6
BLUESEA BÁO CÁO CHIẾN LƯỢC VĨ MÔ 2019 12/2018 (BẢN TÓM TẮT) BLUESEA CAPITAL MANAGEMENT A: 19 Nguyen Trai, Thanh Xuan, Hanoi M: [email protected] W: https://blueseacapital.com.vn/ P: 098.102.6629 Capital Management

BLUESEA · Đã 3 năm trôi qua kể từ lúc Fed lần đầu tăng lãi suất, sự tích cực dần lên của kinh tế Mỹ lại khiến cho những nhà điều hành chính

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: BLUESEA · Đã 3 năm trôi qua kể từ lúc Fed lần đầu tăng lãi suất, sự tích cực dần lên của kinh tế Mỹ lại khiến cho những nhà điều hành chính

BLUESEA

BÁO CÁO

CHIẾN LƯỢC VĨ MÔ 2019

12/2018

(BẢN TÓM TẮT)

BLUESEA CAPITAL MANAGEMENT

A: 19 Nguyen Trai, Thanh Xuan, Hanoi

M: [email protected]

W: https://blueseacapital.com.vn/

P: 098.102.6629

C a p i t a l M a n a g e m e n t

Page 2: BLUESEA · Đã 3 năm trôi qua kể từ lúc Fed lần đầu tăng lãi suất, sự tích cực dần lên của kinh tế Mỹ lại khiến cho những nhà điều hành chính

Báo cáo Chiến lược vĩ mô 2019 | 2

LỜI NÓI ĐẦU

Chúng ta đang sống trong một bối cảnh mà những điều không chắc chắn đang trở nên khó dự đoán hơn bao giờ hết. Mỹ đã

bắn những phát đạn thương mại đầu tiên về phía Trung Quốc trong sự ngỡ ngàng của Bắc Kinh, điều mà quốc gia này chưa

từng sử dụng. Những đồng USD giá rẻ cuối cùng cũng đã đến lúc chảy lại về Mỹ sau gần một thập kỷ làm nhiệm vụ kích cầu

thế giới, kéo theo sự sụt giảm gần 30% các chỉ số chứng khoán của các nước, dù việc tăng lãi suất vẫn còn chưa đi hết lộ

trình. Hàng loạt hiệp ước đã bị Mỹ rút khỏi mỗi khi bất lợi, đồng thời triển khai những hiệp ước đơn phương hay đa phương

khác có lợi cho Mỹ đã khiến trật tự thế giới đang xoay trục. Những diễn biến trên diễn ra đúng vào thời điểm 10 năm kể từ

sau cuộc suy thoái kinh tế 2008 nổ ra khiến tất cả bỗng dưng lo lắng về “lời nguyền 10 năm” có thể sẽ quay trở lại. Hơn lúc

nào hết, chúng ta đang thấy một sự đồng thuận đến lạ thường của cả giới học thuật, giới đầu tư các trường phái và giới

chính sách về một điều gì đó có vẻ không ổn sẽ sắp xảy ra, nhưng không ai biết là sẽ xảy ra khi nào, và xảy ra như thế nào!

Vậy, điều gì đang thực sự diễn ra? Chúng ta đang đứng ở đâu? Chúng ta đang thận trọng cần thiết, hay đang lo lắng thái

quá? Nếu có điều gì đó xảy ra, nó có thể xảy ra như thế nào và chúng ta nên làm gì? Đây đang là những câu hỏi mà tất cả mọi

người đều đang bàn tán sôi nổi để tìm ra câu trả lời.

Chúng tôi cũng không nằm ngoài vòng quay đó. Báo cáo vĩ mô đặc biệt này ra đời nhằm mục đích đưa ra những quan điểm

của chúng tôi về những vấn đề trên. Báo cáo được thiết kế thành 4 phần với những nội dung như sau:

Phần 1: Nước Mỹ đang đứng ở đâu? Sẽ là thiếu sót rất lớn nếu như ai đó muốn tìm hiểu về chu kỳ kinh tế thế giới mà lại bỏ

qua nước Mỹ. Với vai trò là nền kinh tế đầu tàu, nước Mỹ luôn là tâm điểm của mọi ánh nhìn mỗi khi vấn đề về chu kỳ được

đưa ra bàn luận. Nếu nước Mỹ suy thoái, sẽ rất khó để những quốc gia khác, đặc biệt là những quốc gia mới nổi, trong đó có

Việt Nam, có thể tránh được một giai đoạn suy giảm bất kể mức độ ra sao. Phần 1 của báo cáo chúng tôi sẽ tập trung làm rõ

tình hình hiện tại của nước Mỹ để đánh giá xem, Hoa Kỳ đang đứng ở đâu.

