19
UBND QUẬN TÂY HỒ TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN HƯỚNG DẪN HỌC TUẦN TỪ 03/2 ĐẾN 08/2/2020 BỘ MÔN : TOÁN – KHỐI 6 I. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 03/2 ĐẾN 08/2/2020) Bài 1: Phân số bằng nhau (nếu chưa học) Bài 2: Tính chất cơ bản của phân số Bài 3: Rút gọn phân số Bài 4: Luyện tập Bài 5: Hình học: Bài: Khi nào thì II. MỘT SỐ CÂU HỎI, BÀI TẬP: A) Bài 1: Phân số bằng nhau 1)Thế nào là hai phân số bằng nhau? Cho 3 ví dụ. 2)Đọc ví dụ 1 trang 8. Làm ?1; ?2 vào vở. 3) Đọc ví dụ 2 trang 8, rút ra được cách tìm tử (hoặc mẫu) chưa biết trong hai phân số bằng nhau. Tự làm vào vở các bài tập: 6; 7; 9; 10 SGK trang 8;9. Bài 9; 10; 11; 13 sách Bài tập toán trang 7. HS khá giỏi có thể làm thêm bài: 14; 15; 16 SBT trang 7. B) Bài 2 : Tính chất cơ bản của phân số 1) Đọc kỹ nhận xét SGK trang 9, làm ?1; ?2 vào vở.Tự rút ra được tính chất cơ bản của phân số. 2) Đọc kỹ tính chất cơ bản của phân số phần in đậm trong khung – trang 10). Lấy 3 ví dụ cụ thể minh họa tính chất. (Khác 2 ví dụ sau); chẳng hạn: 3) Làm ?3 4) Chú ý: Mỗi phân số có vô số phân số bằng nó. Các phân số bằng nhau là các cách viết khác nhau của cùng 1 số hữu tỷ (sẽ được học ở lớp 7). Tự làm vào vở các bài tập: 11; 12; 13; 14 SGK trang 11;12. Bài 17; 18 sách Bài tập toán trang 8. HS khá giỏi có thể làm thêm bài: 20;22; 23; 16 SBT trang 8;9. C) Bài 3: Rút gọn phân số 1) Đọc kỹ phần 1: Cách rút gọn phân số Nghiên cứu ví dụ 1; ví dụ 2 SGK trang 12; 13.SGK, trả lời câu hỏi: 1

c2chuvanan.edu.vnc2chuvanan.edu.vn/upload/29475/fck/files/HƯỚNG DẪ… · Web viewLúc 12 giờ trưa bức xạ Mặt Trời mạnh nhất, mặt đất cũng nóng nhất nhưng

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: c2chuvanan.edu.vnc2chuvanan.edu.vn/upload/29475/fck/files/HƯỚNG DẪ… · Web viewLúc 12 giờ trưa bức xạ Mặt Trời mạnh nhất, mặt đất cũng nóng nhất nhưng

UBND QUẬN TÂY HỒTRƯỜNG THCS CHU VĂN AN

HƯỚNG DẪN HỌCTUẦN TỪ 03/2 ĐẾN 08/2/2020

BỘ MÔN : TOÁN – KHỐI 6

I. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 03/2 ĐẾN 08/2/2020)Bài 1: Phân số bằng nhau (nếu chưa học)Bài 2: Tính chất cơ bản của phân sốBài 3: Rút gọn phân sốBài 4: Luyện tậpBài 5: Hình học: Bài: Khi nào thì II. MỘT SỐ CÂU HỎI, BÀI TẬP:A) Bài 1: Phân số bằng nhau 1)Thế nào là hai phân số bằng nhau? Cho 3 ví dụ. 2)Đọc ví dụ 1 trang 8. Làm ?1; ?2 vào vở.3) Đọc ví dụ 2 trang 8, rút ra được cách tìm tử (hoặc mẫu) chưa biết trong hai phân số bằng nhau.Tự làm vào vở các bài tập: 6; 7; 9; 10 SGK trang 8;9. Bài 9; 10; 11; 13 sách Bài tập toán trang 7.HS khá giỏi có thể làm thêm bài: 14; 15; 16 SBT trang 7.B) Bài 2 : Tính chất cơ bản của phân số 1) Đọc kỹ nhận xét SGK trang 9, làm ?1; ?2 vào vở.Tự rút ra được tính chất cơ bản của phân số.2) Đọc kỹ tính chất cơ bản của phân số phần in đậm trong khung – trang 10). Lấy 3 ví dụ cụ thể minh họa tính chất. (Khác 2 ví dụ sau); chẳng hạn:

3) Làm ?34) Chú ý: Mỗi phân số có vô số phân số bằng nó. Các phân số bằng nhau là các cách viết khác nhau của cùng 1 số hữu tỷ (sẽ được học ở lớp 7).Tự làm vào vở các bài tập: 11; 12; 13; 14 SGK trang 11;12. Bài 17; 18 sách Bài tập toán trang 8.HS khá giỏi có thể làm thêm bài: 20;22; 23; 16 SBT trang 8;9.C) Bài 3: Rút gọn phân số 1) Đọc kỹ phần 1: Cách rút gọn phân sốNghiên cứu ví dụ 1; ví dụ 2 SGK trang 12; 13.SGK, trả lời câu hỏi:- Cách rút gọn phân số.- Làm ?1 trang 13 vào vở2) Đọc kỹ phần 2: Thế nào là phân số tối giản Trả lời câu hỏi:

- Thế nào là phân số tối giản. Làm ?2 trang 14 vào vở- Làm thế nào để chỉ cần rút gọn một lần có thể đưa một phân số về phân số tối giản.

