏ qua và giảm nhẹ. Theo hệ thống pháp luật thì trong trường hợp này thì đứa

trẻ đã không có kinh nghiệm trong khi người lớn đã trốn tránh pháp luật bằng cách

bóc lột đứa trẻ. Người lớn đã sử dụng tư cách cá nhân chứ không phải do hệ thống xã

hội. Điều quan trọng là để hỗ trợ các thảo luận vì vậy các thành viên tham gia cần tập

trung vào trách nhiệm của họ để giải quyết và ngăn chặn và sao nhãng trẻ em (thông

qua việc có hệ thống bảo vệ trẻ em ở trong tổ chức) hơn là đề cập đến các vấn đề như

là sai lầm của xã hội.

74

Phần 1: Bài tập số 5

Những đứa trẻ trên dòng sông

Ngày xưa, người trong làng thường tìm thấy những trẻ sơ sinh bị thả trôi nổi trên

dòng sông. Vào mỗi buổi sang khi họ đi lấy nước, họ thường tìm thấy những trẻ sơ

sinh bị thả nổi dọc theo dòng song. Ngày qua ngày, họ thường mang các em trở về

làng. Người làng thường chăm sóc cho các em khỏi bị thương tích và chăm sóc cho

đến khi các em khoẻ mạnh.

Cho đến một ngày, người trong làng cứ không thể nhặt các em bị bỏ rơi mãi được. Họ

đã đi đến đầu nguồn để tìm ra xem ai đã ném các em xuống dòng song và thuyết phục

họ không được tiếp diễn.

Sau đó họ không còn phải nhặt những đứa trẻ ốm yếu. Tất cả các em đều được hoàn

toàn khoẻ mạnh và khô ráo.

CÁC CHÚ Ý BỔ SUNG

76

Giả

ng v

iên

có th

ể xe

m x

ét lạ

i các

chú

ý b

ổ su

ng đ

ể họ

thể

quen

hơn

với

các

vấn

đề

bảo

vệ tr

ẻ em

chuẩ

n bị

cho

các

cuộ

c tr

anh

luận

tuyê

n

bố c

ó th

ể xả

y ra

các

thàn

h vi

ên th

am g

ia c

ó th

ể đư

a ra

tron

g kh

oá tậ

p hu

ấn.

Câu

chu

yện

dòng

sôn

g cá

sấu

Bài

tập

số 1

/ Bướ

c 3

tron

g cá

c ch

ú ý

tập

huấn

Các

điể

m c

ần c

ân n

hắc

Các

tran

h lu

ận v

à tu

yên

bố có

thể

xảy

raC

ác tr

ả lờ

i thí

ch h

ợp

Khả

năn

g củ

a M

ai k

hi đ

ưa r

a

nhữn

g đi

ều c

hỉnh

phù

hợp

, hoặ

c

để tr

ánh

rủi r

o.

Mai

đã

nhận

thức

đượ

c rủ

i ro

và đ

áng

lẽ M

ai

khôn

g nê

n đi

cùn

g Q

uang

.

Mai

đã

tự q

uyết

địn

h lê

n th

uyền

Qua

ng k

hông

bắt M

ai p

hải l

ên th

uyền

.

Chú

ng ta

khô

ng n

ên q

uá b

ảo v

ệ tr

ẻ em

. Mai

nên

chịu

trác

h nh

iệm

để

bảo

vệ c

hính

mìn

h.

Trẻ

em (

tron

g tr

ường

hợp

của

Mai

) kh

ông

có đ

kinh

ngh

iệm

sốn

g ho

ặc k

hả n

ăng

ra q

uyết

địn

h

như

ngườ

i lớ

n. V

ì vậ

y tr

ong

hệ t

hống

luậ

t ph

áp

khôn

g ch

o ph

ép tr

ẻ em

uốn

g rư

ợu ,

lái x

e ho

ặc b

ầu

cử c

ho đ

ến k

hi c

ác e

m tr

ưởng

thàn

h.

Trẻ

em c

ó th

ể nh

ận th

ức đ

ược

rủi r

o nh

ưng

các

em

khôn

g hi

ểu h

ết đ

ược

hoàn

toà

n ph

ạm v

i củ

a cá

c

rủi r

o. V

ì lý

do n

ày, t

rách

nhi

ệm c

ủa n

gười

lớn

bảo

vệ tr

ẻ em

chuẩ

n bị

cho

các

em

khả

năn

g tự

77

Các

điể

m c

ần c

ân n

hắc

Các

tran

h lu

ận v

à tu

yên

bố có

thể

xảy

raC

ác tr

ả lờ

i thí

ch h

ợp

bảo

vệ c

hính

mìn

h tr

ong

tươn

g la

i. (d

ạy c

ho c

ác

em c

ác k

ỹ nă

ng s

ống…

)

Các

h M

ai x

ử sự

khô

ng p

hải l

à m

ột lý

do

để k

ẻ xâ

m

hại c

ó th

ể x

âm h

ại q

uyền

của

Mai

(nh

ưng

có th

dạy

trẻ

cách

đối

xử

thíc

h hợ

p để

ngă

n ch

ặn x

ảy ra

)

Đây

khô

ng c

hỉ là

tình

huố

ng tì

nh y

êu, đ

ây là

tình

huốn

g m

ột đ

ứa t

rẻ c

ố gắ

ng là

m m

ột v

iệc

gi c

hưa

phù

hợp

với

lứa

tuổi

của

mìn

h để

làm

hài

lòn

g

nhữn

g ng

ười

mìn

h yê

u ho

ặc k

ính

trọn

g (b

ố m

ẹ,

giáo

viê

n…)

Mai

là n

gười

loĩi

nhiề

u nh

ất v

ì Mai

tự g

ây

hậu

quả

cho

mìn

h. Đ

ây c

hính

là d

o lỗ

i của

Mai

vì M

ai ă

n m

ặc q

uá h

ấp d

ẫn. Đ

ây là

lỗi c

ủa M

ai

vì m

ột c

ô gá

i khô

ng n

ên c

hủ đ

ộng

gặp

hoặc

hẹn

bạn

trai

.

Câu

chu

yện

chỉ l

à tư

ởng

tượn

g và

khô

ng x

ảy r

a

tron

g th

ực tế

. Rea

m k

hông

thể

là m

ột c

ô bé

12

tuổi

vì m

ột đ

ứa tr

ẻ th

ì chư

a bi

ết y

êu.

Các

h cư

xử

của

Mai

là y

ếu tố

góp

phần

tạo

nên

việc

xâm

hại

.

Ứng

dụn

g câ

u ch

uyện

này

để

suy

ngẫm

về

tình

hìn

h xâ

m h

ại

trẻ

em x

ảy r

a tr

ong

thực

tế.

78

Các

điể

m c

ần c

ân n

hắc

Các

tran

h lu

ận v

à tu

yên

bố có

thể

xảy

raC

ác tr

ả lờ

i thí

ch h

ợp

Các

nhâ

n vậ

t tro

ng c

âu c

huyệ

n cũ

ng h

ệ th

ống

con

ngườ

i vớ

i cá

c va

i tr

ò kh

ác n

hau

tron

g cu

ộc s

ống

thực

tế

(qua

ng là

kẻ

và M

ai là

nạn

nhâ

n củ

a ôn

g

ta).

Mục

tiêu

của

câu

chu

yện

này

để k

hơi l

ại ti

ềm

thức

của

nhữ

ng n

gười

tha

m g

ia s

uy n

ghĩ

về v

iệc

một

đứa

trẻ

chứ

khôn

g ph

ải đ

ể nh

ận th

ức đ

ược.

79

Thư

ờng

xuyê

n, T

hỉnh

thoả

ng, K

hông

bao

giờ

Bài

tập

số 2

/ Bướ

c 4

tron

g cá

c ch

ú ý

tập

huấn

Các

điể

m c

ần c

ân n

hắc

Các

tran

h lu

ận v

à tu

yên

bố có

thể

xảy

raC

ác tr

ả lờ

i thí

ch h

ợp

Đán

h kh

ông

làm

tổn

thươ

ng

trầm

trọn

g và

thể

đánh

trẻ

để

phạt

.

Khi

còn

nhỏ

tôi b

ị đán

h và

cảm

thấy

bìn

h th

ường

.

Mai

đã

tự q

uyết

địn

h lê

n th

uyền

Qua

ng k

hông

bắt M

ai p

hải l

ên th

uyền

.

Chú

ng ta

khô

ng n

ên q

uá b

ảo v

ệ tr

ẻ em

. Mai

nên

chịu

trác

h nh

iệm

để

bảo

vệ c

hính

mìn

h.

Nếu

bạn

đán

h m

ột n

gười

lớn

, bạ

n có

thể

bị

bắt

giữ.

Tại

Thu

ỵ Đ

iển,

bạn

sẽ

bị b

ắt n

ếu đ

ánh

một

đứa

trẻ.

Trẻ

em

dễ

bị tổ

n th

ương

hơn

ngư

ời lớ

n và

khôn

g th

ể ch

ịu đ

ựng

được

như

ngư

ời lớ

n. V

ề kh

ía

cạnh

tâm

lý t

hì t

rừng

phạ

t th

ân t

hể s

ẽ để

lại h

ậu

quả

lâu

dài c

ho đ

ứa tr

ẻ. B

ạn c

ó th

ể đư

a ra

ngu

yên

tắc

cho

trẻ

khôn

g q

uá k

hắc

nghi

ệt v

à là

m c

ho

trẻ

bị ti

nh th

ần.

Ai

quyế

t đị

nh là

đán

h m

ạnh

hay

đánh

nhẹ

? M

ột

cái đ

ánh

nhẹ

cũng

thể

làm

cho

trẻ

cảm

thấy

đau

đớn.

Điề

u qu

an tr

ọng

hơn

là tá

c độ

ng v

ê m

ặt ti

nh

thần

khi

trừn

g ph

ạt th

ânth

ể tr

ẻ sẽ

làm

tổn

thw

ờng

đến

trẻ

và k

hông

đo

được

sự

đau

khổ

của

trẻ.

80

Các

điể

m c

ần c

ân n

hắc

Các

tran

h lu

ận v

à tu

yên

bố có

thể

xảy

raC

ác tr

ả lờ

i thí

ch h

ợp

sự k

hác

nhau

giữ

a kỷ

luật

phạt

(đá

nh).

Kỷ

luật

trực

tiế

p ph

ạt c

ác h

ành

vi k

hông

đún

g,

khôn

g ph

ải p

hạt

trẻ.

Sau

khi

bị

phạt

, trẻ

sẽ

phải

nghe

theo

lời c

ủa b

ố m

ẹ vì

trẻ

sợ c

hứ k

hông

phả

i

là t

rẻ h

iểu

các

lý d

o củ

a bố

mẹ

tại

sao

lại

đánh

mìn

h.

Khi

một

đứa

trẻ

bị

xâm

hại

tìn

h dụ

c, t

rẻ t

hườn

g

tiết

lộ

rất

nhiề

u th

ông

tin

chi

tiết

liê

n qu

an đ

ến

tội

phạm

. Trẻ

em

thư

ờng

khôn

g dà

i dò

ng v

à bị

a

thêm

các

chi

tiế

t. V

iệc

tiết

lộ

có t

hể l

àm c

ho t

rẻ

rất l

úng

túng

.

Với

vai

trò

là n

hân

viên

tổ

chức

Phi

chí

nh p

hủ,

chún

g ta

phả

i gh

i nh

ận m

ột c

ách

nghi

êm t

úc ý

kiến

của

trẻ

báo

cáo

cho

nhữn

g ng

ười c

ó liê

n

Trẻ

em th

ường

thêm

bớt

chu

yện

bị x

âm h

ại tì

nh d

ục đ

ể gâ

y sự

chú

ý.

Đán

h là

phư

ơng

pháp

hiệ

u qu

ả để

kỷ

luật

trẻ.

Điề

u nà

y đú

ng v

ì một

số

trẻ

muố

n gâ

y sự

chú

ý,

ví d

ụ tr

ẻ đư

ờng

phố.

Chú

ng ta

thể

quyế

t địn

h ti

n ha

y kh

ông

tin

trẻ

hoặc

đưa

ra

nhữn

g hà

nh đ

ộng

dựa

trên

tính

các

h

hoặc

thái

độ

của

trẻ

tron

g qu

á kh

ứ (n

ếu m

ột b

é

81

Các

điể

m c

ần c

ân n

hắc

Các

tran

h lu

ận v

à tu

yên

bố có

thể

xảy

raC

ác tr

ả lờ

i thí

ch h

ợp

quan

hoặ

c cá

c cơ

qua

n có

trá

ch n

hiệm

để

tiếp

tục

điều

tra.

Côn

g vi

ệc c

ủa c

húng

ta k

hông

phả

i là

đưa

ra n

hững

chỉ

tríc

h ch

o tr

ẻ.

Đây

là m

ột d

ạng

gián

tiếp

. Cậu

đã p

hải x

em c

ác

hình

ảnh

khi

êu d

âm v

à đi

ều n

ày k

hông

phù

hợp

với

lứa

tuổi

của

mìn

h.

Hàn

h độ

ng k

hiêu

dâm

khô

ng p

hản

ánh

mối

qua

n hệ

của

sức

khoẻ

giớ

i tín

h nh

ưng

là đ

ây là

một

trư

ờng

hợp

vô tì

nh p

hơi b

ày c

ác h

oạt đ

ộng

tình

dục

khô

ng

an to

àn tr

ong

đó c

ó sự

khá

c bi

ệt tr

ong

kinh

ngh

iệm

thực

tế.

Cản

h sá

t qu

ốc t

ế ch

o bi

ết c

ác h

ành

động

khiê

u dâ

m t

rực

tuyế

n m

ang

chiề

u hư

ớng

bạo

lực

đang

ngà

y cà

ng r

a tă

ng.

Hàn

h độ

ng k

hiêu

dâm

làm

cho

trẻ

em c

ó nh

ững

suy

nghĩ

khô

ng đ

úng

đắn

tron

g cá

c m

ối q

uan

hệ tì

nh c

ảm k

hi tr

ưởng

thàn

h.

gái c

ó tí

nh c

ách

tốt t

rong

quá

khứ

nghĩ

a là

em

khôn

g nó

i dối

).

Đây

khô

ng p

hải l

à tr

ường

hợp

bởi

vì h

oạt đ

ộng

tình

dục

thực

tế k

hông

xảy

ra.

Đây

là g

iáo

dục

giới

tính

.

Sẽ tố

t hơn

nếu

để

cho

trẻ

xem

cùn

g vớ

i một

thàn

h vi

ên tr

ong

gia

đình

hơn

là đ

ể ch

o tr

ẻ xe

m

cùng

với

ngư

ời k

hác

(bởi

vì x

em c

ùng

anh

trai

nghĩ

a là

tốt)

.

Đây

chỉ

là c

ách

bố m

ẹ để

cho

trẻ

được

biế

t. H

ọ có

thể

được

coi

là b

ố m

ẹ “s

ành

điệu

” kh

i để

trẻ

xem

các

hành

độn

g kh

iêu

dâm

.

Một

cậu

13 tu

ổi đ

ã xe

m p

him

khiê

u dâ

m v

ới a

nh tr

ai m

ình.

Khô

ng c

ó m

ột h

oạt đ

ộng

tình

dục

hay

ám

thị v

ề tì

nh d

ục n

ào

xảy

ra.

82

Các

điể

m c

ần c

ân n

hắc

Các

tran

h lu

ận v

à tu

yên

bố có

thể

xảy

raC

ác tr

ả lờ

i thí

ch h

ợp

Đây

là m

ột d

ạng

khôn

g tr

ực ti

ếp.

Việ

c ng

ười a

nh

trai

phơ

i bà

y kh

ông

đứng

đắn

khôn

g ph

ù hợ

p

với l

ứa tu

ổi c

ủa e

m g

ái.

Nếu

các

h cư

xử

này

được

coi

chấp

nhậ

n đư

ợc

thì c

ó th

ể xả

y ra

hàn

h độ

ng k

hông

thể

lườn

g tr

ước

được

.

Kẻ

cũng

thể

là v

ị thà

nh n

iên.

Trẻ

em c

ó qu

yền

được

hưở

ng g

iáo

dục.

Các

em

khôn

g cầ

n ph

ải là

m v

iệc

để đ

ược

hưởn

g qu

yền

đó.

vậy

giáo

viê

n là

một

ngư

ời l

ớn v

à đư

ợc c

họn

làm

tìn

h ng

uyện

viê

n và

trẻ

khô

ng đ

ược

lựa

chọn

nên

khôn

g đư

ợc p

hạt t

rẻ k

hi tr

ẻ m

uốn

học.

Đa

số

Đây

khô

ng c

ân n

hắc

là m

ột tr

ường

hợp

bởi

hoạt

độn

g tì

nh d

ục th

ực tế

đã

khôn

g xả

y ra

.

Tôi n

ghĩ c

hỉ c

ó ng

ười l

ớn m

ới c

ó th

ể xâ

m h

ại tr

em.

Trẻ

em c

ần h

ọc đ

ể là

m v

iệc

chăm

chỉ

kiếm

được

gì đ

ó, h

oặc

nếu

khôn

g th

ì trẻ

sẽ

khôn

g bi

ết

đánh

giá

đượ

c gi

á tr

ị của

cuộ

c số

ng.

Một

cậu

14 tu

ổi th

ủ dâ

m

trướ

c m

ặt e

m g

ái m

ình.

bé đ

ã

khôn

g ho

ảng

sợ.

Một

giá

o vi

ên tì

nh n

guyệ

n sẽ

giúp

một

trẻ

địa

phươ

ng là

m b

ài

tập

ở nh

à. Đ

ổi lạ

i, cậ

u bé

phả

i cắt

cỏ c

ho c

ô gi

áo.

83kh

ông

biết

đán

h gi

á đư

ợc g

iá tr

ị của

cuộ

c số

ng.

Học

sin

h có

thể

“đưa

” gi

áo v

iên

vào

tình

huố

ng

đó.

phươ

ng là

m b

ài tậ

p ở

nhà.

Đổi

lại,

cậu

bé p

hải c

ắt c

ỏ ch

o cô

giáo

.

Giá

o vi

ên c

ho đ

iểm

tốt n

hưng

đổi

lại p

hải c

ó qu

an h

ệ tì

nh d

ục.

Các

điể

m c

ần c

ân n

hắc

Các

tran

h lu

ận v

à tu

yên

bố có

thể

xảy

raC

ác tr

ả lờ

i thí

ch h

ợp

các

phí d

ịch

vụ h

ọc t

hêm

phả

i dựa

the

o qu

y đị

nh

của

nhà

trườ

ng c

hứ k

hông

phả

i yêu

cầu

nhân

.

(dựa

vào

vị t

rí h

oặc)

quy

ền lự

c. N

ghề

nghi

ệp c

ủa

giáo

viê

n là

để

dậy

học

sinh

chứ

khô

ng p

hải đ

ể đổ

i

lại l

à họ

c si

nh p

hải l

àm g

ì đó

cho

giáo

viê

n.

Lần

này

là đ

ổi lạ

i việ

c cắ

t cỏ

nhưn

g đi

ều g

i sẽ

xảy

ra n

ếu lầ

n sa

u gi

áo v

iên

bắt h

ọc s

inh

quan

hệ

tình

dục?

Như

vậy

được

khô

ng?

Lần

này

là đ

ổi lạ

i việ

c cắ

t cỏ

nhưn

g đi

ều g

i sẽ

xảy

ra n

ếu lầ

n sa

u gi

áo v

iên

bắt h

ọc s

inh

quan

hệ

tình

dục?

Như

vậy

được

khô

ng?

Các

h ứn

g xử

của

giá

o vi

ên là

khô

ng b

ao g

iờ c

hấp

nhận

đượ

c.

84

Các

điể

m c

ần c

ân n

hắc

Các

tran

h lu

ận v

à tu

yên

bố có

thể

xảy

raC

ác tr

ả lờ

i thí

ch h

ợp

Trẻ

em c

ó qu

yền

được

giá

o dụ

c và

khô

ng c

ó sợ

i dây

nào

ràng

buộ

c đư

ợc q

uyền

này

.

Một

ngư

ời lớ

n kh

ông

bao

giờ

được

quan

hệ

tình

dục

với t

rẻ e

m.

Một

giá

o vi

ên c

ũng

có t

hể c

oi n

hư l

à ch

a m

e nê

n

phải

trác

h nh

iệm

bảo

vệ

trẻ

chứ

khôn

g ph

ải b

óc

lột t

rẻ.

Đây

khô

ng p

hải

là n

ơi p

hù h

ợp v

à th

ời g

ian

thíc

h

hợp

đối v

ới m

ột đ

ứa tr

ẻ. T

rẻ c

ó th

ể nh

ìn th

ấy n

hững

cảnh

tượ

ng k

hoả

thân

hoặ

c cá

c ho

ạt đ

ộng

tình

dục

khôn

g ph

ù hợ

p vớ

i lứa

tuổi

(m

ột h

ình

thức

xâm

hại

tình

dục

giá

n ti

ếp).

Khi

đi

bán

hoa

sẽ đ

ưa t

rẻ v

ào

hoàn

cản

h rủ

i ro

khi g

ặp n

hững

kẻ

ngườ

i lớn

thườ

ng

xuyê

n có

ở c

ác q

uầy

ba.

bé p

hải k

iếm

tiền

giú

p đỡ

ra

đình

.

Để

cho

trẻ

em là

m v

iệc

sẽ g

iúp

các

em t

ự ti

n và

mạn

h bạ

o hơ

n.

Trẻ

em g

iúp

bố m

ẹ là

m v

iệc

là v

iệc

bình

thườ

ng ở

cộng

đồn

g ch

úng

tôi.

Một

ngư

ời b

ác b

ắt c

háu

gái m

ình

phải

đi b

án h

oa tư

ơi tạ

i khu

vực

quầy

ba

tron

g m

ột th

ị trấ

n du

lịch

vào

các

buổi

tối.

85

Các

điể

m c

ần c

ân n

hắc

Các

tran

h lu

ận v

à tu

yên

bố có

thể

xảy

raC

ác tr

ả lờ

i thí

ch h

ợp

Đây

là m

ột v

ấn đ

ề la

o độ

ng tr

ẻ em

rất n

hạy

cảm

ở m

ột

số v

ăn h

oá. V

í dụ

ở cá

c vù

ng n

ông

thôn

ở T

hái L

an,

sau

giờ

học

trẻ

em th

ường

giú

p đỡ

cha

mẹ

là v

iệc

để

có th

êm t

hu n

hập

gia

đình

. Đây

là m

ột tr

uyền

thốn

g

và đ

ược

coi l

à rấ

t bì

nh t

hườn

g. N

ếu c

ác t

hành

viê

n

tham

gia

vẫn

khă

ng k

hăng

là c

ô bé

vẫn

phả

i bán

hoa

thì n

ên đ

ề ng

hị h

ọ đư

a ra

nhữ

ng p

hươn

g án

khá

c có

thể

kiếm

thêm

thu

nhập

để

giúp

đỡ

gia

đình

. Nếu

tất

cả h

oàn

toàn

đồn

g ý

một

phư

ơng

án lự

a ch

ọn là

bán

hoa

thì đ

ứa tr

ẻ đư

ợc đ

i cùn

g ng

ười l

ớn v

à lu

ôn đ

ược

ngườ

i đó

giám

sát

.

Đây

thể

là m

ột h

oạt đ

ộng

giúp

đỡ

gia

đình

việc

này

có th

ể ch

ấp n

hận

được

nếu

côn

g vi

ệc k

hông

phả

i

là b

óc lộ

t tr

ẻ ho

ặc k

hông

ảnh

hưở

ng đ

ến t

hời

gian

nghỉ

ngơ

i, vu

i chơ

i và

học

tập

của

trẻ.

Một

ông

bố

đề n

ghị c

on g

ái

hang

tuần

phả

i lau

dọn

nhà

để

xe ô

tô.

86

Các

điể

m c

ần c

ân n

hắc

Các

tran

h lu

ận v

à tu

yên

bố có

thể

xảy

raC

ác tr

ả lờ

i thí

ch h

ợp

Trẻ

em c

ần p

hải c

ó ng

uyên

tắc,

như

ng c

ần p

hải c

ó

nhữn

g cá

c ti

êu c

huẩn

tối t

hiểu

. Khô

ng n

ên b

ắt tr

em là

m m

à th

iếu

các

nhu

cầu

tối t

hiểu

như

thứ

c

ăn, c

hăm

sóc

sức

kho

ẻ.

Đây

khô

ng p

hải

là q

uyết

địn

h củ

a bố

mẹ

để c

ác

con

phải

chị

u kh

ổ m

à bố

mẹ

phải

trác

h nh

iệm

với c

on c

ủa m

ình

nhưn

g do

bố

mẹ

khôn

g có

khả

năng

cun

g cấ

p cá

c nh

u cầ

u cơ

bản

cho

trẻ.

Câu

tuy

ên b

ố nà

y rấ

t ch

ủ qu

an. K

hông

cần

thi

ết

phải

để

tất c

ả cá

c th

ành

viên

tham

gia

cùng

một

kết l

uận.

Đây

là h

ành

động

độc

ác

và s

ỉ nhụ

c tr

ẻ - t

inh

thần

trẻ.

Làm

nhữ

ng v

iệc

khôn

g là

m

trẻ

đánh

giá

đún

g gi

á tr

ị của

sự

việc

.

Nếu

một

đứa

trẻ

bị b

ố m

ẹ bỏ

đói

và lạ

nh d

o bố

mẹ

quá

nghè

o có

nghĩ

a là

bố

mẹ

đã x

âm h

ại tr

em.

Một

ông

bố

đề n

ghị c

on g

ái h

ang

tuần

phả

i lau

dọn

nhà

để

xe ô

Làm

nhữ

ng v

iệc

khôn

g là

m.

Trẻ

em c

ần p

hải c

ó ng

uyên

tắc

và tr

ẻ nê

n họ

c

cách

để

làm

việ

c ch

ăm c

hỉ đ

ể ki

ếm ti

ền.

Đó

là lỗ

i của

cha

mẹ.

Giá

o vi

ên đ

ó ch

ỉ trê

u đù

a.

87

Các

điể

m c

ần c

ân n

hắc

Các

tran

h lu

ận v

à tu

yên

bố có

thể

xảy

raC

ác tr

ả lờ

i thí

ch h

ợp

Một

giá

o vi

ên c

ần p

hải c

ó cá

c ti

êu c

huẩn

chu

yên

nghi

ệp đ

ể kh

uyến

khí

ch tr

ẻ và

nên

đưa

ra c

ác v

í dụ

tốt h

ơn là

làm

tổn

thươ

ng v

à đư

a ra

các

ví d

ụ xấ

u.

Ngư

ời lớ

n ph

ải b

iết

rõ v

iệc

đưa

rượu

/bia

cho

trẻ

em u

ống

là tr

ái p

háp

luật

kể

cả k

hi tr

ẻ đò

i uốn

g và

trác

h nh

iệm

chí

nh th

uộc

về n

gười

lớn.

Khi

uốn

g rư

ợu/b

ia c

ó th

ể sẽ

nhữn

g vấ

n đề

đán

g

tiệc

xảy

ra

cho

trẻ

và n

gười

lớn

phả

i ch

ịu t

rách

nhiệ

m v

ề vấ

n đề

này

.

Các

câu

trả

lời t

ương

tự n

hư t

rên

có t

hể á

p dụ

ng.

được

.

Khi

khô

ng h

ỏi th

ì một

tình

ngu

yện

viên

thể

tin

tưởn

g đư

ợc k

hông

?

trẻ

đánh

giá

đún

g gi

á tr

ị của

sự

việc

.

Một

tình

ngu

yện

viên

nướ

c ng

oài

mua

bia

cho

một

đứa

trẻ

15 tu

ổi.

Đó

chỉ l

à m

ột c

ốc b

ia v

à bê

n cạ

nh đ

ó là

do

cậu

kia

đề n

ghị m

ua.

Sẽ tố

t hơn

nếu

cậu

uống

bia

với

tình

ngu

yện

viên

(N

gười

chún

g ta

tin

tưởn

g) h

ơn là

uốn

g

bia

với n

gười

lạ.

88

Các

điể

m c

ần c

ân n

hắc

Các

tran

h lu

ận v

à tu

yên

bố có

thể

xảy

raC

ác tr

ả lờ

i thí

ch h

ợp

Việ

c nà

y kh

ông

nên

công

bố

khi

sự

mất

mát

về

tinh

thần

của

trẻ

bị tổ

n th

ương

.

Nếu

bạn

bị

hãm

hiế

p th

ì bạ

n có

đồn

g ý

đưa

ảnh

của

bạn

lên

tran

g nh

ất c

ủa m

ột tờ

báo

? N

ếu đ

ây là

một

các

h để

thể

hiệ

n th

ực tế

thì

hìn

h ản

h củ

a tr

phải

đượ

c bả

o vệ

chuy

ện r

iêng

của

trẻ

phải

được

tôn

trọn

g.

Nếu

bạn

giữ

kín

câu

chu

yện

thì s

au đ

ó kẻ

sẽ k

hông

bị tr

ừng

phạt

trẻ

sẽ k

hông

đượ

c gi

úp đ

ỡ.

Thô

ng t

hườn

g có

nhi

ều l

ộ tr

ình

đa d

ạng

để b

áo

cáo

các

trườ

ng h

ợp –

các

tổ

chức

phi

chí

nh p

hủ

địa

phươ

ng, c

ông

an c

ó ch

ức v

ụ ca

o ho

ặc c

ác c

án

Một

nhà

báo

phỏ

ng v

ấn m

ột tr

mồ

côi v

à ch

o đă

ng b

áo v

ới m

ột

tiêu

đề

rất n

ổi b

ật. C

ậu b

é đã

rất

thất

vọn

g kh

i cậu

thấy

tran

g bá

o

đó.

Báo

cáo

sẽ là

nhụ

c m

ạ tr

ẻ nê

n tố

t

hơn

là g

iữ k

ín c

huyệ

n.

Khô

ng h

ề có

hệ

thốn

g ph

áp lu

ật

thíc

h hợ

p vì

vậy

tại s

ao p

hải b

áo

cáo

tất c

ả m

ọi th

ứ.

Hàn

h độ

ng c

ủa n

hà b

áo k

ia là

chấ

p nh

ận đ

ược

đây

cũng

là m

ột c

ách

để x

in tà

i trợ

, hoặ

c là

một

cách

để

nâng

cao

nhậ

n th

ức c

hung

về

vấn

đề n

ày.

Tin

tức

này

sẽ g

iúp

trẻ

học

cách

tự đ

ứng

vững

phát

triể

n tr

ong

cuộc

sốn

g.

89

Các

điể

m c

ần c

ân n

hắc

Các

tran

h lu

ận v

à tu

yên

bố có

thể

xảy

raC

ác tr

ả lờ

i thí

ch h

ợp

bộ la

o độ

ng t

hươn

g bi

nh x

ã hộ

i và

các

nhóm

làm

việc

về

quyề

n co

n ng

ười.

Tôi s

ẽ kh

ông

tin

tưởn

g cả

nh s

át

khi b

áo c

áo c

ác tr

ường

hợp

xâm

hại t

rẻ e

m.

90

Đồn

g ý

hay

khôn

g đồ

ng ý

?

Bài

tập

số 3

/Bướ

c 6

tron

g ph

ần c

ác g

hi c

hú k

hi tậ

p hu

ấn

Tình

huố

ng/ C

ác đ

iểm

cầ

n câ

n nh

ắcC

ác tr

anh

luận

tuyê

n bố

có th

ể xả

y ra

Các

trả

lời t

hích

hợp

1. H

ầu h

ết k

ẻ đầ

u kh

ông

chủ

ý, và

nh đ

ộng

xảy

ra d

o tìn

h hu

ống

bất

ngờ.

(C

âu số

6)

2. K

ẻ lú

c nhỏ

thườ

ng c

ũng

bị x

âm

hại,

vì v

ậy h

ọ kh

ông

thể

tự k

iềm

chế

bản

thân

mìn

h.

(Câu

số 7

)

Đây

khô

ng p

hải

là m

ột l

ý do

. Ngư

ời l

ớn p

hải

tự

kiểm

soá

t bản

thân

mìn

h.

thể

một

vài

kẻ

lúc

nhỏ

bị x

âm h

ại n

hưng

đó

khôn

g ph

ải là

lý d

o để

họ

có th

ể xâ

m p

hạm

quy

ền

của

ngườ

i khá

c. V

iệc đ

ã xả

y ra

với

kẻ t

rong

quá

khứ

và h

ọ đã

khô

ng c

ó sự

lựa

chọn

nào

khá

c nh

ưng

bây

giờ

họ c

ó th

ể qu

yết đ

ịnh

cho

chín

h m

ình

là k

hông

ngườ

i khá

c. N

gười

lớn

phải

chị

u tr

ách

nhiệ

m c

ho

bản

thân

họ.

91

Các

bài

tập

tình

huố

ng v

ề xâ

m h

ạiB

ài tâ

ph s

ố 4b

/ B

ước

9 tr

ong

phần

các

ghi

chú

khi

tập

huấn

men

ts

Các

điể

m c

ần c

ân n

hắc

Các

tran

h lu

ận v

à tu

yên

bố có

thể

xảy

raC

ác tr

ả lờ

i thí

ch h

ợp

Xao

nhã

ng tr

ẻ có

thể

coi l

à

một

hìn

h th

ức x

âm h

ại tr

ẻ em

khôn

g?

Xao

nhã

ng k

hông

phả

i là

một

dạn

g vì

xao

nhã

ng

khôn

g có

một

hàn

h độ

ng g

ì nhằ

m là

m tổ

n hạ

i

đến

trẻ.

Xao

nhã

ng k

hông

nằm

tro

ng c

ác h

ình

thức

xâm

hại

trẻ

em. X

ao n

hãng

một

hìn

h th

ức k

hác

xao

nhãn

g là

m t

ổn t

hươn

g đế

n tr

ẻ vi

ệc c

hểnh

mản

g tr

ong

quá

trìn

h ch

ăm s

óc v

à hỗ

trợ

trẻ.

gắn

liền

với

khái

niệ

m h

ung

hăng

man

g tí

nh x

âm

phạm

tro

ng k

hi s

ao n

hãng

lại m

ang

tính

thờ

ơ v

à

khôn

g có

hàn

h độ

ng g

ì. T

uy n

hiên

, xa

o nh

ãng

là m

ột h

ành

động

xâm

phạ

m đ

ến q

uyền

trẻ

em

.

nghĩ

a là

quy

ền đ

ược

bảo

vệ k

hông

đượ

c ho

àn

thàn

h. V

í dụ,

khi

một

ngư

ời c

hăm

sóc

trẻ

cẩu

thả

và đ

ể nh

ững

đồ v

ật n

guy

hiểm

tro

ng t

ầm t

ay c

ủa

trẻ

(ví d

ụ nh

ư da

o, th

uốc

hoặc

các

hìn

h ản

h kh

iêu

dâm

…)

thì n

gười

đó

đã v

i phạ

m Q

uyền

trẻ

em v

Quy

ền đ

ược

Bảo

vệ.

92

Các

điể

m c

ần c

ân n

hắc

Các

tran

h lu

ận v

à tu

yên

bố có

thể

xảy

raC

ác tr

ả lờ

i thí

ch h

ợp

Khô

ng. N

hững

thứ

trẻ

muố

n có

thể

là n

hững

thứ

khôn

g cầ

n th

iết

cho

độ t

uổi

và s

ự ph

át t

riển

của

trẻ.

Trẻ

em

khô

ng c

ó đầ

y đủ

kin

h ng

hiệm

cuộ

c

sống

hoặ

c ch

ưa đ

ủ tr

ưởng

thà

nh đ

ể có

thể

đưa

ra

nhữn

g qu

yết

định

đún

g đắ

n về

nhữ

ng t

hứ m

à tr

muố

n và

cần

. Ngư

ời lớ

n ph

ải c

ó tr

ách

nhiệ

m q

uyết

định

cái

gì l

à tố

t nh

ất c

ho t

rẻ, v

ì vậy

cần

phả

i có

tham

vấn

với

trẻ

để c

ó th

ể hi

ểu đ

ược

trẻ

và đ

ồng

ý

với t

rẻ. Q

uyền

các

bổn

phận

phả

i đượ

c th

ường

xuyê

n th

ảo l

uận

tron

g cù

ng m

ột h

oàn

cảnh

. Tr

em c

ó qu

yền

của

mìn

h nh

ưng

đồng

thờ

i trẻ

phả

i

có b

ổn p

hận

để đ

ảm b

ảo c

ác h

ành

động

của

trẻ

khôn

g xâ

m p

hạm

quy

ền c

ủa n

gười

khá

c.

Quy

ền n

ày c

ó ph

ải là

trẻ

có th

ể m

uốn

làm

cũng

đượ

c?

Khá

i niệ

m v

ề qu

yền

và c

ác b

ổn

phận

.

93

Các

điể

m c

ần c

ân n

hắc

Các

tran

h lu

ận v

à tu

yên

bố có

thể

xảy

raC

ác tr

ả lờ

i thí

ch h

ợp

Nhu

cầu

cho

các

hệ

thốn

g bả

o vệ

trẻ

em tr

ong

tổ c

hức.

Tính

hiệ

u qu

ả củ

a cá

c hệ

thốn

g bê

n ng

oài.

Chú

ng tô

i đã

làm

nhữ

ng v

iệc

rất t

ốt c

ho tr

ẻ em

(n

hư là

giú

p đỡ

các

nạn

nhâ

n bị

hoặ

c hỗ

trợ

trun

g tâ

m ti

ếp n

hận

trẻ)

. Chú

ng tô

i khô

ng c

ần

thiế

t phả

i có

một

hệ

thốn

g bả

o vệ

trẻ

em.

Một

chí

nh s

ách

chỉ l

à tà

i liệ

u và

khô

ng m

ang

tính

thực

tế tạ

i địa

phư

ơng.

Chú

ng tô

i khô

ng c

ần c

ác ti

êu c

hí b

ảo v

ệ tr

ẻ em

vì t

ất c

ả cá

c nh

ân v

iên

của

chún

g tô

i đều

ngườ

i tốt

.

Bạn

có h

oàn

toàn

chắ

c ch

ắn v

ề đi

ều đ

ó? R

ong

mọi

ho

ạt đ

ộng

bạn

có th

ể nó

i là

bạn

biết

tất c

ả m

ọi v

iệc

về đ

ồng

nghi

ệp c

ủa m

ình

thậm

chí

khi

bạn

làm

vi

ệc v

ới n

gười

đó

tron

g m

ột th

ời g

ian

dài.

Hầu

hết

các

nhâ

n vi

ên P

hi c

hính

phủ

đều

là n

gười

tố

t nh

ưng

tron

g m

ột t

rườn

g hợ

p kh

ẩn c

ấp h

oặc

khủn

g ho

ảng

thì

họ c

ó th

ể kh

ông

suy

nghĩ

một

ch r

õ rà

ng. C

ó th

ể nh

ân v

iên

hiện

tại c

ủa b

ạn là

ng

ười t

ốt n

hưng

bạn

chắc

chắ

n tr

ường

hợp

này

sẽ

lặp

lại t

rong

tươn

g la

i?

Đưa

ra

được

các

hướ

ng d

ẫn c

hính

thứ

c sẽ

giú

p du

y tr

ì đượ

c hi

ểu b

iết v

à th

ực h

ành

tốt t

rong

một

tổ

chứ

c. C

ùng

với t

ài li

ệu đ

ể th

am k

hảo,

các

nhâ

n vi

ên tr

ong

tươn

g la

i sẽ

biết

chí

nh x

ác là

m th

ế nà

o

Nhữ

ng đ

ứa tr

ẻ tr

ên d

òng

sông

(các

hệ

thốn

g bả

o vệ

trẻ

em)

Bài

tập

số 5

/ B

ước

số 1

3 tr

ong

các

chú

ý kh

i tập

huấ

n

94

Các

điể

m c

ần c

ân n

hắc

Các

tran

h lu

ận v

à tu

yên

bố có

thể

xảy

raC

ác tr

ả lờ

i thí

ch h

ợp

để g

iải q

uyết

các

tình

huố

ng k

hác

nhau

.

Một

hệ

thốn

g bả

o vệ

trẻ

em c

ũng

sẽ g

iúp

bảo

vệ c

ác

nhân

viê

n kh

ỏi n

hững

lẽ s

ai l

ầm. M

ột t

ổ ch

ức

cũng

sẽ

được

bảo

vệ

tốt

hơn

khỏi

các

tác

hại

của

ph

ương

tiện

thôn

g ti

n đạ

i chú

ng h

oặc

sự c

hú ý

kết q

uả là

sẽ

giúp

khả

năn

g là

m v

iệc

với t

rẻ e

m c

ủa

các

nhân

viê

n m

ột c

ách

hiệu

quả

hơn

.

