71
BGIÁO DC VÀ ĐÀO TO S: 240/QĐ-BGDĐT CNG HOÀ XÃ HI CHNGHĨA VIT NAM Độc lp - Tdo - Hnh phúc Hà Ni, ngày 21 tháng 01 năm 2016 QUYT ĐỊNH Phê duyt Chương trình giáo dc phthông môn tiếng Đức - ngoi nghai theo Đề án “Dy và hc ngoi ngtrong hthng giáo dc quc dân giai đon 2008-2020” BTRƯỞNG BGIÁO DC VÀ ĐÀO TO Căn cNghđịnh s36/2012/NĐ-CP ngày 18/4/2012 ca Chính phquy định chc năng, nhim v, quyn hn và cơ cu tchc ca B, cơ quan ngang B; Căn cNghđịnh s32/2008/NĐ-CP ngày 19/3/2008 ca Chính phquy định chc năng, nhim v, quyn hn và cơ cu tchc ca BGiáo dc và Đào to; Căn cNghđịnh s75/2006/ND-CP ngày 02/8/2006 ca Chính phquy định chi tiết và hướng dn thi hành mt sđiu lut ca Lut Giáo dc; Nghđịnh s31/2011/NĐ- CP ngày 11/5/2011 ca Chính phsa đổi, bsung mt sđiu ca Nghđịnh s75/2006/ND-CP ngày 02/8/2006 ca Chính phquy định chi tiết và hướng dn thi hành mt sđiu lut ca Lut Giáo dc; Căn cQuyết định s1400/QĐ-TTg ngày 30/9/2008 ca Thtướng Chính phvvic phê duyt Đề án “Dy và hc ngoi ngtrong hthng giáo dc quc dân giai đon 2008-2020”; Căn cQuyết định s2470/QĐ-BGDĐT ngày 14/7/2015 ca BGiáo dc và Đào to vvic ban hành Quy định tiêu chun chương trình giáo dc phthông và tchc, hot động ca Ban xây dng chương trình giáo dc phthông, Hi đồng quc gia thm định chương trình giáo dc phthông; Xét đề nghca Chtch Hi đồng thm định Chương trình giáo dc phthông môn tiếng Đức - ngoi nghai theo Đề án “Dy và hc ngoi ngtrong hthng giáo dc quc dân giai đon 2008-2020” và ca Vtrưởng VGiáo dc trung hc, QUY T ĐỊ NH: Điu 1. Phê duyt Chương trình giáo dc phthông môn tiếng Đức - ngoi nghai theo Đề án “Dy và hc ngoi ngtrong hthng giáo dc quc dân giai đon 2008-2020” (kèm theo Quyết định này). Điu 2. Chương trình được trin khai theo hình thc thí đim ti các cơ sgiáo dc phthông có nhu cu dy hc môn Tiếng Đức - ngoi nghai trước khi được ban hành chính thc.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA …quantri.hcm.edu.vn/Data/hcmedu/gdtrunghoc/Attachments/tiengDuc/CT GDPT... · theo Đề án “Dạy và học

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Số: 240/QĐ-BGDĐT

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 21 tháng 01 năm 2016

QUYẾT ĐỊNH

Phê duyệt Chương trình giáo dục phổ thông môn tiếng Đức - ngoại ngữ hai theo Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020”

BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Căn cứ Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18/4/2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19/3/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Nghị định số 75/2006/ND-CP ngày 02/8/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều luật của Luật Giáo dục; Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11/5/2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/ND-CP ngày 02/8/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều luật của Luật Giáo dục;

Căn cứ Quyết định số 1400/QĐ-TTg ngày 30/9/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020”;

Căn cứ Quyết định số 2470/QĐ-BGDĐT ngày 14/7/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy định tiêu chuẩn chương trình giáo dục phổ thông và tổ chức, hoạt động của Ban xây dựng chương trình giáo dục phổ thông, Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục phổ thông;

Xét đề nghị của Chủ tịch Hội đồng thẩm định Chương trình giáo dục phổ thông môn tiếng Đức - ngoại ngữ hai theo Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020” và của Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chương trình giáo dục phổ thông môn tiếng Đức - ngoại ngữ hai theo Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020” (kèm theo Quyết định này).

Điều 2. Chương trình được triển khai theo hình thức thí điểm tại các cơ sở giáo dục phổ thông có nhu cầu dạy học môn Tiếng Đức - ngoại ngữ hai trước khi được ban hành chính thức.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Các ông (bà) Chánh Văn phòng, Thủ trưởng các đơn vị của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Giám đốc các sở giáo dục và đào tạo và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan tại Điều 2 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Như Điều 3; - Bộ trưởng (để báo cáo); - Các Thứ trưởng; - Ban Quản lý Đề án NNQG 2020 (để p/h); - Lưu: VT, Vụ GDTrH.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MÔN TIẾNG ĐỨC - NGOẠI NGỮ HAI

Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020”

(Kèm theo Quyết định số: 240/QĐ-BGDĐT ngày 21/01/2016 của Bộ trưởng Bộ GDĐT)

Hà Nội, 1-2016

CHƯƠNG TRÌNH ĐƯỢC BIÊN SOẠN VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA:

- ĐẠI HỌC HÀ NỘI

- ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ-ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

- VIỆN GOETHE

- ỦY BAN GIÁO DỤC PHỔ THÔNG CỦA ĐỨC Ở NƯỚC NGOÀI

3

MỤC LỤC

PHẦN THỨ NHẤT: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

1. LỜI NÓI ĐẦU .................................................................................................................... 4

2. NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH ...................................................................5

3. MỤC TIÊU ....................................................................................................................... 6

4. NỘI DUNG CHƢƠNG TRÌNH ......................................................................................... 12

5. NGUYÊN TẮC THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC .................................................... 14

6. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ ..................................................................................................... 16

7. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CHƢƠNG TRÌNH .................................................................... 17

PHẦN THỨ HAI: ĐỊNH HƢỚNG NỘI DUNG DẠY HỌC

1. BẬC 1................................................................................................................................ 19

2. BẬC 2................................................................................................................................ 20

TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................................... 22

PHỤ LỤC ...............................................................................................................................23

PHỤ LỤC 1: YÊU CẦU ĐỐI VỚI TRÌNH ĐỘ BẬC 3, BẬC 4/ BẬC 5 .....................................23

PHỤ LỤC 2: GIAO TIẾP LIÊN QUAN ĐẾN TẤT CẢ CÁC LĨNH VỰC.................................. 32

PHỤ LỤC 3: GIAO TIẾP LIÊN QUAN ĐẾN MỘT SỐ LĨNH VỰC CỤ THỂ........................... 44

PHỤ LỤC 4: VAI TRÒ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH TRONG GIỜ HỌC........................... 55

PHỤ LỤC 5: LOẠI HÌNH VĂN BẢN......................................................................................... 57

PHỤ LỤC 6: LOẠI HÌNH BÀI TẬP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG ĐỌC HIỂU ................................. 58

PHỤC LỤC 7: LOẠI HÌNH BÀI TẬP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG NGHE HIỂU ............................ 60

PHỤ LỤC 8: NỘI DUNG NGỮ PHÁP Ở TRÌNH ĐỘ BẬC 1/ A1 VÀ BẬC 2/ A2 ....................... 61

PHỤ LỤC 9: BIỂU TIÊU CHÍ PHÂN TÍCH GIÁO TRÌNH DẠY NGÔN NGỮ............................ 65

PHỤ LỤC 10: BIỂU TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ GIÁO TRÌNH....................................................... 68

4

Phần thứ nhất: Giới thiệu chung

1. Lời nói đầu

Việc đƣa tiếng Đức vào giảng dạy ở các trƣờng phổ thông Việt Nam nằm trong khuôn

khổ Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020”

(gọi tắt là Đề án Ngoại ngữ quốc gia 2020) do Thủ tƣớng chính phủ phê duyệt ngày 30

tháng 9 năm 2008 theo Quyết định số 1400/QĐ-TTg. Thỏa thuận chung giữa Đức và Việt

Nam ký vào tháng 7 năm 2013 tạo ra nền tảng pháp lý cho việc xây dựng chƣơng trình định

hƣớng cho việc dạy tiếng Đức là ngoại ngữ hai trong hệ thống giáo dục phổ thông (sau đây

gọi là Chƣơng trình).

Tiếng Đức đƣợc lựa chọn đƣa vào giảng dạy tại các trƣờng phổ thông ở Việt Nam vì

những lý do cơ bản sau đây:

Từ nhiều năm nay, Việt Nam có mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp với nƣớc Đức. Vào

tháng 10 năm 2011, hai nƣớc đã ký kết Tuyên bố Hà Nội và chính thức trở thành đối

tác chiến lƣợc của nhau với hy vọng tiếp tục duy trì và tăng cƣờng mối quan hệ trên

nhiều lĩnh vực nhƣ chính trị, kinh tế, văn hóa và hỗ trợ phát triển. Việc giảng dạy

tiếng Đức cho thanh thiếu niên Việt Nam sẽ góp phần quan trọng cho việc duy trì và

củng cố mối quan hệ này.

Tiếng Đức đóng một vai trò quan trọng trong việc mở rộng các cơ hội nghề nghiệp,

phát triển năng lực tƣ duy sáng tạo và làm phong phú thêm đời sống tinh thần của

thanh thiếu niên Việt Nam.

Vốn đƣợc coi là ngôn ngữ khoa học và văn hóa, tiếng Đức sẽ mở ra cho thế hệ trẻ

cơ hội học tập, nghiên cứu và nâng cao trình độ chuyên môn ở các quốc gia nói tiếng

Đức nhƣ Đức, Áo, Thụy Sĩ.

Việc học tiếng Đức giúp thanh thiếu niên Việt Nam phát triển kỹ năng “học tập suốt

đời” dựa trên năng lực tự học, kỹ năng tiếp cận thông tin và kỹ năng giao tiếp, đặc

biệt là giúp các em phát triển năng lực giao tiếp liên văn hóa trong thời đại mà xu

hƣớng toàn cầu hóa và hội nhập khu vực ngày càng trở nên quan trọng trong mọi

lĩnh vực của đời sống xã hội.

Tiếng Đức tạo điều kiện cho thế hệ trẻ Việt Nam tiếp cận đƣợc với một nền văn hóa

mới trong đó âm nhạc, văn học và triết học đóng một vai trò đặc biệt quan trọng.

Nƣớc Đức là “cánh cửa” để thanh thiếu niên Việt Nam đến với Châu Âu, và tiếng

Đức, với vai trò là một trong những ngôn ngữ thông dụng nhất Châu Âu và thế giới,

chính là “chìa khóa” để các em bƣớc ra với thế giới bên ngoài.

Chƣơng trình dạy và học tiếng Đức với vai trò là ngoại ngữ hai tại các trƣờng phổ thông

Việt Nam đƣợc thiết kế cho việc giảng dạy tiếng Đức ở các trình độ từ bậc 1 đến bậc 2 theo

Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam với tổng thời lƣợng là 735 tiết (1 tiết =

45 phút) gồm cả số tiết ôn tập, kiểm tra và đánh giá. Thời lƣợng này có thể đƣợc phân bổ

cho mỗi bậc nhƣ sau:

- Bậc 1: 360 tiết

- Bậc 2: 375 tiết

Nếu bắt đầu học tiếng Đức ở cấp Trung học cơ sở cho đến hết cấp Trung học phổ thông

thì để thuận lợi cho việc tổ chức giảng dạy có thể cân nhắc phân bổ số tiết theo từng bậc

trình độ nhƣ sau:

- Bậc 1: 420 tiết (học 4 năm ở cấp Trung học cơ sở, 3 tiết/ tuần)

- Bậc 2: 315 tiết (học 3 năm ở cấp Trung học phổ thông, 3 tiết/ tuần)

5

Chƣơng trình đƣợc thiết kế mở để đảm bảo khả năng áp dụng linh hoạt tùy theo điều

kiện cụ thể ở mỗi trƣờng. Với tính chất này, Chƣơng trình không đƣa ra quy định về thời

lƣợng dạy ở từng khối lớp mà chỉ đƣa ra đề xuất số tiết học cần thiết để hoàn thành từng

bậc trình độ.

Đối tƣợng thụ hƣởng Chƣơng trình là học sinh các trƣờng trung học cơ sở và trung học

phổ thông Việt Nam, đã đƣợc học tiếng Anh là ngoại ngữ thứ nhất bắt đầu từ lớp 3 ở bậc

tiểu học và lựa chọn tiếng Đức là ngoại ngữ hai.

Chƣơng trình đƣợc thiết kế dựa trên các chuẩn quốc tế và các nguyên tắc giáo học pháp

hiện đại. Nền tảng cơ bản cho việc xây dựng Chƣơng trình là Khung năng lực ngoại ngữ 6

bậc dùng cho Việt Nam (KNLNNVN) và Khung năng lực tiếng Đức (Profile Deutsch).1

Chƣơng trình này là cơ sở để:

Quản lý việc dạy và học tiếng Đức ở bậc phổ thông;

Biên soạn, lựa chọn tài liệu dạy và học, bao gồm giáo trình, sách bài tập, sách

hƣớng dẫn giáo viên, sách tham khảo, học liệu và các tài liệu giảng dạy khác;

Định hƣớng cho giáo viên trong việc xây dựng và thực hiện lịch trình giảng dạy;

Định hƣớng phƣơng pháp dạy và học tiếng Đức ở bậc phổ thông;

Xây dựng chƣơng trình bồi dƣỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên tiếng Đức

phổ thông;

Xây dựng các bài kiểm tra, đánh giá năng lực tiếng Đức của học sinh;

Xây dựng phòng học với các thiết bị, đồ dùng dạy và học phù hợp.

2. Nguyên tắc xây dựng Chƣơng trình

Chƣơng trình đƣợc thiết kế dựa trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản sau:

Nguyên tắc định hướng năng lực: Mục tiêu của việc dạy tiếng Đức là trang bị cho

học sinh những hành trang cần thiết để có thể tham gia vào quá trình giao tiếp

bằng tiếng Đức một cách hiệu quả. Muốn vậy, học sinh cần đƣợc rèn luyện để

phát triển năng lực giao tiếp. “Năng lực” ở đây đƣợc hiểu theo nghĩa rộng, bao

gồm những kỹ năng thành phần (Nghe, Nói, Đọc, Viết), kiến thức ngôn ngữ (từ

vựng, ngữ pháp, ngữ âm), kiến thức về đất nƣớc, văn hóa và con ngƣời ở Đức và

các nƣớc nói tiếng Đức cũng nhƣ các kiến thức về phƣơng pháp tổ chức hoạt

động học tập bản thân.

Nguyên tắc định hướng mục tiêu hành động: Chƣơng trình đƣợc xây dựng dựa

trên việc xác định mục tiêu hành động của học sinh; bao gồm những mục tiêu

hành động trong phạm vi trong và ngoài trƣờng học. Với nguyên tắc giảng dạy “lấy

ngƣời học làm trung tâm”, việc dạy và học tiếng Đức ở trƣờng học hƣớng tới việc

truyền đạt cho học sinh những năng lực ngôn ngữ mà các em cần trong cuộc sống

hiện tại cũng nhƣ tƣơng lai, đồng thời tạo ra những điều kiện cần thiết giúp các

em hình thành đƣợc năng lực giao tiếp thông qua những hành động cụ thể trong

giờ học ngoại ngữ. Nhƣ vậy, Chƣơng trình mô tả những mục tiêu học tập có liên

quan đến động cơ học tiếng Đức và các mối quan tâm của học sinh. Những động

cơ học tiếng Đức sau đây đƣợc coi là xuất phát điểm cho việc xây dựng mục tiêu

và nội dung Chƣơng trình:

1 KNLNNVN và Profile Deutsch đƣợc soạn thảo dựa trên các tiêu chí và phạm trù của Khung tham chiếu chung

Châu Âu về ngôn ngữ (tên viết tắt tiếng Anh là CEFR).

6

- Tham gia vào chƣơng trình trao đổi học sinh ở các quốc gia nói tiếng Đức;

- Học đại học/ học nghề tại các quốc gia nói tiếng Đức sau khi tốt nghiệp

trung học phổ thông;

- Làm việc cho một tổ chức/ doanh nghiệp có sử dụng tiếng Đức hoặc làm

việc tại các quốc gia nói tiếng Đức sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông;

Nguyên tắc linh hoạt: Đảm bảo tính mềm dẻo và linh hoạt để các trƣờng tự phân

bổ thời lƣợng giảng dạy ở từng khối lớp, tự xác định thời điểm bắt đầu đƣa

Chƣơng trình vào giảng dạy, tự xây dựng chƣơng trình chi tiết, lịch trình giảng

dạy, tự lựa chọn giáo trình và tài liệu giảng dạy cho phù hợp với điều kiện cụ thể

tại cơ sở đào tạo.

3. Mục tiêu

3.1. Mục tiêu chung

Dạy và học tiếng Đức ở các trƣờng phổ thông có mục tiêu trang bị cho học sinh khả

năng giao tiếp bằng tiếng Đức đạt trình độ bậc 2 theo KNLNNVN (tƣơng đƣơng với bậc A2

của Khung tham chiếu chung Châu Âu về ngôn ngữ). Học sinh đƣợc trang bị các kiến thức

tiếng Đức cơ bản để bƣớc đầu sử dụng tiếng Đức một cách tƣơng đối độc lập trong những

tình huống giao tiếp cơ bản của cuộc sống thƣờng nhật.

3.2. Mục tiêu cụ thể

Sau khi kết thúc Chƣơng trình, học sinh có thể

hiểu đƣợc những phát ngôn, những cách diễn đạt thông dụng trong những lĩnh

vực liên quan trực tiếp với bản thân (ví dụ: bản thân và gia đình, mua sắm, công

việc, môi trƣờng xung quanh).

giao tiếp đƣợc trong những tình huống đơn giản, quen thuộc, liên quan tới việc

trao đổi thông tin một cách đơn giản và trực tiếp về những vấn đề gần gũi và

thƣờng xuyên diễn ra trong cuộc sống.

miêu tả nguồn gốc xuất thân và quá trình học tập của bản thân, diễn đạt một cách

đơn giản về những vấn đề nhƣ môi trƣờng xung quanh và những vấn đề liên quan

tới nhu cầu thiết yếu của bản thân.

Ngoài ra, Chƣơng trình cũng hƣớng tới những mục tiêu liên quan đến kiến thức văn hóa-

xã hội, năng lực giao tiếp liên văn hóa, phƣơng pháp học và tinh thần, thái độ của học sinh,

cụ thể:

học sinh đƣợc trang bị các kiến thức cơ bản về văn hóa-xã hội, đời sống, tâm tƣ,

tình cảm, thái độ, quan điểm, cách ứng xử của ngƣời Đức/ Áo/ Thụy Sĩ để từ đó

nhận biết đƣợc những nét tƣơng đồng cũng nhƣ khác biệt giữa nền văn hóa Việt

Nam và nền văn hóa của các nƣớc nói tiếng Đức. Qua đó, học sinh hiểu và trân

trọng sự đa dạng của các nền văn hóa, nhận thức sâu sắc hơn về giá trị của nền

văn hóa Việt Nam;

học sinh hình thành đƣợc năng lực giao tiếp bằng tiếng Đức phù hợp với ngƣời

Đức/ Áo/ Thụy Sỹ cả về phƣơng diện văn hóa và phƣơng diện ngôn ngữ (năng

lực giao tiếp liên văn hóa);

hình thành các chiến lƣợc học ngoại ngữ để có thể tiếp tục phát triển năng lực

tiếng Đức một cách độc lập sau khi hoàn thành chƣơng trình học tiếng Đức ở bậc

phổ thông;

7

học sinh yêu thích tiếng Đức và có hứng thú sử dụng tiếng Đức hoặc tiếp tục học

tiếng Đức ở những trình độ cao hơn.

3.3. Mục tiêu thể hiện

Những mục tiêu trên đƣợc cụ thể hóa thành những mục tiêu thể hiện liên quan đến các

lĩnh vực sau:

Bốn kỹ năng giao tiếp thành phần

Kiến thức ngôn ngữ

Năng lực giao tiếp liên văn hóa

Phƣơng pháp học ngôn ngữ

a) Mục tiêu liên quan đến bốn kỹ năng giao tiếp

Nghe hiểu

Học sinh có thể

BẬC 1 BẬC 2

hiểu đƣợc những từ, câu quen thuộc, những

thông báo thật ngắn, đơn giản, đƣợc diễn đạt

rõ ràng liên quan đến bản thân, gia đình hay

các sự vật cụ thể trong môi trƣờng xung

quanh khi đƣợc diễn đạt rõ ràng, có khoảng

ngừng nghỉ để kịp thu nhận và xử lý thông tin.

hiểu đƣợc những thông báo ngắn, diễn đạt

rõ ràng liên quan đến sự vật, con ngƣời và

những sự tình quen thuộc khi đƣợc nói

chậm và rõ ràng.

hiểu đƣợc những từ và cụm từ thông

dụng, ví dụ trong những hoạt động giao

tiếp nhƣ chào hỏi, chia tay, cảm ơn, xin

lỗi, v.v.

hiểu đƣợc những nội dung cơ bản trong

những thông báo ngắn gọn, đƣợc diễn

đạt một cách rõ ràng và tƣờng minh, ví

dụ những thông báo ở nhà ga, sân bay,

cửa hàng, thông báo qua điện thoại, v.v.

hiểu đƣợc câu hỏi và những thông tin cá

nhân, ví dụ nhƣ tên, tuổi, nghề nghiệp,

địa chỉ, số điện thoại, v.v.

hiểu đƣợc những chi tiết quan trọng

trong các cuộc nói chuyện thƣờng nhật

liên quan đến những chủ đề quen thuộc,

ví dụ nhƣ thời gian rỗi, gia đình, kỳ nghỉ,

trường học, v.v.

hiểu đƣợc những hƣớng dẫn, chỉ dẫn

ngắn, đơn giản, đƣợc diễn đạt rõ ràng, ví

dụ những hƣớng dẫn trong giờ học,

luyện tập thể thao, chơi trò chơi, v.v.

hiểu đƣợc nội dung trình bày và hƣớng

dẫn của giáo viên trong giờ học, ví dụ

hiểu đƣợc cách giải quyết một vấn đề

hoặc hoàn thành một bài tập nhất định.

hiểu đƣợc những thông tin về địa điểm,

thời gian, ví dụ nhƣ khi trao đổi để lên lịch

hẹn.

theo dõi đƣợc diễn biến trong những câu

chuyện đơn giản, phù hợp với lứa tuổi.

xác định đƣợc những chủ đề quen thuộc

và cả những chủ đề không quen thuộc

trên tivi hoặc trên Internet, nhận biết đƣợc

đại ý trên cơ sở mối liên hệ giữa những từ

ngữ đơn lẻ và tranh ảnh.

rút ra đƣợc những thông tin cơ bản từ

những chƣơng trình có sử dụng phƣơng

tiện nghe nhìn (audio, video), ví dụ

chương trình dự báo thời tiết, clips,

quảng cáo, tin vắn, v.v.

8

Nói (hội thoại)

Học sinh có thể

BẬC 1 BẬC 2

tham gia vào các cuộc thoại đơn giản nếu

nhƣ có sự trợ giúp diễn đạt của ngƣời tham

thoại, thực hiện những cuộc thoại làm quen

thật ngắn gọn về những vật dụng thiết yếu

và về những chủ đề quen thuộc trong cuộc

sống thƣờng nhật.

tham gia vào những cuộc thoại trong những

tình huống đơn giản và quen thuộc nếu nhƣ

cuộc thoại liên quan đến việc trao đổi thông

tin một cách đơn giản và đề cập đến những

chủ đề và hoạt động quen thuộc, có thể thực

hiện đƣợc các cuộc thoại làm quen ngắn, tuy

nhiên chƣa đủ phƣơng tiện ngôn từ để duy trì

đƣợc cuộc thoại.

biết cách đề nghị để có đƣợc những vật

dụng trong sinh hoạt thƣờng nhật và biết

cách cảm ơn, ví dụ đối với các bạn cùng

lớp hay khi ăn uống, mua bán, v.v.

thực hiện đƣợc những nghi lễ cơ bản của

phép lịch sự bằng ngôn từ, ví dụ biết

cách chào khi gặp mặt/ chia tay, biết cách

xƣng hô với ngƣời lạ, biết cách đề nghị

và cảm ơn khi giao tiếp với gia đình chủ

nhà, khi mua bán, khi tham gia giao thông

hoặc khi tìm nhà, v.v.

biết cách đặt câu hỏi và trả lời những

câu hỏi về bản thân, ví dụ tên, tuổi, địa

chỉ, số điện thoại, sở thích, tâm trạng,

v.v.

biết cách thông báo một cách rất đơn

giản về cảm xúc của bản thân nhƣ sợ

hãi, vui mừng, đau đớn cũng nhƣ biết

cách ứng đáp đối với những lời hỏi thăm

liên quan đến những cảm xúc trên.

biết cách thông báo về địa điểm và thời

gian, ví dụ liên quan đến giờ học, hoạt

động trong thời gian rỗi, cuộc hẹn, v.v.

xử lý đƣợc những tình huống thƣờng

nhật quen thuộc trong trƣờng học, khi

mua bán hoặc ở khu cung ứng dịch vụ, ví

dụ hỏi đƣờng và chỉ đƣờng, mua bán

thực phẩm, hỏi thông tin về lộ trình và

mua vé tàu xe, v.v.

trao đổi với ngƣời khác bằng những từ

ngữ đơn lẻ và cụm từ cố định về cảm

xúc yêu, ghét của bản thân, ví dụ liên

quan đến phim ảnh, âm nhạc, các trang

web, những hoạt động trong thời gian

rỗi, v.v.

biết cách thông báo về tình trạng sức

khỏe của bản thân bằng những từ ngữ

đơn giản và biết cách đề nghị giúp đỡ, ví

dụ ở chỗ bác sĩ hoặc ở bệnh viện, trong

giao tiếp với bạn bè hoặc với những

thành viên gia đình chủ nhà.

