252
SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM ĐẨY MẠNH ÁP DỤNG GAP Dự án Tăng cường Độ tin cậy Trong lĩnh vực Sản xuất Cây trồng An toàn tại Khu vực miền Bắc

SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

  • Upload
    others

  • View
    4

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT

NHẰM ĐẨY MẠNH ÁP DỤNG GAP

Dự án Tăng cường Độ tin cậy Trong lĩnh vực Sản xuất Cây trồng An toàn

tại Khu vực miền Bắc

Page 2: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA)

Đã đăng kí bản quyền

Xuất bản vào năm 2021.

In tại Việt Nam.

Mã số ISBN: 978-604-328-545-1

Sổ tay hướng dẫn Hệ thống Quản lý Sản xuất nhằm Đẩy mạnh Áp dụng GAP

Page 3: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

3

DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH ...........................................................................................08

CỤM TỪ VIẾT TẮT ..................................................................................................................10

LỜI NÓI ĐẦU ............................................................................................................................... 11

MỤC ĐÍCH CỦA SỔ TAY HƯỚNG DẪN .................................................................13

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ........................................................................... 15

1.1 Tại sao lại là GAP cơ bản? .........................................................16

1.2 Sản xuất cái thị trường muốn ...................................................18

1.3 Bán hàng tập trung ........................................................................... 19

1.4 Cấu trúc của kế hoạch xúc tiến rau an toàn ..................22

1.5 Phương pháp tiếp cận theo giai đoạn ...............................23

CHƯƠNG 2 LỰA CHỌN NHÓM MỤC TIÊU ....................................... 25

2.1 Đề cử các nhóm mục tiêu ứng viên .....................................26

2.2 Thực hiện khảo sát thực địa các nhóm mục tiêu ứng viên ..............................................................................................................27

2.3 Xác nhận các nhóm mục tiêu ...................................................33

2.4 Hỗ trợ để được lựa chọn là nhóm mục tiêu ..................38

CHƯƠNG 3 CHỨNG THỰC ĐIỀU KIỆN AN TOÀN CỦA VÙNG SẢN XUẤT ............................................................................ 42

3.1 Rà soát điều kiện an toàn của vùng sản xuất ................43

3.2 Lấy mẫu và kiểm tra mẫu đất, nước ....................................45

3.3 Cấp chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khâu/công đoạn sản xuất ...........................................................46

MỤC LỤC

Page 4: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

4

CHƯƠNG 4 TẬP HUẤN VỀ GAP CƠ BẢN .......................................... 47

4.1 Khái niệm tập huấn ............................................................................48

4.2 Tập huấn TOT về GAP cơ bản ..................................................48

4.3 Tập huấn TOF về GAP cơ bản ..................................................51

4.4 Tập huấn về xử lý sau thu hoạch ............................................55

4.5 Đánh giá kĩ thuật các điều kiện an toàn trong quy trình sản xuất, thu hoạch và xử lý sau thu hoạch ........................58

4.6 Tập huấn TOT bổ sung ...................................................................59

4.7 Tham quan học tập mô hình tiên tiến ..................................60

4.8 Tham quan giao lưu giữa các nhóm mục tiêu ..............61

CHƯƠNG 5 THÀNH LẬP NHÓM SẢN XUẤT CÂY TRỒNG AN TOÀN ....................................................................................... 63

5.1 Cử thành viên trong ban quản lý .............................................64

5.2 Xác nhận thỏa thuận giữa các thành viên trong nhóm .............................................................................................67

5.3 Thành lập nhóm sản xuất cây trồng an toàn ..................68

CHƯƠNG 6 LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT DỰA TRÊN NHU CẦU THỊ TRƯỜNG ....................................................................... 69

6.1 Chuẩn bị kế hoạch sản xuất .......................................................70

6.2 Mua vật tư (Mua chung) .................................................................74

CHƯƠNG 7 HƯỚNG DẪN TẠI CHỖ VỀ ÁP DỤNG GAP CƠ BẢN, GAP KHÁC VÀ TCVN 11892- 1:2017 ........................ 76

7.1 Hướng dẫn tại chỗ cho nông dân về áp dụng GAP cơ bản .......................................................................................................77

7.2 Họp nội bộ ................................................................................................79

MỤC LỤC

Page 5: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

5

7.3 Giám sát nội bộ ....................................................................................79

CHƯƠNG 8 NÂNG CẤP CÁC ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM ............................................................ 81

8.1 Đánh giá kĩ thuật các điều kiện nâng cấp ...........................82

8.2 Dự thảo danh sách các vật tư, trang thiết bị cần thiết ...87

8.3 Nâng cấp cơ sở vật chất và trang thiết bị ........................87

CHƯƠNG 9 QUẢN LÝ BÁN HÀNG TẬP TRUNG ............................... 88

9.1 Thiết lập hệ thống bán hàng tập trung ..................................89

9.2 Hướng dẫn tại chỗ về Bán hàng tập trung ............................92

CHƯƠNG 10 KIỂM TRA VÀ GIÁM SÁT BÊN NGOÀI .......................... 93

10.1 Hướng dẫn kế hoạch lấy mẫu, kiểm tra mẫu và giám sát bên ngoài .........................................................................................94

10.2 Kiểm tra dư lượng thuốc BVTV (Kiểm tra bằng bộ kiểm tra nhanh) ....................................................................................94

10.3 Kiểm tra dư lượng thuốc BVTV (Kiểm tra tại phòng thí nghiệm)...............................................................................................95

10.4 Giám sát bên ngoài do Sở NN&PTNT thực hiện .........95

CHƯƠNG 11 CƠ CẤU THỰC HIỆN .......................................................... 96

11.1 Cơ cấu thực hiện .................................................................................97

11.2 Vai trò và trách nhiệm của nhóm nông dân ...........................97

11.3 Vai trò và trách nhiệm của các bên liên quan ................98

CHƯƠNG 12 KẾ HOẠCH THỰC HIỆN .....................................................99

CHƯƠNG 13 NGÂN SÁCH ...........................................................................100

Page 6: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

6

TÀI LIỆU ĐÍNH KÈM

2.1 Phiếu đánh giá các Nhóm mục tiêu ứng viên ................ 102

2.2 Kết quả lựa chọn các nhóm mục tiêu .................................112

2.3 Hồ sơ Đơn vị sản xuất .................................................................... 117

3.1 Kế hoạch lấy mẫu, kiểm tra mẫu đất và nước tưới cho dự án thí điểm .........................................................................................135

4.1 Tập huấn TOT về GAP cơ bản ..................................................154

4.2 Tập huấn TOF về GAP cơ bản ..................................................158

4.3 Chương trình tập huấn về thực hành tốt trong xử lý sau thu hoạch các loại rau an toàn ........................................163

4.4 Biểu mẫu giám sát các điểm kiểm soát tại điểm thu hoạch - thu gom - đóng gói - giao hàng ................. 166

4.5 Tập huấn TOT bổ sung về Chia sẻ kinh nghiệm áp dụng GAP cơ bản trong sản xuất, sơ chế đóng gói rau an toàn ..............................................................................................179

5.1 Danh sách thành viên ban quản lý và nông dân thành viên ................................................................................................182

5.2 Quy định Nhóm đối với các nhóm mục tiêu (bản dự thảo) .........................................................................................185

6.1 Kế hoạch sản xuất ............................................................................188

7.1 Biểu mẫu giám sát việc ghi chép của nông dân ......... 190

7.2 Danh mục điểm kiểm tra giám sát nội bộ ......................... 194

7.3 Tham khảo hướng dẫn về giám sát nội bộ sản xuất rau áp dụng GAP cơ bản ..............................................................202

8.1 Đánh giá trang thiết bị và vật liệu còn thiếu để nâng cấp điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất và xử lý rau an toàn .......................................216

9.1 Kế hoạch nhu cầu mua hàng ngày và Kế hoạch thu hoạch sản phẩm .........................................................................218

Page 7: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

7

9.2 Bảng kết quả chọn lọc và tiếp nhận sản phẩm ............222

9.3 Kết quả bán hàng ...............................................................................223

12.1 Lịch trình thực hiện mẫu ................................................................224

13.1 Bảng định mức chi phí cho các hoạt động thử nghiệm được thực hiện trong dự án JICA ..........................................230

Page 8: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

8

DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH

Bảng 2-1 Danh sách các nhóm mục tiêu ứng viên ..........................................27

Bảng 2-2 Phiếu đánh giá các nhóm mục tiêu ứng viên ...............................28

Bảng 2-3 Tiêu chí lựa chọn nhóm mục tiêu ..........................................................34

Bảng 2-4 Phiếu đánh giá các nhóm mục tiêu ứng viên ...............................36

Bảng 2-5 Biện pháp hỗ trợ để đáp ứng từng tiêu chí ...................................39

Bảng 3-1 Đánh giá điều kiện an toàn của vùng sản xuất trước khi bắt đầu dự án ................................................................................................................44

Bảng 3-2 Giới hạn dư lượng tối đa của một số kim loại nặng trong đất .....45

Bảng 3-3 Giới hạn dư lượng tối đa của một số kim loại nặng và vi sinh vật trong nước tưới .........................................................................................45

Bảng 4-1 Đề xuất Chương trình Tập huấn TOT về GAP cơ bản ..........49

Bảng 4-2 Đề xuất Chương trình tập huấn TOF về GAP cơ bản ............52

Bảng 4-3 Đề xuất Chương trình tập huấn xử lý sau thu hoạch .............56

Bảng 8-1 Phiếu đánh giá .....................................................................................................83

Bảng 8-2 Đề xuất dụng cụ, trang thiết bị và nâng cấp cơ sở vật chất tại khu vực sơ chế ............................................................................................85

Page 9: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

9

Hình 1-1 Vị trí của GAP cơ bản .....................................................................................17

Hình 1-2 Lợi ích của GAP cơ bản ...............................................................................17

Hình 1-3 Sản xuất cái thị trường muốn ..................................................................19

Hình 1-4 Bán hàng tập trung ...........................................................................................20

Hình 1-5 Lợi thế của bán hàng tập trung ..............................................................21

Hình 1-6 Mô hình tiếp cận quản lý ..............................................................................22

Hình 1-7 Phương pháp tiếp cận theo giai đoạn ...............................................23

Hình 4-1 Khái niệm tập huấn TOT và TOF ............................................................48

Hình 5-1 Cơ cấu quản lý của Nhóm mục tiêu ....................................................64

Hình 6-1 Biểu mẫu kế hoạch canh tác ....................................................................70

Hình 6-2 Cơ cấu mùa vụ các loại rau chính tại miền Bắc Việt Nam .......72

Hình 11-1 Cơ cấu thực hiện ...............................................................................................97

Page 10: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

10

CỤM TỪ VIẾT TẮT

ADB - Ngân hàng Phát triển Châu Á

ATVSTP - An toàn vệ sinh thực phẩm

Bộ NN&PTNT - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

GAP - Thực hành nông nghiệp tốt

ICM - Quản lý cây trồng tổng hợp

IPM - Quản lý sâu bệnh tổng hợp

ISO - Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế

JICA - Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật bản

MRL - Mức giới hạn dư lượng tối đa

NAFIQAD - Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản

NGO - Tổ chức phi chính phủ

ODA - Hỗ trợ phát triển chính thức

PGS - Hệ thống bảo đảm có sự tham gia

QCVN - Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia

R/D - Biên bản thảo luận

Sở NN&PTNT - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

TCVN - Tiêu chuẩn quốc gia Việt Nam

TOF - Tập huấn nông dân

TOT - Tập huấn tiểu giáo viên

Viet GAP - Thực hành nông nghiệp tốt tại Việt Nam

Page 11: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

11

Dự án “Tăng cường Độ tin cậy trong Lĩnh vực Sản xuất Cây trồng

An toàn tại Khu vực miền Bắc” (Project for Improvement of Reliability of

Safe Crop Production in the Northern Region) là dự án Hỗ trợ kỹ thuật không

hoàn lại (từ nguồn vốn ODA) của Chính phủ Nhật Bản tài trợ cho Việt Nam.

Cục Trồng trọt của Bộ NN&PTNT là cơ quan chủ trì, thực hiện dự án. Dự án

được thực hiện trong 5 năm (2016-2021), tại 13 tỉnh/thành phố phía Bắc.

Trong đó có 4 tỉnh/thành phố thí điểm: Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương và Hà

Nam; 3 tỉnh vệ tinh: Thái Bình, Vĩnh Phúc, Phú Thọ; 6 tỉnh chia sẻ kiến thức:

Bắc Ninh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hòa Bình, Nam Định, Ninh Bình.

Dự án được thực hiện với mục tiêu tổng thể là: cải thiện mức độ an

toàn và độ tin cậy cho các sản phẩm nông nghiệp của khu vực miền Bắc,

góp phân thúc đẩy sự phát triển của ngành trồng trọt và một số lĩnh vực

kinh tế liên quan.

Thông qua các hoạt động, Dự án đã đạt được kết quả cụ thể như: Thiết

lập mô hình về sản xuất cây trồng an toàn theo chuỗi cung ứng (tổ chức sản

xuất, liên kết với thị trường); Mở rộng vùng sản xuất cây trồng an toàn (rau

an toàn) theo GAP (GAP cơ bản, VietGAP) tại các tỉnh phía Bắc; Tăng cường

năng lực tổ chức và quản lý sản xuất cây trồng an toàn của Cục Trồng trọt

và Sở NN&PTNT các tỉnh trong vùng Dự án; Nâng cao nhận thức của một

bộ phận cán bộ khuyến nông, cán bộ kỹ thuật, nông dân trong vùng Dự án

về sản xuất cây trồng an toàn; Nâng cao nhận thức về ATVSTP của một bộ

phận người tiêu dùng thông qua các hoạt động truyền thông (hoạt động

giáo dục tại các trường học của Hà Nội).

Với những tiến bộ kỹ thuật mới, phương pháp tiếp cận và kinh nghiệm

được chia sẻ từ các chuyên gia của JICA, sự chỉ đạo, giám sát thực hiện của

Cục Trồng trọt và sự phối hợp chặt chẽ trong việc triển khai các hoạt động của

Sở NN&PTNT các tỉnh, Dự án đã đạt được những kết quả rất đáng ghi nhận.

LỜI NÓI ĐẦU

Page 12: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

12

Để tăng cường sản xuất cây trồng an toàn, mở rộng mô hình sản xuất

cây trồng theo chuỗi, áp dụng GAP, phổ biến kiến thức về thị trường, liên kết

sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và nâng cao nhận thức về ATVSTP, các kết quả

của Dự án cân được tiếp tục nhân rộng và phát triển.

Tổng hợp kết quả của Dự án và ý kiến đóng góp từ Sở NN&PTNT các

tỉnh, Dự án đã biên soạn "Sổ tay hướng dẫn Hệ thống Quản lý Sản xuất

nhằm đẩy mạnh áp dụng GAP" và "Sổ tay hướng dẫn Phát triển Chuỗi

Cung ứng", với hy vọng cung cấp các thông tin, kinh nghiệm của Dự án

nhằm tiếp tục mở rộng và phát triển mô hình sản xuất cây trồng an toàn

theo chuỗi cung ứng, góp phân phát triển sản xuất an toàn trong lĩnh vực

trồng trọt nói riêng và nông nghiệp nói chung.

Trân trọng giới thiệu hai cuốn tài liệu hướng dẫn tới Quý vị.

CỤC TRƯỞNG CỤC TRỒNG TRỌT

GIÁM ĐỐC DỰ ÁN

Nguyễn Như Cường

Page 13: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

13

Mục đích của sổ tay hướng dẫn này là cung cấp các thông tin và hướng

dẫn hữu ích cho cán bộ Sở NN&PTNT tại tỉnh dự định giới thiệu hệ thống

quản lý sản xuất nhằm hỗ trợ các nhóm mục tiêu sản xuất rau an toàn

theo các thực hành nông nghiệp tốt (GAP: GAP cơ bản/VietGAP) và phân

phối theo hình thức bán hàng tập trung dựa trên nhu câu thị trường. Sổ tay

hướng dẫn được xây dựng dựa trên kinh nghiệm thực tiễn thử nghiệm tại

20 nhóm mục tiêu của các tỉnh thí điểm (Hải Dương, Hà Nam và Hưng Yên)

và các tỉnh vệ tinh (Phú Thọ, Thái Bình và Vĩnh Phúc) trong khuôn khổ "Dự

án Tăng cường Độ tin cậy trong Lĩnh vực Sản xuất Cây trồng An toàn tại Khu

vực miền Bắc".

Sổ tay hướng dẫn này là tài liệu toàn diện bao hàm nhiều hoạt động

sẽ được cán bộ Sở NN&PTNT thực hiện: lựa chọn nhóm mục tiêu, chứng

thực điều kiện an toàn của vùng sản xuất, tập huấn về GAP cơ bản, thiết lập

nhóm sản xuất cây trồng an toàn, lập kế hoạch sản xuất dựa trên nhu câu

thị trường, hướng dẫn tại chỗ về áp dụng GAP cơ bản, nâng cấp các điều

kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, quản lý bán hàng tập trung và

kiểm tra, giám sát bên ngoài.

Việc sử dụng sổ tay hướng dẫn này dự kiến sẽ mang lại lợi ích cho cả

cán bộ Sở NN&PTNT và nông dân thuộc nhóm mục tiêu, cụ thể như sau:

Đối với cán bộ Sở NN&PTNT

Vai trò và trách nhiệm của cán bộ Sở NN&PTNT được nêu rõ và việc

áp dụng là khả thi.

Các quy trình và phương thức hỗ trợ nhóm mục tiêu sản xuất và bán

rau an toàn được miêu tả chi tiết.

Năng lực hướng dẫn, kiểm tra, giám sát sản xuất và bán rau an toàn

của cán bộ sẽ được tăng cường.

Sản xuất và bán rau an toàn sẽ được nhân rộng trong tỉnh.

MỤC ĐÍCH CỦA SỔ TAY HƯỚNG DẪN

Page 14: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …
Page 15: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …
Page 16: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

CH

ƯƠ

NG

1 G

IỚI T

HIỆ

U

16

1.1. TẠI SAO LẠI LÀ GAP CƠ BẢN?

Sau khi trở thành nước có thu nhập trung bình, nền kinh tế Việt Nam

tăng trưởng đều đặn. Ngành nông nghiệp đang phát triển vững vàng, sản

lượng nông sản tăng, xuất khẩu các cây trồng chủ lực (như gạo, rau và quả)

ngày càng gia tăng. Sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam tăng lên kéo theo

việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) và hóa chất cũng gia tăng. Điều

này dẫn đến mức độ an toàn thực phẩm bị suy giảm do sự xuất hiện của dư

lượng thuốc BVTV, vi khuẩn, v.v Chính phủ Việt Nam đã nhìn nhận về tâm

quan trọng của an toàn thực phẩm, tuy nhiên, chưa có các biện pháp thỏa

đáng, vì để giải quyết vấn đề này cân phải cải thiện cả công nghệ sản xuất

cũng như công nghệ/hệ thống chế biến và vận chuyển đồng thời cân thiết

lập hệ thống kiểm tra đất, nước và nông sản, v.v

Năm 2008, Bộ NN&PTNT đã xây dựng bộ hướng dẫn kĩ thuật có tên

VietGAP (Thực hành nông nghiệp tốt tại Việt Nam) với 65 tiêu chí để đảm

bảo canh tác cây trồng an toàn. Bộ tiêu chí này không chỉ nêu các hạng

mục liên quan đến an toàn thực phẩm mà còn bao gồm các hạng mục gián

tiếp như bảo vệ môi trường. VietGAP đã được giới thiệu tới nhiều cá nhân

và đơn vị sản xuất rau quả tại Việt Nam, đang góp phân cải thiện vấn đề an

toàn thực phẩm tại nước nhà.

Tuy nhiên, để được chứng nhận VietGAP thì chi phí mỗi năm rơi vào

khoảng 2.000 đôla, đồng thời đòi hỏi nhiều tiêu chí khó đáp ứng. Do vậy,

nhìn chung, các hợp tác xã nhỏ và cá nhân sản xuất gặp khó khăn trong

việc áp dụng VietGAP. Trước tình hình đó, Bộ NN&PTNT với sự hỗ trợ của

JICA đã thực hiện Dự án “Tăng cường năng lực cho lĩnh vực quản lý ngành

trồng trọt của Việt Nam để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm

cây trồng tại Việt Nam” (gọi tắt là Dự án Cây trồng An toàn) trong giai đoạn

2010-2013. Dự án này nhằm nâng cao nhận thức và cải thiện kĩ thuật trồng

trọt. Thông qua các hoạt động thiết thực, Dự án Cây trồng An toàn cuối

cùng đã xây dựng được “GAP cơ bản”, chọn lọc 26 tiêu chí quan trọng liên

quan đến an toàn thực phẩm từ 65 tiêu chí của VietGAP.

Page 17: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …
Page 18: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

CH

ƯƠ

NG

1 G

IỚI T

HIỆ

U

18

(1) Đơn giản để áp dụng

GAP cơ bản chỉ có 26 điểm kiểm soát trong khi VietGAP có 65 điểm.

GAP cơ bản là phiên bản đơn giản, nhưng bao gồm những yêu câu tối thiểu

về an toàn vệ sinh thực phẩm. Do đó, ta có thể dễ dàng giới thiệu GAP cơ

bản cho các nông dân chưa áp dụng.

(2) Nâng cao độ tin cậy

GAP cơ bản đòi hỏi nông dân ghi lại các hoạt động sản xuất như sử

dụng phân bón và hóa chất nông nghiệp. Sẽ rất minh bạch và có thể truy

xuất khi bạn muốn xem xét các sản phẩm đến từ đâu và sản phẩm được sản

xuất như thế nào. Bạn có thể cải thiện độ tin cậy của khách hàng bằng cách

công khai hồ sơ ghi chép nhật kí đồng ruộng.

(3) Quy trình kĩ thuật quốc gia

GAP cơ bản là một quy trình đơn giản, là sự cô đọng của VietGAP và

đã được Bộ NN&PTNT ban hành là quy trình kĩ thuật quốc gia đáp ứng các

yêu câu tối thiểu về an toàn thực phẩm (Số 2998/2014/QĐ-BNN-TT). GAP cơ

bản là công cụ đáng tin cậy để áp dụng trong doanh nghiệp của bạn.

Ngoài 3 lợi ích trên, GAP cơ bản còn được áp dụng miễn phí, trong khi

để được cho chứng nhận VietGAP thì phải trả phí. Do đó, GAP cơ bản dễ

dàng được áp dụng cho các hợp tác xã nông nghiệp và nhóm nông dân tại

khu vực miền Bắc Việt Nam. Một điểm đáng lưu ý trong GAP cơ bản là điều

kiện an toàn của quá trình sản xuất được xác nhận giữa hai bên (người sản

xuất và người mua), trong khi đối với VietGAP, cân có sự xác nhận của bên

thứ ba.

1.2. SẢN XUẤT CÁI THỊ TRƯỜNG MUỐN

Về mặt chuỗi cung ứng nông sản, mức độ người tiêu dùng tin tưởng

vào sự an toàn của rau các loại đang ở mức rất thấp, do tình trạng thiếu

quản lý cả trong quá trình sản xuất và quá trình phân phối, sơ chế và bán

sản phẩm (Ví dụ: tình trạng "trà trộn rau” trong quá trình phân phối). Không

có sự khác biệt rõ ràng về giá giữa rau thông thường và rau an toàn. Những

Page 19: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …
Page 20: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …
Page 21: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

21

Sổ tay hướng dẫn H

ệ thống Quản lý Sản xuất nhằm

Đẩy m

ạnh Áp dụng G

AP

là không thể đối với các cá nhân sản xuất nhỏ lẻ. Cuối cùng, thành viên sản

xuất trong nhóm bán hàng tập trung có thể nâng cao kỹ năng sản xuất rau

an toàn, xử lý sau thu hoạch và giao hàng thông qua quản lý tập thể về an

toàn và chất lượng đáp ứng yêu câu của khách hàng. Bằng cách này, bán

hàng tập trung giúp cho người sản xuất điều chỉnh phương pháp sản xuất

theo nhu câu thị trường.

Bán hàng tập trung cũng có lợi cho người mua. Các tổ chức mua hàng

như siêu thị gặp khó khăn trong việc tìm nhà cung cấp đáng tin cậy có thể

cung cấp rau an toàn với số lượng và chất lượng theo yêu câu vào thời điểm

nhất định. Việc giao dịch với các hộ sản xuất riêng lẻ sẽ tốn nhiều thời gian

cũng như chi phí. Tập hợp thông qua bán hàng tập trung là một cách hiệu

quả để các hợp tác xã cung cấp sản phẩm cho bên mua là những tổ chức.

Đối với người mua

- Tiết kiệm chi phí điều phối trong thu mua

- Quản lý hiệu quả an toàn và chất lượng

Đối với người sản xuất

- Chia sẻ gánh nặng về bán hàng

- Sức mạnh đàm phán tập thể

- Quản lý tập thể về an toàn và chất lượng

Nguồn: Nhóm dự án JICA

Hình 1-5 Lợi thế của bán hàng tập trung

Do số lượng nhà bán lẻ hiện đại như siêu thị đang tăng dân không chỉ ở

các thành phố lớn mà còn ở cả nhiều tỉnh thành, nên việc nắm bắt tình hình

thị trường này sẽ đảm bảo thành công cho các nhà sản xuất rau an toàn.

Tập hợp thông qua bán hàng tập trung là cách duy nhất cho nhà sản xuất

nhỏ tham gia vào thị trường này.

Page 22: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …
Page 23: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …
Page 24: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …
Page 25: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …
Page 26: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

CH

ƯƠ

NG

2 L

ỰA

CH

ỌN

NH

ÓM

MỤ

C T

IÊU

26

Nên đề cử các nhóm mục tiêu ứng viên từ các nhóm sản xuất rau hiện

có, lựa chọn cẩn thận với cả thông tin định tính và định lượng. Việc lựa chọn

các nhóm mục tiêu nên được tiến hành theo quy trình 3 bước từ 2.1 đến 2.3.

Biện pháp hỗ trợ đối với các nhóm ứng viên chưa được lựa chọn làm nhóm

mục tiêu được giải thích tại phân 2.4.

2.1. ĐỀ CỬ CÁC NHÓM MỤC TIÊU ỨNG VIÊN

Các nhóm mục tiêu ứng viên nên được đề cử từ danh sách các hợp

tác xã/công ty nông nghiệp và những nhóm sản xuất rau tiềm năng hiện

có. Nếu chưa có danh sách này, Sở NN&PTNT nên tổng hợp dựa trên danh

sách của Chi cục Kinh tế Hợp tác và Phát triển Nông thôn và/hoặc Chi cục

Trồng trọt và Bảo vệ Thực vật. Nên loại ra khỏi danh sách các nhóm có đặc

điểm sau đây:

Đã được xác định mang tiềm ẩn rủi ro như khu vực sản xuất rau

nằm gân khu công nghiệp/ nhà máy hóa chất.

Đã được xác nhận là khu vực ô nhiễm kim loại nặng và chất độc hại

thông qua các phân tích khoa học.

Vùng sản xuất rau không thuộc khu vực sản xuất rau chuyên canh

do tỉnh/huyện quy hoạch.

Nên lập danh sách các nhóm mục tiêu ứng viên với những thông tin cơ

bản gồm: tên nhóm, loại hình, số lượng thành viên, diện tích sản xuất rau và

diện tích được chứng nhận an toàn như trong bảng dưới đây.

Page 27: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

27

Sổ tay hướng dẫn H

ệ thống Quản lý Sản xuất nhằm

Đẩy m

ạnh Áp dụng G

AP

Bảng 2-1 Danh sách các nhóm mục tiêu ứng viên

TT Tên nhóm Loại hìnhSố lượng

thành viên

Diện tích sản xuất rau (ha)

Diện tích được chứng

nhận an toàn (ha)

2.2. THỰC HIỆN KHẢO SÁT THỰC ĐỊA CÁC NHÓM MỤC TIÊU ỨNG VIÊN

Sở NN&PTNT thực hiện khảo sát thực địa các nhóm mục tiêu ứng viên.

Khảo sát thực địa bao gồm phỏng vấn người cung cấp thông tin chính, thu

thập dữ liệu và quan sát thực địa để có được các thông tin cân thiết cho

việc lựa chọn nhóm mục tiêu. Bảng sau thể hiện phiếu đánh giá các nhóm

mục tiêu ứng viên.

Page 28: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

CH

ƯƠ

NG

2 L

ỰA

CH

ỌN

NH

ÓM

MỤ

C T

IÊU

28

Bảng 2-2 Phiếu đánh giá các nhóm mục tiêu ứng viên

Nội dung Nội dung chi tiếtKết quả

trả lờiGhi chú

Thông tin chung

Tên nhóm

Năm thành lập

Số đăng kíĐính kèm giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh

1. Diện tích mục tiêu

Đất

Đất nông nghiệp

(ha)ha

Tổng diện tích sản xuất nông nghiệp bao gồm lúa, cây ăn quả, rau, v.v.

Đất trồng rau (ha) ha Tổng diện tích sản xuất rau

Sản phẩm (sản lượng)

Rau vụ đông

(T9 – T3)Lập danh sách các loại rau chính và sản lượng

Rau vụ hè (T4 – T8)Lập danh sách các loại rau chính và sản lượng

2. Vị trí và môi trường

Vị tríVị trí không gân khu công nghiệp/nhà máy hóa chất

Kiểm tra thông qua quan sát thực địa

Tính bền vững của điều kiện đất đai

Cơ sở hạ tâng (đường, hệ thống tưới tiêu), nguy cơ ngập lụt thấp

Kiểm tra thông qua quan sát thực địa

Page 29: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

29

Sổ tay hướng dẫn H

ệ thống Quản lý Sản xuất nhằm

Đẩy m

ạnh Áp dụng G

AP

Nội dung Nội dung chi tiếtKết quả

trả lờiGhi chú

Chứng nhận vùng đủ điều kiện sản xuất an toàn

Giấy chứng nhận vùng đủ điều kiện sản xuất an toàn

Đính kèm bản sao

3. Kiến thức và kĩ thuật

Thực hành

canh tác

Kiến thức/thực

hành sản xuất cây

trồng an toàn

Kiểm tra thông qua quan sát thực địa (Ví dụ: ghi chép nhật kí đồng ruộng, sử dụng vật tư nông nghiệp đâu vào, sử dụng thùng đựng rác thải, trang thiết bị rửa và vệ sinh, v.v)

Số năm canh tácĐếm số năm canh tác của các thành viên trong nhóm mục tiêu2.

Các công nghệ

áp dụng

Kiểm tra thông qua quan sát thực địa (Ví dụ: kiến thức và kĩ năng quản lý dịch hại tổng hợp (IPM)3, Quản lý cây trồng tổng hợp (ICM)4, phân ủ hoai mục, cây giống, vật tư nông nghiệp)

4. Số nông dân trong nhóm và sản lượng

Thành viên

Tổng số thành viên

Số thành viên trong

ban quản lý

Số thành viên sản

xuất rau an toàn

2. Một thành viên có 3 năm kinh nghiệm tham gia chương trình tập huấn thực tập sinh kĩ thuật tại Nhật Bản sẽ được tính là có 3 năm kinh nghiệm canh tác.

3. IPM sử dụng các biện pháp thân thiện với môi trường để ngăn chặn sâu bệnh xâm nhập và gây hại cho cây trồng thông qua việc ngăn ngừa, kiểm soát vật lý hoặc cơ học và/hoặc kiểm soát sinh học.

4. ICM là phương pháp tiếp cận toàn trang trại, bao gồm luân canh cây trồng, kĩ thuật canh tác thích hợp, lựa chọn giống cây trồng cẩn thận, giảm thiểu tối đa phụ thuộc vào các yếu tố đâu vào nhân tạo như phân bón, thuốc BVTV và nhiên liệu hóa thạch, duy trì cảnh quan và tăng cường môi trường sống của động vật hoang dã.

Page 30: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

CH

ƯƠ

NG

2 L

ỰA

CH

ỌN

NH

ÓM

MỤ

C T

IÊU

30

Nội dung Nội dung chi tiếtKết quả

trả lờiGhi chú

5. Tinh thân sẵn sàng và tự nguyện

Khả năng lãnh đạo và tính độc lập

(câu trả lời tường thuật)

Kiểm tra thông qua phỏng vấn các trưởng nhóm và quan sát thực địa

6. Loại hình nhóm

Loại hình nhóm

và ngành, nghề

kinh doanh

Đăng kí nhóm

Đính kèm Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh (Công ty nông nghiệp/hợp tác xã)

Ngành, nghề kinh doanh trong Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh

Liệt kê các ngành, nghề kinh doanh trong Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh5

7. Sản xuất rau và tiếp thị

Kinh nghiệm về sản xuất cây trồng an toàn

GAP cơ bảnKiểm tra kinh nghiệm, kết quả tập huấn

VietGAPKiểm tra kinh nghiệm, kết quả tập huấn/ Đính kèm bản sao

Khác (PGS, v.v.)Kiểm tra kinh nghiệm, kết quả tập huấn / Đính kèm bản sao

5. Business sectors on a business license are coded following prime minister’s decision No. 27/2018/QD-TTg dated on July 06, 2018 Promulgating Vietnam Standard Industrial Classification.

Page 31: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

31

Sổ tay hướng dẫn H

ệ thống Quản lý Sản xuất nhằm

Đẩy m

ạnh Áp dụng G

AP

Nội dung Nội dung chi tiếtKết quả

trả lờiGhi chú

Kinh nghiệm về phát triển kênh thị trường

Kinh nghiệm về bán hàng tập trung

Có/Không

Tỉ lệ tham gia bán hàng tập trung trên tổng doanh số bán hàng (%)

0-100%

Tên người mua hiện tại và tỉ lệ bán hàng (%)

Ví dụ:1. Người mua A: 50%2. Người mua B: 30%3. Chợ dân sinh: 20%

8. Các vấn đề quan trọng khác

Sơ chế, đóng

gói, vận chuyển

Cơ sở vật chất và cơ sở hạ tâng hiện có cùng hiện trạng/tình hình sử dụng

Ví dụ: nhà sơ chế, hệ thống tưới tiêu, nhà lưới, v.v

Nhãn mác/Bao bì sản phẩm

Ví dụ: logo, danh thiếp, công cụ đóng gói, mã QR, v.v

Bảo quản/Bảo quản lạnh

Ví dụ: kho lạnh

Phương tiện vận chuyển

Ví dụ: có/thuê xe để vận chuyển sản phẩm

Giá sản phẩmGiá bán so với giá thị trường (câu trả lời tường thuật)

Ví dụ:Người mua A trả cao hơn 10%Người mua B trả bằng giá thông thường.

Xúc tiến bán hàngKinh nghiệm về xúc tiến bán hàng

Ví dụ: Hội chợ/Catalogue/Quảng cáo trên Facebook/ Quảng cáo tại cửa hàng.

Page 32: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

CH

ƯƠ

NG

2 L

ỰA

CH

ỌN

NH

ÓM

MỤ

C T

IÊU

32

Nội dung Nội dung chi tiếtKết quả

trả lờiGhi chú

Hỗ trợ từ bên ngoài

Đã và đang nhận hỗ trợ từ nhà tài trợ/ tổ chức phi chính phủ/ chính phủ

Ví dụ: nhận hỗ trợ từ ADB để xây nhà sơ chế

Hiện trạng của các hạng mục được hỗ trợ

Ví dụ: Toàn bộ hạng mục hỗ trợ đều được sử dụng. Một phân của hạng mục hỗ trợ được sử dụng. Hạng mục hỗ trợ không được sử dụng.(Kèm lí do)

Ghi chú (nếu có)

Đánh giá chung

Khuyến nghịĐánh giá chung về nhóm mục tiêu đề xuất

Viết khuyến nghị về điều kiện quỹ đất, khả năng quản lý bán hàng tập trung và tinh thân nhiệt huyết của lãnh đạo

Các điểm cần kiểm tra về tinh thần sẵn sàng và tự nguyện

Nhóm mục tiêu đặc biệt phải có tinh thân sẵn sàng và tự nguyện

cao để mô hình đạt được tính bền vững. Để kiểm tra tinh thân sẵn sàng

và tự nguyện, hãy sử dụng những điểm kiểm tra sau để phỏng vấn các

trưởng nhóm.

Thể hiện tinh thân sẵn sàng và tự nguyện sản xuất rau an toàn và

bán hàng tập trung

Tâm nhìn về sản xuất rau an toàn

Kinh nghiệm lãnh đạo (huy động mọi người thực hiện các thực

hành đúng)

Kĩ năng giao tiếp (phản ứng tốt với câu hỏi)

Tính độc lập (không phụ thuộc vào sự hỗ trợ của Chính phủ/nhà

tài trợ)

Page 33: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

33

Sổ tay hướng dẫn H

ệ thống Quản lý Sản xuất nhằm

Đẩy m

ạnh Áp dụng G

AP

Ngành, nghề kinh doanh trên Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Các ngành, nghề kinh

doanh trên Giấy chứng

nhận đăng ký kinh doanh

được cấp mã ngành theo

Quyết định số 27/2018 QĐ-

TTg ngày 6 tháng 7 năm

2018 của Thủ tướng Chính

phủ về Ban hành hệ thống

ngành kinh tế Việt Nam. Tất

cả các nhóm mục tiêu cân

đăng kí theo mã ngành

0118 “Trồng rau, đậu các

loại và trồng hoa”, đó là

quy định tối thiếu để sản

xuất và bán rau.

Tất cả các vấn đề quan trọng cân được thu thập và ghi chép lại. Tất cả

các tài liệu làm bằng chứng, như Chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn

thực phẩm khâu/công đoạn sản xuất, chứng nhận VietGAP và Chứng nhận

đăng ký kinh doanh nên được đính kèm đây đủ để làm tài liệu tham khảo.

Để có tư liệu tham khảo tốt hơn, hãy chụp ảnh giấy chứng nhận, vùng sản

xuất, nhà sơ chế, bao bì/nhãn mác và người được phỏng vấn (Xem Tài liệu

đính kèm 2.1 Phiếu đánh giá các nhóm mục tiêu ứng viên).

2.3. XÁC NHẬN CÁC NHÓM MỤC TIÊU

Dựa vào kết quả khảo sát thực địa để đánh giá các nhóm mục tiêu ứng viên

theo những tiêu chí lựa chọn. Tiêu chí lựa chọn các nhóm mục tiêu được xây

dựng từ kinh nghiệm thử nghiệm trong Dự án dựa trên Biên bản Thảo luận đã

được thống nhất giữa Bộ NN&PTNT và JICA ngày 29 tháng 2 năm 2016 như sau.

Page 34: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

CH

ƯƠ

NG

2 L

ỰA

CH

ỌN

NH

ÓM

MỤ

C T

IÊU

34

Bảng 2-3 Tiêu chí lựa chọn nhóm mục tiêu

Mục tiêu ưu tiên

Tiêu chí đánh giá

Chỉ số Bắt buộc

Khuyến cáo

1. Vùng/khu vực

mục tiêu

Ưu tiên vùng/khu vực sản xuất rau chuyên canh

• V ù n g / khu vực chuyên canh

• Diện tích đất lớn hơn 1ha.

2. Vị trí và môi

trường

Vị trí ưu tiên là khu vực thích hợp cho sản xuất rau an toàn: điều kiện môi trường tự nhiên thuận lợi (đất, nước, không khí), môi trường kinh tế và xã hội thuận lợi

• Điều kiện đất đai phù hợp (cơ sở hạ tâng, nguy cơ ngập lụt thấp)

• Không gân các khu công nghiệp/nhà máy hóa chất

• Được chứng nhận là vùng đủ điều kiện sản xuất an toàn.

3. Kiến thức và

kĩ thuật

Tích lũy kiến thức/kĩ thuật sản xuất cây trồng an toàn

• Có kinh nghiệm canh tác trên 3 năm6.

4. Số nông dân

trong nhóm

Số lượng nông dân thành viên trong nhóm

• Số lượng nông dân trên 7 thành viên7.

5. Tinh thân

sẵn sàng và

tự nguyện

Sự sẵn sàng và tự nguyện của người sản xuất

• Khả năng lãnh đạo và tính độc lập(khuyến nghị)

6. Số năm kinh nghiệm không chỉ tính số năm từ khi thành lập hợp tác xã/công ty đến nay, mà là số năm kinh nghiệm canh tác của thành viên nhóm mục tiêu. Ví dụ, nếu thành viên có kinh nghiệm trồng trọt tại Nhật Bản trong chương trình tập huấn thực tập sinh kĩ thuật, thời gian đó có thể được tính vào số năm kinh nghiệm.

7. Theo luật hợp tác xã, số lượng thành viên trong hợp tác xã nông nghiệp phải nhiều hơn 7. Đối với nhóm nông dân và công ty nông nghiệp, phải có trên 7 thành viên, bao gồm cả ban quản lý và công nhân.

Page 35: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

35

Sổ tay hướng dẫn H

ệ thống Quản lý Sản xuất nhằm

Đẩy m

ạnh Áp dụng G

AP

6. Loại hình nhóm Ngành, nghề kinh doanh trên Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh

• Ngành, nghề kinh doanh trên Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh là: “Trồng rau, các loại đậu và trồng hoa” (mã ngành 0118), đó là yêu câu tối thiểu để sản xuất và kinh doanh rau.(khuyến nghị)

7. Sản xuất rau

và tiếp thị

Sản xuất và phân phối rau an toàn

• Áp dụng GAP cơ bản và/hoặc VietGAP(khuyến nghị)

• Kinh nghiệm về phát triển kênh thị trường và bán hàng tập trung.(khuyến nghị)

Nguồn: Biên bản Thảo luận được thống nhất giữa Bộ NN&PTNT và JICA ngày 29 tháng 2 năm 2016.

Ghi chú: Nhóm Dự án JICA điều chỉnh để làm rõ hơn các tiêu chí và chỉ số đánh giá dựa trên kinh nghiệm thử nghiệm trong Dự án theo Biên bản Thảo thuận.

Trong tổng số 7 ưu tiên mục tiêu, 4 ưu tiên (1. Vùng/khu vực mục tiêu,

2. Vị trí và môi trường, 3. Kiến thức và kĩ thuật, 4. Số nông dân trong nhóm)

là bắt buộc, và 3 ưu tiên còn lại (5. Tinh thân tự nguyện và sẵn sàng, 6. Loại

hình nhóm, 7. Sản xuất rau và tiếp thị) là khuyến nghị nên có.

Phiếu đánh giá nhóm mục tiêu ứng viên được trình bày trong Bảng

2.4, trong đó, cân liệt kê tất cả các nhóm ứng viên và điền thông tin đã thu

thập vào các ô tương ứng theo bộ tiêu chí. Sau khi điền xong, mỗi thông tin

sẽ được đánh giá cẩn thận xem có đáp ứng yêu câu của mỗi chỉ tiêu hay

không. Ví dụ, nếu không có vùng rau chuyên canh và/hoặc không có chứng

nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khâu/công đoạn sản xuất thì

nhóm được đánh giá là không đủ điều kiện.

Page 36: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

CH

ƯƠ

NG

2 L

ỰA

CH

ỌN

NH

ÓM

MỤ

C T

IÊU

36

Bảng 2-4 Phiếu đánh giá các nhóm mục tiêu ứng viên

TTTên nhóm

1. Vùng/khu vực mục tiêu

2. Vị trí và môi trường 3. Kiến thức và kĩ thuật

4. Số nông dân trong nhóm

5. Tinh thần sẵn sàng và tự nguyện

6. Loại hình nhóm

7. Sản xuất rau và tiếp thị

Đánh giáVùng rau chuyên canh

Diện tích đất hơn 1ha.

Điều kiện đất đai phù hợp

Không gần khu công nghiệp/nhà máy hóa chất

Được chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khâu/công đoạn sản xuất

Có kinh nghiệm canh tác trên 3 năm

Số lượng nông dân trên 7 thành viên.

Khả năng lãnh đạo và tính độc lập

Ngành, nghề trên Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh là: "Trồng rau, các loại đậu và trồng hoa"

Áp dụng GAP cơ bản và/hoặc VietGAP

Kinh nghiệm về phát triển kênh thị trường và bán hàng tập trung

HD-1 Công ty cổ phân thực phẩm Gia Gia

Có 5.3 Cơ sở hạ tâng tốt, diện tích tuy nhỏ, nhưng đủ để sản xuất

Không Được chứng nhận

3 10 Khả năng lãnh đạo tốt

Có GAP cơ bảnVietGAP

Mới bắt đâu bán hàng tập trung

Nhóm mục tiêu

HD-2 Cơ sở sản xuất rau Green Farm

Có 7 Đủ diện tích sản xuất với cơ sở hạ tâng được đâu tư tốt

Không Được chứng nhận

3 10 Khả năng lãnh đạo tốt và năng lực huy động vốn tốt

Có Sản xuất an toàn, hữu cơ

Tiếp thị tốt, có cửa hàng rau an toàn riêng

Nhóm mục tiêu

HD-3 Nhóm hộ sản xuất RAT thôn Lúa

Có 27.54 Cơ sở hạ tâng tốt, diện tích tuy nhỏ nhưng đủ để sản xuất

Không Được chứng nhận

10 147 Khả năng lãnh đạo tốt

Có GAP cơ bảnVietGAP

Bán hàng tập trung

Nhóm mục tiêu

HD-4 Hợp tác xã nông nghiệp V-Phuc Green

Không 10 Cơ sở hạ tâng kém

Không Không - 14 Khả năng lãnh đạo kém

Không Không Bán hàng tập trung (hoạt động dưới vai trò người thu gom)

-

HD-5 Hợp tác xã Việt Á Châu

Không 13 Cơ sở hạ tâng tốt, có cơ sở chế biến (hành khô)

Không Không - 28 Khả năng lãnh đạo kém

Không ISO 22000 Không tham gia trồng trọt, thu gom để chế biến

-

Ghi chú: Các ô được bôi đen cho thấy chỉ số không đáp ứng tiêu chí

Page 37: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

37

Sổ tay hướng dẫn H

ệ thống Quản lý Sản xuất nhằm

Đẩy m

ạnh Áp dụng G

AP

Bảng 2-4 Phiếu đánh giá các nhóm mục tiêu ứng viên

TTTên nhóm

1. Vùng/khu vực mục tiêu

2. Vị trí và môi trường 3. Kiến thức và kĩ thuật

4. Số nông dân trong nhóm

5. Tinh thần sẵn sàng và tự nguyện

6. Loại hình nhóm

7. Sản xuất rau và tiếp thị

Đánh giáVùng rau chuyên canh

Diện tích đất hơn 1ha.

Điều kiện đất đai phù hợp

Không gần khu công nghiệp/nhà máy hóa chất

Được chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khâu/công đoạn sản xuất

Có kinh nghiệm canh tác trên 3 năm

Số lượng nông dân trên 7 thành viên.

Khả năng lãnh đạo và tính độc lập

Ngành, nghề trên Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh là: "Trồng rau, các loại đậu và trồng hoa"

Áp dụng GAP cơ bản và/hoặc VietGAP

Kinh nghiệm về phát triển kênh thị trường và bán hàng tập trung

HD-1 Công ty cổ phân thực phẩm Gia Gia

Có 5.3 Cơ sở hạ tâng tốt, diện tích tuy nhỏ, nhưng đủ để sản xuất

Không Được chứng nhận

3 10 Khả năng lãnh đạo tốt

Có GAP cơ bảnVietGAP

Mới bắt đâu bán hàng tập trung

Nhóm mục tiêu

HD-2 Cơ sở sản xuất rau Green Farm

Có 7 Đủ diện tích sản xuất với cơ sở hạ tâng được đâu tư tốt

Không Được chứng nhận

3 10 Khả năng lãnh đạo tốt và năng lực huy động vốn tốt

Có Sản xuất an toàn, hữu cơ

Tiếp thị tốt, có cửa hàng rau an toàn riêng

Nhóm mục tiêu

HD-3 Nhóm hộ sản xuất RAT thôn Lúa

Có 27.54 Cơ sở hạ tâng tốt, diện tích tuy nhỏ nhưng đủ để sản xuất

Không Được chứng nhận

10 147 Khả năng lãnh đạo tốt

Có GAP cơ bảnVietGAP

Bán hàng tập trung

Nhóm mục tiêu

HD-4 Hợp tác xã nông nghiệp V-Phuc Green

Không 10 Cơ sở hạ tâng kém

Không Không - 14 Khả năng lãnh đạo kém

Không Không Bán hàng tập trung (hoạt động dưới vai trò người thu gom)

-

HD-5 Hợp tác xã Việt Á Châu

Không 13 Cơ sở hạ tâng tốt, có cơ sở chế biến (hành khô)

Không Không - 28 Khả năng lãnh đạo kém

Không ISO 22000 Không tham gia trồng trọt, thu gom để chế biến

-

Ghi chú: Các ô được bôi đen cho thấy chỉ số không đáp ứng tiêu chí

Page 38: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

CH

ƯƠ

NG

2 L

ỰA

CH

ỌN

NH

ÓM

MỤ

C T

IÊU

38

Trường hợp lựa chọn các nhóm mục tiêu ở tỉnh Hải Dương

Tại tỉnh Hải Dương, nhóm Dự án JICA và Sở NN&PTNT Hải Dương đã

thảo luận và thống nhất mở rộng số lượng nhóm mục tiêu. Sở NN&PTNT

Hải Dương đề cử 5 nhóm ứng viên, sau đó nhóm Dự án JICA và Sở

NN&PTNT Hải Dương cùng nhau tiến hành khảo sát thực địa 5 nhóm này.

Kết quả khảo sát thực địa cho thấy 3/5 nhóm có tiềm năng lớn về

sản xuất và tiêu thụ cây trồng an toàn vì có chứng nhận cơ sở đủ điều

kiện an toàn thực phẩm khâu/công đoạn sản xuất, có kiến thức tốt về

GAP, có động lực tốt để trở thành mô hình sản xuất an toàn. Hai nhóm còn

lại không đủ điều kiện để được lựa chọn là nhóm mục tiêu vì không có

động lực cao trong sản xuất rau an toàn. Một nhóm trong số đó đăng kí là

hợp tác xã, nhưng không có đất để sản xuất rau và chỉ làm hợp đồng với

nông dân cá thể để thu mua rau như vai trò của một người thu gom. Việc

thực hiện khảo sát thực địa và kiểm tra các điều kiện thực tế là rất quan

trọng, nếu không có thể vô tình lựa chọn nhóm không đạt tiêu chuẩn.

Theo đánh giá từ kết quả khảo sát thực địa, Sở NN&PTNT Hải Dương đã

tiến cử 3 nhóm làm nhóm mục tiêu.

Ta nên tổng hợp kết quả lựa chọn thành một mẫu (Tài liệu đính kèm 2.2

Kết quả lựa chọn nhóm mục tiêu), và đính kèm phiếu đánh giá các nhóm

mục tiêu ứng viên. Sở NN&PTNT tổ chức một cuộc họp để xác nhận cách

thức lựa chọn, kết quả lựa chọn và phê duyệt kết quả lựa chọn. Sở NN&PTNT

nên chuẩn bị hồ sơ đơn vị sản xuất cho mỗi nhóm mục tiêu được lựa chọn

(Tài liệu đính kèm 2.3 Hồ sơ đơn vị sản xuất).

2.4. HỖ TRỢ ĐỂ ĐƯỢC LỰA CHỌN LÀ NHÓM MỤC TIÊU

Trong các nhóm ứng viên được đề cử, một số nhóm có thể không được

lựa chọn trở thành nhóm mục tiêu vì không đáp ứng được các tiêu chí. Dưới

đây là các biện pháp hỗ trợ cho từng tiêu chí như sau:

Page 39: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

39

Sổ tay hướng dẫn H

ệ thống Quản lý Sản xuất nhằm

Đẩy m

ạnh Áp dụng G

AP

Bảng 2-5 Biện pháp hỗ trợ để đáp ứng từng tiêu chí

Mục tiêu ưu tiên

Tiêu chí đánh giá

Biện pháp hỗ trợ

1. Vùng/khu

vực mục tiêu

Ưu tiên vùng/khu vực sản xuất rau chuyên canh

Hỗ trợ tìm vùng sản xuất rau chuyên canh có diện tích hơn 1 ha.

2. Vị trí và

môi trường

Ưu tiên vùng thích hợp cho sản xuất rau an toàn: điều kiện môi trường tự nhiên thuận lợi (đất, nước, không khí), môi trường kinh tế và xã hội thuận lợi

Hỗ trợ nâng cấp cơ sở hạ tâng, ví dụ hệ thống tưới tiêu và thoát nước.

Hỗ trợ tìm khu vực đất phù hợp cho sản xuất rau an toàn, cách xa khu công nghiệp/nhà máy hóa chất, nguy cơ ngập lụt thấp.

Hỗ trợ cấp giấy chứng nhận vùng đủ điều kiện sản xuất an toàn.

3. Kiến thức

và kĩ thuật

Tích lũy kiến thức/kĩ thuật về sản xuất cây trồng an toàn

Hỗ trợ kĩ thuật canh tác bao gồm IPM và ICM để nông dân thực hành canh tác trên 3 năm.

4. Số nông

dân trong

nhóm

Số lượng nông dân thành viên trong nhóm

Hỗ trợ thành lập nhóm sản xuất rau an toàn có trên 7 thành viên.

5. Tinh thân

sẵn sàng và

tự nguyện

Sự sẵn sàng và tự nguyện của người sản xuất

Hỗ trợ thay đổi lãnh đạo mới, là người có tinh thân sẵn sàng và tính độc lập cao.

Tổ chức tập huấn kĩ năng giao tiếp/ lãnh đạo (nếu có).

6. Loại hình

nhóm

Ngành, nghề kinh doanh trên Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh

Hỗ trợ cấp Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh ngành, nghề “Trồng rau, đậu các loại và trồng hoa” (mã ngành 0118), đó là yêu câu tối thiểu để sản xuất và kinh doanh rau an toàn.

Page 40: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

CH

ƯƠ

NG

2 L

ỰA

CH

ỌN

NH

ÓM

MỤ

C T

IÊU

40

7. Sản xuất

rau và

tiếp thị

Sản xuất và phân

phối rau an toàn

Tiêu chí này là không bắt buộc, nhưng khuyến nghị tổ chức tập huấn về GAP cơ bản và hỗ trợ ghi chép, lưu giữ nhật kí đồng ruộng.

Tiêu chí này là không bắt buộc, nhưng khuyến nghị cân xác nhận sự tự nguyện, sẵn sàng tham gia bán hàng tập trung.

(1) Vùng/khu vực mục tiêu: Nếu nhóm ứng viên không có vùng/khu

vực sản xuất rau chuyên canh, Sở NN&PTNT nên hỗ trợ tìm kiếm vùng đất

phù hợp có diện tích hơn 1 ha.

(2) Vị trí và môi trường: Nếu vị trí đất không phù hợp về điều kiện môi

trường tự nhiên, kinh tế và xã hội để sản xuất rau an toàn, Sở NN&PTNT nên:

• Hỗ trợ tìm khu vực đất phù hợp cho sản xuất rau an toàn, cách xa

khu công nghiệp/nhà máy hóa chất, và có nguy cơ ngập lụt thấp.

• Hỗ trợ nâng cấp cơ sở hạ tâng, ví dụ, hệ thống tưới tiêu và thoát nước.

• Hỗ trợ cấp chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khâu/

công đoạn sản xuất khi vị trí phù hợp cho sản xuất rau an toàn và kết quả

kiểm tra mẫu đất, nước thỏa mãn điều kiện được nêu trong Chương 3.

(3) Kiến thức và kĩ thuật: Nếu nông dân thuộc nhóm mục tiêu có số

năm kinh nghiệm canh tác ít hơn 3 năm, khuyến nghị:

• Để nông dân thực hành canh tác trên 3 năm, đó là số năm kinh

nghiệm tối thiểu.

• Hỗ trợ kĩ thuật về IPM và ICM, đó là các kĩ thuật canh tác cơ bản cho

sản xuất rau an toàn.

(4) Số nông dân trong nhóm: Nếu số lượng nông dân thành viên trong

nhóm ít hơn 7, số lượng này không đủ để thực hiện sản xuất và bán hàng

tập trung rau an toàn như một nhóm, Sở NN&PTNT nên hỗ trợ tập hợp thêm

nông dân, những người sẵn sàng sản xuất tập trung các loại rau an toàn.

(5) Tinh thân sẵn sàng và tự nguyện: Nếu tinh thân sẵn sàng, tự nguyện

sản xuất và bán rau an toàn của trưởng nhóm được đánh giá ở mức thấp, rất

khó để duy trì nhóm sản xuất rau an toàn. Điều này sẽ ảnh hưởng đến tính

Page 41: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

41

Sổ tay hướng dẫn H

ệ thống Quản lý Sản xuất nhằm

Đẩy m

ạnh Áp dụng G

AP

hiệu quả và bền vững của chương trình. Sở NN&PTNT nên tránh lựa chọn

những nhóm như vậy. Tuy nhiên, nếu nhóm có tiềm năng đáp ứng được

các tiêu chí ngoài tiêu chí tinh thân sẵn sàng và tự nguyện, và Sở NN&PTNT

mong muốn nhóm đó trở thành mô hình của tỉnh thì nên hỗ trợ đổi trưởng

nhóm mới – người có tinh thân sẵn sàng, tính độc lập cao, tổ chức tập huấn

về kĩ năng lãnh đạo hoặc kĩ năng giao tiếp.