Chú ý: Khi rút gọn 1 phân số người ta thường rút gọn phân số đó đến phân số tối giản.Tự làm vào vở các bài tập: 15; 16; 17a, b, c; 18;19 SGK trang 15. Bài 25; 28; 29 sách Bài tập toán trang 10.HS khá giỏi có thể làm thêm bài: 17d,e SGK trang 15. Bài 35; 36; 40 SBT trang 11; 12.D) Bài 4: Luyện tập Làm các bài tập 21; 22; 23; 24 25; 26 SGK trang 16.E) Bài 5: Bài: Khi nào thì

1

Page 2: c2chuvanan.edu.vnc2chuvanan.edu.vn/upload/29475/fck/files/HƯỚNG DẪ… · Web viewLúc 12 giờ trưa bức xạ Mặt Trời mạnh nhất, mặt đất cũng nóng nhất nhưng

1) Đọc kỹ phần 1: Khi nào thì tổng số đo hai góc và bằng số đo - Làm ?1 SGK trang 80 vào vở. - Đọc thuộc và viết nhận xét trang 81 vào vở.- Làm bài 18.(thực hành đo góc để kiểm tra kết quả). 2) Đọc kỹ phần 2: Hai góc kề nhau, phụ nhau, kề bù. Trả lời câu hỏi và cho 1 ví dụ (khác ví dụ SGK)

- Thế nào là hai góc kề nhau? Cho 1 ví dụ và vẽ hình minh họa (khác ví dụ SGK)- Thế nào là hai góc phụ nhau? Cho 1 ví dụ (khác ví dụ SGK)

- Thế nào là hai góc bù nhau? Cho 1 ví dụ (khác ví dụ SGK)- Thế nào là hai góc kề bù? Cho 1 ví dụ và vẽ hình minh họa (khác ví dụ SGK)

Tự làm vào vở các bài tập: 19; 20; 21; 22; 23 SGK trang 82; 83..

III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN:Mỗi giáo viên có kế hoạch kiểm tra, đánh giá việc tự học của học sinh lớp mình giảng dạy* Nếu lớp đã học bài 1, thì tự học 4 bài còn lại. Nếu chưa học bài 1, thì tự học bài 1; 2; 3; 5 (phần A, B, C, E ở trên).

---------------------------------------------------------------------------------BỘ MÔN : VẬT LÝ – KHỐI 6

I. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 03/2 ĐẾN 08/2/2020)Chủ đề: Sự nở vì nhiệt của các chất (Tiết 3)Tiết 23- Bài 20: Sự nở vì nhiệt của chất khí

1. Tìm hiểu, quan sát Thí nghiệm H20.1, H20.2 trong Sách giáo khoa và trả lời các câu hỏi C1, C2, C3, C4 trong SGK (trang 62,63) để hiểu được tính chất dãn nở vì nhiệt của chất khí;

2. Đọc bảng 20.1 trong SGK và rút ra nhận xét: + sự nở vì nhiệt của các chất khí khác nhau.+ Phân biệt được điểm giống và khác nhau trong sự dãn nở vì nhiệt ở ba thể chất: Rắn- Lỏng -Khí.3. Rút ra kết luận: Làm C6 trong SGK trang 63.4. Vận dụng: Trả lời C7Lưu ý: Câu hỏi C8( trang 63), C9 (trang 64) không yêu cầu HS trả lời nhưng khuyến khích

HSG trả lời.

II. MỘT SỐ CÂU HỎI, BÀI TẬP:- Bài tập 20.1, 20.2, 20.4; 20.5, 20.7 trong sách bài tập trang63,64.- Vẽ sơ đồ tư duy tóm tắt nội dung kiến thức trọng tâm của bài.III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN: Sau kỳ nghỉ GV có thể thu vở HS để kiểm tra, chấm bài lấy điểm miệng.

BỘ MÔN : VẬT LÝ – KHỐI 6 ( Lớp chậm chương trình)

I. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 03/2 ĐẾN 08/2/2020)Chủ đề: Sự nở vì nhiệt của các chất ( Tiết 2)

Tiết 22- Bài 19: Sự nở vì nhiệt của chất lỏng

1. Tìm hiểu, quan sát Thí nghiệm H19.1, H19.2 trong Sách giáo khoa và trả lời các câu hỏi C1, C2 trong SGK (trang 60) để hiểu được tính chất dãn nở vì nhiệt của chất lỏng;

2

Page 3: c2chuvanan.edu.vnc2chuvanan.edu.vn/upload/29475/fck/files/HƯỚNG DẪ… · Web viewLúc 12 giờ trưa bức xạ Mặt Trời mạnh nhất, mặt đất cũng nóng nhất nhưng

2. Quan sát hình 19.3 trong SGK trang 60 mô tả thí nghiệm về sự nở vì nhiệt của các chất lỏng khác nhau và rút ra nhận xét:

3. Rút ra kết luận: Làm C4 trong SGK trang 61.4. Vận dụng: Trả lời C5, C6, C7

II. MỘT SỐ CÂU HỎI, BÀI TẬP:- Bài tập 19.1, 19.2, 19.3, 19.4; 19.5 trong sách bài tập trang 59.- Vẽ sơ đồ tư duy tóm tắt nội dung kiến thức trọng tâm của bài.

III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN: Sau kỳ nghỉ GV có thể thu vở HS để kiểm tra, chấm bài lấy điểm miệng.

