120
NGÀY SÁNG TẠO VIỆT NAM Vietnam Innovation Day

NGÀY SÁNG TẠO VIỆT NAM - …siteresources.worldbank.org/.../Resources/VIDBrochureVN.pdfbiết tự vượt qua số phận, trang bị kiến thức về nghề, tự kiếm

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: NGÀY SÁNG TẠO VIỆT NAM - …siteresources.worldbank.org/.../Resources/VIDBrochureVN.pdfbiết tự vượt qua số phận, trang bị kiến thức về nghề, tự kiếm

NGÀY SÁNG TẠO VIỆT NAMVi e t n a m I n n o v a t i o n D a y

Page 2: NGÀY SÁNG TẠO VIỆT NAM - …siteresources.worldbank.org/.../Resources/VIDBrochureVN.pdfbiết tự vượt qua số phận, trang bị kiến thức về nghề, tự kiếm

2 Ngày Sáng tạo Việt Nam

General Introduction

Coorganizers 2003 – 2010

Donors 2003 - 2010

Vietnam Innovation Days by themes

2003: Innovations for a safer life

2004: Innovations to fight HIV/AIDS

2005: Environmental action

2006: Disadvantaged children and youth

2007: Traffic safety

2008: Food safety

2009: More accountability and transparency, less corruption

2010: Climate change

Giới thiệu chung

Các đơn vị đồng tổ chức Chương trình 2003 - 2010

Các nhà tài trợ của Chương trình 2003 - 2010

Ngày Sáng tạo Việt Nam qua các năm

2003: Sáng tạo vì cuộc sống an toàn

2004: Những sáng kiến phòng chống HIV/AIDS

2005: Hành động vì môi trường

2006: Sáng tạo vì trẻ em và thanh thiếu niên thiệt thòi

2007: An toàn giao thông

2008: An toàn thực phẩm

2009: Nâng cao tính trách nhiệm và minh bạch, giảm tham nhũng

2010: Biến đổi khí hậu

Mục LụcTrang

3

6

7

10

22

42

60

72

90

104

118

121

124

125

128

140

160

180

192

210

224

238

Page 3: NGÀY SÁNG TẠO VIỆT NAM - …siteresources.worldbank.org/.../Resources/VIDBrochureVN.pdfbiết tự vượt qua số phận, trang bị kiến thức về nghề, tự kiếm

3Ngày Sáng tạo Việt Nam

Giới thiệu chung

Ngày Sáng tạo Việt Nam

Chương trình Ngày Sáng tạo Việt Nam do Ngân hàng Thế giới khởi xướng vào năm 2003, sau đó trở thành Chương trình thường niên, nhằm khuyến khích, hỗ trợ và đầu tư cho những sáng kiến để giải quyết những thách thức đối với phát triển. Qua Chương trình, những ý tưởng nhỏ có tính sáng tạo nhằm thay đổi cuộc sống, xã hội và kinh tế ở cấp địa phương đã được hỗ trợ thực hiện, sau đó có thể được mở rộng hoặc nhân rộng.

Chương trình đã hoàn toàn giành quyền chủ động cho người dân, những nhà quản lý và những tổ chức xã hội quy mô nhỏ trong việc đưa ra và thực hiện những sáng kiến thiết thực cho đời sống cộng đồng; đồng thời cũng huy động được những nguồn lực khác để mở rộng quan hệ và khả năng ảnh hướng của các Dự án.

Chủ đề mỗi năm được nghiên cứu trên cơ sở tham khảo ý kiến rộng rãi về các vấn đề được công chúng quan tâm, là trọng tâm và ưu tiên quốc gia trong Chương trình của Chính phủ và rất đa dạng như Hành động vì cuộc sống an toàn hơn (2003), Các sáng kiến phòng chống HIV/AIDS (2004), Hành động vì môi trường (2005), Sáng tạo vì trẻ em và thanh thiếu niên thiệt thòi (2006), An toàn Giao thông (2007), An toàn Thực phẩm (2008), Nâng cao tính trách nhiệm và minh bạch, giảm tham nhũng (2009), và “Biến đổi khí hậu” (2010).

Sau 7 năm, Chương trình đã nhận được khoảng 1.250 đề xuất Dự án lớn nhỏ từ 54 tỉnh thành trong cả nước, khoảng hơn 30 nhà tài trợ đã tham gia cùng Ngân hàng Thế giới. Khoảng 2 triệu đô la Mỹ đã được trao cho hơn 200 Dự án sáng tạo trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Chương trình đã thu hút được sự hợp tác và tài trợ từ nhiều cơ quan Chính phủ, các cơ quan phát triển và doanh nghiệp.

Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam

Page 4: NGÀY SÁNG TẠO VIỆT NAM - …siteresources.worldbank.org/.../Resources/VIDBrochureVN.pdfbiết tự vượt qua số phận, trang bị kiến thức về nghề, tự kiếm

4 Ngày Sáng tạo Việt Nam

Peter Lysholt HansenĐại sứ Vương quốc Đan Mạch tại Việt Nam

Là một đối tác phát triển quan trọng của Việt Nam, Đan Mạch hiện đang hỗ trợ rất nhiều các tổ chức và cơ quan từ trung ương đến địa phương. Chúng tôi cho rằng Chương trình Ngày Sáng tạo Việt Nam là một cơ hội đặc biệt để khuyến khích các tổ chức cộng đồng góp tiếng nói và nỗ lực của họ cho việc phát triển địa phương cũng như quốc gia. Qua việc cung cấp ngân sách thực hiện ban đầu, các tổ chức có cơ hội không chỉ góp ý kiến mà còn thực hiện hành động và nhận trách nhiệm với xã hội. Người Việt Nam rất sáng tạo, và đóng góp của Đan Mạch cho Ngày Sáng tạo Việt Nam hỗ trợ họ thực hiện ý tưởng sáng tạo. Sự thành công và bền vững của các Dự án Ngày Sáng tạo Việt Nam đã chứng minh cách tiếp cận này là đúng.

Chủ đề của những Ngày Sáng tạo Việt Nam đều là ưu tiên hợp tác phát triển của Đan Mạch, đó là: An toàn cho cuộc sống” (2003), Phòng chống HIV/AIDS (2004), Hành động vì môi trường (2005), Vì trẻ em và thanh thiếu niên thiệt thòi (2006), An toàn giao thông (2007), An toàn thực phẩm (2008), Tăng cường tính trách nhiệm và minh bạch, giảm tham nhũng (2009) và Biến đổi khí hậu (2010). Đan Mạch rất vui mừng khi những vấn đề quan trọng này được giải quyết phần nào thông qua Chương trình Ngày Sáng tạo Việt Nam.

Cuối cùng, điều quan trọng đối với Đan Mạch là Chương trình Ngày Sáng tạo Việt Nam là một diễn đàn mà mọi người dân, mọi tổ chức xã hội dân sự, quần chúng, truyền thông, cộng đồng tài trợ và các cơ quan Chính phủ có thể cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm xử lý các vấn đề quan trọng của đất nước.

Page 5: NGÀY SÁNG TẠO VIỆT NAM - …siteresources.worldbank.org/.../Resources/VIDBrochureVN.pdfbiết tự vượt qua số phận, trang bị kiến thức về nghề, tự kiếm

5Ngày Sáng tạo Việt Nam

Fiona Louise LappinTrưởng Đại Diện,

Bộ Phát triển Quốc tế Vương Quốc Anh tại Việt Nam

Ngày Sáng tạo Việt nam đến nay đã trở thành một sự kiện được chờ đón trong chu trình phát triển hàng năm của Việt nam. Chương trình này đã chứng tỏ là một cơ chế hay để nuôi dưỡng các ý tưởng sáng tạo từ công chúng, đặc biệt là từ cộng đồng về các vấn đề xã hội đáng chú ý.

Thật tuyệt vời khi nhìn thấy những ý tưởng từ nhiều các tổ chức chính quyền cũng như xã hội địa phương để giải quyết các thách thức phát triển, từ giáo dục cho trẻ em thiệt thòi, HIV hay phòng chống tham nhũng. Diễn đàn trao đổi tri thức cũng là diễn đàn năng động trao đổi ý tưởng và kinh nghiệm và thảo luận thẳng thắn, nhằm nâng cao nhận thức và hiểu biết về vấn đề. Chúng tôi cũng thích hội chợ nhỏ, nơi mà các thí sinh trình bày ý tưởng và thảo luận sôi nổi để bảo vệ ý kiến của mình. Năm ngoài, với tư cách là giám khảo Chương trình, tôi đã được gặp nhiều thí sinh, từ học sinh đến giáo viên cũng như sinh viên đại học, đoàn viên Đoàn thanh niên cũng như những người lớn tuổi. Tất cả đều muốn đóng góp cho cộng đồng và đất nước.

Đã đóng góp cho Chương trình này từ năm 2004, chúng tôi rất vui khi thấy kết quả của từng Chương trình hàng năm. Mỗi năm đều có nhiều đề án gửi đến dự thi từ mọi miền đất nước, và kết quả là hàng loạt các Dự án mới, đặc biệt nhưng cũng rất thực tế, được thực hiện và đem lại nhiều thay đổi về nhận thức cũng như thực tiễn. Đầu tư vào các Dự án Ngày Sáng tạo rất nhỏ, nhưng hiệu quả thì rất lớn.

DFID cũng hợp tác chặt chẽ với Ngân hàng Thế giới và các nhà tài trợ khác để chọn chủ đề cho Ngày Sáng tạo. Chủ đề năm ngoái “Tăng cường tính Minh bạch và Trách nhiệm, Giảm tham nhũng” đã thực sự thành công. Trong 25 giải thưởng, đã có 18 giải được trao cho các tổ chức xã hội dân sự. Đây là một cơ hội đặc biệt cho cả các tổ chức này cũng như Chính phủ nhằm tạo ra mối quan hệ đối tác tốt để phát triển vai trò giám sát và trách nhiệm trên thực tế. Chúng tôi hy vọng Chương trình năm nay, với chủ đề “Biến đổi Khí hậu” sẽ thành công tốt đẹp.

Page 6: NGÀY SÁNG TẠO VIỆT NAM - …siteresources.worldbank.org/.../Resources/VIDBrochureVN.pdfbiết tự vượt qua số phận, trang bị kiến thức về nghề, tự kiếm

6 Ngày Sáng tạo Việt Nam

Danh sách các đơn vị đồng tổ chức Chương trình 2003 - 2010

Tổ chức Phòng chống Thương vong Châu Á

Ủy ban an toàn giao thông quốc gia

Thanh tra Chính phủ

Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh

Bộ Tài nguyên Môi trường

Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam

Dự án giáo dục tiểu học cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn

Đài Truyền hìnhkỹ thuật số VTC

Báo Tuổi Trẻ

Bộ Y Tế

Page 7: NGÀY SÁNG TẠO VIỆT NAM - …siteresources.worldbank.org/.../Resources/VIDBrochureVN.pdfbiết tự vượt qua số phận, trang bị kiến thức về nghề, tự kiếm

7Ngày Sáng tạo Việt Nam

Danh sách các nhà tài trợ của Chương trình 2003 -2010

CANADA FUND

Cơ quan Phát triển quốc tế ÚcĐại sứ quán Úc

Quỹ Canada Đại sứ quán Canada

Bộ Phát triển quốc tế Vương quốc Anh

Cơ quan phát triển quốc tể Đan MạchĐại sứ quán Đan Mạch

Đại sứ quán Phần Lan Đại sứ quán Pháp

Đại sứ quán Mỹ Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản

Đại sứ quán Hà Lan

Cơ quan Phát triển quốc tế Niu Dilân – Đại sứ quán Niu Dilân

Cơ quan phát triển Nauy Cơ quan Hợp tác Phát triển quốc tế Thụy Điển

Đại sứ quán Thụy Điển

Page 8: NGÀY SÁNG TẠO VIỆT NAM - …siteresources.worldbank.org/.../Resources/VIDBrochureVN.pdfbiết tự vượt qua số phận, trang bị kiến thức về nghề, tự kiếm

8 Ngày Sáng tạo Việt Nam

Khách sạn Hilton Hà Nội Opera Công ty Xi măng Holcim Việt Nam

Công ty Mercedes-BenzViệt Nam

Dự án Policy

Khách sạn Sofitel Metropole Hà Nội

Cơ quan Phát triển và Hợp tác Thụy Sỹ - Đại sứ quán Thụy Sỹ

Chương trình Phát triển Liên hợp quốc

Chương trình phối hợp của Liên hợp quốc về HIV/AIDS

USAid

Khách sạn Caravelle Công ty quản lý tài nguyên môi trường ERM

Tổ chức Lao động quốc tế

Page 9: NGÀY SÁNG TẠO VIỆT NAM - …siteresources.worldbank.org/.../Resources/VIDBrochureVN.pdfbiết tự vượt qua số phận, trang bị kiến thức về nghề, tự kiếm

9Ngày Sáng tạo Việt Nam

Quỹ Môi trường Sida – Văn phòng nhóm cố vấn

Hàng không Việt Nam

Báo điện tử Việt Nam Net Xúc xích Đức – Việt Tập đoàn Viettel

Chương trình WWF Đông Dương

Tổ chức tái điều chỉnh đất của Nhật

BP Việt Nam

Coca Cola Việt Nam

Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên Việt Nam

Page 10: NGÀY SÁNG TẠO VIỆT NAM - …siteresources.worldbank.org/.../Resources/VIDBrochureVN.pdfbiết tự vượt qua số phận, trang bị kiến thức về nghề, tự kiếm

10 Ngày Sáng tạo Việt NamNgày Sáng tạo Việt Nam10

Ngày Sáng tạo Việt Nam 2003

Page 11: NGÀY SÁNG TẠO VIỆT NAM - …siteresources.worldbank.org/.../Resources/VIDBrochureVN.pdfbiết tự vượt qua số phận, trang bị kiến thức về nghề, tự kiếm

11Ngày Sáng tạo Việt Nam

Thông qua kết quả thực hiện các

Dự án, cuộc sống của người khuyết

tật tại các địa phương đã được

nâng cao rõ rệt, trước hết là về mặt

nhận thức.

“Sáng tạo vì cuộc sống an toàn“Ngày Sáng tạo Việt Nam năm 2003 có chủ đề là “Sáng tạo vì cuộc sống an

toàn”. Hai chủ đề chính cho cuộc thi sáng tạo và thực hiện các Dự án trong

năm là “Đề phòng tai nạn” và “Nâng cao chất lượng cuộc sống của người

khuyết tật”. Đây là hai vấn đề lớn của Việt Nam và cũng là mối quan tâm

hàng đầu của Chính phủ.

Chương trình năm 2003 đã trao giải cho 19 Dự án lớn nhỏ trong cả nước, hỗ

trợ vốn và nhân lực tập huấn, đào tạo để thực hiện những Dự án này. Các

Dự án bắt đầu thực hiện ở các địa phương nhằm giải quyết tình trạng đói

nghèo và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.

Thông qua kết quả thực hiện các Dự án, cuộc sống của người khuyết tật tại

các địa phương đã được nâng cao rõ rệt, trước hết là về mặt nhận thức. Họ

biết tự vượt qua số phận, trang bị kiến thức về nghề, tự kiếm sống, trang

bị kiến thức về xã hội, môi trường, tham gia vào các hoạt động tự cải thiện

điều kiện sống của mình và tạo ảnh hưởng tới cộng đồng.

Một số Dự án đã tạo ra những bước khởi đầu thay đổi nhận thức rất quan

trọng: Dự án nâng cao nhận thức về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với dịch

vụ ăn uống nhỏ lẻ, tự phát tại bãi biển Sầm Sơn. Một số Dự án sáng tạo vượt

bậc như đề ra mô hình nhà đa trạng thái cho người dân vùng lũ.

Năm đầu tiên của Chương trình Ngày Sáng tạo Việt Nam 2003 đã nhận được

hưởng ứng của nhiều cơ quan, tổ chức và cá nhân gửi Dự án sáng tạo và

cũng đồng thời nhận được sự quan tâm tài trợ của nhiều tổ chức.

Page 12: NGÀY SÁNG TẠO VIỆT NAM - …siteresources.worldbank.org/.../Resources/VIDBrochureVN.pdfbiết tự vượt qua số phận, trang bị kiến thức về nghề, tự kiếm

12 Ngày Sáng tạo Việt Nam

Thời gian:

Từ tháng 6-2003 đến tháng 3-2004Địa điểm thực hiện:

Xã Vượng Lộc, Khánh Lộc, Thụ Lộc và Thanh Lộc, thuộc Huyện Can Lộc, Hà TĩnhĐơn vị thực hiện:

Hội người mù huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh và Hội người mù 4 xã có Dự án

Thời gian:

Từ tháng 3-2003 đến tháng 11-2003Địa điểm thực hiện:

Các trường đại học và trung học chuyên nghiệp trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh và tỉnh Đồng Nai.Đơn vị thực hiện:

Bà Grace Mishler (Khoa Xã hội học, trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn TP Hồ Chí Minh)

Giới thiệu Dự án 2003

Dự án kết nạp 103 hộ gia đình có người khuyết tật với số lượng 352 người tham gia sinh hoạt tại 4 câu lạc bộ và 17 nhóm mô hình tại huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.Tổ chức triển khai việc vay vốn làm ăn, tập huấn chăn nuôi thú y, đào tạo hướng dẫn làm nghề thủ công cho người khuyết tật như đan lát, làm tăm... Với số vốn là 75.300.000 của Dự án và AVV hỗ trợ, ban quản lý Dự án đã xây dựng được 16 mô hình nuôi bò sinh sản, 13 mô hình lợn nái, 18 đàn gà, 8 mô hình nấu rượu, 10 hộ làm tăm và 12 hộ đan lát. Dự án đã góp phần nâng cao nhận thức và năng lực, xoá bỏ mặc cảm tự ti và nâng cao chất lượng sống cho người khuyết tật và các thành viên trong gia đình. Dự án cũng tạo một bước đột phá về nhận thức và trách nhiệm, vai trò của chính quyền địa phương trong mối quan hệ với người khuyết tật.

Cung cấp thông tin và phản ánh nhu cầu, nguyện vọng, cung cấp các kỹ thuật tiếp cận và công cụ hỗ trợ cho sinh viên khuyết tật phát huy hết khả năng học tập.Các sinh viên khuyết tật từ các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp trên địa bàn TP Hồ Chí Minh đã được tham dự các lớp học hỗ trợ về năng lực, tham gia Chương trình “Đồng hành - Vươn lên”, giao lưu và trao đổi kinh nghiệm với nhau trong việc nâng cao khả năng học tập.

Câu lạc bộ văn hóa người khuyết tật huyện Can Lộc, Hà Tĩnh

Dịch vụ hỗ trợ sinh viên khuyết tật trong các trường đại học, cao đẳng và

trung học chuyên nghiệp

Page 13: NGÀY SÁNG TẠO VIỆT NAM - …siteresources.worldbank.org/.../Resources/VIDBrochureVN.pdfbiết tự vượt qua số phận, trang bị kiến thức về nghề, tự kiếm

13Ngày Sáng tạo Việt Nam

Thời gian:

2003 - 2004Địa điểm thực hiện:

TP. Hồ Chí MinhĐơn vị thực hiện:

Hội Phụ nữ từ thiện TP Hồ Chí Minh

Đây là sáng kiến của cô Nguyễn Hướng Dương, một người khuyết tật mất hai chân vì tai nạn giao thông. Thư viện sách nói dành cho người mù thực chất là hệ thống tài liệu băng đĩa thu âm bài đọc của các phát thanh viên hoặc những người có chất giọng tốt. Nội dung bài đọc chính là những cuốn sách bình thường đủ các thể loại. Những tài liệu băng đĩa này sẽ được in sao ra hàng nghìn bản và phát cho người mù, giúp họ có điều kiện tiếp xúc với thông tin, kiến thức khi mà hệ thống sách chữ nổi Braille còn hạn chế và nhiều người cũng chưa biết đọc.Hệ thống thư viện sách nói được triển khai, đã trực tiếp “giảm nghèo” về trí tuệ và tinh thần cho người mù trên cả nước. Sáng kiến này đã được sự đồng tình hưởng ứng của các hội người mù trên toàn quốc.

Trên cơ sở xây dựng được 1689 ký hiệu, in thành 4 tập tài liệu, Dự án tiến hành mở các lớp tập huấn về ngôn ngữ câm điếc trên phạm vi rộng đối với người khuyết tật. Từ kết quả Dự án, cũng tiến hành xây dựng hệ thống ngôn ngữ ký hiệu giành cho người câm điếc để sử dụng trong toàn quốc.Triển khai mô hình thí điểm dạy ngôn ngữ ký hiệu – phương tiện giao tiếp và phát triển tư duy cho người câm điếc, tạo cơ hội cho họ học tiếng Việt, học nghề, nâng cao dân trí và giảm nghèo. Dự án đã tác động trực tiếp đến đối tượng là những người khuyết tật câm điếc ở độ tuổi lao động trên địa bàn bốn tỉnh ở miền Bắc Việt Nam. Đa số họ là những người khuyết tật ở nông thôn, thất học, mù chữ, rất hiếu học nhưng chưa từng được đến trường.

Thư viện sách nói dành cho người mù

Xây dựng mô hình tập huấn truyền bá ký hiệu cử chỉ điệu bộ của người điếc

Việt Nam và các biển báo luật lệ giao thông cho người điếc-câm

Thời gian:

2003 - 2004Địa điểm thực hiện:

Các tỉnh Bắc Ninh, Phú Thọ và Hà Tây, Hải PhòngĐơn vị thực hiện:

Trung tâm Hỗ trợ giáo dục – đào tạo người khuyết tật thuộc Hội Khuyến học Việt Nam

Page 14: NGÀY SÁNG TẠO VIỆT NAM - …siteresources.worldbank.org/.../Resources/VIDBrochureVN.pdfbiết tự vượt qua số phận, trang bị kiến thức về nghề, tự kiếm

14 Ngày Sáng tạo Việt Nam

Thời gian:

2003 - 2004Địa điểm thực hiện:

Trung tâm Tin học Sao Mai – TP Hồ Chí MinhĐơn vị thực hiện:

Trung tâm Tin học vì người mù Sao Mai

Dự án đề ra một giải pháp hoàn toàn mới trong việc thiết kế trình duyệt Internet tiếng Việt dành cho người mù và mắt kém. Việc thực hiện bao gồm 6 nhóm công việc chính: bổ sung font chữ vào phần mềm, nâng cấp chức năng soạn thảo, bộ đọc màn hình, chuyển đổi và soạn thảo chữ Braille, bổ sung từ điển và tiện ích phù hợp, gài tập tin trên email...Ngoài đối tượng chính là học sinh, sinh viên khiếm thị đang theo học các trường đại học và trung học, Dự án cũng tạo điều kiện cho những người mù đã tìm được việc làm liên quan đến máy tính làm việc hiệu quả và dễ dàng hơn. Một nhóm đối tượng khác được hưởng lợi từ Dự án là những người lớn tuổi, nghỉ hưu, những người già mắt kém có nhu cầu và công việc liên quan đến máy tính. Các sản phẩm của Dự án đã được in ra 200 bản tặng cho các trường dành cho học sinh khiếm thị và các cơ sở, hội người mù trong cả nước. Ngoài ra người dùng có nhu cầu có thể tải miễn phí phần mềm này từ mạng Internet.

Lần đầu tiên ở Việt Nam, sau các lớp đào tạo từ Dự án này, những người khuyết tật có khả năng tự mình xây dựng và phát triển những tổ chức cho người khuyết tật. Dự án đã lựa chọn và đào tạo những người khuyết tật có thể trở thành lãnh đạo chính những tổ chức của mình. Họ được tham gia các lớp tập huấn cấp tỉnh và cấp toàn quốc, học hỏi và giao lưu với những người khuyết tật từ ba miền Bắc, Trung, Nam, tập huấn các kỹ năng lắng nghe, suy nghĩ, giải quyết mâu thuẫn, chuẩn bị tổ chức và điều hành cuộc họp, lập kế hoạch thực hiện và gây quỹ, tổ chức những hoạt động thiết thực và tổ chức mạng lưới liên lạc. Cùng với việc đào tạo khoảng gần 20 người có kỹ năng và trình độ nâng cao từ các nhóm người khuyết tật trong cả nước, Dự án cũng thiết lập một mạng lưới những người khuyết tật có khả năng lãnh đạo, tập huấn và giúp đỡ cho những nhóm mới thành lập.

Thiết kế trình duyệt Internet dành cho người mù

Mạng lưới tập huấn kỹ năng lãnh đạo cho các tổ chức người khuyết tật

Thời gian:

2003 - 2004Địa điểm thực hiện:

Các tỉnh trên phạm vi toàn quốcĐơn vị thực hiện:

Viện Tâm lý học trực thuộc Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia

Page 15: NGÀY SÁNG TẠO VIỆT NAM - …siteresources.worldbank.org/.../Resources/VIDBrochureVN.pdfbiết tự vượt qua số phận, trang bị kiến thức về nghề, tự kiếm

15Ngày Sáng tạo Việt Nam

Thời gian:

2002 - 2003Địa điểm thực hiện:

Hà Nội và một số địa phương lân cậnĐơn vị thực hiện:

Trung tâm nghiên cứu trợ giúp người cao tuổi, trực thuộc Hội chữ thập đỏ Việt Nam

Bằng cách đào tạo và tập hợp, tổ chức cho những người khuyết tật kỹ năng chăm sóc, trợ giúp người cao tuổi, Dự án này như một mũi tên đánh trúng hai mục đích: vừa tạo điều kiện cho những người cao tuổi được chăm sóc, trợ giúp một cách hiệu quả, thiết thực, vừa tạo việc làm ổn định, lâu dài và phù hợp cho người khuyết tật.Với sự cộng tác của nhiều chuyên gia y tế, dinh dưỡng, tâm lý, luật sư, kỹ thuật đồ dùng gia đình, Dự án đã xây dựng được Chương trình đào tạo thích hợp và đã thực hiện thành công các Chương trình đào tạo. Dự án này cũng phổ biến rộng hơn về công nghệ chăm sóc người già tại nhà do Trung tâm nghiên cứu trợ giúp người cao tuổi thực hiện gần 10 năm trước.

Dự án nhằm giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng sống cho người khuyết tật, góp phần trực tiếp giảm nghèo - một trong những vấn đề nan giải của tỉnh An Giang và đồng bằng sông Cửu Long nói chung. Đồng thời giúp cải thiện nhận thức về cuộc sống và năng lực của người khuyết tật.Dự án đã tổ chức dạy nghề, kiểm tra tay nghề, cấp bằng chứng nhận cho học viên và đề nghị Sở Y tế An Giang cấp phép hoạt động cho cơ sở dịch vụ tắm hơi, xoa bóp day ấn huyệt. Kết thúc Dự án 30 học viên đã được đào nghề và hỗ trợ mua sắm trang thiết bị và thực hành nghề có hiệu quả trên địa bàn.

Tạo việc làm phù hợp, ổn định, lâu dài cho người khuyết tật với giải pháp thu

hút tham gia chăm sóc người cao tuổi tại nhà

Đào tạo nghề tắm hơi, xoa bóp, day ấn huyệt gắn với giải quyết việc làm cho

người khiếm thị ở tỉnh An Giang

Thời gian:

2002 - 2003Địa điểm thực hiện:

Phường Mỹ Bình, trung tâm TP. Long Xuyên, tỉnh An GiangĐơn vị thực hiện:

Bà Nguyễn Thị Thủy và ông Đặng Tấn Đức, cùng là phóng viên báo An Giang là người đề xuất Dự án, với sự hỗ trợ thực hiện của Trung tâm Y học dân tộc An Giang, Trường trẻ em khuyết tật tỉnh An Giang

Page 16: NGÀY SÁNG TẠO VIỆT NAM - …siteresources.worldbank.org/.../Resources/VIDBrochureVN.pdfbiết tự vượt qua số phận, trang bị kiến thức về nghề, tự kiếm

16 Ngày Sáng tạo Việt Nam

Thời gian:

2002 - 2003Địa điểm thực hiện:

5 xã vùng đồng bào dân tộc Khmer ven biển huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng, gồm có các xã: Vĩnh Hải, Lạc Hoà, Vĩnh Châu, Vĩnh Tân và Lai HoàĐơn vị thực hiện:

Hội Người mù tỉnh Sóc Trăng

Với những nội dung hoạt động nhằm hỗ trợ và nâng cao chất lượng sống cho người khuyết tật, Dự án đã góp phần cải tiện kinh tế của các hộ gia đình khuyết tật và cộng đồng nói chung. Thông qua Dự án, người khuyết tật tại các xã này đã thực hiện ước mơ lớn nhất là có công ăn việc làm. Họ cũng nắm bắt được thông tin đại chúng qua Chương trình báo nghe song ngữ Việt – Khmer nhằm giúp nâng cao nhận thức.Kết thúc Dự án, một số mô hình sản xuất nghề truyền thống và các lớp tập huấn kỹ năng nhận thức, nghề nghiệp, huấn luyện song ngữ đã được nhân rộng và phát triển. Một số kiến nghị về chính sách kinh tế, xã hội và môi trường đã được thực hiện để nâng cao chất lượng cuộc sống và mở ra cơ hội mới cho người khuyết tật.

Với tiêu chí đào tạo chuyên sâu ngành nghề theo dạng tật của từng người và tạo công việc lâu dài ổn định cho người khuyết tật, các học viên sau khi kết thúc Dự án đã được nhận vào làm việc tại Công ty. Những người khuyết tật tham gia Dự án vừa có thể nâng cao chất lượng cuộc sống, vừa có cơ hội hoà đồng với xã hội. Đồng thời, sau Dự án, những mô hình tổ chức tương tự với quy mô lớn hơn, cách thức tổ chức chuyên nghiệp hơn được nhân rộng. Từ Dự án này, công ty cũng tăng doanh thu và bảo đảm có nguồn nhân lực lao động lâu dài, ổn định. Kết thúc Dự án, đã đào tạo và giải quyết việc làm cho 30 người khuyết tật, tạo cho họ nguồn thu nhập ổn định tự nuôi sống bản thân. Mô hình sản xuất đồ gia dụng, trang trí nội thất do lao động là người khuyết tật đảm nhiệm cũng được nhân rộng.

Những giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống cho người khiếm thị vùng

đồng bào dân tộc Khmer huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng

Đào tạo, giải quyết việc làm cho người tàn tật

Thời gian:

2003 - 2004Địa điểm thực hiện:

1/60 Hiệp Bình, phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí MinhĐơn vị thực hiện:

Công ty TNHH Trang trí nội thất Toàn Thành

Page 17: NGÀY SÁNG TẠO VIỆT NAM - …siteresources.worldbank.org/.../Resources/VIDBrochureVN.pdfbiết tự vượt qua số phận, trang bị kiến thức về nghề, tự kiếm

17Ngày Sáng tạo Việt Nam

Thời gian:

2003 - 2004Địa điểm thực hiện:

Bản Phí, xã Vân Thuỷ, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn, Xí nghiệp 202 của người tàn tật, thôn Cao Mật, xã Thanh Cao, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây. Xã An Mỹ, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình, Ấp Long Hoà A, Long Thạnh, Phụng Hiệp, tỉnh Cần ThơĐơn vị thực hiện:

Nhóm chuyên gia về xây dựng và môi trường hợp tác với Nhóm Tương lai tươi sáng của người khuyết tật

Dự án đã khảo sát điều kiện sống của những gia đình có người khuyết tật tại các địa điểm trên, thiết kế và xây dựng nhà vệ sinh cho người khuyết tật và gia đình họ. Dự án đã xây dựng được những mô hình thí điểm nhà vệ sinh cho người khuyết tật: vừa bảo đảm phù hợp môi trường sinh thái (nơi là vùng núi, nơi là đồng bằng, nơi là vùng sông nước) vừa là mô hình để người khuyết tật tiếp cận sử dụng được. Dự án vừa giúp đỡ, nâng cao điều kiện sống cho người khuyết tật, vừa mở mang nhận thức cho người khuyết tật và cộng đồng dân cư nông thôn, miền núi về bảo vệ môi trường, an toàn cho cuộc sống và vấn đề hỗ trợ người khuyết tật.

Dự án lập cơ sở dạy nghề miễn phí, sản xuất kinh doanh, dịch vụ cho người khuyết tật, nhằm giải quyết ba vấn đề: trang bị kiến thức pháp luật, đào tạo nghề và giải quyết thất nghiệp cho người khuyết tật, tìm kiếm nguồn nhân lực nhân công lành nghề. 45 học viên là người khuyết tật đã được đào tạo nghề làm đồ thủ công mỹ nghệ, trang trí... từ những nguyên liệu phế thải, dư thừa và sẵn có tại địa phương như gáo dừa, xơ dừa, gỗ vụn, tổ chức thực hành và tìm đầu ra cho sản phẩm, tạo cơ sở, tiền đề để thành lập Doanh nghiệp của người khuyết tật, tiến tới tham gia “Hiệp hội cơ sở sản xuất kinh doanh và dịch vụ của người khuyết tật Việt Nam”. Kết thúc Dự án, người khuyết tật đã có thể tự lập cơ sở dạy nghề thủ công mỹ nghệ, tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của người khuyết tật.

Xây dựng nhà vệ sinh sinh thái, tiếp cận được cho người khuyết tật nông

thôn

“Cơ sở nhịp cầu” - dạy nghề miễn phí, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ dành cho

người khuyết tật

Thời gian:

2003 - 2004Địa điểm thực hiện:

91/31 đường 30-4, phường Hưng Lợi, TP Cần ThơĐơn vị thực hiện:

Câu lạc bộ người khuyết tật tỉnh Cần Thơ

Page 18: NGÀY SÁNG TẠO VIỆT NAM - …siteresources.worldbank.org/.../Resources/VIDBrochureVN.pdfbiết tự vượt qua số phận, trang bị kiến thức về nghề, tự kiếm

18 Ngày Sáng tạo Việt Nam

Thời gian:

Từ tháng 6-2003 đến tháng 6-2004Địa điểm thực hiện:

TP Hà NộiĐơn vị thực hiện:

Câu lạc bộ sinh viên khuyết tật Hà Nội và Quỹ Cựu chiến binh Mỹ

Dự án tạo điều kiện động viên, thúc đẩy người khuyết tật tham gia phong trào thể dục thể thao trong nhà trường và trong cộng đồng. Qua đó người khuyết tật cũng nâng cao sức khoẻ bản thân, hạn chế bớt những bất lợi tàn tật và đồng thời cũng tự mình đưa ra những vấn đề xa hơn trong lĩnh vực thể thao dành cho người khuyết tật. Một câu lạc bộ thể thao lưu động do chính những sinh viên khuyết tật tổ chức đã được thành lập và thực hiện tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn cho người khuyết tật tham gia chơi các bộ môn thể thao. Trên cơ sở đó, Dự án cũng tạo được một cơ sở dữ liệu về người khuyết tật trên địa bàn, giúp giải quyết những vấn đề gây dựng phong trào và tác động của thể thao đối với người khuyết tật đồng thời giúp giảm nghèo và trợ giúp khó khăn cho người khuyết tật.

Từ khảo sát thực trạng cơ sở hạ tầng ở các đường phố, khách sạn, những địa điểm vui chơi, mua sắm công cộng, Dự án đã đưa ra những kiến nghị, giải pháp thiết kế, khả năng triển khai những hạng mục công nhỏ nhằm phục vụ khả năng di chuyển bằng xe lăn cho người khuyết tật. Dự án hướng tới việc cải thiện điều kiện đi lại cho người khuyết tật tiếp cận du lịch. Du lịch không rào cản là mục tiêu mà Dự án hướng tới, nhằm tạo điều kiện cho người khuyết tật tham gia vào các hoạt động du lịch ở những địa điểm chính trong hệ thống du lịch, nhà hàng khách sạn tại Hà Nội. Nhiều kiến nghị, đề xuất đã được gửi đi đến những địa điểm, cơ quan, tổ chức, và một số những kiến nghị đó đã được đáp ứng. Trong bối cảnh điều kiện xã hội ở Việt Nam, Dự án thể hiện sáng tạo về sự quan tâm và những ưu tiên dành cho người khuyết tật.