(6) Loại hình nhóm: Nhóm mục tiêu cân có Giấy chứng nhận đăng kí

kinh doanh. Ngành, nghề kinh doanh trên Giấy chứng nhận đăng kí kinh

doanh được cấp mã ngành theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 6

tháng 7 năm 2018 của Chính phủ về Ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt

Nam. Nhóm mục tiêu nên đăng kí ngành, nghề kinh doanh theo mã ngành

0118 “Trồng rau, các loại đậu và trồng hoa”, đó là yêu câu tối thiểu để sản

xuất và kinh doanh rau.

(7) Sản xuất rau và tiếp thị: Nếu kinh nghiệm về sản xuất và bán rau an

toàn còn hạn chế, không bắt buộc nhưng khuyến nghị nên:

• Tổ chức tập huấn về GAP cơ bản để nâng cao nhận thức của nông

dân về tâm quan trọng của sản xuất rau an toàn, đặc biệt là truy xuất nguồn

gốc thông qua ghi chép, lưu giữ nhật kí đồng ruộng.

• Nâng cao nhận thức về bán hàng tập trung và xác nhận tinh thân

sẵn sàng, tự nguyện tham gia tổ chức bán hàng tập trung.

Page 42: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …
Page 43: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

43

Sổ tay hướng dẫn H

ệ thống Quản lý Sản xuất nhằm

Đẩy m

ạnh Áp dụng G

AP

3.1. RÀ SOÁT ĐIỀU KIỆN AN TOÀN CỦA VÙNG SẢN XUẤT

Chứng thực điều kiện an toàn của vùng sản xuất là cơ sở để sản xuất

rau an toàn. Diện tích sản xuất có thể thay đổi do mở rộng diện tích canh

tác và Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khâu/công

đoạn sản xuất có thể hết hạn. Do đó, hằng năm, Sở NN&PTNT phải rà soát

điều kiện an toàn vùng sản xuất của mỗi nhóm mục tiêu.

Sở NN&PTNT cân bố trí thăm thực địa các nhóm mục tiêu và kiểm tra

tình trạng của:

• Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khâu/công

đoạn sản xuất: Yêu câu nhóm xuất trình chứng nhận gốc và kiểm tra hiệu

lực của chứng nhận.

• Chứng nhận VietGAP: Yêu câu nhóm xuất trình giấy chứng nhận

gốc và kiểm tra hiệu lực của chứng nhận.

• Mở rộng/Thay đổi vùng sản xuất: Hỏi nhóm về kế hoạch mở rộng

hoặc thay đổi vùng sản xuất.

Vùng sản xuất của mỗi nhóm mục tiêu được xác nhận là an toàn nếu

một hoặc cả hai chứng nhận (Chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực

phẩm khâu/công đoạn sản xuất và chứng nhận VietGAP) vẫn còn hiệu lực,

và vùng sản xuất không thay đổi/mở rộng. Tuy nhiên, cân tiến hành lấy mẫu

và kiểm tra mẫu đất và nước, cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an

toàn thực phẩm khâu/công đoạn sản xuất an toàn mới trong các trường

hợp sau:

• Cả hai giấy chứng nhận (Chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn

thực phẩm khâu/công đoạn sản xuất và Chứng nhận VietGAP) đều hết hạn

hoặc chuẩn bị hết hạn trong vụ.

• Nhóm mở rộng/thay đổi vùng sản xuất.

• Được đánh giá là vùng sản xuất tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn do

thay đổi nguồn nước tưới tiêu và ô nhiễm đất.

• Sở NN&PTNT và/hoặc các cơ quan liên quan có báo cáo kiểm tra

cho thấy tồn dư hàm lượng kim loại nặng trong mẫu sản phẩm được sản

xuất tại vùng.

Page 44: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

CH

ƯƠ

NG

3 C

HỨ

NG

TH

ỰC

ĐIỀ

U K

IỆN

AN

TO

ÀN

CỦ

A V

ÙN

G S

ẢN

XU

ẤT

44

Sở NN&PTNT nên sử dụng kết quả từ các chương trình kiểm tra mẫu

đất và nước tại vùng rau an toàn của Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) khi vùng

mục tiêu cũng nằm trong chương trình. Tuy nhiên, trong chương trình lấy

mẫu đất và nước của Cục, mẫu được lấy đại diện cho một vùng rất rộng: cả

huyện hoặc cả xã. Sở NN&PTNT có thể bỏ qua việc lấy mẫu, kiểm tra đất và

nước khi đã có kết quả rõ ràng tại vùng của nhóm mục tiêu. Trong trường

hợp kết quả báo cáo không rõ ràng hoặc không bao gồm vùng của nhóm

mục tiêu, Sở NN&PTNT nên lấy mẫu và kiểm tra mẫu đất, nước để xác nhận

điều kiện an toàn của khu vực sản xuất. Điều kiện an toàn của vùng sản

xuất được tổng hợp trong bảng dưới đây.

Bảng 3-1 Đánh giá điều kiện an toàn của vùng sản xuất trước khi bắt đầu dự án

(Kiểm tra vào ngày 1 tháng 8 năm 2018)

Tên nhóm

Chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khâu/công đoạn

sản xuất

Chứng nhận VietGAP Mở rộng/thay đổi

vùng sản xuất

Ghi chú

Khuyến nghịBản sao giấy

chứng nhận

Ngày hết hạn

Tình trạng

Bản sao giấy

chứng nhận

Ngày hết hạn

Tình trạng

Diện tích ban đầu

Diện tích hiện

tại

Nhóm mục tiêu A

Có 12/11/2018 Sắp hết hạn

Không 30ha 30ha - Cần kiểm tra mẫu đất, nước, và cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khâu/công đoạn sản xuất

Nhóm mục tiêu B

Có 19/8/2019 Còn hiệu lực

có 22/3/2020 Còn hiệu lực

27ha 27ha - Đáp ứng yêu câu

Nhóm mục tiêu C

Có 15/5/2019 Còn hiệu lực

Không - 5ha 10ha

(+5ha)

Diện tích sản xuất mở

rộng thêm 5 ha

Cần kiểm tra mẫu đất, nước cho vùng mở rộng và cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khâu/công đoạn sản xuất

Page 45: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

45

Sổ tay hướng dẫn H

ệ thống Quản lý Sản xuất nhằm

Đẩy m

ạnh Áp dụng G

AP

3.2. LẤY MẪU VÀ KIỂM TRA MẪU ĐẤT, NƯỚC

Việc kiểm tra mẫu đất, nước nên được thực hiện theo quy trình sau đây:

(1) Sở NN&PTNT chỉ định cán bộ lấy mẫu đất và nước. Nên cử cán bộ

từ các đơn vị có đủ thẩm quyền như Chi cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm

sản và Thủy sản.

(2) Cán bộ lấy mẫu sẽ thu thập mẫu và gửi mẫu tới phòng thí nghiệm

đạt chuẩn để kiểm tra hàm lượng kim loại nặng (asen, đồng, chì, cadini,

kẽm) trong đất cũng như hàm lượng kim loại nặng (thủy ngân, asen, cadini,

chì) và vi sinh vật trong nước tưới.

Bảng 3-2 Giới hạn dư lượng của một số kim loại nặng trong đất

TT Tên hoạt chất Đơn vị Giới hạn tối đa cho phép

Biện pháp kiểm tra

1 Asen (As) mg/l 15

TCVN 6649:2000 (ISO11466:1995)

TCVN 6496:1999 (ISO11047:1995)

2 Cadimi (Cd) mg/l 1.5

3 Chì (Pb) mg/l 70

4 Đồng (Cu) mg/l 100

5 Kẽm (Zn) mg/l 200

6 Crom (Cr) mg/l 150

Bảng 3-3 Giới hạn dư lượng của một số kim loại nặng và vi sinh vật trong nước

TT Chỉ số kiểm tra(1) Đơn vị Giới hạn tối đa cho phép Ghi chú

1 Thủy ngân (Hg) mg/l 0.001

2 Cadimi (Cd) mg/l 0.01

3 Asen (As) mg/l 0.05

4 Chì (Pb) mg/l 0.05

5 F.ColiSố lượng vi

khuẩn /100ml200

Áp dụng cho các loại rau ăn tươi sống

Ghi chú (1): Dựa trên QCVN 39:2011/BTNMT Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về chất lượng nước

dùng cho tưới tiêu

(3) Cán bộ lấy mẫu nên chuẩn bị đúng các thiết bị và tuân thủ quy trình

do Bộ NN&PTNT hướng dẫn để đảm bảo giảm thiểu sai sót trong việc lấy mẫu.

Bảng 32 Giới hạn dư lượng tối đa của một số kim loại nặng trong đất

Page 46: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …
Page 47: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …
Page 48: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

48

CH

ƯƠ

NG

4 T

ẬP

HU

ẤN

VỀ

GA

P C

Ơ B

ẢN

4.1. KHÁI NIỆM TẬP HUẤN

Tập huấn tiểu giáo viên (TOT) và Tập huấn nông dân (TOF) về GAP cơ bản sẽ được tổ chức cho cán bộ Sở NN&PTNT và các nhóm mục tiêu để hiểu và thực hiện suôn sẻ các hoạt động sản xuất theo GAP cơ bản.

TOT – Tập huấn tiểu giáo viên

� Giảng viên: Cán bộ tại các tỉnh thí điểm của Dự án

� Học viên: Cán bộ Sở NN&PTNT

TOF – Tập huấn nông dân

� Giảng viên: Cán bộ Sở NN&PTNT

� Học viên: Nông dân của các nhóm mục tiêu

Hình 4-1 Khái niệm tập huấn TOT và TOF

Giảng viên tập huấn TOT nên là cán bộ tại các tỉnh thí điểm (Hải Dương, Hà Nam và Hưng Yên) của Dự án. Thông thường, Sở NN&PTNT có thể đề nghị tổ chức tập huấn và tham quan học tập giữa các tỉnh/thành phố, do đó, có thể cử giảng viên nếu có công văn đề nghị được gửi tới tỉnh thí điểm.

4.2. TẬP HUẤN TOT VỀ GAP CƠ BẢN

Sở NN&PTNT sẽ tổ chức và thực hiện tập huấn TOT về GAP cơ bản, GAP khác và TCVN 11892-1:2017. Đối tượng tham gia là cán bộ kĩ thuật của Sở NN&PTNT (ví dụ, cán bộ khuyến nông tỉnh và huyện), trưởng nhóm và giám sát kĩ thuật của các nhóm mục tiêu. Khái quát chương trình tập huấn và mẫu tài liệu tập huấn được trình bày trong Tài liệu đính kèm 4.1 Tập huấn TOT về GAP cơ bản.

(1) Mục đích

Cung cấp kiến thức, kĩ năng, công cụ và chuyên môn cân thiết về GAP cơ bản để người tham gia có thể lập kế hoạch và thực hiện tập huấn TOF.

(2) Đối tượng tham gia

Người tham gia dự kiến là cán bộ kĩ thuật của Sở NN&PTNT (ví dụ: cán bộ khuyến nông tỉnh và huyện), trưởng nhóm và giám sát kĩ thuật (giám sát nội bộ) của các nhóm mục tiêu.

Page 49: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

49

Sổ tay hướng dẫn H

ệ thống Quản lý Sản xuất nhằm

Đẩy m

ạnh Áp dụng G

AP

Dự kiến khoảng 15- 20 người tham gia/lớp.

(3) Kế hoạch tập huấn

Tiến hành tổ chức tập huấn vào đâu vụ đông (tháng 8 – 9). Một khóa

tập huấn sẽ diễn ra trong 2 ngày, bao gồm phân giảng bài về kiến thức GAP

cơ bản và đi thăm thực địa.

(4) Giảng viên

Sở NN&PTNT sẽ huy động giảng viên. Giảng viên chính nên là cán bộ

tại các tỉnh thí điểm (Hải Dương, Hà Nam và Hưng Yên) của Dự án, những

người đã tham dự tập huấn TOT về GAP cơ bản do Dự án tổ chức. Có thể

bố trí giảng viên theo chủ đề.

Bảng 4-1 Đề xuất Chương trình Tập huấn TOT về GAP cơ bản

Ngày 1

Thời gian Nội dung Người chịu trách nhiệm

08.00 - 08.15 Người tham gia đăng kí Ban tổ chức08.15 - 08.30 Khai mạc: Giới thiệu mục đích và chương

trình khóa tập huấn TOTBan tổ chức

08.30 - 10.00 Giới thiệu về GAP cơ bản và sản xuất rau an toàn

Giảng viên

10.00 - 10.15 Nghỉ giảo lao10.15 - 10.45 Giới thiệu về GAP cơ bản và sản xuất rau

an toàn (tiếp)Giảng viên

10.45 - 11.45 Dự án JICA chia sẻ kinh nghiệm về thực hiện mô hình dự án thí điểm sản xuất rau an toàn áp dụng GAP

Giảng viên

11.45 – 12.00 Thảo luận Ban tổ chức12:00 - 13:30 Ăn trưa13.30 – 14.30 Thăm thực địa một mô hình8 Mô hình do

Ban tổ chức sắp xếp

8. Nên sắp xếp đi thăm thực địa tại một điểm mô hình đang áp dụng GAP, bán hàng tập trung và có thể chia sẻ kinh nghiệm với người tham gia. Nếu không có điểm mô hình phù hợp tại tỉnh, ban tổ chức có thể bỏ qua nội dung đi thăm thực địa. Nên tổ chức tham quan học tập tới vùng mô hình tiên tiến, có kèm công văn đề nghị (Tham khảo Chương 4).

Page 50: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

50

CH

ƯƠ

NG

4 T

ẬP

HU

ẤN

VỀ

GA

P C

Ơ B

ẢN

14.30 – 15.30 Thảo luận về sản xuất rau áp dụng GAP và bán hàng tập trung; Chia sẻ kinh nghiệm về giám sát việc sử dụng thuốc BVTV và phân bón, ghi chép nhật kí đồng ruộng

Ban tổ chức

15.30 – 16.30 Thăm ruộng sản xuất và nhà sơ chế Ban tổ chức

16.30 – 17.30 Về lại cơ sở

Ngày 2

Thời gian Nội dung Chịu trách nhiệm bởi

8.00 – 9.00 Hướng dẫn sử dụng các loại hóa chất, thuốc BVTV

Giảng viên

9.00 – 9.30 Thảo luận Ban tổ chức

9.30 – 10.00 Thu hoạch, đóng gói, xử lý và bảo quản các loại rau tươi tại trang trại

Giảng viên

10.00 – 10.15 Nghỉ giải lao

10.15 – 10.45 Chia sẻ kinh nghiệm của dự án mô hình về sản xuất rau an toàn áp dụng GAP và bán hàng tập trung

Giảng viên

11.00 – 11.45 Giới thiệu các biện pháp canh tác và vật liệu sản xuất mới góp phân sản xuất rau an toàn

Giảng viên

11.45 – 13.30 Ăn trưa

13.30 – 15.00 Hướng dẫn và thực hành sử dụng bộ kiểm tra nhanh để phân tích dư lượng thuốc BVTV trên sản phẩm rau

Giảng viên

15.00 – 15.30 Giới thiệu về khóa tập huấn TOF Ban tổ chức

15.30 – 16.00 Thảo luận và đánh giá chung về khóa học

Ban tổ chức

Page 51: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

51

Sổ tay hướng dẫn H

ệ thống Quản lý Sản xuất nhằm

Đẩy m

ạnh Áp dụng G

AP

4.3. TẬP HUẤN TOF VỀ GAP CƠ BẢN

Dựa trên tài liệu và kiến thức đã thu nhận được trong khóa tập huấn

TOT, cán bộ Sở NN&PTNT sẽ tổ chức thực hiện tập huấn TOF về GAP cơ bản,

GAP khác và TCVN 11892-1:2017. Khái quát chương trình tập huấn được

trình bày ở phân sau, mẫu các tài liệu tập huấn có trong Tài liệu đính kèm

4.2 Tập huấn TOF về GAP cơ bản.

(1) Mục đích

Giúp người tham gia hiểu được sự cân thiết của thực hành tốt theo

GAP cơ bản để sản xuất ra sản phẩm rau an toàn và đáng tin cậy.

Giúp người tham gia hiểu và thực hiện đúng quy trình sản xuất, thu

hoạch và sau thu hoạch (thu gom, rửa, cắt tỉa, phân loại, đóng gói, bảo quản

và giao hàng) theo yêu câu của GAP cơ bản.

(2) Đối tượng tham gia

Người tham gia dự kiến là thành viên của nhóm mục tiêu, bao gồm

trưởng nhóm, người phụ trách giám sát kĩ thuật và nông dân tham gia sản

xuất, thu hoạch và xử lý các loại rau sau thu hoạch.

Dự kiến khoảng 20-25 người tham gia/lớp.

(3) Kế hoạch tập huấn

Tổ chức tập huấn sau khi hoàn thành tập huấn TOT về GAP cơ bản. Một

khóa tập huấn sẽ diễn ra trong nửa ngày.

(4) Giảng viên

Giảng viên là cán bộ kĩ thuật của Sở NN&PTNT đã được tập huấn TOT

về GAP cơ bản

Sở NN&PTNT sẽ thiết kế các mô hình tập huấn TOF. Nội dung bao gồm:

duy trì danh mục điểm kiểm tra theo sổ tay GAP cơ bản, quy trình giám sát

nội bộ, đảm bảo chất lượng, phân công cán bộ kiểm soát chất lượng, v.v.

Trong khóa học này, người tham gia sẽ thảo luận để hiểu rõ hơn về khái

niệm và các quy trình của GAP cơ bản. Sở NN&PTNT sẽ áp dụng GAP cơ bản

như một quy trình kĩ thuật khi sử dụng “Sổ tay GAP cơ bản”.

Page 52: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

52

CH

ƯƠ

NG

4 T

ẬP

HU

ẤN

VỀ

GA

P C

Ơ B

ẢN

Bảng 4-2 Đề xuất Chương trình tập huấn TOF về GAP cơ bản

Thời gian Nội dung Chủ đề chính

07.30 – 08.00 Đăng kí và phát biểu khai mạc khóa tập huấn TOF

08.00 – 08.15 Sự cần thiết của sản xuất rau theo GAP

1. Mối quan tâm của người tiêu dùng/mối quan ngại của xã hội về thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất rau:

- Các vấn đề tồn tại trong quá trình sản xuất và thu hoạch rau dẫn đến mất an toàn thực phẩm.

- Tác động tiêu cực của lượng tồn dư hóa chất, kim loại nặng và vi sinh vật trong sản xuất rau ảnh hướng đến sức khỏe con người.

2. Sự cân thiết trong áp dụng GAP để:

- Ngăn ngừa, giảm thiểu nguy cơ mất vệ sinh an toàn thực phẩm trong canh tác, thu hoạch và phân phối sản phẩm;

- Tạo ra sản phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đáp ứng yêu câu của người tiêu dùng.

- Xây dựng uy tín về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, nâng cao lợi ích kinh tế cho người sản xuất.

Page 53: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

53

Sổ tay hướng dẫn H

ệ thống Quản lý Sản xuất nhằm

Đẩy m

ạnh Áp dụng G

AP

08.15 – 08.30 Yêu cầu của vùng sản xuất an toàn, đất và nước sử dụng trong sản xuất

- Nhận diện, phân tích, xác định các mối nguy (hóa học, sinh học, vật lý) gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm từ đất và nước tưới trong sản xuất rau an toàn.

- Đánh giá vùng sản xuất và nguồn nước.

- Kiểm tra và phân tích nguồn đất và nước, đảm bảo xác định vùng sản xuất an toàn.

- Biện pháp xử lý để loại bỏ các mối nguy ảnh hưởng đến vùng sản xuất an toàn.

08.30 – 09.00 Thực hành tốt trong sử dụng phân bón

- Hướng dẫn quy trình thực hành tiêu chuẩn đối với các loại phân bón và phân bón bổ sung bao gồm:

+ Nhận diện, phân tích các mối nguy về mất vệ sinh an toàn thực phẩm từ các loại phân bón (vô cơ, hữu cơ)

+ Lựa chọn và sử dụng phân bón một cách an toàn, hiệu quả

+ Các biện pháp sử dụng phân bón trong sản xuất rau an toàn

09.00 – 09.15 Nghỉ giải lao

Page 54: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

54

CH

ƯƠ

NG

4 T

ẬP

HU

ẤN

VỀ

GA

P C

Ơ B

ẢN

09.15 – 10.00 Thực hành tốt về sử dụng thuốc BVTV và các loại hóa chất trong sản xuất rau an toàn

- Hướng dẫn áp dụng quy trình thực hành tiêu chuẩn đối với các loại thuốc BVTV và hóa chất, trong đó, cân nhấn mạnh các điểm sau:

+ Phân tích, nhận diện các mối nguy dẫn đến mất vệ sinh an toàn thực phẩm trên rau xuất phát từ sử dụng thuốc BVTV và hóa chất.

+ Các vấn đề còn tồn đọng trong sử dụng thuốc BVTV, các mối nguy dẫn đến mất an toàn thực phẩm.

+ Địa chỉ mua hóa chất

+ Lựa chọn loại hóa chất để sử dụng

+ Cách sử dụng thuốc BVTV an toàn và hiệu quả (liều lượng, thời điểm sử dụng, kĩ thuật phun, đồ bảo hộ, v.v)

+ Thời gian cách ly trước khi thu hoạch sản phẩm.

+ Kho lưu trữ, bảo quản thuốc BVTV và hóa chất chưa sử dụng.

+ Xử lý bao bì thuốc BVTV và hóa chất sau khi sử dụng.

- Đánh giá nguy cơ ô nhiễm từ việc sử dụng thuốc BVTV, hóa chất và các biện pháp xử lý.

Page 55: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

55

Sổ tay hướng dẫn H

ệ thống Quản lý Sản xuất nhằm

Đẩy m

ạnh Áp dụng G

AP

10.00 – 10.30 Thực hành tốt trong thu hoạch và xử lý các loại rau an toàn sau thu hoạch

- Phân tích, xác định các mối nguy ảnh hưởng tới vệ sinh an toàn thực phẩm và làm suy giảm chất lượng trong quá trình thu hoạch.

- Hướng dẫn thực hiện quy trình tiêu chuẩn trong quá trình thu hoạch rau an toàn, bao gồm thời gian cách ly, thời điểm thu hoạch, trang thiết bị lưu trữ sản phẩm/thùng chứa, vệ sinh lao động, đóng gói ngay tại ruộng, nguồn nước, thu gom, và giao hàng.

10.30 – 11.00 Hướng dẫn ghi chép nhật kí đồng ruộng

- Tập huấn cho nông dân về ghi chép nhật kí.

- Tập huấn cho quản lý/ người đứng đâu đơn vị về kiểm tra và giám sát ghi chép nhật kí.

11.00 – 11.15 Thảo luận – Tổng kết

4.4. TẬP HUẤN VỀ XỬ LÝ SAU THU HOẠCH

Thực hành xử lý sau thu hoạch được xác định gồm một loạt các hoạt

động: thu gom, rửa, cắt tỉa, phân loại, đóng gói, bảo quản và vận chuyển tới

người mua. Dựa trên tài liệu từ khóa tập huấn TOT, cán bộ Sở NN&PTNT sẽ

tổ chức và thực hiện tập huấn về hoạt động xử lý sau thu hoạch. Khái quát

chương trình tập huấn được trình bày trong phân bên dưới và mẫu tài liệu

tập huấn được trình bày trong Tài liệu đính kèm 4.3 Chương trình tập huấn

về các thực hành tốt sau thu hoạch.

(1) Mục đích

Giúp người tham gia hiểu và thực hiện đúng các hoạt động sau thu

hoạch nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

(2) Đối tượng tham gia

Người tham gia dự kiến bao gồm trưởng nhóm, quản lý hậu cân vận

hành nhà sơ chế và công nhân tham gia vào quá trình xử lý sau thu hoạch.

Page 56: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

56

CH

ƯƠ

NG

4 T

ẬP

HU

ẤN

VỀ

GA

P C

Ơ B

ẢN

Dự kiến khoảng 20-25 người tham gia/lớp.

(3) Kế hoạch tập huấn

Nên tổ chức tập huấn trước thời gian thu hoạch. Một khóa tập huấn sẽ

kéo dài nửa ngày.

(4) Giảng viên

Cán bộ kĩ thuật của Sở NN&PTNT đã tham gia khóa tập huấn TOT về

GAP cơ bản.

Nội dung tập huấn tập trung vào các bước quan trọng trong xử lý sau

thu hoạch như nước rửa rau, các điều kiện vệ sinh trong nhà sơ chế,v.v

Mẫu chương trình tập huấn được trình bày dưới đây, cán bộ kĩ thuật của Sở

NN&PTNT nên chỉnh sửa nội dung tập huấn cho phù hợp với yêu câu của

các nhóm mục tiêu.

Bảng 4-3 Đề xuất Chương trình tập huấn xử lý sau thu hoạch

Thời gian Nội dung Chủ đề chính

8.00 - 8.15 Người tham gia đăng kí

8.15 - 8.30 Phát biểu khai mạc

8.30 - 9.00 Thực hành tốt về thu hoạch tại trang trại

- Thực hành tốt về thu hoạch, đóng gói, xử lý rau an toàn tại trang trại.

9.00 - 9.45 Yêu câu về cơ sở hạ tâng, trang thiết bị, cơ sở vật chất nhà đóng gói sơ chế

- Yêu câu về cơ sở hạ tâng, trang thiết bị xử lý, cơ sở vật chất nhà đóng gói để sơ chế và đóng gói rau an toàn theo quy chuẩn kĩ thuật quốc gia QCVN 01-09:2009/BNNPTNT.

- Xây dựng nhà xử lý rau an toàn (vị trí, thiết kế, xây dựng nhà xử lý, lắp đặt trang thiết bị xử lý, hệ thống thoát nước và xử lý rác thải; hệ thống đèn chiếu sáng; trang thiết bị và khu vực vệ sinh cho công nhân).

Page 57: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

57

Sổ tay hướng dẫn H

ệ thống Quản lý Sản xuất nhằm

Đẩy m

ạnh Áp dụng G

AP

9.45 - 10.00 Giải lao

10.00 - 10.45 Yêu câu của người mua về thực hành xử lý rau

- Yêu câu của người mua về việc xử lý tốt trong sản xuất rau an toàn.

+ Trên hợp đồng, nhiều người mua đưa ra yêu câu về xử lý sau thu hoạch.

+ Giải thích về yêu câu của người mua, bao gồm khối lượng, hình thức, độ tươi, mức độ hư hại do côn trùng gây ra, màu sắc, kích cỡ, hình thức giao hàng, rửa, cắt, đóng gói, khối lượng đóng trong mỗi gói, truy xuất nguồn gốc; logo, nhãn mác, ghi chép dựa trên quy cách sản phẩm của người mua.

+ Trình bày cả trường hợp thực hành tốt và trường hợp thực hành chưa tốt.

10.45 - 11.30 Thực hành tốt về đóng gói và vận chuyển

- Hướng dẫn về thực hành tốt trong đóng gói và vận chuyển rau:

+ Phân loại, cắt, rửa và làm khô; đóng gói và dán nhãn mác; bảo quản trước khi giao hàng; vận chuyển.

11.30 – 12.00 Hướng dẫn về ghi chép, lưu giữ tài liệu và truy xuất nguồn gốc

- Hướng dẫn về ghi chép, lưu trữ tài liệu và truy xuất nguồn gốc:

+ Lời giải thích, các thực hành tốt và bài học từ việc sử dụng những biểu mẫu ghi chép.

12.00 – 13.30 Ăn trưa

13.30 – 15.00 Thăm thực địa một mô hình

- Thăm thực địa và kiểm tra điều kiện, các thực hành trong nhà sơ chế.

Page 58: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

58

CH

ƯƠ

NG

4 T

ẬP

HU

ẤN

VỀ

GA

P C

Ơ B

ẢN

15.00 – 16.00 Thảo luận nhóm

- Đánh giá các trang thiết bị và vật tư còn thiếu.

- Đánh giá việc nâng cấp cơ sở vật chất và các điều kiện để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong thu hoạch và xử lý sau thu hoạch.

16.00 – 16.15 Đánh giá và bế mạc

4.5. ĐÁNH GIÁ KĨ THUẬT CÁC ĐIỀU KIỆN AN TOÀN TRONG QUY TRÌNH SẢN XUẤT, THU HOẠCH VÀ XỬ LÝ SAU THU HOẠCH

Tại thời điểm bắt đâu vụ thu hoạch và xử lý sau thu hoạch, Sở NN&PTNT

và nhóm mục tiêu nên kiểm tra toàn bộ quy trình với các nội dung sau:

(1) Mục đích

Đảm bảo toàn bộ quy trình từ sản xuất đến sau thu hoạch đều đáp ứng

điều kiện an toàn.

(2) Đối tượng tham gia

Người tham gia dự kiến bao gồm cán bộ kĩ thuật của Sở NN&PTNT (ví

dụ: cán bộ khuyến nông tỉnh và huyện), trưởng nhóm, và người phụ trách

kiểm tra giám sát kĩ thuật (giám sát nội bộ) của các nhóm mục tiêu.

(3) Kế hoạch

Nên thực hiện hoạt động này song song với hoạt động kiểm tra ban

đâu trong “Giám sát việc thu gom và giao hàng” (Tham khảo Sổ tay xây

dựng chuỗi cung ứng). Nên thực hiện đánh giá kĩ thuật vào đâu vụ thu

hoạch (tháng 10 – 11). Tổ chức đánh giá 1 lân/năm cho mỗi nhóm mục tiêu.

Mỗi đánh giá sẽ diễn ra trong 1 ngày.

(4) Giảng viên

Cán bộ kĩ thuật của Sở NN&PTNT đã tham gia chương trình tập huấn

TOT về GAP cơ bản.

Page 59: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

59

Sổ tay hướng dẫn H

ệ thống Quản lý Sản xuất nhằm

Đẩy m

ạnh Áp dụng G

AP

(5) Các điểm kiểm tra

Thực hiện kiểm tra, giám sát các điểm sau đây. Tại mỗi điểm, người

tham gia sẽ kiểm tra dựa trên danh sách tiêu chuẩn (Tài liệu đính kèm 4.4

Đánh giá kĩ thuật về các điều kiện an toàn trong quá trình sản xuất và sau

thu hoạch).

i) Thu hoạch (cùng với sơ chế ngay tại ruộng)

ii) Vận chuyển

iii) Thu gom

iv) Sơ chế và đóng gói

v) Bảo quản

vi) Chất sản phẩm lên xe để chuyển đi

vii) Tháo dỡ sản phẩm khỏi xe (tại khu vực của người mua)

viii) Bảo quản (tại khu vực của người mua)

4.6. TẬP HUẤN TOT BỔ SUNG

Để chia sẻ kết quả và các vấn đề giữa cán bộ Sở NN&PTNT và nhóm

mục tiêu, Sở NN&PTNT nên tổ chức và thực hiện tập huấn TOT bổ sung như

dưới đây. Mẫu nội dung tập huấn và tài liệu được trình bày trong Tài liệu

đính kèm 4.5 Tập huấn TOT bổ sung.

(1) Mục đích

Chia sẻ kết quả và các vấn đề trong hoạt động sản xuất rau an toàn, ghi

chép nhật kí, sử dụng hóa chất và xử lý sau thu hoạch.

(2) Đối tượng tham gia

Người tham gia dự kiến bao gồm cán bộ kĩ thuật của Sở NN&PTNT (ví

dụ: cán bộ khuyến nông tỉnh và huyện), trưởng nhóm và người chịu trách

nhiệm kiểm tra giám sát kĩ thuật (giám sát nội bộ) của các nhóm mục tiêu.

Dự kiến khoảng 20 người tham gia/ lớp tại mỗi tỉnh.

(3) Kế hoạch tập huấn

Nên thực hiện tập huấn sau khi kết thúc vụ đông (tháng 4 - 6). Tổ chức khóa tập huấn này 1 lân/năm tại mỗi tỉnh. Chương trình tập huấn sẽ diễn ra

trong một ngày.

Page 60: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

60

CH

ƯƠ

NG

4 T

ẬP

HU

ẤN

VỀ

GA

P C

Ơ B

ẢN

(4) Giảng viên

Cán bộ kĩ thuật của Sở NN&PTNT đã tham gia khóa tập huấn TOT về

GAP cơ bản.

4.7. THAM QUAN HỌC TẬP MÔ HÌNH TIÊN TIẾN

Theo thiết kế chương trình và ngân sách, tham quan học tập mô hình

tiên tiến là hoạt động không bắt buộc, nhưng được khuyến nghị là phương

pháp tiếp cận hiệu quả, đặc biệt là khi Sở NN&PTNT giới thiệu một phương

pháp mới hoặc công nghệ mới cho nhóm mục tiêu.

(1) Mục đích

Cung cấp hiểu biết cân thiết về mô hình tốt và tiên tiến liên quan đến

hoạt động sản xuất (ví dụ: GAP, sau thu hoạch, biện pháp canh tác) và hoạt

động tiếp thị.

(2) Đối tượng tham gia

Người tham gia dự kiến là cán bộ kĩ thuật của Sở NN&PTNT (Ví dụ: cán

bộ khuyến nông tỉnh và huyện) và trưởng nhóm của các nhóm mục tiêu.

(3) Kế hoạch tham quan học tập

Nên tổ chức tham quan học tập trước khi bắt đâu vụ đông (tháng 7-10)

và ngay sau khi bắt đâu hỗ trợ các nhóm mục tiêu.

(4) Giảng viên

Sở NN&PTNT huy động nhân lực tại vùng mô hình tiên tiến. Nếu không

có điểm mô hình phù hợp tại tỉnh, nên gửi công văn yêu câu chính thức và

tổ chức tham quan học tập tới các tỉnh khác.

Page 61: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

61

Sổ tay hướng dẫn H

ệ thống Quản lý Sản xuất nhằm

Đẩy m

ạnh Áp dụng G

AP

Thăm quan học tập tại Đà Lạt

Để chuyển giao kiến thức và kinh nghiệm của nông dân tiên tiến tại

Việt Nam, từ ngày 3 - 6 tháng 7 năm 2017, nhóm Dự án JICA đã tổ chức

một chuyến tham quan học tập tới Đà Lạt, Lâm Đồng cho 13 nông dân và

7 cán bộ Sở NN&PTNT từ các tỉnh thí điểm: Hải Dương, Hà Nam và Hưng

Yên. Người tham gia đã đi thăm nông dân tiên tiến tại tỉnh Lâm Đồng (ví

dụ: tại trang trại Phong Thúy và trang trại Thiên Sinh, học hỏi thực hành

kĩ thuật về sản xuất rau an toàn theo GAP, xử lý tốt sau thu hoạch và đóng

gói, các công nghệ canh tác như quản lý đất bằng cách sử dụng phân

ủ hoai mục và phương pháp sản xuất cây giống, v.v) Thông thường, lực

lượng nông dân khá ngại áp dụng các công nghệ mới, nhưng các nông

dân tham gia chuyến tham quan học tập rất chủ động áp dụng các công

nghệ mới đã học vào hoạt động canh tác của đơn vị mình.

Biểu quản lý đất bằng cách sử dụng biện pháp ủ phân hoai mục

tại trang trại Thiên Sinh

Thực hành tốt về sơ chế và đóng gói sản phẩm tại trang trại

Phong Thúy

4.8. THAM QUAN GIAO LƯU GIỮA CÁC NHÓM MỤC TIÊU

Tham quan giao lưu là cơ hội để một nhóm mục tiêu được thăm các

nhóm khác, nhằm chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm, kiến thức giữa các

nhóm. Sở NN&PTNT nên sắp xếp cho các nhóm mục tiêu đi thăm thực địa

các nhóm khác do Dự án JICA hỗ trợ để họ có thể học hỏi về quy trình sản

xuất rau an toàn theo GAP cơ bản và việc thiết lập hệ thống quản lý bán

hàng tập trung.

Page 62: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …
Page 63: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …
Page 64: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

CH

ƯƠ

NG

5 T

NH

LẬ

P N

M S

ẢN

XU

ẤT C

ÂY T

RỒ

NG

AN

TO

ÀN

64

5.1. CỬ THÀNH VIÊN TRONG BAN QUẢN LÝ

Sở NN&PTNT hỗ trợ thành lập cơ cấu thực hiện tại mỗi nhóm mục tiêu.

Cơ cấu thực hiện cơ bản được trình bày trong sơ đồ sau.

Hình 5-1 Cơ cấu quản lý của nhóm mục tiêu

Các vị trí trong ban quản lý gồm:

1) Trưởng nhóm/Chủ nhiệm/Giám đốc hợp tác xã

2) Quản lý sản xuất

3) Giám sát nội bộ

4) Quản lý bán hàng

5) Quản lý hậu cân

6) Kế toán

Trong một số trường hợp, nhóm mục tiêu có thể phân công một người

kiêm nhiệm hai vị trí tùy theo quy mô nhóm và năng lực của người đó. (Ví

dụ: một người vừa đảm nhiệm vị trí quản lý bán hàng, vừa đảm nhiệm vị trí

quản lý hậu cân). Vai trò và trách nhiệm của mỗi thành viên trong ban quản

lý được miêu tả như sau:

Page 65: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

65

Sổ tay hướng dẫn H

ệ thống Quản lý Sản xuất nhằm

Đẩy m

ạnh Áp dụng G

AP

1) Trưởng nhóm/Chủ nhiệm/Giám đốc hợp tác xã

- Chịu trách nhiệm chung về sản xuất, kinh doanh sản phẩm và giám

sát nội bộ.

- Tổ chức, vận hành, duy trì và xây dựng hệ thống quản lý chất lượng

theo GAP cơ bản.

- Cử người ghi chép thông tin dựa trên mẫu nhật kí áp dụng cho việc

quản lý hợp tác xã.

- Đại diện cho hợp tác xã kí hợp đồng với người mua, kí hợp đồng

nguyên tắc với thành viên hợp tác xã.

- Đại diện cho hợp tác xã tiếp nhận hỗ trợ về vật tư, tài chính, công

nghệ từ các tổ chức và cá nhân bên ngoài.

- Chỉ đạo và giám sát quản lý sản xuất, giám sát nội bộ trong quá

trình thực hiện nhiệm vụ đã được phân công.

- Đưa ra quyết định xử phạt đối với thành viên vi phạm và/hoặc không

tuân thủ việc kiểm soát chất lượng theo GAP cơ bản.

- Giải quyết khiếu nại, tố giác có thể phát sinh trong quá trình sản

xuất, thu gom và giao sản phẩm.

2) Quản lý sản xuất

Mỗi tổ sản xuất nên cử ra một người quản lý. Tổ sản xuất là đơn vị quản

lý nhỏ nhất để lập kế hoạch sản xuất, giám sát ghi chép nhật kí và sử dụng

hóa chất, hướng dẫn nông dân kỹ thuật canh tác. Để giám sát và hướng dẫn

nông dân một cách hiệu quả, mỗi tổ nên có 20 nông dân, đặc biệt là khi tổ

chưa có kinh nghiệm về ghi chép lưu giữ nhật kí. Quy mô tổ có thể được mở

rộng tùy theo kinh nghiệm ghi chép nhật kí, năng lực của người quản lý sản

xuất và số lượng cây trồng. (ví dụ: một tổ canh tác chỉ một hoặc một vài loại

cây trồng, quản lý sản xuất có thể giám sát trên 20 nông dân)

- Làm việc dưới sự chỉ đạo và giám sát trực tiếp của trưởng nhóm.

- Tổ chức và hỗ trợ kĩ thuật cho nông dân.

- Tổ chức họp nhóm giữa các thành viên khi cân thiết.

- Trực tiếp giám sát, nhắc nhở các thành viên tuân thủ theo yêu câu của GAP cơ bản.

Page 66: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

CH

ƯƠ

NG

5 T

NH

LẬ

P N

M S

ẢN

XU

ẤT C

ÂY T

RỒ

NG

AN

TO

ÀN

66

- Đề xuất cải tiến kĩ thuật canh tác và hệ thống chất lượng phù hợp với yêu câu của GAP cơ bản.

- Giám sát và hướng dẫn nông dân/thành viên khắc phục những điểm chưa tốt trong hoạt động sản xuất theo đúng yêu câu.

- Tham gia vào hoạt động giám sát nội bộ.

3) Giám sát nội bộ

- Làm việc dưới sự chỉ đạo và giám sát trực tiếp của trưởng nhóm.

- Xây dựng kế hoạch giám sát và báo cáo lên trưởng nhóm.

- Giám sát tất cả hoạt động trong nhóm từ khâu mua vật tư đâu vào, canh tác, thu hoạch tới thu gom và giao hàng theo GAP cơ bản.

- Giám sát nông dân/thành viên thực hiện các thực hành tốt.

- Kiểm tra mức độ phù hợp của quy trình kể trên dựa theo danh mục điểm kiểm soát của GAP cơ bản.

- Chuẩn bị báo cáo giám sát và báo cáo kết quả cho trưởng nhóm và quản lý sản xuất.

- Đề xuất các biện pháp cải thiện.

4) Quản lý bán hàng

- Làm việc dưới sự chỉ đạo và giám sát trực tiếp của trưởng nhóm.

- Xây dựng và thực hiện kế hoạch tiếp thị.

- Chủ động tiếp cận người mua nhằm xúc tiến bán hàng.

- Dự thảo hợp đồng mua bán và đàm phán với người mua.

- Tham gia họp với các bên liên quan, bao gồm đại diện của nhóm nông dân, người mua và Sở NN&PTNT.

- Tiếp nhận và giải quyết các khiếu nại về sản phẩm từ người mua và/hoặc người tiêu dùng.

- Duy trì mối quan hệ tin tưởng và bền vững với người mua.

- Quản lý bán sản phẩm.

5) Quản lý hậu cần

- Làm việc dưới sự chỉ đạo và giám sát trực tiếp của trưởng nhóm.

- Hỗ trợ người quản lý sản xuất xây dựng kế hoạch canh tác.

Page 67: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

67

Sổ tay hướng dẫn H

ệ thống Quản lý Sản xuất nhằm

Đẩy m

ạnh Áp dụng G

AP

- Dựa trên đơn hàng của người mua, xây dựng kế hoạch giao hàng

tập trung sau khi thảo luận với quản lý sản xuất và quản lý bán hàng.

- Thu gom sản phẩm của nông dân để đáp ứng yêu câu về số lượng

và chất lượng của người mua.

- Quản lý sản phẩm nhập kho và xuất kho tại nhà sơ chế/kho lưu trữ,

bảo quản rau.

- Đảm bảo nhà sơ chế/kho lưu trữ, bảo quản rau được an toàn và

sạch sẽ, đáp ứng yêu câu xử lý tốt sau thu hoạch và các điều kiện vệ sinh.

- Thuê và giám sát công nhân làm việc tại nhà sơ chế/kho lưu trữ, bảo

quản rau.

6) Kế toán

- Làm việc dưới sự chỉ đạo và giám sát trực tiếp của trưởng nhóm.

- Duy trì giao dịch tiền tệ hằng ngày (tiền mặt và ngân hàng).

- Duy trì sổ sách kế toán, tài khoản ngân hàng.

- Chuẩn bị báo cáo quyết toán thường niên.

5.2. XÁC NHẬN THỎA THUẬN GIỮA CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHÓM

Nhóm mục tiêu nên xây dựng quy tắc nội bộ giữa các nông dân thành

viên. Quy tắc nội bộ bao gồm các điều kiện bắt buộc cùng những khuyến

nghị. Mẫu các quy tắc nội bộ bao gồm (nhưng không giới hạn) các nội dung

sau đây:

- GAP: Tất cả nông dân thành viên sẽ tuân thủ theo quy trình GAP

cơ bản.

- Bán hàng tập trung: Nông dân thành viên sẽ giao cho nhóm ít nhất

20% sản lượng sản phẩm từ diện tích đã đăng kí sản xuất an toàn.

- Sử dụng thuốc BVTV: Nông dân thành viên sẽ sử dụng thuốc BVTV

được liệt kê trong danh mục được khuyến nghị của Sở NN&PTNT.

Page 68: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …
Page 69: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …
Page 70: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

CH

ƯƠ

NG

6 L

ẬP

KẾ

HO

ẠC

H S

ẢN

XU

ẤT D

ỰA

TR

ÊN N

HU

CẦ

U T

HỊ T

ỜN

G

70

6.1. CHUẨN BỊ KẾ HOẠCH SẢN XUẤT

Với sự hỗ trợ của Sở NN&PTNT, nhóm mục tiêu sẽ chuẩn bị kế hoạch

sản xuất. Mục đích của kế hoạch sản xuất là ước tính sản lượng, thời gian

sơ chế và giao hàng theo nhóm. Kế hoạch sản xuất là thông tin tổng hợp

về sản lượng của mỗi loại cây trồng trong một vụ. Kế hoạch sản xuất bao

gồm tên nông dân, tên loại rau, diện tích sản xuất, ngày gieo trồng, ngày

thu hoạch dự kiến, ước tính sản lượng, ước tính khối ượng thu hoạch hằng

tháng và tổng hợp khối lượng thu hoạch của mỗi nông dân trong một tháng.

Biểu mẫu kế hoạch sản xuất được trình bày trong Tài liệu đính kèm 6.1.

Thời gianTháng

12/2017 Tháng 1/2018 Tháng 2/2018

Tháng 3/2018 Tổng

Bắp cải 0 15,300 0 8,400 23,700Su hào 0 4,600 20,040 7,800 32,440

Tháng 12/2017

Tháng 1/2018

Tháng 2/2018

Tháng 3/2018

Bắp cải 360 5/1/18 31/3/18 1,800 1,800Su hào 520 26/11/17 25/1/18 1,300 1,300Su hào 1,080 25/12/17 23/2/18 2,700 2,700Su hào 720 25/12/17 23/2/18 1,800 1,800

3 Su hào 1,680 10/1/18 11/3/18 4,200 4,2004 Su hào 1,080 3/1/18 4/3/18 2,700 2,7005 Su hào 1,368 30/12/17 28/2/18 3,420 3,4206 Su hào 600 30/12/17 28/2/18 1,500 1,500

Su hào 540 20/12/17 18/2/18 1,350 1,350Bắp cải 1,080 22/10/17 15/1/18 5,400 5,400

8 Bắp cải 720 20/12/17 15/3/18 3,600 3,600Bắp cải 360 22/10/17 15/1/18 1,800 1,800Su hào 720 13/11/17 12/1/18 1,800 1,800Su hào 600 13/11/17 12/1/18 1,500 1,500Su hào 480 25/12/17 13/2/18 1,200 1,200Bắp cải 600 30/12/17 25/3/18 3,000 3,000

11 Su hào 720 15/12/17 13/2/18 1,800 1,800Su hào 528 10/12/17 8/2/18 1,320 1,320Bắp cải 540 22/10/17 15/1/18 2,700 2,700Su hào 900 25/12/17 23/2/18 2,250 2,250

13 Su hào 1,080 8/12/17 6/2/18 2,700 2,70014 Su hào 360 20/1/18 21/3/18 900 90015 Bắp cải 1,080 18/10/17 8/1/18 5,400 5,400

1

Tên cây trồng

Dự kiến sản lượng theo thángTT Dự kiến

Sản lượngMã số hộ Diện tích (ha)

Ngày trồng (Dự kiến)

Dự kiến thời gian bắt đầu

thu hoạch Nông dân

2

7

9

Ban lãnh đạo HTXNgười lập bảngNgày tháng năm 2018

10

12

Hình 6-1 Biểu mẫu kế hoạch sản xuất

Kế hoạch sản xuất là cơ sở để lên lịch thực hiện sản xuất và bán hàng

tập trung các loại rau an toàn. Nhóm mục tiêu có thể sử dụng kế hoạch sản

xuất như một công cụ truyền thông hữu ích để giới thiệu tới người mua khối

lượng bán hàng và thời gian bán dự kiến cho mỗi loại rau. Nên chuẩn bị kế

hoạch sản xuất cho từng vụ. Trong Dự án, kế hoạch sản xuất được chuẩn bị

2 lân/năm. Để chuẩn bị kế hoạch sản xuất, có 2 chiến lược khác nhau tùy

theo tình hình hiện trạng của nhóm mục tiêu:

Page 71: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

71

Sổ tay hướng dẫn H

ệ thống Quản lý Sản xuất nhằm

Đẩy m

ạnh Áp dụng G

AP

(1) Khi nhóm mục tiêu chưa có người mua

(2) Khi nhóm mục tiêu đã có người mua

Hướng dẫn chi tiết cho mỗi chiến lược được trình bày ở phân dưới đây.

(1) Khi nhóm mục tiêu chưa có người mua

Nhìn chung, nếu chưa có kinh nghiệm về bán hàng tập trung thì các

nhóm mục tiêu sẽ gặp khó khăn khi xác định cụ thể loại rau và khối lượng

rau với một người mua cụ thể. Từ quan điểm của người mua, người mua

cũng khó đưa ra thỏa thuận với nhóm mục tiêu như vậy vì không có thông

tin đáng tin cậy về kinh nghiệm. Theo đó, khi nhóm chưa có người mua thì

quy trình xây dựng kế hoạch sản xuất sẽ như sau:

1) Nhóm mục tiêu xây dựng kế hoạch sản xuất dựa trên kinh nghiệm

Khi nhóm mục tiêu chưa có người mua trước khi xuống giống, nhóm

nên chuẩn bị kế hoạch sản xuất đơn giản dựa trên kinh nghiệm của các

năm trước. Quản lý sản xuất trao đổi với nông dân thành viên về loại rau,

diện tích sản xuất, và thời gian xuống giống.

2) Nhóm mục tiêu tính toán tổng khối lượng cho mỗi sản phẩm

Sau khi cân nhắc giá cả và khả năng tiêu thụ của vụ trước, nông dân sẽ

lựa chọn nên trồng loại rau nào. Nhóm sẽ tổng hợp thông tin của nông dân

thành viên và ước tính tổng khối lượng sản xuất hằng tháng cho mỗi loại

rau. Sở NN&PTNT nên hỗ trợ nhóm chuẩn bị kế hoạch sản xuất bằng cách

sử dụng biểu mẫu kế hoạch sản xuất.

Nếu nhóm mục tiêu muốn thay đổi cơ cấu cây trồng để đáp ứng nhu

câu thị trường hoặc để tìm người mua mới, Sở NN&PTNT sẽ hỗ trợ nhóm lựa

chọn loại rau với thông tin tham khảo về cơ cấu canh tác các loại rau chính

như sau:

Page 72: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

CH

ƯƠ

NG

6 L

ẬP

KẾ

HO

ẠC

H S

ẢN

XU

ẤT D

ỰA

TR

ÊN N

HU

CẦ

U T

HỊ T

ỜN

G

72

1 2 3 4 1 2 3 4 1 2 3 4 1 2 3 4 1 2 3 4 1 2 3 4 1 2 3 4 1 2 3 4 1 2 3 4 1 2 3 4 1 2 3 4 1 2 3 4Vụ sớmChính vụ Vụ muộnVụ sớmChính vụ Vụ muộnVụ sớmChính vụ Vụ muộnVụ sớmChính vụ Vụ muộnVụ sớmChính vụ Vụ muộnChính vụ Chính vụ Vụ sớmChính vụ Vụ muộnVụ XuânVụ HèVụ ĐôngVụ Xuân - HèVụ HèVụ ĐôngVụ Xuân - HèVụ Hè - ThuVụ sớmChính vụ Vụ muộn

Thời gian gieo hạtThời gian trồngThời gian thu hoạchVụ trồng (Gieo hạt, trồng và thu hoạch) của các loại rau có thời gian sinh trưởng ngắn

Ghi chú:

Loại rau Tháng 12Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11Tháng 1 Tháng 1 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5

Hình 6-2 Cơ cấu mùa vụ các loại rau chính tại miền Bắc Việt Nam

Một điểm quan trọng trong phương pháp này là phải đảm bảo thời

gian thu hoạch dài hơn vì hâu hết người mua đều mong muốn việc cung

ứng diễn ra liên tục trong một thời gian dài. Đồng thời, nếu tập trung sản

xuất trong một thời gian ngắn nhất định thì cũng xảy ra nguy cơ mất giá. Do

đó, điều cân làm là phải thảo luận với các nông dân thành viên điều chỉnh

thời gian gieo trồng để giai đoạn thu hoạch kéo dài hơn.

(2) Khi nhóm mục tiêu đã có người mua

1) Nhóm mục tiêu thu thập thông tin về yêu câu của người mua

Nhóm mục tiêu nên thu thập thông tin về yêu câu của người mua, bao

gồm tên loại rau, khối lượng dự kiến và thời gian giao hàng. Nếu người mua

chưa đưa ra yêu câu cụ thể tại thời điểm lập kế hoạch sản xuất thì nhóm

mục tiêu nên rà soát ngày bán hàng của năm trước và ước tính khối lượng

cũng như thời gian cho mỗi loại rau.

2) Nhóm mục tiêu tính toán tổng diện tích và thời gian gieo trồng để

đảm bảo cung ứng đủ cho người mua.

Nhóm mục tiêu sẽ chuẩn bị kế hoạch sản xuất dựa trên nhu câu của

người mua, bao gồm tên loại rau, khối lượng và thời gian thu hoạch. Dựa

Page 73: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

73

Sổ tay hướng dẫn H

ệ thống Quản lý Sản xuất nhằm

Đẩy m

ạnh Áp dụng G

AP

trên kinh nghiệm của các năm trước, trưởng nhóm sẽ ước tính sơ bộ tổng

diện tích canh tác cân thiết và thời gian xuống giống để đáp ứng yêu câu

của người mua về khối lượng và thời gian giao hàng.

Một điều quan trọng trong phương pháp này là lập kế hoạch dự phòng

để cung cấp đủ khối lượng yêu câu. Các kênh thị trường hiện đại (ví dụ: siêu

thị và cửa hàng tiện lợi) thường yêu câu nhà sản xuất phải cung ứng ổn

định về cả khối lượng và chất lượng. Do đó, nhà sản xuất nên dự phòng đủ

khối lượng sản phẩm, nếu không, nhà sản xuất không thể cung ứng ổn định

cho người mua nếu gặp phải tình trạng sâu bệnh phá hại mùa màng hoặc

thời tiết xấu. Việc lập kế hoạch sản xuất với khối lượng thu hoạch dự kiến

phải lớn hơn nhu câu của người mua (ví dụ: cao gấp 1,5 lân).

3) Nhóm mục tiêu chia diện tích gieo trồng cho mỗi nông dân

Nhóm mục tiêu chia diện tích canh tác mỗi loại rau trong kế hoạch sản

xuất cho từng nông dân để lập kế hoạch chi tiết. Sau khi dự thảo kế hoạch

sản xuất, trưởng nhóm sẽ kiểm tra khối lượng thu hoạch dự kiến của mỗi

loại cây trồng trong mỗi tháng, và điều chỉnh kế hoạch bằng cách thay đổi

loại rau hoặc thời gian xuống giống, v.v.

Page 74: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

CH

ƯƠ

NG

6 L

ẬP

KẾ

HO

ẠC

H S

ẢN

XU

ẤT D

ỰA

TR

ÊN N

HU

CẦ

U T

HỊ T

ỜN

G

74

Lập kế hoạch sản xuất với các nhóm mục tiêu dựa trên nhu cầu của

người mua

Hộp: Lập kế hoạch sản xuất với các nhóm mục tiêu dựa trên nhu câu

của người mua

Hợp tác xã Yên Phú đã chuẩn bị kế hoạch sản xuất cho 32 nông dân

với 6,95 ha để sản xuất 245 tấn rau trong vụ hè 2020. Đối tượng mua

hàng của hợp tác xã Yên Phú là Coop Mart Hà Nội, Coop Food, VinEco,

Liên minh Hợp tác xã Hà Nội, Safefood24h và các người mua nhỏ lẻ

khác, theo đó lập kế hoạch để sản xuất các loại rau ăn lá, cà tím, mướp

đắng, bâu, xà lách, dưa chuột, cải bó xôi, v.v. Sau đó, hợp tác xã chuẩn bị

kế hoạch sản xuất chi tiết cho mỗi nông dân trên mỗi khu ruộng, trong

đó có cân nhắc đến thời gian thu hoạch. Theo hợp tác xã, kế hoạch sản

xuất nên được điều chỉnh và cập nhật một cách linh hoạt. Ví dụ, Coop

Food gửi đơn đặt hàng rau cho hợp tác xã một tháng trước ngày giao

hàng, chủ yếu đặt các loại rau ăn lá. Lúc này, hợp tác xã kiểm tra đơn

đặt hàng và điều chỉnh kế hoạch sản xuất để đáp ứng được nhu câu của

đơn vị thu mua.

Đặc biệt, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, trong mùa xuân năm

2020, các loại rau ăn lá bị thiếu, do đó, hợp tác xã Yên Phú đã rà soát kế

hoạch sản xuất để cung cấp khối lượng rau nhiều hơn bằng cách tăng

cường luân canh, tăng đợt sản xuất rau.

6.2. MUA VẬT TƯ (MUA CHUNG)

Để đảm bảo mức độ an toàn, nên lựa chọn các hóa chất nông nghiệp

và phân bón thích hợp. Để đảm bảo nông dân sử dụng các loại hóa chất,

thuốc BVTV và phân bón phù hợp, khuyến nghị nhóm mục tiêu nên thực

hiện mua chung các loại vật tư nông nghiệp và phân phối cho các nông dân

thành viên. Để kiểm soát an toàn trong quá trình mua chung, Sở NN&PTNT

nên thực hiện các hoạt động sau đây.

- Kiểm tra các loại hóa chất nông nghiệp và phân bón đề xuất

bằng cách sử dụng danh mục hóa chất nông nghiệp và phân bón được

phép sử dụng.