Thi

ết lậ

p cá

c ti

êu c

huẩn

bảo

vệ

trẻ

em t

rong

một

tổ

chứ

c là

một

bướ

c kh

ởi đ

ầu tố

t và

là m

ột c

ách

tốt

để v

ận đ

ộng

các

tổ c

hức

khác

cùn

g là

m. N

ếu n

hiều

tổ

chứ

c cù

ng là

m n

hư v

ậy, c

ác t

ổ ch

ức n

ày c

ó th

ể cù

ng n

hau

làm

tha

y đổ

i xã

hội m

ột c

ách

rộng

rãi

để

làm

tha

y đổ

i th

ái đ

ộ và

thó

i qu

en là

m t

ổn h

ại

đến

trẻ

em.

Tại s

ao c

húng

ta c

ần p

hải c

ó ch

ính

sách

của

tổ

chức

tron

g kh

i các

hệ

thốn

g hỗ

trợ

bên

ngoà

i kh

ông

có g

ì tha

y đổ

i (họ

vẫn

hoạ

t độn

g ch

ưa

hiệu

quả

).

để g

iải q

uyết

các

tình

huố

ng k

hác

nhau

.

Một

hệ

thốn

g bả

o vệ

trẻ

em c

ũng

sẽ g

iúp

bảo

vệ c

ác

nhân

viê

n kh

ỏi n

hững

lẽ s

ai l

ầm. M

ột t

ổ ch

ức

cũng

sẽ

được

bảo

vệ

tốt

hơn

khỏi

các

tác

hại

của

ph

ương

tiện

thôn

g ti

n đạ

i chú

ng h

oặc

sự c

hú ý

kết q

uả là

sẽ

giúp

khả

năn

g là

m v

iệc

với t

rẻ e

m c

ủa

các

nhân

viê

n m

ột c

ách

hiệu

quả

hơn

.

Thi

ết lậ

p cá

c ti

êu c

huẩn

bảo

vệ

trẻ

em t

rong

một

tổ

chứ

c là

một

bướ

c kh

ởi đ

ầu tố

t và

là m

ột c

ách

tốt

để v

ận đ

ộng

các

tổ c

hức

khác

cùn

g là

m. N

ếu n

hiều

tổ

chứ

c cù

ng là

m n

hư v

ậy, c

ác t

ổ ch

ức n

ày c

ó th

ể cù

ng n

hau

làm

tha

y đổ

i xã

hội m

ột c

ách

rộng

rãi

để

làm

tha

y đổ

i th

ái đ

ộ và

thó

i qu

en là

m t

ổn h

ại

đến

trẻ

em.

MẪU ĐÁNH GIÁ

96

Mẫu đánh giá tập huấn

Nâng cao nhận thức về Bảo vệ trẻ em (Phần 1)

Anh/chị hãy giúp chúng tôi nâng cao chất lượng của khoá tập huấn bằng cách hãy

dành vài phút điền vào phiếu đánh giá sau. Anh/chị không cần ghi tên nhưng nếu

anh/chị điền tên sẽ giúp chúng tôi theo dõi được các kiến nghị. Anh/chị có thể dùng

thêm giấy nếu cần thiết để trả lời các câu hỏi.

Ngày tập huấn: ...............................................................................................................

Tên giảng viên: ...............................................................................................................

Nơi làm việc của anh/chị (không bắt buộc): ................................................................

.........................................................................................................................................

1. Trước khi tham gia kháo tập huấn này, anh/chị đã biết gì về bảo vệ trẻ em/xâm hại

trẻ em? Hãy đánh dấu vào thang điểm sau (0 = chưa biết gì, 10 = nắm rất rõ).

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

2. Sau khi tham gia khoá tập huấn, anh/chị thấy mình đã biết về bảo vệ trẻ em/xâm

hại trẻ em như thế nào? Hãy đánh dấu vào thang điểm dưới đây:

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

3. Anh/chị đánh giá về khoá tập huấn này như thế nào?

Rất tốt Tốt Khá Kém

4.Anh/chị đánh giá về giảng viên như thế nào?

Rất tốt Tốt Khá Kém

97

5. Anh/chị đã học được điều gì quan trọng nhất từ khoá tập huấn?

---------------------------------------------------------------------------------------------

---------------------------------------------------------------------------------------------

---------------------------------------------------------------------------------------------

6. Khoá tập huấn cần phải thay đổi gì để có thế thực hiện được tốt hơn trong tương

lai?

---------------------------------------------------------------------------------------------

---------------------------------------------------------------------------------------------

---------------------------------------------------------------------------------------------

7. Anh/chị có thể dùng một từ gì để miêu tả khoá tập huấn?

-------------------------------------------------------------------------------------------

8. Nhận xét chung

---------------------------------------------------------------------------------------------

---------------------------------------------------------------------------------------------

---------------------------------------------------------------------------------------------

---------------------------------------------------------------------------------------------

---------------------------------------------------------------------------------------------

Xin cảm ơn !

PHẦN TÀI LIỆU TRÌNH BÀY

99

SLIDE: 1 SLIDE: 2

SLIDE: 3 SLIDE: 4

SLIDE: 5 SLIDE: 6

100

SLIDE: 7 SLIDE: 8

SLIDE: 9 SLIDE: 10

SLIDE: 11 SLIDE: 12

101

SLIDE: 13 SLIDE: 14

SLIDE: 15 SLIDE: 16

SLIDE: 17 SLIDE: 18

102

SLIDE:19 SLIDE: 20

SLIDE: 21 SLIDE: 22

SLIDE: 23 SLIDE:24

103

SLIDE: 25 SLIDE: 26

SLIDE: 27 SLIDE: 28

SLIDE: 29 SLIDE:30

104

SLIDE:31 SLIDE: 32

SLIDE: 33 SLIDE: 34

SLIDE: 35 SLIDE: 36

105

SLIDE: 37 SLIDE: 38

SLIDE: 39 SLIDE: 40

SLIDE: 41 SLIDE: 42

106

SLIDE: 43 SLIDE: 44

SLIDE: 45 SLIDE: 46

SLIDE: 47 SLIDE: 48

107

SLIDE: 49 SLIDE: 50

SLIDE: 51 SLIDE: 52

SLIDE: 53 SLIDE: 54

108

SLIDE: 55 SLIDE: 56

SLIDE: 57 SLIDE: 58

SLIDE: 59 SLIDE: 60

109

SLIDE: 61 SLIDE: 62

SLIDE: 63 SLIDE: 64

SLIDE: 65 SLIDE: 66

110

SLIDE:67 SLIDE: 68

SLIDE: 69 SLIDE: 70

SLIDE: 71 SLIDE: 72

111

SLIDE: 73 SLIDE:74

SLIDE: 75 SLIDE: 76

SLIDE: 77 SLIDE:78

112

SLIDE: 79 SLIDE: 80

SLIDE: 81

PHẦN 2Mối liên hệ với trẻ em của tổ chức – Tổ chức của bạn giải quyết các vấn đề liên quan đến trẻ em tốt đến mức

Nội dung tập huấn Các bài tập Mẫu đánh giá Các tài liệu trình bày

NỘI DUNG TẬP HUẤN

Seperate page

115

PHẦN 2Mối liên hệ với trẻ em của tổ chức của bạn - Tổ chức bạn giải quyết các vấn đề liên quan

đến bảo vệ trẻ em tốt đến mức nào

Mục tiêu• Giúphọcviêntiếpcậnvớibảnchấtcủamốiliênhệgiữatổchứcvớitrẻem

• Giúphọcviênhiểuđượcnhữngnguycơxâmhạitrẻem(hoặcthôngtinsaisự

thật)cóthểxảyratrongtổchức.

• Giúphọcviênsuyxétvềcơchếmàhọđã,đangsửdụngđểgiảiquyếtcácrủiro,

vàxácđịnhnhữnghànhđộngthíchhợpchocácvấnđềtrongbảovệtrẻem.

• Giúphọcviênchiasẻcáckinhnghiệmcủahoạtđộnghiệuquảmàtổchứccủahọ

đãthựchiệntronglĩnhvựcbảovệtrẻem

• Giúphọcviêntraođổivàchiasẻvềnhữnghoạtđộngtốtcủatổchứchọtrong

bảovệtrẻem.

Nguồn/văn phòng phẩm

XemcácbàitậpcủaPhần2vàtàiliệupháttaytrongbộ

côngcụtậphuấnnày.

Bảnglật,băngdính,bútviếtbảng,bút.

Thời gian

1 ngày

Thời gian Hướng dẫn hội thảo Lưu ý cho giảng viên

20phút Bước 1. Giớithiệusơlược

Trang trình bày 1-2

Giảngviênmờimỗitổchứctham

giamiêutảcôngviệccủamình

vàsauđómờicáchọcviêngiới

thiệuhọlàaivàvaitròcủahọ

trongtổchứccủamình.

Thời gian Hướng dẫn hội thảo Lưu ý cho giảng viên

116

Làmrõvấnđềbảomậttrongcác

nguyêntắccơbản.Khoátậphuấn

đòihỏiphảicómộtmôitrường

tintưởngnhưngcũngchophép

tiếptụctiếnhànhcáchoạtđộng

đểlàmrõbấtcứyếutốcókhả

nănggâyhạichotrẻ.(Xemphần

giớithiệucủabộcôngcụnày.)

Điềurấtquantrọnglàthiếtlập

đượcmộtmôitrườngtốtchokhoá

tậphuấnngaytừgiaiđoạnbắt

đầu.Nếukhôngcáctổchứcvà

nhânviêncủahọsẽcóthểcóthái

độbảothủvềcácthiếusóttrong

hoạtđộngthựctếcủatổchứcđó

tronghoạtđộngbảovệtrẻem.

Giảngviêncầnnhấnmạnhrằng

họcviênkhôngnhấtthiếtphải

biết,haycó,tấtcảcáctiêuchívề

bảovệtrẻemsẽđượcthảoluận

trongchươngtrìnhnày.Vìcả

nhómcùngnhauhọctrongkhoá

tậphuấn,họcviênsẽnhậnthức

tốthơnvềvấnđềbảovệtrẻemvà

nhữnglýdotạisaohọphảiquan

tâmđến.Mộtđiềuquantrọngcần

đượccôngnhậnlàkhôngtổchức

nàolàhoànhảo,nênsẽkhông

ngạcnhiênnếumọingườinhậnra

cáclĩnhvựccóthểcảitiếncủatổ

chứchọ.Trongcáckhoátậphuấn

chohọcviêncủanhiềutổchức,

khôngtổchứcnàocầnphảichia

sẻcôngkhaicáclĩnhvựcmình

Thiếtlậpnộiqui

Thời gian Hướng dẫn hội thảo Lưu ý cho giảng viên

117

cầnphảicảitiếntrừkhihọmuốn

làmnhưthế.Vìlýdonày,một

điềuquantrọnglàmọingườisẽ

đượcphânnhómcùngngồivới

đồngnghiệpcủatổchứcmình.

Mặcdùmộtsốtổchứclựachọn

bỏquaPhần1,nhưngcácthông

điệpchínhcủakhoátậphuấnlại

đượctómtắtởđây.

ÔnlạiPhần1hoặcbỏquaphần

nàynếuhọcviênvừamớitham

dựbuổitậphuấnđầutiêngầnđây

vàvẫncònnhớrõnộidung.

Trang trình bày 3

Mongđợi:Nhìnnhậnlạicácđiều

đãhọcđượcởkhoátậphuấnđầu

tiên,cáchọcviênhyvọngsẽhọc

đượcgìtừPhần2?

PhầnchuyểntiếpgiữaPhần1

sangPhần2

GhichúmụctiêucủaPhần2

Trang trình bày 4

Giảngviêngiảithích:TrongPhần

1củakhoátậphuấn,chúngta

hiểurõhơncácloạihìnhxâmhại

trẻemkhácnhaucóthểxảyra

trongtổchứccủamìnhvàtrách

nhiệmcủachúngtalàphòng

Thời gian Hướng dẫn hội thảo Lưu ý cho giảng viên

118

Mụctiêu:Nhằmnêubậtsựkhác

nhauvềbảnchấttrongmốiliên

hệgiữanhânviêncủatổchức

vàtrẻem.(Dùcácnhânviêncó

thểkhônglàmviệctrựctiếpvới

trẻem,côngviệccủahọvẫncó

cácảnhhưởngđếntrẻtheokhía

cạnhnàyhaykia.Nhânviên

tronghoàncảnhnàybaogồm

cảnhữngtìnhnguyệnviên.)

30phút

chốngvàđốimặtvớinó.Trong

Phầnnày,chúngtasẽnghiêncứu

cáckhảnăngcóthểxảyraxâm

hạitrẻcũngnhưcácrủirogặp

phảitrongcôngviệcbảovệtrẻem

củamình.Vớicáctổchức,chúng

tasẽbắtđầuđánhgiáviệcchúng

tađãlàmtốtđếnđâutrongviệc

giảiquyếtvấnđềxâmhạitrẻem,

vàlàmthếnàođểchúngtacóthể

cảitiếnhoạtđộngcủamìnhđể

đảmbảorằngtrẻem,nhânviên

vàtổchứcđượcantoàn.

Chuyểntiếp:Đầutiên,cácthành

viêncùngtổchứccầnhiểutạisao

tấtcảhọphảicótráchnhiệmbảo

vệtrẻem.Bàitậpsausẽchỉra

mứcđộthamgiakhácnhaucủa

cácnhânviênvớitrẻemvàảnh

hưởngcóthểxảyrasauđó.

Bước 2. Bàitập1:Vòngtròn

tươngthích

Chuẩn bị giấy cho bảng lật với 6

hình tròn vẽ sẵn như hình trong

Thời gian Hướng dẫn hội thảo Lưu ý cho giảng viên

119

Mỗingườicóthểdánhoặcđánh

dấubêncạnhnhiềuhơnmộtloại

liênhệ

Việcnàychỉrahọcviêncóquan

hệtrựctiếpvớitrẻemởmứccá

nhânnhất.Cácvịtríbaogồm

cảgiáoviên,cánbộtưvấn,hoặc

ngườichămsóctrẻ.

Cũngchỉraliênhệtrựctiếpvới

trẻem.Cácvịtrícóthểbaogồm

nhânviêndựán,ngườiđiềuhành

mộttrungtâmcủatrẻem,dẫn

trìnhviênchotrạithiếuniênhoặc

cáchoạtđộngkhác.Mộtsốngười

cóthểthỉnhthoảngmớicóvaitrò

này.Vídụnhưnghiêncứuviên

Trang trình bày 5 và băng dính

(hay bút màu) cho mỗi tổ chức đại

diện là các học viên.

Trang trình bày 5

Giảngviênchiahọcviênthành

cácnhómnhỏtheotổchứccủa

họ.GiảngviênphátgiấyA0với

vòngtròntươngthíchtrìnhbày

trongTrangtrìnhbày5,mỗitổ

chức1tờ.Giảngviênchiabăng

dínhhaybútmàuchocáchọc

viên.Mỗihọcviêncủacùngmột

nhómsẽnhậnđượcmộtmàu

khácnhaunếucóthể.

Giảngviênđềnghịhọcviênnghĩ

vềhoặcmiêutảmộtngàybình

thườngởvănphònghoặcthực

địa.Vaitròvàtráchnhiệmchính

củahọlàgì?Giảngviêngiảithích

chohọcviênbiếtlàhọsẽđượcđề

nghịdùngbăngdínhhaybútmàu

đểxácđịnhvaitròvàliênhệvới

trẻtheođúngtrìnhtựcáccâuhỏi

sau.

Đềnghịhọcviêndánbăngdính

lênvòngtròn1nếuhọlàmviệc

trựctiếpvớitrẻem.

Đềnghịhọcviêndánlênvòng

tròn2nếuhọlàmviệcvớimột

Thời gian Hướng dẫn hội thảo Lưu ý cho giảng viên

120

(trongquátrìnhthuthậpsốliệu)

hoặccánbộcấpquốcgia(trong

cácchuyếnthămquan,giámsát).

Việcnàylàmnổibậtmốiliênhệ

vớitrẻởnơimàtrẻkhônghưởng

lợitrựctiếp.Vídụnhưmộtsố

tổchứclàmviệcvớicộngđồng

nóichungvàtrẻemcóthểkhông

phảilànhómmụctiêuchính.Tuy

nhiêncôngviệclạicóảnhhưởng

đếntrẻvìchúnglàthànhviêncủa

cộngđồngđó.Nhânviêncủatổ

chứccóthểliênhệtrựctiếpvới

trẻkhihọlàmviệcởthựcđịa.Ví

dụnhưhọcóthểlàmviệcvềhệ

thốngnướcsạchtrongkhitrẻem

ởcộngđồngsinhsốngquanhđó.

Việcnàynêubậtcácmốiliênhệ

giántiếpcủatổchứcvớitrẻem.

Cácnhânviêncấpquốcgiacóthể

khôngtrựctiếptiếpxúcvớitrẻ

em,nhưnghọlạicóvịtrícókhả

nănggâythiệthạichotrẻem.Ví

dụnhưcungcấpcácthôngtinbí

mậtcủatrẻmàkhôngcósựđồng

ýcủatrẻ.

Mụctiêucủaviệcnàylàchỉra

rằngmặcdùcáccánbộquản

lýkhôngtrựctiếplàmviệcvới

trẻnhưnghọvẫnđưaranhững

quyếtđịnhgâyảnhhưởngđến

nhómtrẻ.

Đềnghịhọcviêndánlênvòng

tròn3nếuhọlàmviệctrựctiếp

trongmộtcộngđồnghoặccác

cộngđồngnơitrẻsống.

Đềnghịhọcviêndánvàovòng

tròn4nếuhọkhônglàmviệctrực

tiếptoànbộthờigianởthựcđịa

nhưngthỉngthoảngđếnđó(vídụ

nhưđigiámsát),hoặcchưabao

giờthămmộtdựánnàonhưng

vẫnnắmnhữngthôngtincánhân

củatrẻ(tên,tuổi,ảnh,nơicư

trú…v.v)donhữngcánbộthực

địatrựctiếpcungcấphoặctrẻem

hoặcthôngquacáckênhthông

tinkhácnhưsốliệulưutrữ,điện

thoại,thưđiệntử.

Đềnghịhọcviêndánvàoô5

nếuquyếtđịnhcủahọcóthểảnh

Thời gian Hướng dẫn hội thảo Lưu ý cho giảng viên

121

trẻ.Nhữngnhàquảnlýbaogồm

cảnhữnggiámđốcđiềuhành,

quảnlýtàichính,vàquảnlýhành

chính.Mộtsốtổchứckhônglàm

việctrựctiếpvớitrẻemnhưng

cungcấpnguồnngânsáchcho

nhữngtổchứclàmviệcnày,vìthế

họcũngcầnphảiưutiênchoviệc

bảovệtrẻemkhiđưaraquyết

định.

Mộtsốcánbộcóthểcócôngviệc

khôngảnhhưởngtrựctiếpđến

trẻem(vídụnhưkếtoán,láixe

haytạpvụ).Tuynhiên,trẻemcó

thểquenvớisựcómặtcủahọvà

tintưởnghọnhưngườilớnkhác

ởcùngtổchức.Hơnnữa,một

cộngđồngcóthểcósựtintưởng

caovàohọvìhọđanglàmviệc

chomộttổchứctậptrungvàotrẻ

em.Chínhsáchbảovệphảiđược

ápdụngvớinhữngnhânviênnày

giốngnhưnhữngnhânviêntrực

tiếplàmviệcvớitrẻem.

Điềunàykhôngnênxảyra.Tất

cảcácthanhviêncủatổchứctập

trungvàotrẻemcầncóliênhệvới

trẻemởmộthoặcnhiềucấpđộ.

Trongmộtsốphầntậphuấn,sẽ

cóthểtậptrungvàomộtsốhọc

viênlàmviệctrênmộtlĩnhvực

(chuyênquảnlý,chỉlàmtạithực

hưởngđếntrẻem(trongviệcđưa

rachínhsách,hoạtđộngvàngân

sách…vv).

Đềnghịhọcviêndánvàoô6

nếucôngviệccủahọkhôngảnh

hưởngtrựctiếpđếntrẻem.

Đềnghịnếuaiđóchưadánlênô

nào.

Thời gian Hướng dẫn hội thảo Lưu ý cho giảng viên

122

địa…vv).Trongtrườnghợpnày,

giảngviêncóthểđềnghịhọcviên

dánhộnhữngnhânviênkhác

hoăcngườitìnhnguyệnkhông

thamdựtậphuấncủatổchứchọ

(láixe,kếtoán,…vv).

Họcviênlúcnàycầnnhậnthức

đượccôngviệccủahọcónhững

ảnhhưởngtiềmtàngđốivớitrẻ

em.Vídụnhưnếuhọxácđịnh

làmốiquantâmchínhcủahọlà

pháttriểncộngđồng,họcóthể

ngạcnhiênkhithấyrấtnhiềumối

quanhệcủangườithuộctổchức

củahọđốivớitrẻem.

Nếucóhơnmộttổchứcthamgia

phầntậphuấnnày,giảngviêncó

thểđềnghịcácnhómxembài

trìnhbàycủacácnhómkhácvà

tìmkiếmýkiếnphảnhồi.Cáccâu

hỏicóthểlà:Bảnchất/hoạtđộng

củadựáncủabạnlàgì?Cóaighi

tênhọvàonhiềuhơnmộtvòng

trònkhông?Nếubạnlàmviệcvới

mộtnhómtrẻ,thườngthìcácbạn

làmviệcvớibaonhiêutrẻmộtlúc

vàtầnsuấtnhưthếnào?

Mộtsốnhânviên,đặcbiệtlà

nhữngngườithuộcnhómngoài

củavòngtròncóthểcảmthấy

họkhôngcầnphảihọcvềbảovệ

trẻem,phầnlớnmọingườiđều

Giảngviênđềnghịmỗinhómcủa

mộttổchứcnhìnvàobảnglật.Có

ngạcnhiêngìkhông?

Giảngviênchỉrarằngtấtcảmọi

ngườiđềucầnthamgiavàohệ

thốngbảovệtrẻemcủatổchức

vìtấtcảnhữngngườilàmcông

tácnhânđạođềutiếpxúcvớitrẻ

Thời gian Hướng dẫn hội thảo Lưu ý cho giảng viên

123

nghĩvềnhữngtìnhhuốngnghiêm

trọngnhưcứutrẻemkhỏibịxâm

hạitìnhdụchaycungcấpđiềutrị

chotrẻbịxâmhại.Vấnđềởcáctổ

chứcbảovệtrẻemlàcónhiềucấp

độbảovệtrẻemtrongcùngmột

tổchức,vàkhôngphảiaicũngcó

cùngvaitròvàtráchnhiệm.Trách

nhiệmcủanhânviêntrongcácbộ

phậnngoàivòngtrònlàbiếtđược

đốixửthếnàochohợplývớitrẻ

emhoặcbáocáovềxâmhạitrẻ

emnếuhọpháthiệnđược.Những

tráchnhiệmnàycũngquantrọng

nhưtráchnhiệmcủanhữngnhân

viêncóvaitròchủđộngtrong

chươngtrình.

Nhữngnhânviênkhônglàmviệc

trựctiếpvớitrẻemdùsaovẫn

làmộtphầncủatổchức.Họcần

hiểuvềbảovệtrẻemđểhọcóthể

giúpchoviệcgiữgìndanhtiếng

củatổchức.Thửnghĩxem,vídụ

nhưmộtnhânviênbánhàngthô

lỗvớibạn.Khibạnkểlạichuyện

đóvớingườikhác,bạnchắcsẽ

nhắctớinơianh(cô)talàmviệc

hơnlànêutêncủanhânviênđó.

Chuyệnxảyrađúngnhưthếnếu

mộtnhânviêncủamộttổchức

Phichínhphủcóhànhvikhông

phùhợp.

trongmộtphầncôngviệccủahọ

vớinhiềucấpđộtronghoạtđộng

vàtráchnhiệm.Giảngviêntóm

tắtlạimỗiloạihoạtđộngvàkhả

năngảnhhưởngđốivớitrẻem

(nhưđãvạchratrongTrangtrình

bày7vàminhhoạbằngkếtquả

củacácvòngtròn).

Thời gian Hướng dẫn hội thảo Lưu ý cho giảng viên

124

Mụctiêu:Nhằmđánhgiáxemcác

rủiromàcáccánhânhaytổchức

cóthểgặptronghoạtđộngvàvì

thếtăngcườngnhậnthứcvềcác

nhântốcóthểlàmtăngthêmcác

rủirotrongviệcbảovệtrẻem

trongcáctổchứccủachínhhọc

viên.

25phút

Chuyểntiếp:Giảngviêngiải

thíchchohọcviênrằngmộtsố

tổchứccóthểđãthấyrằngnhân

viêncủamìnhrấtthườngxuyên

làmviệctrựctiếpvớitrẻemcòn

mộtsốtổchứckháclạicholàít.

Điềunàykhôngphảnánhmức

độrủirocaohơnhaythấphơn.

Nếucácnhânviêncủamộttổ

chứckhôngthườngxuyênliên

hệtrựctiếpvớitrẻem,điềuđó

khôngcónghĩalàtổchứcđócó

ítrủirotrongbảovệtrẻemhơn

cáctổchứcthườngxuyêntiếp

xúcvớitrẻ.Rấtnhiềuyếutốliên

quanquyếtđịnhđếnnguyhiểm

tiềmtàngchotrẻhoặc,trongmột

sốtrườnghợp,cóthểgâyrathiệt

hạichotổchứcvà/hoặcnhân

viêncủatổchứcđó.Cácnhântố

đósẽđượcxemxéttrongbàitập

tiếptheo.

Bước 3. Các nhân tố rủi ro

(Bài tập 2)

Chuẩn bị tài liệu phát tay bài tập

2 và bút.

Thời gian Hướng dẫn hội thảo Lưu ý cho giảng viên

125

Cáccánbộquảnlý,cánbộvăn

phòngquốcgiavànhữngngười

khôngtrựctiếplàmviệcvớitrẻ

cầnlàmviệctừngđôivớicánbộ

thựcđịa.Giảngviêncầnđảmbảo

rằngcáccánbộtạithựcđịakhông

engạivìsựcómặtcủacácquản

lý.Giảngviêncầngiảithíchrằng

bàitậpnàynhằmxácđịnhkhoảng

cáchtrongcáchoạtđộngđểcó

thểcảitiếncáchoạtđộngnày.Các

cánbộquảnlýcầncởimởvàthừa

nhậncácrủirocóthểpháthiện

ra.

Giảngviêncóthểđềnghịngười

tìnhnguyệnphátbiểuýkiếnphản

hồivớitấtcảhộithảo.Cầnlường

trướcđượcbàitậpnàysẽgâyra

sựkhóchịutrongcáchọcviên

vềhoạtđộngcủachínhhọ.Vìlý

donày,họcóthểsẽcởimởhơn

nếucâutrảlờiđượcchiasẻtrong

nhómcủatổchứchọ.Giảngviên

thìvẫncóthểđềnghịnhữngý

kiếnphảnhồichungvềviệchọc

viêncóngạcnhiênhaykhôngvới

Trang trình bày 8-9

Pháttàiliệugồmcảbàitập2cho

họcviênhoànthànhcôngviệc

(Cóthểhoànthànhbàitậpnày

rồichiasẻtrongchínhtổchức

củahọcviên.)

Giảngviênđềnghịhọcviên

suynghĩvềnhữnghoạtđộng

ghitrongtàiliệupháttaytrong

khuônkhổhoạtđộngcủanơihọ

làmviệcvàkhoanhlạicâutrả

lờichínhxácnhấtchomỗihoạt

động.Vídụ,mộtgiáoviênởmột

trườnghọccóthểtổchứckhiêu

vũ,dướisựchứngkiếncủađồng

nghiệpkhác,ởtrườngtrongmột

hoạtđộngngoạikhoásaugiờ

học.Họcviênđượckhuyếnkhích

thêmvàocáctìnhhuốnghayhoạt

độngkhácxảyratrongtổchức

củahọnếuhọchưathấytàiliệu

pháttaynhắcđến.

Thời gian Hướng dẫn hội thảo Lưu ý cho giảng viên

126

nhữngđiềuhọpháthiệnra.

Lưuýrằngmặcdùtàiliệuphát

tayphôtôchỉlàđentrắng,Trang

trìnhbày9trìnhbàycâuhỏitheo

ômàu,cácômàuđỏthểhiệnnguy

cơcaovàcácômàuhồngthểhiện

nguycơít.

Cáccâutrảlờikhôngphảilàđã

làmrõmọiđiều.Vídụ,cáchoạt

độngthểthaocuốituầncóthể

sẽtốtnếucómộtnhânviênkhác

(hoặcnhiều)cùngthamdự.Việc

phụđạoriêngtrongngàychưa

chắcđãantoànhơnlàbanđêm

nếungườiphụđạoởmộtmình

vớitrẻsaucánhcửađóngkín.Câu

chốtlàtấtcảcácyếutốđềucần

đượccânnhắckỹtrướckhimối

rủirochomộthoạtđộngcóthể

đượcđánhgiá.

Giámsát:Cáccánbộnhânđạo

nênluônluônlàmviệctheođôi

hoặcnhómđểtránhbịvucáo

hoặctrườnghợpmàcáchànhvi

cóhạichotrẻdiễnramàkhông

bịpháthiện.Trongkhivắngmặt

Giảngviêngiảithíchrằngcác

câutrảlờinằmtrong3dòngđầu

củatàiliệupháttay(màuhồngở

trangtrìnhbày9)đượccoilàcóít

rủiro.Mộttổchứcnênquantâm

hơnnếunhiềucâutrảlờicủahọ

rơivào3dòngtiếptheo(màuđỏ

trangtrìnhbày9).Điềunàyphản

ánhmộtcấpđộcaohoặcmộtxu

hướngrủirotrongbảovệtrẻem

trongchươngtrìnhbảovệcủatổ

chức.

Giảngviêntómtắtcácnhântốcó

thểgâyrasựgiatăngcủacácrủi

rotrongbảovệtrẻem.Chúngbao

gồmgiámsát,thờigian,địabàn,

vàbảnchấtcủahoạtđộng.

Trang trình bày 10

Thời gian Hướng dẫn hội thảo Lưu ý cho giảng viên

127

ngườicùngnhóm,thìnêncómặt

nhữngngườilớntrongcộngđồng

xungquanhkhimộtnhânviêncủa

tổchứctiếnhànhcáchoạtđộng

vớitrẻem.Cácthànhviêncộng

đồnggầngũitrẻhơnsovớinhững

ngườikhôngthuộccộngđồngvà

sẽdễhơnkhipháthiệnvàbáocáo

cáctrườnghợpxâmhạiđểbảo

vệtrẻem.Trongkhithừanhận

việcrủirochotrẻnằmnhiềuhơn

ởchínhcácthànhviêncủacộng

đồngđó(xemPhần1),việcthiếu

kiểmtralýlịchcủatìnhnguyện

viênvàgiámsátcủanhữngkhách

thămcũnggâyranhiềurủiro.

Thờigianvàđịađiểm:Bốicảnh

củacuộcgặptrẻsaukhilàmviệc

khácvớilàmviệcvớitrẻtrong

hoàncảnhcôngviệcrõràng.Việc

nàycóthểgâyrarủiro.Rủiro

thậmchícòncaohơncảkhimột

nhânviêncủatổchứcPhichính

phủdànhthờigiannghỉcủamình

đểchơivớimộthaynhiềutrẻqua

đêm.Việcnàycóthểgâyhiểu

nhầmthậmtríkhinhânviênđócó

chủđịnhtuyệtvờinhất.

Bảnchấtcủamốiliênhệ:Bản

chấtcủamộtsốhoạtđộngcóthể

làmtăngrủiro,vídụnhưhoạt

độngmộtvớimột,haynhững

hoạtđộngcầnsựtiếpxúcgần

Thời gian Hướng dẫn hội thảo Lưu ý cho giảng viên

128

gũi.Rủirocókhảnăngtănglên

trongcáccôngviệcvớicácem

dễbịtổnthương,khuyếttậthoặc

đãtừnglànạnnhânvìhọcần

nhiềuchămsócvàquantâmhơn

nhữngtrẻkhác.Thêmvàođó,

trẻemdễbịtổnthươnghơnkhi

thôngtincánhâncủacácembị

tiếtlộ.Đâylàtrườnghợpkhicác

thôngtinsốliệuđượcthuthập,

xửlýhayphỏngvấntrẻem.Tính

dễbịtổnthươngcủatrẻemcũng

tănglênkhicácembịtáchkhỏi

môitrườngcủamình,vídụtrong

trườnghợpkhẩncấphoặckhibị

chuyểnđịabàn.

Cáchoạtđộngvớitrẻemnênluôn

luôncóítnhấthaicánbộtham

giahoặc,nếukhôngthểcó,một

cánbộvàmộtthànhviêncủacộng

đồng(kểcảkhimộtngườikhông

thamgiatrựctiếp).Điềunàybao

gồmcảviệcđưamộttrẻemđilại.

Cungcấpchotrẻmộtnơiriêng

biệt,thoảimáitheoyêucầucủa

tưvấn,nhưngviệcnàyphảiđược

tiếnhànhtrongđiềukiệnngười

khácvẫnquansátđược(vídụ,

đểchocửaphòngmởhoặctrao

đổivớitrẻởnơicôngcộngchỉđủ

xađểcâuchuyệnkhôngbịngười

khácnghethấy).Nếucóthể,tiến

hànhcôngviệcnàytronggiờlàm

việchoặctrongcácngàylàmviệc

trongtuần.Nếubạngặpmộttrẻ

Giảngviêncầnnhấnmạnhcác

điểmchínhrằngmộttổchức

cầnphảicómộtvănhoá“cởimở

vàcảnhgiác”.Nênluônluônđể

ngườikhácbiếtvàchứngkiến

nhữngviệcxảyrakhinhânviên

tiếnhànhhoạtđộngvớitrẻem.

Cáccánhâncũngluônnhậnthức

đượccáchànhvicủamình.Các

hoạtđộngcủacánbộnhânđạo

cầnphảitránhkhôngđểhiểu

nhầmhoặctạocơhộichorủiro

xuấthiện.Sauđótronghộithảo,

cáctrườnghợpbảovệtrẻem

sẽđượcnghiêncứuđểxácđịnh

thiếusóttrongthựctếvàcác

cáchcảitiếnmàcáctổchứccó

thểtiếnhànhtrongthựctếnhư

thếnào.

Thời gian Hướng dẫn hội thảo Lưu ý cho giảng viên

129

15phút

15phút

ởdựáncủabạnsaugiờlàmviệc,

ngaylậptứcthôngbáochocác

đồngnghiệpbiếtngàyhômsau.

Kháchviếngthămnhưnhàbảo

trợhayđạidiệnbáochíkhôngbao

giờđượcđểmộtmìnhvớitrẻ.Họ

cũngkhôngnênthămtrẻtạinhàvì

việcnàytạocơhộichohọliênhệ

trựctiếpvớitrẻ.Họvìthếcóthể

đếngặptrẻsauđómàkhôngbịtổ

chứcbiết,trongnhữngtrườnghợp

màtổchứckhôngtiếnhànhđược

cáchoạtđộnggiámsát.

Mụctiêu:Tăngsựnhậnbiếtcủa

nhucầuđánhgiácácrủirotiềm

ẩnđốivớitrẻemvàđốivớitổ

chứcvàđểsửdụngnhữnghiểu

biếtmàtiếnhànhcáccôngviệc

trướcđónhằmgiảmthiểunhững

rủironày.

Trang trình bày 11

Nghỉgiảilaobuổisáng

Chuyểntiếp:Bàitậptrướcgiúp

đểxácđịnhcácnguycơlàmrủi

rochochotrẻem(hoặcmộttổ

chức)cóthểtănglên.Đếnlúc

nàythìchúngtacóthểnghiên

cứukỹhơnxemrủiroởđây

nghĩalàgì.

Bước 4. Thảoluận:Rủiro,đánh

giárủirovàquảnlýrủiro(tam

giáccủacáchậuquả)

Giảngviênđầutiêncóthểhỏi

xemaitìnhnguyệnchobiếthọ

nghĩthếnàovềnghĩacủacác

Thời gian Hướng dẫn hội thảo Lưu ý cho giảng viên

130

Giảngviêngiảithíchtìnhhuống

khingườitanghedựbáothờitiết

vànghethấyngàyhômđócókhả

thuậtngữ-rủiro,đánhgiárủiro

vàquảnlýrủiro.Địnhnghĩacủa

rủirođượcthảoluậnvàolúcnày.

Rủirođượcsửdụngđểchỉtình

trạngkhinhữngđiềukhônghay

cóthểxảyra.

Trang trình bày 12

Đểtránhcáctìnhhuốngkhông

mongmuốn,chúngtacầnxác

địnhđượcnhữngrủiroliênquan

vàtiếnhànhcôngtáclàmchấm

dứthoặcgiảmthiểuchúng.Định

nghĩacủađánhgiárủirovàquản

lýrủirođượcthảoluậntrong

phầnnày.

Trang trình bày 13-14

Đánhgiávàquảnlýrủirolà

nhữngkháiniệmthôngthường

màmọingườisửdụngtrongcuộc

sốnghàngngàynhưngkhông

nhậnrađiềuđó.Giảngviêngiải

thíchrằnghaivídụsẽđượcsử

dụngđểminhhoạnhằmgiúpcho

họcviênhiểurõhơnvềcáckhái

niệmnày

Vídụ1:Dựbáothờitiết

Trang trình bày 15

Thời gian Hướng dẫn hội thảo Lưu ý cho giảng viên

131

năngmưa.(Điềunàychỉrarủi

ro).Họngheđượclàtrờisẽmưa

to.(Đâylàphântíchcấpđộcủa

vấnđề).Họliềnmangtheoôkhi

họđirangoài.(Đâylàhànhvi

quảnlýrủiro,đểlàmgiảmtính

nghiêmtrọngcủavấnđềbịướt).

Kháiniệmnàycóthểkhóhiểuđối

vớimộtvàinhóm.Trongtrường

hợpnày,giảngviênphảidành

nhiềuthờigianhơnchothảoluận.

Đềnghịhọcviêndànhmộtvài

phútđểsuynghĩvềnhữngrủiro

màhọtrảiquatrongcuộcsống

vàhọđốiphóvớichúngnhưthế

nào.Sauđóđềnghịmọingười

tìnhnguyệnchoýkiếnphảnhồi

chocảlớp.Trongquátrìnhnày

giảngviêncầnphảiđưarachohọc

viêncácvídụdễhiểuhoặccóliên

quanđếncuộcsốnghàngngàycủa

họ.Mộttìnhhuốngcóthểlấylàm

15phút Vídụ2:Trẻởtrongnhà

Trang trình bày 16

SửdụngTrangtrìnhbày16,giảng

viêncóthểđềnghịhọcviên

chobiếthọnghĩthếnàovềcác

nguyênnhângâyhạichotrẻ,tầm

nghiêmtrọngcủatáchạicóthể

xảyravàlàmthếnàođểtránh

điềunàyxảyra.

Giảngviênnhấnmạnhmộtđiều

làlàmsaocóthểđánhgiávàquản

lýrủiro.Xemsựđơngiảncủanó

nhưthếnào?Aicũngcóthểlàm

được.

Thời gian Hướng dẫn hội thảo Lưu ý cho giảng viên

132

vídụlàmộtngườiđixemáy.Rủi

rocóthểbaogồmcảviệchỏng

xevàtainạnxảyra.Ngườiđixe

phảichuẩnbịđốiphóvớinhững

rủironàytừtrướcbằngcáchkiểm

tramáymóctrướckhikhởihành,

khôngđilạivàobanđêm,vàhoặc

độimũbảohiểm.Mộttìnhhuống

kháclàđingangquađường.Bạn

phảinhìnxemcóxeôtôđitới

không(xácđịnhrủiro)vànếucó,

bạnđánhgiáxembaonhiêuvàtốc

độvàkhoảngcách(phântíchrủi

ro).Sauđógiảmrủirotuỳtheo

mứcđộnghiêmtrọng,vídụnhư

khôngđingangquađườnghay

dừngnửađườngởgiảiphâncách

vv…

Phầncầnnêubậtkhôngphảilà

hìnhdạngcủatamgiác(Tamgiác

củacáchậuquả,trangtrìnhbày

Giảngviênlưuýrằngcónhiều

rủirotrênnhiềuphươngdiện

củacuộcsốngchúngta.Khoátập

huấnnàychỉnghiêncứunhững

rủiroliênquanđếnvấnđềbảovệ

trẻem.Giảngviêncóthểđềnghị

họcviênchoýkiếnvềcácrủi

rotrongbảovệtrẻemởtổchức

mìnhvàsauđótrìnhbàycáccâu

trảlờitrongtrangtrìnhbàytiếp

theo.

