43
Đánh giá các rào cản ảnh hưởng tới quản lý rừng bền vững và công bằng Nghiên cứu điểm ở Việt Nam TỔ CHỨC BẢO TỒN THIÊN NHIÊN QUỐC TẾ Hà Nội, 8 tháng 7 năm 2008

Đánh giá các rào cản ảnh hưởng tới quản lý rừng bền vững ... · pháp lý của bất cứ quốc gia, lãnh thổ hay khu vực nào và các cơ quan có

  • Upload
    others

  • View
    5

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Đánh giá các rào cản ảnh hưởng tớiquản lý rừng bền vững và công bằngNghiên cứu điểm ở Việt Nam

TỔ CHỨC BẢO TỒN THIÊN NHIÊN QUỐC TẾ

Hà Nội, 8 tháng 7 năm 2008

Việc quy định về các thực thể địa lý và trình bày các tư liệu trong ấn phẩm này không phản ánh bất cứ quan điểm nào của IUCN về tư cách pháp lý của bất cứ quốc gia, lãnh thổ hay khu vực nào và các cơ quan có thẩm quyền của họ, cũng như không phản ánh bất cứ quan điểm nào của IUCN về phân định ranh giới của các quốc gia, lãnh thổ hay khu vực đó. Các quan điểm trình bày trong ấn phẩm này không nhất thiết phản ánh các quan điểm của IUCN và các tổ chức đối tác.

Ấn phẩm này được xuất bản trong khuôn khổ của Dự án “Tăng cường tiếng nói để có sự lựa chọn tốt hơn” do Ủy ban châu Âu tài trợ. Các quan điểm trình bày trong ấn phẩm này không nhất thiết phản ánh các quan điểm của Ủy ban châu Âu.

Cơ quan xuất bản: IUCN, Gland, Thụy Sĩ và Hà Nội, Việt Nam

Bản quyền: © 2008 International Union for Conservation of Nature and Natural Resources

Các tổ chức hoặc cá nhân có thể tái bản ấn phẩm này vì mục đích giáo dục hoặc phi lợi nhuận mà không cần sự đồng ý trước bằng văn bản của IUCN , nhưng phải ghi rõ nguồn.

Các tổ chức hoặc cá nhân không được phép tái bản ấn phẩm này để kinh doanh hoặc vì bất kỳ mục đích thương mại nào mà không được sự đồng ý trước bằng văn bản của IUCN.

Trích dẫn:Nguyễn Quang Tân, Nguyễn Văn Chỉnh và Vũ Thu Hạnh (2008). Đánh giá các rào cản ảnh hưởng tới quản lý rừng bền vững và công bằng: Nghiên cứu điểm ở Việt Nam. Hà Nội, Việt Nam.IUCN. iii + 35 pp.

ISBN: 978-2-8317-1124-9

Ảnh bìa: IUCN Việt Nam

Thiết kế và in:Luck House

Ấn phẩm có tại:Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế ( IUCN )Villa 44/4, Phố Vạn Bảo, Ba Đình, Hà Nội, Việt NamTel: +84 4 3726 1575Fax: +84 4 3726 1561

Email: [email protected]: http://www.iucn.org.vn

Đánh giá các rào cản ảnh hưởng tới quản lý rừng bền vững và công bằng

Nghiên cứu điểm ở Việt Nam

Dự án “Tăng cường những tiếng nói để có sự lựa chọn tốt hơn”

Nguyễn Quang Tân, Nguyễn Văn Chỉnh

và Vũ Thu Hạnh

Hà Nội

8 tháng 7 năm 2008

ii

Nghiên cứu điểm ở Việt NamĐÁNH GIÁ CÁC RÀO CẢN ẢNH HƯỞNG TỚI QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG VÀ CÔNG BẰNG

Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế - IUCN

iii

Lời cảm ơn

Báo cáo này là một phần của Dự án “Tăng cường những tiếng nói để có sự lựa chọn tốt hơn” do Uỷ ban Châu Âu tài trợ và do Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (IUCN) thực thi. Các tác giả xin cảm ơn tất cả những người đã góp phần hoàn thành báo cáo này.

Trước hết, chúng tôi xin bày tỏ lòng tri ân tới tất cả những người nông dân và các quan chức địa phương ở xã Phong Mỹ thuộc huyện Phong Điền, xã Lộc Thuỷ thuộc huyện Phú Lộc, xã Quảng Lợi thuộc huyện Quảng Điền và huyện A Lưới đã dành cho chúng tôi sự đón tiếp đầy lòng mến khách và nhiệt tình chia sẻ thông tin với nhóm chuyên gia chúng tôi. Đặc biệt, chúng tôi xin cảm ơn gia đình ông Nguyễn Văn Múa ở thôn Khe Trăn, huyện Phong Điền, đã tận tình hỗ trợ chúng tôi chuyện ăn ở trong thời gian chúng tôi làm việc ở thôn.

Chúng tôi xin cảm ơn các cán bộ của Chi cục Lâm nghiệp, Chi cục Kiểm lâm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Dân tộc, Sở tài nguyên và Môi trường, Đại học Nông - Lâm Huế, Công ty 1/5, Công ty Lâm nghiệp Tiền Phong, cũng như các cán bộ của các dự án do SNV và JBIC tài trợ, Dự án Hành lang xanh, dự án Quỹ MacArthur, Dự án ETSP ở tình Thừa Thiên Huế đã dành cho chúng tôi những cuộc thảo luận bổ ích. Chúng tôi đặc biệt biết ơn Uy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã dành cho đoàn sự đón tiếp và hỗ trợ nhiệt tình. Chúng tôi cũng xin ghi nhận với lòng biết ơn sự hợp tác và hỗ trợ về hậu cần từ phía Chương trình Tropenbos quốc tế trong quá trình đoàn đi khảo sát tại Thừa Thiên Huế.

Đối với các cơ quan và tổ chức ở Hà Nội, chúng tôi xin cảm ơn các đồng nghiệp từ Cục Lâm nghiệp, Cục Kiểm lâm, vụ Pháp chế và Vụ Hợp tác quốc tế thuộc Bộ Nông nghiệp và

Phát triển nông thôn đã có các ý kiến bình luận bổ ích đối với đề cương nghiên cứu và chia sẻ thông tin liên quan đến đợt nghiên cứu. Chúng tôi đánh giá cao sự hỗ trợ vô cùng quy báu của Vụ Hợp tác quốc tế trong việc chủ trì cuộc hội thảo góp ý kiến cho đề cương nghiên cứu. Chúng tôi cũng xin chân thành cảm ơn tới cán bộ công tác tại Hiệp hội Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Viện Điều tra - Quy hoạch rừng, Viện Khoa học Lâm nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp và tất cả các tổ chức khác đã đóng góp thực hiện nghiên cứu này. Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn tới các đại biểu đã đóng góp ý kiến hoàn thiện báo cáo nghiên cứu tại các hội thảo tham vấn tổ chức tại Hà Nội ngày 25/1/2007 và tại Huế ngày 2/3/2007.

Cuối cùng, chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn của mình tới các cán bộ của Dự án IUCN “Tăng cường các tiếng nói vì sự lựa chọn tốt hơn” ở Hà Nội, Bangkok và 5 nước thành viên khác đã có những hỗ trợ và đóng góp quý báu trong quá trình nghiên cứu. Chúng tôi xin được gửi lời cảm ơn đặc biệt tới Ông Pham Quang Hoa, Điều phối viên quốc gia dự án SVBC cùng các cán bộ của IUCN Việt Nam đã nhiệt tình cung cấp những hỗ trợ cần thiết về tổ chức và hậu cần cho nhóm nghiên cứu.

Những quan điểm bày tỏ trong báo cáo này là của các tác giả và không nhất thiết phải phản ánh quan điểm của EU, IUCN và/hoặc các cơ quan chủ quản của chuyên gia tư vấn. Mọi sai sót đều thuộc trách nhiệm của chúng tôi.

1

Nghiên cứu điểm ở Việt NamĐÁNH GIÁ CÁC RÀO CẢN ẢNH HƯỞNG TỚI QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG VÀ CÔNG BẰNG

Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế - IUCN

Mục lục

Lời cảm ơn .......................................................................................................... iiiCác từ viết tắt ...................................................................................................... 5Tóm tắt .................................................................................................................. 61. Ngành lâm nghiệp Việt Nam .................................................................... 9

Tỷ lệ che phủ rừng .......................................................................................................................................................9

Chính sách và pháp chế lâm nghiệp .....................................................................................................................9

Các bên liên quan và mối quan tâm của họ .................................................................................................... 10

Quản lý nhà nước về lâm nghiệp ......................................................................................................................... 10

Bảo vệ và sử dụng rừng........................................................................................................................................... 13

2. Luật pháp và quản trị rừng ......................................................................13Quyền hưởng dụng và sở hữu đất đối với tài nguyên rừng.......................................................................13

Quyền sử dụng ........................................................................................................................................................... 15

Quyền tiếp cận ........................................................................................................................................................... 15

Quyền kiểm soát:quyền ra quyết định về phương thức sử dụng đất .................................................... 15

Quyền chuyển nhượng: quyền bán hoặc thế chấp đất, giao lại quyền sử dụng và kiểm soát, cho thừa kế đất đai và các quyền khác ...................................................................................................................... 15

Đảm bảo quyền hưởng dụng ............................................................................................................................... 16

Các vấn đề và công cụ kinh tế .............................................................................................................................. 16

Các biện pháp tài chính và định giá ................................................................................................................... 16

Các thể chế tín dụng ................................................................................................................................................ 16

Chống tham nhũng .................................................................................................................................................. 16

Các biện pháp thương mại ảnh hưởng đến sử dụng đất lâm nghiệp và tài nguyên rừng ............ 17

Tiếp cận thông tin, sự tham gia của công chúng và chia sẻ lợi ích ......................................................... 17

Sự tham gia của công chúng ................................................................................................................................ 17

Chia sẻ lợi ích .............................................................................................................................................................. 17

Tuân thủ và thừa hành pháp luật ........................................................................................................................ 19

Thẩm quyền của các cơ quan thừa hành pháp luật ..................................................................................... 19

2

Nghiên cứu điểm ở Việt NamĐÁNH GIÁ CÁC RÀO CẢN ẢNH HƯỞNG TỚI QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG VÀ CÔNG BẰNG

Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế - IUCN

Trách nhiệm của các cơ quan thẩm quyền ...................................................................................................... 20

Cơ chế giải quyết tranh chấp trong quản trị rừng ........................................................................................ 20

Vai trò của các tổ chức Phi Chính Phủ ................................................................................................................ 20

Các vấn đề khác ......................................................................................................................................................... 20

Sự bất cập và những thay đổi trong pháp chế lâm nghiệp của nhà nước ........................................... 20

Các quyết định pháp lý về quản trị rừng .......................................................................................................... 20

Tài liệu của các nghiên cứu điểm về lợi ích của việc áp dụng hệ thống luật pháp hiện hành đối với cộng đồng dân cư sống phụ thuộc vào rừng ................................................................................................ 20

3. Luật tục và quản trị rừng ..........................................................................20Hệ thống sở hữu đất theo luật tục ...................................................................................................................... 20

Các hình thức sở hữu đất ........................................................................................................................................ 21

Quyền sử dụng ........................................................................................................................................................... 21

Các cơ chế luật tục phi tiền tệ............................................................................................................................... 22

Cơ chế khuyến khích tuân thủ theo các quy định của luật tục ................................................................ 22

Tham gia, chia sẻ thông tin và lợi ích ................................................................................................................. 22

Thông tin ...................................................................................................................................................................... 22

Tham gia ...................................................................................................................................................................... 22

Chia sẻ lợi ích .............................................................................................................................................................. 22

Tuân thủ và thừa hành pháp luật ........................................................................................................................ 22

Các hoạt động bất hợp pháp được xác định như thế nào ......................................................................... 22

Cơ quan quyền lực .................................................................................................................................................... 23

Hình thức phạt áp dụng đối với các hoạt động phi pháp .......................................................................... 23

Các cơ chế giải quyết bất đồng ............................................................................................................................ 23

trách nhiệm của các cơ quan thừa hành luật tục .......................................................................................... 23

Các vấn đề khác ......................................................................................................................................................... 23

Nghiên cứu điểm về lợi ích của việc áp dụng hệ thống luật pháp hiện hành đối với cộng đồng dân cư sống phụ thuộc vào rừng ................................................................................................................................. 23

4. Quản trị rừng theo quy định của pháp luật hiện hành và thực tiễn áp dụng theo luật tục – so sánh ............................................................25

5. Tác động kinh tế xã hội ở mức độ rộng hơn đối với rừng và sinh kế 26Các chính sách của Chính phủ.............................................................................................................................. 26

Tác động của hỗ trợ quốc tế và hiệu ứng khi kết thúc tài trợ ................................................................... 26

3

Nghiên cứu điểm ở Việt NamĐÁNH GIÁ CÁC RÀO CẢN ẢNH HƯỞNG TỚI QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG VÀ CÔNG BẰNG

Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế - IUCN

Đói nghèo, bất bình đẳng và giới ........................................................................................................................ 26

Nghèo đói và xóa nghèo ........................................................................................................................................ 26

Giới và bất bình đẳng .............................................................................................................................................. 28

Các bên liên quan, các vấn đề kinh tế, luật pháp và quản trị rừng ......................................................... 28

Quyền lực pháp lý và các hoạt động hợp pháp/bất hợp pháp ................................................................ 28

Mối liên kết giữa quyền sở hữu, tiếp cận và sử dụng đấtvà các hoạt động hợp pháp/bất hợp pháp ...28

Các cơ chế về tham gia vào quá trình quyết sách và chia sẻ lợi ích ........................................................ 29

Các cơ chế tuân thủ theo pháp luật, thực hiện luật và các hoạt động hợp pháp/bất hợp pháp 29

Mối quan hệ quyền lực và các hoạt động hợp pháp/bất hợp pháp ....................................................... 29

6. Tổng hợp và Khuyến nghị ........................................................................29Tài liệu tham khảo ...........................................................................................31Bảng biểu và Hình Hình:

Hình 1. Tỷ lệ che phủ rừng (mầu xanh) ở Việt Nam. .........................................................................................9

Hình 2. Cơ cấu tổ chức hệ thống hành chính lâm nghiệp, 2006. ............................................................. 12

Bảng biểu:Bảng 1. Tỷ lệ che phủ rừng theo loại rừng và hình thức sử dụng, 2005 (đơn vị: ha) ......................... 10

Bảng 2. Diện tích rừng theo các hình thức sở hữu, 2005 (đơn vị: ha) ..................................................... 13

Bảng 3. Quản trị rừng theo hệ thống luật pháp hiện hành và luật tục ................................................. 25

5

Nghiên cứu điểm ở Việt NamĐÁNH GIÁ CÁC RÀO CẢN ẢNH HƯỞNG TỚI QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG VÀ CÔNG BẰNG

Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế - IUCN

Các từ viết tắt

5MHRP Chương trình quốc gia trồng mới 5 triệu hectare rừngAFED Trung tâm khuyến nông, khuyến lâmARDU Phòng Nông nghiệp và PTNTCITES Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật đang bị đe dọaCPC UBND xãCPRGS Chiến lược về giảm nghèo và tăng trưởng toàn diệnDARD Sở NN-PTNTDPC UBND huyệnETSP Chương trình hỗ trợ đào tạo và khuyến nôngFD Cục Lâm nghiệpFLEG Thực thi lâm luật và quản trị rừngFPD Cục Kiểm lâmFPDL Luật Bảo vệ và Phát triển rừngFPU Phòng bảo vệ rừng (cấp huyện)FSIV Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt NamFSSP Đối tác Chương trình Hỗ trợ ngànhGSO Tổng cục Thống kê IUCN Cơ quan bảo tồn thiên nhiên quốc tếJBIC Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật bảnLI Luật đầu tưLL Luật đất đaiMARD Bộ Nông nghiệp và PTNTMB-PF Ban quản lý rừng phòng hộMB-SUF Ban quản lý rừng đặc dụngNGO Tổ chức phi chính phủNTFP Lâm sản ngoài gỗPC UBNDPAR Cải cách hành chính côngPPC UBND tỉnhRBC Sổ đỏ SFE Lâm trường quốc doanhSNV Cơ quan Phát triển Hà LanSOE Doanh nghiệp nhà nướcSVBC Strengthening Voices for Better ChoicesTFF Quỹ ủy thác lâm nghiệp UNDP Chương trình Phát triển Liên Hiệp QuốcVBARD Ngân hàng NN-PTNTVND Tiền Việt Nam – đồngWTO Tổ chức Thương mại Thế giới

6

Nghiên cứu điểm ở Việt NamĐÁNH GIÁ CÁC RÀO CẢN ẢNH HƯỞNG TỚI QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG VÀ CÔNG BẰNG

Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế - IUCN

Tóm tắt

Giới thiệu

Dự án “Tăng cường những tiếng nói để có sự lựa chọn tốt hơn” được thiết kế để thúc đẩy sự phát triển các hình thức quản trị rừng có hiệu quả hơn tại Việt Nam và 5 quốc gia khác có rừng nhiệt đới. Mục tiêu tổng thể của Dự án là thúc đẩy việc thiết lập và thực hiện các hình thức quản trị rừng để có thể hỗ trợ và tăng cường bảo tồn và quản lý tài nguyên rừng một cách bền vững và công bằng tại các vùng ưu tiên.

Báo cáo này là một phần của nghiên cứu được thực hiện trong khuôn khổ của Dự án. Mục đích của nghiên cứu là nhằm: 1) Xác định các yếu tố chính sách, pháp luật, thể chế và kinh tế có ảnh hưởng đến việc quản lý rừng một cách công bằng và bền vững ở địa phương và 2) Đưa ra các đề xuất cho các hoạt động tiếp theo của Dự án.

Trong suốt quá trình tiến hành nghiên cứu, phương pháp tiếp cận “ba bên” đã được áp dụng theo hai cách. Tham gia nghiên cứu gồm có ba tư vấn với ba chuyên ngành khác nhau, bao gồm luật, khoa học xã hội và kinh tế tài nguyên. Ngoài ra, nghiên cứu còn có sự đóng góp của ba nhóm chủ thể có liên quan khác nhau là: các cơ quan nhà nước, các tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế và các cá nhân và các doanh nghiệp tư nhân.

Bối cảnh Việt Nam và Ngành Lâm nghiệp

Việt Nam là một nước nhiệt đới nằm trên bán đảo Đông Dương thuộc vùng Đông Nam Á. Lãnh thổ trải dài từ 8°02’ đến 23°23’ độ vĩ Bắc và từ 102°08’ đến 109°28’ độ kinh Đông. Tổng diện tích đất đai là 33,038 triệu ha, được chia thành 64 tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương. Theo số liệu thống kê gần đây nhất, tổng diện tích rừng là 12,62 triệu ha với độ che phủ rừng là 38.2% . Theo mục đích sử dụng, rừng ở Việt Nam được phân loại thành rừng sản xuất (36.3% tổng diện tích rừng), rừng phòng hộ (48.1%) và rừng đặc dụng (15.6%).

Các chủ thể có liên quan đến rừng ở Việt Nam về cơ bản có thể chia thành 2 nhóm chính: Nhóm thứ nhất bao gồm các chủ thể có chức năng liên quan đến quản lý nhà nước về rừng, bao gồm:

Ở cấp quốc gia: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và các cơ quan trực thuộc Bộ như Cục Lâm nghiệp, Cục Kiểm lâm, Cục Khuyến nông - Khuyến lâm, Cục Chế biến nông - lâm sản và Ngành nghề nông thôn và Vụ Pháp chế.

Ở cấp tỉnh: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Lâm nghiệp, Chi cục Kiểm lâm, Trung tâm Khuyến nông.

Ở cấp huyện: Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Phòng Kinh tế, Hạt Kiểm lâm.

Các tổ chức giáo dục, đào tạo và nghiên cứu lâm nghiệp thuộc Bộ và ngoài Bộ.