Page 75: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

75

Sổ tay hướng dẫn H

ệ thống Quản lý Sản xuất nhằm

Đẩy m

ạnh Áp dụng G

AP

- Sở NN&PTNT sẽ chịu trách nhiệm cung cấp danh sách các nhà

cung ứng vật tư nông nghiệp đã đăng kí nếu nhóm mục tiêu yêu câu.

- Khuyến nghị nhóm mục tiêu thiết lập hệ thống phân phối vật tư

như sau: cung cấp vật tư đâu vào cho nông dân trước khi xuống giống và

nhận thanh toán từ nông dân sau khi thu hoạch. Vì hệ thống này hấp dẫn

với nông dân nên họ sẽ mua vật tư từ hợp tác xã, theo đó, hợp tác xã có thể

kiểm soát đâu vào của nông dân.

- Hướng dẫn cách sử dụng hợp lý các loại hóa chất nông nghiệp cho

nhân viên bán hàng tại cửa hàng vật tư của hợp tác xã.

Page 76: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …
Page 77: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

77

Sổ tay hướng dẫn H

ệ thống Quản lý Sản xuất nhằm

Đẩy m

ạnh Áp dụng G

AP

7.1. HƯỚNG DẪN TẠI CHỖ CHO NÔNG DÂN VỀ ÁP DỤNG GAP CƠ BẢN

Để phổ biến và nhân rộng GAP cơ bản, các điểm quan trọng bao gồm

1) đảm bảo tính an toàn của sản phẩm, 2) làm rõ lợi ích, 3) đảm bảo tính bền

vững. Cụ thể, hướng dẫn tại chỗ cho nông dân cân cân nhắc các điểm sau.

(1) Đảm bảo tính an toàn của sản phẩm

Sở NN&PTNT sẽ thiết lập cơ chế đảm bảo an toàn bằng cách áp dụng GAP

cơ bản. Những người chịu trách nhiệm giám sát nội bộ sẽ cùng quản lý sản

xuất hướng dẫn nông dân cách thức thực hành sản xuất áp dụng GAP cơ bản

theo các bước canh tác, thu hoạch và sau thu hoạch dựa trên danh mục 26

điểm kiểm soát. Để đảm bảo tính an toàn, Sở NN&PTNT sẽ đặc biệt tập trung

vào những hoạt động thiết yếu nhất trong số 26 điểm kiểm soát như sau:

- Lựa chọn các loại hóa chất nông nghiệp và phân bón phù hợp. Sở

NN&PTNT sẽ lập danh sách các hóa chất nông nghiệp và phân bón phù

hợp dựa trên danh mục được phép sử dụng và phát danh sách này đến mỗi

nhóm mục tiêu.

- Danh sách hóa chất nông nghiệp bao gồm các thông tin sau đây:

tên hóa chất nông nghiệp được phép sử dụng cho mỗi loại cây trồng, tên

thương mại, thành phân hoạt chất, đối tượng sâu bệnh, nồng độ, liều lượng

và số ngày cách ly trước khi thu hoạch (thời gian cách ly). Danh sách các

loại phân bón bao gồm những nội dung sau: Tên loại phân bón được phép

sử dụng, tên công ty sản xuất.

- Sử dụng hóa chất nông nghiệp với đúng nồng độ, liều lượng và

thời gian cách ly (số ngày yêu câu để đảm bảo tính an toàn, tính từ ngày

cuối cùng sử dụng hóa chất nông nghiệp đến khi thu hoạch). Sở NN&PTNT

hướng dẫn thông tin cho nông dân, thành viên ban quản lý và nhân viên

bán hàng tại cửa hàng hóa chất nông nghiệp thuộc hợp tác xã.

- Ghi chép nhật kí đồng ruộng. Sở NN&PTNT hướng dẫn nông dân và

thành viên ban quản lý về cách thức ghi chép, lưu giữ nhật kí. Quản lý sản

xuất sẽ hỗ trợ nông dân tự kiểm tra và đánh giá hoạt động thực hành của

họ, đồng thời hướng dẫn thực hành đúng. Biểu mẫu giám sát ghi chép của

mỗi nông dân được trình bày trong Tài liệu đính kèm 7.1.

Page 78: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

CH

ƯƠ

NG

7 H

ƯỚ

NG

DẪN

TẠI

CH

Ỗ V

Ề ÁP

DỤ

NG

GAP

BẢN

, GAP

KH

ÁC V

À TC

VN 11

892-

1:20

17

78

- Vệ sinh các thiết bị, dụng cụ chứa sản phẩm phục vụ công tác thu

hoạch và sau thu hoạch để giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm.

Bên cạnh việc áp dụng GAP cơ bản, một số cơ chế bổ sung cũng phát

huy hiệu quả nhằm nâng cao tính an toàn. Sở NN&PTNT nên hỗ trợ nhóm

mục tiêu thiết lập các cơ chế sau:

- Tăng cường hiệu lực của các quy tắc nội bộ trong nhóm mục tiêu.

Nhóm mục tiêu đưa ra các quy tắc nội bộ giữa những nông dân thành viên,

bao gồm hệ thống thưởng và phạt để kiểm soát nông dân.

- Thiết lập hệ thống mua chung để tránh sử dụng hóa chất nông

nghiệp hay phân bón không nằm trong danh mục cho phép (Tham khảo

Phân 6.2).

- Tăng cường vai trò của Sở NN&PTNT trong hướng dẫn tại chỗ về

GAP cơ bản. Sở NN&PTNT cân thực hiện hướng dẫn tại chỗ, giám sát thường

xuyên và hỗ trợ ứng phó trong trường hợp phát sinh vấn đề. Do đó, cán bộ kĩ

thuật phụ trách mô hình của Sở NN&PTNT sẽ thăm thực địa mỗi nhóm mục

tiêu 1 lân/tuân để kiểm tra việc ghi chép nhật kí và hướng dẫn thực hành tại

chỗ theo GAP cơ bản, đồng thời tư vấn kĩ thuật cho giám sát nội bộ và quản

lý sản xuất trong trường hợp phát hiện lỗi thực hành.

(2) Làm rõ lợi ích

Cân làm rõ lợi ích và lợi nhuận từ việc áp dụng GAP cơ bản để nông dân

có động lực tham gia. Sở NN&PTNT sẽ đánh giá lợi ích hữu hình và có thể đo

đếm được. Các nội dung sau sẽ được đánh giá:

- Lợi ích kinh tế của nông dân khi áp dụng GAP cơ bản so với khi

không áp dụng GAP cơ bản.

- Lợi nhuận từ bán hàng tập trung rau an toàn.

Kết quả đánh giá sẽ được chia sẻ trong các khóa tập huấn/ hội thảo để

nông dân có động lực tham gia áp dụng GAP cơ bản.

(3) Đảm bảo tính bền vững

Sở NN&PTNT sẽ thiết lập cơ chế đảm bảo tính bền vững của thực hành

GAP cơ bản.

- Tăng cường hoạt động cử cán bộ Sở NN&PTNT tới giám sát hoạt

động của các nhóm mục tiêu theo GAP cơ bản.

Page 79: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

79

Sổ tay hướng dẫn H

ệ thống Quản lý Sản xuất nhằm

Đẩy m

ạnh Áp dụng G

AP

- Tìm người mua có khả năng kiểm tra người sản xuất. Sở NN&PTNT

sẽ hỗ trợ các nhóm mục tiêu tìm và ký hợp đồng với người mua, cá nhân

hoặc đơn vị này sẽ kiểm tra điều kiện an toàn của người sản xuất.

- Cam kết với cộng đồng về sự an toàn. Một số nhóm mục tiêu cam

kết với cộng đồng về sự an toàn trong sản phẩm của họ, do đó, người mua

thường ưu tiêu mua từ các nhóm đó hơn. Sở NN&PTNT sẽ hỗ trợ các nhóm

mục tiêu khác cam kết về sự an toàn.

- Rèn luyện những người nông dân trách nhiệm. Nhiều nông dân

trong nhóm mục tiêu có trách nhiệm cao trong sản xuất cây trồng an toàn,

theo đó, người mua thường thích mua của các nhóm này hơn. Đó cũng

là một yếu tố đảm bảo tính bền vững của việc áp dụng GAP cơ bản. Sở

NN&PTNT sẽ giới thiệu các ví dụ điển hình này tới các nhóm mục tiêu khác.

7.2. HỌP NỘI BỘ

Nên thường xuyên tổ chức họp giám sát nội bộ, 3 tháng/lân, với sự

tham gia của quản lý sản xuất, giám sát nội bộ, cán bộ thanh tra kĩ thuật của

Sở NN&PTNT và nông dân nhằm chia sẻ kinh nghiệm, đồng thời hướng dẫn

nông dân về việc áp dụng GAP cơ bản.

Trong cuộc họp nội bộ, các nội dung quan trọng nên được thảo luận:

chia sẻ các lỗi thường gặp trong sử dụng phân bón và hóa chất nông

nghiệp (nếu có); nhắc nhở, cảnh báo nông dân về hiện trạng ghi chép, sử

dụng phân bón, hóa chất và các điều kiện an toàn khác theo quy tắc nội bộ

đã được thống nhất.

7.3. GIÁM SÁT NỘI BỘ

Mỗi nhóm mục tiêu sẽ thực hiện giám sát nội bộ 2 lân/năm bằng cách

sử dụng danh sách 26 điểm kiểm soát theo GAP cơ bản. Sở NN&PTNT sẽ

chuẩn bị danh mục điểm giám sát nội bộ và cách thức giám sát (Tham khảo

Tài liệu đính kèm 7.2 và Tài liệu đính kèm 7.3).

Cán bộ thanh tra kĩ thuật của Sở NN&PTNT sẽ hỗ trợ người giám sát nội

bộ và người phụ trách quản lý sản xuất của mỗi nhóm mục tiêu thực hiện

Page 80: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …
Page 81: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …
Page 82: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

CH

ƯƠ

NG

8 N

ÂN

G C

ẤP

CÁC

ĐIỀ

U K

IỆN

ĐẢ

M B

ẢO V

Ệ SI

NH

AN

TO

ÀN

TH

ỰC

PH

ẨM

82

8.1. ĐÁNH GIÁ KĨ THUẬT CÁC ĐIỀU KIỆN NÂNG CẤP

Sở NN&PTNT tiến hành đánh giá kĩ thuật để nâng cấp các điều kiện về

cơ sở vật chất cho vùng sản xuất và nơi sơ chế nhằm đảm bảo vệ sinh an

toàn thực phẩm. Đánh giá kĩ thuật này nhằm mục đích kiểm tra hiện trạng

của các dụng cụ, trang thiết bị và cơ sở vật chất cân thiết cho hoạt động

thu hoạch và xử lý sau thu hoạch, đồng thời đưa ra kết quả đánh giá để xây

dựng kế hoạch mua trang thiết bị và nâng cấp cơ sở sơ chế. Sở NN&PTNT

nên thực hiện đánh giá theo quy trình sau đây.

(1) Huy động cán bộ đánh giá

Sở NN&PTNT cử cán bộ đánh giá tới tiến hành đánh giá kĩ thuật. Cán bộ

đánh giá nên đến từ Chi cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản

hoặc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ Thực vật, đồng thời cán bộ đó phải được

tập huấn TOT về GAP cơ bản hoặc VietGAP. Khuyến nghị là cán bộ đánh giá

chính nên có kinh nghiệm về giám sát điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.

(2) Chuẩn bị phiếu đánh giá

Cán bộ đánh giá nên chuẩn bị nội dung của phiếu đánh giá. Phiếu

đánh giá được trình bày trong bảng sau đây.

Page 83: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

83

Sổ tay hướng dẫn H

ệ thống Quản lý Sản xuất nhằm

Đẩy m

ạnh Áp dụng G

AP

Bảng 8-1 Phiếu đánh giá

STT Chỉ số Chỉ tiêu Kết quả đánh giá

1 Diện tích đất để làm khu vực sơ chế

1) Có đủ diện tích đất, hơn 160 m2 (nhà sơ chế 100 m2, sân bốc dỡ hàng và các khu vực khác 60 m2).

2) Có thể đi lại dễ dàng từ vùng sản xuất đến khu vực nhà sơ chế.

3) Có đường vào cho xe tải nối từ khu vực nhà sơ chế đến đường chính.

4) Không tiềm ẩn rủi ro thiên tai như lũ lụt.

5) Gân đó không có khu vực ô nhiễm.

6) Có đủ diện tích để thu gom rác thải bên ngoài nhà sơ chế.

1)

2)

3)

4)

5)

2 Xây dựng nhà sơ chế

1) Có đủ diện tích để sắp xếp một chiều theo quy trình sơ chế từ tiếp nhận sản phẩm, rửa, phân loại đến đóng gói và vận chuyển (diện tích tối thiểu cho nhà sơ chế là 100 m2).

2) Lựa chọn vật liệu xây dựng dễ vệ sinh và dễ rửa, không lựa chọn vật liệu có thể bị nứt, vỡ (tránh mối nguy vật lý).

3) Tường để ngăn bụi bẩn.

4) Sàn dễ vệ sinh, rửa và thoát nước.

5) Hệ thống đèn chiếu sáng phù hợp, có đủ độ sáng cho hoạt động sơ chế rau.

1)

2)

3)

4)

5)

Page 84: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

CH

ƯƠ

NG

8 N

ÂN

G C

ẤP

CÁC

ĐIỀ

U K

IỆN

ĐẢ

M B

ẢO V

Ệ SI

NH

AN

TO

ÀN

TH

ỰC

PH

ẨM

84

3 Sân để dỡ sản phẩm khỏi xe và chất sản phẩm lên xe

1) Có đủ không gian để đỗ xe tải, chất hàng lên xe và vận chuyển sản phẩm.

2) Đi lại thuận tiện từ sân vào khu vực bên trong nhà sơ chế.

3) Chuẩn bị pallet nhựa để kê sọt/thùng chứa rau.

1)

2)

3)

4 Nguồn nước rửa rau

1) Có vòi nước hoặc nước giếng kho-an cùng hệ thống xử lý nước.

2) Chất lượng nước đáp ứng yêu câu của QCVN 02-2009/BYT (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt).

1)

2)

5 Khu vực rửa

1) Cấp nước sạch từ bể nước tới khu vực rửa.

2) Dễ dàng thoát nước bẩn và vệ sinh bồn rửa.

3) Có bồn rửa riêng cho công nhân rửa tay (không dùng lẫn với bồn rửa rau).

1)

2)

3)

6 Khu vực phân loại và đóng gói

1) Có bàn để cắt tỉa và phân loại rau đảm bảo VSATTP (ưu tiên các loại bàn được sản xuất từ các nguyên liệu như inox).

2) Có đủ số lượng sọt/thùng chứa để sơ chế rau (loại sọt chứa 20 kg).

3) Có đủ không gian để phân loại và đóng gói, tránh trộn lẫn các loại rau khác nhau.

1)

2)

3)

8 Khu vực bảo quản

1) Có khu vực sạch sẽ để bảo quản rau, tách biệt với các khu khác.

2) Chuẩn bị pallet nhựa để kê sọt/thùng chứa rau đã qua sơ chế.

1)

2)

Nguồn: Nhóm dự án JICA

Page 85: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

85

Sổ tay hướng dẫn H

ệ thống Quản lý Sản xuất nhằm

Đẩy m

ạnh Áp dụng G

AP

Phiếu đánh giá kỹ thuật này được xây dựng dựa trên kinh nghiệm

triển khai các hoạt động thử nghiệm trong Dự án, căn cứ theo Quyết định

số 2998/QĐ-BNN-TT (quy trình kỹ thuật của GAP cơ bản), Thông tư số

45/2014/TT-BNNPTNT (kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông

nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy

sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm), và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN

01-09/2009/BNNPTNT (quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở chế biến rau

quả - điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm).

(3) Tổ chức thăm thực địa để đánh giá kĩ thuật

Cán bộ đánh giá bố trí ngày đi thăm thực địa nhóm mục tiêu và tiến

hành đánh giá kỹ thuật. Khi đánh giá nên có sự tham gia của trưởng nhóm

mục tiêu. Cán bộ đánh giá sẽ kiểm tra lân lượt các điều kiện hiện tại của khu

vực sơ chế theo những chỉ số trong phiếu đánh giá, và ghi lại kết quả đánh

giá trên phiếu. Trong báo cáo đánh giá nên có các hình ảnh để dễ theo dõi

và đánh giá.

(4) Báo cáo đánh giá kĩ thuật

Dựa trên phiếu đánh giá, cán bộ đánh giá sẽ chuẩn bị bản báo cáo

đánh giá. Báo cáo bao gồm điều kiện hiện trạng, kết quả đánh giá và đề xuất

các dụng cụ, trang thiết bị cân thiết để nâng cấp cơ sở vật chất tại khu vực

sơ chế. Mẫu đề xuất được trình bày trong bảng dưới đây.

Bảng 8-2 Đề xuất dụng cụ, trang thiết bị và nâng cấp cơ sở vật chất tại

khu vực sơ chế

STT Nội dung Miêu tả Số lượng đề xuất

A. Các dụng cụ và trang thiết bị phục vụ hoạt động thu hoạch rau tại ruộng

1 Bạt nilông đặt sọt rau sau khi thu hoạch ngoài ruộng

Kích cỡ (1,5m x 3m) 10 bạt

2 Sọt nhựa để thu hoạch rau ngoài ruộng

Kích cỡ (40cm x 30cm x 30cm), loại sọt đựng 20 kg

50 sọt

Page 86: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

CH

ƯƠ

NG

8 N

ÂN

G C

ẤP

CÁC

ĐIỀ

U K

IỆN

ĐẢ

M B

ẢO V

Ệ SI

NH

AN

TO

ÀN

TH

ỰC

PH

ẨM

86

B. Các dụng cụ và trang thiết bị tại khu vực nhà sơ chế

1 Thùng, khay nhựa đựng rau Kích cỡ (40cm x 60cm x 40cm), loại đựng 20kg

50 cái

2 Bàn inox để cắt tỉa rau Kích cỡ (2m x 1,2m x 0,7m)

2 cái

3 Bàn inox để rửa rau Kích cỡ (2m x 0,8m x 0,75m)

2 cái

4 Tủ nhôm đựng túi đóng rau, dụng cụ

Kích cỡ (2m x 1,5m x 0,7m)

1 cái

5 Kệ inox đặt sọt và rau sau khi rửa

Kích cỡ (2m x 1,5m x 0,4m)

2 cái

6 Tủ thuốc Kích cỡ (40cm x 30cm x 17cm)

1 cái

7 Pallet nhựa kê sản phẩm Kích cỡ (1,1m x 1,1m x 0,15m)

10 cái

8 Thùng rác tại nhà sơ chế đóng gói

Thùng rác nhựa 1 cái

9 Bơm áp lực rửa sàn, dụng cụ đựng sản phẩm

1 mô tơ 11,5 HP + hệ thống ống

1 máy

10 Máy cuốn màng Máy cuốn màng trắng 1 máy

C. Xây mới nhà sơ chế đóng gói

1 Xây nhà sơ chế

2 Cửa sổ nhà sơ chế

3 Hệ thống đèn chiếu sáng

4 Hệ thống lavabô rửa tay (bao gồm bồn rửa, vòi, v.v)

5 Hệ thống nước sạch cấp cho bồn rửa rau và lavabô rửa tay

Nguồn: Nhóm dự án JICA

Page 87: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

87

Sổ tay hướng dẫn H

ệ thống Quản lý Sản xuất nhằm

Đẩy m

ạnh Áp dụng G

AP

Hiện trạng cơ sở vật chất và dụng cụ sẽ được đánh giá thông qua 3 chỉ

số quan trọng về an toàn: ô nhiễm hóa học, sinh vật và vật lý. Bên cạnh điều

kiện an toàn, các điều kiện về chất lượng và truy xuất nguồn gốc cũng sẽ

được đánh giá để đáp ứng nhu câu của người mua.

8.2. DỰ THẢO DANH SÁCH CÁC VẬT TƯ, TRANG THIẾT BỊ CẦN THIẾT

Dựa vào kết quả đánh giá ở trên, với sự hỗ trợ của Sở NN&PTNT, nhóm

mục tiêu sẽ kiểm tra danh sách các vật tư và trang thiết bị được đề xuất và

lấy báo giá. Nhóm mục tiêu đề xuất danh sách các vật tư và trang thiết bị

cân thiết, chuẩn bị kế hoạch nâng cấp và gửi tới Sở NN&PTNT.

Cán bộ kĩ thuật của Sở NN&PTNT sẽ đánh giá tính khả thi của các vật

tư, thiết bị, đồng thời ước tính ngân sách, sau đó gửi báo cáo đánh giá lên

lãnh đạo Sở NN&PTNT. Lãnh đạo Sở NN&PTNT sẽ thực hiện đánh giá cuối

cùng dựa trên báo cáo đánh giá do cán bộ kĩ thuật Sở NN&PTNT chuẩn bị.

Khi lãnh đạo Sở NN&PTNT phê duyệt đề xuất, Sở NN&PTNT sẽ hỗ trợ một

phân kinh phí mua thiết bị/vật tư, và nhóm mục tiêu sẽ chịu phân còn lại

và chi phí nhân công. Mẫu danh mục các thiết bị, vật tư cân thiết trong

sản xuất và xử lý rau an toàn được trình bày trong Tài liệu đính kèm 8.1.

8.3 NÂNG CẤP CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ TRANG THIẾT BỊ

Nhóm mục tiêu chịu trách nhiệm mua, sửa chữa cũng như nâng cấp

cơ sở vật chất và trang thiết bị. Sở NN&PTNT giám sát việc lắp đặt và vận

hành theo đúng kế hoạch nâng cấp. Sở NN&PTNT sẽ đánh giá tình hình sử

dụng cơ sở vật chất đã lắp đặt và sự cải thiện điều kiện so với các điều kiện

về vệ sinh an toàn thực phẩm trước đó (đánh giá các điều kiện hóa học, sinh

vật và vật lý).

Nếu sau khi nâng cấp mà điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn

chưa đảm bảo yêu câu thì Sở NN&PTNT sẽ tiếp tục hướng dẫn thêm, nhóm

mục tiêu sẽ thực hiện theo các hướng dẫn đó.

Page 88: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …
Page 89: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

89

Sổ tay hướng dẫn H

ệ thống Quản lý Sản xuất nhằm

Đẩy m

ạnh Áp dụng G

AP

9.1. THIẾT LẬP HỆ THỐNG BÁN HÀNG TẬP TRUNG

Mỗi nhóm mục tiêu sẽ tổ chức bán hàng tập trung nhằm đảm bảo an toàn cây trồng và đáp ứng yêu câu của người mua. Hệ thống bán hàng tập trung như sau: nhóm mục tiêu thu gom (mua) rau từ nông dân thành viên và giao (bán) rau cho người mua, sau đó, người mua thanh toán cho nhóm mục tiêu và nhóm mục tiêu thanh toán cho nông dân thành viên. Điều kiện giao hàng (bao gồm ngày, khối lượng và chất lượng, ...) được điều phối giữa nhóm mục tiêu và người mua, nông dân thành viên sẽ tuân thủ theo các điều kiện giao hàng.

Với sự hỗ trợ của Sở NN&PTNT, nhóm mục tiêu sẽ điều phối các điều kiện sau đây để thiết lập hệ thống bán hàng tập trung.

(1) Điều phối với người mua1) Điều kiện giao hàng để nhóm mục tiêu giao (bán) rau cho người

mua. Các nội dung sau đây nên được thương thảo, điều phối: ngày, thời gian, địa điểm, tiêu chuẩn chất lượng (ví dụ: kích cỡ, màu sắc, điều kiện hư hại và độ an toàn) và điều kiện đóng gói để giao sản phẩm.

2) Điều kiện chứng từ để nhóm mục tiêu nhận được thanh toán từ người mua. Các nội dung sau đây nên được thương thảo, điều phối: đơn giá, thời gian thanh toán, phương thức thanh toán (tiền mặt hay chuyển khoản) và điều khoản về thuế.

Nhóm mục tiêu nên kí hợp đồng với người mua, điều khoản giao hàng và điều khoản chứng từ thanh toán nên được viết rõ trong hợp đồng. Có thể tham khảo mục “Lập hợp đồng” trong Sổ tay phát triển chuỗi cung ứng để có hướng dẫn chi tiết.

Phương tiện vận chuyển của mỗi nhóm mục tiêu trong Dự ánHộp: Phương tiện vận chuyển của mỗi nhóm mục tiêu trong Dự ánCó mối liên hệ giữa phương tiện vận chuyển và giai đoạn của các

nhóm mục tiêu (Mô hình Nuôi dưỡng, Mô hình Mở rộng, và Mô hình ổn định: tham khảo Chương 1, mục 1.5 Phương pháp tiếp cận theo giai đoạn):

- Ở giai đoạn đâu tiên là mô hình nuôi dưỡng, các nhóm mục tiêu sử dụng xe máy của mình và/hoặc do người mua sắp xếp vận chuyển. Ở giai đoạn này, người mua chính thường ở tại địa phương, nên việc vận chuyển bằng xe máy hoặc yêu câu người mua đến thu mua là rất dễ dàng.

- Ở giai đoạn thứ hai là mô hình mở rộng, nhóm mục tiêu thuê xe và/hoặc người mua sắp xếp vận chuyển.

- Ở giai đoạn thứ ba là mô hình ổn định, nhóm mục tiêu sử dụng xe tải riêng. Ở giai đoạn này, việc nhóm mục tiêu sở hữu xe tải là rất khả thi, khi hoạt động kinh doanh đã được mở rộng.

Page 90: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

CH

ƯƠ

NG

9 Q

UẢ

N L

Ý B

ÁN

NG

TẬ

P TR

UN

G

90

Tỉnh Nhóm mục tiêu

Khối lượng bán hàng tập trung thực tế (kg)

Phương tiện vận chuyển

Chi tiết thông số kĩ thuật

Hà Nam HTX Thanh Tân 43.538Tự vận chuyển (xe máy)/người mua sắp xếp vận chuyển

Xe máy

Hà Nam HTX Cát Lại 52.042Người mua sắp xếp vận chuyển

Xe tải và xe máy

Phú Thọ HTX Hương Nộn 53.986Người mua sắp xếp vận chuyển

Xe máy

Phú ThọHTX Trường Thịnh

71.210Tự vận chuyển (xe máy)

Xe máy

Hải Dương Công ty Gia Gia 110.070Người mua sắp xếp vận chuyển/ Tự vận chuyển (xe máy)

Xe tải và xe máy

Thái Bình HTX Thanh Tân 118.150Người mua sắp xếp vận chuyển

Xe tải (1,5 – 5 tấn)

Vĩnh Phúc HTX Đại Lợi 130.245Người mua sắp xếp vận chuyển/ Tự vận chuyển (xe máy)

Xe tải và xe máy

Hải DươngNhóm hộ sx RAT thôn Lúa

286.660Người mua sắp xếp vận chuyển

Xe tải (5 tấn)

Thái Bình HTX Quỳnh Hải 311.214Thuê phương tiện vận chuyển

Xe tải (1,5 tấn, 1 xe)

Hà Nam HTX Hạ Vỹ 60.400

Người mua sắp xếp vận chuyển/thuê phương tiện vận chuyển

Xe tải và xe máy

Hà Nam HTX Liên Hiệp 114.769Người mua sắp xếp vận chuyển/ Tự vận chuyển (xe máy)

Xe tải và xe máy

Hưng YênHTX Chiến Thắng

198.590 Tự vận chuyểnXe tải lạnh (1,5 tấn,1 xe)

Vĩnh Phúc HTX Vĩnh Phúc 350.740Thuê phương tiện vận chuyển

Xe tải (1,5 tấn, 1 xe)

Hải Dương HTX Đức Chính 1.045.450Người mua tự vận chuyển

Xe tải (5 tấn)

Page 91: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

91

Sổ tay hướng dẫn H

ệ thống Quản lý Sản xuất nhằm

Đẩy m

ạnh Áp dụng G

AP

Hưng YênCông ty Nhật Việt

71.470

Thuê phương tiện vận chuyển/người mua sắp xếp vận chuyển

Xe tải (1,5 tấn, 1 xe), Xe máy

Hải Dương Green Farm 87.515 Tự vận chuyểnXe tải lạnh (1,5 tấn, 1 xe)

Vĩnh Phúc HTX Visa 198.081 Tự vận chuyển

Xe tải lạnh (2,5 tấn, 1 xe), và xe tải lạnh (5 tấn, 1 xe)

Hải DươngCông ty Thanh Hà

222.194 Tự vận chuyển

Xe tải lạnh (2,5 tấn, 1 xe); xe tải (5 tấn, 3 xe)

Hưng Yên HTX Yên Phú 411.492Thuê phương tiện vận chuyển

Xe tải (1,5 tấn, 1 xe)

Hải DươngHTX Tân Minh Đức

852.010 Tự vận chuyểnXe tải (5 tấn, 2 xe)

Tổng 20 nhóm 4.789.826

Ghi chú: Thứ tự nhóm xếp theo thứ tự khối lượng bán hàng tập trung trong vụ đông 2019-20

Nuôi dưỡng Mở rộng Ổn định

(2) Điều phối với các nông dân thành viên

1) Điều kiện thu gom để nhóm mục tiêu thu gom (mua) rau từ nông

dân thành viên. Các nội dung sau đây nên được điều phối: ngày, thời gian,

địa điểm, tiêu chuẩn chất lượng (ví dụ: kích cỡ, màu sắc, điều kiện hư hại và

an toàn) và điều kiện đóng gói để thu gom sản phẩm.

2) Điều kiện thanh toán để nông dân thành viên nhận được thanh

toán từ nhóm mục tiêu. Các nội dung sau nên được điều phối: đơn giá, thời

gian và phương thức thanh toán (tiền mặt hay chuyển khoản).

Nhóm mục tiêu nên áp dụng các điều khoản xử phạt trong trường hợp

nông dân vi phạm điều kiện thu gom.

Ở giai đoạn đâu mới tổ chức bán hàng tập trung, nhóm mục tiêu nên

bắt đâu từ số lượng ít nông dân (thông thường, bắt đâu với nhóm sản xuất

rau an toàn), với một số cây trồng nhất định trong một số mùa vụ nhất định.

Page 92: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …
Page 93: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …
Page 94: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

CH

ƯƠ

NG

10

KIỂ

M T

RA

GIÁ

M S

ÁT B

ÊN N

GO

ÀI

94

10.1. HƯỚNG DẪN KẾ HOẠCH LẤY MẪU, KIỂM TRA MẪU VÀ GIÁM SÁT BÊN NGOÀI

Sở NN&PTNT sẽ xây dựng kế hoạch lấy mẫu và kiểm tra dư lượng thuốc BVTV. Nên chuẩn bị kế hoạch này vào đâu vụ thu hoạch (dự kiến là tháng 11 hằng năm). Sở NN&PTNT chỉ định cán bộ đã được tập huấn về kiểm tra và giám sát để thực hiện hoạt động đánh giá.

10.2. KIỂM TRA DƯ LƯỢNG THUỐC BVTV (KIỂM TRA BẰNG BỘ KIỂM TRA NHANH)

Cân phải kiểm tra dư lượng thuốc BVTV để giám sát sự an toàn của sản phẩm tại thời điểm thu hoạch và/hoặc thời điểm giao hàng cho người mua. Cán bộ giám sát của Sở NN&PTNT (cán bộ từ Chi cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản) sẽ thực hiện bằng bộ dụng cụ kiểm tra nhanh để đo dư lượng thuốc BVTV của sản phẩm mẫu tại trang trại. Kết quả kiểm tra nhanh sẽ được chia sẻ trong các nhóm mục tiêu và Sở NN&PTNT để phục vụ mục đích giám sát, sẽ không công bố ra bên ngoài.

Khi phát hiện tồn dư hóa chất nông nghiệp, cây trồng sẽ không được giao cho người mua. Nhóm mục tiêu cân xác định người sản xuất ra cây trồng đó. Nhóm mục tiêu nên áp dụng hình phạt với người sản xuất vi phạm (ví dụ: nộp phạt, dừng thu gom sản phẩm, trục xuất khỏi nhóm sản xuất rau an toàn). Đồng thời, nhóm mục tiêu cân tìm hiểu nguyên nhân tồn dư hóa chất nông nghiệp bằng cách kiểm tra sổ sách ghi chép hoặc phỏng vấn người sản xuất, sau đó chia sẻ nguyên nhân cho các nông dân thành viên khác để tránh mắc phải lỗi tương tự.

Đối với các nhóm mục tiêu đã kết nối với người mua cao cấp (Ví dụ: siêu thị), bộ dụng cụ kiểm tra nhanh dường như vẫn mang lại lợi nhuận ngay cả khi họ tự mua bộ dụng cụ kiểm tra nhanh9. Trên thực tế, một số 9. Nhóm mục tiêu có thể được người mua cao cấp trả giá cao hơn, do đó, họ nhiều khả năng sẽ tự mua bộ dụng cụ kiểm tra nhanh từ nguồn thu nhập tăng thêm như sau:

Tên bộ kit kiểm tra: GT PESTICIDES RESIDUAL TEST KIT (Phát hiện nhanh dư lượng thuốc trừ sâu nhóm Organophosphates, Carbamates & Cholinesterase inhibitors)

Chi phí của bộ dụng cụ kiểm tra nhanh/thu nhập tăng thêm = 8% (150.000VND/1.800.000VND).

Chi phí của bộ dụng cụ kiểm tra nhanh: khoảng 150.000 VND/mẫu (847.000/hộp/6 mẫu).

Thu nhập tăng thêm: Trong trường hợp rau ăn lá, một số siêu thị trả cho người sản xuất giá cao hơn từ 3.000 – 9.000 VNĐ/kg so với thị trường địa phương. Do đó, thu nhập tổng tăng trên 1 sào (360m2) canh tác sẽ là 1.800.000 VND (600kg/sào x 3.000 VND/kg).

Đối với rau ăn lá, 1 mẫu kiểm tra đại diện cho 1 sào là phù hợp, vì nông dân thường thu hoạch 1 sào vào cùng một ngày.

Page 95: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

95

Sổ tay hướng dẫn H

ệ thống Quản lý Sản xuất nhằm

Đẩy m

ạnh Áp dụng G

AP

nhóm mục tiêu đã tự mua bộ dụng cụ kiểm tra bằng ngân sách của nhóm.

Do đó, Sở NN&PTNT sẽ thực hiện các hoạt động sau đây để hỗ trợ nhóm:

để đảm bảo chi phí và lợi ích, cung cấp thông tin về các đơn vị cung cấp bộ

dụng cụ kiểm tra nhanh, hỗ trợ lập kế hoạch kiểm tra dư lượng, hướng dẫn

cách sử dụng bộ dụng cụ kiểm tra.

10.3. KIỂM TRA DƯ LƯỢNG THUỐC BVTV (KIỂM TRA TẠI PHÒNG THÍ NGHIỆM)

Cán bộ thanh tra của Sở NN&PTNT sẽ sắp xếp kiểm tra tại phòng thí

nghiệm. Cán bộ thanh tra Sở NN&PTNT tiến hành lấy mẫu rau và gửi mẫu

tới phòng thí nghiệm đạt chuẩn để kiểm tra tồn dư kim loại nặng và vi sinh

vật nếu cân thiết. Kết quả kiểm tra tại phòng thí nghiệm sẽ được công bố

rộng rãi và được sử dụng cho mục đích tiếp thị, đó là bằng chứng cho độ an

toàn của sản phẩm.

Khi phát hiện tồn dư hóa chất nông nghiệp, nhóm mục tiêu cân xác

định ai là người sản xuất. Vì kết quả kiểm tra sẽ được công bố với người

mua, nên nhóm mục tiêu cân cân nhắc những biện pháp xử lý được người

mua chấp nhận các biện pháp xử lý đó. Các biện pháp xử lý cũng tương tự

như trong trường hợp kiểm tra nhanh: nhóm mục tiêu nên áp dụng hình

phạt với người sản xuất vi phạm, tìm hiểu nguyên nhân tồn dư hóa chất

nông nghiệp và chia sẻ nguyên nhân đó với các nông dân thành viên khác.

10.4. GIÁM SÁT BÊN NGOÀI DO SỞ NN&PTNT THỰC HIỆN

Sở NN&PTNT thực hiện giám sát bên ngoài đối với mỗi nhóm mục tiêu

để đánh giá thực trạng áp dụng GAP cơ bản. Sở NN&PTNT cân đánh giá mỗi

nhóm mục tiêu bằng cách kiểm tra 26 điểm kiểm soát của GAP cơ bản. Tân

suất thực hiện là 1 lân/năm. Tuy nhiên, nếu Sở NN&PTNT đã tham gia giám

sát nội bộ của mỗi nhóm mục tiêu thì không cân phải thực hiện giám sát

bên ngoài. Sau khi thực hiện giám sát nội bộ thì cân chuẩn bị báo cáo giám

sát và nộp về Sở NN&PTNT.

Page 96: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …
Page 97: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …
Page 98: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …
Page 99: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …
Page 100: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …
Page 101: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …
Page 102: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

TÀI L

IỆU

ĐÍN

H K

ÈM

102

TÀI LIỆU ĐÍNH KÈM 2.1

PHIẾU ĐÁNH GIÁ CÁC NHÓM MỤC TIÊU ỨNG VIÊN

Tỉnh Hải Dương Hải Dương Hải Dương Hải Dương Hải Dương Hà Nam Hà Nam Hà Nam Hưng Yên Hưng Yên Hưng Yên

Mã số ID HD-1 HD-2 HD-3 HD-4 HD-5 HN-1 HN-2 HN-3 HY-1 HY-2 HY-3

Tên nhóm

Công ty CP Thực phẩm Gia Gia

Cơ sở sản xuất rau củ quả an toàn CP-Green Farm

Nhóm Hộ sản xuất RAT thôn Lúa

HTX Nông nghiệp Green V-Phuc

HTX Việt Á Châu

HTX Dịch vụ nông nghiệp xã Thanh Sơn

HTX Dịch vụ Nông nghiệp Cát Lại

Tổ hợp tác sản xuất RAT xã Thanh Tân

HTX RAT Chiến Thắng

HTX kiểu mới Phù Cử

Công ty Đầu tư và Phát triển TTM Farm

Loại hình nhóm

Công ty NN/ HTX/ Nhóm nông dân

Công ty NN (từ 2015)

Công ty NN Nhóm nông dân HTX HTX HTX HTX HTX HTX HTX Công ty NN

(Chỉ dành cho HTX) Kiểu mới/ Kiểu truyền thống

- - - Kiểu mới (thực chất là một công ty)

Kiểu mới (thực chất là một công ty)

Kiểu mới Kiểu mới (nhưng thực chất là kiểu cũ)

Kiểu mới Kiểu mới (đăng kí từ T3. 2018)

Kiểu mới -

Đất

Đất nông nghiệp (ha)

5,3 ha 5,1 Ha (3,3 ha in Trắc Châu, 1,8 ha in Phố Văn)

28,7 ha 10ha 13 ha (đã kí Biên bản ghi nhớ với 20 hộ)

180 ha (116 ha lúa, 60 ha cây trồng phụ)

235 ha 35 ha 5 ha (bao gồm cả diện tích đất liên kết với nông dân)

5 ha 25 ha

Đất trồng rau (ha) 5,3 ha 5,1 ha 28,7 ha 10 ha (7ha sen, 3ha măng tây theo kế hoạch)

13 ha 12 ha 47,25 ha 12 ha 5 ha 5 ha 5 ha

Diện tích sản xuất an toàn (ha)

5,3 ha 5,1 ha (+ 2 ha quy hoạch)

27,5 ha 0 ha 0 ha 5 ha (từ T10.2017),

(+ 5 ha quy hoạch)

4 ha 1 ha (từ 2017 theo hỗ trợ của Hội liên hiệp phụ nữ huyện)

5 ha (bao gồm 1,3 ha nhà lưới (T3. 2018))

5 ha 25 ha (5 ha rau, 20 ha quả)

Vị trí (không gần khu công nghiệp hóa chất)

Không Không Không Không Không Không Không Không Không Không Không

Thành viên

Tổng số thành viên 14 thành viên (4 cán bộ quản lý, 10 công nhân)

17 thành viên (2 cán bộ quản lý/ 1 kế toán/ 10 công nhân + 4 công nhân)

143 hộ (2 thành viên BQL: trưởng nhóm và phó trưởng nhóm, 3 trưởng nhóm nhỏ)

9 thành viên + 5 công nhân (BQL: giám đốc, đồng giám đốc, kế toán, thu ngân, giám sát, quản lý sản xuất)

8 thành viên + 20 công nhân bán thời gian

1,293 hộ (6 thành viên BQL; 3 giám đốc, 1 quản lý, 1 kế toán, 1 thu ngân)

1,860 hộ (5 thành viên BQL, giám đốc, phó giám đốc, cán bộ kĩ thuật, kế toán, giám sát)

230 thành viên 7 thành viên +5 công nhân + 15 nông dân liên kết (7 thành viên từ Hội liên hiệp phụ nữ, 1 thành viên từ Hội nông dân, 5 nông dân)

5 thành viên (1 giám đốc, 3 cổ đông, 1 giám đốc thực hiện), 1 kĩ thuật (đã tốt nghiệp đại học), 10 công nhân lâu dài

6 thành viên + 35 công nhân bán lâu dài

Thành viên sản xuất rau an toàn

14 thành viên 17 thành viên 143 hộ Không Không 50 hộ (cho 5 ha), 110 hộ (cho 10 ha)

30 hộ (cho 4 ha) 19 hộ trong chương trình của VECO được chia thành 3 nhóm

6 phụ nữ (hỗ trợ bởi Hội liên hiệp phụ nữ)

27 thành viên 16 thành viên 41 thành viên

Sản phẩm (các sản phẩm chính)

Cây trồng vụ đông Bắp cải, su hào, súp lơ, cải ngọt, cải xanh, cà chua

Bắp cải, su hào, bí xanh, rau ăn lá, bí ngô, súp lơ trắng

Su hào, súp lơ,

bắp cải

- Hành Bắp cải, su hào, súp lơ

xanh, súp lơ trắng, cải

thìa, cải ngọt, cà chua

Bắp cải, su hào, đậu đũa, cà chua

Cà chua, bắp cải, cải thìa, rau cải

Cà chua, bắp cải, su hào, củ cải, rau ăn lá, cải cúc dưa chuột

Rau ăn lá (rau cải), cà chua, rau muống, bắp cải

Thì là, rau mùi, cải ngọt, ớt, cần tây, mồng tơi

Cây trồng vụ hè Ngọn khoai, dưa lưới (trong nhà lưới)

Dưa, dưa chuột, bí xanh, bí ngô, mồng tơi, rau đay

Dưa hấu, dưa, tỏi, su hào

Sen (mùa thu hoạch chính: T10, T3, T5)

Hành Ngô, rau ăn lá (mồng tơi, rau cải), củ cải, bầu, bí xanh

Rau ăn lá, hẹ Mướp đắng, bầu, bí ngô

Rau ăn lá, bầu, cà tím, cà chua

Rau ăn lá (cải), rau muống, ớt, bí xanh, khoai lang, mướp

Rau đay, rau ngót, bí ngô, rau thơm

Page 103: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

103

Sổ tay hướng dẫn H

ệ thống Quản lý Sản xuất nhằm

Đẩy m

ạnh Áp dụng G

AP

TÀI LIỆU ĐÍNH KÈM 2.1

PHIẾU ĐÁNH GIÁ CÁC NHÓM MỤC TIÊU ỨNG VIÊN

Tỉnh Hải Dương Hải Dương Hải Dương Hải Dương Hải Dương Hà Nam Hà Nam Hà Nam Hưng Yên Hưng Yên Hưng Yên

Mã số ID HD-1 HD-2 HD-3 HD-4 HD-5 HN-1 HN-2 HN-3 HY-1 HY-2 HY-3

Tên nhóm

Công ty CP Thực phẩm Gia Gia

Cơ sở sản xuất rau củ quả an toàn CP-Green Farm

Nhóm Hộ sản xuất RAT thôn Lúa

HTX Nông nghiệp Green V-Phuc

HTX Việt Á Châu

HTX Dịch vụ nông nghiệp xã Thanh Sơn

HTX Dịch vụ Nông nghiệp Cát Lại

Tổ hợp tác sản xuất RAT xã Thanh Tân

HTX RAT Chiến Thắng

HTX kiểu mới Phù Cử

Công ty Đầu tư và Phát triển TTM Farm

Loại hình nhóm

Công ty NN/ HTX/ Nhóm nông dân

Công ty NN (từ 2015)

Công ty NN Nhóm nông dân HTX HTX HTX HTX HTX HTX HTX Công ty NN

(Chỉ dành cho HTX) Kiểu mới/ Kiểu truyền thống

- - - Kiểu mới (thực chất là một công ty)

Kiểu mới (thực chất là một công ty)

Kiểu mới Kiểu mới (nhưng thực chất là kiểu cũ)

Kiểu mới Kiểu mới (đăng kí từ T3. 2018)

Kiểu mới -

Đất

Đất nông nghiệp (ha)

5,3 ha 5,1 Ha (3,3 ha in Trắc Châu, 1,8 ha in Phố Văn)

28,7 ha 10ha 13 ha (đã kí Biên bản ghi nhớ với 20 hộ)

180 ha (116 ha lúa, 60 ha cây trồng phụ)

235 ha 35 ha 5 ha (bao gồm cả diện tích đất liên kết với nông dân)

5 ha 25 ha

Đất trồng rau (ha) 5,3 ha 5,1 ha 28,7 ha 10 ha (7ha sen, 3ha măng tây theo kế hoạch)

13 ha 12 ha 47,25 ha 12 ha 5 ha 5 ha 5 ha

Diện tích sản xuất an toàn (ha)

5,3 ha 5,1 ha (+ 2 ha quy hoạch)

27,5 ha 0 ha 0 ha 5 ha (từ T10.2017),

(+ 5 ha quy hoạch)

4 ha 1 ha (từ 2017 theo hỗ trợ của Hội liên hiệp phụ nữ huyện)

5 ha (bao gồm 1,3 ha nhà lưới (T3. 2018))

5 ha 25 ha (5 ha rau, 20 ha quả)

Vị trí (không gần khu công nghiệp hóa chất)

Không Không Không Không Không Không Không Không Không Không Không

Thành viên

Tổng số thành viên 14 thành viên (4 cán bộ quản lý, 10 công nhân)

17 thành viên (2 cán bộ quản lý/ 1 kế toán/ 10 công nhân + 4 công nhân)

143 hộ (2 thành viên BQL: trưởng nhóm và phó trưởng nhóm, 3 trưởng nhóm nhỏ)

9 thành viên + 5 công nhân (BQL: giám đốc, đồng giám đốc, kế toán, thu ngân, giám sát, quản lý sản xuất)

8 thành viên + 20 công nhân bán thời gian

1,293 hộ (6 thành viên BQL; 3 giám đốc, 1 quản lý, 1 kế toán, 1 thu ngân)

1,860 hộ (5 thành viên BQL, giám đốc, phó giám đốc, cán bộ kĩ thuật, kế toán, giám sát)

230 thành viên 7 thành viên +5 công nhân + 15 nông dân liên kết (7 thành viên từ Hội liên hiệp phụ nữ, 1 thành viên từ Hội nông dân, 5 nông dân)

5 thành viên (1 giám đốc, 3 cổ đông, 1 giám đốc thực hiện), 1 kĩ thuật (đã tốt nghiệp đại học), 10 công nhân lâu dài

6 thành viên + 35 công nhân bán lâu dài

Thành viên sản xuất rau an toàn

14 thành viên 17 thành viên 143 hộ Không Không 50 hộ (cho 5 ha), 110 hộ (cho 10 ha)

30 hộ (cho 4 ha) 19 hộ trong chương trình của VECO được chia thành 3 nhóm

6 phụ nữ (hỗ trợ bởi Hội liên hiệp phụ nữ)

27 thành viên 16 thành viên 41 thành viên

Sản phẩm (các sản phẩm chính)

Cây trồng vụ đông Bắp cải, su hào, súp lơ, cải ngọt, cải xanh, cà chua

Bắp cải, su hào, bí xanh, rau ăn lá, bí ngô, súp lơ trắng

Su hào, súp lơ,

bắp cải

- Hành Bắp cải, su hào, súp lơ

xanh, súp lơ trắng, cải

thìa, cải ngọt, cà chua

Bắp cải, su hào, đậu đũa, cà chua

Cà chua, bắp cải, cải thìa, rau cải

Cà chua, bắp cải, su hào, củ cải, rau ăn lá, cải cúc dưa chuột

Rau ăn lá (rau cải), cà chua, rau muống, bắp cải

Thì là, rau mùi, cải ngọt, ớt, cần tây, mồng tơi

Cây trồng vụ hè Ngọn khoai, dưa lưới (trong nhà lưới)

Dưa, dưa chuột, bí xanh, bí ngô, mồng tơi, rau đay

Dưa hấu, dưa, tỏi, su hào

Sen (mùa thu hoạch chính: T10, T3, T5)

Hành Ngô, rau ăn lá (mồng tơi, rau cải), củ cải, bầu, bí xanh

Rau ăn lá, hẹ Mướp đắng, bầu, bí ngô

Rau ăn lá, bầu, cà tím, cà chua

Rau ăn lá (cải), rau muống, ớt, bí xanh, khoai lang, mướp

Rau đay, rau ngót, bí ngô, rau thơm

Page 104: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

TÀI L

IỆU

ĐÍN

H K

ÈM

104

Giấy chứng nhận/ đảm bảo

Điều kiện sản xuất an toàn

Được chứng nhận

Được chứng nhận

Không (có VietGAP)

Không (thậm chí không có kiểm tra mẫu)

Không (thậm chí không có kiểm tra mẫu)

Đang được chứng nhận (đất và nước đã được kiểm tra)

Đã chứng nhận (2016)

Đang được chứng nhận

Đang được chứng nhận (đất và nước đã được kiểm tra)

Đang được chứng nhận (đất và nước đã được kiểm tra)

Được chứng nhận

VietGAP Được chứng nhận

- Được chứng nhận - - Tổ chức tập huấn cho nông dân nhưng chưa cẩn thận

- - - Đang được chứng nhận

Được chứng nhận Được chứng nhận

GAP cơ bản - Tuân thủ theo GAP (nhưng không ghi chép hợp lý)

- - - - - - - - -

Khác (PGS, v.v) - - - - ISO22000 (đang nộp hồ sơ)

PGS (2018~) PGS (2018~) PGS (2018~) - - -

Kiến thức và kĩ thuật canh tác

Các kĩ thuật áp dụng (phân ủ, cây giống, vật tư nông nghiệp)

Xơ dừa cho dưa lưới

Làm đất (khử trùng), phân ủ, tưới phun cho 3 ha giống mới, sản xuất cây giống trên khay xốp

Phân ủ, vòm

ni lông

Không có gì đặc biệt

- Phân ủ (4 nông dân) Ghép cây (chỉ tham dự tập huấn)

Phân ủ (sử dụng hóa chất nông nghiệp hợp lý)

Phân ủ (áp dụng phương pháp của JICA, phương pháp truyền thống, công nghệ sinh học)

Nhà lưới Phân trâu, khay ươm, cây giống

Kiểm tra dư lượng thuốc BVTV bằng công cụ kiểm tra nhanh, VinEco kiểm tra dư lượng, cây giống

Kênh thị trường hiện tại

Tên người mua và tỉ lệ bán hàng (%)

1. Nhà phân phối* tại huyện: 50-70% 2. Thu gom địa phương trong huyện và xung quanh huyện: 30-50% * Nhà phân phối bán cho căng tin

1. Người tiêu dùng tại Hải Dương và Hà Nội 50% (3 đại lý ở Hà Nội, vận chuyển bởi Greenfarm) 2. Cửa hàng/ cửa hàng bán lẻ tại Hải Dương 30%. 3. Phần còn thừa bán cho người thu gom địa phương 20%

1. Công ty Hưng Việt: 50% (kí hợp đồng canh tác súp lơ và bắp cải) 2. Thu gom địa phương: 50%

1. Kim Chính 100%

1. Công ty Thực phẩm Á Châu 70% 2. 4 công ty khác tại địa phương 30%

1. Căng tin địa phương 30% (nhà máy xi măng, trường mầm non, cơ quan nhà nước) 2. Thị trường địa phương 70%

1. Người bán lẻ ở Phủ Lý 2. Thu gom địa phương

1. Căng tin* do Hội liên hiệp phụ nữ giới thiệu 20% 2. Cán bộ hội liên hiệp phụ nữ** 15% 3. Thị trường địa phương 65% (bán cho cá nhân) * Căng tin do cơ quan nhà nước cấp huyện quản lý. ** Có 60 cán bộ hội liên hiệp phụ nữ cấp huyện và được phân vào 3-4 nhóm.

1. Căng tin trường học tại Hưng Yên 60%

2. Căng tin trường học tại Hà Nội 40%

1. VinEco (từ T3. 2018) 20% 2. Big C 70% 3. Siêu thị và trường học tại Hà Nội 10% * VinEco không quan tâm đến việc giao dịch với Phủ Cừ vì mẫu sản phẩm có phát hiện dư lượng.

1. VinEco 100% (quả: Vinmart và các cửa hàng hoa quả tại Hà Nội)

Bán hàng tập trung

Kinh nghiệm về bán hàng tập trung/ Tỉ lệ bán hàng tập trung trong tổng sản lượng (%)

100% 100% 90% (cho công ty Hưng Việt và người thu gom địa phương) 10% bán cho cá nhân, đó là rau có chất lượng thấp

100% 100% 0% Người thu gom lấy nông sản từ ruộng của nông dân cá thể, mang sản phẩm ra thị trường địa phương để bán (có kinh nghiệm bán tập trung cho Hiệp hội)

0% Nhóm được hình thành nhưng cá nhân tự bán sản phẩm

35% Chồng của một thành viên là trưởng thôn, anh ấy thu gom từ 6 người phụ nữ rồi phân phối cho căng tin và nhà cán bộ của hội Liên hiệp Phụ nữ.

100% 100% 100%

Page 105: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

105

Sổ tay hướng dẫn H

ệ thống Quản lý Sản xuất nhằm

Đẩy m

ạnh Áp dụng G

AP

Giấy chứng nhận/ đảm bảo

Điều kiện sản xuất an toàn

Được chứng nhận

Được chứng nhận

Không (có VietGAP)

Không (thậm chí không có kiểm tra mẫu)

Không (thậm chí không có kiểm tra mẫu)

Đang được chứng nhận (đất và nước đã được kiểm tra)

Đã chứng nhận (2016)

Đang được chứng nhận

Đang được chứng nhận (đất và nước đã được kiểm tra)

Đang được chứng nhận (đất và nước đã được kiểm tra)

Được chứng nhận

VietGAP Được chứng nhận

- Được chứng nhận - - Tổ chức tập huấn cho nông dân nhưng chưa cẩn thận

- - - Đang được chứng nhận

Được chứng nhận Được chứng nhận

GAP cơ bản - Tuân thủ theo GAP (nhưng không ghi chép hợp lý)

- - - - - - - - -

Khác (PGS, v.v) - - - - ISO22000 (đang nộp hồ sơ)

PGS (2018~) PGS (2018~) PGS (2018~) - - -

Kiến thức và kĩ thuật canh tác

Các kĩ thuật áp dụng (phân ủ, cây giống, vật tư nông nghiệp)

Xơ dừa cho dưa lưới

Làm đất (khử trùng), phân ủ, tưới phun cho 3 ha giống mới, sản xuất cây giống trên khay xốp

Phân ủ, vòm

ni lông

Không có gì đặc biệt

- Phân ủ (4 nông dân) Ghép cây (chỉ tham dự tập huấn)

Phân ủ (sử dụng hóa chất nông nghiệp hợp lý)

Phân ủ (áp dụng phương pháp của JICA, phương pháp truyền thống, công nghệ sinh học)

Nhà lưới Phân trâu, khay ươm, cây giống

Kiểm tra dư lượng thuốc BVTV bằng công cụ kiểm tra nhanh, VinEco kiểm tra dư lượng, cây giống

Kênh thị trường hiện tại

Tên người mua và tỉ lệ bán hàng (%)

1. Nhà phân phối* tại huyện: 50-70% 2. Thu gom địa phương trong huyện và xung quanh huyện: 30-50% * Nhà phân phối bán cho căng tin

1. Người tiêu dùng tại Hải Dương và Hà Nội 50% (3 đại lý ở Hà Nội, vận chuyển bởi Greenfarm) 2. Cửa hàng/ cửa hàng bán lẻ tại Hải Dương 30%. 3. Phần còn thừa bán cho người thu gom địa phương 20%

1. Công ty Hưng Việt: 50% (kí hợp đồng canh tác súp lơ và bắp cải) 2. Thu gom địa phương: 50%

1. Kim Chính 100%

1. Công ty Thực phẩm Á Châu 70% 2. 4 công ty khác tại địa phương 30%

1. Căng tin địa phương 30% (nhà máy xi măng, trường mầm non, cơ quan nhà nước) 2. Thị trường địa phương 70%

1. Người bán lẻ ở Phủ Lý 2. Thu gom địa phương

1. Căng tin* do Hội liên hiệp phụ nữ giới thiệu 20% 2. Cán bộ hội liên hiệp phụ nữ** 15% 3. Thị trường địa phương 65% (bán cho cá nhân) * Căng tin do cơ quan nhà nước cấp huyện quản lý. ** Có 60 cán bộ hội liên hiệp phụ nữ cấp huyện và được phân vào 3-4 nhóm.

1. Căng tin trường học tại Hưng Yên 60%

2. Căng tin trường học tại Hà Nội 40%

1. VinEco (từ T3. 2018) 20% 2. Big C 70% 3. Siêu thị và trường học tại Hà Nội 10% * VinEco không quan tâm đến việc giao dịch với Phủ Cừ vì mẫu sản phẩm có phát hiện dư lượng.