Trangtrìnhbày17

Kháiniệmcủađánhgiárủirovà

quảnlýrủirolàđặcbiệtcóích

Thời gian Hướng dẫn hội thảo Lưu ý cho giảng viên

133

18)màởviệccácgóctamgiác

cóthểthayđổitheonhiềuhướng

khácnhaunếutấtcảcácnhântố

đãlưuýkhôngcânbằngvềlượng.

(Trangtrìnhbày19-20)

Mục tiêu: Đểgiúpđỡcáctổchức

cóthể:1)Xácđịnhcácrủiro

trongbảovệtrẻemtrongcông

việccủamình;2)đánhgiáphạm

vicủavấnđềvàcácưutiêntrong

canthiệp;3)Đánhgiáxemhọ

đãlàmtốtđếnđâutrongcông

tácbảovệtrẻemvàxácđịnhcác

hànhđộngthíchhợpchocáctình

huốngkhácnhau;và4)chiasẻcác

kinhnghiệmvớinhau.

Mộtcáchkhác,cácnhómcóthể

cócácthànhviêntừtổchứckhác

1giờ,15

phút

khitạoramộttổchứccómôi

trườngantoànchotrẻem.Trong

việccânnhắchậuquảcủabấtcứ

rủironào,điềuquantrọnglàtất

cảcácnhântốliênquanđềuđược

tínhđến.

Trangtrìnhbày18-21

Phầnchuyểntiếp:Bàitậptiếp

theosẽthảoluậnvềcáctình

huốngbảovệtrẻem,vàxétxem

cáckháiniệmvềđánhgiávàquản

lýrủirotrongbảovệtrẻemáp

dụngtrongcôngviệcnhưthếnào.

Bước 5. Các tình huống Bảo vệ

trẻ em (Bài tập 3)

Chuẩn bị các tài liệu phát tay cho

Bài tập 3a và bút viết

Trang trình bày 22-25

Giảngviênphátcácbàitậptình

huốngtrongbàitập3achohọc

Thời gian Hướng dẫn hội thảo Lưu ý cho giảng viên

134

nhauđểkhuyếnkhíchsựchiasẻ

kinhnghiệmtốt.Lýtưởnglàmỗi

nhómcókhoảng5người.

Haicâuhỏivềxácđịnhvàphạm

visẽgiúpchohọcviênđánhgiá

cácrủirovàưutiêncácgiảipháp

mộtcáchphùhợp.Đólà,đầutiên

họsẽcầnquyếtđịnhdànhsựquan

tâmvànguồnlựcnhiềunhấtcho

cácvấnđềcónhiềukhảnăngdiễn

ranhất.

Câuhỏivềgiảiphápsẽđóngvai

tròlàmnềntảngtrongquátrình

tiếnhànhtàiliệuhoácáchoạt

viên.Giảngviêngiảithíchchohọ

làmviệctheonhóm(theotổchức

nhưtrướcđây)trongđánhgiácác

tìnhhuốngđượcgiớithiệutrong

cáctrườnghợpnghiêncứu.Họ

cốgắngtrảlờicáccâuhỏitrong

Trangtrìnhbày22.Mỗinhómsẽ

đượcgiaochomộttrườnghợp

khácnhauđểtrìnhbàychocảlớp.

Mộtbảngcâuhỏigợiýsẽđược

phátcùngmỗitìnhhuốngđểtiến

hànhthảoluận.Trangtrìnhbày

23và24đưaravídụlàmthếnào

đểđiềnvàocácbảngcâuhỏigợiý.

Trongnhómcủamình,họcviên

cầnxácđịnhcácrủirotrongtình

huốngđưara(nơihọcholàmọi

việcsẽtrởnêntồitệvv…)vàđiền

vàobảnggợiý.Họcũngcậnphải

đưaralýdotạisaohọnghĩnhư

vậy.

Họcũngphảixácđịnhphạmvi

củavấnđềtrongkhíacạnhtính

nghiêmtrọngvàkhảnăngxảyra

trongtổchứccủahọ,vàlýdotại

sao.

Cácnhómcũngcầnphảiđưara

cácgiảiphápthíchhợpchocác

Thời gian Hướng dẫn hội thảo Lưu ý cho giảng viên

135

độngtốtsaunàykhikếtthúchội

thảo.Họcviêncóthểsẽnghiên

cứulạiphầnnàykhihọđiềnvào

BảngHoạtđộngtốt(Bàitập4)

đểxemnếuhọcóthểsoạnracác

chínhsáchvàchutrìnhtừnhững

thứcósẵn.Đốivớinhữngtổchức

đãcóchínhsáchvàhướngdẫn,thì

bàitậpnàygiúphọxácđịnhcác

thiếusótcầncảitiến(cáclĩnhvực

chưađượcđềcậpđếntrongchính

sách).

Tìnhhuống1đến6làbắtbuộc.

Ngoàira,ngườitậphuấnphảicó

sẵntìnhhuốngtừ7đến11dành

chonhữngnhómhoànthànhbài

tậpsớmvàdưthờigian.Những

ngườithamdựphảilàmítnhất4

bàitậptìnhhuốngvớicảnhóm

trướcgiờnghỉtrưa.

Mục đích:Tiếnhànhđánhgiárủi

robằngviệcưutiênnhữngrủiro

trầmtrọngvàcókhảnăngxảyra

caonhất.

Hãychiếunhanhcáchìnhảnhchỉ

đểnhắclạivềkháiniệmTamgiác

hậuquả.

Vídụ,haitìnhhuốngcóthể

nghiêmtrọngnhưnhaunhưng

1h

15phút

30phút

vấnđềbảovệtrẻemmàhọxác

địnhđược.Điềunàybaogồmcả

cơchếmàtổchứccủahọđang

sửdụngđểđốiphóvớinhững

vấnđềnhưvậydùrằnggiảipháp

cóthểchưachínhthứctrêngiấy

tờ(nhưchínhsách,hướngdẫn,

nộiqui,vàcáchoạtđộngthông

thường).

Hãygiảithíchvớinhữngngười

thamdựrằngbàitậpnàysẽtiếp

tụcởphầnhọcvàobuổichiều.

Nghỉăntrưa

Khởiđộng(tuỳchọn)

Bước 6. Thảoluậnvềcáctình

huốngvàTamgiáchậuquả

Trở lại với phần trình bày từ số

18 đến 21

Ngườitậphuấngiảithíchrằng

cáctổchứccầnphảiưutiên

Thời gian Hướng dẫn hội thảo Lưu ý cho giảng viên

136

mộttìnhhuốngcókhảnăngxảy

rathườngxuyênhơn.Nhómnên

xửlývấnđềcóthểxảyrathường

xuyênhơntrướckhigiảiquyết

vấnđềtiếptheo.

Vídụ,mộttổchứccóthểchỉra

rằngnhữngrủirocóthểxảyra

khituyểndụngtìnhnguyệnviên,

khôngcầnphảiưutiênnhiềuvì

tổchứcấykhôngcómạnglưới

nhữngngườilàmtìnhnguyện

viên.Tổchứcnàycóthểưutiên

việchỗtrợtrẻvìđólàhoạtđộng

gâyquỹchính.Vìvậy,việctổchức

tậptrungvàoviệcthâmnhậpcủa

ngườingoài(nhàtàitrợ)vàgiới

báochílàhợplýhơnsovớiviệc

tuyểntìnhnguyệnviên.Những

tổchứcdựatrênhệthốngtình

nguyệnviêncóthểtậptrungvào

vấnđềkhác.

Mụcđích:Tiếptụcchọnlọc

nhữngphântíchrủirobằngviệc

thamkhảonhữngtổchứccụthể

làmviệctronglĩnhvựcbảovệtrẻ

em.

nhữngcanthiệpcủahọdựatrên

sựkếthợpcủatínhnghiêmtrọng

vàmứcđộthườngxuyêncủarủi

rocóthểxảyra.Nếucácnhómcó

thờigian,họnênđềcậpđếntất

cảcácvấnđềtrongbảovệtrẻem.

Nếuthờigiancóhạn,hãybắtđầu

vớinhữngvấnđềưutiên.

Ngườitậphuấnchúýrằngcáctổ

chứccóthểtậptrungvàonhững

việckhácnhaudựavàobảnchất

côngviệcvànhữngthiếusótcần

giảiquyết.Vìvậy,tổchứckhông

cầnthiếtphảitậptrungnhấn

mạnhnhưnhautấtcả6lĩnhvực

hoạtđộngcủatổchứctrongmột

thờigianngắn.

Bước 7. Thảo luận tập thể

Chuẩn bị các tài liệu phát tay của

những ghi chú dành cho người tập

huấn của Bài tập 3b (Các tình

huống bảo vệ trẻ em), nhưng chỉ

phát khi kết thúc bài tập này.

1giờ,

Thời gian Hướng dẫn hội thảo Lưu ý cho giảng viên

137

Mụcđích:Tiếptụcchọnlọc

nhữngphântíchrủirobằngviệc

thamkhảonhữngtổchứccụthể

làmviệctronglĩnhvựcbảovệtrẻ

em.

Xemghichúdànhchongườitập

huấnởbàitập3bvềxửlýthông

tintrongcácbàitậptìnhhuống.

Mụcđích:Nhằmsửdụnghoạt

độngtiếpsứcnàyđểchuyểnsang

nhấnmạnhgiátrịcủaviệccó

nhữngchínhsáchvàhướngdẫn

chínhthứcởdạngvănbản.

15phút

15min.

15phút

15phút

Bước 7. Thảo luận tập thể

Chuẩnbịcáctàiliệupháttaycủa

nhữngghichúdànhchongười

tậphuấncủaBàitập3b(Cáctình

huốngbảovệtrẻem),nhưngchỉ

phátkhikếtthúcbàitậpnày.

Người tập huấn yêu cầu mỗi nhóm

trình bày phần bài tập tình huống

được giao. ( Làm việc theo nhóm

ở Bước 6, Bài tập 3 ) Những người

tham dự khác được khuyến khích

đưa ra ý kiến về những phát hiện

của mình.

Đối với mỗi tình huống, sử dụng

6 lĩnh vực bảo vệ trẻ em đưa ra ở

Hình chiếu số 25 như một hướng

dẫn. Người tập huấn hỏi tập thể

xem họ cho rằng các vấn đề bảo vệ

trẻ em đã thảo luận rơi vào lĩnh

vực nào .

Hình chiếu số 25

Bước 8. Tròchơitruyềntin

Chuẩnbịgiấy,bútmàubảnglật,

bútmàu

Thời gian Hướng dẫn hội thảo Lưu ý cho giảng viên

138

Câuphảidàivàcósựlặptừ,thơ

haynhiềuchitiếtcốđịnhvàliên

tục.Khôngnênnóinhữngcâudễ

hoặcnhữnglýthuyếtquenthuộc

vớingườinghe,vídụnhư:Ông

WellingtonWalesmặcmộtchiếc

quầnbòđãsờncũ,tiếntớinhà

khocủabàValerieWongởthung

lũng.

Nếucóthể,hãycửmộtngườitrợ

giúpnóithầmcâunàychomột

nhómkhác.

Hình chiếu số 26

Yêucầunhữngngườithamdự

chiathànhcácnhómđông(nếucó

thể,cácnhómgồmhơn10người).

Mỗinhómphảixếpthànhmột

hàng(hoặcmộtvòngtròn).Người

quảntròchỉnóithầmmộtcâu

mộtlầnduynhấtchongườiđứng

ởđầuhàng.

Theohiệulệnhcủaquảntrò,

ngườiđầuhàngcủamỗinhómsẽ

nóithầmcâunàychongườitiếp

theo,vàrồingườitiếptheolạinói

chongườitiếptheonữavàcứthế

tiếptụcchođếnkhingườicuối

cùngngheđượccâunóithầm.Hãy

nóirõrằngmỗingườichỉđược

nóithầmmộtlần.Ngườicuối

cùngcủamỗiđộisẽviếtcâunày

ra,vàrồimờingườiđầutiêncủa

độimìnhtiếtlộcâugốcđểxemcó

trùngvớicâungườicuốicùngvừa

viếtrahaykhông.

Ngườiquảntròcóthểmờimỗi

Thời gian Hướng dẫn hội thảo Lưu ý cho giảng viên

139

họcviênnhắclạicâumàhọvừa

nóithầmchongườitiếptheo,

đểxemmấtbaolâuthìcâuđóbị

thayđổinộidung.Ngườiquản

tròhỏihọcviênxemliệuhọcó

chorằnghọsẽmắcítlỗihơnkhi

chỉphảiđọccâunàychongười

tiếptheothayvìphảighinhớnó

trongđầuvànóivớingườitiếp

theo.

Trang trình bày 27

Ngườitậphuấnchỉrarằngbài

tậpnàychothấytarấtdễquên

hoặctruyềnđạtsainhữnggì

khôngđượcghichéplại.Cáctổ

chứccóthểcónhữngthựchành

tốt,nhưngtrongcáctrườnghợp

khẩncấpvàcóthảmhoạ,họcó

thểkhôngsuynghĩđượcthấu

đáo.Vớinhữngvănbảnđượcghi

chépđểphụcvụmụcđíchtham

khảo,cánbộcủatổchứccóthể

xửlýtheocáchđãđượchướng

dẫnđểhạnchếrủirovàtránh

mắclỗi.

Bàitậptiếptheogiúpcáctổ

chứcbắtđầuquátrìnhpháttriển

nhữngchínhsáchvàthủtụcbảo

vệtrẻemcủamình.

Thời gian Hướng dẫn hội thảo Lưu ý cho giảng viên

140

Mụcđích:đểnhữnghọcviên

khớpnốilạinhữngchiếnlược

xửlýnhữngrủirotrongviệcbảo

vệtrẻem(nhữngchiếnlượcnày

cóthểkhôngđượcghithànhvăn

bản)vàchỉranhữnglĩnhvựchoạt

độngcóthểđượccảithiện.

Ngoàiviệctrảlờicóhaykhông,

nhữnghọcviêncóthểtrảlờirằng

họkhôngbiếthoặccâuhỏilà

khôngphùhợp.Việcnàysẽchỉra

nhữngkhácbiệttrongviệcmọi

ngườiýthứcvềchínhsáchcủa

tổchứcvàvìvậynhấnmạnhtầm

quantrọngcủagiáodụcvàđào

tạo.

Tínhnhạycảm:Tậphuấnviên

nóivớinhữnghọcviênrằngđiều

quantrọnglànhữngcánbộquản

lýkhôngđượcchỉtríchphêbình

khinhữngcâutrảlờicủanhân

viênkhôngđượcnhưhọmong

đợi.Vídụ,ngườilãnhđạocóthể

nóirằngtổchứccómộtchính

sáchbảovệtrẻemtrongkhingười

làmviệcởthựcđịalạinóirằng

-theonhưanh/chịấybiếtthìtổ

chứcnàykhôngcó.Ghinhớrằng

đâylàmộtcơhộiđểcácnhàquản

40phút Bước 9. Hệthốngchuẩnthực

hành(Bàitập4)

Chuẩn bị tài liệu phát tay, bút.

Trang trình bày số 28

Cáchọcviêntậptrunglạithành

nhómtheotổchứccủamình.

Ngườitậphuấndiễngiảirằng

họlànhữngngườiđầutiêntrả

lờicâuhỏitrongphầnhệthống

chuẩnthựchành,vớitưcáchcá

nhân,vàsauđósosánhcâutrả

lờicủamìnhvớiđồngnghiệp.

Khuyếnkhíchhọcviênxemlại

nhữngbàitậptrước(Nhữngyếu

tốrủirovànhữngtìnhhuống

bảovệtrẻem)đểđánhgiáxem

tổchứccủamìnhcónhữngthực

hànhtốtđểthêmvào6lĩnhvực

bảovệtrẻemđãghitronghệ

thốngchuẩnhaykhông.

Thời gian Hướng dẫn hội thảo Lưu ý cho giảng viên

141

lývànhânviêntìmhiểuthêmvề

tìnhhìnhởtổchứccủamìnhvà

làmthếnàođểhọápdụngđược

chínhsách.

Phần3làhệthốnggiúpcáctổ

chứcpháttriểnchínhsáchvàthực

thinhữngchínhsáchđó.Cáctổ

chứclậpranhómlàmviệcvàkhởi

xướngviệcghilạinhữngchính

sáchcủariênghọvànhữngtàiliệu

thựchànhcũngnhưlậpkếhoạch

thựcthi.Cánbộtổchứccócơhội

đểđónggópýkiếnchochínhsách

này,ghirõliệuđiềunàycóphù

hợpthựctếhaykhông.Phần3

baogồmnhữngchínhsáchmẫutừ

cácTổchứcPhichínhphủQuốc

tế.Cáctổchứccóthểxemlạivà

quyếtđịnhthêmbấtkỳđiềugìhọ

muốnvàochínhsáchvàhoạtđộng

thựctếcủamình.

Ngườitậphuấnyêucầucáctình

nguyệnviênđưaraphảnhồi.

Nhữngcâuhỏicóthểbaogồm:

Bạncónhữngthựchànhtốtnào

muốnchiasẻvớitậpthểkhông?

Nhữngcâutrảlờicủacánbộ

quảnlýcókhácvớicâutrảlờicủa

nhữngnhânviênkháckhông?

Cáccâutrảlờicủacánbộnhân

viêncókhácnhaukhông?Đâycó

phảiđiềubấtngờkhông,vàbất

ngờthếnào?

Tổngkết:Ngườitậphuấnchỉ

rarằnghầuhếtcáctổchứccó

nhữngthựchànhtốt.Tuynhiên

nếuchúngkhôngđượcghilại

dướidạngvănbảnthìrủirolà

nhữngkiếnthứcvànhậnthứcđó

sẽmấtđikhimọingườirờikhỏi

tổchức.Vìlýdonày,việccác

tổchứcpháttriểnnhữngchính

sáchvàthủtụcbảovệtrẻemcho

tổchứcmìnhlàmộtđiềuquan

trọng.Phầntiếptheocủaquá

trìnhnày(Phần3:Cáctổchứccó

thểlàmgiđểcảithiệntìnhhình

bảovệtrẻemcủamình)sẽgiúp

cátổchứcđạtđượcđiềunày.

Thời gian Hướng dẫn hội thảo Lưu ý cho giảng viên

142

Trongphầnnày,cáctổchứctham

giasẽxácđịnhtâmđiểmđểphối

hợpsắpxếpmộtnhómlàmviệc

vềchínhsáchbảovệtrẻemcho

tổchứccủamình.Nhânviênnày

sẽcóthẩmquyềnquyếtđịnhaisẽ

làthànhviêncủanhóm,vàsẽcó

ảnhhưởngvớinhữngcánbộquản

lýcóliênquanđếnquátrìnhnày.

Cáctổchứccóthểliênhệvớitổ

chứcphichínhphủkhácđãcó

sẵnchínhsáchbảovệtrẻemđể

giúppháttriểnchínhsáchcủa

riêngmình.Cáctổchứcphichính

phủkháccóthểhỗtrợhọvềtư

vấnvàcungcấpnhữngtàiliệu

nguồn.

Ngườitậphuấnyêucầumỗi

nhómtổchứcnộpHệthống

chuẩnthựchànhtốtđãđượchoàn

thành.Ngườitậphuấngiảithích

rằngtàiliệunàysẽlànềntảng

choviệcpháttriểnnhữngchính

sáchbảovệtrẻemtrongsuốtquá

trìnhtậphuấncủaPhần3.Nhân

viênphảithoảthuậnvớitổchức

vềthờigiannhấtđịnhđểđẩy

mạnhquátrìnhđưachínhsách

vàohệthốngtiếnlênphíatrước.

Ngườiđóngvaitròchủđạosẽ

theodõicáohọcviênchủchốt

trongtổchứccủahọvàkiểmtra

xemhọcóthểthamdựđượcbuổi

tậphuấnPhần3haykhông.

Thời gian Hướng dẫn hội thảo Lưu ý cho giảng viên

143

Lợiíchcaonhấtcủatrẻem:

Hãyghichúrằngluônphảiưu

tiênđiềutốtnhấtchotrẻlênhàng

đầukhitổchứclậpranhữngtiêu

chuẩnbảovệtrẻem.Quantrọng

làphảitôntrọngnhữngquyềnlợi

củatrẻemphùhợpvớiCôngước

củaLiênhợpquốcvềquyềntrẻ

emvàluậtphápquốcgia.Những

quyềncơbảnbaogồmquyềnđược

bảovệ,quyềnđượcsốngtrong

môitrườngantoànvàphùhợp,và

quyềnđượclắngnghevàđượctôn

trọng.

Chínhsáchlàmộtchiếnlược

giảmthiểunguyhại:Cóchính

sáchkhôngcónghĩalàđiềuxấusẽ

khôngbaogiờxảyra;mànócho

thấycáctổchứcđãlườngtrước

Trang trình bày số 29-30

Ngườitậphuấnchohọcviênxem

bảnHệthốngchuẩnthựchành

trongtrangtrìnhbàysố29.Hãy

giảithíchrằngmỗitổchứcphải

điềnvàobảnHệthốngchuẩn

nàytrướcbuổitậphuấnPhần3.

Ngườitậphuấntómtắtnhững

yếutốchủyếucủacácchínhsách

vàthủtụcbảovệtrẻem,trong

trangtrìnhbàysố30.

Trang trình bày số 31

Ngườitậphuấnnhấnmạnh

nhữngyếutốquantrọngđểxem

xétkhitổchứcpháttriểnnhững

chínhsáchvàhướngdẫn.

Thời gian Hướng dẫn hội thảo Lưu ý cho giảng viên

144Bước 10. Câycảnhtrongvăn

phòng(Bàitậpsố5)

Trang trình bày số 32

Ngườitậphuấnkểcâuchuyện

trongBàitậpsố5.Kếtluận,chỉ

rarằngchínhsáchgiốngnhưcái

câytrongcâuchuyệnnày-đểnó

đượctồntại,mọingườitrongtổ

chứcphảichămsócnótừđầuđể

họcảmthấycótráchnhiệmtrong

việcchămsócnó.

Trang trình bày số 33

Pháttàiliệubếmạcvàđánhgiá

vàđềranhữngphươngphápsẵn

sàngđềphòngmốinguyhại(và

cũngđểxửlýmộtcáchtốtnhấtcó

thểkhinóxảyra).

Tráchnhiệmvàsởhữu:Cánbộ

nhânviêncáccấpphảithamgia

vàotoànbộquátrìnhđểhọcảm

thấycótráchnhiệmvàsởhữu.

Chínhsáchtổchứcsẽdễđược

hiểuvàtuântheokhitấtcảnhân

viêncùngthamgia.

Mục đích: Đểminhhoạchotầm

quantrọngcủasựthamgiacủa

tổchứctrongquátrìnhpháttriển

nhữngchínhsáchbảovệtrẻem.

Mộtmẫuđánhgiáđượcđínhkèm

theotàiliệunày.

5phút

BÀI TẬP

BÀI TẬP

146

Phần 2: Bài tập 2

Những yếu tố rủi ro

Cùng với ai nữa? Khi nào? Ở đâu?

Cùngvớihainhânviên

trởlên

Buổisáng Nơilàmviệc/Vănphòng

Vớimộtnhânviênkhác Giờnghỉtrưa Nơiriêngtưnhưngngười

khácvẫncóthểthấy

Vớinhữngthànhviên

cộngđồngxungquanh

Buổichiều Ởnơicôngcộng/cótrongkế

hoạch

Vớitìnhnguyệnviên

hoặckhách

Buổitối Ởnơicôngcộng/khôngnằm

trongkếhoạch

Mộtmìnhvớinhómtrẻ Buổitốimuộn/quađêm Ởchỗcủabạnhoặccủatrẻ

Mộtmìnhvớimộttrẻ Khôngtronggiờlàm

việc/ngàynghỉcuốituần

Chỗriêngtưvàtáchbiệt

Hãysaochéplạihệthốngchuẩnnàyvàhoànthànhhệthốngchuẩnchonhữnghoạt

độngởtrangsau.(hoặclựachọnnhữnghoạtđộngvàbổsungcáchoạtđộngkhác

phùhợpvớicôngviệccủabạn,vàhoànthànhhệthốngchuẩnchonhữnghoạtđộng

đó).

1.Dạymộtchủđề/tổchứcvàthựchiệnnhữnghoạtđộnggiảitrí

2.Dạyphụđạoriêng/giúpđỡlàmbàitập/phầnbắtbuộcởtrường

3.Trôngnomtrẻ(trongtrungtâmtrẻem,nhànuôidưỡng,mẫugiáo,bệnhviện)

147

4. Đicùngvớitrẻđếnnhữnghoạtđộngtrongkếhoạch.(cắmtrại,đithămthực

địa).

5. Đicùngvớitrẻđếnnơinàođó(đếnphòngcấpcứu,bệnhviện,toàán)cho

nhữngvấnđềcủaemđó.

6. Đicùngvớitrẻ(vềnhà…)mộtcáchbấtngờhoặcthôngbáomuộn.

7. Anủitrẻkhitrẻbuồnvàđếnvớibạn.

8. Tưvấn,điềutrịvềthểchấtvàcungcấpdượcphẩm.

9. Trẻbịthươngởchânvàbạnphảikhámvếtthương.

10. Tắmchotrẻbịtàntật.

11. Nhàtàitrợđếnthămtrẻmàngườiđóhỗtrợ.

12. Tìnhnguyệnviênlàmcáchoạtđộng(nhưdạyhọc,chơitròchơi)vớitrẻem.

13. Thuthậpdữliệunghiêncứu.(tậptrungvàothảoluậnnhóm,câuhỏi,vẽ

tranh).

14. Tìnhnguyệnviênthựchiệndịchvụcộngđồng(xâycầu,tusửatrườnghọc)ở

địabàncótrẻem.

15. Tiếnhànhphỏngvấn(đốivớinhữngchuyếnthămgiámsát,đánhgiá,thuthập

thôngtincủanạnnhânhaycánhâncónguycơcao).

16. Đạidiệncơquanbáochímuốnphỏngvấntrẻđểlàmmộtbàiphóngsự.

148

Phần 2: Bài tập 3a

Những tình huống bảo vệ trẻ em

Phát tài liệu để thảo luận nhóm.

Bài tập tình huống số 1

Mộtngườinướcngoàiđếnvănphòngcủabạn.Anhtadựđịnhởđấtnướccủabạntrong

2nămvàmuốnlàmmộtthầygiáodạytiếngAnhtìnhnguyệnởcộngđồngnơibạnlàm

việc.Anhtađãđirấtnhiềunơi,ởmỗinơiđếnanhtađềulàmviệc.Ởcôngviệctrước,anh

tađãlàm6thángởCampuchia.Giữacôngviệcấyvàcôngviệctrướcđólàmộtkhoảng

thờigian2năm.Anhtakhôngghirõngườichứngnhậntronghồsơcủamình(anhtacó

giảithíchrằngđólàdothườngxuyênthayđổichỗở).

Nhữngrủirotrongviệcbảovệtrẻembaogồm:

Tạisao?

Nghiêmtrọngđếnmứcnào?

Tạisao?

Khảnăngxảyranhưthếnào?

Tạisao?

Nênlàmgì?

Tạisao?

149

Bài tập tình huống số 2

Bạnlàđiềuphốiviêntrongrấtnhiềudựáncủatrẻemởmộtcộngđồng.Mộthôm,

mộtemnhỏtrongtrungtâmtrẻemđếnvànóivớibạnrằngemkhôngcảmthấy

thoảimáikhiởcùngbốdượng.Emnóirằngbốdượngthườngbấtngờvàophòng

em,đặcbiệtlàkhiemđangtắmvàkhôngmặcquầnáo.Emthườngxuyênphảiở

nhàmộtmìnhvớibốdượngvìmẹemđilàmrấtlâumớivề.Emcảmthấycóđiều

gìxấusẽxảyravàxinsốđiệnthoạicủabạn.

Nhữngrủirotrongviệcbảovệtrẻembaogồm:Tạisao?

Pourquoi?

Nghiêmtrọngđếnmứcnào?

Tạisao?

Khảnăngxảyranhưthếnào?

Tạisao?

Nênlàmgì?

Tạisao?

150

Bài tập tình huống số 3

Bạnđangđiđếnmộttrongnhữngđịabàndựáncủamình(nhàhỗtrợ,nhàtiếp

nhận…)Trongchuyếnđicủamình,bạnchứngkiếncảnhmộtngườiđồngnghiệp

quátmắngvàtrêutrọcmộtemtraitrướcnhiềuemnhỏkhácvàđồngthờikhuyến

khíchchúngcườinhạoemtraiđónhưmộthìnhthứckỉluậtemấy.

Nhữngrủirotrongviệcbảovệtrẻembaogồm:

Tạisao?

Nghiêmtrọngđếnmứcnào?

Tạisao?

Khảnăngxảyranhưthếnào?

Tạisao?

Nênlàmgì?

Tạisao?

151

Bài tập tình huống số 4

Mộthọcsinhnữtronglớpbạncưxửrấtđúngmực,vàtheonhưbạnbiếtthìemđó

khôngbaogiờnóidối.Gầnđây,emđókhôngcònnhưvậynữa,cóvẻbịsaonhãng

vàcôlập.Mộthôm,saugiờhọc,bạnmờiemngồixuốngvàhỏicóchuyệngìxảyra.

Emgáinóirằngthầyhiệutrưởng,tứclàcấptrêncủabạn,đãvàilầnchạmvàonhững

phầnkíncủaem.Emkhôngcảmthấythoảimáichútnàovớihànhđộngấy.Tuynhiên,

emxinbạnđừngnóichoaibiếtvềchuyệnnày.

Nhữngrủirotrongviệcbảo

vệtrẻembaogồm:

Tạisao?

Nghiêmtrọngđếnmứcnào?

Tạisao?

Khảnăngxảyranhưthế

nào?

Tạisao?

Nênlàmgì?

Tạisao?

152

Bài tập tình huống số 5

Địabàndựáncủabạncóthểbằngcảđườngchínhvàđườngphíasau.Đườngvào

chínhcóbiểnhiệudànhchokháchđến,chỉrõphảitrìnhbáochovănphòngchính

củatổchứctrướckhiđếncộngđồng,nhưngởconđườngphíasauthìlạikhôngcó

biểnhiệuấy.Mộthôm,bạnthấymộtsốngườilạđangnóichuyệnvớitrẻem.Sau

đó,cácemnóivớibạnrằngnhữngngườiđóđãhỏirấtnhiềucâuhỏicánhân,ví

dụnhưcácemsốngvàhọcỏđâu,chơiởđâu.

Nhữngrủirotrongviệcbảovệtrẻembaogồm:

Tạisao?

Nghiêmtrọngđếnmứcnào?

Tạisao?

Khảnăngxảyranhưthếnào?

Tạisao?

Nênlàmgì?

Tạisao?

153

Bài tập tình huống số 6

Bạnđưamộtemgáitừxãlêntỉnhđiềutrịởmộtbệnhviệnlớn.Khibạnbắtđầu

đưaemvềnhàthìtrờiđãtốimuộn.Mộtcơnbãođãcuốntrôichiếccầutrênđường

vềlàngcủaem.Bạnvàemgáiấyphảiởchunglềuvìchỉcómộtcái.Sánghômsau,

bạnđưatrảemnhỏvềchogiađình.Bạnđãkhônghềchạmvàongườiem.Nhưng

vàingàysau,chamẹemgáiấyđãđưađơnkiệnbạnvìtộihiếpdâm.

Nhữngrủirotrongviệcbảovệtrẻembaogồm:

Tạisao?

Nghiêmtrọngđếnmứcnào?

Tạisao?

Khảnăngxảyranhưthếnào?

Tạisao?

Nênlàmgì?

Tạisao?

154

Bài tập tình huống số 7

Mộtnhàtàitrợtớithămđịabàndựán.Bàđãtàitrợchomộtemtraitrong5năm

vàmuốnđếnthămemnhỏtạinhàcủaemđểbiết tìnhhìnhcủaemvàgiađình

nhưthếnào.Bàcũngtỏýmuốnxemliệugiađìnhcónhậnđượcsốtiềnbàđãgửi

vàsửdụngsốtiềnđóđểmuanhữnggìhọcầnhaykhông,vídụnhưcôngcụlao

động,đồdùngtrongnhà,đồngphụcđihọc….

Nhàtàitrợnàyđãnghenóivềmộtemgái,vàcũngmuốntàitrợchoem.Chamẹ

củaemgáinàyđãtửvongvìnhiễmHIV/AIDS.EmcũngbịnhiễmHIVnhưngcó

khảnăngsẽsốngđượclâunếuemnhậnđượcsựđốixửvàchămsócđầyđủ.Ban

đầu,nhàtàitrợyêucầucóthôngtincánhâncủaemgái-baogồmtêntuổi,địa

chỉ,ảnh…-trướckhibàđưaraquyếtđịnh.

Nhữngrủirotrongviệcbảovệtrẻembaogồm:

Tạisao?

Nghiêmtrọngđếnmứcnào?

Tạisao?

Khảnăngxảyranhưthếnào?

Tạisao?

Nênlàmgì?

Tạisao?

155

Bài tập tình huống số 8

Tổchứcđốitáccủabạnđãphànnànvềbứcảnhtrongbáocáonămcủabạnvề5

emgáicóthểdễdàngnhậndạng,chỉmặcquầnáolót,vớichúthíchcủabứcảnh

là“Hộitừthiệncứu5trẻemlaođộngtìnhdụctừnhàchứatrongthànhphố”.

Những rủi ro trong việc bảo vệ trẻ em bao gồm:

Tại sao?

Nghiêm trọng đến mức nào?

Tại sao?

Khả năng xảy ra như thế nào?

Tại sao?

Nên làm gì?

Tại sao?

156

Bài tập tình huống số 9

Bạnlàmviệcởmộttrungtâmtrẻemvàđặcbiệtthườnggầngũivớimộttrongsố

nhữngtrẻemởđó.Bạnthườngômemmộtcáchthânthiệnvàanủimỗikhiem

cóchuyệngìởnhà.Mộtngày,emđếngặpbạnvànóivớibạnrằngemđãphảilòng

bạn.

Nhữngrủirotrongviệcbảovệtrẻembaogồm:

Tạisao?

Nghiêmtrọngđếnmứcnào?

Tạisao?

Khảnăngxảyranhưthếnào?

Tạisao?

Nênlàmgì?

Tạisao?

157

Bài tập tình huống số 10

Bạnđitheomộtnhânviêncủamộtdựáncủatổchứcphichínhphủvàđến

thămmộttrongnhữngdựáncủamình.Nhânviênđóthânmậthỏitrẻemởđó

vềcảmnghĩcủaemvềdựán.Mộtemnóirằngemkhôngthíchmộtcánbộcủa

dựán.Cácemkhácgậtđầuđồngý,nhưngcácemtừchốinóithêmvềđiềunày.

Chứngkiếnđiềunày,bạnnghĩrằngcóđiềugìđókhônghay.

Nhữngrủirotrongviệcbảo

vệtrẻembaogồm:

Tạisao?

Nghiêmtrọngđếnmứcnào?

Tạisao?

Khảnăngxảyranhưthế

nào?

Tạisao?

Nênlàmgì?

Tạisao?

158

Bài tập tình huống số 11

Bạnđãlàmviệcvớimộtcộngđồnglàmnghềchàilướitrongnhiềunămvàđược

cộngđồngđórấtcoi trọng.Mộtngày, trưởngthônđếngặpbạnvànóirằngdân

làngmuốnđượcgiúpđỡđểxâydựngmộtmôhìnhsinhhoạtởđịaphươngcho

khách du lịch để kiếm thêm thu nhập khi không phải làmùa đánh cá. Ông ta

muốnbạncholờikhuyên.

Những rủi ro trong việc bảo vệ trẻ em bao gồm:

Tại sao?

Nghiêm trọng đến mức nào?

Tại sao?

Khả năng xảy ra như thế nào?

Tại sao?

Nên làm gì?

Tại sao?

159

Phần 2: Bài tập số 3b

Những tình huống bảo vệ trẻ em

Tham khảo những ghi chú dưới đây trong suốt quá trình tập huấn, và phát cho học viên

một bản sau khi hoàn thành bài tập.

Bài tập tình huống số 1

Nhữngrủirotrongviệcbảovệtrẻem(Lĩnhvựchoạtđộng:Tuyểndụng,việclàmvà

tình nguyện)

• Khôngcótênngườichứngnhậnvàkhôngcóbàikiểmtrakiếnthứccơbản:Điều

quantrọnglàphảitìmraliệungườixinviệchoặclàmtìnhnguyệnviênđãtừngcó

tiềnántiềnsựnàoliênquanđếnbạolực,xâmhạihoặchànhvikhôngphùhợphay

chưa.

• Việc chuyểnchỗở thườngxuyên:Nhữngkẻ cóquanhệ tìnhdụcvới trẻ emhay

nhữngkẻxâmhạitìnhdụctrẻemthườngchuyểnchỗởvìsợrằngmọingườicó

thểbiếtđượcnhữnghànhvitộiáccủachúng.Thỉnhthoảng,chúnglựachọnsống

ởnhữngnướcmàđạoluậtbảovệtrẻemcònyếukém.Tuynhiên,việcdichuyển

nhiềunơichưaphảilàyếutốquyếtđịnhliệumộtngườicóphảilàmốinguyhiểm

tiềmẩnhaykhông.

• Khoảngthờigiantrốngtrongquátrìnhlàmviệc:Nếukhôngđưarađượcmộtlời

giảithíchhợplývàchấpnhậnđược,đâycóthểlàthờigiangiamgiữhoặcbịnghi

ngờ.Hãykiểmtrathậtcẩnthận.

• Trongnhữngtrườnghợpkhẩncấp,thờigiangấpgápđôikhidễkhiếnchúngtabỏ

quaviệckiểmtrasựchứngnhận-vìvậycầncómộthệthốnggiámsátvữngchắc,

hoạtđộngphảiđượcgiámsátvàliênkếtvớinhau.

Nênlàmgì?

• Khôngnêntuyểnnhữngđốitượngkhôngcóngườichứngnhậnrõràngtronghồ

sơcủamình.Hãyyêucầucóítnhất2ngườichứngnhậnmàkhôngphảilàthành

viêntronggiađình.Mộtngườiphảiởcấpquảnlýởcôngviệctrước.Hãyhỏingười

chứngnhậnrằngtheohọngườixinviệcnàycóphùhợpvớicôngviệc liênquan

160

đếntrẻemhaykhông.

• HãyyêucầungườixinviệcđếnkiểmtratạiCơquanCôngAnhoặcmangtheogiấy

chứngnhậnkiểmtratừđấtnướcmìnhnếucóthể.

• Trong trường hợp khẩn cấp, một tổ chức có thể cho rằng cần phải thuê người

nhanhchóng,baogồmcảnhữngngười tuyđápứngđượcđiềukiệnđặtra,đồng

thờitarấtcầnnhưnglạikhôngcóngườichứngnhận.Trongtrườnghợpđặcbiệt

nhưvậy,hãytuyểnứngcửviênđónhưngkhôngchophéphọlàmviệcmộtmình

vớitrẻemmàkhôngđượcsựgiámsátcủacánbộdựán.Đâylàphươngsáchcuối

cùngvàphảitránhbằngmọicáchcóthể.

• Hãy thêmphầnhướngdẫn tuyểndụng trong sổ tayNhân sự.Nhân viên làmvề

nhânsựcầnphảiđượctậphuấnđểxácđịnhnhữngkẻcóthểxâmhạitrẻem(vídụ,

chúýđếnhànhđộngkhảnghi,trahỏivềkhoảngthờigiantrốngtrongquátrình

làmviệctrướcđó,hayhỏivềviệcthayđổichỗởliêntục),haytrongcuộcphỏng

vấnphảicósựthamgiacủamộtcánbộbảovệtrẻem.

Bài tập tình huống số 2

Nhữngrủirotrongviệcbảovệtrẻem(Lĩnhvựchoạtđộng:Giáodụcvàđàotạo)

• TấtcảnhânviênphảiđượcbiếtrõvềĐiềulệcủatổchức.

• Điềulệphảibaogồmviệcnghiêmcấmquanhệcánhângiữanhânviênvớitrẻem.