Nói (độc thoại)

Học sinh có thể

Bậc 1 Bậc 2

miêu tả ngƣời, sự vật, hiện tƣợng trong cuộc

sống thƣờng nhật, miêu tả thế giới động thực

vật mà các em nhìn thấy, tiếp xúc trong cuộc

sống thƣờng nhật bằng những cách diễn đạt

thật đơn giản. Các em có thể đọc to những

văn bản cho trƣớc hoặc có thể thay đổi ở

mức độ nhất định khi tham gia trò chơi đóng

vai.

thông tin về bản thân, bạn bè và gia đình

bằng một số mẫu câu và phƣơng tiện ngôn

từ đơn giản, trình bày đƣợc lịch trình/ diễn

biến, kể về những hoạt động quen thuộc

đặc trung trong cuộc sống thƣờng nhật.

9

miêu tả bản thân và ngƣời khác trong môi

trƣờng sống gần gũi xung quanh bằng

những thông tin đơn lẻ, ví dụ nhƣ thông

tin về tên, tuổi, sở thích, địa chỉ, nơi ở,

v.v.

giới thiệu bản thân và ngƣời khác trong

môi trƣờng sống gần gũi xung quanh

bằng cách kết nối nhiều câu văn khác

nhau, biết cách đề cập đến hình dáng

bên ngoài cũng nhƣ những đặc điểm về

tính cách.

miêu tả những đồ vật thông dụng trong

cuộc sống thƣờng nhật hay ở trƣờng học,

ví dụ nhƣ màu sắc, kích thƣớc, hình dáng

và những điểm đặc biệt khác, v.v.

miêu tả những đồ vật thông dụng trong

cuộc sống thƣờng nhật hay ở trƣờng

học bằng nhiều mệnh đề khác nhau và

biết cách kết nối các ý bằng những liên

từ đơn giản.

trình bày đƣợc quá trình diễn biến liên

quan đến những hoạt động trong môi

trƣờng quen thuộc bằng những từ khóa,

ví dụ trình bày về lịch học, kế hoạch hoạt

động trong ngày, hoạt động cuối tuần, v.v.

giải thích đƣợc quy trình diễn ra một

hoạt động nhất định bằng những

phƣơng tiện ngôn từ đơn giản, ví dụ biết

cách trình bày con đƣờng đến trƣờng

hoặc các bƣớc lắp ghép một đồ vật, v.v.

gọi tên và liệt kê đƣợc những đặc điểm

hình thức của động, thực vật và cảnh

quan xung quanh.

kể về một sự kiện bằng một số câu văn

nhất định, ví dụ kể về buổi liên hoan sinh

nhật, một chuyến dã ngoại, một sự kiện

thể thao, v.v.

đọc/ trình bày một cách diễn cảm một bài

thơ, bài hát hoặc một câu chuyện ngắn và

tham gia tích cực, chủ động vào các trò

chơi đóng vai.

tóm tắt nội dung một bài khóa, một bộ

phim hoặc một bức tranh bằng một số

câu văn nhất định.

Đọc hiểu

Học sinh có thể

BẬC 1 BẬC 2

hiểu các đoạn văn bản rất ngắn và đơn giản

về các chủ đề đã học nhƣ bản thân, gia

đình, trƣờng lớp, bạn bè, v.v.

hiểu những văn bản ngắn và tìm ra đƣợc

những thông tin cụ thể, có thể đoán đƣợc ý

trong những văn bản đơn giản về cuộc sống

thƣờng nhật và hiểu đƣợc những thông báo

cá nhân đơn giản.

nhận diện đƣợc những từ ngữ đơn lẻ

trong một văn bản ngắn và trên cơ sở đó

đƣa ra dự đoán về chủ đề.

đƣa ra đƣợc những dự đoán có cơ sở về

những nội dung chính thông qua việc

nhận diện đƣợc những yếu tố ngôn ngữ

tƣơng ứng xuất hiện trong văn bản.

hiểu đƣợc những bảng hƣớng dẫn ngắn,

đơn giản, đặc biệt khi có sự hỗ trợ của

hình họa, ví dụ những quy định về an

toàn và mô tả hệ thống thoát hiểm ở

những khu nhà công vụ.

hiểu đƣợc những hƣớng dẫn đơn giản,

có bố cục rõ ràng, ví dụ hƣớng dẫn nấu

ăn, chỉ dẫn các bƣớc chơi trò chơi,

hƣớng dẫn sử dụng.

rút ra đƣợc những thông tin quan trọng

từ các danh mục, ví dụ thông tin về các

món ăn, đồ uống và giá cả trong thực

đơn nhà hàng, giờ đóng và mở cửa từ

hệ thống bảng/ biển thông báo, thông tin

tàu xe trên những bảng thông báo lộ

rút ra đƣợc những thông tin quan trọng từ

những văn bản ngắn và thông dụng trong

cuộc sống thƣờng nhật, ví dụ nhƣ những

thông tin về thành phần, hạn sử dụng

trên bao bì nhãn mác sản phẩm, hoặc

những thông tin về sản phẩm từ những

10

trình ở nhà ga, thông tin về các sự kiện

văn hóa, âm nhạc từ các chƣơng trình tổ

chức sự kiện hoặc những sự kiện thể

thao trên báo chí.

mẩu tin quảng cáo.

hiểu đƣợc những thông tin chính trong

những thông báo ngắn, đơn giản, lý do

viết những văn bản đó, ví dụ giấy mời

gặp mặt hoặc bƣu thiếp/ bƣu ảnh.

hiểu đƣợc những mẩu truyện ngắn phù

hợp với lứa tuổi và những trình bày ngắn

gọn, có tính phổ thông thƣờng thức khi

chúng đƣợc biên soạn để sử dụng cho

giờ học ngoại ngữ.

Viết

Học sinh có thể

Bậc 1 Bậc 2

sử dụng kỹ năng Viết ở cấp độ từ và câu nhƣ

là một công cụ để học ngoại ngữ, viết đƣợc

những đoạn văn thật đơn giản kể về bản thân

hoặc một văn bản ngắn hoàn chỉnh.

viết những đoạn văn ngắn về những

phƣơng diện trong cuộc sống thƣờng nhật,

về những sự việc diễn ra xung quanh, thuật

lại các công việc thƣờng nhật theo trình tự

thời gian và miêu tả đƣợc những nét đặc

trƣng của ngƣời cũng nhƣ những đồ vật

quen thuộc bằng những phƣơng tiện ngôn

từ đơn giản và những câu văn ngắn.

điền những thông tin đơn lẻ về bản thân

vào những biểu mẫu thật đơn giản.

tự viết những thông tin ngắn về bản thân

ví dụ nhƣ nơi ở, nghề nghiệp, sở thích,

v.v. để điền vào mẫu đơn thông dụng.

kể về bản thân hoặc viết thƣ hỏi thông tin,

ví dụ viết bài giới thiệu để làm quen trong

khuôn khổ các hoạt động trao đổi học

sinh hoặc trao đổi email, thƣ từ.

viết những bài văn, lời bình ngắn gọn,

đơn giản về tâm trạng của bản thân, về

những cảm xúc nhƣ yêu, ghét, về những

trải nghiệm và kinh nghiệm của bản thân

ví dụ dƣới dạng thông tin trên các trang

mạng xã hội.

viết những thông báo thật đơn giản về

các chủ đề thƣờng nhật và quen thuộc, ví

dụ nhƣ giấy mời, thƣ chúc mừng, lời cảm

ơn, thƣ hẹn, biết cách sử dụng những liên

từ cơ bản để liên kết văn bản nhƣ “und“

(và), “oder“ (hoặc), v.v.

viết những thông báo đơn giản theo

trình tự thời gian hoặc không gian về

những lĩnh vực quen thuộc, ví dụ miêu tả

đƣờng, lịch trình trong ngày, lịch học,

v.v., biết cách sử dụng những từ chỉ báo

trình tự nhƣ “zuerst“ (trƣớc hết), “später“

(sau đó), “nachher“ (tiếp theo), “zum

Schluss“ (cuối cùng), v.v.

viết những thông báo thật đơn giản về

những địa danh đã biết hoặc chƣa biết, ví

dụ viết về các nƣớc trên thế giới, về quê

hƣơng, bản quán của bản thân hoặc của

bạn bè, v.v.

thông báo ngắn gọn và đơn giản về

ngƣời, về cách ứng xử và về những vật

dụng khác nhau bằng cách sử dụng liên

từ nhƣ “weil“, “denn“ (vì), “deshalb“ (vì

thế, cho nên).

thực hiện đƣợc những bài luyện Viết, ví

dụ: điền từ vào chỗ trống trong câu, ghi

chép những mẫu lời nói, viết từ vào phiếu

(để học từ vựng), luyện viết câu hoặc

đoạn văn ngắn qua việc đọc chính tả, v.v.

ghi chép trong giờ học để ghi nhớ nội

dung bài giảng hoặc để chuẩn bị cho bài

thuyết trình trƣớc lớp.

11

b) Mục tiêu liên quan đến kiến thức ngôn ngữ

Phát âm: Học sinh có thể phát âm rõ ràng để ngƣời nghe có thể hiểu đƣợc một cách

tƣơng đối dễ dàng, tuy nhiên đôi lúc có thể lẫn âm sắc tiếng Việt trong cấu âm, ngữ điệu

khiến ngƣời tham thoại phải yêu cầu nhắc lại.

Chính tả: Học sinh có thể viết chính xác những từ và cụm từ thông dụng nhất trong ngôn

ngữ thƣờng nhật, trong đó những từ vựng mang tính khẩu ngữ thƣờng đƣợc viết giống

với phát âm của ngƣời học. Nhìn chung, ngƣời đọc có thể hiểu đƣợc những văn bản do

học sinh viết nếu những văn bản đó đƣợc phân chia ra thành những đoạn nhỏ và không

vi phạm những quy tắc cơ bản về dấu câu.

Từ vựng: Học sinh nắm đƣợc một lƣợng thực từ đủ để thực hiện những hành động ngôn

từ quen thuộc trong cuộc sống thƣờng nhật, ví dụ nhƣ những mẫu lời nói nhƣ “Wie geht

es Ihnen heute?“ (Ông/ bà/ anh/ chị... hôm nay có khỏe không ạ?), những cấu trúc cố định

nhƣ “Ich möchte gerne zahlen.“ (Cho tôi trả tiền ạ.). Ngoài ra, học sinh nắm đƣợc một

lƣợng hƣ từ cơ bản, ví dụ: quán từ, đại từ, giới từ, trợ động từ, động từ tình thái, tiểu từ

hình thái, liên từ, v.v.

Ngữ pháp: Học sinh nắm đƣợc và sử dụng tƣơng đối chính xác những dạng thức ngữ

pháp cơ bản. Tiếng Việt và tiếng Đức thuộc hai loại hình ngôn ngữ khác nhau, những

phạm trù ngữ pháp mà học sinh Việt Nam hay mắc lỗi khi học tiếng Đức là giống của

danh từ, thời, cách, v.v.. , tuy vậy, những lỗi này không cản trở quá trình giao tiếp.

c) Mục tiêu liên quan đến năng lực giao tiếp liên văn hóa

Năng lực giao tiếp liên văn hóa là những khả năng có tính phức hợp rất cao và đƣợc

hình thành từ ba nhóm năng lực thành phần sau đây:

Quan điểm, nhận thức và thái độ:

Học sinh có thể nhận biết đƣợc những điểm đặc biệt về điều kiện và phong cách sống

của ngƣời Đức và đối chiếu chúng với môi trƣờng ở Việt Nam, trên cơ sở đó hình thành

những quan điểm, nhận thức và thái độ nhất định tạo nền tảng cho việc phát triển năng lực

giao tiếp liên văn hóa.

Kiến thức văn hóa-xã hội:

Học sinh có kiến thức về văn hóa, xã hội ở các nƣớc nói tiếng Đức trong các lĩnh vực

sau (chủ điểm):

Đời sống cá nhân Cuộc sống với gia đình – lịch trình trong ngày và hoạt

động thƣờng nhật – sở thích – hoạt động trong thời gian

rỗi – đồ ăn, thức uống – môi trƣờng sống - trang phục/

thời trang – thần tƣợng – bạn bè – thể thao

Văn hóa, xã hội Lễ hội - phong tục/ tập quán - tôn giáo - điện ảnh – viện

bảo tàng

Đào tạo, trƣờng học và nghề

nghiệp

Một ngày ở trƣờng – các môn học – hoạt động ngoại

khóa – quyền và nghĩa vụ của học sinh – đào tạo – học

đại học – học bổng – chƣơng trình trao đổi/ giao lƣu

Công nghệ và truyền thông Phƣơng tiện truyền thông và việc sử dụng các phƣơng

tiện truyền thông

Môi trƣờng - thiên nhiên Thời tiết - phong cảnh thiên nhiên - danh lam thắng

cảnh - bảo vệ môi trƣờng

12

Hành động trong những tình huống cụ thể:

Việc dạy và học tiếng Đức có mục tiêu chuẩn bị cho học sinh có thể tham gia một cách

tích cực, chủ động vào thực tiễn cuộc sống ở môi trƣờng có sử dụng tiếng Đức. Việc chuẩn

bị này đƣợc thực hiện, một mặt thông qua những cuộc gặp gỡ, tiếp xúc với môi trƣờng

tiếng, mặt khác thông qua việc tiếp cận với báo chí và các phƣơng tiện thông tin hiện đại,

làm quen với văn học Đức thông qua những bài văn ngắn, những tác phẩm về tiểu sử danh

nhân.

d) Mục tiêu liên quan đến phƣơng pháp học ngoại ngữ

Để có thể học ngôn ngữ một cách hiệu quả, học sinh cần có những phƣơng pháp và

chiến lƣợc học tập phù hợp. Bởi vậy, việc dạy tiếng Đức ở bậc phổ thông có mục tiêu giúp

học sinh nâng cao tinh thần trách nhiệm đối với việc học tiếng của bản thân. Điều này đƣợc

thực hiện thông qua việc tạo điều kiện cho học sinh tiếp cận và lĩnh hội những phƣơng pháp

nhằm tự đánh giá kết quả học tập của mình. Đây là năng lực cần thiết phục vụ cho nhu cầu

học tập suốt đời. Một số mục tiêu trọng tâm liên quan đến phƣơng pháp này là:

Học sinh:

quan sát có chủ ý những mẫu lời nói và cách dụng ngữ trong môi trƣờng xã hội cụ

thể;

quan sát có chủ ý những cấu trúc và dạng thức ngôn ngữ - nếu cần thiết thì tiến hành

đối chiếu, so sánh với những hiện tƣợng tƣơng tự trong tiếng Việt hoặc trong ngoại

ngữ thứ nhất (ví dụ tiếng Anh);

tận dụng triệt để cơ hội học tập ngoại khóa;

tận dụng triệt để cơ hội hợp tác, tƣơng tác trong giờ học;

tự đánh giá, nhận xét về phƣơng pháp làm việc và học tập của bản thân;

có phƣơng pháp tự kiểm tra, tự chữa lỗi, và đặc biệt cần phải biết thực hiện hoạt

động này theo nhóm với bạn học;

có phƣơng pháp để phát triển những năng lực tiếp nhận (Nghe hiểu, Đọc hiểu)

có phƣơng pháp để phát triển năng lực sản sinh (Nói, Viết).

4. Nội dung Chƣơng trình

4.1. Hệ thống chủ điểm, chủ đề

Để giúp học sinh hình thành năng lực giao tiếp liên văn hóa, Chƣơng trình tập trung vào

5 chủ điểm mà học sinh ở lứa tuổi thanh thiếu niên quan tâm nhƣ:

Alltag (Cuộc sống thƣờng nhật)

Kultur und Gesellschaft (Văn hóa và Xã hội)

Bildung und Ausbildung (Giáo dục và Đào tạo)

Technologie und Medien (Công nghệ và Truyền thông)

Natur (Thiên nhiên)

Thông qua các chủ điểm này, học sinh sẽ đƣợc tiếp cận với thực tiễn cuộc sống của các

quốc gia nói tiếng Đức để trên cơ sở đó có sự đối chiếu với thực tế ở Việt Nam. Đây là nền

tảng để học sinh phát triển năng lực giao tiếp liên văn hóa.

Hệ thống chủ điểm đƣợc cụ thể hóa thông qua các chủ đề ở từng bậc trình độ. Việc sắp

xếp chủ đề cho từng chủ điểm ở mỗi bậc căn cứ vào mức độ yêu cầu về kiến thức ngôn ngữ

cần có để thực hiện các hoạt động giao tiếp trong từng chủ đề, đồng thời có xét đến yếu tố

độ tuổi và tâm sinh lí của học sinh. Dƣới đây là đề xuất danh mục chủ đề cho mỗi chủ điểm

ở mỗi bậc trình độ. Tùy điều kiện cụ thể, ngƣời biên soạn tài liệu giảng dạy và giáo viên có

13

thể linh hoạt lựa chọn, bổ sung các chủ đề sao cho phù hợp với sở thích, độ tuổi, năng lực

cũng nhƣ mục đích học tiếng Đức của học sinh.

Chủ điểm Cuộc sống thƣờng nhật Trình độ

Gia đình, bạn bè

Nhà hàng

Sức khỏe, v.v.

Bậc 1

Giao thông

Mua sắm

Giải trí

Bậc 2

Chủ điểm Văn hóa và Xã hội Trình độ

Ẩm thực

Danh lam thắng cảnh

Thời gian rỗi, v.v.

Bậc 1

Phim ảnh

Thời trang

Lễ hội, v.v.

Bậc 2

Chủ điểm Giáo dục và Đào tạo Trình độ

Hoạt động ở trƣờng

Nghề nghiệp và thông tin việc làm

Hoạt động ngoại khoá, v.v.

Bậc 1

Hệ thống giáo dục

Du học

Thực tập và tuyển dụng, v.v.

Bậc 2

Chủ điểm Công nghệ và Truyền thông Trình độ

Computer

Ti vi

Điện thoại, v.v.

Bậc 1

Các phƣơng tiện truyền thông

Internet

Mạng xã hội, v.v.

Bậc 2

Chủ điểm Thiên nhiên Trình độ

Thời tiết

Môi trƣờng

Cây cối

Bậc 1

Hoạt động ngoài trời

Du lịch

Bảo vệ môi trƣờng

Bậc 2

4.2. Năng lực giao tiếp

Năng lực giao tiếp là khả năng sử dụng kiến thức ngôn ngữ để tham gia vào quá trình

giao tiếp thông qua 4 kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết một cách phù hợp trong những tình

huống cụ thể. Trong Chƣơng trình này, năng lực giao tiếp đƣợc thể hiện thông qua các chức

năng và nhiệm vụ giao tiếp. Dƣới đây là một vài ví dụ về chức năng giao tiếp mà học sinh

cần đƣợc rèn luyện thông qua các ngữ cảnh giao tiếp liên quan đến các chủ đề đƣợc học

trong Chƣơng trình:

14

Thiết lập và duy trì các mối quan hệ xã hội: chào hỏi, giới thiệu bản thân và ngƣời

khác, ứng đáp lại lời giới thiệu, bắt chuyện, hỏi thăm sức khỏe, mời, hẹn gặp, xin

lỗi, khen, bày tỏ sự cảm thông, chia vui, v.v.

Thể hiện cảm xúc, thái độ và quan điểm: bày tỏ quan điểm đồng tình/ phản đối, sự

đồng cảm/ không đồng cảm, sự quan tâm/ không quan tâm, sự hài lòng/ không hài

lòng, sự thiện cảm/ không thiện cảm, diễn đạt nỗi lo lắng, sợ hãi, ngạc nhiên, v.v.

Xử lý các tình huống bất đồng quan điểm, mâu thuẫn: diễn đạt quan điểm cá nhân,

phản đối, hỏi nguyên nhân, xin lời khuyên, đề xuất cách giải quyết mâu thuẫn,

thỏa thuận, v.v.

Năng lực tìm hiểu thông tin và truyền đạt thông tin: hỏi thông tin và miêu tả về

ngƣời (đặc điểm về diện mạo, tính cách, sở thích, v.v.), hỏi và trả lời câu hỏi về sự

kiện (thời gian, địa điểm, diễn biến, v.v.), về đặc điểm vật chất (màu sắc, kích

thƣớc, xuất xứ, giá cả, v.v.)

4.3. Kiến thức ngôn ngữ

Kiến thức ngôn ngữ gồm kiến thức về ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp đƣợc thể hiện

thông qua 4 kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết theo từng trình độ cụ thể nhƣ sau:

Từ vựng: Số lƣợng từ vựng tích cực đƣợc quy định trong chƣơng trình tiếng Đức phổ thông

là 700-800 từ đối với bậc 1 và 1400-1500 từ đối với bậc 2 (bao gồm cả những từ đã học ở

bậc 1).

Ngữ pháp: Nội dung ngữ pháp đƣợc phân chia theo 5 cấp độ: văn bản, câu, ngữ, từ và các

đơn vị nhỏ hơn từ (liên quan đến tạo từ). Các dạng thức ngữ pháp cần đƣợc đƣa vào từng

bậc trình độ đƣợc liệt kê chi tiết ở Phụ lục 8.

Ngữ âm: Nội dung ngữ âm trong chƣơng trình tiếng Đức phổ thông bao gồm các nguyên

âm, phụ âm, các nguyên âm đôi, các tổ hợp phụ âm, các quy tắc phát âm cơ bản nhƣ cách

phát âm nguyên âm dài, nguyên âm ngắn và một số âm không có trong tiếng Việt, trọng âm,

ngữ điệu câu.

5. Nguyên tắc thực hiện hoạt động dạy học

Sau đây là một số nguyên tắc quan trọng cần đƣợc chú trọng trong công tác giảng dạy.

Nguyên tắc định hƣớng ngƣời học:

Theo nguyên tắc “ngƣời học là trung tâm”, ngƣời dạy cần lƣu tâm đến những điều kiện

học tập cụ thể của học sinh để có những điều chỉnh kịp thời và cần thiết trong hoạt động

giảng dạy. Việc xác định mục tiêu và nội dung giảng dạy, việc thiết kế bài giảng, lựa chọn tài

liệu dạy và học cần phải dựa trên các yếu tố nhƣ độ tuổi, kiến thức nền, kiến thức ngoại

ngữ, kinh nghiệm cá nhân và thực tiễn đời sống cũng nhƣ động cơ học tập và sở thích của

học sinh.

Việc phân chia nhóm đối tƣợng theo năng lực và thiết kế bài tập riêng cho từng nhóm đối

tƣợng trong quá trình dạy và học tiếng Đức cũng rất cần thiết. Nguyên tắc “ngƣời học là

trung tâm” cũng giúp tạo điều kiện để học sinh tích cực và chủ động trong quá trình học tập,

qua đó giúp học sinh có thể xử lý tốt hơn nội dung đƣợc học và duy trì hứng thú học tập.

Nguyên tắc định hƣớng hành động:

Trong giờ học, học sinh thực hiện các hoạt động ngôn ngữ phù hợp với thực tiễn cuộc

sống hiện tại hoặc trong tƣơng lai của bản thân. Các chủ đề và các tình huống giao tiếp mô

15

phỏng trong giờ học cần phải gần gũi với thực tế, giúp học sinh tăng hứng thú học tập và

khả năng ghi nhớ.