1. VinEco 100% (quả: Vinmart và các cửa hàng hoa quả tại Hà Nội)

Bán hàng tập trung

Kinh nghiệm về bán hàng tập trung/ Tỉ lệ bán hàng tập trung trong tổng sản lượng (%)

100% 100% 90% (cho công ty Hưng Việt và người thu gom địa phương) 10% bán cho cá nhân, đó là rau có chất lượng thấp

100% 100% 0% Người thu gom lấy nông sản từ ruộng của nông dân cá thể, mang sản phẩm ra thị trường địa phương để bán (có kinh nghiệm bán tập trung cho Hiệp hội)

0% Nhóm được hình thành nhưng cá nhân tự bán sản phẩm

35% Chồng của một thành viên là trưởng thôn, anh ấy thu gom từ 6 người phụ nữ rồi phân phối cho căng tin và nhà cán bộ của hội Liên hiệp Phụ nữ.

100% 100% 100%

Page 106: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

TÀI L

IỆU

ĐÍN

H K

ÈM

106

Giá Giá bán so với giá thị trường

Công ty tại huyện mua với giá cao hơn 10%, nhưng vẫn không hài lòng với mức giá. Người thu gom địa phương mua với giá rau thông thường.

10-15% cao hơn, nhưng số rau còn thừa được bán bằng giá thông thường

Giá cố định 3,500 VNĐ/cây súp lơ, 1.500 cây/ sào. Chi phí sản xuất là 2.000 VNĐ/cây súp lơ

Thấp hơn giá thị trường vì năng suất cao.

Mua cao hơn giá thị trường 500-1000 VNĐ/kg

Không khác biệt so với giá rau thông thường

Không khác biệt so với giá rau thông thường

Cao hơn 50%. Giá cố định cho căng tin, giá linh động cho cán bộ hội Liên hiệp Phụ nữ dựa trên giá thị trường

0% Không có chứng cứ, không có cơ sở vật chất trong năm ngoái.

200% (rau cải cho VinEco) 0% (khoai lang cho Big C và VinEco)

Giá VinEco đưa ra

Sơ chế, đóng gói v à vận chuyển

Các cơ sở vật chất và trang thiết bị sẵn có với điều kiện sử dụng hiện tại

Có. Sử dụng nhà sơ chế của HTX Phạm Kha từ T3. 2018

Có. Có bàn và giá inox, bể rửa bên ngoài nhà (loại bể bê tông).

Không. Có đất. Có văn phòng làm việc và nhà sơ chế ngay tại khu sản xuất (do Kim Chính cắt tỉa và đóng gói).

Có (cơ sở sơ chế hành lá)

Không. Có đất cho nhà sơ chế.

Không. Đất được phân bổ, sẽ bắt đầu xây bằng ngân sách của HTX vào T3. 2018.

Không. Đang sử dụng nhà của trưởng thôn.

Đang xây dựng Có. Nhà sơ chế có bàn và thiết bị.

Sơ chế, bảo quản, v.v.

Nhãn mác/ đóng gói Có. Có logo. Cũng xúc tiến đóng gói bằng máy.

Có Không. Công ty đóng gói để xuất khẩu súp lơ.

Có Có Không Không, nhưng được VECO tập huấn về xây dựng thương hiệu.

Không. Đóng gói bằng bao bì ni lông đơn giản.

Logo đã thiết kế. Nhãn mác sẽ được Sở NN&PTNT hỗ trợ sau khi nhận được giấy chứng nhận.

Có Có

Bảo quản/ bảo quản lạnh

Không. Có kế hoạch lắp đặt khu bảo quản lạnh.

TT Không Không Có Không Không Không Đang xây dựng Có (nhiệt độ thường)

Bảo quản lạnh

Phương tiện giao hàng

Không. Thuê phương tiện hoặc người thu gom đến mua tận nơi.

1 xe tải (7 chỗ) Không Không (xe tải thuộc về Kim Chính)

Có Không Không Xe máy Xe tải lạnh (phân phối kem)

1 xe tải 1 xe tải và 1 xe tải chuyên nhận

Thúc đẩy bán hàng

Ví dụ, hội chợ thương mại/ danh mục sản phẩm/ internet/ quảng cáo

Facebook/ tham gia hội chợ thương mại/ xúc tiến bán hàng tại cửa hàng

Facebook/ tham gia sự kiện kết nối

Không. (Hưng Việt còn là người thu gom lớn tại làng bên cạnh).

Tham gia hội chợ tại Hà Nội, Trung Quốc

Không tham gia bất cứ hội chợ thương mại nào. Liên lạc chủ yếu qua gặp mặt trực tiếp hoặc email.

Không tham dự/ không quảng cáo

Tham dự hội chợ thương mại/ mang sản phẩm đến cửa hàng bán lẻ. Không xúc tiến qua internet

Tham gia hội chợ thương mại do Hội liên hiệp phụ nữ hỗ trợ. Không có nhãn mác/ không có logo.

Quảng cáo bằng Google Ads. Đã thử website, nhưng không hiệu quả.

Xúc tiến gặp mặt trực tiếp, đặc biệt với quản lý, cán bộ cấp cao của đơn vị mua.

Chỉ VinEco. Bây giờ bắt đầu xúc tiến xuất khẩu ra Đài Loan.

Hỗ trợ từ phía bên ngoài

Trước kia và hiện nay được hỗ trợ bởi nhà tài trợ/ tổ chức phi chính phủ/ nhà nước

Sở NN&PTNT hỗ trợ xây dựng nhà lưới (100.000 VNĐ/m2 x 500m2)

Không Sở hỗ trợ chứng nhận VietGAP.

Sở hỗ trợ chứng nhận VietGAP.

Không VECO (15-20 hộ được chia thành 3 nhóm), chỉ tập huấn. UBND huyện hỗ trợ xây dựng nhà lưới.

Sở hỗ trợ xây dựng nhà lưới (200.000 m2) nhưng không thuộc nhóm sản xuất an toàn. Sở cũng hỗ trợ lắp đặt hệ thống tưới phun trong chương trình xây dựng nông thôn mới.

Hội liên hiệp phụ nữ hỗ trợ tập huấn kĩ thuật, cây giống và phân bón. VECO tổ chức khóa học tập tại Tứ Xã, Thanh Sơn và Trang trại Hiệp.

Không. Không. Không.

Page 107: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

107

Sổ tay hướng dẫn H

ệ thống Quản lý Sản xuất nhằm

Đẩy m

ạnh Áp dụng G

AP

Giá Giá bán so với giá thị trường

Công ty tại huyện mua với giá cao hơn 10%, nhưng vẫn không hài lòng với mức giá. Người thu gom địa phương mua với giá rau thông thường.

10-15% cao hơn, nhưng số rau còn thừa được bán bằng giá thông thường

Giá cố định 3,500 VNĐ/cây súp lơ, 1.500 cây/ sào. Chi phí sản xuất là 2.000 VNĐ/cây súp lơ

Thấp hơn giá thị trường vì năng suất cao.

Mua cao hơn giá thị trường 500-1000 VNĐ/kg

Không khác biệt so với giá rau thông thường

Không khác biệt so với giá rau thông thường

Cao hơn 50%. Giá cố định cho căng tin, giá linh động cho cán bộ hội Liên hiệp Phụ nữ dựa trên giá thị trường

0% Không có chứng cứ, không có cơ sở vật chất trong năm ngoái.

200% (rau cải cho VinEco) 0% (khoai lang cho Big C và VinEco)

Giá VinEco đưa ra

Sơ chế, đóng gói v à vận chuyển

Các cơ sở vật chất và trang thiết bị sẵn có với điều kiện sử dụng hiện tại

Có. Sử dụng nhà sơ chế của HTX Phạm Kha từ T3. 2018

Có. Có bàn và giá inox, bể rửa bên ngoài nhà (loại bể bê tông).

Không. Có đất. Có văn phòng làm việc và nhà sơ chế ngay tại khu sản xuất (do Kim Chính cắt tỉa và đóng gói).

Có (cơ sở sơ chế hành lá)

Không. Có đất cho nhà sơ chế.

Không. Đất được phân bổ, sẽ bắt đầu xây bằng ngân sách của HTX vào T3. 2018.

Không. Đang sử dụng nhà của trưởng thôn.

Đang xây dựng Có. Nhà sơ chế có bàn và thiết bị.

Sơ chế, bảo quản, v.v.

Nhãn mác/ đóng gói Có. Có logo. Cũng xúc tiến đóng gói bằng máy.

Có Không. Công ty đóng gói để xuất khẩu súp lơ.

Có Có Không Không, nhưng được VECO tập huấn về xây dựng thương hiệu.

Không. Đóng gói bằng bao bì ni lông đơn giản.

Logo đã thiết kế. Nhãn mác sẽ được Sở NN&PTNT hỗ trợ sau khi nhận được giấy chứng nhận.

Có Có

Bảo quản/ bảo quản lạnh

Không. Có kế hoạch lắp đặt khu bảo quản lạnh.

TT Không Không Có Không Không Không Đang xây dựng Có (nhiệt độ thường)

Bảo quản lạnh

Phương tiện giao hàng

Không. Thuê phương tiện hoặc người thu gom đến mua tận nơi.

1 xe tải (7 chỗ) Không Không (xe tải thuộc về Kim Chính)

Có Không Không Xe máy Xe tải lạnh (phân phối kem)

1 xe tải 1 xe tải và 1 xe tải chuyên nhận

Thúc đẩy bán hàng

Ví dụ, hội chợ thương mại/ danh mục sản phẩm/ internet/ quảng cáo

Facebook/ tham gia hội chợ thương mại/ xúc tiến bán hàng tại cửa hàng

Facebook/ tham gia sự kiện kết nối

Không. (Hưng Việt còn là người thu gom lớn tại làng bên cạnh).

Tham gia hội chợ tại Hà Nội, Trung Quốc

Không tham gia bất cứ hội chợ thương mại nào. Liên lạc chủ yếu qua gặp mặt trực tiếp hoặc email.

Không tham dự/ không quảng cáo

Tham dự hội chợ thương mại/ mang sản phẩm đến cửa hàng bán lẻ. Không xúc tiến qua internet

Tham gia hội chợ thương mại do Hội liên hiệp phụ nữ hỗ trợ. Không có nhãn mác/ không có logo.

Quảng cáo bằng Google Ads. Đã thử website, nhưng không hiệu quả.

Xúc tiến gặp mặt trực tiếp, đặc biệt với quản lý, cán bộ cấp cao của đơn vị mua.

Chỉ VinEco. Bây giờ bắt đầu xúc tiến xuất khẩu ra Đài Loan.

Hỗ trợ từ phía bên ngoài

Trước kia và hiện nay được hỗ trợ bởi nhà tài trợ/ tổ chức phi chính phủ/ nhà nước

Sở NN&PTNT hỗ trợ xây dựng nhà lưới (100.000 VNĐ/m2 x 500m2)

Không Sở hỗ trợ chứng nhận VietGAP.

Sở hỗ trợ chứng nhận VietGAP.

Không VECO (15-20 hộ được chia thành 3 nhóm), chỉ tập huấn. UBND huyện hỗ trợ xây dựng nhà lưới.

Sở hỗ trợ xây dựng nhà lưới (200.000 m2) nhưng không thuộc nhóm sản xuất an toàn. Sở cũng hỗ trợ lắp đặt hệ thống tưới phun trong chương trình xây dựng nông thôn mới.

Hội liên hiệp phụ nữ hỗ trợ tập huấn kĩ thuật, cây giống và phân bón. VECO tổ chức khóa học tập tại Tứ Xã, Thanh Sơn và Trang trại Hiệp.

Không. Không. Không.

Page 108: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

TÀI L

IỆU

ĐÍN

H K

ÈM

108

Tinh thần sẵn sàng, tự nguyện

Sự lãnh đạo và thiện chí

Ông Kai, chủ tịch kinh doanh rau an toàn sau khi nghỉ hưu sớm từ lĩnh vực quân đội, ông ý thức được vấn đề an toàn thực phẩm và nhiệt tình trong việc chế biến cũng như thúc đẩy bán hàng.

Chủ tịch vẫn đang làm công chức nhà nước, nhưng ông mở rộng 3,3 ha trong năm ngoái và áp dụng công nghệ mới.

Người đứng đầu là trưởng thôn. Nhóm có cơ cấu quản lý tốt, chia thành 3 nhóm để quản lý sản xuất.

Giám đốc năng động.

- Lãnh đạo HTX Thanh Sơn đã mấy lần tham dự tập huấn do JICA tổ chức, và sẵn sàng tham gia dự án.

Người được phỏng vấn (Phó Giám đốc) là điều phối viên của dự án VECO, nhưng không phải là nông dân sản xuất rau và không biết nhiều về rau.

Chỉ có 6 phụ nữ, nhưng năng động.

2 lãnh đạo năng nổ về hoạt động quản lý và canh tác. Một lãnh đạo có thể tham gia canh tác toàn thời gian.

Thông tin từ Giám đốc không rõ ràng. Quản lý kém. Giám đốc vắng mặt tại khu sản xuất vì có công việc kinh doanh phụ (xây dựng).

Không kì vọng vào chương trình can thiệp, không yêu cầu kĩ thuật sản xuất. Chỉ kì vọng được hỗ trợ marketing xuất khẩu.

Lưu ý

Cả 4 thành viên BQL đều là thành viên trong cùng một gia đình. Lý do chọn Phạm Kha:

1) không gần khu công nghiệp hóa chất, 2) giá thuê đất hợp lý, 3) là vùng nổi tiếng về sản xuất rau. Một cán bộ kĩ thuật được thuê để quản lý sản xuất.

Địa chỉ: Thôn Trắc Châu, xã An Châu, thành phố Hải Dương

Trách nhiệm: Giám đốc/ phó giám đốc: đảm trách mảng kế hoạch, marketing, hợp đồng, đơn hàng, kế toán. Nhóm phụ: quản lý sản xuất, giám sát việc lưu giữ sổ sách, thu gom và thanh toán. 90/ 145 nông dân tham gia hợp đồng canh tác. Nông dân hài lòng vì Công ty Hưng Việt thanh toán nhanh.

V-Phuc là công ty con của Kim Chính, nhưng đăng kí làm HTX để tránh thuế.

Việt Á Châu thực tế hoạt động như một công ty chế biến hành lá khô, và đăng kí làm HTX để tránh thuế. Nông dân canh tác theo phương thức truyền thống, không quan tâm về GAP và an toàn thực phẩm.

10 ha đất thuộc về xã, do đó dễ sắp xếp nhà sơ chế và đất cho các mục đích khác. Một quản lý cung ứng đầu vào lo việc sử dụng hóa chất cho tất cả sản phẩm, bao gồm cả sản phẩm lúa gạo. Trang trại Hiệp cùng sản xuất rau với 10 nông dân tại Thanh Sơn và bán sản phẩm thông qua bán hàng tập trung vào năm 2017.

Thành viên BQL không tham gia vào sản xuất rau an toàn. VECO mới khởi động dự án với 19 hộ gia đình, tổ chức được 4-5 khóa tập huấn. Thách thức chính là marketing. Không có người mua sản phẩm rau an toàn.

Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện hỗ trợ thành lập nhóm sản xuất RAT. Chồng của một thành viên nhận đơn hàng từ các khách hàng. Nhóm nhỏ nhưng có chuỗi cung ứng độc đáo. Có thể mở rộng thành viên lên 10-20 vào năm 2018. Việc mở rộng thị trường và sản lượng sản xuất là một thách thức.

Đăng kí làm HTX nhưng thực chất mô hình công ty giống như Công ty Nhật-Việt. 2 lãnh đạo làm việc tại Hàn Quốc trong 5 năm, sau đó họ trở về nước và bắt đầu canh tác tại Hưng Yên. Ruộng có nhiều cỏ, cần cải thiện khâu chuẩn bị ruộng đất.

Đăng kí làm HTX nhưng thực chất mô hình công ty giống như Công ty Nhật-Việt. Không có cán bộ kĩ thuật (chỉ có người mới ra trường tại khu vực sản xuất). Giám đốc không biết nhiều về canh tác.

Sản xuất và sơ chế được chuẩn hóa để cung cấp cho VinEco. Cha của Giám đốc là người thu gom rau quả tại chợ đầu mối Long Biên. Ông ấy biết nhiều về xu hướng thị trường và yêu cầu của thị trường.

Đánh giá bởi nhóm tư vấn

Có thể trở thành nhóm mục tiêu 1. Khả năng quản lý (cho bán hàng tập trung) 2. Có quỹ đất để mở rộng 3. Sự sẵn sàng của lãnh đạo

4. Đánh giá chung

1. Cao

2. Cao

3. Cao

4. Đủ điều kiện

1. Cao

2. Cao

3. Cao

4. Đủ điều kiện

1. Cao

2. Cao

3. Cao

4. Đủ điều kiện

Không đủ điều kiện (cây trồng đặc biệt (sen), thực tế là công ty con của một công ty tư nhân)

Không đủ điều kiện (thực tế là công ty chế biến)

1. Thấp, cần sự xác nhận của BQL 2. Cao 3. Cao 4. Không đủ điều kiện (cần củng cố cơ cấu quản lý)

1. Thấp, cần chuyển quyền cho nhóm phụ 2. Cao 3. Thấp, cần chuyển quyền cho nhóm phụ 4. Không đủ điều kiện (cần củng cố cơ cấu quản lý)

1. Cao 2. Tương đối thấp, cần mở rộng thành viên và thị trường 3. Cao 4. Đủ điều kiện

1. Cao 2. Cao 3. Cao 4. Đủ điều kiện

1. Thấp, cần thiết lập quản lý 2. Cao 3. Cao 4. Không đủ điều kiện (cần tái cơ cấu ban quản lý)

1. Cao 2. Cao 3. Thấp 4. Đủ điều kiện, nhưng dự án kì vọng ít hơn

Đề xuất từ phía Sở NN&PTNT

Phía giám đốc, Ban Quản lý dự án tỉnh (PPMU) ưu tiên cao. Mô hình HTX

Phía Giám đốc, PPMU ưu tiên cao Đất đai được tích tụ

Phía Giám đốc, PPMU ưu tiên cao. Đất trồng rau chuyên canh

Phía Điều phối viên, PPMU ưu tiên cao

Phía Điều phối viên, PPMU ưu tiên cao

Page 109: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

109

Sổ tay hướng dẫn H

ệ thống Quản lý Sản xuất nhằm

Đẩy m

ạnh Áp dụng G

AP

Tinh thần sẵn sàng, tự nguyện

Sự lãnh đạo và thiện chí

Ông Kai, chủ tịch kinh doanh rau an toàn sau khi nghỉ hưu sớm từ lĩnh vực quân đội, ông ý thức được vấn đề an toàn thực phẩm và nhiệt tình trong việc chế biến cũng như thúc đẩy bán hàng.

Chủ tịch vẫn đang làm công chức nhà nước, nhưng ông mở rộng 3,3 ha trong năm ngoái và áp dụng công nghệ mới.

Người đứng đầu là trưởng thôn. Nhóm có cơ cấu quản lý tốt, chia thành 3 nhóm để quản lý sản xuất.

Giám đốc năng động.

- Lãnh đạo HTX Thanh Sơn đã mấy lần tham dự tập huấn do JICA tổ chức, và sẵn sàng tham gia dự án.

Người được phỏng vấn (Phó Giám đốc) là điều phối viên của dự án VECO, nhưng không phải là nông dân sản xuất rau và không biết nhiều về rau.

Chỉ có 6 phụ nữ, nhưng năng động.

2 lãnh đạo năng nổ về hoạt động quản lý và canh tác. Một lãnh đạo có thể tham gia canh tác toàn thời gian.

Thông tin từ Giám đốc không rõ ràng. Quản lý kém. Giám đốc vắng mặt tại khu sản xuất vì có công việc kinh doanh phụ (xây dựng).

Không kì vọng vào chương trình can thiệp, không yêu cầu kĩ thuật sản xuất. Chỉ kì vọng được hỗ trợ marketing xuất khẩu.

Lưu ý

Cả 4 thành viên BQL đều là thành viên trong cùng một gia đình. Lý do chọn Phạm Kha:

1) không gần khu công nghiệp hóa chất, 2) giá thuê đất hợp lý, 3) là vùng nổi tiếng về sản xuất rau. Một cán bộ kĩ thuật được thuê để quản lý sản xuất.

Địa chỉ: Thôn Trắc Châu, xã An Châu, thành phố Hải Dương

Trách nhiệm: Giám đốc/ phó giám đốc: đảm trách mảng kế hoạch, marketing, hợp đồng, đơn hàng, kế toán. Nhóm phụ: quản lý sản xuất, giám sát việc lưu giữ sổ sách, thu gom và thanh toán. 90/ 145 nông dân tham gia hợp đồng canh tác. Nông dân hài lòng vì Công ty Hưng Việt thanh toán nhanh.

V-Phuc là công ty con của Kim Chính, nhưng đăng kí làm HTX để tránh thuế.

Việt Á Châu thực tế hoạt động như một công ty chế biến hành lá khô, và đăng kí làm HTX để tránh thuế. Nông dân canh tác theo phương thức truyền thống, không quan tâm về GAP và an toàn thực phẩm.

10 ha đất thuộc về xã, do đó dễ sắp xếp nhà sơ chế và đất cho các mục đích khác. Một quản lý cung ứng đầu vào lo việc sử dụng hóa chất cho tất cả sản phẩm, bao gồm cả sản phẩm lúa gạo. Trang trại Hiệp cùng sản xuất rau với 10 nông dân tại Thanh Sơn và bán sản phẩm thông qua bán hàng tập trung vào năm 2017.

Thành viên BQL không tham gia vào sản xuất rau an toàn. VECO mới khởi động dự án với 19 hộ gia đình, tổ chức được 4-5 khóa tập huấn. Thách thức chính là marketing. Không có người mua sản phẩm rau an toàn.

Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện hỗ trợ thành lập nhóm sản xuất RAT. Chồng của một thành viên nhận đơn hàng từ các khách hàng. Nhóm nhỏ nhưng có chuỗi cung ứng độc đáo. Có thể mở rộng thành viên lên 10-20 vào năm 2018. Việc mở rộng thị trường và sản lượng sản xuất là một thách thức.

Đăng kí làm HTX nhưng thực chất mô hình công ty giống như Công ty Nhật-Việt. 2 lãnh đạo làm việc tại Hàn Quốc trong 5 năm, sau đó họ trở về nước và bắt đầu canh tác tại Hưng Yên. Ruộng có nhiều cỏ, cần cải thiện khâu chuẩn bị ruộng đất.

Đăng kí làm HTX nhưng thực chất mô hình công ty giống như Công ty Nhật-Việt. Không có cán bộ kĩ thuật (chỉ có người mới ra trường tại khu vực sản xuất). Giám đốc không biết nhiều về canh tác.

Sản xuất và sơ chế được chuẩn hóa để cung cấp cho VinEco. Cha của Giám đốc là người thu gom rau quả tại chợ đầu mối Long Biên. Ông ấy biết nhiều về xu hướng thị trường và yêu cầu của thị trường.

Đánh giá bởi nhóm tư vấn

Có thể trở thành nhóm mục tiêu 1. Khả năng quản lý (cho bán hàng tập trung) 2. Có quỹ đất để mở rộng 3. Sự sẵn sàng của lãnh đạo

4. Đánh giá chung

1. Cao

2. Cao

3. Cao

4. Đủ điều kiện

1. Cao

2. Cao

3. Cao

4. Đủ điều kiện

1. Cao

2. Cao

3. Cao

4. Đủ điều kiện

Không đủ điều kiện (cây trồng đặc biệt (sen), thực tế là công ty con của một công ty tư nhân)

Không đủ điều kiện (thực tế là công ty chế biến)

1. Thấp, cần sự xác nhận của BQL 2. Cao 3. Cao 4. Không đủ điều kiện (cần củng cố cơ cấu quản lý)

1. Thấp, cần chuyển quyền cho nhóm phụ 2. Cao 3. Thấp, cần chuyển quyền cho nhóm phụ 4. Không đủ điều kiện (cần củng cố cơ cấu quản lý)

1. Cao 2. Tương đối thấp, cần mở rộng thành viên và thị trường 3. Cao 4. Đủ điều kiện

1. Cao 2. Cao 3. Cao 4. Đủ điều kiện

1. Thấp, cần thiết lập quản lý 2. Cao 3. Cao 4. Không đủ điều kiện (cần tái cơ cấu ban quản lý)

1. Cao 2. Cao 3. Thấp 4. Đủ điều kiện, nhưng dự án kì vọng ít hơn

Đề xuất từ phía Sở NN&PTNT

Phía giám đốc, Ban Quản lý dự án tỉnh (PPMU) ưu tiên cao. Mô hình HTX

Phía Giám đốc, PPMU ưu tiên cao Đất đai được tích tụ

Phía Giám đốc, PPMU ưu tiên cao. Đất trồng rau chuyên canh

Phía Điều phối viên, PPMU ưu tiên cao

Phía Điều phối viên, PPMU ưu tiên cao

Page 110: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …
Page 111: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …
Page 112: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

TÀI L

IỆU

ĐÍN

H K

ÈM

112

TÀI LIỆU ĐÍNH KÈM 2.2

KẾT QUẢ LỰA CHỌN CÁC NHÓM MỤC TIÊU

Lựa chọn các nhóm mục tiêu bổ sungtại các tỉnh thí điểm

Tháng 9, 2018

Nhóm Dự án JICA

1. XÁC NHẬN TIÊU CHÍ LỰA CHỌN CÁC NHÓM MỤC TIÊU

7 tiêu chí được áp dụng theo Biên bản Thảo luận và các chỉ số cụ thể

cho mỗi tiêu chí được Nhóm Dự án đưa ra như sau.

Page 113: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

113

Sổ tay hướng dẫn H

ệ thống Quản lý Sản xuất nhằm

Đẩy m

ạnh Áp dụng G

AP

2. ĐỀ CỬ CÁC NHÓM MỤC TIÊU2. Đề cử các nhóm mục tiêu

Hải Dương

3. ĐÁNH GIÁ CÁC NHÓM MỤC TIÊU ĐỀ CỬ (HẢI DƯƠNG)3-1. Đánh giá các nhóm mục tiêu đề cử (Hải Dương)

4

4. XÁC NHẬN CÁC NHÓM MỤC TIÊU (CÁC TỈNH THÍ ĐIỂM)

Dựa trên các tiêu chí đã thống nhất tại Biên bản Thảo luận của Dự án,

6 nhóm mục tiêu tại 3 tỉnh thí điểm được lựa chọn bổ sung.

Page 114: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

TÀI L

IỆU

ĐÍN

H K

ÈM

114

3-4. Xác nhận các nhóm mục tiêu (các tỉnh thí điểm)

5

Dựa trên các tiêu chí đã thống nhất tại Biên bản Thảo luận của Dự án, 6 nhóm mục tiêu tại 3 tỉnh thí điểm được lựa chọn bổ sung.

Hồ sơ đơn vị sản xuấtHồ sơ đơn vị sản xuất

6

Page 115: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

115

Sổ tay hướng dẫn H

ệ thống Quản lý Sản xuất nhằm

Đẩy m

ạnh Áp dụng G

AP

Hồ sơ đơn vị sản xuất

8

-

Hồ sơ đơn vị sản xuất

7-

Page 116: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

TÀI L

IỆU

ĐÍN

H K

ÈM

116

TÀI LIỆU ĐÍNH KÈM 2.3

HỒ SƠ ĐƠN VỊ SẢN XUẤT

HỒ SƠ

HỢP TÁC XÃ DỊCH VỤ NÔNG NGHIỆP TỔNG HỢP XÃ YÊN PHÚ

Địa chỉ: Mễ Hạ, Yên Phú, Yên Mỹ, Hưng Yên

Điện thoại: 02213 965 066

Fax:

Di động: 0976 828 460

Email: [email protected]

Website:

THÁNG 5, 2019

Page 117: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

117

Sổ tay hướng dẫn H

ệ thống Quản lý Sản xuất nhằm

Đẩy m

ạnh Áp dụng G

AP

Hồ sơ Đơn vị sản xuất

I. Thông tin chung

Tỉnh: Hưng Yên Mã số: HY-N4

Tên

nhóm:

HỢP TÁC XÃ DỊCH VỤ

NÔNG NGHIỆP TỔNG HỢP

XÃ PHÚ YÊN

Người đứng

đầu:

Nguyễn Hữu Hưng

Địa chỉ: Mễ Hạ, Yên Phú, Yên Mỹ, Hưng Yên

Điện thoại: 02213 965 066 Fax:

Di động:0976 828 460 Email:

huuhunghtxyp@

gmail.com

Trang web:

Năm thành lập đơn vị: 1997

Tổng số thành viên Ban quản lý/ số

nông dân:6/150

Hình thức quản lý: Hợp tác xã

II. Tình hình sản xuất

1. Tổng diện tích canh tác rau/diện

tích tau an toàn/diện tích tham gia

dự án (tính đến tháng 4, 2019)

20 ha/ 20 ha/ 4.54 ha

2. Sản lượng rau hằng năm ước tính:

tổng diện tích canh tác rau/diện tích

rau an toàn/diện tích tham gia dự án

(tính đến tháng 4, 2019)

1.800 tấn (cho 20ha)/ 1.800 tấn

(cho 20ha)/412 tấn (cho 4,54ha)

Page 118: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

TÀI L

IỆU

ĐÍN

H K

ÈM

118

3. Quy trình sản xuất rau an toàn

hiện đang áp dụng:

1. Rau an toàn

2. GAP cơ bản

3. VietGAP

4. Các loại rau được sản xuất tại vùng rau an toàn (20ha):

Rau ăn lá Rau ăn quả Rau ăn củ Rau ăn hoa

Cải ngọt Cà chua Su hào Súp lơ xanh

Cải ngồng Mướp

Bắp cải Bầu

Cải thảo Mướp đắng

Cải canh Dưa chuột

Hành lá Cà tím

Cải chíp Đậu Hà Lan

Xà lách Ngô ngọt

Rau mùi

Thì là

Húng quế

Củ dền đỏ

Rau muống

Mùi tàu

Củ dền đỏ

Rau muống

Mùi tàu

Page 119: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

119

Sổ tay hướng dẫn H

ệ thống Quản lý Sản xuất nhằm

Đẩy m

ạnh Áp dụng G

AP

Page 120: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

TÀI L

IỆU

ĐÍN

H K

ÈM

120

5. Thời gian cung ứng các loại rau tại vùng rau an toàn (20 ha):

Loại RauThời gian cung ứng (tháng)

4 5 6 7 8 9 10 11 12 1 2 3

Ăn lá Cải ngọt X X X X X X X X X X

Cải ngồng X X X X X X X X X X

Bắp cải X X X X X X X X X

Cải thảo X X X X X

Cải canh X X X X X X X X X X

Hành lá X X X X X

Cải chíp X X X X X X X X X X

Xà lách X X X X X X

Rau mùi X X X X X X X X X X X X

Thì là X X X X X X X X X X X X

Húng quế X X X X X X X X X X X X

Củ dền đỏ X X X X X X

Rau muống X X X X X X X X X

Mùi tàu X X X X X X X X X X X X

Ăn quả Cà chua X X X X X X X X X X

Mướp X X X X X X X X X X X X

Bầu X X X X X X X X X

Mướp đắng X X X X X X X X X

Dưa chuột X X X X X X X X X X X X

Cà tím X X X X X X X X X

Đâu Hà Lan X X X

Ngô ngọt X X X

Ăn củ Su hào X X X X X X X X

Ăn hoa Súp lơ xanh X X X X X X X X

Page 121: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

121

Sổ tay hướng dẫn H

ệ thống Quản lý Sản xuất nhằm

Đẩy m

ạnh Áp dụng G

AP

5. Thời gian cung ứng các loại rau tại vùng rau an toàn (20 ha):

Loại RauThời gian cung ứng (tháng)

4 5 6 7 8 9 10 11 12 1 2 3

Ăn lá Cải ngọt X X X X X X X X X X

Cải ngồng X X X X X X X X X X

Bắp cải X X X X X X X X X

Cải thảo X X X X X

Cải canh X X X X X X X X X X

Hành lá X X X X X

Cải chíp X X X X X X X X X X

Xà lách X X X X X X

Rau mùi X X X X X X X X X X X X

Thì là X X X X X X X X X X X X

Húng quế X X X X X X X X X X X X

Củ dền đỏ X X X X X X

Rau muống X X X X X X X X X

Mùi tàu X X X X X X X X X X X X

Ăn quả Cà chua X X X X X X X X X X

Mướp X X X X X X X X X X X X

Bầu X X X X X X X X X

Mướp đắng X X X X X X X X X

Dưa chuột X X X X X X X X X X X X

Cà tím X X X X X X X X X

Đâu Hà Lan X X X

Ngô ngọt X X X

Ăn củ Su hào X X X X X X X X

Ăn hoa Súp lơ xanh X X X X X X X X

Page 122: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

TÀI L

IỆU

ĐÍN

H K

ÈM

122

6. Sản lượng cung ứng trong diện tích tham gia dự án (Kết quả bán hàng tập trung thực tế tại 4,54 ha, 2018-19)Rau Sản lượng (tấn) Thời gian cung ứng (tháng)

4 5 6 7 8 9 10 11 12 1 2 3

Cà chua 73,0 11,5 11,2 1,1 5,2 16,6 7,5 3,9 16,0

Bắp cải 58,3 26,1 0,1 4,9 4,8 4,6 2,7 15,1

Su hào 9,1 1,8 1,1 0,6 1,0 4,6

Các loại rau ăn lá* 26,6 1,5 2,1 4,2 1,0 1,7 4,1 3,8 1,6 3,4 1,9 1,3

Mướp đắng 15,4 1,9 4,5 3,8 3,5 1,0 0,7

Húng quế 5,1 0,0 1,2 0,9 0,7 0,1 0,3 0,2 0,3 0,1 0,6 0,4 0,3

Mướp 14,2 0,9 1,5 3,0 3,3 4,2 0,3 0,6 0,4

Bầu 1,6 0,8 0,2 0,3 0,3

Cà tím 4,4 0,5 0,8 0,8 1,1 1,2

Dưa chuột 3,1 0,7 0,6 0,5 0,7 0,6

Bắp cải 1,3 1,3

Hành lá 1,0 0,4 0,6

Mùi tàu 1,0 0,2 0,2 0,2 0,2 0,2

Tổng 214,1 39,1 17,4 13,0 8,5 8,6 0,5 12,4 16,8 26,9 18,6 12,1 40,2

* Các loại rau ăn lá: cải ngọt, cải ngồng, cải canh và cải chíp

7. Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau:Hợp tác xã có diện tích sản xuất rau tập trung, do đó dễ dàng trong việc sắp xếp và giám sát sản xuất. Đồng thời, Hợp tác xa cũng áp dụng các kĩ thuật tân tiến, ví dụ: (1) Áp dụng phân ủ hoai mục bằng phương pháp lên men để phục hồi cấu trúc đất, nâng cao độ phì cho đất. (2) Biện pháp sản xuất cây giống mới sử dụng khay xốp để ươm

ra cây giống khỏe mạnh có sức kháng chịu sâu bệnh tốt và thích nghi nhanh với môi trường bên ngoài sau khi được trồng ngoài đồng.

Thêm vào đó, hợp tác xã có nhà màng khoảng 5.000 m2 và hệ thống tưới phun sương cho sản xuất rau an toàn. Hợp tác xã cũng có camera giám sát việc sản xuất rau tại một số vùng.

III. Thu gom và tiêu thụ sản phẩm

Hợp tác xã có nhà sơ chế đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Các loại rau an toàn hiện nay được bán cho các đơn vị tiêu thụ như Liên minh HTX Hà Nội; Safefood24; VinEco, Công ty TNHH thực phẩm và thương mại Nhật Minh; Coop Mart Hà Nội; Coop Food; Công ty thực phẩm Mùa Việt; Chuỗi

thực phẩm An Hòa; Bữa ăn an toàn; Công ty TNHH Hương Việt Sinh; Công ty thương mại TPS Việt Nam; Công ty TNHH Tân Phát; Công ty TNHH Nam Bảo. Công nhân có kĩ năng tốt trong sơ chế, đóng gói rau đáp ứng được yêu cầu của người mua về chất lượng và sự an toàn.

Page 123: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

123

Sổ tay hướng dẫn H

ệ thống Quản lý Sản xuất nhằm

Đẩy m

ạnh Áp dụng G

AP

6. Sản lượng cung ứng trong diện tích tham gia dự án (Kết quả bán hàng tập trung thực tế tại 4,54 ha, 2018-19)Rau Sản lượng (tấn) Thời gian cung ứng (tháng)

4 5 6 7 8 9 10 11 12 1 2 3

Cà chua 73,0 11,5 11,2 1,1 5,2 16,6 7,5 3,9 16,0

Bắp cải 58,3 26,1 0,1 4,9 4,8 4,6 2,7 15,1

Su hào 9,1 1,8 1,1 0,6 1,0 4,6

Các loại rau ăn lá* 26,6 1,5 2,1 4,2 1,0 1,7 4,1 3,8 1,6 3,4 1,9 1,3

Mướp đắng 15,4 1,9 4,5 3,8 3,5 1,0 0,7

Húng quế 5,1 0,0 1,2 0,9 0,7 0,1 0,3 0,2 0,3 0,1 0,6 0,4 0,3

Mướp 14,2 0,9 1,5 3,0 3,3 4,2 0,3 0,6 0,4

Bầu 1,6 0,8 0,2 0,3 0,3

Cà tím 4,4 0,5 0,8 0,8 1,1 1,2

Dưa chuột 3,1 0,7 0,6 0,5 0,7 0,6

Bắp cải 1,3 1,3

Hành lá 1,0 0,4 0,6

Mùi tàu 1,0 0,2 0,2 0,2 0,2 0,2

Tổng 214,1 39,1 17,4 13,0 8,5 8,6 0,5 12,4 16,8 26,9 18,6 12,1 40,2

* Các loại rau ăn lá: cải ngọt, cải ngồng, cải canh và cải chíp

7. Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau:Hợp tác xã có diện tích sản xuất rau tập trung, do đó dễ dàng trong việc sắp xếp và giám sát sản xuất. Đồng thời, Hợp tác xa cũng áp dụng các kĩ thuật tân tiến, ví dụ: (1) Áp dụng phân ủ hoai mục bằng phương pháp lên men để phục hồi cấu trúc đất, nâng cao độ phì cho đất. (2) Biện pháp sản xuất cây giống mới sử dụng khay xốp để ươm

ra cây giống khỏe mạnh có sức kháng chịu sâu bệnh tốt và thích nghi nhanh với môi trường bên ngoài sau khi được trồng ngoài đồng.

Thêm vào đó, hợp tác xã có nhà màng khoảng 5.000 m2 và hệ thống tưới phun sương cho sản xuất rau an toàn. Hợp tác xã cũng có camera giám sát việc sản xuất rau tại một số vùng.

III. Thu gom và tiêu thụ sản phẩm

Hợp tác xã có nhà sơ chế đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Các loại rau an toàn hiện nay được bán cho các đơn vị tiêu thụ như Liên minh HTX Hà Nội; Safefood24; VinEco, Công ty TNHH thực phẩm và thương mại Nhật Minh; Coop Mart Hà Nội; Coop Food; Công ty thực phẩm Mùa Việt; Chuỗi

thực phẩm An Hòa; Bữa ăn an toàn; Công ty TNHH Hương Việt Sinh; Công ty thương mại TPS Việt Nam; Công ty TNHH Tân Phát; Công ty TNHH Nam Bảo. Công nhân có kĩ năng tốt trong sơ chế, đóng gói rau đáp ứng được yêu cầu của người mua về chất lượng và sự an toàn.

Page 124: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

TÀI L

IỆU

ĐÍN

H K

ÈM

124

IV. Giám sát chất lượng

Hợp tác xã tổ chức giám sát nội bộ cho cả vùng sản xuất rau an toàn và rau VietGAP. Đặc biệt, nhóm giám sát nội bộ và các hộ sản xuất VietGAP tổ chức đánh giá 2 lần/năm.

Hợp tác xã thường xuyên kiểm qua dư lượng thuốc BVTV bằng phương pháp kiểm tra nhanh và định kì kiểm tra các mẫu sản phẩm tại phòng thí nghiệm.

Giám sát bên ngoài sẽ do người mua và Chi cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản thực hiện.

V. Triển vọng của Đơn vị/ định hướng phát triển tiêu thụ

Tăng diện tích sản xuất VietGAP từ 15,5 ha lên 20 ha (từ ngày 05 tháng 07 năm 2018).

Tiếp tục áp dụng thí điểm các kĩ thuật tiên tiến từ JICA, ví dụ, màng phủ vải không dệt.

Tiếp tục mở rộng thị trường tiêu thụ, hướng tới khách hàng là các cửa hàng rau an toàn, siêu thị, căng tin, trường học, bệnh viện, v.v.

Xây các cửa hàng rau an toàn để quảng bá thương hiệu rau Yên Phú.

Page 125: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

125

Sổ tay hướng dẫn H

ệ thống Quản lý Sản xuất nhằm

Đẩy m

ạnh Áp dụng G

AP

IV. Giám sát chất lượng

Hợp tác xã tổ chức giám sát nội bộ cho cả vùng sản xuất rau an toàn và rau VietGAP. Đặc biệt, nhóm giám sát nội bộ và các hộ sản xuất VietGAP tổ chức đánh giá 2 lần/năm.

Hợp tác xã thường xuyên kiểm qua dư lượng thuốc BVTV bằng phương pháp kiểm tra nhanh và định kì kiểm tra các mẫu sản phẩm tại phòng thí nghiệm.

Giám sát bên ngoài sẽ do người mua và Chi cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản thực hiện.

V. Triển vọng của Đơn vị/ định hướng phát triển tiêu thụ

Tăng diện tích sản xuất VietGAP từ 15,5 ha lên 20 ha (từ ngày 05 tháng 07 năm 2018).

Tiếp tục áp dụng thí điểm các kĩ thuật tiên tiến từ JICA, ví dụ, màng phủ vải không dệt.

Tiếp tục mở rộng thị trường tiêu thụ, hướng tới khách hàng là các cửa hàng rau an toàn, siêu thị, căng tin, trường học, bệnh viện, v.v.

Xây các cửa hàng rau an toàn để quảng bá thương hiệu rau Yên Phú.

Page 126: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

TÀI L

IỆU

ĐÍN

H K

ÈM

126

HỒ SƠ HỢP TÁC XÃ

Danh sách các tài liệu đính kèm

1. Chứng nhận đăng kí kinh doanh

2. Danh sách thành viên ban quản lý HTX Yên Phú

3. Danh sách các hộ nông dân và diện tích sản xuất

4. Chứng chỉ, chứng nhận

5. Một số hình ảnh tiêu biểu của HTX Yên Phú

1. CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÍ KINH DOANH

Page 127: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

127

Sổ tay hướng dẫn H

ệ thống Quản lý Sản xuất nhằm

Đẩy m

ạnh Áp dụng G

AP

2. DANH SÁCH THÀNH VIÊN BAN QUẢN LÝ HTX YÊN PHÚ

Tỉnh Hưng Yên

Huyện Yên Mỹ

Xã Mễ Hạ, Yên Phú

Tên HTX HỢP TÁC XÃ DỊCH VỤ NÔNG NGHIỆP TỔNG HỢP XÃ YÊN PHÚ

Vị trí Tên Giới tính

Điện thoại Email

Giám đốc Nguyễn Hữu Hưng Nam 0976828460 huuhunghtxyp@

gmail.com

Quản lý

sản xuất

Đào Công Quy Nam

Quản lý

hậu cần

Nguyễn Thị Hiền Nữ

Quản lý

bán hàng

Phùng Thị Phương

Thanh

Nữ

Kế toán Nguyễn Thị Hiền Nữ

Giám sát

nội bộ

Nguyễn Hữu Hưng Nam

MÔ HÌNH SẢN XUẤT CHO BÁN HÀNG TẬP TRUNG

Page 128: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

TÀI L

IỆU

ĐÍN

H K

ÈM

128

3. DANH SÁCH CÁC HỘ NÔNG DÂN VÀ DIỆN TÍCH CANH TÁC

TT Tên nông dânGiới tính

Mã lô đấtDiện tích

(sào)

Diện tích (m2)Nam Nữ

1 Phùng Đức Tú x

30.1 3 1080

30.2 3 1080

30.3 2 720

30.5 3 1080

30.6 2 720

30.7 3 1080

2Phùng Đức Tuyển

x 30.4 3 1080

3Lê Văn Cảo Tuyết

x

16 1,7 612

15 2,5 900

10 1,2 432

2 1,2 432

17 1,5 540

4 Lê Quang Đóa x 45 1 360

5Lê Thị Gấm Thắm

x5 2 720

5.1 2 720

6Lê Thị Hương Quốc

x25 2 720

8 1,4 504

7 Lê Văn Cao x

26 1,5 540

26.1 1,5 540

26.2 2,5 900

26.3 2,5 900

Page 129: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

129

Sổ tay hướng dẫn H

ệ thống Quản lý Sản xuất nhằm

Đẩy m

ạnh Áp dụng G

AP

8Lê Văn Hoàn Vân

x

39 1,7 612

39 2,5 900

39 1 360

9Lê Văn Long Quyên

x

17.1 2,5 900

17.2 2,5 900

17.3 2 720

10Lê Văn Quân Nghì

x5 1,5 540

52 2 720

11 Lê Văn Trãi x24 1 360

14 1,7 612

13Lê Văn Luyến Bắc

x 2 1,7 612

14 Lê Văn Nhí x

50 1,7 612

18 2 720

46 3 1080

18 1 360

15 Đào Công Quy x6 2,5 900

6 1 360

16Nguyễn Thị Hiền

x 28 2 720

17Lê Văn Tuyến Hồng

x 40 2,5 900

18 Lê Văn Xuân x 36 1,2 432

19Lê Văn Luyện Thơm

x 37 1,2 432

20 Lê Văn Thắng x 43 1,8 648

Page 130: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

TÀI L

IỆU

ĐÍN

H K

ÈM

130

21Nguyễn Văn Phương

x 47 0

22 Lê Thị Lan Bình x48 6 2160

54 2,5 900

23Lê Văn Dụng Thùy

x 57 1,5 540

24 Lê Văn Sành x 56 1,5 540

25 Lê Văn Xoài x34 1,2 432

11 2,5 900

26Lê Văn Khiển Ước

x 33 4 1440

27Lê Văn Hùng Thủy

x 7 2 720

28Vũ Văn Hưng Nghiêm

x 9 2,5 900

29 Dương Thị Thái x 31 2 720

30 Lê Văn Là x

28.1 2 720

28.2 2,5 900

28.3 2,5 900

31 Lê Thị Vân Đặc x 29 1,5 540

32Nguyễn Hữu Hưng

x

Nhà màng-1 2,5

900

Nhà màng-2

2,5 900

Đất của HTX-02 3,5

1260

Tổng 126.2 45.432

Page 131: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

131

Sổ tay hướng dẫn H

ệ thống Quản lý Sản xuất nhằm

Đẩy m

ạnh Áp dụng G

AP

4. CHỨNG NHẬN, CHỨNG CHỈ

4.1 Kết quả kiểm tra mẫu đất và nước năm 2016

4.2 Kết quả kiểm tra mẫu đất và nước năm 2017

Page 132: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

TÀI L

IỆU

ĐÍN

H K

ÈM

132

GIẤY CHỨNG NHẬN VIETGAP

Page 133: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

133

Sổ tay hướng dẫn H

ệ thống Quản lý Sản xuất nhằm

Đẩy m

ạnh Áp dụng G

AP

GIẤY CHỨNG NHẬN CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM

5. MỘT SỐ HÌNH ẢNH TIÊU BIỂU VỀ HTX YÊN PHÚ

Page 134: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

TÀI L

IỆU

ĐÍN

H K

ÈM

134

Page 135: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

135

Sổ tay hướng dẫn H

ệ thống Quản lý Sản xuất nhằm

Đẩy m

ạnh Áp dụng G

AP

TÀI LIỆU ĐÍNH KÈM 3.1

KẾ HOẠCH LẤY MẪU, KIỂM TRA MẪU ĐẤT VÀ NƯỚC TƯỚI CHO DỰ ÁN THÍ ĐIỂM

I. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU

1. Mục đích

- Xác nhận mức độ an toàn của các vùng dự án thí điểm thông qua

việc kiểm tra độ phù hợp của mẫu đất và nước tưới dựa theo tiêu chuẩn sản

xuất rau an toàn tại Việt Nam.

2. Yêu cầu

- Quy trình lấy mẫu dựa trên Hướng dẫn Quy trình lấy mẫu sản xuất

rau tươi nội bộ/ hoặc TCVN (Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5297-1995 Chất

lượng đất- Lấy mẫu- Yêu cầu chung và TCVN 4046 – 85 – Đất Trồng trọt-

Phương pháp lấy mẫu).

- Cán bộ kiểm tra do PPMU chỉ định sẽ thu thập mẫu và gửi tới phòng

thí nghiệm đạt chuẩn để kiểm tra hàm lượng kim loại nặng trong đất (Arsen,

đồng, chì, Cadimi, kẽm); và kiểm tra hàm lượng kim loại nặng (thủy ngân,

Arsen, Cadimi, chì) và hàm lượng E.coli trong nước tưới.

II. QUY TRÌNH THỰC HIỆN

1. Xác nhận kiểm tra đất và nước của vùng dự án thí điểm

Trong các trường hợp dưới đây, nhóm Dự án JICA sẽ cân nhắc việc

kiểm tra đất và nước nhằm xác định mức độ an toàn của vùng dự án

thí điểm:

- Chứng nhận vùng sản xuất an toàn đã hết hạn hoặc chuẩn bị hết

hạn trong thời gian thực hiện dự án.

- Vùng sản xuất chưa được chứng nhận là vùng sản xuất an toàn.

- Vùng sản xuất được mở rộng và trở thành vùng dự án thí điểm mới.

Page 136: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

TÀI L

IỆU

ĐÍN

H K

ÈM

136

- Phát hiện thấy sự thay đổi trong nguồn nước tưới hoặc bất cứ nguy

cơ ô nhiễm nào.

- Báo cáo kiểm tra do DARD và/ hoặc bất cứ cơ quan có thẩm quyền

liên quan đưa ra thể hiện hàm lượng kim loại nặng từ mẫu sản phẩm được

sản xuất trong vùng dự án thí điểm.

2. Đánh giá thực trạng của dự án thí điểm

Trước khi lấy mẫu, diện tích đất hiện tại của các nhóm mục tiêu được

lựa chọn trong vùng dự án thí điểm sẽ được đánh giá theo các nội dung sau:

- Tổng diện tích đất sản xuất rau an toàn

- Diện tích đất trung bình của các vùng khác nhau

- Số lượng nông dân tham gia vào dự án thí điểm ở mỗi xã

Nhóm Dự án JICA sẽ thực hiện đánh giá với sự hỗ trợ của PPMU. PPMU

sẽ cung cấp các dữ liệu và thông tin cần thiết cho việc đánh giá và cử cán

bộ hỗ trợ nhóm Dự án JICA sẽ tiến hành kiểm tra đánh giá thực địa.

3. Thực hiện lấy mẫu và kiểm tra đất và nước tưới

Việc lấy mẫu và kiểm tra mẫu đất và nước sẽ được thực hiện theo quy

trình sau:

- PPMU sẽ chỉ định cán bộ lấy mẫu đất và nước. Yêu cầu người lấy

mẫu phải được tập huấn lấy mẫu và có chứng chỉ đào tạo.

- Cán bộ kiểm tra sẽ chuẩn bị các thiết bị lấy mẫu phù hợp, và tuân

thủ quy trình lấy mẫu theo hướng dẫn nêu trong TCVN 5297-1995 nhằm

đảm bảo giảm thiểu sai sót từ việc lấy mẫu.

- Cán bộ kiểm tra sẽ tiến hành lấy mẫu theo điều III về Nội dung kế

hoạch lấy mẫu và gửi mẫu tới phòng thí nghiệm đạt chuẩn (Xem tại Phụ lục 3).

- Cán bộ kiểm tra sẽ nhận kết quả từ phòng thí nghiệm và nộp lên PPMU.

4. Cấp giấy chứng nhận vùng đủ điều kiện sản xuất cây trồng

an toàn

PPMU sẽ cấp giấy chứng nhận sau khi mức độ an toàn của vùng lấy

mẫu được chứng thực.

Page 137: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

137

Sổ tay hướng dẫn H

ệ thống Quản lý Sản xuất nhằm

Đẩy m

ạnh Áp dụng G

AP

III. NỘI DUNG CỦA KẾ HOẠCH LẤY MẪU

1. Đất

a. Thiết bị lấy mẫu: Theo quy định TCVN 4046-85 và TCVN 5297-1995.

b. Tần suất và thời gian lấy mẫu

- Tần suất: Một lần trong thời gian thực hiện dự án thí điểm

- Thời gian: Trước khi bắt đầu thực hiện dự án thí điểm

c. Phương pháp lấy mẫu

- Phương pháp lấy mẫu: TCVN 4046-85 Đất canh tác – Phương pháp

phân tích và TCVN 5297-1995 Chất lượng đất – Lấy mẫu – Các tiêu chuẩn

chung (tham khảo thêm TCVN 7538 - 2:200).

- Quy mô đất ở khu vực lấy mẫu và số lượng mẫu được sử dụng để

xác định hàm lượng các chất hóa học khác nhau trong đất:

+ Vùng đất đồng đều (từ 1 - 5 ha) và vùng đất không đồng đều (từ

0,5 – 1 ha), 12 mẫu đơn trộn lại thành một mẫu gộp tại tầng đất canh tác

(độ sâu: 20 cm).

+ Dụng cụ lấy mẫu phải được rửa trước khi lấy mẫu và bịt lại bằng

giấy bạc để tránh nhiễm khuẩn về sau.

+ Vị trí và sơ đồ lấy mẫu: Lấy ngẫu nhiên theo sơ đồ hình chữ ”W” thể

hiện trong Hình 1 tại phần ruộng canh tác và ở độ sâu 20 cm.

2

- Cán bộ kiểm tra sẽ nhận kết quả từ phòng thí nghiệm và nộp lên PPMU. 4. Cấp giấy chứng nhận vùng đủ điều kiện sản xuất cây trồng an toàn PPMU sẽ cấp giấy chứng nhận sau khi mức độ an toàn của vùng lấy mẫu được chứng thực.

III. NỘI DUNG CỦA KẾ HOẠCH LẤY MẪU

1. Đất a. Thiết bị lấy mẫu

- Túi ni long, hộp đựng, giấy bạc, v.v b. Tần suất và thời gian lấy mẫu

- Tần suất: Một lần trong thời gian thực hiện dự án thí điểm - Thời gian: Trước khi bắt đầu thực hiện dự án thí điểm

c. Phương pháp lấy mẫu - Phương pháp lấy mẫu: TCVN 4046-85 đất Canh tác – phương pháp phân tích và TCVN 5297-

1995 chất lượng đất – lấy mẫu – các tiêu chuẩn chung. - Quy mô đất ở khu vực lấy mẫu và số lượng mẫu được sử dụng để xác định hàm lượng hóa học

khác nhau trong đất: + Vùng đất đồng đều (từ 1 đến 5 hecta) và vùng đất không đồng đều (từ 0.5 – 1 hecta), 12 mẫu

đơn trộn lại thành một mẫu gộp tại tầng đất canh tác (độ sâu: 20 cm) + Dụng cụ lấy mẫu phải được rửa trước khi lấy mẫu và bịt lại bằng giấy bạc để tránh nhiễm

khuẩn về sau + Vị trí và sơ đồ lấy mẫu: Lấy ngẫu nhiên theo sơ đồ hình chữ ”W” thể hiện trong Hình 1 tại

phần ruộng canh tác và ở độ sâu 20 cm.

Hình 1 Vị trí và sơ đồ lấy mẫu

d. Đóng gói vận chuyển và bảo quản: Không có hướng dẫn cụ thể nào, chỉ cần bảo quản toàn bộ mẫu. e. Chỉ số thực hiện và cơ quan kiểm tra mẫu Hàm lượng cho phép tối đa của kim loại nặng trong đất được thể hiện trong Bảng 1. (Kèm theo Thông tư 49/2013/TT-BNNPTNT ngày 19/11/2013 và Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia 03-MT/2015/ BTNMT.d)

Bảng 1 Hàm lượng cho phép tối đa của các kim loại nặng trong đất

TT Chất Đơn vị Hàm lượng cho phép tối đa Phương pháp kiểm tra 1 Arsen (As) mg/l 15 TCVN 6649:2000 (ISO11466:1995) 2 Cadimi (Cd) mg/l 1,5 TCVN 6496:1999 (ISO11047:1995) 3 Chì (Pb) mg/l 70 4 Đồng (Cu) mg/l 100 5 Kẽm (Zn) mg/l 200 6 Crom (Cr) mg/l 150

2. Nước tưới sử dụng trong nông nghiệp

Hình 1 Vị trí và sơ đồ lấy mẫu

d. Đóng gói vận chuyển và bảo quản: Mẫu phải đảm bảo nguyên vẹn,

không vỡ, tem nhãn còn nguyên, tránh nhầm lẫn, bảo quản theo yêu cầu của

các phòng thí nghiệm theo quy định TCVN 4046-85 và TCVN 5297-1995.

e. Chỉ số thực hiện và cơ quan kiểm tra mẫu

Page 138: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

TÀI L

IỆU

ĐÍN

H K

ÈM

138

Hàm lượng cho phép tối đa của kim loại nặng trong đất được thể hiện

trong Bảng 1. (Kèm theo Thông tư 49/2013/TT-BNNPTNT ngày 19/11/2013 và

Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia 03-MT/2015/ BTNMT.d)

Bảng 1 Hàm lượng cho phép tối đa của các kim loại nặng trong đất

2. Nước tưới sử dụng trong nông nghiệp

a. Tần suất và thời gian lấy mẫu

- Tần suất: Một lần trong giai đoạn thực hiện dự án thí điểm

- Thời gian: Trước khi bắt đầu dự án thí điểm

b. Phương pháp lấy mẫu

- Phương pháp lấy mẫu: TCVN 6663-1:2011 (ISO 5667-1:2011) - Chất

lượng nước - Lấy mẫu - phần 1: hướng dẫn lập chương trình lấy mẫu và kỹ

thuật lấy mẫu.