Phần 2: Việt Nam đang ở vị trí nào? Sau khi có được bức tranh toàn cảnh từ Mỹ, chúng tôi sẽ đi chi tiết đến Việt Nam để

đánh giá xem nền kinh tế của chúng ta đang ở giai đoạn nào khi so sánh tương quan với chu kỳ 10 năm trước.

Phần 3: Thế giới 2019 sẽ ra sao? Những quan điểm, những dự báo của chúng tôi về một số vấn đề vĩ mô nổi bật sẽ được

đưa ra trong phần này. Cuộc chiến Mỹ - Trung sẽ diễn biến thế nào? Fed liệu có thành công trong việc giúp nền kinh tế Mỹ

“hạ cánh mềm” nhằm tránh một sự sụp đổ mạnh trên thị trường tài chính như những gì đã xảy ra vào năm 2008? Cơ hội và

thách thức của Việt Nam trong bối cảnh địa chính trị 2019 như trên là gì? Tất cả sẽ có trong phần 3 này.

Cuối cùng, sau khi phân tích và dự báo về tình hình vĩ mô của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng trong 3 phần trên,

phần 4 sẽ là kết luận của chúng tôi về diễn biến của thị trường tài chính trong năm tới. Liệu VN-Index có xảy ra một đợt sụp

đổ lớn vào năm 2019? Lối đi nào cho những nhà đầu tư như chúng ta vào năm tới?

Với sức lực có hạn, chúng tôi không thể đưa ra hết những hiện tượng vĩ mô nổi bật mà sẽ chỉ tập trung vào những sự kiện

có ảnh hưởng lớn đến tình hình tài chính quốc tế, đặc biệt là thị trường Việt Nam. Dù đã cố gắng đưa ra những nhận định

khách quan và có chọn lọc, nhưng sẽ không tránh khỏi những sai sót và chưa đầy đủ. Chúng tôi mong muốn nhận được góp

ý chân thành từ người đọc để hoàn thiện hơn báo cáo này.

Trân trọng

Bluesea Team

Page 3: BLUESEA · Đã 3 năm trôi qua kể từ lúc Fed lần đầu tăng lãi suất, sự tích cực dần lên của kinh tế Mỹ lại khiến cho những nhà điều hành chính

Báo cáo Chiến lược vĩ mô 2019 | 6

biến như thế nào? Việt Nam nên làm gì trong bối cảnh thế giới mới? Các phân tích kỹ hơn về những điều trên sẽ được chúng

tôi đề cập trong Phần 3 của báo cáo này.

2. Bức tranh kinh tế

Chúng ta đang được chứng kiến một môi trường lãi suất thấp đến kỳ lạ trong lịch sử. Sau cùng, Fed quyết định nâng lãi suất

lần đầu tiên vào cuối năm 2015, chấm dứt 7 năm duy trì lãi suất gần bằng 0 để đưa nền kinh tế thoát khỏi cuộc khủng hoảng

tài chính tồi tệ nhất kể từ thời Đại suy thoái. Hành động của Fed là hợp lý khi những đồng USD giá rẻ đã phần nào thực hiện

xong sứ mệnh phục hồi kinh tế của mình, và đến lúc phải chảy lại về Mỹ. Đã 3 năm trôi qua kể từ lúc Fed lần đầu tăng lãi suất,

sự tích cực dần lên của kinh tế Mỹ lại khiến cho những nhà điều hành chính sách (và cả những nhà kinh tế) lúc này đặt ra một

câu hỏi mới: Liệu nền kinh tế đã quá nóng, và chu kỳ khủng hoảng có quay lại sau 10 năm? Trước một vấn đề đang được

tranh luận sôi nổi hiện nay, chúng tôi cũng sẽ đưa ra ý kiến của mình dựa trên hai chỉ báo đang được giới học thuật và giới

đầu tư quan tâm nhất hiện nay, đó là (1) tỷ lệ thất nghiệp và (2) đường cong lợi tức.