Đến với thể thao

Hà Nội dành cho mọi người – Du lịch không rào cản

Thời gian:

Từ tháng 9 - 2003 đến tháng 4 - 2004Địa điểm thực hiện:

TP Hà NộiĐơn vị thực hiện:

Diễn đàn Người khuyết tật Việt Nam

Page 19: NGÀY SÁNG TẠO VIỆT NAM - …siteresources.worldbank.org/.../Resources/VIDBrochureVN.pdfbiết tự vượt qua số phận, trang bị kiến thức về nghề, tự kiếm

19Ngày Sáng tạo Việt Nam

Thời gian:

2003 - 2004Địa điểm thực hiện:

Trường Phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu (TP. Hồ Chí Minh )Đơn vị thực hiện:

Trường Phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu

Dự án lập một Chương trình vi tính có khả năng chuyển các tài liệu dạng văn bản tiếng Việt sang tài liệu âm thanh dùng ngôn ngữ Việt, giúp người khiếm thị tăng cơ hội tiếp cận thông tin và cập nhật tri thức.Điều đặc biệt ở Dự án này là những người khiếm thị có kiến thức về lập trình tham gia trực tiếp. Họ là đối tượng được hưởng lợi đầu tiên từ Dự án. Ngoài ra, những người bình thường cũng có thể sử dụng sản phẩm của Dự án. Với công nghệ lưu trữ âm thanh dạng nén MP3, những tài liệu âm thanh có thể được tải ở bất cứ máy tính nào. Tính tiện dụng và hữu ích của sản phẩm, trước hết giúp người khiếm thị tiếp cận với khả năng sử dụng ngôn ngữ, vượt qua những trở ngại trong giao tiếp, tích luỹ kinh nghiệm và vốn sống, trang bị kiến thức để tạo lập cho mình một cuộc sống hoà nhập cộng đồng.

Dự án sáng tạo ra một loại nhà gọi là “đa trạng thái”, phù hợp với điều kiện sống của người dân vùng lũ. Đó là ngoài chức năng như một ngôi nhà bình thường trong điều kiện nền móng khô, còn trong điều kiện nước lũ, nhà có thể tự nổi và có thể di chuyển trong điều kiện nước ngập. Khi nước rút nhà lại trở lại trạng thái bình thường. Đây là loại nhà hoàn toàn mới về cấu trúc và nguyên lý hoạt động.Dự án hướng tới đối tượng sử dụng là người nông dân nghèo vùng ngập lũ, với giá thành mỗi ngôi nhà từ 10 đến 12 triệu đồng, sản phẩm Dự án hoàn toàn phổ cập và nhân rộng mô hình.Dự án góp phần đưa công nghệ vào giảm thiểu tai nạn, góp phần giảm nghèo và ổn định cuộc sống cho người dân vùng hay ngập lũ.

Ánh Dương

Xây dựng nhà đa trạng thái thí điểm cho vùng đồng bằng hay bị ngập lũ

Thời gian:

Từ tháng 6 đến tháng 12-2003Địa điểm thực hiện:

Các tỉnh đồng bằng sông Cửu LongĐơn vị thực hiện:

Nhóm nghiên cứu Nghĩa Đô, do ông Nguyễn Quang Cư phụ trách

Page 20: NGÀY SÁNG TẠO VIỆT NAM - …siteresources.worldbank.org/.../Resources/VIDBrochureVN.pdfbiết tự vượt qua số phận, trang bị kiến thức về nghề, tự kiếm

20 Ngày Sáng tạo Việt Nam

Thời gian:

Từ tháng 1-2003 đến tháng 12-2003Địa điểm thực hiện:

Bãi biển Sầm Sơn, thuộc phường Trường Sơn và Bắc Sơn, thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh HoáĐơn vị thực hiện:

Chi hội công nghệ sinh học trong nhà trường, phường Đông Sơn, TP. Thanh HoáNgười chịu trách nhiệm chính:Ông Lê Văn Oánh

Dự án mở các lớp bồi dưỡng, tập huấn nâng cao kiến thức, nhận thức về vấn đề an toàn thực phẩm cho nhiều đối tượng liên quan sống ở thị xã Sầm Sơn. Bên cạnh đó, cũng tập huấn bồi dưỡng cho khoảng 40 cán bộ lãnh đạo cấp khu phố, phường, quận, thị xã - những người có tiếng nói tác động trực tiếp đến người dân về nhận thức an toàn vệ sinh thực phẩm bán cho du khách. Sau khi tập huấn, các học viên tiến hành phổ biến kiến thức, tuyên truyền vận động và hướng dẫn người dân bán hàng thực phẩm cho du khách theo đúng quy cách và tiêu chuẩn vệ sinh chất lượng.Thực hành vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm bán cho du khách: dọn rác bãi biển, cung cấp thùng đựng rác, quy hoạch hàng quán, cung cấp nguồn nước sạch, kiểm tra chất lượng bếp, đồ ăn, uống, hướng dẫn người dân thực hiện.Dự án đã nâng cao nhận thức về vệ sinh môi trường, thực phẩm, phục vụ tốt hơn nhu cầu du lịch bền vững, đồng thời tạo điều kiện cho người dân nâng cao thu nhập từ công việc dịch vụ ổn định.

Phối hợp giữa các cơ quan giáo dục vủa Việt Nam và Lào tổ chức các hình thức sinh hoạt trang bị kiến thức về phòng tránh bom mìn cho học sinh tiểu học tại tỉnh Quảng trị (Việt Nam) và ba tỉnh của Lào.Bộ tài liệu về phòng tránh bom mìn được xây dựng và phát đến tận các trường tiểu học, tổ chức trại sáng tác về chủ đề phòng tránh bom mìn cho học sinh.Các em học sinh tự khảo sát về thực trạng và kết quả việc nângcao nhận thức phòng tránh bom mìn ở các địa phương và tự tổ chức các lớp học trình bày kết quả khảo sát của mình. Trong quá trình tham gia Dự án, giáo viên và học sinh tiểu học đã học hỏi lẫn nhau và phổ biến nhận thức, kinh nghiệm phòng tránh bom mìn cho bản thân, gia đình và cộng đồng.

Nâng cao nhận thức cho người bán hàng giữ gìn vệ sinh an toàn hàng ăn

uống bán cho khách nghỉ mát tại bãi biển Sầm Sơn, Thanh Hoá

Học sinh tham gia vào việc tăng cường nhận thức cộng đồng về phòng tránh

tai nạn bom mìn

Thời gian:

2003 - 2004Địa điểm thực hiện:

Tỉnh Quảng Trị (Việt Nam) và bốn tỉnh của Lào, gồm: Savanakhet, Salavane, Xieng-khoang và HuaphanĐơn vị thực hiện:

Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Trị và Tổ chức cứu trợ CRS

Page 21: NGÀY SÁNG TẠO VIỆT NAM - …siteresources.worldbank.org/.../Resources/VIDBrochureVN.pdfbiết tự vượt qua số phận, trang bị kiến thức về nghề, tự kiếm

21Ngày Sáng tạo Việt Nam

Thời gian:

Từ 2003 - 2004Địa điểm thực hiện:

Thành phố Hồ Chí MinhĐơn vị thực hiện:

Ông Huỳnh Hữu Phước

Xe chữa cháy tí hon Tina

Một thành viên tham gia VID năm 2003 với chủ đề “An toàn cho cuộc sống” đoạt giải với Dự án “Nâng cao cuộc sống dành cho người khuyết tật” tại tỉnh Khánh Hòa

“Sau 5 năm Dự án thực hiện, chúng tôi gặt hái được rất nhiều thành công, trong đó xây dựng được trung tâm Đào tạo dành cho người khuyết tật. Dự án đã đóng góp rất nhiều cho cuộc sống của người khuyết tật. Chúng tôi biết đến VID của WB qua các phương tiện thông tin đại chúng và chúng tôi đã thực hiện nhiều Dự án của WB trong khuôn khổ VID. Chúng tôi thấy rằng, VID được tổ chức hàng năm mang ý nghĩa rất lớn, song WB cần đầu tư nhiều hơn nữa, đặc biệt về kinh phí cho mỗi Dự án phát triển cộng đồng. Tùy theo mức độ phát triển của Dự án đề đầu tư kinh phí cho phù hợp. Bên cạnh đó WB cần chia sẻ thông tin về mô hình các Dự án qua trang web để các tổ chức và người dân có thể tìm hiểu thông tin, qua đó học hỏi kinh nghiệm thành công.”

Page 22: NGÀY SÁNG TẠO VIỆT NAM - …siteresources.worldbank.org/.../Resources/VIDBrochureVN.pdfbiết tự vượt qua số phận, trang bị kiến thức về nghề, tự kiếm

22 Vietnam Innovation DayNgày Sáng tạo Việt Nam22

Ngày Sáng tạo Việt Nam 2004

Page 23: NGÀY SÁNG TẠO VIỆT NAM - …siteresources.worldbank.org/.../Resources/VIDBrochureVN.pdfbiết tự vượt qua số phận, trang bị kiến thức về nghề, tự kiếm

23Ngày Sáng tạo Việt Nam

“Những sáng kiến phòng chống HIV/AIDS“Những chủ đề nhỏ là “Thông điệp

phòng chống HIV/AIDS”, “Bảo vệ

thế hệ trẻ”, “Tư vấn và chăm sóc

cho những người nhiễm HIV”

Ngày Sáng tạo Việt Nam 2004 với chủ đề là “Những sáng kiến phòng

chống HIV/AIDS” ra đời nhằm hưởng ứng phong trào phòng chống đại

dịch HIV/AIDS đang lan rộng tại Việt Nam, đặc biệt là trong bối cảnh nạn

dịch này có dấu hiệu truyền từ những nhóm nguy cơ cao sang cộng đồng

và gánh nặng kinh tế và xã hội đang ngày càng tăng lên. Ngoài ra, phân biệt

đối xử và kỳ thị với những người nhiễm HIV ngày càng trở nên nặng nề, đặc

biệt trong vấn đề công ăn việc làm và các dịch vụ y tế.

Với những chủ đề nhỏ là “Thông điệp phòng chống HIV/AIDS”, “Bảo vệ thế

hệ trẻ”, “Tư vấn và chăm sóc cho những người nhiễm HIV”, Chương trình đã

thu hút được sự tham gia của đông đảo quần chúng, đặc biệt là thế hệ trẻ,

nhóm người rất năng động nhưng cũng là đối tượng dễ chịu ảnh hưởng của

dịch bệnh.

Chương trình đã trao giải thưởng cho 35 Dự án sáng tạo để thực hiện các

ý tưởng về phòng chống HIV/AIDS tại cộng đồng, trong đó nhiều Dự án có

tính sáng tạo và bền vững cao còn được thực hiện trong thời gian lâu dài

sau đó.

Page 24: NGÀY SÁNG TẠO VIỆT NAM - …siteresources.worldbank.org/.../Resources/VIDBrochureVN.pdfbiết tự vượt qua số phận, trang bị kiến thức về nghề, tự kiếm

24 Ngày Sáng tạo Việt Nam

Giới thiệu Dự án 2004

Thời gian:

2004 - 2005Địa điểm thực hiện:

Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội, tỉnh Bình ĐịnhĐơn vị thực hiện:

Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội Bình Định

Các học viên nhiễm HIV chia sẻ kinh nghiệm cho những người cùng cảnh ngộ tại cộng đồng. Đẩy mạnh sự tự tin và Nâng cao kiến thức về HIV/AIDS và thay đổi hành vi phòng chống HIV/AIDS cho ít nhất là 5.000 học sinh và các thành viên của cộng đồng và những người nhiễm HIV thông qua các câu chuyện thật do học viên nhiễm HIV tiến hành trong các buổi truyền thông nhóm nhỏ. Giảm sự kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS, người sử dụng ma túy, người hành nghề mại dâm, sẵn sàng làm việc với họ và yêu cầu họ tham gia các hoạt động tại cộng đồng.

Mục đích là để các em tăng hiểu biết, những điều cần làm để có cuộc sống lành mạnh hơn, xa rời các hành vi có nguy cơ cao đối với HIV/AIDS; tiến hành đào tạo TOT về sức khỏe sinh sản, quan hệ nam - nữ, các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục. Hàng nghìn trẻ em ở các quận Đống Đa, Hai Bà Trưng, Ba Đình, các nhà mái ấm ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh được hưởng lợi trực tiếp và gián tiếp từ Dự án này. Đã xuất bản cuốn sách trong đó đưa ra các vấn đề mà trẻ em ở trong hoàn cảnh đặc biệt khó khăn cần phải làm để xây dựng cuộc sống lành mạnh; về các kỹ năng sống, các yếu tố có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của các em...

Chuyện của chúng tôi - Những người nhiễm HIV/AIDS làm việc với thanh niên

Tiếng nói của trẻ thơ

Thời gian:

2004 - 2005Địa điểm thực hiện:

Mái ấm 19-5 và hai lớp học tình thương ở quận Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Hà NộiĐơn vị thực hiện:

PATH Ca-na-đa và Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội cùng tiến hành Dự án đào tạo về Sức khỏe sinh sản, kỹ năng sống và HIV/AIDS cho trẻ em lang thang sống ở các mái ấm và lớp học tình thương ở Hà Nội

Page 25: NGÀY SÁNG TẠO VIỆT NAM - …siteresources.worldbank.org/.../Resources/VIDBrochureVN.pdfbiết tự vượt qua số phận, trang bị kiến thức về nghề, tự kiếm

25Ngày Sáng tạo Việt Nam

Thời gian:

2004 - 2005Địa điểm thực hiện:

22 quận, huyện ở TP. Hồ Chí Minh và Cần ThơĐơn vị thực hiện:

Hội Thanh niên khuyết tật TP.Hồ Chí Minh với 370 thành viên chủ yếu đang sinh sống trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh và Cần Thơ

Nhiệm vụ: hỗ trợ người khuyết tật hoạt động vui chơi, giải trí, hướng nghiệp và việc làm; trao đổi và chia sẻ lẫn nhau về các vấn đề của người khuyết tật cùng phối hợp với các nhóm để giải quyết các vấn đề này.Kết quả chính: Một số ký hiệu ngôn ngữ về sức khỏe sinh sản, HIV/AIDS, cách thức lây truyền (bao gồm cả việc sử dụng bao cao su, những nơi cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và tư vấn khi cần thiết) đã được phát triển và sử dụng để giúp người khuyết tật giao tiếp và truyền đạt có hiệu quả để cung cấp cho các nhóm đối tượng, giúp họ thay đổi hành vi về phòng chống và bảo vệ mình khỏi HIV, có các hành vi về tình dục an toàn. Dự án có khả năng nhân rộng tới các tổ chức khuyết tật khác thông qua truyền tải các tài liệu và phương pháp đào tạo cho từng loại hình khuyết tật.

Đây là Dự án truyền thông sáng tạo đầu tiên ở Việt Nam giành cho các bà mẹ và con của họ được lồng ghép với các hoạt động hỗ trợ chăm sóc y tế, xã hội và kinh tế. Thông qua Dự án, nâng cao lòng tự trọng cho các bà mẹ nhiễm HIV, con của họ và các thành viên trong gia đình, đặc biệt là cho con của họ dù chúng có nhiễm HIV hay không.Qua Dự án, cán bộ Hội chữ thập đỏ và phụ nữ nhiễm HIV nắm vững phương pháp truyền thông để có thể lập kế hoạch và thực hiện các hoạt động trong cộng đồng, nhằm chống lại sự kỳ thị và xóa đi sự mặc cảm đối với ngoài xã hội.

Phòng chống HIV/AIDS trong thanh niên khuyết tật

“Những điều tôi muốn nói với bạn”. Các bà mẹ nhiễm HIV và con của họ tại

quận Đống Đa, Hà Nội chống lại sự kỳ thị và xóa đi mặc cảm của chính họ

Thời gian:

2004 - 2005Địa điểm thực hiện:

Quận Đống Đa, Hà NộiĐơn vị thực hiện:

Ủy ban Y tế Hà Lan - Việt Nam hợp tác với Hội chữ thập đỏ quận Đống Đa thực hiện

Page 26: NGÀY SÁNG TẠO VIỆT NAM - …siteresources.worldbank.org/.../Resources/VIDBrochureVN.pdfbiết tự vượt qua số phận, trang bị kiến thức về nghề, tự kiếm

26 Ngày Sáng tạo Việt Nam

Thời gian:

2004 - 2005Địa điểm thực hiện:

Trại 0506 Ba Vì, Nhà Hát lớnĐơn vị thực hiện:

Nhóm múa đương đại Nơi đến, dưới sự dẫn dắt của biên đạo múa Lê Vũ Long và Lưu Thu Lan

Cuộc đấu tranh chống lại căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS đang diễn ra dưới nhiều hình thức, cấp độ khác nhau, nhưng chưa có nhiều hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật tham gia vào cuộc chiến này. Dự án này vận dụng hình thức nghệ thuật đương đại: Múa hiện đại để góp phần vào việc phòng chống HIV/AIDS tại Việt Nam. Thông qua âm nhạc, ánh sáng, điệu múa đầy ấn tượng, mục tiêu của Dự án là nhằm mở rộng cuộc tranh luận về HIV/AIDS và thay đổi nhận thức về đối tượng có nguy cơ nhiễm HIV cũng như của những số phận bị nhiễm HIV trong xã hội. Điều này sẽ khơi dậy lòng trắc ẩn và sự cảm thông sâu sắc hơn đối với những con người này. Đây cũng là thông điệp ngầm về sự tham gia cần thiết của lớp trẻ trong cuộc đấu tranh phòng chống HIV/AIDS ở nước ta.

Dự án được thiết kế nhằm hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống và bảo vệ sức khỏe cho những người sống chung với HIV và đẩy lùi sự kỳ thị, phân biệt đối xử với họ ở xã Vũ Tây thông qua việc xây dựng mô hình Cộng đồng mẫu phòng chống HIV/AIDS. Cán bộ Y tế xã được nâng cao chất lượng dịch vụ tư vấn và chăm sóc y tế cho người bị nhiễm HIV. Xây dựng được mô hình hợp tác mới giữa những người sống chung với HIV, tổ chức xã hội, chính quyền địa phương và người dân trong phòng chống HIV/AIDS.Gia đình bị ảnh hưởng bởi HIV được hỗ trợ về tâm lý và tinh thần để giúp và chăm sóc người nhiễm bệnh được tốt hơn. Người bị nhiễm lạc quan và tự chăm sóc mình tốt hơn.

Đấu tranh với sự hiểu biết và thay đổi nhận thức về HIV/AIDS với nghệ thuật

múa đương đại

Mô hình: Cộng đồng mẫu phòng chống HIV/AIDS tại Việt Nam

Thời gian:

2004 - 2005Địa điểm thực hiện:

Xã Vũ Tây, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái BìnhĐơn vị thực hiện:

Trung tâm Nghiên cứu sức khỏe cộng đồng và Phát triển, Văn phòng thường trực phòng chống AIDS Thái Bình, Trạm Y tế xã Vũ Tây, những người nhiễm HIV/AIDS và cộng đồng dân cư trong xã

Page 27: NGÀY SÁNG TẠO VIỆT NAM - …siteresources.worldbank.org/.../Resources/VIDBrochureVN.pdfbiết tự vượt qua số phận, trang bị kiến thức về nghề, tự kiếm

27Ngày Sáng tạo Việt Nam

Thời gian:

2004 - 2005Địa điểm thực hiện:

Thành phố Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, tỉnh Thái Bình, Khánh Hòa (bao gồm cả vùng nông thôn và thành thị)Đơn vị thực hiện:

Trung tâm nghiên cứu sức khỏe cộng đồng và phát triển cùng nhóm làm phim gồm những người sống chung với HIV/AIDS

Dự án góp phần nâng cao nhận thức, kiến thức hiểu biết của học viên trong trung tâm về vấn đề dự phòng HIV/AIDS lây truyền qua đường tình dục, hút chích ma túy, thông qua việc cung cấp thông tin, giáo dục kỹ năng, khuyến khích các hành vi an toàn trong quan hệ tình dục. Thông qua một bộ phim tài liệu dựa vào cộng đồng do chính những người bị tác động bởi HIV thực hiện, Dự án trình bày một ý tưởng sáng tạo: giảm bớt thái độ kỳ thị và phân biệt đối xử của xã hội đối với những người nhiễm HIV cũng như gia đình họ. Qua đó, giúp họ tự tin, tự thay đổi nhận thức, thái độ sống để thực hiện một cuộc sống khỏe mạnh và tích cực, hòa đồng với xã hội, lạc quan và tự chăm sóc mình tốt hơn.

Dự án tác động trực tiếp tới nhóm quản giáo, nhóm phạm nhân trong trại và những người nhiễm HIV/AIDS trong trại. Kết quả là, nhận thức của Ban lãnh đạo các trại giam về nguy cơ của đại dịch HIV/AIDS được nâng cao: 90% quản giáo có nhận thức và thái độ đúng về HIV; 80-90% được truyền thông , trong đó hơn 60% có kỹ năng truyền thông tốt về căn bệnh này; 90% phạm nhân được truyền thông giáo dục, 60% tham gia chủ động vào việc tổ chức và thực hiện Dự án, có kiến thức đúng về phòng lây nhiễm HIV; 90% bệnh nhân AIDS trong trại được chăm sóc về tinh thần, 70% được hỗ trợ về thể chất.

Chúng tôi nói về chúng tôi

Can thiệp phòng nhiễm HIV trong trại giam

Thời gian:

2004 - 2005Địa điểm thực hiện:

Trại Xuân Nguyên, thành phố Hải Phòng và Trại Hoàn Cát, tỉnh Quảng TrịĐơn vị thực hiện:

Tổ chức NAV (Nordic Assisstance to Viet-Nam) – Tổ chức Bắc Âu trợ giúp Việt Nam xóa đói giảm nghèo tại Huế, Hải Phòng và Quảng TrịNgười chịu trách nhiệm:Bác sĩ Nguyễn Thị Hồng Cẩm, điều phối viên Dự án HIV/AIDS của NVA

Page 28: NGÀY SÁNG TẠO VIỆT NAM - …siteresources.worldbank.org/.../Resources/VIDBrochureVN.pdfbiết tự vượt qua số phận, trang bị kiến thức về nghề, tự kiếm

28 Ngày Sáng tạo Việt Nam

Thời gian:

2004 - 2005Địa điểm thực hiện:

Thành phố Đà NẵngĐơn vị thực hiện:

Trung tâm bảo hộ trẻ em đường phố, TP Đà NẵngNgười chịu trách nhiệm Dự án:Đỗ Thị Phẩm

Đã có gần 1500 người được truyền thông trực tiếp, nắm vững kiến thức phòng chống lây nhiễm HIV. Hàng nghìn người có sự thay đổi hành vi; giải tỏa phân biệt đối xử với người nhiễm HIV, giúp họ dễ dàng hơn trong làm ăn, sinh sống.Nhóm 4 trẻ em dưới 10 tuổi bị nhiễm HIVđược kiềm chế bệnh.Nhiều người qua tiếp cận sự truyền thông này mà tự nguyện đến các cơ sở y tế để xét nghiệm, phòng chống lây nhiễm. Qua thực hiện Dự án này, có thể thấy rằng, mọi người có thể sống chung bình thường với người bị nhiễm HIV/AIDS mà vẫn hoàn toàn phòng chống được sự lây nhiễm. Mọi người có thể bày tỏ tình yêu thương đùm bọc lẫn nhau để sống tốt hơn, có ý nghĩa hơn.

Với mục đích là muốn đóng góp một phần công sức vào nỗ lực chung của xã hội, đẩy lùi đại dịch HIV/AIDS. Công ty đã đưa vào sử dụng 40 máy bán bao cao su tự động, bán khoảng 450.000 bao cao su mỗi năm, sẽ tạo ra một kênh phân phối sản phẩm phục vụ 24/24 giờ/7 ngày/tuần. Nếu theo các nghiên cứu khoa học, cứ 1.000.000 bao cao su được sử dụng sẽ ngăn chặn đượctừ 200 – 300 ca lây nhiễm HIV/AIDS thì, Dự án đã góp phần giảm từ 100 – 150 người nhiễm HIV/AIDS trong mỗi năm hoạt động. Mặt khác, số người tránh được các bệnh tình dục STD và thụ thai không theo ý muốn cũng không nhỏ, góp phần hạn chế các tệ nạn xã hội.

Truyền thông HIV/AIDS cho các nhóm người có liên quan và kiềm chế bệnh

cho 4 trẻ em nhiễm HIV

Hệ thống bao cao su qua máy bán hàng tự động

Thời gian:

2004 - 2005Địa điểm thực hiện:

Tại các khu dân cư, các địa điểm có nguy cơ cao như ký túc xá sinh viên, khu chung cư, sàn nhảy, quán bar… trên địa bàn TP Hà NộiĐơn vị thực hiện:

Công ty C.P Mạng đơn giản Easy Net J.S.C

Page 29: NGÀY SÁNG TẠO VIỆT NAM - …siteresources.worldbank.org/.../Resources/VIDBrochureVN.pdfbiết tự vượt qua số phận, trang bị kiến thức về nghề, tự kiếm

29Ngày Sáng tạo Việt Nam

Thời gian:

12 tháng, từ tháng 6-2004 đến hết tháng 5-2005Địa điểm thực hiện:

Tại khu vực xóm trọ Long Biên, Phúc Tân, quận Hoàn KiếmĐơn vị thực hiện:

Trung tâm phát triển sức khỏe cộng đồng Ánh SángCá nhân chịu trách nhiệm:Bác sĩ Nguyễn Thu Giang, Phó Giám đốc Trung tâm Ánh Sáng

Ở Hà Nội, số người ngoại tỉnh đổ về làm ăn sinh sống khoảng từ 700.000 đến 800.000 người, trong đó 3/4 là nam giới tuổi từ 20 – 45. Kết quả: hơn 1000 lao động ngoại tại các khu vực trên được: cung cấp thông tin, tài liệu, bao cao su qua 3 trạm cung cấp bao cao su 24/24 giờ ở ngay chính khu vực họ sống và làm việc. Họ đều sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục với gái mại dâm. Dự án cũng làm cho họ thay đổi hành vi và thái độ thực hành tình dục an toàn, sử dụng bao cao su thường xuyên.

Bằng hình thức biểu diễn các mục văn nghệ, tiểu phẩm bằng tiếng phổ thông và tiếng dân tộc qua các chợ phiên hằng ngày, Hội thi góp phần nâng cao kiến thức và nhận thức cơ bản về HIV/AIDS, về giới, sức khỏe sinh sản… cho đồng bào các dân tộc thiểu số. Hội thi đã tạo ra sự thay đổi cơ bản về nhận thức, cách nhìn nhận và sự cảm thông của xã hội đối với những bệnh nhân nhiễm HIV. Giúp mọi người kinh nghiệm phòng, tiếp xúc các đối tượng đã bị nhiễm. Các hoạt động của Dự án có tác động đến các cấp lãnh đạo chính quyền, đoàn thể về hoạt động phối hợp cùng chung tham gia phòng, chống HIV/AIDS.

Trạm cung cấp bao cao su 24/24 giờ cho nam giới lao động ngoại

tỉnh tại Hà Nội

Hội thi tìm hiểu về hoạt động phòng chống HIV/AIDS của đội thanh niên

xung kích huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang

Thời gian:

2004 - 2005Địa điểm thực hiện:

Huyện Quang Bình, tỉnh Hà GiangĐơn vị thực hiện:

Viện tư vấn phát triển kinh tế-xã hội nông thôn và miền núi và Đội Thanh niên xung kích phòng chống HIV/AIDS huyện Quang BìnhNgười chịu trách nhiệm:Ông Ninh Văn Hiệp, Viện trưởng

Page 30: NGÀY SÁNG TẠO VIỆT NAM - …siteresources.worldbank.org/.../Resources/VIDBrochureVN.pdfbiết tự vượt qua số phận, trang bị kiến thức về nghề, tự kiếm

30 Ngày Sáng tạo Việt Nam

Thời gian:

2004 - 2005Địa điểm thực hiện:

Trường phổ thông Dân lập Đinh Tiên Hoàng, Hà NộiĐơn vị thực hiện:

Trường phổ thông Dân lập Đinh Tiên Hoàng, Hà Nội.

Ông Nguyễn Tùng Lâm, hiệu trưởng Trường Đinh Tiên Hoàng

Ông Nguyễn Năng Hải, tư vấn viên đồng đẳng cho thanh thiếu niên về sức khỏe sinh sản, tình dục và HIV/AIDS của Dự án CHAT trên Internet

Học sinh hiểu được phòng chống HIV tốt sẽ làm cho cuộc sống được cân bằng, nhân cách phát triển lành mạnh; có đủ nhận thức để tự bảo vệ, phòng chống trước mọi cám dỗ, tiêu cực của xã hội, tránh xa hiểm họa nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS. Giúp cho các em chống sự kỳ thị và phân biệt đối xử với bệnh nhân HIV/AIDS, qua đó giúp những người nhiễm HIV sống tích cực hơn. Qua thực hiện Dự án ở trường Đinh Tiên Hoàng, sẽ giúp cho các trường học khác ở Hà Nội kinh nghiệm giáo dục cách phòng chống HIV và xây dựng một cuộc sống lành mạnh, về “Một cộng đồng không có HIV/AIDS” đạt hiệu quả thiết thực.

Qua Dự án, nhận thức của phụ nữ dân tộc trong tỉnh về kiến thức pháp luật có liên quan đến phòng chống HIV/AIDS được tốt hơn; họ hiểu được cách thức phòng tránh, chăm sóc , giúp đỡ người nhiễm căn bệnh này được nâng cao. Giúp họ thay đổi hành vi, nhận thức về đại dịch này, hiểu rõ thế nào là một cuộc sống lành mạnh, làm gì để ngăn ngừa và phòng chống HIV.Các tuyên truyền viên được trang bị kiến thức, kinh nghiệm tiếp xúc với người nhiễm bệnh để đưa họ về với cộng đồng và tinh thần “Sống chung với AIDS”, đưa những người chồng, con của họ về với cuộc sống lành mạnh, chung sức xây dựng gia đình hạnh phúc, thực hiện hành vi an toàn – nói không với ma túy.

Vì một cộng đồng không có HIV/AIDS

Tập huấn thay đổi hành vi, nhận thức về HIV/AIDS của phụ nữ tỉnh Cao Bằng

Thời gian:

2004 - 2005Địa điểm thực hiện:

Trên địa bàn tỉnh Cao BằngĐơn vị thực hiện:

Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Cao Bằng

Page 31: NGÀY SÁNG TẠO VIỆT NAM - …siteresources.worldbank.org/.../Resources/VIDBrochureVN.pdfbiết tự vượt qua số phận, trang bị kiến thức về nghề, tự kiếm

31Ngày Sáng tạo Việt Nam

Thời gian:

2004 - 2005Địa điểm thực hiện:

Trường PTTH Nguyễn Gia Thiều, Trường PTTH Nguyễn Thụy và Trung tâm Giáo dục thường xuyên Việt Hưng, của quận Long Biên, TP Hà NộiĐơn vị thực hiện:

Nhóm Nối vòng tay lớn

Với mục tiêu là giúp mọi người sống an toàn, sống có ích, biết phòng tránh HIV/AIDS, Dự án đã giúp cho hàng nghìn học sinh tại các trường học biết cách nhận biết và phòng tránh căn bệnh thế kỷ này. Qua đó, góp phần giảm tỷ lệ lây nhiễm HIV trong thanh thiếu niên, học sinh. Thành công của Dự án là đã lôi cuốn được sự tham gia đông đảo của thanh niên, học sinh trong việc tham gia các Chương trình và chính sách liên quan tới HIV/AIDS giành cho thanh thiếu niên. Từ đó, chia sẻ với cộng đồng những kiến thức và kỹ năng trong các vấn đề liên quan tới nạn đại dịch này và biết cách tự bảo vệ mình trước những nguy cơ lây nhiễm căn bệnh này.

Huấn luyện, thông tin, truyền thông, nghiên cứu can thiệp và phát triển cộng đồng trong các lĩnh vực dự phòng và chăm sóc về HIV, sức khỏe sinh sản và tình dục, các nhóm chung sống với HIV. Không ngừng tạo điều kiện để nâng cao năng lực của các thành viên là người chung sống với HIV. Qua thực hiện Dự án, những người nhiễm HIV và thân nhân của họ có khả năng tư vấn và chăm sóc tại nhà. Những gia đình có người nhiễm HIV được hỗ trợ vốn để sản xuất hoặc kinh doanh nhỏ, giúp giảm bớt khó khăn về kinh tế trong việc điều trị bệnh.Các cơ quan thực hiện có được một nền tảng về kiến thức và kỹ năng vững chắc trong chăm sóc và tư vấn về căn bệnh thế kỷ này.

Dự án nâng cao nhận thức về thực hành các hành vi an toàn để

phòng tránh HIV/AIDS

Những người tình nguyện không ngừng nâng cao năng lực phòng chống AIDS

Thời gian:

2004 - 2005Địa điểm thực hiện:

Quận Hoàn Kiếm, TP Hà NộiĐơn vị thực hiện:

Trung tâm huy động cộng đồngViệt Nam phòng chống HIV/AIDS (VICOMC); Nhóm Bạn giúp bạn quận Hoàn Kiếm; Trung tâm Y tế quận Hoàn KiếmNgười chịu trách nhiệm:Dược sĩ Nguyễn Thị Hoàng Oanh, Phó giám đốc Trung tâm VICOMC

Page 32: NGÀY SÁNG TẠO VIỆT NAM - …siteresources.worldbank.org/.../Resources/VIDBrochureVN.pdfbiết tự vượt qua số phận, trang bị kiến thức về nghề, tự kiếm

32 Ngày Sáng tạo Việt Nam

Thời gian:

2004 - 2005Địa điểm thực hiện:

Tại chợ Nà Tấu, huyện Điện Biên Đông; chợ Minh Thắng, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện BiênĐơn vị thực hiện:

Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em, tỉnh Điện Biên

Hoạt động vào các phiên chợ, Câu lạc bộ hy vọng thông tin được đến nhiều người nhất về chăm sóc SKSS và HIV/AIDS cho các vị thành niên và thanh niên, đặc biệt là nữ thanh niên người dân tộc ở các vùng sâu, vùng xa; về kinh nghiệm làm ăn, phòng tránh HIV. Khá đông thanh niên tình nguyện tham gia Câu lạc bộ, số người xin tư vấn về HIV tăng; sự biến đổi nhận thức, hành vi về SKSS, phòng chống HIV/AIDS trong vùng được nâng cao. Sau một năm thực hiện Dự án, có tới 80% vị thành niên và thanh niên nhận được thông điệp truyền thông về Kế hoạch hóa gia đình, HIV và phát triển cộng đồng từ Câu lạc bộ. Hơn 40% áp dụng các ý tưởng, nhận thức vào cuộc sống làm ăn và phòng chống HIV/AIDS.

Đây là Dự án thể nghiệm thông qua việc xây dựng và thực hiện mô hình “Ngôi nhà tuổi trẻ”, nhằm nâng cao nhân thức về SKSS, dự phòng HIV/AIDS cho thanh niên và vị thành niên. Dự án đã tạo ra một sân chơi, diễn đàn, cơ hội cho những người đang sống chung với AIDS được thể hiện khả năng, nguyện vọng của mình. Giúp chia sẻ kinh nghiệm, góp phần hạn chế sự lây lan của HIV/AIDS trong cộng đồng; xóa bỏ sự mặc cảm, tự ti, sự kỳ thị của xã hội đối với những người đang sống chung với HIV. Liên kết các nhóm “Bạn giúp bạn” của các tỉnh về kinh nghiệm phòng chống căn bệnh này. Có được những bài học kinh nghiệm, những mô hình tốt về việc huy động những người bị HIV và cộng đồng vào công tác phòng tránh HIV.