- Một số đặc điểm khi lấy mẫu:

• Thời điểm: Khi bắt đầu triển khai mô hình dự án thí điểm

• Số lượng mẫu đơn: 3 mẫu đơn (75 ml mỗi mẫu) trộn thành mẫu gộp

• Ví trí lấy mẫu:

o Tưới nước kiểu mưa phun: Lấy mẫu ít nhất ở 3 vòi phun;

o Tưới nước kiểu nhỏ giọt: Lấy mẫu ít nhất tại 3 điểm;

o Tưới nước tràn mặt đất: Lấy mẫu tại điểm ống nước, rãnh nước bắt

đầu đưa nước vào đồng hay ngay tại đầu vòi nước.

• Quy trình lấy mẫu:

o Để nước chảy hoặc nhỏ giọt trong 5 phút trước khi bắt đầu lấy mẫu.

o Đối với việc tưới nước kiểu nhỏ giọt: Cần tiệt trùng vòi nước bằng cồn.

o Đối với việc tưới nước tràn mặt đất: Lấy 3 mẫu đơn cách nhau 5 phút.

• Quy trình lấy mẫu bổ sung khi kết quả phân tích mẫu nước tưới tại

Page 139: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

139

Sổ tay hướng dẫn H

ệ thống Quản lý Sản xuất nhằm

Đẩy m

ạnh Áp dụng G

AP

ruộng cho thấy kim loại nặng vượt quá giới hạn cho phép hoặc phát hiện có

nhiễm vi sinh vật.

o Lấy 3 mẫu đơn (75ml mỗi mẫu) trộn thành một mẫu gộp.

o Nước bề mặt: Lấy 3 mẫu đơn ở các vị trí và độ sâu khác nhau.

o Nước ngầm: Tại miệng giếng, lấy 3 mẫu đơn cách nhau 5 phút. Để

nước nhỏ giọt trong 5 phút trước khi tiến hành lấy mẫu.

c. Đóng gói vận chuyển và bảo quản:

Ngay sau khi lấy mẫu, mẫu phải được để vào thùng lạnh có đá và duy

trì ở nhiệt độ 1-5oC từ khi lấy mẫu đến khi phân tích. Đối với phân tích vi sinh

vật, thời gian lưu mẫu tối đa từ khi lấy mẫu tới khi phân tích là 48 tiếng, và

không được làm đông lạnh mẫu trước khi tiến hành phân tích vi sinh vật.

d. Chỉ số thực hiện và cơ quan kiểm tra mẫu

Hàm lượng cho phép tối đa của kim loại nặng trong nước tưới được thể

hiện trong Bảng 2 dựa trên Thông tư 49/2013/TT-BNNPTNT ngày 19/11/2013;

QCVN 08-MT:2015/BTNMT; QCVN 39:2011/BTNMT Quy chuẩn kĩ thuật quốc

gia về nước tưới.

Bảng 2 Hàm lượng cho phép tối đa của kim loại nặng và vi sinh vật trong nước tưới

Lưu ý (1): Dựa trên QCVN 39:2011/BTNMT Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về nước tưới.

3. Số lượng mẫu đất và nước tưới

Số lượng mẫu đất và nước tưới dự kiến tại các tỉnh thí điểm được thể

hiện trong Bảng 3.

Page 140: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

TÀI L

IỆU

ĐÍN

H K

ÈM

140

Bảng 3 Số lượng mẫu đất và nước tưới dự kiến tại các tỉnh thí điểm

No. Địa hình khu lấy mẫuSố lượng mẫu

Đất Nước

Hà Nam

Dự án

thí điểm 1

Vùng đất đồng đều (từ 1 đến 5 ha) 1 1

Vùng đất đồng đều (từ 0,5 - 1 ha) 2 2

Vùng đất không đồng đều (từ 0,5 - 1 ha) 2 2

Dự án

thí điểm 2

Vùng đất đồng đều (từ 1 đến 5 ha) 1 1

Vùng đất đồng đều (từ 0,5 - 1 ha) 2 2

Vùng đất không đồng đều (từ 0,5 - 1 ha) 2 2

Hải Dương

Dự án

thí điểm 1

Vùng đất đồng đều (từ 1 đến 5 ha) 1 1

Vùng đất đồng đều (từ 0,5 - 1 ha) 2 2

Vùng đất không đồng đều (từ 0,5 - 1 ha) 2 2

Dự án

thí điểm 2

Vùng đất đồng đều (từ 1 đến 5 ha) 1 1

Vùng đất đồng đều (từ 0,5 - 1 ha) 2 2

Vùng đất không đồng đều (từ 0,5 - 1 ha) 2 2

Dự án

thí điểm 3

Vùng đất đồng đều (từ 1 đến 5 ha) 1 1

Vùng đất đồng đều (từ 0,5 - 1 ha) 2 2

Vùng đất không đồng đều (từ 0,5 - 1 ha) 2 2

Hưng Yên

Dự án

thí điểm 1

Vùng đất đồng đều (từ 1 đến 5 ha) 1 1

Vùng đất đồng đều (từ 0,5 - 1 ha) 2 2

Vùng đất không đồng đều

(từ 0,5 - 1 ha)

2 2

Page 141: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

141

Sổ tay hướng dẫn H

ệ thống Quản lý Sản xuất nhằm

Đẩy m

ạnh Áp dụng G

AP

Dự án

thí điểm 2

Vùng đất đồng đều (từ 1 đến 5 ha) 1 1

Vùng đất đồng đều (từ 0,5 - 1 ha) 2 2

Vùng đất không đồng đều

(từ 0,5 - 1 ha)

2 2

Dự án

thí điểm 3

Vùng đất đồng đều (từ 1 đến 5 ha) 1 1

Vùng đất đồng đều (từ 0,5 - 1 ha) 2 2

Vùng đất không đồng đều (từ 0,5 - 1 ha) 2 2

Tổng 40 40

IV. LỰA CHỌN PHÒNG THÍ NGHIỆM KIỂM TRA

Phòng thí nghiệm kiểm tra phải đạt chuẩn theo các điều kiện sau đây.

- Phòng thí nghiệm do Bộ NN & PTNT chỉ định (xem Phụ lục 3).

- Phòng thí nghiệm nên đạt tiêu chuẩn ISO/ IEC 17025 về các thông

số kiểm tra được chỉ định.

Một số phòng thí nghiệm được đề xuất như sau:

- Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản – Khu vực 1

LAS-NN 63 (NAFIQAD 1); địa chỉ: 51 Lê Lai, quận Ngô Quyền, Thành phố

Hải Phòng.

- Phòng thí nghiệm của Trung tâm An toàn và Vệ sinh thực phẩm –

Viện kiểm tra An toàn Vệ sinh Thực phẩm quốc gia (NIFC); địa chỉ: 13 Phan

Huy Chú, Hà Nội.

- Phòng kiểm định chất lượng và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật –

Trung tâm kiểm định thuốc bảo vệ thực vật phía Bắc, LAS-NN 62 (NPCTCP);

Địa chỉ: 149 Hồ Đắc Di – Hà Nội – Việt Nam.

V. VAI TRÒ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BÊN LIÊN QUAN

CPMU

- Tư vấn về kĩ thuật và thủ tục pháp lý cho nhóm Dự án JICA để thực

hiện lấy mẫu và kiểm tra.

Page 142: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

TÀI L

IỆU

ĐÍN

H K

ÈM

142

PPMU

- Cung cấp cho nhóm Dự án JICA các dữ liệu và thông tin cần thiết,

bao gồm chứng nhận vùng sản xuất an toàn đã được cấp.

- Đề cử và giám sát 2 cán bộ lấy mẫu (nên là cán bộ thuộc Cục Quản

lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản và/ hoặc Cục Bảo vệ Thực vật.

Đồng thời đề cử và giám sát 1 người từ mỗi nhóm mục tiêu sẽ hỗ trợ cho cán

bộ lấy mẫu.

- Cấp giấy chứng nhận cho vùng sản xuất cây trồng an toàn.

Nhóm Dự án JICA

- Xác định vùng dự án thí điểm tiềm năng để kiểm tra đất và nước.

- Đánh giá diện tích đất hiện có của các vùng thí điểm, ví dụ, tổng

diện tích đất canh tác rau an toàn, diện tích đất trung bình của các vùng

khác nhau, và số lượng nông dân tham gia vào các dự án thí điểm ở mỗi xã.

- Được các bên liên quan hỗ trợ và tạo điều kiện để thực hiện việc lấy

mẫu và kiểm tra.

VI. NGÂN SÁCH

Chi phí dự kiến và phân bổ ngân sách được thể hiện trong Tài liệu đính

kèm 6.1

Page 143: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

143

Sổ tay hướng dẫn H

ệ thống Quản lý Sản xuất nhằm

Đẩy m

ạnh Áp dụng G

AP

PHỤ LỤC 1

DANH MỤC CÁC VĂN BẢN PHÁP LÝ THAM KHẢO

• Thông tư 49/2013/TT-BNNPTNT ngày 19/11/2013 hướng dẫn tiêu chí

xác định vùng sản xuất trồng trọt tập trung đủ điều kiện an toàn thực phẩm

• Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5297-1995 Chất lượng đất- Lấy mẫu-

Yêu cầu chung

• TCVN 4046 – 85 – Đất Trồng trọt- Phương pháp lấy mẫu

• Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia QCVN 03-MT/2015/ BTNMT về hàm

lượng cho phép tối đa của một số kim loại nặng trong đất

• QCVN 39:2011/BTNMT Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về nước tưới

• Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia QCVN 08-MT/2015/ BTNMT về quy

chuẩn kĩ thuật quốc gia về chất lượng nước bề mặt.

• TCVN 6663-12011 (ISO 5667-12011) - Chất lượng nước - Lấy mẫu

nước tưới

• QCVN 02:2009/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng

nước sinh hoạt.

Page 144: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

TÀI L

IỆU

ĐÍN

H K

ÈM

144

PHỤ LỤC 2

BIÊN BẢN LẤY MẪU

SỞ NN&PTNT

HẢI DƯƠNG

BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN SẢN XUẤT RAU AN TOÀN (SCP)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc_______________________________________

BIÊN BẢN LẤY MẪU ĐƠN

MẪU………………

_______________

Hôm nay ngày………tháng………năm 2016Chúng tôi gồm:1. Thành phần tham gia đoàn lấy mẫu

……………………………..………… Chức vụ: ……………………

……………………………………….. Chức vụ: ……………………

……………………………..………… Chức vụ: ……………………

……………………………………….. Chức vụ: ……………………

……………………………..………… Chức vụ: ……………………

2. Tên cơ sở sản xuất/ hộ sản xuất: ………………………………………….......................

- Địa chỉ: ……………………………………………………………………............................................

- Khu vực lấy mẫu:…………………………………………………………......................................

- Hợp tác xã:………………………………………………………………….........................................

3. Qui cách mẫu:

- Mẫu số (Ký hiệu mẫu): ……………………………………………………...................................

- Thời gian lấy mẫu: .................................................................................................- Số lượng: .................................................................................................................- Khối lượng mẫu: .....................................................................................................- Tình trạng bao gói, bảo quản mẫu (Nhiệt độ, môi trường, áp suất): .................................................................................................................................................

Đại diện đoàn lấy mẫu Đại diện mô hình thí điểm Đại diện cơ sở/hộ sản xuất

(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)

Page 145: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

145

Sổ tay hướng dẫn H

ệ thống Quản lý Sản xuất nhằm

Đẩy m

ạnh Áp dụng G

AP

Page 146: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

TÀI L

IỆU

ĐÍN

H K

ÈM

146

PHỤ LỤC 3

DANH MỤC PHÒNG THÍ NGHIỆM ĐƯỢC BỘ NN & PTNT CẤP CHỨNG NHẬN CHẤT LƯỢNG TRONG LĨNH VỰC HÓA THỰC PHẨM VÀ KIỂM ĐỊNH PHÂN BÓN, THUỐC BVTV

Phòng thí nghiệm Quyết định chứng nhận

Cấp ngày Lĩnh vực Đơn vị kiểm định

Địa chỉ

Công ty TNHH Giám định Vin-acontrol Thành phố Hồ Chí Minh

584/QĐ-BVTV-KH 31/3/2021 Phân bón, ATTP sản phẩm nông lâm thủy sản, đất, nước

Cục Bảo vệ thực vật

Số 80 Bà Huyện Thanh Quan, Phường 9, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại: 0283916323

Fax: 02839316704

Trung tâm Kỹ Thuật Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng 3

588/QĐ-BVTV-KH 31/3/2021 Phân bón,

thuốc BVTV, đất, nước

Cục Bảo vệ thực vật

49 Pasteur, phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại: 028.38294274

Fax: 028.38293012

Trung tâm Khảo kiểm nghiệm phân bón Quốc Gia

1599/QĐ-BVTV-KH 18/8/2020 Phân bón Cục Bảo vệ thực vật

Số 65, phố Sa Đôi, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, thành phố. Hà Nội

Điện thoại: 0243.37561025

Fax: 0243.37561025

Công ty Cổ phần Chứng nhận và Giám định IQC

599/QĐ-BVTV-KH 31/3/2021 Phân bón, ATTP sản phẩm nông lâm thủy sản, đất, nước.

Cục Bảo vệ thực vật

Ô 6, BT4, Khu đô thị mới cầu Bươu, Thanh Trì, Hà Nội

Điện thoại 02437892397

Fax:02437892397

Công ty Cổ phần Chứng nhận và Giám định VinaCert

609/QĐ-BVTV-KH 01/4/2021 Phân bón, ATTP sản phẩm nông lâm thủy sản, đất, nước.

Cục Bảo vệ thực vật

Tầng 4, Tòa nhà 130 Nguyễn Đức Cảnh, Tương Mai, Hoàng Mai, Hà Nội

Điện thoại 0243.6341933

Fax: 0243.6341137

Công ty Cổ phần Giám định và Khử trùng FCC

587/QĐ-BVTV-KH 31/3/2021 Phân bón, ATTP sản phẩm nông lâm thủy sản, , đất, nước.

Cục Bảo vệ thực vật

45 Đinh Tiên Hoàng, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại 028.38297857/8223183

Fax: 028.38390202/ 3910370

Page 147: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

147

Sổ tay hướng dẫn H

ệ thống Quản lý Sản xuất nhằm

Đẩy m

ạnh Áp dụng G

AP

PHỤ LỤC 3

DANH MỤC PHÒNG THÍ NGHIỆM ĐƯỢC BỘ NN & PTNT CẤP CHỨNG NHẬN CHẤT LƯỢNG TRONG LĨNH VỰC HÓA THỰC PHẨM VÀ KIỂM ĐỊNH PHÂN BÓN, THUỐC BVTV

Phòng thí nghiệm Quyết định chứng nhận

Cấp ngày Lĩnh vực Đơn vị kiểm định

Địa chỉ

Công ty TNHH Giám định Vin-acontrol Thành phố Hồ Chí Minh

584/QĐ-BVTV-KH 31/3/2021 Phân bón, ATTP sản phẩm nông lâm thủy sản, đất, nước

Cục Bảo vệ thực vật

Số 80 Bà Huyện Thanh Quan, Phường 9, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại: 0283916323

Fax: 02839316704

Trung tâm Kỹ Thuật Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng 3

588/QĐ-BVTV-KH 31/3/2021 Phân bón,

thuốc BVTV, đất, nước

Cục Bảo vệ thực vật

49 Pasteur, phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại: 028.38294274

Fax: 028.38293012

Trung tâm Khảo kiểm nghiệm phân bón Quốc Gia

1599/QĐ-BVTV-KH 18/8/2020 Phân bón Cục Bảo vệ thực vật

Số 65, phố Sa Đôi, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, thành phố. Hà Nội

Điện thoại: 0243.37561025

Fax: 0243.37561025

Công ty Cổ phần Chứng nhận và Giám định IQC

599/QĐ-BVTV-KH 31/3/2021 Phân bón, ATTP sản phẩm nông lâm thủy sản, đất, nước.

Cục Bảo vệ thực vật

Ô 6, BT4, Khu đô thị mới cầu Bươu, Thanh Trì, Hà Nội

Điện thoại 02437892397

Fax:02437892397

Công ty Cổ phần Chứng nhận và Giám định VinaCert

609/QĐ-BVTV-KH 01/4/2021 Phân bón, ATTP sản phẩm nông lâm thủy sản, đất, nước.

Cục Bảo vệ thực vật

Tầng 4, Tòa nhà 130 Nguyễn Đức Cảnh, Tương Mai, Hoàng Mai, Hà Nội

Điện thoại 0243.6341933

Fax: 0243.6341137

Công ty Cổ phần Giám định và Khử trùng FCC

587/QĐ-BVTV-KH 31/3/2021 Phân bón, ATTP sản phẩm nông lâm thủy sản, , đất, nước.

Cục Bảo vệ thực vật

45 Đinh Tiên Hoàng, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại 028.38297857/8223183

Fax: 028.38390202/ 3910370

Page 148: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

TÀI L

IỆU

ĐÍN

H K

ÈM

148

Trung tâm Kiểm định và Kiểm nghiệm hàng hóa tỉnh Lào Cai

584/QĐ-BVTV-KH 31/3/2021 Phân bón Cục Bảo vệ thực vật

Km2+300 đại lộ Trần Hưng Đạo, P.Bắc Cường, Thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai

Điện thoại 02143820397

Fax: 02143820352

Chi nhánh Công ty Cổ phần Tập đoàn Vinacontrol Hải Phòng

598/QĐ-BVTV-KH 31/3/2021 Phân bón Cục Bảo vệ thực vật

Số 56, Phạm Minh Đức, Phường Máy Tơ, Quận Ngô Quyền, Hải Phòng

Điện thoại 0225.3.760072

Fax: 0225.3.625776

Công ty Cổ phần Chứng nhận và Giám định Saigoncert

2792/QĐ-BVTV-KH 29/12/2020 Phân bón Cục Bảo vệ thực vật

139 Man Thiện, P.Hiệp Phú, Thành phố Thủ Đức, Tp Hồ Chí Minh

Điện thoại: 0968972331

Trung tâm Giám định và Chứng nhận Hợp chuẩn hợp quy Vietcert

2791/QĐ-BVTV-KH n

29/12/2020 Phân bón, đất nước Cục Bảo vệ thực vật

28 An Xuân, P.An Khê, Q.Thanh Khê, Tp Đà Nẵng

Điện thoại: 0511 6562929

Fax: 0511 3617519

Trung tâm Kiểm định và khảo nghiệm thuốc BVTV phía Nam

2838/QĐ-BVTV-KH 31/12/2020 Thuốc BVTV Cục Bảo vệ thực vật

28, Mạc Đĩnh Chi, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại: 028 38231805

Fax: 028.38244187

Trung tâm Kiểm định và khảo nghiệm thuốc BVTV phía Bắc

2844/QĐ-BVTV-KH 31/12/2020 Thuốc BVTV Cục Bảo vệ thực vật

Số 7A Lê Văn Hiến, phường Đức Thắng;

Điện thoại: 02438513590

Fax: 024 35330205

Viện Năng suất Chất lượng Deming

263/QĐ-BVTV-KH 05/02/2021 Thuốc BVTV Cục Bảo vệ thực vật

Lô 21-22 B16, KĐC Quang Thành 3B, phường Hòa Khánh Bắc, quận Liên Chiểu, Thành phố Đà Nẵng

Điện thoại 0236.6562929

Fax: 029.3881.749

Trung tâm Dịch vụ Phân tích Thí nghiệm Thành phố Hồ Chí Minh

368/QĐ-BNN-KHCN

28/01/2016 thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón

Vụ Khoa học Số 2 Nguyễn Văn Thủ, P. Đa Kao, Quận 1, Thành phố Hồ chí Minh

Phòng thử nghiệm giống cây trồng của Trung tâm Thổ nhưỡng nông hóa Vĩnh Phúc

442/QĐ-TT-QLCL 5/10/2015 Phân bón,đất Cục Trồng trọt

Đường Bà Triệu, Phường Liên Bảo, Thành Phố Vĩnh Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc

Page 149: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

149

Sổ tay hướng dẫn H

ệ thống Quản lý Sản xuất nhằm

Đẩy m

ạnh Áp dụng G

AP

Trung tâm Kiểm định và Kiểm nghiệm hàng hóa tỉnh Lào Cai

584/QĐ-BVTV-KH 31/3/2021 Phân bón Cục Bảo vệ thực vật

Km2+300 đại lộ Trần Hưng Đạo, P.Bắc Cường, Thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai

Điện thoại 02143820397

Fax: 02143820352

Chi nhánh Công ty Cổ phần Tập đoàn Vinacontrol Hải Phòng

598/QĐ-BVTV-KH 31/3/2021 Phân bón Cục Bảo vệ thực vật

Số 56, Phạm Minh Đức, Phường Máy Tơ, Quận Ngô Quyền, Hải Phòng

Điện thoại 0225.3.760072

Fax: 0225.3.625776

Công ty Cổ phần Chứng nhận và Giám định Saigoncert

2792/QĐ-BVTV-KH 29/12/2020 Phân bón Cục Bảo vệ thực vật

139 Man Thiện, P.Hiệp Phú, Thành phố Thủ Đức, Tp Hồ Chí Minh

Điện thoại: 0968972331

Trung tâm Giám định và Chứng nhận Hợp chuẩn hợp quy Vietcert

2791/QĐ-BVTV-KH n

29/12/2020 Phân bón, đất nước Cục Bảo vệ thực vật

28 An Xuân, P.An Khê, Q.Thanh Khê, Tp Đà Nẵng

Điện thoại: 0511 6562929

Fax: 0511 3617519

Trung tâm Kiểm định và khảo nghiệm thuốc BVTV phía Nam

2838/QĐ-BVTV-KH 31/12/2020 Thuốc BVTV Cục Bảo vệ thực vật

28, Mạc Đĩnh Chi, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại: 028 38231805

Fax: 028.38244187

Trung tâm Kiểm định và khảo nghiệm thuốc BVTV phía Bắc

2844/QĐ-BVTV-KH 31/12/2020 Thuốc BVTV Cục Bảo vệ thực vật

Số 7A Lê Văn Hiến, phường Đức Thắng;

Điện thoại: 02438513590

Fax: 024 35330205

Viện Năng suất Chất lượng Deming

263/QĐ-BVTV-KH 05/02/2021 Thuốc BVTV Cục Bảo vệ thực vật

Lô 21-22 B16, KĐC Quang Thành 3B, phường Hòa Khánh Bắc, quận Liên Chiểu, Thành phố Đà Nẵng

Điện thoại 0236.6562929

Fax: 029.3881.749

Trung tâm Dịch vụ Phân tích Thí nghiệm Thành phố Hồ Chí Minh

368/QĐ-BNN-KHCN

28/01/2016 thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón

Vụ Khoa học Số 2 Nguyễn Văn Thủ, P. Đa Kao, Quận 1, Thành phố Hồ chí Minh

Phòng thử nghiệm giống cây trồng của Trung tâm Thổ nhưỡng nông hóa Vĩnh Phúc

442/QĐ-TT-QLCL 5/10/2015 Phân bón,đất Cục Trồng trọt

Đường Bà Triệu, Phường Liên Bảo, Thành Phố Vĩnh Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc

Page 150: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

TÀI L

IỆU

ĐÍN

H K

ÈM

150

Phòng thử nghiệm phân bón thuộc Trung tâm Khảo kiểm nghiệm phân bón vùng Nam bộ

358/QĐ-TT-QLCL 18/8/2015 Phân bón Cục Trồng trọt

Địa chỉ: Số 12 Nguyễn Chí Thanh, phường 2, Quận 10, tp Hồ Chí Minh

Phòng thử nghiệm giống cây trồng của Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng Miền Trung

43/QĐ-TT-QLCL 18/02/2016 Chất lượng hạt giống cây trồng

Cục Trồng trọt

Số 291 Hùng Vương, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi.

Phòng thử nghiệm Hóa Sinh thuộc Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Bình Thuận

365/QĐ-BNN-KHCN

28/1/2016 Thực phẩm, TĂCN, đất, phân bón, TBVTV

Vụ KHCN&MT Địa chỉ: Số 04, Nguyễn Hội, Phan Thiết, Bình Thuận

phòng kiểm tra chất lượng và thử nghiệm của Công ty cổ phần Long Hiệp

1834/QĐ-BVTV- QLT

10/9/2015 Thuốc bảo vệ thực vật Cục Bảo vệ thực vật

Tầng 4, Tòa nhà 6 tầng, Lô A2, CN1, Cụm CN vừa và nhỏ Từ Liêm, Minh Khai, Từ Liêm, Hà Nội

Phòng thử nghiệm Hóa sinh - Trung tâm Kỹ thuật và Ứng dụng Công nghệ Cần Thơ

340/QĐ-CN-TĂCN 8/11/2012 Thức ăn chăn nuôi Cục Chăn nuôi

45 đường 3/2, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ

Phòng phân tích môi trường, Trung tâm phân tích và chuyển giao công nghệ môi trường- Viện Môi trường nông nghiệp

1613/QĐ-BNNPTNT 15/7/2013 Thưc ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, chất xử lý cải tạo môi trường, môi trường nuôi trồng thủy sản, Môi trường đất, Phân bón, nông sản

Vụ KHCN và MT

Phường Phú Đô, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Trung tâm chất lượng nông lâm thủy sản vùng 1

219/QĐ-QLCL 1/7/2013 Thực phẩm, môi trường thủy sản, thức ăn nuôi thủy sản, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.đất, nước

Cục QLCLN-LS&TS

Số 51 Lê Lai, Q. Ngô Quyền, Thành phố Hải Phòng 

Phòng kiểm nghiệm của Trung tâm phân tích và Chứng nhận chất lượng sản phẩm nông nghiệp – Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội

24/QĐ-QLCL 06/1/2016 Thức ăn chăn nuôi,thức ăn thủy sản, ATTP sản phẩm nông lâm thủy sản, phân bón, đất, nước.

Cục QLCLN-LS&TS

44 Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Page 151: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

151

Sổ tay hướng dẫn H

ệ thống Quản lý Sản xuất nhằm

Đẩy m

ạnh Áp dụng G

AP

Phòng thử nghiệm phân bón thuộc Trung tâm Khảo kiểm nghiệm phân bón vùng Nam bộ

358/QĐ-TT-QLCL 18/8/2015 Phân bón Cục Trồng trọt

Địa chỉ: Số 12 Nguyễn Chí Thanh, phường 2, Quận 10, tp Hồ Chí Minh

Phòng thử nghiệm giống cây trồng của Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng Miền Trung

43/QĐ-TT-QLCL 18/02/2016 Chất lượng hạt giống cây trồng

Cục Trồng trọt

Số 291 Hùng Vương, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi.

Phòng thử nghiệm Hóa Sinh thuộc Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Bình Thuận

365/QĐ-BNN-KHCN

28/1/2016 Thực phẩm, TĂCN, đất, phân bón, TBVTV

Vụ KHCN&MT Địa chỉ: Số 04, Nguyễn Hội, Phan Thiết, Bình Thuận

phòng kiểm tra chất lượng và thử nghiệm của Công ty cổ phần Long Hiệp

1834/QĐ-BVTV- QLT

10/9/2015 Thuốc bảo vệ thực vật Cục Bảo vệ thực vật

Tầng 4, Tòa nhà 6 tầng, Lô A2, CN1, Cụm CN vừa và nhỏ Từ Liêm, Minh Khai, Từ Liêm, Hà Nội

Phòng thử nghiệm Hóa sinh - Trung tâm Kỹ thuật và Ứng dụng Công nghệ Cần Thơ

340/QĐ-CN-TĂCN 8/11/2012 Thức ăn chăn nuôi Cục Chăn nuôi

45 đường 3/2, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ

Phòng phân tích môi trường, Trung tâm phân tích và chuyển giao công nghệ môi trường- Viện Môi trường nông nghiệp

1613/QĐ-BNNPTNT 15/7/2013 Thưc ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, chất xử lý cải tạo môi trường, môi trường nuôi trồng thủy sản, Môi trường đất, Phân bón, nông sản

Vụ KHCN và MT

Phường Phú Đô, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Trung tâm chất lượng nông lâm thủy sản vùng 1

219/QĐ-QLCL 1/7/2013 Thực phẩm, môi trường thủy sản, thức ăn nuôi thủy sản, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.đất, nước

Cục QLCLN-LS&TS

Số 51 Lê Lai, Q. Ngô Quyền, Thành phố Hải Phòng 

Phòng kiểm nghiệm của Trung tâm phân tích và Chứng nhận chất lượng sản phẩm nông nghiệp – Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội

24/QĐ-QLCL 06/1/2016 Thức ăn chăn nuôi,thức ăn thủy sản, ATTP sản phẩm nông lâm thủy sản, phân bón, đất, nước.

Cục QLCLN-LS&TS

44 Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Page 152: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

TÀI L

IỆU

ĐÍN

H K

ÈM

152

Phòng thử nghiệm thực phẩm, thử nghiệm vi sinh, thử nghiệm hóa môi trường -Trung tân kỹ thuật Tiêu chuẩn do lường chất lượng 1

2820/QĐ-BNN-KHCN

29/10/2013 Thức ăn chăn nuôi, phân bón, ATTP, nước dùng trong nông nghiệp, đất, thuốc trừ sâu

Vụ KHCNMT Số 8, nhà E, đường Hoàng Quốc Việt, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

Trung tâm Chất lượng nông lâm thủy sản vùng 5.

527/QĐ-QLCL 31/12/2013 ATTP sản phẩm nông lâm thủy sản, đất, nước

Cục QLCL số 57 Phan Ngọc Hiển, phường 6, thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau

Trung tâm Chất lượng nông lâm thủy sản vùng 6.

528/QĐ-QLCL 31/12/2013 ATTP sản phẩm nông lâm thủy sản, đất nước

Cục QLCL Địa chỉ. 386C Cách Mạng Tháng Tám – P. Bùi Hữu Nghĩa, Bình Thủy , Cần Thơ

Trung tâm Chất lượng nông lâm thủy sản vùng 3

536/QĐ-QLCL 31/12/2013 ATTP sản phẩm nông lâm thủy sản, đất nước

Cục QLCL 779 Lê Hồng Phong, thành phố Nha Trang

Trung tâm Chất lượng nông lâm thủy sản vùng 4

534/QĐ-QLCL 31/12/2013 ATTP sản phẩm nông lâm thủy sản, đất nước

Cục QLCL 30 Hàm Nghi, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh

Trung tâm Chất lượng nông lâm thủy sản vùng 2

695/QĐ-QLCL 20/1/2014 ATTP sản phẩm nông lâm thủy sản, đất nước

Cục QLCL 31 Ngũ Hành Sơn, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng

Phòng đảm bảo chất lượng và thử nghiệm của Công ty Cổ phần thuốc sát trùng VN

67/QĐ-BVTV- QLT 12/1/2015 Chất lượng thuốc BVTV

Cục Bảo vệ Thực vật

127 Lê lợi, phường 4, quận gò Vấp , TP Hồ Chí Minh

Phòng thử nghiệm hợp trí - Công ty TNHH hóa nông Hợp Thí

66/QĐ-BVTV- QLT 12/1/2015 Chất lượng thuốc BVTV

Cục Bảo vệ Thực vật

Lô B.14, KHCN Hiệp phước, nhà bè Thành phố Hồ Chí Minh

Phòng thử nghiệm hóa sinh- Trung tâm chứng nhận phù hợp - Quacert

2360/QĐ-BVTV 26/11/2015 Thuốc bảo vệ thực vật   37 Phạm Tuấn Tài, Q.Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội

Page 153: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

153

Sổ tay hướng dẫn H

ệ thống Quản lý Sản xuất nhằm

Đẩy m

ạnh Áp dụng G

AP

Phòng thử nghiệm thực phẩm, thử nghiệm vi sinh, thử nghiệm hóa môi trường -Trung tân kỹ thuật Tiêu chuẩn do lường chất lượng 1

2820/QĐ-BNN-KHCN

29/10/2013 Thức ăn chăn nuôi, phân bón, ATTP, nước dùng trong nông nghiệp, đất, thuốc trừ sâu

Vụ KHCNMT Số 8, nhà E, đường Hoàng Quốc Việt, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

Trung tâm Chất lượng nông lâm thủy sản vùng 5.

527/QĐ-QLCL 31/12/2013 ATTP sản phẩm nông lâm thủy sản, đất, nước

Cục QLCL số 57 Phan Ngọc Hiển, phường 6, thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau

Trung tâm Chất lượng nông lâm thủy sản vùng 6.

528/QĐ-QLCL 31/12/2013 ATTP sản phẩm nông lâm thủy sản, đất nước

Cục QLCL Địa chỉ. 386C Cách Mạng Tháng Tám – P. Bùi Hữu Nghĩa, Bình Thủy , Cần Thơ

Trung tâm Chất lượng nông lâm thủy sản vùng 3

536/QĐ-QLCL 31/12/2013 ATTP sản phẩm nông lâm thủy sản, đất nước

Cục QLCL 779 Lê Hồng Phong, thành phố Nha Trang

Trung tâm Chất lượng nông lâm thủy sản vùng 4

534/QĐ-QLCL 31/12/2013 ATTP sản phẩm nông lâm thủy sản, đất nước

Cục QLCL 30 Hàm Nghi, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh

Trung tâm Chất lượng nông lâm thủy sản vùng 2

695/QĐ-QLCL 20/1/2014 ATTP sản phẩm nông lâm thủy sản, đất nước

Cục QLCL 31 Ngũ Hành Sơn, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng

Phòng đảm bảo chất lượng và thử nghiệm của Công ty Cổ phần thuốc sát trùng VN

67/QĐ-BVTV- QLT 12/1/2015 Chất lượng thuốc BVTV

Cục Bảo vệ Thực vật

127 Lê lợi, phường 4, quận gò Vấp , TP Hồ Chí Minh

Phòng thử nghiệm hợp trí - Công ty TNHH hóa nông Hợp Thí

66/QĐ-BVTV- QLT 12/1/2015 Chất lượng thuốc BVTV

Cục Bảo vệ Thực vật

Lô B.14, KHCN Hiệp phước, nhà bè Thành phố Hồ Chí Minh

Phòng thử nghiệm hóa sinh- Trung tâm chứng nhận phù hợp - Quacert

2360/QĐ-BVTV 26/11/2015 Thuốc bảo vệ thực vật   37 Phạm Tuấn Tài, Q.Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội

Page 154: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

TÀI L

IỆU

ĐÍN

H K

ÈM

154

TÀI LIỆU ĐÍNH KÈM 4.1 TẬP HUẤN TOT VỀ GAP CƠ BẢN

1. KHÁI QUÁT KHÓA TẬP HUẤN TOT

Tập huấn TOT về GAP cơ bản được tổ chức và thực hiện bởi nhóm Dự

án JICA với sự hỗ trợ của CPMU.

• Mục tiêu

Trang bị các kiến thức cần thiết về GAP cơ bản, kĩ năng, công cụ và

chuyên môn để cán bộ kĩ thuật của PPMU và quản lý dự án thí điểm

có khả năng lập kế hoạch và giảng trong tập huấn TOF.

• Đối tượng tham gia

Đại biểu tham dự bao gồm các bộ kĩ thuật của PPMU (ví dụ, cán bộ

khuyến nông cấp tỉnh và cấp huyện) và trưởng nhóm, cán bộ thanh

tra kĩ thuật của các nhóm mục tiêu.

• Số lượng người tham gia

15 - 20 người/ lớp

• Chương trình tập huấn

Các khóa tập huấn dự kiến sẽ được tổ chức vào tháng 8 - tháng 9

2018 Một khóa tập huấn bao gồm chương trình cho 2 ngày, bao gồm

phần bài giảng kiến thức về GAP cơ bản và thăm thực địa.

Ngoài ra, một khóa tập huấn tiếp theo cũng sẽ được tổ chức vào

tháng 6 2019.

• Giảng viên

Chuyên gia kĩ thuật trong nước về GAP cùng sự hỗ trợ của Nhóm Dự

án JICA

• Objective

Page 155: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

155

Sổ tay hướng dẫn H

ệ thống Quản lý Sản xuất nhằm

Đẩy m

ạnh Áp dụng G

AP

2. ĐỀ XUẤT CHƯƠNG TRÌNH TẬP HUẤN TOT VỀ GAP CƠ BẢN

Ngày thứ nhất

Thời gian Nội dung Thực hiện

08.00 08.15

Đăng ký học viên Ban tổ chức

08.15 - 08.30

Khai mạc- Giới thiệu về Dự án JICA và Kế

hoạch thực hiện dự án thí điểm- Giới thiệu mục đích, nội dung,

chương trình khóa tập huấn

PPMU Vinh PhúcNhóm Dự án JICA

08.30 - 10.00

Giới thiệu và triển khai thực hiện GAP cơ bản trong sản xuất cây trồng an toàn

Dự án JICA, Cục Trồng trọt, Bộ NN&PTNT/

10.00 -10.15

Giải lao

10.15 -10.45

Giới thiệu và triển khai thực hiện GAP cơ bản trong sản xuất cây trồng an toàn (Tiếp tục)

Dự án JICA, Cục Trồng trọt, Bộ NN&PTNT/

10.45-11.45

Kinh nghiệm Dự án Jica triển khai mô hình thí điểm sản xuất rau an toàn áp dụng GAP

Giảng viên Nhóm Dự án JICA

11.45 – 12.00

Thảo luận Học viên/Giảng viên

12.00 – 13.30

Nghỉ trưa

13.30 – 14.30

Đi thăm quan thực địa tại vùng dự án thí điểm sản xuất rau an toàn (do PPMU Vĩnh Phúc bố trí địa điểm)

Học viên/Giảng viên

Page 156: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

TÀI L

IỆU

ĐÍN

H K

ÈM

156

14.30 – 15.30

Trao đổi về tổ chức sản xuất rau an toàn, kinh doanh, bán rau thông qua HTX/ công ty; kinh nghiệm giám sát sử dụng thuốc BVTV, phân bón của hộ dân, hướng dẫn, kiểm tra ghi chép nhật ký đồng ruộng

Học viên/Giảng viên

15.30 – 16.30

Thăm thực địa đồng ruộng và khu sơ chế rau

Học viên/Giảng viên

16.30 – 17.30

Di chuyển từ Địa điểm thăm quan về Thành phố Vĩnh Yên

Học viên/Giảng viên

Ngày thứ hai

Thời gian Nội dung Thực hiện

8.00 – 9.00

Hướng dẫn sử dụng Thuốc BVTV và hoá chất

Giảng viên của Sở NN&PTNT /

9.00– 9.30 Thảo luận Học viên/Giảng viên

9.30 – 10.00

Thu hoạch, Đóng gói, Bốc xếp và Bảo quản rau tươi tại khu vực sản xuất

Giảng viên Nhóm Dự án JICA

10.00 – 10.15

Giải lao

10.15 – 10.45

Kinh nghiệm Dự án JICA triển khai mô hình bán rau an toàn áp dụng GAP

Giảng viên Nhóm Dự án JICA

11.00 – 11.45

Giới thiệu một số biện pháp kỹ thuật canh tác tiên tiến và vật liệu mới áp dụng để nâng cao chất lượng và an toàn sản phẩm rau

Giảng viên Nhóm Dự án JICA

11.45 – 13.30

Nghỉ trưa

Page 157: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

157

Sổ tay hướng dẫn H

ệ thống Quản lý Sản xuất nhằm

Đẩy m

ạnh Áp dụng G

AP

13.30 – 15.00

Hướng dẫn sử dụng Bộ kiểm tra nhanh (Quick test) để kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong rau

Giảng viên Nhóm Dự án JICA

15.00 – 15.30

Thảo luận khung chương trình tập huấn TOF

Giảng viên Nhóm Dự án JICA

15.30 – 16.00

Đánh giá kết quả đào tạo và Bế mạc khóa tập huấn

Học viên/Giảng viên

Để biết thông tin chi tiết về tài liệu thuyết trình, vui lòng truy cập website sau đây:

http://khuyennongvn.gov.vn/thu-vien-khuyen-nong/thu-vien-sach-kn_t244c28

Page 158: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

TÀI L

IỆU

ĐÍN

H K

ÈM

158

TÀI LIỆU ĐÍNH KÈM 4.2

TẬP HUẤN TOF VỀ GAP CƠ BẢN

1. KHÁI QUÁT KHÓA TẬP HUẤN TOF

Tập huấn TOF về GAP cơ bản được tổ chức thực hiện bởi thành viên

PPMU - người đã tham dự tập huấn TOT để trở thành giảng viên của tập

huấn TOF cùng sự hỗ trợ của Nhóm Dự án JICA. PPMU sẽ áp dụng GAP cơ

bản như quy trình kĩ thuật trong dự án và sẽ sử dụng “Sổ tay GAP cơ bản”

do nhóm Dự án JICA xây dựng từ trước.

• Mục tiêu:

Giúp người học nhận thức được sự cần thiết của các hoạt động

khắc phục nhằm duy trì sự an toàn và sự tin cậy trong sản xuất rau

theo GAP cơ bản.

Giúp người học hiểu và thực hiện đúng quy trình sản xuất và sau thu

hoạch theo yêu cầu của GAP cơ bản để sản xuất ra các loại rau đáp

ứng yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm.

• Đối tượng tham gia:

Đại biểu tham dự bao gồm trưởng nhóm, thanh tra kĩ thuật và nông

dân tham gia sản xuất, thu hoạch và xử lý rau.

• Số lượng người tham gia:

20 - 25 người/ lớp

• Chương trình tập huấn:

Các khóa tập huấn dự kiến sẽ tổ chức sau khi tổ chức TOT về GAP cở

bản (dự kiến tháng 9-10 2018).

• Nội dung/ chủ đề tập huấn:

Nội dung của khóa tập huấn TOF sẽ do Nhóm dự án JICA và CPMU

thiết kế bao gồm duy trì danh sách điểm kiểm soát đã đưa ra trong Sổ

tay GAP cơ bản, quy trình giám sát nội bộ, đảm bảo chất lượng, đề cử

cán bộ quản lý chất lượng, v.v

Page 159: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

159

Sổ tay hướng dẫn H

ệ thống Quản lý Sản xuất nhằm

Đẩy m

ạnh Áp dụng G

AP

• Giảng viên:

Cán bộ kĩ thuật PPMU đã tham gia TOT sẽ trở thành giảng viên với sự

hỗ trợ của Nhóm Dự án JICA.

2. ĐỀ XUẤT CHƯƠNG TRÌNH NỘI DUNG TẬP HUẤN TOF VỀ GAP CƠ BẢN

Thời gian Nội dung Yêu cầu bài học

07.30 – 08.00 Đăng ký học

viên/ Khai mạc

lớp tập huấn

08.00 – 08.15 Sự cần thiết của

việc sản xuất

rau theo GAP

1. Những quan ngại của người tiêu

dùng/bức xúc của xã hội về thực

trạng ATVSTP trong sản xuất rau:

- Những tồn tại chính trong quá trình

sản xuất, thu hoạch rau gây mất an

toàn vệ sinh thực phẩm.

- Tác hại của tồn dư hóa chất, kim loại

nặng, nitơrat và VSV trong sản xuất

rau đến sức khỏe con người.

2. Sự cần thiết phải áp dụng thực

hành sản xuất nông nghiệp tốt GAP,

nhằm:

- Phòng ngừa, giảm thiểu các rủi ro về

an toàn thực phẩm trong trồng trọt,

thu hoạch, vận chuyển sản phẩm;

- Tạo ra sản phẩm đảm bảo an toàn

thực phẩm, đáp ứng yêu cầu của

người tiêu dùng;

- Xây dựng uy tín về chất lượng, an

toàn thực phẩm, nâng cao lợi ích kinh

tế cho người sản xuất.

Page 160: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

TÀI L

IỆU

ĐÍN

H K

ÈM

160

08.15 – 08.30 Yêu cầu vùng

sản xuất an

toàn; Nước

dùng cho sản

xuất tại HTX,

Công ty

- Nhận diện, phân tích, xác định các

mối nguy (hóa học, sinh học, vật

lý) gây mất an toàn thực phẩm từ

đất, nước tưới đến sản xuất rau an

toàn.

- Đánh giá vùng sản xuất và nguồn

nước

- Kiểm tra phân tích nguồn nước,

đất đảm bảo xác định vùng sản

xuất an toàn

- Các biện pháp xử lý giảm thiểu

mối nguy ảnh hưởng đến vùng sản

xuất an toàn.

08.30 – 09.00 Thực hành tốt

trong sử dụng

phân bón

- Hướng dẫn Quy phạm thực

hành chuẩn về Phân bón và

chất bón bổ sung bao gồm:

+ Nhận diện, phân tích các mối

nguy an toàn thực phẩm từ

phân bón (vô cơ, hữu cơ)

+ Chọn lọc và sử dụng phân bón

an toàn, hiệu quả

+ Biện pháp sử dụng phân bón

trong sản xuất rau an toàn

09.00 – 09.15 Giải lao

Page 161: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

161

Sổ tay hướng dẫn H

ệ thống Quản lý Sản xuất nhằm

Đẩy m

ạnh Áp dụng G

AP

09.15 – 10.00 Sử dụng thuốc

bảo vệ thực

vật và hoá chất

trong sản xuất

rau an toàn

- Hướng dẫn thực hiện Quy phạm

thực hành chuẩn về thuốc BVTV

và hóa chất. Trong đó nhấn mạnh

một số điểm như sau:

+ Phân tích, nhận diện các mối nguy

gây mất an toàn thực phẩm từ việc

sử dụng thuốc BVTV và hóa chất

đến sản phẩm.

+ Những tồn tại của người sản xuất

trong việc sử dụng hóa chất BVTV,

nguy cơ gây mất an toàn thực

phẩm.

+ Địa điểm mua thuốc;

+ Lựa chọn loại thuốc để sử dụng;

+ Kỹ thuật sử dụng thuốc BVTV an

toàn và hiệu quả (nồng độ thuốc,

thời gian xử lý; kỹ thuật phun, rải;

bảo hộ lao động, … )

+ Thời gian cách ly khi thu hoạch

sản phẩm;

+ Kho chứa, bảo quản thuốc BVTV

và hóa chất chưa sử dụng;

+ Xử lý vỏ bao bì thuốc BVTV và hóa

chất sau khi sử dụng;

- Đánh giá nguy cơ ô nhiễm từ việc

sử dụng thuốc BVTV và hóa chất,

biện pháp xử lý

Page 162: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

TÀI L

IỆU

ĐÍN

H K

ÈM

162

10.00 – 10.30 Thực hành tốt

khâu thu hoạch,

sơ chế đóng gói

rau, đóng gói

bốc xếp rau an

toàn

Phân tích, xác định mối nguy an

toàn thực phẩm và tổn thất chất

lượng rau trong thu hoạch.

- Hướng dẫn thực hiện đúng Quy

phạm thực hành chuẩn trong khi

thu hoạch rau tươi gồm: thời gian

cách ly; thời điểm thu hoạch; thời

gian thu hoạch; dụng cụ/thùng

chứa; vệ sinh người lao động; đóng

gói trên đồng; nguồn nước; thu

gom; vận chuyển.

10.30 – 11.00 Hướng dẫn ghi

chép nhật ký

đồng ruộng

Tập huấn cho người sản xuất về

thực hành kĩ năng ghi chép.

- Tập huấn cho quản lý/ chủ đơn vị

về kiểm tra và giám sát các tài liệu

ghi chép.

11.00 – 11.15 Thảo luận -

Tổng kết lớp học

- PPMU/ - Nhóm giảng viên

Để biết thông tin chi tiết về tài liệu thuyết trình, vui lòng truy cập website sau đây:

http://khuyennongvn.gov.vn/thu-vien-khuyen-nong/thu-vien-sach-kn_t244c28

Page 163: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

163

Sổ tay hướng dẫn H

ệ thống Quản lý Sản xuất nhằm

Đẩy m

ạnh Áp dụng G

AP

TÀI LIỆU ĐÍNH KÈM 4.3

CHƯƠNG TRÌNH TẬP HUẤN VỀ THỰC HÀNH TỐT TRONG XỬ LÝ SAU THU HOẠCH CÁC LOẠI

RAU AN TOÀN

1. Thời gian: 01 ngày/tỉnh x 3 tỉnh, thời gian giữa 25 và 30 tháng 9

2. Địa điểm:

3. Mục đích: Nhằm giúp người tham gia (người trực tiếp liên quan đến

hoạt động xử lý sau thu hoạch) hiểu và thực hiện hợp lý các thực hành sản

xuất tốt (GMP) trong xử lý các loại rau tươi nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn

thực phẩm.

4. Số lượng người tham gia: 15 - 20 người; bao gồm chủ nhà sơ chế

đóng gói và công nhân trực tiếp thực hiện các hoạt động về xử lý sau thu

hoạch các loại rau.

5. Chương trình tập huấn:

Thời gian Nội dungNgười chịu trách

nhiệm

8.00 – 8.15 Đăng ký học viên Ban tổ chức

8.15 - 8.30Khai mạc, Giới thiệu mục đích, nội dung, chương trình khóa tập huấn

PPMU,

Nhóm Dự án JICA

8.30 - 9.00

Thực hành tốt về thu hoạch, đóng gói, xử lý rau tươi tại khu vực sản xuất.

Ông Nguyễn Văn Doăng – Chuyên gia cao cấp về sản xuất rau

Page 164: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

TÀI L

IỆU

ĐÍN

H K

ÈM

164

9.00- 9.45

- Các yêu cầu về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, dụng cụ đảm bảo VSATTP trong sơ chế, đóng gói các loại rau tươi theo Quy chuẩn kĩ thuật Quốc gia QCVN 01-09: 2009/BNNPTNT

- Xây dựng nhà sơ chế đóng gói rau tươi (Vị trí, thiết kế, xây dựng nhà sơ chế; và lắp đặt trang thiết bị; hệ thống tiêu thoát nước và xử lý rác thải; hệ thống đèn chiếu sáng; Cơ sở vật chất và khu vực vệ sinh cho công nhân)

Ông Nguyễn Văn Doăng – Chuyên gia cao cấp về sản xuất rau

9.45 -10.00 Giải lao

10.00-10.45

- Yêu cầu của người mua về áp dụng các thực hành xử lý sơ chế, đóng gói tốt trong sản xuất rau an toàn.

-Trên hợp đồng, nhiều người mua đưa ra yêu cầu về xử lý sau thu hoạch

-Giải thích về yêu cầu của người mua, bao gồm khối lượng, hình thức, độ tươi, sự phá hai của côn trùng, màu sắc, kích cỡ, hình thức giao hàng; rửa, cắt tỉa, đóng gói, khối lượng đóng trong mỗi gói, truy xuất nguồn gốc; logo, nhãn mác, ghi chép dựa trên quy cách sản phẩm của người mua

-Trình bày cả trường hợp thực hành tốt và trường hợp thực hành chưa tốt

Ms. Loc/ Mr. Cuong, JICA project team

Page 165: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

165

Sổ tay hướng dẫn H

ệ thống Quản lý Sản xuất nhằm

Đẩy m

ạnh Áp dụng G

AP

10.45-11.30

Hướng dẫn về các thực hành tốt trong sơ chế, đóng gói và vận chuyển rau (phân loại, cắt tỉa, rửa và làm khô nước; Đóng gói và dán nhãn mác; bảo quản trong kho trước khi vận chuyển; vận chuyển)

Ông Nguyễn Văn Doăng – Chuyên gia cao cấp về sản xuất rau

11.30– 12.00

Hướng dẫn về ghi chép và lưu giữ tài liệu; truy nguyên nguồn gốc (Giải thích, các thực hành tốt và các bài học kinh nghiệm sử dụng biểu mẫu ghi chép)

Ông Ngô Văn Thọ (Ông Doăng/ bà Lộc), Nhóm Dự án JICA

12.00 – 13.30 Nghỉ trưa

13.30 – 15.00 Đi thăm thực địa và đánh giá nhà sơ chế đóng gói của một nhóm mục tiêu

Giảng viên,

Nhóm Dự án JICA

15.00 – 16.00

Thảo luận nhóm, báo cáo đánh giá về các trang thiết bị và vật tư còn thiếu để nâng cấp các điều kiện, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất và xử lý rau an toàn

Giảng viên,

Nhóm Dự án JICA

16.00 – 16.15 Đánh giá kết quả tập huấn và phát biểu bế mạc Khóa tập huấn (bằng bảng câu hỏi)

Học viên; PPMU,

Nhóm Dự án JICA

Page 166: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

TÀI L

IỆU

ĐÍN

H K

ÈM

166

TÀI LIỆU ĐÍNH KÈM 4.4

BIỂU MẪU GIÁM SÁT CÁC ĐIỂM KIỂM SOÁT TẠI ĐIỂM THU HOẠCH – THU GOM – ĐÓNG

GÓI – GIAO HÀNG

Ngày:

Tên nhóm mục tiêu:

Tên cán bộ chịu trách nhiệm giám sát:

(1) Điểm thu hoạch

Nguy cơ lây nhiễm

Các điều kiện đã thống nhất tại lần kiểm tra đầu tiên

Kết quả giám sát

Nước bẩn Không để rau sau khi thu hoạch bị dính nước bẩn, ví dụ như nước tưới hay nước rãnh

Đất Không làm bẩn hoặc để rau tiếp xúc với đất trong quá trình thu hoạch

Không đặt rau trực tiếp lên ruộng, mà phải sử dụng bạt sạch hoặc thùng/ hộp để xếp rau sau khi thu hoạch.

Không để rau sau khi thu hoạch ngoài cánh đồng trong khi chờ để chuyển rau đi. Phải để rau ở nơi kín như trong phòng, trên xe tải hoặc phải sử dụng bạt che phủ rau để tránh cho rau bị tiếp xúc với bụi.

Page 167: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

167

Sổ tay hướng dẫn H

ệ thống Quản lý Sản xuất nhằm

Đẩy m

ạnh Áp dụng G

AP

Nguy cơ lây nhiễm

Các điều kiện đã thống nhất tại lần kiểm tra đầu tiên

Kết quả giám sát

Rác thải Không để rau sau khi thu hoạch gần nơi để rác thải, kể cả nơi chứa vỏ thuốc hóa chất nông nghiệp, phân bón và phân ủ.

Để rác thải, bao gồm rau bị thối và rác, tránh xa khu vực thu hoạch, và nên thu gom rác thải hàng ngày.

Hóa chất Không sử dụng vỏ bao phân bón hay bạt bẩn để đựng rau sau khi thu hoạch, mà phải sử dụng bao, bạt hay thùng/ hộp sạch.

Không thu hoạch rau trước thời gian cách ly.

Không thu hoạch rau khi nông dân của mảnh ruộng bên cạnh đang sử dụng thuốc/ bón phân hoặc vừa mới sử dụng thuốc hay bón phân xong.

Page 168: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

TÀI L

IỆU

ĐÍN

H K

ÈM

168

Nguy cơ lây nhiễm

Các điều kiện đã thống nhất tại lần kiểm tra đầu tiên

Kết quả giám sát

Vi sinh vật Không để rau ở những nơi bị ảnh hưởng bởi động vật, côn trùng, chim hay phân của các động vật nói trên.

Không thu hoạch rau khi tay bẩn. Phải rửa tay sau khi đi vệ sinh hay làm các công việc khác trước khi thu hoạch rau.

Không thu hoạch rau khi điều kiện sức khỏe không tốt, ví dụ, bị tiêu chảy, nôn trớ hay bị sốt.

Không sử dụng các dụng cụ bẩn như dao, bao đựng mà phải sử dụng các dụng cụ sạch.

Page 169: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

169

Sổ tay hướng dẫn H

ệ thống Quản lý Sản xuất nhằm

Đẩy m

ạnh Áp dụng G

AP

Nguy cơ lây nhiễm

Các điều kiện đã thống nhất tại lần kiểm tra đầu tiên

Kết quả giám sát

Kiểm soát chất lượng/ truy xuất nguồn gốc

Không thu hoạch rau sớm (rau non) cũng không thu hoạch rau muộn (rau già), phải thu hoạch vào đúng thời điểm thích hợp.

Không thu hoạch mạnh tay, mà phải thu hoạch nhẹ nhàng để tránh bị rách, gấp lá, thủng lá, dập gãy.

Không nhét chặt hay để rau mạnh tay khi đóng gói, không buộc rau quá chặt.

Không thu hoạch rau khi nhiệt độ ngoài trời cao mà nên thu hoạch vào sáng sớm hay chiều muộn.

Không thu hoạch rau vào ngày thời tiết mưa hay ẩm ướt vì rau dễ bị thối, hoặc phải để rau ở điều kiện thông thoáng sau khi thu hoạch.

Không đê rau dưới nhiệt độ cao, mà để ở nơi mát mẻ như dưới mái che.

Không hu hoạch rau cùng cỏ dại hay lẫn các loại cây khác, chỉ thu hoạch cây rau.

