8
NHÔÙ LÔØI BAÙC DAÏY 2 4 6 5 Chào mừng Đại hội mTTQVn huyện Đạ Tẻh khóa Vi (nhiệm kỳ 2014 - 2019): Phát huy dân chủ, tăng cường đồng thuận, xây dựng địa phương phát triển bền vững (XEM TRANG 4) ° Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Ảnh: B.TRƯỞng Lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương với chủ đề “Bản sắc Việt Nam” sẽ diễn ra trong 2 ngày 8 và 9/4/2014 (mồng 9 và 10/3 Giáp Ngọ) tại Đền thờ Âu Lạc (KDL thác Prenn - Đà Lạt). Với mục đích nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, uống nước nhớ nguồn, biết ơn các vua Hùng đã có công dựng nước, các bậc tiền nhân kiên cường chống giặc ngoại xâm giữ nước; lễ hội sẽ diễn ra 8 hoạt động giới thiệu những tinh hoa văn hóa truyền thống của dân tộc qua các nghi lễ: nghi thức cúng tế, đám rước lễ vật, văn nghệ hoạt cảnh truyền thuyết thời Hùng Vương, trò chơi dân gian, hội thi Sức mạnh quan lang, Duyên dáng Mỵ Nương, ẩm thực… Trong không gian Đền thờ Âu Lạc (nằm trong KDL thác Prenn) mô phỏng khá toàn diện kiến trúc Khu di tích Hùng Vương tại đất Tổ Phú Thọ, lễ hội sẽ là một ngày hội văn hóa tâm linh lớn của đồng bào nhân dân các dân tộc trong tỉnh. QUỲNH UYỂN Lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương sẽ diễn ra long trọng tại KDL thác Prenn Khen thưởng “nóng” Công an xã Tân Nghĩa (Di Linh) Chiều ngày 28/3/2014, UBND huyện và Công an huyện Di Linh đã kịp thời biểu dương và khen thưởng “nóng” Công an xã Tân Nghĩa, Tổ an ninh tự quản và 2 an ninh viên thôn Đồng Lạc trong việc phối hợp tổ chức bắt tên trộm cắp xe máy. Trước đó, vào sáng ngày 25/3, tại thôn Đồng Lạc, khi phát hiện 1 thanh niên lạ mặt xuất hiện và có cử chỉ khác thường, Công an xã Tân Nghĩa phối hợp với các an ninh viên trong Tổ an ninh tự quản thôn Đồng Lạc, tổ chức thành 2 nhóm để phục kích và theo dõi hành vi của người lạ mặt này. Đến khoảng 16 giờ cùng ngày, người lạ mặt này bẻ khóa và nổ máy chiếc xe máy 49G1 207.63 (đang dựng trước quán cà phê, cạnh Quốc lộ 20) của bà Nguyễn Trần Thanh Thảo, rồi nhảy lên xe, rú ga chạy tẩu thoát theo hướng về Đà Lạt. Nhờ phục kích sẵn, nên khi phát hiện hành vi nói trên, lực lượng Công an xã và an ninh viên thôn Đồng Lạc đã kịp thời truy đuổi và bắt được tên trộm là Lê Văn Trường (sinh năm 1990, ngụ tại phường Lộc Tiến, thành phố Bảo Lộc) cùng với tang vật; sau đó, chuyển giao cho Công an huyện để tiếp tục điều tra mở rộng vụ án. XUÂN LONG Hỗ trợ gạo cho học sinh vùng khó khăn UBND tỉnh Lâm Đồng vừa có quyết định về việc phân bổ gạo hỗ trợ cho học sinh tại các trường thuộc khu vực có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn học kỳ II năm học 2013 - 2014. Theo đó, 146.265kg gạo sẽ được chuyển đến các huyện và thành phố trong tỉnh để hỗ trợ cho 2.283 học sinh. Trong đó, huyện vùng sâu Đam Rông là địa phương được hỗ trợ cao nhất: 34.920kg (582 học sinh); tiếp đến là huyện Đơn Dương: 25.080kg (418 học sinh); riêng TP Đà Lạt chỉ có 20 em được hỗ trợ 1.200kg (mỗi suất được hỗ trợ 15kg trong thời gian 4 tháng). K.D LẠC LÂM (ĐƠN DƯƠNG) VỀ ĐÍCH NÔNG THÔN MỚI Tạo sự đồng thuận cao trong cộng đồng dân cư (XEM TRANG 3) Hiến đất làm đường giao thông trong xây dựng nông thôn mới Lễ Hội VăN Hóa miềN ĐôNG: Hướng đến nhu cầu thưởng thức của nhân dân Tặng sữa cho trẻ vùng sâu ° Đơn Dương chú trọng chăm lo đời sống văn hóa trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. BAÙO LAÂM ÑOÀNG PHAÙT HAØNH THÖÙ HAI, THÖÙ TÖ, THÖÙ SAÙU VAØ CUOÁI TUAÀN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, Ñöôøng daây noùng: 3811383 - 01645477577 4043 THÖÙ TÖ 2-4-2014 Toøa soaïn: 8 QUANG TRUNG - ÑAØ LAÏT Ñieän thoaïi: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608 E-mail: [email protected] Mỗi cán bộ, mỗi đảng viên phải hoàn toàn phục tùng lợi ích của Đảng. Không nên có mục đích cá nhân. Không nên vì cá nhân mà yêu cầu Đảng cái này cái khác, hoặc trách móc Đảng không giúp đỡ mình, không khen thưởng mình. Phát triển Đảng ở vùng dân tộc thiểu số Lộc Tân

Phát huy dân chủ, tăng cường đồng thuận, xây dựng địa ...baolamdong.vn/upload/others/201404/8943_so_2.4.2014.pdfnhằm giáo dục truyền thống yêu nước,

  • Upload
    others

  • View
    3

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Phát huy dân chủ, tăng cường đồng thuận, xây dựng địa ...baolamdong.vn/upload/others/201404/8943_so_2.4.2014.pdfnhằm giáo dục truyền thống yêu nước,

NHÔÙ LÔØI BAÙC DAÏY

2

4

6

5

Chào mừng Đại hội mTTQVn huyện Đạ Tẻh khóa Vi (nhiệm kỳ 2014 - 2019):

Phát huy dân chủ, tăng cường đồng thuận, xây dựng địa phương phát triển bền vững

(XEM TRANG 4)

° Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Ảnh: B.TRƯỞng

Lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương với chủ đề “Bản sắc Việt Nam” sẽ diễn ra trong 2 ngày 8 và 9/4/2014 (mồng 9 và 10/3 Giáp Ngọ) tại Đền thờ Âu Lạc (KDL thác Prenn - Đà Lạt). Với mục đích nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, uống nước nhớ nguồn, biết ơn các vua Hùng đã có công dựng nước, các bậc tiền nhân kiên cường chống giặc ngoại xâm giữ nước; lễ hội sẽ diễn ra 8 hoạt động giới thiệu những tinh hoa văn hóa truyền thống của dân tộc qua các nghi

lễ: nghi thức cúng tế, đám rước lễ vật, văn nghệ hoạt cảnh truyền thuyết thời Hùng Vương, trò chơi dân gian, hội thi Sức mạnh quan lang, Duyên dáng Mỵ Nương, ẩm thực… Trong không gian Đền thờ Âu Lạc (nằm trong KDL thác Prenn) mô phỏng khá toàn diện kiến trúc Khu di tích Hùng Vương tại đất Tổ Phú Thọ, lễ hội sẽ là một ngày hội văn hóa tâm linh lớn của đồng bào nhân dân các dân tộc trong tỉnh.

QUỲNH UYỂN

Lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương sẽ diễn ra long trọng tại KDL thác Prenn

Khen thưởng “nóng” Công an xã Tân Nghĩa (Di Linh)

Chiều ngày 28/3/2014, UBND huyện và Công an huyện Di Linh đã kịp thời biểu dương và khen thưởng “nóng” Công an xã Tân Nghĩa, Tổ an ninh tự quản và 2 an ninh viên thôn Đồng Lạc trong việc phối hợp tổ chức bắt tên trộm cắp xe máy.

Trước đó, vào sáng ngày 25/3, tại thôn Đồng Lạc, khi phát hiện 1 thanh niên lạ mặt xuất hiện và có cử chỉ khác thường, Công an xã Tân Nghĩa phối hợp với các an ninh viên trong Tổ an ninh tự quản thôn Đồng Lạc, tổ chức thành 2 nhóm để phục kích và theo dõi hành vi của người lạ mặt này. Đến khoảng 16 giờ cùng ngày, người lạ mặt này bẻ khóa và nổ máy chiếc xe máy 49G1 207.63 (đang dựng trước quán cà phê, cạnh Quốc lộ 20) của bà Nguyễn Trần Thanh Thảo, rồi nhảy lên xe, rú ga chạy tẩu thoát theo hướng về Đà Lạt. Nhờ phục kích sẵn, nên khi phát hiện hành vi nói trên, lực lượng Công an xã và an ninh viên thôn Đồng Lạc đã kịp thời truy đuổi và bắt được tên trộm là Lê Văn Trường (sinh năm 1990, ngụ tại phường Lộc Tiến, thành phố Bảo Lộc) cùng với tang vật; sau đó, chuyển giao cho Công an huyện để tiếp tục điều tra mở rộng vụ án. XUÂN LONG

Hỗ trợ gạo cho học sinh vùng khó khăn

UBND tỉnh Lâm Đồng vừa có quyết định về việc phân bổ gạo hỗ trợ cho học sinh tại các trường thuộc khu vực có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn học kỳ II năm học 2013 - 2014. Theo đó, 146.265kg gạo sẽ được chuyển đến các huyện và thành phố trong tỉnh để hỗ trợ cho 2.283 học sinh. Trong đó, huyện vùng sâu Đam Rông là địa phương được hỗ trợ cao nhất: 34.920kg (582 học sinh); tiếp đến là huyện Đơn Dương: 25.080kg (418 học sinh); riêng TP Đà Lạt chỉ có 20 em được hỗ trợ 1.200kg (mỗi suất được hỗ trợ 15kg trong thời gian 4 tháng). K.D

LẠC LÂM (ĐƠN DƯƠNG) VỀ ĐÍCH NÔNG THÔN MỚI

Tạo sự đồng thuận cao trong cộng đồng dân cư

(XEM TRANG 3)

Hiến đất làm đường giao thông trong xây dựng nông thôn mới

Lễ Hội VăN Hóa miềN ĐôNG:Hướng đến nhu cầu thưởng thức của nhân dân

Tặng sữa cho trẻ vùng sâu

° Đơn Dương chú trọng chăm lo đời sống văn hóa trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

BAÙO LAÂM ÑOÀNG PHAÙT HAØNH THÖÙ HAI, THÖÙ TÖ, THÖÙ SAÙU VAØ CUOÁI TUAÀNwww.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, Ñöôøng daây noùng: 3811383 - 01645477577

4043 THÖÙ TÖ 2-4-2014

Toøa soaïn: 8 QUANG TRUNG - ÑAØ LAÏTÑieän thoaïi: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608E-mail: [email protected]

Mỗi cán bộ, mỗi đảng viên phải hoàn toàn phục tùng lợi ích của Đảng. Không nên có mục đích cá nhân. Không nên vì cá nhân mà yêu cầu Đảng cái này cái khác, hoặc trách móc Đảng không giúp đỡ mình, không khen thưởng mình.

Phát triển Đảng ở vùng dân tộc thiểu số Lộc Tân

Page 2: Phát huy dân chủ, tăng cường đồng thuận, xây dựng địa ...baolamdong.vn/upload/others/201404/8943_so_2.4.2014.pdfnhằm giáo dục truyền thống yêu nước,

thÖÙ tÖ 2 - 4 - 20142 XÂy DỰng ĐẢng

Theo ông Bùi Xuân Quang - Phó Bí thư Thường trực Đảng bộ

xã Lộc Tân, sở dĩ nguồn phát triển Đảng ở Lộc Tân không thiếu là do từ nhiệm kỳ trước, Đảng bộ xã đã tích cực và chủ động trong công tác tạo nguồn.

Phát triển Đảng ở vùng dân tộc thiểu số Lộc Tân

ª HẢi UYÊN

Trong 3 năm đầu của nhiệm kỳ 2011 - 2015, Đảng bộ xã Lộc Tân (huyện Bảo Lâm) phát triển được 36 đảng viên; trong đó, có 50% đảng viên DTTS. Trung bình hàng năm, Đảng bộ xã kết nạp 12 đảng viên mới. Trong khi nhiều Đảng bộ cấp huyện, cấp xã gặp khó khăn trong việc tạo “nguồn” phát triển Đảng, thì ở Lộc Tân “nguồn” kết nạp đảng viên hầu như không thiếu.

Nếu như đầu nhiệm kỳ 2005 - 2010, Đảng bộ xã Lộc Tân chỉ có 45 đảng viên, thì đến cuối nhiệm kỳ đã tăng lên 82 đảng viên. Liên tục từ đó đến nay, Đảng bộ phát triển được thêm 36 đảng viên mới, nâng tổng số đảng viên hiện có của Đảng bộ là 118 đảng viên.

Hàng năm, Đảng bộ xã Lộc Tân đều ban hành Nghị quyết xây dựng Đảng. Theo đó, Đảng bộ giao chỉ tiêu cho mỗi cán bộ, đảng viên phải đăng ký tạo nguồn hoặc giúp đỡ để kết nạp ít nhất 1 đảng viên mới. Ông Bùi Xuân Quang cho biết: “Hiện tại, Đảng bộ vẫn còn đến 45 đối tượng đủ tiêu chuẩn để kết nạp Đảng; trong đó, có 17 đối tượng là đồng bào DTTS. Năm 2014, Đảng bộ xã đăng ký kết nạp thêm 13 đảng viên mới, cao hơn 4 đảng viên so với chỉ tiêu Đảng bộ huyện giao”.