Câu lạc bộ thanh niên tại các phiên chợ vùng cao

Cuộc thi giao lưu “ Vì chúng tôi và chúng ta”

Thời gian:

Từ tháng 5-2004 đến tháng 12-2004Địa điểm thực hiện:

TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, các tỉnh: Lai Châu, Quảng Trị, An Giang, Kiên Giang, Đồng ThápĐơn vị thực hiện:

Trung tâm Chăm sóc Sức khỏe vị thành niên và thanh niên của Trung ương Đoàn (Ngôi nhà Tuổi trẻ)

Page 33: NGÀY SÁNG TẠO VIỆT NAM - …siteresources.worldbank.org/.../Resources/VIDBrochureVN.pdfbiết tự vượt qua số phận, trang bị kiến thức về nghề, tự kiếm

33Ngày Sáng tạo Việt Nam

Thời gian:

2004 - 2005Địa điểm thực hiện:

Tại thành phố Nha Trang, huyện Ninh Hòa, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh HòaĐơn vị thực hiện:

Trung tâm truyền thông Giáo dục sức khỏe tỉnh Khánh HòaNgười chịu trách nhiệm về Dự án:Bác sĩ Tôn Thất Toàn, Giám đốc Trung tâm

Theo đánh giá, Khánh Hòa là tỉnh có nhiều người thuộc nhóm MSM (Nhóm đồng tính, có nguy cơ rất cao để lây nhiễm HIV/AIDS). Nhóm này không thích bộc lộ mình, họ phải che đậy các hoạt động tình dục không an toàn của mình. Dự án là diễn đàn tham gia hoạt động chống HIV/AIDS của nhóm người này, họ có cơ hội được tiếp cận với các thông tin về SKSS, tình dục an toàn, xóa bỏ định kiến của xã hội về họ. Dự án đã được những người MSM tự nguyện tham gia tích cực. Bước đầu đã xây dựng được một mô hình phòng chống HIV mới, tạo ra một hiệu ứng mới, qua đó sẽ nhân rộng ra trên các địa bàn khác với tính khả thi cao.

Giúp thanh niên khuyết tật và thanh niên vùng giáo dân của tỉnh hiểu rõ về những vấn đề liên quan đến SKSS và tình dục an toàn, để họ tự kiểm soát tốt sức khỏe cũng như cuộc sống của mình. Nhận thức rõ mối nguy hiểm của đại dịch HIV và biết cách phòng tránh nó. Các đào tạo viên tại Câu lạc bộ được trang bị tốt về các kiến thức có liên quan để có kỹ năng tuyên truyền, tập huấn lại cho những người khác. Mối liên hệ với Hội thanh niên sẽ giúp họ có thêm thông tin về Dự án, về cách phòng tránh HIV/AIDS cho cộng đồng.

Giáo dục phòng chống HIV/AIDS trong nhóm MSM và hỗ trợ tư vấn chăm sóc

cho gia đình người nhiễm HIV/AIDS

Cung cấp kiến thức phòng chống HIV/AIDS cho thanh niên khuyết tật

(đặc biệt là thanh niên khiếm thính) và thanh niên có hoàn cảnh khó

khăn ở Thái Bình

Thời gian:

2004 - 2005Địa điểm thực hiện:

Tại các huyện Hưng Hà, Thái Thụy, Vũ Thư,Quỳnh Phụ, Tiền Hải, Kiến Xương, Đông Hưng, thị xã Thái BìnhĐơn vị thực hiện:

Câu lạc bộ thanh niên khuyết tật tỉnh Thái Bình.Người chịu trách nhiệm: Đặng Hương Giang, Chủ nhiệm Câu lạc bộ

Page 34: NGÀY SÁNG TẠO VIỆT NAM - …siteresources.worldbank.org/.../Resources/VIDBrochureVN.pdfbiết tự vượt qua số phận, trang bị kiến thức về nghề, tự kiếm

34 Ngày Sáng tạo Việt Nam

Thời gian:

2004 - 2005Địa điểm thực hiện:

Trường dạy trẻ điếc, Khu E, phường Cát Bi, quận Sơn Hải, TP.Hải PhòngĐơn vị thực hiện:

Câu lạc bộ người điếc Hải PhòngNgười chịu trách nhiệm: Ông Vũ bạch Kim, Chủ nhiệm Câu lạc bộ, Bà Đặng Thị Minh Hiệu trưởng Trường dạy trẻ điếc Hải Phòng

Với những đặc điểm của mình, người điếc hiểu về HIV còn rất hạn chế. Những em gái câm điếc rất có nguy cơ bị xâm hại về tình dục và khả năng nhiễm HIV cao.Thông qua ngôn ngữ riêng, Dự án đã giúp người điếc hiểu kỹ hơn về HIV, nguy cơ lấy nhiễm, qua đó có thái độ đúng để tự bảo vệ mình. Đội ngũ tuyên truyền viên là người điếc nắm được cách thức hành động và các phương pháp tuyên truyền trong cộng đồng; có kinh nghiệm trong việc tổ chức và uy tín đối với cộng đồng ở các địa phương trong việc hướng dẫn người điếc thực hiện phòng chống HIV/AIDS bằng phương pháp riêng của họ mà người bình thường không thể làm được.. Đồng thời những người câm điếc có cơ hội được giao lưu, học hỏi lẫn nhau, cùng giúp nhau hòa nhập tốt với cộng đồng, xã hội.

Đây là một Website về HIV/AIDS do các chuyên gia tư vấn, các bác sĩ, những người nhiễm HIV thực hiện. Với những tiện ích ưu việt của nó sẽ giúp thông tin đến mọi người , để những người nhiễm và không nhiễm HIV có cơ hội giao lưu, trao đổi, chia sẻ tình cảm cho nhau. Người nhiễm HIV được trang bị những kiến thức cần thiết giúp chống lại bệnh, phòng ngừa sự lây lan ra gia đình và cộng đồng. Người thân của họ có kiến thức cần thiết giúp chăm sóc họ, đồng thời biết tự bảo vệ mình tránh khỏi nguy cơ lây nhiễm Các nhà hoạch định chính sách có một nguồn thông tin đầy đủ để có một cái nhìn khái quát về thực trạng, từ tiếng nói của những người nhiễm bệnh, để có thể đưa ra các quyết sách đúng đắn, phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của người bệnh và cộng đồng.

Nâng cao kiến thức hiểu biết về HIV/AIDS cho người điếc để họ tự bảo vệ

mình và bảo vệ cộng đồng

Dự án Phòng chống HIV/AIDS trực tuyến

Thời gian:

2004 - 2005Địa điểm thực hiện:

Tại địa chỉ www.hiv.com.vnvà www.hiv.info.vnĐơn vị thực hiện:

Công ty TNHH Điểm tin V.N.R

Page 35: NGÀY SÁNG TẠO VIỆT NAM - …siteresources.worldbank.org/.../Resources/VIDBrochureVN.pdfbiết tự vượt qua số phận, trang bị kiến thức về nghề, tự kiếm

35Ngày Sáng tạo Việt Nam

Thời gian:

2004 - 2005Địa điểm thực hiện:

Tất cả thính giả theo dõi Chương trình phát thanh trên sóng FM thuộc tầm phủ sóng trong tỉnh Sóc TrăngĐơn vị thực hiện:

Đài phát thanh truyền hình Sóc Trăng

Nâng cao nhận thức kiến thức của nhân dân về căn bệnh HIV. Từ đó góp phần giảm thiểu nguy cơ lây truyền HIV trong cộng đồng. Nâng cao kỹ năng kết hợp trong hoạt động thực tế của những người làm công tác truyền thông về các chương bảo vệ sức khỏe, y tế thường thức cho phóng viên, biên tập viên và những người làm công tác y tế cộng đồng.Khắc phục tính phong trào, thời vụ không ổn định của hoạt động truyền thông phòng chống HIV hiện nay. Làm tiền đề cho sự đóng góp, hỗ trợ và nỗ lực từ mọi tầng lớp nhân dân, các tổ chức xã hội đối với người nhiễm HIV.

Qua sinh hoạt câu lạc bộ đã tạo ra sự tin tưởng, cởi mở giữa những người nhiễm HIV/AIDS với thân nhân của họ với nhau và với chuyên gia Y tế, tâm lý xã hội, để làm cơ sở cho các hoạt động về vấn đề này tại các cộng đồng tốt hơn. Bằng những bài học, kinh nghiệm đau lòng do chính những người nhiễm HIV thực hiện, kết hợp với những kiến thức hiểu biết về căn bệnh đại dịch thế kỷ này mà họ thu được qua sinh hoạt tại Câu lạc bộ và các kênh thông tin khác sẽ là những bài học thiết thực, bổ ích để tuyên truyền, cảm hóa các đối tượng khác có nguy cơ cao tự đề phòng, xa lánh và nói không với ma túy, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác để tránh nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS.

Nâng cao hiệu quả công tác truyền thông ngăn chặn HIV/AIDS, giảm thái độ

kỳ thị và phân biệt đối xử với những người nhiễm HIV/AIDS với Chương trình

phát thanh tương tác trực tiếp

Câu lạc bộ những người nhiễm HIV/AIDS

Thời gian:

2004 - 2005Địa điểm thực hiện:

Khoa truyền nhiễm, Bệnh viện Đống Đa, Hà NộiĐơn vị thực hiện:

Bệnh viện Đống Đa và Hội tình nghĩa Hà NộiNgười chịu trách nhiệm: Bác sĩ, Tiến sĩ Lê Hưng, Phó giám đốc Bênh viện Đống Đa, Chủ tịch Hội tình nghĩa Hà Nội

Page 36: NGÀY SÁNG TẠO VIỆT NAM - …siteresources.worldbank.org/.../Resources/VIDBrochureVN.pdfbiết tự vượt qua số phận, trang bị kiến thức về nghề, tự kiếm

36 Ngày Sáng tạo Việt Nam

Thời gian:

2004 - 2005Địa điểm thực hiện:

Thôn La Dương, xã Dương Nội, huyện Hòa Đức, Hà Tây (cũ)Đơn vị thực hiện:

Đội chèo thôn La Dương, xã Dương Nội

Qua các buổi biểu diễn nội dung vở chèo giúp mọi người trong xã hội thấy rõ hơn nguy cơ của nạn dịch HIV đang tới địa phương, nhất là qua con đường ma túy; tuyên truyền ý tưởng về một mô hình cai nghiện tại cộng đồng; những việc cần làm để tạo khả năng hòa nhập cho người nghiện ma túy tại địa phương. Thức tỉnh đông đảo nhân dân với thông điệp: “Mỗi gia đình – một pháo đài ngăn chặn hiểm họa ma túy, mại dâm, HIV/AIDS”. Giúp mọi người nhận thấy rõ tầm quan trọng từ trách nhiệm giáo dục phòng ngừa đến mở hướng cho con cái được cai nghiện hoặc chữa trị tại gia đình và cộng đồng. Về vai trò của chính quyền, các đoàn thể xã hội tròng ngặn chặn, phòng chống đại dịch thế kỷ này như thế nào.

Tác động trực tiếp và sâu sắc đến nhóm người đã bị nhiễm HIV, bao gồm những phụ nữ trước đây hành nghề mại dâm, nghiện ma túy và số trẻ em nhiễm HIV bị bỏ rơi hoặc mồ côi cha mẹ. Thông qua Dự án, trẻ em nhiễm HIV, và bệnh nhân AIDS được chăm sóc tốt hơn. Chị em được tư vấn những khiến thức cần thiết về SKSS và HIV, cảm thấy được chia sẻ và yên tâm hơn nhờ những can thiệp của Dự án, họ cũng biết cách chăm sóc sức khỏe cho mình, chuẩn bị cho quá trình tái hòa nhập cộng đồng và biết cách phòng chống lây nhiễm HIV ra cộng đồng.

Phát huy ưu thế nghệ thuật của địa phương (sáng tác, trình diễn vở chèo

mới) để truyền tải thông điệp phòng chống nạn dịch HIV/AIDS

Chăm sóc và hỗ trợ cho trẻ em và phụ nữ bị nhiễm HIV/AIDS

Thời gian:

2004 - 2005Địa điểm thực hiện:

TXã Yên Bài, huyện ba Vì, tỉnh Hà Tây (cũ)Đơn vị thực hiện:

Trung tâm giáo dục lao động xã hội số II, Hà NộiNgười chịu trách nhiệm: Nguyễn Thị Phương - Giám đốc Trung tâm

Page 37: NGÀY SÁNG TẠO VIỆT NAM - …siteresources.worldbank.org/.../Resources/VIDBrochureVN.pdfbiết tự vượt qua số phận, trang bị kiến thức về nghề, tự kiếm

37Ngày Sáng tạo Việt Nam

Thời gian:

12 tháng, từ tháng 7-2004đến tháng 7-2005Địa điểm thực hiện:

TP Hà Nội, tỉnh Hà Tây (cũ), tỉnh Vĩnh PhúĐơn vị thực hiện:

Ban nhạc Khát vọng Ánh sáng – Hội người mù Hà Nội

Qua lời ca, tiếng hát đã khuyến khích, động viên những người khiếm thị nói riêng và người tàn tật nói chung tự tin, vươn lên bình đẳng và hòa nhập trong cuộc sống của cộng đồng và xã hội. Đã thực hiện được 36 buổi biểu diễn ca nhạc với nội dung tuyên truyền chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV. Ý nghĩa nhân văn của Dự án ở chỗ, đây còn là cơ hội để người tàn tật và người bình thường giao lưu với nhau, tạo điều kiện nâng cao kiến thức của người bình thường về người tàn tật và năng lực của họ. Người tàn tật đựoc tạo cơ hội học hỏi thông tin, những kỹ năng cần thiết trong việc phòng chống HIV/AIDS, chống sự kỳ thị với người nhiễm HIV; tổ chức ủng hộ, khuyên góp những người tàn tật và trẻ em mồ côi bị nhiễm căn bệnh nan y này.

Cung cấp cho người nghèo, người thiệt thòi, đồng bào dân tộc những cơ hội để họ tự nâng cao năng lực, quyền lực, thông qua học tập, sinh hoạt cộng đồng về những vấn đề thiết thực trong cuộc sống. Giúp cho những người nhiễm HIV vượt qua sự kỳ thị, xa lánh và phân biệt đối xử để sống tích cực. Huy động sức mạnh cộng đồng trong phòng chống HIV/AIDS. Đã thực hiện 8 lớp học với hơn 200 người tham gia, trong đó 35 người của 3 xã trên được huấn luyện để trở thành những hướng dẫn viên phòng chống HIV/AIDS tại cộng đồng; 60% số người được hưởng lợi từ Dự án trên. Những người bị nhiễm HIV, nghiện ma túy có ý thức bảo vệ cộng đồng hơn.

Dự án dành cho người khuyết tật và trẻ em bằng một số hoạt động văn hóa,

văn nghệ nhằm nâng cao khả năng phòng tránh lây nhiễm, chống kỳ thị và

phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS

Lớp học phát triển cộng đồng ở miền núi với giáo dục phòng chống HIV cho

dân tộc ít người Pà Thẻn, tỉnh Hà Giang

Thời gian:

2004 - 2005Địa điểm thực hiện:

Tại các xã Tân Trịnh, Tân Bắc, Tân Lập, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà GiangĐơn vị thực hiện:

Trung tâm UNESCO giáo dục không chính quy – UCNEV

Page 38: NGÀY SÁNG TẠO VIỆT NAM - …siteresources.worldbank.org/.../Resources/VIDBrochureVN.pdfbiết tự vượt qua số phận, trang bị kiến thức về nghề, tự kiếm

38 Ngày Sáng tạo Việt Nam

Phát triển mạng lưới liên minh Câu lạc bộ đồng cảm

Thời gian:

Tháng 6 và 7 năm 2004Địa điểm thực hiện:

TP. Hà Nội, Hải Phòng, các tỉnh Quảng Ninh, Thái Nguyên, Khánh HòaĐơn vị thực hiện:

Ban Gia đình – Xã hội, Hội LHPN Việt Nam

Mỗi tỉnh, thành phố trên đã xây dựng được 2 Câu lạc bộ. Chi hội tại 5 tỉnh thành trên được thiết lập và củng cố, trên cơ sở đó đã thành lập được Ban chủ nhiệm Liên minh Câu lạc bộ đồng cảm quốc gia. Số thành viên tham gia CLB ở các tỉnh tăng nhanh. Dự án có tác dụng nhất định đến các nhà hoạch định chính sách thay đổi cách nhìn nhận và đưa ra những chính sách phù hợp, phát huy tính tích cực của những người nhiễm hoặc những người chịu sự tác động của HIV/AIDS. Thành công của Dự án đã giúp cho Hội LHPN nhân rộng ra khắp cả nước. Thu hút nhiều hơn sự quan tâm, hỗ trợ tài chính của các tổ chức xã hội trong nước và quốc tế nhằm duy trì và phát triển mô hình, mạng lưới CLB ở các địa phương khác.

Qua vở diễn đã tạo được dấu ấn trong người hưởng lợi và khán giả về thái độ thông cảm, thay đổi nhận thức với những người nhiễm HIV, nghiện hút và gái mại dâm. Vở diễn đã được truyền bá, lưu diễn tại nhiều trung tâm giáo dục 05-06 ở TP Đà Nẵng và các địa phương có yêu cầu, được đánh giá cao về nội dung và hiệu quả tuyên truyền. Dự án có tác động trực tiếp tới hơn 750 người, gồm 500 người là học viên tại các trung tâm 05-05 và hơn 250 người khác ngoài trung tâm.

Sáng tạo, dàn dựng và trình diễn vở Kịch dân ca miền Trung về Đề tài

chống kỳ thị, phân biệt đối xử cho những người nhiễm HIV, nghiện

hút và gái mại dâm

Thời gian:

2004 - 2005Địa điểm thực hiện:

Trung tâm giáo dục dạy nghệ 05-06 thôn Phò Nam, xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, TP. Đà NẵngĐơn vị thực hiện:

Chi hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam tại TP Đà Nẵng và Trung tâm giáo dục dạy nghề 05-06 xã Hòa Bắc

Page 39: NGÀY SÁNG TẠO VIỆT NAM - …siteresources.worldbank.org/.../Resources/VIDBrochureVN.pdfbiết tự vượt qua số phận, trang bị kiến thức về nghề, tự kiếm

39Ngày Sáng tạo Việt Nam

Thời gian:

2004 - 2005Địa điểm thực hiện:

Tỉnh Thừa Thiên Huế, trong đó tập trung vào địa bàn thành thịĐơn vị thực hiện:

Ban Tư tưởng – Văn hóa tỉnh Đoàn Thừa Thiên HuếCá nhân chịu trách nhiệm: Dương Văn An, Trưởng ban Tư tưởng – Văn hóa

Có 50.000 người được tiếp cận và tìm hiểu nội dung tuyên truyền giáo dục, nâng cao kiến thức về HIV,AIDS từ giáo trình điện tử. Tổ chức thành công cuộc thi trên truyền hình, được dư luận xã hội đánh giá cao. Với hơn 5000 phiếu trắc nghiệm, đã có trên 95% số phiếu trả lời đúng 90 câu hỏi trên phiếu. Giúp những người nhiễm HIV, những đối tượng có nguy cơ nhiễm căn bệnh này cao được tiếp cận, thay đổi thái độ, hành vi trước các nguy cơ cao dẫn đến lây nhiễm HIV,AIDS và tuyên truyền cho nhiều người khác biết về những kiến thức đã được tiếp cận để biết được cách phòng ngừa căn bệnh thế kỷ này.

Có hơn 50 người nhiễm HIV/AIDS tham gia vào các hoạt động tuyên truyền phòng chống căn bệnh thế kỉ này bằng nhiều hình thức khác nhau qua hộp thư thoại. Xây dựng được một nhóm hợp tác, hỗ trợ nhau chặt chẽ hơn, hiệu quả hơn của những người nhiễm HIV/AIDS để biết cách chia sẻ, giải quyết những căng thẳng tâm lý theo hướng tích cực hơn.

Tuyên truyền và tư vấn từ xa về HIV/AIDS bằng giáo trình điện tử

Diễn đàn của những người chung sống với HIV, AIDS

Thời gian:

12 tháng ( từ 8 – 2004 đến 7 – 2005 )Địa điểm thực hiện:

Thành phố Hà NộiĐơn vị thực hiện:

Tổ hợp thư thoại CSAGA ( Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng khoa học về Giới – Gia đình – Phụ nữ và vị thành niên )Người chịu trách nhiệm: Đặng Minh Huệ - Cố vấn chuyên môn của hộp thư

Page 40: NGÀY SÁNG TẠO VIỆT NAM - …siteresources.worldbank.org/.../Resources/VIDBrochureVN.pdfbiết tự vượt qua số phận, trang bị kiến thức về nghề, tự kiếm

40 Ngày Sáng tạo Việt Nam

Thời gian:

Từ tháng 6-2004 đến tháng 3-2005Địa điểm thực hiện:

Thành phố Hà NộiĐơn vị thực hiện:

Công ty Cổ phần phát triển công nghệ Hà Thành và Đài Truyền hình Hà Nội

Hơn 14 triệu dân tại Hà Nội và một số tỉnh đồng bằng Bắc Bộ được tiếp nhận các thông tin liên quan đến HIV/AIDS, đặc biệt là các đối tượng có khả năng lấy nhiễm cao như: Học sinh, sinh viên các trường Đại học, Trung học chuyên nghiệp, dạy nghề biết được mức độ nguy hiểm và cách phòng tránh ma túy, mại dâm, truy cập thông tin. Cho phép nhiều người có thể cùng lúc truy cập hộp thoại chuyển gói thông tin nghe được đến cho bạn bè, người thân, góp phần nhân rộng ra cộng đồng, làm thay đổi cách nghĩ và cách phòng, chống nạn đại dịch và chăm sóc người bệnh của người thân khi bị nhiễm HIV/AIDS.

Người dân khu xóm Làng Ma có khả năng và thực hiện các hoạt động công tác truyền thông – tư vấn – chăm sóc về HIV/AIDS; thay đổi về cách sống và sẵn sàng chia sẻ, hỗ trợ người bị nhiễm HIV trong khu xóm. Nhóm thanh, thiếu niên biết và thực hành các kỹ năng phòng chống lây nhiễm HIV. Người dân tự tin góp phần cải thiện tính dân chủ và thực hiện dân chủ trên địa bàn khu dân cư. Qua Dự án, rút ra những kinh nghiệm, bài học cụ thể “Người nghèo giúp người nghèo” phòng HIV/AIDS, để có thể nhân rộng ra các địa bàn trong TP Hồ Chí Minh và các nơi khác trong cả nước.

Sống với AIDS – Call link

Khu xóm nghèo tham gia phòng chống HIV/AIDS

Thời gian:

2004 - 2005Địa điểm thực hiện:

Xóm Làmg Ma, phường 12, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí MinhĐơn vị thực hiện:

Chương trình AIDS thuộc Văn phòng TP. Hồ Chí Minh và Trung tâm huy động cộng đồng Việt Nam phòng chống HIV/AIDS (VICOMC)Người chịu trách nhiệm: Nguyễn Thị Kim Dung - trợ lý Chương trình AIDS và Phạm Thanh Vân - chủ nhiệm Chương trình

Page 41: NGÀY SÁNG TẠO VIỆT NAM - …siteresources.worldbank.org/.../Resources/VIDBrochureVN.pdfbiết tự vượt qua số phận, trang bị kiến thức về nghề, tự kiếm

41Ngày Sáng tạo Việt Nam

Thời gian:

12 thángĐịa điểm thực hiện:

xã Viên Bình, Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc TrăngĐơn vị thực hiện:

Ban Vì sự tiến bộ Phụ nữ tỉnh Sóc Trăng

Đã mở được nhiều lớp tập huấn kiến thức, tờ bướm tuyên truyền về con đường lấy nhiễm HIV/AIDS; về cách phòng bệnh cho bà con đồng bào Khơ-me, giúp họ chủ động trong việc phòng bệnh, giảm sự kỳ thị của cộng đồng đối với người bệnh và gia đình người bệnh. Thành lập Câu lạc bộ dạy nghề và Hỗ trợ việc làm, cho các bệnh nhân HIV của xã, giúp cho họ hòa nhập vào cuộc sống cộng đồng để sống có ích hơn, giảm được gánh nặng về kinh tế cho gia đình và xã hội. Qua hội thi vẽ tranh tuyên truyền “ Vì một cộng đồng không nhiễm HIV/AIDS”, đã thu hút sự tham gia của hàng trăm bà con tham gia chiến dịch phòng chống HIV ngày càng cao.

Nâng cao nhận thức và sự tham gia của người dân xã Viên Bình, huyện Mỹ

Xuyên, tỉnh Sóc Trăng trong việc phòng chống HIV/AIDS

Page 42: NGÀY SÁNG TẠO VIỆT NAM - …siteresources.worldbank.org/.../Resources/VIDBrochureVN.pdfbiết tự vượt qua số phận, trang bị kiến thức về nghề, tự kiếm

42 Ngày Sáng tạo Việt NamNgày Sáng tạo Việt Nam42

Ngày Sáng tạo Việt Nam 2005

Page 43: NGÀY SÁNG TẠO VIỆT NAM - …siteresources.worldbank.org/.../Resources/VIDBrochureVN.pdfbiết tự vượt qua số phận, trang bị kiến thức về nghề, tự kiếm

43Ngày Sáng tạo Việt Nam

“Hành động vì môi trường“Chủ đề của cuộc thi năm 2005 là

“Hành động vì môi trường” với ba

chủ đề nhỏ: (i) “Quản lý chất thải

rắn”; (ii) “Sử dụng hợp lý nguồn tài

nguyên thiên nhiên”; và (iii) “Thu

hút sự tham gia của cộng đồng

trong việc kiểm soát những vấn đề

môi trường”.

Chiều 16/6, cuộc thi Ngày Sáng tạo Việt Nam 2005 do Ngân hàng Thế giới

và Bộ Tài nguyên Môi trường đồng tổ chức đã khép lại với tổng số giải

thưởng trị 5,3 tỷ đồng được trao cho các Dự án của 37 tổ chức và cá nhân.

Trong đó, Dự án giáo dục môi trường thông qua hoạt động ngoại khóa cho

học sinh tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm tại TPHCM được nhận số tiền tài trợ

cao nhất, lên tới 12.658 USD (tương đương 200 triệu đồng). Dự án nhỏ nhất

được tài trợ với số tiền 1.131 USD (tương đương 17.872.000 đồng) là ý tưởng

xây dựng website “Hà Nội xanh - Hà Nội tài nguyên và môi trường”. Số tiền

tài trợ sẽ được các chủ Dự án dùng để triển khai các ý tưởng của mình, dưới

sự giám sát của các nhà tổ chức và tài trợ.

Trong số các đề án đoạt giải, nhiều sáng kiến có ý nghĩa thực tiễn cao như

đề án Tận dụng cát thải rửa tàu để đóng gạch block, của nhóm sinh viên

khoa Kinh tế Vận tải biển, ĐH Hàng hải Việt Nam. Hay một sáng kiến đáng

lưu ý khác nữa là đề án Xây dựng hàng rào xanh vùng trọng điểm dioxin,

huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế).Nhiều Dự án khác cũng trực tiếp cải thiện

cuộc sống của người dân như Dự án sản xuất rau an toàn ở phường Túc

Duyên, thành phố Thái Nguyên; Dự án truyền thông môi trường theo lối

truyền khẩu, hoặc Xây dựng mô hình phân loại rác thải sinh hoạt trong

chung cư cao tầng tại Hà Nội...

Ngày Sáng tạo Việt Nam 43

Page 44: NGÀY SÁNG TẠO VIỆT NAM - …siteresources.worldbank.org/.../Resources/VIDBrochureVN.pdfbiết tự vượt qua số phận, trang bị kiến thức về nghề, tự kiếm

44 Ngày Sáng tạo Việt Nam

Làm xanh sạch hơn Khu bảo tồn vịnh biển Nha Trang

Thời gian:

2005 - 2006Địa điểm thực hiện:

Đảo Hòn Một - Vịnh Nha Trang - TP Nha TrangĐơn vị thực hiện:

Ông Trương Kỉnh

Lợi ích mà dự án đưa lại là giảm thiểu tối đa lượng rác thải ở đảo Hòn Một, cải thiện thu nhập và tăng thêm kiến thức về môi trường cho dân cư trong vùng. Do đó, trong tương lai không xa, ngày sẽ càng có nhiều khách du lịch đến với vùng Vịnh này hơn. Đây cũng sẽ là một ví dụ điển hình về mô hình quản lý rác thải thành công cho các hòn đảo khác noi theo và học tập.

Dự án xây dựng cây bầu Dó phủ xanh 3000 ha rừng đầu nguồn góp phần làm cho môi trường ngày càng thêm bền vững. Tăng hiệu suât phát điện và nâng công suất lắp máy cho trạm thủy điện lên 800 kw và mở rộng được diện tích tưới 100ha so với trước đây. Trồng xen phủ cây Mây dưới các tán cây bầu Dó, giúp tăng độ che phủ của đất và giữ độ ẩm, hạn chế lũ quyết vào mùa mưa, cây Mây sau thu hoạch sẽ được cung cấp cho xí nghiệp mây tre của hợp tác xã làm hàng thủ công mỹ nghệ. Trầm hương có giá trị kinh tế cao trong ngành dươc, dầu trầm được thu hoạch từ những cây bầu Dó đã được trồng.Dự án giúp cho cộng đồng xã viên HTX Duy Sơn trồng, chăm sóc, bảo vệ, thu hoạch hợp lý nguồn tài nguyên tái tạo một cách bền vững. Đồng thời nâng cao nhận thức cho người dân, xã viên phải có hành động thiết thực bảo vệ môi trường “ Rừng , đất, nước” ngày càng bền vững.

Sáng tạo vì cuộc sống cho một môi trường xanh bền vững

Thời gian:

Từ 2/4/2005 đến 5/4/2006Địa điểm thực hiện:

Thôn Chiêm Sơn, xã Duy Sơn, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng NamĐơn vị thực hiện:

Hợp tác xã dịch vụ sản xuất kinh doanh tổng hợp Duy Sơn II, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam

Giới thiệu Dự án 2005

Page 45: NGÀY SÁNG TẠO VIỆT NAM - …siteresources.worldbank.org/.../Resources/VIDBrochureVN.pdfbiết tự vượt qua số phận, trang bị kiến thức về nghề, tự kiếm

45Ngày Sáng tạo Việt Nam

Thời gian:

Từ tháng 9/2005 đến tháng 9/2006 Địa điểm thực hiện:

Thôn Bãi Thảo, xã Bắc An, huyện Chí Linh, Hải DươngĐơn vị thực hiện:

Trung tâm môi trường và lâm sinh nhiệt đới (TROSERC) – số 21 Thủ Lệ - Ngọc Khánh – Ba Đình – Hà Nội

Ngoài 2 vấn đề mà Dự án giải quyết được là tăng năng suất lên >= 1500 kg/ha,và năng suất thu nhặt >= 30 kg/công, thì Dự án còn có ý nghĩa bảo vệ hệ sinh thái rừng dẻ tái sinh thuần loại hàng trăm nghìn ha từ miền Trung trở ra với giá trị nhiều mặt là rất lớn:

Nguồn tài nguyên được bảo vệ bền vững nhờ lợi ích kinh tế và môi trường gắn với cuộc sống của cộng đồng chấm dứt tình trạng phá rừng dẻ tái sinh để trồng cây ăn quả. Thu nhặt hạt dẻ bằng biện pháp mà Dự án áp dụng sẽ giữ được lớp thảm tươi dưới tán vừa chống được xói mòn vừa giữ cân bằng hệ sinh vật hạn chế tối đa nạn sâu bệnh đối với rừng thuần loại đã hay xảy ra.

Dự án thành công sẽ có cơ hội rất thuận lợi cho việc ứng dụng rộng rãi đến các địa phương.

Cải thiện môi trường sinh thái tại nông thôn: Môi trường đất, môi trường nước và sự đa dạng sinh học. Xử lý phế thải nông nghiệp bằng phương pháp ủ tạo ra phân hữu cơ phục vụ sản xuất nông nghiệp, đem lại sự phì nhiêu cho đất.Giúp cho nông dân làm quen với phương pháp sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường và sản xuất bền vững.Tăng thu nhập bền vững cho người nông dân.Dự án thành công và sẽ có tác động trực tiếp đến các hộ nông dân đang sản xuất thâm canh lúa tại đồng bằng Bắc bộ.

Mô hình tăng thu nhập từ rừng dẻ để cộng đồng sử dụng và quản lý bền

vững dẻ tái sinh thuần loại – nguồn tài nguyên rừng vô giá

Sản xuất lúa hữu cơ sử dụng phân ủ từ phế thải nông nghiệp

Thời gian:

12 tháng (1/2005 đến 12/2005)Địa điểm thực hiện:

Tại 3 thôn Nghi Vịnh, thôn Tuân Đạo và thôn Vĩnh Lộc thuộc xã Nga Vịnh, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh HóaĐơn vị thực hiện:

Trung tâm Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (VAPEC) với trung tâm Phát triển và Hội nhập (bộ phận thành viên của VAPEC) là cơ quan thực hiện chính

Trung tâm các vấn đề Dân số, Xã hội và Môi trường, là cơ quan hỗ trợ

Viện Quản lý Châu Á là cơ quan hỗ trợ, bằng các chuyên gia, kiến thức và cũng như tài liệu

Page 46: NGÀY SÁNG TẠO VIỆT NAM - …siteresources.worldbank.org/.../Resources/VIDBrochureVN.pdfbiết tự vượt qua số phận, trang bị kiến thức về nghề, tự kiếm

46 Ngày Sáng tạo Việt Nam

Sử dụng vật liệu thay thế sẵn có tại địa phương để làm bếp cải tiến cho

người nghèo

Thời gian:

2005 - 2006Địa điểm thực hiện:

Xã A xing và xã Thanh – huyện Hường Hóa – tỉnh Quảng TrịĐơn vị thực hiện:

Trung tâm ứng dụng khoa học kỹ thuật Lâm nghiệp – 365 Minh Khai – Hà Nội – thuộc Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam – Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn

Giúp những người nông dân nghèo có thể dễ dàng tiếp cận với công nghệ đun nấu mới tiết kiệm, hợp vệ sinh và có lợi với môi trường Tạo cho Chương trình bếp đun cải tiến có khả năng phát triển bền vững. Giải quyết những khó khăn về vật liệu cho những người nông thôn miền núi.Đưa ra được mẫu thiết kế mới phù hợp với vật liệu sẵn có tại địa phương. Dự án có tính sáng tạo, nó đưa ra công nghệ mà hiện nay chưa có nơi nào phát triển công nghệ này. Người dân không phải mất tiền cũng vẫn có bếp cải tiến để đun, đơn giản hóa đến mức tối thiểu cho người dân có thể tự làm lấy; người dân có thể chủ động hoàn toàn và không bị phụ thuộc vào bất kì khâu nào (vật tư, kỹ thuật, tiền bạc…)

Dự án nhằm mục đích nâng cao hiệu quả quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên rừng và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người khiếm thị, khuyết tật tại huyện Vũ Quang tỉnh Hà Tĩnh. Dự án giúp tạo việc làm, tăng thu nhập cho những gia đình có người khuyết tật, góp phần cải thiện kinh tế cho gia đình họ. Tăng cường tình đoàn kết, tương trợ lẫn nhau trong phát triển sản xuất, góp phần xóa đói giảm nghèo. Ngoài ra, các hộ nuôi ong có sản phẩm mật ong sẽ tăng cường khả năng sử dụng mật ong, góp phần nâng cao sức khỏe, giảm bệnh tật, và sẽ giảm được chi phí chữa bệnh. Về mặt xã hội, Dự án giúp các hộ gia đình có thêm thu nhập, từ đó sẽ gián tiếp giảm được tỉ lệ học sinh bỏ học, nâng cao trình độ dân trí, ngoài ra còn giúp người khuyết tật vươn lên trong cuộc sống, bỏ được những tự ti, mặc cảm.