Không để lẫn rau được thu hoạch tại ruộng với các loại rau được thu hoạch từ các ruộng khác, phải dán thông tin lên rau đã được thu hoạch, ví dụ, nhãn mác.

Page 170: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

TÀI L

IỆU

ĐÍN

H K

ÈM

170

(2) Khâu vận chuyển

Nguy cơ lây nhiễm

Các điều kiện đã thống nhất tại lần kiểm tra đầu tiên

Kết quả giám sát

Nước bẩn Không để rau ở khu vực nước hoặc nước mưa nhỏ vào hoặc trong điều kiện ẩm ướt.

Đất Không đưa đất vào các phương tiện vận chuyển, phải lau sạch đất ở sọt/ thùng chứa sản phẩm trước khi chất lên xe.

Không để rau ở ngoài cánh đồng, mà sử dụng tấm phủ plastic để che đậy hoặc để trong xe tải để tránh tiếp xúc với đất.

Rác thải Không sử dụng các phương tiện vận chuyển bẩn, phải vệ sinh phương tiện vận chuyển sạch sẽ trước khi chất sản phẩm lên xe.

Hóa chất Không sử dụng bao bì đựng phân bón hay bạt bẩn để đựng rau, phải sử dụng bao bì sạch, bạt hay thùng/ hộp sạch.

Không chở rau cùng với các vật khác như phân bón, hóa chất nông nghiệp.

Page 171: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

171

Sổ tay hướng dẫn H

ệ thống Quản lý Sản xuất nhằm

Đẩy m

ạnh Áp dụng G

AP

Nguy cơ lây nhiễm

Các điều kiện đã thống nhất tại lần kiểm tra đầu tiên

Kết quả giám sát

Vi sinh vật Không để rau ở nơi bị ảnh hưởng bởi động vật, côn trùng, chim hay phân của chúng.

Không chạm vào rau khi tay bẩn. Phải rửa tay sau khi đi vệ sinh và sau khi làm các công việc khác.

Không chạm vào rau khi điều kiện sức khỏe không tốt, như tiêu chảy, nôn trớ hay sốt.

Quản lý chất lượng/ truy xuất nguồn gốc

Nên nhẹ nhàng để tránh bị thủng, gấp lá, rách lá.

Không nên chất rau thành đống để tránh dập nát do bị đè nén nếu vật liệu đóng gói mềm hoặc để trong thùng/hộp vật liệu cứng như hộp plastic.

Không để rau dưới nhiệt độ cao, nên để rau trong khu vực mát, ví dụ, dưới bóng hay dưới mái che.

Không để lẫn rau đã thu hoạch tại ruộng với các rau thu hoạch tại các ruộng khác. Dán thông tin lên rau, ví dụ, nhãn mác.

Không ăn, uống, hút thuốc, khạc nhổ trong các phương tiện vận chuyển, và không đeo trang sức, đồng hồ và các đồ khác khi mang sản phẩm.

Page 172: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

TÀI L

IỆU

ĐÍN

H K

ÈM

172

(3) Điểm thu gom

Nguy cơ lây nhiễm

Các điều kiện Đất thống nhất tại lần kiểm tra đầu tiên

Kết quả giám sát

Nước bẩn Không để sản phẩm dính nước bẩn, ví dụ nước tưới, hay nước mưa.

Đất Không để rau trực tiếp lên đất, phải sử dụng bạt hoặc thùng/ hộp để đựng rau.

Không để rau ở ngoài ruộng, để rau ở nơi kín như trong phòng, trên xe tải hoặc sử dụng bạt để che phủ nhằm tránh rau tiếp xúc với đất.

Rác thải Để rau tránh xa khu vực rác thải, bao gồm vỏ bao hóa chất nông ng-hiệp, phân bón và phân ủ.

Hóa chất Không sử dụng bao bì đựng phân bón hay bạt bẩn để đựng rau. Nên sử dụng bao bì sạch, bạt hoặc thùng/ hộp sạch.

Không để rau gần ruộng đang sử dụng hoặc mới sử dụng hóa chất nông nghiệp hay phân bón.

Page 173: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

173

Sổ tay hướng dẫn H

ệ thống Quản lý Sản xuất nhằm

Đẩy m

ạnh Áp dụng G

AP

Nguy cơ lây nhiễm

Các điều kiện Đất thống nhất tại lần kiểm tra đầu tiên

Kết quả giám sát

Vi sinh vật Không để rau ở nơi bị ảnh hưởng bởi động vât, côn trùng, chim hay phân của chúng.

Không chạm vào rau khi tay bẩn. Nên rửa sạch tay sau khi đi vệ sinh hay sau khi làm các công việc khác.

Không chạm vào rau khi điều kiện sức khỏe không tốt, ví dụ, tiêu chảy, nôn trớ hay sốt.

Không sử dụng các dụng cụ bẩn, như bao bì, hay bạt bẩn. Nên sử dụng các dụng cụ sạch.

Quản lý chất lượng/ truy xuất nguồn gốc

Không nhận rau khi rau không đạt yêu cầu chất lượng đã thống nhất với nông dân.

Không mang rau mạnh tay, nên nhẹ nhàng để tránh rau bị rách, gấp lá, gẫy hay va đập.

Không để rau dưới nhiệt độ cao, nên để rau trong nơi mát mẻ, ví dụ, dưới bóng râm hay dưới mái che.

Không để lẫn rau được thu hoạch trên ruộng với rau được thu hoạch trên các ruộng khác, nên dán thông tin lên rau đã thu hoạch, ví dụ, nhãn mác.

Page 174: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

TÀI L

IỆU

ĐÍN

H K

ÈM

174

(4) Điểm sơ chế

Nguy cơ lây nhiễm

Các điều kiện đã thống nhất tại lần kiểm tra đầu tiên

Kết quả giám sát

Nước bẩn Không rửa rau bằng nước bẩn ví dụ, nước từ ao hồ, vũng nước, nước chưa được phân tích. Nên sử dụng nước đạt tiêu chuẩn quốc gia.

Không để rau dính vào nước bẩn, ví dụ, nước đã dùng để rửa rau hoặc nước mưa.

Không để nước đã sử dụng trên sàn, nên tiêu thoát hết nước thải.

Đất Không để rau trực tiếp lên sàn khu vực sơ chế, sử dụng tấm lót hay thùng/ hộp để đựng sản phẩm.

Không sơ chế rau ngoài cánh đồng, nên sơ chế trong điều kiện kín, ví dụ, sơ chế trong phòng để tránh rau tiếp xúc với đất cát.

Rác thải Để rau tránh xa khu vực rác thải, bao gồm bao bì hóa chất nông ng-hiệp và phân bón, phân ủ.

Không để rác thải vương vãi trên sàn, ví dụ lá hay củ bị loại bỏ, nên bỏ hết vào thùng rác.

Không bỏ rác thải ngoài ruộng, nên đóng gói và bỏ vào một nơi tách biệt khỏi điểm sơ chế.

Page 175: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

175

Sổ tay hướng dẫn H

ệ thống Quản lý Sản xuất nhằm

Đẩy m

ạnh Áp dụng G

AP

Nguy cơ lây nhiễm

Các điều kiện đã thống nhất tại lần kiểm tra đầu tiên

Kết quả giám sát

Hóa chất nông nghiệp

Không sử dụng bao bì phân bón hay tấm lót bẩn để đựng rau, nên sử dụng bao bì sạch, tấm lót hay thùng/ hộp sạch.

Không sơ chế rau gần dụng cụ tẩy rửa và các dụng cụ khác dùng để rửa dụng cụ sơ chế.

Không sử dụng hóa chất nông ng-hiệp chưa được đăng kí để xử lý sau thu hoạch.

Khu vực sơ chế nên tách biệt khu vực để thuốc bảo vệ thực vật, phân bón và các hóa chất nông nghiệp khác

Không sử dụng vật liệu độc hại để đóng gói, dán nhãn và buộc sản phẩm.

Vi sinh vật Không sơ chế rau tại khu vực bị ảnh hưởng bởi động vật, côn trùng, chim hay phân của chúng.

Không chạm vào rau khi tay bẩn, nên rửa tay sau khi đi vệ sinh hay sau khi làm các công việc khác.

Không chạm vào rau khi điều kiện sức khỏe không tốt, ví dụ, tiêu chảy, nôn trớ hay sốt.

Không sử dụng dụng cụ bẩn, như dao, bao bì đóng gói, tấm lót bẩn; nên sử dụng dụng cụ sạch.

Page 176: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

TÀI L

IỆU

ĐÍN

H K

ÈM

176

Nguy cơ lây nhiễm

Các điều kiện đã thống nhất tại lần kiểm tra đầu tiên

Kết quả giám sát

Quản lý chất lượng/truy xuất nguồn gốc

Không mạnh tay khi sơ chế rau; nên nhẹ nhàng để tránh bị rách, gấp lá, gãy hay dập nát.

Không nén rau mạnh tay khi đóng gói, không buộc rau chặt.

Không sơ chế rau dưới điều kiện nhiệt độ cao; nên sơ chế trong nơi mát mẻ.

Không để lẫn rau thu hoạch tại ruộng với rau được thu hoạch tại các ruộng khác, nên dán thông tin như nhãn mác.

Không nên xây “hệ thống sơ chế hai chiều”, nên xây “hệ thống sơ chế một chiều” để tránh việc lây nhiễm chéo.

Không ăn, uống, hút thuốc, khạc nhổ tại khu vực sản xuất; không đeo đồ trang sức, đồng hồ và các đồ khác khi sơ chế rau.

Sản phẩm được dán nhãn, hoặc được đóng gói với đầy đủ thông tin về nhà sản xuất và thông tin liên hệ.

Page 177: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

177

Sổ tay hướng dẫn H

ệ thống Quản lý Sản xuất nhằm

Đẩy m

ạnh Áp dụng G

AP

(5) Điểm bảo quản

Nguy cơ lây nhiễm

Các điều kiện đã thống nhất tại lần kiểm tra thứ nhất

Kết quả giám sát

Nước bẩn Không để rau tại nơi bị hắt nước mưa hay dưới điều kiện độ ẩm cao.

Đất Không để rau trực tiếp lên sàn, sử dụng tấm lót hoặc thùng/ hộp để đựng rau.

Không để rau ở ngoài trời; nên để rau trong điều kiện đóng, ví dụ như trong phòng, trên xe tải hay dùng tấm che phủ để tránh rau bị tiếp xúc với đất.

Rác thải Để rau xa khu vực rác thải, bao gồm vỏ hóa chất nông nghiệp, phân bón và phân ủ.

Hóa chất Không sử dụng bao bì phân bón hay tấm lót bẩn để lót sản phẩm, nên sử dụng bao bì sạch, tấm lót hay thùng/ hộp sạch.

Không để lẫn rau với các vật liệu khác như phân bón, hóa chất nông nghiệp và các dụng cụ vệ sinh.

Vi sinh vật Không để rau ở khu vực bị ảnh hưởng bởi động vật, côn trùng, chim hay phân của chúng.

Không chạm vào rau khi tay bẩn, nên rửa tay sau khi đi vệ sinh hay sau khi làm các công việc khác.

Không chạm vào rau khi điều kiện sức khỏe không tốt, ví dụ, tiêu chảy, nôn trớ hay sốt.

Page 178: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

TÀI L

IỆU

ĐÍN

H K

ÈM

178

Nguy cơ lây nhiễm

Các điều kiện đã thống nhất tại lần kiểm tra thứ nhất

Kết quả giám sát

Quản lý chất lượng/ truy xuất nguồn gốc

Không nên mạnh tay, chỉ nhẹ nhàng để tránh rau bị rách lá, gập lá, dập gãy.

Không nên chất rau thành đống để tránh trường hợp rau bị dập do đè nén nếu vật liệu đóng gói mềm, hoặc để trong vật liệu cứng như hộp/ thùng plastic.

Không để rau dưới nhiệt độ cao, nên để trong khu vực mát mẻ như bóng râm hay dưới mái che.

Không để lẫn rau được thu hoạch với rau của các ruộng khác, nên dán thông tin, ví dụ nhãn mác.

Không ăn, uống, hút thuốc, khạc nhổ trong khu vực bảo quản; không đeo đồ trang sức, đồng hồ và các đồ vật khác khi bảo quản sản phẩm.

Page 179: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

179

Sổ tay hướng dẫn H

ệ thống Quản lý Sản xuất nhằm

Đẩy m

ạnh Áp dụng G

AP

TÀI LIỆU ĐÍNH KÈM 4.5

TẬP HUẤN TOT BỔ SUNG VỀ CHIA SẺ KINH NGHIỆM ÁP DỤNG GAP CƠ BẢN TRONG SẢN XUẤT, SƠ CHẾ ĐÓNG GÓI RAU AN TOÀN

1. Hội thảo - Tập huấn TOT về về Chia sẻ kinh nghiệm áp dụng GAP cơ

bản trong sản xuất, sơ chế đóng giói rau an toàn sẽ được Nhóm Dự án JICA

tổ chức thực hiện cùng với sự hỗ trợ của PPMU

2. Thời gian: dự kiến: 01 ngày, trong tháng 8/2018.

3. Giảng viên GAP Việt Nam, chuyên gia kĩ thuật với sự hỗ trợ của Nhóm

Dự án JICA

4. Dự kiến chương trình Hội thảo tập huấn TOT về GAP cơ bản trong sản

xuất, sơ chế đóng giói rau an toàn

Page 180: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

TÀI L

IỆU

ĐÍN

H K

ÈM

180

Thời gian Nội dung Thực hiện

8.00 – 08.15 Đăng ký học viên Ban tổ chức

08.15 - 08.30 Khai mạc: Giới thiệu mục đích, nội dung, chương trình khóa tập huấn

PPMU, Nhóm Dự án JICA

08.30 - 09.30 Kinh nghiệm Dự án Jica triển khai mô hình thí điểm sản xuất rau an toàn áp dụng GAP

Ông Nguyễn Văn Doăng – Chuyên gia cao cấp sản xuất rau

09.30 - 10.00 Áp dụng thực hành tốt trong khâu Thu hoạch, Đóng gói, Bốc xếp và Bảo quản rau tươi

Ông Nguyễn Văn Doăng – Chuyên gia cao cấp sản xuất rau

10.00 -10.15 Giải lao

10.15 -11.15 Chia sẻ kinh nghiệm thành công trong Hướng dẫn, giám sát sử dụng Thuốc BVTV, phân bón và ghi chép nhật ký sản xuất

Ông Ngô Văn Thọ – Chuyên gia sản xuất rau

11.15-12.00 Trao đổi về tổ chức sản xuất rau an toàn , kinh doanh, bán rau thông qua HTX/ công ty; kinh nghiệm giám sát sử dụng thuốc BVTV, phân bón của hộ dân, hướng dẫn, kiểm tra ghi chép nhật ký đồng ruộng

Học viên/ Đại diện Nhóm mục tiêu

12.00 – 13.30 Nghỉ trưa

13.30 – 14.30 Giới thiệu một số biện pháp kỹ thuật canh tác tiên tiến và vật liệu mới áp dụng để nâng cao chất lượng và an toàn sản phẩm rau

Ông Đào Phú Lợi – Chuyên gia sản xuất rau

Page 181: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

181

Sổ tay hướng dẫn H

ệ thống Quản lý Sản xuất nhằm

Đẩy m

ạnh Áp dụng G

AP

14.30 – 15.00 Thảo luận Học viên/ Giảng viên

15.00 – 16.00 Các Nhóm mục tiêu trình bày chia sẽ kinh nghiệm và kế hoạch hành động về sản xuất, sơ chế, đóng gói rau an toàn và bán hàng tập trung

Đại diện Nhóm mục tiêu

16.00 – 16.15 Giới thiệu Kế hoạch triển khai hoạt động tại mô hình thí điểm trong năm thứ hai

Nhóm Dự án JICA

16.15 – 16.30 Đánh giá kết quả đào tạo và Bế mạc khóa tập huấn

Học viên/ Giảng viên

Để biết thông tin chi tiết về tài liệu thuyết trình, vui lòng truy cập website sau đây:

http://khuyennongvn.gov.vn/thu-vien-khuyen-nong/thu-vien-sach-kn_t244c28

Page 182: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

TÀI L

IỆU

ĐÍN

H K

ÈM

182

TÀI LIỆU ĐÍNH KÈM 5.1

DANH SÁCH THÀNH VIÊN BAN QUẢN LÝ VÀ NÔNG DÂN THÀNH VIÊN

DANH SÁCH THÀNH VIÊN BAN QUẢN LÝ

Tỉnh        

Huyện 

Xã        

Tên Hợp tác xã

         

Vị trí Tên Giới tính Số ĐT Email

         

         

         

         

         

         

         

         

Page 183: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

183

Sổ tay hướng dẫn H

ệ thống Quản lý Sản xuất nhằm

Đẩy m

ạnh Áp dụng G

AP

DANH SÁCH NÔNG DÂN THÀNH VIÊN

Tên đơn vị: Tỉnh:

TT Nông dân Giới tính Diện tích (m2)

Loại rau Cây trồng

mục tiêuNam Nữ

Nhóm 1

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Nhóm 2

13

14

15

16

17

18

19

20

Page 184: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

TÀI L

IỆU

ĐÍN

H K

ÈM

184

21

22

23

24

Nhóm 3

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

Tổng

Page 185: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

185

Sổ tay hướng dẫn H

ệ thống Quản lý Sản xuất nhằm

Đẩy m

ạnh Áp dụng G

AP

TÀI LIỆU ĐÍNH KÈM 5.2

QUY ĐỊNH NHÓM ĐỐI VỚI CÁC NHÓM MỤC TIÊU (BẢN DỰ THẢO)

Nhóm Dự án JICA đề xuất mỗi dự án mục tiêu xác định Quy định nhóm

như sau. Đối với nhóm mục tiêu không đáp ứng các điều kiện dưới đây,

PPMU và nhóm Dự án JICA sẽ đề xuất kế hoạch cải thiện nâng cấp. Nếu

nhóm mục tiếp vẫn không cải thiện được tình hình, nhóm đó sẽ bị loại bỏ

khỏi dự án.

1. QUY ĐỊNH VỀ BÁN HÀN TẬP TRUNG

1.1. Nông dân thành viên sẽ bán ít nhất 20% cây trồng trong tổng sản lượng

sản xuất cho nhóm mục tiêu (nghĩa vụ)

1.2. Nhóm mục tiêu sẽ đồng ý với nông dân thành viên ít nhất một trong

hai điều kiện, để cân nhắc về lợi ích của nông dân (nghĩa vụ)

1) Mua cây trồng với giá cao hơn giá thị trường

2) Mua cây trồng với giá cố định trong thời gian dài, ví dụ, hơn 1 tháng

1.3. Nông dân không được trộn cây trồng thu hoạch từ ruộng đã đăng kí với

cây trồng thu hoạch từ ruộng không được đăng kí (nghĩa vụ)

2. QUY ĐỊNH CỦA THÀNH VIÊN BAN QUẢN LÝ

2.1. Nhóm mục tiêu sẽ phân bổ Trưởng nhóm, quản lý bán hàng, quản lý

hậu cần, quản lý sản xuất, giám sát nội bộ và Thư kí/ Kế toán (nghĩa vụ)

2.2. Trưởng nhóm hoặc quản lý bán hàng nên có kinh nghiệm về kinh

doanh (khuyến nghị)

(Lưu ý: Kinh nghiệm về kinh doanh là kinh nghiệm giao dịch (mua và

bán) sản phẩm ngoại trừ sản phẩm nông nghiệp riêng)

2.3. Giám sát nội bộ là người tốt nghiệp đại học (khuyến nghị)

Page 186: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

TÀI L

IỆU

ĐÍN

H K

ÈM

186

2.4. Khi không có người đủ trình độ, nhóm mục tiêu sẽ thuê ngoài

(khuyến nghị)

3. QUY ĐỊNH VỀ VIỆC SỬ DỤNG HÓA CHẤT NÔNG NGHIỆP

3.1. Nhóm mục tiêu sẽ giữ danh sách các hóa chất nông nghiệp được

khuyến cáo cho sản xuất cây trồng an toàn (nghĩa vụ)

3.2. Nhóm mục tiêu sẽ thực hiện mua chung các hóa chất nông nghiệp

được khuyến cáo cho các nông dân thành viên (khuyến nghị)

3.3. Nhóm mục tiêu sẽ phân phối danh sách các hóa chất nông nghiệp

được khuyến cáo cho các nông dân thành viên và làm sáng rõ những

hóa chất này (nghĩa vụ)

3.4. Nhóm mục tiêu sẽ đề xuất các nông dân thành viên chỉ sử dụng các

hóa chất nông nghiệp có trong danh sách các hóa chất nông nghiệp

được khuyến cáo và không sử dụng những hóa chất nông nghiệp khác

(nghĩa vụ)

4. QUY ĐỊNH VỀ THỰC HIỆN GAP

4.1. Nông dân thành viên sẽ tuân theo sự kiểm soát quy trình sản xuất

theo GAP (GAP cơ bản/ VietGAP) (nghĩa vụ)

4.2. Nông dân thành viên sẽ ghi chép nhật kí canh tác theo GAP, và nộp

ghi chép đó khi có yêu cầu (nghĩa vụ)

4.3. Các nông dân thành viên sẽ không ghi chép thông tin sai lệch

(nghĩa vụ)

5. QUY ĐỊNH VỀ XỬ PHẠT

5.1. Nhóm mục tiêu sẽ xử phạt nông dân thành viên khi họ không tuân

thủ theo các quy định sau đây (nghĩa vụ)

5.1.1. Khi nông dân dùng hóa chất nông nghiệp không được khuyến cáo

sử dụng

Page 187: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

187

Sổ tay hướng dẫn H

ệ thống Quản lý Sản xuất nhằm

Đẩy m

ạnh Áp dụng G

AP

5.1.2. Khi nông dân không ghi chép nhật kí (cảnh cáo bằng miệng đối với

việc mắc lỗi ghi chép)

5.1.3. Khi nông dân ghi chép thông tin sai lệch

5.1.4. Khi nông dân giao cây trồng từ thửa ruộng không được đăng kí

5.1.5. Khi hóa chất nông nghiệp bị phát hiện có trong cây trồng thông qua

việc phân tích dư lượng hóa chất nông nghiệp

5.1.6. Khi nông dân không thực hiện bán hàng tập trung theo sản lượng đã

được đưa ra (hơn 20% tổng sản lượng sản xuất)

5.2. Việc xử phạt theo quy định sau đây (khuyến nghị)

5.2.1. Đối với lần đầu: Hướng dẫn cách khắc phục thông qua cảnh cáo

bằng miệng

5.2.2. Đối với lần thứ hai: Dừng việc giao hàng cho nhóm mục tiêu (trong

vòng 2 tháng), và nộp phạt (hơn 50.000 VND). Sau 2 tháng, nhóm

mục tiêu sẽ đánh giá tình hình thực tế của nông dân và chấp thuận

việc tái giao hàng khi tình hình của nông dân trở nên phù hợp.

5.2.3. Đối với lần thứ ba và các lần sau đó: Dừng việc giao hàng cho nhóm

mục tiêu (trong vòng 6 tháng), và nộp phạt (hơn 100.000 VND).

Page 188: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

TÀI L

IỆU

ĐÍN

H K

ÈM

188

TÀI LIỆU ĐÍNH KÈM 6.1

KẾ HOẠCH SẢN XUẤT

Thời gian Tháng 12/2017

Tháng 1/2018 Tháng 2/2018 Tháng 3/2018

Tổng

Bắp cải 0 15.300 0 8.400 23.700

Su hào 0 4.600 20.040 7.800 32.440

TT Nông dân Mã số hộ Tên cây trồng

Diện tích (ha)

Ngày trồng (Dự kiến)

Dự kiến thời gian bắt đầu

thu hoạch

Dự kiến sản lượng

Dự kiến sản lượng theo tháng

Tháng 12/2017

Tháng 1/2018

Tháng 2/2018

Tháng 3/2018

1Bắp cải 360 5/1/18 31/3/18 1,800 1,800

Su hào 520 26/11/17 25/1/18 1,300 1,300

2Su hào 1,080 25/12/17 23/2/18 2,700 2,700

Su hào 720 25/12/17 23/2/18 1,800 1,800

3 Su hào 1,680 10/1/18 11/3/18 4,200 4,200

4 Su hào 1,080 3/1/18 4/3/18 2,700 2,700

5 Su hào 1,368 30/12/17 28/2/18 3,420 3,420

6 Su hào 600 30/12/17 28/2/18 1,500 1,500

7Su hào 540 20/12/17 18/2/18 1,350 1,350

Bắp cải 1,080 22/10/17 15/1/18 5,400 5,400

8 Bắp cải 720 20/12/17 15/3/18 3,600 3,600

9

Bắp cải 360 22/10/17 15/1/18 1,800 1,800

Su hào 720 13/11/17 12/1/18 1,800 1,800

Su hào 600 13/11/17 12/1/18 1,500 1,500

10Su hào 480 25/12/17 13/2/18 1,200 1,200

Bắp cải 600 30/12/17 25/3/18 3,000 3,000

11 Su hào 720 15/12/17 13/2/18 1,800 1,800

12

Su hào 528 10/12/17 8/2/18 1,320 1,320

Bắp cải 540 22/10/17 15/1/18 2,700 2,700

Su hào 900 25/12/17 23/2/18 2,250 2,250

13 Su hào 1,080 8/12/17 6/2/18 2,700 2,700

14 Su hào 360 20/1/18 21/3/18 900 900

15 Bắp cải 1,080 18/10/17 8/1/18 5,400 5,400

Người lập bảng ngày tháng năm 2018 Ban lãnh đạo HTX

Page 189: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

189

Sổ tay hướng dẫn H

ệ thống Quản lý Sản xuất nhằm

Đẩy m

ạnh Áp dụng G

AP

Thời gian Tháng 12/2017

Tháng 1/2018 Tháng 2/2018 Tháng 3/2018

Tổng

Bắp cải 0 15.300 0 8.400 23.700

Su hào 0 4.600 20.040 7.800 32.440

TT Nông dân Mã số hộ Tên cây trồng

Diện tích (ha)

Ngày trồng (Dự kiến)

Dự kiến thời gian bắt đầu

thu hoạch

Dự kiến sản lượng

Dự kiến sản lượng theo tháng

Tháng 12/2017

Tháng 1/2018

Tháng 2/2018

Tháng 3/2018

1Bắp cải 360 5/1/18 31/3/18 1,800 1,800

Su hào 520 26/11/17 25/1/18 1,300 1,300

2Su hào 1,080 25/12/17 23/2/18 2,700 2,700

Su hào 720 25/12/17 23/2/18 1,800 1,800

3 Su hào 1,680 10/1/18 11/3/18 4,200 4,200

4 Su hào 1,080 3/1/18 4/3/18 2,700 2,700

5 Su hào 1,368 30/12/17 28/2/18 3,420 3,420

6 Su hào 600 30/12/17 28/2/18 1,500 1,500

7Su hào 540 20/12/17 18/2/18 1,350 1,350

Bắp cải 1,080 22/10/17 15/1/18 5,400 5,400

8 Bắp cải 720 20/12/17 15/3/18 3,600 3,600

9

Bắp cải 360 22/10/17 15/1/18 1,800 1,800

Su hào 720 13/11/17 12/1/18 1,800 1,800

Su hào 600 13/11/17 12/1/18 1,500 1,500

10Su hào 480 25/12/17 13/2/18 1,200 1,200

Bắp cải 600 30/12/17 25/3/18 3,000 3,000

11 Su hào 720 15/12/17 13/2/18 1,800 1,800

12

Su hào 528 10/12/17 8/2/18 1,320 1,320

Bắp cải 540 22/10/17 15/1/18 2,700 2,700

Su hào 900 25/12/17 23/2/18 2,250 2,250

13 Su hào 1,080 8/12/17 6/2/18 2,700 2,700

14 Su hào 360 20/1/18 21/3/18 900 900

15 Bắp cải 1,080 18/10/17 8/1/18 5,400 5,400

Người lập bảng ngày tháng năm 2018 Ban lãnh đạo HTX

Page 190: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

TÀI L

IỆU

ĐÍN

H K

ÈM

190

TÀI LIỆU ĐÍNH KÈM 7.1

BIỂU MẪU GIÁM SÁT VIỆC GHI CHÉP CỦA NÔNG DÂN

TTTên nông

dânMÃ LÔ

DT (Sào)

Ngày xuống giống

Tiến độ kiểm tra ghi chép nhật kí canh tác

Kiểm tra lần đầu Kiểm tra lần 2 Kiểm tra lần 3

Đúng Chưa đúng Nhận xét ĐúngChưa đúng

Nhận xét ĐúngChưa đúng

Nhận xét

I. Rau ăn lá

1 1 1,5 01/11/2017 x Đúng x Đúng

2 7 2 20/10/2017 x Đúng x Đúng

3 12 2 30/10/2017 xChưa ghi ngày xuống giống,

ngày trồngx Đúng

4 14 1,7 02/11/2017 xChưa ghi ngày xuống giống,

ngày trồngx Đúng

5 16 1,2 02/11/2017 xSai đối tượng

mục tiêux

Sai đối tượng mục tiêu

6 18 1 01/11/2017 xSai tên thuốc BVTV và ngày xuống giống

xSai tên thuốc BVTV và ngày xuống giống

7 21 2 28/10/2017 xSai tên thuốc BVTV và ngày xuống giống

xSai tên thuốc BVTV và ngày xuống giống

8 24 2 01/11/2017 xChưa ghi diện tích

xChưa ghi diện

tích

9 30 4 05/11/2017 xChưa ghi ngày

xuống giốngx

Chưa ghi ngày xuống

giống

10 31 3 06/11/2017 xSai tên thuốc BVTV và ngày xuống giống

xSai tên thuốc BVTV và ngày xuống giống

Tổng 2 8 4 6 0 0

Page 191: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

191

Sổ tay hướng dẫn H

ệ thống Quản lý Sản xuất nhằm

Đẩy m

ạnh Áp dụng G

AP

TÀI LIỆU ĐÍNH KÈM 7.1

BIỂU MẪU GIÁM SÁT VIỆC GHI CHÉP CỦA NÔNG DÂN

TTTên nông

dânMÃ LÔ

DT (Sào)

Ngày xuống giống

Tiến độ kiểm tra ghi chép nhật kí canh tác

Kiểm tra lần đầu Kiểm tra lần 2 Kiểm tra lần 3

Đúng Chưa đúng Nhận xét ĐúngChưa đúng

Nhận xét ĐúngChưa đúng

Nhận xét

I. Rau ăn lá

1 1 1,5 01/11/2017 x Đúng x Đúng

2 7 2 20/10/2017 x Đúng x Đúng

3 12 2 30/10/2017 xChưa ghi ngày xuống giống,

ngày trồngx Đúng

4 14 1,7 02/11/2017 xChưa ghi ngày xuống giống,

ngày trồngx Đúng

5 16 1,2 02/11/2017 xSai đối tượng

mục tiêux

Sai đối tượng mục tiêu

6 18 1 01/11/2017 xSai tên thuốc BVTV và ngày xuống giống

xSai tên thuốc BVTV và ngày xuống giống

7 21 2 28/10/2017 xSai tên thuốc BVTV và ngày xuống giống

xSai tên thuốc BVTV và ngày xuống giống

8 24 2 01/11/2017 xChưa ghi diện tích

xChưa ghi diện

tích

9 30 4 05/11/2017 xChưa ghi ngày

xuống giốngx

Chưa ghi ngày xuống

giống

10 31 3 06/11/2017 xSai tên thuốc BVTV và ngày xuống giống

xSai tên thuốc BVTV và ngày xuống giống

Tổng 2 8 4 6 0 0

Page 192: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

TÀI L

IỆU

ĐÍN

H K

ÈM

192

II. Kế hoạch trồng bắp cải

1 6 2,5 12/09/2017 xThiếu tên cây

trồng và ngày dự kiến thu hoạch

x

Thiếu tên cây trồng và ngày

dự kiến thu hoạch

2 11 2,5 20/10/2017 xChưa ghi ngày

dự kiến thu hoạch

x Đúng

3 13 2 30/09/2017 xChưa ghi ngày

xuống giốngx Đúng

4 17 3 08/10/2017 x

2 loại cây trồng được ghi chép

vào cùng 1 quyển; mắc lỗi

ghi tên cây trồng

x Đúng

5 18 1 24/10/2017 xThiếu tên cây

trồngx Đúng

6 28 2 22/09/2017 x Đúng x Đúng

7 30 6 20/10/2017 x Đúng x Đúng

8 31 4 09/10/2017 x Đúng x Đúng

9 35 1,5 20/10/2017 x Đúng x Đúng

10 40 2,5 01/10/2017 x Đúng x Đúng

Tổng 5 5 9 1 0 0

TTTên nông

dânMÃ LÔ

DT (Sào)

Ngày xuống giống

Tiến độ kiểm tra ghi chép nhật kí canh tác

Kiểm tra lần đầu Kiểm tra lần 2 Kiểm tra lần 3

Đúng Chưa đúng Nhận xét ĐúngChưa đúng

Nhận xét ĐúngChưa đúng

Nhận xét

Page 193: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

193

Sổ tay hướng dẫn H

ệ thống Quản lý Sản xuất nhằm

Đẩy m

ạnh Áp dụng G

AP

II. Kế hoạch trồng bắp cải

1 6 2,5 12/09/2017 xThiếu tên cây

trồng và ngày dự kiến thu hoạch

x

Thiếu tên cây trồng và ngày

dự kiến thu hoạch

2 11 2,5 20/10/2017 xChưa ghi ngày

dự kiến thu hoạch

x Đúng

3 13 2 30/09/2017 xChưa ghi ngày

xuống giốngx Đúng

4 17 3 08/10/2017 x

2 loại cây trồng được ghi chép

vào cùng 1 quyển; mắc lỗi

ghi tên cây trồng

x Đúng

5 18 1 24/10/2017 xThiếu tên cây

trồngx Đúng

6 28 2 22/09/2017 x Đúng x Đúng

7 30 6 20/10/2017 x Đúng x Đúng

8 31 4 09/10/2017 x Đúng x Đúng

9 35 1,5 20/10/2017 x Đúng x Đúng

10 40 2,5 01/10/2017 x Đúng x Đúng

Tổng 5 5 9 1 0 0

TTTên nông

dânMÃ LÔ

DT (Sào)

Ngày xuống giống

Tiến độ kiểm tra ghi chép nhật kí canh tác

Kiểm tra lần đầu Kiểm tra lần 2 Kiểm tra lần 3

Đúng Chưa đúng Nhận xét ĐúngChưa đúng

Nhận xét ĐúngChưa đúng

Nhận xét

Page 194: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

TÀI L

IỆU

ĐÍN

H K

ÈM

194

TÀI LIỆU ĐÍNH KÈM 7.2

DANH MỤC KIỂM TRA GIÁM SÁT NỘI BỘ

Theo yêu cầu của GAP cơ bản, việc kiểm tra giám sát nội bộ được tiến

hành ở mỗi tổ hợp tác sản xuất, trang trại, HTX áp dụng sản xuất theo GAP

cơ bản ít nhất 1 năm 1 lần. Hoạt động giám sát nội bộ thường được thực

hiện bởi một đội trong HTX/ nhóm sản xuất rau an toàn. Đội này bao gồm

2-3 người tiến hành giám sát quá trình sản xuất rau an toàn theo GAP cơ

bản. Có hai cách giám sát: giám sát thường xuyên và giám sát ngẫu nhiên/

không thông báo trước.

Trước khi kiểm tra, đánh giá nội bộ thì đại diện HTX/ nhóm sản xuất

có trách nhiệm thông báo cho các bộ phận có liên quan, việc kiểm tra phải

được thực hiện theo Danh mục kiểm tra giám sát (theo Biểu mẫu 04 dưới

đây). Sau khi kiểm tra, đánh giá, cần phải lập Bảng tổng hợp kết quả kiểm

tra, đánh giá nội bộ theo Biểu mẫu 05 – Tóm tắt kết quả giám sát nội bộ và

lập báo cáo về những điểm không phù hợp và hành động khắc phục.

Mẫu danh mục kiểm tra giám sát nội bộ:

Page 195: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

195

Sổ tay hướng dẫn H

ệ thống Quản lý Sản xuất nhằm

Đẩy m

ạnh Áp dụng G

AP

Tên đơn vị kiểm tra CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BẢNG KIỂM TRA GIÁM SÁT NỘI BỘ

QUY TRÌNH SẢN XUẤT RAU THEO GAP CƠ BẢN

(Sử dụng cho đánh giá nội bộ trong sản xuất của hợp tác xã 1-2 lần/năm)

I. THÔNG TIN CHUNG:

1. Tên cơ sở:.........................................................................................................

2. Địa chỉ:.............................................................................................................

3. Mã số (nếu có):...............................................................................................

4. Loại rau, quả:..................................................................................................

5. Ngày kiểm tra:................................................................................................

6. Hình thức kiểm tra:.......................................................................................

7. Thành phần Đoàn kiểm tra:

1) ...........................................................................................................................

2) ..........................................................................................................................

3) ..........................................................................................................................

8. Đại diện cơ sở:

1) ...........................................................................................................................

2) ..........................................................................................................................

Page 196: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

TÀI L

IỆU

ĐÍN

H K

ÈM

196

II. CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ GIÁM SÁT:

TT Chỉ tiêu đánh giá Yêu cầu của VietGAP (mức độ)

Yêu cầu của GAP Cơ bản (mức độ)

Kết quả đánh giá Diễn giải sai lỗi

Đạt Không đạt

1 Vùng sản xuất có phù hợp với quy hoạch của Nhà nước và địa phương đối với loại cây trồng dự kiến sản xuất không?

A A

2 Ruộng sản xuất cây trồng (rau) đã được phân tích mẫu đất, nước chưa?

A A

3 Có đạt tiêu chuẩn an toàn về đất trồng, nước tưới và nước sơ chế không?

A A

4 Chỉ sử dụng các loại phân bón có trong Danh mục được phép kinh doanh tại Việt Nam phải không?

A A

5 Chỉ sử dụng các loại phân hữu cơ đã qua xử lý và có đầy đủ hồ sơ về chúng phải không?

A A

6 Ghi chép đầy đủ và lưu giữ hồ sơ việc mua, sử dụng phân bón, chất bổ sung cho đất?

A A

7 Chỉ sử dụng nguồn nước tưới và nước rửa sản phẩm đạt tiêu chuẩn hiện hành?

A A

8 Đã được tập huấn về hoá chất, thuốc BVTV và cách sử dụng chưa?

A A

9 Đã được tập huấn về biện pháp quản lý sâu bệnh tổng hợp (IPM, ICM) chưa?

B B

10 Có áp dụng biện pháp quản lý sâu bệnh tổng hợp (IPM, ICM) trong sản xuất không?

A A

11 Chỉ mua hoá chất, thuốc BVTV trong danh mục được phép sử dụng phải không?

B B

12 Thường xuyên mua phân bón, thuốc BVTV tại cửa hàng của HTX phải không?

A A

Page 197: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

197

Sổ tay hướng dẫn H

ệ thống Quản lý Sản xuất nhằm

Đẩy m

ạnh Áp dụng G

AP

II. CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ GIÁM SÁT:

TT Chỉ tiêu đánh giá Yêu cầu của VietGAP (mức độ)

Yêu cầu của GAP Cơ bản (mức độ)

Kết quả đánh giá Diễn giải sai lỗi

Đạt Không đạt

1 Vùng sản xuất có phù hợp với quy hoạch của Nhà nước và địa phương đối với loại cây trồng dự kiến sản xuất không?

A A

2 Ruộng sản xuất cây trồng (rau) đã được phân tích mẫu đất, nước chưa?

A A

3 Có đạt tiêu chuẩn an toàn về đất trồng, nước tưới và nước sơ chế không?

A A

4 Chỉ sử dụng các loại phân bón có trong Danh mục được phép kinh doanh tại Việt Nam phải không?

A A

5 Chỉ sử dụng các loại phân hữu cơ đã qua xử lý và có đầy đủ hồ sơ về chúng phải không?

A A

6 Ghi chép đầy đủ và lưu giữ hồ sơ việc mua, sử dụng phân bón, chất bổ sung cho đất?

A A

7 Chỉ sử dụng nguồn nước tưới và nước rửa sản phẩm đạt tiêu chuẩn hiện hành?

A A

8 Đã được tập huấn về hoá chất, thuốc BVTV và cách sử dụng chưa?

A A

9 Đã được tập huấn về biện pháp quản lý sâu bệnh tổng hợp (IPM, ICM) chưa?

B B

10 Có áp dụng biện pháp quản lý sâu bệnh tổng hợp (IPM, ICM) trong sản xuất không?

A A

11 Chỉ mua hoá chất, thuốc BVTV trong danh mục được phép sử dụng phải không?

B B

12 Thường xuyên mua phân bón, thuốc BVTV tại cửa hàng của HTX phải không?

A A

Page 198: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

TÀI L

IỆU

ĐÍN

H K

ÈM

198

TT Chỉ tiêu đánh giá Yêu cầu của VietGAP (mức độ)

Yêu cầu của GAP Cơ bản (mức độ)

Kết quả đánh giá Diễn giải sai lỗi

Đạt Không đạt

13 Chỉ mua hoá chất, thuốc BVTV, vật tư nông nghiệp từ cửa hàng được phép kinh doanh?

A A

14 Có làm theo hướng dẫn ghi trên bao bì khi sử dụng thuốc BVTV, hóa chất?

A A

15 Có ghi chép nhật ký và lưu giữ hồ sơ việc sử dụng thuốc BVTV và hoá chất không?

A A

16 Có cắm biển cảnh báo tại vùng sản xuất vừa mới phun thuốc BVTV không?

A A

17 Có thu gom vỏ bao bì đựng thuốc BVTV, hoá chất vào đúng nơi quy định không?

A A

18 Có thu gom và xử lý rác thải BVTV theo đúng quy định không?

A A

19 Có được cung cấp kiến thức về bảo hộ lao động, vệ sinh cá nhân không?

A A

20 Khu vực sơ chế, đóng gói sản phẩm có cách ly với kho, bãi chứa hoá chất không?

A A

21 Có sử dụng nguồn nước sạch (đạt tiêu chuẩn hiện hành) để rửa rau không?

A A

22 Dụng cụ thu hoạch, sơ chế, bảo quản sản phẩm có bảo đảm sạch sẽ, an toàn không?

B B

23 Có ghi chép đầy đủ nhật ký thu hoạch sản phẩm không?

A A

24 Có ghi chép nhật ký bán sản phẩm và lưu giữ hồ sơ khi xuất hàng không?

A A

25 Có cách ly, ngừng bán và thông báo cho người mua khi sản phẩm bị ô nhiễm?

A A

Page 199: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

199

Sổ tay hướng dẫn H

ệ thống Quản lý Sản xuất nhằm

Đẩy m

ạnh Áp dụng G

AP

TT Chỉ tiêu đánh giá Yêu cầu của VietGAP (mức độ)

Yêu cầu của GAP Cơ bản (mức độ)

Kết quả đánh giá Diễn giải sai lỗi

Đạt Không đạt

13 Chỉ mua hoá chất, thuốc BVTV, vật tư nông nghiệp từ cửa hàng được phép kinh doanh?

A A

14 Có làm theo hướng dẫn ghi trên bao bì khi sử dụng thuốc BVTV, hóa chất?

A A

15 Có ghi chép nhật ký và lưu giữ hồ sơ việc sử dụng thuốc BVTV và hoá chất không?

A A

16 Có cắm biển cảnh báo tại vùng sản xuất vừa mới phun thuốc BVTV không?

A A

17 Có thu gom vỏ bao bì đựng thuốc BVTV, hoá chất vào đúng nơi quy định không?

A A

18 Có thu gom và xử lý rác thải BVTV theo đúng quy định không?

A A

19 Có được cung cấp kiến thức về bảo hộ lao động, vệ sinh cá nhân không?

A A

20 Khu vực sơ chế, đóng gói sản phẩm có cách ly với kho, bãi chứa hoá chất không?

A A

21 Có sử dụng nguồn nước sạch (đạt tiêu chuẩn hiện hành) để rửa rau không?

A A

22 Dụng cụ thu hoạch, sơ chế, bảo quản sản phẩm có bảo đảm sạch sẽ, an toàn không?

B B

23 Có ghi chép đầy đủ nhật ký thu hoạch sản phẩm không?

A A

24 Có ghi chép nhật ký bán sản phẩm và lưu giữ hồ sơ khi xuất hàng không?

A A

25 Có cách ly, ngừng bán và thông báo cho người mua khi sản phẩm bị ô nhiễm?

A A

Page 200: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

TÀI L

IỆU

ĐÍN

H K

ÈM

200

TT Chỉ tiêu đánh giá Yêu cầu của VietGAP (mức độ)

Yêu cầu của GAP Cơ bản (mức độ)

Kết quả đánh giá Diễn giải sai lỗi

Đạt Không đạt

26 Có qua kiểm tra, đánh giá ít nhất một lần trong vụ/ năm sản xuất không?

A A

Ghi chú: A là mức độ bắt buộc phải thực hiện; B là mức độ khuyến khích thực hiện; Tùy vào yêu cầu, điều kiện cụ thể để thành lập Tổ kiểm tra, đánh giá (thành phần Tổ kiểm tra gồm đại diện của các bên: quản lý, kỹ

thuật, người sản xuất, cán bộ HTX hoặc địa phương)

III. KẾT LUẬN CỦA ĐOÀN KIỂM TRA:.....................................................................................................................................................................................................................................................

...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

IV. NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ CỦA ĐOÀN KIỂM TRA:......................................................................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

V. Ý KIẾN CỦA ĐẠI DIỆN CƠ SỞ SẢN XUẤT:..........................................................................................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

.........,Ngày.........,tháng.........,năm .........,Ngày.........,tháng.........,năm

ĐẠI DIỆN NÔNG HỘ/TRANG TRẠI ĐẠI DIỆN ĐOÀN ĐÁNH GIÁ

(Ký) (Ký và đóng dấu)

Page 201: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

201

Sổ tay hướng dẫn H

ệ thống Quản lý Sản xuất nhằm

Đẩy m

ạnh Áp dụng G

AP

TT Chỉ tiêu đánh giá Yêu cầu của VietGAP (mức độ)

Yêu cầu của GAP Cơ bản (mức độ)

Kết quả đánh giá Diễn giải sai lỗi

Đạt Không đạt

26 Có qua kiểm tra, đánh giá ít nhất một lần trong vụ/ năm sản xuất không?

A A

Ghi chú: A là mức độ bắt buộc phải thực hiện; B là mức độ khuyến khích thực hiện; Tùy vào yêu cầu, điều kiện cụ thể để thành lập Tổ kiểm tra, đánh giá (thành phần Tổ kiểm tra gồm đại diện của các bên: quản lý, kỹ

thuật, người sản xuất, cán bộ HTX hoặc địa phương)

III. KẾT LUẬN CỦA ĐOÀN KIỂM TRA:.....................................................................................................................................................................................................................................................

...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

IV. NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ CỦA ĐOÀN KIỂM TRA:......................................................................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

V. Ý KIẾN CỦA ĐẠI DIỆN CƠ SỞ SẢN XUẤT:..........................................................................................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

.........,Ngày.........,tháng.........,năm .........,Ngày.........,tháng.........,năm

ĐẠI DIỆN NÔNG HỘ/TRANG TRẠI ĐẠI DIỆN ĐOÀN ĐÁNH GIÁ

(Ký) (Ký và đóng dấu)

Page 202: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

TÀI L

IỆU

ĐÍN

H K

ÈM

202

TÀI LIỆU ĐÍNH KÈM 7.3

THAM KHẢO HƯỚNG DẪN VỀ GIÁM SÁT NỘI BỘ SẢN XUẤT RAU ÁP DỤNG GAP CƠ BẢN

TT Tiêu chíMức

độYêu cầu Phương pháp đánh giá Tham khảo

1 Vùng sản xuất có phù hợp với quy hoạch của Nhà nước và địa phương đối với loại cây trồng dự kiến sản xuất không?

A Vùng sản xuất phù hợp với quy hoạch của Nhà nước và địa phương.

Ví dụ) Trường hợp không phù hợp

- Vị trí không tách biệt khỏi khu công nghiệp, các dòng sông bị ô nhiễm, và các nguy cơ gây ô nhiễm khác.

- Rà soát các tài liệu (bản đồ sử dụng đất và/ hoặc Giấy chứng nhận vùng sản xuất an toàn)

- Kiểm tra đánh giá thực địa vùng sản xuất

- Bản đồ sử dụng đất (cấp xã)

- Chứng nhận vùng đủ điều kiện sản xuất an toàn

2 Vùng sản xuất đã đạt yêu cầu về độ an toàn (chất lượng đất trồng, nguồn nước tưới cho sản xuất) theo quy định chưa?

A Thực hiện lấy mẫu đất và nước, kiểm tra tại phòng thí nghiệm để xác định hàm lượng kim loại nặng và dư lượng sinh vật.

Mối nguy về vật chất, vi sinh vật, hóa học trong đất trồng và nước tưới, nước rửa sẽ không được vượt quá mức dư lượng tối đa (Thông tư 49/2013/TT-BNNPTNT).

Ví dụ) Trường hợp không tuân thủ

- Không ghi chép về kết quả kiểm tra hàm lượng kim loại nặng và dư lượng sinh vật.

- Không có Chứng nhận vùng sản xuất an toàn.

- Rà soát Giấy chứng nhận vùng sản xuất an toàn và/ hoặc kết quả kiểm tra tại phòng thí nghiệm

- Rà soát ghi chép về hàm lượng kim loại nặng và kiểm tra dư lượng sinh vật và/ hoặc kết quả kiểm tra tại phòng thí nghiệm

- [MGT] Bảng 1 – Quản lý điều kiện sản xuất

- Giấy chứng nhận vùng đủ điều kiện sản xuất an toàn

- Thông tư 49/2013/TT-BNNPTNT ngày 19/11/2013

- Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia QCVN 03-MT/2015/ BTNMT

- Kết quả kiểm tra tại phòng thí nghiệm

3 Vùng sản xuất rau an toàn đã được phân tích, đánh giá các nguy cơ tiềm ẩn về hóa học, sinh vật, vật lý trong đất chưa?

A Không có nguy cơ tiềm ẩn về hóa học, vi sinh vật, hóa học trong vùng sản xuất rau an toàn.

Ví dụ) Trường hợp không tuân thủ

- Không có đánh giá về nguy cơ ô nhiễm tiềm ẩn.

- Không có hành động khắc phục để ngăn chặn, giảm thiểu các nguy cơ ô nhiễm về hóa học, vi sinh vật và vật lý trong thực phẩm.

- Rà soát các ghi chép canh tác để đánh giá nguy cơ tiềm ẩn về hóa học, vật lý và vi sinh vật

- [MGT] Bảng 1 – Quản lý điều kiện sản xuất

4 Chỉ sử dụng các loại phân bón có trong danh mục được phép kinh doanh tại Việt Nam phải không?

A Sử dụng phân bón hóa học nằm trong danh mục được phép kinh doanh tại Việt Nam.

Ví dụ) Trường hợp không tuân thủ

- Sử dụng phân bón hóa học và phụ gia/ chất bổ sung cho đất chưa được Nhà nước cho phép.

- Rà soát nhật kí sản xuất để kiểm tra tất cả các loại phân bón hóa học và chất bổ sung cho đất đã sử dụng tại cánh đồng

- [FARM] Bảng 1 – Nhật kí sản xuất – Thực hành tại ruộng

Page 203: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

203

Sổ tay hướng dẫn H

ệ thống Quản lý Sản xuất nhằm

Đẩy m

ạnh Áp dụng G

AP

TÀI LIỆU ĐÍNH KÈM 7.3

THAM KHẢO HƯỚNG DẪN VỀ GIÁM SÁT NỘI BỘ SẢN XUẤT RAU ÁP DỤNG GAP CƠ BẢN

TT Tiêu chíMức

độYêu cầu Phương pháp đánh giá Tham khảo

1 Vùng sản xuất có phù hợp với quy hoạch của Nhà nước và địa phương đối với loại cây trồng dự kiến sản xuất không?

A Vùng sản xuất phù hợp với quy hoạch của Nhà nước và địa phương.

Ví dụ) Trường hợp không phù hợp

- Vị trí không tách biệt khỏi khu công nghiệp, các dòng sông bị ô nhiễm, và các nguy cơ gây ô nhiễm khác.

- Rà soát các tài liệu (bản đồ sử dụng đất và/ hoặc Giấy chứng nhận vùng sản xuất an toàn)

- Kiểm tra đánh giá thực địa vùng sản xuất

- Bản đồ sử dụng đất (cấp xã)

- Chứng nhận vùng đủ điều kiện sản xuất an toàn

2 Vùng sản xuất đã đạt yêu cầu về độ an toàn (chất lượng đất trồng, nguồn nước tưới cho sản xuất) theo quy định chưa?

A Thực hiện lấy mẫu đất và nước, kiểm tra tại phòng thí nghiệm để xác định hàm lượng kim loại nặng và dư lượng sinh vật.

Mối nguy về vật chất, vi sinh vật, hóa học trong đất trồng và nước tưới, nước rửa sẽ không được vượt quá mức dư lượng tối đa (Thông tư 49/2013/TT-BNNPTNT).

Ví dụ) Trường hợp không tuân thủ

- Không ghi chép về kết quả kiểm tra hàm lượng kim loại nặng và dư lượng sinh vật.

- Không có Chứng nhận vùng sản xuất an toàn.

- Rà soát Giấy chứng nhận vùng sản xuất an toàn và/ hoặc kết quả kiểm tra tại phòng thí nghiệm

- Rà soát ghi chép về hàm lượng kim loại nặng và kiểm tra dư lượng sinh vật và/ hoặc kết quả kiểm tra tại phòng thí nghiệm

- [MGT] Bảng 1 – Quản lý điều kiện sản xuất

- Giấy chứng nhận vùng đủ điều kiện sản xuất an toàn

- Thông tư 49/2013/TT-BNNPTNT ngày 19/11/2013

- Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia QCVN 03-MT/2015/ BTNMT

- Kết quả kiểm tra tại phòng thí nghiệm

3 Vùng sản xuất rau an toàn đã được phân tích, đánh giá các nguy cơ tiềm ẩn về hóa học, sinh vật, vật lý trong đất chưa?

A Không có nguy cơ tiềm ẩn về hóa học, vi sinh vật, hóa học trong vùng sản xuất rau an toàn.

Ví dụ) Trường hợp không tuân thủ

- Không có đánh giá về nguy cơ ô nhiễm tiềm ẩn.

- Không có hành động khắc phục để ngăn chặn, giảm thiểu các nguy cơ ô nhiễm về hóa học, vi sinh vật và vật lý trong thực phẩm.

- Rà soát các ghi chép canh tác để đánh giá nguy cơ tiềm ẩn về hóa học, vật lý và vi sinh vật

- [MGT] Bảng 1 – Quản lý điều kiện sản xuất

4 Chỉ sử dụng các loại phân bón có trong danh mục được phép kinh doanh tại Việt Nam phải không?

A Sử dụng phân bón hóa học nằm trong danh mục được phép kinh doanh tại Việt Nam.

Ví dụ) Trường hợp không tuân thủ

- Sử dụng phân bón hóa học và phụ gia/ chất bổ sung cho đất chưa được Nhà nước cho phép.

- Rà soát nhật kí sản xuất để kiểm tra tất cả các loại phân bón hóa học và chất bổ sung cho đất đã sử dụng tại cánh đồng

- [FARM] Bảng 1 – Nhật kí sản xuất – Thực hành tại ruộng

Page 204: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

TÀI L

IỆU

ĐÍN

H K

ÈM

204

TT Tiêu chíMức

độYêu cầu Phương pháp đánh giá Tham khảo

5 Chỉ sử dụng các loại phân hữu cơ đã qua xử lý và có đầy đủ hồ sơ về chúng phải không?

A Chỉ sử dụng các loại phân hữu cơ đã qua xử lý và có đầy đủ hồ sơ về chúng.

Ví dụ) Trường hợp không tuân thủ

- Người lao động sử dụng phân tươi chưa lên men để bón.

- Người lao động sử dụng phân hữu cơ chưa được ủ hợp lý.

- Rà soát nhật kí sản xuất

- Trực tiếp đến vùng sản xuất để rà soát các loại phân hữu cơ và việc lưu trữ bảo quản các loại phân, đồng thời tiến hành phỏng vấn (nếu cần thiết)

- [FARM] Bảng 1 – Nhật kí sản xuất – Các thực hành tại ruộng

6 Đã ghi chép và lưu trữ hồ sơ khi mua và sử dụng phân bón, chất bổ sung cho đất chưa?

A Ghi chép việc mua, sử dụng phân bón và chất bổ sung cho đất.

Ví dụ) Trường hợp không tuân thủ

- Không có ghi chép về việc mua và sử dụng.

- Thông tin về việc mua và sử dụng không được ghi chép đầy đủ.

- Rà soát nhật kí sản xuất

- Rà soát các ghi chép về mua vật tư nông nghiệp

- Kiểm tra đánh giá thực địa và tiến hành phỏng vấn (nếu cần)

- [FARM] Bảng 1 – Nhật kí sản xuất –Thực hành tại ruộng

- [FARM] Bảng 2 – Nhật kí sản xuất – Mua vật tư nông nghiệp phục vụ sản xuất

7 Chất lượng nước tưới và nước sử dụng sau thu hoạch cho sản xuất đã đảm bảo theo tiêu chuẩn hiện hành chưa?

A Chất lượng nước tưới và nước sử dụng sau thu hoạch phải đạt các tiêu chuẩn hiện hành.