Nguyên tắc định hƣớng hành động bao gồm cả việc định hƣớng nhiệm vụ, tức là thông

qua những nhiệm vụ, bài tập đƣợc giao trong quá trình học, học sinh hiểu rõ hơn các hoạt

động ngôn ngữ với vai trò là hoạt động có mục đích. Để hoàn thành đƣợc các nhiệm vụ

đƣợc giao trong quá trình học, học sinh sử dụng hàng loạt các kỹ năng, ví dụ nhƣ kỹ năng

giao tiếp, kỹ năng ngôn ngữ và năng lực về phƣơng pháp. Chính những nhiệm vụ đƣợc giao

giúp học sinh tự đƣa ra đƣợc những biện pháp xử lý, giải quyết vấn đề. Điều này chỉ đạt

đƣợc khi những nhiệm vụ giao cho học sinh không đòi hỏi cách giải quyết máy móc, mà cần

đến năng lực quyết định, năng lực sáng tạo của từng cá nhân.

Nguyên tắc phát huy tính tự chủ:

Giờ học tiếng Đức cần giúp học sinh hình thành khả năng tự lựa chọn phƣơng pháp học

ngoại ngữ phù hợp với bản thân cũng nhƣ khả năng trình bày nhận thức, quan điểm của

mình trong nhóm/ lớp. Việc thiết lập và phát triển những phƣơng pháp và kỹ năng học ngôn

ngữ giữ vị trí trọng tâm trong quá trình dạy và học tiếng Đức. Những phƣơng pháp này đƣợc

phát triển và thử nghiệm để giúp học sinh có khả năng chọn cách học cho riêng mình cũng

nhƣ thể hiện đƣợc quan điểm của mình một cách có ý thức trong nhóm/ lớp. Qua đó, giờ

học tiếng Đức chuẩn bị cho học sinh biết cách tự học một cách hợp lý.

“Bài tập chuyên đề“ là một dạng bài tập rất phù hợp cho việc phát triển tính tự chủ của học sinh, đồng thời cũng là một phƣơng pháp quan trọng để duy trì động lực học tập, xây dựng cũng nhƣ phát triển tính tự chủ của học sinh. Chúng bao gồm nhiều nhiệm vụ phức hợp mà học sinh tự mình phải giải quyết. Điều này có tác dụng kích thích học sinh về mặt trí tuệ và vì thế tạo đƣợc hứng thú học tập, khám phá.

Nguyên tắc học khám khá, trải nghiệm:

Cần phải đƣa ra các tình huống học tập và thiết kế nội dung học tập sao cho học sinh

làm việc theo hƣớng quy nạp, tức là trong một tình huống cụ thể, học sinh vừa học, vừa

khám phá, thử nghiệm để có thể tự tìm ra những điểm khái quát, những nguyên tắc, quy

luật, v.v. Do đó, giờ học phải tạo cho học sinh khả năng chủ động trong việc lĩnh hội kiến

thức và tự xây dựng quy tắc cho bản thân. Điều này đặc biệt đúng đối với việc học các cấu

trúc ngữ pháp theo nguyên tắc “Tích lũy – Sắp xếp – Hệ thống hóa”.

Một khía cạnh quan trọng trong việc học theo hƣớng quy nạp là giai đoạn ngƣời học tự

suy ngẫm về việc học của bản thân. Chúng phục vụ cho việc so sánh kết quả học tập của

bản thân với kết quả của bạn học khác, giúp học sinh hình thành ý thức đối với việc học và

nhận thức một cách thấu đáo hơn phƣơng pháp học của bản thân, giúp họ xem xét lại kết

quả học tập của mình và suy ngẫm về những hệ quả cũng nhƣ về những cách học khác.

Ngoài ra, việc ngƣời học tự suy ngẫm về việc học của bản thân giúp họ có cơ hội thực sự để

nhìn lại chính mình.

Điều kiện tiên quyết để học tập theo hƣớng quy nạp là dùng ví dụ để minh họa cho những nội dung học tập, có nghĩa là nội dung học tập phải đƣợc thể hiện rõ ràng, trực quan sinh động bằng những ví dụ thích hợp.

Nguyên tắc định hƣớng kỹ năng:

Định hƣớng kỹ năng là một nguyên tắc quan trọng trong giờ học tiếng Đức theo định

hƣớng giao tiếp. Việc dạy và học tiếng Đức cần phải định hƣớng kỹ năng Nghe, Nói, Đọc và

Viết. Việc phát triển các kỹ năng phải đáp ứng đƣợc các mục tiêu học tập hay mục tiêu hành

động của học sinh: học sinh cần nói về những nội dung phù hợp với nhu cầu giao tiếp của

bản thân họ; Không phải kiến thức ngôn ngữ mà chính là năng lực sử dụng kiến thức ngôn

16

ngữ để thực hiện mục tiêu giao tiếp (bao gồm năng lực tiếp nhận và sản sinh ngôn ngữ) là

ƣu tiên hàng đầu của việc dạy và học tiếng Đức. Nhƣ vậy, ngữ pháp chỉ là một công cụ trợ

giúp chứ không phải là mục tiêu học tập.

Nguyên tắc đa dạng về phƣơng pháp và hình thức hoạt động trong dạy và học:

Động lực và quá trình học tập của học sinh đƣợc khích lệ thông qua việc áp dụng đa

dạng phƣơng pháp giảng dạy cũng nhƣ dạng thức hoạt động và làm việc. Tính đa dạng về

phƣơng pháp trong dạy và học tiếng Đức tạo ra sự thay đổi trong giờ học – bằng cách đó,

giáo viên có thể giúp học sinh tập trung cao độ trong một khoảng thời gian dài. Tính đa dạng

này liên quan đến việc tận dụng các phƣơng tiện truyền thông truyền thống và kỹ thuật số.

Đặc biệt, cần nỗ lực áp dụng những dạng bài tập và nhiệm vụ thu hút đƣợc mọi giác quan

của học sinh hoặc tạo ra một bầu không khí “học mà nhƣ chơi” (học bằng tất cả các giác

quan). Những trò chơi theo cặp, theo nhóm và trò chơi chung trong lớp học kích thích việc

học, duy trì hứng thú và tạo thêm động lực học tập. Việc thƣờng xuyên thay đổi các dạng

thức hoạt động trong giờ học đóng một vai trò quan trọng để nâng cao chất lƣợng dạy và

học.

Nguyên tắc trực quan:

Trong giảng dạy tiếng Đức cần tận dụng triệt để những lợi thể của việc sử dụng phƣơng

pháp trực quan sinh động (kết hợp nghe-nhìn để kích thích thính và thị giác hoạt động), ví dụ

khi giải thích nghĩa từ, trình bày quy tắc ngữ pháp, v.v. Phƣơng pháp trực quan không chỉ

giúp giáo viên trình bày nội dung một cách rõ ràng, mà còn góp phần tăng hứng thú học tập

và qua đó giúp học sinh ghi nhớ tốt hơn.

Vai trò của ngƣời dạy và ngƣời học:

Vai trò của ngƣời dạy và ngƣời học đƣợc mô tả trong Phụ lục 4.

6. Kiểm tra đánh giá

Dựa vào nguyên tắc cơ bản „định hƣớng năng lực“ của Chƣơng trình dạy và học tiếng

Đức là ngoại ngữ 2 ở trƣờng phổ thông, việc kiểm tra đánh giá những năng lực học sinh

thực sự đạt đƣợc đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Để đảm bảo đƣợc chất lƣợng dạy và

học tiếng Đức, cần phải thực hiện kiểm tra đánh giá năng lực của học sinh, bởi vì điều đó sẽ

cung cấp cho chúng ta những dữ liệu đáng tin cậy để đƣa ra đƣợc những kết luận liên quan

đến những mục đích học và những nhóm đối tƣợng học khác nhau. Liên quan đến chƣơng

trình dạy và học, những nội dung sau đây cần phải đƣợc lƣu ý trong quá trình kiểm tra, đánh

giá:

Kết quả của các bài kiểm tra rất cần thiết vì chúng cung cấp thông tin về quá trình học tập của học sinh cũng nhƣ đánh giá việc giảng dạy.

Các bài kiểm tra và kết quả kiểm tra cũng cung cấp thông tin về việc liệu học sinh có

đạt đƣợc những năng lực miêu tả trong Chƣơng trình hay không. Đây gọi là những

bài kiểm tra năng lực tiếng.

Ở khu vực các nƣớc nói tiếng Đức, những kỳ thi quốc tế và những miêu tả về năng

lực tiếng trong tài liệu quy định về năng lực ngoại ngữ của Hội đồng Châu Âu cung

cấp những thông tin đáng tin cậy về năng lực ngôn ngữ của học sinh. Vì vậy, trong

chƣơng trình dạy và học, học sinh cần phải có cơ hội tham gia thi những kỳ thi đƣợc

công nhận hoặc có cơ hội để chứng minh năng lực ngôn ngữ của mình dựa vào

những quy định và định hƣớng về năng lực ngôn ngữ của Hội đồng Châu Âu.

17  

 • Các bài kiểm tra và thi nhằm tạo tác động đến việc học, vì vậy khi kiểm tra, đánh giá không

được phép chỉ để kiểm tra kiến thức ngữ pháp mà còn kiểm tra cả năng lực ngôn ngữ thể hiện ở các kỹ năng như đã nêu trong Chương trình này.

Lưu ý:

• Việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên cần phải định hướng theo những yêu cầu đặt ra đối với các bậc trình độ, nhưng cần phải được thiết kế là những bài kiểm tra đánh giá sự tiến bộ trong học tập. Để phục vụ mục đích này, phần phụ lục (Phụ lục 6 và 7) có liệt kê những dạng bài tập phù hợp để luyện Đọc và Nghe hiểu.

• Trong những bài thi cuối kỳ, cần phải xác định được liệu một trình độ nào đó có đạt được hay không, ví dụ Bậc 1 (A1) hay Bậc 2 (A2). Như vậy, những bài thi cuối kỳ cần phải được thiết kế là những bài kiểm tra trình độ tiếng liên quan đến cả 4 kỹ năng (Nghe, Nói, Đọc, Viết).

Dưới đây là một số thông tin về các kỳ thi tiếng Đức lấy chứng chỉ quốc tế dành cho học sinh, ví dụ:

• Kỳ thi “Fit in Deutsch 1“ (dành cho thanh thiếu niên từ 10 tuổi) chứng nhận năng lực tiếng trình độ A1 theo Khung tham chiếu chung Châu Âu (CEFR).

• Kỳ thi “Fit in Deutsch 2“ (dành cho thanh thiếu niên từ 12 tuổi trở lên) chứng nhận năng lực tiếng trình độ A2 theo CEFR.

Những chứng chỉ của Viện Goethe “Fit in Deutsch 1“ và “Fit in Deutsch 2“ bao gồm một bài thi viết (nghe, đọc, viết) 60 phút (Fit in Deutsch 1) hoặc 90 phút (Fit in Deutsch 2) và một bài thi nói 15 phút. Cả hai kỳ thi này đều trải qua một quá trình phát triển và hoàn thiện theo tiêu chuẩn của ALTE (Association of Language Testers in Europe/ Hiệp hội kiểm tra đánh giá ngôn ngữ Châu Âu). Hiện nay ở Việt Nam có Ủy ban giáo dục phổ thông Đức ở nước ngoài (ZfA) và Viện Goethe Việt Nam thực hiện các hoạt động hỗ trợ và thúc đẩy việc dạy và học tiếng Đức ở cấp phổ thông.

• Ủy ban giáo dục phổ thông Đức ở nước ngoài (ZfA) tổ chức những kỳ thi để học sinh lấy chứng chỉ tiếng Đức (DSD) của Hội nghị Bộ trưởng Văn hóa các bang của CHLB Đức định hướng theo Khung tham chiếu chung Châu Âu về ngôn ngữ (CEFR) và theo những tiêu chuẩn đối với ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục phổ thông của Đức. Chứng chỉ tiếng Đức DSD thể hiện là học sinh đạt trình độ tiếng Đức Bậc 2, Bậc 3, Bậc 4 hoặc Bậc 5 theo Khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam (tương đương A2, B1, B2 hoặc C1 theo CEFR).

7. Điều kiện thực hiện Chương trình Để triển khai thành công Chương trình này cần có những điều kiện sau:

• Giáo viên có kiến thức tiếng Đức tối thiểu là trình độ bậc 4 theo KNLNNVN (tương đương B2 theo Khung tham chiếu chung Châu Âu) khi giảng dạy ở bậc 1 và bậc 2.

• Giáo viên được bồi dưỡng nghiệp vụ để làm quen với Chương trình trước khi lên lịch trình giảng dạy.

• Giáo viên được hướng dẫn thực hiện Chương trình trước khi giảng dạy.

• Chương trình dạy và học tiếng Đức là một nội dung trong hoạt động đào tạo giáo viên tiếng Đức của Nhà nước.

• Tiếng Đức cần phải được dạy và học trong chương trình chính khóa của nhà trường.

• Sĩ số mỗi lớp học lý tưởng là 30 học sinh.

18

Giáo viên có đủ tài liệu giảng dạy, đặc biệt là giáo trình, bao gồm cả những tài liệu

nghe-nhìn và những tài liệu kỹ thuật số.

Học sinh có cơ hội tham dự các kỳ thi quốc tế.

Ban giám hiệu hoặc những ngƣời phụ trách về kiểm định giáo dục ở các trƣờng phổ

thông cần có điều kiện tham gia những hoạt động bồi dƣỡng để nắm đƣợc tinh thần

của Chƣơng trình này và qua đó có những hỗ trợ phù hợp, thiết thực đối với giáo

viên tiếng Đức.

19

Phần thứ hai: Định hƣớng nội dung dạy học

Trang 12, 13 của Chƣơng trình đã đƣa ra những đề xuất về hệ thống chủ điểm để dạy

và học tiếng Đức:

Alltag (Cuộc sống thƣờng nhật)

Kultur und Gesellschaft (Văn hóa và Xã hội)

Bildung und Ausbildung (Giáo dục và Đào tạo)

Technologie und Medien (Công nghệ và Truyền thông)

Natur (Thiên nhiên)

Liên quan đến những chủ điểm trên, bảng thống kê dƣới đây đƣa ra những gợi ý về chủ

đề, về nội dung dạy và học tiếng Đức ở bậc 1 và bậc 2 theo KNLNNVN:

1. Bậc 1

Themen Kommunikative Kompetenz Linguistische Kompetenz

Begrüßungen,

Befinden

sich begrüßen

sich verabschieden

nach dem Befinden fragen

buchstabieren

Aussprache:

- Wortakzent

- Vokalqualität

- Intonation in einfachen Sätzen

Wortschatz:

- Begrüßungen

- Zahlen

- Alphabet

- Hobbys

- Schulfächer

- Schulräume

- Aktivitäten im Unterricht

- Schulsachen

- Wochentage

- Uhrzeiten

- Jahreszeiten

- Monate

- Kleidung

- Farben

- Berufe (ausgewählt)

- Aktivitäten in der Freizeit

- Geschenke

- Feste

- Datum

- Lebensmittel

- Körperteile

- Krankheit

- Gesundheit

- Möbel und Gegenstände im Haus

- Wohnräume

- Sehenswürdigkeiten und Gebäude

in einer Stadt

- Verkehrsmittel

- Aktivitäten in den Ferien

- Reiseziele

Angaben zur

Person

sich und andere vorstellen

über Persönliches (Alter/

Hobbys/ Beruf) sprechen

Schule/ Unterricht die Schule und Schulräume

beschreiben

(einfache) Fragen stellen

Zeitangaben machen

Vorlieben äußern

Mode/ Kleidung Kleidungsstücke beschreiben

Vorlieben ausdrücken

Freizeit über Aktivitäten in der Freizeit

sprechen

einen Vorschlag machen/

annehmen/ ablehnen

sich verabreden

Häufigkeit ausdrücken

Feste jemandem gratulieren

(Geschenke) bewerten

sich bedanken

Essen und Trinken im Restaurant bestellen

Vorlieben ausdrücken

Zuneigung und Abneigung

ausdrücken

nach dem Preis fragen

den Preis nennen

etwas bewerten

Gesundheit über das Befinden sprechen

Sorge ausdrücken

Mitgefühl ausdrücken

Bitte/ Ratschlag ausdrücken

sich bedanken

20

Zu Hause ein Zimmer beschreiben

Zugehörigkeit ausdrücken

einen Ort angeben

- Wetter

Grammatik:

- Personalpronomen im Nominativ,

Akkusativ, Dativ

- Verbkonjugation im Präsens

- Konjunktion: und, aber, oder,

deshalb …

- Aussagesatz, W-Frage und

Ja/Nein-Frage

- Antwort mit doch

- Fragepronomen: was, wer, wie,

wo, woher, wohin, wann, wie viel,

welch-, wie lange …

- Lokale Präpositionen: aus, in, zu,

von, auf, an, nach …

- Temporale Präpositionen: am, um,

von... bis, vor, nach …

- Bestimmte, unbestimmte Artikel im

Nominativ, Akkusativ und Dativ

- Pluralformen von Nomen

- Possessivartikel im Nominativ,

Akkusativ und Dativ

- Negation: kein, nicht

- Modalverben

- Trennbare Verben

- Verben mit Dativ

- Imperativ

- Ordinalzahlen

- Genitiv –s bei Namen

- Präteritum von haben und sein

In der Stadt sich in einer Stadt orientieren

Richtung und Ort angeben

nach dem Weg fragen

einen Weg beschreiben

Reise/ Ferien etwas ankündigen

Dauer ausdrücken

über das Wetter reden

über die Ferien erzählen

2. Bậc 2

Themen Kommunikative Kompetenz Linguistische Kompetenz

Personen sich und andere vorstellen

sich und andere beschreiben

Gefallen und Missfallen

ausdrücken

Aussprache:

- Wortakzent

- Satzakzent

Wortschatz:

- Charakter

- Aussehen

- Gesundheitsmesse

- Medikamente

- Sportarten

- Sportereignisse

- Wettbewerb

- Schulformen

- Schulabschlüsse

- Berufe

- Ausbildung

Gesundheit über das Befinden sprechen

über die Vergangenheit

sprechen

gute Wünsche ausdrücken

Sport Zeitangaben machen

jemanden warnen

Vorlieben ausdrücken

Schulgeschichten eine Situation erklären

Hilfe anbieten/ ablehnen

etwas nachfragen

Berufe Wichtigkeit ausdrücken

21

22

Tài liệu tham khảo

Bausch, K.-R. / Bergmann, B. / Grögor, B. / Heinrichsen, H. / Kleppin, K. / Menrath, B. /

Thürmann, E. (2009): Rahmenplan “Deutsch als Fremdsprache“ für das

Auslandsschulwesen.

Buhlmann, R. (2012): Lehrwerksanalyse und Lehrswerksbeurteilung. Hinweise für die

Beratung bei der Lehrwerkswahl. München: Goethe-Institut e.V.

Buhlmann, R. / Ende, K. / Kaufmann, S. / Schmitz, H. (2009): Deutsch für Zuwanderer.

Rahmencurriculum für Integrationskurse Deutsch als Zweitsprache. Berlin.

Ende, K. / Mohr, I. / Kleppin, K. / Grotjahn, R. (2013): dll 6. Curriculare Vorgaben und

Unterrichtsplanung. Berlin, München, Wien, Zürich, New York: Langenscheidt.

Glaboniat, M. / Müller, M. / Rusch, P. / Schmitz, H. / Wertenschlag, L. (2005): Profile

deutsch. Lernzielbestimmungen, Kannbeschreibungen, Kommunikative Mittel, Niveau A1-A2,

B1-B2, C1-C2. Berlin, München, Wien, Zürich, New York: Langenscheidt.

MoET (2012): The Upper Secondary Education English Language Curriculum.

MoET (2011): The Lower Secondary Education English Language Curriculum.

MoET (2010): The Primary Education English Language Curriculum.

Trim, J. / North, B. / Coste D. (2001): Gemeinsamer europäischer Referenzrahmen für

Sprachen: lernen, lehren, beurteilen. Berlin, München, Wien, Zürich, New York:

Langenscheidt.

Ministerium für Hoch- und mittlere Fachschulbildung der Republik Usbekistan / Zentrum für

akademische Lyzeen und Berufskollegs (2011): Curriculum für akademische Lyzeen und

Berufskollegs. Deutsch als zweite Fremdsprache.

23

Phụ lục

Phục lục 1: Yêu cầu đối với trình độ bậc 3, bậc 4/ bậc 5

Ở một số trƣờng phổ thông ở Việt Nam hiện nay, một số học sinh có thể học để đạt trình

độ tiếng Đức bậc 3 và bậc 4 theo KNLNNVN (ví dụ một số học sinh ở trƣờng Trung học Phổ

thông Chuyên ngoại ngữ thuộc Trƣờng Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội hoặc

học sinh học tiếng Đức ở Trƣờng Trung học Phổ thông Việt Đức). Các bậc trình độ này có

thể đƣợc đánh giá thông qua kỳ thi lấy chứng chỉ tiếng Đức cấp độ I (DSD I) và cấp độ II

(DSD II).

Với chứng chỉ tiếng Đức cấp độ I (DSD I), học sinh có thể chuyển tiếp vào học dự bị đại

học tại Đức. Để đạt đƣợc Chứng chỉ ngoại ngữ tiếng Đức cấp độ I, học sinh phải học ít nhất

600 tiết tiếng Đức.

Chứng chỉ ngoại ngữ tiếng Đức cấp độ II (DSD II) là chứng nhận năng lực ngôn ngữ để

trực tiếp vào học tại một trƣờng đại học khoa học ứng dụng hoặc một trƣờng đại học đa

ngành tại Đức sau khi tốt nghiệp phổ thông ở Việt Nam. Để đạt đƣợc Chứng chỉ ngoại ngữ

tiếng Đức cấp độ II, học sinh phải học ít nhất 800 tiết tiếng Đức.

Kỳ thi lấy Chứng chỉ ngoại ngữ tiếng Đức DSD ở trên do Hội nghị Bộ trƣởng Văn hóa

các bang của Cộng hòa Liên bang Đức chịu trách nhiệm.

Những yêu cầu về năng lực giao tiếp đối với trình độ bậc 3, bậc 4 theo KNLNNVN

(tƣơng đƣơng trình độ B1/ B2 theo Khung tham chiếu chung Châu Âu về ngôn ngữ) đƣợc

tổng hợp dƣới dƣới đây có thể coi là những gợi ý cho các trƣờng phổ thông có điều kiện dạy

tiếng Đức cho học sinh để đạt trình độ cao hơn bậc 1 và bậc 2 theo KNLNNVN.

Nghe hiểu

Học sinh có thể

Trình độ bậc 3 (B1) Trình độ bậc 4/ bậc 5 (B2/ C1)

hiểu đƣợc những điểm chính của cuộc thoại và những bài trình bày mạch lạc, khúc chiết, nếu ngƣời tham thoại dùng tiếng Đức chuẩn và nội dung liên quan đến thực tế cuộc sống của học sinh.

hiểu đƣợc những cuộc thoại phức tạp hơn và những bài diễn thuyết dài hơn, nắm đƣợc cách dẫn dắt vấn đề, triển khai ý cũng nhƣ lập luận của ngƣời tham thoại, ngay cả khi các đề tài không liên quan trực tiếp đến thực tế cuộc sống của học sinh hoặc các mối liên kết không đƣợc trình bày một cách tƣờng ngôn.

nắm đƣợc những nội dung chính của những cuộc thoại dài hơn, ví dụ về những chủ đề nhƣ âm nhạc, thời trang, trò chơi điện tử, phim ảnh, v.v.

theo dõi đƣợc những cuộc thoại dài hơn về những đề tài hoặc vấn đề đƣợc cộng đồng xã hội quan tâm, ví dụ nhƣ vấn đề toàn cầu hóa và khu vực hóa, biến đổi khí hậu, đổi mới công nghệ hoặc sự phân hóa

giàu nghèo.

hiểu đƣợc những thông báo quan trọng trong giao tiếp với những cơ quan và cá nhân không phải là gia đình hoặc bạn bè của mình, ví dụ nhƣ thông tin ở các cơ quan công quyền, những thông báo qua điện thoại, thông tin tƣ vấn học tập.

theo dõi đƣợc những bài trình bày có nội dung và cấu trúc ngôn ngữ phức tạp hơn và dài hơn về những đề tài phổ thông thƣờng thức và chuyên ngành, ví dụ những bài trình bày tại các sự kiện thông tin, các bài phỏng vấn và tranh luận về những chủ đề xã hội quan trọng.

nắm đƣợc chi tiết khi theo dõi những bài thuyết trình hoặc báo cáo kết quả làm việc trong giờ học.

theo dõi đƣợc (hiểu đƣợc) một cách dễ dàng những cuộc thảo luận trong giờ học về những nội dung phức tạp cũng nhƣ

24

những bài trình bày dài về những chủ đề, lĩnh vực khác nhau – những chủ đề này không nhất thiết thuộc lĩnh vực quan tâm đặc biệt của học sinh.

theo dõi đƣợc diễn biến của một bộ phim ngắn hoặc một vở kịch và đoán đƣợc động cơ cũng nhƣ cách hành xử của nhân vật.