Nhóm thứ hai gồm tất cả các chủ thể có liên quan trực tiếp đến sử dụng và bảo vệ rừng:

Các chủ thể nhà nước: Các doanh nghiệp quốc doanh, Ban quản lý rừng phòng hộ, ban quản lý rừng đặc dụng;

Các chủ thể thuộc khu vực tư nhân: các cá nhân, hộ gia đình và doanh nghiệp liên doanh và tư nhân;

Các chủ thể thuộc khu vực tập thể: Các hợp tác xã và cộng đồng trong đó các thành viên có các quyền và trách nhiệm như nhau đối với tài nguyên rừng.

Bảng sau đây tóm tắt một số đặc điểm chính của hệ thống luật pháp hiện hành và các thực tiễn hoạt động theo luật tục áp dụng tại Việt Nam và tác động của chúng đối với các vấn đề quản trị khác nhau. Mặc dù, có sự khác nhau về các quy định và thực tiễn hoạt động theo luật tục giữa các nhóm người dân tộc thiểu số và các vùng, tuy vậy họ cũng có những nguyên tắc chung. Những nguyên tắc đề cập trong bảng dưới đây là những nguyên tắc và định mức chung nhất được nhóm nghiên cứu phát hiện.

7

Nghiên cứu điểm ở Việt NamĐÁNH GIÁ CÁC RÀO CẢN ẢNH HƯỞNG TỚI QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG VÀ CÔNG BẰNG

Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế - IUCN

Các ảnh hưởng bên ngoài

Ngoài hệ thống pháp lý và luật tục (và thực thi luật), nhiều chính sách của chính phủ cùng với các yếu tố ảnh hưởng khác đã định hình vấn đề quản trị rừng ở Việt Nam. Đó là những chính sách kinh tế vĩ mô, các chính sách ngành và các yếu tố tác động bên ngoài khác như các chính sách và chương trình của nhà tài trợ.

Chính sách kinh tế vĩ mô: Một số chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ đã ảnh hưởng đến quản trị rừng như cải

cách hành chính, cải cách doanh nghiệp nhà nước, chương trình giao đất nông nghiệp và các cam kết của Việt Nam khi trở thành thành viên của WTO.

Hỗ trợ của các nhà tài trợ: Hỗ trợ (về tài chính và kỹ thuật) từ cộng đồng quốc tế đã đóng góp tích cực cho việc phát triển Ngành Lâm nghiệp của Việt Nam. Tuy nhiên các nguồn tài trợ như vậy không thể tiếp tục về lâu dài. Khi các nguồn tài trợ giảm dần, Việt Nam sẽ phải tìm kiếm các nguồn đầu tư khác và phải trả tiền cho tư vấn kỹ thuật từ bên ngoài.

Các vấn đề về quản trị Luật pháp Luật tụcCác loại hình sở hữu đất

Đất thuộc quyền sở hữu chung của toàn dân trong đó nhà nước giữ vai trò là đại diện chủ sở hữu Rừng do nhà nước, tư nhân, hoặc tập thể quản lý

Các hình thức sở hữu đất bao gồm sở hữu cá nhân và sở hữu của cộng đồng. Việc quản lý mỗi hình thức sở hữu được phân định giữa các loại đất khác nhau.

Quyền sử dụng Quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ rừng được trao cho chủ rừng.

Thuộc về các thành viên trong cộng đồng theo nguyên tắc “ai đến trước được hưởng trước”, người ngoài chỉ được hưởng trong trường hợp đặc biệt.

Quyền tiếp cận Quyền đi vào rừng dành cho tất cả mọi người, ngoại trừ các trường hợp đặc biệt.

Các thành viên trong cộng đồng đều có quyền được tiếp cận. Các đối tượng bên ngoài có được tiếp cận hay không tuỳ thuộc từng trường hợp.

Quyền kiểm soát Quyền kiểm soát cuối cùng thuộc về Nhà nước. Các chủ rừng (quốc doanh và ngoài quốc doanh) cũng được trao một phần quyền trong việc kiểm soát trong phạm vi khuôn khổ pháp luật cho phép

Quyền được trao cho người đứng đầu cộng đồng hoặc người bảo vệ, các thành viên trong cộng đồng cùng chia sẻ trách nhiệm thực thi.

Quyền chuyển giao Tuỳ theo loại hình rừng và các hình thức sở hữu cụ thể, các chủ rừng có thể thế chấp, cho thuê, thừa kế và chuyển nhượng quyền sử dụng rừng, đất rừng.

Chỉ trong phạm vi cộng đồng đối với trường hợp đất thuộc sở hữu tư nhân. Không chuyển giao cho bên ngoài, trừ các trường hợp đặc biệt.

An toàn về hưởng dụng đất

An toàn về huởng dụng đất được đi cùng với giấy chứng nhận quyền SDĐ có thời hạn 50 năm, trường hợp đặc biệt không quá 70 năm

Với điều kiện là được các thành viên trong cộng đồng thừa nhận và tôn trọng các quyền của một ai đó đối với nguồn tài nguyên.

Chia sẻ lợi ích Căn cứ theo khung quy định pháp lý chung ở cấp quốc gia và tỉnh về chia sẻ lợi ích từ rừng. Tuy nhiên, trong quá trình thực thi các quy định này cũng có các vấn đề phát sinh.

Dựa trên nhu cầu thực tế của các thành viên trong cộng đồng.

Các biện pháp về giá cả và tài chính để thu hút đầu tư cho lâm nghiệp.

Được xác định trong Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, Luật đầu tư, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, và quy định về thuế giá trị gia tăng.

Không thấy đề cập

Kiểm tra việc thực thi luật

Hệ thống Kiểm lâm Người đứng đầu theo luật tục

Trách nhiệm giải trình Bộ NN & PTNT chịu trách nhiệm trong phạm vi cả nước, UB nhân dân chịu trách nhiệm trong phạm vi lãnh thổ của mình.

Người đứng đầu theo luật tục

Xử lý vi phạm Theo luật Người đứng đầu theo luật tục

Quản trị rừng theo luật pháp hiện hành và luật tục

8

Nghiên cứu điểm ở Việt NamĐÁNH GIÁ CÁC RÀO CẢN ẢNH HƯỞNG TỚI QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG VÀ CÔNG BẰNG

Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế - IUCN

Mối quan hệ quyền lực và tham nhũng: Các mối quan hệ quyền lực bất bình đẳng tạo ra tác động tiêu cực về cơ chế khuyến khích người dân tham gia quản lý rừng bền vững. Hơn nữa, tình trạng tham nhũng trong ngành lâm nghiệp càng làm tình hình trở nên xấu hơn.

Các chương trình xoá đói giảm nghèo: Trong thập kỷ qua, nhờ có sự nỗ lực lớn của Chính phủ, tỷ lệ người nghèo ở Việt Nam đã giảm đáng kể. Tuy nhiên các khó khăn vẫn còn ở phía trước, đặc biệt đối với Ngành Lâm nghiệp vì sự đóng góp của Ngành Lâm nghiệp cho xoá đói giảm nghèo vẫn chưa đạt được mức tiềm năng.

Các bên liên quan, các khía cạnh về kinh tế, luật pháp và quản trị rừng

Về nguyên tắc, khung pháp lý về lâm nghiệp ở Việt Nam được đưa ra nhằm thúc đẩy sự công bằng xã hội và đảm bảo tính pháp lý. Do vậy, trách nhiệm của tất cả các bên tham gia trong lĩnh vực lâm nghiệp đều nhằm khuyến khích các hoạt động lâm nghiệp hợp pháp và điều này cũng mang lại lợi ích cho toàn xã hội. Tuy nhiên, vấn đề tồn tại lại nằm trong các cơ quan điều phối với các chức năng nhiệm vụ khác nhau và vì vậy đã tạo kẽ hở cho các hoạt động lâm nghiệp bất hợp pháp.

Hiện nay, hưởng dụng đất (theo luật pháp hoặc theo luật tục) vừa có tính ngăn chặn vừa khuyến khích các hoạt động lâm nghiệp phi pháp. Các biện pháp ngăn chặn các hoạt động phi pháp chủ yếu phát sinh từ các lợi ích (tiềm năng) mà luật pháp đã trao cho và các mối đe doạ sẽ không còn tiếp tục được hưởng các quyền lợi đó nữa. Tuy nhiên, khoảng cách giữa hai hệ thống luật pháp và luật tục (trong khi luật pháp có xu hướng không thừa nhận luật tục) đã tạo động lực cho các hoạt động lâm nghiệp phi pháp.

Về cơ chế chia sẻ lợi ích, cả hai phương thức quản lý mà luật pháp và luật tục đề ra hiện nay đều không phát huy tác dụng như mong đợi. Đối với cơ chế chia sẻ lợi ích theo luật pháp, nguyên nhân chính là sự thiếu rõ ràng và nhất quán với luật tục địa phương.

Tương tự như vậy, sự tham gia của các bên liên quan vào việc ra các quyết định liên quan đến nguồn tài nguyên rừng ở địa phương cũng thể hiện nhiều điểm bất cập và chưa công bằng. Trong hầu hết các trường hợp, những người có địa vị thường chi phối quá trình ra quyết định và đưa ra kế hoạch phân bổ lợi ích rừng phục vụ cho mối quan tâm của họ.

Một số nguyên nhân khác dẫn đến các hoạt động phi pháp, cố ý hoặc vô tình, bao gồm trình độ kiến thức hạn chế của người dân về yêu cầu của hệ thống pháp quy hiện tại, cũng như những thay đổi thường xuyên và nhanh chóng của

khung pháp lý Việt Nam, sự thiếu vắng một hệ thống giám sát thực thi luật rõ ràng và thiếu cơ chế thực hiện.

Các hoạt động phi pháp có thể được hợp pháp hoá bởi các ảnh hưởng bên ngoài, kể cả việc phá rừng để canh tác và đòi hỏi “quyền sở hữu” rừng của người dân địa phương. Các hoạt động này đã thành truyền thống của người dân địa phương, tuy nhiên đã có lúc (hoặc hiện nay) không được thừa nhận bởi luật pháp.

Khuyến nghị đối với Dự án SVBC Hỗ trợ giao quyền quản lý rừng cho người dân: Mặc dù

quá trình giao rừng đã được tiến hành khá nhanh chóng ở Việt Nam trong thập kỷ vừa qua, sở hữu của người dân đối với tài nguyên rừng vẫn còn khá hình thức do nhiều quy định hạn chế vẫn còn điều tiết người dân thực sự kiểm soát rừng. Để làm cho việc giao rừng có ý nghĩa thực tiễn hơn, điều quan trọng không chỉ là giao quyền đối với rừng, mà còn phải chuyển giao cả quyền lực cần thiết để ra quyết định về quản lý tài nguyên rừng cho dân cư địa phương trong đó có lưu ý đến cơ cấu điều hành truyền thống của người dân. Ngoài ra, cần có sự hỗ trợ cần thiết và kịp thời để tăng cường năng lực của người dân trong việc sử dụng các quyền và quyền lực mới được trao.

Đóng góp vào quá trình sửa đổi chính sách và quy trình về chia sẻ lợi ích: Đảm bảo các bên liên quan hiểu đầy đủ các cơ chế hiện có. Ngoài ra, cần rà soát nội dung các chính sách về chia sẻ lợi ích và xây dựng các quy trình, thủ tục thực hiện thực tế để cho phép người dân địa phương khai thác hợp pháp lâm sản trên diện tích rừng được giao hoặc tiếp thị và sử dụng sản phẩm.

Cải thiện sự tiếp cận của người dân đối với thông tin luật pháp: Phổ biến thông tin pháp lý bằng ngôn ngữ đơn giản và xây dựng các phương tiện truyền thông hữu hiệu, bao gồm đài phát thanh, tài liệu trực quan (áp phích, tranh ảnh), và ấn phẩm (tờ rơi đơn giản).

Cải thiện khả năng tiếp cận nguồn tín dụng: Cung cấp thông tin về tín dụng và giúp đỡ nông dân xây dựng đề xuất vay tín dụng tại Ngân hàng NN-PTNT và Ngân hàng Chính sách Xã hội.

Khuyến khích khu vực tư nhân giúp đỡ người nghèo: Tăng cường sự tham gia của người dân nghèo vào các hoạt động kinh doanh lâm sản như là những đối tác tham gia trồng rừng, chăm sóc, bảo vệ rừng hoặc là những người đóng góp vốn bằng giá trị đất lâm nghiệp.

Cung cấp thông tin cho các nhà quyết sách chính: Giúp các bên liên quan chính hiểu rõ hơn về thực tế hoạt động cũng như năng lực của các nhóm người dân tộc thiểu số trong lập kế hoạch, quản lý và kinh doanh tài nguyên rừng khi họ có quyền và trách nhiệm để thực hiện điều đó.

9

Nghiên cứu điểm ở Việt NamĐÁNH GIÁ CÁC RÀO CẢN ẢNH HƯỞNG TỚI QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG VÀ CÔNG BẰNG

Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế - IUCN

1. Ngành lâm nghiệp Việt Nam

Tỷ lệ che phủ rừng

Việt Nam là nước nhiệt đới ở Bán đảo Đông Dương thuộc Đông Nam Á. Lãnh thổ của Việt Nam trải dài từ 8°02’ đến 23°23’ vĩ Bắc và từ 102°08’ đến 109°28’ kinh Đông. Tổng diễn tích lãnh thổ là 33,038 triệu ha, được chia thành 64 đơn vị hành chính cấp tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương.

Theo Luật bảo vệ và Phát triển rừng hiện hành, rừng ở Việt Nam được xác định như một hệ thống sinh thái bao gồm các quần thể động, thực vật rừng, vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó tất cả các loài cây gỗ và tre nứa hoặc thực vật rừng đặc trưng là các thành phần chính. Theo số liệu thống kê năm 2005, tổng diễn tích đất có rừng che phủ là 12,6 triệu ha (Hình 1), trong đó rừng tự nhiên là 10,3 triệu ha và rừng trồng chiếm 2,3 triệu ha. Với diễn tích rừng này, tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc tương đương 38,2% (trong đó rừng tự nhiên chiếm 31,1% và rừng trồng 7,1%).

Theo chức năng sử dụng, rừng của Việt Nam được phân loại thành rừng sản xuất (36,3% diện tích có rừng che phủ), rừng phòng hộ (48,1%) và rừng đặc dụng (15,6%). Rừng sản xuất tạo ra các sản phẩm gỗ và phi gỗ đồng thời bảo vệ đất và nước. Đây cũng là những chức năng chính của rừng phòng hộ. Rừng đặc dụng được sử dụng cho mục đích bảo tồn, nghiên cứu, du lịch và bảo vệ di sản văn hóa, lịch sử.

Trong tổng số diện tích rừng tự nhiên, rừng gỗ chiếm tới 78,9%, rừng tre nứa 7,6%, rừng hỗn giao gỗ và tre nứa: 6,7%, rừng núi đá: 6,2% (Bảng 1). Rừng ngập mặn chỉ chiếm 0,6% tổng diện tích rừng tự nhiên.

Chính sách và pháp chế lâm nghiệp

Chính sách lâm nghiệp của Nhà nước bao gồm các chính sách đầu tư vào rừng, nghiên cứu khoa học, phát triển nhân lực, quản lý rừng, bảo vệ và làm giàu rừng. Chính sách lâm nghiệp còn bao gồm cả các chính sách thúc đẩy sự hỗ trợ người dân trong các lĩnh vực khác nhau của hoạt động lâm nghiệp, như chính sách giao đất, thị trường lâm sản và các hoạt động sản xuất lâm nghiệp. Hiện tại, có hơn 100 văn bản pháp quy ở Việt Nam liên quan đến bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng.

Văn bản pháp luật cao nhất về tài nguyên rừng là Hiến pháp. Hiến pháp hiện hành được thông qua ngày 14 tháng 4 năm 1992 tại Kỳ họp thứ 11, Quốc hội Việt Nam Khoá VIII. Dưới

Hình 1. Bản đồ hiện trạng rừng Việt NamNguồn: Dựa vào Stibig, Beuchle và Achard (2003)Ảnh: IUCN

10

Nghiên cứu điểm ở Việt NamĐÁNH GIÁ CÁC RÀO CẢN ẢNH HƯỞNG TỚI QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG VÀ CÔNG BẰNG

Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế - IUCN

hiện điều tra rừng, xác định ranh giới rừng và nghiên cứu. Nhóm thứ 2 bao gồm các đối tượng trực tiếp tham gia vào công tác bảo vệ và sử dụng rừng. Phần dưới đây thảo luận chi tiết về 2 nhóm này.

Quản lý nhà nước về lâm nghiệp

Hệ thống hành chính lâm nghiệp

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan cao nhất chịu trách nhiệm thực hiện các chức năng quản lý nhà nước về lâm nghiệp trên cả nước. Dưới Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Lâm nghiệp và Cục Kiểm lâm là 2 cơ quan chính phủ chịu trách nhiệm về các vấn đề lâm nghiệp trong cả nước1. Cục Kiểm lâm chịu trách nhiệm về quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ tài nguyên rừng và thừa hành pháp luật về quản lý và bảo vệ rừng2. Ngoài Cục lâm

1 Nghị định số 86/2003/ND-CP của Chính phủ Việt Nam ngày 18 tháng 7 năm 2003

2 Nghị định số 119/2006/ND-CP của Chính phủ Việt Nam ngày 16 tháng 10 năm 2006

Hiến pháp có các luật liên quan đến tài nguyên thiên nhiên, bao gồm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, Luật đất đai (2003). Các cấp quản lý nhà nước khác nhau cũng ban hành các văn bản dưới luật để hướng dẫn thực thi các luật này.

Quốc hội là cơ quan lập pháp cao nhất. Quốc hội có quyền phê duyệt hiến pháp và các đạo luật. Dưới Quốc hội là Chính phủ có quyền ban hành các nghị định và quyết định được áp dụng trong cả nước. Các Bộ có liên quan là thành viên của Chính phủ và có quyền ban hành các quyết định và thông tư áp dụng cho các ngành có liên quan. Ở cấp địa phương, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện có quyền hạn trong việc ban hành các văn bản pháp luật điều hành việc sử dụng và quản lý tài nguyên rừng trên lãnh thổ của mình.

Các bên liên quan và mối quan tâm của họ

Có 2 nhóm các bên liên quan chính tham gia vào ngành lâm nghiệp Việt Nam. Nhóm thứ nhất bao gồm các đối tượng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lâm nghiệp, bao gồm xây dựng và thực thi chính sách, chiến lược, luật, ra quyết định cho thuê và thu hồi rừng và đất lâm nghiệp; thực

Tổng (ha) Rừng đặc dụng (ha) Rừng phòng hộ (ha) Rừng sản xuất (ha)

Rừng tự nhiên 10,283,173 (81.5) 1,874,829 (95.7) 5,302,652 (85.9) 3,105,693 (69.2)

Rừng cây gỗ 8,113,580 (78.9) 1,498,289 (79.9) 4,148,209 (78.2) 2,467,082 (79.4)

Rừng tre nứa 783,667 (7.6) 83,500 (4.5) 341,889 (6.4) 358,278 (11.5)

Rừng hỗn giao 684,958 (6.7) 119,118 (6.4) 314,707 (5.9) 251,133 (8.1)

Rừng ngập mặn 63,263 (0.6) 11,010 (0.6) 40,458 (0.8) 11,795 (0.4)

Rừng trên núi đá 637,705 (6.2) 162,911 (8.7) 457,388 (8.6) 17,405 (0.6)

Rừng trồng 2,333,526 (18.5) 83,492 (4.3) 869,410 (14.1) 1,380,625 (30.8)

Rừng năng suất cao 825,485 (35.4) 32,208 (38.6) 317,188 (36.5) 476,089 (34.5)

Rừng năng suất thấp 1,209,882 (51.8) 48,133 (57.6) 468,993 (53.9) 692,757 (50.2)

Rừng tre 86,911 (3.7) 235 (0.3) 11,133 (1.3) 75,543 (5.5)

Các loại rừng khác 211,247 (9.1) 2,915 (3.5) 72,097 (8.3) 136,235 (9.9)

Tổng diện tích rừng 12,616,700 (100) 1,958,320 (100) 6,172,062 (100) 4,486,318 (100)

Bảng 1. Phân loại rừng theo chức năng sử dụng, 2005 (đơn vị: ha)

Ghi chú: Tỷ lệ % được đề cập trong ngoặc đơnNguồn: Cục Kiểm Lâm (www.kiemlam.org.vn).