Ví dụ) Trường hợp không tuân thủ

- Nước tưới tại ruộng: Mức dư lượng tối đa của hàm lượng kim loại nặng và các tiêu chuẩn chất lượng khác vượt ngưỡng cho phép.

- Nước sử dụng sau thu hoạch: Mức độ nhiễm vi sinh vật vượt quá ngưỡng cho phép.

- Lưu ý: Trong trường hợp có nghi ngờ về kết quả phân tích, nhóm giám sát cần mang mẫu nước đi phân tích. Kết quả phân tích sẽ là cơ sở để đánh giá tiêu chí này.

- Rà soát kết quả phân tích nước

- Rà soát kết quả phân tích nước tưới tại ruộng và nước sử dụng sau thu hoạch tại nhà sơ chế (nếu cần)

- Kiểm tra đánh giá thực địa và tiến hành lấy mẫu (nếu cần)

- Thông tư 49/2013/TT-BNNPTNT 19/11/2013 về chất lượng nước tưới

- QCVN 02/2009/BYT về nước sử dụng sau thu hoạch

- [MGT] Bảng 1 – Quản lý điều kiện sản xuất

- Kết quả kiểm tra tại phòng thí nghiệm

8 Người lao động và tổ chức, cá nhân sử dụng lao động đã được tập huấn về quản lý và sử dụng an toàn hóa chất nông nghiệp chưa?

A Người lao động và tổ chức, cá nhân sử dụng lao động đã được tập huấn về quản lý và sử dụng an toàn hóa chất nông nghiệp.

Ví dụ) Trường hợp không tuân thủ

- Không có ghi chép chứng minh người lao động, tổ chức và các nhân sử dụng lao động được tập huấn về sử dụng an toàn thuốc BVTV.

- Rà soát ghi chép về các hoạt động đào tạo

- Tiến hành phỏng vấn (nếu cần)

- [MGT] Bảng 5 - Hoạt động đào tạo về quản lý thuốc bảo vệ thực vật

- Giấy chứng nhận tham dự các khóa đào tạo liên quan

Page 205: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

205

Sổ tay hướng dẫn H

ệ thống Quản lý Sản xuất nhằm

Đẩy m

ạnh Áp dụng G

AP

TT Tiêu chíMức

độYêu cầu Phương pháp đánh giá Tham khảo

5 Chỉ sử dụng các loại phân hữu cơ đã qua xử lý và có đầy đủ hồ sơ về chúng phải không?

A Chỉ sử dụng các loại phân hữu cơ đã qua xử lý và có đầy đủ hồ sơ về chúng.

Ví dụ) Trường hợp không tuân thủ

- Người lao động sử dụng phân tươi chưa lên men để bón.

- Người lao động sử dụng phân hữu cơ chưa được ủ hợp lý.

- Rà soát nhật kí sản xuất

- Trực tiếp đến vùng sản xuất để rà soát các loại phân hữu cơ và việc lưu trữ bảo quản các loại phân, đồng thời tiến hành phỏng vấn (nếu cần thiết)

- [FARM] Bảng 1 – Nhật kí sản xuất – Các thực hành tại ruộng

6 Đã ghi chép và lưu trữ hồ sơ khi mua và sử dụng phân bón, chất bổ sung cho đất chưa?

A Ghi chép việc mua, sử dụng phân bón và chất bổ sung cho đất.

Ví dụ) Trường hợp không tuân thủ

- Không có ghi chép về việc mua và sử dụng.

- Thông tin về việc mua và sử dụng không được ghi chép đầy đủ.

- Rà soát nhật kí sản xuất

- Rà soát các ghi chép về mua vật tư nông nghiệp

- Kiểm tra đánh giá thực địa và tiến hành phỏng vấn (nếu cần)

- [FARM] Bảng 1 – Nhật kí sản xuất –Thực hành tại ruộng

- [FARM] Bảng 2 – Nhật kí sản xuất – Mua vật tư nông nghiệp phục vụ sản xuất

7 Chất lượng nước tưới và nước sử dụng sau thu hoạch cho sản xuất đã đảm bảo theo tiêu chuẩn hiện hành chưa?

A Chất lượng nước tưới và nước sử dụng sau thu hoạch phải đạt các tiêu chuẩn hiện hành.

Ví dụ) Trường hợp không tuân thủ

- Nước tưới tại ruộng: Mức dư lượng tối đa của hàm lượng kim loại nặng và các tiêu chuẩn chất lượng khác vượt ngưỡng cho phép.

- Nước sử dụng sau thu hoạch: Mức độ nhiễm vi sinh vật vượt quá ngưỡng cho phép.

- Lưu ý: Trong trường hợp có nghi ngờ về kết quả phân tích, nhóm giám sát cần mang mẫu nước đi phân tích. Kết quả phân tích sẽ là cơ sở để đánh giá tiêu chí này.

- Rà soát kết quả phân tích nước

- Rà soát kết quả phân tích nước tưới tại ruộng và nước sử dụng sau thu hoạch tại nhà sơ chế (nếu cần)

- Kiểm tra đánh giá thực địa và tiến hành lấy mẫu (nếu cần)

- Thông tư 49/2013/TT-BNNPTNT 19/11/2013 về chất lượng nước tưới

- QCVN 02/2009/BYT về nước sử dụng sau thu hoạch

- [MGT] Bảng 1 – Quản lý điều kiện sản xuất

- Kết quả kiểm tra tại phòng thí nghiệm

8 Người lao động và tổ chức, cá nhân sử dụng lao động đã được tập huấn về quản lý và sử dụng an toàn hóa chất nông nghiệp chưa?

A Người lao động và tổ chức, cá nhân sử dụng lao động đã được tập huấn về quản lý và sử dụng an toàn hóa chất nông nghiệp.

Ví dụ) Trường hợp không tuân thủ

- Không có ghi chép chứng minh người lao động, tổ chức và các nhân sử dụng lao động được tập huấn về sử dụng an toàn thuốc BVTV.

- Rà soát ghi chép về các hoạt động đào tạo

- Tiến hành phỏng vấn (nếu cần)

- [MGT] Bảng 5 - Hoạt động đào tạo về quản lý thuốc bảo vệ thực vật

- Giấy chứng nhận tham dự các khóa đào tạo liên quan

Page 206: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

TÀI L

IỆU

ĐÍN

H K

ÈM

206

TT Tiêu chíMức

độYêu cầu Phương pháp đánh giá Tham khảo

9 Có áp dụng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) và quản lý cây trồng tổng hợp (ICM) không?

B Áp dụng các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) và quản lý cây trồng tổng hợp (ICM).Ví dụ) Biện pháp quản lý dịch hại tổng hợpBiện pháp quản lý dịch hại tổng hợp sử dụng cách thức thân thiện với môi trường để tránh việc phá hoại của sâu bệnh đối với cây trồng. Ví dụ về ý tưởng quản lý dịch hại tổng hợp như sau;Ngăn ngừa- Ngăn sâu bệnh không xâm nhập hoặc làm tổ bằng cách loại

bỏ nguồn thức ăn, nguồn nước hoặc cản trợ việc sâu bọ xây tổ trên cây.

Biện pháp vệ sinh đồng ruộng- Ngăn chặn sự xâm nhiễm của dịch hại bằng cách vệ sinh

đồng ruộng, loại bỏ các mảnh vỡ và những cây trồng bị nhiễm bệnh tránh ảnh hưởng đến cây khỏe mạnh, tưới nước và sử dụng phân bón hợp lý, hoặc trồng các giống kháng sâu bệnh.

Biện pháp cơ học hoặc vật lý- Sử dụng các biện pháp vật lý hoặc dụng cụ cơ học để kiểm

soát dịch hại như bình phun nước, lưới chắn côn trùng, bẫy bả, thực tiễn canh tác, khử trùng đất hoặc biện pháp xử lý nhiệt.

Biện pháp sinh học- Biện pháp quản lý sinh học sử dụng côn trùng có lợi (gọi

là thiên địch) để quản lý sâu bệnh. Tạo điều kiện thuận lợi cho thiên địch của dịch hại sinh trưởng bằng cách trồng hoa và cây tạo ra mật hoa, tránh sử dụng thuốc có phổ tác động rộng.

Ví dụ) Biện pháp quản lý cây trồng tổng hợpQuản lý cây trồng tổng hợp là quá trình thực hiện tại cánh đồng bao gồm:- Luân canh cây trồng- Áp dụng kĩ thuật canh tác phù hợp- Lựa chọn các hạt giống phù hợp- Giảm thiểu việc phụ thuộc vào nguyên vật liệu nhân tạo

như phân bón, thuốc BVTV và nguồn phân bón từ xác động vật

- Duy trì cảnh quan- Tăng cường môi trường sống cho côn trùng có lợiVí dụ) Trường hợp không tuân thủ- Không áp dụng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp và

quản lý cây trồng tổng hợp.

- Rà soát nhật kí sản xuất

- Kiểm tra đánh giá các đầu vào nông nghiệp sử dụng trong quản lý dịch hại tổng hợp và quản lý cây trồng tổng hợp, đồng thời tiến hành phỏng vấn (nếu cần)

- [FARM] Bảng 1 – Nhật kí sản xuất –Thực hành tại ruộng

Page 207: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

207

Sổ tay hướng dẫn H

ệ thống Quản lý Sản xuất nhằm

Đẩy m

ạnh Áp dụng G

AP

TT Tiêu chíMức

độYêu cầu Phương pháp đánh giá Tham khảo

9 Có áp dụng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) và quản lý cây trồng tổng hợp (ICM) không?

B Áp dụng các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) và quản lý cây trồng tổng hợp (ICM).Ví dụ) Biện pháp quản lý dịch hại tổng hợpBiện pháp quản lý dịch hại tổng hợp sử dụng cách thức thân thiện với môi trường để tránh việc phá hoại của sâu bệnh đối với cây trồng. Ví dụ về ý tưởng quản lý dịch hại tổng hợp như sau;Ngăn ngừa- Ngăn sâu bệnh không xâm nhập hoặc làm tổ bằng cách loại

bỏ nguồn thức ăn, nguồn nước hoặc cản trợ việc sâu bọ xây tổ trên cây.

Biện pháp vệ sinh đồng ruộng- Ngăn chặn sự xâm nhiễm của dịch hại bằng cách vệ sinh

đồng ruộng, loại bỏ các mảnh vỡ và những cây trồng bị nhiễm bệnh tránh ảnh hưởng đến cây khỏe mạnh, tưới nước và sử dụng phân bón hợp lý, hoặc trồng các giống kháng sâu bệnh.

Biện pháp cơ học hoặc vật lý- Sử dụng các biện pháp vật lý hoặc dụng cụ cơ học để kiểm

soát dịch hại như bình phun nước, lưới chắn côn trùng, bẫy bả, thực tiễn canh tác, khử trùng đất hoặc biện pháp xử lý nhiệt.

Biện pháp sinh học- Biện pháp quản lý sinh học sử dụng côn trùng có lợi (gọi

là thiên địch) để quản lý sâu bệnh. Tạo điều kiện thuận lợi cho thiên địch của dịch hại sinh trưởng bằng cách trồng hoa và cây tạo ra mật hoa, tránh sử dụng thuốc có phổ tác động rộng.

Ví dụ) Biện pháp quản lý cây trồng tổng hợpQuản lý cây trồng tổng hợp là quá trình thực hiện tại cánh đồng bao gồm:- Luân canh cây trồng- Áp dụng kĩ thuật canh tác phù hợp- Lựa chọn các hạt giống phù hợp- Giảm thiểu việc phụ thuộc vào nguyên vật liệu nhân tạo

như phân bón, thuốc BVTV và nguồn phân bón từ xác động vật

- Duy trì cảnh quan- Tăng cường môi trường sống cho côn trùng có lợiVí dụ) Trường hợp không tuân thủ- Không áp dụng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp và

quản lý cây trồng tổng hợp.

- Rà soát nhật kí sản xuất

- Kiểm tra đánh giá các đầu vào nông nghiệp sử dụng trong quản lý dịch hại tổng hợp và quản lý cây trồng tổng hợp, đồng thời tiến hành phỏng vấn (nếu cần)

- [FARM] Bảng 1 – Nhật kí sản xuất –Thực hành tại ruộng

Page 208: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

TÀI L

IỆU

ĐÍN

H K

ÈM

208

TT Tiêu chíMức

độYêu cầu Phương pháp đánh giá Tham khảo

10 Hóa chất, thuốc BVTV, thuốc sinh học sử dụng trong sản xuất có nằm trong danh mục được phép sử dụng không?

A Chỉ được phép sử dụng các loại thuốc BVTV nằm trong danh sách được Bộ NN&PTNT phê duyệt.

Ví dụ) Trường hợp không tuân thủ

- Phát hiện thuốc BVTV chưa được phê duyệt có trong các tài liệu ghi chép hoặc trong nhà của người lao động.

- Rà soát ghi chép về các hóa chất, thuốc BVTV để so sánh với danh sách đã được phê duyệt

- Kiểm tra đánh giá thực địa

- [FARM] Bảng 1 – Nhật kí sản xuất –Thực hành tại ruộng

11 Có mua hoá chất, thuốc BVTV và vật tư nông nghiệp khác từ các cửa hàng có giấy phép kinh doanh không?

B Hóa chất, thuốc BVTV được mua từ các cửa hàng có giấy phép kinh doanh.

Ví dụ) Trường hợp không tuân thủ

- Không có bằng chứng chứng minh rằng thuốc BVTV được mua từ các cửa hàng có giấy phép kinh doanh.

- Bằng chứng về việc thuốc BVTV được mua từ các cửa hàng không được cấp phép kinh doanh.

- Rà soát ghi chép và/ hoặc giấy biên nhận mua vật tư đầu vào nông nghiệp

- [FARM] Bảng 2 – Nhật kí sản xuất – Mua vật tư nông nghiệp cho sản xuất

12 Có sử dụng thuốc BVTV, hóa chất theo đúng hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật và hướng dẫn ghi trên bao bì, nhãn hàng hóa không?

A Thuốc BVTV, hóa chất nông nghiệp được sử dụng theo đúng hướng dẫn trên bao bì.

Ví dụ) Trường hợp tuân thủ

- Sử dụng đúng loại thuốc BVTV cho đúng loại cây trồng đã nêu trên bao bì.

- Sử dụng đúng liều lượng thuốc như đã nêu trên bao bì.

- Tuân thủ đúng thời gian cách ly như đã ghi trên bao bì.

- Chứng minh được sự phù hợp khi trộn từ 2 loại thuốc BVTV trở lên.

Ví dụ) Trường hợp không tuân thủ

- Thuốc bảo vệ thực vật không được sử dụng theo đúng hướng dẫn trên bao bì sản phẩm.

- Rà soát ghi chép về nhật kí sản xuất để so sánh với hướng dẫn trên bao bì

- Kiểm tra đánh giá thực địa và tiến hành phỏng vấn (nếu cần)

- [FARM] Bảng 1 – Nhật kí sản xuất –Thực hành tại ruộng

- Hướng dẫn trên bao bì

13 Đã lập nhật ký và hồ sơ theo dõi việc sử dụng thuốc BVTV và hoá chất chưa?

A Nông dân đã lập hồ sơ theo dõi việc sử dụng thuốc BVTV.

Ví dụ) Trường hợp không tuân thủ

- Không có hồ sơ theo dõi việc sử dụng thuốc BVTV.

- Có hồ sơ theo dõi, nhưng việc ghi chép chưa đầy đủ.

- Rà soát hồ sơ ghi chép về sử dụng BVTV - [FARM] Bảng 1 – Nhật kí sản xuất –Thực hành tại ruộng

14 Việc tiêu huỷ hoá chất, bao bì có được thực hiện theo đúng quy định không?

A Hóa chất và bao bì sẽ do công ty/ cá nhân đưa ra khỏi khu vực cánh đồng và để vào các thùng chứa rác thải hóa chất một cách hợp lý.

Ví dụ) Trường hợp không tuân thủ

- Hóa chất và bao bì được tiêu hủy và/ hoặc đốt tại cánh đồng và/ hoặc nhà của người lao động.

- Kiểm tra đánh giá thực địa để điều tra về thực hành tiêu hủy

- Tiến hành phỏng vấn (nếu cần)

Page 209: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

209

Sổ tay hướng dẫn H

ệ thống Quản lý Sản xuất nhằm

Đẩy m

ạnh Áp dụng G

AP

TT Tiêu chíMức

độYêu cầu Phương pháp đánh giá Tham khảo

10 Hóa chất, thuốc BVTV, thuốc sinh học sử dụng trong sản xuất có nằm trong danh mục được phép sử dụng không?

A Chỉ được phép sử dụng các loại thuốc BVTV nằm trong danh sách được Bộ NN&PTNT phê duyệt.

Ví dụ) Trường hợp không tuân thủ

- Phát hiện thuốc BVTV chưa được phê duyệt có trong các tài liệu ghi chép hoặc trong nhà của người lao động.

- Rà soát ghi chép về các hóa chất, thuốc BVTV để so sánh với danh sách đã được phê duyệt

- Kiểm tra đánh giá thực địa

- [FARM] Bảng 1 – Nhật kí sản xuất –Thực hành tại ruộng

11 Có mua hoá chất, thuốc BVTV và vật tư nông nghiệp khác từ các cửa hàng có giấy phép kinh doanh không?

B Hóa chất, thuốc BVTV được mua từ các cửa hàng có giấy phép kinh doanh.

Ví dụ) Trường hợp không tuân thủ

- Không có bằng chứng chứng minh rằng thuốc BVTV được mua từ các cửa hàng có giấy phép kinh doanh.

- Bằng chứng về việc thuốc BVTV được mua từ các cửa hàng không được cấp phép kinh doanh.

- Rà soát ghi chép và/ hoặc giấy biên nhận mua vật tư đầu vào nông nghiệp

- [FARM] Bảng 2 – Nhật kí sản xuất – Mua vật tư nông nghiệp cho sản xuất

12 Có sử dụng thuốc BVTV, hóa chất theo đúng hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật và hướng dẫn ghi trên bao bì, nhãn hàng hóa không?

A Thuốc BVTV, hóa chất nông nghiệp được sử dụng theo đúng hướng dẫn trên bao bì.

Ví dụ) Trường hợp tuân thủ

- Sử dụng đúng loại thuốc BVTV cho đúng loại cây trồng đã nêu trên bao bì.

- Sử dụng đúng liều lượng thuốc như đã nêu trên bao bì.

- Tuân thủ đúng thời gian cách ly như đã ghi trên bao bì.

- Chứng minh được sự phù hợp khi trộn từ 2 loại thuốc BVTV trở lên.

Ví dụ) Trường hợp không tuân thủ

- Thuốc bảo vệ thực vật không được sử dụng theo đúng hướng dẫn trên bao bì sản phẩm.

- Rà soát ghi chép về nhật kí sản xuất để so sánh với hướng dẫn trên bao bì

- Kiểm tra đánh giá thực địa và tiến hành phỏng vấn (nếu cần)

- [FARM] Bảng 1 – Nhật kí sản xuất –Thực hành tại ruộng

- Hướng dẫn trên bao bì

13 Đã lập nhật ký và hồ sơ theo dõi việc sử dụng thuốc BVTV và hoá chất chưa?

A Nông dân đã lập hồ sơ theo dõi việc sử dụng thuốc BVTV.

Ví dụ) Trường hợp không tuân thủ

- Không có hồ sơ theo dõi việc sử dụng thuốc BVTV.

- Có hồ sơ theo dõi, nhưng việc ghi chép chưa đầy đủ.

- Rà soát hồ sơ ghi chép về sử dụng BVTV - [FARM] Bảng 1 – Nhật kí sản xuất –Thực hành tại ruộng

14 Việc tiêu huỷ hoá chất, bao bì có được thực hiện theo đúng quy định không?

A Hóa chất và bao bì sẽ do công ty/ cá nhân đưa ra khỏi khu vực cánh đồng và để vào các thùng chứa rác thải hóa chất một cách hợp lý.

Ví dụ) Trường hợp không tuân thủ

- Hóa chất và bao bì được tiêu hủy và/ hoặc đốt tại cánh đồng và/ hoặc nhà của người lao động.

- Kiểm tra đánh giá thực địa để điều tra về thực hành tiêu hủy

- Tiến hành phỏng vấn (nếu cần)

Page 210: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

TÀI L

IỆU

ĐÍN

H K

ÈM

210

TT Tiêu chíMức

độYêu cầu Phương pháp đánh giá Tham khảo

15 Có định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra việc thực hiện quy trình sản xuất và dư lượng hóa chất có trong sản phẩm cây trồng không?

A Có sự giám sát nội bộ và giám sát từ bên ngoài để kiểm tra quy trình sản xuất và dư lượng hóa chất có trong sản phẩm cây trồng.

Ví dụ) Trường hợp tuân thủ

- Ghi chép về giám sát nội bộ.

- Tiến hành kiểm tra dư lượng thuốc BVTV bằng biện pháp kiểm tra nhanh và ghi chép dữ liệu.

- Tiến hành kiểm tra tại phòng thí nghiệm các mẫu rau và ghi chép dữ liệu.

- Kiểm tra đột xuất và/ hoặc giám sát từ bên ngoài và ghi chép dữ liệu.

Ví dụ) Trường hợp không tuân thủ

- Chưa thực hiện giám sát nội bộ trong 1 năm.

- Thực hiện giám sát nội bộ, nhưng không ghi chép lại.

- Không thực hiện kiểm tra dư lượng thuốc BVTV trên mẫu rau bằng biện pháp kiểm tra nhanh hoặc kiểm tra tại phòng thí nghiệm.

- Rà soát ghi chép về giám sát nội bộ/ giám sát bên ngoài

- Rà soát kết quả kiểm tra mẫu rau bằng phương pháp kiểm tra nhanh hoặc kiểm tra tại phòng thí nghiệm

- Danh sách điểm kiểm soát Giám sát nội bộ

- Quyết định số 46/2007/QĐ-BYT ngày 09/12/2007

- Thông tư 68/2010/TT-BNNPTNT ngày 02/12/2010

- Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia QCVN 8-3:2012/BYT

- Kết quả kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật bằng phương pháp kiểm tra tại phòng thí nghiệm

16 Việc thu hoạch sản phẩm có đúng thời gian cách ly không?

A Sản phẩm được thu hoạch đúng thời gian cách ly và có ghi chép về sản phẩm được thu hoạch.

Ví dụ) Trường hợp không tuân thủ

- Nông dân thu hoạch sản phẩm trước thời gian cách ly.

- Không có ghi chép về thu hoạch sản phẩm.

- Rà soát đối chiếu ghi chép về thu hoạch sản phẩm để so sánh với nhật kí sản xuất

- [FARM] Bảng 1 – Nhật kí sản xuất –Thực hành tại ruộng

- [FARM] Bảng 3 – Nhật kí đồng ruộng về thu hoạch và bán sản phẩm

17 Khu sơ chế, đóng gói và bảo quản sản phẩm có được cách ly với kho, bãi chứa hoá chất, chất gây ô nhiễm không?

A Khu sơ chế, đóng gói, bảo quản sản phẩm có cách ly với khu vực kho, bãi chứa thuốc bảo vệ thực vật, phân bón và các chất gây ô nhiễm khác.

(Tiêu chí này không áp dụng trong trường hợp sản phẩm chỉ được thu hoạch tại cánh đồng mà không cần phân loại và sơ chế)

Ví dụ) Trường hợp không tuân thủ

- Thiết kế, xây dựng và bảo dưỡng khu sơ chế, đóng gói và bảo quản sản phẩm không đạt tiêu chuẩn.

- Khu sơ chế, đóng gói và bảo quản sản phẩm tiềm ẩn nguy cơ về lụt lội và/ hoặc nhiễm bẩn.

- Kiểm tra đánh giá thực địa khu sơ chế, đóng gói và bảo quản sản phẩm

Page 211: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

211

Sổ tay hướng dẫn H

ệ thống Quản lý Sản xuất nhằm

Đẩy m

ạnh Áp dụng G

AP

TT Tiêu chíMức

độYêu cầu Phương pháp đánh giá Tham khảo

15 Có định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra việc thực hiện quy trình sản xuất và dư lượng hóa chất có trong sản phẩm cây trồng không?

A Có sự giám sát nội bộ và giám sát từ bên ngoài để kiểm tra quy trình sản xuất và dư lượng hóa chất có trong sản phẩm cây trồng.

Ví dụ) Trường hợp tuân thủ

- Ghi chép về giám sát nội bộ.

- Tiến hành kiểm tra dư lượng thuốc BVTV bằng biện pháp kiểm tra nhanh và ghi chép dữ liệu.

- Tiến hành kiểm tra tại phòng thí nghiệm các mẫu rau và ghi chép dữ liệu.

- Kiểm tra đột xuất và/ hoặc giám sát từ bên ngoài và ghi chép dữ liệu.

Ví dụ) Trường hợp không tuân thủ

- Chưa thực hiện giám sát nội bộ trong 1 năm.

- Thực hiện giám sát nội bộ, nhưng không ghi chép lại.

- Không thực hiện kiểm tra dư lượng thuốc BVTV trên mẫu rau bằng biện pháp kiểm tra nhanh hoặc kiểm tra tại phòng thí nghiệm.

- Rà soát ghi chép về giám sát nội bộ/ giám sát bên ngoài

- Rà soát kết quả kiểm tra mẫu rau bằng phương pháp kiểm tra nhanh hoặc kiểm tra tại phòng thí nghiệm

- Danh sách điểm kiểm soát Giám sát nội bộ

- Quyết định số 46/2007/QĐ-BYT ngày 09/12/2007

- Thông tư 68/2010/TT-BNNPTNT ngày 02/12/2010

- Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia QCVN 8-3:2012/BYT

- Kết quả kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật bằng phương pháp kiểm tra tại phòng thí nghiệm

16 Việc thu hoạch sản phẩm có đúng thời gian cách ly không?

A Sản phẩm được thu hoạch đúng thời gian cách ly và có ghi chép về sản phẩm được thu hoạch.

Ví dụ) Trường hợp không tuân thủ

- Nông dân thu hoạch sản phẩm trước thời gian cách ly.

- Không có ghi chép về thu hoạch sản phẩm.

- Rà soát đối chiếu ghi chép về thu hoạch sản phẩm để so sánh với nhật kí sản xuất

- [FARM] Bảng 1 – Nhật kí sản xuất –Thực hành tại ruộng

- [FARM] Bảng 3 – Nhật kí đồng ruộng về thu hoạch và bán sản phẩm

17 Khu sơ chế, đóng gói và bảo quản sản phẩm có được cách ly với kho, bãi chứa hoá chất, chất gây ô nhiễm không?

A Khu sơ chế, đóng gói, bảo quản sản phẩm có cách ly với khu vực kho, bãi chứa thuốc bảo vệ thực vật, phân bón và các chất gây ô nhiễm khác.

(Tiêu chí này không áp dụng trong trường hợp sản phẩm chỉ được thu hoạch tại cánh đồng mà không cần phân loại và sơ chế)

Ví dụ) Trường hợp không tuân thủ

- Thiết kế, xây dựng và bảo dưỡng khu sơ chế, đóng gói và bảo quản sản phẩm không đạt tiêu chuẩn.

- Khu sơ chế, đóng gói và bảo quản sản phẩm tiềm ẩn nguy cơ về lụt lội và/ hoặc nhiễm bẩn.

- Kiểm tra đánh giá thực địa khu sơ chế, đóng gói và bảo quản sản phẩm

Page 212: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

TÀI L

IỆU

ĐÍN

H K

ÈM

212

TT Tiêu chíMức

độYêu cầu Phương pháp đánh giá Tham khảo

18 Có sử dụng nguồn nước sạch để rửa sản phẩm sau thu hoạch không?

A Sử dụng nguồn nước sạch để rửa sản phẩm sau khi thu hoạch.

Ví dụ) Trường hợp không tuân thủ

- Chất lượng nước sử dụng cho sau thu hoạch không đạt Quy chuẩn chất lượng Việt Nam QCVN 02/2009/BYT.

- Không có kết quả kiểm tra chất lượng nước.

- Rà soát ghi chép về điều kiện sản xuất và kết quả kiểm tra tại phòng thí nghiệm

- Kiểm tra đánh giá thực địa hệ thống cấp nước sạch

- [MGT] Bảng 1 – Quản lý điều kiện sản xuất

- QCVN 02/2009/BYT về tiêu chuẩn chất lượng nước sử dụng sau thu hoạch

- Kết quả kiểm tra tại phòng thí nghiệm

19 Chất lượng nước sử dụng sau thu hoạch có đúng với quy định không?

A Tiến hành lấy mẫu nước rửa sản phẩm sau thu hoạch và kiểm tra tại phòng thí nghiệm để xác định hàm lượng kim loại nặng và dư lượng vi sinh vật. Mối nguy hóa học, vi sinh vật trong nước rửa sẽ không vượt mức dư lượng tối đa (QCVN 02/2009/BYT).

Ví dụ) Trường hợp không tuân thủ

- Không có ghi chép về kết quả kiểm tra hàm lượng kim loại nặng và dư lượng vi sinh vật.

- Kết quả kiểm tra tại phòng thí nghiệm cho thấy dư lượng hóa học, vi sinh vật vượt quá mức dư lượng tối đa

- Rà soát ghi chép về hàm lượng kim loại nặng và kiểm tra dư lượng vi sinh vật và/ hoặc kết quả kiểm tra tại phòng thí nghiệm

- [MGT] Bảng 1 – Quản lý điều kiện sản xuất

- QCVN 02/2009/BYT về tiêu chuẩn chất lượng nước sử dụng sau thu hoạch

- Kết quả kiểm tra tại phòng thí nghiệm

20 Nước thải, rác thải có được thu gom và xử lý theo đúng quy định không?

A Nước thải được thu gom và xử lý hợp lý. Rác thải và chất thải rắn được thu gom và chuyển vào thùng rác.

Ví dụ) Trường hợp không tuân thủ

- Không có thùng rác và/ hoặc không có khu vực phù hợp để vứt rác.

- Kiểm tra đánh giá thực địa để xác nhận việc sử dụng thùng rác và xả rác

- Tiến hành phỏng vấn (nếu cần)

21 Người lao động có được đào tạo đầy đủ kiến thức về Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), Quản lý cây trồng tổng hợp (ICM) không?

A Nông dân được tập huấn về Quản lý dịch hại tổng hợp và Quản lý cây trồng tổng hợp.

Ví dụ) Trường hợp không tuân thủ

- Không có ghi chép về việc nông dân được tập huấn về Quản lý dịch hại tổng hợp và Quản lý cây trồng tổng hợp.

- Rà soát ghi chép về hoạt động tập huấn

- Tiến hành phỏng vấn (nếu cần)

- [MGT] Bảng 5 - Quản lý hoạt động tập huấn, Chứng nhận tham dự các khóa tập huấn liên quan

22 Đã có biển cảnh báo vùng sản xuất rau, quả vừa mới được phun thuốc chưa?

B Biển cảnh báo được cắm ở vùng sản xuất vừa mới phun thuốc

Ví dụ) Trường hợp không tuân thủ

- Nông dân không hề đặt biển cảnh báo.

- Biển cảnh báo không được cắm ở vùng sản xuất sau khi phun thuốc BVTV.

- Kiểm tra đánh giá thực địa và tiến hành phỏng vấn về việc sử dụng biển cảnh báo

- Biển cảnh báo

Page 213: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

213

Sổ tay hướng dẫn H

ệ thống Quản lý Sản xuất nhằm

Đẩy m

ạnh Áp dụng G

AP

TT Tiêu chíMức

độYêu cầu Phương pháp đánh giá Tham khảo

18 Có sử dụng nguồn nước sạch để rửa sản phẩm sau thu hoạch không?

A Sử dụng nguồn nước sạch để rửa sản phẩm sau khi thu hoạch.

Ví dụ) Trường hợp không tuân thủ

- Chất lượng nước sử dụng cho sau thu hoạch không đạt Quy chuẩn chất lượng Việt Nam QCVN 02/2009/BYT.

- Không có kết quả kiểm tra chất lượng nước.

- Rà soát ghi chép về điều kiện sản xuất và kết quả kiểm tra tại phòng thí nghiệm

- Kiểm tra đánh giá thực địa hệ thống cấp nước sạch

- [MGT] Bảng 1 – Quản lý điều kiện sản xuất

- QCVN 02/2009/BYT về tiêu chuẩn chất lượng nước sử dụng sau thu hoạch

- Kết quả kiểm tra tại phòng thí nghiệm

19 Chất lượng nước sử dụng sau thu hoạch có đúng với quy định không?

A Tiến hành lấy mẫu nước rửa sản phẩm sau thu hoạch và kiểm tra tại phòng thí nghiệm để xác định hàm lượng kim loại nặng và dư lượng vi sinh vật. Mối nguy hóa học, vi sinh vật trong nước rửa sẽ không vượt mức dư lượng tối đa (QCVN 02/2009/BYT).

Ví dụ) Trường hợp không tuân thủ

- Không có ghi chép về kết quả kiểm tra hàm lượng kim loại nặng và dư lượng vi sinh vật.

- Kết quả kiểm tra tại phòng thí nghiệm cho thấy dư lượng hóa học, vi sinh vật vượt quá mức dư lượng tối đa

- Rà soát ghi chép về hàm lượng kim loại nặng và kiểm tra dư lượng vi sinh vật và/ hoặc kết quả kiểm tra tại phòng thí nghiệm

- [MGT] Bảng 1 – Quản lý điều kiện sản xuất

- QCVN 02/2009/BYT về tiêu chuẩn chất lượng nước sử dụng sau thu hoạch

- Kết quả kiểm tra tại phòng thí nghiệm

20 Nước thải, rác thải có được thu gom và xử lý theo đúng quy định không?

A Nước thải được thu gom và xử lý hợp lý. Rác thải và chất thải rắn được thu gom và chuyển vào thùng rác.

Ví dụ) Trường hợp không tuân thủ

- Không có thùng rác và/ hoặc không có khu vực phù hợp để vứt rác.

- Kiểm tra đánh giá thực địa để xác nhận việc sử dụng thùng rác và xả rác

- Tiến hành phỏng vấn (nếu cần)

21 Người lao động có được đào tạo đầy đủ kiến thức về Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), Quản lý cây trồng tổng hợp (ICM) không?

A Nông dân được tập huấn về Quản lý dịch hại tổng hợp và Quản lý cây trồng tổng hợp.

Ví dụ) Trường hợp không tuân thủ

- Không có ghi chép về việc nông dân được tập huấn về Quản lý dịch hại tổng hợp và Quản lý cây trồng tổng hợp.

- Rà soát ghi chép về hoạt động tập huấn

- Tiến hành phỏng vấn (nếu cần)

- [MGT] Bảng 5 - Quản lý hoạt động tập huấn, Chứng nhận tham dự các khóa tập huấn liên quan

22 Đã có biển cảnh báo vùng sản xuất rau, quả vừa mới được phun thuốc chưa?

B Biển cảnh báo được cắm ở vùng sản xuất vừa mới phun thuốc

Ví dụ) Trường hợp không tuân thủ

- Nông dân không hề đặt biển cảnh báo.

- Biển cảnh báo không được cắm ở vùng sản xuất sau khi phun thuốc BVTV.

- Kiểm tra đánh giá thực địa và tiến hành phỏng vấn về việc sử dụng biển cảnh báo

- Biển cảnh báo

Page 214: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

TÀI L

IỆU

ĐÍN

H K

ÈM

214

TT Tiêu chíMức

độYêu cầu Phương pháp đánh giá Tham khảo

23 Đã ghi chép đầy đủ nhật kí canh tác, nhật kí quản lý sản xuất chưa?

A Quản lý và người lao động ghi chép đầy đủ và thường xuyên nhật kí quản lý sản xuất và nhật kí canh tác.

Ví dụ) Trường hợp không tuân thủ

- Không có ghi chép về nhật kí quản lý sản xuất và nhật kí canh tác.

- Đã có ghi chép, nhưng việc ghi chép chưa đầy đủ và không thường xuyên.

- Rà soát ghi chép trong nhật kí quản lý sản xuất và nhật kí canh tác

- [MGT] Bảng 1, 2, 3, 4 và 5

- [FARM] Bảng 1, 2 và 3

24 Đã kiểm tra nội bộ, ghi chép và lưu giữ hồ sơ kết quả kiểm tra nội bộ chưa?

A Tiến hành kiểm tra giám sát nội bộ hơn 1 lần/ năm.

Quản lý ghi chép và lưu giữ kết quả kiểm tra giám sát nội bộ.

Ví dụ) Trường hợp không tuân thủ

- Không có ghi chép về việc tiến hành kiểm tra giám sát nội bộ.

- Rà soát ghi chép về việc tiến hành kiểm tra giám sát nội bộ

- Danh sách điểm kiểm soát giám sát nội bộ

25 Có ghi địa chỉ hoặc gắn tem nhãn lên sản phẩm để việc truy xuất nguồn gốc được dễ dàng không?

A Sản phẩm được gắn tem nhãn mác bao gồm thông tin về nhà sản xuất và địa chỉ liên hệ để dễ dàng truy xuất nguồn gốc.

Ví dụ) Trường hợp không tuân thủ

- Không có thông tin về tên và địa chỉ liên hệ của người sản xuất trên bao bì và nhãn mác của sản phẩm.

- Kiểm tra đánh giá thực địa tại các điểm đóng gói và điểm bán hàng

- Tem nhãn và bao bì đóng gói

26 Đã tiến hành kiểm tra, đánh giá nội bộ ít nhất 1 lần mỗi năm hoặc mỗi vụ chưa?

A Tiến hành kiểm tra giám sát nội bộ với tần suất ít nhất 1 lần/ vụ hoặc 1 lần/ năm.

Đề xuất thực hiện giám sát nội bộ với tần suất 1 lần/ vụ cây trồng.

Ví dụ) Trường hợp không tuân thủ

- Việc giám sát đánh giá nội bộ chưa được thực hiện trong vòng 1 năm.

- Giám sát nội bộ được thực hiện với tần suất hơn 1 lần/ năm, tuy nhiên, chưa tuân thủ các yêu cầu và/ hoặc kết quả đánh giá chưa được thể hiện trong thực hành canh tác của người lao động.

- Rà soát kết quả kiểm tra đánh giá nội bộ - [MGT] Danh sách điểm kiểm soát giám sát nội bộ

Tham khảo

[MGT]: Nhật kí quản lý sản xuất (dành cho quản lý HTX)

[FARM]: Nhật kí canh tác (dành cho người lao động)

Page 215: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

215

Sổ tay hướng dẫn H

ệ thống Quản lý Sản xuất nhằm

Đẩy m

ạnh Áp dụng G

AP

TT Tiêu chíMức

độYêu cầu Phương pháp đánh giá Tham khảo

23 Đã ghi chép đầy đủ nhật kí canh tác, nhật kí quản lý sản xuất chưa?

A Quản lý và người lao động ghi chép đầy đủ và thường xuyên nhật kí quản lý sản xuất và nhật kí canh tác.

Ví dụ) Trường hợp không tuân thủ

- Không có ghi chép về nhật kí quản lý sản xuất và nhật kí canh tác.

- Đã có ghi chép, nhưng việc ghi chép chưa đầy đủ và không thường xuyên.

- Rà soát ghi chép trong nhật kí quản lý sản xuất và nhật kí canh tác

- [MGT] Bảng 1, 2, 3, 4 và 5

- [FARM] Bảng 1, 2 và 3

24 Đã kiểm tra nội bộ, ghi chép và lưu giữ hồ sơ kết quả kiểm tra nội bộ chưa?

A Tiến hành kiểm tra giám sát nội bộ hơn 1 lần/ năm.

Quản lý ghi chép và lưu giữ kết quả kiểm tra giám sát nội bộ.

Ví dụ) Trường hợp không tuân thủ

- Không có ghi chép về việc tiến hành kiểm tra giám sát nội bộ.

- Rà soát ghi chép về việc tiến hành kiểm tra giám sát nội bộ

- Danh sách điểm kiểm soát giám sát nội bộ

25 Có ghi địa chỉ hoặc gắn tem nhãn lên sản phẩm để việc truy xuất nguồn gốc được dễ dàng không?

A Sản phẩm được gắn tem nhãn mác bao gồm thông tin về nhà sản xuất và địa chỉ liên hệ để dễ dàng truy xuất nguồn gốc.

Ví dụ) Trường hợp không tuân thủ

- Không có thông tin về tên và địa chỉ liên hệ của người sản xuất trên bao bì và nhãn mác của sản phẩm.

- Kiểm tra đánh giá thực địa tại các điểm đóng gói và điểm bán hàng

- Tem nhãn và bao bì đóng gói

26 Đã tiến hành kiểm tra, đánh giá nội bộ ít nhất 1 lần mỗi năm hoặc mỗi vụ chưa?

A Tiến hành kiểm tra giám sát nội bộ với tần suất ít nhất 1 lần/ vụ hoặc 1 lần/ năm.

Đề xuất thực hiện giám sát nội bộ với tần suất 1 lần/ vụ cây trồng.

Ví dụ) Trường hợp không tuân thủ

- Việc giám sát đánh giá nội bộ chưa được thực hiện trong vòng 1 năm.

- Giám sát nội bộ được thực hiện với tần suất hơn 1 lần/ năm, tuy nhiên, chưa tuân thủ các yêu cầu và/ hoặc kết quả đánh giá chưa được thể hiện trong thực hành canh tác của người lao động.

- Rà soát kết quả kiểm tra đánh giá nội bộ - [MGT] Danh sách điểm kiểm soát giám sát nội bộ

Tham khảo

[MGT]: Nhật kí quản lý sản xuất (dành cho quản lý HTX)

[FARM]: Nhật kí canh tác (dành cho người lao động)

Page 216: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

TÀI L

IỆU

ĐÍN

H K

ÈM

216

TÀI LIỆU ĐÍNH KÈM 8.1 ĐÁNH GIÁ TRANG THIẾT BỊ VÀ VẬT LIỆU CÒN THIẾU ĐỂ NÂNG CẤP ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO VỆ

SINH AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG SẢN XUẤT VÀ XỬ LÝ RAU AN TOÀN

Xét đến yêu cầu của thị trường, cần phải nâng cấp các điều kiện để

đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong khu vực sản xuất, nơi sơ chế và

các điểm bán hàng. Nhóm Dự án JICA và PPMU sẽ tiến hành đánh giá kỹ

thuật và dự thảo danh mục các thiết bị và vật liệu cần thiết với dự toán ngân

sách để trang bị cho các cơ sở.

Bảng dưới đây là danh sách mẫu các thiết bị còn thiếu và đánh giá liên

quan đến bối cảnh của dự án. Cần phải xem xét các thoả thuận cụ thể giữa

quản lý dự án sản xuất cây trồng an toàn và bất kỳ bên liên quan nào tham

gia vào dự án.

Bảng danh sách các trang thiết bị, dụng cụ, cơ sở trong sản xuất và xử lý rau an toàn

TT Miêu tả Đơn

vị

Số

lượng

Liên kết với

GAP/GMP

Ý kiến và

kiến nghị

I Hỗ trợ trang thiết bị, vật tư tiêu

hao tại khu sản xuất

1 Hỗ trợ xây dựng bể chứa vỏ bao bì

thuốc BVTV, kích thước 1,5m x 1m

x 1,2m

Cái

2 Tủ đựng thuốc BVTV tại gia đình

(chất liệu bằng gỗ, kích thước

75cm x 40cm x 25cm)

Cái

3 Trang bị bảo hộ lao động cho nông

dân khi sử dụng thuốc BVTV (quần

áo, kính, khẩu trang, găng tay, ủng)

Bộ

4 Biển cảnh báo xử lý thuốc BVTV Biển

5 Dụng cụ đựng sản phẩm khi thu

hoạch (sọt bằng nhựa)

Cái

Page 217: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

217

Sổ tay hướng dẫn H

ệ thống Quản lý Sản xuất nhằm

Đẩy m

ạnh Áp dụng G

AP

6 Vật liệu để quây ruộng sản xuất

có tác dụng hạn chế sâu bệnh và

tránh thuốc BVTV của ruộng bên

cạnh bay sang

- Cọc Cái

- Ni lông Kg

II Nâng cấp điều kiện phục vụ sơ

chế rau

1 Làm trần chống nóng cho nhà sơ

chế

M2

2 Lát nền nhà sơ chế M2

3 Nâng cấp, mở rộng nhà vệ sinh:

tường, mái tôn; gạch lát nền; gạch

ốp tường, bồn cầu, bộ lavabô…

-

4 Xây bể rửa rau (1m x 1m x 0,5m) Cái

5 Máy hàn đai bó, túi rau Cái

6 Máy quay li tâm làm khô rau Cái

7 Tủ làm mát để bảo quản rau Cái

8 Trang bị hệ thống chiếu sáng Bộ

9 Bảng hiệu 4m x 0,8m Cái

III Nâng cấp điều kiện phục vụ kinh

doanh rau tại gian hàng/cửa

hàng

1 Kệ để rau dài 3m làm bằng vật liệu

không gỉ

Cái

2 Bảng thông tin (làm bằng Fooc,

kích thước 1m x 0,7m)

Cái

3 Biển hiệu cửa hàng 3m x 0,8m Cái

4 Thùng nhựa đựng rác Cái

5 Tủ làm mát để bảo quản rau Cái

Tổng số

Page 218: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

TÀI L

IỆU

ĐÍN

H K

ÈM

218

TÀI LIỆU ĐÍNH KÈM 9.1KẾ HOẠCH NHU CẦU MUA HÀNG NGÀY VÀ KẾ

HOẠCH THU HOẠCH SẢN PHẨMNhu cầu từ

người mua và khối lượng thu hoạch dự kiến

11 Total

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30

W T F S S M T W T F S S M T W T F S S M T W T F S S M T W T

Nhu cầu từ người mua (kg)

Tên người mua

Loại

Người mua 1 1 50 50 50 50 50 50 50 50 50 50 50 50 50 50 50 50 50 50 50 50 50 50 50 50 50 50 50 50 50 50 1500

2 50 50 50 50 50 50 50 50 50 50 50 50 50 50 50 50 50 50 50 50 50 50 50 50 50 50 50 50 50 50 1500

Người mua 2 1 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 1500

2 0

Người mua 3 1 50 50 50 50 50 250

2 0

Tổng nhu cầu 1 200 50 150 50 150 50 150 100 150 50 150 50 150 50 200 50 150 50 150 50 150 100 150 50 150 50 150 50 200 50 3,250

2 50 50 50 50 50 50 50 50 50 50 50 50 50 50 50 50 50 50 50 50 50 50 50 50 50 50 50 50 50 50 1,500

Khối lượng thu hoạch dự kiến (kg)

Tên nông dân Loại

Nông dân 1 1 100 100 200

2 20 20 40

Nông dân 2 1 80 80 160

2 20 20 40

Nông dân 3 1 80 80

2 20 20 40

Nông dân 4 1 30 30 60

2 30 30 60

Nông dân 5 1 30 30 60

2 30 30 60

Page 219: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

219

Sổ tay hướng dẫn H

ệ thống Quản lý Sản xuất nhằm

Đẩy m

ạnh Áp dụng G

AP

TÀI LIỆU ĐÍNH KÈM 9.1KẾ HOẠCH NHU CẦU MUA HÀNG NGÀY VÀ KẾ

HOẠCH THU HOẠCH SẢN PHẨMNhu cầu từ

người mua và khối lượng thu hoạch dự kiến

11 Total

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30

W T F S S M T W T F S S M T W T F S S M T W T F S S M T W T

Nhu cầu từ người mua (kg)

Tên người mua

Loại

Người mua 1 1 50 50 50 50 50 50 50 50 50 50 50 50 50 50 50 50 50 50 50 50 50 50 50 50 50 50 50 50 50 50 1500

2 50 50 50 50 50 50 50 50 50 50 50 50 50 50 50 50 50 50 50 50 50 50 50 50 50 50 50 50 50 50 1500

Người mua 2 1 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 1500

2 0

Người mua 3 1 50 50 50 50 50 250

2 0

Tổng nhu cầu 1 200 50 150 50 150 50 150 100 150 50 150 50 150 50 200 50 150 50 150 50 150 100 150 50 150 50 150 50 200 50 3,250

2 50 50 50 50 50 50 50 50 50 50 50 50 50 50 50 50 50 50 50 50 50 50 50 50 50 50 50 50 50 50 1,500

Khối lượng thu hoạch dự kiến (kg)

Tên nông dân Loại

Nông dân 1 1 100 100 200

2 20 20 40

Nông dân 2 1 80 80 160

2 20 20 40

Nông dân 3 1 80 80

2 20 20 40

Nông dân 4 1 30 30 60

2 30 30 60

Nông dân 5 1 30 30 60

2 30 30 60

Page 220: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

TÀI L

IỆU

ĐÍN

H K

ÈM

220

Nông dân 6 1 100 100 200

2 20 20 40

Nông dân 7 1 80 80 160

2 20 20 40

Nông dân 8 1 0

2 20 20 40

Nông dân 9 1 30 30 30 30 30 100 250

2 30 30 30 30 30 20 170

Nông dân 10 1 30 30 30 30 30 80 80 80 80 80 80 630

2 30 30 30 30 30 20 30 30 30 30 30 320

Nông dân 11 1 100 100 100 80 80 80 80 80 80 780

2 20 20 20 20 30 30 30 30 30 230

Nông dân 12 1 80 80 80 30 30 30 330

2 20 20 20 30 30 30 150

Nông dân 13 1 30 30 30 100 190

2 20 20 20 30 30 30 20 170

Nông dân 14 1 30 30 30 80 30 80 30 310

2 30 30 30 30 30 20 30 200

Nông dân 15 1 30 30 30 80 30 80 30 310

2 30 30 30 30 30 20 30 200

Tổng thu hoạch

1 260 60 180 60 180 60 180 60 180 60 180 60 180 60 260 60 160 60 160 60 160 60 160 60 160 60 160 60 260 60 3.720

2 60 60 60 60 60 60 60 60 60 60 60 60 60 60 60 60 60 60 60 60 60 60 60 60 60 60 60 60 60 60 1.800

Page 221: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

221

Sổ tay hướng dẫn H

ệ thống Quản lý Sản xuất nhằm

Đẩy m

ạnh Áp dụng G

AP

Nông dân 6 1 100 100 200

2 20 20 40

Nông dân 7 1 80 80 160

2 20 20 40

Nông dân 8 1 0

2 20 20 40

Nông dân 9 1 30 30 30 30 30 100 250

2 30 30 30 30 30 20 170

Nông dân 10 1 30 30 30 30 30 80 80 80 80 80 80 630

2 30 30 30 30 30 20 30 30 30 30 30 320

Nông dân 11 1 100 100 100 80 80 80 80 80 80 780

2 20 20 20 20 30 30 30 30 30 230

Nông dân 12 1 80 80 80 30 30 30 330

2 20 20 20 30 30 30 150

Nông dân 13 1 30 30 30 100 190

2 20 20 20 30 30 30 20 170

Nông dân 14 1 30 30 30 80 30 80 30 310

2 30 30 30 30 30 20 30 200

Nông dân 15 1 30 30 30 80 30 80 30 310

2 30 30 30 30 30 20 30 200

Tổng thu hoạch

1 260 60 180 60 180 60 180 60 180 60 180 60 180 60 260 60 160 60 160 60 160 60 160 60 160 60 160 60 260 60 3.720

2 60 60 60 60 60 60 60 60 60 60 60 60 60 60 60 60 60 60 60 60 60 60 60 60 60 60 60 60 60 60 1.800

Page 222: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

TÀI L

IỆU

ĐÍN

H K

ÈM

222

TÀI LIỆU ĐÍNH KÈM 9.2

BẢNG KẾT QUẢ CHỌN LỌC VÀ TIẾP NHẬN SẢN PHẨM

- Sử dụng dưới dạng nhật ký ghi chép sản lượng đầu vào từ hộ thành

viên sản xuất tại điểm tập kết đã thống nhất

- Ngày ghi chép là ngày hộ thành viên nhập sản phẩm vào cơ sở

- Nhân viên hậu cần (chịu trách nhiệm thu mua) kiểm tra điều kiện đầu

vào của rau theo bảng tiêu chuẩn. Chỉ nhận rau đạt yêu cầu sau đó thanh

toán cho hộ thành viên và ghi lại thông tin vào bảng.

- Tất cả rau vào cùng một trang

STT Ngày

Hộ

thành

viên

Mã hộ

Tên

loại

rau

Kết quả thu hoạchGhi

chúSố lượng

(kg)

Đơn giá

(VNĐ/kg)

Thành tiền

(VNĐ)

Tổng

Page 223: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

223

Sổ tay hướng dẫn H

ệ thống Quản lý Sản xuất nhằm

Đẩy m

ạnh Áp dụng G

AP

TÀI LIỆU ĐÍNH KÈM 9.3

KẾT QUẢ BÁN HÀNG- Sử dụng dưới dạng nhật ký ghi chép thông tin thanh toán từ người mua

- Ngày ghi chép là ngày hộ thành viên nhập sản phẩm vào cơ sở

- Nhân viên hậu cần (chịu trách nhiệm nhập – xuất sản phẩm) ghi lại

thông tin sau khi xác nhận số lượng nhập sản phẩm chính xác từ người mua

- Tất cả rau viết vào cùng một trang

Tên người mua

STT Ngày

Hộ

thành

viên

Mã hộ

Tên

loại

rau

Kết quả thu hoạch

Ghi

chúSố lượng

(kg)

Đơn giá

(VNĐ/kg)

Thành

tiền

(VNĐ)

Tổng

Page 224: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

TÀI L

IỆU

ĐÍN

H K

ÈM

224

TÀI LIỆU ĐÍNH KÈM 12.1

LỊCH TRÌNH THỰC HIỆN MẪU

2018 2019T7 T8 T9 T10 T11 T12 T1 T2 T3 T4 T5

Vụ đông Vụ hè

Hệ thống Quản lý Sản xuất Cây trồng An toàn1 Lựa chọn các nhóm mục tiêu tại các tỉnh/thành phố được lựa chọn

1-1 Đề cử các nhóm mục tiêu đề xuất1-2 Thực hiện khảo sát cơ bản1-3 Lựa chọn và xác nhận nhóm mục tiêu

2 Xác nhận sự an toàn của các vùng sản xuất2-1 Rà soát sự an toàn của các vùng sản xuất

2-2 Lấy mẫu đất và nước để kiểm tra

2-3 Sở NN&PTNT cấp giấy chứng nhận vùng sản xuất an toàn

3 Tập huấn về GAP cơ bản3-1 TOT về GAP cơ bản3-2 TOT về biện pháp canh tác3-3 TOF về GAP cơ bản3-4 Tập huấn về hoạt động sau thu hoạch3-5 Đánh giá kĩ thuật về các điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm3-6 Tập huấn tiếp nối TOT 3-7 Tham quan học tập tại các mô hình tiên tiến3-8 Tổ chức đi thăm giữa các nhóm mục tiêu

4 Thành lập các nhóm sản xuất cây trồng an toàn4-1 Đề cử các thành viên trong ban quản lý4-2 Xác nhận thỏa thuận giữa các thành viên trong nhóm4-3 Thành lập nhóm sản xuất cây trồng an toàn

5 Lập kế hoạch canh tác dựa trên nhu cầu thị trường5-1 Chuẩn bị cho công tác lập kế hoạch sản xuất

5-2 Mua các nguyên vật liệu (mua tập trung)

6 Biện pháp canh tác Cây trồng An toàn6-1 Lập kế hoạch cho các ruộng trình diễn kĩ thuật

6-2 Thực hiện trình diễn kĩ thuậtCải thiện điều kiện đất bằng phân ủ hữu cơGiới thiệu các hạt giống mớiCải thiện chất lượng cây giống

Lưu ýTT Hoạt động T6Vụ hè

Page 225: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

225

Sổ tay hướng dẫn H

ệ thống Quản lý Sản xuất nhằm

Đẩy m

ạnh Áp dụng G

AP

2018 2019T7 T8 T9 T10 T11 T12 T1 T2 T3 T4 T5

Vụ đông Vụ hè

Hệ thống Quản lý Sản xuất Cây trồng An toàn1 Lựa chọn các nhóm mục tiêu tại các tỉnh/thành phố được lựa chọn

1-1 Đề cử các nhóm mục tiêu đề xuất1-2 Thực hiện khảo sát cơ bản1-3 Lựa chọn và xác nhận nhóm mục tiêu

2 Xác nhận sự an toàn của các vùng sản xuất2-1 Rà soát sự an toàn của các vùng sản xuất

2-2 Lấy mẫu đất và nước để kiểm tra

2-3 Sở NN&PTNT cấp giấy chứng nhận vùng sản xuất an toàn

3 Tập huấn về GAP cơ bản3-1 TOT về GAP cơ bản3-2 TOT về biện pháp canh tác3-3 TOF về GAP cơ bản3-4 Tập huấn về hoạt động sau thu hoạch3-5 Đánh giá kĩ thuật về các điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm3-6 Tập huấn tiếp nối TOT 3-7 Tham quan học tập tại các mô hình tiên tiến3-8 Tổ chức đi thăm giữa các nhóm mục tiêu

4 Thành lập các nhóm sản xuất cây trồng an toàn4-1 Đề cử các thành viên trong ban quản lý4-2 Xác nhận thỏa thuận giữa các thành viên trong nhóm4-3 Thành lập nhóm sản xuất cây trồng an toàn

5 Lập kế hoạch canh tác dựa trên nhu cầu thị trường5-1 Chuẩn bị cho công tác lập kế hoạch sản xuất

5-2 Mua các nguyên vật liệu (mua tập trung)

6 Biện pháp canh tác Cây trồng An toàn6-1 Lập kế hoạch cho các ruộng trình diễn kĩ thuật

6-2 Thực hiện trình diễn kĩ thuậtCải thiện điều kiện đất bằng phân ủ hữu cơGiới thiệu các hạt giống mớiCải thiện chất lượng cây giống

Lưu ýTT Hoạt động T6Vụ hè

Page 226: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

TÀI L

IỆU

ĐÍN

H K

ÈM

226

2018 2019T7 T8 T9 T10 T11 T12 T1 T2 T3 T4 T5

Vụ đông Vụ hèLưu ýTT Hoạt động T6

Vụ hè

Các vật liệu nông nghiệp mới (màng phủ vải không dệt, v.v.)

