76
Đức MĐức MTrái Tim Trái Tim June – Tháng 6, 2012 – S414 Ci Thin Đời Sng Tôn Sùng Mu Tâm Ln Ht Mân Côi

June – Tháng 6, 2012 – S Trái Tim Đức M

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: June – Tháng 6, 2012 – S Trái Tim Đức M

Đức MẹĐức MẹTrái TimTrái TimJune – Tháng 6, 2012 – Số 414

Cải Thiện Đời Sống Tôn Sùng Mẫu Tâm Lần Hạt Mân Côi

062012_TTDM_Pcover.indd 2062012_TTDM_Pcover.indd 2 5/28/2012 11:04:48 AM5/28/2012 11:04:48 AM

Page 2: June – Tháng 6, 2012 – S Trái Tim Đức M

Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Lm. Minh Tri, CMCQuản Lý: Lm. Quang Chinh, CMCKỹ Thuật: Ts. Piô V Nguyễn Trung Thứ, CMC

CHỦ TRƯƠNG1. Truyền bá Mệnh Lệnh Fatima.2. Chia sẻ cuộc sống chứng tá Tin Mừng3. Cổ Võ hiệp nhất với Giáo Hội Rôma.4. Góp phần duy trì văn hoá Việt Nam.5. Thông tin, liên lạc người Việt Hải Ngoại.

GIÁ BÁO MỘT NĂMĐộc giả được hưởng 36 thánh lễ:Hoa Kỳ US $40 - Canada US $55;

Âu châu US $80 - Á và Úc châu US $90Độc giả Ủng hộ thêm $10 (hưởng 72 Thánh Lễ)Đôc giả Ân Nhân thêm $20 (hưởng hơn

700 Thánh Lễ)

Check đề: Trai Tim Duc Me

one year subscription: US $40.00

Mọi liên lạc, xin đề:

Nguyệt San Trái Tim Đức MẹP.O Box 836 • Carthage, MO 64836-0836

Tel: 417-358-8296 • Fax: 417-358-9508email: [email protected]

[email protected]

Trái Tim Đức Mẹ (The immaculate Heart of Mary) magazine (USPS 399-350) Published

monthly (except in September) by the Congregation of the Mother Coredemptrix.

P.O Box 836 • Carthage, MO 64836-0836 USA

Các cơ sở Tỉnh Dòng Đồng Công Hoa KỳVăn Phòng (office): 417-358-7787Đền Thánh KTM: 417-358-8580

Phòng Kỷ Vật Regina: 417-358-3740Mạng Lưới: dongcong.net

Sau ngày 15 mỗi tháng, nếu chưa nhận được báo xin liên lạc với tòa soạn.

ĐẦY ÂN PHÚCNhờ đầy ân phúc, Mẹ Maria nên con Chúa Cha. Nhờ đầy ân phúc, Mẹ được hưởng trước gia tài của Chúa Con đã có bởi quyền bản tính. Để được điều đó, Chúa Cha phải nâng bản tính nhân loại của Mẹ lên cùng bậc với Người. Nghĩa là, Mẹ được thông chia bản tính Thiên Chúa. Đó là sự Chúa đã làm trong khi cho Mẹ đầy ân phúc.Vâng, dù bề ngoài chỉ là một thiếu nữ đơn hèn Nazareth, nhưng Mẹ không phải là một tạo vật chỉ có trí khôn suông, một tạo vật hoàn toàn nhân loại. Mẹ là con Chúa Cha; Mẹ đã được thông chia sự sống Thiên Chúa, có sự biết và kính mến Chúa, cùng một cách như Chúa biết và yêu mình, và có đủ tư cách để hưởng gia tài Chúa ban. Phần gia tài của quyền làm con Chúa Cha là chính Thiên Chúa, là chính sự chiếm hữu Thiên Chúa và ngắm nhìn Người trong chính bản tính, là Thiên Chúa nhận ta vào hưởng phúc đời đời của Người.Khi Chúa nghĩ đến việc làm ơn cho Mẹ cách tương xứng với lòng Chúa yêu Mẹ, thì Chúa đưa mắt nhìn khắp vũ trụ; hết mọi vật đang có hay có thể có bày ra, nhưng Chúa chẳng thấy vật nào làm vừa lòng. Lúc đó Người kêu lên như Kinh Thánh kể lại “Hỡi con, chính Cha sẽ nên phần thưởng trọng đại cho các con” (St 15:1). Phải chính Thiên Chúa là phần thưởng cho Con Chúa Cha! Người tín hữu lúc chịu phép Thánh Tẩy cũng nhận món quà này do công nghiệp Chúa Kitô. Trong ngày lãnh nhận phép Thánh Tẩy chúng ta cũng được yêu thương, được nhận làm con, được Chúa là cứu cánh diệu kỳ của chúng ta! Hơn thế, Chúa còn đưa ta vào gia đình thánh, gia đình Giáo Hội, cho phép ta được tự do trò truyện tâm sự cùng Chúa cách thân tình con với Cha!

ĐẦY ÂN PHÚC 21

Nhờ đầy ân phúc, Mẹ Maria có liên hệ mật thiết với Chúa một cách rất khăng khít hơn mọi giây thân tình khác có thể buộc chặt hai trái tim người đời, mạnh hơn cả tình nghĩa cha con. Chúng ta chỉ đón nhận sự sống siêu nhiên từ ngày chúng ta đón nhận Bí tích Thánh Tẩy nhưng Mẹ Maria có sự sống siêu nhiên ngay từ giây phút đầu tiên. Phải, ngay từ giây phút đầu tiên, Mẹ Maria có một cảm thức đặc biệt nhận ra Chúa là Cha mình như bản năng tất nhiên trong bậc siêu nhiên. Mẹ nhận ra Thiên Chúa là Cha đầy lòng nhân hậu, mà tình Cha gợi hứng cho mọi hành vi cử chỉ. Mẹ thực cảm thấy mình được Thiên Chúa yêu thương và Mẹ được tâm tình khích lệ ấy làm chủ. Trong diễn tiến đời sống mình, đâu đâu Mẹ cũng gặp một tình Cha quá sức ân cần.Bởi việc sinh thành, con cái tự nhiên đem lòng luyến ái cha mẹ, và cảm thấy cha mẹ yêu mình, ngay trước khi chúng chưa có trí để hiểu duyên cớ lòng yêu đó. Sự sống siêu nhiên cũng tạo cho chúng ta một bản năng siêu nhiên, tấm lòng con cái, thúc giục ta nhận Chúa như Cha. Thư gởi giáo hữu Rôma quả quyết bản năng này là việc của Thánh Thần Chúa, "Quả vậy, phàm ai được Thánh Thần Thiên Chúa hướng dẫn, đều là con cái Thiên Chúa. Phần anh em, anh em đã không lãnh nhận Thánh Thần khiến anh em trở thành nô lệ và phải sợ sệt như xưa, nhưng là Thánh Thần làm cho anh em nên nghĩa tử, nhờ đó chúng ta được kêu lên: "Abba! Cha ơi! " Chính Thánh Thần chứng thực cho thần trí chúng ta rằng chúng ta là con cái Thiên Chúa" (Rm 8:14-16). Mẹ biết và sống đúng mình là con, là ái nữ của Thiên Chúa Cha. Bởi phép rửa tội, chúng ta cũng được Chúa là Cha, được Ba Ngôi Thiên Chúa đồng tâm nhất chí đem lòng khoan dung ân cần săn sóc, yêu dấu, và thông sự sống mật thiết cho ta. Tất cả đạo Chúa đều xây nền trên đạo lý rất cảm động này: Đức Chúa Trời là Cha tôi và tôi là con Chúa. Đó là nền tảng độc nhất bậc siêu nhiên. Hết mọi điều khác đều xây trên nền tảng này. Sống đạo là căn bản của đời sống thiêng liêng là sự hoạt động vui tươi và tình nguyện, là thực hành ơn nghĩa tử Thiên Chúa đã lãnh được khi chịu phép Thánh tẩy, là ơn làm cho linh hồn phấn khởi hướng về Chúa, như con cái tự nhiên chạy vào lòng cha mẹ vậy. Mẹ là mẫu gương sống đạo cho tất cả chúng ta.

062012_TTDM_Pcover.indd 3062012_TTDM_Pcover.indd 3 5/28/2012 11:04:51 AM5/28/2012 11:04:51 AM

Page 3: June – Tháng 6, 2012 – S Trái Tim Đức M

3

NỘI DUNGTháng 06, 2012 (Số 414)

CHỦ ĐỀ

Bài học cũ, Truyền giáo mới . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .4-8

GIÁO HỘ I

Tháng 6 : kính Thánh Tâm Chúa Giêsu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 9-10Các Giám Mục Hoa Kỳ và việc tái truyền giảng Tin Mừng . . . . . . . . . . . . . . 11-14Nhận định về buổi cầu nguyện Thánh Linh . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 15-16

ĐỨC MẸ

Những Tiếng Gọi Từ Sứ Điệp Fatima - LÃNH NHẬN THÁNH THỂ . . . . . . 17-18

TÔN GIÁO

Sống Lời Chúa . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .19-23Hỏi Để Sống Đạo . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .24

VĂN HÓA, GIÁO DỤC

Vui Học Kinh Thánh . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .25Vườn Hồng Fatima . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .26Thánh Kinh Bằng Hình: PHILATO CHO PHÉP THÁO XÁC . . . . . . . . . . . . . . .27Thân phận của một Chúa Kitô homeless . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .28-30Tình Cha . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .32-34NGÀY THÁNH MẪU 2012 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .35-42Tâm Sự Vườn Hồng - NIỀM VUI TRỞ VỀ! . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .43-44TÌNH NGHĨA CHA CON . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .45-47Sứ Mệnh Cải Đạo Cho Người Công Giáo . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .48-49

GIA Đ ÌNH, XÃ HỘ I

Tuổi Biết Buồn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .50-51Marian Teens . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .52-54Yêu Thương Đến Cùng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .55-56Cảm Tạ Hồng Ân . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .57

THÔNG TIN LIÊN LẠCCông Giáo Hoàn Vũ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .59-64Vòng Quanh Thế Giới . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .65-68Quảng Cáo . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .69-74

LỜI CHA CHUNGAnh Chị Em thân mến,Chúa Giêsu nhắc lại những lời

quen thuộc, “Hãy đến với Ta, tất cả những ai mệt nhọc và vác gánh nặng nề và Ta sẽ cho an nghỉ. Hãy học cùng Ta vì Ta hiền lành và khiêm nhường trong lòng vì ách của Ta thì êm ái và gánh của Ta thì nhẹ nhàng” (Mt 11:28-30)...

Chúa Giêsu đã hứa sẽ cho mọi người “nghỉ” với một điều kiện “mang lấy ách của Ta và học cùng Ta vì Ta hiền lành và khiêm nhượng trong lòng.” Ách nào là ách êm ái, gánh nào là gánh nhẹ nhàng? Ách Chúa nói đến chính là luật yêu thương mà Chúa đã yêu cầu các môn đệ (xem Ga 13:34; 15:12). Phương thuốc thật chữa trị vết thương cả vật chất lẫn tâm luân lý là sống luật huynh đệ mà nguồn gốc từ tình yêu Chúa.

Nên cần phải loại bỏ đường lối kiêu căng, bạo lực để giành địa vị quyền thế hơn, để nắm chắc thành công. Cũng cần loại bỏ thái độ hung hãn với thiên nhiên quen thuộc của vài thế kỷ nay. Hơn tất cả trong liên hệ xã hội, nhân loại thì luật tôn trọng và bất bạo động nghĩa là dùng sức mạnh của sự thật chống lại mọi lạm dụng để bảo đảm phẩm giá của con người.

... Xin Đức Mẹ dạy chúng ta học khiêm nhượng nơi Chúa Giêsu, cương quyết mang lấy ách êm ái, để cảm nghiệm bình an nội tâm và để có thể an ủi anh chị em đang khó khăn bước đi trên đường đời.(Đức Biển Đức 16, Kinh Truyền Tin 2-7-2011)

06-2012_TTDM.indd 306-2012_TTDM.indd 3 5/14/2012 12:19:04 PM5/14/2012 12:19:04 PM

Page 4: June – Tháng 6, 2012 – S Trái Tim Đức M

4 NS. Trái Tim Đức Mẹ, Số 414, Tháng 6, 2012

Có lẽ không linh mục nào xa lạ với câu hỏi trong tòa giải tội:

- Thưa cha, con có thể đọc kinh ăn năn tội bằng tiếng mẹ đẻ được không?

Nhiều tín hữu xưng tội với giọng Mỹ rất chuẩn và chính xác, giải thích và trả lời rành rẽ các câu hỏi, lời khuyên; nhưng khi đọc kinh ăn năn tội, vẫn thích đọc bằng tiếng đã quen thuộc từ lúc ấu thơ. Các nhà truyền giáo cùng quan điểm. Các ngài, sau ba, bốn chục năm giảng đạo nơi xứ người, thuộc lòng ngay cả bài thơ đầy thi vị, văn chương, thông thạo đến nỗi có thể nói đùa bằng loại ngôn ngữ hè phố, hiểu nhiều tiếng lóng có khi hơn người bản địa, nhưng khi lần hạt Mân côi riêng, vẫn thích câu nguyện bằng tiếng mà mẹ dậy lúc mới chập chững biết đi.

Khi được hỏi tại sao, mọi người đều cho biết: “Đọc kinh ăn năn tội với tiếng “của mình” thấy “thấm thía hơn, và có lẽ Chúa hiểu hơn!!!” Không nói đâu xa, ngay trong gia đình Việt Nam bây giờ, khi đôi vợ chồng thầm thì tâm sự với nhau, lời âu yếm “anh yêu em lắm, hoặc em yêu anh vô vàn,” vẫn làm chúng ta rung động hơn lời “honey, I love you very much,” dù ý nghĩa của cả hai câu đều tương tự như nhau.

Giáo hội Công giáo đặt nặng tầm quan trọng của gia đình trong tiến trình liên kết với Chúa qua xây dựng, bồi đắp, phát triển và củng cố niềm tin cũng như đức tin, một đức tin bao gồm cả truyền thống và hình thức đạo đức tự nhiên. Sách công vụ các Tông đồ ghi nhận như sau về Cộng đoàn tín hữu đầu tiên: “Họ chuyên cần nghe các Tông Ðồ giảng dạy, hiệp thông với nhau, tham dự lễ bẻ bánh, và cầu nguyện. Mọi người đều kinh sợ, vì các Tông Ðồ làm nhiều điềm thiêng dấu lạ. Tất cả các tín hữu hợp nhất với nhau, và để mọi sự làm của chung. Họ đem bán đất đai của cải, lấy tiền chia cho mỗi người tuỳ theo nhu cầu. Họ đồng tâm nhất trí, ngày ngày chuyên cần đến Ðền Thờ. Khi làm lễ bẻ bánh tại tư gia, họ dùng bữa với lòng đơn sơ vui vẻ. Họ ca tụng Thiên Chúa, và được toàn dân thương mến. Và Chúa cho cộng đoàn mỗi ngày có thêm những người được cứu độ.1”

Chính nơi gia đình mà giáo lý căn bản được giảng dậy. Sách công vụ các tông đồ còn cho biết thêm, nhiều lần Phaolô rao giảng Tin mừng tại gia đình tín hữu. 1 Công Vụ các Tông Đồ, đoạn 2.

“Xuống tàu ở Tơroa, chúng tôi đi thẳng đến đảo Xamốtrakê, rồi hôm sau đến Nêapôli. Từ đó chúng tôi đi Philípphê là thị trấn quan trọng nhất trong hạt ấy của tỉnh Makêđônia, và là thuộc địa Rôma. Chúng tôi ở lại thành đó mấy ngày. Ngày sabát, chúng tôi ra khỏi cổng thành, men theo bờ sông, đến một chỗ chúng tôi đoán chừng có nơi cầu nguyện. Chúng tôi ngồi xuống nói chuyện với những phụ nữ đang họp nhau tại đó. Có một bà tên là Lyđia, quê ở Thyatira, chuyên buôn bán vải điều. Bà là người tôn thờ Thiên Chúa; bà nghe, và Chúa mở lòng cho bà để bà chú ý đến những lời ông Phaolô nói. Sau khi bà và cả nhà đã chịu phép rửa, bà mời chúng tôi: "Các ông đã coi tôi là một tín hữu Chúa, thì xin các ông đến ở nhà tôi." Và bà ép chúng tôi phải nhận lời2.” Họ dâng lễ, học hỏi Thánh Kinh và giáo lý có khi đến tận sáng: “Ngày thứ nhất trong tuần, chúng tôi họp nhau để bẻ bánh. Ông Phaolô thảo luận với các anh em, và vì hôm sau ông ra đi, nên ông đã kéo dài cuộc nói chuyện đến mãi nửa đêm. Có khá nhiều đèn ở lầu trên, nơi chúng tôi họp nhau. Một thiếu niên kia, tên là Êutykhô, ngồi ở cửa sổ, đã thiếp đi và ngủ say trong khi ông Phaolô vẫn cứ giảng. Vì ngủ say, nên nó ngã từ tầng thứ ba xuống. Vực lên, thì nó đã chết. Ông Phaolô xuống cúi mình trên nó, ôm lấy và nói: "Ðừng xôn xao nữa, vì nó sống mà! Rồi ông lên, bẻ bánh và ăn. Ông còn nói chuyện khá lâu, mãi đến tảng sáng mới ra đi. Người ta đưa cậu bé đang sống về, và ai nấy được an ủi không ít3.”Điều này cũng dễ hiểu. Vào những thế kỷ đầu, khi

Giáo hội còn đang chịu bách hại và những tín hữu đầu tiên không thể và không được phép dùng hội đường, thì đương nhiên, nơi chốn thích hợp nhất là nhà ở của các tín hữu.

Theo tinh thần đó, bộ giáo luật của Giáo hội Công giáo dậy:

Ðiều 226: (1) Những ai sống trong bậc vợ chồng theo ơn gọi riêng, thì có bổn phận đặc biệt phải cố gắng xây dựng dân Chúa qua hôn nhân và gia đình.

(2) Các cha mẹ, vì truyền thụ sự sống cho con cái nên có nghĩa vụ rất nghiêm trọng và quyền lợi giáo dục chúng. Vì thế, trách nhiệm đầu tiên của các cha mẹ

2 “” đoạn 163 “” đoạn 20. Chúng ta thường có câu “hát lâu, chầu mỏi.” Cậu thiếu niên

này nghe giảng lâu và mệt quá, đến nỗi ngủ ngã lăn từ lầu cao. Chúng ta chưa ai bị ngã ra mà chết đang khi nghe giảng, xem ra còn … đỡ hơn cậu này.

Niềm Tin từ Gia đình:

Bài học cũ, Truyền giáo mới

06-2012_TTDM.indd 406-2012_TTDM.indd 4 5/14/2012 12:19:26 PM5/14/2012 12:19:26 PM

Page 5: June – Tháng 6, 2012 – S Trái Tim Đức M

5Chủ Đề

Kitô giáo là lo bảo đảm sự giáo dục Kitô giáo cho các con cái hợp với giáo huấn Giáo Hội.

Ðiều 1136: Cha mẹ có trách nhiệm rất nặng nề và quyền lợi nguyên ủy phải hết sức chăm lo việc giáo dục con cái về thể lý, xã hội và văn hóa, về luân lý và tôn giáo.”

Ðiều 774: (1) Dưới sự hướng dẫn của giáo quyền hợp pháp, mọi phần tử trong Giáo Hội đều có nghĩa vụ chăm lo việc huấn giáo, tùy theo phận sự của mỗi người.

(2) Trước tiên, cha mẹ có bổn phận lấy lời nói và gương lành huấn luyện đức Tin cho con cái và dạy chúng sống đời Kitô giáo. Những người thay quyền cha mẹ và những người đỡ đầu cũng có bổn phận như vậy.”

Lần Hạt Mân côi Song song với những dậy dỗ trong giáo luật, tuy

nhiều gia đình Công giáo –Việt Nam cũng như ngoại quốc- không biết nhiều về giáo luật, nhưng lại sống giáo luật một cách rất hữu hiệu, mà cụ thể là những buổi đọc kinh tối và cha mẹ dậy giáo lý cho con trong gia đình. Kinh tối không chỉ là lúc mọi người cùng ngồi lại đọc kinh, nhưng còn là thời gian và cơ hội chia sẻ vui buồn, với tâm tình an bình của kinh nguyện. Sau một ngày vất vả làm việc hoặc học hành, lúc mọi người chuẩn bị giấc ngủ, có lẽ không một trị liệu tâm lý nào có thể sánh bằng thời gian mọi người thân yêu trong cùng một nhà, cùng đồng tâm nhất trí với nhau, cùng tụ họp một chỗ để cầu nguyện và chia sẻ tình yêu với nhau. Không gian và thời gian cầu nguyện là những nhân tố quan trọng cho tình gia đình và cho sự an bình trong tâm hồn4.

Tuy khuyết điểm của việc lần hạt Mân côi là, nơi một số gia đình, cha mẹ muốn tập cho con cái đạo đức giống người lớn, nên đọc kinh dài và lâu quá, khiến phản ứng ngược, làm cho các em buồn chán và “sợ” đọc kinh; nhưng nhiều gia đình tân tiến hơn, đọc kinh ngắn dành cho các con, giúp các em tập trở nên người lãnh đạo, bằng cách cho phép các em xướng kinh, dẫn ngắm. Các em thấy mình đóng vai trò chủ động và giúp ích cho cả nhà. Sau đó, người lớn ở lại đọc kinh thêm.

Bên cạnh lần hạt là giáo lý. Dậy Giáo lý tại gia.

4 Chắc hẳn một số người đã có kinh nghiệm với các khoa trị liệu tâm lý bây giờ. Nhiều trường hợp, khi cặp vợ chồng đến gặp “counseling,” vị chuyên viên tâm lý hỏi: “anh chị có muốn dùng chút ice-cream (kem) không?” Ice-cream loại này khá mắc tiền, ngon, và thường thường có cả chocolate. Mục đích chính của ly kem là để đôi vợ chồng thoải mái, an bình và thêm hưng phấn. Đương nhiên, số tiền của ly kem đắt giá này đã được tính chung vào chi phí trị liệu. Không khí an bình của gia đình, của lời kinh là liều tâm lý trị liệu cho thêm an bình và thanh thản, mà lại không mất tiền mua.

Đặc điểm thứ nhì của gia đình Công giáo Việt Nam là dậy giáo lý cho con em. Đương nhiên, muốn được như vậy thì cha mẹ phải biết giáo lý. Nếu so sánh với thực tế bây giờ thì chúng ta đã đi trước cả chương trình “Faith Formation for Parents” hoặc “Adult Faith Formation,” của Giáo hội Công giáo Hoa kỳ, tức là qua “các con huấn luyện cha mẹ.” Các vị sống theo đúng nghĩa là cha mẹ dậy dỗ các con. Nhiều bậc cha mẹ, tuy không biết mặt chữ, nhưng rất giỏi kinh bổn, đã kiên nhẫn dậy dỗ con cái, cháu chắt, từng đoạn, từng câu kinh. Khi có các cha, các Sơ, ông trùm, bà trùm đến nhà, các cháu trở thành niềm hãnh diện cho cha mẹ khi được gọi ra đọc kinh cho mọi người cùng nghe. Giáo lý và kinh bổn –chứ không phải nhan sắc hoặc tiền bạc- là tiêu chuẩn giáo dục đức tin và niềm tự hào của gia đình.

Nơi đây, chúng ta phải cảm ơn những vị tiền bối đã rất giỏi văn hóa Việt khi các ngài đem giáo lý vào văn chương.

- Hỏi: Có mấy Đức Chúa Trời?Thưa: có một Đức Chúa Trời mà thôi- Hỏi: Đức Chúa Trời có mấy ngôi?Thưa: Đức Chúa Trời có ba ngôi. Ngôi thứ nhất là

Cha…Nếu để ý, chúng ta sẽ thấy nhiều câu hỏi, thưa, đi

vần điệu với nhau, nhờ vậy giúp các em dễ nhớ. Trên thực tế, trẻ em Âu Mỹ và Châu Mỹ Latinh –ngay cả người lớn- không đọc dễ dàng 10 điều răn Đức Chúa Trời, như người Việt Nam chúng ta, chỉ vì họ phải nhớ từng giới răn, thay vì đọc theo vần điệu.

Chuẩn bị bí tích Bí tích là biến cố lớn trong đời người Kitô hữu, nhất

là trong đời các em. Đây không chỉ cho các bé, mà cho cả gia đình. Với bí tích rửa tội, các em còn quá nhỏ để nhận biết tầm giá trị và quan trọng; nhưng với bí tích xưng tội và thêm sức, các em đã nhận ra hồng ân của Chúa với mình. Lại một lần nữa, không phải chỉ các em học và hiểu giáo lý, bậc cha mẹ, cũng như anh chị lớn có bổn phận dậy dỗ và góp phần. Ngoài giáo lý căn bản, các em còn biết cách xưng tội, cách lãnh nhận mình thánh Chúa sao cho xứng đáng. Cha mẹ tập cho con nghi thức và hiểu ý nghĩa. Lãnh nhận và ghi nhớ từ bậc cha mẹ, trẻ em không chỉ sống đạo trong nhà thờ mà ngay tại nhà của mình.

Cho nên không lạ gì khi các nhà truyền giáo đến Việt Nam đã rất cảm động khi buổi tối, các ngài đi thăm viếng giáo dân trong xứ, thấy mọi nơi không

06-2012_TTDM.indd 506-2012_TTDM.indd 5 5/14/2012 12:19:27 PM5/14/2012 12:19:27 PM

Page 6: June – Tháng 6, 2012 – S Trái Tim Đức M

6 NS. Trái Tim Đức Mẹ, Số 414, Tháng 6, 2012

ngớt vang lên những lời kinh nguyện của cả ông già, bà lão cũng như trẻ thơ. Nơi gia đình, các ngài nhận ra niềm vui sướng và hãnh diện của cha mẹ, khi con cái thăng tiến trên đường sống đạo. Các ngài đã nhận định rằng “trẻ em Công giáo Việt Nam lớn lên trong lời kinh nguyện ngay từ lúc còn nằm trong lòng mẹ; nghe những câu kinh êm đềm, trầm bổng theo cung điệu như bài hát, ngay từ lúc ấu thơ. Vì vậy, không quá lời để nói; đời sống đạo của người Công giáo Việt Nam khởi sự và bắt nguồn ngay từ lúc các em còn nằm trong nôi, lúc còn nhỏ, và trong chính gia đình.”

Liên hệ giữa gia đình và Nhà ThờNhìn đến Thánh Kinh, nhiều câu truyện liên quan

đến giáo dục gia đình mà điển hình nhất là chuyện Đức Mẹ và thánh Giuse tìm thấy Chúa trong đền thờ. Trước khi vào chuyện, chúng ta nên đặt câu hỏi: “Nếu ngày nay, con mình bị lạc, nếu cháu không có “cell phone,” không gặp người quen, thân thích, thì chỗ nào mình hy vọng sẽ tìm thấy cháu? Tại “gameroom”? nhà trường, bót cảnh sát hay lang thang ngoài đường?

Thánh Luca kể: “Hằng năm, cha mẹ Ðức Giêsu trẩy hội đền Giêrusalem mừng lễ Vượt Qua. Khi Người được mười hai tuổi, cả gia đình cùng lên đền, theo tập tục ngày lễ. Xong kỳ lễ, hai ông bà trở về, còn cậu bé Giêsu thì ở lại Giêrusalem, mà cha mẹ chẳng hay biết. Ông bà cứ tưởng là cậu về chung với đoàn lữ hành, nên sau một ngày đường, mới đi tìm kiếm giữa đám bà con và người quen thuộc. Không thấy con đâu, hai ông bà trở lại Giêrusalem mà tìm.

Sau ba ngày, hai ông bà mới tìm thấy con trong Ðền Thờ, đang ngồi giữa các thầy dạy, vừa nghe họ, vừa đặt câu hỏi. Ai nghe cũng ngạc nhiên về trí thông minh và những lời đáp của cậu5.”

Sở dĩ hai ông bà thấy Chúa Giêsu trong đền thờ, vì chúng ta có thể giả định rằng, trẻ Giêsu đã thường xuyên đến đền thờ, cầu nguyện cùng cha mẹ. Trẻ Giêsu, như mọi trẻ thơ khác, tìm đến và trở về với nơi chốn mà mình thoải mái nhất. Ngày nay, thật đáng buồn khi nhiều trẻ nhỏ -và cả người lớn- không biết kính trọng nhà thờ. Họ vào thánh đường và tiếp tục nói truyện, ăn “chewing gum,” nhìn ngó lung tung. Họ không phân biệt được sự khác biệt giữa nhà thờ và phòng họp. Tại sao? Vì cha mẹ không giáo dục, dậy dỗ và nhất là không đào tạo cho con em mình thói quen đến nhà thờ, hiểu biết về nhà thờ, và cuối cùng, quen thuộc với không khí trang nghiêm của nhà thờ. Đáng

5 Luca, đoạn 2

buốn hơn nữa, chính cha mẹ không đi nhà thờ, thì làm sao con cái biết đi nhà thờ?

Liên hệ giữa gia đình và Luân lý xã hội.Các nhà nghiên cứu xã hội, đa số đồng ý, sự khác

biệt mầu da và văn hóa không gây ảnh hưởng quan trọng về khả năng văn hóa trên thiếu nhi bằng ảnh hưởng của giáo dục nơi gia đình. Câu hỏi được đặt ra là “phải chăng cứ là người da mầu, thì khả năng văn hóa kém hơn người da trắng?”

Sau nhiều cuộc nghiên cứu đáng tin cậy, các nhà xã hội học nhận thấy trình độ giáo dục và văn hóa của người Á châu cao hơn cả của người da trắng. Khả năng văn hóa khiến trình độ tiếp thu giáo dục, trong đó có cả luân lý dễ dàng hơn. Văn hóa không phải là luân lý, nhưng là khả năng tiếp thu sự hiểu biết về luân lý xã hội. IQ (Intelligence Quotient), tức là trình độ hiểu biết, của người da trắng tại Hoa kỳ là 103, da đen là 85, người Á châu là 106, người châu mỹ Latinh là 89. Trong số Á châu thì cao nhất là Nam Hàn với 106, Nhật bản là 105, Trung hoa là 100, Việt Nam là 966.

Vậy thì không phải mầu da là tác động quan trọng nhất. Người ta còn nhận thấy thêm trong các gia đình mà cha mẹ dành nhiều thời giờ cho con cái, sự thành công và tự tin của các em cao hơn những gia đình khác.

Gia đình Công giáo Việt Nam miền Bắc, bên cạnh giáo lý, chắc hẳn không xa lạ gì với Ca Vè Cụ Sáu mà nổi bật là “Hiếu tự ca.”

“Bắt đầu từ lúc mai xưaDạy vợ kính thờ nội ngoại tổ tiênThảo kính cha mẹ hai bênHọ hàng kẻ dưới người trên tôn nhường.Phép vợ chồng một xương một thịtĐền công ơn sống chết cùng nhauĐội trên đầu công cha đức mẹKhông có người ai đẻ ra ta?Ở ăn phép tắc thuận hoàChớ đừng khó mặt, mới là người khônTứ thân cha mẹ bình anĐi thăm về viếng hỉ hoan tươi cười”Còn với nữ giới thì có “Nữ tắc thường lễ”“Không nên nói thẳng nặng lời Không nên riếc bách cho người tủi thânKhông nên xỉa xói xa gầnKhông nên đay đả nhiều lần nói dai

6 Theo en.wikipedia.org/wiki/Race_and_intelligence (2011) và Richard Lynn (2002). Nhiều người, vì tự ái dân tộc, có thể không đồng ý với số thống kê trên, khi thấy Việt Nam bị xếp sau các dân này. Phân tích thêm, chúng ta phải nhìn nhận, người Đại hàn và Nhật bản khi qua Mỹ, tập trung vào việc học hành hơn chúng ta. Vì sinh kế, thế hệ thứ hai Việt Nam thành công rất nhiều. Còn những sắc dân Đại hàn, Nhật bản và Trung hoa đã ở đây từ lâu trước chúng ta.

06-2012_TTDM.indd 606-2012_TTDM.indd 6 5/14/2012 12:19:27 PM5/14/2012 12:19:27 PM

Page 7: June – Tháng 6, 2012 – S Trái Tim Đức M

7Chủ Đề

Không nên nhắc lại cùng aiĐể cho người ngoài biết lỗi mẹ cha.Đồng quà tấm bánh của gìBát canh bát giấm ta thì phải chămỞ sao cho tận hiếu tâmĐền ơn cha mẹ ba năm nhọc nhằnLiệu đồ cung dưỡng ân cầnĐừng để người thiếu nửa phần sự chi.”

Nếu không biết đó là Ca Vè Cụ Sáu, thì có khác gì lời dậy dỗ trong sách Đức huấn ca trong lễ Thánh gia thất, mà còn dễ nhớ và dễ hiểu hơn, vì theo theo cung điệu lục bát của mẹ ru con

“Thiên Chúa suy tôn người cha trong con cái; quyền lợi bà mẹ, Người củng cố trên đoàn con. Ai yêu mến cha mình, thì đền bù tội lỗi; ai thảo kính mẹ mình, thì như người thu được một kho tàng. Ai thảo kính cha mình, sẽ được vui mừng trong con cái, khi cầu xin, người ấy sẽ được nhậm lời. Ai thảo kính cha mình, sẽ được sống lâu dài. Ai vâng lời cha, sẽ làm vui lòng mẹ. Hỡi kẻ làm con, hãy gánh lấy tuổi già cha ngươi, chớ làm phiền lòng người khi người còn sống. Nếu tinh thần người sa sút, thì hãy rộng lượng, ngươi là kẻ trai tráng, chớ đành khinh dể người. Vì của dâng cho cha, sẽ không rơi vào quên lãng. Của biếu cho mẹ, sẽ đền bù tội lỗi, và xây dựng đức công chính của ngươi.”( Huấn ca đoạn 3)

Liên hệ giữa gia đình và Văn hóa tôn giáo.Nhiều nước trên thế giới, nhất là các quốc gia Á

châu, nổi bật qua nhạc điệu Mẹ ru Con và truyện cổ tích.

Có những truyện phổ thông đến độ hầu như gia đình Việt Nam nào cũng biết, như Tấm Cám; Ăn Khế, Trả Vàng; Thạch Sanh, Lý Thông; Cô Bé Quàng Khăn Đỏ… Người nghe chẳng cần biết tình tiết câu truyện, mà người kể cũng chẳng cần biết nguồn gốc từ đâu đến. Chuyện bên Tầu, hay bên Tây hay bên Miên cũng tốt. Có khi mỗi lần kể lại, có những tình tiết khác nhau, nhưng hình như không bao giờ người nghe thấy chán! Hết chuyện cổ tích dân gian, người Công giáo lại phong phú hóa đời sống của mình và của trẻ thơ trong gia đình với những chuyện cổ tích từ đời sống các thánh. Văn vẻ thì gọi đó là Hạnh các Thánh, tức là học hỏi từ Đức Hạnh của các thánh. Bình dân thì gọi đó là kể chuyện các thánh cho con cháu nghe. Chắc hẳn nhiều người lớn trong chúng ta bây giờ còn nhớ những chuyện thánh A lê xù, thánh An tôn làm phép lạ, thánh Giuse dẫn Đức Bà và Chúa Giêsu đi trốn sang Ai cập. Trên đường đi, các ngài được cứu thoát ra sao… Tự tiềm thức, trẻ thơ ao ước chia sẻ cuộc đời và sống như các thánh.

Bên cạnh đó, trong tiếng ru êm đềm có thể từ mẹ hoặc từ chị -ngay cả có thể từ anh ru em- trẻ thơ dần dần đi vào giấc mộng: “Con tôi buồn ngủ buồn nghê, buồn ăn cơm nếp cháo kê thịt gà…” “Con cò, cò bay lả, lả bay la, bay qua, qua ruộng lúa, bay về, về đồng xanh, -dị bản- là “bay từ từ ruộng lúa, bay ra, bay ra cánh đồng,” hay “người ơi, người ở, ở đừng về…” Bên cạnh những bài ru con dân ca này là các bài thơ mẹ ru con của ca vè cụ Sáu, và thực tế hơn nữa, vào những ngày thi khảo kinh bổn, dâng hoa tháng Năm và Tháng Mười, nhiều bài hát dâng Mẹ Maria trở thành bài hát ru con.

Hai nét văn hóa tôn giáo nổi bật tại Việt NamLà dâng hoa và kiệu Đức Mẹ. Vào những tháng hoa

dâng Mẹ, nơi các giáo xứ và họ đạo, người ta đi tìm những bông hoa thật đẹp, kết hoa dâng Mẹ; tìm những em bé ngoan ngoãn, xinh xắn, tập vũ cho đúng đường đi, nước bước. Các bé dâng hoa đẹp là niềm vui và tự hào của cha mẹ, gia đình và xóm đạo. Không những các bé biết vũ mà còn biết hát để đi theo cho hợp với điệu múa. Các em không chỉ tập luyện khi đến nhà thờ mà còn ngay ở nhà. Cha mẹ là những người đốc thúc con cái học hỏi, tập luyện.

Thay lời kết Năm nay, Đức Giáo hoàng Benedict phát động

phong trào Tân Truyền giáo. Truyền giáo chỉ có thể thành công nếu đi vào lòng người. Đi vào lòng người, lòng gia đình, là gì nếu không sống những sinh hoạt nơi gia đình -Giáo hội tại gia- như Lần Hạt Mân côi, Dậy giáo lý, Chuẩn bị bí tích cho con cái. Đi vào lòng người, lòng gia đình, lòng giáo xứ và xã hội là gì nếu không là sống những Liên hệ giữa gia đình và Nhà Thờ, Liên hệ giữa luân lý gia đình và luân lý xã hội, Liên hệ giữa văn hóa gia đình và Văn hóa tôn giáo?

Người Âu Mỹ -và cả chúng ta- vẫn chưa biết phương cách nào giúp thành công cho phong trào này. Có người đổ lỗi cho hoàn cảnh thay đổi quá nhanh. Mọi người bôn ba, vất vả với việc làm. Có người cho rằng thời đại tân kỹ thuật hóa khiến con người bị máy móc hóa, và các phương cách “ngày xưa” trở thành lỗi thời. Không phải chỉ nơi các nước Âu Mỹ, ngay tại Việt Nam, vì hoàn cảnh sinh kế, vì nhu cầu phát triển, gia đình ăn uống và sinh hoạt chung với nhau thường xuyên là một chuyện khó khăn. Vậy thì hy vọng đọc kinh chung mỗi tối, cha mẹ cầu nguyện với con cái, khuyên nhủ, bảo ban nhau quả là vấn đề phức tạp. Nhưng chắc hẳn chúng ta cùng đồng ý rằng: Nếu bây giờ, chúng ta -bậc cha mẹ- dành thời giờ cho con cái, thì mai này, con cái sẽ dành lại thời giờ cho chúng ta. Nếu bây giờ, chúng ta chăm sóc con cái, thì mai này, con cái sẽ chăm sóc lại chúng ta. Nếu bây giờ, chúng ta lắng nghe những

06-2012_TTDM.indd 706-2012_TTDM.indd 7 5/14/2012 12:19:27 PM5/14/2012 12:19:27 PM

Page 8: June – Tháng 6, 2012 – S Trái Tim Đức M

8 NS. Trái Tim Đức Mẹ, Số 414, Tháng 6, 2012

khó khăn của con cái, thì mai này, con cái sẽ lắng nghe những khó khăn của chúng ta… Đồng thời, nếu bây giờ, chúng ta chú trọng đến của cải vật chất, mua sắm đồ chơi, quần áo đẹp, “games,” ngay cả tiền bạc cho con cái, thì mai này, con cái sẽ mua sắm “đồ chơi,” quần áo đẹp, vật dụng vật chất cho chúng ta. Và những “đồ chơi,” quần áo đẹp, vật dụng vật chất cần thiết cho tuổi già có sẵn trong “nursing homes.” Và nếu chúng ta bây giờ, không dành thời giờ cho con cái, thì mai này, mong ước gì con cái sẽ dành lại thời giờ cho chúng ta? Nếu bây giờ, chúng ta không chăm sóc con cái, thì mai này, hy vọng gì con cái sẽ chăm sóc lại chúng ta. Nếu bây giờ, chúng ta không lắng nghe những khó khăn của con cái, thì mai này, hy vọng gì con cái sẽ lắng nghe những khó khăn của chúng ta? Nhiều người lầm tưởng cung cấp vật chất đầy đủ cho con cái là đủ bổn phận làm cha mẹ, trên thực tế, sinh hoạt chung của gia đình còn cần hơn vật chất rất nhiều. Vật chất chỉ là một phần nhỏ của hạnh phúc gia đình. Dĩ nhiên, gia đình nghèo túng là gia đình đáng thương, nhưng gia đình nghèo túng về tinh thần, về các sinh hoạt chung, nhất là đời sống tâm linh, còn đáng thương hơn nhiều. Vật chất, theo thời gian, ai cũng có thể kiến tạo được; còn tinh thần và đời sống thiêng liêng, nếu chúng ta không xây dựng nền tảng từ sớm, rất khó để kiến tạo về sau.

Một nhà xã hội học đã định nghĩa rất hay và rất đúng: “Tình yêu là một chuỗi những kỷ niệm đẹp.” Đúng vậy, càng nhiều kỷ niệm đẹp thì tình yêu càng mạnh.

Vậy, khi chúng ta xây dựng những kỷ niệm đẹp trong gia đình, cũng là lúc chúng ta đang truyền giáo tại gia, và khi sống đạo tốt đẹp, là chúng ta khởi sự truyền giáo cho xã hội từ gia đình./.

SÁCH LỄ SONG NGỮ CÁC BÀI ĐỌC HÀNG NGÀYViệt-Anh đối chiếu

Vietnamese-English Missalette

Gồm các bài đọc hằng ngày với Đáp Ca & AlleluiaĐúng với bản văn được HĐGM Việt Nam chấp thuận

Tiện dụng trong gia đình và các buổi hội họpDễ dàng theo dõi các bài đọc khi cử hành Thánh LễSách được soạn theo từng tháng, mỗi năm 12 cuốn

Nhận gửi đi khắp nơi trong và ngoài nướcCó giá đặc biệt khi đặt mua trên 50 cuốn mỗi tháng

Một năm 12 số bao gồm bưu phíHoa Kỳ $US 36.00; Canada $US 60.00

Âu Châu $US 70.00; Úc Châu $US 80.00

LM PHẠM NGỌC HÙNGP.O. Box 114, Garden Grove, CA 92842(714) 721-5625 / [email protected]

06-2012_TTDM.indd 806-2012_TTDM.indd 8 5/14/2012 12:19:27 PM5/14/2012 12:19:27 PM

Page 9: June – Tháng 6, 2012 – S Trái Tim Đức M

9Giáo Hội

Tháng 6 : kính

Thánh Tâm Chúa GiêsuÝ chung: Xin cho các tín hữu nhìn ra sự hiện diện

sống động của Chúa phục sinh trong Bí tích Thánh Thể luôn đồng hành với họ trong cuộc sống hằng ngày.

Ý truyền giáo: Xin cho các Kitô hữu Âu châu tái khám phá căn tính thật và nhiệt thành tham gia việc công bố Phúc âm.

Tháng Sáu được Giáo hội dành kính Thánh Tâm Chúa Giêsu. Thánh Tâm là Chúa Giêsu Đại dương Lòng Thương Xót của Ngài, nơi đã tuôn chảy Máu và Nước đến giọt cuối cùng, và là nguồn ân sủng cho các linh hồn.

Thánh LM Padre Piô Năm Dấu nói, “Chúng ta hãy nhớ rằng Thánh Tâm Chúa Giêsu kêu gọi chúng ta

không chỉ để thánh hóa chúng ta, mà còn vì linh hồn của chúng ta. Ngài muốn cứu độ các linh hồn.”

Sau cuộc Khổ nạn, Sự chết và Phục sinh của Chúa Giêsu, các Kitô hửu thời sơ khai đã hiểu rõ tình yêu hy sinh của Chúa. Được Thánh Gioan hướng dẫn, các Tông đồ và các Thánh sử, kể cả Thánh Phaolô, và những người theo Đức Kitô đã truyền bá lòng tôn sùng Tình yêu Vĩ đại của Thiên Chúa. Họ ca tụng và tạ ơn Tình yêu vô điều kiện của Đức Kitô dành cho nhân loại qua biểu tượng Thánh Tâm bị đâm thâu. Thời đó người ta gọi là Tình Yêu Thiên Chúa.

Trong 10 thế kỷ đầu, người ta chưa biết sùng kính Thánh tâm Chúa Giêsu. Đến thề kỷ XI và XII, các dòng Biển Đức và Xitô bắt đầu có cách tôn sùng Thánh Tâm Chúa Giêsu. Lòng sùng kính này được truyền bá nhưng không được phát triển.

Khoảng cuối thế kỷ XIII và đầu thế kỷ XIV, một nữ tu Dòng Xitô là Gertrude ở Saxony có một thị kiến vào ngày lễ Thánh Gioan. Bà được tựa đầu vào vết thương ở ngực Chúa và nghe được nhịp đập của Thánh Tâm Chúa Giêsu, bà cảm nghiệm được cảm xúc mà bà không thể diễn tả. Rất kỳ diệu. Lúc đó bà hỏi Thánh

Gioan về cảm xúc của Thánh Gioan như thế nào khi được tựa đầu vào ngực Chúa Giêsu trong Bữa Tiệc Ly mà sao không thấy Thánh Gioan nói về điều đó. Thánh Gioan nói với bà rằng sự mặc khải được giữ lại cho thế hệ khác trong tương lai, khi nào thế giới trở nên lạnh nhạt và đắm chìm trong tội lỗi thì mới cần nhen nhóm lại tình yêu của nhân loại dành cho Thiên Chúa. Lòng sùng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu vẫn là lòng sùng kính riêng đối với 3 thế kỷ kế tiếp.

Thế kỷ XVII, đức tin Công giáo bị rung động dữ dội vì nhiều đợt tấn công chống lại Giáo hội. Tin Lành nổi lên và có thêm tà thuyết Janserniô (*). Tuy nhiên, cũng có các áp lực mạnh chống lại những mối đe dọa này. Vào ngày lễ Thánh Gioan (cùng ngày Thánh Gertrude đã có thị kiến từ 3 thế kỷ trước), ngày 27-12-1673, một nữ tu người Pháp là Margarita Maria Alacoque (1647-1690) cũng đã thị kiến như Thánh Gertrude.

Trong thị kiến của bà, Chúa cho phép bà tựa đầu vào ngực và mặc khải cho bà những điều kỳ diệu của Tình Yêu Chúa, cho bà biết rằng Chúa muốn nhân loại nhận biết Tình Yêu Ngài qua Thánh Tâm Ngài. Điều này tiếp diễn qua những lần thị kiến khác kéo dài suốt 18 tháng. Khoảng 6 hoặc 7 tháng sau lần hiện ra đầu tiên, Chúa Giêsu yêu cầu được tôn kính qua hình tượng Trái Tim bằng Thịt. Hiện ra trong ánh hào quang và tình yêu, Chúa Giêsu yêu cầu lòng sùng kính này được tiếp nối bằng việc rước Mình Máu Chúa vào ngày Thứ Sáu Đầu Tháng và làm Giờ Thánh.

Tháng 6-1675, lần “thị kiến quan trọng” xảy ra là Chúa Giêsu bày tỏ Thánh Tâm có lửa và vòng gai quấn quanh. Ngài yêu nhân loại quá đỗi nhưng chỉ nhận lại được sự vô ân bội nghĩa. Ngài vừa chỉ vào Thánh Tâm vừa yêu cầu Thánh Margarita Maria Alacoque vận động Giáo hội mừng lễ Thánh Tâm. Ngài bảo Thánh nữ nói với LM Claude de la Colombrière để được hướng dẫn. Như vậy, lòng sùng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu chính thức bắt đầu với sự giúp đỡ của LM Gioan Eudes và LM Claude qua những bài viết về Thánh Tâm Chúa Giêsu. Hai linh mục này là tu sĩ Dòng Tên, và cả hai đều đã được phong thánh.

Sau khi nữ tu Margarita Maria Alacoque qua đời năm 1690, lễ Thánh Tâm cũng chỉ được lan rộng cả Pháp quốc. Mãi tới năm 1856, lễ Thánh Tâm mới được lan rộng cả Giáo hội toàn cầu. Sau nhiều nghiên cứu của các thần học gia, ĐGH Lêô XIII mới ban sắc lệnh về việc tôn sùng Thánh Tâm Chúa Giêsu vào ngày 11-6-1899. Và rồi nhiều phép lạ đã xảy ra nhờ tôn sùng Thánh Tâm Chúa Giêsu. Nhiều giáo xứ, nhiều trường học, nhiều bệnh viện, nhiều dòng tu,… đã lấy tên Thánh Tâm Chúa Giêsu.

06-2012_TTDM.indd 906-2012_TTDM.indd 9 5/14/2012 12:19:27 PM5/14/2012 12:19:27 PM

Page 10: June – Tháng 6, 2012 – S Trái Tim Đức M

10 NS. Trái Tim Đức Mẹ, Số 414, Tháng 6, 2012

Lòng sùng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu được ĐGH Clêmentô XIII phê chuẩn năm 1765 cho một số các giáo phận, và được ĐGH Piô IX phê chuẩn cho sùng kính khắp thế giới từ năm 1856. ĐGH Lêô XIII đã dâng cả thế giới cho Thánh Tâm Chúa Giêsu năm 1899.

Tại Philippines, việc tôn sùng linh ảnh Thánh Tâm Chúa Giêsu là việc thực hành thường xuyên ở hầu hết

các gia đình, nhất là khi làm phép nhà. Việc tôn kính linh ảnh Thánh Tâm Chúa Giêsu kết hợp với lời nguyện ngắn: “Lạy Thánh Tâm Chúa Giêsu, con tín thác vào Ngài” (O Sacred Heart of Jesus, I place all my trust in You). Thật giống với việc tôn kính Lòng

Chúa Thương Xót: “Lạy Chúa Giêsu, con tín thác vào Ngài” (Jesus, I trust in You). Tuy hai mà một, đúng là một-trong-hai vậy!

Trong một lần hiện ra với Thánh Margarita Maria Alacoque, Chúa Giêsu đã trao 12 lời hứa dành cho những ai tôn sùng Thánh Tâm:

1. Ta sẽ ban cho họ mọi ơn cần thiết cho đời sống của họ.

2. Ta sẽ ban bình an cho gia đình của họ.3. Ta sẽ an ủi họ trong mọi cơn gian truân.4. Trái Tim Ta sẽ là nơi ẩn náu cho họ suốt đời, nhất

là trong giờ lâm chung. 5. Ta sẽ chúc phúc tràn trề cho các công việc họ làm..6. Các tội nhân sẽ tìm thấy nơi Thánh Tâm Ta một

Đại Dương Thương Xót bao la.7. Các linh hồn nguội lạnh sẽ trở nên sốt sắng.8. Các linh hồn sốt sắng sẽ mau trở nên trọn lành.9. Ta sẽ chúc lành cho các gia đình trưng bày và tôn

kính ảnh Thánh Tâm.10. Ta sẽ ban cho các linh mục tài lay chuyển các linh

hồn chai đá nhất.11. Ta khắc ghi vào Trái Tim Ta tên những ai truyền

bá việc Tôn Sùng Thánh Tâm Ta.12. Với lòng lân tuất của Thánh Tâm, Ta hứa rằng

tình yêu toàn năng của Thánh Tâm sẽ ân ban cho những người rước lễ liên tiếp 9 Thứ Sáu đầu tháng

được ơn ăn năn trong giờ sau hết, không phải chết thất nghĩa cùng Ta, lại được lãnh nhận các bí tích vì Thánh Tâm Ta sẽ nên nơi ẩn náu vững vàng trong giờ lâm tử.Đọc lại những lời hứa này, chúng ta thấy rất giống

những gì liên quan Lòng Chúa Thương Xót. Ngày nay, lòng sùng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu rất phổ biến trong Kitô giáo ở khắp thế giới. Tại Philippines, người ta dâng lễ và rước lễ vào mỗi Thứ Sáu Đầu Tháng. Sức mạnh và lòng thương xót của Thánh Tâm Chúa Giêsu đã được minh chứng qua thời gian và đang được tiếp tục.

Lạy Thánh Tâm Chúa Giêsu, Đấng Giàu Lòng Thương Xót, xin thương xót chúng con, xin giúp chúng con chân nhận tình yêu bao la và vô điều kiện của Chúa để chúng con có thể cảm nghiệm những nhịp đập thương xót của Chúa. Chúa là Đấng hằng sống và hiển trị cùng Đức Chúa Cha và Chúa Thánh Thần đến muôn thuở muôn đời. Amen.