---------------------------------------------------------------------------------BỘ MÔN : SINH HỌC – KHỐI 6

I. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 03/2 ĐẾN 08/2/2020)Tiết 42. Bài 35. NHỮNG ĐIỀU KIỆN CẦN CHO HẠT NẢY MẦM

A. NỘI DUNG1. Thí nghiệm về những điều kiện cần cho hạt nảy mầm.* Thí nghiệm 1: (làm ở nhà) KL: Hạt không nảy mầm vì không có nước và không khí* Thí nghiệm 2:- Hạt cần có nhiệt độ phù hợp*Kết luận: hạt nảy mầm cần đủ nớc ngoài ra cần hạt chắc, không sâu còn phôi.2. Những hiểu biết về điều kiện nảy mầm của hạt được vận dụng ntn trong sản xuất.- Gieo hạt bị mưa to ngập úng tháo nước để khoáng khí- Phải bảo đảm tốt hạt giống vì hạt đủ phôi mới nảy mầm được.- Làm đất tơi xốp đủ không khí hạt nảy mầm tốt.- Phủ rơm khi trời rét => giữ nhiệt độ thích hợp.*Kết luận chung (SGK)B. CÂU HỎI, BÀI TẬPCâu 1: Yêu cầu làm các thí nghiệm về những điều kiện cần cho hạt nẩy mầm như hình 35 và ghi lại kết quả bằng cách kẻ và làm bảng SGK trang 113?Câu 2: Tìm hiểu nguyên nhân hạt nảy mầm và không nảy mầm được?Câu 3: Hạt nảy mầm cần những điều kiện gì? Ngoài ba điều kiện trên sự nảy mầm của hạt còn phụ thuộc vào yếu tố nào?C. GV ĐÁNH GIÁ- Học bài theo ND, trả lời câu hỏi.- Xem lại kiến thức từ chương II chương VII

Tiết 43, Bài 36. TỔNG KẾT VỀ CÂY CÓ HOAA.NỘI DUNGI- Cây là một thể thống nhất1. Sự thống nhất giữa cấu tạo và chức năng của mỗi cơ quan ở cây có hoa.- Cây có hoa có nhiều cơ quan, mỗi cơ quan đều có cấu tạo phù hợp với chức năng riêng của chúng.2. Sự thống nhất về chức năng giữa các cơ quan ở cây có hoa.Kết luận: Các cơ quan của cây xanh liên quan mật thiết và ảnh hưởng tới nhau. Nếu tác động vào một cơ quan sẽ ảnh hưởng đến cơ quan khác và toàn bộ cây -> cây là một thể thống nhất.II- Cây với môi trường

3

Page 4: c2chuvanan.edu.vnc2chuvanan.edu.vn/upload/29475/fck/files/HƯỚNG DẪ… · Web viewLúc 12 giờ trưa bức xạ Mặt Trời mạnh nhất, mặt đất cũng nóng nhất nhưng

1. Các cây sống dưới nước.- Để thích nghi với môi trường nước lá phình to, cuống lá xốp hoặc lá nhỏ hình kim để nổi trên mặt nước hoặc chìm trong nước.2. Các cây sống trên cạn.- Cây sống trên cạn vỏ thường có lớp vỏ sần sùi, lá có lông sáp3. Cây sống trong những môi trường đặc biệt.- Một số cây đã biến dạng để thích nghi với môi trường sống đặc biệt.VD: Cây được sống ở bãi lầy ngập mặn, xương rồng sống trên xa mạc.- Kết luận: Để sống được ở các môi trường sống cây xanh đã hình thành một số đặc điểm thích nghi nhờ khả năng này cây xanh có thể phân bố rộng rãi khắp nơi: trong nước, trên cạn, vùng nóng, vùng lạnh...* Kết luận chung (SGK)B. CÂU HỎI, BÀI TẬP Câu 1: Yêu cầu HS xây dựng sơ đồ tư duy theo hình 36.1 về:

- Chú thích tên các bộ phận của cây có hoa- Nêu cấu tạo và chức năng các bộ phận theo bảng SGK trang 116

Câu 2: Em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa cấu tạo và chức năng của mỗi cơ quan? Câu 3: Những cơ quan nào của cây có mối quan hệ chặt chẽ với nhau về chức năng? Lấy ví dụ

chứng minh khi hoạt động của một cơ quan được tăng cường hay giảm đi sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan khác.

C. GV ĐÁNH GIÁ- Học bài theo ND, trả lời câu hỏi. Chấm sơ đồ tư duy lấy điểm 15 phút

---------------------------------------------------------------------------------BỘ MÔN : NGỮ VĂN - KHỐI 6

I. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 03/2 ĐẾN 08/2/2020).1 Ôn tập các văn bản đã học, chuẩn bị kiểm tra Ngữ văn vào tiết 93.2. Đọc kĩ bài, soạn bài và làm bài tập phần luyện tập ở 2 văn bản: “Buổi học cuối cùng” (trang 49) và “Đêm nay Bác không ngủ” (trang 63)3. Hoàn thành bài viết thư Quốc tế UPU lần thứ 49.

II. MỘT SỐ CÂU HỎI, BÀI TẬP:1. Hoàn thành bài viết thư Quốc tế UPU lần thứ 49 (Hạn nộp từ 13/2 đến 17/2)Chủ đề: “Em hãy viết thông điệp gửi một người lớn về thế giới chúng ta đang sống.”(Nguyên gốc tiếng Anh: Write a messa ge to an a dult about the world we live in.)2. Đọc kĩ văn bản, nắm chắc các kiến thức của 2 văn bản: “Đêm nay Bác không ngủ” và “Buổi học cuối cùng” về: a. Tác giả; hoàn cảnh sáng tác.b. Nội dung chính của mỗi văn bản.c. Những đặc sắc về nghệ thuật d. Làm phần luyện tập ở cuối văn bản ra vở soạn. III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN:

Sau kỳ nghỉ GV có thể thu vở HS để kiểm tra, chấm bài lấy điểm miệng.