2.1. Tỷ lệ thất nghiệp

Tỷ lệ thất nghiệp Mỹ hiện tại đang ở mức thấp kỷ lục 3,7%. Khi có ít người thất nghiệp thì các doanh nghiệp bắt buộc phải

tăng tiền lương để tuyển dụng lao động mới cũng như giữ chân lao động cũ. Chi phí đầu vào tăng khiến doanh nghiệp tăng

giá hàng hóa bán ra, góp phần làm lạm phát tăng lên. Làm theo đúng bổn phận của mình, Cục Dự trữ Liên bang Fed đã tính

đến chuyện tăng lãi suất và kiềm chế làm phát. Nền kinh tế đã bắt đầu nóng.

Chúng ta đều biết rằng, tỷ lệ thất nghiệp là một trong những chỉ số được giới chính sách cũng như giới đầu tư quan tâm nhất

tại Mỹ. Trong bất cứ bài diễn thuyết ứng cử tổng thống nào, không khó để nghe thấy những cụm từ như “tạo công ăn việc

làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp”,… Fed, với tư cách là một cơ quan chính sách, cũng thường xuyên theo dõi sát sao chỉ số này để

đưa ra những quyết sách cho nền kinh tế.

Chỉ báo đáng tin cậy nhất để dự báo một cuộc suy thoái sắp tới là khi nền kinh tế đã đạt được tình trạng toàn dụng lao động,

hay nói cách khác, là khi ai ai trong lực lượng lao động cũng có việc làm. Hầu hết các chính phủ đặt cho mình hoặc các ngân

hàng trung ương một phương châm là toàn dụng lao động hoặc việc làm tối đa. Hiện tại chưa có một định nghĩa rõ ràng về

trạng thái toàn dụng lao động là như thế nào, nhưng hầu hết nghĩ rằng đó khi tỷ lệ thất nghiệp đạt 4,5% - ngưỡng được coi

là tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên.

Tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ giai đoạn 1950 - nay

Nguồn: The Federal Reserve Bank of St. Louis

Page 4: BLUESEA · Đã 3 năm trôi qua kể từ lúc Fed lần đầu tăng lãi suất, sự tích cực dần lên của kinh tế Mỹ lại khiến cho những nhà điều hành chính

Báo cáo Chiến lược vĩ mô 2019 | 11

Phần 2: Việt Nam đang ở vị trí nào 1. Tăng trưởng GDP

Tốc độ tăng trưởng GDP là một thước đo quan trọng hàng đầu của chu kỳ kinh tế. Trong giai đoạn suy thoái của chu kỳ, chỉ

số này sẽ giảm, thậm chí giảm mạnh so với vùng đỉnh tăng trưởng trước đó. Nhìn vào số liệu thời điểm hiện tại điều này vẫn

chưa xảy ra khi GDP vẫn đang trong một xu hướng tăng trưởng kể từ vùng đáy năm 2012.

Vào năm 2016, khi tăng trưởng kinh tế giảm tốc nhẹ so với năm 2015, người ta đã bắt đầu đặt ra nghi ngại “chù kỳ 10 năm” để đón một cuộc khủng hoảng kế tiếp sẽ xảy ra với Việt Nam. Tuy nhiên nghi ngại này gần như đã có lời giải. So với tốc độ tăng trưởng giảm của cuộc khủng hoảng gần nhất năm 2008, tăng trưởng kinh tế 9 tháng đầu năm 2018 đã tiếp tục xu thế tăng lớn hơn năm 2017. Dự báo của chúng tôi trong cả năm 2018 và năm 2019 là kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục giữ vững tốc độ tăng trưởng 6,8% - 7%.

Điều này được dựa trên chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế hiện nay.

0%

2%

4%

6%

8%

10%

1985 1988 1991 1994 1997 2000 2003 2006 2009 2012 2015 9T/2018

Tăng trưởng GDP Việt Nam từ 1985 đến nay

5%

6%

7%

8%

Tốc độ tăng trưởng GDP

2005

2006 2007

2008

2015

20162017

2018E 2019F

Nguồn: Bloomberg

Nguồn: Bloomberg

Page 5: BLUESEA · Đã 3 năm trôi qua kể từ lúc Fed lần đầu tăng lãi suất, sự tích cực dần lên của kinh tế Mỹ lại khiến cho những nhà điều hành chính

Báo cáo Chiến lược vĩ mô 2019 | 15

Phần 3: Thế giới 2019 sẽ ra sao

Cuộc chiến Mỹ - Trung sẽ diễn biến thế nào? Fed liệu có thành công trong việc giúp nền kinh tế Mỹ “hạ cánh mềm” nhằm

tránh một sự sụp đổ mạnh trên thị trường tài chính như những gì đã xảy ra vào năm 2008? Cơ hội và thách thức của Việt

Nam trong bối cảnh địa chính trị 2019 như trên là gì? Để trả lời những câu hỏi đó, chúng tôi sẽ tập trung phác họa 2 cuộc

chiến ảnh hưởng lớn đến thế giới nói chung và giới tài chính nói riêng, đó là cuộc chiến đối ngoại Mỹ - Trung và cuộc chiến

đối nội Mỹ - Fed cũng như cơ hội và thách thức của Việt Nam trước 2 cuộc chiến đó.

1. Cuộc chiến Mỹ - Trung

Ngày 3/4/2018, Mỹ công bố danh sách các mặt hàng sẽ bị áp thuế nhập khẩu từ Trung Quốc trị giá 50 tỷ đô, đánh dấu phát

súng hạng nặng đầu tiên. Ngày 19/6/2018, Mỹ tuyên bố sẽ áp thuế nhập khẩu lên thêm 200 tỷ đô hàng từ Trung Quốc nếu

Trung Quốc trả đũa. Và đến ngày 07/09/2018, Trump đe dọa sẽ đánh thuế thêm 267 tỷ USD hàng NK từ TQ sau gói 200 tỷ

USD nếu thấy cần thiết. Một vài lát cắt trên đã phần nào cho thấy mức độ căng thẳng và leo thang trong cuộc chiến giữa hai

cường quốc trên thế giới hiện nay.

Ngạn ngữ có câu rất hay là “Muốn biết tương lai, hãy nhìn về quá khứ”. Trước khi bàn sâu hơn về tương lai của cuộc chiến,

chúng tôi muốn nói đôi lời về quá khứ của cuộc chiến này. Như chúng tôi đã đề cập, vào những năm cuối tại vị, Obama đã

nhìn ra mối nguy hiểm đến từ Trung Quốc và lập tức xoay trục để khẳng định vị thế cường quốc dẫn đầu của mình trước sự

trỗi dậy của Bắc Kinh. Vậy tại sao người Trung Quốc lại dễ dàng qua mặt được người Mỹ suốt 4 thập kỷ qua? Một phần vì

người Trung Quốc khôn ngoan. Trung Quốc đã làm theo lời khuyên của Đặng Tiểu Bình “ẩn mình chờ thời”, tranh thủ thời

cơ để trỗi dậy, không chỉ trở thành siêu cường kinh tế như Nhật Bản mà còn đang trở thành siêu cường quân sự để vượt Mỹ,

nhằm bá chủ thế giới. Và một phần còn vì người Mỹ đã ngờ nghệch, chủ quan và mất cảnh giác. Ngoài việc quá chú trọng

đến những mỏ dầu ở Trung Đông và cuộc chiến tranh lạnh với Nga, Mỹ (và phương Tây) tin rằng họ có thể “Tây hóa” được

Trung Quốc, giúp đất nước này “trỗi dậy trong hòa bình”, hi vọng một ngày nào đó Trung Quốc có thể trở thành một nước

có thể chế dân chủ. Nhưng họ không nghĩ rằng, người Trung Quốc rất trọng truyền thống, và bản sắc Trung Hoa sẽ rất khó

thay đổi.

Sai lầm của Mỹ là vậy, và Trung Quốc cũng có sai lầm. Tập Cận Bình cho rằng Bắc Kinh đã đủ mạnh, và đã đến lúc không cần

“ẩn mình chờ thời” nữa. Trung Quốc đã công khai thách thức Mỹ, và quyết vượt Mỹ bằng chiến lược “Một vành đai Một con

đường” (BRI) và “Made in China 2025”. Ngay lập tức, Mỹ đã xoay trục. Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, Chiến lược quốc

phòng NDS và Chiến lược “Châu Á – Thái Bình Dương tự do và rộng mở” của Donald Trump đang đe dọa chặn đứng tham

vọng bá chủ của Trung Quốc. Có thể nói, Tập Cận Bình đã quá tự tin và đánh giá sai về Trump.

Ai đó nói rằng, nếu Hillary Clinton lên làm tổng thống thay Trump thì chiến tranh thương mại sẽ không xảy ra. Chúng tôi

không nghĩ vậy. Như đã phân tích ở trên, việc trừng phạt Trung Quốc là điều tất yếu sẽ phải diễn ra, chỉ là sớm hay muộn,

đặc biệt là khi giới chóp bu hiện nay của cả Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa đều rất đồng lòng với tư tưởng “bài Trung”, dù

hai Đảng có thể bất đồng nhiều vấn đề khác. Có thể Hillary Clinton mềm dẻo hơn và không mạnh mẽ như Trump thì cuộc

chiến thương mại với Trung Quốc sẽ diễn ra muộn hơn và ít quyết liệt hơn, nhưng càng để lâu, Mỹ sẽ càng phải trả giá đắt.

Như vậy, chúng ta có thể thấy, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung không chỉ đơn thuần là cuộc chiến về vấn đề thặng dư hay

thâm hụt thương mại lẫn nhau như nhiều người tưởng. Nó còn là liều thuốc thử để hai bên đưa ra những cuộc chiến tiếp

theo trên nhiều mặt trận khác nữa. Nhưng trước khi nói đến những vấn đề đó, chúng tôi muốn đi vào chi tiết hơn cuộc chiến

này thông qua cuộc gặp ngoài lề G20 giữa Trump và Tập Cận Bình vào ngày 2/12 vừa qua. Cụ thể, cuộc gặp bên lề đó đã thu

được kết quả sơ bộ như sau:

1. Trump đồng ý lùi 90 ngày chưa tăng thuế từ 10% lên 25% đối với 200 tỷ USD hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Thời gian

này là để dành cho Bắc Kinh thực hiện những thay đổi cần thiết trong nước theo yêu cầu của Mỹ như các vấn đề liên quan

đến bản quyền, sở hữu trí tuệ,… Nếu Bắc Kinh không có sự thay đổi rõ rệt thì thuế bắt đầu tăng từ 1/1/2019.

Page 6: BLUESEA · Đã 3 năm trôi qua kể từ lúc Fed lần đầu tăng lãi suất, sự tích cực dần lên của kinh tế Mỹ lại khiến cho những nhà điều hành chính

19 Nguyen Trai, Thanh Xuan | 098.102.6629 | https://blueseacapital.com.vn/

Khuyến cáo sử dụng

Các ý kiến, dự báo và ước tính chỉ thể hiện quan điểm của người viết tại thời điểm phát hành,

không được xem là quan điểm của Bluesea Capital và có thể thay đổi mà không cần thông báo.

Thông tin trong báo cáo này được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau và chúng tôi không đảm

bảo về sự hoàn chỉnh cũng như độ chính xác của thông tin.

Các thông tin cũng như ý kiến trong báo cáo không mang tính cshất mời chào mua hay bán bất

cứ chứng khoán, quyền chọn, hợp đồng tương lai hay công cụ phái sinh nào. Báo cáo nghiên cứu

này được viết với mục tiêu cung cấp những thông tin khái quát. Báo cáo này không nhằm tới

những mục tiêu đầu tư cụ thể, tình trạng tài chính cụ thể hay nhu cầu cụ thể của bất kỳ người

nào nhận được hoặc đọc báo cáo này. Nhà đầu tư phải lưu ý rằng giá chứng khoán luôn biến

động, có thể lên hoặc xuống. Những diễn biến trong quá khứ, nếu có, không hàm ý đảm bảo

chắc chắn cho những kết quả tương lai.

Báo cáo này là tài sản của Bluesea Capital và không được công bố rộng rãi ra công chúng, vì vậy

không ai được phép sao chép, tái sản xuất, phát hành cũng như tái phân phối bất kỳ nội dung

nào của báo cáo vì bất kỳ mục đích nào nếu không có văn bản chấp thuận của Bluesea Capital.

Khi sử dụng các nội dung đã được Bluesea Capital chấp thuận, xin vui lòng ghi rõ nguồn khi trích

dẫn. Mọi cá nhân, tổ chức sẽ chịu trách nhiệm đối với Bluesea Capital về bất kỳ tổn thất hoặc

thiệt hại nào mà Bluesea Capital hoặc khách hàng của Bluesea Capital phải chịu do bất kỳ hành

vi vi phạm theo Khuyến cáo này và theo quy định của pháp luật.