Nhân rộng mô hình nuôi ong để bảo vệ môi trường sinh thái rừng

Thời gian:

Từ tháng 6/2005 đến tháng 6/2006Địa điểm thực hiện:

Xã Hương Minh, Hương Điền, và thị trấn Hương Đại, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà TĩnhĐơn vị thực hiện:

Hội người mù huyện Vũ Quang – chủ tịch Nguyễn Văn Dũng

Page 47: NGÀY SÁNG TẠO VIỆT NAM - …siteresources.worldbank.org/.../Resources/VIDBrochureVN.pdfbiết tự vượt qua số phận, trang bị kiến thức về nghề, tự kiếm

47Ngày Sáng tạo Việt Nam

Thời gian:

Tháng 4/2005 đến tháng 3/2006Địa điểm thực hiện:

Xã Chiềng Bôm, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn LaĐơn vị thực hiện:

Ông Cao Đình Sơn

Dự án được thực hiện sẽ tạo thêm được nguồn thu nhập từ sản phẩm quả của 2 loài cây nói trên, làm giảm tác động của cộng đồng địa phương đến rừng, tạo nguồn củi từ việc tỉa cành cây được trồng xung quanh nương rẫy. Về khía cạnh môi trường, dự án giúp phủ xanh đồi trống, đồi trọc , hạn chế xói mòn, rửa trôi đất, tăng thể lượng nước ngầm tại khu vực dự án triển khai.

Dự án mang lại thay đổi về hành vi của cộng đồng và các bên có liên quan trong việc quản lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường của họ. Các cộng đồng tham gia Dự án, sẽ học hỏi được cách bảo vệ tài nguyên thiên nhiên mang tính cộng tác vì sinh kế và chất lượng cuộc sống của họ. Dự án thông qua các nỗ lực ủng hộ, sẽ thay đổi tư tưởng và nhận thức của những người làm chính sách ở mức quốc gia trong việc thiết lập chính sách về môi trường và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên (tập trung vào lâm nghiệp, phi gỗ, sử dụng đất, và các tài nguyên biển) đặc biệt là cho các hộ dân nghèo ở các dân tộc thiểu số. Dự án thông qua các ấn phẩm, cũng có thể vươn tới các tỉnh khác, các bên có liên quan và các cộng đồng khác ở Việt Nam và các quốc gia khác nhằm chia sẻ kinh nghiệm hay sáng kiến về bảo vệ và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên.

Đưa cây trám đen (Canarium nigrum Engler) và cây Me (Tamaridus indical)

vào canh tác nương rẫy của cộng đồng người Thái, xã Chiềng Bông, huyện

Thuận Châu, tỉnh Sơn La

Đưa cộng đồng vào công tác tuyên truyền vận động để củng cố việc quản lý

tài nguyên thiên nhiên

Thời gian:

Từ tháng 6/2005 đến tháng 12/2005Địa điểm thực hiện:

Thực hiện ở 2 tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam (Lào Cai, Hà Giang) và 1 tỉnh ở đồng bằng sông Hồng (Bắc Ninh)Đơn vị thực hiện:

Trung tâm Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (VAPEC) với trung tâm Phát triển và Hội nhập (bộ phận thành viên của VAPEC) là cơ quan thực hiện chính

Center for Population, Social and Enviroment Affairs (CSPE), là cơ quan hỗ trợ

Asian Institute of Management (AIM, Philippines), là cơ quan hỗ trợ, bằng các chuyên gia, kiến thức và cũng như tài liệu

Page 48: NGÀY SÁNG TẠO VIỆT NAM - …siteresources.worldbank.org/.../Resources/VIDBrochureVN.pdfbiết tự vượt qua số phận, trang bị kiến thức về nghề, tự kiếm

48 Ngày Sáng tạo Việt Nam

Tái sử dụng cát phun vỏ tàu để làm gạch block

Thời gian:

2005 - 2006Địa điểm thực hiện:

Nhà máy sửa chữa tàu biển Phà Rừng thị trấn Minh Đức, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải PhòngĐơn vị thực hiện:

Nhóm sinh viên khoa Kinh tế Vận tải biển trường Đại Học hàng hải Việt Nam. Nhóm trưởng: Nguyễn Minh Đức

Dự án không chỉ giải quyết vấn đề về chất thải rắn công nghiệp mà còn góp phần tuyên truyền cổ động cho việc sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên.Dự án tác động trực tiếp đến môi trường sống của dân cư thị trấn Minh Đức, môi trường làm việc của công nhân nhà máy sửa chữa tàu biển Phà Rừng. Việc giải quyết cát thải giúp nhà máy nâng cao năng lực sản xuất theo kế hoạch.Dự án còn có tác động tích cực đến ý thức môi trường của người dân thành phố Hải Phòng mà đặc biệt là tầng lớp học sinh, sinh viên, thanh niên.

Dự án giúp nâng cao nhận thức cho cộng đồng, thu hút sự tham gia của các doanh nghiệp liên quan (chế tạo xe, kinh doanh xăng dầu, sử dụng xe, kiểm định xe…) để họ đồng tình với việc nâng cao chất lượng nhiên liệu, nâng cao chất lượng xe.Dự án mang tính xã hội rộng lớn, giúp làm giảm đáng kể việc ô nhiễm môi trường do khí thải độc hại từ các phương tiện giao thông, giúp người dân có một môi trường sống trong lành, khỏe mạnh. Mặt khác, còn tạo được ý thức bảo vệ bầu khí quyển, bảo vệ môi trường trong mỗi người dân.

Vận động các doanh nghiệp chế tạo, lắp ráp, nhập khẩu ôtô / xe máy; kinh

doanh, nhập khẩu xăng dầu; kiểm định xe cơ giới; các tổ chức, cá nhân và cơ

quan Nhà nước…ủng hộ, tham gia và triển khai thực hiện lộ trình siết chặt

tiêu chuẩn khí thải theo tiêu chuẩn Châu Âu ( Euro Emission Standards) đối

với xe cơ giới nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng môi trường không khí

các đô thị Việt Nam

Thời gian:

12 thángĐịa điểm thực hiện:

Trên phạm vi cả nướcĐơn vị thực hiện:

Phòng môi trường cục Đăng kiểm Việt Nam

Đại diện Dự án “Hàng rào xanh dioxin” tại huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế

“Dự án trồng cây bồ kết và cây keo gai vừa mang tính bền vững vừa mang lại hiệu quả kinh tế và quyền lợi cho người dân địa phương. Tôi nghĩ rằng, điôxin không chỉ là vấn đề nóng của A lưới, mà còn với nhiều vùng của ở Việt Nam. Vì thế, thành công của dư án mang lại lợi ích cho nhiều người. Tôi chọn A Lưới vì đây là vùng trọng điểm rải chất độc da cam điôxin của quân đội Mỹ và hiện vẫn tồn lưu rất nhiều chất độc hóa học này. Trong khi chờ công nghệ cao của nhà nước xử lý vùng nhiễm độc này, chúng tôi chọn giải pháp xây dựng hàng rào xanh hiệu quả và thiết thực hơn với người dân ở đây. Tôi biết đến VID từ năm 2005. Lúc đầu tôi nghĩ rằng để đoạt giải VID hơi khó, song sau khi tham khảo các Dự án thành công tôi thấy nó phù hợp với khả năng và ý tưởng sáng tạo của mình. Nhờ có đánh giá của WB về ý tưởng đó đã giúp tôi tiến hành nhiều bước đi cao hơn, đặc biệt là sự hưởng ứng của người dân địa phương, các tổ chức quốc tế... thông qua Dự án này.”

Page 49: NGÀY SÁNG TẠO VIỆT NAM - …siteresources.worldbank.org/.../Resources/VIDBrochureVN.pdfbiết tự vượt qua số phận, trang bị kiến thức về nghề, tự kiếm

49Ngày Sáng tạo Việt Nam

Thời gian:

12 thángĐịa điểm thực hiện:

Trại heo giống cao sản Kim Long, xã Lai Uyên, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương, Việt Nam

Trại heo thương phẩm, xã Vĩnh Tân, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương, Việt NamĐơn vị thực hiện:

TS. Võ Thị Hạnh, KS. Lê Thị Bích Phượng, CN. Lê Tấn Hưng, CN. Trương Thị Hồng Vân, ThS. Trần Thạnh Phong. Nhóm vi sinh Ứng dụng, viện Sinh học Nhiệt đới, viện Khoa học và công nghệ Việt Nam

Dự án sử dụng chế phẩm VEM cho heo giúp giảm tỉ lệ bệnh, giảm tiêu hao thức ăn, rút ngắn thời gian nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cho người nuôi. Ngoài ra, từ các phế thải của chăn nuôi, Dự án vận dụng các kĩ thuật để tái sử dụng, tái chế thành phân bón hữu cơ vi sinh có chất lượng cao mang lại thêm thu nhập cho người nuôi heo và người trồng trọt.Dự án có hiệu quả về mặt xã hội rất lớn đó là góp phần giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường tại các xí nghiệp chăn nuôi heo. Giải quyết vấn đề mà Nhà nước hiện đang quan tâm.Dự án thành công sẽ có thể áp dụng trên toàn quốc. Ngoài các trại chăn nuôi heo, các trang trại chăn nuôi gà, bò cũng có thể áp dụng giải pháp này.

Ý tưởng lập “hàng rào xanh” hay “hàng rào ý tưởng” của dự án đều có tác động như nhau để góp phần đảm bảo an toàn, bảo vệ sức khỏe cộng đồng cho cư dân…, giảm thiểu tác hại trong tương lai cho người dân, gia súc vùng A Lưới – điểm nóng chất độc chiến tranh dioxin trong quá khứ.

Giảm thiểu ô nhiễm mùi hôi và sử dụng phân chuồng sản xuất phân bón hữu

cơ chất lượng cao tại trang trại chăn nuôi heo

Xây dựng hàng rào xanh vùng trọng điểm dioxin huyện A Lưới

Thời gian:

2005 - 2006Địa điểm thực hiện:

Xã Đông Sơn, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên HuếĐơn vị thực hiện:

Trung tâm Hỗ trợ bảo tồn tự nhiên và Phát triển cộng đồng (ANCODEC)

Xây dựng nhà máy xử lý rác sinh hoạt Citygreen tại Cần ThơThời gian:

2005 - 2006Địa điểm thực hiện:

Cần ThơĐơn vị thực hiện:

Doanh nghiệp tư nhân Vĩnh Ngọc

Page 50: NGÀY SÁNG TẠO VIỆT NAM - …siteresources.worldbank.org/.../Resources/VIDBrochureVN.pdfbiết tự vượt qua số phận, trang bị kiến thức về nghề, tự kiếm

50 Ngày Sáng tạo Việt Nam

Chương trình thu gom, tái chế bao bì giấy và giấy vụn tại các trường tiểu học

thuộc TP Hồ Chí Minh

Thời gian:

Bắt đầu vào học kỳ I năm học 2005-2006 từ 15/9/2005 đến 15/12/2005Địa điểm thực hiện:

200 trường tiểu học địa bàn TP Hồ Chí Minh. Chương trình thí điểm năm 2005 tại 21 trường tiểu học tại các quận 1, quận 3, quận Bình Thạnh, quận Phú NhuậnĐơn vị thực hiện:

Công ty Tetra Pak Việt Nam cùng phối hợp với sở Giáo Dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh

Đối tượng mà Dự án hướng tới tuyên truyền là học sinh, phụ huynh và giáo viên, cổ động và tuyên truyền thu gom rác tại các trường tiểu học (nhất là các vỏ bao bì, vỏ hộp….) để đem đi tái chế. Việc trên không những tạo công ăn việc làm cho người nghèo mà qua đó còn giúp cho môi trường thêm trong sạch, có môi trường tốt, học sinh sẽ yên tâm học tập và phát triển. Qua đó xây dựng được ý thức bảo vệ môi trường cho các em học sinh – thế hệ tương lai của đất nước.

Dự án có tính giáo dục, tuyên truyền, khuyến khích cộng đồng được hưởng lợi tham gia và phân loại rác thải hữu cơ sinh hoạt và phế thải nông nghiệp tại nguồn – tại các gia đình và trên đồng ruộng vừa để sản xuất phân hữu cơ vừa góp phần tích cực giảm ô nhiễm môi trường nông thôn.Dự án xây dựng trạm sản xuất phân hữu cơ hợp với khả năng đầu tư và quản lý cơ sở sản xuất của các địa phương nông thôn lại tạo ra lượng phân bón hữu cơ cho người hưởng lợi là các nông dân sản xuất rau của xã.Dự án giúp cho người dân sống trong xã có Dự án được hưởng môi trường sạch và an toàn vệ sinh hơn.

Xây dựng mô hình trạm sản xuất phân hữu cơ từ các rác thải sinh hoạt và

phế thải nông nghiệp quy mô xã/thôn vùng ven đô phục vụ sản xuất nông

nghiệp an toàn

Thời gian:

2005 - 2006Địa điểm thực hiện:

Xã Đặng Xá, huyện Gia Lâm, TP Hà NộiĐơn vị thực hiện:

Trung tâm Nghiên cứu và phát triển Nông nghiệp bền vững (SARDC), trường ĐH Nông Nghiệp I Hà Nội

Page 51: NGÀY SÁNG TẠO VIỆT NAM - …siteresources.worldbank.org/.../Resources/VIDBrochureVN.pdfbiết tự vượt qua số phận, trang bị kiến thức về nghề, tự kiếm

51Ngày Sáng tạo Việt Nam

Thời gian:

12 thángĐịa điểm thực hiện:

Ấp Long Phú, xã Ô Long Vĩ, huyện Châu Phú, tỉnh An GiangĐơn vị thực hiện:

Ông Huỳnh Ngọc Đức

Dự án giúp xử lý nước thải sinh hoạt đổ xuống dòng sông, kênh rạch ở Cửu Long, An Giang. Dựa vào sự tương tác tự nhiên của các hợp phần đất-nước-thực vật-vi sinh vật trong hệ sinh thái đật ngập nước để tạo ra kết quả mong muốn.Nước thải từ tuyến dân cư Long Phú được sử lý trước khi đổ ra dòng kênh 13 bằng một khu đất ngập nước kiến tạo (SFS) có dòng chảy bên dưới. Thảm thực vật bằng lau sậy với hệ thống chằng chịt đan xen trong lớp cát dày có khả năng làm sạch nước đạt tiêu chuẩn nước sinh hoạt của Việt Nam. Người dân vừa được sử dụng nguồn nước sạch vừa có thể lấy lau sậy trưởng thành phục vụ cho ngành thủ công mỹ nghệ. Dự án có tính giáo dục cho người dân về bảo vệ môi trường, người dân là người hưởng lợi chính nên tự ý thức được việc bảo vệ và giữ gìn môi trường.

Dự án giúp các hộ nông dân nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường, áp dụng được các kỹ thuật mới về sản xuất rau an toàn vừa bảo vệ môi trường, vừa bảo vệ sức khỏe cộng đồng, nâng cao chất lượng và giá trị hàng hóa của sản phẩm rau địa phương.Bằng các biện pháp như mở các lớp tập huấn, xây dựng ô mẫu, tham quan mô hình, xây dựng câu lạc bộ rau an toàn … nhằm mục đích khiến cho toàn bộ nông dân trong hội đồng Hội nông dân nắm chắc mọi quy trình kỹ thuật sản xuất rau an toàn theo IPM, bỏ tập quán lạm dụng phân bón và thuốc hóa học, xây dựng mô hình kiểu mẫu cho các địa phương khác noi theo, mọi người có ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe của cộng đồng, nâng cao năng suất sản xuất.

Xây dựng khu đất ngập nước xử lý nước thải sinh hoạt và cải thiện thu nhập

người dân nghèo trong cụm tuyến dân cư ở An Giang

Sản xuất rau an toàn để bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng trên địa

bàn phường Túc Duyên, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

Thời gian:

2005 - 2006Địa điểm thực hiện:

Phường Túc Duyên, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái NguyêńĐơn vị thực hiện:

Hội đồng nhân dân thành phố Thái Nguyên

Page 52: NGÀY SÁNG TẠO VIỆT NAM - …siteresources.worldbank.org/.../Resources/VIDBrochureVN.pdfbiết tự vượt qua số phận, trang bị kiến thức về nghề, tự kiếm

52 Ngày Sáng tạo Việt Nam

Tái sử dụng chất thải của nhà máy mạ làm nguyên liệu sản xuất chất keo tụ

hiệu quả cao dùng cho xử lý nước và bột màu nền sắt cho vật liệu xây dựng

nhằm giảm thiểu chất rắn

Thời gian:

12 thángĐịa điểm thực hiện:

Tại công ty Cổ phần dây lưới thép Nam Định. Số 68 đường Nguyễn Văn Trỗi-Thành phố Nam ĐịnhĐơn vị thực hiện:

Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

Dự án tận dụng gỉ sắt từ việc chế tạo thép để tái sử dụng. Qua các quy trình xử lý không dùng điện, dùng các phương pháp hóa học đơn giản để tách các hợp chất ra khỏi gỉ sắt, từ đó dùng vào chế biến keo tụ và bột màu. Phương pháp này vừa chống lãng phí, vừa giúp giữ gìn môi trường.Dự án giúp thay đổi nhận thức của người dân và doanh nghiệp, cho họ thấy rằng, chất thải không phải lúc nào cũng chỉ dùng để bỏ đi, nếu biết sử dụng đúng cách sẽ mang lại lợi ích. Ngoài ra còn giúp giữ gìn môi trường khỏi bị ô nhiễm.

Dự án đưa ra các phương pháp xử lý đã được nghiên cứu vào việc tái chế rác thải từ công ty làm gạch men, tái sử dụng giấy ăn. Tái chế bã thải từ cơ sở sản xuất gạch làm ra nguyên liệu phối men và phối trộn vật liệu trong sản xuất gốm thô, tái sử dụng rác thải giấy ăn vào việc trồng nấm. Dự án có hiệu quả đáng kể về kinh tế cho các đối tượng hưởng lợi: Nhà sản xuất (giảm chi phí thuê xử lý chon lấp); người tham gia Dự án; các chủ nhà hàng, khách sạn; các nhà sản xuất tận dụng nguyên liệu đã xử lý đối tượng; tạo cơ hội có việc làm cho người dân và gia tăng thu nhập; góp phần chuyển dịch cơ cấu sản xuất; làm đa dạng hóa sản phẩm; Tăng cường ý thức bảo vệ môi trường, giảm lượng chất thải đáp ứng yêu cầu “phát triển bền vững”.

Nghiên cứu công nghệ xử lý và tái sử dụng chất thải rắn (nghiên cứu điển

hình: Xử lý bã thải giàu kim loại nặng của Công ty Goshi-Thăng Long làm

men màu gốm sứ; phụ liệu xây dựng và xử lý giấy ăn sau khi sử dụng để

trồng nấm ăn)

Thời gian:

Tháng 10/2004 đến tháng 12/2005Địa điểm thực hiện:

Làng nghề Gốm xứ Bát Tràng, Hà NộiCơ sở sản xuất gạch lát nền, vỉa hè và

gạch nung Thanh Sơn, Kim Bảng, Hà NamCơ sở sản xuất nấm tại thị xã Hà Đông

Đơn vị thực hiện:

Khoa Môi trường, Tường ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội – 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

Page 53: NGÀY SÁNG TẠO VIỆT NAM - …siteresources.worldbank.org/.../Resources/VIDBrochureVN.pdfbiết tự vượt qua số phận, trang bị kiến thức về nghề, tự kiếm

53Ngày Sáng tạo Việt Nam

Dự án sử dụng những công nghệ trong nghiên cứu của các đơn vị thực hiện về việc loại bỏ PCB trong chất cách điện…Dự án giúp nâng cao trình độ nhận thức của các chủ thể sản xuất kinh doanh, cộng đồng có liên quan đến PCB. Nâng cao nhận thức của cộng đồng về PCB và thu hút tham gia vào công việc xử lý PCB. Áp dụng công nghệ xử lý PCB thích hợp trên phạm vi rộng, từ đó giải quyết triệt để vấn đề PCB.

Thời gian:

Tháng 7/2005 – Tháng 7/2006Địa điểm thực hiện:

Phường Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân, Hà NộiĐơn vị thực hiện:

Trung tâm sức khỏe phụ nữ và gia đình (RaFH)

Dự án đưa ra một hệ thống thu gom, phân loại rác thải linh hoạt, có sự quản lý, giám sát chặt chẽ từ chính ban quản lý khu chung cư.Dự án tạo thói quen phân loại rác thải cho các hộ gia đình ở các khu chung cư, từ đó tận dụng vào tái sử dụng. Giúp người dân tiết kiệm chi phí cho việc đóng phí vệ sinh hàng tháng, tạo thêm nguồn thu nhập cho các bên tham gia Dự án, tạo thêm nguồn rác thải hữu cơ đã được phân loại cho các nhà máy hữu cơ phân vi sinh Cầu Diễn.Dự án giúp nâng cao nhận thức cho người dân ở khu chung cư, cho ban quản lý chung cư về phân loại rác thải sinh hoạt nói riêng và bảo vệ môi trường nói chung.Dự án có khả năng nhân rộng, không chỉ trong phạm vi chung cư mà là cả toàn cộng đồng.

Xây dựng mô hình phân loại rác thải sinh hoạt trong các khu chung cư cao

tầng tại thành phố Hà Nội

Tăng cường tham sự tham gia của cộng đồng trong việc quản lý chất thải

rắn có chứa polychlorinated biphenyl (PCB) bằng các giải pháp khuyến khích

kinh tế nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường

Thời gian:

2005 - 2006Địa điểm thực hiện:

Viện Hóa học Công nghiệpĐơn vị thực hiện:

Viện Hóa học Công nghiệp

Xây dựng hố xí 2 ngăn kiểu ERcosanres cho đồng bào dân tộc thiểu sốThời gian:

2005 - 2006Địa điểm thực hiện:

Hà NộiĐơn vị thực hiện:

Community based tourism (CBT) project in Sapa

Page 54: NGÀY SÁNG TẠO VIỆT NAM - …siteresources.worldbank.org/.../Resources/VIDBrochureVN.pdfbiết tự vượt qua số phận, trang bị kiến thức về nghề, tự kiếm

54 Ngày Sáng tạo Việt Nam

Mô hình xử lý tổng thể ô nhiễm chuồng trại chăn nuôi gia cầm bằng công

nghệ sạch nhằm chống dịch bệnh, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững

ngành chăn nuôi

Thời gian:

2005 - 2006Địa điểm thực hiện:

Xã Thanh Bình, huyện Chương Mỹ,tỉnh Hà TâyĐơn vị thực hiện:

Trịnh Xuân Báu

Dự án sử dụng công nghệ ozone vào chăn nuôi, giúp xử lý đồng thời nước và mùi (khí) mà các công nghệ khác không làm được, giúp tiêu diệt hoàn toàn tất cả các loại vi khuẩn, virut trong khu vực chăn nuôi và bên ngoài xâm nhập, làm tăng cường khả năng ngăn ngừa nhiễm và lây bệnh. Dự án giúp làm giảm tối đa những nguy cơ gây nên dich bệnh trong chăn nuôi ( điển hình như dịch bệnh H5N1) làm thiệt hại rất nhiều tiền của của các hộ chăn nuôi cũng như của Nhà nước. Từ đó loại bỏ những nguy hiểm từ gia cầm đối với người sử dụng. Ngoài ra còn giúp tăng năng suất trong chăn nuôi, nâng cao thu nhập.

Dự án đã nói lên vấn đề cấp bách hiện nay là môi trường, và đã chỉ ra quan điểm của mình về đối tượng chính cho việc bảo vệ và giữ gìn môi trường hiện nay là các bạn thanh thiếu niên. Qua đó, đã xây dựng lên một trang web – Hà Nội xanh, một nơi tìm hiểu và giao lưu cho những bạn trẻ yêu và quan tâm đến vấn đề môi trường hiện nay. Dự án đã quảng bá website đến các bạn thanh thiếu niên tuôi từ 15 đến 30, qua trang đó nâng cao nhận thức của các bạn trẻ tới môi trường tại Thủ đô Hà Nội. Qua website, các bạn trẻ có thể giao lưu và bày tỏ các quan điểm cũng như những sáng kiến trong việc bảo vệ môi trường hiện nay.

Website “Hà Nội Xanh” – Hà Nội Tài nguyên và Môi trường

Thời gian:

13/3/2005 đến 1/8/2005Địa điểm thực hiện:

Số 39, ngõ 318, đường La Thành, Đống Đa, Hà NộiĐơn vị thực hiện:

Nhóm BlueBird

Page 55: NGÀY SÁNG TẠO VIỆT NAM - …siteresources.worldbank.org/.../Resources/VIDBrochureVN.pdfbiết tự vượt qua số phận, trang bị kiến thức về nghề, tự kiếm

55Ngày Sáng tạo Việt Nam

Trong sản xuất hiện nay, nhiều nơi vẫn chưa tận dụng được hết các nguồn rác thải của mình, bùn thải là một trong những chất thải đó. Dự án đưa ra các phương pháp để tái sử dụng bùn thải. Bùn thải sẽ được tiến hành khảo sát, rồi xác định liên kết của kim loại nặng từ bùn rồi sử lý ( phương pháp này sẽ làm giảm tối đa lượng kim loại nặng trong bùn thải được đem đi chôn). Tách phần vô cơ và hữu cơ cũng là một trong những phương pháp của Dự án, và sử dụng vào những mục đích khác nhau. Với những phương pháp trên, Dự án sẽ giúp tái sử dụng hiệu quả các thành phần có giá trị trong bùn thải, đồng thời giảm diện tích chôn lấp, góp phần giải quyết vấn đề đất ngày càng khan hiếm với tốc độ đô thị hóa và công nghiệp hóa như hiện nay.

Thời gian:

2005 – 2006Địa điểm thực hiện:

Thị trấn Vạn Hà – huyện Thiệu Hóa – tỉnh Thanh HóaĐơn vị thực hiện:

Hội kinh tế môi trường

Dự án tận dụng thói quen trao đổi thông tin của con người qua các giao tiếp (truyền khẩu), từ các thông tin mang tính giải trí, ngoài lề…đến các thông tin cần thiết cho cuộc sống ở mọi lúc, mọi nơi. Theo lối truyền khẩu, người dân vừa là đối tượng tiếp nhận thông tin vừa là đối tượng truyền tin, giúp cho thông tin lan truyền rộng, với số lượng người tiếp nhận được tính theo cấp số nhân. Bằng các phương pháp giúp truyền đạt thông tin tới người dân, Dự án lôi cuốn được người dân Vạn Hà quan tâm và tiến tới có ý thức về vấn đề môi trường của chính họ thông qua lối truyền khẩu, tạo cơ hội cho một số người dân Vạn hà làm theo và tiến tới trở thành thói quen “ứng xử đúng” hay hành vi “thân thiện” với môi trường trong sản xuất và sinh hoạt của mình, tạo sân chơi nhằm huy động các kinh nghiệm, kỹ năng, bí quyết từ cộng đồng dân cư Vạn Hà về thói quen “ứng xử đúng” với môi trường trong sản xuất và sinh hoạt.

Truyền thông môi trường theo lối truyền khẩu

Tái sử dụng bùn thải cho sản xuất công nghiệp và cải tạo đất nông nghiệp

Thời gian:

2005 - 2006Địa điểm thực hiện:

TP Hồ Chí MinhĐơn vị thực hiện:

Trung tâm Công nghệ và Quản lý môi trường – CENTEMA

Page 56: NGÀY SÁNG TẠO VIỆT NAM - …siteresources.worldbank.org/.../Resources/VIDBrochureVN.pdfbiết tự vượt qua số phận, trang bị kiến thức về nghề, tự kiếm

56 Ngày Sáng tạo Việt Nam

Nghiên cứu mô hình thích hợp nhằm xử lý chất thải sinh ra từ các cơ sở chế

biến tinh bột sắn tại xã Hòa Mỹ Tây, huyện Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên

Thời gian:

Tháng 6/2005 đến tháng 6/2006Địa điểm thực hiện:

Xã Xuân Thọ 2 - Huyện Sông Cầu – Tỉnh Phú YênĐơn vị thực hiện:

Trung tâm Công nghệ Môi trường – ENTEC

Việc xử lý tại chỗ chất thải bao gồm nước thải, khí thải, chất thải rắn sinh ra từ các cơ sở chế biến tinh bột sắn quy mô nhỏ là một biện pháp hữu hiệu để bảo vệ môi trường; tiết kiệm chi phí chuyên chở chất thải và chi phí xử lý chung của cộng đồng.

Dự án góp phần giải quyết việc xử lý các nguồn chất thải từ sản xuất của vùng bằng cách nâng cấp, hoàn chỉnh cơ sở tái chế ( tại Dương Liễu ) thành mẫu hình quy mộ gia đình, tăng khả năng tái chế bã thải + bùn từ 2000 tấn lên 3000 tấn/năm. Bước đầu thử nghiệm thành công việc xử lý trực tiếp nước thải làng nghề thành phân (lỏng) sạch. Mở dịch vụ tư vấn sản xuất phân HCTH tái chế từ chất thải, tới các hộ gia đình. Bằng hành động của mình thuyết phục, nâng cao và làm thay đổi nhận thức tới cộng đồng kiểm soát ô nhiễm môi trường và phát triển bền vững. Dự án góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường ở Dương Liễu nhờ tăng tái chế phế thải làng nghề (kể cả chất thải rắn : bã + bùn; lỏng: nước thải). Giúp thay đổi ý thức, thái độ, hành vi của cộng đồng dân ở đây trong việc kiểm soát ô nhiễm môi trường và cùng thúc đẩy các hoạt động chung về xử lý ô nhiễm môi trường.

Nâng cấp, hoàn chỉnh mô hình sản xuất phân hữu cơ tổng hợp từ phế thải

làng nghề, quy mô hộ gia đình

Thời gian:

Tháng 5/2005 đến tháng 4/2006Địa điểm thực hiện:

Xóm Đồng – xã Dương Liễu – Hoài Đức – Hà TâyĐơn vị thực hiện:

Ông Nguyễn Phi Sinh

Xây dựng và triển khai mô hình quản lý và xử lý rác thải phù hợp cho một thị

trấn nhỏ ở nông thôn Việt Nam

Thời gian:

2005 - 2006Địa điểm thực hiện:

Hà NộiĐơn vị thực hiện:

Nhóm Sinh viên CNMT – Lớp CNMT Khóa 45 – Viện Khoa học và công nghệ môi trường Trường ĐHBK Hà Nội số 1 Đại Cồ Việt

Page 57: NGÀY SÁNG TẠO VIỆT NAM - …siteresources.worldbank.org/.../Resources/VIDBrochureVN.pdfbiết tự vượt qua số phận, trang bị kiến thức về nghề, tự kiếm

57Ngày Sáng tạo Việt Nam

Chỉ rõ ra sự nghèo khó của người dân xã Xá Lượng. Để giải quyết vấn đề này, Dự án đã đề nghị chính quyền địa phương (xã Xá Lượng, huyện Tương Dương) giao cho các cộng đồng nghèo quản lý sử dụng các khu rừng hiện đang do xã quản lý (Cấp giấy quyền sử dụng rừng và đất rừng). Xây dựng 2 khu rừng cộng đồng do 2 nhóm hộ nghèo ở hai bản quản lý (mỗi khu rừng khoảng 70-100 ha, Có biên giới, Bảng quy định…): Bản Lở và Bản Cửa Rào I. Trồng cây cho sản phẩm ngoài gỗ trong các khu rừng cộng đồng nghèo ( mây tắt, trầm hương…). Phát triển kiến thức địa phương hợp lý và các tác động kỹ thuật lâm sinh phù hợp đẻ rừng xanh tốt và cho sản phẩm ngoài gỗ (NTFPs). Cho nhóm nghèo tự đề xuất ra ban quản lý, tự xây dựng bản quy ước và sử dụng rừng. Dự án góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo ý thức bảo về tài nguyên rừng cho cộng đồng người nghèo, giúp bảo vệ tài nguyên rừng.

Thời gian:

Tháng 8/2005 đến tháng 5/2006Địa điểm thực hiện:

Thị xã Đồ Sơn, thành phố Hải PhòngĐơn vị thực hiện:

Trung tâm nghiên cứu & phát triển Cộng đồng nông thôn (CCRD)

Dự án tổ chức một khóa huấn luyện – cả lý thuyết và thực hành, cho các cán bộ kỹ thuật nông nghiệp và những nông dân nòng cốt, về sản xuất và sử dụng hợp lý phân hữu cơ vi sinh trong canh tác nông nghiệp. Công tác thực hành của Chương trình sẽ chứng minh tính ưu việt của mô hình Hầm biogas VACVINA cải tiến và việc sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ bã thải của hầm này bổ xung và nâng cao vai trò của Công nghệ khí sinh học biogas, về công nghệ sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ rác thải sinh hoạt và phế thải nông nghiệp ở quy mô hộ gia đình. Dự án cho thấy lợi ích của nó không chỉ đơn giản là giải quyết vấn đề xử lý và tái chế rác thải nông nghiệp mà nó còn đem lại hiệu quả kinh tế cao, tiết kiệm được thời gian.

Thực hành nông nghiệp bền vững bằng việc tái chế phế thải nông nghiệp để

sản xuất phân hữu cơ vi sinh ở quy mô hộ gia đình

Xây dựng mô hình rừng cộng đồng và Người nghèo ở vùng dân tộc thiểu số

miền núi tỉnh Nghệ An

Thời gian:

2005 - 2006Địa điểm thực hiện:

Xã Xá Lượng, huyện Tương Dương, tinh Nghệ AnĐơn vị thực hiện:

Khoa Nông Lâm Ngư – trường ĐH Vinh

Page 58: NGÀY SÁNG TẠO VIỆT NAM - …siteresources.worldbank.org/.../Resources/VIDBrochureVN.pdfbiết tự vượt qua số phận, trang bị kiến thức về nghề, tự kiếm

58 Ngày Sáng tạo Việt Nam

Tăng cường tiềm năng sinh thái và con người: Dự án VAC hữu cơ tại làng Hữu

nghị Việt Nam

Thời gian:

2005 - 2006Địa điểm thực hiện:

Làng Hữu nghị Việt Nam (LHN)Đơn vị thực hiện:

Ban công tác dự án làm vườn hữu cơ của LHN

Mục đích của dự án làm vườn hữu cơ ở LHN Việt Nam là đưa ra các phương án thay thế quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên không bền vững ở những cộng đồng ven đô. Mục tiêu là thành lập một dự án VAC hữu cơ ở một cộng đồng dễ bị tổn thương theo cách hòa hợp môi trường và xã hội.

Dự án huy động được sự tham gia của đông đảo các em học sinh và các thầy cô trong các trường tiểu học và trung học tại địa bàn hai huyện Đức Linh và Tái Linh trong việc thu gom nylon thải, từ chợ, từ ngoài đồng ruộng và trong gia đình để tái chế. Với hình thức thưởng cho đơn vị thu gom được nhiều rác thải, Dự án đã tạo ra được phong trào thu gom rác thải rộng khắp. Bao nylong thu lượm được sau đó được tái chế thành phân compost để bán cho các hộ nông dân trong vùng. Dự án đã tạo ra được một mô hình bền vững về thu gom và xử lý rác thải.