Nhờ chủ động trong công tác phát triển Đảng, nên từ cuối năm 2011, Đảng bộ xã Lộc Tân đã “xóa” được thôn có chi bộ sinh hoạt ghép. Hiện, toàn Đảng bộ có 13 chi bộ trực thuộc. Trong đó, 4 thôn DTTS (thôn 1, 2, 3 và 6) đều có chi bộ Đảng, với hơn 50 đảng viên là đồng bào DTTS, chiếm 50% đảng viên trong Đảng bộ. Ông Nguyễn Ngọc Nhi - Trưởng Ban Tổ chức Huyện ủy Bảo Lâm, cho biết: “Mặc dù Đảng bộ xã Lộc Tân nhiều năm liền không đạt TSVM (do vướng tiêu chí về quản lý, bảo vệ rừng), nhưng đây là Đảng bộ điển hình của huyện trong việc phát triển đảng viên ở vùng đồng bào DTTS. Hầu như hàng năm, Đảng bộ xã đều đạt và vượt chỉ tiêu phát

triển đảng viên”.Ông Bùi Xuân Quang trao

đổi: “Mặc dù Lộc Tân có nhiều thuận lợi trong việc tạo nguồn phát triển đảng viên, nhưng công tác phát triển Đảng không vì thế mà không gặp khó khăn. Cái khó của việc phát triển Đảng

trong vùng đồng bào DTTS vẫn là trình độ học vấn và trình độ nhận thức của quần chúng khi chọn vào “nguồn” cảm tình Đảng”. Khắc phục khó khăn này, Đảng bộ phân công đảng viên về các địa bàn thôn dân tộc để tuyên truyền, vận động, thuyết phục đồng bào hiểu về vai trò của Đảng trong xây dựng nông thôn mới, trong công tác xóa đói giảm nghèo, trong công tác quản lý bảo vệ rừng… Ngoài ra, trong năm 2013, Đảng bộ xã tăng cường thêm Đảng ủy viên làm công tác tôn giáo và Chủ tịch UBND xã cùng về sinh hoạt với 8 đảng viên ở Chi bộ thôn 6. Vấn đề bảo vệ rừng ở khu vực giáp ranh đã được giải quyết khi chính quyền địa phương tổ chức rà soát, lập danh sách các hộ đồng bào DTTS thiếu đất sản xuất ở các thôn dân tộc và tiến hành cấp đất cho từng hộ. Ông K’Rim - Bí thư Chi bộ thôn 6, cho biết: “Từ khi được cấp đất, bà con không đi phá rừng nữa. Bà con chủ động ký hợp đồng bảo vệ rừng, trồng rừng để được hưởng lợi từ dịch vụ môi trường rừng. Nhờ đảm bảo tiêu chí giữ rừng, đầu tháng 3/2014, thôn 6 đã được công nhận là thôn văn hóa”.

Ông Bùi Xuân Quang cho biết thêm: “Liên tục trong các năm từ 2011 đến 2013, Đảng bộ không được công nhận TSVM, là do không đạt tiêu chí về bảo vệ và phát triển độ che phủ rừng, để xảy ra nhiều vụ vi phạm lâm luật. Tuy nhiên, đến cuối năm 2013, vấn đề này đã cơ bản được giải quyết. Năm 2014, Đảng bộ xã quyết tâm phấn đấu để đạt TSVM”.ª

Quý I/2014, Lâm Đồng đón trên 1,1 triệu lượt khách du lịch, trong đó khách quốc tế trên 68 ngàn, tăng 2,6% và khách nội địa trên 1 triệu lượt, tăng 1,8% cùng kỳ. Đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng của du khách, toàn tỉnh có 796 cơ sở lưu trú du lịch với tổng số 12.822 phòng, sức chứa tối đa khoảng 40 ngàn khách/ngày - đêm, trong đó có 266 khách sạn từ 1-5 sao với 7.145

phòng. Ngoài ra, toàn tỉnh còn có 32 khu, điểm tham quan du lịch được đầu tư và khai thác kinh doanh cùng trên 60 điểm tham quan miễn phí. Trong Năm Du lịch Quốc gia Tây Nguyên - Đà Lạt 2014, Lâm Đồng tiếp tục chỉnh trang, thúc đẩy phát triển dịch vụ du lịch nhằm thu hút du khách, đặc biệt hướng tới du khách quốc tế.

D.Q

Trên 1,1 triệu lượt khách du lịch tới Lâm Đồng

Hiến pháp Nước CHXHCN Việt Nam thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân Việt Nam thời kỳ đổi mới toàn diện đất nước (TIẾP THEO)

6.7. Về Hội đồng bầu cử quốc gia và Kiểm toán nhà nước (Chương X):

Để làm rõ hơn quyền làm chủ của nhân dân, cơ chế phân công, phối hợp, kiểm soát quyền lực, hoàn thiện bộ máy nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Hiến pháp bổ sung 2 thiết chế hiến định độc lập và Chương X gồm Hội đồng bầu cử quốc gia và Kiểm toán nhà nước.

Về Hội đồng bầu cử quốc gia: Hiến pháp bổ sung thiết chế Hội đồng bầu cử quốc gia là cơ quan do Quốc hội thành lập, có nhiệm vụ tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội, chỉ đạo và hướng dẫn công tác bầu cử đại biểu HĐND các cấp (Điều 117). Việc thành lập Hội đồng bầu cử quốc gia nhằm góp phần thể hiện tính khách quan trong chỉ đạo tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND.

Về Kiểm toán nhà nước: Hiến pháp hiến định địa vị pháp lý của Kiểm toán nhà nước trong Hiến pháp để tăng cường vị thế và trách nhiệm của cơ quan Kiểm toán nhà nước. Đây là cơ quan do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, có chức năng kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công (Điều 118). Do các cơ quan này là những thiết chế hiến định mới nên Hiến pháp chỉ quy định một cách tổng quát, còn các vấn đề cụ thể về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn, số lượng thành viên và nhiệm kỳ của thành viên của các cơ quan này do

luật định.7. Về hiệu lực của Hiến

pháp và việc sửa đổi Hiến pháp (Chương XI):

Hiến pháp tiếp tục khẳng định Hiến pháp là luật cơ bản của Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực pháp lý cao nhất; mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp; đồng thời, bổ sung và quy định rõ mọi vi phạm Hiến pháp đều bị xử lý; trách nhiệm của Quốc hội và các cơ quan nhà nước, của toàn dân trong việc bảo vệ Hiến pháp (Điều 119).

Về quy trình sửa đổi Hiến pháp, Hiến pháp đã cụ thể hóa các quy định về thẩm quyền đề nghị sửa đổi Hiến pháp, thủ tục soạn thảo Hiến pháp, quy trình thông qua Hiến pháp (Điều 120). Theo đó, Chủ tịch Nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành. Quốc hội thành lập Ủy ban Dự thảo Hiến pháp. Ủy ban Dự thảo Hiến pháp soạn thảo, tổ chức lấy ý kiến nhân dân và trình Quốc hội dự thảo Hiến pháp. Hiến pháp được thông qua khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành. Việc trưng cầu ý dân về Hiến pháp do Quốc hội quyết định (Điều 120). Đây là một điểm mới quan trọng, thể hiện chủ quyền của nhân dân.

8. Về kỹ thuật lập hiến: Để Hiến pháp thực sự là đạo luật

cơ bản của Nhà nước, có tính ổn định lâu dài, Hiến pháp chỉ quy định những vấn đề có tính nguyên tắc cần thể hiện khái quát, cô đọng, súc tích. Theo đó, những vấn đề về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nước được quy định rõ trong Hiến pháp còn quy trình, thủ tục, cách thức tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ cần để luật điều chỉnh. Một số chủ trương, chính sách cụ thể về phát triển ngành, lĩnh vực (kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ, y tế, thể dục, thể thao) không quy định trong Hiến pháp mà để luật điều chỉnh để bảo đảm tính linh hoạt trong bổ sung, hoàn chỉnh chủ trương, chính sách và trong quản lý, điều hành.

9. Về hiệu lực của Hiến pháp và việc thi hành Hiến pháp:

Để có căn cứ pháp lý cho việc triển khai thi hành Hiến pháp, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 64/2013/QH13 quy định một số điểm thi hành Hiến pháp, trong đó quy định rõ thời hạn công bố chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày thông qua, thời điểm Hiến pháp mới có hiệu lực là từ ngày 1.1.2014, đồng thời quy định trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức hữu quan trong việc tổ chức thi hành Hiến pháp, trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến Hiến pháp nhằm bảo đảm Hiến pháp được tuân thủ và chấp hành nghiêm trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

TS (Theo Ban Tuyên giáo Trung ương)

Ngày 31/3/2014, Ban Tuyên giáo Thành ủy Bảo Lộc đã tổ chức giao ban công tác tuyên giáo quí I/2014. Đây là lần giao ban định kỳ hàng quí giữa Ban Tuyên giáo Thành ủy với Bí thư Đảng bộ các phường, xã và lãnh đạo các cơ quan, đơn vị trong khối khoa giáo của thành phố.

Trong lần giao ban này, Ban Tuyên giáo Thành ủy đã tổng hợp, đánh giá công tác tuyên giáo (công tác tuyên truyền; công tác giáo dục lý luận chính trị; hoạt động của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên; công tác biên soạn lịch sử Đảng; việc đặt mua và đọc các loại báo, tạp chí của Đảng), công tác khoa giáo (giáo

dục - đào tạo; văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao; y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân; khoa học, công nghệ); đồng thời, thông tin khái quát tình hình kinh tế - xã hội trong quí I/2014 của thành phố và kế hoạch chuẩn bị tổ chức Tuần Văn hóa Trà Lâm Đồng lần thứ 5; trao đổi, bàn bạc và đề ra phương hướng, nhiệm vụ và chương trình phối hợp hoạt động về công tác tuyên giáo trong quí II và thời gian tiếp theo.

Phát biểu tại buổi giao ban, ông Dương Kim Viên - Phó Bí thư Thành ủy Bảo Lộc, phân tích, đánh giá kết quả trong quí I và định hướng công tác tuyên giáo trong thời gian

tới; đồng thời, yêu cầu Ban Tuyên giáo Thành ủy và các đơn vị cần xác định rõ mục đích, yêu cầu để việc tổ chức giao ban có hiệu quả. Dịp này, Phó Bí thư Thành ủy lưu ý và nhắc Ban Tuyên giáo Thành ủy cần kiểm tra và đôn đốc các TCCSĐ phải đặt mua và đọc các loại báo, tạp chí của Đảng theo quy định. Bởi vì hiện nay, Đảng bộ thành phố có tới 18 TCCSĐ không đặt mua báo Đảng (phần lớn là khối các doanh nghiệp); nhiều đơn vị trong nhiều năm liền, không đặt mua các tạp chí của Đảng, như các Đảng bộ xã Lộc Châu, xã Đại Lào và xã Đam Bri.

BÙi TRƯỞNG

BẢO Lộc: Giao ban công tác tuyên giáo quí i/2014 ° 18 tổ chức cơ sở Đảng (TCCSĐ) không đặt mua báo

Ngày 1/4/2014, Văn phòng Quốc hội tổ chức hội nghị trực tuyến tại 63 điểm cầu trong cả nước về hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn của ĐBQH tại phiên họp thứ 26 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Tại đầu cầu Lâm Đồng, Đoàn ĐBQH tổ chức với sự chủ trì của đồng chí Vũ Công Tiến - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH Lâm Đồng với sự tham dự của các đại biểu Quốc hội; đại diện HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh; đại diện Sở Công Thương, Sở Tài Nguyên Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính….

Buổi sáng, các đại biểu Quốc

hội đã tiến hành chất vấn Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng về các vấn đề như: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thị trường, trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về điện, xăng dầu và giải pháp bình ổn giá. Nhiều đại biểu đã chất vấn Bộ Công thương về tình trạng thương lái Trung Quốc mua ồ ạt nông sản Việt Nam như lá khoai lang, cây cu li, dưa hấu, móng trâu… làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển sản xuất của nông dân; vấn đề thiếu điện trầm trọng ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, nhất là ảnh hưởng đến sự phát triển của cây thanh long trái

vụ ở Bình Thuận…Trả lời về các vấn đề trên, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng đã ghi nhận và tiếp thu các ý kiến kiến nghị, tại một số địa phương Bộ đã chỉ đạo Sở Công Thương, Chi cục Quản lý thị trường tăng cường chặt chẽ công tác quản lý, kết hợp với công tác tuyên truyền vận động nhân dân không bán nông sản cho thương lái nước ngoài làm ảnh hưởng xấu đến vấn đề xuất lậu nông sản. Bộ dự kiến đến khoảng năm 2020 cơ bản sẽ giải quyết những khó khăn, vướng mắc về điện hiện nay, khắc phục tình trạng thiếu điện ở cơ sở.

N.THU

Hội nghị trực tuyến về hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội

thôøi söï - chính trò

Page 3: Phát huy dân chủ, tăng cường đồng thuận, xây dựng địa ...baolamdong.vn/upload/others/201404/8943_so_2.4.2014.pdfnhằm giáo dục truyền thống yêu nước,

THÖÙ TÖ 2 - 4 - 2014THÖÙ TÖ 2 - 4 - 20142 3 KINH TEÁ

Theo thống kê của Hội Nông dân xã Bình Thạnh, hiện nay, trên địa bàn xã

có 9 hộ nuôi bò sữa với tổng đàn bò gần 70 con. Trước đây, người dân xã Bình Thạnh đã từng nuôi bò sữa nhưng chỉ nuôi vài ba con để tận dụng nguồn thức ăn là phụ phẩm trồng trọt và nuôi một cách cầm chừng như một nghề phụ trong gia đình. Phong trào nuôi bò sữa ở Bình Thạnh bắt đầu phát triển mạnh từ năm 2013, đây là thời điểm giá cà phê xuống thấp, giá sữa ổn định nên nhiều hộ dân nơi đây đã chuyển đổi diện tích cà phê sang trồng cỏ để nuôi bò sữa. Hiện nay, nhiều hộ gia đình ở địa phương đã tập trung đầu tư trang trại nuôi bò sữa với mô hình hàng chục con và đã có thu nhập với trên 20ha cỏ giống mới.

Anh Nguyễn Hữu Phúc - thôn Thanh Bình II, cho biết: “Gia đình tôi đang nuôi 10 con bò sữa, trong đó có 7 con đang cho sữa, trung bình mỗi ngày tôi thu được hơn 130 lít sữa. Với giá bán hiện nay là 14.500 đồng/lít, thì mỗi ngày gia đình tôi có thu nhập từ bán sữa là gần 2 triệu đồng. Nuôi bò sữa cho thu nhập cao và ổn định hơn rất nhiều so với trồng cà phê trước đây. Với những lợi nhuận mà con bò sữa mang lại, chúng tôi quyết định chọn đây là nghề chính để mang lại nguồn kinh tế cho gia đình”.