---------------------------------------------------------------------------------BỘ MÔN : LỊCH SỬ – KHỐI 6

I. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 03/2 ĐẾN 08/2/2020)4

Page 5: c2chuvanan.edu.vnc2chuvanan.edu.vn/upload/29475/fck/files/HƯỚNG DẪ… · Web viewLúc 12 giờ trưa bức xạ Mặt Trời mạnh nhất, mặt đất cũng nóng nhất nhưng

1. Học sinh đọc, ôn lại và gạch chân ý chính trong SGK bài 19, 20.2. HS tự trả lời miệng các câu hỏi trong SGK cuối bài 19, 20II. MỘT SỐ CÂU HỎI, BÀI TẬP:Câu 1: Đến thế kỷ III, nhân dân ven biển khai thác san hô bằng cách nào?A. Lặn xuống biển để mò san hô.B. Dùng lưới sắt để khai thác san hô.C. Dùng dao để khai thác san hô.D. Không khai thác nữa để bảo vệ môi trường.Câu 2: Kỹ thuật “dùng côn trùng diệt côn trùng” của cư dân Văn Lang được nói đến trong sách nào?A. Đại Nam thực lục. B. Đại Việt sử ký toàn thư.C. Nam phương thảo mộc trạng. D. Thiên Nam ngữ lục.Câu 3: Từ sau khởi nghĩa Hai Bà Trưng, trực tiếp cai quản các huyện làA. người Việt. B. người Hán. C. cả người Việt và người Hán. D. không còn đơn vị huyện nữa.Câu 4: Chính quyền đô hộ nắm độc quyềnA. muối. B. sắt C. gạo. D. ngọc trai.Câu 5: Ở Âu Lạc có loại vải rất nổi tiếng gọi làA. vải Giao Chỉ. B. vải Âu Lạc. C. vải tơ tằm. D. vải lụa.Câu 6: Nho giáo được lập ra bởiA. Lão Tử. B. Trang Tử. C. Khổng Tử. D. Hàn Mặc Tử.Câu 7: Giữa thế kỉ III, ở quận Cửu Chân đã nổi lên cuộc khởi nghĩa lớn củaA. Hai Bà Trưng. B. Bà Triệu. C. Mai Hắc Đế. D. Lí Bí.Câu 8: Căn cứ của khởi nghĩa Bà Triệu là ởA. Phú Điền (Hậu Lộc, Thanh Hóa). B. Hát Môn.C. Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội).. D. Mê Linh.Câu 9: Để đàn áp cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu, nhà Ngô đã cử bao nhiêu quân sang nước taA. 5000 quân. B. 6000 quân. C. 7000 quân. D. 8000 quân.Câu 10: Sau khi đàn áp được cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, nhà Hán đãA. vẫn giữ nguyên châu Giao. B. sáp nhập châu Giao vào lãnh thổ châu khác.C. tách riêng Âu Lạc ra để cai quản. D. gộp thêm 3 tỉnh Trung Quốc vào châu Giao.Câu 11: Miền đất Âu Lạc trước đây bao gồm những quậnA. Giao Châu, Cửu Chân, Nhật Nam B. Giao Chỉ, Giao Châu, Cửu Chân.C. Giao Chỉ, Giao Châu, Nhật Nam. D. Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam.Câu 12: Cư dân Âu Lạc thế kỷ III khi đã làm gốm đã có thêm kỹ thuật gì?A. Tráng men. B. Trang trí hoa văn. C. Nung. D. Tráng men và trang trí hoa văn.Câu 13:Biểu hiện của sự phát triển thương nghiệp thời kỳ này làA. kỹ thuật làm gốm ngày càng tiến bộ.B. nghề luyện kim như đúc đồng, rèn sắt ngày càng phổ biến.C. xuất hiện nhiều chợ làng và những trung tâm đông dân cư.D. trâu, bò đã đảm nhiệm cày bừa trong nông nghiệp.Câu14: Ở Âu Lạc có loại vải rất nổi tiếng gọi làA. vải Giao Chỉ. B. vải Âu Lạc. C. vải tơ tằm. D. vải lụa.III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN:HS ghi các đáp án đúng ra vở, giáo viên sẽ chấm và chữa.

---------------------------------------------------------------------------------

5

Page 6: c2chuvanan.edu.vnc2chuvanan.edu.vn/upload/29475/fck/files/HƯỚNG DẪ… · Web viewLúc 12 giờ trưa bức xạ Mặt Trời mạnh nhất, mặt đất cũng nóng nhất nhưng

BỘ MÔN : ĐỊA LÍ – KHỐI 6

I. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 03/2 ĐẾN 08/2/2020)1. Bài 18: Thời tiết, khí hậu và nhiệt độ không khí.a. Thời tiết và khí hậu.- Thời tiết là sự biểu hiện các hiện tượng khí tượng ở một địa phương trong thời gian ngắn và luôn thay đổi.- Khí hậu của 1 nơi là sự lặp đi lặp lại tình hình thơì tiết ở nơi nào đó, trong 1 thời gian dài, từ năm nay này qua năm khác và đã trở thành qui luật.b. Nhiệt độ không khí và cách đo nhiệt độ không khí.* Nhiệt độ không khí: là độ nóng lạnh của không khí.