TRẦM THIÊN THU

(*) Thuyết Janserniô: Thuyết của Cornelis Jansen (1585–1638), khoảng 1617-1618 tại đại học Louvain, dựa trên thuyết Tiền định Luân lý (Moral Determinism). Cornelis Jansen nhấn mạnh sự tiền định, phủ nhận ý chí tự do, cho rằng bản chất con người hư hỏng, không thể tốt lành, còn Chúa Kitô chỉ chết cho những người được chọn chứ không chết cho mọi người. Giáo hội Công giáo kết án thuyết này là lạc giáo. Thuyết này bị những người cải cách trong giới giáo sĩ, tu sĩ và học giả Công giáo Âu châu Tây phương phản đối, và bị kết án là tà thuyết. Bị ảnh hưởng các tác phẩm của thánh Augustinô, nhất là sự tấn công của thánh Augustinô đối với thuyết Pelagianism (phủ nhận tội tổ tông) và thuyết ý chí tự do, Jansen theo thuyết của thánh Augustinô về sự tiền định và sự cần thiết của Ơn Chúa, một lập trường bị Công giáo La Mã coi là gần với thuyết của Calvin, đã cấm lưu hành cuốn The Augustinus của ông năm 1642. Sau khi Jansen chết năm 1638, những người theo ông đã lập cơ sở tại tu viện ở Port-Royal, Pháp. Blaise Pascal, một đệ tử trung thành của Jansen, đã bảo vệ các giáo huấn của họ trong Provincial Lett ers (1656–1657). Năm 1709, vua Louis XIV ra lệnh bãi bỏ tu viện này. Những người theo Jansen bắt đầu lập Giáo hội Jansen năm 1723 và tồn tại tới cuối thế kỷ 20.

06-2012_TTDM.indd 1006-2012_TTDM.indd 10 5/14/2012 12:19:27 PM5/14/2012 12:19:27 PM

Page 11: June – Tháng 6, 2012 – S Trái Tim Đức M

11Giáo Hội

Sinh Hoạt Giáo Hội

Các Giám Mục Hoa Kỳ và việc tái truyền giảng Tin MừngLm Phúc Nhạc

Chiều ngày 3-5-2012, 10 GM Hoa Kỳ thuộc miền 13-15, gồm các bang Colorado, Arizona, New Mexico và Wyoming, đã cử hành thánh lễ tại

Đền thờ Thánh Gioan Laterano ở Roma, nhân dịp về Roma hành hương, viếng mộ hai thánh Tông Đồ Phêrô Phaolô và thăm Tòa Thánh (Ad limina).

Chủ tế và giảng trong thánh lễ là Đức Cha Michael J. Sheridan, GM giáo phận Colorado Springs. Trong dịp này, ngài mời gọi các GM trong đoàn suy tư về điều ĐTC Biển Đức 16 luôn nhấn mạnh trong những năm gần đây, đó là củng cố đức tin của các tín hữu Công Giáo, khơi dậy niềm tin của những người đã xa lìa Giáo Hội, và chia sẻ Tin Mừng với tha nhân. Điều này có nghĩa là các GM phải rao giảng Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa và Người tiếp tục sống trong Giáo Hội, và Thánh Thể.

Đức Cha Sheridan nói: ĐTC Biển Đức 16 vẫn nêu nhận xét ”Chúa Giêsu thường bị thu hẹp và người ta chỉ coi Người như một nhà hiền triết, thiên tính của Người bị giảm thiểu nếu không muốn nói là bị phủ nhận”. Thái độ như thế loại bỏ tính chất mới mẻ hoàn toàn của Kitô giáo và sứ điệp của Giáo Hội, theo đó Thiên Chúa đã đi vào lịch sử con người để cứu vớt nhân loại. ĐTC cũng ”cảnh giác chúng ta đừng rao giảng Chúa Giêsu như một vị

không còn sống động giữa chúng ta, đừng rơi vào một thái độ hoài tưởng trong đó chúng ta nâng Chúa Giêsu lên hàng một nhà hiền triết sống trong thời xa xưa, nhưng dường như không có đặc tính thời sự nào trong thời nay nữa - Chúng ta xưng tụng ký ức về Ngài”.

Đức GM giáo phận Colorado Springs cũng nói rằng ”Lời rao giảng của chúng ta phải là công bố Chúa Giêsu hằng sống; Đấng đã chết vì tội lỗi chúng ta, nhưng Ngài đã phục sinh, và sống mãi mãi không bao giờ chết nữa, Ngài đang ở giữa chúng ta”. Và Đức Cha Sheridan kết luận rằng: ”Hôm nay, chúng ta hãy cầu xin Chúa đốt lên ngọn lửa cháy trong tâm hồn chúng ta bằng Thánh Linh của Người,

để chúng ta có thể tham gia công trình tái truyền giảng Tin Mừng hiện nay một cách hữu hiệu” (CNS 4-5-2012).

Mẩu tin trên đây phản ánh sự kiện các GM Hoa Kỳ đang tích cực chia sẻ mối quan tâm lớn của ĐTC Biển Đức 16 và Giáo Hội hoàn vũ về công cuộc tái truyền giảng Tin Mừng trong một thế giới ngày càng bị tục hóa, trong đó con người tại nhiều nơi, - đặc biệt là tại các nước Kitô kỳ cựu,- đang bị lôi kéo xa lìa Thiên Chúa, gạt bỏ sự hiện diện của Chúa ra khỏi đời sống xã hội và đóng khung tôn giáo trong lãnh vực riêng tư.

Công trình tái truyền giảng Tin Mừng, - hay có người dịch là ”Tân Phúc Âm hóa” (New evangelization) - cũng là đề tài của Thượng Hội đồng Giám Mục Thế giới kỳ thứ 13 sẽ tiến hành tại Vatican từ ngày 7 đến 28 tháng 10 năm nay với chủ đề ”Tái truyền giảng Tin Mừng để thông truyền đức tin Kitô”.

Thành ngữ ”Tái truyền giảng Tin Mừng”, hay ”truyền giáo mới” được Đức Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2 dùng lần đầu tiên hồi năm 1983 như một ý niệm thần học tái rao giảng Tin Mừng cho những người đã từng được đón nhận Tin Nừng. Ngài đề cập tới vấn đề này trong diễn văn khi tiếp các GM Mỹ châu la tinh tại Haiti, nhưng Đức Cố Giáo Hoàng cũng cho biết ngài lập lại lời kêu gọi tất cả các tín hữu Kitô hãy rao giảng Tin Mừng trong tinh thần của Công đồng chung Vatican 2 và của Đức Phaolô 6 trong Tông huấn Evangelii nuntiandi (Rao giảng Tin Mừng), công bố năm 1975. Trong văn kiện này, Đức Phaolô 6 nhận định rằng việc rao giảng Tin Mừng đầu tiên nhắm tới dân ngoại (Ad gentes). Tuy nhiên, ngài cũng nhìn nhận sự cần thiết phải rao giảng Tin Mừng cho những người đã chịu phép rửa nhưng không còn thực hành đạo nữa. Đức Phaolô 6 kêu gọi Giáo Hội rao giảng Tin Mừng cho cả hai nhóm người ấy, mời gọi sống một đời sống hoán cải, và thêm ý nghĩa cho cuộc sống của mình nhờ mầu nhiệm Vượt Qua của Chúa Kitô.

Và suốt từ đầu tháng 11-2011, trong các cuộc gặp gỡ các đoàn GM Hoa Kỳ về Roma thăm Tòa Thánh với chủ đề tổng quát ”Công cuộc tái truyền giảng Tin Mừng trong xã hội Hoa Kỳ”, các khía cạnh của vấn đề này vẫn được đề cập đến, như ĐTC đã nói với đoàn GM miền 13-15 của Mỹ sáng ngày 5-5-2012 tại Vatican: ”Trong các cuộc gặp gỡ của chúng ta, tôi đã suy tư với anh em và các GM anh em khác về những thách đố trí thức và văn hóa của

06-2012_TTDM.indd 1106-2012_TTDM.indd 11 5/14/2012 12:19:27 PM5/14/2012 12:19:27 PM

Page 12: June – Tháng 6, 2012 – S Trái Tim Đức M

12 NS. Trái Tim Đức Mẹ, Số 414, Tháng 6, 2012

công cuộc tái truyền giảng Tin Mừng trong bối cảnh xã hội Hoa Kỳ ngày nay”.

Văn kiện của HĐGM Hoa Kỳ về tái truyền giảng Tin Mừng

Trong bối cảnh trên đây, ngày 16-4-2012, Ủy ban GM Hoa Kỳ về rao giảng Tin Mừng và huấn giáo đã công bố trên mạng một Văn kiện về việc tái truyền giảng Tin Mừng, để mời gọi các tín hữu ở mọi cấp độ trong Giáo Hội hãy đứng lên để mời gọi những người Công Giáo không còn thực hành đạo hãy trở lại với đời sống đức tin.

Văn kiện dài 31 trang với 11 ngàn chữ và mang tựa đề ”Các môn đệ được kêu gọi làm chứng nhân: tái truyền giảng Tin Mừng”. Văn kiện xác định thế nào là tái truyền giảng Tin Mừng, trọng tâm, tầm quan trọng đối với Giáo Hội Công Giáo và cách thức các giáo phận và giáo xứ có thể thăng tiến công trình này. Văn kiện nhắc đến một nghiên cứu về các tín hữu Công Giáo không thực hành đạo, do Trung tâm nghiên cứu ứng dụng về tông đố tại Đại học Georgetown ở Washington soạn thảo, theo đó chỉ có 23% tín hữu Công Giáo ở Mỹ tham dự thánh lễ hằng tuần. 77% tín hữu Công Giáo còn lại không tham dự thánh lễ hằng tuần không phải là những người xa lạ: họ là những người họ hàng, cha mẹ, anh chị em, vợ chồng, con cái và bạn hữu của chúng ta...

Phần lớn các tín hữu Công Giáo ngưng tham dự thánh lễ vì họ có thời khóa biểu bận rộn hoặc thiếu thời giờ, vì trách nhiệm gia đình, vì vấn đề sức khỏe hoặc tàn tật, vì ngăn trở do công việc. Họ không nghĩ rằng hành động không tham dự thánh lễ Chúa nhật là tội hoặc họ nghĩ rằng mình không phải là người sùng đạo lắm.. Một số khác không hề được huấn luyện trong đức tin sau thời niên thiếu. Một số khác rời xa Giáo Hội vì vấn đề này hay vấn đề khác. Một số cảm thấy bị tha hóa khỏi Giáo Hội vì cách thức họ cảm nghiệm về Giáo Hội hoặc về giáo huấn của Hội Thánh. Một số khác rời bỏ Giáo Hội vì bị các đại diện của Giáo Hội ngược đãi hoặc làm mất lòng nặng nề. Những yếu tố văn hóa, kể cả sự thiếu các thánh lễ và bí tích được cử hành trong ngôn ngữ khác với tiếng Anh, cũng có thể góp phần làm cho tín hữu dần dần xa lìa Giáo Hội”. Trào lưu tục hóa, duy vật và cá nhân chủ nghĩa trong xã hội hiện đại cũng là những nhân tố góp phần làm cho các tín hữu Công Giáo ít tham dự thánh lễ.

Văn kiện cũng nhận xét rằng: ”Có những tín hữu Công Giáo đều đặn tham dự thánh lễ, nhưng họ cảm thấy không liên hệ gì với cộng đoàn giáo xứ”.

Trước tình trạng trên đây, Ủy ban GM Hoa Kỳ về rao giảng Tin Mừng và Huấn Giáo, khẳng định rằng: ”Các GM, các vị mục tử, các giáo lý viên, và tất cả các tín hữu Công Giáo hãy tìm đến với các anh chị em chúng ta, cần đánh động cuộc sống của tha nhân, đối tác với họ và chứng tỏ cho họ thấy đức tin là câu trả lời cho những vấn nạn sâu xa nhất và làm cho nền văn hóa tân thời được thêm phong phú”..

”Tái truyền giảng Tin Mừng là một lời kêu gọi mỗi người hãy đào sâu đức tin của mình, tín thác nơi Tin Mừng, và quyết tâm sẵn sàng chia sẻ Tin Mừng. Đó là một cuộc gặp gỡ bản thân với Chúa Giêsu, mang lại an vui. Việc tái truyền giảng Tin Mừng mang lại một thấu kính qua đó dân chúng cảm nghiệm Giáo Hội và thế giới chung quanh họ."

Tái truyền giảng Tin Mừng mời gọi dân chúng cảm nghiệm tình thương của Thiên Chúa và lòng từ bi của Ngài qua các bí tích, đặc biệt là bí tích Thánh Thể, bí tích Thống Hối và Hòa giải. Tái truyền giảng Tin Mừng chính là yếu tính của căn tính Giáo Hội: ”Giáo hội trên trái đất là truyền giáo, do chính bản tính của mình, theo kế hoạch của Chúa Cha, Giáo Hội có nguồn gốc nơi sứ mạng của Chúa Con và Chúa Thánh Linh”.

Văn kiện cho biết các giáo phận và giáo xứ đã đáp ứng tiếng gọi tái truyền giảng Tin Mừng bằng cách thiết lập các chương trình huấn luyện về rao giảng Tin Mừng. Việc huấn luyện này giúp chuẩn bị các vị lãnh đạo trong giáo xứ khởi xướng những sáng kiến về huấn giáo và hòa giải, nhắm mời gọi trở về với đức tin và chào đón các anh chị em chúng ta đã xa lìa. Nguồn mạch hy vọng trong Giáo Hội bao gồm những cố gắng của giáo phận và giáo xứ tiếp tục củng cố các chương trình huấn giáo ở các trường trung học và tái đẩy mạnh các chương trình mục vụ giới trẻ và thừa tác vụ cho những người trẻ trưởng thành, cũng như tìm đến với lớp người này trước khi họ ngưng thực hành đức tin”.

Văn kiện nhận xét rằng rất có thể là các tín hữu Công Giáo không hành đạo sẽ có những câu hỏi nếu họ được mời gọi tái thực hành đức tin. ”Nhiều người có thể tự hỏi và quan tâm về điều này: thánh lễ có giống như trước kia hay không? Tôi có bị phán đoán vì đã lìa xa Giáo Hội quá lâu như thế hay không? Có lẽ tôi đã phạm tội nhiều quá nên không thể trở về với Giáo Hội nữa. Điều gì sẽ xảy ra khi tôi không còn nhớ các lời cần thưa trong thánh lễ nữa?”

Cũng vậy, những người có nghĩa vụ mời gọi tha nhân trở về với Giáo Hội thường sợ hỏi những thành phần trong gia đình mình, bạn hữu hoặc đồng nghiệp cùng đi lễ với mình.

”Rao giảng Tin Mừng phải ăn rễ nơi giáo xứ. Chính trong giáo xứ mà người ta liên kết và dấn thân với cộng

06-2012_TTDM.indd 1206-2012_TTDM.indd 12 5/14/2012 12:19:27 PM5/14/2012 12:19:27 PM

Page 13: June – Tháng 6, 2012 – S Trái Tim Đức M

13Giáo Hội

đoàn Giáo Hội, học cách trở thành một môn đệ của Chúa Kitô, được nuôi dưỡng bằng Kinh Thánh, các bí tích, và sau cùng trở thanh người rao giảng Tin Mừng”.

Tông huấn của ĐTC cũng tìm hiểu các phương pháp như làm môn đệ, một sự dấn thân đối với đời sống Kitô, đời sống giáo xứ, đời sống phụng vụ trong Giáo Hội, gia đình Kitô, giáo lý viên và thầy dạy đức tin, kinh nghiệm con người như phương thế để đưa các tín hữu Công Giáo trở về với đức tin (CNS 23-4-2012).

Hiện tượng xa lìa Giáo Hội Văn kiện của Ủy ban GM Hoa Kỳ về rao giảng Tin

Mừng và Huấn Giáo nói đến hiện tượng có những tín hữu Công Giáo không còn thực hành đạo và xa lìa Giáo Hội. Đây cũng là mối quan tâm và là đề tài của một số cuộc nghiên cứu. Gần đây nhất là nghiên cứu của cha William Byron SJ, giáo sư môn kinh doanh và xã hội thuộc Đại học thánh Giuse ở Philadelphia, với sự cộng tác của Charles Zech, giáo sư môn kinh tế và là Giám đốc Trung tâm nghiên cứu quản trị Giáo Hội tại trường kinh doanh thuộc đại học Villanova. Họ nghiên cứu lý do và phản ứng của 298 tín hữu Công Giáo không còn đi nhà thờ thuộc giáo phận Trenton, N.J. Kết quả nghiên cứu được trình bày hôm 22-3-2012 tại Đại học Công Giáo Hoa Kỳ ở thủ đô Washington và được đăng trên tạp chí America của dòng Tên số ra ngày 30-4-2012.

Tác giả nghiên cứu nói rằng sự xa lìa của các tín hữu Công Giáo ấy cho thấy Giáo Hội phải cung cấp một sự giải thích mới mẻ về Thánh Lễ. Điều này cũng đòi phải có một câu trả lời có tính chất sáng tạo về phụng vụ, mục vụ, đạo lý và thực hành, để giúp các tín hữu hiểu nghĩa vụ tham dự Thánh Lễ Chúa Nhật là gì và đâu là điều họ bị mất khi rời bỏ Giáo Hội.

Những người trả lời về những giáo huấn ”không thể thương lượng” của Giáo Hội, cho thấy cần phải giải thích có tính chất mục vụ và rõ ràng hơn về điều Giáo Hội dạy và lý do tại sao. Trong số các giáo huấn ấy có lập trường của Giáo Hội về việc không truyền chức LM cho nữ giới, không cho các LM lập gia đình, ngừa thai và hôn nhân đồng phái.

Trong số những vấn đề khác khiến giáo dân rời Giáo Hội Công Giáo có tình trạng họ không thỏa mãn với các bài giảng hoặc hình ảnh tiêu cực về hàng giáo sĩ. Một số khác muốn GM phải xin lỗi vì gương mù giáo sĩ lạm dụng tính dục. Một số khác muốn ít phải nghe những lời kêu gọi về tiền bạc và chăm sóc nhiều hơn cho người nghèo.

Cha Byron cũng nhận thấy rằng phần lớn những người bất mãn với Giáo Hội Công Giáo không gia nhập cộng đoàn tín ngưỡng khác.

Trước tình trạng nhiều tín hữu Công Giáo không thực hành đạo nữa hoặc xa lìa Giáo hội, nhiều giáo phận tại Mỹ từ lâu đã phát động chiến dịch trong mùa chay mời gọi các anh chị em đó trở về với Giáo Hội.

Một số giáo phận đã báo cáo những thành công trong chiến dịch ”Các tín hữu Công Giáo trở về nhà” (Catholics come home), trong khi một số giáo phận khác đặc biệt dùng bí tích hòa giải trong mùa chay để mời gọi các tín hữu Công Giáo trở về, những người trước đó không còn thực hành đạo nữa. Chiến dịch này có trụ sở đặt tại ngoại ô thành phố Atlanta và được 33 giáo phận hưởng ứng, truyền đi qua các đài truyền hình thương mại, đến với khoảng 40 triệu khán thính giả.

Đức Cha Sheridan, GM giáo phận Colorado Springs, cho biết nhiều cha sở cho biết nhờ chiến dịch này, con số các tín hữu tham dự thánh lễ và các bí tích gia tăng, kể cả số người xưng tội. Nhiều tín hữu Công Giáo khác cảm thấy họ được khích lệ trong căn tính Công Giáo của họ. (CNS 7-2-2012)

Nhận định của ĐHY Donald Wuerl

1. Trong số những GM Hoa Kỳ có tiếng nói mạnh về vấn đề tái truyền giảng Tin Mừng ngày nay, người ta phải đặc biệt kể đến ĐHY Donald Wuerl, TGM giáo phận thủ đô Washington. Mới đây ngài đã xuất bản một cuốn sách tựa đề ”Hãy

tìm nước Chúa trước tiên” (Seek fi rst the Kingdom”, trong đó ngài khuyến khích giáo dân Công Giáo khẳng định đức tin của mình trong các chiều kích khác nhau của cuộc sống trần thế.

ĐHY đã được ĐTC Biển Đức 16 bổ nhiệm làm Tổng tường trình viên (Relatore generale) của Thượng HĐGM thế giới kỳ 13 về tái truyền giảng Tin Mừng, là vị giới thiệu chủ đề vào đầu Công nghị GM thế giới, và sau những ngày phát biểu của các nghị phụ, ngài xác định các đề tài cần đào sâu thêm trong các phiên họp nhóm.

Trong bài thuyết trình ngày 28-10-2011 tại đại hội các giáo lý viên tại các trường trung học Công Giáo Hoa Kỳ, ĐHY Wuerl xác tín rằng việc huấn giáo vững chắc, tín thác nơi đức tin và chia sẻ đức tin, đó là những yếu tố chủ yếu để thi hành công trình tái truyền giảng Tin Mừng. Ngài nói với 900 giáo lý viên: ”Anh chị em đang ở tuyến đầu trong công cuộc tái truyền giảng Tin Mừng, một công trình phản ánh rõ ràng công việc của Giáo Hội tiên khởi và của các môn đệ đầu tiên.. Tái truyền giảng Tin Mừng không phải là một chương trình. Đó là một cách

06-2012_TTDM.indd 1306-2012_TTDM.indd 13 5/14/2012 12:19:27 PM5/14/2012 12:19:27 PM

Page 14: June – Tháng 6, 2012 – S Trái Tim Đức M

14 NS. Trái Tim Đức Mẹ, Số 414, Tháng 6, 2012

thức suy tư, nhìn và hành động. Đó là một thấu kính qua đó chúng ta nhìn thấy những cơ hội để tái rao giảng Tin Mừng. Đó cũng là một sự nhìn nhận rằng Chúa Thánh Linh đang tích cực hoạt động trong Giáo Hội”.

ĐHY Wuerl cũng nhắc nhở các giáo lý viên rằng điều rất quan trọng là họ thông truyền một sứ điệp đầy tin tưởng, mang lại cho các học sinh cơ hội gặp gỡ với Chúa Kitô, một lời mời gọi tin và sống một cách khác. ĐHY nhìn nhận có những hàng rào như trào lưu tục hóa, duy vật và cá nhân chủ nghĩa, nhưng ngài nói: ”Càng ngày tôi càng thấy những người trẻ cởi mở đối với sứ điệp Tin Mừng. Họ là những người thấy rằng thế giới không có mọi câu trả lời hoặc không có những câu trả lời quan trọng... Các thừa sai trong công cuộc truyền giáo đầu tiên đã vượt qua những không gian rất xa để loan báo Tin Mừng, còn chúng ta là những thừa sai của công cuộc tái truyền giảng Tin Mừng, chúng ta phải vượt qua những khoảng cách ý thức hệ cũng rất mênh mông, nhiều khi khoảng cách phải vượt qua như thế ở ngay nơi những người láng giềng và trong gia đình mình” (CNS 1-11-2011).

2. Hồi trung tuần tháng Giêng năm nay, ĐHY Donald Wuerl đã hướng dẫn đoàn 16 GM từ vùng thủ đô Washington, bang Maryland, Delaware, Virginia, Tây Virginia và Tổng giáo hạt quân đội Mỹ, về Roma hành hương viếng mộ hai thánh Tông Đồ và thăm Tòa Thánh. Và trong bài huấn dụ khi tiếp chung đoàn Giám Mục ngày 19-1-2012, ĐTC Biển Đức 16 đã cảnh giác về trào lưu văn hóa đang tìm cách thu hẹp tự do tôn giáo tại nước này, và hạn chế chứng tá công cộng của Giáo Hội Công Giáo về luân lý. Ngài đặc biệt kêu gọi các GM Hoa Kỳ đẩy mạnh việc thăng tiến một hàng ngũ giáo dân Công Giáo dấn thân, được huấn luyện kỹ lưỡng, với một ý thức phê bình mạnh mẽ đối với trào lưu văn hóa đang thịnh hành, và can đảm chống lại chủ nghĩa duy tục hóa không cho Giáo Hội được tham gia vào cuộc thảo luận công cộng về những vấn

đề quan trọng đối với tương lai của xã hội Hoa kỳ. Việc chuẩn bị những vị lãnh đạo giáo dân dấn thân và trình bày lập trường có sức thuyết phục về nhân sinh quan và xã hội quan Kitô giáo là một trách vụ hàng đầu của Giáo Hội tại đất nước anh em, như những yếu tố thiết yếu trong cuộc cuộc tái truyền giảng Tin Mừng. Các mối quan tâm này phải hình thành viễn tượng và mục tiêu của các chương trình giáo lý ở mọi cấp độ”.

Bình luận với giới báo chí sau đó về lời nhắn nhủ trên đây của ĐTC trong buổi tiếp kiến, ĐHY Wuerl nói: "Một điều rất quan trọng tại đất nước chúng ta bây giờ là chúng ta đừng cho phép đức tin bị gạt ra ngoài lề, và cách thức duy nhất để điều đó đừng xảy ra, đó là canh tân chính niềm tin của chúng ta."

ĐHY cũng cho biết các nỗ lực canh tân nền giáo dục tôn giáo Công giáo đang đạt được những thành công rất lớn tại các trường tiểu học và trung học. Và điều chúng ta cần tập trung bây giờ là ở cấp độ giáo dục cao đẳng. Về điểm này, ĐHY Wuerl cũng nói rằng có nhiều sinh viên trẻ và một số phân khoa thuộc các trường cao đẳng và đại học ở Mỹ chứng tỏ ý chí "đưa viễn tượng Công Giáo vào cuộc thảo luận ở cấp đại học." Khuynh hướng đó là thành phần của một chiều hướng tích cực đối với Giáo Hội, cụ thể là sự gia tăng ơn gọi LM và tu sĩ gần đây. Nhưng chúng ta có một thách đố trước mặt vì chúng ta có 2 thế hệ tín hữu không được học giáo lý đầy đủ hoặc yếu kém về giáo lý. Điều mà chúng ta nhận được trong các thập niên 1970 và 1980 trong lãnh vực, thực là không đủ để có thể đáp ứng tương lai./.

06-2012_TTDM.indd 1406-2012_TTDM.indd 14 5/14/2012 12:19:28 PM5/14/2012 12:19:28 PM

Page 15: June – Tháng 6, 2012 – S Trái Tim Đức M

15Giáo Hội

Thường khi đau yếu hay lâm bệnh, người ta muốn được chữa khỏi bằng cách này hay

cách khác. Để được chữa trị, người ta tìm đến nhà thương, gặp bác sĩ, y sĩ, ngay cả lang băm, thầy pháp, thầy bùa, rồi uống thuốc và kiêng cữ đồ ăn thức uống không lành mạnh. Thêm vào đó, người Do Thái thời cổ xưa còn tìm đến gặp Đức Giêsu để xin được chữa lành. Người theo đạo Công Giáo thì cầu nguyện xin Chúa chữa trị hoặc đến những nơi hành hương linh thiêng để xin Chúa, hay Mẹ Maria hoặc ông thánh nọ bà thánh kia chữa cho khỏi bệnh. Người ta cũng xin linh mục hay giáo dân quen biết cầu xin cho họ được khỏi bệnh. Người ta còn tìm đến những buổi cầu nguyện xin ơn chữa lành trong những buổi cầu nguyện Thánh Linh nữa.

Y khoa, phẫu thuật chữa được bệnh và không chữa được hết mọi bệnh.

Trong thời cận đại và hiện tại, với những phát minh tân kì về khoa học, y dược, y khoa và kĩ thuật, loài người chứng kiến những việc chữa trị bệnh tật với những cuộc giải phẫu thành công ngoài sức tưởng tượng. Những chi phí cho dịch vụ chữa bệnh như tiền nhà thương, tiền bác sĩ/y sĩ, tiền thuốc men chiếm một kinh phí đáng kể trong ngân sách cá nhân, gia đình và quốc gia. Tuy nhiên nhiều bệnh tật mà ngay cả với kĩ thuật y khoa tân tiến cũng đành bó tay. Có những bệnh nhân nằm nhà thương cả tháng, cà năm mà bệnh tình vẫn không thuyên giảm.Đức Giêsu đến chữa lành bệnh tật, nhưng không

chữa hết mọi bệnh nhân.Đọc Phúc âm người ta thấy Đức Giêsu có chữa lành

những người đau yếu, bệnh tật, cả những người bị quỉ ám. Tuy nhiên mục đích chính của việc Chúa đến là để chữa lành bệnh tật phần hồn của loài người, giải thoát con người khỏi tội lỗi, để phục hồi sự sống thiêng

liêng bằng cách giao hoà nhân loại với Thiên Chúa. Ðó là lí do giải thích tại sao trong Phúc âm thánh Mác-cô (Mc 1:35-39) Chúa tách biệt khỏi đám đông quần chúng để đi cầu nguyện, rao giảng trong các Hội đường và trừ quỉ. Trong khi còn nhiều người đau yếu bệnh tật cần được chữa lành mà Chúa vẫn bỏ đi. Lí do là vì Chúa còn một sứ mệnh quan trọng hơn để thi hành. Đó là truyền bá tin mừng cứu rỗi, đem ơn chữa lành cho tâm hồn nữa. Chúa cũng không dùng quyền

năng để tự cứu mình khỏi đau khổ và sự chết. Chúa tự ý chấp nhận đau khổ và sự chết vì Người ý thức được giá trị của đau khổ và sự chết vì yêu mến Chúa và tha nhân để mang lại ơn cứu rỗi cho loài người.

Ðó là lí do tại sao có khi người ta cầu nguyện, xin ơn chữa lành bệnh tật phần xác mà Chúa lại ban ơn chữa lành bệnh tật phần hồn, mà họ không hay biết. Có những trường hợp mà việc mang bệnh tật phần xác, có thể đem lại lợi ích cho đời sống thiêng liêng, khiến người ta tuỳ thuộc vào Chúa. Còn nếu được chữa khỏi bệnh tật phần xác, người ta có thể lầm tưởng rằng đời sống thiêng liêng của họ là tốt lành, không gì đáng trách. Vì lợi ích thiêng liêng cho loài người, Chúa cũng có thể trì hoãn việc chữa lành. Nếu Chúa ban ơn chữa lành nhanh chóng cho mỗi người, họ có thể chóng quên ơn Chúa, không đánh giá được tầm quan trọng của ơn chữa lành, khiến họ bớt tuỳ thuộc vào Chúa.

Có lúc lời cầu xin cho khỏi bệnh được như ý / lúc khác không được khỏi.

Có những trường hợp khác mà người ta được khỏi bệnh thì y-khoa-học cũng không cắt nghĩa được tại sao, mà chỉ thấy rằng người ta được khỏi bệnh mà không phải do cách chữa trị của bác sĩ, cũng không phải do thuốc chữa. Thường người ta gọi những trường hợp được chữa khỏi như vậy là do phép lạ. Phép lạ vẫn xẩy ra hằng ngày trong thời đại ta đang sống. Chỉ cần

Nhận định về buổi cầu nguyện Thánh Linh xin ơn chữa lành với hiện tượng ‘té ngã’

Lm Trần Bình Trọng

Lời tựa: Hiện tượng ‘té ngã’ trong những buổi cầu nguyện Thánh Linh xin ơn chữa lành vẫn còn gây hoang mang, hiểu lầm và thắc mắc với người ngoại cuộc và ngay cả một số người trong cuộc. Còn việc cho rằng cá nhân này được ơn chữa bệnh, cá nhân kia được khỏi bệnh trong những buổi cầu nguyện Thánh Linh cũng phải đặt nhiều câu hỏi. Nói như vậy không có nghĩa là từ xưa đến nay không có ai được ơn chữa bệnh và không ai được chữa khỏi bệnh do lời cầu xin và phép lạ. Bài này được viết lên như để thắp thêm một ngọn đèn nhỏ nữa, soi vào cả hai vấn đề.

06-2012_TTDM.indd 1506-2012_TTDM.indd 15 5/14/2012 12:19:28 PM5/14/2012 12:19:28 PM

Page 16: June – Tháng 6, 2012 – S Trái Tim Đức M

16 NS. Trái Tim Đức Mẹ, Số 414, Tháng 6, 2012

dùng con mắt đức tin là người ta có thể nhận ra và chứng kiến phép lạ. Hằng ngày người ta còn có cơ hội để bầy tỏ đức tin vào quyền năng Chúa, xin Người cứu chữa. Ðiều mà người ta cần có là lời cầu xin. Và lời cầu nguyện của ta phải đi đôi với đức tin, vì nếu cầu nguyện mà không có đức tin thì lời cầu nguyện chưa chắc gì được Chúa chấp nhận. Bằng chứng được ghi lại trong Phúc âm là khi người Pharisêu xin Ðức Giêsu một dấu lạ, Người từ chối việc làm phép lạ vì họ không có lòng tin (Mc 6:5,6) hay họ chỉ muốn thử Người (Mc 8:11-12). Trái lại ta thấy đức tin của người đàn bà loạn huyết và của viên trưởng hội đường là một đức tin quả quyết, vững mạnh, đơn sơ, chân thành và khiêm tốn. Phúc âm ghi lại: Ông ta sụp xuống dưới chân Người (Mc 5:22); còn người đàn bà xuất huyết đến phủ phục trước mặt Người (Mc 5:33). Là người, người ta cũng cảm thấy khó từ chối khi có ai kêu cầu đến họ một cách khiêm tốn và khẩn khoản như vậy.

Bất cứ khi nào Chúa làm phép lạ là đều do người ta xin với lòng tin. Nếu không có đức tin, sẽ không có phép lạ, cũng không được ơn chữa lành. Tất cả những người được thụ hưởng phép lạ của Chúa đều có một điểm giống nhau là họ được thúc đẩy bởi lòng tin vào quyền năng và lòng thương xót của Chúa.

Ðôi khi người ta có thể có thái độ như người Pharisêu, nghĩa là cứ ngồi đó há miệng chờ ho, đợi cho Chúa làm phép lạ, trước khi họ đặt tin tưởng vào Chúa. Còn Thiên Chúa thì lại muốn ta bầy tỏ niềm tin trước đã, trước khi Người hành động. Chúa biết nhu cầu thiếu thốn của mỗi người. Tuy nhiên nếu ta đóng cửa nhà tâm hồn, thì Chúa cũng đành chịu, vì Chúa đã ban cho loài người được tự do lựa chọn và Chúa tôn trọng tự do của loài người.Nói như vậy không có nghĩa là khi mắc bệnh, người tín hữu không cần đi bác sĩ, không cần uống thuốc chữa trị. Việc đi bác sĩ hay vào nhà thương nếu cần, người ta vẫn phải đi, nhưng đồng thời ta cũng vẫn

cầu xin cho được ơn khỏi bệnh. Cách thế Chúa chữa trị bệnh tật loài người thông thường là dùng bác sĩ và thuốc men để chữa trị. Ðôi khi Chúa không cần dùng đến bác sĩ hay thuốc chữa, nhưng là chữa trực tiếp mà người ta gọi là phép lạ. Có một vài giáo phái Kitô Giáo chủ trương không đi bác sĩ và uống thuốc. Họ cho rằng đi bác sĩ và uống thuốc là làm giảm lòng tin vào quyền năng của Chúa. Họ không biết rằng Chúa cũng dùng bác sĩ và thuốc men để chữa trị bệnh tật loài người. Như vậy không có việc xung khắc giữa việc đi bác sĩ, uống thuốc và lời cầu nguyện cho được khỏi bệnh. Cả hai phương pháp: đi bác sĩ/uống thuốc và cầu nguyện cho được khỏi bệnh đều bổ túc cho nhau để phục hồi sức khoẻ. Người ta còn tìm đến những nơi mà đã có phép lạ chữa bệnh xẩy ra như Lộ Đức và những nơi khác mà người ta tin rằng đã có phép lạ xẩy ra với hi vọng được chữa khỏi bệnh. Những buổi cầu nguyện xin chữa bệnh tại Lộ Đức mỗi tuần có cả hàng trăm hay cả ngàn người dự, gồm nhiều bệnh nhân trên xe lăn hay xe cáng. Tuy nhiên chỉ có một số nhỏ được Hội Đồng Y Khoa Quốc Tế tại Lộ Đức gồm cả bác sĩ ngoài công giáo chứng nhận là bệnh nhân được khỏi bệnh một cách lạ thường, mà không giải thích được về phương diện khoa học. Trưòng hợp mới nhất được khỏi bệnh cách lạ thường là nữ tu Luisina Traversso được Hội Đồng Y Khoa Quốc Tế chứng nhận theo thư của Giám mục Jacques Perrier tại Lộ Đức gửi 10-02/2012.Ước muốn được chữa lành trong buổi cầu nguyện

Thánh linh với việc ‘té ngã’.Phong trào Thánh Linh Công Giáo sau Công Đồng

Vaticanô II đã giúp khơi dậy ước muốn cầu nguyện: cầu nguyện để ca tụng, tạ tội và tạ ơn Thiên Chúa và cầu nguyện để xin ơn gồm việc xin cho được khỏi bệnh phần xác và tình thần. Trong những buổi cầu nguyện Thánh Linh xin được khỏi bệnh, người ta xin nhóm cầu nguyện cho mình. Những người trong nhóm cầu nguyện yên lặng hoặc lớn tiếng cho đương sự. Họ còn cầu nguyện bằng tiếng lạ cho đương sự, rồi đặt tay trên đầu, trên vai, trên lưng của người xin cầu nguyện. Việc đặt tay có tác dụng tâm lí là giúp ủng hộ tinh thần cho người xin cầu nguyện. Bình thường thì người lãnh đạo nhóm là linh mục tổ chức buổi cầu nguyện xin ơn chữa lành. Buổi cầu nguyện xin ơn chữa lành gồm có việc đọc Thánh Kinh, ca hát, cầu nguyện ca tụng Thiên Chúa, cầu nguyện chung cho mọi người hiện diện. Sau đó ai muốn được cầu nguyện riêng cho ý chỉ nào thì đến trước linh mục hướng dẫn để được đặt tay cầu nguyện cho.

(còn tiếp)

06-2012_TTDM.indd 1606-2012_TTDM.indd 16 5/14/2012 12:19:28 PM5/14/2012 12:19:28 PM

Page 17: June – Tháng 6, 2012 – S Trái Tim Đức M

17Đức Mẹ

Những Tiếng Gọi Từ Sứ Điệp FatimaChị Lucia

TIẾNG GỌI LÃNH NHẬN THÁNH THỂTiếng Gọi Thứ Tám của Sứ Điệp

“Hãy lãnh nhận Mình Máu Chúa Kitô đã chịu xúc phạm tàn bạo vì những kẻ vong ân. Hãy đền tạ vì những tội ác của họ và hãy an ủi Thiên Chúa.”

Tiếng gọi Fatima đã được Phúc Âm kêu mời thật rõ ràng, nhưng rất nhiều người đã hiểu

sai, quên lãng, hững hờ và quay lưng lại, đau lòng hơn họ còn bài bác Tiếng Gọi ấy.

Khi Chúa Giêsu Kitô bày tỏ ý định của Người muốn ở lại với chúng ta trong bí tích Thánh Thể để trở nên của ăn, sức mạnh và sức sống cho chúng ta, nhóm Biệt phái lấy làm chướng tai và không tin. Nhưng Chúa vẫn khẳng định: “Ta là Bánh sự sống. (…) Ai ăn Bánh này thì sẽ sống đời đời và Bánh Ta sẽ ban, ấy là Thịt Ta. (…) Nếu các ngươi không ăn Thịt và uống Máu Con Người, các ngươi không có sự sống nơi mình các ngươi” (Ga 6:48-51, 53-54). Những lời ấy rõ ràng nói nếu không tiếp nhận lương thực Thánh Thể, chúng ta sẽ không có sự sống ân sủng. Nói cách khác sự sống siêu nhiên tùy thuộc vào sự kết hợp với Chúa Kitô nhờ lãnh nhận Mình Máu Thánh của Người khi hiệp lễ. Chính vì thế, Chúa đã ở lại trong bí tích Thánh Thể để trở nên của ăn thiêng liêng cho chúng ta, trở nên Bánh hằng ngày nuôi dưỡng sự sống siêu nhiên trong chúng ta.

Nhưng chúng ta cần sống trong ơn nghĩa Chúa mới có thể lãnh nhận Bánh này như lời thánh Phaolô cảnh báo, “Vì chưng, chính tôi đã chịu lấy nơi Chúa điều tôi truyền lại cho anh chị em. Là Chúa Giêsu trong đêm bị nộp, Người đã cầm lấy bánh và tạ ơn, Người đã bẻ ra và nói: ‘Này là Mình Ta, vì các con, hãy làm việc này mà nhớ đến Ta.’ Cũng vậy về Chén, sau khi đã dùng bữa tối xong, Người nói: ‘Chén này là là Giao Ước mới trong Máu Ta, các con hãy làm việc này mỗi khi uống, mà nhớ đến Ta.’ Vì mỗi lần

anh chị em ăn Bánh và uống Chén ấy, anh em loan báo sự chết của Chúa, cho tới lúc Người đến. Cho nên kẻ ăn Bánh hay uống Chén của Chúa cách bất xứng, tất sẽ mắc tội đối với Mình và Máu Chúa. Vậy thì người ta hãy tự hạch xét chính mình, rồi như vậy mới ăn Bánh ấy và uống Chén ấy. Vì kẻ ăn và uống mà không phân biệt được Thân Mình, tức là ăn và uống án phạt cho mình” (1Cr 11:23-29).

Lời cảnh báo của thánh Tông Đồ gửi tới tất cả chúng ta. Trước khi tiến đến bàn tiệc Thánh Thể, chúng ta mỗi người phải kiểm xét lương tâm mình. Và nếu thấy đã sai phạm điều gì nghiêm trọng, trước tiên chúng ta phải thanh tẩy bằng cách xưng thú tội lỗi trong phép Xá Giải, với lòng thống hối thực tâm và quyết chí chừa cải. Không có hai điều kiện này, cho

dù linh mục có nhân danh Thiên Chúa ban phép xá giải cho chúng ta đi nữa, thì việc xưng tội của chúng ta cũng không sinh hiệu quả đầy đủ. Thiên Chúa đoái nhìn chúng ta xưng thú tội lỗi, và qua vị linh mục, Người ban ơn tha thứ tùy mức độ lòng chúng ta thống hối vì đã xúc phạm đến Người và dốc quyết chừa cải không xúc phạm đến Người nữa.

Sau khi sống lại, Chúa Giêsu đã trao quyền tha tội cho các Tông Đồ. Tại phòng Tiệc Ly Chúa hiện ra và phán với các ngài, “Bình an cho các con. Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai các con.” Sau khi đã nói lời ấy, Chúa thở hơi trên các ngài và phán: “Các con hãy nhận lấy Chúa Thánh Thần. Các con tha tội cho ai, thì tội người ấy được tha; các con cầm tội ai, thì tội người ấy bị cầm lại” (Ga 20:21-23).

06-2012_TTDM.indd 1706-2012_TTDM.indd 17 5/14/2012 12:19:28 PM5/14/2012 12:19:28 PM

Page 18: June – Tháng 6, 2012 – S Trái Tim Đức M

18 NS. Trái Tim Đức Mẹ, Số 414, Tháng 6, 2012

Chúa Giêsu đã phán vào một dịp khác với thánh Phêrô, người được chọn làm thủ lãnh Giáo Hội của Chúa, “Thầy sẽ ban cho con chìa khóa Nước Trời, điều gì con cầm buộc dưới đất thì cũng bị cầm buộc trên trời, điều gì con cởi mở dưới đất thì cũng được tháo cởi trên trời” (Mt 16:19). Như thế, Giáo Hội thiết lập do Chúa Giêsu Kitô đã được trao quyền quyết định về cách thế tha thứ tội lỗi cho chúng ta. Khi phạm tội, chúng ta phạm đến Chúa và Giáo Hội. Và Chúa sẽ tha thứ cho chúng ta khi Giáo Hội tha thứ cho chúng ta. Giáo Hội tha thứ khi chúng ta khiêm nhường và thành thực xưng thú, kèm với lòng sám hối và quyết tâm chừa cải, đó là cách chúng ta phải áp dụng để được Chúa tha thứ tội lỗi.

Chỉ sau khi đã dọn mình như thế, chúng ta mới được lên lãnh nhận Mình và Máu Chúa Giêsu Kitô, vững tin rằng bí tích này đem lại cho chúng ta nguồn sức sống, sức mạnh, ơn thánh, và làm cho chúng ta trở nên xinh đẹp trước mắt Thiên Chúa. Chúa Cha nhìn thấy nơi chúng ta Con Một Chúa, Đấng đã kết hợp với chúng ta bằng mối liên kết trọn hảo, và đã vì yêu thương mà hiến mình cho chúng ta.

Thánh Matt hêu đã mô tả cung cách Chúa Giêsu tự phó mình vì chúng ta: “Đang lúc họ ăn, Chúa Giêsu cầm lấy bánh và chúc tụng, rồi bẻ ra, và ban cho họ, Người nói: ‘Hãy cầm lấy mà ăn, này là Mình Ta.’ Đoạn cầm lấy chén và tạ ơn, Người ban cho họ mà rằng: ‘Hãy uống chén này hết thảy; vì này là Máu Ta, Máu Giao Ước đổ ra vì nhiều người để nên ơn tha tội” (Mt 26:26-28).

Chúng ta thấy Chúa Giêsu Kitô đoan chắc với chúng ta về sự Hiện Diện đích thực của Người, Mình và Máu, tại bất cứ nơi nào bánh và rượu hiến thánh được lưu giữ, sống động như Người đang ở trên thiên đàng. Chúa nói, “Này là,” chứ không nói, “Này đã là,” hoặc “Này có thể là,” cũng không phải “Này sẽ là.” Chúa xác quyết, “Này là.” Trong từng phút giây, ở khắp mọi nơi, bánh và rượu được hiến thánh đích thực là Mình và

Máu Chúa Giêsu Kitô, và vẫn là như thế bao lâu bánh và rượu còn được bảo quản. Lời Chúa Giêsu Kitô, Thiên Chúa thật và người thật, đã nói rõ ràng điều ấy; và Lời Chúa hoàn thành điều Lời ấy xác quyết.

Chúa Giêsu sống động đang hiện diện trong bí tích Thánh Thể. Tôi nói Chúa Giêsu sống động, bởi vì với quyền năng Thiên Chúa của Người, Chúa Kitô đã phục sinh từ trong cõi chết để rồi sẽ không bao giờ chết nữa, và Người sẽ trường sinh vĩnh hằng cùng với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần. Quả thật, Con Thiên Chúa có toàn quyền trên sự chết và sự sống: “Vì lẽ này mà Cha yêu mến Ta: ấy là vì Ta thí mạng sống Ta, để rồi lấy lại. Không ai cất mạng sống Ta được; nhưng chính Ta tự mình thí mạng sống Ta; Ta có quyền thí mạng sống Ta, và cũng có quyền lấy lại; đó là lệnh truyền Ta đã lĩnh nơi Cha Ta” (Ga 10;17-18). Như thế, Chúa Giêsu Kitô phục sinh từ cõi chết chính là sự sống và là sự sống lại của chúng ta: những ai sống với Chúa Kitô sẽ được cùng sống lại với Chúa như lời Chúa đã hứa: “Ta là Bánh sự sống; ai đến với Ta sẽ không hề đói, và kẻ tin vào Ta sẽ không hề khát bao giờ. (…) Vì ý của Cha Ta là: phàm ai trông thấy Con và tin vào Ngài thì có sự sống đời đời; và ngày sau hết Ta sẽ cho kẻ ấy sống lại” (Ga 6:35, 40).

Chúng ta nhìn thấy Chúa Giêsu Kitô qua đức tin. Chúng ta biết Chúa là Ngôi Lời Thiên Chúa. Chúng ta tin vào Lời của Chúa, vào Giáo Hội của Chúa. Chúng ta muốn bước theo con đường Người đã vạch vẽ cho chúng ta, để nhờ Chúa, chúng ta có thể đến cùng Chúa Cha; và nhờ Chúa, chúng ta sẽ được sống lại trong ngày sau hết. Thực vậy, nếu chúng ta được nuôi dưỡng nhờ Bánh nơi bàn tiệc của Chúa Kitô và được uống Chén của Chúa, chúng ta sẽ có sự sống của Chúa trong chúng ta. Chúng ta được nên một với Chúa Kitô nhờ được thông phần Thịt và Máu của Chúa trong bí tích Thánh Thể./.

XIN GIÚP HỌ ĐẠO TRÀ MẸTXây lại Nhà Thờ sau 39 Năm bị phá sậpXin Chúa trả công bội hậu cho Quí Vị Ân Nhân và Gia đình

Liên Lạc: Lm Pet Trần Hải HàNhà Thờ Bà My, Tam Ngãi, Cầu Kè, Trà VinhĐt. 074 395 0302

06-2012_TTDM.indd 1806-2012_TTDM.indd 18 5/14/2012 12:19:29 PM5/14/2012 12:19:29 PM

Page 19: June – Tháng 6, 2012 – S Trái Tim Đức M

19Tôn Giáo

SốngLờiChúa

CHÚA NHẬT 13 TN B- 1-7-2012THIÊN CHÚA QUAN TÂM (Mc 5:21-43)

Một giáo sư đại học tự xưng mình là vô thần. Một hôm ông tuyên bố trước mặt các sinh viên rằng ông sẽ chứng minh được là không có Thiên Chúa. Ông chế diễu: "Này Chúa, nếu Chúa thật sự hiện hữu thì tôi muốn Chúa đánh ngã tôi văng khỏi bục giảng này. Tôi cho Chúa đúng 15 phút."

Cả phòng yên lặng, và mười phút trôi qua, ông lại ngạo mạn: "Tôi đang ở đây, và tôi đang chờ đợi."

Một anh lính mới giải ngũ rời khỏi chỗ ngồi đi lên gặp vị giáo sư và tặng ông một cú đấm thật mạnh vào mặt, khiến ông văng khỏi bục giảng, ngã xuống bất tỉnh. Sau đó, anh lính bình tĩnh về chỗ ngồi.

Vị giáo sư dần dần tỉnh lại, nhìn anh lính và hạch hỏi: "Có chuyện gì với anh vậy? Tại sao anh lại đánh tôi?"

Anh lính trả lời: "Thiên Chúa đang quá bận rộn, nên ngài gửi tôi tới." (God is too busy, so He sent me).

Thiên Chúa của chúng ta là Đấng như thế nào? Phải chăng Ngài tạo dựng vũ trụ và rồi thoải mái ngồi chơi xơi nước không để ý chuyện thế gian hay vẫn tiếp tục quan tâm đến cuộc sống của các thụ tạo? Phải chăng Ngài quá bận rộn chăm sóc những nhân vật quan trọng và vì thế không còn đủ thời giờ để săn sóc quan tâm đến những người tầm thường bé nhỏ?

Qua hình ảnh nhân loại của Chúa Giêsu, tin mừng hôm nay đã trình bày khuôn mặt sống động của một Thiên Chúa luôn yêu thương quan tâm:Đám đông dân chúng đã đang tụ họp lắng nghe

Chúa giảng dạy. Đây là dịp tốt thuận lợi để truyền bá giáo lý, nên chắc hẳn Chúa đã chuẩn bị cẩn thận bài nói chuyện. Đang chia sẻ, bỗng dưng chương trình của Chúa bị xáo trộn, khi ông Giairô trưởng hội đường, đến cắt ngang bài nói chuyện và xin Chúa chữa con gái ông sắp chết. Nhìn thấy nỗi khổ của người cha, Chúa đã sẵn lòng hy sinh bỏ chương trình kế hoạch riêng của Chúa để đáp ứng nhu cầu của người cần cứu giúp. Không thấy tin mừng ghi lại Chúa phàn nàn kêu ca vì phải cắt ngang bỏ dở chương trình.

Rồi trên đường đi, Chúa cảm thấy có người đụng chạm, người đó là một người đàn bà bị bệnh loạn huyết. Thật dễ hiểu nếu Chúa có trở nên bất nhẫn với bà: "Tại sao bà lại làm phiền tôi chứ? Bà không thấy rằng tôi đang phải cứu giúp con ông trưởng hội đường khỏi chết sao? Bà và chuyện của bà có thể đợi được mà?"

Nhưng thay vì bất nhẫn hay trách móc, Chúa Giêsu đã nhận thấy người đàn bà cũng đáng thương, và tuy dù bệnh tật của bà không quan trọng bằng chuyện đứa con sắp chết của ông Giairô nhưng cũng là điều thật quan trọng đối với bà. Với lòng thương cảm, Chúa bảo bà: "Này con, đức tin của con đã chữa con, hãy về bình an và được khỏi bệnh."

Qua đoạn tin mừng hôm nay, chúng ta thấy được hình ảnh của một Thiên Chúa yêu thương quan tâm. Có người bảo: "Ngài không quá bận để điều khiển vũ trụ. Ngài có thời giờ cho những nhân vật quan trọng có tên tuổi như ông Giairô trưởng hội đường, nhưng Ngài cũng có thời giờ cho người tầm thường bé nhỏ như người đàn bà không tên tuổi bị bệnh loạn huyết. Ngài có thời giờ cho Đức Giáo Hoàng, cho các vị lãnh đạo, cho những người quan trọng, và Ngài cũng có thời giờ cho những người tầm thường như chúng ta."

Kiểm điểm lại cuộc sống, có lẽ chúng ta cần phải khiêm nhường xin ơn tha thứ vì rất có thể nhiều lần chúng ta không quá bận như Thiên Chúa nhưng đã không dành thời giờ cho anh chị em khi họ cần đến sự giúp đỡ của chúng ta. Hơn nữa, thay vì ân cần lắng nghe theo dõi đáp ứng những nhu cầu của anh chị em, chúng ta đã nhẫn tâm nhắm mắt bịt tai xua đuổi. Có lẽ còn lâu lắm và không biết đến bao giờ chúng ta mới học được ở nơi Chúa bài học cảm thông nâng đỡ, và được nên giống Chúa?