Kinh phí cho hành động môi trường vì sự phát triển bền vững cộng đồng

Thời gian:

2005 - 2006Địa điểm thực hiện:

Huyện Đức Linh và Tái Linh thuộc tỉnh Bình ThuậnĐơn vị thực hiện:

Công ty TNHH Thiện Chí

Sản xuất và xây dựng thực nghiệm nhà ở cho vùng gặp nhiều khó khăn bằng

vật liệu bê tông nhẹ sản xuất từ nguyên liệu và phụ gia

Thời gian:

2005 - 2006Địa điểm thực hiện:

Hà NộiĐơn vị thực hiện:

Nhóm cá nhân – Công ty CP Tư vấn AA, Phòng 704 Nhà A2, Làng Sinh Viên Hacinco, Thanh Xuân

Page 59: NGÀY SÁNG TẠO VIỆT NAM - …siteresources.worldbank.org/.../Resources/VIDBrochureVN.pdfbiết tự vượt qua số phận, trang bị kiến thức về nghề, tự kiếm

59Ngày Sáng tạo Việt Nam

Dự án được thực hiện giúp bảo tồn, xây dựng, phát triển và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên của rừng, đặc biệt là ngăn chặn cây Dó Bầu trước nguy cơ tuyệt chủng. Việc phát triển trồng cây Dó Bầu Hương tạo Trầm có giá trị kinh tế cao tạo động lực thúc đẩy chúng ta nhanh chóng tạo những khu rừng mới vừa giúp giữ đất, giữ nước, độ ẩm, giảm thiên tai; vừa đem lại nguồn siêu lợi nhuận cho kinh tế sau này.

Trồng cây Dó Bầu Hương tạo Trầm

Thời gian:

2005 - 2006Địa điểm thực hiện:

Huyện Bảo Lâm- Tỉnh Lâm ĐồngĐơn vị thực hiện:

Công ty TNHH TM – DV – XNK Bầu Hương

Giáo dục môi trường thông qua hoạt động ngoại khóa cho học sinh tiểu học

Nguyễn Bỉnh Khiêm

Thời gian:

2005 - 2006Địa điểm thực hiện:

Trường tiểu học công lập Nguyễn Bỉnh KhiêmĐơn vị thực hiện:

Nhóm Sinh viên lớp Địa lý K23 trường Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn TP.HCM

Giáo dục môi trường trong trường học không chỉ cung cấp kiến thức về môi trường mà quan trọng là hình thành ở các em những nhận thức đúng đắn về môi trường, từ đó có ý thức tinh thần tự giác trong bảo vê môi trường chính là tự bảo vệ sức khỏe của các em. Ngoài ra hoạt động ngoại khóa sẽ không làm cho các em bị gò bó nhiều về thời gian cũng như điểm số nên nội dung bảo vệ môi trường sẽ được chuyển tải một cách nhẹ nhàng và thấm dần vào nếp nghĩ của các em.

Dự án được thực hiện sẽ giúp bà con tiết kiệm được khối lượng củi dùng đun nấu, từ đó giảm bớt số lượng củi bị chặt phá trên rừng. Hệ quả kéo theo đó là người dân cũng giảm được một lượng thời gian để đi lấy củi. Họ có thể dành thời gian đó để tăng gia, sản xuất, chăm sóc con cái, học tập và nghỉ ngơi, thư giãn, nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Một tác động tích cực nữa khi dự án được thực hiện là lượng khí thải từ việc đốt rừng sẽ được giảm thiểu đáng kể, góp phần giảm ô nhiễm môi trường.

Sử dụng bếp tiết kiệm nhiên liệu góp phần hạn chế khai thác rừng làm chất

đốt trong cộng đồng dân tộc ít người ở miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế (gọi tắt

là bếp tiết kiệm nhiên liệu)

Thời gian:

2005 - 2006Địa điểm thực hiện:

Huyện Nam Đông - Thừa Thiên HuếĐơn vị thực hiện:

Ban Tư tưởng - Văn hóa Đoàn Thanh niên tỉnh Thừa Thiên Huế

Page 60: NGÀY SÁNG TẠO VIỆT NAM - …siteresources.worldbank.org/.../Resources/VIDBrochureVN.pdfbiết tự vượt qua số phận, trang bị kiến thức về nghề, tự kiếm

Vietnam Innovation Day60 Ngày Sáng tạo Việt Nam60

Ngày Sáng tạo Việt Nam 2006

Page 61: NGÀY SÁNG TẠO VIỆT NAM - …siteresources.worldbank.org/.../Resources/VIDBrochureVN.pdfbiết tự vượt qua số phận, trang bị kiến thức về nghề, tự kiếm

Vietnam Innovation Day 61

“Sáng tạo vì trẻ emvà thanh thiếu niên thiệt thòi“Chủ đề của cuộc thi năm 2006 là

“Sáng tạo vì trẻ em và thanh thiếu

niên thiệt thòi” với bốn chủ đề

nhỏ: (i) Giáo dục có chất lượng cho

trẻ em và thanh thiếu niên thiệt

thòi; (ii) Trẻ em và thanh thiếu niên

đường phố; (iii) Trẻ em và thanh

thiếu niên thất học và thất nghiệp;

và (iv) Sự tham gia của trẻ em và

thanh thiếu niên trong xã hội.

Chiều 16-6 tại Hà Nội, Bộ GD-ĐT và Ngân hàng Thế giới (WB) tại VN đã tổng

kết Ngày Sáng tạo Việt Nam 2006 và trao giải cho các Dự án tham gia với

chủ đề chung của năm với tổng số Dự án đoạt giải là 51 và mỗi Dự án đoạt

giải được “cấp vốn” tối đa 10.000USD để thực hiện. Các dự án đã đưa ra

những biện pháp thiết thực và mang tính khả thi cao như cung cấp dịch vụ

việc làm và tăng cường khả năng xin được việc làm cho thanh niên.Điều này

sẽ làm giảm số lượng các em phải kiếm sống trên hè phố, tạo cơ hội cho

các em tàn tật và sống ngoài lề xã hội, nhờ vậy giảm nguy cơ mà trẻ em và

thanh thiếu niên thiệt thòi phải đối diện.

Trong số dự án được giải thì chỉ có duy nhất một dự án đoạt giải “đúp” là Dự

án “Cuộc đời của tôi - quan điểm của tôi” của chị Phan Y Ly (Hà Nội). Ngoài

giải thưởng do WB trao, chị Ly còn nhận thêm giải thưởng của Tổng công ty

Hàng không VN (VNA) là hai vé máy bay khứ hồi đi bất cứ nước nào trong

khối ASEAN vì tính sáng tạo và thiết thực của Dự án hỗ trợ trẻ em khu sông

Hồng, Phúc Tân, Phúc Xá (Hà Nội) tự làm phim tài liệu về chính mình.

Ngày Sáng tạo Việt Nam 61

Page 62: NGÀY SÁNG TẠO VIỆT NAM - …siteresources.worldbank.org/.../Resources/VIDBrochureVN.pdfbiết tự vượt qua số phận, trang bị kiến thức về nghề, tự kiếm

62 Ngày Sáng tạo Việt Nam

Tư vấn – hỗ trợ về giáo dục và nghề nghiệp cho thanh thiếu niên thất học,

thất nghiệp

Thời gian:

Tháng 1-2007 đến tháng 12-2007Địa điểm thực hiện:

Khu “Xóm Miên”- Phố 5, Phường 10, Quận Tân Bình, TP HCMĐơn vị thực hiện:

Hội bảo trợ trẻ em TP HCM

Thông qua hoạt động của dự án sẽ có nhiều thanh thiếu niên được học chữ, học nghề và có việc làm có thu nhập ổn định; như vậy sẽ giải quyết được vấn đề thất nghiệp tại cộng đồng, các tệ nạn xã hội trong xóm như đánh bài, rượu chè, quậy phá…. Bên cạnh đó, nhờ có thu nhập, nền kinh tế trong gia đình của họ sẽ khá hơn từ đó trẻ em được chăm sóc tốt hơn, có tiền đóng học phí, vui chơi lành mạnh…Ngoài ra, việc đội ngũ thanh thiếu niên này đi làm tốt sẽ giúp xã hội có được cái nhìn tích cực hơn về họ, giúp họ tự tin hơn và đóng góp nhiều hơn cho cộng đồng, từ đó bớt mặc cảm, sống yêu đời và hạnh phúc hơn.

Dự án đã xây dựng một câu lạc bộ sinh hoạt tuần 4 buổi tại xã, cung cấp thông tin về chăm sóc sức khoẻ trẻ em, trong đó đi sâu về học tập vui chơi giải trí giúp cho trẻ em phát triển toàn diện đặc biệt không để tình trạng trẻ em đến độ tuổi không được đến trường học, và không để tình trạng trẻ em bỏ học. Cùng với việc cung cấp và thông tin này, các thông tin tăng thu nhập gia đình và phát triển cộng đồng cũng đồng thời được cung cấp đi đôi với các hoạt động thường kỳ của câu lạc bộ.

Câu lạc bộ tuyên truyền về chống thất học, bỏ học đối với trẻ em

Thời gian:

2007Địa điểm thực hiện:

Xã Pu Nhi, Huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện BiênĐơn vị thực hiện:

Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em, tỉnh Điện Biên

Giới thiệu Dự án 2006

Từ điển ký hiệu giao tiếp của người khiếm thính ( Giai đoạn 2)Thời gian:

2006 - 2007Địa điểm thực hiện:

Bình DươngĐơn vị thực hiện:

Trường Đại học Sư Phạm TP. Hồ Chí Minh

Page 63: NGÀY SÁNG TẠO VIỆT NAM - …siteresources.worldbank.org/.../Resources/VIDBrochureVN.pdfbiết tự vượt qua số phận, trang bị kiến thức về nghề, tự kiếm

63Ngày Sáng tạo Việt Nam

Thông qua dự án này nhóm thanh thiếu niên thiệt thòi, bao gồm trẻ em đường phố, trẻ em nghèo, trẻ mồ côi, tàn tật…sẽ được đào tạo hướng nghiệp, có điều kiện để tự các em vươn lên làm chủ cuộc sống, hòa nhập với đời sống xã hội. Đồng thời, thực hiện ghép thêm việc thành lập cơ sở sửa chữa và bảo dưỡng xe lăn nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn lực của công tác dạy nghề cho người khuyết tật cũng như giúp đỡ ngay tại chỗ cho những người khuyết tật vận động.

Thời gian:

2006 - 2007Địa điểm thực hiện:

Xã Chiềng Ngần, thị xã Sơn LaĐơn vị thực hiện:

Trường Đại học Tây Bắc

Dự án đã xây dựng thành công mô hình trồng nấm sò trên phế thải cây ngô là cùi ngô nghiền. Nếu tuân thủ đúng kỹ thuật, 1 kg cùi ngô nghiền có thể mang lại 0,4 - 0,5 kg nấm tươi. Cùi ngô là phế thải rất phổ biến ở Sơn La và Tây Bắc.Việc xây dựng mô hình trồng hoa thực hiện được tại TTBTTMC với diện tích 60 m2. Đã hướng dẫn các kỹ thuật nói trên cho 140 người tại TT-BTTMC và xã Chiềng Ngần. Khoảng ½ số người được hướng dẫn thể hiện sự quan tâm đến các kỹ thuật và 1/3 tự thực hiện việc trồng nấm.

Dạy nghề trồng hoa, trồng nấm ăn và làm Chổi Chít cho giáo viên, trẻ em

trong Trung tâm bảo trợ trẻ em mồ côi tỉnh Sơn La và trẻ em thất học xã

Chiềng Ngần, thị xã Sơn La

Đào tạo – hướng nghiệp cho thanh thiếu niên thiệt thòi thông qua hoạt

động của xưởng bảo dưỡng, sửa chữa xe lăn của người khuyết tật Hà Nội

Thời gian:

2005 - 2006Địa điểm thực hiện:

Cơ sở sản xuất xe lăn “Sống độc lập” tại số 5+6, B15, Kim Liên, Đống Đa, Hà NộiĐơn vị thực hiện:

Hội bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi Hà Nội

Truyền thông giáo dục sức khỏe sinh sản cho thanh thiếu niên dân tộc miền

núi qua đĩa hình

Thời gian:

2006 - 2007Địa điểm thực hiện:

Sơn La Đơn vị thực hiện:

Chi Đoàn thanh niên Viện Chiến lược và Chính sách Y tế

Page 64: NGÀY SÁNG TẠO VIỆT NAM - …siteresources.worldbank.org/.../Resources/VIDBrochureVN.pdfbiết tự vượt qua số phận, trang bị kiến thức về nghề, tự kiếm

64 Ngày Sáng tạo Việt Nam

Xây dựng mô hình giáo dục hướng nghiệp và hỗ trợ dinh dưỡng cho học sinh

dân tộc H’mông tại trường Trung học cơ sở xã Lử Thẩn – Si Ma Cai – Lào Cai

Thời gian:

Tháng 8-2006 đến tháng 8-2007Địa điểm thực hiện:

Trường THCS Lử Thẩn ( thôn Sảng Chải – Xã Lử Thẩn – Huyện Si Ma Cai)Đơn vị thực hiện:

Phòng giáo dục Si Ma Cai

Dự án sẽ giúp ngành giáo dục địa phương có chương trình giáo dục hướng nghiệp sát với thực tế của địa phương hơn, người học có cơ hội vận dụng những kiến thức được học vào việc lập nghiệp sau này, giúp giảm nghèo, cải thiện được về đời sống vật chất của học sinh bán trú dân nuôi, giải quyết vệ sinh môi trường và giữ rừng ở vùng cao. Đối tượng được hưởng lợi trực tiếp là các em học sinh của trường; còn cha mẹ các em là người được hưởng lợi gián tiếp vì con cái họ sẽ có thêm nguồn dinh dưỡng miễn phí từ dự án.Các trường khác và các em học sinh nội trú dân nuôi cùng các hộ nông dân quan tâm có thể đến học tập kinh nghiệp mô hình và nhân rộng nếu họ muốn. Tất cả những người hưởng lợi đều là người dân tộc thiểu số.

Được thành lập từ tháng 10-2005, mục tiêu mà công ty hướng tới là giáo dục và trị liệu cho những trẻ mắc chứng bệnh tự kỷ để các em sớm biết nói, có nhiều cơ hội hòa nhập với xã hội và được phổ cập giáo dục như những trẻ em khác. Khi dự án được đi vào hoạt động, công ty sẽ mở thêm một trung tâm nhằm giúp đỡ thêm được nhiều trẻ tự kỷ nữa; hoặc mở các lớp học ngắn cho các phụ huynh chưa thể cho con đi học. Như vậy, cả trẻ em lẫn phụ huynh đều được chia sẻ , cảm thông và họ không còn cảm giác nặng nề, cô độc.

Trẻ tự kỷ - Cơ hội để hòa nhập

Thời gian:

Tháng 4-2006 đến tháng 7-2006Địa điểm thực hiện:

Công ty TNHH Vì tương lai trẻ tự kỷ, số 3F – Ngách 514/3 – Ngõ 514 Thụy Khuê – Tây Hồ – Hà NộiĐơn vị thực hiện:

Công ty TNHH Vì tương lai trẻ tự kỷ

Bác Trần Hoàng Túy, Cán bộ Sở Giáo dục tỉnh Vĩnh Long cho biết

“Tôi tham gia VID liên tục trong các năm 2006, 2007 và 2008. Những ý tưởng đưa ra triển khai tại địa phương được người dân và chính quyền địa phương đánh giá rất cao. Tôi biết đến cuộc thi VID khi ra Hà Nội bạn bè cho biết. Những Dự án của VID mà tôi đã thực hiện mang ý nghĩa xã hội rất lớn đối với cộng đồng người dân tại địa phương ở Vĩnh Long. Đặc biệt là Dự án về an toàn giao thông đã góp phần giúp các trường tiểu học tại tỉnh nâng cao nhận thức về an toàn giao thông. Theo tôi, VID đang tập hợp những con người vì cộng đồng. WB nên duy trì VID để tập hợp được những con người sáng tạo, góp phần giúp đất nước Việt Nam phát triển hơn.”

Page 65: NGÀY SÁNG TẠO VIỆT NAM - …siteresources.worldbank.org/.../Resources/VIDBrochureVN.pdfbiết tự vượt qua số phận, trang bị kiến thức về nghề, tự kiếm

65Ngày Sáng tạo Việt Nam

Dự án đã lập một website đi vào hoạt động từ tháng 6/2006, làm nơi giao lưu gặp gỡ những bệnh nhân máu khó đông và những người quan tâm. Hiện số lượt truy cập trên 250.000 lượt, số thành viên hơn 400 người. Để đáp ứng nhu cầu mới, trang web đang được thiết kế lại. Đã có hơn 20 bài báo đã đưa tin về website và Dự án. VTV và nhiều đài phát thanh truyền hình địa phương đã đưa tin. Văn phòng trang web đi vào hoạt từ tháng 8/2006 với đầy đủ trang thiết bị, và đã tiếp nhận thư từ, điện thoại của bệnh nhân. Hiện tại đã gửi hơn 900 lá thư đến bệnh nhân và bệnh viện.

Thời gian:

2006 - 2007Địa điểm thực hiện:

Xã An Phong huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng ThápĐơn vị thực hiện:

Bà Nguyễn Thị Đẹp

Dự án nhằm đào tạo cho thanh thiếu niên dân tộc Kơ Tu bị thiệt thòi, vừa học vừa làm nghề chăm sóc cây cảnh, chăn nuôi động vật hoang dã, được bố trí công việc phù hợp, có thu nhập ổn định.

Đào tạo nghề làm hoa cỏ khô trang trí

Thiết lập mạng thông tin hỗ trợ bệnh nhân máu khó đông trên toàn quốc -

tuyên truyền trong xã hội về bệnh máu khó đông

Thời gian:

Tháng 7-2006 đến tháng 7-2007Địa điểm thực hiện:

Toàn quốcĐơn vị thực hiện:

Nhóm các bệnh nhân bị bệnh máu khó đông do ông Nguyến Văn Thạnh làm nhóm trưởngHà Nội

Tăng cường sự tham gia của thanh niên vị thành niên nhằm nâng cao nhận

thức và thay đổi hành vi tình dục của thanh niên – vị thành niên dân tộc

thiểu số Vân Kiều trong công cuộc phòng chống HIV/AIDS

Thời gian:

2006 - 2007Địa điểm thực hiện:

Xã Thanh – Huyện Hướng Hóa – Tỉnh Quảng TrịĐơn vị thực hiện:

Trung tâm Hỗ Trợ các Chương trình Phát triển xã hội ( CSDP)

Page 66: NGÀY SÁNG TẠO VIỆT NAM - …siteresources.worldbank.org/.../Resources/VIDBrochureVN.pdfbiết tự vượt qua số phận, trang bị kiến thức về nghề, tự kiếm

66 Ngày Sáng tạo Việt Nam

Thời gian:

Tháng 7-2006 đến tháng 7-2007Địa điểm thực hiện:

Làng Hòa Bình Thanh Xuân – Thanh Xuân Trung – Hà NộiĐơn vị thực hiện:

Bà Nguyễn Nữ Tâm và Nguyễn Thanh

Dự án giải quyết vấn đề mang tính thời sự hiện nay đối với trẻ em và thanh thiếu niên khuyết tật , đó là vấn đề bị xâm phạm tình dục và không kiểm soát hành vi tình dục bản thân. Đồng thời tập huấn cho giáo viên và cha mẹ những kiến thức cũng như các kĩ năng cơ bản để giáo dục, bảo vệ trẻ và tiến hành giáo dục trẻ trong môi trường lớp học và gia đình trong thời gian một năm học.

Dự án đã đào tạo 25 người khuyết tật có nhu cầu trong các lớp phổ cập tin học cũng như các lớp đào tạo chuyên nghiệp phục vụ công việc kiếm sống. Đa số họ đều rất thích tham gia học tập và theo học chuyên cần. Một số học viên đã có thể sử dụng kiến thức học được để làm việc kiếm sống.Dự án đã giải quyết được 06 lao động khuyết tật làm việc tại cơ sở và có thu nhập ổn định. Đa số những người khuyết tật đều gắn bó với cơ sở. Thu nhập của họ tuy còn chưa cao nhưng ngày càng được cải thiện. Hiện tại có khá nhiều người khuyết tật khác mong muốn được làm việc tại cơ sở.

Vì một Ước mơ xanh cho người khuyết tật

Thời gian:

2006 - 2007Địa điểm thực hiện:

Đà NẵngĐơn vị thực hiện:

Câu lạc bộ Ước mơ xanh Đà Nẵng

Giáo dục chống lạm dụng tình dục ở trẻ em và thanh thiếu niên khuyết tật

Nhận, bố trí công việc làm phù hợp cho nhóm thanh thiếu niên dân tộc Kơ Tu

bị thiệt thòi ở Khu sinh thái nước khoáng nóng Suối Đôi

Thời gian:

2006 - 2007Địa điểm thực hiện:

Đà NẵngĐơn vị thực hiện:

Công ty TNHH Tấn Đạt

Page 67: NGÀY SÁNG TẠO VIỆT NAM - …siteresources.worldbank.org/.../Resources/VIDBrochureVN.pdfbiết tự vượt qua số phận, trang bị kiến thức về nghề, tự kiếm

67Ngày Sáng tạo Việt Nam

Khi tham gia tổ hợp, nhóm thanh thiếu niên này sẽ có việc làm ổn định, tăng thu nhập, sản phẩm được thị trường chấp nhận; đời sống của người lao động sẽ được chăm lo cả về tinh thần lẫn thể xác; từ đó tạo được một môi trường sống tốt đẹp hơn cho họ.

Thời gian:

2006 - 2007Địa điểm thực hiện:

Lâm ĐồngĐơn vị thực hiện:

Hội người mù tỉnh Lâm Đồng

Dự án đã trang bị cho lớp học vi tính những thiết bị cần thiết để thực hiện các hoạt động đào tạo cho trẻ em và thanh thiếu niên mù những kĩ năng vi tính cần thiết, ngoài ra cũng xây dựng được một đội ngũ kĩ thuật viên nhiệt tình và sẵn sàng chỉ bảo các em giúp các em tiếp thu tốt. Hầu hết 15 học viên tham gia Dự án đều đón nhận Dự án với một tâm lý thoải mái và háo hức chờ đợi được tiếp cận với máy tính và nguồn tri thức vô tận mà máy tính mang lại. Dự án đươc chính quyền và nhân dân ủng hộ, và các học viên rất chăm chỉ học với niềm đam mê được làm chủ máy vi tính với nguồn kiến thức vô tận. Cuối khóa học với thời gian 6 tháng, các học viên tham gia Dự án đã sử dụng thành thạo quy trình soạn thảo và in ấn văn bản trong Chương trình, làm cơ sở cho các em có công việc ổn định sau này.

Dự án tổ chức lớp học vi tính cho trẻ em và thanh thiếu niên mù

Thanh thiếu niên nạn nhân chất độc da cam lập tổ hợp “Tự lực Ba trong Một”

Thời gian:

Tháng 7-2006 đến tháng 7-2007Địa điểm thực hiện:

Trường Xã Đàn và Trường dạy nghề Hoa sữaĐơn vị thực hiện:

Nhóm Thanh thiếu niên nạn nhân chất độc da cam & những người bạn (ODVF)

“Bring a smile, soothe the pain” – “Người bạn đồng hành” – Hỗ trợ tinh thần

và sức khỏe đối với bệnh viện Nhi Trung Ương

Thời gian:

2006 - 2007Địa điểm thực hiện:

Hà NộiĐơn vị thực hiện:

Tổ chức tình nguyện quốc tế SJ Việt Nam

Page 68: NGÀY SÁNG TẠO VIỆT NAM - …siteresources.worldbank.org/.../Resources/VIDBrochureVN.pdfbiết tự vượt qua số phận, trang bị kiến thức về nghề, tự kiếm

68 Ngày Sáng tạo Việt Nam

Dự án cuộc thi kể chuyện bằng hình ảnh nhằm khuyến khích khả năng diễn

đạt mơ ước, nhu cầu của giới trẻ và nhằm phát triển những phương thức

sáng tạo của thanh niên trong cuộc sống hiện tại

Thời gian:

2006 đến 2007Địa điểm thực hiện:

Cát Bà, Hải PhòngĐơn vị thực hiện:

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Khoa học về Giới - Gia đình - Phụ nữ - Vị thành niên (CSAGA)

Nhóm thanh thiếu niên khó khăn đã thể hiện một cách sinh động những nhu cầu, khát vọng thay đổi cuộc sống hiện tại của mình tới chính quyền địa phương, người dân và khách du lịch – những người có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các em thực hiện mơ ước. Những thông điệp mà các em muốn gửi tới mọi người đã được thể hiện rõ thông qua các đoạn phim, ảnh mà các em tự làm trong thời gian tham gia Dự án. Các thông điệp chính như khát vọng về cuộc sống bình đẳng, không bạo lực, môi trường xanh sạch đẹp; trẻ em được tới trường, được lao động ổn định và phù hợp với năng lực của các em… Nhận thức của lãnh đạo địa phương, người dân đã phần nào được thay về cách nhìn nhận, quan tâm tới nhu cầu, nguyện vọng, vai trò của thanh thiếu niên khó khăn tại địa phương thông qua cuộc triển lãm của Dự án.

Sản phẩm VCD của dự án là một phương tiện rất hữu hiệu giúp các em khiếm thính có nhận thức đúng về giới tính và những vấn đề liên quan đến sức khỏe sinh sản, từ đó có thể tự bảo vệ mình và có một cuộc sống tốt đẹp hơn trong tương lai

Xây dựng và phổ biến đĩa VCD “Hãy nghe cơ thể nói”

Thời gian:

Tháng 7-2006 đến tháng 7-2007Địa điểm thực hiện:

Trường Xã Đàn và Trường dạy nghề Hoa sữaĐơn vị thực hiện:

Tổ chức Phát triển và Sức khỏe cộng đồng – LIGHT

Page 69: NGÀY SÁNG TẠO VIỆT NAM - …siteresources.worldbank.org/.../Resources/VIDBrochureVN.pdfbiết tự vượt qua số phận, trang bị kiến thức về nghề, tự kiếm

69Ngày Sáng tạo Việt Nam

Trong dự án này, các khóa học sẽ giúp trẻ em không chỉ học được kỹ thuật sử dụng máy ảnh, máy quay mà còn có những bài thảo luận sâu về các vấn đề các em đã lựa chọn cho phim tài liệu của mình. Quá trình tự nhận thức, mơ ước, hỏi và trả lời các câu hỏi về chính cuộc sống của các em, tương lai, nguyên nhân và kết quả, xác định các vấn đề và các chủ đề mà các em muốn cả thế giới biết đến cũng chính là một quá trình phát triển và trao quyền hợp pháp. Từ đó các em sẽ có nhận thức tốt hơn về việc làm thế nào để kiểm soát và nâng cao chất lượng cuộc sống của chính mình. Ngoài ra những vấn đề và hình ảnh được phản ánh trên bộ phim cũng là cầu nối, là động lực để tạo ra cuộc đối thoại mở giữa những người sống trên thuyền và người sống trên bờ, trẻ em và cha mẹ, chính quyền và những người dân nhập cư bất hợp pháp. Đây thật sự là một công cụ mạnh để khuyến khích các nhà tài trợ, các tổ chức hiểu và hỗ trợ cộng đồng dân cư sống cách ly này.

Thời gian:

Tháng 7-2006 đến tháng 7-2007Địa điểm thực hiện:

Mái ấm Thiên Ân, mái nhà dành cho những trẻ bị khiếm thị – TP HCMĐơn vị thực hiện:

Nhóm ENDTASK

Dự án được xây dựng nhằm giúp người khiếm thị “đọc”/hiểu văn bản bình thường, soạn thảo, in ấn văn bản, xử lý các lỗi chính tả bằng cách phân tích và xử lý ngôn ngữ tự nhiên…Đây là chương trình dành cho người khiếm thị đầu tiên được tích hợp vào Microsoft Word. Một tính năng đột phá nữa mà hiện nay các chương trình hiện tại chưa có là dễ dàng thêm cơ sở dữ liệu từ vựng, âm thanh, ký hiệu các môn học như Toán, Lý, Hóa…giúp các em dễ dàng hơn trong việc học tập. Sản phẩm MataBraille hoàn toàn miễn phí và dễ sử dụng do đối tượng nhắm đến là cộng đồng người khiếm thị nhằm rút ngắn khoảng cách giữa họ với tri thức thế giới; từ đó giúp họ mạnh dạn, tự tin bước ra khỏi bóng tối, hòa nhập vào cộng đồng, xã hội.

MATABraille – Công cụ đa năng cho người khiếm thị

Cuộc đời của tôi – quan điểm của tôi – bộ phim tài liệu do trẻ em tự làm

về mình

Thời gian:

Tháng 10-2006 đến tháng 4-2007Địa điểm thực hiện:

Thành phố Hà NộiĐơn vị thực hiện:

Bà Phan Y Ly

Page 70: NGÀY SÁNG TẠO VIỆT NAM - …siteresources.worldbank.org/.../Resources/VIDBrochureVN.pdfbiết tự vượt qua số phận, trang bị kiến thức về nghề, tự kiếm

70 Ngày Sáng tạo Việt Nam

Trường học thân thiện cho học sinh, sinh viên khuyết tật

Thời gian:

Tháng 8-2006 đến tháng 2-2007Địa điểm thực hiện:

Thành phố Hà NộiĐơn vị thực hiện:

Nhóm làm việc về tiếp cận của người khuyết tật và tổ chức khuyết tật quốc tế Pháp (HI)

Dự án khuyến khích các trường phổ thông/ đại học tự điều chỉnh để trở nên dễ tiếp cận hơn đối với các Sinh viên khuyết tật, đặc biệt đối với Sinh viên ngồi xe lăn. Các nhà chức trách giáo dục địa phương và cộng đồng cũng sẽ có nhận thức cao hơn về nhu cầu của họ và biết cách để giúp đỡ họ có thể học tập và thành công như bất kỳ thành viên nào khác trong xã hội.

Với dự án này, khoảng 20 đơn vị dạy nghề cho trẻ em và thanh thiếu niên có hoàn cảnh đặc biệt sẽ được hưởng lợi thông qua việc thu thập những thông tin về nhu cầu của thị trường lao động hiện nay và qua các khóa đào tạo về soạn thảo chương trình dạy nghề và Tinh thần tự kinh doanh cho các Trung tâm dạy nghề. Ngoài ra, hàng trăm trẻ em có hoàn cảnh khó khăn khác sẽ được học tập với những chương trình dạy nghề phù hợp hơn với yêu cầu của thị trường việc làm, nhờ đó tăng khả năng kiếm được việc làm. Khái niệm “Tinh thần tự kinh doanh” sẽ trở nên quen thuộc với các em và rất có khả năng trong tương lai sẽ có nhiều trẻ em như vậy trở thành chủ cơ sở hoặc thành lập cơ sở kinh doanh cho riêng mình.

Rút ngắn khoảng cách giữa các Chương trình dạy nghề cho Thanh thiếu niên có

hoàn cảnh khó khăn và nhu cầu của Thị trường lao động hiện tại và tương lai

Thời gian:

Tháng 8-2006 đến tháng 7-2007Địa điểm thực hiện:

Thành phố Hồ Chí MinhĐơn vị thực hiện:

Tổ chức Education for Development (EFD) và Trung tâm đào tạo phát triển xã hội (SDTC)

Xây dựng mái nhà chung Tiên PhongThời gian:

2006 - 2007Địa điểm thực hiện:

Thôn Bằng Lũng Xã Tiên Phong, Huyện Ba Vì, Hà TâyĐơn vị thực hiện:

Nhóm những người khuyết tật Tiên Phong

Page 71: NGÀY SÁNG TẠO VIỆT NAM - …siteresources.worldbank.org/.../Resources/VIDBrochureVN.pdfbiết tự vượt qua số phận, trang bị kiến thức về nghề, tự kiếm

71Ngày Sáng tạo Việt Nam

Dự án này có thể được sử dụng không chỉ cho học sinh khiếm thính mà cả học sinh bình thường vì nó rất cần thiết khi mà các thuật ngữ, nội dung kiến thức được trực quan hóa. Lớp 6 là lớp học đầu tiên của cấp THCS, làm cho việc học của trẻ em trở nên thú vị và hấp dẫn sẽ giúp các em hứng thú với việc học tập và đạt kết quả tốt. Việc xây dựng phần mềm này sẽ tạo ra bước đột phá mới trong ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục cho trẻ em khuyết tật nói chung và trẻ khiếm thính nói riêng.

Thời gian:

Tháng 4-2006 đến tháng 7-2006Địa điểm thực hiện:

Tỉnh Ninh BìnhĐơn vị thực hiện:

Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Ninh Bình phối hợp với tổ chức CRS

Trong khuôn khổ 1 năm thực hiện, dự án sẽ tiến hành tập huấn cho trẻ khuyết tật khó khăn về nghe, nhìn và học những kỹ năng xã hội, nâng cao kỹ năng sử dụng chữ nổi Braille và sử dụng ngôn ngữ ký hiệu, đặc biệt là việc hướng dẫn về cấu trúc môn học, lượng kiến thức và những khái niệm cơ bản mới của chương trình THCS. Ngoài ra dự án còn tập trung vào việc xây dựng tài liệu tập huấn và tài liệu hướng dẫn đơn giản về việc định hướng và cung cấp một số kỹ năng cơ bản trong việc giúp đỡ bạn học và bạn khuyết tật hòa đồng vào môi trường học tập mới. Qua hoạt động này, dự án mong muốn trẻ khuyết tật dần hình thành tình bạn mới và các kỹ năng xã hội mới sẽ giúp các em tự tin hơn.

Cung cấp các kỹ năng xã hội và các kỹ năng đặc thù giúp trẻ khuyết tật

chuyển cấp từ bậc Tiểu học lên Trung học cơ sở

Xây dựng phần mềm dạy và học địa lý lớp 6 cho học sinh khiếm thị

Thời gian:

Tháng 4-2006 đến tháng 7-2006Địa điểm thực hiện:

Cơ sở sản xuất xe lăn “Sống độc lập” tại số 5+6, B15, Kim Liên, Đống Đa, Hà NộiĐơn vị thực hiện:

Khoa giáo dục đặc biệt và Trung tâm đào tạo và phát triển giáo dục đặc biệt – Trường ĐHSP Hà Nội

Ngôi nhà Tuổi trẻ - Youth HouseThời gian:

2006 - 2007Địa điểm thực hiện:

Hà NộiĐơn vị thực hiện:

Nhóm “Vì người nghèo” Thôn Viên, Xóm 19A Cổ Nhuế - Từ Liêm – Hà Nội

Page 72: NGÀY SÁNG TẠO VIỆT NAM - …siteresources.worldbank.org/.../Resources/VIDBrochureVN.pdfbiết tự vượt qua số phận, trang bị kiến thức về nghề, tự kiếm

72 Vietnam Innovation DayNgày Sáng tạo Việt Nam72

Ngày Sáng tạo Việt Nam 2007

Page 73: NGÀY SÁNG TẠO VIỆT NAM - …siteresources.worldbank.org/.../Resources/VIDBrochureVN.pdfbiết tự vượt qua số phận, trang bị kiến thức về nghề, tự kiếm

73Ngày Sáng tạo Việt Nam

Chủ đề của Chương trình năm 2007

là “An toàn giao thông” với năm chủ

đề nhỏ như: “Thi hành luật giao

thông”; “Giáo dục và nâng cao nhận

thức về an toàn giao thông”; “Tăng

cường dịch vụ cứu trợ khẩn cấp”;

“Giảm ô nhiễm và tai nạn do phương

tiện giao thông”; “Cải thiện môi

trường giao thông, thiết kế đường”.

“An toàn giao thông“Chương trình Ngày Sáng tạo Việt Nam 2007 do Ủy ban An toàn Giao thông

Quốc gia, Ngân hàng Thế giới và Quỹ phòng chống thương vong Châu Á

tổ chức là một “hội chợ nhỏ” dành cho những ý tưởng sáng tạo nhằm giải

quyết các thách thức mà các cộng đồng gặp phải trong quá trình phát triển.

Mục tiêu của Chương trình là tìm kiếm và hỗ trợ trực tiếp cho việc thực hiện

những đề án mang tính sáng tạo về phát triển ở cấp địa phương, có tiềm

năng được nhân rộng hoặc mở rộng trong tương lai.