ứng dụng những chiến lƣợc nghe khác nhau (nghe tổng quát, nghe lựa chọn, nghe chi tiết, nghe đánh giá phê phán), ví dụ khi nghe đọc sách từ băng đĩa, kịch nói, v.v.

hiểu đƣợc các thông tin quan trọng trong những bài trình bày có sự hỗ trợ của phƣơng tiện nghe nhìn, ví dụ nhƣ khi nghe những bài phóng sự, phỏng vấn, báo cáo.

hiểu đƣợc một cách dễ dàng những văn bản chuyên ngành và những văn bản thông dụng trong đời sống xã hội, ví dụ quảng cáo thƣơng mại, tuyên truyền chính trị; tranh luận, diễn văn của những ngƣời nổi tiếng, nhận biết đƣợc ý định và phƣơng tiện tác động đến độc giả, khán giả của những văn bản này.

Đọc hiểu

Học sinh có thể

Trình độ bậc 3 (B1) Trình độ bậc 4/ bậc 5 (B2/ C1)

hiểu đƣợc những văn bản dài thiên về chức năng thông báo, đƣợc viết bằng ngôn ngữ thông dụng về cuộc sống thƣờng nhật, về trƣờng học, ví dụ thƣ cá nhân kể về những sự kiện, cảm xúc và mong ƣớc của bản thân; hiểu đƣợc những văn bản biểu cảm đơn giản (văn chƣơng), nhận biết đƣợc những cấu trúc và phƣơng tiện tu từ cơ bản.

hiểu đƣợc những văn bản thiên về chức năng thông báo ở mức độ phức tạp hơn (ví dụ: bài báo chuyên ngành, tài liệu hƣớng dẫn sử dụng), những bài báo và báo cáo về những vấn đề thời sự - trong những bài báo đó, ngƣời viết có quan điểm riêng về một vấn đề nhất định; hiểu đƣợc những tác phẩm (trích đoạn) văn xuôi hiện đại, tìm ra đƣợc những đặc điểm về phong cách tu từ, phƣơng tiện biểu đạt và nêu đƣợc ví dụ trong văn bản để chứng minh.

nắm đƣợc những nội dung chính của những văn bản dài về các chủ đề thân thuộc với cuộc sống hằng ngày, ví dụ nhƣ gia đình, học tập, du lịch, kỹ thuật và giao thông, phƣơng tiện giải trí.

chọn lọc đƣợc những thông tin quan trọng trong những văn bản thiên về chức năng thông báo thông dụng trong đời sống hằng ngày cũng nhƣ đời sống xã hội để sử dụng cho những mục đích riêng, ví dụ nhƣ những mẩu quảng cáo trên báo và thông tin quảng bá hàng hóa, bảng tin trong viện bảo tàng, tờ rơi, tài liệu giới thiệu du lịch, thƣ từ giao dịch với những thông tin về chủng loại hàng hóa và dịch vụ, điều kiện ký kết một hợp đồng, v.v.

hiểu đƣợc chi tiết những bản mô tả về sự việc, diễn biến và hoạt động quen thuộc với bản thân hoặc bản thân quan tâm, ví dụ bản mô tả về danh lam thắng cảnh, về quá trình sản xuất và sử dụng các thiết bị kỹ thuật theo một quy trình nhất định, ví dụ khi luyện tập thể dục, thể thao.

tra cứu và hiểu đƣợc những bài viết trên báo, tạp chí cũng nhƣ trên Internet để lấy thông tin cho những mục đích nhất định. Học sinh có thể kiểm tra xem nội dung văn bản có phù hợp với dự định của bản thân hay không, có thể nhận biết đƣợc các quan điểm trong văn bản và phân biệt đƣợc những ý kiến mang tính phỏng đoán và sự kiện thực tế.

theo dõi đƣợc diễn biến trong một câu chuyện và dự đoán đƣợc động cơ hành

đọc (hiểu) một cách dễ dàng những tác phẩm (trích đoạn) văn chƣơng giải trí

25

động, ví dụ trong truyện cổ tích, truyện ngắn, trinh thám, v.v.

hiện đại và những tác phẩm văn học có bố cục đơn giản (ví dụ: truyện ngắn, truyện dài, tiểu thuyết), nhận biết đƣợc những phƣơng tiện biểu đạt và có thể nêu đƣợc dẫn chứng cụ thể trong văn bản.

rút ra đƣợc những thông tin cần thiết từ những văn bản thiên về chức năng thông báo (phổ thông thƣờng thức), từ những bản mô tả kèm tranh ảnh (ví dụ: sơ đồ, biểu đồ, bản đồ) cũng nhƣ từ những bản thống kê có bố cục đơn giản về những đề tài mang tính thời sự để chuẩn bị cho một bài thuyết trình ngắn trong giờ học.

tra cứu đƣợc những thông tin quan trọng cho bài tập cá nhân (bài thuyết trình trên lớp) trong những văn bản khoa học và những bản mô tả ở dạng phi ngôn từ (ví dụ: bảng biểu, tranh ảnh, mô hình, sơ đồ) và có cái nhìn phê phán đối với văn bản liên quan, ví dụ đánh giá đƣợc tính đầy đủ, khách quan, quan điểm, mối quan tâm thể hiện trong văn bản, v.v.

Nói (hội thoại)

Học sinh có thể

Trình độ bậc 3 (B1) Trình độ bậc 4/ bậc 5 (B2/ C1)

làm chủ đƣợc hầu hết các tình huống có thể xảy ra khi đi du lịch ở các nƣớc nói tiếng Đức; có thể tham gia vào những cuộc đối thoại về những chủ đề quen thuộc mà bản thân yêu thích hoặc có liên quan đến đời sống thƣờng nhật mà không cần chuẩn bị trƣớc.

có thể tham gia một cách ngẫu hứng và trôi chảy vào những cuộc nói chuyện thông thƣờng với ngƣời bản xứ; có thể chủ động tham gia vào những cuộc thảo luận, biết cách lập luận quan điểm một cách rõ ràng, cụ thể và khéo léo liên kết phần trình bày của mình với phần trình bày của ngƣời tham thoại.

tham gia tƣơng đối ngẫu hứng vào những cuộc thoại về các chủ đề trong thực tế cuộc sống của ngƣời học và trao đổi quan điểm về những đề tài văn hóa, xã hội quan trọng nhƣ phim ảnh, sách báo, âm nhạc.

trao đổi một cách lƣu loát, chính xác và hiệu quả về một phạm vi rộng các chủ đề phổ thông thƣờng thức, khoa học, nghề nghiệp và biết cách giải thích cho ngƣời tham thoại về những mối liên quan giữa các vấn đề.

thể hiện quan điểm của bản thân, đƣa ra những nhận định về kiến thức, năng lực trong những cuộc nói chuyện, phỏng vấn trang trọng, ví dụ phỏng vấn xin học bổng hoặc xin học đại học.

tham gia một cách tích cực vào những cuộc tranh luận về những đề tài trừu tƣợng, phức tạp và ít quen thuộc; có thể diễn đạt suy nghĩ, quan điểm của mình một cách rõ ràng, lập luận thuyết phục và biết cách ứng đáp lại đối với những lí lẽ phức tạp của ngƣời tham thoại (ví dụ: có thể tham gia cuộc thi hùng biện dành cho học sinh).

trình bày những vấn đề cá nhân khi giao dịch với cơ quan công quyền hoặc ở khu vực công cộng, ví dụ: hỏi thông tin, khiếu nại, mặc cả, thƣơng lƣợng, v.v.

xử lý đƣợc cả những tình huống ngôn ngữ phức tạp trong hoạt động giao dịch với cơ quan công quyền và những cơ sở cung cấp dịch vụ, ví dụ: thƣơng thảo hợp đồng thuê nhà.

tham gia vào những cuộc trao đổi và thảo luận, biết cách lập luận, hiểu đƣợc những câu hỏi chất vấn và biết cách ứng đáp đối với những biểu hiện cảm xúc của ngƣời tham thoại, ví dụ: từ chối, tán thành, giận dữ, vui vẻ, v.v.

nhận biết và luận giải đƣợc những dấu hiệu ngôn ngữ mang ẩn ý trong những cuộc nói chuyện và thảo luận với ngƣời bản xứ, biết cách ứng đáp lại trong những tình huống nhƣ: mỉa mai, châm biếm, nghi ngờ, đồng cảm, nhấn mạnh, v.v.

26

đóng vai trò dẫn dắt cho những cuộc trao đổi và thảo luận, ví dụ: khi làm việc nhóm về chủ đề “Thanh thiếu niên Đức“.

trình bày sự việc hoặc vấn đề một cách rõ ràng, thảo luận với ngƣời tham thoại về nguyên nhân và hệ quả, đề xuất phƣơng án giải quyết vấn đề và cùng nhau cân nhắc, ví dụ nhƣ trong một dự án về “sự phát triển của thành phố“.

giới thiệu bản thân khi đi phỏng vấn (ví dụ: xin việc làm trong kỳ nghỉ), trình bày nguyện vọng về điều kiện làm việc, biết cách trình bày về năng lực của bản thân một cách phù hợp.

biết cách phản ứng một cách hợp lý đối với những câu hỏi và ý kiến của ngƣời tham thoại trong một cuộc phỏng vấn ứng tuyển (ví dụ: xin học bổng, xin học đại học hoặc đăng ký tham gia một khóa học nhất định), miêu tả cụ thể về sở thích và khả năng của bản thân và biết cách điều chỉnh hành vi, thái độ để thích ứng với những quy ƣớc hình thức của tình huống thoại.

Nói (độc thoại)

Học sinh có thể

Trình độ bậc 3 (B1) Trình độ bậc 4/ bậc 5 (B2/ C1)

triển khai ý bằng nhiều câu mạch lạc để nói về những kinh nghiệm, trải nghiệm và sự kiện hoặc để nói về những nguyện vọng của bản thân. Học sinh có thể trình bày ngắn gọn quan điểm, kế hoạch của bản thân và biện minh cho quan điểm của mình, biết cách tóm lƣợc nội dung văn bản hoặc tóm tắt nội dung của một bộ phim và lý giải quan điểm của bản thân.

trình bày một cách đầy đủ và chi tiết về nhiều chủ đề liên quan đến những lĩnh vực bản thân quan tâm và biết cách lập luận để bảo vệ quan điểm về một vấn đề mang tính thời sự. Khi trình bày, học sinh biết cách liên kết các ý với nhau và biết cách nhấn mạnh một số phƣơng diện nhất định liên quan đến chủ đề đang bàn luận.

miêu tả đƣợc một cách lôgíc, chặt chẽ và cụ thể những diễn biến trong cuộc sống thƣờng nhật cũng nhƣ những hoạt động quen thuộc của bản thân.

trình bày đƣợc quan điểm riêng của mình về những chủ đề công luận quan tâm và biết cách nêu lý lẽ, lập luận để bảo vệ quan điểm.

trình bày chi tiết, cụ thể quan điểm riêng của bản thân trong những cuộc tranh luận về những vấn đề xã hội mà công luận quan tâm, biết cách đề cập đến quan điểm, lý lẽ của ngƣời tham thoại để thể hiện sự đồng tình hoặc phản đổi.

giới thiệu một cách có hệ thống và cụ thể các bƣớc về những kế hoạch sắp thực hiện, ví dụ khi làm việc theo nhóm, thực hiện một dự án, một hoạt động yêu thích hay lên kế hoạch dã ngoại bằng xe đạp.

biết cách dùng những phƣơng tiện tu từ phù hợp để nhấn mạnh những ý quan trọng trong một cuộc nói thoại dài, biết cách gây sự chú ý của ngƣời nghe và nên bật quan điểm của bản thân.

kể một cách hấp dẫn, lôi cuốn về một trải nghiệm đặc biệt của bản thân.

trình bày những kết quả tra cứu, tìm hiểu của cá nhân về một chủ đề đang đƣợc xã hội, công luận quan tâm - có sử dụng những phƣơng tiện hỗ trợ nhƣ tranh ảnh, hình họa, v.v.

trình bày (có hoặc không có sự trợ giúp của phƣơng tiện thông tin) một cách có hệ thống, lôgíc về kết quả công việc, biết cách dẫn đề, biết cách bố cục các đoạn, các ý và biết cách kết thúc bài trình bày của mình một cách hợp lý.

đáp ứng đƣợc những yêu cầu về thể loại văn bản khi trình bày, thuyết trình, có nghĩa là học sinh biết cách điều chỉnh một cách nhuần nhuyễn cách biểu đạt cho phù hợp với yêu cầu, nguyện vọng của ngƣời nghe.

27

trình bày một cách có hệ thống, mạch lạc những luận điểm quan trọng nhất từ những văn bản phi ngôn từ có bố cục đơn giản (ví dụ: hình minh họa, biểu đồ, bản đồ, bảng thống kê) và có thể thông tin lại cho những thành viên khác cùng đội, cùng nhóm.

khai thác đƣợc những thông tin chi tiết từ những văn bản phi ngôn từ (hình minh họa, biểu đồ, bản đồ, thống kê, bảng biểu), biết đánh giá và tổng kết (tóm tắt) những thông tin đó trong một bài nói ngắn.

Viết

Học sinh có thể

Trình độ bậc 3 (B1) Trình độ bậc 4/ bậc 5 (B2/ C1)

viết đƣợc những đoạn văn đơn giản, mạch lạc về những chủ đề quen thuộc, yêu thích; có thể viết thƣ cá nhân kể về những trải nghiệm và ấn tƣợng của bản thân.

trình bày chi tiết, mạch lạc, có bố cục rõ ràng những sự việc và những mối liên hệ về nhiều chủ đề mà bản thân quan tâm, biết cách lập luận thể hiện quan điểm đồng tình hay phản đối; có thể viết thƣ nêu bật tầm quan trọng của những sự kiện và trải nghiệm đối với bản thân; có thể viết đƣợc những văn bản chuẩn, và trong những bức thƣ cá nhân và giao dịch thì biết chọn lựa văn phong phù hợp đối với đối tƣợng tiếp nhận.

biết sử dụng những cách diễn đạt khác

để viết về những vấn đề trong cuộc sống,

ví dụ: thời trang, âm nhạc, hoạt động giải

trí, nguyện vọng nghề nghiệp, v.v.

miêu tả đƣợc một cách rõ ràng, chi tiết, mạch lạc những sự kiện, kinh nghiệm, trải nghiệm hoặc hƣ cấu, biết cách biểu đạt làm rõ mối tƣơng quan giữa những ý tƣởng khác nhau; ví dụ: có thể chuyển

thể một ý tƣởng thành kịch bản phim.

sử dụng những cấu trúc quen thuộc, những phƣơng tiện tu từ thông dụng một cách hợp lý và chính xác để viết những bản thông báo quan trọng trong giao dịch hành chính và giao dịch với những ngƣời không phải là bạn bè của mình.

tóm tắt những văn bản dài, phức tạp mang tính phổ thông thƣờng thức (thiên về chức năng thông tin) hoặc những văn bản hƣ cấu, biết cách bình luận và thảo luận về những luận đề chính và những quan điểm khác nhau, ví dụ: thảo luận về “môi trƣờng“, về “tƣơng lai của các siêu đô thị“, v.v.

viết để miêu tả quy trình và kết quả công việc; có khả năng liên kết những yếu tố, từ ngữ riêng lẻ thành một văn bản hoàn chỉnh, mạch lạc, ví dụ: viết bài cho tờ báo trƣờng hoặc phiếu chuẩn bị cho một bài thuyết trình.

ghi chép rõ ràng, mạch lạc khi nghe giảng về một chủ đề quen thuộc và sau đó có thể truyền đạt thông tin đến ngƣời khác một cách chi tiết và chính xác, ví dụ: viết bài trên mạng xã hội về một buổi dự giờ khi thăm quan một trƣờng đại học ở Đức.

mô tả mô típ (động cơ) hành động và tính cách của các nhân vật văn học.

tóm tắt diễn biến, trình tự của các sự kiện trong một bài văn xuôi, bình luận và thảo luận về động cơ hành động trong truyện.

tái hiện lại những điểm chính trong diễn biến câu chuyện và làm nổi bật đại ý câu chuyện sau khi đƣợc nghe nhìn một tác phẩm dài (xem một bộ phim, vở kịch), ví dụ: tóm tắt cốt truyện.

tóm tắt diễn biến câu chuyện và trình tự của các sự kiện trong một bộ phim hoặc một vở kịch; viết một bài giới thiệu vở kịch, bộ phim, ví dụ dƣới dạng bài bình luận hoặc phê bình phim.

thể hiện cảm xúc, trải nghiệm, ƣớc mơ và mong muốn của bản thân, ví dụ: viết nhật ký.

diễn đạt rõ ràng và chính xác, sử dụng ngôn ngữ một cách hiệu quả và linh hoạt để phản ánh cảm xúc, kinh nghiệm và sự kiện, ví dụ: tự sáng tác một câu chuyện

28

hoặc tham gia một dự án luyện kỹ năng Viết.

viết sơ yếu lý lịch dạng biểu bảng với mục đích xin việc - bên cạnh dữ liệu cá nhân, bản lý lịch này còn bao gồm quá trình học tập, văn bằng, chứng chỉ, kinh nghiệm làm việc, thông tin về những lần cƣ trú dài hạn ở nƣớc ngoài, v.v.

viết một bản sơ yếu lý lịch đáp ứng đƣợc những tiêu chuẩn về hình thức và một lá đơn xin việc đính kèm, trong đó nêu rõ những mối quan tâm, yêu cầu và nguyện vọng của bản thân.

Một số yêu cầu cụ thể liên quan đến phƣơng tiện ngôn từ

Phát âm

Trình độ bậc 3 (B1) Trình độ bậc 4/ bậc 5 (B2/ C1)

Học sinh phát âm dễ hiểu mặc dù vẫn còn rõ âm sắc tiếng Việt và đôi khi trọng âm từ còn sai. Họ nắm vững những phƣơng tiện ngôn điệu đến mức biết cách nhấn mạnh những yếu tố khi tạo lời và qua đó thể hiện những loại câu khác nhau (trần thuật, nghi vấn, mệnh lệnh) cùng với những trạng thái biểu cảm.

Học sinh nói lƣu loát, mặc dù vẫn còn một vài lỗi trọng âm. Họ có thể thay đổi ngữ điệu làm cho bài trình bày trở nên sinh động hơn. Họ biết cách sử dụng những phƣơng tiện ngữ điệu để làm rõ cấu trúc câu và sắc thái nghĩa của câu nói và nói chung là đã tuân thủ triệt để các quy tắc trọng âm từ.

Chính tả

Trình độ bậc 3 (B1) Trình độ bậc 4/ bậc 5 (B2/ C1)

Học sinh có thể viết mạch lạc và nói chung là dễ hiểu. Chính tả, dấu câu và cách tổ chức, trình bày văn bản đạt mức độ chính xác cao và nhờ đó văn bản đọc lên thấy trôi chảy, dễ hiểu.

Về cơ bản là học sinh tuân thủ đúng những quy tắc và quy ƣớc về chính tả, dấu câu và cách tổ chức, trình bày văn bản. Năng lực trình bày văn bản và đánh dấu câu của học sinh chắc chắn, ổn định và giúp ngƣời đọc dễ theo dõi, nhƣng đôi khi ngƣời học vẫn mắc lỗi chính tả do sơ suất.

Từ vựng

Trình độ bậc 3 (B1) Trình độ bậc 4/ bậc 5 (B2/ C1)

Học sinh có đủ vốn từ để có thể giao tiếp, trao đổi trong hầu hết các tình huống của cuộc sống thƣờng nhật và về những chủ đề liên quan – biết cách dùng những từ ngữ khác để diễn đạt ý. Họ mở rộng đƣợc vốn từ vựng theo chủ đề liên quan đến những lĩnh vực khác nhau để trình bày quan điểm của bản thân và diễn đạt những ý tƣởng khái quát về lĩnh vực liên quan. Họ có vốn thực từ phong phú để có thể ít nhiều tạo ra đƣợc sắc thái riêng khi trình bày về những mối quan hệ khác nhau liên quan đến thời gian, không gian và lô-gic trong khung câu cũng nhƣ kết nối câu, đồng thời diễn đạt đƣợc bằng lời những chú dẫn trong văn bản.

Từ vựng (thực từ) của học sinh rất phong phú và nhờ đó họ có thể tạo ra đƣợc sắc thái riêng khi trình bày ý tƣởng của mình về những lĩnh vực khác nhau. Học sinh biết cách diễn đạt linh hoạt, không lặp từ, biết cách dùng những từ ngữ, phƣơng tiện tu từ khác để diễn đạt nhằm khắc phục hiện tƣợng thiếu từ vựng.

Vốn từ ngữ pháp (hƣ từ) của học sinh cho phép họ sử dụng cấu trúc phức tạp với hệ thống câu phụ, câu phức, cho phép họ tạo ra đƣợc sự mạch lạc, liên kết ngôn ngữ và cấu trúc trong văn bản.

29

Ngữ pháp

Trình độ bậc 3 (B1) Trình độ bậc 4/ bậc 5 (B2/ C1)

Trong phạm vi câu và cấu trúc câu đơn giản, học sinh nắm chắc các dạng thức và cấu trúc ngữ pháp để có thể giao tiếp dễ dàng trong những tình huống quen thuộc thƣờng nhật, mặc dù đôi khi ảnh hƣởng của tiếng mẹ đẻ vẫn còn gây ra những lệch chuẩn về ngữ pháp trong sử dụng tiếng Đức.

Học sinh có thể duy trì năng lực sử dụng chính xác ở mức độ tƣơng đối cao các quy tắc ngữ pháp. Vẫn có thể mắc lỗi nếu mất tập trung, nhƣng những lỗi này không mang tính hệ thống. Dụng ngữ trong mối quan hệ với hệ thống câu mở rộng và câu phức nói chung là chính xác - đặc biệt là trong văn viết – điều đó cho phép học sinh tạo ra đƣợc sắc thái riêng khi diễn đạt, giúp họ biết điều chỉnh ngôn từ cho phù hợp với những quy ƣớc chung của ngôn ngữ chuẩn.

Văn bản

Đọc hiểu Trích đoạn từ các sách viết cho thanh thiếu niên, các sách khoa học thƣờng thức/ sách chuyên ngành, sách tra cứu, toàn văn tác phẩm văn học (tiểu thuyết), bài phỏng vấn, phóng sự, tiểu sử, văn xuôi (truyện dài, truyện ngắn), kịch bản (sân khấu, phim).

Viết Sơ yếu lý lịch, đơn xin vệc, thƣ bạn đọc, văn bản cá nhân (thƣ, văn bản điện tử), bài viết đăng tạp chí học sinh/ sinh viên (hoặc những ấn phẩm tƣơng tự), tóm tắt nội dung, văn bản thiên về chức năng thông tin (miêu tả quy trình, sự kiện, v.v.), bài báo cáo, bài thuyết trình, những loại hình văn bản sáng tạo (kịch bản sân khấu, thơ, bài hát).

Năng lực giao tiếp liên văn hóa

Năng lực giao tiếp liên văn hóa là năng lực có tính phức hợp rất cao và dựa vào ba

nhóm năng lực thành phần dƣới đây.

Đối với sự phát triển năng lực, thái độ và kiến thức về giao tiếp liên văn hóa thì sự phân

bậc một cách hệ thống giữa trình độ bậc 1, bậc 2 và trình độ bậc cao hơn là không phù hợp.

Nhƣng khi xây dựng kế hoạch giảng dạy và lịch trình giảng dạy sau này, giáo viên có thể

cân nhắc để đƣa ra một số yêu cầu đối với năng lực giao tiếp liên văn hóa dựa vào nội dung

và mức độ yêu cầu đối với từng bậc trình độ.

+ Quan điểm, nhận thức và thái độ

Để có thể đảm bảo đƣợc những yêu cầu về giao tiếp liên văn hóa, học sinh cần có sự

sẵn sàng và năng lực quan sát để thấy đƣợc sự tiếp xúc với thực tiễn cuộc sống ban đầu

còn đầy xa lạ ở các quốc gia nói tiếng Đức - trong thế giới thực hoặc thông qua những giáo

trình, văn bản thực và trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng. Học sinh cần sẵn sàng và

có năng lực thu thập, sắp xếp thông tin và có những đối chiếu, so sánh với thực tiễn của nền

văn hóa Việt. Trên cơ sở đó, họ sẽ có những quan điểm, nhận thức và thái độ nhất định để

thúc đẩy và cũng có thể kìm hãm năng lực hành động liên văn hóa của chính họ.