- Dụng cụ đo: nhiệt kế* Cách tính to trung bình : Để nhiệt kế trong bóng râm, cách mặt đất 2m

- to TB ngày: tổng nhiệt độ các lần đo chia số lần đo.- to TB tháng: tổng nhiệt độ trung bình các ngày chia cho số ngày trong tháng.- to TB năm: tổng nhiệt độ trung bình 12 tháng chia 12.

c. Sự thay đổi nhiệt độ của không khí.* Nhiệt độ không khí thay đổi tuỳ theo vị trí xa hay gần biển:* Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao:

- Cứ lên cao 100 m to lại giảm 0,6 to C.* Nhiệt độ không khí thay đổi theo vĩ độ.

- Vùng vĩ độ thấp: to cao.- Vùng vĩ độ cao: to thấp

2. Bài 19: Khí áp và gió trên Trái Đất.a. Khí áp, các đai khí áp trên Trái Đất* Khí áp: là sức ép của khí quyển lên bề mặt Trái Đất. - Dụng cụ đo: Khí áp kế.* Các đai khí áp trên bề mặt Trái Đất.- Có 7 đai áp:

+ 3 đai áp thấp ở xích đạo, ở vĩ độ 60oB, 60oN.+ 4 đai áp cao ở vĩ độ 30oB, 30oN và 2 cực

b. Gió và các hoàn lưu khí quyển .* Gió: là sự chuyển động của không khí từ nơi có khí áp cao về nơi có khí áp thấp. - Các loại gió chính:

+ Gió Đông cực.+ Gió Tây ôn đới+ Gió tín phong

- Hoàn lưu khí quyển là các hệ thống gió thổi vòng tròn.II. MỘT SỐ CÂU HỎI, BÀI TẬP:1. Bài 18: Thời tiết, khí hậu và nhiệt độ không khí.Câu 1: Thời tiết khác khí hậu ở điểm nào?- Thời tiết là sự biểu hiện các hiện tượng khí tượng ở một địa phương trong thời gian ngắn và luôn thay đổi.- Khí hậu của 1 nơi là sự lặp đi lặp lại tình hình thơì tiết ở nơi nào đó, trong 1 thời gian dài, từ năm nay này qua năm khác và đã trở thành qui luật.Câu 2: Tại sao không khí trên mặt đất không nóng nhất lúc 12 giờ trưa mà lại nóng nhất vào lúc 13 giờ?- Mặt đất nóng lên mới bức xạ vào không khí, vì vậy không khí nóng chậm hơn mặt đất. Lúc 12 giờ trưa bức xạ Mặt Trời mạnh nhất, mặt đất cũng nóng nhất nhưng không khí nóng chậm hơn.

6

Page 7: c2chuvanan.edu.vnc2chuvanan.edu.vn/upload/29475/fck/files/HƯỚNG DẪ… · Web viewLúc 12 giờ trưa bức xạ Mặt Trời mạnh nhất, mặt đất cũng nóng nhất nhưng

Câu 3. Tại sao càng xa Xích đạo, nhiệt độ không khí càng giảm? - Ở Xích đạo, quanh năm mặt đất nhận được lượng nhiệt mặt trời lớn nên nhiệt độ không khí cao. Càng xa Xích đạo, mặt đất nhận được ít nhiệt hơn nên nhiệt độ không khí cũng giảm đi.2. Bài 19: Khí áp và gió trên Trái Đất.Câu 1: Khí áp là gì? Tại sao lại có khí áp?- Khí áp: là sức ép của khí quyển lên bề mặt Trái Đất. - Nguyên nhân: không khí tuy nhẹ nhưng dày khí quyển lên tới 60.000 km tạo ra một sức ép lớn đối với mặt đất.Câu 2: Nguyên nhân nào đã sinh ra gió?- Do sự chênh lệch về khí áp.Câu 3: Hãy vẽ vào vở hình Trái Đất, các đai khí áp cao, khí áp thấp và các loại gió chính trên Trái Đất?- Học sinh vẽ hình vào vở.Câu 4: Nêu đặc điểm của gió Tín phong?- Tín phong là loại gió thổi ở hai bên Xích đạo, theo một chiều, quanh năm từ khoảng các vĩ độ 30 0

Bắc và Nam về Xích đạo. Do sự vận động tự quay của Trái Đất nên Tín phong không thổi thẳng theo hướng kinh tuyến mà hơi lệch về phía tay phải ở nửa cầu Bắc và về phía tay trái ở nửa cầu Nam (nếu nhìn xuôi theo chiều gió thổi).

III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN:Mỗi giáo viên có kế hoạch kiểm tra, đánh giá việc tự học của học sinh lớp mình giảng dạy theo hình thức kiểm tra miệng, kiểm tra vở ghi…cho phù hợp

---------------------------------------------------------------------------------BỘ MÔN : TIẾNG ANH – KHỐI 6

I. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 03/2 ĐẾN 08/2/2020)Hs tự ddọc 3 bài mới trong tuần này: Lesson 5,6,7 – unit 8

Tiết thứ Tên Bài Hướng dẫn Hs tự học

Tiết66

Unit 8: Sports and GamesLesson 5 : Skills 1

+ Hs trả lời các câu hỏi kiểm tra sự hiểu biết về Vua bóng đá Pelé ở bài 1-SGK trang 22+ Hs tự đọc hiểu bài đọc 1- SGK trang 22 về cuộc đời và sự nghiệp của Pelé.+ Hs tìm hiểu nghĩa các từ và cụm từ trong bài đọc:

to be regarded: coi như to be born: được sinh ra all time: mọi thời đại a professional football player: cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp to teach – taught (QKĐ bất quy tắc) a career: nghề nghiệp, sự nghiệp to be shown on TV: được chiếu trên TV to be voted (sb): được bầu là (ai) well-known = famous = nổi tiếng