Page 74: NGÀY SÁNG TẠO VIỆT NAM - …siteresources.worldbank.org/.../Resources/VIDBrochureVN.pdfbiết tự vượt qua số phận, trang bị kiến thức về nghề, tự kiếm

74 Ngày Sáng tạo Việt Nam

Trên đường đến trường

Thời gian:

Tháng 7-2007 đến 9-2008Địa điểm thực hiện:

5 trường mẫu giáo phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy, TP Hà NộiĐơn vị thực hiện:

Chị Phan Thị Thu Giang và Nhóm các bà mẹ trẻ

Biên soạn cuốn sổ tay “Trên đường đến trường” cho bé mẫu giáo và lựa chọn những hình vẽ, biển báo, hành vi ứng xử, tình huống dễ xảy ra tai nạn theo cách kể chuyện và nêu ví dụ.Thí điểm dùng sách trên các lớp mẫu giáo tại phường Nghĩa Tân gồm: Trường mầm non Hoa Linh, Trường mầm non Hoa Hồng và Trường mầm non Ánh Sao.Phân phối và giới thiệu cuốn sổ tay trên với các trường học, Phòng Giáo dục Đào tạo các quận và các cơ quan trong khu vực TP Hà Nội; công bố thông tin về Dự án trên một số báo và trang Web Giao thông tuổi teen.

Xây dựng được một đội kịch lưu động truyền thông phòng ngừa tai nạn giao thông do 12 thành viên khiếm thị và khuyết tật thực hiện. Dự án còn tổ chức được 28 đêm biểu diễn cho 14.000 người tham dự.Tạo được việc làm tăng thêm thu nhập cho 12 hội viên Hội người mù cùng những người khuyết tật có tài năng nhưng chưa có cơ hội để phát huy hiện nay còn gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Tăng cường sự phối hợp hoạt động giữa chính quyền, nhà trường và đoàn thể các cấp trong việc tổ chức các đêm văn nghệ truyền thông.

Xây dựng đội kịch lưu động - truyền thông về an toàn

giao thông tại tĩnh Hà Tĩnh

Thời gian:

2007 - 2008Địa điểm thực hiện:

Tỉnh Hà TĩnhĐơn vị thực hiện:

Phạm Minh Khoa - Hội người mù huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh

Giới thiệu Dự án 2007

Page 75: NGÀY SÁNG TẠO VIỆT NAM - …siteresources.worldbank.org/.../Resources/VIDBrochureVN.pdfbiết tự vượt qua số phận, trang bị kiến thức về nghề, tự kiếm

75Ngày Sáng tạo Việt Nam

Trao đổi, tập huấn thực hiện nội dung, thông điệp, phương pháp giáo dục truyền thông về an toàn giao thông; tập huấn về thông tin, giáo dục, truyền thông cho các thành viên chính của 7 nhóm quần chúngGóp phần vào việc truyền thông đồng đẳng nhằm thay đổi hành vi tiêu cực thành tích cực về an toàn giao thông; giảm thiểu tối đa những vi phạm về an toàn giao thông trong đời sống hằng ngày.

Thời gian:

2007 - 2008Địa điểm thực hiện:

40 trường tiểu học trong tỉnh Vĩnh Long ven Quốc lộ 1, Quốc lộ 57Đơn vị thực hiện:

Trần Hoàng Túy - Phòng Tiểu học, Sở Giáo dục-Đào tạo tỉnh Vĩnh Long phối hợp với tổ chức CRS

Tập huấn giáo viên dạy thành công, dạy sáng tạo an toàn giao thông; tập huấn giáo viên về Ngày hội an toàn giao thông và kiểm tra cơ sở tổ chức các Ngày hội an toàn giao thông.Học sinh hiểu và làm theo đúng Luật giao thông đường bộ, góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông trên đường tới trường của các em; trở thành người công dân luôn chấp hành tốt Luật giao thông.Bước đầu nâng cao nhận thức, chuyển biến và tiến đến thay đổi hành vi khi tham gia giao thông cả hôm nay và mai sau.

Nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi khi tham gia giao thông cho học sinh

tiểu học qua các hoạt động giáo dục

Người dân chủ động học-thực hành và truyền thông về an toàn giao thông

Thời gian:

2007 - 2008Địa điểm thực hiện:

10 khu xóm tại 4 quận: Bình Thạnh, Gò Vấp, quận 7 và 8; 7 nhóm quần chúng tại TP Hồ Chí Minh và Lâm ĐồngĐơn vị thực hiện:

Phạm Thanh Vân - Mạng lưới Chương trình tình thân

Page 76: NGÀY SÁNG TẠO VIỆT NAM - …siteresources.worldbank.org/.../Resources/VIDBrochureVN.pdfbiết tự vượt qua số phận, trang bị kiến thức về nghề, tự kiếm

76 Ngày Sáng tạo Việt Nam

Mở chiến dịch truyền thông bằng nghệ thuật sân khấu truyền thống (dân

ca-chèo) tới mọi người để giáo dục và nâng cao nhận thức về ATGT

Thời gian:

2007 - 2008Địa điểm thực hiện:

Tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội)Đơn vị thực hiện:

Câu lạc bộ Văn học nghệ thuật huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây

Tổ chức các buổi biểu diễn dân ca, chèo tại 10 làng, xã ven quốc lộ, các làng nghề sầm uất nhằm qua đó nâng cao nhận thức và thái độc của người xem đối với vấn đề an toàn giao thông. Hình thành phương pháp học an toàn giao thông một cách mới lạ, hấp dẫn: các bài học về biển báo giao thông, các điều luật an toàn giao thông trên đường phố, các lỗi thường hay mắc phải,..Đã in gần 1000 băng đĩa (toàn bộ Chương trình biểu diễn tiểu phẩm dân ca truyền thống) gửi các làng, xã, ban an toàn giao thông trong huyện, tỉnh.

Gióng lên tiếng chuông để các cơ quan, tổ chức và người dân địa phương quan tâm đến vấn đề an toàn giao thông nhiều hơn; có hành vi an toàn giao thông vì lợi ích của bản thân và cộng đồng.Mô hình đầu tiên và là kiểu mẫu cho tỉnh Tiền Giang; tâm điểm cho các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Giáo dục, nâng cao nhận thức cộng đồng và khắc phục hậu quả sau tai nạn

giao thông qua hoạt động xét xử của Tòa án

Thời gian:

Tháng 7/2007 đến 7/2008Địa điểm thực hiện:

Huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền GiangĐơn vị thực hiện:

Nguyễn Quốc Đạt - Tòa án Nhân dân huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang

Vườn ươm an toàn giao thông cộng đồngThời gian:

2007 - 2008Địa điểm thực hiện:

Hải PhòngĐơn vị thực hiện:

Hội liên hiệp thanh niên Huyện Cát Hải

Page 77: NGÀY SÁNG TẠO VIỆT NAM - …siteresources.worldbank.org/.../Resources/VIDBrochureVN.pdfbiết tự vượt qua số phận, trang bị kiến thức về nghề, tự kiếm

77Ngày Sáng tạo Việt Nam

Xây dựng các trò chơi giống các tình huống các em gặp hàng ngày như: trò chơi qua đường, luyện trí nhớ, sắp xếp sự kiện... giúp các em nắm các quy tắc giao thông cơ bản, tôn trọng luật giao thông.Xây dựng website và đưa các trò chơi dạng flash lên trực tuyến miễn phí, giúp trẻ em mọi nơi có thể tiếp cận và sử dụng sản phẩm.

Thời gian:

2007 - 2008Địa điểm thực hiện:

Thị xã Bến Tre, tỉnh Bến TreĐơn vị thực hiện:

Cô Nguyễn Kim Thư và Chi đoàn giáo viên Trường THCS thị xã Bến Tre

Góp phần nâng cao ý thức của người tham gia giao thông qua việc tổ chức cho học sinh đi học bằng xe buýt một cách khoa học; góp phần lập lại trật tự an toàn giao thông khu vực trường học giờ cao điểm.Dự án tác động trực tiếp đến hàng chục nghìn phụ huynh và học sinh, gần 100 người hoạt động xe buýt trên địa bàn thị xã Bến Tre.Tổ chức khảo sát, điều tra học sinh và phụ huynh khắp 15 xã, phường và vùng phụ cận của thị xã đánh giá thực trạng hoạt động, hoạch định và vẽ bản đồ các tuyến xe buýt trên địa bàn thị xã Bến Tre.

Tổ chức cho học sinh thị xã Bến Tre đi học bằng xe buýt

Xây dựng Chương trình trò chơi giáo dục trực tuyến về an toàn giao thông

Thời gian:

2007 - 2008Địa điểm thực hiện:

TP Hà NộiĐơn vị thực hiện:

Nhóm cán bộ Trường ĐH Y tế Công cộng và FPT

Anh Nguyễn Quốc Đạt, Cán bộ Tòa án Nhân dân huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang, thắng cuộc năm 2007“Chúng tôi rất quan tâm đến cuộc thi VID do Ngân hàng Thế giới (WB) từ năm 2006 thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Song đến năm 2007 cơ quan chúng tôi đoạt giải VID về chủ đề “An toàn giao thông”. Ngay khi đặt bút viết về Dự án này, chúng tôi đã gắn với thực tế công việc ở cơ quan và cuộc sống của người dân địa phương. Thông qua Dự án, chúng tôi đã góp phần nâng cao kiến thức về pháp luật của người dân về vấn đề an toàn giao thông. Chúng tôi đã xuất bản được một cuốn sách, trong đó có những bài viết về cảm nhận của những người có người thân bị tai nạn giao thông. Tôi rất mong các Dự án của WB tiếp tục phát triển, mang tính bền vững hơn để nhiều người có cơ hội trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm vì mục tiêu phát triển cộng đồng.

Page 78: NGÀY SÁNG TẠO VIỆT NAM - …siteresources.worldbank.org/.../Resources/VIDBrochureVN.pdfbiết tự vượt qua số phận, trang bị kiến thức về nghề, tự kiếm

78 Ngày Sáng tạo Việt Nam

Sáng tạo, dàn dựng và trình diễn tại trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ và các

trường học trên TP Đà Nẵng

Thời gian:

Tháng 6/2007 đến 6/2008Địa điểm thực hiện:

Trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ, số 28 đường Trần Phú, TP Đà NẵngĐơn vị thực hiện:

Nhà giáo ưu tú Tôn Nữ Bích Ngọc và Ban Giám hiệu, học sinh Trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ, TP Đà Nẵng

Biểu diễn Chương trình văn nghệ “An toàn giao thông học đường” tại 19 trường Tiểu học thuộc quận và Sở Giáo dục đào tạo TP Đà Nẵng.Nhân bản đĩa DVD kèm theo tập nhạc có hướng dẫn 9 ca khúc trong đĩa của Chương trình văn nghệ gửi đến Sở Giáo dục Đào tạo 64 tỉnh, thành nhằm giáo dục và tuyên truyền việc chấp hành luật lệ giao thông.

Kết hợp với Trung tâm điều hành vận tải công cộng TP Hồ Chí Minh và Công ty xe khách Sài Gòn khảo sát thực địa lập kế hoạch gắn thiết bị thử nghiệm giai đoạn 1.Chế tạo thiết bị gồm 3 phần: remote gọi xe do người khiếm thị sử dụng sẽ phát sóng khi người sử dụng bấm; bộ phận xử lý gắn trên xe buýt có mạng thu sóng; loa tự động gắn tại cửa xe sẽ thông báo số xe khi cử xa mở ra.Sản xuất thử nghiệm sản phẩm này trong 2 tháng đầu và sau đó tiến thành cải tiến để phục vụ người khiếm thị.

Nghiên cứu, chế tạo phương tiện hỗ trợ người khiếm thị đi xe buýt

Thời gian:

Tháng 2/2007 đến tháng 9/2008Địa điểm thực hiện:

TP Hồ Chí MinhĐơn vị thực hiện:

Nguyễn Viết Trường - Mái ấm Thiên Ân (sinh viên Khoa Giáo dục đặc biệt trường ĐH Sư phạm TP Hồ Chí Minh)

Page 79: NGÀY SÁNG TẠO VIỆT NAM - …siteresources.worldbank.org/.../Resources/VIDBrochureVN.pdfbiết tự vượt qua số phận, trang bị kiến thức về nghề, tự kiếm

79Ngày Sáng tạo Việt Nam

150 trẻ em đường phố được tham dự các khóa tập huấn về kiến thức và kỹ năng phòng ngừa tai nạn giao thông. Trong đó, 10 em được chọn vào nhóm trẻ giúp trẻ để truyền thông cho các nhóm trẻ khác.Thông qua các khóa tập huấn giáo dục an toàn giao thông, Dự án đã cung cấp các kiến thức, kỹ năng giúp trẻ em đường phố thay đổi hành vi để biết cách tự bảo vệ mình an toàn hơn khi sống và làm việc trên đường phố.

Thời gian:

Tháng 9/2007- tháng 9/2008Địa điểm thực hiện:

Tại chuyên mục “Ngân hàng ATBank” của Tạp chí truyền hình dành cho thiếu nhi đầu tiên trên cả nước HTV-Chuông GióĐơn vị thực hiện:

Công ty TNHH Văn hóa Sáng tạo Đảo San Hô

Tuyên truyền giáo dục các hoạt động thiết thực nhằm giúp các em thiếu nhi hiểu rõ về luật an toàn giao thông ngay từ khi còn nhỏ. Từ đó các em dần hình thành ý thức biết chấp hành nghiêm chỉnh luật an toàn giao thông khi lớn.Tạo sân chơi lành mạnh hấp dẫn mang tính sáng tạo và giáo dục cao cho các em thiếu nhi trên cả nước.Cung cấp kiến thức về an toàn giao thông cho trẻ em trên tạp chí truyền hình dành cho thiếu niên HTV – Chuông Gió. Hình thành phương pháp học an toàn giao thông một cách mới lạ, hấp dẫn: các bài học về biển báo giao thông, các điều luật an toàn giao thông trên đường phố, các lỗi thường hay mắc phải...Tặng Sổ tài khoản “Trứng lăn an toàn” (đây là 1 bộ giáo cụ giúp các em nâng cao nhận thức về an toàn giao thông); sổ tài khoản có những trò chơi hấp dẫn, giúp các em có thể vừa học, vừa chơi...

Ngân hàng an toàn giao thông ATBank

Trang bị kiến thức và kỹ năng giúp trẻ em đường phố phòng ngừa tai nạn

giao thông tại TP Hồ Chí Minh

Thời gian:

2007 - 2008Địa điểm thực hiện:

Số 280/10, đường Cách Mạng Tháng Tám, Phường 10, quận 3, TP Hồ Chí MinhĐơn vị thực hiện:

Hội Bảo trợ trẻ em TP Hồ Chí Minh

Page 80: NGÀY SÁNG TẠO VIỆT NAM - …siteresources.worldbank.org/.../Resources/VIDBrochureVN.pdfbiết tự vượt qua số phận, trang bị kiến thức về nghề, tự kiếm

80 Ngày Sáng tạo Việt Nam

Nâng cao nhận thức và khả năng thực hiện an toàn giao thông cho người

Mông ở Lào Cai

Thời gian:

2007 - 2008Địa điểm thực hiện:

Xã Bản Phố, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào CaiĐơn vị thực hiện:

Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển dân số, Xã hội và môi trường

Hơn 500 hộ gia đình người Mông ở Bản Phố được tham gia vào các hoạt động của Dự án như tập huấn, tài liệu tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức về an toàn giao thông...Biên soạn tài liệu hỏi đáp pháp luật về an toàn giao thông đường bộ và in bằng hai thứ tiếng Việt - Mông (hơn 500 cuốn) để phát cho người dân nhằm phục vụ công tác tuyên truyền, phổ biến.Thông qua các khóa tập huấn về luật an toàn giao thông đường bộ, người dân đồng bào Mông có cơ hội tiếp cận, tìm hiều các quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn giao thông đường bộ.

Thực hiện phong trào nâng cao giá trị đời sống, tinh thần cho đoàn viên, đồng thời thu hút mọi người tham gia nhóm; tổ chức thi bằng lái đợt 01, 02 cho người mù chữ, phát bằng láy và tặng nón bảo hiểm cho những người đạt.Tổ chức cuộc thi tìm hiểu an toàn giao thông cho tất cả đoàn viên tại các bến; các bến tổ chức buổi tuyên truyền sâu rộng cho mọi người, nhằn khuyến khích mọi người gia nhập nhóm nghiệp đoàn, với số lượng đoàn viên trong nghiệp đoàn lên tới 723 đoàn viên.

Vận động người mù chữ thi bằng lái xe mô tô 2 bánh và khuyến khích mọi

người gia nhập nhóm đoàn viên lao động nghiệp đoàn vận tải thủy bộ huyện

Thời gian:

Từ 1/7/2007 - 30/6/2008Địa điểm thực hiện:

Ban Điều hành - nghiệp đoàn vận tải thủy bộ huyện Thạch Trị, tỉnh Sóc TrăngĐơn vị thực hiện:

Ban điều hành Nghiệp đoàn Giao thông Vận tải Thủy bộ huyện Thạnh Trị, Sóc Trăng

Page 81: NGÀY SÁNG TẠO VIỆT NAM - …siteresources.worldbank.org/.../Resources/VIDBrochureVN.pdfbiết tự vượt qua số phận, trang bị kiến thức về nghề, tự kiếm

81Ngày Sáng tạo Việt Nam

Phát tay tờ rơi màu và tuyên truyền miệng về ATGT, dịch vụ hỗ trợ tới NLĐ - ĐP trên địa bàn quận Đống Đa cho hơn 5.000 người (Kết hợp với tuyên truyền trên loa phát thanh phường).Tuyên truyền tới hơn 4.000 người dân (là hội viên và chủ nhà trọ) trên địa bàn quận Đống Đa về Luật ATGT, dịch vụ hỗ trợ NLĐ-ĐP và biết đến Dự án này.Thành lập CLB “Sống an toàn mỗi ngày trên đường phố” và ra mắt Nhóm tuyên truyền viên nòng cốt; 5.000 người lao động đường phố trên địa bàn quận Đống Đa biết đến Dự án và dịch vụ hỗ trợ họ.

Thời gian:

Tháng 7/2007 đến 6/2008Địa điểm thực hiện:

Tại 20 trường mẫu giáo và 10 trường Tiểu học ngoại thành Hà NộiĐơn vị thực hiện:

Bà Bùi Minh Tâm - Tổ chức tình nguyện quốc tế SJ Việt Nam và các cộng tác viên tại các địa phương

Tổ chức các buổi phổ biến kiến thức về Luật an toàn Giao thông thông qua các hoạt động như trò chơi tìm hiểu Luật an toàn giao thông đường bộ, văn nghệ, kịch vui (Chúng em học biển báo) cho 800 học sinh của 13 trường Tiểu học và 700 học sinh của 21 trường mẫu giáo.Hướng dẫn 500 em đã tham gia các trò chơi tình huống nhằm thực hành hiểu biết về Luật an toàn giao thong: Trò “Gia đình em đi chơi xuân”; Khoảng 700 phụ huynh học sinh tham gia và nắm các kiến thức về an toàn giao thông.

Gia đình an toàn giao thông - Hỗ trợ trẻ mẫu giáo và tiểu học cũng như gia

đình kiến thức tham gia giao thông và sơ cấp cứu khi tai nạn

An toàn giao thông cho người lao động trên đường phố

Thời gian:

1/7/2007 - 31/3/2008Địa điểm thực hiện:

Quận Đống Đa, TP Hà NộiĐơn vị thực hiện:

Văn phòng tư vấn giới thiệu việc làm, Liên đoàn Lao động quận Đống Đa, Hà Nội

Page 82: NGÀY SÁNG TẠO VIỆT NAM - …siteresources.worldbank.org/.../Resources/VIDBrochureVN.pdfbiết tự vượt qua số phận, trang bị kiến thức về nghề, tự kiếm

82 Ngày Sáng tạo Việt Nam

Các trung tâm học tập cộng đồng với an toàn giao thông

đường bộ trên Quốc lộ 6

Thời gian:

2007 - 2008Địa điểm thực hiện:

Huyện Cao Phong, Kỳ Sơn, TP Hòa Bình, tỉnh Hòa BìnhĐơn vị thực hiện:

Bà Nguyễn Thị Vân - Trung tâm UNESCO giáo dục không chính quy - UCNEV

Có được bức tranh toàn cảnh về tình hình tai nạn giao thông trên Quốc lộ 6 thuộc địa phận tỉnh Hòa Bình; đồng thời đào tạo các hướng dẫn viên cho các trung tâm giáo dục thường xuyên và trung tâm học tập cộng đồng.Giáo dục, truyền thông cho 2.400 người về luật giao thông đường bộ để góp phần giảm số vụ tai nạn giao thông trên Quốc lộ 6 thuộc tỉnh Hòa Bình, bảo vệ hành lang giao thông, giảm ùn tắc giao thông, đảm bảo trật tự về giao thông.

Cung cấp một cẩm nang an toàn giao thông đường bộ dưới hình thức phầm mềm với nội dung bao gồm 3 hoạt động chính: Cung cấp kiến thức tham gia giao thông an toàn; cải thiện kỹ năng an toàn giao thông; trắc nghiệm kiến thức, trò chơi, tình huống mô phỏng.Tổ chức được 2 đợt hoạt động offline và tuyên truyền an toàn giao thông cho các thành viên web. Hiện công tác quản trị phát triển web vẫn được duy trì, dự kiến sẽ tố chức tiếp các hoạt động giao lưu, tuyên truyền an toàn giao thông cho các thành viên web và nhân rộng ra các địa bàn khác trên phạm vi cả nước.

Xây dựng cẩm nang an toàn giao thông Việt Nam

Thời gian:

Từ 1/8/2007 - 1/62008Địa điểm thực hiện:

TP Hà NộiĐơn vị thực hiện:

Nhóm tin học xanh, Viện ITIMS, ĐH Bách Khoa Hà Nội

Page 83: NGÀY SÁNG TẠO VIỆT NAM - …siteresources.worldbank.org/.../Resources/VIDBrochureVN.pdfbiết tự vượt qua số phận, trang bị kiến thức về nghề, tự kiếm

83Ngày Sáng tạo Việt Nam

Xây dựng kế hoạch, Chương trình triển lãm, 01 bài phát thanh, tuyên truyền về TTATGT, phát thanh tại nơi triển lãm và phát trên xe ô tô khi tuyên truyền lưu động trên các tuyến đường.Biên soạn 300 câu hỏi trắc nghiệm phục vụ cho thi đố vui tìm hiểu Luật giao thông cho mọi người; trưng bày 60 bộ panô ảnh (với 1.200 ảnh) về các vi phạm TTATGT, và các bảng biểu về ATGT. Tổ chức thi chiếu phim an toàn giao thông với các chủ đề thiết thực như: cảnh báo những nguy hiểm có thể xảy ra tai nạn giao thông, tuyên truyền về đội mũ bảo hiểm, cách thức lái xe an toàn, các quy tắc cần thiết để bảo đảm an toàn khi tham gia giao thông.

Thời gian:

1/8/2007 - 1/8/2008Địa điểm thực hiện:

Tại 3 phường: Khương Đình, Nhân Chính, Thanh Xuân Nam, quận Thanh Xuân, TP Hà NộiĐơn vị thực hiện:

Đặng Minh Thư, sinh viên ĐH Lao động Xã hội; Phí Mạnh Đoàn, thành viên Đội sân khấu Hà Nội

Lập phiếu hỏi và tiến hành điều tra trên 600 mẫu ngẫu nhiên tại 3 phường để đánh giá nhận thức và nhu cầu của thanh thiếu niên về một số nội dung liên quan đến an toàn giao thông và tuyên truyền về an toàn giao thông.Dự án hỗ trợ thành lập tổng số 03 đội kịch ở 3 phường. Mỗi đội kịch do Bí thư và Phó Bí thư Đoàn TNCS của phường quản lí.Nâng cao nhận thức cho thanh thiếu niên trong địa bàn Dự án về an toàn giao thông và luật giao thông đường bộ.

Nâng cao nhận thức của thanh thiếu niên về an toàn giao thông qua hình

thức sân khấu diễn đàn

Triển lãm về an toàn giao thông - 113

Thời gian:

Năm 2007Địa điểm thực hiện:

TP Hà NộiĐơn vị thực hiện:

Ông Nguyễn Ngọc Tuấn và Nhóm các Bộ thuộc Phòng hướng dẫn luật lệ và điều tra, xử lý tai nạn giao thông - Cục CSGT đường bộ, đường sắt Bộ Công an

Page 84: NGÀY SÁNG TẠO VIỆT NAM - …siteresources.worldbank.org/.../Resources/VIDBrochureVN.pdfbiết tự vượt qua số phận, trang bị kiến thức về nghề, tự kiếm

84 Ngày Sáng tạo Việt Nam

Phổ biến luật giao thông đường bộ cho đồng bào dân tộc miền núi

Thời gian:

Tháng 7/2007 - 5/2008Địa điểm thực hiện:

Huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn LaĐơn vị thực hiện:

Bà Lê Lang Hương và Nhóm những người bạn Tây Bắc

Xây dựng bộ đĩa VCD hướng dẫn học luật giao thông đường bộ và cách điều khiển xe máy để tham gia giao thông an toàn; sử dụng các hình ảnh hoạt động phương tiện giao thông hằng ngày của người dân để minh họa cho các hoạt động truyền thông.Tăng cường khả năng tiếp cận của người dân về việc học tập, tiếp thu kiến thức Luật Giao thông đường bộ và cách sử dụng, điều khiển phương tiện (xe máy).Nâng cao khả năng tiếp thu kiến thức Luật Giao thông đường bộ cho người dân tham gia học, thi lấy bằng lái xe máy của huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La.

Áp dụng Chương trình học và cấp chứng chỉ về sơ cấp cứu như một thủ tục bắt buộc cho người học lái xe nhằm trang bị cho người học lái xe những kiến thức cơ bản về sơ cấp cứu tai nạn giao thông. UBND tỉnh ra văn bản chỉ đạo cho phép lồng ghép Chương trình sơ cấp cứu vào các Chương trình học lái xe ô tô và xe máy.Phát triển tài liệu đào tạo và Chương trình đào tạo cho giảng viên nòng cốt và cho học viên; 150 đối tượng học lái xe máy đã được đào tạo kỹ thuật sơ cấp cứu trong tại nạn giao thông.

Đào tạo sơ cấp cứu tai nạn giao thông cho người học lái xe ô tô và xe máy

Thời gian:

2007 - 2008Địa điểm thực hiện:

Tỉnh Hà NamĐơn vị thực hiện:

Trung tâm nghiên cứu và đào tạo phát triển cộng đồng phối hợp với hội chữ thập đỏ tỉnh Hà Nam

Page 85: NGÀY SÁNG TẠO VIỆT NAM - …siteresources.worldbank.org/.../Resources/VIDBrochureVN.pdfbiết tự vượt qua số phận, trang bị kiến thức về nghề, tự kiếm

85Ngày Sáng tạo Việt Nam

Xây dựng các tài liệu và tờ rơi tuyên truyền về giao thông xanh; thiết kế trang web về giao thông xanh; tổ chức hội thảo với giảng viên và sinh viên của 5 trường đại học về giao thông và môi trường, đồng thời phát động Ngày giao thông xanh.Ngày giao thông xanh không chỉ được phát động ở Hà Nội, mà còn lan rộng ra một số tỉnh khác. Hơn 2.200 người đã tham gia đăng ký cam kết trên trang web của Chương trình.Xây dựng cơ sở dữ liệu về các thành viên cam kết tham gia Ngày giao thông xanh; hợp đồng với các nhân vật nổi tiếng để phát biểu ủng hộ Ngày giao thông xanh trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Thời gian:

Năm 2007Địa điểm thực hiện:

Một số trường mầm non và Tiểu học trên địa bàn TP Hà Nội, TP Thái Nguyên, tỉnh Thái NguyênĐơn vị thực hiện:

Bà Nguyễn Thị Cẩm Bích - Trung tâm Ng-hiên cứu Chiến lược và Phát triển Chương trình giáo dục mầm non - Viện Chiến lược và Chương trình giáo dục

Nghiên cứu, thu thập thông tin về luật giao thông, an toàn giao thông; xây dựng nội dung giáo dục an toàn giao thông phù hợp với trẻ em lứa tuổi mẫu giáo và tiểu học (trẻ em từ 3 đến 8 tuổi).Triển khai lập trình phần mềm giáo dục an toàn giao thông cho trẻ em; tổ chức hội thảo góp ý cho phần mềm giáo dục an toàn giao thông cho trẻ em; chỉnh sửa nội dung phần mềm giáo dục an toàn giao thông cho trẻ em (lần 1) và thử nghiệm phần mềm tại 04 trường mầm non và tiểu học.

Thiết kế phầm mềm giáo dục an toàn giao thông cho trẻ em

Ngày giao thông xanh 153

Thời gian:

Tháng 9/2007 - 7/2008Địa điểm thực hiện:

TP Hà NộiĐơn vị thực hiện:

Bà Đặng Hương Giang - Trung tâm Hành động vì sự phát triển đô thị

Page 86: NGÀY SÁNG TẠO VIỆT NAM - …siteresources.worldbank.org/.../Resources/VIDBrochureVN.pdfbiết tự vượt qua số phận, trang bị kiến thức về nghề, tự kiếm

86 Ngày Sáng tạo Việt Nam

Nâng cao nhận thức và phòng chống tai nạn giao thông cho trẻ em và cộng

đồng bằng việc phát huy sự tham gia của trẻ em

Thời gian:

Tháng 6/2007 - 6/2008Địa điểm thực hiện:

Các quận nội thành TP Hà NộiĐơn vị thực hiện:

Tiến sĩ Phạm Tất Dong - Trung tâm nghiên cứu quyền trẻ em, Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam

Thành lập 01 nhóm trẻ em nòng cốt triển khai Chương trình gồm 10 em, được lựa chọn từ thành viên của các câu lạc bộ Phóng viên nhỏ, Ong xanh... qua đó các em có cơ hội nâng cao kiến thức về an toàn giao thông, truyền thông một cách hiệu quả đến các bạn bè đồng trang lứa.Nâng cao năng lực sản xuất các sản phẩm truyền thông cho nhóm trẻ em nòng cốt; tiến hành 01 khóa đào tạo (03 ngày) cho 10 em của nhóm nòng cốt về chụp ảnh, làm video clip ảnh, làm film...

Đã xây dựng được một kho dữ liệu đa phương tiện (bao gồm hình ảnh, âm thanh, tranh vẽ, file âm thanh, file video...) tương đối phong phú về các vấn đề liên quan đến giao thông.Đã mang đến cho các em học sinh cấp III - đối tượng hưởng lợi chính của Dự án cơ hội được trải nghiệm và tham gia các hình thức nghệ thuật như nhiếp ảnh, quay phim...; trực tiếp tham gia xây dựng cơ sở dữ liệu cho Dự án và biên tập các dữ liệu đó theo ý tưởng và phương pháp của mình.Dự án đã tiến hành một triển lãm cộng đồng tại Hà Nội.

Tuyên truyền nâng cao ý thức về an toàn giao thông cho học sinh cấp III trên

địa bàn Hà Nội: Thông điệp của tôi

Thời gian:

Tháng 7/2007 - 5/2008Địa điểm thực hiện:

TP Hà NộiĐơn vị thực hiện:

Nhóm GreenZoom

Page 87: NGÀY SÁNG TẠO VIỆT NAM - …siteresources.worldbank.org/.../Resources/VIDBrochureVN.pdfbiết tự vượt qua số phận, trang bị kiến thức về nghề, tự kiếm

87Ngày Sáng tạo Việt Nam

Các hoạt động của Dự án tập trung và chú ý nhiều đến việc nâng cao nhận thức người dân về luật an toàn giao thông, đặc biệt là luật giao thông đường bộ.Tập huấn cho Đoàn viên nòng cốt trong xã Thanh về luật giao thông đường bộ; việc “Sơ cấp cứu và phòng tránh tai nạn thương tích”.Phát triển tài liệu truyền thông về An toàn giao thông, trong đó có 2 loại tài liệu truyền thông chính gồm: Pano tấm lớn và tờ rơi.

Thời gian:

Năm 2007 - 2008Địa điểm thực hiện:

Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân vănĐơn vị thực hiện:

Trung tâm Hỗ trợ các Chương trình phát triển xã hội

Tạo ra một sân chơi cho thanh thiếu niên bằng việc tổ chức tự sáng tác các họa tiết trang trí và trào lưu thích đội mũ bảo hiểm đề dần xóa bỏ tâm lý ngại đội mũ bảo hiểm.Thông qua hoạt động “diễu hành trên đường phố” với ý tưởng ‘sân khấu trên đường’: tuyên truyền cổ động bởi các đoàn sinh viên đi xe máy đội mũ bảo hiểm với đủ mầu sắc, hình thù do họ tự vẽ kết hợp với băng rôn để tạo ra một cuộc cổ động sôi nổi trong giới trẻ.

Mũ bảo hiểm - thay đổi hành vi của thanh thiếu niên khi tham gia giao

thông đường bộ

Nâng cao nhận thức về luật giao thông đường bộ nhằm phòng tránh tai nạn

thương tích cho dân tộc thiểu số Vân Kiều

Thời gian:

Năm 2007 - 2008Địa điểm thực hiện:

Xã Thanh, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng TrịĐơn vị thực hiện:

Nguyễn Thanh Phương - Nhóm hành động vì cộng đồng

Anh Nguyễn Viết Trường, Dự án “Nghiên cứu, chế tạo một thiết bị dành cho người khiếm thị đi trên xe buýt”

“Dự án được bắt nguồn từ nhu cầu thực tế của cộng đồng người khiếm thị tại TP Hồ Chí Minh. Dự án đã manh nha từ năm 2005 song mãi đến 2007 anh mới biết đến VID và Dự án này phù hợp với chủ đề của năm 2007 là “An toàn giao thông”. Dự án đã nhận được sự ủng hộ của chính quyền địa phương, đặc biệt là Sở Giao thông công chính TP Hồ Chí Minh. Dự án đã giúp người khiếm thị có thể đón được xe buýt thông qua thiết bị này. Đây là Dự án mang nhiều ý nghĩa xã hội nên sau khi kết thúc Dự án tôi tiếp tục bỏ tiền túi ra để hoàn thiện thiết bị này và từ đó triển khai đại trà. Tôi đánh giá cao ý nghĩa của VID của WB, nếu không có ngày này tôi không thể thực hiện được ý tưởng của mình. Tôi muốn đề nghị WB lập ra quỹ hỗ trợ ngân hàng ý tưởng để hỗ trợ những ý tưởng chưa đoạt giải vẫn có thể thực hiện được ý tưởng của mình.

Page 88: NGÀY SÁNG TẠO VIỆT NAM - …siteresources.worldbank.org/.../Resources/VIDBrochureVN.pdfbiết tự vượt qua số phận, trang bị kiến thức về nghề, tự kiếm

88 Ngày Sáng tạo Việt Nam

Đào tạo kỹ năng xử trí cấp cứu ban đầu về tai nạn thương tích trẻ em cho

giáo viên 24 trường mầm non và Tiểu học quận Đống Đa, năm 2007-2008

Thời gian:

2007 - 2008Địa điểm thực hiện:

Đống Đa, Hà NộiĐơn vị thực hiện:

Ban chấp hành đoàn thanh niên Bệnh viện Nhi Trung ương

240 giáo viên của 12 trường tiểu học và mầm non được tham gia khóa đào tạo và thực hành xử trí cấp cứu ban đầu một số tai nạn thương tích thường gặp ở trẻ em.

Xây dựng bằng các hình ảnh khi tham gia giao thông ngoài xã hội qua việc điều khiển người, xe đạp đi đúng theo quy định sẽ giúp trẻ em nhận thức tốt hơn các tình huống đúng hoặc sai (khen ngợi hoặc chê cười với các mức độ khác nhau) khi tham gia giao thông bằng công nghệ mô phỏng.Kết quả của các tình huống là phần thưởng hấp dẫn đợi trẻ tại đích nếu không vi phạm luật giao thông trong khi chơi.