Nếu ngày hôm xưa Chúa đã có thời giờ cho dân chúng, đáp ứng những nhu cầu của họ, thì ngày hôm nay Ngài cũng có thời giờ cho mỗi người chúng ta. Điều quan trọng là chúng ta có đi đến với Chúa, và kêu xin Người giúp đỡ?

Nếu Chúa đã có thời giờ cho chúng ta, phải chăng chúng ta cũng có thời giờ cho anh chị em chúng ta? Chúa và anh chị em đang chờ đợi câu trả lời của mỗi người chúng ta.

Lm. Louis M. Nhiên, CMC

CHÚA NHẬT 14 TN B -8-7-2012Đón tiếp Chúa trong sự tầm thường (Mc 6:1-6)

Hôm nay, thánh sử Marcô thuật lại cho chúng ta việc Chúa Giêsu trở về quê quán của Ngài là làng Nazareth

06-2012_TTDM.indd 1906-2012_TTDM.indd 19 5/14/2012 12:19:29 PM5/14/2012 12:19:29 PM

Page 20: June – Tháng 6, 2012 – S Trái Tim Đức M

20 NS. Trái Tim Đức Mẹ, Số 414, Tháng 6, 2012

nhưng lại bị dân làng từ chối đón tiếp. Lý do của họ rất đơn giản. Chỉ vì họ quá quen Ngài.

Có lẽ nhiều người trong họ đã cùng lớn lên với Ngài, cùng chung tuổi trẻ với Ngài, và làm việc thờ phượng chung với Ngài nơi hội đường. Họ quen biết từ lời Ngài nói, việc Ngài làm, và tất cả hoàn cảnh gia đình của Ngài. Họ biết Ngài như một người thường, là con của Ông Giuse và Bà Maria cũng là những người thường.

Hôm nay bỗng dưng Chúa trở về quê, giảng dạy và làm những phép lạ mà từ xưa tới nay chưa có ai làm được. Họ sửng sốt và kinh ngạc về những lời nói việc làm của Chúa, nhưng vì quá quen hoàn cảnh gia đình của Chúa, vì nghĩ Chúa là người cùng làng, chẳng có gì hay, chẳng có gì khác hơn họ, nên họ đã không nhận ra được bàn tay Thiên Chúa ở giữa họ, không chấp nhận được Thiên Chúa ở trong Ngài, và không tin Ngài có thể đem tin mừng nước Chúa đến cho họ.Đã không thể nhận ra Ngài là Thiên Chúa, họ còn coi

thường và khinh thị Ngài nữa.Thái độ của dân làng Nagiarét đôi khi cũng là thái

độ của mỗi người chúng ta. Nhiều khi quen việc gì hay người nào lâu, chúng ta dễ nhàm chán coi thường. Lẽ ra càng ở gần người nào lâu, chúng ta càng thêm lòng quí mến, kính trọng, mới đúng, nhưng oái ăm thay chúng ta lại dễ coi thường.

Cái nhược điểm lớn của chúng ta là vì quá quen thuộc nên nhiều khi chúng ta chỉ nhìn thấy khuyết điểm của nhau, những lỗi của nhau, thay vì nhìn thấy những sự tốt lành, những ơn cao cả mà mỗi người chúng ta có. "Gần chùa gọi bụt bằng anh" là vậy.

Tệ hơn nữa là nếu chúng ta lại có óc thành kiến. Sự thành kiến làm cho con người ra mù tối không nhận ra sự thật. Khi chúng ta đã yên trí người này người kia là thế này thế nọ rồi, chúng ta khó thoát khỏi sự coi thường hay khinh thị họ. Chúng ta đánh giá con người của họ thấp tháp và tầm thường. Cho dù họ làm gì, nói gì, chúng ta cũng không muốn nghe, không muốn chấp nhận. Dù họ có những ý kiến hay, việc làm tốt, chúng ta cũng có thể gạt qua và cắt nghĩa xấu cho họ.

Chuyện kể rằng, có một anh chàng bị mất búa, anh hồ nghi là anh hàng xóm lấy mất. Vì hồ nghi và yên trí nên từ đó anh nhìn tất cả những ngôn ngữ hành động của người hàng xóm là những ngôn ngữ hành động của kẻ trộm. Cũng may là anh tìm lại được búa sớm, nên người hàng xóm mới thoát khỏi tiếng mang tội ăn trộm. Quả thật, câu nói đeo kính đen thì nhìn cái gì cũng đen thật là như thế.

Sự thành kiến làm cho chúng ta mù, chỉ nhìn những gì chúng ta muốn nhìn, do đó khó nhận ra sự thật. Người thành kiến kéo mành cửa sổ tâm trí xuống

không cho ánh sáng chân lý chiếu vào. Vì thế, họ không thể lớn lên trong trí thức cũng như tinh thần.

Thành kiến làm hại chúng ta, làm cho tâm hồn và tâm trí chúng ta ra nhỏ mọn, vậy chúng ta hãy cố gắng đừng để nó len lỏi vào tâm trí chúng ta, hãy tống nó ra khỏi đời sống chúng ta kẻo nó ngăn cản chúng ta lớn lên trong sự liên đới với Chúa và với anh chị em chúng ta.

Nếu tiêu diệt được óc thành kiến chúng ta sẽ dễ dàng nhận ra sự hiện của Chúa trong cuộc đời, trong những biến cố nhỏ mọn quen thuộc của cuộc sống. Thật sự chúng ta không phải tìm Chúa ở đâu xa. Ngài hiện diện trong mọi người, mọi nơi, và mọi biến cố xảy đến với chúng ta. Ngài hiện diện qua sự tốt lành của những người thân, những người hàng xóm, những người chúng ta tiếp xúc hằng ngày.

Vậy, Lời Chúa hôm nay kêu gọi chúng ta đừng coi thường, đừng từ chối sự hiện diện của Chúa được bày tỏ qua sự tốt lành của gia đình, hay bạn bè thân thuộc của chúng ta. Chúng ta hãy cố gắng biết ơn và khen ngợi sự tốt lành chúng ta đang được hưởng. Thí dụ hãy cho người bạn đời của chúng ta một cử chỉ quí mến, những người đã nấu ăn cho chúng ta một lời khen tặng, những người hàng xóm đã thăm hỏi nói chuyện với chúng ta, hoặc những bạn bè thân thiết đã quan tâm, nâng đỡ, và dành cho chúng ta thời giờ quí báu một lời cám ơn chân thành.

Nếu chúng ta thực hiện những điều vừa nói trên là chúng ta đón tiếp Chúa Giêsu, đón tiếp sự hiện diện của Ngài trong những người quen, trong những biến cố rất quen thuộc của cuộc đời, để nhờ đó Ngài có thể thực hiện những sự lạ lùng nơi tâm hồn chúng ta.

Rev. Phanxicô M. Hưng Long, CMC

CHÚA NHẬT 15 TN B- 15-7-2012Thao Thức của Chúa Kitô (Mc 6:7-13)

Có lẽ không ai trong chúng ta sống mà lại không có những thao thức, những khát vọng. Khi được dệt vào tấm thảm của lịch sử nhân loại, Chúa Kitô cũng có những thao thức, những khát vọng. Niềm khát vọng của Chúa Kitô đó chính là một đoàn chiên, một chủ chăn; thao thức của Chúa Kitô đó là giáo hội của Chúa mỗi ngày có thêm đồng, thêm lúa, thêm thợ gặt.

Chúa Kitô có một ước vọng rất lớn đó là thiết lập vương quốc của Cha Ngài. Một công việc quá lớn lao, nhưng Ngài lại dùng những cộng tác viên thật nhỏ bé. Bằng cuộc sống của con người, Chúa Kitô đã chia sẻ tất cả với chúng ta. Cha của Ngài là Cha của chúng ta. Mẹ của Ngài lài Mẹ của chúng ta, vậy sứ mạng của Chúa

06-2012_TTDM.indd 2006-2012_TTDM.indd 20 5/14/2012 12:19:29 PM5/14/2012 12:19:29 PM

Page 21: June – Tháng 6, 2012 – S Trái Tim Đức M

21Tôn Giáo

Kitô, thao thức của Chúa Kitô lẽ nào lại không phải là sứ mạng và thao thức của mỗi người chúng ta, những Kitô Hữu, những chi thể của nhiệm thể Chúa Kitô?

Công trình truyền giáo to lớn, nhưng Chúa muốn dùng những dụng cụ bé nhỏ như chúng ta. Chúa sai chúng ta đi để thực hiện khát vọng của Ngài. Mọi người trong mỗi khả năng, hoàn cảnh và ơn gọi đều được mời gọi sống quảng đại cho Tin Mừng. Mang trong mình thao thức của Chúa Kitô các nhà truyền giáo được mời gọi dấn thân một cách quyết liệt, không quản ngại những khó khăn, dù hiểm nguy, đói khát; hiểu lầm bắt bớ hay tù đày để rao giảng, để kể chuyện Chúa Giêsu cho mọi người. Để thực hiện thao thức của Chúa Kitô trong bối cảnh

ngày hôm nay, trước hết mời gọi chúng ta hãy xem lại cung cách sống tin mừng. Sống đạo chắc hẳn đòi hỏi chúng ta một sự đáp trả quyết liệt hơn là chỉ theo đạo! Việc sống đạo của chính mình còn chưa quan tâm thì làm sao có thể quan tâm đến đời sống đạo của những anh chị em khác!.

Linh đạo truyền giáo và rao giảng tin mừng của Thánh Phụ Đaminh đó là: "Contemplare, contemplata aliis tradere - chiêm niệm và mang kết quả của sự chiêm niệm đó đến cho tha nhân.” Khi nhìn đồng lúa chín bao la mà thợ gặt thì ít, Chúa Giêsu đã không truyền cho các môn đệ phải dấn thân đi rao giảng tin mừng ngay, nhưng Chúa Giêsu đã bảo hãy cầu nguyện để xin chủ ruộng sai thợ đến. Vị thánh Tiến Sĩ trẻ của Giáo hội, Thánh Nữ Têrêxa Hài Đồng Giêsu, cả cuộc đời không bước chân ra khỏi bốn bức từng Dòng Kín Carmêlô để đi truyền giáo, nhưng lại là vị thánh bổn mạng của các xứ truyền giáo qua đời sống chiêm niệm. Vì chỉ bằng đời sống cầu nguyện, nhà truyền giáo mới có thể công bố Tin Mừng Cứu Độ một cách đáng tin tưởng.

Lời mời gọi và sai đi truyền giáo, không gì khác hơn đó chính là lời mời gọi sống đức tin của mình. Lời mời gọi đó chính là thước đo niềm tin của chúng ta nơi Đức Kitô và tình yêu của chúng ta dành cho Ngài. Mang Chúa đến cho tha nhân, thì có lẽ nào trong cuộc sống của chúng ta lại vắng bóng Chúa Kitô? Vì thế, truyền giáo chính là một cuộc trở về của mỗi cá nhân; trở về trong cung cách sống đạo; trở về để gặp gỡ Đức Kitô trong cuộc sống. Chưa gặp được Chúa Kitô, chưa biết Ngài, và nhất là chưa yêu mến Ngài, biết đâu khi rao giảng về Ngài, chúng ta lại rao giảng về một Chúa Kitô nào đó khác với Chúa Kitô của Phúc âm!.

Gia đình chính là môi trường truyền giáo hữu hiệu và thực tế nhất, nơi mà hạt giống Lời Chúa cần được gieo vãi trước hết; nơi được coi là chủng viện đầu tiên đào tạo và phát xuất những thợ gặt lành nghề trong

cánh đồng truyền giáo. Thế nhưng, liệu các gia đình Công giáo Việt Nam ngày hôm nay còn thực sự là những mái ấm, hoặc còn đủ ấm để Lời Chúa có cơ hội nảy mầm và phát triển?

Ngày 15 tháng 07 năm 2011, nguồn tin từ Kolkata, Ấn Độ có đăng một mẩu chuyện về cái chết của một người Mẹ Công Giáo 94 tuổi, đó là bà Elizabeth Anikuzhikatt il. Bà có tất cả 15 người con, 8 trai và 7 gái. Người con trai lớn nhất là một Giám Mục, 5 người con trai khác là Linh mục và 4 cô con gái là Nữ tu của hai Dòng Thánh Tâm và Salêgiêng. Gia đình, cung thánh của sự sống và tình yêu, chính là chiếc nôi nuôi dưỡng và làm nảy sinh những ơn gọi truyền giáo trong Giáo hội.

Lời nói như gió lung lay, gương bày như tay lôi cuốn. Sau hơn hai ngàn năm, nhưng ánh sáng của lời Chúa Kitô chưa lôi cuốn được nhiều người, phải chăng vì trong đêm đen này còn thiếu nhiều những ánh trăng sao phản chiếu ánh sáng của Chúa Kitô!

Vậy Lời Chúa một lần nữa mời gọi và thúc bách chúng ta cùng nhau nhìn lại sứ vụ loan báo tin mừng, cùng nhau khơi dậy niềm thao thức truyền giáo, cùng kể cho nhau nghe về Chúa Giêsu. Bắt đầu từ trong môi trường gia đình, trong giáo xứ, trong cộng đoàn, chúng ta hãy kể cho người khác về Chúa Giêsu, kể bằng lời nói, bằng cuộc sống, bằng những phương thế thích hợp với hoàn cảnh và cuộc sống của mỗi người.

Chớ gì mỗi Kitô hữu là một thợ gặt, mỗi gia đình, mỗi giáo xứ, mỗi môi trường sống là một cánh đồng. Được như thế, thao thức của Chúa Kitô sẽ trở thành hiện thực, Giáo hội Chúa mỗi ngày có thêm đồng, thêm lúa, thêm thợ gặt. Vậy chúng ta hãy đi, hãy kể chuyện Chúa Giêsu cho mọi người. Và đừng quên, xin Mẹ Maria cùng đồng hành với chúng ta. Amen.

Lm. Philip M. Thanh Cao, CMC

CHÚA NHẬT 16 TN B 22-7-2012Nghỉ Ngơi Một Chút (Mc 6: 30-34 )

Tin Mừng Chúa Nhật 16 hôm nay, Chúa Kitô nói tới nhu cầu nghỉ ngơi. Lời Chúa Kitô: "Các con hãy lui ra một nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi một chút". Đ i ề u khuyên rất thích hợp với thời điểm mùa hè này. Nhiều nơi thời tiết nóng bức lên tới cả trăm độ F thì việc nghỉ ngơi, ra biển, hay tới những chỗ mát mẻ là điều cần thiết.

Theo các nghiên cứu y học thì nhịp sống nghỉ ngơi rất cần thiết cho công việc làm hằng ngày. Sau khi nghỉ ngơi chúng ta có thể tiếp tục làm việc lại một cách đều đặn, vì trong lúc nghỉ ngơi thân xác chúng ta có thời

06-2012_TTDM.indd 2106-2012_TTDM.indd 21 5/14/2012 12:19:29 PM5/14/2012 12:19:29 PM

Page 22: June – Tháng 6, 2012 – S Trái Tim Đức M

22 NS. Trái Tim Đức Mẹ, Số 414, Tháng 6, 2012

gian thư dãn, phục hồi lại những năng lượng đã mất. Số năng lượng tái tạo mới này sẽ bổ sung cho nhịp độ làm việc kế tiếp. Nếu không có sự nghỉ ngơi, con người sẽ không thể nào tiếp tục làm việc một cách tích cực và hiệu quả được. Hy vọng sau những ngày nghỉ ngơi dài, ngắn, chúng ta vui tươi trở lại làm việc với tinh thần mới.Đức Thánh Cha Bênêđict XVI vào những ngày hè

này cũng rời Vatican để bắt đầu kỳ nghỉ hè kéo dài 2 tuần tại những vùng Bắc Ý, nơi cao, khí hậu mát mẻ. Chân Phước Giáo Hoàng John Paul II cũng rất hay lui tới vùng Bắc Ý qua các kỳ nghỉ hè trước đây. Và vì khí hậu Roma vào tháng 7 và tháng 8 rất nóng, nên tiếp theo sau thời gian nghỉ hè này các Đức Giáo Hoàng thường sẽ trở về cung điện mùa hè Castel Gandolfoi, cách Rome 18,5 dặm về phía Nam, để ở đó cho đến cuối tháng 09. Nghỉ ngơi là điều được nhắc đến nhiều trong Thánh Kinh, như trong bài đọc thứ nhất hôm nay, Ngôn sứ Giêrêmia nói: "Ta sẽ qui tụ phần còn lại của chiên Ta... và Ta sẽ đưa chúng về đồng cỏ, để chúng lớn lên, và tăng thêm" (Giêr. 23). Và trong bài Đáp Ca, Ngài sẽ: "dẫn tới dòng nước, chốn nghỉ ngơi, Người dẫn tôi đi, để làm sống lại tinh thần bải hoải." (TV. 22).

Những lời này qui chiếu về Chúa Kitô, Ngài cẩn thận chú ý đến từng thành phần trong nhân loại. Trong bài Tin Mừng, Chúa Kitô lo lắng cho các môn đệ, vì họ mệt nhọc sau sứ mệnh tông đồ, rong ruổi từ những làng mạc tới những thành lân cận. Ngài nói: "Các con hãy đến chỗ thanh vắng mà nghỉ ngơi một chút." Vì nhiều khi các tông đồ bận rộn, không có thời giờ để ăn uống nữa.

Cuộc đời chúng ta cũng giống như cuộc đời các tông đồ là phụng sự Chúa Kitô, phục vụ gia đình và xã hội. Trong khi phục vụ, nhiều khi chúng ta cảm thấy mệt mỏi và rất cần tới sự nghỉ ngơi. Kinh nghiệm bản thân, khi cuộc sống bận rộn, mệt nhọc, chúng ta ít kiên nhẫn, hay sinh ra bẳn gắt, nóng nảy, ảnh hưởng không tốt đến những phẩm chất những việc tốt lành và có khi ngay cả công việc tông đồ. Rồi từ đó biết đâu chúng ta lại có những phản ứng tiêu cực xẩy đến cho vợ chồng, con cái, đến những người thân, và cả những bạn bè.

Trong những bận bịu của cuộc sống, con người cần sự nghỉ ngơi, vì theo lời Thánh Grêgoriô Naziana: "Sợi dây không thể căng mãi và người bắn cung cần phải nới lỏng hai đầu cung, nếu muốn sau này lại giương lên bắn nữa". Thánh Augustinô thì cho rằng Thiên Chúa muốn chúng ta càng làm việc thì càng phải ở trong tình trạng thể lý tốt, vì Chúa chờ đợi nhiều ở nơi chúng ta. Ngài nói: "Hỡi anh em, hãy coi Thiên Chúa yêu chúng ta dường nào, vì khi ta nghỉ ngơi, thật là Thiên Chúa nghỉ ngơi".

Mong ước rằng tuy sự nghỉ ngơi là một nhu cầu cần thiết, chúng ta cũng hãy biết thánh hoá những sự nghỉ ngơi và giải trí này.

Trong sự thanh vắng, nghỉ ngơi của tâm hồn và thân xác, mỗi người cũng hãy nhìn lên Đức Trinh Nữ Maria để Mẹ dạy chúng ta yêu thích sự yên lặng và cầu nguyện.

Lm Inhaxiô M. Hải Dương CMC.

CHÚA NHẬT 17 TN B- 29-7-2012Phần đóng góp của tôi (Ga 6: 1-15)

Chỉ với năm chiếc bánh và hai con cá, Đức Giêsu đã làm một phép lạ cho hơn năm ngàn người no thỏa cơn đói của thể lý; hơn nữa, người ta còn thu lại được 12 thúng bánh dư. Phép lạ kỳ diệu ấy đã thực sự xảy ra qua bàn tay quyền năng của Thiên Chúa.

Trước hết là sự ân cần thương yêu, chăm lo cho đoàn dân của Thiên Chúa được thể hiện qua cái nhìn của Đức Giêsu, ở lúc khởi đầu của phép lạ. Thánh sử Gioan viết: “Ngước mắt lên, Đức Giêsu nhìn thấy đông đảo dân chúng đến với Ngài”. Chính từ cái nhìn đó Đức Giêsu hiểu những nhu cầu cần thiết của họ, Ngài cảm thông với họ và Ngài hiểu rõ họ cần gì, họ muốn gì. Họ đã đi theo Ngài, lắng nghe Ngài. Ngài đã làm họ no thỏa nơi đời sống tinh thần qua những lời giảng dạy. Giờ là lúc Ngài chăm lo cho đời sống thể lý của họ. Chúng ta thấy lòng nhân từ và sự thương xót của Thiên Chúa được thể hiện qua Đức Giêsu thật sâu sắc như thế nào. Đây là lúc chúng ta nhận thức được chân lý Thiên Chúa luôn ưu ái, yêu thương, chăm sóc dân Ngài, từ vật chất lẫn tinh thần.

Có khá nhiều chi tiết thú vị trong câu chuyện Tin Mừng hôm nay. Nhưng chúng ta sẽ chỉ dừng lại ở hai hình ảnh: việc Anrê tiến cử một em bé có năm chiếc bánh và hai con cá, và việc em đã quảng đại trao ban phần mình đang có để Đức Giêsu thực hiện phép lạ vĩ đại ấy. Chúng ta dừng lại để suy nghĩ thêm về sự đóng góp, dâng hiến của mình cho Thiên Chúa để Ngài tiếp tục thực hiện những phép lạ cả thể trong cuộc sống hiện tại. Đức Giêsu biết chắc các môn đệ không có tiền để

mua bánh khoản đãi toàn dân nhưng Ngài vẫn hỏi, một câu hỏi thật tế nhị: “Ta mua đâu ra bánh cho họ ăn đây?” và với cách đặt vấn đề này, Ngài mời gọi các ông mở lòng để cộng tác với Ngài trong việc thực thi phép lạ. Các môn đệ, cụ thể là Anrê đã tiến cử cho Ngài một em bé với 5 chiếc bánh và 2 con cá. Đức Giêsu đã đón nhận và từ đó, qua tay Ngài, chúng đã làm thỏa mãn cơn đói thể lý của đoàn dân.

06-2012_TTDM.indd 2206-2012_TTDM.indd 22 5/14/2012 12:19:29 PM5/14/2012 12:19:29 PM

Page 23: June – Tháng 6, 2012 – S Trái Tim Đức M

23Tôn Giáo

5 chiếc bánh và 2 con cá thì chẳng có giá trị gì nhiều, chỉ là khẩu phần ăn cho vài người. Tuy nhiên, chính từ những chất liệu ít ỏi ấy, Đức Giêsu đã làm một việc cả thể cho toàn dân, chỉ tính riêng đàn ông thôi cũng đã là năm ngàn người. Tông đồ Anrê hay chính xác hơn là em bé đã trao cho Ngài những gì họ có. Họ đã không giữ lại cho riêng mình. Họ đã trao ban mà không một chút hoài nghi Ngài sẽ làm gì. Họ đã trao ban chỉ vì họ tin tưởng nơi Ngài, và họ biết rằng trong tay Ngài chúng sẽ hữu ích cho toàn dân.

Phép lạ đã thực sự xảy ra. Dân chúng đã được no thỏa cơn đói của thể lý và còn thu lượm được 12 thúng bánh dư. Người ta đã đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, từ bất ngờ này đến bất ngờ kia. Họ bắt đầu nhận ra “…hẳn ông này là vị ngôn sứ, Đấng phải đến thế gian”. Nói cách khác, họ có ý nói hẳn vị này mới làm chúng ta mãn nguyện về những thiếu thốn của đời sống tâm linh và thể lý, chỉ trong Ngài chúng ta mới được an lòng, no thỏa.

Phép lạ vẫn xảy ra trong cuộc sống của chúng ta hôm nay. Với con mắt đức tin, chúng ta có thể nhận ra được điều ấy bởi rõ một điều là Thiên Chúa không ngừng yêu thương nhân loại và vẫn âm thầm thực thi lòng thương xót của Ngài cho nhân loại. Phép lạ vẫn xảy nếu chúng ta biết quảng đại dâng hiến và cộng tác với Ngài trong việc thi ân giáng phúc.

Khi tôi chia sẻ quỹ thời gian của tôi qua việc phục vụ cộng đoàn và tha nhân chung quanh, tôi đang đóng góp phần sức của mình trong việc xây dựng và làm thay đổi cuộc sống sinh hoạt của cộng đoàn mà tôi thuộc về. Chúng chẳng là bao, đôi khi chỉ vài tiếng đồng hồ nhưng vô cùng hữu dụng.

Khi tôi dâng cúng những đồng tiền tiết kiệm hay hy sinh một chút ít lợi tức của riêng mình cho người nghèo; khi tôi làm những nghĩa cử bác ái yêu thương, nâng đỡ, giúp phần an ủi, xoa dịu những nỗi thống khổ của anh em chung quanh, tôi đang như em bé trong bài Tin Mừng, dâng cúng phần bánh ít ỏi của mình để Thiên Chúa làm nên những phép lạ lớn lao.

Phần đóng góp, dâng cúng của tôi chẳng nhiều gì, có khi chỉ là một vài trăm bạc nhưng chắn hẳn chúng có giá trị lớn lao trước mặt Thiên Chúa và trong tay Thiên Chúa.

Khi tôi hy sinh thời gian thăm viếng những người đau ốm, những người đang gặp đau khổ, thử thách trong cuộc sống hẳn cũng có giá trị ít nhiều. Qua những lần thăm viếng ấy, tôi chia sẻ đức tin, tôi động viên, tôi khích lệ họ tin tưởng và phó thác cho sự quan phòng của Thiên Chúa. Sự hiện diện của tôi là dấu chứng của sự hiệp nhất, của tình huynh đệ và chắc

hẳn Thiên Chúa muốn dùng sự hiện diện ấy để chúc lành và nâng đỡ họ trong đời sống tinh thần, đời sống thiêng liêng.

Chúng ta vẫn cầu nguyện hằng ngày và chúng ta vẫn thường xin cho mình được nhiều ơn lành, bình an, mạnh khỏe và hạnh phúc. Chúng ta xin cho mình và chúng ta mong đợi những sự kỳ diệu xảy ra, điều mà chúng ta vẫn hay gọi là phép lạ. Phép lạ vẫn xảy ra nếu chúng ta có lòng tin vào lòng nhân từ hay thương xót của Thiên Chúa, và nếu chúng ta biết cộng tác với Chúa chứ không khoán trắng tất cả mọi sự cho Ngài, không ngồi yên một chỗ đợi chờ phép lạ xảy ra, không áp đặt Ngài chiều theo ý chúng ta.

Nếu chúng ta trao dâng cho Ngài phần đóng góp nhỏ bé của mình. Chúng có thể là thời gian, là nhiệt huyết, là tình yêu, là những hy sinh vật chất, là tài năng, là công sức thì chắc chắn từ đó Ngài sẽ làm nên những điều kỳ diệu vượt quá trí hiểu của chúng ta.

Chúng ta được mời gọi trở nên như Anrê, người đã giới thiệu cho Chúa em bé có 5 chiếc bánh và 2 con cá, và như em bé đã quảng đại dâng cho Chúa những gì thuộc về em. Chúng ta cũng được mời gọi dâng hiến cho Thiên Chúa thời gian, công sức, của cải vật chất và những gì thuộc về mình để Ngài tiếp tục thi ân lòng nhân từ của mình

Thiết nghĩ đó là lời mời gọi của Đức Giêsu, của Lời Chúa mà chúng ta nghe trong bài Tin Mừng hôm nay. Vậy hãy xin cho mình ơn quảng đại để đừng tiếc nuối gì với Chúa, để cộng tác với Chúa trong việc thi ân giáng phúc cho mọi người trong xã hội hôm nay, một xã hội vốn có quá nhiều đau khổ, có quá nhiều thiếu thốn và đói khát về tinh thần lẫn thể xác, một xã hội còn có quá nhiều sự thiếu thốn về tình thương và lòng nhân ái. Phần đóng góp của chúng ta chẳng là gì nhưng Thiên Chúa, Đấng luôn yêu thích tấm lòng hơn hy lễ, chính Ngài sẽ nhận lấy và làm những phép lạ sinh ích cho muôn người.

Rev. Louis Kim Nguyen

06-2012_TTDM.indd 2306-2012_TTDM.indd 23 5/14/2012 12:19:29 PM5/14/2012 12:19:29 PM

Page 24: June – Tháng 6, 2012 – S Trái Tim Đức M

24 NS. Trái Tim Đức Mẹ, Số 414, Tháng 6, 2012

Lm. Piô Nguyễn Quang Đán, CMCP.O. Box 836, Carthage, MO 64836

HỎI ?để sống đạoemail: [email protected]

1.Rỗi Linh Hồn - Vào Thiên ĐàngTrọng kính Cha,Con có vài thắc mắc, xin cha vui lòng giải đápNhững người đạo Tin Lành, Mormon, hoặc các Kitô

giáo khác ngoài Công giáo, họ cũng thờ và tin Chúa Giêsu, vậy họ có được rỗi linh hồn không?

Mình phải nói thế nào để họ biết đạo Công Giáo là đạo thật. Có cần phải nói để họ trở lại Công giáo không? Vì nếu họ cũng được cứu rỗi thì đâu có cần nói cho họ vô đạo Công giáo nữa?

Các thai nhi có được vào thiên đàng không? Nếu không được rửa tội? Nếu không thì tội nghiệp quá vì chúng đâu có biết gì?

Con cám ơn cha và kính chào cha,Một độc giả, UT

Đáp:1/ Những người Tin Lành, Mormon, hoặc các Kitô

giáo khác có được rỗi linh hồn không?Khi đề cập tới vấn nạn này ta liên tưởng đến pháp

ngôn của Thánh Cyprianô “Ngoài Giáo Hội, không có ơn cứu độ.” Chúng ta phải hiểu nghĩa tích cực về khẳng định này: ơn cứu độ chỉ có thể xuất phát từ Chúa Kitô là Đầu và qua Thân Thể Ngài là Giáo Hội. Vaticanô II đã dạy rằng: “Chỉ mình Chúa Kitô là Đấng Trung Gian và là Con đường ơn cứu độ: vậy mà Chúa hiện diện với chúng ta trong Thân Thể Ngài là Giáo Hội; trong khi dạy tỏ tường rằng đức tin và phép Rửa tội là cần thiết, Ngài đã đồng thời khẳng định sự cần thiết của Giáo Hội mà người ta bước vào qua cửa của phép Rửa tội. Bởi vậy những ai từ chối gia nhập Giáo Hội Công giáo, hoặc từ chối đứng vững trong đó, khi mà họ đã biết Giáo Hội được Chúa thành lập là cần thiết, thì không thể được cứu độ” (LG 14).

Những người tin kính Chúa Kitô (các Kitô hữu trong các giáo phái Kitô giáo) và đã lãnh nhận phép Rửa tội cách thành hiệu, thì sống trong một sự hiệp nhất nào đó, tuy bất toàn, với Giáo Hội Công giáo (xem Vatican II, sắc lệnh về hiệp nhất – Unitatis Redintegratio, số 3).

Chúng ta không có câu trả lời cụ thể quyết đoán cho người này kẻ nọ được rỗi hay không vì không thuộc thẩm quyền của ta. Chỉ có Thiên Chúa mới có quyền đó. Nhưng theo nguyên tắc chung, muốn có ơn cứu độ phải qua Chúa Kitô và Giáo Hội mà chính Ngài đã thiết lập như dụng cụ, phương tiện cứu độ.

Công Đồng Vatican II cũng soi sáng chúng ta khi viết: “Những người không do lỗi của mình mà không biết đến Phúc Âm của Kitô và Giáo Hội của Ngài, nhưng thành tâm tìm kiếm Thiên Chúa và nhờ ân sủng của Ngài mà hành động để làm trọn thánh ý Ngài, theo như lương tâm của họ mạc khải cho họ và truyền dạy họ, thì những người đó có thể đạt tới ơn cứu độ muôn đời” (LG 16).

2/ Nghĩa vụ truyền giáo:Dù Thiên Chúa có thể dùng những con đường mà

chỉ có mình Ngài biết để đưa con người đến đức tin, Giáo Hội vẫn có bổn phận linh thánh phải loan báo Phúc Âm cho mọi người. Có những người không biết Phúc Âm, không do lỗi của họ, Chúa sẽ có cách để dẫn dắt họ. “Được Thiên Chúa sai tới các dân tộc để trở thành bi tích phổ quát ơn cứu độ, do những đòi hỏi thâm sâu của tính Công giáo của mình, Giáo Hội nỗ lực hết sức mình để rao giảng Phúc Âm cho tất cả mọi người” (AG 1). Truyền giáo là bổn phận chứ không phải là một việc tùy ý.

3/ Thai nhi hay trẻ nhỏ chưa rửa tội có được vào Thiên Đàng không?

Giáo Hội phó thác các em cho lượng từ bi của Thiên Chúa. Thiên Chúa nhân từ vô cùng muốn tất cả mọi người được cứu độ và niềm âu yếm Ngài dành cho trẻ nhỏ và Ngài đã nói: “Hãy để các em nhỏ đến với Thầy” (Mc 10:14). Tất cả những điều ấy cho phép ta hy vọng có một con đường cứu độ cho các em nhỏ chết khi chưa được rửa tội (xem GLCG 1261).

06-2012_TTDM.indd 2406-2012_TTDM.indd 24 5/14/2012 12:19:29 PM5/14/2012 12:19:29 PM

Page 25: June – Tháng 6, 2012 – S Trái Tim Đức M

25Văn Hóa Giáo Dục

(giải đáp trang 39)

VUI HỌC KINH THÁNHLộc Tâm

Lc 1, 8-17: “Ngươi phải đặt tên con trẻ là Gioan.”Sau đây là chuyện xảy ra trong lúc ông Dacaria đang lo việc tế tự trước nhan Thiên Chúa theo phiên của nhóm ông. Trong cuộc bắt thăm thường lệ của hàng tư tế, ông đã trúng thăm được vào dâng hương trong Ðền Thờ của Ðức Chúa, còn toàn dân đông đảo thì cầu nguyện ở bên ngoài, trong giờ dâng hương. Bỗng một sứ thần của Chúa hiện ra với ông, đứng bên phải hương án. Thấy vậy, ông Dacaria bối rối, và nỗi sợ hãi ập xuống trên ông. Nhưng sứ thần bảo ông: "Này ông Dacaria, đừng sợ, vì Thiên Chúa đã nhận lời ông cầu xin: bà Êlisabét vợ ông sẽ sinh cho ông một đứa con trai, và ông phải đặt tên cho con là Gioan. Ông sẽ được vui mừng hớn hở, và nhiều người cũng được hỷ hoan ngày con trẻ chào đời. Vì em bé sẽ nên cao cả trước mặt Chúa. Rượu lạt rượu nồng em sẽ đều không uống. Và ngay khi còn trong lòng mẹ, em đã đầy Thánh Thần. Em sẽ đưa nhiều con cái Ítraen về với Ðức Chúa là Thiên Chúa của họ. Ðược đầy thần khí và quyền năng của ngôn sứ Elijah, em sẽ đi trước mặt Chúa, để làm cho lòng cha ông quay về với con cháu, để làm cho tâm tư kẻ ngỗ nghịch lại hướng về nẻo chính đường ngay, và chuẩn bị một dân sẵn sàng đón Chúa".Hàng ngang:1. Lúc ấy ông _______đang lo việc tế tự trước nhan Thiên Chúa.2. Trong cuộc bắt thăm, ông đã ______ ______ được vào dâng hương trong Đền Thờ của Đức Chúa.3. Một sứ thần ____ ___ với ông, đứng bên phải hương án.4. Thấy sứ thần, ông ta cảm thấy bối rối và ___ _____. 5. Thiên Chúa đã nhận lời ông ______ _____.Hàng dọc:1. Sứ thần báo cho ông biết là vợ ông sẽ sinh cho ông một đứa _____ ______.2. Tên con trẻ sẽ phải là _______.3. Ngay khi còn trong lòng mẹ, em đã đầy ______ _____.4. Em bé sẽ nên _____ ____ trước mặt Chúa.5. Em được đầy thần khí và quyền năng của ngôn sứ _____.

2

1 1

3

2

4

3 5

5

4

NGƯỜI CHA NHÂN HIỀN

Lòng con vui sướng ngợi caVì được gọi Chúa là Cha Nhân Hiền

Tình Người vĩ đại, vô biênNgười là Chúa Tể, uy quyền biết bao !

Nhưng thương con thật dạt dàoVậy mà nhiều lúc, con nào lưu tâm

Lại còn gây lắm lỗi lầmLàm cho Chúa phải khổ tâm thật nhiêu Nhưng mà Chúa vẫn thương yêu

Và còn ban phát đủ điều nữa cơ Từ xưa cho đến bây giờ

Chẳng khi nào Chúa hững hờ bỏ rơi Bao nhiêu biến cố trong đời

Bao lần lo lắng, bao thời gian truân Thương con, chẳng quản ngại ngầnTheo con từng bước âm thầm, ủi an

Khi buồn, được Chú sẻ sanNiềm vui chan chứa, tỏa lan cõi lòng Tình Cha, Ôi ! thật ấm nồng !Đời con có Chúa, con không sợ gì

Dù mà khốn khó, gian nguyNhờ ơn Chúa giúp, con đi vững vàng

Con không ước vọng cao sangChỉ mơ bến mát Thiên Đàng một mai Nhưng đường dương thế còn dàiSợ khi yếu đuối làm sai nhiều điêu

Dẫu rằng được Chúa thương yêuNhưng nào được Chúa nuông chiều mãi đâu ?

Thành tâm, tha thiết nguyện cầuXin cho con được bền lâu , chung tình

Tiếng ca,câu hát, lời kinhDâng lên Cha ở Thiên Đình cảm thông.

Ca. May, 01.12

Dzuyca.(giải đáp trang 69)

06-2012_TTDM.indd 2506-2012_TTDM.indd 25 5/14/2012 12:19:29 PM5/14/2012 12:19:29 PM

Page 26: June – Tháng 6, 2012 – S Trái Tim Đức M

26 NS. Trái Tim Đức Mẹ, Số 414, Tháng 6, 2012

Điều kiện gia nhập:* Mỗi ngày đọc 3 Kinh Kính Mừng để Yêu mến, Đền tạ Trái Tim Đức Mẹ; cầu nguyện cho Ba Má, Anh Chị Em và đặc biệt cầu cho

Quê Hương Việt Nam sớm thấy ngày an bình và tự do thật sự. * Gửi một tấm hình có đề tên và địa chỉ ở phía sau về:

Trang Phương ThanhP.O. Box 836 • Carthage, MO 64836 • Email: [email protected]

H H H H H H H H H H H H H H

G i a Đ ì n h F A T I M A

50611 Đinh StevenSacramento, CA

50613 Diệp AngelaSacramento, CA

50607 Đỗ JenniferSacramento, CA

50605 Đỗ MỹSacramento, CA

50606 Đỗ MinhSacramento, CA

50608 Đào TrâmSacramento, CA

50610 Đào TiếnSacramento, CA

50612 Đỗ AndySacramento, CA

50614 Đỗ KevinSacramento, CA

50609 Đỗ NgânSacramento, CA

Thánh Charles Lwanga và Các Bạn(3-6- c. 1886)

Vừa được truyền giáo 6 năm, thánh Luanga và các vị tử đạo da đen ở Uganda đã bày tỏ sự hăng say sống Tin Mừng như thời các thánh Tông Ðồ. Những hình khổ thật tàn nhẫn: ném đá, làm mồi cho thú dữ, chém đầu, thiêu sống. Các ngài thuộc đủ mọi hạng tuổi: Matt hias Kalenba 5 tuổi, Kitô 13 tuổi, những vị lớn hơn khoảng 16 đến 24 tuổi.

Các ngài là quản lý và tiểu hầu của Mwanga, một tù trưởng tàn ác và thích dâm dục với trẻ em và người cùng phái. Một ngày ông biết một số tiểu hầu đã dám học đạo và chịu phép rửa tội, ông điên tiết và ra lệnh những ai là Kitô Hữu phải đứng tách sang một bên. Mười lăm người, tất cả đều dưới 25 tuổi, đồng loạt đứng sang một bên và sau đó có thêm hai người nữa trước đây đã bị bắt và có cả hai người lính. Khi được hỏi có muốn giữ đạo hay không, tất cả đều trả lời, "Giữ đạo cho đến chết." Lwanga luôn khích lệ anh em và cùng họ cầu nguyện liên lỉ. Bốn vị trong số các ngài chưa chịu phép thánh tẩy đều được Lwanga Rửa Tội trước khi chịu tử hình.

ÐGH Phaolô VI nói với người Uganda, "trở nên một Kitô Hữu là điều tốt lành, nhưng không luôn luôn dễ dàng."

06-2012_TTDM.indd 2606-2012_TTDM.indd 26 5/14/2012 12:19:29 PM5/14/2012 12:19:29 PM

Page 27: June – Tháng 6, 2012 – S Trái Tim Đức M

27Văn Hóa Giáo Dục

1. Các thượng tế gặp Philato 2. Philato

3. Lính canh gác và niêm yết tảng đá 4. Ngày đầu tuần, động đất và tảng đá che lăn khỏi mồ

5. Lính hoảng sợ, chạy báo tin 6. Các thượng tế hối lộ và bảo lính nói:

Thánh Kinh Bằng Hình: SỐNG LẠI Mt 27:62-28:15;

Xin cho lính canh mồ! vì nó nói nó sống lại! kẻo nó lại lừa dối

nữa!

Các ông có lính đền thờ đến mà

canh

“lúc chúng tôi ngủ, xác bị trộm mất ”

06-2012_TTDM.indd 2706-2012_TTDM.indd 27 5/14/2012 12:19:30 PM5/14/2012 12:19:30 PM

Page 28: June – Tháng 6, 2012 – S Trái Tim Đức M

28 NS. Trái Tim Đức Mẹ, Số 414, Tháng 6, 2012

Những mảnh đời thảm thươngTrên đường tôi đi lễ hằng ngày, từ nhà đến nhà thờ

Sacred Heart ở Rancho Cucamonga, cách nhà khoảng 10 phút lái xe, thì ở góc đường Foothill và Etiwanda, bên phía nhà thờ và trước khi tới nhà thờ một chút, có một khoảng đất trống chưa xây cất gì, dù khu này đang là khu phát triển nhưng bị ngưng lại từ sau thời điểm kinh tế khủng hoảng vào cuối năm 2007 tới nay. Ở khoảng đất trống này, phía bên trong, cách đường

xe (từ đường Foothill) đi vào khoảng 60 feets, gần một cái hàng rào thép gai, cạnh một gốc cây trụi lá có một “cái chòi” trống trơn, giống như cái sàn nhà vừa trống nóc vừa không tường, diện tích vuông vức khoảng 10 feet. Thế nhưng, ở ngay bên cạnh “cái chòi” hoang vu giữa lòng thành phố phồn thịnh đang phát triển này, lại có một thân mình của một người anh em nằm ngủ ở đó, như tôi thấy khoảng 1 tuần nay.

Tôi đã có ý định ngay hôm Lễ Chúa Tình Thương, 15/4/2012, hai vợ chồng tôi đến tận nơi để chia sẻ với người anh em này, và nếu không gặp, sau lễ sáng Thứ Hai 16/4/2012, tôi dừng xe ghé lại để tặng tiền và đồ vật cho người anh em ấy.

Ôi, nếu so sánh với những người anh chị em tội nghiệp đáng thương khác, trong các trường hợp thương tâm được chuyện kể đến.

Chẳng hạn hai trường hợp được kể đến qua emails tôi nhận được dưới đây. Trường hợp thứ nhất về một người chồng và người cha trẻ ở Việt Nam, được kể lại trong một email ngay hôm Lễ Chúa Tình Thương 15/4/2012, như sau:

“Vụ tai nạn điện thương tâm đã xảy đến với người phụ hồ Trần Phước Sang (35 tuổi, ngụ tại Đồng Tháp) vào ngày 27/2. Trong lúc đang mải mê kéo cây thép từ đất lên để dựng căn nhà cấp 4 cho gia chủ, anh Sang đã bị dòng điện cao thế chạy trên nóc nhà phóng xuống. ‘Lúc đó sắp đến giờ nghỉ trưa, tôi đang kéo rốn cây thép lên để chiều làm thì nghe tiếng rẹt rẹt… toàn thân tôi tê cứng không biết gì nữa’. Nằm trên giường bệnh, anh thều thào kể lại giây phút kinh hoàng…..

”Cuộc sống, tương lai gia đình nhỏ cụt theo đôi tay của người cha được người dân đưa từ trần nhà xuống trong tình trạng hai cánh tay cháy đen co rút, toàn thân tím bầm

ai cũng nghĩ anh khó lòng qua khỏi. Ngay sau đó anh được đưa tới bệnh viện huyện sơ cứu rồi tiếp tục lên bệnh viện tỉnh. Do tình trạng quá nặng nên ngay trong ngày bác sĩ đã chuyển thẳng lên bệnh viện Chợ Rẫy. Tại đây, nhờ được cứu chữa tận tâm nên anh may mắn qua được con nguy kịch.

”Theo hồ sơ bệnh án, BS Nguyễn Trọng Luyện, khoa Bỏng và tạo hình, người trực tiếp điều trị anh Sang cho biết: “Bệnh nhân bị bỏng tia lửa điện 17% toàn cơ thể, trong đó có đến 13% bỏng độ III, độ IV ở tứ chi. Dù đã rất cố gắng cứu chữa nhưng hai cánh tay của người bệnh không thể phục hồi.” Để giữ lại sự sống cho người bệnh, bác sĩ đã phải cắt cụt cả hai cánh tay của anh Sang.

”May mắn thoát chết nhưng sự sống của anh Sang lúc này còn khó hơn cả chết bởi gần một tháng anh nằm điều trị tại bệnh viện đã khiến vợ con lâm vào cảnh không thể khổ hơn. Để cứu chồng, chị Huyền Giao vác bụng bầu gõ cửa tứ phương nhưng đến đâu chị cũng chỉ nhận được cái lắc đầu. Giữa lúc tiền viện phí hơn 60 triệu đồng chưa thể thanh toán cho bệnh viện, anh Sang lại đau đớn nghĩ đến cảnh đứa con thứ hai chào đời khi vợ anh không có nổi một xu dính túi.”

Trường hợp như thế đã là thảm thương. Nhưng thảm thương hơn là bị đem làm mồi câu cho bao kẻ

Thân phận của một Chúa Kitô homeless tân thời giữa thế giới văn minh và xã hội nhân bản

Cảm xúc về một người anh em vất vưởng bên cái chòi hoang trống ở một khu phố xá…Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

06-2012_TTDM.indd 2806-2012_TTDM.indd 28 5/14/2012 12:19:30 PM5/14/2012 12:19:30 PM

Page 29: June – Tháng 6, 2012 – S Trái Tim Đức M

29Văn Hóa Giáo Dục

táng tận lương tâm. Người ta bàn tán đến những màn kịch tại trung tâm nhân đạo do nữ ma đầu, con nuôi của Nguyễn thị Bình đóng với trẻ mồ côi, nhiều mưu lợi, bất chấp thủ đoạn.... Mới đây, còn có màn linh mục giả Cha Thiện bảo trợ bé Nhung như hình.

Nhiều trường hợp thật đáng thương! Tuy thế, còn có người thân yêu đùm bọc lấy nhau và cộng đồng trợ giúp về vật chất hay tinh thần. Còn trường hợp của người anh em tôi thấy đây, theo tôi, tội nghiệp hơn nhiều, nên càng đáng giúp đỡ hơn ai hết.

Trước hết, người anh em homeless ở giữa một xã hội văn minh nhất thế giới và được mệnh danh là thiên đường Mỹ quốc này không được ai biết đến để được hô hào giúp đỡ như người anh em ở Việt Nam nghèo khổ và bất hạnh trong email vừa được đề cập. Đúng thế, còn ai nghèo hơn một con người như người anh em homeless mà tôi thấy xa xa mấy sáng hôm nay. Bởi vì người anh em vô gia cư này:

- không có địa chỉ để được liên lạc và đón nhận thư từ hoặc quà tặng...,

- không có số điện thoại để liên lạc khi cần, nhất là vào những lúc nguy cấp 911...,

- không có bảo hiểm sức khỏe để được khám bệnh và uống thuốc mỗi khi đau yếu...,

- không có một người thân yêu để được săn sóc chăm nom...,

- không có tiện nghi tối thiểu để được hưởng thụ cho bằng ít là để giải quyết vấn đề hạ tầng cơ sở như vệ sinh tiểu tiện, tắm rửa...,

- không có tương lai vì không biết ngày mai sẽ ăn gì, uống gì, và có đủ hay chăng, hoặc lại nằm co nhịn đói, ngủ quên...,

- không biết chết lúc nào và khi nhắm mắt lìa đời cũng chẳng ai hay biết ...!

- không biết sau khi chết có được chôn cất đàng hoàng hay đem thiêu thành tro cốt rồi đổ đi như mọi thứ rác rưỡi khác.

Nếu người anh em homeless của tôi đây, hay những người anh chị em homeless khác nghèo khổ bần cùng đến cả sau khi chết như thế, đến độ không có lấy được một nấm mộ an nghỉ cuối cùng, thì họ không nghèo khổ hơn Chúa Kitô đâu, Đấng cần được chôn táng trong một ngôi mộ để làm dấu chứng phục sinh của Người khi Người ra khỏi đó, và vì thế nó đã trở thành một ngôi mộ trống, một ngôi mộ trống dường như đã được tiền định trở thành một nơi an táng ưu tiên và đặc biệt giành riêng cho những người anh chị em homeless của chúng ta là hiện thân thời đại của Người. Ở một nghĩa nào đó, chính những người anh chị em

homeless bần cùng chẳng có gì của chúng ta ấy là hình

ảnh về những ngôi một trống của Chúa Kitô Phục Sinh, dấu chứng phục sinh của Người, nơi Người tỏ mình ra chẳng những cho chính bản thân họ mà còn cho những ai đang tìm kiếm để gặp gỡ Người, ở chỗ, chưa tin rằng Người đã phục sinh, chưa chấp nhận ngôi mộ trống, (được biểu hiện nơi thân phận của thành phần homeless), Đấng quả thực ẩn mình nơi họ là những người anh chị em hèn mọn nhất của Người, đến nỗi nếu không giúp đáp họ là phủ nhận chính Người (x Mt 25:42-43).

Hình ảnh về một người anh em hèn mọn nhất trong dụ ngôn chung thẩm Đêm hôm Thứ Sáu, 13/4/2012, trời mưa to, thậm

chí có lúc mưa đá, ở vùng của tôi như vậy, không biết người anh em này trú ẩn nơi đâu? Đồ đạc (thường được thành phần homeless nhét cả vào một cái cart hay xe mua đồ trong siêu thị) cất ở chỗ nào? Có ghé đến những tiệm ở gần đó trú ngụ thì chắc chắn cũng bị ướt như chuột lột thôi, bởi đâu được vào bên trong những cánh cửa khóa kín và còn được gài máy móc an toàn báo động trộm cướp nữa... Càng lạnh càng đói... càng đói càng lạnh... Cứ thế mà sống...

Sáng hôm 26/4/2012, trên đường đi lễ như mọi ngày, tôi thấy từ ngoài đường lộ nhìn vào nơi người anh em homeless, dưới trời mưa lâm râm ban sáng bấy giờ sau cơn mưa kéo dài suốt đêm, người anh em này đang mặc chiếc áo jacket đen cho ấm và ngồi co ro chui rúc ở dưới một tấm bạt xanh phủ lên người làm mái che lưng cho khỏi ướt. Ôi, cảnh màn trời chiếu đất, bơ vơ, trơ trọi, vô cùng buồn thảm... của một con người như chúng ta!

Cáo có hang chim có tổ, ôi một con người như người anh em này không có chỗ dựa đầu (x Mt 8:20). Quả thực người anh em hèn mọn nhất ấy là hình ảnh của một Chúa Kitô cần được giúp đỡ và phải được giúp đỡ hơn ai hết và hơn bao giờ hết, bằng không chúng ta đã neglect chính Chúa Kitô rồi vậy!

Có thể nói, bề ngoài, người anh em này còn nghèo hơn cả các vị tu sĩ khấn sống thanh bần. Bởi vì các tu sĩ này còn có nhà để ở, cơm để ăn, áo để mặc, cộng đoàn để sống v.v. Có thể ví người anh em này chẳng khác gì một vị ẩn tu trong rừng vắng hay ở chốn hoang vắng ngày xưa, chỉ thua các vị về tinh thần tình nguyện sống nghèo khổ và cô đơn, nhưng không khác các vị về hoàn cảnh, ở chỗ, cũng ở một mình trong nơi hoang vắng, ở một nơi có thể nói còn rừng rú hơn cả ngày xưa nữa, bởi vì ngày nay người ta văn minh vật chất và nhân bản hầu như đã lên đến tột đỉnh đấy nhưng họ lại sống bằng những thứ luật rừng “mạnh được yếu thua”,

06-2012_TTDM.indd 2906-2012_TTDM.indd 29 5/14/2012 12:19:30 PM5/14/2012 12:19:30 PM

Page 30: June – Tháng 6, 2012 – S Trái Tim Đức M

30 NS. Trái Tim Đức Mẹ, Số 414, Tháng 6, 2012

ở cả thế giới cộng sản lấy quyền hành võ lực đàn áp dân chúng, lẫn thế giới tư bản với những thứ luật như cho phép phá thai (người mẹ mạnh hơn người con), cho phép trợ sinh an tử hay trợ tử (người khỏe giết người yếu), như chính sách toàn cầu hóa về kinh tế (nước giầu càng giầu trên nước nghèo càng nghèo)…, chưa kể đến thế giới Ả Rập Hồi giáo với những khủng bố sát hại nhau ác độc và dữ dội còn hơn thú rừng v.v.

Kể cả thành phần bị thiên tai trên thế giới, nhất là ở Mỹ, chẳng hạn bị biển động sóng thần (như trận Tsunami ở Nhật 11/3/2011), bão lốc (như trận Tornado ở Joplin Missouri 22/5/2011), bão lụt (như trận Katrina ở New Orleans Louisiana 29/8/2005) v.v. còn được chính phủ và các cơ quan từ thiện cứu trợ và tiếp tế tất cả những nhu yếu, còn người anh em homeless tôi thấy đây vẫn cứ lủi thủi một mình một cõi, đôi khi còn bị khinh bỉ hay nghĩ xấu rằng lười biếng không chịu đi làm v.v.

Người anh em homeless này đúng là hiện thân của đủ mọi trường hợp được Vị Thẩm Phán trong Cuộc Chung Thẩm nói tới: đói khát, khách lạ, trần truồng, đau yếu, tù đầy (xem Phúc Âm Thánh Mathêu đoạn 25:37-38,42-43).

Người anh em homeless này đói khát là sự kiện không thể chối cãi, thậm chí có những lúc không biết lấy gì mà ăn, lấy gì mà uống, nhưng vẫn không gian lận trộm cướp như những người đã giầu mà vẫn còn lòng tham vô đáy. Trong khi đó, biết bao nhiêu là đồ ăn thức uống ở những party hay những bàn ăn trong các nhà hàng (nhất là những nhà hàng all you can eat) của thực khách dư thừa đổ đi. Thảm thương và mỉa mai hơn nữa là những con pets (chó hay mèo) nuôi trong nhà được nuôi bằng những thức đồ ăn riêng trong khi con người, như người anh em tôi thấy đây, lại quằn quại với đói và khát. Ở Los Angeles downtown, chính mắt tôi đã từng thấy những người anh chị em homeless đi đến từng trạm dừng của xe bus thành phố để lục thùng rác xem có gì ăn được hay uống được hay chăng, những thứ ăn uống dư thừa của đám người đứng chờ xe vứt vào hay vội vàng vứt vào để lên xe.

Người anh em homeless này khách lạ là điều hiển nhiên đối với tất cả mọi người qua đường có nhà, có cửa, có xe, có thân thuộc bạn bè. So với chính thành phần được gọi là homeless ở một số nơi khác. Chẳng hạn như ở một nhà thờ tại Nữu Ước tôi được thấy vào đầu năm 2010, có những anh chị em homeless được vào trong nhà thờ ngủ, và ngủ trên các băng ghế, cho dù sáng hôm sau cả nhà thờ dâng lễ Chúa Nhật. Hay như ở ngay downtown Los Angeles, những anh chị em homeless sống quay quần thành cộng đoàn ở những cái

parks, nhất là ở một công viên gần Phố Tầu – China Town, nơi hai vợ chồng chúng tôi đã đến tặng 100 phần quà hay 100 gói thực phẩm cho họ mà không đủ. Cũng ở downtown Los Angeles, trong năm 2011, tôi cũng thấy vài người anh chị em homeless của tôi nằm quay lưng vào tường ở giữa đường phố như là một người khách lạ trước con mắt của bao nhiêu người anh chị em may mắn hơn của mình.

Người anh em homeless này trần truồng đến độ không biết chỗ nào thay đồ hay lén lút thay trong các bụi rậm nào đó, hay khi màn đêm buông xuống, không ai thấy được những gì cần phải che giấu đi, thậm chí không có đồ để thay, chỉ có một bộ duy nhất, như chiếc áo duy nhất của Chúa Giêsu bị tước lột trước khi Người bị đóng đanh. Trong khi đó, biết bao nhiêu là những người khác vẫn cứ tiếp tục mua sắm đồ dùng, nhất là quần áo thời trang để mặc, nhiều đến độ không biết mình có bao nhiêu bộ hay mặc bộ nào cho từng ngày, từng dịp, rồi có mang cho bớt đi là vì những bộ ấy lỗi thời để mua những bộ thời trang hơn hay để có chỗ cho những bộ mới hơn v.v. Tôi đã từng thấy 1 người anh em homeless ở downtown Los Angeles mặc một chiếc áo đen bóng như được nhúng vào nhớt xe cần phải thay vậy.

Người anh em homeless này đau yếu là tình trạng bất khả tránh, đối với một thân xác chẳng những không đủ ăn, hay ăn bậy bạ từ những của hư dư vứt vào thùng rác của người ta, mà còn chịu mưa nắng nóng lạnh hành hạ liên tục quanh năm suốt tháng. Những người bị bệnh nạn tật nguyền ở trong các bệnh viện và dưỡng lão hoặc cơ quan phục hồi còn sung sướng hơn người anh em này, vì những người ấy còn được người chăm sóc, được có giường nằm, có thuốc uống, có nhà ở v.v.

Người anh em homeless này tù đầy ở chỗ không thể đi đâu khác ngoài những chỗ không ai thèm ở, và dù có tự do hơn những tù phạm nhưng cũng chẳng làm được những gì mình mong muốn và khao khát, ít là được có và có được những nhu cầu tối thiếu hằng ngày. Và những tù nhân cũng còn sướng hơn người anh em này, vì họ còn có nơi ăn, chốn ở, có người chăm sóc và thậm chí còn được học nghề ở trong một thế giới Tây phương có vẻ quan tâm đến nhân bản.

(còn tiếp)

Chúa Nhật Chúa Chiên Lành 29/4/2012 Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

06-2012_TTDM.indd 3006-2012_TTDM.indd 30 5/14/2012 12:19:30 PM5/14/2012 12:19:30 PM

Page 31: June – Tháng 6, 2012 – S Trái Tim Đức M

31Gia Đình Xã Hội

Yêu MẹCon yêu mẹ lắm mẹ ơi.

Nhìn mẹ con thấy cả trời ngát hương.Êm mơ hạnh phúc thiên đường.

Lòng con quên hết đoạn trường đã qua.Dẫu đời còn lắm phong ba.

Hiểm nguy giăng khắp con mà hãi chi.Có mẹ, mẹ dắt con đi.

Biển đời cũng lặng, đêm thì cũng qua.Tình thương mẹ rất bao la.

Chở che ấp ủ vui ca tháng ngày.Cho con vững dạ không lay.

Niềm tin phó thác trong tay mẹ hiền.Mẹ đưa về bến bình yên.

Không còn nước mắt muộn phiền xót xa.Mùa Xuân vĩnh cửu hoan ca.

Đời đời con hát ngợi ca Chúa Trời.Chúc tụng ngài khắp nơi nơi.

Uy danh hiển thánh đất trời tạ ơn.Cho mẹ còn mãi thương con.

Và con yêu mẹ sắt son tình nồng.Sông Xanh ngày 4/11/2011

PHIẾU YỂM TRỢ / GIA NHẬP HỘIHỘI TƯƠNG TRỢ LINH MỤC HƯU DƯỠNG VNPRIESTHOOD SUPPORT FOUNDATION, INC.

Để tiếp tay với HĐGMVN chăm lo cho các cha già yếu bệnh tật của 25 giáo phận trên toàn nước Việt Nam, Hội Tương Trợ Linh Mục Hưu Dưỡng VN trân trọng kính mời Qúy Vị yểm trợ hoặc gia nhập hội, nhằm mục đích giúp đỡ các linh mục đã suốt đời phục vụ Giáo Hội và nay đang sống phần cuối đời ở các nhà hưu dưỡng tại Việt Nam. Quý ân nhân và hội viên sẽ được các cha hưu dưỡng cầu nguyện trong các thánh lễ hằng ngày. Riêng quý ân nhân tặng từ $1.000 trở lên sẽ được nhận Bằng Tri Ân của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam và là Hội Viên Vĩnh Viễn của Hội. Qúy Vị có thể yểm trợ hoặc gia nhập Hội bằng cách đóng góp vào Qũy Tương Trợ hoặc ghi danh gia nhập hội:

TÔI MUỐN: º Đóng góp vào Quỹ Tương Trợ: º $50 º $100 º $200 º $300 º $500 º $1000 º $ _____________ 1. Số tiền đóng trước $__________ 2. Mỗi tháng $ __________ trong một năm. 3. Đóng hết một lần số tiền hứa: $__________ º Ghi danh gia nhập Hội: º Hội Viên Ân Nhân Vĩnh Viễn - $1.000 º Hội Viên Ân Nhân Bậc I- $120 một năm º Hội Viên Ân Nhân Bậc II- $60 một năm º Xin Lễ Tùy ÝTên Thánh: _______________ Tên gọi: _________________Địa chỉ: ___________________________________________Thành Phố _________________________ TB/Zip _________Phone: ___________________ Email: __________________Ngày ______Tháng _____ Năm _______

“Các Linh Mục hưu dưỡng là những người Cha, người anh và là người bạn thân yêu của chúng ta. Các Ngài đã dành cả một đời để yêu thương, phục vụ và chăm lo cho đời sống thiêng liêng của chúng ta. Nay đến tuổi già không còn khả năng để tự chăm sóc cho bản thân nữa, phải ngồi xe lăn hay trên giường bệnh. Các ngài đang cần đến sự quan tâm, săn sóc của chúng ta.” Những đóng góp của quý vị cho các Linh Mục Hưu Dưỡng VN là sự biểu lộ tâm tình tri ân các Ngài đã suốt đời tận hiến, hy sinh phục vụ đàn chiên Chúa.

Chi phiếu xin đề;Priesthood Support Foundation, Inc ( or PSF, Inc.)hoặc: Hội Tương Trợ Linh Mục Hưu Dưỡng VN. (HTTLMHDVN)

Chi Phiếu hoặc Thư từ liên lạc xin gởi về:Hội Tương Trợ LM Hưu Dưỡng VN

P.O box 4929 Garden Grove, Ca 92842

Điện thoại số:(714) 638-3581 hoặc (714)399-6273

Hành Hương Đất ThánhBước theo dấu chân Chúa Kitô trên dương thế

13 ngày (tù 03-6 đến 15-6-2012)1. Tại Đất Thánh (quê hương trần thế của Chúa Yêsu) kính viếng các nơi: Nazareth, Carphanaum, Đồi Tám Mối Phúc Thật, Du thuyền trên Biển Hồ Galilêa, Núi Tabor, Tabgha nơi phép lạ hóa bánh ra nhiều, Sông Giođan nơi Chúa nhận phép rửa, Thành Jêricô, Núi Cám Dỗ, Thành Belem, Hang Sữa Mẹ, Cánh đồng chăn chiên, Thanh Đường Đức Mẹ Thăm Viếng, Thành Thánh Jêrusalem, Vườn Cây Dầu, Nhà Tiệc Ly, Đường Thương Khó, Đồi Golgotha, Thánh Lễ trọng thể tại Thánh Đường Mộ Chúa, Nguyện Đường Chúa Lên Trời, Thả nổi trên Biển Chết,.... 2. Ba Lan (Poland), kính viếng các Đền Thánh: - Black Madonna (Trung Tâm Hành Hương Đông Âu) - Thánh Faustina - Lòng Thương Xót Chúa - Thánh Maximilian Kolbe - Lm tình nguyện chết thay tù nhân. và các thành phố với nhiếu di tích lịch sử: -Warsaw, Czestochowa, Krakow, Auschwitz 3. Tuyên úy: Msgr. Philippe Lê Xuân Thượng 4. Huớng Dẫn: Phó Tế Micae Nguyễn Kim Khánh5. Lệ Phí khởi hành từ Houston, Texas $3,990: (Vé máy bay, 1st class hotels, xe bus, ăn Sáng & Tối, vé tham quan.)6. Ghi danh từ nay cho đến khi đủ 30 chỗ. Gởi copy Passport còn hiệu lực tới 31/12/2012, kèm theo 500MK tới địa chỉ:

Deacon Michael Nguyễn K.Khánh16205 Telge Rd., Cypress, TX 77429

Tel : 713-319-8606 - Email: [email protected]

06-2012_TTDM.indd 3106-2012_TTDM.indd 31 5/14/2012 12:19:31 PM5/14/2012 12:19:31 PM

Page 32: June – Tháng 6, 2012 – S Trái Tim Đức M

32 NS. Trái Tim Đức Mẹ, Số 414, Tháng 6, 2012

Tình ChaNgọc Hương

Tình cha ấm áp như vầng thái dương. Dạt dào như dòng nước trôi đầu nguồn. Suốt đời vì con gian nan, ân tình đậm sâu bao nhiêu, cha hỡi cha già mến yêu.Đó là tiếng hát Ngọc Sơn trong máy nhạc, đang réo

rắt bài “Tình Cha," đưa tôi về kỷ niệm thời thơ ấu. Cha tôi hồi xưa là một quân nhân.

Tôi còn nhớ in trong đầu. Mỗi buổi sáng cha tôi chỉnh tề trong bộ đồ nhà binh, mầu xanh đậm lá cây rừng, ni ủi thẳng tắp sắc như dao, sờ vào như muốn đứt tay. Đôi giầy lính mầu đen, cổ cao tới bắp chân, trông oai phong làm sao! Tiếng giầy ba đi lộp cộp, nhịp nhàng, hiên ngang như đoàn quân đang diễn hành ngòai đường phố. Ba mau lẹ lên xe đi làm, còn quay lại nói, ”Các con ở nhà đi học ngoan nhé, chiều ba về!” Nhớ lời ba nói, chiều nào tôi cũng liếc mắt ra cổng chờ ba, khi thấy ba, chúng tôi chạy ùa ra đón. Ba cất xe rồi giang hai cánh tay ôm lấy chúng tôi và hỏi, “Các con đi học có giỏi có ngoan không nào? Bé Hồng có quấy mẹ không?" Anh kế tôi nói, ”Con ngoan cô giáo cho con hát vui lắm.” Anh lớn tôi cũng nói “Hôm nay con làm toán đúng cô khen con giỏi.” Mỗi đứa nói một câu, ba xoa đầu và ôm hôn từng đứa. Chúng tôi sung sướng, đứa đi lấy dép cho ba, đứa đi cất giầy vào kệ. Thỉnh thoảng ba đi công tác mấy ngày, chúng tôi nhớ lắm. Ba nói ba cũng nhớ chúng tôi nữa, nên lần nào ba cũng mua bánh hay đồ chơi cho mỗi đứa.

Thế rồi ngày 30-4-1975, nước mất nhà tan, ba buồn lắm. Những bộ quần áo xanh mầu lá cây rừng, ba nhuộm thành mầu quạ đen hết, cho hợp tâm trạng buồn thảm và tương lai đen tối lúc này.

Rồi ba phải đi tù cải tạo. Ngày ra đi ba còn buồn hơn, ba ôm chúng tôi vào lòng, nghẹn ngào không nói được lên lời. Ba quay đi cố giấu giọt nước mắt vừa rơi trên má, rồi ngậm ngùi bước đi. Chúng tôi còn ngây thơ đâu có biết rằng, ba đi lần này lâu và lâu lắm ba mới trở về thiệt.

Thời gian đầu, ba phải đi lao động nhưng còn khỏe. Mặc dù bụng đói meo ba vẫn ra công đi kiếm những miếng nhôm hay I-nôc, về làm cho tụi tôi những cái kẹp tóc, những mẫu ảnh, có khắc hình Đức Mẹ và thánh giá có hình Chúa Giêsu. Ba làm cho mẹ cái lược có khắc rồng phượng và có đề hai câu thơ, “Bầu sữa mẹ nuôi anh khôn lớn. Bàn tay em tô 'khắm' cuộc đời”. Đó là đứa em gái ba tuổi của tôi, nó vẫn nghêu ngao như vậy đấy, thực là tô thắm cuộc đời thì mới chí lý chứ

phải không quí vị? Mấy tháng sau ba phải đi lao động, phá rừng, kéo gỗ, làm nhà, làm đủ việc vất vả. Cơm không có mà ăn, chỉ ăn bằng bo bo trộn với củ mì, mà cũng chả được no. Nơi ăn ở là những túp lều tranh, các ông cải tạo tự làm lấy. Thiếu thốn đủ thứ, vì vậy cứ ba tháng, mẹ tôi phải đi thăm nuôi ba tôi một lần, để tiếp tế thuốc men và các thứ cần thiết. Lần nào cũng có món thịt heo bằm, kho sả ớt mặn chát, mà ba tôi viết thư về khen ”Sao nó ngọt và ngon thế!” À ! Còn có cả ký lạp xưởng nữa. Nói đến lạp xưởng tôi nhớ đến chuyện ba tôi kể. Một lần họp, cán bộ xài xể các ông cải tạo ”Cái con lạc xưởng mà các anh ăn sống ăn xít cả ruột cả gan, thì khỏi sao mà không đau bụng!”Các ông cải tạo cười rộ lên. Mấy ngày sau có anh cán bộ trả lại cho ông cải tạo ký lạp xưởng đã ăn dở, mà ông mới biếu, nói là tôi không quen ăn nên bị đau bụng. Quí vị đã biết ai ăn sống chưa nào? Mẹ đưa cả thuốc lá thơm Lạng Sơn, mà mẹ vấn cho ba nữa! Ba biên thư về nói: em làm thuốc này bán phải không? Ngon và thơm thật! Nhưng thôi, tốn lắm! Mua thuốc lào cho anh cũng được. Thế tôi mới biết, khi đói thì dở cũng ngon. Lúc không có tiền ba hà tiện lắm. Mẹ tôi đưa cả mớ thuốc không cháy (vì khi mua mẹ không biết hút thử) lên cho ba, để nhỡ có bị đứt tay đứt chân thì đắp vào cho nó cầm máu. Ba “Ừ, càng tốt! Có thứ để mà đãi bạn! Đưa lên đây là cháy tuốt ! Chả đắp vào đâu cả! Thật các ông cải tạo quí thuốc như vàng vậy đó! Nhất là phải có món đường." Ba tôi kể có lần nấu chè không có đường, ba tôi cho bột ngọt vào chè, ăn nó kỳ cục làm sao ấy! Mỗi tháng ba viết thư một lần, ba nhớ chúng tôi lắm và chúng tôi cũng nhớ ba nhiều, nhưng mẹ chỉ đưa chúng tôi đi thăm được một lần.

Tiếng kẻng vang lên, báo hiệu nửa giờ thăm đã hết. Ba tôi vội vàng xách lấy mấy giỏ đồ, xếp hàng đi về, nghẹn ngào không nói được gì thêm, nhưng đầu còn quay lại nhìn vợ và các con. Đứa em thứ năm tôi vừa khóc vừa nói, “Ba không về à ba!” Mẹ tôi phải nói “Mai mốt ba về con ạ." Nó đâu có biết rằng ba đang mất quyền tự do. Chúng tôi đứng nhìn ba cho đến khi khuất bóng sau lùm cây. Về sau ba tôi đổi đi xa, chúng tôi đi bộ không được. Mấy năm đầu bị quản chế rất khó khăn, nhưng về sau gặp người trại trưởng dễ, họ cho ba ra ở đêm với mẹ, nên ba tôi có thêm thằng con thứ sáu nữa, đặt tên là Nguyễn Thanh. Có thêm thằng em nữa, mẹ tôi càng vất vả nhiều, ba tôi càng thấy thương mẹ nhiều hơn. Mẹ cho thằng em út đi thăm cho ba biết mặt. Nhưng về sau đổi công an coi, lại rất khó. Họ bắt phải ngồi xa, các ông cải tạo ngồi một bên bàn, vợ con thân nhân ngồi một bên, còn có công an ngồi kiểm soát nữa. Ba tôi chỉ được với tay sang sờ mặt thằng út chứ không được ẵm con. Mặt ba buồn rười rượi mẹ tôi

06-2012_TTDM.indd 3206-2012_TTDM.indd 32 5/14/2012 12:19:31 PM5/14/2012 12:19:31 PM

Page 33: June – Tháng 6, 2012 – S Trái Tim Đức M

33Văn Hóa Giáo Dục

cũng không hơn gì, vì tình cha con bị ngăn trở, không được tự do.

Mẹ cho bốn anh em chúng tôi đi vượt biên, để có tương lai. Chúng tôi thoát được đến bờ tự do. Mẹ tôi biên thư cho ba viết mánh là, ”Mẹ cho bốn anh em chúng tôi về ngoại ở rồi.” Ba tôi hiểu và mừng lắm.

Thấm thoát sáu năm ba tôi được tha về. Ba tôi nói, “Ba luôn trông cậy vào Chúa và Đức Mẹ nên có một đêm ba mơ, nhìn thấy ảnh Đức mẹ Hằng cứu Gíúp trước ngày ba được về” Gia đình vui vẻ trong cảnh đoàn tụ. Nhưng một năm sau, ba lại phải tìm đường vượt biên qua Mỹ với chúng tôi. Thế là ba lại phải xa mẹ lần nữa. Ba bảo, con mình còn nhỏ qúa. Bốn đứa chúng tôi, đứa lớn nhất mới mười bốn, đứa nhỏ mới lên tám. Lòng buồn nên ba chả buồn cạo râu, cứ để lởm chởm như da heo cạo sót vậy.

Ngày đi vượt biên ba mới 45 tuổi, còn trai tráng lắm. Thằng út Thanh mới gần bốn tuổi nó biết nói đủ điều. Có lần ăn cơm nó đòi. “Con thích ăn cái thịt râu ba ấy”. Mẹ tôi biết ngay là nó muốn ăn miếng thịt heo ba chỉ. Thỉnh thoảng ba chở nó bằng xe đạp về thăm bà nội, nó thích lắm, nên nó cứ đòi ba chở đi chơi hoài.

Thế rồi ba đi vượt biên thoát. Ba đến được trại tỵ nạn. Còn mẹ tôi và hai em nhỏ của gia đình tôi còn ở lại. Vì còn bà ngoại tôi đã già! Ai trông coi bà lúc đau yếu! Làm sao mẹ yên tâm mà đi!

Sang Mỹ ba đi làm mua nhà cho các con ở. Ba đi làm về khuya, sang sớm còn phải chở chúng tôi đi học và lo nấu cơm cho chúng tôi ăn nữa. Hồi ấy ba phải làm giờ phụ trội nhiều, nên ba chỉ nghỉ một ngày Chúa Nhật để đi lễ và đi chợ mua thức ăn và các thứ cần thiết trong tuần cho các con. Không có mẹ tôi, thân gà trống ba tôi rất vất vả. Khi hai anh tôi lớn đã tới tuổi lái được xe, ba lại phải mua cho các anh cái xe cũ để đi học. Ba mua chiếc xe giống hiệu Vol-va-Gen của ba ngày xưa cho dễ sửa. Thế là ba lại có thêm việc cuối tuần là sửa xe cho các anh tôi. Còn các việc lặt vặt trong nhà như điện nước, nhà cửa có gì hư nhẹ, là ba tôi lại kiêm hết. Con cái đông, nhà chật ba tôi tự sửa cả cái gara thành phòng cho rộng thêm. Thế mà chỉ có hai anh tôi phụ, ba tôi gọi các anh là "thợ vịn" Cuối tuần anh tôi chở chúng tôi đi chơi bowling. Ba tôi lại phải một bữa thức khuya, để chờ con về rồi mới yên trí đi ngủ.

Ba tham gia vào hội đoàn nhà thờ và bắt chúng tôi cũng phải gia nhập các đoàn thể nữa . Bởi vậy cha và các ông trong cộng đoàn rất quí ba.

Mẹ tôi ở Việt Nam lúc này đã có bác tôi, đi cải tạo về, trông coi bà ngọai cho mẹ tôi. Thế là mẹ tôi và hai em cuối của gia đình tôi, lại làm một chuyến vượt biên

nữa. Chỉ có ba ngày đã tới giàn khoan dầu. Họ gọi tầu đưa mẹ và các em về trại tỵ nạn.

Gia đình chúng tôi tám người, cứ lần lượt chui năm chuyến, mà vẫn được bằng an, thì quả là hồng ân Chúa và Mẹ ban cho gia đình tôi thật lớn lao!

Ngày đoàn tụ mẹ tôi và hai em, Để mừng cho ba tôi, sáu năm mới gặp lại mẹ tôi và hai em, nên được cha và mấy ông trong cộng đoàn, đi đón tại phi trường, trong một buổi tối tháng 12 thật giá lạnh. Mấy ngày sau, ba tôi làm một bữa tìệc ăn mừng, tại hội trường nhà thờ. Hôm ấy có mấy cha dâng lễ tạ ơn và có đủ các người thân quen trong cộng đoàn tham dự. Các ông lên giúp vui và chúc mừng, nói dỡn, “Anh B ở gần cha và gần nhà thờ nên chả dám làng nhàng gì, sợ cha biết cha không cho rước lễ!” Có người thì chọc, “Ông ấy mới đi xưng tội đấy!" Mọi người trong buổi tiệc , ăn uống, cười nói râm ran.

Sau này mẹ tôi mới biết, ba gặp nhiều sự cám dỗ lắm, mà ba không sa ngã , thì thật là Chúa và Đức Mẹ gìn giữ cách riêng rồi! Mẹ cũng thầm cảm tạ Thánh Gia , đã ban cho gia đình xum họp vui vẻ, con cái học hành nên người. Mẹ cảm động làm bài thơ cám ơn ba và kỷ niệm cho chúng tôi.

Cảm Ơn AnhCảm ơn anh những năm xa vắngLòng héo hon tình chẳng cách ngănTâm cố rèn thanh cao nhân nghĩaThế gian nhiều cạm bẫy vây quanhAnh kiên chí lòng trung đứng vữngGương mẫu cha con cháu soi cùngThương một mình làm lụng nuôi conThân gà trống vất vả không ngừngCám ơn anh giữ lòng chung thủy Đạo vợ chồng anh đã thực thiChồng vợ vui tươi thêm hạnh phúcGia đình xum họp chả buồn chi.

Hồi ấy đến nay, ba mẹ tôi vẫn kêu nhau bằng anh em, nghe cứ ngọt sớt vậy đó, nên ông bà sống rất thuận hòa.

Gia đình xum họp con cái đề huề. Ba hợp lực với mẹ ra buôn bán tự do, để lo cho con cái ăn học, đồng thời cũng có việc cho chúng tôi làm thêm và tập tành trong đời sống cho quen.

Khi chúng tôi tới tuổi trưởng thành, ba hướng dẫn cho biết chọn vợ chọn chồng; cần nhất là cái đức hạnh, chứ không phải sắc đẹp, hay tiền của bề ngòai. Lấy người khác đạo cũng được, nhưng ba khuyên nên theo một đạo công giáo cho hợp nhất để dạy con cho dễ

06-2012_TTDM.indd 3306-2012_TTDM.indd 33 5/14/2012 12:19:31 PM5/14/2012 12:19:31 PM

Page 34: June – Tháng 6, 2012 – S Trái Tim Đức M

34 NS. Trái Tim Đức Mẹ, Số 414, Tháng 6, 2012

dàng. Ba còn nhấn mạnh đạo nghĩa các con phải siêng năng và ăn ở ngay thẳng để làm gương cho các con.

Khi đã nên duyên vợ chồng, phải chung thuỷ, giúp đỡ nhau và nhất là phải tha thứ cho nhauĐể cho các con noi theo, năm nào ba cũng nhớ xin lễ

và làm giỗ cho ông bà nôi ngoại,các linh hồn mồ côi và nhắc nhở chúng tôi ăn ở tần tiện, để dành tiền giúp đỡ tha nhân. Ba còn gíúp đỡ các thày, các di sơ còn ở tại chủng viện quê nhà miền Bắc.

Nay ba đã gìa, ngoài thất thập cổ lai hi rồi, ba cũng nhiều bệnh lắm, nhưng nhờ sống trên đất Mỹ có đủ phương tiện, thuốc men nên ba cũng đỡ mệt. Ba còn lái xe đi đón các cháu đi học về, coi sóc cháu cho tới khi chúng tôi đi làm về. “Con có cha như nhà có nóc” Chúng tôi rất yên tâm.

Cho thêm tình đầm ấm, ba thường nhắc mẹ tôi. “Làm món gì cho con cháu về ăn đi bà”! Thế là chúng tôi lại đem con về ăn cho ông bà vui. Các cháu về, nghịch ngợm bừa bộn lắm, ông bà lại phải thu dọn vất vả, nhưng ba mẹ tôi vẫn thích như vậy. cho đỡ nhớ và tạo bầu không khí thân mật cho con cháu, nhất là các cháu sinh trên đất Mỹ.

Giờ rảnh rỗi ba còn làm cả giàn, cho mẹ tôi trồng bí, mướp và làm những ống nước tưới rất là tiện nghi. Ba tôi nói, “Ăn thì chả bao nhiêu, cho con cháu bạn bè ăn và nhìn cho nó vui mắt!” Đức tính hiền hòa của ba, khiến cho nhiều người

thương mến, nó làm chúng tôi phấn khởi trong cuộc sống và cảm nhận được tình yêu của ba. Chúng tôi hằng thầm cám ơn ba, đã chỉ dạy nhiều điều trong cưộc sống và nuôi nấng chúng tôi ăn học nên người. Chúng tôi nguyền sẽ nhớ lời ba dạy và noi gương ba suốt đời. Nhất là luôn cầu nguyện cho ba có sức khỏe để sống lâu với chúng tôi./.

Teresa Kim TrinhHOA ĐỜI DÂNG MẸ

Mẹ là Mẹ Chúa cao sangCon thơ dâng Mẹ một tràng Mân Côi

Hoa lòng một đóa tình thôiCon đây dâng Mẹ đời yêu thương

Mẹ ơi xin Mẹ hãy thươngHoa lòng trinh khiết Mẹ thương giữ gìn

Hoa tim con nguyện khấn xinXa mầu ảm đạm, xin tình lên ngôi

Hoa trắng khoe sắc gọi mờiCon đây dâng hiến một đời trung trinh

Hoa đỏ xác tín trung tìnhCho con mãi mãi thắm tình Mẹ yêu

Mẹ xinh Mẹ đẹp diễm kiềuMẹ là Mẹ Chúa mỹ miều cao sang

Con còn ở chốn trần gianXin Mẹ che chở nguy nan trong đời

Con đây xin hứa suốt đờiQuyết theo gương Mẹ sống đời hy sinh

Yêu người yêu Chúa trọn tìnhKhiêm nhường tha thứ lòng mình bình an

Mẹ ơi, khi gặp gian nanMẹ luôn an ủi trăm ngàn yêu thương

Những khi gặp phải đau thươngTay Mẹ dẫn dắt tỉnh trường không lo

Lòng con nhiều lúc đắn đoLời Mẹ nhắn nhủ không còn suy tư

Mẹ ơi, Mẹ rất nhân từ Xin cho con được khiêm nhường thứ tha

Đời con là khúc tình caDâng lên cho Mẹ hát ca sáng chiều

Lời ca dâng Mẹ cao siêuTiếng ca thánh thót Mẹ yêu nhận lời

Tinh con bé nhỏ thế thôiMẹ ơi, chấp nhận con thì vui thay

Tim con yêu Mẹ từng giâyTừng ngày, từng phút ngất ngây trong đời

Tình yêu của Mẹ một trờiBan cho con được vui tươi hằng ngày

Con xin ôm ấp tình này Luôn luôn ghi nhớ tháng ngày Mẹ yêu.

06-2012_TTDM.indd 3406-2012_TTDM.indd 34 5/14/2012 12:19:31 PM5/14/2012 12:19:31 PM

Page 35: June – Tháng 6, 2012 – S Trái Tim Đức M

35Ngày Thánh Mẫu XXXIV

Ngày Thánh Mẫu 2012Ngày Thánh Mẫu 2012Từ Thứ Năm, Ngày 2 Đến Chúa Nhật, Ngày 5 Tháng 08 Năm 2012

Tại Carthage, Missouri, USA

Với Chủ ĐềVới Chủ Đề::“Linh Hồn Tôi Ngợi Khen Chúa” “Linh Hồn Tôi Ngợi Khen Chúa” (Lc 1:46)(Lc 1:46)

Nhân Dịp Kỷ Niệm 35 NămNhân Dịp Kỷ Niệm 35 Năm

Tổ Chức Ngày Thánh MẫuTổ Chức Ngày Thánh Mẫu

Ban Tổ Chức:Ban Tổ Chức:Trưởng Ban:Trưởng Ban:Lm. Tôma Aquinô M. Nguyễn Huy Châu, CMCLm. Tôma Aquinô M. Nguyễn Huy Châu, CMC

Phó Nội Vụ:Phó Nội Vụ:Lm. Gioan-Thành M. Trần Quốc Toản, CMCLm. Gioan-Thành M. Trần Quốc Toản, CMC

Phó Ngoại Vụ:Phó Ngoại Vụ:Lm. Tôma M. Vũ Lưu Truyền, CMCLm. Tôma M. Vũ Lưu Truyền, CMC

Thư Ký:Thư Ký:Lm. Philipphê Nêri M. Đỗ Thanh Cao, CMCLm. Philipphê Nêri M. Đỗ Thanh Cao, CMC

Thủ Quỹ:Thủ Quỹ:Lm. Gioan Đamascênô M. Ngô Đức Vượng, CMCLm. Gioan Đamascênô M. Ngô Đức Vượng, CMC

Các Dịch Vụ Về Ngày Thánh Mẫu Xin Liên Lạc:Các Dịch Vụ Về Ngày Thánh Mẫu Xin Liên Lạc:Lm. Tôma M. Vũ Lưu TruyềnLm. Tôma M. Vũ Lưu Truyền

1900 Grand Ave., Carthage, MO 648361900 Grand Ave., Carthage, MO 64836417-388-2431 / Email:417-388-2431 / Email: [email protected] [email protected]

06-2012_TTDM.indd 3506-2012_TTDM.indd 35 5/14/2012 12:19:31 PM5/14/2012 12:19:31 PM

Page 36: June – Tháng 6, 2012 – S Trái Tim Đức M

36 NS. Trái Tim Đức Mẹ, Số 414, Tháng 6, 2012

C ông Đồng Vaticanô II trong Hiến Chế Phụng Vụ Thánh, chương VI số 112 dạy rằng: “Truyền Thống âm nhạc của toàn thể Giáo Hội đã

kiến tạo nên một kho tàng vô giá vượt hẳn mọi nghệ thuật khác, nhất là phần điệu nhạc thánh đi liền với lời ca, góp phần cần thiết hoặc trọn vẹn trong phụng vụ trọng thể”. Cũng theo lời dạy của Công Đồng trong Hiến Chế Tín Lý Về Giáo Hội, chương II số 11 thì Thánh Lễ là nguồn mạch và chóp đỉnh của tất cả đời sống Kitô Giáo.

Quả thực, trung tâm điểm và chóp đỉnh của Ngày Thánh Mẫu là các Thánh Lễ, đặc biệt các Thánh Lễ Đại Trào. Chắc có lẽ ai cũng phải công nhận, thánh ca trong các Thánh Lễ này góp phần lớn giúp cho thêm sống động sốt sắng. Do đó trong suốt 34 năm vừa qua, Ban Tổ Chức luôn nhận thấy vai trò quan trọng của thánh ca và dành cho phần thánh ca một sự quan tâm đặc biệt.

Trong 4 năm qua, Linh Mục Gioan Trần Trung Thành, CMC, được Ban Tổ Chức đề cử làm Trưởng Ban Thánh Nhạc Ngày Thánh Mẫu. Linh Mục Thành chịu chức năm 2009 và ngài đã giữ chức Trưởng Ban Thánh Nhạc của Tỉnh Dòng Đồng Công Hoa Kỳ suốt 16 năm

qua. Ngoài khả năng ca nhạc và kỹ thuật, Cha Thành còn có khả năng điều hợp phần thánh nhạc trong các dịp Lễ lớn của Nhà Dòng, đặc biệt là Ngày Thánh Mẫu. Sau đây xin quí vị cùng đọc bài phỏng vấn Cha Thành do phóng viên TMC thực hiện.

Phóng Viên: Thưa Cha, hằng năm có khoảng bao nhiêu ca đoàn từ khắp nơi

trên Hoa Kỳ tham dự vào phần thánh nhạc Ngày Thánh Mẫu?

Cha Thành: Ngày Thánh Mẫu có khá nhiều Thánh Lễ, theo chương trình chính thức có 19 Thánh Lễ trong đó có 3 Thánh Lễ Đại Trào do ca đoàn tổng hợp đảm trách phần thánh nhạc. Do đó chúng tôi cần có nhiều ca đoàn hát trong các Thánh Lễ. Hằng năm có khoảng 20 đến 25 ca đoàn khắp nơi trên Hoa Kỳ ghi danh tham dự vào phần thánh nhạc Ngày Thánh Mẫu.

Phóng Viên: Để tham dự thánh nhạc Ngày Thánh Mẫu, một ca đoàn cần có những tiêu chuẩn nào?

Thánh Nhạc Ngày Thánh MẫuCha Thành: Thực sự chúng tôi không dám đặt tiêu

chuẩn gì cả. Quí Anh Chị trong các ca đoàn có tấm lòng và có thể hát là điều quí lắm rồi. Ca đoàn nào lớn với chừng 40 ca viên trở lên thì có thể đảm trách những Lễ lớn hơn vào sáng Thứ Sáu, Thứ Bảy và Chúa Nhật tại Lễ Đài chính. Các ca đoàn khác khoảng 20 ca viên có thể đảm trách những Thánh Lễ trong Đền Thánh. Còn ca đoàn nào nhỏ hơn thì có thế hát chung với một ca đoàn khác hay với ca đoàn tổng hợp trong các Thánh Lễ Đại Trào.

Phóng viên: Xin Cha biết sơ lược về việc liên lạc cũng như phối hợp các ca đoàn hát trong các Thánh Lễ trong Ngày Thánh Mẫu?

Cha Thành: Thông thường trước Ngày Thánh Mẫu mấy tháng, Ban Tổ Chức đăng báo kêu gọi các ca đoàn ghi danh tham dự. Có thời gian, Ban Thánh Nhạc chủ động gởi thơ đến các Giáo Xứ Cộng Đoàn mời đóng góp. Nhưng sau đó các ca đoàn thường hát hằng năm đã quen, nên họ chỉ liên lạc với Ban Thánh Nhạc để tham dự. Đặc biệt, Ban Thánh Nhạc mời một vài ca trưởng từ những ca đoàn lớn đứng ra điều hợp ca đoàn tổng hợp để hát trong các Thánh Lễ

Đại Trào tại Lễ Đài chính. Ca đoàn tổng hợp là một liên ca đoàn với khoảng từ 150 tới gần 200 ca viên tùy theo sự sắp xếp và diện tích trên khu Lễ Đài. Các ca đoàn nhỏ hơn sẽ được sắp xếp để hát trong các Thánh Lễ khác. Riêng vào chiều Thứ Tư, lúc khách hành hương đã đến cũng khá đông, Ban Tổ Chức có thói quen tốt lành là tổ chức kiệu Thánh Cả Giuse và có Thánh Lễ đồng tế tại Đài Đức Mẹ Công Trường Nữ Vương Hoà Bình. Ca Đoàn trong Thánh Lễ này từ trước đến nay luôn luôn là do các Cha Thầy Tỉnh Dòng Đồng Công hát vì chưa có ca đoàn nào đến đầy đủ.

g p g

06-2012_TTDM.indd 3606-2012_TTDM.indd 36 5/14/2012 12:19:33 PM5/14/2012 12:19:33 PM

Page 37: June – Tháng 6, 2012 – S Trái Tim Đức M

37Ngày Thánh Mẫu XXXIV

Phóng Viên: Ai là người chọn các bài hát cho các Thánh Lễ đại trào? Những bài hát đó được chọn theo tiêu chuẩn nào?

Cha Thành: Thông thường anh hay chị ca trưởng của ca đoàn tổng hợp sẽ chọn bài hát, sau đó những bài hát này được gởi đến Ban Thánh Nhạc Ngày Thánh Mẫu để được duyệt xét trước. Sau khi được chấp thuận, Ban Thánh Nhạc sẽ gởi những bài hát đó đến các ca đoàn hát trong ca đoàn tổng hợp để tập trước tại các địa phương để khi đến tập ghép hát chung trong Ngày Thánh Mẫu sẽ mau chóng hơn. Hằng năm, những bài hát chính thức trong các Thánh Lễ Đại Trào được ấn loát thành sách để các ca viên tiện dùng. Về tiêu chuẩn của những bài hát này thì tất nhiên phải hợp với những chỉ thị chung của Phụng Vụ trong Giáo Hội, thích hợp với Thánh Lễ ngày hôm đó, đồng thời bài hát cũng cần có điệu nhịp “hoành tráng” cho phù hợp và giúp cho Thánh Lễ Đại Trào được thêm phần trang trọng.

Phóng viên: Vấn đề sắp xếp nơi ăn chỗ ngủ cho các ca đoàn như thế nào? Với kinh nghiệm, Cha thấy có những hy sinh hay phức tạp nào liên quan đến việc sắp xếp.

Cha Thành: Trước hết chúng tôi cần phải bày tỏ lòng biết ơn và sự mến phục vì tấm lòng quảng đại hy sinh cúa Quí Anh Chị trong các ca đoàn đã góp tài năng ca tụng Mẹ trong suốt bấy năm qua. Tôi nghe trước đây các Anh Chị thường tự túc hết mọi sự. Khoảng từ 10 năm nay, Ban Tổ Chức cũng đã cố gắng đáp ứng một

số nhu cầu cẩn thiết cho Quí Anh Chị như cắm lều sinh hoạt cho các ca đoàn. Năm trước Ban Ca Nhạc cắm khoảng 15 chiếc lều lớn tại một vực khá thuận lợi. Bên cạnh đó, chúng tôi phát cho Quí Anh Chị mỗi người một vé ăn hay đãi ca đoàn tổng hợp một bữa ăn sau khi tập hát. Năm vừa rồi Ban Ca Nhạc Ngày Thánh Mẫu may mắn có một chỗ tương đối khang trang và yên tĩnh hơn cho các ca đoàn, đặc biệt cho ca đoàn tổng

hợp tập hát cho các Thánh Lễ Đại Trào, đó là khu nhà của Phòng Kỷ Vật Regina cũ.

Phóng viên: Cha có ấn tượng nào đáng ghi nhớ nhất về thánh nhạc hay các ca đoàn hát trong Ngày Thánh Mẫu?

Cha Thành: Ấn tượng lớn nhất đối với tôi là sự hy sinh cao độ và trung thành của các ca đoàn. Tuy tôi làm Trưởng Ban Ca Nhạc độ 4 năm nay thôi, nhưng trước đó tôi cũng đã làm ban viên của Ban Ca Nhạc Ngày Thánh Mẫu khá nhiều năm. Tôi thấy cả chục

năm qua, có những ca đoàn vẫn tiếp tục tham gia bất chấp những hy sinh hay khó khăn cá nhân. Có ca đoàn năm nào cũng hy sinh tới sớm hơn để kịp hát Lễ Khai Mạc và Lễ Đêm cầu cho các linh hồn có tên ghi trong Vườn Cầu Nguyện. Cũng có những Anh Chị trong ca các ca đoàn tổng hợp hy sinh tập hát suốt một ngày để cho phần thánh nhạc trong Thánh Lễ Đại Trào được hoàn hảo. Nhiều Anh Chị rất muốn đi nghe các cha giảng thuyết trong các buổi hội thảo nhưng đã chọn hy sinh ở lại tập hát. Nhân dịp này, cá nhân tôi muốn gởi gấm đến tất cả Quí Anh Chị, nhất là các Anh Chị Ca Trưởng và Đoàn Trưởng, lòng biết ơn chân thành. Sự hy sinh của Quí Anh Chị luôn gây một ấn tượng sâu xa trong lòng tôi.

Một lần nữa chúng tôi ghi ơn sự đóng góp quảng đại của Quí Anh Chị và rất mong Quí Anh Chị sẽ tiếp tục cùng hợp tác chúng tôi trong tương lai để chúng ta cùng làm vinh danh Chúa qua việc ca tụng Mẹ Maria.

TMC ố ầ ẩ ế ắ ề

năm qua có những ca đoàn vẫn tiếp tục tham gia bất

06-2012_TTDM.indd 3706-2012_TTDM.indd 37 5/14/2012 12:19:35 PM5/14/2012 12:19:35 PM

Page 38: June – Tháng 6, 2012 – S Trái Tim Đức M

38 NS. Trái Tim Đức Mẹ, Số 414, Tháng 6, 2012

Bó Hoa ThiêngNGÀY THÁNH MẪU 2012

gày Thánh Mẫu là dịp hành hương để những người tham dự lãnh nhận muôn phúc lành của Thiên Chúa qua lời bầu cử vạn năng của Đức Trinh Nữ Maria. Nhưng để thời tiết được thuận lợi, việc tổ chức được hoàn chỉnh tốt đẹp, các linh hồn được lợi ích, chúng ta cần rất nhiều ơn lành của Chúa và sự cộng tác của nhiều người. Vì thế, Ban Tổ Chức Ngày Thánh Mẫu tha thiết kêu mời mọi người cộng tác trong những gì có thể, nhất là bằng lời cầu nguyện. Xin tất cả Quí Vị hãy sốt sắng tham gia chiến dịch cầu nguyện cho Ngày Thánh Mẫu bằng cách mỗi ngày dâng một kinh Kính Mừng xin Đức Mẹ chúc lành cho Ngày Thánh Mẫu năm nay.

goài ra cũng xin Quí Vị, những người dự định tham dự Ngày Thánh Mẫu hoặc những người muốn nhưng vì ngăn trở không thể tham dự được, hãy tích cực sốt sắng dâng kính Đức Mẹ những BÓ HOA THIÊNG bằng cách thực thi những việc đạo đức như: Tham Dự Thánh Lễ, Rước Lễ, Xưng Tội, Đọc Kinh Mân Côi, Hy Sinh, Việc Bác Ái...

Tên: [ ]Ông [ ]Bà [ ]Anh [ ]Chị

____________________________________________

Địa Chỉ: _____________________________________

Thành Phố: __________________________________

Tiểu Bang: ___________Zip Code: ________________

N

N

T

L

rong dịp mừng Ngày Thánh Mẫu lần thứ 35, con xin kính dâng về Đức Mẹ Maria một ít việc lành như một Bó Hoa Thiêng. Xin Đức Mẹ cầu bầu cùng Chúa ban cho mọi người tham dự được nhiều ơn Chúa, thời tiết thuận lợi, được đi về bằng an, nhất là xin cho Giáo Hội và Quê Hương Việt Nam chúng con được hòa bình và tự do thực sự.

Số lần Số lần Số lần

______ Tham Dự Thánh Lễ ______ Xưng Tội ______ Việc Bác Ái

______ Kinh Mân Côi ______ Rước Lễ ______ Hy Sinh

LỜI CẦU NGUYỆN ĐẶC BIỆTCủa Người Đau Khổ

ạy Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Thiên Chúa và Mẹ riêng mỗi người chúng con. Xin vì công nghiệp các Thánh Lễ, các tràng Kinh Mân Côi, các lời cầu nguyện và các hy sinh dâng lên Thiên Chúa trong Ngày Thánh Mẫu 2012, xin Mẹ bầu cử cho chúng con được những ơn sau đây:

Cho con khỏi bệnh hiểm nghèo đang mắc.

Cho con được việc làm, tài chánh bảo đảm.

Cho gia đình con được bằng an, hạnh phúc.

Cho người thân con mau khỏi bệnh nan trị.

Cho con cái con thêm đức tin, ngoan ngoãn.

Cho con được bằng an trong tâm hồn.

Ý nguyện đặc biệt: _________________________________________________________

________________________________________________________________________

________________________________________________________________________

Xin gởi về: Bó Hoa Thiêng 1900 Grand Ave Carthage MO 64836

06-2012_TTDM.indd 3806-2012_TTDM.indd 38 5/14/2012 12:19:37 PM5/14/2012 12:19:37 PM

Page 39: June – Tháng 6, 2012 – S Trái Tim Đức M

39Ngày Thánh Mẫu XXXIV

Hân Hoan Chào MừngNgày Thánh Mẫu 2012 hân hoan chào mừng Quý Đức Cha đến chủ tế và giảng thuyết trong

các Thánh Lễ Đại Trào:

Hội Thảo Tiếng ViệtThứ Sáu & Thứ Bảy, ngày 3-4 tháng 8, 2012

1. Hội Thảo Phụ Huynh & Giới TrẻHướng dẫn: Lm. Vũ Thế Toàn, SJ

2. Hội Thảo Phụ HuynhHướng dẫn: Lm. Nguyễn Khắc Hy, PSS

3. Hội Thảo về Sống ĐạoHướng dẫn: Lm. Nguyễn Thiết Thắng, OSB

4. Hội Thảo về Đức MẹHướng dẫn: Lm. Nguyễn Châu Hy, CMC Ô. Cao Tấn Tĩnh

5. Hội Thảo Giới TrẻHướng dẫn: Lm. Nguyễn Bá Thông, Savannah

6. Hội Thảo cho Thiếu NiênHướng dẫn: Frère Phong, Dòng Lasan

Workshops in EnglishFriday & Saturday, August 3-4, 2012

For English Speaking High School/College StudentsSpeaker: Frère Phong

#1 MASS IS SWAG! Part 1It's swag in here. It's swag to know that Jesus is here, in Church, at Mass with us. He is gathering us around Him for a fun time. Together we celebrate God's loving presence among us and listen to Jesus' love story.

#2 MASS IS SWAG! Part 2It's swag in here. It's swag to know that Jesus is waiting for us at the table. Come on in and offer God Jesus' favorite gifts: bread and wine, which God will receive, change them into the most precious gift on earth to give us back: the Body of Christ. Come, remember and celebrate Jesus' love in a fun and youth friendly banquet.

Thông BáoCủa Ban Trật Tự

Khu vực bên đất mới (gần Đồi Canvê) sẽ dành đặc biệt cho các xe RV. Xin kính mời Quý Khách có xe RV lớn chỉ đậu tại nơi đây.