Đưatrẻsốđiệnthoạicủamìnhlàmộthànhđộngmangtínhriêngtư.Sẽrấtnguy

hiểmchotrẻkhiquáphụthuộcvàomộtnhânviênnàođócủatổchức.Trẻcóthể

vôtìnhgặptổnthươngvềmặttâmlýnếunhânviênấyrờikhỏitổchức.Khichosố

điệnthoạicủamìnhcũngcónghĩalànhânviênấycótráchnhiệmgiúpđỡtrẻtoàn

thờigian,cảđêm,ngàynghỉ,vàcuốituần.Điềunàyđãxâmphạmvàocuộcsống

riêngtưcủanhânviênvàcóthểlàmảnhhưởngđếnkhảnăngtiếptụccôngviệcở

thựcđịatrongthờigiandài.

Nhữngrủirotrongviệcbảovệtrẻem(Lĩnhvựchoạtđộng:Cơchếbáocáovềnhững

mốiquantâm/trườnghợpvàchuyểncấp)

• Nhữngnhânviêncủatổchứcphichínhphủcótráchnhiệmbáocáonhữngnghi

ngờvà lo lắng củamìnhđến trung tâmbảovệ trẻ emcủa tổ chứchoặc tổ chức

chuyểncấpcóliênquan,đểcóthểgiảiquyếtnhữngtrườnghợpxâmhạicóthểxảy

ra.

161

Nênlàmgì?

• Cungcấpthôngtinchonhânviênvềchínhsáchvàthủtụcvềbảovệtrẻemcủatổ

chức.Việcgiáodụccóthểđượcthựchiệnthôngquaviệcđịnhhướngnhânviên,

tàiliệuhướngdẫncánhân,vànhữngkhoáhọcbồidưỡng.

• Thiếtlậpmộtcơchếbáocáotrườnghợpxâmhạitrẻemhữuhiệutrongtổchức.

Cóthểchọnmộtcáchlàhệthống“điệnthoạinghĩavụ”,cácnhânviêncủatổchức

cómặt trong thờigiannhấtđịnhđể trả lờinhữngcúđiện thoạinhưvậy.Từđó,

mộtđứatrẻsẽcảmthấymìnhđượchỗtrợtừphíanhânviêncủatổchứcmàem

cảmthấygầngũi,vànhânviêncủatổchứccũngvẫncóđượcthờigianriêngtưcho

mình.

• Cáctổchứcnêncónhữnghướngdẫnrõràngvềcácthủtụcbáocáo,chỉrõnhân

viênnênbáocáovớiaivềnhữngnghingờhoặctrườnghợpxâmhại,điềugìsẽxảy

ratiếptheovàđiềugìnênlàm(vídụ,dirờitrẻkhỏimôitrườngđóhoặccungcấp

chotrẻmộtkếhoạchđểđươngđầuvớirủiro).

Bài tập tình huống số 3

Nhữngrủirotrongviệcbảovệtrẻem(Lĩnhvựchoạtđộng:Điềulệchuyênmôn)

• Chếnhạotrẻemlàmộthìnhthứcxâmhạivềtinhthần.Nhânviênnhânđạonên

nêuvídụchocộngđồng,vàchỉrarằnghànhđộngnhưvậylàkhôngthểchấpnhận

được.

• Nếukhôngcónhữnghìnhthứckỉluậtthíchđáng,nhữnghànhđộngxấusẽcóthể

tiếpdiễn(Lĩnhvựchoạtđộng:Cơchếbáocáovềnhữngmốiquantâm/trườnghợp

vàchuyểncấp).

• Sẽcórủirokhinhânviênchứngkiếnmàkhôngbáocáovềnhữnglolắngcủahọ,

hoặckhôngcóhệthốngnộibộthíchhợpđểxửlýnhữngkhiếunại.

Nênlàmgì?

• Cungcấpđầyđủ thông tinvềĐiều lệchonhânviên thôngquaviệcđịnhhướng

nhân viên, qua các tư liệu thông tin và giáo dục cũngnhưnhững khoá học bồi

dưỡngvềbảovệtrẻem.

• Hướngdẫncụthểvềnhữnghìnhthứckỉluật.

• Hướngdấncụthểvềcácthủtụcbáocáo.

162

• Giáodụctrẻemvàcộngđồngnhằmgiúphọcókhảnăngxácđịnhcáctrườnghợp

xâmhạivàbáocáonhữngnghingờcũngnhưcáctrườnghợpxâmhại.

Bài tập tình huống số 4

Nhữngrủirotrongviệcbảovệtrẻem(Lĩnhvựchoạtđộng:Cơchếbáocáovềnhững

mốiquantâm/trườnghợpvàchuyểncấp)

• Nếunghingờnàylàđúng,emgáinàyđangcónguycơsẽbịxâmhạitìnhdụcởmức

nghiêmtrọnghơnhaytrongthờigiandàihơn.

• Nếunghingờnàylàkhôngđúng,thầyhiệutrưởngđangbịvucáo.Thanhdanhcủa

tổchứccóthểbịtổnhại.

Nênlàmgì?

• Ởcảhaitrườnghợp,nênchấmdứttìnhtrạngbímậtnàycủabégáiấyvìsựantoàn

củaemđangbịđedoạ.Cầncómộtcuộcđiềutranộibộtrướckhibấtkìmộtbáo

cáonàođượcđưarangoài.

• Giảithíchvớibégáinàyrằngsựviệcnàycủaemphảiđượcbáocáo,vàvìsao.Giải

thíchvớiemvềnhữnggìsẽxảyra.

• Báocáovềnghingờcủamìnhcho trung tâmbảovệ trẻ emvàhoàn thànhMẫu

khiếunại.Ngườiđầu tiênnhậnđơnkhiếunại sẽkhôngđược thamgiavàocuộc

điềutra.Thầyhiệutrưởngsẽbịđìnhchỉcôngtácvàkhôngđượccómốiquanhệ

vớitrẻemchođếnkhicuộcđiềutrađượchoàntất.

• Theodõibégáinày.Việcnàycóthểbaogồmcảnhữngcanthiệpnhưthamvấn,

đảmbảophúclợicủatrẻkhiđếntrườngvàtrongviệchọccủaem,vàhỗtrợem

trongviệcđốimặtvớinhữnghậuquảmangtínhpháplý.

• Ghinhớrằngngườibịbuộctộiđượccoilàvôtộichođếnkhicóđủchứngcứcho

thấylờibuộctộinàylàkhôngđúng.Nếulờibuộctộinàylàđúng,thànhviênnày

củatổchứcsẽbịrakhỏikhỏitổchức.

• Nếulờibuộctộinàylàsai,thầyhiệutrưởngcầnđượcmiễntộihoàntoànvàđược

tổchứchỗtrợtrongviệcgiảiquyếtnhữnggìđãxảyra.

• Điềutranhữnglýdochosựvucáonày.Nếuemgáiấynóidối,emcầnphảihiểutại

saophảixinlỗithầyhiệutrưởng.Đồngthờiemcũngcầnđượcthamvấn(đểgiải

quyếtvấnđềvucáovàtiếpcậnxemliệucóthểemđãbịaikhácxâmhại).

163

• Nếupháthiệnrằngemgáinàybịmộtngườinàođókhôngởtrongtổchứctổchức

khíchlệvucáo,ngườiđóphảiđượcyêucầuxinlỗithầyhiệutrưởngcũngnhưtổ

chức.Nếusựkhíchlệnàylàcủamộtnhânviêntrongtổchức,nhânviênnàysẽbị

rờikhỏitổchứcvàyêucầuxinlỗithầyhiệutrưởng.

Bài tập tình huống số 5

Nhữngrủirotrongviệcbảovệtrẻem(Lĩnhvựchoạtđộng:Kháchđếnthămvànhững

vấnđềtrongthôngtin)

• Ngoàiconđườngchính,khôngcóđườngnàocóthểkiểmsoátsựluitớicủakhách

đếnthămcộngđồngnơimàbạnđanglàmviệc.

• Khôngcócáchnàobiếtđượcnhữngngườikháchnàysẽcóthểsửdụngthôngtin

củatrẻnhưthếnào.Họcóthểsửdụngthôngtinđểbêuxấutrẻhaykhiếntrẻbị

tổnthương.

Nênlàmgì?

• Chặn đường phía sau hoặc thiết lậpmột hệ thống cổng vào bằng cách đặt biển

hướngdẫn,yêucầukháchthămquanphảitrìnhbáotạivănphòngcủatổchứcphi

chínhphủtrướckhivàođếncộngđồng.

• Giáodụcchotrẻemvàcộngđồngvềcáchcưxửvớinhữngngườikháchthămquan

khôngbáotrướcthôngquacácbuổitậphuấnvàcáctàiliệugiáodục(vídụ,không

đưathôngtincánhânchongườilạ,báocáovớicánbộtổchứcphichínhphủkhi

cónhữngvịkháchkhảnghi).

Bài tập tình huống số 6

Nhữngrủirotrongviệcbảovệtrẻem(Lĩnhvựchoạtđộng:Chínhsáchvàthủtục)

• Chínhsáchbảovệtrẻemcầnbaogồmmụcnghiêmcấmnhânviênđimộtmình

vớitrẻ,đặcbiệtlàvàobuổitối.

• Cácthủtụcvềbảovệtrẻemcầncósẵnchotấtcảnhânviênvớingônngữđơngiản

dễhiểu.

164

Nênlàmgì?

• Luôncóítnhấthainhânviênđicùngtrẻhoặcphảicóchamẹhayhọhàngcủatrẻ

đicùng.

• Khôngđivàobuổitối.

• Nếucómộttìnhhuốngbấtngờxảyrabuộcnhânviênphảiởquađêmvớitrẻ,gọi

chongườiquảnlý/trungtâmbảovệtrẻemhaychamẹcủatrẻđểthôngbáotrước

chohọvềtìnhhuốngnày.

Bài tập tình huống số 7

Nhữngrủirotrongviệcbảovệtrẻem(Lĩnhvực:Kháchđếnthămvànhữngvấnđề

trongthôngtin)

• Kháchđếnthămnhưnhàtàitrợhaynhữngtổchứcphichínhphủđếnthamkhông

đượcphépthămnomtrẻtạinhàcủaemvìđiềunàysẽkhiếnhọcómốiquanhệ

trựctiếpvớitrẻ.Họcóthểquaylạithămtrẻmàkhôngcósựgiámsát,cóthểlàcơ

hộichonhữngngườicómụcđíchxấuđểbóclộttrẻ.

• Nếumộttổchứcquảquyếtrằngmốiquanhệgiữakháchtớithămvàtrẻemlàmột

phầnquantrọngtronghoạtđộngcủatổchức,thìnêncânnhắcxemviệcbảovệtrẻ

emđượcđảmbảorasao.

• Cáctổchứcphichínhphủkhôngbaogiờđượcđểlộthôngtincủatrẻrabênngoài

vìkhôngcócáchnàobiếtđượchọsẽdùngnhữngthôngtinấynhưthếnào(bôi

nhọtrẻhoặcđẩytrẻđếntìnhcảnhkhókhăn).

Nênlàmgì?

• Thuxếpchonhàtàitrợgặptrẻởvănphònghoặcởnơicôngcộng.Nhânviênphải

giámsáttoànbộcáccuộcgặpmặt.

• Thêmphầncácthủtụcdànhchonhữngnhàtàitrợđếnthămtrongquyểnsổtay

cánbộdựán.

• Kháchđếnthămphảiđượcbiếtrõvềchínhsáchbảovệtrẻemcủatổchứcvàkí

vàovănbản.

• Thôngbáovớinhàtàitrợrằngthôngtincủaemgáiấylàbímật.Cánbộcóthểđưa

thôngtinchonhàtàitrợbiếtvềviệcnguồnngânsáchcungcấpsẽđượcsửdụng

nhuthếnào,vídụ,hoạtđộnggì,trongbaolâuvàdựkiếnkếtquảnhưthếnào.

• Thêmphầnhướngdẫntrongquyểnsổtaycánbộdựánvềviệctiếtlộthôngtin.

165

Bài tập tình huống số 8

Nhữngrủirotrongviệcbảovệtrẻem(Lĩnhvựchoạtđộng:Kháchđếnthămvànhững

vấnđềtrongthôngtin)

• Thôngtincủacácemđãbịsửdụngdướihìnhthứclàmbôinhọcácem(cácem

khôngmặcquầnáođầyđủ,đượcxácđịnhlànhữngnạnnhânbịbóclộtvàxâmhại

tìnhdục,vàcóvẻnhưkhôngcósựđồngýcủacácemvềviệccôngkhaibứcảnh

này).

• Tổchứcđốimặtvớinguycơmấtđisựtôntrọngtừphíađốitácvàsẽbịsoixétkĩ

hơn.

Nênlàmgì?

• Tổchứcnênxinlỗicácem(vàcảgiađìnhcủacácem)vềviệccôngkhaivềhoàn

cảnhcủacácem.Phảicánhbáocácemrằngcó thểnhữngngười thuộccơquan

báochíđếntìmcácemđể làmbàiphóngsựtiếptheo.Nếuviệcnàyxảyra,phải

khuyêncácem/giađìnhcácemthôngbáongaylậptứcchocơquancóliênquan

hoặctrungtâmbảovệtrẻemcủatổchức.

• Thêmphầnhướngdẫnvềviệctiếtlộthôngtintrongquyểnsổtaycánbộdựán.Vai

tròvàtráchnhiệmcủamỗichứcnăngphảiđượcxácđịnhrõràng(vídụ,những

điểmnhậndạngcủacácemcầnphảiđượccánbộthựcđịagiữkíntrướckhitàiliệu

đóđượcgửiđếnbộphậnthôngtin).

Bài tập tình huống số 9

Nhữngrủirotrongviệcbảovệtrẻem(Lĩnhvựchoạtđộng:Chínhsáchvàthủtục,

điềulệchuyênmôn,vàgiáodụcvàđàotạo)

• Chínhsáchcủatổchứcphảibaogồmviệcnghiêmcấmnhữngmốiquanhệriêng

tưgiữanhânviêntổchứcvớitrẻem.

• Điềunguyhiểmlàkhitrẻtrởnênquáphụthuộcvàomộtcánbộnàođó;vôtình

cóthểgâytổnthươngvềmặttâmlýnếucánbộđórờikhỏitổchức.

166

Nênlàmgì?

• Cánbộcủatổchứcphảigiảithíchvớitrẻrằngkhôngthểcómốiquanhệriêngtư

giữaemvàhọ,vàxinlỗinếuđãvìtỏraquáthânthiệnmàkhiếntrẻhiểulầmđi

quágiớihạn.

• Cánbộcầnphảiđiềuchỉnhtháiđộcủamình(trongkhicưxửmộtcáchthânthiện)

đểtrẻnhậnrarằngkhôngthểcómốiquanhệriêngtư.

• Cánbộphảicốgắnghạnchếởmộtmìnhvớitrẻ.

• Phảicungcấpthôngtinvềchínhsáchcủatổchứcchotấtcảnhânviênvớingôn

ngữđơngiảndễhiểu.

Bài tập tình huống số 10

Nhữngrủirotrongviệcbảovệtrẻem(Lĩnhvựchoạtđộng:Cơchếbáocáovềnhững

mốiquantâm/trườnghợpvàchuyểncấp)

• Cánbộcóthểđangcótháiđộsaitráivớitrẻvàviệcnàycóthểtiếpdiễnnếucánbộ

kháckhôngbáocáolại,hoặcnếutổchứckhôngcómộthệthốngbáocáovàphản

hồiđầyđủ.

• Trẻ emở trong trung tâmnày có thể bị xâmhại hoặc bị tổn thương tâm lýnếu

nhữngtháiđộsaitráinàykhôngđượcchặnlại.

Nênlàmgì?

• Saukhikháchđãrờikhỏitrungtâm,hãyquaylạitrungtâmvàhỏitrẻemởđórằng

tạisaocácemlạikhôngthíchcánbộđó.Hãychocácembiếtrằngcuộcnóichuyện

nàyvớicácemsẽđượcgiữbímậtvàchocácembiếtvềnhữngviệctiếptheosẽxảy

ra(điềutra,cóthểsắpxếplainhânsự…).

• Báocáobấtkìmốinghingờnàochotrungtâmbảovệtrẻemcủatổchứcđểđiều

travàhànhđộngsâuhơn.Điềnvàođơnkhiếunại.

• Cácthủtụcbáocáorõràngphảiđượctriểnkhaivàchiasẻvớicánbộnhânviên.

• Giáodục trẻvàcộngđồngđểhọcó thểxácđịnhcác trườnghợpxâmhạivà tin

tưởngbáocáonhữngmốinghingờvàtrườnghợp.

167

Bài tập tình huống số 11

Nhữngrủirotrongviệcbảovệtrẻem(Lĩnhvựchoạtđộng:Kháchđếnthămvànhững

vấnđềvềthôngtin)

• Việcsinhhoạttạiđịaphươngsẽkhiếnkháchdulịchcómốiquanhệtrựctiếpvới

trẻemởcộngđồng.Điềunàycóthểsẽmởramộtcơhộichonhữngngườicómục

đíchxấunhằmxâmhại/bóclộttrẻem.

Nênlàmgì?

• Đưaralờikhuyênchocộngđồngvềnhữngrủiro.Mọingườilúcấycóthểsẽsuy

nghĩlạivềviệcthiếtlậpsinhhoạttạiđịaphương.

• Nếucácthànhviêncủacộngđồngvẫnmuốntiếptụcnhưđãbànkếhoạch,hãygợi

ýhọnêncósẵnnhữngphươngpháptạichỗđểxửlýnhữngrủirotrongviệcbảo

vệtrẻem.Vídụ,cónhữngngôinhàdànhriêngchokháchdulịchtáchriêngkhỏi

cộngđồngdâncưcótrẻem;khôngchophépkháchdulịchchụpảnhtrẻem,đến

nhàdânlànghoặcđếnnhữngkhudâncưsinhsốngvàobuổitối(điềunàycũng

giúpngườidânlàngcókhoảngthờigianvàkhônggianchoriêngmình);đảmbảo

kháchdulịchcóýthứcvàđượckhuyếnkhíchtôntrọngvănhoáđịaphươngthông

quanhữngtờrơithôngtinhoặcnhững“hợpđồng”kíkếtvềchuyếnsinhhoạttại

địaphươngnày,giáodụctrẻemvàcộngđồngvềnhữngmốiliênhệvớikháchdu

lịch,vàđểbiếtbáocáovớiainếucótháiđộhoặchànhđộngnghingờ.

• Hãynóirõvớitrẻemrằngkhôngđượcđếnkhuvựcởcủakháchdulịchhoặcđi

bấtcứđâumộtmìnhvớikháchdulịch.

168

Phần 2: Bài tập số 4

Hệ thống chuẩn thực hành

Tên tổ chức:

1. Tuyển dụng/ việc làm/ tình nguyện(1)

Bạn có không?

(2)Có ở dạng văn

bản không?

Đăngquảngcáoviệclàmcóđềcậptớichínhsáchbảovệtrẻemcủatổchứcvàđăngtiếntrìnhbảovệtrẻem.

Hướngdẫnnhânviênxácđịnhrõnhữngtháiđộvàhoạtđộngcónghivấn,nhữngkhoảngthờigiantrốngtrongtiểusửcủangườixinviệc.

Mộtthànhviêncủahộiđồngtuyểndụngđãđượctậphuấnhoặcquenvớinhữngvấnđềbảovệtrẻem.

Kiểmtrasựchứngnhận(quađiệnthoại,thưđiệntửhayFax).

Ngườixinviệckýtờkhaikhôngviphamphápluật(hoặccungcấpgiấychứngnhậncủaCôngankhicần).

Ứngviênvànhữngtìnhnguyệnviêntrúngtuyển,kýtuyênbốcamkếtvớitổchứcvềthựchiệnchínhsáchbảovệtrẻem.

Hồsơcánhânbaogồmảnh,chứngminhthư,vàchitiếtliênhệđãđượccậpnhật.

Cóhệthốnglưutrữnhữngđiềutra,xửlýkỷluậtnộibộvànhữngkếtluận.

169

2. Giáo dục và đào tạo

(1)Bạncókhông?

(2)Cóởdạngvănbảnkhông?

Nângcaonhậnthứctrongchươngtrìnhđàotạo

vềbảovệtrẻemlàmộtphầntrongviệcđịnh

hướngnhânviên(trongthờigian3thánglàm

việc).

Hướngdẫnvềcácchínhsáchvàthủtụcbảovệ

trẻemchonhânviênbằngngônngữđơngiảnvà

mạchlạc(Lýtưởngnhấtlàtrongvòng2tuầnlàm

việc).

Khoáhọcnhắclạivềbảovệtrẻemđượctiến

hànhmỗi6-12tháng,dànhchotoànbộnhân

viên.

Nhânviênbiếtcáchxửlýtrongnhữngtình

huốngkhácnhauliênquanđếncácvấnđềbảovệ

trẻem.

Cósẵn1nhânviênghidữliệuvà/hoặccáctài

liệulưutrữdữliệuđểcánbộnhânviêntracứu

vàsửdụngnếuhọcónhữngthắcmắcliênquan

đếnvấnđềbảovệtrẻem.

Cậpnhậtcáctàiliệuvềgiáodụcđàotạotừ6-12

tháng1lần.

Cungcấptrọngóithôngtinvềchínhsáchvà

thủtụcbảovệtrẻemchocôngchúngvànhững

kháchthamquan.

Cáctìnhnguyệnviênvànhânviênbánthờigian

thamdựtậphuấncơbảnvềbảovệtrẻem.

Địnhhướngchotrẻvềquyềntrẻem,cáchtựbảo

vệmình,cáchthứcbáocáođếnđâuvànhưthế

nàovềtrườnghợpxâmhại.

Chiasẻthôngtinvềcáctàiliệuvàquátrìnhtập

huấnvớicáctổchứckhác.

170

3.Điềulệchuyênmôn

(1)Bạncókhông?

(2)Cóởdạngvănbảnkhông?

Điềulệhoạtđộngvớitrẻemphảiphùhợpvới

CôngướcquốctếvềQuyềnTrẻEmcũngnhư

quytắcđạođứccủatổchức(chẳnghạnnhư

khôngdùnghìnhphạtthểchất/chếnhạotrẻem,

khôngquátmắngtrẻem,quảnlýứngxử,hướng

dẫnvềtiếpxúcthểchất...)

Cáctrìnhtựthủtụcvềkỷluậtcủatổchứckhivi

phạmđiềulệ.

Cósựquảnlýgiámsátthíchhợpcủangườilớn

trongcáchoạtđộngcủatrẻ.

Nghiêmcấmquanhệcánhângiữanhânviênvà

trẻem.

Nghiêmcấmsửdụnglaođộngtrẻem.

Hướngdẫnkhiđicùngtrẻem(khôngđểtrẻđi

mộtmình,khôngđilạivàobuổitối).

Yêucầunhânviênluôncótráchnhiệmvớihành

độngcủamình(bấtkểtrẻcótháiđộnhưthế

nào).

Hướngdẫntrẻcótháiđộcưxửđúngmựcvới

cácbạnkhác.

171

4. Cơ chế báo cáo (về những mối quan tâm và các tình huống) và chuyển cấp

(1)Bạncókhông?

(2)Cóởdạngvănbảnkhông?

Vănhoácủatổchứcmàbạncảmthấycóthểcởimởchiasẻmốiquantâmvềnạnxâmhạitrẻem.

Yêucầunhânviênbáocáonhữngmốiquantâmvềnạnxâmhạitrẻemcũngnhưcáctrườnghợpxâmhạicụthể.

Cótrungtâmđểnhânviêntậptrungbáocáovềnhữngmốiquantâm/vàcáctìnhhuống.

Hướngdẫngiảiquyếtcáckhiếunại(cácbướcgiảiquyết,mẫubáocáochuẩn).

Sơđồquảnlýbáocáocáctrườnghợpcónghivấn(aichịutráchnhiệmvềhànhđộnggì).

Hệthốngtheodõi(cócặphồsơ,sổsách,dữliệu...)đểtheodõicáctrườnghợp(cóthểtìmracáchướngtheodõichung).

Thuxếpviệctheodõivàhỗtrợngườibịảnhhưởngtrongthờigianvàsaucácvụvucáo.

Quátrìnhtiếptụclàmviệcvớitrẻemvàgiađìnhvềkhiếunại.

Cáctổchứcthíchhợptrongđótâmđiểmbảovệtrẻemcóthểchuyểnthôngtin(vàcậpnhậtđịachỉliênhệ).

CáctổchứcPhichínhphủkháctrongđóbạncómốiquanhệlàmviệcchủđộng(mạnglướihỗtrợ).

172

5. Khách đến thăm (Nhà tài trợ, Cơ quan truyền thông, Các tổ chức phi chính phủ khác) và thông tin

(1)Bạncókhông?

(2)Cóởdạngvănbảnkhông?

Liênlạcvớinhânviên(vídụtừvănphòngcấp

quốcgiatớivănphòngởthựcđịa)trướckhi

kháchđếnthămthựcđịa.

Liênlạcvớicộngđồngvàtrẻemtrướckhikhách

đếnthămthựcđịa.

Tổchứcbuổitómtắt,trongđócộngđồngvàtrẻ

emđượcbiếtvềmụcđíchcủachuyếnthăm

hoặccuộcphỏngvấn.

Mộthoặccáccáchthứckiểmsoáthoạtđộngra

vàocủakháchthămquan(hàngràobảovệ,cổng

ravàocụthể,tínhiệu).

Kiểmtracuộcđốithoạigiữatrẻvàngườingoài

(vídụnhưNhàtàitrợ)nhằmtránhviệctraođổi

thôngtinvềđịachỉnhàriêng,hoặcngônngữ

khôngthíchhợp.

Hướngdẫnviệctiếtlộthôngtin,nộibộvàra

ngoài(hạnchếtiếtlộthôngtincánhâncủatrẻ

chocácđốitượngmuốnbiết),xửlýcácyêucầuvề

thôngtintừphíacácnhàtàitrợhoặckhách.

Hướngdẫnsửdụngthôngtincủatrẻ-cáccuộc

phỏngvấn,ảnh,ghiâmhayghihình(vídụcó

đượcxácnhậnđồngýcủatrẻ,đảmbảotrẻmặc

trangphụcphùhợpvàđượcmiêutảchínhxác).

173

6. Chính sách và thủ tục

(1)Bạncókhông?

(2)Cóởdạngvănbảnkhông?

Mộtchínhsáchbảovệtrẻembaogồmtấtcảcác

nộidungđãnêuởphầntrên.

Mộtchínhsáchbảovệtrẻemtrongđóxácđịnh

rõsựhiểubiếtvàcácđịnhnghĩacủatổchứcvềsự

xâmhại.

Chínhsáchbảovệtrẻemđượcápdụngtheonhiều

cáchnhạycảmvềmặtvănhoá,trongđókhôngcó

sựngượcđãiđãhiểnnhiênđượccoilàxâmhại.

Nhữngthủtụcphảnánhchínhsách.

Đòihỏiởđốitácnhữngtiêuchuẩntốithiểutrong

chínhsáchbảovệtrẻem.

Vănhoátổchứcđảmbảotrẻđượclắngnghevàtôn

trọngnhưnhữngcánhân.

Banquảnlýhiểuđượctầmquantrọngcủamột

chínhsáchbảovệtrẻem.

Trênhết,nhómlàmviệcphảicótráchnhiệmđảm

bảothựchiệnchínhsáchbảovệtrẻem.

Nhânviêncầnphảihiểuvìsaocầncóchínhsách

bảovệtrẻemtrongtổchức.

Ýđịnhvàcamkếtthựchiệntriểnkhaichínhsách

vàthủtụcbảovệtrẻemcủachínhmình.(nếubạn

chưacó).

Cáctổchứckháccóthểhỗtrợvềkỹthuậtđểthiết

lậphệthốngbảovệtrẻemcủabạn.

Kếhoạchthamvấnvớitrẻkhitriểnkhaithựchiện

chínhsáchvàcácthủtục.

174

Phần 2: Bài tập số 5

Cây trong văn phòng

Mộtnhânviênlàmviệcchomộtcơquancócâycảnhđẹpnhấtvănphòngởcạnhbàn

làmviệccủaanhta.Anhtahếtmìnhchămsócnóchođếnkhichuyểncôngtácvàrời

khỏivănphòng.Anhtađểlạicáicâychonhữngngườiđồngnghiệpnhưmộtmónquà

tặng,đểhọcũngcóthểtậnhưởngvẻđẹpấy.

Tuynhiên,khôngaitrongsốnhânviênởvănphòngấyhiểubiếtvềcáchchămsóccây

cảnh,nghĩrằnghọkhôngcóthờigianđểchămsócnó.Khôngmộtaichorằngđólà

tráchnhiêmcủahọ.Dầndần,lácâyngàycàngtrởnênkhôhéovàcuốicùngcâyđã

chết.Nhânviêntrongvănphòngcảmthấybuồnvìcáicâyđẹpấyđãkhôngcònnữa.

MẪU ĐÁNH GIÁ

176

Mẫu đánh giá

Mối quan hệ giữa tổ chức của bạn với trẻ em và bạn giải quyết với

những vấn đề Bảo vệ trẻ em tốt như thế nào (Phần 2)

Anh/chịhãy giúp chúng tôinâng cao chất lượng củakhoá tậphuấnbằng cáchhãy

dànhvài phútđiền vàophiếuđánhgiá sau.Anh/chị không cầnghi tênnhưngnếu

anh/chịđiềntênsẽgiúpchúngtôitheodõiđượccáckiếnnghị.Anh/chịcóthểdùng

thêmgiấynếucầnthiếtđểtrảlờicáccâuhỏi.

Ngàytậphuấn:.................................................................................................................

Têngiảngviên:................................................................................................................

Nơi làm việc của anh/chị (không bắt buộc):................................................................

.........................................................................................................................................

1.Trướckhithamgiavàokhoátậphuấnnày,bạnđãbiếtvềchínhvàthủtụcbảovệ

trẻemởmứcnào?Hãychođiểmdựatrênthangđiểmsau(0=chưabiếtgì,10=

nắmrấtrõ).

012345678910

2.Khithamdựkhoáhọc,bạnthấymìnhhiệntạibiếtvềchínhsáchvàthủtụcbảo

vệtrẻemởmứcnào?Hãychođiểmdựatrênthangđiểmsau.

012345678910

3.Bạnđánhgiáthếnàovềkhoáhọcnày?

Rấttốt Tốt Bìnhthường Kém

4.Bạnđánhgiáthếnàovềgiảngviêntậphuấn?

Rấttốt Tốt Bìnhthường Kém

177

5.Nhữngđiềugìbạnhọcđượctừkhoátậphuấnmàbạncholàquantrọngnhất?

---------------------------------------------------------------------------------------------

---------------------------------------------------------------------------------------------

---------------------------------------------------------------------------------------------

6.Cóthểcảithiệnđiềugìtrongbàitậphuấnđểcóthểlàmtốthơntrongtươnglai?

---------------------------------------------------------------------------------------------

---------------------------------------------------------------------------------------------

---------------------------------------------------------------------------------------------

7.Nếudùngmộttừđểmiêutảkhoáhọc,bạnsẽdùngtừgì?

---------------------------------------------------------------------------------------------

8.Ýkiếnbổsung.

---------------------------------------------------------------------------------------------

---------------------------------------------------------------------------------------------

---------------------------------------------------------------------------------------------

Xincảmơn!

PHẦN TÀI LIỆU TRÌNH

BÀY

179

SLIDE: 1 SLIDE: 2

SLIDE: 3 SLIDE: 4

SLIDE: 5 SLIDE: 6

180

SLIDE: 7 SLIDE: 8

SLIDE: 9 SLIDE: 10

SLIDE: 11 SLIDE: 12

181

SLIDE: 13 SLIDE: 14

SLIDE: 15 SLIDE: 16

SLIDE: 17 SLIDE: 18

182

SLIDE: 19 SLIDE: 20

SLIDE: 21 SLIDE: 22

SLIDE: 23 SLIDE: 24

183

SLIDE: 25 SLIDE: 26

SLIDE: 27 SLIDE: 28

SLIDE: 29 SLIDE: 30

184

SLIDE: 31 SLIDE: 32

PHẦN 3

Các tổ chức có thể làm gì để cải thiện hiện trạng Bảo vệ trẻ em

Nội dung tập huấn Tài liệu hỗ trợ Mẫu đánh giá

NỘI DUNG TẬP HUẤN

213

PHẦ

N 3

PHẦN 3Các tổ chức có thể làm gì để cải thiện

hiện trạng Bảo vệ trẻ em

Mục tiêu

• Dànhchocáctổchứcxâydựngnhữngchínhsáchvàcơchếbảovệtrẻemchotổ

chứcmình.

• Dànhchocáctổchứcthảoluậnkếhoạchtriểnkhaiviệcthựchiệnnhữngchính

sáchvàcơchế.

Các nguồn /tài liệu

XemCáctàiliệuhỗtrợchoPhần3cótrongtàiliệunày

tậphuấnnày.

CácgiấyA0,bútmàu,giấymầu,băngdính,cácmẫugiấy

haygiấydính.

Thời gian

2-3 ngày:1ngàycho

Dẫntrìnhviên(giảng

viên)làmviệcvới

tổchứcvàítnhất1

ngày,cóthểlà2ngày

thảoluậnnhómđể

phácthảocácchính

sách

Thời gian Hướng dẫn hội thảo Ghi chú cho giảng viên

Bước 1. ThưMời

Xemtàiliệuhỗtrợ1choPhần3

(Cácchuẩnthựchành)vàtàiliệu

2(Mẫuthưmời).

Trướckhitiếnhànhthamvấn,

giảngviên(Dẫntrìnhviên)cần

gửithưmờichocáctổchứccó

liênquan.Vàcũnggửimộtbản

đầyđủvềHệthốngnhữngchuẩn

Mộtcáchlýtưởng,ngườidẫn

trìnhviênphảilàcùngmộtngười

đãtậphuấnchocácnhânviên

củatổchứctrongcácPhần1và

2.Nếukhôngthìdẫntrìnhviên

Thời gian Hướng dẫn hội thảo Ghi chú cho giảng viên

214

PHẦ

N 3

(giảngviên)phảilàngườicóhiểu

biếttốtvềbảovệtrẻemtrongcác

tổchức.

Mộtđiềuchúýrằngcáctổchức

cầnthiếtlậpmộtnhómlàmviệc

-kếtquảcủakhóatậphuấntrong

Phần2.

Phần3baogồm01ngàythamvấn

vớigiảngviên,cộngvới01ngày

(khoảng02ngày)choNhómlàm

việcđểhọphácthảochínhsách

15phút

thựchànhđúngchocácthành

viêncủanhómđểhọđiềnvàođó.

Nếucóthểthìcácthànhviênnày

cầngửitrởlạichoDẫntrìnhviên

(tậphuấnviên)trướckhitiến

hànhbuổithamvấn.

Ngày 1: Tham vấn

Bước 2: Giớithiệu

Bước 2: Giới thiệu

ChuẩnbịcácbảncopycủaNhững

chuẩnthựchànhđúngđãđược

cáctổchứcđiềnvào.

Giảngviênphátchocácthành

viênthamdựmỗingườimộtbản

Hệthốngnhữngchuẩnthựchành

đúng.Giảithíchchohọtàiliệu

nàysẽđượcsửdụngtrongsuốt

quátrìnhtậphuấnPhần3.

Giảngviêngiảithíchchocáchọc

viênvềquátrìnhtậphuấncủa

Phần3.

Thời gian Hướng dẫn hội thảo Ghi chú cho giảng viên

215

PHẦ

N 3

bảovệtrẻemcủatổchức.Trong

quátrìnhthamvấn,giảngviênsẽ

chủtrìnhómlàmviệcthảoluận

về5lĩnhvựcbảovệtrẻemđầu

tiênđượcđưaratrongHệthống

nhữngchuẩnthựchànhđúng.

Cáchọcviênsẽlàmviệctrênbản

phácthảochínhsáchbảovệtrẻ

emcủatổchứcmình(đưalĩnh

vựcthứ6vàothựchành).

CuốibuổitậphuấnPhần2,một

ngườiđầumốiđượcđềcửchịu

tráchnhiệmđiềuhànhviệcbiên

soạnphácthảochínhsáchbảovệ

trẻem.Nếungườinàychưađược

đềcử,thìNhómlàmviệcsẽphải

lựachọnmộtngườiđểlàmviệc

đó.Vaitròcủangườiđầumốinày

làtổnghợpnhữngđónggópvà

phảnhồitừtấtcảcácnhânviên

ởcáccấp(từcấpquảnlýtớicấp

thựchiện),biênsoạnbảnphác

thảochínhsách,chắpbútbản

cuốicùngvàcộngtáccúngvớicác

nhânviênđểđưachínhsáchnày

vàothựchiện.

Thời gian Hướng dẫn hội thảo Ghi chú cho giảng viên

216

PHẦ

N 3

Đốivớimộtsốtổchức,Hệ

thốngnàychỉdocómộtngười

điền.Mụcnàynhằmđảmbảo

chắcchắnrằngtấtcảcáchọc

viênđềucósựhiểubiếtgiống

nhauvềnhữngthựchànhcủatổ

chức.

Mụctiêu:Ưutiênhóacácchiến

lượcbảovệtrẻemchotổchức.

Thamkhảovídụ“Sơđồưutiên”

trongTàiliệuhỗtrợsố3.Chúý:

lợiíchcủasơđồnàygiúpchúng

tathấyđâulànhữnglĩnhvựcưu

tiênquantrọngnhấtvàđâulàít

quantrọnghơn.

Bước 3: Hệthốngnhữngchuẫn

thựchànhđúng

Giảngviênyêucáchọcviêntrình

bầyvềnhữngphảnứngcủatổ

chứcvềHệthốngnhữngchuẩn

thựchànhđúng(dướiđâygọitắt

làHệthống).Yêucầucáchọcviên

phảnhồisaumỗibàitrìnhbầy.

Cáchọcviêncóđồngýhaykhông

đồngývớinhữngphảnứngtrên?

Tạisao?

Bước 4: Thiếtlậpcácưutiên

Chuẩn bị 5 tiêu đề sử dụng trong

ghi chú chính trong phần Tài liệu

hỗ trợ số 3. Cần thêm băng dính.

Tài liệu hỗ trợ số 3

35phút

25phút

Thời gian Hướng dẫn hội thảo Ghi chú cho giảng viên

217

PHẦ

N 3

Giảngviênđiềuhànhcuộcthảo

luậnbằngcáchhỏicáchọcviên

xemxétđặcđiểmhoạtđộngcủa

tổchứchọ.Tổchứccódựatrên

sựtìnhnguyện?Đócóphảilàtổ

chứcbảotrợtrẻem?Giảngviên

gợiýhọcviênxemxétnhững

điểmyếucủatổchứccầncải

thiện.Vídụ,họcviêncóthể

xemxétlạilĩnhvực1(lĩnhvực

tuyểndụngngười/tuyểndụng

tìnhnguyệnviên)làmộtlĩnh

vựcítđượcưutiênbởingaycả

trongtrườnghợptổchứcsửdụng

nhữngtìnhnguyệnviênthìvẫn

phảicầncónhữngcơchếđểgiải

(15phút)Giảngviênđưachocác

họcviên5tiêuđềcóđềcậptới

cáclĩnhvựcbảovệtrẻemcủa

tổchức(trừlĩnhvực6).Giảng

viênyêucầuhọcviênlàmviệc

cùngnhau-nhưmộttổchức,để

xácđịnhlĩnhvựcưutiênchotổ

chứcmình.Lĩnhvựcưutiênnhất

đượcđặtởtrênđầu(sửdụnggiấy

A0haydánlêntườnghaytrên

mặtđất).Lĩnhvựcítưutiênnhất

đượcđặtởdướicùng.Balĩnh

vựcưutiênởgiữađặtthànhhàng

ngangởgiữahailĩnhvựctrên.

Kếtquảlàcáclĩnhvựcưutiên

đượcxếpgiốngnhưcấutrúccủa

Kimcương.

(10phút)Giảngviênyêucầuhọc

viêngiảithíchtạisaohọlạiưu

tiênnhữnglĩnhvựcđótheomột

cáchnàođó

Thời gian Hướng dẫn hội thảo Ghi chú cho giảng viên

218

PHẦ

N 3

quyếtcácvấnđềliênquantớibảo

vệtrẻemtronglĩnhvựcnày(vídụ

nhưnhữnghướngdẫnbằngvăn

bảnvềnguồnnhânlực,hệthống

kiểmtrathamkhảo…)

Mục đích: 1)Đưaranhữngghi

chúcơbảnlàmnềntảngchoviệc

phácthảochínhsáchbảovệtrẻ

em:

2)Tậphợptấtcảnhữngtàiliệu

hiệncócủatổchứcvà:

3)Xácđịnhnhữngđiểmcầncải

thiện.