Những thùng sữa trắng đang mang lại niềm vui và triển vọng cho người dân địa phương. Thế nhưng, người dân nơi đây đang nuôi bò sữa một cách tự phát và đang vừa nuôi vừa sợ, bởi họ đang mò mẫm tìm kinh nghiệm cũng như kỹ thuật chăn nuôi bò. Trong khi giá bò giống thì cao và nguồn gốc không rõ ràng nên rủi

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để nâng

cao thu nhập, con bò sữa đang được người

dân xã Bình Thạnh (huyện Đức Trọng) lựa

chọn. Có thể nói, con bò sữa đang mở hướng

làm giàu cho người dân nơi đây, nhưng, để đàn bò phát triển bền vững

thì còn nhiều khó khăn, thử thách.

Bò sữa mở hướng làm giàu

ª DUY NGUYỄN

ro là rất cao. Gia đình chị Trần Thị Kim Yến - thôn Kim Phát đã từng bị thiệt hại hơn 60 triệu đồng do bò sữa bị chết. Chị cho biết: “Gia đình tôi là một trong những hộ đầu tiên đưa bò sữa về nuôi tại địa phương. Khi mới nuôi tôi rất vất vả, mất ăn, mất ngủ vì lo cho đàn bò. Mình bỏ ra 60, 70 triệu đồng để mua được một con bò sữa, không biết cách chăm sóc mà nó bị bệnh, bỏ ăn, chết thì thiệt hại rất lớn. Chính vì thế gia đình chị Yến cũng như những hộ nuôi bò tại Bình Thạnh mong muốn

được tham gia nhiều lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi bò sữa để họ có kiến thức và hạn chế được rủi ro trong chăn nuôi. Ngoài ra, một số khó khăn nữa mà người nuôi bò sữa nơi đây đang gặp phải đó là nguồn vốn. Hiện nay, mỗi con bò sữa mang bầu từ 3 - 5 tháng có giá khoảng 60 - 70 triệu đồng. Trên địa bàn xã Bình Thạnh hiện vẫn chưa có trạm thu mua sữa nên người nuôi bò sữa nơi đây phải đi ra xã Hiệp Thạnh với quãng đường hơn 16km để nhập sữa, (mỗi ngày phải đi 2 lần) nên rất tốn kém và mất thời gian. Ông Bùi Đức Đảm - Chủ tịch Hội Nông dân xã Bình Thạnh cho biết: “Thời gian gần đây nhiều hộ dân trong xã đã đưa con bò sữa về nuôi thành công và cho thu nhập ổn định bước đầu. Tuy vậy, người dân nơi đây đang phát triển chăn nuôi bò sữa một cách tự phát. Chưa có đề án, dự án nào để phát triển chăn nuôi bò sữa một cách bền vững, nên người dân rất khó khăn trong khâu kỹ thuật chăm sóc để đạt hiệu quả cao”.

Như vậy, con bò sữa bước đầu đã giúp người dân xã Bình Thạnh có thu nhập ổn định, mở ra hướng đi mới trong chuyển đổi cơ cấu giống vật nuôi, cây trồng. Thế nhưng, chính quyền địa phương cũng cần có quy hoạch cụ thể, tuyên truyền và vận động người dân phát triển đàn bò sữa một cách hợp lý, đảm bảo môi trường, không nên ồ ạt phá bỏ cà phê để chuyển sang trồng cỏ nuôi bò để dẫn đến tình trạng cung vượt quá cầu lại thất bại. Mặt khác, chính quyền địa phương cũng nên hướng dẫn người dân nuôi bò sữa làm thủ tục cấp giấy chứng nhận trang trại để được hưởng các chính sách ưu đãi của nhà nước…ª

°Nuôi bò sữa đang mở hướng làm giàu cho người dân Bình Thạnh.

Nông dân là chủ thể trong xây dựng NTM

Từ thực tế xây dựng NTM ở Lạc Lâm, Bí thư Đảng ủy kiêm Trưởng ban Chỉ đạo Xây dựng NTM xã Lạc Lâm Huỳnh Văn Quang cho biết: “Cần chủ động trong triển khai các phần việc; phối hợp chặt chẽ trong công tác vận động nhân dân tổ chức thực hiện các tiêu chí, không thụ động trông chờ, ỷ lại nguồn vốn của trung ương và của tỉnh mà xác định tiêu chí nào thuận lợi sẽ cho triển khai thực hiện trước; tận dụng mọi nguồn lực của địa phương, nhất là nguồn lực từ trong nhân dân, để đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo, xây dựng cảnh quan môi trường...”.

Lạc Lâm là xã nằm dọc theo quốc lộ 27, cách trung tâm huyện Đơn Dương 5km về hướng đông bắc. Tổng diện tích tự nhiên của toàn xã là 2.220ha; trong đó, rừng và đất lâm nghiệp chiếm 1.467ha, đất sản xuất nông nghiệp là 474,5ha. Xã có 10 thôn, trong đó có 1 thôn đồng bào dân tộc thiểu số (104 hộ, 591 khẩu). Với điều kiện xuất phát điểm vừa có những thuận lợi nhất định nhưng đồng thời cũng còn không ít khó khăn, song điều đáng ghi nhận là nhờ sự đồng thuận cao của nhân dân địa phương nên thành quả mà Lạc Lâm đạt được trong xây dựng NTM trong những năm qua rất đáng được ghi nhận. Trước hết, trong công tác chỉ đạo và triển khai chủ trương xây dựng NTM, Ban Chỉ đạo Xây dựng NTM xã Lạc Lâm đã ban hành quy chế hoạt động cùng với việc phân công nhiệm vụ cụ thể cho các ban ngành, đoàn thể để tập trung chỉ đạo và tổ chức thực hiện. Trong

đó, Hội Nông dân xã được xác định là tổ chức đóng vai trò chủ thể trong phong trào xây dựng NTM nên cần phát huy tốt vai trò tham mưu cho cấp ủy, đồng thời phát huy vai trò giám sát và phản biện xã hội trong quá trình thực hiện đúng và đủ phương châm “Dân biết, dân làm, dân bàn, dân quyết định, dân kiểm tra - giám sát, thụ hưởng”. Nhờ vậy, ngay trong năm 2011 - năm đầu tiên thực hiện xây dựng NTM, Lạc Lâm đã hoàn thành 9/19 tiêu chí NTM; tiếp đến, năm 2012 hoàn thành thêm 5 tiêu chí và 5 tiêu chí còn lại được hoàn thành vào năm 2013 vừa qua.

Tạo sự đồng thuậnCũng như các địa phương

khác, với Lạc Lâm, để hoàn thành toàn bộ 19 tiêu chí, việc người dân lên tiếng đồng lòng hưởng ứng và thực hiện là vô cùng quan trọng và Lạc Lâm đã làm được điều này. Ví dụ trên lĩnh vực giao thông (tiêu chí 2) là một điển hình: Trong 3 năm xây dựng NTM, tổng kinh phí cho việc xây dựng mới và nâng cấp mở rộng các tuyến giao thông trên địa bàn xã Lạc Lâm là 20.308.488.000 đồng. Trong tổng nguồn kinh phí đã bỏ ra này, người dân trong vùng đóng góp đến 9.658.593.000 đồng. Nhờ vậy mà ở Lạc Lâm, toàn bộ 5,6km đường trục xã và liên xã được cứng hóa đạt chuẩn của Bộ GTVT - đạt 100% (tiêu chí là 100%), 10km đường liên thôn được cứng hóa 70% (tiêu chí 50%), 4,5km đường ngõ xóm được cứng hóa 77,8% (tiêu chí 30%) và 6,5km đường nội đồng được cứng hóa 80% (tiêu chuẩn là 50%). Về thủy lợi (tiêu chí 3):

Kết quả qua 3 năm thực hiện, Lạc Lâm đã nâng cấp và sửa chữa kênh mương phục vụ sản xuất đạt kiên cố hóa ở mức 85% (tiêu chí đặt ra là 45%) với tổng nguồn vốn hơn 5,4 tỷ đồng; trong đó, nhân dân đóng góp 800 triệu đồng. Ở lĩnh vực điện (tiêu chí 4), sự đồng thuận của người dân còn được thể hiện cao hơn: Để Lạc Lâm đạt tỷ lệ 98,9% hộ sử dụng điện, tương đương 1.786 hộ, như hiện nay (tiêu chí là 98%), tổng kinh phí phải bỏ ra trong 3 năm qua là 1 tỷ 570 triệu đồng. Điều cần nhấn mạnh là, trong tổng nguồn vốn này, vốn do dân đóng góp chiếm đến 1 tỷ 370 triệu đồng. Cụ thể, ngoài khoản tiền 200 triệu đồng do Nhà nước hỗ trợ để nâng cấp công trình điện của trục đường quốc lộ 27, nguồn vốn 1 tỷ 370 triệu đồng do dân đóng góp được sử dụng vào việc làm 20km điện đường chiếu sáng ở 10/10 thôn trong xã với chi phí 500 triệu đồng; dân thôn Mrăng đóng góp 370 triệu đồng để tự kéo điện về phục vụ sản xuất nông nghiệp; cùng đó, nhân dân các thôn Lạc Lâm Làng, Lạc Thạnh và Yên Khê Hạ cũng đã đóng góp 500 triệu đồng kéo điện ra đồng phục vụ sản xuất nông nghiệp. Sự đồng tình hưởng ứng và thực hiện của nhân dân xã Lạc Lâm còn được thể hiện trên nhiều lĩnh vực - tiêu chí khác có thể kể ra đây như: Tiêu chí 5 về trường học, tổng kinh phí thực hiện trong 3 năm qua gần 14,3 tỷ đồng, dân đóng góp 265 triệu đồng; tiêu chí 6 về cơ sở vật chất văn hóa, trong tổng kinh phí thực hiện 4 tỷ đồng, dân đóng góp 1 tỷ 150 triệu đồng...

Tạo được sự đồng thuận cao của người dân là vấn đề nổi bật ở Lạc Lâm trong xây dựng NTM trong 3 năm qua. Theo kinh nghiệm của Lạc Lâm, vấn đề cốt yếu trong xây dựng NTM là phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động để người dân xác định rõ đây là chương trình Nhà nước và nhân dân cùng làm; trong đó, phát huy nội lực của người dân là chính, và Nhà nước đóng vai trò hỗ trợ. ª

LẠC LÂM (ĐƠN DƯƠNG) VỀ ĐÍCH NÔNG THÔN MỚI

Tạo sự đồng thuận cao trong cộng đồng dân cư

ª THI HOÀNG

Lạc Lâm là một trong hai xã đầu tiên của huyện Đơn Dương (cùng với xã Quảng Lập) vừa hoàn thành 19/19

tiêu chí về xây dựng nông thôn mới (NTM). Trong khi Đơn Dương là huyện duy nhất của Lâm Đồng được tỉnh chọn xây dựng điểm về NTM ở cấp huyện (sẽ về đích vào năm 2015) thì việc Lạc Lâm về đích sớm trong xây dựng

NTM ở cấp xã là một sự kiện có ý nghĩa đặc biệt.

°Đơn Dương chú trọng chăm lo đời sống văn hóa trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Page 4: Phát huy dân chủ, tăng cường đồng thuận, xây dựng địa ...baolamdong.vn/upload/others/201404/8943_so_2.4.2014.pdfnhằm giáo dục truyền thống yêu nước,

4 THÖÙ TÖ 2 - 4 - 2014

PV: Thưa ông, xin ông có thể khái quát những thành quả đạt được của MTTQVN huyện Đạ Tẻh - khóa V (nhiệm kỳ 2008 - 2014)?

Ông Đinh Trọng Hà: Dưới sự lãnh đạo của BCH Đảng bộ huyện, sự hướng dẫn của UBMTTQVN tỉnh Lâm Đồng, UBMTTQVN huyện đã thực hiện có hiệu quả vai trò, chức năng tập hợp và phối hợp với các tổ chức thành viên để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân ngày một bền vững, thông qua việc thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” gắn với việc thực hiện Pháp lệnh Dân chủ

CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM HUYỆN ĐẠ TẺH KHÓA VI (NHIỆM KỲ 2014 - 2019)

Phát huy dân chủ, tăng cường đồng thuận,xây dựng địa phương phát triển bền vững

Cùng với nhân dân các dân tộc trong tỉnh, 5 năm qua (2008 - 2014) các tầng lớp nhân dân huyện Đạ Tẻh đã chung sức, chung lòng dưới sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn kết thống nhất trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện, vượt qua mọi khó khăn, thử thách và thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, xây dựng huyện Đạ Tẻh phát triển bền vững. Nhân Đại hội MTTQVN huyện Đạ Tẻh lần thứ VI (nhiệm kỳ 2014 - 2019), phóng viên Báo Lâm Đồng có cuộc phỏng vấn ông Đinh Trọng Hà - Chủ tịch UBMTTQVN huyện Đạ Tẻh về những thành tựu đạt được trong 5 năm qua.

ở cơ sở, coi trọng việc đa dạng hóa các hình thức tập hợp, tuyên truyền vận động, tổ chức các phong trào thi đua yêu nước để tạo được sự thống nhất ý chí và hành động trong nhân dân, để nhân dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, hăng hái thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ phát triển KT - XH - AN - QP. Trong đó, lực lượng nông dân giữ vai trò chủ lực, khắc phục những khó khăn, cần cù lao động sáng tạo, thi đua sản xuất giỏi, biết tiếp thu và áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và tích cực tham gia thực hiện những chương trình phát triển nông nghiệp

- nông thôn. Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” được triển khai đi vào chiều sâu, gắn kết với phong trào xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh, phong trào xây dựng xã, thị trấn

là phong trào huy động sức dân xây dựng hạ tầng ở các khu dân cư với phương châm Nhà nước hỗ trợ vật tư, nhân dân tự xây dựng với tổng kinh phí 53 tỷ đồng, trong đó, nhân dân đóng góp 13,35 tỷ đồng đã nâng cấp, bê tông hóa 43,8 km đường giao thông nông thôn, xây dựng mới 30 hội trường thôn, tổ dân phố và 69 công trình khác. Ngoài ra, nhân dân còn đóng góp trên 20.000 ngày công để thực hiện các công trình phúc lợi, nhiều hộ đã tự nguyện hiến đất, đóng góp vật chất, tự giác giải tỏa để xây dựng đường giao thông nông thôn, hội trường thôn, lớp học… tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc ngày càng được khơi dậy và phát huy.