1. Đức Cha James Vann Johnston, Jr.,Giám Mục Giáo Phận Springfi eld-Cape Girardeau

2. Đức Cha John J. LeibrechtNguyên GM GP Springfi eld-Cape Girardeau

3. Đức Cha Frank J. DewaneGiám Mục Giáo Phận Venice, FL

4. Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn ĐệGiám Mục Giáo Phận Thái Bình, VIỆT NAM

06-2012_TTDM.indd 3906-2012_TTDM.indd 39 5/14/2012 12:19:37 PM5/14/2012 12:19:37 PM

Page 40: June – Tháng 6, 2012 – S Trái Tim Đức M

40 NS. Trái Tim Đức Mẹ, Số 414, Tháng 6, 2012

Sổ Vàng NTM 2012Ban Tổ Chức đã nhận được sự ủng hộ của Quý Vị sau đây

vào những hoạt động NTM:

Dinh Van Thuan, Englewood, CO 50Hong Pham, Waite Park, MN 50Nga Thi Pham, Los Alamos, NM 100Sang Thi Vu, Kansas City, MO 100Hong Nhung Thi Dang, Hastings, NE 20Mary Xuan Nhat Doan, St. Louis, MO 50Phuc Van Phung, Worthington, MN 30Hien Thi Pham, Westminster, CA 25Sheila Pham, Tulsa, OK 20Kim Hong Thi Dinh, Fort Wayne, IN 20Loan Nguyen, Stanton, CA 20Tiffany Nguyen, Las Vegas, NV 20Daniel & Uyen, Denver, CO 50Binh Van Ha, Stoughton, WI 30Mai Thi Nguyen, Center Valley, PA 40Phi Thi Tuong, Forest Park, GA 45Huynh Tan Pham, Wichita, KS 60Thi Lang Nguyen, Davenport, IA 2Joseph Tang Man N Tran, Sioux City, IA 50Khanh Long Nguyen, Denver, CO 50Hung Thanh Nguyen, Grand Prairie, TX 50Hoan Pham, Arlington, TX 20Thu Thom Dinh, Arlington, TX 50Loan Pham, Venice, FL 30Ngat Nguyen, Bellevue, WA 40Nga Mai, San Gabriel, CA 200Lan D Hoang, Columbus, OH 100Luong Tien Nguyen, Worcester, MA 50Hai Bich Doan, San Jose, CA 50Thuc Nguyen, North Wales, PA 50Thanh Van Tran, Port Arthur, TX 40Ly Pham, Harrisburg, PA 20Binh Nguyen, Houston, TX 30Giang Minh, Union City, CA 20Son Thanh Nguyen, Garden Grove, CA 30Calvin A Ngo, Seattle, WA 25Thuy Nguyen, Mesa, AZ 20Hanh Nguyen, Garden Grove, CA 20Thuy Kieu Khong, Tampa, FL 50Kim Nguyen, Savage, MN 30Huong Thi Tran, Los Angeles, CA 20Bay T Pham, Stanton, CA 10Agnes Kim A Huynh, Garden Grove, CA 20Duyen Tran, Mentor, OH 20Tuyen Hoang, Albertville, AL 20Tuan Pham, St. Paul, MN 30Linh N Tran, Torrance, CA 30Binh Ly, San Jose, CA 20Ty Van Nguyen, Westminster, CA 100Vinh Van Tran, Buena Vista, GA 300Hien Van Nguyen, Port Arthur, TX 50Van Tuong Pham, San Jose, CA 40

Quyen Thi Nguyen, Evansville, IN 30Ma Van Ty, San Diego, CA 30Khuong K Nguyen, Fountain Valley, CA 30Carolyn Chau Tran, Livermore, CA 5Tan Van Nguyen, Arlington, TX 10Khuyen Nguyen, Westmont, IL 20Tai Thanh Nguyen, Ontario, CA 20Thom Thi Le, Morgan City, LA 10Tu Pham, Wichita, KS 20Bach Mai T Nguyen, Utica, NY 30Kim Cuc T Nguyen, Orlando, FL 50Nghiep Thua Nguyen, Tulsa, OK 100Phai Thi Do, Lake Forest, CA 50Phuong Pham, Westminster, CA 100Ly Danh Tien, Pleasant Prairie, WI 20Hoan The Pham, Arlington, TX 20Loi Viet Dinh, Kernersville, NC 20Rong Lai, San Jose, CA 20Mary Nguyen, Houston, TX 50Dieu Huong Thi Tran, N Little Rock, AR 50Loc Pham, Waco, TX 20Can Minh Truong, Arlington Hts, FL 30Nam Do, Camden, NJ 20Theresa Thuy Vu, Pearland, TX 20Bach N Vu, West Covina, CA 10Loan Tran, San Jose, CA 20Lisa Ngo, Chandler, AZ 10Hai & Hang Le, Baton Rouge, LA 60Joseph Pham, Evansville, IN 50Hong Thi Lai, Austin, TX 200Khoa Van Dao, San Diego, CA 100Hai Anh Le, Wichita Falls, TX 500Luan Thi Vo, Spring, TX 100Justin & Kelsey Vu, Westminster, CA 50My T Le Do, San Antonio, TX 50Cam Nguyen, North Plainfi eld, NJ 50Dung Kim Nguyen, Santa Ana, CA 50Ngoc Quang Mai, Lincoln, NE 50Joseph Nguyen, Westminster, CA 30Nga Nguyen, Morehead, KY 40Jenny Nguyen, Jersey City, NJ 100Tuyen Pham, Depew, NY 50Rose Le, Houston, TX 20Bich Thu Thi Pham, San Diego, CA 20Ry Ngoc Nguyen, New Castle, DE 20Huy Nguyen, Mobile, AL 20Thinh Thi Dang, Philadelphia, PA 15Anh Nghiem, Duluth, GA 30Hong Le, Missouri City, TX 5Linda Pham, Campbell, CA 20Dung Kim Dao, Portland, OR 20Men Thi Nguyen, Manchester, NH 40

Dinh Minh Vu, San Rafael, CA 50Dau Tinh, Des Moines, IA 20Khien Ngoc Vu, Brooklyn Park, MN 20Thoa Thi Ngo, Denver, CO 50Nga Palmer, Garland, TX 10Hoi & Loan Ta, Dalton, GA 20Anh Oanh Ngoc Vu, San Jose, CA 30Dung Doan, Centreville, VA 30Hanh Ngoc Nguyen, San Jose, CA 20Rose Nguyen, Maricopa, AZ 50Huyen Nguyen, Valparaiso, IN 80Mai Huong, Chantilly, VA 50Yen Kim Dang, League City, TX 50Ly Trinh, Lawrenceville, GA 40Bay Nguyen, Portland, OR 50Banh M Vu, Cibolo, TX 40Sanh Nguyen, Elk Grove, CA 50Phuc Tran, Brownstown, MI 50Thuy Thu T Nguyen, Pittsburgh, PA 100Phuong Thao Tran, Springfi eld, VA 30Hoang Dinh, Bellevue, WA 20Ngoc Nga T Nguyen, Houston, TX 20Thuan Vu, Denver, CO 25Huyen Le, Baton Rouge, LA 30Ty Tran, Santa Rosa, CA 20Linh Huynh, Dorchester, MA 30Dung Hoang, San Diego, CA 10Tho Cao, Homestead, PA 30Nghiem Do, Pittsburg, CA 20Bo Thi Nguyen, Westminster, CA 20Phuong Thi Tran, Lynnwood, WA 5Kim Sang T Tran, Painesville, OH 30Duc Tien, North Charleston, SC 100Kim Thoa T Vu, Westminster, CA 50Than Tran, Milpitas, CA 20Nga Thi Nguyen, Santa Ana, CA 10Minh Van Nguyen, Houston, TX 30Chinh Van Pham, Marietta, GA 20Anna L Hoang, Boothwyn, PA 50Thong Nguyen, Fishers, IN 50Van Nguyen, Stockton, CA 40Loi Tan Huynh, San Francisco, CA 50Hong Nguyen, Garden Grove, CA 50Thuy Nguyen, Shannon, MS 50Oanh Nguyen, Philadelphia, PA 20Nga Nguyen, Lindenhurst, NY 20Trang Thu Nguyen, Philadelphia, PA 20Dong Nguyen, Biloxi, MS 30Han Van Hoang, Savannah, GA 20Bai Viet Tran, Richmond, VA 25Nga Tran, Orlando, FL 30Hai Thi Le, Panama City, FL 20

06-2012_TTDM.indd 4006-2012_TTDM.indd 40 5/14/2012 12:19:39 PM5/14/2012 12:19:39 PM

Page 41: June – Tháng 6, 2012 – S Trái Tim Đức M

41Ngày Thánh Mẫu XXXIV

Ông Bà và Anh Chị Em có thể giúp chúng tôi bằng cách ủng hộ những vé số hoặc phân phối vé số cho những người bạn khác nữa. Các lô trúng sẽ được quay số dịp Ngày Thánh Mẫu tại Tỉnh Dòng Đồng Công ngày 04-8-2012.

Các Lô TrúngĐộc Đắc: $25,000(25 Ngàn Mỹ Kim)

Lô Hạng 1: $5,000Lô Hạng 2: $4,000Lô Hạng 3: $3,000Lô Hạng 4: $2,000Lô Hạng 5: $1,00050 lô mỗi lô: $10050 lô mỗi lô: $50

Xổ Số Ngày Thánh Mẫu 2012

An Minh Bui, Tallahassee, FL 30Chac Van Le, Amarillo, TX 200Kim Dung Thi Tran, Houston, TX 20Linh Nguyen, Houston, TX 50Sam Hoang, Lomita, CA 50Duyen My Ta, Minneapolis, MN 50Khanh Nguyen, Aurora, CO 50Hung Bui & Men T Le, Wichita, KS 50Yen Le, Savannah, GA 50Hau Nguyen, Dallas, TX 40Huong Nguyen, Memphis, TN 20The Van Pham, Tulsa, OK 30Hai & Lan Nguyen, Baypoint, CA 20Anh Hong T Nguyen, Upper Darby, PA 50TNCN Realty, Muskogee, OK 200Tran Nguyet, Westminster, CA 30Quach Hoa, Oklahoma City, OK 100

Phuong Nguyen, Portland, OR 40Hue Thi Vu, Centreville, VA 75My Nga Duong, Riverdale, NJ 100Phuong Nguyen, Seattle, WA 40Thuy Vu, Jonesboro, GA 50Tuan Vu, Swampscott, MA 50Long T Nguyen, Tacoma, WA 20Kien Hung Le, Houston, TX 20Thuy Han Ly, Tacoma, WA 20Lien Dao, Grand Prairie, TX 10Dang Pham, Kansas City, MO 30Chi Nguyen, Kingwood, TX 20Ngat Thi Pham, Westminster, CA 20Phung & Huong Do, Louisville, KY 30Doan Nguyen, Chicago, IL 30Tram Vo, Aloha, OR 10Hau & Phuong Nguyen, Orlando, FL 100

Kieu Van Thinh, San Diego, CA 50Maria L Nguyen, Flushing, NY 50Trinh M Luong, Concord, NC 40Thanh Tu, Lincoln, NE 50Lien Tran, Boston, MA 100Mai Trinh Thi Luu, Santa Ana, CA 50The & Nhan Nguyen, Plymouth Mtg, PA 50Huynh Trang T Nguyen, Tulsa, OK 25Tit Thi Nguyen, Kirkland, WA 20Tuyen Nguyen, San Jose, CA 20Hanh Thi Tran, Alhambra, CA 20Tuan Nguyen, Savannah, GA 20Dinh Kim Vu, Haltom, TX 20GX Anna-Giuse Hiển,Minneapolis,MN 2400

Ban Văn NghệNTM 2012

Ban Văn Nghệ Ngày Thánh Mẫu 2012 kính mời quý Giáo xứ, Cộng đoàn, và Quý Nghệ Sĩ Việt Nam về tham dự Ngày Thánh Mẫu; đồng thời đem tài năng của mình để cống hiến cho quý đồng hương một Đêm Văn Nghệ vui tươi và phong phú.

Ban Văn Nghệ dành ưu tiên cho quý Giáo Xứ vàCộng Đoàn ghi danh sớm.

Tin vui: Trung Tâm Asia với nhiều văn nghệ sĩ tên tuổi sẽ về tham dự Ngày Thánh Mẫu năm nay.

Mọi chi tiết xin liên lạc về:

Ban Thánh NhạcNTM 2012

Ban Thánh Nhạc NTM 2012 hân hạnh giới thiệu cùng toàn thể quý vị và hân hoan chào mừng các ca đoàn tham dự Ngày Thánh Mẫu 2012:

Nguyện xin Thiên Chúa và Mẹ Maria chúc lành cho mọi nỗ lực của chúng ta.

Mọi chi tiết xin liên lạcLm. Gioan M. Trần Trung Thành, CMC

[email protected] 1900 Grand Ave., Carthage, MO 64836

Q (417) 358-7787

Lm. Polycarpô Nguyễn Đức Thuần, CMC801 E. Mayfi eld Rd., Arlington TX 76014

Q (817) 467-0690 (417) [email protected]

Hoặc: Lm. Gioan Đinh Viết Luận, CMC1775 S. Main St., Corona CA 92882

Q (951) 737-4125

- Ave Maria, Corona, CA

- Giáo Xứ CTTĐVN, Arlington, TX

- Thăng Ca Ensemble, Arlington, TX

- Phục Sinh, Lincoln, NE

- Têrêsa, Oklahoma City, OK

- Thánh Gia, Lincoln, NE

- Têrêsa, Dallas, TX

- Thánh Mẫu, Minneapolis, MN

- Thiên Ân, Denver, CO

- Thiên Thần, Austin, TX

- Trinh Vương, Joliet, IL

- Têrêsa, Stockton, CA

06-2012_TTDM.indd 4106-2012_TTDM.indd 41 5/14/2012 12:19:39 PM5/14/2012 12:19:39 PM

Page 42: June – Tháng 6, 2012 – S Trái Tim Đức M

42 NS. Trái Tim Đức Mẹ, Số 414, Tháng 6, 2012

Thông BáoBan Ngoại Vụ NTM 2012

Ban Ngoại Vụ Ngày Thánh Mẫu 2012 xin hân hạnh kính báo cùng toàn thể Quí Cha, Quí Tu Sĩ, và Quí Vị thuộc các Giáo xứ, Cộng đoàn, và Đoàn thể sẽ tham dự Ngày Thánh Mẫu 2012 mấy điều cần thiết sau đây:

Chỗ Ngủ Dành Cho Quí Cha và Quí Tu Sĩ Quí Cha, Quí Tu Sĩ tham dự NTM 2012, nếu cần nơi ăn ngủ trong tinh thần đơn nghèo của Dòng chúng con, xin cho chúng con biết trước ngày 15 tháng 07. Riêng nam Tu Sĩ xin tự túc chỗ ngủ. (Kính xin Quí Cha và Quí Tu Sĩ vui lòng mặc tu phục trong suốt thời gian tham dự NTM.)

Phụ Trách Phụng Vụ

Quí Giáo xứ, Cộng đoàn, hoặc Đoàn thể nào muốn phụ trách Phụng vụ trong NTM 2012, xin vui lòng cho chúng tôi biết trước ngày 30 tháng 06 để tiện việc sắp xếp.

Thí dụ như: Thánh Ca, Dâng Lời Nguyện Cộng Đồng, Đọc Sách Thánh, Khiêng Kiệu, Dâng Lễ Vật, Chầu Thánh Thể luân phiên...

Mở Quán Ăn / Gian Hàng Kỷ Vật

Giáo xứ, Cộng đoàn, hoặc Đoàn thể nào muốn mở quán ăn phục vụ khách hành hương, xin liên lạc với Ban Ngoại Vụ để biết thêm chi tiết. Hạn chót nhận đơn là ngày 31 tháng 05. (Dành ưu tiên cho Giáo xứ, Cộng đoàn, hoặc Đoàn thể hội đủ điều kiện và nộp đơn trước.)

Giáo xứ, Cộng đoàn, hoặc Đoàn thể nào muốn bán kỷ vật, sách báo, băng nhạc đạo hoặc có tính cách giáo dục trẻ em, xin liên lạc với Ban Ngoại Vụ trước ngày 31 tháng 05.

Ban Tổ Chức không chấp nhận việc bày bán trong xe hay bán rong trong khu vực tổ chức NTM.

*** Việc cung ứng nhu cầu chung cho khách hành hương bắt đầu vào sáng thứ Ba, ngày 31 tháng 07 năm 2012.

Mọi liên lạc, xin đề:Lm. Tôma M. Vũ Lưu Truyền, CMC

Ban Ngoại Vụ NTM 20121900 Grand Ave., Carthage MO 64836; (417) 388-2431

Email: [email protected]*Các Đơn liên quan đến NTM 2012 được đăng trên dongcong.net

GIỚI THIỆU MOTELBan Tổ Chức xin được giới thiệu cùng quí vị muốn tham

dự Ngày Thánh Mẫu 2012 một số khách sạn, quán trọ, và camp-grounds gần địa điểm tổ chức NTM, xin quí vị liên lạc trực tiếp với khách sạn để giữ chỗ:

Khách Sạn tại Thành Phố CarthageBest Western Precious Moments Hotel 800-511-7676Econo-Lodge 1441 W. Central 800-553-2666Super 8 Motel 416 W. Fir Rd. 800-800-8000Carthage Inn 2244 Grand Ave. 888-454-2499Best Budget Inn 13008 Hwy 96 417-358-6911Guest House Motel 417 E. Central 417-358-4077Far Walkaway Farm 13840 Kipper Ln 417-388-1156Grand Avenue Bed & Breakfast 888-380-6786Leggett House Bed & Breakfast 417-358-0683(xem chi tiết tại www.visit-carthage.com)

Khách Sạn tại Thành Phố JoplinBaymont Inn and Suites 3510 S. Range Line Rd. 866-627-9876Best Western Oasis Inn 3508 S. Range Line Rd. 866-806-4953Budget Inn 1822 West 7th St. 417-623-6191Candlewood Suites 3512 S. Rangeline Rd. 877-226-3539Capri Motel 3404 S. Main St. 417-623-0391Comfort Inn & Suites 3400 S. Range Line Rd. 800-228-5150Days Inn 3500 S. Range Line Rd. 800-329-7466Drury Inn & Suites 3601 S. Range Line Rd. 800-378-7946Economy Inn & Suites 1700 West 30th St. 417-782-7212Fairfield Inn 3301 S. Range Line Rd. 800-228-2800Hampton Inn 3107 East 36th St. 800-426-7866Hilton Garden Inn 2644 East 32nd St. 877-782-9444Holiday Inn 3615 Range Line 800-465-4329Microtel Inns & Suites 4101 Richard Joseph Blvd. 888-771-7171Motel 6 3031 S. Range Line Rd. 800-466-8356Plaza Motel 2612 East 7th St. 417-623-0610Quality Inn 3325 S. Arizona Ave. 800-424-6423Residence Inn Marriot 3128 E. Hammonds Blvd. 800-331-3131Riviera Roadsite Motel 3333 S. Range Line Rd. 417-624-6500Sleep Inn 4100 Hwy 43 800-424-6423Sunrise Inn 3600 S. Range Line Rd. 800-825-2378Super 8 Motel 2830 East 36th St. 800-800-8000Towne Place Suites 4026 Arizona Ave 800-257-3000(xem chi tiết tại www.visitjoplinmo.com)

Khách Sạn tại Thành Phố Neosho & LamarNeosho Inn 2500 South Hwy 71 800-972-1999Best Western Big Spg 1810 Southern View Dr 417-455-2300Blue Top Inn 65 SE 1st Ln 417-682-3333Super 8 Neosho Motel 3085 Gardner Edgewood Dr 866-540-4739Blue Top Inn 65 SE 1st Ln, Lamar 417-682-3333Super 8 Lamar 45 SE 1st Ln, Lamar 417-682-6888

RV Park tại Thành Phố CarthageBallard's Campground 13965 Ballard Loop 417-359-0359Big Red Barn RV Park 5089 Country Ln 138 888-244-2276Coachlight RV Park 5305 S. Garrison 417-358-3666

Ban Thông Tin Ngày Thánh Mẫu 2012

Đài truyền thanh Ngày Thánh Mẫu 2012 sẽ được phát đi trên tần số FM 88.1 với giới hạn chu vi một dặm (1 mile radius) từ khu vực tổ chức. Quý khách hành hương có thể dùng máy phát thanh để nghe các chương trình, thông báo, nhắn tin... trong những Ngày Thánh Mẫu.

06-2012_TTDM.indd 4206-2012_TTDM.indd 42 5/14/2012 12:19:39 PM5/14/2012 12:19:39 PM

Page 43: June – Tháng 6, 2012 – S Trái Tim Đức M

43Văn Hóa Giáo Dục

Tâm Sự Vườn HồngTâm Sự Vườn Hồng

NIỀM VUI TRỞ VỀ!GM Lệ Tâm

“Trước khi vào bài, con xin được chân thành cáo lỗi cùng quí độc giả báo Mẹ. Cách riêng, với những độc giả đã gửi mail hỏi thăm và thắc mắc về sự vắng mặt của con trong các số báo vừa qua. Hôm nay, để đáp đền lòng ngưỡng mộ, con xin cống hiến câu chuyện về một người đã đánh mất niềm tin và lìa xa đạo Chúa, nay đã được ơn trở lại. Xin quí độc giả cùng chung lời tạ ơn Thiên Chúa, và tiếp tục cầu nguyện khi đọc câu chuyện này.

Tiếng điện thoại reo vang giữa đêm khuya khoắt,

như muốn xé tan đi sự tĩnh mịch của đêm trường. Tôi giật mình tỉnh dậy, vội chạy lại cầm máy. Nhìn lên đồng hồ, tôi thầm nhủ: mới gần 2g00 sáng, không biết ai gọi vào lúc này??!

Bên kia đầu dây có tiếng khóc nức nở. Tôi hỏi: - Alô! Alô! Không có tiếng trả lời. Tiếng khóc càng thêm nức nở.

Tôi kiên nhẫn gọi nữa: - Alô! Alô! Tiếng khóc như đang cố gắng nuốt xuống sự nghẹn

ngào tức tưởi. Một lúc sau mới có tiếng nói hoà trong nước mắt.

- Dì ơi! Con khổ quá!Nghe tiếng nói quen quen, nhưng tôi chưa kịp nhận

ra ai nữa. Tôi lại hỏi:- Xin lỗi ai ở đầu dây đấy?- Dạ! Con là Nguyên đây. Anh Tùng bỏ đi suốt đêm

rồi. Tôi đã nhận ra Nguyên. Tiếng khóc bên đầu dây lại

vang lên nghe nức nở đến não nuột. Tôi nói: - Có chuyện gì thì em cũng phải bình tĩnh chứ, rồi từ

từ giải quyết, chứ đang đêm hôm em gọi dì, làm sao dì giải quyết được cho em.

- Tại con sợ quá, đêm hôm có một mình nơi đồng không hiu quạnh này. Con gọi dì để tự trấn an sự sợ hãi, nhất là con muốn dì chia sẻ nỗi đau khổ này với con. Con khổ quá! Chắc con chết mất, con không muốn sống nữa.

- Đừng nói bậy nào, Chúa không hài lòng đâu! Bây giờ còn đang đêm, con cứ ngủ đi, sáng dậy rồi tính. Con phải nghĩ đến em bé trong bụng chứ. Thế Tùng đâu?

- Anh bỏ đi lúc giữa đêm rồi. - Nó bỏ đi đâu? - Con không biết. Con sợ không dám ở trong nhà.- Vậy con đang ở đâu?- Con ở ngoài hiên nhà.- Trời đất, sao vậy, đang bầu bì như vậy, mà đêm hôm

khuya khoắt rồi sương xuống cảm lạnh thì sao? Nghe lời dì con phải vào nhà ngay, nếu không dì cúp máy đây.

- Đừng, đừng dì ơi! Con vào.Tôi nhẹ giọng xuống nói với Nguyên:- Con vào nhà nằm nghỉ đi, trời còn đang đêm, để

sáng ngày rồi tính. Nếu không ngủ được, con đem chuỗi ra lần hạt, xin Chúa và Đức Mẹ phù trợ, yên ủi con. Dì sẽ cầu nguyện nhiều cho con, con cứ tin tưởng và cầu xin con nhé! Xin Chúa ở cùng con.

- Dạ! Con nghe lời dì, nhưng dì đừng bỏ con nha! Sáng mai con gọi lại cho dì!

Không ngủ được nữa, tôi đến trước bàn thờ nhỏ đặt trong phòng, lặng lẽ cầu nguyện cho em. Tôi ngồi đó cho đến giờ kinh nguyện và thánh lễ sáng. Mới 7g00, Nguyên đã gọi lại cho tôi. Tôi hỏi:

- Chuyện làm sao? Nguyên có vẻ bình tĩnh hơn hồi đêm, rồi từ từ kể lại

chuyện đã xảy ra: - Thưa dì! Câu chuyện xảy ra cách đây hơn cả năm

rồi. Hôm đó, cũng vào khoảng 12g00 đêm, anh đi về nhà với mùi rượu nồng nặc. Con đã đến bên ân cần hỏi han và dìu anh vào phòng. Anh nằm vật xuống, lăn lộn rồi nôn ói ra hết. Con dọn dẹp lau chùi sạch sẽ cho anh, rồi anh nằm ngủ li bì cho đến sáng.Tưởng rằng chỉ có thế thôi, ai ngờ sáng vừa thức dậy, anh vùng ngồi lên rồi chạy đến bàn thờ, anh với tay đưa hết tượng ảnh Chúa và Đức Mẹ xuống giường, cả bức tượng Thánh Phaolô, bổn mạng của anh mà dì tặng hồi anh chịu phép rửa tội nữa. Xong anh khuân hết, đem ra vườn cây đằng sau nhà bỏ đó, con khuyên bảo, can ngăn hết lời nhưng không được. Con ra vườn mang tượng ảnh vào nhà, anh lại xô đẩy, giằng co rồi mang tượng ảnh trở ra vườn tiếp, cứ thế cho đến lúc con không còn sức khuân tượng ảnh nữa, vì cái đấm của anh vào mặt con,

06-2012_TTDM.indd 4306-2012_TTDM.indd 43 5/14/2012 12:19:40 PM5/14/2012 12:19:40 PM

Page 44: June – Tháng 6, 2012 – S Trái Tim Đức M

44 NS. Trái Tim Đức Mẹ, Số 414, Tháng 6, 2012

con đã bất tỉnh. Anh bỏ mặc con nằm đó, rồi bỏ đi đến mấy ngày sau mới trở về. Về đến nhà, thấy tượng ảnh đã được con sắp xếp lại trên bàn thờ, anh lại đánh đập con, rồi mang tượng ảnh Chúa và Mẹ đi đâu cho đến nay con không biết nữa. Tính ra là hơn một năm rồi dì ạ!Đến chiều hôm qua, con thấy anh khiêng vào nhà

một ông địa, một ông thần tài thật to, rồi anh dọn bàn thờ mới đặt hai ông tà thần lên đó, anh bảo con đi mua trái cây, mâm nước, nhang nến, rồi bắt con lạy ba lạy. Con lấy hết lời lẽ khuyên bảo, can ngăn, phản đối việc làm của anh, nhưng anh không nghe. Chúng con cãi nhau thật kịch liệt, anh đánh con một trận đòn chí tử rồi bỏ đi. Đến khoảng hơn nửa đêm anh mới về, lại nồng nặc mùi rượu, say khướt, con còn đang lau chùi cho anh, thì anh khoát tay con ra mà bảo:

Tôi nói cho cô biết, từ nay tôi cấm cô không được đọc ba cái kinh vớ vẩn trong nhà này nữa, cô làm tôi xui xẻo cả đời, làm đâu thua đấy… cô mà không nghe lời tôi thì cô đi ra khỏi nhà tôi ngay lập tức, nhìn mặt cô là thấy hãm tài rồi. Con đã khóc lóc, năn nỉ, van xin anh hết lời, sau cùng anh bảo:

'Cô không đi thì tôi đi, tôi không chịu nổi bộ mặt của cô nữa rồi. Tôi đi tìm đất khác làm ăn sinh sống, chứ ở đây chỉ có xúi quẩy thôi, có cô ở bên, tôi làm ăn không ngóc đầu lên nổi với người ta.'

Rồi anh xách valy bỏ đi, con chạy theo van xin anh ở lại, anh đá con một cái ngã ngửa rồi bỏ đi. Sau đó, là con gọi cho dì đấy. Bây giờ con không biết anh bỏ đi đâu nữa. Dì ơi! Dì có thể đến đây với con lúc này không? Con cảm thấy sợ hãi khi nhìn mấy ông thần to đùng này lắm. Bàn thờ Chúa, Đức Mẹ thì không còn, chỉ còn ngửi mùi nhang nến sặc sụa thôi, con sợ lắm.

Tôi nghe qua câu chuyện thấy không ổn rồi. Tôi trấn an nỗi sợ cho Nguyên và nói:

- Được rồi, để dì thu xếp chút công việc, dì sẽ đến xem sao!

- Dì đến ngay nhé! Con mong dì lắm.- Con đã nói chuyện đó với bố mẹ con chưa?- Chưa dì ạ! Mà con đâu dám nói, sợ mẹ con buồn.

Mẹ con đã phải chịu nhiều đau khổ vì chuyện vợ chồng con rồi, con không muốn mẹ con phải khổ sở hơn nữa.

- Được rồi, để dì nói chuyện này với mẹ con, có thể, dì với mẹ con sẽ đến, nhưng cũng phải chờ 1 – 2 ngày nữa, đột xuất thế này, dì phải thu xếp chứ không bỏ đi ngay được đâu. Con cứ yên lòng, dì cầu nguyện cho con mà. Xin Chúa ở cùng con.

Trong mấy ngày đó, thỉnh thoảng em lại gọi cho tôi để tự trấn an nỗi sợ hãi. Tôi đã liên lạc được với mẹ của Nguyên. Mấy ngày này tôi luôn tự hỏi: không biết

chuyện gì đã xảy ra để nên cớ sự như vậy nữa. Tôi liên lỉ cầu nguyện cho vợ chồng em, rồi lan man nhớ về gia đình hai em: Cách đây tám năm, tôi được biết hai em qua lớp học giáo lý dự tòng và hôn nhân tôi phụ trách. Tùng quê ở Tuyên Quang vào Nam lập nghiệp, gặp Nguyên, rồi yêu nhau đến 6 năm trời. Yêu nhau đến năm thứ 4 thì Tùng tự nguyện xin học đạo, rồi theo đạo, dù gia đình Nguyên chưa hề lên tiếng đòi hỏi Tùng phải theo đạo. Đến ngày Tùng chịu phép Rửa Tội, tôi chọn Thánh Phaolô TĐ trở lại làm bổn mạng, rồi tìm người đỡ đầu cho em, và Tùng ngỏ ý muốn nhận tôi làm mẹ tinh thần, tôi đã từ chối, nhưng tự trong thâm tâm, tôi vẫn để ý quan tâm và hướng dẫn em trong việc giữ đạo. Giữ đạo được hai năm thì hai người thành hôn với nhau, đến nay cũng được sáu năm rồi, Nguyên đã sinh một bé gái hơn 3 tuổi, hiện đang mang thai bé trai được 5 tháng. Tùng đang là giám đốc một công ty xưởng gỗ tại Sông Bé. Những năm tháng qua, em giữ đạo rất tốt, dù hàng ngày không thể tham dự thánh lễ được, vì nhà thờ rất xa, nhưng đến ngày Chúa Nhật hai vợ chồng đã vượt trên 40 Km để đến nhà thờ tham dự thánh lễ.

Sáng sớm ngày thứ ba, tôi và mẹ em chở nhau trên chiếc xe gắn máy đến với em. Hơn một tiếng đồng hồ, chúng tôi mới tới nhà em ở. Vào đến nhà, đập vào mắt tôi đầu tiên là hai bức tượng, một ông thần tài và một ông thổ địa thật to làm bằng gỗ Gõ, đã thay thế chỗ bàn thờ Chúa và Đức Mẹ, Thánh Cả Giuse. Tôi cảm thấy lòng quặn đau, xót xa và cảm thương cho Nguyên. Căn nhà vắng lặng, tôi đi thẳng vào buồng. Em đang nằm khóc thổn thức. Nhìn thấy mẹ, hai mẹ con ôm chầm lấy nhau mà khóc nức nở. Tôi ra ngoài phòng khách gọi điện cho Tùng. Tôi hỏi:

- Em đang ở đâu? Sao lại bỏ đi như vậy, trong khi vợ đang thai nghén như thế.

- Con ở xa lắm. Con không về nữa đâu.- Ở đâu mà xa, con phải về ngay. - Con đang trên đường đi Buôn mê thuột. Tôi khuyên bảo hết lời nhưng Tùng vẫn một mực

không nghe, nhất định không trở về. Tôi và mẹ Nguyên ở lại đến trưa, chờ xem Tùng có

nghĩ lại mà trở về không. Thỉnh thoảng tôi lại gọi cho Tùng, nhưng em không bắt máy. Chờ đến 3g00 chiều, vẫn không thấy tin tức em đâu, chúng tôi liền đưa Nguyên về nhà ngoại để em được yên tâm tịnh dưỡng.

(còn tiếp)

06-2012_TTDM.indd 4406-2012_TTDM.indd 44 5/14/2012 12:19:40 PM5/14/2012 12:19:40 PM

Page 45: June – Tháng 6, 2012 – S Trái Tim Đức M

45Văn Hóa Giáo Dục

Việt Nam chúng ta cần áp dụng câu "Nhập Gia Tùy Tục" vào đời sống hàng ngày, nên thay đổi cách đối xử và dạy dỗ con cái dưới tuổi vị thành niên, còn đang sống chung trong cùng một mái nhà với Cha Mẹ, để thích hợp với truyền thống giáo dục trẻ em, đang được thầy giáo, cô giáo dậy bảo hàng ngày ở trường học; hơn nữa là để giúp cho phụ huynh tránh khỏi bị phiền lụy đến một Đạo Luật Hoa Kỳ Bảo Vệ Trẻ Em, mà vô tình phụ huynh học sinh chúng ta có thể vi phạm luật này, bị truy tố ra Tòa và có thể bị lãnh án tù ở qua những câu chuyện xẩy ra, tại những thành phố có đông người Việt cư ngụ như sau:

Ông bà Phan có 2 người con gái, cô chị 15 tuổi và cô em 13 tuổi. Khi biết được cô chị có bạn trai và hay lén lút bỏ chốn nhà vào hai ngày cuối tuần, để đi chơi với bạn trai về nhà khuya. Mỗi lần ông biết trước được như vậy, là ông quyết tâm thức khuya, ngồi chờ đợi con về tới nhà, thay vì ông nên bình tĩnh, dùng những lời ngọt ngào khuyên bảo con gái không nên đi chơi khuya với bạn trai như thế, thì ông lại tức giận, chửi mắng con thậm tệ và dùng những lời đe dọa con, là ông sẽ từ bỏ không công nhận nó là con ông nữa và nếu nó còn tái phạm, ông sẽ đuổi nó ra khỏi nhà. Sở dĩ ông đe dọa nó như thế, chỉ vì lúc nào ông cũng lo sợ con gái ông lỡ dại dột mang bầu với người bạn trai của nó.

Rồi một hôm ông còn đang làm việc ở sở, bà Phan gọi điện thoại báo cho ông biết, có 2 người đàn bà của Bộ Xã Hội đến nhà, trình thẻ hành sự cho bà xem và nói cho bà biết là họ thừa lênh cấp trên, đến dẫn đưa 2 cô con gái của bà đến tạm trú một thời gian tại nhà người em gái của chồng bà và chỉ có bà mới có quyền đến thăm con lúc nào cũng được, nhưng chồng bà không được quyền đến thăm chúng, mà chỉ được phép gọi điện thoại hỏi thăm chúng.

Vừa nghe xong tin này, tức tốc ông bỏ sở trở về nhà, thì 2 đứa con gái ông đã rời khỏi nhà mất rồi và ông liền gọi điện thoại cho cô em gái ông, thì được xác nhận là chúng nó hiện đang có mặt tại đây. Rồi chỉ 2 tiếng đồng hồ sau, có 2 người cảnh sát đến gõ cửa vào nhà ông, trình cho ông xem trát Tòa, đến bắt ông vế tội mò mẫm tình dục trẻ em (Child Molestation), liền sau đó ông bị còng hai tay và ông được dẫn lên xe cảnh sát để đưa về trại tạm giam.

Vào tới trong trại tạm giam (Jail), một giới chức ở đây cho ông biết đứa con gái lớn 16 tuổi của ông đã tố cáo ông có hành động mò mẫm tình dục nó, vừa nghe tới đây làm tim ông như muốn ngừng đập. Ông bị giam giữ gần 4 tiềng đồng hồ trong trại tạm giam, chờ đợi vợ ông hoàn tất các thủ tục đóng tiền thế chân

TÌNH NGHĨA CHA CON PT. Nguyễn Mạnh San, OK

Chúng ta đang sống trong một quốc gia, quyền tự do, dân chủ, và quyền sống bình đẳng của con người, được chính quyền của 50 tiểu bang

thuộc Hiệp Chủnh Quốc Hoa Kỳ tôn trọng, thi hành và bảo vệ triệt để bởi Hiến Pháp Hoa Kỳ. Tuy nhiên, đôi khi vấn đề quyền tự do và quyền sống bình đẳng này, đã tạo ra sự xung khắc giữa vợ chồng với nhau hay giữa con cái với Cha Mẹ, chỉ vì nền văn hóa giáo dục và tập tục của xứ này hoàn toàn khác biệt với nền văn hóa giáo dục và tập quán của chúng ta ở quê nhà. Ở đây chúng tôi chỉ xin được nêu lên vấn đề giáo dục con cái theo truyền thống "Tiên Học Lễ Hậu Học Văn" của người Việt Nam chúng ta xưa kia, như con cái phải tuyệt đối vâng lời Cha Mẹ dạy bảo, Cha Mẹ đặt con ngồi đâu thì con phải ngồi đấy, có còn thích hợp để áp dụng đối với con cái của chúng ta đang sinh trưởng ở trên đất Hoa Kỳ này nữa không?

Trước năm 1975 dưới thời Quốc Gia Đệ Nhất và Đệ Nhị Việt Nam Cộng Hòa hay trong suốt thời gian trước khi chế độ xã hội chủ nghĩa cộng sản Việt Nam vô thần ra đời, tất cả chúng ta từ lúc còn nhỏ tuổi sống trong gia đình cho đến tuổi cắp sách đến trường học, đều được giảng dạy môn Công Dân Giáo Dục, nên hầu hết tất cả chúng ta dù ở lứa tuổi nào cũng đều thuộc lòng câu:"Công Cha Như Núi Thái Sơn, Nghĩa Mẹ Như Nước Trong Nguồn Chảy Ra, Một Lòng Thờ Mẹ Kính Cha, Cho Tròn Chữ Hiếu Mới Là Đạo Con".

Câu châm ngôn đầy ý nghĩa sâu sắc cao đẹp trên đây, bây giờ đã bị lãng quên vào quá khứ, vì trên thực tế không còn thích hợp đối với nền giáo dục con cái ở Hoa Kỳ nữa và những bậc phụ huynh học sinh người

06-2012_TTDM.indd 4506-2012_TTDM.indd 45 5/14/2012 12:19:40 PM5/14/2012 12:19:40 PM

Page 46: June – Tháng 6, 2012 – S Trái Tim Đức M

46 NS. Trái Tim Đức Mẹ, Số 414, Tháng 6, 2012

thì ông mới được trả tự do trở về nhà, chờ ngày trình diện Tòa xét xử.

Trường hợp của ông Phan trên đây, nếu nội vụ này xẩy ra ở tiểu bang Oklahoma, chiếu theo Bộ Luật Canh Cải mang số 12 của tiểu bang Oklahoma, điều 2414, quy định về tội phạm mò mẫm tình dục con nít (Child Molestation Off ense) và nếu bị cáo (Defendant) với những bằng chứng phạm tội, có thể bị giam giữ trong tù từ 3 năm cho đến không quá 20 năm; ngoại trừ trường hợp nạn nhân dưới 12 tuổi nếu có bằng chứng hiển nhiên, thì bị cáo sẽ lãnh án tù từ 25 năm trở lên. Nhưng có một điều nên nhớ rằng, tất cả những hình phạt này chỉ áp dụng đối với bị cáo nào, ít nhất phải lớn hơn nạn nhân 3 tuổi. Trái lại nếu bị cáo nào dùng vũ lực uy hiếp hay có lời nói hăm dọa nạn nhân, thì bất kể bị cáo già hay trẻ, sẽ không được miễn trừ những hình phạt nêu trên. Nếu bị cáo phạm tội lần thứ hai sẽ không được hưởng quy chế cắt giảm thời gian ở tù vì có hạnh kiểm tốt, không được hưởng án treo, hay không được hưởng thời gian tạm đình hoãn thi hành bản án. Nếu bị cáo phạm tội lần thứ ba sẽ bị lãnh án chung thân với điều kiện sẽ được hưởng thời gian tại ngoại, nếu có hạnh kiểm tốt trong thời gian ở tù (Life Term with Parole) hoặc lãnh án chung thân suốt đời ở trong tù cho đến khi chết (Life Term Without Parole).

Sau hơn 32 năm liên tục phục vụ trong Ngành Tư Pháp Liên Bang Hoa Kỳ và song song trong cùng thời gian này, suốt 18 năm liên tục trong nhiệm vụ là một Tuyên Úy Trại Tù, từ cấp tiểu bang lên đến cấp liên bang, tôi đã được chứng kiến tận mắt và cố vấn tinh thần cho nhiều tù nhân, không phân biệt chủng tộc, phạm tội mò mẫm tình dục trẻ em, mà trong loại tội phạm này, có một số tội nhân là người Việt xẩy ra như sau:

Vụ thứ nhất: Bị cáo phạm tội mò mẫm tình dục con nít, nhưng nạn nhân không phải là con mình, mà là bạn của con gái mình, cùng học chung trường tiểu học và cùng học chung lớp với con gái mình. Vụ án này bị cáo lãnh 10 năm tù treo, phải đi tham dự khóa học tâm lý đặc biệt, kéo dài trong nhiều tháng và không được cư ngụ ở gần những nơi có trường mẫu giáo, trường

tiểu học, những trung tâm trông giữ trẻ em ban ngày hay những tư gia hoặc chung cư có con nít cư ngụ, mà phải cư ngụ tại những khu vực do Giám Sát Viên ( Probation Offi cer) chỉ định.

Vụ thứ hai: Pham tội hiếp dâm con gái ruột của mình đã trên tuổi vị thành niên. Vụ án này có vài điều bí ẩn mà cá nhân tôi không thể hiểu nổi, vì tôi không có điều kiện pháp ly để trực tiếp phỏng vấn nạn nhân, trong khi mỗi lần tôi đến thăm viếng phạm nhân trong tù, thì đương sự chỉ khóc lóc, rồi im lặng nghe tôi an

ủi, chứ không trả lời chi tiết rõ ràng những điều mà tôi muốn biết sư thật của nội vụ.

Vụ thứ ba: Phạm nhân này có vợ 5 con còn nhỏ tuổi và người vợ ở nhà nhận trông (baby sit) thêm đứa bé gái 3 tuổi rưỡi cho người bạn thân của mình yêu cầu. Một hôm chị phải đi ra ngoài có chút việc cần khẩn cấp, nhờ chồng ở nhà trông dùm vài tiếng thay cho chị. Trong lúc chị chưa quay trở về nhà, thì em bé gái này đòi đi vệ sinh, anh chờ em bé này đi vệ sinh xong, anh liền rửa ráy cho em. Cách ít ngày sau có chuyện xích mích cãi lộn lớn giữa chồng chị với Cha của em bé nên chị từ chối, không chịu nhận trông em bé nữa. Người Cha của em bé liền nhờ luật sư truy tố chồng chị về tội mò mẫm em bé gái con anh ta, với giấy bác sĩ chứng nhận em bé bị rách màng trinh. Vu tranh tụng kéo dài gần 4 năm mới kết thúc và chồng chị bị kết án 10 năm tù, nhưng chỉ phải ở trong tù có 7 năm, 3 năm còn lại được tại ngoại vì hạnh kiểm tốt. Người vợ cho chúng tôi biết chồng chị là cựu tu sĩ từ hồi anh còn ở Việt Nam, anh là người chồng đạo đức, chung thủy và là một người Cha gương mẫu, đi làm về nhà chỉ biết dành hết thì giờ lo săn sóc cho 5 đứa con. Các người cùng làm việc chung với anh ở sở làm, cũng cho chúng tôi biết anh là người làm việc rất siêng năng, rất tốt với bạn bè.

Vụ thứ tư: Như chúng tôi vừa kể rõ hết chi tiết trong phần đầu trên đây của bài viết này. Nói tóm lại, tội phạm mò mẫm tình dục con nít rất ít khi thấy xẩy ra trong cộng đồng người Việt chúng ta tại Hoa Kỳ nói riêng. Trong câu chuyện này, theo như lời bà vợ của ông Phan cho chúng tôi biết, ông là một người chồng rất tốt, tính tình nghiêm nghị, đứng đắn và là một người Cha gương mẫu, nhưng đôi khi ông có thái độ hay lời nói hơi quá nghiêm khắc đối với con cái, trong những lúc như vậy, bà cũng không dám can thiệp vào cách thức dậy dỗ con cái của chồng bà vì biết ông rất nóng tính. Do đó, theo bà suy đoán, đứa con gái lớn nó tức giận vì Cha nó ngăn cấm, không cho nó được đi chơi khuya với bạn trai cuối tuần, nên nó trở thành thù ghét Cha nó, để bịa đặt chuyện bậy bạ, đem tố cáo với ông thầy dạy học nó ở trường, để ông thày nó báo cho cảnh sát biết đến nhà bắt giam Cha nó.

Trong khi chờ đợi ngày hầu Tòa, Luật sư của chồng bà cũng cho bà biết trước, là ông không cảm thấy lạc quan cho lắm trong nhiệm vụ bào chữa tội trạng cho chồng bà, để xin Tòa hãy đặc biệt cứu xét đến phong tục, tập quán, và lề lối giáo dục con cái khắt khe của người Việt Nam ở quê nhà nói riêng, và xin Tòa thương xét, ban đặc ân cho ông Phan được lãnh án tù treo. Nhưng có thể Tòa sẽ không cứu xét lý do nêu lên này, vì Tòa

06-2012_TTDM.indd 4606-2012_TTDM.indd 46 5/14/2012 12:19:40 PM5/14/2012 12:19:40 PM

Page 47: June – Tháng 6, 2012 – S Trái Tim Đức M

47Văn Hóa Giáo Dục

Riêng bà xã của ông chủ nhà chỉ bị cáo buộc 2 tội đồng lõa với chồng về tội danh số 1 và tội danh số 2, còn lại những người khác thì chỉ bị cáo buộc tội danh số 3 mà thôi. Qua một đêm tạm nghỉ mát (nơi đây có máy lạnh) trong trại tạm giam, sáng hôm sau tất cả mọi người được thả về nhà, chờ ngày trình diện Tòa, sau khi mọi người đã đóng đủ số tiền thế chân (Bail Bond).

Ít lâu sau, con gái ông thấy Mẹ buồn bã, làm nó cảm thấy hối hận trong lương tâm và thú tội với Mẹ là chính nó gọi điện thoại, tố giác với cảnh sát là Cha nó tổ chức đánh bạc ở nhà cuối tuần trong nhiều năm qua, vì nó tức giận Cha nó thường xuyên chửi mắng nó thậm tệ, đe dọa đuổi nó ra khỏi nhà, ngăn cấm nó không được đi chơi với bạn trai của nó. Lẽ dĩ nhiên, nghe con gái thú tội với bà xong, bà giữ kín chuyện này, không dám nói cho chồng biết sự thật, tốt hơn hết cứ để cho ông nghĩ sao thì nghĩ, vì ông là người rất nóng tính, lại thuộc lớp người bảo thủ, chỉ muốn duy trì hoàn toàn theo lối giáo dục con cái xưa kia ở Việt Nam trước năm 1975, khi còn thời chính phủ VNCH và trong thâm tâm bà cũng rất đồng ý với ông về lối giáo dục con cái xưa kia, rất hữu ích cho đời sống tốt đẹp tự lập của con cái trong tương lai, khi chúng đến tuổi trưởng thành, phải tự mưu sinh ngoài xã hội, nếu còn ở Việt Nam. Nhưng ngày nay đang sống trên đất khách quê người, bà thấy rằng lối giáo dục con cái xưa kia ở quê nhà, hoàn toàn không còn thích hợp đối với những điều mà con cái đang được thầy giáo cô giáo dạy bảo hàng ngày ở trường học.Chính vì thế mà chồng bà đã làm cho con gái mình tức giận Cha nó, để kêu cảnh sát đến nhà bắt giam Cha nó và Cha nó được tạm thời tại ngoại để chờ ngày ra hầu Tòa.

Những câu chuyện được kể lại trên đây, không ngoài mục đích duy nhất, là xin ghi chép lại những sự việc, thường xẩy ra trong cộng đồng người Việt chúng ta nói riêng, có liên hệ trực tiếp đến một số điều luật pháp thực dụng Hoa Kỳ, để chúng ta cùng nhau tìm hiểu và học hỏi thêm về mặt pháp lý, nhất là lưu ý đến luật pháp bảo vệ trẻ em ở xứ này, để chúng ta có thể phòng ngừa và có thể tránh được những sự phiền lụy đến pháp luật, tương tự như những câu chuyện vừa được kể trên, có thể xẩy đến cho chúng ta trong tương lai, không biết trước được, chứ chúng tôi không hề có ý định phê phán những hành động nào đúng hay sai của những nhân vật trong câu chuyện hoặc không hề có ý định bênh vực bất cứ một nhân vật nào trong những câu chuyện trên đây./.

cho rằng chồng bà và cả gia đình bà đã sinh sống ở đây đã trên 7 năm qua, thì bị cáo đã có khá đủ thời gian, để thích nghi với đời sống mới và hiểu rõ luật pháp cũng như nền văn hóa giáo dục trẻ em tại Hoa Kỳ như thế nào rồi. Luật sư còn cho bà biết thêm, mặc dù bà sẵn sàng là một nhân chứng duy nhất, sống chung một nhà với bị cáo cùng với 2 con, để xác nhận trước Tòa về những hành vi đạo đức của bị cáo, nhưng vì sự liên hệ mật thiết của bà là vợ của bị cáo, do đó những lời minh chứng của bà sẽ không có giá trị về mặt pháp lý để bào chữa cho bị cáo, vì bị coi là nhằm mục đích bênh vực cho chồng mình, nên khó có thể giúp cho bị cáo được nhẹ tội.

Cách đây khoảng 1 năm, cũng có một vụ xẩy ra giữa tình Cha con với nhau, tương tự như câu chuyện trên đây. Nguyên do là cô con gái ông đang học lớp 12, chỉ còn vài tháng nữa là sẽ ra trường. Khổ một nỗi là con gái ông có bạn trai (boy friend) cùng học chung lớp, lại là người Mỹ da mầu, nên ông cấm chỉ không được đi chơi với nó, không được mang nó về nhà giới thiệu với bất cứ ai và cứ mỗi lần ông nghi ngờ con gái ông đi chơi với bạn trai, là ông cáu giận, chửi bới con ông ầm cửa ầm nhà, có khi vang qua cữa sổ sang tới nhà bên cạnh cũng nghe thấy tiếng ông chửi mắng con, nhưng những người ở nhà kế bên đều là người Mỹ, nên họ chẳng hiểu ông nói gì.

Trong khi đó, cứ vào 2 ngày cuối tuần, Thứ Bẩy và Chủ Nhật, ông thường mời mấy người bạn thân của ông, đến nhà ông đánh chắn suốt ngày, cho tới đêm khuya, một hai giờ sáng mới tan hàng và cứ mỗi ván bài ai thắng, đều bỏ riêng vài đồng, để chung góp lại cho bà xã của ông có tiền, đi chợ mua đồ ăn về nhà nấu cơm cho mọi người cùng ăn.

Rồi một hôm, gần đêm khuya, bất thình lình có tiềng gõ cửa, bà xã của ông nhanh chân ra mở cửa, chưa kịp hỏi câu nào, thì 4 người mặc y phục cảnh sát bước nhanh chân tới chỗ bàn các ông đang đánh chắn, trên bàn có nhiều tiền mặt hiên hữu, chủ nhà chưa kịp cất giấu đi, một người cảnh sát vội vàng tich thu tất cả số tiền trên bàn để làm tang chứng, còn 3 người cảnh sát kia lần lượt còng hai tay từng người một, rồi dẫn tất cả những người đánh bạc lên 3 xe cảnh sát đang đậu ở ngoài đường trước cửa nhà ông và bà xã của ông cũng bị còng hai tay đưa lên xe, tất cả đươc đưa về trại tạm giam. Tại đây một giới chức chính quyền cho biết, ông chủ nhà bị cáo buộc 3 tội danh (3 counts):

1. Tội tổ chức cờ bạc bất hợp pháp tại tư gia. 2. Tội cung cấp phương tiện cơ sở cho người đến

chơi cờ bạc bất hơp pháp. 3. Tội đánh bạc bất hợp pháp.

06-2012_TTDM.indd 4706-2012_TTDM.indd 47 5/14/2012 12:19:40 PM5/14/2012 12:19:40 PM

Page 48: June – Tháng 6, 2012 – S Trái Tim Đức M

48 NS. Trái Tim Đức Mẹ, Số 414, Tháng 6, 2012

Tự thuật của Kristine L. Franklin

Sứ Mệnh Cải ĐạoCho Người Công Giáo

(Tiếp theo).

Chúa Kitô ở đâu trong các Giáo Hội ấy?Tôi nghe được những âm thanh chói tai, những giảng

dạy mâu thuẫn giữa các người Tin lành Guatemala. Tv của Pentecostal rầm rộ chống ma quỉ, trừ tà bên phải rồi trừ quỉ bên trái. Các giáo hội không Pentecostal bận rộn chống nói tiếng lạ như là dấu hiệu cấu kết với ma quỉ.

Dù Guatemala là nước nghèo nhất Tây bán cầu, vài người giảng "Phúc Âm tài lộc". Nhiều giảng dạy dân chủ theo kiểu Mỹ là mẫu chính phủ đúng Thánh Kinh mà Chúa muốn thấy ở Guatemala.Trong khi phái Luther bận rộn rửa tội trẻ em thì phái Baptist giảng rửa tội trẻ em vô ích và ai thực hành không phải Kitô hữu. Người Quaker nói họ không cần một dấu hiệu bên ngoài nào.

Mọi nhà giảng thuyết Tin lành giơ cao Thánh Kinh và khẳng định đây là uy quyền của mình. "Thánh Kinh nói ..." là câu nói phổ thông nhất trên radô tại Guatelama.

Với muôn tiếng tranh cãi, làm sao một người biết ai phải? Sao một thụ tạo có thể đứng lên nói với lương tâm trong trắng trước đám dân mù chữ rằng, "Đây là điều Kinh Thánh nói"? Sau một hồi, sự kiêu hãnh làm tôi khó nghe các bài giảng. Tất cả giảng Phúc Âm nhưng Phúc Âm của ai?

Vậy câu hỏi căn bản hơn Phúc Âm là gì?Tôi đã học thần học khá nhiều. Tôi có câu trả lời tôi

đã học trong lớp Thánh Kinh ở đại học. Tôi biết những gì tôi học là thật nhưng tôi cũng biết nhiều Kitô hữu tốt lành không nhận một số điểm của giáo huấn đó. Ngay tôi cũng có những điểm khác với điều tôi được dạy từ bé.