Nghỉ giải lao buổi sáng

Bước 5. Kiểm tra lại những thực

hành của tổ chức

Tài liệu hỗ trợ số 4

Giảngviênlựachọnlĩnhvựcưu

tiênchínhmànhómlưạchọnvà

giảithíchvớinhómrằngnhómsẽ

đánhgiálĩnhvựcưutiênđómột

cáchkỹlưỡng.Giảngviênhướng

dẫnnhómquanhữngyêucầu

đượcđặtratronghệthốngdành

chonhữnglĩnhvựcđượcưutiên.

(Cáchkhácnữalàgiảngviêncó

thểbắtđầubằngcáchlựachọn

lĩnhvựccótínhchấttíchcựcnhất

45phút

Thời gian Hướng dẫn hội thảo Ghi chú cho giảng viên

219

PHẦ

N 3

Chúýtrongthưmờicáchọcviên

thamdựcầnghirõhọphảimang

theonhữngtàiliệucóliênquan.

Vídụ,việccôngankiểmtra

nhữngngườinộpđơncóthể

khôngthíchhợpbởihệthốngđó

khôngcótạiquốcgiacủabạn.

Trongtrườnghợpnày,tổchứcsẽ

khôngápdụngyêucầunàyvào

trongHệthống(vàtrongchính

sáchcủatổchức)nhưngcũngcó

thểvẫnđểlạiđểsửdụngtrong

mộttrườnghợpnàođócóthể

chấpnhậnđược.

chotổchứcđểxâydựngtínhtự

tinchocácthànhviên).

Đềnghịcáchọcviênmangcáctài

liệuliênquanhoặccácchứngcứ

vềcáccơchếđangđượcsửdụng.

Trongtrườnghợpnhữngcơchế

nàochưađượcsửdụng,cácnhóm

thảoluậnsẽthảoluậncácchiến

lượcđểgiảiquyếtvấnđềnày.

Thôngquaquátrìnhnày,nhóm

thảoluậnsẽđưaracácyêucầuvề

chínhsáchmàhiệnnaychưađược

ápdụngtrongtổchứccủamình.

Giảngviêngiảithíchchocác

thànhviênthamgiađểchuẩnbị

mộtbảnthảovềChínhsáchBảo

vệtrẻemthôngquaviệcsửdụng

cácthôngtinmàhọvừathảo

luận.Cácyêucầuđượcxácđịnh

trongquátrìnhtrìnhthảoluậnsẽ

đượcnhắclạitrongbàitậptiếp

theođểgiảiquyếttừngvấnđề

tronghệthốngchuẩnthựchành.

Thời gian Hướng dẫn hội thảo Ghi chú cho giảng viên

220

PHẦ

N 3

Mục tiêu:1)Phácthảochínhsách

liênquantớilĩnhvựcBảovệtrẻ

emđượcưutiênchínhvà2)xây

dựngnhữngyêucầuđểpháttriển

cácchínhsáchvàcơchếcho4

lĩnhvựccònlạicủabảovệtrẻem

.

45phút Bước 6. Xây dựng chính sách

Chuẩn bị tài liệu của phần 5

(Chính sách Bảo vệ trẻ em và các

bài tập tình huống). Chuẩn bị giấy

A0, bút màu và băng dính.

Tài liệu hỗ trợ số 5

Giảngviênyêucầuhọcviênchia

làm3nhóm.Yêucầu02nhóm

thựchiệnlạiquátrìnhđượcsử

dụngtrongbàitậptrướcđểphân

tích4lĩnhvựcưutiênchưađược

thảoluậnchitiết.

Giảngviênyêucầucácthànhviên

củahainhómnàychuẩnbịthảo

luậntrongbuổichiềunhữngphân

tíchcủahọvềnhữngchuẩnthực

hànhvàthựctếbảovệtrẻemcủa

tổchứcnhữnglĩnhvựcnày(Phần

nàygiốngnhưtrongphầnbàitập

Kiểmtranhữngchuẩnmựccủa

chínhtổchức).

Thời gian Hướng dẫn hội thảo Ghi chú cho giảng viên

221

PHẦ

N 3

Mụctiêu:1)Chỉnhsửalạibản

phácthảochínhsáchcholĩnhvực

ưutiênchính;2)Phácthảochính

sáchcholĩnhvựcưutiênthứ2và

1 giờ

90phút

Mộtnhómcònlạiđượcyêucầu

phácthảochínhsáchcholĩnhvực

màcácthànhviênđãphântích

trongbàitậptrước.Giảngviên

cungcấpchocáchọcviênnhững

vídụvànghiêncứutrườnghợp

trongTàiliệuhỗtrợsố5.Giảng

viênhướngdẫnnhómphácthảo

chínhsáchtrong1tranggiấylàm

saodễhiểuvàrõràng.Nhóm

nênphácthảochínhsáchtrên

giấyA0đểtrìnhbầytrongbuổi

chiều.Nhómcũngcóthểchuẩn

bịphácthảochínhsáchrồiinra

hoặcphotocopyravàphânphát

chocáchọcviên.Giảngviêncũng

hướngdẫnnhómchuẩnbịđể

yêucầucáchọcviênkhácđưara

nhữngphântíchcủahọvềnhững

chuẩnmựcbảovệtrẻemcủatổ

chứctrongphầntrìnhbầyphác

thảochínhsáchbảovệtrẻem.

Nghỉ trưa

Bước 7. Xâydựngvàtriểnkhai

chínhsách

Thời gian Hướng dẫn hội thảo Ghi chú cho giảng viên

222

PHẦ

N 3

thứ3;và3)Phácthảochiếnlược

đểtriểnkhaichínhsáchưutiên

nhất.

Chuẩn bị các tờ phát tay của Tài

liệu hỗ trợ số 5 và 6 (những ví dụ

triển khai các chính sách)

Tài liệu hỗ trợ số 5-6

Giảngviênphátcácvídụvàbài

tậptìnhhuốngcủaTàiliệuhỗ

trợsố5chocáchọcviêntrong2

nhómmàtrướcđóhọchưanhận

đượccáctàiliệunày.

Giảngviênyêucầuhainhómnày

phácthảochínhsáchbảovệtrẻ

emchocáclĩnhvựcưutiênthứ

2và3(2trongsố3lĩnhvựcưu

tiênđặtởgiữasơđồmạngKim

Cương).Nhómnàycũngsẽviết

phácthảochínhsáchlêngiấyA0

hoặcđánhmáyđểtrìnhbầytrong

buổithảoluậnnhómlớntrong

phầntiếptheo,cùngvớinhững

phântíchtrongbuổisángvề

nhữngyêucầucủatổchứctrong

nhữnglĩnhvựckhácnhau.

Thời gian Hướng dẫn hội thảo Ghi chú cho giảng viên

223

PHẦ

N 3

15 min.

90phút

Hướngdẫn,tưvấnchonhómrằng

chiếnlượctriểnkhaiđòihỏiphải

cóthờigian,vaitròcủacácnhân

viêntriểnkhaicáchoạtđộng(aisẽ

thựchiệncáigìtrongchiếnlược)

vàcácbướcthựchiệnrõràng.

ThamkhảoTàiliệuhỗtrợ6phần

nhữngvídụchomỗilĩnhvực.

Mục tiêu:1)Xâydựngcácchính

sáchphácthảođãđượcthốngnhất

củacáclĩnhvựcbảovệtrẻem

đượcưutiênvà2)đưaracáchoạt

độngđểtriểnkhai.

Nhómđãxâydựngchínhsách

cholĩnhvựcưutiênchínhtiếp

tụchoànthiệnbảnphácthảo.

GiảngviêncungcấpTàiliệuhỗ

trợ6chocácthànhviêntrong

nhómvàyêucầuhọtiếptụcxem

xétphácthảocácbướcthựctế

trongchiếnlượctriểnkhaichính

sách.Cácđiểmchủchốttrong

chiếnlượccầnđượcviếttrêngiấy

A0,giấyA4cùngvớibảnphác

thảochínhsáchđượcyêucầu

chuẩnbịtrướcđó.

Nghỉgiảilao

Bước 8. Trìnhbầy

Chuẩn bị các mẩu giấy nhỏ và

băng dính. Giảng viên yêu cầu các

nhóm dán các phác thảo chính

sách lên tường xung quanh phòng

Thời gian Hướng dẫn hội thảo Ghi chú cho giảng viên

224

PHẦ

N 3

Địnhlượngthờigianvàsựtập

trunglàđiềurấtquantrọngđối

vớigiảngviên.Nếucóthể,giảng

viêncầnkhuyếnkhíchcáchọc

viênxemxétcácbướccầnthiếtđể

triểnkhaitrongkhihọđánhgiá

nhữngchínhsáchtạithờiđiểm

này,chuẩnbịchocôngviệccủa

ngàythứhai.Đểlàmđượcnhư

vậy,giảngviêncầnđảmbảorằng

cáchọcviênđãcótrongtayTài

liệuhỗtrợ5-6.

Tài liệu hỗ trợ số 5-6

(1giờ)Mỗinhómtrìnhbầyphác

thảochínhsáchvàmờicácthành

viênkhácphântíchnhữngchuẩn

thựchànhvềbảovệtrẻemcủatổ

chứcGiảngviênyêucầucáchọc

viêncònlạinhậnxét,bìnhluậnvề

nhữngphântíchvàchínhsáchmà

họđồngýhaykhôngđồngý.

(30phút)Saukhi3bàitrìnhbầy

kếtthúc,giảngviênyêucầucác

họcviênnhìnvàocácphácthảo

chínhsáchdánxungquanhphòng

học.Yêucầucáchọcviênviết

nhữngnhậnxét,kiếnnghịlên

nhữngmẩugiấyvàdánởdướihay

xungquanhcácphácthảochính

sách.Nếunhưcóthờigian,giảng

viênyêucầuhọcviênsửdụng

giấymầukhácnhauđểđưara

nhữnggợiýchophầntriểnkhai.

Cácnhómsẽchỉnhsửalạicác

phácthảochínhsáchsaukhicó

cácphảnhồitừcáchọcviênkhác.

Thời gian Hướng dẫn hội thảo Ghi chú cho giảng viên

225

PHẦ

N 3

Quátrìnhhoànthiệncácchính

sáchcầnbaogồmviệcsoạnthảo

nhữngtàiliệucóliênquanvà

tổnghợpnhữngđónggópvàbình

luậntừcácnhânviêntrongtổ

chứccóliênquantớicácchính

sáchvàchiếnlượctriểnkhai.

15phút Bước 9. Tiếntớilậpkếhoạchvà

kếtthúc

Chuẩn bị Tài liệu hỗ trợ số 7

Tài liệu hỗ trợ số 7

Giảngviênpháttàiliệucóphần

hướngdẫnchotổchứcđểtiếptục

phácthảochínhsáchbảovệtrẻ

emchotổchứcmìnhcũngnhư

chiếnlượctriểnkhaitrongngày

thứ2và3.

Giảngviênthốngnhấtvớicáchọc

viênvềngàyđểhoànthànhbản

cuốicùngvềchínhsáchbảovệ

trẻemcũngnhưchiếnlượctriển

khaicủatổchức.Thờigianhoàn

thànhkhôngquáhaituầnsauđó.

Bếmạcvàcácmẫuđánhgiáđược

phátvàocuốingàythứ2hoặc

ngàythứ3.

TÀI LIỆU HỖ TRỢ

227

PHẦ

N 3

Tài l

iệu

hỗ tr

Tài

liệu

hỗ

trợ

số 1

Tên

củatổ

chứ

c:...

......

......

......

......

......

......

......

......

Các

Quả

ngcáo

vềcá

cvị

tríc

ông

việc

đềcập

tớic

hính

sác

hbả

o

vệtr

ẻem

của

tổchứ

cvà

quá

trìn

h

chọn

lọc.

Lĩnh

vực

1. T

uyển

dụn

g/tìn

h ng

uyện

Tổ ch

ức

cuả

bạn

có?

Đượ

c viế

t bằn

g vă

n bả

n kh

ông?

được

chia

sẻ

với c

ác n

hân

viên

khô

ng?

được

đưa

vào

th

ực tế

khô

ng?

Làm

thế

nào

để c

ải th

iện

228

PHẦ

N 3

Lĩnh

vực

1. T

uyển

dụn

g/tìn

h ng

uyện

Nhữ

ngh

ướng

dẫn

cho

các

nhâ

n

viên

đểph

áth

iện

ran

hững

hàn

h

viv

àho

ạtđ

ộng

đáng

ngh

ingờ

nhữn

gkh

oảng

trốn

gtron

glịc

h

sửlà

mv

iệc/

công

tác.

Một

thàn

hvi

êntr

ong

ban

tuyể

n

chọn

được

tập

huấn

hoặ

ccó

kiến

thức

liên

qua

ntớ

inhữ

ng

vấn

đềcủa

bảo

vệtrẻem

.

Nhữ

ngn

gười

tham

khả

kiến

(bằn

gđi

ệnth

oại,

fax,

em

ail).

Tổ ch

ức

cuả

bạn

có?

Đượ

c viế

t bằn

g vă

n bả

n kh

ông?

được

chia

sẻ

với c

ác n

hân

viên

khô

ng?

được

đưa

vào

th

ực tế

khô

ng?

Làm

thế

nào

để c

ải th

iện

229

PHẦ

N 3

Lĩnh

vực

1. T

uyển

dụn

g/tìn

h ng

uyện

Ngư

ờin

ộpđ

ơntu

yển

chọn

vịt

công

việ

ccó

vào

bản

cam

kết

rằng

họ

khôn

gbị

kết

tộiv

iphạ

m

pháp

luật

(ho

ặccó

thểcu

ngcấp

nguồ

ncô

ngan

kiểm

trakh

icần

thiế

t).

Nhữ

ngứ

ngcử

viên

/tìn

hng

uyện

viên

đượ

ctu

yển

chọn

vào

bản

cam

kết

vềch

ính

sách

bảo

vệtrẻ

emcủa

tổchứ

c.

Các

tàil

iệu

cán

hân

bao

gồm

ảnh

vàđ

ịachỉ

liên

hệch

itiế

tđượ

c

cập

nhật

mới

nhấ

t.

Tổ ch

ức

cuả

bạn

có?

Đượ

c viế

t bằn

g vă

n bả

n kh

ông?

được

chia

sẻ

với c

ác n

hân

viên

khô

ng?

được

đưa

vào

th

ực tế

khô

ng?

Làm

thế

nào

để c

ải th

iện

230

PHẦ

N 3

Lĩnh

vực

1. T

uyển

dụn

g/tìn

h ng

uyện

Hệth

ống

ghic

hép

thíc

hhợ

pch

o

cácqu

átr

ình

xửp

hạtn

ộib

ộ,đ

iều

travà

nhữ

ngk

ếtq

uảđ

ạtđ

ược.

còn

nhữ

ng g

ì khá

c m

à tổ

chứ

c củ

a bạ

n đã

tiến

hàn

h m

ột c

ách

có h

iệu

quả

có li

ên q

uan

tới n

hững

qui

địn

h m

ang

tính

chuy

ên n

ghiệ

p củ

a tổ

chứ

c?

Tổ ch

ức

cuả

bạn

có?

Đượ

c viế

t bằn

g vă

n bả

n kh

ông?

được

chia

sẻ

với c

ác n

hân

viên

khô

ng?

được

đưa

vào

th

ực tế

khô

ng?

Làm

thế

nào

để c

ải th

iện

231

PHẦ

N 3

Lĩnh

vực

2. G

iáo

dục v

à đà

o tạ

o

Nân

gca

onh

ậnth

ứcv

ềtậ

phu

ấn

bảo

vệtr

ẻem

làm

ộtp

hần

tron

g

việc

giớ

ithi

ệucho

các

nhâ

nvi

ên

mới

(tron

gvò

ng3

thán

gkh

ibắt

đầu

làm

việ

c).

Giớ

ithi

ệuv

ềcá

cch

ính

sách

quic

hếb

ảov

ệtrẻem

cho

các

nhân

viê

nsử

dụn

gng

ônn

gữđ

ơn

giản

,rõ

ràng

vàdễ

hiể

u(m

ột

cách

lýtư

ởng

làtr

ong

vòng

hai

tuần

đầu

).

Tổ ch

ức

cuả

bạn

có?

Đượ

c viế

t bằn

g vă

n bả

n kh

ông?

được

chia

sẻ

với c

ác n

hân

viên

khô

ng?

được

đưa

vào

th

ực tế

khô

ng?

Làm

thế

nào

để c

ải th

iện

232

PHẦ

N 3

Hàn

gnă

mtổ

chứ

ckh

óah

ọcn

âng

cao

vềb

ảov

ệtrẻem

cho

các

nhâ

n

viên

.

Nhâ

nvi

ênb

iếtp

hảix

ửlý

các

tình

huốn

gkh

ácn

hau

cóli

ênq

uan

tới

cácvấ

nđề

bảo

vệtrẻem

.

Luôn

một

ngư

ời/c

áctà

iliệ

uđể

tham

chi

ếuk

hih

ọcó

nhữ

ngcâu

hỏil

iên

quan

tớib

ảov

ệtrẻem

.

Các

tàil

iệu

giáo

dục

vàtậ

phu

ấn

được

cập

nhậ

tthư

ờng

xuyê

n6-

12

thán

g/lầ

n.

Tổ ch

ức

cuả

bạn

có?

Đượ

c viế

t bằn

g vă

n bả

n kh

ông?

được

chia

sẻ

với c

ác n

hân

viên

khô

ng?

được

đưa

vào

th

ực tế

khô

ng?

Làm

thế

nào

để c

ải th

iện

Lĩnh

vực

2. G

iáo

dục v

à đà

o tạ

o

233

PHẦ

N 3

Bộtà

itiệ

uvề

chí

nhsác

hvà

chếbả

ovệ

trẻem

của

tổchứ

c

dành

cho

côn

gch

úng

cũng

như

cáckh

ách

thăm

qua

n.

Các

tình

ngu

yện

viên

vành

ững

ngườ

ilàm

việ

cbá

nth

ờig

ian

cho

tổchứ

cđư

ợctậ

phu

ấncơ

bản

về

bảo

vệtr

ẻem

.

Tập

huấn

cho

trẻem

vềqu

yền

trẻ

em,l

àmth

ếnà

ođể

trẻtự

bảo

vệ

mìn

h,v

àbá

ocá

onh

ững

trườ

ng

hợp

xâm

hại

ởđ

âuv

ành

ưth

ế

nào.

Lĩnh

vực

2. G

iáo

dục v

à đà

o tạ

o

Tổ ch

ức

cuả

bạn

có?

Đượ

c viế

t bằn

g vă

n bả

n kh

ông?

được

chia

sẻ

với c

ác n

hân

viên

khô

ng?

được

đưa

vào

th

ực tế

khô

ng?

Làm

thế

nào

để c

ải th

iện

234

PHẦ

N 3

Are

a 2.

Edu

catio

n an

d Tr

aini

ng

Tập

huấn

cho

các

thàn

hvi

ên

tron

gcộ

ngđ

ồng

bềx

âmh

ạitr

emv

àbá

ocá

ocá

ctr

ường

hợp

xâm

hại

trẻem

như

thếnà

o.

Thô

ngti

nvề

quá

trìn

hvà

tàil

iệu

tập

huấn

đượ

cch

iasẻvớ

icác

tổ

chức

khá

c.

còn

nhữ

ng g

ì khá

c m

à tổ

chứ

c củ

a bạ

n đã

tiến

hàn

h m

ột c

ách

có h

iệu

quả

có li

ên q

uan

tới g

iáo

dục/

đào

tạo?

Tổ ch

ức

cuả

bạn

có?

Đượ

c viế

t bằn

g vă

n bả

n kh

ông?

được

chia

sẻ

với c

ác n

hân

viên

khô

ng?

được

đưa

vào

th

ực tế

khô

ng?

Làm

thế

nào

để c

ải th

iện

235

PHẦ

N 3

Lĩnh

vực

3. Q

ui đ

ịnh

nghề

ngh

iệp

Các

qui

địn

hph

ảnánh

Côn

gướ

c

quốc

tếv

ềqu

yền

trẻem

cũn

g

như

làđ

ạođ

ứccủa

tổchứ

c(v

ídụ

khôn

gtr

ừng

phạt

thân

thể,lă

ng

nhục

,khô

ngq

uátm

ắng

trẻem

,

quản

lýcác

hàn

hvi

,…vv

)

Các

chí

nhsác

hph

ạtcủa

tổchứ

c

tron

gtr

ường

hợp

các

qui

địn

h

củatổ

chứ

cbị

vip

hạm

.

Giá

msát

ngư

ờilớ

nm

ộtcác

h

thíc

hhợ

ptron

gcá

cho

ạtđ

ộng

củatrẻem

.

Tổ ch

ức

cuả

bạn

có?

Đượ

c viế

t bằn

g vă

n bả

n kh

ông?

được

chia

sẻ

với c

ác n

hân

viên

khô

ng?

được

đưa

vào

th

ực tế

khô

ng?

Làm

thế

nào

để c

ải th

iện

236

PHẦ

N 3

Cấm

mối

qua

nhệ

cánh

âng

iữa

công

nhâ

nvà

trẻem

.

Cấm

thuê

trẻem

làm

giú

pvi

ệc

giađì

nh.

Các

hướ

ngd

ẫnv

ềđi

kèm

với

trẻ

em(ba

ogồ

mk

hông

đượ

cđi

một

mìn

hvớ

itrẻ

,khô

ngđ

ivới

trẻvà

o

buổi

tối).

Yêu

cầu

nhân

viê

nlu

ônlu

ônchị

u

trác

hnh

iệm

trướ

cnh

ững

hành

động

của

mìn

h(n

gay

cảk

hitr

cóth

ểcó

nhữ

ngh

ành

vik

hiêu

gợi).

Lĩnh

vực

3. Q

ui đ

ịnh

nghề

ngh

iệp

Tổ ch

ức

cuả

bạn

có?

Đượ

c viế

t bằn

g vă

n bả

n kh

ông?

được

chia

sẻ

với c

ác n

hân

viên

khô

ng?

được

đưa

vào

th

ực tế

khô

ng?

Làm

thế

nào

để c

ải th

iện

237

PHẦ

N 3

Các

hướ

ngd

ẫnv

ềnh

ững

hành

vi

thíc

hhợ

pcủ

atrẻđố

ivới

trẻkh

ác.

còn

nhữ

ng g

ì khá

c m

à tổ

chứ

c củ

a bạ

n đã

tiến

hàn

h m

ột c

ách

có h

iệu

quả

có li

ên q

uan

tới q

ui đ

ịnh

man

g tín

h ch

uyên

ngh

iệp?

Lĩnh

vực

3. Q

ui đ

ịnh

nghề

ngh

iệp

Tổ ch

ức

cuả

bạn

có?

Đượ

c viế

t bằn

g vă

n bả

n kh

ông?

được

chia

sẻ

với c

ác n

hân

viên

khô

ng?

được

đưa

vào

th

ực tế

khô

ng?

Làm

thế

nào

để c

ải th

iện

238

PHẦ

N 3

Lĩnh

vực

4. C

ơ ch

ế bá

o cá

o

Văn

hóa

tổchứ

cm

àtron

gđó

Tổ

chức

cảm

giá

cđư

ợcn

óichu

yện

cởim

ởvề

các

vấn

đềxâ

mh

ạitr

em.

Yêu

cầu

cácnh

ânv

iên

báo

cáo

nhữn

gvấ

nđề

vềxâ

mh

ạitr

ẻem

cũng

như

các

trườ

ngh

ợpx

âmh

ại

trẻem

.

một

ngư

ờilà

ầum

ốiđ

ểcá

c

nhân

viê

nbá

ocá

onh

ững

vấn

đề

vàcác

trườ

ngh

ợpx

âmh

ạitr

ẻem

.

Các

hướ

ngd

ẫnđ

ểgi

ảiq

uyết

nhữn

glý

lẽ(cá

cbư

ớcti

ếnh

ành,

Sơđ

ồbá

ocá

onh

ững

trườ

ngh

ợp

nghi

ngờ

làx

âmh

ại(ai

chị

utr

ách

nhiệ

mcho

nhữ

ngh

ành

động

gì).

Tổ ch

ức

cuả

bạn

có?

Đượ

c viế

t bằn

g vă

n bả

n kh

ông?

được

chia

sẻ

với c

ác n

hân

viên

khô

ng?

được

đưa

vào

th

ực tế

khô

ng?

Làm

thế

nào

để c

ải th

iện

239

PHẦ

N 3

Hệth

ống

lưu

giữ

(các

hộp

đựn

g

tàil

iệu,

sổ

sách

,hệth

ống

số

liệu…

)để

theo

dõi

các

trườ

ng

hợp

(có

thểtrở

thàn

hnh

ững

xu

hướn

gch

ung)

.

Chu

ẩnb

ị/sắ

pxế

pđể

giá

msát

hỗtr

ợcầ

nth

iếtc

hon

hững

ngư

ời

bịảnh

hưở

ngtr

ong

quátr

ình

theo

dõin

hững

vụ

việc

Quá

trìn

hth

eod

õitr

ẻ/gi

ađì

nh

khic

óđơ

nth

ưkh

iếu

nại.

cáctổ

chứ

c/ba

nng

ành

để

ngườ

iđầu

mối

vềBả

ovệ

trẻem

cóth

ểch

uyển

/cun

gcấ

pth

ông

tin

(vàcá

cđị

ach

ỉliê

nlạ

ccậ

pnh

ật).

Lĩnh

vực

4. C

ơ ch

ế bá

o cá

o

Tổ ch

ức

cuả

bạn

có?

Đượ

c viế

t bằn

g vă

n bả

n kh

ông?

được

chia

sẻ

với c

ác n

hân

viên

khô

ng?

được

đưa

vào

th

ực tế

khô

ng?

Làm

thế

nào

để c

ải th

iện

240

PHẦ

N 3

Các

tổchứ

cPh

ichí

nhp

hủk

hác

màtổ

chứ

ccó

các

mối

qua

nhệ

làm

việ

ctích

cực

.

còn

nhữ

ng g

ì khá

c m

à tổ

chứ

c củ

a bạ

n đã

tiến

hàn

h m

ột c

ách

có h

iệu

quả

có li

ên q

uan

tới c

ơ ch

ế bá

o cá

o?

Lĩnh

vực

4. C

ơ ch

ế bá

o cá

o

Tổ ch

ức

cuả

bạn

có?

Đượ

c viế

t bằn

g vă

n bả

n kh

ông?

được

chia

sẻ

với c

ác n

hân

viên

khô

ng?

được

đưa

vào

th

ực tế

khô

ng?

Làm

thế

nào

để c

ải th

iện

241

PHẦ

N 3

Lĩnh

vực

5. K

hách

bên

ngo

oài v

iếng

thăm

(nhà

tài t

rợ, b

áo ch

í, cá

c tổ

chức

Phi

chín

h ph

ủ kh

ác) v

à ph

ương

tiện

truy

ền th

ông

Trao

đổi

với

các

nhâ

nvi

ên(ví

dụ

như

văn

phòn

gqu

ốcg

iav

àvă

n

phòn

gdư

ớid

ựán

)tr

ướckh

icó

khác

hđế

nth

ămđ

ịab

ànd

ựán

.

Trao

đổi

với

cộn

gđồ

ngv

àtrẻem

trướ

ckh

icó

khác

hđế

nth

ămđ

ịa

bàn

dựán.

Thô

ngb

áotó

mtắ

tcho

cộn

gđồ

ng

vàtr

ẻem

nội

dun

g,m

ụcđ

ích

của

chuy

ếnv

iếng

thăm

hay

phỏ

ng

vấn.

Tổ ch

ức

cuả

bạn

có?

Đượ

c viế

t bằn

g vă

n bả

n kh

ông?

được

chia

sẻ

với c

ác n

hân

viên

khô

ng?

được

đưa

vào

th

ực tế

khô

ng?

Làm

thế

nào

để c

ải th

iện

242

PHẦ

N 3

cách

kiể

msoá

tsự

dichu

yển

củacá

cvị

khá

ch(qu

iđịn

h,các

điểm

cụ

thể,các

dấu

hiệ

u).

Chọ

nlọ

cnh

ững

thôn

gtin

phản

hồig

iữatrẻem

vàng

ườib

ên

ngoà

i(ví

dụ

như

nhàbả

otrợ)

để

ngăn

ngừ

asự

trao

đổi

đại

chỉ

nhà

riên

gha

yng

ônn

gữk

hông

thíc

h

hợp.

Lĩnh

vực

5. K

hách

bên

ngo

oài v

iếng

thăm

(nhà

tài t

rợ, b

áo ch

í, cá

c tổ

chức

Phi

chín

h ph

ủ kh

ác) v

à ph

ương

tiện

truy

ền th

ông

Tổ ch

ức

cuả

bạn

có?

Đượ

c viế

t bằn

g vă

n bả

n kh

ông?

được

chia

sẻ

với c

ác n

hân

viên

khô

ng?

được

đưa

vào

th

ực tế

khô

ng?

Làm

thế

nào

để c

ải th

iện

243

PHẦ

N 3

Nhữ

ngh

ướng

dẫn

đểcô

ngb

thôn

gtin

tron

gnộ

ibộ

hay

bên

ngoà

i(ví

dụ

như

việc

tiết

lộ

nhữn

gth

ông

tin

cán

hân

củatrẻ-

nhữn

gth

ông

tin

này

chỉc

órấ

tít

ngườ

iđượ

cbi

ết)ch

onh

ững

nhà

tàit

rợh

ayh

ayk

hách

đến

thăm

.

Nhữ

ngh

ướng

dẫn

vềsử

dụn

g

thôn

gtin

tron

gcá

cph

ương

tiện

truy

ềnth

ông-

phỏ

ngv

ấn,c

hụp

ảnh,

ghi

âm

(ví

dụ

như

cócác

mẫu

thỏa

thuậ

n,đ

ảmb

ảotr

ẻem

mặc

đầy

đủ

quần

áo

vàtr

ong

tình

trạn

gth

ích

hợp)

.

Tổ ch

ức

cuả

bạn

có?

Đượ

c viế

t bằn

g vă

n bả

n kh

ông?

được

chia

sẻ

với c

ác n

hân

viên

khô

ng?

được

đưa

vào

th

ực tế

khô

ng?

Làm

thế

nào

để c

ải th

iện

Lĩnh

vực

5. K

hách

bên

ngo

oài v

iếng

thăm

(nhà

tài t

rợ, b

áo ch

í, cá

c tổ

chức

Phi

chín

h ph

ủ kh

ác) v

à ph

ương

tiện

truy

ền th

ông

244

PHẦ

N 3

còn

nhữ

ng g

ì khá

c m

à tổ

chứ

c củ

a bạ

n đã

tiến

hàn

h m

ột c

ách

có h

iệu

quả

có li

ên q

uan

tới c

ơ ch

ế bá

o cá

o (m

ối q

uan

tâm

/cá

c trư

ờng

hợp)

hệ th

ống

tham

khả

o?

245

PHẦ

N 3

Lĩnh

vực

6. C

hính

sách

nhữn

g qu

i địn

h

Chí

nhsác

hbả

ovệ

trẻem

đề

cập

tớit

ấtcảnộ

idun

gtrên

.

Chí

nhsác

hbả

ovệ

trẻem

miê

utả

rõràn

gcá

cyê

ucầ

ucủ

atổ

chứ

c

vàđ

ịnh

nghĩ

axâ

mh

ại.

Chí

nhsác

hbả

ovệ

trẻem

đượ

c

ápd

ụng

tron

gnh

ững

tình

huố

ng

cóth

ểlà

nhạ

ycả

mx

éttr

ênk

hía

cạnh

văn

hóa

như

ngk

hông

đượ

c

bỏq

uab

ấtcứ

hành

độn

gnà

ocó

liên

quan

tớiv

iệcxâ

mh

ạitr

ẻem

.

Các

qui

địn

hph

ảnánh

chí

nh

sách

bảo

vệtrẻem

.

Tổ ch

ức

cuả

bạn

có?

Đượ

c viế

t bằn

g vă

n bả

n kh

ông?

được

chia

sẻ

với c

ác n

hân

viên

khô

ng?

được

đưa

vào

th

ực tế

khô

ng?

Làm

thế

nào

để c

ải th

iện

246

PHẦ

N 3

nhữn

gch

uẩn

mực

tốit

hiểu

về

bảo

vệtr

ẻem

qui

địn

hvớ

iđối

tác

màtổ

chứ

ccó

làm

việ

ccù

ng.

Văn

hóa

tổchứ

cđả

mb

ảotr

được

lắng

ngh

evà

tôn

trọn

g.

chếqu

ảnlý

hiể

uđư

ợctầ

m

quan

trọn

gcủ

avi

ệccó

chín

hsá

ch

bảo

vệtr

ẻem

tron

gtổ

chứ

c.

một

nhó

mlà

mv

iệcch

ịutr

ách

nhiệ

mchu

ngđ

ảmb

ảov

iệctr

iển

khai

chí

nhsác

hbả

ovệ

trẻem

.

Các

nhâ

nvi

ênh

iểu

được

tạis

ao

cần

phải

chín

hsá

chb

ảov

ệtrẻ

em.

Lĩnh

vực

6. C

hính

sách

nhữn

g qu

i địn

h

Tổ ch

ức

cuả

bạn

có?

Đượ

c viế

t bằn

g vă

n bả

n kh

ông?

được

chia

sẻ

với c

ác n

hân

viên

khô

ng?

được

đưa

vào

th

ực tế

khô

ng?

Làm

thế

nào

để c

ải th

iện

247

PHẦ

N 3

Lĩnh

vực

6. C

hính

sách

nhữn

g qu

i địn

h

Kếho

ạch

vàcam

kết

xây

dựn

g

chín

hsá

chv

àqu

iđịn

hbả

ovệ

trẻ

em(tron

gtr

ường

hợp

tổchứ

c

chưa

chín

hsá

chn

ày).

Các

tổchứ

ckh

áccó

thểhỗ

trợ

kỹ

thuậ

tđểth

iếtl

ậph

ệth

ống

bảo

vệ

trẻem

cho

riê

ngtổ

chứ

c.

Lên

kếh

oạch

tham

vấn

với

trẻ

emk

hix

âyd

ựng

chín

hsá

chv

à

quiđ

ịnh.

Tổ ch

ức

cuả

bạn

có?

Đượ

c viế

t bằn

g vă

n bả

n kh

ông?

được

chia

sẻ

với c

ác n

hân

viên

khô

ng?

được

đưa

vào

th

ực tế

khô

ng?

Làm

thế

nào

để c

ải th

iện

248

PHẦ

N 3

còn

nhữ

ng g

ì khá

c m

à tổ

chứ

c củ

a bạ

n đã

tiến

hàn

h m

ột c

ách

hiệu

quả

liên

quan

tới c

hính

sác

h và

nhữ

ng q

ui đ

ịnh?

249

PHẦ

N 3

Tài liệu hỗ trợ số 2

Mẫu thư mời

Áp dụng mẫu thư này trong các trường hợp tập huấn được tiến hành trong nội bộ tổ

chức hay bởi một tổ chức bên ngoài có mời các tổ chức khác tham dự. Thư mời có thể

được chuẩn bị và ký bởi tổ chức đăng cai khóa tập huấn hay giảng viên được đề cử, hoặc

cũng có thể bởi người quản lý cấp cao. Giảng viên có thể thuê từ bên ngoài và một cách

lý tưởng là giảng viên này đã tiến hành tập huấn. Phần 1 và 2. Cần chuẩn bị Hệ thống

Chuẩn mực thực hành đúng (Tài liệu hỗ trợ 1) và mẫu thư phúc đáp kèm theo thư mời

này. Cũng cần lưu ý gửi kèm theo cả chương trình tập huấn trong ngày thứ 2 và thứ 3

vào cuối buổi tập huấn Phần này (Tài liệu hỗ trợ 7).

(Ngày)

(Tên)Chúng tôiđánhgiácao sự thamgiacủacácbạn tronghaiphầnđầu tiêncủa

khóatậphuấndànhchotổchứcđểxâydựngcácchínhsáchvàquiđịnhvềBảovệtrẻ

em.PhầnđầutiêncủakhóatậphuấntrongPhần1nhằmnângcaonhậnthứcchocác

nhânviênvềcácvấnđềxâmhạitrẻemvàcũngđểchohọthấyhệthốngBảovệtrẻ

emlàcôngcụhữuhiệuđểphòngngừaxâmhạitrẻem.TrongPhần2,cáctổchứcsẽ

làmviệccùngnhauđểđánhgiánhữngnguycơcóthểphátsinhtrongcôngviệc.Các

tổchứccũngtiếnhànhthảoluậnnhữngviễncảnhbảovệtrẻemcóthểcónhữngảnh

hưởngtiềmnăngđốivớitrẻ,cácnhânviênvàcảvớimỗitổchức.Cáctổchứccũngsẽ

xemxétlạinhữngchínhsáchbảovệtrẻemcủamìnhmộtcáchnghiêmtúccũngnhư

nhữngđiểmcònhạnchếcầnkhắcphục.

Chúngtôidựđịnhsẽtiếnhànhbướcthứ3,sửdụngPhần3.Phầnnày-Cáctổchứccó

thểlàmgìđểcảithiệntìnhtrạngBảovệtrẻem,baogồmphầnthamvấnvới(têncủa

giảngviên)nhữngngườisẽhỗtrợtổchứctổnghợphaythiếtlậpmộtnhómlàmviệc

vềchínhsáchvàsẽhướngdẫncáchọcviênthamdựphácthảonhữnghướngdẫnvà

250

PHẦ

N 3

chínhsáchBảovệtrẻemchocáctổchứccủahọ.Nhómlàmviệcnàycũngsẽxemxét

cácchiếnlượcđểtriểnkhaichínhsáchBảovệtrẻem.

Quátrìnhnàyđòihỏi ítnhất làhaingày,bangàycóthểthíchhợphơn.(Têngiảng

viên)sẽcùng làmviệcvớicáchọcviên thamdựtrongngàyđầutiênđểhướngdẫn

thảo luận những vấn đề và đánh giá những chính sáchmẫu của các tổ chức khác.

Trongngàythứhaivàthứba,cácnhânviêncủatổchứcsẽlàmviệccùngnhauđểxây

dựngquichếvàchínhsáchbảovệtrẻemđểtriểnkhai.Cácnhânviênvớinhữngvai

tròkhácnhausẽcócơhộiđểđónggópvàobảnphácthảochínhsáchtrướckhiđược

hoànthiện,vàquantrọnghơnđólàđưavàoápdụngvàtriểnkhaitrongthựctế.

Nhóm làmviệc cầncó từ6đến12 thànhviênđạidiệncác cấpkhácnhau trong tổ

chức.Nếunhưtổchứccóíthơn6ngườithìcầncónhiềuthờigianhơnđểxâydựng

chínhsách.Ítnhấtphảicó1quảnlýcấpcaothamdự(giámđốc,trợlýgiámđốchay

quảnlýđiềuhành).Nhữngngườicótráchnhiệmtriểnkhaicáchoạtđộngliênquan

tới6lĩnhvựcBảovệtrẻemđưaratrongHệthốngnhữngchuẩnthựchànhcũngcần

thamgiavàonhómlàmviệcnày.Nhómnàycũngcầncónhữngthànhviênlàquảnlý

nguồnnhânlực,điềuphốiviên,cánbộthôngtin….Tấtcảcáchọcviêncầnthamdự

đầyđủtấtcảcácphầntrong2ngàyhặcbangàythamvấn.

Đểchuẩnbịchobuổithamvấn,nhómlàmviệccầnphảihoànthànhHệthốngchuẩn

thựchành.Nếucácnhânviênkhôngcóthờigianđểgặpgỡnhautrướcthamvấn,thì

họcầnliênhệvớinhaubằngemailhaycácphươngtiệnliênlạckhác.

Yêucầutấtcảcáchọcviênmangbấtcứtàiliệunàocủatổchứcliênquantớicácqui

địnhnộibộvềbảovệtrẻem,baogồmcảnhữngchínhsáchhayhướngdẫnvềtuyển

người,giớithiệunhânviênmới.

251

PHẦ

N 3

(Tên)chúngtôisẽhỗtrợmọichiphíhợplýliênquantớiviệcđilạichoviệcthamdự

thamvấn.(Têncủagiảngviên)sẽchuẩnbịlịchchươngtrìnhphùhợpvớicácnhân

viên.

Xinhãyđiềnvàomẫuphảnhồivàgửilạitheo(tên)trước(ngày,tháng).

Cảithiệnchínhsáchbảovệtrẻemtrongtổchứcsẽđónggóprấtnhiềuvàoviệcbảo

vệtrẻemtrongcộngđồngrộnglớnhơn.

Chúngtôimongđượccộngtácvớicácbạnđểcùngnhauđạtđượcmụctiêunày.