PV: Những kinh nghiệm được rút ra trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ của MTTQ huyện là gì, thưa ông?

Ông Đinh Trọng Hà: Cấp ủy Đảng thực hiện vai trò vừa là thành viên, vừa là lãnh đạo Mặt trận, quan tâm đến công tác quy hoạch, đào tạo, bố trí cán bộ đủ tiêu chuẩn, có năng lực để làm cán bộ lãnh đạo Mặt trận, từ đó hoạt động của Mặt trận sẽ có chất lượng. Cán bộ chủ chốt phải được bố trí đảm bảo đủ năng lực, trình độ, có bản lĩnh, ngang tầm với nhiệm vụ mới, có sự hiểu biết sâu rộng, toàn tâm, toàn ý với công việc. Bên cạnh đó, việc thực hiện tốt quy chế phối hợp giữa Thường trực HĐND, UBND và các tổ chức thành viên với Ban Thường trực Ủy ban MTTQVN là điều kiện quan trọng để Mặt trận hoàn thành chức năng, nhiệm vụ theo luật định. Thực tiễn cho thấy,...

ª NGUYỆT THU (Thực hiện)

N ăm 2011, xã Triệu Hải có chủ trương bê tông hóa đường GTNT trên địa bàn xã, nhưng không thực hiện được, vì cứng

nhắc trong cách làm, không nhận được sự đồng thuận của người dân. Trước tình hình đó, với tư cách là thương binh, hội viên Hội CCB, ông Mai Ngọc Chiến trực tiếp bàn bạc với cấp ủy, chính quyền địa phương đứng ra vận động, thực hiện bê tông hóa đường GTNT tại thôn 3b. Để nói dân nghe, làm dân hưởng ứng, ông Chiến gương mẫu giải tỏa 70m hàng rào lưới B40, chặt bỏ 10 cây mít, 10 trụ tiêu, nhiều cụm chuối đang cho thu hoạch của gia đình và đóng góp trên 8,1 triệu đồng để thuê máy đào, mua vật liệu cát đá, trả công cho người thi công… tổng trị giá 17,1 triệu đồng. Việc gương mẫu đi đầu trong đóng góp công sức, tiền của của ông Chiến đã tác động tích cực

Giao thông nông thôn (GTNT) là một trong 19 tiêu chí quốc gia của chương trình xây dựng NTM đầy khó khăn khi triển khai thực hiện, bởi lẽ vận động nhân dân tự giác giải tỏa, tình nguyện hiến đất và tích cực tham gia đóng góp vốn đầu tư, ngày công thi công là công việc không dễ dàng đối với nhiều địa phương. Thế nhưng, ở một vài địa phương, trong quá trình thực hiện chương trình xây dựng NTM, đã có không ít hộ dân tình nguyện hiến đất, đóng góp công sức, tiền của để làm đường GTNT và chính họ là hạt nhân để xây dựng thành công NTM. Một trong những tấm gương điển hình tiêu biểu đó là gia đình ông Mai Ngọc Chiến ở thôn 3b, xã Triệu Hải, huyện Đạ Tẻh.

Hiến đất làm đường giao thôngtrong xây dựng nông thôn mới

ª HOÀNG KIẾN GIANG

đạt chuẩn văn hóa. Đây là cuộc vận động lớn, có ý nghĩa chính trị sâu sắc góp phần tăng cường sức mạnh của hệ thống chính trị, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Chất lượng và hiệu quả của cuộc vận động được nâng lên, số hộ gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa tăng dần qua hàng năm. Đến cuối năm 2013 đã có 85% hộ gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa, tăng 10,45% so với năm 2008; 70 thôn, tổ dân phố đạt danh hiệu khu dân cư văn hóa (tỷ lệ 66%), tăng 50 khu dân cư so với năm 2008. Nhiều mô hình thiết thực, sáng tạo được triển khai như: “Mỗi gia đình, mỗi khu dân cư thực hiện 1 công trình, 1 hạng mục góp phần xây dựng nông thôn mới”, “Vườn xanh, ngõ đẹp, đường sạch”, “Hàng rào cây xanh”, “Giữ gìn vệ sinh, môi trường thôn xóm”, “Không rải vàng mã khi đưa tang”… Nổi bật

° Ông Bùi Văn Hùng - Chủ tịch UBND huyện Đạ Tẻh trao Giấy khencho ông Mai Ngọc Chiến vì có thành tích xuất sắc trong xây dựng

nông thôn mới.

° Ông Đinh Trọng Hà - Chủ tịch UBMTTQVN

huyện Đạ Tẻh.

Là một xã nằm ở vùng cửa ngõ của huyện Đạ Tẻh, được sự đồng ý của Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, sự thống nhất giữa Thường trực Ủy ban

MTTQ Việt Nam huyện với Thường trực Đảng ủy, HĐND, UBND, Ban ATGT xã, năm 2009, Ban Thường trực Ủy ban

N ăm 1984, rời Đà Lạt, ông Ngô Tuất (1945) xuống thôn Hương Thủy, xã Hương Lâm, huyện Đạ Tẻh với quyết tâm phát triển sản xuất để nuôi 4 con nhỏ trưởng thành. Buổi đầu

vợ chồng ông bà làm ruộng lúa, hoa màu, đậu đỗ và trồng dâu nuôi tằm trên diện tích vườn 3,1ha tự khai phá mà có. Những năm tháng “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”, gắn bó với cây lúa, hoa màu đậu đỗ, dâu tằm cũng mang lại “đồng vào, đồng ra”, ổn định cuộc sống gia đình. Nhưng rồi, lâu dần đất bạc màu, nguồn nước tưới cạn kiệt, lúa, hoa màu, đậu đỗ, dâu tằm không còn cho năng suất, sản lượng, nên đến cuối năm 2009, thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng của xã, ông Ngô Tuất quyết định “đột phá” trồng thử nghiệm 6 sào - 460 gốc tầm vông. Lúc đó, thông qua UBND xã Hương Lâm, ông được Công ty Cỏ Xanh ở Tây Ninh đầu tư trọn gói từ cây giống, phân bón, công chăm sóc 20.000 đồng/gốc, trừ dần qua bán sản phẩm hàng năm dưới hình thức bao tiêu sản phẩm. Sau khi trồng thử thành công và đúc rút được kinh nghiệm khi được Công ty Cỏ Xanh tổ chức cho đi tham quan học hỏi kinh nghiệm tại các mô hình vườn rừng tầm vông ở Tây Ninh, cũng như thấy được tính bền vững của mô hình khi được chứng kiến việc gia công chế biến, kinh doanh tại nhà máy của công ty, ông quyết định mở rộng diện tích vườn rừng tầm vông lên 2,2ha. Từ diện tích ban đầu này,

lứa thu hoạch đầu tiên (2013), ông thu được 36 triệu đồng/6 sào, lứa thu hoạch thứ 2 này (2014) sẽ thu hoạch được 60 triệu đồng, dự kiến sang năm 2015 sẽ thu hoạch được trên dưới 200 triệu đồng/2,2ha. Sau đó, hàng năm sẽ cho thu hoạch ổn định trên 100 triệu đồng/ha và kéo dài thời gian cho thu hoạch cây

Nhờ chỉ đạo sát sao của các cấp ủy Đảng, sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền với Ủy ban MTTQ Việt Nam và các ban ngành, đoàn thể cũng như sự đồng thuận cao của người dân, trong những năm qua, xã Đạ Kho đã trở thành điểm sáng trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông (ATGT) trên địa bàn huyện Đạ Tẻh.

Đạ Kho làm tốt công tác đảm bảotrật tự an toàn giao thông

ª THỤY TRANG

MTTQ Việt Nam xã Đạ Kho đã xây dựng kế hoạch và chỉ đạo triển khai xây dựng mô hình điểm “Khu dân cư bảo đảm trật tự ATGT” tại các thôn 2, 5, 8. Kết quả sau 3 năm xây dựng, các mô hình khu dân cư ATGT điểm đã mang lại nhiều hiệu quả tích cực và được nhân rộng ở 11/11 khu dân cư trong toàn xã.

Từ mô hình này, thông qua các hình thức tuyên truyền, vận động của các cấp, các ngành, nhất là ban lãnh đạo các thôn, kết quả có 1.023/1.036 hộ dân ở 11/11 thôn của xã Đạ Kho đã tự giác ký cam kết nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật về đảm bảo trật tự ATGT, cũng như thể hiện tính văn hóa khi tham gia giao thông. Không còn cảnh lấn chiếm vỉa hè, lòng, lề đường để buôn bán; phơi phóng nông sản, rơm rạ; đổ nước thải sinh hoạt gây nguy hiểm cho các phương tiện giao thông như trước đây. Tình trạng tai nạn giao thông xảy ra ở các khu dân cư trong toàn xã cũng đã giảm đến mức thấp nhất. Năm 2013, toàn xã chỉ xảy ra có một vụ tai nạn giao thông, làm một người tử vong, so với cùng kỳ giảm hơn hai vụ và hai người chết.

Theo Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Đạ Kho, để có được kết quả này là nhờ có sự vào cuộc quyết liệt của các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận và các ban ngành, đoàn thể. Nhưng trên hết là nhờ

Làm giàu từ mô hình vườn rừng tầm vôngª HOÀNG ĐẠI HUYNH

đến người dân trong thôn triển khai chủ trương bê tông hóa đường GTNT, nên chỉ trong một thời gian ngắn tuyến trục lộ chính qua thôn và các tuyến đường liên thôn, liên xóm tại thôn 3b dài trên 700m đã được hoàn thành, với tổng giá trị đầu tư lên đến hàng trăm triệu đồng. Phát huy kết quả đạt được, ông Chiến tiếp tục vận động các hộ dân trong thôn tự đầu tư vật tư, công sức để cứng hóa sân nhà, cửa ngõ và xây dựng

cổng chào thôn văn hóa 3b. Mọi người đồng tình hưởng ứng, tết Nguyên đán 2013, mọi người dân trong thôn được đón chào một cái tết yên bình, hạnh phúc với đường thông, hè thoáng, sân nhà, cửa ngõ sạch đẹp, văn minh.

Không chỉ làm đẹp hệ thống GTNT của thôn 3b nơi gia đình đang sinh sống, ông Chiến còn tham mưu...

VAÊN HOÙA - XAÕ HOÄI

(XEM TIẾP TRANG 6)

(XEM TIẾP TRANG 6)

Page 5: Phát huy dân chủ, tăng cường đồng thuận, xây dựng địa ...baolamdong.vn/upload/others/201404/8943_so_2.4.2014.pdfnhằm giáo dục truyền thống yêu nước,

5 THÖÙ TÖ 2 - 4 - 2014

Lễ hội Văn hóa miền Đông” có tiền thân là “Liên hoan Tiếng hát miền Đông”, được khai sinh cách đây 20 năm và đã từng có

mặt ở thành phố Đà Lạt 12 năm trước (2002). Đứng trước thực trạng bùng nổ thông tin, ngành công nghiệp giải trí của cả nước gặp nhiều khó khăn, nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân đã bắt đầu chuyển hướng. “Liên hoan tiếng hát miền Đông” như khi mới khởi đầu đã không còn phù hợp, bởi người dân không còn thụ động xem, nghe mà muốn đắm mình trải nghiệm các hoạt động văn hóa, văn nghệ. Sự chuyển hướng linh hoạt, nhạy bén của Ban Chủ nhiệm từ mô hình hoạt động “liên hoan” sang “lễ hội” đánh dấu từng bước trưởng thành của trung tâm văn hóa các tỉnh trong khu vực, biến “Liên hoan tiếng hát miền Đông” thực sự trở thành một ngày hội với rất nhiều hoạt động sinh động và lý thú... Qua mỗi lần tổ chức, các Trung tâm Văn hóa lại học hỏi, rút kinh nghiệm và gợi mở các hoạt

Ngày 30/3/2014, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Lâm Đồng đã tổ chức lễ trao thưởng cho các huấn luyện viên (HLV) và vận động viên (VĐV) của tỉnh đạt thành tích trong các giải khu vực, quốc gia, quốc tế năm 2013. Trong năm 2013, thể thao Lâm Đồng đã cử gần 500 lượt VĐV tham dự 55 giải thể thao khu vực, trong nước và quốc tế, giành được 200 huy chương (HC), trong đó có 55 HC vàng, 52 HC bạc và 93 HC đồng. Trong số huy chương này có 6 huy chương từ các giải quốc tế gồm 2 vàng, 3 bạc, 1 đồng. Với các giải trong nước, số HC thể thao Lâm Đồng đoạt được từ các giải vô địch quốc gia cũng tăng lên đáng kể: từ 14 HC trong năm 2012 lên 20 HC trong năm 2013. Đội tuyển bóng đá nam trong năm 2013 cũng được thăng hạng từ hạng ba lên hạng nhì;

Gần 600 triệu đồng trao thưởng cho HLV và VĐV đạt thành tích

Đội bóng đá Thanh niên dân tộc thiểu số của tỉnh đoạt chức vô địch Hội thao Thanh niên Dân tộc thiểu số toàn quốc khu vực II năm 2013. Tổng số tiền

thưởng cho các HLV và VĐV trong đợt này gần 600 triệu đồng, trong đó, bộ môn võ cổ truyền đạt được số tiền thưởng nhiều nhất. VT

LỄ HỘI VĂN HÓA MIỀN ĐÔNG:

Hướng đến nhu cầu thưởng thức của nhân dân ª LÊ HOA

Lễ hội Văn hóa miền Đông - Đà Lạt 2014 (từ 28 đến 30/3) là hoạt động văn hóa diễn ra luân phiên tại các tỉnh trong khu vực, mang đậm bản sắc văn hóa miền Đông “đất đỏ”, “gian lao”, “anh dũng”… thông qua các hoạt động văn hóa nghệ thuật, những cuộc tranh tài sôi nổi, những hoạt động từ thiện ý nghĩa… Và Lễ hội Văn hóa miền Đông - Đà Lạt 2014 còn đánh dấu CLB Giám đốc Trung tâm Văn hóa các tỉnh miền Đông tròn 20 tuổi kể từ khi thành lập.