Hơn thế, tôi muốn có thể nói với các Kitô hữu mới họ có thể tới nhà thờ ở đâu và thực sự học biết chân lý về Chúa. Tôi bắt đầu hỏi chính mình, "Giáo lý riêng của tôi thật sự là gì?" Tôi cảm thấy chỉ khi tôi có thể xác quyết niềm tin của mình, tôi có thể tìm được câu trả lời. Tôi càng nghĩ về điều này, kết luận của tôi càng làm tôi sợ hãi bởi vì điều chủ yếu với tôi cũng như với từng cá nhân Kitô hữu Thệ Phản là: Giáo lý đối với một Tin

Lành chỉ là chuyện ý kiến riêng của họ về điều Thánh Kinh có nghĩa gì.

Nhiều năm qua, vợ chồng tôi đã chọn nhà thờ mình tham dự theo các tiêu chuẩn sau: Thứ nhất, giáo lý am hợp theo ý chúng tôi; thứ đến, có những người cùng trình độ văn hóa và kinh tế để chúng tôi chia sẻ; và chúng tôi thoải mái với lối thờ phượng.

Câu hỏi, "Họ có dạy toàn thể sự thật không?" không bao giờ hỏi đến vì trong hệ thống Thệ Phản của việc giải thích cá nhân về Thánh Kinh, không có cách chi biết ai có toàn thể sự thật. Thuyết Thệ Phản là một loại bất khả tri thực hành về khía cạnh ý nghĩa của Thánh Kinh. Đơn giản là không ai có thể biết chắc chắn. Nhưng tôi biết Chúa Kitô đã lập một Giáo Hội và Chúa muốn nó bao gồm cả sự thật. Và tôi bắt đầu nhìn ra trong kế hoạch Thệ Phản, điều này không thể nào đạt được.

Chúng tôi quan sát nhiều bạn bè truyền đạo của chúng tôi thúc dục dân chúng tìm "nhà thờ tin vào Thánh Kinh" nơi đó Thánh Kinh được dạy cách chính xác. Điều này đặc biệt trong trường hợp khi hàng trăm người tới để 'xin được cứu độ'. Điều hào hứng là nếu nhà truyền đạo thuộc Pentecostal, "nhà thờ tin vào Thánh Kinh" là nhà thờ với nhạc khích động múa và hát (1Cr 12). Nếu nhà truyền đạo thuộc Baptist thì "nhà thờ tin vào Thánh Kinh" không đươc hát hỏng mà chỉ giảng giải và học hỏi Thánh Kinh. Cách chúng tôi nói với dân chúng có phần khác, chúng tôi chỉ khuyên họ chọn nhà thờ nào họ cảm thấy thoải mái vì ai biết được nhà thờ nào tốt hơn, thật hơn, "nhà thờ tin vào Thánh Kinh" hơn?

Tìm Gặp Các Kitô Hữu Ban ĐầuKhi đó, tôi đọc hai cuốn sách quan trọng làm lung

lay tôi hơn nữa. Cuốn thứ nhất của Randall Balmer, một giáo sư dạy sử tại đại học Columbia. Ông tìm ra căn cội và truyền thống của tôn giáo tuổi thơ của tôi với niềm tôn kính nhưng không thiên vị của một người quan sát bên ngoài. Lần đầu tiên tôi có cái nhìn đó. Trái ngược với những gì tôi được dạy, Kitô giáo của tôi không thực trở lại với Tân Ước. Gốc rễ giáo lý của tôi chỉ bắt đầu khoảng 150 năm nay.

Từ đây tôi muốn mạnh mẽ hiểu biết Kitô giáo lịch sử. Tôi mượn một bạn truyền đạo sách của Paul Johnson. Và tiếp theo dăm bảy cuốn khác của những tác giả tôi chưa hề nghe tên như Antôn Sa mạc, Cyrilô, Clemente, Basilio, Ambrosio, Ignatio.

Như vừa tìm được những bạn mới - những Kitô hữu đã biết Chúa cách thân tình nhưng lời họ làm lung lay mạnh mẽ giáo lý Tin lành của tôi. Sự kiện những người này theo Công giáo làm tôi ngượng ngùng, làm tôi bực tức. Bao nhiêu năm làm người Kitô hữu, sao tôi không

06-2012_TTDM.indd 4806-2012_TTDM.indd 48 5/14/2012 12:19:40 PM5/14/2012 12:19:40 PM

Page 49: June – Tháng 6, 2012 – S Trái Tim Đức M

49Văn Hóa Giáo Dục

nghe tên những người này? Tại sao tôi không hề khảo cứu sách vở của họ?

Tôi không biết nhiều về Giáo Hội khởi đầu. Ở chủng viện (Biola, CA) tôi được dạy để tin rằng sau khi các tông đồ chết, lập tức Giáo Hội sa vào sai lầm và cứ thế cho đến khi ông Luther đóng 95 kháng đề trên cửa nhà thờ và từ đó những Kitô hữu 'thực' mới xuất hiện.

Nhưng những gì tôi thấy khi mình đọc lại bảo rằng trong một ngàn năm đầu tiên của lịch sử Kitô giáo, căn bản Đức Tin Kitô giáo đã được xác định nhờ công đồng và hội nghị và các giáo phụ giảng dạy. Tôi tìm ra rằng dù các nhà cải cách Thệ phản được chào như những anh hùng của chúng tôi, tôi được dạy dỗ trong một phái Tin lành khác xa giáo thuyết các Nhà cải cách cổ võ. Giáo phái của tôi là một nhóm nhánh nhỏ - một nhánh của một nhánh của một nhánh.

Tôi không muốn nhánh nhỏ nữa. Một phần của Giáo Hội mà Chúa Kitô thiết lập không đủ. Tôi muốn cả Giáo Hội nếu nó còn hiện hữu.

Tôi bắt đầu hồ nghi nghiêm trọng giáo thuyết sola scriptura (chỉ Thánh Kinh). Tôi nhận thấ Giao Hội ban đầu không theo ý niệm Tin lành hoàn toàn dựa trên Thánh Kinh. Đó là đột phá! Thánh Kinh và Thánh

Truyền giải thích theo Huấn Quyền là mẫu mực quyền bính của Giáo Hội ban đầu.

Trong những thế kỷ đầu sau Chúa Kitô, chỉ có một đức tin và Kitô Giáo mạnh lan trên thế giới khác nào rừng cháy. Dù Thệ phản chưa cải đạo cho Chúa Kitô được một nước nào, Công Giáo đã cải đạo nhiều dân tộc: các dân Đông Âu, Ai len, Pháp, Đức, Nhật, Ấn độ, Nam Mỹ, Phi châu và danh sách dài vô tận. Giờ đây tại Guatemala, tôi như "nhà truyền đạo" làm cho người Công giáo thành người Thệ Phản! Họ là người Công giáo cả năm trăm năm nay, bây giờ chúng tôi biến họ hiểu Thánh Kinh theo kiểu chúng tôi. Chả có gì ấn tượng so với hai ngàn năm Công giáo truyền giáo!Điều khám phá đầy ngạc nhiên cho tôi sau nhiều giờ

đọc và học Thánh Kinh và chú giải của nhóm Tin Lành bảo thủ là Thánh Kinh không dạy chỉ mình Thánh Kinh là đủ biết tất cả chân lý Đức Tin. Thệ phản đề ra Sola scriptura mà không hề nghĩ có thể rằng 'Chỉ mình Thánh Kinh' là nền tảng không đủ cho đức tin. Nếu tiền đề đã sai, tôi lý luận ra mọi sự xây trên nó cũng rất hồ nghi.

(Còn tiếp)

THƯ NGỎXIN GIÚP XÂY NHÀ THỜ HỌ ĐẠO AN HIỆP

Họ đạo di cư An Hiệp với hơn 1500 giáo dân nghề đan chiếu với thu nhập quá ít nhưng dâng Giáo hội một chục linh mục, hơn ba chục tu sĩ nam nữ. Nhà thờ dựng tạm từ hồi di cư 1954 giữa đầm lầy tỉnh Bến Tre. Đã nhiều lần sửa chữa, chấp vá. Nhưng nay chúng con không còn cứu vãn được. Hoàn cảnh khó khăn bị chèn ép, chúng con ước mong trợ giúp của quí vị đồng hương, hảo tâm, ân nhân! Xin thương chúng con! Chúng con hết lòng cảm tạ. Xin Chúa Ba Ngôi, Mẹ Maria và Thánh Giuse chúc lành và trả công cho lòng tốt và mọi công việc của quí vị!

Liên Lạc: LM Phêrô Phạm Văn Thuyết

Ấp An bình, Xã An hiệp, Huyện Châu Thành, Tỉnh Bến Tre, VIET NAMĐT: 0753.866 289 DĐ: 0909.757 465 email: pett [email protected]

06-2012_TTDM.indd 4906-2012_TTDM.indd 49 5/14/2012 12:19:40 PM5/14/2012 12:19:40 PM

Page 50: June – Tháng 6, 2012 – S Trái Tim Đức M

50 NS. Trái Tim Đức Mẹ, Số 414, Tháng 6, 2012

1. Đòi tiền không trả....Lệ Vũ thân mến,Em thường đọc báo Trái Tim Đức Mẹ về mục TBB

của Lệ Vũ rất hay. Nay em có chuyện này nhờ giúp em trả lời về tâm sự của em. Em kể cho Lệ Vũ nghe, khi em bị bố em gởi em cho một người cô nuôi em. Rồi thì em thấy không thể ăn bám cô em mãi, em mới xin cô của em cho em đi kiếm việc làm và em làm ở nhà hàng của người bà con. Rồi bà chủ nhà hàng trả lương tháng cho em, rồi bà ấy nói khi nào em nghỉ làm thì bà ấy trả lương luôn một lần. Em đã làm được hơn 2 năm, thì bà ấy cộng tiền lương lại trả cho em. Sau đó bà ấy hỏi đề tên ai trong check. Em vì không có nhà bank, em mới gọi cho Bố em đứng tên giùm, và bố của em nhận lời. Rồi ông nói khi nào em cần ông trả lại số tiền mà em đã gởi. Bây giờ em cần để lo cho đứa con gái vào đại học. Em hỏi ông để lấy. Lúc đầu ông vui vẻ, qua ngày sau ông moi chuyện tiền ra ông kể lể này nọ, làm chồng của em nghe được và anh ấy giận em, vì anh ấy biết bố của em muốn giữ tiền mà không muốn trả lại cho em. Tại sao em cứ đòi hoài, làm vợ chồng em cứ lục đục mãi.

Lệ Vũ có ý kiến gì giúp em được không? Chồng em thì nói chờ Bố chết thì mới lấy lại được. Vậy theo ý của Lệ Vũ thì nghĩ sao về câu nói này. Em buồn lắm Lệ Vũ ơi. Em mong Lệ Vũ giải đáp giúp em nhé. Cám ơn Lệ Vũ nhiều. Em cầu chúc cho Lệ Vũ được nhiều ơn Chúa và Mẹ Maria trong mùa Chay thánh này.

Em ở tiểu bang Texas.

Đáp 1: Người em gái của tiểu bang Texas thân mến,Theo ý kiến của Vũ em nên đến gặp 1 người thân

lớn tuổi hay tốt hơn cha Sở Cộng Đoàn nơi em cư ngụ, rồi trình bày với họ sự việc và ý muốn của em. Lệ Vũ tin với kinh nghiệm mục vụ, cha sẽ giúp em giải quyết dễ dàng hơn về chuyện này. Cha sẽ có cách thức tỉnh lương tâm của Bố em về điều Chúa dạy về sự công bằng, ngay thẳng.

Căn bản trong cách xử thế ở đời trong mọi trường hợp cần phải rõ ràng, minh bạch_cho ra cho; mượn ra mượn__mà mượn thì phải trả cho dù đó là tờ báo, cuốn sách, hay một số tiền nhỏ. Bản tính người Á Đông thường hay cả nể nên nhầm lẫn điều này vói điều kia. Bắt nguồn tự sự liên hệ với gia đình, chú cũng như cha, Dì cũng như mẹ, rồi tự trói, ràng buộc, ra điều kiện đòi hỏi nhau nhiều khi không đúng nơi, đúng chỗ. Cha là cha, chú là chú; mẹ là mẹ, Dì là Dì. Cho dù có liên hệ gia đình, máu mủ, con người trên 1 căn bản nào đó chỉ có thể đồng điệu, chứ không thể đồng đẳng, đánh giá mọi thứ hầm bà lằng như nhau được.

Trở về câu hỏi của em. hãy thực hiện ngay những điều Lệ Vũ đề nghị trên. Ngoài ra gặp mặt không tiện em cũng có thể viết thư cho Bố em để giải thích thêm cho Bố em rõ lý do chính xác em cần số tiền đó để lo cho con vào Đại Học cũng như không muốn chồng của em hoặc người ngoài dèm pha chỉ vì đồng tiền mà gia đình em trở nên xào xáo, vợ chồng lục đục mất cả hạnh phúc trong nhà. Bố đã thương con thì thương cho trọn. Chúc em và gia đình sớm tìm lại niềm vui và sự thông cảm đã bị sứt mẻ bấy lâu nay. Thân mến./.

2. Làm công mà bị chèn ép....Lệ Vũ thân mến, Em xin viết thư này đến Lệ Vũ để

xin lời khuyên bảo điều gì!Lệ Vũ ơi, em luôn bị dồn nén uất ức. Ngày hôm nay

Thứ Sáu Mùa Chay em đến nhà thờ ngắm Đàng Thánh giá. Khi ngắm gần xong em chợt nhớ xưa Chúa chịu chết vì 30 đồng bạc thì nay em cũng bị xỉ nhục khi làm việc để kiếm tiền.

Như Lệ Vũ biết tất cả chi tiêu đều cần có tiền và không phải lúc nào tiền cũng dễ kiếm, có khi còn phải vay mượn.

Em làm cái nghề mà em cũng tự an ủi mình. Xưa Chúa từng cúi xuống để rửa chân các tông đồ bởi thế em cũng cảm thấy vui tươi chấp nhận. Thế nhưng đồng tiền mình kiếm ra bằng mồ hôi và nước mắt cùng

06-2012_TTDM.indd 5006-2012_TTDM.indd 50 5/14/2012 12:19:40 PM5/14/2012 12:19:40 PM

Page 51: June – Tháng 6, 2012 – S Trái Tim Đức M

51Gia Đình Xã Hội

bao sự sỉ nhục. Huống hồ nói chi trong đất nước Cộng sản là một luật rừng. Nhưng tiếc rằng những người đã qua thế giới tự do vẫn còn mang trong giòng máu cộng sản.

Em đi làm công mà bị chèn ép đủ thứ và người chủ trong đầu óc họ nghĩ nếu em không thích thì tự nghỉ làm việc hoặc là mình không đủ tiền chi tiêu cũng tự nghỉ không cần họ đuổi.

Như vậy sống bất cứ ở đâu cũng chẳng bao giờ thấy sự công bằng. Thật tình nhìn cách làm việc của họ em mới cảm nghiệm được chế độ cộng sản. Nói chung trong chế độ cộng sản đàn ông con trai như bị đi cầm tù và đàn bà con gái thì đi làm đĩ.

Lúc còn niên thiếu em thắc mắc không biết có thiên đàng và hỏa ngục không? Rồi một lần chứng kiến cảnh diễn lại Chúa bị đóng đinh chỉ là bức tượng thế mà không hiểu sao nước mắt em chảy mà khóc một cách ngon lành.

Chào Lệ VũTammy N. CO

Đáp 2: Dear Tammy N. của tiểu bang CO,Cảm ơn Tammy về lá thư dài tỏ bày nỗi lòng và cách

suy nghĩ rất trưởng thành của em trong cuộc sống. Con người, ở đâu cũng thế đều có hỉ, nộ, ái, ố, vv; Quốc

gia, chủng tộc, cộng đồng, xã hội nào đều có cái tốt cái xấu, người hiền lành, kẻ hung dữ, những bất công ở nhiều phương diện khác nhau và phần lớn do con người tạo nên từ tính ích kỷ, nhỏ nhen, tham lam của mình. Chính vậy mà con người cần phải có lòng tin vào Thượng Đế, tuân và sống theo đường lối Chúa dạy.

"Nhân vô thập toàn", con người không ai hoàn hảo nên chẳng khi nào có được một xã hội, cộng đồng, đất nước hoàn hảo, Nhưng it ra sống trong thế giới tự do con người vẫn có nhiều cơ hội, môi trường dễ dàng hơn để học hỏi trở nên tốt đẹp hơn mỗi ngày từ tâm hồn đến thể xác, không chỉ riêng cho cá nhân mình còn làm gương cho kẻ khác noi theo. Mỗi ngày chỉ cần hát "kinh Hòa Bình", lời kinh nguyện của Thánh Phanxico khó nghèo, và cố gắng làm theo lời người chỉ dẫn, mình cũng đủ trở thành nhân chứng của Chúa, mang Tin Mừng đến cho mọi người. Chúc em vạn điều vui, và sự an lành của Chúa ở cùng em mãi mãi. Thân mến./.

Dòng Truyền Giáo Ngôi Lời có gần 7,000Linh mục và Sư huynh đang phục vụtrên 67 quốc gia trong các lãnh vựcmục vụ, giáo dục, y tế, và xã hội.

Các bạn trẻ muốn tìm hiểu đời sốngtruyền giáo, xin liên lạc:

VĂN PHÒNG ƠN GỌIĐại Chủng Viện Ngôi Lời

102 Jacoby Drive SWEpworth, IA 52045

Tel: 1-800-553-3321Fax: 563-876-5515

Email: [email protected]

www.svdvocations.org

DÒNG TRUYỀN GIÁO NGÔI LỜI

06-2012_TTDM.indd 5106-2012_TTDM.indd 51 5/14/2012 12:19:41 PM5/14/2012 12:19:41 PM

Page 52: June – Tháng 6, 2012 – S Trái Tim Đức M

52 NS. Trái Tim Đức Mẹ, Số 414, Tháng 6, 2012

Write to: Fr. Bernard 1900 Grand Ave. Carthage, MO 64836 Email: [email protected]

MARIAN TEENST E E N S P U Z Z L E D

1. Why Holy Week? Dear Fr. Bernard, One of my roommates asks me why do Catholics

celebrate the Sunday before Holy Week? And why do we keep doing this year after year?

Father, could you help me to give my friends an answer. I do think that your reply is the support for my faith too. Thank you in advance.

MDear M,The practice of remembering and re-enacting Jesus'

last week of his life on earth is recorded in historical document since the fourth century in Jerusalem. Since then the Church all over the world has been celebrating that week as Holy Week every year with Easter as the climax. Palm Sunday is the beginning of the Holy Week. We remember, celebrate and re-enact to some extent, the event recorded in the gospel: Jesus' entrance into Jerusalem and being greeted as a king by a large crowd. He was riding on a mule. People welcomed Jesus into Jerusalem by spreading their cloak on the ground to make a path for his mule to walk on. They were holding palm leaves like we would have fl ags and banners in our hands. They cried out: "Hosanna! Blessed is he who comes in the name of the Lord! Blessed is the kingdom of our father David that is to come! Hosanna in the highest!" This is the beginning of the most important week in the Church's liturgical calendar. It is the celebration of an event that brought salvation to the whole world. It is the event that we need to remember and celebrate above all other events in the human history.

2. If We Believed In Aliens, ...?Dear Father,The universe is very big. Surely we can't be the only

intelligent life form that exists. The chances of there

being a place that also supports life are quite high, in my opinion. I believe that somewhere in our huge universe, there is a place very similar to our Earth and it has aliens. I don't mean the sci-fi aliens with pale, grotesque skin with a giant head and razor sharp teeth and huge glassy eyes, etc. I think that the aliens would look very similar to us actually. If the conditions were similar to Earth, why would they look signifi cantly diff erent? It wouldn't make sense. But is it wrong to believe in aliens? The Bible says that God created the earth and all the plants and animals here and stuff . It didn't mention anywhere else. If we believed in aliens, would that mean that we don't believe in God? I believe in God but I also believe in "aliens." Is that blasphemous? Also, if you don't mind, can you give your opinion on the possibility of other intelligent life forms ?

TDear T,God inspired the biblical writer to describe a

theological truth according his knowledge of the world. The truth that the writer wants to convey is: God created the world, the whole universe. He exists in eternity before the universe was created. God determines the order, the law of nature that regulates it. God gave it the characteristics that refl ect his power, beauty, and intelligence. There might be other human beings or "intelligent life forms" in the vast universe; or there might not be. So far science with its "highly advanced" technology has not found any. There are speculations but no evidence. Aliens are not almighty, not spiritual. If they exist, God also created them, and we can see and touch them. They cannot give us eternal life. Some people might say if we fi nd aliens, then there is no God because the Bible is wrong. If you believe that, then it is a sin because it is a lie. If you believe that even if aliens exist, God created them, then it is OK. However, be certain that believing in aliens does not give you life after death, only faith in God does.

3. Jesus Had Brothers Named James, Joseph, Simon And Judas

Dear Fr. Bernard,I watched a program on History Channel. They said

that Jesus had brothers named James, Joseph, Simon and Judas. Is that true? All my life I have been taught that Jesus is God’s only Begott en Son and was born of the Blessed Virgin Mary, our mother. The program based it conclusion on this passage from the gospel of St. Matt hew: “I s he not the carpenter’s son? Is not his

06-2012_TTDM.indd 5206-2012_TTDM.indd 52 5/14/2012 12:19:41 PM5/14/2012 12:19:41 PM

Page 53: June – Tháng 6, 2012 – S Trái Tim Đức M

53Gia Đình Xã Hội

mother named Mary and his brothers James, Joseph, Simon, and Judas?” Please help me to understand this problem.

DDear D,This question is often raised by Protestants as a

proof against Mary's virginity. We don't read and understand the Bible based on one verse taken out of context and culture. In fact we don't even read and understand anything that way. Even reading and understanding Shakespeare's literature requires the cultural background of English Medieval time. In Asian culture which includes Vietnam and Israel, cousins addressed each other as brothers and sisters. There is no specifi c noun for cousins but the word "brothers" or "sisters". In this verse, James and Joseph and Simon and Judas were actually Jesus' cousins. Why? Because if they were actually Jesus' blood brothers, while dying on the cross he would not have entrusted his mother to John, his beloved disciple. His brothers would have taken care of his mother. Furthermore, Mary had explicitly expressed her desire to remain a virgin when she said to Angel Gabriel: "I do not know a man" while she was betrothed to Joseph. God fulfi lled her wish by preserving her virginity at the birth of Jesus as a sign of his divinity. This was prophesied by Isaiah: "Behold, a virgin will be with child and bear a son, and she will call His name Emmanuel." (Isaiah 7:14) There was no reason or indication that she changed her mind after that. This is reading and understanding the Bible as a consistent whole. Chopping up the Bible into verses to manipulate God's word for one's own agenda is abusing the Holy Scripture. What the history channel presented refl ects the mentality of Protestantism, not true Christianity.

4. How to Talk to Atheists About God Dear Fr. Bernard,I talked to an atheist. He told me that he does not

believe in God because Christians suff er persecution, humiliation, and bigotry for their faith and God is not doing anything to help them. He said that to have faith in God is a big loss without any gain. Will atheists go to heaven? How do we talk to them about God?

LDear L,One time I listened to a program on the Catholic

radio in my area. A man called in and claimed himself to be an atheist. He asked the program hosts: “How dare you, Christians, say that an atheist would go to hell when he dies?” In the past people might say all atheists would go to hell. Today, most people would be

more reserved about that. However, if a person claims to be an atheist, believing neither in God, nor heaven, nor hell, why should he care about others saying that he is going to hell? I don’t care about Protestants saying that all Catholics are going to hell because it is not true. If that is true then I should and would worry about it.

It ultimately comes down to the one and most important thing, the truth. Will an atheist go to heaven? The problem is: there is no heaven for him to go to because he does not believe in one. Some might say: “Well, there is no hell for him to go to either!” Going any where without God is hell. Believing in God and heaven is to know the truth that is beyond this physical world, but not beyond human reason. God gives us the tool to reach him, our intelligence. At the same time God also reaches out to us by his revelation in the Bible and ultimately in his Son, Jesus, God and man. Our response to his revelation is faith and reason. Through faith and reason we know and love the ultimate truth, God. That is heaven beginning right here on earth.

How do we talk to atheists? People claim themselves to be atheists for many reasons: 1/ for convenience, to do whatever they want to, no rule, no morality, no obligation and commitment; 2/ for pride, showing that they know everything and can think for themselves; 3/ for bitt erness, to get even for suff ering evil; 4/ for being naïve, fi nding no reason and maybe no need for faith. It is diffi cult, if not impossible, to talk to the fi rst, second type, and third types.

We may be able to talk to the last group beginning with the truth known by reason. Let’s assume that the atheist you talked to was in this group. Let’s suppose that God does miracles to protect Christians every time when persecution happens. The whole world would become Christian. If that was the case, would everyone have the choice of not believing in God? Is there freedom? Do believers love God freely? I would answer no to all the questions. God is love. He is absolutely free. He wants us to be free and able to love. He wants us to be fulfi lled in freely seeking after the truth, beauty, and goodness. He gives us intelligence to fi gure that out by our desire for them in this world. He is the ultimate truth, beauty, and goodness that we need to possess and fi nd happiness in eternally. It is the greatest gain or loss that we are more concerned with.

Some atheists in this country are very hostile to Christianity. They don’t have the courage to touch Islam. Yet they form an organization called “Freedom from Religion”. However, their focus is mostly on

06-2012_TTDM.indd 5306-2012_TTDM.indd 53 5/14/2012 12:19:41 PM5/14/2012 12:19:41 PM

Page 54: June – Tháng 6, 2012 – S Trái Tim Đức M

54 NS. Trái Tim Đức Mẹ, Số 414, Tháng 6, 2012

Christians, specifi cally Catholics. The name itself is an abuse of the word “freedom”. People may say that: “I am cancer free” or “worry free”. No body say: “I am beauty free” or “goodness free”. Christianity is full of truth, beauty and goodness. She is the mother who gave birth to the Western Civilization. The name of this group is a disguise for the actual intolerance to Christianity, moving toward a country of totalitarianism. This is exactly their action and goal. They have a strong infl uence on the present administration in our country. The United States claims to be the beacon of liberty. Millions of soldiers have died and more are called to die to defend it. That claim is about to become a lie if the citizens of this country are not going to take immediate action./.

HÀNH HƯƠNG 5 QUỐC GIA ÂU CHÂU 2012Bồ Ðào Nha/ Tây Ban Nha/ Pháp/ Ý/ Međugorje-Bosnia

Ngày 15 - 29 Tháng 10, 2012 (15 days) Địa Điểm Khởi Hành Tại Houston TX và JFK, NY

------------------------------------------ 1.. BỐ ÐÀO NHA - Santarem Nhà thờ Stephano nơi xảy ra Phép Lạ Thánh Thể hơn 2 ngàn năm. Thăm Nhà thờ Thánh Anthony tại Lisbon. Fatima : Vương Cung Thánh Ðuờng Fatima, xây 13/10/1921 và Mộ Lucia, Jacint, Phanxico. Thăm Nhà Nguyện Ðức Mẹ Hiện Ra và các nơi Ðức Mẹ Hiện Ra tại Fatima 2.. TÂY BAN NHA - LOYOLA Thánh I Nhã Loyola sinh năm 1491 qua đời ngày 31/7/1556, thăm nơi chào đời và nhà thờ Thánh I nhã và nhà thờ chánh tòa tại Barcelona 3.. PHÁP - LỘ ĐỨC Viếng Hang đá Massabielle, năm 1858 Nơi Đức Mẹ Hiện Ra 18 lần với Thánh Nữ Bernadette. The Boly Mills, Nơi St. Bernadette chào đời.. Healing Baths, bồn nuớc Thánh.. 4.. Ý - ROME Ðến Công truờng Thánh Phêrô, cùng với các khách hành hương tham dự buổi tiếp kiến với Đức Giáo Hoàng Bendict 16th - Visit : Vương Cung Thánh Ðường Thanh Phêrô và Mộ Đức Giáo Hoàng John Paul II và Mộ Thánh Phêrô. VCTĐ Ðức Bà Cả. VCTĐ Thánh Gioan Laterano. VCTĐ Thánh Phaolô Ngoại thành và Mộ Ngài . HanToại Ðạo. Viện Bảo Tàng Vatican. Nguyện Đường Sistine. Hồ Nước Trevi. đau truong Colosseum Assisi, Nơi chào đời của Thánh Phanxicô và Thánh Nữ Clare San Giovanni Rotondo, Thăm Vương Cung Thánh Ðường Đức Mẹ Ban Ơn và ngôi Mộ Thánh Pio. Vào ngày 20/9/1918, sau khi dâng Thánh Lễ sáng thì Chúa Giêsu hiện ra và ban cho Ngài 5 Dấu Thánh mà sẽ ở với ngài suốt trong 50 năm... 5.. BOSNA - MEÐUGRJE Năm 1981 taị Đồi Hiện Ra Ðức Mẹ hiện ra với 6 thị nhân và hiện nay vẫn còn hiện ra.. Xin Liên Lạc : Cha Linh Hướng Dominic Hùng Nguyen, SJ Tel (619) 414 - 7003. Or Holy Tours : Jackie Kim (626) 542 - 5655 Email : Fr. Hung Nguyen <[email protected]

HÀNH HƯƠNG 5 QUỐC GIA TRUNG ÂU 2012 BA-LAN, HUNG-GIA-LỢI, ÁO, ĐỨC và TIỆP KHẮC

Ngày 01 - 12 Tháng 09, 2012 Địa Điểm Khởi Hành Tại Houston, TX / JFK, NY

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

1. BA-LAN Lagwieniski, Vương Cung Thánh Đường ‘’Lòng Thương Xót Chúa’’ và Thánh Tích Thánh Nữ Faustina. Tu Viện Jasna Gora là di tích linh thiêng nhất của Ba Lan và Thánh Đường Đức Bà Đen. Auschwitz, Trại tập trung Đức Quốc Xã và phòng giam Thánh Maximilian. Wadowice, quê hương Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Mỏ Muối Wieliczka. Market Square 2. HUNG-GIA-LỢI Thăm lâu đài Buda. Thánh Đường St. Mathias xây 1015. Đại Thánh Đường St. Stephen tháp cao nhất Budapest (96 mét). Hero’s Square, du thuyền trên sông Danube 3. ÁO Vienna, Phép Lạ Ðức Bà tại Mariazell. Hoàng cung Hofburg. Dinh Schönbrunn. Stephen’s Cathedral nhà thờ Chánh tòa chỗ ngồi của Đức Tổng Giám mục Vienna. Lâu đài Belwedere The Opera House nhà hát Hoàng cung 4. ĐỨC Marktl là nơi Giáo hoàng Benedict 16th chào đời, ngôi nhà của Ngài hiện nay là viện bảo tàng. Ðến Altötting, thăm “Nhà Nguyện Kỳ Diệu” nơi Phép Lạ xảy ra, hơn 1250 năm Altötting đã từng là trung tâm quan trọng của cuộc hành hương ở Đức tìm đến tôn kính Đức Trinh Nữ Maria.... 5. TIỆP-KHẮC Prague là thủ đô và thành phố lớn nhất Tiệp-Khắc. Visit : Lâu đài Prague, Thăm Nhà thờ chánh tòa Thánh Vitus. Nhà thờ Ðức Mẹ Chiến Thắng và Tượng Chúa Giêsu Hài Đồng cao 47cm rất thiêng liêng, Cầu Charles. The Church of Our Lady before Týn, Ðồng hồ thời trung cổ. Old town Square... Xin Liên Lạc : Cha Linh Hướng Dominic Hùng Nguyen, SJ Tel (619) 414 - 7003. Or Holy Tours : Jackie Kim (626) 542 - 5655 Email : Fr. Hung Nguyen <[email protected]>

Cần Người Giúp Việc tại Costa RicaCần 1 phụ nữ Công Giáo tốt, người Việt Nam, độc

thân, sức khỏe tốt, trong hạn tuổi 28-40. Thông thạo Anh ngữ, tốt nhất là Cô Giáo, rành về computer, dễ dàng giao thiệp với người khác.

Công việc: dạy chủ nhân căn bản tiếng Việt Nam, giúp ít việc trong văn phòng, phụ giúp việc nhà, khi cần thiết sẽ travel với chủ nhân.Ăn ở trong nhà, giao kèo làm việc 3 năm, có thể

gia hạn.Sẽ được trả tiền vé máy bay khứ hồi, sau khi thời

hạn làm việc kết thúc.Làm việc 48 tiếng/1 tuần, thứ Hai đến thứ Bảy,

theo luật Costa Rica, Chúa Nhật nghỉ.Lương được trả 13 tháng. Hai tuần nghỉ hằng năm

(nhưng thường là 6 tuần khi giao kèo sắp mãn hạn).Bảo hiểm Y Tế, An Sinh Xã Hội.Lương tùy vào trình độ. Liên Lạc: bà Maggie Brooks

PO Box 12452San Jose 1000

Costa Rica Central AmericaEmail: [email protected]

06-2012_TTDM.indd 5406-2012_TTDM.indd 54 5/14/2012 12:19:41 PM5/14/2012 12:19:41 PM

Page 55: June – Tháng 6, 2012 – S Trái Tim Đức M

55Gia Đình Xã Hội

Yêu Thương Đến CùngHoàng Thị Đáo Tiệp

-Làm ơn hiệp ý với mình nhen má nó để cùng cầu xin Chúa, Mẹ ban ơn cho nội trong tháng Sáu sắp tới đây mình bán phức được cái tiệm “Nail” mình cho rồi!

Vậy đó…thiệt tình là chị bạn tôi! Khuya lắc khuya lơ tôi đang ngon giấc ngủ thì chị gọi! Lại kêu mời vậy đó nên nghe…hổng có khẩn trương tí nào hết! Mà để kêu mời như vậy, lúc mới vừa nghe tôi thốt tiếng “Hello” nhận cú gọi với giọng ngáy ngủ, chị đã lo trần tình rằng:“ Mình gọi má nó bị khuya vì phải mất cả tiếng rưởi đồng hồ lái xe vô tiệm rồi lái trở về nhà! Cái“cell phone” mình có lưu trữ số điện thoại má nó, hồi tối lúc đóng cửa tiệm đi về mình ơ hờ bỏ quên lại, nên phải trở vô tiệm lấy! Chớ lục tìm ở nhà lâu lắc vẫn không kiếm ra cuốn sổ mình có ghi số phôn của má nó, vì rất có thể mình hay ông xã lẩm cẩm vứt đi cũng nên!”

Tôi đang chờ được nghe chị tâm sự lý do bán tiệm thì chị lại trần tình nữa:

-Đúng ra mình không nên gọi má nó giờ nầy! Nhưng mình bây giờ hay quên tới quên lui lắm! Hễ muốn gọi là phải lo gọi, kẻo lại quên bẵng mất! Thôi để cho má nó ngủ! Nhớ hiệp ý cầu nguyện cho mình bán được cái tiệm nhen!

Thương quá chị bạn mình, tôi nói: - Tui lo cho bà, ngủ nghê gì nổi nữa mà ngủ nhưng

cầu cho bà bán được cái tiệm là không bao giờ! Bà nói tui nghe làm ơn! Vì tui sốt ruột được biết đầu đuôi câu chuyện tại sao bà “chứng” lên để muốn bán cái tiệm “Nail” mình theo cái kiểu như thế?

- Ơ hay má nó bảo mình bán cái tiệm “theo cái kiểu như thế” là ý làm sao? Mình thấy mình chỉ có muốn bán cái tiệm cho được giá chớ đâu có theo cái kiểu nào?!

Thương chị bạn thảng thốt hỏi mình thế, tôi đáp không ngần ngại đôi ý nghĩ cũng thảng thốt của mình lúc thoạt nghe mấy lời chị thốt ra để nhờ hiệp ý cầu nguyện:

-Thì bà đã bảo đó! Rằng muốn “ bán phức được cái tiệm “ Nail” mình cho rồi”, tức cái kiểu coi nó như của nợ không bằng nên mong được bán tống bán táng đi! Với rằng bà đã biết lo cầu xin Chúa, Mẹ ban ơn cho bán được thì lẽ ra lúc nào bán được hãy phó ở các Ngài. Đằng nầy bà ấn định thời hạn phải nội trong tháng Sáu! Bây giờ chỉ mới cuối tháng Tư tức còn phải chờ đến cả hơn tháng nữa! Nên đúng là cái kiểu của: “Nửa đêm truyền hịch định ngày xuất chinh” như trong truyện thơ “Chinh Phụ Ngâm Khúc” ngày xưa! Vì hồi đó giặc đánh tới nơi khiến hoàng thượng phải cấp tốc: nào

“ Chín lần gươm báo trao tay”, nào “ Nửa đêm truyền hịch”…Nhưng lại dị đoan nên phải chờ coi giờ đâu đó mới “định ngày xuất chinh”!

Bên đầu điện thoại tôi nghe giọng chị oà vỡ niềm vui:

-Nên má nó mới “chứng” lên không chịu hiệp ý cùng cầu nguyện với mình chớ gì?! Bởi mình như vậy là bốc đồng, ba phải! Kiêm cả ba trợn với tào lao bá láp luôn!

- Nầy! Tui hổng có dám nghĩ như vậy đâu! Bà dùng toàn những chữ nghe lạ đó!

- Thế thì tại sao má nó lại “chứng” lên không chịu hiệp ý để cùng cầu nguyện cho mình bán được cái tiệm?! Xưa nay má nó vốn chiều ý mình lắm mà! Hãy nói cái lý do đó cho mình nghe nào!

Thương lắm chị bạn mình nhưng tôi thấy cần…ra điều kiện:

- Bà Phải cam đoan không giận tui thì tui mới dám nói!

- Sẵn sàng! Cam đoan một trăm lẽ một phần trăm! Mình mà buồn giận chi má nó là cho mình khỏi bán được cái tiệm luôn!

Chị xác quyết thế còn gì bằng, tôi mạnh dạn mở lòng:

-Thì bà đã tâm sự việc bà bây giờ hay quên lắm! Quên đến đỗi muốn gọi là phải lo gọi cho bằng được dù là đang đêm và dù cho công việc không có gấp gáp khẩn trương mấy , mà chỉ vì sợ nhỡ mình bị quên bẵng mất! Nên tui nói bà đừng tự ái nhé: đấy là dấu hiệu già cúp bình thiếc rồi chớ trẻ trung gì đó! Thì bán cái tiệm đi, liệu có ai sẽ mướn bà làm? Và nếu có ai mướn thì liệu họ có khỏi những lúc chê chán nặng nhẹ khiến bà bị tủi thân không?! Bà với ông xã lại trái tánh trái ý và ảnh đã bị mất việc rồi! Nay nếu bà mất việc nữa, hai con khỉ già bó gối ngồi nhà không khéo lại chí choé choảng nhau thêm ủ dột thêm cái tuổi già! Nên chắc chắn đến một trăm lẻ một phần trăm tui không ngu gì cầu nguyện cho bà bán được tiệm! Mà tui cầu nguyện cho bà giữ được cái tiệm để bà vừa có chỗ xênh xang, vừa có đồng ra đồng vô rủng rỉnh. Rồi nếu thấy không cần xài cho mình thì xài cho chồng, cho con, cho cháu và nhất là cho các việc phúc thiện xưa nay bà vẫn làm vì đấy là cái duyên để chúng mình quen nhau. Bởi nhân bà đọc trên báo Mẹ thấy tên biết việc của tui rồi mến, nên tìm liên lạc và chúng mình đã giữ được mối giao tình tốt đẹp nầy suốt cả mười mấy năm nay! Bây giờ chúng mình tự biết chúng mình đều già cúp bình thiếc hết rồi, và mệt mỏi nữa! Nhưng tui chưa có dám bán cái tiệm của tui thì tui cũng mong bà đừng vội bán cái tiệm của bà! Nên tui thiết tha nuốn biết đâu là

06-2012_TTDM.indd 5506-2012_TTDM.indd 55 5/14/2012 12:19:41 PM5/14/2012 12:19:41 PM

Page 56: June – Tháng 6, 2012 – S Trái Tim Đức M

56 NS. Trái Tim Đức Mẹ, Số 414, Tháng 6, 2012

những lý do khiến bà “chứng” lên quyết phải bán phức cái tiệm, để tui cũng quyết … bàn ra vậy thôi!

Tôi ngừng nói thì chị bảo: -Được rồi má nó muốn biết là mình tâm sự tất,

nhưng không hứa mình sẽ chấp nhận sự bàn ra đâu! Còn trong câu chuyện nãy giờ với má nó, có một điều mình cần đính chính để má nó không bị bé cái nhầm nữa! Rằng mình muốn nội trong tháng Sáu bán được tiệm là chỉ duy mỗi một lý do đơn giản: nghề “Nails” nhất là làm chân thì “hốt tiền” được vào mùa Hè. Mà ở xứ Mỹ chúng mình, mùa Hè bao giờ cũng được khởi đầu trong tháng Sáu, chính xác là ngày hai mươi hoặc hăm mốt tháng Sáu tùy năm. Cái tiệm của mình ít khách làm tay nhưng cứ đến Hè thì được nhiều khách làm chân và đông nhất là vào tháng Sáu, nên mình muốn tháng Sáu bán được tiệm để dễ bán được giá cao, thế thôi! Bởi vậy lúc nãy nghe má nó lý sự mình bán theo cái kiểu “ Nửa đêm truyền hịch”gì gì đó… làm mình thấy vui vui, vì má nó khéo nghĩ sang cho mình! Chớ mình lúc nhỏ con nhà nghèo nào được học hành chi đâu mà biết ba cái chuyện văn chương thơ phú để học đòi!

Nói xong chị cười vui. Tôi cũng cười mà cười…thẹn. Nhưng thẹn tí thôi vì phải chú tâm nghe chị tâm sự những bức xúc trào lòng…

“…Lý do mới và đột xuất là nhân khai thuế cuối năm hồi đầu tháng nầy thì anh khai thuế cho mình biết luật mới bây giờ đòi buộc phải có khai thêm tiền mặt. Mà với con số không ngang ngửa thì cũng một phần hai hay một phần ba, hoặc cùng lắm là một phần tư phần năm của số tiền cà thẻ được chuyển thẳng hằng ngày vào nhà băng. Chớ ít hơn là dễ bị nghi rồi bị truy! Và hễ bị truy là khó thể tránh bị phạt! Mà phạt thì tiền đâu đóng vì hiện mình kiếm chỉ tạm đủ sống và nhín nhịn lắm mới có dư chút đỉnh để làm việc thiện! Tiệm mình ở khu Mỹ trắng, lại vùng biển hay có khách vảng lai nên hầu như cà thẻ là chính. Ngay đến sửa cái móng gãy vài ba đồng thôi, khách cũng cà thẻ nữa là! Nên mình đào đâu ra được khoản một phần tư phần năm tiền mặt để khai đây, nói chi đến con số nhiều hơn?! Thì không bán phức để mua lấy bình an là chí dại! Thêm cái lý do âm ỉ suốt tháng nầy sang năm khác là việc mình cứ luôn phải chịu đựng nỗi cực lòng, khổ trí với thầy thợ trong tiệm mà chẳng ai xa lạ vì toàn con cháu của mình thôi! Đó là cô con dâu, cô cháu dâu và cô cháu ruột nhưng hết cả ba cô đều không có biết thương mình với hiểu giùm cho mình hy sinh“đứng mũi chịu sào” ôm cái tiệm là để có cái chỗ an lành và dễ dãi cho chúng nó làm! Chả vì vùng mình, thợ làm bao lương chớ không có ăn chia. Mà bao lương thói thường là làm tà tà, ế chẳng lo, đắt chẳng vội vì đâu có tiếc xót gì chuyện khách bỏ đi! Lại biết khách mà không cho tiền “típ” là làm dục dặc chiếu lệ! Còn biết khách

nào cho tiền“típ”cao thì săn sóc và“ôm” đến bao lâu có thể, mặc khách khác bỏ đi vì chờ mãi không được làm! Thêm con cháu trong nhà nên hay kén chọn và đùn việc cho nhau nhất là gặp những cái chân thúi lại không có cho tiền “tip” thì cô nọ cứ đùn cô kia và không cô nào chịu làm! Thành thử mình cứ phải ôm lấy làm chớ bỏ không làm thì tiếc, mà làm là mình lại không tránh khỏi buồn con buồn cháu! Và cô nào cũng có con cái nên có đủ lý do chính đáng để cứ đến muộn về sớm, nghỉ hà rầm nên nhiều lúc khách vô không có ai làm là khách bỏ đi! Lương bao thì vẫn phải trả đủ, chớ trừ bớt đi mình coi không được và lòng cũng không nỡ! Lại bao lương thì chỉ mùa hè trả tiền bao rồi, mình được có dư. Chớ mùa Đông coi như mình làm không có lương vì tiền mình làm được phải bù vô để trả lương bao, có khi hết trọn gói luôn! Bởi mùa Đông hầu như không có khách làm chân mà chỉ khách làm tay và vì đám khách không cho“típ”thì chúng nó làm dục dặc nên lớp bỏ đi, lớp theo qua mình và đến là chờ mình làm trong khi chúng nó đang ngồi không! Thân già của mình do vậy có ngày làm chẳng có giờ ăn nên tối về tới nhà, ngả được lưng xuống giường là người rã rời và hai tay đau nhức nhấc chẳng lên! Mà mùa Hè vì mình phải ôm sô luôn ba cái chân thúi nữa, nên tối về nhà còn đem theo cả cái mùi thum thủm ảm vào mũi vào da tay, mình ăn gì uống gì cũng dễ bị ói khiến mình tủi buồn mênh mang nhiều nỗi khó ngủ lắm! Thì bán phức cái tiệm để đi làm thuê, chắc chắn ít nhiều gì tháng tháng mình cũng cầm được đồng lương, mà nhất là mình không còn phải độc quyền ôm làm ba cái chân thúi nữa! Và con dâu cháu dâu cháu ruột mình có đi làm cho người ta bị gặp khó khăn trong việc đến muộn, về sớm, nghỉ hà rầm, làm dục dặc;với thêm bị trừ lương, bị phải làm chân thúi… lúc đó sẽ biết nghĩ lại mà thương mình….”

Vâng, chị đã tâm sự hai lý do đột xuất có và âm ỉ từ lâu rồi cũng có! Giờ thì đến luợt tôi … bàn ra.

Với lý do đột xuất: tôi an ủi chị chuyện luật là luật và luật chung thì đâu còn đó vì tiệm tôi với bao người nữa cũng cà thẻ là chính, nhưng nào có ai lo hoảng đến như chị! Lại ai không biết chớ tôi với chị thì ngoài cái nhà đã nhỏ đã cũ kỹ để ở, nào có tài sản chi nữa đâu mà khéo lo bị truy?! Hơn nữa một khi bị truy thì dễ thường là họ ít nhiều đã có nắm được bằng chứng về tài sản… Vì nếu không là tài sản do mình đứng tên thì cũng dưới tên của con cái! Chị với tôi không có chuyện đó, dư được dành dụm được là chia sẻ cho người khổ. Còn con cái thì con có nhà để ở, con đang ở nhà thuê vì nhà đã bị nhà băng kéo! Bởi vậy tôi xin chị hãy quẳng gánh lo đi là vừa. Chị bảo: ừ cũng có lý nhen!

(còn tiếp)

California ngày 4 tháng 5 năm 2012.

06-2012_TTDM.indd 5606-2012_TTDM.indd 56 5/14/2012 12:19:41 PM5/14/2012 12:19:41 PM

Page 57: June – Tháng 6, 2012 – S Trái Tim Đức M

57Gia Đình Xã Hội

Cảm Tạ Hồng Ân

Chúng con xin tạ ơn Chúa đã ban ơn lành cho gia đình con. Cách riêng cho con của chúng con trong tai nạn vừa qua.

Ngày 7-2-2012, cháu Quang sau giờ học đang lái xe đi ăn trưa thì bất ngờ bị tai nạn. Họ tông vào ngay cửa xe chỗ cháu ngồi với tốc độ nhanh và mạnh. Report của cảnh sát cho biết xe cháu văng ra xa 75 feets, ngược đường bên kia khi xe đang lên. May phúc làm sao Chúa thương lúc đó có mấy nhân viên cứu thươngcar xe cấp cứu đang uống cafê trong quán rất gần. Nghe tiếng xe đụng liền chạy lại. Họ phải cưa xe mới kéo cháu ra được. Lúc này cháu thở không nổi, họ phải đặt ông vào ngực giúp cho thở. Rồi máy bay trực thăng đưa cháu vào bệnh viện cấp cứu tại Trauma Center. Cháu bị chấn thương nặng, gẫy xương hông và giải phẫu vùng ngực vì phổi bị một bên sụp xuống. Bác sĩ phải khoan ba cây đinh dài, một cây nằm sau ngang eo, còn hai đinh kia xuyên từ phía trước ra tới sau lưng và trên vòng bụng là một thanh sắt bắc ngang, giống như nửa vòng tròn để giữ khung xương chậu, đinh ốc vặn vào hai bên đau lắm. Tội nghiệp cháu phải dùng thuốc chống đau liên tục. Nhìn cháu con chịu không nổi, ruột gan con cháy từng cơn. Con liên tưởng đến Mẹ Maria trên đường thương khó. Con con có thuốc mê làm cho ngủ khi họ khoan đinh vào xương thịt và thuốc chống đau khi tỉnh dậy mà chịu còn không nổi, huống chi Mẹ nhìn Chúa chịu đóng đinh qua xương thịt khi còn thức chẳng có thuốc mê , không có thuốc chống đau. Rồi Mẹ nhìn Chúa Con của Mẹ chết thảm thiết trên thập giá, đau đớn cùng cực biết là chừng nào. Thật Mẹ rất thánh là Đấng Đồng Công chuộc tội.

Hôm sau con đến tận nơi họ câu xe hư để lấy cặp, sách vở của cháu về. Thấy xe bể, kiếng thì vỡ nát, tay lái cũng bể, hư hại hoàn toàn xe phải bỏ. Một chiếc giầy

bên trái chỗ đụng bị kẹp trong xe con lôi không ra, mà chân cháu không sao, nhất là cái đầu, cổ và mặt còn nguyên vẫn tỉnh táo.

Nhìn chiếc xe con sửng sốt và nhớ tới lời nguyện hằng ngày sau chịu lễ. Con xin Mình Máu Thánh Chúa gìn giữ các con con trong mọi tai biến bất ngờ. Con tin nơi quyền năng của phép Thánh Thể, cùng máu châu báu Chúa đã cứu mạng con con nên cháu mới còn sống đây. Thật ạ ơn Chúa Tình Thương.

Xin Chúa cho cháu có đủ nghị lực chịu đựng mọi thử thách gian nan, đau đớn trong thân xác, để không ngã lòng Tin Cậy nơi Chúa là Cha giầu lòng Thương xót. Người sẽ chữa lành phần hồn, phần xác cho tât cả những ai đặt trọn niềm Tin và Cậy trông, phó thác nơi Người.

Thành KínhChúng con Stan & Kim Loan

06-2012_TTDM.indd 5706-2012_TTDM.indd 57 5/14/2012 12:19:41 PM5/14/2012 12:19:41 PM

Page 58: June – Tháng 6, 2012 – S Trái Tim Đức M

58 NS. Trái Tim Đức Mẹ, Số 414, Tháng 6, 2012

Hội Bảo Trợ Đại Chủng viện Thánh Giuse Hà NộiSt Joseph Seminary of Hanoi Foundation, Tax ID # 45-1278995

PO Box 1396 Westminster CA 92684 Tel (714) 892-0322 - (714) 606-9697Thiết Tha Mời Gọi Quý Vị Yểm Trợ

Đại Chủng viện Thánh Giuse Hà NộiTrong sứ mạng đào tạo Linh Mục cho cánh đồng truyền giáo của tám Giáo Phận Miền Bắc:Bắc Ninh, Bùi Chu, Hà Nội, Hải Phòng, Lạng Sơn, Phát Diệm, Thái Bình và Hưng Hoá

Bằng cách gia nhập hoặc nhận làm ân Nhân của HộiThánh Lễ cầu nguyện cho Hội Viên và các Ân Nhân sẽ được cử hành:

+ Mỗi thứ Ba hằng tuần do các Cha thuộc Đại Chủng Viện Thánh Giuse Hà Nội.+ Mỗi thứ Ba đầu tháng - do một trong các Giám Mục thuộc tám Giáo Phận có Chủng Sinh theo học tại Đại Chủng Viện.

Xin Chúa chúc lành cho Quý Vị và quý quyến.(xin điền và cắt Phiếu Gia Nhập dưới đây, gửi về PO. Box 1396 Westminster CA 92684)

……………………………………………………………………………………Hội Bảo Trợ Đại Chủng Viện Thánh Giuse Hà Nội

PHIẾU GIA NHẬPTên Thánh, Họ và tên: ___________________________________________________Địa chỉ _________________________________________________________________Điện thoại ____________________________ email ____________________________

Xin đóng góp: ___ Hội viên Hàng Năm:$60/1 năm ___ Hội viên suốt đời: $1,000 ___ Ân Nhân Bậc Tư: $2,000 ___ Ân Nhân Bậc Ba: $4,000 ___ Ân Nhân Bậc Nhì $5,000 ___ Ân Nhân Bậc Nhất: $10,000 trở lên

Chi Phiếu hoặc lệnh phiếu xin đề:St. Joseph Seminary of Hanoi Foundation, PO Box 1396 Westminster, CA 92684

Ký tên____________________________________ Ngày ……. Tháng ……. Năm ……….

06-2012_TTDM.indd 5806-2012_TTDM.indd 58 5/14/2012 12:19:42 PM5/14/2012 12:19:42 PM

Page 59: June – Tháng 6, 2012 – S Trái Tim Đức M

59Thông Tin Liên Lạc

BỘ PHONG THÁNH CỨU XÉT VỀ PHÉP LẠ ĐỨC GIOAN PHAOLÔ 2

ROMA. Trong cuộc phỏng vấn dành cho báo Công Giáo ”Tương Lai” (Avvenire) số ra ngày 1-5-2012 tại Italia, Đức Ông Slawomir Oder, thỉnh nguyện viên án phong thánh cho Đức Gioan Phaolô 2 cho biết trong 3 hoặc 4 vụ, các vị liên hệ đã bắt đầu cho cứu xét về mặt y khoa. Từ ngày phong chân phước cho Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2 cách đây 1 năm, có hàng chục tin tức nói về những ơn lành nhờ lời chuyển cầu của ĐGH Chân Phước. Các vụ này xảy ra phần lớn tại Âu Châu, đặc biệt là tại Ba Lan, Italia, Tây Ban Nha, và cả từ Hoa Kỳ, Mêhicô, Colombia và Brazil. Theo giáo luật hiện hành, để được ghi vào sổ bộ các thánh, vị chân phước cần có thêm một phép lạ được chứng thực (KNA 1-5-2012).

HỘI ĐỒNG TÒA THÁNH CÔNG LÝ VÀ HÒA BÌNH TỔ CHỨC HỘI NGHỊ VỀ NẠN BUÔN NGƯỜI

VATICAN. Ngày 8-5-2012, Hội đồng Tòa Thánh Công lý và Hòa bình đã tổ chức một Hội nghị quốc tế về nạn buôn người. Hội đồng cho biết mỗi ngày có những người lớn và trẻ em bị mua bán, bị biến thành nô lệ, bị khai thác tình dục hoặc cưỡng bách lao động trong ngành canh nông hoặc xây cất. Nạn buôn người là điều thực sự và ngày nay bị coi là hoạt động tội phạm đứng hàng nhì trên thế giới về lợi nhuận, sau nạn buôn bán võ khí bất hợp pháp.

Trên thế giới có hơn 1 tỷ 100 triệu tín hữu Công Giáo, và Giáo Hội Công Giáo có thể sử dụng hệ thống hoàn cầu của mình để góp phần chống lại tệ nạn buôn bán người. Trong ý hướng đó, Hội nghị do Hội đồng Tòa Thánh Công lý và Hòa bình tổ chức ngày 8-5-2012 nhắm góp phần phòng ngừa, hỗ trợ mục vụ và phục hồi cho các nạn nhân và trong số các tham dự viên

cũng có một người từng là nạn nhân bị buôn bán, sẽ kể lại thảm trạng họ đã trải qua.

Tại Hội nghị có nhiều thuyết trình viên, kể cả Phó giám đốc trung tâm về nạn buôn người ở Anh quốc, giám đốc Caritas Lituani, và nữ tu đã thiết lập tổ chức Albani Hy Vọng, một cơ quan bác ái chuyên chống nạn buôn người. Tham dự Hội nghị có các đại biểu đến từ các nơi trên thế giới kể cả Giám đốc lực lượng cảnh sát Ba Lan và một cán bộ cấp cao của Cảnh sát liên bang FBI Hoa Kỳ (SD 3-5-2012).

ĐTC GIÚP GIÁO HẠT TÒNG NHÂN Ở ANH 250 NGÀN MỸ KIM

VATICAN. ĐTC Biển Đức 16 giúp 250 ngàn mỹ kim cho Giáo hạt tòng nhân Đức Bà Walsingham gồm các tín hữu Công Giáo cựu Anh giáo.

Trong thông cáo công bố hôm 1-5-2012, Đức Ông Keith Newton, Bề trên giáo hạt, cho biết món quà này của ĐTC giúp thành lập Giáo Hạt như một thành phần sinh động của Giáo Hội Công Giáo tại Anh quốc.

Đức TGM Antonio Mennini, Sứ Thần Tòa Thánh tại Anh quốc, cũng nói rằng ”món quà này là một dấu chỉ rõ ràng chứng tỏ ĐTC đích thân dấn thân vào công trình hiệp nhất các tín hữu Kitô và chỗ đứng đặc biệt của Giám hạt này trong tâm hồn của ngài”.

Giáo hạt tòng nhân Đức Bà Walsingham là giáo hạt đầu tiên được thành lập sau khi ĐTC ban hành Tông Hiến Anglicanorum Coetibus Các nhóm Anh giáo, hồi năm 2009.

Giáo hạt này đang gặp một số thách đố về cơ sở và tài chánh, như tìm kiếm các nhà cửa để sử dụng và nâng đỡ hàng giáo sĩ cựu Anh giáo, phần lớn là người có gia đình cần được tài trợ.

Các giáo xứ Công Giáo địa phương được khuyến khích chia sẻ thánh đường với các thành viên của Giáo hạt, và HĐGM Anh cũng đã góp 250 ngàn Anh kim để giúp thành lập Giáo hạt này cũng như để trả lương cho các mục tử. Hội thánh Barnaba ở Anh cũng giúp đỡ 100 ngàn Anh kim. Tại các xứ truyền giáo, khi một giáo phận được thành lập, Bộ truyền giáo cũng thường giúp một ngân khoản để góp phần thiết lập các cơ cấu cho giáo phận mới (CNS 1-5-2012).

ĐHY VEGLIÒ QUAN TÂM VÌ THIẾU MỤC VỤ DU LỊCH TẠI CÁC NƯỚC

VATICAN. Trong cuộc phỏng vấn dành cho đài Vatican, nhân dịp Đại Hội quốc tế kỳ 7 về mục vụ du lịch, nhóm tại thành phố Cancún bên Mêhicô hồi trung tuần tháng 4-2012, ĐHY Antonio Vegliò, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh mục vụ di dân và người lưu động, nhận định rằng ”Sự kiện thiếu các sáng kiến mục vụ trong

06-2012_TTDM.indd 5906-2012_TTDM.indd 59 5/14/2012 12:19:43 PM5/14/2012 12:19:43 PM

Page 60: June – Tháng 6, 2012 – S Trái Tim Đức M

60 NS. Trái Tim Đức Mẹ, Số 414, Tháng 6, 2012

lãnh vực mục vụ tại một số miền trên thế giới là điều không thể giải thích được, nhất là tại nơi mà ngành du lịch xã hội và du lịch tôn giáo là một hiện tượng rất quan trọng.”

ĐHY Vegliò cũng nhắc nhở rằng du lịch là một cơ hội ưu tiên để đưa các nền văn hóa xích lại gần nhau, và đồng thời cũng là một phương tiện để phát triển kinh tế. Nó cũng có thể là cơ hội để chiêm niệm và tăng trưởng tinh thần, tuy rằng cũng có những rủi ro và nguy hiểm” (AGI 23-4-2012).

BỘ GIÁO SĨ MỜI GỌI CÁC LM SỐNG THÁNH THIỆN

VATICAN. 10 năm sau lá thư lịch sử của Đức Gioan Phaolô 2 về nạn giáo sĩ lạm dụng tính dục, Bộ giáo sĩ tái mời gọi các linh mục gia tăng nỗ lực hơn nữa trong việc nên thánh và góp phần thánh hóa tha nhân.

Trên đây là nội dung lá thư của Bộ Giáo Sĩ đề ngày 26-3-2012, mang chữ ký của ĐHY Tổng trưởng Mauro Piacenza và Đức TGM Tổng thư ký, được công bố nhân Ngày Thế Giới cầu cho sự thánh hóa các LM sẽ được cử hành vào lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu, 15-6 tới đây.

Trong dịp Thứ Năm Tuần Thánh năm 2002, Đức Chân Phước Gioan Phaolô 2 đã công bố thư gửi hàng LM như lời đáp trả làn sóng các vụ tố giác các LM lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên dâng cao tại Mỹ và một số nước khác.

Trong thư kỷ niệm biến cố đó, Bộ giáo sĩ nhắc nhở các LM rằng ”Chúng ta không thể nên thánh nếu không hoạt động để giúp thánh hóa anh chị em chúng ta, và chúng ta không thể giúp anh chị em tín hữu nên thánh nếu chúng ta không đã và tiếp tục làm việc để chính chúng ta nên thánh trước.. Cổ võ tha nhân cố gắng đạt tới lý tưởng trọn lành, không có nghĩa là chúng ta không ý thức những thiếu sót của mình, hoặc những lỗi lầm do một số người khác phạm, gây ô nhục cho chức linh mục trước mặt thế giới”.

Tuy không đích thị nhắc đến nạn giáo sĩ lạm dụng tính dục, Thư của Bộ giáo sĩ khẳng định rằng đứng trước tình trạng đồi tệ mà các phương tiện truyền thông đăng tại, các LM phải quan tâm nỗ lực và cấp thiết thực hành điều ĐTC Gioan Phaolô 2 đã viết trong thư gửi các LM vào dịp Thứ Năm Tuần Thánh cách đây 10 năm.

Bộ giáo sĩ tái lên án những kẻ gây ra những gương mù gương xấu như thế là ”những kả phản bội chức linh mục và tạo nên một bầu không khí ngờ vực đối với nhiều LM tốt lành trên thế giới”.

Kèm theo lá thư, Bộ Giáo Sĩ cũng gửi đến các LM một bản giúp xét mình về rất nhiều điều, từ cách thức cử hành Thánh Lễ cho đến cuộc sống thanh khiết, khiêm tốn, quảng đại, xa tránh xu hướng duy tiêu thụ (CNS 1-5-2012).

CÁC GM PAKISTAN KÊU GỌI BÌNH QUYỀN KARACHI. Đức Cha Joseph Coutt s, TGM giáo phận

Karachi, kêu gọi chính quyền nước này nhìn nhận sự bình quyền cho các tín hữu Công Giáo.

Trong cuộc phỏng vấn dành cho hãng tin Fides của Bộ truyền giáo, truyền đi ngày 24-4-2012, Đức TGM Coutt s nói, "Thách đố chính đối với các tín hữu Kitô chúng tôi là được chấp nhận như những công dân bình đẳng với những người khác, có cùng quyền lợi và được tự do tuyên xưng niềm tin của chúng tôi. Đó là điều mà vị lập quốc Pakistan, Ông Muhammad Ali Jinnah đã mong muốn."

Đức TGM giáo phận Karachi cho biết Giáo Hội Công Giáo tại Pakistan thật là nghèo, "Các tín hữu có những vấn đề xã hội và kinh tế. Nền giáo dục là điều cấp thiết đối với mọi người, nhưng nhất là đối với các tín hữu Kitô, vì họ bị kỳ thị rất nhiều trong lãnh vực” (Apic 24-4-2012).

ỦY BAN CÔNG LÝ VÀ HÒA BÌNH PAKISTAN TỐ GIÁC CƯỠNG BÁCH CẢI ĐẠO

KARACHI. Ủy ban Công lý và Hòa bình của Giáo Hội Công Giáo tại Pakistan phê bình tòa án tối cao tại nước này về lập trường thiên lệch đối với những vụ cưỡng bách cải đạo theo Hồi giáo. Mỗi năm có khoảng 1 ngàn thiếu nữ Kitô và Ấn giáo bị cưỡng bách theo Hồi giáo.

Lên tiếng sau khi tòa án tối cao Pakistan ban hành án lệnh ngày 18-4-2012 buộc 3 thiếu nữ Ấn giáo bị cưỡng bách theo Hồi giáo, phải trở về với người chồng Hồi giáo của họ, Ủy ban công lý và hòa bình nhấn mạnh rằng ”Các thủ tục tư pháp không thể trở thành một dụng cụ phục vụ cho bất công, khi nguyên tắc tự do theo đạo bị áp dụng một cách sai trái hoặc lựa lọc, đồng thời coi rẻ các thực tại xã hội. Ví dụ trong một trường hợp nói trên cũng như trong nhiều vụ khác về cưỡng bách cải đạo, các tòa án thường lơ là không kiểm chứng tuổi của những người cải đạo” (Apic 24-4-2012).

TỔ CHỨC RENOVABIS CÔNG GIÁO ĐỨC TÀI TRỢ 27,6 TRIỆU EURO CHO CÁC DỰ ÁN ĐÔNG ÂU

FREISING. Trong năm 2012, tổ chức bác ái Renovabis của HĐGM Đức đã tài trợ 27 triệu 600 ngàn Euro cho 826 dự án mục vụ, xã hội và giáo dục chính trị tại 29 nước Đông Âu.

Theo phúc trình hoạt động năm 2011 được công bố hôm 24-4-2012 tại thành phố Freising, nam Đức, các nước Rumani, Nga, Bạch Nga và Ucraine được tài trợ nhiều nhất.

Trong lời tựa phúc trình, LM Stefan Dartmann, dòng Tên, Giám đốc điều hành tổ chức Renovabis, nhìn nhận rằng năm 2011 là năm khó khăn về kinh tế,

06-2012_TTDM.indd 6006-2012_TTDM.indd 60 5/14/2012 12:19:43 PM5/14/2012 12:19:43 PM

Page 61: June – Tháng 6, 2012 – S Trái Tim Đức M

61Thông Tin Liên Lạc

nên tổng số ngân khoản của tổ chức này để tài trợ giảm từ 36,3 triệu xuống còn 34,1 triệu Euro. Số tiền tổ chức này lạc quyên được vào dịp lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống giảm 7%. Nhưng Cha Dartmann coi đó không phải là lý do để than vãn, nhưng là một động lực để gia tăng sự cổ võ tình liên đới đối với những người túng thiếu tại Đông Âu (KNA 24-4-2012).

KITÔ GIÁO VÀ HỒI GIÁO ĐỐI THOẠI TẠI INDONESIA

JAKARTA. Đại diện các tín hữu Kitô và Hồi giáo đẩy mạnh đối thoại tôn giáo tại Indonesia. Hôm 24-4-2012, Đại diện Cộng đồng thánh Egidio và tổ chức Hồi giáo Muhammadiyah của Indonesia đã ký một hiệp định thư tại thủ đô Jakarta trong đó hai bên bày tỏ ý chí cộng tác với nhau. Tham dự buổi ký hiệp định này tại trụ sở của Tổ chức Muhammadiyah có tất cả đại diện của 6 tôn giáo được công nhận tại Indonesia.

Với những dự án chung, tổ chức Muhammadiyah và thánh Egidio muốn thăng tiến đối thoại giữa người trẻ thuộc các tôn giáo khác nhau, gia tăng sự cảm thông và hiểu biết giữa Kitô giáo và Hồi giáo, đồng thời chống lại chiến tranh và bạo lực, làm trung gian giải quyết các xung đột về bộ tộc và tôn giáo.

Tổ chức Muhammadiyah được thành lập năm 1912 như một phong trào cải tổ về mặt tôn giáo và xã hội, và được coi là tổ chức lớn thứ hai của Hồi giáo tại Indonesia, và có khoảng 30 triệu thành viên.

Còn Cộng đồng Thánh Egidio được thành lập hồi tháng 4 năm 1968 tại Roma, tích cực hoạt động trong lãnh vực bác ái, vận động ngoại giao để giải quyết nội chiến, và thăng tiến đối thoại liên tôn. Cộng đồng này hiện có khoảng 60 ngàn thành viên tại 70 quốc gia.

Theo Ông Din Syamsuddin, Chủ tịch tổ chức Muhammadiyah, đây là Hiệp định đầu tiên ký kết với một tổ chức Kitô giáo. Ông Marco Impagliazzao, Chủ tịch Cộng đồng thánh Egidio, ca ngợi các nguyên tắc trong Hiến pháp Indonesia là một kiểu mẫu cho sự sống chung hòa bình giữa các tôn giáo.

Indonesia hiện có 230 triệu dân, trong số này 88% là tín đồ Hồi giáo. Số tín hữu Công Giáo và Tin Lành chiếm 8% dân số toàn quốc (KNA 24-4-2012).

ĐẠI DIỆN TÒA THÁNH TẠI LHQ TỐ GIÁC THỊ TRƯỜNG TÀI CHÁNH

GENEVE. Đại diện Tòa Thánh cạnh các tổ chức LHQ ở Genève, Thụy Sĩ, Đức TGM Silvano Tomasi, nhận định rằng cuộc khủng hoảng tài chánh hoàn cầu kéo theo sự suy thoái kinh tế trên thế giới chứng tỏ rằng để cho các thị trường tài chánh tự điều hành là điều

không phục vụ cho quyền lợi của quốc gia và công ích của quốc tế.

Đức TGM Tomasi bày tỏ lập trường trên đây trong bài tham luận hôm 22-4-2012 tại hội nghị cấp bộ trưởng của tổ chức LHQ về thương mại và phát triển, gọi tắt là Unctad, nhóm tại Doha, thủ đô Qatar.

Đức TGM nói: ”Cuộc khủng hoảng tài chánh năm 2008 đánh dấu một khúc quanh đối với nền kinh tế thế giới, đặc biệt là sự suy thoái kinh tế trên trái đất tiếp theo đó, đã loại bỏ ít nhất 30 triệu công ăn việc tại các nước, theo thống kê của tổ chức Lao động quốc tế. Tình trạng đó làm thương tổn các quyền kinh tế cơ bản và xã hội của vô số người, kể cả quyền được lương thực, nước uống, công việc làm xứng đáng, giáo dục và sức khỏe."

Cuộc khủng hoảng tài chánh và sự suy thoái kinh tế hoàn cầu đã dạy cho các nước giàu cũng như nghèo rằng họ có thể phải trả giá nặng nề về xã hội, chính trị và kinh tế, nếu để mặc cho thị trường tài chánh tự điều hành chính mình.

Trong bài tham luận, Đức TGM Tomasi đã nhắc đến giáo huấn của ĐTC Biển Đức 16 và các vị Giáo Hoàng tiền nhiệm, theo đó vì thị trường kinh tế và tài chánh là những hoạt động của con người nên chúng có những hệ lụy về luân lý đạo đức. Các giá trị luân lý đạo đức như sự minh tác, lương thiện, liên đới và trách nhiệm không thể bị lơ là không biết tới. Chúng giữ cho các hoạt động kinh tế luôn quy trọng tâm vào con người, phòng ngừa sự đầu cơ vì tham lam, đồng thời cung cấp một phương pháp tiếp cận không tách biệt những hậu quả xã hội ra khỏi những quyết định về kinh tế và môi sinh (CNS 25-4-2012).

CÁC GM LIÊN HIỆP CHÂU ÂU LO ÂU VỀ SỐ PHẬN KITÔ HỮU ARAP

BRUXELLES. Các GM Liên hiệp Âu châu lo âu về số phận các tín hữu Kitô trong thế giới Arập.

Trong viễn tượng trên đây, ngày 9-5-2012, Liên HĐGM Liên hiệp Âu châu, gọi tắt là Comece, cùng với nhóm các đại biểu quốc hội Âu châu thuộc đảng nhân dân, cũng như các nhóm bảo thủ và cải tổ Âu châu tổ chức một cuộc hội luận về các tín hữu Kitô tại Trung Đông và Bắc Phi, một năm sau mùa xuân Arập.

Tổ chức Comece qui tụ đại diện của 26 HĐGM thuộc Liên hiệp Âu Châu và ngoài ra, có các GM Thụy Sĩ và Cộng hòa Croát cũng tham dự trong tư cách là quan sát viên.

Ban tổ chức cũng mời các cơ quan từ thiện Công Giáo quốc tế như Trợ giúp các Giáo Hội đau khổ, tổ chức ”Những cánh cửa mở rộng” chuyên bênh vực các Kitô hữu bị bách hại, và tổ chức Hoa Kỳ “Diễn Đàn về tôn giáo và đời sống công cộng”.

06-2012_TTDM.indd 6106-2012_TTDM.indd 61 5/14/2012 12:19:43 PM5/14/2012 12:19:43 PM

Page 62: June – Tháng 6, 2012 – S Trái Tim Đức M

62 NS. Trái Tim Đức Mẹ, Số 414, Tháng 6, 2012

Các tổ chức này trình bày những phân tích về tình hình các Kitô hữu tại các nước Arập. Theo nhiều quan sát viên, tình hình các tín hữu Kitô tại các nước đó ngày càng khó khăn hơn, ”mùa xuân Arập” tại một số nơi đã trở thành ”mùa đông” thực sự. Một số nhân chứng từ Đông phương được mời đến trình bày thực trạng, trong đó có Đức Cha Samir Nassar, TGM của Giáo Hội Công Giáo Maronite tại Damas, thủ đô Syrie, Cha Pierbatt ista Pizzaballa, Bề trên dòng Phanxicô tại Thánh Địa, Ông Demianos Katt at, cựu bộ trưởng tài chánh và thương mại của chính phủ Liban.

Cuộc hội luận giúp tìm hiểu xem Mùa xuân Arập đáp ứng mong đợi tới mức độ nào về những giá trị tự do hơn như dân chủ và các quyền căn bản của con người (Apic 25-4-2012).

CARITAS QUỐC TẾ TỐ GIÁC SỰ GIẢM BỚT TRỢ GIÚP NGƯỜI NGHÈO

SANTANDER. ĐHY Oscar Andres Rodriguez, Chủ tịch Caritas quốc tế, tố giác việc giảm bớt trợ giúp người nghèo trong thời buổi kinh tế khó khăn hiện nay.

ĐHY Rodriguez dòng Don Bosco, TGM giáo phận Tegucigalpa thủ đô Honduras, đã bày tỏ lập trường trên đây tại Santander, bên Tây Ban Nha, nhân dịp tuần lễ xã hội lần thứ 41 tại Tây Ban Nha. Ngài nói rằng nhiều chính phủ đang giảm bớt hoặc loại bỏ trợ giúp cho người nghèo trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế.

ĐHY cũng nhận định rằng chúng ta chưa làm đủ trong các vấn đề xã hội, đồng thời ngài chống lại những người tin rằng sức mạnh của Tin Mừng không còn nữa vì Giáo Hội dấn thân quá nhiều trong lãnh vực xã hội. ĐHY Rodriguez nêu ví dụ: sự thiếu luân lý đạo đức trong lãnh vực tài chánh hoặc chính trị đang đưa tới sự tham ô ở mọi cấp độ, sở dĩ như vậy vì Tin Mừng chưa được đưa tới các lãnh vực đó. Đây thực là một thách đố lớn đối với công cuộc tái truyền giảng Tin Mừng trong các lãnh vực này (Apic 25-4-2012).

ĐHY KOCH KÊU GỌI HUYNH ĐOÀN THÁNH PIÔ 10 CHẤP NHẬN CÔNG ĐỒNG

VIENNE. ĐHY Kurt Koch, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh hiệp nhất các tín hữu Kitô, tái khẳng định rằng Huynh đoàn thánh Piô 10 cần chấp nhận Công đồng chung Vatican 2 để có thể trở về hiệp nhất với Giáo Hội Công Giáo.

Trong cuộc phỏng vấn dành cho hãng tin Công Giáo Áo Kathpress, hôm 24-4-2012, ĐHY Koch nhận định rằng đề nghị hòa giải của ĐTC Biển Đức 16 đối với Huynh đoàn thánh Piô 10 năm trong khuôn khổ hoạt động của một nhà thần học và là một người biết rõ lịch

sử Giáo Hội. ”ĐTC biết rằng mỗi công đồng chung đều kéo theo một cuộc ly giáo. Đối với ĐTC đương kim, trách nhiệm của ngài là làm tất cả những gì có thể để sự ly giáo ấy đừng lập lại. Bây giờ các thành viên Huynh đoàn thánh Piô 10 có trách nhiệm trả lời chung kết, nhất là về lập trường của họ đối với Công đồng chung Vatican 2”.

Cho đến nay, Huynh đoàn này đã gửi về Tòa Thánh hai bản trả lời bản tiền đề đạo lý mà Tòa Thánh đề nghị: Bản trả lời thứ I hồi tháng 11 năm ngoái và bản thứ 2 hồi tháng 4 năm nay. ĐHY Koch đã đọc bản trả lời thứ I và thấy nó không đủ. ĐHY chưa đọc bản trả lời thứ 2, nhưng ngài nói: ”Điều hiển nhiên là nếu họ từ chối 65% giáo lý của Công đồng Vatican 2 thì không thể đủ”.

Theo ĐHY Koch, Công đồng này mà ĐGH đương kim đã tham dự trong tư cách là chuyên gia, đã đánh dấu một điểm quan trọng trong lãnh vực đại kết. Nhưng 50 năm sau, người ta thấy rõ sự hiệp nhất các tín hữu Kitô đòi nhiều thời gian hơn là người ta nghĩ hồi đó (Apic 26-4-2012).

ĐẠI SỨ QUÁN AI LEN CẠNH TÒA THÁNH SẼ ĐƯỢC MỞ LẠI

DUBLIN. Chính phủ Cộng hòa Ai len đang thương lượng với Tòa Thánh để mở lại sứ quán cạnh Tòa Thánh đã bị đóng cửa từ năm ngoái vì lý do gọi là ”để tiết kiệm tài chánh.”

Báo chí Ai Len ra ngày 27-4-2012 cho biết kế hoạch mở cửa lại Đại sứ quán cạnh Tòa Thánh đã được đệ trình Ủy ban quốc hội về công vụ.

Trước đây biệt thự Spada được dùng làm Sứ quán Ailen cạnh Tòa Thánh, nhưng nay chính phủ Ai Len muốn biệt thự này trở thành trụ sở của Sứ quán của Ai Len cạnh chính phủ Italia. Trên nguyên tắc Tòa Thánh vẫn đòi hai sứ quán phải tách biệt nhau. Tuy nhiên từ năm 2006, hai sứ quán của Anh cạnh Italia và cạnh Tòa Thánh đều dùng chung một trụ sở ở Roma.

Ông David Cooney, Tổng thư ký Bộ ngoại giao Ai Len, ở Dublin đảm trách các quan hệ với Tòa Thánh. Hôm 4-5-2012, Ông đã trình ủy nhiệm thư lên ĐTC như một đại sứ không thường trú. Ông cho biết đang thương thảo với các đại diện Tòa Thánh về vấn đề mở lại Sứ quán cạnh Tòa Thánh.

Trong thời gian qua, dư luận tại Ai Len đã mạnh mẽ phê bình chính phủ nước này vì đã đóng cửa sứ quán cạnh Tòa Thánh, cùng với Sứ quán tại Iran và Đông Timor, và họ vận động đòi chính phủ mở lại Sứ quán cạnh Tòa Thánh (KNA 27-4-2012).

CẮT GIẢM TÀI TRỢ NGƯỜI NGHÈO TẠI MỸ WASHINGTON. Mỗi Nhà thờ tại Mỹ phải kiếm

thêm 50 ngàn mỹ kim để góp phần bù đắp ngân khoản

06-2012_TTDM.indd 6206-2012_TTDM.indd 62 5/14/2012 12:19:43 PM5/14/2012 12:19:43 PM

Page 63: June – Tháng 6, 2012 – S Trái Tim Đức M

63Thông Tin Liên Lạc

133 tỷ mỹ kim trợ cấp lương thực cho người nghèo mà Hạ viện Mỹ quyết định cắt giảm.

Nữ Tu Margaret Mary Kimmins dòng Phan Sinh nhận xét rằng có 2 điều quan trọng của Giáo huấn xã hội Công Giáo cung cấp bối cảnh luân lý tốt cho ngân sách liên bang, đó là bác ái và công lý. Tuy nhiên ngân sách mà Hạ viện Mỹ thông qua dường như đặt trọn trách nhiệm bác ái trên các Giáo Hội. Trong thực tế các Giáo Hội và chính quyền phải cộng tác với nhau để thi hành cả bác ái lẫn công lý.

Trong cuộc phỏng vấn dành cho hãng tin Công Giáo Hoa Kỳ, nữ tu Kimmins ca ngợi HĐGM Mỹ đã bày tỏ lập trường quan trọng về ngân sách liên bang và chống lại việc cắt giảm trong các chương trình nâng đỡ dân nghèo ở Mỹ” (CNS 27-4-2012).

MỘT LM DÒNG THÁNH GIÁ BỊ BỘ GIÁO LÝ ĐỨC TIN SỬA SAI

DUBLIN. Một LM nổi tiếng dòng Thương Khó người Ai Len là cha Brian D'Arcy bị bộ giáo lý đức tin sửa sai. Cha Brian D'Arcy linh hoạt đều đặt chương trình ”Một lúc dừng lại để suy tư” trên đài phát thanh BBC số 2, và cộng tác với báo ”Thế giới Chúa nhật” (Sunday World), và cũng là tác giả của nhiều cuốn sách bán chạy.

Theo báo La Croix, Cha D'Arcy bị sửa sai vì đã tuyên bố chống lại luật độc thân giáo sĩ, cũng như cáo buộc Tòa Thánh sử dụng những biện pháp pháp lý để tránh né những phê bình về cách đối xử với những vụ lạm dụng tính dục, đồng thời cha cũng kêu gọi cải tổ các cơ cấu Giáo Hội. Các biện pháp kỷ luật đã được đề ra đối với cha D'Arcy hồi năm ngoái. Các bài báo và bài nói chuyện của cha trên đài Phát thanh và truyền hình cần phải được bề trên duyệt trước.

Trong tuyên ngôn công bố hôm 27-4-2012, cha D'Arcy tỏ ra đau buồn về lá thư của Bộ giáo lý đức tin và cho biết cha "tiếp tục là LM và thi hành sứ vụ linh mục với cùng một lòng nhiệt thành và tận tụy như trước. Cha cũng nói rằng mình không bao giờ chối bỏ các đạo lý được Giáo Hội Công Giáo xác định một cách hợp pháp" (Apic 28-4-2012)

Cha D'Arcy là 1 trong 5 LM dòng ở Ai Len, trong đó có 2 vị dòng Chúa Cứu Thế, 1 vị dòng Marist, và dòng Capuchino, bị Bộ giáo lý đức tin sửa sai trong thời gian gần đây vì tuyên dạy và cổ võ những điều trái ngược giáo huấn Công Giáo, kể cả việc truyền chức LM cho phụ nữ.

Chúa nhật 29-4-2012, nhóm Công Giáo cực kỳ cấp tiến mệnh danh ”Chúng tôi là Giáo hội” đã tổ chức một cuộc biểu tình với khoảng 200 ngừơi tham dự gồm giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân, trước Tòa Sứ Thần Tòa Thánh, để phản đối các biện pháp của Bộ giáo lý đức tin sửa sai

mà họ cho là muốn ”bịt miệng các linh mục này” (KNA 29-4-2012).

SỐ TÂN LM TẠI ĐỨC CÓ PHẦN TĂNG THÊM FREIBURG. Trong năm 2011, Giáo Hội Công Giáo tại

Đức có 108 tân linh mục, tức là tăng thêm 12 vị so với năm 2010, nhưng ít hơn những năm trước đó.

Theo thông cáo do Trung tâm mục vụ mục vụ ơn gọi công bố hôm 25-4-2012 tại thành phố Freiburg, trong năm 2000, số tân LM tại Đức là 185 vị, và năm 2009, chỉ còn 130 vị. Thông cáo cũng có biết năm vừa qua, có 186 thầy bắt đầu theo học tại các chủng viện của các giáo phận hoặc tại học viện của các dòng tu. Tổng cộng trên toàn nước Đức có 912 chủng sinh và tu sinh theo học để tiến lên chức linh mục, tức là cùng một con số giống như trong năm trước đó. Hiện nay tại Đức có gần 15 ngàn linh mục phục vụ lối 24 triệu tín hữu Công Giáo (Apic 25-4-2012).

ĐHY O'BRIEN PHÊ BÌNH CHÍNH PHỦ ANH QUÊN NGƯỜI NGHÈO

LUÂN ĐÔN. ĐHY Keith O'Brien, TGM giáo phận Edinburg, xứ Ecosse, phê bình chính phủ Anh quốc quên người nghèo và chỉ lo bảo vệ những doanh nhân giàu có!

Trong cuộc phỏng vấn dành cho Đài BBC hôm 30-4-2012, ĐHY O'Brien, cũng là Chủ Tịch HĐGM Ecosse, phê bình chính sách kinh tế của chính phủ do thủ tướng David Cameron đề ra, trong đó ông từ chối đánh thuế trên những giao dịch tài chánh. Việc đánh thuế này có thể mang lại 20 tỷ Anh kim mỗi năm.ĐHY O'Brien kêu gọi thủ tướng Anh ngưng bảo vệ

"các đồng nghiệp giàu có" của ông và nhớ đến nghĩa vụ luân lý phải giúp đỡ những người nghèo trong nước (Apic 30-4-2012).

ÂM HƯỞNG TÍCH CỰC CUỘC VIẾNG THĂM CỦA ĐTC TẠI CUBA

CAMBRIDGE. 2 GM Cuba viếng thăm Hoa Kỳ vào cuối tháng 4-2012 cho biết cuộc viếng thăm của ĐTC Biển Đức 16 tại Cuba vào hạ tuần tháng 3 vừa qua, đã giúp khơi dậy sự quan tâm của dân chúng đối với Giáo Hội Công Giáo.

Tuy nhiên, cũng có một số người phê bình nỗ lực của Giáo Hội Công Giáo gia tăng cộng tác với Nhà Nước Cuba. Trong bối cảnh này người ta ngờ rằng vụ đốt cháy một đại lý du lịch đã tổ chức các chuyến bay từ Florida Hoa Kỳ sang Cuba, chuyên chở các tín hữu gốc Cuba từ Mỹ về nước gặp gỡ ĐGH, có liên hệ tới sự chống đối vừa nói.

Trong số 2 GM Cuba vừa nói có ĐHY Jaime Ortega Alamino, TGM giáo phận thủ đô La Habana và Đức

06-2012_TTDM.indd 6306-2012_TTDM.indd 63 5/14/2012 12:19:43 PM5/14/2012 12:19:43 PM

Page 64: June – Tháng 6, 2012 – S Trái Tim Đức M

64 NS. Trái Tim Đức Mẹ, Số 414, Tháng 6, 2012

Cha Arturo Gonzalez, GM giáo phận Santa Clara. ĐHY được mời thuyết trình hôm 24-4 vừa qua tại Diễn đàn của Đại học Havard, về vai trò của Giáo Hội tại Cuba. Ngài cho biết Giáo Hội đang sống một mùa xuân tại Cuba, và cuộc viếng thăm của ĐTC Biển Đức 16 đã để lại ấn tượng rất mạnh nơi nhiều người về sự dịu hiền và lòng từ nhân của ngài, cũng như đức tin nhiệt thành. Những ấn tượng đó sẽ sống mãi trong tâm hồn người dân Cuba.

ĐHY Ortega cho biết vai trò của tổ chức bác ái Công Giáo Caritas ngày càng gia tăng, giúp đỡ những người túng thiếu, kể cả những người già và nạn nhân thiên tai. ĐHY cũng giải thích vai trò của ngài trong cuộc gặp gỡ với Chủ tịch Raul Castro và tiến tới sự chấm dứt các hoạt động của chính phủ sách nhiễu các Phụ nữ Áo trắng, tức là vợ của các tù nhân chính trị ở Cuba, sau cùng là việc trả tự do cho thân nhân các bà.

Trong cuộc thảo luận ở Đại học Havard, một số người Cuba thuộc phe đối lập ở Miami, chống Nhà Nước Cuba, đã nêu vấn nạn: ĐHY Ortega quá gần với chế độ Castro. ĐHY trả lời: ”Ngay từ khi bắt đầu những năm khó khăn với cuộc bách hại tại Cuba, đã có những người phê bình các GM tại đây từ phe tả cũng như phe hữu, và ngay cả giữa lòng Giáo Hội nữa. Nếu bạn bắt đầu nghĩ về Giáo Hội như một tổ chức chính trị - và nhiều người muốn chúng tôi là một đảng đối lập ở Cuba - nhưng chúng tôi không thể là một tổ chức chính trị như vậy, vì đó là điều đi ngược với bản chất của Giáo Hội. Chúng tôi nhìn nhận có những vết thương mà dân Cuba phải chịu, nhưng người đang sống trong nước và những người lưu vong ra nước ngoài. Nhưng các vết thương ấy không do Giáo Hội gây ra. Giáo Hội cũng chịu đau khổ vì những vết thương ấy”.

Về phần Đức Cha Arturo Gonzalez của giáo phận Santa Clara, ngài cho biết số người Cuba tham dự thánh lễ gia tăng từ sau cuộc viếng thăm của ĐTC. Người ta cũng quan tâm hơn đến các chương trình của Giáo Hội.

Trong cuộc phỏng vấn dành cho hãng tin Công Giáo Hoa Kỳ ở Washington hôm 26-4 vừa qua, Đức Cha nhận định rằng thật là điều quan trọng đối với ĐTC đến thăm Cuba để ở với dân chúng đang chịu cảnh nghèo khổ. Trong vài ngày, đảo này trở thành trung tâm của tin tức thế giới, điều giúp cho dân Cuba để ý tới sứ mạng và công việc của Giáo Hội (CNS 30-4-2012).

ĐỨC CHA HINDER BÁO ĐỘNG VỀ TÌNH HÌNH KITÔ HỮU TẠI KUWAIT

ADU DHABI. Đức Cha Paul Hinder, Đại diện Tông Tòa miền nam bán đảo Arập, mô tả tình trạng các tín hữu Kitô tại Kuwait là ”rất khó khăn”. Với đại đa số phiếu, Quốc hội đã thông qua dự luật phạt tử hình

những người nào phạm thượng chống Hồi giáo và ngôn sứ Mohammed. Dự luật này còn phải được quốc vương Hồi giáo Sabah Al-Ahmad Al Sabah phê chuẩn.

Kuwait đã được quân đội Mỹ và đồng minh giải phóng khỏi sự xâm lăng của Irak hồi năm 1991 trong cuộc chiến tranh thứ I tại Vùng Vịnh. Đức Cha Hinder cho biết tình hình tự do tôn giáo tại Kuwait không được sáng sủa trong những năm gần đây.

Nhiều HĐGM Âu Châu, trong đó có HĐGM Đức và Áo, đã tố giác thủ lãnh Hồi giáo tại Arập Sauđi là Sheik Adbul Aziz bin Adbullah vì hỗ trợ các dự luật nói trên. Ông này nói: ngôn sứ Mohammed đã quyết định rằng trên bán đảo Arập chỉ có một tôn giáo duy nhất được hiện hữu mà thôi (Apic 29-4-2012).

CHIẾN DỊCH CHỐNG TÔN GIÁO CUỒNG TÍN TẠI PAKISTAN

KARACHI. Một chiến dịch thu thập chữ ký chống nạn cuồng tín tôn giáo và lạm dụng tôn giáo vào mục tiêu chính trị đang được phát động tại Pakistan, với sự hưởng ứng của các cộng đồng Kitô, Ấn giáo, Hồi giáo Shiite và Sunnite (Fides 28-4-2012).

CÔNG GIÁO HÀN QUỐC TIẾP TỤC TĂNG TRƯỞNG

SEOUL. Giáo Hội Công Giáo tại Hàn Quốc tiếp tục tăng trưởng về số tín hữu. Tổng số tín hữu được rửa tội trong năm qua là 134.562 người, trong đó có 25.700 trẻ sơ sinh và hơn 100 ngàn người lớn.

Số tín hữu Công Giáo tại nước này lên tới gần 5 triệu 100 ngàn người, tương đương với 10,3% dân số toàn quốc. Trong 10 năm gần đây, số tín hữu Công Giáo tại đây liên tục gia tăng, bình mỗi năm tăng 2,3%.

Về nhân sự Giáo Hội, tại Hàn quốc hiện có 1 HY và 34 GM, 4.455 LM, trong số này có 166 LM nước ngoài, gần 1.600 chủng sinh. Năm ngoái Giáo Hội Hàn quốc có 141 tân linh mục.

Đức Cha Lazaro Du Hưng Thực (You Heung Sik), GM giáo phận Đại Điền (Taejeon), Chủ tịch Ủy ban GM về mục vụ di dân, cho biết “Giáo Hội Hàn Quốc đặt nhiều hy vọng nơi các giáo dân, vì mọi giáo dân phải là những người loan báo Tin Mừng. Trong giáo phận của tôi, chúng tôi đã quyết định tổ chức trong tất cả các giáo xứ một khóa học để giải thích cho giáo dân cách thức loan báo Tin Mừng, và điều này đang mang lại kết quả” (Asia News 3-5-2012)

06-2012_TTDM.indd 6406-2012_TTDM.indd 64 5/14/2012 12:19:43 PM5/14/2012 12:19:43 PM

Page 65: June – Tháng 6, 2012 – S Trái Tim Đức M

65Thông Tin Liên Lạc

Vi Vu tổng hợp

Một phụ nữ Việt Nam được bổ nhiệm vào chức vụ Thẩm phán Liên bang

Một người Mỹ gốc Việt trở thành phụ nữ gốc Á Châu đầu tiên làm thẩm phán tòa kháng án liên bang. Việc bổ nhiệm Thẩm phán Jacqueline Nguyễn vào tòa kháng án liên bang khu vực số 9 đã được Thượng viện chấp thuận hôm thứ hai, với 91 phiếu thuận và 3 phiếu chống.

Thẩm phán Jacqueline Nguyễn đã cùng với gia đình rời khỏi Việt Nam hồi còn bé khi Sài Gòn bị thất thủ vào cuối tháng 4 năm 1975. Bà tốt nghiệp cử nhân tại Đại học Occidental và tiến sĩ luật tại Đại học UCLA. Sau khoảng 3 năm làm việc tại một văn phòng luật sư, bà Jacqueline Nguyễn gia nhập văn phòng công tố liên bang ở Los Angeles và được bổ nhiệm làm thẩm phán Tòa Thượng Thẩm Quận Los Angeles vào năm 2002 (VOA 8-5-2012).

Từ Lau Dọn Vệ Sinh Thành Nhà Khoa Học Vệ Tinh Của Mỹ

Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Tiến kể, “Tôi qua đây năm 1979 [...] Chú tôi giới thiệu tôi vào làm dọn dẹp vệ sinh khách sạn. Công việc này bên đây không phân biệt là dọn phòng vệ sinh nam hay nữ. Lúc đó tôi bảo là đàn ông ai lại vào lau phòng vệ sinh nữ. Tôi nhất định không vào. [...] Khi rời Việt Nam, tôi vẫn nghĩ qua Mỹ sẽ sống nhờ vào nghề đánh bóng bàn và sẽ thành công trong phương diện đó, chứ tôi không nghĩ đến chuyện học hành gì cả. Khi qua Mỹ, có anh bạn giới thiệu tôi đánh bóng bàn đọ sức với một nữ vô địch của tiểu bang California. Là vô địch bóng bàn toàn tỉnh Gia Định, toàn trường, và vô địch của Hướng đạo sinh toàn quốc, tôi nghĩ sẽ thắng cô ta. Nhưng khi ra đánh, tôi thua cô ấy cả 3 trận. Lúc đó tôi mới vỡ lẽ .... Tôi thấy không xong, quyết định phải đi học lại.”

Tinh thần hiếu học và phấn đấu vượt khó đã giúp ... chàng trở thành một nhà khoa học về vệ tinh và không gian tại Mỹ với 2 bằng Tiến sĩ, 4 bằng Thạc sĩ cùng nhiều giải thưởng vinh dự và hơn chục văn bằng sáng

chế trong lĩnh vực vệ tinh, truyền thông di động, và các hệ thống radar.

Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Tiến có lời khuyên các bạn trẻ “Công việc nào mình cũng nên làm và khi làm thì nên làm hết sức mình” (VOA 11-5-2012)Trung Quốc chuẩn bị khai thác dầu ở Biển Đông

Một dàn khoan của Tổng Công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) bắt đầu hoạt động trong khu vực cách Hồng Kông 320 kilo mét về hướng đông nam và sẽ khoan với độ sâu 1.500 mét. Xa hơn về hướng đông nam của địa điểm này, các chiếc tàu của Trung Quốc và Philippines đang tiếp tục đối đầu với nhau vì vụ tranh chấp chủ quyền bãi cạn Scarborough.

Khi loan tin về tàu khoan dầu “981” của Trung Quốc, báo chí do nhà nước kiểm soát ở Việt Nam ngày hôm nay nói rằng “Trung Quốc bắt đầu kế hoạch thâu tóm Biển Đông.” Nhưng họ cũng cho rằng kế hoạch này đang gặp trở ngại lớn vì nhiều nước trong khu vực “muốn quốc tế hóa tranh chấp Biển Đông” và “nhiều nước lớn muốn can thiệp vào các cuộc tranh chấp này” (VOA 8-5-2012)

TQ trục xuất ký giả nước ngoài lần đầu tiên trong vòng 14 năm

Trung Quốc đã trục xuất ký giả Melissa Chan của đài truyền hình al Jazeera Anh ngữ, vì lý do mà nhiều người cho là sự tức giận của chính phủ ở Bắc Kinh đối với một cuốn phim tài liệu do đài này thực hiện hồi tháng 11.

Nhưng bà Chan không liên can gì tới câu chuyện mà nhiều người nói là đã làm cho chính phủ Trung Quốc tức giận: một cuốn phim tài liệu nói về nạn cưỡng bách lao động ở các nhà tù Trung Quốc và tố cáo chính phủ Trung Quốc về nạn nô lệ do nhà nước bảo trợ.

Một số những người được phỏng vấn trong cuốn phim này là những cựu tù nhân của hệ thống nhà giam được gọi là lao động cải tạo hay lao cải. "Chúng tôi bị nhốt trong tù. Chúng tôi không hề được trả lương. Những ai không chịu làm việc sẽ bị đánh đập." Phim tài liệu này cho rằng lao động không được trả lương ở các nhà tù, thực hiện bởi những người bị bắt giam mà không được tòa án xét xử, đã góp phần giúp cho kinh tế Trung Quốc tăng trưởng một cách nhanh chóng.

Ông Peter Ford, Phó Chủ tịch Câu lạc bộ Ký giả Ngoại quốc ở Trung Quốc, gọi tắt là FCCC, yêu cầu phát ngôn viên Hồng Lỗi nói rõ lý do tại sao chính phủ Trung Quốc không gia hạn visa cho bà Chan.

Ông Hồng Lỗi không trả lời khi được hỏi tiếp là các nhà báo nước ngoài có thể đến đâu để tìm hiểu về những gì được chính phủ Trung Quốc xem là “những qui định có liên quan”(VOA 8-5-2012).

06-2012_TTDM.indd 6506-2012_TTDM.indd 65 5/14/2012 12:19:43 PM5/14/2012 12:19:43 PM

Page 66: June – Tháng 6, 2012 – S Trái Tim Đức M

66 NS. Trái Tim Đức Mẹ, Số 414, Tháng 6, 2012

Palau Bắ t 25 Ngư Dân Tàu Cộng Làm Mộ t Ngườ i Thiệ t Mạ ng.

Chúa nhậ t 1-4-2012, khi cá c thuyề n cá Trung quốc bị phá t hiệ n đang hoạ t độ ng trá i phé p trong vù ng biể n củ a Palau, thuộ c Thá i Bì nh Dương.

Khi mộ t thuyề n nhỏ củ a Trung Quố c lao và o tà u củ a tuầ n duyên Palau, cả nh sá t biể n Palau đã nổ sú ng cả nh bá o. Mộ t ngư dân đượ c tin đã trú ng đạ n và bị thương, sau đó chả y má u đế n chế t.

Nhữ ng ngườ i cò n lạ i trên cù ng thuyề n và mộ t chiế c khá c lớ n hơn đã bị bắ t và đã bị Palau truy tố tộ i đá nh bắ t cá trộ m và mộ t số tộ i danh khá c.

Pacifi c Daily News dẫ n lờ i phá t ngôn viên cho Tổ ng thố ng Palau, ông Fermin Meriang, thuậ t lạ i rằ ng khi thuyề n cá củ a ngườ i Trung Quố c lao tớ i, cả nh sá t biể n Palau buộ c phả i nổ sú ng cả nh bá o và o má y tà u chứ không nhằ m và o ai cả .

Tuy nhiên "mộ t viên đạ n chắ c đã văng ra và găm trú ng và o đù i mộ t thuyề n viên Trung Quố c" khiế n ông nà y chả y má u đế n chế t trướ c khi đư ợ c đưa và o bệ nh việ n.”Nên biết Palau là một đảo quốc tí xíu ở phiá Đông Nam của Phi Luật Tân, diện tích chỉ có 459km2 (Việt Nam lớn hơn Palau 722 lần, và Trung Quốc lớn hơn Palau 20.908 lần), dân số là chỉ có 21.000 người (vâng, chỉ 21 ngàn người. Việt Nam đông dân hơn Palau 4.358 lần, và Trung Quốc đông dân hơn Palau 63.964 lần, mỗi năm dân số Trung Quốc tăng khoảng 6 triệu rưỡi người, bằng 307 lần dân số Palau). (BBC 12-4-3012)

Hoa Kỳ Đã Giải Quyết Xong Âm Mưu Đánh Bom Của Al-Qaida Mới Đây

Nhà cầm quyền Hoa Kỳ tin tưởng vụ đánh bom tự sát của al-Qaida mới đây không còn là mối đe dọa đối với công chúng Mỹ.

Cố vấn cao cấp nhất chống khủng bố của chính quyền Obama, ông John Brennan nói trên đài truyền hình ABC của Hoa Kỳ, một ngày sau khi các giới chức Hoa Kỳ cho biết nhóm al-Qaida tại Yemen có âm mưu đưa một tay đánh bom tự sát có chất nổ giấu trong quần lót lên một máy bay chở khách bay đến Hoa Kỳ.

Các giới chức Hoa Kỳ nói âm mưu này bị phát hiện ngay giai đoạn đầu và không máy bay nào của Mỹ bị nguy hiểm. Tuy nhiên hiện chưa rõ việc gì xảy ra cho nghi can đánh bom tự sát.

Các chuyên viên Hoa Kỳ nói quả bom được thiết kế lại theo mẫu của một quả bom dấu trong quần lót nhằm cho nổ tung một máy bay chở khách từ Amsterdam đến thành phố Detroit của Hoa Kỳ vào ngày lễ Giáng Sinh 2009.

Nhà chức trách Hoa Kỳ nghi quả bom lần này là tác phẩm của một người làm bom Ả Rập Xê-út tên Ibrahim Hassan al-Asiri, đã từng chế quả bom bất thành giấu trong quần lót trước đây. Al-Asiri thuộc chi nhánh al-Qaida tại Yemen, có tên là nhóm al-Qaida tại Bán đảo Ả Rập (VOA 8-5-2012).

Việt Nam Lấy Tiền Phạt Giao Thông Nuôi Công An

HÀ NỘI (NV) -Dư luận ở Việt Nam đang ồn ào phẫn nộ việc Bộ Tài Chính Việt Nam trích 70% tiền phạt vi phạm giao thông cho ngành công an. Số tiền này, theo phúc trình của Bộ Tài Chính, lên đến 2,540 tỉ đồng, tương đương 127 triệu đôla, chỉ riêng trong năm 2011. Báo Kiến Thức Việt Nam trích dẫn tuyên bố của ông Nguyễn Xuân Thủy, cựu chủ nhiệm nhà xuất bản giao thông-vận tải trực thuộc ngành giao thông-vận tải cho rằng việc trích 70% tiền phạt vi phạm giao thông để chia cho công an ngành này là “quá lớn và vô lý”.

Ông Xuân Thủy cho biết thêm: “Chiến lược phát triển giao thông vận tải không đúng ‘tầm,’ quy hoạch kém, đầu tư không đúng chỗ, gây thất thoát, lãng phí lớn... Ðầu tư giao thông ở các đô thị lớn dàn trải, không có định hướng. Nạn tham nhũng kéo dài gây nhức nhối cho xã hội...”

Ông cho biết: “Các loại phương tiện công cộng thiếu thốn, chỉ đáp ứng 8-10% nhu cầu đi lại của dân chúng cộng với đường sá, kết cấu hạ tầng yếu kém là nguyên nhân chính để xảy ra tai nạn thường xuyên. Xin hãy dùng tiền nộp phạt vi phạm giao thông để xây cầu, làm đường sá... cái đã.” Còn theo dư luận ở các tỉnh miền Tây, ngành công an giao thông đã đổ thêm khoảng 100 “tân binh” ra đường để bắt gắt mọi vi phạm, kiếm nhiều tiền phạt để được... chia nhiều, bất chấp luật lệ giao thông hiện nay bất nhất, không rõ ràng.

Theo báo Thanh Niên, chính quyền Cộng Sản Việt Nam cho hay sẽ dời ngày thu lệ phí “Quỹ bảo trì đường bộ” đến đầu năm tới. Việc thu lệ phí này đã bị người dân ở Việt Nam chỉ trích kịch liệt vì cho đó là một hình thức “tận thu” để “móc túi” người dân (Người Việt 3-5- 2012)

Một phụ nữ Trung Quốc bị cưỡng chế, nổ bom tự sát làm 2 người chết

Ngày 10-5-2012 tại Vân Nam, Trung Quốc, một phụ nữ bị cưỡng chế nhà đất đã cho nổ bom liều chết, làm 2 người thiệt mạng và 14 người khác bị thương. Tân Hoa Xã cho biết vụ nổ xảy ra vào khoảng 9 giờ sáng, tại trụ sở ủy ban huyện Xảo Gia, tỉnh Vân Nam, ở miền tây nam Trung Quốc. Người phụ nữ đã chết ngay tại chỗ.