Kínhthư

252

PHẦ

N 3

Mẫu thư phản hồi

Các tổ chức có thể làm gì để cải thiện hiện trạng Bảo vệ trẻ em

Xinvuilònggửifaxhoặcemailtới(têncủađơnvịtổchứctậphuấn)

Tổchức:...........................................................................................................................

Tênngườiliênhệ:...........................................................Điệnthoại/fax/diđộng:........

....................................................Email:..........................................................................

.........................................................................................................................................

Ngàycóthểthamdựtậphuấn:.........................................

Cáchọcviênthamdự:

Tên Vị trí trong tổ chức Địa bàn

253

PHẦ

N 3

Tài liệu hỗ trợ 3

Xác định ưu tiên

Tiêu đề chính cho phần bài tập (Trích từ Hệ thống chuẩn thực hành)

1. Tuyểndụng/nhânviên/tìnhnguyệnviên

2. Giáodụcvàđàotạo

3. Quyđịnhnghềnghiệp

4. Cơchếbáocáo(cácvấnđềquantâmvàcáctrườnghợp)vàthamkhảo

5. Kháchbênngoàiviếngthăm(nhàtàitrợ,báochí,vàcáctổchứckhác)và

truyềnthông

Dưới đây là một ví dụ về phân loại ưu tiên theo sơ đồ kim cương

TổchứcXlàmộttổchứcbảotrợtrẻem.Tổchứcnàypháttriểnrấtnhiềutàiliệuđể

gâyquỹ,khôngtuyểndụngtìnhnguyệnviên,cácnhânviênđãlàmchotổchứctrong

mộtthờigiandài,vàtổchứchiếmkhituyểnnhânviênmới.Tổchứcnàycóthểưu

tiêncáclĩnhvựcbảovệtrẻemcủamìnhnhưsau:

Giáo dục và đào tạo

Ưu tiên thấp nhất

Tuyểndụng/nhânviên/tình

nguyệnviên

Cơ chế báo cáo (các trường hợp) quy định nghề nghiệp và

cơ chế chuyển cấpƯu tiên trung bình

Quy định nghề nghiệp

Ưu tiên chínhƯu tiên chính: Khách bên

ngoài đến thăm (nhà tài trợ, báo chí, và các tổ chức khác)

và truyền thông

254

PHẦ

N 3

Tài liệu hỗ trợ số 4

Xem xét chuẩn thực hành của tổ chức

QuaytrởlạivớinhữngcâuhỏitrongtừnglĩnhvựcquantâmtrongHệthốngchuẩn

thựchànhđểhướngdẫnthảoluậnnhóm

1.Tổchứccủabạncó?

2.Cácchínhsách/quiđịnhcóđượcviếtthànhvănbản?

• Nếu tổ chức có chuẩn thựchành về bảo vệ trẻ em trong lĩnh vựcnày, nó có

đượcviếtthànhvănbảnkhông?Bạncómangtheotàiliệunàykhông?

• Nếutổchứccóchuẩnthựchànhvềbảovệtrẻemvàđượcviếtthànhvănbản

nhưngnóvẫncầnphảiđượchoànthiện,bạncónhấttríphảicảithiệnnhững

vấnđềnàyvàviếtnórakhông?

• Nếutổchứccóchuẩnthựchànhnhưnglạikhôngđượcviếtthànhvănbản,làm

thếnàomàbạnbiếtđólàchuẩnthựchànhcủatổchức?Đócóphải làchuẩn

thựchànhthôngdụng?Làmthếnàođểtriểnkhai?Tấtcảcácnhânviêncóđược

biếtkhông?

• Nếutổchứccóchuẩnthựchànhnhưnglạikhôngviếtthànhvănbản,bạncó

nhấttrívớinhữngchuẩnthựchànhnàyvàviếtrathànhvănbảnkhông?

• Nếu tổchứckhôngcóchuẩn thựchành,bạncóđồngýxâydựngchuẩn thực

hànhvàviếtrathànhvănbảnkhông?

3.Cácchínhsáchnàycóđượcchiasẻvớicácnhânviên

• Nhữngchuẩnthựchànhvàchiếnlượcbảovệtrẻemđượcchiasẻvớinhânviên

nhưthếnào?(Sáchgiớithiệuvềtổchức,sổtaydànhchonhânviên,giớithiệu

nhânviênmới,cáccuộchọp…vv.).Bạncómangtheonhữngtàiliệuliênquan

đếnkhông?

255

PHẦ

N 3

4. Các chính sách này có được áp dụng trong thực tế

• Làmthếnàomàbạnbiếtchiếnlượccủatổchứcđangđượctriểnkhaithựctế?

Lấymộtvídụvàgiải thíchchiếnlượcđóphụcvụmụctiêucủatổchứcnhư

thếnào?

• Tổchứccócơchếthíchhợpđểtheodõiviệctriểnkhaichiếnlượcvàliệunó

cóluônđượcápdụngtrongthựctếkhông?Vídụ,chiếnlượcnàyđượcápdụng

nhưthếnàokhimộtnhómđithựcđịađểtheodõidựán,hoặcchiếnlượcnày

cóápdụngkhimộtcánbộquảnlýtheodõihoạtđộngdựántạicấpcơsở?

256

PHẦ

N 3

Tài liệu hỗ trợ số 5

Các chính sách mẫu: Áp dụng trong thực tế

Dưới đây là những mẫu chính sách bảo vệ trẻ em áp dụng trong thực tế của một số tổ

chức Phi chính phủ quốc tế (ECPAT quốc tế, Plan quốc tế, Cứu trợ trẻ em Anh, Tầm nhìn

thế giới….). Một điều lưu ý rằng các tổ chức có những chính sách khác nhau phụ thuộc

vào đặc điểm công việc của họ. Những bảng dưới đây miêu tả các bối cảnh mà chính

sách Bảo vệ trẻ em có thể áp dụng.

Lĩnh vực 1. Tuyển dụng/Nhân viên/Tình nguyện viên

(Tên tổ chức)phảiđảmbảo rằng các tiêu chuẩncôngviệc/bảnphâncông công

việcchotìnhnguyệnviên/tàiliệuthamchiếu,…vvphảiđượcphácthảomộtcách

rõràngnhữngtráchnhiệmbảovệtrẻemmộtcáchcụthểvàthốngnhất.

Việclựachọnnhữngứngcửviênchocácvịtrícầnbaogồmthưxinviệc,phỏng

vấncánhânvàkiểmtranhữngngườithamchiếu.Trongquátrìnhphỏngvấn,cần

phảihỏinhữngứngcửviênvềnhữngcôngviệctrướcđócóliênquantớitrẻem.

Lĩnh vực 1. Bài tập tình huống

Mộtngườinướcngoàixuấthiệnởvănphòngcủabạn.Anhtacóýđịnhởlạinước

bạn2nămvàmongmuốnlàmgiáoviêntìnhnguyệndạytiếngAnhtạicộngđồng

nơitổchứccủabạnđangtriểnkhaidựán.Tạimỗiquốcgiaanhtalàmviệc,anhta

đilạirấtnhiều.Trongcôngviệctrướckia,anhtalàmviệcởCam-pu-chia6tháng,

vàcókhoảngthờigiangiánđoạngiữa2côngviệclà2năm.Anhtakhôngnóirõ

nguồnthamchiếutronghồsơcủamình,vàchỉgiảithíchrằngđólàdoanhấyphải

dichuyểnđịađiểmquánhiều.

257

PHẦ

N 3

Lĩnh vực 2. Giáo dục và đào tạo

• (Tổchức)tintưởngvàonhữnghoạtđộngnângcaonhậnthứcthôngquaviệc

giáodụcchocácnhânviên, các thànhviênban lãnhđạovàcác tìnhnguyện

viênvềkháiniệmbóclộtvàxâmhạicũngnhưsaonhãng,baogồmnhữngchỉ

sốcủahộichứngthíchtìnhdụcvớitrẻem(thíchcónhữnghànhvi tìnhdục

vớitrẻem)vàxâmhạitìnhdụctrẻemtrongbốicảnhcủađịaphương.

• Yêucầutấtcácnhânviên, thànhviênbanlãnhđạo/tưvấnvànhữngnhânsự

kháckýcamkếtbằngvănbảnvàphảihiểuđượccácchínhsáchBảovệtrẻem

vànhữngtiêuchuẩnbắtbuộccủatổchức.Nhữngchínhsách,tiêuchuẩnnày

phảiđượcthôngbáokhicósựthayđổi.

• Tấtcảcácnhânviên, tìnhnguyệnviênvàcácđạidiệnkháccủatổchứcphải

biếtrõchínhsáchbảovệtrẻemvànhậnthứcđượcnhữngvấnđềcủaxâmhại

vànhữngnguycơđốivớitrẻ.

• Mộtđiềuquantrọngđốivớitấtcảcácnhânviênvànhữngngườikháckhiliên

lạcvớitrẻemđólàcầnnhậnthứcđượchoàncảnhcóthểdẫnđếnnhữngrủi

ro/nguycơvàcầnquảnlýđượcchúng.

• Ngườiquảnlýcótráchnhiệmđảmbảorằngcáccôngviệccầnphảiđượcđánh

giámứcđộrủirovàcácbướccầnthiếtđểgiảmthiểumứcđộrủirođốivớitrẻ.

• Ngườiquảnlýcótráchnhiệmđảmbảorằngcácbiệnphápnângcaonhậnthức

vàxácđịnhcácnhucầuđàotạomộtcáchhợplý,vàcácnhucầunàycầnđược

đápứng,vídụthôngquacáchoạtđộnggiámsát,quảnlý.

Cácchươngtrìnhkếhoạchcầnthúcđẩyviệcphòngngừaxâmhại,bóclộtvàxao

nhãng trẻ embằng cách tìmhiểu các nguyênnhân và những triển khai các can

thiệpđểhỗtrợchocácgiađìnhvàcộngđồngcótráchnhiệmtrongviệcđảmbảo

nhữnglợiíchtốtnhấtdànhchotrẻ.

258

PHẦ

N 3

• Mộtđiềuquantrọngđốivớicácnhânviênvànhữngngườikháckhiliênlạcvới

trẻemđólàthôngbáochotrẻsốđiệnthoạiliênlạccủacácnhânviênvànhững

ngườikháccóliênquanvàkhuyếnkhíchtrẻnóivềnhữngđiềubănkhoăncủa

mình.

• Mộtđiềuquantrọngđốivớicácnhânviênvànhữngngườikháckhiliênlạcvới

trẻemđólàcầntăngcườngkhảnăngchotrẻ-traođổivớitrẻvềquyềncủatrẻ,

điềugìcóthểchấpnhậnđượcvàđiềugìkhôngchấpnhậnđược,vàtrẻcóthể

làmgìkhitrẻgặpphảivấnđềnàođó.

• Cácnhânviêncầnđónggópvàomộtmôitrườngmàởđótrẻcóthểnhậnra

đượcđâulànhữnghànhvicóthểchấpnhậnđượcvàcóthểthảoluậnvềquyền

vànhữngmốiquantâmcủamình.

• Trẻ emcầnđượcxemxét lànhững thànhviên thamgia tích cực,những suy

nghĩ,hyvọngcủatrẻcầnđượctôntrọng,nhữnglợiíchtốtnhấtdànhchotrẻ

cóýnghĩađặcbiệtquantrọng.Trẻthamgiavàoviệcthiếtkếcácchươngtrình

đểbảovệtrẻthôngquacáccơchếđểtrẻcótiếngnóivàcungcấpchotrẻcác

kỹnăngcầnthiếtđểtrẻtựbảovệđượcmình.Tuynhiên,tráchnhiệmbảovệ

trẻemphầnlớnthuộcvềngườilớn.Trẻkhôngnênđượchyvọngđểđưaracác

quyếtđịnhcủangườilớn.

Lĩnh vực 2. Bài tập tình huống ví dụ

Bạnlàđiềuphốiviêncủacácdựánvềtrẻemtạicộngđồng.Mộthôm,cómộttrẻ

emtạitrungtâmtrẻemđếnvớibạnvàkểchobạnngherằngemđókhôngcảm

thấythoảimáivớiôngbốdượngcủamình.Emđónóirằngbốdượngcủamình

thườngvàophòngcủaemmàkhôngcóbáotrước,đặcbiệtlàkhiemđóđang

tắmhoặcđangkhôngmặcquầnáo.Bởivìmẹcủaemphảilàmviệccảngàyởbên

ngoàinênemthườngxuyênởnhàmộtmìnhvớiôngbốdượng.Emcảmthấyrằng

cómộtđiềugìđótồitệsắpxảyravàhỏisốđiệnthoạidiđộngcủabạn.

259

PHẦ

N 3

• Đểviệctriểnkhaicóhiệuquả,chínhsáchcầnđượccácnhânviênnhậnthức

mộtcáchđầyđủ,chínhxác.(Tổchức)sẽcầnphảitiếnhànhhàngloạtcácbuổi

giớithiệutómtắtchínhsáchchocácnhânviên,thànhviênbanđiềuhành,đối

tác,tìnhnguyệnviên,thựctậpsinh,tưvấnvànhữngđạidiệnkhác.(Tổchức)

cầnlàmchotấtcảmọingườinhậnthứcđượcchínhsáchbảovệtrẻemthông

quatậphuấn,giớithiệutómtắt.

Lĩnh vực 3. Qui định nghề nghiệp

• Mốiquanhệtìnhdụcgiữanhữngcánbộlàmcôngtácnhânđạovớinhữngngười

hưởnglợilàhoàntoànkhôngthểchấpnhậnđượcbởinódựatrênsựkhôngcông

bằngvềquyềnlực.Nhữngmốiquanhệnhưvậysẽhủyhoạiđisựtintưởngvàtính

liêmkhiếtcủacôngviệcnhânđạo.

• Cấmcóhoạtđộngtìnhdụcvớitrẻem(dưới18tuổi)khôngkểđólàđộtuổitrưởng

thànhhaylàđộtuổikếthôntheoquanđiểmcủađịaphương.Khôngbaogiờbiện

minhchocáchoạtđộng tìnhdụcvới trẻ embằngcáchnóikhôngbiếthoặc tin

nhầmvàođộtuổicủatrẻ.

• Cácnhânviêncủa(Tổchức)cầnnhậnthứcđượcrằnghọcóthểlàmviệcvớitrẻ,

nhữngtrẻ,dođãtrảiquanhữngtìnhhuốngvàxâmhại,cóthểsửdụngmốiquan

hệnàođóđểcóđược“sựchúýđặcbiệt”.Ngườilớnluôncótráchnhiệmngaycả

khitrẻcónhữnghànhvikhiêugợi.Ngườilớncầntránhnhữngtìnhhuốngdễtổn

thươnghaydễthỏahiệp.

• Cácnhânviêncủa (Tổchức)khôngđượcvuốtve,ôm,hônhayđụngchạmvào

nhữngtrẻvịthànhniêntheocáchkhôngphùhợphaytheocáchnhạycảmvớivăn

hóa.Đểtránhsựhiểunhầm,cầnphảixinphéptrẻtrướckhiđộngchạmhaycầm

nắmtaytrẻ.

• Nhìnchung,khôngnênmộtmìnhởbên trẻquá lâukhikhôngcónhữngngười

khácbêncạnh.

260

PHẦ

N 3

• Nếucóthểuiđịnh“haingười lớn”cầnđượctuânthủtrongtrườnghợphaihay

nhiềungườilớngiámsátcáchoạtđộngmàtrẻvịthànhniênhaytrẻemthamgia

vàcómặttạitấtcảcácthờiđiểm.Nếukhôngthể,cácnhânviêncầntìmkiếmsự

thaythếkhácvídụnhưthànhviêntrongcộngđồngđicùngkhiđithămtrẻ.

• Nhânviênvànhữngngườikháccầntránhnhữnghànhđộnghayhànhvicóthể

bịhiểulàlànhữnghànhvikémhaycótiềmnăngẩnchứaxâmhại,bóclột.Vídụ,

họkhôngbaogiờđượccưxửtheocáchkhôngphùhợphaykhiêugợitìnhdục.

• Cácnhânviêncủatổchứcphảixemxéttớisựnhậnthứcvàbiểuhiệncủamình

trongngônngữ,hànhđộngvàcácmốiquanhệvớitrẻvịthànhniên/trẻem.

• Cácnhânviênkhôngbaogiờởcùngphònghayngủcùnggiườngvớitrẻemmà

họlàmviệccùng.

• Cácnhânviênkhôngbaogiờđượclàmnhữngviệcthuộcđặcđiểmcánhânmàtự

trẻcóthểlàmđược.

• Cácnhânviênkhôngbaogiờđượchànhđộngtheocáchcóxuhướnglàmxấuhổ,

lăngnhục,coithườnghaylàmmấtdanhgiácủatrẻ,hoặcphạmvàocáchìnhthức

xâmhạitinhthầntrẻem.

• Cácnhânviênkhôngbaogiờđượcphânbiệtđốixử, thểhiệncáchđốixửkhác

nhau,hoặccósựưuđãiđặcbiệtđốivớitrẻnàysovớinhữngtrẻkhác.

• Cácnhânviênkhôngđượcthuêtrẻvịthànhniêngiúpviệcgiađìnhhayhỗcung

cấp nơi cư trú cho trẻ vị thành niên ngay trong nhàmình. Ngay cả khi trong

trườnghợpthuêmộttrẻvịthànhniênlàmviệcxétvềkhíacạnhvănhóacóthể

chấpnhậnđượcvàcungcấpnhữnglợiíchchotrẻthìđiềunàyvẫncóthểdẫnđến

nhữngsựhiểunhầmvànókhôngnhấtquánvớinhữngnỗlựccủatổchứcnhằm

ngănchặnbóclộtsứclaođộngtrẻem.

• Bóclộtvàxâmhạitrẻemdocáccánbộlàmcôngtácnhânđạothựchiệnlànhững

hànhđộngviphạmnhữngquiđịnhcủatổchức,bởivậysẽphảibịđuổiviệc.

261

PHẦ

N 3

• Một người bị nghi ngờ là xâm hại trẻ em sẽ bị đình chỉ cácmối quan hệ bình

thườngvới(tổchức)trongsuốtquátrìnhđiềutra.(Tổchức)sẽcắtđứttấtcảcác

mốiquanhệvớibấtcứ(tổchức)haythànhviênnàođượcchứngminhlàcóxâm

hạitrẻem.

.

Lĩnh vực 4. Cơ chế báo cáo và hệ thống chuyển cấp

• Khimộtcánbộnhânđạocónhữngmốiquantâmhaynghingờcóliênquantới

xâmhạihaybóc lột bởimộtđồngnghiệp, có thể trong cùng tổ chứchayngoài

tổchức,cánbộnhânđạonàyphảibáocáonhữngmốiquantâmvànghingờđó

thôngquacáccơchếbáocáođãđượcthiếtlậpcủatổchức.

• Điềuquantrọngđốivớicácnhânviênvànhữngngườikháckhiliênhệvớitrẻem

cầnđảmbảonétvănhóacởimởchophépcácvấnđềhaymốiquantâmđượcđưa

ravàthảoluận.

• (Tổchức)đảmbảorằngsẽxemxéttấtcảnhữngmốiquantâmmộtcáchnghiêm

túc.

• (Tổchức)đảmbảorằngsẽlắngnghevàxemxétmộtcáchnghiêmtúcnhữngquan

điểmvàmongướccủatrẻ.

Lĩnh vực 3. Nghiên cứu trường hợp

1. Bạnđangthămmộttrongnhữngđịabàndựáncủabạn(trungtâm,máiấm..).

Trongchuyếnthăm,bạnchứngkiếnmộtnhânviênđanglahétvàchếgiễu

mộtembétraitrướcmặtmộtnhómtrẻemkhác-nhómnàyđượckhuyến

khíchcườivàomặtbétraikia.

2. Bạnlàmviệctạimộttrungtâmdànhchotrẻemvàđặcbiệtlàrấtthânvới

mộttrongnhữngđứatrẻ.Bạnthườngômembétraiđómộtcáchthânthiện

vàanủibékhibégặpvấnđềrắcrốiởnhà.Mộtngàykia,bétraiđóđếnbên

bạnvànóirằngbạnrấthấpdẫnvớiemđó.

262

PHẦ

N 3

• (Tổ chức) dảm bảo rằng sẽ hỗ trợ trẻ em, nhân viên và những người lớn khác

nhữngngườiđưaranhữngmốiquantâmhaylàchủthểcủanhữngmốiquantâm

đó.

• Khiđược thôngbáomột sựviệc, giámđốcquốcgiahayphógiámđốckhuvực

ngaylạptứcphảithôngbáochoĐiềuphốiviênBảovệtrẻem(gửimộtbảncopy).

ĐiềuphốiviênBảovệtrẻembímậttheodõivàxemxétnhữngđápứngvàkếtquả

vìmụcđíchchỉnhsửavàđiềuchỉnhnhữngbiệnphápbảovệtrẻem.

• Nếubạncóbấtcứsựnghingờhaymốiquantâmnàocóliênquantớikhảnăng

xâmhạitrẻem,hoặcnếucóbấtcứđiềugìbạncảmthấykhôngthoảimái,bạnnên

nêuvấnđềnàyravớingườiquảnlýtrựctiếphoặcngườiliênhệchínhtrong(tổ

chức).Nếuđiềunàykhôngthểthựchiệnđược,hãytìmkiếmngườiquảnlýcấp

caohơn.

• Ngườiquảnlýcótráchnhiệmđảmbảocácquiđịnh/thủtụchợplýđểbáocáovà

đápứnglạivớinhữngmốiquantâm,baogồmcảnhữngmốiliênhệrõràngvới

nguồnhỗtrợbênngoàitrongtrườnghợpcầnthiết.

• Cácnhânviêncầnđưaranhữngbănkhoăncủamìnhvềnhữngtrườnghợpnghi

ngờbịxâmhạiphùhợpvớinhữngthủtục/quiđịnhcủađịaphương.

• Lợiíchcủatrẻcóýnghĩaquantrọngđốivới(tổchức).Nếuxâmhạitìnhdụcđược

pháthiệnhaynghingờcóxâmhạitìnhdục,cầnphảinỗlựcgiúpđỡtrẻđươngđầu

vớinhữngtổnthươngmàtrẻcóthểphảichịuđựng.Điềunàycóthểbaogồmtư

vấntâmlýhoặccáchìnhthứchỗtrợcầnthiếtvàthíchhợpkhác.

• Cácnhânviêncầnđượcthôngbáovềnhữngtráchnhiệmcủahọvàcầnđượctạo

cơhộiđểđápứnglạinhữngtráchnhiệmđó.Kếtquảlà,(tổchức)tiếnhànhmột

điềutranộibộmangtínhbắtbuộc.Cácnhânviêncầnthamgiavàocuộcđiềutra

nàybằngcáchcungcấpthôngtinvàtêncủanhữngnhânchứngđãđượcphỏng

vấn.Cuốicuộcđiều tra,cácnhânviêncầnđược thôngbáovềkếtquảcủacuộc

điềutravànhữnghànhđộngphùhợp,nếucáo,sẽđượctiếnhànhtriểnkhai.

263

PHẦ

N 3

• Tấtcảnhữngthôngtincóliênquantớicácsựkiệnvàcuộcđiềutraphảiđượctài

liệuhóabằngvănbản.Bảncopybáocáovềcuộcđiềutravàkếtluậncầnđượcgửi

choĐiềuphốiviênBảovệtrẻem.

• Kế hoạch báo cáo kết quả cần bao gồmkế hoạch làm việc với các phương tiện

truyền thông, bao gồm cả việc chọnmột người phát ngôn để làm việc với các

phươngtiệntruyềnthông.

• Nếumộtnhânviênđưaranhữngbănkhoănmangtínhpháplývềmộttrườnghợp

nghingờxâmhạitrẻem-cóthểchưacóchứngcứxácthực,chưađượcđưarabất

cứhànhđộngnàovớinhânviênđó.Tuynhiên,bấtcứnhânviênnàođưaranhững

lờibuộctộisaihoặccốtìnhlàmhạiaiđóthìsẽphảichịusựkỷluật.(Tổchức)sẽ

tiếnhànhnhữnghànhđộngpháplývớinhữngcánhân,tổchứccónhữnglờivu

khốnghoặcbuộctộisaivềxâmhạitrẻem.

• Nghingờmộttrườnghợpxâmhạitrẻemlàmộtvấnđềnghiêmtrọng.Mộtđiều

thiếtyếuđốivớitấtcảcácbênlàphảigiữbímật.Việcchiasẻthôngtin-cóthể

nhậnratrẻbịxâmhạihaykẻnghingờxâmhạitrẻem,cầndựatrênnguyêntắc

“Bímật”.Chừngnàomàviệcxâmhạichưađượcchứngminhlàđãxảyra,thìchỉ

đượccoilà“nghingờxâmhại”.

264

PHẦ

N 3

Lĩnh vực 5. Khách bên ngoài viếng thăm (Nhà tài trợ, báo chí, các tổ chức Phi

chính phủ khác) và các phuơng tiện truyền thông

• Tiểusử,tranhảnhcủatrẻembảotrợphảiđượclưugiữmộtcáchantoànvàcẩn

thận,theođócórấtítngườicóthểtiếpcậnđược.

• Tấtcảcácthưtừcủanhàtàitrợvớitrẻbảotrợcầnphảiđượcxemxétvềnộidung

củanhữngbìnhluậngợiýhaykhôngphùhợp,cácyêucầuhaykhiêudâm.Trong

trườnghợpnhữngthưtừkhôngthíchhợpđượcpháthiện,(Tổchức)cóquyềntừ

chốisựbảotrợhaychấmdứtmốiquanhệ.

• Trongthờigianbảotrợ,ngườibảotrợcầnđượctưvấnrằngchínhsáchcủa(Tổ

chức)nghiêmcấmnhữngchuyếnviếngthămkhôngbáotrước.Ngườibảotrợcần

phảikývàobảncamkếtrằnghọđãnhậnđượcvàhiểuchínhsáchviếngthămcủa

(tổchức).

• Cộngđồngvàgiađình thamgiavào các chương trìnhbảo trợ cầnđược tưvấn

chínhsáchcủatổchứccóliênquantớicácchuyếnviếngthămcủangườibảotrợ.

Cộngđồngvàgiađìnhcầnbáocáongay lập tứcbất cứ chuyếnviếng thămnào

Lĩnh vực 4. Nghiên cứu trường hợp

1. Mộtembégáitronglớpcủabạnlàmộtbéluôncưxửtốtvàtheoýnghĩcủa

bạnthìembéđókhôngbaogiờnóidối.Gầnđây,bégáiđótỏralãngtrívà

cóvẻtáchbiệt.Mộtngày,saukhikếtthúclớphọc,bạnngồicạnhvàhỏicó

chuyệngìxảyravớiemđó.Emgáiđókểchobạnrằngôngchủcủabạnđãsờ

vàobộphậnkíncủaemđónhiềulần,điềunàylàmchoemkhôngthoảimái

chútnào.Tuynhiên,bégáiđóyêucầubạnkhôngnóivớibấtcứai.

2. BạnđicùngmộtđạidiệncủamộttổchứcPhichínhphủđếnthămmộttrong

nhữngđịabàndựáncủabạn.Ngườiđạidiệnnàyhỏitrẻemcósuynghĩgì

vềdựán.Mộttrongnhữngtrẻtrảlờirằngemđókhôngthíchmộtnhânviên

trongtổchứccủabạn.Nhữngtrẻkháccũnggậtđầuđồngývớicâutrảlờitrên

nhưngcácemlạitừchốicungcấpchobạnthêmthôngtinnàonữa.Chứng

kiếnsựviệcnhưvậy,bạnnghĩcóđiềugìđóbấtbìnhthườngđangxảyra.

265

PHẦ

N 3

màkhôngđượcsựchuẩnbịbớicácnhânviêncủa(tổchức)hoặclàbấtcứnhững

yêucầunàocủangườibảotrợđểlấythôngtintừnhânviêncủa(tổchức)haycác

thànhviênkháccủacộngđồng.

• Ngườibảotrợvàtrẻbảotrợkhôngđượctraođổivớinhauđịachỉnhàriêng.

• Cácchuyếnđithămtrẻbảotrợphảiđượcquansát.Điềunàyyêucầungườibảo

trợgặpgỡtrẻtạimộtđịađiểmtrungtâmvídụnhưvănphòngcủatổchức.

• Nhânviêncầntháptùngtấtcảcácvịkháchviếngthămđịabàndựán.

• Cácnhânviênkhôngđượctiết lộnhữngthôngtinvềgiađìnhhaytrẻđượcbảo

trợchongườikhôngđượcủytháchayđưanhữngthôngtinnàyracôngchúngmà

chưađượcsựđồngýcủagiađìnhvà,nếuphùhợp,sựđồngýcủatrẻ.

• Cácphươngtiệntruyềnthôngvềtrẻcầnsửdụngnhữngbứcảnhcótínhtôntrọng

và thíchhợp,khôngđượccoi trẻnhưnhữngnạnnhân.Các tranhảnhphải thể

hiệntrẻđangmặcđầyđủquầnáovàtránhsửdụngnhữngtranhảnhcóthểhiểu

lầmlàkhiêudâm.Tránhsửdụngnhữngngônngữthểhiệnquanhệquyềnlực.

• CáctrangWebcủa(tổchức)khôngđượcsửdụngnhữngbứcảnhcủatrẻemmà

không được sự cho phép chính thức của văn phòng của (tổ chức)- chịu trách

nhiệmdựán,vàchamẹ/ngườigiámhộcủatrẻ.Sựchophépnàycầnđượcviết

bằngvănbảnvàcũngcóthểlàmộtphầntrongtậptàiliệumàchamẹ/ngườigiám

hộcủatrẻkýkếtkhitrẻthamgiavàochươngtrìnhbảotrợ.

• Thôngtincánhâncủatrẻ-quađócóthểxácđịnhđịabàntrẻsốngtrongmộtquốc

gia,khôngđượcsửdụngtrêncáctrangWebcủa(tổchức)haytrongbấtcứ loại

hìnhtruyềnthôngnàovềtrẻ.

• ViệcsửdụngmáyFaxđểtraođổicácthôngtincủatrẻkhôngđượckhuyếnkhích

sửdụngtrừtrườnghợpcầnthiết.Cáctiêuđềtrêncácemail,tinnhắncầnđược

viếtdướidạngvôhạivàđánhdấu“bímật”.

266

PHẦ

N 3

Lĩnh vực 5. Ví dụ bài tập tình huống

1. Địabàndựáncủabạncóthểtiếpcậnđượcbằnghaiconđường:đường

chínhvàđườngphụ.Lốivàođườngchínhcómộtchỉdẫnchocácvịkhách

đếnviếngthămlàphảibáocáochovănphòngchínhcủatổchứcbạn,trong

khiđóđườngphụthìkhôngcó.Mộtngàybạnthấycómấyngườilạđangnói

chuyệnvớitrẻem.Sauđónhữngđứatrẻđókểlạivớibạnrằngnhữngngười

lạđóhỏichúngrấtnhiềucâuhỏicánhân,vídụnhưchúngsốngởđâu,đi

họcởđâucũngnhưlàvuichơiởđâu.

2. Mộtnhàtàitrợviếngthămđịabàndựáncủabạn.Côấyđãbảotrợmộttrẻ

được5nămvàmuốnthămtrẻbảotrợđóởnhàriêng.Thêmvàođó,côấy

cònmuốnbiếtliệugiđìnhđãnhậnđượctiềnmàcôấygửivàsửdụngđể

muanhữnggìmàgiađìnhcần,vídụcôngcụlàmviệc,vậtdụnggiađình,

đồngphụccủatrẻ,…vv.Côấycũngđãnghekểvàmuốnbảotrợthêmmột

embégáinữa.CảhaibốmẹcủaemnàyđềuđãchếtvìHIV/AIDS.Bảnthân

bégáinàycũngbịnhiễmHIVnhưngcóthểcònsốngđượclâunếuđược

chữatrịvàchămsóchợplý.Trướctiên,nhàbảotrợyêucầucónhữngthông

tincánhânvềtrẻ-baogồmtên,địachỉ,ảnh-trướckhicôấycóthểraquyết

định.

3. Tổchứcđốitáccủabạnphànnànvềbáocáonămcủabạntrongđómộtbức

ảnhcủanhữngbégáichỉmặcđồlót.Bứcảnhđóngụýnóirằng,“Cáccánbộ

làmcôngtácnhânđạođãgiảicứu5gáimáidâmtrẻemkhỏinhàchứa”

4. Bạnlàmviệcvớicộngđồngngưdânrấtnhiềunămvàrấtđượctôntrọng.

Mộtngày,trưởngthônđếnvànóivớibạnrằngngườidânmuốncósựgiúp

đỡđểxâydựngnhữngnhàtrọdànhchokháchdulịchđểcóthêmthunhập

ngoàiviệcđánhbắtcá.Trưởngthônmuốnbạnchomộtvàilờikhuyên.

267

PHẦ

N 3

Lĩnh vực 6. Chính sách và các qui định.

• (Tổchức)cầnphảitinrằngxâmhạitrẻemlàhìnhthứcxâmhạiquyềntrẻemnhư

đãđượcđưaratrongCôngướcquốctếvềquyềntrẻem.

• Trẻemlànhữngngườidưới18tuổi.

• Xâmhạitrẻemcónghĩalàxâmhạitìnhdụctrẻemhoặccáchìnhthứcxâmhại

khácnhưthểchấthaytinhthầncóảnhhưởngtớitrẻ.

• Bóclộttìnhdụclàviệcsửdụngtìnhthếdễtổnthương,quyềnlựchoặclòngtinvì

mụcđíchtìnhdục;điềunàybaogồmnhữngmụcđíchlợinhuận,xãhộihaychính

trịtừviệcbóclộttìnhdụcngườikhác.

• Nghiêmcấmviệc traođổi tiền, laođộng,hànghóahaycácdịchvụvìmụcđích

tìnhdục,baogồmcácquanhệ tìnhdụchoặc các loạihình lăngnhục, làmmất

thanhdanhhoặcbóclột.Điềunàycũngbaogồmcảsựtrảơnmàngườihưởnglợi

nhậnđược.

• Chính sáchcần làmrõ, trongnhiều trườnghợp, cácnhânviênvànhữngngười

kháccủa(tổchức)hoặcđốitáckhilàmviệcvớitrẻcóthểtạoranhữngnguycơ

đốivớitrẻvàlợidụnglòngtincủatrẻ.

• Chínhsáchđòihỏinhữngchuẩnthựchànhchuyênnghiệpcaonhấtkhilàmviệc

vớitrẻvàmiêutảnhữnggiátrịvànguyêntắc-củngcốcáchtiếpcậnvớitrẻem

củatổchức.

• Nhữngngườiquảnlýtạitấtcảcáccấpcótráchnhiệmđặcbiệtđểhỗtrợvàxây

dựnghệthống,hệthốngnàyduytrìmôitrườngphòngchốngxâmhạivàbóclột

trẻem,vàthúcđẩyviệctriểnkhainhữngquiđịnhcủatổchức.

• Nhữngngườiquảnlýcótráchnhiệmđảmbảoxâydựngmộtmôitrườngvănhóa

cởimởvàđápứngđểtấtcảcácnhânviênvànhữngngườikháccóthểthảoluận

nhữngvấnđềxâmhạitrẻemvàcảmthấytựtinđápứnglạinhữngvấnđềcóthể

phátsinhmộtcáchtíchcực.

268

PHẦ

N 3

• (Tổchức)đảmbảorằngchínhsáchbảovệtrẻemđượcđínhkèmvàotấtcảcác

hợpđồng,bảnthỏathuậnhợptác/cáckhoảntàitrợ.

• (Tổchức)đảmbảorằngcáchệ thốngbảovệ trẻemđượctheodõivàchỉnhsửa

mộtcáchđịnhkỳ,vànhữngvấnđềcũngnhưcácquátrìnhcầnphảiđượctàiliệu

hóamột cách đầy đủ để có những hành động thích hợp cũng như rút ra được

nhữngbàihọctạicấpcơsởvàcấpcaohơn.

• (Tổchức)cũngcầnnhậnthứcmộtđiềurằngtổchứccótráchnhiệmcảvềpháplý

vàđạođứctrongviệcđảmbảorằngtrẻemđượcbảovệkhỏibóclột,xâmhại,bạo

lựcvàxaonhãngtừnhữngthànhviên,nhânviêncủatổchức,đốitác,tìnhnguyện

viên,thựctậpsinh,tưvấnvànhữngngườiđạidiệnkháctrongvàngoàichương

trình-trựctiếpvàgiántiếp.

• Sựhiểubiếtcủachúngtavềbóclộtvàxâmhạitrẻembaogồm:

Xâmhạitìnhdụctrẻem:Xâmhạitìnhdụctrẻemlàtấtcảnhữngmốiquanhệvàsự

tươngtácgiữamộttrẻemvàmộtngười lớnhaytrẻ lớnhơnhoặccókiếnthứchơn

(mộtngười lạ, anh em ruột,mộtngười có quyền lực, ví dụnhư chamẹhayngười

chămsóctrẻ),khitrẻemđượcsửdụnglàmộtvậtthểnhằmthỏamãntìnhdụccủa

ngườilớnhoặccủamộttrẻkháclớnhơn.Nhữngmốiquanhệvàtươngtácnàyđược

tiếnhànhvớitrẻbằngcáchsửdụngáplực,épbuộc,lừagạt,đedọa.Xâmhạitìnhdục

cóthểlàmặtthểchất,tâmlýhoặclờinói.

Xâmhạitinhthần:Việcngượcđãivềtinhthầnlâudàiđốivớitrẻlànguyênnhângây

ảnhhưởngđếnsựphát triểnvề tinhthầncủatrẻsaunày.Điềunàyảnhhưởngđến

trẻvàkhiếntrẻcảmthấymìnhvôdụngvàkhôngđượcyêuthương,khôngxứngđáng

haytrẻthấygiátrịcủamìnhthấpsovớiyêucầucủangườikhác.Việcnàyápđặtlên

trẻsovớiđộtuổihaysựmongđợivềviệcpháttriểncủatrẻlàkhôngcầnthiết.Đây

chính lànguyênnhânthườngxuyêngâysợhãihay trẻcảmthấynguyhiểmchotrẻ

hoặctrẻcảmthấymìnhbịbóclộthaychánnản.Mộtsốmứcđộxâmhạitinhthầnliên

quanđếntấtcảcáchìnhthứcngượcđãitrẻmặcdùviệcnàyxảyramộtcáchđộclập.

269

PHẦ

N 3

Tài liệu hỗ trợ số 6

Các nguyên tắc triển khai

Những trang tiếp theo bao gồm những ví dụ về các thủ thục triển khai chính sách bảo

vệ trẻ em của các tổ chức Phi chính phủ quốc tế, các thủ tục này có thể đưa ra những

hướng dẫn cho các tổ chức khác trong quá trình xây dựng các chiến lược triển khai chính

sách của các tổ chức. Chú ý rằng các tổ chức có những chiến lược triển khai chính sách

bảo vệ trẻ em khác nhau phụ thuộc vào đặc thù công việc của từng tổ chức. Bản tóm tắt

dưới đây được đưa ra để tham khảo trước khi những chính sách thực tế được trình bầy

trong các ví dụ về chính sách.

Lĩnh vực 6. Bài tập tình huống

Bạnđưamộttrẻemlênbệnhviệnlớnởthịxãđểchữabệnh.Khibạnđưaemđó

vềnhàthìcũngđãmuộn.Mộtcơnbảotrànquađãcuốntrôiđichiếccầudẫn

vàolàng.Bạnvàembéđóphảiởtrongmộttúplềubởikhôngcósựlựachọn

nàokhác.Sánghômsaubạntrảembéđóchobốmẹcủaem.Bạnkhônghềđộng

chạmvàoemđómộtchútnào.Mấyngàysauđó,bốmẹcủaemđógửiđơntố

cáobạnđãhãmhiếpemđó.