động cho kỳ lễ hội sau, với tiêu chí hình thức đẹp, nội dung phù hợp với người dân địa phương được đăng cai.

CLB Giám đốc Trung tâm Văn hóa các tỉnh miền Đông tuy chỉ là một hội nghề nghiệp, nhưng với tấm lòng yêu nghề và cái “máu” của người nghệ sĩ - người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa tư tưởng đã tập hợp nhau lại, bầu ra ban chủ nhiệm, tìm ra những mô hình hoạt động văn hóa, văn nghệ đặc thù nhằm đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân. Đồng thời góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa khu vực miền Đông Nam bộ - một khu vực tương đối đặc biệt, trong đó có núi, có rừng, có biển, có đồng bằng, có khu công nghiệp và đô thị lớn nhất nhì cả nước và nhiều dân tộc sinh sống, có dân tộc ít người, dân tộc đông người... Tròn 20 năm qua, các thế hệ làm chủ nhiệm đã kế thừa thành quả của nhau, đoàn kết, hỗ trợ, thúc đẩy nhau cùng phát triển vì mục tiêu xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, phục vụ đời sống văn

hóa cho nhân dân địa phương. Ông Vương Duy Bảo - Phó cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở (Bộ VH-TT&DL) đánh giá: Sau 16 lần tổ chức, thương hiệu “Tiếng hát miền Đông” đã được khẳng định, là niềm tự hào của 9 tỉnh trong khu vực. Vai trò của ban chủ nhiệm đã được thể hiện qua sự kết nối, giao lưu hoạt động của tỉnh này với tỉnh kia, của khu vực này với khu vực khác trong cả nước, xứng đáng là niềm tự hào, là cánh tay nối dài của Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch).

Trong kỳ lễ hội này, các Trung tâm Văn hóa của 9 tỉnh miền Đông và 2 tỉnh khách mời, với những sắc thái đặc trưng riêng của mình, đã mang đến không khí sôi nổi và vui nhộn cho Tp. Đà Lạt, góp phần nâng cao hoạt động quần chúng trong khu vực. “Lễ hội Văn hóa miền Đông - Đà Lạt 2014” ngoài 2 sự kiện chính là “Liên hoan tiếng hát miền Đông lần thứ XVI” và đánh dấu 20 năm thành lập “CLB Giám đốc Trung tâm Văn hóa các tỉnh miền Đông”, còn có hội thi những món ăn ngon, trò chơi dân gian, đạp xe hưởng ứng giờ trái đất, dâng hương tưởng niệm Vua Hùng tại Khu Du lịch thác Prenn, thăm Trường DTNT huyện Lạc Dương… Ông Đoàn Văn Việt - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng nhận xét: Lễ hội Văn hóa miền Đông - Đà Lạt 2014 là hoạt động có quy mô lớn, mang tính hệ thống trong khu vực, kết hợp với sự kiện chào mừng kỷ niệm lần thứ 20 CLB Giám đốc các Trung tâm Văn hóa miền Đông. Đây là cuộc hội tụ văn hóa của nhiều vùng miền đầy bản sắc, từ vùng biển nổi tiếng với điệu hò Bả Trạo, lễ hội Nghinh Ông… của Bình Thuận, Ninh Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu đến vùng đất màu mỡ quả ngọt, trái ngon Đồng Nai, Bình Dương…; từ những cánh đồng mía đường, rừng cao su, vườn điều bạt ngàn của Tây Ninh, Bình Phước… đến đô thị công nghiệp năng động, dịch vụ phát triển của Tp.HCM. Thêm vào đó là sự đóng góp của các tỉnh khách mời Khánh Hòa, Gia Lai làm cho lễ hội thêm phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức, lung linh sắc màu…ª

° “Huyền thoại Lang Bian” (thể loại Hiphop - Trung tâm Văn hóa tỉnh Lâm Đồng).

° Trao thưởng cho HLV và các VĐV thể thao khuyết tật của tỉnh.

CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM HUYỆN ĐẠ TẺH KHÓA VI (NHIỆM KỲ 2014 - 2019)

Là một xã nằm ở vùng cửa ngõ của huyện Đạ Tẻh, được sự đồng ý của Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, sự thống nhất giữa Thường trực Ủy ban

MTTQ Việt Nam huyện với Thường trực Đảng ủy, HĐND, UBND, Ban ATGT xã, năm 2009, Ban Thường trực Ủy ban

lứa thu hoạch đầu tiên (2013), ông thu được 36 triệu đồng/6 sào, lứa thu hoạch thứ 2 này (2014) sẽ thu hoạch được 60 triệu đồng, dự kiến sang năm 2015 sẽ thu hoạch được trên dưới 200 triệu đồng/2,2ha. Sau đó, hàng năm sẽ cho thu hoạch ổn định trên 100 triệu đồng/ha và kéo dài thời gian cho thu hoạch cây

tầm vông lên đến 50 năm. Hỏi về lợi thế khi thay đổi cơ cấu cây trồng bằng

cây tầm vông, ông Ngô Tuất cho rằng: Trồng và chăm sóc cây tầm vông đơn giản, ít tốn kém hơn nhiều so với các loại cây trồng khác, nhưng lại cho hiệu quả kinh tế rất cao...

Nhờ chỉ đạo sát sao của các cấp ủy Đảng, sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền với Ủy ban MTTQ Việt Nam và các ban ngành, đoàn thể cũng như sự đồng thuận cao của người dân, trong những năm qua, xã Đạ Kho đã trở thành điểm sáng trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông (ATGT) trên địa bàn huyện Đạ Tẻh.

địa phương chủ động gắn cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” để vận động xây dựng được các mô hình điểm “Khu dân cư đảm bảo trật tự ATGT” và được người dân đồng tình cao. Cùng với đó, công tác tuyên truyền về Luật Giao thông đường bộ

cũng được địa phương đặc biệt quan tâm chú trọng. Thông qua các hình thức như băng rôn, khẩu hiệu, loa truyền thanh, hoặc lồng ghép với nội dung các cuộc hộp thôn, lực lượng chức năng và cán bộ Mặt trận xã đã tuyên truyền, giải thích cho các tầng lớp nhân dân về các quy định pháp luật trong lĩnh vực giao thông, qua đó đã làm chuyển biến về nhận thức của cán bộ và nhân dân. Đến nay, hầu hết nhân dân trong xã đều thực hiện tốt các quy định pháp luật về ATGT cũng như thực hiện nghiêm các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và địa phương.

Nói về việc người dân tự giác tham gia xây dựng khu dân cư đảm bảo trật tự ATGT, bà Nguyễn Thị Lý - Phó Bí thư Chi bộ thôn 8 - một trong 3 thôn đầu tiên của xã Đạ Kho thực hiện xây dựng mô hình điểm khu dân cư bảo đảm trật tự ATGT, cho biết: Hiệu quả lớn nhất là việc người dân đã hiểu và nhận thức được tầm quan trọng của công tác ATGT. Nếu như trước đây nhiều người, nhất là các cháu trong độ tuổi học sinh khi tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm, lại còn phóng nhanh vượt ẩu, nhưng sau khi xây dựng khu dân cư ATGT, hầu hết đã nâng cao ý thức, chấp hành tốt Luật Giao thông đường bộ, cũng từ năm 2009 đến nay, trong thôn không xảy ra trường hợp tai nạn giao thông nào.ª

Đạ Kho làm tốt công tác đảm bảotrật tự an toàn giao thông

ª THỤY TRANG

MTTQ Việt Nam xã Đạ Kho đã xây dựng kế hoạch và chỉ đạo triển khai xây dựng mô hình điểm “Khu dân cư bảo đảm trật tự ATGT” tại các thôn 2, 5, 8. Kết quả sau 3 năm xây dựng, các mô hình khu dân cư ATGT điểm đã mang lại nhiều hiệu quả tích cực và được nhân rộng ở 11/11 khu dân cư trong toàn xã.

Từ mô hình này, thông qua các hình thức tuyên truyền, vận động của các cấp, các ngành, nhất là ban lãnh đạo các thôn, kết quả có 1.023/1.036 hộ dân ở 11/11 thôn của xã Đạ Kho đã tự giác ký cam kết nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật về đảm bảo trật tự ATGT, cũng như thể hiện tính văn hóa khi tham gia giao thông. Không còn cảnh lấn chiếm vỉa hè, lòng, lề đường để buôn bán; phơi phóng nông sản, rơm rạ; đổ nước thải sinh hoạt gây nguy hiểm cho các phương tiện giao thông như trước đây. Tình trạng tai nạn giao thông xảy ra ở các khu dân cư trong toàn xã cũng đã giảm đến mức thấp nhất. Năm 2013, toàn xã chỉ xảy ra có một vụ tai nạn giao thông, làm một người tử vong, so với cùng kỳ giảm hơn hai vụ và hai người chết.

Theo Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Đạ Kho, để có được kết quả này là nhờ có sự vào cuộc quyết liệt của các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận và các ban ngành, đoàn thể. Nhưng trên hết là nhờ

Làm giàu từ mô hình vườn rừng tầm vôngª HOÀNG ĐẠI HUYNH

(XEM TIẾP TRANG 6)

° ÔngNgô Tuấtbên cạnhsản phẩmtầm vông chuẩn bịđưa đi tiêu thụ tại Công tyCỏ Xanh(Tây Ninh).

VAÊN HOÙA - XAÕ HOÄI

Page 6: Phát huy dân chủ, tăng cường đồng thuận, xây dựng địa ...baolamdong.vn/upload/others/201404/8943_so_2.4.2014.pdfnhằm giáo dục truyền thống yêu nước,

THÖÙ TÖ 2 - 4 - 2014THÖÙ TÖ 2 - 4 - 20146 7

Ngày 31/3, tại Đà Lạt, gần 100 doanh nghiệp là công ty cổ phần, công ty TNHH trong tỉnh đã được các chuyên viên Sở LĐTB&XH Lâm Đồng tập huấn những nội dung mới về lao động theo quy định của pháp luật phải triển khai trong năm 2014. Về lĩnh vực việc làm và an toàn lao động, nội dung thi hành Nghị định 102/2013/NĐ-CP theo Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài tại Việt Nam; Thông tư 27/2013/TT-BLĐTBXH quy định về công tác huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động. Theo đó, từ năm 2014, các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động và

Gần 100 doanh nghiệp tập huấn kiến thức pháp luật về lao động

các tổ chức hoạt động dịch vụ huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động… phải thực hiện theo những quy định mới. Đó là nội dung huấn luyện; thời gian huấn luyện; tài liệu huấn luyện; tiêu chuẩn giảng viên và quy trình, điều kiện cấp, giá trị thời hạn của Chứng nhận huấn luyện…

Về lao động tiền lương, học viên tập huấn được trang bị các văn bản như Nghị định 60/2013/NĐ-CP của Chính phủ về thực hiện quy chế dân chủ cơ sở tại nơi làm việc; Nghị định 55/2013-NĐ-CP về việc cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động, việc ký quỹ và danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động. M.Đ

Mới đây, tại xã Sơn Điền và xã Đinh Trang Hòa, Tòa án Nhân dân huyện Di Linh đã mở phiên tòa lưu động xét xử sơ thẩm 2 vụ án hình sự liên quan đến ma túy đối với 2 bị cáo:

Trương Văn Sơn (sinh năm 1976, thường trú tại thôn Hồng Phong 1, xã Chiến Thắng, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn; tạm trú tại xã Sơn Điền, huyện Di Linh) phạm tội “Mua bán trái phép chất ma túy”: Sáng ngày 25/8/2013, Sơn đến khu vực đường Mọ Cọ (thị trấn Di Linh) mua 5 ống, bên trong chứa 0,2448 gam heroin của một người không biết tên, với giá 1 triệu đồng. Trong lúc Sơn cùng với 2 thanh niên khác sử dụng heroin thì bị quần chúng phát hiện và kịp thời báo cho Công an. Lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm ma túy phối hợp với Công an thị trấn Di Linh bắt quả tang Trương Văn Sơn. Hành vi phạm tội của

Tòa án Di Linh xét xử 2 vụ án ma túyTrương Văn Sơn đã bị Hội đồng xét xử tuyên phạt 3 năm tù giam.

Đặng Quang Phi (sinh năm 1994, thường trú tại thôn Nam Phổ Hạ, xã Lộc An, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế; tạm trú tại thị trấn Tân Phước Khánh, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương) phạm tội “Tàng trữ trái phép chất ma túy”: Ngày 15/7/2013, Phi mua tại Bình Dương 65 ống, bên trong chứa 1,1433 gam heroin. Phi sử dụng 2 ống, số còn lại đem về xã Đinh Trang Hòa (huyện Di Linh). Trong khi Phi cất giấu và đem bán cho người khác thì bị lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm ma túy huyện Di Linh phối hợp với Công an xã Đinh Lạc bắt quả tang trên đường liên xã Đinh Lạc - Bảo Thuận lúc 14 giờ 30 ngày 17/7/2013. Hành vi phạm tội của Đặng Quang Phi đã bị Hội đồng xét xử tuyên phạt 5 năm tù giam.

XUÂN LONG

Nạn nhân tử vong do bị đuối nước vào trưa ngày 31/3/2014 là cháu Đặng Đức Nguyên (8 tuổi, học sinh lớp 2, Trường Tiểu học Lý Tự Trọng, xã Đam B’ri, TP Bảo Lộc).

Vào khoảng 11 giờ 30 cùng ngày, sau khi tan học, một nhóm học sinh Trường Tiểu học Lý Tự Trọng gồm 7 em rủ nhau ra hồ ông Dụ (tại thôn 9, xã Đam B’ri) để tắm. Vừa mới

Một học sinh tắm hồ bị đuối nướcnhảy xuống hồ, thì cả nhóm phát hiện cháu Nguyên bị đuối nước. Sau đó, cả nhóm đã nhanh chóng gọi người dân xung quanh cứu cháu Nguyên. Song, do nước hồ quá sâu nên đến 14 giờ cùng ngày, thi thể cháu Nguyên mới được tìm thấy.