6-3 Thăm các ruộng trình diễn kĩ thuật

7 Hướng dẫn tại chỗ về áp dụng GAP cơ bản7-1 Hướng dẫn tại ruộng về áp dụng GAP cơ bản

Hướng dẫn lưu giữ ghi chép nhật kí

Hướng dẫn về áp dụng hóa chất, v.v.

7-2 Họp nội bộ

7-3 Giám sát nội bộ

8 Nâng cấp các điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm8-1 Đánh giá kĩ thuật nhằm nâng cấp các điều kiện

8-2 Dự thảo danh sách các nguyên vật liệu và thiết bị cần thiết

8-3 Nâng cấp các cơ sở vật chất và thiết bị

9 Quản lý bán hàng tập trung9-1 Thiết lập hệ thống bán hàng tập trung

9-2 Hướng dẫn tại ruộng về bán hàng tập trung

10 Kiểm tra và giám sát bên ngoài10-1 Hướng dẫn kế hoạch lấy mẫu, kiểm tra; hướng dẫn về giám sát bên ngoài

10-2 Kiểm tra dư lượng thuốc BVTV (quick test)

10-3 Kiểm tra dư lượng thuốc BVTV (kiểm tra tại phòng thí nghiệm)

10-4 Giám sát bên ngoài (do cán bộ nhà nước và nhóm dự án JICA thực hiện)

11 Giám sát và đánh giá11-1 Rà soát các hoạt động thí điểm

11-2 Giám sát

11-3 Đánh giá

Hệ thống Xây dựng Chuỗi Cung ứng (Marketing)1 Đối thoại với thị trường

1-1 TOT và TOF về marketing

TOT marketing tại Hà Nội

TOF marketing tại mỗi tỉnh

1-2 Xây dựng các công cụ marketing

1-3 Kết nối với người mua

Page 227: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

227

Sổ tay hướng dẫn H

ệ thống Quản lý Sản xuất nhằm

Đẩy m

ạnh Áp dụng G

AP

2018 2019T7 T8 T9 T10 T11 T12 T1 T2 T3 T4 T5

Vụ đông Vụ hèLưu ýTT Hoạt động T6

Vụ hè

Các vật liệu nông nghiệp mới (màng phủ vải không dệt, v.v.)

6-3 Thăm các ruộng trình diễn kĩ thuật

7 Hướng dẫn tại chỗ về áp dụng GAP cơ bản7-1 Hướng dẫn tại ruộng về áp dụng GAP cơ bản

Hướng dẫn lưu giữ ghi chép nhật kí

Hướng dẫn về áp dụng hóa chất, v.v.

7-2 Họp nội bộ

7-3 Giám sát nội bộ

8 Nâng cấp các điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm8-1 Đánh giá kĩ thuật nhằm nâng cấp các điều kiện

8-2 Dự thảo danh sách các nguyên vật liệu và thiết bị cần thiết

8-3 Nâng cấp các cơ sở vật chất và thiết bị

9 Quản lý bán hàng tập trung9-1 Thiết lập hệ thống bán hàng tập trung

9-2 Hướng dẫn tại ruộng về bán hàng tập trung

10 Kiểm tra và giám sát bên ngoài10-1 Hướng dẫn kế hoạch lấy mẫu, kiểm tra; hướng dẫn về giám sát bên ngoài

10-2 Kiểm tra dư lượng thuốc BVTV (quick test)

10-3 Kiểm tra dư lượng thuốc BVTV (kiểm tra tại phòng thí nghiệm)

10-4 Giám sát bên ngoài (do cán bộ nhà nước và nhóm dự án JICA thực hiện)

11 Giám sát và đánh giá11-1 Rà soát các hoạt động thí điểm

11-2 Giám sát

11-3 Đánh giá

Hệ thống Xây dựng Chuỗi Cung ứng (Marketing)1 Đối thoại với thị trường

1-1 TOT và TOF về marketing

TOT marketing tại Hà Nội

TOF marketing tại mỗi tỉnh

1-2 Xây dựng các công cụ marketing

1-3 Kết nối với người mua

Page 228: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

TÀI L

IỆU

ĐÍN

H K

ÈM

228

2018 2019T7 T8 T9 T10 T11 T12 T1 T2 T3 T4 T5

Vụ đông Vụ hèLưu ýTT Hoạt động T6

Vụ hè

Kết nối trực tiếp cho mỗi nhóm mục tiêu

Diễn đàn kinh doanh rau an toàn tại Hà Nội

Diễn đàn kinh doanh rau an toàn tại mỗi tỉnh

Hội chợ thương mại tại mỗi tỉnh

1-4 Hỗ trợ mỗi nhóm mục tiêu trong việc làm hợp đồng

2 Sau thu hoạch và Phân phối2-1 Mezoroekai cho mỗi nhóm mục tiêu

2-2 Giám sát việc thu gom và giao sản phẩm tại mỗi nhóm mục tiêu

Kiểm tra ban đầu do PPMU và nhóm mục tiêu thực hiện

Kiểm tra ngẫu nhiên bởi PPMU

2-3 Rà soát và lập kế hoạch cho vụ tới tại mỗi nhóm mục tiêu

Họp tổng kết cho mỗi nhóm mục tiêu

TOF về kế hoạch thực hiện marketing tại mỗi tỉnh

3 Giám sát và đánh giá3-1 Giám sát

3-2 Đánh giá

Quản lý Dự án1 Phiếu giám sát

2 Họp Ban điều phối chung JCC

Page 229: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

229

Sổ tay hướng dẫn H

ệ thống Quản lý Sản xuất nhằm

Đẩy m

ạnh Áp dụng G

AP

2018 2019T7 T8 T9 T10 T11 T12 T1 T2 T3 T4 T5

Vụ đông Vụ hèLưu ýTT Hoạt động T6

Vụ hè

Kết nối trực tiếp cho mỗi nhóm mục tiêu

Diễn đàn kinh doanh rau an toàn tại Hà Nội

Diễn đàn kinh doanh rau an toàn tại mỗi tỉnh

Hội chợ thương mại tại mỗi tỉnh

1-4 Hỗ trợ mỗi nhóm mục tiêu trong việc làm hợp đồng

2 Sau thu hoạch và Phân phối2-1 Mezoroekai cho mỗi nhóm mục tiêu

2-2 Giám sát việc thu gom và giao sản phẩm tại mỗi nhóm mục tiêu

Kiểm tra ban đầu do PPMU và nhóm mục tiêu thực hiện

Kiểm tra ngẫu nhiên bởi PPMU

2-3 Rà soát và lập kế hoạch cho vụ tới tại mỗi nhóm mục tiêu

Họp tổng kết cho mỗi nhóm mục tiêu

TOF về kế hoạch thực hiện marketing tại mỗi tỉnh

3 Giám sát và đánh giá3-1 Giám sát

3-2 Đánh giá

Quản lý Dự án1 Phiếu giám sát

2 Họp Ban điều phối chung JCC

Page 230: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

TÀI L

IỆU

ĐÍN

H K

ÈM

230

TÀI LIỆU ĐÍNH KÈM 13.1

BẢNG ĐỊNH MỨC CHI PHÍ CHO CÁC HOẠT ĐỘNG THỬ NGHIỆM ĐƯỢC THỰC HIỆN

TRONG DỰ ÁN JICAI. HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT

STT Hạng mục Mô tả Tổng chi phí Chi phí của JICA Chi phí của PPMU

1 Lựa chọn các nhóm mục tiêu 9.000.000 0 9.000.000

1.1 Điều tra và phân tích cơ bản Phụ cấp cho cán bộ hiện trường (phỏng vấn điều tra)

9.000.000   9.000.000

1.2 Lập hồ sơ nhóm sản xuất   0    

2 Chứng thực độ an toàn của vùng sản xuất

37.200.000 28.200.000 9.000.000

2.1 Lấy và phân tích mẫu đất và nước tưới (Do PPMU chi trả)

Phụ cấp cho cán bộ hiện trường, (lấy mẫu và gửi mẫu đến phòng thí nghiệm

9.000.000   9.000.000

2.2 Kiểm tra mẫu đất và nước tại phòng thí nghiệm (do JICA chi trả)

Phí kiểm tra mẫu tại phòng thí nghiệm (2 mẫu đất và 2 mẫu nước cho mỗi nhóm mục tiêu)

28.200.000 28.200.000  

3 Tập huấn TOT về GAP Cơ bản 123.556.667 122.356.667 22.950.000

3.1 Tập huấn TOT về GAP cơ bản cho các tỉnh thí điểm (do JICA chi trả)

Địa điểm, giải khát giữa giờ, ăn trưa, phụ cấp đi lại cho học viên, thù lao cho giảng viên, sản xuất tài liệu

29.750.000 29.750.000

3.2 Tập huấn TOF về GAP Cơ bản (co PPMU chi trả). 6 khóa cho 1 tỉnh (2/ 01 nhóm mục tiêu x 03 nhóm mục tiêu)

Địa điểm, giải khát giữa giờ, ăn trưa, phụ cấp đi lại cho học viên, thù lao cho giảng viên, sản xuất tài liệu

0 21.750.000

3.3 Tập huấn TOT về thực hành xử lý sau thu hoạch/điều kiện vệ sinh về đóng gói và vận chuyển (do JICA chi trả)

Địa điểm, giải khát giữa giờ, ăn trưa, phụ cấp đi lại cho học viên, thù lao cho giảng viên, sản xuất tài liệu

11.750.000 11.750.000

3.4 Đánh giá kỹ thuật về các điều kiện đảm bảo an toàn (Do PPMU chi trả)

Phụ cấp cho cán bộ hiện trường 1.200.000 1.200.000

3.5 Tập huấn TOT tiếp theo (do JICA chi trả)

Địa điểm, giải khát giữa giờ, ăn trưa, phụ cấp đi lại cho học viên, thù lao cho giảng viên, sản xuất tài liệu

11.750.000 11.750.000

1 Selection of target groups

9,000,000 0 9,000,000

Page 231: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

231

Sổ tay hướng dẫn H

ệ thống Quản lý Sản xuất nhằm

Đẩy m

ạnh Áp dụng G

AP

TÀI LIỆU ĐÍNH KÈM 13.1

BẢNG ĐỊNH MỨC CHI PHÍ CHO CÁC HOẠT ĐỘNG THỬ NGHIỆM ĐƯỢC THỰC HIỆN

TRONG DỰ ÁN JICAI. HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT

STT Hạng mục Mô tả Tổng chi phí Chi phí của JICA Chi phí của PPMU

1 Lựa chọn các nhóm mục tiêu 9.000.000 0 9.000.000

1.1 Điều tra và phân tích cơ bản Phụ cấp cho cán bộ hiện trường (phỏng vấn điều tra)

9.000.000   9.000.000

1.2 Lập hồ sơ nhóm sản xuất   0    

2 Chứng thực độ an toàn của vùng sản xuất

37.200.000 28.200.000 9.000.000

2.1 Lấy và phân tích mẫu đất và nước tưới (Do PPMU chi trả)

Phụ cấp cho cán bộ hiện trường, (lấy mẫu và gửi mẫu đến phòng thí nghiệm

9.000.000   9.000.000

2.2 Kiểm tra mẫu đất và nước tại phòng thí nghiệm (do JICA chi trả)

Phí kiểm tra mẫu tại phòng thí nghiệm (2 mẫu đất và 2 mẫu nước cho mỗi nhóm mục tiêu)

28.200.000 28.200.000  

3 Tập huấn TOT về GAP Cơ bản 123.556.667 122.356.667 22.950.000

3.1 Tập huấn TOT về GAP cơ bản cho các tỉnh thí điểm (do JICA chi trả)

Địa điểm, giải khát giữa giờ, ăn trưa, phụ cấp đi lại cho học viên, thù lao cho giảng viên, sản xuất tài liệu

29.750.000 29.750.000

3.2 Tập huấn TOF về GAP Cơ bản (co PPMU chi trả). 6 khóa cho 1 tỉnh (2/ 01 nhóm mục tiêu x 03 nhóm mục tiêu)

Địa điểm, giải khát giữa giờ, ăn trưa, phụ cấp đi lại cho học viên, thù lao cho giảng viên, sản xuất tài liệu

0 21.750.000

3.3 Tập huấn TOT về thực hành xử lý sau thu hoạch/điều kiện vệ sinh về đóng gói và vận chuyển (do JICA chi trả)

Địa điểm, giải khát giữa giờ, ăn trưa, phụ cấp đi lại cho học viên, thù lao cho giảng viên, sản xuất tài liệu

11.750.000 11.750.000

3.4 Đánh giá kỹ thuật về các điều kiện đảm bảo an toàn (Do PPMU chi trả)

Phụ cấp cho cán bộ hiện trường 1.200.000 1.200.000

3.5 Tập huấn TOT tiếp theo (do JICA chi trả)

Địa điểm, giải khát giữa giờ, ăn trưa, phụ cấp đi lại cho học viên, thù lao cho giảng viên, sản xuất tài liệu

11.750.000 11.750.000

1 Selection of target groups

9,000,000 0 9,000,000

Page 232: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

TÀI L

IỆU

ĐÍN

H K

ÈM

232

3.6 Tham quan học tập tại các mô hình tiên tiến (do JICA chi trả)

Địa điểm, giải khát giữa giờ, ăn trưa, phụ cấp đi lại cho học viên, thù lao cho giảng viên, sản xuất tài liệu

59.606.667 59.606.667

3.7 Thăm quan học hỏi giữa các nhóm mục tiêu (do JICA chi trả)

Địa điểm, giải khát giữa giờ, ăn trưa, phụ cấp đi lại cho học viên, thù lao cho giảng viên, sản xuất tài liệu

9.500.000 9.500.000

4 Thành lập nhóm sản xuất cây trồng an toàn

1.200.000 0 1.200.000

4-1 Đề cử thành viên ban quản lý  

4-2 Xác nhận thống nhất giữa các thành viên trong nhóm

 

4-3 Hình thành nhóm sản xuất cây trồng an toàn) (do PPMU chi trả)

Phụ cấp cho cán bộ hiện trường 1.200.000 1.200.000

5 Lập kế hoạch canh tác dựa trên nhu cầu thị trường

7.200.000 0 7,200,000

5-1 Chuẩn bị kế hoạch sản xuất - Phụ cấp cho cán bộ thực địa (do PPMU chi trả)

Phụ cấp cho cán bộ hiện trường 4.800.000 4.800.000

5-2 Mua vật liệu (mua chung) Phụ cấp cho cán bộ thực địa (do PPMU chi trả)

Phụ cấp cho cán bộ hiện trường 2.400.000 2.400.000

6 Biện pháp canh tác rau an toàn 217.038.000 164.238.000 52.800.000

6-1 Lập kế hoạch ruộng trình diễn Phụ cấp cho cán bộ hiện trường 2.400.000 2.400.000

6-2 Thực hiện trình diễn  

6.2.1 Tập huấn về biện pháp canh tác (do JICA hỗ trợ)

Địa điểm, giải khát giữa giờ, ăn trưa, phụ cấp đi lại cho học viên, thù lao cho giảng viên, sản xuất tài liệu

60.360.000 60.360.000

6.2.2 Vật liệu thực hiện trình diễn  

a) Cải tạo đất bằng phân ủ (do JICA hỗ trợ)

Chi phí vật liệu 13.068.000 13.068.000

b) Giới thiệu hạt giống mới (do JICA hỗ trợ)

Chi phí vật liệu

c) Cải thiện phương pháp làm giống (do JICA hỗ trợ)

Chi phí vật liệu 39.150.000 39.150.000

Page 233: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

233

Sổ tay hướng dẫn H

ệ thống Quản lý Sản xuất nhằm

Đẩy m

ạnh Áp dụng G

AP

3.6 Tham quan học tập tại các mô hình tiên tiến (do JICA chi trả)

Địa điểm, giải khát giữa giờ, ăn trưa, phụ cấp đi lại cho học viên, thù lao cho giảng viên, sản xuất tài liệu

59.606.667 59.606.667

3.7 Thăm quan học hỏi giữa các nhóm mục tiêu (do JICA chi trả)

Địa điểm, giải khát giữa giờ, ăn trưa, phụ cấp đi lại cho học viên, thù lao cho giảng viên, sản xuất tài liệu

9.500.000 9.500.000

4 Thành lập nhóm sản xuất cây trồng an toàn

1.200.000 0 1.200.000

4-1 Đề cử thành viên ban quản lý  

4-2 Xác nhận thống nhất giữa các thành viên trong nhóm

 

4-3 Hình thành nhóm sản xuất cây trồng an toàn) (do PPMU chi trả)

Phụ cấp cho cán bộ hiện trường 1.200.000 1.200.000

5 Lập kế hoạch canh tác dựa trên nhu cầu thị trường

7.200.000 0 7,200,000

5-1 Chuẩn bị kế hoạch sản xuất - Phụ cấp cho cán bộ thực địa (do PPMU chi trả)

Phụ cấp cho cán bộ hiện trường 4.800.000 4.800.000

5-2 Mua vật liệu (mua chung) Phụ cấp cho cán bộ thực địa (do PPMU chi trả)

Phụ cấp cho cán bộ hiện trường 2.400.000 2.400.000

6 Biện pháp canh tác rau an toàn 217.038.000 164.238.000 52.800.000

6-1 Lập kế hoạch ruộng trình diễn Phụ cấp cho cán bộ hiện trường 2.400.000 2.400.000

6-2 Thực hiện trình diễn  

6.2.1 Tập huấn về biện pháp canh tác (do JICA hỗ trợ)

Địa điểm, giải khát giữa giờ, ăn trưa, phụ cấp đi lại cho học viên, thù lao cho giảng viên, sản xuất tài liệu

60.360.000 60.360.000

6.2.2 Vật liệu thực hiện trình diễn  

a) Cải tạo đất bằng phân ủ (do JICA hỗ trợ)

Chi phí vật liệu 13.068.000 13.068.000

b) Giới thiệu hạt giống mới (do JICA hỗ trợ)

Chi phí vật liệu

c) Cải thiện phương pháp làm giống (do JICA hỗ trợ)

Chi phí vật liệu 39.150.000 39.150.000

Page 234: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

TÀI L

IỆU

ĐÍN

H K

ÈM

234

d) Vật liệu nông nghiệp mới (do JICA hỗ trợ)

Chi phí vật liệu 51.660.000 51.660.000

6.2.3 Giám sát thực đieạ mô hình trình diễn (do PPMU chi trả)

Phụ cấp cho cán bộ hiện trường 50.400.000 50.400.000

7 Hướng dẫn tại chỗ về áp dụng GAP Cơ bản

66.000.000 0 66.000.000

7.1 Hướng dẫn tại chỗ về áp dụng GAP cơ bản

Phụ cấp cho cán bộ hiện trường 43.200.000 43.200.000

7.2 Tổ chức họp nội bộ hàng tháng để chia sẻ kinh nghiệm về áp dụng GAP Cơ bản và biện pháp canh tác mới

Phụ cấp cho cán bộ hiện trường 18.000.000 18.000.000

7.3 Giám sát nội bộ Phụ cấp cho cán bộ hiện trường 4.800.000 4.800.000

8 Nâng cấp điều kiện đảm bảo vệ sinh và an toàn thực phẩm

153.600.000 150.000.000 3.600.000

8.1 Đánh giá kỹ thuật điều kiện nâng cấp

Phụ cấp cho cán bộ hiện trường 1.800.000 1.800.000

8.2 Dự thảo danh sách các trang thiết bị và vật liệu cần thiết

- 0

8.3 Nâng cấp cơ sở và trang thiết bị (Chi phí vật tư cho nâng cấp cơ sở và trang thiết bị do JICA hỗ trợ)

Chi phí vật tư cho nâng cấp cơ sở và trang thiết bị (chi phí nhân công do nhóm mục tiêu chi trả)

150.000.000 150.000.000

8.4 Đánh giá điều kiện được cải thiện so với điều kiện trước đây về mặt an toàn và vệ sinh an toàn thực phẩm (Do PPMU chi trả)

Phụ cấp cho cán bộ hiện trường 1.800.000 1.800.000

9 Quản lý bán hàng tập trung 4.800.000 0 4.800.000

9.1 Thiết lập hệ thống bán hàng tập trung

Phụ cấp cho cán bộ hiện trường 4.800.000 4.800.000

9.2 Hướng dẫn tại thực địa về bán hàng tập trung

Phụ cấp cho cán bộ hiện trường (đây là hoạt động lồng ghéo với hoạt động hàng mục 7.1)

0 0

10 Kiểm tra và giám sát nội bộ và bên ngoài

175.650.000 150.450.000 25.200.000

10.1 Hướng dẫn lập kế hoạch lấy mẫu xét nghiệm và kiểm tra bên ngoài

- 0

Page 235: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

235

Sổ tay hướng dẫn H

ệ thống Quản lý Sản xuất nhằm

Đẩy m

ạnh Áp dụng G

AP

d) Vật liệu nông nghiệp mới (do JICA hỗ trợ)

Chi phí vật liệu 51.660.000 51.660.000

6.2.3 Giám sát thực đieạ mô hình trình diễn (do PPMU chi trả)

Phụ cấp cho cán bộ hiện trường 50.400.000 50.400.000

7 Hướng dẫn tại chỗ về áp dụng GAP Cơ bản

66.000.000 0 66.000.000

7.1 Hướng dẫn tại chỗ về áp dụng GAP cơ bản

Phụ cấp cho cán bộ hiện trường 43.200.000 43.200.000

7.2 Tổ chức họp nội bộ hàng tháng để chia sẻ kinh nghiệm về áp dụng GAP Cơ bản và biện pháp canh tác mới

Phụ cấp cho cán bộ hiện trường 18.000.000 18.000.000

7.3 Giám sát nội bộ Phụ cấp cho cán bộ hiện trường 4.800.000 4.800.000

8 Nâng cấp điều kiện đảm bảo vệ sinh và an toàn thực phẩm

153.600.000 150.000.000 3.600.000

8.1 Đánh giá kỹ thuật điều kiện nâng cấp

Phụ cấp cho cán bộ hiện trường 1.800.000 1.800.000

8.2 Dự thảo danh sách các trang thiết bị và vật liệu cần thiết

- 0

8.3 Nâng cấp cơ sở và trang thiết bị (Chi phí vật tư cho nâng cấp cơ sở và trang thiết bị do JICA hỗ trợ)

Chi phí vật tư cho nâng cấp cơ sở và trang thiết bị (chi phí nhân công do nhóm mục tiêu chi trả)

150.000.000 150.000.000

8.4 Đánh giá điều kiện được cải thiện so với điều kiện trước đây về mặt an toàn và vệ sinh an toàn thực phẩm (Do PPMU chi trả)

Phụ cấp cho cán bộ hiện trường 1.800.000 1.800.000

9 Quản lý bán hàng tập trung 4.800.000 0 4.800.000

9.1 Thiết lập hệ thống bán hàng tập trung

Phụ cấp cho cán bộ hiện trường 4.800.000 4.800.000

9.2 Hướng dẫn tại thực địa về bán hàng tập trung

Phụ cấp cho cán bộ hiện trường (đây là hoạt động lồng ghéo với hoạt động hàng mục 7.1)

0 0

10 Kiểm tra và giám sát nội bộ và bên ngoài

175.650.000 150.450.000 25.200.000

10.1 Hướng dẫn lập kế hoạch lấy mẫu xét nghiệm và kiểm tra bên ngoài

- 0

Page 236: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

TÀI L

IỆU

ĐÍN

H K

ÈM

236

10.2 Kiểm tra dư lượng thuốc trừ sâu (kiểm tra nhanh (quick test) (do JICA hỗ trợ)

Vật liệu bộ kiểm tra, Phụ cấp cho cán bộ hiện trường

51.600.000 51.600.000  

10.3 Kiểm tra dư lượng thuốc BVTV (kiểm tra tại phòng thí nghiệm) (do JICA chi trả)

Phí kiểm tra tại phòng thí nghiệm, phụ cấp cán bộ hiện trường, lấy mẫu và gửi mẫu đến phòng thí nghiệm

98.850.000 98.850.000  

10.4 Kiểm tra giám sát bên ngoài về áp dụng GAP Cơ bản (do PPMU chi trả)

Phụ cấp cho người tham dự 25.200.000   25.200.000

Tổng cộng 795.244.667 615.244.667 201.750.000

1. Lựa chọn nhóm mục tiêu

1.1 Điều tra và phân tích cơ bản (Phụ cấp cho cán bộ hiện trường (phỏng vấn điều tra) do PPMU chi trả

STTMiêu tả Đơn vị Số người Số ngày Số lượng

Đơn giá (VND)

Thành tiền (VND)

01 Tỉnh

1 Nhóm mục tiêu 1   2 1 2 400.000 800.000

Nhóm mục tiêu 2   2 1 2 400.000 800.000

Nhóm mục tiêu 3   2 1 2 400.000 800.000

2 Thuê xe đi lấy mẫu chuyến 3 3 1.200.000 3.600.000

3 Phí gửi mẫu đến phòng thí nghiệm

gói 3 3 1.000.000 3.000.000

Tổng cộng 9.000.000

2. Chứng thực độ an toàn của vùng sản xuất cho 01 tỉnh2.1 Lấy và phân tích mẫu đất và nước tưới (Do PPMU chi trả)

STTMiêu tả Đơn vị Số

người Số ngày Số lượng

Đơn giá (VND)

Thành tiền (VND)

01 Tỉnh

1 Nhóm mục tiêu 1   2 1 2 400.000 800.000

Nhóm mục tiêu 2   2 1 2 400.000 800.000

Nhóm mục tiêu 3   2 1 2 400.000 800.000

2 Thuê xe đi lấy mẫu chuyến   3 3 1.200.000 3.600.000

3 Phí gửi mẫu đến phòng thí nghiệm gói   3 3 1.000.000 3.000.000

Tổng 9.000.000

Page 237: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

237

Sổ tay hướng dẫn H

ệ thống Quản lý Sản xuất nhằm

Đẩy m

ạnh Áp dụng G

AP

10.2 Kiểm tra dư lượng thuốc trừ sâu (kiểm tra nhanh (quick test) (do JICA hỗ trợ)

Vật liệu bộ kiểm tra, Phụ cấp cho cán bộ hiện trường

51.600.000 51.600.000  

10.3 Kiểm tra dư lượng thuốc BVTV (kiểm tra tại phòng thí nghiệm) (do JICA chi trả)

Phí kiểm tra tại phòng thí nghiệm, phụ cấp cán bộ hiện trường, lấy mẫu và gửi mẫu đến phòng thí nghiệm

98.850.000 98.850.000  

10.4 Kiểm tra giám sát bên ngoài về áp dụng GAP Cơ bản (do PPMU chi trả)

Phụ cấp cho người tham dự 25.200.000   25.200.000

Tổng cộng 795.244.667 615.244.667 201.750.000

1. Lựa chọn nhóm mục tiêu

1.1 Điều tra và phân tích cơ bản (Phụ cấp cho cán bộ hiện trường (phỏng vấn điều tra) do PPMU chi trả

STTMiêu tả Đơn vị Số người Số ngày Số lượng

Đơn giá (VND)

Thành tiền (VND)

01 Tỉnh

1 Nhóm mục tiêu 1   2 1 2 400.000 800.000

Nhóm mục tiêu 2   2 1 2 400.000 800.000

Nhóm mục tiêu 3   2 1 2 400.000 800.000

2 Thuê xe đi lấy mẫu chuyến 3 3 1.200.000 3.600.000

3 Phí gửi mẫu đến phòng thí nghiệm

gói 3 3 1.000.000 3.000.000

Tổng cộng 9.000.000

2. Chứng thực độ an toàn của vùng sản xuất cho 01 tỉnh2.1 Lấy và phân tích mẫu đất và nước tưới (Do PPMU chi trả)

STTMiêu tả Đơn vị Số

người Số ngày Số lượng

Đơn giá (VND)

Thành tiền (VND)

01 Tỉnh

1 Nhóm mục tiêu 1   2 1 2 400.000 800.000

Nhóm mục tiêu 2   2 1 2 400.000 800.000

Nhóm mục tiêu 3   2 1 2 400.000 800.000

2 Thuê xe đi lấy mẫu chuyến   3 3 1.200.000 3.600.000

3 Phí gửi mẫu đến phòng thí nghiệm gói   3 3 1.000.000 3.000.000

Tổng 9.000.000

2.2 Kiểm tra mẫu đất và nước tại phòng thí nghiệm (do JICA chi trả)

Ma trận / hạng mục xét nghiệm MRLs

Số lượng mẫuTổng số mẫu

Đơn giá (VND)

Thành tiền (VND) 

1. Đất 

Kim loại nặng As 15 15 15 400.000 6.000.000

Cd 1.5 15 15 100.000 1.500.000

Pb 70 15 15 100.000 1.500.000

Cu 100 15 15 100.000 1.500.000

Zn 200 15 15 100.000 1.500.000

Cr 150 15 15 100.000 1.500.000

    90 90    

  Tổng -     13.500.000

2. Nước tưới

Kim loại nặng As 0.05 15 15 400.000 6.000.000

Cd 0.01 15 15 100.000 1.500.000

Pb 0.05 15 15 100.000 1.500.000

Hg 0,001 15 15 100.000 1.500.000

E.coli   15 15 150.000 2.250.000

  Tổng 75 75   12.750.000

Vi sinh vật Fecal. Coli 100 15 15 130,000 1.950.000

Page 238: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

TÀI L

IỆU

ĐÍN

H K

ÈM

238

  Tổng         1.950.000

TỔNG CỘNG (B):         28.200.000

TỔNG (A) + TỔNG (B)         37.200.000

3. Tập huấn về GAP Cơ bản

3.1 Tập huấn TOT về GAP cơ bản cho các tỉnh thí điểm (do JICA chi trả)

STT Nội dung Số lượng Đơn giá (VND) Thành tiền (VND)

1 Thù lao soạn tài liệu tập huấn và giảng bài; (2 giảng viên x 2 ngày x 1 khóa) 4 500.000 2.000.000

2 Phụ cấp ăn trưa cho học viên (35 người x 2 ngày) 70 150.000 10.500.000

3 Giải khát giữa giờ (35 người x 2 ngày ) 70 50.000 3.500.000

4Phụ cấp đi lại cho học viên từ ngoài trung tâm thành phố/thị xã (25 người x 2 ngày x 50,000/ngày)

50 50.000 2.500.000

5 In ấn tài liệu và văn phòng phẩm cho học viên 35 50.000 1.750.000

6 Phí thuê địa điểm tập huấn 2 3.500.000 7.000.000

7 Chi phí người hướng dẫn tại địa điểm thăm thực địa 1 500.000 500.000

8 Phí thuê xe cho học viên đi thăm thực địa 1 2.000.000 2.000.000

  Tổng chi phí cho 01 khóa     29.750.000

3.2 Tập huấn TOF về GAP Cơ bản (co PPMU chi trả). 6 khóa cho 1 tỉnh (2/ 01 nhóm mục tiêu x 03 nhóm mục tiêu)

STT Nội dung Số lượng Đơn giá (VND) Thành tiền (VND)

1Thù lao cho giáo viên cấp tỉnh; (2 giảng viên x 1 ngày x 1 khóa)

2 250.000 500.000

2 Phụ cấp ăn trưa cho học viên (25 người x 1 ngày) 25 50.000 1.250.000

3 Giải khát giữa giờ (25 người x 1 ngày) 25 30.000 750.000

4 In ấn tài liệu và văn phòng phẩm cho học viên 25 25.000 625.000

5 Địa điểm tập huấn, Banner 1 500.000 500.000

Tổng chi phí cho 01 khóa     3.625.000

Tổng chi phí cho 06 khóa     21.750.000

Page 239: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

239

Sổ tay hướng dẫn H

ệ thống Quản lý Sản xuất nhằm

Đẩy m

ạnh Áp dụng G

AP

3.3 Tập huấn TOT về thực hành xử lý sau thu hoạch/điều kiện vệ sinh về đóng gói và vận chuyển (do JICA chi trả)

STT Nội dung Số lượng Đơn giá (VND)Thành tiền

(VND)

1Thù lao soạn tài liệu tập huấn và giảng bài ; (2 giảng viên x 1 ngày x 1 khóa)

2 500.000 1.000.000

2Phụ cấp ăn trưa cho học viên (30 người x 1 ngày x 1 khóa)

30 150.000 4.500.000

3 Giải khát giữa giờ (30 người x 1 ngày) 30 50.000 1.500.000

4 In ấn tài liệu và văn phòng phẩm cho học viên 30 25.000 750,000

5 Địa điểm tập huấn, Banner 1 3.500.000 3.500.000

7Chi phí người hướng dẫn tại địa điểm thăm thực địa

1 500.000 500.000

  Tổng     11.750.000

3.4 Đánh giá kỹ thuật về các điều kiện đảm bảo an toàn (Phụ cấp cho cán bộ thực địa)

STT Mô tả Số người Số ngày Số lượng Đơn giá

(VND)Thành tiền

(VND)

01 tỉnh

1 Nhóm mục tiêu 1 1 1 1 400.000 400.000

Nhóm mục tiêu 2 1 1 1 400.000 400.000

Nhóm mục tiêu 3 1 1 1 400.000 400.000

Tổng 1.200.000

3.5 Tập huấn TOT tiếp theo (do JICA chi trả)

STT Nội dung Số lượngĐơn giá

(VND)Thành tiền

(VND)

1Thù lao soạn tài liệu tập huấn và giảng bài ; (2 giảng viên x 1 ngày x 1 khóa)

2 500.000 1.000.000

2Phụ cấp ăn trưa cho học viên (30 người x 1 ngày x 1 khóa)

30 150.000 4.500.000

3 Giải khát giữa giờ (30 người x 1 ngày) 30 50.000 1.500.000

4 In ấn tài liệu và văn phòng phẩm cho học viên 30 25.000 750.000

5 Địa điểm tập huấn, Banner 1 3.500.000 3.500.000

7Chi phí người hướng dẫn tại địa điểm thăm thực địa

1 500.000 500.000

  Tổng     11.750.000

Page 240: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

TÀI L

IỆU

ĐÍN

H K

ÈM

240

3.6 Chi phí cho chuyến tham quan học tập tại Lâm Đồng

Ngày Nội dung Chi phí Đơn vị Đơn giá Số lượng Thành tiền

Ngày 1

Thành viên tham gia từ các tỉnh di chuyển về Hà hội/

đối với thành viên đi từ tỉnh đến SB Nội Bài

xe/1 chiều

1.500.000 4 6.000.000

Vietjetair, Hanoi - Da Lat, VJ409 ( 17:25 -19:15)**   vé (khứ

hồi)4.220.000 26 109.720.000

Công tác phí   day 150.000 26 3.900.000

Di chuyển chuyển từ Sân bay Liên Khương về Đà Lạt

airport taxi car 350.000 6 2.100.000

phụ cấp lưu trúTiền Hotel cho đoàn

night 350.000 26 9.100.000

Ngày 2

Công tác phíTiền ăn trong ngày cho đoàn

day 150.000 26 3.900.000

phụ cấp lưu trúTiền Hotel cho đoàn

night 350.000 26 9.100.000

Di chuyển bằng xe 29 chỗ 29-seat bus trip 4.500.000 1 4.500.000

Ngày 3

Công tác phíTiền ăn trong ngày cho đoàn

day 150.000 26 3.900.000

phụ cấp lưu trúTiền Hotel cho đoàn

night 350.000 26 9.100.000

Di chuyển bằng xe 29 chỗ 29-seat bus trip 4.500.000 1 4.500.000

Page 241: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

241

Sổ tay hướng dẫn H

ệ thống Quản lý Sản xuất nhằm

Đẩy m

ạnh Áp dụng G

AP

Ngày Nội dung Chi phí Đơn vị Đơn giá Số lượng Thành tiền

Ngày 4

Công tác phíTiền ăn trong ngày cho đoàn

day 150.000 26 3.900.000

Thuê Phòng họpTiền thuê phòng họp

trip 1.000.000 1 1.000.000

Di chuyển từ đà lạt về Sân bay Liên Khương

taxi sân bay car 350.000 6 2.100.000

Vietjetair, Da Lat - Hanoi, VJ 406 (18:45 – 19:35)

Cho cả đoàn 0

Từ SB về Trung tâm Hà Nội

0 0 0 0 0

Di chuyển từ Hà Nội về các tỉnh

cho các thành viên từ SB Nội Bài về các tỉnh

xe/1 chiều

1.500.000 4 6.000.000

Tổng cho 3 tỉnh   178.820.000

Tổng cho 1 tỉnh   59.606.667

3.7 Thăm quan học hỏi giữa các nhóm mục tiêu

STT Nội dung Số lượngĐơn giá

(VND)Thành tiền

(VND)

1Phụ cấp ăn trưa cho học viên (30 người x 1 ngày x 1 khóa)

30 150.000 4.500.000

2 Giải khát giữa giờ (30 người x 1 ngày) 30 50.000 1.500.000

3 Xe 29 chỗ 1 3.000.000 3.000.000

4Chi phí người hướng dẫn tại địa điểm thăm thực địa

1 500.000 500.000

Tổng 9.500.000

Page 242: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

TÀI L

IỆU

ĐÍN

H K

ÈM

242

4.3 Thành lập nhóm sản xuất cây trồng an toàn (Phụ cấp cho cán bộ thực địa) (do PPMU chi trả)

STT Miêu tả Số người Số ngày Số lượng Đơn giá (VND) Thành tiền (VND)

01 Tỉnh

1 Nhóm mục tiêu 1 1 1 1 400.000 400.000

Nhóm mục tiêu 2 1 1 1 400.000 400.000

Nhóm mục tiêu 3 1 1 1 400.000 400.000

Tổng 1.200.000

5.1 Lập kế hoạch sản xuất (Phụ cấp cho cán bộ thực địa) (Do PPMU chi trả)

STT Miêu tả Số người Số ngày Số lượng Đơn giá (VND) Thành tiền (VND)

01 Tỉnh

1 Nhóm mục tiêu 1 1 4 4 400.000 1.600.000

Nhóm mục tiêu 2 1 4 4 400.000 1.600.000

Nhóm mục tiêu 3 1 4 4 400.000 1.600.000

Tổng 4.800.000

5.2 Mua vật tư (mua chung) (Do PPMU chi trả)

STT Miêu tả Số người Số ngày Số lượng Đơn giá (VND) Thành tiền (VND)

01 Tỉnh

1 Nhóm mục tiêu 1 1 2 2 400.000 800.000

Nhóm mục tiêu 2 1 2 2 400.000 800.000

Nhóm mục tiêu 3 1 2 2 400.000 800.000

Tổng 2.400.000

Page 243: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

243

Sổ tay hướng dẫn H

ệ thống Quản lý Sản xuất nhằm

Đẩy m

ạnh Áp dụng G

AP

6. Biện pháp canh tác rau an toàn (do JICA hỗ trợ)

6.1 Lập kế hoạch ruộng trình diễn (Phụ cấp cho cán bộ hiện trường) (do PPMU chi trả)

STT Miêu tảSố

ngườiSố

ngàySố lượng

Đơn giá (VND)

Thành tiền (VND)

01 Tỉnh

1 Nhóm mục tiêu 1 1 1 2 400.000 800.000

  Nhóm mục tiêu 2 1 1 2 400.000 800.000

  Nhóm mục tiêu 3 1 1 2 400.000 800.000

Tổng 2.400.000

6.2.1 Tập huấn về biện pháp canh tác (do JICA hỗ trợ)

STT Miêu tả Đơn vịSố

lượngĐơn giá

(VND)Thành tiền

(VND)

1 Tập huấn        

2In ấn tài liệu và văn phòng phẩm cho học viên (25 nông dân/nhóm x 4 trang x 300 VND/trang)

nông dân/vụ

100 300 30.000

3Ăn trưa cho học viên tham gia tập huấn (25 nông dân/nhóm x lần/vụ

Nông dân

25 150.000 3.750.000

4 Giải khát giữa giờNông dân

25 50.000 1.250.000

5 Tổng cộng cho 1 nhóm mục tiêu/lần       5.030.000

 Tổng cộng cho 1 nhóm, 1 vụ (4 lần/vụ)

      20.120.000

  Tổng số cho 1 tỉnh       60.360.000

6.2.2 Vật liệu thực hiện trình diễn

A. Cải tạo đất bằng phân ủ (chi phí vật liệu do JICA hỗ trợ)

I. Vật liệu cho 02 m³ phân ủ hỗ trợ cho 1 nông dân

Đơn vị Số lượng

Đơn giá (VND)

Thành tiền (VND)

  Phân lợn m³ 2 500,000 1.000.000

Page 244: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

TÀI L

IỆU

ĐÍN

H K

ÈM

244

  Cám gạo kg 60 6.000 360.000

  Vỏ trấu túi 14 12.000 168.000

  Bạt phủ m² 20 15.000 300.000

  Men (men sử dụng để nấu rượu) kg 1 50.000 50.000

  Ống thép dài 1,5m cái 1 300.000 300.000

  Tổng cộng       2.178.000

  Tổng số cho 1 tỉnh - 6 nông dân       13.068.000

C Cải thiện phương pháp sản xuất cây giống (chi phí vật liệu do JICA hỗ trợ)  

I. Chi phí vật liệu cho hoạt động cải thiện phương pháp sản xuất cây giống cho 01 nông dân

Đơn vị Số lượng

Giá (VND) Thành tiền (VND)

  Khay xốp khai 50 22.000 1.100.000

  giá thể kg 50 5.000 250.000

 Vật liệu làm giá để khay (Vòm che giá gieo cây giống) vòm 1 3.000.000 3.000.000

  Tổng cộng       4.350.000

  Tổng số cho 01 tỉnh - 9 nông dân       39.150.000

D Vật liệu nông nghiệp mới (chi phí vật liệu do JICA hỗ trợ)  

I. Chi phí vật liệu vải phủ không dệt (NWT) cho 1 ruộng trình diễn của 1 nhóm mục tiêu

Đơn vị Số lượng

Đơn giá (VND)

Thành tiền (VND)

 02 cuộn vải phủ không dệt NWT kích thước tấm (200m x 2,1m) m² 840 10.500 8.820.000

 2 cuộn vải phủ không dệt NWT kích thước tấm (200m x 2,7m) m² 1080 6.000 6.480.000

  Khung sắt item 160 12.000 1.920.000

  Tổng cộng       17.220.000

 Tổng số cho 01 tỉnh - 3 nhóm mục tiêu       51.660.000

Page 245: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

245

Sổ tay hướng dẫn H

ệ thống Quản lý Sản xuất nhằm

Đẩy m

ạnh Áp dụng G

AP

6.2.3 Giám sát đồng ruộng đối với ruộng thí điểm (do PPMU chi trả)

STT Miêu tả Đơn vị Số lượng

Đơn giá (VND)

Thành tiền (VND)

1.3Phụ cấp cho cán bộ khuyến nông (1ngày/tuần x 1tuần/tháng x 12 tháng x 150,000 VND/người/ngày)

Day 12 150.000 1.800.000

1.3.1Chi phí xăng xe đi thăm thực địa (1 ngày//tuần x 1tuần/tháng x 12 tháng)

day 12 50.000 600.000

1.3.2Phụ cấp cho cán bộ khuyến nông (1ngày/tuần x 1tuần/tháng x 12 tháng)

Day 12 150.000 1.800.000

1.3.3 Tổng phụ cho 1 nhóm, 1vụ       4.200.000

1.3.4 Tổng phụ cho 1 nhóm, 4 vụ       16.800.000

 Tổng cho cho 01 tỉnh (03 nhóm mục tiêu)

      50.400.000

7. Hướng dẫn tại chỗ về áp dụng GAP cơ bản (do PPMU chi trả)

7.1 Hướng dẫn tại chỗ về áp dụng GAP cơ bản

STT Miêu tả/hoạt động Số lượng

Đơn giá (VND)

Số người/

lần

Thành tiền (VND)

 Dự toán chi phí hướng dẫn tại chỗ cho 01 nhóm thí điểm

       

1

Phụ cấp đi lại cho giám sát kỹ thuật của PPMU thực hiện hướng dẫn tại chõ cho nông dân về áp dụng GAP cơ bản và biện pháp canh tác mới trong 9 tháng (4 lần/ tháng x 1 ngày/lần x 9 tháng)

36 50.000 1 1.800.000

2

Phụ cấp cho cán bộ giám sát kỹ thuật của PPMU thực hiện hướng dẫn tại chỗ cho nông dân áp dụng GAP cơ bản và biện pháp canh tác mới trong 9 tháng (4 lần/ tháng x 1 ngày/lần x 9 tháng)

36 150.000 1 5.400.000

  Tổng cộng cho 1 nhóm mục tiêu       7.200.000

 Tổng cộng chi phí cho 01 nhóm mục tiêu (trong 2 năm)

      14.400.000

  Tổng số cho 1 tỉnh       43.200.000

Page 246: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

TÀI L

IỆU

ĐÍN

H K

ÈM

246

7.2 Tổ chức họp nội bộ hàng tháng để chia sẻ kinh nghiệm về áp dụng GAP Cơ bản và biện pháp canh tác mới

STT Miêu tả/ Hoạt độngSố

lượngĐơn giá

(VND)Số cuộc

họpThành tiền

(VND)

 Dự toán chi phí tổ chức họp nội bộ cho 1 nhóm thí điểm

       

1Giải khát (25 nông dân x 1 cuộc họp/tháng x 9 tháng)

25 15.000 9 3.375.000

2 In ấn tài liệu và văn phòng phẩm 25 5.000 9 1.125.000

  Tổng chi phí cho 1 nhóm mục tiêu       4.500.000

 Tổng chi phí cho 1 nhóm mục tiêu (trong 2 năm)

      9.000.000

  Tổng chi phí cho 1 tỉnh       18.000.000

7.3 Giám sát nội bộ

STT Miêu tả Số lượng

Đơn giá (VND)

Số người/

lần

Thành tiền (VND)

 Phụ cấp đi lại cho giám sát kỹ thuật của PPMU (1 lần/vụ)

1 50.000 2 100.000

 Phụ cấp công tác phí cho giám sát kỹ thuật của PPMU

1 150.000 2 300.000

  Tổng cộng cho 1 nhóm mục tiêu       400.000

 Tổng cộng cho 1 nhóm, 4 vụotal for 1group, 4seasons

      1.600.000

  Tổng số cho 1 tỉnh       4.800.000

Page 247: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

247

Sổ tay hướng dẫn H

ệ thống Quản lý Sản xuất nhằm

Đẩy m

ạnh Áp dụng G

AP

8. Nâng cấp điều kiện đảm bảo vệ sinh và an toàn thực phẩm

8.1 Tiến hành đánh giá kỹ thuật và xây dựng kế hoạch cải tạo điều kiện khu vực sản xuất và khu sơ chế (Do PPMU chi trả)

STT Miêu tả Đơn vịSố

lượngĐơn giá

(VND)Thành tiền

(VND)

 Phụ cấp đi lại cho giám sát kỹ thuật của PPMU

người 3 50.000 150.000

 Phụ cấp công tác phí cho giám sát kỹ thuật của PPMU

người 3 150.000 450.000

  Tổng cộng cho 1 nhóm mục tiêu       600.000

Tổng cộng cho 1 tỉnh 1.800.000

8.3 Nâng cấp cơ sở và trang thiết bị (Chi phí vật liệu cho nâng cấp cơ sở và trang thiết bị do JICA hỗ trợ)

STT Miêu tả Đơn vị Số lượng

Đơn giá (VND)

Thành tiền (VND)

IHỗ trợ trang thiết bị, vật liệu tại khu vực sản xuất

       

1Hỗ trợ xây dựng thùng chứa vỏ bao bì thuốc bảo về thực vật, kích thước 1,5m x 1m x 1,2

Thùng      

2Tủ thuốc báo vệ thực vật trong gia đình (bằng gỗ, kích thước 75cm x 40cm x 25cm)

Tủ      

3Quần áo bảo hộ cho nông dân khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (quần áo, kính, khaair trang, găng tay, ủng)

Boộ      

4 Biển cảnh báo tại ruộng phun thuốc BVTV Biển      

5 Sọt đựng sản phẩm thu hoạch (sọt nhựa) Cái      

II Nâng cấp điều kiện đóng gói, nhà sơ chế        

1 Trần chống nóng khu đóng gói, sơ chế m2      

2 Lát nền khu sơ chế. Đóng gói m2      

3Cải tạo và mởi rộng khu vệ sinh: Tường, thép chống rỉ, gách lát; gạch ốp, bệ xí, bộ lavabo…

-      

4 Xây bể rửa rau (1m x1m x 0,5m) cái      

5 Máy buộc rau và dán túi rau cái      

6 Máy quay ly tâm để làm khô rau cái      

Page 248: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

TÀI L

IỆU

ĐÍN

H K

ÈM

248

7 Khoang lạnh để bảo quản rau cái      

8 Lắp đặt hệ thống chiếu sáng bộ      

9 Biển hiệu 4m x 0,8m cái      

 Tổng cộng cộng cho 01 nhóm mục tiêu (dựa trên chi phí thực tế)

      150.000.000

  Tổng số cho 1 tỉnh       450.000.000

8.4 Đánh giá điều kiện được cải thiện so với điều kiện trước đây về mặt an toàn và vệ sinh an toàn thực phẩm (Do PPMU chi trả)

STT Miêu tả Đơn vịSố

lượngĐơn giá

(VND)Thành tiền

(VND)

 Phụ cấp đi lại cho giám sát kỹ thuật của PPMU

người 3 50.000 150.000

 Phụ cấp công tác phí cho giám sát kỹ thuật của PPMU

người 3 150.000 450.000

  Tổng chộng cho 1 nhóm mục tiêu       600.000

  Tổng cộng cho 1 tỉnh       1.800.000

9. Quản lý bán hàng tập trung (Do PPMU chi trả)

9.1 Thiết lập hệ thống bán hàng tập trung

STT Miêu tả Số người

Số ngày Số lượng

Đơn giá (VND)

Thành tiền (VND)

1 Nhóm mục tiêu 1 1 4 4 400.000 1.600.000

  Nhóm mục tiêu 2 1 4 4 400.000 1.600.000

  Nhóm mục tiêu 3 1 4 4 400.000 1.600.000

  Tổng         4.800.000

Page 249: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

249

Sổ tay hướng dẫn H

ệ thống Quản lý Sản xuất nhằm

Đẩy m

ạnh Áp dụng G

AP

9.2 Hướng dẫn tại chỗ về tổ chức bán hàng tập trung

STT Miêu tả/Hoạt độngSố

lượngĐơn giá

(VND)

Số người/

lần

Thành tiền (VND)

 Ước tính chi phí cho hướng dẫn tại chỗ về tổ chức bán hàng tập trung cho 01 nhóm mục tiêu

       

1

Phụ cấp đi lại cho cán bộ kỹ thuật của PPMU thực hiện hướng dẫn tại chỗ cho nông dân áp dụng GAP Cơ bản và biện pháp canh tác mới trong 9 tháng (4 lần/ tháng x 1 ngày/lần x 9 tháng)

36 50.000 1 1.800.000

2

Phụ cấp công tác phí cho cán bộ kỹ thuật của PPMU thực hiện hướng dẫn tại chỗ cho nông dân áp dụng GAP Cơ bản và biện pháp canh tác mới trong 9 tháng (4 lần/ tháng x 1 ngày/lần x 9 tháng)

36 150.000 1 5.400.000

  Tổng cộng chi phí cho 01 nhóm mục tiêu       7.200.000

 Tổng cộng chi phí cho 01 nhóm mục tiêu (trong 2 năm)

      14.400.000

  Tổng cộng cho 1 tỉnh*       43.200.000

* Chi phí này sẽ không được tính nếu hoạt động này được tổ chức thực hiện cùng với mục 7.1 Hướng dẫn tại chỗ về áp dụng GAP Cơ bản

10. Kiểm tra và giám sát bên ngoài

10.2 Kiểm tra dư lượng thuốc trừ sâu (kiểm tra nhanh (quick test) (do JICA hỗ trợ)

Số TT

Miêu tả Đơn vị Số lượng

Đơn giá (VND)

Thành tiền (VND)

(1) Bộ kiểm tra nhanh        

1 Bộ kiểm tra dư lượng thuốc BVTV GT (trong 2 năm) cho 03 nhóm mục tiêu

Hộ trọn gói (10 kiểm tra)

24 800.000 19.200.000

2 Công cụ sử dụng bộ kiểm tra dư lượng Thuốc BVTV GT Bộ 2 900.000 1.800.000

  Toổng cộng cho 1 tỉnh       21.000.000

(2) Phụ cấp cho cán bộ hiện trường lấy và thử mẫu bằng Quick test        

Page 250: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

TÀI L

IỆU

ĐÍN

H K

ÈM

250

 Thu lao cho cán bộ do PPMU chỉ định thực hiện mấy mẫu và kiểm tra bằng Quick test (2 người x 1ngày x 6 lần x 1 nhóm mục tiêu)

Người/ngày 12 800.000 9.600.000

 Phụ cấp đi lại cho cán bộ do PPMU chỉ định thực hiện lấy mẫu rau (2 người x 1 ngày x 6 lần x 1 nhóm mục tiêu)

Chuyến 12 50.000 600.000

  Tổng cộng cho 1 nhóm mục tiêu       10.200.000

  Tổng cộng cho 1 tỉnh       30.600.000

  Tổng cộng cho 1 tỉnh (1)+(2)       51.600.000

10.3 Kiểm tra dư lượng thuốc BVTV (kiểm tra tại phòng thí nghiệm) (do JICA chi trả)

(1) Phí kiểm tra tại phòng thí nghiệm        

STT Miêu tả Đơn vị Số lượng

Đơn giá (VND)

Thành tiền (VND)

(1) Phí kiểm tra tại phòng thí nghiệm        

 Kiểm tra tại phòng thí nghiệm: dư lượng thuốc BVTV, kim loại nặng, vi sinh vật cho 2-3 mẫu trên 1 nhóm mục tiêu trên 1 năm

Mẫu 5 5.362.000 26.810.000

  Toổng cộng cho 1 tỉnh       80.430.000

(2) Phụ cấp cho cán bộ hiện trường đi lấy mẫu và gửi mẫu tới phòng thí nghiệm        

I Ước tính chi phí cho lấy mẫu và kiểm tra mẫu bằng kiểm tra nhanh       10.200.000

 

Thù lao cho cán bộ được PPMU chỉ định thực hiện lấy mẫu và thực hiện kiểm tra nhanh (2 người x 1ngày x 2 lần x 3 nhóm mục tiêu)

Người/ngày 12 800.000 9.600.000

 Phụ cấp đi lại cho cán bộ được PPMU chỉ định thực hiện lấy mẫu rau (2 người x 1 ngày x 2 lần x 3 nhóm mục tiêu)

chuyến 12 50.000 600.000

II Ước tính chi phí gửi mẫu tới phòng thí nghiệm để kiểm tra       6.300.000

  Phí gửi mẫu tới phòng thí nghiệm gói 6 1.000.000 6.000.000

  Chi phí mua mẫu rau (5 mẫu x 2kg/mẫu x 3 nhóm mục tiêu)   15 20.000 300.000

III Chi phí mua công cụ lấy mẫu, bảo quản mẫu       1.920.000

  Túi PE (hộp 100 túi) hộp 3 50.000 150.000

  Hộp xốp(70x50x50cm) hộp 6 150.000 900.000

  Găng tay dùng một lần (hộp 100 cái) hộp 3 10.000 30.000

  Cồn 70% Lọ 3 70.000 210.000

Page 251: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …

251

Sổ tay hướng dẫn H

ệ thống Quản lý Sản xuất nhằm

Đẩy m

ạnh Áp dụng G

AP

  Bút viết trên kính (hộp 10 bút) hộp 3 150.000 450.000

  Giấy dinh dán(hộp 10 tờ ) gói 6 5.000 30.000

  Hộp PE để đựng mẫu hộp 3 50.000 150.000

  Tổng cộng cho 1 tỉnh       18.420.000

  Tổng cộng cho 1 tỉnh (1)+(2)       98.850.000

10.4 Kiểm tra giám sát bên ngoài về áp dụng GAP Cơ bản (do PPMU chi trả)

STT Miêu tả/Hoạt động Đơn vị Số lượng

Đơn giá (VND)

Thành tiền (VND)

1Thù lao cho cán bộ được PPMU chỉ định thực hiện đánh giá (2 người/ dự án thí điểm x 1 ngày/ dự án thí điểm x 2 lần giám sát/ năm)

person 4 1.000.000 4.000.000

2 Phụ cấp đi lại (2 người/dự án thí điểm x 1 ngày/dự án thí điểm x 2 lần giám sát/năm) person 4 50.000 200.000

  Tổng cộng chi phí cho 01 nhóm mục tiêu/năm       4.200.000

  Tổng cộng chi phí cho 01 nhóm mục tiêu (trong 2 năm)       8.400.000

  Tổng cộng cho 1 tỉnh       25.200.000

Page 252: SỔ TAY HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NHẰM …