+ Hs kiểm tra lại thông tin của mình sau khi đọc bài khóa ở các câu hỏi bài 1-SGK trang 22+ Hs trả lời các câu hỏi ở bài 3-SGK trang 22 dựa vào thông tin trong bài đọc 1+ Hs có thể làm sơ đồ tư duy để nhớ các ý chính về cuộc đời và sự nghiệp

7

Page 8: c2chuvanan.edu.vnc2chuvanan.edu.vn/upload/29475/fck/files/HƯỚNG DẪ… · Web viewLúc 12 giờ trưa bức xạ Mặt Trời mạnh nhất, mặt đất cũng nóng nhất nhưng

của Pelé: (What do you know about Pelé?)+ Hs làm các bài tập khảo sát về thể thao ở bài 4,5,6-SGK trang 22

Tiết67

Unit 8: Sports and GamesLesson 6 : Skills 2

+ Hs tự nghe đĩa CD và làm các bài tập nghe 1,2,3 trong SGK trang 23.+ Hs viết khoảng 7- 10 câu về một môn thể thao hay một trò chơi mà em thích dựa vào các gợi ý ở bài Writing -SGK trang 23.( Writing a paragraph about the sports/ games you like)

Tiết68

Unit 8: Sports and GamesLesson 7 : Looking back – Project

+ Hs ôn tập các từ vựng và ngữ pháp, các âm đã học trong Unit 8:- Vocabulary : Sports and Games- Grammar : Past Simple and Imperatives- Pronunciation: Sounds /eə/ and /ɪə/ + Hs làm các bài tập 1,2,3,4,5,6 trong SGK trang 24

II. MỘT SỐ CÂU HỎI, BÀI TẬP:Hs làm các bài tập trong phần D, E (SBT – trang 13, 14,15III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN:

- Học sinh viết phần tự học vào vở, ghi rõ ngày tháng và làm các bài tập được giao trong SGK vào vở và trong SBT.

- Cán sự học tập sẽ kiểm tra và báo cáo kết quả tự học của hs ở nhà trong tuần từ 3/2 - 8/2 khi có tiết học Tiếng Anh đầu tiên sau khi học trở lại.

- Giáo viên bộ môn sẽ kiểm tra bài vở của hs khi có tiết học trên lớp và chấm điểm.

---------------------------------------------------------------------------------BỘ MÔN : TIẾNG PHÁP – KHỐI 6

I. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 03/2 ĐẾN 08/2/2020) :1. Texte à lire (Fiche - page 13, 14)

Entrée en cinquièmea. Compréhension globale :

- Lire le texte, consulter le dictionnaire pour comprendre les mots nouveaux du texte.- Répondre aux questions dans la partie « Guide de lecture » (page 13)- Relire le texte, compléter le tableau suivant :

Personnages Lieu Moment Narrateurprincipaux :

secondaires :

b. Compréhension détaillée :- Relire le texte, répondre aux questions dans la partie « Je relis » (page 14)

2. Expression écrite Rédiger un récit

Consigne : Imaginez et racontez un récit en se basant sur ces dessins.

8

Page 9: c2chuvanan.edu.vnc2chuvanan.edu.vn/upload/29475/fck/files/HƯỚNG DẪ… · Web viewLúc 12 giờ trưa bức xạ Mặt Trời mạnh nhất, mặt đất cũng nóng nhất nhưng

a. Partie 1 : Créer les éléments principaux :

Personnages Lieu Moment NarrateurObserver l’image, choisir les personnages principaux et personnages secondaire pour le récit, leur donner un nom, un rôle (une fonction) dans le récit.

Imaginer le lieu où l’histoire se passe

Imaginer le temps où l’histoire se passe

Choisir un des types de narrateur pour raconter l’histoire(Narrateur auteur/ personnage/ extérieur)

b. Partie 2 : Composer le plan du récit :- La situation initiale – Image 1 : Présenter les personnages, ce qu’ils font au début de l’histoire, les

circonstances de l’histoire (le lieu, le temps) à la personne choisie.- L’élément modificateur – Image 2 : Donner un événement inattendu qui modifie la situation de

départ. (Utiliser un complément circonstanciel de temps pour marquer cet événement – ex : soudain, tout à coup, brusquement, …)

- Les péripéties – Image 3, 4 : Imaginer des actions (qui s’enchaînent) de chaque personnage.- La résolution – Image 5 : Donner le dénouement de l’histoire, ce qui intervient le fait ou les

personnages.- La situation finale – Image 6 : Raconter le changement des actions qui établit un nouvel ordre.

ATTENTION : Donner seulement des idées sous forme des groupes nominaux ou groupes verbaux.

c. Partie 3 : Rédiger le récit :- Baser sur le plan composé, rédiger un récit de 150 à 180 mots.

9

Page 10: c2chuvanan.edu.vnc2chuvanan.edu.vn/upload/29475/fck/files/HƯỚNG DẪ… · Web viewLúc 12 giờ trưa bức xạ Mặt Trời mạnh nhất, mặt đất cũng nóng nhất nhưng

II. MỘT SỐ CÂU HỎI, BÀI TẬP :1. Question 1, 2, 3 – Partie « J’observe » (Fiche – page 7).2. Question 1, 2 – Partie « J’observe » (Fiche – page 11).3. Question 1, 2, 3, 4, 5 – Partie « J’observe » (Fiche – page 15).