11

Nghiên cứu điểm ở Việt NamĐÁNH GIÁ CÁC RÀO CẢN ẢNH HƯỞNG TỚI QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG VÀ CÔNG BẰNG

Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế - IUCN

nghiệp và Cục Kiểm lâm, Cục Khuyến nông - Khuyến lâm (AFPD) và Cục Chế biến nông - lâm sản và ngành nghề nông thôn cũng liên quan tới sản xuất lâm nghiệp. Vụ Pháp chế chịu trách nhiệm về các vấn đề về chính sách lâm nghiệp ở cấp quốc gia.

Bộ Tài nguyên Môi trường (MONRE), với trọng trách được giao về quản lý nhà nước về đất và tài nguyên thiên nhiên, cũng có những tác động ảnh hưởng đối với ngành lâm nghiệp ở Việt Nam. Bộ Tài nguyên Môi trường có vai trò điều phối bảo tồn đa dạng sinh học mặc dù phần lớn các khu bảo tồn ở Việt Nam là rừng đặc dụng dưới sự quản lý trực tiếp của UBND tỉnh và có sự giám sát của Bộ NN-PTNT. Rừng đặc dụng được thiết lập để bảo vệ các khu di sản văn hóa, lịch sử dưới sự quản lý của Bộ Văn hóa Thông tin trong mối quan hệ phối kết hợp với Bộ NN-PTNT.3

Ở cấp tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan chuyên ngành trực thuộc Uỷ ban nhân dân (UBND) tỉnh và một trong các chức năng của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là tư vấn và giúp UBND tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về lâm nghiệp4. Dưới Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chi cục lâm nghiệp (Sub-DoF) đã được thành lập tại 34 trong số 42 tỉnh có rừng (là các tỉnh có diện tích rừng lớn). Tại các tỉnh còn lại, phòng lâm nghiệp đã được thành lập để xử lý các vấn đề liên quan đến lâm nghiệp. Chi cục Lâm nghiệp không có cơ quan trực thuộc ở cấp huyện và các nhiệm vụ về lâm nghiệp ở cấp huyện do các cán bộ lâm nghiệp của các Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đảm nhiệm (Phòng NN-Phát triển nông thôn)5.

Các Chi cục Kiểm lâm ở cấp tỉnh gần đây đã được đặt dưới các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn6. Hiện tại, các Chi cục Kiểm lâm đã được thành lập tại 59 tỉnh. Ở cấp huyện, các hạt kiểm lâm được đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của các Chi cục Kiểm lâm. Với các Hạt Kiểm lâm, thường mỗi kiểm lâm viên chịu trách nhiệm một xã hoặc một vài xã. Ngoài các Hạt Kiểm lâm thông thường, còn có 45 Hạt Kiểm lâm trực thuộc các Ban quản lý rừng đặc dụng (REFAS, 2005).

Ở cấp xã, nhiệm vụ lâm nghiệp do Uỷ ban nhân dân (UBND) xã đảm nhiệm, với sự trợ giúp của các Hạt Kiểm lâm ở cấp huyện. Trong những năm gần đây, ý tưởng thành lập các Ban quản lý lâm nghiệp cấp xã dưới UBND xã được áp

3 Quyết định số 08/TTg của CP ngày 11/1/2001.

4 Thông tư liên bộ số 11/2004/TTLT-BNN-BNV ngày 2 tháng 4 năm 2004 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Nội vụ

5 Tại nhiều huyện, Phòng NN-PTNT cùng với các đơn vị theo dõi sản xuất khác hình thành phòng kinh tế thuộc UBND huyện.

6 Xem phần chú giải

dụng thử nghiệm tại các xã miền núi vùng cao. Khi được thành lập, ban quản lý lâm nghiệp xã sẽ là cơ quan chịu trách nhiệm về các vấn đề lâm nghiệp ở cấp xã.

Hệ thống giáo dục và đào tạo lâm nghiệp

Các tổ chức đào tạo lâm nghiệp trực thuộc Bộ bao gồm: 5 trường dạy nghề kỹ thuật đào tạo công nhân lâm nghiệp; 4 trường trung cấp và cao đẳng lâm nghiệp đào tạo kỹ thuật lâm nghiệp; 2 trường quản lý tập trung vào việc bồi dưỡng nghiệp vụ hoặc đào tạo lại cho các cán bộ lâm nghiệp; Trường đại học lâm nghiệp Việt Nam đào tạo trình độ đại học và sau đại học đến cấp tiến sỹ và Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đào tạo trình độ tiến sỹ. Ngoài ra, có trên 20 trường trung cấp và cao đẳng nông - lâm nghiệp trực thuộc tỉnh và 4 trường đại học nông - lâm nghiệp thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Nghiên cứu lâm nghiệpTrong số các đơn vị trực thuộc, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Viện Điều tra - Quy hoạch rừng và Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam là các đơn vị nghiên cứu chủ đạo. Ngoài ra, Viện Nghiên cứu Khoa học và Công nghệ Nông - Lâm Tây Nguyên cũng tiến hành các nghiên cứu về khoa học lâm nghiệp và Công ty Giống cây rừng Trung ương cũng tham gia nghiên cứu giống lâm nghiệp và vườn ươm. Các cán bộ của một số vườn quốc gia trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng tiến hành nghiên cứu khoa học lâm nghiệp.

Hệ thống sản xuất lâm nghiệp và thương mại lâm sản

Các doanh nghiệp của nhà nước tham gia sản xuất lâm nghiệp và thương mại lâm sản của Việt Nam bao gồm Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam (Vinafor) với 45 doanh nghiệp thành viên, 319 lâm trường quốc doanh, Công ty Giống cây rừng trung ương và các chi nhánh địa phương và một hệ thống hơn 250 doanh nghiệp chế biến gỗ và các loại lâm sản khác trực thuộc các tỉnh. Ngoài ra, có gần 40 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và 786 doanh nghiệp ngoài quốc doanh hoạt động tích cực trong lĩnh vực chế biến lâm sản ( Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2003).

Đối tác Hỗ trợ Ngành lâm nghiệp (FSSP)

Mặc dù không phải là một cơ quan quản lý nhà nước, FSSP được thành lập từ năm 2001 để điều phối hỗ trợ của các nhà tài trợ cho chiến lược phát triển lâm nghiệp quốc gia tới năm 2010, bao gồm Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng (5MHRP). Sau đó, hỗ trợ của đối tác đã được định hướng lại hỗ trợ Chiến lược Phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn

12

Nghiên cứu điểm ở Việt NamĐÁNH GIÁ CÁC RÀO CẢN ẢNH HƯỞNG TỚI QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG VÀ CÔNG BẰNG

Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế - IUCN

Cấp quốc gia

Chính phủ

Cấp tỉnh

UBND tỉnh

Cấp huyện

UBND huyện

Cấp xã

UBND xã

(Bộ Nông nghiệp và PTNT (MARD)

- Cục Kiểm lâm (FPD)- Cục Lâm nghiệp (DoF)

- Cục chế biến thương mại nông lâm thuỷ sản và nghề muối

- V ụ Pháp chế- Cục Khuyến nông - Khuyến lâm

Sở Nông nghiệp và PTNT (DARD)

- Phòng lâm nghiệp/Chi cục lâm nghiệp

- Phòng chế biến nông - lâm sản- Chi cục kiểm lâm *

- Trung tâm khuyến nông - khuyến lâm

Bộ phận nông nghiệp và PTNTPhòng kinh tế

- Cán bộ lâm nghiệp- Trạm khuyến nông

* Hiện tại, Chi cục Kiểm lâm là cơ quan trực thuộc Sở NN và PTNT

Bộ phận bảo vệ rừng

Chú giải

Quản lý kỹ thuậtQuản lý hành chính

Hình 2. Cơ cấu tổ chức hệ thống hành chính lâm nghiệp, 2006.

2006–2020 thông qua tăng cường chia sẻ thông tin, đẩy mạnh đối thoại chính sách và phối kết hợp trong các nội dung quan trọng của ngành lâm nghiệp đồng thời tối đa hóa việc sử dụng và huy động các nguồn lực hiệu quả. Hiện nay có 24 đối tác quốc tế tham gia FSSP.

Thông qua Quỹ ủy thác lâm nghiệp (TFF), quỹ hỗ trợ phát triển không hoàn lại được thành lập năm 2004 với ngân sách tài trợ từ các nhà tài trợ song phương Châu Âu, các kênh FSSP hỗ trợ những sáng kiến và hoạt động nhằm: Tăng cường hệ thống quản trị và quản lý rừng theo phương pháp tiếp cận theo ngành và có hệ thống, đồng thời áp dụng các phương pháp tiếp cận hướng tới người nghèo và quản lý rừng bền vững ở các cấp hoạch định, thí điểm và thực hiện chính sách. Hiện nay, TFF hỗ trợ dự án phát triển khu vực lâm nghiệp của Ngân hàng Thế giới và tài trợ 9.2 triệu EURO cho dự án này.

Hạn chế, khó khăn trong quản lý nhà nước về lĩnh vực lâm nghiệp

Mặc dù ngành lâm nghiệp đã linh hoạt điều chỉnh và lồng ghép các vấn đề nổi cộm như lâm nghiệp xã hội, phân quyền quản lý rừng cho người dân, lồng ghép các biện pháp xóa đói giảm nghèo trong các hoạt động lâm nghiệp, tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn, hạn chế như sau:

Khung pháp lý chưa rõ ràng: Nhiều văn bản pháp quy đã được hiểu theo nhiều cách khác nhau do ngôn ngữ, cách diễn đạt phức tạp, khó hiểu. Ví dụ, Quyết Định 178/2001/QD-TTg quy định quyền lợi và trách nhiệm của chủ rừng, nhưng công thức tính toán lợi ích quá phức tạp để chủ rừng có thể hiểu đầy đủ và áp dụng.

Hệ thống văn bản pháp lý không đồng bộ: Một số điều khoản quy định trong các văn bản khác nhau có sự mâu thuẫn. Ví dụ, theo luật BVPTR, cộng đồng dân cư được công nhận như chủ rừng, tuy nhiên điều này lại

13

Nghiên cứu điểm ở Việt NamĐÁNH GIÁ CÁC RÀO CẢN ẢNH HƯỞNG TỚI QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG VÀ CÔNG BẰNG

Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế - IUCN

là các hợp tác xã và cộng đồng dân cư và thành viên của họ có các quyền lợi và nghĩa vụ tương tự như các bên liên quan thuộc khu vực tư nhân.

Trong tổng số diện tích rừng hiện có, có khoảng 9,1 triệu ha (72%) do nhà nước quản lý (Bảng 2). Khu vực tư nhân quản lý khoảng 2,9 triệu ha (23%). Hình thức sở hữu tập thể và cộng đồng quản lý khoảng 0,56 triệu ha (4%). Về quản lý rừng tự nhiên: các tổ chức nhà nước quản lý 7,9 triệu ha (76%); khu vực tư nhân quản lý 1,9 triệu ha và các tổ chức tập thể, cộng đồng quản lý 0,5 triệu ha (5%). Đối với rừng trồng: các tổ chức nhà nước sở hữu 1,3 triệu ha (55%); cá nhân và doanh nghiệp sở hữu 1 triệu ha (43%); tập thể sở hữu 58.430 ha (3%). Số liệu thống kê chính thức chỉ thống kê diện tích thuộc quyền sở hữu theo quy định của pháp luật hiện hành. Số liệu này không bao gồm diện tích do cộng đồng quản lý theo luật tục (nhà nước không chính thức công nhận).

Trong những năm gần đây, diện tích rừng do khu vực tư nhân và tập thể quản lý ngày càng tăng trong khi đó diện tích rừng thuộc quản lý nhà nước ngày càng giảm. Đó là kết quả thực hiện cải cách lâm trường quốc doanh và chương trình giao đất lâm nghiệp.

2. Luật pháp và quản trị rừng

Quyền hưởng dụng và sở hữu tài nguyên rừng

Hiến pháp nước Việt Nam quy định đất thuộc sở hữu toàn dân và nhà nước là đại diện chủ sở hữu. Luật đất đai quy định đất lâm nghiệp là một hình thức của đất nông nghiệp. Nhà nước có thể chuyển giao quyền sử dụng đất cho các chủ thể khác nhau. Đối với rừng, có nhiều hình thức chủ rừng khác nhau tùy theo loại rừng và chất lượng rừng. Động, thực vật rừng, cảnh quan và môi trường được nhà nước thống nhất quản lý và quyết định; rừng trồng sản xuất thuộc quyền sở hữu của chủ rừng, có thể là tập đoàn, tập thể hoặc cá nhân.

không được thể hiện trong Luật Dân sự 20057. Một ví dụ khác là mâu thuẫn về trách nhiệm của UBND tỉnh. Theo Nghị Quyết 08-NQ/TW năm 2002 về cải cách “UBND tỉnh chịu trách nhiệm xây dựng chiến lược/quy hoạch tỉnh”, trong khi đó theo Điều 18 của Luật BVPTR quy định: “UBND tỉnh phải trình chiến lược/quy hoạch lên Bộ NN-PTNT để thẩm định”.

Chồng chéo về vai trò và mối quan hệ điều phối chưa chặt chẽ giữa các cơ quan liên quan: Việc duy trì 2 hệ thống lâm nghiệp và kiểm lâm riêng biệt ở cấp trung ương, tỉnh và huyện đã tạo ra nhiều sự trì hoãn và chi phí cao do mối quan hệ điều phối chưa hiệu quả. Nghị định 119/2006/ND-CP nhằm mục tiêu cải thiện mối quan hệ điều phối cấp tỉnh bằng cách sáp nhập Chi cục Kiểm lâm trực thuộc Sở NN-PTNT. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số hạn chế về điều phối ở cấp trung ương và cấp huyện.

Bảo vệ và sử dụng rừng

Có thể chia các bên liên quan đến quản lý và sử dụng rừng ở Việt Nam thành 3 nhóm: các tổ chức nhà nước, cá nhân và tập thể. 3 nhóm này tương ứng với 3 hình thức sở hữu rừng chính: sở hữu nhà nước, tư nhân và tập thể. Các bên liên quan đến sở hữu nhà nước hay còn gọi là sở hữu công bao gồm: doanh nghiệp nhà nước (SOEs), ban quản lý rừng phòng hộ (MB-PFs) và ban quản lý rừng đặc dụng (MB-SUFs). Rừng và đất lâm nghiệp được giao cho các cơ quan, tổ chức nhà nước quản lý trong thời gian chưa được ấn định cụ thể. Đối với rừng đặc dụng và rừng phòng hộ, các bên liên quan được nhà nước cấp ngân sách để thực hiện các hoạt động quản lý rừng.

Đối tượng chủ sở hữu tư nhân bao gồm các cá nhân, hộ gia đình, liên doanh hoặc các doanh nghiệp tư nhân. Theo hình thức này, các đối tượng sở hữu được giao quyền sử dụng rừng và đất rừng để quản lý lâu dài (50 năm) hoặc được khoán bảo vệ hàng năm. Các đối tượng chủ sở hữu tập thể

7 Luật Dân sự Việt Nam (33/2005/QH11).

Rừng tự nhiên Rừng trồng Tổng số

Nhà nước 7.862.663 (76.5) 1.273.054 (54.6) 9.135.717 (72.4)

Tư nhân 1.919.472 (18.7) 1.002.041 (42.9) 2.921.513 (23.2)

Tập thể 501.038 (4.9) 58.432 (2.5) 559.470 (4.4)

Tổng số 10.283.173(100) 2.333.527(100) 12.616.700 (100)

Bảng 2. Diện tích rừng theo hình thức sở hữu, 2005 (unit: ha)

Ghi chú: tỷ lệ % được thể hiện trong ngoặc đơnNguồn: Cục Kiểm Lâm (www.kiemlam.org.vn)

14

Nghiên cứu điểm ở Việt NamĐÁNH GIÁ CÁC RÀO CẢN ẢNH HƯỞNG TỚI QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG VÀ CÔNG BẰNG

Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế - IUCN

Thu hoạch măng vầu, một loại lâm sản ngoài gỗ tại vùng đệm

VQG Xuân Sơn, Phú Thọ.

Ảnh: IUCN

15

Nghiên cứu điểm ở Việt NamĐÁNH GIÁ CÁC RÀO CẢN ẢNH HƯỞNG TỚI QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG VÀ CÔNG BẰNG

Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế - IUCN

Quyền sử dụng

Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004 xác định các quyền sử dụng rừng như là các quyền của các chủ rừng trong việc khai thác và sử dụng các loại sản phẩm cũng như các lợi ích khác từ rừng; giao quyền sử dụng rừng thông qua các hợp đồng theo đúng các quy định của các văn bản pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng và pháp chế dân sự”8

Quyền sử dụng đất và rừng thuộc về các chủ rừng. Các chủ rừng được phân loại thành 7 nhóm:9 bao gồm i) các Ban quản lý rừng phòng hộ và rừng đặc dụng, ii) các tổ chức kinh tế, iii) các hộ gia đình và cá nhân trong nước, iv) các đơn vị quân đội, v) các tổ chức tham gia nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đào tạo hoặc dạy nghề liên quan đến lâm nghiệp, vi) người Việt Nam ở nước ngoài đầu từ vào Việt Nam, và vii) các tổ chức và cá nhân nước ngòai đầu tư ở Việt Nam.

Ngoài ra, quyền sử dụng rừng còn có thể được giao cho các cộng đồng. Tuy nhiên, cần lưu ý các vấn đề sau đây liên quan đến quyền sử dụng rừng của cộng đồng:

Trước hết, Bộ luật dân sự năm 2005 không thừa nhận cộng đồng như là chủ thể của quan hệ luật pháp về dân sự. Chính vì vậy, cộng đồng không có tư cách pháp nhân như bất kỳ một chủ rừng nào khác.

Thứ hai là Luật Đất đai năm 2003 quy định rằng cộng đồng có một số trách nhiệm và quyền hạn như các chủ sử dụng đất khác, nhưng cộng đồng không được trao đổi, chuyển giao, cho cho thuê, tặng hoặc hiến các quyền sử dụng đất. Ngoài ra, cộng đồng không được thế chấp, bảo lãnh hoặc sử dụng đất mà mình quản lý như là sự đóng góp đầu tư liên doanh.

Thứ ba là theo Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004, cộng đồng không được chia rừng cho các thành viên, chuyển đổi, chuyển giao, cho, cho thuê, thế chấp, bảo lãnh hoặc sử dụng giá trị của quyền đối với rừng được giao.10

Thực tiễn triển khai giao đất giao rừng cho cộng đồng thôn bản đặt ra một câu hỏi: (i) liệu khái niệm cộng đồng là bao gồm các hộ gia đình và cá nhân sống trong thôn bản hay chỉ một nhóm hộ gia đình và cá nhân; (ii) liệu một cộng đồng dân cư thôn bản có thể được giao diện tích rừng khác ngoài diện tích rừng đã đáp ứng các điều kiện giao;11 (iii) hiện có cơ chế gì để giải quyết mâu thuẫn giữa sử dụng đất và rừng giữa cộng đồng và các bên liên quan khác; và d) hiện có cơ chế gì để đảm bảo chia sẻ lợi ích

8 Luật BVPTR 2004, Điều 3, Khoản 6.

9 Luật BVPTR 2004, Điều 5.

10 Luật BVPTR 2004, Điều 30.

11 Luật BVPTR 2004, Điều 29. các điều kiện giao đất bao gồm cả khả năng tài chính và kỹ thuật cần thiết và phù hợp với kế hoạch BVPTR hiện có.

công bằng trong cộng đồng. Những câu hỏi này cho thấy tính chưa đồng bộ và thiếu rõ ràng của các điều khoản pháp lý và vì vậy đã tạo ra những rào cản tới quản lý rừng bền vững và công bằng ở Việt Nam.