Được biết, từ trước đến nay, ở hồ ông Dụ đã có 8 người bị chết đuối. KHÁNH PHÚC

Bằng tấm lòng nhân ái của người thầy thuốc ở tuyến cơ sở, BS Nguyễn Đoan nói về hoạt động chăm

sóc dinh dưỡng trẻ em: “Trước hết, xác định có những đối tượng suy dinh dưỡng cần thực hành dinh dưỡng để phục hồi dinh dưỡng. Nếu như những đối tượng này có gia đình kinh tế đầy đủ, thuận lợi thì công việc chúng ta truyền thông để thực hành dinh dưỡng cho tốt, bởi vì người ta có điều kiện kinh tế để thực hiện. Tuy nhiên, đối với đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo, gia đình đặc biệt khó khăn thì chắc chắn mình phải hỗ trợ phương tiện cho họ như: bánh dinh dưỡng hoặc sữa đối với trẻ em dưới 2 tuổi và trẻ em từ 2-5 tuổi suy dinh dưỡng. Sữa nguyên kem là một trong những sản phẩm giúp phục hồi dinh dưỡng tốt và phù hợp”.

Chương trình phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em ngày càng cắt giảm kinh phí hoạt động, không còn tổ chức các buổi thực hành dinh dưỡng để hướng dẫn các bà mẹ cách thức làm bữa ăn đầy đủ chất cho trẻ. Vì vậy, Ngành Y tế huyện Đức Trọng đã huy động nguồn xã hội hóa để mua sữa cấp phát cho trẻ em suy dinh dưỡng. BS Đoan cho biết: Ý tưởng tặng sữa cho trẻ suy dinh dưỡng bắt đầu từ sau Tết Giáp Ngọ 2014, thời điểm giao

Tặng sữa cho trẻ vùng sâuª DIỆU HIỀN

“Chúng ta nên bớt đi một điếu thuốc, bớt đi một lít rượu để đem sữa cho trẻ em, đó là điều thiết thực nhất ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào

dân tộc thiểu số”. Với tinh thần đó, BS Nguyễn Đoan, Giám đốc Trung tâm Y tế Đức Trọng đã tự bỏ tiền túi và vận động bạn bè đóng góp mua sữa giúp cho trẻ

em vùng đặc biệt khó khăn để cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng.

mùa cuộc sống của đồng bào rất khó khăn, trong giai đoạn khó khăn mà chúng ta hỗ trợ kịp thời thì tác động tốt hơn rất nhiều. Thông thường đối với đồng bào dân tộc thiểu số vào mùa lúa, ngô, khoai đầy đủ thì cân nặng của trẻ em rất tốt và sẽ sa sút vào các thời điểm đói kém, mùa giáp hạt. Chính vì vậy, việc hỗ trợ ngay thời điểm đầu năm, sau tết, trước mùa thu hoạch là tốt nhất. Từ nguồn vận động bạn bè và tiền túi, BS Đoan đã huy động được 39 triệu đồng mua sữa cấp cho trẻ 2 đợt với 3 tạ sữa tặng cho 600 cháu, bình quân mỗi cháu 1/2 kg sữa bột nguyên kem.

Chương trình sữa cho trẻ em suy dinh dưỡng vùng sâu đợt 1 mua 1 tạ sữa cấp phát cho 200 cháu tại xã N’Thôn Hạ và thôn Cần Reo (xã Liên Hiệp). Đợt 2, trong chiến dịch tăng cường sức khỏe sinh sản - KHHGĐ tại các xã vùng Loan ngày 27/3 vừa qua, Trung tâm Y tế Đức Trọng lồng ghép phát sữa cho trẻ suy dinh dưỡng 3 xã: Tà In, Tà Năng, Đạ Quyn với 2 tạ sữa chia làm 400 suất cho trẻ suy dinh dưỡng dưới 2 tuổi.

Xuất phát từ tấm lòng và huy động cộng đồng cùng chung tay, BS Đoan chia sẻ: “Muốn phòng chống suy dinh dưỡng chúng ta phải có sự quan tâm đến trẻ em. Chúng ta thấy rằng trẻ em là tương lai của đất nước,

chúng ta nên bớt đi một điếu thuốc, bớt đi một lít rượu để đem sữa cho trẻ em, đó là điều thiết thực nhất ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc. Đối với những vùng kinh tế thuận lợi hơn thì chúng ta cần quan tâm đến phổ biến kiến thức về dinh dưỡng để đảm bảo trẻ em không bị suy dinh dưỡng”.

Hiện nay, tỉ lệ suy dinh dưỡng trẻ em ở Đức Trọng là 12,9% (số liệu tháng 6/2013), phấn đấu giảm 1,5% mức suy dinh dưỡng trẻ em trong năm 2014. Đánh giá lượt sau về suy dinh dưỡng của huyện sẽ là tháng 6/2014, vì vậy, với một số trẻ suy dinh dưỡng lớn, chương trình sữa cho trẻ em vùng sâu tập trung cho các xã trọng điểm đặc biệt khó khăn. Tỉ lệ suy dinh dưỡng đặc biệt cao ở những xã đặc biệt khó khăn và vùng đồng bào dân tộc, có xã cao nhất là Đa Quyn trên 15% trẻ suy dinh dưỡng.

Qua 2 đợt tặng sữa cho trẻ vùng sâu, BS Đoan nhận định: “Trong cộng đồng có rất nhiều người quan tâm sẵn sàng hỗ trợ chúng ta nếu như công việc này được tổ chức tốt và những gì tài trợ đến được đối tượng. Chính vì vậy, trước hết chương trình phải xác định được danh sách hết sức cụ thể và chính xác, trong công tác cấp phát phải giao sản phẩm đến tận nơi, hướng dẫn cụ thể rõ ràng để cho người tiếp nhận sử dụng có hiệu quả nhất. Như vậy, chúng ta sẽ tiếp tục huy động được nguồn lực của cộng đồng trong việc phòng chống suy dinh dưỡng”.

Chương trình sữa cho trẻ vùng sâu từ sự khởi xướng của BS Nguyễn Đoan có ý nghĩa thiết thực cần được nhân rộng tại các địa phương khác trong tỉnh, góp phần khơi dậy lòng nhân ái vì sức khỏe của trẻ em nghèo.ª

... và được Đảng ủy-UBND xã động viên tiếp tục gương mẫu đi đầu trong đóng góp công sức, tiền của trị giá 7,1 triệu đồng, để cùng người dân thôn 3a bê tông hóa đường GTNT tại địa bàn của thôn. Bằng cách tuyên truyền, vận động năng động, sáng tạo, linh hoạt, nhất là nói đi đôi với làm, ông Chiến đã cùng với ban thôn 3a trong một thời gian ngắn đã bê tông hóa thành công toàn bộ các tuyến GTNT trên địa bàn, góp phần tạo lòng tin của người dân vào cấp ủy, chính quyền từ cơ sở, đến TW. Đặc biệt, với việc bê tông hóa hệ thống GTNT thành công đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân từ sinh hoạt, đi lại đến tổ chức sản xuất, kinh doanh, đã làm thay đổi nhận thức của người dân rằng: Nhân dân là người hưởng lợi trực tiếp từ chương trình xây dựng NTM, nên họ đã có sự chuyển biến tích cực trong tự giác đóng góp công sức, tiền của để chung tay cùng cả nước xây dựng NTM. Vì vậy, kết thúc năm 2013, xã Triệu Hải thực hiện được 8/19 tiêu chí NTM và dự kiến hết năm 2014 sẽ đạt được 14/19

tiêu chí NTM, để đến năm 2015 hoàn thành chương trình xây dựng NTM.

Với những đóng góp tuy chưa phải là lớn lao, nhưng hết sức quan trọng, vì đã khơi dậy tinh thần tự giác, tích cực tham gia chương trình xây dựng NTM ở địa phương nói trên, ông Mai Ngọc Chiến đã nhận được nhiều phần thưởng cao quý của các cấp, các ngành. Được Tỉnh ủy tặng bằng khen và biểu dương khen thưởng trong việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” năm 2013 và UBND tỉnh biểu dương, khen thưởng nhân Kỷ niệm 65 năm thực hiện lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh về “Thi đua yêu nước”, UBND huyện, CCB huyện Đạ Tẻh, Hội Nông dân tỉnh tặng giấy khen và công nhận gia đình điển hình về công tác dân vận khéo trong xây dựng NTM, Gia đình Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi giai đoạn 2007-2012, Gia đình Việt Nam tiêu biểu, CCB gương mẫu và từ năm 2000 đến nay liên tục đạt danh hiệu Gia đình văn hóa tiêu biểu.ª

Hiến đất làm đường... (TIẾP TRANG 4)

... Đối với vùng đất Hương Lâm (nói riêng), Đạ Tẻh (nói chung) không có cây trồng nào đạt được trên 100 triệu đồng/ha như cây tầm vông, chăm sóc lại không có gì vất vả, bởi sau khi trồng mới, bón phân chuồng và NPK hai lần vào đầu mùa mưa và giữa mùa mưa (đào hố bỏ phân giữa hai luống tầm vông), xong đâu đó là đợi đến thời điểm thu hoạch, lại không lo thị trường tiêu thụ, bởi đã có Công ty Cỏ Xanh bao tiêu sản phẩm. Điều đáng nói nữa là, khi tiêu thụ, công ty thu mua triệt theo mức giá đã định sẵn để thanh toán tiền: Dài 5m - 5.000 đồng, 6m - 9.000 đồng, 7m - 12.000 đồng, 8m - 15.000 đồng, 8,5m trở lên 24.000 đồng. Đặc biệt, ban đầu còn lệ thuộc vào cây giống của công ty, nhưng đến nay, qua học hỏi kinh nghiệm thực tế và tìm hiểu sách vở, ông Tuất đã biết ươm giống từ những chồi non của các gốc tầm vông, nên tiết kiệm được khá lớn tiền mua cây giống. Do vậy, ông đang có kế hoạch tiếp tục mở rộng diện tích mô hình vườn rừng tầm vông lên 3ha vào cuối năm 2014.

Thu nhập từ mô hình vườn rừng tầm vông mang lại khá cao, không

những cho phép vợ chồng ông Ngô Tuất nuôi dạy 4 con trưởng thành, có điều kiện sớm ổn định cuộc sống sau khi lập gia đình, mà còn tạo điều kiện hết sức thuận lợi để ông tham gia công tác xã hội có hiệu quả. Từ năm 2003 đến nay, ông là Chủ tịch Hội CTĐ của xã Hương Lâm, đã không quản ngại khó khăn, vất vả trong công tác tuyên truyền, vận động người dân trong thôn, trong xã nhiệt tình tham gia công tác từ thiện xã hội như: tình nguyện hiến máu nhân đạo, đóng góp các loại quỹ “Đền ơn, đáp nghĩa”, “Vì người nghèo”, “Quỹ tình thương, tình nghĩa”, “Quỹ ủng hộ lụt bão Miền Trung”, “Vì Trường Sa thân yêu”… theo phương châm “Mỗi gia đình, mỗi cá nhân, mỗi tổ chức là một địa chỉ đỏ”. Do vậy, ông đã được Tỉnh ủy, Hội CTĐ Việt Nam tặng bằng khen, được công nhận là nông dân sản xuất giỏi cấp huyện, cấp tỉnh, được vinh dự dự hội nghị “Nông dân điển hình tiên tiến trong “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” năm 2013”. Đây là động lực lớn, thúc đẩy ông Ngô Tuất tiếp tục nỗ lực phát triển sản xuất làm giàu cho bản thân và quê hương.ª

... khi nào có sự phối hợp đầy đủ, trách nhiệm giữa chính quyền, các tổ chức thành viên với Mặt trận, thì hiệu quả công tác của Mặt trận mới được phát huy đúng mức. Thực hiện tốt quyền làm chủ của nhân dân là nhân tố quan trọng để xây dựng sự đồng thuận xã hội, đoàn kết toàn dân. Nơi nào thực hiện triệt để quyền làm chủ của nhân dân với phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” thì ở đó công tác tập hợp, đoàn kết toàn dân của Mặt trận đạt hiệu quả cao.

PV: Để tiếp tục phát huy vai trò công tác Mặt trận trong nhiệm kỳ tới, những nhiệm vụ trọng tâm nào được đặt ra cho UBMTTQ huyện Đạ Tẻh khóa VI (nhiệm kỳ 2014 - 2019)?

Ông Đinh Trọng Hà: Tiếp tục tập hợp lực lượng quần chúng đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Huyện lần thứ VII, tăng cường về tổ chức, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động để “Nâng cao vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, phát huy dân chủ, tăng cường

đồng thuận xã hội, xây dựng quê hương Đạ Tẻh phát triển bền vững”. Lấy khu dân cư làm địa bàn hoạt động, lấy sức dân để phục vụ cho dân, hướng mạnh về cơ sở, tập trung cho cơ sở và địa bàn dân cư triển khai tốt cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, gắn với xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, cuộc vận động “Ngày vì người nghèo”, cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, huy động sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân để vượt qua những khó khăn, thách thức về kinh tế, xã hội. Nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát và phản biện xã hội để góp phần xây dựng cấp ủy đảng, chính quyền và hệ thống chính trị vững mạnh. Góp phần hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tập hợp, xây dựng khối đoàn kết dân tộc trong điều kiện mới, xây dựng và giữ vững truyền thống Đạ Tẻh - đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang.