Phần mền trò chơi 101 tình huống tham gia giao thông an

toàn cho trẻ mầm non

Thời gian:

Tháng 6/2007 - 6/2008Địa điểm thực hiện:

Các trường mầm non và gia đình có trẻ em có máy vi tính tại Hà NộiĐơn vị thực hiện:

Trung tâm nghiên cứu, Tư vấn giáo dục và các vấn đề xã hội

Anh Trần Quang Việt, Dự án VID năm 2007 về “An toàn giao thông cho người lao động trên đường phố” tại quận Đống Đa, Hà Nội

“Tôi biết đến cuộc thi VID qua trang web của WB và các mạng lưới cộng đồng. Dự án của chúng tôi nhận được sự giúp đỡ rất nhiều của các cơ quan chính quyền địa phương. Sau hai năm thực hiện, chúng tôi đã thực hiện nhiều chiến dịch truyền thông, tư vấn cho người lao động trên đường phố... nhằm thay đổi hành vi của người bán hàng trên vỉa hè, lòng đường... Tôi thấy, hiện WB đã đưa ra mạng lưới cộng đồng riêng, tuy nó chưa thực sự hiệu quả nhưng đã giúp những người yêu thích công việc xã hội rất nhiều. Mọi người có thể kết nối với nhau qua trang web này. Thông qua mạng lưới kết nối cộng đồng, chúng tôi sẽ tuyên truyền với các bạn bè để nhân rộng mô hình những Dự án mà mình đã và đang thực hiện. Chúng tôi đánh giá cao những sáng kiến của WB trong những năm qua.”

Page 89: NGÀY SÁNG TẠO VIỆT NAM - …siteresources.worldbank.org/.../Resources/VIDBrochureVN.pdfbiết tự vượt qua số phận, trang bị kiến thức về nghề, tự kiếm

89Ngày Sáng tạo Việt Nam

Xây dựng 120 bộ tài liệu hướng dẫn giáo viên về tổ chức chơi đóng vai theo chủ đề an toàn giao thông.Tập huấn cho 79 giáo viên về các kỹ năng tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề an toàn giao thông.Tổ chức cuộc thi sáng tạo các tình huống đóng vai theo chủ đề an toàn giao thông.

Thời gian:

Tháng 8/2007 - 4/2008Địa điểm thực hiện:

TP Hà NộiĐơn vị thực hiện:

Bà Nguyễn Hồng Hà - Nhóm thúc đẩy hỗ trợ người khuyết tật và Tổ chức Khuyết tật quốc tế.

Góp phần nâng cao nhận thức của các cơ quan, tổ chức thực hiện chính sách và cộng đồng nói chung về nhu cầu và quyền của người khuyết tật được tham gia giao thông an toàn.Đưa ra những ví dụ cụ thể về những cố gắng hiệu quả của người khuyết tật và giúp các cơ quan hữu quan của Chính phủ thực hiện Pháp lệnh về người tàn tật.Khuyến khích người khuyết tật sử dụng các phương tiện giao thông an toàn đã qua đăng ký; thúc đẩy giới truyền thông tham gia vào quá trình cải thiện nhận thức về quyền và nhu cầu của người khuyết tật được tham gia giao thông an toàn.

Vận động đưa vấn đề khuyết tật vào an toàn giao thông

Những tình huống chơi đóng vai theo chủ đề an toàn giao thông cho trẻ mẫu

giáo

Thời gian:

Tháng 7/2007 - 7/2008Địa điểm thực hiện:

Trường mầm non Đống Đa, Trường mần non Tuổi Hoa, quận Đống Đa, TP Hà NộiĐơn vị thực hiện:

Phòng Giáo dục quận Đống Đa

Giảm tai nạn, cải thiện môi trường giao thông thôn nghèo (vùng sâu), nhờ

cộng đồng tự nỗ lực tham gia

Thời gian:

2006 - 2007Địa điểm thực hiện:

Hà TâyĐơn vị thực hiện:

Ban lãnh đạo Thôn Bãi

Page 90: NGÀY SÁNG TẠO VIỆT NAM - …siteresources.worldbank.org/.../Resources/VIDBrochureVN.pdfbiết tự vượt qua số phận, trang bị kiến thức về nghề, tự kiếm

90 Vietnam Innovation DayNgày Sáng tạo Việt Nam90

Ngày Sáng tạo Việt Nam 2008

Page 91: NGÀY SÁNG TẠO VIỆT NAM - …siteresources.worldbank.org/.../Resources/VIDBrochureVN.pdfbiết tự vượt qua số phận, trang bị kiến thức về nghề, tự kiếm

91Ngày Sáng tạo Việt Nam

“An toàn thực phẩm“Mục tiêu của Chương trình là tìm

kiếm và hỗ trợ trực tiếp cho việc

thực hiện các đề án mang tính

sáng tạo về phát triển ở cấp địa

phương có tiềm năng được nhân

rộng hoặc mở rộng trong tương

lai.

Chương trình Ngày Sáng tạo Việt Nam (VID) 2008 là một “hội chợ nhỏ” dành

cho những ý tưởng sáng tạo nhằm giải quyết các thách thức mà các cộng

đồng gặp phải trong quá trình phát triển. Mục tiêu của Chương trình là tìm

kiếm và hỗ trợ trực tiếp cho việc thực hiện các đề án mang tính sáng tạo về

phát triển ở cấp địa phương có tiềm năng được nhân rộng hoặc mở rộng

trong tương lai. Chương trình này còn tạo cơ hội cho những cá nhân và tổ

chức trong nước có ý tưởng sáng tạo được gặp gỡ, trao đổi ý kiến, chia sẻ

thông tin và liên kết với những người có cùng mối quan tâm.

Ngày Sáng tạo Việt Nam 2008 do Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm Việt Nam,

Báo Tuổi trẻ TP Hồ chí Minh và Ngân hàng Thế giới đồng tổ chức, với chủ đề

“An toàn thực phẩm ”. Chương trình năm nay tập trung vào một số nội dung

chính như: Giáo dục và nâng cao nhận thức của người dân về an toàn thực

phẩm; áp dụng các thông lệ và kinh nghiệm tốt về tăng cường vệ sinh an

toàn thực phẩm; công nghệ mới để làm sản phẩm an toàn và chất lượng

cao hơn; giải pháp quản lý vệ sinh và an toàn thực phẩm tốt hơn.

Page 92: NGÀY SÁNG TẠO VIỆT NAM - …siteresources.worldbank.org/.../Resources/VIDBrochureVN.pdfbiết tự vượt qua số phận, trang bị kiến thức về nghề, tự kiếm

92 Ngày Sáng tạo Việt Nam

Nâng cao nhận thức, hình thành thói quen vệ sinh, an toàn thực phẩm cho

học sinh tiểu học

Thời gian:

Tháng 7/2008 - 7/2009Địa điểm thực hiện:

24 trường Tiểu học của tỉnh Vĩnh LongĐơn vị thực hiện:

Ông Trần Hoàng Túy - Phòng tiểu học Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Vĩnh Long

Gần 6.000 học sinh và hơn 300 cán bộ của 24 trường Tiểu học của tỉnh Vĩnh Long đã được hưởng lợi từ Dự án. Dự án đã tiến hành lồng ghép, tích hợp dạy về vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm cho học sinh Tiểu học từ lớp 1 đến lớp 5.Tạo ra môi trường thân thiện với sức khỏe ở trường Tiểu học để hình thành và cải thiện thói quen vệ sinh tốt có lợi cho sức khỏe cho học sinh Tiểu học.Xây dựng siêu thị học đường, hội chợ trao đổi đồ dùng học tập, đồ chơi và góc sức khỏe cho học sinh tiểu học của tỉnh Vĩnh Long thông qua các lồng ghép giữa hoạt động dạy học và vui chơi.

Sử dụng những kinh nghiệm của người dân kết hợp với kiến thức khoa học để xây dựng danh mục các loại nấm rừng (nấm độc và nấm có ích), xếp nhóm và phân loại nấm độc và phổ biến cách phòng tránh và điều trị khi ăn phải nấm độc cho người dân huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La.Nâng cao nhận thức cho người dân để phân biệt, nhận biết các loại nấm độc có trong khu vực, tuyệt đối không được dùng làm thực phẩm.

Sử dụng nấm rừng một cách an toàn

Thời gian:

Tháng 7/2008 đến 9/2008Địa điểm thực hiện:

Huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn LaĐơn vị thực hiện:

Bà Chu Thị Sang - Nhóm giảng viên Đại học Tây Bắc chuyên ngành Lâm Sinh

Giới thiệu Dự án 2008

Page 93: NGÀY SÁNG TẠO VIỆT NAM - …siteresources.worldbank.org/.../Resources/VIDBrochureVN.pdfbiết tự vượt qua số phận, trang bị kiến thức về nghề, tự kiếm

93Ngày Sáng tạo Việt Nam

Nâng cao kiến thức ATVSTP cho khoảng 1.000 học sinh và giáo viên trong trường thông qua các hoạt động dạy học, sinh hoạt nhóm nhằm tạo thói quen ăn uống hợp vệ sinh cho học sinh.Giúp các em có thái độ đúng đắn trong việc tự bảo vệ sức khỏe cho mình và cho người thân; tuyên truyền rộng rãi các vấn đề liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm cho gia đình và cộng đồng xung quanh trường học.

Thời gian:

Tháng 8/2008 - 7/2009Địa điểm thực hiện:

Hệ thống trường Tiểu học và Trung học Cơ sở thị xã Bến TreĐơn vị thực hiện:

Bà Huỳnh Thị Sang - Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Bến Tre

Nâng cao nhận thức vệ sinh an toàn thực phẩm cho hơn 15.300 em học sinh Tiểu học và Trung học Cơ sở ở thị xã Bến Tre bằng các hoạt động thông tin, giáo dục và truyền thông, liên kết các tổ chức LHHPN tỉnh Bến Tre , Đoàn thanh niên cộng sản HCM, nhà trường và nhà văn hóa. Giúp các em nâng cao kiến thức, cải thiện thái độ và hành vi của các em trong việc thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Việc xây dựng nội dung, hoạt động giáo dục về an toàn thực phẩm trong nhà trường là yếu tố quan trọng bảo đảm cho sự phát triển toàn diện của các em về thể chất và tinh thần.

Phụ nữ Bến Tre hoạt động Tuyên truyền vệ sinh an toàn thực phẩm trong các

trường tiểu học và trung học

Giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm cho học sinh

Thời gian:

Tháng 10/2009 - 4/2009Địa điểm thực hiện:

Trường THPT Dân lập Ngôi SaoĐơn vị thực hiện:

Bà Đỗ Thị Thanh Thiên - Trường THPT Dân lập Ngôi sao

Page 94: NGÀY SÁNG TẠO VIỆT NAM - …siteresources.worldbank.org/.../Resources/VIDBrochureVN.pdfbiết tự vượt qua số phận, trang bị kiến thức về nghề, tự kiếm

94 Ngày Sáng tạo Việt Nam

Nâng cao kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm cho người Khmer thông

qua hệ thống chùa Khmer tại huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng

Thời gian:

Tháng 1/2009 - 12/2009Địa điểm thực hiện:

Huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc TrăngĐơn vị thực hiện:

Ông Trần Kim Anh - Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Sóc Trăng

Nâng cao kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm trong cộng đồng người Khmer bằng tiếng và chữ của người Khmer thông qua hệ thống chùa Khmer. Xây dựng đội ngũ cán bộ y tế giám sát, hỗ trợ là người Khmer.100% các vị đại đức, 90% sư sãi trong các nhà chùa tại huyện Vĩnh Châu nắm vững kiến thức cơ bản về an toàn thực phẩm, các nguyên tắc phòng ngộ độc thực phẩm.90% người trưởng thành tiếp nhận được thông tin, 70% người trưởng thành nắm vững các kiến thức cơ bản về vệ sinh an toàn thực phẩm và phòng ngừa ngộ độc thực phẩm trong cộng đồng dân tộc Khmer tại huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng.

Thực hiện được 52 Chương trình phát sóng liên tục vào thứ Ba hàng tuần. Đã phát 500 Radio theo danh sách nhóm bạn nghe đài ở tỉnh Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng và Gia Lai. Giáo dục và nâng cao nhận thức về VSATTP thông qua các Chương trình phát thanh bằng 6 tiếng dân tộc và tiếng Việt nhằm thay đổi tập quán canh tác, tiếp cận kỹ thuật canh tác nông nghiệp nhằm tăng năng suất lao động của người dân tộc thiểu số tại Tây Nguyên.

Thời gian:

12/8/2008 - 4/8/2008Địa điểm thực hiện:

Cơ quan thường trú Đài tiếng nói Việt Nam khu vực Tây NguyênĐơn vị thực hiện:

Đài Tiếng nói Việt Nam khu vực Tây Nguyên

Chương trình Phát thanh Nhà Nông Cao nguyên và Nông sản an toàn

Page 95: NGÀY SÁNG TẠO VIỆT NAM - …siteresources.worldbank.org/.../Resources/VIDBrochureVN.pdfbiết tự vượt qua số phận, trang bị kiến thức về nghề, tự kiếm

95Ngày Sáng tạo Việt Nam

Nâng cao ý thức vệ sinh của người dân, hàng quán trong ăn uống tại nơi công cộng thông qua các hoạt động tuyên truyền, giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh chung; phân loại rác thải để tiện lợi cho việc xử lý; kết hợp sức mạnh của Internet trong việc tuyên truyền, giáo dục. Góp phần thay đổi hành vi, thói quen vứt rác, thức ăn bừa bãi của người dân tại những nơi ăn uống công cộng, đặc biệt tại 10 nhà hàng, quán ăn bình dân có lượng khách đến đông nhất tại quận Hoàn Kiếm nhưng chưa chú ý đến vấn đề vệ sinh.

Thời gian:

Tháng 7/2008 - 6/2009Địa điểm thực hiện:

TP Hồ Chí Minh và các tỉnh thành phía NamĐơn vị thực hiện:

Bà Nguyễn Thị Minh Kiều - Trung tâm Khoa học Thực phẩm và Dinh dưỡng ứng dụng

Hoàn thiện và nhân rộng 2 mô hình cơ sở ăn uống tư nhân (có chế biến sản xuất và không chế biến sản xuất) áp dụng hệ thống quản lý chất lượng VSATTP thông qua biên soạn sổ tay an toàn thực phẩm nhằm người bán, sản xuất đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho người dân.Cho ra đời dịch vụ tư vấn, huấn luyện và chuyển giao mô hình ăn uống tư nhân áp dụng hệ thống quản lý chất lượng VSATTP, với mục tiêu nhân rộng mô hình điểm ra toàn xã hội.

Hoàn thiện và nhân rộng mô hình ăn uống tư nhân quy mô vừa và nhỏ đảm

bảo an toàn vệ sinh thực phẩm

Thanh niên hành động nhằm thay đổi thói quen vứt rác nơi ăn uống công

cộng, giữ vệ sinh nhà hàng, quán ăn

Thời gian:

Năm 2008Địa điểm thực hiện:

TP Hà NộiĐơn vị thực hiện:

Ông Lê Quốc Hùng - My Hanoi và Trung tâm hỗ trợ các Chương trình phát triển xã hội (CSDP)

Page 96: NGÀY SÁNG TẠO VIỆT NAM - …siteresources.worldbank.org/.../Resources/VIDBrochureVN.pdfbiết tự vượt qua số phận, trang bị kiến thức về nghề, tự kiếm

96 Ngày Sáng tạo Việt Nam

Nâng cao nhận thức về rau sạch bằng phim ảnh

Thời gian:

Năm 2008-2009Địa điểm thực hiện:

TP Đà NẵngĐơn vị thực hiện:

Ông Nguyễn Xuân Minh - Trung tâm Y tế dự phòng, Sở Y tế TP Đà Nẵng

Nâng cao nhận thức người dân thành phố Đà Nẵng về trồng, chế biến rau sạch và an toàn bằng phim ảnh.Xây dựng kịch bản phim phóng sự nhằm hướng dẫn, tuyên truyền, giáo dục về ăn rau sạch, rửa rau... đến từng gia đình, cơ quan, bếp ăn tập thể, các nơi sản xuất và bán rau, các chợ lớn trong thành phố.Tổ chức quay phim, phát trên Đài truyền hình nhằm quảng bá sâu rộng bằng phim ảnh về “an toàn rau sạch”, trồng, sản xuất rau sạch, ăn rau sạch cho mọi người dân trong xã hội nghe và nhìn.

Xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh rau mầm sạch giá rẻ cho cư dân Hà Nội nhằm góp phần chia sẻ trách nhiệm xã hội của cơ sở Phật giáo (chùa Bồ Đề) và thực hiện các hoạt động từ thiện lâu dài và ổn định tại chùa như nuôi dưỡng trẻ em mồ côi, lang thang và người già không nơi nương tựa. Thông qua hoạt động sản xuất kinh doanh thực tiễn, góp phần đào tạo, nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh rau mầm cho các đối tượng trẻ em từ 14-18 tuổi lang thang cơ nhỡ hiện ở tại chùa, giúp các em có kiến thức, kinh nghiệm sản xuất kinh doanh thực tế.

Cùng Phật giáo Nhập thế và Phát triển: Xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh

rau mầm sạch mục đích từ thiện, cung cấp một phần rau sạch giá rẻ cho cư

dân thành phố Hà Nội

Thời gian:

Tháng 5/2008 - 5/2009Địa điểm thực hiện:

Vùng đô thị Hà NộiĐơn vị thực hiện:

Sư thầy Đàm Lan - Chùa Bồ Đề, phường Bồ Đề, quận Long Biên, TP Hà Nội

Page 97: NGÀY SÁNG TẠO VIỆT NAM - …siteresources.worldbank.org/.../Resources/VIDBrochureVN.pdfbiết tự vượt qua số phận, trang bị kiến thức về nghề, tự kiếm

97Ngày Sáng tạo Việt Nam

Nâng cao năng lực nhóm sinh viên nòng cốt của Trường Đại học Hà Nội và Đại học Khoa học tự nhiên trong việc tuyên truyền về an toàn thực phẩm và phát động các phong trào để nâng cao sức mạnh tập thể của sinh viên với tư cách là người tiêu dùng, từ đó khuyến khích và tác động đến các chủ cửa hàng ăn uống.Nâng cao vệ sinh an toàn thực phẩm của các cửa hàng ăn uống phục vụ sinh viên và người dân.

Thời gian:

Tháng 9/2008 - 9/2009Địa điểm thực hiện:

Phường Thành Công, quận Ba Đình, TP Hà NộiĐơn vị thực hiện:

Ông Trần Hữu Bích - Nhóm Thành Công

Nâng cao nhận thức và tăng cường sự tham gia của người dân phường Thành Công, quận Ba Đình, Hà Nội về về tác hại của hàn the trong thực phẩm và cách nhận biết sản phẩm có hàn the nhằm tránh sử dụng bằng phát thanh phường, họp chi hội phụ nữ, phát tờ rơi, phát miễn phí que thử hàn the.Cải thiện mức độ nhận thức hiện tại của phụ nữ sống tại phường Thành Công, quận Ba Đình, TP Hà Nội về tác hại của phụ gia thực phẩm hàn the đối với sức khỏe con người; tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong phường vào hoạt động nhận biết sự có mặt của hàn the trong thực phẩm tại chợ Thành Công.

Chung tay loại bỏ hàn the ra khỏi cuộc sống

Sinh viên tôn vinh các hàng quán bình dân thông qua bình chọn

Thời gian:

Tháng 8/2008 - 8/2009Địa điểm thực hiện:

Phường Thanh Xuân Bắc và Thanh Xuân Nam, quận Thanh Xuân, TP Hà NộiĐơn vị thực hiện:

Bà Trần Thị Hải - Trung tâm Hành động vì Sự phát triển đô thị

Page 98: NGÀY SÁNG TẠO VIỆT NAM - …siteresources.worldbank.org/.../Resources/VIDBrochureVN.pdfbiết tự vượt qua số phận, trang bị kiến thức về nghề, tự kiếm

98 Ngày Sáng tạo Việt Nam

Giáo dục nội dung an toàn thực phẩm cho học sinh bằng phương pháp dạy

học Dự án

Thời gian:

Tháng 7/2008 - 7/2009Địa điểm thực hiện:

Các Trường Tiểu học Lê Hồng Phong, Nguyễn Trãi, TP Hà Đông, tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội)Đơn vị thực hiện:

Bà Hoàng Thị Hoa - Nhóm cá nhân

Đã viết được mục tiêu các nội dung cần dạy và 98 trang tài liệu tập huấn cho giáo viên về nội dung giáo dục an toàn thực phẩm và giáo dục an toàn thực phẩm theo phương pháp dạy học Dự án cho học sinh lớp 3,4,5.50 giáo viên tiểu học của hai trường Tiểu học Lê Hồng Phong và Tiểu học Nguyễn Trãi đã được tập huấn về giáo dục an toàn thực phẩm và được dẫn sử dụng phương pháp dạy học mới.Tổ chức hội thảo chia sẻ kinh nghiệm của giáo viên về việc sử dụng phương pháp dạy học các Dự án để giáo dục nội dung an toàn thực phẩm cho học sinh.

Tuyên truyền vệ sinh an toàn thực phẩm tới người dân bằng các phương pháp có hiệu quả nhất, trong đó có hình thức phát động cuộc thi, với sự tham gia của hàng nghìn người, tại đầu bờ để bà con trực tiếp nói và làm theo sự hiểu biết của họ.Sử dụng thành viên của các hộ gia đình để tuyên truyền kiến thức về Vệ sinh an toàn thực phẩm đến từng gia đình và cá nhân tại cộng đồng và tại đầu bờ cho các hộ sản xuất rau màu.

Thi tìm hiểu về VSATTP tại đầu bờ cho các hộ trồng rau

Thời gian:

Tháng 8/2008 - 7/2009Địa điểm thực hiện:

Huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc NinhĐơn vị thực hiện:

Ông Bùi Công Thọ - Trung tâm hợp tác Giáo dục và Dạy nghề, Hội Khuyến học Việt Nam

Page 99: NGÀY SÁNG TẠO VIỆT NAM - …siteresources.worldbank.org/.../Resources/VIDBrochureVN.pdfbiết tự vượt qua số phận, trang bị kiến thức về nghề, tự kiếm

99Ngày Sáng tạo Việt Nam

Dạy các kỹ năng sản xuất phim cơ bản cho học sinh phổ thông của 3 trường Trung học trên tại Hà Nội (khoảng 4.000 người) để họ sử dụng phương tiện truyền thông là truyền hình như là một công cụ để nâng cao nhận thức của công chúng về an toàn thực phẩm trong cuộc sống hàng ngày.Tạo được sự chú ý của công chúng, đặc biệt là thanh thiếu niên đối với vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm thông qua kênh truyền hình thanh thiếu niên VTV6 và thông qua truyền miệng.

Thời gian:

Tháng 7/2008 - 7/2009Địa điểm thực hiện:

Khu công nghiệp Phố Nối A, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng YênĐơn vị thực hiện:

PGS.TS Bùi Thị An - Hội hóa học Hà Nội

Tuyên truyền vận động cho 450 người trồng rau thực hiện đúng kỹ thuật trồng rau sạch, cung cấp rau an toàn cho các bếp ăn tập thể tại khu công nghiệp huyện Văn Lâm. Tăng cường quản lý, kiểm tra chất lượng rau an toàn và tạo mối quan hệ khép kín có trách nhiệm lẫn nhau giữa người trồng rau sạch, cung cấp rau sạch với các bếp ăn tập thể khu công nghiệp.Hướng dẫn cho các hộ nông dân các giải pháp xử lý phế thải nông nghiệp tại ruộng, tạo nguồn phân vi sinh, góp phần làm sạch môi trường nông thôn, cải thiện kinh tế gia đình.

Một số giải pháp nhằm phòng ngừa ngộ độc thực phẩm tại các bếp ăn tập

thể khu công nghiệp

Môi trường đã thay đổi vì vậy thói quen ăn uống cũng phải thay đổi - Các thông

điệp dịch vụ công phát trên truyền hình hỗ trợ chiến dịch nâng cao nhận thức

Thời gian:

Năm 2008 - 2009Địa điểm thực hiện:

Trường Amsterdam, Trường thực nghiệm cấp III và Trường Chu Văn An, TP Hà NộiĐơn vị thực hiện:

Hà Thục Vân - Công ty TNHH Dịch vụ sản xuất phim và truyền hình Cầu Đỏ

Page 100: NGÀY SÁNG TẠO VIỆT NAM - …siteresources.worldbank.org/.../Resources/VIDBrochureVN.pdfbiết tự vượt qua số phận, trang bị kiến thức về nghề, tự kiếm

100 Ngày Sáng tạo Việt Nam

Bảo tồn và phát triển thực phẩm truyền thống Bánh dày đỗ Làng Nguyên,

huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình

Thời gian:

Tháng 8/2008 - 6/2009Địa điểm thực hiện:

Làng Nguyễn, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái BìnhĐơn vị thực hiện:

Th.S Phạm Gia Lai - Văn phòng hội Y tế công cộng , Sở Y tế Thái Bình

118 đại biểu là lãnh đạo Sở Y tế, Hội Y tế công cộng, lãnh đạo các ban ngành đoàn thể và cán bộ y tế huyện Đông Hưng và xã Nguyên Xá được tham dự hội nghị triển khai đề án.161 người trực tiếp sản xuất của 75 cơ sở bánh dày đỗ được học về tiêu chuẩn cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm. In và phân phối tới các cơ sở sản xuất bánh dày đỗ, các cán bộ y tế dự phòng tỉnh, huyện Đông Hưng... hơn 300 cuốn sách về quy trình, tiêu chuẩn cơ sở sản xuất bánh dày đỗ Làng Nguyễn, xã Nguyên Xá, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình. Tăng cường nhận thức về VSANTP cho chính quyền địa phương và các hộ sản xuất bánh dày; tổ chức các quy trình công bố chất lượng bánh; đề nghị Sở Y tế công nhận chất lượng sản phẩm.

Xây dựng chợ Hồng Tiến tại tỉnh Thái Nguyên thành mô hình chợ an toàn bằng các hoạt động truyền thông về an toàn thực phẩm ngay tại chợ, quản lý sản phẩm rau tại chợ theo địa chỉ hóa nguồn gốc, từ người sản xuất cho đến người bán hàng được thực hiện tốt và duy trì bền vững; thành lập đội tự quản.70% trong tổng số 1.500 hộ gia đình xã Hồng Tiến được nâng cao kiến thức về kỹ thuật sản xuất rau an toàn.

Chợ cộng đồng tự quản

Thời gian:

Năm 2008 - 2009Địa điểm thực hiện:

Xã Hồng Tiến, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái NguyênĐơn vị thực hiện:

Ông Phạm Hải Bình - Trung tâm Hỗ trợ các Chương trình Phát triển xã hội (CSDP)

Page 101: NGÀY SÁNG TẠO VIỆT NAM - …siteresources.worldbank.org/.../Resources/VIDBrochureVN.pdfbiết tự vượt qua số phận, trang bị kiến thức về nghề, tự kiếm

101Ngày Sáng tạo Việt Nam

Chế tạo 5 xe bán bánh mỳ kẹp thịt-một loại đồ ăn thông dụng-mà người bán hàng phải sử dụng bao tay khi chế biến bánh mỳ tại chỗ nhằm mang đến cho cộng đồng sản phẩm vệ sinh và an toàn.Đem đến cho cộng đồng đủ mọi thành phần như học sinh, công nhân, sinh viên, người lao động... trên địa bàn các quận trên tại TP Hồ Chí Minh thức ăn nhanh an toàn hơn.

Thời gian:

Tháng 7/2008 - 7/2009Địa điểm thực hiện:

Vùng trồng rau an toàn xã Hưng Đông, TP Vinh, tỉnh Nghệ AnĐơn vị thực hiện:

PGS.TS Trần Ngọc Lân - Khoa Nông Lâm Ngư, Đại học Vinh

63 hộ dân xóm 10 xã Nghi Kim TP Vinh đã được lựa chọn tham gia Dự án trồng rau an toàn trên diện tích 5ha ngoài đồng và 2 ha trong vườn nhà; 75 hộ dân đã được tập huấn và thực hành thành thạo kỹ thuật sử dụng chế phẩm sinh học EM để ủ phân hữu cơ, xử lý đất... 175 hộ dân trồng rau an toàn theo IPM và GAP. Cụ thể, sử dụng phân hữu cơ để trồng rau, hạn chế sử dụng phân bón hóa học; Triển khai mở rộng vùng trồng rau an toàn lên huyện Đô Lương.Chuyển giao công nghệ tự tạo và cách sử dụng các chế phẩm thuốc BVTV từ cây cỏ địa phương cho các hộ dân tại xã Hưng Đông. Hỗ trợ nông dân triển khai mô hình trồng rau an toàn và xây dựng mạng lưới cung ứng rau an toàn cho khu vực dân cư ở TP Vinh.

Cùng người dân xây dựng vùng trồng rau an toàn bằng sử dụng chế phẩm

sinh học tự tạo từ cây cỏ địa phương

Chế biến bánh mỳ kẹp thịt

Thời gian:

Năm 2008 - 2009Địa điểm thực hiện:

Các quận Gò Vấp, Phú Nhuận, Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh với 5 xe để tại các cửa hàngĐơn vị thực hiện:

Ông Nguyễn Văn Hoàng - Cá nhân

Page 102: NGÀY SÁNG TẠO VIỆT NAM - …siteresources.worldbank.org/.../Resources/VIDBrochureVN.pdfbiết tự vượt qua số phận, trang bị kiến thức về nghề, tự kiếm

102 Ngày Sáng tạo Việt Nam

Truyền thông tăng cường áp dụng các thông lệ và kinh nghiệm tốt về an

toàn thực phẩm trên các tuyến xe buýt tại tỉnh Bến Tre

Thời gian:

2006 - 2009Địa điểm thực hiện:

Thị xã Bến Tre và vùng phụ cận trong tầm hoạt động của xe buýtĐơn vị thực hiện:

Bà Nguyễn Kim Thư - Hội chữ thập đỏ trường Cao đẳng Bến Tre

Tổ chức các hoạt động truyền thông cụ thể như dán pano tại điểm chờ xe buýt; lắt đặt đầu video chiếu các băng hình chuyên đề truyền thông tăng cường áp dụng các thông lệ và kinh nghiệm tốt về ATTP thí điểm trên tuyến xe buýt chạy giờ cao điểm; lắp hộp thư nóng về ATVSTP.Lắp hộp thư nóng về an toàn vệ sinh thực phẩm; hướng dẫn thực hiện “10 nguyên tắc vàng chế biến thực phẩm an toàn” tại vị trí thuận tiện trên xe buýt, trạm dừng xe buýt, giúp các đối tượng có nhu cầu có thể tự mình nhận lấy và phân phối cho người khác một cách tự nhiên.

48 lớp/1440 phụ nữ của 30 chi hội phụ nữ cấp thôn được tập huấn về thịt lợn an toàn cho sức khoẻ; 4400 tờ gấp đã phát đến tay chị em phụ nữ, người chăn nuôi, người giết mổ, người bán thịt, người tiêu dùng. Tổ chức 6 đêm giao lưu văn nghệ, thi nói về chủ đề thịt lợn an toàn do chính các chị em của 18 chi hội cấp thôn thuộc Hội LHPN 3 xã trực tiếp tham gia biểu diễn; khoảng 1200 người dân đến tham dự được phát tờ gấp về thịt lợn an toàn cho sức khỏe. Phối hợp với 3 chi hội phụ nữ xã để tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về an toàn thực phẩm trong sản xuất, tiêu thụ, sử dụng thịt lợn an toàn, góp phần tăng cường kiểm soát, phòng chống sự lây lan dịch bệnh trên đàn lợn bằng những phương pháp cụ thể đối với từng hộ gia đình, từng cơ sở chăn nuôi và giết mổ lợn và tại các điểm bán thịt lợn.

Nâng cao nhận thức của phụ nữ về thịt lợn an toàn cho sức khỏe

Thời gian:

Tháng 9/2008 - 8/2009Địa điểm thực hiện:

3 thôn của xã Hương Sơn, 3 thôn của xã Thiện Kế, 6 thôn của xã Thanh Lẵng, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh PhúĐơn vị thực hiện:

Ông Đỗ Đức Hân - Trung tâm Tư vấn và Phát triển nông thôn Sông Hồng

Page 103: NGÀY SÁNG TẠO VIỆT NAM - …siteresources.worldbank.org/.../Resources/VIDBrochureVN.pdfbiết tự vượt qua số phận, trang bị kiến thức về nghề, tự kiếm

103Ngày Sáng tạo Việt Nam

Một thành viên tham gia VID năm 2007 tại tỉnh Bến Tre, có Dự án về vấn đề an toàn thực phẩm trên xe buýt

“Sau 3 năm triển khai Dự án đã cho những kết quả tốt đẹp, đặc biệt với những học sinh tại thị xã Bến Tre. Chúng tôi đã thành lập được một đội tuyên truyền về vấn đề vệ sinh an toàn vệ sinh thực phẩm trên xe buýt. Thông qua VID năm 2009 này, chúng tôi muốn có nhiều thông tin hơn về cách phòng chống bệnh để từ đó truyền thông rộng rãi giúp mọi người có thể tự phòng bệnh cho mình. Tôi đánh giá rất cao ý tưởng của VID do WB khởi xướng, bởi nó nhận được sự ủng hộ của người dân thông qua những Dự án này rất lớn.”

Page 104: NGÀY SÁNG TẠO VIỆT NAM - …siteresources.worldbank.org/.../Resources/VIDBrochureVN.pdfbiết tự vượt qua số phận, trang bị kiến thức về nghề, tự kiếm

104 Vietnam Innovation DayNgày Sáng tạo Việt Nam104

Ngày Sáng tạo Việt Nam 2009

Page 105: NGÀY SÁNG TẠO VIỆT NAM - …siteresources.worldbank.org/.../Resources/VIDBrochureVN.pdfbiết tự vượt qua số phận, trang bị kiến thức về nghề, tự kiếm

105Ngày Sáng tạo Việt Nam

“Nâng cao tính trách nhiệm và minh bạch, giảm tham nhũng“Ngày Sáng tạo Việt Nam 2009 đã

thực sự là một diễn đàn bổ ích để

người dân ở mọi miền cả nước có

thể đóng góp tiếng nói cũng như

việc làm của mình vào công cuộc

xây dựng và phát triển địa phương

nói riêng và của toàn xã hội nói

chung.

Ngày 13/5/2009, Ban tổ chức cuộc thi Ngày Sáng tạo Việt Nam 2009 đã công

bố 25 đề án được nhận giải thưởng của cuộc thi. Mỗi đề án thắng cuộc được

nhận tối đa 255 triệu đồng để thực hiện ý tưởng của mình nhằm đóng góp

cho chủ đề “Nâng cao tính trách nhiệm và minh bạch, giảm tham nhũng”.

Tổng giá trị giải thưởng được trao năm nay lên đến gần 6 tỉ đồng.

Ngày Sáng tạo Việt Nam 2009 đã thực sự là một diễn đàn bổ ích để người

dân ở mọi miền cả nước có thể đóng góp tiếng nói cũng như việc làm của

mình vào công cuộc xây dựng và phát triển địa phương nói riêng và của

toàn xã hội nói chung. Bản thân việc lựa chọn chủ đề của Chương trình là

“Nâng cao tính trách nhiệm và minh bạch, giảm tham nhũng” và sự tham

gia đông đảo của người dân và các tầng lớp trong xã hội vào cuộc thi này đã

cho thấy nhận thức của người dân về vấn đề này đã được nâng cao. Người

dân ngày càng chú ý hơn đến vấn đề minh bạch và trách nhiệm của các cơ

quan công quyền và dịch vụ công.