Học sinh có thể

nhận biết đƣợc những đặc điểm về điều kiện sống và lối sống trong tình huống giả định

là đang có mặt tại một vùng nói tiếng Đức hoặc trong những tình huống giao tiếp ở môi

trƣờng hoạt động của bản thân (ví dụ giao tiếp với du khách, hoặc các nhà doanh

nghiệp nói tiếng Đức), hoặc trong những cuộc gặp gỡ thực sự (ví dụ trao đổi học sinh),

đồng thời có những so sánh và đối chiếu với tình hình cụ thể ở Việt Nam;

tìm ra những ví dụ thể hiện đặc trƣng văn hóa trong những văn bản hành chính và văn

bản hƣớng dẫn sử dụng;

30

luận giải về những hiện tƣợng, sự việc trong những tác phẩm hoặc trích đoạn tác phẩm

văn học đƣơng đại có lối viết đơn giản, dễ hiểu.

+ Kiến thức về văn hóa-xã hội

Việc dạy và học tiếng Đức tạo điều kiện để phát triển năng lực hành động liên văn hóa

thông qua việc tiếp xúc với những chủ đề, lĩnh vực khác nhau. Những chủ đề và lĩnh vực

này một mặt giúp học sinh hiểu thêm đƣợc thực tiễn cuộc sống của các quốc gia nói tiếng

Đức thông qua những tình huống học tập và học liệu khác nhau. Mặt khác, chúng cũng cung

cấp cho học sinh những phƣơng tiện ngôn từ cần thiết cho các hoạt động giao tiếp liên văn

hóa, đặc biệt là ở cấp độ từ vựng.

Trinh độ bậc 3 (B1) Trình độ bậc 4/ bậc 5 (B2/ C1)

Đời sống cá nhân Mối quan hệ giữa các thế hệ - nhóm bạn đồng tuổi – cấu trúc gia đình – dự định cuộc sống tƣơng lai Chung sống với những thành viên từ những nền văn hóa khác (cuộc sống tập thể)

Đào tạo, trƣờng học và nghề nghiệp

Hệ thống giáo dục – chọn nghề - phát triển nghề nghiệp – sự nghiệp – những nghề đặc trƣng – vai trò xã hội của các giới trong hoạt động nghề nghiệp

Xã hội học tập và tri thức – hƣớng nghiệp – hệ thống đào tạo nghề - chuẩn bị học đại học – bình đẳng trong công việc và nghề nghiệp

Đời sống văn hóa và phƣơng tiện truyền thông

Internet – truyền thống văn hóa và âm nhạc – văn học

Truyền thông điện tử - phƣơng tiện in ấn - đặc trƣng văn hóa vùng miền

Kinh tế, kỹ thuật, môi trƣờng

Giao thông/ đi lại và cơ sở hạ tầng – công nghiệp và bảo vệ môi trƣờng – du lịch

Những địa điểm lý tƣởng để phát triển công nghiệp – công viên quốc gia – dự án sinh thái – nƣớc Đức – xứ sở của những ý tƣởng

Đời sống xã hội Đa dạng ngôn ngữ và văn hóa - quan niệm về hệ giá trị

Châu Âu và Liên minh Châu Âu – định hƣớng chính trị xã hội – Toàn cầu hóa

Tôn giáo ở Đức và các khu vực nói tiếng Đức

Sự phân bố vùng miền và chính trị của khu vực (các nƣớc) nói tiếng Đức – thông tin chi tiết về các khu vực địa hình

Biến thể ngôn ngữ vùng miền - đặc trƣng xã hội và văn hóa (ví dụ: so sánh Bắc - Nam, thành thị - nông thôn)

+ Hành động trong những tình huống cụ thể

Việc dạy và học tiếng Đức chuẩn bị cho học sinh có thể tham gia một cách tích cực, chủ

động vào hoạt động thực tiễn ở các quốc gia nói tiếng Đức. Công việc chuẩn bị này đƣợc

thực hiện, một mặt thông qua những cuộc gặp gỡ, tiếp xúc thực sự với môi trƣờng tiếng

(chƣơng trình trao đổi, đối tác giữa các trƣờng, du học), mặt khác là thông qua việc tiếp cận

với những văn bản phổ thông thƣờng thức, với phƣơng tiện thông tin hiện đại, làm quen với

văn học Đức thông qua những bài văn ngắn, những tác phẩm về tiểu sử danh nhân. Trong

giờ học, những năng lực hành động sau đƣợc chú trọng phát triển:

Học sinh có thể

thiết lập đƣợc những mối quan hệ thông qua thƣ từ với các bạn nói tiếng Đức, và thông

qua những câu hỏi liên quan để hiểu biết sâu rộng hơn và thực tế hơn về môi trƣờng

sống ở các quốc gia nói tiếng Đức;

31

tiến hành những cuộc phỏng vấn với những ngƣời gốc Đức, thu thập thông tin và đánh

giá kết quả phỏng vấn;

vận dụng những mẫu câu và cách ứng xử trong giao tiếp thực tế để có thể dễ dàng giao

tiếp với ngƣời lạ (ví dụ quy ƣớc về phép lịch sự);

lƣờng trƣớc đƣợc những khó khăn do rào cản văn hóa gây ra trong những tình huống

giao tiếp thực, hạn chế đƣợc những yếu tố “nhiễu“ trong hoạt động giao tiếp dựa vào

những cách biểu đạt bằng ngôn từ và phi ngôn từ thích hợp;

tổng hợp và đánh giá dữ liệu về điều kiện sống và xu hƣớng phát triển xã hội của các

nƣớc nói tiếng Đức từ những văn bản hành chính và văn bản hƣớng dẫn sử dụng (chỉ

dành cho trình độ B2/ C1)

Phƣơng pháp học ngôn ngữ

Để học ngôn ngữ có hiệu quả, học sinh cần có những năng lực và phƣơng pháp đặc biệt

cả trong môi trƣờng học tập ở trƣờng và ngoài trƣờng. Việc dạy tiếng Đức giúp học sinh có

tinh thần trách nhiệm đối với việc học tiếng của bản thân bằng cách tạo ra cho họ cơ hội lĩnh

hội đƣợc những phƣơng pháp để xem xét, suy nghĩ và đánh giá về việc học của bản thân –

những năng lực này rất cần thiết và phù hợp phục vụ cho nhu cầu học tập suốt đời.

Có thể nêu lên những trọng tâm sau đây liên quan đến phƣơng pháp học ngôn ngữ:

Quan sát có mục đích những mẫu câu và cách dụng ngữ trong môi trƣờng xã hội cụ thể;

Quan sát có mục đích những cấu trúc và dạng thức ngôn ngữ - nếu cần thiết thì tiến hành đối chiếu, so sánh với những hiện tƣợng tƣơng tự trong tiếng Việt hoặc trong ngoại ngữ thứ nhất (ví dụ tiếng Anh);

Tận dụng triệt để cơ hội học tập ngoại khóa;

Tận dụng triệt để cơ hội hợp tác trong giờ học;

Tự đánh giá, nhận xét về phƣơng pháp làm việc và học tập của bản thân;

Có phƣơng pháp để tự kiểm tra, tự chữa lỗi, và đặc biệt cần phải biết thực hiện hoạt động này theo nhóm với bạn học;

Có phƣơng pháp để phát triển những kỹ năng tiếp nhận (Nghe hiểu, Đọc hiểu)

Có phƣơng pháp để phát triển những kỹ năng sản sinh (Nói, Viết). Cũng nhƣ ở phần liên quan đến những năng lực giao tiếp liên văn hóa, việc phân định

thật tƣờng minh giữa trình độ bậc 1, bậc 2 và trình độ bậc cao hơn liên quan đến “năng lực

phƣơng pháp học ngôn ngữ“ là không phù hợp. Việc phân định này có lẽ sẽ hợp lý hơn nếu

dựa vào nội dung và mức độ yêu cầu trong kế hoạch và lịch trình giảng dạy ở từng trƣờng

cụ thể.

32

Phụ lục 2: Giao tiếp liên quan đến tất cả các lĩnh vực

Những mục tiêu học tập phù hợp với từng nhóm đối tƣợng ngƣời học có thể tóm tắt

trong bốn phạm vi giao tiếp chung sau đây:

(1.) Tạo dựng quan hệ xã hội

(2.) Thể hiện cảm xúc, thái độ và quan điểm

(3.) Xử lý trong những tình huống bất đồng quan điểm, mâu thuẫn

(4.) Tổ chức việc học tiếng của bản thân

(1.) Tạo lập quan hệ xã hội

Hành động ngôn từ Mục tiêu học tập Hoạt động Trình độ

Mở đầu và kết thúc hoạt động giao tiếp

Chào và đáp lại lời chào

Biết cách chào hỏi một cách phù hợp, ví dụ chào thầy cô giáo, bạn đồng học.

Tham gia vào cuộc thoại

A1

Biết cách đáp lại lời chào một cách phù hợp, ví dụ của thầy cô giáo, bạn đồng học.

Tham gia vào cuộc thoại

A1

Giới thiệu bản thân, giới thiệu ngƣời khác và ứng đáp lại lời giới thiệu

Biết cách giới thiệu bản thân bằng những từ ngữ đơn giản.

Tham gia vào cuộc thoại

A1

Biết cách giới thiệu ngƣời khác bằng những từ ngữ đơn giản.

Tham gia vào cuộc thoại

A1

Biết cách ứng đáp lại một cách lịch sự khi đƣợc giới thiệu.

Tham gia vào cuộc thoại

A1

Bắt chuyện với ai đó

Biết cách bắt chuyện và hỏi về những sự vật cụ thể trong cuộc sống thƣờng nhật bằng những từ ngữ đơn giản, ví dụ hỏi ngƣời bán hàng về một mặt hàng.

Tham gia vào cuộc thoại

A1

Biết cách bắt chuyện và đƣa ra lời chỉ dẫn hoặc tỏ ý sẵn sàng giúp đỡ, ví dụ khi ai đó bị mất đồ vật.

Tham gia vào cuộc thoại

A2

Kết thúc cuộc thoại

Biết cách kết thúc cuộc thoại một cách đơn giản và phù hợp, ví dụ khi tham thoại với bạn đồng học hoặc thầy cô giáo.

Tham gia vào cuộc thoại

A1

Chào tạm biệt và ứng đáp lại lời chào tạm biệt

Có thể hiểu lời chào tạm biệt (ví dụ của bạn đồng học hoặc của thầy cô giáo) và biết cách ứng đáp lại một

Tham gia vào cuộc thoại

A1

33

cách phù hợp.

Biết cách chào tạm biệt một cách phù hợp, ví dụ trong những cuộc gặp gỡ với bạn bè/ ngƣời quen.

Tham gia vào cuộc thoại

A1

Thiết lập và duy trì các mối quan hệ

Hỏi thăm sức khỏe và ứng đáp lại khi đƣợc hỏi thăm

Biết cách hỏi thăm sức khỏe ngƣời khác (ví dụ của ngƣời quen hoặc thầy cô giáo).

Tham gia vào cuộc thoại

A1

Biết cách đáp lại câu hỏi về sức khỏe của ngƣời khác (ví dụ của ngƣời quen hay bạn đồng học).

Tham gia vào cuộc thoại

A1

Chuyện phiếm (tán gẫu)

Biết cách trao đổi những thông tin đơn giản về bản thân, gia đình, nơi ở.

Tham gia vào cuộc thoại

A2

Có thể sử dụng từ ngữ đơn giản để thông báo về những điều mới mẻ và hỏi thông tin (ví dụ trong một bức thƣ thông thƣờng hoặc E-Mail).

Viết A2

Mời và đáp lại lời mời

Biết cách hỏi ngƣời khác (ví dụ bạn đồng học) xem họ có muốn cùng đi dự tiệc hoặc cùng tham gia một hoạt động với mình không, và hẹn lịch cụ thể với họ.

Tham gia vào cuộc thoại

A2

Biết cách viết mail hoặc tin nhắn mời ngƣời khác (ví dụ bạn đồng học) đến dự tiệc hoặc cùng tham gia một hoạt động gì đó với mình.

Viết A2

Biết cách cảm ơn bạn đồng học hoặc bạn bè đã mời mình; có thể nhận lời mời hoặc từ chối một cách vui vẻ (có nêu lý do từ chối lời mời).

Tham gia vào cuộc thoại

A2

Hẹn gặp và đáp lại khi đƣợc hẹn gặp

Biết cách hỏi bạn xem họ có thời gian cùng tham gia với mình một hoạt động gì đó hay không.

Tham gia vào cuộc thoại

A1

Biết cách nói là mình có thời gian cho một hoạt động nào đó không.

Tham gia vào cuộc thoại

A1

Biết cách trả lời một lời hẹn bằng E-

Mail hoặc tin nhắn đơn giản.

Viết A2

Từ chối lời đề nghị

Biết cách nói rằng mình không có thời gian để tham gia một hoạt động chung nào đó.

Tham gia vào cuộc thoại

A1

Biết cách dùng những từ ngữ đơn giản để giải thích tại sao mình không muốn tham gia vào một hoạt

Tham gia vào cuộc thoại

A2

34

động nào đó trong thời gian rỗi.

Khen và ứng đáp lại lời khen

Biết cách dùng những từ ngữ thật đơn giản để khen ngƣời khác, ví dụ nói rằng quần/áo của ai đó rất đẹp hoặc rất hợp.

Tham gia vào cuộc thoại

A1

Biết cách nói lời cảm ơn khi đƣợc khen.

Tham gia vào cuộc thoại

A1

Xin lỗi và ứng đáp lại lời xin lỗi

Biết cách dùng những từ ngữ thật đơn giản để nói lời xin lỗi.

Tham gia vào cuộc thoại

A1

Biết cách dùng những từ ngữ đơn giản để ứng đáp lại lời xin lỗi.

Tham gia vào cuộc thoại

A1

Giải thích sự hiểu nhầm

Biết cách dùng những từ ngữ đơn giản để thể hiện rằng có một sự hiểu lầm nào đó.

Tham gia vào cuộc thoại

A2

Bày tỏ sự thông cảm

Biết cách bày tỏ sự thông cảm, ví dụ nếu ai đó không thể đến hoặc đến muộn.

Tham gia vào cuộc thoại

A2

Chúc mừng và ứng đáp lại lời chúc mừng

Biết cách chúc mừng ai đó, ví dụ chúc mừng bạn nhân dịp sinh nhật hoặc thi đỗ.

Tham gia vào cuộc thoại

A1

Biết cách viết E-mail hoặc tin nhắn để chúc mừng ai đó, ví dụ chúc mừng bạn nhân dịp sinh nhật.

Viết A1

Biết cách cảm ơn khi đƣợc chúc mừng.

Tham gia vào cuộc thoại

A1

Chúc và ứng đáp lại lời chúc

Biết cách dùng những từ ngữ đơn giản để biểu đạt những lời chúc tốt lành khi bạn bè đi nghỉ hoặc nhân dịp năm mới.

Tham gia vào cuộc thoại

A1

Biết cách cảm ơn khi nhận đƣợc những lời chúc tốt lành và ứng đáp lại những lời chúc đó bằng những từ ngữ đơn giản.

Tham gia vào cuộc thoại

A1

(2.) Thể hiện cảm xúc, thái độ và quan điểm

Hành động ngôn ngữ Mục tiêu học tập Hoạt động Trình

độ

Thể hiện cảm xúc

Thể hiện niềm vui

Biết cách thể hiện niềm vui, ví dụ vui khi đƣợc nhận quà, vui vì sắp đƣợc nghỉ cuối tuần.

Tham gia vào cuộc thoại

A1

35

Thể hiện sự tiếc nuối/đồng cảm

Có thể diễn đạt sự cảm thông của bản thân, ví dụ khi ngƣời quen hoặc bạn mình bị ốm hoặc thi trƣợt.

Tham gia vào cuộc thoại

A2

Thể hiện sự hài lòng/không hài lòng

Có thể nói với bạn đồng học hoặc ngƣời quen rằng mình rất hài lòng, ví dụ với cái điện thoại di động mới.

Tham gia vào cuộc thoại

A2

Có thể diễn đạt rằng mình không hài lòng, ví dụ với kết quả một bài kiểm tra.

Tham gia vào cuộc thoại

A2

Diễn tả sự thất vọng Tham gia vào cuộc thoại

Có thể dùng từ ngữ đơn giản để diễn tả sự thất vọng về một điều gì đó, ví dụ về một cuộc hẹn gặp đã không diễn ra.

Tham gia vào cuộc thoại

A2

Diễn tả sự vừa ý hoặc không vừa ý

Tham gia vào cuộc thoại

Có thể dùng từ ngữ đơn giản để diễn tả sự vừa ý hoặc không vừa ý, ví dụ về những gì mình thích hoặc không thích (về nƣớc Đức), về thời tiết hay đồ ăn/ thức uống, v.v.

Tham gia vào cuộc thoại

A1

Có thể diễn đạt rằng mình thích hoặc không thích lời đề nghị, ví dụ về việc cùng tham gia một hoạt động nào đó vào cuối tuần.

Tham gia vào cuộc thoại

A2

Diễn đạt sự ngạc nhiên, bất ngờ

Biết dùng từ ngữ đơn giản để diễn tả sự ngạc nhiên, ví dụ khi đƣợc nhận quà.

Tham gia vào cuộc thoại

A2

Diễn đạt nỗi lo lắng, sợ hãi

Biết cách diễn đạt một cách đơn giản nỗi lo lắng hay sợ hãi và ứng đáp khi đƣợc hỏi lại, ví dụ lo lắng trƣớc kỳ thi.

Tham gia vào cuộc thoại

A2

Diễn đạt niềm hy vọng

Biết cách dùng từ ngữ đơn giản để diễn đạt niềm hy vọng, ví dụ về việc bạn mình chóng bình phục hoặc sẽ thi đỗ.

Tham gia vào cuộc thoại

A2

Thể hiện thái độ, quan điểm

Diễn đạt sự quan tâm/

không quan tâm

Biết dùng từ ngữ đơn giản để diễn đạt rằng mình quan tâm hoặc không quan tâm đến một đề tài nào đó, ví nhƣ trong một cuộc

Tham gia vào cuộc thoại

A1

36

thảo luận trong giờ học.

Thể hiện sự đồng tình hay không đồng tình

Biết dùng từ ngữ đơn giản để thể hiện sự đồng tình hay không đồng tình, ví dụ trong một cuộc thoại với bạn đồng học.

Tham gia vào cuộc thoại

A1

Diễn đạt mối thiện cảm, sự ƣa thích, sự khó chịu

Biết dùng từ ngữ đơn giản để nói về những gì ƣa thích/ không ƣa thích, ví dụ khi tham thoại với bạn học về phim ảnh, về đồ ăn, thức uống, v.v.

Tham gia vào cuộc thoại

A1

Biết cách nói với bạn đồng học một cách đơn giản về những việc mình thích và thuộc sở trƣờng của mình.

Tham gia vào cuộc thoại

A2

Đƣa ra lời phỏng đoán

Biết dùng những từ ngữ đơn giản để diễn đạt sự phỏng đoán, ví dụ về sự vắng mặt của một bạn học trong lớp.

Nói A2

Diễn đạt tầm quan trọng

Biết dùng những phƣơng tiện ngôn ngữ đơn giản để diễn đạt tầm quan trọng của một nội dung nào đó (ví dụ trong làm việc nhóm).

Tham gia vào cuộc thoại

A2

(3.) Xử lý trong những tình huống bất đồng quan điểm, mâu thuẫn

Hành động ngôn ngữ

Mục tiêu học tập Hoạt động Trình độ

Xử lý bất đồng quan điểm

Diễn đạt quan điểm cá nhân

Biết dùng những từ ngữ đơn giản để thể hiện rằng mình có quan điểm khác, ví dụ khi làm việc nhóm hay khi tham thoại với bạn đồng học.

Tham gia vào cuộc thoại

A1

Biết dùng từ ngữ đơn giản để thể hiện một cách phù hợp lập trƣờng của mình khi có bất đồng quan điểm.

Tham gia vào cuộc thoại

A2

Hỏi lại Biết dùng phƣơng tiện ngôn ngữ đơn giản để hỏi lại xem liệu mình đã hiểu đúng hay chƣa, ví dụ khi có sự khác biệt về quan điểm với bạn đồng học hoặc thầy cô giáo

Tham gia vào cuộc thoại

A1

Biết cách hỏi lại xem liệu ngƣời Tham gia vào A2

37

tham thoại có hiểu mong muốn của mình hay không, ví dụ khi mong muốn đƣợc điều chỉnh điểm số.

cuộc thoại

Diễn đạt sự không đồng ý

Biết dùng từ ngữ đơn giản để diễn đạt một cách phù hợp rằng mình không đồng ý, ví dụ khi tham thoại với bạn đồng học hoặc với thầy cô giáo.

Tham gia vào cuộc thoại

A2

Phản đối

Biết dùng từ ngữ đơn giản để tỏ thái độ phản đối một cách phù hợp khi có bất đồng quan điểm, ví dụ khi ngƣời tham thoại có thái độ chỉ trích hoặc đƣa ra yêu cầu.

Tham gia vào cuộc thoại

A1

Cách xử lý mâu thuẫn

Hỏi nguyên nhân

Biết dùng những phƣơng tiện ngôn ngữ đơn giản để hỏi về lý do dẫn đến một phản ứng tiêu cực của ngƣời tham thoại.

Tham gia vào cuộc thoại

A2

Biết dùng những phƣơng tiện ngôn ngữ đơn giản để hỏi ngƣời tham thoại về những lý do về thái độ/ quan điểm của họ.

Tham gia vào cuộc thoại

A2

Xin lời khuyên

Biết dùng những phƣơng tiện ngôn ngữ đơn giản để xin lời khuyên về cách xử lý mâu thuẫn từ ngƣời tham thoại.

Tham gia vào cuộc thoại

A2

Đề xuất cách giải quyết và đáp lại

Biết dùng những từ ngữ đơn giản để thể hiện sự đồng tình hoặc phản đối đối với những cách thức giải quyết khi có mâu thuẫn.

Tham gia vào cuộc thoại

A1

Biết cách đƣa ra những gợi ý về cách thức giải quyết vấn đề khi xảy ra mâu thuẫn.

Tham gia vào cuộc thoại

A2

(4.) Tổ chức việc tự học ngôn ngữ của bản thân

Hành động ngôn ngữ

Mục tiêu học tập Hoạt động Trình độ

Hỏi lại

Biết dùng từ ngữ đơn giản để hỏi lại xem liệu một từ hoặc một cách diễn đạt có đúng hay không.

Tham gia vào cuộc thoại

A1

Biết cách nhờ ngƣời tham thoại chữa lỗi giúp khi học tiếng.

Tham gia vào cuộc thoại

A1

Biết cách hỏi ngƣời tham thoại về Tham gia vào A2

38

cách diễn đạt phù hợp trong tiếng Đức bằng cách miêu tả hoặc đƣa ra một khái niệm tƣơng đƣơng.

cuộc thoại

Biết dùng từ ngữ đơn giản để xin ngƣời tham thoại cho lời khuyên về học liệu.

Tham gia vào cuộc thoại

A1

Nhờ trợ giúp

Biết cách đề nghị giúp đỡ hoặc xin chỉ dẫn, gợi ý cho việc học của bản thân.

Tham gia vào cuộc thoại

A2

Biết cách đề nghị ngƣời tham thoại giải thích một cách đơn giản về một hiện tƣợng ngữ pháp.

Tham gia vào cuộc thoại

A2

Học cách học

Học từ vựng Biết cách tự tạo ra một danh mục từ vựng dƣới hình thức các thẻ học từ đơn giản và sử dụng chúng.

Viết A1

Biết cách sắp xếp các từ theo chủ điểm, chủ đề.

Viết A1

Biết cách sử dụng các phƣơng pháp để ghi nhớ từ vựng, ví dụ nhƣ viết tên đồ vật sử dụng thƣờng nhật lên giấy và đính chúng lên các đồ vật tƣơng ứng trong nhà.

Viết A1

Biết cách vận dụng phƣơng pháp ghi nhớ từ thông qua sự kết hợp giữa việc nói, viết, đọc, chạm vào đồ vật, vẽ đồ vật.

Nói, Đọc, Viết A1

Biết cách học từ bằng cách viết từ.

Viết A1

Biết cách xác định những từ quan trọng trong bài khóa và viết chúng vào bảng/ sổ từ cá nhân.

Đọc, Viết A1

Biết cách sử dụng kỹ thuật “nói bắt chƣớc âm thanh” nhƣ một phƣơng pháp học và phát âm từ.

Nói A1

Biết cách trình bày những trƣờng từ vựng quan trọng đối với bản thân lên những bức Poster (tranh ảnh quảng cáo), ví dụ những trƣờng từ vựng liên quan đến bản thân, nói về mối quan tâm, sự hứng thú, về môi trƣờng sống của mình và liên tục mở rộng những trƣờng từ vựng đó.

Viết A2

Biết cách tự thiết kế quảng cáo với các cụm từ lấy từ các đoạn văn gốc, ví dụ từ báo, tạp chí.