270

PHẦ

N 3

Lĩnh vực 1. Tuyển dụng/nhân viên/ tình nguyện viên

Cácquảngcáotuyểndụngcácvịtrítrongtổchứccầnđềcậptớichínhsáchbảo

vệtrẻemcủatổchứcvàquátrìnhchọnlọc.(Xemvídụ1vềchínhsách:Thông

báotuyểndụngcủaTổchứcCứutrợtrẻemAnh)

Cáchướngdẫndànhchonhânviênnhân sự sẽhỗ trợđểpháthiện ranhững

hànhvinghingờ,hànhđộngnghingờ,nhữngkhoảngtrốngtronglịchsửlàm

việc. (Xemvídụ2 về chính sách:Nhữnghướngdẫn của tổ chứcChildHope

dànhchophỏngvấn)

Lĩnh vực 2. Giáo dục và đào tạo

Nhữnghướngdẫnchotrẻvềquyềntrẻem,làmsaođểtrẻtựbảovệđượcmình

vàbáocáocác trườnghợpxâmhạiởđâu. (Xemvídụ3vềchính sách:Panô

thôngtinvềquyềntrẻemcủatổchứcTầmnhìnthếgiới)

Nhữnghướngdẫn cho các thànhviên cộngđồng làm thếnàođểbáo cáo các

trườnghợpxâmhạitrẻem,làmthếnàođểquảnlýđượckháchđếnthămvàcác

nhânviêncưxửnhưthếnàochođúng(Xemvídụ3vềchínhsách:Panôcủa

TổchứcTầmnhìnthếgiới)

Những hướng dẫn cho trẻ có thể bao gồm giáo dục về “qui tắc động chạm”

có liênquan tớinhữnghànhvi an toàn,khôngan toànvànhữngmối liênhệ

vớingười lớn.(Xemvídụ4vềchínhsách:Sổtayhộithảotrẻemcủatổchức

StairWay)

Lĩnh vực 3. Quy định nghề nghiệp

Cácchươngtrìnhgiớithiệuchonhânviênbaogồmtậphuấnchonhânviênvề

nhữngquiđịnhnghềnghiệpcủatổchức.(Xemvídụ5vềchínhsách:Cácqui

địnhcủaCứutrợtrẻemAnh)

271

PHẦ

N 3

Lĩnh vực 4. Cơ chế báo cáo và các phương tiện truyền thông

Chuẩnhóamẫubáocáo (Xemvídụ6và7về chính sách:TổchứcECPATvà

ChildHope)

Biểuđồquảnlýbáocáocáctrườnghợpnghingờxâmhại.(Xemvídụ8và9về

chínhsách:TổchứcPlanTháilanvàChildHope)

Lĩnh vực 5: Các vị khách bên ngoài viếng thăm (nhà tài trợ, Báo chí, các tổ chức

Phi chính phủ khác) và các phương tiện truyền thông

Sửdụngcácmẫuđồngýcủa trẻ trong tất cảcáccuộcphỏngvấncủaphương

tiệntruyềnthôngvớitrẻem(Xemvídụ10vềchínhsách:MẫuđồngýcủaCứu

trợtrẻemAnh)

Tấtcảcácnhânviênphảihiểurõnhữnghướngdẫntiếnhànhcáccuộcphỏng

vấn của cácphuơng tiện truyền thôngvớinhânviên, trẻ emvà cách sửdụng

nhữngtranhảnhvàphimcủatrẻem(Xemvívụ11và12vềchínhsách:Tổchức

ECPATquốctếvàCứutrợtrẻemAnh)

Lĩnh vực 6: Chính sách và các thủ tục

Yêucầucácđốitácđápứngtốithiểunhữngchuẩnthựchànhtrongchínhsách

bảovệtrẻem(Xemvídụ13vềchínhsách:MẫuhợpđồngcủaCứutrợtrẻem

Anh)

272

PHẦ

N 3

Ví dụ chính sách số 1: Quảng cáo tuyển dụng

Ví dụ dưới đây do Tổ chức Cứu trợ trẻ em Anh cung cấp

CứutrợtrẻemAnhlàmộttổchứcphichínhphủquốctếphấnđấuvìlợiíchlâudài

củatrẻem.LiênminhCứutrợtrẻemhiệnđangcónhữnghoạtđộngnhằmcảithiện

cuộcsốngcủatrẻemtại115quốcgiatrênthếgiới.Cứutrợtrẻemhiệnđangmởrộng

phạmvihoạtđộngvàcầntuyểnthêmnhânviênvàonhữngvịtrísauđây.

ThaTrách nhiệm chính

ÜVậnđộngcáctổchứcPhichínhphủtạiTháiLanhiệnđangtiếnhànhcáchoạt

độnghỗtrợnhữngnạnnhânbịảnhhưởngbởiSóngthầnthamgiavàochương

trình“Đảmbảocáctổchứcantoànchotrẻ”củatổchứcCứutrợtrẻemAnh.

ÜHỗtrợđánhgiánhucầuthiếtlậphệthống/chínhsáchbảovệtrẻemcủacáctổ

chứcPhichínhphủ,cáccộngđồngđểhỗtrợnhữngnạnnhânbịảnhhưởngbởi

Sóngthần.

ÜHỗtrợcáctổchứcphichínhphủxâydựngcấutrúcvàquiđịnhvềbảovệtrẻem.

ÜĐónggópvàoviệchoànthiệnbộcôngcụcủatàiliệutậphuấncủaCứutrợtrẻ

emAnhtạiTháiLanvàcácnguồnlựcđểcóthểsửdụngnhằmhỗtrợtấtcảcác

cơquanbanngành,tổchứcnào(baogồmcảcácđốitácphíachínhphủ)cólàm

việcvềvấnđềbảovệtrẻem.

ÜLàthànhviêncủanhómhỗtrợcáctổchứcphichínhphủvàcáctổchứcchăm

sóc/cótráchnhiệmvớitrẻemđểhọcóthểthiếtlậpcácquiđịnhvàcơchếbáo

cáocácvấnđềcóliênquantớibảovệtrẻem.

ÜHướngdẫnmạnglướicáctổchứcđịaphươnglàmviệcvềbảovệtrẻemchiasẻ

nhữngbàihọckinhnghiệmcũngnhưnhữngkinhnghiệmtrongviệcxâydựng

tổchứcantoàndànhchotrẻ.

ÜHỗtrợviệctheodõitriểnkhaivànhữngtácđộngcủahệthốngbảovệtrẻem

trongtấtcảnhữngcôngviệchiệnđangtriểnkhaitạikhuvựcbịảnhhưởngbởi

Sóngthần.

273

PHẦ

N 3

Yêu cầu:

ÜCôngdânTháiLan(hợpđồng12thángvàcóthểgiahạnthêm).

ÜBằngcấpphùhợpvớicácvịtrí.

ÜThànhthạokỹnăngmáytính.

ÜCókhảnăngnóivàviếttiếngAnhlàmộtlợithế.

ÜKỹnăngquanhệcánhân,kỹnănggiaotiếpvàtínhhạycảmkhilàmviệcvớicác

đốitác.

ÜSẵnsàngđicôngtácthườngxuyên,đặcbiệtlàtớimiềnNamcủaTháiLan

ÜHiểuvàcamkếtthựchiệncácquyềncủatrẻem.

ÜCókinhnghiệmlàmviệcvớitổchứcphichínhphủ.

ÜKỹnăngtậphuấnvàdẫntrìnhtốt.

ÜBiếtláixelàmộtlợithế.

Cácthủtụcvàtuyểnchọncũngnhưkiểmtrađềuphảnảnhsựcamkếtcủachúngtôi

đểbảovệtrẻemkhỏixâmhại.

Hồsơvàthưxinviệcgửivềtheođịachỉ[email protected]

Chỉnhữngứngcửviênđượcchọnsẽđượcthôngbáo.Hạnnộphồsơ:18/08/2005

Bảnmôtảcôngviệcđầyđủsẽđượcgửichonhữngứngcửviênđượcchọn

274

PHẦ

N 3

Ví dụ chính sách số 2: Phỏng vấn

Ví dụ dưới đây do Tổ chức ChildHope cung cấp

1. Cuộcphỏng vấnđược xemnhư là cơhội đểđánh giámứcđộphùhợp của các

ứngcửviênvớichínhsáchbảovệtrẻem.CánbộBảovệtrẻemcầnnhắcnhởban

phỏngvấnvềnhữngđiềucơbảncóliênquantớibảovệtrẻem,vídụnhữngkẻ

xâmhạitrẻemnhìnbềngoàihoàntoàn“bìnhthường”,nhưnglạirấtcókỹnăng

lừagạt,chàohàngvà“hàonhoáng”(củatổchứccũngnhưlàcánhântrẻ).

2. Bởivậy,luônluônnhớtrongđầunhữngquitắccủasựcôngbằngtrongphỏngvấn

(vídụ,tấtcảcácứngcửviêncầnđượchỏinhữngcâuhỏigiốngnhaukhôngcósự

phânbiệt),banphỏngvấncầnchúýnhữngđiểmsau:

• Nhữngkhoảngtrốngtrongthờigiancôngtác;

• Sựthayđổithườngxuyêntrongcôngviệccũngnhưđịachỉcưtrú;

• Nhữnglýdothayđổicôngviệc(đặcbiệtnếusựthayđổinàycótínhđộtngột);

• Làmrõcácnhiệmvụhoặccôngviệcđãhoànthànhmàcòn“chưarõ”tronghồ

sơxinviệccóliênquantớilàmviệcvớitrẻem;

• Quansátcáccửchỉ,điệubộvàsựlảngtránh,sựmâuthuẫnvàkhôngnhấtquán

trongnhữngcâutrảlời(mặcdùđiềunàyphảiđượchiểutrongbốicảnhcụthể

vàcũnglàđiềubìnhthườngtrongphỏngvấn).

3. Trongcuộcphỏngvấncầnchúýmộtđiềuquantrọngđólàvấnđềbảovệtrẻem

cầnđượcthảoluậnmộtcáchcởimởvàbanphỏngvấncầncủngcốrằngtổchức

cóchínhsáchvàcơchếbảovệtrẻemmộtcáchtoàndiện.Tínhminhbạchlàmột

phầnquan trọng của việc phòng chống xâmhại trẻ em:một kẻ xâmhại có thể

khẳngđịnhrằngsẽkhôngcóđủcơhộiđểxâmhạitrongmôitrườngvănhóacởi

mởvàđầyđủnhậnthức.

275

PHẦ

N 3

4. Nhữngngườinộpđơn,đặcbiệtlàứngcửvàonhữngvịtríliênquantrựctiếptới

cácvấnđềbảovệtrẻem,cầntìmhiểukỹchínhsáchtrướckhidiễnracuộcphỏng

vấn(vànếucóthểthìkývàobảncamkết).Banphỏngvấncóthểsửdụngbảncam

kếtnàyđểxemliệunhữngứngcửviênđãtìmhiểuchínhsáchvàliệucóhiểuđúng

đắnkhông.Banphỏngvấncóthểhỏinhữngcâuhỏivềsuynghĩcủahọvềchính

sáchbảovệtrẻemcủatổchức/hỏinhữngcâuhỏicụthểvềchínhsáchnày.Điều

nàynhắcnhởcácứngcửviênrằngtổchứcrấtquantâmtớichínhsáchbảovệtrẻ

em.

5. Nhữngcâuhỏitrựctiếpvàmangtínhtháchthứcsẽkhuyếnkhíchsựtựlựachọn

(vídụ,cácứngcửviêntựrútluikhỏiquátrình).Cáccâuhỏichínhxácđượcsử

dụngcầnphùhợpvớibảnmiêu tả côngviệchoặcmứcđộ thâmniêncủavị trí

đăngtuyển:

a.Bạnđãbaogiờlàmviệcởnơimàđồngnghiệpcủabạnđãxâmhạitrẻem?Điều

gìđãxảyravàđượcgiảiquyếtnhưthếnào?Bạnnghĩgìvềcáchthứcgiảiquyết

sựviệcđó?Bạncóhướnggiảiquyếtnàokhácvớicáchđókhông?

b.Bạn cónhận thức được chính sách bảo vệ trẻ em của chúng tôi không?Bạn

nghĩgìvềchínhsáchnày?

c.Khinàothìphùhợphaykhôngphùhợpkhimộtmìnhbêntrẻ(thămdựán,tại

địabàndựán)?

d.Nhưthếnàovàkhinàothìanủitrẻlàthíchhợp?

e.Loạihìnhảnhnàocủatrẻemđườngphốcóthểlàkhôngthíchhợpkhixuấtbản

chúngtrongcácbáocáohàngnămcủatổchức(banphỏngvấncóthểtìmmột

sốbứcảnhnhư:trẻđangmặcquầnáokhôngthíchhợp;nếutêncủatrẻkhông

đượcthayđổi;chụpvàsửdụngnhữngbứcảnhmàkhôngđượcphépcủatrẻ).

f. Nếumộttrẻbịhãmhiếpbởivìtrẻđókhôngcẩnthậnvàmặcđồmộtcáchkhiêu

gợi,bạncóchorằngnhữngđiềuxảyrađólàdolỗimộtphầntừtrẻ?

276

PHẦ

N 3

6.Nhữngdấuhiệucảnhbáobaogồm(nhưngkhônggiớihạntới):

•Trìnhbầyquátrôitrảyhoặccốýđểlàmhàilòngbanphỏngvấn;

•Kỹnănglắngnghe,giaotiếphoặcquanhệkém;

•Cónhữngcâuhỏi/tuyênbốxalạhoặckhôngthíchhợpvềtrẻ;

•Bầytỏmongmuốnđượccóthờigianmộtmìnhvớitrẻ/làmviệcvớitrẻcóđội

tuổihoặcgiớitínhcụthể;

•Đặcbiệtquantâmtớicácbứcảnhcủatrẻ;

•Hồsơnếuđidulịchthườngxuyêntớinhữngđịađiểmởđócócácdịchvụvề

dulịchtìnhdụctrẻem.

7. Tuynhiêntrongthựctếphỏngvấncóthểsẽkhôngcónhữngdấuhiệunhưvậy.

Nhữngdấuhiệucóthểsẽkhôngrõràng.“Nhữngkẻquanhệtìnhdụcvớitrẻem

cókỹnăngsẽkhôngbịpháthiệnbởinhữngcảmnhậnbêntronghoặcnhữngdấu

hiệu cảnhbáo rõ ràng.Chúng có thể bộc lộ ra bênngoài làmộtngười rất phù

hợpvới vị tríđăng tuyển”.Nhưngđừngvội từbỏ- tiếp tục cảnhbáo: “Hãynhớ

rằng,lắngnghenhữngphảnứngtừbêntrongcủabạnnhưngsoixétnóvớinhững

chuẩnthựchànhđúng”.

8. Mặcdùcónhữngcâuhỏiđó,cuộcphỏngvấnvầncầnđảmbảomộtkếtthúc

mangtínhtíchcực.

Nguồn:Jackson,E.vàWernham,M.2005.Bộcôngcụvềcácchínhsáchvàcơchế

bảovệtrẻem.London:TổchứcChildHope.pp.144-145.

277

PHẦ

N 3

Ví dụ chính sách số 3:

Giáodụctrẻemvàcộngđồng

Ví dụ này do Tổ chức Tầm nhìn thế giới Quốc tế cung cấp

Văn bản dưới dây xuất hiện trên những tấm pa-nô là một phần của bộ công cụ bảo vệ

trẻ em của tổ chức Tầm nhìn thế giới, chúng được sử dụng trong rất nhiều các trung tâm

tạm thời ở những địa bàn bị ảnh hưởng bởi Sóng thần tại Thái Lan. Mục đích là để đảm

bảo rằng trẻ em và cộng đồng nhận thức được quyền của họ và biết cần phải làm gì khi

các nhân viên, tình nguyện viên hay các vị khách viếng thăm không tuân theo những

qui định. Bộ công cụ bao gồm: 1) Chính sách bảo vệ trẻ em (được xác nhận và ký bởi tất

cả các nhân viên, tình nguyện viên và các vị khách); 2) Điều tra đánh giá mức độ rủi ro

(để tìm ra tính dễ tổn thương của trẻ trong các cộng đồng); và 3) Nội dung trên những

bảng hướng dẫn nhằm giúp các nhân viên kiểm soát sự di chuyển của các vị khách trong

các trung tâm tạm thời và cung cấp cho các vị khách thông tin về chính sách bảo vệ trẻ

em để họ ký cam kết một cách dễ dàng.

Thông tin dành cho trẻ

Trẻemcóquyền:

nAntoàn

nĐượclắngnghevàtintưởng

nĐượctôntrọng

n Bímậtcánhân

nĐượcbảovệkhỏinhữngnguyhại

nĐượcyêucầugiúpđỡ

278

PHẦ

N 3

Tổchứctầmnhìnthếgiớiquantâmtớitrẻem:

nSựantoànvàhạnhphúccủatrẻlàrấtquantrọngvớitổchức.

nChúng tôimuốncácbạnđượcan toànkhi làmviệcvới cácnhânviêncủaTổ

chứcTầmnhìnthếgiới,trongcácvănphòngcủatổchức,hoặcthamgiavàocác

hoạtđộngcủaTầmnhìnthếgiới.

nKhicácbạnnhậnthựcphẩm,chănmàn,quầnáo,lềutrạihoặcbấtcứnhữngthứ

gìkháctừTầmnhìnthếgiớivàcáctổchứckhác,cácbạnkhôngcầnphảiđáplại

bằngbấtcứthứgì.

Các bạn có thể làm gì khi các bạn cảm thấy không thoải mái hoặc không an toàn:

nHãynói“Không”khithamgiavàobấtcứhoạtđộnggì.

nCốgắng thoátkhỏi tìnhhuốngmàbạnởmộtmìnhvớinhữngngườimàbạn

cảmthấykhôngthoảimáihaykhôngantoàn.

nNóivớinhữngngườikhácmàbạntintưởng-cóthểlàaiđótronggiađìnhbạn,

giáoviêncủabạnhoặcmộtthànhviêncủaTầmnhìnthếgiới.Nếubạnmuốn

bạncóthểnóichuyệnvới……..đanglàmviệctại…………………

Chúng tôi có thể làm gì nếu bạn kể cho chúng tôi về những gì bạn cảm thấy không an

toàn:

n Chúngtôisẽlắngnghebạnvànghiêmtúcxemxétnhữngđiềubănkhoăn.của

bạn.

n Chúngtôisẽhànhđộngvìlợiíchtốtđẹpnhấtdànhchobạn.

n Chúngtôisẽcốgắnghếtsứcđểgiúpbạncảmthấyantoàn.

Chúng tôi sẽ không làm:

nNóichobạnđólàlỗicủabạn.

nKểchonhiềungườikhácbạncảmthấythếnàovàchuyệngìđãxảyra.

279

PHẦ

N 3

Thông tin dành cho cộng đồng

TấtcảnhânviêncủaTầmnhìnthếgiớivàcáctìnhnguyệnviêncũngnhưkháchđến

thămcộngđồngcủabạnđềunhấttrítuântheonhữngquiđịnhcủahànhviứngxử.

Pa-nônàycungcấpchocácbạnthôngtinvềnhữngquiđịnhnày.Thôngtinnàycũng

nóichocácbạnbiếtvềquyềnvàbạncóthểlàmgìnếubạncóbănkhoănvềnhững

hànhvicủanhânviêntổchức,hoặckháchđếnthămcộngđồng,trẻemhoặcnhững

ngườikhác.

• NhânviêncủaTầmnhìnThếgiớivàkháchđếnthămđềulàkháchcủacộng

đồng.Nhữngngườidântrongcộngđồng,baogồmcảtrẻem,phảiđượcđốixử

mộtcáchtôntrọngvàđảmbảonhânphẩm.

• Tất cảkháchđến thămphảiđi cùngnhânviên củaTầmnhìn thếgiới trong

suốtthờigianđếnthămcộngđồng.

• Kháchđếnthămkhôngđượcchụpảnhtrẻhaychơivớitrẻmàkhôngđượcsự

đồngýcủabốmẹtrẻ.

• Nhânviênvàtìnhnguyệnviênkhôngđimộtmìnhvớitrẻmàchưacósựđồng

ýcủabốmẹtrẻ.

• Kháchđếnthămvàtìnhnguyệnviênkhôngđượcởmộtmìnhvớitrẻ.

• Cácnhânviên,tìnhnguyệnviênvàkháchđếnthămkhôngđượccóbấtcứmối

quanhệtìnhdụcnàovớithànhviêntrongcộngđồng.

• Khicácbạnnhậnthựcphẩm,chănmàn,quầnáo,lềutrạihoặcbấtcứnhững

thứgìkháctừTầmnhìnthếgiớivàcáctổchứckhác,cácbạnkhôngcầnphải

đáplạibằngbấtcứthứgì.

• Khôngđượcđộngchạmhayvuốtve trẻ theocáchmàtrẻhaybốmẹtrẻcảm

thấykhôngđượcthoảimái.

• Độngchạmvàonhữngbộphậntìnhdụccủatrẻlàbấthợppháp,vànếunhư

bạnthấyđiềuđóxảyrahãybáocáolạingaylậptức.

• Bạncóquyềntựdotínngưỡng,vănhóa.

280

PHẦ

N 3

• Cácnhânviên,baogồmcảgiáoviêntrongmôitrườngthânthiện,khôngđược

táthoặcđánhtrẻ.

Bạn sẽ làm gì nếu bạn lo lắng về xâm hại do nhân viên hay các vị khách thực hiện:

• Cốgắngthoátkhỏiaiđólàmchobạncảmthấykhôngthoảimái.

• Kểchoaiđómàbạntintưởng-nhânviêncủaTầmnhìnthếgiới,hoặccácnhân

viêncủacáctổchứcphichínhphủkhác,giáoviênhaylãnhđạocủacộngđồng.

Tầm nhìn thế giới sẽ làm gì để giúp bạn:

• Chúngtôisẽlắngnghevàxemxétmộtcáchnghiêmtúc.

• Chúngtôisẽtiếnhànhnhữnghànhđộngngaylậptứcđểgiảiquyếtvấnđềvàsau

đótraođổivớibạnvềnhữnggìchúngtôiđãlàm.

• Chúngtôisẽkhôngnóivớibấtcứaivềbạncảmthấynhưthếnàohoặcchuyệngì

đãxảyratrừkhibạnmuốnchúngtôilàmđiềuđó.

• Chúngtôisẽkhôngnóiđólàlỗicủabạnhaybạnđãsai.

281

PHẦ

N 3

Ví dụ chính sách số 4: Giáo dục trẻ

Ví dụ này do tổ chức Stairway Foundation cung cấp

Dạy trẻ những kỹ năng để trẻ có thể nhận ra và báo cáo những trường hợp bị xâm hại là

điều rất quan trọng. Những hoạt động dưới đây là một phần trong Hội thảo về trẻ em do

tổ chức Stairway Foundation tiến hành tại Phi-lip-pin. Trong hội thảo này, trẻ được dạy

về những quyền và được người lớn đối xử như thế nào. Trẻ học được rằng trẻ không phải

rộng lượng khoan dung với những hành vi hay tình huống mà trẻ cảm thấy không thoải

mái. Chú ý đây không phải là những hoạt động riêng rẽ: chúng cần được chấp nhận và

đưa vào bối cảnh của tập huấn về quyền trẻ em.

Hoạt động 1: Thảo luận về qui tắc động chạm an toàn

Mụctiêulàđểtrẻemyêuvàtôntrọngcơthểcủamình,vàdạytrẻquitắcđộng

chạmvàocơthể.

Ü Qui tắc 1

Ngườilớnhayngườicóquyềnlựchơnbạnđượcphépđộngchạmvàonhững

bộphậnkíntrêncơthểbạn,hoặcyêucầubạnđộngchạmvàonhữngbộphận

kíncủahọ,hoặcchụpnhữngbộphậnkíncủabạn(đưaranhữngvídụvàyêu

cầutrẻđưaranhữngvídụ).

Ü Qui tắc 2

Nếuaiđócốgắngđểđộngchạmvàonhữngbộphậnkíncủacơthểbạnhay

yêucầubạnđộngchạmvàonhữngbộphậnkíncủangườiđóhaymuốnchụp

ảnhthìhaynói“Không”vàchạyđếnaiđómàbạncảmthấyantoànhơnvàkể

chohọvềnhữnggìđãxảyra(chovídụvàyêucầutrẻchovídụ).

282

PHẦ

N 3

Ü Qui tắc 3

Trẻkhôngbaogiờcólỗikhibịaiđóđộngchạmvàonhữngbộphậnkíntrên

cơthểmình(chovídụvàyêucầutrẻchovídụ).

Ü Qui tắc 4

Không bao giờ được giữ kín những trường hợp vi phạm Nguyên tắc động

chạmtrên(chovídụvàyêucầutrẻchovídụ).

Những điểm trong tập huấn:

• Nóichotrẻemvànhữngngườitrẻtuổirằngcácbộphậntrêncơthểconngười

làbấtkhảxâmphạmvàphảiđượctôntrọng.

• Cơthểcủabạnchỉthuộcvềbạnvàkhôngcóaicóquyềnđượcđộngchạmvào

bạntheocáchmàbạnkhôngthíchhaykhônghiểu.

• Hiểuvàtôntrọngcơthểbạncóthểgiúpbạnđượcantoàn.

• Bạncóquyềnđượcbảovệkhỏitấtcảloạihìnhxâmhạivàbóclột.

• Bạncóquyềnđượcbầytỏnhữngsuynghĩvàquanđiểmcủamình.

Hoạt động 2: Nhận diện những hành động chấp nhận được và không chấp nhận được

MụcđíchlàchotrẻhọcđượcHìnhthứcđộngchạm.

Bạn cần:

• Cáchìnhthứcđộngchạm(độngchạmantoàn/khôngantoàn/gâybốirối);cácbài

tậptìnhhuốngmiêutảcáctìnhhuốngkhácnhaucóliênquanđếnnhữngvídụ

khácnhaucủaviệcđộngchạm(mỗitìnhhuốngghitrên1thẻ).Mộtsốtìnhhuống

cầnmiêutảsựđộngchạmkhôngthíchhợp;nhữngtìnhhuốngkhácmiêutảsự

độngchạmthíchhợp;hoặcnhữngđộngchạmkhóhiểu.Kếthợpvớinhữngtình

huốngcùnggiớihaykhácgiớicũngnhưsựphatrộngiữatrẻemvàngườilớn.

283

PHẦ

N 3

Làm thế nào để làm được điều này:

• Treocáchìnhthứcđộngchạmlênbảng/tường.

• Gợimởchocáchọcviênvềnhữngvídụkhácnhaucủasựđộngchạman

toàn,khôngantoànhaysựđộngchạmkhóhiểu.

• Động chạm an toàn: (độngchạmthíchhợp)-ngườimẹômmộtđứa

trẻ.

• Động chạm không an toàn: (độngchạmkhôngthíchhợp)-đánh

mạnhđếnmứcthâmtín.

• Động chạm khó hiểu: (độngchạmgâybốirối)-ngườichúxoabópbộ

ngựccủacháugái.

• Sauđó,đưachomỗihọcviênmộtthẻ(hoặcmộtnhóm)vàyêucầumỗihọc

viên(haynhóm)đọctotìnhhuốngcủamình.

• Saukhicácnhómđãđọcxong,yêucầucácnhómcùngnhaumiêutảnhững

độngchạmđócóluônđượcchấpnhận,đôikhiđượcchấpnhận(tùythuộc

vàotìnhhuốngcụthể)haykhôngbaogiờđượcchấpnhận.

Làm gì sau đó

• Giảithíchrằngthựctếrấtnhiềutìnhhuốngcóthểchấpnhậnđượctrong

trườnghợpnàynhưnglạikhôngchấpnhậnđượctrongnhữngtìnhhuống

khác.

Những điểm lưu ý trong tập huấn

• Trẻ em/người trẻ tuổi cần có khả năng nhận ra sớmnhữngmối nguy hiểm

tiềmtàngtrongcáctìnhhuống.

• Một cách để có thể làm được điều này đó là nhận ra được những cảm xúc

không thoải mái. TRẺ EM PHẢI BÁO CÁO LẠI NHỮNG ĐỘNG CHẠM

KHÔNG AN TOÀN VÀ KHÓ HIỂU NGAY LẬP TỨC.

284

PHẦ

N 3

Hoạt động 3: Thảo luận về những hành vi thu động, hung hăng và quyết đoán.

Mụcđíchlàđểtrẻhọcđượcsựkhácnhaugiữanhữnghànhvithụđộng,hunghăng

vàquyếtđoán.

Bạn cần:

Địnhnghĩathếnàolànhữnghànhvithụđộng,hunghăngvàquyếtđoán:

Thụ động - khinhữngngườikhácthỏamãnnhucầucủamìnhbằngcáchxâm

hạiquyềncủamình.

Hung hăng - Khinhucầucủamìnhđượcđápứngbằngcáchxâmhạiquyền

củangườikhác.

Quyết đoán - khinhucầucủabạnđượcđápứngnhưngkhôngxâmhạiquyền

củabạnhayngườikhác.

Làm thế nào để thực hiện được điều này:

• Treonhữngđịnhnghĩahànhvithụđộng,hunghăngvàquyếtđoánlênbảng/

tường.

• Nóivớicácnhómrằngcónhiềucáchkhácnhauđểphảnứnglạinhữngtình

huốngthựctế.

• Thảoluậntừngđịnhnghĩa,đưaranhữngvídụcụthể,vàyêucầucácnhóm

đưaranhữngvídụ.

• Chianhóm3-4ngườithảoluậnvềnhữnghànhvinàyvàsauđóthựctậpbằng

cáchđóngkịchvềnhữnghànhviđó,hoặccóthểgiaobàitậpchomỗinhóm.

• Cácnhómtrìnhbầyvởkịchtìnhhuốngcủamìnhtrướccácnhómkhác.Các

nhómkháccốgắngquansátvàđoánxemnhómđóđangtrìnhbầyvềloại

hànhvinào.

Làm gì sau đó

• Saukhicácnhómtrìnhbầy,yêucầunhómchiasẻhọnghĩnhânvậttrongvỏ

kịchđómuốngìhoặccốgắngđểbảovệmìnhsửdụngcáchànhvithụđộng,

285

PHẦ

N 3

hunghănghayquyếtđoán.Nếuthờigianchophép,diễnlạimànđóngkịchthể

hiệnnhữnghànhvithụđộng,hunghăng;tuynhiênlầnnàysửdụnghướng

tiếpcậnbằnghànhviquyếtđoán.

Ví dụ phân vai

• Mộttrẻđangchơibóngrổvớibạnmình.Mộttrẻlớnhơnđếnvàlấybóngkhỏi

trẻđóvàcònđẩyemđóngãxuốngsân.

• Mộtbạnnhìnthấymộtbạnkhácđangtrêughẹobạngáicủamình,vàbạnnày

cốgắngđểgiảiquyếtviệcđó.

• Mộthọcsinhliêntụcđềnghịgiáoviêndạytoángiúpmình;ngườigiáoviên

luônhứasẽgiúpnhưngkhôngthựchiện.

Các điểm lưu ý khi tập huấn

• Khibạnmuốnquyếtđoán,bạnnói:

• “Tôinghĩrằng”(nóirasựviệclàgì).

• “Tôicảmthấy”(nóirasựviệcảnhhưởngđếncảmxúccủamìnhnhưthế

nào).

• “Tôimuốn”(yêucầuthayđổi).

• Mộttuyênbốquyếtđoángiảiquyếtmộtsựviệctạimộtthờiđiểmnhấtđịnh,và

thườngcụthể,tậptrung.

• Quyếtđoántrướcmộtkẻxâmhạihaycódấuhiệuxâmhạisẽphòngtránhđược

sựxâmhạixảyra.

Hoạt động 4: Thực hành các cách phản ứng lại với những trường hợp xâm hại (“Làm gì

nếu”).

Mụcđíchlàđểtrẻthựchànhcáccáchphảnứnglạivớinhữnghànhvixâmhại.

Làm thế nào:

• Thựchành“Làmgìnếu”vớicácnhóm,vớinhữngvídụcụthểvềsựđôgj

chạmvàtínhquyếtđoán.

286

PHẦ

N 3

w Làmgìnếugiáoviêncủabạnyêucầubạnởlạisaubuổihọcvànóirằng

bạnlàngườiđặcbiệtvàxứngđángđượchọcởlớpđặcbiệtrồiômbạn

vàolòngvànóitiếpmuốntrởthànhmộtngườibạnbímậtvàđặcbiệt

củabạn(Hànhđộngphảnứnglạicóthểbaogồm:nóikhông;đẩyravà

chạykhỏilớp;nóirằngbạnsẽkểvớibốmẹ…..,luônluôntỉnhtáo,sử

dụngánhmắt,vàngônngữcơthể.).

w Làmgìnếuchúcủabạnhônbạnvàomôivàyêucầubạnkhôngđượcnói

vớiaibiết.

Làm gì sau đó

• Nóivớicácnhómnếuaiđócógắngtiếpcậnbạnhayxâmhạibạn,bạncóthể

làmnhữngviệcsau:

w Chạyđi.

w Kêulên.

w Nóikhông.

w Nóivớingườiđólàbạnsẽkểlạichongườikhác.

w Ngaylậptứctìmmộtngườilớnvàyêucầugiúpđỡ;nếungườiđầutiên

khônggiúpđỡ,thìtìmngườikhác.

w Chúýtậptrungquansátxemngườihỏibạnsauđólànhưthếnào.

Các điểm chú ý trong tập huấn:

• Họccáchquyếtđoánsẽgiúpbạnbảovệđượcquyềncủamìnhmàkhôngxâm

hạiquyềncủamìnhhayquyềncủangườikhác.

• Nếumộtaiđócốgắngtiếpcậnbạnhoặcxâmhạibạn,hãynhớnói“Không”.

Bỏchạyvànóilạivớingườibạntintưởng.

• Càngcónhiềuhiểubiếtvàthựchànhvềsựantoàncủacơthểthìbạncàng

đượcchuẩnbịtốthơnđểsẵnsàngđốiphóvớinhữngvấnđềtiềmẩn-đặcbiệt

làxâmhại.

Nguồn: Tổ chức Stairway Foundation. “Phòng chống xâm hại tình dục trẻ em”. Oriental

Mindoro, Phi-lip-pin: Stairway Foundation. (Tài liệu tập huấn chưa xuất bản)

287

PHẦ

N 3

Ví dụ chính sách số 5: Quy định nghề nghiệp

Ví dụ dưới đây do Liên minh Cứu trợ trẻ em cung cấp, nơi mà tất cả nhân viên mới

phải ký vào bản qui định. Sau đây là bản quy định nghề nghiệp ngắn gọn:

Qui định nghề nghiệp đối với nhân viênĐiều này có ý nghĩa gì với tôi?

LàmộtnhânviênhoặcđạidiệncủaLiênminhCứutrợtrẻem,tôisẽthúcđẩygiátrị,

nguyêntắcvàbảovệdanhtiếngcủatổchứcbằngcách:

• Tôn trọngquyềncơbảncủangườikhácbằngcáchhànhđộngmột cáchcông

bằng,trungthựcvàkhéoléo,vàđốixửvớimọingườitrênnguyêntắctôntrọng

cánhân,tôntrọngnhâncách,vàtôntrọngluật,vănhóa,truyềnthống,phong

tụctậpquánquốcgiaphùhợpvớiCôngướcquốctế.

• Làmviệctíchcựcđểbảovệtrẻemthôngquaviệctuânthủchínhsáchvàqui

địnhBảovệtrẻemcủatổchức.

• Luônduytrìnhữngchuẩnmựccánhânvàchuẩnmụccôngviệcmộtcáchcao

nhất.

• Bảovệantoàncánhâncủamìnhvàcủangườikhác.

• Bảovệtàisảnvàcácnguồnlựccủatổchức.

• BáocáotấtcảcácsựviệcviphạmnhữngchuẩnmựccóghitrongBảnquiđịnh

nghềnghiệp.

DuytrìchuẩnmựccánhânvàchuẩnmựccôngviệcởmứccaonhấtcónghĩalàTôisẽ

khôngcónhữnghànhviviphạmcácquiđịnh,sẽthựchiệncôngviệctheokhảnăng

caonhấtcủamình,sẽkhônglàmgìđểảnhhưởngđếndanhtiếngcủatổchức.

288

PHẦ

N 3

Vídụ, tôi sẽ không

• Cóquanhệtìnhdụcvớibấtkỳaidưới18tuổi,hoặcxâmhạivàbóclộttrẻem

dướibấtcứhìnhthứcnào.

• Traođổitiền,côngviệc,hànghóahaydịchvụvìmụcđíchtìnhdục.

• Uốngrượuhaysửdụngcácchấtkíchthíchkháccóảnhhưởngtiêucựctớikhả

năngcủamình trongviệc thựchiệncôngviệchayảnhhưởngđếndanh tiếng

củatổchức.

• Sởhữuhaytạolợinhuậntừnhữnghànghóahaycácdịchvụphipháp.

• Nhậnhốilộhoặccácmónquàđặcbiệt(trừnhữngquàlưuniệmnhỏ)từchính

phủ,ngườihưởnglợi,nhàtàitrợ,ngườicungcấphoặcnhữngngườikhácchào

mờibởicôngviệccủamình.

• Khôngsửdụnggiađình,bạnbèhoặcquanhệcánhânđểcungcấphànghóa,

dịchvụchotổchức,haysửdụngcáctàisảncủatổchứcvímụcđíchlợinhuận

cánhân.

• Cócáchànhviđedọađếnsựantoàncủamìnhvànhữngngườikhác.

• Sửdụngmáy tínhhoặccác thiếtbịkháccủa tổchứckhácđểxem, tảidữ liệu

hoặcphânphátnhữngtàiliệukhôngthíchhợp,vídụnhưtranhảnhkhiêudâm.

289

PHẦ

N 3

Ví dụ chính sách số 6:

Mẫu báo cáo và theo dõi

Ví dụ dưới đây do tổ chức ECPAT quốc tế cung cấp

MẪU BÁO CÁO XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM

Tênvàthôngtinchitiếtcủatrẻ(Baogồmcácgiấytờtùythân,sốchứngminh)

Trẻ sống ở đâu, và ai chịutráchnhiệmvớitrẻ?

Nơi đó có an toàn không?(nếukhông,cầnsắpxếpmộtnơikhác)

Têncủatổchứchaycánhânhoànthànhmẫubáocáonàyvàngườitraođổivớitrẻvềsựviệcnày:

Ngàybáocáo:

Trườnghợpsố:

Ai là kẻ xâm hại? (ghi chépcàngnhiềuthôngtincàngtốt-nếukhôngbiếttênthìmiêutảchitiết)

Chuyện gì đã xảy ra

290

PHẦ

N 3

MẪU BÁO CÁO XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM

Còncóainữabiếtvềsựviệcnày?(thôngtinchitiết,baogồmcảtênvàcácbanngànhcóliênquan)

Trẻcầndịchvụhỗtrợgì(vídụhỗtrợvềytế),aicungcấpnhữngdịchvụđó?

Ai tiếp tục theo dõi trườnghợpnày,vàthờigiannhưthếnào?

Cáctìnhhuốngxảyralàgì(vídụ,địađiểm,thờigian)

Cóaiởđónữakhông?

Cầnphảilàmgì?(cụthểailàmvàkhinào?)

291

PHẦ

N 3

MẪU BÁO CÁO XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM

Ngày Hoạtđộng/thôngtin

TRƯỜNGHỢPSỐ:

Ngườithựchiện

Ghichéptheodõi,cáchoạtđộngvàthôngtin

292

PHẦ

N 3

Ví dụ chính sách số 7

Báo cáo các trường hợp xâm hại hay nghi ngờ xâm hại

Ví dụ này do tổ chức ChildHope cung cấp

Nếubạnnhận thứcđượcrằngsựan toàncủa trẻcó thểbịnguyhiểm,hãyđiền

đầyđủvàomẫunàytheosựhiểubiếtcủabạn.Chúýrằngcácvấnđềliênquantới

bảovệtrẻemcóthểbáocáotrựctiếptớicánbộbảovệtrẻemngaylậptức(trong

cùngngàylàmviệc).Vìlýdobảomật,báocáocầnđượcviếtvàkýtênbạn.Báo

cáonênđượcgửitrựctiếptớicánbộbảovệtrẻemvàsẽđượcgiữtạiđịađiểman

toànvàbảomậtởmứcđộcaonhất.

1. Thôngtincủabạn

Tên

Chứcdanh

Địađiểmlàmviệc

Mốiquanhệvớitrẻ

Địachỉliênhệ

2. Thôngtincủatrẻ

Têncủatrẻ

Giớitính

Tuổi

Địachỉ

Ngườigiámhộ

3. Vấnđềbạnlolắng

Xâmhạiđãxảyrahaynghingờbịxâmhại?

Vấnđềnàyđượcdựatrênthôngtinđầutiênhayaiđócungcungcấpchobạn(nếu

nhưvậythìđólàai?).

293

PHẦ

N 3

Trẻcónóivớibạnkhông?

Ngàyxảyrasựviệcđó?

Thờigianxảyrasựviệc?

Địađiểmxảyra?

Têncủakẻnghingờ?

Chứcvụ.

Đặcđiểmcủakẻnghingờ?

Cácquansátcánhâncủabạn(thươngtíchbênngoài,cảmxúccủatrẻ,vv…)

(Làmrõsựkhácbiệtgiữathựctếvànhữngcảmnghĩhaylờiđồnđại).

Ghichépchínhxácnhữnggìmàtrẻhaynguồnthôngtincungcấpchobạn(nếu

liênquan) vàbạnđãphảnứngnhư thếnào (Để trẻ tựnói.Ghi chép chínhxác

nhữngchitiết).

Nhữngthôngtinmàtrướcđâychưađềcập.

Có trẻ/người nào khác liên quan đến sự việc này (những nạn nhân hay nhân

chứngkhác).

Cáchoạtđộngđãlàm.

Kýtên

Ngày

Nguồn: Child Jackson, E. và Wernham, M. 2005. Bộ công cụ chính sách và các qui

định Bảo vệ trẻ em. Luân Đôn: Tổ chức ChildHope. Trang 152-153.

294

PHẦ

N 3

Ví dụ chính sách số 8:

Cơ chế báo cáo

Ví dụ dưới đây do Tổ chức Plan Thái Lan cung cấp

Biểuđồdướiđâymiêutảquátrìnhbáocáodànhchomộttổchứclớn(hoạtđộngtừ

haiđịabàntrởlêncóvănphòngquốcgiavàcóthểcótrụsởchínhởnướckhác)có

thểcầngiảiquyếtcáctrườnghợptheomộtquichếthôngthường.Nhữnghoạtđộng

triển khai có thể rất khácnhau tùy thuộc vàongười phạm tội đó lànhân viênhay

thànhviêntrongcộngđồng.Nếungườiphạmtộilàngườibênngoài,tổchứcsẽkhông

thamgiahoàntoànvàoquátrìnhđiềutra,truytốmàsẽchuyểntớitổchứcphichính

phủkháchoặcnhânchứng.Nếutrườnghợpxâmhạicó liênquantớinhữngngười

trongtổchức(vídụnhânviên,tưvấn,ngườibảotrợ,tìnhnguyệnviên,đốitác,các

cơquan/tổchứcđốitáchayđạidiện,đốitácpháplý),tổchứcsẽkiểmsoátchặtchẽ

hơnnhữngtrườnghợpnàyvídụnhưsẽđưaracácbướccầnthiếtđểtiếnhành.Điều

nàysẽbảovệnhữngngườiphạmtộicũngnhưdanhtiếngcủatổchức.

Ví dụ chính sách số 9: Thủ tục Báo cáo

295

PHẦ

N 3

Nguồn: Tổ chức Plan Thái Lan. 2006. Sổ tay Bảo vệ trẻ em.

Người đưa ra mối

lo lắng

Thu thập thông

tin cơ bản

Chữa trị về y tế ngay lập tức

Giải quyết những vấn

đề về y tế/bảo vệ cần

thiết ngay lập tứcBáo cáo và thảo luận với

người giám sát

Điền vào mẫu báo cáo

Sự việc có liên quan tới

người của tổ chức

Báo cáo giám đốc quốc gia/

đầu mối bảo vệ trẻ em

Quản lý BVTE tại văn

phòng trụ sở quốc tế

Điều tra ban đầu. Thường

xuyên thông báo về hoạt động

tiến hành cho giám đốc quốc

gia/đầu mối bảo vệ trẻ em

Sự việc liên quan tới cộng đồng, tổ

chức bên ngoài hoặc ai đó không liên

quan tới tổ chức

Giữ liên hệ với người

đầu mối về Bảo vệ trẻ

Liên hệ với văn phòng phúc

lợi xã hội địa phương hoặc

yêu cầu hỗ trợ từ tổ chức

khác làm việc về BVTE

Hỗ trợ gia đình và cộng đồng

nếu yêu cầu

Nơi an toàn cho trẻ

Công anĐiều tra nội bộ

Đầu mối bảo vệ trẻ em kết

hợp với quản lý vùng lên

kế hoạch hành động

Dịch vụ BVTE

296

PHẦ

N 3

Ví dụ dưới đây do tổ chức ChildHope cung cấp, phác thảo một quá trình báo cáo dành

cho các tổ chức nhỏ hơn (hoặc một tổ chức không thường xuyên giải quyết các trường

hợp dưới cộng đồng).

Lo lắngnhững trườnghợpnghingờ, chứngkiến,báocáohoặccó tiềmnăngxâmhạitrẻ/trẻemtừtổchức/địabàndựánbởimột(hoặcnhiều)ngườidướiđây:

• Nhânviên• Kháchthămđịabàndựán• Trẻkhác/trẻemtrongđịabàndựán

Thảo luậnvấnđềquan tâmcủabạn

vớingườiđượcgiaonhiệmvụ/người

liênhệ chính trong tổ chức củabạn

(thích hợp nhất là trong cùng ngày

làmviệc)

• Tên:

• Chứcdanh:

• Địabàn:

• Liênhệ:

Nếuvấnđềquantâmcủabạncóliên

quanmộtngườicụthể,trựctiếpđến

gặpngườithíchhợpnhất,vídụquản

lýcấpcao

• Tên:

• Chứcdanh:

• Địabàn:

• Liênhệ:

Nguồn:TổchứcChildHope.2005.BộcôngcụcơchếvàchínhsáchBảovệtrẻem.

.

Cơquanbanngànhđịaphươngcótrách

nhiệmbảovệtrẻemCônganđịaphương

Cáchoạtđộngsẽđượctiếnhànhbởicánbộbảovệtrẻemhoặcngườiquảnlý

(điềunàycóthểđòihỏicósựthamvấnvớingườiquảnlýcấpcao)đểđảmbảo

sựantoàncủatrẻ-ưutiênhàngđầuvàsauđótiếnhànhđiềutravụviệc.

297

PHẦ

N 3

Ví dụ chính sách số 10: Mẫu đồng ý của trẻ

Ví dụ dưới đây do Tổ chức Cứu trợ trẻ em Anh cung cấp

Mẫu đồng ý dành cho trẻ em được phỏng vấn dưới 12 tuổi

Têntôilà___________________________.

Cómộtvịkhách/cácvịkháchtừ

CứutrợtrẻemAnhnóichuyệnvới

tôi,tôicảmthấy

Nóichuyệnvớihọ

Họsẽhỏitôivềcuộcsốngvàcácý

nghĩcủatôi,tôicảmthấy

Kểchohọvềnhữngđiềuhọ

hỏi

Họsẽnóichuyệnvớitôitừ2-3

tiếngđồnghồ,tôicảmthấy

Dànhthờigiannóichuyện

vớihọ

Nếunhưquádàiđốivớitôi,tôisẽ

yêucầuđượcvuichơivớibạnhoặc

nghỉgiảilao,tôicảmthấy

Tôicóthểnghỉgiảilao

Họsẽghilạitoànbộbuổitraođổi

bằngmáyghiâmhoặcmáyquay,

tôicảmthấy

Gươngmặtcủatôisẽxuất

hiệntrêntruyềnhìnhhay

báochí

Nhưngnếutôikhôngmuốnngười

khácbiếttêntôi,tôisẽyêucầu

khôngnóitên,tôicảmthấy

Têncủatôisẽđượcdấukín

298

PHẦ

N 3

Họcũngsẽnóichuyệnvớibốmẹ/

ngườigiámhộ/thấycôgiáovàbạn

bètôi,tôicảmthấy

Nóivềđiềuđó

Họnóirằnghọđãđượcphépcủa

bốmẹ/ngườigiámhộcủatôiđể

nóichuyệnvớitôi

Tôicảmthấy

Họđãlàmđiềuđó.

Họhứasẽđưachotôimộtbản

copycủacuốnsáchvàfilmmàcó

sựxuấthiệncủatôi,

Tôicảmthấy

Vềđiềuđó

Chữkýcủatôi:…………………………………….

Ngày:

Địađiểm:

299

PHẦ

N 3

Ví dụ chính sách số 11: Sử dụng tranh ảnh

Ví dụ dưới đây do tổ chức ECPAT cung cấp

Không có tranh ảnh nào của trẻ được sử dụng trong bất cứ ấn phẩm nào của

ECPATđểphản ánhkhía cạnhbóc lột và xâmhại tìnhdục trẻ emvìmụcđích

thươngmại.Cũngnhưkhôngcóbấtcứtranhảnhnàocủatrẻemđượcsửdụng

trongcácấnphẩmngaycảkhisửdụngnóđểgiúpcácđọcgiảtinrằngtrẻemlà

nạnnhâncủaxâmhạivàbóclộttìnhdục.Sựnghiêmcấmnàyđượcápdụngngay

cảkhiđãcósựđồngýcủabốmẹ,củatrẻhayngườilớncótráchnhiệmpháplý

vớitrẻ,hoặcbấtkỳbanngànhnàosởhữunhữngbứcảnhđó

Trừnhữngtrườnghợptrẻtrongbứcảnhđóđã18tuổivàtrẻđượccungcấpđầyđủ

mẫuđồngýnhậndiệnlànạnnhâncủabóclộttìnhdụcvìmụcđíchthươngmại

trongcácấnphẩmcủaECPAT.Cơchếnàyphảiđảmbảorằngcáccánhâncóthể

rútrakhỏisựthỏathuậnbấtcứlúcnào,vànhữngbứcảnhcủahọsẽphảiđược

loạibỏrakhỏinhữngấnphẩmcàngsớmcàngtốt.

Mụcđíchcủachínhsáchnàylàđểbảovệtínhriêngtưvàdanhtiếngcủatrẻem

lànạnnhânbịbóclộttìnhdụcvìmụcđíchthươngmạivàcũngđểphòngchống

nhữngtổnhạitiếptheođốivớitrẻthôngquanhữngbứcảnhcủatrẻtrêncácấn

phẩm.Chínhsáchnàygiúpbảovệtrẻkháckhỏisựnhậnthứcsailầmlànạnnhân

củabóclộttìnhdụcvìmụcđíchthươngmại.

Trongtàiliệunày,đặcđiểmcủatrẻdễbịnhậndiệnthôngquaviệctrưngbàytoàn

bộhaymộtphầnkhuônmặthaycơthểcủatrẻ,hoặcnhữngvùngđặcbiệt.Mộtấn

phẩmcóthểbaogồmnhữngnguyênliệuđược lưugiữhaychuyểnđổisangbản

phôtô, film,cácdạngđiệntửhaykỹthuậtsố.Đồngýtrêncơsởđócónghĩa là

cánhânhiểurằngnhữngbứcảnhcủamìnhsẽđượcsửdụngvàcóthểsẽbịảnh

hưởngbởiviệcđăngtảihayphânphátnhữngbứcảnhđó.

TrongcácấnphẩmpháthànhcủatổchứcECPATcácbứcảnhkhôngthểhiệnmột

cách rõ ràngchândungcáckhía cạnhcủabóc lột tìnhdụcvìmụcđích thương

mại(vídụ,cáchoạtđộngcósựthamgiacủatrẻvànhữngngườitrẻtuổi,cácdự

300

PHẦ

N 3

ángiáodụckhôngchínhqui),hìnhảnhnhậndiện trẻcó thểđượcsửdụngnếu

nhưsựđồngý trêncơsởhiểubiếtđầyđủđượctrẻvàbốmẹtrẻ/ngườigiámhộ

chophép.Khisựđồngýtrêncơsởhiểubiếtđầyđủkhôngđạtđượctừphíatrẻvà

bốmẹtrẻ/ngườigiámhộthìchodùbấtcứlýdogì,cácbứcảnhsẽkhôngđượcsử

dụngbằngbấtcứcáchnào.

CÁC BỨC ẢNH VỀ XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM

ECPATphảnđốiviệcsửdụngnhữngbứcảnhkhiêudâmtrẻemvímụcđíchgiáo

dục vì các bức ảnhnày vi phạmquyền bímật riêng tư của nạnnhânmột cách

khôngcầnthiết.

Trongmộtsốtrườnghợpnhấtđịnh,mộtsốbanngànhthựcthiphápluậtnghĩlà

cầnthiếtđưaracôngchúngnhữngbứcảnhkhiêudâmcủanạnnhânlàtrẻem,và

chođólànhữngbứcảnhmangtínhxâmhại,đểtìmrađịađiểmcũngnhưđểgiải

cứutrẻ.ECPATtinrằngviệcđưaracôngchúngnhữngbứcảnhchỉcóthểxảyra

khibanngànhthựcthiphápluậttinrằngviệcnguyhiểmhiệntạicủatrẻcòncao

hơnmứcnguyhạicủaviệcđưaracôngchúngnhữngbứcảnhnày.Trongnhững

trườnghợpnhưvậy,nhữngbứcảnhđưaracôngchúngkhôngnênlànhữngbức

ảnhthểhiệnxâmhạitìnhdụctrẻem,antoàncủatrẻlàđiềuquantrọngnhất,và

cácbanngànhthựcthiphápluậtcầnnỗlựcthamvấnnhữngchuyêngiavềlợiích

tốtnhấtdànhchotrẻtrướckhixuấtbảnnhữngbứcảnhnhưvậy.

ChínhsáchcủaECPATkhôngchophépcácnhânviênhaycácthànhviênsởhữu

nhữngbứcảnhkhiêudâmtrẻemtrừkhiđiềunàycósựchophépcụthểvàhợp

tácvớicônganđịaphươngvàtrongmôitrườngđượckiểmsoátchặtchẽvídụnhư

đườngdâynónghoặcsựtheodõitươngtự,báocáohaytheodõihoạtđộngcósự

thamgiacủacácbanngànhthựcthiphápluật.

301

PHẦ

N 3

Ví dụ chính sách số 12: Sử dụng các bức ảnh

Ví dụ dưới đây do Cứu trợ trẻ em cung cấp

MỗibứcảnhđềunóilênmộtcâuchuyệnTranhảnhcósứcmạnhrất lớnvàđiềunàykhôngphảibàncãinhiều.Nhữngbứcảnhđóngvaitròquantrọngtrongviệcphảnánhchúngtalàai,giátrịcủachúngtavàcôngviệccủachúngtavớitrẻ.

Cácbứcảnhchúngtasửdụngsẽphảnánhcuộcsốngcủatrẻ, tìnhhuốngkhókhăncủatrẻ làmchotrẻbịtổnthương,vàcôngviệcmàchúngtađanglàmlàđểđemlạisựthayđổithựctếvàcuộcsốngbềnlâuchotrẻ.

Việcsửdụngnhữngbứcảnhcầnnhấtquánvàphảnánhchínhxáccảcôngviệcvàthươnghiệucủatổchứcmình,vàcầntránhlàmtổnhạiđếnnhữngchuẩnmựcvàkhuônmẫu.

Đểchođọcgiảcóthểhiểuđượccuộcsốngcủatrẻmàchúngtađanglàmlàgì,cácbứcảnhcầncóấntượng,khôngxuấthiệnhìnhảnhcủamáyquay,vàtránhviệcdàndựngcảnhđểchụp.

Mọingười đều có tráchnhiệm trong việc sửdụng và chụpnhữngbức ảnh choCứu trợ trẻ emAnhtheohướngdẫncủatổchức.Đểcóthêmsựhỗtrợhãyliênhệtheođịachỉ:[email protected]

1.Tínhtổnthươngvàphẩmgiá.Chúngtalàmviệcvớinhiềutrẻemdễbịtổnthươngnhấttrênthếgiới.Chúngtacầnthểhiệnsựtổnthươngnàymàkhônglàmmấtphẩmgiácủatrẻ.

Không được thể hiện trẻ là những nạn nhân không có sự giúp đỡ- ví dụ, cắt bức ảnh trẻ với đôi mắt buồn nhìn thẳng vảo máy ảnh. Chúng ta cần trung thực, không được đa cảm.

Hãy thể hiện trẻ trong những hoàn cảnh làm cho trẻ bị tổ thương. Thể hiện trẻ một cách tích cực và tháo vát theo đúng khả năng của trẻ. Nếu có thể, bao gồm cả gia đình, bố mẹ hay người chăm sóc trẻ.

302

PHẦ

N 3

2.Thựctếvàbốicảnh.Cácbứcảnhcủachúngtacầnthểhiệnthựctếcuộcsốngcủatrẻ,môitrườngtrẻđangsống.

Khôngsử dụng những bức ảnh thể hiện trẻ có thể ở bất cứ đâu trên thế giới, trong bất cứ hoàn cảnh nào.Tránh những bức ảnh trẻ đang ở tư thế sắp đặt và cười trước máy ảnh.

Sửdụngnhững bức ảnh kể một câu chuyện và làm cho độc giả cảm thấy bị thu hút. Các bức ảnh cần thể hiện hoàn cảnh và môi trường mà trẻ và gia đình trẻ đang sống. Thể hiện thực tế cuộc sống của trẻ hơn là cuốn hút trẻ trước ống kính máy ảnh.

Khôngsử dụng những bức ảnh nhấn mạnh đến các góc cạnh và làm hỏng bối cảnh (ví dụ nhìn lên hay nhìn xuống trẻ).

Sửdụngnhững bức ảnh sống động, thể hiện trẻ đang hoạt động và không chú ý đến ống kính của máy ảnh.

Khôngsử dụng những bức ảnh đen trắng, bởi nó không thể hiện đúng thế giới như chúng ta nhìn bằng hình ảnh màu.

Sửdụngnhững bức ảnh màu- sẽ thể hiện thực tế hơn.

Hãyluônnhớvàđảmbảorằngnhữngbứcảnhmàbạnsửdụng:• Từthưviệnảnhcủachúngta,khôngphảitừnguồnkhác.• Nhữnglờichúthíchchínhxác-thôngtinnàydothưviệncungcấp.• Cóđộphângiảivàcấuhìnhphùhợpvớimụcđíchxuấtbản.

303

PHẦ

N 3

3.Chúngtalàmgì.Cứutrợtrẻemphấnđầuđemlạinhữnggiảipháplâudàivàcóýnghĩađốivớinhữngvấnđềmàtrẻđangđốimặt.Chúngtacầnthểhiệnrằngchúngtalàmộttổchứcnăngđộngvàhoạtđộngcóhiệuquả.

Khôngsử dụng những bức ảnh phản ánh tính dễ tổn thương của trẻ- bao gồm cả những bức ảnh thể hiện Cứu trợ trẻ em đang hoạt động.

Sửdụngnhững bức ảnh Cứu trợ trẻ em Anh có ảnh hưởng và giúp trẻ thay đổi cuộc sống như thế nào. Thể hiện các nhân viên đang làm việc với trẻ và trẻ đang làm việc với nhau- ví dụ, những giáo dục viên đồng đẳng.

Không sử dụng những bức ảnh trắng, người viện trợ nước ngoài phân phát hàng viện trợ cho người nhận một cách thụ động.

Sửdụngnhững bức ảnh thể hiện nhân viên và đối tác của tổ chức đang làm việc để hỗ trợ trẻ em và gia đình trẻ.

Không sử dụng những bức ảnh mà trẻ em đang đứng cạnh lô-gô hay khẩu hiệu của chúng ta.

Sử dụng những bức ảnh nhân viên của tổ chức đang hoạt động, lô-gô của tổ chức xuất hiện trên quần áo, phương tiện hoặc trong các văn phòng.

Cầnluônnhớvàđảmbảorằngnhữngbứcảnhmàchúngtachụpphảiđượcsựđồngýcủatrẻ(nếutrẻđủtuổi)vàngườichămsóctrẻ.

Cứutrợtrẻemcósẵnmẫuđồngýtạivănphòng(đâylàyêucầupháplýbắtbuộc).Đốivớinhữngngườichụpảnhcủatổchứchaynướcngoài,bạncóthểsửdụngcuốnsổtay“Câuchuyệncủabạnrấtquantrọng”vàphôtôcáctạpchíhaycácxuấtbảnkhácđểgiúpbạngiảithíchvớinhữngngườikháctạisaobạnlạimuốnchụpảnhhọ.

304

PHẦ

N 3

4.Hòanhập.Truyềnthôngcủachúngtatheocáchkhôngphânbiệtđốixử,thúcđẩycáccơhộibìnhđẳng.

Không thể hiện trẻ em từ một nhóm thiểu số trong những hoàn cảnh mà Cứu trợ trẻ em Anh làm việc với nhiều cộng đồng hoặc với nhiều quốc gia.

Thể hiện tính đa dạng văn hóa của trẻ mà chúng ta làm việc cùng, đặc biệt khi chúng ta muốn sản xuất những tài liệu phản ánh công việc của chúng ta trong những xã hội đa dân tộc.

Không sử dụng những bức ảnh của bé gái và bé trai theo những khuôn mẫu có sẵn trừ khi bạn muốn sử dụng để miêu tả sự phân biệt hoặc phản ánh thực tế cuộc sống.

Thể hiện ltrẻ em gái và trẻ em trai đang cũng tham gia vào các hoạt động- ví dụ như giáo dục hoặc trong sinh hoạt nhóm trẻ em. Đảm bảo cân bằng giữa nam và nữ khi sử dụng những bức ảnh.

Không thể hiện trẻ bị khuyết tật một cách bị động và tách khỏi cộng đồng trù khi bạn muốn thể hiện thực tế của hoàn cảnh.

Thúcđẩythái độ tích cực với những trẻ khuyết tật bằng cách thể hiện trẻ khuyết tật đang hoạt động hàng ngày như là những thành viên trong cộng đồng.

Khibạndựđịnhchụpảnh,bạnphảiluônđảmbảo:

• Ngườibiêntậpảnhđãthôngbáohoặccungcấpnhữnghướngdẫnchobạn-đólànhữngbắtbuộccủatổchứcmangtínhpháplýcầnxemxét.

• Tấtcảnhữngsưutậpbạngửichongườibiêntậpảnhđểchỉnhsửaphụcvụchoviệcsửdụngchungvàlưulạitrongthưviện.

305

PHẦ

N 3

Ví dụ chính sách số 13: Bản thỏa thuận với đối tác

Ví dụ dưới đây do Tổ chức cứu trợ trẻ em Anh cung cấp, là một mẫu được trích ra từ

Bản thỏa thuận tài trợ với đối tác.

Thỏa thuận về chính sách bảo vệ trẻ em

(Tổchức)xácnhậnrằngđãđốitácđãnhậnđượcbảncopyvàđãđọcđầyđủchính

sáchbảovệtrẻemcủaTổchứcCứutrợtrẻemAnh.Đólàyêucầubắtbuộccủatổ

chứcvàtheođiềukiệncủabảnthỏathuậnnày,nhữngngườithaymặtchoTổchức

CứutrợtrẻemAnhthựchiệncáccôngviệckhôngđượcviphạmhaycóliênquan

tớibấtcứloạihìnhxâmhạihaybóclộttrẻemnhưđãquiđịnhtrongchínhsách

bảovệtrẻem.(Tổchức)nhấttríchiasẻchínhsáchbảovệtrẻemvớitấtcảnhân

viênvàcánbộ,vàhướngdẫnhọtìmhiểuvàápdụngchínhsáchnàymộtcáchtriệt

đểtrongcáccôngviệcvớitrẻem.Nếunhư(tổchức)pháthiệnracóbấtcứnhân

viênnàocónhữnghànhvikhôngđúngvớitrẻemnhưtrongquiđịnhcủachính

sáchbảovệtrẻem,đósẽviphạmnhữngđiềukhoảntrongbảnthỏathuận,vàTổ

chứcCứutrợtrẻemAnhcóquyềnhủybỏbảnthỏathuận.

306

PHẦ

N 3

Tài liệu hỗ trợ số 7

Tài liệu dưới đây là nội dung hướng dẫn cho các tổ chức tiếp tục xây dựng chính sách

bảo vệ trẻ em trong ngày thứ 2 và thứ 3 của Phần 3

Lịch tập huấn ngày thứ 2

9.00-10h.15 Xemlạicácýkiếnphảnhồicủangàythứ1.

Hoặclàtấtcảcùngnhauchỉnhsửalạibảnphácthảochínhsách

vàcácnguyêntắctriểnkhaicholĩnhvựcưutiên1.

Hoặclàmộtnhómchỉnhsửalạibảnphácthảochínhsáchvàcác

nguyên tắc triển khai cho lĩnh vực ưu tiên 1 và chia sẻ với các

nhómcònlại.Hainhómcònlạitiếptụcchỉnhsửachínhsáchcho

lĩnhvựcưutiên2và3.

10.15-10.30 Nghỉgiảilao

10:30-12:00 Hainhómlàmviệcvềchínhsáchcholĩnhvựcưutiên2và3tiếp

tụcchỉnhsửachínhsách,vàđánhgiácácnguyêntắctriểnkhai.

Cácnhómsẽphântíchnhữngchuẩnthựchànhcủatổchức(lập

lạiquátrìnhcủangày1).

Nhóm3xemxétkhungvàchínhsách tổng thể,baogồmnhững

giátrị,nhiệmvụcủatổchức,bốicảnhđểtriểnkhaivàápdụng

chínhsách.

12:00-01:00 Nghỉtrưa

307

PHẦ

N 3

01:00-02:30 Hainhómlàmviệctronglĩnhvựcchínhsáchbâygiờchuyểnsang

lĩnhvựcưutiên4và5.

Nếunhómkhácđãhoànthànhkhungtổngthểchínhsách,thìcác

thànhviêncủanhómcóthểthamgiacùngvớicácnhómkhác

Cuốiphầnnày,cácnhómtreocácphácthảochínhsách-baogồm

cảchínhsáchtổngthể-xungquanhphòngđểtấtcảcácthànhviên

kháccóthểbìnhluận,đónggópýkiến.

02:30-02:45 Nghỉgiảilao

02:45-4:15 Chiasẻcôngviệcgiữacácnhóm.

Cácnhómtrìnhbầyphácthảochínhsáchcủanhómvàtreoxung

quanhphòng.

Yêucầucácthànhviênviếtnhữngbìnhluận,gợiýcủamình-bao

gồm cả cả các nguyên tắc triển khai- có thể ở dưới hoặc xung

quanhcáccácphácthảochínhsáchtreotrêntường.

4:15-4:30 Lậpkếhoạchvàbếmạc

308

PHẦ

N 3

Ngày 3

Nếutổchứcquyếtđịnhkhôngtiếptụcthamvấntrongngàythứ3,thìnhómlàmviệc

vềchínhsáchsẽcầnxácđịnhrõngàyđểhoànthiệnnhữngcôngviệccòn lại.Ngày

hoànthiệnnàycầnđượcấnđịnhvàocuốingàythứ2.Nếunhómcóthểtiếptụcngày

thứ3thìnhómcầnhoànthiệnnhữngcôngviệcdướiđây.

1. Tất cảhọc viên xâydựng chiến lược triểnkhai, xácđịnhkhung thời gian rõ

ràngđểtriểnkhaicáchoạtđộng.

2. Mộtngườichịutráchnhiệmtổnghợpvàđánhmáylạitấtcảcácbảnchínhsách

đãđượcchỉnhsửa,baogồmcảchínhsáchtổngthể.

3. Nhómxâydựngchiến lượcsẽnhậnýkiếnphảnhồivềcácchínhsáchtừcác

nhânviênkhác.Vídụ,thôngtinphảnhồicóthểgửiquaemail,hoặcngườiđiều

phốiviêncó thể tổchứccácbuổihọp tạivănphòngđểcácnhânviêncó thể

bìnhluậnvàđónggópchocácchínhsách.

Các bước tiếp theo

1. Nhómlàmviệctổnghợptấtcảcácthôngtinphảnhồitừcácnhânviênvàtiến

hànhchỉnhsửanhữngđiểmcần thiết trongcácchínhsách,phác thảo thành

mộtchínhsáchBảovệtrẻemmộtcáchtổngthểcóbaogồmcác lĩnhvựcưu

tiên.

2. Chínhsáchhoànthiệncuốicùngcầnđượcchiasẻvớingườigiảngviên.

3.Xâydựngcáctàiliệuđểthôngbáochonhânviên,trẻemvànhữngngườikhác

vềchínhsáchbảovệtrẻem.

4. Tiếnhành triểnkhai cáchoạtđộngnhưphânphátcác tài liệu tới cácphòng

liênquan (nhân sự,vănphòng tại thựcđịa..), tổ chứccácbuổi tậphuấncho

nhânviênvềchínhsáchBảovệtrẻemcủatổchức,vàgiáodụccộngđồngvà

trẻemvềchínhsáchnày.

5. Xâydựngkếhoạchtheodõiquátrìnhtriểnkhaichínhsách.Làmthếnàođể

chúngtabiếtvàđảmbảochínhsáchbảovệtrẻemđượctriểnkhaitrongthực

tế?

PHIẾU ĐÁNH GIÁ

310

PHẦ

N 3

Mẫu đánh giá

Đánh giá tập huấn Các tổ chức có thể làm gì để cải thiện hiện

trạng bảo vệ trẻ em (Phần 3)

Anh/chịhãy giúp chúng tôinâng cao chất lượng củakhoá tậphuấnbằng cáchhãy

dànhvài phútđiền vàophiếuđánhgiá sau.Anh/chị không cầnghi tênnhưngnếu

anh/chịđiềntênsẽgiúpchúngtôitheodõiđượccáckiếnnghị.Anh/chịcóthểdùng

thêmgiấynếucầnthiếtđểtrảlờicáccâuhỏi.

Ngàytậphuấn:................................................................................................................

Têngiảngviên:................................................................................................................

Nơi làmviệc củaanh/chị (khôngbắtbuộc): ................................................................

..........................................................................................................................................

1. Bạn đánh giá như thế nào về buổi tham vấn ?

RấttốtTốtTrungbìnhKém

2. Bạn đánh giá thế nào về giảng viên?

RấttốtTốtTrungbìnhKém

3. Bạn có nghĩ rằng khóa tập huấn này có ích cho tổ chức của bạn xây dựng chính

sách và các qui định về bảo vệ trẻ em?

RấtcóíchCóíchCómộtsốnộidungcóíchKhôngcóích

4. Điều gì quan trọng nhất mà bạn học được từ khóa tập huấn này (để xây dựng

chính sách bảo vệ trẻ em cho tổ chức)?

311

PHẦ

N 3

5. Điều gì là khó khăn/thách thức cho tổ chức của bạn khi tham gia vào quá trình

này?

---------------------------------------------------------------------------------------------

---------------------------------------------------------------------------------------------

---------------------------------------------------------------------------------------------

6. Có thể làm gì để cho khóa tập huấn được tốt hơn trong thời gian tới?

---------------------------------------------------------------------------------------------

---------------------------------------------------------------------------------------------

---------------------------------------------------------------------------------------------

7. Các kiến nghị khác?

---------------------------------------------------------------------------------------------

---------------------------------------------------------------------------------------------

---------------------------------------------------------------------------------------------

---------------------------------------------------------------------------------------------

---------------------------------------------------------------------------------------------

Trântrọngcảmơn!

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Ahmed,S.,Bwana,J.,Guga,E.,Kitunga,D.,Mgulambwa,A.,Mtambalike,P.,Mtun-

guja,L.vàMwvàayi,E.1998.Trẻemcónhucầucầnđượcbảovệđặcbiệt:Nghiên

cứutạiTan-zan-ni-a:Cácquiđịnhtạithựcđịa,Giaiđoạn2.DaresSalaam,UNICEF.

Engelbrecht,L.,Ray,M.,Calingacion,B.vàJorgensen,L.2003.Chịgái,Câuchuyện

củamộtgiađìnhloạnluân.OrientalMindoro,Philippines:TổchứcStairwayFoun-

dationInc.

Finkelhor,D.1984.Xâmhạitìnhdụctrẻem:Lýthuyếtvànghiêncứumới.New-

York:FreePress.

Quyềnconngười.2001.Nỗisợhãitạitrườnghọc:Bạolựctìnhdụcvớitrẻemgái

tạicáctrườnghọcởNamChâuPhi.Quyềnconngười.Tàiliệucótạiđịachỉ:

http://www.hrw.org/reports/2001/safrica/

Quyềnconngười2001.‘NamPhi:Lantrànbạolựctìnhdụctạicáctrườnghọc.

Johannesburg,NamPhi:HRW.27tháng3.Tàiliệucótạiđịachỉ:

http://hrw.org/english/docs/2001/03/27/safric324.htm

Ủybanthườngtrựcliênminhcáctổchức.Tháng6năm2002.BáocáocủaLực

lượngbảovệphòngchốngxâmhạivàbóclộttìnhdụctrongcáccuộckhủnghoảng

nhânđạo.VănphòngđiềuphốinhânđạoLiênhợpquốc(OCHA).Tàiliệucótạiđịa

chỉ:http://www.reliefweb.int/idp/docs/references/protsexexpPoARep.pdf

Jackson,E.vàWernham,M.2005.BộcôngcụvềcácchínhsáchvàquiđịnhvềBảo

vệtrẻem.TổchứcChildHope.

Lowndes,J.2005.Tậphuấnkỹnănglãnhđạocộngđồngvàkỹnăngsống.TháiLan;

TổchứcvàTổchứcTầmnhìnthếgiới.(Chưaxuấtbản.)ESOURCESUSED

NhómMirrorArt,“NgườidânvùngMaeYao–Cácvấnđềcủabộtộc”.TháiLan:

NhómMirrorArtGroup.Tàiliệucótạiđịachỉ:http://www.mirrorartgroup.org/

web/peoplesofmaeyao/issues.htm

Muir,D.2005.BạolựctrẻemtạiCyberspace.Băng-Kôk,TháiLan:TổchứcECPAT

quốctế.Tàiliệucótạiđịachỉ:http://www.ecpat.net

314

TÀI L

IỆU

TH

AM

KH

ẢO

Naik,A.2002.‘Bảovệtrẻemkhỏinhữngngườigiámhộ”:Bàihọckinhnghiệmtừ

TâyPhi.TrongCuốnĐánhgiádicưépbuộc.Oxford,Anh.Ngày15tháng10trang

16-19.Tàiliệucótạiđịachỉ:http://www.reliefweb.int/library/RSC_Oxford/data/

FMR%5CEnglish%5CFMR15%5Cfmr15full.pdf

NSPCC.2003.Điềuđókhôngxảyravớinhữngtrẻkhuyếttật:Bảovệtrẻemvàtrẻ

emkhuyếttật.Luân-đôn,Anh,UK:NSPCCvàNhómlàmviệccấpquốcgiavềbảo

vệtrẻemvàtrẻemkhuyếttật.Tàiliệucósẵntạiđịachỉ:http://www.nspcc.org.uk/

Inform/AboutUs/TeamsandServices/NWGCPD/ItDoesntHappenToDisabledChil-

dren_asp_ifega23601.html

ChínhphủHoànggiaTháiLan.2003.ChươngtrìnhBảovệtrẻemTháiLan.Tài

liệucósẵntạiđịachỉ:http://www.tipinasia.info/files/law/8/2/28/Child%20Protec-

tion%20Act%20-%20Eng.doc

TổchứcCứutrợtrẻemAnh.2005.Chấmdứttrừngphạtthânthểvàlăngnhụctrẻ

em.Hãyhànhđộng.TổchứcCứutrợtrẻemAnh.Tàiliệucósẵntạiđịachỉ:http://

www.rb.se/eng/Programme/TheUNStudyonViolenceagainstChildren.htm

TổchứcCứutrợtrẻemAnh.1999.ChínhsáchBảovệtrẻem:Bảovệtrẻem,Phòng

chốngxâmhạitrẻem.TổchứcCứutrợtrẻemAnh,Luân-đôn.ESOURCESUS

ED

TổchứcCứutrợtrẻemAnh.2005.Trừngphạtthânthểtrẻem:quanđiểmcủatrẻ

emtạimộtsốtrườnghọc,mẫugiáo.UlanBator,MôngCổ.TổchứcCứutrợtrẻem

Anh

TổchứcStairwayStairwayFoundation.‘Phimhoạthìnhphòngchốngxâmhạitình

dụctrẻem’.OrientalMindoro,Philippines:TổchứcStairway.(Chưaxuấtbản.)

TearfundvàNSPCC.2003.Thiếtlậpcácchuẩnmực.MộtcáchtiếpcậntớiBảovệ

trẻemdànhchocáctổchứcPhichínhphủquốctế.Luân-đôn:TearfundvàNSPCC.

UNGA.1989,Côngướcquyềntrẻem,GARes.44/25,Phụlục,44UNGAOR.Supp.

(Số.49)củatàiliệuLiênhợpquốc167.A/44/49(1989).Cóhiệulựcngày2/9/1990.

Tàiliệucósẵntạiđịachỉ:www.ohchr.org/english/law/crc.htm

315

TÀI L

IỆU

TH

AM

KH

ẢO

UNHCRvàTổchứcCứutrợtrẻemAnh.2002.Bạohànhvàbóclộttìnhdục.Trải

nghiệmcủanhữngtrẻtịnạnởGuinea,LiberiavàSierraLeone.UNHCRvàTổchức

CứutrợtrẻemAnh.Tàiliệucósẵntạiđịachỉ:http://www.unhcr.org/cgi-bin/texis/

vtx/news/opendoc.htm?tbl=NEWS&id=3c7bf8094

UNICEF.2001.Lợinhuậntừxâmhạitrẻem.Geneva:UNICEF.Tàiliệucósẵntại

đạichỉ:http://www.unicef.org/publications/pub_profiting_en.pdf

UNICEF.2006.Loạitrừvàvôhình:Tìnhtrạngtrẻemtrênthếgiới.Geneva:

UNICEF.

TổchứcYtếthếgiới.2003.Báocáothếgiớivềbaojlựcvàsứckhỏe.Geneva:Tổ

chứcYtếthếgiới.ESOURCESUSED314

Các nguồn phương tiện truyền thông sử dụng trong các nghiên

cứu trường hợp

ThôngtấnxãPháp.2005.‘TháiLanlàmộttrongnhữngquốcgiacócácwebsite

miễnphí’.Bangkok,TháiLan:ThờibáoBangkokPost.Ngày12tháng11.

BBCNews.2000.‘NhữngkẻphạmtộingườiMa-rốc’.Anh.BBC.Ngày28/02.Tài

liệucósẵntạiđịachỉ:http://news.bbc.co.uk/1/hi/uk/659266.stm

Bunnag,S.2000.‘Giáoviênnhậnthấyviệccấmtrừngphạtthânthểhọcsinhlàmột

điềukhôngtốt’.Bangkok,Tháilan:ThờibáoBangkok.Ngày13/09.Tàiliệucósẵn

tạiđịachỉhttp://www.corpun.com/ths00009.htm

Clarridge,C.2004.‘Truytố8nămtùtheoluậtmớivềxâmhạitìnhdụctrẻem’.Thời

báoSeattleTimes.Ngày26/06.Tàiliệucósẵntạiđịachỉ:

http://seattletimes.nwsource.com/html/localnews/2001965981_molest26.html

CourtTV.com.1998.‘Washingtonv.Letourneau:Bảnángốcngày14/09/1997’.

CourtroomTelevisionNetwork.Ngày13/03.Tàiliệucótạiđịachỉ:

http://www.courttv.com/trials/letourneau/

316

TÀI L

IỆU

TH

AM

KH

ẢO

DeutscheWelle.2005.‘Xétxửchamẹtrongcáctrườnghợpsaonhãngtrẻem’.Đức:

DeutscheWelle.Ngày24/08.Tàiliệucótạiđịachỉ:

http://www.dw-world.de/dw/article/0,1564,1689105,00.html

Leppard,M.2006.‘Yêuchoroichovọt?TrừngphạtthânthểtạiTháiLanvàcácnơi

khác’Bangkok,TháiLan:ThờibáoBangkokPost,LearningPost.Từngày2-10/4.

Tàiliệucótạiđịachỉ:http://www.bangkokpost.net/education/04Apr2006_lern001.

phpESOURCESUSED315Quảnlýtrựctuyến.2005.‘Mứcán48nămtùdành

choKruNong,XâmhạitìnhdụctrẻemởBaanSaengTawan,UdonThani’.Quảnlý

trựctuyến.Ngày05/08.Tàiliệucótạiđịachỉ:http://www.manager.co.th

NewsvàStar.2006.‘Bỏtùvìlợidụngdulịchtìnhdục’.Anh:NewsvàStar.Ngày

07/01.Tàiliệucótạiđịachỉ:http://www.newsandstar.co.uk/news/viewarticle.

aspx?id=318606

ECPAT Quốc tế là một mạng lưới các tổ chức trên phạm vi hơn 75 quốc gia, nỗ lực làm việc hướng tới xóa bỏ tất cả các

hình thức bóc lột tình dục ở trẻ em.

Hỗ trợ

Tổ chức Cứu trợ Trẻ Em đấu tranh để bảo vệ quyền trẻ em trên toàn thế giới, các em đã phải chịu cảnh đói nghèo, bệnh tật, bất công và bạo lực. Chúng tôi làm việc với các em để tìm ra những giải pháp lâu

dài cho những vấn đề mà các em đang gặp phải.

TÀI LIỆU TẬP HUẤNTỔ CHỨC AN TOÀN VỚI TRẺ EM

Tài liệu thực tiễn về Bảo vệ trẻ emcho các tổ chức Bảo vệ trẻ em làm việc tại cộng đồng