Cuộc thi năm nay do Chương trình Hỗ trợ Phát triển Úc (AusAid), ĐSQ

Canada, Đan mạch, Bộ Phát triển Quốc tế Vương Quốc Anh, Cơ quan Hỗ trợ

và Phát triển Quốc tế Niu Di Lân (NZAid)... hỗ trợ.

Page 106: NGÀY SÁNG TẠO VIỆT NAM - …siteresources.worldbank.org/.../Resources/VIDBrochureVN.pdfbiết tự vượt qua số phận, trang bị kiến thức về nghề, tự kiếm

106 Ngày Sáng tạo Việt Nam

Tăng cường sự tham gia, xây dựng văn hoá chống tham nhũng

trong cộng đồng

Thời gian:

8/2009 - 5/2010Địa điểm thực hiện:

Huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn LaĐơn vị thực hiện:

Bà Chu Thị Sang - Khoa Nông Lâm - Trường Đại học Tây Bắc

100% người dân huyện Thuận Châu nắm rõ được vai trò, quyền lợi và trách nhiệm của mình trong các hoạt động phát triển cộng đồng (dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra).Trên 90% người dân Thuận Châu trong độ tuổi từ 18 đến 50 chủ động, tích cực và tham gia có hiệu quả trong từng giai đoạn của quá trình phát triển cộng đồng, trong đó có tính đến sự cân bằng về giới; hình thành văn hoá chống tham nhũng và đưa nội dung này vào trong hương ước của cộng đồng.Tổ chức cuộc thi “Tìm hiểu về quyền dân chủ cơ sở và quyền bình đẳng giới”, thúc đẩy quá trình tự tìm hiểu, tự nghiên cứu của người dân, nâng cao hiệu quả của đề án.

Nâng cao nhận thức, tính trách nhiệm và minh bạch của 100% đội ngũ cán bộ lãnh đạo chính quyền, cơ quan chức năng cấp xã, thôn xóm trong việc giải quyết chính sách giải phóng mặt bằng, thực hiện có hiệu quả quy chế dân chủ ở địa phương.Trang bị kiến thức pháp luật và phát huy quyền dân chủ của phụ nữ công giáo trong việc tham gia đóng góp ý kiến xây dựng và chấp hành thực hiện chính sách giải phóng mặt bằng tại khu dân cư.Ngăn chặn kịp thời những vụ việc nổi cộm có liên quan đến chính sách giải phóng mặt bằng trong toàn xã; xây dựng mô hình điểm, tiếp tục chỉ đạo nhân diện trong toàn tỉnh.

Nâng cao trách nhiệm của phụ nữ công giáo thực hiện quy chế dân chủ trong

giải phóng mặt bằng tại xã Đồng Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam

Thời gian:

Năm 2009 - 2010Địa điểm thực hiện:

Xã Đồng Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà NamĐơn vị thực hiện:

Bà Hà Thị Minh Tâm - Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Hà Nam

Giới thiệu Dự án 2009

Page 107: NGÀY SÁNG TẠO VIỆT NAM - …siteresources.worldbank.org/.../Resources/VIDBrochureVN.pdfbiết tự vượt qua số phận, trang bị kiến thức về nghề, tự kiếm

107Ngày Sáng tạo Việt Nam

Phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan tổ chức hội thảo, phát động cuộc thi văn học nghệ thuật về đề tài “phòng chống tham nhũng”; triển lãm và biểu diễn các tác phẩm dự thi mang tính chất tổng kết và tuyên truyền sâu rộng ra xã hội.Phối hợp với Mặt trận tổ quốc Tỉnh và Giáo hội phật giáo Việt Nam tỉnh Tiền Giang tổ chức Chương trình chống chữ “tham” trong Phật giáo.Giáo dục đào tạo, Đoàn thanh niên và Hội phụ nữ tổ chức Chương trình “Bài học về tính thật thà” tại các trường tiểu học trên địa bàn.

Thời gian:

Tháng 6/2009 - 6/2010Địa điểm thực hiện:

Tỉnh Tiền GiangĐơn vị thực hiện:

Ông Nguyễn Quốc Đạt - Tòa án Nhân dân huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang

Qua các buổi tập huấn, hội thảo, diễn đàn, đối thoại sẽ nâng cao nhận thức của những người phục vụ dịch vụ công trong suốt quá trình tố tụng của tòa án cho người dân.Người dân có thể hiểu hơn về quyền lợi và trách nhiệm của mình khi tham gia tố tụng tại cơ quan tòa án, nâng cao về kiến thức pháp luật của tất cả mọi người.Trên 100 biểu mẫu các loại án được công khai tại cơ quan và trên website của đơn vị để tất cả mọi người đều có thể tham khảo; trên 5000 văn bản luật các loại sẽ được cung cấp miễn phí tại trụ sở tòa án cho người dân khi có nhu cầu...

Nâng cao tính trách nhiệm và minh bạch trong hoạt động xét xử của Tòa án

Tuyên truyền phòng chống tham nhũng qua hình thức văn học nghệ thuật

và hoạt động của các tổ chức tôn giáo, đoàn thể, báo chí

Thời gian:

Tháng 6/2009 - 6/2010Địa điểm thực hiện:

Tỉnh Tiền GiangĐơn vị thực hiện:

Ông Nguyễn Quốc Đạt - Hội văn học nghệ thuật tỉnh Tiền Giang và Liên chi đoàn Tòa án nhân dân huyện Cai Lậy, Châu Thành, Tiền Giang

Page 108: NGÀY SÁNG TẠO VIỆT NAM - …siteresources.worldbank.org/.../Resources/VIDBrochureVN.pdfbiết tự vượt qua số phận, trang bị kiến thức về nghề, tự kiếm

108 Ngày Sáng tạo Việt Nam

Nâng cao năng lực dân biết-dân bàn-dân làm-dân kiểm tra giám sát

Thời gian:

Tháng 6/2009 - 5/2010 Địa điểm thực hiện:

Xã Đông Nam, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh HóaĐơn vị thực hiện:

Ông Khương Bá Tuân - Câu lạc bộ Lâm nghiệp Thanh Hóa

Nâng cao tính trách nhiệm, minh bạch và công khai của chính quyền các cấp từ thôn xã trở lên để nâng cao hiệu quả của một nền hành chính phục vụ, tăng cường sự tham gia của các tổ chức xã hội dân sự và người dân với chính quyền, mọi hoạt động kinh tế xã hội đều phải chịu sự kiểm tra giám sát của dân.Tôn trọng và thực hiện tốt quyền được tiếp cận thông tin của người dân để nâng cao năng lực làm chủ, có cơ hội phát triển và giảm nghèo, giảm tham nhũng và tiêu cực xã hội.

Đào tạo, nâng cao nhận thức, tăng cường năng lực cho cán bộ chính quyền cấp xã, thôn và cộng đồng mục tiêu về quy chế dân chủ cơ sở “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.Họp cộng đồng/tập huấn nhằm nâng cao nhận thức và thực hiện quyền tham gia quyết định về một vấn đề liên quan đến kinh tế xã hội ở cơ sở cho cộng đồng một thôn/ bản mục tiêu (được cộng đồng lựa chọn)Thí điểm mô hình cải tạo nhà họp thôn xóm hoặc công trình phúc lợi (Tuỳ thuộc vào sự đề xuất của cộng đồng mục tiêu) theo phương pháp lập kế hoạch kinh tế xã hội của địa phương có sự tham gia của cộng đồng.

Thí điểm mô hình cộng đồng tham gia vào quá trình lập kế hoạch xây dựng

công trình phúc lợi tại địa phương

Thời gian:

Năm 2009 - 2010Địa điểm thực hiện:

Xã Tràng Xá, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái NguyênĐơn vị thực hiện:

Bà Trần Thị Minh Châu - Viện Tư vấn Phát triển nông thôn và miền núi (CISDOMA)

Page 109: NGÀY SÁNG TẠO VIỆT NAM - …siteresources.worldbank.org/.../Resources/VIDBrochureVN.pdfbiết tự vượt qua số phận, trang bị kiến thức về nghề, tự kiếm

109Ngày Sáng tạo Việt Nam

Thông qua sóng phát thanh để từng bước hướng dẫn bạn nghe đài và 6 cộng đồng dân tộc có dân số nhiều nhất ở Tây nguyên có điều kiện tìm hiểu các kiến thức pháp luật có liên quan trực tiếp đến đời sống hàng ngày.Thông qua phản hồi của bạn nghe đài và phiếu điều tra từ các nhóm đối tượng được cấp Radio và văn bản pháp luật, Ban biên tập Chương trình sẽ đánh giá được tính hiệu quả của đề án. Qua điện thoại và qua thư của bạn nghe đài cũng như qua những trao đổi, gặp gỡ trực tiếp với các cán bộ cơ sở trẻ (trong số 500 người nhận Radio) Chương trình sẽ đánh giá được mức độ hiệu quả của các nội dung phát sóng đối với người nghe.

Thời gian:

Năm 2009 - 2010Địa điểm thực hiện:

Huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh HòaĐơn vị thực hiện:

Ông Tôn Thất Toàn - Trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe Khánh Hòa

70% hộ gia đình người dân tộc thiểu số huyện Khánh Vĩnh quan tâm đóng góp ý kiến xây dựng nhằm nâng cao chất lượng phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.Tăng cường quyền tiếp cận thông tin của người dân; hình thành mạng lưới giám sát đánh giá dựa trên kết quả phát triển kinh tế hộ gia đình tại mỗi xã và các xã khác nhau.Thiết lập được diễn đàn xã hội do chính người dân làm chủ, thông qua các cuộc họp hội đồng nhân dân các cấp để thu nhận các ý kiến đóng góp qua đó thể hiện sự công bằng, minh bạch trong Chương trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Nâng cao chất lượng Chương trình phát triển kinh tế - xã hội huyện Khánh

Vĩnh - tỉnh Khánh Hòa

Chương trình Phát thanh Tây nguyên và trách nhiệm cộng đồng

Thời gian:

Năm 2009 - 2010Địa điểm thực hiện:

Thành phố Buôn Ma Thuột. Tỉnh Daklak Đơn vị thực hiện:

Bà Hoàng Thị Lợi - Cơ quan thường trú Đài tiếng nói Việt Nam khu vực Tây nguyên

Page 110: NGÀY SÁNG TẠO VIỆT NAM - …siteresources.worldbank.org/.../Resources/VIDBrochureVN.pdfbiết tự vượt qua số phận, trang bị kiến thức về nghề, tự kiếm

110 Ngày Sáng tạo Việt Nam

Góp phần nâng cao hiệu quả và tính minh bạch trong việc thực hiện Nghị định

67/2007/NĐ-CP để đảm bảo quyền lợi của người cao tuổi ở địa phương

Thời gian:

Năm 2009 - 2010 Địa điểm thực hiện:

TP Hà Nội, các tỉnh Thái Bình, Đak Nông, Trà VinhĐơn vị thực hiện:

Bà Phạm Tuyết Nhung - Trung ương hội người cao tuổi Việt Nam

Phát hiện ra những thiếu sót trong thực hiện NĐ67 đối với NCT và các đối tượng liên quan ở địa phương.Tìm ra các nguyên nhân gây ra các thiếu sót trên, từ đó đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả và tính minh bạch trong việc thực hiện NĐ67. Tăng cường sự giám sát và tham gia của các tổ chức quần chúng ở địa phương (Hội NCT, phụ nữ, MTTQ, chữ thập đỏ...) đối với việc thực hiện NĐ67.

Trên 90% cán bộ địa phương từ cấp xã đến tổ liên gia và trên 80% chủ hộ gia đình ở địa phương xã Tân Lộc hiểu rõ QĐ 170/2005/QĐ/ TTG và TT số 04/2007của Bộ LĐTBXH và Chỉ thị số 03/2009 CT-UBND tỉnh hà Tĩnh về việc điều tra, rà soát hộ nghèo.Tăng cường vai trò trách nhiệm của các bên liên quan trong xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giảm nghèo năm 2010 và ở địa phương.Kết quả và hiệu quả hoạt động Dự án được tổ chức chia sẻ kinh nghiệm nhân ra diện rộng trên địa bàn huyện Lộc Hà và tỉnh Hà Tĩnh thông qua hội thảo và truyền thông đại chúng.

Nâng cao chất lượng tham gia của cộng đồng trong xây dựng, thực hiện và

giám sát kế hoạch giảm hộ nghèo

Thời gian:

Tháng 5/2009 - 5/2010Địa điểm thực hiện:

Xã Tân Lộc, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh Đơn vị thực hiện:

Bà Trần Thị Thanh - Trung tâm hỗ trợ nông dân Hà Tĩnh

Page 111: NGÀY SÁNG TẠO VIỆT NAM - …siteresources.worldbank.org/.../Resources/VIDBrochureVN.pdfbiết tự vượt qua số phận, trang bị kiến thức về nghề, tự kiếm

111Ngày Sáng tạo Việt Nam

Góp phần xây dựng nền hành chính trong sạch vững mạnh, trách nhiệm cao, đủ lực quản lý có hiệu quả của chính quyền của dân và vì dân.Nâng cao nhận thức, hiểu biết về luật phòng chống tham nhũng, trách nhiệm, quyền hạn, nghĩa vụ của người dân trong xây dựng và củng cố chính quyền xã theo hướng thân thiện với cộng đồng, giảm tham nhũng.

Thời gian:

Tháng 7/2009 - 5/2010Địa điểm thực hiện:

TP Hồ Chí MinhĐơn vị thực hiện:

Ông Nguyễn Quốc Phong - Mái ấm Thiên Ân

Chuyển dịch sang chữ Braille, thu âm thành sách nói (dạng audio), in lại bằng chữ phóng lớn (large print) 5 bộ văn bản quy phạm pháp luật hiện hành bao gồm: Hiến pháp năm 1992, Pháp lệnh về người tàn tật năm 1998, Luật giáo dục năm 2005...Các tài liệu đã được chuyển dịch và in ấn sẽ được cung cấp miễn phí cho các trường học, cơ sở xã hội đang trực tiếp chăm sóc, giáo dục người khiếm thị, các Hội người mù... để người khiếm thị thuộc các dạng và các mức độ khác nhau đều có thể tra cứu một cách dễ dàng, chính xác khi cần thiết.

Để người khiếm thị tiếp cận các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành

Mô hình chính quyền thân thiện cộng đồng dân cư

Thời gian:

Tháng 1 đến tháng 12/2009Địa điểm thực hiện:

Xã Xuân Đám, huyện Cát Hải, TP Hải Phòng Đơn vị thực hiện:

Bà Nguyễn Thị Hương - Ủy ban Mặt trật Tổ quốc Việt Nam huyện Cát Hải, TP Hải Phòng

Chị Trần Hồng Ngọc. Hội doanh nghiệp trẻ Hà Nội, Dự án “tăng cường tiếp cận thông tin cho các doanh nghiệp trên địa bàn TP Hà Nội”

“Dự án đã góp phần giúp các doanh nghiệp tăng cường trao đổi, tiếp cận thông tin về thuế và hải quan với các doanh nghiệp tại Hà Nội. Trước khi tiến hành Dự án, chúng tôi thấy các doanh nghiệp có hai vấn đề bức xúc nhất, đó là thuế và hải quan nên chúng tôi mới thực hiện ý tưởng này của Dự án. Đây không phải là lần đầu tiên Hội doanh nghiệp trẻ tham gia VID nhưng là lần đầu tiên đoạt giải. Tôi hy vọng rằng WB tiếp tục có những VID trong tương lai.”

Page 112: NGÀY SÁNG TẠO VIỆT NAM - …siteresources.worldbank.org/.../Resources/VIDBrochureVN.pdfbiết tự vượt qua số phận, trang bị kiến thức về nghề, tự kiếm

112 Ngày Sáng tạo Việt Nam

Đưa thông tin chính sách pháp luật về bồi thường, giải phóng mặt bằng và

tái định cư đến người dân ở khu vực giải tỏa thu hồi đất trên địa bàn tỉnh

Quảng Nam

Thời gian:

Năm 2009 - 2010 Địa điểm thực hiện:

7 huyện nằm trong khu vực giải toả thuộc Dự án đường cao tốc Đà Nẵng-Quảng NamĐơn vị thực hiện:

Ông Phan Việt Cường - Thanh tra tỉnh Quảng Namngười cao tuổi Việt Nam

Cung cấp thông tin một cách đầy đủ, kịp thời đến người dân thuộc diện giải tỏa của Dự án về các chế độ, chính sách hiện hành về bồi thường, giải phóng mặt bằng...Nâng cao nhận thức pháp luật của người dân để người dân hiểu và bảo vệ quyền lợi; hạn chế những khiếu kiện do thiếu hiểu biết pháp luật; chấp hành đúng chủ trương giải tòa mặt bằng bàn giao cho Dự án...

Trang bị cho sinh viên những hiểu biết về bản chất, biểu hiện và mối nguy hại của vấn nạn tham nhũng, sinh viên thấy rõ trách nhiệm và vai trò của mình đối với vấn đề này để từ đó có suy nghĩ, hành động tạo nên một sức mạnh đoàn kết chung tay làm giảm bớt tệ nạn tham nhũng khỏi cuộc sống của cộng đồng.Tập huấn về các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về chống tham nhũng; tổ chức các cuộc thi giữa các đội thi đại diện cho các ngành với nội dung “Thanh niên với “tham nhũng”; các cuộc thi viết, vẽ tranh tìm hiểu và cách thức cũng như trách nhiệm của tổ chức, cá nhân hiện nay về các vấn đề liên quan đến “tham nhũng”.

Nâng cao nhận thức và vai trò của sinh viên trong phòng chống tham nhũng

Thời gian:

Năm 2009 - 2010Địa điểm thực hiện:

Trường Đại học Vinh, Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An Đơn vị thực hiện:

Ông Trần Xuân Minh - Liên chi đoàn khoa Nông-Lâm-Ngư, ĐH Vinh

Page 113: NGÀY SÁNG TẠO VIỆT NAM - …siteresources.worldbank.org/.../Resources/VIDBrochureVN.pdfbiết tự vượt qua số phận, trang bị kiến thức về nghề, tự kiếm

113Ngày Sáng tạo Việt Nam

Tăng cường lồng ghép, tích hợp những thông tin về trách nhiệm, minh bạch và chống tham nhũng thông qua dạy học các bộ môn, tập trung chủ yếu vào dạy học các môn khoa học xã hội.Đa dạng hóa các hoạt động ngoại khóa với chủ đề tính trách nhiệm và mình bạch, chống tham nhũng nhằm thu hút sự tích cực, hào hứng tham gia của học sinh trong việc tìm hiểu về chủ đề, nâng cao nhận thức.Nâng cao vai trò và sự tham gia của học sinh trong các hoạt động giáo dục của nhà trường, xây dựng môi trường nhà trường trách nhiệm và minh bạch, chống tham nhũng.

Thời gian:

Tháng 7/2009 - 8/2010Địa điểm thực hiện:

Khoa Khám bệnh, Bệnh viện nhi Trung ươngĐơn vị thực hiện:

Ông Đỗ Mạnh Hùng - Ban chấp hành đoàn TN - Bệnh viện nhi Trung ương

Xây dựng được 6 kỹ thuật, công cụ giám sát và ghi nhận ý kiến của cha mẹ, người chăm sóc bệnh nhi khi sử dụng các dịch vụ tại Khoa khám bệnh.Tiếp thu, ghi nhận ý kiến phản hồi của 6.000 cha mẹ, người chăm sóc bệnh nhi về chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh tại Khoa khám bệnh.Thực hiện một số hoạt động truyền thông về việc giám sát và ghi nhận sự hài lòng của người nhà bệnh nhi với hoạt động khám chữa bệnh tại Bệnh viện.

Xây dựng công cụ giám sát và ghi nhận ý kiến của cha mẹ và người chăm sóc

trẻ ốm tại khoa khám bệnh, bệnh viện nhi Trung ương

Nâng cao nhận thức về tính trách nhiệm và minh bạch cho học sinh

dân tộc thiểu số

Thời gian:

Tháng 6/2009 - 6/2010Địa điểm thực hiện:

Trường Phổ thông dân tộc Nội trú Võ Nhai, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên Đơn vị thực hiện:

Ông Nguyễn Trí - Trung tâm Tư vấn và Chuyển giao công nghệ thuộc Duchuonganh.Co.Ltd huyện Cát Hải, TP Hải Phòng

Bà Hoàng Thị Lợi, tác giả Dự án “Nâng cao tính minh bạch trong phòng chống tham nhũng” VID năm 2009

“Dự án có mục đích tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho 6 dân tộc thiểu số ở Tây nguyên qua làn sóng phát thanh của Đài tiếng nói Việt Nam. Nhiệm vụ của chúng tôi là tuyên truyền những thông tin người dân cần, đặc biệt về vấn đề giải đáp pháp luật. Tôi rất tình cờ khi qua một người bạn ở Đài biết đến Dự án của VID và đã đoạt giải. Tôi vui mừng hơn vì điều tôi quan tâm nhiều năm nay, đó là làm sao để người dân hiểu biết về pháp luật, đã trở thành hiện thực. Dự án đã mang lại hiệu quả tích cực, nhận được nhiều sự phản hồi của người dân. Tôi nghĩ rằng WB cần tiếp tục các Dự án của VID để đóng góp cho sự phát triển của cộng đồng.”

Page 114: NGÀY SÁNG TẠO VIỆT NAM - …siteresources.worldbank.org/.../Resources/VIDBrochureVN.pdfbiết tự vượt qua số phận, trang bị kiến thức về nghề, tự kiếm

114 Ngày Sáng tạo Việt Nam

Sân khấu cộng đồng góp phần nâng cao nhận thức của giới trẻ trong việc

chống tham nhũng

Thời gian:

Năm 2009 - 2010 Địa điểm thực hiện:

4 trường Đại học tại Hà Nội (ĐH Ngoại ngữ Hà Nội, ĐH Bách Khoa Hà Nội, ĐH Lao động Xã hội, ĐH Mở Hà NộiĐơn vị thực hiện:

Bà Nguyễn Phương Anh - Trung tâm hỗ trợ và phát triển cộng đồng Lạc Việt

Sinh viên 4 trường ĐH trên sẽ được hướng dẫn tham gia cuộc thi viết các kịch bản vui về chống tham nhũng. Các kịch bản này sẽ được ban giám khảo chấm và lựa chọn. Sau đó 1 kịch bản chuyên nghiệp sẽ hướng dẫn các em hoàn thiện các kịch bản này và 1 đạo diễn sân khấu chuyên nghiệp sẽ dàn dựng cho các đội kịch không chuyên của trường.Các vở kịch sau đó sẽ được công diễn tại trường và các trường bạn để nâng cao nhận thức trong giới trẻ về chống tham nhũng và phát huy tính minh bạch.

Nâng cao năng lực và kỹ năng của người dân trong phòng, chống tham nhũng nói chung và tham nhũng trong quản lý đất đai tại xã Phú Lương, Hà Đông, Hà Nội.Tư liệu hóa các hành vi, dấu hiệu tham nhũng về đất đai và mô hình hóa các trình tự, thủ tục hành chính về đất đai.

Mô hình phòng ngừa, kiểm soát, giảm tham nhũng đất đai dựa trên cơ sở

cộng đồng

Thời gian:

Năm 2009 - 2010Địa điểm thực hiện:

Xã Phú Lương, quận Hà Đông, TP Hà Nội Đơn vị thực hiện:

Ông Nguyễn Công Dinh - Trung tâm trợ giúp nông dân HN-Hội nông dân TP Hà Nội

Một thành viên tham gia Ngày Sáng tạo Việt Nam (VID) năm 2009 với Dự án có chủ đề “Xã hội minh bạch nằm trong tay thế hệ trẻ”

“Dự án đề cập đến một vấn đề khá mới mẻ ở Việt Nam bởi từ trước đến nay tham nhũng còn quá xa vời với thế hệ trẻ. Song, với kinh nghiệm của một thành viên trong nhóm đã học tập ở Thái Lan chúng tôi rất muốn áp dụng vào Dự án này ở Việt Nam. Dự án này có ý nghĩa rất lớn trong bối cảnh tham nhũng ngày càng trở nền bức xúc ở Việt Nam. Tuy nhiên chúng ta không thể “nói không” với tham nhũng là có thể thực hiện được ngay, mà cần phải có thời gian. Điều quan trọng là Dự án đã giúp các bạn trẻ có nhận thức đúng đắn về vấn đề tham nhũng cũng như những kỹ năng để “nói không” với tham nhũng.”

Page 115: NGÀY SÁNG TẠO VIỆT NAM - …siteresources.worldbank.org/.../Resources/VIDBrochureVN.pdfbiết tự vượt qua số phận, trang bị kiến thức về nghề, tự kiếm

115Ngày Sáng tạo Việt Nam

Góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ công của các cơ quan hành chính nhà nước, thay đổi văn hoá ứng xử giữa cán bộ với người dân tạo nên hình ảnh mới trong phong cách phục vụ người dân.Đảm bảo quá trình thu thập ý kiến của khách hàng được trung thực, chính xác, tiện lợi và quá trình xử lý dữ liệu thu được hoàn toàn khách quan, đáng tin cậy, nhanh chóng, bảo mật bằng cách ứng dụng hệ thống khảo sát khách hàng tự động.

Thời gian:

Tháng 8/2009 - 8/2010Địa điểm thực hiện:

TP Hà NộiĐơn vị thực hiện:

Bà Tạ Quỳnh Anh - Trung tâm sống và học tập vì môi trường và cộng đồng

Nâng cao ý thức và trách nhiệm xây dựng một xã hội minh bạch cho thành viên của các câu lạc bộ tình nguyện trên địa bàn TP Hà Nội.Kết nối thanh niên, sinh viên tình nguyện với các giá trị xã hội minh bạch cùng với trách nhiệm song song với nỗ lực đối thoại và ảnh hưởng những quyết định cũng như những chính sách công tại Việt Nam.Xây dựng và khuyến khích sự quan tâm của các thế hệ trẻ và cộng đồng nói chung với thực tiễn và nỗ lực đối thoại nhằm tạo ra một xã hội minh bạch và tương lai bền vững cho Việt Nam.

Xã hội minh bạch và bền vững nằm trong tay thế hệ trẻ

Khảo sát ý kiến khách hàng bằng hệ thống tự động

Thời gian:

Năm 2009 - 2010Địa điểm thực hiện:

Các sở - ngành và quận - huyện của Thành phố Hồ Chí Minh Đơn vị thực hiện:

Ông Trần Đình Hợp - Công ty TNHH Dịch vụ - Thương mại & Đầu tư Hưng Gia

Page 116: NGÀY SÁNG TẠO VIỆT NAM - …siteresources.worldbank.org/.../Resources/VIDBrochureVN.pdfbiết tự vượt qua số phận, trang bị kiến thức về nghề, tự kiếm

116 Ngày Sáng tạo Việt Nam

Công dân tương lai thực hành giải quyết các tình huống trong đời sống xã hội

Thời gian:

Tháng 9/2009 - 7/2010 Địa điểm thực hiện:

Trường THCS Nguyễn Trãi, phường Nguyễn Trãi, quận Hà Đông - Hà NộiĐơn vị thực hiện:

Bà Nguyễn Thị Hồng Anh - Trường THCS Nguyễn Trãi, Hà Đông, Hà Nội

Giúp các em học sinh hiểu được trách nhiệm và lợi ích, nghĩa vụ của việc khám phá và tiếp thu các kiến thức có ích trong cuộc sống của mình. Khi chính các em đã tham gia thực hiện các vai của những người công dân và những người thi hành nhiệm vụ trong một địa phương để thực hành giải quyết những tình huống có thật với các em trong cuộc sống sau này.Việc các em phải tham khảo, phỏng vấn và tự tìm hiểu để giải quyết đựoc các tình huống sẽ có những ảnh hưởng tích cực với người thân và những người có trách nhiệm trong cộng đồng.

Việc tổ chức một giải báo chí dành riêng cho lĩnh vực phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, minh bạch hóa nguồn thu – chi ngân sách ngoài việc mang tính “biểu tượng” còn có tác dụng hiệu triệu mọi tầng lớp nhân dân tham gia vào công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, minh bạch hóa nguồn thu – chi ngân sách rất cao. Gia tăng tính minh bạch và sự hưởng ứng của cộng đồng đối với giải, đặc biệt là sự tham gia của người dân quyết định đến thành công của giải; theo đó có các hoạt động hướng đến xây dựng thói quen... với nhiệm vụ đấu tranh phòng chống tham nhũng, đấu tranh làm trong sạch và lành mạnh hóa các mối quan hệ xã hội.

Giải báo chí “nâng cao tính trách nhiệm và minh bạch, giảm tham nhũng”

tỉnh Bến Tre

Thời gian:

Tháng 6/2009 - 6/2010Địa điểm thực hiện:

Tỉnh Bến Tre Đơn vị thực hiện:

Ông Trần Quốc Việt - Hội nhà báo tỉnh Bến Tre

Page 117: NGÀY SÁNG TẠO VIỆT NAM - …siteresources.worldbank.org/.../Resources/VIDBrochureVN.pdfbiết tự vượt qua số phận, trang bị kiến thức về nghề, tự kiếm

117Ngày Sáng tạo Việt Nam

Nâng cao tính minh bạch, giảm tham nhũng thông qua việc trợ giúp cho Doanh nghiệp tiếp cận với các thông tin cập nhật về lĩnh vực thuế và hải quan – 2 lĩnh vực mà hiện nay các Doanh nghiệp phải tiếp xúc nhiều nhất và cũng gặp nhiều cản trở nhất.Các hoạt động nằm trong khuôn khổ Dự án bao gồm các hoạt động về hội thảo, đào tạo và tư vấn nhằm cung cấp cho các doanh nghiệp các văn bản, thông tin cập nhật liên quan đến lĩnh vực Thuế và Hải quan với sự tham gia của các cán bộ làm việc trong 2 lĩnh vực này và cộng đồng Doanh nghiệp.

Thời gian:

Tháng 6/2009 - 6/2010Địa điểm thực hiện:

Khu vực nông thôn tỉnh Nghệ An gồm: 6 xã thuộc 3 huyện: Quỳnh Lưu, Nam Đàn, Quỳ ChâuĐơn vị thực hiện:

Ông Hoàn Xuân Trường - Trung tâm môi trường và phát triển

Đánh giá mức độ hài lòng của nông dân đối với từng loại dịch vụ công trong sản xuất nông nghiệp: thuỷ lợi, khuyến nông, khuyến ngư, khuyến lâm, cung cấp giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật...Thu thập các ý kiến đóng góp, nguyện vọng, đề xuất của nông dân để tìm ra những nguyên nhân, những khó khăn của nông dân khi sử dụng các dịch vụ công này.Cung cấp dẫn liệu về mức độ hài lòng của nông dân đối với các dịch vụ công trong nông nghiệp cho các cơ quan công quyền thuộc lĩnh vực nông nghiệp địa phương.

Mức độ hài lòng của nông dân đối với dịch vụ công phục vụ sản xuất nông

nghiệp

Tăng cường tiếp cận thông tin thuế và hải quan đối với các DNNVV trên địa

bàn Hà Nội

Thời gian:

Năm 2009 - 2010Địa điểm thực hiện:

TP Hà Nội Đơn vị thực hiện:

Bà Trần Hồng Ngọc - Hội doanh nghiệp trẻ Hà Nội

Hài hòa các mục tiêu sáng tạo năm 2009 cho cộng đồng nghèo xã Sơn Lộc

Thời gian:

Năm 2009 - 2010 Địa điểm thực hiện:

Xã Sơn Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà TĩnhĐơn vị thực hiện:

Ông Thân Văn Tự - Hội Vì cuộc sống bền vững tỉnh Hà Tĩnh

Tăng cường quyền tiếp cận thông tin và nâng cao chất lượng dịch vụ công cho cộng đồng nghèo.Tăng cường hệ thống tiếp nhận thông tin từ người dân; nâng cao chất lượng tiếp nhận thông tin từ người dân chủ UBND xã; giúp người dân nắm rõ cách thức khiếu nại, tố cáo.

Page 118: NGÀY SÁNG TẠO VIỆT NAM - …siteresources.worldbank.org/.../Resources/VIDBrochureVN.pdfbiết tự vượt qua số phận, trang bị kiến thức về nghề, tự kiếm

118 Vietnam Innovation DayNgày Sáng tạo Việt Nam118

Ngày Sáng tạo Việt Nam 2010

Page 119: NGÀY SÁNG TẠO VIỆT NAM - …siteresources.worldbank.org/.../Resources/VIDBrochureVN.pdfbiết tự vượt qua số phận, trang bị kiến thức về nghề, tự kiếm

119Vietnam Innovation Day

“Biến đổi khí hậu“Ngày Sáng tạo Việt Nam 2010 có

thể góp phần biến chính sách

thành các hành động cụ thể của

cộng đồng và tạo ra một bước

ngoặt trong cách tư duy và thực

hiện các hoạt động giải quyết vấn

đề BĐKH ở Việt Nam

Chủ đề này được lựa chọn sau khi đã tham vấn ý kiến của các tổ chức phi chính

phủ, các dự án đạt giải trước và các nhà tài trợ thông qua các buổi họp không

chính thức, các buổi họp giữa mạng lưới Ngày Sáng tạo Việt Nam (VID) và các

nhà tài trợ.

Mặc dù khái niệm BĐKH được nhắc đến ngày càng nhiều trên các kênh thông

tin và trong các diễn đàn chính sách, làm thế nào để biến nó thành các hành

động cụ thể vẫn còn là một ẩn số với hầu hết các bên liên quan. Song, nhận thức

và kiến thức về biến đổi khí hậu, nguyên nhân, các tác động có thể và các hành

động để giảm nhẹ tác động của BĐKH cũng như các hành động thích ứng với

BĐKH vẫn còn rất hạn chế.

Việc ứng phó BĐKH liên quan đến rất nhiều khu vực và nhiều bên, đòi hỏi sự

đồng thuận cao từ cấp lãnh đạo đến cấp thực hiện và sự tham gia của toàn xã

hội. Lồng ghép vấn đề biến đổi khí hậu vào quá trình lập kế hoạch phát triển

kinh tế xã hội là một thách thức lớn cho Chính phủ Việt Nam trong thời gian tới.

Với mục đích hỗ trợ chính sách hiện hành của Chính phủ để ứng phó với BĐKH,

Ngày Sáng tạo Việt Nam 2010 có thể góp phần biến chính sách thành các hành

động cụ thể của cộng đồng và tạo ra một bước ngoặt trong cách tư duy và thực

hiện các hoạt động giải quyết vấn đề BĐKH ở Việt Nam cũng như nâng cao ý

thức tự lực của người dân Việt Nam.

Ngày Sáng tạo Việt Nam 2010 do Ngân hàng Thế giới, Đoàn TNCS HCM và Bộ Tài

nguyên và Môi trường đồng tổ chức. Chương trình đã nhận được cam kết tài trợ

từ các tổ chức như Đại sứ quán Hoàng gia Đan Mạch, DFID (Anh), Đại sứ quán

Phần Lan, USAID.

Ngày Sáng tạo Việt Nam 119

Page 120: NGÀY SÁNG TẠO VIỆT NAM - …siteresources.worldbank.org/.../Resources/VIDBrochureVN.pdfbiết tự vượt qua số phận, trang bị kiến thức về nghề, tự kiếm

Chương trình Ngày Sáng tạo là một “hội chợ nhỏ” dành cho các sáng kiến giải quyết những thách thức đối với phát triển trong nước. Chương trình tìm kiếm và hỗ trợ trực tiếp các ý tưởng nhỏ có tính sáng tạo về phát triển ở cấp địa phương. Những Dự án này sau đó có thể được mở rộng hoặc nhân rộng.

Chương trình Ngày Sáng tạo Việt Nam

Văn phòng Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam63 Lý Thái Tổ, tầng 8, Hà Nội.Tel: (04) 39346600 (số lẻ 335); Fax: (04) 39346597Email: [email protected]