Đọc và Viết A2

Rèn luyện và nâng cao kỹ năng Nghe hiểu

Có thể thu âm học liệu để luyện kỹ năng Nghe hiểu.

Nghe A1

Có thể cùng đọc theo văn bản khi Nghe A2

39

nghe bản tin đó và sử dụng chúng để luyện kỹ năng Nghe hiểu, ví dụ khi nghe những bản tin đơn giản trên Internet.

Có thể xác định mục đích nghe của bản thân trên cơ sở xác định thể loại văn bản nghe, và sử dụng chúng vào mục đích nghe hiểu tổng hợp và nghe chọn lọc.

Nghe A2

Có thể sử dụng tên, số liệu, những từ mang tính quốc tế trong những văn bản nghe để định hƣớng cho việc nghe hiểu.

Nghe A1

Có thể đƣa ra những phán đoán về nội dung của một cuộc thoại (dựa vào giới tính, độ tuổi và chức vụ của ngƣời nói) và dùng nó nhƣ một sự trợ giúp cho việc nghe hiểu nội dung.

Nghe A1

Có thể sử dụng kiến thức nền của bản thân về một chủ đề nhất định để hỗ trợ cho việc nghe hiểu, ví dụ khi nghe một bản tin.

Nghe A2

Có thể sử dụng kiến thức của bản thân về loại hình văn bản (ví dụ bản tin, thông báo) để hỗ trợ cho việc dự đoán nội dung, và dùng chúng để luyện kỹ năng Nghe hiểu.

Nghe A2

Có thể nhận biết chủ ý của ngƣời tham thoại, ví dụ nhận biết đƣợc là ngƣời tham thoại đang có ý hỏi lại, đề nghị hay có ý thông báo, v.v., và lấy đó làm cơ sở để hiểu nội dung diễn ngôn.

Nghe A2

Có thể tận dụng hiểu biết về ý nghĩa ngữ điệu kết thúc câu cho mục đích nghe hiểu.

Nghe A2

Rèn luyện và nâng cao kỹ năng Nghe-Nhìn

Có thể xem phim truyền hình, DVD có dịch phụ đề để luyện tập khả năng hiểu khi nghe-nhìn.

Nhìn và nghe A1

Có thể sử dụng thông tin kèm hình ảnh để hiểu nội dung, ví dụ khi xem truyền hình.

Nhìn và Nghe A1

Có thể nắm bắt đƣợc những thông tin tổng quan từ hình ảnh động và bỏ qua những từ không biết.

Nhìn và Nghe A1

Có thể sử dụng thông tin ở dạng chữ viết trên những chƣơng trình truyền hình trực tuyến để hiểu thông qua nghe-nhìn.

Nhìn và Nghe A2

Có thể vận dụng các chiến lƣợc nghe để hiểu nội dung phim.

Nhìn và nghe A2

40

Rèn luyện và phát triển kỹ năng Đọc

Có thể sử dụng những con số, dữ liệu, nhân danh, địa danh và tên gọi các tổ chức cũng nhƣ tiêu đề để suy luận, phỏng đoán nội dung đoạn văn.

Đọc A1

Có thể sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, biểu đồ để suy luận, phỏng đoán nội dung ý nghĩa đoạn văn.

Đọc A1

Có thể sử dụng bảng biểu để suy luận, phỏng đoán nội dung ý nghĩa đoạn văn.

Đọc A1

Có thể sử dụng ký hiệu và công thức để suy luận, phỏng đoán nội dung ý nghĩa đoạn văn.

Đọc

A2

Có thể vận dụng những từ ngữ mang tính quốc tế, vốn từ của một ngôn ngữ đã biết (ví dụ tiếng Anh), những từ thƣờng xuyên lặp lại để hiểu đoạn văn.

Đọc

A1

Có thể vận dụng quy tắc tạo từ và quy tắc biến đổi từ gốc khi ghép từ để hiểu đoạn văn.

Đọc A1

Có thể vận dụng quy luật biến đổi từ loại để hiểu đoạn văn.

Đọc A1

Có thể huy động kiến thức nền cũng nhƣ kiến thức chuyên môn của mình về một chủ đề nào đó thông qua những đặc điểm nhất định của văn bản và vận dụng chúng vào việc đọc hiểu.

Đọc A1

Có thể sử dụng ngữ cảnh để suy đoán nội dung ý nghĩa đoạn văn.

Đọc A1

Có thể vận dụng những đặc tính về thể loại văn bản, những đặc điểm về cách trình bày, tổ chức văn bản để hỗ trợ cho việc đọc hiểu.

Đọc A1

Có thể nhận biết đƣợc thể loại văn bản và vận dụng hiểu biết của bản thân về đặc trƣng thể loại văn bản cho việc đọc hiểu.

Đọc A2

Có thể nhận biết đƣợc phép lặp trong văn bản và sử dụng chúng nhƣ một phƣơng tiện hỗ trợ cho việc đọc hiểu.

Đọc A1

Có thể nhận biết đƣợc những phƣơng tiện liên kết văn bản nhƣ đại từ và sử dụng chúng nhƣ một phƣơng tiện hỗ trợ cho việc đọc hiểu.

Đọc A1

Có thể sử dụng các từ khóa để suy đoán nội dung ý nghĩa đoạn văn.

Đọc A1

Có thể nhận biết đƣợc những Đọc A2

41

định nghĩa, những cách diễn đạt tƣơng đƣơng, những diễn giải, miêu tả, ví dụ minh họa trong đoạn văn và vận dụng chúng cho việc đọc hiểu.

Có thể phân tích cấu trúc của từ, ví dụ nhận biết đƣợc từ gốc, tiền tố, hậu tố, và vận dụng phƣơng thức này để suy luận nội dung ý nghĩa những từ chƣa biết.

Đọc A2

Có thể nhận biết đƣợc những thể loại văn bản khác nhau và vận dụng những kiến thức sẵn có về cấu tạo văn bản cho việc đọc hiểu.

Đọc A2

Có thể xác định đƣợc mục tiêu đọc của bản thân trên cơ sở chú ý đến thể loại văn bản và vận dụng chúng để đọc hiểu.

Đọc A2

Có thể sử dụng các chiến lƣợc đọc khác nhau để nắm đƣợc nội dung văn bản.

Đọc A2

Rèn luyện và phát triển kỹ năng Nói

Có thể vận dụng những cụm từ cố định, những mẫu câu hay thành ngữ, tục ngữ đơn giản đã học và luyện tập để nói trôi chảy hơn.

Nói A1

Có thể lập dàn ý cho một cuộc hội thoại và dựa vào dàn ý này để luyện nói cùng với bạn.

Nói A2

Có thể ghi chép thông tin chính và lập dàn ý cho một bài độc thoại và dùng nó để luyện nói.

Nói A2

Có thể thu âm vào băng hay vào máy thu MP3 những cụm từ, thành ngữ, những đoạn văn hoặc cả văn bản do cá nhân tự nói và qua việc nghe lại các văn bản đã thu có thể tự hoàn thiện khả năng nói, trong đó có cả âm điệu, ngữ điệu.

Nói A2

Có thể sử dụng từ điển đơn ngữ tiếng Đức để nâng cao khả năng diễn đạt.

Nói A2

Có thể vận dụng những chiến lƣợc giao tiếp khác nhau (ví dụ sử dụng từ, cụm từ của những ngôn ngữ khác, hay những cách diễn đạt tƣơng đƣơng) để thể hiện mục đích phát ngôn của bản thân.

Nói A1

Có thể vận dụng những chiến lƣợc giao tiếp phi ngôn ngữ trong trƣờng hợp cần thiết nhƣ kịch

Nói A1

42

câm, chỉ trỏ, vẽ để thể hiện mục đích phát ngôn.

Có thể dùng xen các phụ từ (trợ từ) nhƣ äh, also khi nói để có

thêm thời gian tìm cách diễn đạt khác phù hợp.

Nói A1

Rèn luyện và phát triển kỹ năng Viết

Có thể sử dụng kỹ thuật chép lại văn bản để nâng cao kỹ năng Viết.

Viết A1

Có thể sử dụng kỹ thuật diễn đạt lại (diễn đạt bằng những từ ngữ, cấu trúc tƣơng đƣơng) khi viết luận để nâng cao kỹ năng viết.

Viết A2

Có thể tiến hành thống kê lỗi để lấy đó làm cơ sở cho việc khắc phục những lỗi mình hay mắc phải khi viết.

Viết A2

Có thể xác định đƣợc những cụm từ cố định tiêu biểu hay các mẫu diễn đạt đặc trƣng cho từng thể loại văn bản và sử dụng chúng khi viết.

Viết A2

Biết cách sử dụng chức năng kiểm tra lỗi chính tả của chƣơng trình Word để soạn thảo văn bản.

Viết A1

Có thể sử dụng từ điển đơn ngữ tiếng Đức để mở rộng khả năng diễn đạt.

Viết A2

Học ngữ pháp

Khi gặp những khái niệm siêu ngôn ngữ trong tiếng Đức, có thể liên tƣởng những thuật ngữ này với những thuật ngữ tƣơng đƣơng trong tiếng mẹ đẻ hoặc trong một thứ tiếng mình đã học.

Đọc A1

Có thể hiểu đƣợc cách trình bày dạng sơ đồ, hình họa những cấu trúc ngữ pháp.

Đọc và nhìn A1

Nắm đƣợc quy trình của việc tự nhận thức các cấu trúc ngữ pháp (ví dụ thông qua việc đánh dấu, thu thập, sắp xếp, hệ thống hóa v.v.) và vận dụng chúng để tìm ra đƣợc các quy luật ngữ pháp.

Nhìn, đọc và viết A2

Có thể so sánh những quy luật ngữ pháp của tiếng mẹ đẻ hoặc một ngoại ngữ khác và vận dụng chúng để hiểu những hiện tƣợng, cấu trúc ngữ pháp tƣợng tƣơng tự trong tiếng Đức.

Đọc A2

Biết sử dụng những hiệu ứng tích cực của việc nắm, đụng chạm hay vận động trong việc ghi nhớ các cấu trúc ngữ pháp.

Đọc A1

43

Có thể giải thích những cấu trúc ngữ pháp cho các bạn đồng học và lấy ví dụ minh họa.

Nói A1

Có thể xác định những cấu trúc ngữ pháp trong các văn bản thƣờng nhật và ghi chép lại để tự học.

Đọc A2

44

Phục lục 3: Giao tiếp liên quan đến một số lĩnh vực cụ thể

Những mục tiêu học tập quan trọng đối với ngƣời học đƣợc tổng kết trong 5 lĩnh vực hoạt động giao tiếp cụ thể dƣới đây:

(1.) Cuộc sống thƣờng nhật

(2.) Giao tiếp trong giờ học

(3.) Trƣờng học

(4.) Giao tiếp và sử dụng các phƣơng tiện truyền thông

(5.) Giáo dục và nghề nghiệp

(1.) Cuộc sống thƣờng nhật

Hành động ngôn từ

Mục tiêu học tập Hoạt động Trình độ

Tìm hiểu thông tin và cung cấp thông tin

Có thể hiểu thông tin dạng văn bản, ví dụ về các sự kiện thể thao nhƣ kết quả, thông tin về thời gian và địa điểm, v.v.

Đọc A1

Có thể rút ra đƣợc những thông tin quan trọng từ những bài báo có tranh minh họa (báo ảnh), ví dụ về các vận động viên, các ngôi sao và các nhân vật nổi tiếng.

Đọc A1

Có thể tìm thấy và nắm bắt đƣợc những thông tin nhất định đƣợc trình bày dƣới dạng biểu bảng, ví dụ nhƣ các món khai vị trong thực đơn, một loại quần áo cụ thể trong danh mục hàng trực tuyến.

Đọc A1

Có thể trao đổi thông tin với các bạn bè cùng lứa tuổi bằng những từ ngữ đơn giản để kể chuyện, ví dụ kể về quê hƣơng, nơi ở và hoàn cảnh sống của mình.

Viết A1

Có thể rút ra những thông tin quan trọng nhất từ những bài báo ảnh, ví dụ về những sự kiện thể thao, chƣơng trình biểu diễn nhạc Pop hoặc các sự kiện khác.

Đọc A2

Có thể rút ra những thông tin quan trọng nhất trong các bài báo, ví dụ về xu hƣớng thời trang.

Đọc A2

Có thể hiểu đƣợc các công thức nấu ăn. Đọc A2

Có thể chắt lọc đƣợc những thông tin quan trọng về những sản phẩm bản thân tin dùng trong những quảng cáo trên truyền hình.

Nghe/Nhìn A2

Có thể chắt lọc đƣợc những thông tin quan trọng, ví dụ nhƣ trong báo, tạp chí về những vấn đề môi trƣờng, biện pháp phòng-chống cũng nhƣ về những thảm họa môi trƣờng.

Đọc A2

Trao đổi thông tin

Có thể trò chuyện với các bạn cùng lứa tuổi về các hoạt động trong thời gian rảnh rỗi, ví dụ nhƣ sở thích hoặc thể thao.

Hội thoại A2

Có thể trò chuyện với các bạn cùng lứa tuổi về sở thích, ví dụ nhƣ về thời trang.

Hội thoại A2

Có thể trò chuyện với các bạn cùng lứa tuổi, ví dụ về kỳ nghỉ, du lịch, hoạt động dịp cuối tuần, lễ hội và dạo phố.

Hội thoại A2

Có thể trò chuyện với các bạn cùng lứa tuổi về sở Hội thoại A2

45

thích, ví dụ nhƣ về thời trang, âm nhạc, phim ảnh, ngôi sao.

Có thể trao đổi với các bạn cùng lứa tuổi (trong khuôn khổ liên kết giữa các lớp, các trƣờng), ví dụ qua thƣ điện tử kể về gia đình, nơi ở, điều kiện sống.

Viết A1

Có thể trao đổi với các bạn cùng lứa tuổi (trong khuôn khổ chƣơng trình liên kết giữa các lớp), ví dụ qua thƣ điện tử về các hoạt động trong thời gian rỗi nhƣ sở thích và thể thao.

Viết A2

Có thể trao đổi với các bạn cùng lứa tuổi qua thƣ điện tử (trong khuôn khổ chƣơng trình liên kết giữa các lớp) kể về kỳ nghỉ, du lịch, dịp cuối tuần, lễ hội.

Viết A2

Có thể trao đổi với các bạn cùng lứa tuổi (trong khuôn khổ chƣơng trình liên kết giữa các lớp), ví dụ qua thƣ điện tử về các công thức chế biến những món ăn đặc trƣng của đất nƣớc mình.

Viết A2

Có thể trao đổi với các bạn cùng lứa tuổi trong lớp bằng thƣ điện từ về các sự kiện thể thao, buổi nhạc Pop, triển lãm, viện bảo tàng nổi tiếng, v.v.

Viết A2

Có thể trao đổi với các bạn cùng lứa tuổi qua thƣ điện tử (trong khuôn khổ chƣơng trình liên kết giữa các lớp) kể về sở thích, thời trang, âm nhạc, phim ảnh, các ngôi sao, v.v.

Viết A2

Chuyện phiếm/ tán gẫu

Có thể trao đổi thông tin đơn giản về bản thân, gia đình, môi trƣờng xung quanh, thời tiết và nơi sống.

Hội thoại A1

Có thể trò chuyện về những đề tài quen thuộc nhƣ thời tiết, thể thao, vật nuôi và đặt câu hỏi phù hợp về những vấn đề trên đối với ngƣời tham thoại.

Hội thoại A2

Có thể kể qua thƣ điện tử (trong khuôn khổ chƣơng trình liên kết giữa các lớp) về những sự kiện mới xảy ra và tìm hiểu thêm thông tin.

Viết A2

Mua sắm khi du học Đức theo chƣơng trình học bổng

Tìm hiểu thông tin và cung cấp thông tin

Có thể hỏi thông tin chung về những sản phẩm cần tìm, ví dụ về nhãn hiệu, giá cả và nhà cung cấp.

Hội thoại A1

Có thể hỏi để tìm hiểu những thông tin cơ bản, đơn giản về hàng hóa, ví dụ về giá cả, kích cỡ, khu vực bày hàng.

Hội thoại A1

Có thể cung cấp thông tin một cách rõ ràng về giá cả, ví dụ nhắc lại giá hàng hóa hoặc đƣa ra thông tin về kích cỡ.

Hội thoại A1

Có thể dùng những từ ngữ đơn giản để hỏi xem liệu một mặt hàng nào đó có thể giảm giá, ví dụ nếu hàng bị lỗi, sắp hết thời gian bày bán hoặc khi mua bán ở chợ trời (chợ đồ cũ).

Hội thoại A1

Đặt hàng

Có thể đặt đồ ăn thức uống, ví dụ ở quán ăn, hàng bán bánh mỳ Thổ Nhĩ Kỳ hoặc ở căng-tin và hỏi thêm thông tin, ví dụ về cách chế biến hoặc các thành phần trong món ăn.

Hội thoại A2

46

Diễn đạt mong muốn

Có thể yêu cầu nhân viên phục vụ trả lời một câu hỏi hoặc tiếp nhận đơn đặt hàng, hoặc bày tỏ mong muốn đƣợc trả tiền.

Hội thoại A2

Có thể dùng những từ ngữ đơn giản yêu cầu đƣợc tƣ vấn về một sản phẩm mình quan tâm, ví dụ chất lƣợng của vật liệu, khả năng tƣơng thích với những sản phẩm khác và về những dịch vụ đi kèm.

Hội thoại A2

Khiếu nại

Có thể dùng những từ ngữ đơn giản để khiếu nại về chất lƣợng hàng hóa và dịch vụ, ví dụ ở nhà hàng, quán café.

Hội thoại A2

Di chuyển, đi lại khi du học Đức theo chƣơng trình học bổng

Tìm hiểu thông tin

Có thể rút ra đƣợc những thông tin quan trọng nhất từ các biển báo chỉ dẫn ở nhà ga, sân bay hoặc trên đƣờng phố.

Đọc A1

Có thể rút ra đƣợc những thông tin quan trọng từ lịch trình tàu xe, ví dụ giờ xuất phát, tên địa điểm.

Đọc A1

Có thể hỏi thông tin cơ bản ở quầy bán vé, ví dụ giá cả, giờ khởi hành.

Hội thoại A1

Có thể rút ra đƣợc những thông tin từ hệ thống bảng thông báo về lộ trình giao thông, ví dụ khu vực, giá hành trình, hiệu lực của vé xe.

Đọc A2

Hiểu các thông báo

Có thể hiểu đƣợc những thông báo quan trọng với bản thân, ví dụ những thông báo trên hệ thống loa ở nhà ga.

Nghe A1

Hỏi và cung cấp thông tin

Có thể hỏi khách đồng hành xem chỗ ngồi còn trống không và đáp lại câu trả lời một cách hợp lý.

Hội thoại A1

Có thể hỏi khách đồng hành hoặc khách đi đƣờng và hiểu đƣợc cơ bản những thông tin miêu tả đƣờng đi.

Hội thoại A1

Có thể diễn đạt là mình đã đặt chỗ. Nói A1

Có thể miêu tả đƣợc đƣờng đi (cho khách đồng hành hoặc hành khách).

Nói A1

Cuộc sống thƣờng nhật

Trọng tâm Đất nước học Trọng tâm Liên văn hóa

Biết đƣợc vai trò của gia đình và các mối quan hệ trong gia đình ở Đức.

Hiểu đƣợc những quan điểm khác nhau mang tính văn hóa về gia đình và có thể liên hệ với những kinh nghiệm của bản thân.

Biết đƣợc tầm quan trọng của thể thao, đặc biệt là vai trò bóng đá ở Đức, biết đƣợc các câu lạc bộ bóng đá.

Hiểu đƣợc những ý nghĩa khác nhau mang tính văn hóa của thể thao, đặc biệt là bóng đá ở Đức.

Biết đƣợc ý nghĩa của các hoạt động giải trí mang tính văn hóa ở Đức, thí dụ đi xem phim, kịch, nghe hòa nhạc, thăm viện bảo

Hiểu đƣợc những ý nghĩa khác nhau mang tính văn hóa của các hoạt động giải trí ở Đức nhƣ đi xem phim, kịch, nghe hòa nhạc, thăm

47

tàng và triển lãm. viện bảo tàng, xem triển lãm, v.v. và liên hệ đƣợc với những kinh nghiệm của bản thân.

Biết đƣợc ý nghĩa của các hoạt động thể thao giải trí ở Đức nhƣ dã ngoại, chạy bộ, chơi Tennis, v.v.

Hiểu đƣợc những ý nghĩa khác nhau mang tính văn hóa của các hoạt động giải trí ở Đức nhƣ dã ngoại, chạy bộ, chơi Tennis và liên hệ với những kinh nghiệm của bản thân.

Biết đƣợc vai trò của kỳ nghỉ ở Đức, biết đƣợc những điểm du lịch đƣợc yêu thích và các xu hƣớng về du lịch.

Hiểu đƣợc các ý nghĩa khác nhau mang tính văn hóa của những kỳ nghỉ ở Đức và liên hệ với những kinh nghiệm của bản thân.

Biết đƣợc những hình thức gây ô nhiễm môi trƣờng và biến đổi khí hậu.

Hiểu đƣợc những quan điểm khác nhau mang tính văn hóa về vấn đề ô nhiễm môi trƣờng ở Đức và liên hệ với những kinh nghiệm của bản thân.

Biết đƣợc những loại vật nuôi đƣợc ƣa chuộng ở Đức.

Hiểu đƣợc những quan điểm khác nhau mang tính văn hóa về những loài vật nuôi ƣa chuộng ở Đức và liên hệ với những kinh nghiệm của bản thân.

Biết đƣợc những hình thức mua sắm khác nhau ở Đức và những ƣu, nhƣợc điểm của chúng.

Hiểu đƣợc những quan điểm khác nhau mang tính văn hóa về thói quen mua sắm hàng hóa (ví dụ nhƣ cách mặc cả, xử lý tình huống hàng hóa bị lỗi, xem hàng hóa) và có thể thể hiện thái độ của mình về những vấn đề này.

Biết thời gian mở cửa của cửa hàng.

Biết khi nào đƣợc đổi trả lại hàng, thông tin về dịch vụ và bảo hành.

Biết đƣợc khả năng khiếu nại khi hàng hóa bị hỏng và có thể hành động một cách hợp lý.

Hiểu đƣợc sự khác biệt mang tính văn hóa về cách ứng xử khi giao tiếp với nhân viên dịch vụ và thu hút sự quan tâm của họ.

Biết đƣợc các phƣơng tiện giao thông công cộng ở Đức.

Hiểu đƣợc sự khác biệt mang tính văn hóa khi sử dụng các phƣơng tiện giao thông công cộng và có thể ứng xử phù hợp (ví dụ: khoảng cách với những ngƣời tham gia giao thông khác và cách xếp hàng)

Biết đƣợc những quy định về giao thông ở Đức.

Hiểu đƣợc sự khác biệt mang tính văn hóa trong cách ứng xử khi tham gia giao thông và có thể ứng xử phù hợp.

(2.) Giao tiếp trong giờ học

Hành động ngôn từ

Mục tiêu học tập Hoạt động

Trình độ

Tìm hiểu thông tin

Có thể hỏi về nội dung của buổi học, bài tập về nhà khi nghỉ học, thí dụ hỏi số trang, bài tập trong giáo trình.

Hội thoại

A1

Có thể hiểu các thông tin dạng văn bản về các kì thi, ví dụ nhƣ ngày tháng, địa điểm.

Đọc A1

Có thể xin tƣ vấn về việc học ngoài giờ và hiểu đƣợc những hƣớng dẫn của giáo viên.

Hội thoại

A2

Có thể hỏi ý kiến tƣ vấn về cách chuẩn bị cho kỳ thi và hiểu đƣợc những lời khuyên.

Hội thoại

A2

Hiểu đƣợc các công việc đƣợc giao

48

Hiểu đƣợc những chỉ dẫn đơn giản của giáo viên. Nghe A1

Hiểu đƣợc những chỉ dẫn đơn giản của giáo viên về cách làm bài tập, ví dụ những hƣớng dẫn viết trên các tờ bài tập, trong giáo trình hay trong các phiếu trả lời câu hỏi thi.

Đọc A1

Hiểu đƣợc những giải thích và đề nghị xin chỉ dẫn

Hiểu đƣợc những giải thích đơn giản của giáo viên, ví dụ về ngữ pháp, ngữ nghĩa từ.

Nghe A1

Có thể hỏi lại những vấn đề không hiểu trong giờ học hay trong phần bài tập về nhà, ví dụ về cấu trúc ngữ pháp, nghĩa của từ, chữa lỗi.

Hội thoại

A1

Có thể yêu cầu giáo viên nhắc lại nội dung chƣa hiểu bằng những từ ngữ đơn giản.