Một nhân chứng cho biết người phụ nữ "là một người sẽ được tái định cư, sau khi nhà của bà này bị cưỡng chế và

06-2012_TTDM.indd 6606-2012_TTDM.indd 66 5/14/2012 12:19:43 PM5/14/2012 12:19:43 PM

Page 67: June – Tháng 6, 2012 – S Trái Tim Đức M

67Thông Tin Liên Lạc

phá hủy. Bà ta được chính quyền huyện triệu tập để ký kết thỏa thuận. Trong khi đang thương lượng đền bù, người phụ nữ này đã cho nổ tung khối chất nổ mang theo trong người."

Các vụ cưỡng chế tịch thu nhà đất, vốn là nguồn thu tài chính quan trọng cho các chính quyền địa phương, thường xuyên là nguyên nhân gây nên các vụ phản kháng đôi khi rất dữ dội tại Trung Quốc. Nhưng các vụ đánh bom liều chết rất hiếm hoi tại nước này (AFP 10-5-2012).

Lễ kỷ niệm Ngày Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 18 tại Quốc hội Mỹ

Buổi lễ được tổ chức tại trụ sở Quốc hội Hoa Kỳ từ 10:30 sáng tới 2 giờ chiều ngày 10-5-2012 để kêu gọi sự chú ý của công luận quốc tế về tình hình nhân quyền đang xuống cấp tại Việt Nam, đồng thời đánh dấu 18 năm ngày Nghị Quyết chung SJ-168 của Quốc Hội Hoa Kỳ và Công Luật số 103-258 của cựu Tổng thống Bill Clinton năm 1994 chỉ định ngày 11 tháng 5 thường niên là Ngày Nhân Quyền cho Việt Nam.

Buổi lễ quy tụ sự tham gia của các hội đoàn, đoàn thể của người Việt tại Mỹ, giới hành pháp-lập pháp Hoa Kỳ, các tổ chức nhân quyền quốc tế, đại diện các cộng đồng bạn, và đông đảo giới truyền thông. Ban tổ chức cho biết trong số các diễn giả tại buổi lễ năm nay thuộc giới lập pháp Hoa Kỳ bao gồm các dân biểu và thượng nghị sĩ thuộc cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa có sự góp mặt của Thượng nghị sĩ John Cornyn từ bang Texas, người đã đưa Đạo luật Chế tài Việt Nam về Vi phạm Nhân quyền vào Thượng viện Mỹ. Một diễn giả trong giới hành pháp Hoa Kỳ là ông Daniel Baer, Phó Trợ lý Ngoại trưởng phụ trách về dân chủ, nhân quyền, và lao động (VOA 10-5-2012).

Hàng trăm công an dùng võ lực cưỡng chế đất ở Nam Định

Dư âm vụ cưỡng chế giải tỏa đất đai thô bạo bằng vũ lực của chính quyền huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên ngày 24.4.2012 còn đang nóng hổi thì một vụ cưỡng chế khác lại xảy ra vào ngày 9.5.2012 tại huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Hàng trăm công an ngày 9-5 sử dụng võ lực cưỡng chế hàng trăm nông dân xã Liên Minh huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định, trong vụ tịch thu đất cho dự án khu công nghiệp Bảo Minh. Một nông dân không muốn nêu tên: "Nếu đây là công trình an ninh quốc phòng hay trọng điểm của nhà nước thì chúng tôi hoàn toàn nhất trí. Đây là công trình của một công ty cổ phần. Giá đền bù đất cho chúng tôi quá rẻ, có 27 ngàn đồng/mét vuông suốt từ năm 2008 tới giờ. Bà con không đồng ý nên mới đứng lên

để giữ đất.... Chúng tôi sẽ phản đối tới cùng theo đúng chủ trương của pháp luật” (VOA 10-5-2012).

Chiế n tranh đế n gầ n? Cuộ c đố i đầ u giữ a Philippines và Trung Quố c ở mộ t

bã i cạ n trên Biể n Đông đã leo thang đế n mứ c độ nguy hiể m

Căng thẳ ng giữ a Philippines và Trung Quố c xung quanh bã i cạ n Scarborough/Hoà ng Nham đang ngà y cà ng leo thang không có điể m dừ ng và dườ ng như đang ở bờ vự c củ a mộ t cuộ c xung độ t vũ trang.

Dự kiến khoảng 1000 người Philippines sẽ biểu tình chống Trung Quốc tại thủ đô ngày thứ Sáu vì tranh chấp ở Bãi cạn Scarborough (Trung Quốc gọi là đảo Hoàng Nham).

Sứ quán Trung Quốc ở Manila đăng thông báo trên trang web nói công dân nước họ cần ở nhà và tránh va chạm với người địa phương.

Các nhóm xã hội, chính trị có liên hệ với chính phủ Tổng thống Benigno Aquino đã kêu gọi dân chúng xuống đường để phản đối việc Trung Quốc hiện diện ở Bãi cạn Scarborough. Những người tổ chức cũng dự định có các sự kiện tương tự trước cơ quan ngoại giao Trung Quốc ở Mỹ, Canada, Úc, Italy và một số nước châu Á (BBC 10-5-2012).

Hoa Kỳ kêu gọi Việt Nam trả tự do cho các blogger

Hoa Kỳ hối thúc Việt Nam trả tự do cho ba blogger đang bị truy tố vì đăng các bài viết về chính trị. Blogger Điếu Cày tức Nguyễn Văn Hải, và hai blogger khác là Anh Ba Saigon tức Phan Thanh Hải và Tạ Phong Tần bị truy tố về tội tuyên truyền chống phá nhà nước theo điều 88 Bộ luật Hình sự và phải đối mặt với án tù lên tới 20 năm nếu bị xét là có tội (VOA 18-4-2012).

VN tuyên chiến với bloggers bằng nghị địnhDự thảo nghị định mới để kiểm soát thông tin mạng

và khống chế giới viết blog củ a chí nh phủ Việ t Nam đượ c nhà báo Cat Barton củ a AFP đá nh giá trong bài viết hôm 9/5. BBC Tiếng Việt giới thiệu cùng quí vị để biế t mộ t gó c nhì n từ truyề n thông Phá p:

Khi cảnh sát cơ động dùng vũ lực để giải tán dân phản đối vụ cưỡng chế đất ở Văn Giang, Hưng Yên gần đây, một số bloggers tại Việt Nam đã nấp tại khu vực này để chụp ảnh, quay video và đưa lên mạng.

Những hình ảnh này đã lan tỏa rất nhanh trên Facebook và là dấu hiệu cho thấy việc cộng đồng mạng thách đố nỗ lực kiểm soát Internet của các cơ quan chức năng.

Tổ chức Phóng viên Không Biên giới xếp Việt Nam, quốc gia toàn trị, vào nhóm "kẻ thù của Internet", và nhà chức trách Việt Nam đang soạn thảo một nghị định

06-2012_TTDM.indd 6706-2012_TTDM.indd 67 5/14/2012 12:19:43 PM5/14/2012 12:19:43 PM

Page 68: June – Tháng 6, 2012 – S Trái Tim Đức M

68 NS. Trái Tim Đức Mẹ, Số 414, Tháng 6, 2012

mới về nội dung trực tuyến trong nỗ lực để chấn chỉnh cộng đồng blog ngày càng táo bạo tại đây. Dự thảo nghị định có 60 điều mà AFP có trong tay bản tiếng Anh cấm "lợi dụng Internet" để phản đối chính phủ.

Nhưng trong khi một số nhà hoạt động và các chuyên gia thấy ngán ngẩm trước mối đe dọa của dự thảo nghị định này, thì những người khác nói rằng chính phủ đang tham chiến trong một chiến trận ắt sẽ thua trong nỗ lực theo dõi cộng đồng dùng mạng 30 triệu người tại Việt Nam. "Bất kỳ kiểu áp đặt giới hạn nào sẽ chỉ dẫn tới các cách mới để đối phó với trở ngại nhằm vượt tường lửa" "Người ta sẽ luôn tìm các cách mới và sáng tạo để truy cập vào các trang web bị cấm – tựa như họ đã làm khi truy cập vào Facebook (là trang lúc bị chặn lúc không ở Việt Nam)".

David Brown, một nhà ngoại giao Hoa Kỳ đã nghỉ hưu, từng làm nhiều chức vụ tại nhiều nơi ở Đông Nam Á, nói rằng dự thảo nghị định là "không thể thực thi". Trong trường hợp xấu nhất, nghị định có thể tạo điều kiện cho nhà chức trách qui kết blogger vi phạm, ông nói. Tuy nhiên, ông Brown cho biết ông nghi ngờ rằng điều đó sẽ gây bất tiện cho Facebook hoặc Google (hoặc) thay đổi mối quan hệ hiện có giữa các blogger với chính phủ.

Trong quá khứ, các nhà báo lập blog để phát tán thông tin không được đưa trên báo chí chính thống, nhưng "hiện tượng gần đây của các blogger tới tận nơi có các cuộc phản đối vì đất đai để tường thuật gần như trực tiếp là mới ", Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia Việt Nam từ Học viện Quốc phòng Úc cho hay. Giáo sư Thayer nói rằng nghị định mới của Việt Nam là "một nỗ lực để theo kịp với thời thế".

Trong khi kiểm duyệt không phải là điều mới mẻ tại Việt Nam cộng sản, tổ chức theo dõi nhân quyền có trụ sở tại New York (Human Rights Watch) nói rằng nhà chức trách Việt Nam "tăng cường đàn áp" những người bất đồng chính kiến vào năm ngoái.

Một blogger nữ muốn ẩn danh nói "Nếu Nghị định được thông qua, nó sẽ tạo điều kiện cho công an cơ sở pháp lý rất tốt để hủy diệt tự do ngôn luận" (BBC 9-5-2012)

Bà Bùi Thị Minh Hằng Được Tự Do, Sau 5 Tháng Bị Đưa Đi Cải Tạo

Theo nguồn tin từ trong nước, hôm nay 29/04/2012, bà Bùi Thị Minh Hẳng, một trong những người tích cực tham gia biểu tình bảo vệ chủ quyền Biển Đông, vừa được trả tự do và về đến nhà ở Vũng Tàu, 5 tháng sau khi bị đưa vào Cơ sở Giáo dục Thanh Hà, Vĩnh Phúc, vì bị coi là nhiều lần có “hành vi gây rối trật tự công cộng.”

Tờ An Ninh Thủ Đô hôm qua 28-4-2012, loan tin là nhân kỷ niệm các ngày lễ lớn 30-4 và 1-5, Cơ sở Giáo dục Thanh Hà đã ra quyết định “khoan hồng” cho bà Bùi Thị Minh Hằng, giao cho chính quyền địa phương phối hợp cùng gia đình “giáo dục” bà Hằng trở thành “công dân tốt.”

Bà Bùi Thị Minh Hằng đã bị bắt vào ngày 27-11 năm ngoái tại Sài Gòn, sau khi bà phản đối việc công an bắt giữ một số người tham gia cuộc tập hợp ở Hà Nội trong cùng ngày hôm đó để ủng hộ đề nghị của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về việc ban hành Luật Biểu tình. Ngày hôm sau, 28-11, theo quyết định của Uỷ ban Nhân dân Hà Nội, bà Hằng bị đưa vào Cơ sở Giáo dục Thanh Hà, tỉnh Vĩnh Phúc.

Quyết định của chính quyền thành phố Hà Nội đã bị luật sư Hà Huy Sơn, người bảo vệ quyền lợi cho bà Hằng, xem là “trái pháp luật.” Tổ chức Human Rights Watch cũng đã lên án hành động này của chính quyền Hà Nội.

Theo tin của tờ An Ninh Thủ Đô, quyết định “khoan hồng” đã được đưa ra sau khi “xét đơn đề nghị của gia đình,” nhưng gia đình của bà Hằng cho biết là công an đã đến nhà để yêu cầu họ làm đơn xin khoan hồng, nhưng gia đình không chịu làm đơn.Được biết là ngay từ ngày 20-3 thủ tướng Nguyễn

Tấn Dũng đã yêu cầu chính quyền thành phố Hà Nội trả tự do cho bà Bùi Thị Minh Hằng, nhưng Ủy ban Nhân dân Hà Nội mãi đến ngày 26-4 mới ký lệnh khoan hồng (RFI 29-4-2012).

Đại Học Georgetown của Dòng Tên mời Bà Sebelius

Hơn 15 ngàn người đã ký tên vào lá thư ngỏ nhằm phản đối quyết định của Georgetown University mời Bộ Trưởng Bộ Sức Khoẻ (HHS), Kathleen Sebelius, đến phát biểu tại một buổi lễ phát phần thưởng nhân dịp lễ ra trường.

Sự phản đối này phần lớn phát xuất từ việc mới đây bà Bộ Trưởng ban hành một chỉ thị liên bang—nhưng gây tranh luận cùng khắp—là bó buộc các chủ nhân cung cấp bảo hiểm sức khỏe miễn phí về các dịch vụ ngừa thai, triệt sản và việc cung cấp các loại thuốc phá thai, cho dù điều này có vi phạm niềm tin tôn giáo chăng nữa.Các giám mục Công giáo khắp nước Mỹ đã lên tiếng chống lại chỉ thị này vì mối đe dọa cho quyền tự do tôn giáo. Các vị đã cảnh báo rằng luật mới này có thể đi đến chỗ ép buộc các bệnh viện, trường học và các cơ quan thiện nguyện Công giáo phải đóng cửa (CNA 9-5-2012).

06-2012_TTDM.indd 6806-2012_TTDM.indd 68 5/14/2012 12:19:44 PM5/14/2012 12:19:44 PM

Page 69: June – Tháng 6, 2012 – S Trái Tim Đức M

69Giáo Hội

Giải Đáp Vui Học Kinh Thánh:Hàng dọc: 1. Dacaria 2. Trúng thăm 3. Hiện ra 4. Sợ hãi

5. Cầu xin.Hàng ngang: 1. Con trai 2. Gioan 3. Thánh Thần 4. Cao

cả 5. Elijah.

Hành Hương Thánh Ðịa Do Thái & Turkey 2012 Ngày 19 đến 30 Tháng 10, 2012

Điểm Khởi hành tại LAX, CA và JFK, NY ---------------------------------------------------------------------

1.. TURKEY : Istanbul : Visit Quảng trường Hippodrome. Vương Cung Thánh Ðường St. Sophia. Vương Cung Thánh Ðường tại Chora, được xây vào đầu thế kỷ thứ 5 bởi Đại đế Constantine I. Cung điện Topkapi. Grand Bazaar. Dự lễ tại Thánh đường St. Anthony, nhà thờ lớn nhất ở Istanbul.. Pergamon : Viếng Vương Cung Thánh Đường The Red Basilica là 1 trong 7 nhà thờ đầu tiên của Giáo Hội Kiô Giáo tiên khởi xây đầu thế kỷ 2nd. Thăm nhà thờ Thánh Polycarp, Ngài là Giám mục của Smyrna từ 115 Ad - 156 AD tử vì đạo ở tuổi 86, Ngài cũng là đệ tử của Thánh Gioan Tẩy Giả. Ephesus : Một trong những điểm nổi bật của chuyến thăm Thổ Nhĩ Kỳ. Thăm Thánh đường St. Gioan, được xây vào thế kỷ thứ 6, xây trên ngôi mộ của Ngài. Nhà Hát Lớn, trong kinh thánh vào thế kỷ 1, Thánh Tông Đồ Phaolô đã dành hơn ba năm ở Êphêsô rao giảng Tin Mừng, ở nhà hát này Ngài đã lên án những người thờ tà đạo. Kính viếng Nhà Ðức Mẹ xây từ thế kỷ 5th nơi Ðức Mẹ đã trải qua những ngày cuối... 2.. DO THÁI : JERUSALEM Núi cây Dầu, nơi Chúa lên Trời, nhà nguyện Chúa Lên Trời, nhà nguyện Kinh Lạy Cha, nhà nguyện Chúa Thương Khóc. Vườn Gethsemane. BETHLEHEM Hang đá nơi Chúa Giáng Sinh có khắc Ngôi Sao Bạc. Ein Karem. Nhà thờ Thánh Anna. Hồ Bethesda, Vương Cung Thánh Ðường Mộ Chúa xây lên nơi Chúa Giêsu được mai táng, ngắm 14 Đàng Thánh Giá đi lại trên con đường Chúa đã đi qua cách đây hơn 2 ngàn năm. Bức Tường Than Khóc. Phòng Tiệc Ly. Nhà thờ Gà Gáy. Bethany. Jerico. Núi Cám Dỗ. Qumran. Biển Chết. Sông Jordan, nơi Chúa Jesus chịu Phép Rửa bởi John. Hang Thánh Elijah. NAZARETH Thiên Thần truyền Tin Mừng cho Ðức Mẹ được chọn là Mẹ Thiên Chúa. Emmaus. Jacob’ Well. Cana, nơi Chúa làm Phép Lạ Đầu Tiên trong tiệc cuới biến nuớc lã thành ruợu. Núi Tabor, Chúa Biến Hình Kỳ Diệu với Moses và Elijah. Biển Hồ Galilê, Chúa rao giảng về Nuớc Trời và thực hiện nhiều phép lạ. Capernaum. Núi Beatitudes.. Phí Tổn : $3500 bao cả thuế phi trường, hotel 4 sao, tourguide Xin Quý Vị Liên Lạc : Cha Linh Hướng Phái Ðoàn : Linh Mục Phêrô Hoàng Phượng (206) 235 - 8772. Or Tour Operator : Jackie Kim (626) 542 - 5655

PHIẾU ĐỔI ĐỊA CHỈ Ns Trái Tim Đức MẹPO BOX 836 • Carthage, MO 64836-0836

Số Ký Danh: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .Tên: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .Địa Chỉ Cũ: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Địa Chỉ Mới: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .Điện thoại: (. . . . . . .) . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

06-2012_TTDM.indd 6906-2012_TTDM.indd 69 5/14/2012 12:19:44 PM5/14/2012 12:19:44 PM

Page 70: June – Tháng 6, 2012 – S Trái Tim Đức M

70 NS. Trái Tim Đức Mẹ, Số 414, Tháng 6, 2012

HÂN HOAN CHÚC MỪNG KIM KHÁNH THÀNH HÔNcủa Cha Mẹ, Ông Bà chúng con:

Giuse M. Đỗ Tiến Đức & Maria Phạm Thị Quảng

Trong tâm tình yêu thương và hiếu thảo, chúng con hân hoan chúc mừng và xin được hợp lời cảm tạ Thiên Chúa, Mẹ Maria và Thánh Cả Giuse, đã luôn bao bọc đại gia đình Cha Mẹ, Ông Bà trong suốt 50 năm qua.

Nguyện xin Thánh Gia tiếp tục thương giúp Cha Mẹ, Ông Bà hầu được luôn TÍN THÁC TUYỆT ĐỐI - XIN VÂNG TRỌN VẸN và SỐNG ĐẸP LÒNG CHÚA cho đến mãn đời, như Cha Mẹ, Ông Bà hằng cầu xin.

Các Con và Các Cháu ĐỒNG KÍNH CHÚCMaria Đỗ Mộng Thu & chồng Joan Baptis Phạm Thanh Minh HKMaria Đỗ Lệ Nương & chồng Giuse Võ Văn Phương và các con VNGiuse M. Đỗ Mạnh Dũng & vợ Maria Nguyễn Thị Sâm và con HKGiuse Đỗ Minh Trí & vợ Nguyễn Ngọc Tuấn Hương và các con HKMaria Đỗ Hồng Vân & chồng Phaolo Nguyễn Thanh Long và các con HKGiuse Đỗ Đại Hiệp & vợ Maria Võ Thanh Nguyệt và các con HK

Các Con THIÊNG LIÊNGAnna Đỗ Thị Khấn VNGiuse Võ Thống Lĩnh & vợ Maria Nguyễn Thu Hằng và các con VNGioan Vũ Bình An & vợ Têrêsa Trần Quỳnh Hoa và các con VNMartin de Porres Vũ Minh Mẫn & vợ Emilya và các con HKGiuse Lê Văn Chí & vợ Maria Âu Thị Thu và các con VN

06-2012_TTDM.indd 7006-2012_TTDM.indd 70 5/14/2012 12:19:44 PM5/14/2012 12:19:44 PM

Page 71: June – Tháng 6, 2012 – S Trái Tim Đức M

71Thông Tin Liên Lạc

CHÚC MỪNG KIM-KHÁNH THÀNH-HÔNDominico Đặng văn Xuân và Maria Tạ thị Dĩ

(ông bà Thanh-Sơn)1962 – 2012

Trong niềm hân hoan mừng lễ Kim Khánh Thành Hôn của Cậu Mợ, chúng con hiệp dâng lòng cảm mến, tri ân Thiên Chúa và Đức Mẹ đã tuôn đổ muôn vàn hồng ân xuống trên Cậu Mợ trong suốt 50 năm qua. Nguyện xin Chúa và Đức Mẹ tiếp tục ban cho Cậu Mợ được luôn sống thánh thiện, hồn an xác mạnh, hạnh phúc, vui tươi bên cạnh các con, các cháu trong lúc tuổi già.

Thánh Lễ Tạ Ơn cử hành tại Cộng Đoàn Thánh Linh, Hungtington Beach, CA vào lúc 5:00 giờ chiều Thứ Sáu, 22 tháng 6 năm 2012.

Chúng con đồng kính chúcLinh mục Bênađinô M. Đặng minh Trân, Dòng Đồng Công

Đặng minh Hoàng & Trịnh thị Mỹ Hạnh, và Nathan, Tiffany, Kenneth, AnnMarieĐặng thị CẩmVân & Nguyễn Đình Cường, và Ethan, Bethany.

Đặng minh Hải & Nguyễn thị Thanh Nga Đặng minh Sơn & Helen Bùi, và Aiden, Dylan, Evan

Đặng minh Thanh

06-2012_TTDM.indd 7106-2012_TTDM.indd 71 5/14/2012 12:19:44 PM5/14/2012 12:19:44 PM

Page 72: June – Tháng 6, 2012 – S Trái Tim Đức M

72 NS. Trái Tim Đức Mẹ, Số 414, Tháng 6, 2012

MÁI ẤM AN BÌNH - GIÁO XỨ HÀNG XANH

THƯ NGỎ

Kính thưa Quý Cha, Quý Hội Từ Thiện.Quý Hội Đồng mục Vụ và các quý vị Ân nhân.Trước hết chúng con xin kính tới Cha, cùng toàn thể quý vị lời chào và lời thăm hỏi ân cần trong Đức Ki Tô và Mẹ

Maria.

Kính thưa Quý Vị! Chúng con là Nữ Tu Anna Nguyễn Thị Thanh Lịch, và Maria Nguyễn Thị Quế, thuộc Hội Dòng Mến Thánh Giá Giáo Phận vinh, miền trung Việt Nam. Hiện chúng con đang phụ trách một nhóm các em mồ côi và khuyết tật, có tên gọi là: Mái Ấm An Bình tại Sài Gòn.

Kính thưa Quý Vị! Mái Ấm chúng con được thành lập vào ngày 01-4-2004Nhân sự luôn có hai người, mục tiêu hướng nghiệp: giúp các em nữ mồ côi và khuyết tật đến từ mọi miền

đất nước. Đặc biệt là ở miền trung Việt Nam , với điều kiện đang có thể chữa bệnh và học nghề kiếm sống cho bản thân trong tương lai. Trong 8 năm qua các em đã được học các trường: Đại học, cao đẳng, trung cấp, trung học phổ thông, trung học cơ sở, mầm non, Vi Tính, Anh Ngữ, và học nghề vv… cho đến nay nhờ sự đóng góp của các vị ân nhân xa gần, Mái Ấm đã có 16 em ra trường lập nghiệp và xây dựng gia đình, và hằng năm cứ thế có một số em ra trường có việc làm rồi Mái Ấm lại nhận thêm và đào tạo lớp mới.

Kính Thưa Cha và Quý Vị! Cái nghèo và cái khổ của miền trung chắc Quý Vị đều biết. Dòng Mến Thánh Giá Vinh chúng con cùng chung một hoàn cảnh với quê hương. Hằng năm bị thiên tai lũ lụt, cuộc sống thường xuyên thiếu trước hụt sau túng thiếu mọi bề; hơn nữa, sau những năm chiến tranh, các Hội Dòng chúng con bị tan nát do bom đạn, nay đang trên đà trùng tu, sửa chữa; nên Hội Dòng chúng con không có điều kiện để mua nhà cho các em ở được. Trong 8 năm qua chúng con thuê mướn nhà, phải chuyển đổi thường xuyên nên rất vất vả và bất lợi cho việc học tập của các em, nhờ ơn Chúa thông qua Quý Cha, Quý Hội cùng Quý Vị ân nhân xa gần thương giúp chúng con góp được một số tiền, nay chúng con mua được một căn nhà rộng 44m2, một lầu với mức giá là: 2 tỷ 750 triệu đồng (hai tỷ bảy trăm năm mươi triệu đồng) với phương thức cho chịu nợ trả dần; căn nhà lại bị xuống cấp trầm trọng, dột nát, ẩm thấp, chưa có tiện nghi sinh hoạt, nên chúng con cần phải tu sửa lại mới có thể ở được.

Kính xin Quý Cha, Quý Hội, Quý Vị ân nhân thương giúp chúng con; để chương trình đào tạo cho các em trong Mái Ấm được lâu dài và phát triển, góp phần xoa dịu cho những mảnh đời bất hạnh có điều kiện học tập. Với sự nổ lực của các em cùng với sự hy sinh đóng góp của Quý Vị ân nhân, chúng con hy vọng những em mồ côi, khuyết tật chúng con nuôi dạy sẽ cố gắng vươn lên, giảm bớt khó khăn, tự tin vượt lên tật nguyền, vượt qua mặc cảm ở nơi thân thể, để hòa nhập với cộng đồng. Vì liên đới tình người, tình bác ái Phúc Âm, chúng con gửi tới Quý Cha, Quý Ân Nhân thư ngỏ này, ước mong có được sự cảm thương của Quý Cha, và Quý Ân Nhân dành cho Mái Ấm chúng con sự sẻ chia. Nguyện xin Thiên Chúa chúc lành và trả công bội hậu cho Quý Cha và quý vị đã quảng đại thương giúp chúng con.

Kính xin Quý Cha cùng Quý Vị nhận nơi Hội Dòng Mến Thánh Giá Vinh và Mái Ấm chúng con lòng biết ơn chân thành của chúng con trong Đức Ki tô.

Kính thư:TM Mái Ấm

RECEIVER’S NAME: NGUYEN THI QUE ACCOUNT NO: 0101371061498

BENEFICIAL, BANK: JOINT STOCK COMMERCIAL BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIET NAM, VINH BRANCH

CABLE: VIETCOMBANK, VINH BRANCH SWIFT CODE: BFTVVNVX010

ADDRESS: NO,21, QUANG TRUNG STR, VINH CITY, NGHE AN, VIET NAM

Soeur Anna Nguyễn Thị Thanh Lịch MÁI ẤM AN BÌNH GIÁO XỨ HÀNG XANH 182/6 Bạch Đằng, f 24 Q Bình Thạnh ĐT: 0932 752 386; 0123 862 5688. Email: [email protected]

06-2012_TTDM.indd 7206-2012_TTDM.indd 72 5/14/2012 12:19:44 PM5/14/2012 12:19:44 PM

Page 73: June – Tháng 6, 2012 – S Trái Tim Đức M

73Thông Tin Liên Lạc

CẢM TẠ & TRI ÂNMãn tang 3 năm của cụ bà

Rosa Nguyễn Thị Hồng(Chúa gọi về ngày 1 tháng 5 năm 2009)

Gia đình chúng con xin chân thành Cảm Tạ và Tri Ân Quí Cha, Quí Nam Nữ Tu Sĩ

Quí Hội Đồng mục vụ và cộng đoànQuí Ông Bà và anh chị em, thân bằng quyến thuộc đã hiệp dâng thánh lễ, cầu nguyện cho linh hồn

Rosa Nguyễn thị Hồng trong suốt 3 năm qua.Nguyện xin Thiên Chúa, Mẹ Maria và Thánh Cả Giuse

luôn ban muôn ơn bình an và hạnh phúc cho quí vị.

Các con và các cháuTrần Xuân Lâm vợ và các con, cháu. FranceTrần Văn Tùng vợ và các con, cháu. France

Trần Văn Quát vợ và các con. USATrần Văn Trình vợ và các con, cháu. USA

Trần Kim Nhung chồng và các con, cháu. USATrần Đức Hòa vợ và các con. USA

Trần Kim Tuyến chồng và các con. USATrần Kim Xuyến chồng và các con. USA

06-2012_TTDM.indd 7306-2012_TTDM.indd 73 5/14/2012 12:19:44 PM5/14/2012 12:19:44 PM

Page 74: June – Tháng 6, 2012 – S Trái Tim Đức M

74 NS. Trái Tim Đức Mẹ, Số 414, Tháng 6, 2012

Các em bé này lẽ ra đã. bị hủy diệt, vì cha mẹ các em đãquyết định loại bỏ, nếu không được can thiệp kịp thời …

Những bà mẹ trẻ đang được các dì phước săn sóc, và được hướng dẫn nên duy trì các bào thai đáng thương trong dạ người từ mẫu

Nhờ bàn tay nhân từ của các dì phước, các em đã đượccứu sống, và dưỡng nuôi trong một mái ấm, với sự hỗtrợ đặc biệt của quí Ân Nhân khắp nơi. (VAGSC 2012)

Tiếng Van XinCủa Thai Nhi Trong Bụng Mẹ

Con run rẩy van xin trong bụng mẹĐừng bắt con mất tiếng khóc chào đời!Ngày lại ngày … hồi hộp … mẹ cha ơi!

Xin nghĩ lại cho con quyền được sống

Con khao khát nhìn bầu trời cao rộngĐược lớn lên hít thở khí thuận hòaĐược học hành đỗ đạt với người ta

Được nhìn thấy mẹ cha cười hạnh phúc

Xin đừng để xác thân con rữa mụcChiều nghĩa trang lạnh tím hắt hưu buồn

Hoàng hôn rơi từng giọt … buốt hơi sương …Lạy cha mẹ, cho con quyền được sống

Clara Hàn Lệ ThuHàn Lệ Thu đã than khóc cho số phận của các thai nhi trong dạmẹ; còn bạn, cảm nghĩ của bạn ra sao? Bạn có nghe thấy tiếngthan khóc của thai nhi không? Xin gửi thơ cho VAGSC nhé?.

Đồng Hành Với Hội VAGSC:* Thế gian đang cần đến Lòng Thương Xót Chúa, hiệp ý.cầu nguyện, là băng bó thương tích tinh thần nhân loại .

* Cứu vớt thai nhi, giúp đỡ cho kẻ khốn cùng,là con đường gặp gỡ Chúa Kitô.

Mọi sự giúp đỡ, check đề VAGSC và gửi về địa chỉ:

VAGSCPO Box 18209

Anaheim Hills CA 92817Non Profi t Organization – Permit # 37 155 2124 714 542 3989Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Hội Các Bà Mẹ Công Giáo

khắp nơi, đã quan tâm đặc biệt đến sứ mạng cứu vớt thai nhi củacác dì phước mà VAGSC đang báo trợ .

Nhiều em đã được rửa tội.Và đang sống trong ánh sáng của Đức Giêsu Kitô

06-2012_TTDM.indd 7406-2012_TTDM.indd 74 5/14/2012 12:19:44 PM5/14/2012 12:19:44 PM

Page 75: June – Tháng 6, 2012 – S Trái Tim Đức M

Quý Danh Độc Giả Ân NhânXin Trái Tim Đức Mẹ ban muôn ơn trên Quý vị và Gia đình. Các Linh Mục Tỉnh Dòng Đồng Công Hoa Kỳ sẽ dâng Thánh lễ cầu cho

Quý vị vào các thứ Sáu đầu tháng (một năm hơn 700 Thánh lễ). Xin Quý vị hợp ý cầu nguyện với chúng tôi.Ân Nhân Tháng 11- 2011Bao Duc Mai, Hayward, CAQuang Xuan Nguyen, Los Angeles, CALuan Van Vu, Midway City, CASam Man Tran, Norwalk, CAPhuong Vo, San Diego, CAJoseph S Tran, San Francisco, CADon Truong, San Jose, CATinh Tran, San Jose, CATrung V Pham, Santa Ana, CAJoseph Nguyen, Santa Clara, CAPhuong Tran, Santa Clara, CATiem Van Le, Santa Rosa, CABinh Thi Pham, Union City, CAMary Nghiem Phu, Union City, CAQuan Dinh Hoang, Walnut, CADuong Viet Pham, Westminster, CAKhiem Thi Nguyen, Denver, COPhuong Thi Nguyen, Bethel, CTVan Nguyen, Branford, FLSang Thi Nguyen, Pensacola, FLBilly Nguyen, Plantation, FLLuc Van Huynh, Tampa, FLVinh Van Tran, Buena Vista, GAThuy Thi Le Hua, Duluth, GANghi Luong Bui, Lilburn, GAAnna Hoang, Mineral Bluff, GABang T Pham, Savannah, GALong Phi Dang, Sugar Hill, GABach Yen & Dong Ton, Suwanee, GANgoc Hoang, Chicago, ILLuong Van Tran, Chicago, ILTran Loan Lam, Chicago, ILKhanh Nguyen, Morton, ILPeter Kien Nguyen, Overland Park, KSThuy Thi Pham, Wichita, KSViec Ba Dang, Wichita, KSNgoan Van Nguyen, Amelia, LAMen Nguyen, Avondale, LALan T. Cao, Baldwin, LADiep Doan Nguyen, Baton Rouge, LAThuy Quang Nguyen, Baton Rouge, LAMichelle Pham, Baton Rouge, LAQue Thi Le, Baton Rouge, LAThu Trang Thi Nguyen, Baton Rouge, LATan Van Nguyen, Baton Rouge, LAPhuong Thi Bich Nguyen, Cut Off, LAPha Trinh, Gretna, LANhung Pham, Gretna, LAHuong Thanh Nguyen, Harvey, LAGhim Thi Hoang, Kaplan, LAKatelyn Pham Do, Lake Charles, LACuong Huu Bui*, Larose, LAJoseph Phuong Phan, Marrero, LAYen Bach Vu, Maurice, LAJimmy Duc Nguyen, New Orleans, LATrang Nguyen, Dorchester, MAVang Van Nguyen, Dorchester, MALe Thi Nguyen, Dorchester, MALuong Thi Le, Malden, MAHiep Dinh Ngo, Roxbury, MAChinh Vu, Shrewsbury, MAHoan Van Nguyen, Tewksbury, MAPeter Le, Emmitsburg, MD

Anton Yen Tien Nguyen, Germantown, MDAnna Yen Nguyen, Kensington, MDNgat Kim Tran, Silver Spring, MDTrang Van Nguyen, Grandville, MILe Anh Truong, Arden Hills, MNThuyLinh N Do, Blaine, MNLieu Thi Pham, Blaine, MNHong Le Hoang, Bloomington, MNNghia Van Nguyen, Chaska, MNThanh Minh Pham, Minneapolis, MNLien Thi Mai, Savage, MNSany Thy Pham, Kansas City, MOTuan Anh Pham, Kansas City, MOKy Van Vo, Kansas City, MOThu Nguyen, Overland, MODinh Van Vu, Saint Louis, MOKy Viet Nguyen, Pass Christian, MSTheresa Tran, Cary, NCBach Mai Le, Harrisburg, NCHuong N Le, High Point, NCMaria Mau Thi Nguyen, Raleigh, NCThu Thi Dang Bui, Raleigh, NCKhang Van Tran, La Vista, NELuat Tran, Lincoln, NEDat Tat Nguyen, Lincoln, NEKhai Van Phan, Lincoln, NEAnh Thi Tran, Lincoln, NEQuoc Dinh, Lincoln, NELoi Van Nguyen, Omaha, NEPhan Nguyen, Belleville, NJDoanh Dinh Nguyen, Albuquerque, NMTuyen Kim Tran, Fairport, NYKhanh Viet Doan, Columbus, OHHa Do, Dayton, OHThuyen Son Cao, Lewis Center, OHJoseph Tran, Mentor, OHLong Duc Nguyen, West Chester, OHDung Pham Nguyen, Bethany, OKTam Kim Ngo, Tulsa, OKPham Nghia & Hoang Mo, Beaverton, ORLoc Huu Tran, Portland, ORLam Anh Dao, Portland, ORThinh Viet Dinh, Portland, ORNang Van Nguyen, Lancaster, PAThuan Van Do, Pennsburg, PAPhuong Pham, Whitehall, PATin Ta Vo, North Charleston, SCTammy Hien Nguyen, Cordova, TNKim Lien Nguyen, Allen, TXThoi Tu Nguyen, Amarillo, TXChristina L Tran, Arlington, TXTrai Cong Nguyen, Arlington, TXKhoa Thien Trinh, Arlington, TXDon Tran, Arlington, TXLien Mai, Arlington, TXTien & Dao Nguyen, Arlington, TXToan Phuoc Nguyen, Beaumont, TXHung Le Cao, Carrollton, TXVi Van Nguyen, Carrollton, TXMau Van Nguyen, Dallas, TXLien Bich Tran, Euless, TXThoi Trinh, Fort Worth, TXLich Van Nguyen, Fort Worth, TXKhang An Pham, Georgetown, TX

John Ban Nguyen, Grand Prairie, TXTan Thi Nguyen, Grand Prairie, TXTinh Thi Nguyen, Hickory Creek, TXThuy Bich Nguyen, Houston, TXNham Van Tran, Houston, TXVinh Van Tran, Houston, TXKhuong & Diep Nguyen, Houston, TXHang Thi Vu, Houston, TXSang Van Nguyen, Houston, TXHanh Duc Tran, Houston, TXThuy Thi Truong, Houston, TXHoa Thi Vu, Houston, TXLan & Luat Nguyen, Houston, TXHoang Van Pham, Irving, TXTuyen Van Bui, Katy, TXThoa Nguyen, Mansfield, TXHoc Trung Vu, Orange, TXKim Phuong, Palacios, TXKhiet Thanh Tran, Palacios, TXThi Phan, Pflugerville, TXTien Van Tran, Port Arthur, TXThuong Dinh Le, Port Arthur, TXTuan Danh Nguyen, Richardson, TXDuy Vu, Richland Hills, TXDuc Van Nguyen, Springs, TXEvelyn Nguyen, Sugar Land, TXThom Tran, Wichita Falls, TXNguyen Le, Wichita Falls, TXSon C Truong, Wylie, TXLucy Khanh Dinh, Salt Lake City, UTThanh Van Bui, Hampton, VAHien Thi Tran, Reston, VABot Thi Nguyen, South Riding, VATien Vu, Springfield, VABach Mai Ngo Ellorin, Virginia Beach, VAThieu Ngoc Mai, Woodbridge, VAHoang Minh Dinh, Bellevue, WATam Thi Trinh, Bremerton, WAChinh Long Pham, Pullman, WAMai Thi Ngoc Tran, Seattle, WADuc Van Nguyen, Seattle, WALam Nhu Duong, Seattle, WAHong Vu, Janesville, WIBinh Van Pham, Milwaukee, WI

Ân Nhân Tháng 12 - 2011Dao Thi Dang, Dothan, ALThu Van Bui, Fort Smith, ARVy Van Nguyen, Rogers, ARTam Cong Tran, Chandler, AZPhu Huu Nguyen, Anaheim, CAChi Pham, Antelope, CATue Nguyen & Hue Dang, Bay Point, CAXi Thi Nguyen, Campbell, CAHuong My Nguyen, Elk Grove, CAHoe Vu, Elk Grove, CATri Du Nguyen, Fountain Valley, CAKim Hanh Dao, Fountain Valley, CAMonique Tuyet Le, Fresno, CAThoa Kim Do, Hayward, CAOanh Kim Vu, Hayward, CANhan Pham, Hayward, CAThanh Thi Phan, Huntington Beach, CAAnh Pham, Long Beach, CA

Quyen V Nguyen, Orange, CAThan Thi Eulo, Oxnard, CAHong Hoang Anh Tran, Placentia, CAKhan & MyLinh Van Bui, Richmond, CAKenny Lang Tran, Roseville, CAHuong Thi Tran, San Diego, CATuan & Khieu, San Francisco, CASao Thi Hoang, San Jose, CATiem Dinh Ngo, San Jose, CATom Loc Nguyen, Santa Ana, CATuyet Hoa Thi Nguyen, Santa Ana, CALang Kim Do, Santa Clara, CATu T Nguyen, Spring Valley, CADoan Quy Nguyen, Sunnyvale, CANinh Bui, Union City, CAKhiem Thi Phan, Westminster, CAOanh Ngoc Do, Westminster, CATri Trac Lam, Winnetka, CANgoc Thi Pham, Colorado Springs, COThom Thi Vu, Denver, COHao Van Nguyen, Wheat Ridge, COCindy Nguyen, Trumbull, CTAnh Duong, Trumbull, CTKien Van Nguyen, West Hartford, CTQuang Nguyen, Newmark, DEThuc C. Tran, Homestead, FLCuc Thi Thu Le, Naples, FLLam Ngan Tran, Orlando, FLHue Van Pham, Pensacola, FLXuan Loan & Kien Phuoc, Pinellas Park, FLTuoi Thi Tran, Redington Beach, FLTien V Truong, Sarasota, FLQuynh Van Nguyen, Tampa, FLThuy Thi My Le, Arabi, GAQue Thi Nguyen, Conyers, GALa Pham, Dalton, GAMinh Thi Nguyen, Dearing, GATuyen Van Nguyen, Hapeville, GAChieu Le, Savannah, GAQuyen Thi Mai, Savannah, GAMarie Ann Tran, Pearl City, HIThao Trang Mai Bui, Wahiawa, HIDo Van Nguyen, Cedar Rapids, IABinh Van Nguyen, Waterloo, IADanny & Holly Tran, Ammon, IDDuong Minh Vo, Boise, IDHue Thi Bui, Boise, IDDe Van Hoang, Caldwell, IDThu Nguyen, Chicago, ILKim Vui Thi Tran, Chicago, ILKhai Anh Nguyen, Glendale Hts, ILNinh Tran, Wheaton, ILLy T Trinh, Fort Wayne, INDung Phi Nguyen, Garden City, KSHung Quang Tran, Olathe, KSHoa Viet Nguyen, Shawnee, KSTuyen Kim Hoang, Wichita, KSTrang Nguyen, Wichita, KSLuyen Phuc Tran, Baton Rouge, LATuyen T Liem Pham, Baton Rouge, LAChung Thi Le, Baton Rouge, LADinh Duyen & Nguyen Huong, Gretna, LATheu Thi Pham, Gretna, LABinh Nguyen, Houma, LA

062012_TTDM_Pcover.indd 4062012_TTDM_Pcover.indd 4 5/28/2012 11:04:54 AM5/28/2012 11:04:54 AM

Page 76: June – Tháng 6, 2012 – S Trái Tim Đức M

POSTMASTER: SEND ADDRESS CHANGES TO:NGUYỆT SAN TRÁI TIM ĐỨC MẸP.O. Box 836 • 1900 Grand Ave.Carthage, MO 64836Tel: 417-358-8296Fax: 417-358-9508

Email: [email protected]@yahoo.com

PeriodicalPostagePAID

Carthage, MO64836

Tinh Van Tran, New Orleans, LASon Van Nguyen, Opelousas, LABich Kim Nguyen, Dorchester, MATu Nhan Pham, Dorchester, MAVinh Van Nguyen, Dorchester, MAThuan Nguyen, Franklin, MACuong Van Le, Malden, MAHong Dinh Tran, Milton, MAThu Chinh Phan Dan, Revere, MAHao Quang Le, Springfield, MAPhuong Thi Pham, Worcester, MAVe Van Le, Gaithersburg, MDLien Ngoc Nguyen, Germantown, MDNguyen Hien & Trinh Joseph, Germantown, MDDan Xuan Tran, Germantown, MDThang Thanh Tran, Pikesville, MDTam Thanh Ha, Auburn, MEXuong Van Vu, Grand Rapids, MIThuy Thi Phung, Kentwood, MILien Thi Kim Nguyen, Midland, MIHong Diem Nguyen, Okemos, MIChuyen Joseph Pham, Wyoming, MIJimmy Nguyen, Brooklyn Park, MNBinh D. Nguyen, Brooklyn Park, MNQuang Xuan Nguyen, Burnsville, MNCu Kim Hoang, Coon Rapids, MNLoan Nguyen, Cottage Grove, MNPhuong Le Hau Le, Eagan, MNLe Chi Tran, Fridley, MNKim Oanh Thi Nguyen, Inver Grove Hts, MNHong Thi Nguyen, Minneapolis, MNDat Thanh Nguyen, Minneapolis, MNHoang Phan, Farmington, MOKhanh P Le, Farmington, MOKen Huu Nguyen, Joplin, MODong Van Pham, Kansas City, MOLuong Quang Pham, Kansas City, MOMong Viet Nguyen, Kansas City, MOXuyen Te Hoang, Springfield, MONguyet Thi Nguyen, Biloxi, MSElizabeth Trang Pham, Pass Christian, MSNhan T Ka, Belmont, NCHo Van Nguyen, Charlotte, NCVinh Quang Nguyen, Raleigh, NCTrong Kim Tran, Lincoln, NESisters of Mary Queen of Mercy, Lincoln, NETai Thanh Nguyen, Lincoln, NEHien Van, Lincoln, NEHop Van Nguyen, Lincoln, NESu Van Vo, Lincoln, NEBach Van Pham, Papillion, NEVinh Quang Dinh, Manchester, NHHoang Thi Nguyen, Belleville, NJThanh Kim Nguyen, Jersey City, NJToan Bui, Pennsauken, NJThuy Thi Bich Vo, Piscataway, NJ

Louis Tam Minh Nguyen, S Plainfield, NJNhung Thi Nguyen, Albuquerque, NMJohn Duc Tran, Las Vegas, NVKim Dinh Thi Tran, Brooklyn, NYTien D Vu, Menands, NYSon Van Nguyen, Rochester, NYBong Van Chau, Cincinnati, OHYen Kim Pham, Cincinnati, OHTam Van Cao, Hamilton, OHTon Dinh Chau, Hamilton, OHChinh V Nguyen, Liberty Twp, OHTin Van Do, Muskogee, OKNam Van Ly, Oklahoma City, OKDe Van Pham, Shawnee, OKTien Van Tran, Yukon, OKDung Xuan Nguyen, Hillsboro, ORVinh Van Le, Portland, ORHang Thi Thanh Tran, Portland, ORChi Ngoc Nguyen, Allentown, PANhiem - Bich Nguyen, Broomall, PAThuy T Nguyen, Camp Hill, PAMy Thi Lam, Hatfield, PANhan Ha, Manheim, PATeresa L Pham, Middletown, PANga Van Nguyen, Newtown, PAAnna Nguyen, Newtown, PATinh Manh Truong, Philadelphia, PAThuy Thu Nguyen, Pittsburgh, PATrac Dinh Pham, Scranton, PAThuHa Thi Le, Wilkes Barre, PAHa Nguyen, Wilkes Barre, PALong Mai, Cranston, RIMinh Cong Tran, Memphis, TNTruy Van Nguyen, Memphis, TNXanh & Luke Nguyen, Memphis, TNAnton Ven, Memphis, TNLong Van Truong, Amarillo, TXDanh Ngoc Lam, Arlington, TXOanh Nguyen, Arlington, TXHung Truong, Arlington, TXPhi Xuan Bui, Arlington, TXKim Thoa Luong, Arlington, TXNgoan Thi Nguyen, Arlington, TXKhang Nguyen, Austin, TXKim Nga Luu, Carrollton, TXThoa Tran, Deer Park, TXKhoa Van Tran, Fort Worth, TXDoi Van Le, Fort Worth, TXDao Van Le, Garland, TXCanh Quang Pham, Grand Prairie, TXDiep Van Nguyen, Haltom City, TXHuynh Ly, Haltom City, TXTien Van Nguyen, Houston, TXHieu Thi Vo, Houston, TXDung Thi Hoang, Houston, TXDinh Ngoc Le, Houston, TX

John Vu Tran, Katy, TXMike Dac Ho, Katy, TXTien M Nguyen, Mansfield, TXHang Ngoc Nguyen, Pasadena, TXNga Thi Le, Port Arthur, TXHuong Van Tran, Port Arthur, TXHiem Thi Vu, Richardson, TXNhung Thi Tuyet Nguyen D.D.S, Richardson, TXHoc Van Nguyen, Sugar Land, TXHuong Thi Huynh, Sugar Land, TXLy Van Nguyen, Sulphur Springs, TXThanh & Danny Trieu, The Colony, TXTuyen Trong Hoang, Wichita Falls, TXPhuoc Nguyen, Forest, VADung Viet Dinh, Hampton, VANguyen Tran, Martinsville, VAPham T Emond, Stafford, VATrinh Van & Tran Thao, Sterling, VAHong Nguyen Olson, Blaine, WALoan Thi Le, Everett, WAAn Tuong Nguyen, Kennewick, WAAnh My Vu, Kent, WAHuyen Thanh Nguyen, Olympia, WAMinh Van Phan, Renton, WACam Van Nguyen, Seattle, WAMaria D Houck, Seattle, WALien Nguyen, Greendale, WIHung Duc To, Racine, WI

Ân Nhân Tháng 1- 2012Thai Cao Nguyen, Dothan, ALHuyen T Nguyen, Florence, ALDung ThiMy Tran, Huntsville, ALHao Thanh Vo, Mobile, ALCuong T Nguyen, Spanish Fort, ALXuan Yen Luu, Fort Smith, ARHong Thi Nguyen, Fort Smith, ARMinh Tan Thi Ta, Fort Smith, ARThuoc Mai, N Little Rock, ARDiana Nguyen, Bullhead City, AZKhanh H Do, Phoenix, AZThang Nguyen, Tucson, AZThi T Nguyen, Aliso Viejo, CAXuan Thai, Anaheim, CATam & Hang, Antelope, CASang Nguyen, Buena Park, CAThanh Xuan Le, Camarillo, CATony Thong Nguyen, Clovis, CADao Van Mai, Corona, CAMan Thi Pham, Corona, CALanh V Nguyen, Covina, CASang Thi Do, Dana Point, CADai Tri Ta, Fountain Valley, CAMinh Van Bui, Fountain Valley, CAChau Lien Thi Vu, Fountain Valley, CANgon Van Do, Fremont, CA

Nu Thi Nguyen, Fremont, CAMau Van Nguyen, Fresno, CAHung Van Vo, Fresno, CAJoseph M Luu, Fullerton, CALuan Thi Ho, Garden Grove, CAQuang Van Dinh, Garden Grove, CABang Van Tran, Garden Grove, CAThu Thi Nguyen, Garden Grove, CANhi Thi Vu, Garden Grove, CALe Van Hoang, Hayward, CAHuy & Nhung, Hayward, CADavid Nam Thanh Ngo, Highland, CAJoseph Pham, Huntington Beach, CATu Quang Ha, Irvine, CATan M Do, Lancaster, CAYen H Hoang, Long Beach, CAMien Ngoc Nguyen, Midway City, CAThanh Pham, Milpitas, CAJonathan Nguyen, Mission Viejo, CALam Van Nguyen, Modesto, CAHien T.Ngoc Vu, Montclair, CALuan Thanh Pham, Moreno Valley, CABach Tuyet Thi Vu, Murrieta, CAHau Thi Tran Nguyen, N Hollywood, CARoan Nguyen, Napa, CAThach Duc Vu, North Hills, CANgoc Pham, Norwalk, CAThu Bich Nguyen, Oakland, CANinh Truong, Panorama City, CAYen Thi Nguyen, Redlands, CAKhien Van Nguyen, Riverside, CAPhu Dinh Le, Roseville, CAHien Thi Nguyen, Sacramento, CACanh Vo, Sacramento, CAThien Chi Le, Sacramento, CATruong Cong Nguyen, Sacramento, CALinh Thi My Nguyen, Sacramento, CALam Huu Nguyen, San Bernardino, CATin Van Pham, San Diego, CALiem Huu Nguyen, San Diego, CAKinh Minh Nguyen, San Diego, CAQuynh D Doan, San Jose, CAChien Dinh Dang, San Jose, CAOanh Nguyen, San Jose, CACay Thi Tran, San Jose, CANgai Thi Nguyen, San Jose, CABich Ngoc Nguyen, San Jose, CAHoa Van Pham, San Jose, CAUyen Mai Dang, San Jose, CAHanh Nguyen, San Leandro, CAVanessa Tran, San Mateo, CATrinh Quoc Pham, Santa Ana, CADuong Bai, Santa Clara, CAVan Kim Thi Dao, Santa Rosa, CATieu Thi Nam, Stockton, CAHoa Huong Le, Sunnyvale, CA (còn tiếp)

062012_TTDM_Pcover.indd 1062012_TTDM_Pcover.indd 1 5/28/2012 11:03:52 AM5/28/2012 11:03:52 AM