PV: Xin cảm ơn ông!ª

Phát huy dân chủ... (TIẾP TRANG 4)

Làm giàu... (TIẾP TRANG 5)

ÑÔØI SOÁNG - PHAÙP LUAÄT

Page 7: Phát huy dân chủ, tăng cường đồng thuận, xây dựng địa ...baolamdong.vn/upload/others/201404/8943_so_2.4.2014.pdfnhằm giáo dục truyền thống yêu nước,

THÖÙ TÖ 2 - 4 - 2014THÖÙ TÖ 2 - 4 - 20146 7

Tên chủ phương tiện Địa chỉ Nhãn hiệu Số máy Số khung

K’ Tạo Thôn 3 - Tân Thượng - Di Linh - Lâm Đồng Kubota L2002DT D1302-08665 L2002DT-00005K’ Brêm Thôn 3 - Tân Thượng - Di Linh - Lâm Đồng Kubota L1802DT D1102-07630 L1802DT-12642Nguyễn Xuân Tiến K’long Trao 2 - Gung Ré - Di Linh - Lâm Đồng Kubota ZL2201DT DH1101-2770 L2001DT-10319K’ Bros Thôn 3 - Tân Thượng - Di Linh - Lâm Đồng Kubota L2002DT D1302-27869 L2002DT-51917K’ Văn Vũ Thôn 3 - Tân Thượng - Di Linh - Lâm Đồng Kubota L1802DT D1102-03789 L1802-11854K’ Tài Thôn 3 - Tân Thượng - Di Linh - Lâm Đồng Kubota L1802DT D1102-02135 L1802DT-10057K‘ Bỏi Thôn 2 - Tân Thượng - Di Linh - Lâm Đồng Kubota L2201DT DH1101-29852 L2201DT-56307K’ Brẹt Thôn 3 - Tân Thượng - Di Linh - Lâm Đồng Kubota L1802DT D1102-17757 L1802DT-17800K’ Pun Thôn 3 - Tân Thượng - Di Linh - Lâm Đồng Kubota L205 D1402-DI-N-14262 L1BD-76945K’ Bròi Thôn 3 - Tân Thượng - Di Linh - Lâm Đồng Kubota L1-22 D1402-DI-L-118965 L1CD-55681K’ Nết Thôn 3 - Tân Thượng - Di Linh - Lâm Đồng Kubota L2001GDT DH1101-20822 L2201DT-53867K’ Brổis Thôn 2 - Tân Thượng - Di Linh - Lâm Đồng Kubota L2002DT D1302-26515 L:2002DT-50957K’ Jêm Thôn 2 - Tân Thượng - Di Linh - Lâm Đồng Shibaura SD2243 14195 SD2243-11297K’ Đổih Thôn 3 - Tân Thượng - Di Linh - Lâm Đồng Shibaura SD2043 11872 SD2043-10257K’ Jem Thôn 3 - Tân Thượng - Di Linh - Lâm Đồng Kubota L2402DT D1402-12013 L2402DT-14994K’ Tài Thôn 2 - Tân Thượng - Di Linh - Lâm Đồng Kubota L2002DT D1302-28829 L2002DT-52585K’ Brôi Thôn 6 - Tân Châu - Di Linh - Lâm Đồng Kubota ZL2002DT D1302-23000 L2002DT-20753Ka Nhel Thôn 2 - Tân Thượng - Di Linh - Lâm Đồng Kubota L2002DT D1402-L-25730 L2202DT-10190K’ Bôi Thôn 6 - Tân Châu - Di Linh - Lâm Đồng Hinomoto E2604 3S139-01950 E2SD-01107K’ Jổi Thôn 2 - Tân Thượng - Di Linh - Lâm Đồng Shibaura SD2243 10407 SD2243-10277K’ Ngói Thôn 3 - Tân Thượng - Di Linh - Lâm Đồng Shibaura D21F 05336 P1F-14848K’ Minh Thôn 3 - Tân Thượng - Di Linh - Lâm Đồng Kubota L2002DT D1302-01649 L2002DT-10227K’ Như Thôn 3 - Tân Thượng - Di Linh - Lâm Đồng Kubota L2001DT DH1101-35216 L2201DT-57720K’ Nguyên Thôn 1 - Tân Thượng - Di Linh - Lâm Đồng Kubota L2402DT-M D1402-19199 L2402DT-50345K’ Tam Thôn 1 - Tân Thượng - Di Linh - Lâm Đồng Kubota L1802DT D1102-04685 L1802DT-11176K’ Mêu Thôn 2 - Tân Thượng - Di Linh - Lâm Đồng Shibaura SD2243 11084 SD2243-10454K’ Brim Thôn 3 - Tân Thượng - Di Linh - Lâm Đồng Kubota L2002DT D1402-L-14536 L2002-20437K’ Úc Thôn 3 - Tân Thượng - Di Linh - Lâm Đồng Kubota L2002DT D1302-01363 L202DT-10139K’ Jái Thôn 2 - Tân Thượng - Di Linh - Lâm Đồng Kubota L1802DT D1102-11006 L1802DT-14217K’ Brểu Thôn 2 - Gia HIệp - Di Linh - Lâm Đồng Kubota L2402DT D1402-19628 L2402DT-50611K’ Tài Thôn 3 - Tân Thượng - Di Linh - Lâm Đồng Kubota L2201GDT DH1101-54822 L2201GDT-51342K’ Bròn Thôn 1 - Tân Thượng - Di Linh - Lâm Đồng Kubota L2201DT DH1101-12127 L2201DT-51604K’ Ngói Thôn 2 - Tân Thượng - Di Linh - Lâm Đồng Iseki TA14F 180735 TA14F-01518K’ Nhung Thôn 4 - Tân Thượng - Di Linh - Lâm Đồng Mitshubishi

MT2201D 5847 T22B-50965K’ Sẹo Thôn 3 - Tân Thượng - Di Linh - Lâm Đồng Kubota L2201DT DH1101-6427 L2201-120731K’ Dũng Thôn 3 - Tân Thượng - Di Linh - Lâm Đồng Kubota L1802DT D1102-24620 L1802DT-21780K’ Sol Thôn 1 - Tân Thượng - Di Linh - Lâm Đồng Shibaura D23F 02585 12375Vòng Vễnh Sầu Thôn 6 - Tân Châu - Di Linh - Lâm Đồng Mitshubitshi

MTE2000D 2136 T20E-50894K’Đôih Thôn 6 - Tân Châu - Di Linh - Lâm Đồng Kubota L2002DT-M D1302-31507 L2002DT-54812

THÔNG BÁOSở Giao thông vận tải Lâm Đồng có nhận hồ sơ đề nghị đăng ký, cấp biển số máy kéo nông nghiệp nhưng do chủ phương tiện không có đầy đủ hồ sơ gốc của các phương tiện theo danh sách dưới đây:

Vaäy, Sôû Giao thoâng vaän taûi Laâm Ñoàng thoâng baùo sau 7 ngaøy keå töø ngaøy ñaêng thoâng baùo naøy neáu caùc xe maùy chuyeân duøng treân khoâng coù tranh chaáp, Sôû Giao thoâng vaän taûi seõ tieán haønh ñaêng kyù caáp bieån soá cho caùc xe maùy chuyeân duøng treân.

Thông báo cấp GCN QSD đấtPhòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Đà Lạt có nhận được hồ

sơ xin cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của ông bà Nguyễn Hiền - Nguyễn Thị Thu ngụ tại số nhà 27BIS Ngô Thì Sỹ - phường 4 - thành phố Đà Lạt.

Qua kiểm tra hồ sơ đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của ông bà Nguyễn Hiền - Nguyễn Thị Thu tại các thửa đất số 235, 197, 198, 236, tờ bản đồ số 3 - phường 4 - thành phố Đà Lạt, có nguồn gốc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ bà Bùi Thị Tuyết đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số K 352912 và K 352913 cấp ngày 22/11/1997 theo Đơn xin chuyển nhượng công khai phá đất và hoa màu giữa bà Bùi Thị Tuyết và ông Nguyễn Hiền đã được UBND Phường 4 xác nhận ngày 1/9/1997.

Nay Phòng Tài nguyên và Môi trường Đà Lạt thông báo: Trong vòng 30 ngày kể từ ngày đăng thông báo này, các trường hợp có tranh chấp khiếu nại đối với các thửa đất nêu trên, đề nghị liên hệ phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Đà Lạt - số 10 đường 3 tháng 4 - phường 3 - thành phố Đà Lạt để được hướng dẫn giải quyết.

Quá thời hạn trên, Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Đà Lạt sẽ tiến hành giải quyết hồ sơ theo quy định.

Các khiếu nại về sau Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Đà Lạt sẽ xem xét.

Xét hồ sơ đề nghị cấp lại, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của ông: Văn Ngọc Châu, hộ khẩu thường trú: 525/97 Huỳnh Văn Bánh - phường 14 - quận Phú Nhuận - thành phố Hồ Chí Minh.

Về việc mất các giấy tờ gốc trong hồ sơ đề nghị cấp lại, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại địa chỉ thuộc lô đất số: Lô B17 Khu quy hoạch Viện Nghiên cứu hạt nhân, tờ bản đồ số 08 (71D), phường 11, thành phố Đà Lạt gồm các loại giấy tờ sau:

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số N 688912 do UBND thành phố Đà Lạt cấp ngày 10/11/1999 tại địa chỉ thuộc: Lô B17 Khu quy hoạch Viện Nghiên cứu hạt nhân, tờ bản đồ số 08 (71D), phường 11, thành phố Đà Lạt, đứng tên người sử dụng đất: Hộ ông Trương Văn Đạt, đã cập nhật thay đổi chủ quyền ngày 29/4/2010 đứng tên người sử dụng đất: Ông Văn Ngọc Châu. Diện tích thửa đất: 247,50m2.

Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất thành phố Đà Lạt thông báo: Trong vòng 30 ngày kể từ ngày đăng thông báo này, các trường hợp có thắc mắc, khiếu nại hay tranh chấp đối với các thửa đất hoặc giấy chứng nhận nêu trên, đề nghị liên hệ Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất Đà Lạt tại địa chỉ số: 10 đường Ba tháng Tư - phường 3 - thành phố Đà Lạt để được hướng dẫn giải quyết.

Quá thời hạn trên, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất Đà Lạt sẽ tiến hành giải quyết trình hủy giấy chứng nhận trên và cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất mới tại địa chỉ: Lô B17 Khu quy hoạch Viện Nghiên cứu hạt nhân phường 11, tờ bản đồ số 08 (71D), phường 11, thành phố Đà Lạt cho ông Văn Ngọc Châu theo quy định.

Mọi thắc mắc, khiếu nại sau thời gian trên Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất sẽ không chịu trách nhiệm xem xét, giải quyết.

Thông báo cấp GCN QSD đất, QSH nhà ởXét hồ sơ đề nghị cấp lại, cấp đổi GCN QSD đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của ông

(bà): Lê Thị Thước - Nguyễn Văn Trực (chết), hộ khẩu thường trú: 37/18 Nam Hồ - phường 11 - TP. Đà Lạt.Về việc mất các giấy tờ gốc trong hồ sơ đề nghị cấp lại, cấp đổi GCN QSD đất, quyền sở hữu nhà ở và tài

sản khác gắn liền với đất tại địa chỉ thuộc các thửa đất số 62, 65; tờ bản đồ số 14 (72E), phường 11, TP. Đà Lạt gồm các loại giấy tờ sau:

GCNQSD đất nông nghiệp thuộc các thửa đất số 62, 65; tờ bản đồ số 14 (72E), phường 11, TP. Đà Lạt (cấp theo Quyết định số 48/QĐ-UB ngày 23/12/1996 của UBND tỉnh Lâm Đồng).

Văn phòng ĐKQSD đất TP. Đà Lạt thông báo: Trong vòng 30 ngày kể từ ngày đăng thông báo này, các trường hợp có thắc mắc, khiếu nại hay tranh chấp đối với các thửa đất hoặc giấy chứng nhận nêu trên, đề nghị liên hệ VPĐKQSD đất Đà Lạt tại địa chỉ số: 10 đường Ba tháng Tư - phường 3 - TP. Đà Lạt để được hướng dẫn giải quyết.

Quá thời hạn trên, VPĐKQSD đất Đà Lạt sẽ tiến hành giải quyết trình hủy GCN trên và cấp lại GCNQSD đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất mới tại địa chỉ: thuộc các thửa đất số 62, 65; tờ bản đồ số 14 (72E), phường 11, TP. Đà Lạt cho ông (bà) Lê Thị Thước - Nguyễn Văn Trực (chết) theo quy định.

Mọi thắc mắc, khiếu nại sau thời gian trên Văn phòng ĐKQSD đất sẽ không chịu trách nhiệm xem xét, giải quyết.

Nhằm góp phần chung tay cùng xã hội xoa dịu nỗi đau da cam/dioxin, ngày 29/3/2014, Nhóm từ thiện Thanh Tâm Di Linh đã tổ chức thăm và tặng quà cho gia đình em Phạm Văn Mười, thôn 6 xã Hòa Nam (huyện Di Linh).

Đại diện Nhóm từ thiện Thanh Tâm đã ân cần thăm hỏi sức khỏe, động viên gia đình em Phạm Văn Mười và tặng một số phần quà gồm

Nhóm từ thiện Thanh Tâm Di Linh trao quà nạn nhân chất độc da cam

tivi, mì tôm, đường, sữa và tiền mặt, với tổng giá trị gần 11 triệu đồng. Được biết, em Phạm Văn Mười là con trai của ông Phạm Văn Trung, hội viên cựu chiến binh xã Hòa Nam. Đây là gia đình có hoàn cảnh hết sức khó khăn, cuộc sống của gia đình chỉ trông chờ vào vài sào cà phê. Ngoài em Phạm Văn Mười, ông Phạm Văn Trung còn có 2 con gái cũng là nạn nhân chất độc da cam. NDONG BRỪM

TOØA SOAÏN & BAÏN ÑOÏC

Trả lời kiến nghị của cử tri:

Về việc nâng mức chuẩn nghèoVừa qua, cử tri tỉnh Lâm Đồng và một số tỉnh có ý kiến chuẩn hộ nghèo

và hộ cận nghèo theo Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ (gọi tắt là Quyết định 09) là chưa phù hợp. Theo đó, cử tri Lâm Đồng và các tỉnh đề nghị tăng mức chuẩn hộ nghèo phù hợp với cuộc sống hiện nay của người dân để việc thực hiện các chính sách đối với hộ nghèo đảm bảo đúng, đủ, tạo điều kiện giúp người dân ổn định cuộc sống, phấn đấu vươn lên thoát nghèo bền vững.

Bộ LĐ-TB&XH vừa trả lời ý kiến của cử tri như sau: Chuẩn nghèo hiện hành theo Quyết định 09 là căn cứ để nghiên cứu, xây dựng và thực hiện các chính sách giảm nghèo, an sinh xã hội và các chính sách kinh tế - xã hội khác của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn 2011 – 2015. Tuy nhiên, ngay từ khi ban hành chuẩn nghèo năm 2011 thì chuẩn nghèo cũng đã thấp hơn so với thực tế lúc đó. Việc xác định chuẩn nghèo như vậy là để xác định nhóm người nghèo nhất cần ưu tiên hỗ trợ trước, phù hợp với khả năng ngân sách Nhà nước.

Đến nay, do ảnh hưởng từ tình hình lạm phát và suy thoái của nền kinh tế nước ta trong những năm gần đây, trên thực tế mức chuẩn nghèo hiện hành theo Quyết định 09 càng không còn phù hợp vì không được cập nhật chỉ số giá tiêu dùng hàng năm (CPI). Bộ LĐ-TB&XH cũng đã nghiên cứu, tìm kiếm các giải pháp tháo gỡ. Theo đó, Bộ đã có Công văn hướng dẫn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy trình tổ chức điều tra, rà soát hộ nghèo, cận nghèo năm 2011. Bộ cũng hướng dẫn các địa phương thử nghiệm phương pháp xác định các hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn theo hướng cập nhật chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm 2011 do Tổng cục Thống kê công bố vào quy trình điều tra, rà soát. Tuy nhiên, do phương pháp tiếp cận còn khá mới và khó khăn chung về nhân sự, tài chính nên nhiều địa phương chưa thể thực hiện được theo phương pháp này.

Đối với các tiêu chí trong Bộ công cụ điều tra, xác định hộ nghèo và hộ cận nghèo áp dụng chung trên cả nước, trong tổ chức thực hiện hàng năm, Bộ LĐ-TB&XH đã tiếp thu phản ánh của các địa phương và có Công văn hướng dẫn bổ sung gửi các địa phương trước thời điểm xây dựng kế hoạch điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm trên địa bàn.

Theo chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ, từ nay đến năm 2015 vẫn tiếp tục áp dụng chuẩn nghèo quy định tại Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg để phù hợp với khả năng cân đối ngân sách. Đồng thời, Bộ LĐ-TB&XH đang phối hợp với các bộ, ngành tổ chức nghiên cứu đề án đổi mới phương pháp tiếp cận từ nghèo đơn chiều sang nghèo đa chiều nhằm đảm bảo sự công bằng, hạn chế bỏ sót đối tượng, làm cơ sở nghiên cứu, xây dựng các chính sách giảm nghèo sau năm 2015.

Nghĩa là, tại thời điểm này, vẫn thực hiện về chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo như sau: Hộ nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000 đồng/người/tháng (từ 4.800.000 đồng/người/năm) trở xuống; hộ nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 500.000 đồng/người/tháng (từ 6.000.000 đồng/người/năm) trở xuống. Hộ cận nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 401.000 đồng đến 520.000 đồng/người/tháng; hộ cận nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 501.000 đồng đến 650.000 đồng/người/tháng. MINH ĐẠO

Page 8: Phát huy dân chủ, tăng cường đồng thuận, xây dựng địa ...baolamdong.vn/upload/others/201404/8943_so_2.4.2014.pdfnhằm giáo dục truyền thống yêu nước,

8 thÖÙ TÖ 2 - 4 - 2014

CÔNG TY TNHH BẢO HIỂM NHÂN THỌ PRUDENTIAL VIỆT NAMTrụ sở chính: Tầng 25, tòa nhà Saigon Trade Center

37 Tôn Đức Thắng, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí MinhĐT: (08) 39 101 660 - Fax: (08) 39 100 899 - Call Center: 1900 54 54 98Website: www.prudential.com.vn - facebook.com/prudential.pva

THÔNG BÁO ĐỊA CHỈ THAY ĐỔI

Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam xin trân trọng thông báo đến Quý Khách hàng: Theo thông báo số 1744/UBND-CN ngày 10/09/2012 của Ủy Ban Nhân Dân Thành phố Đà Lạt v/v thay đổi số nhà một số trục đường trên địa bàn Thành phố Đà Lạt và theo công văn số 17045/BTC-QLBH của Bộ Tài Chính ngày 10/12/2013, Văn phòng Đại diện Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam tại tỉnh Lâm Đồng thay đổi như sau:

Mọi giao dịch với Văn phòng Đại diện Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam tại tỉnh Lâm Đồng vui lòng thực hiện tại địa chỉ mới:

- Địa chỉ cũ - Địa chỉ mới

: 5H Bùi Thị Xuân, Phường 2, Thành phố Đà Lạt: 133 Bùi Thị Xuân, Phường 2, Thành phố Đà Lạt

Văn phòng Đại diện Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam tại tỉnh Lâm Đồng133 Bùi Thị Xuân, Phường 2, Thành phố Đà LạtĐiện thoại: (063) 3 531 040Fax: (063) 3 531 041

THÔNG BÁO ĐỊA CHỈ THAY ĐỔI Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam xin trân trọng

thông báo đến Quý Khách hàng: Theo Thông báo số 1744/UBND-CN

ngày 10/09/2012 của Ủy ban Nhân dân Thành phố Đà Lạt v/v thay

đổi số nhà một số trục đường trên địa bàn Thành phố Đà Lạt và theo

Công văn số 17045/BTC-QLBH của Bộ Tài Chính ngày 10/12/2013,

Văn phòng Đại diện Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential

Việt Nam tại tỉnh Lâm Đồng thay đổi như sau:

- Địa chỉ cũ: 5H Bùi Thị Xuân, Phường 2, Thành phố Đà Lạt

- Địa chỉ mới: 133 Bùi Thị Xuân, Phường 2, Thành phố Đà Lạt

Mọi giao dịch với Văn phòng Đại diện Công ty TNHH Bảo hiểm

Nhân thọ Prudential Việt Nam tại tỉnh Lâm Đồng vui lòng thực hiện

tại địa chỉ mới:

Văn phòng Đại diện Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ

Prudential Việt Nam tại tỉnh Lâm Đồng

133 Bùi Thị Xuân, Phường 2, Thành phố Đà Lạt.

Điện thoại: (063) 3 531 040

Fax: (063) 3 531 041

Giải thể doanh nghiệpTên doanh nghiệp: DNTN HOÀNG HƯNGMã số doanh nghiệp/Mã số thuế: 5800074472Thông báo về việc giải thể doanh nghiệp như sau:Quyết định giải thể số: 0314/01GT ngày 24/3/2014Lý do giải thể: Kinh doanh thua lỗ.Doanh nghiệp cam kết đã hoàn thành các khoản nợ, nghĩa vụ thuế, tài sản và chịu

trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác, trung thực của nội dung thông báo này.

BỐ CÁO THÀNH LẬP PHÒNG GIAO DỊCH- Căn cứ Quyết định số 1149/QĐ.NHNT.TCCB&ĐT ngày 02/10/1013 về việc thành

lập phòng giao dịch Lâm Hà trực thuộc Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Đà Lạt;

- Căn cứ Công văn số 263/LAĐ-TTGSNH ngày 24/3/2014 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Lâm Đồng về việc xác nhận đủ điều kiện khai trương hoạt động phòng giao dịch Lâm Hà trực thuộc Chi nhánh Ngân hàng TMCP Ngoại thương Đà Lạt.

NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH ĐÀ LẠTTRÂN TRỌNG BỐ CÁO THÀNH LẬP PHÒNG GIAO DỊCH

Tên gọi: PHÒNG GIAO DỊCH LÂM HÀ - CHI NHÁNH NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG ĐÀ LẠT.

Địa chỉ: Số 380 Khu phố Đồng Tiến, Thị Trấn Đinh Văn, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng.

Điện thoại: (063) 3.626.789 - 3.688.789 Fax: (063) 3.694.789Nội dung hoạt động:- Huy động tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ.- Nhận tiền gửi thanh toán bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ của các tổ chức kinh tế và

cá nhân.- Cho vay khách hàng thể nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ.- Thực hiện các giao dịch tài khoản khách hàng và chuyển tiền trong nước.- Phát hành và thanh toán các loại thẻ tín dụng quốc tế (Visa card, Master card, JCB

card, American Express) và thẻ ATM Connect 24.- Đổi tiền mặt ngoại tệ lấy tiền mặt ngoại tệ khác cho khách hàng là người nước ngoài.- Đổi các loại Séc lữ hành bằng ngoại tệ lấy tiền mặt ngoại tệ hoặc đồng Việt Nam, chi

trả kiều hối Money Gram.- Mua các loại ngoại tệ tiền mặt tự do chuyển đổi- Thực hiện các dịch vụ ngân hàng khác.Ngày chính thức hoạt động: 7/4/2014.

PHÒNG GIAO DỊCH LÂM HÀHân hạnh được đón tiếp và phục vụ Quý khách

NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAMCHI NHÁNH ĐÀ LẠT

Số 1 Lê Hồng Phong, Phường 4, Thành phố Đà Lạt, Tỉnh Lâm ĐồngĐiện thoại: (063) 3511.811 - Fax: (063) 3533.666

Công ty TNHH XD-DV-TM V.A.T thông báoV/v bà Trần Thị Bích Liên không còn tư cách điều hành và giải quyết những

vấn đề liên quan đến dự án chợ mới Trung tâm thành phố Bảo Lộc và Công ty TNHH V.A.T

Bà Trần Thị Bích Liên đã bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Lâm Đồng khởi tố và bắt tạm giam từ ngày 5/8/2013 về hành vi “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”. Kể từ thời gian đó đến nay, mọi hoạt động của Công ty V.A.T đều do bà Lê Tân Hồng, Chủ tịch hội đồng thành viên công ty quyết định và ông Phạm Ngọc Bình là giám đốc điều hành.

Hiện nay, các hạng mục còn dở dang của chợ Bảo Lộc đang gấp rút hoàn thiện để sớm đưa vào hoạt động. Xuất phát từ chính sách nhân đạo, các thành viên của hội đồng thành viên công ty đã đề nghị với các cơ quan chức năng cho bà Liên được tại ngoại trong thời gian chờ cơ quan pháp luật truy tố xét xử theo quy định. Ngày 26/3/2014, bà Liên đã được Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Lâm Đồng cho tại ngoại. Và hiện nay, bà Liên không còn tư cách để tham gia điều hành cũng như giải quyết những tồn đọng của dự án chợ Bảo Lộc.

Đề nghị các tiểu thương cũng như các đơn vị liên quan cần liên hệ giải quyết công việc với Công ty V.A.T qua văn phòng công ty đặt tại chợ mới trung tâm thành phố Bảo Lộc và do ông Phạm Ngọc Bình, chức vụ đại diện Hội đồng thành viên công ty trực tiếp giải quyết. Các đơn vị và cá nhân nếu có nhu cầu liên hệ với bà Trần Thị Bích Liên để giải quyết các vấn đề trước đây có liên quan đến Công ty TNHH V.A.T, đề nghị liên hệ với đại diện của hội đồng thành viên công ty là ông Phạm Ngọc Bình để được sắp xếp giải quyết.

Mọi giao dịch liên quan đến bà Trần Thị Bích Liên, công ty chúng tôi hoàn toàn không chịu trách nhiệm.

Kính mong tất cả tiểu thương chợ Bảo Lộc, những người có nhu cầu giao dịch với công ty lưu ý thực hiện theo đúng thông báo này.

THÔNG BÁOVề việc thi hành Quyết định xử phạt

vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựngNgày 9 tháng 6 năm 2011, Đội Thanh tra xây dựng thành phố Bảo Lộc đã phối hợp

với UBND phường II, thành phố Bảo Lộc tiến hành kiểm tra, phát hiện có công trình xây dựng không phép tại thửa đất số: 1078 tờ bản đồ số: F.134.II, phường II, thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng. Giấy chứng nhận QSDĐ số: BĐ 485067, do ông Hoàng Thành Bằng đứng tên (ông Hoàng Thành Bằng, sinh năm 1982, CMND số: 186010018, do Công an tỉnh Nghệ An cấp ngày 31/7/2000).

Ngày 23 tháng 6 năm 2011, UBND thành phố Bảo Lộc đã ban hành Quyết định xử phạt số: 1587/QĐ-XPHC về hoạt động xây dựng đối với ông Hoàng Thành Bằng. Sau nhiều lần kiểm tra, đôn đốc nhưng ông Hoàng Thành Bằng chưa chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính nêu trên.

Để đảm bảo quyền và nghĩa vụ của công dân, UBND thành phố Bảo Lộc thông báo: Hiện nay, ông Hoàng Thành Bằng, đang cư trú, lao động, học tập, công tác ở đâu; trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày đăng thông báo, yêu cầu ông Hoàng Thành Bằng có mặt tại UBND thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng để được xem xét, giải quyết. Đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương nào trực tiếp quản lý ông Hoàng Thành Bằng thì thông báo cho UBND thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng (Qua số điện thoại của Đội Thanh tra xây dựng): 0633.710.616 hoặc số ĐT: 091 3471 515.

Quá thời hạn trên, nếu ông Hoàng Thành Bằng không về làm việc với UBND thành phố Bảo Lộc hoặc không có thông tin của cơ quan đơn vị quản lý ông Hoàng Thành Bằng thì UBND thành phố Bảo Lộc tiến hành cưỡng chế phá dỡ công trình vi phạm vào lúc 8 giờ ngày 21 tháng 5 năm 2014, theo Quyết định số 322/QĐ-CC ngày 26 tháng 2 năm 2014.

Mọi khiếu nại, thắc mắc sau này UBND thành phố Bảo Lộc không chịu trách nhiệm.

7. Quyết toán thuế khấu trừ của nhà thầu nước ngoài:Doanh nghiệp lập và gửi hồ sơ quyết toán thuế nhà thầu nước ngoài chậm nhất là ngày

thứ 45 kể từ ngày kết thúc hợp đồng.Hồ sơ khai quyết toán thuế khấu trừ của nhà thầu nước ngoài bao gồm:-Tờ khai Quyết toán thuế nhà thầu theo mẫu số 02/NTNN ban hành kèm theo Thông

tư số 28/2011/TT-BTC.-Bảng kê các nhà thầu nước ngoài, nhà thầu phụ Việt Nam tham gia thực hiện hợp

đồng nhà thầu theo mẫu số 02-1/NTNN, 02-2/NTNN ban hành kèm theo Thông tư số 28/2011/TT-BTC.

-Bảng kê chứng từ nộp thuế;-Bản thanh lý hợp đồng nhà thầu.-Chính sách thuế nhà thầu thực hiện theo Thông tư số 60/2012/TT-BTC ngày12/04/2012 của Bộ Tài Chính. (CÒN NỮA)Truy cập website Cục Thuế Lâm Đồng: lamdong.gdt.gov.vn để tìm hiểu thêm

thông tin. CỤC THUẾ LÂM ĐỒNG

GIAÙ1.500đ

ª TOÅNG BIEÂN TAÄP: NGUYEÃN THANH ÑAÏM ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT)ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

Hướng dẫn thủ tục, hồ sơ quyết toán thuế năm 2013 và kê khai, nộp một số loại thuế năm 2014

(TIẾP THEO)