Hội thoại

A1

Thông báo

Có thể xin lỗi/ xin phép bằng những từ ngữ đơn giản, ví dụ khi đến muộn hoặc khi về sớm, nêu lý do xin về sớm.

Hội thoại

A1

Nói về những mục tiêu học tập và việc học của bản thân

Có thể trình bày những nhu cầu và mục tiêu học ngôn ngữ của bản thân, ví dụ để cải thiện kỹ năng Viết.

Viết A2

Có thể trình bày ý nghĩa của việc học ngôn ngữ đối với tƣơng lai sau này của bản thân, ví dụ sử dụng tiếng Đức khi tham gia chƣơng trình trao đổi học sinh.

Nói A2

Có thể diễn đạt mong muốn và suy nghĩ của bản thân về giờ học, ví dụ tốc độ học và lƣợng bài tập về nhà.

Nói A2

Có thể trao đổi về phong cách học truyền thống, về kinh nghiệm cũng nhƣ khó khăn trong học tập, ví dụ khi học ngoại ngữ thứ nhất.

Hội thoại

A2

Thỏa thuận

Có thể thỏa thuận với bạn một lịch hẹn, ví dụ đi dự tiệc, xem phim, dã ngoại.

Hội thoại

A1

Có thể cùng các bạn thỏa thuận về việc tổ chức 1 buổi liên hoan, đi xem phim hoặc dã ngoại.

Có thể thỏa thuận với các bạn trong nhóm về việc phân công khi làm bài tập nhóm.

Hội thoại

A2

Có thể diễn đạt mong muốn của bản thân trong việc lựa chọn phần bài tập khi làm việc nhóm.

Hội thoại

A2

Có thể thỏa thuận với những thành viên khác trong nhóm bằng những cách diễn đạt đơn giản.

Hội thoại

A2

Yêu cầu tƣ vấn hoặc tƣ vấn cho ngƣời khác

Có thể đề nghị giúp đỡ các bạn đồng học khác, ví dụ giải thích nghĩa của từ, hay đề nghị cùng học nhóm.

Hội thoại

A2

Có thể yêu cầu các bạn đồng học giúp đỡ hoặc giải thích cho bản thân những vấn đề chƣa hiểu.

Hội thoại

A2

49

Giao tiếp với giáo viên hỏi thi

Tham gia vào kỳ thi Nói

Có thể chào giám khảo theo đúng chuẩn mực và tự giới thiệu bản thân.

Hội thoại

A1

Có thể hiểu đƣợc những chỉ dẫn đơn giản của giám khảo và biết cách ứng đáp hợp lý.

Hội thoại

A1

Có thể yêu cầu giám khảo nhắc lại hoặc giải thích câu hỏi. Hội thoại

A1

Giao tiếp trong giờ học

Trọng tâm Đất nước học Trọng tâm Liên văn hóa

Biết đƣợc những quan điểm khác nhau về mục tiêu học tiếng Đức.

Nhận thức đƣợc những truyền thống về dạy và học khác nhau mang tính văn hóa kèm theo những chiến lƣợc áp dụng khi học tiếng Đức và có thể liên hệ với kinh nghiệm thực tiễn của bản thân.

Biết đƣợc những quan điểm khác nhau về tầm quan trọng của những kỹ năng ngôn ngữ và “ngữ pháp” trong việc học tiếng Đức.

Hiểu rõ đƣợc vai trò khác nhau mang tính văn hóa của giáo viên và của các bạn học cùng lớp, hiểu rõ là cách sử dụng ngôn từ phụ thuộc vào vai của ngƣời tham thoại và từ đó có cách ứng xử phù hợp.

Biết đƣợc những dạng thức hoạt động đặc trƣng văn hóa trong giờ học tiếng Đức.

Hiểu rõ đƣợc vai trò khác nhau mang tính văn hóa của những hình thức hoạt động/ làm việc trong giờ học tiếng Đức (ví dụ: làm việc nhóm) và thể hiện quan điểm riêng của bản thân về những hình thức học tập này.

Biết đƣợc thông tin về cơ hội học tập và sinh hoạt ngoại khóa.

(3.) Trƣờng học

Hành động ngôn từ

Mục tiêu học tập Hoạt động

Trình độ

Tìm hiểu thông tin cung cấp và thông tin

Có thể tƣờng thuật lại kỳ nghỉ của mình qua skype, ví dụ khi giao lƣu với lớp khác.

Hội thoại

A1

Có thể hiểu đƣợc những thông tin về lịch học, ví dụ môn học, thời gian, thời lƣợng một giờ học, kỳ nghỉ.

Đọc A1

Có thể hiểu đƣợc thông tin, ví dụ thông tin về hệ thống trƣờng học ở Đức.

Đọc A2

Có thể hiểu đƣợc thông tin, ví dụ về các loại hình đào tạo phổ thông ở Đức.

Đọc A2

Có thể hiểu đƣợc thông tin, ví dụ về hệ thống điểm và bằng cấp ở Đức.

Đọc A2

Có thể nắm đƣợc những thông tin quan trọng nhất về từng trƣờng, ví dụ trong khuôn khổ hợp tác giữa các trƣờng hoặc trong chƣơng trình học bổng ở Đức.

Đọc A2

Có thể hiểu đƣợc phần trình bày của bạn học về những trải nghiệm trong kỳ nghỉ trong khuôn khổ chƣơng trình hợp tác giữa các trƣờng học.

Đọc A2

50

Có thể hỏi thông tin về các môn học, thời khóa biểu, thời điểm và thời lƣợng kỳ nghỉ, ví dụ trong khuôn khổ chƣơng trình hợp tác giữa các trƣờng học.

Viết A2

Có thể giới thiệu về các môn học, thời khóa biểu, thời điểm, thời lƣợng kỳ nghỉ và những ngày lễ quan trọng, ví dụ trong khuôn khổ chƣơng trình hợp tác giữa các trƣờng học.

Viết A2

Có thể hiểu đƣợc những nét cơ bản của các loại hình trƣờng học ở Đức, ví dụ trong khuôn khổ chƣơng trình hợp tác giữa các trƣờng học.

Viết A2

Có thể hỏi về những điểm khác biệt trong hệ thống giáo dục, ví dụ trong khuôn khổ hợp tác giữa các trƣờng học.

Viết A2

Có thể kể một cách rõ ràng về những gì mình đã học từ trƣớc đến nay ở trƣờng, ví dụ trong khuôn khổ hợp tác giữa các trƣờng học.

Viết A2

Có thể, ví dụ trong khuôn khổ hợp tác giữa các trƣờng học, trình bày những suy nghĩ của mình về trƣờng.

Viết A2

Có thể, ví dụ trong khuôn khổ hợp tác giữa các trƣờng học, bày tỏ những mong muốn về nghề nghiệp của bản thân.

Viết A2

Có thể, ví dụ trong khuôn khổ hợp tác giữa các trƣờng học, kể về những kỳ nghỉ của mình.

Viết A2

Trao đổi thông tin

Có thể trao đổi thông tin về những buổi học ở trƣờng bằng những từ ngữ đơn giản.

Hội thoại

A1

Có thể trao đổi thông tin về sở thích của bản thân, ví dụ về các môn học và những hoạt động khác ở trƣờng.

Hội thoại

A2

Có thể trao đổi thông tin về kì nghỉ, ví dụ về thời điểm, thời lƣợng và những trải nghiệm.

Hội thoại

A2

Nhận biết quan điểm của ngƣời khác và diễn đạt quan điểm của bản thân

Có thể hiểu đƣợc quan điểm của học sinh Đức về các môn học và thời khóa biểu, ví dụ trong khuôn khổ hợp tác giữa các trƣờng học.

Đọc A2

Có thể hiểu đƣợc quan điểm của học sinh Đức về thời điểm và thời lƣợng các kỳ nghỉ, ví dụ trong khuôn khổ hợp tác giữa các trƣờng học.

Đọc A2

Có thể tìm hiểu về quan điểm của học sinh Đức về thời điểm và thời lƣợng của kỳ nghỉ, độ dài của giờ học, ví dụ trong khuôn khổ hợp tác giữa các trƣờng học.

Viết A2

Trƣờng học

Trọng tâm Đất nước học Trọng tâm Liên văn hóa

Biết đƣợc hệ thống trƣờng học và các loại hình trƣờng học khác nhau ở Đức.

Nhận thức đƣợc sự đa dạng của các hệ thống giáo dục, sự khác biệt về văn hóa trong nhận thức về tầm quan trọng của các hình thức giáo dục phổ thông và có thể so sánh các hệ thống giáo dục với nhau.

51

Hiểu đƣợc hệ thống điểm ở Đức. Nhận thức đƣợc sự khác biệt về văn hóa trong việc đánh giá kết quả học tập.

Hiểu đƣợc việc tự học đóng vai trò rất quan trọng ở các trƣờng học của Đức.

Nhận thức đƣợc sự khác biệt về văn hóa khi đánh giá về vai trò của sự tự lập, sáng kiến cá nhân và từ đó có cách ứng xử phù hợp.

Hiểu đƣợc các thông tin về học tập và sinh hoạt ngoại khóa.

Nhận thức đƣợc sự khác biệt về văn hóa khi đánh giá về vai trò của những hoạt động cung cấp thông tin và sinh hoạt ngoại khóa.

(4.) Giao tiếp và sử dụng các phƣơng tiện truyền thông

Hành động ngôn từ

Mục tiêu học tập Hoạt động Trình độ

Tìm hiểu thông tin

Có thể phân tích và rút ra đƣợc những thông tin cơ bản từ các chƣơng trình tivi, ví dụ chƣơng trình, thể loại, thời gian phát sóng.

Đọc A1

Có thể phân tích và rút ra đƣợc những thông tin cơ bản từ những thông báo về các buổi trình diễn, ví dụ địa điểm, thời gian mở màn.

Đọc A1

Sử dụng phƣơng tiện truyền thông

Tìm hiểu thông tin

Có thể rút ra những thông tin quan trọng mà bản thân quan tâm từ những thông báo rõ ràng, ngắn gọn trên truyền hình hoặc đài phát thanh.

Nghe/ Nhìn A2

Có thể rút ra đƣợc những thông tin quan trọng từ những bài viết ngắn trên báo giấy hoặc Internet, chủ yếu dựa vào tên tuổi, số liệu, tựa đề và tranh ảnh.

Đọc A2

Có thể nắm bắt đƣợc những trọng tâm chính và các chủ đề trên báo chí, tạp chí, cả báo điện tử và lựa chọn đƣợc thông tin mình quan tâm.

Đọc A2

Có thể hiểu đƣợc những thông tin cơ bản từ các bản tin truyền hình, phát thanh hoặc trên Internet về những chủ đề quen thuộc.

Nghe/ Nhìn A2

Hiểu đƣợc diễn biến và chuỗi sự kiện trong một bộ phim.

Nghe/ Nhìn A2

Sử dụng Internet và những phƣơng tiện truyền thông khác

Tìm hiểu thông tin và cung cấp thông tin

Có thể hiểu đƣợc những chỉ dẫn đơn giản trên mạng Internet, ví dụ chỉ dẫn để tải về một tập tin.

Đọc A1

Có thể nhập những lệnh tìm kiếm quen thuộc vào công cụ tìm kiếm trên mạng Internet.

Viết A1

Có thể hiểu đƣợc các nút thao tác chuẩn, đơn giản và lựa chọn cái mình quan tâm, ví dụ các ấn phẩm, thông tin liên hệ.

Đọc A2

Có thể hiểu đƣợc các thông báo lỗi và cảnh báo, ví dụ chỉ dẫn về những trang mạng không đáng tin cậy và

Đọc A2

52

chỉ dẫn về tải phần mềm cần thiết.

Có thể tham gia vào những diễn đàn trên mạng về chủ đề mà mình quan tâm, ví dụ đọc những bài viết trên các diễn đàn.

Đọc A2

Có thể tham gia vào những diễn đàn trên mạng về chủ đề mà mình quan tâm, ví dụ tham gia viết bài trên diễn đàn và trao đổi với cƣ dân mạng.

Viết A2

Công nghệ

Tìm hiểu thông tin

Có thể rút ra đƣợc những thông tin cơ bản từ các tạp chí, bài báo, ví dụ thông tin về ô tô, xe máy, xe đạp.

Đọc A2

Có thể rút ra đƣợc những thông tin cơ bản từ tạp chí, ấn phẩm, ví dụ về máy tính, điện thoại.

Đọc A2

Trao đổi

Có thể trò chuyện với bạn bè đồng lứa về ô tô, xe máy bằng những ngôn từ đơn giản.

Hội thoại A2

Có thể trò chuyện với bạn bè đồng lứa về máy tính, điện thoại bằng những ngôn từ đơn giản.

Hội thoại A2

Có thể, ví dụ trong khuôn khổ giao lƣu với các lớp, trao đổi với bạn bè về việc mua đồ điện tử làm quà tặng.

Viết A2

Công nghệ và sử dụng phƣơng tiện truyền thông

Trọng tâm Đất nước học Trọng tâm Liên văn hóa

Biết đƣợc vai trò của mạng Internet trong việc cung cấp thông tin.

Có thể sử dụng công cụ tìm kiếm bằng tiếng Đức.

Biết về những thiết bị truyền thông giới trẻ Đức sử dụng và vai trò của chúng.

Nhận thức đƣợc những điểm khác biệt mang tính văn hóa trong việc sử dụng các thiết bị truyền thông và vai trò của chúng, và có thể đƣa ra những so sánh, đối chiếu.

Biết đƣợc những ảnh hƣởng khác nhau của phƣơng tiện truyền thông.

Nhận thức đƣợc vai trò khác nhau mang tính văn hóa của những thiết bị truyền thông trong đời sống xã hội.

(5.) Giáo dục và nghề nghiệp

Hành động ngôn từ

Mục tiêu học tập Hoạt động Trình độ

Tìm hiểu thông tin

Có thể tìm hiểu về cơ hội việc làm với Đức tại Việt Nam, ví dụ qua các trang web, ấn phẩm của phòng ngoại thƣơng, các tổ chức, viện, doanh nghiệp của Đức ở Việt Nam.

Đọc A2

Trao đổi thông tin

Có thể trao đổi thông tin với bạn bè cùng lứa tuổi về nguyện vọng và mục tiêu nghề nghiệp.

Hội thoại A1

Học đại học

Tìm hiểu thông tin

Từ những cuốn sách thông tin giáo dục, những trang Đọc A2

53

web, có thể hiểu đƣợc những thông báo của các trƣờng đại học hoặc của các tổ chức văn hóa về cơ hội học đại học ở Đức, ví dụ: thông tin về khóa học, ngành học, thủ tục giới thiệu và xin học.

Có thể hiểu đƣợc những thông tin quan trọng nhất về chƣơng trình học bổng, trao đổi và hỗ trợ cho ngành học của mình, ví dụ những yêu cầu quan trọng, thời gian, thủ tục đăng ký, dự tuyển.

Đọc A2

Có thể hiểu đƣợc những thông tin quan trọng nhất về cơ hội học tập khi tham gia các buổi tƣ vấn mà bản thân quan tâm, ví dụ cấu trúc chƣơng trình đào tạo, thời gian và đối tƣợng.

Đọc/ Nghe A2

Trao đổi thông tin trong các buổi tƣ vấn

Có thể diễn đạt nguyện vọng của mình và hỏi những thông tin đơn giản về một ngành học cụ thể, ví dụ nhƣ về thời gian.

Hội thoại A2

Có thể nói một cách rõ ràng và đơn giản năng lực của bản thân, kể về những việc mình đã làm và những dự định trong tƣơng lai.

Hội thoại A2

Có thể cung cấp thông tin về kinh nghiệm của mình trong các hoạt động ngoại khóa và diễn đạt đƣợc mong muốn, mục đích đối với một chƣơng trình thực tập, trao đổi hoặc học bổng.

Hội thoại A2

Có thể hỏi các thông tin mình quan tâm nhƣ chỗ thực tập, chƣơng trình học bổng, trao đổi và hỗ trợ.

Hội thoại A2

Có thể hỏi về những khác biệt trong hệ thống giáo dục có so sánh, đối chiếu với tình hình cụ thể ở quê hƣơng.

Hội thoại A2

Điền mẫu đơn

Có thể điền vào các tờ khai với sự trợ giúp của từ điển, ví dụ điền mẫu đơn xin học bổng, xin hỗ trợ và xin chỗ thực tập.

Viết A2

Việc làm có sử dụng tiếng Đức ở Việt Nam

Tìm hiểu thông tin

Có thể hiểu những thông tin cơ bản về hệ thống “kép” trong đào tạo nghề.

Đọc A2

Có thể tìm hiểu thông tin về ngành nghề đào tạo để có cơ hội làm việc bằng tiếng Đức ở Việt Nam, ví dụ qua các trang web, các ấn phẩm của phòng ngoại thƣơng và các tổ chức, viện, doanh nghiệp Đức ở Việt Nam.

Đọc A2

Có thể hiểu đƣợc những thông tin quan trọng nhất khi tham gia những buổi cung cấp thông tin mà bản thân quan tâm về cơ hội việc làm bằng tiếng Đức ở Việt Nam, ví dụ thông tin về cấu trúc chƣơng trình đào tạo, thời gian và đối tƣợng.

Nghe/ Đọc A2

Có thể hỏi thông tin về những vấn đề cơ bản của hệ thống “kép” trong đào tạo nghề của Đức, ví dụ trong khuôn khổ giao lƣu với các trƣờng có quan hệ đối tác.

Viết A2

Trao đổi thông tin

54

trong các buổi tƣ vấn thông tin

Có thể diễn đạt nguyện vọng nghề nghiệp của bản thân và hỏi thông tin đơn giản về một ngành/ khóa học cụ thể, ví dụ nhƣ về thời gian.

Hội thoại A2

Có thể nói một cách rõ ràng và đơn giản về năng lực của mình, kể về những việc đã làm và những dự định trong tƣơng lai.

Hội thoại A2

Giáo dục và nghề nghiệp

Trọng tâm Đất nước học Trọng tâm Liên văn hóa

Biết đƣợc những vấn đề cơ bản của hệ thống giáo dục ở Đức.

Nhận thức đƣợc sự đa dạng của các hệ thống giáo dục và đƣa ra đối sánh.

Biết đƣợc những khả năng về đào tạo và bồi dƣỡng chuyên môn ở bậc đại học và đào tạo nghề.

Nhận thức đƣợc vai trò khác nhau về văn hóa của hoạt động đào tạo và bồi dƣỡng chuyên môn.

Biết đƣợc những vấn đề cơ bản của hệ thống đào tạo đại học ở Đức.

Nhận thức đƣợc sự khác biệt về hệ thống giáo dục đại học, đƣa ra đƣợc những đối sánh và trình bày về quá trình học tập, nâng cao trình độ chuyên môn của bản thân.

Biết rằng đối với hầu hết các ngành nghề và các ngành học ở Đức đều có những yêu cầu về chuyên môn.

Biết đƣợc những chƣơng trình học bổng, hỗ trợ và trao đổi của Đức và những nguồn thông tin phù hợp.

Nhận thức đƣợc sự cần thiết của những điều kiện đƣa ra khi tham gia các chƣơng trình hỗ trợ, học bổng và giao lƣu của Đức.

Biết đƣợc những điều kiện cơ bản để đƣợc tham gia các chƣơng trình hỗ trợ, học bổng và giao lƣu của Đức và những nguồn thông tin phù hợp.

Nhận thức đƣợc nội dung và đặc điểm văn phong của dạng văn bản “Đơn xin dự tuyển” khi

tham gia các chƣơng trình hỗ trợ, học bổng và giao lƣu của Đức.

55

Phụ lục 4: Vai trò của giáo viên và học sinh trong giờ học

Để triển khai chƣơng trình dạy và học tiếng Đức này, cần phải hiểu rõ về vai trò của giáo

viên và học sinh: Học sinh là chủ thể, không phải là đối tƣợng của quá trình học. Điều đó có

nghĩa là: Học sinh đóng vai trò là trung tâm của giờ học. Giáo viên tạo ra tình huống học tập,

hƣớng dẫn cách học và hỗ trợ học sinh trong quá trình học.

1. Vai trò của giáo viên

Giáo viên chủ yếu có nhiệm vụ tạo ra tình huống học tập, tổ chức việc học (hƣớng dẫn

cách học) và hỗ trợ học sinh trong học tập, cụ thể nhƣ sau:

Cùng với việc chú ý tới điều kiện học tập của học sinh, giáo viên tạo ra tình huống học

tập bằng cách xác định các mục tiêu học tập dựa trên nhu cầu và mối quan tâm của học

sinh cũng nhƣ nội dung học tập cần thiết.

Giáo viên tổ chức việc học, hƣớng dẫn cách học bằng việc sắp xếp nội dung học theo

tiến trình tăng dần, lựa chọn, xây dựng những bài tập phù hợp, những chuỗi bài tập có

sự liên kết với nhau, đƣa ra những hình thức làm việc phù hợp (làm một mình, làm việc

theo cặp, theo nhóm, v.v.) và đảm bảo rằng phải có đủ các phƣơng tiện cần thiết, phòng

học phải đƣợc tận dụng một cách tối ƣu.

Giáo viên hỗ trợ học sinh bằng cách kiểm tra xem mục tiêu và nội dung học tập đƣợc lựa

chọn trong quá trình học có phù hợp không và thông qua hệ thống bài tập có đạt đƣợc

mục tiêu một cách tối ƣu không. Ngoài ra, giáo viên cũng cần có những điều chỉnh mục

tiêu, nội dung học tập và bài tập cho thích hợp, tƣ vấn cho học sinh trong quá trình học

tập.

Giáo viên tạo ra một bầu không khí học tập thoải mái, dễ chịu và không làm cho học sinh

cảm thấy sợ hãi bằng cách chữa lỗi thật nhẹ nhàng, không gay gắt và cũng chỉ chữa lỗi

trong một số giai đoạn nhất định của buổi học (ví dụ khi muốn học sinh phát triển kỹ năng

Viết), hoặc bằng cách nỗ lực tạo ra thật nhiều tình huống mà học sinh thấy mình đƣợc

che chở, không rơi vào tình huống một mình đối diện với giáo viên (ví dụ, khi muốn học

sinh phát triển kỹ năng Nói, giáo viên có thể cho học sinh làm việc nhóm).

Giáo viên giúp học sinh có thêm động lực học tập bằng cách tạo điều kiện tôi đa để việc

học đạt kết quả tốt, đồng thời chỉ ra cho họ cách sử dụng kiến thức tiếng Đức một cách

hợp lý.

Giáo viên hỗ trợ học sinh tự chủ và có trách nhiệm để học có hiệu quả.

Giáo viên tạo điều kiện cho học sinh phát huy khả năng sáng tạo thông qua các cách xây

dựng bài tập một cách phù hợp.

Giáo viên giúp học sinh hiểu và cảm nhận đƣợc những khác biệt về văn hóa thông qua

việc chuẩn bị học liệu và giao cho học sinh những bài tập phù hợp.

Giáo viên hạn chế tối đa thời lƣợng nói của bản thân và khuyến khích các hoạt động của

học sinh bằng cách đƣa ra những cách làm việc phù hợp, ví dụ làm bài tập theo nhóm.

Giáo viên cố gắng đƣa công nghệ vào giờ học một cách tối đa và sử dụng Internet, ví dụ

thực hiện bài tập dƣới dạng dự án.

Giáo viên chỉ ra cho học sinh biết các nguồn tiếp cận thông tin và học liệu đọc thêm

ngoài giờ học về các nƣớc nói tiếng Đức.

2. Vai trò của học sinh

Trong giờ học, học sinh là chủ thể chứ không phải là đối tƣợng. Họ mang theo niềm

hứng thú, say mê học tập, nhu cầu học tập, thái độ, quan điểm, kiến thức và kinh nghiệm

của bản thân vào giờ học tiếng Đức và tự tổ chức việc học của mình, cụ thể nhƣ sau:

56

Học sinh có hứng thú, say mê học tập, có nhu cầu học tập thực sự. Cần phải phát hiện

đƣợc chính xác những lợi thế này và tận dụng chúng trong giờ học để tăng hiệu quả học

tập.

Học sinh học tiếng Đức cùng với những kỳ vọng của bản thân. Cần phải phát hiện đƣợc

những kỳ vọng này và tận dụng chúng nhƣ một lợi thế. Bằng cách này, có thể xóa bỏ

những định kiến, những suy nghĩ, kỳ vọng chƣa thật phù hợp và giúp tăng động lực học

tập cho học sinh.

Học sinh mang theo năng lực xã hội vào trong giờ học tiếng Đức và chúng cũng cần

đƣợc tận dụng, ví dụ để phục vụ cho làm việc theo nhóm hoặc làm việc theo cặp. Năng

lực này cũng có thể đƣợc tận dụng để giúp học sinh biết tôn trọng nhau trong giao tiếp

và biết khoan dung, độ lƣợng.