Quyền tiếp cận

Quyền tiếp cận có thể được hiểu là quyền: (i) đi lại trong rừng; (ii) triển khai các hoạt động trong rừng (như nghiên cứu, đào tạo); (iii) được giao hoặc thuê quyền sử dụng rừng; và (iv) khai thác rừng. Luật Việt Nam không đưa ra khái niệm cụ thể về quyền tiếp cận rừng. Nếu quyền tiếp cận rừng được hiểu là quyền đi lại trong rừng, thì thông thường điều đó được hiểu rằng tất cả mọi người đều có quyền đó trừ những trường hợp được quy định cụ thể trong luật.

Quyền kiểm soát: quyền ra quyết định đất đai sẽ được sử dụng ra sao

Theo Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004, Nhà nước thực hiện các quyền kiểm soát rừng và quản lý đất rừng thông qua việc phê duyệt quy hoạch và kế hoạch, các dự án và các công trình lâm nghiệp, chuyển giao đất đai, cho thuê đất, thu hồi đất, thay đổi mục đích sử dụng đất.12

quyền quyết định mục đích, diễn tích và thời hạn sử dụng đất và rừng thuộc về Nhà nước (thông qua các cơ quan có thẩm quyền). Người sử dụng đất và rừng có trách nhiệm bảo tồn tài nguyên rừng và phát triển rừng một cách bền vững, sử dụng rừng theo các mục đích đúng đắn trong phạm vi ranh giới được xác định khi giao rừng hoặc quyết định cho thuê rừng và theo đúng các quy định về quản lý rừng. Thay đổi mục đích sử dụng rừng phải được phép của các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước.

Các chủ rừng thực thi quyền kiểm soát rừng thông qua quyền quyết định đầu tư để tăng khả năng sinh lợi của đất đai theo đúng các mục đích sử dụng đất rừng và các quy định của luật pháp.

Các quyền chuyển nhượng: Quyền bán hoặc thế chấp đất, giao lại quyền sử dụng và kiểm soát, chuyển thừa kế...

Ở Việt Nam, các quyền chuyển giao rừng và đất rừng được xác định dựa vào chủ rừng, phân loại rừng, hình thức thu xếp quyền hưởng dụng rừng, và mức độ trách nhiệm tài chính đối với Nhà nước (ví dụ như các khoản thu thuế rừng được giao hoặc đượng cho thuê). Nói một cách cụ thể hơn, các quyền chuyển nhượng của các chủ rừng cụ thể được xác định như sau:

12 Luật BVPTR 2004, Điều 60.

16

Nghiên cứu điểm ở Việt NamĐÁNH GIÁ CÁC RÀO CẢN ẢNH HƯỞNG TỚI QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG VÀ CÔNG BẰNG

Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế - IUCN

Các chủ rừng là hộ gia đình hoặc cá nhân có quyền chuyển giao, thay đổi, tặng hoặc cho, cho thuê và cho thừa kế rừng.

Các chủ rừng là các tổ chức trong nước có quyền chuyển giao, cho hoặc tặng và cho thuê rừng.

Các chủ sử dụng rừng là người Việt Nam ở nước ngòai có quyền chuyển giao, cho hoặc tặng, cho thuê và cho thừa kế rừng.

Các chủ rừng là các tổ chức và cá nhân nước ngoài có các quyền chuyển giao, cho hoặc tặng, cho thuê rừng.

Đảm bảo quyền hưởng dụng

Thông qua việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (rừng), còn được biết đến như là sổ đỏ do tờ bìa của cuốn sổ này có màu đỏ, Nhà nước mong muốn đảm bảo an toàn quyền hưởng dụng cho người sử dụng đất. Theo luật pháp, người có quyền sử dụng đất được quyền bồi hoàn (từ Nhà nước) đối với đất đai mà Nhà nước thu hồi để sử dụng vào mục đích công cộng.13

Theo Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004, chủ rừng còn được bồi hoàn khi Nhà nước thu hồi rừng đã giao. Hình thức bồi hoàn có thể là giao diện tích rừng khác, giao đất để trồng rừng mới hoặc bằng hiện vật hoặc tiền mặt.

Sự đảm bảo quyền hưởng dụng đất đai còn được thừa nhận bởi Luật Môi trường. Theo Luật này, Nhà nước đảm bảo rằng vốn đầu tư và quyền sở hữu tài sản hợp pháp của nhà đầu tư sẽ không bị quốc hữu hoá hoặc tịch thu bằng các biện pháp hành chính. Điều khoản luật pháp này áp dụng đối với các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước có đầu tư vào lâm nghiệp ở Việt Nam.

Các vấn đề và các công cụ kinh tế

Các biện pháp tài chính và định giá

Các biện pháp tài chính và định giá chẳng những được quy định trong các công cụ luật pháp về rừng, mà còn trong cả các văn bản pháp luật khác về đầu tư và thuế. Trong Ngành Lâm nghiệp, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004 chỉ ra rằng Nhà nước khuyến khích i) đầu tư bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng giống quốc gia, động - thực vật rừng quý hiếm; ii) bảo vệ và làm giàu rừng sản xuất là rừng nghèo với các loài cây gỗ quý và hiếm, iii) phát triển thị trường lâm sản, và iv) bảo hiểm rừng trồng và

13 Luật Đất đai 2003, Điều 42.

một số các hoạt động liên quan đến sản xuất lâm nghiệp. Ngoài ra, sẽ áp dụng chính sách giảm thuế và miễn thuế cho rừng trồng. Giá của rừng sẽ là cơ sở để tính toán mức độ chi trả cho các dịch vụ môi trường, các khoản phí và thuế áp dụng trong lâm nghiệp, giá trị của quyền sử dụng rừng, mức độ bù hoàn.

Luật đầu tư mới được phê duyệt quy định rằng trồng rừng, chế biến lâm sản, bảo vệ môi trường và sinh thái thuộc các lĩnh vực ưu tiên đầu tư. Luật này cũng quy định rằng Nhà nước ưu tiên cho đầu tư vào các các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2003 cũng quy định mức thuế ưu đãi áp dụng đối với các khoản thu nhập từ hoạt động bảo vệ và phát triển rừng. Luật Thuế giá trị gia tăng năm 2000 quy định: i) lâm sản từ rừng trồng không phải là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng; ii) thuế suất 5% sẽ được áp dụng cho các loại lâm sản được khai thác từ rừng tự nhiên thuộc nhóm song mây, tre nứa, nấm, củ, lá, hoa, các loại dược liệu và các lâm sản khác; iii) thuế suất 10% đối với gỗ và các loại lâm sản ngoài gỗ.

Các tổ chức tín dụng

Về nguyên tắc, tín dụng cho các họat động phát triển lâm nghiệp có từ tất cả các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, trên thực tế, hầu hết các khoản cho vay đều dành cho các khách hàng vừa và lớn. Trong số tất cả các tổ chức tín dụng này, Chỉ có Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (VBARD) có các văn phòng chi nhánh tại tất cả các huyện ở Việt Nam. VBARD cũng áp dụng các hình thức tín dụng ưu đãi đối với các khoản vay trồng rừng. Nông dân sản xuất quy mô nhỏ cảm thấy quá phiền phức trong việc làm thủ tục xin vay vốn tín dụng từ ngân hàng và thường chọn cách tiếp cận tín dụng chính thức qua các dự án và chương trình phát triển (chương trình 327), hoặc các tổ chức địa phương như liên hiệp phụ nữ, hội nông dân.

Chống tham nhũng

Chống tham nhũng trong lĩnh vực sử dụng đất đai và đất lâm nghiệp được quy định bởi các điều khoản rõ ràng và minh bạch trong: i) hình thành và điều chỉnh các quy hoạch sử dụng đất; ii) giải phóng mặt bằng và đền bù thu hồi đất; iii) quyền hạn, quy trình, thủ tục và cấp chứng nhận quyền sử dụng đất; iv) các đối tượng được cấp đất xây dựng nhà ở.14 Hơn nữa, Luật chống tham nhũng năm 2005 cũng yêu cầu các quan chức và viên chức nhà nước khai báo tài sản và thu nhập của mình thông qua kiểm kê tài sản, kể cả quyền

14 Luật chống tham nhũng 2005, Điều 21.

17

Nghiên cứu điểm ở Việt NamĐÁNH GIÁ CÁC RÀO CẢN ẢNH HƯỞNG TỚI QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG VÀ CÔNG BẰNG

Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế - IUCN

sử dụng đất.15 Những người lạm dụng quyền hạn và vi phạm luật pháp, tuỳ theo mức độ nghiêm trọng của các vi phạm, sẽ bị kỷ luật hoặc bị xử phạt theo các quy định của luật pháp.16 Theo Bộ Luật hình sự 1999, chuyển tiền bất chính được coi là phạm tội hợp pháp hoá tiền và/hoặc tài sản có được thông qua phạm tội hình sự (Điều 251). Ở Việt Nam, những hoạt động đó thường liên quan đến giao quyền sử dụng đất lâm nghiệp đứng tên các thành viên trong gia đình. Mức hình phạt tối đa cho tội danh này là 15 năm tù giam. Ngoài ra, người phạm tội cũng có thể bị phạt hành chính, bị tịch thu tài sản hoặc bị miễn nhiệm trong khoảng thời gian 5 năm (xem phần: tuân thủ và thừa hành pháp luật ở phần dưới).

Các biện pháp thương mại ảnh hưởng đến sử dụng đất lâm nghiệp và tài nguyên rừng

Để bảo tồn tài nguyên rừng, Nhà nước cấm xuất khẩu (với mục đích thương mại) các loại hàng hoá và sản phẩm sau đây: i) gỗ tròn và gỗ xẻ từ nguồn gỗ tự nhiên trong nước; ii) mẫu vật các loài động - thực vật quý hiếm đã bị đe doạ cho mục đích thương mại (cần có giấy phép của cơ quan quản lý CITES Việt Nam nếu xuất khẩu vì mục đích phi thương mại)17. Việc sử dụng gỗ từ rừng tự nhiên để sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu được cho phép18.

Chính phủ khuyến khích nhập khẩu các loại nguyên liệu gỗ khác nhau. Một mức thuế nhập khẩu thấp trong khung thuế nhập khẩu hiện hành được áp dụng đối với gỗ tròn nhập khẩu, gỗ xẻ và các sản phẩm chế biến từ gỗ nhập khẩu19. Đối với gỗ, mức thuế nhập khẩu hiện thời là 0–10%.

Tiếp cận thông tin, sự tham gia của công chúng và chia sẻ lợi ích

Tiếp cận thông tin

Theo Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004, Chính phủ chịu trách nhiệm quy định và công bố thông tin về quản lý và bảo vệ các loài động - thực vật quý hiếm. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm quy định và công bố về khai thác thực vật rừng, săn bắn động vật rừng, các công cụ và phương tiện bị cấm hoặc hạn chế sử dụng; các

15 Luật chống tham nhũng 2005, Điều 45.

16 Luật Đất đai 2003, Điều 141; Luật BVPTR, Điều 86.

17 Nghị định 82/2006/ND-CP, Điều 5.

18 Quyết định 1124/1997/QD-TTg.

19 Nghị quyết 977/2005/NQ-UBTVQH.

loài, quy mô tối thiểu các loài động - thực vật và mùa cho phép khai thác và săn bắn; các vùng cấm khai thác rừng. Thông tin về sử dụng đất và các kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng cần phải được công bố tại uỷ ban nhân dân tất cả các cấp, tại văn phòng các cơ quan quản lý đất đai và qua các phương tiện thông tin đại chúng 30 ngày sau khi phê duyệt.20 Giá cả đất đai theo quy định được các uỷ ban nhân dân tỉnh công bố vào đầu năm.21 Ngoài ra, chủ rừng có thể tiếp cận thông tin về sử dụng rừng và đất rừng thông qua hồ sơ địa chính, sổ sách, bản đồ và các tài liệu khác. Tuy nhiên, trong thực tiễn, người dân gặp quá nhiều vấn đề khác nhau khi muốn tiếp cận thông tin về đất và rừng. Theo luật pháp hiện hành, không có những quy định cụ thể về xử phạt đối với hành vi cản trở và gây khó khăn cho người dân trong việc tiếp cận thông tin về đất và rừng.

Sự tham gia của công chúng

Theo Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004, bảo vệ rừng là trách nhiệm của toàn dân. Như vậy, các cơ quan của Nhà nước, các tổ chức, các cộng đồng, các hộ gia đình và các cá nhân phải bảo vệ rừng và tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về bảo vệ rừng. Luật BVPTR quy định rằng “việc lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ phát triển rừng phải đảm bảo dân chủ, công khai”.22 Luật Đất đai cũng không cụ thể, chỉ quy định chung chung “trong quá trình xây dựng quy hoạch sử dụng đất chi tiết, các cơ quan chuyên ngành phải thu thập ý kiến đóng góp, bình luận từ công chúng”.23 Quyết định 106 của Bộ NN-PTNT hướng dẫn quản lý rừng cộng đồng mô tả chi tiết sự tham gia của cộng đồng thôn bản vào quá trình giao rừng, lập quy hoạch quản lý rừng, xây dựng và thực hiện kế hoạch cũng như quy định cụ thể quyền lợi và trách nhiệm thực hiện, giám sát và đánh giá quá trình giao rừng của nhà nước (Điều 3). Tuy nhiên, sự tham gia đó mới chỉ giới hạn trong phạm vi 40 xã của 10 tỉnh thực hiện thí điểm hướng dẫn quản lý rừng cộng đồng.

Chia sẻ lợi ích

Chia sẻ lợi ích trong bảo vệ và phát triển rừng được thực hiện theo một nguyên tắc chung là “đảm bảo hài hoà lợi ích giữa Nhà nước và chủ rừng”; giữa lợi ích kinh tế từ rừng và lợi ích bảo vệ môi trường và bảo tồn thiên nhiên; giữa các lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài, đảm bảo rằng những người làm rừng sẽ sống được chủ yếu dựa vào lâm nghiệp”24

20 Luật Đất đai 2003, Điều 28; Luật BVPTR, Điều 20.

21 Luật Đất đai 2003, Điều 56.

22 Luật BVPTR 2004, Điều 13, Khoản 4.

23 Luật Đất đai 2003, Điều 25, Khoản 5.

24 Luật BVPTR 2004, Điều 9.

18

Nghiên cứu điểm ở Việt NamĐÁNH GIÁ CÁC RÀO CẢN ẢNH HƯỞNG TỚI QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG VÀ CÔNG BẰNG

Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế - IUCN

i) Đối với rừng đặc dụng giao cho hộ gia đình quản lý, bảo vệ và phát triển: lợi ích bao gồm kinh phí của Nhà nước và giấy phép tiến hành các họat động nghiên cứu khoa học, giáo dục, xã hội và du lịch sinh thái.

ii) Đối với rừng phòng hộ giao cho hộ gia đình: lợi ích bao gồm kinh phí của Nhà nước để quản lý và bảo vệ, giấy phép khai thác các loại lâm sản ngoài gỗ (bao gồm gỗ củi và tre nứa), giấy phép sử dụng không quá 20% diện tích đất chưa có rừng để sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản và gỗ (85-90% giá trị sau thuế) thông qua chặt chọn đồng thời duy trì tỷ lệ che phủ rừng tối thiểu là 60%.

iii) Rừng sản xuất giao cho các hộ gia đình: lợi ích bao gồm kinh phí của nhà nước để đầu tư; giấy phép trồng xen,

Người dân xã Vạn Yên, huyện Vân Đồn thực hành đánh giá nông thôn có sự tham gia để xây dựng kế hoạch phát triển cho xã mình.

Ảnh: IUCN

(Điều 9, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004)

Các quy định cụ thể về chia sẻ lợi ích từ rừng được cụ thể hoá tại Quyết định của Thủ tướng Chính phủ 178 như sau25

Chia sẻ lợi ích từ rừng (đất) được Nhà nước giao hoặc cho thuê:

Tuỳ thuộc vào loại rừng (rừng đặc dụng, rừng sản xuất hoặc rừng phòng hộ), hộ gia đình và cá nhân quản lý rừng có thể hưởng lợi từ một số dịch vụ nhất định như khai thác lâm sản (bao gồm cả lâm sản ngoài gỗ như củi, tre, nguyên vật liệu làm nhà) và ngân sách của nhà nước cấp để quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Ngoài ra, các chủ rừng còn có quyền chia sẻ (với Nhà nước) sản phẩm gỗ sau khi nộp thuế, như sau:

25 Luật BVPTR 2004, Điều 9.

19

Nghiên cứu điểm ở Việt NamĐÁNH GIÁ CÁC RÀO CẢN ẢNH HƯỞNG TỚI QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG VÀ CÔNG BẰNG

Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế - IUCN

chăn thả gia súc, thu hái lâm sản ngoài gỗ để làm nhà; được hưởng một phần giá trị sản phẩm gỗ sau thuế. Tỷ lệ chia sẻ lợi ích cụ thể dao động từ 75 – 100 % phụ thuộc vào nguồn vốn đầu tư hoặc trong trường hợp là rừng tự nhiên thì tùy thuộc vào thực trạng rừng tại thời điểm giao rừng).

Chia sẻ lợi ích từ rừng được giao theo hợp đồng xúc tiến tái sinh tự nhiên hoặc trồng rừng

Tuỳ thuộc vào loại rừng (rừng đặc dụng, rừng sản xuất hoặc rừng phòng hộ), người dân được Nhà nước hợp đồng sẽ được cấp vốn cho các họat động trồng rừng, phục hồi rừng, bảo vệ và xúc tiến tái sinh tự nhiên. Ngoài ra, người dân hoặc các hộ gia đình nhận hợp đồng được phép khai thác các loại lâm sản ngoài gỗ như hoa quả, dầu nhựa, hoặc sử dụng một phần đất trống cho nông nghiệp và thuỷ sản theo hướng dẫn của bên hợp đồng. Chặt chọn được cho phép và các hộ nhận hợp đồng được quyền chia sẻ lợi ích từ gỗ sau khi đóng thuế.

Vì phần lớn các khu rừng giao khoán chưa đến tuổi trưởng thành, do vậy các điều khoản về chia sẻ lợi ích giá trị sản phẩm gỗ theo quy định của Quyết Định 178 chưa được áp dụng. Hơn nữa, Quyết định 178 được ban hành năm 2001 trước khi triển khai khoán rừng cho cộng đồng thôn bản. Vì vậy, Quyết định này chưa cụ thể hóa được cơ chế hưởng lợi cho cộng đồng.

Chia sẻ lợi nhuận từ rừng trồng ở tỉnh Thừa Thiên Huế

Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã thực hiện quyền lợi và trách nhiệm của mình theo Quyết định 1430/2006/QD-UBND điều tiết việc thu xếp chia sẻ lợi nhuận từ rừng trồng có vốn đầu tư của ngân sách Nhà nước. Quyết định này áp dụng cho tất cả các khu rừng trồng có vối ngân sách (ví dụ như Chương trình 327, Chương trình quốc gia trồng mới 5 triệu ha rừng hoặc các dự án có vốn đầu tư của ngân sách địa phương, kinh phí của các tổ chức phi chính phủ hoặc của Chính phủ chưa có cơ chế ăn chia lợi ích cụ thể). Theo Quyết định này, Nhà nước hưởng 65% lợi nhuận từ rừng sau khi trừ tất cả các chi phí liên quan đến trồng rừng, quản lý và khai thác gỗ. Ủy ban nhân dân xã có rừng trồng được giữ lại 3% tổng số tiền thu được. Phần còn lại 32% lợi nhuận sẽ được phân bổ giữa chủ rừng và hộ gia đình nhận khoán trồng và chăm sóc rừng. Tuy nhiên, nhiều hộ gia đình ủng hộ hình thức chia sẻ lợi ích theo các điều khoản quy định tại Quyết định 178:

Tuân thủ và thừa hành pháp luật

Thẩm quyền của các cơ quan thừa hành pháp luật

Quyền lực của các cơ quan thừa hành pháp luật trong việc xử lý các vụ vi phạm lâm luật được xác định dựa trên các giải pháp: xử phạt hành chính, xử lý hình sự hoặc dân sự. Cụ thể, Cục Kiểm lâm có chức năng bảo vệ rừng, giúp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và chủ tịch các uỷ ban nhân dân ở tất cả các cấp thực thi quản lý nhà nước về rừng, đảm bảo tuân thủ pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng. Chủ rừng có thể tổ chức lực lượng bảo vệ rừng26 mặc dù lực lượng này không có quyền áp dụng các biện pháp để xử lý vi phạm pháp luật.

Quyền hạn xử lý hành chính của Cục Kiểm lâm có thể phạt từ 5 € tới 1.500 € (100.000 đồng tới 30 triệu đồng) tùy thuộc vào vị trí, chức vụ cán bộ công tác (từ kiểm lâm viên tới Cục trưởng Cục Kiểm lâm). Chủ tịch uỷ ban nhân dân từ cấp xã tới cấp tỉnh có thể phạt từ 25 € đến 1.500 € (500.000 đến 30 triệu đồng VN). Các hình thức phạt bổ sung khác cũng có thể được áp dụng, bao gồm tịch thu lâm sản, phương tiện vận chuyển hoặc các công cụ khác liên quan đến hành vi phạm tội, khôi phục diện tích rừng bị phá và bồi thường cho những thiệt hại đã gây ra.

Quyền hạn xử lý các tội phạm hình sự trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng thuộc toà án huyện nơi xảy ra vi phạm. Trách nhiệm xử lý các vụ việc hình sự và dân sự trong việc tuân thủ luật pháp về lâm nghiệp thuộc toà án các cấp. Luật Hình sự năm 1999 quy định mức phạt tối đa áp dụng đối với hành vi phá rừng là 15 năm tù giam và 500 € tiền phạt (10 triệu đồng).

Các vụ vi phạm lâm luật xảy ra khá thường xuyên. Trong 10 tháng đầu năm 2006, có hơn 32.000 vụ vi phạm và hầu hết là những vụ vi phạm ở quy mô nhỏ.27 Cơ sở xác định mức độ thiệt hại, đặc biệt đối với rừng tự nhiên chưa được quy định và do vậy đã hạn chế việc xác định mức độ nghiêm trọng của các trường hợp vi phạm luật.

Xác định các hoạt động bất hợp pháp

Nghị Định 159/2007/ND-CP ngày 30 tháng 10 năm 2007 quy định các hoạt động bất hợp pháp sau đây là những hoạt động vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp: Phá rừng trái phép, khai thác gỗ rừng bất hợp pháp, khai thác gỗ củi hoặc các loại lâm sản khác bất hợp pháp và đốt rừng bất hợp pháp để làm nương rẫy ngoài vùng được cho phép.

26 Quyết định 186/2006/QD-TTg.

27 Cục Kiểm lâm (www.kiemlam.org.vn).

20

Nghiên cứu điểm ở Việt NamĐÁNH GIÁ CÁC RÀO CẢN ẢNH HƯỞNG TỚI QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG VÀ CÔNG BẰNG

Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế - IUCN

Trách nhiệm của các cơ quan thừa hành pháp luật

Trách nhiệm của hệ thống tổ chức kiểm lâm và các cán bộ kiểm lâm được quy định trong Luật BVPTR và Nghị Định 119/2006/ND-CP về tổ chức và hoạt động của hệ thống kiểm lâm. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng trên toàn quốc và thống nhất điều hành các hoạt động chuyên môn của cán bộ kiểm lâm viên ở tất cả các cấp. Chủ tịch ủy ban nhân dân các cấp sẽ thực thi quản lý nhà nước trong bảo vệ và phát triển rừng và điều phối các hoạt động giữa các kiểm lâm viên và các cơ quan có liên quan trên địa bàn quản lý.

Các cơ quan chuyên môn như lực lượng an ninh nhân dân, hải quan, cơ quan thuế vụ, cơ quan quản lý thị trường và thanh tra chuyên ngành sẽ phải phối hợp chặt chẽ với hệ thống kiểm lâm trong việc giám sát, thanh tra và ngăn chặn các vụ vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý và sản xuất kinh doanh rừng.

Các cơ chế giải quyết tranh chấp trong quản trị rừng

Một số tranh chấp có thể được giải quyết ở cấp Ủy Ban Nhân Dân nhưng phần lớn các tranh chấp liên quan tới rừng, kể cả tranh chấp pháp lý về đất đai đều thuộc thẩm quyền của Tòa án Nhân dân giải quyết.

Vai trò của các Tổ chức Phi Chính phủ

Pháp chế về bảo vệ và phát triển rừng của Việt Nam chưa đề cập đến vai trò của Mặt trận tổ quốc và các thành viên của mình, cũng như các tổ chức phi chính phủ khác trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng nói chung và bảo vệ quyền hạn và lợi ích hợp pháp của chủ rừng trước các vi phạm lâm luật nói riêng.

Các vấn đề khác

Sự bất cập và những thay đổi trong pháp chế lâm nghiệp của Nhà nước

Hệ thống các văn bản pháp quy về quản lý rừng ngày càng phức tạp và thường xuyên thay đổi. Một số quy định của Luật Bảo vệ và Phát triển rừng vẫn còn chung chung và cần có các văn bản hướng dẫn thực thi. Một số điều khoản khác như định giá rừng, giá trị quyền sử dụng rừng và giá trị rừng trồng là rừng sản xuất quá phức tạp làm cho người dân khó hiểu và khó tuân thủ. Các cơ quan chính quyền địa phương lúng túng trong việc thực hiện một số chính sách của Nhà nước, đặc biệt là chính sách thay đổi mục đích sử dụng rừng, chính sách chia sẻ lợi ích với các hộ gia đình, các cá nhân và xúc tiến tái sinh rừng và trồng rừng.

Quyết định pháp lý trong quản trị rừng

Nhiều văn bản pháp quy mô tả luật tục và các quy định của cộng đồng thôn bản trong quản lý, bảo vệ rừng và có tác động hướng dẫn quá trình xây dựng các nguyên tắc thôn bản thích hợp đồng thời phù hợp với quy định pháp lý hiện có cũng như luật tục, thói quen tích cực. Tuy nhiên, quá trình khảo sát, nghiên cứu không phát hiện một trường hợp nào được thực hiện theo luật tục.

Tài liệu của một số nghiên cứu điểm áp dụng luật pháp hiện hành có lợi cho các cộng đồng địa phương sống phụ thuộc vào rừng

Năm 2000, với sự hỗ trợ của dự án do UNDP tài trợ và của Sở Lâm nghiệp Thừa thiên Huế, đã có sự thoả thuận thí điểm quản lý rừng tự nhiên ở thôn Thủy Yên Thượng, xã Lộc Thủy. Theo thoả thuận, diện tích rừng được quản lý là 405 ha với chất lượng từ trung bình đến giàu và trữ lượng gỗ trung bình là 76 m3/ha. Thôn này sẽ bảo vệ rừng trong một giai đoạn thử nghiệm là 3 năm. Nếu tài nguyên rừng được quản lý tốt, thôn sẽ được cấp sổ đỏ có giá trị 50 năm.

Trách nhiệm chính của người dân ở đây là duy trì và phát triển chất lượng và diện tích của rừng được giao. Đổi lại, họ được quyền khai thác đặc sản rừng và chia sẻ lợi ích thu được từ khai thác gỗ với Nhà nước. Năm 2004, dân cư của thôn được phép khai thác 79 m3 gỗ sử dụng tại chỗ và trang trải chi phí bảo vệ rừng. Ngoài ra, người dân cũng khai thác gỗ củi, song mây, và các lọai lâm sản ngoài gỗ khác từ rừng. Có một khoản thu nhập khác từ rừng nữa là thu phí từ khách tham quan.

3. Luật tục và quản trị rừng

Hệ thống hưởng dụng đất theo luật tục

Hệ thống hưởng dụng đất theo luật tục có thể hiểu như là sự tiếp cận, kiểm soát và sử dụng đất đai và được xác định thông qua các nguyên tắc được áp dụng lâu dài, vận hành ngoài hệ thống chính thức của Nhà nước, hoặc hợp pháp. Các nguyên tắc này liên quan tới các thể chế quản lý đất đai truyền thống và luật tục xác định các quyền được chế ngự, phân bổ và bảo vệ ra sao. Về mặt này, vẫn còn những bất cập và mâu thuẫn giữa luật pháp, chính sách và quyền hưởng dụng đất theo luật tục tại các vùng núi. Kết quả nghiên cứu báo cáo hiện có và khảo sát hiện trường cho thấy quan niệm và thông lệ về luật tục trong quyền hưởng dụng đất lâm nghiệp và có vai trò quan trọng trong các cộng đồng nông thôn Việt Nam. Mâu thuẫn giữa các chính sách hiện hành và quan niệm về quyền hưởng dụng và sử dụng đất đã được

21

Nghiên cứu điểm ở Việt NamĐÁNH GIÁ CÁC RÀO CẢN ẢNH HƯỞNG TỚI QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG VÀ CÔNG BẰNG

Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế - IUCN

coi là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến nhiều xung đột và mâu thuẫn tại các vùng cao trong thập kỷ qua. Các nhà quản lý đất và rừng ở các cấp khác nhau không phải lúc nào cũng nhận thức đầy đủ tầm quan trọng và vai trò của luật tục trong việc kiểm soát tài nguyên và đất đai, và kiến thức không đầy đủ của họ đã hạn chế ảnh hưởng tích cực trong việc lồng ghép các quy định của luật tục vào thực tiễn quản lý đất chính thức.

Các hình thức hưởng dụng đất hiện tại đối với tài nguyên đất

Về mặt truyền thống, thôn bản là các đơn vị sở hữu hoặc có quyền sử dụng tập thể đối với đất và tài nguyên rừng. Trên lãnh địa của một cộng đồng truyền thống, thường có các loại đất sau đây:

Đất thổ cư: là nơi hình thành thôn bản, nhà cửa của người dân và các cộng trình của cộng đồng được xây dựng ở đây;

Đất rừng đang được sử dụng: là nơi các thành viên của thôn bản được phép canh tác.

Đất rừng không sử dụng: rừng nguyên sinh, núi đá, hoặc rừng tái sinh trong thời gian bỏ hoá.

Đất rừng cấm sử dụng, bao gồm rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng quanh nghĩa trang, rừng thiêng (nơi các cộng đồng thờ cúng và cầu khấn thần thánh của mình).

Một chế độ hưởng dụng đất mới đã được biết đến như hình thức “sở hữu công cộng đối với đất đai” hoặc “và bao gồm 4 hình thức hưởng dụng đất đai như sau:

Đất được các tổ chức Nhà nước, các đơn vị quân đội và các tổ chức kinh tế sử dụng;

Đất được giao cho các hộ cá thể, hoặc nhóm hộ/cộng đồng với thời gian sử dụng có hạn;

Đất do các cộng đồng quản lý, bao gồm chủ yếu là rừng thiêng, rừng quanh nghĩa trang và rừng do cộng đồng kiểm soát;

Đất chưa được sử dụng do Nhà nước quản lý.

Quyền sở hữu và quyền sử dụng đất trước đây của cộng đồng đã được chuyển cho hộ gia đình và các tổ chức kinh tế. Các quyền sử dụng đất của cộng đồng theo luật tục đã bị thu hẹp lại. Hầu hết đất đai do các cộng đồng sở hữu trước đây đã được chuyển giao cho các tổ chức hoặc các thực thể kinh tế. Khu bảo tồn và các vườn quốc gia được khoanh vùng và bảo vệ nghiêm ngặt, người dân không được phép thu hái lâm sản.

Quyền sử dụng

Luật tục thường có các quy định tương đối rõ ràng về quyền sử dụng của các thành viên cộng đồng. Các quyền này có thể được tóm tắt như sau:

Đất rừng và tài nguyên rừng do toàn bộ cộng đồng sở hữu, nhưng được các thành viên của cộng đồng sử dụng và khai thác. Các thành viên này được đối xử bình đẳng trong các quan hệ sử dụng đất của cộng đồng. Không ai được quyền bán hoặc chuyển nhượng đất rừng cho người ngoài. Khi một thành viên rời thôn bản, quyền sử dụng đất cộng đồng của người đó chấm dứt.

Các chủ sở hữu vô hình và tối thượng đối với đất rừng và các nguồn tài nguyên là thần thánh. Tất cả những người sử dụng đất phải tôn trọng thần thánh là thế lực kiểm soát toàn bộ đất đai và tài nguyên. Những người làm cho đât bị ô uế do vi phạm các thông lệ theo luật tục sẽ bị phạt phải tạ lỗi với thần thánh để toàn cộng đồng không bị thần thánh trừng phạt.

Hầu như tất cả các thôn bản đều có rừng cấm, chủ yếu là rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng thiêng và rừng nghĩa trang. Phần còn lại để mở cho tất cả các thành viên tiếp cận trên cơ sở nguyên tắc “ai đến trước, sử dụng trước”. Sự khẳng định quyền của các cá nhân được sử dụng đất như vậy có thể nhận biết trong các quy ước chung được tất cả các thành viên của cộng đồng hoàn toàn thừa nhận. Thông lệ này vẫn còn phổ biến cho đến ngày nay giữa các cộng đồng truyền thống, đặc biệt là khi các cộng đồng phát rừng làm nương rẫy.

Ruộng lúa nước, ruộng bậc thang, nương rẫy và vườn hộ có thể được trao đổi, bán, thế chấp và thừa kế giữa các thành viên cộng đồng.

Tài nguyên rừng ngoài đất, bao gồm lâm sản, sống suối và nguồn nước thuộc sở hữu của cộng đồng và tất cả các thành viên cộng đồng có thể sử dụng. Những người ngoài đến để khai thác các tài nguyên này phải được phép của người đứng đầu cộng đồng.

Tuy nhiên, săn bán trong rừng và khai thác gỗ nhìn chung đã bị cấm theo luật pháp. Việc khai thác gỗ làm nhà phải được phép của chính quyền địa phương và tuân thủ quy định của Nhà nước.

Các trưởng thôn và những người bảo vệ đất cộng đồng chịu trách nhiệm kiểm soát, bảo vệ, giải quyết tất cả các mâu thuẫn liên quan đến đất đai và đại diện cộng đồng của mình trong việc tổ chức các cuộc tế lễ thần thánh một khi luật tục bị vi phạm.

22

Nghiên cứu điểm ở Việt NamĐÁNH GIÁ CÁC RÀO CẢN ẢNH HƯỞNG TỚI QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG VÀ CÔNG BẰNG

Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế - IUCN

Các cơ chế luật tục phi tiền tệ

Luật tục ở Việt Nam được xây dựng trên cơ sở hoạt động kinh tế chính và hiện trạng sử dụng đất và tài nguyên rừng ở xã. Luật tục hiếm khi quy định các mức phí (tiền tệ hoặc phi tiền tệ) để được phép khai thác, trao đổi, chuyển giao hoặc cho vay giữa các cá nhân hoặc tổ chức có liên quan đến sử dụng và khai thác tài nguyên rừng. Trên thực tế, luật tục có thể không quan tâm đến việc xem xét, lồng ghép quy định nộp phí.

Cơ chế khuyến khích để tuân thủ các quy định của luật tục

Quy định của luật tục thường được xây dựng dựa trên các cơ sở sau:

a) Hòa giải giữa các thành viên trong cộng đồng là ưu tiên số một để giải quyết các hành vi vi phạm luật tục.

b) Thỏa thuận thống nhất chung và nhận thức của các bên liên quan phải được tôn trọng chứ không phải ép buộc.

c) Tín ngưỡng tôn giáo có vai trò trong việc giám sát và kiểm soát các hoạt động của cá nhân và cộng đồng trong xã.

Việc phán xét, phân xử các hành vi vi phạm luật tục thường linh hoạ và có mục đích chính là nâng cao nhận thức của đối tượng vi phạm đồng thời khuyến khích những hành vi ứng xử tốt đẹp hơn theo các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức. Hình thức phạt nặng nhất là đuổi ra khỏi cộng đồng và như vậy là tước quyền được hưởng lợi ích và quyền được cộng đồng bảo vệ của người vi phạm.

Sự tham gia, chia sẻ thông tin và lợi ích

Thông tin

Mạng lưới xã hội có vai trò quan trọng vì nó mang thông tin đến với mỗi thành viên của cộng đồng, kể cả những người mù chữ. Thông tin chính thức được truyền tải thông qua các hình thức truyền thông mới như như câu lạc bộ, các nhà truyền thông hoặc các nhóm truyền thông lưu động rất dễ tiếp cận tới các đối tượng người biết chữ và thanh niên. Thế hệ thanh niên có học dường như được cập nhật thông tin về chính sách và luật pháp lâm nghiệp tốt hơn so với thế hệ cao tuổi và phụ nữ mặc dù chính sách và văn bản pháp quy về lâm nghiệp thường xuyên được sửa đổi, ngôn ngữ sử dụng trong các văn bản này vẫn phức tạp và khó hiểu đối với người dân.

Sự tham gia

Cơ chế ra quyết định về đất và tài nguyên rừng phụ thuộc vào tôn ti, trật tự của xã hội truyền thống hiện còn tồn tại ở

các nhóm dân cư. Người già và trưởng thôn có vai trò quyết định, hoặc có ảnh hưởng đến tư duy của các thành viên khác. Trái lại, hệ thống luật pháp và quy định chính thống của Chính phủ Việt Nam chủ yếu là mang tính nghĩa vụ và bắt buộc. Trong lĩnh vực này, quyết định đưa ra trên cơ sở luật tục mang tính tham gia nhiều hơn.

Sự tham gia của phụ nữ vào quá trình ra quyết định trong các cộng đồng của người dân tộc thiểu số, đặc biệt trong các hệ thống mẫu hệ đã bị suy yếu trong những thập kỷ gần đây. Điều này một phần là do việc thực thi một số chính sách của Nhà nước, ví dụ như là trao quyền sử dụng đất đứng tên chồng như là chủ hộ và tỷ lệ phụ nữ mù chữ cao tại các cộng đồng miền núi.

Chia sẻ lợi ích

Các cộng đồng sống phụ thuộc vào rừng coi rừng là nguồn sinh kế có thể cho họ mọi thứ cần thiết trong cuộc sống. Như đã đề cập ở trên, mọi thành viên đều có quyền sử dụng tài nguyên rừng trên nguyên tắc “ai đến trước hưởng trước”. Kể từ khi Nhà nước dành quyền sở hữu đất và tài nguyên rừng và các tổ chức của Nhà nước được thành lập để quản lý đất đai, xu hướng vi phạm các quy định của luật tục khai thác tài nguyên rừng đã xảy ra ở nhiều cộng đồng. Việc cấm săn bắn và chặt gỗ theo luật tục đã trở nên kém hiểu quả hơn. Nguyên nhân chính là do áp lực dân số tăng và quan niệm cho rằng rừng là tài sản của nhà nước chứ không phải của cộng đồng. Ngay cả những nơi mà cơ chế chia sẻ lợi ích từ bảo tồn rừng đã được áp dụng, thì cơ chế chia sẻ giữa người bảo vệ rừng (cộng đồng hoặc nhóm hộ) và Chính phủ Việt Nam (các đơn vị lâm nghiệp và chính quyền địa phương) vẫn còn mơ hồ và không thực tế vì cộng đồng chỉ được chia sẻ một phần nhỏ.

Tuân thủ và thừa hành luật pháp

Các hoạt động bất hợp pháp được xác định như thế nào

Nhìn chung, cách ứng xử của dân cư sinh sống trong các cộng đồng theo luật tục được điều chỉnh theo hai hệ thống luật pháp - luật pháp và luật tục. Tại các cộng đồng sống phụ thuộc vào rừng, các hoạt động trái phép được xác định như bất kỳ một sự vi phạm nào đối với các luật tục đã được thoả thuận liên quan đến quản lý rừng, bao gồm cả luật pháp do Nhà nứơc ban hành và luật tục do các chính quyền truyền thống vận hành. Giống như luật pháp, luật tục cũng xác định các vi phạm trực tiếp, ví dụ như xâm lấn đất đai, canh tác trên đất đai thuộc phận sự bảo vệ của người khác, ăn cắp thóc lúa và các sản phẩm khác trên nương rẫy, buôn bán đất đai trái phép ... như là các hoạt động bất hợp pháp. Tuy nhiên, luật tục cũng quan niệm rằng một số hành vi phạm tội liên quan đến đất có thể làm thần thánh nổi giận.

23

Nghiên cứu điểm ở Việt NamĐÁNH GIÁ CÁC RÀO CẢN ẢNH HƯỞNG TỚI QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG VÀ CÔNG BẰNG

Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế - IUCN

Chức năng thực thi luật

Tại các cộng đồng, những người lãnh đạo truyền thống, bao gồm trưởng thôn bản, người bảo vệ đất, hội đồng những người cao tuổi và các chủ hộ chịu trách nhiệm thừa hành các nguyên tắc và quy định của luật tục. Những người lãnh đạo này không được chính phủ công nhận nhưng quyền lực và thẩm quyền ra quyết định của họ được mọi thành viên trong cộng đồng công nhận.

Hình phạt đối với các hoạt động bất hợp pháp

Khi phán xử theo luật tục, các khái niệm về xác định hành vi phạm tội, nhân chứng, vật chứng, nguyên tắc buộc tội tương đối đơn giản. Các hình thức trừng phạt được áp dụng dưới dạng cảnh cáo, bồi thường vật chất, tế lễ để chuộc tội và hạ thấp nhân phẩm từ công dân bình thường thành nô lệ gia đình, hoặc gạt bỏ khỏi tư cách thành viên cộng đồng.

Các cơ chế giải quyết bất đồng

Giải quyết bất đồng là chức năng chính của hệ thống điều hành bản địa tại hầu hết các cộng đồng vùng cao của Việt Nam. Người đứng đầu cộng đồng cùng với hội đồng người cao tuổi và trưởng tộc đóng vai trò quyết định trong việc giải quyết mâu thuẫn Sự phân xử của người già trong thôn làng thường được coi là quyết định cuối cùng. Có một số nguyên tắc quan trọng mà hầu như moi sự giải quyết bất đồng theo luật tục đều phải tuân thủ: 1) duy trì quan hệ đoàn kết trong cộng đồng; 2) giữ cho các chuẩn mực và thông lệ truyền thống của cộng đồng không bị chệch hướng; 3) tôn trọng Thần linh.

Trách nhiệm của các cơ quan thừa hành luật tục

Người đứng đầu các cộng đồng thường được chỉ định từ những người già trong thôn bản và tộc trưởng thông qua bỏ phiếu hoặc theo khuyến nghị của hội đồng người cao tuổi. Người đứng đầu cộng đồng phải chịu trách nhiệm giải trình trước hội đồng và hội đồng có thể yêu cầu người lãnh đạo cộng đồng từ chức hoặc chỉ đạo cộng đồng bầu lãnh đạo mới.

Các vấn đề khác

Mặc dù các nhà hoạch định chính sách và các nhà quản lý các cấp đã nhận thức được sự tồn tại và vai trò của luật tục, rất nhiều người vẫn coi đó là những rào cản chứ không phải là một công cụ thực thi luật bảo vệ phát triển rừng.

Để đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi từ quản lý nhà nước sang quản lý rừng cộng đồng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành thông tư số 56/1999/TT/BNN-KL tháng 3/1999 hướng dẫn xây dựng quy chế bảo vệ và phát triển rừng ở cấp cộng đồng thôn bản. Văn bản hướng dẫn này đã kết hợp giữa các chuẩn mực của luật tục và luật pháp và chính sách về quản lý rừng.

Mặc dù có tham vấn ý kiến của cộng đồng thôn bản trong quá trình xây dựng, người dân địa phương vẫn thường coi hương ước bảo vệ rừng thôn bản như một hình thức khác của luật pháp áp đặt cho họ và không thống nhất với các quy định của luật tục. Hầu hết cộng đồng thôn bản không nhận được sự thừa nhận pháp lý đối với quyền sở hữu đất rừng của họ theo luật tục và thường coi việc bảo vệ rừng theo hương ước thôn bản là một hình thức để “những người khác” hưởng lợi ích tài chính. Hơn nữa, các quy định của thôn bản được quản lý bởi đội ngũ trưởng thôn do nhà nước chỉ định chứ không phải những già làng, trưởng bản được lựa chọn theo luật tục.

Có 3 lĩnh vực quan trọng trong đó thể hiện sự khác nhau giữa các quy định của luật pháp và luật tục:

– Quyền miễn trừ: theo luật tục, cộng đồng có quyền không cho phép các thành viên bên ngoài cộng đồng tiếp cận tài nguyên rừng hoặc cho phép họ sử dụng theo quy định của cộng đồng. Về nguyên tắc, luật pháp quy định chủ rừng có quyền không cho phép người người khác tiếp cận và sử dụng tài nguyên rừng trên đất của mình. Trên thực tế, điều đó mâu thuẫn với thực tiễn sử dụng đất theo luật tục và do vậy cần có sự can thiệp của chính phủ trong quá trình thực hiện. Các thành viên ngoài cộng đồng có thể khai thác các quy định còn thiếu về thực hiện quyền theo luật pháp của chính phủ. Điều đó đã làm quyền hưởng dụng đất yếu đi và dẫn đến những hành vi vi phạm hệ thống quản lý truyền thống và suy thoái rừng.

– Chia sẻ lợi ích: Luật tục coi việc chia sẻ lợi ích giữa các thành viên như là công việc nội bộ, và quyền thu hồi thuộc về cộng đồng. Trái lại, quyền của người sử dụng theo quy định của luật pháp được Nhà nước điều tiết theo các văn bản pháp quy thường không rõ ràng, không thực tế, không linh hoạt và không đàm phán được.

24

Nghiên cứu điểm ở Việt NamĐÁNH GIÁ CÁC RÀO CẢN ẢNH HƯỞNG TỚI QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG VÀ CÔNG BẰNG

Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế - IUCN

– Sử dụng đất: luật tục cho phép cộng đồng được ra quyết định về sử dụng đất trong diện tích của mình. Còn theo luật pháp, người sử dụng không được tự do chuyển đổi mục đích sử dụng đất đã được giao cho họ. Cần xây dựng và áp dụng các biện pháp quản lý rõ ràng để khắc phục sự bất cập giữa 2 hệ thống này.

Cần tăng cường nhận thức và hiểu biết của các nhà quản lý lâm nghiệp, các nhà hoạch định chính sách cũng như các tổ chức kinh tế hoạt động trong lĩnh vực lâm nghiệp về vai trò của các chuẩn mực và thông lệ của luật tục để đẩy mạnh quá trình quản lý rừng và hoạch định chính sách.

Nghiên cứu điểm tại những nơi luật tục mang lại lợi ích cho cộng đồng dân cư địa phương sống phụ thuộc vào rừng

Năm 2004, Quỹ MacArthur hỗ trợ giao rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên Phong Dien, tỉnh Thừa Thiên Huế cho người dân địa phương để tăng cường năng lực cộng đồng trong quản lý rừng tự nhiên. Người dân địa phương được mời tham gia trong toàn bộ tiến trình từ lập kế hoạch đến khảo sát, đề xuất chính sách chia sẻ lợi ích, chia sẻ kinh nghiệm và thiết lập một nhóm công tác bảo vệ rừng. Kiến thức bản địa về quản lý rừng và các quy định của luật tục cũng như các hoạt động thực tế đều được thảo luận rộng rãi. Trên cơ sở thỏa thuận chung thống nhất từ kết quả thảo luận, các chính sách, quy định về quản lý rừng cộng đồng và chia sẻ lợi ích đã được tài liệu hóa và trình cơ quan có thẩm quyền cấp huyện để phê duyệt. Hoạt động thực hiện thí điểm quản lý rừng cộng đồng nhận được ý kiến phản hồi tích cực từ người dân địa phương, họ có quyền sử dụng đất rừng và hưởng lợi ích giống như những gì đã quy định theo luật tục. Người dân địa phương được giao rừng không chỉ để bảo vệ mà họ còn có thể canh tác, chăn nuôi và triển khai các hoạt động khác với điều kiện không làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển rừng tự nhiên. Người dân

địa phương tham gia vào dự án đã được hưởng lợi trực tiếp từ rừng thông qua khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ. Một số lợi ích khác bao gồm:

– Người dân địa phương được công nhận là những người chủ rừng thực sự. Kiến thức bản địa và quy định luật tục của họ được tôn trọng.

– Chia sẻ lợi ích, quyền lợi và nghĩa vụ bảo vệ và phát triển rừng được quy định trên cơ sở thỏa thuận chung và sự sẵn lòng hợp tác.

– Tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người dân địa phương thông qua các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng.

– Các hoạt động bất hợp pháp được người dân địa phương kiểm soát chặt chẽ và họ cũng giảm triển khai các hoạt động khai thác và canh tác chưa được cấp phép đồng thời không yêu cầu chính phủ trả công cho hoạt động bảo vệ rừng.

Một số hạn chế còn tồn tại:

Đất lâm nghiệp được giao cho một nhóm hộ gia định chứ không phải giao cho toàn cộng đồng. Các hộ gia đình ngoài thành viên không thể tham gia vào dự án vì thiếu nguồn lực xã hội và nhân sự.

Người dân địa phương phải chờ đợi vài năm trước khi có thể khai thác rừng và phần lớn họ thiếu nguồn thu trước mắt.

Cơ chế chia sẻ lợi ích còn chung chung vì các chính sách của chính phủ vẫn chưa rõ ràng và không linh hoạt.

25

Nghiên cứu điểm ở Việt NamĐÁNH GIÁ CÁC RÀO CẢN ẢNH HƯỞNG TỚI QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG VÀ CÔNG BẰNG

Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế - IUCN

4. So sánh quản trị rừng theo luật pháp và luật tục Bảng sau đây tóm tắt một số đặc điểm chính của hệ thống luật pháp và luật tục ở Việt Nam. Mặc dù, có sự khác nhau về các quy định và thực tiễn hoạt động theo luật tục giữa

các nhóm người dân tộc thiểu số và các vùng, tuy vậy họ cũng có những nguyên tắc chung. Những nguyên tắc đề cập trong bảng dưới đây là những nguyên tắc và định mức chung nhất được nhóm nghiên cứu phát hiện. Bảng sau đây tóm tắt một số đặc điểm chính của hệ thống luật pháp hiện hành và các thực tiễn hoạt động theo luật tục áp dụng tại Việt Nam và tác động của chúng đối với các vấn đề quản trị khác nhau.

Các vấn đề về quản trị rừng

Luật pháp Luật tục

Các loại hình sở hữu đất Đất thuộc quyền sở hữu chung của toàn dân trong đó nhà nước giữ vai trò là đại diện chủ sở hữu Rừng do nhà nước, tư nhân, hoặc tập thể quản lý

Các hình thức sở hữu đất bao gồm sở hữu cá nhân và sở hữu của cộng đồng. Việc quản lý mỗi hình thức sở hữu được phân định giữa các loại đất khác nhau.

Quyền sử dụng Quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ rừng được trao cho chủ rừng.

Thuộc về các thành viên trong cộng đồng theo nguyên tắc “ai đến trước được hưởng trước”, người ngoài chỉ được hưởng trong trường hợp đặc biệt.

Quyền tiếp cận Quyền đi vào rừng dành cho tất cả mọi người, ngoại trừ các trường hợp đặc biệt.

Các thành viên trong cộng đồng đều có quyền được tiếp cận. Các đối tượng bên ngoài có được tiếp cận hay không tuỳ thuộc từng trường hợp.

Quyền kiểm soát Quyền kiểm soát cuối cùng thuộc về Nhà nước. Các chủ rừng (quốc doanh và ngoài quốc doanh) cũng được trao một phần quyền trong việc kiểm soát trong phạm vi khuôn khổ pháp luật cho phép

Quyền được trao cho người đứng đầu cộng đồng hoặc người bảo vệ, các thành viên trong cộng đồng cùng chia sẻ trách nhiệm thực thi.

Quyền chuyển giao Tuỳ theo loại hình rừng và các hình thức sở hữu cụ thể, các chủ rừng có thể thế chấp, cho thuê, thừa kế và chuyển nhượng quyền sử dụng rừng, đất rừng.

Chỉ trong phạm vi cộng đồng đối với trường hợp đất thuộc sở hữu tư nhân. Không chuyển giao cho bên ngoài, trừ các trường hợp đặc biệt.

An toàn về hưởng dụng đất

An toàn về huởng dụng đất được đi cùng với giấy chứng nhận quyền SDĐ có thời hạn 50 năm, trường hợp đặc biệt không quá 70 năm

Với điều kiện là được các thành viên trong cộng đồng thừa nhận và tôn trọng các quyền của một ai đó đối với nguồn tài nguyên.

Chia sẻ lợi ích Căn cứ theo khung quy định pháp lý chung ở cấp quốc gia và tỉnh về phân chia lợi ích từ rừng. Tuy nhiên, trong quá trình thực thi các quy định này cũng có các vấn đề phát sinh.

Dựa trên nhu cầu thực tế của các thành viên trong cộng đồng.

Các biện pháp về giá cả và tài chính để thu hút đầu tư cho lâm nghiệp.

Được xác định trong Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, Luật đầu tư, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, và quy định về thuế giá trị gia tăng.

Không thấy đề cập

Kiểm tra việc thực thi luật

Hệ thống Kiểm lâm Người đứng đầu theo luật tục

Trách nhiệm giải trình Bộ NN & PTNT chịu trách nhiệm trong phạm vi cả nước, UB nhân dân chịu trách nhiệm trong phạm vi lãnh thổ của mình.

Người đứng đầu theo luật tục

Xử lý vi phạm Theo luật Người đứng đầu theo luật tục

Bảng 3. Quản trị rừng theo luật pháp và luật tục

26

Nghiên cứu điểm ở Việt NamĐÁNH GIÁ CÁC RÀO CẢN ẢNH HƯỞNG TỚI QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG VÀ CÔNG BẰNG

Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế - IUCN

5. Tác động kinh tế xã hội ở mức độ rộng hơn đối với rừng và sinh kếNhiều chính sách của chính phủ cùng với các yếu tố ảnh hưởng khác đã định hình vấn đề quản trị rừng ở Việt Nam. Đó là những chính sách kinh tế vĩ mô, các chính sách ngành và các yếu tố tác động bên ngoài khác như các chính sách và chương trình của nhà tài trợ. Phần dưới đây tóm tắt các tác động này:

Chính sách của Chính phủ Chương trình tổng thể cải cách hành chính công 2001 - 2010 xác định 4 lĩnh vực cải cách trọng tâm, cụ thể là 1) cải cách thể chế, 2) cải cách cơ cấu tổ chức, 3) đổi mới và cải thiện chất lượng công chức và viên chức và 4) cải cách tài chính công

Trong lĩnh vực lâm nghiệp, cải cách hệ thống lâm trường quốc doanh (SFE) sẽ chuyển đổi các LTQD hoặc ban quản lý rừng phòng hộ hoặc cổ phần hóa lâm trường. Khoảng 226.000 ha rừng đã được các LTQD giao lại cho chính quyền địa phương để tiếp tục giao cho các thành phần ngoài quốc doanh bao gồm các hộ gia đình và cộng đồng.

Công cuộc cải cách sử dụng đất đai trong ngành nông nghiệp được khởi động năm 1981 và triển khai mạnh mẽ năm 1988 với mục tiêu giao đất cho nông dân như một công cụ sản xuất chính để phát triển kinh tế gia đình. Luật Đất đai năm 1993 được ban hành và quy định quyền hưởng dụng đất cho mục đích canh tác hàng năm và trồng cây lâu năm với thời hạn 20 và 50 năm và mở rộng các quyền:

Thừa kế quyền sử dụng đất;

Chuyển giao, cho thuê hoặc trao đổi quyền sử dụng đất;

Sử dụng quyền sử dụng đất để bảo lãnh (hoặc thế chấp) cho cá nhân và ngân hàng;

Nhận sự bồi hoàn từ chính phủ trong trừơng hợp bị mất hoặc bị thu hồi quyền sử dụng đất.

Năm 1998, Chính phủ Việt Nam thực hiện Dân chủ cơ sở ở cấp xã thông qua ban hành khung pháp lý để đẩy mạnh sự tham gia của cộng đồng. Người dân địa phương cần được thông báo về kế hoạch xã, ngân sách, tổng kết chi tiêu, báo cáo của hội đồng nhân dân, các hoạt động và thông tin liên quan khác. Hướng dẫn cụ thể thực hiện Nghị định được ban hành năm 2003 để đẩy mạnh thực hiện dân chủa cấp cơ sở.

Chương trình này nhằm mục tiêu ổn định cuộc sống của hơn 3 triệu người du canh, ngăn chặn nạn chặt phá tài nguyên rừng và tăng tỷ che phủ rừng. Chương trình này chủ yếu tập trung vào các hoạt động lâm nghiệp (ví dụ như trồng rừng, phục hồi và chăm sóc rừng tự nhiên hiện có) và nông nghiệp (xây dựng các mô hình trang trại, trồng cây công nghiệp và phổ biến các giống cây trồng có năng suất cao) để hỗ trợ giai đoạn chuyển đổi từ du canh sang hệ thống định canh.

Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào tháng 1/2007. Mặc dù vị thế thành viên chính thức của WTO có thể mở ra các cơ hội cho Việt Nam đẩy mạnh phát triển kinh tế, Việt Nam sẽ phải đương đầu với những khó khăn thách thức sau đây: tăng khả năng cạnh tranh để các nhà sản xuất trong nước thông qua mở rộng thương mại quốc tế; cần cải thiện hệ thống pháp lý để phù hợp với các tiêu chuẩn, quy định quốc tế. Mỗi thách thức này đều có tiềm năng ảnh hưởng đến quản lý và quản trị rừng.

Tác động của sự trợ giúp của các nhà tài trợ và hiệu ứng khi kết thúc tài trợ Kể từ khi bắt đầu quá trình cải cách từ đầu những năm 1990, Ngành Lâm nghiệp Việt Nam đã nhận được sự trợ giúp đáng kể của các nhà tài trợ quốc tế. Viện trợ quốc tế đã góp phần tạo ra các thành tựu trong trồng rừng, tạo việc làm trong lâm nghiệp, bảo vệ và bảo tồn rừng, phát triển công nghiệp rừng và chuyển sang một nền lâm nghiệp xã hội.

Mặc dù viện trợ từ các nhà tài trợ quốc tế cho Ngành Lâm nghiệp Việt Nam còn khá cao (18% tổng đầu tư lâm nghiệp trong năm 2005), xu hướng gần đây cho thấy sự trợ giúp đang giảm dần. Viện trợ nước ngoài sẽ giảm dần vì Việt Nam gia nhập vào nhóm các quốc gia có nguồn thu nhập trung bình và có thể có những ảnh hưởng lớn như: giảm ngân sách đầu tư vào các hoạt động lâm nghiệp, cắt giảm dần hỗ trợ xây dựng năng lực, không còn tư vấn kỹ thuật từ các dự án quốc tế và giảm ảnh hưởng của các nhà tài trợ đối trong quản trị rừng.

Nghèo đói, bất công và giới

Nghèo đói và giảm nghèo

Mặc dù Việt Nam đã đạt được thành tựu đáng kể trong việc giảm số lượng người sống trong nghèo đói, tỷ lệ nghèo đói vẫn duy trì ở mức cao (19,5% năm 2004). Chiến lược quốc gia về giảm nghèo đói và tăng trưởng toàn diện (CPRGS) đã được Chính phủ Việt Nam phê duyệt trong tháng 5/200228.

28 Văn bản 2685/VPCP-QHQT ngày 21.5. 2002.

27

Nghiên cứu điểm ở Việt NamĐÁNH GIÁ CÁC RÀO CẢN ẢNH HƯỞNG TỚI QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG VÀ CÔNG BẰNG

Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế - IUCN

Chiến lược quốc gia về tăng trưởng và giảm nghèo đói toàn diện (CPRGS) thừa nhận nông nghiệp và Phát triển nông thôn là một hợp phần quan trọng trong giảm nghèo đói, có lưu ý đến thực tế là 77% dân số và 90% người nghèo hiện đang sống tại các vùng nông thôn, trong khi 70% thu nhập nông thôn là từ nông nghiệp. Đối với ngành lâm nghiệp, CPRGS hướng tới tăng chất lượng công tác bảo vệ rừng, trồng rừng và phủ xanh đất trống, đồi núi trọc đồng thời tăng tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc lến 43% vào năm 2010. Chiến lược cũng nhấn mạnh đến công tác phân quyền và giao đất lâm nghiệp cho người dân địa phương cũng như đẩy mạnh sự tham gia của người dân nông thôn nghèo vào các hoạt động lâm nghiệp

Năm 1998, Chính phủ Việt Nam đã triển khai Chương trình phát triển kinh tế - xã hội tại các xã đặc biệt khó khăn ở các vùng núi, vùng sâu và vùng xa (được biết đến như là Chương trình 135). Mục tiêu chung của Chương trình là: 1) cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người dân tộc thiểu số tại các xã vùng núi cao và vùng sâu, vùng xa đặc biệt khó khăn; và 2) tạo điều kiện để giúp các vùng nông thôn nghèo phát triển và thoát khỏi tình trạng nghèo. Chương trình được thực hiện tại 1.715 xã trong giai đoạn từ 1998 – 2006.

Mối quan hệ liên kết giữa rừng và đói nghèo chưa được thể hiện rõ nét trong những chương trình quốc gia này. Cả 2 chương trình đều thiếu các mục tiêu cụ thể liên quan đến lâm nghiệp và những hướng dẫn về các biện pháp lâm nghiệp cần áp dụng thực hiện để giảm nghèo tại các vùng miền núi.

Phụ nữ đóng vai trò quan trọng hơn đàn ông trong công việc đồng áng ở Việt Nam, đặc biệt là ở vùng nông thôn.

Ảnh: IUCN

28

Nghiên cứu điểm ở Việt NamĐÁNH GIÁ CÁC RÀO CẢN ẢNH HƯỞNG TỚI QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG VÀ CÔNG BẰNG

Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế - IUCN

Các thách thức trong tương lai đối với công cuộc giảm nghèo:

Tỷ lệ giảm nghèo thay đổi theo vùng. Hai vùng nghèo nhất của Việt Nam (vùng núi phía Bắc và vùng Tây Nguyên) có tỷ lệ giảm nghèo đói thấp hơn mức bình quân của cả nước. Khoảng 25 triệu người (trong đó có 9 triệu người nghèo) sống tại các vùng rừng núi của Việt Nam. Sự phân bố đói nghèo có mối tương quan với phân bố tài nguyên rừng. Tuy vậy, ngành Lâm nghiệp vẫn chưa rõ làm thế nào để lâm nghiệp có thể định hướng vào việc đóng góp nhiều hơn cho công cuộc giảm nghèo.

Giới và bất bình đẳng

Trong Báo cáo về phát triển của con người năm 2006, Việt Nam tiếp tục được Liên hiệp quốc đánh giá là có mức độ trung bình về phát triển con người và mức độ tương đối thấp về bất bình đẳng giới. Tuy nhiên, phụ nữ vẫn đóng vai trò quan trọng hơn trong các công việc nhà so với nam giới ở Việt Nam, với 71% công việc do phụ nữ đảm đương. Phụ nữ có trình độ văn hoá thấp hơn, (86,9% trong năm 2004 so với 93,9% nam giới và tỷ lệ con gái nhập học phổ thông thấp hơn trên phạm vi toàn quốc. Khoảng 72,4% phụ nữ hiện tham gia các hoạt động tạo thu nhập trong khi đó khoảng 78% đàn ông hoạt động kinh tế tích cực. Thu nhập bình quân đầu người của phụ nữ cũng thấp hơn của đàn ông, chỉ bằng 70%..

Các bên liên quan, các vấn đề kinh tế, luật và quản trị rừng

Cơ chế khuyến khích kinh tế có thể đóng vai trò quan trọng khuyến khích các hoạt động hợp pháp trong lĩnh vực lâm nghiệp. Tuy nhiên, những cơ chế khuyến khích kinh tế mạnh cũng có thể dẫn đến các hoạt động bất hợp pháp.

Quyền lực pháp lý và các hoạt động hợp pháp/bất hợp pháp

Về nguyên tắc, khuôn khổ pháp lý lâm nghiệp ở Việt Nam nhằm mục tiêu thúc đẩy công bằng xã hội và pháp chế. Tuy nhiên, do thiếu năng lực để thực hiện các chức năng quản lý nhà nước do luật pháp giao đã dẫn đến tình trạng tích lũy quyền lực của một số tổ chức và cá nhân. Cục Kiểm lâm chịu trách nhiệm thực thi lâm luật và có đội ngũ cán bộ làm việc tại cấp xã, thôn bản cũng được giao nhiệm vụ thực hiện quản lý nhà nước về lâm nghiệp tại cấp thôn bản vì do thiếu

cán bộ thuộc Cục Lâm nghiệp. Mối quan hệ điều phối và phối hợp lỏng lẻo giữa các tổ chức có chức năng khác nhau, đặc biệt là giữa các ngành khác nhau có xu hướng khuyến khích các hoạt động bất hợp pháp. Mặc dù Cục Kiểm lâm chịu trách nhiệm bắt giữ các đối tượng vi phạm lâm luật nhưng nếu không có sự phối hợp với các ngành khác như công an hoặc quân đội thì họ khó có thể bắt giữ được lâm tặc hung hãn, nhất là khi bọn chúng thực hiện hành vi vi phạm có tổ chức và có trang bị vũ khí.

Hơn nữa, cơ chế khuyến khích kinh tế mạnh đi cùng với tính tự giác, ý thức kỷ luật cá nhân kém của một số công chức nhà nước là cơ sở để họ lợi dụng chức quyền, cản trở các hoạt động lâm nghiệp hợp pháp và khuyến khích các hoạt động bất hợp pháp. Các hoạt động được ghi chép lại thường xuyên bao gồm thu phí trái phép không theo quy định để phê duyệt kế hoạch khai thác hoặc vận chuyển hợp pháp, hoặc cấp giấy cho khai thác gỗ và hoạt động lâm nghiệp trái phép. Trong nhiều trường hợp, cán bộ địa phương, bao gồm cả đội ngũ cán bộ thuộc hệ thống sản xuất (như lâm trường) và trong hệ thống quản lý nhà nước (như Cục Lâm nghiệp và Cục Kiểm Lâm) cũng tham gia hoặc dính lứu đến các hoạt động bất hợp pháp.

Mối liên kết giữa các quyền hưởng dụng, tiếp cập và sử dụng và các hoạt động hợp pháp / bất hợp pháp

Lợi ích trực tiếp từ tài nguyên rừng là một cơ chế khuyến khích quan trọng đối với chủ rừng, kể cả hình thức chủ rừng là cá nhân và tập thể để thực hiện các hoạt động hợp pháp. Luật BVPTR và Luật Đất đai cho phép những người sử dụng rừng và đất theo quy định của pháp luật được hưởng lợi ích lâu dài từ tài nguyên rừng được giao.

Ngược lại, việc không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng rừng tự nhiên là một yếu tố làm nản lòng người dân địa phương trong việc tham gia ngăn chặn các hoạt động sử dụng tài nguyên rừng trái phép.

Hơn nữa, sự bất cập giữa hai hệ thống luật pháp và luật tục cũng tạo ra mối đe dọa tiềm tàng đối với các hoạt động bất hợp pháp. Khi luật pháp không thừa nhận các quy tắc truyền thống được người dân tôn trọng qua nhiều thế hệ. Trên thực tế, người dân địa phương tuân thủ luật tục lại vi phạm luật pháp và vì vậy các hoạt động của họ bị coi là bất hợp pháp.

29

Nghiên cứu điểm ở Việt NamĐÁNH GIÁ CÁC RÀO CẢN ẢNH HƯỞNG TỚI QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG VÀ CÔNG BẰNG

Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế - IUCN

Cơ chế tham gia vào quá trình ra quyết định và chia sẻ lợi ích

Việc xắp xếp chia sẻ lợi ích cũng gặp phải những khó khăn. Cơ chế chia sẻ lợi ích chính thức (xác định trong Quyết định 178) thiếu tính rõ ràng và cho phép người dân được hưởng lợi ích kinh tế hạn chế. Phương thức tính toán lợi ích áp dụng cho các chủ rừng cụ thể rất phức tạp và khó có thể giám sát quá trình phân chia lợi ích. Vì vậy, quá trình áp dụng thực tế cơ chế này tại cấp hiện trường rất chậm. Mặt khác, việc xắp xếp chia sẻ lợi ích theo truyền thống lại không được luật pháp công nhận và có thể bị coi là bất hợp pháp. Ví dụ, luật tục cho phép khai thác gỗ để làm nhà khi có giấy phép của cộng đồng nhưng theo hệ thống luật pháp hiện hành thì người dân phải có giấy phép khai thác do cơ quan chức năng ở địa phương cấp, nếu không thì hành động khai thác gỗ được coi là trái phép.

Những người có địa vị trong cộng đồng thường chi phối quá trình ra quyết định theo luật tục và thường đưa ra kế hoạch phân bổ lợi ích rừng phục vụ cho mối quan tâm của họ.

Cơ chế tuân thủ và thực hiện pháp luật và các hoạt động hợp pháp/bất hợp pháp

Hai hệ thống pháp lý ngăn ngừa các hoạt động bất hợp pháp bao gồm:

Rủi ro mất lợi ích kinh tế thu được qua việc tuân thủ các quy định của luật pháp, bao gồm sử dụng lâm sản và khả năng ra hạn giấy phép sử dụng đất lâm nghiệp để tiếp tục được hưởng lợi.

Rủi ro mất lợi ích phi kinh tế có được qua việc tuân thủ luật tục như được cộng đồng chi trả về bảo trợ xã hội.

Khuôn khổ pháp luật hiện hành thay đổi quá nhanh chóng nên chỉ một số ít người dân hiểu được yêu cầu của luật pháp do vậy gây bối rối cho người dân ở cấp thực thi.

Hệ thống luật pháp thiếu các chỉ số thích hợp và cơ chế để huy động người dân tham gia vào giám sát việc tuân thủ luật pháp. Các quy định về giám sát và thực hiện luật lỏng lẻo dường như khuyến khích tình trạng lách luật, lạm dụng luật.

Thiếu cơ chế phạt áp dụng đối với các hoạt động gây thiệt hại về kinh tế trong quá trình thực hiện các quy định và luật hiện thời cũng khuyến khích sự gia tăng của các hoạt động bất hợp pháp.

Mối quan hệ quyền lực và các hoạt động hợp pháp/bất hợp pháp

Được hỗ trợ bởi các luật tục và với quyền lực thừa hành trong tay, liên minh giữa các cơ quan nhà nước trong quản lý rừng đã gạt bỏ các luật tục của các cộng đồng địa phương. Khi người dân mất lòng tin vào quyền hưởng dụng đất đai theo luật tục và quan niệm tài nguyên rừng là tài sản của nhà nước, họ không còn cảm thấy có nghĩa vụ quản lý tài sản đó một cách hợp pháp và bền vững. Thay vào đó, họ cố gắng tận dụng mọi cơ hội có được để tiếp cận tài nguyên rừng vì các lợi ích của mình.

Một vấn đề khác là sự thiếu thừa nhận luật tục đã làm cho người dân không tích cực tham gia giám sát thừa hành pháp luật. Sự thực thi luật pháp và giám sát thừa hành các quyền lực thuộc về các cơ quan Nhà nước. Hậu quả là các quan chức (lâm nghiệp) đương quyền được khuyến khích lạm dụng quyền lực cho mục tiêu riêng của mình. Đặc điểm trách nhiệm giải trình theo cấp của hệ thống công chức nhà nước tại địa phương cũng đóng góp vào tình trạng lạm dụng quyền lực. Cán bộ cấp cao yêu cầu sự hỗ trợ, giúp đỡ của cán bộ cấp dưới, những người trực tiếp kiểm soát khai thác và vận chuyển tài nguyên rừng.

6. Tổng hợp và Khuyến nghịSự khẳng định quyền kiểm soát nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp theo Hiến Pháp và hệ thống luật pháp hiện có ở Việt Nam đã dẫn đến tình trạng các cơ quan của chính phủ chi phối việc quản lý rừng. Theo số liệu năm 2005, các cơ quan nhà nước, lâm trường quốc doanh (SFE) hoặc ban quản lý (rừng đặc dụng và phòng hộ) quản lý hơn 72% tổng diện tích rừng. Thành phần kinh tế tư nhân, bao gồm các công ty tư nhân, công ty liên doanh, hộ gia đình và cá nhân quản lý 23% và các đơn vị tập thể, cộng đồng chỉ quản lý 4%.

Tại các vùng miền núi, từ bao đời nay cuộc sống của cộng đồng dân tộc thiểu số phụ thuộc vào khả năng tiếp cận đất rừng thông qua các hoạt động du canh và khai thác gỗ (làm nhà) và lâm sản ngoài gỗ. Hệ thống quản trị rừng theo luật tục đưa ra những quy định về quản lý đất rừng lâu đời của cộng đồng. Luật tục cũng trao toàn quyền sở hữu diện tích rừng và đất lâm nghiệp trong cộng đồng thuộc quyền kiểm soát của già làng, trưởng bản và đội ngũ bảo vệ rừng đồng thời trao quyền sở hữu, quyền sử dụng và tham gia, chia sẻ lợi ích và giải quyết tranh chấp cho các thành viên trong cộng đồng phù hợp với các cơ chế tuân thủ và thực hiện luật pháp

30

Nghiên cứu điểm ở Việt NamĐÁNH GIÁ CÁC RÀO CẢN ẢNH HƯỞNG TỚI QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG VÀ CÔNG BẰNG

Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế - IUCN

Tuy nhiên, còn tồn tại mâu thuẫn trong một số lĩnh vực quan trọng giữa 2 hệ thống luật pháp và luật tục:

Quyền miễn trừ: Cả hai hệ thống quản trị đều có các điều khoản về miễn trừ. Mâu thuẫn xẩy ra khi đất rừng truyền thống được giao theo luật pháp hiện hành cho các đối tượng bên ngoài cộng đồng hoặc thậm chí giao cho các hộ gia đình trong cộng đồng.

Chia sẻ lợi ích: Luật tục kiểm soát việc chia sẻ lợi ích trong phạm vi cộng đồng trong khi đó luật pháp hiện hành quy định các phương thức chia sẻ lợi ích rất phức tạp và thường cho phép người dân được hưởng lợi ít hơn so với các phương thức áp dụng của luật tục.

Sử dụng đất: Luật tục cho phép cộng đồng ra quyết định về sử dụng đất trong khi đó luật pháp hiện hành không cho phép người sử dụng thay đổi mục đích sử dụng đất đã được thống nhất.

Cuộc sống của nhiều cộng đồng dân tộc vùng cao vẫn tiếp tục phụ thuộc vào tài nguyên rừng. Tuy nhiên, những khu rừng này thường đã được giao cho các cơ quan, tổ chức của nhà nước để quản lý theo quy định của pháp luật hiện hành. Trên thực tế, cộng đồng dân cư vẫn tiếp tục triển khai các hoạt động theo truyền thống trên những diện tích rừng này và vì vậy đã phát sinh mâu thuẫn với hệ thống luật pháp hiện hành. Quyền hưởng dụng không được đảm bảo chắc chắn đã dẫn đến các hành vi vi phạm luật tục, khai thác quá tải tài nguyên rừng và làm suy thoái rừng tại các khu vực miền núi. Tình trạng này thậm chí còn trở nên xấu hơn bởi những người dân di cư, họ cần đất để sinh sống và họ cũng có thể được giao đất rừng theo quy định của luật pháp. Tranh chấp về sử dụng đất rừng giữa các cộng đồng dân tộc gây mất ổn định xã hội nghiêm trọng trong những năm gần đây.

Chính phủ Việt Nam đã có những nỗ lực để khôi phục lại hình thức quản lý rừng cộng đồng thông qua việc lồng ghép các điều khoản về quyền sử dụng đất của cộng đồng trong luật đất đai và quyền sử dụng rừng của cộng đồng trong luật BVPTR. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại nhiều mâu thuẫn pháp lý liên quan đến khái niệm và mâu thuẫn trong cộng đồng. Ví dụ: Luật Dân sự không công nhận cộng đồng là một chủ thể pháp lý dân sự. Chính phủ đã triển khai thí điểm quản lý rừng cộng đồng tại 40 xã và đã ban hành các điều khoản về xây dựng hương ước thôn bản và cơ chế chia sẻ lợi ích. Cho đến nay, hoạt động quản lý rừng cộng đồng đã mang lại một số kết quả đáng khích lệ, tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số hạn chế sau:

Chính sách và quy định của chính phủ tương đối phức tạp và thay đổi thường xuyên do vậy đã hạn chế hiểu biết rộng rãi của nhân dân về văn bản pháp luật cũng như thực thi pháp luật.

Người dân thôn bản rất hạn chế trong việc tiếp cận với nguồn thông tin về các quy định quản lý rừng rất hạn chế.

Quy định về chia sẻ lợi ích phức tạp và thường đặt người dân ở mức hưởng lợi thấp.

Cộng đồng địa phương cho rằng Quy chế quản lý rừng cấp thôn bản là một hình thức văn bản do nhà ước áp đặt.

Các quy định về khai thác, vận chuyển và tiếp thị lâm sản tạo cơ hội tham nhũng cho các cá bộ nhà nước cấp cơ sở.

Hiểu biết và kiến thức hạn chế về luật tục của đội ngũ cán bộ đã hạn chế khả năng của họ trong việc xây dựng chính sách quản lý rừng cộng đồng hiệu quả.

Một số những yếu tố ảnh hưởng rộng hơn cũng tác động tới các vấn đề quản trị lâm nghiệp. Những yếu tố này bao gồm vài trò quan trọng của các tổ chức tài trợ trong lĩnh vực xây dựng chính sách lâm nghiệp, quản trị rừng và hỗ trợ nguồn lực phát triển. Nguồn tài trợ nước ngoài có xu hướng giảm trong tương lai gần khi Việt Nam đạt được mức thu nhập trung bình. Mối quan hệ tương quan mật thiết giữa đói nghèo và lâm nghiệp tại các vùng miền núi cho thấy các chính sách của chính phủ trong tương lai cần quan tâm đến vai trò tiềm năng của quản lý rừng trong mối quan hệ đối với giảm nghèo.

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu và thảo luận, nhóm nghiên cứu đưa ra một số khuyến nghị đối với Dự án SVBC như sau:

Hỗ trợ giao quyền quản lý rừng cho người dân: Mặc dù quá trình giao rừng đã được tiến hành khá nhanh chóng ở Việt Nam trong thập kỷ vừa qua, sở hữu của người dân đối với tài nguyên rừng vẫn còn khá hình thức do nhiều quy định hạn chế vẫn còn điều tiết người dân thực sự kiểm soát rừng. Để làm cho việc giao rừng có ý nghĩa thực tiễn hơn, điều quan trọng không chỉ là giao quyền đối với rừng, mà còn phải chuyển giao cả quyền lực cần thiết để ra quyết định về quản lý tài nguyên rừng cho dân cư địa phương trong đó có lưu ý đến cấu trúc điều hành truyền thống của người dân. Ngoài ra, cần phải có sự hỗ trợ cần thiết và kịp thời để tăng cường năng lực của người dân trong việc sử dụng các quyền và quyền lực mới được trao.

Đóng góp vào quá trình sửa đổi chính sách và quy trình về chia sẻ lợi ích: Đảm bảo các bên liên quan hiểu đầy đủ các cơ chế hiện có. Ngoài ra, cần rà soát nội dung các chính sách về chia sẻ lợi ích và xây dựng các quy trình, thủ tục thực hiện thực tế để cho phép người dân địa phương khai thác hợp pháp lâm sản trên diện tích rừng được giao hoặc tiếp thị và sử dụng sản phẩm.

31

Nghiên cứu điểm ở Việt NamĐÁNH GIÁ CÁC RÀO CẢN ẢNH HƯỞNG TỚI QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG VÀ CÔNG BẰNG

Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế - IUCN

Cải thiện sự tiếp cận của người dân đối với thông tin luật pháp: Phổ biến thông tin pháp lý bằng ngôn ngữ đơn giản và xây dựng các phương tiện truyền thông hữu hiệu, bao gồm radio, tài liệu trực quan (áp phích, tranh ảnh), và ấn phẩm (tờ rơi đơn giản).

Cải thiện khả năng tiếp cận nguồn tín dụng: Cung cấp thông tin về tín dụng và giúp đỡ nông dân xây dựng đề xuất vay tín dụng tại Ngân hàng NN-PTNT và Ngân hàng Chính sách Xã hội.

Khuyến khích khu vực tư nhân giúp đỡ người nghèo: Tăng cường sự tham gia của người dân nghèo vào các hoạt động kinh doanh lâm sản như là những đối tác tham gia trồng rừng, chăm sóc, bảo vệ rừng hoặc là những người đóng góp vốn bằng giá trị đất lâm nghiệp.

Cung cấp thông tin cho các nhà quyết sách chính: Giúp các bên liên quan chính hiểu rõ hơn về thực tế hoạt động cũng như năng lực của các nhóm người dân tộc thiểu số trong lập kế hoạch, quản lý và kinh doanh tài nguyên rừng khi họ có quyền và trách nhiệm để thực hiện điều đó.

Tài liệu tham khảoADB, AusAID, DFID, GTZ, JICA, Save the Children UK, UNDP, và WB (2003) Báo cáo về phát triển ở Việt Nam 2004: Nghèo đói. Hà Nội, Việt Nam: Báo cáo hỗn hợp của các nhà tài trợ tại Hội nghị nhóm tư vấn ngày 2- 3 tháng 12 năm 2003,

Boissière, M., I. Basuki, P. Koponen, M. Wan, và D. Sheil (2006) Đa dạng sinh học và nhận thức của người dân địa phương về vùng đệm của khu bảo tồn, thôn Khe Trăn, Việt Nam. Bogor, Indonesia: Trung tâm nghiên cứu lâm nghiệp quốc tế,

Chiến lược Giảm nghèo và Tăng trưởng toàn diện - Nhómcông tác quốc tế (2005) Việt Nam: Báo cáo tiến độ hàng năm về tăng trưởng và giảm nghèo 2004-2005. Hà Nội, Việt Nam, Uỷ ban điều hành Chiến lược Tăng trưởng và Gảm nghèo toàn diện,

Dinh, D. T. và nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Lâm nghiệp Việt Nam (2005) Báo cáo nghiên cứu tư vấn hiện trường về lâm nghiệp, giảm nghèo và sinh kế nông thôn ở Việt Nam

ETSP (Dự án đào tạo phổ cập và hỗ trợ). (2005) Nghiên cứu lâm nghiệp, Giáo dục, Đào tạo và Phổ cập (RETE): Phân tích tình hình, nhu cầu, đánh giá nhu cầu và khuyến nghị cho Chiến lược lâm nghiệp quốc gia 2006 - 2020. Hà Nội, Việt

Nam, Dự án hỗ trợ đào tạo và phổ cập nông nghiệp và lâm nghiệp tại các vùng cao.

FLEG Hội nghị cấp bộ trưởng Đông Á (2001) Tuyên ngôn Bali. Bali, Indonesia.

FSSP-CO (2005) Chương trình Hỗ trợ ngành Lâm nghiệp và Đối tác: Báo cáo tổng kết năm 2005. Hà Nội, Việt Nam

Tổng cục Thống kê (GSO) (2006) Niên giám thống kê - Sách thống kê hàng năm 2005. Hà Nội, Việt Nam: Nhà xuất bản Thống kê,

Ho, H. (2006) Cơ chế và những thách thức trong việc giao đất lâm nghiệp ở Thừa Thiên Huế. Chi cục Lâm nghiệp Thừa Thiên Huế.

McElwee, P. (2004) bạn nói bất hợp pháp, tôi nói hợp pháp: Mối quan hệ giữa “khai thác “bất hợp pháp” và quyền hưởng dụng đất, đói nghèo và quyền sử dụng rừng ở Việt Nam. Bản tin lâm nghiệp bền vững số 19 (1/2/3): 97-135.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (MARD) (2003) Định hướng phát triển lâm nghiệp, Cẩm nang lâm nghiệp Việt Nam, Hà nội, Việt Nam.

Bộ NN-PTNT (2004) Hệ thống tổ chức và hành chính lâm nghiệp, Cẩm nang lâm nghiệp Việt Nam, Hà nội, Việt Nam.

Bộ NN-PTNT (2005a) Dự thảo Chiến lược lâm nghiệp quốc gia giai đoạn 2006 - 2020. Hà Nội, Việt Nam.

Bộ NN-PTNT (2005b) Báo cáo quốc gia tại Diễn đàn Lâm nghiệp liên hợp quốc: Vietnam.

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (MOLISA) (2001) Chiến lược giảm nghèo giai đoạn 2001 - 2010. Hà Nội, Việt Nam.

Moore, P. (2005) Khung pháp lý: xu hướng, thách thức và các vấn đề liên quan: N. O’Brien, S. Mathews và M. Nurse (eds) Diễn đàn lâm nghiệp cộng đồng khu vực: Khung pháp lý về lâm nghiệp cộng đồng ở Châu Á – Kỷ yếu diễn đàn khu vực tổ chức tại Băng Kok, Thái Lan vào tháng 8/2005, pp. 137-43. Bangkok, Thailand: Trung tâm đào tạo lâm nghiệp cộng đồng khu vực Châu Á, Thái Bình Dương (RECOFTC)

Ngo, T. D. (2003) Tìm hiểu luật tục các dân tộc ở Việt Nam. Hà Nội, Việt Nam, Nhà Xuất Bản Khoa học Xã hội.

32

Nghiên cứu điểm ở Việt NamĐÁNH GIÁ CÁC RÀO CẢN ẢNH HƯỞNG TỚI QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG VÀ CÔNG BẰNG

Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế - IUCN

Ngo, T. D. và T. Cam (1999) Luật tục Thái ở Việt Nam. Hà Nội, Việt Nam, Nhà Xuất Bản Văn hóa Dân gian.

Ngo, T. D. và S. T. Chu (1996) Luật tục Ede. Ngo, T. D. và Chu,S. T. (eds). Hà Nội, Việt Nam, Nhà Xuất Bản Văn hóa Dân gian.

Nguyen, C. V. (2005a) ‘Đánh giá tác động của quy ước bảo vệ rừng thôn bản đến công tác bảo vệ rừng các xã vùng đệm Khu bảo tồn thiên nhiên Dkrong, tỉnh Quảng Trị’. Đại học Nông - Lâm Huế.

Nguyen, Q. H. and P. X. Pham (2005) ‘Một số vấn đề về lâm nghiệp cộng đồng và phát triển rừng ở Việt Nam’, Thông tin chuyên đề Lâm nghiệp (1).

Nguyen, M. V. (2001) Luat Tuc Cua Nguoi Ta Oi, Co Tu, Bru – Van Kieu o Quang Tri, Thua Thien Hue, Vietnam: Nha Xuat Ban Thuan Hoa.

Nguyen, Q. H. and P. X. Pham (2005) Mot So Van De Lam Nghiep Cong Dong Va Phat Trien Rung O Vietnam, Thong Tin Chuyen De Lam Nghiep 1.

Nguyen, T. Q. (2006) Tái tạo lại các cơ quan lâm nghiệp: Cải tổ thể chế các cơ quan lâm nghiệp ở Việt Nam từ 1994. Báo cáo cho nghiên cứu của FAO về “Tái tạo các cơ quan lâm nghiệp ở vùng Châu Á - Thái Bình Dương”. Hà Nội, Việt Nam.

Nguyen, T. Q. (2006b) Xu hướng về sở hữu rừng, quyền hưởng dụng tài nguyên rừng và xắp xếp về thể chế: Những thành phần này có đóng góp quản lý rừng và giảm nghèo hiệu quả hơn không? Nghiên cứu điểm tại Việt Nam, Hiểu biết về quyền hưởng dụng rừng tại miền Nam và Đông Nam Á – Chính sách và thể chế lâm nghiệp – tài liệu số 14, pp. 355-407. Rome, Italy: (FAO)

Phan, N. D. (2003) Luat tuc Cham va Luat Tuc Raglai (Customary Laws of the Cham and Raglai). Phan, N. D. (ed). Hanoi, Vietnam: Nha Xuat Ban Van Hoa Dan Toc,

Phan, N. D. and B. N. Vu (1996) Luat Tuc Jrai (Tap quan phap) (Customary Law of the Jrai People). Phan, N. D. and Vu, B. N. (eds). Pleiku, Vietnam: So Van Hoa Thong Tin Gia Lai.

REFAS (Cải cách hệ thống hành chính lâm nghiệp). (2005) Phân tích các hệ thống hành chính lâm nghiệp - Khuyến nghị về cải cách ở Việt Nam.

CHXHCN Việt Nam (SRV) (2002) Chiến lược Giảm nghèo và Tăng trưởng toàn diện. Hà Nội, Việt Nam:

Stibig, H-J., Beuchle, R. and Achard, F. 2003. Mapping of the tropical forest cover of insular Southeast Asia from SPOT4-Vegetation images. International Journal of Remote Sensing 24 (18): 3651-3662.

Sunderlin, W. D. and B. T. Huynh (2005) Poverty Alleviation and Forests in Vietnam. Jakarta, Indonesia: Center for International Forestry Research (CIFOR).

Thua Thien Hue Forest Protection Sub-department. (2006a) Bao Cao Mot So Ket Qua Thuc Hien Va Kinh Nghiem Cua Mo Hinh Giao Rung Tu Nhien Cho Cong Dong Dan Cu Thon O Huyen Phu Loc, Tinh Thua Thien Hue (Report on the Results and Lessons Learnt from the Model of Allocation of Natural Forest for the Village Community in Phu Loc District, Thua Thien Hue Province). Hue, Vietnam.

Thua Thien Hue Forest Protection Sub-department. (2006b) Bao Cao Ve Ddu An Nang Cao Nang Luc Quan Ly Rung Tu Nhien Cho Cong Dong (Report on the Project Enhancing the Capability of Local Communities in Natural Forest Management. Hue, Vietnam.

To, P. X. và T. Sikor. (2006) khai thác gỗ bất hợp pháp tại Việt Nam: Ai được hưởng lợi từ quá trình tư nhân hóa rừng trong mối liên kết với lệnh cấm khai thác rừng? Bali, Indonesia, tài liệu báo cáo tại hội nghị bán thường niên lần thứ 11th – hội nghị của các hiệp hội quốc tế về nghiên cứu sở hữu chung (IASCP) tổ chức vào tháng 6, 2006.

Tổ chức Minh bạch quốc tế (2006) Báo cáo về tham nhũng toàn cầu 2006. London: Pluto Press.

Tropenbos Quốc tế. (2005) Cảnh quan thể chế tỉnh Thừa Thiên Huế. Việt Nam, Tropenbos Quốc tế.

Chương trình phát triển của Liên hiệp quốc (UNDP) (2006) Báo cáo phát triển con người 2006 - Trên sự khan hiếm: Năng lượng, Nghèo đói và Khủng hoảng nước toàn cầu

Vickers, B. và Mackenzie, C. (2006) Chia sẻ sự giầu sang? Nghiên cứu điểm về thí điểm khai thác gỗ cộng đồng tại miền Trung Việt Nam.. Tài liệu trình bày tại Hội thảo quốc tế về quản lý rừng và giảm nghèo tổ chức tại Thành phố HCM, Việt Nam tháng 10, 2006.

33

Nghiên cứu điểm ở Việt NamĐÁNH GIÁ CÁC RÀO CẢN ẢNH HƯỞNG TỚI QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG VÀ CÔNG BẰNG

Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế - IUCN

Vien Van Hoa Dan Gian (1999) Luat Tuc Va Phat Trien Nong Thon Hien Nay O Viet Nam (Customary Law and Rural Development in Vietnam Today). Hanoi, Vietnam: Nha Xuat Ban Chinh Tri Quoc Gia.

Vu, L. D. (1994) Gia Dinh Va Hon Nhan O Cac Dan Toc Malayo - Polynsia Truong Son - Tay Nguyen (Family and Marriage of Malayo-Polynsia Ethnic Groups in Truong Son and Central Highlands). Hanoi, Vietnam: Nha Xuat Ban Khoa Hoc Xa Hoi.

Vu, L. D., D. M. Bui, and H. T. Vu (2000) So Huu Va Su Dung Dat Dai O Cac Tinh Tay Nguyen (Land Ownership and Land Use in the Central Highlands Provinces). Hanoi, Vietnam: Nha Xuat Ban Khoa Hoc Xa Hoi.

Vuong, T. X. (1999) Luat Tuc Cua Cac Dan Toc Tay Nung Voi Van De Quan Ly Xa Hoi Va Nguon Tai Nguyen (Customary Laws of the Tay and Nung with Regard to Social Management and Natural Resources), In Luat Tuc Va Phat Trien Nong Thong Hien Nay O Viet Nam (Customary Law and Rural Development in Vietnam Today), pp. 370-410. Hanoi, Vietnam: Nha Xuat Ban Chinh Tri Quoc Gia.

Danh mục các luật và các văn bản pháp quy đã trích dẫn

Luật và các nghị quyết:

Quốc hội Việt Nam: Hiến pháp CHXHCN Việt Nam, 1992

Quốc hội Việt Nam: Luật thuế giá trị gia tăng, 1997

Quốc hội Việt Nam: Luật Hình sự, 1999

Quốc hội Việt Nam: Luật khiếu nại và tố tụng, 2003

Quốc hội Việt Nam: Luật Đất đai, 2003

Quốc hội Việt Nam: Luật sửa đổi và bổ sung Luật Thuế giá trị gia tăng, 2003

Quốc hội Việt Nam: Luật Dân sự, 2005

Quốc hội Việt Nam: Luật sửa đổi và bổ sung một số điều của

Luật Khiếu nại và tố tụng, 2005.

Quốc hội Việt Nam: Luật Chống tham nhũng, 2005

Uỷ ban Thường vụ Quốc hội: Nghị quyết 977/2005/NQ-UBTVQH ngày 13 tháng 12 năm 2005 về Thuế xuất khẩu và Thuế ưu tiên xuất khẩu

Quốc hội Việt Nam: Luật đầu tư, 2005

Quốc hội Việt Nam: Nghị quyết số 73/2006/QH11 ngày 29/11/2006 về điều chỉnh một số quy định và nhiệm vụ của chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng giai đoạn 2006–2010

Các nghị định và các văn bản pháp pháp luật khác của Chính phủ Việt Nam:

Chính phủ Việt Nam: Nghị định số 200/2004/ND-CP về Chuyển đổi, cải cách và phát triển hệ thống lâm trường quốc doanh

Chính phủ Việt Nam: Quyết định 1124/1997/QD-TTg ngày 25/12/1997 về Xuất khẩu gỗ và lâm sản và Nhập khẩu nguyên liệu gỗ.

Chính phủ Việt Nam: Quyết định 210/2006/QDD-TTg ngày 12/9/2006 về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức về phân bổ và giải ngân đầu tư phát triển từ vốn ngân sách giai đoạn 2007-2010.

Chính phủ Việt Nam: Nghị định 139/2004/ND-CP về phạt vi phạm hành chính trong Ngành Lâm nghiệp, bảo vệ và quản lý lâm sản.

Chính phủ Việt Nam: Nghị định 181/2004/ND-CP về thực thi Luật đất đai 2003.

Chính phủ Việt Nam: Chỉ thị 24/1998/CT-TTg về xây dựng các chuẩn mực và hương ước cho thôn bản và các nhóm dân cư.

Văn phòng Chính phủ Việt Nam: Văn bản số 2685/VPCP-QHQT, ngày 21/5/2002, phê duyệt Chiến lược Tăng trưởng và Giảm nghèo toàn diện

34

Nghiên cứu điểm ở Việt NamĐÁNH GIÁ CÁC RÀO CẢN ẢNH HƯỞNG TỚI QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG VÀ CÔNG BẰNG

Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế - IUCN

Hội đồng Bộ trưởng: Nghị định 388/HDBT ngày 20/11/1991 quy định việc xây dựng và giải thể doanh nghiệp nhà nước

Chính phủ Việt Nam: Quyết định 90/TTg ngày 7/3/1994 về tiếp tục đổi mới doanh nghiệp nhà nước

Chính phủ Việt Nam: Nghị định số 29/1998/ND-CP ngày 11/5/1998 quy định về dân chủ cơ sở ở cấp xã

Chính phủ Việt Nam: Quyết định số 661/QD-TTg ngày 29/7/1998 phê duyệt Chương trình quốc gia trồng mới 5 triệu ha rừng

Chính phủ Việt Nam: Quyết định 187/1999/QD-TTg ngày 16/9/1999 về cải cách cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lý lâm trường quốc doanh.

Chính phủ Việt Nam: Quyết định 178/2001/QD-TTg ngày 12/11/2001 về quyền lợi và trách nhiệm của hộ gia đình và cá nhân đối với rừng và đất lâm nghiệp đã được giao, cho thuê và hợp đồng

Chính phủ Việt Nam: Nghị định số 79/2003/ND-CP ngày 07/7/2003 quy định thực hiện dân chủ cơ sở (thay thế Nghị định 29/1998/ND-CP)

Chính phủ Việt Nam: Nghi định số 86/2003/ND-CP ngày 18/7/2003 về chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chính phủ Việt Nam: Nghị định số 158/2003/ND-CP ngày 10/12/2003, cụ thể hoá thực thi Luật thuế giá trị gia tăng và Luật sửa đổi và bổ sung một số điều khoản của Luật thuế giá trị gia tăng.

Chính phủ Việt Nam: Chỉ thị số 33/2004/CT-TTg ngày 23/9/2004.

Chính phủ Việt Nam: Nghị định 82/2006/ND-CP ngày 10/8/2006 về quản lý xuất - nhập khẩu và tái xuất, tái nhập bằng đường biển, quá cảnh giống để nhân giống, gây trồng các loài động - thực vật quý hiếm và bị đe doạ.

Chính phủ Việt Nam: Nghị định số 186/QD-TTg ngày 14/8/2006 quy định về quản lý rừng.

Chính phủ Việt Nam: Nghị định số 119/2006/ND-CP ngày 16/10/2006 về tổ chức và quản lý hệ thống rừng phòng hộ

Các văn bản pháp quy do các Bộ ban hành:

Uỷ ban Dân tộc và Miền núi (CEMMA): Quyết định 42/QD-UB ngày 23/5/1997 về việc công nhận 3 vùng kinh tế ở vùng sâu - vùng xa.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Thông tư 56/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 3 năm 1999 hướng dẫn xây dựng quy ước quản lý bảo vệ rừng cộng đồng.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Chỉ thị số 36/2000/CT-BNN-KL ngày 6/4/2000 về khoanh vùng khu vực sản xuất ngắn ngày.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Nội vụ: Thông tư liên bộ số 11/2004/TTLT-BNN-BNV ngày2/4/2004 hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm hỗ trợ pháp chế trong quản lý nhà nước về rừng.

Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Quyết định 106/2006/QD-BNN ngày 27/11/2006 hứơng dẫn thực hiện quản lý rừng cộng đồng.

Bộ Tư pháp, Bộ Văn hoá và thông tin và Ban thường trực, Uỷ ban trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam: Thông tư liên tịch số 03/2000/TTLT-BTP-BVHTT, BTTUBTUMTTQVN ngày 31/3/2000 hướng dẫn thực hiện các chuẩn mực và hương ước cho thôn bản và các nhóm dân cư.

35

Nghiên cứu điểm ở Việt NamĐÁNH GIÁ CÁC RÀO CẢN ẢNH HƯỞNG TỚI QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG VÀ CÔNG BẰNG

Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế - IUCN

Cán bộ kiểm lâm theo dõi quá trình sinh trưởng của cây rừng.

Ảnh: IUCN.

TỔ CHỨC BẢO TỒN THIÊN NHIÊN QUỐC TẾ

Chương trình Việt Nam44/4 Vạn Bảo,Hà Nội, Việt NamTel: 04-37261575 Fax: 04-37261561www.iucn.org.vn