III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN :- Kiểm tra các phần tự học và bài làm của học sinh. - Thu, chấm, chữa phần « Plan » và phần « Texte » của nội dung : Expression écrite - Rédiger un

récit

---------------------------------------------------------------------------------BỘ MÔN : TIẾNG NHẬT – KHỐI 6

I. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 03/2 ĐẾN 08/2/2020)* Bài 8 (sgk 6): - Tập viết và học thuộc bảng chữ cái Katakana- Học thuộc và tập viết toàn bộ từ mới mỗi từ 5 lần- Tập viết dầy đủ họ và tên của mình và bạn bè trong lớp bằng chữ katakana

* Bài 9 (sgk 6): - Tập đọc và học thuộc các từ chỉ nghề nghiệp- Tập viết từ mới mỗi từ 10 lần

II. MỘT SỐ CÂU HỎI, BÀI TẬP:1 * Bài tập luyện tập: phiên âm cách đọc romaji và điền nghĩa tiếng Việt các từ sau:1. バインチュン2. ビール3. チョコレート4. サラダ5. エンジニア6. ガイド7. コンピュータ8. ファクス9. パーティー10. コーラ11 パン12 ヨーグルト13.フォー14.ブンチャー15.ジュース2. * Bài tập luyện tập: Đặt 4 câu giới thiệu nghề nghiệp của những người trong gia đình theo mẫu sau:- わたしは ちゅうがくせいです。Tôi là học sinh cấp 2.

III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN: - Giáo viên kiểm tra và chữa bài, chấm điểm, lấy điểm sau khi học sinh đi học trở lại.

---------------------------------------------------------------------------------BỘ MÔN: THỂ DỤC- KHỐI: 6

NỘI DUNG: BẬT NHẢY- CHẠY NHANH- CHẠY BỀN

10

Page 11: c2chuvanan.edu.vnc2chuvanan.edu.vn/upload/29475/fck/files/HƯỚNG DẪ… · Web viewLúc 12 giờ trưa bức xạ Mặt Trời mạnh nhất, mặt đất cũng nóng nhất nhưng

1.Kiến thức : - Biết và thực hiện tương đối chính xác kỹ thuật Bật nhảy. -Biết được các động tác bổ trợ chạy nhanh, và chơi trò chơi. – Chạy bền: biết cách chạy từ từ hít thở sâu.2. Kĩ năng:- Học sinh thực hiện được kỹ năng bài Bật nhảy và các động tác bổ trợ chạy nhanh.3.Thái độ học tập:- HS tập luyện tự giác tích cực, nhiệt tình,sôi nổi và đảm bảo an toàn trong tập luyện để hoàn thành mọi yêu cầu của giáo viên đề ra.- Qua việc tập luyện Bật nhảy và chạy nhanh, giúp học sinh rèn luyện và phát triển các tố chất thể lực như: sức nhanh, sức mạnh bột phát và sự khéo léo... Ngoài ra, Chạy bền còn giúp học sinh tăng khả năng hoạt động tập thể, tính kỷ luật, kiên trì và lòng dũng cảm.4. Định hướng phát triển năng lực: a. Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học. Giao tiếp hợp tác. Tư duy sáng tạo. b. Năng lực đặc thù. – Năng lực chăm sóc sức khỏe. Vận động cơ bản. Hoạt động thể thaoI. HƯỚNG DẪN HỌC SINH TẬP LUYỆN1. KHỞI ĐỘNG- Học sinh chạy nhẹ quanh sân hoặc đi bộ khoảng 5 phút sau đó khởi động kỹ các khớp cổ tay, vai, hông, gối, cổ tay kết hợp cổ chân.- Tập bài thể dục phát triển chung (tập 6 động tác).- Tập tại chỗ các động tác bổ trợ + Chạy bước nhỏ + Chạy nâng cao đùi + Chạy đá lăng gót sau2. CƠ BẢN BÀI TẬPa. Tập phần bật nhảy:- Ôn các động tác đã học phát triển sức mạnh của chân+ Lò cò + Bật ếch+ Bật bục ( 15 lần, 3 tổ).b. Tập Chạy nhanh- Ôn đánh tay tại chỗ. Có sân thì xuất phát cao chạy nhanh 30m ( 5-7 lần). không thì chạy tại chỗ với các động tác bổ trợc. Chạy bền- Học sinh phụ thuộc vào điều kiện sân tập của gia đình nếu ko có sân chạy các con có thể đi bộ hoặc leo cầu thang tại nhà.II. KẾT THÚC1. Học sinh đứng thả lỏng rũ chân tay, gập thân thả lỏng2. Dặn dò: HS tập thêm các con nên chạy vào các buổi sáng và có chế độ ăn uống hợp lý, không sử dụng chất kích thích.

---------------------------------------------------------------------------------BỘ MÔN: NHẠC - KHỐI: 6

I. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 03/2 ĐẾN 08/2/2020)HS tìm và nghe bài hát “Ngày đầu tiên đi học” trên mạng internet và tự học hát theo giai điệu bài hát.

II. MỘT SỐ CÂU HỎI, BÀI TẬP:HS nghiên cứu bài học ở nhà và trả lời câu hỏi vào vở:

11

Page 12: c2chuvanan.edu.vnc2chuvanan.edu.vn/upload/29475/fck/files/HƯỚNG DẪ… · Web viewLúc 12 giờ trưa bức xạ Mặt Trời mạnh nhất, mặt đất cũng nóng nhất nhưng

+ Bài hát được viết ở nhịp gì? Sắc thái của bài như thế nào? + Sau khi nghe và hát xong bài hát em có cảm nhận như thế nào về : *Giai điệu, tiết tấu và lời ca của bài hát? * Nội dung bài hát thể hiện điều gì?

III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN:- Giáo viên kiểm tra và chữa bài, chấm điểm, lấy điểm sau khi học sinh đi học trở lại

---------------------------------------------------------------------------------BỘ MÔN : MỸ THUẬT – KHỐI 6

I. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 03/2 ĐẾN 08/2/2020)HS tìm hiểu nội dung bài học sau:

Chủ đề 7 Tiết 1 :Tìm hiểu vẻ đẹp tranh dân gian Việt NamII. MỘT SỐ CÂU HỎI, BÀI TẬP:

Hoàn thành bài vẽ vẽ tranh tĩnh vật bằng hình thức trang trí và tìm hiểu, sưu tầm tranh ảnh bài viết về tranh dân gian Việt Nam.

III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN: GV thu bài vẽ tranh tĩnh vật (vẽ mẫu có 2 đồ vật và trang trí), chấm điểm, lấy điểm sau khi học sinh đi học trở lại

---------------------------------------------------------------------------------BỘ MÔN : CÔNG NGHỆ – KHỐI 6

I. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 03/2 ĐẾN 08/2/2020)Học sinh nghiên cứu nội dung SGK theo nội dung sau:Bài 17. Bảo quản chất dinh dưỡng trong chế biến món ăn1. Học sinh tìm hiểu cách bảo quản phù hợp để các chất dinh dưỡng không bị mất đi trong quá trình chế biến thực phẩm.2. Học sinh áp dụng hợp lý các quy trình chế biến và bảo quản thực phẩm để tạo nguồn dinh dưỡng tốt cho sức khoẻ và thể lực.3. HS biết được cách bảo quản thức ăn.

Bài 18. Các phương pháp chế biến thực phẩm1. Học sinh tìm hiểu các phương pháp chế biến trộn dầu giấm2. Học sinh tìm hiểu cách chế biến món ăn ngon, bổ dưỡng, hợp vệ sinh.

II. MỘT SỐ CÂU HỎI, BÀI TẬP:Các con trả lời 4 câu hỏi bài 17 trong SGK trang 84 và 3 câu hỏi trong SGK trang 91. Áp dụng kiến thức bài 17; 18 thực hành tại nhà mình.

III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN:HS sưu tầm hoặc tự tìm hiểu bài bằng PP trình chiếu trước lớp như hướng dẫn, gửi bài và câu trả lời qua mail của cô giáo.

BỘ MÔN : GIÁO DỤC CÔNG DÂN – KHỐI 6I. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 03/2 ĐẾN 08/2/2020)

12

Page 13: c2chuvanan.edu.vnc2chuvanan.edu.vn/upload/29475/fck/files/HƯỚNG DẪ… · Web viewLúc 12 giờ trưa bức xạ Mặt Trời mạnh nhất, mặt đất cũng nóng nhất nhưng

Thực hiện trật tự an toàn giao thông 1. Thực trang giao thông nước ta hiện nayHọc sinh cập nhật số liệu giao thông mới nhấ, từ đó nêu nhận xét về tình hình giao thông của nước ta hiện nay.2. Nguyên nhân dẫn đến các vụ tai nạn giao thônga. Nguyên nhân khách quanb. Nguyên nhân chủ quan3. Tín hiệu đèn và biển báo giao thông

4. Quy định của pháp luật đối với người đi bộ, đi xe đạp, quy định đối với trẻ em.Học sinh tìm hiểu theo sách giáo khoa và cập nhật các thay đổi mới. Các phần chưa hiểu học sinh đánh dấu để tiết sau cô giáo giải đáp thắc mắcII. MỘT SỐ CÂU HỎI, BÀI TẬP:1. Hãy tìm hiểu các tín hiệu đèn giao thông mà em biết2. Theo em chúng ta cần làm gì để đảm bảo an toàn khi đi đường?III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN:Giáo viên sẽ kiểm tra phần ghi chép tìm hiểu của học sinh thông qua vở ghi và các câu hỏi tìm hiểu bài.

---------------------------------------------------------------------------------BỘ MÔN : TIN HỌC – KHỐI 6

I. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 03/2 ĐẾN 08/2/2020)Nội dung 1: Thực hành em tập chỉnh sửa văn bản

- Soạn thảo văn bản với bảng mã TCVN3 và font chữ: .vntime.- Thực hiện các thao tác Xóa, Chèn nội dung vào văn bản nếu bị lỗi, thiếu hoặc sai kí tự (tìm

hiểu cách sử dụng các phím tắt khi thực hiện các thao tác trên)Nội dung 2: Định dạng văn bản

- Soạn thảo văn bản Du Lịch Ba Miền ( hình 4.23/sgk trang119, Đoạn 1)- So sánh hai đoạn văn bản Du Lech Ba Miền ( hình 4.23/sgk, trang 119, Đoạn 1, Đoạn 2)

Tìm hiểu sự khác biệt giữa 02 đoạn văn bản đó ( gạch đầu dòng sự khác biệt vào vở)- Quan sát dải lệnh Home và bảng chọn Font ( Home/Font) xác định các nút lệnh và chức năng

của các nút lệnh theo trên phần mềm MS. Word theo hướng dẫn (mục 2/sgk trang 120).- Thực hiện các thao tác trên dải lệnh Home và hộp thoại Font để định dạng đoạn văn bản 1

(Hình 4.23/sgk trang 119) sao cho sao khi thực hiện xong ta có được Đoạn văn bản 2((Hình 4.23/sgk trang 119).

II. MỘT SỐ CÂU HỎI, BÀI TẬP:- Bài tập: Thực hiện bài thực hành số 6 trang 117 theo yêu cầu SGK- Làm bài tập phần Câu hỏi và bài tập ( SGK-trang 121)- Tự chọn và thực hiện soạn thảo một đoạn văn bản theo mẫu trong SGK Ngữ Văn 6.

III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN:- Thực hiện soạn thảo 1 đoạn văn bản bằng bộ gõ Tiếng Việt và thay đổi trật tự các đoạn văn

theo yêu cầu.

13