Học sinh mang theo một vốn kiến thức nền nhất định vào giờ học tiếng Đức. Giáo viên

có thể tận dụng những kiến thức này, ví dụ huy động kiến thức tiếng Anh của học sinh

giúp việc học tiếng Đức dễ dàng hơn, học sinh tiếp thu nhanh hơn.

Học sinh mang theo kinh nghiệm của bản thân vào giờ học tiếng Đức, ví dụ liên quan tới

việc áp dụng các chiến lƣợc học (phƣơng pháp học). Đây có thể nói là cơ sở để giáo

viên có những động thái khuyến khích và thúc đẩy quá trình học tập.

Học sinh mang theo sự sáng tạo vào giờ học tiếng Đức. Nếu họ có cơ hội phát huy tiềm

năng sáng tạo để giải quyết vấn đề, để thực hiện những hoạt động sản sinh nhƣ Nói và

Viết thì họ sẽ có thêm động lực học tập và cảm thấy thỏa mãn hơn.

Học sinh mang theo những điểm mạnh của mình vào giờ học tiếng Đức. Nếu giáo viên

tận dụng đƣợc yếu tố này, học sinh sẽ có thêm động lực học tập, thấy tự tin và hài lòng

hơn trong học tập.

57

Phục lục 5 : Loại hình văn bản

Những loại hình văn bản sau đây phù hợp giúp tăng cƣờng năng lực Đọc hiểu và Nghe

hiểu cho tất cả các cấp độ trong học tiếng Đức. Chúng là tài liệu bổ trợ cho các loại hình văn

bản có trong giáo trình. Điều quan trọng là giáo viên lựa chọn đƣợc những văn bản thực

(authentic) và phù hợp cho từng cấp độ đƣa vào sử dụng trong giờ học.

Văn bản thiên về chức năng thông báo:

Thời khóa biểu, bảng điểm

Bản đồ thành phố, bản đồ đất nƣớc

Văn bản nghe/ nhìn (bản tin trên ti vi, bản tin thời tiết, quảng cáo, phim truyện, seri

phim tài liệu, các đoạn clip, v.v.)

Văn bản nghe (bản tin thời sự, bản tin thời tiết)

Văn bản trên báo (bài báo, mục thông tin trên báo, tạp chí, quảng cáo tìm việc, bản

tin thời sự, báo cáo, tạp chí giới thiệu chƣơng trình truyền hình, giới thiệu phim, giới

thiệu chƣơng trình ca kịch, v.v.)

Bài viết trên họa báo

Bài viết trên tạp chí

Đơn xin việc, xin học, v.v.

Những văn bản thông dụng khác:

Nhãn mác hàng hóa, thông tin trên bao bì thực phẩm

Thực đơn

Lịch trình tàu xe/ thông tin du lịch

Vé tàu

Hóa đơn mua hàng

Mẫu tờ khai (ví dụ: xin học bổng, xin cấp visa)

Vé vào cửa (ví dụ vé xem phim, xem kịch)

Hƣớng dẫn sử dụng

Văn bản hƣ cấu:

Truyện tranh hài

Thơ

Truyện ngắn, truyện vừa

Bài hát

Cổ tích

Vở hài kịch ngắn

58

Phụ lục 6: Loại hình bài tập phát triển kỹ năng Đọc hiểu

Những dạng bài tập dƣới đây phù hợp cho việc nâng cao năng lực đọc hiểu ở mọi cấp

độ của giờ học tiếng Đức.

Ở những dạng thức bài tập từ 1 đến 10, học sinh thể hiện đƣợc khả năng hiểu văn bản

mà không cần phải dùng đến những kỹ năng khác nhƣ Nói hay Viết (ví dụ học sinh đánh

dấu, gạch chân một yếu tố nào đó). Những dạng bài tập đọc hiểu nhƣ trên gọi là bài tập đọc

hiểu mang tính tiếp nhận.

Những bài tập mang tính tiếp nhận:

1. Thực hiện hoạt động theo hƣớng dẫn.

2. Vẽ phác thảo dựa vào bản miêu tả có sẵn.

3. Sửa thông tin sai bằng cách gạch bỏ một từ hoặc một nhận định.

4. Đƣa các hình vẽ vào văn bản.

5. Sắp xếp cho phù hợp, ví dụ: sắp xếp tranh-văn bản, văn bản-văn bản.

6. Chia những văn bản không có bố cục ở dạng biểu đồ, tranh ảnh thành các đoạn.

7. Tái tạo văn bản dựa vào những yếu tố chứa thông tin phi ngôn từ.

8. So sánh văn bản.

9. Xác định xem thông tin/ nhận định có xuất hiện trong văn bản hay không.

10. Gạch chân từ khóa hoặc thông tin chính trong văn bản.

11. Bài tập đa lựa chọn.

Trong những bài tập đọc hiểu từ 12 đến 17, học sinh chứng tỏ khả năng đọc hiểu văn

bản bằng cách sử dụng ngữ liệu có sẵn trong văn bản, ví dụ các khái niệm. Họ tái tạo ngữ

liệu ngôn ngữ từ văn bản cho sẵn. Những dạng bài tập này đƣợc gọi là bài tập đọc hiểu

mang tính tái sản sinh.

Những bài tập tái sản sinh:

12. Chuyển những khái niệm có trong văn bản thành hình minh họa.

13. Điền những từ khóa đƣợc rút ra từ các nhận định vào chỗ trống trong văn bản.

14. Hoàn thành biểu bảng.

15. Hoàn thành những sơ đồ thể hiện quy trình làm việc.

16. Điền những khái niệm từ một văn bản vào chỗ trống của một văn bản khác.

17. Điền thông tin vào lƣợc đồ (ví dụ: bố cục/ dàn ý).

Trong những bài tập đọc hiểu từ 18 đến 24, học sinh chứng tỏ khả năng đọc hiểu văn

bản bằng cách sử dụng các ngữ liệu không có sẵn trong văn bản. Loại hình bài tập này

đƣợc gọi là bài tập đọc hiểu sản sinh. Những loại bài tập này kiểm tra mức độ hiểu văn bản

thông qua hình thức Viết.

Những bài tập sản sinh:

18. Chữa thông tin sai bằng cách thay đổi hoặc điền từ.

19. Tìm tiêu đề phù hợp cho văn bản.

20. Tìm tiêu đề phù hợp cho các đoạn văn.

21. Trả lời câu hỏi liên quan đến văn bản.

22. Hoàn thành văn bản.

23. Viết những thông tin chính của văn bản thành các nhận định.

24. Viết các ý chính.

Trong giờ học, luôn có thể kết hợp những dạng bài tập khác nhau, ví dụ:

59

Phân chia những văn bản không có bố cục ở dạng biểu đồ, tranh ảnh thành các đoạn

văn và tìm tiêu đề phù hợp.

Phân chia những văn bản không có bố cục ở dạng biểu đồ/ tranh ảnh thành các

đoạn, sắp xếp hình vẽ.

60

Phụ lục 7: Loại hình bài tập phát triển kỹ năng Nghe hiểu

Những dạng bài tập dƣới đây rất phù hợp để nâng cao năng lực nghe hiểu ở tất cả các

cấp độ trong giờ học tiếng Đức.

Ở những dạng bài tập liệt kê từ 1 đến 7, học sinh chứng tỏ khả năng nghe hiểu văn bản

mà không cần thiết phải dùng đến kỹ năng khác nhƣ Nói hay Viết (ví dụ họ chỉ cần vẽ một

cái gì đó). Những bài tập nhƣ trên gọi là bài tập nghe hiểu mang tính tiếp nhận.

Những bài tập mang tính tiếp nhận:

1. Thực hiện hoạt động theo hƣớng dẫn.

2. Phác thảo dựa vào bản miêu tả có sẵn.

3. Sắp xếp các yếu tố chứa thông tin phi ngôn ngữ theo trật tự trong văn bản.

4. Lựa chọn hình vẽ phù hợp với văn bản.

5. Sắp xếp cho phù hợp, ví dụ: sắp xếp tranh-văn bản, văn bản-văn bản.

6. Xác định xem một thông tin/nhận định có xuất hiện trong văn bản hay không.

7. Bài tập đa lựa chọn.

Trong các bài tập nghe hiểu từ 8 đến 13, học sinh chứng tỏ khả năng hiểu văn bản bằng

cách sử dụng những ngữ liệu có sẵn trong văn bản, ví dụ các khái niệm. Họ tái tạo ngữ liệu

từ văn bản cho sẵn. Những bài tập dạng này gọi là bài tập nghe hiểu theo hình thức tái tạo/

tái sản sinh.

Những bài tập tái sản sinh:

8. Chuyển những khái niệm có trong văn bản thành hình minh họa.

9. Điền từ khóa từ những nhận định vào chỗ trống trong văn bản.

10. Hoàn thành bảng biểu.

11. Hoàn chỉnh những sơ đồ thể hiện quy trình làm việc.

12. Điền những khái niệm lấy từ một văn bản vào chỗ trống của một văn bản khác.

13. Điền thông tin vào lƣợc đồ (ví dụ: bố cục/ dàn ý).

Trong những dạng bài tập nghe hiểu từ 14 đến 18, học sinh chứng tỏ khả năng nghe

hiểu văn bản bằng cách sử dụng những ngữ liệu ngôn ngữ không có sẵn trong văn bản.

Loại hình bài tập này gọi là bài tập nghe hiểu mang tính sản sinh. Những loại bài tập này

giúp kiểm tra mức độ hiểu văn bản bằng hình thức Viết.

Những bài tập sản sinh:

14. Chữa thông tin sai bằng cách thay đổi hoặc điền từ.

15. Tìm tiêu đề phù hợp với văn bản.

16. Trả lời câu hỏi liên quan đến văn bản.

17. Viết những thông tin chính của văn bản dƣới dạng các nhận định.

18. Viết những thông tin chính của văn bản dƣới dạng các ý chính.

Trong giờ học, luôn có thể kết hợp các dạng bài tập khác nhau, ví dụ:

Xác định xem một thông tin/ nhận định có xuất hiện trong văn bản hay không. Hãy

tóm lƣợc những ý chính trong văn bản.

61

Phục lục 8: Nội dung ngữ pháp ở trình độ Bậc 1/ A1 và Bậc 2/ A2

Chƣơng trình dạy và học tiếng Đức này tuân theo sự phân chia nội dung giảng dạy ngữ

pháp trong cuốn “Đặc tả yêu cầu đối với các kỹ năng tiếng Đức ở các bậc trình độ”

(2003/2005). Cuốn sách cụ thể hóa những đề xuất của Hội đồng Châu Âu về 6 bậc năng lực

ngôn ngữ đối với tiếng Đức theo tinh thần của Khung tham chiếu chung Châu Âu về ngôn

ngữ. Danh sách về nội dung ngữ pháp trình bày dƣới đây tuân theo cách miêu tả về phần

Ngữ pháp trong cuốn sách nêu trên. Cuốn “Đặc tả yêu cầu đối với các kỹ năng tiếng Đức ở

các bậc trình độ” xếp nội dung ngữ pháp cần phải học ở mục “Ngữ pháp hệ thống” theo

những nhóm sau đây:

Văn bản

Câu

Các đơn vị cú pháp

Từ

Tạo từ

Những nội dung dạy và học đƣợc liệt kê theo từng bậc trình độ (Bậc 1/ A1 và Bậc 2/ A2).

Đối với trình độ Bậc 2/ A2 thì Chƣơng trình dạy và học tiếng Đức này chỉ liệt kê những nội

dung chƣa xuất hiện ở phần miêu tả trình độ Bậc 1/ A1 (Có nghĩa là nội dung ngữ pháp ở

trình độ Bậc 1/ A1 là tiền đề cho việc học những nội dung ngữ pháp ở trình độ Bậc 2/ A2).

1. Nội dung ngữ pháp ở trình độ Bậc 1/ A1

Cấp độ văn bản

Các yếu tố quy chiếu văn cảnh

Quán từ xác định

Đại từ nhân xƣng

Đại từ sở hữu

Từ nối (ví dụ: aber, und, v.v.)

Quán từ không xác định

Số từ

Cấp độ câu

Câu trần thuật

Câu cảm thán

Câu mệnh lệnh

Câu nghi vấn (thông thƣờng)

Câu nghi vấn dạng Ja/ Nein

Câu hỏi có từ “oder“

Câu hỏi với vấn từ W

Chuỗi câu

Cấp độ đơn vị cú pháp

Bổ ngữ ở đối cách (ví dụ: Sie hat blonde Haare.)

Bổ ngữ chỉ hƣớng (z.B. Ich fahre nach Paris.)

Định ngữ bên trái (z.B. Ein Kilo Tomaten, bitte!)

Bổ ngữ chỉ địa điểm (z.B. Er ist in Frankreich.)

Chủ cách (ví dụ: Ich kann nicht schlafen.)

Bổ ngữ chỉ số lƣợng (z.B. Das kostet drei Euro.)

Định ngữ bên phải (z.B. Ich habe ein Zimmer mit Bad.)

Quan hệ cú pháp lệ thuộc (z.B. Ich bin Lehrer.)

62

Bổ ngữ chỉ thời gian (z.B. Heute Abend ist ein Konzert.)

Cấp độ từ

Tính từ kèm với giới từ

Từ chỉ lƣợng nhƣ alles, etwas, wenig, viel, v.v.

Từ hồi đáp nhƣ: ja, nein, doch

Quán từ xác định, không xác định ở chủ cách, tặng cách và đối cách, Không quán từ

(Quán từ Zero)

Từ lịch sự dùng trong giao tiếp thƣờng nhật nhƣ bitte, danke, gern, Entschuldigung

v.v.

Mệnh lệnh thức (ngôi thứ nhất lịch sự “Sie“ và ngôi thứ 1 thân mật “du“)

Từ nghi vấn nhƣ: wann, warum, was, wer, wie, wie viel, wo, woher, wohin

Lƣợng từ nhƣ: Kilo, Pfund, Gramm, Kilometer, Meter, Stunde, Minute etc.

Từ chỉ tính chất nhƣ gut, sehr gut, schlecht.

Cấu trúc chào hỏi nhƣ Guten Tag, Hallo, Auf Wiedersehen, Tschüss, Ciao

Số đếm

Từ nối nhƣ: und, oder, aber

Địa danh (tên quốc gia, thành phố)

Trạng từ chỉ địa điểm: da, dort, hier

Động từ tình thái ở thời hiện tại và ở các ngôi: dürfen, können, mögen, müssen

Từ phủ định nhƣ: nicht, kein, nichts, nie

Tiểu từ: auch

Số thứ tự

Giới từ: an, auf, aus, bei, bis für, in, mit, nach, ohne, um, unter, von, von…bis,

vor, zu

Thời hiện tại của động từ

Thời quá khứ của một số động từ

Đại từ nhân xƣng, số nhiều và số ít ở chủ cách, tặng cách và đối cách

Đại từ sở hữu ở số nhiều và số ít ở chủ cách, tặng cách và đối cách;

từ chỉ hƣớng nhƣ: rechts, links, geradeaus

Danh từ số nhiều và số ít ở chủ cách, tặng cách và đối cách

Trạng từ chỉ thời gian: bald, immer, jetzt, oft

Động từ tách (động từ có 2 phần)

Động từ sein, haben ở thời hiện tại và quá khứ đối với các ngôi

Ngữ trị động từ

Câu hỏi sức khỏe: Wie geht’s?

Từ chỉ thời gian: gestern, heute, morgen, Tages- und Uhrzeiten, Wochentage, v.v.

Tên các tháng, các mùa, v.v.

Liên quan đến tạo từ

Từ ghép (ghép từ 2 danh từ)

Chuyển từ loại (ví dụ gehen → das Gehen/ biến động từ thành danh từ)

Từ phái sinh (ví dụ thêm tiền tố vào động từ fahren → abfahren hay thêm hậu tố vào

động từ verändern → veränderbar)

Rút gọn từ (ví dụ từ viết tắt “PC“ hay từ rút gọn “Lok“ )

2. Nội dung ngữ pháp ở trình độ Bậc 2/ A2

Cấp độ văn bản

Yếu tố quy chiếu văn cảnh

63

Trạng từ với vai trò là từ thay thế

Yếu tố quy chiếu văn cảnh, đại từ chỉ định (Demonstrativpronomen), đại từ quan hệ

(Relativpronomen)

“Es“với vai trò là yếu tố thế chỗ trong câu và từ thay thế

Liên từ nhƣ: als, bevor, damit, dass, indem, weil, wenn

Từ chỉ sự vật nhƣ Sache, Ding

Cấp độ câu

Câu mục đích

Câu hỏi gián tiếp

Câu nguyên nhân

Câu điều kiện

Câu tình thái

Câu có vai trò là bổ ngữ với “dass“ và vị trí thứ hai của động từ

Câu quan hệ

Câu phức

Câu chỉ thời gian (xảy ra đồng thời, xảy ra trƣớc)

Cấp độ đơn vị cú pháp

Bổ ngữ ở tặng cách (z.B. Das glaube ich dir nicht.)

Bổ ngữ ở dạng nguyên thể của động từ (z.B. Ich gehe normalerweise um Mitternacht

schlafen.)

Câu phụ có vai trò là bổ ngữ (z.B. Schön, dass du da bist.)

Bổ ngữ kèm giới từ (z.B. Hier riecht es nach Gas.)

Bổ ngữ chỉ tính chất (z.B. Das Wetter bleibt die nächsten Tage schlecht.)

Cấp độ từ

Tính từ - biến đổi đuôi tính từ

Tính từ – các cấp độ so sánh: bằng, hơn-kém, nhất

Số phần trăm

Đại từ chỉ định (Demonstrativpronomen)

Sở hữu cách của danh từ, dạng thức thay thế bằng “von“

Kích cỡ: Mức độ

Đại từ không xác định: man, jemand, niemand, etwas, nichts

Đại từ nghi vấn: was für ein, welcher

Trạng từ chỉ nguyên nhân: deshalb, daher

Thể giả định

Trạng từ chỉ địa điểm: draußen, drinnen, außen, innen, oben, unten, hinten, vorn,

heim, fort, weg, hin, zurück

Từ tính chất: gut, schlecht, groß, klein, lang, hoch, niedrig etc.

Trạng từ tình thái: hoffentlich, leider, lieber, vielleicht, wirklich

Tiểu từ: aber, auch, denn, doch, erst, fast, ja, mal, noch, nur, schon, sehr, so,

überhaupt, viel, ziemlich, zu

Phân từ II của động từ

Dạng thức thay thế đối với câu bị động (sử dụng chủ ngữ man)

Giới từ: durch, gegen, hinter, seit, über, unter, von, vor, zu, zwischen

Thời quá khứ đơn

Thời quá khứ hoàn thành

Đại từ quan hệ

64

Động từ tƣơng hỗ: Reziproke Verben

Trạng từ chỉ thời gian: jetzt, bald, neulich, eben, immer, nie, lange, oft, manchmal

Số từ tần xuất: einmal, zweimal ...

65

Phụ lục 9: Biểu tiêu chí phân tích giáo trình dạy học ngôn ngữ

Tiêu chí Có Ghi chú

Số liệu về tài liệu tham khảo

Tác giả

Tƣ vấn chuyên môn

Nhà xuất bản

Nơi xuất bản

Năm xuất bản

Lần xuất bản

Các hợp phần của giáo trình

Sách học

Sách bài tập

Đĩa CD (băng cassette)

Đĩa hình

Đĩa dữ liệu CD-Rom

Bảng viết

Kết nối mạng

Đáp án

Bài kiểm tra

Sổ từ

Tài liệu hƣớng dẫn dành cho giáo viên

Tài liệu giảng dạy tƣơng tác

Dữ liệu về nhóm ngƣời học

Định hƣớng theo Khung tham chiếu chung

Châu Âu về ngôn ngữ (CEFR)

Dữ liệu về các cấp độ năng lực theo CEFR

Dữ liệu về kỳ thi có thể đạt đƣợc theo giáo

trình

Hƣớng dẫn về giáo học pháp

có thông tin về hƣớng dẫn phƣơng pháp

dạy và học

có thể nhận biết đƣợc những hƣớng về

giáo học pháp

66

Mục tiêu học tập

có thông tin rõ ràng

có thể nhận biết đƣợc

Chủ đề/ Nội dung

Liên quan đến cuộc sống thƣờng nhật

Liên quan đến giáo dục, đào tạo

Cung cấp thông tin về đất nƣớc học

Mang tính liên văn hóa

Liên quan đến văn học

Văn bản

Văn bản thực (authentic)

Văn bản đã qua xử lý, điều chỉnh

Văn bản tổng hợp

Các loại hình văn bản

Kỹ năng

Đọc

Nghe

Nói

Viết

Kỹ năng tổng hợp

Dịch

Các mức độ của mục tiêu học tập

Về ngôn ngữ

Liên quan đến các kỹ năng

Mang tính chiến lƣợc

Mang tính tuyến tính (có tính liên tục)

Mang tính đồng tâm

Tịnh tiến tăng dần

Giữ mức phát triển đều, không lên không

xuống

Ngữ pháp

Có đề cƣơng (chƣơng trình) về ngữ pháp

Tạo điều kiện để ngƣời học khám phá

quy luật ngữ pháp

Bảng tổng hợp các hiện tƣợng ngữ pháp

(kèm hình ảnh minh họa)

Siêu ngôn ngữ

Bài tập

Chuyên biệt theo kỹ năng

Kết hợp các kỹ năng với nhau

Luyện phát âm

Về dịch

Về chiến lƣợc

Về vấn đề học cách học

Phân loại trình độ ngƣời học

67

Rèn luyện giao tiếp liên văn hóa

Có sử dụng giáo học pháp phát triển đa

ngôn ngữ cũng nhƣ phƣơng pháp đối

chiếu

Có sử dụng đa dạng phƣơng tiện

Có sử dụng các loại hình trò chơi

Giúp ngƣời học tự học

Giúp ngƣời học suy ngẫm lại việc học

của bản thân

Ngƣời học là trung tâm

Định hƣớng hành động

Định hƣớng hình thức hoạt động dự án

(project)

Định hƣớng hình thức

Mang tính chức năng

Đóng

Mở

Chuyên biệt về phƣơng tiện (chỉ dùng

một loại phƣơng tiện nhất định)

Các dạng thức hoạt động/ làm việc trong giờ

học

Sử dụng tất cả các dạng thức hoạt động/

làm việc (làm việc cá nhân, theo cặp,

theo nhóm, v.v.)

Xác định cụ thể hình thức hoạt động

Tƣ vấn

Kiểm tra việc học/ các bài kiểm tra

Kèm đáp án

Có cho điểm

Phƣơng tiện hỗ trợ giảng dạy

Màu sắc

Tranh ảnh in bằng máy

Tranh phác họa

Hình vẽ

Sử dụng hình ảnh minh họa cho các hiện

tƣợng ngữ pháp

Phần giới thiệu về tựa đề bài báo/ cột

báo

Tranh vẽ

Ảnh

Nguồn: Buhlmann 2012, từ tr. 59

68

Phụ lục 10: Biểu tiêu chí đánh giá giáo trình

Tiêu chí Có Ghi chú

Tính phù hợp của mục tiêu học tập

Tính phù hợp của những chủ đề nêu lên trong

giáo trình

Tính phù hợp của các loại hình văn bản

Tính phù hợp của các loại hình bài tập

Tính phù hợp của việc sử dụng phƣơng tiện

Tính phù hợp của việc áp dụng các hình thức

làm việc trong giờ học

Tính phù hợp của các mức độ diễn tiến (từ dễ

đến khó) trong việc phân bổ nội dung dạy và học

Độ rõ ràng, dễ hiểu của giáo trình

> đối với ngƣời học

> đối với ngƣời dạy

Tính kinh tế

Tính phù hợp của việc thiết kế, trình bày giáo

trình

Nguồn: Buhlmann 2012, tr. 64

69

Những thành viên sau đây đã tham gia xây dựng Chƣơng trình giáo dục phổ thông

môn Tiếng Đức ở cấp Trung học theo sáng kiến của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam:

Andrea Kunze (Ủy ban giáo dục phổ thông Đức ở nƣớc ngoài)

TS. Eike Thürmann (Ủy ban giáo dục phổ thông Đức ở nƣớc ngoài)

Kristin Kropidlowski (Viện Goethe)

Rosemarie Buhlmann (Viện Goethe)

TS. Lê Hoài Ân (Trƣờng Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội)

ThS. Lê Thị Bích Hằng (Trƣờng Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội)

TS. Đặng Thị Thu Hiền (Trƣờng Đại học Hà Nội)

ThS. Phạm Thu Phƣơng (Trƣờng Đại học Hà Nội)

© 2015 – Ban xây dựng chƣơng trình - Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam